You are on page 1of 6

2.2.

Mặt hạn chế trong thực trạng tinh thần đoàn kết của sinh viên Trường
Đại học Bách khoa – ĐHQG.HCM

● Các hoạt động phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao:
○ Tuy có nhiều hoạt động phong trào nhưng một bộ phận sinh viên
không có hứng thú tham gia do nhiều lý do khác nhau. Nhiều bạn do
lười biếng, không chọn các hoạt động thể thao lành mạnh để giải trí
mà lao đầu vào các trò chơi điện tử, chơi game thâu đêm khiến sức
khỏe và tinh thần tệ đi nhiều. Một số bạn khác lại lựa chọn tham gia
vào các buổi rượu bia khiến bản thân trở nên mệt mỏi. Những lối
sống thiếu khoa học như vậy vẫn còn được thấy nhiều trong sinh
viên.Tinh thần khi tham gia các hoạt động của nhiều bạn sinh viên
không cao, một số bạn chỉ chú trọng đến lợi ích của bản thân. Vấn
đề được nhiều bạn đặt ra khi tham gia hoạt động là “Có được ngày
công tác xã hội không?”. Đây là một suy nghĩ lệch lạc trong các bạn
sinh viên, tuy đã xuất hiện từ lâu nhưng vẫn chưa được chấn
chỉnh.Nhiều bạn sinh viên do mang mặc cảm tự ti nên không dám
thể hiện bản thân trước đám đông, không tham gia được các đội
nhóm để cùng trao đổi và thực hiện sở thích. Một số bạn khác vì
‘lười’ nên không tham gia bất kì hoạt động nào được các khoa, câu
lạc bộ, đội, nhóm tổ chức. Nhiều bạn chỉ khép kín trong vòng quan
hệ thân thiết của mình, không tham gia các hoạt động dù được bạn
bè khuyến khích nhiều.Tình trạng nhiều bạn sinh viên không tham
gia hoạt động trở thành một vấn đề lớn trong bộ phận sinh viên,
nhiều hoạt động được tổ chức ra nhưng không thu hút được các
bạn sinh viên tham gia do nhiều lí do khác nhau. Một số hoạt động
giữa tập thể các lớp được tổ chức nhưng số lượng tham gia trong
một lớp là rất ít, thậm chí có lớp chỉ có ban cán sự là tham gia. Đây
là một câu đố chưa được giải quyết một cách triệt để, nhiều hoạt
động thu hút rất đông sinh viên nhưng có hoạt động lại không có
sinh viên tham gia, vì vậy cần phải tìm giải pháp khắc phục.
● Phục vụ cộng đồng:
○ Số lượng sinh viên tham gia các hoạt động tình nguyện, phục vụ
cộng đồng là rất nhiều vì thế có những bạn sinh viên không có đóng
góp gì nhiều trong quá trình tham gia. Một số bạn tuy tham gia
nhưng không thể hiện hết sức mình. Còn tồn tại nhiều tình trạng bỏ
ngang, không tham gia các buổi hoạt động dù đã là thành viênchính
thức.Do tình hình dịch bệnh căng thẳng nên một số hoạt động đã
được triển khai trực tuyến, tuy nội dung có đổi mới và đa dạng
nhưng nhìn chung chưa mang lại nhiều ý nghĩa cho những đối
tượng khác nhau. Các hoạt động trực tuyến đa số dựa vào đăng
các bài đăng trên các trang mạng xã hội, đây có thể xem là nơi
truyền tải thông điệp khá tốt nhưng cũng phát sinh một vài vấn đề.
