You are on page 1of 184

Giáo viên: Trương Thị Hồng Chiên Trường THPT chuyên Lương Văn Tụy

MỤC LỤC
Trang 2 Bản đăng ký sáng kiến năm học 2014 - 2015
Tài liệu tự học có hướng dẫn chương 6 – Kim loại
kiềm, kim loại kiềm thổ, nhôm - Hóa học lớp 12 -
Phụ lục
Trang 42 THPT - Ban cơ bản.
Chương I
Phần 1: Tài liệu tự học có hướng dẫn với nội dung
lý thuyết.
Phần 2: Bài tự kiểm tra đánh giá kiến thức “chương
Trang 97
6 – Kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ, nhôm”.
Phần 3: Tài liệu tự học có hướng dẫn với nội dung
Trang 101 bài tập.
Phần 3.1: Các dạng bài tập lý thuyết.
Phần 3.2: Các dạng bài tập tính toán.
Trang 130

Phần 4: Tài liệu tự học: Bài tập trắc nghiệm tổng


Trang 161
hợp chương 6
Trang 180 Chương II Thực nghiệm sư phạm.

Trang 185 Tài liệu tham khảo.


Một số tư liệu liên hệ thực tế về kim loại kiềm, kim
Trang 186 Phụ lục 1
loại kiềm thổ, nhôm và các hợp chất của chúng

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT


Bài tập hóa học: BTHH Phương pháp dạy học: PPDH
Kim loại kiềm: KLK Giáo viên: GV
Kim loại kiềm thổ: KLKT Học sinh: HS
Dung dịch: Dd (DD, dd) Thực nghiệm, thí nghiệm: TN
Phương trình hóa học: PTHH Sách bài tập: SBT
Tài liệu tự học: TLTH Sách giáo khoa: SGK
Kiến thức: KT; Kĩ năng: KN Trắc nghiệm khách quan: TNKQ
Bảng tuần hoàn: BTH Điều kiện tiêu chuẩn: đktc
Trung học phổ thông: THPT Phương trình phản ứng: ptpư

Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2014 - 2015


1
Giáo viên: Trương Thị Hồng Chiên Trường THPT chuyên Lương Văn Tụy

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM


Độc lập - Tự do – Hạnh phúc

BẢN ĐĂNG KÝ SÁNG KIẾN NĂM HỌC 2014 - 2015

I. TÊN SÁNG KIẾN:

“XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG TÀI LIỆU TỰ HỌC


CÓ HƯỚNG DẪN THEO ĐỊNH HƯỚNG TÍCH CỰC
“CHƯƠNG VI: KIM LOẠI KIỀM, KIM LOẠI KIỀM THỔ, NHÔM” -
HÓA HỌC LỚP 12 - THPT - BAN CƠ BẢN, NHẰM NÂNG CAO NĂNG
LỰC TỰ HỌC CỦA HỌC SINH”.

II. TÁC GIẢ SÁNG KIẾN: TRƯƠNG THỊ HỒNG CHIÊN


Chức danh: Giáo viên.
Trình độ chuyên môn: Cử Nhân Hóa Học.
Địa chỉ: Trường THPT chuyên Lương Văn Tụy, Thành Phố Ninh Bình,
tỉnh Ninh Bình.
Email: chienhong1970@gmail.com
ĐTDĐ: 0946 108 599.

III. NỘI DUNG SÁNG KIẾN.


1. Giải pháp cũ thường làm.
1.1. Phân tích sử dụng một số phương pháp dạy học truyền thống mà
người thầy đóng vai trò trung tâm :
a. Sử dụng phương pháp thuyết trình.
Phương pháp thuyết trình là một phương pháp dạy học trong đó GV dùng
lời nói, chữ viết để trình bày, giảng giải nội dung bài học, còn HS chủ yếu thụ
động nghe, nhìn, ghi chép, tái hiện và ghi nhớ nội dung bài học.
Phương pháp thuyết trình gồm các bước sau:
- Bước 1: Đặt vấn đề.
Mục đích của việc này là nhằm thu hút sự chú ý của HS và tạo tâm thế
học tập, thiết lập mối quan hệ giữa kiến thức cũ và kiến thức mới, đồng thời giới
thiệu mục tiêu của bài học.

Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2014 - 2015


2
Giáo viên: Trương Thị Hồng Chiên Trường THPT chuyên Lương Văn Tụy

Cách đặt vấn đề có thể là dựa vào kiến thức, vốn sống, kinh nghiệm đã có
của HS hoặc dựa vào các tư liệu về lịch sử phát triển khoa học Vật lí, hoặc dựa
vào hiện tượng thực tế có liên quan,…
- Bước 2: Giải quyết vấn đề.
Giải quyết theo từng nội dung trong bài, chú ý các đoạn chuyển tiếp giữa
các phần, minh họa – giải thích, nêu vấn đề và giải quyết,… Có thể giải quyết
vấn đề theo con đường quy nạp hoặc diễn dịch tuỳ theo đặc điểm nội dung bài
học.
- Bước 3: Kết luận.
Tóm tắt những nội dung trọng tâm, hệ thống hoá và chỉ ra logic giữa các
đơn vị kiến thức trong bài, củng cố bài học và giao nhiệm vụ tiếp cho HS.
* Phương pháp này có ưu điểm là GV chủ động về mặt thời gian và kế
hoạch lên lớp, do đó cũng chủ động thiết kế logic nội dung, cập nhật bổ sung
kiến thức, tiết kiệm thời gian.
* Tuy nhiên, nhược điểm lớn nhất của phương pháp này là HS thụ
động, việc truyền thụ kiến thức dễ mang tính áp đặt, dập khuôn máy móc,
gây ra sự nhàm chán, khó tiếp thu, khó ghi nhớ; HS bị động, học trong tư
tưởng gượng ép, học vẹt, nhanh quên, không có hứng thú và say mê môn
học. Do vậy, khi sử dụng phương pháp này, cần chú ý các điểm sau:
+ Lời giảng của GV phải đủ to, rõ, không vi phạm các qui luật logic.
+ Tốc độ vừa phải, có định hướng ghi chép, theo dõi của HS.
+ Biết dừng đúng lúc với thời gian hợp lí.
+ Nội dung bài thuyết trình phải logic.
+ Tư thế, tác phong và cách diễn đạt của GV phải hấp dẫn, lôi cuốn HS.
b. Sử dụng phương pháp đàm thoại.
Phương pháp đàm thoại là phương pháp trong đó GV đặt ra một hệ thống
câu hỏi, HS sẽ trả lời hay trao đổi với GV hoặc tranh luận giữa các thành viên
trong lớp với nhau, qua đó HS sẽ củng cố, ôn tập kiến thức cũ và tiếp thu được
kiến thức mới. Trong hệ thống câu hỏi, ngoài các câu hỏi chính còn có những
câu hỏi phụ để gợi ý khi HS gặp khó khăn.
Người ta thường chia ra hai dạng đàm thoại chính là:
+ Đàm thoại tái hiện: các câu hỏi, vấn đề do GV đặt ra đòi hỏi HS nhớ,
tái hiện lại kiến thức, kinh nghiệm đã có thì có thể giải quyết được. Loại này chủ
yếu dùng để ôn tập, củng cố kiến thức.
+ Đàm thoại gợi mở hay vấn đáp tìm tòi: Trong vấn đáp tìm tòi GV
luôn đóng vai trò chỉ đạo, điều khiển hoạt động của HS. Hệ thống câu hỏi của
GV giữ vai trò chỉ đạo, định hướng hoạt động nhận thức của HS. Trật tự logic

Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2014 - 2015


3
Giáo viên: Trương Thị Hồng Chiên Trường THPT chuyên Lương Văn Tụy

của câu hỏi góp phần hướng dẫn HS từng bước phát hiện ra bản chất của sự vật,
quy luật của hiện tượng và quá trình vật lí. Muốn nâng cao hiệu quả của phương
pháp vấn đáp tìm tòi, GV cần đầu tư nâng cao chất lượng của các câu hỏi. Giảm
bớt các câu hỏi có yêu cầu thấp về mặt nhận thức (chỉ đòi hỏi tái hiện kiến thức).
Tăng dần số câu hỏi có yêu cầu cao về mặt nhận thức (câu hỏi có sự thông hiểu
và sáng tạo trong vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi, cũng như đòi hỏi cả sự
phân tích, hệ thống hoá, khái quát hoá,… kiến thức). Loại câu hỏi thứ hai có tác
dụng kích thích tư duy tích cực của HS. Tuy nhiên, cũng không nên xem thường
loại câu hỏi thứ nhất, vì không tích lũy kiến thức đến một mức độ nhất định nào
đó thì khó mà tư duy sáng tạo.
1.2. Quy trình chuẩn bị và thực hiện một giờ học theo phương pháp
dạy học truyền thống.
a. Quy trình chuẩn bị một giờ học.
Hoạt động chuẩn bị cho một giờ dạy học đối với GV thường được thể
hiện qua việc chuẩn bị giáo án. Đây là hoạt động xây dựng kế hoạch dạy học cho
một bài học cụ thể, thể hiện mối quan hệ tương tác giữa GV với HS, giữa HS với
HS nhằm đạt được những mục tiêu của bài học. Hoạt động chuẩn bị cho một giờ
học có vai trò và ý nghĩa rất quan trọng, quyết định nhiều tới chất lượng và hiệu
quả giờ dạy học.
Từ thực tế dạy học, có thể tổng kết thành quy trình chuẩn bị một giờ
học với các bước thiết kế một giáo án và khung cấu trúc của một giáo án cụ thể
như sau:
* Các bước thiết kế một giáo án
- Bước 1: Xác định mục tiêu của bài học căn cứ vào chuẩn kiến thức (KT),
kĩ năng (KN) và yêu cầu về thái độ trong chương trình. Bước này được đặt ra bởi
việc xác định mục tiêu của bài học là một khâu rất quan trọng, đóng vai trò thứ
nhất, không thể thiếu của mỗi giáo án. Mục tiêu (yêu cầu) vừa là cái đích hướng
tới, vừa là yêu cầu cần đạt của giờ học; hay nói khác đi đó là thước đo kết quả
quá trình dạy học. Nó giúp GV xác định rõ các nhiệm vụ sẽ phải làm (dẫn dắt
HS tìm hiểu, vận dụng những KT, KN nào; phạm vi, mức độ đến đâu; qua đó
giáo dục cho HS những bài học gì).
- Bước 2: Nghiên cứu SGK và các tài liệu liên quan để: hiểu chính xác,
đầy đủ những nội dung của bài học; xác định những KT, KN, thái độ cơ bản cần
hình thành và phát triển ở HS; xác định trình tự logic của bài học. (Đúc kết được
phạm vi, mức độ KT, KN của từng bài học sao cho phù hợp với năng lực của HS
và điều kiện dạy học. Trong thực tế dạy học, nhiều khi chúng ta thường đi chưa

Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2014 - 2015


4
Giáo viên: Trương Thị Hồng Chiên Trường THPT chuyên Lương Văn Tụy

tới hoặc đi quá những yêu cầu cần đạt về KT, KN. Nếu nắm vững nội
dung bài học, GV sẽ phác họa những nội dung và trình tự nội dung của bài giảng
phù hợp, thậm chí có thể cải tiến cách trình bày các mạch KT, KN của SGK, xây
dựng một hệ thống câu hỏi, bài tập giúp HS nhận thức, khám phá, vận dụng các
KT, KN trong bài một cách thích hợp).
- Bước 3: Xác định khả năng đáp ứng các nhiệm vụ nhận thức của
HS, gồm: xác định những KT, KN mà HS đã có và cần có; dự kiến những khó
khăn, những tình huống có thể nảy sinh và các phương án giải quyết.
- Bước 4: Lựa chọn PPDH, phương tiện dạy học, hình thức tổ chức dạy
học và cách thức đánh giá thích hợp nhằm giúp HS học tập tích cực, chủ động,
sáng tạo.
Bước này được đặt ra bởi trong giờ học theo định hướng đổi mới PPDH,
GV phải quan tâm tới việc phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo,
rèn luyện thói quen và khả năng tự học, tinh thần hợp tác, KN vận dụng KT vào
những tình huống khác nhau trong học tập và trong thực tiễn; tác động đến tư
tưởng và tình cảm để đem lại niềm vui, hứng thú trong học tập cho HS. Trong
thực tiễn dạy học hiện nay, các GV vẫn quen với lối dạy học đồng loạt với
những nhiệm vụ học tập không có tính phân hoá, ít chú ý tới năng lực học tập
của từng đối tượng HS. Đổi mới PPDH sẽ chú trọng cải tiến thực tiễn này, phát
huy thế mạnh tổng hợp của các PPDH, phương tiện dạy học, hình thức tổ chức
dạy học và cách thức đánh giá nhằm tăng cường sự tích cực học tập của các đối
tượng HS trong giờ học.
- Bước 5: Thiết kế giáo án.
Đây là bước người GV bắt tay vào soạn giáo án - thiết kế nội dung, nhiệm
vụ, cách thức hoạt động, thời gian và yêu cầu cần đạt cho từng hoạt động dạy
của GV và hoạt động học tập của HS.
Trong thực tế, có nhiều GV khi soạn bài thường chỉ đọc SGK, sách GV và
bắt tay ngay vào hoạt động thiết kế giáo án; thậm chí, có GV chỉ căn cứ vào
những gợi ý của sách GV để thiết kế giáo án bỏ qua các khâu xác định mục tiêu
bài học, xác định khả năng đáp ứng nhiệm vụ học tập của HS, nghiên cứu nội
dung dạy học, lựa chọn các PPDH, phương tiện dạy học, hình thức tổ chức dạy
học và cách thức đánh giá thích hợp nhằm giúp HS học tập tích cực, chủ động,
sáng tạo. Cách làm như vậy không thể giúp GV có được một giáo án tốt và có
những điều kiện để thực hiện một giờ dạy học tốt. Về nguyên tắc, cần phải thực
hiện qua các bước 1, 2, 3, 4 trên đây rồi hãy bắt tay vào soạn giáo án cụ thể.
* Cấu trúc của một giáo án được thể hiện ở các nội dung sau:
- Mục tiêu bài học:

Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2014 - 2015


5
Giáo viên: Trương Thị Hồng Chiên Trường THPT chuyên Lương Văn Tụy

+ Nêu rõ yêu cầu HS cần đạt về KT, KN, thái độ;


+ Các mục tiêu được biểu đạt bằng động từ cụ thể, có thể lượng hoá được.
- Chuẩn bị về phương pháp và phương tiện dạy học:
+ GV chuẩn bị các thiết bị dạy học (tranh ảnh, mô hình, hiện vật, hoá
chất,...), các phương tiện dạy học (máy chiếu, TV, đầu video, máy tính,...) và tài
liệu dạy học cần thiết;
+ Hướng dẫn HS chuẩn bị bài học (soạn bài, làm bài tập, chuẩn bị tài liệu
và đồ dùng học tập cần thiết).
- Tổ chức các hoạt động dạy học: Trình bày rõ cách thức triển khai các
hoạt động dạy- học cụ thể. Với mỗi hoạt động cần chỉ rõ:
+ Tên hoạt động ;
+ Mục tiêu của hoạt động;
+ Cách tiến hành hoạt động;
+ Thời lượng để thực hiện hoạt động;
+ Kết luận của GV về: những KT, KN, thái độ HS cần có sau hoạt động;
những tình huống thực tiễn có thể vận dụng KT, KN, thái độ đã học để giải
quyết; những sai sót thường gặp; những hậu quả có thể xảy ra nếu không có cách
giải quyết phù hợp;...
- Hướng dẫn các hoạt động tiếp nối: xác định những việc HS cần phải tiếp
tục thực hiện sau giờ học để củng cố, khắc sâu, mở rộng bài cũ hoặc để chuẩn bị
cho việc học bài mới.
b. Thực hiện giờ dạy học.
Một giờ dạy học nên được thực hiện theo các bước cơ bản sau:
* Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
- Kiểm tra tình hình nắm vững bài học cũ và những KT, KN đã học có liên
quan đến bài mới.
- Kiểm tra tình hình chuẩn bị bài mới (soạn bài, làm bài tập, chuẩn bị tài
liệu và đồ dùng học tập cần thiết))
Lưu ý: Việc kiểm tra sự chuẩn bị của HS có thể thực hiện đầu giờ học
hoặc có thể đan xen trong quá trình dạy bài mới.
* Tổ chức dạy và học bài mới.
- GV giới thiệu bài mới: nêu nhiệm vụ học tập và cách thức thực hiện để
đạt được mục tiêu bài học; tạo động cơ học tập cho HS.
- GV tổ chức, hướng dẫn HS suy nghĩ, tìm hiểu, khám phá và lĩnh hội nội
dung bài học, nhằm đạt được mục tiêu bài học với sự vận dụng PPDH phù hợp.
* Luyện tập, củng cố.

Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2014 - 2015


6
Giáo viên: Trương Thị Hồng Chiên Trường THPT chuyên Lương Văn Tụy

GV hướng dẫn HS củng cố, khắc sâu những KT, KN, thái độ đã có
thông qua hoạt động thực hành luyện tập có tính tổng hợp, nâng cao theo những
hình thức khác nhau.
* Đánh giá.
- Trên cơ sở đối chiếu với mục tiêu bài học, GV dự kiến một số câu hỏi,
bài tập và tổ chức cho HS tự đánh giá về kết quả học tập của bản thân và của
bạn.
- GV đánh giá, tổng kết về kết quả giờ học.
* Hướng dẫn HS học bài, làm việc ở nhà.
- GV hướng dẫn HS luyện tập, củng cố bài cũ (thông qua làm bài tập, thực
hành, thí nghiệm,…).
- GV hướng dẫn HS chuẩn bị bài học mới.
2. Giải pháp mới cải tiến.
2.1. Lý do chọn đề tài sáng kiến:
Trong sự nghiệp đổi mới toàn diện của đất nước, đổi mới nền giáo dục và
đào tạo là một trong những trọng tâm của sự phát triển. Muốn nâng cao chất
lượng giáo dục, chúng ta phải đổi mới nội dung và đổi mới phương pháp dạy học
ở các môn học, các cấp bậc học.
Đổi mới phương pháp dạy học đã và đang là vấn đề hết sức cấp bách hiện
nay. Ngày nay, nền kinh tế tri thức đòi hỏi ngành giáo dục phải đào tạo ra
những con người năng động sáng tạo, có khả năng tự học và tự đánh giá, biết
cách cộng tác với mọi người, để phát triển cá nhân hoà hợp với sự phát triển
chung của cộng đồng . Do đó, từ chỗ áp dụng các phương pháp dạy học mà
người thầy đóng vai trò trung tâm, thì chúng ta phải chuyển sang hướng dạy học
lấy học sinh làm trung tâm, nhằm phát huy tính tích cực chủ động của người học.
Có như thế thì chúng ta mới tạo ra được những “sản phẩm chất lượng cao” đáp
ứng cho nhu cầu của xã hội.
Để lựa chọn được phương pháp dạy học vào thực tế có hiệu quả không
thể bỏ qua vấn đề tự học của học sinh. Quá trình dạy học thành công của giáo
viên có quan hệ biện chứng với quá trình tự học của học sinh. Vì vậy, thước đo
hiệu quả của phương pháp dạy học là kết quả của tự học.
Dạy học trong nhà trường không phải là cung cấp một khối lượng tri thức
hàn lâm kinh điển mà dạy cho người học phương pháp tiếp cận thông tin,
phương pháp tư duy để họ có thể tiếp tục học sau khi rời ghế nhà trường. Thực
chất của phương pháp dạy học này là dạy cách học, cách tự học để học tập
suốt đời.

Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2014 - 2015


7
Giáo viên: Trương Thị Hồng Chiên Trường THPT chuyên Lương Văn Tụy

Hiện nay, nước ta cũng như các nước trên thế giới đều quan tâm đến vấn
đề tự học không chỉ trong các trường Đại học mà ngay cả ở bậc giáo dục phổ
thông. Nghị quyết Trung ương V khóa 8 từng nêu rõ: “ Tập trung sức nâng cao
chất lượng dạy và học, tạo ra năng lực tự học, tự sáng tạo của học sinh, Bảo
đảm mọi điều kiện và thời gian tự học cho học sinh, phát triển mạnh mẽ phong
trào tự học, tự đào tạo thường xuyên và rộng khắp trong toàn dân”. Trên tinh
thần ấy, rõ ràng Đảng ta đã coi tự học, tự đào tạo là vấn đề mấu chốt có vị trí cực
kì quan trọng trong chiến lược giáo dục - đào tạo của đất nước. Bởi tự học và
học suốt đời là một trong những chìa khoá bước vào thế kỷ XXI. Đặc biệt trong
quan niệm mới về “học tập suốt đời: Một động lực của xã hội” sẽ giúp con người
đáp ứng yêu cầu của một thế giới đang thay đổi nhanh chóng. Điều này thể hiện
những đòi hỏi đang ngày càng mãnh liệt hơn “Không thể thoả mãn những đòi
hỏi đó được, nếu mỗi người không học cách học”.
Như vậy, việc hướng dẫn học sinh phương pháp tự học: Chủ động
sáng tạo và tự mình thực hiện nhiệm vụ học tập, nghiên cứu, giải quyết vấn
đề, lĩnh hội kiến thức mới, ôn luyện kiến thức cũ là một nhiệm vụ quan trọng,
cấp bách trong nhà trường phổ thông hiện nay mà mỗi thầy cô giáo dạy học ở
các môn học, các cấp bậc học đều phải quan tâm, chung tay thực hiện góp phần
nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo.
Trong quá trình dạy học Hóa học cần phải giải đáp được ba câu hỏi lớn:
- Dạy và học Hóa học để làm gì (mục đích và nhiệm vụ của môn Hóa học)?
- Dạy và học cái gì (nội dung môn Hóa học)?
- Dạy và học như thế nào (phương pháp, phương tiện, tổ chức việc dạy và việc
học)?
Ba câu hỏi trên liên quan đến ba nhiệm vụ cơ bản của phương pháp dạy
học hóa học: Nhiệm vụ thứ nhất đòi hỏi phải làm sáng tỏ mục đích của việc dạy
và học môn Hóa học trong trường phổ thông: không chỉ chú ý nhiệm vụ cung
cấp và tiếp thu nền học vấn Hóa học phổ thông mà còn phải chú ý tới nhiệm vụ
giáo dục thế giới quan, đạo đức cách mạng và nhiệm vụ phát triển tiềm lực trí
tuệ cho học sinh. Nhiệm vụ thứ hai đòi hỏi phải xây dựng nội dung môn Hóa học
trong nhà trường phổ thông Việt Nam đáp ứng được những yêu cầu của đất nước
trong giai đoạn mới. Nhiệm vụ thứ ba đòi hỏi phải nghiên cứu chỉ ra được những
phương pháp, phương tiện dạy học, hình thức tổ chức việc dạy và việc học tối
ưu, trong đó trước hết chú ý nghiên cứu việc giảng dạy của giáo viên và đi
liền là việc tự học của học sinh. Trong quá trình dạy học ở trường THPT, bản
thân tôi và các đồng nghiệp luôn cố gắng dạy học làm sao để học sinh nắm vững
được kiến thức, hình thành thế giới quan, khơi dậy cho các em hứng thú học tập,

Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2014 - 2015


8
Giáo viên: Trương Thị Hồng Chiên Trường THPT chuyên Lương Văn Tụy

rèn tính tự giác, tích cực, chủ động góp phần phát triển tiềm lực trí tuệ, phát triển
năng lực nhận thức cho các em học sinh. Hoá học là bộ môn khoa học thực
nghiệm nên có rất nhiều khả năng trong việc phát triển năng lực nhận thức cho
học sinh ở nhiều góc độ. Nếu giáo viên có một hệ thống các giáo án được thiết
kế hay, theo hướng dạy học tích cực, có những tập tài liệu, chuyên đề hướng
dẫn học sinh phương pháp tự học thì chắc chắn việc giảng dạy sẽ có hiệu quả
cao hơn.
Trong chương trình Hoá học phổ thông, tôi nhận thấy phần kim loại kiềm,
kim loại kiềm thổ và nhôm có nội dung hết sức phong phú, đa dạng, có nhiều
ứng dụng quan trọng trong cuộc sống và là kiến thức chủ đạo của hoá học vô
cơ trong các đề thi đại học vì nó liên quan đến nhiều phần khác như: phản ứng
oxi hoá – khử, phi kim, axit, bazơ, muối, ancol,...
Những lí do trên đã thôi thúc tôi quyết định thực hiện đề tài nghiên cứu:
“ Xây dựng và sử dụng tài liệu tự học có hướng dẫn theo định hướng tích
cực “chương 6: Kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ, nhôm” – Hóa học lớp 12
THPT - Ban cơ bản, nhằm nâng cao năng lực tự học của học sinh.” với
mong muốn đề tài sáng kiến của mình sẽ góp phần thiết thực vào việc đổi mới
phương pháp dạy học hóa học nâng cao năng lực tự học của học sinh hiện nay.
2.2. Khách thể và đối tượng nghiên cứu: Quá trình giảng dạy, kiểm tra đánh
giá kết quả học tập của học sinh trong “chương 6: Kim loại kiềm, kim loại kiềm
thổ, nhôm” – Hóa học lớp 12 THPT - Ban cơ bản ở trường THPT.
2.3. Cơ sở lý luận.
2.3.1. Dạy học hóa học theo hướng tích cực:
Dạy học tích cực là quá trình dạy học phát huy được cao độ tính tích cực
nhận thức của học sinh trong hoạt động học tập, nó được dựa trên cơ sở quan
niệm về tính tích cực hóa hoạt động của học sinh và lấy học sinh làm trung
tâm của quá trình học tập. Để đạt được tính tích cực trong dạy học cần phải
đổi mới về “chất” tất cả các quá trình dạy học Hóa học.
Quá trình dạy học Hóa học là một hệ toàn vẹn bao gồm các thành tố: Mục
đích, nội dung dạy học, phương pháp và phương tiện dạy học, hoạt động
dạy của giáo viên, hoạt động học của học sinh, hình thức tổ chức dạy học và
kết quả của sự dạy học. Các thành tố này có mối quan hệ chặt chẽ, quan hệ
thống nhất và chi phối lẫn nhau.
Mục đích dạy học xác định nội dung, cấu trúc tiến trình và việc lựa chọn
phương pháp và phương tiện, hình thức tổ chức dạy học khác nhau.
Theo phương hướng dạy học tích cực cần đảm bảo tính hệ thống trong
việc đổi mới, khai thác các yếu tố tích cực trong các thành tố của cả quá trình

Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2014 - 2015


9
Giáo viên: Trương Thị Hồng Chiên Trường THPT chuyên Lương Văn Tụy

dạy học hóa học. Việc đổi mới cần được thực hiện từ sự đổi mới mục tiêu giáo
dục, nội dung dạy học. Khai thác các yếu tố tích cực trong hoạt động dạy và hoạt
động học, sử dụng phương pháp và phương tiện dạy học, hình thức tổ chức dạy
học và đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh để
có được hình ảnh chân thực về kết quả của quá trình dạy học.
Theo phương hướng dạy học tích cực, để tạo điều kiện cho học sinh tham
gia vào hoạt đông nhận thức, giáo viên cần sử dụng các phương tiện dạy học như
là nguồn tri thức để học sinh tìm tòi, phát hiện ra tri thức cần lĩnh hội. Giáo viện
sử dụng các phương tiện dạy học phối hợp với lời giảng theo phương pháp
nghiên cứu, tổ chức cho học sinh tìm tòi, nghiên cứu qua các phương tiện dạy
học đó mà rút ra các kết luận cần thiết.
2.3.2. Phân tích sử dụng một số phương pháp dạy học truyền thống theo
hướng tích cực hóa hoạt động của học sinh.
Các phương pháp dạy học tích cực hình thành và phát triển từ lâu, tuy
nhiên do những yêu cầu đổi mới giáo dục nhằm đào tạo thế hệ trẻ thành những
con người phát triển, năng động và sáng tạo, nên các phương pháp này ngày
càng được đặc biệt quan tâm hơn. Trong các phương pháp dạy học tích cực,
người ta đề cao vai trò hoạt động của HS, nhưng không hề hạ thấp hay giảm nhẹ
vai trò của GV. Trái lại, người GV càng có vai trò quan trọng hơn và được
chuyển đổi từ vai trò là người truyền đạt kiến thức sang vai trò là người tổ chức,
điều khiển, hướng dẫn hoạt động nhận thức của HS.
Phương pháp dạy học tích cực không phải là một phương pháp dạy học cụ
thể, chuyên biệt nào đó, cũng không phải là sự phủ nhận các phương pháp dạy
học truyền thống mà là muốn nhấn mạnh một định hướng khai thác mặt tích cực
của các phương pháp dạy học hiện có. Những phương pháp như thuyết trình,
đàm thoại…vẫn rất cần thiết trong quá trình dạy học. Điều cốt yếu là phải lựa
chọn và vận dụng các phương pháp sao cho phù hợp với nội dung của bài dạy và
đặc biệt là phù hợp với đối tượng HS, trong đó cần chú ý khai thác và sử dụng
các kĩ thuật dạy học nhằm tích cực hoá hoạt động nhận thức và phát triển tư duy
của HS, hình thành cho các em khả năng độc lập, năng động, sáng tạo trong việc
tiếp thu và xử lí thông tin, cũng như trong việc giải quyết những công việc cụ thể
sau này.
Trước hết ta hãy bàn về những dấu hiệu đặc trưng của phương pháp dạy
học tích cực mà người thày giáo sử dụng trong các giờ học.
Thứ nhất: dạy học thông qua việc tổ chức các hoạt động học tập của HS.
Nét đặc thù của hoạt động dạy học là: HS vừa là đối tượng vừa là chủ thể
của quá trình dạy học. HS không chỉ tiếp thu những kiến thức từ người dạy, mà

Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2014 - 2015


10
Giáo viên: Trương Thị Hồng Chiên Trường THPT chuyên Lương Văn Tụy

phải thông qua hoạt động tự lực để chiếm lĩnh nó và làm biến đổi bản thân. Tâm
lí học sư phạm cũng khẳng định rằng: nhân cách của trẻ được hình thành và phát
triển thông qua các hoạt động có ý thức của chủ thể. Vì vậy có thể nói, hoạt động
học là cách tốt nhất để làm biến đổi chính người học. Dạy học không còn là sự
truyền thông tin từ thầy sang trò, thầy không còn là người truyền thông tin mà
phải là người tổ chức, hướng dẫn, điều khiển các hoạt động học tập của HS.
Thứ hai: chú trọng rèn luyện phương pháp tự học hơn là việc truyền
thụ kiến thức.
Câu nói: “Người thầy giáo tồi truyền đạt chân lí, người thầy giáo giỏi
dạy cách tìm ra chân lí” là hoàn toàn chính xác. Rèn luyện cho HS phương
pháp tự học không chỉ là biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả dạy học mà còn là
mục tiêu của dạy học. Con người được đào tạo trước hết phải là con người năng
động, có tính tích cực, có khả năng tự học, tự nghiên cứu để tự hoàn thiện mình.
Mặt khác, trong một thời gian ngắn nhà trường phổ thông không thể kịp trang bị
cho HS những kiến thức cần thiết trong kho tàng kiến thức của nhân loại đang
ngày một phong phú thêm. Do vậy, người thày phải tìm cách hình thành ở HS
phương pháp và năng lực tự học, tự nghiên cứu để có thể tự chiếm lĩnh kiến thức
và hoàn thiện bản thân sau này.
Thứ ba: Tăng cường tính tự lực của cá nhân HS đồng thời chú trọng phối
hợp tương tác thày – trò và tương tác nhóm.
Phương pháp dạy học tích cực đòi hỏi sự cố gắng và nỗ lực của mỗi HS
trong quá trình tự chiếm lĩnh kiến thức mới. Vì vậy, phải chú ý đến vai trò của
từng cá nhân trong hoạt động dạy học. Tuy nhiên, vai trò cá nhân chỉ có thể phát
huy tốt thông qua sự tương tác giữa GV và HS, giữa HS và HS và tương tác giữa
các nhóm với nhau, đó chính là phương pháp học tập hợp tác. Trong phương
pháp này, người ta đề cao vai trò giao tiếp giữa HS và HS. Để phát huy vai trò
của HS người ta thường tổ chức việc học tập hợp tác theo kiểu nhóm, tổ từ 4 đến
6 người. Học tập nhóm, tổ tạo cho HS có nhiều cơ hội bộc lộ suy nghĩ, hiểu biết
và thái độ của mình, cũng như biết cách bảo vệ ý kiến của mình. Đó là cách tốt
nhất để hình thành cho HS tính tích cực, độc lập và sáng tạo trong suy nghĩ, cũng
như hành động.
Thứ tư: Kết hợp đánh giá của GV và tự đánh giá của HS.
Quá trình dạy học bao gồm hai hoạt động dạy và học, với hai chủ thể là
GV và HS. Trong quá trình này luôn có sự điều chỉnh và tự điều chỉnh. Vì vậy,
ngoài sự đánh giá của GV, phải có sự tự đánh giá của HS. Qua tự đánh giá, HS
sẽ đưa ra những nhận định về bản thân và tự điều chỉnh cách học của mình cho
phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả học tập. Trong phương pháp dạy học tích cực,

Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2014 - 2015


11
Giáo viên: Trương Thị Hồng Chiên Trường THPT chuyên Lương Văn Tụy

người ta chú trọng đến việc dạy cho HS cách tự học đi kèm theo là năng lực tự
đánh giá của HS. Thiếu năng lực này HS không thể tự điều chỉnh cách học của
mình và không hoàn chỉnh được phương pháp tự học. Như vậy, năng lực tự học
luôn gắn liền với năng lực tự đánh giá, tự điều chỉnh, mà tự học là dấu hiệu
của phương pháp tích cực. Do vậy, khả năng rèn luyện năng lực tự đánh giá
của HS cũng là một dấu hiệu của phương pháp dạy học tích cực theo một
mô hình mới.
2.3.3. Học là gì? Tự học là gì? Tự học quan trọng như thế nào? Cách tự học
tốt nhất như thế nào?
a. Học là gì? Tự học là gì? Thực trạng tự học hiện nay của HS THPT?
Ngày nay, khi khoa học kĩ thuật phát triển thì việc học tập cũng phát triển
theo. Chính vì vậy các em học sinh đã sáng tạo ra rất nhiều cách học nhằm mang
lại hiệu quả cao nhất cho bản thân. Nhưng theo tôi: trong học tập, tự học là cách
học tốt nhất giúp ta tiến bộ hơn trong khi học. Và khi nói đến vấn đề này, tôi
muốn mọi người hiểu được trước nhất là ý nghĩa của việc học rồi mới đến cách
tự học. Vậy học là gì ? Tự học là gì ?
Học là quá trình con người tiếp thu những kiến thức, kĩ năng, thông tin
qua các giác quan do người khác truyền lại, não bộ xử lý các thông tin trở thành
kiến thức của mình, vận dụng vào thực tế và tự học là việc con người phát huy
những kiến thức, kĩ năng đã được truyền lại bằng chính sức lực, khả năng của
riêng mình. Thực tế ngày nay cho thấy các cách học của học sinh chưa mang lại
hiệu quả cao.
Học sinh ngày nay đã quá phụ thuộc vào các bài giảng của thầy cô trên
lớp, thầy cô dạy như thế nào thì lại hiểu và học như thế ấy dẫn đến quá trình thụ
động, thiếu suy nghĩ và thiếu sáng tạo trong lúc học để đào sâu kho tàng kiến
thức còn ẩn sâu sau các bài giảng của thầy cô.
Và cũng chính vì chỉ học cô đọng trong các bài giảng bốn mươi lăm
phút trên lớp của thầy cô mà dẫn đến tình trạng học sinh phải đi học thêm
tràn lan. Mà khi đã học thêm tràn lan thì lại càng khiến học sinh không chịu tự
học, càng thêm phụ thuộc vào việc học thêm. Thêm việc ngày nay khi việc học
được nâng cao thì có quá nhiều sách tham khảo, văn mẫu, hướng dẫn... dẫn đến
việc học sinh đâm lười suy nghĩ trong khi làm các bài tập.
Hậu quả của những việc trên rất nặng nề vì như vậy sẽ dễ dẫn đến hiện
tượng "học vẹt": học thuộc bài nhưng không hiểu nội dung, vấn đề được nêu ra
trong bài dẫn đến việc học xong là quên ngay, kiến thức không bền và sẽ không
làm được các bài tập thực hành, chỉ học lí thuyết suông, kiến thức sẽ ngày càng

Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2014 - 2015


12
Giáo viên: Trương Thị Hồng Chiên Trường THPT chuyên Lương Văn Tụy

rỗng, thành tích học tập sẽ càng sút kém khiến bản thân đâm nản chí. Một khi
kiến thức đã trang bị không chắc chắn thì kết quả sẽ không bao giờ cao.
Chính những thực tế được nêu trên lại càng khẳng định việc tự học cho
bản thân là rất quan trọng. Nó chính là một chiếc chìa khóa đưa ta đến kho tàng
tri thức, là điều kiện giúp ta thành công trong học tập. Nếu chúng ta biết tự học
cho bản thân thì chúng ta chắc chắn sẽ thành công và nâng cao được tri thức của
chính mình. Tự học giúp con người có được ý thức tốt nhất trong quá trình học:
chủ động suy nghĩ, tìm tòi, khám phá, nghiên cứu và nắm được bản chất vấn đề
từ đó tự học giúp ta tiếp thu được kiến thức từ nhiều nguồn khác nhau như sách,
báo, từ truyền hình ti vi, từ bạn bè hoặc từ những người xung quanh, những kinh
nghiệm sống của nhân dân.
Giáo sư – Tiến sĩ Khoa học Thái Duy Tuyên đã viết: “Tự học là hoạt
động độc lập chiếm lĩnh kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo, là tự mình động não, suy
nghĩ, sử dụng các năng lực trí tuệ (quan sát, so sánh, phân tích, tổng hợp,…)
cùng các phẩm chất, động cơ, tình cảm để chiếm lĩnh tri thức một lĩnh vực hiểu
biết nào đó hay những kinh nghiệm lịch sử, xã hội của nhân loại, biến nó thành
sở hữu của chính bản thân người học”.
Tác giả Nguyễn Kỳ ở Tạp chí Nghiên cứu giáo dục số 7/ 1998 cũng bàn
về khái niệm tự học: “Tự học là người học tích cực chủ động, tự mình tìm ra tri
thức kinh nghiệm bằng hành động của mình, tự thể hiện mình. Tự học là tự đặt
mình vào tình huống học, vào vị trí nghiên cứu, xử lí các tình huống, giải quyết
các vấn đề, thử nghiệm các giải pháp,… Tự học thuộc quá trình cá nhân hóa
việc học”.
Giáo sư Trần Phương cũng cho rằng: “ Học bao giờ và lúc nào cũng chủ
yếu là tự học, tức là biến kiến thức khoa học tích lũy từ nhiều thế hệ của nhân
loại thành kiến thức của mình, tự cải tạo tư duy của mình và rèn luyện cho mình
kĩ năng thực hành những tri thức ấy”.
Từ những quan niệm trên đây có thể nhận thấy rằng, khái niệm tự học
luôn đi cùng, gắn bó chặt chẽ với khái niệm tự thân. Tri thức, kinh nghiệm, kĩ
năng của mỗi cá nhân chỉ được hình thành bền vững và phát huy hiệu quả thông
qua các hoạt động tự thân ấy. Để có được, đạt tới sự hoàn thiện thì mỗi người,
mỗi HS phải tự thân tiếp nhận tri thức từ nhiều nguồn; Tự thân rèn luyện các kĩ
năng; Tự thân bồi dưỡng tâm hồn của mình ở mọi nơi mọi lúc.
Tự học giúp ta có thể chủ động ghi nhớ các bài giảng trên lớp, tiết kiệm
được thời gian, có thể tiếp thu một lượng kiến thức lớn mà vẫn hiểu và nắm chắc
bài học. Và qua tự học, từ lý thuyết, chúng ta biết chủ động luyện tập thực hành,
giúp ta có thể nhanh chóng hình thành kĩ năng, củng cố và nâng cao kiến thức đã

Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2014 - 2015


13
Giáo viên: Trương Thị Hồng Chiên Trường THPT chuyên Lương Văn Tụy

học.Vì vậy, chủ động tự học sẽ giúp ta tìm ra được phương pháp học tốt nhất
mang lại hiệu quả cao cho chính bản thân mình.
Tôi khẳng định rằng tự học là chìa khóa, là con đường đưa ta đến
thành công. Tấm gương sáng thành công nhờ đã từng nỗ lực tự học là Bác Hồ
kính yêu của dân tộc ta, Bác đã tự say mê tìm tòi học hỏi và đã thành công,
thông thuộc được nhiều ngôn ngữ của các nước trên thế giới và tìm ra được con
đường cứu nước, đưa cả dân tộc Việt Nam ra khỏi ách đô hộ của giặc Tây tàn ác,
hướng đến nền độc lập, dân chủ, tự do, hạnh phúc ngày nay.
Chính vì vậy, tự học là cách tốt nhất giúp ta tiến bộ hơn trong học tập,
mang lại một kết quả học tập cao nhất có thể. Nếu chúng ta biết nỗ lực tự học,
chúng ta sẽ thành công, sẽ mở được một tương lai rộng mở cho chính mình. Nếu
chúng ta học tập thành công, chúng ta sẽ trở thành những người có ích cho xã
hội, cho đất nước, đưa đất nước ngày càng đi lên, phát triển đến một tầm cao mới
b. Vị trí vai trò của tự học.
Tự học là mục tiêu cơ bản của quá trình dạy học.
Từ lâu các nhà sư phạm đã nhận thức rõ ý nghĩa của phương pháp dạy tự
học. Trong quá trình hoạt động dạy học (DH), giáo viên (GV) không chỉ dừng lại
ở việc truyền thụ những tri thức có sẵn, chỉ cần yêu cầu HS ghi nhớ mà quan
trọng hơn là phải định hướng, tổ chức cho HS tự mình khám phá ra những qui
luật, thuộc tính mới của các vấn đề khoa học. Giúp HS không chỉ nắm bắt được
tri thức mà còn biết cách tìm đến những tri thức ấy. Thực tiễn cũng như phương
pháp dạy học hiện đại còn xác định rõ: càng học lên cao thì tự học càng cần
được coi trọng, nói tới phương pháp dạy học thì cốt lõi chính là dạy tự học.
Phương pháp tự học là cầu nối giữa học tập và nghiên cứu khoa học. Nhất là đối
với HS THPT cần phải ghi nhớ một lượng kiến thức rất lớn chuẩn bị cho kỳ thi
đại học, cao đẳng quyết định bước ngoặt cuộc đời của mình, mà để đạt được sự
ghi nhớ tốt nhất và có kết quả thi đại học tốt nhất (đặc biệt đối với bộ môn Hóa
học rất dễ bị “mất gốc”) thì không thể không thông qua con đường tự học. HS
muốn thành công trên bước đường học tập và nghiên cứu sau này thì phải có khả
năng phát hiện và tự giải quyết những vấn đề mà cuộc sống, khoa học đặt ra.
Bồi dưỡng năng lực tự học là phương cách tốt nhất để tạo ra động lực
mạnh mẽ cho quá trình học tập.
Một trong những phẩm chất quan trọng của mỗi cá nhân là tính tích cực,
sự chủ động sáng tạo trong mọi hoàn cảnh.Và một trong những nhiệm vụ quan
trọng của giáo dục là hình thành phẩm chất đó cho người học. Bởi từ đó nền giáo
dục mới mong đào tạo ra những lớp người năng động, sáng tạo, thích ứng với
mọi thị trường lao động, góp phần phát triển cộng đồng. Có thể xem tính tích

Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2014 - 2015


14
Giáo viên: Trương Thị Hồng Chiên Trường THPT chuyên Lương Văn Tụy

cực (hình thành từ năng lực tự học) như một điều kiện, kết quả của sự phát triển
nhân cách thế hệ trẻ trong xã hội hiện đại. Trong đó hoạt động tự học là những
biểu hiện sự gắng sức cao về nhiều mặt của từng cá nhân người học trong quá
trình nhận thức thông qua sự hưng phấn tích cực. Mà hưng phấn chính là tiền đề
cho mọi hứng thú trong học tập. Có hứng thú người học mới có được sự tự giác
say mê tìm tòi nghiên cứu khám phá. Hứng thú là động lực dẫn tới tự giác. Tính
tích cực của con người chỉ được hình thành trên cơ sở sự phối hợp ngẫu nhiên
giữa hứng thú với tự giác. Nó bảo đảm cho sự định hình tính độc lập trong học
tập.
Tự học giúp cho mọi người có thể chủ động học tập suốt đời, học tập để
khẳng định năng lực phẩm chất và để cống hiến. Tự học giúp con người thích
ứng với mọi biến cố của sự phát triển kinh tế - xã hội. Bằng con đường tự học
mỗi cá nhân sẽ không cảm thấy bị lạc hậu so với thời cuộc, thích ứng và bắt nhịp
nhanh với những tình huống mới lạ mà cuộc sống hiện đại mang đến, kể cả
những thách thức to lớn từ môi trường nghề nghiệp. Nếu rèn luyện cho người
học có được phương pháp, kĩ năng tự học, biết linh hoạt vận dụng những điều đã
học vào thực tiễn thì sẽ tạo cho họ lòng ham học, nhờ đó kết quả học tập sẽ ngày
càng được nâng cao.
Với những lí do nêu trên có thể nhận thấy, nếu xây dựng được phương
pháp tự học, đặc biệt là sự tự giác, ý chí tích cực chủ động sáng tạo sẽ khơi dậy
năng lực tiềm tàng, tạo ra động lực nội sinh to lớn cho người học.
c. Cách tự học như thế nào là tốt nhất?
Trong quá trình học tập bao giờ cũng có tự học, nghĩa là tự mình lao động
trí óc để chiếm lĩnh kiến thức. Trong tự học, bước đầu thường có nhiều lúng túng
nhưng chính những lúng túng đó lại là động lực thúc đẩy học sinh tư duy để
thoát khỏi “lúng túng”, nhờ vậy mà thành thạo lên, và ghi nhớ được lâu, vận
dụng lý thuyết vào bài tập ngày càng nhanh nhậy và chính xác hơn, hiệu quả
hơn.
Biện pháp thực hiện:
Trong quá trình học tập, việc xác định mục đích, xây dựng động cơ, lựa
chọn phương pháp, hình thức tự học hợp lý là cần thiết. Song điều quan trọng là
học sinh phải có hệ thống kỹ năng tự học, kỹ năng làm việc độc lập, trên cơ sở
phát huy tính tích cực nhận thức để chiếm lĩnh hệ thống tri thức. Vì tri thức là
sản phẩm của hoạt động, muốn nắm vững tri thức thì việc rèn luyện hệ thống kỹ
năng tự học một cách thường xuyên và nghiêm túc phải được chú trọng ngay từ
khi còn ngồi trên ghế nhà trường phổ thông.

Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2014 - 2015


15
Giáo viên: Trương Thị Hồng Chiên Trường THPT chuyên Lương Văn Tụy

Như vậy, để hoạt động học tập của học sinh đạt chất lượng và hiệu quả,
học sinh phải có tri thức và kỹ năng tự học. Chính kỹ năng tự học là điều kiện
vật chất bên trong để học sinh biến động cơ tự học thành kết quả cụ thể và làm
cho học sinh tự tin vào bản thân mình, bồi dưỡng và phát triển hứng thú, duy trì
tính tích cực nhận thức trong hoạt động tự học của họ.
Vận dụng hệ các phương pháp tự học nêu trên vào chu trình tự học của
học sinh . Đó là một chu trình ba giai đoạn:
- Giai đoạn 1- Tự nghiên cứu: Người học tự tìm tòi, quan sát, mô tả, giải
thích, phát hiện vấn đề, định hướng, giải quyết vấn đề, tự tìm ra kiến thức mới
(chỉ mới đối với người học) và tạo ra sản phẩm ban đầu hay sản phẩm thô có tính
chất cá nhân theo hệ thống câu hỏi, bài tập hướng dẫn của GV.
- Giai đoạn 2 - Tự thể hiện: Người học tự thể hiện mình bằng văn bản,
bằng lời nói, tự trình bày, bảo vệ kiến thức hay sản phẩm cá nhân ban đầu của
mình, tự thể hiện qua sự đối thoại, giao tiếp với các bạn và thầy cô
- Giai đoạn 3 - Tự kiểm tra, tự điều chỉnh: Sau khi tự thể hiện mình qua
sự hợp tác trao đổi với các bạn và thầy cô, sau khi thầy cô kết luận, người học tự
kiểm tra, tự đánh giá sản phẩm ban đầu của mình, tự sửa sai, tự điều chỉnh thành
sản phẩm khoa học.
Chu trình trên bước đầu chỉ ra cho HS con đường phát hiện vấn đề, định
hướng giải quyết, và giải quyết vấn đề của nghiên cứu khoa học ở bậc đại học
sau này.
Rèn luyện phương pháp tự học phải trở thành một mục tiêu học tập của
học sinh. Tự học có ý nghĩa to lớn đối với bản thân học sinh để hoàn thành
nhiệm vụ học tập của họ đối với chất lượng, hiệu quả của quá trình dạy học trong
nhà trường phổ thông. Tự học là sự thể hiện đầy đủ nhất vai trò chủ thể trong
quá trình nhận thức của học sinh. Trong quá trình đó, người học hoàn toàn chủ
động và độc lập, tự lực tìm tòi, khám phá để lĩnh hội tri thức dưới sự chỉ đạo,
điều khiển của giáo viên.
Để phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của mình, sinh viên cần tự rèn
luyện phương pháp tự học, đây không chỉ là một phương pháp nâng cao hiệu quả
học tập mà là một mục tiêu quan trọng của học tập. Có như vậy thì phương pháp
tự học mới thực sự là cầu nối giữa học tập và nghiên cứu khoa học. Phương pháp
tự học sẽ trở thành cốt lõi của phương pháp học tập.
Học là quá trình lâu dài và không ngừng nghỉ, dù bạn có thông minh tới
đâu nhưng nếu không học, không trau dồi kiến thức liên tục thì thông minh cũng
chỉ giống như vật trang trí mà thôi. Tuy nhiên, bạn cần phải hiểu rằng không
phải mỗi ngày cắp sách tới trường, chăm chú nghe thầy cô giảng bài, hay cứ ra

Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2014 - 2015


16
Giáo viên: Trương Thị Hồng Chiên Trường THPT chuyên Lương Văn Tụy

đời rồi mình sẽ tự có kiến thức. Đó là suy nghĩ hoàn toàn sai lầm. Để có được
kiến thức bạn cần phải có kỹ năng học và tự học, những kỹ năng đó sẽ không ai
dạy bạn mà chính bản thân bạn phải ý thức được sự quan trọng của kiến thức mà
rèn luyện cho bản thân. Vậy những kỹ năng đó là gì, bạn có thể rèn luyện cho
mình những kỹ năng đó hay không?

Kế hoạch và mục tiêu


Làm bất kỳ việc gì dù lớn hay nhỏ bạn cũng cần phải có kế hoạch và mục
tiêu rõ ràng. Với việc học cũng vậy, bạn phải lên cho mình một kế hoạch học tập
thật khoa học, xác định được khối kiến thức mà bạn cần phải trau dồi, phân bổ
thời gian cho từng loại kiến thức cụ thể nếu bạn không muốn lãng phí thời gian
cho một mớ kiến thức hỗn độn trong đầu.
Có kế hoạch thì phải có mục tiêu, mục tiêu sẽ là động lực học tập của bạn.
Bởi bạn biết mình cần phải học vì cái gì, những loại kiến thức bạn học sẽ phục
vụ vào công việc gì. Khi đó bạn sẽ chủ động học và tự học để có đủ kiến thức
thực hiện mục tiêu mà bản thân đã đề ra.
Phương pháp và nhẫn nại
Bạn không thể cứ ngồi vào bàn ghi ghi, chép chép, hay cầm quyển sách
lên đọc, lên mạng tìm kiếm tài liệu nghĩa là bạn sẽ có được lượng kiến thức như
mình mong muốn. Việc học không đơn giản như vậy, để có được những kiến
thức hay, bổ ích bạn phải có phương pháp học khoa học, tuy nhiên phương pháp
học của mỗi người mỗi khác, đừng cố áp dụng phương pháp của người khác vào
mình rồi ép bản thân phải làm được như vậy. Hãy tìm ra phương pháp phù hợp
với bản thân để việc học không gây khó khăn và chán nản cho bạn.
Để làm được như vậy bạn cần phải kiên trì, nhẫn nại. Đừng vội chán nản,
lo lắng khi đã bỏ ra quá nhiều thời gian nhưng kết quả thu lại không được bao
nhiêu. Hãy thay đổi phương pháp học nếu phương pháp bạn đang áp dụng không
mang lại hiệu quả, bởi học không phải là ngày một ngày hai mà là “học nữa, học
mãi”.
Kỷ luật khi học
Hãy luyện cho mình tính kỷ luật khi học trên lớp cũng như lúc tự học. Bạn
không thể vừa học, vừa nói chuyện, vừa học vừa chơi game hay làm một việc
khác. Khi học bạn hãy dành toàn bộ tâm trí, tập trung cao độ, không xao nhãng.
Đừng tập cho mình những thói quen xấu khi học, nếu không những thói quen
này sẽ theo bạn ở bất kỳ hoàn cảnh nào trong đời sống cũng như công việc. Hãy
kỷ luật khi học, đó cũng là cách tốt nhất để bạn rèn luyện tính kỷ luật cho bản
thân mình sau này.
Tìm kiếm tài liệu

Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2014 - 2015


17
Giáo viên: Trương Thị Hồng Chiên Trường THPT chuyên Lương Văn Tụy

Bạn không chỉ nên tiếp thu kiến thức từ một nguồn như giáo viên cung
cấp, sách vở, xã hội,… mà cần tìm kiếm tài liệu từ nhiều nguồn khác nhau. Bạn
đã nghe giáo viên giảng về vấn đề nào đó mà bạn quan tâm thì hãy tìm kiếm tài
liệu về vấn đề đó từ sách, báo, các trang mạng, bạn bè để hiểu sâu hơn về nó.
Tuy nhiên, không phải ai cũng có kỹ năng tìm kiếm tài liệu nhanh và chính xác,
vì thế bạn cũng cần rèn luyện cho mình kỹ năng này nhé. Việc này chỉ khó khi
bạn mới bắt đầu, khi đã quen bạn sẽ dễ dàng tìm được các thông tin cần thiết để
bổ sung thêm vào kho kiến thức của mình.
Tự kiểm tra kiến thức
Không phải kiến thức của bạn lúc nào cũng được người khác kiểm tra, vì
vậy để việc học đạt hiệu quả cao bạn phải biết cách tự kiểm tra kiến thức của
mình bằng cách như: Tự làm bài kiểm tra ngắn, liệt kê những nội dung chính, vẽ
biểu đồ, bản đồ tư duy, thiết kế những bảng câm rồi tự điền kiến thức vào và đối
chiếu lại,… Việc kiểm tra lại kiến thức cũng là cách bạn một lần nữa củng cố lại
những gì đã học được, những gì còn mơ hồ cần phải học thêm.
Học cách ghi nhớ
Bạn cần phải biết được thói quen học của mình như thế nào để có cách ghi
nhớ hiệu quả nhất. Mỗi người sẽ có cách ghi nhớ khác nhau, có người sẽ viết lại
nhiều lần ra giấy, liệt kê những nội dung chính, có người sẽ đọc thật to, có người
chỉ đọc thầm,… miễn sao có thể nhớ được kiến thức đó. Hãy thử tất cả những
cách trên xem cách nào giúp bạn ghi nhớ nhanh nhất và hiệu quả nhất. Nếu
không có cách nào phù hợp bạn hãy tìm cho mình cách ghi nhớ khác. Đặc biệt là
môn Hóa học là môn học có liên quan nhiều đến hiện tượng thực tế, kiến thức
logic, có sự lặp lại cao, nhớ vấn đề này thì sẽ nhớ được vấn đề khác. Thí dụ, tính
chất hóa học của chất này lại chính là phương pháp điều chế hay nhận biết chất
kia, … vì vậy, khi học ta nên ghi nhớ tính chất của chất đó gắn với hiện tượng
thực tế nào, hay phản ứng này đã học ở bài nào chương nào, … biến việc học
môn hóa từ “rất khó” thành “vô cùng dễ”.
Chọn lọc thông tin, kiến thức
Mỗi ngày bạn sẽ tiếp nhận rất nhiều thông tin, kiến thức khác nhau từ thầy
cô, sách vở, các loại tài liệu tham khảo,… Nếu không có kỹ năng chọn lọc thông
tin, kiến thức sẽ khiến cho bạn bị nhấn chìm trong một mớ bòng bong của quá
nhiều kiến thức khác nhau. Hãy biết cách chọn lọc những thông tin, kiến thức
quan trọng, cần thiết và ghi nhớ lại chúng. Đừng cố nhớ quá nhiều thứ hỗn độn
trong đầu, điều đó sẽ khiến cho bạn cảm thấy việc học thật sự rất đáng sợ và tồi
tệ.
Hiểu sâu và thường xuyên ôn lại

Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2014 - 2015


18
Giáo viên: Trương Thị Hồng Chiên Trường THPT chuyên Lương Văn Tụy

Đây là hai kỹ năng bạn cần rèn luyện để việc học và tự học của bạn đạt
hiệu quả cao nhất. Việc hiểu sâu những kiến thức sẽ giúp bạn luôn nhớ và biết
cách áp dụng chúng vào từng hoàn cảnh như thế nào cho phù hợp. Ngoài ra bạn
cũng cần thường xuyên ôn lại những gì đã học, nếu không những gì bạn đã học
được sẽ dần bị lãng quên theo thời gian. Đừng chủ quan nghĩ rằng bạn vẫn nhớ
như in những gì đã học được, nếu không bạn sẽ phải ân hận nhất là trong lúc làm
bài thi.
Sắp xếp thời gian tự học
Tất cả các giờ học trên lớp bạn đều phải chú ý nghe giảng, tư duy, trả lời
được các vấn đề thầy cô nêu ra. Hạn chế việc đi học thêm tràn lan, ỷ lại vào thầy
cô chữa bài tập cho rồi nên không cần suy nghĩ gì nữa, chỉ cần học thuộc bài là
đủ.
Mỗi ngày phải có ít nhất từ 3 – 5 giờ tự học độc lập ở nhà. Tự hoàn thành
hết câu hỏi, bài tập trong tài liệu tự học có hướng dẫn thầy cô giao cho. Ghi chép
cẩn thận những câu hỏi và bài tập khó, lạ, chưa hiểu để trao đổi lại với bạn bè
hoặc thầy cô. Như vậy, hoạt động tự học diễn ra cả ở trường, ở nhà, thậm chí là
cả lúc đi chơi với bạn bè.
Học và tự học là cách duy nhất để mỗi chúng ta trau dồi kiến thức cho bản
thân. Dù còn ngồi trên ghế nhà trường hay đã đi làm, bạn cũng đừng quên việc
học nhé. Hãy luôn rèn luyện cho mình kỹ năng học và tự học mọi lúc, mọi nơi để
có thật nhiều kiến thức vững vàng thi đỗ đại học, phục vụ cho cuộc sống cũng
như công việc của chính mình và trở thành người có ích cho xã hội.
2.3.4. Nội dung của quá trình tự học.
Bàn về hoạt động tự học và phương pháp tổ chức cho HS tự học như thế
nào để có hiệu quả thiết thực là một vấn đề hoàn toàn không đơn giản, đặc biệt là
các em đã quen với việc học ghi chép, làm theo mẫu, theo sự áp đặt của thầy cô ở
trên lớp. Ngoài việc tìm hiểu khái niệm, những vấn đề liên quan đến động cơ, thói
quen học tập của HS thì mỗi GV rất cần đến quá trình nghiên cứu nhằm tìm ra nội
dung cơ bản, các phương cách tối ưu rèn luyện phương pháp tự học cho HS.
Để đáp ứng yêu cầu nêu trên cần xác định rõ những yêu cầu cơ bản của
hoạt động tự học như: nội dung của hoạt động tự học gồm mấy vấn đề, để tiếp
cận nó phải tuân thủ theo qui trình nào, điều kiện để áp dụng có hiệu quả các yêu
cầu ra sao,… từ đó xây dựng những biện pháp dạy tự học tích cực tương ứng.
Với tất cả các lĩnh vực khoa học, việc dạy tự học có những điểm chung,
thống nhất về cách thức cũng như phương pháp. Đó là những vấn đề được xác
định như sau:

Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2014 - 2015


19
Giáo viên: Trương Thị Hồng Chiên Trường THPT chuyên Lương Văn Tụy

a/ Xây dựng động cơ học tập


Khơi gợi hứng thú học tập để trên cơ sở đó ý thức tốt về nhu cầu học tập.
Người học tự xây dựng cho mình động cơ học tập đúng đắn là việc cần làm đầu
tiên. Bởi vì, thành công không bao giờ là kết quả của một quá trình ngẫu hứng
tùy tiện thiếu tính toán, kể cả trong học tập lẫn nghiên cứu. Nhu cầu xã hội và thị
trường lao động hiện tại đặt ra cho mỗi người những tố chất cần thiết chứ không
phải là những điểm số đẹp, những chứng chỉ như vật trang sức vào đời mà không
có thực lực vì động cơ học tập lệch lạc. Có động cơ học tập tốt khiến cho người
ta luôn tự giác say mê, học tập với những mục tiêu cụ thể rõ ràng với một niềm
vui sáng tạo bất tận.
Trong rất nhiều động cơ học tập của HS, có thể khuôn tách thành hai
nhóm cơ bản:
- Các động cơ hứng thú nhận thức.
- Các động cơ nhiệm vụ và trách nhiệm trong học tập.
Thông thường các động cơ hứng thú nhận thức hình thành và đến được
với người học một cách tự nhiên khi bài học có nội dung mới lạ, thú vị, bất ngờ,
sinh động và chứa nhiều những yếu tố nghịch lí, gợi sự tò mò. Động cơ này sẽ
xuất hiện thường xuyên khi GV biết tăng cường tổ chức các trò chơi nhận thức,
các cuộc thảo luận hay các biện pháp kích thích tính tự giác tích cực từ người
học.
Động cơ nhiệm vụ và trách nhiệm thì bắt buộc người học phải liên hệ với
ý thức về ý nghĩa xã hội của sự học. Giống như nghĩa vụ đối với Tổ quốc, trách
nhiệm đối với gia đình, thầy cô, uy tín danh dự trước bạn bè,…Từ đó các em
mới có ý thức kỉ luật trong học tập, nghiêm túc tự giác thực hiện mọi nhiệm vụ
học tập, những yêu cầu từ GV, phụ huynh, tôn trọng mọi chế định của xã hội và
sự điều chỉnh của dư luận.
Cả hai động cơ trên không phải là một quá trình hình thành tự phát, cũng
chẳng được đem lại từ bên ngoài mà nó hình thành và phát triển một cách tự giác
thầm lặng từ bên trong. Do vậy người GV phải tùy đặc điểm môn học, tùy đặc
điểm tâm sinh lý lứa tuổi của đối tượng để tìm ra những biện pháp thích hợp
nhằm khơi dậy hứng thú học tập và năng lực tiềm tàng nơi HS. Và, điều quan
trọng hơn là tạo mọi điều kiện để các em tự kích thích động cơ học tập của mình.
Đối với phần đông những người trẻ nhất là lứa tuổi HS, việc tạm gác những
thú vui, những trò giải trí hấp dẫn nhất thời để toàn tâm toàn sức cho việc học là
hai điều có ranh giới vô cùng mỏng manh. Nó đòi hỏi sự quyết tâm cao và một ý
chí mạnh mẽ cùng nghi lực đủ để chiến thắng chính bản thân mình. Đối với người
trưởng thành, khi mục đích cuộc đời đã rõ, ý thức trách nhiệm đối với công việc

Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2014 - 2015


20
Giáo viên: Trương Thị Hồng Chiên Trường THPT chuyên Lương Văn Tụy

đã được xác định và sự học đã trở thành niềm vui thì việc xác định động cơ thái độ
học tập nói chung không khó khăn như thế hệ trẻ, tuy nhiên không phải là hoàn
toàn không có. Vì suy cho cùng ai cũng có những nhu cầu riêng và từ đó có những
hứng thú khác nhau. Vấn đề là phải biết kết hợp biện chứng giữa nội sinh và ngoại
sinh, tức là hứng thú nhận thức, hứng thú trách nhiệm được đánh thức, khơi dậy
trên cơ sở những điều kiện tốt từ bên ngoài. Trong đó người thầy đóng vai trò chủ
đạo.
b/ Xây dựng kế hoạch học tập
Đối với bất kì ai muốn việc học thật sự có hiệu quả thì mục đích, nhiệm vụ
và kế hoạch học tập phải được xây dựng cụ thể, rõ ràng. Trong đó kế hoạch phải
được xác định với tính hướng đích cao. Tức là kế hoạch ngắn hạn, dài hơi thậm
chí từng môn, từng phần phải được tạo lập thật rõ ràng, nhất quán cho từng thời
điểm từng giai đoạn cụ thể sao cho phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của mình.
Vấn đề kế tiếp là phải chọn đúng trọng tâm, cái gì là cốt lõi là quan trọng để ưu
tiên tác động trực tiếp và dành thời gian công sức cho nó. Nếu việc học dàn trải
thiếu tập trung thì chắc chắn hiệu quả sẽ không cao. Sau khi đã xác định được
trọng tâm, phải sắp xếp các phần việc một cách hợp lí logic về cả nội dung lẫn
thời gian, đặc biệt cần tập trung hoàn thành dứt điểm từng phần, từng hạng mục
theo thứ tự được thể hiện chi tiết trong kế hoạch. Điều đó sẽ giúp quá trình tiến
hành việc học được trôi chảy thuận lợi.
c/ Tự mình nắm vững nội dung tri thức
Đây là giai đoạn quyết định và chiếm nhiều thời gian công sức nhất. Khối
lượng kiến thức và các kĩ năng được hình thành nhanh hay chậm, nắm bắt vấn đề
nông hay sâu, rộng hay hẹp, có bề vững không,… tùy thuộc vào nội lực của
chính bản thân người học trong bước mang tính đột phá này. Nó bao gồm các
hoạt động:
- Tiếp cận thông tin: Lựa chọn và chủ động tiếp nhận thông tin từ nhiều
nguồn khác nhau và từ những hoạt động đã được xác định như đọc sách, nghe
giảng, xem truyền hình, tra cứu từ Internet, làm thí nghiệm, quan sát,… Trong
hoạt động này rất cần có sự tỉnh táo để chọn lọc thông tin một cách thông minh
và linh hoạt. Xã hội hiện đại đang khiến phần lớn HS, sinh viên rời xa sách và
chỉ quan tâm đến các phương tiện nghe nhìn khác. Đơn giản vì nó thỏa mãn trí tò
mò, giúp cho tai nghe mắt thấy tức thời. Đó là chưa kể đến sự nhiễu loạn thông
tin mà nếu không vững vàng thì giới trẻ sẽ rất dễ sa vào những cạm bẫy thiếu
lành mạnh, ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển nhân cách, tâm hồn. Trong lúc
từ cổ chí kim, muốn làm chủ tri thức nhân loại thì con đường tốt nhất của mọi
người là đọc sách. Đọc sách là phương pháp tự học rẻ tiền và hiệu quả nhất. Khi

Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2014 - 2015


21
Giáo viên: Trương Thị Hồng Chiên Trường THPT chuyên Lương Văn Tụy

làm việc với sách ta phải sử dụng năng lực tổng hợp toàn diện và có sự xuất hiện
của hoạt động của trí não, một hoạt động tối ưu trong quá trình tự học. Do vậy,
rèn luyện thói quen đọc sách là một công việc không thể tách rời trong yêu cầu
tự học. Ngoài việc tiếp nhận tri thức còn phải biết đối thoại, gợi mở, thắc mắc
hay đề xuất những vấn đề cần lưu ý sau khi đọc sách, hoặc chí ít là học cách viết,
lối diễn đạt từ những cuốn sách hay. Đó là cách đọc sáng tạo. Khác với sự giải trí
đơn giản hay cảm nhận thông thường.
- Xử lí thông tin: Việc xử lí thông tin trong quá trình tự học không bao giờ
diễn ra trong vô thức mà cần có sự gia công, xử lí mới có thể sử dụng được. Quá
trình này có thể được tiến hành thông qua việc phân tích, đánh giá, tóm lược,
tổng hợp, so sánh,…
- Vận dụng tri thức, thông tin: Trong việc vận dụng thông tin tri thức khoa
học để giải quyết các vấn đề liên quan như thực hành bài tập, thảo luận, xử lí các
tình huống, viết bài thu hoạch, báo cáo khoa học, tổng thuật… HS thường gặp
rất nhiều khó khăn. Có lúc tìm được một khối lượng lớn tư liệu nhưng việc tập
hợp phân loại nội dung để kiến giải một vấn đề lại không thực hiện được. Trong
trường hợp này cần khoanh vùng vấn đề trong một giới hạn đừng quá rộng. Chỉ
cần tập trung đào sâu một vấn đề nào đó nhằm phát hiện ra cái mới có giá trị
thực tiễn là đáp ứng yêu cầu. Trong khâu này việc lựa chọn và thay đổi hình thức
tư duy để tìm ra cách thức tối ưu nhất cho đối tượng nghiên cứu cũng rất cần
thiết.
- Trao đổi, phổ biến thông tin: Việc trao đổi kinh nghiệm, chia sẻ thông tin
tri thức thông qua các hình thức: thảo luận, thuyết trình, tranh luận… là công
việc cuối cùng của quá trình tiếp nhận tri thức. Hoạt động này giúp người học có
thể hình thành và phát triển kĩ năng trình bày (bằng lời nói hay văn bản) cho
người học. Giúp người học chủ động, tự tin trong giao tiếp ứng xử, phát triển
năng lực hợp tác và làm việc nhóm tốt.
d/ Tự kiểm tra đánh giá kết quả học tập:
Việc nhìn nhận kết quả học tập được thực hiện bằng nhiều hình thức:
Dùng các thang đo mức độ đáp ứng yêu cầu của GV, bản thân tự đánh giá, sự
đánh giá nhận xét của tập thể thông qua thảo luận, tự đối chiếu so sánh với mục
tiêu đặt ra ban đầu,… Tất cả đều mang một ý nghĩa tích cực, cần được quan tâm
thường xuyên. Thông qua nó người học tự đối thoại để thẩm định mình, hiểu
được cái gì làm được, điều gì chưa thỏa mãn nhu cầu học tập nghiên cứu để từ
đó có hướng khắc phục hay phát huy. (Hoặc HS có thể làm việc cộng tác nhóm
nhỏ, tự trao đổi kiểm tra đánh giá lẫn nhau).

Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2014 - 2015


22
Giáo viên: Trương Thị Hồng Chiên Trường THPT chuyên Lương Văn Tụy

Vấn đề tự học rõ ràng không hề đơn giản. Muốn hoạt động học tập có hiệu
quả nhất thiết HS phải chủ động tự giác học tập bất cứ lúc nào có thể bằng chính
nội lực của bản thân. Vì nội lực mới chính là nhân tố quyết định cho sự phát
triển. Ngoài ra, rất cần tới vai trò của người thầy với tư cách là ngoại lực trong
việc trang bị cho HS một hệ thống tri thức, kĩ năng, thái độ cùng với phương
pháp tự học cụ thể, khoa học. Nhờ đó hoạt động tự học của HS mới đi vào chiều
sâu thực chất.
2.3.5. Dạy phương pháp tự học cho học sinh.
Ngoài những nội dung và phương pháp chung được trình bày ở trên mỗi
môn học, mỗi đối tượng đều có những đặc thù riêng. Và với GV cũng vậy, cũng
với những phương pháp giống nhau nhưng cách sử dụng của mỗi người ở những
thời điểm cũng có sự khác nhau. Do vậy, việc tìm ra những cách thức dạy tự học
cụ thể cho từng lĩnh vực là công việc rất có ý nghĩa. Tâm lý chung với đối tượng
HS THPT chỉ chú trọng các môn học theo khối thi đại học của mình nên nếu HS
không thi đại học khối A, B việc học môn Hóa học một phần do không thuộc sở
trường, một phần quỹ thời gian ngày càng eo hẹp, học tất cả các môn như nhau
sẽ chiếm nhiều thời gian ảnh hưởng đến kết quả thi đại học. Những HS thi khối
A, B có môn Hóa học là môn chính thì lại có tâm lý đua nhau đi học thêm để
nhồi nhét kiến thức, miễn là yên tâm sẽ có đủ kiến thức, kỹ năng làm tốt 50 câu
trắc nghiệm trong thời gian 90 phút là được. Với tình hình thực tế như vậy, việc
xác định các phương pháp dạy cho HS tự học môn Hóa học càng phải được quan
tâm nhiều hơn.
Dạy phương pháp tự học môn Hóa học – là môn khoa học tự nhiên cho
HS đã được định hình từ lâu bằng những yêu cầu cụ thể rõ ràng như thực hành
bài tập, vẽ sơ đồ, viết phương trình phản ứng, nêu hiện tượng thí nghiệm,…Việc
kiểm tra HS có thực hiện yêu cầu học tập mà GV giao hay không cũng vì thế mà
dễ xác định và đỡ mất thời gian hơn. Tuy nhiên, để mọi đối tượng HS cùng tham
gia việc tự học môn Hóa học không hề dễ dàng. Từ đặc thù của môn Hóa học,
qua nghiên cứu các tài liệu về phương pháp dạy học và thực tế giảng dạy nhiều
năm tôi đã rút ra bốn vấn đề cốt lõi có thể áp dụng trong quá trình dạy tự học cho
HS. Đó là:
a/ Dạy cách lập kế hoạch học tập
Trên cơ sở đề cương môn học, vào đầu mỗi chương GV cần hướng dẫn
HS lập kế hoạch học tập sao cho kế hoạch đó phải ở trong tầm với của mình, phù
hợp với điều kiện của mình. Tất nhiên có thể điều chỉnh khi điều kiện thay đổi.
Quán triệt để HS hiểu rõ: mọi kế hoạch phải được xây dựng trên những mục tiêu
cụ thể và hoàn toàn phấn đấu thực hiện được. Trong đó có sự phân biệt rõ việc

Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2014 - 2015


23
Giáo viên: Trương Thị Hồng Chiên Trường THPT chuyên Lương Văn Tụy

chính việc phụ, việc làm ngay và việc làm sau. Có như thế mới từng bước góp
nhặt tri thức tích lũy kết quả học tập một cách bền vững. Việc sử dụng và tận
dụng tốt quĩ thời gian cũng cần được đặt ra để không phải bị động trước khối
lượng kiến thức các môn học cũng như áp lực thi cử, áp lực học vì điểm số.
b/ Dạy cách nghe giảng và ghi chép theo tinh thần tự học.
Nghe giảng và ghi chép là những kĩ năng mà ai cũng phải sử dụng trong
quá trình học tập. Trình độ nghe và ghi chép của người học không giống nhau ở
những môn học khác nhau. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình học tập. Tuy
nhiên đây là vấn đề mà xưa nay chưa có ai nghiên cứu. Mỗi người đều phải tự
mình rèn luyện thói quen ghi chép để có thể có được những thông tin cần thiết về
môn học. Điều quan trọng trước tiên là GV cần truyền đạt cho HS những nguyên
tắc chính của hoạt động nghe – ghi chép. Với môn Hóa học có hai nhóm kiến
thức là: các chương lý thuyết cơ bản thì khó hiểu, trừu tượng còn các chương lý
thuyết cụ thể về nguyên tố, hợp chất thì dễ hiểu hơn nhưng phải ghi nhớ rất
nhiều công thức hóa học, tên chất, tính chất, phản ứng xảy ra giữa các chất, điều
kiện của mỗi một phản ứng lại khác nhau…,việc vừa chú ý theo dõi để ghi nhận
thông tin vừa mong muốn ghi chép thật đầy đủ khiến đôi lúc trở thành một thách
đố lớn. Các em thường mang lối học thụ động, quen tách việc nghe và ghi chép
ra khỏi nhau, thậm chí nhiều HS chỉ chờ GV viết xong các phản ứng hay chữa
xong bài tập ở trên bảng mới có thể ghi chép được nội dung bài học, nếu ngược
lại thì đành bỏ trống vở khiến tâm lý bị ức chế, ảnh hưởng đến quá trình tiếp
nhận kiến thức. Thực tế đó đòi hỏi người học phải tập trung tư tưởng cao độ để
có khả năng lĩnh hội vấn đề một cách khoa học nhất. Phải rèn luyện để có khả
năng vừa nghe giảng vừa ghi chép, huy động vốn từ, sử dụng tốc độ ghi chép
nhanh bằng các hình thức viết tắt, gạch chân, tóm lược bằng sơ đồ hình vẽ những
ý chính, các luận điểm quan trọng mà GV nhấn mạnh, lặp lại nhiều lần là điều vô
cùng cần thiết. Ngoài ra, trong quá trình học tập trên lớp, nếu có vấn đề nào
không hiểu cần đánh dấu để hỏi ngay sau khi GV ngừng giảng nhằm đào sâu
kiến thức và tiết kiệm thời gian. Rất tiếc, trên thực tế đây là điểm yếu mà phần
lớn HS không quan tâm rèn luyện để có được.
Muốn tạo điều kiện cho HS nghe giảng và ghi chép tốt, GV cần lưu ý:
- Nội dung bài giảng phải mới mẻ, thiết thực, cần thiết có thể tạo ra những
tình huống giả định yêu cầu HS suy nghĩ phản biện.
- Các câu hỏi, vấn đề đặt ra trong giờ giảng phải có sự chọn lọc kĩ lưỡng,
tập trung vào trọng tâm bài học như một cách phát tín hiệu cho HS xác định nội
dung chính.

Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2014 - 2015


24
Giáo viên: Trương Thị Hồng Chiên Trường THPT chuyên Lương Văn Tụy

Đưa vào bài giảng những tình huống lý thú, những mẩu chuyện sinh
động, những hiện tượng lấy từ thực tế có liên quan trực tiếp đến đời sống để gây
sự chú ý cũng như tạo cảm giác hứng thú cho người học.
- Sau hoặc trong khi giảng bài có thể yêu cầu HS tự đặt ra những câu hỏi,
tình huống sát với nội dung bài học để thay đổi không khí, tăng cường sự chú ý
của cả lớp.
- Sự truyền cảm, mạch lạc trong lời giảng cũng là điều có ý nghĩa thu hút
sự chú ý của người học.
Tất cả những công việc này muốn thực hiện tốt phải có sự phối hợp nhịp
nhàng ăn ý của cả thầy và trò. Trong đó, thầy đóng vai trò chủ đạo trong việc
hướng dẫn tổ chức còn trò với tư cách là chủ thể tích cực chủ động, sáng tạo cả
trong lĩnh hội tri thức lẫn rèn luyện kĩ năng và bộc lộ quan điểm, thái độ.
c/ Dạy cách học bài
Vấn đề mấu chốt theo quan điểm của tôi chính là dạy cách học bài. GV
cần giới thiệu và hướng dẫn cho HS tự học theo mô hình các nấc thang nhận
thức của Bloom. Tức là học cách phân tích, tổng hợp, học vận dụng tri thức vào
từng tình huống thực tiễn, học nhận xét đánh giá, so sánh đối chiếu các kiến
thức,… Bên cạnh đó còn phải rèn luyện năng lực tư duy logic, tư duy trừu tượng,
tư duy sáng tạo để tìm ra những hướng tiếp cận mới các vấn đề khoa học.
Việc đưa ra các tình huống, vấn đề gắn với thực tiễn đời sống xã hội là ưu
thế của môn Hóa học. GV cần cho những tình huống sau mỗi bài/ chương/ mục
và yêu cầu HS chuẩn bị trước. Sau đó tùy tình hình để cho từng cá nhân hay từng
nhóm (cả lớp) thảo luận, giải quyết.
Một trong những hình thức giúp HS làm việc nhóm tốt nhất là tạo cơ hội
cho các em diễn ngôn trực tiếp. Từ cách lấy dẫn chứng để chứng minh một vấn đề,
giải thích, phản biện, nêu quan điểm ý tưởng hay thuyết trình, giới thiệu một vấn
đề khoa học hoặc đơn giản chỉ là sự bày tỏ chính kiến trước một hiện tượng.
Thông qua đó người dạy cũng có thể nắm được mức độ nhận thức của HS để có sự
bổ sung điều chỉnh hợp lí, kịp thời. Đảm bảo chất lượng giờ giảng luôn được cải
thiện theo hướng tích cực.
d/ Dạy cách tự kiểm tra, đánh giá.
Trước hết là dạy HS cách làm bài kiểm tra, khi làm phần trắc nghiệm phải
rèn kỹ năng đọc đề, đọc yêu cầu của đề trước rồi đến nhìn qua đáp án, sau đó
mới đọc nội dung câu hỏi để đỡ tốn nhiều thời gian đọc. Chú ý vận dụng các
phương pháp giải nhanh. Làm hết lý thuyết rồi mới làm đến bài tính toán, làm
hết bài dễ, ngắn rồi mới đến bài dài, khó. Đặc biệt là phải chuẩn thời gian quy
định. Sau khi làm xong thì đối chiếu với đáp án, tự chấm và ghi số câu đúng ứng

Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2014 - 2015


25
Giáo viên: Trương Thị Hồng Chiên Trường THPT chuyên Lương Văn Tụy

với số điểm. Xem lại những câu sai, chưa làm được, tìm nguyên nhân và rút kinh
nghiệm, tìm hướng giải khác. Khi làm bài tự luận thì phải đọc kỹ đề bài, chú ý
đến kỹ năng trình bày, lý luận chặt chẽ, xét hết các trường hợp có thể xảy ra, nêu
rõ hiện tượng thí nghiệm, viết đầy đủ các phương trình phản ứng có thể xảy ra,
đặc biệt chú ý cân bằng phương trình phản ứng. Làm xong đối chiếu đáp án, tìm
ra những chỗ sai, thiếu chưa làm được từ đó xác định phải bổ sung kiến thức ở
phần nào ngay.
Việc tự kiểm tra đánh giá kết quả tự học trên cơ sở tranh thủ ý kiến của
bạn bè thầy cô cũng đem lại lợi ích thiết dụng cho người học, nhất là những HS
bước đầu làm quen với việc tự học, tự nghiên cứu, tìm tòi, phát hiện kiến thức
mới.
Bốn vấn đề cốt lõi nêu trên chỉ là những chỉ dẫn cần thiết, mang tính định
hướng. Còn việc vận dụng ra sao còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố: Sự cố gắng đầy
ý chí nghị lực của người học, sự mẫn cán tận tâm và chu toàn của người dạy
cùng những điều kiện tiên quyết khác. Duy có một điều không cần bàn cãi là
phương pháp dạy học ở bậc học phổ thông hiện nay không thể không nói đến
việc dạy cách học.
Hiện nay, trong các trường phổ thông, một bộ phận khá lớn HS còn thụ
động trong việc tiếp nhận tri thức. Phương pháp học tập, nhất là phương pháp tự
học luôn là bài toán khó cho không ít HS kể cả HS lớp 12 THPT. Thế nhưng vấn
đề này vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Do áp lực của khối lượng công việc
luôn quá tải nên GV chỉ mải lo thực hiện chức năng của mình mà ít quan tâm
đến rèn luyện kĩ năng toàn diện cho HS trong đó có kĩ năng tự học. Vì vậy, mỗi
trường phổ thông hiện đại cần đưa phương pháp tự học vào mục tiêu đào tạo.
Bởi lẽ, nó không chỉ cần thiết cho HS khi còn ngồi trên ghế nhà trường mà cả
khi ra trường, học lên bậc Đại học, Cao đẳng, hòa nhập với xã hội, trong suốt
cuộc đời. Khi tự học, mỗi HS hoàn toàn có điều kiện để tự nghiền ngẫm những
vấn đề nảy sinh trong học tập theo một phong cách riêng với những yêu cầu và
điều kiện thích hợp. Điều đó không chỉ giúp bản thân HS nắm được vấn đề một
cách chắc chắn và bền vững; chủ động bồi dưỡng phương pháp học tập và kĩ
năng vận dụng tri thức mà còn là dịp tốt để rèn luyện ý chí và năng lực hoạt
động độc lập sáng tạo. Đó là những phẩm chất mà chỉ có chính bản thân HS tự
rèn luyện kiên trì mới có được, không một ai có thể cung cấp hay làm thay cho
mình. Thực tế cũng đã chứng minh, mỗi thành công của HS trên con đường học
tập nghiên cứu không bao giờ là kết quả của lối học tập thụ động, đối phó, chờ
thời. Những HS đỗ thủ khoa những trường Đại học danh tiếng trong những
năm gần đây đều đã chia sẻ việc họ tự học như thế nào, cách tự học ra sao, họ

Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2014 - 2015


26
Giáo viên: Trương Thị Hồng Chiên Trường THPT chuyên Lương Văn Tụy

không đi học thêm mà chỉ học chính khóa trên lớp và tự học ở nhà mà tổng số
điểm ba môn Toán, Lý, Hóa đạt từ 29 đến 30 (trong đó môn Hóa đạt từ 9 đến
10 điểm!).
Từ đó, dễ nhận thấy rằng: cùng với đòi hỏi của xu thế hội nhập toàn cầu
trên tất cả các lĩnh vực và với một xã hội đầy biến động như xã hội nước ta về sử
dụng lao động, tiền lương, sự đãi ngộ và quá trình đào tạo ngày càng đi vào
chiều sâu thực chất thì hoạt động dạy học, đặc biệt là dạy cách học chắc chắn sẽ
tìm được sự đồng thuận cao của cộng đồng và là mảnh đất tốt cho bất kì ai có
khát vọng học tập suốt đời.
2.3.6. Mục tiêu cơ bản và nội dung của “chương 6: Kim loại kiềm, kim loại
kiềm thổ, nhôm” – Hóa học lớp 12 THPT – ban cơ bản.
a. Mục tiêu cơ bản.
Về kiến thức.
- Biết vị trí, cấu tạo, tính chất của kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ, nhôm.
Tính chất và ứng dụng một số hợp chất quan trọng của kim loại kiềm, kim loại
kiềm thổ, nhôm. Phương pháp điều chế kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ, nhôm.
- Hiểu nguyên nhân gây ra tính khử mạnh của kim loại kiềm, kim loại
kiềm thổ, nhôm.
Về kĩ năng.
- Rèn kĩ năng: từ cấu tạo của nguyên tử suy ra tính chất. Giải bài tập kim
loại kiềm, kim loại kiềm thổ, nhôm. Kĩ năng làm thí nghiệm đơn giản về các kim
loại này.
- Biết vận dụng lí thuyết để giải các bài tập hoá học, hoặc giải thích một
hiện tượng hoá học đơn giản trong thực tiễn.
- Biết cách làm việc với SGK và với các tài liệu tham khảo như: Tóm tắt,
hệ thống hoá, phân tích, kết luận…
Về thái độ.
- Hứng thú học tập môn hoá hoá học.
- Ý thức tuyên truyền, vận dụng những tiến bộ của khoa học nói chung,
của hoá học nói riêng vào đời sống, sản xuất.
- Có những đức tính: cẩn thận, kiên nhẫn, trung thực trong công việc.
- Có tinh thần trách nhiệm đối với bản thân, gia đình và xã hội.
b. Cấu trúc nội dung chương trình.
Tổng kiến thức phần kim loại gồm 3 chương với 23 bài = 36 tiết (từ tiết 26
đến tiết 61; chiếm 51,43% tổng số tiết cả năm) trong đó “Chương 6: Kim loại
kiềm, kim loại kiềm thổ, nhôm” gồm 6 bài = 11 tiết chiếm 30,56 % phần kim
loại, được phân bố như sau:

Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2014 - 2015


27
Giáo viên: Trương Thị Hồng Chiên Trường THPT chuyên Lương Văn Tụy

Chương 6: Kim loại kiềm. Kim loại kiềm thổ. Nhôm. (11 tiết)
Kim loại kiềm và hợp chất quan trọng của kim loại kiềm.
Tiết 41,42: Mục B. Một số hợp chất quan trọng của kim loại kiềm
(không dạy, giáo viên hướng dẫn học sinh tự đọc thêm).
Tiết 43, 44, Kim loại kiềm thổ và hợp chất quan trọng của kim loại kiềm
45: thổ.
Luyện tập: Tính chất của kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ và
Tiết 46: một số hợp chất quan trọng của chúng.
Tiết 47,48: Nhôm và hợp chất của nhôm.
Tiết 49: Luyện tập: Tính chất của nhôm và hợp chất của nhôm.
Tiết 50: Thực hành: Tính chất của Na, Mg, Al và hợp chất của chúng.
Tiết 51: Kiểm tra viết.
c. Đặc điểm nội dung kiến thức
Yêu cầu của chương trình không chỉ là sự ghi nhớ và tái hiện được trí nhớ
mà học sinh cần phải có khả năng phân tích đánh giá tính xác thực của các tư
liệu hoá học, khả năng giải thích và dự đoán các hiện tượng hoá học, trên cơ sở
các kiến thức cơ bản về lý thuyết hoá học.
Vì vậy, nếu chỉ học ở trên lớp với thời lượng 10 tiết (45 phút/tiết) thì HS
không thể tiếp thu hết và vận dụng kiến thức ngay được, do đó việc tự học theo
tài liệu có sự hướng dẫn của giáo viên là rất cần thiết, quan trọng nhằm nâng cao
nhận thức của HS.
2.3.7. Nội dung và kế hoạch dạy HS phương pháp tự học (sử dụng tài liệu tự
học có hướng dẫn) “chương 6: Kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ, nhôm” –
Hóa học lớp 12 THPT – ban cơ bản.
Tài liệu tự học có hướng dẫn gồm bốn phần chính:
- Phần 1: Tài liệu tự học có hướng dẫn với nội dung lý thuyết: Gồm 03
bài, với nội dung bám sát theo chương trình được quy định trong SGK Hóa học
lớp 12 THPT – ban cơ bản.
Bài 25 : Kim loại kiềm và hợp chất quan trọng của kim loại kiềm.
Bài 26 : Kim loại kiềm thổ và hợp chất quan trọng của kim loại kiềm thổ.
Bài 27: Nhôm và hợp chất của nhôm.
Trong mỗi bài tài liệu hướng dẫn với nội dung lý thuyết được trình bày theo cấu
trúc gồm 6 phần:

Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2014 - 2015


28
Giáo viên: Trương Thị Hồng Chiên Trường THPT chuyên Lương Văn Tụy

A. Mục tiêu học sinh cần đạt : cần nắm được những kiến thức, kỹ năng cơ
bản sau khi kết thúc bài học.
B. Tài liệu tham khảo: SGK Hóa học lớp 12 THPT – ban cơ bản và nâng
cao; SBT Hóa học lớp 12 – ban cơ bản và nâng cao; Các nguồn tài liệu khác.
C. Hệ thống câu hỏi hướng dẫn HS tự học: Gồm hệ thống các câu hỏi rõ
ràng, chính xác, mang tính dẫn dắt, đặc biệt chú ý đưa các câu hỏi có liên quan
đến thực tế đời sống để tăng hứng thú tìm tòi, khơi dậy niềm đam mê học tập
môn Hóa học. Khi HS nghiên cứu tài liệu để trả lời thì bước đầu HS đã có được
những kiến thức cơ bản ban đầu về nội dung bài học.
D. Bài tập tự kiểm tra kiến thức vòng 1 (1 bài 15 phút, có đáp án tham
khảo) của HS sau khi đã tự đọc tài liệu tham khảo và trả lời câu hỏi theo hướng
dẫn ở phần C. Thông qua bài kiểm tra này HS có thể tự đánh giá được kiến thức
ban đầu của mình ở mức độ nào khi tự đọc tài liệu. (HS có thể phản hồi lại với
GV, nhờ giúp đỡ nếu cần, hoặc có thể làm việc cộng tác nhóm nhỏ, tự trao đổi
kiểm tra đánh giá lẫn nhau).
E. Nội dung chi tiết, đầy đủ, chính xác cho phần C (thông tin phản hồi) do
GV cung cấp cho HS sau khi đã làm bài kiểm tra kiến thức ở vòng 1.
F. Bài tự kiểm tra kiến thức vòng 2 (1 bài 15 phút mức độ cao hơn theo
định hướng phát triển năng lực, có đáp án tham khảo) sau khi HS đã nghiên cứu
thông tin phản hồi.
- Phần 2: Bài kiểm tra kiến thức hết chương thời gian 45 phút/25 câu (sau
khi đã sử dụng tài liệu tự học có hướng dẫn) có những câu hỏi ứng dụng cao gắn
liền với thực tế và thực nghiệm.
- Phần 3: “Tài liệu tự học có hướng dẫn với nội dung bài tập” gồm hệ
thống các bài tập theo ba phần chính là:
+ Các dạng bài tập lý thuyết.
+ Các dạng bài tập tính toán.
+ Một số bài tập mở, tổng hợp theo định hướng phát triển năng lực.
Ở phần bài tập lý thuyết (tự luận và trắc nghiệm) lại được chia thành 2
dạng chính:
Dạng 1: Chuỗi phản ứng, sơ đồ chuyển hóa; Giải thích và chứng minh
hiện tượng; Bài tập điều chế các chất.
Dạng 2: Nhận biết; tách chất.
Ở phần bài tập tính toán được chia thành 6 dạng chính:
Dạng 1: Bài tập thế nguyên tử H linh động (KLK, KLKT, nhôm tác dụng
với nước, dd axit (H+), ancol,...).
Dạng 2: Phản ứng của CO2, SO2 với dung dịch kiềm.

Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2014 - 2015


29
Giáo viên: Trương Thị Hồng Chiên Trường THPT chuyên Lương Văn Tụy

Dạng 3: Toán về muối cacbonat


Dạng 4: Bài toán nhiệt nhôm.
Dạng 5: Toán về tính lưỡng tính của Al2O3 và Al(OH)3).
Dạng 6: Phản ứng của Mg, Al với dung dịch axit HNO3, H2SO4 đặc nóng.
- Phần 4: “Tài liệu tự học: Hệ thống bài tập trắc nghiệm mở, tổng hợp
theo định hướng phát triển năng lực (tự luyện, có đáp án tham khảo).
Ở phần bài tập mở, tổng hợp theo định hướng phát triển năng lực có đưa
ra một số bài tập cả ở lý thuyết và tính toán, có gắn liền với thực tế và thực
nghiệm.
Đối với cả 6 dạng bài tập tính toán có một số bài tập được đưa ra lời giải,
một số bài tập được đưa ra hướng dẫn giúp HS tham khảo và sử dụng, các bài
tập tự luyện chỉ có đáp án tham khảo không có lời giải.
Các bài tập trên sẽ được phân loại phù hợp với trình độ về kiến thức, kỹ
năng theo nội dung mỗi bài học, bám sát chương trình SGK Hóa học lớp 12
THPT – ban cơ bản cũng như nội dung chương trình trong các đề thi tuyển sinh
đại học những năm gần đây, nhằm góp phần nâng cao cả về số lượng và chất
lượng thi đỗ đại học của HS THPT chuyên Lương Văn tụy nói riêng và HS
THPT nói chung.
2.4. Cơ sở thực tế.
- Trao đổi ý kiến với các giáo viên dạy hoá học ở tổ hoá trường THPT
chuyên Lương Văn Tụy về nội dung, hình thức diễn đạt, số lượng câu hỏi và khả
năng sử dụng tài liệu tự học có hướng dẫn đã soạn thảo dùng trong quá trình
thực nghiệm.
- Thăm dò ý kiến của học sinh sau khi sử dụng tài liệu tự học có hướng
dẫn đã soạn thảo dùng trong quá trình thực nghiệm.
3. Kết luận, tính mới, tính sáng tạo của đề tài sáng kiến:
Sau một thời gian ngắn tôi đã khẩn trương tiến hành nghiên cứu tổng quan
tài liệu. Nghiên cứu cơ sở lí luận của đề tài: PPDH, PPDH hóa học, PPDH tích
cực, xu hướng đổi mới PPDH hóa học hiện nay: phương pháp dạy HS cách tự
học, các khái niệm Học và Tự học, vai trò của Tự học trong chất lượng giáo dục
ở trường THPT. Tìm hiểu PPDH theo một mô hình mới: dạy HS cách tự học, các
bước thiết kế tài liệu tự học có hướng dẫn theo định hướng tích cực. Biên soạn
tài liệu tự học có hướng dẫn các bài dạy kiến thức mới (bài 25; bài 26; bài 27)
"chương 6 – Kim loại kiềm, Kim loại kiềm thổ, Nhôm" - Hóa học lớp 12 –
THPT – Ban cơ bản, đồng thời thiết kế các dạng bài tập, bài tập trắc nghiệm
khách quan dùng trong chương 6 – Kim loại kiềm, Kim loại kiềm thổ, Nhôm" -
Hóa học lớp 12 – THPT – Ban cơ bản theo định hướng tích cực. Từ đó đã tiến

Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2014 - 2015


30
Giáo viên: Trương Thị Hồng Chiên Trường THPT chuyên Lương Văn Tụy

hành thực nghiệm tài liệu tự học có hướng dẫn tại các lớp 12B1, 12 Chuyên Lý
trường THPT chuyên Lương Văn Tụy-Thành phố Ninh Bình, thống kê kết quả
bằng phép so sánh kết quả kiểm tra, đánh giá trước và sau khi sử dụng tài liệu tự
học có hướng dẫn trên cùng một đối tượng HS, tiếp thu góp ý của các đồng
nghiệp để có thể thấy tính mới, tính sáng tạo của đề tài sáng kiến nổi bật so
với PPDH truyền thống (cũ) ở những điểm sau:
+ PPDH cũ là GV truyền thụ kiến thức, HS thụ động ngồi nghe giảng,
mang tính áp đặt, dập khuôn máy móc, gây ra sự nhàm chán, khó tiếp thu, khó
ghi nhớ; HS bị động, học trong tư tưởng gượng ép, học vẹt, nhanh quên, không
có hứng thú và say mê môn học.
+ Các phương pháp dạy học cũ thì người thầy đóng vai trò trung tâm, còn
phương pháp dạy học theo một mô hình mới: xây dựng và sử dụng tài liệu tự
học có hướng dẫn theo định hướng tích cực (HS tự học, tự nghiên cứu, tự kiểm
tra đánh giá theo tài liệu tự học có hướng dẫn) đã chuyển sang hướng dạy học
lấy hoạt động của học sinh làm trung tâm: HS chủ động, tích cực, sáng tạo,
biết học tập và làm việc độc lập, GV là người đưa ra các gợi ý, nhận xét,
hướng dẫn (nếu cần thiết) khi HS gặp khó khăn, nhằm nâng cao năng lực tự
học, năng lực nhận thức, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS, hình
thành và phát triển hệ thống các năng lực chuyên biệt của bộ môn hóa học.
+ Phương pháp dạy học trong bài thực nghiệm: xây dựng và sử dụng
tài liệu tự học có hướng dẫn theo định hướng tích cực đã thực sự làm thay đổi
thái độ học tập của HS, các em được tự nghiên cứu, tìm tòi, sáng tạo, chủ
động trong việc xây dựng kiến thức mới cho một bài mới, một chương mới, tự
kiểm tra đánh giá kiến thức mình đã nắm được đến đâu, cần bổ sung những gì,
đặc biệt là “chương 6: Kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ, nhôm” tìm hiểu về các
nguyên tố hóa học có nhiều ứng dụng quan trọng trong thực tế, là kiến thức chủ
đạo trong đề thi đại học các năm; từ đó tạo hứng thú học tập, lòng say mê
nghiên cứu khoa học, hiểu sâu sắc vấn đề và ghi nhớ kiến thức có hệ thống,
logic, vận dụng kiến thức đã học trong các dạng bài tập một cách thành
thạo.
Phương pháp tự học kết hợp với làm việc cộng tác nhóm còn tạo ra sự
ganh đua giữa các nhóm, giữa các thành viên trong nhóm, gắn các em với
trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi của việc học tập.
+ Tích cực hóa hoạt động của HS trong học tập còn tạo cho các em có
niềm tin vào năng lực của bản thân, tin vào tương lai sẽ thi đỗ vào các
trường đại học, cao đẳng,... sẽ có được một việc làm ổn định, có cơ hội cống
hiến, góp phần xây dựng và phát triển nền kinh tế nước nhà.

Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2014 - 2015


31
Giáo viên: Trương Thị Hồng Chiên Trường THPT chuyên Lương Văn Tụy

IV. HIỆU QUẢ KINH TẾ VÀ XÃ HỘI DỰ KIẾN ĐẠT ĐƯỢC.


1. Hiệu quả kinh tế.
Xây dựng và sử dụng tài liệu tự học có hướng dẫn theo định hướng tích
cực khi dạy chương 6 – Kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ, nhôm - Hóa học lớp
12 - THPT - Ban cơ bản đã giúp các em HS hiểu bài và thuộc bài ngay sau khi
các em tự nghiên cứu, tìm tòi, sáng tạo, chủ động trong việc xây dựng kiến thức
mới. Các em HS đã biết vận dụng kiến thức lĩnh hội được để giải quyết các dạng
bài tập của chương 6 ở các mức độ từ biết - hiểu - vận dụng; giải được các bài
tập khó chương 6 trong các đề thi đại học. Từ đó, các em HS không còn phải lo
đi học thêm tràn lan nữa mà tự học, tự rèn luyện ở nhà.
Có thể thấy hiệu quả kinh tế qua phép tính cụ thể như sau:
Chi phí cho công sức, thời gian tìm đọc, sưu tầm, truy cập mạng internet,
mua tài liệu về các dạng bài tập chương 6 và tiền học phí đi học thêm ngoài giờ
của một HS hiện nay ít nhất hết 300 000 đồng (ba trăm nghìn đồng). Trong
khi đó, với sự hướng dẫn tự học, tự chuẩn bị bài ở nhà của GV và bộ câu hỏi, tài
liệu tự học có sẵn này nếu photo copy thì chỉ chi phí hết 20 000 đồng/ 01 HS, HS
đã hiểu bài, vận dụng tốt kiến thức để giải quyết, ghi nhớ các dạng bài tập
chương 6 và không cần phải đi học thêm ngoài giờ nữa. Như vậy, ngoài việc tiết
kiệm được nhiều thời gian và công sức tìm đọc tài liệu, sưu tầm tài liệu, truy cập
mạng internet thì về lợi ích kinh tế đã tiết kiệm được 280 000 đồng/ 01 HS.
Nếu chỉ nhân số tiền này với tổng số HS (chỉ tính số HS thi đại học
khối A và khối B) trong toàn trường THPT chuyên Lương Văn Tụy thì được
kết quả: 280 000 đồng/ 01 HS ¿ 750 HS = 210 000 000 đồng (đã tiết kiệm
được hai trăm mười triệu đồng).
Nếu nhân số tiền 210 000 000 đồng/ 01 trường với số trường THPT
trong toàn tỉnh sẽ là một con số không nhỏ!
2. Hiệu quả xã hội:
Xây dựng và sử dụng tài liệu tự học có hướng dẫn theo định hướng tích
cực đã góp phần:
- Giáo dục đạo đức cho HS, giúp các em HS yêu thích môn hóa học,
không còn thấy "sợ" môn hóa học vì bị mất "gốc". Các em say mê, hứng thú
học tập thì sẽ giảm bớt việc chơi bời vô bổ như: trốn học đi đánh điện tử, xa
đà vào các tệ nạn xã hội,... từ đó có định hướng tích cực cho tương lai, phấn
đấu trở thành một công dân tốt, có ích cho gia đình và xã hội.

Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2014 - 2015


32
Giáo viên: Trương Thị Hồng Chiên Trường THPT chuyên Lương Văn Tụy

- Tạo ra được những “sản phẩm chất lượng cao” - những con người
năng động, tài năng, luôn có tinh thần sáng tạo, trách nhiệm cao với bản
thân, với gia đình và xã hội, đáp ứng cho nhu cầu của xã hội với những đòi hỏi
của thị trường lao động và nghề nghiệp cũng như cuộc sống.
V. ĐIỀU KIỆN VÀ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG.
1. Thiết kế tài liệu tự học có hướng dẫn các bài: “Bài 25- Kim loại kiềm
và hợp chất quan trọng của kim loại kiềm”; "Bài 26 – Kim loại kiềm thổ và hợp
chất quan trọng của kim loại kiềm thổ"; "Bài 27 – Nhôm và hợp chất của nhôm"
- chương 6- Hóa học lớp 12 – THPT - Ban cơ bản theo định hướng tích cực hóa
hoạt động của HS sẽ giúp HS biết cách học tập một cách độc lập (tự thân, nội
lực) và có thể kết hợp cộng tác trong nhóm; Có những kĩ năng công nghệ thông
tin như tìm kiếm thông tin, nghiên cứu xây dựng nội dung kiến thức mới theo
chủ đề của bài học, tự vận dụng, kiểm tra đánh giá hoặc đánh giá lẫn nhau, xây
dựng và quản lí dữ liệu và biết chia sẻ với các bạn. Đây sẽ là tài liệu hữu ích để
các đồng nghiệp tham khảo, ứng dụng mở rộng và phát triển phương pháp dạy
học tích cực theo mô hình mới: sử dụng tài liệu tự học có hướng dẫn cho các bài,
các chương khác trong chương trình hóa học THPT.
2. Bước đầu sử dụng trong giảng dạy, đánh giá kết quả học tập của học
sinh. Đánh giá kết quả thu được từ đó xác định hiệu quả và tính khả thi của đề tài
sáng kiến.
3. Nếu việc “xây dựng và sử dụng tài liệu tự học có hướng dẫn theo định
hướng tích cực nhằm nâng cao năng lực tự học của HS” của đề tài này được áp
dụng rộng rãi ở trường THPT sẽ góp phần nâng cao hiệu quả và chất lượng dạy
và học ở bậc THPT, góp phần đẩy kết quả thi đỗ đại học của các em học sinh
THPT tăng cả về số lượng và chất lượng; từ đó làm tăng niềm tin của HS, các
bậc phụ huynh và nhân dân đối với thầy cô giáo, với nhà trường và với ngành
giáo dục đào tạo tỉnh Ninh Bình nói riêng và cả nước nói chung.
4. Việc đổi mới PPDH bằng cách cho HS sử dụng tài liệu tự học có hướng
dẫn theo định hướng tích cực, nhằm nâng cao năng lực tự học của HS, cụ thể
như trong bài thực nghiệm đã thực sự tích cực hóa hoạt động của HS, giúp HS
nắm vững kiến thức một cách tự giác, có khả năng làm việc độc lập cũng như
làm việc trong tập thể, đồng thời luôn tạo được hứng thú trong học tập cho HS.
Trong quá trình học tập theo phương pháp mới đa số HS tham gia một
cách tích cực và chủ động. Tuy nhiên vẫn còn một số HS thiếu chủ động, chỉ làm
khi GV yêu cầu hoặc chờ ý kiến của các bạn, do vậy rất cần sự hướng dẫn và
động viên của GV.

Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2014 - 2015


33
Giáo viên: Trương Thị Hồng Chiên Trường THPT chuyên Lương Văn Tụy

Các GV đều thừa nhận sự cần thiết cũng như hiệu quả của việc đổi mới
PPDH theo mô hình mới: “xây dựng và sử dụng tài liệu tự học có hướng dẫn
theo định hướng tích cực, nhằm nâng cao năng lực tự học của HS”, đặc biệt là
đối với HS khá, giỏi. Song để thực hiện được, ngoài điều kiện cơ sở vật chất và
thiết bị dạy học, đòi hỏi người GV phải nhiệt tình, phải có tâm huyết và quyết
tâm đổi mới, phải đầu tư nhiều thời gian cho việc đổi mới PPDH.
VI. ĐỀ XUẤT.
Để việc “xây dựng và sử dụng tài liệu tự học có hướng dẫn theo định
hướng tích cực, nhằm nâng cao năng lực tự học của HS” thực sự là yêu cầu
không thể thiếu trong dạy học hóa học, từ kết quả nghiên cứu của đề tài sáng
kiến, tôi có một số đề xuất sau:
- Đề xuất việc “xây dựng và sử dụng tài liệu tự học có hướng dẫn theo
định hướng tích cực, nhằm nâng cao năng lực tự học của HS” ở trường THPT
phải thực hiện ngay từ lớp 10.
- Cần có chế độ hợp lí cho các GV tích cực trong việc đổi mới PPDH.
Đồng thời GV phải được tham gia các khóa học bồi dưỡng chuyên môn gắn liền
mục tiêu đổi mới PPDH.
- GV cần phải đầu tư nhiều công sức, thời gian khi thiết kế một tài liệu tự
học có hướng dẫn theo định hướng tích cực từ những nội dung trong SGK.
- HS phải được làm quen, rèn luyện các hoạt động học tập tích cực ngay từ
khi bắt đầu đi học.
- Cần tăng cường đầu tư thiết bị, hóa chất, dụng cụ thí nghiệm, các
phương tiện trực quan khác, cũng như các máy móc hỗ trợ thì mới phát huy hết
khả năng dạy học của người GV, khả năng sáng tạo và tiếp thu kiến thức của HS,
nâng cao năng lực tự học của HS trong việc đổi mới PPDH tích cực theo một mô
hình mới.
Qua quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài sáng kiến, tôi nhận thấy rằng:
không có một PPDH nào là hoàn hảo hay lạc hậu, muốn đổi mới PPDH người
GV phải phối hợp nhiều PPDH một cách hợp lí, đồng thời cần tự mình bồi
dưỡng các kiến thức chuyên môn và rèn luyện các kĩ năng sư phạm cần thiết.
Nếu giáo viên có một hệ thống các giáo án, tài liệu tự học có hướng dẫn được
thiết kế hay, theo hướng dạy học tích cực thì chắc chắn việc giảng dạy sẽ có hiệu
quả cao hơn.
Đổi mới PPDH tích cực theo một mô hình mới: xây dựng và sử dụng tài
liệu tự học có hướng dẫn, nhằm nâng cao năng lực tự học của HS là yêu cầu tất
yếu của nền giáo dục nước nhà hiện nay. Tôi hy vọng đề tài sáng kiến này có thể
góp một phần nhỏ vào công cuộc đổi mới đó.

Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2014 - 2015


34
Giáo viên: Trương Thị Hồng Chiên Trường THPT chuyên Lương Văn Tụy

Do thời gian ngắn và nhiều nguyên nhân khách quan cũng như chủ
quan nên kết quả đạt được còn chưa nhiều, trong thời gian tới tôi dự
kiến:
- Tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu đổi mới PPDH theo một mô hình mới: xây
dựng và sử dụng tài liệu tự học có hướng dẫn, nhằm nâng cao năng lực tự học
của HS cho các bài, các chương khác trong chương trình hóa học THPT.
- Xây dựng hệ thống các tài liệu tự học có hướng dẫn theo định hướng
tích cực hoàn thiện hơn cho các bài, các chương khác trong chương trình hóa học
THPT.
- Tiến hành thực nghiệm sư phạm trên diện rộng, từ đó có những chỉnh lý
cho phù hợp.
- Mở rộng vấn đề nghiên cứu bao quát được nhiều phần của hoá học phổ
thông.
Tôi rất mong nhận được những nhận xét, đánh giá, sự góp ý của các bạn
đồng nghiệp gần xa và các em học sinh nhằm bổ sung và hoàn thiện hơn đề tài
sáng kiến cũng như công việc dạy học và nghiên cứu khoa học.

Tôi xin chân thành cảm ơn !

Ninh Bình, tháng 4, năm 2015

Xác nhận của cơ quan, đơn vị Tác giả sáng kiến

Trương Thị Hồng Chiên

Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2014 - 2015


35
Giáo viên: Trương Thị Hồng Chiên Trường THPT chuyên Lương Văn Tụy

PHỤ LỤC
CHƯƠNG I: TÀI LIỆU TỰ HỌC CÓ HƯỚNG DẪN
(Chương 6: Kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ, nhôm – Hóa học lớp
12 THPT ban cơ bản).

PHẦN 1: TÀI LIỆU TỰ HỌC CÓ HƯỚNG DẪN VỚI NỘI DUNG


LÝ THUYẾT

Bài 25: KIM LOẠI KIỀM VÀ MỘT SỐ HỢP CHẤT QUAN


TRỌNG CỦA KIM LOẠI KIỀM

A. Mục tiêu HS cần đạt:


1. Kiến thức:
 HS nêu được:
- Vị trí, cấu tạo nguyên tử, tính chất của kim loại kiềm.
- Nguyên tắc và phương pháp điều chế một số kim loại kiềm.
- Tính chất và ứng dụng một số hợp chất quan trọng của kim loại kiềm
(Na).
 HS giải thích được: Nguyên nhân của tính khử rất mạnh của kim loại
kiềm.
2. Kĩ năng:
- HS dự đoán tính chất, kiểm tra, kết luận được tính chất hóa học của kim
loại kiềm.
- Làm một số thí nghiệm đơn giản (Na tác dụng với nước), quan sát hiện
tượng, hình ảnh... rút ra được nhận xét về tính chất của kim loại kiềm.
- Viết PTHH minh họa tính chất và điều chế KLK và hợp chất của KLK.
- Giải một số bài tập về kim loại kiềm.
3. Thái độ: Cẩn thận trong các thí nghiệm hoá học. Hứng thú với việc tự học, tự
tìm hiểu, giải thích và vận dụng kiến thức.
B. Tài liệu tham khảo:
Tài liệu tham khảo Trang
SGK Hóa học 12 THPT – ban cơ bản 106 – 111
SGK Hóa học 12 THPT – ban nâng cao 148 – 157
SBT Hóa học 12 THPT – ban cơ bản và nâng cao

Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2014 - 2015


36
Giáo viên: Trương Thị Hồng Chiên Trường THPT chuyên Lương Văn Tụy

Các nguồn tài liệu tham khảo khác


C. Hệ thống câu hỏi hướng dẫn HS tự học.
Dựa vào những kiến thức đã học, đã tìm hiểu thông qua các nguồn tài liệu
tham khảo hãy trả lời các câu hỏi sau:
1. Kim loại kiềm là tên gọi riêng của các nguyên tố nhóm IA trong BTH,
chúng gồm những nguyên tố nào? Viết cấu hình electron nguyên tử của mỗi
nguyên tố đó, từ đó cho biết đặc điểm lớp electron ngoài cùng của các nguyên tố
KLK? Chúng thuộc loại (họ) nguyên tố nào?
2. KLK có những tính chất vật lý nào (màu sắc, khả năng dẫn điện, dẫn
nhiệt, nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi, khối lượng riêng và độ cứng)? Vì sao
KLK có những tính chất vật lý đó? Sự biến đổi những tính chất đó trong nhóm
KLK theo quy luật nào?
3. Từ đặc điểm cấu tạo nguyên tử KLK (đặc điểm lớp electron ngoài cùng,
bán kính nguyên tử, năng lượng ion hóa) hãy cho biết tính chất hóa học của
KLK? Khả năng phản ứng của KLK với các chất (phi kim, axit, nước, dung dịch
muối) như thế nào? Sinh ra sản phẩm gì? Viết PTHH minh họa? Phản ứng nào
chứng minh KLK có tính khử mạnh nhất trong số các kim loại? Trong nhóm
KLK tính khử biến đổi theo quy luật nào, vì sao?
4. KLK có ứng dụng quan trọng như thế nào? Em quan tâm đến ứng dụng
nào nhất, vì sao?
5. Trong tự nhiên, KLK có tồn tại ở dạng đơn chất không? Tại sao?
Những hợp chất phổ biến nhất của KLK là gì? Có nhiều ở đâu?
6. Điều chế KLK bằng phương pháp nào? Thường dùng những nguyên
liệu nào? Nguyên liệu đó lấy ở đâu?
7. KLK có tính khử rất mạnh, dễ dàng phản ứng với oxi (không khí), hơi
nước, vậy phải bảo quản chúng bằng cách nào? Khi làm thí nghiệm với KLK,
sau buổi thí nghiệm một HS để quên một mẩu Na trên bàn của phòng thí nghiệm,
theo em sẽ có hiện tượng gì xảy ra? Từ đó, hãy nêu những chú ý khi làm việc với
các KLK (Na) trong phòng thí nghiệm như thế nào?
8. Dựa vào phản ứng mãnh liệt của Na với nước ở nhiệt độ thường ta có
thể làm một thí nghiệm hóa học vui “Chiến trận trên sông” như sau: Lấy một
nửa chậu thủy tinh nước và cho vào đó vài giọt dung dịch phenonphtalein (PP),
gấp 02 chiếc thuyền giấy nhỏ, đặt vào mỗi thuyền một mẩu Na nhỏ bằng hạt đậu
xanh (đã thấm sạch lớp dầu hỏa), sau đó đặt 02 thuyền giấy này vào chậu nước
(làm cho ướt thuyền). Quan sát hiện tượng xảy ra? Giải thích, viết PTHH?
9. Cho một mẩu Na vào chậu nước có hòa tan PP, thấy mẩu Na nổi trên
mặt nước, bị vo tròn lại, có màu trắng bạc và chạy trên mặt nước, đồng thời nước

Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2014 - 2015


37
Giáo viên: Trương Thị Hồng Chiên Trường THPT chuyên Lương Văn Tụy

trong chậu từ không màu chuyển dần sang màu hồng. Hãy giải thích hiện tượng
thí nghiệm và viết PTHH?
10. Hợp chất quan trọng nhất của Na là NaOH (natrihidroxit hay xút ăn
da). Hãy nêu tính chất vật lý của xút và cho biết vì sao trong công nghiệp khi
điều chế Na người ta thường đi từ NaCl (t0 n/c = 8000C) chứ không đi từ NaOH (
có t0 n/c = 3220C, thấp hơn nhiều so với NaCl)? Tính hút ẩm mạnh của NaOH
được ứng dụng để làm gì? Cho một ví dụ minh họa?
11. NaOH có đầy đủ tính chất của một bazơ kiềm (mạnh), viết các PTHH
minh họa? Những PTHH nào cần phải lưu ý tùy tỉ lệ mà tạo ra sản phẩm nào?
Thiết lập tỉ lệ cho các PTHH đó?
12. Phương pháp điều chế khí clo trong công nghiệp cũng chính là phương
pháp điều chế NaOH, viết PTHH và cho biết lưu ý gì khi điều chế?
13. NaOH có vai trò quan trọng ra sao trong công nghiệp? Trình bày
những ứng dụng của NaOH?
14. So sánh tính chất vật lý, tính chất hóa học và ứng dụng của các muối
NaHCO3 và Na2CO3? Cho biết môi trường của các dung dịch muối này và giải
thích? Hai muối có sự chuyển hóa lẫn nhau khi nào? Viết PTHH?
15. Kalinitrat là hợp chất quan trọng của kali, nêu tính chất và kể những
ứng dụng quan trọng của nó?
16. Giải thích tính chất lưỡng tính của ion HCO 3, tính bazơ của ion CO32
theo thuyết proton của Bronsted (tham khảo SGK hoá học 11 nâng cao).
17. Giải thích vì sao NaHCO3 được dùng nhiều trong y học ( như làm
thuốc đau dạ dày,...), trong công nghệ thực phẩm (dùng làm bột nở,...). chế tạo
nước giải khát?
18. Nêu phương pháp hóa học nhận biết KLK và cation KLK?

D. Bài tập tự kiểm tra kiến thức của HS sau khi đã tự đọc tài liệu theo hệ
thống câu hỏi hướng dẫn tự học ở trên. (Bài kiểm tra vòng 1).

ĐỀ KIỂM TRA TỰ ĐÁNH GIÁ KIẾN THỨC


Bài 25: KIM LOẠI KIỀM VÀ MỘT SỐ HỢP CHẤT QUAN
TRỌNG CỦA KIM LOẠI KIỀM
(Thời gian làm bài: 15 phút)
Họ và tên:......................................................................
Lớp: 12..........................................................................

Đề bài:

Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2014 - 2015


38
Giáo viên: Trương Thị Hồng Chiên Trường THPT chuyên Lương Văn Tụy

Em hãy lựa chọn phương án đúng và điền vào bảng sau:

Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Đáp án

Câu 1: Nguyên tử nguyên tố R có phân mức năng lượng cao nhất là 4s 1.


Tên của nguyên tố R là:
A. K B. Cu C. Cr D. Cả A,B,C
Câu 2: Cho các nhận định sau:
1/ Tất cả kim loại kiềm đều nhẹ và nổi trên mặt nước.
2/ Nhiệt độ nóng chảy của các kim loại kiềm tăng dần từ Li đến Cs.
3/ Kim loại Cs được dùng để chế tạo tế bào quang điện; kim loại Na được
dùng làm xúc tác trong quá trình phản ứng trùng hợp tạo ra cao su Buna.
4/ NaHCO3 và Na2CO3 đều có phản ứng với dd HCl và dd nước vôi trong.
5/ So với nguyên tử Na, nguyên tử K có bán kính lớn hơn và độ âm điện
lớn hơn.
6/ Dung dịch NaOH phản ứng với Cl 2 ở điều kiện thường tạo thành nước
Gia – ven.
7/ Cho kim loại Na vào dung dịch CuSO4 thì thấy sủi bọt khí đồng thời
xuất hiện kết tủa màu xanh.
8/ Cho 0,2 mol Na vào 150 ml dd HCl 1M thì Na không tan hết.
Số nhận định đúng là:
A.7 B. 6 C.5 D.4
Câu 3: Trong quá trình điện phân dung dịch NaCl, ở cực âm (catot) xảy
ra:
A. Sự khử ion Na+ B. Sự oxi hóa ion Na+
C. Sự khử phân tử H2O D. Sự oxi hóa phân tử H2O
Câu 4: Nguyên tố nào sau đây là kim loại kiềm:
A. Ni B. Ne C. Cs D. Cr
Câu 5: Hòa tan m gam K vào 200 gam nước thu được dung dịch có nồng
độ là 2,748%. Vậy m có giá trị là?
A. 7,8g B. 3,8g C. 39g D. 3,9g
Câu 6: Cho 2,464 lít CO2 (đktc) đi qua dd NaOH, sau khi phản ứng xảy ra
hoàn toàn thu được 11,44 g hỗn hợp hai muối Na 2CO3 và NaHCO3. Số mol
NaOH đã dùng là:
A. 0,11 B. 0,21 C. 0,20 D. 0,22

Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2014 - 2015


39
Giáo viên: Trương Thị Hồng Chiên Trường THPT chuyên Lương Văn Tụy

Câu 7: Hai bình KOH và KCl được đặt lên các đĩa cân, cân thăng bằng,
sau một thời gian hỏi kim đồng hồ lệch về phía nào?
A. Trái
B. Phải
C. Không bị lệch
D. Lệch sang phải, sau đó sang trái.

KCl
KOH
Câu 8: Hòa tan một lượng gồm 2 kim loại kiềm vào nước thu được 200ml
dung dịch A và 1,12 lit H2 (đktc). Giá trị pH của dung dịch A là:
A. 12 B. 11,2 C. 13,1 D. 13,7
Câu 9: Ứng dụng nào là của kim loại kiềm:
1/ Dùng để chế tạo hợp kim có nhiệt độ nóng chảy cao.
2/ Dùng để điều chế một số kim loại hiếm bằng phương pháp nhiệt kim
loại.
3/ Dùng để làm xúc tác trong nhiều phản ứng hữu cơ và chế tạo chất
chống nổ cho etxăng.
4/ Dùng chế tạo những hợp kim cứng, đàn hồi, không bị ăn mòn.
5/ Dùng để chế tạo máy bay, tên lửa, ô tô.
A. 1, 2, 3 B. 2, 3 C. 1, 3 D. 2, 3, 4 E. Tất cả
Câu 10: Cho 24,4g hỗn hợp Na2CO3, K2CO3 tác dụng vừa đủ với dung
dịch BaCl2. Sau phản ứng thu được 39,4g kết tủa. Lọc tách kết tủa, cô cạn dung
dịch thu được m gam muối clorua. Tính m?
A. 41,6g B. 27,5g C. 26,6g D. 16,3g

Đáp án tham khảo


Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Đáp án A D C C D B A D B C

E. Nội dung cần nghiên cứu (thông tin phản hồi).


1. Kim loại kiềm là tên gọi riêng của các nguyên tố nhóm IA trong BTH,
chúng gồm những nguyên tố nào? Viết cấu hình electron nguyên tử của mỗi

Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2014 - 2015


40
Giáo viên: Trương Thị Hồng Chiên Trường THPT chuyên Lương Văn Tụy

nguyên tố đó, từ đó cho biết đặc điểm lớp electron ngoài cùng của các nguyên tố
KLK? Chúng thuộc loại (họ) nguyên tố nào?
Các kim loại kiềm thuộc nhóm IA trong bảng tuần hoàn, gồm các nguyên
tố:
Liti (3Li): 1s22s1
Natri (11Na): 1s22s22p63s1
Kali (19K): 1s22s22p63s23p64s1
Rubiđi (37Rb): 1s22s22p63s23p63d104s24p645s1
Xesi (55Cs): 1s22s22p63s23p63d104s24p64d105s25p66s1
Franxi (87Fr): (có tính phóng xạ, không xét)
Cấu hình electron lớp ngoài cùng: ns1 trong đó n là số thứ tự của lớp
electron ngoài cùng. Đây cũng là phân mức năng lượng cao nhất của KLK nên
các KLK thuộc loại nguyên tố s (họ s).

2. KLK có những tính chất vật lý nào (màu sắc, khả năng dẫn điện, dẫn
nhiệt, nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi, khối lượng riêng và độ cứng)? Vì sao
KLK có những tính chất vật lý đó? Sự biến đổi những tính chất đó trong nhóm
KLK theo quy luật nào?
Tất cả các kim loại kiềm đều có mạng tinh thể lập phương tâm khối: mỗi
nguyên tử trong tâm của hình lập phương chỉ liên kết với 8 nguyên tử khác trên
đỉnh của hình lập phương (số phối trí 8). Đó là một cấu trúc tương đối rỗng. Mặt
khác, so với các nguyên tố cùng chu kỳ, các kim loại kiềm có bán kính nguyên
tử lớn nhất, cho nên lực hút giữa các nguyên tử lân cận yếu (liên kết kim loại
kém bền). Do những đặc điểm trên mà các kim loại kiềm có:
- Khối lượng riêng nhỏ (tăng từ Li đến Cs).( Li, Na, K nổi trên mặt nước;
Li là kim loại nhẹ nhất có d = 0,53 g/ cm3).
- Nhiệt độ nóng chảy < 2000C (giảm dần từ Li đến Cs), nhiệt độ sôi thấp.
- Độ cứng thấp (giảm dần từ Li đến Cs), có thể dùng dao cắt dễ dàng (rất
mềm).
- Độ dẫn điện cao.

3. Từ đặc điểm cấu tạo nguyên tử KLK (đặc điểm lớp electron ngoài cùng,
bán kính nguyên tử, năng lượng ion hóa) hãy cho biết tính chất hóa học của
KLK? Khả năng phản ứng của KLK với các chất (phi kim, axit, nước, dung dịch
muối) như thế nào? Sinh ra sản phẩm gì? Viết PTHH minh họa? Phản ứng nào
chứng minh KLK có tính khử mạnh nhất trong số các kim loại? Trong nhóm
KLK tính khử biến đổi theo quy luật nào, vì sao?

Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2014 - 2015


41
Giáo viên: Trương Thị Hồng Chiên Trường THPT chuyên Lương Văn Tụy

Electron lớp ngoài cùng của các kim loại kiềm liên kết yếu với hạt nhân,
do đó tính chất đặc trưng của kim loại kiềm là tính khử mạnh:
M → M+ + 1e
Năng lượng ion hoá: kim loại kiềm có năng lượng ion hoá nhỏ nhất so với
các kim loại khác. Theo chiều từ Li đến Cs, điện tích hạt nhân tăng dần, bán kính
nguyên tử tăng dần, năng lượng ion hoá giảm dần, do đó tính khử tăng dần từ
Li đến Cs. Riêng Fr là một nguyên tố phóng xạ.
Nhóm KLK (IA) là nhóm kim loại mạnh nhất, trong đó Cs là kim loại
mạnh nhất. (Giải thích dựa vào quy luật biến đổi tính kim loại, tính phi kim trong
một chu kì và trong một nhóm A).
Số oxi hoá: kim loại kiềm luôn luôn có số oxi hoá là +1 trong mọi hợp
chất.
- Phản ứng với oxi: Li cho ngọn lửa màu đỏ son, Na cho ngọn lửa màu
vàng, K cho ngọn lửa màu tím nhạt. Kim loại kiềm cháy trong không khí khô ở
nhiệt độ thường tạo oxit bazơ kiềm (phản ứng có thể xảy ra ngay ở nhiệt độ
thường):
2M + O2 → 2M2O
Kim loại kiềm cháy trong khí oxi khô tạo peoxit: M2O2
Các oxit và peoxit của KLK đều tan tốt trong nước và tác dụng với nước tạo ra
dd bazơ kiềm MOH: M2O + H2O → 2MOH
M2O2 + H2O → 2MOH + ½ O2
(Lúc đầu tạo ra H2O2, khi đun nóng dd thu được thì O2 sẽ thoát ra do sự phân hủy
của hiđro peoxit).
Na2O2 dùng để tẩy trắng vải, len lụa,... Phản ứng tương tác của Na 2O2 với CO2 có
giá trị quan trọng: để tái sinh không khí ở những nơi cô lập dựa vào phản ứng:
2Na2O2 + 2CO2 → 2Na2CO3 + O2
- Phản ứng với các phi kim khác tạo muối.
2M + Cl2 → 2MCl (muối clorua)

2M + S → M2S (muối sufua)

6M + N2 → 2M3N (muối nitrua)

Đặc biệt: Li phản ứng với N 2 ngay ở nhiệt độ thường, các KLK khác phải
có nhiệt độ. Các nitrua KLK đều dễ bị thủy phân tạo bazơ kiềm và khí NH3.
- Phản ứng với nước: các kim loại kiềm tác dụng mạnh với nước ở nhiệt
độ thường, tạo ra kiềm và giải phóng khí hiđro, phản ứng tỏa nhiệt mạnh. Đây là
phản ứng đặc trưng của KLK, chứng minh KLK có tính khử mạnh nhất trong số
các kim loại.
M + H2O → MOH + ½ H2

Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2014 - 2015


42
Giáo viên: Trương Thị Hồng Chiên Trường THPT chuyên Lương Văn Tụy

n =2 n
→ Luôn có OH − H2

Vì vậy khi cho kim loại kiềm vào dung dịch muối thì xảy ra phản ứng với
nước trước.
Ví dụ: Cho Na vào dd CuSO4 thì phản ứng xảy ra theo thứ tự sau:
Na + H2O → NaOH + ½ H2

2NaOH + CuSO4 → Cu(OH)2↓ xanh + Na2SO4


- Tác dụng với axit: Các kim loại kiềm phản ứng mãnh liệt với axit và
đều gây nổ. Chỉ nên làm thí nghiệm với axit HCl đặc, nồng độ > 20%. Nếu axit
có nồng độ nhỏ hơn, phản ứng quá mãnh liệt, gây nổ rất nguy hiểm.
Chú ý: Nếu kim loại dư sẽ phản ứng tiếp với nước trong dung dịch tạo ra
bazơ kiềm và tiếp tục có khí hiđro thoát ra. Không nên làm thí nghiệm cho kim
loại kiềm tác dụng với HNO3 hay H2SO4 đặc vì rất nguy hiểm.

4. KLK có ứng dụng quan trọng như thế nào? Em quan tâm đến ứng
dụng nào nhất, vì sao?
KLK có rất nhiều ứng dụng quan trọng:
- Cs dùng để chế tạo tế bào quang điện.
- Chế tạo các hợp kim có nhiệt độ nóng chảy thấp dùng trong thiết bị báo
cháy,...
- Các kim loại K và Na dùng làm chất trao đổi nhiệt trong một vài lò phản
ứng hạt nhân.
- Dùng điều chế một số kim loại hiếm bằng phương pháp nhiệt luyện.
(trước đây người ta điều chế nhôm bằng phản ứng sau ở nhiệt độ cao:
K + muối Al3+ → Al + muối K+
Phương pháp điều chế này chi phí rất đắt tiền. Vì vậy, thời Napoleon Al là
kim loại quý, hiếm hơn vàng. Napoleon có một bộ đồ ăn bằng nhôm chỉ khi nào
đón tiếp khách cao cấp mới đem ra dùng)
- KLK được dùng nhiều trong tổng hợp hữu cơ, (ví dụ Na làm xúc tác
trong phản ứng điều chế cao su Buna).

