You are on page 1of 19

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

KHOA CÔNG TÁC XÃ HỘI

BÀI TIỂU LUẬN KẾT THÚC MÔN


CÔNG TÁC XÃ HỘI TRƯỜNG HỌC

ĐỀ TÀI: VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP CTXH CÁ NHÂN


HỖ TRỢ TĂNG CƯỜNG MỐI QUAN HỆ GIỮA HỌC SINH - GIA ĐÌNH
- NHÀ TRƯỜNG TẠI TRƯỜNG THPT VÂN TẢO, HUYỆN THƯỜNG TÍN,
THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Giảng viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Hiệp Thương


Sinh viên: Trần Thùy Linh – K68A
Khoa: Công tác xã hội
MSV: 685609016

HÀ NỘI, 2021


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ………………………………………………….……………………..1

1. Đặt vấn đề …………………..………………………….………………………1

2. Mục đích, nhiệm vụ của đề tài……………………….………………………..2

3. Đối tượng, địa bàn thực hiện…………………………………………………2

NỘI DUNG……………………………………………………………………….2
I. TỔNG QUAN VỀ PHƯƠNG PHÁP CÔNG TÁC XÃ HỘI CÁ NHÂN VẬN
DỤNG HỖ TRỢ TĂNG CƯỜNG MỐI QUAN HỆ GIỮA HỌC SINH - GIA ĐÌNH
- NHÀ TRƯỜNG TẠI TRƯỜNG THPT VÂN TẢO, HUYỆN THƯỜNG TÍN,
THÀNH PHỐ HÀ NỘI………………………………………………2

1. Khái niệm, đặc trưng của phương pháp công tác xã hội cá nhân…………………2

2. Đối tượng tác nghiệp/bối cảnh ứng dụng…………………………………….2

3. Nguyên tắc công tác xã hội cá nhân…………………………………………..3

4. Tiến trìnhcông tác xã hội cá nhân……………………………………………5

5. Hệ thống kỹ năng cơ bản……………………………………………………..6

II. THỰC TRẠNG MỐI QUAN HỆ GIỮA HỌC SINH -GIA ĐÌNH - NHÀ
TRƯỜNG TẠI TRƯỜNG THPT VÂN TẢO, HUYỆN THƯỜNG TÍN TP.HÀ
NỘI……………………………………………………………………………….7

1. Khái quát ngắn gọn địa bàn …………………………………………………...7

2. Thực trạng vấn đề cụ thể của học sinh………………………………………...7

3. Công tác giải quyết vấn đề em H của trường THPT Vân Tảo………………...7

III. VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP CÔNG TÁC XÃ HỘI CÁ NHÂN THỰC
HIỆN TIẾN TRÌNH TRỢ GIÚPTĂNG CƯỜNG MỐI QUAN HỆ GIỮA
HỌC SINH - GIA ĐÌNH - NHÀ TRƯỜNG TẠI TRƯỜNG THPT VÂN TẢO,
HUYỆN THƯỜNG TÍN, TP.HÀ NỘI…………………………………………8

TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………………….


LỜI CAM ĐOAM

Tôi xin cam đoan bài viết của tôi có sự tương đồng là 18% (dưới 30% theo quy
định). Tôi xin chịu trách nhiệm với bài làm.

MỞ ĐẦU

1. Đặt vấn đề.

Giáo dục đóng vai trò quan trọng trong việc giữ gìn, phát triển nền văn minh
của nhân loại. Đặc biệt đối với xã hội ngày càng phát triển, trí tuệ là động lực
chính cho sự phát triển thì giáo dục được coi là yêu tố quyết định cho điều đó.
Chính bởi vậy chúng ta phải xây dựng được môi trường giáo dục tốt và phù hợp để
không ngừng phát triển.

Môi trường giáo dục ở đây chúng ta đề cập tới không chỉ là trường học mà
còn cả về phía gia đình học sinh. Đối với sự tham gia của gia đình vào giaó dục trẻ
( học sinh) thì đây là điều nhất thiết cần gắn kết của nhà trường đối với trẻ. Đề cập
tới sự tham gia của các bậc phụ huynh học sinh trong việc xây dựng các hoạt động
của trường, người ta thường nghĩ rằng phụ huynh chỉ cần hoàn thành nghĩa vụ
đóng học phí hay các hoạt động công ích của trường học là được còn việc giáo
dục học sinh là trách nhiệm của nhà trường nên họ thường đem suy nghĩ đó gửi
gắm trường học.

Tuy nhiên đây là một quan điểm sai lệch ảnh hưởng không tốt tơi việc giáo
dục con trẻ. Chúng ta biết rằng, gia đình là cái nôi nuôi dưỡng của mỗi con người,
chính vì thế mà gia đình được coi như là nhà trường đầu tiên và người thầy đầu tên
chính là cha mẹ của con trẻ. Theo đó, giáo dục là môt thiên chức, một trọng trách
cao cả. Bởi vậy, việc này cũng ảnh hưởng tới nền giáo dục của xã hội. Cùng lúc
con trẻ sẽ nhận được hai nền giáo dục của gia đình và nhà trường , đây là sự kết
hợp hỗ trợ toàn diện của cả hai nền giáo dục. Song gia đình học sinh không nắm
bắt được và không hiểu được tình hình học tập của học sinh, nhà trường thì không
hiểu hoàn cảnh của học sinh, học sinh thì không sẵn sàng chia sẻ khó khăn, vấn đề
của bản thân ; điều này gây cản trở đối với học sinh trong quá trình học tập và phát
triển do cách giáo dục không phù hợp từ phía gia đình và nhà trường, tuy nhiên
học sinh cũng gặp rất nhiều khó khăn trong việc chia sẻ với gia đình và nhà
trường.

