You are on page 1of 4

THỰC TIỄN CÓ VAI TRÒ RẤT TO LỚN ĐỐI VỚI NHẬN THỨC

Hoạt động thực tiễn là cơ sở, là nguồn gốc, là động lực, là mục đích, là tiêu chuẩn của nhận thức.

1.Thực tiễn là cơ sở, nguồn gốc của nhận thứcTrong hoạt động thực tiễn, con người làm biến đổi thế
giới khách quan, bắt các sự vật, hiện tượng của thế giới khách quan phải bộc lộ những thuộc tính và
quy luật của chúng. Trong quá trình hoạt động thực tiễn luôn luôn nảy sinh các vấn đề đòi hỏi con
người phải giải đáp và do đó nhận thức được hình thành. Như vậy, qua hoạt động thực tiễn mà con
người tự hoàn thiện và phát triển thế giới quan tạo điều kiện cho nhận thức cao hơn).

Qua hoạt động thực tiễn, não bộ con người cũng ngày càng phát triển hơn, các giác quan ngày càng
hoàn thiện hơn.

Thực tiễn là nguồn tri thức, đồng thời cũng là đối tượng của nhận thức. Chính hoạt động thực tiễn
đã đặt ra các nhu cầu cho nhận thức, tạo ra các phương tiện hiện đại giúp con người đi sâu tìm hiểu
tự nhiên.

1,Thực tiễn là động lực của nhận thức

Ngay từ đầu, nhận thức đã bắt nguồn từ thực tiễn, do thực tiễn quy định. Mỗi bước phát triển của
thực tiễn lại luôn luôn đặt ra những vấn đề mới cho nhận thức, thúc đẩy nhận thức tiếp tục phát
triển. Như vậy thực tiễn trang bị những phương tiện mới, đặt ra những nhu cầu cấp bách hơn, nó rà
soát sự nhận thức. Thực tiễn lắp đi lắp lại nhiều lần, các tài liệu thu thập được phong phú, nhiều vẻ,
con người mới phân biệt được đâu là mối quan hệ ngẫu nhiên bề ngoài, đâu là mối liên hệ bản chất,
những quy luật vận động và phát triển của sự vật.

2,Thực tiễn là mục đích của nhận thức

Những tri thức khoa học chỉ có ý nghĩa thực tiễn khi nó được vận dụng vào thực tiễn. Mục đích cuối
cùng của nhận thức không phải là bản thân các tri thức mà là nhằm cải tạo hiện thức khách quan,
đáp ứng những nhu cầu vật chất và tinh thần xã hội. Sự hình thành và phát triển của nhận thức là
bắt nguồn từ thực tiễn, do yêu cầu của thực tiễn.

Nhận thức chỉ trở về hoàn thành chức năng của mình khi nó chỉ đạo hoạt động thực tiễn, giúp cho
hoạt động thực tiễn có hiệu quả hơn. Chỉ có thông qua hoạt độngthực tiễn, thì tri thức con người
mới thể hiện được sức mạnh của mình, sự hiểu biết của con người mới có ý nghĩa.

3,Thực tiễn là tiêu chuẩn của nhận thức

Bằng thực tiễn mà kiểm chứng nhận thức đúng hay sai. Khi nhận thức đúng thì nó phục vụ thực tiễn
phát triển và ngược lại.

4,Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý

a.Chân lý

Là những tri thức phản ánh đúng đắn thế giới khách quan được thực tiễn khẳng định ( nội dung
khách quan, có ý nghĩa giá trị đối với đời sống con người)

Chân lý mang tính khách quan, nó không phụ thuộc vào số đông (ví dụ: chân lý tôn giáo ).
Chân lý mang tính hai mặt ( tuyệt đối và tương đối ) vì tính hai mặt trong quá trình nhận thức của
nhân loại.

b.Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý

Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, tiêu chuẩn để kiểm tra chân lý không phải là ý
thức tư tưởng, tư duy mà là thực tiễn. Bởi vì chỉ có thông qua hoạt động thực tiễn, tri thức mới trở
lại tác động vào thế giới vật chất, qua đó nó được "hiện thực hoá”, “vật chất hơn” thành các khách
thể cảm tính. Từ đó mới có căn cứ để đánh giá nhận thức của con người đúng hay sai, có đạt tới
chân lý hay không.

Thực tiễn có rất nhiều hình thức khác nhau, nên nhận thức của con người cũng được kiểm tra thông
qua rất nhiều hình thức khác nhau.

+Thực tiễn của xã hội luôn luôn vận động và phát triển.

+Thực tiễn trong mỗi giai đoạn lịch sử đều có giới hạn. Nó không thể chứng minh hay bác bỏ hoàn
toàn một tri thức nào đó của con người mà nó được thực tiễn tiếp theo chứng minh, bổ sung thêm.
Như vậy tiêu chuẩn thực tiễn cũng mang tính chất biện chứng và như vậy mới khả năng kiểm tra một
cách chính xác sự phát triển biện chứng của nhận thức. c.Ý nghĩa:

Thực tiễn lớn nhất ở nước ta hiện nay là thực tiễn xây dựng nền kinh tế thị trường mới, nền văn hoá
mới đậm đà bản sắc dân tộc và chế độ xã hội mới công bằng, bình đẳng, tiến bộ.

