You are on page 1of 32

MỤC LỤC

I. TRÍCH YẾU...........................................................................................................................................1
1. Mục đích...........................................................................................................................................1
2. Nội dung và yêu cầu thí nghiệm.......................................................................................................1
3. Sơ lược phương pháp thí nghiệm......................................................................................................2
4. Kết quả thí nghiệm...........................................................................................................................2
II. LÝ THUYẾT THÍ NGHIỆM.................................................................................................................3
1. Phương trình cân bằng nhiệt.............................................................................................................4
2. Hệ số truyền nhiệt tổng quát.............................................................................................................5

3. Hệ số trao đổi nhiệt đối lưu (hệ số cấp nhiệt) phía dòng nước lạnh chảy trong ống (N hay T).....6
4. Hệ số cấp nhiệt phía hơi nước ngưng tụ...........................................................................................8
III. DỤNG CỤ, THIẾT BỊ VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM...........................................................9
1. Dụng cụ và thiết bị thí nghiệm.........................................................................................................9
2. Phương pháp thí nghiệm.................................................................................................................11
IV. KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM................................................................................................................13
1. Các bảng kết quả............................................................................................................................13
2. Đồ thị biểu diễn..............................................................................................................................17
V. BÀN LUẬN..........................................................................................................................................19
1. Lí do khi thí nghiệm với vị trí tấm chảy tràn ở mức “0” nước vẫn chảy ra.....................................19
2. Nhận xét về mức độ tổn thất nhiệt trong bài...................................................................................20
3. Nhận xét và giải thích về ảnh hưởng của vị trí tấm chảy tràn lên các hệ số α tr, αng và K.................20
4. So sánh và giải thích mối tương quan giữa giá trị tính toán và giá trị thực nghiệm của hệ số cấp
nhiệt phía nước trong ống, phía nước ngưng tụ ngoài ống và hệ số truyền nhiệt tổng quát:...................24
5. Nhận xét ảnh hưởng của nhiệt trở lên thành ống............................................................................25
6. Nhận xét về độ tin cậy của kết quả thí nghiệm, ước lượng sai số và nêu nguyên nhân sai số.........26
VI. PHỤ LỤC.........................................................................................................................................27
1. Tính toán: Xử lý sơ bộ kết quả đo..................................................................................................27
2. Tính toán: Xác định các thông số phục vụ tính toán.......................................................................28
3. Tính toán: Xác định nhiệt lượng, tổn thất nhiệt..............................................................................29
4. Tính toán: Xác định các hệ số cần thiết..........................................................................................29
VII. TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................................30
I. TRÍCH YẾU
1. Mục đích
- Giúp sinh viên củng cố kiến thức lý thuyết về sự truyền nhiệt đối lưu.
- Giúp sinh viên làm quen với cấu tạo, nguyên lý hoạt động của thiết bị và phương pháp
thí nghiệm về sự trao đổi nhiệt đối lưu.
- Khảo sát thực nghiệm hệ số cấp nhiệt ở dòng lưu chất không có biến đổi pha và dòng
lưu chất có biến đổi pha với chế độ ngưng tụ chảy màng trong hai trường hợp: đối lưu tự
nhiên và đối lưu cưỡng bức.
- So sánh hệ số cấp nhiệt và truyền nhiệt lý thuyết với hệ số cấp nhiệt và truyền nhiệt thực
nghiệm.
- Thiết lập cân bằng nhiệt lượng trong quá trình trao đổi nhiệt đối lưu.
2. Nội dung và yêu cầu thí nghiệm
a. Nội dung
Ở bài thí nghiệm này, cần đo các đại lượng sau:
- Nhiệt độ vào và ra của dòng lạnh (nước chảy trong ống)
- Nhiệt độ vách ngoài của ống truyền nhiệt (thành ống phía hơi nước ngưng tụ) tại các vị
trí tương ứng với đầu vào và đầu ra của dòng lạnh.
- Nhiệt độ, lượng nước ngưng tụ chảy ra và thời gian đo lượng nước ấy.
- Lượng nước chảy trong ống đứng và thời gian đo lượng nước ấy.
- Áp suất hơi bão hoà ngưng tụ trong buồng thí nghiệm.
b. Yêu cầu
- Sinh viên phải nắm vững lý thuyết và hiểu rõ cấu tạo, nguyên lý hoạt động của thiết bị
cũng như phương pháp thí nghiệm trước khi tiến hành thí nghiệm.
- Thí nghiệm phải có ít nhất 4 người thực hiện để vận hành thiết bị và đo các đại lượng
cần thiết.
- Nếu vì lý do nào đó không thực hiện được đầy đủ các bài thí nghiệm theo yêu cầu của
bài thí nghiệm thì tối thiểu phải thí nghiệm với vị trí tấm chảy tràn ở các mức: 0; ½; 1; 1
½.
- Thí nghiệm phải tiến hành ở chế độ truyền nhiệt ổn định.

1
3. Sơ lược phương pháp thí nghiệm
- Chuẩn bị dụng cụ và điều kiện thí nghiệm.
- Chuẩn bị cấp nước lạnh
- Chuẩn bị cấp hơi nước
- Tiến hành thí nghiệm
- Chuyển thí nghiệm
- Kết thúc thí nghiệm.
4. Kết quả thí nghiệm
Bảng 1: Kết quả thí nghiệm
Vò trí taám chaûy traøn (inch)
STT Caùc ñaïi löôïng ño
0 ¼ ½ ¾ 1 1¼ 1½
1 t1 (oC) 32 32 31 32 31 31 30
2 t2 (oC) 100 74 61 99 101 101 96
3 t3 (oC) 69 45 37 66 56 52 44
4 t4 (oC) 89 58 63 102 99 97 84
5 Nhieät ñoä theo T3 (oF) 210 209 210 205 205 205 205
6 Nhieät ñoä theo T2 (oF) 240 240 242 238 235 238 240
7 Aùp suaát theo P3 (PSI) 11 12 11 11 11 11 11
8 Aùp suaát theo P2 (PSI) 12 13 12,8 12,5 12 12 12,5
9 Löôïng nöôùc ngöng V1(ml) 29,5 27,5 16 21 23 18,0 19,0
Thôøi gian ño löôïng nöôùc
10 85 90 75 68 48 75,0 85,0
ngöng T1 (s)
Nhieät ñoä nöôùc ngöng t’C
11 58 64 49 54 72 63 58
(oC)
Löôïng nöôùc chaûy trong
12 700 700 700 700 700 700 700
oáng V2 (ml)
Thôøi gian ño nöôùc chaûy
13 93 116 68 65 39,37 38,76 34,7
trong oáng T2 (s)

