You are on page 1of 7

PAGE \* MERGEFORMAT 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC


TÀI CHÍNH - MARKETING

MẪU PHIẾU LÀM BÀI THU HOẠCH

HỌC PHẦN TRIẾT HỌC MÁC -LÊNIN

Ngày kiểm tra: 9 /12/2023

Họ tên sinh viên: Trương Nguyễn Gia Hân

Mã số sinh viên : 2321001183

Mã lớp học phần: 23311001113417

Bài làm gồm: 7 trang MÃ ĐỀ 01

Điểm CB chấm thi


Bằng số Bằng chữ (Ký, ghi rõ họ tên)

BÀI LÀM:

Câu 1.(5 điểm):

Hồ Chí Minh đã viết: “ Thực tiễn không có lý luận hướng dẫn thì thành
thực tiễn mù quáng. Lý luận mà không liên hệ thực tiễn là lý luận suông”
(Hồ Chí Minh, Toàn tập, T.11, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2011)

1
PAGE \* MERGEFORMAT 2

- Dựa vào mối quan hệ biện chứng giữa lý luận và thực tiễn để giải thích
và lấy ví dụ chứng minh cho luận điểm trên ?

- Vận dụng nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn vào cuộc
sống và học tập của bản thân ?

Bài làm

Ý 1:

Theo quan điểm mà Hồ Chí Minh đã viết: “ Thực tiễn không có lý luận hướng
dẫn thì thành thực tiễn mù quáng. Lý luận mà không liên hệ thực tiễn là lý luận
suông” đã cho thấy được mối liên hệ giữa lý luận và thực tiễn là một trong
những vấn đề quan trọng của triết học. Sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn
là một trong những nguyên tắc cơ bản của Triết học Mác - Lê nin. Việc phân
tích tìm hiểu mối liên hệ biện chứng giữa lý luận và thực tiễn, từ đó rút ra quan
điểm thực tiễn và vận dụng đúng đắn quan điểm đó trong hoạt động thực tiễn
là rất cần thiết đối với sự nghiệp đổi mới ở nước ta hiện nay cũng như tránh
được những sai lầm của bệnh kinh nghiệm, giáo điều chủ nghĩa. Trước hết
theo quan điểm của triết học Mác-Lênin, thực tiễn là toàn bộ những hoạt động
vật chất-cảm tính, có tính lịch sử-xã hội của con người nhằm cải tạo tự nhiên
và xã hội phục vụ nhân loại tiến bộ. Thực tiễn rất đa dạng với nhiều hình thức
nhưng tựu chung lại thì có ba hình thức đơn giản là: hoạt động sản xuất vật
chất, hoạt động chính trị-xã hội và hoạt động thực nghiệm khoa học; trong đó,
hoạt động sản xuất vật chất là hình thức thực tiễn có sớm nhất, cơ bản nhất,
quan trọng nhất, vì ngay từ khi con người mới xuất hiện trên trái đất đã phải
tiến hành sản xuất vật chất dù là đơn giản để tồn tại. Còn lý luận là sự khái
quát kinh nghiệm thực tiễn, là hệ thống các tri thức phản ánh khách quan, bản
chất thế giới tự nhiên và xã hội loài người, được biểu hiện bằng các học
thuyết, các quy luật, phạm trù, khái niệm. Giữa lý luận và thực tiễn có mối
quan hệ biện chứng, tác động, ảnh hưởng qua lại lẫn nhau, trong đó thực tiễn
đóng vai trò quyết định.Vai trò đầu tiên của thực tiễn đối với nhận thức: thực
tiễn là nguồn gốc, là cơ sở của lý luận. Có thể hiểu là mọi sự hiểu biết, tri