1
Qua đó chúng ta thấy sự gắn kết mật thiết giữa mối quan hệ học sinh - gia
đình- nhà trường là rất quan trọng đối với cả học sinh , gia đình học sinh và nhà
trường. Cho nên tôi chọn đề tài này muốn vận dụng phương pháp công tác xã hội
cá nhân (CTXH cá nhân) hỗ trợ tăng cường mối quan hệ giữa học sinh, gia đình
và nhà trường nhằm tăng hiệu quả chất lượng giáo dục cho học sinh.

2. Mục đích, nhiệm vụ của đề tài

a. Mục tiêu và mục đích đề tài.


 Mục đích: Vận dụng phương pháp công tác xã hội cá nhân nhằm hỗ trợ
tăng cường mối quan hệ giữa học sinh – gia đình – nhà trường tại trường
THPT Vân Tảo, huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội.
b. Nhiệm vụ của đề tài.
 Nghiên cứu phương pháp công tác xã hội cá nhân hỗ trợ thiết lập mối quan
hệ giữa học sinh – gia đình – nhà trường.
 Phân tích thực trạng mốiquan hệ giữa học sinh - gia đình - nhà trường tại
trường THPH Vân Tảo, huyện Thường Tín, tp. Hà Nội.
 Vận dụng phương pháp công tác xã hội cá nhân thực hiện tiến trình trợ giúp
tăng cường mối quan hệ giữa học sinh, gia đình, nhà trường.

3. Đối tượng, địa bàn thực hiện

a. Đối tượng: mối quan hệ giữa học sinh, gia đình và nhà trường tại trường
THPT Vân Tảo, huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội.

b. Địa bàn thực hiện: Trường THPT Vân Tảo, huyện Thường Tín, thành phố Hà
Nội.

NỘI DUNG

II. TỔNG QUAN VỀ PHƯƠNG PHÁP CÔNG TÁC XÃ HỘI CÁ NHÂN VẬN
DỤNG HỖ TRỢ TĂNG CƯỜNG MỐI QUAN HỆ GIỮA HỌC SINH - GIA ĐÌNH
- NHÀ TRƯỜNG TẠI TRƯỜNG THPT VÂN TẢO, HUYỆN THƯỜNG TÍN, TP.
HÀ NỘI.

1. Khái niệm, đặc trưng phương pháp CTXH cá nhân

a) Khái niệm công tác xã hội cá nhân

2
Công tác xã hội là một nghề có vai trò hỗ trợ, giúp đỡ người có hoàn cảnh khó
khăn, đặc biệt , tăng cường chức năng, thúc đẩy xã hội nhằm giúp các nhân, nhóm
cộng đồng được hỗ trợ.

Công tác xã hội có rất nhiều phương pháp trợ giúp, can thiệp của nhân viên
công tác xã hội đối với các đối tượng cần trợ giúp như : công tác xã hội cá nhân, công
tác xã hội nhóm, phương pháp quản lý ca, phát triển cộng đồng, tham vấn,…

Công tác xã hội cánhân có rất nhiều cách hiểu hay cách nhìn nhận :

Bà Mary Richmond – nhà công tác xã hội tiên phong người Mỹ: “Công tác xã
hội cá nhân là nghệ thuật làm việc với từng cá nhân với các vấn đề khác nhau, thông
qua việc nhân viên xã hội cùng hợp tác với thân chủ, giúp thân chủ thực hiện chức
năng xã hội, cải thiện mối quan hệ giữa họ và môi trường xã hội trở nên tốt hơn.”

“Công tác xã hội cá nhân là một phương pháp giúp đỡ cá nhân con người
thông qua mối quan hệ một - một. Nó được nhân viên công tác xã hội ở các cơ sở xã
hội sử dụng để giúp những người có vấn đề về chức năng xã hội và thực hiện chức
năng xã hội”. ( Grace Mathew)

b) Đặc trưng của công tác xã hội cá nhân

 Phương pháp của CTXH CÁ NHÂN nhằm hỗ trợ cho cá nhân theo mối quan
hệ một với một;
 Chức năng xã hội của cánhân, những tiềm năng vốn giúp cho cá nhân tự giải
quyết vấn đề của mình;
 Môi trường xã hội ảnh hưởng trực tiếp đến vấn đề của cá nhân đặc biệt là việc
thực hành chức năng xã hội của cá nhân.

2. Đối tượng tác nghiệp/bối cảnh ứng dụng.

Tăng cường mối quan hệ giữa học sinh, gia đình và nhà trường tại trường THPT
Vân Tảo, huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội.

3. Nguyên tắc cơ bản

 Cá nhânhóa: Mỗi thân chủ là một cá thể riêng biệt. Nhân viên xã hội Không nên
nhìn nhận thân chủ giống hay tương đồng đối tượng nào , dán nhãn lên hoàn cảnh
và hành vi của thân chủ. Cho nên không được áp dụng một phương pháp hỗ chợ
chung cho thân chủ khác.
3
 Chấp nhận thân chủ : cần chấp nhận thân chủ dù thân chủ tố tốt hay
xấu ,những điểm mạnh và điểm yếu của họ thì takhông được phán xét, không
tuyên án thân chủ. Chấp nhận thân chủ không có nghĩa là tha thứ cho hành vi
phạm tội bị xã hội lên án mà là thể hiện sự quan tâm và thiện chí hướng về
conngười ẩn sau hành vi.
 Thái độ không kết án: Thái độ không phê phán, không tỏ vẻ bất bình với thân
chủ, không đổ lỗi hoặc đưa ra những lời phê phán, xem thường thân chủ. Khi
nhân viên xã hội đối xử bằng thái độ thân thiện, không kết án, thân chủ sẽ cảm
thấy họ được chấp nhận và có thể bộc lộ vấn đề của họ.
 Tôn trọng quyền tựquyết : mỗi cá nhân đều có quyền quyết định những vấn đề
của họ, người khác không có quyền áp đặt quyết định. Người làm công tác xã hội
có thể hướng dẫn, giúp đỡ thân chủ đưa ra những quyết định phù hợp với họ nhất.
 Thân chủ thamgia giải quyết vấn đề: góp phần giúp cho thân chủ chủ động
tham gia vào những kế hoạch dài hạn cả sau khi can thiệp chấm dứt. Bởi chỉ thân
chủ là người hiểu rõ vấn đề gặp phải nhất và biết mình cần gì , muốn gì thì mới
giải quyết được vấn đề.
 Giữ bí mật :Người làm công tác xã hội có nhiệm vụ giữ bí mật cho thân chủ.
Trừ trường hợp nghiệm trọng như đối tượng có hành vi đe doạ ảnh hưởng tới sức
khỏe tính mạng của bản thân hay người khác, hoặc có quyết định của các cơ quan
có thẩm quyền thì nguyên tắc bảo mật phải được cân nhắc kỹ.