2
Nhận xét:
Ở chế độ đối lưu cưỡng bức, vị trí ống chảy tràn càng cao thì lưu lượng nước ngưng tụ
và lưu lượng nước chảy trong ống càng cao.
Ở vị trí tấm chảy tràn cao nhất, nhiệt độ lớp ngoài và lớp trong của ống gần như không
có chênh lệch lớn như các trường hợp khác
II. LÝ THUYẾT THÍ NGHIỆM
- Sự truyền nhiệt giữa hơi nước bão hòa ngưng tụ trên bề mặt ngoài ống đứng với
dòng nước lạnh chảy trong ống là một dạng truyền nhiệt được đặc trưng bởi 2 quá
trình: trao đổi nhiệt đối lưu trong trường hợp có biến đổi pha (hơi nước bão hòa
ngưng tụ trên bề mặt ống đứng) và trao đổi nhiệt đối lưu ở dòng lưu chất không có
biến đổi pha (dòng nước lạnh chảy trong ống). Bỏ qua nhiệt trở thành ống.
- Sự ngưng tụ hơi nước ở thiết bị thí nghiệm được xem như sự ngưng tụ với màng
chảy xếp lớp (chảy màng).
- Dòng nước lạnh chảy trong ống đứng (gọi tắt là dòng lạnh)
được thực hiện với 2 chế độ chảy: chuyển động tự nhiên
và chuyển động cưỡng bức.
- Sơ đồ cơ chế truyền nhiệt đối lưu được biểu diễn ở hình 1.
V, C : bề dày thành ống và bề dày màng nước ngưng tụ, m.
dtr, dng : đường kính trong và ngoài ống, m.
Ftr, Fng : diện tích bề mặt bên trong và bên ngoài ống đứng có
chiều cao H, m2.
ts : nhiệt độ hơi nước bão hòa, oC.
tN : nhiệt độ trung bình của nước trong ống, oC.
tVtr, tVng : nhiệt độ trung bình của vách trong và vách ngoài
ống, oC.
C = ng : hệ số cấp nhiệt phía hơi nước ngưng tụ (phía lưu chất bên ngoài), W/m2.K
N = tr : hệ số cấp nhiệt phía nước lạnh (phía lưu chất trong ống), W/m2.K
q : mật độ dòng nhiệt truyền qua vách, W/m2.

3
1. Phương trình cân bằng nhiệt
Nhiệt lượng dòng nước lạnh nhận được:
Q1 = GNCPN(t3 – t1), W (1)
Nhiệt lượng tỏa ra khi hơi nước ngưng tụ:
Q2 = GC[r + CPC(tS - )], W (2)
Trong trường hợp truyền nhiệt ổn định và không có tổn thất nhiệt, ta có phương trình
cân bằng nhiệt sau:
Q = Q1 = Q2 = GNCPN(t3 – t1) = GC[r + CPC(tS - )] (3)
Trong đó:
GN, GC : lưu lượng khối của dòng nước trong ống và dòng nước ngưng tụ, kg/s.
t1, t3 : nhiệt độ đầu và cuối của dòng nước chảy trong ống, oC
tS : nhiệt độ hơi nước bão hòa ngưng tụ ở áp suất thí nghiệm, oC
: nhiệt độ trung bình của nước ngưng tụ, oC

, oC (4)

Trong đó:
 t’C: nhiệt độ nước ngưng tụ chảy ra (trong thực tế t’ C là nhiệt độ quá lạnh của nước
ngưng tụ), oC
 CPN: nhiệt dung riêng của nước chảy trong ống, xác định ở nhiệt độ trung bình của nước,
J/(kg.K)

, oC (5)

Trong đó:
 CPC : nhiệt dung riêng của nước sau khi ngưng tụ ở nhiệt độ , J/(kg.K)
 r : ẩn nhiệt ngưng tụ của hơi nước bão hòa ở nhiệt độ tS, J/kg
- Sự cân bằng nhiệt cũng có thể được thực hiện bằng phương trình truyền nhiệt đối lưu ở
chế độ ổn định và không có tổn thất nhiệt:
Q = Q’1 = Q’2
Trong đó:

4
Q’1 = qtrFtr = tr(tVtr - )Ftr, W

, (W/m2.K) (6)

Q’2 = qngFng = ng(tS - tVng)Fng, W

, W/(m2.K) (7)

Theo lý thuyết:
Q’1 = Q’2 = Q1 = Q2 = Q
Từ 2 công thức (6) và (7) có thể xác định hệ số cấp nhiệt thực nghiệm phía dòng lạnh
trong ống (tr) và hệ số cấp nhiệt phía hơi nước bão hòa ngưng tụ trên bề mặt ngoài ống
(ng).
- Trong trường hợp nhiệt trở của vách truyền nhiệt không đáng kể (ống đồng có hệ số dẫn
nhiệt lớn: V = 1272 W/(m.K) và thành ống mỏng), ta có:

, oC (8)

Trong đó:
 : nhiệt độ trung bình tại vách trong và vách ngoài ống truyền nhiệt, oC
 t2, t4: nhiệt độ tại thành ngoài ở đầu vào (đầu dưới) và đầu ra (đầu trên) của ống, oC

2. Hệ số truyền nhiệt tổng quát

, W/(m2.K) (9)

Q : nhiệt lượng tính theo công thức (1)

,K (10)