2
PAGE \* MERGEFORMAT 2

thức, học thuyết của con người và phạm trù khái niệm bắt nguồn và thông qua
hoạt động thực tiễn, Ví dụ như là để thể hiện tầm quan trọng của từng yếu tố,
cũng như những quy trình kĩ thuật, điều kiện và nguyên nhân cần thiết để sản
xuất lúa thành công ông cha ta đã có một câu tục ngữ: “Nhất nước, nhì phân,
tam cần, tứ giống”. Tiếp đến thực tiễn là động lực của lý luận. Chính thông
qua hoạt động thực tiễn nó đặt ra nhiều vấn đề từ đó tạo ra động lực thôi thúc
buộc lý luận phải giải quyết. Chẳng hạn xuất phát từ nhu cầu thực tiễn muốn
xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn thì giai cấp quần chúng nhân dân lao động
phải tìm ra cách thức, con đường, phải có lý luận tiên phong để soi đường cho
giai cấp quần chúng lao động đó tìm ra con đường lật đổ giai cấp thống trị.
Tiếp theo thực tiễn là mục đích của nhận thức lý luận, vì mọi hoạt động của
con người đều phục vụ cho đời sống vật chất và tinh thần, làm cho quan hệ
giữa người với người ngày càng hoàn thiện hơn. Như là chính mục đích con
người muốn chữa trị những căn bệnh nan y mà giải mã bản đồ gen người ra
đời. Cuối cùng thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý, của lý luận. Chỉ có thực tiễn
mới vật chất hóa được được tri thức, qua đó phản ánh được mức độ đúng sai
của tri thức. Hơn nữa, nhận thức trước hết nhằm giải đáp các vấn đề thực tiễn
đặt ra và để chỉ đạo, định hướng hoạt động thực tiễn. Như vậỵ lý luận ra đời
cần được soi vào thực tiễn và phải được thực tiễn kiểm nghiệm để khẳng định
nó đúng hay là sai. Bản thân thực tiễn luôn luôn thay đổi nên là lý luận cần
phải bổ sung, điều chỉnh, sữa chữa để phù hợp với thực tiễn. Như trong đại
dịch Covid 19 trước khi đem vaccine ra để tiêm cho người dân thì các nhà
nghiên cứu vaccine đã phải qua thử nghiệm và khi có kết quả tốt thì mới đưa
vào tiêm cho người dân. Do đó nếu xa rời thực tiễn, không dựa vào thực tiễn
thì lý luận sẽ xa rời cơ sở hiện thực trở thành lý luận suông. Thực tiễn đóng
vai trò quyết định đối với lý luận, lý luận tác động trở lại đối với thực tiễn. Thứ
nhất là lý luận khái quát kinh nghiệm, chỉ ra quy luật vận động của thực tiễn.
Thứ 2 lý luận dự báo định hướng cho hoạt động thực tiễn. Thứ 3 là lý luận
giáo dục, liên kết, tập hợp lực lượng, chỉ đạo và cải tạo thực tiễn. Cho thấy
được nếu thực tiễn mà không có lý luận hướng dẫn sẽ trở thành lý luận mù
quáng, không đúng đắn. Qua đó cho thấy được lý luận là kim chỉ nam cho
hoạt động thực tiễn. Như vậy,giữa lý luận và thực tiễn có sự liên hệ, tác động
3
PAGE \* MERGEFORMAT 2

qua lại, tạo điều kiện cho nhau cùng phát triển và gắn bó hữu cơ với nhau do
đó sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn là nguyên lý cao nhất của triết học
Mác Lênin.

Ý 2:

Vận dụng mối quan hệ biện chứng lý luận và thực tiễn vào học tập đó chính là
“Học với hành phải đi đôi. Học mà không hành thì vô ích. Hành mà không học
thì hành không trôi chảy”. Ta dễ dàng nhận thấy mối quan hệ chặt chẽ giữa
học và hành qua lời dạy của Bác. Nếu ta chỉ có học mà không vận dụng, thực
hành thì những lý thuyết chúng ta tiếp thu được sẽ trở thành lý thuyết suông
không có tính áp dụng vào đời sống. Ngược lại nếu hành mà không học sẽ
không có đường lối đúng đắn, không mang lại hiệu quả mà còn có thể trở
thành một kẻ ngốc. Đối với sinh viên năm nhất em cảm thấy cần phải xây
dựng một phương pháp học đúng đắn, cần phải đổi mới cách thức học để đạt
được hiệu quả cao trong suốt 4 năm.

