You are on page 1of 9

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.

HỒ CHÍ MINH
KHOA HÓA HỌC
-------------------------------

TIỂU LUẬN
THỰC HÀNH HÓA LÍ 1

Họ tên SV: Đặng Thị Nhung.

MSSV: 4501106052

Lớp HP: CHEM1419

Thành phố Hồ Chí Minh, 30 tháng 09 năm 2021


Câu 1

a) Về mặt nhiệt động phép đo nhiệt lượng kế đoạn nhiệt (adiabatic


calorimetry) dùng để xác định biến thiên nội năng (∆U) của hệ thông
qua lượng nhiệt trao đổi đẳng tích (qv). Tuy nhiên trong bài thực hành
xác định nhiệt trung hoà giữa dung dịch acid mạnh và base mạnh, bằng
cách thực hiện tương tự người ta có thể xem lượng nhiệt trao đổi bằng
với biến thiên enthalpy của hệ (∆tolH). Tại sao?
Ta có

ΔH =ΔU + P ΔV

Trong phản ứng giữa dung dịch acid mạnh và dung dịch base mạnh thì ΔV có giá trị
không đáng kể.

Do đó, khi quá trình này được thực hiện ở áp suất thấp thì P ΔV ≈ 0 nên ΔH ≈ Δ U

b) Tại sao việc xác định hằng số bình lại thông qua giá trị nhiệt hoà tan
của potassium chloride thay vì sodium chloride giống như sản phẩm của
phản ứng trung hoà? Thực hiện thí nghiệm này, sinh viên thường mắc
lỗi quan trọng gì dẫn tới kết quả sai lệch? Đề xuất cách khắc phục cho
từng lỗi.

Ta dùng KCl mặc dù cả 2 muối đều dễ tan trong nước nhưng độ tan của KCl thay
đổi theo nhiệt độ, (nhiệt độ cao tan nhiều, nguội tan ít) trong khi đó NaCl dễ tan và
độ tan không biến đổi nhiều theo nhiệt độ. Và do giá trị tuyệt đối nhiệt hòa tan của
chất này đủ lớn để phản ứng qua đó ta sẽ xác định được K thông qua sự thay đổi độ
hòa tan của KCl theo nhiệt độ

 Nguyên nhân gây ra kết quả sai lệch thí nghiệm


 Mất nhiệt do nhiệt lượng kế.
 Do nhiệt kế
 Do dụng cụ đong thể tích hóa chất
 Do cân
 Do kĩ thuật thao tác
 Biện pháp khắc phục:
 Lựa chọn dụng cụ đo có độ chính xác cao (nhiệt lượng kế), không bị hư hỏng,
mất số, hay những vấn đề khác.
 Người thực hành thí nghiệm cần cẩn thận việc đong hóa chất, hiệu chỉnh nhiệt
kế Beckmann chính xác.
 Điều kiện trong phòng thí nghiệm thoáng mát, không thay đổi nhiệt độ thất
thường.
 Theo em mất nhiệt lượng do nhiệt lượng kế là quan trọng nhất vì do

trong quá trình thao tác không chính xác,nhanh chóng dẫn đến thất

thoát nhiệt ra môi trường bên ngoài.

Câu 2: Trong bài thực hành xác định hằng số phân bố, trình bày lại các bước
khi tiến hành chuẩn độ iodine trong pha hữu cơ và chỉ ra những lưu ý quan
trọng có thể dẫn đến sai số. Giải thích vì sao?

 Các bước khi tiến hành chuẩn độ iodine trong pha hữu cơ
 Chuẩn 25 ml dung dịch I2 trong H2O (lớp trên) bằng Na2S2O3 0,001 N với
chất chỉ thị hồ tinh bột
 Chuẩn 2 ml dung dịch I2 trong pha hữu cơ (CCl4, acetone, hexane,
heptane…) (lớp dưới) bằng Na2S2O3 0,01 N bằng cách cho 2 ml dung dịch
I2/dung môi hữu cơ vào bình tam giác đã chứa sẵn 5-10 ml dung dịch KI
5% rồi chuẩn bằng dung dịch Na2S2O3 0,01 N ngay trong bình (lắc mạnh
bình và nhỏ Na2S2O3 chậm, dùng chất chỉ thị hồ tinh bột)
 Mỗi dung dịch chuẩn độ 3 lần, lấy giá trị trung bình.
 Mỗi lần chuẩn độ cho them 2 giọt chỉ thị hồ tinh bột. (Chỉ cho hồ tinh bột
vào dung dịch chuẩn độ sau khi dung dịch có màu vàng rơm).
 Những lưu ý quan trọng dẫn đến sai số
 Sai số do dụng cụ thí nghiệm
 Sai số do thao tác của người thực hiện:
o Không đậy nắp bình cẩn thận khiến Iodine bay hơi
o Thao tác dùng pipet lấy dung dịch và dùng buret chuẩn độ chưa
thành thạo
o Không quan sát đúng thời điểm chuyển đổi màu sắc khi chuẩn độ
 Nguyên nhân
 Sai số do dụng cụ thí nghiệm: sai số của pipet, buret
 Thao tác nhanh và nhớ đóng kín bình khi tách và hút pipet lớp I 2 trong
dung mỗi hữu cơ vì I2 rất dễ bay hơi nếu không làm nhanh và đóng kín bình
nón thì I2 sẽ bay hơi hết trong dung mỗi hữu cơ.
 Khi sử dụng pipet hút dung dịch I2 trong dung môi hữu cơ tránh để bị ướt vì
khi để bị ướt trong dung dịch có nước và sẽ có một phần I 2 trong dung môi
hữu cơ sẽ bị tan trong nước dù là rất ít nhưng lượng Iodine trong CCl 4
không đủ lượng để chuẩn độ => Kết quả sai lệch rất nhiều.

