You are on page 1of 21

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

VIỆN TOÁN ỨNG DỤNG VÀ TIN HỌC


**********

TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN

Đề tài : Vận dụng quan điểm thực tiễn của Triết học Mác- Lê nin để xem xét
vấn đề lựa chọn ngành nghề của sinh viên Đại học Bách khoa Hà Nội hiện
nay.

Giáo viên hướng dẫn : Lê Văn Kiện


Sinh viên thực hiện : Phạm Văn Thái 20206303
Đỗ Trung Tuyến 20206312
Vũ Thành Đạt 20206275
Giàng A Đức 20206233

Hà Nội, 6-2021
1

A. Phần mở đầu
1) Lý do chọn đề tài

Thế kỉ 21 là một kỉ nguyên đột phá của xã hội loài người. Con người đã có những
bước tiến dài trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Trong đó, những quan
điểm của chủ nghĩa Mác – Lê nin đã được thử thách trong thực tiễn, vượt qua những
biến cố của lịch sử và luôn phù hợp với những bước tiến của khoa học. Chủ nghĩa
Mác – Lê nin cung cấp thế giới quan, phương pháp luận khoa học, để từ đó có sự vận
dụng sáng tạo trong nhận thức xu hướng phát triển của các ngành nghề trong thời đại
4.0. Việc lựa chọn ngành nghề hợp lí, phù hợp với bản thân có ảnh hưởng rất lớn tới
tương lai của sinh viên sau này.
Ở bài tiểu luận này chúng tôi sẽ phân tích cách: “Vận dụng quan điểm thực tiễn
của Triết học Mác- Lê nin để xem xét vấn đề lựa chọn ngành nghề của sinh viên Đại
học Bách Khoa Hà Nội hiện nay”.
Tiểu luận Triết học Mác- Lênin.

2) Tổng quan tình hình nghiên cứu của đề tài:


Vấn đề lựa chọn ngành nghề, công việc của sinh viên vẫn luôn là một đề tài hay và
mang tính thời sự cũng như rất cấp thiết hiện nay. Đã có rất nhiều bài báo trang thông
tin nói về vấn đề này, không những trong nước mà ngay cả các nước trên thế giới.
Một số điển hình tiêu biểu là:
 Các ngành của Đại học Bách Khoa Hà Nội: Lựa chọn nào phù hợp?
(www.edu2review.com) nói về các ngành học của Đại học Bách Khoa Hà Nội
và các cơ hội với từng ngành học.
 Định hướng nghề nghiệp, gợi ý những công việc “HOT”. (www.timviec365.vn)
nêu lên những công việc phù hợp với xu thế hiện nay của xã hội.
Không những thế hàng loạt các trang web định hướng nghề nghiệp cũng nổi lên
như một công cụ hữu ích giúp sinh viên giải quyết vấn đề về việc làm của mình
( library.rit.edu, mymajors.com, myfuture.edu.eu,…).
2

3) Mục đích nghiên cứu của đề tài.


 Làm rõ các quan điểm thực tiễn của Triết học Mác- Lê nin.
 Đánh giá tình hình lựa chọn ngành nghề của sinh viên Đại học Bách
Khoa Hà Nội.
 Biết cách vận dụng quan điểm của Triết học Mác- Lê nin vào thực tiễn
cuộc sống.

4) Phạm vi nghiên cứu của đề tài.


 Sinh viên Đại học Bách Khoa Hà Nội nói riêng và sinh viên các trường
Đại học tại Việt Nam nói chung.

5) Phương pháp nghiên cứu của đề tài.


Phương pháp luận: dựa trên các nguyên lý, phạm trù cơ bản của chủ nghĩa duy
vật biện chứng, đồng thới tuân thủ các nguyên tắc của chủ nghĩa duy vật lịch sử để
xem xét, đánh giá vấn đề.
Tiểu luận Triết học Mác- Lênin.
Ngoài các phương pháp luận, bài tiểu luận sử dụng các phương pháp cụ thể, chú
trọng phương pháp lịch sử kết hợp với logic, so sánh, phân tích, tổng hợp, thống kê,
khảo sát và tổng kết thực tiễn,…
6) Đóng góp của đề tài.
Đề tài tiểu luận góp phần phân tích, làm rõ những tác dụng của quan điểm thực
tiễn của Triết học Mác- Lê nin đối với việc lựa chọn ngành nghề cho sinh viên Bách
Khoa. Từ đó đề ra những yêu cầu cần thiết để sinh viên có thể dễ dàng lựa chọn
ngành nghề phù hợp với mình, giúp ích cho quá trình học tập của sinh viên.
7) Kết cấu của đề tài.
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, tiểu luận có kết cấu
gồm:
 Chương 1: Cơ sở lý luận : Quan điểm thực tiễn của Triết học Mác- Lê nin.
3

 Chương 2: Vận dụng quan điểm thực tiễn của Triết học Mác- Lê nin để xem xét
vấn đề lựa chọn ngành nghề của sinh viên Đại học Bách Khoa Hà Nội hiện nay.
CHƯƠNG 1: Cơ sở lý luận : Quan điểm thực tiễn của Triết học
Mác- Lê nin.
1.1.Khái niệm thực tiễn?

Thực tiễn là toàn bộ hoạt động vật chất có mục đích mang tính lịch sử - xã hội của
con người nhằm cải biến thế giới khách quan.

- Thực tiễn là hoạt động vật chất. Tất cả những hoạt động bên ngoài hoạt động tinh
thần của con người đều là hoạt động thực tiễn.

- Là hoạt động có mục đích. Khác hoạt đông bản năng của động vật.

- Có tính lịch sử - xã hội: Là hoạt động của con người trong xã hội và trong những giai
Tiểusửluận
đoạn lịch nhấtTriết
định.học Mác- Lênin.

