You are on page 1of 4

LÝ LUẬN NHẬN THỨC

1. Quan niệm về nhận thức trong chủ nghĩa Mác-Lênin


- Nội dung cơ bản của phép Biện chứng duy vật là học thuyết về khả năng nhận thức
của con người về thế giới khách quan thông qua các hoạt động thực tiễn. Qua đó giải
thích quá trình, bản chất của nhận thức chân lý từ trực quan sinh động đi đến tư duy
trừu tượng - qua lao động sản xuất có được tri thức kinh nghiệm rồi dần khái quát lên
thành lý luận, sau đó lý luận sẽ được kiểm nghiệm lại trong thực tiễn.

2. Lý luận nhận thức của qui luật DVBC:


- Nhận thức là gì?
Nhận thức là quá trình phản ánh tích cực, năng động, sáng tạo hiện thực khách quan
vào bộ óc con người, chẳng hạn như nói việc ăn một quả cam thì sẽ có người thấy
ngọt, người thấy chua,… muôn vàn cách nhìn nhận khác nhau dần hình thành nên tri
thức về thế giới khách quan của bản thân mỗi người. Nói tóm lại là sự phản ánh giữa
chủ thể nhận thức (con người: cá nhân, tập thể, dân tộc) và khách thể nhận thức (đối
tượng: sự vật, quá trình, quan hệ)
- Phương tiện nhận thức: Ngôn ngữ - con người dùng nhận thức để trao đổi thông tin
và phản ánh thế giới khách quan (kiểu như mấy chữ tượng hình á: 木 - cái cây/ 雨 -
mưa)
- 4 Nguyên tắc cơ bản:
○ Thừa nhận thế giới vật chất tồn tại khách quan độc lập với thế giới con người
○ Thừa nhận năng lực nhận thức của con người (chỉ có những thứ ta chưa nhận
thức được thôi chứ không phải là không có khả năng nhận thức chúng hoàn
toàn, khác với thuyết bất khả tri của Kant của nền Triết học cổ điển Đức). Quá
trình phản ánh hiện thực khách quan vào bộ óc con người, quan hệ giữa chủ
thể và khách thể.
○ Nhận thức là một quá trình biện chứng: từ trực quan sinh động đến tư duy trừu
tượng sau đó kiểm nghiệm - ứng dụng lại trong thực tiễn
○ Thực tiễn là cơ sở chủ yếu và trực tiếp nhất của nhận thức: Thực tiễn là động
lực, mục đích của nhận thức, tiêu chuẩn của chân lý.
- Trình độ nhận thức: Từ trình độ Nhận thức kinh nghiệm – Nhận thức lý luận, Nhận
thức thông thường – Nhận thức khoa học,... - từ trải nghiệm thực tế, phong phú của
từng cá nhận, khái quát và tổng hợp những ý chung nhất để trở thành lý luận (chẳng
hạn như có nhiều loại bưởi nhưng mà chung nhất thì sẽ là bưởi có lớp vỏ dày/ nhiều
múi/ mọc trên cây/ …)
- Phân loại nhận thức
○ Nhận thức kinh nghiệm là trình độ nhận thức hình thành từ sự quan sát trực
tiếp các sự vật, hiện tượng trong giới tự nhiên, xã hội hoặc qua các thí nghiệm
khoa học. Tri thức này có hai loại là tri thức kinh nghiệm thông thường và
những tri thức kinh nghiệm khoa học.
○ Nhận thức lý luận là trình độ nhận thức gián tiếp, trừu tượng, có tính hệ thống
trong việc khái quát bản chất, quy luật của các sự vật, hiện tượng
○ Nhận thức thông thường là loại nhận thức được hình thành một cách tự phát,
trực tiếp từ trong hoạt động hàng ngày của con người. Vì vậy, nhận thức thông
thường mang tính phong phú, nhiều vẻ và gắn liền với những quan niệm sống
thực tế hàng ngày.
○ Nhận thức khoa học là loại nhận thức được hình thành một cách từ giác và
gián tiếp từ sự phản ánh đặc điểm, bản chất, những quan hệ tất yếu của đối
tượng nghiên cứu. Nhận thức khoa học vừa có tính khách quan, trừu tượng,
khái quát, lạ vừa có tính hệ thống, có căn cứ và có tính chân thực. Vì thế, nhận
thức khoa học có vai trò ngày càng to lớn trong hoạt động thực tiễn, đặc biệt
trong thời đại khoa học và công nghệ hiện đại.
○ Giữa chúng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Trong mối quan hệ đó, nhận
thức thông thường có trước nhận thức khoa học và là nguồn chất liệu để xây
dựng nội dung của các khoa học. Ngược lại, khi đạt tới trình độ nhận thức
khoa học, nó lại có tác động trở lại nhận thức thông thường, xâm nhập vào
nhận thức thông thường, làm cho nhận thức thông thường phát triển, tăng
cường nội dung khoa học cho quá trình con người nhận thức thế giới.
- Mối quan hệ biện chứng giữa nhận thức kinh nghiệm và nhận thức lý luận
○ Nhận thức kinh nghiệm và nhận thức lý luận là hai giai đoạn nhận thức khác
nhau nhưng có mối quan hệ biện chứng lẫn nhau. Trong mối quan hệ đó,
nhận thức kinh nghiệm là cơ sở của nhận thức lý luận; nó cung cấp cho nhận
thức lý luận những tư liệu phong phú, cụ thể; nó trực tiếp gắn chặt với hoạt
động thực tiễn, tạo thành cơ sở hiện thực đề kiểm tra, sửa chữa, bổ sung cho
lý luận đã có và tổng kết, khái quát thành lý luận mới. > Do tính độc lập
tương đối của nó, lý luận có thể đi trước những dữ kiện kinh nghiệm,
hướng dẫn sự hình thành những tri thức kinh nghiệm có giá trị, lựa chọn
những kinh nghiệm hợp lý để phục vụ cho hoạt động thực tiễn.