3. Hệ số trao đổi nhiệt đối lưu (hệ số cấp nhiệt) phía dòng nước lạnh chảy trong ống
(N hay T)
- Hệ số cấp nhiệt N (hay tr) được xác định tùy thuộc vào dạng trao đổi nhiệt (đối lưu tự
nhiên hay đối lưu cưỡng bức) và chế độ chảy của dòng lưu chất: chảy xếp lớp (chảy
5
màng), chảy rối hay chế độ chuyển tiếp.
- Dòng lưu chất đối lưu tự nhiên hay cưỡng bức có thể phân biệt dựa theo giá trị của tỷ số

Dòng lưu chất chuyển động cưỡng bức

Vùng quá độ

Dòng lưu chất chuyển động tự nhiên

Ở đây: (11)

Với:
: vận tốc dòng, m/s
 : độ nhớt động học của lưu chất, m2/s
 : khối lượng riêng của lưu chất, kg/m3
a. Trường hợp đối lưu nhiệt tự nhiên
- Hệ số cấp nhiệt N (hay tr) ở trường hợp đối lưu tự nhiên được xác định từ chuẩn số
Nusselt (Nu):

(12)

Trong đó:

6
- Các thông số vật lý của nước được xác định ở nhiệt độ trung bình: , oC

b. Trường hợp đối lưu nhiệt cưỡng bức

- Ở chế độ chảy màng (Re < 2300) với Re.Pr. >10:

(13)

- Các thông số vật lý được xác định ở nhiệt độ trung bình , oC. Riêng Vtr được

xác định ở nhiệt độ trung bình của vách trong tVtr.

- Ở chế độ chuyển tiếp (2300 < Re < 10000) với 0,7 < Pr < 120 và < 50 :

Nu = 0,023Re0,8Pr1/3 (14)
- Nếu bỏ qua ảnh hưởng của lực nâng với dòng chảy ta có thể áp dụng công thức của
Mikhaev để tính Nu*:

(15)

- Giá trị thực nghiệm của M được cho trong bảng sau:
Re.10-3 2,2 2,3 2,5 3 3,5 4 5 6 7 8 9 10
M 2,2 3,6 4,9 7,5 10 12,2 16,5 20 24 27 30 33

4. Hệ số cấp nhiệt phía hơi nước ngưng tụ.


- Hệ số cấp nhiệt trong trường hợp ngưng tụ hơi tinh khiết bão hòa được xác định tùy
thuộc vào chế độ chảy của dòng lỏng ngưng tụ.
- Các trường hợp chất ngưng tụ chảy màng, hệ số cấp nhiệt khi ngưng tụ hơi tinh khiết
trên bề mặt ống đứng được xác định theo công thức lý thuyết của Nusselt (xác lập bằng
phương pháp giải tích):

(16)

7
Ở đây: ,K

- Các thông số vật lý được xác định ở nhiệt độ trung bình , oC.

- Riêng rS được xác định ở nhiệt độ tS đối với hơi nước bão hòa.
- Công thức (16) có thể biến đổi về phương trình tiêu chuẩn đồng dạng sau:

= (17)
Ở đây:

là chuẩn số đồng dạng của Kutalelagze.

- Trường hợp nước ngưng tụ chảy màng không phụ thuộc vào vận tốc (tức không phụ
thuộc vào Re), hệ số cấp nhiệt phía hơi nước ngưng tụ chảy màng có thể xác định từ
chuẩn số Nu theo công thức thực nghiệm sau đây:

(18)

Khác với công thức (16) ở đây các thông số vật lý được xác định ở nhiệt độ tS.

Riêng PrVng xác định ở nhiệt độ trung bình của vách ngoài , oC.

III. DỤNG CỤ, THIẾT BỊ VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM


1. Dụng cụ và thiết bị thí nghiệm.
 Hệ thống thí nghiệm đối lưu nhiệt gồm có:
- Ống truyền nhiệt.
- Bình chứa nước.
- Nồi hơi.
- Bình chảy tràn.
- Hệ thống van và ống nối
8
- Hệ thống dụng cụ đo nhiệt độ, áp suất.
- Hệ thống cấp nước
- Nút điều khiển điện trỏ, núm điều chỉnh nhiệt độ và bộ phận điều chỉnh vị trí tấm chảy
tràn.
 Ống truyền nhiệt đặt đứng có kích thước sau:
- Chiều cao : H = 60,96 cm
- Đường kính ngoài : dng = 15,8 mm
- Đường kính trong : dtr = 13,8 mm
- Bề dày thành ống : 1mm
- Hệ số dẫn nhiệt của ống đồng :v = 1272 W/(m.K)

9
10
2. Phương pháp thí nghiệm
a. Chuẩn bị
 Chuẩn bị dụng cụ và điều kiện thí nghiệm
- Chuẩn bị ống nghiệm đo nước ngưng tụ
- Chuẩn bị ống nghiệm đo lượng nước chảy trong ống
- Chuẩn bị nhiệt kế đo nhiệt độ nước ngưng tụ chảy ra
- Chuẩn bị một đồng hồ bấm giây để đo thời gian nước chảy trong ống và thời gian nước
ngưng
- Kiểm tra nguồn điện, nguồn nước và dụng cụ đo trên thiết bị thí nghiệm
 Chuẩn bị nước cấp lạnh
- Khóa các van V1, V4, S1 và mở các van V2 và V5.
- Điều chỉnh tấm chảy tràn ở vị trí mong muốn theo yêu cầu của bài thí nghiệm.
- Mở van V1 và điều chỉnh để giữ mực nước ổn định ở bình chảy tràn sao cho vòng nước
màu trắng giữa tấm chảy tràn và bóng của nó càng mỏng càng tốt.
 Chuẩn bị cấp hơi nước.
- Khóa các van: S1, S3, S5, V3, V6, V8.
- Mở van S4 xả hết nước ngưng dư rồi khóa lại.
- Mở van V7.
- Cho nước vào bình chứa đến ¾ chiều cao bình và mở nắp bình. Mở van V 8 cấp nước cho
nồi đun và khóa van V8 khi mực nước trong nồi đun đạt 2/3 chiều cao ống chỉ mức (ngang
vạch thủy).
- Đóng van V7.
- Cấp điện cho bộ điện trở đun nước R1 cho đến khi áp suất trong nồi đun đạt khoảng 15
PSI thì tiến hành thí nghiệm. Nếu áp suất vượt quá 15 PSI thì tắt điện trở và xả từ từ van
S5.
b. Tiến hành thí nhiệm
1) Điều chỉnh dòng nước lạnh chảy trong ống theo yêu cầu của bài thí nghiệm.
2) Khi áp suất trong nồi đun đạt 15 PSI, mở hoàn toàn van V 7 và mở từ từ van V6 và điều
chỉnh để áp suất hơi đi vào buồng thí nghiệm khoảng 10 PSI. Van V 6 phải mở để đủ hơi