1.1.2. Tính chất, các hình thức cơ bản của hoạt động thực tiễn.

1.1.2.1. Tính chất của hoạt động thực tiễn.

Thực tiễn chỉ là những hoạt động vật chất - cảm tính của con người hay nói khác đi
là những hoạt động vật chất mà con người cảm giác được, quan sát được trực quan
được. Hoạt động vật chất - cảm tính là những hoạt động mà con người phải sử dụng lực
lượng vật chất, công cụ vật chất tác động vào các đối tượng vật chất để biến đổi chúng;
trên cơ sở đó, con người làm biến đổi thế giới khách quan và biến đổi chính bản thân
mình.

– Thực tiễn là hoạt động mang tính lịch sử – xã hội:


4

Thực tiễn là hoạt động chỉ diễn ra trong xã hội, với sự tham gia đông đảo của mọi
người, luôn bị giới hạn bởi những điều kiện lịch sử - xã hội cụ thể và cũng trải qua các
giai đoạn lịch sử phát triển cụ thể.

Thực tiễn luôn là dạng hoạt động cơ bản và phổ biến của xã hội loài người mặc dù
trình độ và các hình thức hoạt động thực tiễn có những thay đổi qua các giai đoạn lịch
sử. Hoạt động đó chỉ có thể được tiến hành trong các quan hệ xã hội.

Thực tiễn có quá trình vận động và phát triển của nó. Trình độ phát triển của thực
tiễn nói lên trình độ chinh phục tự nhiên và làm chủ xã hội của con người.

Như vậy, về mặt nội dung cũng như về phương thức thực hiện, thực tiễn có tính lịch
sử– xã hội.

– Thực tiễn là hoạt động có mục đích của con người:

Tiểu thực
Hoạt động luận tiễn
Triếtlàhọc Mác-
hoạt Lênin.
động bản chất của con người. Nói vậy tức là chỉ có con
người mới có hoạt động thực tiễn.

Thực tiễn là hoạt động có tính mục đích nhằm cải tạo tự nhiên và xã hội để phục vụ con
người. Nói tới thực tiễn là nói tới hoạt động có tính tự giác cao của con người, khác hẳn
với hoạt động bản năng, thụ động của động vật.

Con người không thể thỏa mãn với những gì có sẵn trong tự nhiên. Con người phải tiến
hành lao động sản xuất ra của cải vật chất để nuôi sống mình. Để lao động hiệu quả, con
người phải chế tạo và sử dụng công cụ lao động.

Như thế, bằng hoạt động thực tiễn, trước hết là lao động sản xuất, con người tạo ra
những vật phẩm vốn không có sẵn trong tự nhiên. Không có hoạt động thực tiễn, con
người và xã hội loài người không thể tồn tại và phát triển được.
5

Do đó, có thể phát biểu rằng, thực tiễn là phương thức tồn tại cơ bản của con người và
xã hội, là phương thức đầu tiên và chủ yếu của mối quan hệ giữa con người và thế giới.

1.1.2.2. Các hình thức cơ bản của hoạt động thực tiễn.

a, Sản xuất vật chất.

Đây là hoạt động có sớm nhất, cơ bản và quan trọng nhất. Ngay từ khi xuất hiện, con
người đã phải tiến hành sản xuất vật chất, dù là đơn giản, để đáp ứng nhu cầu tồn tại.
Sản xuất vật chất biểu thị mối quan hệ giữa con người với thế giới tự nhiên và là
phương thức tồn tại cơ bản của con người và xã hội loài người. Sản xuất vật chất cũng
là cơ sở cho sự tồn tại các hình thức thực tiễn khác cũng như tất cả các hoạt động sống
khác của con người.

Ví dụ về hoạt động sản xuất vật chất ta có thể thấy ở khắp mọi nơi trong cuộc sống,
như trồng lúa, trồng khoai, dệt vải, sản xuất giày dép, ô tô, xe máy…
Tiểu luận Triết học Mác- Lênin.

– Hoạt động sản xuất vật chất quyết định sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người.

– Đồng thời, dạng hoạt động này quyết định các dạng khác của hoạt động thực tiễn, là
cơ sở của tất cả các hình thức khác của hoạt động sống của con người, giúp con người
thoát khỏi giới hạn tồn tại của động vật.

b, Hoạt động chính trị - xã hội.

Đây là hoạt động nhằm biến đổi, cải tạo, phát triển các thiết chế xã hội, quan hệ xã
hội... thông qua các hoạt động như: đấu tranh giai cấp, đấu tranh giải phóng dân tộc, đấu
tranh vì hòa bình, dân chủ, tiến bộ xã hội, cải tạo các quan hệ chính trị - xã hội.

Ví dụ về hoạt động chính trị – xã hội là:

+ Đi bỏ phiếu bầu cử đại biểu Quốc hội.


6

+ Đại biểu Quốc hội tiếp xúc cử tri.

+ Thanh niên tham gia tình nguyện giúp đồng bào vùng sâu vùng xa.

c, Thực nghiệm khoa học.

Đây là hình thức hoạt động thực tiễn đặc biệt, bởi lẽ con người đã chủ động tạo ra
những điều kiện không sẵn có trong tự nhiên để tiến hành thực nghiệm khoa học theo
mục đích đã đề ra, và trên cơ sở đó áp dụng vào sản xuất vật chất, cải tạo chính trị - xã
hội, các mối quan hệ chính trị - xã hội

Dạng hoạt động này ra đời cùng với sự xuất hiện của các ngành khoa học. Trong thời
kỳ cách mạng công nghiệp lần thứ 4 hiện nay (cách mạng 4.0), hoạt động thực nghiệm
khoa học ngày càng trở nên quan trọng đối với sự phát triển của xã hội.

