You are on page 1of 14

CHUYÊN ĐỀ STEM

TÊN CHỦ ĐỀ: XE ĐUA CHẠY BẰNG PHẢN LỰC


(Số tiết: 02 – Vật lý lớp 10 – Bài 18 Chân trời sáng tạo)

I. Mục tiêu.
a. Kiến thức:
- Hiểu và phát biểu được thế nào là hệ kín, nội lực, ngoại lực.
- Phát biểu được định nghĩa, viết được công thức tính, biểu diễn được vector động lượng và
nêu được đơn vị đo của động lượng.

- Phát biểu được định luật II Newton dạng , định luật III Newton.
- Phát biểu và viết được hệ thức của định luật bảo toàn động lượng đối với hệ cô lập.
- Nêu được một số ví dụ trong thực tế về ứng dụng chuyển động bằng phản lực.
- Vận dụng các kiến thức về định luật bảo toàn động lượng để thiết kế được xe đua chạy
bằng phản lực và giải thích một số hiện tượng trong thực tế.
b. Năng lực cần đạt:
- Tính toán và vẽ được bản thiết kế cho xe phản lực.
- Lập kế hoạch cá nhân/nhóm để chế tạo và thử nghiệm dựa trên thiết kế.
- Giải thích được các hiện tượng phát sinh trong quá trình thiết kế.
- Trình bày, bảo vệ được bản thiết kế và sản phẩm của mình, đồng thời phản biện được
những ý kiến thảo luận khác.
- Hợp tác nhóm để cùng thực hiện nhiệm vụ học tập.
c. Phẩm chất:
- Nghiêm túc, chủ động, tích cực tham gia các hoạt động học.
- Yêu thích sự khám phá, tìm tòi và vận dụng các kiến thức vào việc giải quyết các vấn đề
được giao.
- Có tinh thần trách nhiệm, hoà đồng, giúp đỡ lẫn nhau trong nhóm, lớp.
- Có ý thức tuân thủ các tiêu chuẩn kỹ thuật và giữ gìn vệ sinh chung khi thực nghiệm.
- Biết áp dụng kiến thức về tác hại đua xe trên thực tế, đảm bảo an toàn giao thông, xử lí rác
thải nhựa bảo vệ môi trường.
II. Thiết bị và học liệu:
- Các thiết bị dạy học: Dụng cụ thí nghiệm, máy chiếu, giấy A0, mẫu bản kế hoạch,…
- Video hỗ trợ.
- Nguyên liệu tái chế, dụng cụ để chế tạo và thử nghiệm “Xe đua chạy bằng phản lực”:
+ 1 chai nhựa rỗng hoặc bìa cứng.
+ 4 nắp chai nhựa.
+ 3 ống hút.
+ 2 que xiên gỗ.
1
+ Bóng bay.
+ Dây thun.
+ Băng keo.
+ Kéo.
+ Dao rọc giấy.
III. Tiến trình dạy học
A. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
- Dạy học theo nhóm, cặp đôi.
- Kĩ thuật sử dụng phương tiện trực quan.
- Kĩ thuật dạy học tìm tòi có hướng dẫn.
- Kĩ thuật động não.
B. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC
HOẠT ĐỘNG 1. XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ (10 phút)
a) Mục tiêu:
- Học sinh trình bày được khái niệm động lượng, xung lượng lực F, biết được hệ cô lập.
- Phát biểu và viết được hệ thức của định luật bảo toàn động lượng đối với hệ cô lập.
- Tìm hiểu một số ví dụ thực tế chuyển động bằng phản lực.
- Xác định được nhiệm vụ “Xe đua chạy bằng phản lực”, đề ra được các tiêu chí đánh giá
sản phẩm.
b) Tổ chức thực hiện:
- GV tổ chức trò chơi: Bức tranh bí mật
Cách chơi:
Mỗi đội lần lượt chọn 1 mảnh ghép bất kì, mỗi mảnh ghép tương ứng với 1 câu hỏi ôn tập
bài cũ. Sau khi học sinh trả lời câu hỏi, mảnh ghép sẽ mở ra để lộ một phần của bức tranh bí
mật.
- GV đặt vấn đề: “Giới thiệu ứng dụng của động cơ phản lực trong đời sống và đặt câu hỏi
