You are on page 1of 76

MỘT SỐ CHỦ ĐỀ DẠY HỌC

STEM MÔN VẬT LÍ

vectorstock.com/10212086

Ths Nguyễn Thanh Tú


eBook Collection

SÁNG KIẾN XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN


MỘT SỐ CHỦ ĐỀ DẠY HỌC STEM CƠ BẢN
VẬT LÍ TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
WORD VERSION | 2023 EDITION
ORDER NOW / CHUYỂN GIAO QUA EMAIL
TAILIEUCHUANTHAMKHAO@GMAIL.COM

Tài liệu chuẩn tham khảo


Phát triển kênh bởi
Ths Nguyễn Thanh Tú
Đơn vị tài trợ / phát hành / chia sẻ học thuật : 
Nguyen Thanh Tu Group

Hỗ trợ trực tuyến


Fb www.facebook.com/DayKemQuyNhon
Mobi/Zalo 0905779594
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NINH BÌNH
TRƯỜNG THPT NHO QUAN A


SÁNG KIẾN
XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN MỘT SỐ CHỦ ĐỀ
DẠY HỌC STEM CƠ BẢN VẬT LÍ TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

Bộ môn: Vật lí
Tên tác giả:
1. Nguyễn Phong Cầm – Tổ trưởng CM
2. Trương Thị Thu Hường – Giáo viên Vật lí
3. Nguyễn Thị Hồng Loan – Giáo viên Vật lí
4. Hoàng Đình Trung – Giáo viên Vật lí
Đơn vị: Trường THPT Nho Quan A
MỤC LỤC

NỘI DUNG Trang


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài 5
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 6

3. Nhiệm vụ nghiên cứu 6

4. Đóng góp mới của đề tài 6

PHẦN NỘI DUNG


1. Cơ sở lý luận về giáo dục STEM trong nhà trường phổ thông 7
đáp ứng với chương trình GDPT mới
1.1. Khái niệm về giáo dục STEM
1.2.Chủ đề dạy học STEM trong trường trung học 7

1.3.Quy trình xây dựng chủ đề bài học STEM 8

1.4. Tiến trình tổ chức dạy học STEM trong trường Trung 8
học
2. Cở sở thực tiễn của dạy học Vật lý theo định hướng STEM ở 9
trường THPT Nho Quan A
2.1.Thực trạng tổ chức dạy học môn Vật lý theo định hướng
STEM
2.2 Quá trình điều tra 9

2.3. Những thuận lợi và khó khăn khi đưa STEM vào 11
trường phổ thông hiện nay
3. Xây dựng một số chủ đề dạy học theo định hướng STEM Vật lý 12
THPT
3.1. Phân tích đặc điểm nội dung Vật lí chương trình THPT
dưới góc độ STEM
3.2. Đề xuất một số chủ đề dạy học STEM Vật lý THPT 12

4. Tổ chức dạy học một số chủ đề STEM Vật lí THPT 13

4.1. Tổ chức dạy học chủ đề STEM “Cân lò xo” 14

4.2. Tổ chức dạy học chủ đề STEM “Cân thăng bằng” 18

4.3. Tổ chức dạy học chủ đề STEM “Xe chạy bằng bóng 23
bay”
4.4. Tổ chức dạy học chủ đề STEM “Dụng cụ kiểm chứng 28
hiện tượng căng bề mặt của chất lỏng”
4.5. Tổ chức dạy học chủ đề STEM “Pin điện hoá từ thiên 32
73
nhiên”

4.6. Tổ chức dạy học chủ đề STEM “Thí nghiệm mô phỏng đường 37
tròn lượng giác trong giải toán Vật lý 12”
4.7.Tổ chức dạy học dự án chủ đề STEM “Máy phát điện xoay 41
chiều”
5. Kết quả thực nghiệm sư phạm
5.1 Bảng khảo sát kết quả học tập của HS sau thực nghiệm 53

5.2. Kết quả thi HSG lớp 12 THPT cấp tỉnh bộ môn Vật lí năm 54
học 2020 – 2021 và năm học 2021 – 2022
5.3. Biểu đồ khảo sát sự hứng thú của HS sau khi được tham gia 54
các tiết dạy học theo định hướng giáo dục Stem năm học 2021 -
2022
6. Một số kết quả đạt được khi tổ chức dạy học các chủ đề STEM 55
cơ bản Vật lí tại trường phổ thông
KẾT LUẬN CHUNG 56
1. Ý nghĩa của đề tài
2. Hướng mở rộng của đề tài 57

3. Một số kiến nghị và đề xuất 57

TÀI LIỆU THAM KHẢO 59

PHỤ LỤC 60

74
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN

Kính gửi : Hội đồng chấm Sáng kiến


- Trường THPT Nho Quan A.
- Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Ninh Bình.
Chúng tôi gồm:
TT Họ và tên Ngày tháng Nơi Chức vụ Trình Tỷ lệ
năm sinh công độ CM (%) đóng
tác góp
1 Nguyễn Phong Cầm 05/09/1979 TTCM Thạc sỹ 25
2 Trương Thị Thu 08/10/1989 Giáo Đại Học 25
THPT
Hường viên
Nho
3 Nguyễn Thị Hồng 24/06/1988 Giáo Thạc sỹ 25
Quan
Loan viên
A
4 Hoàng Đình Trung Giáo Đại Học 25
viên
1. Tên sáng kiến, lĩnh vực áp dụng
- Tên sáng kiến:
“ XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN MỘT SỐ CHỦ ĐỀ DẠY HỌC STEM CƠ
BẢN VẬT LÍ TRUNG HỌC PHỔ THÔNG”
- Lĩnh vực áp dụng: Giảng dạy môn Vật lí - cấp học THPT.
2. Nội dung
a. Giải pháp cũ thường làm:
- Trong dạy học vật lí làm thí nghiệm là một hoạt động khá đặc trưng của
bộ môn. Tuy nhiên, chương trình giáo dục hiện hành thì đang tập trung chủ yếu
vào kiến thức lý thuyết mà ít chú trọng đến các kĩ năng thực hành, chưa giúp
người học vận dụng kiến thức ứng dụng vào thực tế.
- Phương pháp dạy học truyền thống là lấy giáo viên làm trung tâm. Giáo
viên sẽ là người thuyết trình, diễn giải kho tàng tri thức còn học sinh sẽ là lắng
nghe, ghi chép và học thuộc. Phương pháp này sẽ chỉ cho phép các học sinh có
thể đạt được mức độ tái hiện nên nó mang tính thụ động khá nhiều. Do đó chưa
đi sâu vào phát triển năng lực và phẩm chất người học.
*Ưu điểm
Đối với giáo viên: Giải pháp cũ thường làm trên thì giáo viên không phải
mất quá nhiều thời gian và công sức để tìm hiểu, sưu tầm tư liệu, chuẩn bị các
nội dung phục vụ cho bài giảng. Hầu hết giáo viên chỉ cần truyền tải nội dung
trong sách giáo khoa.
Đối với học sinh: Học theo phương pháp trên thì học sinh chỉ tập trung
vào những kiến thức đã có sẵn trong sách giáo khoa, học sinh không mất nhiều
thời gian chuẩn bị cho các bài học.
* Nhược điểm.
1
Dạy và học theo phương pháp trên, rất ít học sinh có hứng thú và động lực
học tập, học sinh dễ tiếp thu một cách thụ động mà không phát huy được tính
tích cực, chủ động, sáng tạo của bản thân. Giờ học cũng trở nên buồn tẻ và kiến
thức chỉ thiên về lý thuyết. Bởi vì không có nhiều cơ hội thực hành, nên học sinh
khó có thể áp dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn.
b. Giải pháp mới cải tiến:
Phương pháp giáo dục STEM giúp người học không bị nhàm chán với
những lý thuyết khô cứng, củng cố thêm những kiến thức thực tiễn cần thiết và
trang bị cho người học khả năng vận dụng linh hoạt kiến thức vào đời sống. Đây
là một kỹ năng cực kỳ cần thiết đối với thế hệ trẻ trong kỷ nguyên mới.
Trong các tiết học STEM, những tình huống thực tế được đưa ra như một
đề tài hoặc dự án. Để giải quyết vấn đề, học sinh phải tìm hiểu, nghiên cứu các
kiến thức của những môn học liên quan, ngoài ra phải trực tiếp trải nghiệm,
quan sát, phân tích đánh giá vấn đề để đưa ra kết luận.
* Ưu điểm:
Giáo viên sẽ tổ chức cho học sinh hoạt động thực hành để khám phá tri
thức mới và vận dụng nó để củng cố rèn luyện kỹ năng của bản thân.
Học sinh được đóng vai trò chủ động trong mỗi giờ học. Các em tự thực
hiện, nghiên cứu, áp dụng các phương pháp mới để giải quyết vấn đề. Giúp hình
thành cho người học những phẩm chất như là tính độc lập, tinh thần chịu trách
nhiệm và tính sáng tạo.
Mỗi tiết học cũng trở nên sinh động hơn, học sinh có hứng thú và động
lực học tập, tiếp thu kiến thức một cách linh hoạt, phát huy được tính tích cực,
chủ động, sáng tạo của bản thân.
* Nhược điểm:
Tuy phương pháp giáo dục STEM đã được chứng minh là phương pháp
tốt, hiệu quả, nhưng thực tế triển khai không chắc chắn đạt được như mong
muốn, nếu như việc chuẩn bị không được chu đáo thì sẽ khiến cho học sinh rèn
luyện những kỹ năng và kĩ xảo này một cách máy móc.
Chương trình giáo dục hiện tại chưa thiết kế để dạy theo phương pháp
giáo dục STEM và thời lượng có hạn trong một tiết học nên các hoạt động chưa
thể khai thác tối đa năng lực của các em học sinh.
3. Hiệu quả kinh tế, xã hội dự kiến đạt được
- Hiệu quả kinh tế:
Thúc đẩy sự phát triển các năng lực cho học sinh, đặc biệt là năng lực giải
quyết vấn đề; kích thích, tạo hứng thú cho các em khi học tập bộ môn Vật lí;
nâng cao thành tích học tập bộ môn của HS. Việc yêu thích và hứng thú học tập
bộ môn Vật lí giúp các em hiểu biết kiến thức từ đó biết vận dụng linh hoạt từ lí
thuyết vào thực tế đời sống giải quyết các vấn đề cần thiết trong cuộc sống. Giúp
HS hiểu được các ứng dụng khoa học kỹ thuật, chế tạo các sản phẩm áp dụng
vào thực tiễn.
Giáo viên tiếp cận được chương trình giáo dục phổ thông mới là phát triển
phẩm chất và năng lực người học.
- Hiệu quả xã hội:
2
Giáo dục STEM dạy cho học sinh cách giải quyết vấn đề bằng việc sử
dụng các kỹ năng tư duy phản biện, các em sẽ được học cách phân tích các vấn
đề và lên kế hoạch để giải quyết chúng, giúp các em phát minh ra những ý tưởng
và dự án mang tính đổi mới.
Trong những tiết học, học sinh có trình độ khác nhau vẫn có thể làm việc
trong cùng một nhóm để giải quyết các vấn đề, ghi chép dữ liệu, viết báo cáo,
thuyết trình và hơn thế nữa và kết quả là các em học sinh được hợp tác với nhau
và cùng phát triển trong môi trường yêu cầu khả năng làm việc nhóm cao.
Học sinh được tiếp cận với công nghệ nhiều hơn, các em sẽ sẵn sàng đón
nhận chúng thay vì do dự hay lo sợ. Điều này sẽ giúp các em có được lợi thế lớn
trong một môi trường toàn cầu đang ngày càng trở nên công nghệ hóa. Đặc biệt,
học sinh được trải nghiệm với các sản phẩm thực hành có thể là thành công hoặc
là thất bại và thông qua đó, các em có thể phát triển trí tuệ một cách lành mạnh
đúc rút cho mình nhiều kinh nghiệm trong thực tiễn.
4. Điều kiện và khả năng áp dụng
- Điều kiện áp dụng:
Sáng kiến “ XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN MỘT SỐ CHỦ ĐỀ DẠY
HỌC STEM CƠ BẢN VẬT LÍ TRUNG HỌC PHỔ THÔNG” đang được áp
dụng tại trường THPT Nho Quan A giúp học sinh có những tiết học đầy hứng
thú, sinh động và đạt hiệu quả cao.
- Khả năng áp dụng:
Thông qua kết quả việc áp dụng sáng kiến này ở học sinh chúng tôi thiết
nghĩ, sáng kiến này có tính khả thi rất cao, có khả năng áp dụng rộng rãi cho mọi
trường THPT; mọi đối tượng của người dạy và học hướng đến dạy học rộng rãi
trong chương trình giáo dục phổ thông mới.
- Danh sách những người đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần
đầu :
TT Họ và tên Ngày tháng Nơi Chức Trình Nội
năm sinh công vụ độ dung
tác CM hỗ trợ
1 Nguyễn Phong Cầm 05/09/1979 TTCM Thạc Xây
sỹ dựng
THPT chương
Nho trình
Quan giảng
A dạy,
giảng
dạy
2 Trương Thị Thu 08/10/1989 Giáo Đại Xây
Hường viên Học dựng
chương
trình
giảng
dạy,
3
giảng
dạy
3 Nguyễn Thị Hồng 24/06/1988 Giáo Thạc Xây
Loan viên sỹ dựng
chương
trình
giảng
dạy,
giảng
dạy
4 Hoàng Đình Trung 02/03/1981 Giáo Đại Xây
viên Học dựng
chương
trình
giảng
dạy,
giảng
dạy
Chúng tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn làtrung thực, đúng
sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.
XÁC NHẬN CỦA Nho Quan, ngày 09 tháng 05 năm 2022
ĐƠN VỊ CÔNG TÁC Người nộp đơn
NHÓM TÁC GIẢ

Nguyễn Phong Cầm

Trương Thị Thu Hường

Nguyễn Thị Hồng Loan

Hoàng Đình Trung

4
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang làm thay đổi căn bản nền sản
xuất của thế giới, tạo ra những cơ hội rất lớn nhưng cũng đặt ra những thách
thức không nhỏ cho mỗi quốc gia. Điều này đặt ra cho ngành Giáo dục và Đào
tạo (GD-ĐT) một sứ mệnh to lớn là chuẩn bị nguồn nhân lực chất lượng cao để
đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước. Để thực hiện được nhiệm vụ này, GD-ĐT
rất cần thiết phải đưa giáo dục STEM vào nhà trường, bởi những ưu thế của giáo
dục STEM trong dạy học, góp phần tích cực trong việc đổi mới phương pháp
dạy học theo chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) mới, thực sự giúp học
sinh (HS) hướng đến thế giới công nghệ 4.0 và các lợi thế khác, đáp ứng được
mục tiêu đào tạo con người có năng lực trong cuộc sống tương lai, phù hợp nhu
cầu nhân lực lao động trong thời đại công nghệ 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ trên
thế giới.
Giáo dục STEM một mặt thực hiện đầy đủ mục tiêu giáo dục đã nêu trong
chương trình GDPT mới, mặt khác nhằm phát triển các năng lực cốt lõi cho HS,
phát triển các năng lực đặc thù của môn học thuộc về STEM và định hướng
nghề nghiệp cho HS. Để đón đầu chương trình GDPT mới, nhiều địa phương và
trường học đã đi trước một bước trong việc triển khai giáo dục STEM. Trong
quá trình triển khai dạy học các môn học STEM, một trong những yêu cầu đối
với giáo viên (GV) là phải biết cách tổ chức, thiết kế các hoạt động STEM một
cách sáng tạo có hiệu quả, phù hợp với điều kiện dạy học. Tuy nhiên hiện nay
qua khảo sát tôi nhận thấy việc triển khai dạy học STEM ở các trường THPT
còn nhiều hạn chế, bên cạnh đó, một số GV vẫn chưa có nhận thức đầy đủ về
bản chất dạy học STEM cũng như cách thiết kế hoạt động, tổ chức, thực hiện
dạy học STEM như thế nào cho có hiệu quả trong môn học. Hơn nữa, hiện nay
trên các trang mạng điện tử, tài liệu sách vở, các tạp chí giáo dục đã cung cấp rất
nhiều các vấn đề chung về giáo dục STEM nhưng các tài liệu hướng dẫn cụ thể
việc tổ chức dạy học các môn học theo định hướng STEM trong trường phổ
thông còn chưa nhiều.Vì vậy nghiên cứu sâu về dạy học STEM, đề xuất cách
thức thiết kế và tổ chức cho HS học tập hiệu quả các môn học STEM nói chung,
Vật lý nói riêng như thế nào là một hướng nghiên cứu mới cập nhật, cần thiết
trong bối cảnh nền GD-ĐT Việt Nam đang đổi mới căn bản và toàn diện.
Vật lí với đặc thù là bộ môn khoa học thực nghiệm có tính công nghệ và
kỹ thuật rất cao, có nhiều kiến thức liên quan đến thực tiễn, thực hành cùng với
nền tảng để học Vật lí là Toán học nên rất thuận lợi trong việc triển khai dạy học
theo phương thức STEM bằng các hình thức tăng cường các hoạt động nghiên
cứu, trải nghiệm sáng tạo, câu lạc bộ.... Qua đó giúp HS hiểu được các ứng dụng
khoa học kỹ thuật, chế tạo các sản phẩm áp dụng vào đời sống thực tiễn, đồng
thời giúp HS không những hiểu sâu sắc các kiến thức Vật lí, từ đó tạo động lực,
lòng đam mê, yêu thích bộ môn. Nói tóm lại, dạy học Vật lí theo phương thức
STEM là một hướng giáo dục phù hợp giúp HS phát triển đầy đủ các năng lực
đặc thù và năng lực cốt lõi theo mục tiêu của chương trình GDPT mới.

5
Qua quá trình nghiên cứu và giảng dạy bộ môn Vật lí ở THPT chúng tôi
thấy có thể khai thác, thiết kế và thực hiện được nhiều chủ đề dạy học STEM ở
tất cả các phần cơ, nhiệt, điện, từ ... của bộ môn Vật lí, kích thích được sự hứng
thú, tích cực của HS trong quá trình dạy học. Với những lí do trên nhằm nâng
cao hiệu quả và chất lượng dạy học, chúng tôi đã nghiên cứu đề tài “Xây dựng
và thực hiện một số chủ đề dạy học STEM cơ bản Vật lí Trung học phổ
thông”. Hy vọng đề tài sẽ góp một phần nhỏ, là nguồn tài liệu có ích giúp các
thầy cô và các bạn đọc tham khảo và vận dụng vào quá trình dạy học môn Vật lí
theo định hướng STEM ở các trường phổ thông.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: HS trường THPT Nho Quan A.
- Phạm vi nghiên cứu: Các chủ đề dạy học STEM phần cơ, nhiệt, điện và
từ thuộc chương trình Vật lý THPT. Tiến hành thực nghiệm sư phạm tại trường
THPT Nho Quan A
- Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 9/2021 đến tháng 4/2022
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn của giáo dục STEM trong trường
phổ thông.
- Điều tra, phân tích thực trạng dạy học Vật lí theo định hướng STEM.
Trên cơ sở đó phân tích các nguyên nhân, khó khăn để đề xuất hướng giải quyết
của đề tài.
- Đề xuất giải pháp thực hiện đề tài nghiên cứu: Xây dựng các chủ đề dạy
học STEM phần cơ, nhiệt, điện và từ - Vật lí THPT và tiến hành thực nghiệm tổ
chức dạy học một số chủ đề tại lớp 10A, 10B, 10G, 10H, 11C, 11M, 12A, 12E -
trường THPT Nho Quan A.
- Trên cơ sở các chủ đề đã thực nghiệm, lựa chọn và giới thiệu cách tổ
chức hoạt động cụ thể một số chủ đề dạy học STEM phần cơ, nhiệt, điện và từ
Vật lí THPT theo các phương pháp, hình thức dạy tích cực nhằm định hướng
phát triển các năng lực HS.
4. Đóng góp mới của đề tài
- Điều tra được thực trạng dạy học Vật lí theo định hướng STEM ở
trường, phân tích các nguyên nhân, khó khăn, đưa ra hướng khắc phục, giải
pháp để nâng cao chất lượng dạy học các môn học STEM.
- Xây dựng hệ thống các chủ đề dạy học STEM phần cơ, nhiệt, điện và từ
phục vụ giảng dạy một số bài học trong chương trình SGK Vật lí THPT nhằm
phát triển năng lực cho HS.
- Tổ chức dạy học một số chủ đề STEM phần cơ, nhiệt, điện và từ tại
trường phổ thông phù hợp với điều kiện dạy học của nhà trường và thu được
những kết quả thiết thực nhằm nâng cao chất lượng dạy học bộ môn Vật lí và
các môn học STEM, đưa giáo dục STEM vào trường học, góp phần vào phong
trào thi đua đổi mới sáng tạo trong dạy học đáp ứng với yêu cầu chương trình
GDPT tổng thể.