4. Tiến trình công tác xã hội nhóm

Tiến trình phương pháp công tác xã hội với cá nhân gồm 7 bước:

 Bước 1: Tiếp cận thân chủ.

Tiếp cận thân chủ được thực hiện từ phía người làm công tác xãhội chủ động
trong phạm vi hoạt động theo chức năng hoặc đối tượng chủ động tìm tới do có nhu cầu
cần được hỗ trợ. Điều quan trọng ở bước này là người làm công tác cần tạo được ấn
tượng tích cực ban đầu đối với thân chủ..

 Bước 2: Xác định vấn đề

Bước này, bắt đầu hình thành và phát triển mối quan hệ giữa thân chủ và người
làm CTXH. Đòi hỏi người làm CTXH có kỹ năng để tạo dựng quan hệ hỗ trợ chuyên
nghiệp.
4
 Bước 3: Thu thập thông tin.

Ở bước này nhân viên xã hội cần thu thập thông tin liên quan đến thân chủ để có
cách nhìn tổng quan. Quá trình thu thập thông tin và xác minh cần duy trì liên tục bởi
trong thời giann trợ giúp thân chủ hoàn cảnh có th ể thay đổi liên tục.

 Bước 4: Chuẩn đoán

Chuẩn đoán vấn đề chính dựa trên các dữ kiện :

 Những điểm mạnh - giới hạn của thân chủ

 thuận lợi - khó khăn của hoàn cảnh

 Tâm trạng, nhận thức, mong muốn của thân chủ.

Nhân viên CTXH cần phân tích rõ và phản ánh trạng thái, tâm trạng, hoạt động,…
để thân chủ chủ động nhận diện vấn đề của chính mình.

 Bước 5: LẬP kế hoạch

Giai đoạn lập kế hoạch giảiquyết vấn đề. Dựa vào chuẩn đoán của giai đoạn trước,
xác định mục đích và các mục tiêu cụ thể để hướng tìm lối thOÁT cho thân chủ.

Lựa chọn mục đích phụ thuộc:

 Mong muốn của thân chủ

 Điều cần thiết và khả thi

 Thuộc phạm vi của tổ chức xã hội

 Bước 6: Trị liệu.

Giai đoạn này, thân chủ là người định hướng mục tiêu cho mình. Nhân viên
CTXH là chỗ dựa tinh thần, chia sẻ niềm vui khi thân chủ tiến bộ và an ủi, khuyết
khích khi mệt mỏi

 Cải thiện hoàn cảnh của thân chủ

 Thay đổi môi trường sống

 Thân chủ thay đổi thái độ, hà nh vi trở nên tích cực hơn

 Có thể thực hiện cùng lúc nhiều mục tiêu.

 Bước 7: Đánh giá

Đánh giá sự thay đổi của thân chủ. Đánh giá sự can thiệp hỗ trợ từ nhân
viên CTXH có đem lại kết quả như mong muốn, thân chủ có giải quyết được vấn
5
đề không. Nếu có chuyển biết tích cực thì có thể kết thúc quá trình, còn nếu có
chuyển biến xấu thì có thể nhờ sự hỗ trợ từ đồng nghiệp khác hay các chuyên gia
khác.

5. Hệ thống kĩ nă ng c ơ bả n
 Kỹ nă ng lắ ng nghe: Đòi hỏi người làm CTXH phải quan sát hành vi của đối tượng
một cách tinh tế, tập trung. Cần có thấu hiểu, tôn trọng, chấp nhận đối tượng cũng
như vấn đề. Hơn nữa, đòi hỏi người nhân viên xã hội nghe không chỉ bằng tai mà còn
bằng mắt, bằng cả tấm lòng.
 Kỹ năng quan sát: Nên quan sát đối tượng để hiểu thân chủ cũng như hoàn cảnh của
họ. Nhân viên xã hội phải biết cách quan sát tổng thể hành vi, diện mạo bên ngoài
của thân chủ một cách tinh tế. Bên cạnh đó, cần có kĩ năng quan sát đặc điểm về tâm
lý, đặc biệt những sắc thái tình cảm xảy ra ở thân chủ.
 Kỹ năng giao tiếp: Một người nhân viên công tác xã hội chuyên nghiệp cần có kỹ
năng giao tiếp tốt, hoạt bát. Tạo được sự tin tưởng đối với thân chủ và thiết lại được
mối quan hệ tốt đối vưới thân chủ
 Kỹ năng tham vấn : Đây là quá trình nhân viên xã hội sử dụng kiến thức, kỹ năng
chuyên môn để giải quyết vấn đề. Để thực hiện được kỹ năng này thì người cán bộ xã
hội phải biết phối hợp và tốt các kỹ năng như đặt câu hỏi, lắng ngh e, thấu hiểu,…
 Kỹ n ăng ghi chép: Nhân viê xã hội nên ghi chép lại tất cả những gì diễn ra trong
quá trình trợ giúp đối tượng. Mục đích là giúp cán bộ xã hội làm cơ sở đánh giá kết
quả của hỗ trợ giữa cán bộ xã hội và đối tượng.

