You are on page 1of 9

CÂU HỎI TỰ LUẬN CHÍNH TRỊ

1. Cho biết vật chất quyết định ý thức thể hiện như thế nào?
Triết học Mác khẳng định, vật chất và ý thức có mối quan hệ biện chứng với
nhau, tđ qua lại lẫn nhau thông qua hoạt động thực tiễn của con người. Trong
mối quan hệ đó, vật chất quyết định ý thức và ý thức tác động trở lại vật chất.
Vật chất và ý thức có quan hệ biện chứng với nhau. Vật chất có trước, ý thức có
sau, vật chất là ngồn gốc của ý thức, quyết định ý thức, song ý thức không hoàn
toàn thụ động mà có thể tác động trở lại vật chất thông qua hoạt động thực tiễn
của con người.
Vật chất có trước, ý thức có sau, vật chất là nguồn gốc của ý thức, quyết định ý
thức vì:
Ý thức là sản phẩm của một dạng vật chất có tổ chức cao là bộ óc người nên chỉ
khi có con người mới có ý thức. Trong mối quan hệ giữa con người với thế giới
vật chất thì con người là kết quả quá trình phát triển lâu dài của thế giới vật
chất, là sản phẩm của thế giới vật chất. Kết luận này đã được chứng minh bởi sự
phát triển hết sức lâu dài của khoa học về giới tự nhiên; nó là một bằng chứng
khoa học chứng minh quan điểm: vật chất có trước, ý thức có sau.
Các yếu tố tạo thành nguồn gốc tự nhiên, nguồn gốc xã hội của ý thức (bộ óc
người, thế giới khách quan tác động đến bộ óc gây ra các hiện tượng phản ánh,
lao động, ngôn ngữ), hoặc là chính bản thân thế giới vật chất (thế giới khách
quan), hoặc là những dạng tồn tại của vật chất (bộ óc người, hiện tượng phản
ảnh, lao động, ngôn ngữ) đã khẳng định vật chất là nguồn gốc của ý thức.
Ý thức là sự phản ánh thế giới vật chất, là hình ảnh chủ quan về thế giới vật
chất nên nội dung của ý thức được quyết định bởi vật chất. Sự vận động và phát
triển của ý thức, hình thức biểu hiện của ý thức bị các quy luật sinh học, các
quy luật xã hội và sự tác động của môi trường sống quyết định. Những yếu tố
này thuộc lĩnh vực vật chất nên vật chất không chỉ quyết định nội dung mà còn
quyết định cả hình thức biểu hiện cũng như mọi sự biến đổi của ý thức.
b) Vai trò của ý thức đối với vật chất
Trong mối quan hệ với vật chất, ý thức có thể tác động trở lại vật chất thông
qua hoạt động thực tiễn của con người.
Vì ý thức là ý thức của con người nên nói đến vai trò của ý thức là nói đến vai
trò của con người. Bản thân ý thức tự nó không trực tiếp thay đổi được gì trong
hiện thực. Muốn thay đổi hiện thực, con người phải tiến hành những hoạt động
vật chất. Song, mọi hoạt động của con người đều do ý thức chỉ đạo, nên vai trò
của ý thức không phải trực tiếp tạo ra hay thay đổi thế giới vật chất mà nó trang
bị cho con người tri thức về thực tại khách quan, trên cơ sở ấy con người xác
định mục tiêu, đề ra phương huớng, xây dựng kế hoạch, lựa chọn phương pháp,
biện pháp, công cụ, phương tiện, v.v. để thực hiện mục tiêu của mình. Ở đây, ý
thức đã thể hiện sự tác động của mình đối với vật chất thông qua hoạt động thực
tiền của con người.