6
PHẦN NỘI DUNG
1. Cơ sở lý luận về giáo dục STEM trong nhà trường phổ thông đáp
ứng với chương trình GDPT mới
1.1. Khái niệm về giáo dục STEM
STEM là viết tắt của từ Science (Khoa học), Technology (Công nghệ),
Engineering (Kĩ thuật), Mathematics (Toán học). Giáo dục STEM về bản chất
được hiểu trang bị cho người học những kiến thức và kĩ năng cần thiết liên quan
đến các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kĩ thuật và toán học. Các kiến thức và kĩ
năng này phải được tích hợp, lồng ghép và bổ trợ cho nhau, giúp HS không chỉ
hiểu về nguyên lí mà còn có thể thực hành và tạo ra các sản phẩm trong cuộc
sống hằng ngày.
Đối với giáo dục STEM, các kiến thức khoa học, toán học, công nghệ và
kĩ thuật không chỉ được dạy học theo hướng trang bị kiến thức thông thường mà
được vận dụng nhằm giải quyết các tình huống thực tiễn trong cuộc sống. Việc
làm này đem lại tác dụng lớn giúp cho trải nghiệm học tập của HS trở nên thú vị
hơn, tạo động lực thúc đẩy các em hứng thú với việc học tập và nghiên cứu khoa
học, công nghệ ngay từ nhỏ. Sự gắn kết đa dạng các thành phần giáo dục, tạo
thành một hệ sinh thái giáo dục, sẽ là một trong những chìa khóa giúp nuôi
dưỡng và đào tạo những thế hệ công dân toàn cầu có kiến thức và kỹ năng, đặc
biệt là tư duy sáng tạo trong thời đại mới.
Như vậy giáo dục STEM là một phạm trù rộng và liên quan đến nhiều lĩnh
vực với hai đặc điểm nổi bật là tính tích hợp liên môn và hoạt động thực hành
gắn với lí thuyết. Với giáo dục STEM, HS có thể học để lập trình điều khiển,
chế tạo robot nhưng cũng có thể đơn giản là chế tạo ra những sản phẩm phục vụ
đời sống, hay những đồ chơi mang tính chất giải trí nhưng lại giúp HS hiểu bản
chất hiện tượng và tiếp thu kiến thức Vật lí một cách dễ dàng nhất. Qua đó cho
thấy việc dạy và học STEM không nhất thiết cần điều kiện cơ sở vật chất, công
nghệ hiện đại mà hoàn toàn tùy thuộc vào ý tưởng triển khai bài dạy của GV.
1.2.Chủ đề dạy học STEM trong trường trung học
Chủ đề STEM là chủ đề dạy học được thiết kế dựa trên vấn đề thực tiễn
kết hợp với chuẩn kiến thức, kỹ năng của các môn khoa học trong chương trình
phổ thông. Trong quá trình dạy học, GV tổ chức cho HS làm việc nhóm, sử
dụng công nghệ truyền thống và hiện đại, công cụ toán học để tạo ra những sản
phẩm có tính ứng dụng thực tiễn, phát triển kỹ năng và tư duy HS.
Chủ đề STEM cần đảm bảo các tiêu chí: giải quyết vấn đề thực tiễn, kiến
thức trong chủ đề thuộc lĩnh vực STEM, định hướng hoạt động thực hành, làm
việc nhóm.
Có thể phân loại các chủ đề dạy học STEM dựa vào các tiêu chí sau. Dựa
vào phạm vi kiến thức để giải quyết vấn đề STEM, người ta chia chủ đề STEM
thành hai loại:
Chủ đề STEM cơ bản được xây dựng trên cơ sở kiến thức thuộc phạm vi
các môn khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán trong chương trình giáo dục phổ
thông. Các sản phẩm chủ đề STEM này thường đơn giản, bám sát nội dung sách

7
giáo khoa (SGK) và thường được xây dựng trên cơ sở các nội dung thực hành,
thí nghiệm trong chương trình giáo dục phổ thông.
Chủ đề STEM mở rộng có những kiến thức nằm ngoài chương trình giáo
dục phổ thông và SGK. Những kiến thức đó HS phải tự tìm hiểu và nghiên cứu
từ tài liệu chuyên ngành. Sản phẩm STEM loại hình này có độ phức tạp cao hơn.
Dựa vào mục đích dạy học, ta có thế chia chủ đề STEM thành hai loại
chính:
Chủ đề STEM dạy học kiến thức mới được xây dựng trên cơ sở kết nối
kiến thức của nhiều môn học khác nhau mà HS chưa được học hoặc được học
một phần, HS sẽ vừa giải quyết được vấn đề và vừa lĩnh hội tri thức mới.
Chủ đề STEM dạy học và vận dụng được xây dựng trên cơ sở những kiến
thức HS đã được học. Chủ đề STEM dạng này bồi dưỡng cho HS năng lực vận
dụng lý thuyết vào thực tiễn. Kiến thức lý thuyết được củng cố và khắc sâu.
1.3.Quy trình xây dựng chủ đề bài học STEM
Bước 1: Lựa chọn chủ đề bài học
Căn cứ vào nội dung kiến thức trong chương trình môn học và các hiện tượng,
quá trình gắn với các kiến thức đó trong tự nhiên; quy trình hoặc thiết bị công nghệ
có sử dụng của kiến thức đó trong thực tiễn… để lựa chọn chủ đề bài học.
Bước 2: Xác định vấn đề cần giải quyết
Sau khi lựa chọn chủ đề của bài học, cần xác định vấn đề cần giải quyết
để giao cho HS thực hiện sao cho khi giải quyết vấn đề đó HS phải học được
những kiến thức, kỹ năng cần dạy trong chương trình môn học đã lựa chọn hoặc
vận dụng những kiến thức, kỹ năng đã biết để xây dựng bài học.
Bước 3: Xây dựng tiêu chí của thiết bị và giải pháp giải quyết vấn đề
Sau khi đã xác định vấn đề cần giải quyết (sản phẩm cần chế tạo) cần xác
định rõ tiêu chí của giải pháp, sản phẩm.
Các tiêu chí này phải hướng tới việc định hướng quá trình học tập và vận
dụng kiến thức nền của HS chứ không nên tập trung đánh giá sản phẩm vật chất.
Bước 4: Thiết kế tiến trình tổ chức hoạt động
Tiến trình tổ chức hoạt động học được thiết kế theo các phương pháp, kĩ
thuật dạy học tích cực với 5 hoạt động học. Mỗi hoạt động được thiết kế rõ ràng về
mục đích, nội dung và sản phẩm học tập mà HS phải hoàn thành. Các hoạt động
này có thể được tổ chức cả trong và ngoài lớp học (ở trường, ở nhà và cộng đồng).
1.4. Tiến trình tổ chức dạy học STEM trong trường Trung học
Mỗi bài học STEM thường được tổ chức theo 5 hoạt động như sau:
Hoạt động 1: Xác định vấn đề
Trong hoạt động này, GV giao cho HS nhiệm vụ học tập chứa đựng vấn
đề, trong đó HS phải hoàn thành một sản phẩm học tập cụ thể với các tiêu chí
đòi hỏi HS phải sử dụng kiến thức mới trong bài học để đề xuất, xây dựng giải
pháp và thiết kế nguyên mẫu của sản phẩm cần hoàn thành. Tiêu chí của sản
phẩm là yêu cầu hết sức quan trọng, bởi đó chính là "tính mới" của sản phẩm, kể
cả sản phẩm đó là quen thuộc với HS; đồng thời, tiêu chí đó buộc HS phải nắm
vững kiến thức mới thiết kế và giải thích được thiết kế cho sản phẩm cần làm.
Hoạt động 2: Nghiên cứu kiến thức nền và đề xuất giải pháp
8
Trong hoạt động này, HS thực hiện hoạt động học tích cực, tự lực dưới sự
hướng dẫn của GV. HS phải tự tìm tòi, chiếm lĩnh kiến thức để sử dụng vào việc
đề xuất, thiết kế sản phẩm cần hoàn thành. Kết quả là, khi HS hoàn thành bản
thiết kế thì đồng thời cũng đã học được kiến thức mới theo chương trình môn
học tương ứng.
Hoạt động 3: Lựa chọn giải pháp
Trong hoạt động này, HS được tổ chức để trình bày, giải thích và bảo vệ
bản thiết kế kèm theo thuyết minh (sử dụng kiến thức mới học và kiến thức đã
có); đó là sự thể hiện cụ thể của giải pháp giải quyết vấn đề. Dưới sự trao đổi,
góp ý của các bạn, GV và HS tiếp tục hoàn thiện (có thể phải thay đổi để bảo
đảm khả thi) bản thiết kế trước khi tiến hành chế tạo, thử nghiệm.
Hoạt động 4: Chế tạo mẫu, thử nghiệm và đánh giá
HS tiến hành chế tạo mẫu theo bản thiết kế đã hoàn thiện; trong quá trình
chế tạo đồng thời phải tiến hành thử nghiệm và đánh giá. Trong quá trình này, HS
cũng có thể phải điều chỉnh thiết kế ban đầu để bảo đảm mẫu chế tạo là khả thi và
tối ưu (theo nhận thức của HS).
Hoạt động 5: Chia sẻ, thảo luận, điều chỉnh
Trong hoạt động này, HS được tổ chức để trình bày sản phẩm học tập đã
hoàn thành; trao đổi, thảo luận, đánh giá để tiếp tục điều chỉnh, hoàn thiện.
2. Cở sở thực tiễn của dạy học Vật lý theo định hướng STEM ở
trường THPT Nho Quan A
2.1.Thực trạng tổ chức dạy học môn Vật lý theo định hướng STEM
- Từ năm học 2020 – 2021 nhà trường đặt ra nhiệm vụ dạy học theo định
hướng Stem cho các nhóm chuyên môn. Tuy nhiên do phương pháp dạy học
theo định hướng Stem còn mới đối với giáo viên, ngoài ra việc dạy học còn bị
ảnh hưởng của dịch Covid 19. Trong khi đó cơ sở phòng thực hành của nhà
trường còn chưa hoàn thiện, thiếu thiết bị thực hành, nên HS chưa được trải
nghiệm thực hành nhiều mà chủ yếu nắm bắt lý thuyết và quan sát thực hành
qua các thí nghiệm ảo do giáo viên thuyết trình. Vì vậy đa số các em không
hứng thú với môn học và ít nhận thấy vai trò ứng dụng của Vật lí vào đời sống.
Học sinh không được trải nghiệm thực tế, nên việc đưa kiến thức khoa học trở
nên nặng nề.
-Việc tổ chức dạy học theo hướng giáo dục STEM ở trường THPT nói
chung còn hạn chế, chủ yếu còn giao nhiệm vụ cho tổ nhóm tạo ra 1 sản phẩm
STEM chứ chưa mang tính tự giác. Đó cũng là lí do các em học Vật lí chủ yếu
là để đối phó với các kì kiểm tra còn yếu tố đam mê yêu thích rất ít.
2.2 Quá trình điều tra
Trước khi đưa vào áp dụng sáng kiến này chúng tôi đã tiến hành điều tra
về sự hứng thú, cách thức học và nội dung phương pháp học môn Vật lí với học
sinh như sau:
- Đối tượng điều tra: Học sinh của nhà trường năm học 2021 – 2022.
- Thời gian điều tra: Bắt đầu từ tháng 9/2021
- Tổng số học sinh được điều tra: 248 em.
2.2.1. Kết quả điều tra ý kiến HS về bộ môn Vật lí
9
KẾT QUẢ
CÂU NỘI DUNG Số Tỉ lệ
lượng %
Sự hứng thú học môn Vật lí ở các em thuộc
1
mức nào?
Rất thích 29 11,7
Thích 46 18,5
Bình thường 108 43,5
Không thích 65 26,3
2 Em thích học môn Vật lý vì:
Môn Vật lí là một trong những môn thi học sinh
giỏi và thi tốt nghiệp THPT Quốc Gia và xét tuyển 193 77,8
các trường Đại học.
Bài học sinh động, thầy cô dạy vui vẻ, dễ hiểu. 182 73,4
Kiến thức dễ nắm bắt. 39 15,7
Kiến thức gắn thực tế nhiều. 137 55,2
Trong giờ học môn Vật lý em thích được học
3
như thế nào?
Tập trung nghe giảng, phát biểu ý kiến, thảo luận
202 81,5
và làm việc.
Nghe giảng và ghi chép một cách thụ động. 46 18,5
Được làm các thí nghiệm thực hành để hiểu sâu sắc
186 75
vấn đề về Vật lí
Làm các bài tập nhiều để ôn thi, kiểm tra. 224 90,3
4 Nội dung dạy học?
Không cần thí nghiệm thực hành nhiều. 62 25
Tăng cường học lí thuyết và giải bài tập gắn với kì
107 43,1
thi, kiểm tra.
Giảm tải lí thuyết, vận dụng kiến thức đã học để
đưa kiến thức vào thực tiễn, tăng cường phần thực 141 56.9
hành.
Kết quả khảo sát cho thấy số lượng HS rất yêu thích và thích môn Vật lí
rất thấp chỉ chiếm 11,7% và 18,5%; HS thích học bộ môn là do Vật lí là một
trong những môn thi học sinh giỏi và thi tốt nghiệp THPT Quốc Gia và xét
tuyển các trường Đại học. HS cũng rất chú trọng các nội dung dạy học gắn với
các kì thi chiếm 77,8%. Rõ ràng qua phân tích thì HS vẫn chủ yếu học theo lối
truyền thống nặng về thi cử đối phó, do vậy mà HS ít có yếu tố đam mê nghiên
cứu và thực sự yêu thích là rất ít, kĩ năng thực hành rất hạn chế. Vậy đó là lí do
chúng tôi muốn đưa phương pháp dạy học STEM vào để giảng dạy kết hợp
phương pháp truyền thống.
10
2.2.2. Kết quả điều tra việc dạy học theo hướng giáo dục STEM ở
trường
a. Biểu đồ thống kê số lượng HS đã được học các chủ đề môn Vật lý
theo định hướng giáo dục STEM

2.2.3. Kết quả điều tra sự hứng thú của HS khi tham gia hoạt động
Stem năm 2020 - 2021

2.3. Những thuận lợi và khó khăn khi đưa STEM vào trường phổ
thông hiện nay
2.3.1. Thuận lợi
- Trong thời đại công nghệ số việc GV và HS có khả năng tiếp cận với
các phương pháp dạy học và học tập tương đối dễ dàng nhờ hệ thống kết nối
toàn cầu. GV và HS có thể tham khảo các mô hình dạy học STEM của các
trường học trong và ngoài nước.
- Mỗi trường học đều có chiến lược phát triển, đầu tư cho các hoạt động
dạy học, khuyến khích cho các GV dạy học tiếp cận năng lực người học đặc biệt
các trường tiến tới kiểm định chất lượng ở mức độ cao thì càng được chú trọng
hơn.
- Bộ Giáo dục, Sở giáo dục, các phòng đào tạo và trường học của một số
địa phương như Hà Nội, Nam Định… đã được thực hiện thí điểm và cho nhiều
11
kết quả rất tốt, học sinh rất tích cực và sáng tạo chủ động trong cách tiếp cận
phương pháp học tập này.
- Nhà trường nơi chúng tôi công tác luôn khuyến khích và tạo mọi điều
kiện thuận lợi nhất để GV và HS thực hiện hoạt động giáo dục dạy học STEM.
2.3.2. Khó khăn
- Việc HS tiếp cận phương pháp dạy học STEM cũng đòi hỏi nhất định về
mặt năng lực khoa học tự nhiên, các em phải đam mê và chịu khó làm việc.
- HS đa phần chưa quen với dạy học theo định hướng Stem. HS hiện tại
yếu tố đam mê nghiên cứu chưa nhiều vì các em ngại làm việc do lối giáo dục
chỉ tiếp cận kiến thức đã quen thuộc nên các em tương đối bị động trong công
việc.
- Việc thực hiện ngoài không gian trường học cũng gặp một số khó khăn,
vì các em ở trong một đội nhóm có thể ở nhiều địa bàn cách xa nhau nên việc
liên lạc trao đổi, hoạt động nhóm cũng gặp nhiều khó khăn.
- Cơ sở vật chất ở các trường còn hạn chế.
- Đặc biệt hình thức dạy học truyền thống đã ăn sâu vào tâm thức mỗi
giáo viên nên việc đưa STEM vào trong trường phổ thông gặp một số khó khăn.
3. Xây dựng một số chủ đề dạy học theo định hướng STEM Vật lý
THPT
3.1. Phân tích đặc điểm nội dung Vật lí chương trình THPT dưới góc
độ STEM
Các kiến thức của chương trình Vật lí THPT hiện hành rất gần gũi và có
nhiều ứng dụng trong đời sống và kỹ thuật. Đây là một điểm rất thuận lợi để
triển khai dạy học theo định hướng STEM. Trong đề tài này, chúng tôi chủ yếu
tập trung đi sâu nghiên cứu vào nội dung của chuyển động tròn đều, các định
luật Niutow, cân bằng và chuyển động của vật rắn, các định luật bảo toàn, các
hiện tượng căng bề mặt của chất lỏng, pin điện hoá từ thiên nhiên, cách tạo ra
dòng điện xoay chiều. HS được tiếp cận những kiến thức này bằng những
phương pháp dạy học tích cực và gắn liền với thực tiễn như dạy học STEM sẽ
giúp HS hiểu sâu sắc hơn lý thuyết cũng như vận dụng nó để giải quyết những
vấn đề hay và khó liên quan đến đời sống mà những phương pháp dạy học
truyền thống khó có thể đem lại hiệu quả cao.
Chương trình Vật lí 10, 11 là nền tảng để HS học tốt chương Vật lí lớp 12
phục vụ cho kì thi Tốt nghiệp THPT Quốc gia và xét tuyển vào các trường Đại
học. Vì vậy nếu xây dựng được một số chủ đề dạy học STEM chúng ta chú
trọng việc định hướng tư duy một cách tích cực thì sẽ có tác dụng tốt trong việc
phát triển các năng lực cốt lõi và năng lực đặc thù của môn học.
3.2. Đề xuất một số chủ đề dạy học STEM Vật lý THPT
Dựa vào nhu cầu thực tiễn của cuộc sống mà HS cần khám phá, kết hợp
với nội dung kiến thức chương trình SGK Vật lí , GV có thể xây dựng được rất
nhiều chủ đề dạy học STEM. Tuy nhiên khi lựa chọn, xây dựng và thực hiện các
chủ đề STEM này thì GV cần lưu ý không nên để ảnh hưởng đến thời lượng dạy
học của bộ môn, xáo trộn nhiều kiến thức trong chương trình dạy học. Sau khi
học xong chủ đề STEM, HS phải nắm được các chuẩn kiến thức, kĩ năng được
12
quy định trong chương trình THPT, các chủ đề STEM khai thác phù hợp với
điều kiện thực tiễn dạy học của nhà trường, trình độ của HS. Trên cơ sở đó,
nhóm chuyên môn đã đề xuất một số chủ đề STEM Vật lí phù hợp trong quá
trình dạy học tại nhà trường.
Với các chủ đề STEM cơ bản được xây dựng trên cơ sở kiến thức thuộc
phạm vi các môn khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán trong chương trình giáo
dục phổ thông. Các sản phẩm chủ đề STEM này thường đơn giản, bám sát nội
dung SGK và thường được xây dựng trên cơ sở các nội dung thực hành, thí
nghiệm trong chương trình GDPT.
4. Tổ chức dạy học một số chủ đề STEM Vật lí THPT
Trong những chủ đề mà nhóm chuyên môn đã đề xuất để dạy học một số
bài học Vật lí thuộc chương trình THPT hiện hành theo phương thức STEM,
trong quá trình tổ chức dạy học, chúng tôi đã tổ chức cho HS thực hiện thông
qua nhiều hình thức như lồng ghép dạy học chủ đề STEM vào một số tiết học
trên lớp, dạy học dự án, các hoạt động trải nghiệm như: tổ chức hoạt động ngoại
khóa, giao nhiệm vụ về nhà cho HS dưới sự hướng dẫn của GV. Trong sáng
kiến này chúng tôi lựa chọn giới thiệu và xin được trình bày cụ thể quá trình tổ
chức dạy học 7 chủ đề STEM với các hình thức dạy học như đã nói trên như sau