III. THỰC TRẠNG MỐI QUAN HỆ GIỮA HỌC SINH - GIA ĐÌNH - NHÀ
TRƯỜNG TẠI TRƯỜNG THPT VÂN TẢO, HUYỆN THƯỜNG TÍN, THÀNH
PHỐ HÀ NỘI

1. Địa bàn

Tại lớp 11A1, TRƯỜNG THPT VÂN TẢO, HUYỆN THƯỜNG TÍN, T.P HÀ
NỘI

2. Thực trạng vấn đề cụ thể của một học sinh tại trường:

Em Nguyễn Văn H là học sinh lớp 11A1 trường THPT Vân Tảo. Vốn em H là một
học sinh ưu tú, thuộc top ở lớp nhưng đến khoảng giữa năm lớp 11 thì tình hình học tập
của em H có giảm sút nghiêm trọng, và thường xuyên bỏ học đi chơi game. Trước tình
hình học tập của em như vậy thì cô chủ nhiệm đã nhiều lần có hỏi thăm và bảo ban em
học tập nhưng em H chỉ vâng dạ qua loa rồi đâu lại vào đó. Khi liên hệ với gia đình mẹ
của em cũng chỉ nói qua vài câu rồi lại gửi gắm hết trách nhiệm nhờ vả cô giáo, nhờ cô
dạy dỗ, bảo ban cháu học tập. Được cô giáo chủ nhiệm cho biết khi hỏi thăm từ phía em

6
H và cả mẹ em H nhưng đều không biết rõ về tình hình hình , lý do vì sao mà tình trạng
học tập của em lại sa sút như vậy và thường xuyên bỏ học đi chơi game.
Sau đó cô giáo vẫn cố gắng dạy bảo bạn học tập nhưng kết quả cũng không mất
khả quan vì bạn vẫn thường xuyên bỏ học, và không chịu lắng nghe cô giảng bài. Rồi cô
chủ nhiệm được biết thông tin từ một bạn học gần nhà với H đã nói cho cô giáo là bố mẹ
bạn H ly hôn và còn kiện nhau ra tòa. Ngay hôm cô giáo gọi điện thoại cho mẹ bạn H để
hỏi thăm tình hình thì bạn H đã bị mẹ mắng chửi và có đánh khiến cho bạn H khóc và bỏ
nhà ra quán game chơi đến khuya chơi mới về và không về thẳng nhà mà qua nhà bác họ
ở.

3. Công tác giải quyết vấn đề em H của trường THPT Vân Tảo.

Đối với trường THPT Vân Tảo cũng đã đưa ra những cách giải quyết vấn đề này
nhằm nâng cao mối quan hệ giữa học sinh - gia đình - nhà trường. Tuy nhiên hướng giải
quyết của trường học chưa đem lại hiệu quả thực sự và tác động sâu tới phía học sinh,
gia đình của học sinh và các cán bộ giáo viên của trường.

Cô chủ nhiệm đưa hướng giải quyết như gửi giấy mời phụ huynh tới buổi họp
riêng thông báo tình hình học tập của em H. Bên cạnh đó có thực hiện theo quy định phạt
em H vì bỏ học không xin phép quá số buổi quy định. Tuy nhiên cách này mới chỉ có tác
động từ một phía là nhà trường còn phía phụ huynh thì rất hạn chế, từ đó cũng khiến cho
nhà trường khó nắm bắt được hoàn cảnh của học sinh để có phương pháp giáo dục phù
hợp, toàn diện hỗ trợ học sinh nhiều hơn. Chính vì thế, tình hình học tập của trẻ còn
nhiều hạn chế, các bậc phụ huynh cũng không thực sự thấu hiểu được quá trình học tập
của con trẻ mà có những cách giáo dục không phù hợp. Từ đó khiến trẻ cũng khó lòng
chia sẻ vấn đề mình trong quá trình học tập mắc phải với g ia đình và với nhà trường để
có sự hỗ trợ và có cách giáo dục phù hợp

Tuy nhiên nhà trường chỉ đưa ra những cách giải quyết chung chung mà chứ tìm
hiểu sau về nguyên nhân , và chưa đưa ra cách giải quyết vấn đề phù hợp để hỗ trợ cho
em H và gia đình. Và càng kiến em H thêm chống đối và tình trang ngày càng tệ hơn.
Qua đó cũng thấy được phần nào về tình hình thực trạng mối quan hệ giữa học sinh - gia
đình - nhà trường.

IV. VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP CÔNG TÁC XÃ HỘI CÁ NHÂN THỰC HIỆN
TIẾN TRÌNH TRỢ GIÚP TĂNG CƯỜNG MỐI QUAN HỆ GIỮA HỌC SINH -
GIA ĐÌNH - NHÀ TRƯỜNG TẠI TRƯỜNG THPT VÂN TẢO, HUYỆN THƯỜNG
TÍN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
7
1. Hoàn cảnh tiếp cận thân chủ
Sau khi tôi nhận được thông tin về trường hợp của em H từ phía cô giáo chủ
nhiệm của em thì cô giáo chủ nhiễm cũng nói rằng đã giới thiệu em H tới phòng công tác
xã hội của trường để gặp tôi. Rồi buổi sáng hôm sau em H đã tới gặp tôi để nói chuyện.
Lúc đầu, em H vẫn còn khá khép kín, ngại chia sẻ thông tin về bản thân. Ở em H tuy rằng
em cố tỏ ra mình mạnh mẽ và nghịch nghợm nhưng sâu trong em tôi cảm nhận được một
nỗi buồn sâu thẳm. Sau khi ngồi nói chuyện chia sẻ với H thì em đã có thể mạnh rạn chia
sẻ hơn về những vấn đề mình gặp phải.
2. Nhận diện vấn đề