Đầu tiên, nhiều bạn lợi dụng việc khó khăn trong công tác tổ chức
nên, chỉ tổ chức dưới hình thức trực tuyến do đó tham gia nhiều
hoạt động cùng lúc để có thể tích lũy đủ ngày công tác xã hội. Nhiều
bạn vẫn giữ chủ nghĩa cá nhân khi tham gia các hoạt động, lựa
chọn những hoạt động nhẹ nhàng, không tốn nhiều sức, đây là một
lỗ hỏng khi tổ chức các hoạt động trực tuyến.Thứ hai, các hoạt động
tổ chức theo hình thức trực tuyến khó có thể đảm bảo được chất
lượng. Hoạt động về trường Trung học Phổ thông là một hoạt động
hằng năm của câu lạc bộ BK Fan Club, với trưởng nhóm ở các
trường là sinh viên, nhiều bạn sinh viên thiếu trách nhiệm trong việc
tổ chức hoạt động, chỉ thực hiện sơ sài, không đầy đủ, không có
chất lượng nhưng vẫn được những quyền lợi tốt. Đây là những điều
thực tế vẫn đang tồn tại trong một bộ phận lớn sinh viên, chỉ tham
gia khi có thể tích lũy thêm ngày công tác xã hội. Như vậy, những
hoạt động tình nguyện khó có thể đạt được những ý nghĩa tốt đẹp
khi chủ nghĩa cá nhân vẫn còn tồn tại nhiều như thế.
● Tham gia xây dựng các tổ chức đoàn thể (Đoàn TNCSHCM/ Hội SV)
○ Một số cán bộ Đoàn – Hội chưa hoàn thành trách nhiệm của mình,
không xung phong trong quá trình hoạt động. Không thể hiện tinh
thần, nhiệt huyết trong công tác Đoàn – Hội. Nhiều cán bộ Đoàn –
Hội vi phạm kỷ luật, chưa hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Nhiều
cán bộ Đoàn – Hội chưa hiểu rõ vai trò của bản thân trong xây dựng
các tổ chức đoàn thể, thoái thác trách nhiệm. Số ít khác không tập
trung nâng cao chuyên môn, cải thiện nhiều kỹ năng để thích ứng
với sự thay đổi nhanh chóng của thời đại. Phần đông cán bộ Đoàn –
Hội chưa có trình độ, nhận thức chính trị rõ ràng,còn tập trung quá
nhiều vào các hoạt động vui chơi, giải trí, bỏ qua các cơ hội học tập
nâng cao trình độ.Số lượng đoàn viên, hội viên tuy đông nhưng
phần lớn trong số đó không có đóng góp lớn trong quá trình xây
dựng các tổ chức đoàn thể. Các bạn sinh viên đa số tập trung vào
các vấn đề, nhu cầu cá nhân hơn là các phong trào, hoạt động góp
sức xây dựng một tổ chức vững mạnh. Chưa chú tâm trong việc
giáo dục, rèn luyện chính trị, tư tưởng. Tuy chiếm phần lớn trong
sinh viên nhưng số lượng đoàn viên phát triển thành Đảng viên mỗi
năm rất ít.Nhiều hoạt động mang tính xây dựng như các hội thi dành
cho cán bộ Đoàn– Hội, ban chấp hành các chi đoàn được tổ chức ra
không nhận được hưởng ứng mạnh mẽ bằng các hoạt động giải trí
khác

2.3.2. Nguyên nhân mặt hạn chế của thực trạng tinh thần đoàn kết của sinh
viên Trường Đại học Bách khoa – ĐHQG.HCM
● Các hoạt động phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao
○ Thứ nhất, nhiều chương trình được các bạn sinh viên tổ chức, chú
trọng vào số lượng nhưng chất lượng chưa đảm bảo. Mặc dù được
tổ chức định kỳ hằng năm nhưng một số hoạt động lại không có tính
đổi mới, chỉ lặp lại những gì đã tổ chức ở năm trước do đó tạo nên
tâm lý ‘chán’ trong các bạn sinh viên. Một số chương trình không
chuẩn bị kỹ càng trong truyền thông nên không lan tỏa được tới các
bạn sinh viên. Một số khác tuy thực hiện truyền thống tốt nhưng khi
tổ chức lại phát sinh một số vấn đề khác do không chỉn chu và vì thế
khiến các bạn sinh viên không còn hứng thú tham gia những lần
sau.
