You are on page 1of 6

Câu 4: Phân tích quan điểm của triết học Mác-Lênin về vai trò của thực tiễn đối

với nhận
thức và rút ra ý nghĩa phương pháp luận cho hoạt động học tập và nghiên cứu của bản thân.
1.KHÁI NIỆM
1.1.THỰC TIỄN:
- Quan niệm trước Mác:
+CNDT: hoạt động của tinh thân nói chung là hoạt động thực tiễn
+ Triết học tôn giáo: thì cho hoạt động sáng tạo ra vũ trụ của thượng đế là hoạt động
thực tiễn
+ CNDVSH: sự vật, hiện thực, cái cảm giác được, chỉ được nhận thức dưới hình thức
khách thể hay hình thức trực quan
- Quan niệm của Mác: Thực tiễn là toàn bộ hoạt động vật chất có mục đích, mang tính
lịch sử - xã hội của con người nhằm cải biến tự nhiên và xã hội.
- Đặc trưng của hoạt động thực tiễn:
+ Là hoạt động vật chất - cảm tính

Như lời của Karl Marx (1818-1883) : “ Đó là những hoạt động vật chất của con người
cảm giác được. Nghĩa là con người có thể quan sát trực quan được các hoạt động vật
chất này. Hoạt động vật chất - cảm tính là những hoạt động mà con người phải sử
dụng lực lượng vật chất, công cụ vật chất tác động vào các đối tượng vật chất để làm
biến đổi chúng. Trên cơ sở đó, con người mới làm biến đổi được thế giới khách quan
phục vụ cho mình.”

+ Là phương thức tồn tại cơ bản, phổ biến của con người và xã hội

Nghĩa là thực tiễn là hoạt động chỉ diễn ra trong xã hội với sự tham gia của đông đảo
người trong xã hội. Trong hoạt động thực tiễn, con người truyền lại cho nhau những
kinh nghiệm từ thế hệ này qua thế hệ khác, cũng vì vậy hoạt động thực tiễn luôn bị
giới hạn bởi những điều kiện lịch sử, xã hội cụ thể. Đồng thời, thực tiễn có trải qua
các giai đoạn lịch sử phát triển cụ thể của nó.

+ Là hoạt động có tính mục đích nhằm cải tạo tự nhiên và xã hội

Khác với hoạt động có tính bản năng, tự phát của động vật nhằm thích nghi thụ động
với thế giới. Con người bằng và thông qua hoạt động thực tiễn, chủ động tác động cải
tạo thế giới để thỏa mãn nhu cầu của mình, thích nghi 1 cách chủ động, tích cực với
thế giới. Như vậy nói với thực tiễn là nói tới hoạt động có tính tự giác cao của con
người khác với hoạt động bản năng, thụ động, thích nghi của động vật.

- Các dạng hoạt động thực tiễn cơ bản:


