You are on page 1of 12

TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM TRUNG ƯƠNG TP.

HCM
KHOA TIẾNG ANH

TIỂU LUẬN HỌC PHẦN: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Đề tài:
THỰC TRẠNG ĐỌC GIÁO TRÌNH CHUYÊN NGHÀNH CỦA
SINH VIÊN NĂM NHẤT NGÀNH SƯ PHẠM TIẾNG ANH
TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM TRUNG ƯƠNG THÀNH PHỐ
HỒ CHÍ MINH

Sinh viên thực hiện:


1. Đào Quốc Nam MSSV: 508.1800.29
2. Ninh Thị Kim Ngân MSSV: 508.1800.31
3. Nguyễn Kim Ngọc Linh MSSV: 508.1800.24

Lớp: AV8 Khoa: Tiếng Anh


Ngành học: Sư phạm Tiếng Anh

Thành phố Hồ Chí Minh, Tháng 6/ 2019


Mục lục chi tiết
A. Phần mở đầu
1.1 Đặt vấn đề
1.2 Mục đích nghiên cứu
1.3 Nhiệm vụ nghiên cứu
1.4 Khách thể nghiên cứu
1.5 Ý nghĩa của việc nghiên cứu
1.6 Phương pháp luận nghiên cứu
1.7.1 Phương pháp điều tra khảo sát
1.7.2 Phương pháp quan sát
1.7 Giả thiết nghiên cứu
1.8 Giới hạn của đề tài
B. Lịch sử nghiên cứu
1. Khái niệm giáo trình
1.1 Giáo trình là gì
1.2 Ưu điểm của giáo trình đối với sinh viên

2. Thực trạng đọc giáo trình của sinh viên


2.1 Đối với sinh viên năm nhất
2.2 Đối với sinh viên năm 2, 3
2.3 Nguyên nhân
2.3.1 Nguyên nhân khách quan
2.3.2 nguyên nhân chủ quan
3. Hậu quả
3.1 Đối với bản thân sinh viên
3.2 Đối với công việc của sinh viên
4. Giải pháp cải thiện chất lượng đọc giáo trình cho sinh viên năm nhất
C. Phương pháp nghiên cứu
1.1 Thiết kế nghiên cứu
1.2 Đối tượng tham gia nghiên cứu
1.3 Cách thức tiến hành thu thập dữ liệu
Danh mục tài liệu tham khảo

A) Phần mở đầu

1) Lý do chọn đề tài:
Hiện nay, trong quá trình học tập tại trường cao đẳng Sư phạm trung ương
TP.HCM, không ít sinh viên chưa nắm được cách nghiên cứu, chọn lọc tài liệu
phục vụ cho việc học. Các bạn gặp khó khăn trong việc tìm kiếm giáo trình,
việc tìm đọc những tài liệu liên quan đến chuyên nghành của các bạn đã khó
khăn chưa kể đến những môn không chuyên. Từ đó, các sinh viên mất dần hứng
thú với việc tự học, tìm tòi, học hỏi. Đặc biệt, với sinh viên năm nhất mới làm
quen, thích ứng với cuộc sống học tập tại trường, việc tự học còn khá mới mẻ,
thậm chí còn không biết đến khái niệm “giáo trình”. Các bạn không đọc tài liệu
nên không nắm hết kiến thức mà giảng viên truyền đạt. Chính vì lẽ đó, việc
nghiên cứu đề tài sẽ có ý nghĩa rất lớn đối với lý luận và thực tiễn cho sinh viên
ngành Sư phạm Tiếng Anh nói riêng và những chuyên ngành khác nói chung
trong quá trình tích lũy kiến thức.
2) Mục đích nghiên cứu:
Chúng tôi nghiên cứu đề tài này để làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực
tiễn của việc đọc giáo trình xuất phát từ chính chuyên ngành Sư phạm Tiếng
Anh của chúng tôi. Trên cơ sở kết quả đạt được sẽ đề xuất một số biện pháp
nhằm phát triển năng lực đọc tài liệu chuyên ngành cho sinh viên năm nhất.
Đồng thời góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo giáo viên ở các
trường cao đẳng Sư phạm.
3) Nhiệm vụ nghiên cứu:
+ Giúp sinh viên hiểu được tầm qun trọng của việc đọc giáo trình, tài liệu.
+ Tìm hiểu về thực trạng đọc giáo trình của sinh viên tại trường Cao Đẳng
Sư phạm Trung ương TP.HCM
+ Đưa ra những ảnh hưởng tiêu cực đến học tập từ việc sinh viên ít tiếp xúc
với giáo trình, tài liệu.
+ Đề xuất giải pháp khắc phục, cải thiện việc đọc giáo trình cho sinh viên.
4) Khách thể nghiên cứu:
4.1) Đối tượng nghiên cứu:
Thực trạng đọc giáo trình chuyên nghành của sinh viên năm nhất nghành Sư
phạm Tiếng Anh trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương TP.HCM.
4.2) Khách thể nghiên cứu:
Sinh viên năm nhất chuyên ngành Sư phạm Tiếng Anh đọc giáo trình khi
học tại trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương TP.HCM

