You are on page 1of 5

Ý thức là một phạm trù được quyết định với phạm trù vật chất, theo đó ý thức là sự

phản ánh thế giới vật chất khách quan vào bộ óc con người và có sự cải biến và sáng
tạo. Ý thức có mối quan hệ biện chứng với vật chất.
Để hiểu rõ hơn về ý thức ta cần biết được nguồn gốc của ý thức:
Ý thức có hai nguồn gốc là nguồn gốc tự nhiên và nguồn gốc xã hội.
1) Nguồn gốc tự nhiên
(Dựa trên những thành tựu của khoa học tự nhiên, nhất là sinh lý học thần kinh, các
nhà duy vật biện chứng cho rằng, nguồn gốc tự nhiên của ý thức có hai yếu tố không
thể tách rời nhau là bộ óc con người và thế giới bên ngoài tác động lên óc người.)
a) Bộ óc người
-Ý thức là thuộc tính của một dạng vật chất có tổ chức cao là bộ óc người, là chức
năng của bộ óc, là kết quả hoạt động sinh lý thần kinh của bộ óc. Bộ óc càng hoàn
thiện, hoạt động sinh lý thần kinh của bộ óc càng có hiệu quả, ý thức của con người
càng phong phú và sâu sắc. Điều này lý giải tại sao quá trình tiến hóa của loài người
cũng là quá trình phát triển năng lực của nhận thức, của tư duy và tại sao đời sống tinh
thần của con người bị rối loạn khi sinh lý thần kinh của con người không bình thường
do bị tổn thương bộ óc.
b) Sự tác động của thế giới bên ngoài lên bộ óc người
- Trong tự nhiên, mọi đối tượng vật chất (con khỉ, con voi, cái bàn, mặt nước, cái
gương…) đều có thuộc tính chung, phổ biến là phản ánh. Đó là sự tái tạo những đặc
điểm của một hệ thống vật chất này ở hệ thống vật chất khác trong quá trình tác động
qua lại giữa chúng.
(Nói một cách dễ hiểu, phản ánh chính là sự chép lại, chụp lại, kể lại mộtcái gì đó.
Chép lại lời nói ra giấy là sự phản ánh. Chụp một bức ảnh cũng là sự phản ánh.)
(Để có quá trình phản ánh xảy ra, cần có vật tác động và vật nhận tác động.)
- Đương nhiên, bộ óc người cũng có thuộc tính phản ánh. Nhưng phản ánhcủa bộ óc
con người có trình độ cao hơn, phức tạp hơn so với các dạng vật chấtkhác.
(Sau quá trình tiến hóa lâu dài của tự nhiên, con người trở thành sản phẩmcao nhất, thì
thuộc tính phản ánh của óc người cũng hoàn mỹ nhất so với mọi đốitượng khác trong
tự nhiên)
(Do hoàn mỹ nhất như vậy, nên thuộc tính phản ánh của óc người được gọi riêng bằng
phạm trù “ý thức”. Đó là sự phản ánh, sự tác động của thế giới bênngoài vào bộ óc con
người.)
2) Nguồn gốc xã hội
(Để cho ý thức ra đời, nguồn gốc tự nhiên là rất quan trọng, không thể thiếu được,
song chưa đủ. Điều kiện quyết định, trực tiếp và quan trọng nhất cho sự ra đời của ý
thức là những tiền đề, nguồn gốc xã hội. Đó là lao động, tức là Ý thức xã hội và ngôn
ngữ.) (Ý thức là sự phản ánh hiện thực khách quan vào trong bộ óc người thông
qua lao động, ngôn ngữ và các cơ quan xã hội. Theo Ph.Ăng-ghen, lao động và ngôn
