You are on page 1of 4

Khái niệm dân chủ học đường?

- Dân chủ là gì ?
+ “Dân chủ” được xem là một nền chế độ mà nhà nước hướng đến. Chế độ dân chủ là chế
độ chính trị, trong đó, toàn bộ quyền lực nhà nước và hoạt động của nhà nước đều sẽ do
nhân dân làm chủ và giám sát trong mọi vấn đề. Vì đây là nhà nước của dân, do dân và vì
dân. Toàn bộ quyền lực của nhà nước thuộc về nhân dân, do nhân dân thực hiện trực tiếp
hoặc thông qua cơ quan đại diện, cụ thể là những đại biểu do nhân dân tin tưởng và bầu
nên. Đây cũng chính là một phương thức thể hiện quyền lực của nhân dân.
+ Theo đó, dân chủ là hình thức tổ chức thiết chế chính trị của xã hội dựa trên việc thừa
nhận nhân dân là nguồn gốc của quyền lực, thừa nhận nguyên tắc bình đẳng, tự do và
quyền con người. Mọi vấn đề của đất nước đều lấy ý kiến của nhân dân, phục vụ cho lợi
ích của nhân dân.
- Học đường là gì ?
+ Là môi trường, là nơi sinh hoạt, học tập của học sinh, sinh viên. Trong môi trường này
các bạn sẽ được giảng dạy về kiến thức, văn hóa, thể lực để trở thành công dân có ích cho
xã hội.
- Vậy dân chủ học đường là gì ?
+ Theo phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” trong các hoạt động 
của nhà trường; Cụ thể:
. Dân biết: Cán bộ, giáo viên, nhân viên, cha mẹ học sinh và học sinh được  biết:
+ Các quy định của Đảng, nhà nước, của ngành giáo dục liên quan đến mọi hoạt động của
nhà trường; Những chủ trương, chính sách, chế độ của Đảng và Nhà nước đối với nhà
giáo, cán bộ, công chức. Giải quyết các chế độ, quyền lợi, đời sống vật chất, tinh thần cho
nhà giáo, cán bộ, công chức, cho người học.
+ Các điều kiện về cơ sở vật chất, tài chính của nhà trường. Những quy định về sử dụng
tài sản, xây dựng cơ sở vật chất; Công khai các khoản đóng góp của người học, việc sử
dụng kinh phí và chấp hành chế độ thu, chi, quyết toán theo quy định hiện hành.
+ Chất lượng, số lượng đội ngũ cán bộ giáo viên, nhân viênn và phân công lao động của
nhà trường;
+ Chiến lược phát triển nhà trường, kế hoạch hoạt động của nhà trường từng giai đoạn,
từng năm học cụ thể;
+ Chất lượng giáo dục thực tế và mục tiêu của nhà trường;
- Dân bàn: theo đúng chức trách nhiệm vụ của mình, các thành viên liên quan đến nhà
trường được tham gia bàn bạc, trao đổi, thỏa thuận, thống nhất ý kiến (thậm chí có thể
hiến kế) đối với từng nhiệm vụ cụ thể, từng hoạt động của nhà trường để quá trình triển
khai các hoạt động phát huy được trí tuệ tập thể, tạo được sự đồng thuận đem lại hiệu quả
cao. Do vậy, dân chủ phải đi đôi với kỉ cương, kỉ luật, thiểu số phục tùng đa số, tránh tư
tưởng bè phái, cục bộ thiếu tính xây dựng khi bàn bạc.
- Dân làm: Phân công lao động hợp lý, phù hợp với năng lực sở trường của các thành
viên, không chồng chéo… Các hoạt động của nhà trường cần có sự tham gia trực tiếp của
các tổ chức đoàn thể, các tổ nhóm chuyên môn, các thành viên tham gia trực tiếp để đảm
bảo sự giám sát, hỗ trợ nhau cho hiệu quả.
- Dân kiểm tra: Là quá trình giám sát mọi hoạt động của nhà trường để kịp thời tác động,
điều chỉnh, góp ý cho các hoạt động diễn ra đúng quy định đạt hiệu quả cao. Việc kiểm
tra, giám sát được thực hiện thường xuyên, lẫn nhau giữa người quản lí và người được
quản lý, giữa các thành viên trong nhà trường theo đúng quy định và dưới sự phân công
của lãnh đạo nhà trường (Hội đồng trường, Ban kiểm tra nội bộ, ban thanh tra nhân dân,
đại diện các đoàn thể, các thành viên trong nhà trường…)

2. Hiện trạng:
Thực trạng hiện nay cho thấy trong nhiều trường học, không ít hiệu trưởng “liên kết”
được xung quanh mình một “tập thể lãnh đạo” gồm hiệu trưởng, các phó hiệu trưởng, bí
thư Đoàn, chủ tịch Công đoàn, các tổ trưởng chuyên môn. Ban lãnh đạo này chỉ đạo và
quyết định mọi hoạt động nhà trường.
Nếu như tất cả thành viên trong tập thể lãnh đạo có năng lực quản lý, có chuyên môn
vững vàng, có đạo đức nghề nghiệp, có cái tâm trong sáng thì sẽ giúp ích rất nhiều cho
hiệu trưởng trong công tác quản lý trường học, trong việc thực hiện Quy chế thực hiện
dân chủ trong nhà trường. Thế nhưng, có những hiệu trưởng tài năng quản lý kém cỏi
nhưng “được lòng” cấp trên, từ đó tạo ra một tập thể lãnh đạo rất “ăn ý” và “kết nối”
thêm không ít giáo viên trong trường làm hậu thuẫn. Thế là hiệu trưởng tự cho mình có
“quyền hành” tuyệt đối trong tay và tận dụng thế mạnh đó để mạnh tay nhằm vào những
giáo viên dám có ý kiến trái chiều với chỉ đạo của mình.
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành văn bản số 04/2000/QĐ-BGD&ĐT ngày 01 tháng 3
năm 2000 hướng dẫn “Quy chế dân chủ trong hoạt động của trường học”. Và mục đích
của việc ban hành này nhằm mong muốn phát huy quyền làm chủ cũng như sáng tạo của
nhân dân trong công cuộc thay đổi đất nước và thu hút người dân trong việc tham gia
quản lý nhà nước để khắc phục tình trạng suy thoái đạo đức, mất dân chủ, tệ nạn,…