11
ngưng tụ trên bề mặt ống truyền nhiệt và áp suất trong buồng thí nghiệm xấp xỉ bằng với
áp suất khí quyển.
3) Khi quá trình truyền nhiệt đạt chế độ ổn định, tiến hành đo đồng loạt các đại lượng:
- Lượng nước ngưng tụ trong một khoảng thời gian nhất định và nhiệt độ của nước ngưng
tụ (t’C).
- Lượng nước chảy trong ống trong ống trong một khoảng thời gian nhất định.
- Nhiệt độ t1, t2, t3, t4 (đồng hồ hiện số) (oC).
- Áp suất hơi trong nồi hơi (áp kế P2) (PSI).
- Nhiệt độ của hơi trong nồi hơi (đồng hồ đo nhiệt độ T2) (oF).
- Nhiệt độ hơi vào buồng ngưng tụ T3 (oF)
- Áp suất hơi trước khi qua van V6 P3 (PSI) (thường điều chỉnh khoảng 10(PSI)
- Trong khi đo thường xuyên quan sát mức nước trong bình chảy tràn (do nước cung cấp từ
hệ thống là sử dụng bồn cao vị và cung cấp cho rất nhiều nơi sử dụng nên không ổn định)
và mức nước trong nồi hơi (tránh hết nước làm cháy điện trở và gây nổ).
c. Ngừng thí nghiệm để chuyển sang thí nghiệm khác
- Sau khi đo xong nếu nước trong nồi đun còn thì chỉnh chế độ tấm chảy tràn tiếp theo và
chờ áp suất trong nồi đun lên đến 15 PSI thì tiến hành tiếp, còn nếu hết nước thì đóng
công tắc điện trở, đóng các van V 6, V7, mở van xả hơi S5 cho đến khi đồng hồ đo áp suất
trong nồi đun là 0 thì khóa van S5 rồi nạp nước vào bình chứa. Mở van V8 cấp nước cho
nồi hơi rồi khóa van V8 lại. Mở điện trở và chờ áp suất trong nồi hơi lên 15 PSI rồi tiến
hành thí nghiệm.
- Trong lúc chờ áp suất nồi đun tăng lên đến 15 PSI thì mở vòi xả S 4 để xả hết nước nóng
rồi khóa vòi S4 lại.
- Các thí nghiệm được tiến hành với các vị trí ống chảy tràn như sau:
 Vị trí “0”: đối lưu tự nhiên.
 Vị trí “½, ¾, 1, 1½”: đối lưu cưỡng bức.
d. Kết thúc thí nghiệm
Trình tự thao tác khi kết thúc thí nghiệm:
1) Đóng điện trở
12
2) Xả hơi
3) Ngắt cầu dao điện cho nồi hơi.
4) Ngắt điện cho đồng hồ đo nhiệt độ hiện số.
5) Khóa van nguồn nước.
6) Xả nước ngưng trong buồng trao đổi nhiệt
7) Khóa và mở các van đúng như hiện trạng trước khi làm thí nghiệm.
IV. KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM
1. Các bảng kết quả
Bảng kết quả đo

Vị trí tấm chảy tràn (inch)


STT Các đại lượng đo
0 ¼ ½ ¾ 1 1¼ 1½
1 t1 (oC) 32 32 31 32 31 31 30
2 t2 (oC) 100 74 61 99 101 101 96
3 t3 (oC) 69 45 37 66 56 52 44
4 t4 (oC) 89 58 63 102 99 97 84
5 Nhiệt độ theo T3 (oF) 210 209 210 205 205 205 205
6 Nhiệt độ theo T2 (oF) 240 240 242 238 235 238 240
7 Áp suất theo P3 (PSI) 11 12 11 11 11 11 11
8 Áp suất theo P2 (PSI) 12 13 12,8 12,5 12 12 12,5
9 Lượng nước ngưng V1 (mL) 29,5 27,5 16 21 23 18,0 19,0
Thời gian đo lượng nước ngưng
10 85 90 75 68 48 75,0 85,0
T1 (s)
11 Nhiệt độ nước ngưng t’C (oC) 58 64 49 54 72 63 58
Lượng nước chảy trong ống V2
12 700 700 700 700 700 700 700
(mL)
Thời gian đo nước chảy trong
13 93 116 68 65 39,37 38,76 34,7
ống T2 (s)

Bảng xử lý sơ bộ kết quả đo

13
Vị trí tấm chảy tràn (inch)
STT Các đại lượng đo
0 ¼ ½ ¾ 1 1¼ 1½
1 t1 (oC) 32 32 31 32 31 31 30
2 t2 (oC) 100 74 61 99 101 101 96
3 t3 (oC) 69 45 37 66 56 52 44
4 t4 (oC) 89 58 63 102 99 97 84
5 Nhiệt độ nước ngưng t’C (oC) 58 64 49 54 72 63 58
6 P2 (bar) 0.828 0.897 0.883 0.863 0.828 0.828 0.863
7 tS (oC) 98.89 98.33 98.89 96.11 96.11 96.11 96.11

8 50.5 38.5 34.0 49.0 43.5 41.5 37.0

9 94.5 66.0 62.0 100.5 100.0 99.0 90.0

10 94.5 66.0 62.0 100.5 100.0 99.0 90.0

11 96.7 82.2 80.4 98.3 98.1 97.6 93.1

12 78.4 81.2 73.9 75.1 84.1 79.6 77.1

13 44.0 27.5 28.0 51.5 56.5 57.5 53.0

GN .103(kg/s) (Lưu lượng nước


14 7.435 5.997 10.236 10.644 17.613 17.905 20.036
trong ống)
GC .103 (kg/s) (Lưu lượng
15 0.333 0.297 0.207 0.296 0.460 0.230 0.215
nước ngưng tụ)