TT Chủ đề thực tiễn Kiến thức, kỹ năng môn Vật lý có


liên quan
1 Cân lò xo Bài 12: Lực đàn hồi của lò xo. Định
luật Húc. – Vật lí 10
2 Cân thăng bằng Bài 18: Cân bằng của một vật có trục
quay cố định. Momen lực - Vật lí 10
3 Xe chạy bằng bóng bay Bài 23: Động lượng. Định luật bảo
toàn động lượng - Vật lí 10
4 Dụng cụ kiểm chứng hiện Bài 37: Các hiện tượng bề mặt của
tượng căng bề mặt của chất lỏng chất lỏng – Vật lí 10
5 Pi điện hoá từ thiên nhiên Bài 7. Dòng điện không đổi. Nguồn
điện – Vật lí 11
6 Thí nghiệm mô phỏng đường Bài toán sử dụng mối liên hệ giữa
tròn lượng giác trong giải toán dao động điều hoà và chuyển động
Vật lý 12 tròn đều - Vật lí 12
7 Mô hình hệ thống máy phát Chủ đề 6: Từ thông. Cảm ứng điện
điện từ. Suất điện động cảm ứng - Vật lí
11
Bài 17: Máy phát điện xoay chiều -
Vật lí 12

13
4.1. Tổ chức dạy học chủ đề STEM “Cân lò xo”
- Hình thức tổ chức: Hoạt động ngoại khóa ngoài giờ lên lớp tại phòng
thực hành bộ môn Vật lý.
- Thời gian tổ chức: 45 phút
- Đối tượng tham gia: HS lớp 10A, 10B, 10G, 10H
4.1.1.Lí do chọn chủ đề
Lực đàn hồi của lò xo. Định luật Húc là phần kiến thức Vật lí rất quan
trong trong chương trình Vật lí THPT và được ứng dụng nhiều trong cuộc sống.
Khi HS học bài 12: Lực đàn hồi của lò xo. Định luật Húc, HS nảy sinh vấn đề
nghiên cứu: Muốn cân những vật có khối lượng nhỏ từ các dụng cụ có sẵn: dây
cao su, lò xo, kẹp giấy, dây thép… và các quả cân có trong phòng thí nghiệm thì
làm cách nào?. Từ đó chúng tôi định hướng cho HS tự chế tạo “Cân lò xo” từ
một số vật dụng có sẵn trong đời sống đồng thời còn giúp HS lĩnh hội và tiếp thu
được kiến thức.
4.1.2.Mục tiêu của chủ đề
- HS trình bày được hướng và điểm đặt của lực đàn hồi của lò xo
- Trình bày được nguyên lý tạo ra cân lò xo.
- Vận dụng được các kiến thức được học để thiết kế, chế tạo cân lò xo.
- Phát triển các phẩm chất (thái độ tích cực, hợp tác, yêu thích, say mê
khoa học, có ý thức bảo vệ môi trường), các năng lực chung (năng lực giải quyết
vấn đề và sáng tạo, giao tiếp và hợp tác, tự chủ và tự học) cho HS.
4.1.3.Chuẩn bị
Mỗi nhóm chuẩn bị các dụng cụ và vật liệu cần thiết chế tạo cân lò xo như
sau:
+ Ống nhựa 27, nắp bịt ống nhựa 27
+ Một chiếc lò xo.
+ Nan hoa xe đạp.
+ Kìm, bút dạ, kéo, băng dính, ống mút, dây buộc.
+ Một số quả cân 50g; 100g; 200g
+ Cát, sỏi…
4.1.4.Thiết kế hoạt động học tập
Hoạt động 1: Tìm hiểu chung về lực đàn hồi của lò xo. Định luật Húc
a. Mục tiêu:
- Học sinh xác định được đặc điểm về lực đàn hồi của lò xo: điểm đặt,
phương, chiều của lực đàn hồi của lò xo; giới hạn đàn hồi. Ứng dụng của lực
đàn hồi của lò xo: Lực kế, cân…
b. Tổ chức thực hiện
STT HOẠT ĐỘNG NỘI DUNG
1 Chuyển giao GV tổ chức cho đại diện các nhóm HS báo cáo,
nhiệm vụ thảo luận kết quả thực hiện nhiệm vụ về nhà: tìm
hiểu, nghiên cứu về Lực đàn hồi của lò xo.
2 Thực hiện nhiệm Đại diện các nhóm HS báo cáo nội dung được
vụ giao về nhà qua bài thuyết trình powerpoint về
14
Lực đàn hồi của lò xo, giới hạn đàn hồi. Ứng
dụng của lực đàn hồi của lò xo: Lực kế, cân…
3 Báo cáo kết quả Các nhóm còn lại phản biện, thảo luận và ghi
và thảo luận chép nhận xét của GV.
4 Đánh giá kết quả GV nhận xét, đánh giá kết quả các nhóm. Chốt
thực hiện nhiệm lại kiến thức cần nắm về lực đàn hồi của lò xo.
vụ học tập Kết quả sản phẩm các nhóm (bài thuyết trình)
được GV thu lại để đánh giá.
Hoạt động 2: Đề xuất các phương án chế tạo “Cân lò xo”
a. Mục tiêu:
- HS thảo luận, đề xuất phương án chế tạo cân lò xo.
b. Tổ chức thực hiện
STT HOẠT ĐỘNG NỘI DUNG
1 Chuyển giao GV đặt vấn đề, tổ chức cho các nhóm HS thảo
nhiệm vụ luận, đề xuất phương án chế tạo cân lò xo.
2 Thực hiện nhiệm Các nhóm HS thảo luận, đề xuất phương án chế
vụ tạo cân lò xo.
3 Báo cáo kết quả - HS vận dụng các kiến thức đã được tìm hiểu về
và thảo luận lực đàn hồi của lò xo. HS có thể đề xuất phương
án:
+ Dùng ống nhựa 27 để làm vỏ cân.
+ Dùng các quả cân có sẵn để xác định chỉ số của
cân.
4 Đánh giá kết quả GV nhận xét phương án đã đưa ra, các phương
thực hiện nhiệm án đều đúng, có tính khả thi. Vấn đề đặt ra là,
vụ học tập phương án các em đã đề xuất, hãy suy nghĩ xem
trong thực tế chúng ta có thể sử dụng những vật
liệu nào để chế tạo cân lò xo?
Hoạt động 3: Tiến hành chế tạo “Cân lò xo”
a. Mục tiêu:
- HS thảo luận, đề xuất cách tối ưu chế tạo “cân lò xo” dựa trên phương án
đã xây dựng
b. Tổ chức thực hiện
STT HOẠT ĐỘNG NỘI DUNG
1 Chuyển giao - Đặt vấn đề: GV yêu cầu học sinh nêu cách chế
nhiệm vụ tạo “cân lò xo” dựa trên phương án đã xây dựng.
Yêu cầu các nhóm tiến hành hoạt động, lập quy
trình chế tạo cân lò xo.
2 Thực hiện nhiệm - Giải quyết vấn đề: HS thảo luận, huy động kiến
vụ thức Vật lí liên quan đến Lực đàn hồi của lò xo.
Đưa ra lựa chọn phương án tối ưu nhất
3 Báo cáo kết quả - HS đề xuất phương án:
và thảo luận 1. + Thiết kế bản vẽ chế tạo “Cân lò xo”.

15
- HS tiến hành làm “Cân lò xo”:
Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu
Bước 2: Chế tạo vỏ cân: Sử dụng ống nhựa 27
Bước 3: Dùng kìm uốn thanh nan hoa xe đạp.
Một đầu gắn với lò xo, đầu còn lại xuyên qua
ống nhựa sau đó cố định thanh nan hoa xe ở đầu
của ống. Dùng băng keo gắn chặt để cố định nan
hoa xe.
Bước 4: Sử dụng một thanh nan hoa khác để làm
kim chỉ số đo của cân.
Bước 5: Chế tạo đĩa cân: sử dụng phương pháp
toán học để xác định trọng tâm của đĩa cân. Dùng
kéo để xác định 3 vị trí để buộc dây treo sao cho
đĩa cân thăng bằng.
Bước 6: Lắp đĩa cân xác định vị trí vạch số 0. Sử
dụng các quả cân có trong phòng thí nghiệm để
đánh vạch cho chiếc cân để xác định các vị trí
ứng với quả cân 50g, 100g, 150g, 200g, 250g,
300g, 350g, 400g.
Ghi số liệu trên vỏ cân: 0,5; 1; 1,5; 2; 2,5; 3; 3,5;
4
4 Đánh giá kết quả GV nhận xét phương án đã đưa ra, nhấn mạnh
thực hiện nhiệm lưu ý trong quá trình chế tạo đặc biệt về giới hạn
vụ học tập đàn hồi của lò xo, trọng tâm của cán cân và đĩa
cân

Hoạt động 4: Tiến hành thực hiện thí nghiệm với Cân lò xo.
a. Mục tiêu:
- HS tiến hành chế tạo “cân lò xo”
16
b. Tổ chức thực hiện
STT HOẠT ĐỘNG NỘI DUNG
1 Chuyển giao - GV hướng dẫn HS làm thí nghiệm để cân được
nhiệm vụ 150g đường và 200g cát
- Tổ chức phân công các nhóm làm thí nghiệm
2 Thực hiện nhiệm - Các nhóm tiến hành thí nghiệm để cân được
vụ 150g đường và 200g cát dưới sự hướng dẫn của
GV
3 Báo cáo kết quả - Các nhóm tiến hành thí nghiệm
và thảo luận + Nhóm 1: Cân và lấy ra 150g đường: Đổ đường
vào đĩa cân, đến khi đầu kim chỉ số đo của cân
chỉ vào giá trị 1,5.
+ Nhóm 2: Cân và lấy ra 200g cát: Đổ cát vào
đĩa cân, đến khi đầu kim chỉ số đo của cân chỉ
vào giá trị 2.
4 Đánh giá kết quả GV nhận xét giải thích cách cân đo đường và cát
thực hiện nhiệm GV nhấn mạnh cho HS những vấn đề: giới hạn
vụ học tập đàn hồi của lò xo.
Hoạt động 5: Tổ chức hoạt động đánh giá, tổng kết chủ đề “ Cân lò xo”
a. Mục tiêu:
HS tự nhận xét, đánh giá các sản phẩm của nhóm mình và nhóm bạn theo
phiếu đánh giá.
b. Tổ chức thực hiện
STT HOẠT ĐỘNG NỘI DUNG
1 Chuyển giao GV tổ chức cho HS tự nhận xét, đánh giá các sản
nhiệm vụ phẩm của nhóm mình và nhóm bạn theo phiếu
đánh giá.
2 Thực hiện nhiệm HS hoàn thành phiếu đánh giá.
vụ
3 Báo cáo kết quả Các nhóm trình bày tự nhận xét, đánh giá các sản
và thảo luận phẩm của nhóm mình và nhóm bạn theo phiếu
đánh giá.
4 Đánh giá kết quả - GV nhận xét, tóm tắt nội dung chính của chủ
thực hiện nhiệm đề, các kiến thức bài học cần nắm được sau khi
vụ học tập học xong bài học
- GV khuyến khích mỗi HS sau khi học chủ đề
này hãy tự chế tạo một cân lò xo, đồ chơi thú
nhúm bằng lò xo…

17
Một số hình ảnh khi HS thực hiện chế tạo Cân lò xo

18
4.2. Tổ chức dạy học chủ đề STEM “Cân thăng bằng”
Căn cứ vào điều kiện dạy học của nhà trường, nội dung kiến thức bài học
chúng tôi mạnh dạn thiết kế, tổ chức dạy học chủ đề STEM “Cân thăng bằng”
lồng ghép trong một tiết học khi dạy học Chủ đề 4: Cân bằng của vật rắn. Các
dạng cân bằng – Vật lý 10.
Để thực hiện được điều này, sau khi HS đã học xong tiết 1, 2 của Chủ đề
4: Cân bằng của vật rắn. Các dạng cân bằng – Vật lý 10. GV giao nhiệm vụ về
nhà cho HS tìm hiểu các kiến thức về Cân bằng của một vật có trục quay cố
định. Mômen lực. Ở tiết 3, GV dành thời gian 45 phút trên lớp để HS thực hiện
chủ đề STEM “Cân thăng bằng”.
- Đối tượng tham gia: HS lớp 10A, 10B, 10G, 10H
4.2.1.Lí do chọn chủ đề
Do điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường chưa đầy đủ, dụng cụ thí
nghiệm đã cũ nên khi học kiến thức về Cân bằng của một vật có trục quay cố
định. Mômen lực HS gặp một số khó khăn, HS mới chỉ làm quen qua kiến thức
SGK, các video trên mạng internet. Dưới sự gợi ý của GV, HS sẽ phát hiện ra
trong cuộc sống một số các vật liệu có thể sử dụng phục vụ mục đích học tập.
Có tác dụng rất lớn trong việc giúp HS rèn luyện tư duy khoa học, kính thích trí
tò mò, khám phá, sáng tạo của các em.
4.2.2.Mục tiêu của chủ đề
- HS trình bày được định nghĩa Mômen lực. Điều kiện cân bằng của một
vật có trục quay cố định (hay quy tắc mômen lực)
- Trình bày được nguyên lý tạo ra cân thăng bằng
- Vận dụng được các kiến thức trong chủ đề và kiến thức đã biết để thiết
kế, chế tạo cân thăng bằng
- Phát triển các phẩm chất (thái độ tích cực, hợp tác, yêu thích, say mê
khoa học, có ý thức bảo vệ môi trường), các năng lực chung (năng lực giải quyết
vấn đề và sáng tạo, giao tiếp và hợp tác, tự chủ và tự học) cho HS.
4.2.3.Chuẩn bị
Mỗi nhóm chuẩn bị các dụng cụ và vật liệu cần thiết chế tạo cân thăng
bằng như sau:
+ Trục cân có đế gắn cố định
+ Cán cân có xác định vị trí trục quay (Thanh gỗ, ống nhựa 21)
+ Đinh ốc, dụng cụ để dùi lỗ.
+ Hai đĩa cân
+ 2 quả cân 200g
+ Cát, sỏi
4.2.4.Thiết kế hoạt động học tập
Hoạt động 1: Tìm hiểu chung về Mômen lực, điều kiện cân bằng của một
vật có trục quay cố định (hay quy tắc mômen lực)
a. Mục tiêu:
HS tìm hiểu, nghiên cứu về Mômen lực, điều kiện cân bằng của một vật
có trục quay cố định (hay quy tắc mômen lực)
b. Tổ chức thực hiện
19
STT HOẠT ĐỘNG NỘI DUNG
1 Chuyển giao GV tổ chức cho đại diện các nhóm HS báo cáo,
nhiệm vụ thảo luận kết quả thực hiện nhiệm vụ về nhà: tìm
hiểu, nghiên cứu về Mômen lực, điều kiện cân
bằng của một vật có trục quay cố định (hay quy
tắc mômen lực)
2 Thực hiện nhiệm Đại diện các nhóm HS báo cáo nội dung được
vụ giao về nhà qua bài thuyết trình powerpoint về
Mômen lực, điều kiện cân bằng của một vật có
trục quay cố định (hay quy tắc mômen lực). Một
số ví dụ: Đòn bẩy, Xe cút kít, Cuốc chim, Búa
nhổ đinh, Cân thăng bằng…
3 Báo cáo kết quả Các nhóm còn lại phản biện, thảo luận và ghi
và thảo luận chép nhận xét của GV.
4 Đánh giá kết quả Nhận xét, đánh giá kết quả các nhóm. Chốt lại
thực hiện nhiệm kiến thức cần nắm Mômen lực, điều kiện cân
vụ học tập bằng của một vật có trục quay cố định (hay quy
tắc mômen lực)
Kết quả sản phẩm các nhóm (bài thuyết trình)
được GV thu lại để đánh giá.

Hoạt động 2: Đề xuất các phương án chế tạo “Cân thăng bằng”
a. Mục tiêu:
HS thảo luận, đề xuất các phương án chế tạo cân thăng bằng
b. Tổ chức thực hiện
STT HOẠT ĐỘNG NỘI DUNG
1 Chuyển giao GV đặt vấn đề:
nhiệm vụ - Thực tế có rất nhiều dụng cụ có trục quay cố
định có ích trong đời sống, trong đó cân thăng
bằng được ra đời từ rất lâu, sử dụng trong việc
xác định giá trị hàng hoá.
- Tổ chức cho HS thảo luận, đề xuất các phương
án chế tạo cân thăng bằng
2 Thực hiện nhiệm - HS vận dụng các kiến thức đã được tìm hiểu về
vụ điều kiện cân bằng của một vật có trục quay cố
định đề xuất các phương án chế tạo cân thăng
bằng
3 Báo cáo kết quả HS có thể đề xuất các phương án:
và thảo luận Phương án 1: Chế tạo cân thăng bằng bằng gỗ.
Phương án 2: Chế tạo cân thăng bằng bằng ống
nhựa 21
4 Đánh giá kết quả Nhận xét, đánh giá kết quả các nhóm. Chốt lại
thực hiện nhiệm kiến thức cần nắm Mômen lực, điều kiện cân
vụ học tập bằng của một vật có trục quay cố định (hay quy
20
tắc mômen lực)
Kết quả sản phẩm các nhóm (bài thuyết trình)
được GV thu lại để đánh giá.

Hoạt động 3: Tiến hành chế tạo “Cân thăng bằng”


a. Mục tiêu:
HS thảo luận, đưa ra các cách chế tạo “cân thăng bằng” dựa trên phương
án đã xây dựng
b. Tổ chức thực hiện
STT HOẠT ĐỘNG NỘI DUNG
1 Chuyển giao - Nêu vấn đề: GV yêu cầu học sinh nêu cách chế
nhiệm vụ tạo “cân thăng bằng” dựa trên phương án đã xây
dựng
Nhóm 1: Chế tạo cân bằng gỗ
Nhóm 2: Chế tạo cân bằng ống nhựa 21
- Yêu cầu các nhóm tiến hành hoạt động, lập quy
trình chế tạo cân thăng bằng
2 Thực hiện nhiệm HS thảo luận, huy động kiến thức Vật lí liên quan
vụ đến Mômen lực, điều kiện cân bằng của một vật
có trục quay cố định (hay quy tắc mômen lực).
Đưa ra lựa chọn phương án tối ưu nhất
3 Báo cáo kết quả Đưa ra lựa chọn phương án tối ưu nhất
và thảo luận 2. + Thiết kế bản vẽ chế tạo “cân thăng bằng”.