Theo nguồn thông tin tôi nhận đươc từ cô giáo chủ nhiệm của em H được biết: Em
H là con một trong gia đình, em hiện đang học lớp 11A1 - một học sinh ưu tú nhưng
sau một thời gia khoảng giữa năm lớp 11 thì em H có thường xuyên bỏ học và tình trạng
học ngày càng sa sút. Cô giáo có hỏi thăm tình hình từ em H và gọi điện thoạt cho gia
đình nhưng cũng không nhận được thông tin ghì nhiềm mà phí mẹ của em H cũng chỉ nói
qua lao rồi gửi gắm hết trách nhiệm nhờ cô giáo dạy bảo cháu. Nhà trường có đưa ra một
số hình thức để giải quyết vấn đề như mời phụ huynh lên học riêng về vấn đề tình hình
học tập của em H, và có phạt em H theo quy định nhà trường vì nghỉ học không xin phép
quá số buổi quy định. Sau đó cô vẫn cố gắng khuyên bảo em H nhưng hiệu quả không
mất khả quan. Được biết thông tin từ một em học sinh cùng lớp nhà ở gần nhà em H rằng
bố mẹ em H đang ly hôn và còn kiện nhau ra tòa, ngay sau hôm cô giáo gọi điện thoại
cho mẹ bạn H thì mẹ bạn H đã chửi mắng và còn đánh bạn H. Sau đó bạn H đã khóc bỏ
nhà ra quán game chơi tới khuya rồi về nhà bác họ ngủ.

Đến khi gặp em H và ngồi nói chuyện, chia sẻ với em quan sát thấy được ở em tuy
bề ngoài luôn tỏ ra mình mạnh mẽ, vui vẻ, nghịch ngợm nhưng thực chất em H là một
học sinh vô cùng sầu lắng, ở em tôi cảm thận thấy em có nét buồn sâu thẳm. Được biết
qua về tình hình của em H từ lời kể của cô chủ nhiệm thì tôi đã dần hình dung ra và thấy
được ở em H gặp vấn đề lớn về mặt tình cảm cảm xúc. Đến khi ngồi nói chuyện chia sẻ
với em , em cũng đã bộc lộ và chia sẽ khó khăn, vấn đề em gặp phải từ phía gia đình và
những tác động từ phía nhà trường tới em khiến em càng thêm chán nản, bỏ bê việc học
tập trên lớp. Tâm trạng của em bây giờ cảm thấy vô cùng cô đơn, hụt hãng khi cha mẹ,
gia đình không hiểu, nhà trường cũng vậy.

Những nhận diện này là những gì tôi thấy được qua tiếp nhận thông tin từ cô giáo
chủ nhiệm, thông tin, quan sát, cảm nhận từ cuộc trò chuyện với em H. Tuy nhiên đây là

8
những thông tin ban đầu mà tôi tiếp nhận đươc và tôi cũng cần có những thông tin này tôi
mới có sơ sở để xác nhận lại mọi việc.

3. Thu thậ p thôn g tin

a. Thông tin từ cô giáo chủ nhiệm lớp 11A1:

Qua lời kể của cô giáo chủ nhiệm tôi biết được H tên đầy đủ là Nguyễn Văn H,
hiện là học sinh lớp 11A1. Em H vốn là một học sinh ưu tú vfa thuộc top học sinh của
lớp. Thường ngày em rất chăm chỉ học tập,hòa đồng với mọi người nên được rất nhiều
bạn yêu quý. Nhưng không hiểu sau một thời gian đến giữa năm lớp 11 thì em H thường
xuyên bỏ học, tình hình học tập của em cũng theo đó mà sa sút. Cô giáo cô thỏi thăm
quan tâm em H nhưng cũng không thu được thông tin gì từ em, gọi điện thoại cho phụ
huynh thì mẹ em H chỉ qua loa vài câu rồi gửi gắm hết trách nhiệm cho cô giáo. Nhà
trường có mời ẹm em H lên họp phụ huynh riêng và nói về tình hình học tập của em H,
nhưng rồi mẹ em H cũng chỉ nói qua loa vài câu rồi nhờ cậy vào nhà trường.

b. Thu thập thông tin từ bạn học sinh cùng lớp nhà gần em H

Được biết gia đình nhà em H đnag có vấn đề cha mẹ em H đang ly hôn và còn
kiện nhau ra tòa. Không khí gia đình bất ổn, khiến cho H chán nản học hành, bỏ bê
trường lướp như vậy. Xong một lầy ngay hôm cô giáo chủ nhiệm gọi điện thoại về nhà
cho mẹ bạn H thì bạn H đã bị mẹ mắng chửi và đánh khiến H khóc và bỏ nhà ra quán
game chơi đến khuya và về nhà bác họ ngủ.

c. Thông tin từ thân chủ:

Lúc mới đầu gặp tôi thấy em là một người rất khép kín, ngại chia sẻ vấn đề của
bản thân đnag gặp phải.sau khi nói chuyện , chia sẻ thì em cũng đã chia sẻ thông tin lên
quan đến em. Em chia sẻ tình hình gia đình bố mẹ đang chuẩn bị ly hôn và còn xích mích
kiện tụng ra tòa điều này kiến em H vô cùng buồn và thất vọng… chuyện gia đình như
vậy làm em chán nản, bỏ bê học hành, không còn tâm trạng học tập, hay quan tâm bất kì
điều gì nữa. Em chia sẻ sau khi em biết mỗi khi em đi học về là lại chứnh kiến cảnh bố
mẹ cãi nhau rồi sau đó lại quy sang chửi mắng em chút giận. Đến khi em bị phạt mời phụ
huynh trên trường về bố mẹ cũng không một lời hỏi xem lý do vì sao con như vậy hay
ngồi lại chia sẻ thấu hiểu cho em. Rồi lên trường học thầy cô, nhà trường cũng không
hiểu hoàn cảnh của em mà cứ phạt em rồi trách em khiến em càng thêm chán nản, cô
đơn,…

