You are on page 1of 44

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

Khoa Kỹ thuật Hoá học

BÁO CÁO
THÍ NGHIỆM AN TOÀN QUÁ TRÌNH
(CH4052)
NHÓM 02 – LỚP L09 – HK 231

NGÀY NỘP: 05/12/2023

Giảng viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Kim Trung

Sinh viên thực hiện:

1/ Nguyễn Kiều Quốc Huy - 2013313

2/ Lê Đức Thạc - 2010630

3/ Nguyễn Thị Thanh Tuyền - 2012365

4/ Trần Thanh Vũ - 2012446

5/ Đỗ Thị Ái Vy - 1916014

6/ Huỳnh Ngọc Như Ý - 2012468

TP HỒ CHÍ MINH, NĂM 2023


`
MỤC LỤC
BÀI 1: DÒNG CHẢY CHẤT LỎNG TỪ BỒN CHỨA RA MÔI TRƯỜNG BÊN
NGOÀI QUA LỖ TRỐNG ................................................................................................. 3
BÀI 2. DÒNG CHẢY CHẤT KHÍ TỪ BỒN CHỨA RA MÔI TRƯỜNG BÊN
NGOÀI QUA LỖ MỞ ...................................................................................................... 20
BÀI 3. ÁP SUẤT HƠI REID ........................................................................................... 38
BÀI 4. XÁC ĐỊNH ĐIỂM CHỚP CHÁY CỐC KÍN (ASTM D 56) ............................ 42

2
`
BÀI 1: DÒNG CHẢY CHẤT LỎNG TỪ BỒN CHỨA RA MÔI
TRƯỜNG BÊN NGOÀI QUA LỖ TRỐNG

I. Mục tiêu thí nghiệm


- Quan sát hiện tượng rò rỉ của lưu chất (nước) từ bồn chứa ra môi trường bên ngoài
qua lỗ trống. Quan sát sự thay đổi theo thời gian của các thông số sau: quỹ tích dòng
chảy, chiều cao mực chất lỏng còn lại trong bình chứa.
- Xác định hệ số Co (discharge coefficient) cho 2 loại orifice khác nhau về kích thước
lỗ
- Kiểm chứng các phương trình tính toán được nêu trong mục 4.3 tài liệu tham khảo
1 (“4-3. Flow of Liquid through a Hole in a Tank")
II. Hệ thống thiết bị thí nghiệm
Hệ thống thiết bị thí nghiệm bao gồm các thiết bị sau:
1. Bình chứa hình trụ tròn (hình 1) với các thông số sau:
- Vật liệu chế tạo bồn chứa là nhựa acrylic.
- Kích thước: đường kính trong 20 cm, chiều cao 50 cm
- Phía trong bình chứa có kẻ vạch đo mực chất lỏng (khắc trực tiếp lên thành bình)
- Trên thân bình gắn một vòi nước, ở đầu ra của vòi có gắn sẵn đĩa tròn bằng kim loại
có đục lỗ (đĩa tròn có lỗ trống này gọi là đĩa orifice). Vị trí của lỗ trống cách đáy
bình 10cm.
2. Ứng dụng đo thời gian có chức năng bấm giờ, đo thời gian giữa 2 lần bấm (time lapse)
như “Stopwatch” trên smartphone.

3
`

Hình 1. Hình ảnh bình chứa chất lỏng


3. Hai orifice plates khác nhau về kích cỡ: lỗ trống có đường kính lỗ d = 3 mm và d = 6
mm

Hình 2. Orifice plate


III. Cơ sở lý thuyết
Lưu lượng dòng chảy lưu chất qua lỗ tròn được cho bởi phương trình sau:
(đây là phương trình 4-12 tài liệu tham khảo 1 khi áp suất dư của chất lỏng ở bề mặt
Pg = 0)
Qm  ACo 2gh (1)
Hay:
Qv  ACo 2gh (2)
Trong đó:

4
`
. Qm, Qv: lưu lượng khối lượng và lưu lượng thể tích của dòng chảy qua lỗ trống
. : khối lượng riêng của lưu chất (ở nhiệt độ lưu chất trong bồn chứa)
. A: tiết diện lỗ trống
. Co: hệ số (coefficient of discharge)
. g: gia tốc trọng trường
. h: chiều cao mực chất lỏng trong bình chứa (so với vị trí lỗ trống)
Chiều cao mực chất lỏng trong bình chứa thay đổi theo thời gian được cho bởi phương trình
sau:
(đây là phương trình 4-18 tài liệu tham khảo 1 khi áp suất dư của chất lỏng ở bề mặt
Pg = 0)
2
 ACo  g  ACo 
h  ho   2gh o  t   t (3)
 At  2  At 
Trong đó:
. ho: chiều cao mực chất lỏng trong bình chứa ở thời điểm ban đầu t = 0 (so với vị trí
lỗ trống)
. At: diện tích tiết diện ngang của bình chứa
Thời gian để lưu chất thoát ra hết (mực chất lỏng giảm đến mức chất lỏng thấp nhất = vị trí
lỗ rò rỉ được cho bởi phương trình sau:
1  At 
te  2gh o (4)
Co g  A 

IV. Tiến hành thí nghiệm


Mô tả quy trình tiến hành thí nghiệm:
- Gắn sẵn 1 đĩa orifice vào bình chứa, với lỗ trống được bịt kín = 1 nút chặn (plug)
- Cho nước vào bình chứa đến độ cao ho
- Mở nút chặn để nước trong bình thoát ra ngoài. Ghi nhận mốc thời gian ban đầu
to = 0
- Ghi nhận sự thay đổi của mực chất lỏng trong bình theo thời gian t: cụ thể ghi nhận
các mốc thời gian khi mực chất lỏng trong bình thay đổi 1 khoảng xác định trước là
5 mm. Khi tốc độ thoát lỏng giảm dần về 0 thì khoảng thay đổi mực chất lỏng là 2
mm và 1 mm (cụ thể như được ghi trong các bảng xử lý số liệu 1 và 2).
- Quan sát quỹ tích của dòng chảy ra ngoài, mô tả sự thay đổi của quỹ tích dòng chảy
theo thời gian.
- Dừng thí nghiệm khi mực chất lỏng hạ xuống đến vị trí lỗ tròn (nước không chảy ra
ngoài được nữa). Ghi nhận mốc thời gian này là te

5
`
Lặp lại quy trình thí nghiệm như trên một lần. Kết quả thí nghiệm trình bày trong bảng báo
cáo kết quả thí nghiệm là trung bình cộng của hai lần đo đạc (thời gian t tương ứng với các
mức chất lỏng h).
Để tiến hành 1 thí nghiệm khác với đĩa orifice khác, thay đĩa orifice có sẵn trong bình chứa
bằng đĩa orifice mới.
V. Kết quả thí nghiệm
Các thông số chung cho cả hai thí nghiệm:
Đường kính trong của bình chứa Dt = 20 cm.
Diện tích tiết diện ngang của của bình chứa At = 0.03142 m2
Thí nghiệm 1:
Đĩa orifice 1, đường kính lỗ trống d = 3 mm.
Diện tích tiết diện ngang của lỗ trống: A = 7.1x10-6 m2
Lỗ trống orifice cách đáy bình: 106 mm
Đổ nước vào bình chứa đến mực chất lỏng 405 mm. Do đó, chiều cao ban đầu (chiều
cao mực chất lỏng so với tâm lỗ trống): ho = 405 – 106 = 299 mm.

6
`
Bảng 1. Bảng xử lý số liệu thô cho thí nghiệm 1, Đĩa orifice 1, đường kính lỗ trống
d = 3 mm
t1 (s) t2 (s)
STT ttb (s) Sai số tương đối
(Lần 1) (Lần 2)
Lần 1 Lần 2
1 0 0
2 11.46 10.99 11.23 2.05 2.14
3 24.81 24.27 24.54 1.10 1.10
4 36.96 37.21 37.09 0.35 0.32
5 49.88 51.13 50.51 1.25 1.23
6 63.61 64.05 63.83 0.34 0.34
7 76.69 77.42 77.06 0.48 0.47
8 90.38 90.81 90.6 0.24 0.23
9 104.13 105.29 104.71 0.55 0.55
10 117.48 119.96 118.72 1.04 1.04
11 132.31 132.38 132.35 0.03 0.02
12 146.1 146.96 146.53 0.29 0.29
13 161.01 160.7 160.86 0.09 0.10
14 174.89 175.17 175.03 0.08 0.08
15 189.98 189.48 189.73 0.13 0.13
16 204.16 204.26 204.21 0.02 0.02
17 219.6 219.36 219.48 0.05 0.05
18 234.56 235.49 235.03 0.20 0.20
19 249.7 250.54 250.12 0.17 0.17
20 265.64 265.71 265.68 0.02 0.01
21 280.79 280.85 280.82 0.01 0.01
22 296.79 296.79 296.79 0.00 0.00
23 312.03 312.42 312.23 0.06 0.06
24 328.77 328.31 328.54 0.07 0.07
25 344.95 343.89 344.42 0.15 0.15
26 362.21 360.25 361.23 0.27 0.27
27 378.95 378.12 378.54 0.11 0.11
28 396.56 394.35 395.46 0.28 0.28
29 413.44 410.85 412.15 0.31 0.32

7
`
30 431.05 428.73 429.89 0.27 0.27
31 447.88 446.25 447.07 0.18 0.18
32 466.38 464.31 465.35 0.22 0.22
33 484.56 483.13 483.85 0.15 0.15
34 503.44 500.94 502.19 0.25 0.25
35 522.46 521.19 521.83 0.12 0.12
36 541.03 540.81 540.92 0.02 0.02
37 561.11 560.47 560.79 0.06 0.06
38 580.89 579.38 580.14 0.13 0.13
39 601.34 599.47 600.41 0.15 0.16
40 622.33 621.15 621.74 0.09 0.09
41 643.27 642.43 642.85 0.07 0.07
42 664.63 664.43 664.53 0.02 0.02
43 686.83 687.1 686.97 0.02 0.02
44 709.58 708.98 709.28 0.04 0.04
45 733.88 732.92 733.4 0.07 0.07
46 758.25 756.18 757.22 0.14 0.14
47 784.27 780.22 782.25 0.26 0.26
48 809.85 804.58 807.22 0.33 0.33
49 837.27 832.15 834.71 0.31 0.31
50 865.56 859.7 862.63 0.34 0.34
51 894.67 889.67 892.17 0.28 0.28
52 926.85 920.38 923.62 0.35 0.35
53 960.59 953.12 956.86 0.39 0.39
54 994.27 988.14 991.21 0.31 0.31
55 1031.06 1024.89 1027.98 0.30 0.30
56 1071.55 1064.59 1068.07 0.33 0.33
57 1114.74 1104.3 1109.52 0.47 0.47
58 1161.46 1155.2 1158.33 0.27 0.27
59 1184.83 1180.19 1182.51 0.20 0.20
60 1211.46 1205.18 1208.32 0.26 0.26
61 1237.22 1228.81 1233.02 0.34 0.34
62 1264.73 1250.28 1257.51 0.57 0.57
63 1287.19 1276.89 1282.04 0.40 0.40

