You are on page 1of 28

Một số kỹ năng hướng dẫn học sinh tự học môn Lịch sử

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ


1. Lý do chọn đề tài:
Lịch sử là một môn học có ý nghĩa rất đặc biệt trong chương trình giáo dục
phổ thông, giá trị của Lịch sử không nằm trên bàn cân kinh tế để chúng ta có thể
cân, đong, đo, đếm. Lớn hơn thế, lịch sử còn thực hiện chức năng quan trọng đó
chính là giáo dục nhân cách, rèn luyện tư duy độc lập sáng tạo, những tố chất để
hình thành bản lĩnh con người cho học sinh. Lịch sử cũng chính là thước đo truyền
thống, phẩm giá và trí tuệ của bất kỳ một dân tộc nào. Nếu không có lịch sử, dân
tộc đó không thể đi đến được tương lai.
Nhìn lại thực trạng dạy và học Lịch sử hiện nay trong hệ thống trường học và
toàn xã hội ở nước ta quả thật là nhức nhối. Tại diễn đàn về sử học đã nhận định
“Lớp trẻ của chúng ta không còn quan tâm đến lịch sử dân tộc”. Trong nhiều năm
qua thực trạng dạy và học lịch sử đã được báo chí và nhiều thông tin đại chúng
phản ánh một cách chân thực dưới sắc màu ảm đạm. Đã có nhiều giải pháp đưa ra
nhằm cứu vãn sự "lãng quên" của học sinh và toàn xã hội về môn lịch sử. Mới đây
nhất là hội thảo mang tính quốc gia tại Đà Nẵng của Bộ giáo dục và đào tạo với hội
khoa học Lịch sử Việt Nam về dạy học lịch sử ở trường phổ thông. Hội thảo đã
đánh thức nhận thức và lương tri của toàn xã hội về lịch sử dân tộc. Tuy nhiên từ lý
luận đến thực tiễn vẫn đang là một con đường dài, vẫn còn xa vời và chưa phải là
cứu cánh, là giải pháp để làm thay đổi những tư tưởng đã trở thành "thâm căn cố
đế" trong nhiều con người.
Sau mười hai năm giảng dạy bộ môn khoa học này bản thân tôi đã nhận thấy
một điều rằng: Tư tưởng và phương pháp dạy của giáo viên quyết định đến cách
học và hiệu quả học tập của học sinh. Vì vậy mọi thay đổi về cách học, cách nhìn
nhận về Lịch sử cho học sinh phải bắt đầu từ người Thầy. Đây là điểm xuất phát
quan trọng nhất trong quá trình đổi mới phương pháp dạy học, vì bản chất của đổi
mới phương pháp dạy học là hướng tới dạy học phát huy tính tích cực, chủ động,
sáng tạo của người học.
Phương pháp dạy học tích cực hướng tới hoạt động hóa, tích cực hóa nhận
thức của người học, nghĩa là tập trung vào phát huy tính tích cực của người học
chứ không tập trung vào người dạy. Dạy học theo phương pháp tích cực thì Giáo
viên phải nỗ lực nhiều hơn so với với dạy học theo phương pháp thụ động.
Trong các phương pháp học thì cốt lõi là phương pháp tự học. Nếu rèn luyện
cho người học sinh có được phương pháp, kỹ năng, thói quen, ý chí tự học thì sẽ
tạo cho học sinh được niềm ham mê học tập, khơi dậy được nội lực sẵn có trong
mỗi con người, kết quả học tập sẽ nhân lên gấp bội.
Và một trong những khâu đánh giá kiểm tra thì tự đánh giá có tác động rất
lớn đến nhận thức người học. Bởi lẽ khi tự đánh giá người học cũng sẽ học được

1
Một số kỹ năng hướng dẫn học sinh tự học môn Lịch sử

một lần nữa về kiến thức, rèn thêm một kỹ năng nữa để có thể tự đánh giá bản
thân, biết đánh giá bạn và đánh giá người khác.
Tuy nhiên rèn luyện tính tự học đã khó, rèn luyện tính tự học môn lịch sử lại
càng khó hơn. Vì tự học là các em phải chủ động, tích cực tìm hiểu kiến thức, nắm
bắt thông tin, tự mình tìm kiếm phương pháp học tập nhanh nhất, hiệu quả nhất
cho mình. Muốn vậy chính bản thân học sinh phải có nhu cầu muốn tìm hiểu,
muốn lĩnh hội và cần kiến thức. Nhiệm vụ của giáo viên chính là giúp học sinh
hiểu được giá trị của môn lịch sử nó không mang lại hiệu quả kinh tế cụ thể để
chúng ta có thể nhìn, sở một cách trực quan được. Giá trị đích thực của lịch sử
chính là rèn luyện cho con người có tư duy độc lập, sống có nhân cách, bản lĩnh,
biết tự hào về những truyền thống tốt đẹp của quê hương đất nước, tự hào về
những giá trị của bản thân. Khi biết tôn trọng các giá trị của bản thân mới biết tôn
trọng các truyền thống quý báu của dân tộc, biết tự hào tự tôn dân tộc.
2. Mục đích nghiên cứu.
Trên cơ sở khẳng định vai trò, ý nghĩa của việc kiểm tra, đánh giá, kết hợp với
quá trình nghiên cứu và thực tế giảng dạy; đề tài sẽ đưa ra một số gợi ý về phương
pháp “Một số kỹ năng hướng dẫn học sinh tự học môn lịch sử” nhằm phát huy
tính tích cực, chủ động học tập của học sinh.
3. Phương pháp nghiên cứu.
Để thực hiện và hoàn thành đề tài này tôi đã sử dụng phương pháp nghiên cứu
chủ yếu sau:
- Phương pháp điều tra khảo sát
- Phương pháp tham khảo tài liệu
- Phương pháp thực nghiệm
4. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu.
Đề tài này tôi chỉ tập trung nghiên cứu, thực nghiệm, đưa ra một số biện pháp
“Một số kỹ năng hướng dẫn học sinh tự học môn lịch sử” trong dạy học đối với
học sinh khối 8 và khối 9.
PHẦN II: NỘI DUNG
1. Thực trạng của việc rèn luyện kĩ năng tự học môn Lịch sử cho học sinh
trong các trường THCS hiện nay
1.1. Đối với giáo viên:
- Thứ nhất về tư tưởng, nhiều giáo viên chưa thật sự coi trọng môn của
mình, cho rằng môn lịch sử không quan trọng, học sinh không muốn học cho nên
chỉ chú trọng đến phương pháp giảng dạy của thầy, làm sao để mình dạy hay, thu
hút học sinh nghe giảng và truyền thụ hết kiến thức cơ bản chứ chưa quan tâm đến

2
Một số kỹ năng hướng dẫn học sinh tự học môn Lịch sử

việc làm sao để học sinh hứng thú, thích học, yêu thích và chủ động tự tìm tòi
khám phá về các kiến thức lịch sử.
- Thứ hai trong tiến trình dạy học chính bản thân giáo viên đã bỏ qua hoặc
thực hiện một cách hời hợt, chiếu lệ, phương pháp quan trọng nhất trong dạy học
lịch sử đó là hướng dẫn học sinh tự học qua từng bước dạy học là chuẩn bị bài, hỏi
bài cũ, khai thác bài mới và củng cố bài học.
- Thứ ba chính bản thân giáo viên còn lúng túng trong khâu hướng dẫn tự
học cho học sinh do chưa tìm ra phương pháp hướng dẫn tự học theo đúng đặc
trưng của bộ môn lịch sử.
1.2. Đối với học sinh:
- Một là: Đa số học sinh có tư tưởng coi thường, hoặc sợ học môn lịch sử
nên chưa có thái độ học tập đúng đắn, chưa đầu tư thời gian và trí lực đúng mức để
học tập lịch sử.
- Hai là: Học sinh chưa biết cách tự học môn lich sử, đa số học sinh quan
niệm rằng lịch sử không cần tư duy chỉ cần học thuộc sự kiện là được cho nên các
em chỉ chú trọng vào học thuộc lòng để rồi sau đó lại nhanh chóng quên đi sự kiện
đó mà không hề hiểu biết hay có rung cảm trước sự kiện lịch sử dù đó là những sự
kiện tiêu biểu điển hình.
- Ba là: Do giáo viên không yêu cầu, không đưa ra được chuẩn đánh giá học
tập lịch sử bằng tư duy nên học sinh cũng không chú trọng vào phát triển tư duy
của bộ môn nên học sinh cũng chưa xây dựng được phương pháp tự học thích hợp.
1.3. Đối với Ban giám hiệu và phụ huynh:
- Thứ nhất là tư tưởng và chính sách quản lý của chuyên môn trường học
cũng như định hướng tương lai các phụ huynh cũng chính là một trở ngại lớn đối
với bộ môn lịch sử. Vì nhiều nơi ban giám hiệu các nhà trường và phụ huynh chỉ
hướng học sinh tập trung học các môn cơ bản như Toán Lý, Hóa, Văn, Ngoại ngữ.
Vì sự tác động đó làm cho học sinh không có động cơ và thái độ học tập tích cực
đối với môn lịch sử.
- Thứ hai do phụ huynh không muốn con mình học lịch sử vì "không có
tương lai" nên hạn chế, khống chế thời gian tự học của con, ngăn cản không cho
con tìm hiểu, tìm tòi về lịch sử qua sách báo, tài liệu. các phương tiện thông tin đại
chúng vì sợ con mất nhiều thời gian mà không tập trung vào các môn "cơ bản".
Từ thực trạng và yêu cầu khoa học của bộ môn tôi đã tiến hành nhiều giải
pháp để hướng học sinh biết học lịch sử một cách chủ động, biết nhìn nhận, đánh
giá lịch sử một cách khách quan và biết cảm nhận lịch sử bằng tình cảm trân trọng.
Sau đây là các kỹ năng hướng dẫn học sinh tự học môn lịch sử.
2. Một số kỹ năng hướng dẫn học sinh tự học môn lịch sử.

