You are on page 1of 57

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

BÁO CÁO TỔNG KẾT

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN

THÁI ĐỘ CỦA SINH VIÊN CHUYÊN NGỮ KHI ÁP


DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀO VIỆC HỌC
TRỰC TUYẾN

Mã số đề tài: 61

Thành phố Hồ Chí Minh, Tháng 3/2022


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

BÁO CÁO TỔNG KẾT

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN

THÁI ĐỘ CỦA SINH VIÊN CHUYÊN NGỮ KHI ÁP


DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀO VIỆC HỌC
TRỰC TUYẾN
Mã số đề tài: 61

Chủ nhiệm đề tài: Nguyễn Minh Nhã

Khoa: Ngoại Ngữ

Các thành viên:

Hàng Bảo Ngân

Đỗ Hoàng Thảo Nhi

Cao Thị Cẩm Nhung

Nguyễn Xuân Hòa

Người hướng dẫn: ThS. Hồ Lệ Hằng

Thành phố Hồ Chí Minh, Tháng 3/2022


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI

1. Thông tin chung:


- Tên đề tài: THÁI ĐỘ CỦA SINH VIÊN CHUYÊN NGỮ KHI ÁP DỤNG
CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀO VIỆC HỌC TRỰC TUYẾN
- Sinh viên thực hiện: Nguyễn Minh Nhã
- Lớp: DH19AV01 Khoa: Ngoại Ngữ Năm thứ: 3 Số năm đào tạo: 4
- Người hướng dẫn: ThS. Hồ Lệ Hằng
2. Mục tiêu đề tài: Mục tiêu của đề tài trước hết là nhằm khảo sát về thái độ của
sinh viên chuyên ngữ trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh vào quá trình
học tập, cụ thể là chương trình giáo dục bằng tiếng Anh. Ngoài ra, nhóm tác giả
muốn thảo luận về câu hỏi có nên tiếp tục duy trì phương pháp học trực tuyến
với sự trợ giúp của CNTT kể cả khi dịch bệnh kết thúc, đồng thời đề xuất một số
phương pháp học tập kết hợp CNTT hiệu quả dựa trên kết quả khảo sát của bài
nghiên cứu.

3. Tính mới và sáng tạo:

Việc thực hiện đề tài nghiên cứu này đầu tiên sẽ giúp các giảng viên và học
viên, đặc biệt là ngành Ngôn ngữ Anh có cái nhìn khách quan hơn về thái độ
tổng quát của sinh viên chuyên ngữ với việc áp dụng CNTT vào quá trình học
tập, từ đó có rút ra kinh nghiệm và phương pháp học tập áp dụng CNTT đúng
đắn.

Thứ nhất, đề tài nghiên cứu sẽ phần nào chỉ ra những khó khăn và ảnh hưởng
khi kết hợp CNTT vào học tập, đặc biệt là trong quá trình học trực tuyến. Bài
nghiên cứu cũng sẽ đưa ra cái nhìn tổng quát dựa trên các khảo sát về kết quả
học tập và thái độ nói chung của sinh viên chuyên ngữ sau 2 năm (kể từ năm
2019) áp dụng CNTT vào quá trình học tập.

Thứ hai, dựa trên kết quả khảo sát, nghiên cứu cũng tổng hợp một số đề xuất về
phương pháp kết hợp CNTT vào học tập nhằm giúp các bạn sinh viên có thể tìm
ra được phương pháp thích hợp với bản thân, từ đó có thể học tập hiệu quả.

Cuối cùng, bài nghiên cứu cũng có thể trở thành một cơ sở tham khảo cho các
giảng viên và nhà trường, từ đó cân nhắc triển khai và áp dụng CNTT vào quá
trình dạy học hiệu quả hơn, phù hợp với tình hình thực tế và bản thân sinh viên,
nâng cao chất lượng đào tạo để đáp ứng được nhu cầu thị trường trong thời đại
yêu cầu Ngoại ngữ - Công nghệ.