Thực tiễn rất đa dạng với nhiều hình thức, nhưng tựu chung lại sẽ có 3 hình thức cơ
bản, đó là:
+ Hoạt động sản xuất vật chất : là hình thức hoạt động có sớm nhất, căn bản nhất, quan
trọng nhất của thực tiễn giúp con người hoàn thiện cả bản tính sinh học và xã hội. Đây là
hoạt động mà trong đó con người sử dụng những công cụ lao động ở các trình độ xã hội
khác nhau để tác động vào một bộ phận của giới tự nhiên tạo của cải vật chất, các điều
kiện cần thiết nhằm phục vụ cho con người, xã hội loài người; duy trì sự tồn tại và phát
triển của mình.
Đây cũng là hoạt động căn cản nhất để phân biệt giữa con người với các loài động vật
khác.
VD: Hoạt động thu hoạch lúa của nông dân, hoạt động lao động của các công nhân trong
các nhà máy là các hoạt động sản xuất vật chất.
+ Hoạt động chính trị - xã hội : là hoạt động thực tiễn thể hiện tính tự giác cao của các
cộng đồng người, của các tổ chức khác nhau trong xã hội; nhằm cải biến, phát triển các
thiết chế xã hội, các quan hệ xã hội,... mà đỉnh cao nhất là biến đổi các hình thái kinh tế -
xã hội nhằm thúc đẩy xã hội phát triển.
VD: Hoạt động bầu cử đại biểu Quốc hội, tiến hành Đại hội Đoàn Thanh niên.
+ Thực nghiệm khoa học : là một hình thức đặc biệt của hoạt động thực tiễn. Đây là hoạt
động thực nghiệm khoa học được tiến hành trong những điều kiện do con người tạo ra,
gần giống hoặc lặp lại những trạng thái của tự nhiên và xã hội nhằm xác định được quy
luật biến đổi, phát triển của các đối tượng nghiên cứu.
Là quá trình mô phỏng hiện thực khách quan trong phòng thí nghiệm để hình thành chân
lý.
VD: Hoạt động làm nghiên cứu làm thí nghiệm với các nhà khoa học để tìm ra vật liệu
mới, nguồn năng lượng mới, vacxin phòng ngừa dịch bệnh.
- Các hình thức của thực tiễn có mối quan hệ chặt chẽ, tác động lẫn nhau, nhưng hình
thức có vai trò quan trọng nhất là hoạt động sản xuất vật chất, đóng vai trò quyết định
đối với các hoạt động thực tiễn khác.
1.2.NHẬN THỨC:
- Nhận thức là một quá trình phản ứng tích cực, tự giác và sáng tạo thế giới khách quan
vào bộ óc con người trên cơ sở thực tiễn, nhằm sáng tạo ra những tri thức về thế giới
khách quan.
- Theo quan điểm duy vật biện chứng, nhận thức là một quá trình có nhiều giai đoạn,
trình độ và hình thức khác nhau. Nhưng cơ bản có : nhận thức cảm tính và nhận thức
lý tính.
+ Nhận thức cảm tính là giai đoạn đầu tiên của quá trình nhận thức, được thể hiện
dưới 3 hình thức: cảm giác, tri giác, biểu tượng.
 Cảm giác là hình thức đầu tiên của quá trình nhận thức và là nguồn gốc của
mội hiểu biết của con người.
VD: Khi trời mưa con người ta sẽ có cảm giác lạnh.
 Tri giác là sự tổng hợp nhiều cảm giác, nó đem lại hình ảnh hoàn chỉnh hơn về
sự vật.
VD: Khi muối ăn tác động vào các cơ quan cảm giác, thị giác sẽ cho ta biết
muối có màu trắng, dạng rắn; xúc giác sẽ cho ta biết muối cứng; vị giác sẽ cho
ta biết muối có vị mặn.
 Biểu tượng là hình ảnh của sự vật được giữ lại trong trí nhớ và nó thường hiện
ra khi có những tác động đến trí nhớ con người.
VD: Ngôi nhà bạn gắn bó từ nhỏ đến lớn, khi chuyển đi nơi khác khi nhắc đến
ngôi nhà trong trí nhớ của bạn vẫn có hình ảnh của ngôi nhà đó.
+ Nhận thức lý tính là giai đoạn tiếp theo và cao hơn về chất của quá trình nhận thức,
nó nảy sinh trên cơ sở nhận thức cảm tính.
( Nếu chỉ bằng cảm giác, tri giác thì nhận thức của con người sẽ rất hạn chế bởi con
người không thể dựa vào cảm giác mà hiểu được tốc độ ánh sáng, giá trị hàng hóa,
quan hệ giai cấp,hình thái KT-XH,... và để hiểu được những cái đó phải dựa vào nhận
thức lý tính )
+ Nhận thức lý tính được thể hiện ở các hình thức : Khái niệm, phán đoán, suy lý. Bên
cạnh đó còn có trình độ nhận thức kinh nghiệm – trình độ nhận thức lý luận, trình độ
nhận thức thông thường – trình độ nhận thức khoa học.
-------------------------------------------------------------------------------------------
2.VAI TRÒ CỦA THỰC TIỄN ĐỐI VỚI NHẬN THỨC
- Thực tiễn có 2 vai trò cơ bản:
+ Cơ sở, động lực, mục đích của nhận thức.
 Thực tiễn là cơ sở của nhận thức:
 - Con người quan hệ với thế giới không phải bắt đầu bằng lý luận mà bằng
thực tiễn.
- Bằng hoạt động thực tiễn, con người tác động vào thế giới, buộc thế giới phải
bộc lộ những thuộc tính, những quy luật để cho con người nhận thức chúng.
Vì vậy thực tiễn là cơ sở trực tiếp nhất để hình thành nên quá trình nhận thức.

VD: Con người thời nguyên thủy để sống trước hết cần phải săn bắt, hái lượm
để có lương thực ăn, chứ không đọc sách xem coi làm thế nào để có lương
thực ăn. Từ những hoạt động thực tiễn như săn bắt, hái lượm  con người dần
hiểu biết hơn  con người biết đến nuôi trồng, cải tiến công cụ lao động của
họ.
 Thực tiễn là động lực của nhận thức:
- Hiện thực khách quan luôn vận động, để nhận thức kịp với tiến trình hiện
thực phải thông qua thực tiễn. Thực tiễn làm cho các giác quan, tư duy của con
người phát triển và hoàn thiện, từ đó giúp con người nhận thức ngày càng sâu
sắc về thế giới.