5. Trong tự nhiên, KLK có tồn tại ở dạng đơn chất không? Tại sao?
Những hợp chất phổ biến nhất của KLK là gì? Có nhiều ở đâu?
KLK dễ bị oxi hóa thành ion dương, do vậy trong tự nhiên KLK chỉ tồn
tại ở dạng hợp chất.
Na và K thuộc số các nguyên tố phổ biến (hàm lượng mỗi kim loại này
trong vỏ Trái đất gần bằng 2% về khối lượng). Cả hai kim loại đều ở trong thành
phần của các khoáng vật và đá silicat khác nhau. NaCl có trong nước biển, cũng

Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2014 - 2015


43
Giáo viên: Trương Thị Hồng Chiên Trường THPT chuyên Lương Văn Tụy

như tạo thành những vỉa muối ăn lớn ở nhiều nơi trên quả đất (đôi khi có lượng
khá lớn muối KCl ở những lớp trên của các vỉa muối này).
Trong cơ thể người, Na ở dạng muối tan chủ yểu là clorua, photphat và
bicacbonat, và nó chứa chủ yếu trong các chất lỏng bên ngoài tế bào – trong
huyết tương máu, trong bạch huyết, trong các dịch tiêu hóa. Áp suất thẩm thấu
của huyết tương máu được duy trì ở mức cần thiết trước hết là do NaCl.
Cũng như Na, K chứa trong tất cả các mô của cơ thể người. Nhưng khác
với Na, một lượng lớn K ở bên trong tế bào. Ion K+ đóng vai trò quan trọng trong
một số quá trình sinh lý và sinh hóa, ví dụ, nó tham gia thực hiện các xung động
thần kinh, sự co rút các cơ. Một nồng độ xác định K trong máu cần cho hoạt
động bình thường của tim. Kali vào cơ thể chủ yếu từ thực phẩm thực vật (nguồn
chính là trái cây khô, hạt có dầu, chuối, rau tươi, ngũ cốc: bột dậu nành, gạo toàn
phần,…, một vài thức uống có chứa kali như chocolat và chè.; nhu cầu kali trong
một ngày đêm đối với người lớn là 2-3 g. Thiếu (hạ) Kali máu hay tăng Kali máu
đều có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe. Dấu hiệu nhận biết khi cơ thể thiếu kali:
Mỏi cơ, đau cơ, yếu cơ chi dưới. Cơ thể mệt mỏi, trầm cảm, lo âu .Da bị phồng
rộp, dị ứng, khô da, mụn trứng cá,… Mất ngủ và khó chịu. Viêm đường ruột,
phổi hoạt động kém. Tăng nguy cơ cao huyết áp. Nguy cơ loạn thanh.
Li, Rb, Cs ít phổ biến hơn so với Na, K.

6. Điều chế KLK bằng phương pháp nào? Thường dùng những nguyên
liệu nào? Nguyên liệu đó lấy ở đâu?
Điều chế KLK bằng cách khử ion của chúng:
M+ + e → M
Tuy nhiên, không có chất nào khử được ion KLK.
Phương pháp thường dùng để điều chế KLK là điện phân nóng chảy muối
halogenua của KLK.
Ví dụ: Điều chế Na bằng cách điện phân nóng chảy NaCl với cực dương
(anot) bằng than chì, cực âm (catot) bằng thép:
Điện phân nóng
2NaCl chảy 2Na + Cl2
Cũng có thể điện phân kiềm nóng chảy:
2NaOH Điện phân nóng chảy 2Na + ½ O2 + H2O

- Từ quặng sinvinit NaCl.KCl tách riêng NaCl và KCl bằng phương pháp
vật lý: dựa vào độ tan khác nhau. Sau đó điện phân nóng chảy, thu được Na và K
tinh khiết.

Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2014 - 2015


44
Giáo viên: Trương Thị Hồng Chiên Trường THPT chuyên Lương Văn Tụy

7. KLK có tính khử rất mạnh, dễ dàng phản ứng với oxi (không khí), hơi
nước, vậy phải bảo quản chúng bằng cách nào? Khi làm thí nghiệm với KLK,
sau buổi thí nghiệm một HS để quên một mẩu Na trên bàn của phòng thí nghiệm,
theo em sẽ có hiện tượng gì xảy ra? Từ đó, hãy nêu những chú ý khi làm việc với
các KLK (Na) trong phòng thí nghiệm như thế nào?
- Bảo quản KLK: Ngâm chìm trong dầu hỏa.
- Mẩu Na sẽ phản ứng với các chất trong không khí (O 2, H2O, CO2, ...),
trong quá trình phản ứng có tỏa nhiệt, có thể gây cháy nổ phòng thí nghiệm:
2Na + O2 → 2Na2O
Na + H2O → NaOH + ½ H2
2Na2O + H2O → 2NaOH
Na2O + CO2 → Na2CO3
2NaOH + CO2 → Na2CO3 + H2O
NaOH + CO2 → NaHCO3
- Vì vậy, khi làm việc với các KLK (Na) trong phòng thí nghiệm phải hết
sức thận trọng: chỉ được lấy một lượng nhỏ KLK để làm thí nghiệm, phần chưa
dùng phải ngâm kín trong dầu hỏa; sau buổi thực hành phải dọn dẹp phòng thí
nghiệm, xử lý các hóa chất theo đúng nội quy, quy định; trước khi ra khỏi phòng
thí nghiệm phải kiểm tra lại cẩn thận, tránh gây cháy nổ vì trong phòng thí
nghiệm có những chất dễ cháy như cồn,...

8. Dựa vào phản ứng mãnh liệt của Na với nước ở nhiệt độ thường ta có
thể làm một thí nghiệm hóa học vui “Chiến trận trên sông” như sau: Lấy một
nửa chậu thủy tinh nước và cho vào đó vài giọt dung dịch phenonphtalein (PP),
gấp 02 chiếc thuyền giấy nhỏ, đặt vào mỗi thuyền một mẩu Na nhỏ bằng hạt đậu
xanh (đã thấm sạch lớp dầu hỏa), sau đó đặt 02 thuyền giấy này vào chậu nước
(làm cho ướt thuyền). Quan sát hiện tượng xảy ra? Giải thích, viết PTHH?
- Hiện tượng: hai chiếc thuyền giấy di chuyển trên mặt nước, xô đẩy nhau,
sau đó cả hai thuyền cùng bốc cháy, “các binh sĩ” đều đã “hy sinh”, dòng sông
nhuốm đỏ “máu”.
- Giải thích: Do mẩu Na ở cả hai thuyền giấy đều phản ứng với nước tạo
khí H2 đẩy hai thuyền xô đẩy nhau, phản ứng tỏa nhiệt làm hai thuyền bốc cháy,
“máu” là do NaOH sinh ra làm PP từ không màu chuyển sang màu hồng (đỏ).
PTHH: Na + H2O → NaOH + ½ H2

9. Cho một mẩu Na vào chậu nước có hòa tan PP, thấy mẩu Na nổi trên
mặt nước, bị vo tròn lại, có màu trắng bạc và chạy trên mặt nước, đồng thời

Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2014 - 2015


45
Giáo viên: Trương Thị Hồng Chiên Trường THPT chuyên Lương Văn Tụy

nước trong chậu từ không màu chuyển dần sang màu hồng. Hãy giải thích hiện
tượng thí nghiệm và viết PTHH?
- Giải thích hiện tượng: Vì dNa = 0,97 g/cm3 < dH2O = 1, nên Na nổi trên
mặt nước; Na phản ứng với nước tỏa nhiệt mạnh, nhiệt độ nóng chảy của Na
thấp nên mẩu Na bị nóng chảy vo tròn lại, có màu trắng bạc; phản ứng tạo khí H 2
đẩy Na chạy trên mặt nước; dd có màu hồng do NaOH sinh ra làm PP chuyển
sang màu hồng.
PTHH: Na + H2O → NaOH + ½ H2

10. Hợp chất quan trọng nhất của Na là NaOH (natrihidroxit hay xút ăn
da). Hãy nêu tính chất vật lý của xút và cho biết vì sao trong công nghiệp khi
điều chế Na người ta thường đi từ NaCl (t 0 n/c = 8000C) chứ không đi từ NaOH
( có t0 n/c = 3220C, thấp hơn nhiều so với NaCl)? Tính hút ẩm mạnh của NaOH
được ứng dụng để làm gì? Cho một ví dụ minh họa?
- Chất rắn, không màu, dễ nóng chảy (t nc = 3220C), hút ẩm mạnh (dễ chảy
rữa), tan nhiều trong nước.
- Khi tan trong nước, NaOH phân li hoàn toàn thành ion:
NaOH → Na+ + OH−
- Dùng NaCl điều chế Na vì NaCl có nhiều trong tự nhiên nên mặc dù
nhiệt độ nóng chảy cao hơn NaOH nhưng chi phí sản xuất giá thành vẫn rẻ hơn
NaOH.

11. NaOH có đầy đủ tính chất của một bazơ kiềm (mạnh), viết các PTHH
minh họa? Những PTHH nào cần phải lưu ý tùy tỉ lệ mà tạo ra sản phẩm nào?
Thiết lập tỉ lệ cho các PTHH đó?
Tính chất hoá học: NaOH là một bazơ kiềm mạnh:
 Dung dịch NaOH làm quỳ tím chuyển màu xanh; phenolphtalein không màu
chuyển hồng (đỏ).
 Tác dụng với axit
HCl + NaOH → NaCl + H2O
H+ + OH− → H2O
 Tác dụng với oxit axit
NaOH + CO2 → NaHCO3
(nNaOH : nCO2 ≤ 1)
2NaOH + CO2→ Na2CO3
(nNaOH : nCO2 ≥ 2)
 Tác dụng với dung dịch muối

Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2014 - 2015


46
Giáo viên: Trương Thị Hồng Chiên Trường THPT chuyên Lương Văn Tụy

CuSO4 + 2NaOH → Cu(OH)2↓ + Na2SO4


Cu2+ + 2OH−→ Cu(OH)2↓
 Tác dụng với halogen: Tác dụng với Cl2 tạo thành nước Gia – ven.
2NaOH + Cl2 → NaCl + NaClO + H2O

12. Phương pháp điều chế khí clo trong công nghiệp cũng chính là phương
pháp điều chế NaOH, viết PTHH và cho biết lưu ý gì khi điều chế?
Đp dd có màng ngăn
2NaCl + 2H2O 2NaOH + Cl2 + H2
- Lưu ý: Nếu không có màng ngăn xốp ngăn cách hai điện cực thì xảy ra
phản ứng của NaOH với Cl 2 tạo thành nước Gia – ven, không thu được
NaOH.

13. NaOH có vai trò quan trọng ra sao trong công nghiệp? Trình bày
những ứng dụng của NaOH?
- NaOH có nhiều ứng dụng quan trọng: Nấu xà phòng, chế phẩm nhuộm,
tơ nhân tạo, tinh chế quặng nhôm trong công nghiệp luyện nhôm và dùng trong
công nghiệp chế biến dầu mỏ.

14. So sánh tính chất vật lý, tính chất hóa học và ứng dụng của các muối
NaHCO3 và Na2CO3? Cho biết môi trường của các dung dịch muối này và giải
thích? Hai muối có sự chuyển hóa lẫn nhau khi nào? Viết PTHH?
NATRI HIĐROCACBONAT NATRI CACBONAT (SOĐA)
Tính chất Chất rắn, màu trắng, ít tan trong Chất rắn màu trắng, tan nhiều trong
vật lí nước (đây là muối duy nhất của Na ít nước. Ở nhiệt độ thường tồn tại dưới
tan trong nước). dạng muối ngậm nước Na2CO3.10H2O,
ở nhiệt độ cao muối này mất dần nước
trở thành Na2CO3 khan, nóng chảy ở
................ ........................................................... 8500C.
. Phản ứng phân huỷ .................................................................
Na 2CO3 + CO2 + H2O Bền với nhiệt
0
t
2NaHCO3
Tính chất
NaHCO3 là hợp chất lưỡng tính
hoá học → Phản ứng với axit, kiềm, muối
NaHCO3 + HCl NaCl + CO2↑ + H2O
Na2CO3 + 2HCl → 2NaCl + CO2↑ + H2O
NaHCO3 + NaOH → Na2CO3 + H2O
Na2CO3 + Ba(OH)2 → BaCO3↓ + 2NaOH
Na2CO3 + CaCl2 → CaCO3↓ + 2NaCl
Tính lưỡng tính là tính chất của ion
Muối cacbonat của kim loại kiềm trong
HCO3–. Khi tác dụng với axit, nó thể
dung dịch nước cho môi trường kiềm
hiện tính bazơ; khi tác dụng với
(làm làm quỳ tím đổi màu xanh;
bazơ, nó thể hiện tính axit. Tuy
phenolphtalein không màu thành màu

Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2014 - 2015


47
Giáo viên: Trương Thị Hồng Chiên Trường THPT chuyên Lương Văn Tụy

nhiên, tính bazơ chiếm ưu thế. hồng.


. .................................................................
............... ........................................................ .
Sự 2NaHCO3
t0
Na 2CO3 + CO2 + H2O Na2CO3 + CO2 + H2O → 2NaHCO3
chuyển .................................................................
.
hóa giữa Là hoá chất quan trọng trong công
.........................................................
hai muối nghiệp thuỷ tinh, bột giặt, phẩm nhuộm,
Dùng trong công nghiệp dược phẩm
............ giấy, sợi,…
(chế thuốc đau dạ dày,…) và công
Ứng
nghiệp thực phẩm (làm bột nở,…)
dụng

15. Kalinitrat là hợp chất quan trọng của kali, nêu tính chất và kể những
ứng dụng quan trọng của nó?
* Hợp chất quan trọng của kali: KALI NITRAT (KNO3)
- Tính chất vật lí: Là những tinh thể không màu, bền trong không khí, tan
nhiều trong nước.
- Tính chất hoá học: Bị phân huỷ ở nhiệt độ cao
t0
2KNO3 2KNO2 + O2
- Ứng dụng: Dùng làm phân bón (phân đạm, phân kali) và chế tạo thuốc
nổ. Thuốc nổ thông thường (thuốc súng) là hỗn hợp 68% KNO3, 15% S và 17%
C (than)
 Phản ứng cháy của thuốc súng:
t0
2KNO3 + 3C + S N2 + 3CO2 + K2S

16. Giải thích tính chất lưỡng tính của ion HCO3−, tính bazơ của ion CO32−
theo thuyết proton của Bronsted (tham khảo SGK hoá học 11 nâng cao).
- Theo thuyết Bronsted (thuyết proton) ion HCO 3− vừa có khả năng cho
proton, vừa có khả năng nhận proton, nên nó có tính lưỡng tính:
Tính axit: HCO3− + H2O  CO32− + H3O+
Tính bazơ (trội hơn): HCO3− + H2O  H2CO3 + OH−
- Theo thuyết Bronsted (proton) ion CO32− có khả năng nhận proton, nên
nó có tính bazơ:
Thủy phân 1 nấc: CO32− + H2O  HCO3− + OH−
Thủy phân 2 nấc: CO32− + H2O  CO2 + 2OH−
 Dung dịch muối cacbonat có môi trường kiềm mạnh: làm quỳ tím đổi màu
xanh; phenolphtalein không màu thành màu hồng.

Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2014 - 2015


48
Giáo viên: Trương Thị Hồng Chiên Trường THPT chuyên Lương Văn Tụy

17. Giải thích vì sao NaHCO3 được dùng nhiều trong y học ( như làm
thuốc đau dạ dày, ...), trong công nghệ thực phẩm (dùng làm bột nở, ...). chế tạo
nước giải khát?
- Cơ sở lý thuyết: dựa vào tính chất kém bền với nhiệt dễ bị phân hủy giải
phóng khí CO2; vừa có tính axit vừa có tính bazơ, tuy nhiên tính bazơ chiếm ưu
thế: khi gặp ion H+ (axit) cũng giải phóng khí CO2:
t0
2NaHCO3 Na 2CO3 + CO2 + H2O
HCO3− + H+ → CO2↑ + H2O
- Natri hiđrocacbonat hay natri bicacbonat là tên gọi phổ biến trong
hóa học. Do được sử dụng rất rộng rãi trong thực phẩm nên nó có nhiều tên gọi,
bread soda, cooking soda, bicarbonate of soda, trong tiếng Việt được biết đến
nhiều hơn với tên "thuốc muối", "muối nở", bột nở, bột nổi, thuốc sủi. Trong
ngôn ngữ giao tiếp thông thường, tên của nó được rút ngắn xuống còn natri
bicarb, bicarb soda, hoặc chỉ đơn giản là bicarb. Trong ngành thực phẩm còn
được biết đến với tên baking soda (muối nở). Nó có công thức hóa học
NaHCO3.
- Thường ở dạng bột mịn, trắng, dễ hút ẩm, tan nhanh trong nước, khi có
sự hiện diện của ion H+ khí CO2 sẽ phát sinh và thoát ra. Sử dụng nhiều trong các
ngành công nghiệp hóa chất, thực phẩm, dược phẩm. Thành phần này giúp giảm
lượng dầu trên da, da dầu là nguyên nhân chính của mụn trứng cá.
- Natri bicacbonat với tên thường gặp trong đời sống là sô đa hay bột nở
có tác dụng tạo xốp, giòn cho thức ăn và ngoài ra còn có tác dụng làm đẹp cho
bánh.
- Dùng để tạo bọt và tăng pH trong các loại thuốc sủi bọt (ví dụ thuốc
nhức đầu, …)
- Baking soda được sử dụng rộng rãi trong chế biến thực phẩm và nhiều
ứng dụng khác, nhưng cần chọn mua loại tinh khiết khi dùng với thực phẩm.
- Vì khi gặp nhiệt độ nóng hay tác dụng với chất có tính axit, baking soda
sẽ giải phóng ra khí CO2 (cacbon đioxit/khí cacbonic), do đó nó thường được
dùng trong nấu ăn, tạo xốp cho nhiều loại bánh như cookies, muffin, biscuits,
quẩy…, thêm vào sốt cà chua hay nước chanh để làm giảm nồng độ axit, hoặc
cho vào nước ngâm đậu hay lúc nấu sẽ làm giảm thời gian chế biến, đậu mềm
ngon và hạn chế tình trạng bị đầy hơi khi ăn các loại hạt đậu, đỗ. Baking soda
cũng rất hiệu quả khi được dùng để chế biến các món thịt hầm hay gân, cơ bắp
động vật tương tự như nấu đậu, có được điều đó là do khí cacbonic khi được giải
phóng đã ngấm vào và làm mềm các loại thực phẩm.

Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2014 - 2015


49
Giáo viên: Trương Thị Hồng Chiên Trường THPT chuyên Lương Văn Tụy

- Trong y tế, baking soda còn được dùng trung hòa axit chữa đau dạ
dày; dùng làm nước xúc miệng (chữa hôi miệng) hay sử dụng trực tiếp chà lên
răng để loại bỏ mảng bám và làm trắng…
- Ngoài sử dụng trực tiếp cho con người, soda còn được dùng lau chùi
dụng cụ nhà bếp, tẩy rửa các khu vực cần vệ sinh nhờ tính năng mài mòn, tác
dụng với một số chất (đóng cặn), rắc vào các khu vực xung quanh nhà để chống
một số loại côn trùng.
- Baking soda dùng trong thực phẩm là loại tinh khiết, có thể mua ở hiệu
thuốc, nơi bán những dụng cụ làm bánh với những hãng uy tín. Không nên mua
ở cửa hàng hóa chất để sử dụng trong nấu nướng vì không an toàn (không tinh
khiết, chứa nhiều tạp chất) và không rõ nguồn gốc. Do dễ khai thác nên hóa chất
này khá rẻ, khoảng 25.000 đồng cho một hộp 100g. Nếu dùng để tẩy rửa thì có
thể mua ở cửa hàng hóa chất với giá chỉ khoảng 60.000 – 70.000 đồng/kg.

18. Nêu phương pháp hóa học nhận biết KLK và cation KLK?
- Phương pháp màu ngọn lửa.
- Nhúng dây platin (Pt) sạch vào dd có cation KLK, đem đốt trên ngọn lửa
đèn cồn, nếu ngọn lửa có màu đỏ son là ion Li +, màu vàng là ion Na +, màu tím
nhạt là K+.
- Nếu là hỗn hợp thì dùng kính lọc để nhìn màu ngọn lửa.

F. Bài tự kiểm tra sau khi nghiên cứu thông tin phản hồi.
(Bài kiểm tra vòng 2)

ĐỀ KIỂM TRA TỰ ĐÁNH GIÁ KIẾN THỨC


Bài 25: KIM LOẠI KIỀM VÀ MỘT SỐ HỢP CHẤT QUAN TRỌNG
CỦA KIM LOẠI KIỀM
(Thời gian làm bài: 15 phút)
Họ và tên:......................................................................
Lớp: 12..........................................................................
Đề bài:
Em hãy lựa chọn phương án đúng và điền vào bảng sau:
Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Đáp án

Câu 1: Trong quá trình điện phân dd KBr, phản ứng nào sau đây xảy ra ở
cực dương (anot)?

Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2014 - 2015


50
Giáo viên: Trương Thị Hồng Chiên Trường THPT chuyên Lương Văn Tụy

A. Ion Br − bị oxi hóa B. Ion Br − bị khử


C. Ion K+ bị oxi hóa D. Ion K+ bị khử
Câu 2: Nung 4,84 g hỗn hợp NaHCO3 và KHCO3 đến phản ứng hoàn toàn
thu được 0,56 lít CO2 (đktc). Thành phần phần trăm khối lượng muối natri sau
khi nung là:
A. 17,36% B. 16,11% C. 82,54% D. 83,89%
Câu 3: Chỉ dùng một thuốc thử duy nhất là phenolphtalein có thể nhận
biết được bao nhiêu dd sau đây: NaCl, NaHSO4, CaCl2, AlCl3, FeCl3, Na2CO3.
A. 3 B. 2 C. 4 D. 6
Câu 4: Cho a gam dd H2SO4 C% hòa tan hoàn toàn hỗn hợp hai kim loại
(Mg và Na dư) thu được 0,05 gam khí H2. Giá trị của C là:
A. 15,8% B. 7,9% C. 12,25% D. 9,8%
Câu 5: Cho các nhận định sau:
1/ Kim loại kiềm có tính khử mạnh nhất vì nguyên tử KLK có bán kính
lớn nhất so với các nguyên tố cùng chu kì với nó.
2/ Cho 20,2 gam dd ancol etylic tác dụng với Na dư thu được 5,6 lít khí H 2
(đktc), biết dH2O = 1; dC2H5OH = 0,8. Độ cồn của dd đã cho là 920.
3/ Khi điện phân NaCl nóng chảy, ở catot xảy ra sự khử cation natri thành
kim loại Na.
4/ Cho Na tác dụng với khí O2 khô có thể thu được natri peoxit.
5/ Không thể nhận biết được các cation KLK vì chúng không tạo ra kết tủa
với bất cứ anion nào.
6/ Cho 200 ml dd NaOH 2M tác dụng với 300 ml dd H 3PO4 1M thu được
dd X. Cô cạn dd X được 40,4 gam muối khan.
Số nhận định Sai là:
A. 1 B.4 C. 3 D.2
Câu 6: Cho 100 ml dd KOH 1M vào 100 ml dd HCl thì thu được dd chứa
6,525 gam chất tan. Dung dịch HCl đã dùng có nồng độ là:
A. 0,75M B. 1,00M C. 0,50M D. 0,25M
Câu 7: Có bao nhiêu nguyên tố KLK trong số các nguyên tố sau: Li, Be,
Ba, K, Rb, H, Ne, Cr?
A. 5 B. 3 C. 4 D. 2
Câu 8: Các nguyên tố KLK là nguyên tố s vì:
A. Có phân lớp ngoài cùng là phân lớp s.
B. Có 1e lớp ngoài cùng.
C. Có phân mức năng lượng cao nhất là phân mức s.
D. Cả A, B, C.

Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2014 - 2015


51
Giáo viên: Trương Thị Hồng Chiên Trường THPT chuyên Lương Văn Tụy

Câu 9: So với nguyên tử natri, nguyên tử kali có:


A. Bán kính lớn hơn và độ âm điện lớn hơn.
B. Bán kính lớn hơn và độ âm điện nhỏ hơn.
C. Bán kính nhỏ hơn và độ âm điện lớn hơn.
D. Bán kính nhỏ hơn và độ âm điện nhỏ hơn.
Câu 10: Điện phân hỗn hợp dd (CuSO4 và NaCl có số mol bằng nhau) đến
khi catot có khí thoát ra. Trong suốt quá trình điện phân, các khí thu được ở anot
là:
A. Cl2 và H2 B. Chỉ có Cl2 C. H2 và O2 D. Cl2 và O2

Đáp án tham khảo


Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Đáp án A B D A D C B C B D

Bài 26 KIM LOẠI KIỀM THỔ VÀ HỢP CHẤT


QUAN TRỌNG CỦA KIM LOẠI KIỀM THỔ
A. Mục tiêu HS cần đạt:
1. Kiến thức:
 HS nêu được:
- Vị trí, cấu tạo nguyên tử, tính chất của kim loại kiềm thổ.
- Nguyên tắc và phương pháp điều chế một số kim loại kiềm thổ.
- Tính chất và ứng dụng một số hợp chất quan trọng của kim loại kiềm thổ
(Ca).
 HS giải thích được: Nguyên nhân của tính khử mạnh của kim loại kiềm
thổ.
 HS biết: Nước cứng là gì ? Nguyên tắc và các phương pháp làm mềm
nước cứng.
2. Kĩ năng:
- HS dự đoán tính chất, kiểm tra, kết luận được tính chất hóa học của kim
loại kiềm thổ.
- Làm một số thí nghiệm đơn giản (Ca, Mg tác dụng với nước; đốt dây
Mg), quan sát hiện tượng, hình ảnh... rút ra được nhận xét về tính chất của kim
loại kiềm thổ.
- Viết PTHH minh họa tính chất và điều chế KLKT và hợp chất của
KLKT.
- Biết cách dùng các hoá chất để làm mềm các loại nước cứng.

Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2014 - 2015


52
Giáo viên: Trương Thị Hồng Chiên Trường THPT chuyên Lương Văn Tụy

- Giải một số bài tập về kim loại kiềm thổ.


3. Thái độ: Cẩn thận trong các thí nghiệm hoá học. Hứng thú với việc tự học, tự
tìm hiểu, giải thích và vận dụng kiến thức.
B. Tài liệu tham khảo:

Tài liệu tham khảo Trang


SGK Hóa học 12 THPT – ban cơ bản 112 – 119
SGK Hóa học 12 THPT – ban nâng cao 158 – 170
SBT Hóa học 12 THPT – ban cơ bản và nâng cao
Các nguồn tài liệu tham khảo khác
C. Hệ thống câu hỏi hướng dẫn HS tự học.
Dựa vào những kiến thức đã học, đã tìm hiểu thông qua các nguồn tài liệu
tham khảo hãy trả lời các câu hỏi sau:
1. Kim loại kiềm thổ là tên gọi riêng của các nguyên tố nhóm IIA trong
BTH, chúng gồm những nguyên tố nào? Viết cấu hình electron nguyên tử của
mỗi nguyên tố đó, từ đó cho biết đặc điểm lớp electron ngoài cùng của các
nguyên tố KLKT? Chúng thuộc loại (họ) nguyên tố nào?
2. KLKT có những tính chất vật lý nào (màu sắc, khả năng dẫn điện, dẫn
nhiệt, nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi, khối lượng riêng và độ cứng)? Vì sao
KLKT có những tính chất vật lý đó? Sự biến đổi những tính chất đó trong nhóm
KLKT có theo quy luật nào không? So sánh với KLK?
3. Từ đặc điểm cấu tạo nguyên tử KLKT (đặc điểm lớp electron ngoài
cùng, bán kính nguyên tử, năng lượng ion hóa) hãy cho biết tính chất hóa học
của KLKT? Khả năng phản ứng của KLKT với các chất (phi kim, axit, nước,
dung dịch muối) như thế nào? Sinh ra sản phẩm gì? Viết PTHH minh họa?
Trong nhóm KLKT tính khử biến đổi theo quy luật nào, vì sao? So sánh với
KLK ?
4. KLKT có ứng dụng quan trọng như thế nào?
5. Trong tự nhiên, KLKT có tồn tại ở dạng đơn chất không? Tại sao?
Những hợp chất phổ biến nhất của KLKT là gì? Có nhiều ở đâu?
6. Điều chế KLKT bằng phương pháp nào? Thường dùng những nguyên
liệu nào? Nguyên liệu đó lấy ở đâu?
7. Nêu tính chất vật lý, tính chất hóa học và ứng dụng của vôi sống (canxi
oxit). Giải thích vì sao vôi sống để lâu ở ngoài không khí thì nó bị bở ra (thành
vôi bột) và có thể cứng lại (vón cục, không tan trong nước)? Tại sao khi cho vôi
sống vào nước (quá trình tôi vôi) lại thấy khói bốc lên mù mịt, nước vôi như bị
sôi lên và nhiệt độ hố vôi rất cao có thể gây nguy hiểm cho tính mạng của người

Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2014 - 2015


53
Giáo viên: Trương Thị Hồng Chiên Trường THPT chuyên Lương Văn Tụy

và động vật. Do đó cần tránh xa hố đang tôi vôi hoặc sau khi tôi vôi ít nhất 2
ngày? Điều chế vôi sống từ nguyên liệu nào? Nêu biện pháp nâng cao hiệu suất
sản xuất vôi?
8. “Bà già đi chợ Cầu Đông,
Ở dưới cánh đồng bón bột đá vôi
Bà kêu trời hỡi, đất ơi
Xi măng bón ruộng lạ đời xưa nay
Mấy cô đang bón ngừng tay
Trả lời rõ vấn đề này bà nghe”
Em hãy thay các cô gái trong đoạn thơ trên giải thích vấn đề này cho bà cụ
hiểu?
9. Lấy một ít Ca(OH)2 (canxi hiđroxit hay vôi tôi) hòa tan vào nước, quan
sát hiện tượng giải thích? Dung dịch Ca(OH) 2 có đầy đủ tính chất của một bazơ
kiềm (mạnh), viết các PTHH minh họa? So sánh với NaOH? Phản ứng của dd
Ca(OH)2 với CO2 tạo ra sản phẩm nào là tùy tỉ lệ mol, hãy thiết lập tỉ lệ cho các
trường hợp (bài toán xuôi) và xây dựng công thức tính số mol CO 2 cho bài toán
khi biết số mol kiềm và số mol kết tủa (bài toán ngược)?
10. Nêu các ứng dụng của Ca(OH)2. Viết PTHH giải thích cho mỗi ứng
dụng đó? Giải thích hiện tượng tạo màng trắng với nước vôi tôi ở hố vôi? Khi tô
vôi lên tường (dùng làm lớp vữa trát tường) thì vôi khô và cứng lại, những ngôi
nhà dùng vữa để xây dựng giữ độ ẩm lâu? Vì sao bôi vôi vào chỗ ong, kiến đốt
sẽ bớt đau, sưng?
11. Canxi cacbonat (đá vôi) là hợp chất của canxi có nhiều trong tự nhiên
và có nhiều ứng dụng quan trọng. Hãy nêu tính chất vật lý, tính chất hóa học và
các ứng dụng của nó? Giải thích câu tục ngữ “nước chảy đá mòn”? Giải thích
hiện tượng tạo thạch nhũ trong các hang động núi đá vôi (Tam Cốc Bích Động,
Tràng An Ninh Bình, ...) và hiện tượng tạo cặn trong ấm đun nước, phích đựng
nước nóng?
12. Caxi sunfat còn gọi là thạch cao. Có những loại thạch cao nào? Nêu
tính chất vật lý và ứng dụng của mỗi loại? Tại sao khi bị gãy xương lại phải bó
bột?
13. Tại sao nước trong tự nhiên lại có chứa các cation Ca 2+, Mg2+? Khi nào
nước tự nhiên được gọi là nước cứng, khi nào được gọi là nước mềm? Dựa vào
cơ sở nào để phân loại nước cứng?
14. Tại sao lại phải làm mềm nước cứng? Có bao nhiêu cách làm mềm
nước cứng? Cách nào có thể làm mềm được tất cả các loại nước cứng? Giải thích
bằng PTHH?

Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2014 - 2015


54
Giáo viên: Trương Thị Hồng Chiên Trường THPT chuyên Lương Văn Tụy

15. Lập bảng so sánh tính tan của các hợp chất: oxit, hiđroxit, muối
cacbonat, muối sunfat của các KLKT, từ đó rút ra nhận xét? Nêu phương pháp
hóa học nhận biết KLKT và cation KLKT?
16. Tại sao không thể dập tắt các đám cháy kim loại K, Na, Mg bằng khí
CO2? Có thể dập tắt các đám cháy đó bằng cách nào?
17. Tại sao ăn trầu phải có đủ cau, trầu và vôi, nhất là không thể thiếu vôi?
Tại sao những người có thói quen ăn trầu thì luôn có hàm răng và lợi chắc khỏe?

D. Bài tập tự kiểm tra kiến thức của HS sau khi đã tự đọc tài liệu theo hệ
thống câu hỏi hướng dẫn tự học ở trên. (Bài kiểm tra vòng 1).

ĐỀ KIỂM TRA TỰ ĐÁNH GIÁ KIẾN THỨC


Bài 26: KIM LOẠI KIỀM THỔ VÀ MỘT SỐ HỢP CHẤT QUAN
TRỌNG CỦA KIM LOẠI KIỀM THỔ
(Thời gian làm bài: 15 phút)
Họ và tên:......................................................................
Lớp: 12..........................................................................
Đề bài:
Em hãy lựa chọn phương án đúng và điền vào bảng sau:
Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Đáp án

Câu 1: Nguyên tố nào sau đây thuộc nhóm KLKT?


A. Cr B. Sr C. Mn D. Br
Câu 2: So với nguyên tử canxi, nguyên tử kali có:
A. Bán kính lớn hơn và độ âm điện lớn hơn.
B. Bán kính lớn hơn và độ âm điện nhỏ hơn.
C. Bán kính nhỏ hơn và độ âm điện lớn hơn.
D. Bán kính nhỏ hơn và độ âm điện nhỏ hơn.
Câu 3: Hợp chất nào sau đây không bị phân hủy khi nung nóng?
A. Mg(NO3)2 B. CaCO3 C. Mg(OH)2 D. CaSO4
Câu 4: Cho các nhận định sau:
1/ Dùng dd chứa ion CO32– có thể làm mềm được tất cả các loại nước
cứng.
2/Trong tự nhiên, các nguyên tố canxi và magie có trong quặng đolomit:
CaCO3.MgCO3. Từ quặng này có thể điều chế được hai chất riêng biệt là CaCO 3
và MgCO3; cũng điều chế được hai kim loại riêng biệt là Ca và Mg.

Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2014 - 2015


55
Giáo viên: Trương Thị Hồng Chiên Trường THPT chuyên Lương Văn Tụy

3/ Các nguyên tố KLKT là nguyên tố s vì chúng có năng lượng ion hóa


nhỏ và bán kính nguyên tử lớn.
4/ Một dd X có chứa 0,1 mol Ca 2+, ) 0,1 mol Mg2+, 0,2 mol Cl− và a mol
HCO3−. Cô cạn dd X thu được 25,7 gam muối khan.
5/ Để oxi hóa hoàn toàn kim loại M hóa trị II thành oxit phải dùng một
lượng oxi bằng 40% lượng kim loại đã dùng. Kim loại M là canxi.
6/ Thạch cao nung có công thức là CaSO 4.2H2O thường được dùng để đúc
tượng, bó bột khi gãy xương,...
7/ Không thể dập tắt các đám cháy kim loại K, Na, Mg bằng khí CO 2,
nhưng có thể dập tắt đám cháy đó bằng nước.
8/ Mg được dùng chế tạo hợp kim cứng, nhẹ, bền để sản xuất ôtô, máy
bay, còn Ca dùng để loại bỏ các nguyên tố O, S ra khỏi thép.
Số nhận định đúng là:
A. 4 B. 5 C. 3 D. 6
Câu 5: Cho hỗn hợp Na và Mg lấy dư vào 100 g dd H 2SO4 20% thì thể
tích khí H2 (đktc) thoát ra là:
A. 4,57 lít B. 49,78 lít C. 54,35 lít D. 57,35 lít
Câu 6: Cho a gam hỗn hợp BaCO3 và CaCO3 vào V lít dd HCl 0,4M thấy
giải phóng 4,48 lít CO2 (đktc), dẫn khí thu được vào dd Ca(OH) 2 dư. Giá trị của
a nằm trong khoảng nào?
A. 10 < a < 20 B. 20 < a < 35,4
C. 20 < a < 39,4 D. 20 < a < 4
Câu 7: CaO (vôi sống) có khả năng hút ẩm cao nên được dùng làm khô
nhiều chất khí. Khí nào sau đây được làm khô bằng CaO?
A. NH3 B. H2S C. SO2 D. CO2
Câu 8: Sục hỗn hợp khí CO2 và CO vào dd Ca(OH) 2 thấy có kết tủa. Lọc
bỏ kết tủa, thu được dd nước lọc. Đổ dd NaOH vào nước lọc thấy xuất hiện kết
tủa. Số PTHH trong thí nghiệm trên là:
A. 1 B. 3 C. 2 D. 4
Câu 9: Sục 20 lít (đktc) hỗn hợp khí CO2 và N2 vào 300 ml hỗn hợp
Ca(OH)2 1M và NaOH 1M thu được 20 g kết tủa. Thành phần phần trăm thể tích
khí N2 trong hỗn hợp là:
A. 77,6% hoặc 21,6% B. 55,2% hoặc 21,6%
C. 77,6% hoặc 78,4% D. Đáp án khác
Câu 10: Thuốc thử duy nhất để phân biệt 3 dung dịch H 2SO4đ, Ba(OH)2, HCl
là:
A. Cu B. SO2 C . Quỳ tím

Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2014 - 2015


56
Giáo viên: Trương Thị Hồng Chiên Trường THPT chuyên Lương Văn Tụy

D. Dung dịch BaCl2 E . Tất cả đều đúng.

Đáp án tham khảo


Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Đáp án B B D A C C A B A E

E. Nội dung cần nghiên cứu (thông tin phản hồi).


1. Kim loại kiềm thổ là tên gọi riêng của các nguyên tố nhóm IIA trong
BTH, chúng gồm những nguyên tố nào? Viết cấu hình electron nguyên tử của
mỗi nguyên tố đó, từ đó cho biết đặc điểm lớp electron ngoài cùng của các
nguyên tố KLKT? Chúng thuộc loại (họ) nguyên tố nào?
- Kim loại kiềm thổ thuộc nhóm IIA của bảng tuần hoàn, gồm các nguyên
tố beri (Be), magie (Mg), canxi (Ca), stronti (Sr), bari (Ba) và Radi (Ra) là
nguyên tố có tính phóng xạ (không xét).
- Cấu hình electron lớp ngoài cùng là ns2 (n là số thứ tự của lớp e ngoài
cùng).
Be: [He]2s2; Mg: [Ne]3s2; Ca: [Ar]4s2; Sr: [Kr]5s2; Ba: [Xe]6s2
- KLKT thuộc loại (họ) nguyên tố s do có phân mức năng lượng cao nhất
là s.

2. KLKT có những tính chất vật lý nào (màu sắc, khả năng dẫn điện, dẫn
nhiệt, nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi, khối lượng riêng và độ cứng)? Vì sao
KLKT có những tính chất vật lý đó? Sự biến đổi những tính chất đó trong nhóm
KLKT có theo quy luật nào không? So sánh với KLK?
- Màu trắng bạc, có thể dát mỏng.
- Nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi của các kim loại kiềm thổ tuy có cao
hơn các kim loại kiềm nhưng vẫn tương đối thấp (< 10000C, riêng Be 12850C).
- Khối lượng riêng nhỏ (tất cả đều có d < 5g/cm 3), nhẹ hơn nhôm (trừ Ba).
Độ cứng cao hơn các kim loại kiềm nhưng vẫn tương đối mềm.
- Sự biến đổi những tính chất đó trong nhóm KLKT không theo quy luật
vì chúng có cấu tạo mạng tinh thể khác nhau: Be và Mg mạng lục phương, Ca và
Sr mạng lập phương tâm diện, Ba mạng lập phương tâm khối. Độ đặc khít mạng
tinh thể từ Be đến Ba giảm dần.
Tuy nhiên, chúng có những tính chất vật lí chung ở trên vì liên kết kim
loại trong mạng tinh thể của chúng tương đối yếu, bán kính nguyên tử lớn.

Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2014 - 2015


57
Giáo viên: Trương Thị Hồng Chiên Trường THPT chuyên Lương Văn Tụy

3. Từ đặc điểm cấu tạo nguyên tử KLKT (đặc điểm lớp electron ngoài
cùng, bán kính nguyên tử, năng lượng ion hóa) hãy cho biết tính chất hóa học
của KLKT? Khả năng phản ứng của KLKT với các chất (phi kim, axit, nước,
dung dịch muối) như thế nào? Sinh ra sản phẩm gì? Viết PTHH minh họa?
Trong nhóm KLKT tính khử biến đổi theo quy luật nào, vì sao? So sánh với
KLK?
- Các nguyên tử kim loại kiềm thổ có 2e lớp ngoài cùng, có bán kính
nguyên tử lớn, có năng lượng ion hoá tương đối nhỏ, vì vậy kim loại kiềm thổ có
tính khử mạnh (yếu hơn KLK). Tính khử tăng dần từ Be đến Ba. Xu hướng cho
2e trong các phản ứng hóa học:
M → M2+ + 2e
- Trong các hợp chất các kim loại kiềm thổ có số oxi hoá +2.
- Tác dụng với O2: Bốc cháy trong không khí, tạo oxit: BeO lưỡng tính,
không tan trong nước; MgO là oxit bazơ không tan trong nước; CaO, SrO, BaO
là các oxit bazơ kiềm, tan trong nước, tác dụng với nước tạo dd kiềm, nếu oxi dư
tạo peoxit (tương tự Na2O). Ví dụ: Đốt sợi dây Mg cháy sáng chói trong O2(kk):
0 0 +2 -2
2Mg + O2 2MgO
- Phản ứng với halogen:
M + X2  MX2
(trừ BeCl2 có kiên kết cộng hoá trị, còn lại các muối khác đều có liên kết ion).
- Phản ứng với nitơ
4Mg + 3N2  2Mg2N3
- Tác dụng với khí cacbonic
Ví dụ:
Vì vậy không dùng khí CO2 để dập tắt đám cháy magie (và các kim loại
mạnh) mà phải dùng cát (khô).
- Tác dụng với nước: Be không khử được nước kể cả ở nhiệt độ cao
(nhưng tác dụng được với dd kiềm mạnh do BeO và Be(OH) 2 lưỡng tính), Mg
khử chậm nước ở nhiệt độ thường, ở nhiệt độ cao Mg khử nước tạo MgO và H 2.
Các kim loại còn lại khử mạnh nước ở nhiệt độ thường giải phóng khí H 2, tạo ra
dd bazơ kiềm:
Ca + 2H2O → Ca(OH)2 + H2↑
- Tác dụng với axit:
a) Với HCl, H2SO4 loãng:
M + 2H+ → M2+ + H2↑
0 +1 +2 0
2Mg + 2HCl MgCl2 + H2

Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2014 - 2015


58
Giáo viên: Trương Thị Hồng Chiên Trường THPT chuyên Lương Văn Tụy

b) Với HNO3, H2SO4 đặc: Khử được N+5 và S+6 xuống các mức ox hóa
thấp hơn, có thể là mức thấp nhất:
0 +5 +2 -3
4Mg + 10HNO3(loaõng) 4Mg(NO3)2 + NH4NO3 + 3H2O
0 +6 +2 -2
4Mg + 5H2SO4(ñaëc) 4MgSO4 + H2S + 4H2O
- Tác dụng với dd muối: Be, Mg khử được các ion kim loại đứng sau
trong dd muối thành kim loại: Mg + Cu2+ → Mg2+ + Cu
Các kim loại Ca, Sr, Ba tương tự KLK, khi cho vào dd chúng tác dụng với
nước trước tạo bazơ kiềm. Oxit và hiđroxit của chúng cũng là những kiềm mạnh.

4. KLKT có ứng dụng quan trọng như thế nào?


- Mg có nhiều ứng dụng nhất: Chế tạo hợp kim cứng, nhẹ, bền để chế tạo
máy bay, tên lửa, ôtô, ...; tổng hợp hữu cơ (hợp chất cơ magie: Mg + RBr (có
mặt ete khan) → RMgBr → ancol, anđehit, axit, ... ); Bột Mg trộn với chất oxi
hóa dùng để chế tạo chất chiếu sáng ban đêm.
- Beri kim loại có nhiều tính chất tuyệt vời. Lá beri mỏng dễ cho tia
rơngen xuyên qua và được dùng làm vật liệu không thể thay thế được cho việc
chế tạo cửa sổ của ống rơngen, tia rơngen sẽ thoát ra ngoài qua cửa sổ này; Làm
phụ gia chế tạo các hợp kim có tính chất đặc biệt: đàn hồi, bền, không bị ăn mòn,
ưu việt hơn loại thép không gỉ chất lượng cao dùng để chế tạo lò xo, dụng cụ mổ
xẻ, máy bay; Làm chậm và phản xạ nơtron tốt nhất trong lò phản ứng hạt nhân
nhiệt độ cao.
- Ca: điều chế một số kim loại bằng phương pháp nhiệt kim; khử hoặc loại
bỏ các nguyên tố O, S ra khỏi thép. Ca còn được dùng để làm khô một số hợp
chất hữu cơ.

5. Trong tự nhiên, KLKT có tồn tại ở dạng đơn chất không? Tại sao?
Những hợp chất phổ biến nhất của KLKT là gì? Có nhiều ở đâu?
- Trong tự nhiên, KLKT hoạt động hóa học mạnh nên chỉ tồn tại ở dạng
2+
ion M trong các hợp chất.
- Be ít phổ biến trong vỏ trái đất, 0,0004% (khối lượng). Nó có trong
thành phần của một số khoáng vật, trong đó thường gặp nhất là berin
Be3Al2(SiO3)6. Một số biến thể của berin có màu khác nhau do tạp chất, chúng là
các đá quý: ví dụ, ngọc lục bảo và đá hải lam.
- Mg rất phổ biến trong tự nhiên, khoảng 2% (khối lượng) vỏ Trái đất.
Người ta gặp nó một lượng lớn dưới dạng magie cacbonat tạo thành khoáng vật
manhezit MgCO3 và đolomit MgCO3.CaCO3. Magie sunfat và clorua có trong

Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2014 - 2015


59
Giáo viên: Trương Thị Hồng Chiên Trường THPT chuyên Lương Văn Tụy

thành phần của khoáng vật kali – cainit KCl.MgSO4.3H2O cacnalit


2+
KCl.MgCl2.6H2O. Ion Mg chứa trong nước biển làm cho nó có vị chát.
- Canxi thuộc số các nguyên tố phổ biến nhất trong thiên nhiên, gần 3%
(khối lượng) vỏ Trái đất. Người ta gặp nó dưới dạng nhiều lớp đá vôi và đá phấn,
cũng như đá cẩm thạch, chúng đều là các biến dạng thiên nhiên của canxi
cacbonat CaCO3. Người ta cũng gặp nó một lượng lớn dưới dạng thạch cao
CaSO4. 2H2O, photphorit (Ca3(PO4)2 và cuối cùng là các silicat khác nhau chứa
canxi.
- Stronti và bari gặp trong thiên nhiên chủ yếu dưới dạng sunfat và
cacbonat tạo thành khoáng vật xelestin SrSO4 , strontianit SrCO3 , barit BaSO4
và viterit BaCO3. Hàm lượng stronti và bari trong vỏ Trái đất tương ứng bằng
0,04 và 0,05 % (khối lượng ), nghĩa là nhỏ hơn nhiều so với hàm lượng của
canxi .

6. Điều chế KLKT bằng phương pháp nào? Thường dùng những nguyên
liệu nào? Nguyên liệu đó lấy ở đâu?
Phương pháp chủ yếu là điện phân nóng chảy muối clorua của KLKT.
Điện phân nóng chảy
Ví dụ: MgCl2 Mg + Cl2

7. Nêu tính chất vật lý, tính chất hóa học và ứng dụng của vôi sống (canxi
oxit). Giải thích vì sao vôi sống để lâu ở ngoài không khí thì nó bị bở ra (thành
vôi bột) và có thể cứng lại (vón cục, không tan trong nước)? Tại sao khi cho vôi
sống vào nước (quá trình tôi vôi) lại thấy khói bốc lên mù mịt, nước vôi như bị
sôi lên và nhiệt độ hố vôi rất cao có thể gây nguy hiểm cho tính mạng của người
và động vật. Do đó cần tránh xa hố đang tôi vôi hoặc sau khi tôi vôi ít nhất 2
ngày? Điều chế vôi sống từ nguyên liệu nào? Nêu biện pháp nâng cao hiệu suất
sản xuất vôi?

- CaO là chất rắn màu trắng, hút nước rất mạnh nên được dùng để làm khô
nhiều khí. Là oxit bazơ kiềm, tan trong nước, tác dụng với nước tạo thành dd
bazơ kiềm Ca(OH)2; tác dụng với oxit axit; tác dụng với axit. CaO có nhiều ứng
dụng quan trọng: trong xây dựng, khử chua đất, ...
- Vôi sống khi lấy từ trong lò ra thì có dạng tảng lớn, nhưng khi để lâu
trong không khí, vôi sống hút nước rất mạnh (được dùng làm khô nhiều chất).
CaO + H2O → Ca(OH)2

Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2014 - 2015


60
Giáo viên: Trương Thị Hồng Chiên Trường THPT chuyên Lương Văn Tụy

Đây là phản ứng tỏa nhiệt nên về vật lý thì sẽ làm cho vôi sống bị nứt vỡ.
Ngoài ra Ca(OH)2 cũng hút nước mạnh, tạo ra Ca(OH) 2.nH2O, làm cho vôi bị bở
ra. Mà trong không khí có CO2 nên:
CaO + CO2 → CaCO3
Ca(OH)2 + CO2 → CaCO3↓ + H2O
CaCO3 tạo ra cũng góp phần làm cho vôi bị bở thêm, để lâu thì vón cục,
không tan trong nước.
Vôi đã bị bở ra thì không còn là vôi sống nữa mà nó đã biến thành Ca(OH)2 và
CaCO3.
Khi tôi vôi đã xảy ra phản ứng tạo thành canxi hiđroxit:
CaO + H2O → Ca(OH)2
Phản ứng này tỏa rất nhiều nhiệt nên làm nước sôi lên và bốc hơi đem
theo cả những hạt Ca(OH)2 rất nhỏ tạo thành như khói mù trắng. Do nhiệt tỏa ra
nhiều nên nhiệt độ của hố vôi rất cao. Do đó, người và động vật cần tránh xa hố
vôi tôi để tránh rơi xuống hố vôi tôi gây nguy hiểm đến tính mạng. (thực tế đã có
nhiều trường hợp trẻ em do vô ý đã rơi xuống hố vôi vừa tôi gây bỏng nặng,
thiệt mạng.) Có thể dùng phản ứng này để thực hiện một thí nghiệm hóa học vui:
“luộc trứng không cần đun trong nước sôi”.
- Điều chế CaO từ đá vôi CaCO3:
t0
CaCO3 CaO + CO2
Để tăng hiệu suất phản ứng nung vôi: Tăng nhiệt độ (tối ưu từ 10000C-
12000C); giảm nồng độ CO2; đập đá to vừa phải (bằng vốc tay).

8. “Bà già đi chợ Cầu Đông,


Ở dưới cánh đồng bón bột đá vôi
Bà kêu trời hỡi, đất ơi
Xi măng bón ruộng lạ đời xưa nay
Mấy cô đang bón ngừng tay
Trả lời rõ vấn đề này bà nghe”
Em hãy thay các cô gái trong đoạn thơ trên giải thích vấn đề này cho bà
cụ hiểu?
- Đất trở nên chua do bị suy thoái là điều kiện thuận lợi cho nấm bệnh
trong đất phát triển như bệnh vàng lá, thối rễ, chảy mủ thân, ...Một trong các
biện pháp ức chế sự phát triển của các loại nấm bệnh này là bón vôi (bột đá vôi
hay vôi bột CaO, hay vôi tôi) cải tạo đất.
- Phương pháp cải tạo độ chua đất: Có thể dùng các loại nguyên liệu khác
nhau để cải tạo đất nhưng phổ biến nhất vẫn là bột đá vôi (CaCO 3) vì giá thành

Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2014 - 2015


61
Giáo viên: Trương Thị Hồng Chiên Trường THPT chuyên Lương Văn Tụy

vừa phải và an toàn cho cây trồng. Nếu đất thiếu Magiê thì có thể dùng bột
Đolomit để cải thiện độ chua của đất, đồng thời bổ sung Canxi và Magiê.
- Liều lượng vôi bón cho từng loại đất ứng với các mức pH khác nhau
được tính như sau:
- Có độ pH : 3,5 – 4,5 bón 2 tấn vôi/ ha
- Có độ pH : 4,6 -5,5 bón 1 tấn vôi / ha
- Có độ pH : 5,6 – 6,5 bón 0,5 tấn vôi / ha
- Có độ pH : > 6,5 không cần bón vôi.
Cách bón: Rải đều bột đá vôi lên mặt đất, sau đó tiến hành xới để trộn bột
đá vôi vào lớp đất canh tác (độ sâu khoảng 10cm). Tốt nhất là bón bột đá vôi
trước khi trồng khoảng 1 tháng. Không nên bón vôi chung với phân chuồng, ure,
hoặc phân có chứa đạm.

9. Lấy một ít Ca(OH)2 (canxi hiđroxit hay vôi tôi) hòa tan vào nước, quan
sát hiện tượng giải thích? Dung dịch Ca(OH) 2 có đầy đủ tính chất của một bazơ
kiềm (mạnh), viết các PTHH minh họa? So sánh với NaOH? Phản ứng của dd
Ca(OH)2 với CO2 tạo ra sản phẩm nào là tùy tỉ lệ mol, hãy thiết lập tỉ lệ cho các
trường hợp (bài toán xuôi) và xây dựng công thức tính số mol CO 2 cho bài toán
khi biết số mol kiềm và số mol kết tủa (bài toán ngược)?
- Canxi hiđroxit (vôi tôi hay gọi đơn giản là vôi) là một chất dạng tinh thể
không màu hay bột màu trắng, và thu được khi cho CaO (vôi sống) tác dụng với
nước (gọi là tôi vôi). Vôi tôi tan ít trong nước nên khi cho nước vào tạo dd trắng
đục, để lắng một thời gian phần nước phía trên là nước vôi trong, phần ở dưới
màu trắng đục do có các hạt canxi hiđroxit rất mịn trong nước (dd quá bão hòa
của Ca(OH)2) gọi là huyền phù hay sữa vôi (vôi sữa). (Huyền phù tức là nổi lơ
lửng, là một hệ gồm pha phân tán là các hạt rắn lơ lửng trong môi trường phân
tán lỏng ( hỗn hợp dị thể). Nếu để yên một huyền phù thì ngược lại với dd, chất
rắn có kích thước không nhỏ lắm sẽ lắng xuống đáy tạo thành một lớp cặn (sa
lắng hay trầm tích). Chất lỏng phía trên có thể được chiết ra (lắng gạn) và tách
chất rắn ra khỏi chất lỏng.).

10. Nêu các ứng dụng của Ca(OH)2. Viết PTHH giải thích cho mỗi ứng
dụng đó? Giải thích hiện tượng tạo màng trắng với nước vôi tôi ở hố vôi? Khi tô
vôi lên tường (dùng làm lớp vữa trát tường) thì vôi khô và cứng lại, những ngôi
nhà dùng vữa để xây dựng giữ độ ẩm lâu ? Vì sao bôi vôi vào chỗ ong, kiến đốt
sẽ bớt đau, sưng?

Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2014 - 2015


62
Giáo viên: Trương Thị Hồng Chiên Trường THPT chuyên Lương Văn Tụy

- Ca(OH)2 có nhiều ứng dụng quan trọng: Chế tạo vữa xây nhà (hỗn
hợp vôi tôi, cát và nước gọi là vữa và dùng để cố định các viên gạch lại khi xây
tường. Vôi tôi cũng được dùng làm lớp vữa trát tường); Khử chua đất trồng trọt;
Chế tạo clorua vôi dùng để tẩy trắng và khử trùng:
Ca(OH)2 vôi sữa + Cl2 → CaOCl2 + H2O
- Ngoài ra còn có ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau: Là chất nhồi
trong nhiều ngành công nghiệp: Hóa dầu, sản xuất ebonit, sản xuất các hỗn hợp
khô cho nghề sơn và trang trí, sản xuất phanh,..; Bổ sung canxi sinh học trong
các bể nuôi đá ngầm cho các động vật sử dụng nhiều canxi sống trong bể như
tảo, ốc, giun ống cứng và san hô; Trong công nghiệp thực phẩm để xử lý nước
để sản xuất các loại đồ uống như rượu và đồ uống không cồn; Trong ẩm thực của
thổ dân châu Mỹ và châu Mỹ LaTinh, canxi hiđroxit được gọi là “cal”. Ngô bung
(xôi ngô) được nấu lẫn với một chút “cal” có tác dụng làm gia tăng giá trị dinh
dưỡng cũng như làm cho món ngô trở nên thơm ngon và dễ tiêu hóa hơn; Trong
dạng bột nhão có tác dụng kháng vi trùng để điều trị sâu răng; Dùng làm sạch
nước biển (loại bỏ cation Mg2+ trong nước biển) trong quá trình sản xuất NaCl
dùng cho y học và thực phẩm,...
- Hiện tượng tạo màng trắng với nước vôi tôi ở hố vôi là do phản ứng của
vôi với CO2 trong không khí theo phương trình:
CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3↓ + H2O ( nhận biết khí CO2)
- Vôi là canxi hiđroxit, là chất tan ít trong nước nên khi cho nước vào tạo
dd trắng đục, khi tô lên tường (dùng làm lớp vữa trát tường) thì khô và cứng lại,
sự hóa rắn của vôi xảy ra trước hết là do nước bay hơi, và sau đó là do vôi tôi
hấp thụ cacbon đioxit từ không khí tạo thành canxi cacbonat theo phương trình:
Ca(OH)2 + CO2 → CaCO3 ↓ + H2O
Do hàm lượng CO2 trong không khí nhỏ, nên quá trình hóa rắn xảy ra rất
chậm, và vì khi đó nước thoát ra, nên trong những ngôi nhà dùng vữa để xây
dựng giữ độ ẩm lâu.
- Do trong nọc của ong, kiến, nhện (và một số con khác) có chứa axit
fomic HCOOH. Vôi là chất kiềm sẽ trung hòa axit làm giảm đau, sưng.

11. Canxi cacbonat (đá vôi) là hợp chất của canxi có nhiều trong tự nhiên
và có nhiều ứng dụng quan trọng. Hãy nêu tính chất vật lý, tính chất hóa học và
các ứng dụng của nó? Giải thích câu tục ngữ “nước chảy đá mòn”? Giải thích
hiện tượng tạo thạch nhũ trong các hang động núi đá vôi (Tam Cốc Bích Động,
Tràng An Ninh Bình, ...) và hiện tượng tạo cặn trong ấm đun nước, phích đựng
nước nóng?

Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2014 - 2015


63
Giáo viên: Trương Thị Hồng Chiên Trường THPT chuyên Lương Văn Tụy

- Canxi cacbonat là chất rắn màu trắng, không tan trong nước, bị phân huỷ
ở nhiệt độ cao.
t0
CaCO3 CaO + CO2
- Bị hoà tan trong nước có hoà tan khí CO2
CaCO3 + CO2 + H2O Ca(HCO3)2
t0

- Canxi cacbonat là muối của axit yếu và không bền, nên tác dụng được
với nhiều axit hữu cơ và vô cơ giải phóng khí cacbon đioxit:
CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + H2O + CO2
CaCO3 + 2CH3COOH → Ca(CH3COO)2 + H2O + CO2
- Giải thích câu tục ngữ “nước chảy đá mòn”: Thành phần chủ yếu của đá
là CaCO3. Trong không khí có khí CO2 nên nước hòa tan một phần tạo thành axit
H2CO3. Do đó xảy ra phản ứng hóa học:
CaCO3 + H2O + CO2 → Ca(HCO3)2
Khi nước chảy cuốn theo Ca(HCO 3)2, theo nguyên lý chuyển dịch cân
bằng thì cân bằng sẽ chuyển dịch sang phải. Kết quả là sau một thời gian nước
đã làm cho đá bị bào mòn dần. Hiện tượng này thường thấy ở những phiến đá có
dòng nước chảy qua. Do hiện tượng xảy ra chậm nên chúng ta phải thật sự chú ý
mới nhận ra điều này.
- Giải thích hiện tượng tạo thạch nhũ trong các hang động núi đá vôi
(Tam Cốc Bích Động, Tràng An Ninh Bình, ...) và hiện tượng tạo cặn trong ấm
đun nước, phích đựng nước nóng:
+ Ở các vùng núi đá vôi, thành phần chủ yếu là CaCO 3. Khi trời mưa,
trong không khí có CO2 tạo thành môi trường axit sẽ làm tan được đá vôi (sự
xâm thực của nước mưa với núi đá vôi). Những giọt mưa rơi xuống sẽ bào mòn
đá thành những hình dạng đa dạng:
CaCO3 + H2O + CO2 → Ca(HCO3)2
Theo thời gian tạo thành các hang động. Khi nước có chứa Ca(HCO 3)2 đá
thay đổi về nhiệt độ và áp suất nên khi giọt nước nhỏ từ từ có cân bằng:
Ca(HCO3)2 → CaCO3 + H2O + CO2
Như vậy lớp CaCO3 dần dần lưu lại ngày càng nhiều, dày tạo thành những
hình thù đa dạng. Đây là hiện tượng thường gặp trong các hang động núi đá, cụ
thể là Tam cốc Bích động, Tràng An Ninh Bình,... Như vậy, quá trình hình thành
các hang động với những hình dạng phong phú là do “bàn tay” thiên nhiên kiến
tạo dựa trên các biến đổi hóa học.
+ Trong tự nhiên, nước ở một số vùng là nước cứng tạm thời – là nước có
chứa các muối axit Ca(HCO3)2, Mg(HCO3)2. Khi nấu nước xảy ra phản ứng hóa
học:

Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2014 - 2015


64
Giáo viên: Trương Thị Hồng Chiên Trường THPT chuyên Lương Văn Tụy

Ca(HCO3)2 → CaCO3 + H2O + CO2


Mg(HCO3)2 → MgCO3 + H2O + CO2
Do CaCO3, MgCO3 là chất kết tủa nên lâu ngày sẽ đóng cặn. Để tẩy lớp
cặn này thì dùng dd giấm ăn (dd axit CH 3COOH 5%) cho vào ấm đun sôi để
nguội khoảng một đêm rồi rửa sạch.

12. Caxi sunfat còn gọi là thạch cao. Có những loại thạch cao nào? Nêu
tính chất vật lý và ứng dụng của mỗi loại? Tại sao khi bị gãy xương lại phải bó
bột?
- Thạch cao là khoáng vật trầm tích hay phong hóa rất mềm, với thành
phần là canxi sunfat ngậm 2 phân tử nước CaSO4.2H2O gọi là thạch cao sống, ở
trạng thái rắn, ít tan trong nước.
- Thạch cao nung: Khi nung thạch cao sống ở 150 0C – 1600C thì thu
được thạch cao nung: CaSO4.H2O hoặc CaSO4.0,5H2O:
1600C
CaSO4.2H2O CaSO4.H2O + H2O
thaïc h cao soán g thaïc h cao nung
- Thạch cao nung khi trộn với nước thì nhão ra (thành vữa thạch cao, do
tạo thành thạch cao sống và một phần vẫn là CaSO 4.0,5H2O), khi đông cứng thì
giãn nở thể tích và rất ăn khuôn. Vì vậy, thạch cao nung được dùng trong công
nghiệp ximăng, gạch men, kỹ thuật đúc tượng, bó bột.
- Nếu nung ở nhiệt độ cao hơn thì thu được thạch cao khan là CaSO4
3500C
CaSO4.2H2O CaSO4 + 2H2O
thaïc h cao soán g thaïc h cao khan
Tuy nhiên, CaSO4 không có giá trị sử dụng như CaSO4.0,5H2O
- Bó bột được chỉ định trong các trường hợp bệnh nhân bị gãy xương, sai
khớp,… với mục đích bất động phần bị tổn thương, giúp đẩy nhanh quá trình
liền xương, là một trong những phương pháp điều trị gãy xương bên cạnh điều
trị phẫu thuật. Bột dùng để bó bột là thạch cao nung có công thức
CaSO4·0,5H2O.

13. Tại sao nước trong tự nhiên lại có chứa các cation Ca 2+, Mg2+? Khi
nào nước tự nhiên được gọi là nước cứng, khi nào được gọi là nước mềm? Dựa
vào cơ sở nào để phân loại nước cứng?
- Nước thường dùng là nước tự nhiên, được lấy từ sông, suối, hồ, nước
ngầm. Nước này có hòa tan một số muối, như Ca(HCO 3)2, Mg(HCO3)2, CaSO4,
MgSO4, CaCl2, MgCl2. Vì vậy nước trong tự nhiên có các cation Ca2+, Mg2+.
- Nước chứa nhiều cation Ca2+ và Mg2+ được gọi là nước cứng.

Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2014 - 2015


65
Giáo viên: Trương Thị Hồng Chiên Trường THPT chuyên Lương Văn Tụy

- Nước chứa ít hoặc không chứa các cation Mg 2+ và Ca2+ được gọi là nước
mềm.
* Phân loại:
a) Tính cứng tạm thời: Gây nên bởi các muối Ca(HCO3)2 và Mg(HCO3)2.
Khi đun sôi nước, các muối Ca(HCO 3)2 và Mg(HCO3)2 bị phân huỷ →
tính cứng bị mất.
t0
Ca(HCO3)2 CaCO3 + CO2 + H2O
0
t
Mg(HCO3)2 MgCO3 + CO2 + H2O
b) Tính cứng vĩnh cửu: Gây nên bởi các muối sunfat, clorua của canxi và
magie. Khi đun sôi, các muối này không bị phân huỷ.
c) Tính cứng toàn phần: Gồm cả tính cứng tạm thời và tính cứng vĩnh
cửu.