3. Thực tiễn và vai trò của thực tiễn đối với nhận thức:
- Khái niệm thực tiễn: Thực tiễn là toàn bộ hoạt động vật chất - cảm tính (mục đích),
mang tính lịch sử - xã hội của con người nhằm cải biến tự nhiên và xã hội, phục vụ
cho mục đích của con người. Bao gồm: sản xuất vật chất - chính trị/xã hội - khoa
học thực nghiệm
- Hoạt động vật chất - cảm tính: Những hoạt động vật chất mà con người có thể cảm
giác, quan sát, nhận thức được. Với cơ sở chung là sử dụng lực lượng, công cụ vật
chất (công cụ sản xuất) tác động vào các đối tượng vật chất (tài nguyên: đất, nước,
khoáng sản,…)
- Tính lịch sử - xã hội: Hoạt động sản xuất vật chất chỉ có thể được tiến hành trong các
quan hệ xã hội ( tư sản-vô sản, tá điền- nông dân, chủ công xưởng- công nhân, pháp
luật, nhà nước). Trình độ phát triển của thực tiễn (công cụ sản xuất) thể hiện trình độ
chinh phục tự nhiên, làm chủ xã hội của con người qua các thời đại lịch sử ( con trâu
đi trước cái cày đi sau phát triển dần đến nền nông nghiệp công nghiệp hoá)
- Tính mục đích: Sự chủ động, sáng tạo khi tác động vào môi trường tự nhiên và xã hội
để phục vụ mục đích của con người ( khác với bản năng thụ động của loài vật: con
ong làm mật, con yến làm tổ,… - con người chủ động cải tạo đất đai, trồng rừng phủ
xanh /chủ động sáng tạo/ để nâng cao chất lượng đất /mục đích/)
Vì thế, Thực tiễn là hoạt động cơ bản, phổ biến : của con người và xã hội loài người, là
phương thức cơ bản của mối quan hệ giữa con người và thế giới
- Ba hình thức cơ bản của thực tiễn bao gồm:
- Hoạt động sản xuất vật chất: (hình thức hoạt động cơ bản, đầu tiên của thực
tiễn - giúp con người thoát khỏi giới hạn tồn tại của động vật) chỉ việc con
người sử dụng công cụ lao động tác động vào giới tự nhiên để tạo ra của cải
vật chất, các điều kiện cần thiết nhằm duy trì sự tồn tại và phát triển.
- Hoạt động chính trị, xã hội: hoạt động của cộng đồng, tổ chức khác nhau
trong xã hội nhằm cải biến những quan hệ chính trị - xã hội, thúc đẩy sự phát
triển của xã hội. (Đấu tranh giai cấp, giải phóng dân tộc,…)
- Thực nghiệm khoa học: (hình thức đặc biệt, quan trọng của hoạt động thực
tiễn) tiến hành trong những điều kiện do con người tạo ra, gần giống, giống
hoặc lặp lại những trạng thái của tự nhiên và xã hội nhằm xác định những quy
luật biến đổi, phát triển của đối tượng nghiên cứu.
> Mối quan hệ giữa các hình thức ( chặt chẽ, tác động lẫn nhau) :
- Hoạt động sản xuất vật chất là hoạt động quan trọng nhất, đóng vai trò quyết định, là
cơ sở cho các hoạt động thực tiễn khác và sự phát triển của xã hội.
- Hoạt động chính trị - xã hội, thực nghiệm khoa học thúc đẩy hoặc kìm hãm hoạt động
sản xuất vật chất (ví dụ:
- Thúc đẩy: áp dụng sợi tổng hợp thay cho bông vải truyền thống/ Tạo ra các