VD: Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn, con người cần phải đo đạc diện tích và đo
lường sức chứa của bình nước, từ sự tính toán thời gian và sự chế tạo cơ khí,...
mà toán học đã ra đời và phát triển

-Bên cạnh đó , hoạt động thực tiễn còn là cơ sở chế tạo ra các công cụ, phương
tiện, máy móc mới hỗ trợ con người trong quá trình nhận thức , chẳng hạn như
kính hiển vi, kính thiên văn, máy vi tính,... qua đó mở rộng khả năng của các
khí quan nhận thức của con người.

 Thực tiễn là mục đích của nhận thức:


-Nhận thức phải quay về phục vụ thực tiễn. Lý luận, khoa học chỉ có ý nghĩa
thực sự khi chúng được vận dụng vào thực tiễn.
-Công cuộc đổi mới xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta đang
đặt ra nhiều ván đề mới mẻ và phức tạp đòi hỏi lý luận phải đi sâu nghiên cứu
để đáp ứng những yêu cầu đó.

VD: Từ mục đích chữa trị những căn bệnh nan y, các nhà nghiên cứu khám
phá và giải mã bản đồ gen người.
Để bảo vệ môi trường, nhiều người đã nghĩ ra các vật liệu thân thiện với
môi trường, tái chế nhựa.

+ Tiêu chuẩn của chân lý, kiểm tra tính đúng đắn của quá trình nhận thức:

-Như theo Triết học Mác-Lênin: “Thực tiễn là tiêu chuẩn khách quan duy nhất để
kiểm tra chân lý, bác bỏ sai lầm. Dựa vào thực tiễn, người ta có thể chứng minh, kiểm
nghiệm chân lý. Bởi lẽ, chỉ có thực tiễn mới có thể vật chất hóa được tri thức, hiện
thực hóa được tư tưởng, qua đó mới khẳng định được chân lý hoặ phủ định một sai
lầm nào đó.”

Karl Marx đã khẳng định: “Vấn đề tìm hiểu xem tư duy của con người có thể đạt tới
tính chân lý khách quan không, hoàn toàn không phải là một vấn đề lýluận mà là một
vấn đề thực tiễn.”

(Điều này có nghĩa) Thực tiễn là thước đo giá trị của những tri thức. Chỉ có đem
những tri thức đã thu nhận được qua nhận thức đối chiếu với thực tiễn để kiểm tra,
kiểm nghiệm mới khẳng định được tính đúng đắn của nó. Thực tiễn chính là tiêu
chuẩn khách quan duy nhất để kiểm tra chân lý.

VD: Trước khoảng thời gian cuối những năm 1500, quan niệm của nhà triết học
Aristotle khiến mọi người tin rằng “vật nặng rơi nhanh hơn vật nhẹ” . Nhưng “cha đẻ
của khoa học hiện đại” – Galileo Galilei lại nghĩ rằng “vật thể khác nhau về trong
lượng nhưng sẽ cùng tốc độ khi rơi xuống” . Đến năm 1960, trong 1 thí nghiệm tại
Tháp nghiêng Pisa ông Galilei đã thả 2 vật có khối lượng khác nhau từ tháp xuống,
kết quả là vật nặng chạm đất trước nhưng chỉ sớm hơn 1 chút mà thôi. Ngoại trừ khác
biệt nhỏ gây ra bởi sức cản của không khí, cả 2 quả cầu gần như đạt tốc độ như nhau.

Từ đó ta thấy những chân lý, tri thức đúng đắn phải được kiểm tra qua thực tiễn chứ
không phải bằng niềm tin.

 Thực tiễn là tiêu chuẩn để kiểm tra chân lý được thể hiện ở những điểm sau :

Tri thức là kết quả của quá trình nhận thức, tri thức đó có thể phản ánh đúng hoặc
không đúng hiện thực nên phải được kiểm tra trong thực tiễn.
Thực tiễn có nhiều hình thức nên khi kiểm tra chân lý có thể bằng thực nghiệm khoa
học hoặc vận dụng lý luận xã hội vào quá trình cải biến xã hội.

Tuy nhiên thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý vừa có tính tuyệt đối vừa có tính tương
đối. Tính tuyệt đối của thực tiễn với tư cách tiêu chuẩn chân lý thể hiện ở chỗ thực
tiễn trong mỗi giai đoạn lịch sử cụ thể sẽ chứng minh được chân lý, bác bỏ được sai
lầm. Tính tương đối của thực tiễn với tư cách tiêu chuẩn chân lý thể hiện ở chỗ thực
tiễn có quá trình vận động, biến đổi, phát triển do đó không bao giờ có thể xác nhận
hoặc bác bỏ một cách hoàn toàn 1 biểu tượng nào đó của con người, vì vậy nếu xem
xét thực tiễn trong không gian càng rộng, trong thời gian càng dài, trong chỉnh thể thì
độ tin cậy của tiêu chuẩn càng cao, càng rõ đâu là chân lý, đâu là sai lầm.

Cần phải quán triệt quan điểm thực tiễn trong nhận thức và hoạt động để khắc phục
bện giáo điều .