- HS tiến hành làm “Cân thăng bằng”:


Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu.
Bước 2: Chế tạo trục cân có gắn đế (hoàn thiện ở
nhà)
Bước 3: Chế tạo cán cân, đĩa cân: chú ý việc xác
định trọng tâm chính xác.
Bước 4: Lắp đặt cán cân và đĩa cân vào trục của
cân. Kiểm tra độ thăng bằng của cân và đĩa cân
4 Đánh giá kết quả Nhận xét, đánh giá kết quả các nhóm. Nhấn
thực hiện nhiệm mạnh kiến thức điều kiện cân bằng của vật có
vụ học tập trục quay cố định. Lưu ý HS về trọng tâm của
cán cân

Hoạt động 4: Tiến hành thực hiện thí nghiệm với Cân thăng bằng
21
a. Mục tiêu:
HS làm thí nghiệm để cân được 250g cát và 50g sỏi với các quả cân đã
cho sẵn.
b. Tổ chức thực hiện
STT HOẠT ĐỘNG NỘI DUNG
1 Chuyển giao - GV hướng dẫn HS làm thí nghiệm để cân được
nhiệm vụ 250g cát và 50g sỏi với các quả cân đã cho sẵn.
- Tổ chức phân công các nhóm làm thí nghiệm
Nhóm 1: Cân làm bằng gỗ
Nhóm 2: Cân làm bằng ống nhựa 21
- Nhận xét, giải thích cách cân đo
2 Thực hiện nhiệm - Các nhóm tiến hành thí nghiệm
vụ + Nhóm 1: Cân làm bằng gỗ: Cân và lấy ra được
50g sỏi
+ Nhóm 2: Cân làm bằng ống nhựa 21: Cân và
lấy được 250g cát
3 Báo cáo kết quả - Các nhóm tiến hành thí nghiệm
và thảo luận + Bước 1: dùng thước để xác định cánh tay đòn
của hai đĩa cân. Điều chỉnh cho d1 = d2
+ Bước 2: một đĩa cân để 1 quả cân 250g, một
đĩa để cát
+ Bước 3: điều chỉnh lượng cát đến khi cán cân
nằm thăng bằng. Ta lấy được 250g cát.
- Thực hiện tương tự với cân gỗ để lấy được 50g
sỏi.
- Kết quả:
+ Cân làm bằng gỗ độ chính xác cao hơn cân làm
bằng ống nhựa 21
+ Các nhóm đã cân và lấy được chính xác lượng
cát và sỏi theo yêu cầu
- Giải thích:
+ Cân làm bằng ống nhựa khó xác định vị trí
trọng tâm của cán cân, nên khi thực hiện thí
nghiệm độ thăng bằng của cán cân không chuẩn
bằng cân gỗ.
HS: đưa ra phương án:
+ Dùng đoạn gỗ nối thêm vào một bên cán cân
có đĩa cân chứa quả nặng để cánh tay đòn bên
phía đĩa cân có quả nặng tăng lên gấp đôi.
+ Giữ nguyên vị trí đĩa cân có chứa 50g sỏi.
Thấy cân bị lệch về phía bên có quả nặng 50g.
+ Thêm một quả nặng 50g vào đĩa cân chứa 50g
sỏi
Kết quả
22
+ Khi cho thêm khi thêm quả nặng 50g vào đĩa
cân đã có 50g cát thấy cán cân thăng bằng
HS: Giải thích kết quả thí nghiệm:
MT = MP  P1 . d1 = P2. d2
Để cân thăng bằng khi cánh tay đòn d1 tăng lên 2
lần thì P2 tăng lên 2 lần
4 Đánh giá kết quả Nhận xét, đánh giá kết quả các nhóm. Nhấn
thực hiện nhiệm mạnh kiến thức điều kiện cân bằng của vật có
vụ học tập trục quay cố định. Lưu ý HS về trọng tâm của
cán cân

Hoạt động 5: Tổ chức hoạt động đánh giá, tổng kết chủ đề “ Cân thăng
bằng”
HS tự nhận xét, đánh giá các sản phẩm của nhóm mình và nhóm bạn theo
phiếu đánh giá.
b. Tổ chức thực hiện
STT HOẠT ĐỘNG NỘI DUNG
1 Chuyển giao GV tổ chức cho HS tự nhận xét, đánh giá các sản
nhiệm vụ phẩm của nhóm mình và nhóm bạn theo phiếu
đánh giá.
2 Thực hiện nhiệm HS hoàn thành phiếu đánh giá.
vụ
3 Báo cáo kết quả Các nhóm trình bày tự nhận xét, đánh giá các sản
và thảo luận phẩm của nhóm mình và nhóm bạn theo phiếu
đánh giá.
4 Đánh giá kết quả - GV nhận xét, tóm tắt nội dung chính của chủ
thực hiện nhiệm đề, các kiến thức bài học cần nắm được sau khi
vụ học tập học xong bài học
- GV khuyến khích mỗi HS sau khi học chủ đề
này hãy tự chế tạo một số dụng cụ, đồ chơi ứng
dụng điều kiện cân bằng của một vật có trục quay
cố định.

Một số hình ảnh khi HS thực hiện chế tạo Cân thăng bằng

23
24
4.3. Tổ chức dạy học chủ đề STEM “Xe chạy bằng bóng bay”
- Tổ chức dạy học chủ đề STEM “Xe chạy bằng bóng bay” lồng ghép
trong một tiết học khi dạy học bài 23- Động lượng. Định luật bảo toàn động
lượng – Vật lý 10.
- Để thực hiện được điều này, sau khi HS đã học xong tiết 1 (bài 23- SGK
Vật lý 10) GV giao nhiệm vụ về nhà cho HS tìm hiểu các kiến thức về Định luật
bảo toàn động lượng với nội dung: Chuyển động bằng phản lực. Ở tiết 2, GV
dành thời gian 45 phút trên lớp để HS thực hiện chủ đề STEM “Xe chạy bằng
bóng bay”.
- Đối tượng tham gia: HS lớp 10A, 10B, 10G, 10H
4.3.1.Lí do chọn chủ đề
Chuyển động bằng phản lực được áp dụng rất nhiều trong đời sống, kỹ
thuật như: Tên lửa, pháo thăng thiên, chuyển động giật lùi của súng, đại bác…
Những ứng dụng này đối với HS THPT là một vấn đề trìu tượng , HS mới chỉ
làm quen qua kiến thức SGK, các video trên mạng internet, mà chưa có thí
nghiệm thực tế. Dưới sự gợi ý của GV, HS sẽ phát hiện ra trong cuộc sống một
số các vật liệu có thể tái sử dụng như: vỏ chai nhựa, bìa cát tông… phục vụ
mục đích học tập. Vấn đề tưởng chừng đơn giản, nhưng có tác dụng rất lớn
trong việc giúp HS rèn luyện tư duy khoa học, kính thích trí tò mò, khám phá,
sáng tạo của các em.
4.3.2.Mục tiêu của chủ đề
- HS trình bày được định luật bảo toàn động lượng. Nguyên tắc chuyển
động bằng phản lực.
- Trình bày được nguyên lý tạo ra xe đồ chơi dựa vào các vật liệu có sẵn
trong cuộc sống: Chai nhựa, bìa cát tông, ống mút…
- Vận dụng được các kiến thức trong chủ đề và kiến thức đã biết để thiết
kế, chế tạo xe chạy bằng bóng bay.
- Phát triển các phẩm chất (thái độ tích cực, hợp tác, yêu thích, say mê
khoa học, có ý thức bảo vệ môi trường), các năng lực chung (năng lực giải quyết
vấn đề và sáng tạo, giao tiếp và hợp tác, tự chủ và tự học) cho HS.
4.3.3.Chuẩn bị
Mỗi nhóm chuẩn bị các dụng cụ và vật liệu cần thiết chế tạo xe chạy bằng
bóng bay như sau:
+ Chai nhựa hoặc bìa cát tông
+ Ống hút
+ Nắp chai
+ Bóng bay
+ Que xiên
+ Băng dính, keo, súng bắn keo
+ Kéo cắt
4.3.4.Thiết kế hoạt động học tập
Hoạt động 1: Tìm hiểu chung về bài toán chuyển động bằng phản lực
a. Mục tiêu:
25
HS tìm hiểu, nghiên cứu về bài toán chuyển động bằng phản lực
b. Tổ chức thực hiện
STT HOẠT ĐỘNG NỘI DUNG
1 Chuyển giao GV tổ chức cho đại diện các nhóm HS báo cáo,
nhiệm vụ thảo luận kết quả thực hiện nhiệm vụ về nhà: tìm
hiểu, nghiên cứu về Động lượng. Định luật bảo
toàn động lượng.
2 Thực hiện nhiệm Đại diện các nhóm HS báo cáo nội dung được
vụ giao về nhà qua bài thuyết trình powerpoint về
chuyển động bằng phản lực và một số ví dụ về
chuyển động bằng phản lực
3 Báo cáo kết quả Các nhóm còn lại phản biện, thảo luận và ghi
và thảo luận chép nhận xét của GV.
4 Đánh giá kết quả Nhận xét, đánh giá kết quả các nhóm. Chốt lại
thực hiện nhiệm kiến thức cần nắm về chuyển động bằng phản lực
vụ học tập Kết quả sản phẩm các nhóm (bài thuyết trình)
được GV thu lại để đánh giá.

Hoạt động 2: Đề xuất các phương án chế tạo xe chạy bằng bóng bay
a. Mục tiêu:
HS thảo luận, đề xuất các phương án chế tạo xe chạy bằng bóng bay.
b. Tổ chức thực hiện
STT HOẠT ĐỘNG NỘI DUNG
1 Chuyển giao GV đặt vấn đề:
nhiệm vụ - Chuyển động bằng phản lực có rất nhiều trong
thực tế: Chuyển động của tên lửa, chuyển động
giật lùi của súng và khẩu đại bác khi bắn…
- Tổ chức cho HS thảo luận, đề xuất các phương
án chế tạo xe chạy bằng bóng bay.
2 Thực hiện nhiệm HS vận dụng các kiến thức đã được tìm hiểu về
vụ chuyển động bằng phản lực. HS có thể đề xuất
các phương án.
3 Báo cáo kết quả HS thảo luận, có thể đề xuất các phương án:
và thảo luận Phương án 1: Chế tạo xe chạy bằng bìa cát tông
Phương án 2: Chế tạo xe chạy bằng chai nhựa
4 Đánh giá kết quả - GV nhận xét các phương án đã đưa ra, tất cả
thực hiện nhiệm các phương án đều đúng, có tính khả thi. Vấn đề
vụ học tập đặt ra là, các em đã đề xuất, hãy suy nghĩ xem
trong thực tế chúng ta có thể sử dụng những vật
liệu nào để chế tạo xe chạy bằng bóng bay?

Hoạt động 3: Tiến hành chế tạo “xe chạy bằng bóng bay”
a. Mục tiêu:

26
HS thảo luận, đề xuất cách chế tạo “xe chạy bằng bóng bay” dựa trên
phương án đã xây dựng
b. Tổ chức thực hiện
STT HOẠT ĐỘNG NỘI DUNG
1 Chuyển giao - Nêu vấn đề: GV yêu cầu học sinh nêu cách chế
nhiệm vụ tạo “xe chạy bằng bóng bay” dựa trên phương án
đã xây dựng
Nhóm 1: Chế tạo xe bằng bìa cát tông
Nhóm 2: Chế tạo xe bằng chai nhựa
- Yêu cầu các nhóm tiến hành hoạt động, lập quy
trình chế tạo xe chạy bằng bóng bay.
2 Thực hiện nhiệm HS thảo luận, huy động kiến thức Vật lí liên quan
vụ đến định luật III Niu tơn, lực và phản lực, khối
lượng và mức quán tính. Chuyển động bằng phản
lực. Đưa ra lựa chọn phương án
3 Báo cáo kết quả HS thảo luận, lựa chọn phương án tối ưu nhất
và thảo luận 3. + Thiết kế bản vẽ chế tạo “xe chạy bằng bóng
bay”.

-
-
-
-
-
-
-
v2 v1
-

+HS tiến hành làm “xe chạy bằng bóng bay”:


Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu
Bước 2: Dùng các vật liệu để chế tạo xe, bánh xe
theo bản thiết kế. Sử dụng súng bắn keo để gắn
các bộ phận
Bước 3: Lắp bóng bay và ống mút để thổi bóng
bay
Bước 4: Hoàn thiện thổi hơi vào bóng bay quan
sát chuyển động của xe
4 Đánh giá kết quả - GV nhận xét các phương án đã đưa ra, lưu ý về
thực hiện nhiệm quá trình chế tạo các vật liệu đảm xe chuyển
vụ học tập động tốt nhất

Hoạt động 4: So sánh, giải thích chuyển động của xe làm bằng bìa cát
tông và xe làm bằng vỏ chai nhựa
a. Mục tiêu:
27
HS chế tạo “xe chạy bằng bóng bay” với những vật liệu khác nhau và đưa
ra sự so sánh
b. Tổ chức thực hiện
STT HOẠT ĐỘNG NỘI DUNG
1 Chuyển giao - GV hướng dẫn HS làm thí nghiệm với hai loại
nhiệm vụ xe làm bằng vật liệu khác nhau
- Tổ chức phân công các nhóm làm thí nghiệm
Nhóm 1: Xe bằng bìa cát tông
Nhóm 2: Xe bằng chai nhựa
- Nhận xét, giải thích chuyển động của các xe
2 Thực hiện nhiệm - Các nhóm tiến hành thí nghiệm
vụ + Nhóm 1: Xe làm bằng bìa cát tông, bánh xe lấy
từ xe đồ chơi.
+ Nhóm 2: Xe làm bằng vỏ chai nhựa, bánh xe
làm bằng nắp chai.
3 Báo cáo kết quả Các nhóm tiến hành thí nghiệm và rút ra:
và thảo luận - Kết quả: Với cùng một loại bóng bay, thổi vào
2 quả bóng với lượng khí tương đương nhau thấy
xe của nhóm 2 chạy nhanh hơn xe nhóm 1.
- Giải thích:
+ So sánh về khối lượng: xe nhóm 1 có khối
lượng lớn hơn xe của nhóm 2  mức quán tính
của xe 1 lớn hơn mức quán tính của xe 2
+ Theo định luật II và III Niu tơn: xe 1 thu gia
tốc nhỏ hơn xe số 2
+ Theo công thức chuyển động bằng phản lực.
Xe có khối lượng càng lớn thì vận tốc thu được
sẽ nhỏ.
4 Đánh giá kết quả - GV nhận xét hoạt động và nhấn mạnh cho HS
thực hiện nhiệm những vấn đề:
vụ học tập + Khối lượng và mức quán tính.
+ Định luật II và III Niu tơn
+ Công thức chuyển động bằng phản lực

Hoạt động 5: Tổ chức hoạt động đánh giá, tổng kết chủ đề “Xe chạy bằng
bóng bay”
a. Mục tiêu:
HS tự nhận xét, đánh giá các sản phẩm của nhóm mình và nhóm bạn theo
phiếu đánh giá.
b. Tổ chức thực hiện
STT HOẠT ĐỘNG NỘI DUNG
1 Chuyển giao GV tổ chức cho HS tự nhận xét, đánh giá các sản
nhiệm vụ phẩm của nhóm mình và nhóm bạn theo phiếu
đánh giá.
28
2 Thực hiện nhiệm HS hoàn thành phiếu đánh giá.
vụ
3 Báo cáo kết quả Các nhóm trình bày tự nhận xét, đánh giá các sản
và thảo luận phẩm của nhóm mình và nhóm bạn theo phiếu
đánh giá.
4 Đánh giá kết quả - GV nhận xét, tóm tắt nội dung chính của chủ
thực hiện nhiệm đề, các kiến thức bài học cần nắm được sau khi
vụ học tập học xong bài học
- GV khuyến khích mỗi HS sau khi học chủ đề
này hãy tự chế tạo những đồ chơi vận dụng kiến
thức động lượng, định luật bảo toàn động lượng:
tên lửa nước…
Một số hình ảnh khi HS thực hiện chế tạo Xe chạy bằng bóng bay

29
4.4. Tổ chức dạy học chủ đề STEM “Dụng cụ kiểm chứng hiện tượng
căng bề mặt của chất lỏng”
+ Theo Kế hoạch giáo dục, nhóm Vật lí – Trường THPT Nho Quan A đã
xây dựng Chủ đề 10: Các hiện tượng bề mặt của chất lỏng. Thực hành xác định
hệ số căng mặt ngoài. Do điều kiện nhà trường không đủ để thực hành thí
nghiệm xác định hệ số căng mặt ngoài, nên tôi đã tiến hành dạy học chủ đề Stem

30
“Dụng cụ kiểm chứng hiện tượng căng bề mặt của chất lỏng” tại 4 đơn vị lớp
10A, 10B, 10G, 10H .
+ Thời gian thực hiện: 45 phút
- Đối tượng tham gia: HS lớp 10A, 10B, 10G, 10H
4.4.1. Lí do chọn chủ đề
Các hiện tượng căng bề mặt có rất nhiều ứng dụng trong thực tế. Thí
nghiệm kiểm chứng lực căng bề mặt đơn giản, dễ thực hiện. HS được thực hiện
thí nghiệm trực tiếp, tăng hứng thú học tập bộ môn. Tiếp thu kiến thức Vật lí
nhanh và hiệu quả hơn việc ngồi nghe giảng một cách thụ động.
- Thí nghiệm xác định hệ số căng bề mặt chất lỏng không đủ điều kiện để
tiến hành
4.4.2. Mục tiêu của chủ đề
- HS kiểm chứng được hiện tượng căng bề mặt của chất lỏng, hiện tượng
dính ướt, không dính ướt.
- Phát triển các phẩm chất (thái độ tích cực, hợp tác, yêu thích, say mê
khoa học), các năng lực chung (năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, giao tiếp
và hợp tác, tự chủ và tự học) cho HS.
4.4.3.Chuẩn bị
Mỗi nhóm chuẩn bị các nguyên vật liệu để chế tạo, thực hiện kiểm chứng
hiện tượng căng bề mặt của chất lỏng như sau:
Vật liệu chuẩn bị
1. Khối lập phương bong bóng: Que gỗ, keo gắn gỗ, nước xà phòng, dây sắt,
dây chỉ.
2. Bột cacao, thìa, cốc thuỷ tinh đựng nước.
3. Một cây nến, một quả trứng gà luộc chín bóc vỏ, cốc thuỷ tinh đựng nước
4.4.4.Thiết kế hoạt động học tập
Hoạt động 1: Đặt vấn đề, giao nhiệm vụ thực hiện chủ đề
a. Mục tiêu:
HS thảo luận các phương án kiểm chứng hiện tượng căng bề mặt của chất
lỏng.
b. Tổ chức thực hiện
STT HOẠT ĐỘNG NỘI DUNG
1 Chuyển giao Đặt vấn đề: Hiện tượng căng bề mặt của chất
nhiệm vụ lỏng có nhiều ứng dụng trong đời sống. GV định
hướng HS tìm hiểu các cách kiểm chứng lực
căng bề mặt của chất lỏng và hiện tượng không
dính ướt.
2 Thực hiện nhiệm HS thảo luận trả lời các phương án kiểm chứng
vụ hiện tượng căng bề mặt của chất lỏng.
3 Báo cáo kết quả Các nhóm thảo luận và đề xuất:
và thảo luận - Dụng cụ kiểm chứng lực căng bề mặt: Que thổi
bong bóng, khối lập phương, dây chỉ
- Dụng cụ kiểm chứng hiện tượng không dính
ướt: Bột cacao, quả trứng gà luộc chín được hơ
31
trên ngọn nến đang cháy.
4 Đánh giá kết quả - GV nhận xét và kết luận cách kiểm chứng lực
thực hiện nhiệm căng bề mặt của chất lỏng và hiện tượng không
vụ học tập dính ướt.