5) Phương pháp luận nghiên cứu:


Để thực hiện đề tài này, nhóm sinh viên chúng tôi đã đưa ra một số
phương pháp nghiên cứu sau đây:
5.1 Phương pháp điều tra khảo sát
_Chúng tôi sử dụng phiếu hỏi để điều tra khảo sát thái độ, ý kiến của các bạn
sinh viên đối với việc đọc giáo trình.
5.2 Phương pháp quan sát
_Nhóm chúng tôi sẽ quan sát số lượng các bạn sinh viên đọc giáo trình tại
thư viện trường, khu tự học, trong lớp học…
5.3 Phương pháp phỏng vấn
_ Tiến hành phỏng vấn trực tiếp một số bạn cùng lớp và một số bạn khác
khoa
5.4 Phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp…
_ Chúng tôi sử dụng, tham khảo một số tài liệu để làm cơ sở lý luận cho đề
tài
5.5 Phương pháp chuyên gia
_ Nhóm sẽ trao đổi ý kiến với môt số giảng viên bộ môn về tình hình sinh
viên sử dụng giáo trình trong tiết học của họ

6) Giả thiết khoa học:


Sinh viên học tập có hiệu quả nếu biết lựa chọn đúng giáo trình mà giáo viên
yêu cầu, việc đọc giáo trình là một nhiệm vụ quan trọng, vì vậy trong quá
trình học tập cần có sự thống nhất giữa giảng viên và sinh viên, sinh viên
cần tìm đến sự hỗ trợ của giảng viên khi không hiểu rõ không hiểu rõ nội
dung giáo trình. Nếu không tham khảo ý kiến giảng viên mà truy cập các
nguồn thông tin lậu, tràn lan trên mạng thì thông tin có thể không chính xác,
thiếu xác thực. Hơn nữa, sinh viên cũng nên nghiên cứu tài liệu tại gia vì
thực tế cho thấy một tư thế sẵn sàng sẽ làm cho việc nghiên cứu môn học,
bài giảng trở nên nhẹ nhàng, dễ tiếp thu.

7) Giới hạn đề tài:


Chúng tôi chọn đối tượng là sinh viên năm nhất đang học tập tại trường Cao
Đẳng Sư pham trung ương TP.HCM để đưa ra những giải pháp đọc giáo
trình cho họ.
8) Ýnghĩa của việc nghiên cứu đề tài:
Đề tài nghiên cứu giúp các bạn sinh viên thấy rõ tầm quan trọng của
giáo trình, tài liệu đối với quá trình tích lũy lượng - chất của một sinh viên
chuyên ngành Sư phạm. Song, giúp các bạn có được những giải pháp hay để
phục vụ công tác đọc, hiểu. Đồng thời đây sẽ là tài liệu tham khảo cho các
nghiên cứu sau này có liên quan đến hướng nghiên cứu của đề tài.