làm thế nào có thể chế tạo một phương tiện giao thông ứng dụng chuyển động bằng phản
lực từ những vật liệu tái chế, rẻ, dễ tìm,… nghiên cứu các định luật đã học và vận dụng giải
thích nguyên lí của chuyển động bằng phản lực. Để làm được việc đó, các em cần làm việc
theo nhóm, tiến hành thí nghiệm thiết kế xe phản lực từ các vật dụng hàng ngày.”
- GV nêu yêu cầu thiết kế “Xe đua chạy bằng phản lực”.
c) Sản phẩm:
HS đưa ra câu trả lời:
Câu 1: Cơ năng của một vật bằng
A. hiệu của động năng và thế năng của vật.
B. hiệu của thế năng và động năng của vật.
C. tổng động năng và thế năng của vật.
2
D. tích của động năng và thế năng của vật.
Câu 2: Động năng của một vật không có đặc điểm nào sau đây?
A. Phụ thuộc vào khối lượng của vật.
B. Không phụ thuộc vào hệ quy chiếu.
C. Là đại lượng vô hướng, không âm.
D. Phụ thuộc vào vận tốc của vật.
Câu 3: Xét một vật chỉ chịu tác dụng của trường trọng lực, tại vị trí vật có động năng cực
đại thì
A. thế năng cực tiểu.
B. thế năng cực đại.
C. cơ năng cực đại.
D. cơ năng bằng 0.
Câu 4: Thế năng trọng trường của một vật có giá trị
A. luôn dương.
B. luôn âm.
C. khác 0.
D. có thể dương, có thể âm hoặc bằng 0.
d) Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS
GV tổ chức trò chơi: Bức tranh bí mật Học sinh quan sát và trả lời các câu hỏi của
GV đặt vấn đề: “Giới thiệu ứng dụng của giáo viên
động cơ phản lực trong đời sống và đặt câu
hỏi làm thế nào có thể chế tạo một phương
tiện giao thông ứng dụng chuyển động bằng
phản lực từ những vật liệu tái chế, rẻ, dễ
tìm,… nghiên cứu các định luật đã học và
vận dụng giải thích nguyên lí của chuyển
động bằng phản lực. Để làm được việc đó,
các em cần làm việc theo nhóm, tiến hành
thí nghiệm thiết kế xe phản lực từ các vật
dụng hàng ngày.”
Giao nhiệm vụ: HS thảo luận nhóm hoàn Nhận nhiệm vụ
thành câu hỏi GV đưa ra.
HS thực hiện nhiệm vụ Thực hiện nhiệm vụ
Quan sát, hỗ trợ HS khi cần thiết.
Chốt lại và đặt vấn đề vào nhiệm vụ thiết
kế xe đua chạy bằng phản lực
3
HOẠT ĐỘNG 2. NGHIÊN CỨU KIẾN THỨC NỀN VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
THIẾT KẾ (15 phút)
a) Mục tiêu:
- HS hình thành kiến thức mới về khái niệm động lượng và định luật bảo toàn động lượng
trong thực tế, vận dụng kiến thức đã biết về định luật II và III Newton.
- Vận dụng định luật bảo toàn động lượng giải quyết một số vấn đề thực tiễn: va chạm mềm,
chuyển động bằng phản lực…
- Đề xuất giải pháp và xây dựng bản thiết kế xe đua chạy bằng phản lực.
b) Nội dung:
- GV yêu cầu học sinh đọc và nghiên cứu kiến thức trong sách giáo khoa bài 18 vật lý 10
Chân trời sáng tạo.
- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm:
+ Thảo luận và đề xuất các phương án thiết kế xe đua chạy bằng phản lực từ vật liệu tái chế.
+ Hoàn thành các câu hỏi trong phiếu học tập:
 Điều kiện nào để xe chuyển động được?
 Nêu ưu và nhược điểm của kiểu xe sử dụng động cơ phản lực bong bóng?

- GV nhận xét, đánh giá hoạt động nhóm.