14. Tại sao lại phải làm mềm nước cứng? Có bao nhiêu cách làm mềm
nước cứng? Cách nào có thể làm mềm được tất cả các loại nước cứng? Giải
thích bằng PTHH?
* Phải làm mềm nước cứng vì nó có nhiều tác hại:
- Đun sôi nước cứng lâu ngày trong nồi hơi, nồi sẽ bị phủ một lớp cặn.
Lớp cặn dày 1mm làm tốn thêm 5% nhiên liệu, thậm chí có thể gây nổ.
- Các ống dẫn nước cứng lâu ngày có thể bị đóng cặn, làm giảm lưu lượng
của nước.
- Quần áo giặt bằng nước cứng thì xà phòng không ra bọt, tốn xà phòng và
làm áo quần mau chóng hư hỏng do những kết tủa khó tan (muối của Ca với axit
béo) bám vào quần áo.
- Pha trà bằng nước cứng sẽ làm giảm hương vị của trà.
- Nấu ăn bằng nước cứng sẽ làm thực phẩm lâu chín và giảm mùi vị.
* Cách làm mềm nước cứng
Nguyên tắc: Làm giảm nồng độ các cation Ca2+, Mg2+ trong nước cứng.
a) Phương pháp kết tủa
 Tính cứng tạm thời:
- Đun sôi nước, các muối Ca(HCO 3)2 và Mg(HCO3)2 bị phân huỷ tạo ra
muối cacbonat không tan. Lọc bỏ kết tủa thu được nước mềm.
- Dùng Ca(OH)2 vừa đủ, Na2CO3 (hoặc Na3PO4).
Ca(HCO3)2 + Ca(OH)2 → 2CaCO3↓ + 2H2O
Ca(HCO3)2 + Na2CO3 → CaCO3↓ + 2NaHCO3
 Tính cứng vĩnh cửu: Dùng Na2CO3 (hoặc Na3PO4).
CaSO4 + Na2CO3 → CaCO3↓ + Na2SO4

Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2014 - 2015


66
Giáo viên: Trương Thị Hồng Chiên Trường THPT chuyên Lương Văn Tụy

b) Phương pháp trao đổi ion


Dùng các vật liệu polime có khả năng trao đổi ion, gọi chung là nhựa
cationit. Khi đi qua cột có chứa chất trao đổi ion, các cation Ca 2+ và Mg2+ có
trong nước cứng đi vào các lỗ trống trong cấu trúc polime, thế chỗ cho các cation
Na+ hoặc H+ của cationit đã đi vào dung dịch.
- Các zeolit là các vật liệu trao đổi ion vô cơ cũng được dùng để làm mềm
nước.
* Có thể làm mềm được tất cả các loại nước cứng bằng phương pháp trao
đổi ion hoặc dùng các dd có chứa các ion CO32−, PO43− để tạo kết tủa.

15. Lập bảng so sánh tính tan của các hợp chất: oxit, hiđroxit, muối
cacbonat, muối sunfat của các KLKT, từ đó rút ra nhận xét? Nêu phương pháp
hóa học nhận biết KLKT và cation KLKT?
Kiểu
Kim Muối Muối
mạng tinh Oxit Hiđroxit
loại cacbonat sunfat
thể
BeO
Lục Be(OH)2↓ BeSO4
Be Lưỡng tính, BeCO3↓
phương Lưỡng tính tan
không tan
MgO
Lục MgSO4
Mg oxit bazơ không Mg(OH)2↓ MgCO3↓
phương tan
tan
Lập
CaO Ca(OH)2 CaSO4
Ca phương CaCO3↓
oxit bazơ tan Ít tan Ít tan
tâm diện
Lập
SrO
Sr phương Sr(OH)2 tan SrCO3↓ SrSO4↓
Oxit bazơ tan
tâm diện
Lập
BaO
Ba phương Ba(OH)2 tan BaCO3↓ BaSO4↓
oxit bazơ tan
tâm khối
- Nhận xét: Từ Be đến Ba độ đặc khít của mạng tinh thể giảm dần; Tính
tan của các oxit và hiđroxit tan tốt dần; Tính tan của muối sunfat khó tan dần; tất
cả các muối cacbonat đều không tan, kém bền với nhiệt.
- Nhận biết cation Ca2+ trong dung dịch:
2
+ Thuốc thử: dung dịch muối CO 3 và khí CO2.
+ Hiện tượng: Có kết tủa, sau đó kết tủa bị hoà tan trở lại.

Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2014 - 2015


67
Giáo viên: Trương Thị Hồng Chiên Trường THPT chuyên Lương Văn Tụy

+ Phương trình phản ứng:


CO 32  →
Ca2+ + CaCO3↓
CaCO3 + CO2 + H2O Ca(HCO3)2 (tan)
Ca 2+ + 2HCO3-

- Nhận biết cation Mg2+ tương tự cation Ca2+; hoặc dùng dd OH- thấy có
kết tủa trắng:
CO 32  →
Mg2+ + MgCO3↓
MgCO3 + CO2 + H2O Mg(HCO3)2 (tan)
Mg2+ + 2HCO3-

Mg2+ + 2OH− → Mg(OH)2↓


- Nhận biết cation Sr2+, Ba2+ cũng có thể dùng thuốc thử như Ca 2+, nhưng
thường dùng dd có anion SO42– đặc trưng hơn: tạo kết tủa trắng không tan trong
axit, không bị nhiệt phân hủy:
Ba2+ + SO42− → BaSO4↓
- Nhận biết cation Be2+ bằng dd OH– mạnh, dư: Tạo kết tủa trắng, sau đó
kết tủa tan trong dd kiềm dư:
Be2+ + 2OH− → Be(OH)2↓
− →
Be(OH)2 + 2OH [Be(OH)4]2−
- Cũng có thể dùng phương pháp thử màu ngọn lửa để nhận biết: Muối
canxi làm cho ngọn lửa có màu đỏ gạch, muối stronti – màu đỏ son, còn muối
bari – màu vàng lục.

16. Tại sao không thể dập tắt đám cháy các kim loại K, Na, Mg bằng khí
CO2? Có thể dập tắt các đám cháy đó bằng cách nào?
- Do các kim loại trên có tính khử mạnh nên vẫn cháy được trong khí CO2:
2Mg + CO2 → 2Mg + C
- Có thể dập tắt các đám cháy đó bằng cát khô hoặc muối khô. ( Chú ý:
Nếu cát ẩm hoặc muối ẩm có nước thì càng nguy hiểm vì kim loại mạnh làm
nước phân tách thành H2 và O2, dẫn đến đám cháy càng lớn giống như một vụ nổ
khí H2 lớn.

17. Tại sao ăn trầu phải có đủ cau, trầu và vôi, nhất là không thể thiếu
vôi? Tại sao những người có thói quen ăn trầu thì luôn có hàm răng và lợi chắc
khỏe?
- Trong lá trầu có chứa tinh dầu, trong hạt cau có chứa một chất gọi là
arecolin, chất này có tính độc. Không có vôi miếng trầu không thể chuyển sang
màu đỏ, vôi là chất kiềm khi tác dụng với chất arecolin làm chất này chuyển

Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2014 - 2015


68
Giáo viên: Trương Thị Hồng Chiên Trường THPT chuyên Lương Văn Tụy

thành arecaidin không độc mà có tác dụng gây hưng phấn, ấm áp làm cho da mặt
hồng hào, môi đỏ thắm, chống cảm cúm, diệt khuẩn, làm sạch miệng, làm chặt
chân răng. (Tuy nhiên, có người ăn trầu không quen dễ bị say trầu.).
- Trong miếng trầu có vôi Ca(OH) 2 chứa Ca2+ và OH− làm cho quá trình
tạo men răng (Ca5(PO4)3OH) được thuận lợi:
5Ca2+ + 3PO43− + OH− → Ca5(PO4)3OH
Chính lớp men này chống lại sâu răng.

F.Bài tự kiểm tra sau khi nghiên cứu thông tin phản hồi.
(Bài kiểm tra vòng 2)

ĐỀ KIỂM TRA TỰ ĐÁNH GIÁ KIẾN THỨC


Bài 26: KIM LOẠI KIỀM THỔ VÀ MỘT SỐ HỢP CHẤT QUAN
TRỌNG CỦA KIM LOẠI KIỀM THỔ
(Thời gian làm bài: 15 phút)
Họ và tên:......................................................................
Lớp: 12..........................................................................
Đề bài:
Em hãy lựa chọn phương án đúng và điền vào bảng sau:
Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Đáp án

Câu 1: Loại đá ( hay khoáng chất) không chứa canxi cacbonat là :


A. Đá vôi B. Thạch cao C.Đá hoa cương D. Đá phấn
Câu 2: Ca(OH)2 là hóa chất :
A. Có thể loại độ cứng tạm thời của nước.
B. Có thể loại độ cứng vĩnh cửu của nước.
C. Có thể loại độ cứng toàn phần của nước.
D. Không thể loại bỏ được bất kì loại nước cứng nào.
Câu 3 : Cho dung dịch chứa a mol Ca(HCO 3)2 vào dung dịch chứa a mol
Ca(HSO4)2. Hiện tượng quan sát được là :
A. Sủi bọt khí B.Vẩn đục
C. Sủi bọt khí và vẩn đục D.Vẩn đục, sau đó trong suốt trở lại
Câu 4: Điện phân dung dịch BaCl2 với điện cực trơ , màng ngăn xốp, sau
một thời gian thấy ở một anôt thoát ra 0,56 lít (đktc) một chất khí. Ở catôt sẽ :
A. Giải phóng 0,28 lít khí O2 (đktc)
B. Có 3,425 gam Ba bám vào điện cực

Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2014 - 2015


69
Giáo viên: Trương Thị Hồng Chiên Trường THPT chuyên Lương Văn Tụy

C. Giải phóng 0,56 lít khí H2 (đktc)


D. Giải phóng 1,12 lít khí H2 (đktc)
Câu 5: Nhiệt phân hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm CaCO 3 và Na2CO3
thu được 11,6 gam chất rắn và 2,24 l khí (đktc).Hàm lượng % CaCO3 trong X
là :
A. 6,25% B. 8,62% C. 50,2% D. 62,5%
Câu 6: Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm một kim loại kiềm và một
kim loại kiềm thổ vào nước thu được 2,24 lít khí (đktc) và dung dịch X. Thể tích
dung dịch HCl 2M tối thiểu cần cho vào để trung hòa dung dịch X là :
A.10ml B.200ml C.100ml D.20ml
Câu 7: Hòa tan 2,9 gam hỗn hợp ( kim loại M và oxit của nó ) vào nước
được 500ml dung dịch chứa một chất tan có nồng độ 0,04M và 0,224 lít khí H 2
(đktc). Kim loại M là:
A. Na B.K C. Ca D. Ba
Câu 8: Cho a gam hỗn hợp hai muối Na 2CO3 và NaHSO3 có số mol bằng
nhau tác dụng với dd H2SO4 loãng, dư. Khí sinh ra được dẫn vào dd Ba(OH) 2 dư
thu được 41,4 gam kết tủa. Giá trị của a là :
A. 20 B. 21 C.22 D.23
Câu 9: Cho các nhận định sau :
1/ Sục V lít CO2 (đktc) vào 1 lít dd ( NaOH 0,02M và Ba(OH) 2 0,02M )
được 1,97 g kết tủa và dd A. Giá trị của V là 0,224 lít hoặc 6,72 lít.
2/ Khi cho dd NaOH dư vào cốc đựng dd Ca(HCO3)2 trong suốt thì trong
cốc có kết tủa trắng và bọt khí.
3/ Vôi sống sau khi sản xuất phải được bảo quản trong bao kín. Nếu để lâu
ngày trong không khí, vôi sống “sẽ chết”.
4/ Có ba dd riêng biệt : NaOH, HCl , H 2SO4. Chỉ cần dùng một thuốc thử
là đá vôi (CaCO3) có thể nhận biết được cả ba dd trên.
5/ Trong nhóm KLKT, đi từ Be đến Ba bán kính nguyên tử tăng dần, độ
đặc khít của mạng tinh thể nguyên tử tăng dần, độ âm điện giảm dần và tính khử
tăng dần.
6/ Cho từ từ đến dư khí CO2 vào dd nước vôi trong thấy dd vẩn đục sau đó
lại trong suốt. Nếu đun nóng dd trong suốt lại thấy vẩn đục.
7/ Cho Cl2 tác dụng với vôi sữa thu được Clorua vôi. Clorua vôi là một
muối kép có khả năng tẩy trắng và diệt trùng.
8/ Cho 2,16 gam Mg vào dd HNO3 dư. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn
được 0,896 lít khí NO (đktc) và dd X. Khi làm bay hơi dd X thì thu được 13,32
gam muối khan.

Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2014 - 2015


70
Giáo viên: Trương Thị Hồng Chiên Trường THPT chuyên Lương Văn Tụy

Số nhận định đúng là :


A. 6 B. 3 C. 5 D. 4
Câu 10: Hợp chất A tạo bởi ion M2+ và X22−. Tổng số hạt cơ bản tạo nên
hợp chất A là 241, trong đó tổng số hạt mang điện nhiều hơn hạt không mang
điện là 47. Tổng số hạt mang điện của ion M 2+ nhiều hơn của ion X22− là 76 hạt.
Vị trí của M trong bảng tuần hoàn là:
A. ô 56, chu kì 6, nhóm IIA B. ô 12, chu kì 3, nhóm IIA
C. ô 20, chu kì 4, nhóm IIA D. ô 38, chu kì 5, nhóm IIA

Đáp án tham khảo


Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Đáp án B A C C D C D B B A

Bài 27: NHÔM VÀ HỢP CHẤT CỦA NHÔM


A. Mục tiêu HS cần đạt:
1. Kiến thức:
 HS biết:
- Vị trí, cấu tạo nguyên tử, tính chất của nhôm.
- Ứng dụng và trạng thái thiên nhiên của Al.
- Tính chất và ứng dụng của một số hợp chất của nhôm.
 HS hiểu:
- Nguyên nhân gây nên tính khử mạnh của nhôm và vì sao nhôm chỉ có số oxi
hoá +3 trong các hợp chất.
- Cơ sở khoa học của phương pháp điều chế kim loại Al.
2. Kĩ năng:
- Tiến hành một số thí nghiệm đơn giản.
- Rèn luyện kĩ năng giải bài tập về kim loại nhôm.
- Viết được các quá trình oxi hoá – khử xảy ra trên bề mặt các điện cực
trong quá trình sản xuất nhôm.
- Tiến hành được một số thí nghiệm về hợp chất quan trong của nhôm và
giải được một số bài tập liên quan đến tính chất hợp chất của nhôm
3. Thái độ: Yêu thích môn hóa học, có hứng thú tự nghiên cứu, giải thích các
hiện tượng thực tiễn. Cẩn thận trong các thí nghiệm từ đó có tính cẩn thận trong
công việc.

Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2014 - 2015


71
Giáo viên: Trương Thị Hồng Chiên Trường THPT chuyên Lương Văn Tụy

B. Tài liệu tham khảo:

Tài liệu tham khảo Trang


SGK Hóa học 12 THPT – ban cơ bản 120 – 136
SGK Hóa học 12 THPT – ban nâng cao 171 – 183
SBT Hóa học 12 THPT – ban cơ bản và nâng cao
Các nguồn tài liệu tham khảo khác

C. Hệ thống câu hỏi hướng dẫn HS tự học.


Dựa vào những kiến thức đã học, đã tìm hiểu thông qua các nguồn tài liệu
tham khảo hãy trả lời các câu hỏi sau:

Câu 1: Nêu vị trí của nhôm trong bảng tuần hoàn. Viết cấu hình electron
và dự đoán tính chất hóa học của nhôm?
Câu 2: Nhôm có những tính chất vật lý nào? So sánh với KLK và KLKT?
Tại sao độ dẫn điện của Al < Cu nhưng thực tế lại dùng Al làm dây dẫn điện
nhiều hơn Cu?
Câu 3: Nhôm là kim loại có tính khử mạnh, chỉ sau kim loại kiềm và kim
loại kiềm thổ, nên dễ bị oxi hoá thành ion dương. Những phản ứng hóa học nào
chứng minh? Làm thí nghiệm đun nóng mạnh bột nhôm hoặc lá nhôm mỏng, nêu
hiện tượng, viết PTHH? Giải thích vì sao đồ vật bằng nhôm bền với O 2 (kk), bền
với nước nhưng không bền trong môi trường kiềm?
Câu 4: Trong tự nhiên nhôm tồn tại ở trạng thái đơn chất hay hợp chất?
Những hợp chất phổ biến trong tự nhiên là gì? Hãy nêu những ứng dụng của
nhôm và giải thích dựa vào những tính chất của nhôm.
Câu 5: Nêu phương pháp sản xuất nhôm? Nêu vai trò của các nguyên liệu
sản xuất nhôm? Nêu các công đoạn sản xuất nhôm? Tại sao công đoạn làm sạch
quặng lại là công đoạn quan trọng nhất trong quá trình sản xuất nhôm?
Câu 6: Sử dụng đồ dùng bằng nhôm có ảnh hưởng gì đến sức khỏe
không?
Câu 7: Giải thích hiện tượng : “ Một nồi nhôm mới mua về sáng lấp lánh
bạc, chỉ cần dùng nấu nước sôi, bên trong nồi nhôm, chỗ có nước biến thành
màu xám đen ?”
Câu 8: Nêu tính chất vật lý, tính chất hóa học và ứng dụng của nhôm
oxit? Giải thích vì sao Al2O3 rất bền và có nhiệt độ nóng chảy rất cao (>
20500C)?

Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2014 - 2015


72
Giáo viên: Trương Thị Hồng Chiên Trường THPT chuyên Lương Văn Tụy

Câu 9: Viết PTHH chứng minh nhôm hiđroxxit là chất lưỡng tính? Có thể
điều chế Al(OH)3 bằng những cách nào? Từ những nguyên liệu nào? Viết PTHH
minh họa?
Câu 10: Giải thích vì sao các muối nhôm khi tan trong nước tạo môi
trường axit? Phèn nhôm là gì? Phèn chua là gì? Nêu các ứng dụng của phèn
chua? Tại sao khi đánh phèn chua vào nước thì nước lại trở nên trong?
Câu 11: Nêu phương pháp nhận biết cation Al3+ trong dd?

D. Bài tập tự kiểm tra kiến thức của HS sau khi đã tự đọc tài liệu theo hệ
thống câu hỏi hướng dẫn tự học ở trên.
(Bài kiểm tra vòng 1).
ĐỀ KIỂM TRA TỰ ĐÁNH GIÁ KIẾN THỨC
Bài 27: NHÔM VÀ HỢP CHẤT CỦA NHÔM
(Thời gian làm bài: 15 phút)
Họ và tên:......................................................................
Lớp: 12..........................................................................
Đề bài:
Em hãy lựa chọn phương án đúng và điền vào bảng sau:
Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Đáp án

Câu 1: Quặng boxit có thành phần chủ yếu là Al 2O3 và lẫn tạp chất là
SiO2 và Fe2O3. Để làm sạch Al2O3 trong công nghiệp có thể sử dụng các hóa chất
nào dưới đây ?
A. dd NaOH đặc và khí CO2 B. dd NaOH đặc và axit HCl
C. dd NaOH đặc và axit H2SO4 D. cả A,B,C
Câu 2 : Cần thêm bao nhiêu ml dd HCl 1M vào 400 ml dd hỗn hợp
(NaOH 0,5 M và Na[Al(OH)4] 1M để thu được 7,8 g kết tủa?
A. 100 ml hoặc 1300ml B. 100 ml hoặc 1700 ml
C. 300 ml hoặc 1500 ml D. 100 ml hoặc 1500 ml
Câu 3 : Criolit còn được gọi là băng thạch, có công thức phân tử là
Na3AlF6 được thêm vào Al2O3 trong quá trình điện phân Al2O3 nóng chảy, để sản
xuất nhôm vì lý do chính là
A. Làm giảm nhiệt độ nóng chảy của Al 2O3, cho phép điện phân ở nhiệt
độ thấp, giúp tiết kiệm năng lượng
B. Làm tăng độ dẫn điện của Al2O3 nóng chảy
C. Tạo một lớp ngăng cách bảo vệ nhôm nóng chảy khỏi bị oxi hóa

Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2014 - 2015


73
Giáo viên: Trương Thị Hồng Chiên Trường THPT chuyên Lương Văn Tụy

D. Bảo vệ điện cực khỏi bị ăn mòn


Câu 4 : Hiện tượng xảy ra khi cho từ từ dd HCl đến dư vào dd NaAlO2 là
A. Lúc đầu có kết tủa keo trắng, sau đó kết tủa tan hết tạo dd không màu
B. Lúc đầu có kết tủa, sau đó kết tủa bị hòa tan một phần
C. Xuất hiện kết tủa keo trắng và kết tủa k bị hòa tan
D. Lúc đầu có kết tủa, sau đó kết tủa tan hết, tạo thành dd có màu xanh
thẫm
Câu 5 : Chỉ dùng hóa chất nào trong các hóa chất dưới đây để nhận biết
được bốn kim loại : Na, Mg, Al, Ag ?
A. H2O B. dd HCl loãng C. dd NaOH D. dd NH3
Câu 6 : Cho 7,3 gam hỗn hợp (Na, Al có tỉ lệ 2:1 về số mol). Hòa tan hỗn
hợp trên vào 93,2 gam H2O thu được dd X. C% của dd muối tan trong dd X là
A. 8,2% B. 11,74% C. 18,4% D. 11,8%
Câu 7: Cho Na tác dung với 100ml dd AlCl3 thu được 5,6 lít H2 (đktc) và
kết tủa. Lọc kết tủa rồi nung tới khối lượng không đổi thu được 5,1 gam chất rắn.
Nồng độ mol của dd AlCl3 ban đầu là:
A. 0,75M B. 1,5M C. 0,5M C. 1M
Câu 8 : Hòa tan 15,6 gam Al và Al2O3 trong 500 ml dd NaOH 1M thu
được 6,72 lít khí (đktc) và dd X. Thể tích dd HCl 2M tối thiểu cần cho vào dd X
để thu được kết tủa lớn nhất là
A. 0,175 lít B. 0,125 lít C.0,250 lít D. 0,200 lít
Câu 9 : Cho các nhận định sau:
1/ Đồ vật bằng nhôm bền với không khí và nước nhưng không bền với
môi trường kiềm.
2/ Al là kim loại lưỡng tính vừa tác dụng với axit vừa tác dụng với dd
kiềm.
3/ Phèn chua có tác dụng làm trong nước đục vì nó là một muối kép.
4/ Hỗn hợp BaO và Al2O3 có thể tan hoàn toàn trong nước.
5/ Trộn đều 0,27g bột Al với hỗn hợp bột Fe 2O3 và CuO, rồi nhiệt nhôm
(không có không khí) thu được hỗn hợp rắn X. Cho X tan hết vào dd HNO 3 thì
thu được 0,448 lít khí Y (NO, NO2) có tỉ lệ 1:3 về thể tích.
6/ Bột nhôm là thành phần của pháo hoa.
Số nhận định đúng là:
A. 3 B. 5 C. 6 D. 4
Câu 10: Phèn chua không được dùng
A. Để làm trong nước
B. B. Trong công nghiệp nước

Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2014 - 2015


74
Giáo viên: Trương Thị Hồng Chiên Trường THPT chuyên Lương Văn Tụy

C. Làm chất cầm màu trong ngành nhuộm vải


D. Để diệt trùng nước

Đáp án tham khảo

Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Đáp án A C A A B D B C D D

E. Nội dung cần nghiên cứu (thông tin phản hồi).


Câu 1: Nêu vị trí của nhôm trong bảng tuần hoàn. Viết cấu hình electron
và dự đoán tính chất hóa học của nhôm?
- Ô số 13, nhóm IIIA, chu kì 3.
- Cấu hình electron: 1s22s22p63s23p1 hay [Ne]3s23p1
- Dễ nhường cả 3 electron hoá trị nên có tính khử mạnh (< KLK, KLKT),
có số oxi hoá +3 trong các hợp chất. Là nguyên tố p.
(từ “nhôm” trong tiếng Việt có nguồn gốc từ aluminium trong tiếng Pháp. Theo
tiếng Latinh là Alumen hay alum).

Câu 2: Nhôm có những tính chất vật lý nào? So sánh với KLK và KLKT?
Tại sao độ dẫn điện của Al < Cu nhưng thực tế lại dùng Al làm dây dẫn điện
nhiều hơn Cu?
- Màu trắng bạc, tnc = 6600C, khá mềm, dễ kéo sợi, dễ dát mỏng.
- Là kim loại nhẹ (d = 2,7g/cm 3) (thường lấy làm mốc để xét độ nhẹ của
kim loại).
- Mạng tinh thể lập phương tâm diện (tương đối đặc khít), bán kính
nguyên tử tương đối lớn (< Mg), mật độ e trong tinh thể tương đối cao nên Al
dẫn điện tốt và dẫn nhiệt tốt (= 3 lần Fe, = 2/3 lần Cu).
- Độ dẫn điện của Al < Cu nhưng thực tế lại dùng Al làm dây dẫn điện
nhiều hơn Cu vì Al nhẹ: đường dây cao thế rất lớn muốn gánh được phải có các
cột đỡ lớn, Al nhẹ hơn Cu nhiều nên xây dựng cột đỡ không tốn kém bằng Cu;
mặt khác điện năng tiêu hao thấp do điện trở nhỏ hơn Cu; giá thành của Al rẻ
hơn Cu.

Câu 3: Nhôm là kim loại có tính khử mạnh, chỉ sau kim loại kiềm và kim
loại kiềm thổ, nên dễ bị oxi hoá thành ion dương. Những phản ứng hóa học nào
chứng minh? Làm thí nghiệm đun nóng mạnh bột nhôm hoặc lá nhôm mỏng, nêu

Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2014 - 2015


75
Giáo viên: Trương Thị Hồng Chiên Trường THPT chuyên Lương Văn Tụy

hiện tượng, viết PTHH? Giải thích vì sao đồ vật bằng nhôm bền với O 2 (kk), bền
với nước nhưng không bền trong môi trường kiềm?
- Al có 3 electron lớp ngoài cùng (e hoá trị), bán kính nguyên tử tương
đối lớn (< Mg), nên có tính khử mạnh (< KLK, KLKT). Xu hướng trong phản
ứng hóa học :
Al → Al3+ + 3e
- Tác dụng với phi kim: Khi đốt nóng, nhôm tác dụng với nhiều phi kim
như oxi, lưu huỳnh, halogen.
4Al + 3O2 t⃗
0
2Al2O3
2Al + 3S t⃗
0
Al2S3
2Al + 3Cl2 t⃗ 2AlCl3
0

2Al + 3I2 2AlI3


Phản ứng của lá (dây) nhôm với oxi chỉ xảy ra trên bề mặt, do tạo lớp
màng oxit Al2O3 bền mịn bảo vệ nhôm bên trong, vì vậy đồ vật bằng nhôm bền
với oxi không khí,
(Nếu ta đun nóng mạnh bột nhôm hoặc lá nhôm mỏng, thì nó sẽ bốc cháy và
cháy bằng ngọn lửa trắng chói lòa tạo thành nhôm oxit.).
- Tác dụng với axit
a. Khử dễ dàng ion H+ trong dung dịch axit HCl và H2SO4 loãng giải
phóng hidro:
2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3 H2↑
2Al + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3H2↑
b. Dung dịch H2SO4 đặc, nóng:
2Al + 6H2SO4 (đặc) t⃗ Al2(SO4)3 + 3SO2 + 6H2O
0

c. Dung dịch HNO3:


- Nhôm tác dụng với dung dịch HNO 3 tạo thành Al(NO3)3, nước và các
sản phẩm ứng với số oxi hoá thấp hơn của nitơ: NH4NO3; N2; N2O; NO; NO2.
- Sản phẩm tạo thành có thể là một hỗn hợp khí, khi đó ứng với mỗi khí,
viết một phương trình phản ứng. Ví dụ sản phẩm gồm khí N2O và N2:
10Al + 36HNO3 → 10Al(NO3)3 + 3N2↑ + 18H2O
8Al + 30HNO3 → 8Al(NO3)3 + 3N2O↑ + 15H2O
Vì tính khử của Al (cùng với Mg, Zn) mạnh nên khi gặp bài toán Al tác
dụng với HNO3 loãng cần lưu ý sản phẩm khử thường có NH 4NO3 (nếu đề bài
không nói rõ là sản phẩm khử duy nhất!).
8Al + 30HNO3 → 8Al(NO3)3 + 3NH4NO3↑ + 9H2O

Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2014 - 2015


76
Giáo viên: Trương Thị Hồng Chiên Trường THPT chuyên Lương Văn Tụy

Chú ý: Nhôm (cùng với Fe, Cr) bị thụ động hoá bởi dung dịch HNO 3
đặc, nguội hoặc H2SO4 đặc nguội.
- Tác dụng với oxit kim loại ( p/ư nhiệt nhôm): Khử được các cation
kim loại sau Al trong oxit ở nhiệt độ cao:
t0
2Al + Fe2O3 Al2O3 + 2Fe

2Al + Cr2O3 t⃗ Al2O3 + 2Cr


0

Phản ứng tỏa nhiều nhiệt làm nóng chảy kim loại nên gọi là phản ứng
nhiệt nhôm (một trong các phương pháp nhiệt kim, nhiệt luyện). Phản ứng nhiệt
nhôm thường dùng điều chế những kim loại có khó nóng chảy như Cr, Mn, Ni.
Hỗn hợp (Al, Fe2O3) gọi là tecmit, dùng hàn đường ray.
- Tác dụng với nước
- Phá bỏ lớp oxit trên bề mặt Al (hoặc tạo thành hỗn hống Al-Hg thì Al sẽ
phản ứng với nước ở niệt độ thường)
2Al + 6H2O → 2Al(OH)3 + 3H2
- Phản ứng này chỉ xảy ra trên bề mặt của thanh Al do Al(OH) 3 tạo thành
không tan đã ngăn cản phản ứng. Thực tế coi Al không tác dụng với nước!
- Đồ vật bằng nhôm bền với nước (dù ở nhiệt độ cao) vì trên bề mặt của
nhôm được phủ kín một lớp Al2O3 rất mỏng, bền và mịn, không cho nước và khí
thấm qua. Khi lớp màng bảo vệ không còn, Al tác dụng với nước như trên, phản
ứng chỉ xảy ra trong giây lát rồi dừng lại ngay do tạo lớp màng Al(OH)3 bảo vệ.
- Tác dụng với dung dịch kiềm
- Trước hết, lớp bảo vệ Al2O3 bị hoà tan trong dung dịch kiềm:
Al2O3 + 2OH− → 2AlO2−+ H2O (1)
aluminat
Hay Al2O3 + 2OH + 3H2O → 2[Al(OH)4 ]−

tetrahiđroxoaluminat
- Al khử nước:
2Al + 6H2O → 2Al(OH)3 + 3H2 (2)
- Lớp bảo vệ Al(OH)3 bị hoà tan trong dung dịch kiềm
Al(OH)3 + OH− → AlO2− + 2H2O (3)
Hay Al(OH)3 + OH− → [Al(OH)4 ]−
Các phản ứng (2) và (3) xảy ra xen kẽ nhau cho đến khi nhôm hoặc kiềm
hết.
 2Al + 2OH− + 2H2O → 2AlO2− + 3H2
Hay 2Al + 2OH− + 6H2O → 2[Al(OH)4 ]− + 3H2
Vì vậy đồ vật bằng nhôm không bền với môi trường kiềm.

Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2014 - 2015


77
Giáo viên: Trương Thị Hồng Chiên Trường THPT chuyên Lương Văn Tụy

Đây là phản ứng oxi hóa – khử: Vai trò của chất tham gia phản ứng: Al là
chất khử, H2O là chất oxi hóa, kiềm là môi trường (“cởi bỏ lớp áo giáp” bảo vệ
là Al2O3 và Al(OH)3). Vì vậy không được coi Al có tính lưỡng tính
Chú ý: Trong dd tồn tại ion phức [Al(OH)4 ]− (Tetrahiđroxialuminat), khi
cô cạn dd thì ở dạng muối khan AlO 2− (aluminat). Đối với bài tập chỉ liên quan
đến tính lưỡng tính của Al 2O3 và Al(OH)3 thì viết theo cách nào cũng được,
không ảnh hưởng đến kết quả bài toán. Nhưng có một số trường hợp nếu không
dùng đúng công thức theo quy ước trên thì dẫn đến kết quả sai. Vì vậy, nên viết
theo ion phức cho mọi trường hợp.
- Có thể quy đổi: Al(OH)3 = HAlO2.H2O (axit aluminic)
[Al(OH)4 ]− = Al(OH)3.OH− = AlO2−.2H2O
- Tác dụng với dung dịch muối: Al khử được các cation kim loại đứng
sau trong dd muối:
2Al + 3CuSO4 → Al2(SO4)3 + 3Cu
Al + 3AgNO3 → Al(NO3)3 + 3Ag

Câu 4: Trong tự nhiên nhôm tồn tại ở trạng thái đơn chất hay hợp chất?
Những hợp chất phổ biến trong tự nhiên là gì? Hãy nêu những ứng dụng của
nhôm và giải thích dựa vào những tính chất của nhôm.
Trạng thái thiên nhiên
- Nhôm là kim loại phổ biến nhất trong vỏ Trái đất, chiếm 8% (khối
lượng). Nó có trong thành phần của đất sét, fenspat, mica và nhiều khoáng vật
khác.
- Đất sét (Al2O3.2SiO2.2H2O), mica (K2O.Al2O3.6SiO2), boxit
(Al2O3.2H2O), criolit (3NaF.AlF3),...
- Quặng nhôm quan trọng nhất là boxit (chứa 32 – 60 % Al2O3) (có nhiều
ở Bảo Lộc – lâm Đồng). Ngoài ra còn có alunit K2SO4.Al2(SO4)3.2Al2O3.6H2O
và nefelin Na2O.Al2O3.2SiO2. Những quặng này dược dùng để sản xuất nhôm
(trong đó 90% là quặng boxit).
Ứng dụng: Do các tính chất vật lý, cơ học, hóa học của nhôm nên nhôm
có rất nhiều ứng dụng quan trọng. (Công nghiệp sản xuất nhôm là ngành công
nghiệp quan trọng nhất trên Thế giới).
- Nhôm và hợp kim nhôm nhẹ, bền (với không khí, nước) nên được dùng
làm vật liệu chế tạo ô tô, máy bay, tên lửa, tàu vũ trụ.
- Nhôm và hợp kim nhôm có màu trắng sáng, đẹp dùng trong xây dựng
nhà cửa, trang trí nội thất.

Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2014 - 2015


78
Giáo viên: Trương Thị Hồng Chiên Trường THPT chuyên Lương Văn Tụy

- Nhôm đẫn điện, dẫn nhiệt tốt, nhẹ, rẻ tiền hơn Cu nên dùng làm dây dẫn
điện, chế tạo thiết bị trao đổi nhiệt (phần lớn các bộ tản nhiệt cho CPU của các
máy tính hiện đại được sản xuất từ nhôm vì nó dễ dàng trong sản xuất và độ dẫn
nhiệt cao), dụng cụ nhà bếp.
- Nhôm mềm, dễ dát mỏng được dát thành những lá nhôm rất mỏng để gói
thực phẩm (giấy bạc thực ra là Al vì Ag và Al khá giống nhau về màu trắng, tính
ánh kim).
- Hỗn hợp tecmit (Al + FexOy) khi cháy tạo ra nhiệt độ cao (nhiệt tỏa ra từ
phản ứng nhiệt nhôm) dùng hàn đường ray.
- Dùng để điều chế kim loại, đặc biệt là kim loại khó nóng chảy (Cr, Mn,
Ni) bằng phản ứng nhiệt nhôm.
- Nhôm dạng bột thông thường được dùng để tạo màu bạc trong sơn.
- Sự ôxi hóa nhôm tỏa ra nhiều nhiệt, nó sử dụng để làm nguyên liệu rắn
cho tên lửa, nhiệt nhôm và các thành phần của pháo hoa.

Câu 5: Nêu phương pháp sản xuất nhôm? Nêu vai trò của các nguyên liệu
sản xuất nhôm? Nêu các công đoạn sản xuất nhôm? Tại sao công đoạn làm sạch
quặng lại là công đoạn quan trọng nhất trong quá trình sản xuất nhôm?
- Trong công nghiệp, nhôm được sản xuất bằng phương pháp điện phân Al 2O3
nóng chảy. (Sự khử ion Al3+ trong Al2O3 là rất khó khăn, không thể khử được
bằng những chất khử thông thường như C, CO, H2... ).
Nguyên liệu:
- Quặng boxit Al2O3.2H2O có lẫn tạp chất là Fe2O3 và SiO2.
- Dd NaOH đặc và khí CO2 để làm sạch quặng.
- Chất chảy criolit Na3AlF6: để làm giảm nhiệt độ nóng chảy của Al 2O3 từ
2050 C xuống còn 9000C, tiết kiệm điện năng và tăng độ dẫn điện của Al 2O3
0

(bản thân Al2O3 không dẫn điện, và có nhiệt độ nóng chảy rất cao); mặt khác tạo
hỗn hợp điện li có khối lượng riêng nhỏ hơn nhôm, nổi lên trên và ngăn cản
nhôm nóng chảy không bị oxi hóa trong không khí.
Một lượng lớn than chì (ở dạng tấm) để làm hai điện cực trong thùng điện
phân.
- Một nguồn điện năng dồi dào (để sản xuất được 1 tấn Al cần tiêu thụ khoảng
15 000 kw/h điện).
Điện phân nhôm oxit nóng chảy
 Làm sạch quặng: Loại bỏ tạp chất bằng phương pháp hoá học thu
Al2O3 gần như nguyên chất. Người ta làm sạch nguyên liệu theo trình tự sau:

Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2014 - 2015


79
Giáo viên: Trương Thị Hồng Chiên Trường THPT chuyên Lương Văn Tụy

- Quặng boxit được nghiền nhỏ rồi được nấu trong dung dịch xút đặc ở
khoảng 180oC. Loại bỏ được tạp chất không tan là Fe 2O3, được dung dịch hỗn
hợp hai muối là natri aluminat và natri silicat:
Al2O3 + 2NaOH → 2NaAlO2 + H2O
SiO2 + 2NaOH → Na2SiO3 + H2O
Sục CO2 vào dung dịch, Al(OH)3 tách ra:
NaAlO2 + CO 2 + 2H2O → Al(OH)3↓ + NaHCO3
Lọc và nung kết tủa Al(OH)3 ở nhiệt độ cao (> 900oC) ta được Al2O3 khan.
- Giai đoạn làm sạch quặng lại là giai đoạn quan trọng nhất trong quá trình
sản xuất nhôm vì nếu không làm sạch, nhôm thu được không nguyên chất khi sử
dụng dễ bị ăn mòn điện hóa, giảm độ bền của vật liệu.

 Chuẩn bị chất điện li nóng chảy: Hoà tan Al2O3 trong criolit
(3NaF.AlF3 hay Na3AlF6) nóng chảy.

 Quá trình điện phân


- Thùng điện phân có cực âm (catot) là tấm than chì ở đáy thùng. Cực
dương (anot) là những khối than chì có thể chuyển động theo phương thẳng
đứng.
o

Al2O3  2Al3+ + 3O2−


t

K (-) Al2O3 (noùng chaûy) A (+)


3+
Al O2-
Al3+ + 3e Al 2O2- O2 + 4e
ñpnc
Phöông trình ñieän phaân:2Al2O3 4Al + 3O2
Các phản ứng phụ xảy ra trên điện cực: khí oxi ở nhiệt độ cao đã đốt cháy
dương cực là cacbon, sinh ra hỗn hợp khí là CO và CO2 theo các phương trình:
C + O2 → CO2
2C + O2 → 2CO
 Do vậy trong quá trình điện phân phải hạ thấp dần dần cực dương.

Câu 6: Sử dụng đồ dùng bằng nhôm có ảnh hưởng gì đến sức khỏe
không?
- Nhôm là kim loại có hại cho cơ thể nhất là đối với người già. Bệnh lú lẫn
và các bệnh khác của người già, ngoài nguyên nhân do cơ thể bị lão hóa còn có
thể do sự đầu độc vô tình của các đồ nấu ăn, đồ đựng bằng nhôm. Tế bào thần
kinh trong não người già mắc bệnh não có chứa rất nhiều ion nhôm Al 3+, nếu

Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2014 - 2015


80
Giáo viên: Trương Thị Hồng Chiên Trường THPT chuyên Lương Văn Tụy

dùng đồ nhôm trong một thời gian dài sẽ làm tăng cơ hội ion nhôm xâm nhập
vào cơ thể, làm nguy cơ đến toàn bộ hệ thống thần kinh não.
- Sử dụng đồ nhôm phải biết cách bảo quản, không nên đựng thức ăn bằng
các đồ nhôm hoặc không nên ăn thức ăn để trong đồ nhôm qua đêm, không nên
dùng đồ nhôm để đựng rau trộn trứng gà và giấm,...

Câu 7: Giải thích hiện tượng : “ Một nồi nhôm mới mua về sáng lấp lánh
bạc, chỉ cần dùng nấu nước sôi, bên trong nồi nhôm, chỗ có nước biến thành
màu xám đen ?”
- Giải thích : Mới xem thì có vẻ lạ vì nồi nhôm mới, ngoài nước ra thì
không tiếp xúc với gì khác, chẳng lẽ nước lại làm cho nồi đen?
- Bình thường trông bên ngoài nước không có vấn đề gì, thực tế trong
nước có hòa tan nhiều nhất, thường gặp nhất là muối canxi, magie và sắt. Các
nguồn nước có thể chứa lượng muối sắt ít nhiều khác nhau, loại nước chứa nhiều
sắt “là thủ phạm” làm cho nồi nhôm có màu đen.
- Vì nhôm có tính khử mạnh hơn sắt nên nhôm sẽ đẩy sắt ra khỏi muối của
nó và thay thế ion sắt, còn ion sắt bị khử thành Fe sẽ bám vào bề mặt nhôm, nồi
nhôm sẽ bị đen. (Hiện tượng trên chỉ xảy ra khi có đủ 3 điều kiện : Lượng muối
sắt trong nước phải đủ lớn; Thời gian đun sôi phải đủ lâu; Nồi nhôm phải là nồi
mới.).

Câu 8: Nêu tính chất vật lý, tính chất hóa học và ứng dụng của nhôm
oxit? Giải thích vì sao Al2O3 rất bền và có nhiệt độ nóng chảy rất cao (>
20500C)?
 Tính chất vật lí: Nhôm oxit (còn có tên gọi là alumina trong cộng đồng
các ngành khai khoáng, gốm sứ và khoa học vật liệu), là chất rắn, màu trắng,
không tan trong nước và không tác dụng với nước, tnc > 20500C.
 Tính chất hoá học: Là oxit lưỡng tính.
* Tác dụng với dung dịch axit
Al2O3 + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2O
Al2O3 + 6H+ → 2Al3+ + 3H2O
* Tác dụng với dung dịch kiềm
Al2O3 + 2NaOH → 2NaAlO2 + H2O
Al2O3 + 2OH → 2AlO2 + H2O
Hay Al2O3 + 2OH + 3H2O→ 2[Al(OH)4 ]
 Ứng dụng: Nhôm oxit tồn tại dưới dạng ngậm nước và dạng khan.

Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2014 - 2015


81
Giáo viên: Trương Thị Hồng Chiên Trường THPT chuyên Lương Văn Tụy

 Dạng ngậm nước là thành phần chủ yếu của quặng boxit (Al 2O3.2H2O)
dùng để sản xuất nhôm.
 Dạng oxit khan, có cấu tạo tinh thể đá quý, hay gặp là:
- Corinđon: Dạng tinh thể trong suốt, không màu, rất rắn, được dùng để
chế tạo đá mài, giấy nhám, chế tạo chân kính đồng hồ, trang sức,...
- Trong tinh thể Al2O3, nếu một số ion Al3+ được thay bằng ion Cr3+ là
hồng ngọc dùng làm đồ trang sức, chân kính đồng hồ, dùng trong kĩ thuật laze.
- Tinh thể Al2O3 có lẫn tạp chất Fe2+, Fe3+ và Ti4+ là saphia dùng làm đồ
trang sức.
- Bột nhôm oxit dùng trong công nghiệp sản xuất chất xúc tác cho tổng
hợp hữu cơ.
- Ôxit nhôm là lớp bảo vệ cho nhôm kim loại chống lại tác động ăn mòn
của không khí. Nhôm kim loại là một chất hoạt động hóa học mạnh với ôxy trong
không khí và nó nhanh chóng tạo ra một lớp mỏng ôxit nhôm trên bề mặt. Lớp
ôxit nhôm này rất vững chắc, không cho không khí thẩm thấu qua và nhôm
không bị oxi hóa tiếp. Độ dày và các thuộc tính của lớp ôxit này có thể được tăng
cường bằng quá trình gọi là anot hóa. Một loạt các hợp kim, chẳng hạn như đồng
thau - nhôm, khai thác thuộc tính này bằng cách cho thêm một lượng nhỏ nhôm
vào hợp kim của đồng và thiếc để tăng tính chống ăn mòn.
 Tính bền: Cation Al3+ có điện tích lớn(3+) và bán kính ion nhỏ
(0,048 nm) bằng 1/2 bán kính cation Na + hoặc 2/3 bán kính cation Mg 2+ nên lực
hút giữa cation Al3+ và anion O2- rất mạnh, tạo ra liên kết rất bền vững. Do cấu
trúc này mà Al2O3 bền, có nhiệt độ nóng chảy rất cao (>2050 0C) và khó bị khử
thành kim loại Al (phải điện phân nóng chảy).

Câu 9: Viết PTHH chứng minh nhôm hiđroxxit là chất lưỡng tính? Có thể
điều chế Al(OH)3 bằng những cách nào? Từ những nguyên liệu nào? Viết PTHH
minh họa?
 Tính chất vật lí: Chất rắn, màu trắng, kết tủa ở dạng keo.
 Tính chất hoá học:
- Là hiđroxit lưỡng tính.
Tác dụng với dung dịch axit
Al(OH)3 + 3HCl → AlCl3 + 3H2O
Al(OH)3 + 3H+ → Al3+ + 3H2O
Tác dụng với dung dịch kiềm
Al(OH)3 + OH → [Al(OH)4 ]

Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2014 - 2015


82
Giáo viên: Trương Thị Hồng Chiên Trường THPT chuyên Lương Văn Tụy

Chú ý: Al(OH)3 không tan được trong các dung dịch bazơ yếu như NH 3,
(CO2/H2O), Na2CO3 , ...
- Tính không bền với nhiệt: 2Al(OH)3 t⃗ Al2O3 + 3H2O
0

 Điều chế:
* Từ dung dịch muối Al3+ như AlCl3, Al(NO3)3, Al2(SO4)3:
- Tác dụng với dung dịch bazơ yếu (dung dịch NH 3, dung dịch Na2CO3,
Na2S...):
AlCl3 + 3NH3 + 3H2O → Al(OH)3↓ + 3NH4Cl
Al(OH)3 tạo thành không tan khi cho NH3 dư.
2AlCl3 + 3Na2CO3 + 3H2O → 2Al(OH)3↓ + 6NaCl + 3CO2
2AlCl3 + 3Na2S + 6H2O → 2Al(OH)3↓ + 6NaCl + 3H2S
- Tác dụng với dung dịch bazơ mạnh, vừa đủ (dung dịch NaOH,
Ba(OH)2...):
Al3+ + 3OH → Al(OH)3↓
Al(OH)3 tạo thành tan dần khi cho kiềm dư:
Al(OH)3 + OH → [Al(OH)4 ]
Tổng quát: Al3+ + 4OH → [Al(OH)4 ]
* Từ dung dịch muối aluminat (NaAlO2 , Ba(AlO2)2...):
- Tác dụng với dung dịch axit yếu (khí CO2, dung dịch NH4Cl, dung dịch
AlCl3... ):
NaAlO2 + CO 2 + 2H2O → Al(OH)3↓ + NaHCO3
Hay [Al(OH)4 ] + CO 2 → Al(OH)3↓
(Al(OH)3 tạo thành không tan khi sục khí CO2 dư).
NaAlO2 + NH4Cl + H2O → Al(OH)3↓ + NaCl + NH3
Hay [Al(OH)4 ] + NH4+ → Al(OH)3↓ + NH3
3NaAlO2 + AlCl3 + 3H2O → 4Al(OH)3↓ + 3NaCl
Hay 3[Al(OH)4 ] + Al3+ → 4Al(OH)3↓
- Tác dụng với dung dịch axit mạnh, vừa đủ (dung dịch HCl...) :
NaAlO2 + HCl + H2O → Al(OH)3↓ + NaCl
Hay [Al(OH)4 ] + H+ → Al(OH)3↓ + H2O
Al(OH)3 tạo thành tan dần khi cho axit dư:
Al(OH)3 + 3H+ → Al3+ + 3H2O
Tổng quát:
NaAlO2 + 4HCl → AlCl3 + NaCl + 2H2O
Hay [Al(OH)4 ] + 4H+ → Al3+ + 4H2O
* Từ phản ứng thủy phân nhôm cacbua:

Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2014 - 2015


83
Giáo viên: Trương Thị Hồng Chiên Trường THPT chuyên Lương Văn Tụy

Al4C3 + 12H2O → 4Al(OH)3↓ + 3CH4

Câu 10: Giải thích vì sao các muối nhôm khi tan trong nước tạo môi
trường axit? Phèn nhôm là gì? Phèn chua là gì? Nêu các ứng dụng của phèn
chua? Tại sao khi đánh phèn chua vào nước thì nước lại trở nên trong?
- Hầu hết các muối nhôm đều tan trong nước và tạo ra dung dịch có môi
trường axit yếu làm chuyển quỳ tím thành màu hồng:
[Al(H2O)]3+ + H2O [Al(OH)]2+ + H3O+ (thủy phân nấc 1)
Hay viết đơn giản là: Al3+ + H2O [Al(OH)]2+ + H+
- Một số muối nhôm ít tan là: AlF3 , AlPO4 ...
- Muối nhôm sunfat có khả năng tạo phèn: M 2SO4.Al2(SO4)3.24H2O hay
MAl(SO4)2.12H2O (M+ là Na+; Li+, K+, NH4+). Phèn nhôm là hóa chất keo tụ,
tham gia vào quá trình keo tụ nhằm làm kết dính các hạt keo lơ lửng trong nước
thành các hạt cặn lớn hơn có thể loại bỏ được tại các bể lắng. Vì vậy, phèn nhôm
được dùng rộng rãi trong xử lý nước, như xử lý nước giếng khoan, xử lý nước
mặt, nước bể bơi, nước thải; xử lý nước đục cho nuôi trồng thủy sản.
- Công thức của phèn chua là K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O hay
KAl(SO4)2.12H2O. Phèn chua được dùng trong ngành thuộc da, công nghiệp
giấy, chất cầm màu trong công nghiệp nhuộm vải, chất làm trong nước, điều trị
nước ăn chân, hôi nách, sâu răng,...
- Khi đánh phèn chua vào nước thì nước lại trở nên trong vì: Công thức hóa
học của phèn chua là muối sunfat kép của nhôm và kali ở dạng tinh thể ngậm 24
phân tử nước : K2SO4.Al(SO4)3.24H2O. Do khi đánh phèn trong nước, phèn tan
ra thành cation Al3+, ion này bị thủy phân 3 nấc, tạo kết tủa Al(OH)3 theo PTHH:
Al3+ + 3H2O 4Al(OH)3↓ + 3H+
Chính kết tủa keo này đã dính kết các hạt đất, bẩn nhỏ lơ lửng trong nước
đục thành các hạt đất, bẩn to hơn, nặng và chìm xuống làm nước trong. Nên
trong dân gian có câu :
“Anh đừng bắc bậc làm cao
Phèn chua em đánh nước nào cũng trong”
Phèn chua rất có ích cho việc xử lí nước đục ở các vùng lũ để có nước
trong dùng cho tắm, giặt. Vì cục phèn chua trong và sáng cho nên đông y còn gọi
là minh phàn (minh là trong trắng, phàn là phèn).

Câu 11: Nêu phương pháp nhận biết cation Al3+ trong dd?
- Cho từ từ dung dịch NaOH (dd kiềm mạnh) vào dung dịch thí nghiệm, nếu thấy
kết tủa keo, trắng xuất hiện rồi tan trong NaOH dư thì chứng tỏ có ion Al3+.

Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2014 - 2015


84
Giáo viên: Trương Thị Hồng Chiên Trường THPT chuyên Lương Văn Tụy

Al3+ + 3OH → Al(OH)3


Al(OH)3 + OH (dư) → [Al(OH)4 ]

F. Bài tự kiểm tra sau khi nghiên cứu thông tin phản hồi.
(Bài kiểm tra vòng 2)

ĐỀ KIỂM TRA TỰ ĐÁNH GIÁ KIẾN THỨC


Bài 27: NHÔM VÀ HỢP CHẤT CỦA NHÔM
(Thời gian làm bài: 15 phút)
Họ và tên:......................................................................
Lớp: 12..........................................................................
Đề bài:
Em hãy lựa chọn phương án đúng và điền vào bảng sau:
Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Đáp án

Câu 1: Cho các dung dịch AlCl3, NaCl, NaAlO2, HCl. Dùng một hoá chất
trong số các hoá chất sau: Na2CO3, NaCl, NaOH, quì tím, dung dịch NH3,
NaNO3 thì số hoá chất có thể phân biệt được 4 dung dịch trên là:
A. 3 B. 4 C. 5 D. 6
Câu 2: Có 2 TN :
- Cho dd chứa a mol NaOH vào dd chứa b mol AlCl 3 thu được 31,2 g kết
tủa.
- Cho dd chứa 2a mol NaOH vào dd chứa b mol AlCl 3 thu được 23,4 g kết
tủa.
Giá trị của a, b lần lượt là:
A. 1,2 và 0,125 B. 1,2 và 0,3
B. C. 1,2 và 0,675 D. A hoặc C
Câu 3 : Cho các nhận định sau:
1/ Khi sản xuất Al người ta cho thêm criolit Na 3AlF6 vào để tăng độ sáng
đẹp và độ bền của nhôm kim loại.
2/ Nhôm là kim loại phổ biến nhất trong vỏ Trái đất.
3/ Hòa tan hoàn toàn 12,42 g Al trong dd HNO 3 loãng, dư thu được dd X
và 1,344 lít hỗn hợp khí Y (đktc) gồm N2, N2O. Tỉ khối của Y so với H2 là 18.
Nếu cô cạn dd X được 103,68 g rắn.
4/ Al là kim loại nhẹ nhưng nặng hơn Mg vì nguyên tử có số e ngoài cùng
nhiều hơn số e ngoài cùng của nguyên tử Mg.

Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2014 - 2015


85
Giáo viên: Trương Thị Hồng Chiên Trường THPT chuyên Lương Văn Tụy

5/ Các ion Al3+, Mg2+, Na+ có cùng số lớp e nên có bán kính bằng nhau.
Số nhận định sai là:
A. 1 B. 2 C. 3 D.4
Câu 4: Hòa tan hoàn toàn 30 g hỗn hợp X gồm Mg, Al, Zn trong dd
HNO3. Sau phản ứng hoàn toàn thu được dd Y và hỗn hợp (0,1 mol NO và 0,1
mol NO2). Cô cạn dd Y được 127 g hỗn hợp muối. Vậy số mol HNO 3 đã bị khử
là: A, 0,3 B, 0,35 B. 0,6 D. 0,45
Câu 5: Để điều chế Al người ta điện phân Al 2O3 nóng chảy mà không
điện phân AlCl3 nóng chảy là do
A. AlCl3 nóng chảy ở nhiệt độ cao hơn Al2O3
B. AlCl3 là hợp chất cộng hóa trị nên không nóng chảy mà thăng hoa
C. Điện phân AlCl3 tạo ra Cl2 rất độc
D. Điện phân Al2O3 cho ra Al tinh khiết hơn
Câu 6: Nhỏ từ từ cho đến dư dd NaOH vào dung dịch AlCl 3. Hiện tượng
xảy ra là:
A. Có kết tủa keo trắng, sau đó kết tủa tan.
B. Chỉ có kết tủa keo trắng.
C. Có kết tủa keo trắng và có khí bay lên.
D. Không có kết tủa, có khí bay lên
Câu 7: Đốt một lượng nhôm (Al) trong 6,72 lít O 2. Chất rắn thu được sau
phản ứng cho hoà tan hoàn toàn vào dung dịch HCl thấy bay ra 6,72 lít H 2 (các
thể tích khí đo ở đktc). Khối lượng nhôm đã dùng là:
A. 8,1g B. 16,2g. C. 18,4g. D. 24,3g.
Câu 8: Xác định phát biểu không đúng về quá trình điện phân sản xuất Al
dưới đây?
A. Cần tinh chế quặng boxit (Al 2O3. 2H2O) do còn lẫn tạp chất là Fe 2O3
và SiO2
B. Từ 1 tấn boxit (chứa 60% Al 2O3) có thể điều chế được gần 0,318 tấn
Al với hiệu suất 100%
C. Sản xuất 2,7 tấn Al tiêu hao 18 tấn C làm anot, nếu các quá trình là
hoàn toàn và sản phẩm oxi hóa chỉ là CO2
D. Criolit được sử dụng để hạ nhiệt độ nóng chảy, tăng độ dẫn điện và
ngăn cản Al bị oxi hóa bởi không khí
Câu 9: Một dung dịch chứa x mol KAlO2 tác dụng với dung dịch chứa y
mol HCl. Điều kiện để sau phản ứng thu được lượng kết tủa lớn nhất là:
A. x > y B. x < y Cx=y D. x < 2y

Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2014 - 2015


86
Giáo viên: Trương Thị Hồng Chiên Trường THPT chuyên Lương Văn Tụy

Câu 10: Điện phân có màng ngăn 500 ml dung dịch chứa hỗn hợp gồm
CuCl2 0,1M và NaCl 0,5M (điện cực trơ, hiệu suất điện phân 100%) với cường
độ dòng điện 5A trong 3860 giây. Dung dịch thu được sau điện phân có khả
năng hoà tan m gam Al. Giá trị lớn nhất của m là:
A. 4,05 g B. 5,40 g C. 1,35 g D. 2,70 g
Đáp án tham khảo
Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Đáp án B C D B B A A C C D

**************************
Phần 2: BÀI KIỂM TRA HẾT CHƯƠNG
(sau khi đã nghiên cứu thông tin phản hồi)
MA TRẬN
ĐỀ KIỂM TRA TỰ ĐÁNH GIÁ KIẾN THỨC
Chương 6: KIM LOẠI KIỀM, KIM LOẠI KIỀM THỔ, NHÔM
Vận dụng, nâng
biết hiểu
cao
Lý thuyết Bài toán Lý thuyết Bài Lý Bài
toán thuyết toán
2 1 1 1
Kim loại kiềm
0,8 0,4 0,4 0,4
Kim loại kiềm thổ 1 2 1 1

0,4 0,8 0,4 0,4


Nhôm 2 1 2

0,8 0,4 0,8


Tổng hợp 2 1 2 2 1 2

0,8 0,4 0.8 0,8 0,4 0,8


5 3 6 6 1 4
Tổng câu và điểm
3,2 4,8 2,0

ĐỀ KIỂM TRA TỰ ĐÁNH GIÁ KIẾN THỨC


Chương 6: KIM LOẠI KIỀM, KIM LOẠI KIỀM THỔ, NHÔM

Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2014 - 2015


87
Giáo viên: Trương Thị Hồng Chiên Trường THPT chuyên Lương Văn Tụy

(Thời gian làm bài: 45 phút)


Họ và tên:......................................................................
Lớp: 12..........................................................................
Đề bài:
Em hãy lựa chọn phương án đúng và điền vào bảng sau:
Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13
Đáp án
Câu 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25
Đáp án
Câu 1 : X, Y, Z là các hợp chất vô cơ của một kim loại, khi đốt nóng ở
nhiệt độ cao đều cho ngọn lửa màu vàng. X tác dụng với Y thành Z. Nung nóng
Y ở nhiệt độ cao thu được Z, hơi nước và khí E. Biết E là hợp chất của cacbon, E
tác dụng với X cho Y hoặc Z. X, Y, Z, E lần lượt là các chất nào dưới đây ?
A. NaOH, Na2CO3, NaHCO3, CO2 B. NaOH, NaHCO3, Na2CO3,CO2
C. KOH, KHCO3, CO2 , K2CO3 D. NaOH, Na2CO3, CO2, NaHCO3
Câu 2: Để điều chế Al người ta điện phân Al 2O3 nóng chảy mà không
điện phân AlCl3 nóng chảy là do
A. AlCl3 nóng chảy ở nhiệt độ cao hơn Al2O3
B. AlCl3 là hợp chất cộng hóa trị nên không nóng chảy mà thăng hoa
C. Điện phân AlCl3 tạo ra Cl2 rất độc
D. Điện phân Al2O3 cho ra Al tinh khiết hơn
Câu 3 : Điện phân 1 lít dd NaCl (dư) với điện cực trơ, màng ngăn xốp tới
khi dd thu được có pH = 12 (coi lượng Cl 2 tan và tác dụng với H2O không đáng
kể, thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể ), thì thể tích khí thoát ra ở anot
(đktc) là bao nhiêu?
A. 1,12 lít B. 0,224 lít C. 0,112 lít D.0,336 lít
Câu 4: Có các chất bột: CaO, MgO, Al 2O3. Chỉ dùng thêm một chất nào
trong số các chất cho dưới đây để nhận biết?
A. Nước B. Axit clohiđric
C. Axit sunfuric loãng D. Dung dịch NaOH
Câu 5: Cho hỗn hợp gồm BaO, FeO, Al 2O3 có tỷ lệ mol 1:2:1 vào nước
dư được chất rắn X, dẫn H2 dư đi qua X ở nhiệt độ cao được chất rắn Y. Y chứa:
A. Fe B. Al và Fe C. Fe và Al2O3 D. FeO
Câu 6: Cho dd NaOH 0,3M vào 200 ml dd Al 2(SO4)3 0,2M thu được kết
tủa. Lọc kết tủa nung đến khối lượng không đổi được 1,02 gam chất rắn. Thể
tích dd NaOH đã dùng là:
A. 0,2 lít hoặc 0,12 lít B. 0,2 lít hoặc 0,8 lít

Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2014 - 2015


88
Giáo viên: Trương Thị Hồng Chiên Trường THPT chuyên Lương Văn Tụy

C. 0,2 lít hoặc 0,9 lít D. 0,2 lít hoặc 1,0 lít
Câu 7: Trộn 5,4 gam bột Al với 17,4 gam bột Fe3O4 rồi tiến hành phản
ứng nhiệt nhôm. Giả sử chỉ xảy ra phản ứng khử Fe 3O4 thành Fe. Hòa tan hoàn
toàn hỗn hợp chất rắn sau phản ứng bằng dd H2SO4 loãng thì thu được 5,376 lít
khí H2 (đktc). Hiệu suất của phản ứng nhiệt nhôm là
A. 12,5% B. 60% C.20% D.80%
Câu 8: Điều nào sau đây không đúng với Canxi
A. Nguyên tử Ca bị oxi hóa khi Ca tác dụng với nước
B. Ion Ca2+ bị khử khi điện phân CaCl2 nóng chảy
C. Ion Ca2+ không thay đổi khi Ca(OH)2 tác dụng với HCl
D. Nguyên tử Ca bị khử khi Ca tác dụng với H2
Câu 9 : Hòa tan hoàn toàn 13,92 gam hỗn hợp 2 kim loại kiềm thuộc 2
chu kì liên tiếp vào nước thu được 5,9136 lít H 2 ở 27,3 độ C, 1atm. Hai kim loại
đó là
A. Li, Na B. Na, K C. K, Rb D. Rb, Cs
Câu 10: Có bao nhiêu nguyên tố hóa học mà nguyên tử của nó có electron
cuối cùng điền vào phân lớp 4s ?
A. 2. B. 1. C. 9. D. 12.
Câu 11 : Đốt cháy hoàn toàn 3,42 gam hỗn hợp (axit acrylic, vinyl axetat,
metyl acrylat, axit oleic) thu được 18 gam kết tủa và dd X. Khối lượng X so với
dd Ca(OH)2 ban đầu đã thay đổi như thế nào ?
A. Giảm 7,74 g B. Tăng 7,92 g
B. C. Tăng 2,7 g D. Giảm 7,38 g
Câu 12: Câu nào sau đây về nước cứng là không đúng ?
A. Nước cứng toàn phần có chứa đồng thời anion HCO3− và SO42− hoặc
Cl−
B. Nước có chứa nhiều Ca2+ ; Mg2+
C. Nước không chứa hoặc chứa rất ít ion Ca2+, Mg2+ là nước mềm.
D. Nước cứng có chứa 1 trong 2 hoặc cả 2 ion Cl− và SO42− là nước cứng
tạm thời.
Câu 13: Cho 300 ml dung dịch Ba(OH)2 0,1M vào 250 ml dung dịch
Al2(SO4)3 x(M) thu được 8,55 gam kết tủa. Thêm tiếp 400 ml dung dịch Ba(OH)2
0,1M vào hỗn hợp phản ứng thì lượng kết tủa thu được là 18,8475 gam. Giá trị của
x là
A. 0,06. B. 0,09. C. 0,12. D. 0,1.
Câu 14 : Cho một mẩu Na vào 500 ml dd HCl 1M, kết thúc thí nghiệm
thu được 4,48 lít khí ở (đktc). Lượng Na đã dùng là

Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2014 - 2015


89
Giáo viên: Trương Thị Hồng Chiên Trường THPT chuyên Lương Văn Tụy

A. 4,6 gam B.0,46 gam C.0,92 gam D.9,2 gam


Câu 15: Cho m gam Mg vào dung dịch chứa 0,12 mol FeCl 3. Sau khi
phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 3,36 gam chất rắn. Giá trị của m là:
A. 2,88 g B. 2,16 g C. 4,32 g D. 5,04 g
Câu 16: Cho các sơ đồ phản ứng sau
- X1 + X2 → X4 + H2
- X3 + X4 → CaCO3 + NaOH
- X3 + X5 + X2 → Fe(OH)3 + NaCl + CO2
Các chất thích hợp với X3, X4, X5 lần lượt là
A. Ca(OH)2, NaHCO3, FeCl3
B. Na2CO3, Ca(OH)2, FeCl2
C. Na2CO3, Ca(OH)2, FeCl3
D. Ca(OH)2, NaHCO3, FeCl2
Câu 17: Cho 18,3 gam hỗn hợp X gồm Na và Ba vào nước thu được dung
dịch Y và 4,48 lít H2 (đktc). Xác định thể tích CO2 (đktc) cho vào dung dịch Y
để thu được kết tủa cực đại?
A. 1,12 lít ≤ V ≤ 6,72 lít B. 2,24 lít ≤ V ≤ 6,72 lít
C. 2,24 lít ≤ V ≤ 4,48 lít D. 4,48 lít ≤ V ≤ 6,72 lít
Câu 18: Cho 672 ml khí clo (đktc) đi qua 200 ml dung dịch KOH a mol/l
0
ở 100 C. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch X có pH = 13.
Lượng chất rắn thu được khi cô cạn dung dịch X là:
A. 1,97 g B. 3,09 g C. 6,07 g D. 4,95 g
Câu 19: Cho các kim loại Li, K, Al, Fe, Ba. Số kim loại tan được trong
dung dịch FeCl3 ở điều kiện thường?
A. 5 B. 4 C. 3 D. 2

Câu 20. Cho hỗn hợp ở dạng bột gồm Al và Fe vào 100 ml dung dịch
CuSO4 0,75 M, khuấy kĩ hỗn hợp để phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 9 gam
chất rắn A gồm hai kim loại. Để hoà tan hoàn toàn chất rắn A thì cần ít nhất bao
nhiêu lít dung dịch HNO3 1M (biết phản ứng tạo ra sản phẩm khử NO duy nhất)?
A. 0,6 lit B. 0,5 lit C. 0,4 lít D. 0,3 lit
+5 -3
Câu 21: Kim loại nhôm khử N của HNO3 thành N . Số phân tử HNO3
đã không bị khử trong phản ứng khi cân bằng là:
A. 24 B. 27 C. 8 D. 36

Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2014 - 2015


90
Giáo viên: Trương Thị Hồng Chiên Trường THPT chuyên Lương Văn Tụy

Câu 22: Hòa tan hỗn hợp gồm: K2O, BaO, Al2O3, Fe3O4 vào nước (dư),
thu được dung dịch X và chất rắn Y. Sục khí CO 2 đến dư vào dung dịch X, sau
khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được kết tủa :
A.Fe(OH)3 B.Al(OH)3 C.K2CO3 D.BaCO3
Câu 23: Trong quá trình sản xuất Al từ quặng boxit, người ta hòa tan
Al2O3 trong criolit nóng chảy nhằm:
(1) tiết kiệm năng lượng;
(2) giúp loại các tạp chất thường lẫn trong quặng boxit là Fe2O3 và SiO2
(3) giảm bớt sự tiêu hao cực dương ( cacbon) do bị oxi sinh ra oxi hóa
(4) tạo hỗn hợp có tác dụng bảo vệ Al nóng chảy không bị oxi hóa trong
không khí
(5) tạo được chất lỏng có tính dẫn điện tốt hơn Al2O3
Các ý đúng là:
A. (1), (2), (5) B. (1), (3), (5) C. (1), (4), (5) D. (3), (4), (5)
Câu 24: Cho dung dịch NaOH dư vào 100 ml dung dịch chứa đồng thời
Ba(HCO3)2 0,5 M và BaCl2 0,4 M thì thu được bao nhiêu gam kết tủa?
A. 17,73 g B. 29,55 g C. 23,64 g D. 19,7 g
Câu 25: Để hoà tan hết một mẫu Al trong dung dịch axit HCl ở 25 0C cần
36 phút. Cũng mẫu Al đó tan hết trong dung dịch axit nói trên ở 45 0C trong 4
phút. Hỏi để hoà tan hết mẫu Al đó trong dung dịch axit nói trên ở 60 0C thì cần
thời gian bao nhiêu giây?
A. 45,465 giây B. 56,342 giây
C. 46,188 giây D. 38,541 giây.