Bảng các thông số vật lý của các dòng nước chảy trong ống, nước ngưng tụ và hơi nước bão hòa

14
Vị trí tấm chảy tràn (inch)
Các thông số vật lý
0 ¼ ½ ¾ 1 1¼ 1½
CPN (kJ/kg.K) 4.18 4.18 4.18 4.18 4.18 4.18 4.18
 .102(W/(m.K) 64.86 63.54 62.56 64.66 63.89 63.61 62.98
Nước  (kg/m3) 987.8 993.8 994.4 988.4 990.6 991.4 993.2
chảy  .106(m2/s) 0.552 0.646 0.722 0.566 0.624 0.644 0.691
trong  .104(/K) 4.521 3.777 3.498 4.428 4.087 3.963 3.684
ống  .106(N.s/m2) 545 640 722 560 619 641 689
Pr 3.51 4.18 4.77 3.62 4.04 4.19 4.54
Vtr .106(N.s/m2) 300.2 394.2 407.4 280.4 282.0 284.6 315.0
CPC (kJ/kg.K) 4.22 4.22 4.22 4.22 4.22 4.22 4.22
C .10
68.20 67.77 67.71 68.25 68.24 68.25 68.09
2
(W/(m.K)
C (kg/m3) 960.3 970.4 971.6 959.1 959.3 959.7
962.86
1 8 9 9 6 1
C .106(m2/s) 0.31 0.35 0.36 0.30 0.30 0.30 0.32
Nước C .104(/K) 7.32 6.52 6.42 7.41 7.39 7.38 7.12
ngưn C .106 (N.s/m2) 292.9 340.8 346.5 287.5 288.4 288.3
304.92
g tụ 1 5 3 9 2 6
CPS (kJ/kg.K) 4.22 4.22 4.22 4.22 4.22 4.22 4.22
S .102 (W/m.K) 68.26 68.26 68.26 68.26 68.26 68.26
68.267
7 7 7 7 7 7
S (kg/m3) 958.8 958.8 958.8 958.8 958.8 958.8 958.8
PrS 1.77 1.77 1.77 1.77 1.77 1.77 1.77
PrVng 1.86 2.43 2.51 1.74 1.75 1.77 1.95
Hơi S (kJ/kg) 2261 2261 2261 2261 2261 2261 2261
nước
bão

15
hòa
Bảng tính toán nhiệt lượng, xác định tổn thất nhiệt

Vị trí tấm chảy tràn (inch)


STT Đại lượng
0 ¼ ½ ¾ 1 1¼ 1½
Nhiệt lượng Q1
1 1149.8 325.9 256.7 1512.8 1840.5 1571.7 1172.5
(kW)
Nhiệt lượng Q2
2 782.3 692.0 490.5 696.1 1062.8 536.9 503.9
(kW)
3 Q = Q2 - Q1 -367.5 366.1 233.8 -816.7 -777.8 -1034.8 -668.6
4 Q (%) -32.0 112.3 91.1 -54.0 -42.3 -65.8 -57.0

Bảng tính toán hệ số cấp nhiệt, truyền nhiệt tổng quát

Công Vị trí tấm chảy tràn (inch)


Đại lượng
thức 0 ¼ ½ ¾ 1 1¼ 1½
Pr Tra
3.51 4.18 4.77 3.62 4.04 4.19 4.54
baûng
PrVtr Tra
1.86 2.43 2.51 1.74 1.75 1.77 1.95
baûng
Trao đổi
Re 11 1258 862 1315 1754 2631 2586 2693
nhiệt
Gr (12b) 1682511 642280 483870 1832629 1530901 1414774 1053645
phía
NuN (12),
nước 9.55 8.51 10.34 10.55 19.86 19.83 21.03
(13)
chảy
(N)TT hay
trong (12),
(tr)TT, 448.8 391.7 468.7 494.5 919.3 914.0 959.5
ống (13)
2
(W/m .K)
(N)TN hay
(tr)TN, (6)' 988.2 448.1 346.7 1110.7 1231.8 1033.5 836.5
(W/m2.K)
Trao đổi (C) TT ,
(16)' 5054.5 5475.8 5428.9 4881.5 4766.3 4747.1 4777.0
nhiệt (W/m2.K)

phía (C) TN , (7)' 5886.9 706.8 439.2 -5238.0 -9025.5 -6137.6 2723.4

16
(W/m2.K)
(NuC) TT
nước (17)' 4520.8 4929.1 4890.7 4363.0 4260.5 4242.7 4279.5
ngưng
Q = Q1, W
(1)' 1149.8 325.9 256.7 1512.8 1840.5 1571.7 1172.5

Tlog, K (10)' 45.9 59.6 64.8 45.0 51.6 53.9 58.8


KTT,
Truyền (19)' 412.2 365.6 431.5 449.0 770.6 766.4 799.0
(W/m2.K)
nhiệt
KTN,
tổng (9)' 946.6 206.8 149.7 1271.4 1348.6 1101.9 753.6
(W/m2.K)
quát
K’TT,
(20)' 412.1 365.5 431.3 448.8 770.2 765.9 798.5
(W/m2.K)
K’TT/ KTT
(21)' 0.99968 0.99971 0.99966 0.99965 0.99939 0.99940 0.99937

2. Đồ thị biểu diễn

Đồ thị quan hệ NuN theo Re

17
Đồ thị quan hệ KTT theo Re

Đồ thị tương quan so sánh giữa (αN)tt và (αN)TN

18
Đồ thị tương quan so sánh giữa (αc)tt và (αC)TN

Đồ thị tương quan so sánh giữa KTT và KTN


V. BÀN LUẬN
1. Lí do khi thí nghiệm với vị trí tấm chảy tràn ở mức “0” nước vẫn chảy ra
- Khi ở mức “0”, ở điều kiện bình thường khi chưa cấp hơi nước bão hòa, độ cao mực nước
trong bình chảy tràn bằng với mực nước trong ống chảy ra, chênh lệch áp suất thủy tĩnh
ΔP = 0 nên nước không chảy ra được.