8
`
64 1301.9 1288.68 1295.29 0.51 0.51
65 1324.44 1300.91 1312.68 0.90 0.90
66 1341.54 1315.28 1328.41 0.99 0.99
67 1368.18 1346.94 1357.56 0.78 0.78

Bảng 2. Bảng xử lý số liệu cho thí nghiệm 2: Đĩa orifice 1, đường kính lỗ trống d = 3 mm
Chiều
cao mực
D(h) havg Co
STT ttb (s) chất Dt (giây) Qv (m3/s)
(mm) (mm)
lỏng
(mm)
1 0 405
2 11.23 400 11.23 5 296.5 1.39875E-05 0.8204
3 24.54 395 13.31 5 291.5 1.18016E-05 0.6981
4 37.09 390 12.55 5 286.5 1.25163E-05 0.7468
5 50.51 385 13.42 5 281.5 1.17049E-05 0.7046
6 63.83 380 13.32 5 276.5 1.17928E-05 0.7163
7 77.06 375 13.23 5 271.5 1.1873E-05 0.7278
8 90.6 370 13.54 5 266.5 1.16012E-05 0.7177
9 104.71 365 14.11 5 261.5 1.11325E-05 0.6953
10 118.72 360 14.01 5 256.5 1.1212E-05 0.7071
11 132.35 355 13.63 5 251.5 1.15246E-05 0.734
12 146.53 350 14.18 5 246.5 1.10775E-05 0.7126
13 160.86 345 14.33 5 241.5 1.09616E-05 0.7124
14 175.03 340 14.17 5 236.5 1.10854E-05 0.728
15 189.73 335 14.70 5 231.5 1.06857E-05 0.7093
16 204.21 330 14.48 5 226.5 1.0848E-05 0.728
17 219.48 325 15.27 5 221.5 1.02868E-05 0.6981
18 235.03 320 15.55 5 216.5 1.01016E-05 0.6934
19 250.12 315 15.09 5 211.5 1.04095E-05 0.7229
20 265.68 310 15.56 5 206.5 1.00951E-05 0.7095
21 280.82 305 15.14 5 201.5 1.03751E-05 0.7382
22 296.79 300 15.97 5 196.5 9.83592E-06 0.7087
23 312.23 295 15.44 5 191.5 1.01736E-05 0.7425
9
`
24 328.54 290 16.31 5 186.5 9.63088E-06 0.7123
25 344.42 285 15.88 5 181.5 9.89166E-06 0.7416
26 361.23 280 16.81 5 176.5 9.34442E-06 0.7104
27 378.54 275 17.31 5 171.5 9.0745E-06 0.6999
28 395.46 270 16.92 5 166.5 9.28367E-06 0.7267
29 412.15 265 16.69 5 161.5 9.4116E-06 0.748
30 429.89 260 17.74 5 156.5 8.85455E-06 0.7149
31 447.07 255 17.18 5 151.5 9.14317E-06 0.7503
32 465.35 250 18.28 5 146.5 8.59298E-06 0.717
33 483.85 245 18.50 5 141.5 8.49079E-06 0.7209
34 502.19 240 18.34 5 136.5 8.56487E-06 0.7404
35 521.83 235 19.64 5 131.5 7.99794E-06 0.7044
36 540.92 230 19.09 5 126.5 8.22837E-06 0.7389
37 560.79 225 19.87 5 121.5 7.90537E-06 0.7244
38 580.14 220 19.35 5 116.5 8.11781E-06 0.7596
39 600.41 215 20.27 5 111.5 7.74937E-06 0.7412
40 621.74 210 21.33 5 106.5 7.36426E-06 0.7207
41 642.85 205 21.11 5 101.5 7.44101E-06 0.746
42 664.53 200 21.68 5 96.5 7.24537E-06 0.7449
43 686.97 195 22.44 5 91.5 6.99998E-06 0.7391
44 709.28 190 22.31 5 86.5 7.04077E-06 0.7646
45 733.4 185 24.12 5 81.5 6.51242E-06 0.7286
46 757.22 180 23.82 5 76.5 6.59444E-06 0.7615
47 782.25 175 25.03 5 71.5 6.27565E-06 0.7496
48 807.22 170 24.97 5 66.5 6.29073E-06 0.7791
49 834.71 165 27.49 5 61.5 5.71406E-06 0.7359
50 862.63 160 27.92 5 56.5 5.62606E-06 0.756
51 892.17 155 29.54 5 51.5 5.31752E-06 0.7484
52 923.62 150 31.45 5 46.5 4.99458E-06 0.7398
53 956.86 145 33.24 5 41.5 4.72562E-06 0.7409
54 991.21 140 34.35 5 36.5 4.57292E-06 0.7645
55 1027.98 135 36.77 5 31.5 4.27195E-06 0.7688
56 1068.07 130 40.09 5 26.5 3.91817E-06 0.7687
57 1109.52 125 41.45 5 21.5 3.78962E-06 0.8255

10
`
58 1158.33 120 48.81 5 16.5 3.21819E-06 0.8002
59 1182.51 118 24.18 2 13 2.59851E-06 0.7279
60 1208.32 116 25.81 2 11 2.4344E-06 0.7413
61 1233.02 114 24.70 2 9 2.5438E-06 0.8564
62 1257.51 112 24.49 2 7 2.56561E-06 0.9794
63 1282.04 110 24.53 2 5 2.56143E-06 1.157
64 1295.29 109 13.25 1 3.5 2.37101E-06 1.28
65 1312.68 108 17.39 1 2.5 1.80655E-06 1.154
66 1328.41 107 15.73 1 1.5 1.9972E-06 1.647
67 1357.56 106 29.15 1 0.5 1.07773E-06 1.5394

Sự thay đổi chiều cao mực chất lỏng theo thời gian
350

300
Chiều cao mực chất lỏng (mm)

250

200

150
y = 0.0001x2 - 0.3899x + 301.03
100

50

0
0 200 400 600 800 1000 1200 1400 1600
Thời gian (giây)

Hình 3. Đồ thị mô tả sự thay đổi chiều cao mực chất lỏng theo thời gian ứng với lỗ trống
3mm
Giá trị trung bình của Co xác định theo bảng kết quả thí nghiệm trên là: Co(tb) = 0.7877
Giá trị Co theo nguyên tắc bình phương cực tiểu: Co = 0.7783
Thời gian để lưu chất thoát ra hết:
Giá trị thực nghiệm te = 1368.18 (giây)
Giá trị tính theo phương trình (4): te = 1393.08 (giây)

Thí nghiệm 2:
Đĩa orifice 2, đường kính lỗ trống: d = 6 mm

11
`
Diện tích tiết diện ngang của lỗ trống: A = 2.83x10-5 m2
Lỗ trống orifice cách đáy bình 103.5 mm
Đổ nước vào bình chứa đến mực chất lỏng 455 mm. Do đó, chiều cao ban đầu (chiều
cao mực chất lỏng so với tâm lỗ trống) ho = 455 – 103.5 mm = 351.5 mm

Bảng 3. Bảng xử lý số liệu thô cho thí nghiệm 2: Đĩa orifice 2, đường kính lỗ trống
d = 6 mm

t (s) t (s) Sai số tương đối


STT ttb (s)
(Lần 1) (Lần 2)
Lần 1 Lần 2
1 0 0 0.00
2 3.89 3.10 3.50 11.14 11.43
3 6.23 6.23 6.23 0.00 0.00
4 9.36 9.45 9.41 0.53 0.43
5 13.03 12.80 12.92 0.85 0.93
6 16.22 15.96 16.09 0.81 0.81
7 19.5 19.46 19.48 0.10 0.10
8 22.74 22.43 22.59 0.66 0.71
9 26.18 25.69 25.94 0.93 0.96
10 29.78 29.18 29.48 1.02 1.02
11 32.72 32.41 32.57 0.46 0.49
12 36.16 36.32 36.24 0.22 0.22
13 39.92 39.82 39.87 0.13 0.13
14 43.35 43.01 43.18 0.39 0.39
15 46.79 46.58 46.69 0.21 0.24
16 50.58 50.20 50.39 0.38 0.38
17 53.94 53.59 53.77 0.32 0.33
18 57.73 57.26 57.50 0.40 0.42
19 61.55 60.89 61.22 0.54 0.54
20 65.15 64.58 64.87 0.43 0.45
21 68.58 68.34 68.46 0.18 0.18
22 72.43 71.98 72.21 0.30 0.32
23 76.25 76.07 76.16 0.12 0.12
24 80.03 79.56 79.80 0.29 0.30
25 84.19 83.52 83.86 0.39 0.41
12
`
26 87.85 87.23 87.54 0.35 0.35
27 91.53 91.48 91.51 0.02 0.03
28 95.85 95.44 95.65 0.21 0.22
29 99.54 99.53 99.54 0.00 0.01
30 103.92 103.88 103.90 0.02 0.02
31 108.18 108.17 108.18 0.00 0.01
32 112.24 111.78 112.01 0.21 0.21
33 116.32 116.09 116.21 0.09 0.10
34 120.70 120.35 120.53 0.14 0.15
35 125.36 124.26 124.81 0.44 0.44
36 129.70 128.94 129.32 0.29 0.29
37 134.15 133.55 133.85 0.22 0.22
38 138.37 137.53 137.95 0.30 0.30
39 143.02 142.19 142.61 0.29 0.29
40 147.46 146.92 147.19 0.18 0.18
41 152.26 151.52 151.89 0.24 0.24
42 156.87 156.23 156.55 0.20 0.20
43 161.59 160.96 161.28 0.19 0.20
44 166.52 165.19 165.86 0.40 0.40
45 171.45 171.40 171.43 0.01 0.02
46 176.53 175.88 176.21 0.18 0.19
47 181.26 181.19 181.23 0.02 0.02
48 187.07 186.47 186.77 0.16 0.16
49 192.66 192.29 192.48 0.09 0.10
50 197.38 196.26 196.82 0.28 0.28
51 203.51 202.22 202.87 0.32 0.32
52 209.08 208.00 208.54 0.26 0.26
53 214.87 214.12 214.50 0.17 0.18
54 220.98 220.16 220.57 0.19 0.19
55 227.24 225.97 226.61 0.28 0.28
56 234.48 231.91 233.20 0.55 0.55
57 240.26 238.5 239.38 0.37 0.37
58 246.15 245.5 245.83 0.13 0.13
59 253.13 252.64 252.89 0.09 0.10