○ Thứ hai, những hoạt động tập thể được tạo ra nhưng không thu hút
được sự tham gia nhiệt tình ở các lớp. Điều này xuất phát từ việc
nội bộ trong các lớp không có sự gắn kết, không tạo được sự thân
thiết giữa sinh viên vì thế các bạn ít tham gia. Ban Cán sự ở các lớp
chưa gắn kết được các bạn, chưa tạo mối quan hệ tốt để khuyến
khích các bạn tham gia hoạt động. Bên cạnh đó, nhiều bạn sinh viên
cũng không chủ động mở rộng mối quan hệ, làm quen những các
bạn trong lớp mình nên cũng không có hứng thú tham gia các hoạt
động.
○ Thứ ba, nhiều bạn sinh viên chú trọng nhiều vào lợi ích cá nhân,
không tham gia các hoạt động khi không được ngày công tác xã hội.
Vì vậy với các hoạt động văn nghệ, văn hóa, thể thao không tham
gia do không mang lại ngày công tác xã hội. Các Bạn chưa quan
tâm và chưa nhận thấy lợi ích của việc tham gia đến các phong trào
sinh viên, rèn luyện bản thân qua nhiều sân chơi khác nhau.
● Phục vụ cộng đồng
○ Thứ nhất, nhiều bạn sinh viên không hiểu được ý nghĩa của các
hoạt động tình nguyện, phục vụ cộng đồng. Các bạn chỉ tham gia vì
lợi ích bản thân, không phải vì niềm vui khi mang lại sự hạnh phúc, ý
nghĩa cho cộng đồng.
○ Thứ hai, một số hoạt động triển khai trực tuyến do các bạn sinh viên
tổ chức còn nhiều lỗ hỏng khiến nhiều bạn sinh viên tham gia có thể
khai thác và trục lợi.Chưa có thang đánh giá rõ ràng, hình thức hoạt
động còn lặp lại, chưa có những nền tảng tốt để quản lý và đánh giá
một cách hợp lý. Sự truyền thông, tuyên truyền về những việc làm,
hoạt động ý nghĩa mang nhiều lợi ích chưa rõ ràng. Chưa mang lại
nhận thức đúng đắn cho nhiều bạn trẻ. Đây là nguyên nhân của
nhiều vấn đề mà có lẽ cần được lưu tâm và giải quyết bằng nhiều
thay đổi khác nhau.
● Tham gia xây dựng các tổ chức đoàn thể (Đoàn TNCSHCM/ Hội SV)
○ Thứ nhất, nhiều bạn đoàn viên, hội viên chưa nhận thức được vai
trò, trách nhiệm đóng góp xây dựng tổ chức của mình. Chưa thể
hiện được khả năng trong công tác xây dựng tổ chức.
○ Thứ hai, đội ngũ cán bộ Đoàn – Hội chưa nghiêm túc, trách nhiệm
trong công tác. Chưa trau dồi nhiều kiến thức, kỹ năng để phục vụ
công việc. Vẫn còn lơ là trong nhiệm vụ học tập, nâng cao chuyên
môn từ đó ảnh hưởng nhiều đến quá trình công tác. Một số ít chưa
nhận thức được vai trò quan trọng của mình trong việc xây dựng tổ
chức Đoàn – Hội.
● Về phía quy định của nhà trường,
○ Quy định CTXH tạo nên sự bất cân bằng giữa số lượng sinh viên
tham gia hoạt động CTXH và hoạt động không được xác nhận
CTXH như: tham gia chào cờ, văn nghệ, thể thao, tham dự hội thảo,
hội nghị, lễ kỷ niệm…, trong đó, có một số buổi lễ quan trọng cần số
lượng lớn sinh viên tham gia để thể hiện hình ảnh của Nhà trường.