Sự tác động trở lại của ý thức đối với vật chất diễn ra theo hai hướng: tích cực
hoặc tiêu cực. Nếu con người nhận thức đúng, có tri thức khoa học, có tình cảm
cách mạng, có nghị lực, có ý chí thì hành động của con người phù hợp với các
quy luật khách quan, con người có năng lực vượt qua những thách thức trong
quá trình thực hiện mục đích của mình, thế giới được cải tạo - đó là sự tác động
tích cực cúa ý thức. Còn nếu ý thức của con người phản ánh không đúng hiện
thực khách quan, bản chất, quy luật khách quan thì ngay từ đầu, hướng hành
động của con người đã đi ngược lại các quy luật khách quan, hành động ấy sẽ
có tác dụng tiêu cực đổi với hoạt động thực tiễn, đối với hiện thực khách quan.
Như vậy, bằng việc định hướng cho hoạt động của con người, ý thức có thế
quyết định hành động của con người, hoạt động thực tiễn của con người đúng
hay sai, thành công hay thất bại, hiệu quả hay không hiệu quả.
VÍ DỤ :Trong ĐỜI SỐNG XÃ HỘI có câu: thực túc, binh cường, có thực mới
vực được đạo.
2. Tại sao nói phản ánh của bộ óc con người với hiện thực khách quan là sự
phản ánh đặc biệt của ý thức?
Theo quan điểm của triết học Mác - Lê nin, ý thức là một thuộc tính của một
dạng vật chất có tổ chức cao là bộ óc người, là sự phản ánh thế giới khách quan
vào bộ não người. Nếu không có sự tác động của thế giới khách quan vào bộ
não người và không có bộ não người với tính cách là cơ quan vật chất của ý
thức thì sẽ không có ý thức. Bộ não người và sự tác động của thế giới khách
quan vào bộ não người là nguồn gốc tự nhiên của ý thức.
Các nhân tố bao gồm:
Bộ óc:
Chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định rằng ý thức là thuộc tính của một dạng
vật chất sống có tổ chức cao là bộ óc người. Bộ óc người hiện đại là sản phẩm của
quá trình tiến hoá lâu dài về mặt sinh vật - xã hội và có cấu tạo rất phức tạp, gồm
khoảng 14 - 15 tỷ tế bào thần kinh. Các tế bào này tạo nên nhiều mối liên hệ nhằm
thu nhận, xử lý, dẫn truyền và điều khiển toàn bộ hoạt động của cơ thể trong quan
hệ với thế giới bên ngoài thông qua các phản xạ có điều kiện và không điều kiện.
Sự phản ánh:
Cũng theo chủ nghĩa Mác-Lê nin, hoạt động ý thức con người diễn ra trên cơ sở
hoạt động sinh lý thần kinh của bộ óc người. Sự phụ thuộc của ý thức vào hoạt
động của bộ óc thể hiện ở chỗ khi bộ óc bị tổn thương thì hoạt động ý thức sẽ bị rối
loạn. Tuy nhiên, nếu chỉ có bộ óc người mà không có sự tác động của thế giới bên
ngoài để bộ óc phản ánh lại tác động đó thì cũng không thể có ý thức. Phản ánh là
thuộc tính chung, phổ biến của mọi đối tượng vật chất. Phản ánh là năng lực giữ
lại, tái hiện lại của hệ thống vật chất này những đặc điểm của hệ thống vật chất
khác.
Trong quá trình phát triển lâu dài của thế giới vật chất, thuộc tính phản ánh của vật
chất cũng phát triển từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp:
Phản ánh vật lý: Là hình thức phản ánh đơn giản nhất ở giới vô sinh, thể hiện qua
các quá trình biến đổi cơ, lý, hoá.
Phản ánh sinh học: Là những phản ánh trong sinh giới trong giới hữu sinh cũng có
nhiều hình thức khác nhau ứng với mỗi trình độ phát triển của thế giới sinh vật.
Phản ánh ý thức: là hình thức cao nhất của sự phản ánh thế giới hiện thực, ý thức
chỉ nảy sinh ở giai đoạn phát triển cao của thế giới vật chất, cùng với sự xuất hiện
của con người.