13
`
60 260.31 259.81 260.06 0.10 0.10
61 268.00 266.37 267.19 0.30 0.31
62 276.08 275.00 275.54 0.20 0.20
63 284.35 282.82 283.59 0.27 0.27
64 292.74 291.77 292.26 0.16 0.17
65 301.84 299.95 300.90 0.31 0.32
66 311.73 310.48 311.11 0.20 0.20
67 322.79 321.55 322.17 0.19 0.19
68 334.73 332.59 333.66 0.32 0.32
69 340.22 338.24 339.23 0.29 0.29
70 346.49 344.19 345.34 0.33 0.33
71 351.46 349.32 350.39 0.31 0.31
72 357.53 354.85 356.19 0.38 0.38
73 364.26 361.63 362.95 0.36 0.36
74 372.57 369.22 370.90 0.45 0.45
75 376.82 371.07 373.95 0.77 0.77
76 382.47 376.91 379.69 0.73 0.73
77 385.53 381.51 383.52 0.52 0.52
78 396.58 388.56 392.57 1.02 1.02

Bảng 4. Bảng xử lý số liệu cho thí nghiệm 2: Đĩa orifice 2, đường kính lỗ trống d = 6 mm
Chiều cao mực
Dt Dh havg Qv
STT ttb (giây) chất lỏng h Co
(giây) (mm) (mm) (m3/s)
(mm)
1 0 455
2 3.50 450 3.50 5 349 4.49E-05 0.6060
3 6.23 445 2.73 5 344 5.75E-05 0.7826
4 9.41 440 3.18 5 339 4.94E-05 0.6768
5 12.92 435 3.51 5 334 4.47E-05 0.6177
6 16.09 430 3.17 5 329 4.95E-05 0.6892
7 19.48 425 3.39 5 324 4.63E-05 0.6494
8 22.59 420 3.11 5 319 5.05E-05 0.7134
9 25.94 415 3.35 5 314 4.69E-05 0.6675
10 29.48 410 3.54 5 309 4.44E-05 0.6368
14
`
11 32.57 405 3.09 5 304 5.08E-05 0.7355
12 36.24 400 3.67 5 299 4.28E-05 0.6244
13 39.87 395 3.63 5 294 4.33E-05 0.6367
14 43.18 390 3.31 5 289 4.74E-05 0.7042
15 46.69 385 3.51 5 284 4.47E-05 0.6699
16 50.39 380 3.70 5 279 4.24E-05 0.6412
17 53.77 375 3.38 5 274 4.64E-05 0.7083
18 57.50 370 3.73 5 269 4.21E-05 0.6477
19 61.22 365 3.72 5 264 4.22E-05 0.6556
20 64.87 360 3.65 5 259 4.30E-05 0.6746
21 68.46 355 3.59 5 254 4.37E-05 0.6926
22 72.21 350 3.75 5 249 4.19E-05 0.6697
23 76.16 345 3.95 5 244 3.97E-05 0.6422
24 79.80 340 3.64 5 239 4.31E-05 0.7042
25 83.86 335 4.06 5 234 3.87E-05 0.6380
26 87.54 330 3.68 5 229 4.27E-05 0.7116
27 91.51 325 3.97 5 224 3.95E-05 0.6669
28 95.65 320 4.14 5 219 3.79E-05 0.6468
29 99.54 315 3.89 5 214 4.04E-05 0.6964
30 103.90 310 4.36 5 209 3.60E-05 0.6287
31 108.18 305 4.28 5 204 3.67E-05 0.6482
32 112.01 300 3.83 5 199 4.10E-05 0.7334
33 116.21 295 4.20 5 194 3.74E-05 0.6774
34 120.53 290 4.32 5 189 3.63E-05 0.6672
35 124.81 285 4.28 5 184 3.67E-05 0.6825
36 129.32 280 4.51 5 179 3.48E-05 0.6567
37 133.85 275 4.53 5 174 3.47E-05 0.6632
38 137.95 270 4.10 5 169 3.83E-05 0.7435
39 142.61 265 4.66 5 164 3.37E-05 0.6640
40 147.19 260 4.58 5 159 3.43E-05 0.6862
41 151.89 255 4.70 5 154 3.34E-05 0.6794
42 156.55 250 4.66 5 149 3.37E-05 0.6966
43 161.28 245 4.73 5 144 3.32E-05 0.6981
44 165.86 240 4.58 5 139 3.43E-05 0.7339

15
`
45 171.43 235 5.57 5 134 2.82E-05 0.6146
46 176.21 230 4.78 5 129 3.28E-05 0.7299
47 181.23 225 5.02 5 124 3.13E-05 0.7089
48 186.77 220 5.54 5 119 2.83E-05 0.6557
49 192.48 215 5.71 5 114 2.75E-05 0.6500
50 196.82 210 4.34 5 109 3.62E-05 0.8745
51 202.87 205 6.05 5 104 2.60E-05 0.6423
52 208.54 200 5.67 5 99 2.77E-05 0.7024
53 214.50 195 5.96 5 94 2.63E-05 0.6858
54 220.57 190 6.07 5 89 2.59E-05 0.6920
55 226.61 185 6.04 5 84 2.60E-05 0.7158
56 233.20 180 6.59 5 79 2.38E-05 0.6765
57 239.38 175 6.18 5 74 2.54E-05 0.7454
58 245.83 170 6.45 5 69 2.43E-05 0.7396
59 252.89 165 7.06 5 64 2.22E-05 0.7016
60 260.06 160 7.17 5 59 2.19E-05 0.7195
61 267.19 155 7.13 5 54 2.20E-05 0.7563
62 275.54 150 8.35 5 49 1.88E-05 0.6780
63 283.59 145 8.05 5 44 1.95E-05 0.7421
64 292.26 140 8.67 5 39 1.81E-05 0.7319
65 300.90 135 8.64 5 34 1.82E-05 0.7866
66 311.11 130 10.21 5 29 1.54E-05 0.7207
67 322.17 125 11.06 5 24 1.42E-05 0.7313
68 333.66 120 11.49 5 19 1.37E-05 0.7912
69 339.23 118 5.57 2 15.5 1.13E-05 0.7228
70 345.34 116 6.11 2 13.5 1.03E-05 0.7061
71 350.39 114 5.05 2 11.5 1.24E-05 0.9256
72 356.19 112 5.80 2 9.5 1.08E-05 0.8867
73 362.95 110 6.76 2 7.5 9.29E-06 0.8562
74 370.90 108 7.95 2 5.5 7.90E-06 0.8502
75 373.95 107 3.05 1 4 1.03E-05 1.2992
76 379.69 106 5.74 1 3 5.47E-06 0.7972
77 383.52 105 3.83 1 2 8.20E-06 1.4632
78 392.57 103.5 9.05 1.5 0.75 5.20E-06 1.5168

16
`
Giá trị trung bình của Co xác định theo bảng kết quả thí nghiệm trên là: Co = 0.7309
Giá trị Co theo nguyên tắc bình phương cực tiểu: Co = 0.7089
Thời gian để lưu chất thoát ra hết:
Giá trị thực nghiệm te = 392.57 (s)
Giá trị tính theo phương trình (4): te = 419.2 (s)

Thay đổi mực chất lỏng theo thời gian


400
Chiều cao mực chất lỏng (mm)

350

300

250

200

150
y = 0.0017x2 - 1.5838x + 354.31
100

50

0
0.00 50.00 100.00 150.00 200.00 250.00 300.00 350.00 400.00 450.00
Thời gian (s)

Hình 4. Đồ thị mô tả sự thay đổi mực chất lỏng theo thời gian ứng với lỗ trống 6mm
VI. Câu hỏi bàn luận
6.1. Trong hệ thống thiết bị thực tế, lỗ trống được tạo ra không phải trên thành bình
mà trên 1 vòi, thực tế vị trí lỗ trống cách thành bình khoảng 3 cm. Sự khác biệt giữa hệ
thống thiết bị thực tế và tình huống xảy xa rò rỉ theo lý thuyết (hình 4-5 tài liệu tham khảo
[1]) có ảnh hưởng gì đến kết quả tính toán hệ số Co và thời gian để lưu chất thoát ra hết te
?
- Sự khác biệt giữa hệ thống thiết bị thực tế và tình huống xảy xa rò rỉ theo lý thuyết
có thể ảnh hưởng đến kết quả tính toán hệ số Co và thời gian để lưu chất thoát ra hết
te, cụ thể như sau:
Hệ số Co là một hệ số phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có hình dạng và vị trí
của lỗ trống. Sự khác biệt về vị trí lỗ trống giữa hệ thống thiết bị thực tế và tình
huống xảy xa rò rỉ theo lý thuyết có thể dẫn đến sự khác biệt về hệ số Co.

17
`
Thời gian te: phụ thuộc vào hệ số Co và các thông số khác như chiều cao mực chất
lỏng ban đầu, diện tích tiết diện ngang của lỗ trống,... Sự khác biệt về hệ số Co có
thể dẫn đến sự khác biệt về thời gian te.
- Cụ thể, nếu lỗ trống trong hệ thống thiết bị thực tế nằm xa thành bình hơn so với lỗ
trống trong tình huống xảy xa rò rỉ theo lý thuyết, thì hệ số Co sẽ lớn hơn. Điều này
là do khi lỗ trống nằm xa thành bình hơn, thì dòng chảy của lưu chất sẽ ít bị cản trở
bởi thành bình hơn, dẫn đến hệ số Co lớn hơn.
- Ngược lại, nếu lỗ trống trong hệ thống thiết bị thực tế nằm gần thành bình hơn so
với lỗ trống trong tình huống xảy xa rò rỉ theo lý thuyết, thì hệ số Co sẽ nhỏ hơn.
- Về thời gian te, nếu hệ số Co lớn hơn, thì thời gian te sẽ nhỏ hơn. Điều này là do hệ
số Co lớn hơn tương ứng với tốc độ dòng chảy của lưu chất lớn hơn, dẫn đến thời
gian để lưu chất thoát ra hết sẽ nhỏ hơn.
6.2. Bàn luận về sai số thí nghiệm: sự lặp lại của kết quả đo đạc, giá trị sai số tương
đối có chấp nhận được ?
- Ở thí nghiệm lỗ trống 3mm, sai số tương đối các lần đo đều nằm trong khoảng dưới
1% ( ngoại lệ lần đầu tiên ở khoảng 2% cho thấy kết quả đo đạc có sự chính xác
tương đối cao. Kết quả thực hiện thí nghiệm có thể chấp nhận được.
- Ở thí nghiệm lỗ trống 6mm, sai số tương đối các lần đo đều nằm trong khoảng dưới
1.5% ( trừ hai lần đầu có sự sai lệch lớn khoảng 11%). Nhìn chung, sai số tương đối
của phép đo là nhỏ, cho thấy kết quả đo đạc có độ chính xác khác cao, đáng tin cậy.
Do đó, kết quả thí nghiệm có thể chấp nhận được.
- Tuy nhiên, để có kết quả thí nghiệm chính xác hơn, cần tăng số lần đo đạc và giảm
sai số trong quá trình đo đạc, cần yêu cầu người thực hiện chính xác hơn.
6.3. Có hai phương pháp xác định hệ số Co (bảng xử lý số liệu và bình phương cực
tiểu). Nên chấp nhận hệ số Co theo phương pháp tính toán nào ? Tại sao ?
- Phương pháp bảng xử lý số liệu đơn giản, dễ thực hiện, nhưng có thể dẫn đến sai số
do sai số trong quá trình đo đạc ( hạn chế ở dụng cụ đo đạc, người thực hiện, ….).
- Phương pháp bình phương cực tiểu phức tạp hơn, đòi hỏi phải sử dụng phần mềm
tính toán, nhưng có thể giảm sai số do sai số trong quá trình đo đạc.
- Do đó, phương pháp bình phương cực tiểu thường được ưu tiên sử dụng để xác định
hệ số Co.
6.4. Kích thước lỗ trống có ảnh hưởng đáng kể đến hệ số Co? Tại sao ?