3
Một số kỹ năng hướng dẫn học sinh tự học môn Lịch sử

2.1. Hướng dẫn học sinh tự học độc lập thông qua việc chuẩn bị bài mới.
Trong dạy học theo phương pháp mới, sự chuẩn bị bài của học sinh là một
yếu tố quan trọng quyết định cho sự thành công của bài học. Theo quan niệm cũ,
sự chuẩn bị bài mới của học sinh chưa thật sự được chú trọng, nhiều nơi giáo viên
đã không thực hiện bước chuẩn bị quan trọng này hoặc nếu có sự chuẩn bị bài mới
thì đơn thuần chỉ là trả lời các câu hỏi, làm các bài tập có trong sách giáo khoa,
chưa chú trọng đến các câu hỏi rèn luyện tính tư duy và độc lập suy nghĩ cũng như
sự sáng tạo của học sinh. Sự chuẩn bị bài chưa hướng tới rèn luyện cho học sinh kỹ
năng tự học, tự tìm tòi và làm chủ kiến thức. Vì vậy học sinh chuẩn bị bài cũng
mang tính đối phó, trả lời các câu hỏi cũng gần như chỉ chép lại nội dung ở sách
giáo khoa. Với lối nghĩ và cách làm đó cho nên khi khai thác bài học mới trên lớp,
cả giáo viên và học sinh đền lúng túng và khó khăn trong việc xử lý tình huống ở
các kiến thức mới. Vướng mắc này không chỉ ảnh hưởng đến không khí lớp học,
tâm lý giảng dạy của giáo viên, tâm lý học tập của học sinh mà còn ảnh hưởng đến
chất lượng giáo dục của bộ môn .
Nhận thấy đây là bước đệm, là khâu mấu chốt đầu tiên để mở ra cánh cửa
thành công cho giờ học lịch sử. Từ nhiều năm nay tôi đã có nhiều cách hướng dẫn
cho học sinh soạn bài truớc khi đến lớp như sau:
a. Chuẩn bị khung bài soạn cho học sinh cả về kiến thức và kỹ năng
Trong tiết học đầu tiên của chương trình giáo viên cần dành thời gian nhất
định khoảng 5 phút để hướng dẫn cách học và chuẩn bị bài mới.
Giáo viên chuẩn bị khung nội dung bài soạn cho học sinh theo trình tự các
bước như sau:
Bước 1: Tóm tắt ngắn gọn nội dung bài học trong khoảng từ 4-5 dòng.( mất
khoảng 10 phút để hoàn thành)
Bước 2: Lập bảng hệ thống các sự kiện có trong bài học ( Yêu cầu sự kiện
đầy đủ ba thông số: thời gian, không gian, chủ thể sự kiện) ( mất khoảng 10 phút
để hoàn thành)
Bước 3: Bình chọn sự kiện nào quan trọng trong hệ thống các sự kiện đó? Lý
giải ngắn gọn nhất vì sao đó là sự kiện quan trọng của bài.( mất khoảng 5 phút để
hoàn thành)
Bước 4: Trong bài học có nhân vật nào quan trọng? Tìm hiểu đôi nét về tiểu
sử, tài năng, công lao, những chính sách của nhân vật đó và ảnh hưởng của nó đến
lịch sử của dân tộc, thế giới. ( tuy nhiên không phải bài nào cũng có nhân vật quan
trọng, giáo viên chỉ cần cho học sinh tìm hiểu những bài nào có nhân vật ảnh
hưởng lớn đến lịch sử dân tộc và thế giới) ( mất khoảng 10 phút để hoàn thành)
Bước 5: Xác định trong bài có những khái niệm, thuật ngữ nào cần ghi nhớ.

4
Một số kỹ năng hướng dẫn học sinh tự học môn Lịch sử

Đây là một nội dung quan trọng không chỉ giúp học sinh trong học tập và cả
trong cuộc sống vì nếu không hiểu thuật ngữ, không nắm khái niệm sẽ không hiểu
sâu sắc được lịch sử. ( khi đã quen với phương pháp và cách soạn học sinh sẽ làm
bước này nhanh hơn vì trong quá trình thực hiện bước 1,2,3,4 thì học sinh đã phát
hiện được các thuật ngữ, khái niệm)
Bước 6: Sưu tầm các tài liệu, các bài viết, các tranh ảnh liên quan đến bài
học.( bước này không nhất thiết học sinh phải thực hiện trong thời gian cố định,
nếu thấy bài học cần có nhiều thông tin và tư liệu để thêm phần sinh động thì cuối
tiết trước giáo viên cần chỉ rõ cho các em cách tìm thông tin ở đâu là nhanh nhất
và hiệu quả nhất, có thể qua sách tham khảo, qua mạng In-ter-net...để không làm
các em mất nhiều thời gian cho việc tìm kiếm tư liệu)
Bước 7: Đặt câu hỏi chất vấn trong bài học.
Giáo viên khuyến khích học sinh đặt câu hỏi để hỏi bạn, hỏi thầy cô. Trong
một bài soạn yêu cầu học sinh phải có ít nhất một câu hỏi để chất vấn bạn hoặc
thầy cô. Câu hỏi của học sinh nêu ra là những điều mình chưa hiểu, mình còn chưa
rõ trong bài học, tránh câu hỏi nêu ra mang tính chất đánh đố với bạn và thầy cô.
Nếu câu hỏi hay giáo viên cũng cho điểm giống như một câu trả lời hay.
Câu hỏi này nếu trong từng nội dung bài học đã giải quyết hợp lý thì học
sinh không cần nêu ra. Còn nếu trong bài học thắc mắc này vẫn chưa được giải
quyết thì học sinh sẽ phát vấn vào cuối tiểu mục hoặc cuối bài.
Qua kiểm tra và khảo sát thực nghiệm việc soạn bài của học sinh tôi nhận
thấy thời gian đầu học sinh mất khoảng 50 phút để soạn một bài dài, 40 phút cho
một bài soạn ngắn. Nhưng khi đã biết cách soạn bài thành thạo học sinh tập trung
chỉ mất khoảng hơn 30 phút để soạn một bài Lịch sử.
b. Giáo viên phải xác định được bài học đó thuộc dạng bài nào:
Bài hình thành khái niệm lịch sử.
Bài về chiến tranh cách mạng.
Bài về tình hình kinh tế văn hóa.
Bài thực hành hay bài ôn tập luyện tập.
Trước mỗi kiểu bài Giáo viên cần có hướng dẫn cụ thể cho từng dạng bài
học.
c. Huớng dẫn cụ thể theo đặc trưng dạng bài
* Đối với kiểu bài hình thành khái niệm lịch sử: Về mặt nhận thức, khái
niệm lịch sử giúp học sinh hiểu bản chất sự kiện lịch sử, hiểu được các mối quan
hệ nhân quả và quy luật phát triển của xã hội.
Ngoài yêu cầu soạn theo các bước đã hướng dẫn đối với dạng bài này giáo
viên chú trọng rèn luyện kỹ năng hình thành và ghi nhớ khái niệm lịch sử. Giáo
5
Một số kỹ năng hướng dẫn học sinh tự học môn Lịch sử

viên yêu cầu học sinh xác định được khái niệm cần hình thành là gì? Cách nhận
biết khái niệm thông qua bản chất và các biểu hiện của nó. Đối với học sinh THCS
chỉ cần biết nội dung cơ bản của các khái niệm, để các em hiểu được bản chất của
sự kiện, quá trình lịch sử.
Ví dụ ở bài: "Các cuộc cách mạng tư sản đầu tiên" -tiết 1- ( lịch sử 8) học
sinh cần xác định và hiểu về các khái niệm như: "Cách mạng tư sản","Quý tộc
mới" "Quân chủ lập hiến" .
GV cho học sinh lập công thức để học sinh dễ hình thành khái niệm:
Cách mạng tư sản(CMTS) = giai cấp lãnh đạo + nhiệm vụ + lực lượng
( động lực của cách mạng) + kết quả + hướng phát triển.
Từ công thức đó học sinh sẽ hiểu được thuật ngữ "CMTS" là cuộc cách
mạng do giai cấp tư sản, tầng lớp quý tộc mới lãnh đạo, nhằm lật đổ chế độ phong
kiến đã lỗi thời, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển, xác lập sự thống trị của
giai cấp tư sản. Lực lượng chủ yếu là nhân dân lao động. Song thành quả lại rơi
vào tay giai cấp tư sản và thiết lập các nhà nước Tư sản và đi theo con đường Tư
bản chủ nghĩa.
Từ thuật ngữ đó Giáo viên hướng học sinh mở rộng để hiểu thêm về Cách
mạng tư sản cũng như hình thức diễn ra cách mạng tư sản, những đóng góp và hạn
chế của cách mạng Tư sản để từ đó rút ra những điểm giống và khác nhau của các
cuộc cách mạng tư sản. Từ đó để học sinh thấy được có nhiều hình thức diễn ra
cách mạng tư sản, nhưng bản chất vẫn là một: phá vỡ các ngăn cản của chế độ
phong kiến để cách mạng tư sản thắng lợi và phát triển. Cách mạng tư sản trong
một thời gian đã xây dựng một chế độ xã hội tiến bộ hơn chế độ phong kiến, làm
cho sản xuất phát triển. Nhưng cách mạng tư sản chỉ thay thế hình thức bóc lột
phong kiến bằng một hình thức bóc lột khác, chế độ tư bản chủ nghĩa nên nó có
những hạn chế nhất định. Thông qua các cuộc cách mạng tư sản Hà Lan, cách
mạng tư sản Anh, chiến tranh giành độc lập ở Bắc Mỹ, hiểu được khái niệm cách
mạng tư sản học sinh sẽ nhận thức được các cuộc cách mạng tư sản khác dù nó
diễn ra dưới hình thức khác như: cách mạng Tân hợi, Duy tân Minh Trị ở Nhật
bản....
Với công thức trên giáo viên còn có thể hướng dẫn học sinh hiểu và định
nghĩa được về cách mạng dân chủ Tư sản, cách mạng Vô sản...Đồng thời nếu biến
công thức thành bằng bảng biểu thì có thể dùng nó để dễ dàng so sánh được nét
giống và khác nhau cũng như bước phát triển đi lên của các cuộc cách mạng.
Có những khái niệm, thuật ngữ học sinh có thể tra cứu ở phần một số thuật
ngữ trong bảng tra cứu sau SGK. Nếu có những thuật ngữ khó giáo viên cần cho
HS các câu hỏi để hình thành khái niệm trước hoặc sau giờ học như dạng câu hỏi
“khi nào, Ai, làm gì, ở đâu, kết quả...”. Nhưng Giáo viên cũng cần hướng dẫn cho
học sinh xếp loại thuật ngữ xem thuộc lĩnh vực quân sự, kinh tế, hay văn hóa để tra

