You are on page 1of 4

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TTBD NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

CHUYÊN ĐỀ XX: XÂY DỰNG MÔI TRƯỜNG VĂN HÓA, PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU NHÀ
TRƯỜNG VÀ LIÊN KẾT,HỢP TÁC QUỐC TẾ

Lớp: CDNN GV Tiểu học hạng II Khóa: k48.2021.TH II


Tên Giảng viên: TS. GVC Trần thị Nâu

Điểm: Họ và tên học viên: Lê Bá Triều

Số thứ tự (theo DS): 49


Chữ kí Giảng viên:
Ngày sinh: 28/12/1969 Nơi sinh: Hậu Giang

Đơn vị/ Trường: Tiểu học và Trung học cơ sở Phương Ninh

Số trang: 05

Đề:
Câu 1: Đề xuất một số biện pháp để xây dựng văn hóa nhà trường và tạo dựng
thương hiệu nơi anh/ chị công tác.

BÀI LÀM

Một số biện pháp để xây dựng văn hóa nhà trường và tạo dựng thương hiệu :

- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, hiệu quả quản lý của Ban Giám hiệu trong việc thực
hiện nhiệm vụ xây dựng nhà trường văn hoá.

+ Đây là giải pháp có tính chất quyết định tới việc nâng cao chất lượng và hiệu quả xây
dựng văn hóa nhà trường trong giai đoạn hiện nay, nhằm đáp ứng những nhu cầu văn
hoá, giáo dục học sinh, góp phần hình thành và hoàn thiện nhân cách của học sinh.

1
+ Hoạt động xây dựng văn hóa nhà trường chỉ đạo của chi bộ Đảng và quản lý của Ban
giám hiệu có vai trò đặc biệt quan trọng, mang tính chất quyết định.

+ Phối hợp cùng với chính quyền tổ chức học tập, quán triệt các chủ trương nghị quyết
của Đảng, chế độ chính sách, pháp luật của Nhà nước, nội qui, qui định của ngành, của
nhà trường, địa phương về giáo dục. Nhận thức đầy đủ về vai trò của văn hoá và xây
dựng văn hóa nhà trường trong thời kỳ Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa đất nước. Khắc
phục cái nhìn phiến diện về xây dựng văn hóa nhà trường, coi xây dựng văn hóa nhà
trường đơn thuần chỉ là các hoạt động mang tính chất bề nổi, không quan tâm đến chiều
sâu.

+ Thực hiện hình thức tuyên truyền, nhằm giáo dục cho cán bộ giáo viên, học sinh trong
nhà trường về xây dựng nếp sống văn minh, đời sống văn hóa.

+ Cần thành lập ban vận động xây dựng trường học có đời sống văn hóa tốt.

+ Nhà trường, tham mưu với phụ huynh trồng mới thêm nhiều cây xanh, tạo cảnh quan
môi trường luôn xanh - sạch - đẹp.

+ Vận động Cán bộ giáo viên, nhân viên xây dựng đơn vị có đời sống văn hóa tốt và thực
hiện có hiệu quả phong trào “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”, “Công trường
em sạch đẹp - an toàn”.

+ Vận động các em học sinh biết chăm sóc sức khỏe, giữ gìn vệ sinh chung và cá nhân,
bảo vệ sinh môi trường - xanh - sạch - đẹp. Tổ chức khám sức khỏe ban đầu cho học sinh
và tuyên truyền phòng bệnh học đường, các bệnh truyền nhiễm khác.

+ Phối hợp tổ chức tốt các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao.

+ Thực hiện các tiêu chí xây dựng gia đình văn hóa, cơ quan văn hóa gắn liền với cuộc
vận động “Dân chủ - kỷ cương - tình thương - trách nhiệm” .

- Nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên và học sinh về tầm quan trọng của công tác
xây dựng văn hoá nhà trường.

+ Cho cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh thấy rõ vai trò ý nghĩa tốt đẹp, tầm quan trọng
của công tác xây dựng văn hóa nhà trường, mỗi người, mỗi bộ phận xác định rõ ý thức
trách nhiệm, chủ động, tự giác, tích cực tham gia công tác này tạo sự nhất trí cao và phối

2
hợp đồng bộ giữa các tổ chức, các lực lượng đối với công tác xây dựng văn hóa nhà
trường.