( Note : Về bản chất, bệnh giáo điều là khuynh hướng tư tưởng và hành động tuyệt đối
hóa lý luận, coi thường hạ thấp thực tiễn, không đánh giá đúng vai trò của thực tiễn
trong hoạt động nhận thức cũng như hoạt động lý luận, hoặc áp dụng lý luận và kinh
nghiệm không tính tới điều kiện thực tiễn lịch sử cụ thể)

Tóm lại: Thực tiễn vừa là điểm xuất phát vừa là yếu tố đóng vai trò quyết dịnh đối với
sự hình thành và phát triển của nhận thức và là nơi để nhận thức kiểm nghiệm tính
đúng đắn của nó.
Thực tiễn trong nhận thức và hoạt động, yêu cầu xem xét sự vật luôn phải
gắn với nhu cầu thực tiễn. Coi trọng tổng kết thực tiễn, để bổ sung, hoàn thiện, phát
triển nhận thức, lý luận cũng như chủ trương, đường lối, chính sách.

Ghi chú : ____ không đưa vào slide y đúc mà dùng hình ảnh minh họa or người thuyết trình
trình bày.
3.Ý NGHĨA PHƯƠNG PHÁP LUẬN CHO HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP VÀ NGHIÊN
CỨU CỦA BẢN THÂN.
- Việc nâng cao năng lực tư duy cho sinh viên là vấn đề quan trọng trong tình hình
hiện nay, giúp sinh viên có tư duy khoa học trong quá trình học tập và làm việc sau
này. Cần xác định, hiểu rõ nội dung phương pháp luận biện chứng duy vật; xác định
vấn đề cần giải quyết để chọn đúng phương pháp, gắn kết chặt chẽ giữa lý luận và
thực tiễn; là cơ sở quan trọng để xây dựng năng lực tư duy, nhận thức và giải quyết
các vấn đề thực tiễn đặt ra một cách đúng đắn.
3.1. Vai trò năng lực tư duy trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn của
con người nói chung, của sinh viên nói riêng:
- Năng lực tư duy biện chứng sẽ giúp cho sinh viên rất nhiều trong quá trình học tập
cũng như công tác sau này:
+ Thứ nhất, luôn tiếp nhận tri thức một cách khoa học, sáng tạo. Tư duy biện chứng sẽ
giúp sinh viên cái nhìn toàn diện, phân biệt tri thức đúng, sai. Sinh viên tự học, tự
nghiên cứu, giải thích thực tiễn biến đổi, đưa ra những giải pháp mà thực tiễn đặt ra…
+ Thứ hai, có phương pháp học tập, làm việc đúng đắn; sinh viên không còn phải học
vẹt, học tủ; mà học hiểu, biết vận dụng, biết đánh giá và sáng tạo ra tri thức mới.
Thứ ba, loại bỏ tư duy siêu hình, cứng nhắc, bảo thủ, trì trệ…
3.2. Nội dung cơ bản rèn luyện phương pháp luận biện chứng duy vật cho sinh
viên:
-rèn luyện cho sinh viên có quan điểm toàn diện trong nhận thức và hoạt động thực
tiễn.
-rèn luyện cho sinh viên có quan điểm toàn diện trong nhận thức và hoạt động thực
tiễn.
-rèn luyện cho sinh viên có quan điểm phát triển trong nhận thức và trong hoạt động
thực tiễn. 
- rèn luyện phương pháp luận biện chứng qua nghiên cứu phương pháp luận rút ra từ
các cặp phạm trù cơ bản của phép biện chứng duy vật: cái riêng và cái chung, nguyên
nhân và kết quả, tất nhiên và ngẫu nhiên, nội dung và hình thức, bản chất và hiện
tượng, khả năng và hiện thực.
- rèn luyện phương pháp luận biện chứng qua nghiên cứu những quy luật cơ bản của
phép biện chứng duy vật.
-  rèn luyện phương pháp biện chứng cho sinh viên nghiên cứu nội dung Lý luận nhận
thức duy vật biện chứng.
=> Tóm lại, để nâng cao năng lực tư duy của sinh viên thông qua rèn luyện
phương pháp biện chứng duy vật, giảng viên cần xác định trọng tâm, nắm
vững nội dung và phương pháp dạy học, gắn kết chặt chẽ giữa lý luận và thực
tiễn, thường xuyên kiểm tra sinh viên dưới nhiều hình thức, định hướng vận
dụng trong cuộc sống bản thân. Rèn luyện phương pháp biện chứng duy vật
cho sinh viên, sẽ góp phần quan trọng vào việc xây dựng năng lực nhận thức
biện chứng, nâng cao năng lực tư duy biện chứng và giải quyết tốt các vấn đề
cuộc sống, học tập, làm việc một cách khoa học của họ sau này.

You might also like