6
Một số kỹ năng hướng dẫn học sinh tự học môn Lịch sử

cứu qua mạng In-ter-net, sách vở hoặc tìm bản chất của khái niệm, thuật ngữ ngay
trong bài học.
Nếu ở dạng bài này học sinh có thể tự học độc lập ở nhà thông qua phần
hướng dẫn của giáo viên thì sẽ có tác dụng rất lớn trong việc học chữ và học làm
người của học sinh. Thông qua bước ban đầu này học sinh sẽ là người chủ động
nắm bắt và lĩnh hội kiến thức, tạo cho các em làm việc bằng tư duy độc lập sáng
tạo.
* Đối với dạng bài chiến tranh cách mạng:
Có hai kỹ năng mà trong quá trình giảng dạy ở dạng bài chiến tranh cách
mạng giáo viên ít chú trọng rèn luyện cho học sinh đó là kỹ năng trình bày miệng
và kỹ năng sử dụng đồ dùng trực quan. Tôi nhận ra rằng khả năng trình bày miệng
của học sinh rất yếu nhưng một số giáo viên lại coi nhẹ việc trình bày miệng của
học sinh. Tư duy của học sinh diễn ra dưới hình thức ngôn ngữ, được hoàn thiện
trong quá trình trao đổi, trong trình bày miệng. Ngược lại, ngôn ngữ được hình
thành và hoàn thiện trong quá trình phát triển tư duy. Cho nên "Khi phát triển ngôn
ngữ rõ ràng, khúc triết, chính xác cho học sinh, giáo viên cũng đồng thời phát triển
tư duy bằng ngôn ngữ chính xác, đúng đắn cho học sinh...".Vì vậy khi xây dựng
được bài tường thuật học sinh sẽ chủ động về kiến thức, biết trình bày bằng ngôn
ngữ, lời nói sinh động, giàu hình ảnh, hấp dẫn. Và khi nắm được kiến thức học
sinh sẽ tự tin hơn với các đồ dùng trực quan như bản đồ để tường thuật sự kiện.
Đối với dạng bài này nếu ở nhà học sinh không xây dựng được bài tường
thuật trên khung các sự kiện chính cộng với ngôn ngữ tư duy của bản thân, chắc
chắn lên lớp học sinh không thể có được một bài tường thuật đạt yêu cầu và cũng
sẽ gây khó khăn cho giáo viên trong việc cung cấp kiến thức mới.
Ở nội dung này giáo viên nên hình thành cho học sinh công thức để trình bày:
Mở đầu bằng một câu nhận xét đánh giá tổng quát + thời gian + Địa danh,
địa điểm + Người lãnh đạo, đứng đầu, các tấm gương tiêu biểu + lực lượng tham
gia + nghệ thuật quân sự đặc sắc ( chiến thuật, chiến lược gì) + Kết quả đạt được +
Ý nghĩa.
Ví dụ khi xây dựng bài tường thuật diễn biến chiến dịch Điện Biên Phủ HS
và Gv cần đạt được các nội dung như:.
Chiến dịch Điện Biên Phủ là chiến dịch có ý nghĩa quyết định đối với cả ta
và Pháp. Chiến dịch được diễn ra trong 3 đợt:
Đợt 1: Từ ngày 13-3 đến ngày 17-3-1954 ta tấn công phân khu phía Bắc với
các các cứ điểm Him Lam, Độc Lập, Bản Kéo. Cuộc chiến đấu diễn ra các liệt
dưới làn mưa đạn và hỏa lực của địch. Nhiều tấm gương anh dũng đã hy sinh như
Anh Phan Đình Giót đã lấy thân mình lấp lỗ châu mai để đồng đội ào ạt xông lên
tấn công, nửa giờ sau lá cờ chiến thắng của ta phất cao trên cứ điểm Him Lam. Chỉ

7
Một số kỹ năng hướng dẫn học sinh tự học môn Lịch sử

sau 5 ngày ta diệt được 2000 tên địch, hạ 12 máy bay, uy hiếp trực tiếp sân bay
Mường Thanh.
Đợt 2 diễn ra từ ngày 30-3 đến ngày 26-4 năm 1954 ta tấn công khu đông
Mường Thanh bao gồm các quả đồi A1, D2, C1... Cuộc chiến vô cùng ác liệt, ta và
địch dành nhau từng tấc đất. Địch đã huy động 80% máy bay ở Đông Dương về
ứng cứu Điện Phủ. Ta sử dụng nhiều cách đánh sáng tạo như chiến địa hầm hào,
đánh lấn, bắn tỉa và bộ đội ta vẫn ngân nga trên chiến hào rằng:
Mỗi ngày bắn một hai tên.
Nhiều ngày cộng lại rất phiền thằng Tây.
Cuối đợt ta chiếm hầu hết các quả đồi, riêng " của ngõ, cuống họng" vào
trung tâm chỉ huy là đồi A1,C1 mỗi bên chiếm một nửa.
Đợt 3 từ ngày 1-5 đến ngày 7-5-1954 .Ta chiếm các cao điểm còn lại và tấn
công trung tâm Mường Thanh-Hồng Cúm, chiếm lĩnh đồi C1, chiều 6-5 đặt 1 tấn
thuốc nổ phá tan cao điểm đồi A1 đánh thẳng vào trung tâm Mường Thanh. Như
một cơn lốc các chiến sĩ dưới sự chỉ huy của đại đội trưởng Tạ Quang Luật xông
vào hầm bắt sống tường Đờ Ca-xtơ-ri cùng toàn bộ Bộ chỉ huy. Lá cờ quyết chiến
quyết thắng tung bay trên hầm chỉ huy địch. Chiến dịch Điên Biên Phủ kết thúc
thắng lợi: Chín năm làm một Điện Biên
Nên vành hoa đỏ, nên thiên sử vàng.
Khi sử dụng bản đồ để tường thuật học sinh có thể xây dựng bài tường thuật
như trên. Nhưng khi cần ghi nhớ thông tin học sinh nên theo công thức và chính từ
công thức nắm được các sự kiện chính một cách chính xác học sinh sẽ dễ dàng
tường thuật sự kiện một cách hấp dẫn.
Ngoài khung bài soạn theo các bước như hướng dẫn giáo viên chú trọng kỹ
năng xây dựng bài tường thuật kết hợp miêu tả, nêu đặc điểm, giải thích. Muốn xây
dựng bài tường thuật giáo viên hướng dẫn học sinh dựa trên bảng thống kê các sự
kiện mà học sinh đã xác định để xây dựng, trong đó chú ý sự kiện mở đầu, châm
ngòi cho chiến tranh, tình tiết phát triển, tình tiết đỉnh cao, tình thiết thoái trào, kết
thúc. Kết hợp kỹ năng miêu tả, so sánh, phân tích bằng ngôn ngữ sinh động giàu
hình ảnh xen lẫn những lời bình luận của bản thân như tình cảm, thái độ của mình
đối với sự kiện đó để bài tường thuật thực sự có cảm xúc.
* Đối với dạng bài về Kinh tế-văn hóa:
Với dạng bài này giáo viên lưu ý học sinh chú trọng đến kỹ năng hình thành
các khái niệm về kinh tế văn hóa, biết thu thập, xử lý tư liệu, tranh ảnh về các công
trình văn hóa tiêu biểu, biết nhận xét đánh giá về chính sách phát triển kinh tế văn
hóa của các nhà nước. Mặt khác dạng bài này thuận lợi cho giáo viên hướng dẫn
học sinh kỹ năng sử dụng kiến thức liên môn để phụ vụ lịch sử.

8
Một số kỹ năng hướng dẫn học sinh tự học môn Lịch sử

Ví dụ khi hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài Tình hình kinh tế-văn hóa thời
Lý. Giáo viên cần hướng dẫn học sinh biết vận dụng các hiểu biết xã hội, qua môn
địa lý kinh tế để có cách nhìn nhận đánh giá đặc trưng của nền kinh tế phong kiến
là nông nghiệp nhằm tập trung vào tìm hiểu chính sách phát triển nông nghiệp qua
các biện pháp cụ thể về chế độ ruộng đất, công tác thủy lợi, chính sách pháp luật
hỗ trợ và bảo vệ nông nghiệp, đặc biệt HS tìm hiểu và suy nghĩ về “lễ cày ruộng
tịch điền” qua đây giúp học sinh nhìn nhận được những tiến bộ trong chính sách
phát triển kinh tế nông nghiệp của nhà Lý, từ đó biết liên hệ so sánh với thực trạng
và chính sách hiện tại của nhà nước về phát triển nông nghiệp.
Hoặc khi tìm hiểu về các thành tựu văn hóa giáo viên hướng dẫn học sinh
vận dụng kiến thức về văn học, mỹ thuật, sự hiểu biết của bản thân về sinh hoạt
văn hóa dân gian, các tôn giáo để biết đánh giá nhận xét về các công trình nổi
tiếng như Chuông Quy Điền, tháp Báo Thiên, vạc Phổ Minh đặc biệt là việc xây
dựng Văn Miếu Quốc Tử Giám.
Cụ thể: GV cho HS chuẩn bị bài theo khung hướng dẫn, đồng thời tìm hiểu
thêm tư liệu về Lễ cày ruộng tịch điền và tác dụng của lễ ngày ruộng tịch điền đối
với kinh tế nông nghiệp nước ta thời đó? Liện hệ với chính sách đó hiện nay.
Thứ hai sưu tầm tư liệu và tranh ảnh về các công trình kiến trúc văn hóa
tiêu biểu thời Lý. Những công trình đó hiện nay còn được lưu giữ không? Đánh giá
của em về giá trị của các công trình đó?
* Đối với dạng bài ôn tập tổng kết
Với dạng bài này nếu học sinh không có sự chuẩn bị bài ở nhà kỹ càng thì
giáo viên không thể hoàn thành nội dung ôn tập trên lớp.
- Việc hướng dẫn ôn tập hay tổng kết tùy thuộc vào nội dung ôn tập của từng
khối lớp song cơ bản sau khi hoàn thành một chương, giai đoạn hay từng phần giáo
viên cần hướng dẫn học sinh lập bảng niên biểu các sự kiện chính, những thành tựu
tiêu biểu trên các lĩnh vực, lập bảng so sánh các chủ trương chính sách, các cuộc
cách mạng hoặc các giai đoạn lịch sử. Xác định những sự kiện tiêu biểu,những nội
dung quan trọng để phân tích, đánh giá, nhận xét. Tìm hiểu các bài học kinh
nghiệm cho thực tiễn. Biết xâu chuỗi các sự kiện liên quan tạo thành một chủ đề,
biết tạo nên mối liên hệ giữa các chủ đề với nhau.
Ví dụ khi hướng dẫn học sinh soạn tiết Ôn tập (Tiết PPCT: 20-Lịch sử 7)
Giáo viên hướng dẫn học sinh lập các bảng biểu theo mẫu sau:
Bảng 1: Các triều đại phong kiến Việt nam từ đầu thế kỷ X đến thế kỷ XII.
Mẫu bảng biểu:
Triều đại Năm Vị Vua Quốc hiệu Kinh đô Những thành tựu
thành đầu tiên đạt được về kinh
lập tế văn hoá

