You are on page 1of 3

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TTBD NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

CHUYÊN ĐỀ II XU HƯỚNG QUỐC TẾ VÀ ĐỔI MỚI GIÁO DỤC PHỔ THÔNG VIỆT NAM
Lớp: CDNN GV Tiểu học hạng 2 Khóa: K 48.2021.TH II
Tên Giảng viên: ThS GVC Hồ Thị Thu Hồ

Điểm: Họ và tên học viên: Lê Bá Triều

Số thứ tự (theo DS): 49


Ngày sinh: 28/12 /1969 Nơi sinh: Vị Thủy – Hậu Giang

Chữ kí Giảng viên: Đơn vị/ Trường: Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Phương Ninh
Số trang: 3

Đề:

- Hãy viết lại ít nhất 3 điều mà thầy cô học được từ chuyên đề 2.


- Giải thích ngắn gọn vì sao thầy cô chọn 3 điều này.
BÀI LÀM
Sau khi được học chuyên đề 2 bản thân đã nhận thấy có 3 điều tâm đắc từ chuyên
đề này là:
1.Tiếp cận phát triển chương trình giáo dục phổ thông
Tiếp cận phát triển chương trình giáo dục phổ thông có hai cách tiếp cận
-Tiếp cận dựa vào nội dung hoặc chủ đề: là cách nêu ra một danh mục đề tai, chủ
đề của một lĩnh vực/ môn học. Tức là tập trung xác định trả lời và câu hỏi. Tiếp
cận này chủ yếu dựa vào yêu cầu nội dung, nặng về lí thuyết và tính hệ thống, khi
thiết kế ít chú ý đến tiềm năng các giai đoạn phát triển, nhu cầu, hứng thú và điều
kiện của người học.
- Tiếp cận dựa vào kết quả đầu ra: là tiếp cận nêu rõ kết quả, khả năng hoặc kĩ năng
mà người học mong muốn đạt được vào cuối mỗi giai đoạn học tập trong nhà
trường ở mỗi môn học cụ thể. Chương trình giáo dục phổ thông theo định hướng
phát triển năng lực người học. Với cách tiếp cận này chương trình sẽ xác định yêu
cầu đầu ra của học sinh cần đạt được sau mỗi giai đoạn học tập trong đó cần chú
ý cả hai yêu cầu biết và làm thông qua các hoạt động vận dụng những tri thức
được học để giải quyết vấn đề đặt ra trong thực tiễn. các nội dung giảng dạy không
chỉ gồm kiến thức và kĩ năng mà phải đi xa hơn. Học sinh là người có vai trò
chính trong việc học của mình. Hiệu quả học tập phụ thuộc chủ yếu vào sự tham
gia của học sinh vào các quá trình học cả về mức độ và chất lượng.
2. Mục tiêu, chuẩn, nội dung, phương pháp dạy học

1
*Mục tiêu: phát triển năng lực
phát triển năng lực là sư phát triển toàn diện, hài hòa về thể chất và tinh thần của
người học
- Chương trình giáo dục phổ thông mới rèn luyện năm phẩm chất và mười năng lực
của học sinh giúp các em không chỉ phát triển toàn diện về thể chất và cảm thụ
cái đẹp, phát huy tối tiềm năng cá nhân và tích cực sáng tạo…...
- Những năng lực chung, được hình thành và phát triển từ tất cả các môn học và
hoạt động giáo dục của từng cấp học.
* Chuẩn: Quan tâm chuẩn đầu ra
- Về phẩm chất: Coi trọng và thực hiện nghĩa vụ đạo đức trong học tập và cuộc
sống.
- Về năng lực: năng lực tính toán, năng lực tự quản và phát triển bản thân, năng lực
tư duy phê phán, năng lực công cụ.
* Nội dung chương trình:
- Chương trình giáo dục phổ thông thực hiện mục tiêu giáo dục hình thành,
phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh thông qua các nội dung giáo dục
ngôn ngữ và văn học, lịch sử, địa lí, giáo dục toán học, giáo dục khoa học xã hội,
giáo dục khoa học tự nhiên, giáo dục công nghệ, giáo dục công dân, các môn nghệ
thuật và tiếng nước ngoài.
* Phương pháp dạy học: Phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích
cực, sáng tạo của người học.
Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ
động, sáng tạo của học sinh phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi
dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn;
tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh. Có thể nói
cốt lõi của đổi mới dạy học là hướng tới hoạt động học tập chủ động, chống lại thói
quen học tập thụ động.
3.Tổ chức dạy học phân hóa
Dạy học phân hóa là xu thế tất yếu, trong đó phương thức phân hóa vĩ mô luôn
được chú ý, đó là phân chia học sinh thành các nhóm khác nhau, mỗi nhóm học
theo cách thức phù hợp riêng, việc dạy phân hóa cũng được phân chia theo từng
cấp học cho phù hợp
* Phân hóa ở Trung học cơ sở,Trung học phổ thông
Phân hóa trong giáo dục là một nguyên tắc đã được thực hiện từ lâu ở mọi nền giáo
dục, mọi thời kì với những yêu cầu, mức độ, hình thức khác nhau. Tuy nhiên do
nhiều nguyên nhân, nhìn chung hiệu quả của giáo dục phân hóa và cả tích hợp so
với yêu cầu mới còn hạn chế, bất cập.
Dạy học phân hóa là định hướng trong đó giáo viên tổ chức dạy học tùy theo
đối tượng, nhằm bảo đảm yêu cầu giáo dục phù hợp với đặc điểm tâm – sinh lý,
nhịp độ, khả năng, nhu cầu và hứng thú khác nhau của người học; trên cơ sở đó
phát triển tối đa tiềm năng vốn có của mỗi học sinh.

2
Phân hóa bằng dạy học tự chọn ở Trung học phổ thông (giai đoạn định hướng nghề
nghiệp) theo hướng: Học sinh học một số môn học bắt buộc (Toán, ngữ văn, ngoại
ngữ, giáo dục thể chất, giáo dục quốc phòng an ninh, hoạt động trải nghiệm.
*Phân hóa ở tiểu học
- Tập trung phát triển năng khiếu cho học sinh.
- Có các môn học, học sinh tự chọn theo mong muốn.
Trong thời gian học tập bản thân thấy ba điều này đã đáp ứng kịp thời với sự
phát triển của xã hội hiện nay.

You might also like