B) Lịch sử nghiên cứu


1) Khái niệm về giáo trình:
1.1) Giáo trình là gì ?
Giáo trình là tài liệu học tập hoặc giảng dạy được thiết kế và biên soạn dựa trên cơ
sở cụ thể hóa chương trình môn học với mục đích để làm tài liệu giảng dạy chính
thức cho giáo viên, hoặc dùng làm tài liệu học tập chính thức cho học sinh, sinh
viên.
1.2) Ưu điềm của giáo trình:
Sách giáo trình chứa những thông tin cần thiết, đầy đủ cho sinh viên, tạo điều kiện
thuận lợi cho việc ghi chép trở nên dễ dàng hơn cho sinh viên, giúp sinh viên có
thể tự chủ động nghiên cứu và học tập. Giúp sinh viên dễ dàng nắm bắt được bài
học và ghi nhớ được rõ hơn về nó.
Đối với giáo trình đưa vào môi trường sư phạm được đảm bảo trình bày khoa học,
logic, đảm bảo cân đối giữa lý luận và thực hành, phù hợp với thực tiễn và cập nhật
những tri thức mới nhất của khoa học và công nghệ. Những nội dung được trích
dẫn trong tài liệu tham khảo để biên soạn giáo trình phải có nguồn gốc và chú thích
rõ ràng, đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về quyền tác giả theo quy định hiện hành.
2) Thực trạng đọc giáo trình ở sinh viên :
Trước khi nói về thực trạng đọc giáo trình, phải điểm qua vài nét về văn hóa đọc ở
Việt Nam hiện nay. Trước hết chúng ta phải thừa nhận rằng trong thời gian gần
đây văn hóa đọc rất được xã hội quan tâm. Một số hội thảo về văn hóa đọc liên tiếp
được tổ chức như: Hội thảo “Người Việt có mê đọc sách?” được tổ chức ngày nhân
ngày Hội sách tại TP. Hồ Chí Minh năm 2008, hội thảo “Thực trạng và giải pháp
phát triển văn hóa đọc tại Việt Nam” cũng được tổ chức vào tháng 9/2010 tại TP.
Hồ Chí Minh, hội thảo “Định hướng và giải pháp phát triển văn hóa đọc tại Việt
Nam” tại Hà Nội tháng 10/2010. Hơn nữa, còn có một số lượng rất lớn các bài viết,
bài bình luận về văn hóa đọc được đăng tải rải rác trên các trang mạng. Thay vì
hưởng ứng những phong trào bổ ích ấy, thì sinh viên năm nhất ngành Sư phạm
Tiếng Anh còn bộc lộ nhiều hạn chế ngay trong quá trình đọc giáo trình, tài liệu
môn học. Khá nhiều sinh viên năm nhất không chịu tìm hiểu kỹ giáo trình trước
khi vào lớp. Khiến cho giảng viên phải mất thời gian cho sinh viên đọc giáo trình
để có thể bắt đầu buổi học. Trong quá trình học, các bạn có biểu hiện mất tập
trung , thay vì đọc tài liệu, các bạn bấm điện thoại, nhắn tin, chơi game… khiến
giảng viên khó chịu. Hơn nữa, dù các bạn có khá nhiều giáo trình, tài liệu trên tay
nhưng ko chịu theo dõi, không biết lấy ý chính, các bạn dùng tài liệu soạn sai, chưa
được kiểm chứng nên hiểu sai, hoang mang khi đọc…Nói chung, việc đọc giáo
trình của sinh viên năm nhất chưa đúng cách, còn lơ là. Thực tế cho thấy, so với
sinh viên năm nhất, các sinh viên năm 2, 3 đã có sự thay đổi rõ rệt. Các sinh viên
chịu đọc sách trước, tìm hiểu, tham khảo nhiều giáo trình do năm 2, năm 3 khá