9
Một số kỹ năng hướng dẫn học sinh tự học môn Lịch sử

Ngô
Đinh
Tiền Lê

Với mẫu bảng biểu đó học sinh cần điền đủ các thông tin cần thiết sau:
Triều Năm Vị Vua Quốc Kinh đô Những thành tựu lớn đạt
đại thành đầu hiệu được trên các lĩnh vực
lập tiên
Ngô 939 Ngô chưa có Cổ Loa - Định đô, xây dựng cung
Quyền điện.
- Xây dựng chính quyền từ
trung ương đến địa phương
Đinh 968 Đinh Đại Cồ Hoa Lư - Đặt tên nước, đặt niên hiệu,
Bộ Việt chọn kinh đô, xây dựng cung
Lĩnh điện , đúc tiền, chủ động
bang giao với nhà Tống.
- Dẹp loạn 12 sứ quân.
Tiền Lê 980 Lê Đại Cồ Hoa Lư - Xây dựng bộ máy nhà
Hoàn Việt nước khá hoàn chỉnh ,xây
dựng lực lượng quân đội.
- Kháng chiến chống Tống
lần thứ nhất thắng lợi.
- Chú trọng khuyến khích
phát triển nông nghiệp, xây
dựng được một số xuởng thủ
công, nghề thủ công truyền
thống phát triển,nhiều trung
tâm buôn bán và chợ quê
hình thành,buôn bán với nhà
Tống... Bước đầu xây dựng
được nền kinh tế tự chủ.
- Nhiều loại hình văn hoá
dân gian tồn tại và phát triển.
Phật giáo được truyền bá
rộng rãi.

10
Một số kỹ năng hướng dẫn học sinh tự học môn Lịch sử

Lý 1009 Lý Đại Việt Thăng - Đổi tên nước là Đại Việt,


Công Long ( Hà tiến hành xây dựng chính
Uẩn Nội) quyền quân chủ trung ương
tập quyền bằng cách tổ chức
bộ máy nhà nước.
- Ban hành lụât pháp ( Hình
thư 1042)xây dựng quân đội,
ba hành chính sách đối nội
đối ngoại.
- Có nhiều chính sách quan
tâm, khuyến khích phát triển
nông nghiệp: Lễ cày tịch
điền, chú trọng thuỷ lợi, luật
bảo vệ sức kéo.... Thủ công
nghiệp và thương nghiệp rất
phát triển với nhiều công
trình nổi tiếng như chuông
Quy Điền, tháp Báo Thiên...
- Xây dựng Văn Miếu và
Quốc Tử Giám, chú trọng
giáo dục thi cử
- Trò chơi, sinh hoạt dân
gian phát triển, nghệ thuật
điêu khắc và chạm trổ độc
đáo.
Sau khi lập biểu học sinh:
Học sinh đánh giá vai trò của từng triều đại đối với lịch sử dân tộc. Đánh giá
công lao to lớn của Ngô Quyền, Đinh Bộ Lĩnh, Lê Hoàn, Lý Công Uẩn đối với lịch
sử dân tộc? Trong các nhân vật đó em thích nhất nhân vật nào vì sao?
Đối với học sinh lớp 7 yêu cầu học sinh rút ra được các nội dung cơ bản
sau:
Với triều Ngô: Đặt nền móng cho một quốc gia độc lập.
Với triều Đinh: Tiến thêm một bước trong việc xây dựng chính quyền độc
lập tự chủ; khẳng định chủ quyền quốc gia.
Với Triều Tiền Lê: Tiến thêm một bước trong việc xây dựng chính quyền
độc lập tự chủ. Nhà Tiền Lê hoàn thiện chính quyền ở Trung ương, chia lại đơn vị
hành chính trong cả nước, chú trọng xây dựng quân đội.

11
Một số kỹ năng hướng dẫn học sinh tự học môn Lịch sử

Với Triều Lý: Xây dựng được bộ máy nhà nước phong kiến trung ương tập
quyền hoàn chỉnh. Đó là chính quyền quân chủ.
Bảng 2: Các cuộc nội chiến, kháng chiến chống quân xâm lược thời Đinh-
Tiền Lê-Lý.
Thời Tên cuộc,nội Người lãnh Nét đặc sắc trong nghệ thuật quân
gian chiến, kháng đạo sự
chiến
Từ năm Loạn 12 sứ quân Đinh Bộ - Nghệ thuật thu phục lòng người,tập
950-968 Lĩnh hợp lực lượng quân đội vững mạnh
với nghệ thuật bẻ đũa từng chiếc.
Vừa kết hợp với đánh dẹp bằng quân
sự với thu phục, hàng phục để dẹp
loạn 12 sứ quân. Đinh Bộ Lĩnh dùng
biện pháp quân sự vững mạnh đặc
biệt với 2 thế lực mạnh nhất là
Nguyễn Siêu và Đỗ Cảnh Thạc đánh
dẹp bằng quân sự 6/12 sứ quân,hàng
phục 4/12 sứ quân còn 2 sứ quân
chưa đánh đã tan.
981 Kháng chiến Lê Hoàn. - Kế thừa truyền thống đánh giặc
chống Tống xâm của Ngô Quyền nhiều trận chiến
lược lần thứ nhất quyết liệt diễn ra trên sông Bạch
Đằng.
- Xây dựng phòng tuyến đánh giặc:
Thành Bình Lỗ "Thời Đinh-Lê dùng
người tài giỏi xây thành Bình Lỗ mà
đánh được quân Tống" ( Trần Quốc
Tuấn)
1075- Kháng chiến - Chủ động tấn công để tự vệ. Một
1077 chống Tống . cách đánh giặc độc đáo, sáng tạo.
"Tiên phát chế nhân"
- Nghệ thuật chia cắt đội hình địch,
đánh lùi từng bước, tiêu diệt từng bộ
phận, là thay đổi so sánh lực lượng
có lợi cho ta.
- Biết dựa vào thiên thời, địa lợi,
nhân hoà. Xây dựng được phòng
tuyến Như Nguyệt.

12
Một số kỹ năng hướng dẫn học sinh tự học môn Lịch sử

- Nghệ thuật kết thúc chiến tranh


đầy tính nhân văn, nhân đạo thể hiện
truyền thống tốt đẹp của nhân dân
ta.
- Sau khi lập xong bảng biểu thứ hai giáo viên hướng dẫn học sinh liên hệ
những nghệ thuật nào được nhân dân ta sử dụng trong các cuộc kháng chiến sau
này?
- Tìm hiểu nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của các cuộc kháng chiến.
Như vậy qua sự chuẩn bị bài chu đáo của học sinh thì bản thân học sinh là
người chủ động tìm tòi và lĩnh hội kiến thức. Đây là yếu tố quyết định cho thành
công của một giờ học theo tinh thần đổi mới. Với việc học sinh lập được hệ thống
bảng biểu ở nhà, tại lớp giáo viên sẽ là ngưòi tổ chức và hướng dẫn học sinh hoạt
động. Với dạng bài ôn tập tổng kết nếu giáo viên không có sự hướng dẫn khoa học
và trọng tâm thì những tiết ôn tập không những không hệ thống được kiến thức cơ
bản, không khắc sâu được kiến thức trọng tâm, mà thậm chí có nguy cơ sa vào dạy
lại kiến thức cho học sinh.
* Giáo viên cũng cần hướng dẫn cho học sinh hiểu rằng lập bảng biểu vừa
có thể giúp ta hệ thống lại kiến thức cơ bản, vừa giúp ta nhìn nhận để dễ dàng đánh
giá được sự kiện điển hình. Mặt khác biểu cũng là công cụ giúp ta thực hiện dễ
dàng hơn việc so sánh một nội dung này với một dung khác, một giai đoạn này với
một giai đoạn khác, chính bảng biểu giúp ta định vị được các nội dung cần so sánh.
Ví dụ: Trong tiết ôn tập lịch thế giới cận đại (chương trình Lịch sử 8) để rút
ra được sự khác nhau của cách mạng: Tư sản, Dân chủ tư sản và Vô sản giáo viên
cần hướng dẫn học sinh lập bảng những nội dung cần so sánh như sau:
Bảng 1 : Cách mạng tư sản.
Nội dung Cách mạng tư sản
Đối tượng cách mạng. Đánh đổ chế độ phong kiến.
Động lực cách mạng. Giai cấp tư sản và quần chúng nhân dân.
Giai cấp lãnh đạo. Giai cấp tư sản và quý tộc tư sản hoá.
Kết quả cách mạng. Tạo điều kiện cho CNTB phát triển.
Hướng phát triển Thiết lập nền chuyên chính của giai cấp tư sản ,
xây dựng CNTB.
Bảng 2 : Cách mạng dân chủ tư sản.
Nội dung Cách mạng dân chủ Tư sản.

13
Một số kỹ năng hướng dẫn học sinh tự học môn Lịch sử

Đối tượng Chế độ phong kiến.


Động lực Công nhân và các tầng lớp nhân dân lao động.
Lãnh đạo Giai cấp vô sản.
Hướng phát triển. Thiết lập nền chuyên chính vô sản.
Bảng 3 : Cách mạng vô sản.
Nội dung Cách mạng vô sản
Đối tượng cách mạng. Đánh đổ giai cấp tư sản.
Động lực cách mạng. Công nhân và các tầng lớp nhân dân.
Lãnh đạo cách mạng. Giai cấp vô sản.
Mục đích cách mạng. Thiết lập nền chuyên chính vô sản.
Hướng phát triển của cách Xây dựng chủ nghĩa xã hội.
mạng.
Qua hệ thống bảng biểu học sinh vừa dễ dàng có cách để nhận biết các cuộc
cách mạng, vừa có thể so sánh điểm giống nhau và khác nhau của các cuộc cách
mạng, qua đó cũng thấy được quy luật phát triển của xã hội loài người là thông qua
các cuộc đấu tranh giai cấp.
2.2. Học sinh tự học thông qua hỏi bài cũ.
Học bài cũ của học sinh và hỏi bài cũ của giáo viên là một khâu quan trọng
trong quá trình dạy học và kiểm tra đánh giá học sinh. Đây là bước lên lớp đầu tiên
trong tiến trình bài học và là việc làm mà giáo viên phải duy trì thường xuyên liên
tục ở hầu hết các tiết học. Nhưng nếu thực hiện không khéo, không linh hoạt thì
thời gian 5 phút đầu tiên của tiết học sẽ trở thành khoảng thời gian căng thẳng nhất
trong giờ học, thậm chí nhiều học sinh còn tìm mọi cách để né tránh 5 phút đầu của
giờ học vì sợ cô giáo hỏi bài cũ, thậm chí có em còn cho rằng đây là 5 phút "địa
ngục" của giờ học. Tình trạng này không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng bài mới
mà còn tác động rất xấu đến không khí lớp học. Vì nếu học sinh không học bài cũ
thì giáo viên cũng bức xúc, bực bội, học sinh thì cảm thấy bị ức chế, căng thẳng và
chán nản... như thế sẽ làm mất đi sự thân thiện, hứng thú dạy học của thầy và trò.
Qua nhiều bước thử nghiệm tâm lý học trò tôi đã thay đổi cách kiểm tra bài
cũ đối với học sinh. Với cơ chế thông thoáng, không gây áp lực và tạo ra sự nặng
nề cho học sinh đồng thời tạo ra không khí thoải mái cho tiết học.
* Hình thức 1: Giáo viên hỏi học sinh với 3 loại hình câu hỏi
- Câu hỏi trắc nghiệm: Trả lời nhanh 10 câu 10 điểm.