4. Kết quả nghiên cứu:

Sau khi tiến hành khảo sát, phân tích và đánh giá kết quả nghiên, nhóm nghiên
cứu rút ra được kết luận rằng phần lớn các sinh viên tham gia khảo sát đều có
thái độ tích cực đối với việc áp dụng CNTT vào việc học trực tuyến. Đa số các
bạn đồng ý rằng CNTT giúp cho việc học trực tuyến trở nên hứng thú hơn, kết
quả học tập cũng trở nên tốt hơn. Kinh nghiệm học tập của các sinh viên cũng
được tích lũy nhiều hơn khi các bạn biết cách sử dụng những trang web, ứng
dụng, công cụ,... để phục vụ cho việc học trực tuyến của mình. Song, vẫn không
thể phủ nhận việc sử dụng CNTT khi học và thi trực tuyến cũng mang lại một số
vấn đề liên quan đến sức khỏe và kỹ thuật. Vì vậy, đa số sinh viên tham gia khảo
sát đều đồng ý rằng không thể hoàn toàn thay thế phương pháp học truyền thống
bằng phương pháp học có sử dụng CNTT.

5. Đóng góp về mặt kinh tế - xã hội, giáo dục và đào tạo, an ninh, quốc
phòng và khả năng áp dụng của đề tài:

Công trình nghiên cứu này sẽ có đóng góp về mặt giáo dục. Kết quả khảo sát và
phân tích nghiên cứu sẽ đưa ra được thái độ chung của sinh viên chuyên ngữ
ngành Ngôn Ngữ Anh thuộc trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh trong
việc áp dụng CNTT vào việc học trực tuyến, đặc biệt là trong bối cảnh dịch
bệnh COVID – 19. Từ đó, những gợi ý về phương pháp dạy – học sẽ được đưa
ra cho cả giảng viên và sinh viên để có thể tiếp cận dễ dàng hơn trong việc kết
hợp phương pháp dạy – học truyền thống và phương pháp dạy – học có sử dụng
CNTT. Kết quả nghiên cứu cũng có thể được sử dụng như một nguồn tham khảo
cho giảng viên biết rõ hơn về thái độ của sinh viên khi áp dụng CNTT vào việc
học.

6. Công bố khoa học của sinh viên từ kết quả nghiên cứu của đề tài (ghi rõ
tên tạp chí nếu có) hoặc nhận xét, đánh giá của cơ sở đã áp dụng các kết quả
nghiên cứu (nếu có):

Ngày tháng
năm

Sinh viên chịu trách nhiệm chính


thực hiện đề tài
(ký, họ và tên)

Nhận xét của người hướng dẫn về những đóng góp khoa học của sinh viên
thực hiện đề tài (phần này do người hướng dẫn ghi):

Nhóm nghiên cứu rất tích cực, chủ động khi tiến hành thực hiện đề tài. Đề
tài có tính ứng dụng cao, kết quả nghiên cứu đem lại nhiều tham khảo hữu ích
cho sinh viên và giảng viên.

Ngày tháng
năm

Xác nhận của đơn vị Người hướng dẫn

(ký tên và đóng dấu) (ký, họ và tên)

Hồ Lệ Hằng
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

THÔNG TIN VỀ SINH VIÊN


CHỊU TRÁCH NHIỆM CHÍNH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI

I. SƠ LƯỢC VỀ SINH VIÊN:


Ảnh 4x6
Họ và tên: Nguyễn Minh Nhã
Sinh ngày: 17 tháng 10 năm 2001
Nơi sinh: Thành phố Hồ Chí Minh
Lớp: DH19AV01 Khóa: 2019 – 2023
Khoa: Ngoại Ngữ
Địa chỉ liên hệ: 56/41 Thích Quảng Đức, Phường 5, Quận Phú Nhuận
Điện thoại: 0767753339 Email: 1957010193nha@ou.edu.vn

II. QUÁ TRÌNH HỌC TẬP (kê khai thành tích của sinh viên từ năm thứ 1 đến năm đang
học):

* Năm thứ 1:
Ngành học: Ngôn Ngữ Anh Khoa: Ngoại Ngữ
Kết quả xếp loại học tập: 3.56
Sơ lược thành tích:
* Năm thứ 2:
Ngành học: Ngôn Ngữ Anh Khoa: Ngoại Ngữ
Kết quả xếp loại học tập: 3.53
Sơ lược thành tích:
...
Ngày tháng
năm