Đó là em cần phải tích cực, chủ động, sáng tạo, nỗ lực cao trong học tập. Đi
học một cách đầy đủ để có thể tiếp thu lượng kiến thức, chủ động tự học để
tìm kiếm thêm nguồn tài liệu mới. Sau mỗi buổi học đều tự ôn luyện, vận dụng
lý thuyết đã học vào giải các bài tập để có thể củng cố vốn kiến thức. Và nếu
có những vấn đề chưa hiểu thì em sẽ mạnh dạn hỏi giảng viên giải đáp thắc
mắc cho mình. Em còn cần phải học cách học, cách phát hiện, cách giải quyết
vấn đề để từ đó hình thành năng lực thực hành và năng lực tự học- tự đào
tạo, từng bước hình thành và phát triển năng lực của bản thân. Trong quá
trình học em cần phải biết vận dụng ngay những kiến thức mình đã học vào
thực tiễn đời sống. Từ những nguồn kiến thức mà em đã có sẽ áp dụng vào
nghiên cứu khoa học với những đề tài có tính áp dụng vào thực tế cao. Em
cũng cần phải năng động tham gia vào thảo luận hoạt động nhóm câu lạc bộ,
các diễn đàn,các hoạt động đoàn trường sôi nổi để trau dồi kỹ năng sống, kỹ
năng quản lý sắp xếp, giúp nhận thức của bản thân dễ dành hoà nhập và biến
đổi phù hợp trong thực tiễn đời sống. Song em sẽ vận dụng kiến thức, kĩ năng
đã trang bị vào thực hiện các công việc và nhiệm vụ phù hợp với chuyên
ngành mà em đang theo học.Ngoài ra em sẽ tận dụng những thời gian rảnh đi
4
PAGE \* MERGEFORMAT 2

làm thêm để học hỏi kiến thức từ thực tế, trải nghiệm cuộc sống, tích lũy kinh
nghiệm ngoài sách vở thầy cô đi học và phần của trung tâm- công việc thời
gian để có thể dễ dàng tìm được việc làm sau khi tốt nghiệp.

Vận dụng nguyên lý thống nhất giữa lý luận và thực tiễn vào cuộc sống: Triết
học Mac-Lenin và Tư Tưởng HCM là cơ sở lý luận nhận thức, giúp em xác
định được những mục tiêu của bản, hệ thống hoá được việc học và chơi.
Cùng với đó, tư duy lý luận của triết học mác và tư tưởng hcm giúp em có thể
đánh giá được tình hình chung, khái quát được bối cảnh trong mọi trường hợp
từ đó đưa ra kết luận và xác định phương hướng giải quyết hay phát triển.
Nhờ triết học Mác và Tư tưởng Hồ Chí Minh em tìm tòi được những động lực
cho cuộc sống, giúp em luôn thay đổi được tư duy và lý luận trong đời sống và
thực tiễn sao cho phù hợp nhất. Nhận thức được mọi thứ về vật chất và ý
thức, hiểu rõ hơn về bản chất thế giới và cách nó vận hành.

Câu 2.(5 điểm): Trên cơ sở phân tích quan điểm của triết học Mác –
Lênin và của Hồ Chí Minh về con người và bản chất con người, hãy liên
hệ với việc xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện
nay và liên hệ bản thân ?

Bài làm

Có nhiều quan điểm khác nhau về con người và bản chất của con người,
song tựu chung lại quan điểm của CM Mác – Lênin về con người và bản chất
của con người được biểu hiện một cách toàn diện, đầy đủ nhất. Theo C.Mác
thì con người là một thực thể sinh học-xã hội, luôn giữ vai trò chủ thể trong
mọi hoạt động. Trong đó thực thể sinh học là phần con: chịu sự quy định của
các quy luật sinh học để tồn tại và phát triển. Với thực thể sinh học thì con
người có nhu cầu về ăn, mặc, ở..; đó là nhu cầu thiết yếu, thể hiện bản chất tự
nhiên. Còn thực thể xã hội là phần người: thông quan những sinh hoạt cộng
đồng như lao động, giao tiếp, nhờ đó một hệ thống các quan hệ xã hội được
thiết lập. Bản chất con người là không có con người trừu tượng, thoát ly hoàn
cảnh lịch sử-xã hội. Con người luôn xác định, sống trong một điều kiện lịch sử
cụ thể và con người bị những điều kiện lịch sử xã hội đó chi phối. Con người
mang bản chất xã hội vì bản chất con người bị các điều kiện xã hội đương
5
PAGE \* MERGEFORMAT 2

thời quy định như kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục…Khi những điều kiện
này thay đổi, bản chất con người cũng sẽ thay đổi. Trong tính hiện thực của
nó, bản chất con người là tổng hòa những quan hệ xã hội. Trong bối cảnh
hiện thực ấy tất cả các quan hệ xã hội đều tham gia làm hình thành nên bản
chất con người, quan hệ giữ vai trò quyết định là quan hệ vật chất-kinh tế.