14
Một số kỹ năng hướng dẫn học sinh tự học môn Lịch sử

- Câu hỏi luận : trả lời 1 câu 10 điểm .


- Câu hỏi tự chọn: Gv cho học sinh chọn một nội dung mà học sinh yêu
thích trong bài học và ra câu hỏi về nội dung đó .
Với hình thức hỏi bài cũ này buộc giáo viên phải có quá trình chuẩn bị công
phu cho phần bài cũ. Mỗi khi chuẩn bị gọi học sinh lên bảng Tôi đều bắt đầu bằng
câu hỏi " Các em có quyền lựa chọn gói câu hỏi 10 câu 10 điểm hoặc 1câu 10
điểm". Khi học sinh lên bảng Tôi lại hỏi "Em thích 10 câu 10 điểm hay 1 câu 10
điểm". Thường khi một em lên bảng đều nhận được phần tư vấn của các em khác
rất phấn khích rằng "chọn 10 câu 10 điểm đi" hoặc "chọn 1 câu 10 điểm đi".
Những em học lực Trung bình, yếu thường hay chọn gói câu hỏi 10 câu 10 điểm vì
dạng câu hỏi này nội dung dễ hơn, trả lời đơn giản và dễ gỡ điểm. Nhưng những
em có học lực khá giỏi lại hay lựa chọn 1 câu 10 điểm vì đây là những câu đòi hỏi
tư duy cao hơn. Chính cách thức này bước đầu đã tạo nên không khí sôi nổi cho
tiết học.
Với dạng 10 câu hỏi 10 điểm đòi hỏi HS tư duy nhanh nhạy, nhớ nhiều vấn
đề. Còn với câu một nội dung tự luận lại đòi hỏi học sinh phải biết lập luận, phân
tích lý giải nội dung biết cách liên hệ so sánh sự kiện, biết khái quát nội dung bài
học mặc dù phần trả lời của HS chỉ trả lời nhắn gọn, cơ bản nhất. Hai dạng câu
hỏi trên thường dành nhiều cho học sinh từ trung bình đến khá giỏi. Còn với dạng
câu tự chọn thường dành để khuyến khích động viên những em học sinh yếu kém
giúp các em có cơ hội lấy điểm tốt, giúp các em tự tin và chủ động trong lĩnh hội
kiến thức, cũng có thể có những lúc là cứu cánh cho các em khác nếu không dành
được điểm cao ở 2 nội dung trên. Quan trọng hơn khi dùng câu hỏi tự chọn giáo
viên nên khéo léo phối hợp với hai hình thức trắc nghiệm và tự luận với hệ thống
câu hỏi dễ để rèn luyện tư duy và kỹ năng cho học sinh. Dần dần khi các em đã tự
tin hơn GV cũng cho học sinh tham gia vào cả ba gói câu hỏi .
Với cách kiểm tra này đòi hỏi GV phải đầu tư thời gian nghiên cứu bài để ra
câu hỏi trọng tâm, học sinh dễ trả lời nhanh trong khoảng thời gian ngắn.
Ví dụ: đây là gói 10 câu hỏi để học sinh trả lời nhanh về phần Lịch sử địa
phương ( Chương trình Lịch sử 8 - Tiết PPCT 50)
Thứ Câu hỏi Đáp án
tự
1 Nhà cải cách được đánh giá là có tư tưởng tiến bộ Nguyễn Trường Tộ
nhất của Nghệ An và cả nước dưới Triều Nguyễn
là ai?
2 "Quân thù trời đất không dung" là lời hịch chống Hoàng Phan Thái
Pháp đanh thép của nhân vật nào ở Nghệ An?
3 Cuộc khởi nghĩa nào lớn nhất trong phong trào Cần Khởi nghĩa Nguyễn
15
Một số kỹ năng hướng dẫn học sinh tự học môn Lịch sử

Vương ở Nghệ An? Xuân Ôn


4 Quyền thống trị tại Nghệ An nằm trong tay thực Thực dân pháp
dân Pháp hay triều đình nhà Nguyễn?
5 Kể tên 3 trung tâm đô thị lớn nhất ở Nghệ An đầu Vinh, Bến Thuỷ,
thế kỷ XX? Trường Thi.
6 Kể tên 2 nhà máy lớn nhất ở Nghệ An đầu thế kỷ Nhà máy Diêm-Cưa
XX? Bến thuỷ, xe lửa
Trường Thi.
7 Nhân vật nào là đại diện tiêu biểu cho khuynh Phan Bội Châu
hướng yêu nước dân chủ tư sản đầu thế kỷ XX ở
Nghệ An?
8 Phan Bội Châu chủ trương cứu nước bằng con Bạo động vũ trang
đuờng nào?
9 Trong phong trào Đông Du của Phan Bội Châu Khoảng 100 thanh
Nghệ An có khoảng bao nhiêu thanh niên tham niên.
gia?
10 Các cuộc đấu tranh của nhân dân xứ Nghệ thể hiện Kiên cường, bất
đức tính gì nổi bật? khuất.
Nếu học sinh chọn 1 câu tự luận giáo viên có thể dùng câu hỏi mang tính
khái quát toàn bài và cũng chỉ yêu cầu học sinh trả lời ở dạng khái quát nhất.
Ví dụ:
Từ năm 1858-1918 Nghệ an đã có những thay đổi gì? ( Giáo viên có thể gợi
ý để học sinh thấy được sự thay đổi cơ bản rõ nét trong chính trị, kinh tế, xã hội)
- Khuynh hướng cứu nước chuyển từ khuynh hướng phong kiến sang
khuynh hướng dân chủ tư sản.
- Pháp đã chính thức đặt quyền thống trị ở Nghệ An thay cho triều đình Nhà
Nguyễn .
- Kinh tế xuất hiện 3 trung tâm đô thị lớn với sự xuất hiện của nhiều nhà
máy xí nghiệp.
- Xã hội xuất hiện nhiều giai cấp mới như công nhân, tư sản, tiểu tư sản.
* Hình thức 2: Học sinh tự hỏi bài lẫn nhau
Đây là phương pháp hỏi bài cũ Tôi vận dụng từ năm học 2012-2013. Bản
thân nhận thấy đây là một cách tự học rất tốt và có hiệu quả đối với học sinh, mặt

16
Một số kỹ năng hướng dẫn học sinh tự học môn Lịch sử

khác vừa tránh được sự nhàm chán trong phần kiểm tra bài cũ, vừa cho học sinh
tham gia vào quá trình đánh giá kết quả học tập lẫn nhau.
Về mặt số lượng: Mỗi tiết học ít nhất có 3 em được kiểm tra bài
Tôi thường gọi tên kiểm tra bất kỳ hoặc cho học sinh tự nguyện chọn một
nhóm 3 em cùng lên bảng một lúc để thực hiện. Ba học sinh sẽ tự phân công nhau:
một học sinh hỏi, một học sinh trả lời, một học sinh đánh giá nhận xét và cho điểm,
giáo viên sẽ làm trọng tài nhất trí với điểm số nếu đánh giá cho điểm đúng và tham
gia phân giải nếu một trong hai học sinh còn lại chưa đồng ý. Các học sinh ở dưới
lớp có quyền chất vấn 3 người đó bằng câu hỏi khác nếu cảm thấy phần hỏi đó nội
dung chưa đúng, chưa trọng tâm, chưa hay.
Về chất lượng: Việc để cho học sinh tự truy bài lẫn nhau sẽ được những vấn
đề sau:
Thứ nhất: rèn luyện cho học sinh thói quen tham gia vào quá trình đánh giá
kết quả học tập của chính bản thân mình và của bạn.
Thứ hai: tránh thói quen ỷ lại và thờ ơ với việc kiểm tra bài cũ đầu giờ, cho
rằng việc hỏi bài cũ, kiểm tra kiến thức của bạn là nhiệm vụ của thầy cô giáo
Thứ ba: rèn luyện cho học một kỹ năng hết sức quan trọng nhưng hầu hết
học sinh của chúng ta không bao giờ sử dụng nó là kỹ năng hỏi.
Thứ tư: thông qua việc học sinh biết đặt câu hỏi thì chính các em đang tự
học cho bản thân mình. Vì khi nêu câu hỏi để hỏi ngưòi khác thì bản thân học sinh
đó đã phải chuẩn bị phương án trả lời để thẩm định câu trả lời của bạn đúng hay
sai.
Thứ năm: Thông qua việc đặt câu hỏi giáo viên sẽ đánh giá đựoc việc học
của học sinh đã biết học vào kiến thức trọng tâm cơ bản chưa, đã biết nội dung
quan trọng của bài học nằm ở mục nào chưa. Vì thông thường học sinh sẽ hỏi
những nội dung nào mà mình biết nhiều nhất.
Thứ sáu: Kích thích thu hút được sự tham gia chú ý của cả lớp vào phần hỏi
bài cũ với thái độ tích cực chưa không phải bằng thái độ phập phồng lo âu vì thầy
cô sẽ truy bài đến mình.
Muốn cho học sinh hỏi bài có chất lượng giáo viên phải có một quá trình
hướng dẫn, rèn luyện để trở thành thói quen, thành kỹ năng kỹ xảo. Biết hướng học
sinh hỏi vào nội dung trọng tâm của bài học, câu hỏi tập trung vào các nội dung,
nhân vật quan trọng trong bài học, tránh những câu hỏi vụn vặt, không quan trọng,
không kiểm tra đánh giá được mức độ tiếp nhận của người học.
Về Cách hỏi: học sinh được hỏi sẽ hỏi bạn 5 câu hỏi trong nội dung bài học
tiết trước, trong đó có 4 câu trả lời nhanh và 1 câu tự luận. Khi đặt câu hỏi học sinh
cần xác định được trọng tâm kiến thức của bài nằm ở những tiêu mục nào, những
kiến thức nào để đặt câu hỏi ở đó.
17
Một số kỹ năng hướng dẫn học sinh tự học môn Lịch sử