Xác nhận của đơn vị Sinh viên chịu trách nhiệm chính
thực hiện đề tài
(ký tên và đóng dấu) (ký, họ và tên)
1

MỤC LỤC

MỤC LỤC 1
DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT 3
TÓM TẮT 5
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 1
1.1 Bối cảnh và lý do chọn đề tài 1
1.2 Vấn đề nghiên cứu 1
1.3 Mục tiêu đề tài 2
1.4 Ý nghĩa của đề tài 2
1.5 Câu hỏi nghiên cứu: 3
1.6 Hạn chế của đề tài nghiên cứu: 3
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU 5
2.1 Công nghệ thông tin 5
2.1.1 Khái niệm của CNTT 5
2.1.2 Các công trình nghiên cứu về CNTT 5
2.2 Thái độ của sinh viên đối với CNTT 6
2.2.1 Khái niệm của thái độ 6
2.2.2 Các công trình nghiên cứu về thái độ của sinh viên đối với CNTT 6
2.2.3 Những nhân tố ảnh hưởng đến thái độ của sinh viên đối với CNTT 7
2.3 Áp dụng 7
2.3.1 Áp dụng CNTT vào việc học 7
2.3.2 Các công trình nghiên cứu về việc áp dụng CNTT vào việc học 8
2.3.3 Tác dụng ngược của việc áp dụng CNTT vào việc học 10
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 12
3.1 Đối tượng nghiên cứu 12
3.2 Thiết kế nghiên cứu 12
Phần 1: Mức độ ảnh hưởng của CNTT lên thái độ học tập của sinh viên trong
thời gian học trực tuyến? 12
2

Phần 2: Việc sử dụng CNTT cho việc học trực tuyến ảnh hưởng đến kết quả học
tập của sinh viên? 13
Phần 3: Trải nghiệm và kinh nghiệm học tập của sinh viên sau khi áp dụng
CNTT trong quá trình học trực tuyến? 13
3.3 Thu thập dữ liệu 13
3.4 Định hướng phân tích dữ liệu 14
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 15
4.1 Mức độ ảnh hưởng của CNTT lên thái độ học tập của sinh viên trong thời gian
học trực tuyến. 15
4.2 Ảnh hưởng của CNTT đến kết quả học tập của sinh viên trong thời gian học trực
tuyến. 17
4.3 Trải nghiệm và kinh nghiệm học tập của sinh viên sau khi áp dụng CNTT trong
quá trình học trực tuyến. 19
CHƯƠNG 5: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 23
5.1 Mức độ ảnh hưởng của CNTT lên thái độ học tập của sinh viên trong thời gian
học trực tuyến. 23
5.2 Ảnh hưởng của CNTT đến kết quả học tập của sinh viên trong thời gian học trực
tuyến 26
5.3 Trải nghiệm và kinh nghiệm học tập của sinh viên sau khi áp dụng CNTT trong
quá trình học trực tuyến? 27
CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 32
6.1 Kết luận 32
6.1.1 Về mức độ ứng dụng và thái độ chung của sinh viên khi kết hợp CNTT vào
quá trình học tập 32
6.1.2 Về kết quả học tập sau khi ứng dụng CNTT vào quá trình học tập so với
phương pháp học truyền thống 32
6.1.3 Những khó khăn do yếu tố chủ quan, khách quan tác động lên quá trình
học tập có áp dụng CNTT của sinh viên. 33
6.2 Đề xuất các tiện ích CNTT dành cho sinh viên khi áp dụng vào học tập và gợi ý
dành cho giảng viên 34
6.2.1. Đề xuất tiện ích CNTT dành cho sinh viên 34
6.2.2 Đề xuất các tiện ích CNTT cho giảng viên áp dụng trong quá trình giảng
dạy 36
6.3. Về câu hỏi “Có nên tiếp tục duy trì phương pháp học trực tuyến với sự trợ giúp
của CNTT kể cả khi dịch bệnh kết thúc?” 37
6.4 Hạn chế và định hướng mở rộng nghiên cứu 37
3