1.2. Vai trò của thực tiễn đối với quá trình nhận thức
Tiểu luận Triết học Mác- Lênin.
1.2.1. Thực tiễn là động lực, là cơ sở, là mục đích của quá trình nhận thức
- Đối tượng nhận thức là thế giới khách quan, nhưng nó không tự bộc lộ các thuộc
tính, nó chỉ bộc lộ khi con người tác động vào bằng hoạt động thực tiễn. Thực tiễn điểm
xuất phát trực tiếp của nhận thức, nó đề ra nhu cầu, nhiệm vụ, cách thức và khuynh
hướng vận động và phát triển của nhận thức. Chính con người có nhu cầu tất yếu khách
quan là phải giải thích thế giới và cải tạo thế giới nên con người tất yếu phải tác động
vào các sự vật, hiện tượng bằng hoạt động thực tiễn của mình. Sự tác động đó làm cho
các sự vật, hiện tượng bộc lộ những thuộc tính, những mối liên hệ và quan hệ khác nhau
giữa chúng, đem lại những tài liệu cho nhận thức, giúp cho nhận thức nắm bắt được bản
chất, các quy luật vận động và phát triển của thế giới. Chính từ các nhận thức có được
hình thành nên các lý thuyết khoa học.
- Thế giới khách quan luôn vận động, để nhận thức kịp tiến trình vận động đó, con
người buộc phải thông qua hoạt động thực tiễn. Do đó, nhận thức đòi hỏi thực tiễn như
một nhu cầu, động lực.
7

- Những tri thức con người đạt được thông qua quá trình nhận thức phải áp dụng vào
hiện thực và cải tạo hiện thực. Hơn nữa, nhận thức của con người là nhằm phục vụ thực
tiễn, dẫn dắt, chỉ đạo thực tiễn. Thật vậy, các lý thuyết khoa học đều xuất phát từ nhu
cầu thực tiễn và phục vụ thực tiễn. Chẳng hạn, xuất phát từ nhu cầu của con người cần
phải "đo đạc diện tích và đong lường sức chứa của những cái bình, từ sự tính toán thời
gian và sự chế tạo cơ khí" mà toán học đã ra đời và phát triển. Hoặc sự xuất hiện học
thuyết mácxít ở những năm 40 của thế kỷ XIX cũng bắt nguồn từ hoạt động thực tiễn
của các phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân chống lại giai cấp tư sản lúc bấy
giờ. Ngay cả những thành tựu khoa học mới đây nhất là khám phá và giải mã bản đồ
gien người cũng ra đời từ chính hoạt động thực tiễn, từ nhu cầu đòi hỏi phải chữa trị
những căn bệnh nan y và từ nhu cầu tìm hiểu, khai thác những tiềm năng bí ẩn của con
người...
Có thể nói, suy cho cùng không có một lĩnh vực tri thức nào mà lại không xuất phát
từ thực tiễn, không nhằm vào việc phục vụ, hướng dẫn thực tiễn. Do đó, nếu thoát ly
Tiểukhông
thực tiễn, luận dựa
Triếtvào
họcthực
Mác-
tiễnLênin.
thì nhận thức sẽ xa rời cơ sở hiện thực nuôi dưỡng sự
phát sinh, tồn tại và phát triển của mình. Cũng vì thế, chủ thể nhận thức không thể có
được những tri thức đúng đăn và sâu sắc về thế giới nếu nó xa rời thực tiễn. Thực tiễn là
cơ sở, động lực và mục đích của nhận thức còn là vì nhờ có hoạt động thực tiễn mà các
giác quan của con người ngày càng được hoàn thiện; năng lực tư duy lôgích không
ngừng được củng cố và phát triển; các phương tiên nhận thức ngày càng hiện đại, có tác
dụng "nối dài các giác quan của con người trong việc nhận thức thế giới.
1.2.2. Thực tiễn là tiêu chuẩn kiểm tra chân lý.
- Thực tiễn chẳng những là cơ sở, động lực, mục đích của nhận thức mà còn đóng
vai trò là tiêu chuẩn của chân lý, kiểm tra tính chân lý của quá trình nhận thức. Điều này
có nghĩa thực tiễn là thước đo giá trị của những tri thức đã đạt được trong nhận thức.
Đồng thời, thực tiễn không ngừng bổ sung, điều chỉnh, sửa chữa, phát triển và hoàn
thiện nhận thức. C.Mác đã từng khẳng định: "Vấn đề tìm hiểu xem tr duy của con người
8

có thể đạt tới chân lý khách quan không hoàn toàn không phải là một vấn đề lý luận mà
là một vấn đề thực tiễn. Chính trong thực tiễn mà con người phải chứng minh chân lý".
- Như vậy, thực tiễn chẳng những là điểm xuất phát của nhận thức, là yếu tố đóng
vai trò quyết định đối với sự hình thành và phát triển của nhận thức mà còn là nơi nhận
thức phải luôn luôn hướng tới để thể nghiệm tính đúng đắn của mình. Nhấn mạnh vai
trò đó của thực tiễn, V.I.Lênin đã cho rằng: "Quan điểm về đời sống, về thực tiễn, phải
là quan điểm thứ nhất và cơ bản của lý luận về nhân thức".
1.2.3. Quán triệt quan điểm thực tiễn
Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức đòi hỏi chúng ta phải luôn luôn quán triệt
quan điểm thực tiễn. Quan điểm này yêu cầu việc nhận thức phải xuất phát từ thực tiễn,
dựa trên cơ sở thực tiễn, đi sâu vào thực tiễn, phải coi trọng công tác tổng kết thực tiễn.
Việc nghiên cứu lý luận phải liên hệ với thực tiễn, học đi đôi với hành. Nếu xa rời thực
tiễn sẽ dẫn đến sai lầm của bệnh chủ quan, duy ý chí, giáo điều, máy móc, quan liêu.
Ngược lại, nếu tuyệt đối hóa vai trò của thực tiễn sẽ rơi vào chủ nghĩa thực dụng và
Tiểu luận Triết học Mác- Lênin.
kinh nghiệm chủ nghĩa. Như vậy, nguyên tắc thống nhất giữa thực tiễn và lý luận phải
là nguyên tắc cơ bản trong hoạt động thực tiễn và hoạt động lý luận; lý luận mà không
có thực tiễn làm cơ sở và tiêu chuẩn để xác định tính chân lý của nó thì đó chỉ là lý luận
suông. Ngược lại thực tiễn mà không có lý luận khoa học, cách mạng soi sáng thì nhất
định sẽ biến thành thực tiễn mù quáng.
9