Ví dụ ở bài 1 Liên Xô sau chiến tranh thế giới thứ 2 ( Tiết 1 -Lịch sử 9) học
sinh có thể hỏi sử dụng gói câu hỏi như sau:
Câu hỏi nhanh:
1. Thành tựu quan trọng nhất về khoa học kỹ thuật của Liên Xô năm 1949
là gì?
Trả lời: Bom nguyên tử.
2. Những năm 1950-1970 công nghiệp Liên Xô đứng thứ mấy trên thế giới?
Trả lời: Thứ 2
3. Liên Xô là nước mở đầu cho kỷ nguyên chinh phục vũ trụ đúng hay sai?
Trả lời: Đúng.
4. Trong phát triển công nghiệp Liên Xô ưu tiên nhất lĩnh vực nào?
Trả lời: Công nghiệp nặng
Câu tự luận: Tại sao nói trong những năm 1950-1970 Liên Xô là thành trì là
trụ cột của cách mạng thế giới?
- HS trả lời đựơc các ý:
+ Liên Xô trở thành nuớc XHCN lớn nhất mạnh nhất, có nền công nghiệp
đứng thứ 2 thế giới, KHKT phát triển vượt bậc..
+ Liên Xô luôn ủng hộ, giúp đỡ vật chất, tinh thần, kỹ thuật cho các nước
XHCN, các nước kém phát triển, các nuớc đang tiến hành chiến tranh giải phóng
dân tộc, ủng hộ cuộc đấu tranh dành độc lập của các dân tộc trên thế giới với 2 tổ
chức SEV và Vac-sa-va...
+ Với chủ trương duy trì hoà bình thế giới, quan hệ hữu nghị với các nước,
ủng hộ cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. Liên Xô trả thành thành trì, trụ cột, chỗ
dựa vững chắc cho hoà bình và cách mạng thế giới.
Cách thức thực thực hiện: Tôi hay nói đùa với học sinh rằng kiểm tra 5 phút
bài cũ giống như họp quốc hội. Thành viên của lớp là đại biểu quốc hội còn những
người lên trả lời sẽ làm bộ trưởng. Trong 5 phút đầu tiên ai muốn làm bộ trưỏng bộ
sử học. Bộ trưởng sẽ nghe các câu chất vấn của đại biểu và trả lời nhanh gọn nội
dung được chất vấn.
Ngưòi có câu hỏi hỏi hay có điểm ngang với người trả lời. Còn học sinh
nhận xét 2 học sinh còn lại cũng quan trọng không kém. Nếu nhận xét thấy được
điểm đúng, điểm sai, thấy được câu hỏi nào hay, câu trả lời nào sáng tạo thì có
điểm tuyệt đối, đồng thời học sinh nhận xét có quyền bổ sung kiến thức.
2.3. Rèn luyện kĩ năng tự học cho học sinh dưới sự hướng dẫn của giáo viên
khi tiếp thu kiến thức mới trên lớp

18
Một số kỹ năng hướng dẫn học sinh tự học môn Lịch sử

Quá trình tự học của học sinh khi tiếp thu kiến thức mới trên lớp được thực
hiện dưới sự hướng dẫn trực tiếp của giáo viên thông qua các hình thức tổ chức
học tập.
Tự học trên lớp của học sinh quyết định trực tiếp cho sự thành công của
giáo viên đối với bài dạy và chất lượng học tập của học sinh. Tuy nhiên sự thành
công trong giờ học không phải do giáo viên giảng hay, học sinh siêng phát biểu mà
thành công thông qua bài dạy giáo viên dạy cho học sinh con đường để đi đến kiến
thức vì học sinh không phải là những chiếc bình được đổ đầy kiến thức mà là
những ngọn lửa cần thắp sáng. Vì vậy điều căn bản mà giáo viên cần làm là tìm
con đường nào gần nhất, thuận lợi nhất để đi đến kiến thức mới cho học sinh.
Tự học tại lớp đòi hỏi giáo viên phải xây dựng được hệ thống câu hỏi và bài
tập hợp lý, khoa học sáng tạo và cách thức tổ chức lớp học hiệu quả để học sinh
phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong xử lý và lĩnh hội kiến thức.
- Thông qua câu hỏi giáo viên hướng dẫn học sinh làm việc bằng tư duy độc
lập dựa vào năng lực, sở trường của cá nhân hoặc làm việc theo nhóm. Phương
pháp dạy hợp tác trong nhóm nhỏ cũng là cách góp phần tăng hiệu quả làm việc,
gia công và lĩnh hội kiến thức từ sách giáo khoa và tài liệu tham khảo. Đây là cách
học hướng tới hợp tác trên cơ sở nỗ lực của mỗi cá nhân.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh tự trả lời được các câu hỏi, đưa ra các đánh
giá nhận xét về một nhân vật hay sự kiện lịch sử, tự làm bài tập nhận thức, bài tập
thực hành do giáo viên đưa ra. Tự vẽ được các sơ đồ, bản đồ, biết lập bảng biểu để
so sánh dựa trên các tiêu chí do giáo viên đưa ra.
Ví dụ : Khai thác tiểu mục "Những nét chung về phong trào độc lập dân tộc ở
Châu Á. Cách mạng Trung Quốc những năm 1919-1939" ( Tiết PPCT 29-Lịch
sử 8).
- Sau khi hướng dẫn học sinh tìm hiểu nguyên nhân dẫn tới sự phát triển của
phong trào độc lập dân tộc ở Châu á. Giáo viên tổ chức cho học sinh thống kê các
phong trào tiêu biểu theo phiếu học tập:
Thời gian Tên phong trào Giai cấp lãnh Kết quả đạt được
đạo,lực lượng
tham gia

- Khi học sinh hoàn thành và tự trình bày nội dung ở phiếu học tập. Giáo
viên trên cơ sở phiếu học tập tiếp tục tổ chức cho các nhóm thảo luận để tìm hiểu
nội dung: Điểm mới trong phong trào độc lập dân tộc ở Chấu Á?
19
Một số kỹ năng hướng dẫn học sinh tự học môn Lịch sử

- Từ bài tập này học sinh tự nhận thức được phong trào độc lập dân tộc giai
đoạn này đã có sự tham gia tích cực của giai cấp công nhân, Đảng cộng sản ra đời
ở nhiều nước, một số nước đã dành được thắng lợi nhất định, các phong trào đều
thu hút đông đảo các lực lượng tham gia.
Lưu ý: Các phiếu học tập phải có mục đích rõ ràng, diễn đạt ngắn gọn,
chính xác và yêu cầu công việc không quá dễ hoặc quá khó để tránh tình trạng
nhàm chán trong học sinh.
2.4. Rèn luyện học sinh tự học với sách giáo khoa và các tài liệu tham khảo
* Với sách giáo khoa.
Từ trước đến nay học sinh tiếp cận sách giáo khoa vẫn mang tính thụ động,
phụ thuộc hoàn toàn vào sách. Ví dụ như khi thầy đặt một câu hỏi thì học sinh cầm
sách giáo khoa đọc câu trả lời. Cách tiếp cận với kiến thức ở sách giáo khoa như
thế không những không làm chủ được kiến thức mà còn không rèn luyện được khả
năng trình bày miệng, không rèn luyện được tư duy ngôn ngữ cho học sinh.
Để học sinh đạt yêu cầu về kĩ năng tự học với sách giáo khoa, đầu tiên giáo
viên phải dạy học sinh kĩ năng thực hiện các lệnh ở sách giáo khoa. Sách giáo khoa
không chỉ cung cấp kiến thức sẵn mà còn hướng dẫn người học đi tìm kiến thức
mới thông qua các lệnh hoạt động. Đây là một nội dung cơ bản mà trong quá trình
tổ chức hoạt động tự lực nghiên cứu sách giáo khoa của học sinh, người thầy phải
lên “kế hoạch” cho học sinh thực hiện. Qua đó học sinh được rèn luyện tốt hơn kĩ
năng phân tích, so sánh, thiết lập mối quan hệ nhân quả, khái quát hóa, trừu tượng
hóa các sự kiện, hiện tượng để đi đến kiến thức.
Dạy học đặt vấn đề và giải quyết vấn đề là phương pháp tích cực hóa hoạt
động nhận thức của HS khi làm việc với sách giáo khoa. Khi giáo viên nêu vấn đề
là đã biến nội dung học tập thành một chuỗi tình huống có vấn đề. Giải quyết vấn
đề này xong lại nảy sinh vấn đề mới, tất cả như một chất xúc tác gây cho học sinh
hứng thú học tập.
Ví dụ khi dạy bài "Liên Xô và các nước Đông Âu từ năm 1945 đến giữa
những năm 70 của thế kỷ XX".
Ở tiểu mục "Công cuộc khôi phục kinh tế sau chiến tranh (1945-1950)"
Sau khi tìm hiểu tình trạng đất nước Liên Xô sau chiến tranh giáo viên tổ
chức cho học sinh hoạt động nhóm thực hành bài tập nhận thức:
Nhận xét về tình trạng của Liên Xô sau chiến tranh Mỹ và phương Tây cho
rằng "chỉ với nội lực của mình thì 20 năm thậm chí 100 năm sau Liên Xô cũng
không thể khôi phục lại đất nước chứ đừng nói phát triển hơn".
Căn cứ vào tình trạng Liên Xô sau chiến tranh và cuộc khôi phục kinh tế từ
năm 1945-1950, qua tư liệu ở sách giáo khoa em thấy ý kiến đó đúng hay sai? Tại
sao?
20
Một số kỹ năng hướng dẫn học sinh tự học môn Lịch sử