9
d. Thông tin thu thập từ gia đình em H:

Khi nhận được cóc thông tin trên và ngồi chia sẻ với em H xong tôi cũng đã liên
hệ với bên gia đình em H để làm việc. Được biết gia đình em đang có vấn đề lục đục.
Em H là con duy nhất nên từ bé đến giờ H luôn dành được chọn vẹn tình yêu thương của
cả cha và mẹ. Chính vì vậy mà H rất ngoan và nghe lời. Cho tới thời gian vừa rồi khi gia
đình có vấn đề thì H bắt đầu thay đổi trong tính cách và thưởng bỏ học, tình trạng học tập
cũng sa sút. Sau khi nhận được thông tin từ cô giáo chủ nhiệm và nhà thường thông báo
thì mẹ em H cũng đã gửi gắm nhờ cậy thầy cô ở trường khuyển răn chỉ bảo em H học
hành.

 Bảng tổng hợp thông tin:

STT Hệ thống thân chủ Điểm mạnh Điểm yếu

1 Thân chủ - Em H là học sinh ưu - Khó chia sẻ những


tú, tính cách hào đồng thông tin cá nhân
với mọi người, được - Dễ bị tác động từ gia
mọi người yêu quý. đình ảnh hưởng tới
cảm xúc.

2 Gia đình em H - Trước đây từng là gia - Gia đình có vấn đề


đình hạnh phúc, dành bố mẹ em H chuẩn bị
hết tình tương cho H ly hôn và kiện tụng

- Quan tâm tới tình hình - Bố mẹ em H không


học tập của con thực sự hiểu con mình
và cách giáo dục
không ph ù hợp

- Gửi hết trách nhiệm


nên nhà trường trong
việc giáo dục con trẻ.

3 Nhà trường - Là môi trường giáo - Chưa thực sự hiểu


dục chuyên nghiệp tâm lý học sinh

- Thầy cô quan tâm hỏi - Cách giải quyết vấn


hang, khuyến khích học đề không phù hợp đối

10
sinh học tập và phát vưới việc giáo dục em
triển H khi em H thường
xuyên bỏ học khiến
tình trạng học tập sa
sút.

 Sơ đồ phả hệ:

BỐ MẸ

Con trai
( em H)

Ký hiệu sơ đồ sinh thái:

Nam Nữ : CẶP VỢ CHỒNG

: Gia đình : Quan hệ mâu thuẫn

 Sơ đồ sinh thái
11
Nhà
Gia đình trường

Em H Cô giáo
chủ
nhiệm

Bạn
Nhân
viên xã
hội

Chú thích:

: Tương tác 1 chiều

: Tương tác 2 chiều

: Tương tác hạn chế

4. Đánh giá, chuẩn đoán


Với những thông tin mà đã thu thập được từ phía em H, gia đình, thầy cô và bạn
bè emH tại trường THPT Vân Tảo, huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội tôi đã biết
được vấn đề của em H như sau:
Từ khi em H gặp vấn đề về gia đình đang bất đồng, chia rẽ,bố mẹ em có ý định ly
hôn và kiện tụng ra tòa thì em H đã chán nản, buồn bã, suy nghĩ về vấn đề này nên
không tập trung vào việc học tập được. Như vạy là em H đã chịu đả kích lớn vì từ
trước tới nay em H luôn sống trong tình yêu thương gia đình và không nghĩ gia đình
mình sẽ có ngày bị chia rẽ như vậy. Tuy em H vốn là một người cởi mở, hòa đồng
nhưng sau khi chịu đả kích ngày ngày thấy bố mẹ cãi nhau đã khiến em trở nên trầm
tính hơn,sống khép mình hơn, ủ rũ, chán nản hơn ….
Sau đó khi đến trường với tình trạng bỏ bê việc học hành, trốn học đi chơi
game khiến tình trạng học tập của em sa sút, nhà trường đã gọi điện thoại và mời phụ
huynh em đến trường để nói chuyện về tình hình học tập của em. Rồi em bị trường
phạt theo quy định của nhà trường, về nhà lại bị cha mẹ la mắng và đánh khiến em
càng chán nản, thất vọng hơn. Khi đó em cảm thấy mọi người không ai hiểu mình,
không ai chia sẻ ,thấu cảm với mình. Nhà trường thì không hiểu hoàn cảnh của em và
không giúp đỡ em, gia đình cũng vậy, không ai hiểu em đang gặp khó khăn gì để giúp
12
em. Qua đó, ta cũng thấy được mối quan hệ gắn kết giữa học sinh - gia đình - nhà
trường khống được sâu sắc mà n vô cùng mong manh. Từ việc mối liên kết lỏng lẻo
dẫn tưới việc gia đình, nhà trường không thấu hiểu được trẻ dẫn tới phương pháp
giáo dục không phù hợp, ảnh hưởng sâu sắc tới phát triển của em H.
Song song em H cần được nâng cao nhận thức, giáo dục về cách nhìn nhận sự
việc và cách giải quyết khi đứn g trước những cản trở trong cuộc sống. Bởi em còn
khó khăn trong việc tiếp nhận những thay đổi trong cuộc sống , cách đối diện với khó
khăn và giải quyết khó khăn đó.

5. Lâp kế hoạch hỗ trợ.


Mục đích: Em H giảm được áp lực, căng thẳng về tinh thần đời sống, đồng
thời tăng cường xây dựng mối quan hệ mật thiết giữa em H - gia đình - trường học
tạo ra môi trường phù hợp giúp em học tập và phát triển, để em cảm thấy mình được
thuộc về , được chia sẻ và thấu hiểu.