Các hoạt động không được xác nhận CTXH chưa có chính sách
khuyến khích sinh viên tham gia, chỉ được quy định cộng điểm trong
đánh giá điểm rèn luyện khi tham gia hoạt động từ cấp khoa trở lên,
tuy nhiên về điểm rèn luyện cũng có nhiều vấn đề:
○ - Mức chuẩn chung về điểm rèn luyện cho sinh viên học tập trung
bình trở lên, không vi phạm quy định của Nhà trường, địa phương
nơi cư trú: được đánh giá từ mức 75/100 điểm - mức khá. Mức
chuẩn chung này có thể được hiểu rằng, nếu sinh viên không tham
gia bất kỳ hoạt động chính trị, văn hóa, văn nghệ nào thì cũng không
ảnh hưởng đến sinh viên, do đó sẽ dẫn đến việc sinh viên không
quan tâm đến điểm rèn luyện vì điểm rèn luyện chỉ quan trọng với
sinh viên học lực xuất sắc, giỏi, khá để kiếm học bổng hoặc các
danh hiệu sinh viên.
○ - Trong bảng tính điểm rèn luyện tại mục III đánh giá về “Tham gia
các hoạt động chính trị, xã hội, văn hóa, văn nghệ, thể thao, phòng
chống tội phạm và các tệ nạn xã hội”, theo Khoản 1, Điều 6,
Chương II, Quy chế ban hành kèm theo Thông tư số 16/2015/TT-
BGDĐT, các nội dung đánh giá bao gồm “Ý thức và hiệu quả tham
gia các hoạt động rèn luyện về chính trị, xã hội, văn hóa, văn nghệ,
thể thao; Ý thức tham gia các hoạt động công ích, tình nguyện, công
tác xã hội; Tham gia tuyên truyền, phòng chống tội phạm và các tệ
nạn xã hội”. Điều này tạo nên sự “thực dụng” của sinh viên khi lựa
chọn tham gia hoạt động, vì khi tham gia hoạt động CTXH, vừa
được cộng điểm rèn luyện vừa tích lũy ngày CTXH để tốt nghiệp
theo Quy định.
○ Theo quy trình tổng hợp xét duyệt và xác nhận ngày CTXH, công
việc của Bí thư Đoàn trường, Chủ tịch Hội Sinh viên Trường và Bí
thư Đoàn cơ sở là rất nhiều (ví dụ hoạt động có 1.000 sinh viên
đăng ký phải xác nhận đồng ý cho từng người trong 1.000 sinh viên
tham gia và xác nhận ngày CTXH cho từng người trong 1.000 sinh
viên đã tham gia hoạt động).Trong khi đó Bí thư Đoàn cơ sở tất cả
đều là viên chức kiêm nhiệm, công tác Đoàn chỉ là nhiệm vụ khác
ngoài nhiệm vụ chính là giảng dạy và nghiên cứu được lãnh đạo
đơn vị giao. Chính vì vậy, để đảm bảo tiến độ, đôi lúc sẽ phát sinh
trường hợp đưa tài khoản quản lý cho “thân cận” thực hiện để kịp
cập nhật CTXH cho sinh viên. Điều này dẫn đến sự “không chính
chủ” trong quản lý tài khoản và tiềm ẩn nguy cơ tạo kẽ hở cho tiêu
cực phát triển.
○ Quy trình tổng hợp hướng đến việc triển khai hoạt động CTXH trên
Sàn theo thời gian thực tế để tạo tính chủ động cho sinh viên, tuy
nhiên vì công cụ hỗ trợ chưa tốt dẫn đến có nhiều khoảng thời gian
Sàn vận hành theo chế độ “Hoạt động chết” - hoạt động diễn ra
xong mới tạo hoạt động và cập nhật trên Sàn. Điều này không đảm
bảo sự công khai, minh bạch và công bằng khi triển khai hoạt động.
https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/chinh-sach-thuc-day-sinh-vien-phat-huy-tinh-
than-tinh-nguyen-vi-cong-dong-truong-hop-dien-hinh-tai-truong-dai-hoc-bach-
khoa-dai-hoc-quoc-gia-thanh-pho-ho-chi-minh-67853.htm

https://ussh.vnu.edu.vn/vi/news/sinh-vien/giao-duc-chinh-tri-tu-tuong-dao-duc-loi-
song-cho-thanh-nien-hien-nay-20822.html

You might also like