3. Tại sao nói ý thức là sự phản ánh năng động, sáng tạo thế giới khách quan
vào bộ óc con người? Lấy ví dụ minh họa.
bản chất:
Ý thức là sự phản ánh năng động, sáng tạo thế giới khách quan vào bộ óc con
người, là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan.
- tính chất năng động, sáng tạo: thể hiện ở khả năng hoạt động tâm sinh lí của
con người trong việc định hướng tiếp nhận, lưu trữ thông tin và trên cơ sở
những thông tin đã có nó có thể tạo ra những thông tin mới và phát hiện ý nghĩa
thông tin được tiếp nhận. Vd: trước khi lên tàu vũ trụ bay lên mặt trăng, con
người đã có rất nhiều thông tin về mặt trăng. Sau khi đặt chân lên mặt trăng,
con người sẽ khám phá những thông tin mới và loại bỏ những thông tin sai lầm
về mặt trăng. Nó còn được thể hiện trong quá trình con người tạo ra những ý
tưởng, giả thuyết, huyền thoại,... trong đời sống tinh thần của mình hoặc khái
quát bản chất, quy luật khách quan, xây dựng các mô hình tư tưởng, tri thức
trong hoạt động của con người. Vd: nhà văn viết một câu truyện, trong nội dung
chính, tác giả có thể sáng tạo ra nhiều tình tiết khác nhau trong câu chuyện.
– Ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan. Điều đó có nghĩa là nội
dung của ý thức là do thế giới khách quan quy định, nhưng nó không còn y
nguyên như thế giới khách quan mà nó đã được cải biến thông qua lăng kính
chủ quan (tâm tư, tình cảm, nguyện vọng, kinh nghiệm, tri thức, nhu cầu,...) của
con người
– ý thức là một hiện tượng xã hội mang bản chất xã hội: ý thức ra đời và tồn tại
gắn liền với hoạt động thực tiễn, chịu sự chi phối của quy luật tự nhiên, xã hội
và được quy định bởi nhu cầu giao tiếp xã hội và các điều kiện sinh hoạt hiện
thực của đời sống xã hội. Với tính năng động, ý thức sáng tạo lại hiện thực theo
nhu cầu của thực tiễn xã hội.
.Vd: trước khi lên tàu vũ trụ bay lên mặt trăng, con người đã có rất nhiều thông
tin về mặt trăng. Sau khi đặt chân lên mặt trăng, con người sẽ khám phá những
thông tin mới và loại bỏ những thông tin sai lầm về mặt trăng
4. Ý thức tác động trở lại vật chất như thế nào. Lấy ví dụ chứng minh?
Vai trò của ý thức đối với vật chất
Trong mối quan hệ với vật chất, ý thức có thể tác động trở lại vật chất thông
qua hoạt động thực tiễn của con người.
Vì ý thức là ý thức của con người nên nói đến vai trò của ý thức là nói đến vai
trò của con người. Bản thân ý thức tự nó không trực tiếp thay đổi được gì trong
hiện thực. Muốn thay đổi hiện thực, con người phải tiến hành những hoạt động
vật chất. Song, mọi hoạt động của con người đều do ý thức chỉ đạo, nên vai trò
của ý thức không phải trực tiếp tạo ra hay thay đổi thế giới vật chất mà nó trang
bị cho con người tri thức về thực tại khách quan, trên cơ sở ấy con người xác
định mục tiêu, đề ra phương huớng, xây dựng kế hoạch, lựa chọn phương pháp,
biện pháp, công cụ, phương tiện, v.v. để thực hiện mục tiêu của mình. Ở đây, ý
thức đã thể hiện sự tác động của mình đối với vật chất thông qua hoạt động thực
tiền của con người.
