You are on page 1of 6

BÀI 4: XÁC ĐỊNH BẬC PHẢN ỨNG

I. Mục đích thí nghiệm:


- Nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ đến vận tốc phản ứng.
- Xác định bậc của phản ứng phân hủy Na 2S2O3 trong môi trường axit bằng thực
nghiệm.
II. Tiến hành thí nghiệm:
1. Thí nghiệm 1: Xác định bậc phản ứng của Na2S2O3:
H2SO4 + Na2S2O3  Na2SO4 + H2SO3 + S
 Mô tả thí nghiệm
- Lấy ra 3 ống nghiệm, rửa ống nghiệm và tráng ống nghiệm bằng axit H2SO4 0,4M.
- Lấy ra 3 bình tam giác để đựng Na2S2O3 và H20.
*Chú ý: Không tráng bình tam giác bằng bất cứ dung dịch nào đang làm thí nghiệm.
- Lấy 1 buret, sau đó lật buret lại để miệng buret hướng lên trên, rồi rửa buret với nước.
- Lấy ra 1 pipet khắc vạch, rửa pipet và tráng pipet bằng dd axit H2SO4 0,4M.
- Ta sẽ lấy lượng hóa chất theo bảng sau:
Ống nghiệm Bình tam giác
TN
V(ml) H2SO4 0,4M V(ml) Na2S2O3 0,1M V(ml) H2O
1 8 4 28
2 8 8 24
3 8 16 16

- Cho axit vào pipet khắc vạch. Sau đó dùng tay thuận để giữ pipet và dùng ngón tay trỏ
để bịt đầu trên của pipet. Tiếp tục nhấc nhẹ ngón tay trỏ để đầu trên của pipet không còn
kín. Lúc này dung dịch trong pipet sẽ chảy xuống. Ta sẽ canh sao cho mặt cong nhất của
chất lỏng chạm vạch 8 của pipet, và mắt người lúc này phải đặt vuông góc với pipet tại
vạch 8 để xem bề lõm chất lỏng có chạm vạch đó chưa, nếu đã chạm thì dùng ngón tay
trỏ để bịt kín miệng của pipet lại. Sau đó nhấc ngón tay trỏ ra khỏi miệng pipet hoàn toàn.
Khi pipet chảy hết thì ta sẽ thu được 8ml dd axit H2SO4 0.4M trong ống nghiệm.
- Dùng buret cho H20 vào 3 bình tam giác trước, sau đó tráng buret bằng Na 2S2O3 0,1M
rồi tiếp tục dùng buret để cho Na2S2O3 vào các bình tam giác.
*Chú ý: Vì trong lượt đầu ta sẽ lấy 28 ml H2O từ buret mà trong khi vạch chia tối đa
được khắc trên buret là 25 ml, nên ta sẽ chia ra 2 lần lấy lần lượt là 20 ml và 8 ml. Trước
khi cho dung dịch vào buret thì ta sẽ khóa buret trước. Sau đó cho H 2O vào rồi dùng tay
trái mở van từ từ để dung dịch trong buret chảy xuống để lấp đầy bọt khí ở phía dưới van
và canh sao cho bề lõm nhất của chất lỏng chạm vạch 20 ml thì dừng lại. Tiếp tục mở van
để dung dịch trong buret chảy ra đến khi nào bề lõm nhất của chất lỏng chạm vạch 0 ml
thì dùng tay trái khóa van lại, vì nếu để chảy hết thì dd thu được sẽ quá 20 ml. Làm tương
tự cho các lần còn lại và cho dd Na2S2O3 0,1M.
- Chuẩn bị đồng hồ bấm giây.
- Lần lượt cho phản ứng từng cặp ống nghiệm và bình tam giác như sau:
+ Đổ nhanh axit trong ống nghiệm vào bình tam giác.
+ Bấm đồng hồ (khi hai dung dịch tiếp xúc nhau).
+ Lắc nhẹ bình tam giác sau đó để yên bình tam giác, quan sát, khi vừa thấy dung
dịch chuyển sang đục thì bấm đồng hồ lần nữa.
+ Đọc Δt.
- Lặp lại mỗi thí nghiệm vài lần để lấy giá trị trung bình.
 Công thức tính bậc phản ứng của Na2S2O3:
Để xác định bậc phản ứng theo Na 2S2O3 ta cố định nồng độ H2SO4, tăng dần nồng độ
Na2S2O3. Ví dụ ở thí nghiệm 1, nồng độ Na 2S2O3 là x, nồng độ H2SO4 là y, thời gian Δt là
t1, ở thí nghiệm 2, nồng độ Na2S2O3 là 2x, nồng độ H2SO4 là y, thời gian là t2, ta có:
ΔC
V 1= =k x m y n
t1
ΔC
V 1= =k ¿
t1
t1 m lg t /t
 =2  lgt1/t2 = mlg2  m= 1 2
t2 lg 2
 Kết quả thí nghiệm:

Số mol ban đầu (mol) Nồng độ mol lúc sau (M) ∆ttb1 ∆ttb2 ∆ttb3 ∆ttb
TN
Na2S2O3 H2SO4 Na2S2O3 H2SO4