quan trọng đối với sinh viên.
3) Nguyên nhân:
3.1) nguyên nhân khách quan:
+ Số lượng giáo trình vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu tìm hiểu cho sinh viên. Quá
ít hoặc chưa được cập nhật vào thư viện trường
+ Thời đại công nghệ đang dần “lên ngôi”, và nó bao phủ khắp mọi lĩnh vực.
Chúng ta không thể phủ nhận sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghệ thông
tin và việc nó đã “giúp sức” cho chúng ta hoàn thành một lượng lớn công việc
mỗi ngày, từ những việc đơn giản cho đến phức tạp. Mỗi ngày, chúng ta đều được
trải nghiệm những tiện ích mới mẻ mà những chiếc “máy tính nhỏ bé” đã mang
đến cho nhân loại. Đây cũng là lý do vì sao các việc làm IT, công nghệ thông tin
không bao giờ có dấu hiệu “giảm nhiệt”, cùng với sự phát triển như vũ bảo của
công nghệ thông tin, giới trẻ có nhiều kênh thông tin giải trí, báo điện tử, mạng xã
hội…khiến sinh viên quên đi nhiệm vụ học tập.
+ sinh viên ít chú tâm đến môn học, chỉ học để qua môn
+ Có quá nhiều tài liệu trong nhà trường và cả mạng xã hội khiến sinh viên gặp
nhiều bối rối khi đưa ra lựa chọn. Việc đọc những nguồn tài liệu tràn lan, chưa
thẩm định sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả học tập của mình.
+ Nội dung tài liệu quá dài, gây nhàm chán, không hấp dẫn sinh viên
3.2) Nguyên nhân chủ quan:
Sinh viên chưa biết cách đọc, nghiên cứu giáo trình, chưa cách chọn lọc, ghi nhớ.
Thực tế cho thấy các sinh viên năm nhất gặp phải nhiều “khó khăn tâm lý”, các bạn
mới vừa khỏi ghế phổ thông sang một môi trường mới, giống như trong tác phẩm “
6 tuổi vào lớp 1” tác giả Nguyễn Thị Nhất đã nêu ra những khó khăn của học sinh
lớp 1 phải vượt qua, tác giả cho rằng; “trong quá trình lớn lên của trẻ có những
bước ngoặt chuyển từ giai đoạn này sang giai đoạn khác đòi hỏi trẻ phải thay đổi
phương thức sinh hoạt một cách triệt để “.
Sinh viên không có nhiều thời gian đọc giáo trình do vừa phải tập trung vào
chuyên ngành (Tiếng Anh 1, Tiếng Anh 2) vừa phải phân phối vào những bộ môn
khác (những nguyên lý của chủ nghĩa Mác, dẫn luận ngôn ngữ, cơ sở văn hóa Việt
Nam…), một số bạn còn phải đi làm thêm do áp lực kinh tế.
Bản thân lười học, lười nghiên cứu giáo trình, tài liệu. Các sinh viên năm nhất
dành quá nhiều thời gian để lướt face, ngủ nướng. Chứng minh cho điều này giảng
viên Hoàng Thị Phương, ĐH Sư phạm Hà Nội đã thực hiện một khảo sát trên 200
sinh viên ĐH Sư phạm Hà Nội chỉ có 18% sinh viên cho biết mình sử dụng thời
gian cho các hoạt động ngoài giờ lên lớp để nghiên cứu tài liệu. Có tới 52% sử
dụng nhiều thời gian ngồi máy tính để online, lên Facebook, 46% dành nhiều thời
gian trong ngày để ngủ nướng hoặc ngủ trưa.
4) Hậu quả:
Đối với bản thân:
-Các sinh viên sẽ khó tiếp cận với kiến thức của các môn học, bỏ xa các bạn.

