You are on page 1of 2

- Thực tiễn là toàn bộ những hoạt động vật chất có mục đích, có tính lịch sử -

xã hội của con người nhằm cải biến tự nhiên và xã hội vì lợi ích của con
người.
- Nhận thức là quá trình phản ánh tích cực, tự giác và sáng tạo thế giới khách
quan vào bộ óc của con người trên cơ sở thực tiễn, để từ đó sáng tạo ra
những tri thức về thế giới khách quan đó.
- Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức
Thực tiễn và nhận thức không ngừng phát triển trong sự tác động lẫn nhau.
Trong đó thực tiễn đóng vai trò là cơ sở, động lực, mục đích của nhận thức
và là tiêu chuẩn của chân lí, kiểm tra tính đúng đắn của quá trình nhận thức.
 Thứ nhất, thực tiễn là cơ sở của nhận thức
Thực tiễn làm bộc lộc ra những mặt, những thuộc tính, những mối liên
hệ bản chất bên trong của sự vật giúp con người phản ánh được bản
chất quy luật vận động phát triển của sự vật.
Ví dụ, trong hoạt động sản xuất vật chất, con người sử dụng các công
cụ lao động và nhờ các công cụ lao động đã “nối dài” các giác quan
của con người, và giúp cho con người tác động và chinh phục thế giới
ngày càng tốt hơn. Con người sử dụng công cụ lao động đi sâu vào
lòng đất thì con người mới phát hiện ra trong lòng đất có nước, có các
mỏ quặng, thiếc, vàng,…
 Thứ hai, thực tiễn là động lực của nhận thức.
Trong bản thân nhận thức có động lực trí tuệ nhưng xét đến cùng thì
động lực cơ bản và quyết định của nhận thức chính là thực tiễn. Trong
hoạt động thực tiễn, con người đã vấp phải nhiều trở ngại, khó khăn,
thậm chí thất bại và thất bại rất nhiều lần. Điều đó buộc con người
phải giải đáp những câu hỏi do thực tiễn đặt ra.
Ví dụ, để bảo vệ môi trường, nhiều người đã nghĩ ra các vật liệu thân
thiện với môi trường như cốc tái chế, ống hút giấy... Việc tạo ra
những vật liệu, đồ dùng này chính là nhằm phục vụ cho mục đích bảo
vệ môi trường.
 Thứ ba, thực tiễn là mục đích của nhận thức.
Trong những tình huống cụ thể, mục đích của nhận thức trực tiếp nảy
sinh từ nhu cầu nhận thức, nhưng xét đến cùng thì mục đích của mọi
nhận thức không phải chỉ để nhận thức mà là vì thực tiễn, vì sự cải
biến thế giới khách quan, cải biến xã hội theo nhu cầu của con người.
Ví dụ, để chống lại dịch bệnh, nhiều quốc gia trên thế giới đều đã cố
gắng sản xuất ra vaccine chống lại các loại dịch bệnh này. Như vậy, ta
nhận thấy, xuất phát từ thực tiễn khi bệnh dịch đang có chiều hướng
nghiêm trọng, nguy hiểm cho sự sống của con người nên các nhà
nghiên cứu đã chế tạo ra các loại vaccine để nhằm mục đích có thể
cứu con người khỏi tay loại dịch bệnh này.
 Thứ tư, thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lí.
Nhận thức của con người khi trở thành khinh nghiệm và thành lí luận
thì tách rời khỏi thực tiễn, và sẽ rơi vào hai khả năng là đúng hoặc sai.
Làm sao biết được nhận thức đó là đúng hay sai? Tiêu chuẩn để đánh
giá cuối cùng không nằm trong lí luận hay trong nhận thức mà ở thực
tiễn. Khi nhận thức được thực tiễn xác nhận là đúng, nhận thức đó trở
thành chân lí, vì thế thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lí.
Ví dụ, trên ti vi hiện nay nhiều công ty quảng cáo cho rằng mặt hàng
của mình là tốt nhất. Nhưng mặt hàng nào tốt nhất phải lấy thực tiễn
để kiểm nghiệm
Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lí không chỉ có tính khách quan mà
nó còn có tính biện chứng. Tiêu chuẩn này vừa có tính tuyệt đối, vừa
có tính tương đối. Tuyệt đối vì thực tiễn là tiêu chuẩn khách quan để
kiểm nghiệm chân lí, tương đối vì thực tiễn không đứng nguyên một
chỗ mà luôn luôn vận động, biến đổi, phát triển.
Thực tiễn là một quá trình và được thực hiện bởi chính con người nên
không thể tránh khỏi cả những yếu tố chủ quan. Tiêu chuẩn thực tiễn
không cho phép biến tri thức của con người thành những chân lí tuyệt
đối cuối cùng. Trong quá trình phát triển của thực tiễn và nhận thức,
những tri thức mà con người đạt được vẫn thường xuyên được kiểm
nghiệm và bổ sung, điều chỉnh, sửa chữa bởi thực tiễn để phát triển
hoàn thiện hơn.
Việc quán triệt tính biện chứng của tiêu chuẩn thực tiễn giúp chúng ta
tránh khỏi những cực đoan sai lệch như chủ nghĩa giáo điều.

You might also like