Chương 2: Vận dụng quan điểm thực tiễn của Triết học Mác-
Lênin để xem xét vấn đề lựa chọn ngành nghề của sinh viên Đại
học Bách Khoa Hà Nội hiện nay.
2.1.Tình hình Thị Trường lao động ở Việt Nam hiện nay.
2.1.1.Thực tế Thị Trường lao động ở Việt Nam hiện nay.
Thị trường lao động là toàn bộ những mối quan hệ được xác lập dựa trên lĩnh vực
thuê mướn lao động (Bao gồm cả những quan hệ lao động cơ bản như thuê mướn không
cần đến việc giao kết hợp đồng lao động, sa thải lao động, tiền lương, tiền công và các
khoản bảo hiểm xã hội).
Trong thị trường lao động theo cách hiểu trên thì thị trường lao động được hình
thành trong bối cảnh giải phóng người lao động từ các xí nghiệp và thất nghiệp của
người lao động.
Việt Nam đang trên đà phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, luôn là
Tiểu luận Triết học Mác- Lênin.
điểm sáng thu hút các nhà đầu tư nước ngoài .Là bộ phận trực tiếp tham gia vào các quy
trình sản xuất vì thế mà việc phát triển nguồn nhân lực cũng đóng vai trò hết sức quan
trọng trong việc phát triển kinh tế của doanh nghiệp.
Tuy nhiên đại dịch COVID-19 đã và đang gây ra rất nhiều hệ lụy tiêu cực trên toàn
thế giời cũng như Việt Nam, trong đó thị trường lao động là một trong lĩnh vực chịu
nhiều ảnh hưởng nặng nề nhất. Chính vì vậy, việc duy trì và tăng trưởng việc làm trong
bối cảnh hiện nay luôn là ưu tiên của Chính phủ, các doanh nghiệp và người lao động.
Trong quý I năm 2021, thị trường lao động Việt Nam đã hứng chịu những tác động
xấu do sự bùng phát lần thứ 3 của Đại dịch Covid 19. Kết quả điều tra lao động việc
làm quý I năm 2021 ghi nhận số người tham gia thị trường lao động giảm so với quý
trước và so với cùng kỳ năm trước. Trong quý đầu năm 2021, cả nước có 9,1 triệu lao
động từ 15 tuổi trở lên chịu ảnh hưởng của dịch Covid 19. Tỷ lệ lao động có việc làm
phi chính thức và lao động thiếu việc làm đều tăng so với quý trước và cùng kỳ năm
10

trước. Điểm sáng đáng lưu ý nhất trong quý I của thị trường lao động là sự gia tăng mức
thu nhập từ công việc của người lao động so với quý trước và cùng kỳ năm trước.
Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên trong quý I năm 2021 là 51,0 triệu người, giảm
1,1 triê ̣u người so với quý trước và giảm 180,9 nghìn người so với cùng kỳ năm trước.
So sánh với quý trước, sự sụt giảm của lực lượng lao động là xu thế thường quan sát
được trong nhiều năm kể cả những năm trước khi xảy ra đại dịch do tâm lý “tháng giêng
là tháng ăn chơi” của nhiều lao động sau kì nghỉ Tết Nguyên đán. Tuy nhiên, sự bùng
phát trở lại của đại dịch Covid-19 ngay trước dịp Tết Nguyên đán đã làm thay đổi xu
thế tăng thường thấy so với cùng kỳ các năm trước. Thông thường, theo đà tăng dân số,
lực lượng lao đô ̣ng năm sau luôn tăng so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, lực lượng
lao động quý I năm 2021 xuống thấp hơn cùng kỳ năm trước gần 200 nghìn người và
thấp hơn cùng kỳ khi chưa có dịch (năm 2019) khoảng 600 nghìn người.
Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động quý I năm 2021 ước tính là 68,7%, giảm 1,6 điểm
phần trăm so với quý trước và giảm 1,1 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ
Tiểu
tham gia lựcluận Triết
lượng laohọc
độngMác-
của Lênin.
nữ là 62,6%, thấp hơn 12,7 điểm phần trăm so với nam
(75,3%). Tỷ lê ̣ tham gia lực lượng lao động của khu vực thành thị là 66,7%, trong khi
đó tỷ lê ̣ này ở nông thôn là 69,9%. Xem xét theo nhóm tuổi, tỷ lệ tham gia lực lượng lao
động ở khu vực thành thị thấp hơn khu vực nông thôn ở hầu hết các nhóm tuổi, trong đó
chênh lệch nhiều nhất được ghi nhận ở nhóm 15-24 tuổi (thành thị: 41,2%; nông thôn:
48,0%) và nhóm từ 55 tuổi trở lên (thành thị: 35,0%; nông thôn: 47,9%). Điều này cho
thấy, người dân tại khu vực nông thôn gia nhập thị trường lao động sớm hơn và rời bỏ
thị trường muộn hơn khá nhiều so với khu vực thành thị; đây là đặc điểm điển hình của
thị trường lao động với cơ cấu lao động tham gia ngành nông nghiệp chiếm tỷ trọng
cao.
Tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng, chứng chỉ từ sơ cấp trở lên quý I năm 2021 là
26,0%, cao hơn 0,2 điểm phần trăm so với quý trước và cao hơn 0,8 điểm phần trăm so
với cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ qua đào tạo của lao động giữa khu vực thành thị và nông
11