Hoạt động 2: Thiết kế phương án thí nghiệm


a. Mục tiêu:
HS thảo luận, thống nhất phương án thí nghiệm kiểm chứng
b. Tổ chức thực hiện
STT HOẠT ĐỘNG NỘI DUNG
1 Chuyển giao GV tổ chức cho HS xem video kiểm chứng hiện
nhiệm vụ tượng căng bề mặt của chất lỏng
Giao nhiệm vụ: Từ các vật liệu dễ tìm: Que gỗ,
keo gắn gỗ, nước xà phòng, dây sắt, dây chỉ. Bột
cacao, thìa, cốc thuỷ tinh đựng nước. Một cây
nến, một quả trứng gà luộc chín bóc vỏ. HS thảo
luận theo nhóm trình bày phương án thí nghiệm
2 Thực hiện nhiệm HS thảo luận theo nhóm trình bày phương án thí
vụ nghiệm kiểm chứng
3 Báo cáo kết quả Tổ chức cho đại diện các nhóm HS trình bày
và thảo luận phương án thí nghiệm kiểm chứng hiện tượng
căng bề mặt của chất lỏng.
4 Đánh giá kết quả GV và các nhóm thống nhất phương án thí
thực hiện nhiệm nghiệm kiểm chứng
vụ học tập

Hoạt động 3: Thực hành thí nghiệm kiểm chứng hiện tượng căng bề mặt
của chất lỏng.
a. Mục tiêu:
HS tiến hành thí nghiệm kiểm chứng
b. Tổ chức thực hiện
STT HOẠT ĐỘNG NỘI DUNG
1 Chuyển giao - GV hướng dẫn HS làm thí nghiệm kiểm chứng
nhiệm vụ - Tổ chức phân công các nhóm làm thí nghiệm
Nhóm 1: Thực hiện thí nghiệm kiểm chứng hiện
tượng căng bề mặt của chất lỏng với khuôn gỗ
hình lập phương.
Nhóm 2: Thực hiện thí nghiệm kiểm chứng lực
căng bề mặt với khuôn dây thép và vòng chỉ.
Nhóm 3: Thực hiện thí nghiệm hiện tượng không
dính ướt với bột cacao, trứng luộc được hơ trên
lửa ngọn nến.
Nhận xét, giải thích hiện tượng
2 Thực hiện nhiệm - Các nhóm tiến hành thí nghiệm
32
vụ
3 Báo cáo kết quả Các nhóm báo cáo:
và thảo luận - Kết quả:
+ Kiểm chứng được hiện tượng căng bề mặt, sự
xuất hiện của lực căng bề mặt
+ Kiểm chứng được hiện tượng không dính ướt
của một số chất
- Giải thích:
+ Lực căng bề mặt xuất hiện kéo căng dây chỉ
làm cho dây chỉ có dạng hình tròn.
4 Đánh giá kết quả GV nhận xét và nhấn mạnh cho HS những vấn
thực hiện nhiệm đề:
vụ học tập + Lực căng bề mặt của chất lỏng.
+ Hiện tượng dính ướt và không dính ướt

Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá chủ đề “Dụng cụ kiểm chứng hiện
tượng căng bề mặt của chất lỏng”
a. Mục tiêu:
HS tự nhận xét, đánh giá các sản phẩm của nhóm mình và nhóm bạn theo
phiếu đánh giá.
b. Tổ chức thực hiện
STT HOẠT ĐỘNG NỘI DUNG
1 Chuyển giao GV tổ chức cho HS tự nhận xét, đánh giá các sản
nhiệm vụ phẩm của nhóm mình và nhóm bạn theo phiếu
đánh giá.
2 Thực hiện nhiệm HS hoàn thành phiếu đánh giá.
vụ
3 Báo cáo kết quả Các nhóm trình bày tự nhận xét, đánh giá các sản
và thảo luận phẩm của nhóm mình và nhóm bạn theo phiếu
đánh giá.
4 Đánh giá kết quả + GV nhận xét, tóm tắt nội dung chính của chủ
thực hiện nhiệm đề, các kiến thức bài học cần nắm được sau khi
vụ học tập học xong bài học
+ GV khuyến khích mỗi HS sau khi học chủ đề
này hãy tự chế tạo ra những dụng cụ thổi bong
bóng…

33
Một số hình ảnh khi HS thực hiện thí nghiệm kiểm chứng lực căng bề
mặt của chất lỏng

34
35
4.5. Tổ chức dạy học chủ đề STEM “Pin điện hoá từ thiên nhiên”

Chủ đề pin điện hóa là một trong những chủ đề STEM điển hình được
giới thiệu trên nhiều tài liệu tập huấn, tạp chí, thường được tổ chức dạy học dưới
hình thức dạy học dự án theo định hướng STEM trong thời gian 02 tiết trên lớp
và 1 tuần làm việc ở nhà. Căn cứ vào điều kiện dạy học của nhà trường, nội
dung kiến thức bài học chúng tôi mạnh dạn thiết kế, tổ chức dạy học lại chủ đề
STEM “Pin điện hoá từ thiên nhiên” lồng ghép trong một tiết học khi dạy học
Bài 7- Dòng điện không đổi – Vật lí 11
Để thực hiện được điều này, sau khi HS đã học xong tiết 1 (hết phần IV-
bài 7 SGK Vật lý 11) GV giao nhiệm vụ về nhà cho HS tìm hiểu các kiến thức
về các nguồn điện một chiều như pin và acquy gồm các nội dung: cấu tạo,
nguyên lý hoạt động, công dụng. Ở tiết 2, GV dành thời gian 45 phút trên lớp để
HS thực hiện chủ đề STEM “Pin điện hoá từ thiên nhiên”.
4.5.1.Lí do chọn chủ đề
Pin điện hoá rất gần gũi trong đời sống hằng ngày, cung cấp năng lượng
cho nhiều thiết bị, dụng cụ quen thuộc như đồng hồ, điều khiển ti vi, đèn pin….
Về nguyên lý cấu tạo của pin điện hoá, HS đã được học trong SGK (hai cực có
bản chất khác nhau ngâm trong dung dịch điện phân). Vấn đề đặt ra là, ngoài
những vật liệu, hóa chất trình bày như trong SGK, GV hướng dẫn để HS suy
nghĩ xem trong thực tế còn có cách nào tạo ra pin điện hóa? Dưới sự gợi ý của
GV, HS sẽ phát hiện ra trong thực tế gần gũi, các loại củ quả như chanh, khoai
tây, táo, cam… và các loại muối ăn, dấm ăn là những thực phẩm rất quen thuộc
với đời sống chúng ta, ngoài cung cấp nguồn thực phẩm bổ dưỡng chúng còn có
thể trở góp phần tạo thành những nguồn điện rất thân thiện với môi trường. Vấn
đề tưởng chừng đơn giản, nhưng có tác dụng rất lớn trong việc giúp HS rèn
luyện tư duy khoa học, kính thích trí tò mò, khám phá, sáng tạo của các em.
4.5.2.Mục tiêu của chủ đề
- HS trình bày được cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của các nguồn điện
một chiều gồm pin và acquy.
- Trình bày được nguyên lý tạo ra nguồn điện từ các củ quả dễ tìm trong
cuộc sống, cơ chế hoạt động của 1 cục pin.
- Vận dụng được các kiến thức trong chủ đề và kiến thức đã biết để thiết
kế, chế tạo nguồn điện từ củ quả thân thiện với môi trường thắp sáng đèn led có
tính ứng dụng được trong đời sống hằng ngày.
- Phát triển các phẩm chất (thái độ tích cực, hợp tác, yêu thích, say mê
khoa học, có ý thức bảo vệ môi trường), các năng lực chung (năng lực giải quyết
vấn đề và sáng tạo, giao tiếp và hợp tác, tự chủ và tự học) cho HS.
4.5.3.Chuẩn bị
36
Mỗi nhóm chuẩn bị các dụng cụ và vật liệu cần thiết chế tạo các nguồn
điện một chiều như sau:
04 quả chanh, 04 củ khoai tây, 04 quả khế chua, thanh nhôm, thanh sắt
(đinh sắt), 20 cm dây điện đôi, 01 đèn led.
4.5.4.Thiết kế hoạt động học tập
Hoạt động 1: Tìm hiểu chung về các nguồn điện một chiều pin và acquy
a. Mục tiêu:
- Tìm hiểu, nghiên cứu về cấu tạo, nguyên lí hoạt động của các nguồn
điện một chiều: pin và acquy
b. Tổ chức thực hiện
STT HOẠT ĐỘNG NỘI DUNG
1 Chuyển giao GV tổ chức cho đại diện các nhómHS báo
nhiệm vụ cáo, thảo luận kết quả thực hiện nhiệm vụ về nhà:
Tìm hiểu, nghiên cứu về cấu tạo, nguyên lí hoạt
động của các nguồn điện một chiều: pin và acquy
thuộc tiểu mục 1. Pin điện hóa (mục V- Pin và
Acquy - bài 7 SGK Vật lý 11).
2 Thực hiện nhiệm Đại diện các nhóm HS báo cáo nội dung được
vụ giao về nhà qua bài thuyết trình powerpoint về
các nguồn điện một chiều như pin và acquy.
3 Báo cáo kết quả Các nhóm còn lại phản biện, thảo luận và ghi
và thảo luận chép nhận xét của GV.
4 Đánh giá kết quả GV nhận xét, đánh giá kết quả các nhóm. Chốt
thực hiện nhiệm lại kiến thức cần nắm về các nguồn điện pin và
vụ học tập acquy.
Kết quả sản phẩm các nhóm (bài thuyết trình)
được GV thu lại để đánh giá.

Hoạt động 2: Đề xuất các phương án chế tạo pin điện hóa
a. Mục tiêu:
- HS thảo luận, đề xuất phương án chế tạo pin điện hóa
b. Tổ chức thực hiện
STT HOẠT ĐỘNG NỘI DUNG
1 Chuyển giao - GV đặt vấn đề:Các nguồn điện một chiều được
nhiệm vụ sử dụng rộng rãi trong thực tế gồm pin điện hóa
(thực chất gồm hai cực có bản chất khác nhau
được ngâm trong dung dịch chất điện phân như
axit, bazơ, muối…) và acquy (nguồn điện hóa
học hoạt động dựa trên phản ứng thuận nghịch).
Trong đó pin điện hóa là một nguồn điện gần gũi
với chúng ta, cung cấp năng lượng cho nhiều
thiết bị, dụng cụ quen thuộc như đồng hồ, các
loại điều khiển, đèn pin…. Ngoài những vật liệu,

37
hóa chất trình bày như trong SGK, các em hãy
suy nghĩ xem trong thực tế còn có cách nào tạo ra
pin điện hóa từ các vật liệu dễ tìm?
- Tổ chức cho HS thảo luận, đề xuất các phương
án chế tạo pin điện hóa.
2 Thực hiện nhiệm Các nhóm HS thảo luận, đề xuất phương án chế
vụ tạo pin điện hóa.
3 Báo cáo kết quả - HS vận dụng các kiến thức đã được tìm hiểu về
và thảo luận pin điện hóa trong SGK để đề xuất các phương
án chế tạo pin điện hóa. HS có thể đề xuất các
phương án sau đây:
+ Phương án 01. Chế tạo pin điện hóa từ dung
dịch muối ăn NaCl và 2 bản cực đồng, sắt.
+ Phương án 02. Chế tạo pin điện hóa từ dung
dịch dấm ăn và 2 bản cực đồng, sắt.
+ Phương án 03(HS có thể không đề xuất được
phương án này): Chế tạo pin điện hóa từ các
dung dịch có tính axit như chanh và một số củ
quả.
4 Đánh giá kết quả - GV nhận xét các phương án đã đưa ra, tất cả
thực hiện nhiệm các phương án đều đúng, có tính khả thi. Chốt
vụ học tập phương án chế tạo cho các nhóm

Hoạt động 3: Tiến hành chế tạo “pin chanh”


a. Mục tiêu:
- HS tiến hành chế tạo pin điện hóa: “ pin chanh”
b. Tổ chức thực hiện
STT HOẠT ĐỘNG NỘI DUNG
1 Chuyển giao - Nêu vấn đề: + GV đưa ra 1 số quả chanh và 2
nhiệm vụ thanh kim loại khác nhau (nhôm và sắt đã chuẩn
bị). Tại sao từ vài quả chanh và 2 thanh kim loại
khác nhau về bản chất có thể thắp sáng đèn led?
Chúng đóng vai trò gì? Tại sao phải chọn 2 thanh
kim loại khác nhau về bản chất? Giống nhau
được không? Ta có thể thay chanh bằng các loại
quả khác không?
+ Yêu cầu các nhóm tiến hành hoạt động, lập quy
trình chế tạo pin chanh.
2 Thực hiện nhiệm HS thảo luận, huy động kiến thức Vật lí về cấu
vụ tạo pin điện hóa, cách mắc mạch điện kín để đèn
led sáng, kiến thức Hóa học về phản ứng oxi hóa-
khử để trả lời các câu hỏi trên.
3 Báo cáo kết quả 1. - Ta có thể tạo ra nguồn điện từ 2 thanh kim loại
và thảo luận có bản chất khác nhau như nhôm và sắt và dung
38
dịch điện phân có trong quả chanh. Không chỉ
chanh mà các loại hoa quả khác như khoai tây,
khế … chứa nhiều axit cũng có thể tạo ra nguồn
điện tự nhiên sẵn có nhưng thường dùng nhất là
chanh vì nó chứa nhiều axit citric hơn cả.
2. + Thiết kế bản vẽ chế tạo “pin chanh”.
- +HS tiến hành làm “Pin chanh”:
Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu
Bước 2: Cắm thanh sắt và thanh nhôm vào các
quả chanh sao cho 2 thanh này tách rời, không
chạm vào nhau.
Bước 3: Dùng dây dẫn nối 2 thanh kim loại với
nhau
Bước 4: Nối đầu còn lại của 2 dây vào 2 chân
chứa đèn led, quan sát hiện tượng
4 Đánh giá kết quả GV nhận xét phương án đã đưa ra, nhấn mạnh
thực hiện nhiệm lưu ý trong quá trình chế tạo đặc biệt là số quả để
vụ học tập đảm bảo nguồn điện thích hợp.

Hoạt động 4: Kiểm tra độ sáng đèn led khi thực hiện “pin chanh” với số
lượng khác nhau. So sánh độ sáng đèn khi thay thế chanh bằng khoai tây và khế
chua.
a. Mục tiêu:
HS tự nhận xét, đánh giá các sản phẩm của nhóm mình và nhóm bạn theo
phiếu đánh giá.
b. Tổ chức thực hiện
STT HOẠT ĐỘNG NỘI DUNG
1 Chuyển giao - GV hướng dẫn HS làm thí nghiệm pin chanh
nhiệm vụ với số lượng khác nhau.
- Tổ chức phân công các nhóm làm thí nghiệm
với pin khoai tây và pin khế.
- Nhận xét độ sáng đèn led đối với từng loại pin.
Theo dõi thời gian đèn led sáng.
2 Thực hiện nhiệm - Dùng kiến thức về thống kê toán học làm pin
vụ chanh với số lượng 02 quả, 04 quả, 06 quả. Từ
đó tính toán được số lượng chanh phù hợp với
mục đích sử dụng.
- Tiến hành làm “ pin khoai tây”
- Tiến hành làm “ pin khế”.
- Quan sát, nhận xét độ sáng của đèn led đối với
từng loại pin.
3 Báo cáo kết quả - Các nhóm nhận xét độ sáng đèn led đối với
và thảo luận từng loại pin. Theo dõi thời gian đèn led sáng.
4 Đánh giá kết quả * GV nhấn mạnh cho HS những vấn đề:
39
thực hiện nhiệm + Độ sáng đèn led giảm dần từ “pin chanh”, “pin
vụ học tập khế”, “pin khoai tây”, chứng tỏ độ sáng của đèn
tỉ lệ với hàm lượng axit trong dung dịch điện
phân.
+ Cũng như pin chanh, pin khế, pin khoai tây độ
sáng của đèn cũng tăng theo số lượng khi mắc
các pin này nối tiếp với nhau. Như vậy các pin
(nguồn điện) mắc nối tiếp với nhau thì cho ta các
suất điện động càng lớn, cường độ dòng điện qua
đèn càng mạnh.
+ Sau một thời gian đèn led sẽ tắt, lúc này pin hết
điện không thể sử dụng lại được. Trong khi đó
acquy hết điện có thể nạp điện nhiều lần để sử
dụng. Đây là điểm cơ bản để phân biệt pin và
acquy.

Hoạt động 5: Tổ chức hoạt động đánh giá, tổng kết chủ đề pin điện hóa
a. Mục tiêu:
HS tự nhận xét, đánh giá các sản phẩm của nhóm mình và nhóm bạn theo
phiếu đánh giá.
b. Tổ chức thực hiện
STT HOẠT ĐỘNG NỘI DUNG
1 Chuyển giao GV tổ chức cho HS tự nhận xét, đánh giá các sản
nhiệm vụ phẩm của nhóm mình và nhóm bạn theo phiếu
đánh giá.
2 Thực hiện nhiệm HS hoàn thành phiếu đánh giá.
vụ
3 Báo cáo kết quả Các nhóm trình bày tự nhận xét, đánh giá các sản
và thảo luận phẩm của nhóm mình và nhóm bạn theo phiếu
đánh giá.
4 Đánh giá kết quả - GV nhận xét, tóm tắt nội dung chính của chủ
thực hiện nhiệm đề, các kiến thức bài học cần nắm được sau khi
vụ học tập học xong bài học
- GV khuyến khích mỗi HS sau khi học chủ đề
này hãy tự chế tạo những chiếc pin điện hóa từ
những vật liệu có sẵn trong đời sống để phục vụ
trong sinh hoạt gia đình mình khi cần thiết.