Trong lĩnh vực kinh tế, đường lối, chính sách hay các giải pháp kinh tế cụ thể muốn biết đúng hay sai
đều phải thông qua vận dụng chúng trong sản xuất, kinh doanh cũng như quản lý các quá trình đó.
Đường lối chính sách cũng như các giải pháp kinh tế chỉ đúng khi chúng mang lại hiệu quả kinh tế,
thúc đẩy sản xuất phát triển, nâng cao năng suất lao động, làm cho dân giàu, nước mạnh, xã hội
công bằng, văn minh.

Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội sau những bước tiến và những thành tựu to lớn mang lại ý
nghĩa lịch sử, giờ đây lại đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết. Những hoạt động nghiên cứu lý luận
chính là nhằm tìm ra lời giải đáp cho những vấn đề của giai đoạn cách mạng hiện nay. Công cuộc đổi
mới ở nước ta vừa là mục tiêu, vừa là động lực mạnh mẽ thúc đẩy hoạt động nhận thức nói chung và
công tác lý luận nói riêng, nhất định sẽ đem lại cho chúng ta những hiểu biết mới, phong phú hơn và
cụ thể hơn về mô hình chủ nghĩa xã hội, về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta.

*Mối quan hệ giữa lý luận và thực tiễn

Được thể hiện bằng mối quan hệ giữa nhận thức và thực tiễn. Giữa lý luận và thực tiễn thống nhất
biện chứng với nhau. Sự thống nhất đó bắt nguồn từ chỗ: chúng đều là hoạt động của con người,
đều nhằm mục đích cải tạo tự nhiên và cải tạo xã hội để thoả mãn nhu cầu của con người.

a. Lý luận bắt nguồn từ thực tiễn

Lý luận dựa trên nhu cầu của thực tiễn và lấy được chất liệu của thực tiễn. Thực tiễn là hoạt động cơ
bản nhất của con người, quyết định sự tồn tại và phát triển xã hội. Lý luận không có mục đích tự nó
mà mục đích cuối cùng là phục vụ thực tiễn. Sức sống của lý luận chính là luôn luôn gắn liền với thực
tiễn, phục vụ cho yêu cầu của thực tiến.

b. Lý luận mở đường và hướng dẫn hoạt động của thực tiễn


Ví dụ: lý luận Mác - Lênin hướng dẫn con đường đấu tranh của giai cấp vô sản. Sự thành công hay
thất bại của hoạt động thực tiễn là tuỳ thuộc vào nó được hướng dẫn bởi lý luận nào, có khoa học
hay không? Sự phát triển của lý luận là do yêu cầu của thực tiễn, điều đó cũng nói lên thực tiễn
không tách rời lý luận, không thể thiếu sự hướng dẫn của lý luận.

Vai trò của lý luận khoa học là ở chỗ: nó đưa lại cho thực tiễn các tri thức đúng đắn về các quy luật
vận động, phát triển của hiện thực khách quan, từ đó mới có cơ sở để định ra mục tiêu và phương
pháp đúng đắn cho hoạt động thực tiễn.

Quan hệ lý luận và thực tiễn mang tính chất phức tạp, quan hệ đó có thể là thống nhất hoặc mâu
thuẫn đối lập.

c. Lý luận và thực tiễn là thống nhất

Lý luận và thực tiễn thống nhất khi giai cấp thống trị còn mang tinh thần tiến bộ và còn giữ sứ mệnh
lịch sử. Khi lý luận và thực tiễn thống nhất thì chúng sẽ tăng cường lẫn nhau và phát huy vai trò của
nhau. Sự thống nhất đó là một trong những nguyên lý căn bản của triết học Mác - Lênin.

d. Sự mâu thuẫn của lý luận và thực tiễn

Xảy ra khi giai cấp thống trị trở nên phản động, lỗi thời, lạc hậu. Khi mẫu thuẫn nảy sinh, chúng sẽ
làm giảm ảnh hưởng của nhau. Điều đó dẫn đến mọi đường lối, chính sách xã hội trở nên lạc hậu và
phản động.

*Ý nghĩa

Cần phải tăng cưởng, phát huy vai trò của lý luận đối với xã hội, đặc biệt là lý luận xã hội mà quan
trọng là lý luận Mác - Lênin và các lý luận về kinh tế. Trước chủ nghĩa Mác, trong lý luận nhận thức,
phạm trù thực tiễn hầu như không có chỗ đứng nào. Nhiều người còn hình dung thực tiễn với bộ
mặt xấu xí của con buôn (Phơ-Bách). Trong “Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phản”,
sau khi phê phán E. Ma Khơ và một số người khác đã "cố gạt thực tiễn ra khỏi lý luận nhận thức, coi
thực tiễn như một cái gì không đáng nghiên cứu về mặt nhận thức luận, đã "đem cái tiêu chuẩn thực
tiễn là cái giúp cho mỗi người phân biệt được ảo tưởng với hiện thực đặt ra ngoài giới hạn của khoa
học, của lý luận nhận thức... để dọn chỗ cho chủ nghĩa duy tâm và thuyết bất khả trì".