Sự tác động trở lại của ý thức đối với vật chất diễn ra theo hai hướng: tích cực
hoặc tiêu cực. Nếu con người nhận thức đúng, có tri thức khoa học, có tình cảm
cách mạng, có nghị lực, có ý chí thì hành động của con người phù hợp với các
quy luật khách quan, con người có năng lực vượt qua những thách thức trong
quá trình thực hiện mục đích của mình, thế giới được cải tạo - đó là sự tác động
tích cực cúa ý thức. Còn nếu ý thức của con người phản ánh không đúng hiện
thực khách quan, bản chất, quy luật khách quan thì ngay từ đầu, hướng hành
động của con người đã đi ngược lại các quy luật khách quan, hành động ấy sẽ
có tác dụng tiêu cực đổi với hoạt động thực tiễn, đối với hiện thực khách quan.
Như vậy, bằng việc định hướng cho hoạt động của con người, ý thức có thế
quyết định hành động của con người, hoạt động thực tiễn của con người đúng
hay sai, thành công hay thất bại, hiệu quả hay không hiệu quả.
5. Dựa trên chủ nghĩa duy vật khoa học, anh (chị) hãy giải thích dưới góc độ
triết học câu thành ngữ: “Phú quý sinh lễ nghĩa”;
“ Phú quý sinh lễ nghĩa”
Là một triết lý nhân sinh. Tính triết lý của nó được thể hiện ở mối quan hệ biện
chứng nhân quả giữa hai mặt của một vấn đề. Nếu “ phú quý” là nguyên nhân
thì “ lễ nghĩa” là kết quả. Đến lượt nó, “ lễ nghĩa” lại tác động trở lại “ phú
quý”.
“ Phú quý” chính là mặt vật chất, mặt tồn tại xã hội với những biểu hiện là sự
giàu có, đủ đầy, có uy tín, quyền lực, chức vụ, địa vị,… “ Lễ nghĩa” là mặt ý
thức, tinh thần, ý thức xã hội mà biểu hiện của nó chính là nhận thức, lối tư duy,
các quan niệm, quan điểm thông qua ứng xử, giao tiếp giữa con người với con
người, con người với tổ chức, con người với tự nhiên, con người với thánh thần
( lực lượng siêu nhiên)
“ Phú quý sinh lễ nghĩa”- nói đến sự tác động của “ phú quý” đến “ lễ nghĩa”.
Khi xem xét vấn đề này phải được nhìn nhận một cách toàn diện; không chỉ về
mặt hình thức mà phải cả về mặt nội dung của “ phú quý”, “ lễ nghĩa”. Khi mức
sống vật chất đã tạm đủ, con người ta quan hệ rộng hơn, thủ tục, nghi thức trong
cuộc sống cần thiết hơn. Ngày nay, do kết quả của công cuộc đổi mới, đời sống
khá hơn, do đó nhiều việc vui trước đây chỉ là nội bộ gia đình, thì nay mời anh
em, họ hàng chung vui. Cỗ bàn bây giờ cũng chất lượng hơn, không còn đạm
bạc như trước nữa. Tuy nhiên ở đây cho thấy, không phải không có phú quý là
người ta không có lễ nghĩa hoặc bỏ qua lễ nghĩa. Nhưng rõ ràng nếu không có
điều kiện kinh tế, vật chất thì việc thực hiện các nghi thức, thủ tục,…sẽ khó
khăn, thậm chí không thể thực hiện được; và tất nhiên nếu cố gắng thì hình thức
và nội dung của lễ nghĩa cũng sẽ đơn giản, hoặc nghèo nàn hơn.
Chẳng hạn như, trong mỗi một năm, theo phong tục tập quán, lẽ thông thường,
người Việt Nam là phải thực hiện các ngày lễ tết bắt buộc như: Tết ông Công
ông Táo; Tết Đoan ngọ, Tết Trung thu, Tết Nguyên Đán, Lễ Vu lan,… Trong
đó, Tết Nguyên Đán với Lễ Giao thừa thì nhà giàu sang cũng như nhà nghèo
hèn cũng đều phải thực hiện. Nhà nào cũng phải sửa Lễ để tiễn năm cũ và đón
năm mới
6. Quan điểm toàn diện đặt ra yêu cầu gì trong nhận thức khoa học và hoạt
động thực tiễn? Cho hai ví dụ cụ thể minh họa cho tính đúng đắn của các
yêu cầu đó.