- GV kết luận, chuẩn hóa kiến thức, thống nhất yêu cầu thực hiện thiết kế xe đua chạy bằng
phản lực.
4
c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS
Câu 1:
- Động cơ phản lực hoạt động theo nguyên lí của định luật III Newton (Đối với mỗi lực tác
động bao giờ cũng có một phản lực cùng độ lớn, cùng phương, ngược chiều và khác điểm
đặt).
- Động cơ phản lực bong bóng sử dụng không khí tạo ra lực đẩy phản lực tác dụng lên vật
thể làm vật thể chuyển động, bao gồm buồng khí và ống phụt. Trong buồng chứa một lượng
khí nhất định rồi đẩy qua ống phụt. Sau đó, khí đi qua ống phụt, thế năng của khí được
chuyển hoá thành động năng với vận tốc lớn hơn rất nhiều và khi đó dòng khí thoát ra sẽ tạo
thành lực đẩy phản lực.
- Quả bóng càng lớn thì di chuyển càng nhanh do chúng chứa nhiều không khí hơn.
Câu 2:
- Ưu điểm: kiểu xe sử dụng động cơ phản lực bằng bong bóng đơn giản, dễ chế tạo, vật liệu
ít tốn kém, dễ tìm.
- Nhược điểm: Hướng đi còn hạn chế.
d) Tổ chức thực hiện
HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Chuyển giao nhiệm vụ học tập: HS nhận nhiệm vụ GV đã
- GV yêu cầu học sinh đọc và nghiên cứu kiến thức trong sách giao.
giáo khoa bài 18 vật lý 10 Chân trời sáng tạo.
- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm:
+ Thảo luận và đề xuất các phương án thiết kế xe đua chạy
bằng phản lực từ vật liệu tái chế.
+ Hoàn thành các câu hỏi trong phiếu học tập:
 Điều kiện nào để xe chuyển động được?
 Nêu ưu và nhược điểm của kiểu xe sử dụng động cơ
phản lực bong bóng?
Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ: - Giải quyết vấn đề GV
- Cho học sinh thực hiện đọc và phân tích câu hỏi đưa ra.
- Hoàn thành câu trả lời
Báo cáo kết quả: - HS trả lời.
- GV gọi HS trả lời - Trong khi 1 bạn trả lời,
- Nhận xét câu trả lời. các HS còn lại lắng nghe
- GV kết luận nội dung kiến thức cho HS. để nhận xét và bổ sung.
Tổng kết:

5
GV kết luận, chuẩn hóa kiến thức, thống nhất yêu cầu hiện Ghi chép kiến thức vào vở.
thiết kế xe đua chạy bằng phản lực.