18
`
Kích thước lỗ trống có ảnh hưởng đáng kể đến hệ số Co vì hệ số Co phụ thuộc vào
tiết diện lỗ trống, khi tăng tiết diện thì hệ số Co giảm và ngược lại. Ngoài ra, việc
kích thước lỗ trống tăng cũng làm thay đổi thời gian chảy của chất lỏng, qua đó ảnh
hưởng đến lưu lượng dòng chảy của chất lỏng.
6.5. Tính chất vật lý nào của lưu chất ảnh hưởng lớn nhất đến kết quả về hệ số Co và
thời gian để lưu chất thoát ra hết te? Nếu thay nước bằng lưu chất có độ nhớt lớn hơn như
dầu nhớt thì hệ số Co và thời gian te tăng hay giảm ?
Độ nhớt của chất lỏng là yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến kết quả về hệ số Co và thời
gian te. Khi thay nước bằng lưu chất có độ nhớt cao hơn như dầu nhớt thì thời gian
te sẽ tăng lên và hệ số Co sẽ giảm.
VII. Tài liệu tham khảo
[1] Daniel A. Crowl; Joseph F. Louvar. (2011). Chemical Process Safety:
Fundamentals and Applications, 3rd edition, Prentice Hall PTR

19
`
BÀI 2. DÒNG CHẢY CHẤT KHÍ TỪ BỒN CHỨA
RA MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI QUA LỖ MỞ

I. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Lưu lượng dòng chảy khí qua lỗ tròn có tổn thất do ma sát tương đối nhỏ được
xem là quá trình giãn nở khí tự do được mô tả trong hình dưới đây:

Hình 1. Thoát khí qua lỗ mở ở thành bình chứa trường hợp tổng quát
Trường hợp quá trình khí qua lỗ mở là bế tốc (choked) khi áp suất môi trường
nhỏ hơn áp suất bế tốc thì vận tốc dòng khí đạt giá trị tối đa bằng vận tốc âm thanh và áp
suất đầu ra bằng áp suất choked Trong điều kiện dòng chảy đẳng entropy, lưu lượng khối
lượng khí tính bởi phương trình sau:
2 𝛾+1
2𝑔𝑐 𝑀 𝛾 𝑃 𝛾 𝑃 𝛾
𝑄𝑚 = 𝐶0 𝐴𝑃0 √ [( ) − ( ) ] [1]
𝑅𝑔 𝑇0 𝛾 − 1 𝑃0 𝑃0

Để lưu lượng khí đạt tối đa thì vận tốc khí qua lỗ phải bằng vận tốc âm thanh,
khi đó áp suất khí tại đầu ra của lỗ bằng áp suất bế tốc (choked) tính bởi phương trình sau:
𝛾
𝑃𝑐ℎ𝑜𝑘𝑒𝑑 2 𝛾−1
=( ) [2]
𝑃0 𝛾+1
Tại điều kiện bế tốc, lưu lượng khối lượng dòng khí được tính bởi phương trình
sau:
𝛾+1
𝛾𝑔𝑐 𝑀 2 𝛾−1
(𝑄𝑚 )𝑐ℎ𝑜𝑘𝑒𝑑 = 𝐶0 𝐴𝑃0 √ ( ) [3]
𝑅𝑔 𝑇0 𝛾 + 1

20
`
Trong đó:

𝐶0 : hệ số cản dòng
𝐴: diện tích tiết diện lỗ trống

𝑃0 : áp suất tuyệt đối phía nguồn (upsteam)

𝑃: áp suất tuyệt đối môi trường bên ngoài

𝑇0 : nhiệt độ phía nguồn

𝑀: khối lượng phân tử của chất

𝑅𝑔 : hằng số khí

𝛾: hằng số nhiệt dung, đối với không khí có 𝛾 = 1.4

II. Quy trình tiến hành thí nghiệm


1. Hệ thống thiết bị thí nghiệm
Hệ thống thiết bị thí nghiệm bao gồm các thiết bị sau:
– Bình chứa không khí kết nối máy nén
– Bình chứa bằng thép hình trụ, thể tích chứa của bình chứa = 23,2 lít = 0,0232 m3
– Hai đĩa orifice plate có kích thước lỗ trống 1 mm và 2 mm

Hình 2. Sơ đồ hệ thống thiết bị thí nghiệm


(1) Máy nén khí (6) Bình chứa
(2) Van ngắt (7) Nhiệt kế đầu ra
(3) Van điều áp (8) Áp kế đầu ra
(4) Nhiệt kế đầu vào (9) Lưu lượng kế đầu ra
(5) Áp kế đầu vào

21
`

Hình 3. Ảnh chụp sơ đồ thiết bị thí nghiệm thực tế của bài thí nghiệm số 2
2. Tiến hành thí nghiệm
Chuẩn bị thí nghiệm: Lắp orifice vào họng thoát của bình chứa, đường thoát khí ra bị
chặn lại bằng cách đóng van trên đường thoát khí. Mở van nối bình máy nén khí với bình
chứa, điều chỉnh van điều áp đến khi đạt áp suất mong muốn và ổn định. Đóng van nối bình
máy nén khí với bình chứa.
Chuẩn bị thu thập số liệu thí nghiệm: số liệu thí nghiệm (nhiệt độ và áp suất ở đầu vào
và đầu ra của bình chứa) sẽ được ghi nhận theo thời gian thực bằng tính năng quay video
của smartphone.
Thu thập số liệu: Cho khí thoát ra ngoài bằng cách mở van trên đường thoát khí, khí sẽ
theo ống dẫn và đi qua lỗ trống orifice để thoát ra ngoài, tiến hành ghi nhận các thông số:
nhiệt độ và áp suất ở đầu vào và đầu ra của bình chứa theo thời gian thực. Sinh viên quay
video và sau đó phân tích file video ghi hình để có được các thông số nhiệt độ và áp suất
theo thời gian t.
Chuẩn bị cho lần đo tiếp theo: thời gian tiến hành một thí nghiệm (tương ứng với 1 giá
trị áp suất ban đầu của bình chứa và 1 loại orifice) chỉ khoảng vài phút; một thí nghiệm kết
thúc khi áp suất bên trong bình chứa và áp suất môi trường bên ngoài bằng nhau (cảm biến
đo áp suất thể hiện giá trị đo là áp suất dư bằng 0); khi đó khóa van trên đường thoát khí để
chuẩn bị cho thí nghiệm tiếp theo. Thay đổi giá trị áp suất ban đầu của bình chứa hoặc loại

22
`
orifice, lặp lại quy trình tiến hành thí nghiệm như nêu trên. Một thí nghiệm cần được tiến
hành 2 lần.
III. KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM THÔ
1. Thí nghiệm 1:
Bảng 1. Thí nghiệm với P0 = 5 bar, d0 = 1 mm
Thí nghiệm 1 Thí nghiệm 2
Nhiệt độ Nhiệt độ Áp suất Áp suất Lưu Nhiệt độ Nhiệt độ Áp suất Áp suất Lưu
Thời gian
đầu vào đầu ra đầu vào đầu ra lượng đầu vào đầu ra đầu vào đầu ra lượng
(℃) (℃) (MPa) (MPa) (l/min) (℃) (℃) (MPa) (MPa) (l/min)
0 31,6 31,3 0,497 0,488 44,3 31,9 30,4 0,497 0,488 43,9
10 31,6 31,3 0,456 0,469 41,7 31,9 31,1 0,451 0,454 41,3
20 31,6 30,6 0,424 0,428 38,7 31,9 30,8 0,417 0,42 38,2
30 31,5 29,8 0,395 0,4 36,2 31,9 30 0,388 0,392 35,6
40 31,6 29,1 0,369 0,374 34,1 31,9 29,4 0,362 0,366 33,8
50 31,6 28,4 0,345 0,35 32,6 31,9 29 0,338 0,343 32,2
60 31,5 28,9 0,323 0,328 31 31,9 28,5 0,316 0,32 30,7
70 31,6 27,7 0,301 0,307 29,7 32 28 0,295 0,299 29,1
80 31,6 27,3 0,282 0,286 28,2 32 27,9 0,275 0,279 27,7
90 31,7 27,1 0,263 0,267 26,8 32 27,7 0,257 0,261 26,6
100 31,7 27 0,245 0,25 25,8 32 27,7 0,239 0,244 25,6
110 31,7 26,9 0,228 0,234 25,2 32 27,4 0,222 0,227 24,8
120 31,8 26,8 0,213 0,217 23,7 32 27,3 0,207 0,212 23,3
130 31,7 26,7 0,197 0,202 22 32 27,2 0,192 0,197 21,6
140 31,7 26,7 0,183 0,189 20,4 32 27,2 0,178 0,183 19,8
150 31,8 26,9 0,17 0,175 18,9 32 27,2 0,165 0,17 18,6
160 31,8 26,9 0,156 0,163 17,7 32 27,3 0,152 0,158 17,3
170 31,8 27 0,144 0,151 16,5 32,1 27,3 0,14 0,146 16
180 31,8 27,1 0,133 0,139 15,4 32,1 27,5 0,129 0,135 15,3
190 31,8 27,3 0,122 0,128 14,5 32,1 27,5 0,119 0,124 14,3
200 31,8 27,3 0,112 0,119 13,7 32,1 27,6 0,108 0,114 13,5
210 31,9 27,4 0,102 0,108 13,1 32,1 27,7 0,098 0,104 12,7
220 31,9 27,4 0,092 0,098 12,2 32,1 27,8 0,089 0,095 11,6
230 31,9 27,5 0,083 0,09 10,6 32,1 28 0,08 0,086 9,9
240 31,9 27,7 0,074 0,081 9 32,1 28 0,072 0,078 8,8
250 32 27,8 0,066 0,073 8,6 32,2 28,1 0,064 0,07 7,3
260 32 27,9 0,059 0,066 6,4 32,2 28,2 0,057 0,062 5,7
270 32 28,1 0,052 0,058 5,1 32,2 28,5 0,049 0,055 0
280 32 28,1 0,045 0,052 0 32,2 28,7 0,043 0,049 0
290 32 28,3 0,039 0,045 0 32,2 28,8 0,037 0,043 0
300 32,1 28,5 0,033 0,04 0 32,2 28,8 0,031 0,037 0
310 32,1 28,7 0,028 0,035 0 32,3 29 0,026 0,033 0
320 32,1 28,8 0,023 0,03 0 32,2 29,1 0,022 0,028 0
330 32,1 28,9 0,019 0,025 0 32,2 29,3 0,017 0,024 0
340 32,1 29,1 0,015 0,021 0 32,3 29,5 0,014 0,02 0
350 32,1 29,3 0,012 0,018 0 32,3 29,5 0,01 0,017 0
360 32,2 29,5 0,008 0,015 0 32,3 29,7 0,007 0,014 0
370 32,2 29,6 0,006 0,013 0 32,4 30 0,005 0,012 0
380 32,2 29,8 0,004 0,01 0 32,4 30,1 0,03 0,009 0
390 32,2 30 0,002 0,009 0 32,3 30,2 0,001 0,008 0
400 32,2 30,2 0 0,007 0 32,3 30,3 0 0,007 0