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 39


4

DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT

STT Kí hiệu chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ

1 CNTT Công nghệ thông tin

2 LMS Learning Management System

3 SMS Short Messaging Service


5

TÓM TẮT
Trong thời kỳ đại dịch COVID – 19 bùng phát, việc duy trìtrò hình thức giáo dục
truyền thống (phương pháp học trực tiếp) vô cùng khó khăn. Để khắc phục được vấn
đề đó mà không làm chậm tiến độ đào tạo, đồng thời cùng sự phát triển của thời đại
cách mạng công nghiệp 4.0, thì khắp nơi trên thế giới đã triển khai hình thức học có áp
dụng Công nghệ thông tin (CNTT), hay còn có thể gọi là học trực tuyến. Với phương
pháp học trực tuyến, sinh viên và giảng viên vẫn có thể tiếp tục công tác dạy – học
thông qua các ứng dụng hoạt động dựa trên nền tảng CNTT như Google Meet, Zoom,
MS Teams,... Nhưng bởi vì hình thức giáo dục này còn khá mới mẻ với nền giáo dục
Việt Nam, những khó khăn và vấn đề phát sinh trong suốt thời gian dạy và học trực
tuyến là điều không thể tránh khỏi. Vvì lý do đó, nhóm nghiên cứu đã tiến hành thực
hiện nghiên cứu thái độ của sinh viên, cụ thể là sinh viên chuyên ngữ ngành Ngôn Ngữ
Anh thuộc trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, về việc áp dụng CNTT vào
việc học trực tuyến. Quá trình khảo sát và nghiên cứu được thực hiện bằng phương
pháp nghiên cứu định tính cùng 11 sinh viên (3 nam và 8 nữ) dựa trên 3 vấn đề: Mức
độ ảnh hưởng của CNTT lên thái độ và kết quả học tập của sinh viên chuyên ngữ trong
thời gian học trực tuyến; Những khó khăn mà sinh viên gặp phải khi áp dụng CNTT
vào việc học, bao gồm các yếu tố chủ quan và khách quan; Những trải nghiệm và kinh
nghiệm của sinh viên chuyên ngữ sau khi áp dụng CNTT trong quá trình học trực
tuyến. Sau khi tiến hành khảo sát, phân tích và đánh giá kết quả nghiên cứu, nhóm
nghiên cứu rút ra được kết luận rằng phần lớn các sinh viên tham gia khảo sát đều có
thái độ tích cực đối với việc áp dụng CNTT vào việc học trực tuyến. Đa số các bạn
đồng ý rằng CNTT giúp cho việc học trực tuyến trở nên hứng thú hơn, kết quả học tập
cũng tiến bộ hơn. Kinh nghiệm học tập của các sinh viên cũng được tích lũy nhiều hơn
khi các bạn biết cách sử dụng những trang web, ứng dụng, công cụ,... để phục vụ cho
việc học trực tuyến của mình. Song, vẫn không thể phủ nhận việc sử dụng CNTT khi
học và thi trực tuyến cũng mang lại một số vấn đề liên quan đến sức khỏe và kỹ thuật.
Vì vậy, đa số sinh viên tham gia khảo sát đều đồng ý rằng không thể hoàn toàn thay
thế phương pháp học truyền thống bằng phương pháp học có sử dụng CNTT. Từ đó,
nhóm nghiên cứu đề xuất một vài phương pháp dạy – học cho cả giảng viên và sinh
viên để có thể lồng ghép cả phương pháp truyền thống và phương pháp có sử dụng
CNTT nhằm phù hợp hơn với xu hướng đào tạo hiện nay.
6

Từ khóa: Công nghệ thông tin, CNTT, thái độ, sinh viên, chuyên ngữ, học trực tuyến,
Ngôn Ngữ Anh, trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh.
1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN


1.1 Bối cảnh và lý do chọn đề tài
Với sự thành công của Cách mạng Công nghiệp 4.0 và xu hướng hội nhập toàn cầu
ngày càng ngày mạnh mẽ, việc học tập và trau dồi năng lực ngoại ngữ, đặc biệt là
tiếng Anh ngày càng được quan tâm phát triển ở mọi phương diện giáo dục. Song song
đó, sự phát triển của công nghệ trong mọi lĩnh vực đời sống, học tập và làm việc đã
sinh ra nhiều phương pháp học tập kết hợp với công nghệ thông tin (CNTT), nhất là từ
sau khi dịch bệnh COVID – 19 bùng phát vào năm 2019. Nhờ vào các thiết bị công
nghệ như laptop, tablet, điện thoại thông minh, giờ đây học sinh, sinh viên có thể tiếp
thu bài học ngay cả với những khoảng cách xa nhất. CNTT đã tạo ra một không gian
học tập hiệu quả trong bối cảnh đại dịch, giúp cho cả việc dạy và học nói chung và học
tiếng Anh nói riêng. Tuy vào thời gian đầu, việc học trực tuyến đã gây rất nhiều khó
khăn và bất cập so với phương pháp giảng dạy truyền thống nhưng sau hai năm, đã có
những kết quả khả quan về kết quả học tập dựa trên các khảo sát với đối tượng chính
là sinh viên chuyên ngữ.

1.2 Vấn đề nghiên cứu

Trong bối cảnh dịch COVID – 19, việc dạy và học trực tuyến kết hợp sử dụng CNTT
đã trở thành một phần không thể thiếu trong sự nghiệp giáo dục. Các phần mềm hội
nghị online như Zoom, Google Meet, MS Teams,... đã không còn xa lạ với sinh viên.
Ngoài ra nhiều giảng viên và học viên cũng đã khéo léo kết hợp các phần mềm hỗ trợ
như Kahoot!, Quizlet,..., các ứng dụng như Telegram hay Podcast, và những nền tảng
mạng xã hội như Facebook, Youtube cũng rất được ưa chuộng trong quá trình học tập.
Nhìn chung, việc học trực tuyến đã khiến mức độ áp dụng CNTT vào quá trình học tập
của sinh viên tăng mạnh hơn. Tuy nhiên, việc áp dụng CNTT trong quá trình học của
sinh viên vẫn còn nhiều bất cập và hạn chế bởi nhiều sinh viên vẫn gặp khó khăn khi
tiếp cận với các phương tiện CNTT hay cách để áp dụng CNTT vào học tập một cách
hiệu quả. Theo một nghiên cứu của nhóm tác giả Wiyaka et al. (2018) về thái độ của
sinh viên về độ hữu dụng của Chương trình học Ngôn ngữ dựa trên CNTT, có 54%
sinh viên cảm thấy CNTT rất dễ sử dụng trong học tập, 22% sinh viên cảm thấy ngược
lại. Đồng thời, 58% học sinh có thái độ tích cực đối với việc sử dụng công nghệ thông
tin trong khi đó 19% không biết gì về áp dụng CNTT, 23% có thái độ tiêu cực.
2

Việc áp dụng hiệu quả CNTT vào học tập là một kỹ năng vô cùng quan trọng với sinh
viên trong bối cảnh dịch bệnh ngày càng trở nên khó lường, khiến cho chương trình
đào tạo trở thành kết hợp giữa trực tiếp và trực tuyến. Nắm rõ các phương pháp sử
dụng CNTT và có một thái độ hợp lý là chìa khóa giúp sinh viên tự tin hơn và chủ
động hơn trong việc học tập.

Tóm lại, dựa vào tình hình học tập thực tế hiện nay với sự bùng phát của Đại dịch
Covid-19 và kết quả của những nghiên cứu về CNTT và việc học tiếng Anh của sinh
viên chuyên ngữ có liên quan, nhóm tác giả - những sinh viên chuyên ngữ Anh đã thực
hiện nghiên cứu này nhằm làm rõ hơn về thái độ của sinh viên chuyên ngữ khi áp dụng
CNTT vào việc học sau hai năm học trực tuyến, từ đó có được câu trả lời về sự hiệu
quả của phương pháp này và liệu có nên tiếp tục duy trì ngay cả sau khi đại dịch
Covid-19 kết thúc không.