thôn vẫn có sự chênh lê ̣ch đáng kể. Tỷ lê ̣ này ở khu vực thành thị đạt 40,7%, cao hơn
gấp 2,3 lần khu vực nông thôn (17,8%).
Trong tổng số 23,2 triệu người từ 15 tuổi trở lên không tham gia thị trường lao động
(ngoài lực lượng lao động) của quý I năm 2021 có đến 60,8% ở khu vực nông thôn; họ
chủ yếu ở đô ̣ tuổi đang đi học và nghỉ hưu. Phần lớn trong số họ chưa tham gia khóa
đào tạo nào từ sơ cấp trở lên (chỉ có 10,8% lao đô ̣ng không tham gia thị trường lao đô ̣ng
có bằng, chứng chỉ từ sơ cấp trở lên).
Sự bùng phát lần thứ 3 của đại dịch Covid-19 đã làm suy giảm đà phục hồi của thị
trường lao động đã đạt được trong 2 quý cuối năm 2020.
Trong quý I năm 2021, số người từ 15 tuổi trở lên có việc làm là 49,9 triệu người,
giảm 959,6 nghìn người so với quý trước và giảm 177,8 nghìn người so với cùng kỳ
năm trước. Trong đó, giảm chủ yếu ở khu vực nông thôn và ở nam giới (tương ứng là
giảm 491,5 nghìn người và 713,4 nghìn người so với cùng kỳ năm trước).
Trong năm 2020, sự bùng phát mạnh của dịch Covid-19 đã làm thị trường lao động
Tiểu
suy giảm luậntrong
mạnh Triếtquý
họcII,
Mác- Lênin.
số lao động có việc làm giảm từ 50,1 triệu người trong quý
I xuống còn 48,1 triệu người, giảm gần 2 triệu người. Cũng trong năm này ở hai quý
tiếp theo, do sự kiểm soát dịch tốt cùng việc thực hiện nới lỏng cách ly xã hội và những
chính sách hỗ trợ ảnh hưởng của Chính phủ, thị trường lao động có có sự phục hồi trở
lại, lao động có việc làm tăng lên đạt mức 50,9 triệu người, gần đạt được mức trước khi
xảy ra dịch Covid-19 là 51,0 triệu người. Tuy nhiên, đến quý I năm 2021, sự bùng phát
trở lại của đại dịch Covid với những diễn biến phức tạp ngay trong dịp Tết nguyên đán,
đã làm giảm đà phục hồi của thị trường lao động đã đạt được trước đó. Lao động có
việc làm giảm còn 49,9 triệu người, giảm 1,8% so với quý trước và giảm 0,36% so với
cùng kỳ năm trước.
Trong tổng số 49,9 triệu lao động có việc làm, lao động trong khu vực dịch vụ chiếm
tỷ trọng lớn nhất với 39,5%, tương đương 19,7 triệu người, tiếp đến là lao động trong
khu vực công nghiệp và xây dựng, chiếm 32,3%, tương đương 16,1 triệu người. Lao
động trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng thấp nhất, 28,2%,
12

tương đương 14,1 triệu người. So với quý trước và cùng kỳ năm trước, tỷ trọng lao
động trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản đều tăng. Ngược lại, tỷ trọng lao động
trong khu vực công nghiệp và xây dựng quý này lại có dấu hiệu giảm, so với cả quý
trước và cùng kỳ năm trước (tỷ trọng lao động trong khu vực nông nghiệp tăng tương
ứng là 0,8 điểm phần trăm và 0,2 điểm phần trăm; tỷ trọng lao động trong khu vực công
nghiệp và xây dựng giảm tương ứng là 1,3 điểm phần trăm và 0,7 điểm phần trăm).
Trong quý I năm 2021, số người có việc làm phi chính thức là 20,7 triệu, giảm 251,7
nghìn người so với quý trước và tăng 525,4 nghìn người so với cùng kỳ năm trước. Tỷ
lệ lao động có việc làm phi chính thức quý I năm 2021 là 57,1%, tăng 1,1 điểm phần
trăm so với quý trước và tăng 1,8 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ này
tăng cao ở khu vực nông thôn (tăng so với quý trước và cùng kỳ năm trước tương ứng là
2,1 và 2,6 điểm phần trăm) và ở nữ giới (tăng so với quý trước và cùng kỳ năm trước
tương ứng 1,8 và 2,5 điểm phần trăm).
Dịch Covid-19 bùng phát lần thứ ba ngay trước và trong dịp Tết nguyên đán làm
Tiểukểluận
tăng đáng Triết
số lao họcthiếu
động Mác- Lênin.
việc làm so với quý trước và cùng kỳ năm trước
Số người lao động thiếu việc làm trong độ tuổi lao động quý I năm 2021 là 971,4 nghìn
người; tăng 143,2 nghìn người so với quý trước và tăng 78,7 nghìn người so với cùng
kỳ năm trước. Tỷ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi quý I năm 2021 là 2,20%;
tăng 0,38 điểm phần trăm so với quý trước và tăng 0,22 điểm phần trăm so với cùng kỳ
năm trước.
Tỷ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi quý I năm 2021 ở khu vực nông, lâm
nghiệp và thủy sản là 3,88%, khu vực công nghiệp và xây dựng là 1,51%; khu vực dịch
vụ là 1,76%. Mặc dù khu vực nông lâm nghiệp và thủy sản vẫn có tỷ lệ thiếu việc làm
trong độ tuổi lao động cao nhất nhưng so với cùng kỳ năm trước, tỷ lệ thiếu việc làm
trong khu vực này đã giảm đi 0,8 điểm phần trăm, trong khi đó tỷ lệ này ở khu vực công
nghiệp và xây dựng tăng 0,86 điểm phần trăm và khu vực dịch vụ tăng 0,31 điểm phần
trăm. Rõ ràng, sự bùng phát của đại dịch Covid-19 đã làm tình trạng thiếu việc làm lan
rộng sang cả khu vực công nghiệp, xây dựng và dịch vụ.
13