Mục tiêu Hoạt động Nguồn lực Thời gian Kết quả
thực hiện mong đợi
1. Giúp em H - Tham vấn. - Thân chủ Từ ngày - H sẽ mở
giảm được áp - Gặp gỡ , trò - Nhân viên 10/3/2021 lòng chia sẻ
lực, căng chuyện, chia CTXH đến ngày cảm xúc với
thẳng về đời sẻ, thấu cảm 13/3/2021 và nhân viên
sống tinh với em . trong quá CTXH
thần. trình trợ giúp - thay đối suy
nghĩ hướng
tới tích cực
hơn, giảm
những áp lực
tinh thần do
gia đình, nhà
trường gây ra.
2. Giúp em H - Nhờ sự giúp - Thân chủ Từ ngày - Tạo dựng
tham gia đỡ từ cô giáo - Cô giáo chủ 14/3/2021 cảm giác
nhiều hơn các chủ nhiệm nhiệm đến được thuộc
hoạt động của - Khuyến - Nhân viên 16/3/2021 về, được thấu
trường lớp để khích em H CTXH hiểu, chia sẻ
có những tác tham gia các giữa trường
động tích cực hoạt động học với H
tới em của trường - Xóa bỏ cảm
lớp như các giác cô độc,
cuộc thi, các đơn lẻ
hoạt động
ngoại khóa,
văn nghệ,…
3. Giúp đỡ H - Nhờ tới sự - Thân chủ Từ ngày - gắn kết mối
xây dựng gắn hỗ trợ của bố - Nhân viên 17/3/2021 quan hệ giữa
kết mối quan mẹ H CTXH đến học sinh vs
hệ gũi hơn - Giúp em - Bố mẹ học 18/3/2021 và gia đình học
với gia đình thấy hạn chế sinh. trong xuốt sinh.
mình của việc ngại quá trình hỗ - tăng cường
chia sẻ trợ sự thấu hiểu,
- chia sẻ nâng chia sẻ với
13
cao nhận thức con tre trong
bố mẹ H về gia đình, tạo
những tác điều kiện tốt
động ảnh để trẻ học tập
hưởng tới trẻ và phát triển
và cách chia
sẻ,thấu hiểu
trẻ.
4. Thiết lập - tăng cường - Thân chủ thời gian từ - tăng cường
mối qua hệ các động - Nhà trường 19/3/2021 nâng cao mối
học sinh- gia tương tác - Gia đình đến ngày quan hệ tích
đình- nhà giữa học sinh học sinh 21/3/2021 cực giữa học
trường với gai đình - nhân viên sinh - gia
và nhà CTXH đình- nhà
trường. trường
- Nâng cao
mối quan hệ
giữa học sinh
với gia đình
và học sinh
với nhà
trường.
5. Nâng cao - Học cách - Thânchủ Từ ngày - Em H sẽ
kĩ năng sống nhìn nhận vấn - nhânviên 22/3/2021đến vững bước
cho em H đề và giải CTXH ngày hơn trước
quyết đề khó 25/3/2021 những cản trở
khăn mà mình khó khăn của
gặp phải cuộc đời.
- Học cách - em Hbiết
chấp nhận cách đối diện
những thay và xử lý
đổi và cách những vấn đề
đối diện với mình gặp
khó khăn, giải phải.
quyết vấn đề.

6. Triển khai kế hoạch

 Mục tiêu 1: Giúp em H giải tỏa được áp lực, căng thẳng về đười sống tinh thần
Mục tiêu này cần giảm bớt áp lực, căng cẳng, lỗi lo, nỗi buồn cho thân chủ. Mục
tiêu đầu tiên rất quan trọng, bởi nó mang tính thay đổi về tâm lý. Mục tiêu này là bước
đệm giúp cho thân chủ đạt được các mục tiêu tiếp theo.
 Thực hiện :
- Tham vấn cho em H
- Chia sẻ, thấu hiểu , an ủi thân chủ.
- khuyết khích em H tham gia vào các hoạt động văn nghệ, học tập thi đua
 Lượng giá:
- Mặt được: em H có sự thay đổi từ tâm lý nuồn bã, thất vọng, cô đơn, áp
lực tinh thần sang cởi mở hơn,vui vẻ hơn trước. Em H cũng bắt đầu có những biểu hiện
tích cực hơn, lạc quan hơn. Chia sẻ khó khăn H gặp phải