HOẠT ĐỘNG 3. LỰA CHỌN GIẢI PHÁP THIẾT KẾ: XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN
TIẾN HÀNH ( 20 phút)
a) Mục tiêu: HS xây dựng kế hoạch thực hiện nhiệm vụ thiết kế xe đua phản lực.
b) Nội dung:
- GV tổ chức trò chơi: Kĩ sư tài ba
Cách chơi: Cả lớp chia làm 4 nhóm. Các nhóm đóng vai thành các kĩ sư thực hiện các thí
nghiệm để nghiên cứu quy trình thiết kế xe đua phản lực.
+ GV cho học sinh thi thổi bong bóng và dự đoán bong bóng sẽ như thế nào nếu thả tay ra?
+ GV yêu cầu học sinh quan sát kết quả khi thả tay ra khỏi bong bóng và so sánh với dự
đoán.
+ GV cho học sinh xem video bong bóng có thể làm xe đồ chơi di chuyển.
Sau đó đại diện nhóm trả lời các câu hỏi được đặt ra trong phiếu học tập:
- GV yêu cầu học sinh thảo luận nhóm cho các câu hỏi sau:
 Có thể chế tạo xe đua chạy bằng phản lực từ những vật liệu nào?
 Quy trình thiết kế xe đua chạy bằng phản lực là gì?
c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS
Câu 1: Bong bóng sẽ xẹp xuống, thoát khí ra ngoài tạo lực đẩy giúp quả bóng di chuyển.
Câu 2: Vật liệu
+ 1 chai nhựa rỗng hoặc bìa cứng.
+ 4 nắp chai nhựa.
+ 3 ống hút.
+ 2 que xiên gỗ.
+ Bóng bay.
+ Dây thun.
+ Băng keo.
+ Kéo.
+ Dao rọc giấy.
Câu 3: Quy trình
Bước 1. Xác định nguồn hướng dẫn cách làm.
Bước 2. Xác định định nguyên vật liệu.
Bước 3. Lên bản nháp nội dung và các thành phần.
Bước 4. Lên ý tưởng thiết kế, tham khảo thiết kế đẹp.
Bước 5. Thực hiện thiết kế.
Bước 6. Chạy thử và làm báo cáo.
6
d) Tổ chức thực hiện
HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Chuyển giao nhiệm vụ học tập: HS nhận nhiệm vụ GV đã giao.
- GV tổ chức trò chơi: Kĩ sư tài ba
Cách chơi: Cả lớp chia làm 4 nhóm. Các nhóm đóng vai thành các kĩ
sư thực hiện các thí nghiệm để nghiên cứu quy trình thiết kế xe đua
phản lực.
+ GV cho học sinh thi thổi bong bóng và dự đoán bong bóng sẽ như
thế nào nếu thả tay ra?
+ GV yêu cầu học sinh quan sát kết quả khi thả tay ra khỏi bong
bóng và so sánh với dự đoán.
+ GV cho học sinh xem video bong bóng có thể làm xe đồ chơi di
chuyển.
Sau đó đại diện nhóm trả lời các câu hỏi được đặt ra trong phiếu học
tập:
- GV yêu cầu học sinh thảo luận nhóm cho các câu hỏi
Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ: - Giải quyết vấn đề GV đưa ra.
- Cho học sinh thực hiện đọc và phân tích câu hỏi - Hoàn thành câu trả lời
Báo cáo kết quả: - HS trả lời.
- GV gọi HS trả lời - Trong khi 1 bạn trả lời, các
- Nhận xét câu trả lời. HS còn lại lắng nghe để nhận
- GV kết luận nội dung kiến thức cho HS. xét và bổ sung.
Tổng kết:
Câu 1: Vật liệu Ghi chép kiến thức vào vở.
+ 1 chai nhựa rỗng hoặc bìa cứng.
+ 4 nắp chai nhựa.
+ 3 ống hút.
+ 2 que xiên gỗ.
+ Bóng bay.
+ Dây thun.
+ Băng keo.
+ Kéo.
+ Dao rọc giấy.
Câu 2: Quy trình
Bước 1. Xác định nguồn hướng dẫn cách làm.
Bước 2. Xác định định nguyên vật liệu.
Bước 3. Lên bản nháp nội dung và các thành phần.
7
Bước 4. Lên ý tưởng thiết kế, tham khảo thiết kế đẹp.
Bước 5. Thực hiện thiết kế.
Bước 6. Chạy thử và làm báo cáo.

HOẠT ĐỘNG 4. CHẾ TẠO MẪU, THỬ NGHIỆM VÀ ĐÁNH GIÁ ( Thực hiện ở
nhà)
a) Mục tiêu: Thực hiện nhiệm vụ thiết kế xe đua chạy bằng phản lực.
b) Nội dung:
- GV giới thiệu trò chơi: Nhà thiết kế tài năng ( chia lớp thành … nhóm , mỗi nhóm 4-6
người)
Nhà thiết kế tài năng
Các em với tư cách là một nhà thiết kế xe đua chạy bằng phản lực, nhóm nào có thiết kế và
sản phẩm đẹp và nội dung phong phú phù hợp thực tế sẽ được khen tặng danh hiệu “Nhà
thiết kế tài năng”. Theo đó, sản phẩm của các em cần thoả mãn một số tiêu chí cơ bản sau:
- Sản phẩm thẩm mĩ
- Có thể sử dụng được
- Tốc độ ổn định, độ bền chắc chắn
- Vật liệu đơn giản, rẻ tiền, dễ tìm.
- GV viên yêu cầu hs về nhà làm sản phẩm và chuẩn bị bài thuyết trình: quy trình thiết kế
sản phẩm, những khó khăn khi gặp phải, bài học rút ra khi từ quá trình làm.
c) Sản phẩm:
Sản phẩm: Xe đua chạy bằng phản lực.
Nội dung cần thuyết trình: Quy trình làm sản phẩm, giới thiệu sản phẩm, những khó khăn
gặp phải khi thực hiện.
d) Tổ chức thực hiện

