You are on page 1of 4

BÀI THUYẾT TRÌNH NHÓM 11

I Khái niệm của thực tiễn và nhận thức


A. Thực tiễn là gì:

- Thực tiễn là toàn bộ hoạt động vật chất có mục đích.

- Tất cả những hoạt động bên ngoài, hoạt động tinh thần của con nguòi đều là hoạt động thực tiễn.

- Có tính Lịch sử - xã hội : là hoạt động của con người trong xã hội và trong giai đoạn lịch sử nhất định.

Ví dụ

- Hoạt động sản xuất vật chất: hoạt động lao động của công nhân trong nhà máy, xí nghiệp; hoạt động gặt lúa,
cuốc đất,…

- Hoạt động chính trị - xã hội : đi bỏ phiếu bầu cử, đại biểu quốc hội tiếp xúc cử tri, thanh niên tham gia tình
nguyện,...

- Hoạt động thực nghiệm khoa học: tiến hành nghiên cứu tìm ra các loại vắc-xin, nghiên cứu tìm ra các nguồn
năng lượng mới,…

B. Nhận thức là gì?

- Nhận thức là quá trình phản ánh tích cực, tự giác và sáng tạo của thế giới quan vào bộ óc của con người trên cơ
sở thực tiễn nhằm sáng tạo ra các tri thức về thế giới quan của đó.

Có 2 loại nhận thức đó là:

Nhận thức cảm tính

Ví dụ như: Khi ta nhìn thấy và nếm thử đường, đường sẽ cho ta biết nó có dạng tinh thể và có vị ngọt,…

Nhận thức lý tính

Ví dụ như: Từ những nhận thức ban đầu ta đi sâu vào phân tích và tìm ra các công thức cấu trúc tinh thể của
đường,...

II Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức


1. Thực tiễn là cơ sở, động lực của nhận thức:

+ Cơ sở:

- Vừa là nền tảng của nhận thức, vừa cung cấp tài liệu cho hiện thực một cách khách quan

=> để con người có thể nhận thức và thúc đẩy nhận thức phát triển.

- Con người làm cho sự vật bộc lộ những thuộc tính, và những mối liên hệ

=> trên cơ sở đó thì con người sẽ có nhận thức về chúng.

- Các giác quan của con người ngày càng hoàn thiện
=> làm cho khả năng nhận thức ngày càng cao.

- Con người tạo ra các phương tiện ngày càng tinh vi hiện đại

=>nhằm hỗ trợ con người trong quá trình nhận thức từ đó hình thành các lý thuyết khoa học.

+ Động lực:

- Chính là yêu cầu của thực tiễn sản xuất vật chất và cải tạo xã hội buộc con người phải nhận thức về thế giới.

- Nhu cầu nhận thức của con người là vô hạn

=> nhưng qua hoạt động thực tiễn, con người lại bộc lộ mâu thuẫn giữa nhận thức có hạn của mình với sự vận động
phát triển không ngừng của thế giới khách quan từ đó thúc đẩy con người nhận thức.

- Chính thực tiễn thúc đẩy sự ra đời mạnh mẽ các ngành khoa học tự nhiên và các ngành xã hội.

Ví dụ: Sự xuất hiện học thuyế Macxit vào những năm 40 của thế kĩ XIX cũng bắt nguồn từ hoạt động thực tiễn của các
phòng trào đấu tranh của giai cấp công nhân chống lại giai cấp tư sản lúc bấy giờ.

2. Thực tiễn là mục đích của nhận thức: Mục đích cuối cùng của nhận thức là giúp con người trong hoạt động biến đổi
thế giới và cải tạo hiện thực khách quan, nhằm phục vụ đời sống vật chất và tinh thần của con người và xã hội loài người.

Ví dụ: Có được lương thực, thực phẩm đảm bảo cho như cầu thiết yếu cho việc tồn tại và phát triển của mình đòi
hỏi con người phải có nhận thức trong việc phát triển nông nghiệp như trồng trọt chăn nuôi, tìm các giống tốt, các
phương pháp nuôi trồng tốt.

3. Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý:

- Qua thực tiễn kiểm nghiệm của nhận thức suy cho cùng không thể vượt ra ngoài sự kiểm tra của thực tiễn, chính thực
tiễn là tiêu chuẩn là thước đo giá trị của những tri thức đã đạt được trong nhận thức.

- Cần phải hiểu thực tiễn là tiêu chuẩn một cách biện chứng tiêu chuẩn này vừa có tính tương đối vừa có tính tuyệt đối:

+ Tính tuyệt đối ở chỗ thực tiễn là cái duy nhất là tiêu chuẩn khách quan để kiểm nghiệm chân lý ngoài ra không có
cái nào khác suy cho cùng chỉ có thực tiễn mới có khả năng xác định cái đúng bác bỏ cái sai ở mỗi giai đoạn lịch sử có
thể xác định được chân lý.

+ Tính tương đối ở chỗ thực tiễn ngay một lúc không thể khẳng định được cái đúng bác bỏ cái sai 1 cách tức thì hơn
nữa bản chất hiện thực luôn vận động phát triển liên tục, thực tiễn có thể phù hợp ở giai đoạn lịch sử này nhưng không
phù hợp ở giai đoạn khác.

Ví dụ: Có một món ăn mà bạn chưa thử bao giờ, bạn muốn biết nó có ngon hay không cách duy nhất để xác định đó là
phải nếm thử( kiểm chúng bằng thực tiễn),…

III. Ý nghĩa của phương pháp luận


Ý nghĩa của phương pháp luận:
Phương pháp luận đóng vai trò rất quan trọng trong một bài thuyết trình và diễn thuyết:

Chúng ta phải quán triệt quan điểm thực tiễn vì: nhận thức bắt nguồn từ thực tiễn và từ
thực tiễn hình thành nên những suy nghĩ của cá nhân và từ đó hình thành nhận thức riêng của cá nhân xã hội. Nếu như
quan điểm thực tiễn bị quán triệt sai thì sẽ dẫn đến việc nhận thức sẽ có nguy cơ bị sai lệch theo và hậu quả sẽ vô cùng
lớn cho con người và xã hội.

Nghiên cứu lý luận phải đi đôi với thực tiễn: Học tập phải gắn liền với thực hành, xa rời
thực tiễn sẽ dẫn tới các suy nghĩ chủ quan, giáo điều, máy móc,..

Không được tuyệt đối hóa vai trò của thực tiễn vì sẽ dễ rơi vào chủ nghĩa
thực dụng: thực tiễn là tương đối, không có gì trên thế giới này là tuyệt đối. Vì vậy chúng ta nên chỉ tin một phần
vào thực tiễn và nên giữ lại một phần lý luận của chúng ta để không bị rơi vào chủ nghĩa thực dụng,…
THÀNH VIÊN:
1.Võ Quốc Đạt
2. Nguyễn Đức Anh
3. Nguyễn Công Hiển
4.Lê Duy Nguyễn Hoàng
5. Lê Đặng Hồng Huy
6. Võ Văn Cương

You might also like