Câu 3: Nêu cơ sở lí thuyết của phương pháp giả bậc phản ứng khi khảo sát
động học của một phản ứng. Phương pháp này còn được gọi với tên gọi khác
là gì?
Hãy mô tả lại các bước thực hiện bài thực hành khảo sát động học của phản
ứng khử hydrogen peroxide bởi iodide trong môi trường acid theo một trình
tự thời gian hợp lí nhất (Giả sử có 2 SV phối hợp làm thí nghiệm: lập bảng
phân công công việc của từng SV theo trình tự thời gian).

Chỉ rõ mục đích, ý nghĩa của từng bước thí nghiệm và những lưu ý có thể dẫn
đến sai số chỉ ra cách khắc phục hoặc đề xuất khác (nếu có).

 Cơ sở lý thuyết của phương pháp giả bậc phản ứng khi khảo sát động học
của một phản ứng.

Theo phương pháp này, muốn xác định bậc phản ứng của một chất (chất A chẳng
hạn) thì ta lấy các chất khác với nồng độ rất lớn (dư) so với chất A. Vậy nồng độ
các chất phản ứng khác xem như không đổi tại thời điểm t, nên trong biểu thức của
định luật tác dụng khối lượng sẽ không có mặt các chất đó, mà chỉ có mặt chất A.
Từ đó xác định bậc phản ứng của chất A bằng các phương pháp trên. Tương tự như
vậy với các chất phản ứng khác. Như vậy, ta sẽ xác định bậc của từng chất phản
ứng, từ đó xác định được bậc tổng quát.

Phương pháp này còn được gọi tên là phương pháp cô lập xác định bậc của phản
ứng

 Bài thực hành khảo sát động học của phản ứng khử hydrogen peroxide bởi
iodide trong môi trường acid

 Những lưu ý có thể dẫn đến sai số chỉ ra cách khắc phục hoặc đề xuất khác
 Không bấm dừng đồng hồ khi đo, vì phép đo là liên tục, bấm dừng sẽ dẫn đến
sai số.
 Trong quá trình chuẩn độ thao tác chưa chuẩn và trong quá trinh đọc thời gian
và Vt, V∞ chưa được chinh xác.
 Quá trình thao tác cần cẩn thận, chính xác, tỉ mỉ khi lấy lượng hóa chất thí
nghiệm, tranh dẫn đến tình trạng dư, thiếu lượng chất khi tiến hành.

Câu 4:

Cho biết vai trò của dung dịch sodium bicarbonate trong thí nghiệm khảo sát
động học phản ứng thế giữa iodine và acetone trong môi trường acid. Có thể
thay thế dung dịch này bằng dung dịch sodium hydroxide cùng nồng độ
không? Tại sao?

Dùng NaHCO3 để trung hòa acid HCl => giúp ngừng phản ứng CH 3COCH3 với I2
=> tránh sai số thí nghiệm.

Không thể thay thế dung dịch này bằng Sodium hydroixe cùng nồng độ bởi vì,
NaOH có nhóm -OH có thể tác dụng với CH 3COCH3 => Không có tác dụng ngừng
phản ứng => gây ra sai số thí nghiệm

Có 2 SV ở 2 nhóm cùng thực hiện bài thực hành này ở nhiệt độ 45 oC trong hai
bể điều nhiệt khác nhau. Khi chuẩn độ đến điểm thứ 3: bạn A phát hiện bể
điều nhiệt của mình đã bị mất điện một lúc; trong khi bạn B nhận thấy việc
chuẩn độ chậm dẫn đến dung dịch trong bình tam giác (erlenmeyer flask)
nguội hẳn so với lúc bắt đầu chuẩn độ. Theo các bạn hai SV này cần phải làm
gì?

Câu 5: Những lưu ý về an toàn (safety issues) khi sử dụng phenol (dụng cụ
bảo vệ, thao tác, sơ cấp cứu khi bị phenol dính vào da,...).

