You are on page 1of 9

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.

HỒ CHÍ MINH
KHOA CÔNG NGHỆ HÓA HỌC-THỰC PHẨM
BỘ MÔN CÔNG NGHỆ HÓA HỌC

BÁO CÁO THÍ NGHIỆM


MÔN HỌC: THÍ NGHIỆM HÓA HỮU CƠ

BÀI 4

KỸ THUẬT SẮC KÝ LỚP MỎNG

ĐIỂM

Ngày thí nghiệm:


Lớp: 221281B Nhóm: 6
Tên: Võ Trọng Kha MSSV: 22128135
CHỮ KÝ GVHD
Tên: Lê Đặng Đăng Khoa MSSV: 22128138
Tên: Ngô Đăng Khoa MSSV: 22128139
Tên: Nguyễn Mạnh Minh MSSV: 22128148

I. CHUẨN BỊ BÀI THÍ NGHIỆM


(Sinh viên phải hoàn thành trước khi trước khi vào PTN làm thí nghiệm)
1) Mục tiêu bài thí nghiệm
 Trình bày được nguyên tắc tách các hợp chất hữu cơ bằng kỹ thuật sắc ký
 Áp dụng được kỹ thuật sắc ký lớp mỏng để phân tích và đánh giá được mức độ sạch của
một mẫu
 Áp dụng được kỹ thuật sắc ký lớp mỏng điều chế để tinh chế hợp chất hữu cơ
 Xác định nhanh thành phần của các hợp chất phức tạp

2) Qui trình tiến hành thí nghiệm


(Sinh viên trình bày bằng hình vẽ hoặc sơ đồ mô tả lại các bước tiến hành thí nghiệm;
các thông số hóa lý của các hóa chất sử dụng)
Tên Cấu trúc MW mp bp Tỷ Tính
hợp chất (oC) (oC) trọng an toàn
Kích ứng mắt và gây
86,1788 dị ứng da. Hít nhiều
−94 68,7 661
n-Hexane g/mol gây nhức đầu, chóng
°C °C kg/m³ mặt, khó thở, sốt
cao, hôn mê.
Chất lỏng và hơi dễ
cháy. Gây kích ứng
Ethyl 88,11 g/ -83,6 77,1 902 mắt nghiêm trọng.
acetate mol °C °C kg/m³ Có thể gây buồn nôn
hoặc chóng mặt.

Gây kích ứng trong


trường hợp tiếp xúc
58,08 -95 ° 56 784 với da và mắt. Chất
Acetone
g/mol C °C kg/m³ lỏng dễ cháy. Hơi
sương gây kích thích
đường hô hấp

Giai đoạn 1: Chuẩn bị vi quản

Dùng hai tay cầm 2 đầu ống vi quản,


dùng các đầu ngón tay vừa se tròn, vừa
hơ nóng đoạn giữa vi quản đến khi
mềm dẻo

Đưa ống vi quản tránh khỏi ngọn lửa


rồi kéo từ từ hai đầu ống ra xa khỏi
nhau

Giữ yên chi đến khi thủy tinh nguội và


đặc cứng lại. Bẻ đôi thu được 2 ống vi
quản
Giai đoạn 2: Chuẩn bị bảng TLC

Chia bảng TLC 20x20 thành 4


phần 20x5 bằng bút chì và thước

Dùng bút chì kẻ một đường thẳng cách


mép dưới 1cm làm điểm xuất phát của
dung môi, cách mép trên 0,5cm làm
điểm kết thúc của dung môi

Dùng bút chì đánh dấu các vị trí


chấm mẫu

Giai đoạn 3: Chuẩn bị dung môi


Đong 10 ml lần lượt 3 hệ dung môi:
- 100% hexan
- Hexan:ethyl acetate (9:1)
- Hexan:ethyl acetate (8:2)

Giai đoạn 4: Thấm mẫu chất lên bảng TLC

Cân khoảng 1g lá mồng tơi cắt nhỏ cho


vào cối sứ nghiền nhuyễn Cho acetone vào rồi khuấy đều

Chấm đầu vi quản vào dung dịch Đợi tầm 30 phút

Chạm nhẹ vào ống vi quản và


nhanh nhấc vi quản rời khỏi TLC
để vết chấm chỉ lan rộng thành
1mm
Giai đoạn 5: Triển khai bảng TLC

Đặt bảng TLC vào bình giải ly,


cạnh đáy của bảng TLC chạm vào
đáy của bình và ngập trong dung
môi (Vạch xuất phát các mẫu
không được chạm vào dung môi)

Đậy nắp bình giải ly và chờ đến


khi mực dung môi dâng lên đến
vạch kết thúc thì nhấc bảng TLC
ra khỏi bình giải ly và sấy khô
bảng TLC

II. KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM


1. Mô tả hiện tượng quá trình giải ly bản mỏng; giá trị Rf của các vết
Khi đặt TLC vào trong bình giải ly có sẳn giấy lọc đã nhúng dung môi ta thấy vết
chấm trên TLC di chuyển, khi mà pha dao động là dung môi trong bình đi qua kéo
theo chất trong mẫu di chuyển theo cơ pha tĩnh silicagel giữ chất phân cực mạnh làm
cho nó đi chậm chất không phân cực đi theo pha động nhanh hơn.
2. Kết quả TLC phân tích định tính.
Dán hình TLC phân tích định tính của mẫu.
- Qua thí nghiệm ta đưa ra nhận xét
+ Đối với hệ dung môi 100% Hexane thì không có vết nào di chuyển lên. Do Hexan là
dung môi không phân cực nên hợp chất bị giữ lại ở pha tĩnh.
Rf = 0
+ Đối với hệ dung môi Hexane : Etylacetate (9 : 1). Có Etylacetate kém phân cực kéo
các thành phần phân cực trong chât xét ở vị trí xuất phát lên trên. Điểm xanh nằm gần
điểm chấm ở xuất phát là điểm phân cực nhất và càng lên cao thì càng kém phân cực.
(Rf)1 = 0.3/3.5=0.085
(Rf)2 = 0.6/3.5=0.171
+ Đối với hệ dung môi Hexane : Etylacetate (8 : 2). Ta thấy vệt xanh dài hơn và rõ hơn
so với hệ dung môi Hexane : Etylacetate (9 : 1) . Do có nhiều Etylacetate kém phân
cực nên có lực kéo mạnh hơn so vói hệ dung môi trên. Điểm xanh nằm gần điểm xanh
nằm gần điểm chấm ở xuất phát là điểm phân cực nhất
(Rf)1 =2.1/3.5=0.6
(Rf)2 =2.6/3.5=0.742857

III. CÂU HỎI


1. Pha tĩnh trong kỹ thuật TLC là chất gì? Cho biết các thông số kỹ thuật của pha
tĩnh trong kỹ thuật TLC?

Pha tĩnh trong kỹ thuật TLC là silica gel G (silicic acid). Các thông số kỹ thuật
của pha tĩnh trong kỹ thuật TLC là:

Tên Cấu trúc MW mp bp Tỷ Tính


hợp chất (oC) (oC) trọng an toàn

58.08 700 Gây kích ứng mắt và


Silica gel 1.710 2.230
da. Gây khó chịu
g/mol °C °C kg/m³ đường hô hấp
2. Tương tác của chất hữu cơ với pha tĩnh và pha động là tương tác gì?- Tương tác
của chất hữu cơ với pha tĩnh và pha động là tương tác lưỡng cực – lưỡng cực và
liên kết hidro.

3. Khi tiến hành TLC một hỗn hợp có chất A và B với hệ dung môi giải ly là
hexane:ethyl acetate (5:5), hai vết A và B tách nhau ra trên bản mỏng, R f (B) =
0,5; Rf (A) = 0,2. Muốn tách A và B ra khỏi nhau bằng CC thì nên chọn dung
môi (hệ dung môi) có độ phân cực như thế nào? Vì sao?

- Muốn tách A và B ra khỏi nhau bằng CC thì nên chọn dung môi (hệ dung
môi) có độ phân cực cao hơn hệ dung môi đang dùng, chúng sẽ kéo các chất
kém phân cực ra trước và các chất phân cực mạnh ra sau. Vì phương pháp sắc
kí cột thực hiện dựa trên nguyên tắc tính phân cực, phân chia hỗn hợp thành pha
động và pha tĩnh để sắc ký.

4. Tiến hành TLC hỗn hợp β-Carotene và Chlorophyll bằng 100% hexane, tại sao
Rf của β-Carotene lại lớn hơn Rf của Chlorophyll? Phải làm gì để tăng R f của
Chlorophyll? Đề nghị dung môi (hệ dung môi) giải ly trên TLC?

- Vì dung môi 100% hexane kém phân cực nên dẫn đến Rf của β-Carotene lại
lớn hơn Rf của Chlorophyll. Để tăng Rf của Chlorophyll cần thay đổi hệ dung
môi có tính phân cực mạnh hơn 100% hexane. Một số dung môi (hệ dung môi)
giải ly trên TLC là: hexane:ethyl acetate (9:1) hoặc (8:2); aceton:ethyl acetate
(9:1),…

5. Giả sử một hỗn hợp phản ứng có hai tác chất ban đầu là A và B. A phân cực
hơn B. Tiến hành phản ứng sau 2 giờ, chúng ta có thể dùng kỹ thuật TLC để
kiểm tra tiến trình phản ứng được không? (có sản phẩm hay chưa? A và B còn
hay đã phản ứng hết? Giả sử sản phẩm C phân cực hơn A và B và dung môi X
có thể tách tốt cả 3 chất A, B và C, so sánh giá trị R f của từng chất trên bản
mỏng?
- Có thể dùng kỹ thuật TLC để kiểm tra tiến trình phản ứng của A và B sau 2h
phản ứng vì chất A và B có độ phân cực khác nhau.
- Nếu A và B đã phản ứng hết để tạo thành sản phẩm C, thì sản phẩm C sẽ xuất
hiện trên bản sắc ký. Nếu A và B chưa phản ứng hoàn toàn, chúng sẽ xuất hiện
trên bản sắc ký cùng với sản phẩm C.
- Giả sử sản phẩm C phân cực hơn A và B và dung môi X có thể tách tốt cả 3
chất A, B và C thì Rf C > Rf A > Rf B.