1.3 Mục tiêu đề tài

Mục tiêu của đề tài trước hết là nhằm khảo sát về thái độ của sinh viên chuyên ngữ
trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh vào quá trình học tập, cụ thể là chương
trình giáo dục bằng tiếng Anh. Ngoài ra, nhóm tác giả muốn thảo luận về câu hỏi có
nên tiếp tục duy trì phương pháp học trực tuyến với sự trợ giúp của CNTT kể cả khi
dịch bệnh kết thúc, đồng thời đề xuất một số phương pháp học tập kết hợp CNTT hiệu
quả dựa trên kết quả khảo sát của bài nghiên cứu.

1.4 Ý nghĩa của đề tài

Việc thực hiện đề tài nghiên cứu này đầu tiên sẽ giúp các giảng viên và học viên, đặc
biệt là ngành Ngôn ngữ Anh có cái nhìn khách quan hơn về thái độ tổng quát của sinh
viên chuyên ngữ với việc áp dụng CNTT vào quá trình học tập, từ đó có rút ra kinh
nghiệm và phương pháp học tập áp dụng CNTT đúng đắn.

Thứ nhất, đề tài nghiên cứu sẽ phần nào chỉ ra những khó khăn và ảnh hưởng khi kết
hợp CNTT vào học tập, đặc biệt là trong quá trình học trực tuyến. Bài nghiên cứu cũng
sẽ đưa ra cái nhìn tổng quát dựa trên các khảo sát về kết quả học tập và thái độ nói
chung của sinh viên chuyên ngữ sau 2 năm (kể từ năm 2019) áp dụng CNTT vào quá
trình học tập.
3

Thứ hai, dựa trên kết quả khảo sát, nghiên cứu cũng tổng hợp một số đề xuất về
phương pháp kết hợp CNTT vào học tập nhằm giúp các bạn sinh viên có thể tìm ra
được phương pháp thích hợp với bản thân, từ đó có thể học tập hiệu quả.

Cuối cùng, bài nghiên cứu cũng có thể trở thành một cơ sở tham khảo cho các giảng
viên và nhà trường, từ đó cân nhắc triển khai và áp dụng CNTT vào quá trình dạy học
hiệu quả hơn, phù hợp với tình hình thực tế và bản thân sinh viên, nâng cao chất lượng
đào tạo để đáp ứng được nhu cầu thị trường trong thời đại yêu cầu Ngoại ngữ - Công
nghệ.

1.5 Câu hỏi nghiên cứu:

Những vấn đề cốt lõi của đề tài nghiên cứu đã được nhóm nghiên cứu tổng hợp và khái
quát bằng những vấn đề sau:

1. Mức độ ảnh hưởng của CNTT lên thái độ và kết quả học tập của sinh viên
chuyên ngữ trong thời gian học trực tuyến.
2. Những khó khăn mà sinh viên gặp phải khi áp dụng CNTT vào việc học, bao
gồm các yếu tố chủ quan và khách quan.
3. Những trải nghiệm và kinh nghiệm của sinh viên chuyên ngữ sau khi áp dụng
CNTT trong quá trình học trực tuyến.

1.6 Hạn chế của đề tài nghiên cứu:

Trong quá trình nghiên cứu, có những thiếu sót khó tránh khỏi do nhiều yếu tố sau
đây:

1. Số lượng người tham gia khảo sát: Do đề tài chỉ tập trung vào sinh viên chuyên
ngữ, có thể kết quả khảo sát không thể nói lên góc nhìn và thái độ của sinh viên
các chuyên ngành khác.
2. Xuyên suốt khảo sát, có thể một số ý kiến của sinh viên chưa được khách quan.
3. Bài nghiên cứu tập trung vào thái độ khi sinh viên chuyên ngữ áp dụng CNTT
vào quá trình học tập, nhất là học trực tuyến, nên có thể bị ảnh hưởng bởi
những yếu tố khác trong thời điểm dịch bệnh.
4

4. Đồng thời cũng vì nguyên nhân dịch bệnh, mọi khảo sát của nhóm nghiên cứu
đều được thực hiện qua hình thức trực tuyến (nhắn tin, điện thoại) nên có thể
không hoàn toàn nói lên được thái độ trực tiếp của sinh viên tại thời điểm
phỏng vấn.