 Dụng cụ bảo hộ:


Những trang thiết bị cần thiết khi tiến hành thí nghiệm với phenol:

 Kính bảo hộ thí nghiệm, tấm chắn mặt


 Trang phục thí nghiệm phù hợp: Quần áo, găng tay không thấm nước, giày
bít chân, khẩu trang đạt chất lượng,…
 An toàn khi thao tác:

Sau khi đáp ứng các yêu cầu về dụng cụ bảo hộ, ta tiến hành lấy hóa chất 1
cách cẩn thận và nhanh chóng. Rót dung dịch nước chứa phenol vào cốc đong 10
ml và cho vào ống nghiệm nhanh chóng vì phenol trong dung dịch nước đông rắn
rất nhanh ở điều kiện thường. Khi ta tiến hành thí nghiệm cần phải bịt nút kín ống
đựng hỗn hợp nước và phenol để tránh bị nhiễm độc hóa chất.

 Sơ cấp cứu khi bị nhiễm độc phenol:


 Với mắt: Rửa mắt bị ảnh hưởng với nhiều nước và chuyển đến các đơn vị
cấp cứu ngay lập tức.
 Với da: Rửa sạch ngay bằng xà phòng và nhiều nước loại bỏ tất cả quần áo
và giày bị ô nhiễm. Sử dụng dung dịch PEG / EtOH xối rửa cho khu vực bị
ảnh hưởng. Để yên trong 15 đến 30 giây, sau đó rửa lại bằng nước. Tiếp tục
chu trình nước - dung dịch PEG / EtOH trong ít nhất 15 phút. (Dung dịch
PEG / EtOH bao gồm 2 phần polyethylen glycol 400 đến 1 phần etanol. Chỉ
dùng cho 7 lần sử dụng ngoài). Kết thúc khử nhiễm bằng cách rửa kỹ bằng
xà phòng và nước.
 Khi hít phải: Tạo môi trường thoáng khí xung quanh. Thở oxy nếu có thể và
chuyển đến các đơn vị cấp cứu ngay lập tức.
 Khi nuốt phải: Không được ép nôn, không được sử dụng miệng để hô hấp
nạn nhân và chuyển đến các đơn vị cấp cứu ngay lập tức.

Câu 6:
Trình bày cơ sở lí thuyết của phương pháp trắc quang. Cho biết điều kiện
cần (về lí thuyết) để có thể định lượng một chất bằng phương pháp trắc
quang.

 Cơ sở lý thuyết của phương pháp hấp thu quang:

Phân tích trắc quang là tên gọi chung của các phương pháp phân tích quang học
dựa trên sự tương tác chọn lọc giữa chất cần xác định với năng lượng bức xạ thuộc
vùng tử ngoại, khả kiến hoặc hồng ngoại.

Nếu dung dịch hấp thu bức xạ vùng tử ngoại, ánh sáng trắng tuyền suốt hoàn toàn
đến mắt, dung dịch không màu

Dung dịch có màu khi chứa cấu tử có khả năng hấp thu bức xạ vùng thấy được, do
đó khi định lượng bằng phương pháp quang phổ hấp thu thấy được còn được gọi là
phương pháp so màu hay đo màu.

Dung dịch mẫu có nồng độ càng cao, hấp thu của mẫu càng mạnh, cường độ ánh
sang đến mắt càng yếu, dung dịch có màu càng sẫm.

Khi chiếu một chùm sáng có bước sóng phù hợp đi qua một dung dịch chất màu,
các phân tử hấp thụ sẽ hấp thụ một phần năng lượng chùm sáng, một phần ánh
sáng truyền qua dung dịch. Đo sự hấp thụ ánh sáng của [Mn(C 2O4)3]3- ở các khoảng
thời gian khác nhau, từ đó ta có thể lập đồ thị A = f(t) với A là độ hấp thụ ánh sáng
theo các hệ trục tọa độ tương ứng

=> Suy ra k là hệ số góc. Từ đó xác định được hằng số tốc độ phản ứng của
[Mn(C2O4)3]3-

 Điều kiện cần (về lý thuyết) để có thể định lượng một chất bằng phương
pháp trắc quang

Phức chất phải có độ bền cao để đảm bảo các ion kim loại đi vào trong nước
Phức chất phải có ε lớn

Phải có thành phần xác định

Nêu 3 lưu ý quan trọng khi thực hiện bài thực hành xác định tốc độ phản ứng
phân huỷ của một hỗn hợp sử dụng phép đo kích hoạt (bằng phương pháp
trắc quang) để hạn chế sai số thí nghiệm. Giải thích vì sao những thao tác này
có thể dẫn đến sai số.

Đảm bảo cuvette khô ráo, không dính nước khi cho vào máy. Bởi vì cuvette
dính nước sẽ dẫn tới ảnh hưởng mức độ đơn sắc của ánh sáng tới.
Khi thao tác đảm bảo nồng độ dung dịch không quá lớn trong quá trình khảo
sát. Vì nồng độ của dung dịch lớn sẽ xảy ra tương tác điện.
Không được quên sử dụng dung dịch nền trước khi tiến hành đo, để máy đo
có thể reset lại kết quả ban đầu.

You might also like