You are on page 1of 6

Ngày dạy: …/…/…Lớp 10A2

TIẾT 17
CHIA SẺ VỀ BIỆN PHÁP MỞ RỘNG QUAN HỆ VÀ THU HÚT CỘNG ĐỒNG
VÀO HOẠT ĐỘNG XÃ HỘI.
I. MỤC TIÊU:
- HS nhận biết được các hoạt động xã hội, hoạt động cộng đồng mà các em có thể
tham gia.
- HS xác định được các biện pháp mở rộng quan hệ và thu hút cộng đồng vào các hoạt
động xã hội.
- HS xác định được những nội dung cần tuyên truyền trong cộng đồng về văn hóa ứng
xử nơi cộng đồng.
- HS xác định được nhiệm vụ học tập một cách tự giác, chủ động; tự đặt được mục tiêu
học tập để đòi hỏi sự nỗ lực phấn đấu thực hiện; thực hiện các phương pháp học tập
hiệu quả.
- Làm việc nhóm hiệu quả theo sự phân công của GV, đảm bảo mỗi HS đều có cơ hội
tham gia thực hành và trình bày báo cáo trước lớp.
- Khả năng huy động, tổng hợp kiến thức, kĩ năng và các thuộc tính cá nhân nhằm giải
quyết một nhiệm vụ học tập, trong đó có biểu hiện của sự sáng tạo.
- HS biết cách mở rộng quan hệ và thu hút cộng đồng vào hoạt động xã hội
- HS nêu được các biểu hiện của giao tiếp, ứng xử nơi cộng đồng, đưa ra được các nội
dung cần tuyên truyền phù hợp.
- Yêu nước, nhân ái, trách nhiệm, trung thực.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với GV:
- Bài soạn, SGK, SGV
- Một số câu hỏi trắc nghiệm
- Máy tính, ti vi
- Phiếu học tập, giấy nhớ
2. Đối với HS:
- SGK, SBT hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 10
- Bút, giấy nhớ.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG I. KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế cho HS khi muốn chia sẻ về biện pháp mở rộng quan hệ và thu
hút cộng đồng vào hoạt động xã hội.
b. Nội dung: Xem video và trả lời câu hỏi
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của học sinh
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
HS xem video: https://www.youtube.com/watch?v=5JD_jM8eUZE
Và trả lời câu hỏi: Những việc có thể giúp bạn kết nối với người khác? Bạn đã tham gia
những hoạt động xã hội nào?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS trao đổi cặp đôi
Bước 3 : Báo cáo kết quả hoạt động
HS báo cáo kết quả thảo luận
Bước 4: Đánh giá kết quả hoạt động
- GV đánh giá, nhận xét, dẫn dắt HS vào bài học mới.

HOẠT ĐỘNG II. KHÁM PHÁ – KẾT NỐI

a. Mục tiêu:
- Sơ kết các hoạt động trong tuần, triển khai kế hoạch của tuần sau
- HS nêu được những biểu hiện cụ thể của biện pháp mở rộng quan hệ và thu hút cộng
đồng vào hoạt động xã hội.
b. Nội dung: GV tổ chức cho HS chia sẻ, thảo luận về biện pháp mở rộng quan hệ và thu
hút cộng đồng vào hoạt động xã hội.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời, phiếu học tập
d. Tổ chức hoạt động:

1. Sơ kết tuần và thông qua kế hoạch tuần sau:


* Đánh giá lại những hoạt động trong tuần:
- Từng tổ trưởng lần lượt báo cáo tình hình học tập cũng như việc thực hiện nội quy
trường lớp của các thành viên trong tổ
- Lớp trưởng nhận xét ưu điểm, khuyết điểm về các họat động của lớp trong tuần vừa qua:
nề nếp, học tập, đạo đức...
- GV CN
+ Tuyên dương những em học tập tốt, tham gia tốt các phong trào của lớp mà nhà trường
đề ra:
+ Tìm ra nguyên nhân và giải pháp khắc phục với những lỗi mà HS mắc phải
* Kế hoạch tuần 18:
- Nghỉ tết Dương lịch đúng quy định, đảm bảo an toàn.
- Hoàn thành bài thi tìm hiểu pháp luật
- Ôn tập và kiểm tra cuối kì nghiêm túc, đạt kết quả tốt
- Ôn tập trên K12 đầy đủ, hiệu quả

