You are on page 1of 4

 Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức: Để làm rõ vai trò của thực tiễn

đối với
nhận thức em sẽ nêu ra các khái niệm và biểu hiện để thể hiện rõ ràng vai trò quan
trọng của thực tiễn đối với nhận thức.
- Thứ nhất, thực tiễn là cơ sở động lực của nhận thức; thực tiễn cung cấp những
tài liệu tất yếu, vật liệu cho những nhận thức của con người; thực tiễn luôn đưa
ra nhu cầu, nhiệm vụ và phương hướng phát triển cũng như hoạt động của nhận
thức, rèn luyện các giác quan của con người ngày càng tinh tế, mạnh mẽ, nhạy
bén, chính xác và hoàn thiện tốt hơn,tạo ra các công cụ, phương tiện để tăng
năng lực phản ánh của con người đối với tự nhiên. Những tri thức được áp
dụng vào thực tiễn đem lại động lực kích thích quá trình nhận thức tiếp theo.
Thực tiễn sản xuất vật chất và cải biến thế giới đặt ra yêu cầu buộc con người
phải nhận thức về thế giới.Thực tiễn làm cho các giác quan, tư duy của con
người phát triển và hoàn thiện, từ đó giúp con người nhận thức ngày càng sâu
sắc hơn về thế giới. Chính nhu cầu giải thích, nhận thức và cải tạo thế giới
buộc con người tác động trực tiếp vào đối tượng bằng hoạt động thực tiễn của
mình. Chính sự tác động đó đã làm cho các đối tượng bộc lộ những thuộc tính,
những mối liên hệ và các quan hệ khác nhau giữa chúng đem lại cho con người
những tri thức, giúp cho con người nhận thức được các quy luật vận động và
phát triển của thế giới. Trên cơ sở thực tiễn mà con người hình thành các lý
thuyết khoa học. Điều đó được thể hiện rõ thông qua nguồn gốc ra đời của định
luật vạn vật hấp dẫn. Từ hiện tượng, quả táo rơi xuống đất và nhiều thí nghiệm
mà Isaac Newton đã khám phá ra định luật hấp dẫn. Qua nhiều lần thử nghiệm,
Newton đã nêu ra: Mọi vật trên trái đất đều chịu sức hút của trái đất, mặt trăng
cũng chịu sức hút của trái đất, đồng thời trái đất cũng chịu sức hút của mặt
trăng; Trái đất chịu sức hút của mặt trời, mặt trời đồng thời cũng chịu sức hút
của trái đất. Nói một cách khác là vạn vật trong vũ trụ đều có lực hấp dẫn lẫn
nhau, vì có loại lực hấp dẫn này mà mặt trăng mới quay quanh trái đất, trái đất
mới quay quanh mặt trời.
- Thứ hai, thực tiễn là mục đích của nhận thức ,nhận thức phải dựa trên cơ sở
thực tiễn, đi sâu vào thực tiễn. Nhận thức của con người là nhằm phục vụ thực
tiễn, soi đường, dẫn dắt và chỉ đạo thực hiện. Tri thức chỉ có ý nghĩa khi nó áp
dụng vào đời sống và hoạt động thực tiễn một cách trực tiếp hay gián tiếp để
phục vụ cho nhu cầu, lợi ích cũng như cuộc sống của con người. Mục đích cuối
cùng của nhận thức là giúp con người hoạt động thực tiễn nhằm cải biến thế
giới. Nhấn mạnh vai trò này của thực tiễn Lênin đã cho rằng: “Quan điểm về
đời sống, về thực tiễn, phải là quan điểm thứ nhất và cơ bản của lý luận về
nhận thức”. Nhận thức không chỉ thoả mãn nhu cầu hiểu biết mà còn đáp ứng
nhu cầu nâng cao năng lực hoạt động để đưa lại hiệu quả cao hơn, đáp ứng nhu
cầu ngày càng tăng của con người. Thực tiễn luôn vận động, phát triển nhờ đó,
thực tiễn thúc đẩy nhận thức vận động, phát triển theo. Thực tiễn đặt ra những
vấn đề mà lý luận cần giải quyết. Chỉ có thông qua hoạt động thực tiễn, thì tri
thức con người mới thể hiện được sức mạnh của mình, sự hiểu biết của con
người mới có ý nghĩa. Bằng thực tiễn mà kiểm chứng nhận thức đúng hay sai,
khi nhận thức đúng thì nó phục vụ thực tiễn phát triển và ngược lại. Ví dụ điển
hình là trước nhu cầu đi lại hàng ngày của con người và để đáp ứng được nhu
cầu sử dung, địa hình, các nhà sản xuất đã sản xuất ra nhiều phương tiện giao
thông để giúp con người có thể di chuyển dễ dàng và nhanh chóng như xe máy,
ô tô, tàu cao tốc, máy bay.
- Thứ ba, thực tiễn là tiêu chuẩn để kiểm tra chân lí. Chỉ có qua thực nghiệm
mới có thể xác định tính đúng đắn của một tri thức. Bằng thực tiễn mà kiểm
chứng nhận thức đúng hay sai. Khi nhận thức đúng thì nó phục vụ thực tiễn
phát triển và ngược lại. Như vậy, thực tiễn là thước đo chính xác nhất để kiểm
tra tính đúng đắn của tri thức, xác nhận tri thức đó có phải là chân lý hay