ngữ là hai sức kích thích biến đổi bộ não động vật thành bộ não người, biến tâm lý
động vật thành ý thức con người.)
a) Lao động
Lao động là quá trình con người sử dụng công cụ tác động vào giới tự nhiên nhằm
thay đổi giới tự nhiên cho phù hợp với nhu cầu của con người; là quá trình trong đó
bản thân con người đóng vai trò môi giới, điều tiết sự trao đổi vật chất giữa mình với
giới tự nhiên. Đây cũng là qúa trình làm thay đổi cấu trúc cơ thể, đem lại dáng đi thẳng
bằng hai chân, giải phóng hai tay, phát triển khí quan, phát triển bộ não,… của con
người. Trong quá trình lao động, con người tác động vào thế giới khách quan làm cho
thế giới khách quan bộc lộ những thuộc tính, những kết cấu, những quy luật vận động
của nó, biểu hiện thành những hiện tượng nhất định mà con người có thể quan sát
được. Những hiện tượng ấy, thông qua hoạt động của các giác quan, tác động vào bộ
óc người, thông qua hoạt động của bộ não con người, tạo ra khả năng hình thành nên
những tri thức nói riêng và ý thức nói chung.
Ví dụ: Trong tự nhiên, con vật tồn tại nhờ những vật phẩm có sẵn như trái cây, côn
trùng hoặc loài vật yếu hơn nó… Nhưng đối với con người thì khác: Con người có khả
năng và bắt buộc phải sản xuất ra những sản phẩm mới (bàn, ghế, quần áo, ti vi, tủ
lạnh…), khác với những sản phẩm có sẵn.Tức là, con người phải lao động mới đáp
ứng được nhu cầu cuộc sống của mình.
Chính thông qua lao động, hay còn gọi là hoạt động ý thức,nhằm cải tạo thế giới khách
quan mà con người mới có thể phản ánhđược, biết được nhiều bí mật về thế giới đó,
mới có ý thức về thế giới này. Nhưng ở đây, không phải bỗng nhiên mà thế giới khách
quan tác động vào bộ óc con người để con người có ý thức).Ý thức có được chủ yếu là
do con người chủ động tác động vào thế giới khách quan để cải tạo, biến đổi nó nhằm
tạo ra những sản phẩm mới.
Nhờ chủ động tác động vào thế giới khách quan, con người bắtnhững đối tượng trong
hiện thực (núi, rừng, sông, mỏ than, sắt,đồng…) phải bộc lộ những thuộc tính, kết cấu,
quy luật của mình. Những bộc lộ này tác động vào bộ óc người để hình thành ý thức
của con người.
b) Ngôn ngữ
Ngôn ngữ là hệ thống tín hiệu vật chất chứa đựng thông tin mang nội dung ý thức.
Không có ngôn ngữ, ý thức không thể tồn tại và thể hiện.
Sự ra đời của ngôn ngữ gắn liền với lao động. Lao động ngay từ đầu đã mang tính tập
thể. Mối quan hệ giữa các thành viên trong lao động nảy sinh ở họ nhu cầu phải có
phương tiện để biểu đạt. Nhu cầu này làm ngôn ngữ nảy sinh và phát triển ngay trong
quá trình lao động. (Nhờ ngôn ngữ con người đã không chỉ giao tiếp, trao đổi mà còn
khái quát, tổng kết đúc kết thực tiễn, truyền đạt kinh nghiệm, truyền đạt tư tưởng từ
thế hệ này sang thế hệ khác.)