Đáp án tham khảo

Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13
Đáp án B B C A A D D D B A D D B
Câu 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25
Đáp án D A C C C A C B B C A C

********************************

Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2014 - 2015


91
Giáo viên: Trương Thị Hồng Chiên Trường THPT chuyên Lương Văn Tụy

PHẦN 3: TÀI LIỆU TỰ HỌC CÓ HƯỚNG DẪN


VỚI NỘI DUNG BÀI TẬP
Phần 3.1. CÁC DẠNG BÀI TẬP LÝ THUYẾT.
Ở phần bài tập lý thuyết được chia thành 2 dạng chính:
Dạng 1: Chuỗi phản ứng, sơ đồ chuyển hóa; Giải thích và chứng minh
hiện tượng; Bài tập điều chế các chất.
Dạng 2: Nhận biết, tách chất.
A. TỰ LUẬN LÝ THUYẾT
Dạng 1: Chuỗi phản ứng, sơ đồ chuyển hóa; Giải thích và chứng minh
hiện tượng; Bài tập điều chế các chất.
Câu 1: Hoàn thành PTHH của các phản ứng xảy ra theo sơ đồ sau đây:
CaO Ca(OH)2 CaCl2
CaCO3 CaCO3 CaCO3 CaCO3
CO2 KHCO3 K2CO3
(Thay CaCO3 bằng các hợp chất của KLK và KLKT khác để hoàn thành sơ đồ
tương tự).
Câu 2: Hoàn thành chuỗi phản ứng sau (mỗi mũi tên là một phản ứng).
Cho biết B là khí dùng để nạp cho các bình chữa lửa (dập tắt lửa). A là khoáng
sản thường dùng để sản xuất vôi sống.
A
t0
E F
B
NaOH
C HCl
D
Câu 3: Viết PTHH của các phản ứng thực hiện dãy chuyển đổi sau:
(1) (2) (3) (4) (5) (6)
Al AlCl3 Al(OH)3 NaAlO2 Al(OH)3 Al2 O3 Al
Câu 4: Hoàn thành sơ đồ phản ứng:
a/ Al2O3  Al  NaAlO2  Al(OH)3  AlCl3  Al(OH)3  Al2O3
b/CaC2  Ca(OH)2  CaOCl2  CaCl2  Ca(OH)2  Ca(NO3)2  Ca(NO2)2.

Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2014 - 2015


92
Giáo viên: Trương Thị Hồng Chiên Trường THPT chuyên Lương Văn Tụy

c/ Ba  BaO Ba(OH)2 BaCl2 Ba(OH)2BaCO3Ba(HCO3)2 CaCO3


(Thay Ba bằng các KLK và KLKT khác để hoàn thành sơ đồ tương tự ý c/)
Câu 5: Cho M là một kim loại. Viết các PTHH hoàn thành dãy biến hóa
sau:
+ HCl B + X+ Z

M to ®pnc
D E M
+ NaOH+Z C +Y + Z

Câu 6: Viết công thức phân tử của các chất ứng với các kí hiệu X 1, X2, X3,
X4, X5 và hoàn thành PTHH của các phản ứng sau:
X1+H2O ⃗ dpmnx X2 + X3 + H2 (dpmnx: điện phân có màng ngăn xốp)

X2+X4  BaCO3 + K2CO3 + H2O


X2 + X3 t⃗ X1 + KClO3 + H2O
o

X4 + X5  BaSO4 + CO2 + H2O


Câu 7: a/ Hãy viết phương trình đầy đủ của các phản ứng sau:
1. Mg + HNO3 đặc → khí A
2. CaOCl2 + HCl →khí B
3. NaHSO3 + H2SO4 → khí C
4. Ca(HCO3)2 + HNO3 → khí D
b/ Cho khí A tác dụng với nước, khí B tác dụng với bột sắt, khí C tác dụng
với dung dịch KMnO4 và khí D tác dụng với dung dịch Ca(OH)2. Hãy viết
phương trình hóa học cho mỗi trường hợp.
c/ Cho riêng từng khí tác dụng với dung dịch NaOH. Viết phương trình
hóa học của phản ứng.
Câu 8: a/ dung dịch NaOH.từ từ đến dư vào các dung dịch Al2(SO4)3,
AlCl3, Al(NO3)3. Hãy nêu hiện tượng và viết các phương trình phản xảy ra.
b/dung dịch NH3 từ đến dư vào các dung dịch Al2(SO4)3, AlCl3,
Al(NO3)3. Hãy nêu hiện tượng và viết các phương trình phản xảy ra.
Câu 9: Nêu hiện tượng và giải thích bằng pt pư các thí nghiệm sau:
a/ Sục từ từ khí CO2 đến dư vào dd nước vôi trong, rồi đun sôi dd thu
được một hồi lâu.
b/ Nhỏ từ từ đến dư dd NH3 vào dd AlCl3.
c/ Nhỏ từ từ đến dư dd NaOH vào dd AlCl3 .
d/ Nhỏ từ từ đến dư dd AlCl3 vào dd NaOH.
e/ Nhỏ từ từ đến dư dd NaAlO2vào dd HCl.
g) cho từ từ đến dư dung dịch HCl vào dung dịch NaAlO2.
h) sục từ từ khí đến dư khí CO2 vào dung dịch NaAlO2.

Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2014 - 2015


93
Giáo viên: Trương Thị Hồng Chiên Trường THPT chuyên Lương Văn Tụy

Câu 10: Viết pt pư dạng ion rút gọn xảy ra trong các thí nghiệm sau:
a/ Cho dd AlCl3 vào dd hỗn hợp Na2CO3 và NaAlO2.
b/ Cho hỗn hợp Na, Ba vào dd H 2SO4 loãng thu được dd X, rắn Y và khí
Z. Lọc lấy dd X cho tác dụng với dd Al(NO3)3 thu được kết tủa T.
Câu 11 : Trong 1 bình nước có chứa 0,01 mol Na +, 0,02 mol Ca2+, 0,005
mol Mg2+, 0,05 mol HCO3− và 0,01 mol Cl−.
a/ Hãy cho biết nước trong bình thuộc loại nước cứng tạm thời hay vĩnh
cửu. Vì sao?
b/ Đun sôi nước trong bình cho đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn. Hãy
cho biết:
1. Số mol của các ion còn lại trong bình.
2. Tính cứng của nước có thay đổi không?
Câu 12: Từ CaCO3, NaCl, H2O viết các phương trình hóa học điều chế
các chất NaOH, NaClO3, NaClO, CaOCl2, Na2CO3. Nêu một số ứng dụng chính
của sản phẩm.
Câu 13: Chất nào sau đây là lưỡng tính, viết phương trình chứng minh:
Al, Al2O3, Al(OH)3, ZnO, ZnCl2, AlCl3 , NaHCO3, Na2CO3, Zn(OH)2, Be(OH)2,
Mg(OH)2.
Câu 14: Cho các chất NH3, CO2, axit HCl, KOH, Na2CO3. Chất nào có thể
dùng để kết tủa Al(OH)3 từ dung dịch NaAlO2? Kết tủa Fe(OH)3 từ dd FeCl3?
Câu 15: Viết pt pư khi cho hỗn hợp K, Al pư với nước; với dd KOH. So
sánh khả năng tan của Al và lượng khí H2 thoát ra ở 2 TN?
Câu 16: Cho dung dịch Ba(HCO3)2 lần lượt vào các dung dịch: CaCl 2,
Ca(NO3)2, NaOH, Na2CO3, KHSO4, Na2SO4, H2SO4, HCl. Viết các pt pư có tạo
ra kết tủa?
Câu 17: Cho bột Al tác dụng với dd xút đun nóng được dd A1 và khí A2.
Thêm NH4Cl vào dd A1, đun nóng, lại thấy tạo thành kết tủa A 3 và khí A4. Xác
định A1, A2, A3, A4? Viết các PTHH?
Câu 18: Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp Al và Al 2O3 bằng dd NaOH vừa đủ
thu được dd A. Khuấy đều dd A đồng thời cho từ từ NH 4Cl bão hòa vào đến dư,
đun nóng thấy có khí mùi khai bay ra và xuất hiện kết tủa trắng. Viết các phương
trình phản ứng xảy ra dưới dạng phân tử và ion thu gọn.
Câu 19: Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp gồm Na 2O, BaCl2, NaHCO3, NH4Cl
có số mol mỗi chất bằng nhau vào nước rồi đun nóng nhẹ. Sau khi kết thúc thí
nghiệm được dd A. Dung dịch A chứa chất gì? Viết các phương trình phản ứng.

Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2014 - 2015


94
Giáo viên: Trương Thị Hồng Chiên Trường THPT chuyên Lương Văn Tụy

Câu 20 : Trong số những chất sau đây, những chất nào có thể phản ứng
được với nhau: NaOH, Fe2O3, K2SO4, CuCl2, CO2, Al, NH4Cl. Viết các phương
trình phản ứng và điều kiện ( nếu có).
Câu 21 : Trong số các chất và dd sau đây : dd KOH, Cu, Al, dd HCl, Cl 2.
Các chất và dd nào phản ứng được với nhau? Viết các phương trình phản ứng và
điều kiện (nếu có).
Câu 22: Nêu hiện tượng và viết các phương trình phản ứng xảy ra khi :
a, Cho Ba vào các dd : FeSO4, Al(NO3)3
b, Cho Na vào các dd : NH4NO3, Fe2(SO4)3
Câu 23: Hòa tan một ít phèn nhôm vào nước được dd A.Thêm NH 3 vào A
đến dư. Sau khi phản ứng kết thúc, thêm tiếp vào đó một lượng dư Ba(OH) 2, thu
được kết tủa B và dd D. lọc lấy dd D, sục khí CO 2 vào D đến dư. Viết các
phương trình phản ứng xảy ra trong các quá trình trên.
Câu 24 : Hòa tan một ít phèn nhôm vào nước được dd A. Thêm NH 3 vào
A đến dư. Sau khi phản ứng kết thúc, thêm tiếp vào đó một lượng dư Ba(OH) 2 ,
thu được kết tủa B và dd D. Lọc lấy dd D, sục khí CO 2 vào D đến dư. Viết các
phương trình phản ứng xảy ra trong các quá trình trên.
Câu 25 : Lần lượt cho Ba vào từng dd: NaHCO 3, CuSO4, (NH4)2CO3,
NaNO3. Hãy viết các phương trình phản ứng xảy ra ở dạng phân tử và ion thu
gọn.
Câu 26 : Nhiệt phân hoàn toàn hỗn hợp BaCO 3, MgCO3, Al2O3 được chất
rắn A và khí D. Hòa tan chất rắn A trong nước dư thu được dd B và kết tủa C.
Sục khí D (dư) vào dd B thấy xuất hiện kết tủa. Hòa tan C trong xút dư thấy tan
một phần. Viết các phương trình phản ứng.
Câu 27 : Hỗn hợp A gồm BaO, FeO, Al 2O3. Hòa tan A trong lượng nước
dư được dd D và phần không tan B. Sục khí CO 2 dư vào D, phản ứng tạo kết tủa.
Cho khí CO dư qua B nung nóng thu được chất rắn E. Cho E tác dụng với dd xút
dư, thấy tan một phần và còn lại chất rắn G. Hòa tan hết G trong lượng dư H 2SO4
loãng rồi cho dd thu được tác dụng với dd KMnO 4. Viết các phương trình phản
ứng xảy ra.
Câu 28: a/ Nước cứng là gì? Phân loại? Hãy nêu cách làm mềm nước
cứng? Viết phương trình minh họa?
b/ Trong nước tự nhiên có lẫn một số muối Ca(NO 3)2, Mg(NO3)2,
Ca(HCO3)2, Mg(HCO3)2. hãy tìm một hợp chất thích hợp để kết tủa cation có
trong các muối đó, viết phương trình phản ứng xảy ra.

Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2014 - 2015


95
Giáo viên: Trương Thị Hồng Chiên Trường THPT chuyên Lương Văn Tụy

c/ Cho các dung dịch sau: NaOH, Na2CO3, Ca(OH)2, HCl. Dung dịch nào
có thể làm giảm tính cứng tạm thời của nước. Giải thích và viết các phương trình
phản ứng xảy ra.
Câu 29: Tiến hành các TN sau:
- Cho từ từ từng giọt (vừa khuấy đều) dd HCl đến dư vào dd Na2CO3
- Cho từ từ từng giọt (vừa khuấy đều) dd Na2CO3 đến dư vào dd HCl.
Nêu hiện tượng và viết các PTHH của phản ứng xảy ra?
Câu 30: Hỗn hợp A gồm(Al2O3, MgO, Fe3O4, CuO). Cho khí CO dư qua
A, nung nóng được chất rắn B. Hòa tan rắn B vào dd NaOH dư được dd C và
chất rắn D. Cho dd HCl vào dd C. Hòa tan chất rắn D vào dd HNO 3 loãng (phản
ứng tạo khí NO). Viết các PTHH của các phản ứng xảy ra?
Dạng 2: Nhận biết, tách chất.
Câu 1: Có 2 lọ không nhãn đựng dung dịch AlCl3 và dung dịch NaOH.
Không dùng thêm chất nào khác, làm thế nào để nhận biết mỗi hoá chất ?
Câu 2: Chỉ dùng thêm một hoá chất hãy phân biệt các chất trong những
dãy sau và viết phương trình hoá học để giải thích.
a) các kim loại: Al, Mg, Ca, Na.
b) Các dung dịch: NaCl, CaCl2, AlCl3.
c) Các chất bột: CaO, MgO, Al2O3.
Câu 3: Chỉ dùng CaCO3 có nhận biết được 3 dd: NaOH, HCl, H 2SO4
không? Giải thích?
Câu 4: Có 3 chất bột màu trắng riêng biệt: Al, Al 2O3, MgO chỉ dùng một
thuốc thử tự chọn, nêu phương pháp nhận biết?
Câu 5: Có 4 ống nghiệm không nhãn đựng 4 dung dịch Ba(OH) 2, H2SO4,
Na2CO3, ZnSO4. Không dùng thêm thuốc thử hãy nhận biết các dung dịch trên.
Câu 6: Có 3 chất rắn Mg, Al2O3, Al. Hãy nhận biết các chất đã cho bằng
phương pháp hóa học. Viết phương trình hóa học.
Câu 7: Nhận biết các chất trong mỗi dãy sau:
a/ Al, Mg,Ca, Na
b/ dung dịch NaCl, CaCl2, AlCl3
c/ oxit: CaO, MgO, Al2O3.
d/ hidroxit: NaOH, Ca(OH)2, Al(OH)3
Câu 8: Trình bày cách nhận biết các ion trong các dung dịch riêng rẽ sau:
Ba , Fe3+, Cu2+.
2+

Hướng dẫn:

Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2014 - 2015


96
Giáo viên: Trương Thị Hồng Chiên Trường THPT chuyên Lương Văn Tụy

Ba 2+, Fe 3+, Cu2+


2-
+ dd SO4
 traéng khoâng hieän töôïng
2+ 3+ 2+
Ba Fe , Cu
+ dd NH3 dö
 naâu ñoû  xanh, sau ñoù tan
3+ 2+
Fe Cu
Câu 9: Có 5 ống nghiệm không nhãn, mỗi ống đựng một trong các dung
dịch sau đây (nồng độ khoảng 0,1M): NH 4Cl, FeCl2, AlCl3, MgCl2, CuCl2. Chỉ
dùng dung dịch NaOH nhỏ từ từ vào từng dung dịch, có thể nhận biết được tối đa
các dung dịch nào? Giải thích?
Câu 10: Có 4 ống nghiệm không nhãn, mỗi ống đựng một trong các dung
dịch sau (nồng độ khoảng 0,01M): NaCl, Na 2CO3, KHSO4 và CH3NH2. Chỉ dùng
giấy quỳ tím lần lượt nhúng vào 4 dung dịch, quan sát sự thay đổi màu sắc của nó
có thể nhận biết được dãy các dung dịch nào? Giải thích?
Câu 11: Có 3 lọ bị mất nhãn chứa các dung dịch:
- Lọ X gồm K 2CO3 và NaHCO 3
- Lọ Y gồm KHCO 3 và Na 2SO4
- Lọ Z gồm Na 2CO3 và K 2SO4
Chỉ được dùng dung dịch BaCl 2 và dung dịch HCl. Nêu cách nhận biết các
lọ và viết các phương trình phản ứng hóa học minh họa.
Hướng dẫn (tham khảo): Cho dung dịch HCl dư vào 3 mẫu chứa các
dung dịch trong 3 lọ trên, lắc nhẹ (để phản ứng xảy ra hoàn toàn). Nhỏ tiếp dung
dịch BaCl2 vào sản phẩm tạo ra trong 3 mẫu:
+ Sản phẩm nào không có kết tủa xuất hiện. Sản phẩm đó là của mẫu chứa
dung dịch K2CO3 và NaHCO3 ( lọ X).
NaHCO3 + HCl  NaCl + CO2 + H2O
K2CO3 + 2HCl  2KCl + CO2 + H2O
+ Sản phẩm nào có kết tủa trắng xuất hiện. Sản phẩm đó là của mẫu chứa
dung dịch KHCO3 và Na2SO4 (lọY) và mẫu chứa dung dịch Na 2CO3 và K2SO4 (lọ
Z).
Na2SO4 + BaCl2  BaSO4 + 2NaCl
K2SO4 + BaCl2  BaSO4 + 2KCl
- Cho dung dịch BaCl2 dư vào 2 mẫu chứa các dung dịch trong 2 lọ Y và
Z. Lọc lấy nước lọc, cho dung dịch HCl vào 2 nước lọc đó
+ Ở phần nước lọc thấy có khí thoát ra làm đục nước vôi. Nước lọc đó là
của mẫu chứa KHCO3 và Na2SO4 (lọ Y). (trong nước lọc gồm KHCO3, NaCl)

Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2014 - 2015


97
Giáo viên: Trương Thị Hồng Chiên Trường THPT chuyên Lương Văn Tụy

KHCO3 + HCl  KCl + CO2 + H2O


+ Ở phần nước lọc nào không có hiện tượng gì. Nước lọc đó là của mẫu
chứa Na2CO3 và K2SO4 (lọ Z). ( trong nước lọc gồm KCl, NaCl)
(Có cách làm khác ngắn hơn, HS tự tìm hiểu).
Câu 12: Chỉ dùng một kim loại duy nhất hãy phân biệt các chất lỏng
chứa trong các ống mất nhãn sau: K 2SO4 , FeCl 3 , Al(NO 3)3, NaCl.
Câu 13: Chỉ dùng một thuốc thử tự chọn, nêu phương pháp phân biệt các
dd riêng biệt sau: NH4Cl; Na2SO4; (NH4)2SO4; Al2(SO4)3.
Câu 14: Một loại muối ăn có lẫn các tạp chất sau: MgCl2, CaCl2, CaSO4,
BaCO3, NaBr, BaCl2. Nêu phương pháp hóa học làm sạch loại muối ăn trên?
Câu 15: Trong phòng TN điều chế khí CO 2 từ CaCO3 và dd HCl. Khí thu
được có lẫn HCl và hơi nước, nêu phương pháp hóa học thu được CO 2 khô, tinh
khiết?
B. TRẮC NGHIỆM LÝ THUYẾT
Câu 1: Nhận định nào sau đây không đúng về kim loại kiềm :
A. Đều có mạng tinh thể giống nhau : Lập phương tâm khối.
B. Dễ bị oxi hóa.
C. Điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy muối halogenua hoặc
hiđroxit.
D. Là những nguyên tố mà nguyên tử có 1e ở phân lớp p.
Câu 2: Kim loại nào sau đây khi cháy trong oxi cho ngọn lửa màu đỏ tía :
A. Li B. Na C. K D. Rb
Câu 3: Cho CO2 tác dụng với dung dịch NaOH ( tỉ lệ mol 1:2 ) thì pH dung dịch
sau phản ứng như thế nào?
A. pH < 7 B.pH > 7 C. pH = 7 D. Không xác định được
Câu 4: Điện phân dd NaCl có màng ngăn, tại khu vực gần điện cực catot, nếu
nhúng quỳ tím vào khu vực đó thì :
A. Quì không đổi màu B. Quì chuyển sang màu xanh
C. Quì chuyển sang màu đỏ D. Quì chuyển sang màu hồng
Câu 5: Cấu hình electron ở phân lớp ngoài cùng của ion R + là 2p6. Nguyên tử R
là:
A. Ne B. Na C. K D. Ca
Câu 6: Nếu M là nguyên tố nhóm IA thì oxit của nó có công thức là:
A.MO2 B.M2O3 C.MO D.M2O
Câu 7: Kim loại kiềm có cấu tạo mạng tinh thể kiểu nào sau đây:
A. Lập phương tâm diện B. Lập phương tâm khối
C. Lục giác D. A và B

Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2014 - 2015


98
Giáo viên: Trương Thị Hồng Chiên Trường THPT chuyên Lương Văn Tụy

Câu 8: Phát biểu nào sau đây không đúng về kim loại kiềm :
A. Nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi thấp
B. Khối lượng riêng nhỏ, độ cứng thấp.
C. Độ dẫn điện dẫn nhiệt thấp.
D. Cấu hình e ở lớp ngoài cùng ns1
Câu 9: Cấu hình e của ion Na+ giống cấu hình e của ion hoặc nguyên tử nào
trong đây
sau đây :
A. Mg2+, Al3+, Ne B. Mg2+, F–, Ar
C. Ca2+, Al3+, Ne D. Mg2+, Al3+, Cl–

Câu 10: Na để lâu trong không khí có thể tạo thành hợp chất nào sau đây :
A. Na2O B. NaOH C. Na2CO3 D. Cả A,B, C.
Câu 11: Kim loại nào tác dụng 4 dung dịch : FeSO4, Pb(NO3)2, CuCl2, AgNO3
A. Sn B. Zn C. Ni D. Na
Câu 12: Ứng dụng nào sau đây không phải của kim loại kiềm :
A. Tạo hợp kim có nhiệt độ nóng chảy thấp.
B. Na, K dùng làm chất trao đổi nhiệt ở lò phản ứng hạt nhân.
C. Xúc tác phản ứng hữu cơ.
D. Dùng điều chế Al trong công nghiệp hiện nay.
Câu 13: Dung dịch nào sau đây có pH = 7 :
A. Na2CO3, NaCl B. Na2SO4, NaCl
C. KHCO3, KCl D. KHSO4, KCl
Câu 14: Đặc điểm nào sau đây không phải là đặc điểm chung của kim loại kiềm:
A. Số e lớp ngoài cùng của nguyên tử
B. Số oxi hóa nguyên tố trong hợp chất
C. Cấu tạo mạng tinh thể của đơn chất
D. Bán kính nguyên tử
Câu 15: Dung dịch NaOH không tác dụng với muối nào sau đây :
A. NaHCO3 B. Na2CO3 C. CuSO4 D. NaHSO4
Câu 16: Trong phòng thí nghiệm để bảo quản Na có thể ngâm Na trong :
A. NH3 lỏng B. C2H5OH C. Dầu hoả. D. H2O
Câu 17: Phản ứng hóa học đặc trưng của kim loại kiềm là phản ứng với :
A. Muối B. O2 C. Cl2 D. H2O
Câu 18: Nguyên tố có năng lượng ion hóa nhỏ nhất là:
A. Li B. Na C. K D. Cs
Câu 19: Vai trò của H2O trong quá trình điện phân dung dịch NaCl là :

Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2014 - 2015


99
Giáo viên: Trương Thị Hồng Chiên Trường THPT chuyên Lương Văn Tụy

A. Dung môi B. Chất khử ở catot


C. Là chất vừa bị khử ở catot, vừa bị oxi hóa ở anot
D. Chất oxi hóa ở anot
Câu 20: Cho Na vào dung dịch CuCl2 hiện tượng quan sát được là :
A. Sủi bọt khí B. Xuất hiện ↓ xanh lam
C. Xuất hiện ↓ xanh lục D. Sủi bọt khí và xuất hiện ↓ xanh lam
+
Câu 21: Trường hợp nào sau đây Na bị khử :
A. Điện phân nóng chảy NaCl B. Điện phân dd NaCl
C. Phân huỷ NaHCO3 D. Cả A,B, C.
Câu 22: Dãy dung dịch nào sau đây có pH > 7 :
A. NaOH, Na2CO3, BaCl2 B. NaOH, NaCl, NaHCO3
C. NaOH, Na2CO3, NaHCO3 D. NaOH, NH3, NaHSO4
Câu 23: Công dụng nào sau đây không phải của NaCl :
A. Làm gia vị B. Điều chế Cl2, HCl, nước Javen
C. Khử chua cho đất D. Làm dịch truyền trong y tế
Câu 24: Để phân biệt một cách đơn giản nhất hợp chất của kali và hợp chất của
natri, người ta đưa các hợp chất của kali và natri vào ngọn lửa, những nguyên tố
đó dễ ion hóa nhuốm màu ngọn lửa thành :
A. Tím của kali ,vàng của natri B. Tím của natri ,vàng của kali
C. Đỏ của natri ,vàng của kali D. Đỏ của kali,vàng của natri
Câu 25: Để điều chế kim loại Na, người ta thực hiện phản ứng :
A. Điện phân dung dịch NaOH
B. Điện phân nóng chảy NaOH
C. Cho dd NaOH tác dụng với dd HCl
D. Cho dd NaOH tác dụng với H2O
Câu 26: Những tính chất nào sau đây không phải của NaHCO3:
1. Kém bền nhiệt
2. Tác dụng với bazơ mạnh
3. Tác dụng với axit mạnh
4. Là chất lưỡng tính
5.Thuỷ phân cho môi trường kiềm yếu
6.Thuỷ phân cho môi trường kiềm mạnh
7. Thuỷ phân cho môi trường axit
8. Tan ít trong nước

A. 1, 2, 3 B. 6, 7, 8 C. 1, 2, 4 D. 6, 7
Câu 27: Trong nhóm IA , theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần, nhận xét sai là:

Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2014 - 2015


100
Giáo viên: Trương Thị Hồng Chiên Trường THPT chuyên Lương Văn Tụy

A. Bán kính nguyên tử tăng dần


B. Năng lượng ion hóa giảm dần
C. Tính khử tăng dần
D. Độ âm điện tăng dần
Câu 28: Ion nào có bán kính bé nhất ? Biết điện tích hạt nhân của P, S, Cl, K lần
lượt là 15+, 16+, 17+, 19+:
A. K+ B. Cl− C. S2− D. P3−
Câu 29: Khi điện phân dd NaCl (có màng ngăn), cực dương không làm bằng sắt
mà làm bằng than chì là do:
A. Sắt dẫn điện tốt hơn than chì
B. Cực dương tạo khí clo tác dụng với Fe
C. Than chì dẫn điện tốt hơn sắt
D. cực dương tạo khí clo tác dụng với than chì
Câu 30: Trường hợp nào ion Na+ không tồn tại, nếu ta thực hiện các phản ứng
hóa học sau:
A. NaOH tác dụng với HCl B. NaOH tác dụng với dung dịch CuCl2
C. Nung nóng NaHCO3 D. Điện phân NaOH nóng chảy
Câu 31: Các dd muối NaHCO3 và Na2CO3 có phản ứng kiềm vì trong nước,
chúng tham gia phản ứng :
A. Thủy phân B. Oxi hóa - khử C.Trao đổi D.Nhiệt phân
Câu 32: Phản ứng giữa Na2CO3 và H2SO4 theo tỉ lệ 1 : 1 về số mol có phương
trình ion rút gọn là :
A. CO32− + 2H+  H2CO3 B. CO32− + H+  HCO3–
C. CO32− + 2H+  H2O + CO2 D. 2Na+ + SO42−  Na2SO4
Câu 33: Điện phân dung dịch NaCl có màng ngăn, ở catôt thu khí:
A. O2 B. H2 C. Cl2 D. không có khí
Câu 34: Sản phẩm của phản ứng nhiệt phân NaNO3 là :
A. Na ; NO2 và O2 B. NaNO2 và O2
C. Na2O và NO2 D. Na2O và NO2 và O2.
Câu 35: Nước Gia-ven được điều chế bằng cách :
A. Cho khí clo tác dụng với dung dịch NaOH
B. Điện phân dd NaCl có màng ngăn
C. Điện phân dd NaCl không có màng ngăn
D. A,C đều đúng
Câu 36: Trong phản ứng sau : NaH + H2O  NaOH + H2. Nước đóng vai trò
gì ?
A. Khử B. Oxi hóa C. Axit D. Bazơ

Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2014 - 2015


101
Giáo viên: Trương Thị Hồng Chiên Trường THPT chuyên Lương Văn Tụy

Câu 37: Để nhận biết các dd: NaOH, KCl, NaCl, KOH dùng:
A. quì tím, dd AgNO3 B.Phenolphtalein
C. quì tím, thử ngọn lửa bằng dây Pt D.Phenolphtalein,dd AgNO3
Câu 38: Điện phân dung dịch NaF, sản phẩm thu được là :
A. H2; F2; dung dịch NaOH B. H2; O2; dung dịch NaOH
C. H2; O2; dung dịch NaF D. H2; dung dịch NaOF
Câu 39: Nguyên tử X có cấu hình electron 1s 22s22p63s23p64s1. Hạt nhân
39

nguyên tử X có số nơtron và proton lần lượt là :


A. 20 ; 20 B. 19 ; 20 C. 20 ; 19 D. 19 ; 19
Câu 40: Sản phẩm của sự điện phân dung dịch NaCl điện cực trơ, có màng ngăn
xốp là:
A. Natri và hiđro B. Oxi và hiđro
C. Natri hiđroxit và clo D. Hiđro, clo và natri hiđroxit.
Câu 41: Kim loại có thể tạo peoxít là:
A. Na B. Al C. Fe D. Zn
Câu 42: Có các chất khí: CO2; Cl2; NH3; H2S; đều có lẫn hơi nước. Dùng NaOH
khan có thể làm khô các khí sau:
A. NH3 B. CO2 C. Cl2 D. H2S
Câu 43: Để điều chế Na2CO3 người ta có thể dùng phương pháp nào sau đây
A. Cho sục khí CO2 dư qua dd NaOH.
B. Tạo NaHCO3 kết tủa từ CO2 + NH3 + NaCl và sau đó nhiệt phân
NaHCO3
C. Cho dd (NH4)2SO4 tác dụng với dd NaCl.
D. Cho BaCO3 tác dụng với dd NaCl
Câu 44: Khi cho từ từ dung dịch NaOH vào dung dịch Be(NO3)2 ta thấy :
A. Xuất hiện kết tủa màu trắng bền.
B. Đầu tiên xuất hiện kết tủa màu trắng, sau đó kết tủa tan dần và dung
dịch trở lại trong suốt.
C. Beri nitrat bị kết tủa màu đỏ nâu.
D. Không thấy có hiện tượng gì xảy ra.
Câu 45: Kim loại kiềm có tính khử mạnh nhất trong tất cả các kim loại vì:
1. Trong cùng một chu kì, kim loại kiềm có bán kính lớn nhất.
2. Kim loại kiềm có Z nhỏ nhất so với các nguyên tố thuộc cùng chu kì .
3. Chỉ cần mất 1e là kim loại kiềm đạt đến cấu hình khí trơ.
4. Kim loại kiềm là kim loại nhẹ nhất.
Chọn phát biểu đúng?
A. Chỉ có 1, 2 B. Chỉ có 1, 2, 3

Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2014 - 2015


102
Giáo viên: Trương Thị Hồng Chiên Trường THPT chuyên Lương Văn Tụy

C. Chỉ có 3 D. Chỉ có 3, 4
Câu 46: Hiđrua của kim loại kiềm tác dụng với nước tạo thành :
A. Muối và nước B. Kiềm và oxi
C. Kiềm và hiđro D. Muối
Câu 47: Phương trình điện phân NaOH nóng chảy là:
A. 4NaOH  4Na + O2 + 2H2O.
B. 2NaOH  2Na + O2 + H2.
C. 2NaOH  2Na + H2O2
D. 4NaOH  2Na2O + O2 + H2.
Câu 48: Một muối khi tan vào trong nước tạo thành dung dịch có môi trường
kiềm, muối đó là
A. NaCl. B. MgCl2 C. KHSO4 D. Na2CO3
Câu 49: Dẫn khí CO2 vào dung dịch NaOH dư, khi phản ứng kết thúc thu được
dung dịch Y. Dung dịch Y có chứa
A. Na2CO3 và NaOH. B. NaHCO3.
C. Na2CO3 D. Na2CO3 và NaHCO3.
Câu 50: Thực hiện các thí nghiệm sau :
(I) Cho dung dịch NaCl vào dung dịch KOH.
(II) Cho dd Na2CO3 vào dd Ca(OH)2
(III) Điện phân dd NaCl với điện cực trơ, có màng ngăn.
(IV) Cho Cu(OH)2 vào dd NaNO3.
(V) Sục khí NH3 vào dung dịch Na2CO3.
(VI) Cho dd Na2SO4 vào dd Ba(OH)2.
Các thí nghiệm đều điều chế được NaOH là:
A. I, II và III B. II, III và VI C. II, V và VI D. I, IV và V
Câu 51: Nhận định nào sau đây không đúng với nhóm IIA :
A. Nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy biến đổi không tuân theo qui luật.
B. Nhiệt độ sôi tăng dần theo chiều tăng nguyên tử khối.
C. Kiểu mạng tinh thể không giống nhau.
D. Năng lượng ion hóa giảm dần
Câu 52: Từ Be đến Ba có kết luận nào sau sai:
A. Bán kính nguyên tử tăng dần. B. Nhiệt độ nóng chảy tăng dần.
C. Đều có 2e ở lớp ngoài cùng. D. Tính khử tăng dần.
Câu 53: Mô tả nào dưới đây không phù hợp các nguyên tố nhóm IIA:
A. Cấu hình e hóa trị là ns2
B. Tinh thể có cấu trúc lục phương
C. Gồm các nguyên tố Be, Mg, Ca, Sr, Ba

Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2014 - 2015


103
Giáo viên: Trương Thị Hồng Chiên Trường THPT chuyên Lương Văn Tụy

D. Mức oxi hóa đặc trưng trong các hợp chất là +2


Câu 54: Nhận xét nào sau đây không đúng
A. Các kim loại kiềm thổ có tính khử mạnh
B. Tính khử của các kim loại kiềm thổ tăng dần từ Ba đến Be
C. Tính khử của các kim loại kiềm thổ yếu hơn kim loại kiềm trong cùng
chu kì
D. Ca, Sr, Ba đều tác dụng với nước ở nhiệt độ thường.
Câu 55: Hiện tượng nào xảy ra khi thổi từ từ khí CO2 dư vào nước vôi trong :
A. Sủi bọt dung dịch B. Dung dịch trong suốt từ đầu đến cuối
C. Có ↓ trắng sau đó tan D. Dung dịch trong suốt sau đó có ↓
Câu 56: Sự tạo thành thạch nhũ trong hang động là do phản ứng :
A. Ca(HCO3)2  CaCO3 ↓ + CO2 + H2O
B. CaCl2 + Na2CO3 → CaCO3↓ + 2NaCl
C. CaCO3 + CO2 + H2O → Ca(HCO3)2
D. CaCO3 t⃗ CaO + CO2
0

Câu 57: Canxi có trong thành phần của các khoáng chất : Canxit, thạch cao,
florit. Công thức của các khoáng chất tương ứng là:
A. CaCO3, CaSO4, Ca3(PO4)2 B.CaCO3, CaSO4.2H2O, CaF2
C.CaSO4, CaCO3, Ca3(PO4)2 D. CaCl2, Ca(HCO3)2, CaSO4
Câu 58: Khi đun nóng, Canxicacbonat phân hủy theo phương trình:
CaCO3 → CaO + CO2 –178 KJ . Để thu được nhiều CaO ta phải :
A.Hạ thấp nhiệt độ nung B. Quạt lò đốt để đuổi hết CO2
C. Tăng nhiệt độ nung D. Cả B và C đều đúng
Câu 59: Có 4 mẩu kim loại : Ba, Mg, Fe, Ag nếu chỉ dùng dd H 2SO4 loãng thì
nhận biết được những kim loại nào :
A. 4 kim loại B. Ag, Ba C. Ag, Mg, Ba D. Ba, Fe
Câu 60: Có 4 chất bột màu trắng : CaCO 3, CaSO4, K2CO3, KCl hóa chất dùng để
phân biệt chúng là :
A. H2O , dd AgNO3 B. H2O , dd NaOH
C. H2O , CO2 D. dd BaCl2, dd AgNO3
Câu 61: Dùng hợp chất nào để phân biệt 3 mẫu kim loại : Ca, Mg, Cu:
A. H2O B. dd HCl C. dd H2SO4 D. dd HNO3
Câu 62: Cho 3 dd không màu Na 2CO3, NaCl, AlCl3 chỉ dùng một dung dịch nào
sau để phân biệt hết 3 dd trên :
A. dd NaOH B. dd Ba(OH)2 C. dd Na2SO4 D. CaCl2
Câu 63: Dùng thêm thuốc thử nào sau đây để nhận ra 3 lọ dung dịch : H 2SO4,
BaCl2, Na2SO4?

Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2014 - 2015


104
Giáo viên: Trương Thị Hồng Chiên Trường THPT chuyên Lương Văn Tụy

A. Quỳ tím B. Bột kẽm C. Na2CO3 D.Cả A,B,C


Câu 64: Cho sơ đồ phản ứng :
Ca + HNO3 rất loãng → Ca(NO3)2 + X + H2O
X + NaOHt⃗
0
có khí mùi khai thoát ra.
X là :
A. NH3 B. NO2 C.N2 D. NH4NO3
Câu 65: Cho các chất Ca, Ca(OH)2, CaCO3, CaO. Hãy chọn dãy nào sau đây có
thể thực hiện được:
A. Ca → CaCO3 → Ca(OH)2 → CaO
B. Ca → CaO → Ca(OH)2 → CaCO3
C. CaCO3 → Ca → CaO → Ca(OH)2
D. CaCO3 → Ca(OH)2 → CaO → Ca
Câu 66: Trong một dd gồm 0,01 mol Na 2+, 0,02 mol Ca2+, a mol ion X, và 0,02
HCO3−, (bỏ qua sự điện li của nước). Ion X và giá trị của a là:
A. NO3− và 0,03 B. Cl− và 0,01
C. CO3− và 0,03 D. OH− và 0,03
Câu 67: Phản ứng phân hủy đá vôi là phản ứng thu nhiệt theo phương trình :
CaCO3 → CaO + CO2. Yếu tố nào sau đây làm giảm hiệu suất phản ứng:
A. Tăng to B. Giảm nồng độ CO2
C. Nghiền nhỏ CaCO3 D. Tăng áp suất
Câu 68: Dãy chất nào sau đây phản ứng với nước ở nhiệt độ thường :
A. Na, BaO, MgO B. Mg, Ca, Ba
C. Na, K2O, BaO D.Na, K2O, Al2O3
Câu 69: Nước cứng là nước :
A. Chứa nhiều ion Ca2+, Mg2+
B. Chứa 1 lượng cho phép Ca2+, Mg2+
C. Không chứa Ca2+, Mg2+
D. Chứa nhiều Ca2+, Mg2+, HCO3−
Câu 70: Một loại nước chứa nhiều Ca(HCO3)2, NaHCO3 là :
A. Nước cứng tạm thời B. Nước cứng vĩnh cửu
C. Nước mềm D. Nước cứng toàn phần
Câu 71: Để làm mềm nước cứng tạm thời dùng cách nào sau :
A. Đun sôi B. Cho dd Ca(OH)2 vừa đủ
C. Cho nước cứng qua chất trao đổi cationit D. Cả A, B và C
Câu 72: Dùng dd Na2CO3 có thể loại được nước cứng nào:
A.Nước cứng tạm thời B. Nước cứng vĩnh cửu
C. Nước cứng toàn phần D. Không loại được

Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2014 - 2015


105
Giáo viên: Trương Thị Hồng Chiên Trường THPT chuyên Lương Văn Tụy

Câu 73 : Sử dụng nước cứng không gây những tác hại nào sau :
A. Đóng cặn nồi hơi gây nguy hiểm
B.Tốn nhiên liệu, giảm hương vị thuốc
C. Hao tổn chất giặt rửa tổng hợp
D. Tắc ống dẫn nước nóng
Câu 74 :Dùng phương pháp nào để điều chế kim loại nhóm IIA :
A. Điện phân dung dịch B. Điện phân nóng chảy
C. Nhiệt luyện D. Thuỷ luyện
Câu 75 : Gốc axit nào sau đây có thể làm mềm nước cứng:
A. NO3− B. SO42− C. ClO4− D. PO43−
Câu 76 : Cho các kim loại : Be, Mg, Ca, Li, Na. Số kim loại có kiểu mạng tinh
thể lục phương là:
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 77: Kim loại không khử được nước ở nhiệt độ thường là:
A. Na B. K C. Be D. Ca
Câu 78: Công thức của thạch cao sống là:
A. CaSO4.2H2O B. CaSO4.H2O
C. 2CaSO4.H2O D. CaSO4
Câu 79: Theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân các kim loại thuộc nhóm IIA có:
A.Bán kính nguyên tử tăng dần B. Năng lượng ion hóa giảm dần
C.Tính khử của nguyên tử tăng dần D. Tính oxi hóa của ion tăng dần.
Câu 80: Có ba chất rắn: CaO, MgO, Al2O3 dùng hợp chất nào để phân biệt
chúng :
A. HNO3đđ B. H2O C. dd NaOH D. HCl
2 2 6 2 6 2
Câu 81 : Nguyên tử X có cấu hình e là: 1s 2s 2p 3s 3p 4s thì ion tạo ra từ X sẽ
có cấu hình e như sau :
A.1s22s22p63s23p64s2 B. 1s22s22p63s23p6
C. 1s22s22p63s23p64s24p6 D. 1s22s22p63s2
Câu 82 : Hãy chọn phương pháp đúng: Để làm mềm nước cứng vĩnh cửu, có thể
dùng phương pháp sau:
A. Cho tác dụng với Na2CO3 B. Tác dụng với Ca(OH)2 vừa đủ
C. Đun nóng nước D. A và B đều đúng.
Câu 83: Kim loại nhóm IIA tác dụng với dung dịch HNO 3 loãng, theo phương
trình hóa học sau:
4M + 10 HNO3 → 4 M(NO3)2 + NxOy + 5 H2O .
Oxit nào phù hợp với công thức phân tử của NxOy
A. N2O B.NO C.NO2 D.N2O4

Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2014 - 2015


106
Giáo viên: Trương Thị Hồng Chiên Trường THPT chuyên Lương Văn Tụy

Câu 84. Để sát trùng, tẩy uế tạp xung quanh khu vực bị ô nhiễm, người ta
thường rải lên đó những chất bột màu trắng đó là chất gì ?
A. Ca(OH)2 B. CaO C. CaCO3 D.CaOCl2
Câu 85: Trong nhóm IIA (trừ Radi ) Bari là :
A. Kim loại hoạt động mạnh nhất B. Chất khử mạnh nhất
C. Bazơ của nó mạnh nhất D. Bazơ của nó yếu nhất
Câu 86.Thông thường khi bị gãy tay,chân người ta phải bó bột lại, vậy họ đã
dùng hợp chất nào ?
A. CaSO4 B. CaSO4.2H2O
C. 2CaSO4.H2O D. CaCO3
Câu 87: Dãy các chất đều phản ứng được với dung dịch Ca(OH)2
A.Ca(HCO3)2, NaHCO3,CH3COONa
B.(NH4)2CO3, CaCO3, NaHCO3
C. KHCO3, KCl, NH4NO3
D.CH3COOH, KHCO3, Ba(HCO3)2
Câu 88: Trong một cốc nước có chứa 0,01mol Na +, 0,02mol Ca2+, 0,01mol
Mg2+, 0,05mol HCO3-, 0,02 mol Cl-. Nước trong cốc là:
A. Nước mềm B. Nước cứng tạm thời
C. Nước cứng vĩnh cữu D. Nước cứng toàn phần
Câu 89 . Không gặp kim loại kiềm thổ trong tự nhiên ở dạng tự do vì
A.Thành phần của chúng trong thiên nhiên rất nhỏ
B.Đây là kim loại hoạt động hóa học rất mạnh
C.Đây là những chất hút ẩm đặc biệt
D.Đây là những kim loại điều chế bằng cách điện phân
Câu 90: Có 4 dd trong 4 lọ mất nhãn là: AmoniSunfat, Amoni Clorua,
NatriSunfat, Natrihiđroxit. Nếu chỉ được phép dùng một thuốc thử để nhận biết 4
chất lỏng trên ta có thể dùng thuốc thử nào sau đây:
A. dd AgNO3 B. dd Ba(OH)2 C. dd KOH D.dd BaCl2
Câu 91: Đolomit là tên gọi của hỗn hợp nào sau đây:
A. CaCO3. MgCl2 B. CaCO3. MgCO3
C. MgCO3. CaCl2 D. MgCO3.Ca(HCO3)2
Câu 92. Có các chất sau : NaCl, Ca(OH) 2,Na2CO3, HCl .Cặp chất nào có thể làm
mềm nước cứng tạm thời :
A. NaCl và Ca(OH)2 B. Ca(OH)2 và Na2CO3
C. Na2CO3 và HCl D. NaCl và HCl
Câu 93. Một hỗn hợp rắn gồm: Canxi và CanxiCacbua. Cho hỗn hợp này tác
dụng với nước dư người ta thu được hỗn hợp khí gì ?

Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2014 - 2015


107
Giáo viên: Trương Thị Hồng Chiên Trường THPT chuyên Lương Văn Tụy

A. Khí H2 B. Khí C2H2 và H2


C. Khí H2và C2H6 D. Khí H2 và CH4
Câu 94: Hòa tan Ca(HCO3)2, NaHCO3 vào H2O ta được dd A .Cho biết dd A có
giá trị pH như thế nào ?
A. pH = 7 B. pH < 7
C. pH > 7 D. Không xác định được
Câu 95. Dung dịch Ca(OH)2 phản ứng với dãy chất nào sau đây :
A. BaCl2, Na2CO3, Al B. CO2, Na2CO3, Ca(HCO3)2
C. NaCl , Na2CO3, Ca(HCO3)2 D.NaHCO3,NH4NO3, MgCO3
Câu 96. Khi so sánh tính chất của Ca và Mg, câu nào sau đây không đúng
A. Số e hóa trị bằng nhau
B. Đều tác dụng với nước ở nhiệt độ thường
C. Oxit đều có tính chất oxit bazơ
D. Đều được điều chế bằng cách điện phân clorua nóng chảy
Câu 97. Cho các dung dịch có cùng nồng độ mol/l: NaHCO 3(1); Na2CO3(2);
NaCl(3); NaOH(4). pH của dung dịch tăng theo thứ tự là
A. (1), (2), (3), (4) B. (3), (2), (4), (1)
C. (2), (3), (4), (1) D. (3), (1), (2), (4)
Câu 98.Trong phản ứng: CO32− + H2O → HCO3− + OH− .Vai trò của CO32- và
H2O là
A. CO32− là axit và H2O là bazơ
B. CO32− là bazơ và H2O là axit
C. CO32− là lưỡng tính và H2O là trung tính
D. CO32− là chất oxi hóa và H2 là chất khử
Câu 99. Công dụng nào sau đây không phải của CaCO3:
A. Làm vôi quét tường B. Làm vật liệu xây dựng
C. Sản xuất ximăng D. Sản xuật bột nhám để pha sơn
Câu 100. Mô tả ứng dụng nào dưới đây về Mg không đúng
A. Dùng chế tạo dây dẫn điện
B. Dùng để tạo chất chiếu sáng
C. Dùng trong quá trình tổng hợp chất hữu cơ
D. Dùng để chế tạo hợp kim nhôm, cần cho công nghiệp sản xuất máy
bay, tên lửa, ôtô
Câu 101: Trong các phát biểu sau về độ cứng của nước.
1. Khi đun sôi ta có thể loại được độ cứng tạm thời của nước.
2. Có thể dùng Na2CO3 để loại cả độ cứng tạm thời và độ cứng vĩnh cửu
của nước.

Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2014 - 2015


108
Giáo viên: Trương Thị Hồng Chiên Trường THPT chuyên Lương Văn Tụy

3. Có thể dùng HCl để loại độ cứng của nước.


4. Có thể dùng Ca(OH)2 với lượng vừa đủ để loại độ cứng của nước.
Chọn phát biểu đúng:
A. Chỉ có 2 B. (1), (2) và (4) C. (1) và (2) D. Chỉ có 4
Câu 102: Công thức chung của oxit kim loại thuộc nhóm IIA là
A. R2O3 B. R2O C. RO D. RO2
Câu 103. Cho dung dịch Ca(OH)2 vào dung dịch Ca(HCO3)2 thấy có
A. kết tủa trắng sau đó tan dần. B. bọt khí và kết tủa trắng
C. bọt khí bay ra D. kết tủa trắng xuất hiện.
Câu 104. Dung dịch chứa các ion Na , Ca , Mg2+ , Ba2+, H+, Cl−. Phải dùng
+ 2+

dung dịch chất nào sau đây để loại bỏ hết các ion Ca 2+ , Mg2+, Ba2+ , H+ ra khỏi
dung dịch ban đầu?
A. K2CO3 B. NaOH C. Na2SO4 D. AgNO3
Câu 105. Cho biết phản ứng nào không xảy ra ở nhiệt độ thường:
A. Mg(HCO3)2 + 2Ca(OH)2 → Mg(OH)2 + 2CaCO3 + 2H2O
B. Ca(OH)2 + NaHCO3 → CaCO3 + NaOH + H2O
C. Ca(OH)2 + 2NH4Cl → CaCl2 + 2H2O + 2NH3
D. CaCl2 + NaHCO3 → CaCO3 + NaCl + HCl
Câu 106. Cho các phản ứng mô tả các phương pháp khác nhau để làm mềm
nước cứng (dùng M2+ thay cho Ca2+ và Mg2+ )
(1) M2+ + 2HCO3− → MCO3+ CO2 + H2O
(2) M2+ + HCO3− + OH− → MCO3 + H2O
(3) M2+ + CO32− → MCO3
(4) 3M2+ + 2PO43− → M3(PO4)2
Phương pháp nào có thể áp dụng với nước có độ cứng tạm thời ?
A. (2) B. (2), (3) và (4)
C. (1) và (2) D. (1) , (2) , (3) và (4)
Câu 107. Kim loại nào sau đây hoàn toàn không phản ứng với nước ở nhiệt độ
thường
A. Be B. Mg C. Ca D. Sr
Câu 108. Dãy các ion cùng tồn tại trong một dung dịch là
A.NH4+ , Ba2+ , NO3− , PO43− B.Ca2+ , K+ , Cl− , CO32−
C. Na+ , Mg2+ , CH3COO− , SO42− D. Ag+ , Na+ , NO3− , Br−
Câu 109. Nước tự nhiên là nước?
A. có tính cứng tạm thời. B. có tính cứng vĩnh cửu
C. có tính cứng toàn phần D. mềm
Câu 110. Cho phương trình

Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2014 - 2015


109
Giáo viên: Trương Thị Hồng Chiên Trường THPT chuyên Lương Văn Tụy

Ca(HCO3)2  CaCO3 ↓ + CO2 + H2O


Phản ứng này giải thích
(1)Tạo lớp cặn trong ấm đun nước.
(2)Xâm thực của nước mưa vào núi đá vôi
(3)Tạo thạch nhũ trong các hang động đá vôi
A. (1) và (2) B. (2) C. (3) D. (1) và (3)
Câu 111. Thạch cao dùng để đúc tượng là
A.Thạch cao sống B. Thạch cao nung
C. Thạch cao khan D.Thạch cao tự nhiên
Câu 112. Trong số các chất cho dưới đây, chất nào có độ tan nhỏ nhất ?
A. CaSO4 B. CaCO3 C. Ca(OH)2 D. Ba(OH)2
Câu 113. Chất nào cho dưới đây không dùng để làm mềm nước cứng ?
A.Na2CO3 B.Ca(OH)2 C.Na3PO4 D.Ba(OH)2
Câu 114. Một loại nước cứng khi đun sôi thì mất tính cứng.Trong loại nước
cứng này có hòa tan những chất nào sau đây:
A.Ca(HCO3)2, MgCl2 B.Ca(HCO3)2, Mg(HCO3)2
C.Mg(HCO3)2, CaCl2 D.MgCl2, CaSO4
Câu 115. : Có 4 dung dịch muối riêng biệt: CuCl 2, ZnCl2, FeCl3, AlCl3. Nếu
thêm dung dịch KOH (dư) rồi thêm tiếp dung dịch NH3 (dư) vào 4 dung dịch trên
thì số chất kết tủa thu được là
A. 4 B. 1 C. 3 D. 2
Câu 116. Chất nào sau đây tác dụng với dung dịch NaAlO2 sinh ra kết tủa
A. khí CO2 B. dd NaOH C. dd Na2CO3 D. khí NH3
Câu 117. Chất phản ứng được với dung dịch NaOH là
A. Al2O3 B. MgO C. KOH D. CuO
Câu 118. Kết luận nào sau đây không đúng với nhôm?
A. Có bán kính nguyên tử lớn hơn Mg.
B. Là nguyên tố họ p
C. Là kim loại mà oxit và hidroxit lưỡng tính.
D. Trạng thái cơ bản nguyên tử có 1e độc thân.
Câu 119: Khi thêm dần dd HCl vào dd Na[Al(OH) 4] (hoặc NaAlO2) và dd
NaOH vào dd AlCl3 đến dư, thấy
A. Ban đầu hiện tượng xảy ra khác nhau, sau đó tương tự nhau
B. Hiện tượng xảy ra hoàn toàn khác nhau
C. Ban đầu hiện tượng xảy ra tương tự nhau, sau đó khác nhau
D. Hiện tượng xảy ra tương tự nhau
Câu 120: Để nhận biết ba chất Al, Al2O3 và Fe người ta có thể dùng:

Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2014 - 2015


110
Giáo viên: Trương Thị Hồng Chiên Trường THPT chuyên Lương Văn Tụy

A. dd BaCl2 B. dd AgNO3
C. dd HCl D.dd KOH
Câu 121 :Trong công nghiệp, người ta điều chế nhôm bằng phương pháp:
A. Cho Mg đẩy Al ra khỏi dung dịch AlCl3
B. Khử Al2O3 bằng CO
C. Điện phân nóng chảy AlCl3
D. Điện phân nóng chảy Al2O3
Câu 122: Các chất Al(OH)3 và Al2O3 đều có tính chất
A. Là oxit bazơ. B. Đều bị nhiệt phân.
C. Đều là hợp chất lưỡng tính. D. Đều là bazơ.
Câu 123: Nhôm không bị hòa tan trong dd
A. HCl B. HNO3 đặc, nguội
C. HNO3 loãng D. H2SO4 loãng
Câu 124: Dùng hóa chất nào sau đây để phân biệt 3 chất rắn: NaOH, Ca(OH) 2,
Al(OH)3
A. Dùng nước, dung dịch HCl B. Dùng qùy tím và khí CO2
C. Dùng khí CO2, dung dịch HCl D. Dùng nước và khí CO2
Câu 125 : Chất không có tính lưỡng tính là
A. NaHCO3 B. AlCl3 C. Al2O D. Al(OH)3
Câu 126: Nguyên liệu chính dùng để sản xuất nhôm là
A. quặng boxit B. quặng pirit
C. quặng đolomit D. quặng manhetit
Câu 127: Cho khí CO (dư) đi vào ống sứ nung nóng đựng hỗn hợp X gồm
Al2O3, MgO, Fe3O4, CuO thu được chất rắn Y. Cho Y vào dung dịch NaOH (dư),
khuấy kĩ, thấy còn lại phần không tan Z. Giả sử các phản ứng xảy ra hoàn toàn.
Phần không tan Z gồm
A. MgO, Fe, Cu B. Mg, Fe, Cu
C. MgO, Fe3O4, Cu D. Mg, Al, Fe, Cu
Câu 128: Al2O3 phản ứng được với cả hai dung dịch
A. NaOH và HCl B. KCl và NaNO3
C. NaCl và H2SO4 D.Na2SO4 và KOH
Câu 129: Cho phương trình hóa học: aAl + bFe2O3 → cFe + dAl2O3 (a, b, c, d là
các số nguyên, tối giản). Tổng các hệ số a, b, c, d là?
A. 4 B.5 C. 6 D. 7.
Câu 130: Để phân biệt dd AlCl3 và dd KCl ta dùng dung dịch
A. NaOH B. HCl C. NaNO3 D. H2SO4
Câu 131. Dãy oxit đều tan trong nước cho dd có tính kiềm là:

Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2014 - 2015


111
Giáo viên: Trương Thị Hồng Chiên Trường THPT chuyên Lương Văn Tụy

A.Na2O, CaO, Al2O3 B. K2O, MgO, BaO


C. Na2O, CaO, BaO D. SrO, BeO, Li2O
Câu 132. Chất vừa tác dụng với dung dịch NaOH, vừa tác dụng với dung dịch
HCl là:
A. Al, Al2O3, Na2CO3 B. Al(OH)3, NaHCO3, MgSO4
C. Zn(OH)2, Ca(HCO3)2, Al2O3 D. Al2O3, MgCO3,Al(OH)3
Câu 133.Phản ứng nhiệt nhôm là:
A. Phản ứng của nhôm với khí oxi
B. Dùng CO để khử nhôm oxit
C. Phản ứng của nhôm với các oxit kim loại
D. Phản ứng nhiệt phân Al(OH)3
Câu 134. Khi nhỏ vài giọt dd Al2(SO4)3 vào dd KOH, thấy
A. có kết tủa keo trắng, kết tủa tăng dần, sau đó tan dần
B. có kết tủa keo trắng, sau đó tan ngay
C. không có hiện tượng gì xảy ra
D. có kết tủa keo trắng, kết tủa không tan
Câu 135. Phản ứng của cặp chất nào dưới đây không tạo sản phẩm khí?
A. dd Al(NO3)3 + dd Na2S B. dd AlCl3 + dd Na2CO3
C. Al + dd NaOH D. dd AlCl3 + dd NaOH
Câu 136. Chỉ ra đâu là phản ứng nhiệt nhôm
A. 4Al + 3O2 t⃗ 2Al2O3
0

B. Al + 4HNO3  Al(NO3)3 + NO + 2H2O


C. 2Al + 2NaOH + 2H2O  2NaAlO2+ 3H2
D. 2Al + Fe2O3 t⃗ Al2O3 + 2Fe.
0

Câu 137. Cho các chất rắn sau: CaO, MgO, Al 2O3, Na2O đựng trong các lọ mất
nhãn. Chỉ dùng thêm các thuốc thử là dd NaOH, CO2 có thể nhận biết được:
A. 1 chất B. 2 chất C. 3 chất D. 4 chất
Câu 138.Thuốc thử duy nhất để phân biệt 3 chất rắn: Mg, Al, Al 2O3 đựng trong
các lọ mất nhãn là
A. dd NaOH B. dd NH3 C. dd HCl D.dd NaHCO3
Câu 139. Dd NaOH không tác dụng được với tất cả các chất trong dãy nào sau:
A. CO2, HCl, CuSO4 B. Ca(HCO3)2, HCl, MgCl2
C. SO2, Al, Cl2 D. CO2, K2CO3, HCl
Câu 140. Chất nào không làm xanh nước quỳ tím:
A. NaOH B. Na[Al(OH)4] (hoặc NaAlO2)
C. Na2CO3 D. Na2SO4

Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2014 - 2015


112
Giáo viên: Trương Thị Hồng Chiên Trường THPT chuyên Lương Văn Tụy

Câu 141 . Không thể phân biệt các dd NaCl, MgCl 2, AlCl3 đựng trong các lọ mất
nhãn bằng thuốc thử:
A. dd NaOH B. dd Ba(OH)2 C. dd NH3 D.dd Sr(OH)2
Câu 142. Trườnghợp nào sau đây sẽ xuất hiện kết tủa, và kết tủa tan ngay
A. Cho từ từ dd natri aluminat vào dd HCl
B. Cho từ từ dd KOH vào dd nhôm clorua
C. Thổi từ từ khí CO2 vào dd Na[Al(OH)4] (hoặc NaAlO2)
D. Cho từ từ dd AlCl3 vào dd NH3
Câu 143. Hãy chọn trình tự tiến hành để phân biệt 3 chất rắn: NaCl, CaCl2 và
MgCl2 đựng trong ba lọ riêng biệt:
A. Dùng H2O, dùng dd H2SO4
B. Dùng H2O, dùng dd NaOH, dùng dd Na2CO3
C. Dùng H2O, dùng dd Na2CO3
D. Dùng dd HCl, dùng dd Na2CO3
Câu 144. Mô tả chưa chính xác về tính chất vật lí của nhôm là
A. Màu trắng bạc
B. Là kim loại nhẹ
C. Mềm, dễ kéo sợi và dát mỏng
D. Dẫn điện và nhiệt tốt, tốt hơn các kim loại Fe và Cu
Câu 145. Để phân biệt các dd hóa chất riêng biệt NaCl, FeCl 3, NH4Cl,
(NH4)2CO3, AlCl3 có thể dùng kim loại sau:
A. K B. Ba C. Rb D. Mg
Câu 146. Nhóm chất nào gồm các chất có thể điều chế trực tiếp được nhôm oxit
A. AlCl3, Al(NO3)3 B. Al, Al(OH)3
C. Al(OH)3, Al2(SO4)3 D. Al, AlCl3
Câu 147. Nung hỗn hợp gồm Cr2O3, Fe3O4 và Al dư thu được chất rắn X gồm:
A. Cr2O3, Fe, Al2O3 B. Cr, Fe, Al2O3, Al
C. Fe3O4, Cr, Al2O3 D. Cr, Fe, Al
Câu 148. Hóa chất duy nhất để tách Fe 2O3 ra khỏi hỗn hợp bột Al2O3, Fe2O3,
SiO2:
A. HCl B. NaHCO3 C. NaOH D. CaCO3
Câu 149. Nhỏ từ từ dung dịch NaOH đến dư vào dung dịch X. Sau khi các phản
ứng xảy ra hoàn toàn chỉ thu được dung dịch trong suốt. Chất tan trong dung
dịch X là
A.Ca(HCO3)2 B.CuSO4 C.Fe(NO3)3 D.AlCl3
Câu 150. Ứng dụng của nhôm chỉ dựa trên tính chất hóa học cơ bản của nó là
A. Làm dây cáp dẫn điện và dụng cụ đun nấu

Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2014 - 2015


113
Giáo viên: Trương Thị Hồng Chiên Trường THPT chuyên Lương Văn Tụy

B. Chế tạo hợp kim làm máy bay, tên lửa, tàu vũ trụ
C. Chế tạo hỗn hợp tecmit để hàn kim loại
D. Xây dựng nhà cửa, trang trí nội thất
Câu 151. Chất không có tính lưỡng tính là
A. Al2O3 B. Al(OH)3 C. Al2(SO4)3 D. NaHCO3
Câu 152. Dung dịch nào dưới đây làm quỳ tím đổi màu xanh?
A. K2SO4 B. KAl(SO4)2.12H2O
C. Natrialuminat D. AlCl3
Câu 153. Khi dẫn CO2 vào dd NaAlO2 và NH3 vào dd AlCl3 từ từ đến dư, đều
thấy
A. Có kết tủa keo trắng, sau đó kết tủa tan
B. Có kết tủa keo trắng, kết tủa không tan
C. Có kết tủa keo trắng, kết tủa tăng dần, sau đó tan dần
D. Không có hiện tượng gì xảy ra
Câu 154. Có 3 ống nghiệm, mỗi ống chứa 2 cation và 2 anion (không trùng lặp)
gồm các ion sau: Na+ , Mg2+ , Al3+ , Ba2+ , NH4+ , Ag+ , SO42− , PO43− , CO32− ,Cl− ,
Br− , NO3− . Các ống lần lượt chứa các ion:
A. Na+, Mg2+, SO42−, PO43−; Ba2+, Al3+, Cl−, CO32−; NH4+, Ag+, Br− ,NO3−
B. Na+, Ba2+, PO43−, CO32− ; Mg2+ , NH4+ , SO42− , NO3− ; Al3+, Ag+, Cl−, Br−
C. Na+, NH4+, PO43− , CO32− ; Al3+ , Ag+, SO42− , NO3−; Ba2+, Mg2+ , Cl−, Br −
D. Na+, Ba2+, Cl−, NO3− ; Mg2+ , NH4+, SO42−, Br−; Al3+, NH4+, PO43−, CO32−
Câu 155. Có thể phân biệt 3 dung dịch: KOH, HCl, H 2SO4 loãng bằng một thuốc
thử là:
A. Al B.BaCO3 C. giấy quỳ tím. D. Zn
Câu 156. Cho dd NaOH đến dư vào dd chứa MgSO 4, CuSO4 , Al2(SO4)3 được
kết tủa A. Nung A được chất rắn B. Cho CO dư đi qua B nung nóng sẽ thu được
chất rắn là:
A. MgO, Al2O3, Cu B. MgO, Cu
C. MgO, CuO D. MgO, Al2O3, Cu
Câu 157.Cho phản ứng: Al + H 2O + NaOH  NaAlO2+ 3/2 H2. Chất tham gia
phản ứng đóng vai trò chất oxi hóa trong phản ứng này là:
A. Al B. H2O C. NaOH D. Cả nước và NaOH
Câu 158. Mô tả không phù hợp với nhôm là
A. Ở ô thứ 13, chu kì 3, nhóm IVA
B. Cấu hình electron [Ne] 3s23p1
C. Tinh thể cấu tạo lập phương tâm diện
D. Mức oxi hóa đặc trưng +3

Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2014 - 2015


114
Giáo viên: Trương Thị Hồng Chiên Trường THPT chuyên Lương Văn Tụy

Câu 159. Để phân biệt các dd hóa chất riêng biệt CuSO 4, FeCl3, Al2(SO4)3,
K2CO3, (NH4)2SO4, NH4NO3, có thể dùng 1 trong các hóa chất sau:
A. dd NaOH hoặc Na B.dd Ba(OH)2
C. Ba D.dd Ba(OH)2 hoặc Ba
Câu 160. Cho dung dịch NH3 đến dư vào dung dịch chứa AlCl 3, và ZnCl2 thu
được kết tủa A. Nung A được chất rắn B. Cho luồng H 2 đi qua B nung nóng sẽ
thu được chất rắn là
A. Al2O3 B. Zn và Al2O3 C. ZnO và Al D. ZnO và Al2O3
Câu 161. Cho dung dịch NH3 dư vào dung dịch X gồm AlCl 3, ZnCl2 và FeCl3
thu được kết tủa Y. Nung kết tủa Y thu được chất rắn Z. Cho luồng khí H 2 dư
qua Z (đun nóng) thu được chất rắn T. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn.Trong T
có chứa
A. Al2O3, Zn B. Al2O3, Fe C. Fe D. Al2O3, ZnO, Fe
Câu 162. Một dung dịch chứa a mol Na[Al(OH) 4] (hoặc NaAlO2) tác dụng với
một dung dich chứa b mol HCl.Điều kiện để thu được kết tủa sau phản ứng là :
A. a = b B. a = 2b C. b < 4a D. b < 5a
Câu 163. Một dung dịch chứa a mol NaOH tác dụng với một dung dịch chứa b
mol AlCl3. Điều kiện để thu được kết tủa là
A. a > 4b B. a < 4b C. a + b = 1mol D. a –b = 1mol
Câu 164. Thuốc thử dùng để phân biệt 3 dung dịch riêng biệt: NaCl, NaHSO4,
HCl là
A.(NH4)2CO3 B.BaCO3 C.BaCl2. D.NH4Cl
+5 +1
Câu 165. Kim loại nhôm khử N của HNO3 thành N . Số phân tử HNO3 đã bị
khử trong phản ứng sau khi cân bằng là
A. 30 B. 36 C. 6 D. 15
+5
Câu 166. Kim loại nhôm khử N của HNO3 thành NO. Hệ số của nước trong
phản ứng khi cân bằng là:
A. 1 B. 2 C. 4 D. 5
Câu 167. Có các chất bột: AlCl 3, Al, Al2O3. Chỉ dùng thêm một chất nào trong
số các chất cho dưới đây để nhận biết?
A.dung dịch HCl B.dung dịch NaOH
C.dung dịch CuSO4 D.dung dịch AgNO3
Câu 168. Cho các chất sau: NaOH, K2SO4, CuCl2, CO2, Al, NH4Cl. Số cặp chất
có phản ứng với nhau là ?
A. 4 B. 5 C. 6 D. 7
Câu 169. Kim loại Al có thể khử S +6 của H2SO4 thành S-2. Tổng hệ số của các
sản phẩm phản ứng sau khi cân bằng PTHH là:

Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2014 - 2015


115
Giáo viên: Trương Thị Hồng Chiên Trường THPT chuyên Lương Văn Tụy

A. 19 B. 20 C. 21 D. 22
Câu 170 . Để tách riêng từng muối từ hỗn hợp rắn: NaCl, MgCl 2, AlCl3, chỉ cần
dùng thêm:
A. Dd NaOH, dd HCl B. Dd NaOH, CO2, dd HCl
C. Dd NH3, dd HCl D. DdNH3, dd NaOH, dd HCl
Câu 171. Có một mẫu boxit dùng sản xuất nhôm có lẫn Fe 2O3 và SiO2, để lấy
nhôm tinh khiết từ mẫu boxit trên ta dùng
A. dd NaOH, CO2 B. dd NaOH, dd HCl
C. dd NaAlO2, CO2 D. dd HCl, H2O
Câu 172. Phản ứng hóa học xảy ra trong trường hợp nào dưới đây không thuộc
loại phản ứng nhiệt nhôm?
A. Al tác dụng với Fe2O3 nung nóng
B. Al tác dụng với axit H2SO4 đặc, nóng
C. Al tác dụng với CuO nung nóng
D. Al tác dụng với Fe3O4 nung nóng
Câu 173: Để nhận biết ba axit đặc, nguội: HCl, H 2SO4, HNO3 đựng riêng biệt
trong ba lọ bị mất nhãn, ta dùng thuốc thử là
A. Fe B. CuO C. Al D. Cu
Câu 174: Có thể phân biệt 3 dung dịch: KOH, HCl, H 2SO4 loãng bằng một thuốc
thử là
A. giấy quỳ tím B. Al C. BaCO3 D. Zn
Câu 175. Cho dd NH3, khí CO2, dd HCl, dd KOH, dd Na2CO3. Các chất dùng để
tạo kết tủa nhôm hiđroxit từ nhôm clorua:
A. NH3; HCl; Na2CO3 B. CO2; HCl; NH3
C. Na2CO3; NH3; KOH D. KOH, Na2CO3; CO2
Câu 176. Cho dd NH3, khí CO2, dd HCl, dd KOH, dd Na2CO3. Các chất dùng để
tạo kết tủa nhôm hidrôxit từ Natri aluminat:
A. HCl; CO2 B. NH3; Na2CO3
C. KOH; Na2CO3 D. NH3; CO2
Câu 177: Trường hợp nào dưới đây thu được kết tủa sau khi phản ứng xảy ra
hoàn toàn?
A. Cho dd NaOH dư vào dd AlCl3
B. Cho dd AlCl3 dư vào dd NaOH
C. Cho CaCO3 vào lượng dư dd HCl
D. Sục CO2 tới dư vào dd Ca(OH)2
Câu 178: Phát biểu nào sau đây là sai?
A. Các kim loại kiềm có nhiệt độ nóng chảy tăng dần từ Li đến Cs

Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2014 - 2015


116
Giáo viên: Trương Thị Hồng Chiên Trường THPT chuyên Lương Văn Tụy

B. Các kim loại kiềm có bán kính nguyên tử lớn hơn so với các kim loại
cùng chu kì
C. Các kim loại kiềm đều là kim loại nhẹ
D. Các kim loại kiềm có màu trắng bạc và có ánh kim
Câu 179: Cho lá Al vào dd HCl, có khí thoát ra. Thêm vài giọt dd CuSO4 vào thì
A. Phản ứng dừng lại B.Tốc độ thoát khí tăng
C. Tốc độ thoát khí giảm D. Tốc độ thoát khí không đổi
Câu 180 : Nhỏ từ từ dd NaOH loãng vào mỗi dd sau: FeCl 3, CuCl2, AlCl3,
FeSO4. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số trường hợp thu được kết tủa là
A. 1 B.4 C. 2 D. 3

Đáp án tham khảo

Câu 1 D Câu 2 A Câu 3 B Câu 4 B Câu 5 B


Câu 6 D Câu 7 B Câu 8 C Câu 9 A Câu 10 D
Câu 11 D Câu 12 D Câu 13 B Câu 14 D Câu 15 B
Câu 16 C Câu 17 D Câu 18 D Câu 19 C Câu 20 D
Câu 21 A Câu 22 C Câu 23 C Câu 24 A Câu 25 B
Câu 26 D Câu 27 D Câu 28 A Câu 29 B Câu 30 D
Câu 31 A Câu 32 C Câu 33 B Câu 34 B Câu 35 D
Câu 36 B Câu 37 C Câu 38 C Câu 39 C Câu 40 D
Câu 41 A Câu 42 A Câu 43 B Câu 44 B Câu 45 B
Câu 46 C Câu 47 A Câu 48 D Câu 49 A Câu 50 B
Câu 51 B Câu 52 B Câu 53 B Câu 54 B Câu 55 C
Câu 56 A Câu 57 B Câu 58 D Câu 59 A Câu 60 C
Câu 61 C Câu 62 A Câu 63 D Câu 64 D Câu 65 B
Câu 66 A Câu 67 D Câu 68 C Câu 69 A Câu 70 A
Câu 71 D Câu 72 C Câu 73 C Câu 74 B Câu 75 D
Câu 76 B Câu 77 C Câu 78 D Câu 79 A Câu 80 B
Câu 81 B Câu 82 A Câu 83 A Câu 84 D Câu 85 A
Câu 86 C Câu 87 D Câu 88 D Câu 89 B Câu 90 B
Câu 91 B Câu 92 B Câu 93 B Câu 94 C Câu 95 B
Câu 96 B Câu 97 D Câu 98 B Câu 99 A Câu 100 A

Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2014 - 2015


117
Giáo viên: Trương Thị Hồng Chiên Trường THPT chuyên Lương Văn Tụy

Câu 101 C Câu 102 C Câu 103 D Câu 104 A Câu 105 D
Câu 106 B Câu 107 A Câu 108 C Câu 109 C Câu 110 D
Câu 111 B Câu 112 B Câu 113 D Câu 114 B Câu 115 B
Câu 116 A Câu 117 A Câu 118 A Câu 119 D Câu 120 D
Câu 121 D Câu 122 C Câu 123 B Câu 124 D Câu 125 B
Câu 126 A Câu 127 A Câu 128 A Câu 129 C Câu 130 A
Câu 131 C Câu 132 C Câu 133 C Câu 134 B Câu 135 D
Câu 136 D Câu 137 D Câu 138 A Câu 139 D Câu 140 D
Câu 141 C Câu 142 A Câu 143 B Câu 144 D Câu 145 B
Câu 146 B Câu 147 B Câu 148 C Câu 149 D Câu 150 C
Câu 151 C Câu 152 D Câu 153 B Câu 154 C Câu 155 B
Câu 156 B Câu 157 B Câu 158 A Câu 159 D Câu 160 A
Câu 161 B Câu 162 C Câu 163 B Câu 164 B Câu 165 C
Câu 166 B Câu 167 B Câu 168 B Câu 169 A Câu 170 A
Câu 171 A Câu 172 B Câu 173 D Câu 174 C Câu 175 C
Câu 176 A Câu 177 B Câu 178 A Câu 179 B Câu 180 D

Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2014 - 2015


118
Giáo viên: Trương Thị Hồng Chiên Trường THPT chuyên Lương Văn Tụy

Phần 3.2. CÁC DẠNG BÀI TẬP TÍNH TOÁN.

MỘT SỐ DẠNG BÀI TẬP VỀ KIM LOẠI KIỀM, KIM LOẠI KIỀM THỔ,
NHÔM
DẠNG 1: PHẢN ỨNG THẾ H LINH ĐỘNG CỦA KLK, KLKT, NHÔM
(tác dụng với nước; dd axit H+, ancol ROH...)
A. Phương pháp giải:
Khi cho KLK, KLKT (trừ Be, Mg) tác dụng với nước ở nhiệt độ thường
theo phản ứng:
M + H2O → M + OH− + ½ H2↑
M + 2H2O → M + 2OH− + H2↑
Ta thấy :
nOH − =2 n H 2
Nếu có Al (hoặc Zn) thì OH− sẽ tác dụng với Al (hoặc Zn):
2Al + 2OH− + 6H2O → 2[Al(OH)4] − + 3H2↑
- Chú ý: Trong dd tồn tại ion phức [Al(OH) 4 ]− , khi cô cạn dd thì ở dạng
muối khan AlO2− (aluminat). Đối với bài tập chỉ liên quan đến tính lưỡng tính
của Al2O3 và Al(OH)3 thì viết theo cách nào cũng được, không ảnh hưởng đến
kết quả bài toán. Nhưng có một số trường hợp nếu không dùng đúng công thức
theo quy ước trên thì dẫn đến kết quả sai: Ví dụ, bài toán yêu cầu tính nồng độ
chất tan trong dd, nếu dùng ion phức [Al(OH) 4 ]− thì giá trị M[Al(OH)4 ]− = 95, còn
nếu dùng ion AlO2− thì MAlO2− = 59, do đó tính sai C%. Vì vậy, nên viết theo ion
phức cho mọi trường hợp.
- Có thể quy đổi: Al(OH)3 = HAlO2.H2O (axit aluminic)

Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2014 - 2015


119
Giáo viên: Trương Thị Hồng Chiên Trường THPT chuyên Lương Văn Tụy

[Al(OH)4 ]− = Al(OH)3.OH− = AlO2−.2H2O


Ví dụ 1: Cho a gam dd H2SO4 C% hòa tan hoàn toàn hỗn hợp 2 kim loại
(Mg, Na dư) thu được khối lượng khí H2 là 0,05a gam.Tính giá trị của C?
Hướng dẫn: Giả sử có 100 g dd H2SO4 mH2SO4 = C gam; mH2O = (100 –
C) g Vì kim loại dư nên H linh động trong axit và nước đều bị thế bởi kim loại.
C 100−C
n − =5=2 = →C=15 ,8 %
 H 98 18
Ví dụ 2 : Cho 20,2 g dd ancol etylic tác dụng với Na dư thu được 5,6 l khí
H2 (đktc), biết dH2O = 1, dC2H5OH = 0,8. Độ cồn của dd đã cho là
A. 92,5o B. 92,7o C. 95o D. 92o
n =2 nH =0 ,5 mol → M hh =40 , 4
Hướng dẫn: hh 2

nC 2 H 5OH 4
=
Áp dụng quy tắc chéo tìm được tỉ lệ mol n H 2 O 1
Tự chọn lượng chất: giả sử có 100 ml dd gồm a mol C2H5OH và b mol H2O.
0,8a 4b
= →a=92 , 7 ;b=7 ,3
Có hệ: a+ b=100 và 46 18 Đáp án B

Ví dụ 3 : Cho 1,67 g hỗn hợp (2 kim loại ở 2 chu kì liên tiếp thuộc nhóm
IIA) tác dụng hết với HCl dư thu được 0,672 l khí H2 (đktc). 2 kim loại đó là
A. Be, Mg B.Mg, Ca C.Sr, Be D. Sr, Ca
n =n =0 , 03 mol→ M hh =55 , 67
Hướng dẫn: hh H2  Đáp án D

Ví dụ 4: Hỗn hợp X gồm hai kim loại K và Al có khối lượng 10,5g. Hoà
tan hoàn toàn hỗn hợp X trong nước thu được dung dịch A. Thêm từ từ dung dịch
HCl 1M vào dung dịch A: lúc đầu không có kết tủa, khi thêm được 100 ml dung
dịch HCl 1M thì bắt đầu có kết tủa. Tính % số mol mỗi kim loại trong X.
Hướng dẫn: Gọi x và y lần lượt là số mol của K và Al.
 39x + 27y = 10,5 (*)
2K + 2H2O → 2KOH + H2 (1)
x→ x
2Al + 2KOH + 2H2O → 2KAlO2 + 3H2 (2)
y→ y
Do X tan hết nên Al hết, KOH dư sau phản ứng (2). Khi thêm HCl ban đầu chưa
có kết tủa vì:
HCl + KOHdư → KCl + H2O (3)
x–y ← x–y

Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2014 - 2015


120
Giáo viên: Trương Thị Hồng Chiên Trường THPT chuyên Lương Văn Tụy

Khi HCl trung hoà hết KOH dư thì bắt đầu có kết tủa.
KAlO2 + HCl + H2O → Al(OH)3 + KCl (4)
Vậy để trung hoà KOH dư cần 100 ml dung dịch HCl 1M.
Ta có: nHCl = nKOH(dư sau pứ (2)) = x – y = 0,1.1 = 0,1 (2*)
Từ (*) và (2*)  x = 0,2, y = 0,1.
0,2
%nK = 0,3.100 = 66,67%  %nAl = 33,33%
Ví dụ 5: Chia m gam hỗn hợp A gồm Ba và Al thành 2 phần bằng nhau:
- Phần 1: cho tác dụng với nước dư thu được 1,344 lít khí H2 (đktc) và dd B.
- Phần 2: Cho tác dụng với Ba(OH)2 dư được 10,416 lít khí H2 (đktc).
Cho 50 ml dd HCl nồng độ C mol/l vào dd B. Sau pư thu được 0,78 gam kết tủa.
Giá trị m và C lần lượt là?
A. 20,31g; 0,2M hoặc 1,8M B. 10,155 g; 0,2M hoặc 1,8M
C. 20,31g; 0,2M hoặc 0,9M D.10,155g; 0,2M hoặc 0,9M
Hướng dẫn: Gọi x và y lần lượt là số mol của Ba và Al ở một phần.
 2. (137x + 27y) =m (*)
- Ở phần 1: Al chưa tan hết:
Ba + 2H2O → Ba 2+ + 2OH− + H2
x→ 2x x
2Al + 2OH− + 6H2O → 2[Al(OH)4] − + 3H2↑
2x 2x 3x
 x + 3x = 0,06  x =0,015
- Ở phần 2: Al tan hết:
Ba + 2H2O → Ba 2+ + 2OH− + H2
x→ 2x x
2Al + 2OH + 6H2O → 2[Al(OH)4] − + 3H2↑

y 3y/2
 x + 3y/2 = 0,465  y =0,3
Thay x, y vào (*) được m = 20,31 gam.
- Cho 50 ml dd HCl nồng độ C mol/l vào dd B. Sau pư thu được 0,78 gam
kết tủa.
Có dd B (ở phần 1) có 0,03 mol [Al(OH)4] − > 0,01 mol kết tủa nên có 2
trường hợp:
n +=n↓ =0 , 01 mol
H CM = 0,2M
n +=4 n AlO −3 n↓ =4 . 0 , 03−3. 0 , 01=0 ,09 mol
H 2

 CM = 1,8M
Đáp án A.

Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2014 - 2015


121
Giáo viên: Trương Thị Hồng Chiên Trường THPT chuyên Lương Văn Tụy

B. Các bài tập vận dụng:


Câu 1: Cho một mẫu hợp kim K-Ca tác dụng với nước (dư), thu được
dung dịch X và 3,36 lít H2 (ở đktc). Thể tích dung dịch axit HCl 2M cần dùng để
trung hòa dung dịch X là:
A. 150ml. B. 75ml. C. 60ml. D. 30ml
Câu 2: Cho m gam hỗn hợp Na, Ba vào nước thu được dung dich A và
6,72 lít khí ở (đktc). Thể tích dung dịch hỗn hợp H 2SO4 0,5M và HCl 1M để
trung hòa vừa đủ dung dịch A là:
A. 0,3 lít. B.0,2 lít. C. 0,4 lít. D. 0,1 lít.
Câu 3: Hòa tan m gam K vào 200g nước thu được dung dịch có nồng độ
là 2,748%. Vậy m có giá trị là?
A. 7,8g B. 3,8g C. 39g D. 3,9g
Câu 4: Hòa tan một lượng gồm 2 kim loại kiềm vào nước thu được 200ml
dung dịch X và 11,2 lit H2 (đktc). pH của dung dịch X gần nhất với giá trị nào
sau đây:
A. 12 B. 11,2 C. 13,1 D. 13,7
Câu 5: Hòa tan hoàn toàn 8,94g hỗn hợp gồm Na, K, Ba vào nước, thu
được dd X và 2,688 lít khí H2 (đktc). Dung dịch Y gồm HCl và H 2SO4, tỉ lệ mol
tương ứng là 4:1. Trung hòa dd X bởi dd Y, tổng khối lượng các muối được tạo
ra là?
A. 13,7g B. 18,46g C. 12,78g D. 14,62g
Câu 6: Cho hỗn hợp gồm Na và Al có tỉ lệ mol tương ứng là 1:2 và nước
(dư). Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 8,96 lít khí H2 (đktc) và
m gam chất rắn không tan. Giá trị của m là?
A. 10,8g B. 5,4g C. 7,8g D. 43,2g
Câu 7: Hỗn hợp X gồm Na và Al. Cho m gam X vào một lượng dư nước
thì thóat ra V lít khí. Nếu cũng cho m gam X vào dung dịch NaOH dư thì được
1,75V lít khí, (biết thể tích các khí đo trong cùng điều kiện), thành phần phần
trăm theo khối lượng của Na trong X là?
A. 39,87% B. 77,31% C. 49,87% D. 29,87%
Câu 8: Hòa tan 46g hỗn hợp gồm Ba và 2 kim loại kiềm A, B thuộc 2 chu
kì liên tiếp vào nước thu được dung dịch D và 11,2 lít khí (đktc). Nếu thêm 0,18
mol Na2SO4 vào dung dịch D thì sau phản ứng vẫn còn dư ion Ba 2+. Nếu thêm
0,21 mol Na2SO4 vào dung dịch D thì sau phản ứng còn dư Na 2SO4. Vậy 2 kim
loại kiềm là?

Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2014 - 2015


122
Giáo viên: Trương Thị Hồng Chiên Trường THPT chuyên Lương Văn Tụy

A. Li và Na B. Na và K C. K và Rb D. Rb và Cs
Câu 9: Hòa tan hoàn toàn 2,9g hỗn hợp gồm (kim loại M và oxit của nó)
vào nước, thu được 500ml dung dịch chứa một chất tan có nồng độ 0,04M và
0,224 lít H2 (đktc). Kim loại M là?
A. Ca B. Ba C. K D. Na
Câu 10: Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp K và Al trong 100 ml dd (HCl
0,5M và H2SO4 0,25M) thu được 4,76 lít khí ở đktc và dd A. Thêm từ từ dd
H2SO4 vào dd A thì thấy khi thêm 0,0125 mol H 2SO4 thì dd bắt đầu xuất hiện kết
tủa. Giá trị của m là:
A. 9,825 g B. 7,575 g C. 8,925g D.7,875g
Câu 11: Hỗn hợp X gồm Na, Ba, Na2O và BaO. Hòa tan hoàn toàn 21,9 g
X vào nước , thu được 1,12 l khí H 2 (đktc) và dd Y, trong đó có 20,52 g
Ba(OH)2.Hấp thụ hoàn toàn 6,72 l khí CO2 (đktc) vào Y, thu được m g kết
tủa.Giá trị của m là
A. 23,64 B. 21,92 C. 15,76 D.39,40
Câu 12: Cho m gam hỗn hợp X gồm x mol Al và y mol Ba ( với x < 2y)
vào bình đựng nước dư thì thu được V lít khí H 2 (đktc) bay ra. Nếu cho m gam
hỗn hợp X trên tác dụng với dd HCl dư cũng thu được V’ lít H 2 (đktc). Đẳng
thức nào sau đây đúng?
A. V = 2V’ B. V = V’ C. V’ = 2V D. V = 4V’
Câu 13: Cho 46,6 gam hỗn hợp X gồm Na, K, Ba và Al 2O3 (trong đó oxi
chiếm 30,9% về khối lượng) tan hết vào nước thu được dd Y và 8,96 l H 2 ( đktc).
Cho 3,1 lít dd HCl 0,5M vào dd Y thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 0 B. 7,8 C. 35,1 D. 27,3
Câu 14: Hỗn hợp X gồm Na, Ba, Na 2O và BaO. Hòa tan hoàn toàn 21,9 g
X vào nước , thu được 1,12 l khí H 2 (đktc) và dd Y, trong đó có 20,52 g
Ba(OH)2. Cho toàn bộ dd Y tác dụng với 100 ml dd Al 2(SO4)3 0,5M, thu được m
gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 29,52 B. 27,96 C. 36,51 D. 1,56
Câu 15 : Cho 7,3 gam hỗn hợp (Na, Al có tỉ lệ 2:1 về số mol). Hòa tan
hỗn hợp trên vào 93,2 gam H2O thu được dd X. C% của dd muối tan trong dd X

A. 8,2% B. 11,74% C. 18,4% D. 11,8%
Câu 16: Hoà tan hoàn toàn 13,8g hỗn hợp gồm Mg và một kim loại hoá
trị II bằng dung dịch H2SO4 loãng thu được 26,88l H2 (đktc). Kim loại hoá trị II
và % khối lượng của nó trong hỗn hợp là:
A. Be; 65,22 % B. Ca; 51 %

Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2014 - 2015


123
Giáo viên: Trương Thị Hồng Chiên Trường THPT chuyên Lương Văn Tụy

C. Zn; 67,2 % D. Be; 49,72 %


Câu 17: Hoà tan hết a gam một kim loại M bằng dung dịch H 2SO4 loãng,
rồi cô cạn dung dịch sau phản ứng , thu được 5a gam muối khan. M là kim loại
nào sau đây :
A. Mg B.Al C.Ba D. Ca
Câu 18.Cho 20g hỗn hợp kim loại M và Al vào dung dịch H 2SO4 và HCl
(số mol HCl gấp 3 lần số mol H 2SO4) thì thu được 11,2 lít H 2 (đktc) và vẫn còn
dư 3,4 gam kim loại. Lọc lấy phần dung dịch rồi đem cô cạn thu được m gam
muối khan. Tính m?
A.57,1 g B.75,1 g C. 51,7 g D.71,5g
Câu 19. Cho 12,12 gam hỗn hợp X gồm Al và Fe tác dụng với dung dịch
HCl dư thu được dung dịch A và khí H2. Cô cạn dung dịch A thu được 41,94
gam chất rắn khan. Nếu cho 12,12 gam X tác dụng với dung dịch AgNO 3 dư thu
được bao nhiêu gam kim loại?
A. 82,944 g B. 103,68 g C. 99,5328 g D. 108 g
Câu 20. Chia 20 g hỗn hợp X (Al, Fe, Cu) thành hai phần bằng nhau:
- Phần 1: Cho tác dụng với dd HCl dư, thu được 5.6 lít khí (đktc).
- Phần 2: Cho tác dụng với dd NaOH dư, thu được 3,36 lít khí (đktc).
% khối lượng Cu trong hỗn hợp X là:
A. 8,5% B. 27% C.17% D. 34%
Câu 21. Hoà tan hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm Al, Fe, Zn bằng dung
dịch HCl dư. Dung dịch thu được sau phản ứng tăng lên so với ban đầu (m – 2)
gam. Số gam muối clorua tạo thành trong dung dịch là:
A. m + 71 B. m + 35,5 C. m + 73 D. m + 36,5
Câu 22. Cho m gam hỗn hợp gồm kim loại nhóm IA và nhóm IIA tan hoàn
toàn trong nước được V lít khí (đktc), dung dịch X chứa 21,1 gam chất tan. Cho
dung dịch HCl dư vào X, cô cạn dung dịch thu được 26,65 gam chất rắn khan.
Giá trị của m và V lần lượt là:
A. 16 gam và 3,36 lít B. 8,0 gam và 3,36
C. 8,0 gam và 8,96 lít D. 16 gam và 8,96 lít

Đáp án tham khảo

Câu 1 2 3 4 5 6 7 8
Đáp án A A D C B B D B

Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2014 - 2015


124
Giáo viên: Trương Thị Hồng Chiên Trường THPT chuyên Lương Văn Tụy

Câu 9 10 11 12 13 14 15 16
Đáp án B A C B D A D A
Câu 17 18 19 20 21 22
Đáp án A A B C A A

DẠNG 2: BÀI TOÁN CO2, SO2 TÁC DỤNG VỚI DUNG DỊCH BAZƠ

I. TÁC DỤNG VỚI NaOH, KOH

- Khi cho CO2 (hoặc SO2) tác dụng với NaOH, KOH đều xảy ra 3 khả năng tạo
nNaOH nNaOH
k= k=
muối. Ta thường lập tỉ lệ: nCO 2 hoặc nSO 2
Nếu :
 k 1: Chỉ tạo muối NaHCO3
 1< k < 2: Tạo 2 muối NaHCO3 và Na2CO3
 k  2: Chỉ tạo muối Na2CO3
Chú ý: Với những bài toán không thể tính k, ta có thể dựa vào dữ kiện đề
bài đã cho để tìm ra khả năng tạo muối như thế nào.
- Hấp thụ CO2 vào NaOH dư chỉ tạo muối Na2CO3
- Hấp thụ CO2 dư vào NaOH chỉ tạo muối NaHCO3
- Hấp thụ CO2 vào NaOH tạo dd muối. Sau đó thêm BaCl 2 vào dd muối
thấy có kết tủa, thêm tiếp Ba(OH) 2 dư vào thấy xuất hiện thêm kết tủa: Tạo 2
muối Na2CO3 và NaHCO3
- Nếu bài toán không cho bất kì dữ liệu nào thì phải chia trường hợp để
giải.
II. TÁC DỤNG VỚI Ca(OH)2, Ba(OH)2
Tương tự như trên, trường hợp này cũng có 3 khả năng tạo muối, ta lập tỉ
lệ:

Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2014 - 2015


125
Giáo viên: Trương Thị Hồng Chiên Trường THPT chuyên Lương Văn Tụy

nCO 2 nSO 2
k= k=
nCa( OH )2 hoặc nCa( OH )2
Nếu :
 k  1: Chỉ tạo muối CaCO3
 1< k < 2: Tạo 2 muối Ca(HCO3)2 và CaCO3
 k  2: Chỉ tạo muối Ca(HCO3)2
* Chú ý: Với những bài toán không thể tính k, ta có thể dựa vào dữ kiện
đề bài đã cho để tìm ra khả năng tạo muối như thế nào.
- Hấp thu CO2 vào nước vôi trong dư chỉ tạo muối CaCO3
- Hấp thu CO2 dư vào nước vôi trong (lúc đầu có kết tủa trắng, sau đó kết
tủa tan): chỉ tạo muối Ca(HCO3)2
- Hấp thụ CO2 vào nước vôi trong thấy tạo kết tủa, sau đó thêm NaOH dư
vào thấy có kết tủa nữa: Tạo 2 muối.
- Hấp thụ CO2 vào nước vôi trong thấy tạo kết tủa, lọc bỏ kết tủa rồi đun
nóng nước lọc lại thấy kết tủa nữa: tạo 2 muối.
- Nếu bài toán không cho bất kì dữ liệu nào thì phải chia trường hợp để
giải.
III. TÁC DỤNG VỚI HỖN HỢP GỒM CẢ NaOH / KOH VÀ Ca(OH) 2/
Ba(OH)2
A. Phương pháp giải:
nOH n
− OH −
k= k=
nCO n
Lập tỉ lệ: hoặc
2
SO 2

Nếu :
 k  1: Chỉ tạo ion HCO3−
 1< k < 2: Tạo 2 ion HCO3− và CO32−
 k  2: Chỉ tạo ion CO32−
* Chú ý: PTHH tạo muối:
2OH− + CO2  CO32− + H2O (1)
OH +−
CO2  HCO3 −
(2)
Hai dạng toán này có một số công thức giải nhanh.
1. Công thức tính lượng kết tủa xuất hiện khi hấp thụ hết một lượng CO 2
vào dung dịch Ca(OH)2 hoặc Ba(OH)2:
=n −n
n OH− CO 2
Sử dụng công thức trên với điều kiện: n  nCO2, nghĩa là bazơ phản ứng
hết, kết tủa bị hòa tan một phần: xảy ra cả 2 phản ứng, thể tích CO2 lớn nhất.

Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2014 - 2015


126
Giáo viên: Trương Thị Hồng Chiên Trường THPT chuyên Lương Văn Tụy

=n
- Nếu bazơ dư thì n CO2 , nghĩa là kết tủa cực đại, chỉ xảy ra phản ứng
(1), thể tích CO2 nhỏ nhất.
2. Công thức tính lượng kết tủa xuất hiện khi hấp thụ hết một lượng CO 2
vào dd chứa hỗn hợp gồm NaOH và Ca(OH)2 hoặc Ba(OH)2:
n =n − −nCO n n
rồi so sánh với Ca 2 + hoặc Ba2 + để xem chất nào
2−
Trước hết tính CO 3 OH 2

phản ứng hết. Lượng kết tủa tính theo số mol chất phản ứng hết.
nCO 2− ≤n CO2
- Điều kiện là: 3

V
3. Công thức tính CO 2 cần hấp thụ hết vào 1 dd Ca(OH)2 hoặc Ba(OH)2 để
thu được 1 lượng kết tủa theo yêu cầu: Dạng này có 2 kết quả:
nCO =n↓
2

n =n −n
Hoặc CO 2 OH− ↓
Ví dụ 1: Thổi V lít (đktc) khí CO 2 vào 300 ml dung dịch Ca(OH)2 0,02M
thì thu được 0,2 gam kết tủa. Tính giá trị của V?
A. 44,8 ml hoặc 224 ml B. 22,4 ml hoặc 112 ml
C. 22,4 ml hoặc 224 ml D. 44,8 ml hoặc 112 ml
n =0 ,003 mol
Hướng dẫn: Có 2 trường hợp: nCaCO 3 =0,002 mol < Ca 2 +
−3
nCO 2=n↓ =2×10 mol
VCO2= 2.10-3 .22,4 = 0,0448(l) = 44,8 ml
−3
nCO 2=nOH− −n↓ =0 , 012−2×10 =0 , 01 mol
 VCO2 = 0,01 . 22,4 = 224 ml  Đáp án A.

Ví dụ 2: Hấp thụ hoàn toàn x mol CO2 vào dung dịch hỗn hợp chứa a mol
Ca(OH)2 và b mol NaOH. Điều kiện để xuất hiện kết tủa cực đại là:
A. a ≤ x ≤ (2b+a) B. a ≤ x ≤ (2a+b)
C. b ≤ x ≤ (a+b) D. a ≤ x ≤ (a+b)

n↓=n =a
Hướng dẫn: Để kết tủa cực đại thì Ca 2 + (bảo toàn Ca).
nCO =x =n↓ =a
2

nCO =nOH− −n↓ =2 a+b−n↓ =x=a


Hoặc 2  x=a +b
Vậy, điều kiện để xuất hiện kết tủa cực đại là : a ≤ x ≤ (a+b) Đáp án D

Ví dụ 3: Hấp thụ hoàn toàn 4,48 lít CO 2 (đktc) vào 500ml dung dịch
hỗn hợp gồm NaOH 0,1M và Ba(OH) 2 0,2M. Thu được m(g) kết tủa. Giá
trị m là:
A. 11,82 B. 9,85 C. 17,73 D. 19,70

Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2014 - 2015


127
Giáo viên: Trương Thị Hồng Chiên Trường THPT chuyên Lương Văn Tụy

n =0 , 25 mol n =0 ,1 mol
Hướng dẫn: nCO 2 = 0,2 mol; OH− ; Ba2 +
Nhận thấy phản ứng tạo 2 muối: Bảo toàn C: x + y = 0,2
Bảo toàn OH−: 2x + y =0,25
n n =0 ,1 mol
Giải hệ được x= 0,05 = CO 2−
3 < Ba2 + , do đó n↓=0,05mol
Vậy m↓=0,05×197=9,85g  Đáp án B

Ví dụ 4: Hấp thụ hoàn toàn V(lít) CO2 (đktc) vào 300ml dung dịch hỗn hợp
NaOH 0,2M và Ca(OH)2 0,1M thu được 2(g) kết tủa. Giá trị của V là:
A. 0,448 hoặc 2,24 B. 0,448 hoặc 1,12
C. 1,12 hoặc 2,24 D. 0,896 hoặc 1,12
n =0 , 12 mol n =0 ,03 mol
Hướng dẫn: OH − ; nCaCO 3 =0,02 mol < Ca 2 + nên có 2
trường hợp:
nCO =n↓ =0 , 02→V =0 , 448 lit
2

nCO =nOH− −n↓ =0 , 12−0 , 02=0 ,1→V =2 ,24 lit


2 Đáp án A
B. Các bài tập vận dụng:
Câu 1: Đốt cháy hoàn toàn 0,1mol C 2H5OH rồi hấp thụ toàn bộ sản
phẩm cháy vào bình chứa 75ml dd Ba(OH) 2 2M. Tổng khối lượng muối thu
được sau phản ứng là?
A. 32,65g B. 19,7g C. 12,95g D. 35,75g
Câu 2: Hấp thụ hoàn toàn 3,36 lít CO2 (đktc) vào 125ml dd Ba(OH)2 1M,
thu được dd X. Coi thể tích dd không thay đổi, nồng độ mol chất tan trong dd X
là?
A. 0,4M B. 0,2M C. 0,6M D. 0,1M
Câu 3: Hấp thụ hết 11,2 lít CO2 (đktc) vào 350 ml dd Ba(OH)2 1M. Tính
khối lượng kết tủa thu được?
A. 39,4g B. 78,8g C. 19,7g D. 20,5g
Câu 4: Hấp thụ hết 1,344 lít CO2 (đktc) vào 350 ml dd Ca(OH)2 1M. Tính
khối lượng kết tủa thu được?
A. 64g B. 10g C. 6g D. 60g
Câu 5: Hấp thụ hết 7,84 lít CO2 (đktc) vào 300ml dung dịch Ba(OH)2
1M. Tính khối lượng kết tủa thu được?
A. 19,7g B. 49,25g C. 39,4g D. 10g
Câu 6: Hấp thụ hết 6,72 lít CO2 (đktc) vào 300ml dung dịch hỗn hợp gồm
NaOH 0,1M và Ba(OH)2 0,6M. Tính khối lượng kết tủa thu được?
A. 15g B. 35,46g C. 19,7g D. 17,73g

Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2014 - 2015


128
Giáo viên: Trương Thị Hồng Chiên Trường THPT chuyên Lương Văn Tụy

Câu 7: Hấp thụ13,44lít CO2 (đktc) vào 500ml dd hỗn hợp NaOH 1M và
Ca(OH)2 0,2M. Khối lượng kết tủa thu được?
A. 20g B. 10g C. 30g D. 15g
Câu 8: Hấp thụ hết V lít CO2 (đktc) vào 300ml dung dịch Ba(OH)2 1M
được 19,7 gam kết tủa. Tìm V?
A. 2,24 lít B. 11,2 lít
C. 2,24 hoặc 11,2 lít D. 2,24 hoặc 3,36 lít
Câu 9: Hấp thụ10 lít hỗn hợp CO2 và N2 (đktc) vào 200ml dd Ca(OH)2
0,2M thấy tạo thành 1g kết tủa. Tính %V CO2 trong hỗn hợp đầu?
A. 2,24% B. 15,68%
C. 2,24% hoặc 4,48% D. 2,24% hoặc 15,68%
Câu 10: Hấp thụ hoàn toàn 4,48 lít khí CO2 ở đktc vào 500ml dd hỗn hợp
gồm NaOH 0,1M và Ba(OH)2 0,2M, sinh ra m gam kết tủa. Giá trị của m là?
A. 19,7g B. 17,73g C. 9,85g D. 11,82g
Câu 11: Hấp thụ hoàn toàn 2,688 lít CO2 (đktc) vào 2,5 lít dd Ba(OH)2
nồng độ a mol/lít, thu được 15,76g kết tủa. Giá trị của a là?
A. 0,032M B. 0,048M C. 0,06M D. 0,04M
Câu 12: Nung 13,4g hỗn hợp 2 muối cacbonat của 2 kim loại hóa trị 2,
thu được 6,8g chất rắn và khí X. Lượng khí X sinh ra cho hấp thụ vào 75ml dd
NaOH 1M, khối lượng muối khan thu được sau phản ứng là?
A. 5,8g B. 6,5g C. 4,2g D. 6,3g
Câu 13: Hấp thụ hết 4,48 lít CO2 (đktc) vào dung dịch chứa x mol KOH và y
mol K2CO3 thu được 200 ml dung dịch X. Lấy 100 ml dung dịch X cho từ từ vào
300 ml dung dịch HCl 0,5M thu được 2,688 lít khí (đktc). Mặt khác, 100 ml
dung dịch X tác dụng với dung dịch Ba(OH) 2 dư thu được 39,4 gam kết tủa. Giá
trị của x là:
A. 0,15. B. 0,2. C. 0,1. D. 0,06.
Câu 14: Hấp thụ hoàn toàn V(lít) CO2 (đktc) vào 300ml dung dịch hỗn
hợp NaOH 0,2M và Ca(OH)2 0,1M. Điều kiện chính xác nhất để thu được kết
tủa cực đại là:
A. 0,672 ≤ V ≤ 1,344 B. 0,672 ≤ V ≤ 2,016
C. V = 1,344 D. 1,344 ≤ V ≤ 2,016
Câu 15: Hấp thụ hoàn toàn 8,288 lít CO2 (đktc) vào 2,5 lít dung dịch hỗn
hợp Ba(OH)2 nồng độ aM và NaOH 0,1M, thu được 15,76 gam kết tủa. Giá trị
của a là:
A. 0,06 B. 0,04 C. 0,048 D. 0,032

Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2014 - 2015


129
Giáo viên: Trương Thị Hồng Chiên Trường THPT chuyên Lương Văn Tụy

Câu 16: Đốt cháy hoàn toàn 8 gam bột lưu huỳnh rồi cho sản phẩm cháy
hấp thụ hoàn toàn vào 200ml dung dịch hỗn hợp Ba(OH) 2 0,5M và NaOH 0,5M.
Khối lượng kết tủa thu được là:
A. 54,25 B. 43,40 C. 32,55 D. 10,85

Đáp án tham khảo

Câu 1 2 3 4 5 6 7 8
Đáp án A B A A B D B C
Câu 9 10 11 12 13 14 15 16
Đáp án D C D D C B B D

DẠNG 3: TOÁN VỀ MUỐI CACBONAT


A. Phương pháp giải:
+) Phản ứng nhiệt phân
- Muối Hidrocacbonat cho muối cacbonat:
2MHCO3  M2CO3 + CO2 + H2O
M(HCO3)2  MCO3 + CO2 + H2O
- Muối cacbonat của KL kiềm thổ chỉ bị nhiệt phân ở nhiệt độ cao cho oxit bazo:
MCO3  MO + CO2
+) Phản ứng trao đổi:
 Với axit  tạo khí CO2
 Với một số muối  tạo kết tủa.
- Hay sử dụng: Định luật bảo toàn khối lượng và Định luật tăng giảm khối lượng
để giải
Lưu ý: Khi cho từ từ dd HCl vào hỗn hợp muối cacbonat và
hidrocacbonat, phản ứng xảy ra theo trình tự:
Đầu tiên: H+ + CO32−  HCO3−
Sau đó: HCO3− + H+  CO2 + H2O
- Muối cacbonat + ddHCl  Muối clorua + CO2 + H2O.
Tính nhanh khối lượng muối clorua bằng công thức:
mmuối clorua = mmuối cacbonat + 11 nCO2

Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2014 - 2015


130
Giáo viên: Trương Thị Hồng Chiên Trường THPT chuyên Lương Văn Tụy

- Muối cacbonat + H2SO4loãng  Muối sunfat + CO2 + H2O.


Tính nhanh khối lượng muối sunfat bằng công thức:
mmuối sunfat = mmuối cacbonat + 36 nCO2
+) Phản ứng với dd kiềm: Muối hidrocacbonat có phản ứng với dd kiềm:

Ví dụ 1: Cho 100 ml dd HCl 1M vào 200 ml dd Na 2CO3 thu được dd X


chứa 3 muối. Cho dd X vào nước vôi trong dư thu được 15 g kết tủa. Xác định
CM của dd Na2CO3
A. 0,75M B. 0,65M C. 0,85M D. 0,9M

Hướng dẫn : Cả quá trình thí nghiệm ion CO3 2− không thay đổi
n =0 , 1+(2 x−0 , 1)=2 x
Vì HCO3− + O H−  CO3 2− + H2O  Tổng CO 3
2−

0,1  0,1
 CO3 2−
+ Ca 2+
 CaCO3  2x = 0,15/100  x = 0,75  đáp án A
2x  2x
Ví dụ 2: Cho từ từ từng giọt của dd chứa b mol HCl vào dd muối chứa a
mol Na2CO3 thu được V lít CO2. Ngược lại, cho từ từ từng giọt dd chứa a mol
Na2CO3 vào dd chứa b mol HCl thu được 2V lít CO2 ( đktc). So sánh a và b?
A. a = 0,5b B.a = 0,35b C. a = 0,8b D. a = 0,75b
Hướng dẫn: Bài toán có 2 tình huống thí nghiệm ngược nhau:
- TN1: Đầu tiên: CO32− + H+  HCO3−
a a a
Sau đó: HCO3− + H+  CO2 + H2O (1)
a b–a
- TN2: CO3 + 2H+  CO2 + H2O
2−
(2)
a b
Chưa biết chắc chắn a hay b lớn hơn nhưng chắc chắn VCO2 (2) >VCO2 (1)
Nếu b – a > a  b > 2a  nCO2 (1) = n HCO3− =a , nCO2 (2) =a
 vô lý (vì nCO2 (2) = 2nCO2 (1)).
 b – a < a và ở cả 2 TN H+ đã hết, tính CO2 theo H+
 Ở TN1 có nCO2 = b – a;
 ở TN2 nCO2 = b/2  b/2 = 2(b – a)  a = 0,75 b  Đáp án A.

Ví dụ 3 : Cho từ từ dd chứa a mol HCl vào dd chứa b mol Na 2CO3 thu


được V lít CO2 (đktc) và dd X. Khi cho dư dd Ca(OH) 2 vào dd X có xuất hiện kết
tủa. Tìm liên hệ a, b, V?
A. V = 22,4(a - b) B. V = 11,2(a - b)

Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2014 - 2015


131
Giáo viên: Trương Thị Hồng Chiên Trường THPT chuyên Lương Văn Tụy

C. V = 11,2(a - b) D. V = 22,4(a+b)
Hướng dẫn: H + CO3  HCO3−
+ 2−

a b  b
H+ + HCO3−  CO2 + H2O
a-b b a-b
 Không biết ion nào dư ở đây nhưng vì có kết tủa nên chắc chắn HCO 3− dư,
H+ đã hết, tính CO2 theo H+  nCO2 = nH+ = a – b
 VCO2 = 22,4(a – b) Đáp án A

Ví dụ 4: Dung dịch X chứa Na2CO3 1,5M và KHCO3 1M. Nhỏ từng giọt
cho đến hết 200 ml dd HCl 1M vào 100 ml dd X sinh ra V lít CO 2 (đktc). Giá trị
của V là
A. 4,48 lít B. 3,36 lít C. 2,24 lít D.1,12 lít
Hướng dẫn: H+ + CO32−  HCO3−
0,2 0,15  0,15
H + HCO3  CO2 + H2O
+ −

0,05 0,25  0,05


 VCO2 = 0,05.22,4 = 1,12 lít  Đáp án D

Ví dụ 5: Dung dịch X có chứa các ion: Ca2+, Na+, HCO3 và Cl , trong đó


số mol Cl là 0,1. Cho 1/2 dung dịch X phản ứng với dung dịch NaOH (dư), thu
được 2 gam kết tủa. Cho 1/2 dung dịch X còn lại phản ứng với dung dịch
Ca(OH)2 (dư), thu được 3 gam kết tủa. Mặt khác nếu đun sôi đến cạn dung dịch
X thì thu được m gam chất rắn khan. Tính giá trị của m?
Hướng dẫn: HCO3 + OH  CO32− + H2O
 Vì lượng kết tủa ở TN 2 nhiều hơn ở TN 1 nên ở TN 1 ion CO32− còn
dư, kết tủa tính theo ion Ca2+, do đó tính được nCa2+ trong dd X = 2. 0,02 = 0,04 mol.
Từ TN 2 tính được n HCO3 trong dd X = 2. 0,03 = 0,06 mol.
Áp dụng ĐLBTĐT tính được nNa+ trong dd X = 0,08 mol
Khi đun sôi đến cạn dd X thì: 2HCO3−  CO2 + CO32− + H2O
Vậy m = 0,04.40 + 0,03. 60 + 0,1. 35,5 + 0,08 . 23 = 8,79 gam Đáp án C.

Ví dụ 6: Cho 84,6 g hỗn hợp A gồm BaCl 2 và CaCl2 vào 1 lít hỗn hợp
Na2CO3 0,3M và (NH4)2CO3 0,8 M. Sau khi các phản ứng kết thúc ta thu được
79,1 g kết tủa A và dung dịch B. Tính phần trăm khối lượng BaCl 2 và CaCl2
trong A?
A. 70,15% ; 29,25% B. 60,25% ; 39,75%

Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2014 - 2015


132
Giáo viên: Trương Thị Hồng Chiên Trường THPT chuyên Lương Văn Tụy

C. 73,75%; 26,25% D. 75,50% ; 24,50%


n BaCl2  x(mol); n CaCl2  y (mol)
Hướng dẫn: Đặt
BaCl2 Na 2 CO3 BaCO3 NaCl
CaCl 2 + (NH 4 )2 CO3 
 CaCO3 + NH 4 Cl
2
Cứ 2 mol Cl– mất đi (71 g) có 1 mol muối CO3 thêm vào (60 g)
 Độ chênh lệch (giảm) khối lượng của 1 mol muối là
M = 71– 60 =11(g)
Độ giảm khối lượng muối : m = 84,6 – 79,1 = 5,5 (g)
5,5
 0,5 (mol)
Vậy số mol muối clorua = số mol muối cacbonat phản ứng = 11
Mà số mol CO32– (theo giả thiết) = 0,3 + 0,8 = 1,1 (mol) > 0,5 mol (phản
ứng). Vậy muối cacbonat phản ứng dư.
x + y = 0,5 (1) x  0,3 mol
 
208x + 111y = 84,6 (2)  y  0, 2 mol
 0,3.208
%m BaCl2  .100%  73, 75%
 84.6
%mCaCl  100  73, 75  26, 25%
 2

B. Các bài tập vận dụng.


Câu 1: Khi nung 30g hỗn hợp CaCO3 và MgCO3 thì khối lượng chất rắn
thu được sau phản ứng chỉ bằng một nửa khối lượng ban đầu. Tính thành phần %
theo khối lượng các chất ban đầu?
A. 28,41% và 71,59% B. 40% và 60%
C. 13% và 87% D .50,87% và 49,13%
Câu 2: Khi nung một lượng hidrocacbonat của kim loại hóa trị 2 và để
nguội, thu được 17,92 lít khí (đktc) và 80g bã rắn. Xác định tên muối
hidrocacbonat nói trên?
A. Ca(HCO3)2 B. NaHCO3 C. Cu(HCO3)2 D. Mg(HCO3)2
Câu 3: Nung nóng 100g hỗn hợp NaHCO3 và Na2CO3 đến khối lượng
không đổi thu được 69g hỗn hợp rắn. % khối lượng của NaHCO 3 trong hỗn hợp
là?
A. 80% B. 70% C. 80,66% D. 84%
Câu 4: Nhiệt phân hoàn toàn 40g một loại quặng đôlômit có lẫn tạp chất
trơ, sinh ra 8,96 lít CO2 (đktc). Thành phần % về khối lượng của
CaCO3.MgCO3trong loại quặng nêu trên là?

Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2014 - 2015


133
Giáo viên: Trương Thị Hồng Chiên Trường THPT chuyên Lương Văn Tụy

A. 40% B. 50% C. 84% D. 92%


Câu 5: Cho 24,4g hỗn hợp Na2CO3, K2CO3 tác dụng vừa đủ với dung
dịch BaCl2. Sau phản ứng thu được 39,4g kết tủa. Lọc tách kết tủa, cô cạn dung
dịch thu được m gam muối clorua. Tính m?
A. 41,6g B. 27,5g C. 26,6g D. 16,3g
Câu 6: Hòa tan hoàn toàn 23,8g hỗn hợp một muối cacbonat của kim loại
hóa trị I và một muối cacbonat của kim loại hóa trị II bằng dd HCl dư thì thấy
thoát ra 4,48 lít khí CO2 (đktc). Cô cạn dung dịch sau phản ứng thì lượng muối
khan thu được là?
A. 26g B. 28g C. 26,8g D. 28,6g
Câu 7: Hòa tan hoàn toàn 19,2 gam hỗn hợp XCO 3 và Y2CO3 vào dung
dịch HCl dư thấy thoát ra 4,48 lit khí (đktc). Khối lượng muối sinh ra trong dung
dịch là:
A. 21,4 g B. 22,2 g C. 23,4 g D. 25,2 g

Câu 8: Hòa tan hoàn toàn 4 gam hỗn hợp MCO 3và M CO3 vào dung dịch
HCl thấy thoát ra V lit khí (đktc). Cô cạn dung dịch thu được 5,1 gam muối
khan. Giá trị của V là:
A. 1,12 B. 1,68 C. 2,24 D. 3,36
Câu 9: Nung m (g) hỗn hợp X gồm 2 muối carbonat trung tính của 2 kim
loại A và B đều có hóa trị 2. Sau một thời gian thu được 3,36 lit CO 2 (đktc) còn
lại hỗn hợp chất rắn Y. Cho Y tác dụng hết với dung dịch HCl dư, thì thu được
ddC và khí D. Phần dung dịch C cô cạn thu 32,5g hỗn hợp muối khan. Cho khí
D thoát ra hấp thụ hoàn toàn bởi dung dịch Ca(OH) 2 dư thu được 15g kết tủa.
Tính m?
A. 34,15g B. 30,85g C. 29,2g D. 34,3g
Câu 10: Nhỏ từ từ từng giọt đến hết 30ml dd HCl 1M vào 100ml dd chứa
Na2CO3 và NaHCO3 0,2M, sau phản ứng thu được số mol CO2 là?
A. 0,03 B. 0,01 C. 0,02 D. 0,015

Câu 11: Cho từ từ dung dịch chứa a mol HCl vào dung dịch chứa b mol
Na2CO3 đồng thời khuấy đều, thu được V lít khí (đktc) và dd X. Khi cho dư nước
vôi trong vào dd X thấy có xuất hiện kết tủa. Biểu thức liên hệ giữa V với a, b là:
A. V = 22,4(a–b) B. V = 11,2(a–b)
C. V = 11,2(a + b) D. V = 22,4(a + b)
Câu 12: Thêm từ từ từng giọt của 100 ml dung dịch chứa Na 2CO3 1,2M
và NaHCO3 0,6M vào 200 ml dung dịch HCl 1M, sau phản ứng hoàn toàn thu

Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2014 - 2015


134
Giáo viên: Trương Thị Hồng Chiên Trường THPT chuyên Lương Văn Tụy

được dung dịch X. Cho dung dịch nước vôi trong dư vào dung dịch X thì thu
được bao nhiêu gam kết tủa.
A. 10 g B. 8 g C. 12 g D.6 g
Câu 13: Dung dịch X có chứa 5 ion : Cu 2+, Ba2+ , Ca2+ và 0,1mol Cl– và

0,2mol NO3 . Thêm dần V lít dung dịch K 2CO3 1M vào dung dịch X đến khi
được kết tủa cực đại. V có giá trị là?
A. 150 ml B. 300 ml
C. 200 ml D. Không xác định được

Câu 14 : Cho 115,3 g hỗn hợp 2 muối MgCO3 và RCO3 vào dd H2SO4
loãng, thu được 4,48 lít khí CO 2 (đktc), chất rắn X và dd Y chứa 12 g muối.
Nung X đến khối lượng không đổi, thu được chất rắn Z và 11,2 lít khí CO 2
(đktc). Khối lượng của Z là:
A. 92,1 g B. 80,9 g C. 88,5 g D. 84,5 g
Đáp án tham khảo

Câu 1 2 3 4 5 6 7
Đáp án A A D D C A A
Câu 8 9 10 11 12 13 14
Đáp án C C B A D A C

DẠNG 4: PHẢN ỨNG NHIỆT NHÔM


A. Phương pháp giải.
a. Khái niệm
Nhiệt nhôm là phương pháp điều chế kim loại bằng cách dùng Al kim loại
để khử oxit kim loại thành kim loại ở nhiệt độ cao trong điều kiện không có
không khí.
2yAl + 3MxOy t⃗ yAl2O3 + 3x M
0

2Al + Fe2O3 t⃗ Al2O3 + 2Fe


0
(*)
b. Phạm vi áp dụng
- Phản ứng nhiệt nhôm chỉ sử dụng khi khử các oxit của kim loại trung
bình và yếu như: oxit sắt, (FeO, Fe2O3, Fe3O4) oxit đồng, oxit chì, Cr2O3,...
Không sử dụng phương pháp này để khử các oxit kim loại mạnh như:
ZnO, MgO...

Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2014 - 2015


135
Giáo viên: Trương Thị Hồng Chiên Trường THPT chuyên Lương Văn Tụy

- Yêu cầu của bài toán thường hỏi:Tính hiệu suất phản ứng hoặc thành
phần khối lượng sau phản ứng, thành phần khối lượng trước phản ứng, tìm công
thức oxit kim loại,...
- Phương pháp giải: Hay sử dụng Định luật bảo toàn khối lượng, định luật
bảo toàn nguyên tố...
c. Liên hệ giữa khối lượng chất rắn trước phản ứng và khối lượng chất
rắn sau phản ứng:
Trong quá trình nhiệt nhôm, các chất trước phản ứng và sau phản ứng đều
là các chất rắn (các kim loại và oxit kim loại). Như vậy:
Khối lượng chất rắn trước phản ứng = Khối lượng chất rắn sau phản ứng
d. Hiệu suất phản ứng nhiệt nhôm
Giả sử tiến hành phản ứng nhiệt nhôm hỗn hợp bột gồm Al = x mol và
Fe2O3 = y mol theo phương trình (*).
Trường hợp 1: Phản ứng diễn ra hoàn toàn ( H = 100%), khi đó có 2
khả năng:
- Nếu Al dư: chất rắn A sau phản ứng gồm Al = x-2y, Al 2O3 = y và Fe =
2y. Khi cho A tác dụng với dung dịch kiềm sẽ có khí hidro bay ra.
- Nếu Al hết: chất rắn A sau phản ứng gồm Fe 2O3 = y - 0,5x, Al2O3 = 0,5x
và Fe = 2x. Khi cho A tác dụng với dung dịch kiềm không có khí hidro bay ra.
Trường hợp 2: Phản ứng diễn ra không hoàn toàn (H < 100%), khi đó đặt
số mol phản ứng theo một biến mới. Chất rắn sau phản ứng gồm 4 chất: Al,
Fe2O3, Al2O3 và Fe.
e. Bài toán chia chất rắn sau phản ứng nhiệt nhôm thành hai phần
khác nhau.
Xét quá trình nhiệt nhôm diễn ra theo phản ứng (*). Giả sử phản ứng diễn
ra hoàn toàn, Al dư, chất rắn sau phản ứng được chia thành 2 phần có khối lượng
khác nhau.
- Gọi số mol các chất trong phần 1 là Al = a, Al2O3 = b và Fe = 2b.
- Gọi số mol các chất trong phần 2 là Al = ka, Al2O3 = kb và Fe = 2kb.
Chú ý:
- Không gọi số mol cho các chất trước khi tham gia phản ứng nhiệt nhôm.
- Tỉ lệ số mol của các chất sản phẩm = tỉ lệ các hệ số trong phương trình
phản ứng.

Ví dụ 1: Nung nóng hỗn hợp (Al, Fe2O3) không có không khí thu được hỗn
hợp rắn X. Cho X tác dụng với dd NaOH dư được 0,3 mol H 2. Mặt khác, nếu cho

Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2014 - 2015


136
Giáo viên: Trương Thị Hồng Chiên Trường THPT chuyên Lương Văn Tụy

X tác dụng với dd HCl dư được 0,4 mol H2. Tính khối lượng Al trong hỗn hợp
đầu?
Hướng dẫn: Ở cả 2 TN Al đều cho 3e, do đó n e chênh lệch = ne cho của
Fe hay nH2 chênh lệch = nFe = 0,1 mol.
Có nAl dư = 0,2 mol.
2Al + Fe2O3 t⃗ Al2O3 + 2Fe
0
(*)
0,1 0,1 mol
Vậy hỗn hợp đầu có: mAl = 0,3. 27 = 8,1 g

Ví dụ 2: Nung nóng 26,8 g hỗn hợp (Al, Fe2O3) không có không khí thu
được hỗn hợp rắn X. Cho X tác dụng với dd HCl dư được 0,5 mol H 2. Tính khối
lượng mỗi chất trong hỗn hợp đầu?
Hướng dẫn: Phải chia trường hợp:
Chứng minh X chỉ có Fe hay có cả Al bằng phương pháp phản chứng.
Giả sử kim loại trong X chỉ có Fe  nFe = nH2 = 0,5 mol
 mFe sau pư = 28 g > 26,8 g
 vô lý. Vậy hỗn hợp X có Al dư, Fe, Al2O3.
Đặt nAl pư = a, nAl dư = b. Từ PTHH (*) và đề ta có:
Mhh = 27(a + b) + 80a = 26,8
nH2 = 3b/2 + a = 0,5
Giải hệ, được a = b = 0,2
 hỗn hợp đầu có 0,4 mol hay 10,8 g Al và 0,1 mol hay 16 g Fe2O3.

Ví dụ 3: Trộn đều 0,54 g Al với hỗn hợp (CuO, Fe 2O3) rồi nhiệt nhôm
(không có không khí) thu được hỗn hợp rắn X. Cho X tác dụng với dd HNO 3 dư
được V lít (đktc) hỗn hợp khí Y (NO, NO2 có tỉ lệ 1:3 về thể tích). Giá trị V là?
Hướng dẫn: Nhận thấy cả quá trình TN chỉ có Al thay đổi số oxi hóa (cho
e) và N+5 nhận e (dù hỗn hợp X có bao nhiêu chất)
Bảo toàn e ta có: ne cho = ne nhận  0,06 = 3nNO + nNO2 = 6nNO
 nNO = 0,01; nNO2 = 0,03  V = 0,896 lít.