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS


Chuyển giao nhiệm vụ học tập: HS nhận nhiệm vụ GV đã
- GV giới thiệu trò chơi: Nhà thiết kế tài năng ( chia lớp giao.
thành … nhóm , mỗi nhóm 4-6 người)
Nhà thiết kế tài năng
Các em với tư cách là một nhà thiết kế xe đua chạy bằng phản
lực, nhóm nào có thiết kế và sản phẩm đẹp và nội dung phong
phú phù hợp thực tế sẽ được khen tặng danh hiệu “Nhà thiết kế
tài năng”. Theo đó, sản phẩm của các em cần thoả mãn một số
tiêu chí cơ bản sau:
- Sản phẩm thẩm mĩ
8
- Có thể sử dụng được
- Tốc độ ổn định, độ bền chắc chắn
- Vật liệu đơn giản, rẻ tiền, dễ tìm.
- GV viên yêu cầu HS về nhà làm sản phẩm và chuẩn bị bài
thuyết trình: quy trình thiết kế sản phẩm, những khó khăn khi
gặp phải, bài học rút ra khi từ quá trình làm.
Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ: Thực hiện hoàn thiện áp
- Cho học sinh thực hiện đọc và phân tích trò chơi phích, poster…
Lập báo cáo
Chuẩn bị tài liệu thuyết
trình
Báo cáo kết quả: Thực hiện tại hoạt động 5
Chuyển sang hoạt động 5

HOẠT ĐỘNG 5. CHIA SẺ, THẢO LUẬN, ĐIỀU CHỈNH ( 45 phút )


a) Mục tiêu:
Thuyết trình sản phẩm “Xe đua chạy bằng phản lực” của nhóm về cách làm, nguồn ý tưởng
và nguyên vật liệu.
Đánh giá xe đua chạy bằng phản lực của nhóm mình với nhóm bạn về tính chính xác, thẩm
mĩ, sáng tạo.Thuyết trình sản phẩm: hình ảnh áp phích của nhóm làm, cần thể hiển rõ thông
điệp của bản thiết kế đưa ra ; đánh giá áp phích của nhóm mình với nhóm bạn về tính chính
xác, thẩm mĩ, sáng tạo.
Nêu ra được những thuận lợi, khó khăn khi thực hiện làm áp phích.
HS nêu ra được bài học sau khi thực hiện chủ đề.
b) Nội dung:
- GV giới thiệu trò chơi: Nhà thiết kế tài năng ( chia lớp thành … nhóm , mỗi nhóm 4-6
người)
Nhà thiết kế tài năng
Các em với tư cách là một nhà thiết kế xe đua chạy bằng phản lực, nhóm nào có thiết kế và
sản phẩm đẹp và nội dung phong phú phù hợp thực tế sẽ được khen tặng danh hiệu “Nhà
thiết kế tài năng”. Theo đó, sản phẩm của các em cần thoả mãn một số tiêu chí cơ bản sau:
- Sản phẩm thẩm mĩ
- Có thể sử dụng được
- Tốc độ ổn định, độ bền chắc chắn
- Vật liệu đơn giản, rẻ tiền, dễ tìm.
- GV viên yêu cầu hs về nhà làm sản phẩm và chuẩn bị bài thuyết trình: quy trình thiết kế
sản phẩm, những khó khăn khi gặp phải, bài học rút ra khi từ quá trình làm.
9
- GV yêu cầu các nhóm lên thuyết trình về sản phẩm của mình.
- Sau 1 nhóm thuyết trình GV yêu cầu các nhóm nêu ra được những khó khăn khi thực hiện
làm dự án và bài học rút ra khi thực hiện dự án.
c) Sản phẩm:
Sản phẩm: Xe đua chạy bằng phản lực.
Nội dung cần thuyết trình: Quy trình làm sản phẩm, giới thiệu sản phẩm, những khó khăn
gặp phải khi thực hiện.

d) Tổ chức thực hiện:


HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Chuyển giao nhiệm vụ học tập: HS thực hiện thuyết trình
Tổ chức trò chơi (thực hiện chia sẻ sản phẩm): Nhà thiết kế về sản phẩm của mình
tài năng ( chia lớp thành … nhóm , mỗi nhóm 4-6 người) Nội dung cần thuyết trình:
Nhà thiết kế tài năng Quy trình làm áp phích,
Các em với tư cách là một nhà thiết kế xe đua chạy bằng phản giới thiệu sản phẩm,
lực, nhóm nào có thiết kế và sản phẩm đẹp và nội dung phong những khó khăn gặp phải
phú phù hợp thực tế sẽ được khen tặng danh hiệu “Nhà thiết kế khi thực hiện vẽ áp phích.
tài năng”. Theo đó, sản phẩm của các em cần thoả mãn một số
tiêu chí cơ bản sau:
- Sản phẩm thẩm mĩ
- Có thể sử dụng được
- Tốc độ ổn định, độ bền chắc chắn
- Vật liệu đơn giản, rẻ tiền, dễ tìm.
Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ: Thực hiện giới thiệu áp
- Cho HS giới thiệu về sản phẩm phích đã làm
- Và Thuyết trình về quá trình chọn nội dung, những khó khăn Thuyết trình về quá trình
khi gặp phải, bài học rút ra từ quá trình làm áp phích chọn nội dung, những khó
khăn khi gặp phải, bài học
rút ra từ quá trình làm áp
phích
Báo cáo kết quả: - HS thuyết trình
- GV gọi HS thuyết trình - Trong khi nhóm bạn
- GV gọi các nhóm khác nhận xét thuyết trình, các HS còn
10
- GV kết luận nội dung kiến thức cho HS. lại lắng nghe để nhận xét
và bổ sung.

PHỤ LỤC

Mẫu báo cáo của HS

Đánh giá mức độ tích cực


STT Thành viên Nhiệm vụ
của thành viên

Các nguyên vật liệu và dụng cụ sử dụng:

STT Tên nguyên vật liệu, dụng cụ Số lượng dự kiến

Quy trình

STT Các
Nội dung Thời gian dự kiến
bước

11
12
PHIẾU SỐ 1: PHIẾU ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG NHÓM
Nhóm đánh giá: ………………………. Nhóm được đánh giá: …………………

Nội dung đánh giá Yêu cầu đánh giá Điểm tối đa Điểm đánh giá

- Hoàn thành các nội


1 điểm
dung yêu cầu

Nội dung
- Nội dung đáp ứng mục
tiêu đề ra (Thể hiện rõ ý
5 điểm
nghĩa thông điệp của áp
phích)

Khoa học, thẩm mỹ, cân


đối, sáng tạo

Hình thức (Khuyến khích sử dụng 2 điểm


những vật liệu thân thiện
với môi trường, sản
phẩm tái chế)

Mạch lạc, dễ hiểu, truyền


Thuyết trình sản
tải được nội dung cần 2 điểm
phẩm
tuyên truyền

Tổng điểm 10 điểm

Điểm cộng

(Dành cho những thành viên trong nhóm được


đánh giá có những ý kiến đóng gơp, phản biện

13
PHIẾU SỐ 2: PHIẾU ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG
CÁC THÀNH VIÊN TRONG NHÓM…….

STT Tên thành viên Mức độ đóng góp Điểm Ghi chú
(1,2,3,4)
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Lưu ý:
- Mức độ đóng góp thể hiện sự tham gia của các thành viên đối với hoàn thành bài tập
của nhóm.
- Có 4 mức độ đánh giá từ 1đến 3 tương ứng với mức độ đóng góp gồm:
+ Mức 1: Chưa hoàn thành nhiệm vụ được phân công – tương ứng mức điểm dưới 5,0
+ Mức 2: Hoàn thành nhiệm vụ được phân công – tương ứng mức điểm: 5,0 đến 6,9 điểm
+ Mức 3: Hoàn thành tốt nhiệm vụ được phân công – tương ứng mức điểm: 7,0 đến 8,4
điểm
+ Mức 4: Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được phân công – tương ứng mức điểm: từ 8,5 đến
10 điểm

14

You might also like