6. Một sinh viên chấm một mẫu chất chưa biết trên bảng TLC và triển khai bảng
trong dung môi dichloromethane. Chỉ có 1 vết xuất hiện với Rf=0.95. Điều này
có thể khẳng định chất trên là tinh khiết không ? Cần làm gì để xác định độ tinh
khiết của mẫu ?

Chỉ có 1 vết xuất hiện với R f=0.95 không thể khẳng định chất trên là chất tinh
khiết. Để xác định độ tinh khiết của mẫu, cần phải thực hiện các bước sau:
- Vì Rf quá cao gần bằng 1 nên ta cần giảm độ phân cực của dung môi, bằng
cách thay bằng dung môi có độ phân cực kém hơn.
- Thử nghiệm bảng TLC với nhiều hệ dung môi có tính phân cực giảm dần.
Nếu thấy có nhiều vết hiện trên bảng TLC thì mẫu vẫn còn lẫn tạp chất, còn
nếu chỉ có 1 vết thì ta có thể nói rằng mẫu trên tinh khiết.

7. Hai bạn sinh viên A và B được giao mỗi người một mẫu chất chưa biết. Cả hai
mẫu đều là không màu. Cả hai sinh viên đều dùng bảng TLC điều chế thương
mại như nhau và triển khai cùng hệ dung môi giải ly. Mỗi người đều thu được
kết quả là một vết với Rf=0.75. Làm cách nào để chứng minh hai mẫu đó là
một?

- Thử nghiệm bảng TLC với 3 hệ dung môi khác nhau.


- Triển khai nhiều lần trong hệ dung môi giải ly có độ phân cực thấp => quan sát
và đưa ra nhận xét về vết và Rf. Sau đó đem bảng TLC ra làm khô rồi triển khai
bảng TLC thêm lần nữa xem có sự khác nhau hay không.
- Triển khai hai chiều, triển khai TLC theo 1 chiều trong hệ dung môi giải ly.
Đem ra làm khô rồi triển khai theo chiều còn lại trong hệ dung môi khác.
- Nếu thấy chỉ có xuất hiện 1 vết thì A và B là hai chất giống nhau và ngược lại.
8. Cho một mẫu là hỗn hợp gồm biphenyl, benzoic acid và benzyl alcohol. Mẫu
được chấm trên bảng TLC và triển khai với hệ dung môi giải ly
dichloromethane–cyclohexane. Hãy dự đoán và so sánh Rf của các vết trong
mẫu trên. Gợi ý: xem Table 19.3.
- Rf biphenyl > Rf benzyl alcohol > Rf benzoic acid

9. Hãy tính Rf của một vết di chuyển 5.7 cm với dung môi di chuyển 13 cm.
- Rf = 5.7/13 = 0.4385 cm

10. Một sinh viên chấm một mẫu chất chưa biết trên bảng TLC và triển khai trong
dung môi pentane. Chỉ có 1 vết xuất hiện với R f=0.05. Điều này có thể khẳng
định chất trên là tinh khiết không ? Cần làm gì để xác định độ tinh khiết của
mẫu ?

- Chỉ có 1 vết xuất hiện với Rf=0.05 không thể khẳng định chất trên là chất tinh
khiết. Để xác định độ tinh khiết của mẫu, cần phải thực hiện các bước sau:

1.Tách chất cần kiểm tra ra khỏi các tạp chất.


2.Tiến hành sắc ký lớp mỏng (TLC) với dung môi phù hợp.
3.Quan sát số lượng và vị trí các vết xuất hiện trên bảng TLC.
4.So sánh với các chuẩn độ tinh khiết đã biết để xác định độ tinh khiết của mẫu.
11. Một chất không màu chưa biết được chấm trên bảng TLC và triển khai trong
một dung môi phù hợp. Vết không xuất hiện khi dùng đèn UV hoặc hơi iodine.
Bạn cần làm gì để hiện vết nếu hợp chất này là:
a) Alkyl halide dùng thuốc thử
b) Ketone dùng thuốc thử 2,4-dinitrophenylhydrazine để hiện vết với màu
vàng và cam.
c) Amino acid dùng thuốc thử Ninhydrin.
d) Đường dùng thuốc thử Ferric chloride.

You might also like