Liên hệ với việc xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện
nay: Quan điểm về con người mới xã hội chủ nghĩa của Chủ tịch Hồ Chí Minh
luôn gắn với quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin. Người vận dụng quan
điểm mác xít về con người để xây dựng con người mới, những con người
mang thế giới quan và nhân sinh quan của chủ nghĩa Mác – Lênin, con người
thấm nhuần tư tưởng xã hội chủ nghĩa và chủ nghĩa nhân văn Hồ Chí Minh.
Tại Đại hội Đại biểu toàn quốc của Đảng lần thứ VIII (1996), vấn đề xây dựng
và phát triển con người tiếp tục được Đảng ta khẳng định: “Lấy việc phát huy
nguồn lực con người làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững;
nâng cao dân trí, bồi dưỡng và phát huy nguồn lực to lớn của con người Việt
Nam là nhân tố quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam”. Trong thời kỳ
hiện nay việc xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa ngày càng là vấn đề
cấp thiết, quan trọng. Đảng và nhà nước đã đề ra nhiều chính sách nhằm xây
dựng con người hiện nay. Về mặt giáo dục, đào tạo: Cần đào tạo đội ngũ giáo
viên, giảng viên chất lượng; đổi mới phương thức giảng dạy cần phải gắn kỹ
năng thực hành cho người học; đặc biệt đối với bậc cao đẳng, đại học và đào
tạo nghề đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nước. Đảng và Nhà nước thực
hiện nhiều chính sách an sinh xã hội, chăm sóc sức khỏe nhằm đảm bảo cuộc
sống ấm no, đầy đủ cho nhân dân. Đảng cũng ra sức củng cố bộ máy nhà
nước, nâng cao năng lực, hiệu quả lãnh đạo, chỉ đạo, đổi mới công tác quản
lý của các cơ quan nhà nước. Cùng với giáo dục thì kỉ luật cũng cần được siết
chặt; áp dụng đúng các chế tài để xử lý mọi hành vi vi phạm pháp luật; đẩy lùi
tệ nạn xã hội bảo đảm trật tự an toàn xã hội, đập tan âm mưu” diễn biến hòa
bình” của các thế lực phản động nhằm xây dựng một xã hội tốt đẹp. Thời kỳ
hội nhập quốc tế mạnh mẽ nhà nước ta luôn duy trì và mở rộng quan hệ hợp

6
PAGE \* MERGEFORMAT 2

tác với các nước lớn nhằm phát triển con người, học tập kinh nghiệp và thu
hút nguồn lực của con người vào sự nghiệp phát triển đất nước;

Liên hệ bản thân: Trong thời kỳ công nghiệp 4.0, đất nước đang trong quá
trình hiện đại hóa thì em cần phải xây dựng bản thân nhằm đóng góp vào sự
nghiệp xây dựng Tổ quốc. Đầu tiên em sẽ ra sức học tập, sáng tạo, tiếp thu
các công nghệ tiên tiến để trang bị một nền tảng tốt, giàu kiến thức, vững kỹ
năng để có thể góp phần vào việc xây dựng,phát triển của đất nước. Ngoài
trau dồi kiến thức em còn phải ra sức rèn luyện đạo đức, tạo cho mình thói
quen với lối sống lành mạnh; tránh sa ngã vào những tệ nạn xã hội; phê phán,
đấu tranh chống lại những hành vi tiêu cực trong xã hội. Và em luôn đề cao
phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp của con người Việt Nam. Em cần
nâng cao nhận thức chính trị, đường lối và vai trò lãnh đạo của Đảng, học tập
chủ nghĩa Mác- Lênin , học tập và theo tư tưởng chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong
thời đại công nghệ phát triển sẽ có những thông tin tiêu cực và tích cực vì thế
em luôn biết chọn lọc thông tin đúng sự thật, tẩy chay những nội dung mang
tính chất phản động. Trong thời kì hội nhập quốc tế sâu rộng em phải biết trau
dồi những kỹ năng, không ngừng phát triển bản thân, phát huy khả năng tự
học tập, tự rèn luyện. Em sẽ cố gắng rèn đức luyện tài, không ngừng nỗ lực
học tập, nâng cao kiến thức, ra sức cống hiến sức mình cho sự nghiệp xây
dựng và bảo vệ tổ quốc. Tích cực trau dồi lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối
sống văn hóa để tránh bị tác động bởi các thế lực thù địch, phản động; góp
sức mình vào công cuộc xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.

Tài liệu tham khảo:

HocLuat.vn

ThS. Nguyễn Minh Hiền & ThS Đặng Chung Kiên. (2020). Triết học Mác-
Lênin.

Triết học 123

You might also like