Như vậy học sinh phải sử dụng sách giáo khoa để lấy thông tin và trả lời
được rằng: ý kiến đó hoàn toàn sai vì Liên Xô không cần đến 20 năm mà chỉ cần 4
năm 3 tháng dưới sự lãnh đạo của Đảng và nhà nước, bằng sức lao động phi
thường của nhân dân, Liên Xô không những khôi phục được kinh tế mà còn phát
triển vượt bậc về khoa học kỹ thuật là chế tạo thành công bom nguyên tử năm
1949.
Tuy nhiên học sinh sử dụng một cách chủ động để tự lĩnh hội kiến thức, tự
đưa ra được nhận xét và kết luận vấn đề một cách khách quan khoa học. Chỉ cần
một bài tập mà học sinh tự khai thác để tìm ra được thành công và nguyên nhân
dẫn đến thành công của Liên Xô.
* Đối với tư liệu lịch sử.
Theo giáo sư Đinh Xuân Lâm trong dạy học lịch sử sáng tạo nghĩa là mở
rộng, không đóng khung kiến thức trong sách giáo khoa. Thầy nên mở rộng kiến
thức và hướng dẫn gợi ý cho học sinh sáng tạo hơn. Không nên bắt người dạy phải
phải soạn giáo án đúng sách giáo khoa. Trong một thời gian dài Giáo viên dạy lịch
sử gần như bị đóng băng và đóng khung trong chương trình sách giáo khoa. Việc
hướng dẫn học sinh tìm kiếm và thu thập tài liệu là một điểm sáng tạo của lịch sử.
Giáo viên hướng dẫn cho học sinh cách thu thập tài liệu, lấy thông tin và xử lý
thông tin.
- Nếu tìm hiểu về một nhân vật cần tìm hiểu tiểu sử, những câu chuyện hay
thú vị xung quanh cuộc đời nhân vật đó. Các đánh giá của người đương thời, của
hậu thế, của các sử gia nước ngoài về nhân vật đó tạo điều kiện cho học sinh tiếp
xúc với nhiều nguồn tư liệu, qua đó biết đánh giá khách quan.
- Biết đánh giá những đóng góp của nhân vật, sự kiện đó đối với lịch sử dân
tộc thời kỳ đó và hiện tại. Hướng dẫn học sinh chắt lọc tư liệu tìm ra những đánh
giá nhận xét khách quan, khoa học và thú vị nhất về nhân vật, sự kiện lịch sử.
- Sau khi tìm kiếm các tư liệu học sinh đánh dấu vào các ý kiến mà mình cho
là hay nhất. Đặt câu hỏi trước những điều mình nghi vấn có thể cùng trao đổi với
bạn, nếu không giải quyết được thì trao đổi với giáo viên. Khi phát hiện ra những
mâu thuẫn giữa kiến thức đã biết và chưa biết, các em sẽ “bật” ra những câu hỏi.
Nhưng để câu hỏi sát với mục đích dạy học và đúng tiến độ giờ học, người thầy
phải định hướng cho học sinh ra câu hỏi và yêu cầu các em diễn đạt nội dung chính
đã đọc và đặt đề mục cho mỗi phần. Có như thế sau khi hoàn thành câu hỏi đặt ra,
HS sẽ tách ra nội dung chính và bản chất vấn đề. Đó là cách mà các em đã tự lực
lĩnh hội kiến thức được một phần.
- Học sinh biết tìm kiếm nguồn tư liệu để bổ trợ và khắc sâu kiến thức bài
học.
Ví dụ khi dạy bài "Nhật Bản giữa thế kỷ XIX đầu thế kỷ".

21
Một số kỹ năng hướng dẫn học sinh tự học môn Lịch sử

Khi cần làm rõ hơn vai trò của các công ty độc quyền ở Nhật Bản học sinh
có thể tham khảo tài liệu sau:
Một nhà báo phương tây khi đến Nhật Bản về đã viết rằng "Nếu bạn muốn
đến Nhật Bản bạn hãy đi tàu của công ty Mít-sưi. Tàu chạy bằng than đá do Mit-
sưi sản xuất, cập cảng do Mít-sưi quản lý. Đến đó bạn hãy đi tàu điện của công ty
Mít-sưi chạy trên quãng đường do Mít-sưi thi công, ở khách sạn do Mít-sưi xây
dựng, nằm trên chiếc đệm do Mít-sưi sản xuất, đọc sách do Mít-sưi xuất bản dưới
ánh đèn điện của công ty Mít-sưi".
Với nguồn tư liệu đó học sinh dễ dàng nhận ra hơn vai trò của các công ty
độc quyền tại Nhật Bản.
Như vậy tài liệu tham khảo nếu biết lựa chọn và sử dụng đúng lúc thì ngoài
việc cung cấp kiến thức mới,tư liệu tham khảo còn làm cho kiến thức lịch sử thêm
sinh động đặc biệt giúp các em sẽ nhớ nhiều, nhớ lâu, nhớ sâu hơn sự kiện lịch sử.
* Kết hợp tư liệu ở Sách giáo khoa và tư liệu tham khảo để học sinh làm
quen với "Hội thảo khoa học".
Có những tiết học giáo viên hoàn toàn có thể cho học sinh chủ động về kiến
thức thông qua việc tổ chức một cuộc "Hội thảo" để bàn bạc trao đổi về một vấn đề
nào đó.
Ví dụ ở các bài "" Trào lưu cải cách duy tân ở Việt Nam nửa cuối thế kỷ
XIX" ( Sử 8 tiết 44) Bài Sự suy yếu của Nhà Trần ( phần cải cách của Hồ Quý Ly)
Bài Quang Trung xây dựng đất nước ( Tiết 29, 56 sử 7)...
Để tổ chức tốt một cuộc thảo luận chung trên lớp nhằm tạo điều kiện cho
HS có cơ hội được nhận xét, đánh giá về các chương trình cải cách duy tân đất
nước, được nêu quan điểm của bản thân mình về những mặt hạn chế và tiến bộ của
các chương trình cải cách, đổi mới đó, biết liên hệ so sánh với hiện tại.( trong bài
viết lưu ý cho học sinh đặt các cải cách đó vào hoàn cảnh cụ thể của đất nước để
đánh giá mặt tiến bộ và hạn chế) Giáo viên giao cho tất cả học sinh viết bài luận ở
nhà đánh giá về chương trình cải cách của Hồ Quý Ly, Quang Trung, các nhà cải
cách dưới triều Nguyễn ( tập trung vào cải cách của Nguyễn Trường Tộ) . Đến tiết
học mỗi bàn cử một đại diện trình quan điểm của mình về các nội dung đã trình
bày đồng thời nêu giả thuyết nếu bản mình trong hoàn cảnh lịch sử sẽ làm gì cho
đất nước?
Sau khi các đại diện trình bày và thảo luận bàn bạc để thống nhất quan điểm
và rút ra kết luận chung, rút ra bài học lịch sử cho đời sau.
Thực tế cho thấy những giờ học lịch sử như thế này rất cần thiết và bổ ích
với học sinh và cần được tiến hành thường xuyên. Bởi lẽ nó không chỉ giúp học
sinh biết nhiều ( khi tìm tư liệu) nhớ lâu, hiểu sâu( khi viết bài, trình bày và trao
đổi với bạn ) mà giờ học còn sôi nổi, thu hút học sinh tham gia bình luận, nhận xét
nhất là khi nếu giả thiết nếu đặt mình trong hoàn cảnh đó em sẽ làm gì đã thu hút
22
Một số kỹ năng hướng dẫn học sinh tự học môn Lịch sử

học sinh được ra nhiều giải pháp sáng tạo và rất đáng để người lớn suy nghĩ. Và
điều quan trọng là thông qua hình thức này giáo viên hướng học sinh học tập trên
phương pháp nghiên cứu khoa học.
3. Kết quả thể nghiệm.
Kiểm nghiệm qua các tiết học tôi thấy không những không khí và hiệu quả
giờ dạy được nâng lên rất nhiều mà quan trọng nhất là thông qua bước chuẩn bị bài
trước khi lên lớp tôi đã hình thành cho học sinh thói quen tích cực chủ động đón
nhận, nắm bắt kiến thức và sẵn sàng để đón nhận thêm nhiều thông tin, kiến thức
mới.
- Hầu hết học sinh đã biết cách xử lý một bài học thông qua chuẩn bị bài,
các em biết nhận dạng bài học để chuẩn bị cho phù hợp với nội dung.
- Từ chỗ rụt rè, trả lời cũng sợ sai thì học sinh đã biết cách đặt câu hỏi, biết
cách hỏi bạn, hỏi thầy cô, biết đánh giá cho điểm bạn và tự cho điểm mình.
- Từ chỗ xem sách giáo khoa là tài liệu học tập duy nhất bây giờ học sinh đã
biết tìm các sách lịch sử ở thư viện để lấy thông tin, biết truy cập internet vào các
diễn đàn lịch sử để tham khảo tài liệu, các em biết nhiều hơn các câu chuyện thú vị
xung quanh một sự kiện lịch sử chú không chỉ là những con số ngày tháng khô
khốc.
- Học sinh đã biết viết bài luận lịch sử, biết thuyết trình về một chủ đề lịch
sử trước đám đông. Không những các em rèn luyện được tư duy ngôn ngữ trước
đám đông mà thông qua đó còn tuyên truyền về cách học sử ngoài sách giáo khoa.
- Năm học 2016-2017 qua điểm tổng kết môn lịch sử trong tổng số 55 học
sinh lớp 9 có 1 em tổng kết 10 điểm.
Sau thời gian áp dụng phương pháp học cho học sinh và cách hỏi, cách ra đề
kiểm tra mới thì tình hình học tập môn lịch sử đã có nhiều chuyển biến rõ rệt, đặc
biệt nhất là ở các lớp 8 và 9. Kết quả thu thập dữ liệu học sinh như sau
Nhóm Tổng Trước tác động Sau tác động
thực số
nghiêm Giỏi khá Tb Yếu kém Giỏi K Tb Yếu Kém
8A 26 0 1 19 4 2 1 3 20 2 0