40
Một số hình ảnh khi HS thực hiện chế tạo pin điện hoá từ thiên nhiên:

41
4.6. Tổ chức dạy học chủ đề STEM “Thí nghiệm mô phỏng đường tròn
lượng giác trong giải toán Vật lý 12”
+ Chủ đề STEM này áp dụng cho các chủ đề:
Chủ đề 1: Dao động điều hòa, con lắc lò xo, con lắc đơn.
Chủ đề 2: Sóng cơ và Giao thoa sóng.
Chủ đề 4: Các mạch điện xoay chiều.
(Theo Kế hoạch giáo dục, nhóm Vật lí – Trường THPT Nho Quan A)
+ Thời gian thực hiện: 45 phút
- Đối tượng tham gia: HS lớp 12
4.6.1. Lí do chọn chủ đề
Vòng tròn lượng giác được sử dụng rất nhiều trong giải toán Vật lý 12. Để
mô phỏng một cách trực quan các dạng bài toán đó thì chúng tôi lựa chọn chủ đề
STEM : “Thí nghiệm mô phỏng đường tròn lượng giác trong giải toán Vật lý
12”
Thí nghiệm đơn giản, dễ thực hiện. HS được thực hiện thí nghiệm trực
tiếp, tăng hứng thú học tập bộ môn. Tiếp thu kiến thức Vật lí nhanh và hiệu quả
hơn việc ngồi nghe giảng một cách thụ động.
4.6.2. Mục tiêu của chủ đề
- HS đượcquan sát mô phỏng các dạng bài tập Vật lý 12 có thể sử dụng
phương pháp đường tròn lượng giác để giải đã được lập trình sẵn.
- Phát triển các phẩm chất (thái độ tích cực, hợp tác, yêu thích, say mê
khoa học), các năng lực chung (năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, giao tiếp
và hợp tác, tự chủ và tự học) cho HS.
4.6.3.Chuẩn bị
Mỗi nhóm chuẩn bị các nguyên vật liệu để chế tạo như sau:
Vật liệu chuẩn bị
1. 01 Mạch điều khiển đèn Led 32 kênh.
2. 100 bóng led 5mm (xanh, đỏ, trắng, vàng)
3. Nguồn 12V – DC
4. 1 tấm composite kích thước 50cm x 50cm
5. Dây nối: 10m
4.6.4.Thiết kế hoạt động học tập
Hoạt động 1: Đặt vấn đề, giao nhiệm vụ thực hiện chủ đề
a. Mục tiêu:
HS thảo luận các phương án mô phỏng các dạng bài toán sử dụng phương
pháp dùng đường tròn lượng giác.
b. Tổ chức thực hiện
STT HOẠT ĐỘNG NỘI DUNG
1 Chuyển giao Đặt vấn đề: Phương pháp giải bài toán bằng cách
nhiệm vụ sử dụng đường tròn lượng giác được sử dụng rất
nhiều trong chương trình Vật lý 12. Vậy làm thế
nào để mô phỏng được các dạng bài toán đó một
cách trực quan?
42
2 Thực hiện nhiệm HS thảo luận trả lời các phương án mô phỏng các
vụ dạng bài toán sử dụng phương pháp dùng đường
tròn lượng giác.
3 Báo cáo kết quả Các nhóm thảo luận và đề xuất:
và thảo luận
4 Đánh giá kết quả - GV nhận xét và kết luận
thực hiện nhiệm
vụ học tập

Hoạt động 2: Thiết kế phương án thí nghiệm


a. Mục tiêu:
HS thảo luận, thống nhất phương án thí nghiệm.
b. Tổ chức thực hiện
STT HOẠT ĐỘNG NỘI DUNG
1 Chuyển giao Giao nhiệm vụ: Từ các vật liệuđèn led, mạch
nhiệm vụ điều khiển đèn led, nguồn 12V hãy thiết kế một
đường tròn lượng giác để mô phỏng các dạng bài
toán sử dụng phương pháp giải dùng đường tròn
lượng giác.
2 Thực hiện nhiệm HS thảo luận theo nhóm trình bày phương án thí
vụ nghiệm
3 Báo cáo kết quả Tổ chức cho đại diện các nhóm HS trình bày
và thảo luận phương án thí nghiệm
4 Đánh giá kết quả GV và các nhóm thống nhất phương án thí
thực hiện nhiệm nghiệm kiểm chứng
vụ học tập

Hoạt động 3: Thực hành thí nghiệm mô phỏng các dạng bài toán về dao
động điều hòa.
a. Mục tiêu:
HS tiến hành thí nghiệm kiểm chứng
b. Tổ chức thực hiện
STT HOẠT ĐỘNG NỘI DUNG
1 Chuyển giao - GV hướng dẫn HS làm thí nghiệm kiểm chứng
nhiệm vụ - Tổ chức phân công các nhóm làm thí nghiệm
Nhóm 1: Thực hiện thí nghiệm kiểm chứng mô
phỏng dao động điều hòa
Nhóm 2: Thực hiện thí nghiệm kiểm chứng xác
định quãng đường vật đi được trong dao động
điều hòa.
Nhóm 3: Thực hiện thí nghiệm kiểm chứng xác
định thời gian vật đi từ vị trí có li độ x 1đến vị trí
vật có li độ x2
Nhóm 4: Thực hiện thí nghiệm kiểm chứng xác
43
định số lần vật đi qua vị trí x đã biết.

2 Thực hiện nhiệm - Các nhóm tiến hành thí nghiệm


vụ
3 Báo cáo kết quả Các nhóm báo cáo:
và thảo luận - Kết quả:
+ Mô phỏng được dao động điều hòa
+ Mô phỏng được bài toán xác định quãng đường
vật đi được trong thời gian t
+ Mô phỏng được bài toán xác định thời gian vật
đi từ vị trí có li độ x1đến vị trí vật có li độ x2
+ Mô phỏng được bài toán xác định số lần vật đi
qua vị trí x đã biết.

4 Đánh giá kết quả GV nhận xét và Kết luận


thực hiện nhiệm
vụ học tập

Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá chủ đề “Thí nghiệm mô phỏng đường
tròn lượng giác trong giải toán Vật lý 12”
a. Mục tiêu:
HS tự nhận xét, đánh giá các sản phẩm của nhóm mình và nhóm bạn theo
phiếu đánh giá.
b. Tổ chức thực hiện
STT HOẠT ĐỘNG NỘI DUNG
1 Chuyển giao GV tổ chức cho HS tự nhận xét, đánh giá các sản
nhiệm vụ phẩm của nhóm mình và nhóm bạn theo phiếu
đánh giá.
2 Thực hiện nhiệm HS hoàn thành phiếu đánh giá.
vụ
3 Báo cáo kết quả Các nhóm trình bày tự nhận xét, đánh giá các sản
và thảo luận phẩm của nhóm mình và nhóm bạn theo phiếu
đánh giá.
4 Đánh giá kết quả + GV nhận xét, tóm tắt nội dung chính của chủ
thực hiện nhiệm đề, các kiến thức bài học cần nắm được sau khi
vụ học tập học xong bài học
+ GV khuyến khích mỗi HS sau khi học chủ đề
này hãy tự chế tạo ra những dụng cụ thổi bong
bóng…

44
Một số hình ảnh khi HS thực hiện thí nghiệm

45
4.7.Tổ chức dạy học dự án chủ đề STEM “Máy phát điện xoay chiều”
Trong quá trình rà soát nội dung chương trình SGK chúng tôi thấy nội
dung kiến thức chương 3 “Dòng điện xoay chiều” Vật lý 12 (Bài 17- Máy phát
điện xoay chiều) và chương 6 “Máy điện ba pha” Công nghệ 12 (Bài 25 – Máy
điện xoay chiều ba pha) có nhiều điểm tương đồng, trùng lặp về kiến thức. Vì
vậy có thể tổ chức dạy học dự án liên môn chủ đề “ Máy phát điện xoay chiều”
theo định hướng STEM.
Trong PPCT môn học, Bài 17 – Máy phát điện xoay chiều – Chủ đề 5:
Các máy điện xoay chiều. Động cơ điện - Vật lý 12 được tổ chức dạy học ở học
kì 1 trong khi đó bài 25 – Máy điện xoay chiều ba pha – Công nghệ 12 được tổ
chức dạy học ở học kì 2. Căn cứ vào trình độ nhận thức của HS đồng thời không
làm phát sinh thêm thời gian dạy học tại trường, chúng tôi đã tiến hành tổ chức
dạy học dự án chủ đề STEM “Máy phát điện xoay chiều” với thời lượng 1 tuần
làm việc tại nhà và 01 tiết trên lớp học ở học kì 1 khi HS học đến chủ đề 5.
Chúng tôi xin trình bày cụ thể việc tổ chức dạy học dự án chủ đề như sau.
4.7.1. Lí do chọn chủ đề:
Máy phát điện xoay chiều là những thiết bị cung cấp dòng điện xoay
chiều. Đây là nguồn điện năng chủ yếu phục vụ trong sinh hoạt đời sống hằng
ngày của chúng ta. Tuy nhiên HS thường không để ý hoặc khó hình dung, ngại
tìm hiểu về cấu tạo, nguyên lý hoạt động của loại máy phát điện xoay chiều bởi
hình dạng bề ngoài phức tạp, khồng kềnh của máy. Vì vậy nhằm giúp HS tiếp
cận các kiến thức về máy phát điện xoay chiều một cách đơn giản, dễ hiểu dự án
dạy học theo định hướng STEM “Máy phát điện xoay chiều” là một hình thức
dạy học phù hợp, hiệu quả.
4.7.2. Mục tiêu của chủ đề
- HS trình bày được cấu tạo, nguyên lý hoạt động của máy phát điện xoay
chiều. So sánh được điểm giống và khác nhau về cấu tạo của máy phát điện
xoay chiều một pha và máy phát điện xoay chiều ba pha. Ứng dụng của từng
loại trong đời sống.
- Trình bày được các phương án chế tạo máy điện xoay chiều từ các
nguồn năng lượng trong tự nhiên.
- Vận dụng các kiến thức đã biết về các môn học STEM và được hướng
dẫn để thiết kế, chế tạo các mô hình máy phát điện xoay chiều một pha, máy
phát điện xoay chiều ba pha đơn giản bằng các vật liệu dễ tìm.
- Khai thác được các thông tin trên mạng, báo chí để thấy được ảnh hưởng
của việc sản xuất điện đến môi trường tự nhiên và đời sống.
- Đề xuất được các biện pháp sử dụng điện an toàn, tiết kiệm, hiệu quả.

46
- Phát triển các phẩm chất (thái độ tích cực, hợp tác, yêu thích, say mê
khoa học, ý thức bảo vệ môi trường, ý thức sử dụng có hiệu quả, tiết kiệm nguồn
điện năng), các năng lực chung (năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, giao tiếp
và hợp tác, tự chủ và tự học) cho HS.
4.7.3. Chuẩn bị
GV chuẩn bị các mô hình, đồ dùng dạy học, dụng cụ bài học như sau:

Chuẩn bị đồ dùng dạy học Hình ảnh đồ dùng


Dinomo xe đạp

Đèn pin

Mô hình máy phát điện xoay chiều 1


pha

47
Mô hình máy phát điện xoay chiều
ba pha

Mỗi nhóm chuẩn bị các dụng cụ sau:


- Nhóm 1 + 2: 6 nam châm đất hiếm, thanh sắt, dây đồng, cánh quạt, súng
bắn keo, máy hàn điện loại nhỏ, đèn led, ống nhựa, dụng cụ khoan lỗ.
- Nhóm 3 + 4: 3 cuộn dây đồng, nam châm thẳng, tay quay, tấm nhựa, que
gỗ, dây nối, đèn led, súng bắn keo, máy hàn điện loại nhỏ, dụng cụ khoan lỗ.
4.7. 4. Thiết kế hoạt động học tập dự án STEM “Máy phát điện xoay
chiều”

Hoạt động 1: Lập kế hoạch khởi động dự án


Bước 1: Khởi động dự án
a. Mục tiêu:
- Đặt vấn đề khởi động dự án
b. Tổ chức thực hiện
STT HOẠT ĐỘNG NỘI DUNG
1 Chuyển giao GV chuẩn bị 01 đèn pin. Bật đèn pin sáng.
nhiệm vụ
Có thể đặt câu hỏi:
Đây là cái gì? Nguồn năng lượng nào đã
cung cấp cho bóng đèn sáng?
Quan sát bóng đèn đang sáng trên lớp học
chúng ta. Thiết bị nào đã cung cấp nguồn năng
lượng cho bóng đèn sáng?
Thiết bị này hoạt động như thế nào? Ảnh
hưởng của nó đến đời sống và môi trường ra sao?
2 Thực hiện nhiệm Các nhóm HS thảo luận trả lời câu hỏi
vụ
3 Báo cáo kết quả Các nhóm trả lời câu hỏi, nhóm còn lại phản
và thảo luận biện, thảo luận và ghi chép nhận xét của GV:
+ Đây là đèn pin, nguồn năng lượng cung cấp
48
cho nó là nguồn điện chiều- pin.
+ HS có thể dự đoán được đó là máy phát điện
xoay chiều.

4 Đánh giá kết quả GV nhận xét, đánh giá kết quả các nhóm. GV
thực hiện nhiệm dẫn dắt HS đi vào dự án học tập.
vụ học tập
Bước 2: Lập kế hoạch thực hiện dự án trên lớp
a. Mục tiêu:
- Lập kế hoạch thực hiện dự án trên lớp
b. Tổ chức thực hiện
STT HOẠT ĐỘNG NỘI DUNG
1 Chuyển giao + GV cho HS xem một đoạn video về hoạt động
nhiệm vụ của một mô hình máy phát điện xoay chiều.
+ Đặt câu hỏi: Nêu cấu tạo và nguyên tắc hoạt
động của máy phát điện xoay chiều? Để tạo ra
được máy phát điện xoay chiều cần phải có
những vật liệu cơ bản nào?
Trên cơ sở HS đã có những kiến thức về máy
phát điện xoay chiều GV giới thiệu về nhiệm vụ
dự án học tập: Máy phát điện xoay chiều có 2
loại: máy phát điện xoay chiều một pha và máy
phát điện xoay chiều ba pha. Em hãy chế tạo ra
các máy phát điện xoay chiều. Chỉ rõ nó thuộc
loại máy phát điện xoay chiều nào?
Như vậy trong quá trình chế tạo máy phát điện
xoay chiều HS phải tìm hiểu cấu tạo, nguyên tắc
hoạt động của máy phát điện xoay chiều một pha,
ba pha?
+ Đặt vấn đề: Có thể sử dụng các nguồn năng
lượng sạch, sẵn có trong tự nhiên để chế tạo ra
máy phát điện xoay chiều được không?
+ Phân chia nhóm, yêu cầu các nhóm thảo luận.
+ Tổ chức cho HS phát triển ý tưởng chế tạo máy
phát điện từ các vật liệu đơn giản.
+Thống nhất ý tưởng
2 Thực hiện nhiệm + Xem video và trả lời các câu hỏi của GV.
49
vụ + Như vậy để tạo ra máy phát điện xoay chiều
cần có 2 bộ phận chính: Các nam châm tạo ra từ
trường, cuộn dây sinh ra dòng điện. Hai bộ phận
này chuyển động tương đối với nhau.
+ Huy động các vốn hiểu biết cá nhân, trang
mạng, thực tế để thảo luận và tìm ra ý tưởng chế
tạo máy phát điện.
3 Báo cáo kết quả + Các nhóm chia sẻ ý tưởng
và thảo luận
Có thể sử dụng các nguồn năng lượng gió,
nước… để làm quay tua bin tạo ra máy phát điện.
+ Có thể chế tạo máy phát điện xoay chiều theo
các phương án sau:
Máy phát điện xoay chiều bằng năng lượng gió
(máy phát điện gió).
Máy phát điện xoay chiều bằng cơ năng tay quay
(máy phát điện xoay chiều tay quay)
+ Các nhóm thảo luận, lên kế hoạch thực hiện
nhiệm vụ (nhiệm vụ, người thực hiện, thời lượng,
phương pháp, phương tiện, sản phẩm).
+ Thiết kế mô hình
+ Chế tạo mô hình
+ Thiết kế powperpoint và trình bày.

4 Đánh giá kết quả Trên cơ sở các ý tưởng đã thống nhất, GV gợi ý
thực hiện nhiệm cho các nhóm lên kế hoạch thực hiện dự án.
vụ học tập
Yêu cầu sản phẩm của dự án:
Bài ghi chép các kiến thức tìm hiểu về máy phát
điện xoay chiều một pha và máy phát điện xoay
chiều ba pha.
Mô hình máy phát điện xoy chiều kèm theo bản
phương án thiết kế.
Bài thuyết trình về sự ảnh hưởng của việc sản
xuất điện đến môi trường tự nhiên.
Hoạt động 2: Thực hiện dự án và xây dựng sản phẩm (1 tuần làm việc ở
nhà)
a. Mục tiêu:
50
Thực hiện dự án và xây dựng sản phẩm máy phát điện xoay chiều đơn
giản
b. Tổ chức thực hiện
STT HOẠT ĐỘNG NỘI DUNG
1 Chuyển giao GV yêu cầu: + Các nhóm nghiên cứu tài liệu
nhiệm vụ SGK Vật lý 12 bài 17 – Máy phát điện xoay
chiều, SGK Công nghệ 12 bài 25 – Máy điện
xoay chiều ba pha, máy biến áp ba pha và các
kiến thức về máy phát điện xoay chiều trên sách,
báo, internet… ở nhà để hiểu rõ nguyên lý hoạt
động của các máy phát điện xoay chiều một pha
và ba pha.
+ Vận dụng các kiến thức, kĩ năng về Vật lý,
Công nghệ, Toán học xây dựng các phương án
thiết kế bản vẽ mô hình máy phát điện xoay
chiều đơn giản.
Nhóm 1,2: Chế tạo máy phát điện xoay chiều
điện gió
Nhóm 3,4: Chế tạo mô hình máy phát điện xoay
chiều tay quay.
2 Thực hiện nhiệm + Bài ghi cá nhân về các kiến thức bài học, kiến
vụ thức tìm hiểu được về máy phát điện xoay chiều,
máy phát điện xoay chiều một pha và ba pha.
+ Bản vẽ thiết kế phương án chế tạo mô hình
máy phát điện xoay chiều và bản thuyết minh
kèm theo.
Bước 1: Thiết kế mô hình chế tạo máy phát điện
xoay chiều đơn giản
Bước 3: Hoàn thành báo cáo để chuẩn bị trình
bày sản phẩm.

Bước 3: Hoàn thành báo cáo để chuẩn bị trình


bày sản phẩm.

3 Báo cáo kết quả Các nhóm báo cáo kết quả bằng: Bài ghi, Bản vẽ
và thảo luận thiết kế phương án, Báo cáosản phẩm.

4 Đánh giá kết quả - GV hướng dẫn hỗ trợ HS trong quá trình hoàn
51
thực hiện nhiệm thiện sản phẩm và chuẩn bị báo cáo.
vụ học tập
Bước 1: Thiết kế mô hình chế tạo máy phát điện xoay chiều đơn giản
+ Bài ghi cá nhân về các kiến thức bài học, kiến thức tìm hiểu được về
máy phát điện xoay chiều, máy phát điện xoay chiều một pha và ba pha.
+ Bản vẽ thiết kế phương án chế tạo mô hình máy phát điện xoay chiều và
bản thuyết minh kèm theo.
Bước 2: Chế tạo mô hình máy phát điện xoay chiều đơn giản

Tên sản phẩm Vật liệu sử dụng Nguyên tắc hoạt Cách tiến hành
động lắp ráp

Máy phát điện 6 nam châm đất Lấy năng lượng Bước 1: cuốn dây
xoay chiều điện hiếm; que sắt, ống gió từ quạt điện đồng trên ống nhựa
gió mút, vỏ chai nhựa làm quay cánh (đảm bảo số vòng
hình trụ, dây quạt của máy dây trên 300 vòng),
đồng, đèn led, phát điện, nam gắn đèn led
cánh quạt châm quay làm Bước 2: lắp nam
từ thông qua châm trên que sắt,
cuộn dây biến đảm bảo nằm cân
thiên. Trong cuộn bằng và đúng tâm
dây xuất hiện của ống dây
dòng điện làm
sáng đèn led Bước 3: Chế tạo
cánh quạt, gắn cánh
quạt vào que sắt
Bước 4: Sử dụng
quạt cây để tạo gió
làm nam châm
quay làm đèn led
sáng.

Mô hình máy phát + 3 cuộn dây, 1 Tay quay truyền Bước 1: Dùng máy
nam châm thẳng,
điện xoay chiều 3 đến trục của nam đục lỗ trên tấm
tấm nhựa, lạt
pha nhựa, máy đục lỗ châm làm nam nhựa, dùng lạt
+ Que gỗ, súng châm quay quanh nhựa cố định 3
bắn keo, màu trục của nó. Từ cuộn dây lần lượt
nước, đèn led, dây thông qua 3 cuộn lệch nha góc 1200
điện
52
dây biến thiên, Bước 2: Lắp nam
trong 3 cuộn dây châm sao cho trục
xuất hiện dòng quay của nam
điện cảm ứng châm nằm trại
thắp sáng bóng trọng tâm của tam
đèn led giác bao xung
quanh 3 cuộn dây.
Bước 3: Lắp ráp
mô hình nhà ở,
dùng dây điện gắn
các đèn led, nối hệ
thống đèn với 3
cuộn dây.
Bước 4: Quay nam
châm, làm xuất
hiện dòng điện ở 3
cuộn dây, thắp
sáng bóng đèn
Bước 3: Hoàn thành báo cáo để chuẩn bị trình bày sản phẩm.