+ Tổ chức các cuộc tuyên truyền, phổ biến về nội dung, vai trò ý nghĩa, tầm quan trọng
của công tác xây dựng văn hóa nhà trường.

+ Đưa nội dung công tác xây dựng văn hóa nhà trường vào kế hoạch hoạt động của các
tổ chuyên môn, của Công đoàn, của Đoàn TNCSHCM, của Liên đội, của các lớp và là
một tiêu chí trong xếp loại thi đua các tập thể, cá nhân của nhà trường.

+ Tổ chức các lớp tập huấn về nội dung, phương pháp, kỹ năng xây dựng văn hóa nhà
trường cho giáo viên và học sinh.

- Phát huy tính dân chủ trong hoạt động của nhà trường; tạo sự đồng thuận, thống nhất
cao trong công tác quản lí, chỉ đạo và điều hành công việc nói chung và chỉ đạo phát triển
văn hóa nhà trường nói riêng.

+ Nói đến dân chủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng “ Dân chủ là cái quí báu nhất của
nhân dân, là chìa khóa vạn năng để giải quyết mọi khó khăn, dân là chủ và dân làm chủ”.
Dân là chủ, dân làm chú kết hợp lại với nhau thành văn hóa dân chủ. Chính vì vậy trong
trường học, dân chủ đóng một vai trò hết sức quan trọng.

+ Triển khai, tuyên truyền đầy đủ các văn bản chỉ đạo của cấp trên đến cán bộ giáo viên
và học sinh.

+ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh “Mỗi thầy cô giáo là một tấm
gương tự học và sáng tạo”.

+ Thực hiện đều đặn việc họp lãnh đạo hàng tháng, hàng tuần và khi có công việc đột
xuất trước khi triển khai đến toàn thể cán bộ giáo viên, nhân viên và học sinh

+ Giá trị cốt lõi của văn hóa nhà trường, Ban giám hiệu vạch ra kế hoạch xây dựng hệ
thống giá trị cốt lõi của nhà trường. Bắt đầu từ sự tìm kiếm, hệ thống những giá trị đã có,
những giá trị nào cần xây dựng, tổ chức cho đội ngũ thảo luận để vừa tăng cường vai trò
trách nhiệm của toàn thể đội ngũ, vừa thể hiện được tính chia sẽ, xây dựng và phát triển.

+ Xác định đâu là giá trị cốt lõi làm cho thành công, giá trị không phai nhòa theo thời
gian.

3
+ Đánh giá văn hóa hiện tại và xác định những yếu tố văn hóa nào cần thay đổi, việc
đánh giá là cực kỳ khó khăn, dễ gây nhầm lẫn về các chủ thể văn hóa vốn đã hòa mình
vào nền văn hóa đương đại, khó nhìn nhận một cách khách quan của những hạn chế và
những mặt trái, mặt tiêu cực cần thay đổi.

- Chỉ đạo thực hiện tốt các cuộc vận động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân
thiện, học sinh tích cực”

+ Tuyên truyền tới đội ngũ CBGV- HS, phụ huynh, các tổ chức đoàn thể trong và ngoài
nhà trường về nội dung các cuộc vận động và phong trào thi đua. Thường xuyên quan
tâm đến công tác chỉ đạo các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp như tổ chức các hội thi
văn nghệ, thể dục thể thao, an toàn giao thông, các trò chơi dân gian, các hoạt động giao
lưu các câu lạc bộ .

- Xây dựng và phát triển chất lượng, hiệu quả giáo dục để củng cố và tạo thương hiệu
cho nhà trường.

+ Những giá trị xây dựng cần thực hiện tốt hơn, tham mưu lãnh đạo các cấp xây dựng
thêm các phòng chức năng.

+ Luôn đổi mới, sáng tạo , có cái riêng trong công tác quản lí và dạy, học.

+ Tạo niềm tin, mối quan hệ thân thiện trong nhà trường và ngoài xã hội.

+ Đội ngũ trẻ, có tay nghề, ham học hỏi, đoàn kết giúp nhau, tinh thần trách nhiệm cao,
ứng dụng công nghệ thông tin tốt.

+ Tạo một số tiểu cảnh trong nhà trường, trang trí thêm khẩu hiệu, tăng cường cây xanh,
cây cảnh và bố trí khu vực trồng hợp lý.

+ Nâng cao chất lượng giáo dục tạo lòng tin vững chắc cho học sinh và phụ huynh.

You might also like