You are on page 1of 2

MENTORA+

NỘI DUNG ÔN TẬP TRIẾT HỌC


Phân tích khái niệm thực tiễn, các hình thức và vai trò của thực tiễn đối với nhận thức
 Phân tích khái niệm “thực tiễn”
o Là toàn bộ hoạt động vật chất có mục đích, mang tính lịch sử - xã hội của con người nhằm
cải biến tự nhiên, xã hội.
o Tính chất
- Thuộc về phương diện hoạt động vật chất của con người
- Có mục đích, thể hiện bản chất hoạt động của con người :cải tạo tự nhiên, cải tạo xã hội
để phục vụ nhu cầu, mục đích của con người
- Tính lịch sử - xã hội
 Bất cứ một hoạt động thực tiễn nào cũng xảy ra trong một giai đoạn lịch sử, một cộng
đồng nhất định nên sẽ chịu ảnh hưởng, mang dấu ấn của giai đoạn lịch sử và cộng
đồng xã hội đó
 Không bao giờ có thực tiễn chung cho mọi thời đại, mỗi một thời đại lại có những
thực tiễn khác nhau.
- Tính sáng tạo
o Các hình thức của thực tiễn
- Hoạt động sản xuất vật chất: là hình thức hoạt động cơ bản, đầu tiên của thực tiễn. Đây là
hoạt động mà trong đó con người sử dụng những công cụ lao động tác động vào giới tự
nhiên để tạo ra của cải vật chất, các điều kiện cần thiết nhằm duy trì sự tồn tại và phát
triển của con người.
Ví dụ: hoạt động gặt lúa của nông dân
- Hoạt động chính trị - xã hội là hoạt động của các cộng đồng người, các tổ chức khác
nhau trong xã hội nhằm cải biến những mối quan hệ chính trị - xã hội để thúc đẩy xã hội
phát triển.
Ví dụ: hoạt động bầu cử đại biểu Quốc hội
- Thực nghiệm khoa học là một hình thức đặc biệt của hoạt động thực tiễn. Đây là hoạt
động được tiến hành trong những điều kiện do con người tạo ra, gần giống, giống hoặc
lặp lại những trạng thái của tự nhiên và xã hội nhằm xác định những quy luật biến đổi,
phát triển của đối tượng nghiên cứu. Dạng hoạt động này có vai trò quan trọng trong sự
phát triển của xã hội, đặc biệt là trong thời kỳ cách mạng khoa học và công nghệ hiện
đại.
Ví dụ: hoạt động nghiên cứu tìm thuốc chữa HIV
Ba hình thức trên có mối quan hệ biện chứng, tác động qua lại lẫn nhau
o Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức
Thực tiễn đóng vai trò là cơ sở, động lực, mục đích của nhận thức và là tiêu chuẩn của chân
lý.
- Thực tiễn là cơ sở của nhận thức
 Thực tiễn là tư liệu cho nhận thức phát triển.
 Thực tiễn làm tự nhiên bộc lộ bản chất, đặc tính, quy luật mà qua đó con người có thể
nhận thức được về sự vật, hiện tượng đó.
 Thực tiễn đã đem lại những tài liệu cho quá trình nhận thức, giúp cho nhận thức nắm
bắt được bản chất, các quy luật vận động và phát triển của thế giới.
- Thực tiễn là động lực của nhận thức
Thông qua hoạt động sản xuất sẽ thôi thúc nhận thức con người ngày càng nhanh hơn,
chính xác hơn.
- Thực tiễn là mục đích của nhận thức
 Nhận thức của con người đều nhằm phục vụ thực tiễn.

MENTORA+
MENTORA+
 Tri thức khoa học có ý nghĩa thực tiễn chỉ khi nó được áp dụng vào đời sống. Chính
thực tiễn là nơi để thể hiện sức mạnh của tri thức.
 Thực tiễn cung cấp cho con người công cụ, phương tiện để nhận thức hiện thực
khách quan.
 Thực tiễn làm cho các giác quan của con người phát triển và hoàn thiện.
 Hoạt động thực tiễn còn tạo ra các phương tiện và dụng cụ tinh vi làm tăng thêm khả
năng nhận biết của các giác quan như kính thiên văn.
- Thực tiễn là tiêu chuẩn chân lý
 Thực tiễn là thước đo giá trị của những tri thức đã đạt được trong nhận thức.
 Thực tiễn không ngừng bổ sung, điều chỉnh, sửa chữa, phát triển và hoàn thiện nhận
thức.
 Không có thực tiễn thì không có nhận thức, không có các tri thức khoa học.
 Ý nghĩa phương pháp luận
Từ việc nghiên cứu về thực tiễn và mối quan hệ của thực tiễn với nhận thức và chân lý, có
thể rút ra một số ý nghĩa thực tiễn sau:
o Xây dựng quan điểm thực tiễn đúng đắn.
o Phải coi trọng thực tiễn, gắn lý luận với thực tiễn.
o Mọi nhận thức lý luận phải xuất phát từ thực tiễn và lấy thực tiễn làm tiêu chuẩn để
kiểm tra nhận thức lý luận.
o Phê phán mọi biểu hiện xem nhẹ thực tiễn, tách rời lý luận với thực tiễn , lý luận
suông, chống chủ nghĩa giáo điều và chủ nghĩa kinh nghiệm thuần tuý.

MENTORA+

You might also like