Như vậy, nguồn gốc trực tiếp quan trọng nhất quyết định sự ra đời và phát triển của ý
thức là lao động. Sau lao động và đồng thời với lao động là ngôn ngữ; đó là hai chất
kích thích chủ yếu làm cho bộ óc vượn dần dần chuyển hóa thành bộ óc người, khiến
cho tâm lý động vật dần dần chuyển hóa thành ý thức.

Bản chất của ý thức:


1) Ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan
- Về nội dung mà ý thức phản ánh là khách quan, còn hình thức phản ánh
là chủ quan. Ta có thể hiểu là thế giới quan là tiền dề cho sự phản ánh của
ý thức , cũng là thứ quy định nội dung nhưng sự phản ánh đó không y
nguyên như một tấm ảnh mà khi được đưa vào não bộ của chúng ta , kết
quả sự phản ánh của ý thức đã bị thay đổi , bị cải biến phụ thuộc vào
nhiều yếu tố như đối tượng phản ánh, điều kiện xã hội- lịch sử, phẩm
chất, năng lực , kinh nghiệm của chủ thể phản ánh . Như vậy cùng một
đối tượng được phản ánh nhưng với mỗi người khác nhau , có các đặc
điểm tâm lý, trí thức, điều kiện lịch sử xã hội khác nhau , kinh nghiệm
sống khác nhau thì kết quả phản ánh cũng rất khác nhau. Ta lấy ví dụ như
sau các vùng hoang mạc ở các tỉnh Ninh Thuận , Bình Thuận trong con
mắt dân địa phương thì chỉ là những vùng đất khô cằn không thể trồng trọt được,
nhưng trong con mắt của một nhà kinh tế thì nó là vùng đất
hoàn hảo để phát triển điện mặt trời và điện gió.
- Trong trường hợp cùng một sự vật được phản ánh và cùng một chủ thể
phản ánh thì kết quả nhận được nhiều khi cũng khác nhau bởi điều kiện
lịch sử và các đặc điểm về thể chất và tinh thần của con người. Như khi
buồn thì ta nhìn đâu cũng thấy cảnh vật như nhuốm một gang màu buồn
trong khi mọi khi ta thấy vui thì chúng không như vậy.
2) Ý thức phản ánh thế giới một cách chủ động sáng tạo
- Ý thức không phản ánh một cách thụ động, y nguyên đối tượng được
phản ánh mà là sự phản ánh chủ động, có chọn lọc , có định hướng có
mục đích rõ rệt nhằm tìm hiểu về thế giới khách quan. Không những vậy,
sau khi tổng hợp kiến thức , ý thức còn biến đổi chúng theo mong muốn
từ đó tạo ra những thông tin mới, phát hiện ra bản chất ,ý nghĩa của sự vật
hiện tượng, từ đó đưa ra các dự báo, giả thiết về sự phát triển của vật. Như
Mác và Ăng-ghen đã dự báo về một sự thay đổi của xã hội tư bản chủ
nghĩa hay như chúng ta dựa trên các kiến thức về khí tượng đã có thể dự
báo được thời tiết, và từ ý thức chúng ta cũng phát triển các khả năng đặc
biệt như ngoại cảm. Ý thức cũng giúp ta tạo ra những thứ hoàn toàn không
có trong tự nhiên, hoàn toàn là nhân tạo như là vô tuyến , máy giặt,…
3) Ý thức là một hiện tượng xã hội và mang bản chất xã hội
- Mặc dù ý thức được thực hiện dựa trên hoạt đọng sinh lí , thần kinh của
bộ não người nhưng nó không phải là một hoạt động mang tính riêng lẻ,
cá nhân của từng người . Nó là một hoạt động mang bản chất xã hội , gắn
liền với thực tiễn, chịu ảnh hưởng của các quy luật tự nhiên, xã hội và
điều kiện kinh tế- xã hội của mỗi thời đại. Một ví dụ thích hợp cho đặc
điểm này đó chính là về các máy móc nông nghiệp, những người nông
dân thời xưa luôn cho rằng công việc nhà nông rất nặng nhọc, do hạn chế
của thời đại nên họ không thể hình dụng được về viễn cảnh một ngày
công việc nhà nông sẽ thật nhàn nhã với sự giúp đỡ của máy móc, của
công nghệ như nông dân ngày nay.
4) Sự phản ánh của ý thức là sự thống nhất của ba mặt
- Đầu tiên đó chính là sự trao đổi thông tin giữa chủ thể và đối tượng phản
ánh , quá trình này mang tính hai chiều và có định hướng , mục đích và
có sự chọn lọc, biến đổi
- Thứ hai đó chính là mô hình hóa đối tượng trong tư duy dưới dạng hình
ảnh tinh thần , mã hóa các đói tượng vật chất trở thành hình ảnh tinh thần.
- Thứ ba đó là chuyển hóa mô hình từ tư duy ra hiện thực khách quan, tức
là quá trình thực hiện hóa tư tưởng thông qua các hoạt động thực tiễn,
quá trình lao động để biến cái quan niệm thành cái thực tại, biến ý tưởng
thành các dạng vật chất ngoài hiện thực.
- Một ví dụ rõ ràng nhất để có thể hiểu hơn về quá trình này đó chính là khi
ta xây một ngôi nhà, đầu tiên ta cần lấy thông tin về kích thước của mảnh
đất ta định xây, sau đó lấy thông tin về nhu cầu của người chủ nhà như về
kiểu nhà, số vốn xây nhà hiện có, số phòng,… từ đó dựa trên các thông
tin thì người kĩ sư sẽ hình thành nên ý tưởng về ngôi nhà thông qua bản
vẽ. Sau đó từ bản vẽ thì thông quá trình lao động thì ngôi nhà đó sẽ được
hoàn thành.

You might also like