- Ít đọc sách khiến người ta thiếu nhiều nguồn thông tin phong phú cho
một vấn đề hay sự kiện hay bài học cho bản thân. Điều này dễ thấy nhiều
người có tư tưởng thiển cận, thành kiến địa phương, cục bộ mà ta hay gọi
là "ếch nằm đáy giếng" lúc nào cũng coi mình là thiên tử, tài ba hơn
người.
Ví dụ điển hình là nhiều thầy cô dạy ngoại ngữ luôn tìm cách tránh né đi
học thêm khả năng nghe nói, hay cán bộ chủ chốt, phớt lờ học chuyên tu
để nâng cao trình độ và luôn coi ý kiến của mình là đúng.
- Lười đọc sách khiến người ta không thể hấp thu được tính nhân văn,
thương yêu cộng đồng. Ngày càng có nhiều người sống theo chủ nghĩa cả
nhân

- Lười đọc sách khiến người ta không học được các bài học, kinh nghiệm.
Việc này ngày càng thấy từ hình ảnh người Việt hay nản chí, làm việc
thiếu nhiệt tình, trách nhiệm, năng suất lao động thấp và dễ bỏ cuộc khi
gặp việc khó.
4.2) đối với công việc:
- Nếu các bạn không rèn luyện kỹ năng ghi nhớ, chắt lọc thông tin chắc
chắn phải nhiều khó khăn trong công tác dạy học, nắm bắt nội dung giảng
dạy sau này.
- Người Việt ta ngày càng thiếu kiên trì và nản chí. Việc này các bạn dễ
thấy hàng loạt cử nhân ra trường mà chẳng biết học để làm gì và sẽ làm
gì? Và các cán bộ thầy cô đi chuyên tu, học tại chức. Trong suy nghĩ của
nhiều người, học tại chức vẫn bị coi là “sinh viên hạng hai” bởi chương
trình đào tạo tại chức thường bị tự động rút ngắn; việc quản lý lớp học
lỏng lẻo dẫn đến tình trạng bớt xén chương tình tùy tiện của giáo viên.
Không ít lớp học diễn ra tình trạng mua bán, xin điểm, chạy điểm; học
viên không cần học nhiều chỉ cốt đóng tiền đủ để khi vào thi có trà nước,
phong bì cho giáo viên là ổn… Không hiếm giáo viên sau giờ học ngồi
gác chân lên ghế, vỗ vai mày tao với học viên ở quán bia… Dễ hiểu là
trong hoàn cảnh đó, lớp học không có chuyện bát nháo, tùm lum mới là
lạ.
- yếu kém trong các kỹ năng mềm nhất là khâu giao tiếp, xử lý tình huống
Sư phạm…gây ra các điểm nóng trong xã hội. Điển hình như vụ việc
Tháng 3/2016, cô giáo trường tiểu học Phìn Ngan (huyện Bát Xát – Lào
Cai) đánh học sinh của mình khiến bé Phàn Chung Thủy bị thâm tím mặt,
điều trị tại Bệnh viện Đa khoa huyện Bát Xát, thu hút sự quan tâm của dư
luận. Theo tường trình, nguyên nhân cô giáo ra tay đánh học sinh là do
cháu Thủy học không tiếp thu theo đúng ý muốn.

5) Giải pháp
+ Thứ nhất, sách giáo trình phải trông mới mẻ, chữ gõ rõ , nội dung có
đầy đủ, dễ hiểu và có nguồn gốc, tác giả , kiểm chứng và được Hiệu
trưởng xem xét, quyết định lựa chọn để phục vụ giảng dạy, học tập.
+ Hãy đọc giáo trình, nghiên cứu môn học tại nhà. Hãy bắt đầu bằng việc
chọn một quyển sách, đọc một trang, hoặc chỉ một đoạn ngắn cũng được,
lặp lại hằng ngày cho đến khi bạn quen dần với điều đó. Sau đó, tăng khối
lượng mà bạn đọc lên hay giữ nguyên như thế. Tích tiểu thành đại, với
cách đọc này, dù lười đi chăng nữa mỗi năm bạn cũng có thể đọc xong
vài quyển sách rồi. Điều này sẽ khiến cho các sinh viên quen dần với việc
đọc giáo trình.
+ Hãy sử dụng bút màu để tô lên những thông tin cần thiết và đáng chú ý.
Hoặc ghi chép lại những gì thầy cô giảng vào trong sách. Cũng có thể
dùng sơ đồ để tóm ý. Tuy nhiên cách dùng bút màu tô lên thông tin quan
trọng thì không được ủng hộ bởi một số sinh viên. chúng tôi hoàn
toàn ủng hộ việc viết vào sách và tài liệu, vì nó sẽ giúp bạn sử dụng
chúng hiệu quả hơn, với điều kiện là bạn chỉ viết vào sách và tài liệu của
mình, không bao giờ viết vào sách hay tài liệu của người khác.