23
`
Bảng 2. Thí nghiệm với P0 =5 Bar, d0 = 2 mm
Thí nghiệm 1 Thí nghiệm 2
Nhiệt độ Nhiệt độ Áp suất Áp suất Lưu Nhiệt độ Nhiệt độ Áp suất Áp suất Lưu
Thời gian
đầu vào đầu ra đầu vào đầu ra lượng đầu vào đầu ra đầu vào đầu ra lượng
(℃) (℃) (Bar) (Bar) (l/min) (℃) (℃) (Bar) (Bar) (l/min)
0 32,3 31,8 0,497 0,473 169,9 32 27,4 0,497 0,478 170,5
10 32,2 31,2 0,366 0,357 134,5 32 28,1 0,387 0,36 135,3
20 32,1 28,8 0,273 0,273 109,4 31,9 26,4 0,296 0,274 110
30 31,9 26 0,209 0,209 90,1 31,9 24,5 0,225 0,21 90,3
40 31,9 24,3 0,158 0,16 74,2 31,9 22,9 0,168 0,16 74,5
50 31,9 23,4 0,119 0,121 60,9 31,9 22 0,125 0,121 62,1
60 31,9 22,2 0,086 0,089 49,6 31,9 21,3 0,092 0,089 40,1
70 31,9 21,8 0,059 0,063 38,4 31,9 20,7 0,064 0,063 38,9
80 31,9 21,3 0,038 0,043 30,3 31,9 20,6 0,042 0,043 30,5
90 31,9 21,3 0,022 0,028 24 31,9 20,6 0,025 0,028 24,5
100 32 21,9 0,011 0,017 15,9 31,9 21,2 0,013 0,017 16,1
110 32 22,4 0,004 0,01 10,9 31,9 21,7 0,006 0,01 11,2
120 32 22,9 0 0,006 5,9 31,9 22,2 0 0,007 6,4
130 32 23 0 0 0 31,9 22,4 0 0 0

2. Thí nghiệm 2:
Bảng 3. Thí nghiệm với d0 = 1 mm
Thí nghiệm 1 Thí nghiệm 2
Lưu Nhiệt độ Nhiệt độ Lưu Nhiệt độ Nhiệt độ
Áp suất Áp suất
lượng đầu vào đầu ra lượng đầu vào đầu ra
(MPa) (MPa)
(l/min) (℃) (℃) (l/min) (℃) (℃)
0,504 48,1 32,8 32,9 0,503 48,1 32,7 34,8
0,406 39,9 32,7 30,8 0,404 39,6 32,6 31,1
0,308 32 32 31,2 0,305 31,9 32,2 29,9
0,205 25,2 32,5 29,6 0,204 25,4 32 28,9
0,105 16 32,2 28,6 0,105 16 31,7 28,3

Bảng 4. Thí nghiệm với d0 = 2 mm

Thí nghiệm 1 Thí nghiệm 2


Lưu Nhiệt độ Nhiệt độ Lưu Nhiệt độ Nhiệt độ
Áp suất Áp suất
lượng đầu vào đầu ra lượng đầu vào đầu ra
(MPa) (MPa)
(l/min) (℃) (℃) (l/min) (℃) (℃)
0,504 176,9 33,3 33,4 0,504 176,4 35,5 33
0,405 147,4 33,4 30,9 0,403 145,9 35,1 31,8
0,305 118,2 33,4 29,1 0,305 118,2 34,7 30,5
0,205 89,1 33,3 28,2 0,205 88,8 34 29,1
0,106 56,1 32,7 25,8 0,108 56,7 33,3 27,3

24
`

II. KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM

1. Các thông số, công thức tính toán

Lưu lượng khối lượng tính toán theo công thức [1] hoặc [3]

Với dòng chảy đẳng entropy, lưu lượng khối lượng khí tính bởi phương trình:

2 𝛾+1
2𝑔𝑐 𝑀 𝛾 𝑃 𝛾 𝑃 𝛾
𝑄𝑚 = 𝐶0 𝐴𝑃0 √ [( ) − ( ) ] [1]
𝑅𝑔 𝑇0 𝛾 − 1 𝑃0 𝑃0

Để lưu lượng dòng chảy đạt tối đa thì vận tốc khí qua lỗ phải bằng vận tốc âm thanh và
khi đó áp suất khí tại đầu ra của lỗ bằng áp suất bế tốc (choked) tính bởi phương trình:
𝛾
𝑃𝑐ℎ𝑜𝑘𝑒𝑑 2 𝛾−1
=( ) [2]
𝑃0 𝛾+1

Tại điều kiện bế tốc, lưu lượng khối lượng dòng khí tính bởi phương trình sau:

𝛾+1
𝛾𝑔𝑐 𝑀 2 𝛾−1
(𝑄𝑚 )𝑐ℎ𝑜𝑘𝑒𝑑 = 𝐶0 𝐴𝑃0 √ ( ) [3]
𝑅𝑔 𝑇0 𝛾 + 1

Trong đó:

𝐶0 : hệ số cản dòng
𝐴: diện tích tiết diện lỗ trống

𝑃0 : áp suất tuyệt đối phía nguồn (upsteam)

𝑃: áp suất tuyệt đối môi trường bên ngoài

𝑇0 : nhiệt độ phía nguồn

𝑀: khối lượng phân tử của chất

𝑅𝑔 : hằng số khí

𝛾: hằng số nhiệt dung, đối với không khí có 𝛾 = 1.4

Lưu lượng khối lượng thực tế của dòng khí được tính bởi phương trình:

25
`
𝑉Δ𝑃𝑀
𝑄𝑚 𝑡ℎ𝑢𝑐 𝑡𝑒 = [4]
𝑅𝑇Δ𝑡
Trong đó:

𝑄𝑚 𝑡ℎ𝑢𝑐 𝑡𝑒 : lưu lượng khối lượng thực tế của dòng khí (kg/s)

V: thể tích của bình chứa (m3)

Δ𝑃: độ giảm áp suất (kPa)

M: khối lượng phân tử của dòng khí (kg/kmol)

R: hằng số khí (R = 8.314 kPa.m3/kmol.K)

T: nhiệt độ trung bình của dòng khí (K)

Δ𝑡: thời gian của sự biến đổi Δ𝑃 (s)

Diện tích tiết diện của oriffice 1 mm:


𝜋𝑑 2 (10−3 )2
𝐴1 = =𝜋× = 7.85 × 10−7 (𝑚2 )
4 4
Diện tích tiết diện của oriffice 2 mm:
𝜋𝑑 2 (2 × 10−3 )2
𝐴2 = =𝜋× = 3.14 × 10−6 (𝑚2 )
4 4
Áp suất bế tốc được tính theo công thức:
𝛾 1.4
𝑃𝑐ℎ𝑜𝑘𝑒𝑑 2 𝛾−1 2 1.4−1
=( ) =( ) = 0.528
𝑃0 𝛾+1 1.4 + 1
Áp suất bế tốc với thí nghiệm P0 = 5 bar, d0 = 1 mm:
𝑃𝑐ℎ𝑜𝑘𝑒𝑑 = 0.528 × (0.497 + 0.1013) = 0.3159 𝑀𝑃𝑎
Áp suất bế tốc với thí nghiệm P0 = 5 bar, d0 = 2 mm
𝑃𝑐ℎ𝑜𝑘𝑒𝑑 = 0.528 × (0.497 + 0.1013) = 0.3159 𝑀𝑃𝑎
Với P0 > Pchoked => dòng chảy bế tốc và ngược lại
2. Bảng số liệu trung bình
Bảng số liệu tính toán