giống lúa chịu hạn mặn, sâu bệnh nâng cao năng suất
- Kìm hãm: các cuộc binh biến, di dân, chiến tranh gây trì trệ/ ngưng các hoạt
động sản xuất (tàn phá cơ sở vật chất/ nhân mạng/…)
- Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức:
- Thực tiễn là cơ sở, động lực, mục đích của nhận thức.
- VD: Biến đổi khí hậu dẫn đến nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan, trong đó có
việc dòng lũ không về nữa, tình trạng xâm nhập mặn tại ĐBSCL đặt ra nhu
cầu cần phải có giải pháp để đương đầu với khó khăn. Vì vậy các tỉnh miền
Tây Nam Bộ đã triển khai và nghiên cứu hình thức sản xuất mới : con tôm ôm
cây lúa ( trồng lúa kết hợp nuôi cá tôm) nhằm giữ vững an ninh lương thực
- Từ hoạt động thực tiễn . ( sản xuất vật chất, thực nghiệm) con người có được
tri thức: con người tác động vào thế giới khách quan , hiểu được những thuộc
tính , những qui luật của tự nhiên xã hội
- Thực tiễn luôn để ra nhu cầu, nhiệm vụ và phương hướng phát triển của nhận
thức, thúc đẩy sự ra đời và phát triển của những ngành KH ( toán học ,vật lý
học)
- VD: thực tiễn đại dịch covid - 19 phát triển ngành y tế dược học , Khoa học
nghiên cứu virus
- Từ nhu cầu sản xuất vật chất và cải tạo xã hội buộc con người phải nhận thức
thế giới.
- Mục đích của nhận thức là phục vụ thực tiễn, mọi tri thức khoa học sẽ được áp
dụng lại vào đời sống thực tiễn (trực tiếp hay gián tiếp)
- VD: Sản xuất một chiếc xe hơi để chạy cần phải áp dụng các tri thức về vật lý
(sự đàn hồi, chống sốc, vận động của động cơ,…) hay hoá học (năng lượng
xăng, dầu,…)
- Thực tiễn là tiêu chuẩn của nhận thức
- Tri thức của con người là kết quả của quá trình nhận thức ( cảm tính , lý tính)
tri thức đó có thể phản ánh đúng hoặc chưa đúng hiện thực khách quan ( tùy
từng vung cu the )
- Cần phải đưa trí thức và thực tiễn (sản xuất vật cao chất hoạt động chính trị -
xã hội ) để kiểm nghiệm , bộ sùng , phát triển , hoàn thiện nhận thức
> Thực tiễn phục vụ nhu cầu con người và nhu cầu con người cũng làm động lực để cải tiến
thực tiễn .
- VD : thực tiễn là đánh bắt gần bờ không đem lại nhiều lợi ích kinh tế. Vì vậy
cần phải đóng thuyền, phát triển các dụng cụ đánh bắt xa bờ nhằm nâng cao
lợi ích kinh tế , thu nhập cho ngư dân.

4. Ý nghĩa phương pháp luận:


- Cần phải quán triệt quan điểm thực tiễn trong nhận nhận thức và hoạt động
- Thực tiễn là cơ sở, động lực, mục đích của nhận thức
> Mọi nhận thức phải xuất phát từ thực tiễn, chống chủ quan, duy ý chí, giáo điều, máy móc
- Thực tiễn là tiêu chuẩn của nhận thức
> Luôn lấy thực tiễn làm quá trình nhận thức, tăng cường tổng kết thực tiễn, rút ra những kết
luận góp phần bổ sung, hoàn thiện, phát triển nhận thức.

You might also like