1 0.0004 0.0032 0.01 0.08 130 65 33 76

2 0.0008 0.0032 0.02 0.08 124 62 31 72.33

3 0.0016 0.0032 0.04 0.08 108 54 27 63

Từ ∆ttb của TN1 và TN2, ta có:


ttb1 76
log log
ttb 2 72.33  0.0714
m1  
log 2 log 2

Từ ∆ttb của TN2 và TN3, ta có:

ttb 2 72.33
log log
ttb 3 63  0.1992
m2  
log 2 log 2
Bậc phản ứng theo Na2S2O3:

m1  m2 0.0714  0.1992
mtb    0.1353
2 2
Vậy bậc phản ứng theo Na2S2O3 là 0.1353

2.Thí nghiệm 2: Xác định bậc phản ứng của H2SO4:


H2SO4 + Na2S2O3  Na2SO4 + H2SO3 + S
 Mô tả thí nghiệm:
Làm tương tự thí nghiệm 1 với lượng axit và Na2S2O3 theo bảng sau:
Ống nghiệm Bình tam giác
TN
V(ml) H2SO4 0,4M V(ml) Na2S2O30,1M V(ml) H2O
1 4 8 28
2 8 8 24
3 16 8 16

 Công thức tính bậc phản ứng của H2SO4:


Để xác định bậc phản ứng theo H2SO4, ta cố định nồng độ Na2S2O3 và tăng dần nồng
độ axit H2SO4. Kết quả tính n cũng được thực hiện tương tự như khi tính m.

 Kết quả thí nghiệm:

Số mol ban đầu (mol) Nồng độ mol lúc sau (M) ∆t tb1 ∆t tb2 ∆t tb3 ∆ttb
TN
Na2S2O3 H2SO4 Na2S2O3 H2SO4

1 0.0008 0.0016 0.02 0.04 70 65 62 65.67

2 0.0008 0.0032 0.02 0.08 66 62 57 61.67

3 0.0008 0.0064 0.02 0.16 58 54 49 53.67

Từ ∆ttb của TN1 và TN2, ta có:

ttb1 65.67
log log
ttb 2 61.67  0.0907
n1  
log 2 log 2

Từ ∆ttb của TN2 và TN3, ta có:

ttb 2 61.67
log log
ttb3 53.67  0.2005
n2  
log 2 log 2
Bậc phản ứng theo H2SO4:

n1  n2 0.0907  0.2005
ntb    0.1456
2 2
Vậy bậc phản ứng theo H2SO4 là 0.1456

III. Trả lời câu hỏi:


1. Trong TN trên, nồng độ của Na2S2O3 (A) và của H2SO4 (B) đã ảnh hưởng thế nào
lên vận tốc phản ứng? Viết lại biểu thức tính tốc độ phản ứng. Xác định bậc của
phản ứng.
• Nồng độ của Na2S2O3 tỉ lệ thuận với tốc độ phản ứng.
• Nồng độ của H2SO4hầu như không ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng.
• Biểu thức tính tốc độ phản ứng dựa trên kết quả thí nghiệm:

v  k [ Na2 S 2O3 ]m [ H 2 SO4 ]n  k[ Na2 S 2O3 ]0.94505[ H 2 SO4 ]0.209


• Bậc (tổng quát) của phản ứng dựa trên kết quả thí nghiệm:
mtb  ntb  0.94505  0.209  1.15405  1

2. Cơ chế của phản ứng trên có thể được viết lại như sau:
H2SO4+ Na2S2O3 → Na2SO4 + H2S2O3 (1)
H2S2O3 → H2SO3 + S↓ (2)
Dựa vào kết quả TN có thể kết luận phản ứng (1) hay (2) là phản ứng quyết định
vận tốc phản ứng tức là phản ứng xảy ra chậm nhất không? Tại sao? Lưu ý trong
các TN trên, lượng axit H2SO4 luôn luôn dư so với Na2S2O3.
• Phản ứng (1) là phản ứng trao đổi ion nên tốc độ phản ứng xảy ra nhanh.
• Phản ứng (2) là phản ứng tự oxy hóa khử nên tốc độ phản ứng xảy ra chậm.
=> Phản ứng (2) quyết định tốc độ phản ứng và là phản ứng xảy ra chậm nhất vì bậc của
phản ứng là bậc của phản ứng (2).
3. Dựa trên cơ sở của phương pháp TN thì vận tốc xác định được trong các TN trên
được xem là vận tốc trung bình hay vận tốc tức thời?
C
Vận tốc được xác định bằng t vì C  0 (điều này có nghĩa là biến thiên nồng độ
của lưu huỳnh không đáng kể trong khoảng thời gian t ) nên vận tốc trong các TN trên
được xem như là vận tốc tức thời.
4. Thay đổi thứ tự cho H2SO4 và Na2S2O3 thì bậc phản ứng có thay đổi không? Tại
sao?
Khi ta thay đổi thứ tự cho H2SO4 và Na2S2O3 thì bậc phản ứng sẽ không thay đổi bởi
vì: Tại một điều kiện nhiệt độ xác định thì bậc phản ứng chỉ phụ thuộc vào bản chất của
hệ (nồng độ, nhiệt độ, diện tích bề mặt, áp suất) mà không phụ thuộc vào thứ tự chất
tham gia phản ứng.

You might also like