C) Phương pháp nghiên cứu


1) Thiết kế nghiên cứu:
Các bạn sinh viên cùng lớp cũng như các khoa khác vốn là
những đối tượng gần gũi, chúng tôi hay gặp mặt nên chúng tôi
quyết định sử dụng phiếu hỏi để khảo sát các bạn, tìm ra câu trả
lời. Khảo sát bằng phiếu hỏi thì vẫn chưa đưa ra một kết quả
chính xác. Vì vậy chúng tôi đã dùng phiếu hỏi tích hợp với
phương pháp phỏng vấn, tham khảo ý kiến một số giáo viên.
Chúng tôi tin rằng sẽ đưa ra một kết quả khả quan và đáng tin
cậy.
2) Đối tượng tham gia nghiên cứu:
Đối tượng nhóm chúng tôi nghiên cứu là sinh viên năm nhất
ngành Sư phạm Tiếng Anh đang tham gia học tập tại trường.
Chúng tôi đã khảo sát các bạn bằng các câu hỏi tập trung vào
quan điểm cá nhân đối với việc đọc các đầu tài liệu. Bên cạnh
đó, nhóm còn kết hợp thu thập ý kiến các giảng viên bộ môn dạy
các bạn.
3) Cách thức tiến hành thu thập dữ liệu:
Do nhóm có 3 thành viên nên sẽ có 1 bạn đi khảo sát bằng phiếu
hỏi, hai bạn phỏng vấn trực tiếp và ghi âm nội dung phỏng vấn.
Sau đó, chúng tôi tập hợp các phiếu hỏi và nghe lại những câu
trả lời từ các bạn.
3.1) Phân tích dữ liệu định tính
_ Nhóm chúng tôi dùng phần mềm excel để phân tích dữ liệu
thu được từ phiếu hỏi và đưa ra kết quả chính xác.

Tài liệu tham khảo


[1] TS. Trịnh Văn Biểu (2005). Phương pháp thực hiện đề tài nghiên cứu
khoa học, Đại học Sư phạm TP.HCM.
[2]. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2011), Điều 5, Thông tư Số: 04/2011/TT
về ban hành quy định biên soạn, lựa chọn, thẩm định, duyệt và sử dụng
giáo trình giáo dục Đại học.
[3]. Nhà báo Nguyễn Cao. Vì sao học sinh bây giờ ít đọc sách?,
<https://dantri.com.vn/giao-duc-khuyen-hoc/vi-sao-hoc-sinh-bay-gio-it-
doc-sach>.
[4]. ThS. Lê Thị Thúy Hiền. Thực trạng văn hóa đọc của sinh viên
chuyên nghành thư viện, thông tin trường văn hóa đại học Hà Nội,
<http://dlib.huc.edu.vn/bitstream/123456789/34/1>.
[5]. Sự Phát Triển Mạnh Mẽ Của Ngành Công Nghệ Thông Tin Và Cách
Thức Mà Nó Đã Thay Đổi Công Việc Của Chúng Ta,
<https://www.acari-web.com/2018/08/14/su-phat-trien-manh-me-cua-
nganh-cong-nghe-thong-tin-va-cach-thuc-ma-no-da-thay-doi-cong-viec-
cua-chung-ta/ >.
[6]. Khó khăn tâm lý trong học tập của sinh viên năm nhất khoa giáo dục
học viện quản lý giáo dục, < https://text.123doc.org/document/3943973-
kho-khan-tam-ly-trong-hoc-tap-cua-sinh-vien-nam-thu-nhat-khoa-giao-
duc-hoc-vien-quan-ly-giao-duc.htm>.
[7]. Sinh viên đang 'đốt' thời gian vàng bạc, < https://news.zing.vn/sinh-
vien-dang-dot-thoi-gian-vang-bac-post611843.html>.
[8]. Vì sao "chuyên tu dốt, tại chức ngu"?, < https://congluan.vn/vi-sao-
chuyen-tu-dot-tai-chuc-ngu-post10840.html >.
[9]. Những vụ giáo viên đánh, sỉ nhục học sinh chấn động dư luận, <
http://tiin.vn/chuyen-muc/hoc/nhung-vu-giao-vien-danh-si-nhuc-hoc-
sinh-chan-dong-du-luan.html >.
[10]. Làm sao để bớt lười đọc?, <
https://danluat.thuvienphapluat.vn/lam-sao-de-bot-luoi-doc-
155035.aspx>.
[11]. Những Tác Hại Của Lười Đọc Sách Đối Với Giới Trẻ,
<http://americastarbooks.com/nhung-tac-hai-cua-luoi-doc-sach-doi-voi-
gioi-tre/>.

 LỜI CAM ĐOAN:


Chúng tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của nhóm gồm 3
thành viên: Đào Quốc Nam, Ninh Thị Kim Ngân, Nguyễn Kim Ngọc Linh.
Không sao chép từ các đề cương nghiên cứu nào, nếu có sẽ chịu toàn bộ
trách nhiệm.

You might also like