26
`
Bảng 5. Giá trị trung bình của thí nghiệm P0 = 5 bar, d0 = 1 mm

Nhiệt độ Nhiệt độ Nhiệt độ Áp suất Áp suất Áp suất


Lưu lượng
đầu vào đầu ra trung bình đầu vào đầu ra trung bình
Thời gian trung bình
trung bình trung bình dòng khí trung bình trung bình đầu nguồn
(l/min)
(℃) (℃) (℃) (MPa) (MPa) (℃)
0 31,75 30,85 31,3 0,497 0,488 0,4925 44,1
10 31,75 31,2 31,475 0,4535 0,4615 0,4575 41,5
20 31,75 30,7 31,225 0,4205 0,424 0,42225 38,45
30 31,7 29,9 30,8 0,3915 0,396 0,39375 35,9
40 31,75 29,25 30,5 0,3655 0,37 0,36775 33,95
50 31,75 28,7 30,225 0,3415 0,3465 0,344 32,4
60 31,7 28,7 30,2 0,3195 0,324 0,32175 30,85
70 31,8 27,85 29,825 0,298 0,303 0,3005 29,4
80 31,8 27,6 29,7 0,2785 0,2825 0,2805 27,95
90 31,85 27,4 29,625 0,26 0,264 0,262 26,7
100 31,85 27,35 29,6 0,242 0,247 0,2445 25,7
110 31,85 27,15 29,5 0,225 0,2305 0,22775 25
120 31,9 27,05 29,475 0,21 0,2145 0,21225 23,5
130 31,85 26,95 29,4 0,1945 0,1995 0,197 21,8
140 31,85 26,95 29,4 0,1805 0,186 0,18325 20,1
150 31,9 27,05 29,475 0,1675 0,1725 0,17 18,75
160 31,9 27,1 29,5 0,154 0,1605 0,15725 17,5
170 31,95 27,15 29,55 0,142 0,1485 0,14525 16,25
180 31,95 27,3 29,625 0,131 0,137 0,134 15,35
190 31,95 27,4 29,675 0,1205 0,126 0,12325 14,4
200 31,95 27,45 29,7 0,11 0,1165 0,11325 13,6
210 32 27,55 29,775 0,1 0,106 0,103 12,9
220 32 27,6 29,8 0,0905 0,0965 0,0935 11,9
230 32 27,75 29,875 0,0815 0,088 0,08475 10,25
240 32 27,85 29,925 0,073 0,0795 0,07625 8,9
250 32,1 27,95 30,025 0,065 0,0715 0,06825 7,95
260 32,1 28,05 30,075 0,058 0,064 0,061 6,05
270 32,1 28,3 30,2 0,0505 0,0565 0,0535 2,55
280 32,1 28,4 30,25 0,044 0,0505 0,04725 0
290 32,1 28,55 30,325 0,038 0,044 0,041 0
300 32,15 28,65 30,4 0,032 0,0385 0,03525 0
310 32,2 28,85 30,525 0,027 0,034 0,0305 0
320 32,15 28,95 30,55 0,0225 0,029 0,02575 0
330 32,15 29,1 30,625 0,018 0,0245 0,02125 0
340 32,2 29,3 30,75 0,0145 0,0205 0,0175 0
350 32,2 29,4 30,8 0,011 0,0175 0,01425 0
360 32,25 29,6 30,925 0,0075 0,0145 0,011 0
370 32,3 29,8 31,05 0,0055 0,0125 0,009 0
380 32,3 29,95 31,125 0,017 0,0095 0,01325 0
390 32,25 30,1 31,175 0,0015 0,0085 0,005 0
400 32,25 30,25 31,25 0 0,007 0,0035 0

27
`

Bảng 6. Giá trị trung bình của thí nghiệm P0 = 5 bar, d0 = 2 mm

Nhiệt độ Nhiệt độ Nhiệt độ Áp suất Áp suất Áp suất


Lưu lượng
đầu vào đầu ra trung bình đầu vào đầu ra trung bình
Thời gian trung bình
trung bình trung bình dòng khí trung bình trung bình đầu nguồn
(l/min)
(℃) (℃) (℃) (MPa) (MPa) (℃)
0 32,05 29,6 30,825 0,497 0,4755 0,48625 170,2
10 31,7 29,65 30,675 0,3765 0,3585 0,3675 134,9
20 30,45 27,6 29,025 0,2845 0,2735 0,279 109,7
30 28,95 25,25 27,1 0,217 0,2095 0,21325 90,2
40 28,1 23,6 25,85 0,163 0,16 0,1615 74,35
50 27,65 22,7 25,175 0,122 0,121 0,1215 61,5
60 27,05 21,75 24,4 0,089 0,089 0,089 44,85
70 26,85 21,25 24,05 0,0615 0,063 0,06225 38,65
80 26,6 20,95 23,775 0,04 0,043 0,0415 30,4
90 26,6 20,95 23,775 0,0235 0,028 0,02575 24,25
100 26,95 21,55 24,25 0,012 0,017 0,0145 16
110 27,2 22,05 24,625 0,005 0,01 0,0075 11,05
120 27,45 22,55 25 0 0,0065 0,00325 6,15
130 27,5 22,7 25,1 0 0 0 0

3. Kết quả tính toán C0 cho dòng chảy bế tốc và không bế tốc
Trường hợp dòng chảy bế tốc khi P0 > Pchoked thì lưu lượng trong trường hợp bế tốc được
xác định bởi công thức [3]
𝛾+1
𝛾𝑔𝑐 𝑀 2 𝛾−1
(𝑄𝑚 )𝑐ℎ𝑜𝑘𝑒𝑑 = 𝐶0 𝐴𝑃0 √ ( )
𝑅𝑔 𝑇0 𝛾 + 1

Trường hợp P0 < Pchoked ta sử dụng công thức [1]

2 𝛾+1
2𝑔𝑐 𝑀 𝛾 𝑃 𝛾 𝑃 𝛾
𝑄𝑚 = 𝐶0 𝐴𝑃0 √ [( ) − ( ) ]
𝑅𝑔 𝑇0 𝛾 − 1 𝑃0 𝑃0

Trong đó:

28
`
𝐶0 hệ số cản dòng.

A: Diện tích lỗ trống.

𝑔𝑐 = 1 (kg.m/s2)/N.

M = 29 (kg/kmol). 𝛾 = 1.4

Rg = 8314 (Pa.m3/kmol.K).

T0: nhiệt độ trung bình của đầu vào và đầu ra (K).

P0: áp suất trung bình ở đầu vào và đầu ra (Pa).

P: áp suất tuyệt đối của môi trường bên ngoài (Pa).

 Trường hợp P0 = 5 bar, d = 1 mm


Bảng 7. Các giá trị tính toán cho trường hợp P0 = 5 bar, d0 = 1 mm

29
`
Nhiệt độ Áp suất
Thời Qmm thực Hệ số cản dòng
trung trung bình Qm/C0
gian
tuyệt đối tế C0
bình (kg/s)
(s) (kg/s) thực tế
(K) (Pa)
0 304,3 492500 1,36E-03 8,96E-04 1,52
10 304,475 457500 1,28E-03 8,32E-04 1,54
20 304,225 422250 1,19E-03 7,69E-04 1,54
30 303,8 393750 1,11E-03 7,17E-04 1,54
40 303,5 367750 1,05E-03 6,70E-04 1,56
50 303,225 344000 9,99E-04 6,27E-04 1,59
60 303,2 321750 9,51E-04 5,87E-04 1,62
70 302,825 300500 9,07E-04 5,48E-04 1,65
80 302,7 280500 8,62E-04 5,12E-04 1,68
90 302,625 262000 8,23E-04 4,78E-04 1,72
100 302,6 244500 7,92E-04 4,46E-04 1,78
110 302,5 227750 7,71E-04 4,16E-04 1,85
120 302,475 212250 7,25E-04 3,87E-04 1,87
130 302,4 197000 6,72E-04 3,60E-04 1,87
140 302,4 183250 6,20E-04 3,35E-04 1,85
150 302,475 170000 5,78E-04 3,10E-04 1,86
160 302,5 157250 5,40E-04 2,87E-04 1,88
170 302,55 145250 5,01E-04 2,65E-04 1,89
180 302,625 134000 4,73E-04 2,45E-04 1,94
190 302,675 123250 4,44E-04 2,25E-04 1,97
200 302,7 113250 4,19E-04 2,07E-04 2,03
210 302,775 103000 3,98E-04 1,88E-04 2,12
220 302,8 93500 3,67E-04 1,71E-04 2,15
230 302,875 84750 3,16E-04 1,55E-04 2,04
240 302,925 76250 2,74E-04 1,39E-04 1,97
250 303,025 68250 2,45E-04 1,24E-04 1,97
260 303,075 61000 1,87E-04 1,11E-04 1,68
270 303,2 53500 7,86E-05 9,75E-05 0,81
280 303,25 47250 0 8,61E-05 0,00
290 303,325 41000 0 7,47E-05 0,00
300 303,4 35250 0 6,42E-05 0,00
310 303,525 30500 0 5,56E-05 0,00
320 303,55 25750 0 4,69E-05 0,00
330 303,625 21250 0 3,87E-05 0,00
340 303,75 17500 0 3,19E-05 0,00
350 303,8 14250 0 2,60E-05 0,00
360 303,925 11000 0 2,00E-05 0,00
370 304,05 9000 0 1,64E-05 0,00
380 304,125 13250 0 2,41E-05 0,00
390 304,175 5000 0 9,10E-06 0,00
400 304,25 3500 0 6,37E-06 0,00
C0 trung bình 1,21

30
`
Sự thay đổi của lưu lượng, áp suất, nhiệt độ của dòng theo thời gian được biểu diễn như
sau:

Lưu lượng thực tế theo thời gian


0.0016

0.0014

0.0012
Lưu lượng (kg/s)

0.001

0.0008

0.0006

0.0004

0.0002

0
0 50 100 150 200 250 300 350 400 450
Thời gian (s)

Hình 1. Lưu lượng dòng chảy thực tế theo thời gian

Áp suất thực tế theo thời gian


600000

500000

400000
Áp suất (Pa)

300000

200000

100000

0
0 50 100 150 200 250 300 350 400 450
Thời gian

Hình 2. Sự thay đổi áp suất theo thời gian

31
`

Nhiệt độ theo thời gian


305

Nhiệt độ (K) 304.5

304

303.5

303

302.5

302
0 50 100 150 200 250 300 350 400 450
Thời gian (s)

Hình 3. Sự thay đổi nhiệt độ đầu ra theo thời gian


 Trường hợp P0 = 5 bar, d = 2 mm
Bảng 8. Các giá trị tính toán cho trường hợp P0 = 5 bar, d0 = 2 mm

Nhiệt độ Áp suất Hệ số cản


Thời Qm
trung trung bình Qm/C0 dòng
gian thực tế
bình tuyệt đối (kg/s) C0
(s) (kg/s)
(K) (Pa) thực tế
0 303,875 486250 0,0052478 3,54E-03 1,48E+00
10 303,875 367500 0,0041594 2,68E-03 1,55E+00
20 302,8 279000 0,0033824 2,04E-03 1,66E+00
30 301,575 213250 0,0027812 1,56E-03 1,78E+00
40 300,75 161500 0,0022925 1,18E-03 1,94E+00
50 300,3 121500 0,0018963 8,90E-04 2,13E+00
60 299,825 89000 0,0013829 6,53E-04 2,12E+00
70 299,575 62250 0,0011917 4,57E-04 2,61E+00
80 299,425 41500 0,0009373 3,05E-04 3,08E+00
90 299,425 25750 0,0007477 1,89E-04 3,96E+00
100 299,75 14500 0,0004933 1,06E-04 4,64E+00
110 300 7500 0,0003407 5,50E-05 6,20E+00
120 300,25 3250 0,0001896 2,38E-05 7,96E+00
C0 trung bình 3,16E+00
32
`
Sự thay đổi của lưu lượng, áp suất, nhiệt độ của dòng theo thời gian được biểu diễn như
sau:

Lưu lượng thực tế theo thời


gian
0.006
0.005
0.004
0.003
Qm
0.002 thực tế
(kg/s)
0.001
0
0 50 100 150

Thời gian (s)


Hình 4. Lưu lượng dòng chảy thực tế theo thời gian

Áp suất thực tế theo thời gian


600000

500000

400000
Áp suất (Pa)

300000

200000

100000

0
0 20 40 60 80 100 120 140
Thời gian (s)

Hình 5. Sự thay đổi áp suất theo thời gian

33
`

Nhiệt độ theo thời gian


304.5
304
303.5
303
Nhiệt độ (K) 302.5
302
301.5
301
300.5
300
299.5
299
0 20 40 60 80 100 120 140
Thời gian (s)

Hình 6. Sự thay đổi nhiệt độ đầu ra theo thời gian


b) Thí nghiệm 2:
 Trường hợp d = 1 mm
Bảng 9. Các giá trị tính toán cho trường hợp d0 = 1 mm

Nhiệt độ Áp suất Hệ số
Qm
trung trung bình Qm/C0 cản dòng
tuyệt đối
thực tế
bình (kg/s) C0
(kg/s)
(K) (Pa) thực tế

306,3 503500 0,00148 0,00091 1,62389


304,8 405000 0,00123 0,00074 1,66428
304,325 306500 0,00099 0,00056 1,76622
303,75 204500 0,00078 0,00037 2,09422
303,2 105000 0,00049 0,00019 2,5771
Co trung bình 1,94514

 Trường hợp d = 2 mm

34
`
Bảng 10. Các giá trị tính toán cho trường hợp d0 = 2 mm

Nhiệt độ Áp suất Hệ số cản


Qm
trung trung bình Qm/C0 dòng
bình tuyệt đối thực tế (kg/s) C0
(Pa) (kg/s)
(K) thực tế
306,8 504000 0,00545 0,00091 5,96276
305,8 404000 0,00452 0,00073 6,16533
304,925 305000 0,00364 0,00055 6,5728
304,15 205000 0,00274 0,00037 7,34975
302,775 107000 0,00174 0,0002 8,90824
Co trung bình 6,99178
4. Xác định thể tích bình chứa
Lưu lượng khối lượng thực tế của dòng khí được tính bởi phương trình:
𝑉Δ𝑃𝑀
𝑄𝑚 𝑡ℎ𝑢𝑐 𝑡𝑒 = [4]
𝑅𝑇Δ𝑡
Trong đó:

𝑄𝑚 𝑡ℎ𝑢𝑐 𝑡𝑒 : lưu lượng khối lượng thực tế của dòng khí (kg/s)

V: thể tích của bình chứa (m3)

Δ𝑃: độ giảm áp suất (kPa)

M: khối lượng phân tử của dòng khí (kg/kmol)

R: hằng số khí (R = 8.314 kPa.m3/kmol.K)

T: nhiệt độ trung bình của dòng khí (K)

Δ𝑡: thời gian của sự biến đổi Δ𝑃 (s)

Dựa vào thông số đã có thay vào công thức ta tính được:


Δ𝑃𝑀
𝑉 = 𝑄𝑚 𝑡ℎ𝑢𝑐 𝑡𝑒 ÷
𝑅𝑇Δ𝑡
V ≈ 132 lít.
III. Nhận xét
 Trong các thí nghiệm, ta thấy lưu lượng khối lượng của dòng khí giảm theo thời
gian và tuyến tính.

35
`
 Ta thấy áp suất cũng giảm theo thời gian do khí thoát ra bên ngoài.
 Nhiệt độ thay đổi trong khoảng 5 ℃, chênh lệch không đáng kể nên có thể xem
như nhiệt độ không thay đổi, hay quá trình diễn ra đẳng nhiệt.
 Hệ số C0 tính toán được khá phù hợp so với lý thuyết. Với các loại orifice khác
nhau thì hệ số C0 có sự khác nhau. Với cùng một loại orifice thì giá trị C0 tương
đối giống nhau, nhưng còn phụ thuộc điều kiện thực hiện thí nghiệm.
IV. Câu hỏi thảo luận
Câu 1. Nhận xét các yếu tố ảnh hưởng đến lưu lượng khối lượng khí.
Theo công thức tính lưu lượng khối lượng khí:

2 𝛾+1
2𝑔𝑐 𝑀 𝛾 𝑃 𝛾 𝑃 𝛾
𝑄𝑚 = 𝐶0 𝐴𝑃0 √ [( ) − ( ) ]
𝑅𝑔 𝑇0 𝛾 − 1 𝑃0 𝑃0

Các yếu tố ảnh hưởng đến lưu lượng khối lượng khí:
 Hệ số cản dòng C0
 Tiết diện của oriffice
 Áp suất tuyệt đối phía nguồn
 Áp suất tuyệt đối môi trường bên ngoài
 Khối lượng phân tử của dòng khí
 Nhiệt độ ban đầu của dòng khí
 Hệ số nhiệt dung
Câu 2. Nhận xét các yếu tố ảnh hưởng đến hệ số cản dòng C0
Hệ số cản dòng là một hàm số của Reynolds nên hệ số cản dòng C0 sẽ bị ảnh hưởng bởi
hình dạng của lỗ, khối lượng riêng của lưu chất, vận tốc của lưu chất, đường kính lỗ, độ
nhớt của lưu chất, loại orifice cũng như điều kiện thí nghiệm.
Câu 3. Nhận xét sai số giữa số liệu thí nghiệm và công thức tính toán, nêu nguyên nhân
gây sai số.
Sai số giữa số liệu thí nghiệm và công thức tính toán ở mức chấp nhận được, các giá trí
thực nghiệm và tính toán có ý nghĩa tham khảo

36
`
Nguyên nhân sai số:
 Sai số do lúc đọc giá trị trên video bị lệch thời gian
 Sai số do thao tác thí nghiệm, lúc mở vòi xả khí nhanh hoặc chậm.
 Sai số hệ thống do dụng cụ đo, cảm biến, đường kính orifice, …
 Khi tính toán thì chọn hệ số C0 = 1 để tính giá trị lưu lượng tối đa của dòng,
trên thực tế thí nghiệm hệ số C0 có thể lớn hơn 1.
 Sai số do áp suất ban đầu giữa các lần đo trong cùng một thí nghiệm không
giống nhau, dẫn tới sau những khoảng thời gian nhất định thì áp suất ở các
vị trí đo cũng có sự sai khác.
V. TÀI LIỆU THAM KHẢO
Daniel A. Crowl; Joseph F. Louvar. (2011). Chemical Process Safety: Fundamentals
and Applications, 3rd edition, Prentice Hall PTR

37
`
BÀI 3. ÁP SUẤT HƠI REID

I. Mục tiêu bài thí nghiệm


- Áp suất hơi là một trong các thông số quan trọng để xây dựng mô hình nguồn một
trong những mô hình quan trọng của an toàn hệ thống.
- Bài thí nghiệm hướng dẫn quy trình thực nghiệm xác định áp suất hơi cho các sản
phẩm dễ bay hơi như xăng, dầu thô hoặc các sản phẩm dầu mỏ dễ bay hơi khác.
- Quy trình được trình bày trong bài được dùng cho các hợp chất hoặc các hỗn hợp
có áp suất hơi thấp hơn 180 kPa và có nhiệt độ sôi trên 0°C như xăng hoặc cồn.
II. Hệ thống thiết bị thí nghiệm
Mô tả hệ thống

Hình 1. Hệ thống thiết bị thí nghiệm áp suất hơi Reid


Hệ thống thiết bị thí nghiệm bao gồm các thiết bị sau:
- Buồng chứa mẫu lỏng;
- Buồng chứa hơi;
- Đồng hồ đo áp;
- Bể điều nhiệt.
III. Cơ sở lý thuyết:
38
`
Cho mẫu đã được làm lạnh trước vào bình chứa chất lỏng của dụng cụ đo áp suất hơi.
Sau đó nối với buồng hóa hơi đã được gia nhiệt trước đến 37,8°C trong bể ổn nhiệt. Ngâm
toàn bộ hệ thống vào bể ổn nhiệt ở nhiệt độ 37,8°C cho đến khi áp suất quan sát được trên
dụng cụ đo là không đổi. Đọc chính xác giá trị đo. Giá trị đo này gọi là áp suất hơi Reid.
IV. Tiến hành thí nghiệm
1. Chuẩn bị mẫu:
- Chuẩn bị bể điều nhiệt: Điều chỉnh nhiệt độ của bể điều nhiệt 37,8°C. Nhiệt độ này
đạt được khi dùng nhiệt kế thủy ngân đo nhiệt độ của nước trong hệ thống ổn nhiệt.
Mức nước trong bể điều nhiệt đạt tới gờ chảy tràn của hệ thống điều nhiệt.
- Độ chính xác của phương pháp đo áp suất hơi chịu ảnh hưởng rất lớn của cách thức
bảo quản và chuẩn bị mẫu do đặc tính dễ bay hơi và làm thay đổi thành phần của
mẫu.
- Dụng cụ chứa mẫu có thể tích khoảng 1 lít, mẫu được chứa đầy từ 70 – 80% thể tích.
- Các mẫu lấy ra từ bình chứa chỉ được sử dụng một lần, phần còn lại không được sử
dụng cho lần đo lần thứ hai. Nếu cần thiết thì phải lấy mẫu mới.
- Bảo vệ mẫu tránh tiếp xúc với các nguồn nhiệt trước khi đo.
- Nhiệt độ bảo quản mẫu: mẫu phải được bảo quản ở điều kiện nhiệt độ từ 0 – 1°C.
2. Chuẩn bị thực nghiệm
- Mẫu chỉ được chấp nhận khi thể tích mẫu trong bình chứa từ 70 – 80% thể tích bình
chứa.
- Nhúng hoàn toàn bình chứa mẫu vào bể ổn nhiệt ít nhất 10 phút.
- Nhúng buồng chứa hơi đã lắp đồng hồ đo áp vào bể ổn nhiệt ở 37,8°C ít nhất là 10
phút sao cho khoảng cách từ đỉnh của buồng hơi đến bề mặt thoáng bể ổn nhiệt
không thấp hơn 25,4mm.
3. Quy trình thực nghiệm
- Lấy bình chứa mẫu ra khỏi bể làm lạnh và không được mở nắp bình, gắn ống chuyển
mẫu đã được làm lạnh vào bình chứa mẫu.
- Cho đầy mẫu vào buồng chứa mẫu lỏng. Rút ống chuyển mẫu ra khỏi buồng chứa
mẫu và tiếp tục để cho mẫu chảy hết vào buồng chứa mẫu.
- Ngay lập tức di chuyển buồng chứa hơi ra khỏi bể ổn nhiệt đến buồng chứa mẫu,
tránh làm đổ mẫu. Khi buồng chứa hơi được lấy ra khỏi bể ổn nhiệt thì lắp ngay vào
buồng chứa mẫu tránh làm thay đổi nhiệt độ khối khí bên trong buồng chứa hơi
(37.8°C). Thời gian từ lúc lấy buồng ra khỏi bể ổn nhiệt đến khi lắp hoàn chỉnh thiết
bị không được vượt quá 10s.
39
`
- Lắc mạnh thiết bị đo lên xuống theo chiều thẳng đứng khoảng 8 lần (cho phép mẫu
đi vào buồng chứa hơi). Khi đồng hồ đo áp không tăng nữa thì nhúng thiết bị đo vào
bể ổn nhiệt và duy trì ở 37,8 ± 0,1°C.
- Sau khi ngâm trong bể ổn nhiệt ít nhất 5 phút, đọc chính xác giá trị trên áp kế. Lấy
thiết bị ra khỏi bể và tiếp tục tiến hành lắc như trên và ngâm lại 5 phút trước khi đọc
lại kết quả. Lặp lại quy trình trên đến khi hai lần đọc kề nhau có giá trị không đổi.
Đọc chính xác đến 0,25 kPa.
4. Chuẩn bị thiết bị cho việc kiểm tra kế tiếp
- Làm sạch phần mẫu còn lại trong buồng chứa hơi và buồng mẫu bằng nước ấm có
nhiệt độ trên 32°C, lặp lại quá trình làm sạch này ít nhất 5 lần.
- Rửa sạch buồng chứa mẫu và ống chuyển mẫu bằng naphtha và tráng lại bằng
acetone, sau đó sấy khô. Để buồng chứa mẫu vào bể làm lạnh hoặc tủ lạnh chuẩn bị
cho lần thí nghiệm kế tiếp.
V. Xử lý số liệu – Báo cáo kết quả thí nghiệm
Bảng 1. Kết quả các giá trị đọc được trên áp kế và được xem là áp suất hơi Reid (kPa)
Lần 1 Lần 2 Lần 3 Lần 4 Lần 5 Lần 6 Lần 7 Lần 8 Lần 9
Buồng
20.00 30.00 32.50 37.75 40.00 42.50 42.50 45.00 45.00
1
Buồng
12.00 14.00 15.00 15.75 17.50 18.00 21.50 24.00 24.00
2

