You are on page 1of 2

TRẢ LỜI CÂU HỎI

Câu 1 : Nêu sự phụ thuộc của độ tan vào nhiệt độ. Giải thích

 Độ tan của một chất tăng khi nhiệt độ tăng nếu quá trình hòa tan đó là thu nhiệt.
Ví dụ: NH4Cl, KNO3, ... tan nhiều khi đun nóng.
Câu 2 : Muối ăn NaCl có thể được sản xuất từ nước biển bằng phương pháp kết tinh. Hãy áp dụng quy
trình kết tinh trong phòng thí nghiệm để giải thích quy trình sản xuất muối ăn từ nước biển. Hãy tìm
một ví dụ khác về ứng dụng của kỹ thuật kết tinh.

 Dưới ánh nắng và gió, nước biển tăng nồng độ cho đến khi muối bão hòa và chuyển sang siêu
bão hòa (sự kết tinh xảy ra khi nồng độ của một hóa chất vượt quá độ hòa tan trong dung môi
cụ thể). Ở trạng thái siêu bão hòa, các tinh thể muối lớn bị kết tủa chậm ở đáy. (Sự hình
thành tinh thể bắt đầu xảy ra bằng cách thêm vào một tinh thể hạt hoặc sự hiện diện của một
bất thường lên bề mặt của vật chứa).
 Ví dụ khác : Làm mũi khoan địa chất, dao cắt kính …
Câu 3 : Giả sử chất cần tinh chế và tạp chất có độ tan tương tự nhau trong dung môi thực hiện kết
tinh, ở cả nhiệt độ cao và nhiệt độ thấp. Giải thích tại sao kỹ thuật kết tinh chỉ hiệu quả khi lượng tạp
chất là không đáng kể so với chất cần tinh chế trong phương pháp này.

Trong thí nghiệm này, A là chất cần tinh chế và B là tạp chất đều có cùng độ hòa tan là 1 g/100 mL ở
20°C và 10 g/100 mL ở 100°C). Sau lần kết tinh thứ nhất, mỗi chất đều mất đi 1 g và vẫn còn tạp chất
nên tiếp tục kết tinh lần thứ hai, lúc này chất tạp chất đã biến mất hoàn toàn và đã tinh chế được chất
A. Tuy nhiên khối lượng chất tinh chế đã hụt đi so với ban đầu. Điều này chứng tỏ, khi cả chất tinh
chế và tạp chất đều có cùng độ tan, lượng tạp chất càng ít thì chất tinh chế thu được sẽ càng nhiều so
với hợp chất ban đầu.
Câu 4 : Vì sao khoảng nhiệt độ nóng chảy càng lớn thì hợp chât càng kém tinh khiết ?

 Một tạp chất như đã nêu ở trên phá vỡ lực mạng tinh thể và cần ít năng lượng nhiệt hơn để
làm cho hợp chất nóng chảy. Tạp chất cũng làm tăng phạm vi điểm nóng chảy vì hợp chất
không đồng nhất và các khu vực khác nhau sẽ bắt đầu nóng chảy trước các khu vực tinh khiết
hơn trong chất rắn. Tạp chất phá vỡ mạng tinh thể và làm cho lực giữa các phân tử bị suy yếu,
do đó làm cho độ nóng chảy giảm xuống.
Câu 5 :Tại sao khi quan sát nhiệt độ trên nhiệt kế trong thí nghiệm đo nhiệt độ nóng chảy bắt buộc
phải đeo kính bảo hộ?

 Bởi vì các hợp chất hữu cơ có khả năng dễ cháy, thậm chí là chất độc hại hoặc chất gây kích
ứng,… .Nếu như tai nạn xảy ra sẽ dẫn đến các hậu quả tồi tệ cho mắt của chúng ta. Vì vậy,
cần mang kính để có được sự bảo vệ tốt nhất cho chính bản thân.
Câu 6 : Một sinh viên kiểm tra độ hòa tan của một chất rắn để lựa chọn dung môi kết tinh. Các dung
môi sinh viên sử dụng lần lượt là nước, hexane, benzene và toluene. Sau khi thí nghiệm kết thúc,
không thể lựa chọn được dung môi để kết tinh. Giải thích.

 Dung môi có thể được chia thành hai loại: phân cực và không phân cực. Vì vậy, ta có hexan,
benzen, toluen là các dung môi không phân cực, còn lại nước là dung môi phân cực. Chúng ta
chưa biết được rằng chất rắn thuộc loại chất phân cực hoặc không phân cực, do tính chất phân
cực và không phân cực giữa chất rắn và dung môi nên không thể lựa chọn được dung môi để
kết tinh.
Câu 7 : Khi vừa cho than hoạt tính vào dung dịch nóng trong thí nghiệm kết tinh thì sinh viên nhận ra
rằng mình thực hiện bước này không cần thiết vì dung dịch không có màu. Gặp trường hợp đó nên
làm gì tiếp theo?

 Ta cần phải loại bỏ ngay để tránh quá trình hấp thụ các chất của than hoạt tính bằng cách lọc (
thêm chất lọc để quá trình diễn ra dễ dàng hơn).
Câu 8: Khi đang tiến hành giai đoạn lọc nóng trong thí nghiệm kết tinh, sinh viên nhận thấy có nhiều
tinh thể xuất hiện trên phễu. Gặp tình huống đó nên xử lý thế nào?

 Ta cần cho các tinh thể trên phễu vào bình dung môi nóng, khi đó thì chất ta cần tinh chế sẽ
tan trong dung môi nóng còn các chất cặn thì không tan. Sau đó ta tiến hành lọc nóng một lần
nữa, các chất cặn sẽ bị cản lại bằng giấy lọc, chúng ta thu được các chất cần tinh chế.
Câu 9: Khi chuẩn bị tiến hành thí nghiệm đo nhiệt độ nóng chảy sinh viên phát hiện ra phòng thí
nghiệm đã hết glycerol (môi chất sử dụng trong ống Thiele). Có thể dung chất nào khác để thay thế
không?

 Có thể dùng chất khác để thay thế, ví dụ như là: axit sunfuric đặc, dầu silicon…
Câu 10 : Sinh viên tiến hành thí nghiệm kết tinh với 2g chất rắn ban đầu chỉ thu được 0.5g sản phẩm.
Cho biết những nguyên nhân có thể ảnh hưởng đến hiệu suất kết tinh và đề nghị biện pháp khắc phục.

 Quá trình kết tinh bị ảnh hưởng bởi các điều kiện vật lý của dung dịch, độ hòa tan của dung
dịch, sự hiện diện của tạp chất, sự tạo mầm độ bão hòa của dung dịch và mức độ siêu bão hòa,
sự phát triển tinh thể, bao gồm thành phần dung dịch, pH và nhiệt độ. Cần lưu ý các yếu tố
ảnh hưởng để đề ra biện pháp tốt nhất.

You might also like