8B 27 1 3 21 2 3 3 5 18 1 0
9A 28 1 3 22 2 0 3 5 20 0 0
9B 27 0 1 21 3 2 1 4 22 0 0

23
Một số kỹ năng hướng dẫn học sinh tự học môn Lịch sử

Nhưng quan trọng nhất trong môn lịch sử không phải là kết quả đạt được mà
là thái độ của học sinh đối với bộ môn. Việc học sinh yêu thích, muốn học giờ lịch
sử, đăng ký trình bày các chủ đề sôi nổi như hiện nay là một dấu hiệu đáng mừng,
là thành công bước đầu cho mục tiêu nâng cao chất lượng bộ môn.
PHẦN III: KẾT LUẬN
1. Ý nghĩa của việc rèn luyện kỹ năng tự học cho học sinh.
Trong xu thế phát triển của xã hội hiện nay việc tạo cho học sinh tự giác đến
với môn lịch sử là một việc làm quan trọng và cần thiết. Điều đầu tiên chúng ta sẽ
đón nhận được từ các em là thái độ của các em đối với tương lai và vận mệnh dân
tộc. Khi tôi hoàn thành sáng kiến này thì một sự kiện đã làm tôi hết sức cảm động
đó là một nhóm học sinh xuất sắc của lớp 9A đã thành lập một nhóm với tên gọi "
Trường Sa là của Chúng ta". Các em lên sẵn một kể hoạch với mong muốn là
chúng ta làm thế nào để Trung Quốc không thể ngang nhiên xâm phạm lãnh thổ
Việt Nam. Những ý tưởng của các em thật phi thường và táo bạo, có những đề xuất
còn mang tính ảo tưởng, tôi không thể nói hết ra ý tưởng của các em trong một nội
dung nhỏ hẹp này. Nhưng những việc làm của các em đã nói lên tinh thần và ý
thức dân tộc mãnh liệt mà các em được học qua các tiết lịch sử. Tôi nhận thấy rằng
khi đã thổi được hồn lịch sử vào trái tim các em thì vấn đề không nằm trong sự
kiện và con số mà nó nằm trong niềm say mê khám phá. Vì vậy hướng dẫn học
sinh tự học với nhiều hình thức trên chính là giáo viên sáng tạo trong cách thức tổ
chức hoạt động dạy học. Tránh cho học sinh sự nhàm chán trong tiếp thu kiến,
giúp các em biết tự học độc lập và tự học với sự hướng dẫn của thầy cô, giúp các
em làm quen với việc nghiên cứu khoa học, biết học tập và làm việc hợp tác qua
các trò chơi vui học, biết tự mình đánh giá một sự kiện lịch sử theo quan điểm của
riêng mình, biết hỏi và cũng biết xử lý câu hỏi tình huống từ người khác. Nếu duy
trì rèn luyện ý thức tự học thì cả giáo viên và học sinh đều thoải mái và tự tin khi
giải quyết kiến thức trên lớp.
2. Bài học kinh nghiệm.
Sau thời gian áp dụng phương pháp hướng dẫn cho học sinh tự học thông
qua việc chuẩn bị bài, rèn luyện cho học sinh và cách hỏi, cách xây dựng bài tập
lịch sử, cách trình bày một chủ đề lịch sử trước đám đông thì tình hình học tập môn
lịch sử đã có nhiều chuyển biến rõ rệt. Chuyển biến mạnh mẽ nhất là ở các lớp 8 và
9. Hịên nay khi giáo viên nêu một vấn đề nào ra dù nó chính luận hay mang tính
phản biện thì đều thu hút được sự tham gia tích cực của học sinh. Các em rất tự tin
khi đưa ra một lời đánh giá về một chính sách, một nhân vật lịch sử. Các em đã
biết đặt được nhiều câu hỏi khai thác bài sáng tạo. Quan trọng hơn là các em dễ
dàng nhớ sự kiện và nhân vật lịch sử hơn vì các em hiểu về nó chứ không mang
tính chất học vẹt.
Ngoài kỹ năng nói, kỹ năng viết bài luận đã tiến bộ lên rất nhiều. Nhiều bài
viết giàu cảm xúc, biết xâu chuỗi, đánh giá sự kiện, biết bày tỏ cảm xúc, quan điểm
24
Một số kỹ năng hướng dẫn học sinh tự học môn Lịch sử

đánh giá của mình và điều quan trọng nhất là không khí các giờ học lịch sử không
còn khô khan, không còn tâm lý sự lo lắng, căng thẳng trong học sinh vì không học
thuộc sự kiện.
Một điều đáng lưu ý muốn có các dạng bài tập hay các câu trả lời hay, sáng
tạo từ học sinh thì trong quá trình giảng dạy giáo viên phải thường xuyên áp dụng
các câu hỏi sáng tạo. Biết kích thích tư duy học sinh, biết khuyến khích học sinh
tham gia đồng đều. Chấm điểm chú trọng cộng điểm sử dụng ngôn ngữ, hình ảnh
cảm xúc.
Từ trước đến nay, giáo viên chỉ quan tâm đến cách dạy mà “quên” đi cách
học của học sinh, phương pháp tự học của người học. Nếu học sinh từng bước hình
thành năng lực tự học thì sẽ tự “làm giàu” kiến thức và có thêm ý thức học tập
thường xuyên và suốt đời. Từ đó đòi hỏi người thầy vừa coi trọng việc truyền thụ
kiến thức vừa quan tâm bồi dưỡng kĩ năng để đạt tới kiến thức. Trong quá trình
dạy học nói chung, rèn luyện kĩ năng tự học cho học sinh nói riêng, chúng tôi đã
rút ra được một kinh nghiệm sau đây:
Thứ nhất, giáo viên phải nắm vững toàn bộ những hệ thống kiến
thức chương trình của mình giảng dạy. Truyền thụ kiến thức một cách chính xác
đầy đủ, trong tiết dạy phải làm bật được trọng tâm của bài dạy. Đồng thời, làm chủ
được từng đơn vị kiến thức bài dạy. Sử dụng nhuần nhuyễn và linh hoạt các
phương pháp dạy học để phát huy được tính chủ động tiếp nhận kiến thức của học
sinh, sử dụng đúng phương pháp đặc trưng của bộ môn, của bài học, khơi dậy tối
đa các đối tượng học sinh.
Thứ hai, muốn phát huy khả năng tự học của học sinh, vấn đề bài soạn của
giáo viên có ý nghĩa hết sức quan trọng nó thể hiện ở chỗ: Định hướng việc tiếp
thu kiến thức của từng đối tượng học sinh. Muốn vậy, giáo viên cần phải nắm
vững các đối tượng học sinh trên cơ sở đó thiết kế bài giảng phù hợp. Nội dung bài
soạn cần phải có hệ thống câu hỏi mang tính tư duy của học sinh, phù hợp với các
đối tượng học sinh; Rèn luyện cho học sinh các kĩ năng cần thiết như: Kĩ năng tự
học, tự tìm ra kiến thức mới và cách giải quyết kiến thức mới…
Thứ ba, để tiếp thu kiến thức tốt trong các giờ học đòi hỏi mỗi học sinh phải
chuẩn bị bài ở nhà: Nắm vững kiến thức đã học cũng như hệ thống kiến thức đã
học. Học sinh cần tiếp nhận kiến thức có hệ thống và hình thành dần những kỉ
năng trong học tập bao gồm: Phương pháp học tập bộ môn, lập bảng biểu, sơ đồ,
vẽ lược đồ, giải bài tập…Học sinh phải tự mình hệ thống kiến thức đã có, nắm
chắc những khái niệm, thuật ngữ. Có như vậy, các em mới đủ năng lực tự học, tự
nghiên cứu, tự khám phá kiến thức mới.
Ngoài ra, giáo viên cần phải xây dựng niềm tin, tạo động cơ học tập đúng
đắn, ý thức, thói quen về phương pháp tự học cho học sinh.
3. Đề xuất kiến nghị.

25
Một số kỹ năng hướng dẫn học sinh tự học môn Lịch sử

Qua thực tiễn giảng dạy tôi cũng muốn đề xuất với chuyên môn ngành giáo
dục là quá trình đánh giá, kiểm tra học sinh môn lịch sử cần tăng cường kiểm tra
kỹ năng, cảm xúc lịch sử, không nên quá nặng nề về kiến thức. Đề ra phải sáng
tạo, đừng đòi hỏi kiến thức nhiều mà đề cần tạo cho học sinh được bộc lộ thái độ
tình cảm của mình đối với nhân vật, sự kiện lịch sử và tạo cơ hội khả năng vận
dụng kiến thức.
Cần tạo cho học sinh một môi trường học tập phong phú hơn, hấp dẫn hơn
thông qua các hình thức giao lưu, các sân chơi lịch sử gắn với thực tế, đồng thời
giáo dục tư tưởng yêu nước cho thế hệ trẻ hôm nay như tổ chức giao lưu "Trường
sa trong em”, nhằm thu hút học sinh chú ý hơn về lịch sử địa phương, lịch sử dân
tộc.
Khuyến khích các trường tổ chức các chuyến du lịch về nguồn để học tập
tham quan các di tích lịch sử như Quê Bác, Truông Bồn, bảo tàng quân khu 4, bảo
tàng Xô Viết Nghệ Tĩnh...hoặc tặng thưởng những chuyến du lịch cho các em học
sinh giỏi xuất sắc môn Lịch sử để động viên, khuyến khích các em đến và gắn bó
với môn lịch sử.
Đây là một số kỹ năng, thủ thuật dạy học mà tôi đã sử dụng thành công góp
phần thu hút học sinh tham gia học tập tích cực môn Lịch sử đồng thời góp phần
nâng cao chất lượng bộ môn. Rất mong sự góp ý suy ngẫm, cùng áp dụng của đồng
nghiệp.

NGƯỜI THỰC HIỆN:

Lê Thị Hồng Lam

26
Một số kỹ năng hướng dẫn học sinh tự học môn Lịch sử

PHẦN PHỤ LỤC:

Các nội dung Trang


PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài 1-2
2. Mục đích nghiên cứu 2
3. Phương pháp nghiên cứu 2
4. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu 2
PHẦN II: NỘI DUNG
1. Thực trạng của việc rèn luyện kĩ năng tự học môn Lịch sử cho học 2-3
sinh trong các trường THCS hiện nay
2. Một số kỹ năng hướng dẫn học sinh tự học môn lịch sử.
2.1. Hướng dẫn học sinh tự học độc lập thông qua việc chuẩn bị bài 4-13
mới
2.2. Học sinh tự học thông qua hỏi bài cũ. 14-18
2.3. Rèn luyện kĩ năng tự học cho học sinh dưới sự hướng dẫn của 18-19
giáo viên khi tiếp thu kiến thức mới trên lớp
2.4. Rèn luyện học sinh tự học với sách giáo khoa và các tài liệu tham 20-23
khảo
3. Kết quả thể nghiệm 23-24
PHẦN III: KẾT LUẬN
1. Ý nghĩa của việc rèn luyện kỹ năng tự học cho học sinh. 24
2. Bài học kinh nghiệm. 24-25
3. Đề xuất kiến nghị. 26

27
Một số kỹ năng hướng dẫn học sinh tự học môn Lịch sử

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Sách giáo khoa 7,8, 9
3. Tư liệu thông qua CNTT
4. Lịch sử địa phương Nghệ An
5. Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên: Một số vấn đề đổi mới phương pháp dạy học
lịch sử” Và “ Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục THCS”

28

You might also like