14
- Hạn chế: thân chủ còn phụ thuộc vào nhân viên CTXH về tâm lý, thân chủ cũng
chưa hoàn toàn hết buồn tủi và cô đơn
 Mục tiêu 2: Giúp em H tham gia nhiều hơn hoạt động của trường lớp để có những
tác động tích cực tới em
Sau một khoảng thời gian chịu những tác động tích cực giúp em cảm thấm mình
cô đơn, lẻ loi, không ai hiểu mình, sống khép mình lại nên em ít tương tác vưới mọi
người và các hoạt động của trường học. Chính vì thế cần phát huy những điểm mạnh của
môi trường tác động tích cực tưới thân chủ, tạo ra cơ hội để em phát huy bản thân nhiều
hơn
 Thực hiện:
- Nhờ sự giúp đỡ từ cô giáo chủ nhiệm
- Khuyến khích em H tham gia các hoạt động của trường lớp như các cuộc
thi, hoạt động ngoại khóa, văn nghệ,…
- Tham vấn cho H
 Lượng giá:
- Mặt được: Tạo dựng cảm giác được thuộc về, được thấu hiểu, chia sẻ
giữa trường học với H, Xóa bỏ cảm giác cô độc, đơn lẻ,. thân chủ đã bắt đầu
có hứng thú tham gia các hoạt động chung, và có biểu hiện tích cực.
- Mặt hạn chế: thân chủ còn hạn chế về mặt thời gian , việc tham gia các
hoạt động còn phụ thuộc vào thời gian của thân chủ.
 Mục tiêu 3: Giúp đỡ H xây dựng gắn kết mối quan hệ gũi hơn với gia đình mình
 Thực hiện :
- Nhờ tới sự giúp đỡ của bố mẹ H
- Tham vấn cho h và gia đình H
- Giúp em thấy hạn chế của việc ngại chia sẻ
- chia sẻ cho bố mẹ H về những tác động ảnh hưởng tới trẻ và cách chia sẻ,
thấu hiểu trẻ.
- Nói chuyện với gia đình em H
 Lượng giá:
- Mặt được: huy động được nguồn lực hỗ trợ thân chủ, thân chủ
không còn phụ thuộc vào nhân viên công tác xã hội, làm chủ được cảm xúc,
gia đình cũng thấu hiểu hơn về H và cùng chia sẻ với H
 Mục tiêu 4:Thiết lập mối quan hệ học sinh- gia đình- nhà trường
 Thực hiện:
- Xây dựng mối quan hệ tích cực giữa gia đình - nhà trường, nâng cao mối
quan hệ giữa học sinh với gia đình và học sinh với nhà trường.
- Thực hiện duy trì liên hệ giữ phụ huynh - giáo viên qua các kệnh mạng xã
hội, số điện thoại,… để tiện việc trao đổi thông tin
- Phụ huynh nắm bắt được các hoạt động của trường học, nhà trường cũng có
trách nhiệm cho phụ huy nh biết về các hoạt động c ủa trường học,…
- Chuẩn bị chia tay thân chủ
- Học sinh sẵn sàng chia sẻ những vấn đề gặp khó khăn với cha mẹ , nhà
trường để được hỗ trợ
- Trường học cần tổ chức các buổi truyền thông cho phụ huynh về nội dung
giáo dục.
 Lượng giá: Mối quan hệ giữa học sinh, gia đình, nhà trường đã được gắn bó hơn.
Nhà trường và gia đình cũng đá có cách nhìn nhật tích cự hơn và có những cách
giáo dục phù hợp hơn cho trẻ dù là ở nhà hay trên trường thì học sinh vẫn luôn
cần được tahaus hiểu, chia sẻ,…
 Mục tiêu 5: Nâng cao kĩ năng sống cho em H
 Thực hiện:
15
- Tham vấn cho em H
- Học cách nhìn nhận vấn đề và giải quyết đề khó khăn mà mình gặp phải
- Học cách chấp nhận những thay đổi và cách đối diện với vấn đề , giải quyết
vấn đề
- Định hướng chia sẻ kĩ năng sống cho em H
 Lượng giá:
- Thân chủ đã chủ động hơn, vui vẻ hơn, biết chấp nhận và đối mặt với những
khó khăn cản trở, trong cuộc sống
- sẵn sàng tâm lý chia tay thân chủ.
- Tuy nhiên những thay đổi này mới chỉ là bước đầu hình thành cần có thời
gian để mối quan hệ học sinh - gia đình - nhà trường được nâng cao hơn.
7. Đánh giá kết quả trợ giúp
Qua tiến trình áp dụng công tác xã hội cá nhân hỗ trợ em H, tôi thấy đạt hiệu
quả đến 90%. điều thay đổi tiến bộ rõ nhất đó là từ thái độ cảm xúc tiêu cực của thân
chủ chuyển sang tích cực. Nhận thấy than chủ cũng đã cởi mở hơn và vơi đi nỗi buồn
, bên cạnh đó mối quan h ệ giữa thâ n chủ - gia đình - học sinh cũng được cải thiện và
nâng cao. Không chỉ vậy tân chủ còn có thêm nhiều mối qua hệ tác động tích cực tới
thân chủ, từ đó cũng cải thiện được tình hình học tập tập của học sinh cũng như. qua
đó mà thân chủ cũng đã trau dồi thêm chỏ bản thân về các kĩ năng cần thiết chhi hoạt
động con người.Tuy nhiên không thể không nhắc tới mặt hạn chế còn tồn tại như là
việc chưa kêu gọi được tất cả các tình hướng, thân chủ vẫn chưa thực sự làm chủ
cảm xúc của mình, cần duy trì những tác động tích sực sau hỗ trợ. Kết quả của việc
đánh giá cho thấy chiều hướng tích cực nên quá trình hỗ trợ có thể kết thúc tại đây,
thân chủ cũng cần có nhiều thời gian để

16
TÀI LIỆU THAM KHẢO.

1. Nguyễn Hiệp Thương (chủ biên), sách “đại cương công tác xã hội trường hoc”.
( 2020)
2. HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ, công tác xã hội cá nhân (2013)
http://hoilhpn.org.vn/tin-chi-tiet/-/chi-tiet/cong-tac-xa-hoi-ca-nhan-19268-2.html
3. Th.s Nguyễn Quốc Giang , Công tác xã hội cá nhân: mục tiêu, giá trị và nguyên
tắc (2019) https://kynangnhanvienyte.org/cong-tac-xa-hoi-voi-ca-nhan-phan-1/
4. http://dayhoctindat.weebly.com/xay-dung-moi-quan-he-giua-gia-dinh-nha-
truong-va-cong-dong.html?fbclid=IwAR2qCLeRhwj-KGLjj3iC0-
XeHTd1cbtEWQ4zOWTyNg_Fda7SXdkFtdcgpm0
5. https://khcb.tvu.edu.vn/images/tai_lieu_cong_tac_xa_hoi_truong_hoc.pdf?
fbclid=IwAR3YBwfKEG3sxkuzu2ZiP1jU2u7b77-
j7HdBdjCKL2gGPXyCprLeQNvgakY
6. Bộ giáo dục và đào tạo, “Phát triển công tác xã hội trường học một trong
những giải pháp phát huy năng lực bản thân, chuẩn bị hành trang cho sự phát triển toàn
diện của học sinh và góp phần đảm bảo sự công bằng trong tiếp cận giáo dục”. ( 2017)
https://moet.gov.vn/giaoducquocdan/cong-tac-hoc-sinh-sinh-vien/Pages/Default.aspx?
ItemID=4482

You might also like