19
- Khi cung cấp dòng hơi bão hòa vào ống, dòng nước lạnh đi vào buồng thí nghiệm nóng
dần lên, có sự thay đổi nhiệt độ giữa dòng vào và dòng ra, thay đổi tỉ trọng nước giữa các
vị trí khác nhau ở nhiệt độ khác nhau dẫn đến sự đối lưu tự nhiên. Do đó, nước chảy ra
khỏi ống.
2. Nhận xét về mức độ tổn thất nhiệt trong bài
Vị trí tấm chảy tràn (inch)
STT Đại lượng
0 ¼ ½ ¾ 1 1¼ 1½
1 Q = Q2 - Q1 -367.5 366.1 233.8 -816.7 -777.8 -1034.8 -668.6
2 Q (%) -32.0 112.3 91.1 -54.0 -42.3 -65.8 -57.0
- Các trường hợp mức 0, ¾, 1, 1¼, 1½ , tổn thất nhiệt Q < 0, tức là nhiệt lượng dòng lạnh
nhận được lớn hơn nhiệt lượng do hơi bão hòa cung cấp, điều này là vô lí. Nguyên nhân
dẫn đến điều này có thể là do:
 Tiến hành đo các đại lượng như áp suất, nhiệt độ, lưu lượng khi hệ thống chưa ổn
định.
 Chưa tháo hết lỏng ngưng tụ ra khỏi ống, lượng lỏng ngưng tụ này cấp nhiệt cho dòng
lạnh đi trong ống.
 Khi đo các đại lượng không đồng loạt và thời gian đo lưu lượng khá dài trong khoảng
thời gian đó các giá trị nhiệt độ và áp suất có sự thay đổi.
 Lượng nước ngưng tụ không liên tục, nên viêc đo lưu lượng có sai số.
- Nhiệt lượng tổn thất tương đối cao. Ở mức ¼, ½, nhiệt tổn thất quá lớn (gần 100%).
3. Nhận xét và giải thích về ảnh hưởng của vị trí tấm chảy tràn lên các hệ số α tr, αng và
K
a) Nhận xét về (N)TT:
 Theo lý thuyết:
- Khi vị trí tấm chảy tràn càng cao thì (N)TT càng tăng vì:
 Khi tấm chảy tràn càng cao thì độ chênh lệch cột áp càng lớn  lưu
lượng dòng lạnh càng tăng  vận tốc dòng lạnh càng tăng  Re càng tăng.

20
 Tấm chảy tràn càng cao  vận tốc dòng lạnh càng nhanh  hiệu
quả truyền nhiệt giữa hơi ngưng tụ và lỏng càng thấp  nhiệt độ trung bình của dòng
lạnh càng giảm  Pr và  càng tăng.
 Nu càng tăng (công thức (12, 13))  (N)TT càng tăng.
 Kết quả thực tế:
(N)TT hay
(tr)TT, 448.8 391.7 468.7 494.5 919.3 914.0 959.5
(W/m2.K)
Nhìn chung, số liệu (N)TT tăng theo đúng quy luật và cao nhất ở giá trị 1 ½ với giá trị
959.5. Giá trị (N)TT tại vị trí ¼ của tấm chảy tràn thấp bất thường, không theo quy luật
trên.
b) Nhận xét về (N)TN:
 Theo lý thuyết:
Khi vị trí tấm chảy tràn càng cao thì nhiệt lượng dòng lạnh nhận được càng ngày càng
giảm và càng tăng (do hiệu quả truyền nhiệt giảm đáng kể) nên tr càng giảm
(ngoại trừ vị trí tấm chảy tràn mức “0”).
 Kết quả thực tế:
(N)TN hay 988.2 448.1 346.7 1110.7 1231.8 1033.5 836.5
(tr)TN,
(W/m2.K)

Kết quả tính toán chỉ phù hợp với lí thuyết trong khoảng vị trí 1, 1 ¼, 1½ của tấm chảy
tràn.
c) Nhận xét về (C)tn:
 Theo lý thuyết:

21
Theo công thức , W/m2.K, khi vị trí tấm chảy tràn càng cao thì vận tốc

dòng lạnh càng tăng  khả năng tiếp xúc giữa hơi và nước lạnh liên tục  hơi tỏa nhiệt
nhiều  Q’2 càng lớn và đồng thời tVng cao (do truyền nhiệt kém)  (C)tn tăng.
 Kết quả thực tế:
(C)TN,
5886.9 706.8 439.2 -5238.0 -9025.5 -6137.6 2723.4
(W/m2.K)
Giá trị (C) TN < 0 ở các vị trí ¾, 1, 1 ¼ của tấm chảy tràn, điều này vô lí. Lí do là bởi kết
quả đo nhiệt độ của hơi bão hòa ts lớn hơn nhiệt độ trung bình tvng của vách, điều này có
thể là do quá trình cân bằng nhiệt giữa hơi bão hòa và vách chưa diễn ra ổn định. Giá trị
(C) TN lớn nhất của bảng ứng với vị trí 1 ½, phù hợp với lí thuyết, nhưng nhìn chung bảng
số liệu chưa thể hiện rõ quy luật biến thiên của (C) TN.
d) Nhận xét về (C) TT:
Theo lý thuyết:

Theo công thức (16),

, oC.

Khi vị trí tấm chảy tràn cao thì vận tốc dòng lạnh càng lớn, hiệu quả truyền nhiệt càng
kém  nhiệt độ đầu ra của hơi ngưng tụ càng tăng  tVng càng tăng, Δt càng giảm, tm
càng tăng  µ giảm, khối lượng riêng hầu như không thay đổi trong khoảng thay đổi
nhiệt độ này, hệ số cấp nhiệt tăng đáng kể theo mũ 3  (C)tt tăng.
Kết quả tính toán:
(C) TT, (16)'
5054.5 5475.8 5428.9 4881.5 4766.3 4747.1 4777.0
(W/m2.K)
(C) TT biến thiên không theo quy luật lí thuyết.
e) Nhận xét về Ktt:
22
 Theo lý thuyết:

Công thức (19):

Do (N)TT và (C)TT đều tăng => Ktt tăng.