Số người thất nghiệp trong độ tuổi lao động quý I năm 2021 là gần 1,1 triệu người,
giảm 137,0 nghìn người so với quý trước và tăng 12,1 nghìn người so với cùng kỳ năm
trước. Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động quý I năm 2021 là 2,42%, giảm 0,21
điểm phần trăm so với quý trước và tăng 0,08 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm
trước. Tỷ lệ này ở khu vực thành thị là 3,19%, giảm 0,51 điểm phần trăm so với quý
trước và tăng 0,1 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước.
Thu nhập bình quân tháng của người lao động quý I năm 2021 đạt 6,3 triệu đồng,
tăng 339 nghìn đồng so với quý trước và tăng 106 nghìn đồng so với cùng kỳ năm
trước. Thu nhập bình quân tháng của lao động nam cao hơn 1,4 lần của lao động nữ
(tương ứng 7,3 triệu đồng so với 5,2 triệu đồng); thu nhập bình quân lao động khu vực
thành thị cao hơn 1,5 lần lao động khu vực nông thôn (tương ứng 7,9 triệu đồng so với
5,4 triệu đồng).
Tính chung quý I năm 2021 so với cùng kỳ năm trước, khu vực nông, lâm nghiệp và
thủy sản ghi nhận tốc độ tăng thu nhập bình quân cao nhất, tăng 5,2%; khu vực dịch vụ
có tốc Tiểu luậnlàTriết
độ tăng 1,5%học
và Mác- Lênin.
khu vực công nghiệp và xây dựng có tốc độ tăng thu nhập
bình quân thấp nhất, tăng 0,8%.
Thu nhập bình quân tháng của lao động làm công ăn lương quý I năm 2021 đạt 7,2
triệu đồng, tăng 556 nghìn đồng so với quý trước và tăng 132 nghìn đồng so với cùng
kỳ năm trước. Lao động nam có thu nhập bình quân cao gấp 1,2 lần lao động nữ (7,6
triệu đồng so với 6,6 triệu đồng).
Giải pháp duy trì và phát triển thị trường lao động trong bối cảnh mới:
Theo dự báo, đại dịch COVID-19 mặc dù đã được khống chế ở Việt Nam nhưng vẫn
còn diễn biến rất phức tạp trên toàn cầu và sẽ tiếp tục có những ảnh hưởng tiêu cực đến
thị trường lao động của Việt Nam.
Chính vì vậy, để duy trì thị trường lao động trước tác động của đại dịch COVID-19,
Việt Nam cần tiếp tục thực hiện đồng bộ, hiệu quả các cơ chế, chính sách phù hợp, nhất
là về tài chính, tiền tệ, an sinh xã hội để hỗ trợ người dân, doanh nghiệp, người lao
động, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa vượt qua khó khăn của đại dịch, nhanh
14

chóng khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội. Thực hiện chính sách miễn, giảm một số
nghĩa vụ thuế đối với một số lĩnh vực, đối tượng chịu thiệt hại nặng nề do đại dịch
COVID-19 trong năm 2020; tập trung phát triển mạnh thị trường trong nước, thực hiện
có hiệu quả các giải pháp kích thích tiêu dùng nội địa. Trong đó, cần tập trung vào từng
nghề mũi nhọn và tập trung tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, như cung cấp các
gói tín dụng hỗ trợ của Chính phủ, thực hiện các chế độ giảm, miễn, lùi đóng thuế, phí,
tập trung cải cách hành chính, giảm bớt thủ tục hành chính…
Đối với thị trường lao động, cần tập trung các biện pháp hạn chế tình trạng mất việc
làm trong bối cảnh nhiều doanh nghiệp phải đóng cửa hoặc giảm quy mô sản xuất, kinh
doanh. Có chính sách hỗ trợ tiền lương để khuyến khích doanh nghiệp duy trì và tuyển
dụng lao động thuộc các nhóm dễ bị tổn thương như lao động nghèo, tay nghề thấp hoặc
lao động phi chính thức, lao động di cư, phụ nữ, người khuyết tật,….
Đặc biệt, cần tiếp tục các biện pháp hỗ trợ thu nhập, tập trung kết nối việc làm và
thúc đẩy tạo việc làm sau đại dịch đối với các lĩnh vực có tiềm năng phục hồi việc làm
thông Tiểu luậnhỗTriết
qua việc họcviệc
trợ tìm Mác- Lênin.
làm, cung cấp thông tin về thị trường lao động và trợ cấp
tìm kiếm việc làm. Tổ chức đào tạo, phát triển các kỹ năng theo yêu cầu của lao động bị
thất nghiệp thuộc các nhóm dễ bị tổn thương, nhất là hỗ trợ về đào tạo nghề cho người
lao động chuyển nghề do thay đổi hoặc mất việc làm do ảnh hưởng của dịch Covid-19;
điều chỉnh hoạt động đào tạo theo nhu cầu thị trường lao động cho các ngành có tiềm
năng tăng trưởng khi nền kinh tế phục hồi hoặc tập trung vào các kỹ năng số, kỹ thuật
tiên tiến và khởi nghiệp kinh doanh.
Ngoài ra, cần hỗ trợ doanh nghiệp để kích cầu việc làm trong các lĩnh vực bị ảnh
hưởng nhiều do COVID-19, như du lịch, thương mại, giao thông vận tải,… Hỗ trợ tính
thanh khoản cho các doanh nghiệp, đảm bảo các doanh nghiệp vừa và nhỏ có cơ hội duy
trì hoạt động.
Về dài hạn, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cũng vưa lấy ý kiến các cơ quan
liên quan về dự thảo Đề án hỗ trợ phát triển thị trường lao động Việt Nam đến năm
2030. Mục tiêu tổng quát của dự thảo đề án là thực hiện các giải pháp hỗ trợ phát triển
15