7. Hãy phân biệt vận động và phát triển. Cho hai ví dụ minh họa cho sự khác
nhau giữa hai khái niệm này.
8. Dựa trên ý nghĩa phương pháp luận rút ra từ các quy luật cơ bản của phép
biện chứng duy vật, anh (chị) có đánh giá như thế nào về hiện tượng “chạy
đua thành tích trong giáo dục” hiện nay?
9. Tại sao nói sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập là nguồn gốc,
động lực cơ bản của mọi sự vận động và phát triển.
10.“Năng mưa thì giếng năng đầy, anh năng đi lại mẹ thầy năng thương” Câu
ca dao phản ánh rõ nhất quy luật nào của phép biện chứng duy vật? Vì sao?
Hãy trình bày nội dung trọng tâm của quy luật đó.
11. “Tre già măng mọc” Câu ca dao phản ánh rõ nhất quy luật nào của phép
biện chứng duy vật? Vì sao? Hãy trình bày nội dung trọng tâm của quy luật
đó.
Tre già măng mọc.
Bạn phải nhìn nhận đó là hình ảnh thực tế sinh động minh chứng cho quan điểm
Biện Chứng Duy Vật:
+. Quy luật vận động - đứng yên: Mọi sự vật hiện tượng luôn vận động không
ngừng; Vận động là tuyệt đối, đứng yên là tương đối là nhất thời. Cây tre không
trẻ mãi được mà phải dần dần già đi và sẽ đến lúc phải kết thúc ( Chết) chứ
không thể tồn tại vĩnh hằng.
+.Quy luật phủ định của phủ định: theo tiến trình của sự vận động cái cũ sẽ mất
đi ( cây tre chết ) cái mới ra đời thay thế cái cũ ( Măng mọc ). Cái mới Phủ Định
cái cũ.
12.Thực tiễn có vai trò như thế nào đối với nhận thức? Lấy ví dụ chứng minh.
Ví dụ thực tiễn là mục đích của nhận thức, lý luận
Ví dụ: Ngay cả những thành tựu mới đây nhất là khám phá và giải mã bản
đồ gien người cũng ra đời từ chính thực tiễn, từ MỤC ĐÍCH chữa trị những
căn bệnh nan y và từ MỤC ĐÍCH tìm hiểu, khai thác những tiềm năng bí ẩn
của con người…có thể nói, suy cho cùng, không có một lĩnh vực tri thức nào
mà lại không xuất phát từ một MỤC ĐÍCH nào đó của thực tiễn, không
NHẰM vào việc phục vụ, hướng dẫn thực tiễn.
VÍ DỤ :trước đây ,khi chưa có xe cộ .Người ta coi "ngựa là phương tiện di
chuyển nhanh nhất " .Đấy là do nhận thức chưa đủ để biết đến máy móc .Nhưng
ngày nay ,người ta nói "phi thuyền (tàu vũ trụ ) là phương tiện di chuyển nhanh
nhất_và coi đó là chân lý mới .
13.Anh (chị) hiểu như thế nào về nhận định: “Ý thức xã hội là sự phản ánh tồn
tại xã hội nhưng không phản ánh giản đơn, thụ động mà có tính độc lập
tương đối”?
14.Cho biết sự biểu hiện về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với tính chất và
trình độ của lực lượng sản xuất? Theo anh/chị hiện nay ở Việt Nam, quan hệ
sản xuất đã phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản
xuất chưa? Tại sao?
15.Mối quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất được
thể hiện như thế nào?
16. Bàn tay ta làm nên tất cả/ Có sức người sỏi đá cũng thành cơm.
Dựa trên lý luận về lực lượng sản xuất, anh (chị) hiểu như thế nào các câu
thơ trên của Hoàng Trung Thông?
17. Sự tồn tại của quan niệm “trọng nam, khinh nữ” là biểu hiện tính chất gì ý
thức xã hội? Muốn xóa bỏ quan niệm này, cần tác động vào mặt nào của xã
hội? Vì sao?