 Kết quả tính toán:
KTT, (W/m2.K) 412.2 365.6 431.5 449.0 770.6 766.4 799.0

Giá trị K có biến thiên tăng dần, nhưng không thực sự rõ rệt. Đó là do sai số khi xác định
(N)TT và (C)TT.
f) Nhận xét về Ktn:
 Theo lý thuyết:

Công thức (9),

Vị trí tấm chảy tràn càng cao  trao đổi nhiệt càng kém  Q dòng lạnh nhận vào càng ít
và nhiệt độ thay đổi càng thấp  Q giảm và Δtlog giảm nhưng do Q giảm nhanh hơn nên K
sẽ giảm dần.
 Kết quả tính toán:
KTN, (W/m2.K) 946.6 206.8 149.7 1271.4 1348.6 1101.9 753.6
Ktn không thể hiện rõ quy luật biến thiên như lí thuyết, giá trị KTN tại vị trí ¼ và ½ thấp bất
thường.

23
4. So sánh và giải thích mối tương quan giữa giá trị tính toán và giá trị thực nghiệm
của hệ số cấp nhiệt phía nước trong ống, phía nước ngưng tụ ngoài ống và hệ số
truyền nhiệt tổng quát:
a) Hệ số cấp nhiệt phía nước trong ống: (N)TT và (N)TN

- Giá trị hệ số cấp nhiệt thực nghiệm nhìn chung lớn hơn so với tính toán.
- Đường biểu diễn (N)TN biến thiên không theo quy luật rõ ràng, không giống dạng đồ thị
(N)TT, chứng tỏ có sai số nhiều.

b) Hệ số cấp nhiệt phía nước ngưng tụ (C)TT và (C)TN.

- Đồ thị (C)TT và (C)TN có dạng khác nhau  sai số do thời điểm đọc kết quả đo chưa hợp
lý.
24
- Hệ số cấp nhiệt tính toán và thực nghiệm có giá trị gần nhau nhất tại vị trí tấm chảy tràn 0
và có giá trị sai biệt lớn nhất tại vị trí tấm chảy tràn 1.

c) So sánh giữa KTT và KTN

Đường biểu diễn KTN biến thiên không theo quy luật rõ ràng, sai lệch so với K TT rất
nhiều, chứng tỏ có sai số lớn.

 Giải thích:
- Sự sai số giữa lý thuyết và tính toán là do trong quá trình tính toán, bỏ qua tổn thất
nhiệt và xem thí nghiệm này là quá trình truyền nhiệt ổn định nhưng thực tế không phải
như vậy  tổn thất nhiệt lớn (như so sánh ở trên).
- Sự sai số này còn do sai số trong quá trình thí nghiệm, đọc số liệu lúc hệ thống chưa
ổn định.

5. Nhận xét ảnh hưởng của nhiệt trở lên thành ống

Vị trí tấm chảy tràn 0 ¼ ½ ¾ 1 1¼ 1½

KTT, W/m2.K 412.2 365.6 431.5 449.0 770.6 766.4 799.0

K’TT, W/m2.K 412.1 365.5 431.3 448.8 770.2 765.9 798.5

K’TT/ KTT 0.99968 0.99971 0.99966 0.99965 0.99939 0.99940 0.99937

- Dựa vào bảng số liệu ta thấy, nhìn chung nhiệt trở thành ống làm cho khả năng truyền
nhiệt giảm (K’TT < KTT )
- Giá trị K’TT/ KTT gần bằng 1  ảnh hưởng của nhiệt trở lên thành ống không đáng kể.

25
6. Nhận xét về độ tin cậy của kết quả thí nghiệm, ước lượng sai số và nêu nguyên nhân
sai số
- Ước lượng sai số:

Vị trí tấm chảy


1.25 1.5
tràn 0 0.25 0.5 0.75 1
(N)TT hay (tr)TT,
914 960
W/m2.K 449 392 469 494 919
(N)TN hay (tr)TN,
1034
W/m2.K 988 448 347 1111 1232 837
12.5 -
Sai số (%) 54.58 7 -35.19 55.48 25.37 11.57 14.71

Vị trí tấm chảy


1.25 1.5
tràn 0 0.25 0.5 0.75 1
(C) TT, W/m2.K 5054 5476 5429 4881 4766 4747 4777
(C) TN, W/m2.K 5887 707 439 -5238 -9025 -6138 2723
- -
674.7 152.8 177.3 75.4
Sai số (%) 14.14 4 -1136.23 193.19 1 4 0

Vị trí tấm chảy


1.25 1.5
tràn 0 0.25 0.5 0.75 1
KTT, W/m2.K 412 366 431 449 771 766 799
KTN, W/m2.K 947 207 150 1271 1349 1102 754
-
76.8
Sai số (%) 56.45 2 -188.19 64.69 42.86 30.45 -6.04
Sai số xác định các đại lượng N, C và K rất lớn, không đáng tin cậy.

- Nguyên nhân dẫn đến sai số:


 Việc đọc các giá trị nhiệt độ không cùng 1 thời điểm.
 Do hệ thống đã cũ, các giá trị nhiệt độ trên đồng hồ đo luôn dao động, không ổn định
nên giá trị đọc được chính xác không cao.
 Lưu lượng dòng nước lạnh và nóng luôn dao động trong quá trình làm thí nghiệm,
cân chỉnh nhiều lần trong quá trình làm nên kết quả gây ra sai số nhiều.
 Việc hứng chất lỏng và bấm thời gian đo lưu lượng dẫn đến sai số.