không. Mác đã từng khẳng định: “Vấn đề tìm hiểu xem tư duy của con người
có thể đạt tới chân lý khách quan hay không, hoàn toàn không phải là vấn đề lý
luận mà là một vấn đề thực tiễn. Chính trong thực tiễn mà con người phải
chứng minh chân lý”. Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý: Tri thức là kết quả
của quá trình nhận thức, tri thức đó có thể phản ánh đúng hay không đúng hiện
thực nên phải được kiểm tra chính xác trong thực tiễn; Thực tiễn có nhiều hình
thức nên khi kiểm tra chân lý có thể bằng thực nghiệm khoa học hoặc vận dụng
lý luận xã hội vào quá trình cải biến xã hội. (chân lý có tính tuyệt đối và tương
đối nên phải xét thực tiễn trong không gian rộng và thời gian dài); Cần phải
quán triệt quan điểm thực tiễn trong nhận thức và hoạt động để khắc phục bệnh
giáo điều; Tiêu chuẩn thực tiễn vừa mang tính tuyệt đối vừa mang tính tương
đối; Chân lý có tính cụ thể, có đặc tính gắn liền và phù hợp giữa nội dung phản
ánh với một đối tượng nhất định cùng các điều kiện, hoàn cảnh lịch sử cụ thể
Ví dụ điển hình cho vai trò này đó chính là việc thực nghiệm trên tháp nghiêng
Pizza, Aisto cho rằng ‘Vật thể khác nhau về trọng lượng thì sẽ khác nhau về
tốc độ rơi’. Còn Galilê lại cho rằng:Vật thể khác nhau về trọng lượng nhưng
cùng tốc độ khi rơi xuống. Qua ví dụ đó ta có thể thấy rằng tiêu chuẩn thực tiễn
vừa mang tính tuyệt đối vừa mang tính tương đối.
 Từ vai trò của thực tiễn đối với nhận thức làm rõ nguyên tắc thống nhất giữa lý
luận và thực tiễn Trong quá trình hoạt động để phát triển và tồn tại thì để thỏa mãn
nhu cầu hiểu biết của mình về thế giới con người luôn tìm mọi cách để thỏa mãn
nhu cầu đó để nhằm mục đích cải biến thế giới. Các nhà khoa học đã phân sự hiểu
biết của con người dựa trên các cấp độ khác nhau để đo lường chúng. Kinh
nghiệm được xem là cấp độ thấp của nhận thức. Vậy kinh nghiệm được hiểu theo
một cách đơn giản nhất đó chính là việc con người có nhận thức này sẽ hình thành
từ sự quan sát trực tiếp các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội hay trong các
thí nghiệm khoa học. Đến cuối cùng thì tri thức kinh nghiệm là kết quả đạt được
của nhận thức kinh nghiệm. Từ đó các nhà khoa học đã phân chia tri thức kinh
nghiệm thành hai loại: tri thức kinh nghiệm thông thường và tri thức kinh nghiệm
khoa học. Sự không ngừng phát triển trong sự tác động lẫn nhau của thực tiễn và
lý luận đã thể hiện được sự tống nhất giữ chúng. Trong quá trình tác động lẫn nhau
thì thực tiễn đóng vai trò là cơ sở, động lực, mục đích của nhận thức, của lí luận và
là tiêu chuẩn để kiểm tra chân lý. Như đã khẳng định ở trên là thực tiễn đóng vai
trò là cơ sở, động lực, mục đích của nhận thức. Tai sao lại được nhận định như vậy
là vì: Thực tiễn được con người dùng để liên hệ vói thế giới bên ngoài, bởi bì thế
giới khách quan bên ngoài chỉ được nhận thức khi thông qua hoạt động thực tiễn.
Bởi vì những nhu cầu, nhiệm vụ, cách thức và khuynh hướng vận động, phát triển
của nhận thức đều đucợ thực tiễn đề ra và nó được xác định là điểm xuất phát trực
tiếp của nhận thức. Những nhu cầu khách quan mà còn người tạo ra đó chính là cải
tạo thế giới và phải giải thích. Chính nhu cầu này mà bắt buộc con người phải tác
động trực tiếp vào các sự vật, hiện tượng bằng hoạt động thực tiễn của mình. Đồng
thời sẽ làm cho sự vật biến đổi và vận động qua đó bộc lộ các thuộc tính, những
mối liên hệ bên trong giúp con người nhận thức được bản chất, quy luật vận động
và phát triển của thế giới. Dựa vào đó để con người có thể hình thành các lý luận
và lý thuyết kho học nhất định. Đó chính là sự thống nhất giữ lý thuyết và thực
tiễn. Thực tiễn có nhiều hình thức nên khi kiểm tra chân lý có thể bằng thực
nghiệm khoa học hoặc vận dụng lý luận xã hội vào quá trình cải biến xã hội. (chân
lý có tính tuyệt đối và tương đối nên phải xét thực tiễn trong không gian rộng và
thời gian dài). Cần phải quán triệt quan điểm thực tiễn trong nhận thức và hoạt
động để khắc phục bệnh giáo điều.

You might also like