B. Các bài tập vận dụng.


Câu 1: Nung nóng hỗn hợp gồm 15,2 gam Cr2O3 và m gam Al. Sau khi
phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 23,3 gam hỗn hợp X. Cho toàn bộ X phản
ứng với HCl dư thấy thoát ra V lít H2 (đktc). Giá trị của V là:
A. 7,84 lít B. 4,48 lít C. 3,36 lít D. 10,08

Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2014 - 2015


137
Giáo viên: Trương Thị Hồng Chiên Trường THPT chuyên Lương Văn Tụy

Câu 2: Đốt nóng một hỗn hợp gồm Al và 16g Fe 2O3 (trong điều kiện
không có không khí) đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp rắn
X. Cho X tác dụng vừa đủ với Vml dd NaOH 1M sinh ra 3,36 lít H 2 (đktc). Giá
trị của V là?
A. 100ml B. 150 ml C. 200ml D. 300ml
Câu 3: Trộn 5,4g Al với 17,4g bột Fe 3O4 rồi tiến hành phản ứng nhiệt
nhôm (giả sử chỉ xảy ra phản ứng khử Fe3O4 thành Fe). Hòa tan hoàn toàn hỗn
hợp rắn sau phản ứng bằng dung dịch H2SO4loãng, dư thì thu được 5,376 lít H2
(đktc). Hiệu suất phản ứng nhiệt nhôm là?
A. 62,5% B. 60% C. 20% D. 80%
Câu 4: Nung nóng m gam hỗn hợp gồm Al và Fe 3O4 trong điều kiện
không có không khí. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn,thu được một hỗn hợp
rắn X. Cho X tác dụng với dd NaOH dư thu được dd Y, chất rắn Z và 3,36 lít khí
H2 (đktc). Sục khí CO2 dư vào dd Y, thu được 39 g kết tủa. Giá trị của m là?
A. 45,6g B. 48,3g C. 36,7g D. 57g
Câu 5: Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm hỗn hợp X (Al,FexOy) không có
không khí thu được 92,35 g chất rắn Y. Hòa tan Y trong dd NaOH dư thu được
8,4 lít khí H2 (đktc) và một không tan Z. Hòa tan ½ lượng Z bằng dd H 2SO4 đặc
nóng dư thu được 13,44 lít khí SO2 (đktc). Khối lượng Al2O3 trong Y và công
thức của oxit sắt là
A. 40,8g và Fe3O4 B. 45,9g và Fe2O3
C. 40,8g và Fe2O3 D. 45,9g và Fe3O4
Câu 6: Nung nóng m gam hỗn hợp Al và Fe 2O3 (trong môi trường không
có không khí) đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp rắn Y. Chia
Y thành 2 phần bằng nhau:
- Phần 1: Tác dụng với dd H2SO4 loãng, dư sinh ra 3,08 lít khí H2 ở đktc.
- Phần 2: Tác dụng với dd NaOH dư sinh ra 0,84 lít khí H 2 ở đktc. Giá trị
của m là?
A. 22,75g B. 21,4g C. 29,4g D. 29,43g
Câu 7: Nung nóng 93,9 g hỗn hợp X (Fe 3O4, Al) không có không khí. Sau
khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được hỗn hợp Y. Trộn đều Y rồi chia làm 2
phần không bằng nhau :
- Phần 1 : cho tác dụng với dd NaOH dư thu được 0,672 lít khí H2 (đktc)
- Phần 2 : cho tác dụng với dd HCl dư thu được 18,816 lít khí H2 (đktc)
Biết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn (h= 100%). Thành phần % khối lượng
Al trong hỗn hợp X là:
A. 25,88% B. 51,76 % C. 12,94% D. 77,64%

Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2014 - 2015


138
Giáo viên: Trương Thị Hồng Chiên Trường THPT chuyên Lương Văn Tụy

Câu 8: Khi cho 41,4 gam hỗn hợp X gồm Fe 2O3, Al2O3 và Cr2O3 tác dụng
với dung dịch NaOH đặc, dư thu được chất rắn có khối lượng 16 gam. Để khử
hoàn toàn 41,4 gam X bằng phản ứng nhiệt nhôm cần dùng 10.8 gam Al. Thành
phần % theo khối lượng của Cr2O3 trong hỗn hợp X là:
A. 30,23% B. 50,67% C.36,71% D. 66,67%
Câu 9: Trộn 0,81 g bột Al với CuO và Fe2O3 rồi nung không có không khí
thu được hỗn hợp X. Hòa tan hoàn toàn X trong dd HNO 3, đun nóng thu được V
lít (đktc) khí NO duy nhất. Giá trị của V là:
A. 0,224 B. 0,672 C. 2,24 D. 6,72
Câu 10: Tiến hành phản ứng nhiệt nhôm hỗn hợp gồm Al và oxit Fe thu
được hỗn hợp chất rắn X. Cho X tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được
dung dịch Y, phần không tan Z và 0,672 (lít) khí (đktc). Cho dung dịch HCl vào
dung dịch Y đến khi thu được lượng kết tủa lớn nhất, lọc lấy kết tủa, nung đến
khối lượng không đổi thu được 5,1 gam chất rắn. Cho Z tác dụng với dung dịch
H2SO4 đặc nóng, sau phản ứng thu được dung dịch E chỉ chứa 1 loại muối sắt
sulfat và 2,688 (lít) SO2 (đktc). Các pứ xảy ra hoàn toàn. Công thức của oxit Fe
là:
A. FeO hay Fe2O3 B. FeO hay Fe3O4 C. FeO D.Fe2O3

Đáp án tham khảo

Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Đáp án A D D B C A A C B D

DẠNG 5: TOÁN VỀ TÍNH LƯỠNG TÍNH CỦA Al(OH)3, Al2O3


A. Phương pháp giải.

Dạng 5.1: Cho từ từ a mol OH− vào dd chứa b mol Al3+ thu được c mol kết
tủa.
Phản ứng có thể xảy ra theo các PTHH sau:
Al3+ + 3OH−  Al(OH)3  (1)
Nếu OH- dư: Al(OH)3 + OH−  [Al(OH)4] − (2)

 Bài toán xuôi: Biết a, b tìm c?

Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2014 - 2015


139
Giáo viên: Trương Thị Hồng Chiên Trường THPT chuyên Lương Văn Tụy

Khi đó tùy theo tỉ lệ mol OH − : số mol Al3+ mà có kết tủa hoặc không có
kết tủa hoặc vừa có kết tủa vừa có muối tan.
n
OH −
k=
n
Đặt Al 3 +

 k  3: Chỉ xảy ra phản ứng (1), và chỉ tạo Al(OH) 3  (nếu Al3+ dư thì
k< 3)
nOH −
n↓=
Khi đó 3
 3< k < 4: Xảy ra cả 2 phản ứng (1) và (2): Tạo cả Al(OH) 3  và
[Al(OH)4] −
Khi đó lập hệ (bảo toàn Al và OH −) hoặc áp dụng quy tắc chéo để
tính>
 k  4: Chỉ xảy ra phản ứng (2), tạo [Al(OH)4] – (nếu OH – dư thì k>4)
n[ Al ( OH ) =n 3+
Khi đó 4
Al ]−

Ví dụ: Rót 100 ml dd NaOH 3,5M vào 100 ml dd AlCl 3 1M. Tính khối
lượng kết tủa thu được?

n
OH −
=3 , 5
n Al 3+
Hướng dẫn : có , nên xảy ra cả hai phản ứng. Lập hệ:
Tính được n = 0,05 mol, do đó m = 3,9 gam.
 Bài toán ngược: Biết a (hoặc b) và c, tìm b (hoặc a)?
- Nếu b = c, phản ứng vừa đủ, chỉ xảy ra phản ứng (1), khi đó nOH – = 3 n
- Nếu b>c, luôn có hai trường hợp: chỉ xảy ra phản ứng (1) hoặc xảy ra cả (1)
và (2).
Dạng này thường dùng 2 công thức tính nhanh:
n =3 n↓
OH − (Dùng khi kết tủa chưa bị hòa tan)
n =4 n Al 3 + −n↓
OH − (Dùng khi kết tủa đã bị hòa tan một phần)
Chú ý: Nếu bài toán có mặt axit (H)+ trong dd muối nhôm thì phải cộng
thêm số mol H+ (tham gia phản ứng trung hòa với OH −) vào công thức trên.
Như vậy, để làm được bài toán dạng này thì phải xác định được hiên tượng
thí nghiệm: Kết tủa chưa tan hay đã tan một phần, từ đó áp dụng công thức tính
nhanh nào.

Ví dụ 1: Cần cho bao nhiêu mol NaOH vào dd chứa 0,4 mol AlCl 3 để xuất
hiện 23,4 g kết tủa?

Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2014 - 2015


140
Giáo viên: Trương Thị Hồng Chiên Trường THPT chuyên Lương Văn Tụy

Hướng dẫn: Có n < nAl3+ nên có 2 trường hợp:


n =3 n↓ =0 , 9 mol
OH −
n =4 n −n =1, 3 mol
Hoặc OH − Al 3 + ↓

Ví dụ 2: Cần cho dd chứa bao nhiêu mol NaOH vào 200 ml dd hỗn hợp
(HCl 1M và AlCl3 2M) để thu được 7,8 g kết tủa?
Hướng dẫn: Có n < nAl3+ nên có 2 trường hợp:
n =3 n↓ + nH + =0 , 5 mol
OH −
n =4 n −n +n =1 ,7 mol
Hoặc OH − Al 3 + ↓ H+

Ví dụ 3: Có 2 thí nghiệm:
- TN1: Cho dd chứa a mol NaOH vào dd chứa b mol AlCl3 thu được 15,6 g
kết tủa.
- TN 2: Cho dd chứa 2a mol NaOH vào dd chứa b mol AlCl3 thu được 23,4
g kết tủa.
Tính a và b?
Hướng dẫn: Có ở TN 2 số mol NaOH gấp đôi số mol NaOH ở TN1,
nhưng số mol kết tủa lại không gấp đôi ở TN1. Do đó, ở TN1 kết tủa chưa bị hòa
tan, còn ở TN2 kết tủa đã tan một phần.
Vậy có: Ở TN1: a = 3.0,2 = 0,6 mol
Ở TN2: 2a = 4b – 0,3  Tìm được b = 0,375 mol
Ví dụ 4: Cho 150 ml dd NaOH 2M vào 200 ml dd AlCl3 xM thu được 7,8 g
kết tủa. Lọc bỏ kết tủa, rồi thêm tiếp 500 ml dd NaOH 1M vào dd Y, thấy xuất
hiện thêm cũng 7,8 g kết tủa nữa. Tính x?
Hướng dẫn: Bảo toàn số mol OH− thấy ở TN1 kết tủa chưa tan, còn ở
TN2 kết tủa tan một phần. Để đơn giản ta coi bài toán dùng tổng 0,8 mol OH −
thu được 0,2 mol Al(OH)3. Bảo toàn toàn số mol OH − thấy kết tủa tan một phần.
Vậy:
n =0 , 8=4 n Al3 +−n↓ =4 . 0 ,2 x−0 , 2
OH − , từ đó suy ra x = 1,25M.
Vậy nếu bài toán có nhiều lần thêm OH− liên tiếp thì ta bỏ qua giai đoạn
trung gian, ta chỉ tính tổng mol OH− qua các lần thêm vào và rồi so sánh với
OH− trong kết tủa thu được ở lần cuối cùng của cả quá trình thí nghiệm để xác
định bài toán rơi vào trường hợp công thức tính nhanh nào (kết tủa chưa tan hay
đã tan một phần).

Ví dụ 5: X là dd AlCl3; Y là dd KOH 2M. Thêm 300 ml dd Y vào cốc chứa


200 ml dd X, khuấy đều tới pư hoàn toàn thấy trong cốc có 15,6g kết tủa. Thêm

Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2014 - 2015


141
Giáo viên: Trương Thị Hồng Chiên Trường THPT chuyên Lương Văn Tụy

tiếp vào cốc 200 ml dd Y, khuấy đều đến kết thúc pư thấy trong cốc có 21,84g kết
tủa. Tính nồng độ mol/l của dd X?
A. 3,2M B. 0,65M C. 1,15M D. 1,6M
Hướng dẫn: Tổng có 1 mol KOH và x mol Al; sau cùng có n↓=0,28mol
n =1=4 n Al 3+ −n↓ =4 x −0 , 28⇒ x=0 , 32⇒ C M =1 ,6
OH − Đáp án D.

Dạng 5.2: Cho từ từ H+ vào dd chứa [Al(OH)4] - (hay AlO2 -) tạo kết tủa.
[Al(OH)4] − + H+  Al(OH)3 + H2O
Nếu H+ dư: Al(OH)3 + 3H+  Al3+ + 3H2O
- Khi đó tùy theo tỉ lệ số mol H + / số mol [Al(OH)4] − mà có kết tủa hoặc không
có kết tủa hoặc vừa có kết tủa vừa có muối tan.
 Bài toán xuôi: Tương tự dạng bài toán cho dd kiềm tác dụng với dd muối
nhôm: Xét tỉ lệ mol xem xảy ra phản ứng nào rồi tính theo đề và PTHH.
 Bài toán ngược: Biết mol kết tủa và mol aluminat (hoặc H +), tính H+ (hoặc
aluminat).
* Để giải nhanh bài toán này ta có 2 công thức tính nhanh:
n =n↓
H+ (Dùng khi kết tủa chưa bị hòa tan)
n +=4 n AlO −3 n↓
H
(Dùng khi kết tủa đã bị hòa tan một phần)
2

Chú ý: Nếu bài toán có mặt bazơ (OH−) trong dd muối aluminat thì phải
cộng thêm số mol OH− (tham gia phản ứng trung hòa với H+) vào công thức
trên.
Như vậy, để làm được bài toán dạng này thì phải xác định được hiên
tượng thí nghiệm: Kết tủa chưa tan hay đã tan một phần, từ đó áp dụng công
thức tính nhanh nào.

Ví dụ 1: Cần cho bao nhiêu ml dd HCl 1M vào 200 ml dd Na[Al(OH) 4] (


NaAlO2) 2M để xuất hiện 23,4 g kết tủa?
n↓ < n
Hướng dẫn: Có AlO−
2 nên có 2 trường hợp:
n +=n↓ =0 , 3 mol
H  V = 300ml
n H +=4 n AlO − −3 n↓ =0 , 7 mol
2 V = 700 ml

Ví dụ 2: Cần cho bao nhiêu ml dd HCl 1M vào 400 ml dd hỗn hợp (NaOH
0,5M và NaAlO2 1M) để thu được 7,8 g kết tủa?
n↓ < n
Hướng dẫn: Có AlO−
2 nên có 2 trường hợp:

Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2014 - 2015


142
Giáo viên: Trương Thị Hồng Chiên Trường THPT chuyên Lương Văn Tụy

n +=n↓ + nOH− =0 , 3 mol


H  V = 300ml
n +=4 n AlO −3 n↓ =nOH− =1 ,5 mol
H 2

V = 1500 ml

Ví dụ 3: Có 2 thí nghiệm:
- TN1: Cho dd chứa a mol HCl vào dd chứa b mol Na[Al(OH) 4] ( NaAlO2) thu
được 15,6 g kết tủa.
- TN 2: Cho dd chứa 2a mol HCl vào dd chứa b mol Na[Al(OH) 4] ( NaAlO2) thu
được 23,4 g kết tủa.
Tính a và b?

Hướng dẫn: Có ở TN 2 số mol HCl gấp đôi số mol HCl ở TN1, nhưng số
mol kết tủa lại không gấp đôi ở TN1. Do đó, ở TN1 kết tủa chưa bị hòa tan, còn
ở TN2 kết tủa đã tan một phần.
Vậy có: Ở TN1: a = 0,2 mol
Ở TN2: 2a = 4b – 3.0,3  Tìm được b = 0,325 mol

B. Các bài tập vận dụng:


Câu 1: Cho từ từ 0,7 mol NaOH vào dd chứa 0,1 mol Al 2(SO4)3. Số mol
kết tủa thu được?
A. 0,2 B. 0,15 C. 0,1 D. 0,05
Câu 2: Cho V lít dd Ba(OH)2 0,5M vào 200ml dd Al(NO3)3 0,75M thu
được 7,8g kết tủa. Giá trị của V là?
A. 0,3 và 0,6 lít B. 0,3 và 0,7 lít
C. 0,1 và 0,8 lít D. 0,1 và 0,5 lít
Câu 3: dd A chứa KOH và 0,3 mol K[Al(OH)4]. Cho 1 mol HCl vào dd A
thu được 15,6g kết tủa. Số mol KOH trong dd là?
A. 0,8 hoặc 1,2 mol B. 0,8 hoặc 0,4 mol
C. 0,6 hoặc 0 mol D. 0,8 hoặc 0,9 mol
Câu 4: Cho 2,7g Al vào 200ml dd NaOH 1,5M thu được dd A. Thêm từ
từ 100ml dd HNO3 vào dd A thu được 5,46g kết tủa. Nồng độ của HNO3 là?
A. 2,5 và 3,9M B. 2,7 và 3,6M
C. 2,7 và 3,5M D. 2,7 và 3,9M
Câu 5: Cho 200ml dd AlCl31,5M tác dụng với V lít dd NaOH 0,5M;
lượng kết tủa thu được là 15,6g. Giá trị lớn nhất của V là?
A. 1,2 B.1,8 C. 2,4 D. 2
Câu 6: Cho 150ml dd KOH 1,2M tác dụng với 100ml dd AlCl 3 nồng độ x
mol/l, thu được dd Y và 4,68g kết tủa. Loại bỏ kết tủa, thêm tiếp 175ml dd KOH

Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2014 - 2015


143
Giáo viên: Trương Thị Hồng Chiên Trường THPT chuyên Lương Văn Tụy

1,2M vào Y, thu được 2,34g kết tủa. Giá trị của x là?
A. 1,2M B. 0,8M C. 0,9M D. 1M
Câu 7: Thêm m gam Kali vào 300ml dd chứa Ba(OH) 2 0,1M và NaOH
0,1M thu được dung dịch X. Cho từ từ dung dịch X vào 200ml dd Al 2(SO4)3
0,1M thu được kết tủa Y. Để thu được lượng kết tủa Y lớn nhất thì giá trị của m
là?
A. 1,59g B. 1,17g C. 1,71g D. 1,9
Câu 8: Hòa tan hoàn toàn 47,4g phèn chua KAl(SO 4)2.12H2O vào nước,
thu được dd X. Cho toàn bộ X tác dụng với 200ml Ba(OH) 2 1M, sau phản ứng
thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là?
A. 46,6g B. 54,4g C. 62,2g D. 7,8g
Câu 9: Nhỏ từ từ 0,25 lít dd NaOH 1,04M vào dd gồm 0,024 mol FeCl 3;
0,016 mol Al2(SO4)3 và 0,04 mol H2SO4 thu được m gam kết tủa. Giá trị của m
là?
A. 4,128g B. 2,568g C. 1,56g D. 5,064g
Câu 10: Hòa tan hoàn toàn m gam ZnSO4 vào nước được dung dịch X.
Nếu cho 110 ml dd KOH 2M vào X thì thu được 3a gam kết tủa. Mặt khác, nếu
cho 140ml ml dd KOH 2M vào X thì thu được 2a gam kết tủa. Giá trị của m là?
A. 32,2g B. 24,25g C. 17,71g D. 16,1g
Câu 11: Cho 38,795 gam hỗn hợp bột nhôm và nhôm clorua vào lượng
vừa đủ dung dịch NaOH thu được dung dịch A (kết tủa vừa tan hết) và 6,72 (lít)
H2 (đktc). Thêm 250ml dung dịch HCl vào dung dịch A thu được 21,84 gam kết
tủa. Nồng độ dung dịch HCl là:
A.1,12M hay 3,84M B. 2,24M hay 2,48M
C. 1,12, hay 2,48M D. 2,24M hay 3,84M

Đáp án tham khảo

Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11
Đáp án C D B D D A B A A D A

DẠNG 6: PHẢN ỨNG CỦA Mg, Al VỚI DD HNO3, H2SO4 ĐẶC, NÓNG
A. Phương pháp giải:
Mg, Al, (Zn) là các kim loại mạnh, khử được N +5 trong HNO3 và S+6
trong H2SO4 xuống các mức oxi hóa thấp hơn, thấp nhất (N-3, S-2).

Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2014 - 2015


144
Giáo viên: Trương Thị Hồng Chiên Trường THPT chuyên Lương Văn Tụy

- Sản phẩm khử của HNO3: Khí (NO2, N2O, N2, NO); dd NH4NO3. Nếu đề
bài không cho sản phẩm khử duy nhất thì phải chú ý tình huống có NH4NO3 (đề
thi thường hay khai thác yếu tố này). Đôi khi đề còn cho tình huống tạo khí
N2O4 (do 2NO2 đi me hóa).

- Sản phẩm khử của H2SO4 đặc: S (rắn), khí: SO2, H2S
Đề bài thường yêu cầu tính lượng muối khan khi cô cạn dd sau phản ứng;
Tính thể tích dd HNO3, H2SO4 đặc; Tính sản phẩm khử hoặc lượng chất khử ban
đầu; tìm công thức sản phẩm khử;...
Phương pháp giải: Áp dụng bảo toàn e, bảo toàn khối lượng, bảo toàn
nguyên tố.
Công thức tính nhanh :
mmuối = mKL + mgốc NO3 trong muối kim loại + mNH4NO3
mmuối = mKL + mgốc SO4 trong muối kim loại
nNO3 trong muối kim loại = ne trao đổi
nSO4 trong muối kim loại = ½ ne trao đổi
nHNO3 = 2nNO2 + 4nNO + 10nN2O + 12nN2 + 10nNH4NO3
nHNO3 = nN(muối kim loại) + nN(khí) + nN(NH4NO3)
- Chú ý: Al, (Fe, Cr) thụ động với HNO3 đặc nguội và H2SO4 đặc
nguội.
Nếu đề cho Al, Mg, (Zn) vào dd HNO3 loãng mà không có khí bay ra
thì sản phẩm khử là NH4NO3; hoặc dd sau phản ứng cho tác dụng với kiềm có
khí mùi khai bay ra thì sản phẩm khử có NH4NO3.
Nếu dd axit có thêm HCl, H 2SO4 loãng, mà M hh khí < 28 thì hỗn hợp khí
có khí H2.

Ví dụ 1: Hoà tan hoàn toàn m gam bột Al vào dung dịch HNO 3 dư chỉ thu
được 8,96 lít hỗn hợp khí X gồm NO và N 2O (đkc) có tỉ lệ mol là 1:3. Giá trị của
m là?
Hướng dẫn: Áp dụng ĐLBT e tính được mol e = 2,7 mol,
m = 0,9 x 27 = 24,3 g

Ví dụ 2: Hòa tan hoàn toàn 12,42 g Al trong dd HNO 3 loãng,dư thu được
dd X và 1,344 lít hỗn hợp Y (đktc) gồm N2 và N2O . Biết dY/H2 = 18. Cô cạn dd X
được m gam rắn. Giá trị của m là
A. 34,08 g B. 106,38 g C. 97,98 g D. 38,3 g
Hướng dẫn:

Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2014 - 2015


145
Giáo viên: Trương Thị Hồng Chiên Trường THPT chuyên Lương Văn Tụy

- Cách 1: Áp dụng quy tắc chéo để tính mol mỗi khí. So sánh mol e cho của
nhôm > mol e nhận của N+5 tạo ra 2 khí sản phẩm khử có muối NH4NO3.
Áp dụng bảo toàn e tính được nNH4NO3 = 0,105 mol.
 mmuối khan = 12,42 + 1,38.62 + 0,105.80 = 106,38 g
- Cách 2: Phương pháp xấp xỉ, kẹp khoảng (nhanh hơn nhiều khi dùng tính
muối khan): Bảo toàn Al ta có n muôi≥0 , 46×213=97 ,98 g
Dấu “=” xảy ra khi không có muối amoni, dấu > xảy ra khi có muối
amoni.
Tương tự cách 1: so sánh mol e  có NH4NO3
n muôi >97 ,98 g  Đáp án B. (không cần tính ra kết quả cụ thể vì trong bài
này chỉ có đáp án B > 97,98 g  cần quan sát đáp án để suy luận nhanh, tiết
kiệm thời gian từng giây quý giá khi làm đề thi trắc nghiệm.) .
Ví dụ 3: Cho 15 g hỗn hợp kim loại (Al, Mg, Zn) vào dd HNO 3 loãng, dư.
Sau pư thu được hỗn hợp khí gồm 0,1 mol NO và 0,05 mol N 2O và dd X. Cô cạn
dd X được m gam muối khan. Tính m? (Biết số mol axit đã pư là 1,3 mol).
Hướng dẫn: Viết các bán phương trình ion – electron nhận e của N+5,
từ số mol 2 khí tìm được số mol H+, so sánh với mol H+ ban đầu xác định
được có muối amoni.
Áp dụng ĐLBT e tính được:
m = 15 + 62 ( 0,1x 3 + 0,05 x 8 + 0,04 x 8) + 0,04 x 80 = 81,44 g
Ví dụ 4: Hòa tan hoàn toàn 4,86 g Al trong 660 ml dd HNO 3 1M thu được
dd X chỉ chứa 1 chất tan và V lít hỗn hợp khí Y (đktc) gồm N 2 và N2O. Giá trị V
là?
Hướng dẫn:
- Cách 1: Có nAl = 0,18 mol  ne = 0,54 mol; nH+ = 0,66 mol.
Đặt nN2 = x, nN2O = y, có hệ phương trình:
nHNO3 = 12x +10y = 0,66
ne = 10x + 8y = 0,54
x = y = 0,03 mol  V = 1,344 lít.
- Cách 2: Vì N2 và N2O đều có 2 N  nY = ½ nN trong Y

Mà nN(Y) = nN(HNO3) – nN(muối) = 0,66 – 3.0,18 = 0,12 mol


 nY = 0,06 mol  V= 1,344 lít.
- Cách 3 (dài dòng nhất): Viết 2 PTHH của 2 phản ứng xảy ra, điền ẩn
 hệ  kết quả.

B. Bài tập vận dụng.

Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2014 - 2015


146
Giáo viên: Trương Thị Hồng Chiên Trường THPT chuyên Lương Văn Tụy

Câu 1: Hòa tan hoàn toàn m gam Al vào dung dịch HNO 3 thu được hỗn
hợp 2 khí gồm 0,05 mol N2O và 0,01 mol NO. Giá trị của m là?
A. 3,87 g B. 4,77 g C. 2,07 g D. Đáp án khác
Câu 2 : - Cho m gam hỗn hợp X (Cu, Al) tác dụng HCl dư thu được 3,36
lít khí (đktc).
- Cho m gam hỗn hợp X trên tác dụng với dd HNO 3 đặc, nguội, dư thu
được 6,72 lít khí NO2 (đktc). Giá trị của m là
A. 11,5 B. 10,5 C. 12,3 D. 15,6
Câu 3: Cho 4,95 g Al tác dụng hoàn toàn với dung dịch HNO 3 , thu được
hỗn hợp NO và NO2 có tỉ khối so với H2 là 18,2. Thể tích hai khí ở (đktc) là:
A. 2,8 lít NO và 2,8 lít NO2 B. 3,36 lít NO và 2,24 lít NO2
C. 2,24 lít NO và 3,36 lít NO2 D. 1,4 lít NO và 4,2 lít NO2
Câu 4: Cho a gam bột Al tác dụng vừa đủ với dung dịch HNO 3 loãng thu
được dung dịch A chỉ chứa một muối duy nhất và 0,1792 lít (đktc) hỗn hợp khí
NO, N2 có tỉ khối hơi so với H2 là 14,25. Tính a ?
A. 0,459 g. B. 0,594 g. C. 5,94 g. D. 0,954 g.
Câu 5: Hoà tan hoàn toàn 6,21 gam Al bằng dung dịch HNO 3 loãng (dư),
thu được dung dịch X và 0,672 lít (ở đktc) hỗn hợp khí Y gồm hai khí là N 2O và
N2. Tỉ khối của hỗn hợp khí Y so với khí H2 là 18. Cô cạn dung dịch X thu được
m gam chất rắn khan. Giá trị của m là:
A. 53,19 g B. 48,49 g C. 19,17 g D. 17,04 g
Câu 6: Cho 2,16 gam kim loại R tan hoàn toàn trong dung dịch HNO 3 thu
được 2,016 lít hỗn hợp khí Y gồm NO2 và NO. Tỉ khối của Y so với H2 là 19.
Xác định kim loại R.
A. Zn B. Mg C. Al D. Cu
Câu 7: Hòa tan hoàn toàn m gam bột Al trong hỗn hợp dd (HNO 3, HCl)
thu được 3,36 lít hỗn hợp khí Y gồm 2 khí không màu và dd chỉ chứa muối
nhôm. Đem toàn bộ lượng hỗn hợp khí Y trộn với 1 lít O 2 thì thu được 3,688 lít
hỗn hợp 3 khí. Các thể tích khí đều đo ở đktc và m Y < 2 gam. Giá trị m gần giá
trị nào nhất sau đây?
A. 3,26 gam B. 3,20 g C. 3,28 g D. 3,16
Câu 8: Hỗn hợp X gồm 0,3 mol Mg, 0,08 mol Al và 0,3 mol Zn. Cho X
tác dụng với dd HNO3 loãng (dư), sau phản ứng khối lượng dd tăng 26,46 gam.
Số mol HNO3 bị khử là:
A. 0,155 mol B. 1,55 mol C. 1,24 mol D. 0,1395 mol

Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2014 - 2015


147
Giáo viên: Trương Thị Hồng Chiên Trường THPT chuyên Lương Văn Tụy

Câu 9: Hỗn hợp X gồm Al, Fe3O4 và CuO, trong đó oxi chiếm 25% khối
lượng hỗn hợp. Cho 1,344 lít khí CO (đktc) đi qua m gam X nung nóng, sau một
thời gian thu được chất rắn Y và hỗn hợp khí Z có tỉ khối so với H 2 bằng 18. Hòa
tan hoàn toàn Y trong dd HNO 3 loãng (dư), thu được dd chứa 3,08m gam muối
và 0,896 lít khí NO (ở đktc, là sản phẩm khử duy nhất). Giá trị m gần giá trị nào
nhất sau đây?
A. 9,5 B. 8,5 C. 8,0 D. 9,0
Câu 10: Cho 3,48 gam bột Mg tan hết trong dd hỗn hợp gồm HCl dư và
KNO3, thu được dd X chứa m gam muối và 0.56 lít (đktc) hỗn hợp khí Y gồm N 2
và H2. Khí Y có tỉ khối so với H2 bằng 11,4. Giá trị m gần giá tri nào nhất sau
đây?
A. 16,082 B. 14,482 C, 18,300 D. 18,032
Câu 11: Hòa tan hoàn toàn 1,805 gam hỗn hợp gồm Fe và một kim loại M
bằng dd HCl, thu được 1,064 lít khí H 2. Mặt khác, hòa tan hoàn toàn 1,805 gam
hỗn hợp trên bằng dd HNO3 loãng (dư), thu được 0,896 lít khí NO (sản phẩm
khử duy nhất). Biết các thể tích khí đều đo ở đktc. Kim loại M là
A. Zn B. Cr D. Al D. Mg

Đáp án tham khảo


Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11
Đáp án A C B B A B A A A D C
**********************************
Phần 4: TÀI LIỆU TỰ HỌC
BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM TỔNG HỢP TỰ LUYỆN
Chương 6. KIM LOẠI KIỀM, KIỀM THỔ VÀ NHÔM

Chọn đáp án đúng:


Câu 1: Quặng nào được dùng để điều chế Al:
A. Đất sét B. Mica C. Boxit D. Silumin
Câu 2: Có các khẳng định sau:
1. Kim loại kiềm có T0nc, T0s thấp hơn các kim loại khác.
2. Kim loại kiềm có T0nc giảm dần khi đi từ đầu nhóm tới cuối nhóm.
3. Kim loại kiềm có khối lượng riêng nhỏ là do lực liên kết kim loại kém
bền vững.
4. Kim loại kiềm có cấu tạo mạng tinh thể lập phương tâm khối.
Số khẳng định sai là:
A. 1 B.2 C.3 D.4

Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2014 - 2015


148
Giáo viên: Trương Thị Hồng Chiên Trường THPT chuyên Lương Văn Tụy

Câu3: Khẳng định nào là sai trong các khẳng định sau về kim loại kiềm:
A. Độ âm điện của chúng tăng dần khi đi từ đầu nhóm tới cuối nhóm.
B. Khối lượng riêng giảm dần khi đi từ đầu nhóm tới cuối nhóm.
C. Các kim loại kiềm chỉ tồn tại trong tự nhiên dưới dạng các hợp chất do
dễ bị oxi hoá.
D. Độ cứng của chúng nhỏ và tăng dần khi đi từ trên xuống.
Câu 4: Khi bảo quản kim loại kiềm Na người ta thường ngâm Na trong dầu hỏa
vì:
A. Bảo vệ Na khỏi bị oxi hoá bởi O2 có trong không khí tạo ra natrioxit
B. Na khử nước dễ dàng giải phóng H2.
C. Na dễ bị bay hơi.
D. Do nguyên nhân khác.
Câu 5: Có thể điều chế kim loại Na bằng cách nào ?
A. Điện phân dung dịch NaCl bão hòa
B. Điện phân dung dịch NaOH.
C. Điện phân NaOH rắn.
D. Điện phân nóng chảy NaCl rắn.
Câu 6: Khi điều chế kim loại kiềm Na người ta dùng hỗn hợp NaCl, CaCl 2 theo
tỉ lệ 2:3 về khối lượng với mục đích:
A.Tăng độ điện li của hỗn hợp nóng chảy
B. Tăng nhiệt độ sôi.
C. Hạ nhiệt độ nóng chảy của hỗn hợp.
D. Sản phẩm tách ra dễ dàng.
Câu 7 : Kim loại Na cháy trong môi trường O 2 khô theo phương trình
phản ứng:
A. 4 Na + O2 → 2Na2O r
B. 2Na + 3O2 → 2NaO3
C. 2Na + O2 → Na2O2
D. Na + O2 → NaO2
Câu 8: Trong quá trình điện phân dung dịch NaCl có màng ngăn, quá trình nào
xảy ra ở anot là :
A. Sự khử ion Cl B. Sự oxi hoá H2O
C. Sự khử Na D. Sự oxi hoá Cl
Câu 9: Khi điện phân dung dịch NaCl không màng ngăn sản phẩm thu được :
A. H2 , Cl2, NaOH B. H2, NaOH
C. H2 , NaClO, Cl2 D. H2, NaClO

Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2014 - 2015


149
Giáo viên: Trương Thị Hồng Chiên Trường THPT chuyên Lương Văn Tụy

Câu 10 :Hỗn hợp X gồm 2 kim loại kiềm A, B kế tiếp nhau trong phân nhóm
(MA< MB). Lấy 0.425 gam hỗn hợp X hòa tan hoàn toàn vào H 2O thu được 0.168
lít H2(đktc) .Tỉ lệ về số mol của A, B (A:B) là:
A. 2 : 1 B. 1: 2 C. 2: 3 D. 1: 3
Câu 11: Hoà tan kim loại X vào dung dịch HCl, ta thu được dung dịch muối
Y.Nhỏ từ từ kiềm vào dung dịch muối Y xuất hiện kết tủa bông Z, kết tủa tan
dần cho đến hết khi kiềm dư ta thu được dung dịch muối T . Sục khí CO 2 vào
dung dịch muối T ta thu được kết tủa Z không tan trong quá trình phản ứng. X,
Y, Z, T là những chất nào trong các chất sau biết X là kim loại nhẹ có thể dùng
để chế tạo vỏ máy bay.
A. Al, AlCl3, Al(OH)3, Na[Al(OH)4]
B. Zn, AlCl3, Zn(OH)2, Na2[Zn(OH)4]
C. Zn, ZnCl2, Zn(OH)2, Na2[Zn(OH)4]
D. Al, Na[Al(OH)4], AlCl3, Al(OH)3.
Câu 12: Sục khí X vào dung dịch Y ta thu được dung dich muối Z có tính lưỡng
tính, khi đun nóng Z cũng như khi sục khí X cho đến dư ta thu được dd T chỉ có
tính bazơ. Biết dd Y đốt nóng ở nhiệt độ cao( Pt) có màu tím hoa cà. Khí X tham
gia vào quá trình quang hợp của cây xanh. X,Y,Z,T là những chất nào sau đây :
A. CO2, NaOH, NaHCO3, Na2CO3.
B. SO2, Na2SO3 , NaHSO3, NaOH.
C. KOH, K2SO3, KHSO3, SO2.
D. CO2, KOH, KHCO3, K2CO3.
Câu 13: Trong đời sống, muối hiđrocacbonat có nhiều ứng dụng trong thực
tế,một trong những ứng dụng đó là chế tạo nước giải khát, muối hiđrocacbonat
đó là :
A. NaHCO3 B. KHCO3 C. Ba(HCO3)2 D. Mg(HCO3)2
Câu 14: Khi điện phân NaCl nóng chảy và điện phân dung dịch NaCl quá trình
xảy ra ở các điện cực:
A. Các quá trình xảy ra ở các điện cực hoàn toàn khác nhau.
B. Có quá trình xảy ra ở anot giống nhau.
C. Có quá trình xảy ra ở catot giống nhau.
D. Có quá trình xảy ra ở anot khác nhau.
Câu 15: Cho các phương trình phản ứng sau:
2Al + 6H2O  Al(OH)3 + 3H2 (1)
Al2O3 + 2NaOH + 3 H2O  2Na[Al(OH)4] (2)
Al(OH)3 + NaOH  Na[Al(OH)4] (3)

Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2014 - 2015


150
Giáo viên: Trương Thị Hồng Chiên Trường THPT chuyên Lương Văn Tụy

Thứ tự các phản ứng xảy ra khi một vật bằng nhôm bị hoà tan bởi dung
dịch kiềm
A. (2), (3), (1) B. (1), (2), (3)
C. (2),(1), (3) D. (1), (3), (2)
Câu 16: Khẳng định nào là sai trong các khẳng định sau về hai muối NaHCO 3,
Na2CO3 :
A. Hai muối đều phân li hoàn toàn trong nước thành các ion.
B. NaHCO3 bị phân hủy bởi nhiệt còn Na2CO3 thì không.
C. Tính bazơ của dung dịch NaHCO3 mạnh hơn dung dịch Na2CO3.
D. Cho từ từ dung dịch HCl vào thì ở dung dịch muối NaHCO 3 có khí
bay lên trước.
Câu 17: Nhiệt phân hỗn hợp K2CO3 và KHCO3 cho đến khi khối lượng không
đổi thấy khối lượng chất rắn giảm đi 15.5 g. Số mol KHCO 3 trong hỗn hợp ban
đầu :
A. 0.5 mol B. 0.05 mol C. 0.25 mol D. 0.15 mol
Câu 18: Những chất nào sau đây có thể gặp trong tự nhiên:
A. Al2O3 B. CaO C. Na D. Ag, Al2O3
Câu 19: Hiện tượng nào xảy ra khi cho dung dịch Na 2CO3 tác dụng với dung
dịch FeCl3 :
A. Hiện tượng sủi bọt khí
B. Xuất hiện kết tủa đỏ nâu đồng thời thấy dung dịch sủi bọt
C. Không có hiện tượng gì
D. Có kết tủa trắng
Câu 20: Cho 4.5 g hỗn hợp kim loại Rubidi và một kim loại kiềm vào nước thấy
thoát ra 2,24 lít H2 (đktc). Hỏi kim loại kiềm A và thành phần phần trăm khối
lượng của A:
A. Li , 24.88 % B. Na, 20.3%
C. K, 40.5% D. Li, 50.30%
Câu 21: Hai bình KOH và KCl được đặt lên các đĩa cân, cân thăng bằng, sau
một thời gian hỏi kim đồng hồ lệch về phía nào?
A. Trái
B. Phải
C. Không bị lệch
D. Lệch sang trái sau đó lại lệch sng phải.

Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2014 - 2015


151
Giáo viên: Trương Thị Hồng Chiên Trường THPT chuyên Lương Văn Tụy

KCl KOH
Câu 22: Cho các nhận định về ứng dụng của kim loại kiềm như sau:
a/ Dùng để chế tạo hợp kim có nhiệt độ nóng chảy cao.
b/ Dùng để điều chế một số kim loại hiếm bằng phương pháp nhiệt kim
loại.
c/ Dùng để làm xúc tác trong nhiều phản ứng hữu cơ và chế tạo chất
hống nổ cho etxăng.
d/ Dùng chế tạo những hợp kim cứng, đàn hồi, không bị ăn mòn.
e/ Dùng để chế tạo máy bay, tên lửa, ô tô.
Số nhận định sai là:
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 23: Nguyên tố nào trong các nguyên tố sau chỉ luôn nhường 2 e trong phản
ứng hóa học:
A. K B. Be C. Fe D. Mg
Câu 24: Cho các khẳng định sau:
1. Các nguyên tử của nguyên tố nhóm IIA có bán kính tăng dần.
2. Các kim loại kiềm thổ có cấu trúc mạng tinh thế như nhau.
3. Các kim loại kiềm thổ có độ cứng lớn hơn các kim loại kiềm.
4. Các kim loại kiểm thổ là các kim loại mạnh nhất trong bảng tuần hoàn.
Số khẳng định đúng là:
A. 1 B.2 C. 3 D.4
Câu 25 : Các tính chất nào của kim loại kiềm thổ biến đổi giảm dần từ trên
xuống:
A. Bán kính nguyên tử B. Điện tích hạt nhân
C. Năng lượng ion hóa D. Khối lượng riêng
Câu 26: Dãy các nguyên tố nào sắp xếp theo chiều tính khử giảm dần?
A. K , Na, Mg,Ca B. Rb, Cs, K,Ca
C. Na,Mg, Al, Fe D. Ca, Mg, Be, Na.
Câu 27: Cho phản ứng sau: X + Ca(OH)2 → Y + Z + CaCl2
Số chất X thoả mãn sơ đồ trên là:
A. 1 B. 2 C. 3 D. không có
Câu 28: Có các nhận định sau:
1. Thạch cao sống để sản xuất xi măng.
2. NaHCO3 là hiđroxit lưỡng tính.
3. Thành phần của bột nở có NaHCO3.

Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2014 - 2015


152
Giáo viên: Trương Thị Hồng Chiên Trường THPT chuyên Lương Văn Tụy

4. Phương pháp trao đổi ion có thể làm giảm cả độ cứng tạm thời lẫn độ
cứng vĩnh cửu của nước.
5. Axit aluminic là axit rất yếu, chỉ tác dụng được với dung dịch bazơ
mạnh.
Số nhận định đúng là:
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
Câu 29: Sục khí CO2 vào dung dịch nước vôi trong Ca(OH) 2 thấy xuất hiện
2gam kết tủa. Lọc kết tủa, nhỏ từng giọt dung dịch kiềm NaOH vào dung dịch
nước lọc thu được ta lại thấy có 1 gam kết tủa. Hỏi thể tích CO 2 đã dùng?
A. 0.896 lít B. 0.448 lít C. 0.672 lít D. 2.24 lít
Câu 30: Thạch cao sống là chất có công thức:
A. CaO B. CaSO4
C. CaSO4. 0,5H2O D. CaSO4.2H2O
Câu 31: Sự tạo thạch nhũ trong các hang động đá vôi là quá trình hóa học diễn
ra trong hang động hàng triệu năm. Phản ứng hóa học diễn tả quá trình đó:
A. CaO + CO2 → CaCO3
B. CaCO3 + CO2 + H2O → Ca(HCO3)2
C. MgCO3 + CO2 + H2O → Mg(HCO3)2
D. Ca(HCO3) → CaCO3 + CO2 + H2O
Câu 32: Ứng dụng nào sau đây là của Ca(OH)2
A. Chế tạo sơn B. Chất làm khô
C. Khử chua đất D. Vật chịu nhiệt E. Chế tạo CaC2
Câu 33: Ứng dụng nào không phải của thạch cao nung (CaSO4.0,5H2O)
A. Bó bột khi gãy xương B. Vật chịu nhiệt
C. Phấn viết bảng D. Khử chua
Câu 34: Quặng đôlômit có công thức:
A. CaCO3.MgCO3 B. CaCl2.MgCO3
C. CaCO3.MgCl2 D. CaCl2.MgCl2.
Câu 35: Phản ứng thể hiện tác hại của nước cứng khi giặt bằng dung dịch xà
phòng:
A. 2KC17H35COO + Ca(HCO3)2 → Ca(C17H35COO)2  + 2KHCO3
B. 2KC17H35COO + Mg(HCO3)2 → Mg (C17H35COO)2  + 2KHCO3
C. 2NaC17H35COO + Ca(HCO3)2 → Ca(C17H35COO)2  + 2NaHCO3
D. 2NaC17H35COO + CaSO4 → Ca(C17H35COO)2  + 2NaHCO3

Câu 36: Từ hai muối X và Y thực hiện các phản ứng sau:
X ⃗
t 0
X1 + CO2
X1 + H2O → X2

Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2014 - 2015


153
Giáo viên: Trương Thị Hồng Chiên Trường THPT chuyên Lương Văn Tụy

X2 + Y → X + Y1 + H2O
X2 + 2Y → X + Y2 + 2H2O
Hai muối X, Y tương ứng là:
A. CaCO3, NaHSO4 B. CaCO3, NaHCO3
C. BaCO3, Na2CO3 D. MgCO3, NaHCO3
Câu 37: Trong phương pháp trao đổi ion làm mềm nước cứng, chất trao đổi ion
sẽ hấp thụ các ion nào sau đây và thế vào ion Na+:
A. Ca2+ B. HCO3 , SO42- C. HCO3 D.Ca2+, Mg2+
Câu 38: Một cốc đựng nước cứng có chứa: a mol Ca 2+, b mol Mg2+, c mol Cl , d
mol SO42-. Dùng V ml Na2CO3 x (M) để làm mềm nước cứng. Biểu thức của V
tính theo a, b, c, d, x là:
a+b
A. V= B. V = 1000 x
a+b c+ 2 d
C.V = 2000 x D. V = x
Câu 39: Nguyên tắc để làm mềm nước cứng là:
A. Làm kết tủa các ion Cl , SO42-
B. Làm tăng nồng độ các ion: Cl , SO42-, HCO3
C. Làm giảm nồng độ các ion Ca2+ , Mg2+
D. Nguyên tắc khác.
Câu 40: Cho các phản ứng sau: Phản ứng nào giải thích việc dùng vữa xây nhà?
A. Ca(OH)2 + CO2  CaCO3 + H2O
B. Ca(OH)2 + Na2CO3  CaCO3 + 2 NaOH
C. CaO + CO2  CaCO3
D. Ca(HCO3) → CaCO3 + CO2 + H2O
Câu 41: Hoà tan 1.8 g muối sunfat của kim loại kiềm thổ vào nước rồi pha loãng
cho đủ 50 ml dung dịch . Để phản ứng hết với dung dịch này cần 20 ml dung
dịch BaCl2 0.75 M. Hỏi đó là muối nào:
A. MgSO4 B. BaSO4 C. CaSO4 D. SrSO4
Câu 42: Hoá chất nào sau đây có thể dùng để phân biệt 2 kim loại Al và Zn?
A.Dung dịch HCl B. Dung dịch NaOH
C. Dung dịch NH3 D. Dung dịch ZnSO4
Câu 43: Loại đá (quặng) nào sau đây không phải là hợp chất của Al:
A. Xaxolin B. Đá rubi C.Mica D. Đá sophia
Câu 44: Hiện tượng hoá học xảy ra khi trộn 2 dung dịch Na 2CO3 và dung dịch
Al2(SO4)3
A. Không có hiện tượng gì B. Có kết tủa Al2(CO3)3 xuất hiện

Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2014 - 2015


154
Giáo viên: Trương Thị Hồng Chiên Trường THPT chuyên Lương Văn Tụy

C. Có khí bay lên D. Có khí bay lên và kết tủa keo trắng xuất hiện.
Câu 45: Ngọc thạch (Coridon) là hỗn hợp :
A. Al2O3 lẫn Cr2O3 B. Al2O3 lẫn TiO2
C. Al2O3 , TiO2, Fe3O4 D. Tất cả đều sai.
Câu 46: Nguyên nhân khiến phèn chua K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O có thể làm sạch
nước là:
A. Phân tử phèn có khả năng hấp phụ chất bẩn trên bề mặt
B. Khi hoà tan vào nước sẽ xuất hiện kết tủa Al(OH) 3 kéo chất bẩn
xuống khiến nước trở nên trong hơn.
C. Chất bẩn sẽ hấp phụ các ion K+, Al3+ do muối phèn phân li ra.
D. Do nguyên nhân khác.
Câu 47: Cho hỗn hợp khí gồm SO2 và Cl2 vào dung dịch NaOH dư thu được hỗn
hợp dung dịch có hai muối là:
A. NaClO và Na2SO3. B. NaCl và Na2SO3.
C. NaCl và Na2SO4. D. NaClO và Na2SO4.
Câu 48: Sục CO2 vào dung dịch NaAlO2 hiện tượng xảy ra:
A. Không có hiện tượng gì, CO2 sẽ đi ra khỏi dung dịch.
B. Xuất hiện kết tủa keo, kết tủa tan dần sau khi đạt cực đại.
C. Xuất hiện kết tủa nhưng không tan.
D. CO2 bị dung dịch hấp thụ nhưng không có phản ứng hoá học xảy ra.
Câu 49: Cho m gam Al tác dụng với dung dịch axit HNO 3 ta thu được hỗn hợp
khí X, gồm NO và NO2, tỉ khối của X so với H 2 bằng 19, Vx = 0.896 lít
(đktc).Khối lượng m là:
A. 0.54 gam B. 5.4 gam C. 0.72 gam D. 0.27 gam
Câu 50: Nhúng một thanh Al khối lượng 30 gam vào dung dịch muối CuSO 4 0.2
M sau một thời gian lấy thanh Al ra cân thấy thanh nhôm có khổi lượng 31,38
gam. Hỏi khối lượng Cu thoát ra:
A. 0,64 gam B. 1,28 gam C. 1,92 gam D. 2,56 gam
Câu 51: Dùng m gam Al để khử hoàn toàn một lượng Fe 2O3 sau phản ứng thấy
khối lượng oxit giảm 0,58 gam. Giá trị của m là:
A. 0,27 gam B. 2,7gam C. 0,54 gam D. 1,12 gam.
Câu 52: Tecmit là hỗn hợp gồm:
A. Al và Cr2O3 B. Al và Fe2O3
C. Al và SiO2 D. Fe và TiO2
Câu 53: Hợp chất nào của canxi được dùng để đúc tượng, bó bột khi gãy xương?
A. Thạch cao sống ( CaSO4.2H2O).
B. Thạch cao nung ( CaSO4.H2O).

Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2014 - 2015


155
Giáo viên: Trương Thị Hồng Chiên Trường THPT chuyên Lương Văn Tụy

C. Vôi sống (CaO).


D. Đá vôi ( CaCO3).
Câu 54: Dung dịch X có chứa các ion: Ca2+, Na+, HCO3 và Cl , trong đó số mol
Cl là 0,1. Cho 1/2 dung dịch X phản ứng với dung dịch NaOH (dư), thu được 2
gam kết tủa. Cho 1/2 dung dịch X còn lại phản ứng với dung dịch Ca(OH) 2 (dư),
thu được 3 gam kết tủa. Mặt khác nếu đun sôi đến cạn dung dịch X thì thu được
m gam chất rắn khan. Giá trị của m là:
A. 9,21 gam B. 9,26 gam C. 8,79 gam D. 7,47 gam
Câu 55: Đốt cháy hoàn toàn m gam FeS2 bằng một lượng oxi vừa đủ, thu được
khí X. Hấp thụ hết X vào 1 lít dung dịch chứa Ba(OH) 2 0,15M và KOH 0,1M,
thu được dung dịch Y và 21,7 gam kết tủa. Cho Y vào dung dịch NaOH, thấy
xuất hiện thêm kết tủa. Giá trị của m là:
A. 23,2 gam B. 12,6 gam C. 18,0 gam D. 24,0 gam
Câu 56: Cho 31,2 gam hỗn hợp gồm Al và Al 2O3 tác dụng với dung dịch NaOH
dư thu được 13,44 lít H2 (đktc). Khối lượng Al2O3 trong hỗn hợp ban đầu:
A. 10,8 gam B. 20,4 gam C. 10,2 gam D. 21,6 gam
Câu 57: Tính chất hóa học của Al là:
1. Tác dụng với phi kim
2. Tác dụng với axit
3. Tác dụng với oxit kim loại
4. Tác dụng với kiềm
5. Tác dụng với nước
6. Tác dụng với dung dịch muối của kim loại đứng sau
Tính chất nào của Al được ứng dụng để điều chế kim loại:
A. 1,2 B. 3,6 C. 4,5 D. 3,5
Câu 58: Cho các chất NH3, CO2, axit HCl, KOH, Na2CO3. Chất nào có thể dùng
để kết tủa Al(OH)3 từ dung dịch Na AlO2?
A. NH3, CO2 B. CO2, HCl
C. KOH, Na2CO3 D. NH3, HCl
Câu 59:
“Muối gì chua lại chát
Biến nước đục thành trong
Làm giấy thêm láng bóng
Giúp cầm màu vải bông”
A. Al2(SO4)3 B. K2SO4
C. K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O D. Na2CO3

Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2014 - 2015


156
Giáo viên: Trương Thị Hồng Chiên Trường THPT chuyên Lương Văn Tụy

Câu 60: Cho dung dịch Ba(HCO3)2 lần lượt vào các dung dịch: CaCl 2, Ca(NO3)2,
NaOH, Na2CO3, KHSO4, Na2SO4, Ca(OH)2, H2SO4, HCl. Số trường hợp có tạo ra
kết tủa là:
A. 4 B. 7 C. 5 D. 6
Câu 61. Cho 3,87 gam hỗn hợp Mg và Al vào 250 ml dung dịch chứa axit HCl
1M và H2SO4 0,5 M thu được 4,368 lít H 2 (đktc). Thành phần % khối lượng của
Mg trong hỗn hợp đầu là:
A. 37,21% B. 70,00% C. 65,00 % D. 62,79%
Câu 62. Khi lấy 16,65gam muối clorua của một kim loại M (hóa trị II) và một
lượng muối nitrat của kim loại đó có cùng số mol, thì thấy chênh lệch nhau 7,95
gam. Kim loại M là:
A. Magie B. Bari C. Canxi D. Beri
Câu 63. Cho 16,3 gam hỗn hợp gồm hai kim loại kiềm thuộc hai chu kì kế tiếp
nhau vào 200,0 ml dung dịch HCl 1,0 M thì thu được dung dịch có có chứa 25,1
gam chất tan. Vậy hai kim loại kiềm là:
A. Li và Na B. Rb và Cs C. K và Rb D. Na và K
Câu 64. Hòa tan 14,2 gam hỗn hợp X gồm MgCO 3 và một muối cacbonat của
kim loại M vào một lượng vừa đủ axit HCl 7,3% thu được dung dịch Y và 3,36
lít khí CO2 (đktc). Nồng độ MgCl2 trong Y là 6,028%. Cho dung dịch NaOH dư
vào dung dịch Y, lọc lấy kết tủa đem nung ngoài không khí đến khối lượng
không đổi thì thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là:
A. 8,0 gam B. 10,04 gam C. 12,0 gam D. 7,6 gam
Câu 65. Hoà tan 56,8g hỗn hợp MgCO3, MgSO3, MgO, CaCO3, CaSO3 bằng
dung dịch HCl 16% vừa đủ thu được dung dịch X trong đó khối lượng của
MgCl2 tạo thành là 28,5g và 11,2 lít hỗn hợp khí (đktc) có tỉ khối so với H 2 là 28.
Khối lượng dung dịch HCl đã dùng là:
A. 228,125 g B. 410,625 g C. 365,000 g D. 273,750 g
Câu 66. Hai cốc đựng dung dịch HCl đặt trên 2 đĩa cân A, B. Cân ở trạng thái
cân bằng. Cho a gam CaCO 3 vào cốc A và b gam M 2CO3 (M: Kim loại kiềm)
vào cốc B. Sau khi hai muối đã tan hoàn toàn, cân trở lại vị trí thăng bằng . Xác
định kim loại M.
Biết a = 5gam, b = 4,787gam
A. Na B. Li C. K D. Cs
Câu 67. Hoà tan hết 13,25 gam hỗn hợp bột gồm Mg, MgO, Al, Al 2O3 cần dùng
vừa đủ 400 ml dung dịch hỗn hợp gồm HCl 0,5M và H 2SO4 0,75M. Sau phản
ứng thu được 2,24 lít khí H2 (đktc) và dung dịch A. Cô cạn dung dịch A thu được
số gam rắn khan là:

Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2014 - 2015


157
Giáo viên: Trương Thị Hồng Chiên Trường THPT chuyên Lương Văn Tụy

A. 49,85 gam B. 44,35 gam C. 43,25 gam D. 47,60 gam


Câu 68. Một dung dịch chứa 3,82 gam hỗn hợp hai muối sunfat của kim loại
kiềm và kim loại hoá trị II, biết khối lượng nguyên tử của kim loại hoá trị II hơn
kim loại kiềm là 1đvC. Thêm vào dung dịch 1 lượng BaCl 2 vừa đủ thì thu được
6,99g kết tủa, khi cô cạn dung dịch thu được m gam muối. 2 kim loại và m là:
A .Na, Mg; 3,07gam C. Na, Ca; 4,32gam
B. K, Ca ; 3,07gam D. K, Mg; 3,91gam
Câu 69. Hoà tan hoàn toàn 8,94 gam hỗn hợp gồm Na, K, Ba vào nước, thu
được dung dịch X và 2,688 lít khí H2 (đktc). Dung dịch Y gồm HCl và H2SO4, tỉ
lệ mol tương ứng là 4 : 1. Trung hoà dung dịch X bởi dung dịch Y, tổng khối
lượng các muối tạo ra là:
A. 13,70 gam B. 12,78 gam C. 18,46 gam D.14,62 gam
Câu 70. Cho 150 ml dung dịch KOH 1,2M tác dụng với 100 ml dung dịch AlCl 3
nồng độ x mol/l, thu được dung dịch Y và 4,68 gam kết tủa. Loại bỏ kết tủa,
thêm tiếp 175 ml dung dịch KOH 1,2M vào Y, thu được 2,34 gam kết tủa. Giá trị
của x là:
A. 1,2M B. 0,8M C. 0,9M D. 1,0M
Câu 71. Để hoà tan 9,18 gam bột Al nguyên chất cần dùng dung dịch axít A thu
được một khí X và dung dịch muối Y. Để tác dụng hoàn toàn với dung dịch
muối Y tạo thành dung dịch muối mới trong suốt thì cần 290 gam dung dịch
NaOH 20%. Xác định axit A?
A. HNO3 B. HCl C. H2SO4 D. H3PO4
Câu 72. X là dung dịch AlCl3, Y là dung dịch NaOH 2M. Thêm 150ml dung
dịch Y vào cốc chứa 100ml dung dịch X, khuấy đều tới phản ứng hoàn toàn
trong cốc có 7,8 gam kết tủa. Thêm tiếp 100ml dung dịch Y, khuấy đều tới kết
thúc phản ứng thấy trong cốc có 10,92 gam kết tủa. Nồng độ mol/l của dung dịch
X là:
A. 1,6M B. 3,2M C. 2,0M D. 1,0M
Câu 73. Hoà tan hết m gam Al2(SO4)3 vào nước được dung dịch X. Cho 360ml
dung dịch NaOH 1M vào X, thu được 2a gam kết tủa. Mặt khác nếu cho 400ml
dung dịch NaOH 1M vào X, cũng thu được a gam kết tủa. Các phản ứng xảy ra
hoàn toàn. Giá trị của m là:
A. 18,81 g B. 15,39 g C. 20,52 g D. 19,665 g
Câu 74. Hỗn hợp A gồm Na, Al, Cu. Cho 12 gam A vào nước dư thu được 2,24
lít khí (đktc), còn nếu cho vào dung dịch NaOH dư thì thu được 3,92 lít khí
(đktc). Thành phần % khối lượng Al trong hỗn hợp ban đầu là:

Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2014 - 2015


158
Giáo viên: Trương Thị Hồng Chiên Trường THPT chuyên Lương Văn Tụy

A. 59,06 % B. 22,50 % C. 67,50 % D. 96,25 %


Câu 75. X là hỗn hợp kim loại Ba và Al. Hoà tan m gam X vào lượng nước dư
thu được 8,96 lít H2 (đktc). Cũng hoà tan m gam X vào dung dịch NaOH dư thì
thu được 12,32 lít khí H2 (đktc). Giá trị của m là:
A. 57,50 gam B. 13,70 gam C. 21,80 gam D. 58,85 gam
Câu 76. Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp X gồm a mol Ba và b mol Al vào nước thu
được V lít khí H2 (đktc) và dung dịch Y. Chọn giá trị đúng của V?
A. V = 22,4(a + 3b) lít B. V = 11,2(2a + 2b) lít
C. V = 22,4(a + b) lít D. V = 11,2(2a + 3b) lít
Câu 77. Cho luồng khí CO dư đi qua hỗn hợp BaO, Al 2O3 và FeO đốt nóng thu
được chất rắn X1. Hoà tan chất rắn X1 vào nước thu được dung dịch Y 1 và chất
rắn E1. Sục khí CO2 dư vào dung dịch Y1 thu được kết tủa F1. Hoà tan E1 vào
dung dịch NaOH dư thấy bị tan một phần và còn chất rắn G 1. Cho G1 vào dung
dịch AgNO3 dư (coi CO2 không phản ứng với nước). Tổng số phản ứng xảy ra
là:
A. 7 B. 8 C. 6 D. 9
Câu 78. Hỗn hợp bột X gồm BaCO3, Fe(OH)2, Al(OH)3, CuO, MgCO3. Nung X
trong không khí đến khối lượng không đổi được hỗn hợp rắn A 1. Cho A1 vào
nước dư khuấy đều được dung dịch B chứa 2 chất tan và phần không tan C 1. Cho
khí CO dư qua bình chứa C 1 nung nóng được hỗn hợp rắn E. (Cho các phản ứng
xảy ra hoàn toàn). E chứa tối đa:
A. 1 đơn chất và 2 hợp chất B. 3 đơn chất
C. 2 đơn chất và 2 hợp chất D. 2 đơn chất và 1 hợp chất
Câu 79. Cho hỗn hợp Na, Al, Fe, FeCO3, Fe3O4 tác dụng với dung dịch NaOH
dư, lọc lấy kết tủa rồi chia làm 2 phần. Phần 1 đem tác dụng với dung dịch HNO 3
loãng, dư. Phần 2 đem tác dụng với dung dịch HCl dư. Số phản ứng oxi hoá –
khử xảy ra là:
A. 5 B. 6 C. 8 D. 7
Câu 80. Cho a gam Na vào 160 ml dung dịch gồm Fe2(SO4)3 0,125M và
Al2(SO4)3 0,25M. Tách kết tủa rồi nung đến khối lượng không đổi thu được 5,24
gam chất rắn. Giá trị a nào sau đây phù hợp?
A. 9,43 g B. 11,5 g C. 9,2 g D. 10,35 g
Câu 81. Hoà tan 30 gam hỗn hợp bột kim loại X gồm Mg, Al và Zn vào dung
dịch HNO3 thu được 4,48 lít ( đktc) hỗn hợp khí Y gồm NO và N 2O, tỷ khối hơi
của Y so với H2 bằng 18,50 và dung dịch Z. Cô cạn dung dịch Z thu được 127
gam hốn hợp muối. Số mol HNO3 bị khử là:
A. 0,66 mol B. 0,30 mol C. 0,35 mol D. 0,48 mol

Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2014 - 2015


159
Giáo viên: Trương Thị Hồng Chiên Trường THPT chuyên Lương Văn Tụy

Câu 82. Cho hỗn hợp gồm 3,36 gam Mg và 0,4 gam MgO tác dụng với dung
dịch HNO3 loãng dư thu được 0,448 lít khí N2 (đktc). Cô cạn dung dịch sau phản
ứng thu được 23 gam chất rắn khan. Số mol HNO3 đã phản ứng là:
A. 0,32 mol B. 0,28 mol C. 0,34 mol D. 0,36 mol
Câu 83. Cho CO phản ứng với CuO một thời gian tạo hỗn hợp khí A và hỗn hợp
rắn B. Cho A phản ứng với một dung dịch chứa 0,025 mol Ca(OH) 2 tạo ra 2 gam
kết tủa. Lấy chất rắn B phản ứng với dung dịch HNO 3 đặc, nóng dư tạo ra V lít
(đktc) khí màu nâu đỏ. Giá trị của V là:
A. 1,120 lít hoặc 0,672 lít B. 1,344 lít hoặc 0,672 lít
C. 1,344 lít hoặc 0,896 lít D. 1,120 lít hoặc 0,896 lít
Câu 84. Hỗn hợp X gồm CO và NO có tỉ khối hơi so với H 2 là 14,5. V lít hỗn
hợp X tác dụng vừa đủ với 1,6 gam O 2 được hỗn hợp Y. Cho Y sục vào 200 ml
dung dịch NaOH 2M được 200 ml dung dịch A. Số chất tan trong dung dịch A
và nồng độ của một chất trong dung dịch A là:
A. 4 và 0,25M B. 3 và 0,20M
C. 4 và 0,20M D. 3 và 0,25M
Câu 85. Xét các phản ứng giữa các cặp chất sau:
(1) NaOH + HCl; (2) Ba(OH)2 + H2SO4; (3) NaOH + CH3COOH;
(4) Mg(OH)2 + HNO3; (5) Fe(OH)2 + HNO3; (6) Ba(OH)2 + HNO3;
(7) NaOH + H2SO4; (8) NaOH + HClO
Hãy cho biết có bao nhiêu phản ứng có phương trình ion rút gọn là:
H+ + OH  H2O
A. 5 B. 4 C. 3 D. 6
Câu 86. Trộn 6,102 gam hỗn hợp Al, Fe3O4 và CuO (các chất có cùng số mol)
rồi tiến hành phản ứng nhiệt nhôm thu được hỗn hợp X. Cho X tác dụng với
dung dịch HNO3 dư được V ml khí (đktc) hỗn hợp khí NO2 và NO theo tỉ lệ mol
tương ứng là 1 : 1. Giá trị của V là:
A. 604,8 ml B. 806,4 ml C. 645,12 ml D. 403,2 ml
Câu 87. Tiến hành nhiệt nhôm với oxit sắt (III) trong điều kiện không có không
khí (phản ứng hoàn toàn) thu được hỗn hợp A. Chia A (đã trộn đều) thành hai
phần: phần hai có khối lượng nhiều hơn phần một là 67 gam. Cho phần một tác
dụng với dung dịch NaOH dư thu được 8,4 lít khí H 2 (đktc). Cho phần hai tác
dụng với dung dịch HCl dư thu được 42 lít khí H 2 (đktc). Phần trăm khối lượng
của Fe trong hỗn hợp A là: ( Coi phản ứng xảy ra hoàn toàn).
A. 41,79 % B. 45,50 % C. 46,81 % D. Đáp án khác
Câu 88. Trộn 10,8 gam bột Al với 34,8 gam bột Fe 3O4 rồi tiến hành phản ứng
nhiệt nhôm trong điều kiện không có không khí. Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp rắn

Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2014 - 2015


160
Giáo viên: Trương Thị Hồng Chiên Trường THPT chuyên Lương Văn Tụy

sau phản ứng bằng dung dịch H 2SO4 loãng (dư), thu được 10,752 lít khí H 2
(đktc). Hiệu suất của phản ứng nhiệt nhôm là:
A. 80% B. 90% C. 70% D. 60%
Câu 89. Nung nóng m gam hỗn hợp Al và Fe 2O3 (trong môi trường không có
không khí) đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp rắn Y. Chia Y
thành hai phần bằng nhau:
- Phần 1 tác dụng với dung dịch H 2SO4 loãng (dư), sinh ra 3,08 lít khí H2 (ở
đktc).
- Phần 2 tác dụng với dung dịch NaOH (dư), sinh ra 0,84 lít khí H2 (ở đktc).
Giá trị của m là:
A. 22,75 g B. 21,40 g C. 29,40 g D. 29,43 g
Câu 90. Nung 5,05 gam muối nitrat một kim loại kiềm cho đến phản ứng kết
thúc, lượng oxi tạo ra trong phản ứng oxi hoá hết Mg làm cho khối lượng Mg
tăng lên 0,8 gam. Xác định kim loại kiềm và khối lượng MgO thu được?
A. Kali và 4 gam MgO B. Natri và 2 gam MgO
C. Natri và 4gam MgO D. Kali và 2 gam MgO
Câu 91. Cho 100 ml dung dịch hỗn hợp CuSO4 1M và Al2(SO4)3 1,5M tác dụng
với dung dịch NH3 dư, lọc lấy kết tủa đem nung đến khối lượng không đổi thu
được chất rắn có khối lượng là:
A. 23,3 g B. 30,6 g C. 15,3 g D. 8,0 g
Câu 92. Hoà tan 4,0 gam hỗn hợp Fe và kim loại X (hoá trị II đứng trước H 2
trong dãy điện hoá) bằng dung dịch HCl dư, thu được 2,24 l khí H2 (đktc).Để hoà
tan 2,4g X cần dùng chưa đến 250ml dung dịch HCl 1M. X là kim loại nào:
A. Mg B. Ca C. Ba D. Zn
Câu 93. Hoà tan hoàn toàn 2,45 gam hỗn hợp X gồm hai kim loại kiềm thổ vào
200 ml dung dịch HCl 1,25M, thu được dung dịch Y chứa các chất tan có nồng
độ mol bằng nhau. Hai kim loại trong X là:
A. Mg và Ca B. Be và Mg C. Mg và Sr D. Be và Ca
Câu 94. Hỗn hợp X gồm kim loại kiềm M và Al, hoà tan 3,18 g hỗn hợp X trong
dung dịch axit H2SO4 vừa đủ thu được 2,464 lít khí (đktc) và dung dịch Y. Cho
dung dịch Y tác dụng với dung dịch Ba(OH) 2 cho tới hết ion SO42- thu được
27,19g kết tủa. Kim loại M là:
A.Na B. Rb C. K D.Cs
Câu 95. Có 4 cốc mất nhãn đựng 4 dung dịch sau: NaOH, Na 2CO3,NaHCO3, hỗn
hợp NaHCO3 và Na2CO3. Hãy chọn cặp thuốc thử thích hợp để nhận biết các
dung dịch trên:
A. NaOH và HCl B. H2SO4 và NaOH

Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2014 - 2015


161
Giáo viên: Trương Thị Hồng Chiên Trường THPT chuyên Lương Văn Tụy

C. BaCl2 và HCl D. H2SO4 và HCl


Câu 96. Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, các kim loại kiềm thổ (từ beri đến
bari) có nhiệt độ nóng chảy giảm dần.
A. Kim loại xesi được dùng để chế tạo tế bào quang điện.
B. Kim loại magie có kiểu mạng tinh thể lập phương tâm diện.
C. Tất cả các kim loại nhóm IIA đều tác dụng với nước ở nhiệt độ cao.
Câu 97. Cho m gam NaOH vào 2 lít dung dịch NaHCO 3 nồng độ a mol/l, thu
được 2 lít dung dịch X. Lấy 1 lít dung dịch X tác dụng với dung dịch BaCl 2 (dư)
thu dược 11,82 gam kết tủa. Mặt khác, cho 1 lít dung dịch X vào dung dịch
CaCl2 (dư) rồi đun nóng, sau khi kết thúc các phản ứng thu được 7,0 gam kết tủa.
Giá trị của a và m tương ứng là:
A. 0,08M và 4,8 gam B. 0,04M và 4,8 gam
C. 0,14M và 2,4 gam D. 0,07M và 3,2 gam
Câu 98. Cho V lít hỗn hợp khí A gồm clo và oxi tác dụng vừa hết với hỗn hợp B
gồm 0,2 mol Al và 0,1 mol Mg thì thu được 25,2 gam hỗn hợp muối clorua và
oxit của hai kim loại. Số mol của Cl2 trong V lít hỗn hợp A là:
A. 0,15 mol B. 0,3 mol C. 0,2 mol D. 0,25 mol
Câu 99. Dung dịch X chứa NaHCO3 và Na2CO3, nhỏ từ từ dung dịch HCl vào
dung dịch trên đến khi bắt đầu có bọt khí thì thể tích dung dịch HCl đã cho là
20ml, thêm tiếp 40ml dung dịch HCl nói trên thì lượng bọt khí vừa đạt cực đại.
(bỏ qua sự tan trong nước của CO2). Tính tỉ lệ mol Na2CO3 và NaHCO3?
A. 1:1 B. 2:1 C.1:3 D. 1:2
Câu 100. Cho 2,16 gam Mg tác dụng với dung dịch HNO 3 (dư). Sau khi phản
ứng xảy ra hoàn toàn thu được 0,896 lít khí NO (ở đktc) và dung dịch X. Khối
lượng muối khan thu được khi làm bay hơi dung dịch X là:
A. 8,88 gam B. 13,92 gam C. 6,52 gam D. 13,32 gam
Câu 101 : Cho 2,13 gam hỗn hợp X gồm ba kim loại Mg, Cu và Al ở dạng bột
tác dụng hoàn toàn với oxi thu được hỗn hợp Y gồm các oxit có khối lượng 3,33
gam. Thể tích dung dịch HCl 2M vừa đủ để phản ứng hết với Y là:
A. 57 ml B. 75 ml C. 50 ml D. 90 ml
Câu 102: Cho khí CO dư đi qua hỗn hợp gồm CuO, Al 2O3, MgO (nung nóng).
Khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được chất rắn gồm
A. Cu, Al, Mg. B. Cu, Al, MgO.
C. Cu, Al2O3, Mg. D. Cu, Al2O3, MgO.
Câu 103: Cho m gam ba kim loại Fe, Al, Cu vào một bình kín chứa 0,9 mol oxi.
Nung nóng bình 1 thời gian cho đến khi số mol O 2 trong bình chỉ còn 0,865 mol

Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2014 - 2015


162
Giáo viên: Trương Thị Hồng Chiên Trường THPT chuyên Lương Văn Tụy

và chất rắn trong bình có khối lượng 2,12 gam. Giá trị m đã dùng là:
A. 1,2 gam. B. 0,2 gam. C. 0,1 gam. D. 1,0 gam.
Câu 104: Đốt một lượng Al trong 6,72 lít O 2. Chất rắn thu được sau phản ứng
cho hoà tan hoàn toàn vào dung dịch HCl thấy bay ra 6,72 lít H 2 (các thể tích khí
đo ở đktc). Khối lượng Al đã dùng là:
A. 8,1gam. B. 16,2gam. C. 18,4gam. D. 24,3gam.
Câu 105: Cho dòng khí CO dư đi qua 31,9 gam hỗn hợp X gồm (Al 2O3, ZnO,
FeO và CaO) thì thu được 28,7 gam hỗn hợp chất rắn (Y). Cho toàn bộ hỗn hợp
chất rắn (Y) tác dụng với dung dịch HCl dư thu được V lít H2 (đkc). Giá trị V là
A. 5,60 lít. B. 4,48 lít. C. 6,72 lít. D. 2,24 lít.
Câu 106: Khi điện phân dung dịch KF, những quá trình nào có thể xảy ra:
+ −
A. O2 và H được sinh ra tại một điện cực; H2 và OH được tạo thành tại
điện cực còn lại.
− +
B. O2 và OH được sinh ra tại một điện cực; H 2 và H được tạo thành tại
điện cực còn lại.
+
C. Kim loại K được tạo thành ở 1 cực; O2 và H được tạo thành ở cực còn
lại.
D. Kim loại K được sinh ra ở một điện cực và F2 được tạo ra ở cực còn lại.
Câu 107: Tại sao khi điện phân các dung dịch KNO 3 và KOH với các điện cực
trơ, sản phẩm thu được lại giống nhau? Cách giải thích nào sau đây đúng?
+ −
A. Các ion K , NO3 , OH chỉ đóng vai trò chất dẫn điện
B. Trường hợp điện phân dung dịch KNO3 thực chất là điện phân nước
C. Trường hợp điện phân dung dịch KOH, ở cực âm H2O, ở cực dương
nhóm OH nhường e .