- Viết bài báo cáo trình bày về sản phẩm:


+ Các kiến thức về máy phát điện xoay chiều một pha và máy phát điện
xoay chiều ba pha.
+ Sản phẩm mô hình máy phát điện xoay chiều một pha: Vật liệu, cách
làm, cách vận hành sản phẩm, tính ứng dụng của sản phẩm.
+ Bài thuyết trình về sự ảnh hưởng của việc sản xuất điện đến môi trường
tự nhiên.
Hoạt động 3: Báo cáo kết quả (Thời gian 45 phút)
Bước 1: Báo cáo các sản phẩm về mô hình máy phát điện xoay chiều.
a. Mục tiêu:
Báo cáo kết quả: Sản phẩm mô hình máy phát điện xoay chiều
b. Tổ chức thực hiện
STT HOẠT ĐỘNG NỘI DUNG
1 Chuyển giao + GV tổ chức cho các nhóm báo cáo sản phẩm và
nhiệm vụ thảo luận.
+ Gợi ý cho các nhóm nhận xét, bổ sung cho các
53
nhóm khác.
+ GV tổ chức cho HS trả lời các câu hỏi định
hướng kiến thức bài học:
(1) Máy phát điện hoạt động dựa trên hiện tượng
Vật lí nào?
(2) Máy phát điện xoay chiều chế tạo ra thuộc
vào loại máy phát điện xoay chiều nào? Vì sao?
* Qua đó GV làm bật ra điểm khác biệt giữa máy
phát điện xoay chiều ba pha và một pha về cấu
tạo, nguyên tắc hoạt động. Đồng thời giúp HS
hiểu rõ các ứng dụng của từng loại trong đời
sống.
2 Thực hiện nhiệm + Các nhóm báo cáo kết quả.
vụ
+ Trình chiếu powerpint.
+ Các nhóm tham gia phản hồi về phần trình bày
của nhóm bạn.

3 Báo cáo kết quả + HS thảo luận và trả lời các câu hỏi GV.
và thảo luận
+ Ghi nhớ kiến thức cần nắm của bài học.
+ Đại diện HS chỉ rõ máy phát điện hoạt động
dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ
+ Mô hình máy phát điện xoay chiều điện gió là
máy phát điện xoay chiều 1 pha vì có một cuộn
dây gắn cố định và nam châm quay. Mô hình
máy phát điện quay tay là máy phát điện xoay
chiều 3 pha vì cấu tạo gồm 3 cuộn dây đặt lệch
nhau góc 1200 và một nam châm thẳng quay
quanh trục quay cố định.
+ Nguồn năng lượng cung cấp cho bóng đèn sáng
được lấy từ các máy phát điện xoay chiều ba pha
trong các nhà máy điện đưa lên đường dây truyền
tải và đến các hộ gia đình.

4 Đánh giá kết quả + GV hướng dẫn HS tự đánh giá, đánh giá đồng
thực hiện nhiệm đẳng. Sau đó GV sẽ đánh giá HS, công bố kết
54
vụ học tập quả.Cần lưu ý với HS trong thực tế các nhà máy
điện gió muốn công suất lớn thì cần đặt những
nơi có lượng gió nhiều, mạnh để làm quay các
tua bin của động cơ có công suất lớn. Trong mô
hình máy phát điện gió, năng lượng gió được lấy
từ 1 cánh quạt khác chuyển hóa cơ năng thành
điện năng nên công suất rất nhỏ.
Bước 2: Tìm hiểu về các nhà máy điện. Sự tác động của việc sản xuất điện
đến môi trường.

a. Mục tiêu:
Tìm hiểu về các nhà máy điện. Sự tác động của việc sản xuất điện đến môi
trường.

b. Tổ chức thực hiện


STT HOẠT ĐỘNG NỘI DUNG
1 Chuyển giao + GV tổ chức trò chơi ô chữ để tìm hiểu các
nhiệm vụ thông tin về các nhà máy điện ở Việt Nam.
+ GV tổ chức, hướng dẫn cho đại diện các đội
báo cáo qua bài thuyết trình powerpoint đã được
giao nhiệm vụ ở nhà:
Đội 1: Trình bày ảnh hưởng của nhà máy điện
đến môi trường sinh thái tự nhiên.
Đội 2: Các biện pháp làm giảm thiểu sự ảnh
hưởng của việc sản xuất điện đến môi trường tự
nhiên.
2 Thực hiện nhiệm + HS tích cực tham gia hoạt động trò chơi ô chữ.
vụ

3 Báo cáo kết quả + Đại diện các nhóm thuyết trình
và thảo luận
4 Đánh giá kết quả + GV nhận xét, đánh giá kết quả sản phẩm và
thực hiện nhiệm quá trình làm việc của các nhóm theo các tiêu
vụ học tập chí. GV khen thưởng các nhóm hoàn thành tốt
nhiệm vụ, động viên và khích lệ các nhóm hoàn
thành nhiệm vụ chưa tốt.
+ GV chốt lại các kiến thức HS cần nắm được
trong chủ đề. Gieo mầm các ý tưởng khai thác

55
các nguồn năng lượng thân thiện với môi trường
để sản xuất điện năng trong tương lai phục vụ đất
nước.
+ Sản phẩm mô hình máy phát điện xoay chiều
có thể sử dụng để dạy học Chủ đề 5: Từ thông.
Cảm ứng điện từ. Suất điện động cảm ứng – Vật
lí 11
Bước 3: Đánh giá, nhận xét, tổng kết hoạt động dự án dạy học.
a. Mục tiêu:
HS tự nhận xét, đánh giá các sản phẩm của nhóm mình và nhóm bạn theo
phiếu đánh giá.
b. Tổ chức thực hiện
STT HOẠT ĐỘNG NỘI DUNG
1 Chuyển giao GV tổ chức cho HS tự nhận xét, đánh giá các sản
nhiệm vụ phẩm của nhóm mình và nhóm bạn theo phiếu
đánh giá.
2 Thực hiện nhiệm HS hoàn thành phiếu đánh giá.
vụ
3 Báo cáo kết quả Các nhóm trình bày tự nhận xét, đánh giá các sản
và thảo luận phẩm của nhóm mình và nhóm bạn theo phiếu
đánh giá.
4 Đánh giá kết quả + GV nhận xét, đánh giá kết quả sản phẩm và
thực hiện nhiệm quá trình làm việc của các nhóm theo các tiêu
vụ học tập chí. GV khen thưởng các nhóm hoàn thành tốt
nhiệm vụ, động viên và khích lệ các nhóm hoàn
thành nhiệm vụ chưa tốt.
+ GV chốt lại các kiến thức HS cần nắm được
trong chủ đề. Gieo mầm các ý tưởng khai thác
các nguồn năng lượng thân thiện với môi trường
để sản xuất điện năng trong tương lai phục vụ đất
nước.
+ Sản phẩm mô hình máy phát điện xoay chiều
có thể sử dụng để dạy học Chủ đề 5: Từ thông.
Cảm ứng điện từ. Suất điện động cảm ứng – Vật
lí 11

56
Một số hình ảnh khi HS thực hiện chế tạo máy phát điện xoay chiều:

57
5. Kết quả thực nghiệm sư phạm

5.1 Bảng khảo sát kết quả học tập của HS sau thực nghiệm
Để đánh giá kết quả học tập sau khi tổ chức dạy học các chủ đề STEM
chúng tôi chọn 2 khối 10, 11 tiến hành thực nghiệm với 2 lớp đối chứng 10C,
11D và 2 lớp thực nghiệm 10B, 11C có trình độ học lực tương đương nhau.
Sau khi sử dụng đề tài vào thực nghiệm giảng dạy, chúng tôi tiến hành
khảo sát HS qua một bài kiểm tra 15 phút. Nội dung của bài kiểm tra thuộc
chương trình SGK Vật lí lớp 10 và Vật lí 11 (có phụ lục kèm theo) chúng tôi thu được kết
quả như sau:

Lớp đối chứng Lớp thực nghiệm


Lớp 10C Lớp 11D Lớp 10B Lớp 11C
Điểm Số Tỉ lệ Số Tỉ lệ Số Tỉ lệ Số Tỉ lệ
lượng (%) lượng (%) lượng (%) lượng (%)
(em) (em) (em) (em)
0 0 0,0 0 0,0 0 0,0 0 0,0
1 0 0,0 0 0,0 0 0,0 0 0,0
2 0 0,0 0 0,0 0 0,0 0 0,0
3 3 6,9 0 0,0 0 0,0 0 0,0
4 4 9,3 13 30,2 0 0,0 0 0,0
5 4 9,3 11 25,6 2 5,1 5 15,2
6 10 23,3 13 30,2 8 20,5 3 9,1
7 11 25,6 3 7 13 33,4 9 27,3
8 9 20,9 2 4,7 10 25,6 13 39,4
9 2 4,7 1 2,3 5 12,8 2 6,0
10 0 0,0 0 0 1 2,6 1 3,0
Tổng 43 100 43 100 39 100 33 100

5.2. Kết quả thi HSG lớp 12 THPT cấp tỉnh bộ môn Vật lí năm học 2020 – 2021 và năm học
2021 – 2022
Năm học 2020 -2021 Năm học 2021 - 2022
01 giải Khuyến khích 01 giải Nhì, 02 giải Ba
Qua quan sát quá trình học tập của HS ở các tiết học thực nghiệm và đối
chứng, kết quả của bài kiểm tra 15 phút, kết quả của kì thi HSG lớp 12 THPT
cấp tỉnh, chúng tôi nhận thấy việc dạy học các bài học Vật lí theo định hướng
STEM có hiệu quả hơn hẳn so với tiết dạy thông thường về điểm số học tập,
chất lượng và không khí giờ học.
5.3. Biểu đồ khảo sát sự hứng thú của HS sau khi được tham gia các
tiết dạy học theo định hướng giáo dục Stem năm học 2021 - 2022

58
Dựa vào phiếu khảo sát ý kiến HS sau khi được tham gia tiết học theo
định hướng Stem chúng tôi nhận thấy HS hứng thú với tiết dạy, gợi mở tính tìm
tòi khám phá kiến thức cho HS
6. Một số kết quả đạt được khi tổ chức dạy học các chủ đề STEM cơ
bản Vật lí tại trường phổ thông
Sau khi đề xuất xây dựng các chủ đề STEM cơ bản Vật lí THPT bằng
nhiều hình thức khác nhau như tổ chức thành các câu lạc bộ, sinh hoạt ngoại
khóa ngoài giờ lên lớp, lồng ghép trong các tiết học lý thuyết, thực hành, tổ chức
dạy học dự án chúng tôi đã tiến hành triển khai dạy học một số chủ đề ở một số
lớp tại trường THPT Nho Quan A như đã giới thiệu ở trên đã thu được những
kết quả nhất định sau:
Đối với nhà trường: Góp phần vào phong trào thi đua đổi mới phương
pháp, sáng tạo trong dạy học. Nhiều GV được nâng cao hiểu biết nhất định về
giáo dục STEM và vận dụng giáo dục STEM vào dạy học bộ môn để thu được
hiệu quả. Năng lực tổ chức dạy học theo định hướng giáo dục STEM của GV
sau khi dự giờ các tiết học này cũng được nâng lên. GV đã hiểu rõ hơn cách
thiết kế và tổ chức dạy học theo định hướng này.
Đối với các lớp đã triển khai dạy học STEM: Được sự đồng ý của BGH
trường, chúng tôi đã triển khai giáo dục STEM trong năm học 2021 – 2022
chúng tôi đã tiến hành thực nghiệm sư phạm tìm hiểu HS và thực trạng giáo dục
STEM, từ đó có các hình thức tổ chức dạy học chủ đề STEM phù hợp ở các lớp
10A, 10B, 10G, 10H, 11C, 11M, 12A, 12E để kiểm tra kết quả nghiên cứu của
đề tài trong thời gian từ tháng 09/2021 đến tháng 4/2022. Kết quả 2 bài kiểm tra
15 phút với các kiến thức nằm trong các bài học dạy theo hình thức STEM cao
hơn hẳn so với các lớp đối chứng cùng trình độ, cuộc thi HSG lớp 12 THPT cấp
tỉnh đạt kết quả cao gồm 01 giải Nhì, 02 giải Ba. Trong các giờ học STEM, HS
lớp thực nghiệm cũng tích cực, hào hứng xây dựng bài, các năng lực như hợp
tác, giao tiếp, sáng tạo, giải quyết vấn đề, sử dụng công nghệ thông tin… đặc
biệt các năng lực đặc thù môn Vật lí như năng lực thực nghiệm được phát triển
mạnh mẽ.

59
Qua triển khai, chúng tôi thu được một số sản phẩm dùng làm mô hình
dạy học hoặc để HS các khóa sau tham khảo, tạo hứng thú học tập cho các em.
Mặt khác, qua các tiết dạy học theo chủ đề STEM, nhiều HS thực sự đam mê,
thích tìm tòi, sáng tạo, hiểu rõ nguyên lý, đưa ra nhiều ý tưởng hay, chế tạo ra
nhiều sản phẩm lý thú, bổ ích.
Trước những khó khăn về cơ sở vật chất phục vụ cho dạy học STEM cũng
như chưa có mô hình liên kết với các cơ sở đào tạo chuyên nghiệp về STEM thì
việc triển khai dạy học môn Vật lí theo định hướng STEM thông qua các chủ đề
dạy học thật sự là một hướng đi phù hợp và hiệu quả để từng bước đưa giáo dục
STEM vào nhà trường.

60
KẾT LUẬN CHUNG
1. Ý nghĩa của đề tài
Cung cấp một số cơ sở lý luận cơ bản về giáo dục STEM, cách thức xây
dựng các chủ đề STEM, tổ chức dạy học các chủ đề STEM ở trường trung học,
từ đó tìm hiểu đặc điểm tình hình HS trường THPT Nho Quan A để thấy được
tính cấp thiết của đề tài.
Với các chủ đề STEM được thực hiện tương ứng với chương trình SGK
Vật lí hiện hành giúp HS tiếp cận các kiến thức lý thuyết kỹ thuật vốn trừu
tượng, khô khan trở nên dễ hiểu, gần gũi bởi quá trình trải nghiệm được thực
hành trên các sản phẩm, giúp HS bước đầu sáng tạo và tiếp cận gần hơn với
khoa học, công nghệ, khơi nguồn cho niềm đam mê khoa học cho các nhà sáng
chế trẻ.
Mặc dù đề tài đang triển khai ở mức độ dạy học các môn khoa học theo
phương thức STEM, những chủ đề STEM được đề xuất và thực hiện còn ở góc
độ đơn giản, các sản phẩm HS tạo ra có thể không hoàn mới với xã hội nhưng có
tính mới với HS nên bước đầu đã tạo ra sự thay đổi về cách học, lối tư duy, nhận
thức của HS về bộ môn Vật lí nói riêng và các môn Khoa học tự nhiên nói
chung. Bởi vì mục đích chính của các chương trình giáo dục STEM không phải
để đào tạo ra các nhà khoa học, nhà toán học, kỹ sư mà chính là sự truyền cảm
hứng trong học tập, thấy được mối liên hệ giữa các kiến thức và nhận thức được
tầm quan trọng của các kiến thức STEM ảnh hưởng đến thế giới và sự phát triển
của xã hội thực tại, tương lai.
Các chủ đề STEM được xây dựng để tổ chức dạy học môn Vật lí mang lại
những hiệu quả nhất định. Những kiến thức về cơ, nhiệt, điện và từ “khó hiểu”,
“khó nhớ”, “khó hình dung” được minh họa bằng các ví dụ thực tế trở nên dễ
nắm bắt, và song song với việc học kiến thức mới, HS có điều kiện tham gia vào
các hoạt động thực hành để có được trải nghiệm sáng tạo trong thực tế, từ đó sẽ
hiểu sâu hơn, nhớ lâu hơn những kiến thức đã học.
Sau khi thực hiện đề tài này nhiều sản phẩm đã được HS chế tạo bằng sự
sáng tạo của mình đã bồi dưỡng cho các em ý thức tự học, tự tìm tòi, sáng chế,
đây là một trong mục tiêu quan trọng trong dạy học mà giáo dục đang hướng tới.
Như vậy có thể kết luận rằng giáo dục STEM đã mang lại những lợi ích
thiết thực cho HS.
STEM chỉ với một mô hình nhưng HS có thể học được các môn học khác
nhau: Toán, Khoa học, Công nghệ đan xen và bổ trợ cho nhau như một khối
thống nhất. HS sẽ thấy được sự liên quan của các môn học khác nhau. Giúp các
em có được một bức tranh tổng thể về kiến thức các môn học.
STEM mang lại cho HS phát triển kỹ năng sáng tạo, kích thích trí tưởng
tượng, tập tính kiên nhẫn, khả năng làm việc nhóm, khả năng lãnh đạo, thuyết
trình trước đám đông, tự giải quyết vấn đề, tư duy máy tính, phát triển ngôn
ngữ.
Các chủ đề STEM thực hiện bằng phương pháp dạy học dự án và tình
huống thực tế làm cho HS thấy được lý thuyết khoa học gắn với đời sống của
mình và thế giới xung quanh. Tạo môi trường học tập sinh động, cởi mở, rút
61
ngắn khoảng cách giữa người dạy và người học. STEM mang đến sự thú vị, tươi
mới trong phương pháp giảng dạy thông qua các câu chuyện, nhiệm vụ, ngày
càng kích thích sự sáng tạo vô hạn vốn đã có sẵn trong các em. Từ đó, HS có thể
ứng dụng những nguyên lý đã học trong những sản phẩm thật sự ngoài đời. Nhờ
đó kiến thức được lưu lại lâu hơn và có ý nghĩa hơn đối với tất cả HS. HS có thể
thỏa chí thể hiện suy nghĩ, sự tưởng tượng phong phú của mình.
Những HS theo học STEM đều có những ưu thế nổi bật như: kiến thức
khoa học, kỹ thuật, công nghệ và toán học chắc chắn, khả năng sáng tạo, tư duy
logic, hiệu suất học tập và làm việc vượt trội và có cơ hội phát triển các kỹ năng
mềm toàn diện hơn mà không hề gây cảm giác nặng nề, quá tải đối với HS.
Với những kết quả đem lại khi thực hiện đề tài này đã cho chúng tôi thấy
rằng việc dạy học Vật lí theo định hướng STEM trong giai đoạn hiện nay là rất
cần thiết và phù hợp, bằng trình độ và sự tâm huyết đối với nghề chúng tôi tin
rằng mọi GV đều có thể thực hiện được hình thức dạy học Vật lí này một cách
có hiệu quả vì chỉ với hình thức giáo dục STEM, môn Vật lí mới thể hiện được
những đặc thù riêng biệt của nó là một môn khoa học thực nghiệm.
2. Hướng mở rộng của đề tài
Khai thác các chủ đề dạy học STEM ở các phân môn khác như điện học,
điện từ học, quang học và một số phần khác của Vật lí để phục vụ dạy học hiệu
quả các bài học thuộc chương trình Vật lý THPT. Các chủ đề STEM có phạm vi
kiến thức rộng tạo thành các tổ hợp STEM (một chủ đề STEM có thể tạo ra
nhiều sản phẩm) để gắn kết các đơn vị kiến thức các bài học trong chương trình
bộ môn.
Phát triển các chủ đề STEM mở rộng nhiều kiến thức liên ngành với mục
đích là sau khi thực hiện được các đề tài này HS có những nhận thức cao hơn
không chỉ về bộ môn Vật lí mà các phát triển tư duy và củng cố kiến thức các
môn khoa học, Toán, Công nghệ, Tin học. Các sản phẩm STEM tạo ra sau mỗi
chủ đề có tính ứng dụng cao trong thực tiễn, gắn liền với các vấn đề cấp bách
của xã hội như chống ô nhiễm môi trường, vấn đề về thiên tai, sử dụng và tái tạo
các nguồn năng lượng trong tự nhiên…. Xây dựng các chủ đề STEM theo
hướng phát triển năng lực hướng nghiệp của HS như: chủ đề STEM ngành kỹ
thuật dân dụng và công nghiệp, chủ đề STEM ngành kỹ thuật giao thông, chủ đề
STEM ngành cơ khí điện, điện tử, ngành năng lượng.
Trong mỗi chủ đề STEM nghiên cứu, đề xuất các biện pháp giảng dạy
hiệu quả, phù hợp. Tiến tới tổ chức dạy học STEM theo cấp độ Robotics bởi vì
đây mới chính là các môn học điển hình cho dạy học STEM. Thông qua việc lập
trình và lắp ráp robot, HS có thể học được nguyên lý cơ bản về lập trình và các
công nghệ mới hiện nay, tiếp thu được các kỹ thuật lắp ráp, đồng thời phát triển
tính tư duy kỹ thuật.
3. Một số kiến nghị và đề xuất
Để đưa giáo dục STEM vào trường học và tổ chức dạy học STEM có hiệu
quả nhằm thực hiện được những mục tiêu của GDPT, chúng tôi đề xuất một số ý
kiến sau:

62
Đối với Bộ GD-ĐT, Sở GD-ĐT: Cần triển khai đồng bộ giáo dục STEM
trong các môn Tin học và Công nghệ, tiến tới tích hợp phương pháp giáo dục
STEM trong các môn học khác. Tăng cường tổ chức tập huấn cho CB- GV các
vấn đề về giáo dục STEM. Đồng thời cần đầu tư thêm trang thiết bị dạy học đầy
đủ, đồng bộ cho các trường để thuận lợi cho việc dạy học các môn học theo định
hướng STEM. Đối với triển khai các hoạt động trải nghiệm sáng tạo: Xây dựng,
ban hành, tổ chức hướng dẫn và triển khai đồng bộ các hoạt động như Ngày hội
STEM, các hoạt động trải nghiệm STEM trong trường học và tại các trung tâm,
tổ chức các cuộc thi STEM.
Đối với nhà trường: Liên kết với các cơ sở giáo dục chuyên nghiệp,
trường ĐH-CĐ, dạy nghề tìm kiếm nguồn tài trợ về CSVC, chia sẻ các cơ hội,
kinh nghiệm trong việc triển khai giáo dục STEM. Tạo điều kiện cho HS được
tham gia trải nghiệm nhiều hơn với các hình thức ngoại khóa, câu lạc bộ, thăm
quan học tập để HS có được những kiến thức, kinh nghiệm thực tế, tiệp cận với
sự tiên tiến của KHKT, công nghệ, trên cơ sở đó phát huy tính sáng tạo, khai
thác tối đa các phẩm chất, năng lực của con người trong thời đại công nghệ 4.0.
Ưu tiên xét điểm vào lớp chọn với các HS có thành tích cao trong giáo dục
STEM.
Đối với giáo viên: Cần không ngừng học tập, nâng cao trình độ chuyên
môn, luôn ý thức được cần phải đổi mới dạy học để đáp ứng được yêu cầu đổi
mới của chương trình GDPT đã đưa ra.
Đối với HS: Luôn có thói quen vận dụng các kiến thức, kỹ năng của môn
học vào thực tiễn cuộc sống.Khai thác, sử dụng công nghệ thông tin thành thạo,
có hiệu quả để tìm kiến nhiều nguồn tài liệu phục vụ trong học tập các môn học
nói chung, đặc biệt là các môn học STEM. Đồng thời cần rèn luyện các kỹ năng
cần thiết trong quá trình học tập như làm việc nhóm, giải quyết các vấn đề …để
phát huy khả năng của mình trong học tập cũng như trong đời sống thực tiễn.
Trên đây là những kinh nghiệm đúc rút được của chúng tôi trong việc áp
dụng dạy học các chủ đề STEM ở trường THPT Nho Quan A trong thời gian
qua. Việc áp dụng đề tài thực sự đã mang lại những hiệu quả rất thiết thực, thổi
một luồng gió mới trong dạy học của nhà trường khi áp đưa giáo dục STEM vào
giảng dạy, góp phần tích cực vào phong trào đổi mới trong dạy và học hiện nay
trong nhà trường.
Đề tài này có thể sử dụng để tiếp tục thử nghiệm, rút kinh nghiệm ở
trường THPT nhằm nâng cao chất lượng dạy và học. Rất mong được các ý kiến
đóng góp, chia sẻ các thầy cô, đồng nghiệp và bạn đọc quan tâm để chúng tôi
hoàn thiện đề tài. Xin cảm ơn!
Nho Quan, ngày 09 tháng 5 năm 2022
NGƯỜI THỰC HIỆN
Nguyễn Phong Cầm
Trương Thị Thu Hường
Nguyễn Thị Hồng Loan
Hoàng Đình Trung
63
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ GD-ĐT (2019) – Tài liệu tập huấn cán bộ, quản lý, giáo viên về xây dựng
chủ đề giáo dục STEM.
2. TS. Nguyễn Thanh Nga, TS. Phùng Việt Hải, Ths. Hoàng Phước Muội –
Thiết kế và tổ chức dạy học chủ đề STEM cho HS trung học cơ sở và trung
học phổ thông – NXB ĐH sư phạm TP Hồ Chí Minh 2018
3. Nguyễn Sỹ Nam, Đào Ngọc Chính, Phan Thị Bích Lợi – Một số vấn đề về
giáo dục STEM trong nhà trường phổ thông đáp ứng chương trình giáo dục
phổ thông mới – Tạp chí GD, Số đặc biệt tháng 9/2018, tr 25-29
4. Đỗ Thị Phương Thảo, Nguyễn Thị Thúy Hằng – Quan điểm về giáo dục
STEM từ sinh viên sư phạm Vật lý- Tạp chí Khoa học, Trường ĐH Cần Thơ,
Tập 54, số 9C (2018), tr 94-103.
5. Nguyễn Hữu Châu (2005)- Dạy học kiến tạo, vai trò của người học và quan
điểm kiến tạo trong dạy học-Tạp chí dạy và học ngày nay, số 5.
6. Nguồn tham khảo trên internet, trang youtube.

64
PHỤ LỤC
Phụ lục 01
PHIẾU THAM KHẢO Ý KIẾN HS VỀ BỘ MÔN VẬT LÝ
Hãy đánh dấu “X” vào ô lựa chọn
CÂU NỘI DUNG LỰA CHỌN
1 Sự hứng thú học môn Vật lí ở các em thuộc
mức nào?
Rất thích
Thích
Bình thường
Không thích
2 Em thích học môn Vật lý vì:
Môn Vật lí là một trong những môn thi học sinh giỏi
và thi tốt nghiệp THPT Quốc Gia và xét tuyển các
trường Đại học.
Bài học sinh động, thầy cô dạy vui vẻ, dễ hiểu.
Kiến thức dễ nắm bắt.
Kiến thức gắn thực tế nhiều.
Trong giờ học môn Vật lý em thích được học như
3 thế nào?
Tập trung nghe giảng, phát biểu ý kiến,
thảo luận và làm việc.
Nghe giảng và ghi chép một cách thụ động.
Được làm các thí nghiệm thực hành để hiểu sâu sắc
vấn đề về Vật lí
Làm các bài tập nhiều để ôn thi, kiểm tra.
4 Nội dung dạy học?
Không cần thí nghiệm thực hành nhiều.
Tăng cường học lí thuyết và giải bài tập gắn với kì
thi, kiểm tra.
Giảm tải lí thuyết, vận dụng kiến thức đã học để đưa
kiến thức vào thực tiễn, tăng cường phần thực hành.

65
Phụ lục 02

PHIẾU THAM KHẢO Ý KIẾN HS VỀ DẠY HỌC STEM Ở TRƯỜNG

Các em HS thân mến!

- STEM là cách viết tắt lấy chữ in hoa đầu tiên trong tiếng Anh của các
từ:Science (Khoa học), Technology (Công nghệ), Engineering(Kỹ thuật),
Maths(Toánhọc).
- Giáo dục STEM về bản chất được hiểu là trang bị cho người học những kiến
thức và kỹ năng cần thiết liên quan đến lĩnh vực khoa học, kỹ thuật và công
nghệ.Các kiến thức này phải được tích hợp lồng ghép bổ trợ cho nhau giúp HS
không chỉ hiểu về nguyên lý mà còn có thể tạo ra những sản phẩm trong cuộc
sống hằng ngày.
- Trong thời đại Cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay, tốc độ phát triểncủa khoa
học - công nghệ ngày một tăng lượng tri thức khoa học được sản sinh với tốc độ
ngày càng cao, cơ cấu nghề nghiệp trong xã hội thay đổi lớn …đòi hỏi con
người có đủ năng lực để thích ứng. Vì vậy việc đưa giáo dục STEM vào trường
phổ thông mang lại nhiều ý nghĩa phù hợp với định hướng đổi mới giáo dục phổ
thông.
Phiếu điều tra này thực hiện nhằm đánh giá mức độ cần thiết của việc dạy học
một số chủ đề môn Vật lí THPT theo định hướng giáo dục STEM. Sự đóng góp
ý kiến nghiêm túc của các em là căn cứ thiết thực giúp nội dung đề tài nghiên
cứu của tác giả mang tính khách quan và có ý nghĩa thực tế.
Mong các em HS vui lòng cho biết ý kiến, quan điểm của mình về một số vấn đề
dưới đây bằng cách điền dấu (X) vào ô lựa chọn.
I. THÔNG TIN CÁ NHÂN
1. Khối lớp:………………...
2. Giới tính: ………………..
3. Học lực:
Giỏi Khá TB Yếu Kém

II. CÁC VẤN ĐỀ THAM KHẢO Ý KIẾN


1. Trong năm học 2020 – 2021 các em đã được học theo định hướng giáo dục STEM
chưa?
Thường xuyên Thỉnh thoảng Chưa bao giờ

2. Nếu em chưa được học theo định hướng giáo dục STEM, em có muốn
Được học không? Vì sao?
Muốn Không muốn

66
Vì:
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
3. Nếu thầy cô em đã thực hiện dạy học theo định hướng giáo dục STEM thì em
thấy dạy học theo định hướng giáo dục STEM có ý nghĩa như thế nào?
- Đảm bảo giáo dục toàn diện
- Nâng cao hứng thú học tập các môn học STEM
- Hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất cho HS
- Kết nối trường học với cộng đồng
- Hướng nghiệp, phân luồng
4. Nếu em đã được học chủ đề (bài dạy) theo định hướng giáo dục STEM,em có
hứng thú như thế nào?
Rất hứng thú Hứng thú Không hứng thú Bình thường

5. Em đã được học môn Vật lí theo định hướng giáo dục STEM chưa?
Thường xuyên Thỉnh thoảng Mới một lần Chưa bao giờ

6. Nếu em đã được học môn Vật lí theo định hướng giáo dục STEM, em thấy có
khó khăn gì?
- Không có thời gian để hoạt động trải nghiệm
- Không có nhiều nguồn tư liệu tham khảo
- Vận dụng kiến thức đề giải quyết vấn đề quá khó

- Trình độ nhận thức của bản thân hạn chế

- Ảnh hưởng đến kết quả học tập, thi cử


Chân thành cảm ơn các em!

67
Phụ lục 03

PHIẾU KHẢO SÁT Ý KIẾN HS SAU KHI THAM GIA TIẾT HỌC THEO
ĐỊNH HƯỚNG GIÁO DỤC STEM

Phiếu điều tra này thực hiện nhằm đánh giá mức độ cần thiết của việc dạy học
một số chủ đề môn Vật lí THPT theo định hướng giáo dục STEM. Sự đóng góp
ý kiến nghiêm túc của các em là căn cứ thiết thực giúp nội dung đề tài nghiên
cứu của tác giả mang tính khách quan và có ý nghĩa thực tế.
Mong các em HS vui lòng cho biết ý kiến, quan điểm của mình về một số vấn đề
dưới đây bằng cách điền dấu (X) vào ô lựa chọn.
CÁC VẤN ĐỀ THAM KHẢO Ý KIẾN
1. Sau khi được học bộ môn Vật lí THPT theo định hướng giáo dục STEM thì
em thấy dạy học theo định hướng giáo dục STEM có ý nghĩa như thế nào?
- Đảm bảo giáo dục toàn diện
- Nâng cao hứng thú học tập các môn học STEM
- Hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất cho HS
- Kết nối trường học với cộng đồng
- Hướng nghiệp, phân luồng
2. Em đã được học chủ đề (bài dạy) theo định hướng giáo dục STEM, em có
hứng thú như thế nào?
Rất hứng thú Hứng thú Không hứng thú Bình thường

3. Em có muốn được học môn Vật lí theo định hướng giáo dục STEM không?
Muốn Không muốn

Chân thành cảm ơn các em!

68
Phụ lục 04
ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT – VẬT LÝ 10
Họ và tên:……………………………………….............. Lớp:…………..
Câu 1: Đơn vị của mômen lực M = F. d là
A. m/s B. N. m C. kg. m D. N. k
Câu 2: Kết luận nào sau đây không đúng đối với lực đàn hồi.
A. Xuất hiện khi vật bị biến dạng.
B. Tỉ lệ với độ biến dạng
C. Luôn là lực kéo..
D. ngược hướng với lực làm nó bị biến dạng.
Câu 3: Lực đàn hồi của lò xo có tác dụng làm cho lò xo
A. chuyển động. B. có xu hướng lấy lại hình dạng và kích thước ban đầu
C. thu gia tốc D. vừa biến dạng vừa thu gia tốc
Câu 4: Chọn đáp án sai. Lực đàn hồi được ứng dụng trong đời sống qua một số
công cụ sau:
A. Cánh cung B. Cầu bật cho các vận động viên nhảy đà
C. Lò xo giảm xóc ở xe máy D. Búa đóng đinh
Câu 5: Nhận xét nào sau đây là đúng. Quy tắc mômen lực:
A. Chỉ được dùng cho vật rắn có trục cố định.
B. Chỉ được dùng cho vật rắn không có trục cố định.
C. Không dùng cho vật nào cả.
D. Dùng được cho cả vật rắn có trục cố định và không cố định.
Câu 6: Qui tắc Momen lực không áp dụng được cho những trường hợp nào dưới
đây?
A. Một người dùng xà beng để bẩy một hòn đá.
B. Một người cầm càng xe cút kít nâng lên.
C. Một người dùng búa để đóng đinh.
D. Một người dùng búa để nhổ đinh.
Câu 7: Khi một vật rắn quay quanh một trục thì tổng mômen lực tác dụng lên
vật có giá trị
A. bằng không. B. luôn dương. C. luôn âm. D. khác không
Câu 8: Một lực có độ lớn 10N tác dụng lên một vật rắn quay quanh một trục cố
định, biết khoảng cách từ giá của lực đến trục quay là 20cm. Mômen của lực tác
dụng lên vật có giá trị là
A. 2N.m B. 200N/m C. 200N.m D. 2N/m
Câu 9: Một lò xo có chiều dài tự nhiên là 20cm. Khi lò xo có chiều dài 24cm
thì lực dàn hồi của nó bằng 5N. Hỏi khi lực đàn hồi của lò xo bằng 10N thì
chiều dài của nó bằng bao nhiêu?
A. 22cm. B. 28cm C. 40cm D. 48cm
Câu 10: Người ta treo một đầu lò xo vào một điểm cố định, đầu dưới của lò xo
là những chùm quả nặng, mỗi quả đều có khối lượng 200g. Khi chùm quả nặng
có 2 quả, chiều dài của lò xo là 15cm. Khi chùm quả nặng có 4 quả, chiều dài
của lò xo là 17cm. Cho g =10m/s2. Số quả nặng cần treo để lò xo dài 21 cm là
A. 8 quả. B. 10 quả. C. 6 quả. D. 9 quả.
69
ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT – VẬT LÝ 11

Họ và tên:……………………………………….............. Lớp:………….
Câu 1: Công của nguồn điện được xác định theo công thức:
A. A = EIt. B. A = UIt. C. A = EI. D. A = UI.
Câu 2: Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Trong nguồn điện hoá học (pin, ácquy), có sự chuyển hoá từ nội năng thành
điện năng.
B. Trong nguồn điện hoá học (pin, ácquy), có sự chuyển hoá từ cơ năng thành
điện năng.
C. Trong nguồn điện hoá học (pin, ácquy), có sự chuyển hoá từ hoá năng thành
điện năng.
D. Trong nguồn điện hoá học (pin, ácquy), có sự chuyển hoá từ quang năng
thành điện năng.
Câu 3: Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Nguồn điện hoá học có cấu tạo gồm hai điện cực nhúng vào dung dịch điện
phân, trong đó một điện cực là vật dẫn điện, điện cực còn lại là vật cách điện.
B. Nguồn điện hoá học có cấu tạo gồm hai điện cực nhúng vào dung dịch điện
phân, trong đó hai điện cực đều là vật cách điện.
C. Nguồn điện hoá học có cấu tạo gồm hai điện cực nhúng vào dung dịch điện
phân, trong đó hai điện cực đều là hai vật dẫn điện cùng chất.
D. Nguồn điện hoá học có cấu tạo gồm hai điện cực nhúng vào dung dịch điện
phân, trong đó hai điện cực đều là hai vật dẫn điện khác chất.
Câu 4: Trong nguồn điện lực lạ có tác dụng
A. làm dịch chuyển các điện tích dương từ cực dương của nguồn điện sang cực
âm của nguồn điện.
B. làm dịch chuyển các điện tích dương từ cực âm của nguồn điện sang cực
dương của nguồn điện.
C. làm dịch chuyển các điện tích dương theo chiều điện trường trong nguồn
điện.
D. làm dịch chuyển các điện tích âm ngược chiều điện trường trong nguồn điện.
Câu 5: Nguồn điện với suất điện động E, điện trở trong r, mắc với điện trở
ngoài R = r, cường độ dòng điện trong mạch là I. Nếu thay nguồn điện đó bằng
3 nguồn điện giống hệt nó mắc nối tiếp thì cường độ dòng điện trong mạch là:
A. I’ = 3I. B. I’ = 2I. C. I’ = 2,5I. D. I’ = 1,5I.
Câu 6: Một mạch điện kín gồm hai nguồn điện (E1, r1) và (E2, r2) mắc nối tiếp
với nhau, mạch ngoài chỉ có điện trở R. Biểu thức cường độ dòng điện trong
mạch là:
A. B. C. D.
Câu 7: Có ba pin giống nhau, Mỗi pin có suất điện động ξ và điện trở trong r.
Suất điện động và điện trở trong của bộ pin ghép song song là
A. ξ và r/3. B. 3ξ và 3r. C. 2 ξ và 3r/2. D. ξ và r/2.
70
Câu 8: Có ba pin giống nhau, Mỗi pin có suất điện động ξ và điện trở trong r.
Suất điện động và điện trở trong của bộ pin ghép nối tiếp là
A. ξ và r/3. B. 3ξ và 3r. C. 2 ξ và 3r/2. D. ξ và r/2.
Câu 9: Cho một mạch điện gồm một pin 1,5V có điện trở trong là 0,5Ω nối với
mạch ngoài là một điện trở 2,5Ω. Cường độ dòng điện trong toàn mạch là:
A. 3(A). B. 0,6(A). C. 0,5(A). D. 2(A).
Câu 10: Có một số nguồn giống nhau mắc nối tiếp vào mạch mạch ngoài có
điện trở R = 10Ω. Nếu dùng 6 nguồn này thì cường độ dòng điện trong mạch là
3A. Nếu dùng 12 nguồn thì cường độ dòng điện trong mạch là 5A. Tính suất
điện động và điện trở trong của mỗi nguồn.
A. ξ = 6,25V, r = 5/12Ω. B. ξ = 6,25V, r = 1,2Ω.
C. ξ = 12,5V, r = 5/12Ω. D. ξ = 12,5V, r = 1,2Ω.

71
Đáp án đề Vật lí 10
Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Đáp án B C B D D C A A B A

Đáp án đề Vật lí 11
Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Đáp án A C D B D D A B C A

72

You might also like