3. Vai trò của dân chủ học đường:


3.1. Lợi ích
Những lợi ích khi thực hiện dân chủ học đường
Nâng cao chất lượng dạy và học
Không còn chuyên quyền, độc đoán trong công tác điều hành
Giữ vững sự đoàn kết trong đoàn thể
Giáo viên tôn trọng, lắng nghe ý kiến của học sinh hơn
Giúp học sinh chủ động, sáng tạo
3.2. Tại sao phải đề cao dân chủ học đường
Thực tế trong nghành giáo dục hiện nay, một số trường học được ví như một “ốc đảo” thu
nhỏ, hoàn toàn khép kín về thông tin và còn tồn đọng tình trạng trên nói dưới nghe, thiếu
sự phản biện dẫn đến hậu quả mất đoàn kết. Vì vậy việc đề cao dân chủ trong học đường
là một việc vô cùng cấp thiết

4. Biểu hiện của dân chủ học đường:


Để đảm bảo dân chủ học đường được thực hiện một cách hiệu quả và chất lượng, mỗi cá
nhân, tổ chức phải phát huy hết quyền và nghĩa vụ của bản thân. Cụ thể:
Hiệu trưởng hay những người đứng đầu bộ máy lãnh đạo của một trường học, tổ chức
giáo dục phải lắng nghe và tiếp thu ý kiến, phản ánh của mỗi cá nhân thông qua các hội
nghị, kì họp và các buổi sinh hoạt. Ngoài ra việc ghi nhận lại ý kiến của cha mẹ học sinh
và các học sinh cũng là một việc làm cần thiết;
Tăng cường công tác kiểm tra các cấp, các tổ chuyên môn nhằm chấn chỉnh kịp thời các
sai phạm, đảm bảo chất lượng dạy và học;
Nghiêm túc và minh bạch trong công khai các kế hoạch hoạt động, khen thưởng và tài
chính;
Mỗi cá nhân trong môi trường học đường phải hiểu đúng quyền hạn và trách nhiệm của
mình, tránh tình trạng lạm dụng quyền dân chủ;
Tiếp nhận phản ánh những tình trạng vi phạm qua: thư, điện thoại, thư điện tử,.. nhằm kịp
nắm bắt thông tin, giúp cho việc tăng cường công tác quản lý.

5. Cách để phát huy tốt dân chủ học đường:


Chú ý, tìm hiểu và lắng nghe: để biết được các chế độ, chủ trương, chính sách của
Đảng, Nhà nước và cùng với những quy định chung của nhà trường nói riêng và lớp học
nói chung, cùng với những thông tin có liên quan đến học tập, rèn luyện, sinh hoạt, kế
hoạch giảng dạy, tuyển sinh của nhà trường hàng năm để kịp thời nắm bắt thông tin và có
sự chuẩn bị chủ động
Tích cực tham gia đóng góp ý kiến: về những nội quy của nhà trường đối với học sinh,
sinh viên. Tham gia đóng góp ý kiến trong những buổi học, sinh hoạt lớp, sinh hoạt đầu
tuần
Có ý thức rèn luyện, tổ chức kỉ luật
6. Những khó khăn cản trở:
Do môi trường xung quanh trong quá trình học tập không đạt được chất lượng ( như có
nhiều người nói chuyện ,…).
Không có được sự tập trung trong quá trình học tập .
Có quá nhiều thông tin trên mạng và không thể chắt lọc những thông tin cần thiết.
Nhiều kiến thức được học ở trên lớp nhưng không biết làm thế nào để áp dụng.
Khi gặp trở ngại về việc giải quyết các bài tập khó thì từ bỏ, không giải quyết.

7. Kết luận:
Vì vậy, thực hiện dân chủ trong nhà trường hiện nay là một nhiệm vụ quan trọng, cấp
bách và hết sức thiết thực, nằm trong nội dung đổi mới tư duy quản lý giáo dục nhằm góp
phần đổi mới căn bản toàn diện giáo dục – đào tạo nhằm phát huy tối đa sức mạnh dân
chủ trong nhà trường như lời Chủ tịch Hồ Chí Minh thường dạy “Dân chủ là cái quý báu
nhất của nhân dân, chìa khóa vạn năng đề giải quyết mọi khó khăn”.
Để thực hiện tốt dân chủ trong nhà trường một cách thiết thực, hiệu quả, đảm bảo chất
lượng, mỗi cá nhân, tổ chức phải phát huy hết quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ của bản
thân đã được quy định tại Thông tư số 11/TT-BGDĐT.. 

You might also like