VI. Câu hỏi bàn luận


1. Nhiệt độ ảnh hưởng như thế nào đến áp suất hơi Reid?
Trả lời: Nhiệt độ tăng làm tăng áp suất hơi Reid.
2. Lưu chất sử dụng trong bể điều nhiệt lựa chọn dựa trên yếu tố nào?
Trả lời:
- Lưu chất cần có khoảng nhiệt độ phù hợp với ứng dụng của bể điều nhiệt.
- Lưu chất cần có độ ổn định nhiệt độ cao để đảm bảo nhiệt độ trong bể luôn được
duy trì ổn định.
- Lưu chất cần an toàn cho người sử dụng và không gây ảnh hưởng đến mẫu vật.
- Nên chọn loại lưu chất dễ vệ sinh, rẻ tiền.

40
`
3. Tại sao mẫu cần được làm lạnh trước khi tiến hành thí nghiệm?
Trả lời: Vì áp suất hơi của một chất phụ thuộc vào nhiệt độ. Mẫu được làm lạnh sẽ có
áp suất hơi thấp hơn so với mẫu ở nhiệt độ phòng việc làm lạnh sẽ giúp cho kết quả đo
được chính xác hơn.
Ngoài ra còn để giảm thiểu thất thoát hơi do bay hơi vì khi mẫu được làm lạnh, tốc độ
bay hơi của các phân tử sẽ giảm xuống làm cho kết quả đo được chính xác hơn.
VII. Tài liệu tham khảo
ASTM D323-99a, Standard Test Method for Vapor Pressure of Petroleum Products (Reid
Method)

41
`
BÀI 4. XÁC ĐỊNH ĐIỂM CHỚP CHÁY CỐC KÍN (ASTM D 56)

I. Mục tiêu bài thí nghiệm


Thực hành việc xác định điểm chớp cháy cốc kín của dầu DO. Nhiệt độ chớp cháy
là một trong những thông số quan trọng đặc trưng cho nguy cơ cháy và nổ của chất lỏng.
Phương pháp này dùng cho các chất lỏng có điểm chớp cháy < 930C, ngoại trừ bitume lỏng
và các chất lỏng có khuynh hướng tạo thành màng trên bề mặt, được xác định theo tiêu
chuẩn ASTM D 56. Nguyên tắc của phương pháp là mẫu được đặt trong thiết bị thí nghiệm
với nắp đóng và được gia nhiệt ở một tốc độ truyền nhiệt ổn định; một ngọn lửa có kích
thước tiêu chuẩn được đưa vào cốc ở phạm vi qui định. Điểm chớp cháy được ghi nhận là
nhiệt độ thấp nhất mà tại đó dưới tác dụng của ngon lửa thử, hỗn hợp hơi nằm ở phía trên
mẫu đủ để bắt lửa chớp cháy.
II. Thiết bị thí nghiệm
Theo tiêu chuẩn ASTM D 56.
III. Cách tiến hành thí nghiệm
Trong quá trình lấy mẫu, mẫu thí nghiệm phải được giữ ở nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ
chớp cháy dự đoán ít nhất 110C.
Đong 50ml mẫu cho vào cốc và cẩn thận để tránh làm ướt phần cốc phía trên mực
chất lỏng cuối cùng. Phá vỡ bọt khí trên bề mặt mẫu. Lau sạch bề mặt bên trong của nắp
bằng vải sạch hoặc khăn giấy.
Gắn nắp và nhiệt kế vào đúng vị trí. Thắp ngọn lửa thử và điều chỉnh kích thước của
nó bằng với kích thước của hạt gắn trên nắp. Vận hành cơ cấu trên nắp để hướng ngọn lửa
thử vào không gian hơi của cốc và nhanh chóng đóng lại. Thời gian dành cho thao tác
khoảng 1 giây. Nên tránh bất kỳ gây sốc nào trong quá trình thao tác mở và đóng ngọn lửa
thử.
Đối với điểm chớp cháy < 60°C:
Điều chỉnh nhiệt cung cấp để nhiệt độ của mẫu trong cốc thử tăng với tốc độ 1o C
/phút. Khi nhiệt độ của mẫu trong cốc thử thấp hơn 6oC so với nhiệt độ chớp cháy
dự đoán thì bật ngọn lửa thử theo cách mô tả ở trên và lặp lại việc thử sau mỗi lần
mẫu tăng nhiệt độ lên 0.5o C.
Đối với điểm chớp cháy > 60°C:
Điều chỉnh nhiệt cung cấp để nhiệt độ của mẫu trong cốc thử tăng với tốc độ 3o C
/phút. Khi nhiệt độ của mẫu trong cốc thử thấp hơn 6o C so với nhiệt độ chớp cháy
dự đoán thì bật ngọn lửa thử theo cách mô tả ở trên và lặp lại việc thử sau mỗi lần
mẫu tăng nhiệt độ lên 1o C.

42
`
Quan sát việc cung cấp ngọn lửa thử gây ra sự bắt lửa rõ ràng bên trong cốc. Nhiệt
độ quan sát và ghi nhận được của mẫu lúc này là nhiệt độ chớp cháy. Đừng nhầm lẫn giữa
ngọn lửa chớp cháy và quần sang màu xanh nhạt thỉnh thoảng xuất hiện xung quanh ngọn
lửa thử.
Ngưng thí nghiệm và tắt nguồn nhiệt. Nâng nắp lên và lau sạch những chỗ bẩn. Lấy
cốc đựng mẫu ra, đổ mẫu và lau khô.
Chú ý:
 Mẫu phải được để trong bình kín để tránh thất thoát các cấu tử nhẹ.
 Thí nghiệm phải được tiến hành trong điều kiện kín gió.
 Cho hỗn hợp nước và Ethylene glycol với tỉ lệ 1:1 vào buồng trung gian.
Đối với mẫu có điểm chớp cháy nằm trong khoảng 13 ~ 60 oC, có thể sử dụng
nước để thay thế.
 Tốc độ tăng nhiệt của mẫu trong cốc phải được tuân thủ nghiêm ngặt vi đây
là điều kiện để đảm bảo cho sự đúng đắn của kết quả. Tiến hành thí nghiệm
hai lần. Chênh lệch giữa hai lần đo không được quá 10C.
IV. Báo cáo kết quả thí nghiệm
Mẫu thử là DO
Báo cáo kết quả của 2 lần đo
Thí nghiệm Nhiệt độ chớp cháy (oC) Nhiệt độ môi trường (oC)
1 69 31
2 69.5 31
Trung bình 69.25 31

V. Câu hỏi bàn luận


1. Tìm hiểu về tiêu chuẩn chất lượng Việt Nam về điểm chớp cháy tối thiểu của sản
phẩm DO. Mẫu thử có đạt chuẩn về điểm chớp cháy ?
TCVN về điểm chớp cháy cốc kín tối thiểu của DO là 55oC (TCVN 5689:2013).
Vậy mẫu DO đã đạt tiêu chuẩn.
2. Thảo luận mối liên hệ (nếu có) giữa điểm chớp cháy và các thông số phổ biến đặc
trưng cho tính chất của chất lỏng (nhiệt độ sôi, áp suất hơi bảo hòa, khối lượng
riêng, khối lượng phân tử)?
 Nhiệt độ của điểm chớp cháy được xác định dựa theo công thức sau:

43
`

 Trong một hỗn hợp, điểm chớp cháy phụ thuộc vào áp suất hơi của cấu tử dễ
cháy tính khiết.
 Điểm chớp cháy được xác định bằng nhiệt độ mà tại đó áp suất hơi của cấu tử
dễ cháy trong hỗn hợp bằng áp suất hơi của cấu tử đó ở tinh khiết.
 Xét hợp chất hữu cơ trong cùng một nhóm chức: mạch cacbon càng tăng (nghĩa
là khối lượng phân tử càng tăng) thì điểm chớp cháy càng lớn.
VI. Tài liệu tham khảo.
[1] Daniel A. Crowl; Joseph F. Louvar. (2011). Chemical Process Safety: Fundamentals
and Applications, 3rd edition, Prentice Hall PTR

44

You might also like