26
 Sự ngưng tụ của hơi nước ở thiết bị thí nghiệm được xem như sự ngưng tụ với màng
chảng xếp lớp nhưng trong thực tế có lúc không đáp ứng được hoàn toàn chính xác điều
kiện này nên công thức tính không còn phù hợp với kết quả đo.
 Lượng nước do hơi ngưng tụ còn lại trong thí nghiệm trước ảnh hưởng đến thí
nghiệm sau.
 Sai số trong thao tác làm thí nghiệm, tra bảng và tính toán.
VI. PHỤ LỤC
1. Tính toán: Xử lý sơ bộ kết quả đo
Chuyển đổi đơn vị đo nhiệt độ, áp suất, tính lưu lượng nước:

t (oC) =

1 PSI = 0,0689475729 bar


1at = 0,981bar
Với những giá trị áp suất dư đo được từ áp kế P 3, từ đó xác định các nhiệt độ ts theo Bảng
57, trang 46, Bảng tra cứu quá trình cơ học – truyền nhiệt – truyền khối.

- Lưu lượng tính theo thể tích (m3/s): , trong đó:

 V: thể tích nước đo được (m3)


 t: thời gian đo (s)

- Lưu lượng tính theo khối lượng (kg/s): G = GV ×  = ×

Tra bảng tra cứu, có được: C và N.


 Ps = P2 × 0,0689475729 + 1

 ts =

27

 Δt = ‒

 GC = GVC × C = × C

 GN = GVN × N = × N

2. Tính toán: Xác định các thông số phục vụ tính toán


Trong quá trình tính toán, các thông số vật lý được sử dụng gồm có:
- Đối với dòng nước chảy trong ống: Có các thông số vật lý: CPN, , , , , Pr, , Vtr.

Và được xác định tại nhiệt độ trung bình của dòng nước chảy trong ống , oC

(Bảng 3). Trong đó, t1 và t3 lần lượt là nhiệt độ đầu và cuối của dòng nước chảy trong ống,
o
C.
Đối với thông số Vtr được xác định tại nhiệt độ , với lần lượt là nhiệt độ
trung bình tại vách trong và vách ngoài ống truyền nhiệt, oC.
Các thông số này được tra cứu ở Bảng 1.249, trang 310, [1].
- Đối với nước ngưng tụ ở áp suất thí nghiệm: Có các thông số vật lý:
CPC, C, C, C, C, CPS, S, S, PrS, PrVtr
 Các thông số có kèm theo chỉ số “c” thì được xác định theo nhiệt độ trung bình

(Bảng 3).

 Các thông số có kèm theo chỉ số “s” thì được xác định ở nhiệt độ hơi nước bão hoà ngưng
tụ ở áp suất thí nghiệm tS, oC.
 Các thông số có kèm theo chỉ số “vng” thì được xác định tai nhiệt độ vách ngoài tVng.
- Đối với hơi nước bão hoà ở áp suất thí nghiệm: Có các thông số vật
lý: rS được xác định ở nhiệt độ tS đối với hơi nước bão hoà..

28
3. Tính toán: Xác định nhiệt lượng, tổn thất nhiệt
- Nhiệt lượng Q1 được tính toán dựa vào công thức (1).
- Nhiệt lượng Q2 được tính toán dựa vào công thức (2).
- Tổn thất nhiệt được tính toán theo: Q = Q2 - Q1.

- Tỷ lệ nhiệt tổn thất: Q (%) = = .

4. Tính toán: Xác định các hệ số cần thiết


a) Hệ số cấp nhiệt phía nước chảy trong ống.
- Ứng với trường hợp đối lưu tự nhiên (thí nghiệm tại vị trí “0” của tấm chảy tràn), sử dụng
công thức (12) để tính toán Nu và N (tr).
- Xét đến trường hợp đối lưu cưỡng bức (thí nghiệm ở các vị trí “½, ¾, 1, 1½” cuả tấm
chảy tràn) sử dụng công thức (13) hoặc công thức (14) tuỳ thuộc vào chế độ chảy cụ thể
để tính toán Nu và N (tr).
- Những giá trị N (tr) tính toán trong 2 trường hợp đã nêu ở trên được gọi là hệ số cấp
nhiệt tính toán (N)TT hay (tr)TT. Giá trị của N (tr) được tính toán từu công thức (6) và
giá trị này được gọi là hệ số cấp nhiệt thực nghiệm (N)TN hay (tr)TN.
b) Hệ số cấp nhiệt phía nước ngưng tụ.
- Ứng với trường hợp nước ngưng tụ chảy màng, sử dụng công thức (16) để tính toán hệ số
cấp nhiệt C hoặc từ công thức (17) để tinh ra chuẩn số Nu rồi suy ra C. Hệ số C hoaëc
Nu được tính từ công thức (16) và (17) gọi là giá trị tính toán (C)TT, (NuC)TT.
- Sử dụng công thức (7) để tính toán hệ số cấp nhiệt thực nghiệm (C)TN phía hơi nước
ngưng tụ.
c) Hệ số truyền nhiệt tổng quát
- Hệ số truyền nhiệt tống quát được tính theo công thức:

KTT = , W/(m2.K)

29
Trong đó: Ktt là hệ số truyền nhiệt tính toán (tính toán (α N)TT và (αC)TT, bỏ qua ảnh hưởng
của nhiệt trở thành ống δV/𝜆V.
- Công thức (9) được sử dụng để tính hệ số truyền nhiệt thực nghiệm KTN, với Q1 = Q2.
- Tính hệ số truyền nhiệt có kể đến ảnh hưởng của nhiệt trở thành óng δV/𝜆V.

K’TT = , W/(m2K)

Tính toán: So sánh K’TT với KTT.

= ,

VII. TÀI LIỆU THAM KHẢO


[1]. Tập thể tác giả, “Sổ tay Quá trình và Thiết bị Công nghệ Hoá chất – Tập 1”, Nhà xuất
bản Khoa học Kỹ thuật Hà Nội, 1999, 626tr.
[2]. Phạn Văn Bôn – Vũ Bá Minh – Hoàng Minh Nam, “Quá trình và Thiết bị Công nghệ
Hoá học – Tập 10: Ví dụ và Bài tập”, NHBK Tp.HCM, 468tr.

30

You might also like