2. Chia sẻ được kết quả vận dụng về biện pháp mở rộng quan hệ và thu hút cộng
đồng vào hoạt động xã hội.
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- Chia sẻ với cả lớp những hoạt động cộng đồng mà em đã thể tham gia. Em đã gặp
những khó khăn, thuận lợi và thu được những gì sau khi tham gia những hoạt động cộng
đồng đó.
- Chia sẻ với cả lớp: Các biện pháp mở rộng quan hệ và thu hút cộng đồng.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
HS thảo luận nhóm theo bàn
Bước 3. Báo cáo kết quả
HS trình bày
HS khác nhận xét, bổ sung, chia sẻ
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
GV đánh giá, nhận xét.
* Những hoạt động cộng đồng em có thể tham gia
+ Hoạt động bảo vệ môi trường, cảnh quan;
+ Hoạt động bảo vệ di tích văn hoá, lịch sử;
+ Hoạt động thiện nguyện, nhân đạo;
+ Hoạt động uống nước nhớ nguồn, đến ơn đáp nghĩa;
+ Hoạt động tuyên truyền về văn hoá ứng xử;
+ Hoạt động tuyên truyền phòng, chống các tệ nạn xã hội;
+ Hoạt động tuyên truyền phòng, chống dịch bệnh;
* Các biện pháp mở rộng quan hệ và thu hút cộng đồng
- Biện pháp mở rộng quan hệ xã hội:
+ Chủ động làm quen với mọi người.
+ Tham gia nhiều hoạt động chung
+ Tìm ra điểm chung về sở thích, khả năng, điều cho là quan trọng...
+ Chân thành, giữ thái độ vui vẻ và hòa đồng với mọi người...
- Biện pháp thu hút cộng đồng vào hoạt động xã hội:
+ Vận động mọi người tham gia vì trách nhiệm.
+ Tuyên truyền về lợi ích của việc tham gia.
+ Thuyết phục bằng tình cảm
+ Làm gương...

HOẠT ĐỘNG III. LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG


a. Mục tiêu: HS nhận biết, vận dụng về biện pháp mở rộng quan hệ và thu hút cộng đồng
vào hoạt động xã hội.
b. Nội dung: Giải quyết tình huống
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của học sinh
d. Tổ chức hoạt động:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
Câu 1: Điền từ thích hợp vào chỗ trống trong câu sau:
Mỗi chúng ta có thể đóng góp một phần công sức nhỏ bé vào những hoạt động ấy. Đó là
thể hiện .... của chúng ta với cộng đồng
A. sức mạnh B. sức lực C. trách nhiệm D. ý thức
Câu 2: Những ai có thể tham gia vào các hoạt động cộng đồng?
A. Chỉ người từ 18 tuổi trở lên
B. Tất cả những ai có nhu cầu tham gia
C. Chỉ dành cho những người có chức quyền trong xã hội
D. Chỉ dành cho những người có kinh tế ổn định
Câu 3: Các hoạt động nào sau đây là hoạt động cộng đồng?
A. Tham gia ủng hộ cho Hội chữ Thập đỏ
B. Tham gia hiến máu tại Viện Huyết học Truyền máu TW
C. Tham gia thiện nguyện ở trường
D. Tất cả các hoạt động trên.
Câu 4: Mục tiêu của hoạt động “Giọt hồng ước mơ” là gì?
A. Khám sức khỏe định kì
B. Hiến máu nhân đạo, tăng cường lưu trữ máu để cứu sống bệnh nhân
C. Chữa bệnh
D. Chữa các bệnh về máu.
Câu 5: Khi tìm hiểu kĩ càng về cộng đồng và các tổ chức trong cộng đồng sẽ chúng ta:
A. Không giúp ích gì cả
B. Giúp chúng ta dễ dàng, thuận lợi hơn khi tham gia các hoạt động cộng đồng
C. Khiến chúng ta cảm thấy các hoạt động tẻ nhạt, không thú vị
D. Mất thời gian, không có lợi ích gì.
Câu 6: Thanh thiếu niên nhận chúng ta sẽ nhận được gì khi tham gia vào các hoạt động
cộng đồng?
A. Cảm thấy bản thân sống có ý nghĩa hơn
B. Hình thành các kỹ năng cho bản thân
C. Có thể đồng cảm, biết giúp đỡ người khác.
D. Tất cả các ý nghĩa trên.
Câu 7: Tại sao gia đình bạn nên chung tay giúp cộng đồng?
A. Là hành động tốt
B. Lấp đầy thời gian rảnh rỗi một cách “khôn ngoan”
C. Có trách nhiệm hơn trong những việc làm của mình tại cộng đồng
D. Tất cả đáp án trên
Câu 8: Những lưu ý khi lựa chọn một hoạt động cộng đồng để tham gia:
A. Phù hợp với sức khỏe, năng lực và thời gian của bản thân
B. Thích là tham gia, không quan tâm đến những cái khác
C. Tìm kiếm trên internet, thấy cái nào hay ho là tham gia
D. Thích tổ chức nào thì tham gia tổ chức đó.
Câu 9: Xã hội ngày càng tốt đẹp là nhờ:
A. chất lượng cuộc sống của con người
B. mối quan hệ cộng đồng, hợp tác và tôn trọng nhau
C. kinh tế của đất nước
D. lối sống của người dân.
Câu 10: Tại sao cần có mối quan hệ tốt đẹp với những người hàng xóm xung quanh
mình?
A. vì họ mang lại nhiều lợi ích cho ta.
B. vì họ cùng tham gia các hoạt động cộng đồng và sẵn sàng giúp đỡ, chia sẻ khi ta gặp
khó khăn.
C. vì họ giúp đỡ khi ta cần.
D. vì họ luôn làm theo sở thích của ta.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS suy nghĩ,làm việc cá nhân
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
HS chia sẻ trước lớp
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

You might also like