thị trường lao động để tạo tiền đề vững chắc cho việc xây dựng và vận hành đồng bộ,
thông suốt thị trường lao động; góp phần huy động và phân bổ, sử dụng có hiệu quả
nhất các nguồn lực để thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, chuyển dịch cơ cấu lao động
theo hướng hiện đại, có sự kết nối các thị trường với nhau, thị trường lao động trong
nước với thị trường lao động của các nước trong khu vực và trên thế giới.
2.1.2 Các ngành nghề triển vọng ở Việt Nam hiện nay.
Đúng là dịch Covid-19 đang mang đến những thay đổi to lớn trong xã hội, cả ở
những nước phát triển và đang phát triển, dẫn theo xu hướng nghề nghiệp cũng đang
dịch chuyển. Có những ngành học đang nhận được nhiều quan tâm của sinh viên không
chỉ ở Việt Nam mà khắp nơi trên thế giới.
Đầu tiên là ngành Công nghệ thông tin: ngành sử dụng máy tính và phần mềm máy
tính để chuyển đổi, lưu trữ, bảo vệ, xử lý, truyền và thu thập thông tin. Cụ thể học
ngành Công nghệ thông tin sinh viên có thể nghiên cứu chuyên sâu về:
+ Khoa học máy tính (Computer Sciences)
Tiểu luận Triết học Mác- Lênin.
+ Công nghệ phần mềm (Software Engineering)
+ Công nghệ máy tính (Information Technology)
+ Hệ thống thông tin (Information Systems)
+ Trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence)
+ Phân tích dữ liệu (Data Analysis, Big Data Analysis)
+ An ninh mạng (Cyber Security)
Thứ hai là ngành Chăm sóc sức khỏe với sự hỗ trợ của công nghệ sinh học. Đây là
nhóm ngành liên quan đến sức khỏe nhưng không phải học y hay dược, gồm các ngành
sau
+ Sinh học phân tử (Molecular Biology, Biological Sciences)
+ Công nghệ hóa sinh (Biochemistry Engineering)
+ Khoa học sức khỏe (Health Care Sciences)
+ Hệ thống sức khỏe số (Digital Health Systems)
16

Rõ ràng, khi dịch bệnh xảy ra, hệ thống y tế và những dịch vụ đi kèm sẽ luôn được
quan tâm hàng đầu. Các nghiên cứu trong lĩnh vực y tế sẽ ngày càng được đầu tư rất lớn
không chỉ từ các công ty tư nhân mà cả các chính phủ.
Thứ ba là ngành Quản trị du lịch khách sạn. Đây là nhóm ngành đã rất hot trong
những năm gần đây, và sẽ càng thu hút nhân lực phục vụ trong những năm sắp tới khi
đại dịch dần được khống chế.
+ Quản trị khách sạn và du lịch (Tourism and Hospitality Management)
+ Quản lý khách sạn (Hospitality Management)
Thứ tư là ngành Thương mại điện tử/Kỹ thuật số. Cùng với xu hướng công nghệ 4.0
và hạn chế tiếp xúc giữa người với người, đây là nhóm nghề thực sự bùng nổ
+ Kinh doanh điện tử (Business Computing hay E- Business)
+ Truyền thông số (Digital Marketing)
+ Business Intelligence and Digital Marketing
Tiếp nữa là Hậu cần và chuỗi quản lý cung ứng (Logistics and Supply Chain)
Tiểu
Hiện luận
nay, vớiTriết học
xu thế hộiMác-
nhậpLênin.
hóa các nền kinh tế, Logistics đang dần trở thành một
ngành hot trên thế giới. Sự phát triển ngày càng mạnh mẽ trong lĩnh vực kinh doanh, sự
luân chuyển hàng hóa từ nước này sang nước khác hay kể cả trong nước đã khiến
Logistics phát triển, trở thành một ngành dịch vụ quan trọng trong giao thương quốc tế.
Để đáp ứng khối lượng công việc ngày một lớn, nhu cầu về nhân sự ngành Logistics
ngày một tăng cao.
2.2.Xu hướng chọn ngành nghề của sinh viên Đại học Bách khoa hiện
nay.
2.2.1.Sinh viên lựa chọn ngành nghề theo sự đam mê, niềm yêu thích và tâm
huyết với một ngành nghề đó.
Sinh viên Bách khoa lựa chọn ngành nghề theo sở thích đam mê. Đối với những sinh
viên đã yêu thích và tâm huyết với ngành nghề nào đó thì dường như ước mơ đó đã ấp ủ
từ những thời còn là học sinh trên ghế nhà trường phổ thông thậm trí THCS… mặc dù
họ chỉ mơ hồ hoặc chỉ hiểu biết một cách phiến diện về ngành nghề đó, họ luôn mơ ước
17

điều đó sẽ thành hiện thực và họ sẽ đạt được chính từ những tác động này đã góp phần
tạo thêm ý chí lòng hăng say phấn đấu rèn luyện và hết lòng về nghề nghiệp mà họ ước
mơ và đã chọn nó. Và thực tế đã thấy họ đạt được kết quả tốt đẹp với ngành nghề mà
mình lựa chọn điều đó thể hiện qua việc họ thi đỗ vào ngành của trường mà mình yêu
thích, trong quá trình học tập và nghiên cứu họ luôn phấn đấu hết mình, hăng say học
hỏi và sau khi ra trường họ được làm trong một môi trường cũng như một công việc
đúng với tâm nguyện, khả năng của mình, phát huy được năng lực bản thân.
Có thể thấy rằng đối với mỗi người việc lựa chọn đúng ngành nghề phù hợp với khả
năng và điều kiện sẽ là động lực rất lớn thúc đẩy bản thân sinh viên Bách khoa học tập
và lao động và nó cũng tác động rất lớn đến qúa trình công tác sau này của mỗi người vì
khi có sự lựa chọn đúng đắn thì bản thân mỗi người sẽ tâm huyết hơn, hiệu quả công
việc sẽ cao hơn.
Điều đó đã được thể hiện rõ qua các tấm gương sinh viên tiểu biểu đã hoàn thành tốt
việc học cùng với các hoạt động ngoại khóa hằng năm đều được trường Đại học Bách
Tiểu
khoa Hà Nộiluận
khenTriết học Mác- Lênin.
thưởng.
2.2.2 Sinh viên lựa chọn ngành nghề theo cảm tính không tìm hiểu sâu về
ngành mà mình lựa chọn.
Hiện nay việc lựa chọn ngành nghề theo cảm tính của sinh viên Bách khoa vẫn có
nhiều . Sinh viên lựa chọn ngành nghề không đúng đắn, không phù hợp với bản thân tức
là sự lựa chọn chỉ dựa theo cảm tính, lựa chọn những ngành nghề ưa chuông trên thị
trường… mà thiếu đi suy nghĩ xem những ngành nghề đó có phù hợp với khả năng và
năng lực của mình không.
Trong xã hội không phải ai và cũng không phải tất cả đều có thể lựa chọn cho mình
một con đường đúng đắn nghề nghiệp cũng vậy cũng có những người biết lựa chọn
đúng với tâm huyết và năng lực của mình như đã nói ở trên song cùng với điều đó là
những sinh viên lựa chọn nghề nghiệp theo cảm tính, có lẽ đây cũng là một thực trạng
chiếm một phần không nhỏ trong con đường lựa chọn nghề nghiệp của sinh viên. Với
họ khi lựa chọn nghề nghiệp họ chưa tìm hiểu sâu về ngành mà sẽ học và sẽ gắn bó một
18