V.I.Lênin đã khẳng định: quan điểm về đời sống, về thực tiễn phải là quan điểm thứ nhất và cơ bản
của lý luận về nhận thức. (“V.I.Lênin toàn tập” – 1980)

Chính vì sự quan trọng của mối quan hệ giữa lý luận và thực tiễn nên đối với nước ta trong giai đoạn
này cần đảm bảo sự thống nhất giữa lý luận và hoạt động. Hiện nay, nước ta đang tiến hành đổi mới
một cách toàn diện các mặt của đời sống xã hội, mà trong đó đổi mới kinh tế là trung tâm. Đổi mới
từ nền kinh tế tập trung quan liêu sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước là một vấn
đề hết sức mới mẻ chưa có lời giải đáp sẵn. Và chúng ta cũng không bao giờ có thể có mộtlời giải sẵn
sau đó mới đi vào tiến hành đổi mới. Quá trình đổi mới nói chung, đổi mới kinh tế nói riêng và việc
nhận thức quá trình đổi mới đó không tách rời nhau, tác động qua lại lẫn nhau cùng phát triển.

Vậy trong nhận thức và hoạt động thực tiễn, phải xuất phát từ thực tế khách quan, phải lấy hiện
thực khách quan làm cơ sở cho hoạt động của mình. Gắn lý luận vào thực tiễn để hoạt động trở nên
khoa học, có cơ sở vững chắc. Tinh thần ấy chính là vấn đề cần nghiên cứu trong văn kiện Đại hội
Đảng lần thứ VI.
e. Thống nhất giữa lý luận và thực tiễn là một nguyên tắc căn bản của chủ nghĩa Mác- Lênin.

Thực tiễn không có lý luận hướng đẫn thì thành thực tiễn mù quáng. Lý luận mà không liên hệ với
thực tiễn là lý luận suông. Vì vậy cho nên trong khi nhấn mạnh sự quan trọng của lý luận, đã nhiều
lần Lênin nhắc đi nhắc lại rằng lý luận cách mạng không phải là giáo điều, nó là kim chỉ nang cho
hành động cách mạng, và lý luận không phải là một cái gì cứng nhắc, nó đầy tính sáng tạo. Lý luận
luôn luôn cần được bổ sung bằng những kết luận mới rút ra từ trong thực tiễn sinh động. Những
người cộng sản các nước phải cụ thể hoá chủ nghĩa Mác Lênin cho thích hợp với điều kiện, hoàn
cảnh từng lúc và từng nơi (“Hồ Chí Minh: toàn tập"-1996) *Con đường biện chứng của sự nhận thức:

Nhận thức của con người diễn ra trên cơ sở thực tiễn và không ngừng vận động, phát triển. Sự vận
động và phát triển của nhận thức diễn ra một cách biện chứng:

- “Từ trực quan sinh động đến tư duy trìu tượng và từ tư duy trìu tượng đến thực tiễn - đó là con
đường biện chứng của sự nhận thức chân lý, của sự nhận thức thực tại khách quan”.

+Trực quan sinh động (hay nhận thức cảm tính) là giai đoạn đầu của quá trình nhận thức, được hình
thành trong quá trình thực tiễn.Giai đoạn này được hình thành thông qua các hình thức cơ bản nối
tiếp nhau: cảm giác, tri giác, biểu tượng... +Tư duy trì tượng (hay nhận thức lý tính) là giai đoạn cao
của quá trình nhận thức dựa trên cơ sở những tài liệu do giai đoạn trực quan sinh động mang lại.
Nhận thức của con người phát triển đến giai đoạn tư duy trìu tượng chưa phải là chấm dứt, mà nó
lại tiếp tục vận động trở về với thực tiễn. Nhận thức phải trở về với thực tiễn vì:

+ Mục đích của nhận thức là phục vụ hoạt động thực tiễn. Vì vậy nó phải trở về chỉ đạo hoạt động
thực tiễn cải tạo thế giới.
+ Đến giai đoạn tư duy trìu tượng vẫn có khả năng phản ánh sai lạc hiện thực. Vì vậy, nhận thức phải
quay trở về thực tiễn để kiểm tra kết quả nhận thức, phân biệt đâu là nhận thức đúng, đâu là nhận
thức sai lầm.
+ Thực tiễn luôn luôn vận động, phát triển. Vì vậy nhận thức phải trở về với thực tiễn để trên cơ sở
thực tiễn mới tiếp tục bổ sung, phát triển nhận thức.

- Từ trực quan sinh động đến tư duy trìu tượng, và từ tư duy trìu tượng đến thực tiễn là một vòng
khâu của quá trình nhận thức. Nó cứ lặp đi lặp lại làm cho nhận thức của con người phát triển không
ngừng, ngày càng phản ánh sâu sắc bản chất, quy luật của thế giới khách quan.

You might also like