18. Phân tích nguồn gốc của giá trị thặng dư, qua đó rút ra ý nghĩa của quy luật
sản xuất giá trị thặng dư?
19. Anh chị hãy nêu những giá trị lịch sử mà chủ nghĩa tư bản đã tạo ra cho
nhân loại.
20. Anh (chị) hãy nêu những hậu quả nghiêm trọng mà chủ nghĩa tư bản gây ra
cho loài người.
21. Theo anh (chị), tại sao nói sản xuất giá trị thặng dư là quy luật kinh tế cơ
bản của chủ nghĩa tư bản?
22. Sức lao động trở thành hàng hóa khi xuất hiện những điều kiện nào? Giá trị
sử dụng của hàng hóa sức lao động có ý nghĩa như thế nào đối với quá trình
sản xuất tư bản chủ nghĩa?
23.Anh (chị) hiểu như thế nào về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội? Con
đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội của Việt Nam là quá độ trực tiếp hay gián
tiếp?
24.Theo anh (chị), tại sao nói tiến lên chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản
là quy luật phát triển của xã hội loài người.
25.Truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam được thể hiện qua những biểu
hiện cụ thể nào? Trong giai đoạn hiện nay, người lao động mới cần phát huy
cao độ nhất truyền thống nào?
26. Phân tích vai trò của Hồ Chí Minh trong việc rèn luyện Đảng Cộng sản Việt
Nam. Liên hệ học tập và rèn luyện để thành quần chúng, thành cán bộ tốt
của Đảng
27.Phân tích các cơ sở hình thành truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam.
Anh (chị) cần làm gì để phát huy truyền thống yêu nước của dân tộc ta?
28.Vì sao có thể khẳng định Nguyễn Ái Quốc có vai trò to lớn đối với sự ra đời
của Đảng Cộng sản Việt Nam (1930)?
29.Chứng minh rằng: Sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng là nhân tố hàng đầu bảo
đảm thắng lợi của cách mạng Việt Nam
30.Tư tưởng Hồ Chí Minh được hình thành từ những nguồn gốc nào? Nguồn
gốc nào quyết định đến bản chất cách mạng và khoa học trong tư tưởng Hồ
Chí Minh? Tại sao?
31. Theo tư tưởng Hồ Chí Minh con đường và phương pháp rèn luyện đạo đức
cách mạng diễn ra như thế nào? Bản thân em để trở thành một công dân có
đạo đức cần thực hiện phương pháp này như thế nào?
32.Tại sao trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông
thôn hiện nay cần phải giải quyết đồng bộ các vấn đề nông nghiệp, nông
thôn và nông dân?
33.Hãy trình bày những hiểu biết của anh (chị) về sự thay đổi của nông thôn
Việt Nam từ khi thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa?
34. Để phát triển kinh tế gắn với thực hiện tiến bộ công bằng xã hội cần phải
làm gì? Theo em hiện nay chúng ta cần làm gì để nâng cao sức khỏe và tầm
vóc con người Việt Nam ?
35.Hãy nêu ngắn gọn hiểu biết của anh (chị) về “nền văn hóa tiên tiến, đậm đà
bản sắc dân tộc”? Chọn một sự kiện văn hóa hoặc phong tục, tập quán của
người Việt Nam để minh họa.
36.Con người Việt Nam trong giai đoạn mới cần có những đức tính gì? Theo
bạn, mạng xã hội (như facebook, zalo…) có ảnh hưởng như thế nào đến quá
trình xây dựng và hoàn thiện giá trị, nhân cách thanh thiếu niên Việt Nam?
37.Vì sao Đảng ta luôn đặt vấn đề đại đoàn kết toàn dân tộc ở vị trí chiến lược
trong sự nghiệp cách mạng?
38.Tại sao Đảng và Nhà nước ta luôn xác định công tác tôn giáo là vấn đề chiến
lược có ý nghĩa rất quan trọng?

You might also like