cách lâu dài. Họ chưa có một cách hình dung sâu rộng về ngành cũng như công việc sau
này mình làm, nó sẽ ra sao ? có phù hợp với bản thân họ không ? Họ chọn ngành đó cốt
để có thể đi thi đại học rồi đỗ và cuối cùng thì không xác định một cách rõ ràng hướng
đi của mình như thế nào ? Việc lựa chọn theo cảm tính còn thể hiện qua một số sinh
viên lựa chọn vào những trường mà ngành nghề đó lấy điểm thấp hoặc tỉ lệ thi vào đó ít
tức là dễ vào được đại học. Không chỉ có vậy họ còn chọn cũng chỉ vì nghe thấy tên
trường, tên ngành có vẻ như hấp dẫn và đang được thịnh hành và có khả năng nhiều
người thi vào đỗ được, thế là họ chọn để có thể vào học. Trong khi đó họ không hề quan
tâm xem thực chất chuyên ngành đó học gì? và yêu cầu khả năng đó như thế nào? và
chuyên sâu vào lĩnh vực gì ? Tất cả những thực trạng đó đã ảnh hưởng không nhỏ đến
quá trình học tập và nghiên cứu đặc biệt là công việc sau này họ làm.
Chính vì sai lầm đó mà họ gặp khó khăn ngay trong quá trình nghiên cứu học tập từ
đó dẫn đến sự nản chí học hành, kém hăng say lao động ảnh hưởng rất lớn đến kết quả
học tập và hiệu quả lao động. rước hết thể hiện qua quá trình học: sau một thời gian học
Tiểu
tập một số luận
nhữngTriết
sinhhọc
viênMác- Lênin.
sẽ cảm thấy nhàm chán không phù hợp với khả năng của
mình có thể vì quá khó, hoặc không đáp ứng được nhu cầu của bản thân họ, điều đó
khiến cho họ không còn tinh thần hăng say nghiên cứu dần dần họ sẽ bị tụt lùi không
theo kịp chương trình, sẽ dẫn đến một loạt những tình trạng khác như không tiếp thu,
không nắng được kiến thức… không chỉ ảnh hưởng trong quá trình học tập phải vất vả
lắm mới có thể lấy được tấm bằng đại học mà còn do kiến thức không tiếp nhận được
trong trường nên khi họ bắt tay vào làm việc thì muôn vàn những khó khăn sẽ đến với
họ - điều đó cũng dễ hiểu đối với sinh viên lựa chọn nghề nghiệp theo kiểu này.
Điều đó đã được thể hiện rõ qua những số liệu về tỉ lệ trượt môn của sinh viên Bách
khoa. Nhiều sinh khi học không cảm thấy phù hợp với bản thân nên cảm thấy chán nản
từ đó không tập trung việc học dẫn đến kết quả không tốt. Mỗi năm trường đại học
Bách khoa Hà Nôi loại 700-800 sinh viên do không hoàn thành tốt chương trình học.
Chính vì vậy khẳng định tầm quan trọng của việc lựa chọn nghề nghiệp là hoàn toàn
đúng đắn.
19

B.Phần kết luận


Như vậy từ quan điểm của Triết học Mác-Lênin cùng hai xu hướng chọn ngành nghề
của sinh viên Đại học Bách khoa Hà Nội ta càng thấy được tầm quan trọng của việc lựa
chọn đúng ngành nghề.Trong lịch sử không thiếu những người chưa từng có tấm bằng
đại học nào vẫn rất thành đạt ở nhiêù lĩnh vực khác nhau. Tất nhiên con đường của họ
khó có thể lấy làm mẫu hình chung cho các bạn trẻ noi theo. Những những gì giúp họ
thành công đáng để ta học tập và suy ngẫm. Đó là quyết tâm theo đuổi mục đích đến
cuối cùng, là khả năng làm việc không mệt mỏi, là niềm tin vào bản thân, tin vào tương
lai và tin vào việc mình làm.
Đại học là một con đường rộng lớn đến tương lai, nhưng hoàn toàn không phải là
con đường duy nhất. Nếu học được cách nghĩ sáng tạo thực sự đam mê với việc mình
yêu thích, phải sống có mục đích và niềm tin thì dù đi con đường nào cũng sẽ thành
công Bên cạnh xác định các yếu tố của bản thân thì gia đình không kém phần quan
Tiểu luận Triết học Mác- Lênin.
trọng trong việc định hướng nghề nghiệp. Chính gia đình - cái nôi của sự trưởng thành
của mỗi người sẽ giúp cho mỗi sinh viên tránh được những nông nổi, thiếu kinh nghiệm
trong sự lựa chọn nghề nghiệp. Gia đình phải có trách nghiệm trong việc giúp đỡ con
em họ có những suy nghĩ đúng đắn, phân tích những sai lầm để họ có một con đường
nghề nghiệp .
-Danh mục tài liệu tham khảo:
 Sách giáo trình Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin –
NXB:đại học Bách khoa Hà Nội.
 V.I.Lenein: Toàn tập, Nxb. Tiến bộ, Mastxcơva, 1980.
 C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995
 https://www.gso.gov.vn ; http://doc.edu.vn/tai-lieu ; https://laodong.vn ….

-Danh mục từ viết tắt:


20

Mục lục
A.Phần mở đầu………………………………………………………………………1
Chương 1: Cơ sở lý luận : Quan điểm thực tiễn của Triết học Mác- Lê nin…………3
Chương 2………………………………………………………………………..........9
B.Phần kết luận……………………………………………………………….……..18

Tiểu luận Triết học Mác- Lênin.

You might also like