D. B và C đúng.
Câu 108: Có hai bình A và B dung tích như nhau: bình A chứa 1 mol O 2 và bình
B chứa 1mol Cl2. Cho vào mỗi bình 10,8 gam một kim loại M có hóa trị không
đổi. Nung các bình ở nhiệt độ cao đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn sau đó
đưa các bình về 250C thấy tỉ lệ áp suất hai bình là 4 : 7. Xác định kim loại M.
A. Al B. Cu C. Fe D. Ag

Câu 109: Để điều chế Cr từ Cr2 O3 có thể dùng tác nhân nào để khử:
A. Al B.CO
C. H2 D. Cả 3 tác nhân khử trên.
Câu 110: Hoà tan một ôxit của kim loại hoá trị II trong một lượng vừa đủ dung
dịch H2SO4 20 % thì được dung dịch muối có nồng độ 22,6 %. Công thức của

Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2014 - 2015


163
Giáo viên: Trương Thị Hồng Chiên Trường THPT chuyên Lương Văn Tụy

oxit đó là:
A. MgO B. CuO C. CaO D. FeO
Câu 111. Oxi hoá hoàn toàn p gam kim loại X thì thu được 1,25p gam oxit. Hoà
tan muối cacbonat của kim loại Y bằng 1 lượng vừa đủ dung dịch H 2SO4 9,8%
thì thu được dung dịch muối sunfat có nồng độ 14,18%. Hỏi X,Y là kim loại nào:
A. Cu và Fe B. Al và Fe C. Cu và Zn D. Zn và Mg
Câu 112. Hỗn hợp X gồm Al, Fe2O3, Cu có số mol bằng nhau . Hỗn hợp X tan
hoàn toàn trong :
A. NaOH dư B. HCl dư C. AgNO3 dư D. NH3 dư
Câu 113. Cho 11,34 gam bột Al vào 300 ml dung dịch hỗn hợp gồm FeCl 3 1,2
M và CuCl2 x M. Sau khi phản ứng phản ứng kết thúc thu được dung dịch X và
26,4 gam hỗn hợp 2 kim loại. x có giá trị là :
A. 0,4M B. 0,5M C. 0,8M D. 1,0M
Câu 114. Cho 1,152 gam hỗn hợp Fe, Mg tác dụng với dung dịch AgNO 3 dư .
Sau khi phản ứng xong thu được 8,208 gam kim loại. Vậy % khối lượng Mg là :
A. 63,542% B. 41,667% C. 72,92% D. 62,50%
Câu 115. Cho 5,5 gam hỗn hợp bột Fe, Mg, Al vào dung dịch AgNO 3 dư thu
được x gam chất rắn. Cho NH3 dư vào dung dịch sau phản ứng, lọc kết tủa nhiệt
phân không có không khí được 9,1 gam chất rắn Y. x có giá trị là: A. 48,6
gam B. 10,8 gam C. 32,4 gam D. 8,0 gam
Câu 116. Hãy sắp xếp các ion sau đây theo thứ tự bán kính nhỏ dần : Na +, O2–,
Al3+, Mg2+
A. Na+ > O2– > Al3+ > Mg2+ B. O2– > Na+ > Mg2+ > Al3+
C. O2– > Al3+ > Mg2+ > Na+ D. Na+ > Mg2+ > Al3+ > O2–
Câu 117. Điện phân 2 lít dung dịch chứa hỗn hợp gồm NaCl và CuSO 4 với điện
cực trơ, có màng ngăn đến khi nước bắt đầu điện phân ở cả hai cực thì dừng lại.
Tại catốt thu 1,28 gam kim loại đồng thời tại anốt thu 0,336 lít khí (đktc). Coi
thể tích dung dịch không đổi thì pH của dung dịch sau điện phân là:
A. 3 B. 12 C. 13 D. 2
Câu 118. Chia hỗn hợp X gồm K, Al, Fe thành hai phần bằng nhau.
- Cho phần 1 vào dd KOH (dư) thu được 0,784 lít khí H2 (đktc).
- Cho phần 2 vào một lượng dư nước, thu được 0,448 lít khí H 2 (đktc) và
m gam hỗn hợp kim loại Y. Hòa tan hoàn toàn Y vào dd HCl (dư) thu được 0,56
lít khí H2 (đktc). Khối lượng (tính theo m gam) của K, Al, Fe trong mỗi phần hỗn
hợp X lần lượt là:
A. 0,39; 0,54; 1,40 B. 0.39; 0,54; 0,56
B. C. 0,78; 0,54; 1,12 D. 0,78; 1,08; 0,56

Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2014 - 2015


164
Giáo viên: Trương Thị Hồng Chiên Trường THPT chuyên Lương Văn Tụy

Câu 119. Cho 0,87 gam hỗn hợp gồm Fe, Cu và Al vào bình đựng 300 ml dd
H2SO4 0,1M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 0,32 gam chất rắn và
có 448 ml khí (đktc) thoát ra. Thêm tiếp vào bình 0,425 gam NaNO 3, khi các
phản ứng kết thúc thì thể tích khí NO (đktc, sản phẩm khử duy nhất) tạo thành và
khối lượng muối trong dd là:
A. 0,224 lít và 3,750 gam B. 0,112 lít và 3,750 gam
C. 0,112 lít và 3,865 gam D. 0,224 lít và 3,865 gam
Câu 120. Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm hỗn hợp gồm Al và m gam hai oxit sắt
trong khí trơ, thu được hỗn hợp rắn X. Cho X vào dd NaOH dư, thu được dd Y,
chất không tan Z và 0,672 lít khí H 2 (đktc). Sục khí CO2 dư vào dd Y, thu được
7,8 gam kết tủa. Cho Z tan hết vào dd H 2SO4, thu được dd chứa 15,6 gam muối
sunfat và 2,464 lít khí SO2 (đktc, sản phẩm khử duy nhất của H2SO4). Biết các
phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là:
A. 6,29 B. 6,48 C. 6,96 D. 5,04

Đáp án tham khảo bài tập trắc nghiệm tổng hợp tự luyện
chương 6: Kim loại kiềm, Kim loại kiềm thổ. Nhôm.
Câu 1 C Câu 2 A Câu 3 A Câu 4 D Câu 5 D
Câu 6 C Câu 7 C Câu 8 D Câu 9 D Câu 10 A
Câu 11 A Câu 12 D Câu 13 A Câu 14 B Câu 15 C
Câu 16 C Câu 17 A Câu 18 D Câu 19 B Câu 20 A
Câu 21 B Câu 22 C Câu 23 D Câu 24 A Câu 25 C
Câu 26 C Câu 27 A Câu 28 C Câu 29 A Câu 30 D
Câu 31 D Câu 32 C Câu 33 D Câu 34 A Câu 35 C
Câu 36 B Câu 37 D Câu 38 A Câu 39 C Câu 40 A
Câu 41 A Câu 42 C Câu 43 A Câu 44 D Câu 45 D
Câu 46 B Câu 47 C Câu 48 C Câu 49 C Câu 50 C
Câu 51 C Câu 52 B Câu 53 B Câu 54 C Câu 55 C
Câu 56 B Câu 57 B Câu 58 B Câu 59 C Câu 60 D
Câu 61 A Câu 62 C Câu 63 C Câu 64 A Câu 65 D
Câu 66 A Câu 67 B Câu 68 A Câu 69 C Câu 70 A
Câu 71 A Câu 72 A Câu 73 A Câu 74 B Câu 75 C
Câu 76 D Câu 77 D Câu 78 D Câu 79 B Câu 80 C
Câu 81 C Câu 82 D Câu 83 C Câu 84 A Câu 85 C

Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2014 - 2015


165
Giáo viên: Trương Thị Hồng Chiên Trường THPT chuyên Lương Văn Tụy

Câu 86 B Câu 87 D Câu 88 A Câu 89 A Câu 90 D


Câu 91 C Câu 92 A Câu 93 D Câu 94 C Câu 95 C
Câu 96 B Câu 97 A Câu 98 C Câu 99 A Câu 100 B
Câu 101 B Câu 102 D Câu 103 D Câu 104 B Câu 105 B
Câu 106 A Câu 107 D Câu 108 A Câu 109 A Câu 110 A
Câu 111 A Câu 112 B Câu 113 B Câu 114 B Câu 115 A
Câu 116 B Câu 117 D Câu 118 B Câu 119 C Câu 120 C

CHƯƠNG II
THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
I. Mục đích thực nghiệm.
- Khẳng định hướng đi đúng đắn và cần thiết của đề tài trên cơ sở lí luận
và thực tiễn.
- Kiểm chứng việc “ Xây dựng và sử dụng tài liệu tự học có hướng dẫn
theo định hướng tích cực “chương 6: Kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ, nhôm”
– Hóa học lớp 12 THPT – Ban cơ bản, nhằm nâng cao năng lực tự học của học
sinh.”.
- Đánh giá khả năng áp dụng tài liệu tự học có hướng dẫn các bài dạy kiến
thức mới (bài 25; bài 26; bài 27) và các dạng bài tập, bài tập trắc nghiệm khách
quan dùng trong chương 6 – Kim loại kiềm, Kim loại kiềm thổ, Nhôm" - Hóa
học lớp 12 – THPT – Ban cơ bản theo định hướng tích cực ,nhằm nâng cao năng
lực tự học của học sinh.
II. Nội dung thực nghiệm.
- Thực hiện sử dụng tài liệu tự học có hướng dẫn theo định hướng tích cực
hóa hoạt động của HS, nâng cao năng lực tự học của HS ở các bài : “Bài 25 –
Kim loại kiềm và hợp chất quan trọng của kim loại kiềm”; "Bài 26 – Kim loại
kiềm thổ và hợp chất quan trọng của kim loại kiềm thổ"; "Bài 27 – Nhôm và hợp
chất của nhôm" – chương 6 – Hóa học lớp 12 THPT – Ban cơ bản. Đối chứng
kết quả tự kiểm tra, đánh giá trước và sau khi sử dụng tài liệu tự học có hướng
dẫn trên cùng một đối tượng HS.

Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2014 - 2015


166
Giáo viên: Trương Thị Hồng Chiên Trường THPT chuyên Lương Văn Tụy

- Xây dựng hệ thống câu hỏi hướng dẫn HS tự học, thông tin phản hồi (với
nội dung lý thuyết và bài tập), các đề kiểm tra 15 phút sau mỗi bài học, 45 phút
sau cả chương để HS tự kiểm tra đánh giá sự lĩnh hội kiến thức của HS trước và
sau khi sử dụng tài liệu tự học có hướng dẫn.
- Tiếp thu góp ý của các đồng nghiệp về nội dung và phương pháp dạy HS
tự học để rút kinh nghiệm.
1. Đối tượng thực nghiệm.
- Thực nghiệm ở 2 lớp: 12 chuyên Lý – sĩ số 35 và 12 B 1 – sĩ số 43, tổng
số 78 HS.
2. Tiến hành thực nghiệm.
2.1. Chuẩn bị tài liệu tự học.
- Tài liệu tham khảo: SGK, Hóa học lớp 12 THPT – ban cơ bản và nâng
cao; SBT Hóa học lớp 12 – ban cơ bản và nâng cao; Các nguồn tài liệu khác.
- GV cung cấp cho HS “Tài liệu tự học có hướng dẫn với nội dung lý
thuyết” gồm hệ thống câu hỏi hướng dẫn HS tự học: Gồm hệ thống các câu hỏi
rõ ràng, chính xác, mang tính dẫn dắt, đặc biệt chú ý đưa các câu hỏi có liên
quan đến thực tế đời sống để tăng hứng thú tìm tòi, khơi dậy niềm đam mê học
tập môn Hóa học. Khi HS nghiên cứu tài liệu để trả lời thì bước đầu HS đã có
được những kiến thức cơ bản ban đầu về nội dung bài học.
- GV cung cấp cho HS bài tập tự kiểm tra kiến thức vòng 1(1 bài 15 phút,
có đáp án tham khảo) của HS sau khi đã tự đọc tài liệu tham khảo và trả lời câu
hỏi theo hướng dẫn ở phần C. Thông qua các bài kiểm tra này HS có thể tự đánh
giá được kiến thức ban đầu của mình ở mức độ nào khi tự đọc tài liệu. (HS có
thể phản hồi lại với GV, nhờ giúp đỡ nếu cần, hoặc có thể làm việc cộng tác
nhóm nhỏ, tự trao đổi kiểm tra đánh giá lẫn nhau).
- GV cung cấp cho HS nội dung chi tiết, đầy đủ, chính xác (thông tin phản
hồi) cho phần câu hỏi hướng dẫn tự học, sau khi đã làm bài kiểm tra kiến thức ở
vòng 1.
- GV cung cấp cho HS “bài tự kiểm tra kiến thức vòng 2” (1 bài 15 phút
mức độ cao hơn theo định hướng phát triển năng lực, có đáp án tham khảo) sau
khi HS đã nghiên cứu thông tin phản hồi.
- GV cung cấp cho HS “Tài liệu tự học có hướng dẫn với nội dung bài
tập”.
- GV cung cấp cho HS “bài kiểm tra kiến thức hết chương 6”, thời gian 45
phút/25 câu trắc nghiệm (sau khi đã sử dụng tài liệu tự học có hướng dẫn với nội
dung lý thuyết và bài tập.).

Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2014 - 2015


167
Giáo viên: Trương Thị Hồng Chiên Trường THPT chuyên Lương Văn Tụy

- GV cung cấp cho HS “hệ thống câu hỏi trắc nghiệm tổng hợp chương 6,
tự luyện”.
2.2. Tiến trình dạy HS tự học có hướng dẫn.
- Thời gian thực nghiệm: Học kì II, năm học 2014 – 2015.
- Tiến hành ở 3 lớp đã chọn.
2.3. Báo cáo kết quả tự học, rút kinh nghiệm.
- HS tiến hành trả lời hệ thống câu hỏi hướng dẫn tự học của giáo viên,
làm các bài kiểm tra tự đánh giá khả năng lĩnh hội kiến thức trước và sau khi có
thông tin phản hồi (tài liệu tự học có hướng dẫn của GV).
- Thời gian báo cáo kết quả trước và sau khi có thông tin phản hồi (tài
liệu tự học có hướng dẫn của GV) cách nhau 1 tuần.
- HS có thể hoạt động nhóm để tự đánh giá lẫn nhau, sau đó báo cáo với
GV (yêu cầu trung thực).
2.4. Kết quả thực nghiệm.
Trước khi sử dụng tài liệu tự học có hướng dẫn: bài kiểm tra vòng 1; sau
khi sử dụng tài liệu tự học có hướng dẫn: bài kiểm tra vòng 2:
Kết quả bài kiểm tra được thống kê ở bảng sau:

A. Số HS đạt điểm xi của bài kiểm tra bài 25: Kim loại kiềm và hợp
chất quan trọng của kim loại kiềm.

Điểm Số HS đạt điểm xi Số HS đạt điểm xi


vòng 1 (trước) vòng 2 (sau)
0 0 0
1 0 0
2 0 0
3 5 0
4 9 5
5 14 11
6 16 10
7 8 6
8 12 18
9 10 18
10 4 10
Tổng số HS 78 78

Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2014 - 2015


168
Giáo viên: Trương Thị Hồng Chiên Trường THPT chuyên Lương Văn Tụy

Qua bảng trên ta thấy:

- Điểm khá, giỏi (7–10 điểm) ở vòng 2 (52/78 HS, chiếm 66,67 %).
nhiều hơn ở vòng 1 (35/78 HS, chiếm 44,87 %).

- Điểm yếu, kém (0 – 4) ở vòng 1 (14/78 HS, chiếm 17,95 %) lại


nhiều hơn ở vòng 2 (5/78 HS, chiếm 6,41 %).

B. Số HS đạt điểm xi của bài kiểm tra bài 26: Kim loại kiềm thổ và hợp
chất quan trọng của kim loại kiềm thổ.
Điểm Số HS đạt điểm xi Số HS đạt điểm xi
vòng 1 (trước) vòng 2 (sau)
0 0 0
1 0 0
2 0 0
3 4 0
4 8 4
5 14 8
6 15 8
7 10 6
8 12 20
9 10 20
10 5 12
Tổng số HS 78 78

Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2014 - 2015


169
Giáo viên: Trương Thị Hồng Chiên Trường THPT chuyên Lương Văn Tụy

Qua bảng trên ta thấy:

- Điểm khá, giỏi (7–10 điểm) ở vòng 2 (58/78 HS, chiếm 74,36 %).
nhiều hơn ở vòng 1 (37/78 HS, chiếm 47,44 %).

- Điểm yếu, kém (0 – 4) ở vòng 1 (12/78 HS, chiếm 15,38 %) lại


nhiều hơn ở vòng 2 (4/78 HS, chiếm 5,12 %).

C. Số HS đạt điểm xi của bài kiểm tra bài 27: Nhôm và hợp chất của
nhôm.

Điểm Số HS đạt điểm Số HS đạt điểm


xi vòng 1 (trước) xi vòng 2 (sau)
0 0 0
1 0 0
2 0 0
3 3 0
4 7 3
5 14 7
6 14 5
7 10 11
8 14 18
9 10 20
10 6 14
Tổng số HS 78 78

Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2014 - 2015


170
Giáo viên: Trương Thị Hồng Chiên Trường THPT chuyên Lương Văn Tụy

Qua bảng trên ta thấy:

- Điểm khá, giỏi (7–10 điểm) ở vòng 2 (63/78 HS, chiếm 80,77 %).
nhiều hơn ở vòng 1 (40/78 HS, chiếm 51,28 %).

- Điểm yếu, kém (0 – 4) ở vòng 1 (10/78 HS, chiếm 12,82 %) lại


nhiều hơn ở vòng 2 (3/78 HS, chiếm 3,85 %).

2.5. Kết luận: Qua kết quả thống kê điểm tự kiểm tra đánh giá của HS ở 3
bài học (bài 25, bài 26 và bài 27) chương 6 ở trên, nhận thấy rõ tác động quan
trọng, to lớn của việc dạy HS tự học với tài liệu có hướng dẫn: Sự tiến bộ tăng cả
về số lượng và chất lượng điểm khá giỏi kể cả trước và sau khi sử dụng tài liệu
có hướng dẫn. Đặc biệt là bài kiểm tra ở vòng 2, sau khi nghiên cứu thông tin
phản hồi, HS đã nắm rất chắc kiến thức cơ bản, có tư duy sâu hơn, liên hệ thực tế
tốt hơn, làm bài tự tin hơn.

PHỤ LỤC I
Một số tư liệu liên hệ thực tế về kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ,
nhôm và các hợp chất của chúng.

12 CÔNG DỤNG LÀM ĐẸP THẦN KỲ TỪ BỘT NỞ


(Muối nở, baking soda NaHCO3)

Ngoài công dụng làm bánh trở nên ngon và hấp dẫn, bột nở baking soda
còn có rất nhiều công dụng trong việc làm đẹp và bảo vệ sức khỏe.
Bạn sẽ không khỏi bất ngờ với những gì mà bột nở mang lại cho bạn. Chỉ
với vài bước làm đơn giản, bạn đã có một loại kem dưỡng DIY cực kì công dụng
và không hề đắt đỏ chút nào mà lại vô cùng dễ kiếm.
1. Khôi phục sức sống cho làn da, tẩy da chết.
Baking soda (NaHCO3) giúp làm sạch sâu và khiến da ở những vùng ít
chăm sóc như bàn tay, khuỷu tay và đầu gối trở nên mềm mại, trẻ trung hơn.
Dùng 3 phần bột baking soda với một phần nước tạo thành hỗn hợp sền sệt đủ để

Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2014 - 2015


171
Giáo viên: Trương Thị Hồng Chiên Trường THPT chuyên Lương Văn Tụy

tẩy da chết ở đầu gối, bàn và khuỷu tay. Xoa tròn hỗn hợp đó trên da cho đến khi
thấy bột khô, rửa lại bằng nước bình thường. (Bạn có thể bỏ 2 thìa bột nở vào
lượng kem tẩy da chết bạn dùng mỗi lần để tăng tính hiệu quả).
2. Chăm sóc gót chân
Vùng da dưới chân có lẽ là nơi cuối cùng mà bạn sẽ nghĩ đến khi cần
chăm sóc da. Tuy nhiên, không nên chối bỏ chúng đúng không? Sau một ngày
làm việc mệt mỏi, để thư giãn và làm mềm da chân, bạn hãy trộn 2 thìa baking
soda với một thìa muối trong một chậu nước ấm vừa đủ, ngâm chân trong vòng
15–20 phút. Sau khi ngâm, bạn có thể dùng hỗn hợp trong phần 1 để tẩy da chết
ở gót chân. Hỗn hợp này sẽ giúp loại bỏ sạch mọi vết bụi bẩn ở chân, làm da
láng mịn hơn. Sau đó thoa kem dưỡng lên để có một đôi chân mịn màng và khỏe
mạnh.
3. Sữa tắm
Bạn sẽ bất ngờ khi biết rằng, bột nở có thể cho bạn một dung dịch sữa tắm
tuyệt vời giúp giải độc tố và tăng độ ẩm cho làn da của bạn.

Thêm 1/2 cốc bột baking soda trong nước tắm của bạn ở nhiệt độ ấm vừa
phải, và ngâm mình trong đó khoảng 30 phút cho một làn da khỏe mạnh sáng
hồng. Bột sẽ làm sạch da, giúp bạn thoát khỏi cảm giác ngứa ngáy khó chịu một
cách tự nhiên đồng thời lưu lại cảm giác mịn màng. Chính pha lê trắng trong bột
này là thành phần chủ chốt trong nhiều loại muối tắm sản xuất theo phương pháp
công nghiệp.

Chú ý nếu da bạn thuộc loại da khô thì nên rửa thật sạch vì chất kiềm
trong bột có thể lưu lại khiến da trở nên nhạy cảm hơn.

4. Sữa rửa mặt


Rửa mặt với nước có pha bột baking soda loãng cũng là một cách đơn
giản mà tuyệt vời để tẩy trang, tẩy tế bào chết và làm da sáng mịn hơn.
Công thức cực kì đơn giản đó là: 2 thìa bột nở + 1 thìa nước ấm để tạo
thành một lớp kem dạng sệt. Sau đó, bạn thoa đều hỗn hợp đó lên mặt theo
chuyển động tròn của đầu ngón tay như khi thoa kem rửa mặt vậy. Rửa lại bằng
nước ấm.
5. Chăm sóc tóc
Trộn 1/2 thìa bột baking soda trong dầu để gội đầu sau đó dùng xả như
bình thường có thể giúp loại bỏ “tàn tích” của các sản phẩm tạo kiểu tóc, giúp
làm sạch tốt hơn. Nếu tóc bạn quá dầu và bạn không có nhiều thời gian để làm

Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2014 - 2015


172
Giáo viên: Trương Thị Hồng Chiên Trường THPT chuyên Lương Văn Tụy

sạch hàng ngày, hãy rắc một chút bột lên lược hay bàn chải để chải tóc. Bột sẽ
giúp thấm hút dầu tạm thời và làm tóc bớt nhờn hơn.
6. Làm dịu vết ban và vùng da bị cháy nắng
Nếu da bạn bị ban đỏ, hãy tắm với nước ấm nhưng không dùng xà phòng,
thấm da bằng khăn khô rồi lấy bột baking soda trộn một chút nước vừa đủ đắp
lên vùng da đó trong vòng 1-2 giờ, vết ban sẽ dịu nhanh chóng.
Mùa hè, những vùng da bị cháy nắng ngứa ngáy và khó chịu có thể được
xoa dịu nhanh chóng bằng bột nở. Bạn có thể dùng một miếng vải sạch ngâm
trong dung dịch bột nở với nước để bôi lên vùng da bị cháy nắng cũng rất có
hiệu quả nhưng nhớ tránh các vùng da hở nhé. Hoặc tắm cùng với nước ấm vừa
phải pha với bột nở.
7. Trắng răng
Để có hàm răng trắng bóng có nhiều cách đơn giản mà hiệu quả trong đó
có việc trộn 2 muỗng cà phê bột nở với nửa thìa cà phê muối, thêm vài giọt
glyxerol và ít nước để tạo ra hỗn hợp sền sệt. Bột này còn có tác dụng trị bệnh
hôi miệng và súc miệng với nước có bột baking soda hàng ngày có thể giúp giảm
nhiệt và các vết đau trong miệng.
8. Chăm sóc móng
Ngoài công dụng chăm sóc da, bột baking soda cũng là thứ phụ liệu
thanh tẩy móng khá tốt và an toàn nếu như bạn biết sử dụng. Chúng không chỉ
làm sáng móng mà còn giúp trị nấm móng hiệu quả. Để làm sáng móng, bạn chỉ
cần rắc bột baking soda lên móng tay hoặc dùng bàn chải chấm bột hay hỗn hợp
bột và nước để đánh móng và chà đi chà lại trong vòng 3 phút. Bạn cũng có thể
xoa tay và móng với bột này để rửa móng tay. Phương pháp này làm mềm lớp
biểu bì và làm sạch những bụi bẩn li ti ẩn giấu dưới móng tay của bạn. Thực hiện
thao tác này 1 ngày 1 lần. Trong khi đó, để chữa nấm móng, bạn trộn 2 phần bột
với 1 phần nước để tạo dung dịch dạng sệt và thoa lên phần móng bị nấm. Liên
tục thực hiện thao tác này 2 lần 1 ngày cho đến khi khỏi hẳn.
9. Trị vết côn trùng đốt
Với vết muỗi đốt hay côn trùng nào đó, chỉ cần bôi một chút bột baking
soda lên vùng da bị ảnh hưởng, vết chích sẽ nhanh chóng dịu đi.
10. Chăm sóc tay
Thay vì phải trả những khoản chi phí đắt đỏ để chăm sóc tay ở spa, hãy tự
chăm sóc cho tay bạn ở ngay chính nhà của mình. Trộn bột nở trong nước hoặc
nước xà phòng. Chà xát hỗn hợp trên bàn tay của bạn. Không chỉ làm sạch bàn
tay mà bột nở còn giúp loại bỏ lớp thô ráp, trả lại vẻ mịn màng cho tay.
11. Mặt nạ trắng da, trị mụn

Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2014 - 2015


173
Giáo viên: Trương Thị Hồng Chiên Trường THPT chuyên Lương Văn Tụy

Ngoài việc tẩy da chết, bột nở còn có thể được sử dụng như một loại mặt
nạ làm trắng da và trị mụn hiệu quả của phái đẹp. Trộn lượng vừa đủ bột nở, bột
yến mạch và mật ong, thêm đủ nước để tạo thành hỗn hợp đặc quánh. Đắp hỗn
hợp lên mặt và để khoảng 15 phút. Rửa sạch hoàn toàn và hãy tận hưởng ngay
làn da mềm mại, săn chắc, trắng hồng rạng ngời, loại bỏ được các vết thâm đen
một cách hiệu quả.
12. Cạo râu
Các loại kem cạo râu có thể có rất nhiều tác dụng phụ. Nam giới, đặc biệt
là người có làn da nhạy cảm, có thể tìm được giải pháp dễ dàng bằng cách làm
sạch da mặt của bạn với một muỗng canh baking soda hòa trong một chén nước
sau khi cạo râu. Và để có thể thoát khỏi vết bỏng rát da do dao cạo gây ra, hãy
tìm ngay đến bột nở với cách thực hiện tương tự.

CÁCH LÀM VỆ SINH THỚT GỖ


Sử dụng chanh và muối (bạn có thể dùng bột nở để thay thế cho muối)
là một trong những cách hiệu quả nhất làm sạch thớt gỗ.
Cách làm: Cắt trái chanh làm đôi, nặn nước chanh đều trên bề mặt thớt.
Rắc muối (bột nở) vào những chỗ có nước chanh. Bạn nên chọn muối có hạt thô
vì chúng giúp chà sát bề mặt thớt.
Dùng miếng chanh đã cắt chà sát trên bề mặt thớt theo hình tròn để hỗn
hợp chanh và muối hòa tan làm sạch thớt. Rửa lại bằng nước sạch, dùng khăn
khô và giấy để thấm nước trên bề mặt thớt.

******************************

VAI TRÒ CỦA CANXI VỚI SỨC KHỎE CON NGƯỜI.

“Canxi là một trong 5 nguyên tố vi lượng quan trọng cần thiết cho cơ thể,
“là một trong những chất mà cơ thể cần với lượng tương đối lớn”. Trước đây,
mọi người thường cho rằng canxi chỉ ảnh hưởng đến xương cốt mà thôi, ví dụ
như bệnh lùn ở trẻ em, bệnh loãng xương ở người lớn. Ngày nay chúng ta đã
nhận thức được tầm quan trọng của canxi, vì canxi ảnh hưởng đến mọi chức
năng của các cơ quan trong cơ thể.

Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2014 - 2015


174
Giáo viên: Trương Thị Hồng Chiên Trường THPT chuyên Lương Văn Tụy

1.NGUYÊN NHÂN BỊ THIẾU HỤT CANXI


1.1/ Do lượng canxi đưa vào không đủ
- Do kém hấp thu: Canxi có rất nhiều trong các loại thức ăn hàng ngày,
nhưng sự hấp thu canxi của cơ thể chúng ta còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố :
+ Trong rau có loại axit cản trở sự hấp thu canxi. Việc sử dụng phân bón
hóa học cho cây trồng, sử dụng chất kích thích cho động, thực vật mau lớn đã
làm hàm lượng của nhiều loại vật chất tự nhiên giảm đi. Qua khảo sát cho thấy
hàm lượng canxi có trong rau chỉ còn khoảng 1/5 so với 100 năm trước.
+ Qua quá trình đun nấu cũng làm thất thoát canxi. Một lít nước lã chứa
300mg canxi, sau khi đun nấu thì hàm lượng canxi chỉ còn dưới 100mg.
+ Không hấp thu được canxi do thiếu Vitamin D
+ Cuộc sống ngày nay, con người ít vận động hơn khi xưa, ít hoạt động
ngoài trời, ít tiếp xúc ánh nắng mặt trời cho nên cơ thể không hấp thụ được nhiều
canxi. Những thói quen tật xấu như: hút thuốc lá nhiều, uống rượu nhiều, uống
nước trà đặc, uống nhiều cà phê…đều cản trở việc hấp thụ canxi.
+ Những người béo phì do hấp thụ nhiều chất béo và chất đạm dẫn đến
axít béo kết hợp với canxi thải ra theo phân, làm cho canxi thất thoát nhiều.
+ Trẻ em dùng nhiều đồ uống đóng chai (lon) trong đồ uống có hàm lượng
phốt pho khá cao, cũng cản trở sự hấp thụ canxi. Môi trường ô nhiễm và con
người có tiển sử sử dụng chất kích thích hoặc thuốc men cũng có tác dụng cản
trở sự hấp thụ canxi.
- Do cung cấp thiếu: Sữa và chế phẩm của sữa có hàm lượng canxi phong
phú nhưng đa số người dân chúng ta không có thói quen hoặc không có điều
kiện uống sữa. Trong khi người dân các nước phát triển trung bình dùng 300 lít
sữa/người/năm, bình quân 1,64 lít/người /ngày, 1 lít sữa bò tiêu chuẩn có hàm
lượng canxi là 600mg-700mg.
1.2/ Do nhu cầu tăng cao: Trẻ em ở độ tuổi 7-9 tuổi, 13-16 tuổi là thời kỳ
quan trọng cần bổ sung canxi.
1.3/ Do mất canxi : trường hợp mất nước, mất muối do tiêu chảy, nôn, sốt
cao…Khi cơ thể thiếu canxi, hệ thống tự điều chỉnh nồng độ canxi sẽ điều tiết để
duy trì sự ổn định của nồng độ canxi trong máu; sự điều tiết đó diễn ra như sau:
+ Khi con người hấp thụ canxi trong thức ăn không đủ cho nhu cầu của
cơ thể thì nồng độ canxi trong máu tạm thời giảm xuống, thông tin này truyền
qua hệ thần kinh, tuyến cận giáp nhận được thông tin này lập tức tiết ra hooc
môn tuyến giáp (PTH) thúc đẩy canxi trong xương (canxi ở dạng hợp chất)
chuyển thành ion canxi bổ sung vào máu để duy trì sự cân bằng canxi trong máu,
quá trình điều tiết này diễn ra rất nhanh chóng, cho nên ta không tự nhận biết

Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2014 - 2015


175
Giáo viên: Trương Thị Hồng Chiên Trường THPT chuyên Lương Văn Tụy

được cho dù cơ thể bị thiếu canxi trầm trọng như nồng độ canxi trong máu tụt
xuống đến < 7mg/dl thì bị chuột rút cũng chỉ sau 1 đến 2 phút là khỏi. Tại sao
khỏi như vậy? Đó là do hooc môn tuyến cận giáp đã nhanh chóng tác động, làm
cho canxi ở xương nhanh chóng chuyển vào máu, bổ sung canxi cho máu, đảm
bảo đủ nồng độ canxi trong máu. Bởi vậy, nếu căn cứ vào tình trạng nồng độ
canxi trong máu để chẩn đoán cơ thể thiếu hay đủ canxi sẽ là trái với khoa
học.Đây là hiện tượng xương bị “đánh cắp canxi âm thầm”, lâu dần dẫn đến
chứng bệnh loãng xương)
+ Khi tuyến cận giáp luôn bị kích thích do thiếu canxi, tuyến cận giáp
phải liên tục tiết ra quá nhiều hooc môn, chức năng tuyến cận giáp làm việc quá
mức nên không còn kiểm soát được nồng độ canxi trong máu nữa, do vậy nồng
độ canxi trong máu tăng cao, dẫn đến loạn nhịp tim. Khi nhịp tim loạn thì tuyến
giáp lại phải tiết ra hooc môn để giảm nồng độ canxi trong máu, chuyển lượng
canxi thừa đó ra ngoài tới các tổ chức khác để duy trì ổn định nồng độ canxi
trong máu. Quá trình đó gọi là “canxi di chuyển”. Quá trình “canxi di chuyển”
tuy giảm được nồng độ canxi trong máu nhưng nó lại để lại hậu quả:
+ Nếu canxi thừa này được điều chuyển ra các khớp xương (nơi tập trung
nhiều đầu dây thần kinh) thì sinh ra bệnh gai xương hoặc vôi hóa đốt sống, từ đó
sinh ra nhiều bệnh khác như thần kinh tọa, tê bì các đầu ngón chân, tay...
+ Nếu canxi chuyển vào niệu đạo, vào mật thì sinh chứng sỏi đường tiết
niệu, sỏi mật.
+ Nếu canxi đó chuyển vào thành động mạch thì sinh chứng xơ cứng
động mạch - một trong những nguyên nhân gây bệnh nhồi máu cơ tim.
+ Nếu canxi chuyển tới tế bào thần kinh thì tế bào thần kinh bị lão hóa,
đó là một trong những nguyên nhân gây ra chứng lũ lẫn của người già, suy giảm
trí nhớ...
+ Nếu chúng chuyển đến các tổ chức khí quan khác, lúc này nồng độ
canxi trong tế bào và ngoài tế bào có sự biến đổi, dẫn đến tổ chức phần mềm bị
xơ cứng, hệ quả kể trên làm công năng của nhiều khí quan trong cơ thể bị thoái
hóa, đó là một trong những nguyên nhân quan trọng làm cho loài người bị lão
hóa sớm.
Như vậy, thiếu canxi gây ra tình trạng canxi di chuyển tác động vào hệ
thống trong cơ thể con người gây ra nhiều chứng bệnh khác nhau mà con người
chúng ta đang mắc phải.
2. VAI TRÒ CỦA CANXI
Canxi là nguyên tố hoạt động nhất trong cơ thể con người. Canxi chiếm
1,5-2% trọng lượng cơ thể, trong đó 99% tồn tại trong xương, răng, móng chân,

Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2014 - 2015


176
Giáo viên: Trương Thị Hồng Chiên Trường THPT chuyên Lương Văn Tụy

móng tay, chỉ có 1% tồn tại trong máu, trong tổ chức tế bào và dịch ngoài tế bào.
Nếu hàm lượng canxi trong cơ thể có biến đổi thì sự cân bằng canxi bị phá
vỡ, lúc đó cơ thể sẽ cảm thấy khó chịu và sinh ra nhiều bệnh tật. Nồng độ canxi
trong máu của người lớn có sức khỏe bình thường là 9-11mg/dl, nếu tụt xuống
còn 7mg/dl sẽ bị chuột rút, chân tay co giật…Nếu nồng độ canxi trong máu
>13mg/dl sẽ bị loạn nhịp tim, hơn nữa còn có thể bị đe dọa đến tính mạng. Nồng
độ canxi trong máu luôn duy trì mức ổn định là điều cần thiết cho cơ thể con
người.
2.2.Vai trò của canxi đối với xương
+ Trẻ em khi thiếu canxi: Xương nhỏ, yếu xương, chậm lớn, lùn, còi
xương, xương biến dạng, răng không đều, răng dị hình, chất lượng răng kém, và
bị sâu răng. Trẻ em ở độ tuổi 7-9 tuổi, 13-16 tuổi là thời kỳ quan trọng cần bổ
sung canxi. Hàng ngày do thiếu canxi, canxi trong xương phải chuyển một phần
cho máu, dần dần xương bị loãng, gây ra bệnh loãng xương.
2.3.Vai trò của canxi trong hệ thống miễn dịch
Hệ thống miễn dịch là bác sĩ tuyệt vời trong cơ thể con người, hệ thống
miễn dịch đóng vai trò vệ sĩ, nó bảo vệ cơ thể con người khỏi bị nhiễm bệnh,
đồng thời phát sinh phản ứng miễn dịch với một số bệnh đã mắc. Canxi đảm
nhiệm vai trò viên sĩ quan chỉ huy quá trình phản ứng miễn dịch. Tế bào trắng là
thành viên quan trọng nhất trong hệ miễn dịch. Khi vi khuẩn độc tố gây bệnh, dị
vật và vật chất dị thường sản sinh trong cơ thể (như tế bào ung thư…) xâm nhập
cơ thể, thông tin đó truyền cho tế bào trắng, tế bào trắng lập tức di chuyển đến
những bộ phận nhiễm bệnh, bao vây và tiêu diệt vi khuẩn và độc tố gây bệnh.
Canxi chính là nguyên tố phát hiện sớm những tác nhân gây bệnh xâm
nhập vào cơ thể, vì canxi giữ vai trò sứ giả thông tin thứ hai. Canxi còn giữ vai
trò kích hoạt năng lực di chuyển và năng lực bao vây, tiêu diệt vi khuẩn, độc tố
gây bệnh của tế bào trắng.
Hiện nay, có nhiều căn bệnh liên quan đến hệ miễn dịch bị mất cân bằng.
Ví dụ như: Bệnh viêm gan, xơ cứng gan liên quan trực tiếp đến hệ miễn dịch bị
suy giảm. Một trong những nguyên nhân quan trọng sinh ra bệnh ung thư là do
chức năng của tế bào trắng kém đi, chúng không nhận biết được tế bào ung thư
và không có khả năng tiêu diệt tế bào ung thư. Do chức năng miễn dịch mất cân
bằng mà cơ thể bị tổn hại, sinh bệnh như viêm thận, viêm tiểu cầu thận, viêm
khớp, ban đỏ, cơ năng tuyến giáp hoạt động quá mức. Đối với những bệnh do
công năng hệ miễn dịch giảm sút, trên cơ sở chữa trị bệnh nguyên phát, ta bổ
sung canxi để điều chỉnh cân bằng khả năng miễn dịch cho cơ thể sẽ đẩy lùi
bệnh tật.

Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2014 - 2015


177
Giáo viên: Trương Thị Hồng Chiên Trường THPT chuyên Lương Văn Tụy

2.4.Vai trò của canxi trong hệ thần kinh:


Ion canxi có vai trò quan trọng trong truyền dẫn thần kinh. Khi cơ thể
thiếu canxi thì hoạt động truyền dẫn thần kinh bị ức chế, công năng hưng phấn
và công năng ức chế của hệ thần kinh bị suy giảm.
Trẻ em thiếu canxi thường có biểu hiện khóc đêm, đêm ngủ giật mình hay
quấy khóc, dễ nổi cáu, rối loạn chức năng vận động, không tập trung tinh thần.
Người già thiếu canxi thường có biểu hiện thần kinh suy nhược và năng
lực điều tiết thần kinh bị suy giảm như: hay quên, tinh thần không ổn định, mất
ngủ hoặc ngủ li bì, dễ cáu hay ngủ mơ, đau đầu, tính tình thay đổi thất thường.
Có nhiều người thần kinh suy nhược sau khi bổ sung canxi đều có giấc ngủ
ngon, sức chịu đựng được tăng cường.

2.5.Vai trò của canxi trong cơ bắp


Công năng sinh lý của cơ bắp chủ yếu nhờ vào sự co giãn của các sợi cơ
để hoàn thành công năng của các khí quan vận động của cơ thể, ion canxi đóng
vai trò quan trọng trong hoạt động co giãn của cơ bắp.
+ Thiếu canxi kéo dài thì khả năng đàn hồi của cơ bắp kém
+ Thiếu canxi biểu hiện ở cơ tim co bóp kém, chức năng chuyển máu yếu,
khi lao động, vận động, lên gác sẽ cảm thấy tinh thần hồi hộp, thở dốc, vã mồ
hôi.
+ Thiếu canxi biểu hiện ở cơ trơn là chức năng tiêu hóa kém, chán ăn, đầy
bụng, táo bón hoặc té lỏng, sản phụ sau khi sinh nở tử cung co chậm và yếu, khó
đẻ, đẻ non…người già đái dầm.
+ Thiếu canxi biểu hiện ở cơ bắp là: yếu sức, tuổi trung niên thường cảm
thấy tay chân mỏi mệt rã rời, thể lực yếu kém. Khi xuất hiện những hiện tượng
như trên, nếu kịp thời bổ sung đủ canxi cho cơ thể thì những triệu chứng đó sẽ
được cải thiện nhanh chóng.
2.6.Các vai trò khác của canxi
+ Canxi tham gia vào quá trình làm đông máu, giảm thiếu máu thấm ra
ngoài mao mạch. Canxi có tác dụng bổ trợ điều trị đối với một số chứng bệnh
xuất huyết và những bệnh dị ứng
+ Canxi có tác dụng kích hoạt enzim nên có tác dụng giảm mỡ máu và
giảm béo đối với chứng béo phì và hỗ trợ enzim phân giải protit.
+ Canxi làm cho các tế bào kết dính với nhau. Hàng tỷ tế bào trong cơ thể
kết dính với nhau mà cấu trúc nên tim, gan, tỳ, phổi, thận…..đó là tác dụng của
ion canxi hỗ trợ quá trình kết dính đó.

Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2014 - 2015


178
Giáo viên: Trương Thị Hồng Chiên Trường THPT chuyên Lương Văn Tụy

Nếu trong dịch thể thiếu ion canxi thì tế bào kém khả năng kết dính, tổ
chức khí quan sẽ kém hoàn chỉnh, từ đó công năng của các khí quan sẽ bị suy
giảm. Đó là nguyên nhân quan trọng khiến loài người sớm bị lão hóa. Bởi vậy có
thể nói ion canxi có tác dụng kích hoạt và tăng cường công năng của các khí
quản. Những người kiên trì thường xuyên dùng canxi đều cảm thấy sức khỏe dồi
dào, da dẻ mịn màng, hồng hào, tư duy của họ nhanh nhạy hơn, họ có phần trẻ
trung hơn những người cùng trang lứa.
+ Ion canxi có tác dụng bảo vệ đường hô hấp. Những người mắc bệnh phế
quản mãn tính hoặc mắc bệnh phổi nếu thường xuyên dùng canxi sẽ sớm đẩy lùi
được bệnh (ở đường hô hấp của con người có một lớp tế bào lông, chuyển động
một chiều từ dưới lên (đẩy lên) để làm sạch đường hô hấp, ion canxi có tác dụng
làm cho chuyển động đó trở nên khỏe khoắn, cho nên ta nói ion canxi có tác
dụng bảo vệ đường hô hấp). Người mắc bệnh phế quản mãn tính và bệnh phổi
thường xuyên dùng canxi sẽ sớm bình phục.
3.PHÒNG THIẾU CANXI
Hiện nay đời sống con người ngày một khá lên, nhiều người đã có ý thức
hơn trong vấn đề bảo dưỡng sức khỏe của mình, vấn đề thiếu canxi, vấn đề bổ
sung canxi đang là mối quan tâm của nhiều người.
Do ăn uống không thể đáp ứng đủ lượng canxi cho nhu cầu cơ thể, cho
nên cần phải bổ sung cho đủ lượng canxi mà cơ thể cần. Thông thường mỗi ngày
cơ thể cần lượng canxi từ 800-1000mg. Bổ sung canxi không phải là càng nhiều
càng tốt, lượng canxi bổ sung cho cơ thể không nên quá 2000mg/ngày, nếu
không sẽ dễ dẫn đến tác dụng phụ như: sỏi thận, canxi các mô mềm, giảm bớt
khả năng hấp thu sắt, kẽm, magie… Vì vậy các chuyên gia luôn kêu gọi mọi
người nên bổ sung canxi một cách có khoa học.

*************************

NHỮNG CHÚ Ý KHI SỬ DỤNG VÀ BẢO QUẢN ĐỒ NHÔM

Các vật dụng trong gia đình như nồi, chảo, ấm… bằng nhôm được sử
dụng rất phổ biến do nhẹ, truyền nhiệt tốt, giá khá mềm. Tuy nhiên, đồ dùng
bằng nhôm rất dễ bị ăn mòn và nếu không cẩn thận, người sử dụng còn có thể bị
ngộ độc. Một vài lưu ý dưới đây sẽ giúp bạn có cách sử dụng đồ nhôm hiệu quả
nhất.

Nồi chảo bằng nhôm thường được bọc một lớp bảo vệ xung quanh, giúp
nhôm không phản ứng với các chất khác, tránh được nguy cơ ngộ độc nhôm.

Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2014 - 2015


179
Giáo viên: Trương Thị Hồng Chiên Trường THPT chuyên Lương Văn Tụy

Chính vì thế, bạn không nên dùng miếng bùi nhùi quá sắc để cọ rửa đồ nhôm, vì
có thể làm mất lớp bảo vệ này.

Với những ấm nhôm nấu nước lâu ngày bị tích một lớp cặn dưới đáy, bạn
có thể khử cặn bằng cách cho vào ấm một muỗng sôđa, sau đó đổ thêm nước
vào, nấu trên bếp cho nóng là khử được lớp cặn.

Nồi nhôm sử dụng lâu ngày cũng có thể bị xỉn màu. Hãy dùng một ít vỏ
táo và axít loãng cho vào nồi nhôm rồi đun sôi. Xả lại bằng nước lạnh rồi rửa với
nước rửa chén cho đến khi sạch.

Không nên để vật dụng bằng nhôm trên bếp quá lâu mà không có nước
hoặc thức ăn bên trong. Sau khi nấu ăn xong, chảo nồi còn nóng không nên
ngâm vào nước lạnh ngay mà hãy để nó nguội bớt.

Không nên dùng vật dụng bằng nhôm để đựng lâu ngày các loại mắm,
muối hay những chất chua như giấm, nước chanh.

Với những đồ dùng bằng nhôm mới sử dụng lần đầu, hãy dùng để nấu,
xào thức ăn trước, không nên nấu nước ngay vì sẽ làm đồ dùng bị đen.

CHUYỆN GÌ SẼ XẢY RA NẾU ĐẶT VẬT BẰNG NHÔM


VÀO LÒ VI SÓNG
Lò vi sóng là một trong những phát minh vĩ đại của thế kỷ 20, bây giờ khi
sử dụng lò vi sóng, các nhà sản xuất vẫn cảnh báo rằng không được sử dụng các
đồ vật bằng kim loại và đặc biệt là nhôm trong lò vi sóng. Nếu không có thể gây
ra cháy hoặc nổ, tuy nhiên tại sao lại như vậy, chúng ta sẽ thử tìm hiểu thông qua
nguyên lý làm việc của lò vi sóng.
Công nghệ sử dụng trong lò vi sóng khá đơn giản, nó sử dụng sóng vi ba
để làm nóng thực phẩm. Sóng vi ba được sinh ra từ đèn phát sóng magnetron,
được dẫn theo ống dẫn sóng, vào ngăn nấu rồi phản xạ qua lại giữa các bức
tường kim loại của ngăn nấu và bị hấp thụ bởi thức ăn. Sóng vi ba trong lò vi ba
là các dao động của trường điện từ với tần số thường ở 2450 MHz (bước sóng cỡ
12,24cm). Các phân tử thức ăn (nước, chất béo, đường và các chất hữu cơ khác)
có khả năng hấp thụ loại sóng này và làm các phân tử bên trong dao động. Dao
động quay được chuyển hóa thành chuyển động nhiệt hỗn loạn qua va chạm
phân tử, làm nóng thức ăn.

Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2014 - 2015


180
Giáo viên: Trương Thị Hồng Chiên Trường THPT chuyên Lương Văn Tụy

Một điểm đặc biệt khác là các phân tử thủy tinh, một số loại nhựa đặc
biệt hay giấy khó bị hâm nóng bởi vi sóng ở tần số 2450 MHz. Nhờ đó, thức ăn
có thể được đựng trong vật dụng bằng các vật liệu trên trong lò vi sóng, mà chỉ
có thức ăn bị nấu chín. Tuy nhiên đối với kim loại mà đặc biệt là nhôm thì mọi
chuyện lại khác.
Mặc dù cấu tạo bên trong của lò vi sóng là một lồng Faraday gồm kim loại
hay lưới kim loại bao quanh, đảm bảo cho sóng không lọt ra ngoài. Các lỗ trên
lưới này có kích thước nhỏ hơn nhiều bước sóng (12cm), nên sóng vi ba không
lọt ra, nhưng ánh sáng (ở bước sóng ngắn hơn nhiều) vẫn lọt qua được, giúp
quan sát thức ăn bên trong.
Giống như một chiếc gương, tuy nhiên thay vì phản xạ ánh sáng, các tấm
kim loại này phản xạ sóng vi ba. Nếu bạn sử dụng một chiếc nồi nhôm dày và
đặt trong lò vi sóng, thức ăn sẽ không bao giờ được làm nóng lên do các sóng
viba đã bị chặn bởi chiếc nồi.
Đó là đối với những đồ vật kim loại dày, còn với những lá kim loại mỏng
thì mọi chuyện trở nên tồi tệ hơn rất nhiều. Trường điện từ trong lò vi sóng tạo ra
một dòng điện dẫn trong kim loại. Đối với những đồ kim loại lớn và dày, chúng
có thể chịu được dòng điện dẫn này mà không xảy ra vấn đề gì. Tuy nhiên đối
với những miếng kim loại mỏng, giấy nhôm, chúng có thể bị áp đảo bởi dòng
điện bên trong và bị nóng lên rất nhanh. Do đó mà nó có thể gây cháy, đặc biệt là
đối với những miếng giấy nhôm, giấy bạc bị làm nhăn thì hiện tượng này càng
xảy ra một cách mạnh mẽ.
Sự dao động của các sóng viba có thể tạo ra một trường điện tập trung ở
các góc hoặc cạnh của vật kim loại, ion hoá không khí xung quanh, vì thế bạn có
thể nghe thấy các tiếng nổ lách tách, hay nhìn thấy các tia lửa hơi giống như tia
chớp. Tuy nhiên sẽ không có vụ nổ nào xảy ra.
Sự thật là chiếc lò vi sóng của bạn có thể bị cháy nếu đặt một tấm kim loại
mỏng bên trong, tuy nhiên sẽ không có một vụ nổ tương tự nổ bình ga nào xảy
ra. Và đối với những đồ kim loại dày cũng sẽ không xảy ra hiện tượng gì, chỉ có
thức ăn bên trong là không được làm nóng.
Nhiều lò vi sóng hiện nay được tích hợp cả chế độ nướng, ở chế độ này lò
vi sóng sử dụng nhiệt từ dây điện trở hay đèn halogen chứ không sử dụng sóng
viba. Khi đó lò vi sóng giống như lò nướng điện bình thường, do đó ở chế độ
này bạn có thể sử dụng các loại giấy bọc, vỉ kim loại bên trong lò vi sóng.

Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2014 - 2015


181
Giáo viên: Trương Thị Hồng Chiên Trường THPT chuyên Lương Văn Tụy

ỨNG DỤNG CỦA NHÔM TRONG KIẾN TRÚC VÀ NỘI THẤT

Nhôm là một vật liệu rất quen thuộc, nó hầu như xuất hiện ở mọi ngôi nhà.
Từ những vật gia dụng đến các yếu tố cấu thành nên kiến trúc và nội thất.
Tòa nhà được ốp hợp kim nhôm.
Nhôm là kim loại phổ biến nhất trong vỏ trái đất, tỉ trọng riêng của nhôm
chỉ bằng 1/3 sắt hay đồng. Nhôm rất mềm, dễ uốn và gia công đơn giản. Nó có
khả năng chống ăn mòn và bền vững do lớp oxit bảo vệ.
Nhôm cũng không nhiễm từ và không chảy ở môi trường bình thường.
Các thành phần cấu trúc được làm từ nhôm hay hợp kim nhôm rất hữu dụng
trong ngành hàng không vũ trụ. Các lĩnh vực khác như giao thông vận tải và vật
liệu cấu trúc.
Nhôm còn được ứng dụng vào các sản phẩm gia dụng, các thiết bị bếp cao
cấp, đồ đạc nội thất. Với các đặc tính ưu việt của mình, nhôm ngày càng được
ứng dụng vào các công trình kiến trúc hiện đại.
Đặc tính của nhôm rất nhẹ, khi gặp không khí bên ngoài sẽ bị oxi hóa và
tạo thành lớp màng (hay còn gọi là oxit nhôm). Chính bản thân nó tạo thành bề
mặt bám chặt vào các lớp, vô tình tạo thành vỏ bảo vệ rất tốt cho nhôm.
Chính vì những đặc thù khác biệt như vậy, nhôm được ứng dụng rất nhiều
trong kiến trúc cũng như nội ngoại thất cho những ngôi nhà.
Thông thường chỉ sử dụng nhôm có thể tạo được những mảng trang trí độc
lập trong kiến trúc. Tuy nhiên, khi kết hợp với các vật liệu khác như kính sẽ tạo
nên những sản phẩm hoàn hảo trong ngôi nhà.

Sự kết hợp hoàn hảo giữa nhôm và kính.


Có thể do đặc tính vật lý, do sự giãn nở nhiệt giống nhau nên nhôm và
kính được sử dụng tạo để tạo nên tính thẩm mỹ cao, phổ biến trong các thiết bị
nội ngoại thất.
Xét về tính thẩm mỹ của yếu tố phong thủy thì nhôm và kính là hai mảng
tương sinh với nhau. Vì nhôm mệnh kim, kính mệnh thổ. Thổ sinh kim nên khi
kết hợp chúng ta có cảm giác hài hòa về yếu tố thẩm mỹ và phong thủy.

Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2014 - 2015


182
Giáo viên: Trương Thị Hồng Chiên Trường THPT chuyên Lương Văn Tụy

Ngoài ra, nhôm có thể kết hợp với gỗ. Kết hợp gỗ với màng phủ nhôm để
tăng độ bền cho sản phẩm, nếu không có lớp nhôm bên ngoài thì tuổi thọ của sản
phẩm gỗ sẽ ngắn hơn.
Phân loại về nhôm có thể chia ra làm hai loại: nhôm thanh và nhôm tấm,
trong mỗi một công trình thì lại phân loại theo nhôm nội thất và ngoại thất. Tùy
theo yêu cầu của công trình mà người ta sản xuất cho phù hợp với kiểu dáng,
màu sắc cũng như độ bền để phục vụ công năng sau này.

Nội thất tủ bếp nhôm kính trong căn hộ.


Các công trình hiện đại ngày nay thường ốp những tấm nhôm bên ngoài,
để tôn thêm vẻ đẹp của công trình. Vì đặc tính của nó đa dạng, có thể phối màu
được, có thể tạo dáng dễ dàng. Ứng dụng của nhôm trong kiến trúc rất phong
phú, đa dạng.
Đối với nhôm thanh, ứng dụng trong trang trí nội thất . Như các tủ, kệ, các
mảng trang trí hay các thanh lam. Tạo thành những mảng lam che chắn nắng
chiếu ở ngoài vào ngôi nhà. Thậm chí, có những nơi sử dụng làm mái nhà.
Nhôm kết hợp với kính tạo nên vẻ hiện đại cho kiến trúc của các tòa nhà
cao tầng, chung cư cao cấp. Nhôm tạo nên hiệu ứng thẩm mỹ với ngôi nhà, khi
kết hợp với ánh sáng và lỗ thông tầng tạo sự thoáng đãng bên trong ngôi nhà.
Để hoàn thiện cho gian bếp, nhôm cũng góp phần không nhỏ trong việc
bài trí gọn gàng, ngăn nắp tránh được sự xáo trộn trong trật tự sắp xếp.
Trong các văn phòng hiện đại, nhôm được sử dụng làm hệ khung xương
và các vách ngăn nhẹ tạo nên tính năng động, trẻ trung cho không khí làm việc
nơi công sở.
Những tác nhân phá hỏng cấu trúc nhôm có thể chia làm hai loại: Tính vật
lý và hóa học. Tác nhân vật lý là những va chạm, lực tác động bên ngoài. Tác
nhân hóa học là những chất như axit và các chất ăn mòn.
Mức độ an toàn chủ yếu gồm hai yếu tố: khả năng chịu lực và sắc cạnh
của vật liệu che chắn. Ví dụ như hành lang an toàn trên tòa nhà cao tầng, phải
tính toán làm sao cho độ chịu lực phải đảm bảo, không quá mỏng những cũng đủ
đáp ứng nhu cầu kiến trúc của công trình.

Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2014 - 2015


183
Giáo viên: Trương Thị Hồng Chiên Trường THPT chuyên Lương Văn Tụy

Khi chế tác và gia công xong, sản phẩm bằng nhôm phải nhẵn mịn, các
góc cạnh được bo gọn nếu không sẽ gây nguy hiểm cho người sử dụng.
Nhôm nguyên chất có sức chịu kéo thấp, nhưng khi được gia công cơ
nhiệt với một số nguyên tố sẽ tạo ra các hợp kim có các thuộc tính cơ học tăng
lên đáng kể.
Tính theo cả số lượng lẫn giá trị, việc sử dụng nhôm vượt trội hơn tất cả
các kim loại khác (trừ sắt) và nó đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế thế
giới./

Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2014 - 2015


184

You might also like