Nhóm nghiên cứu đã cố gắng chuẩn bị và thực hiện kỹ lưỡng đề tài hết sức có thể, tuy
nhiên vẫn có những thiếu sót nhất định. Nhóm nghiên cứu luôn mong chờ và lắng
nghe góp ý, đánh giá từ hội đồng chuyên môn để nỗ lực cải tiến, mở rộng và hoàn
thiện đề tài trong tương lai.
5

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU


2.1 Công nghệ thông tin
2.1.1 Khái niệm của CNTT

CNTT là một lĩnh vực chuyên dụng liên quan đến các phương tiện kỹ thuật hiện đại
nhằm phục vụ cho mọi lĩnh vực và khía cạnh trong cuộc sống của con người và xã hội.
Định nghĩa của CNTT được nêu lên trong Nghị quyết số 49 của Chính Phủ (1993) như
sau: “Công nghệ thông tin là tập hợp các phương pháp khoa học, các phương tiện và
công cụ kỹ thuật hiện đại – chủ yếu là kỹ thuật máy tính và viễn thông – nhằm tổ chức
khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên thông tin rất phong phú và tiềm
năng trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người và xã hội” (Thái Nguyễn Đức Minh
Quân, 2014)

2.1.2 Các công trình nghiên cứu về CNTT

Ngày nay, CNTT và truyền thông đóng vai trò nền tảng trong nhiều lĩnh vực. Giáo dục
đang là một trong những lĩnh vực được phát triển mạnh mẽ bởi CNTT (Nourouzi et
al., 2008). CNTT đóng một vai trò vô cùng quan trọng đối với việc dạy – học nói
chung và dạy – học tiếng Anh nói riêng (Đào Thị Tâm, 2018). Từ năm 1997, CNTT đã
bắt đầu được áp dụng trong việc dạy và học ngoại ngữ và đem lại kết quả tích cực
trong việc truyền đạt và tiếp thu kiến thức. Việc sử dụng CNTT còn giúp cho cả người
dạy và người học nắm bắt dễ hơn những thay đổi xu hướng về khía cạnh ngôn ngữ
(Trần Thị Thu Ba, 2016). Thậm chí CNTT đã sớm trở thành xu hướng dạy và học
ngôn ngữ trong xã hội hiện đại (Nguyễn Văn Long, 2016). Công nghệ tạo ra sự tương
tác giữa giáo viên và người học, đem lại kiến thức đầu vào và đầu ra, giúp sinh viên
phát triển kỹ năng tư duy; lấy sinh viên làm trung tâm của việc học và dạy; thúc đẩy
tính tự chủ, sự tự tin đồng thời tăng thêm động lực học tập cho sinh viên để học ngoại
ngữ một cách hiệu quả (Ahmadi & Reza, 2018).

Vào năm 2016, Alsulami đã thực hiện một nghiên cứu để làm rõ những tác động của
công nghệ đối với việc học tiếng Anh của nữ sinh đại học. Và cũng tương tự như
những nghiên cứu khác khi kết quả cho thấy rằng việc sử dụng phần mềm máy tính,
các trang mạng xã hội cũng như công cụ, thiết bị công nghệ khác có thể giúp sinh viên
cải thiện việc học tiếng Anh. Trong khảo sát của Ngo & Eichelberger (2019), CNTT
6

giúp sinh viên không chuyên ngữ phát triển kỹ năng tiếp thu tiếng Anh tốt hơn là kỹ
năng truyền tải tiếng Anh.

2.2 Thái độ của sinh viên đối với CNTT


2.2.1 Khái niệm của thái độ

Thái độ là quan điểm và hành động chủ quan của một cá nhân trước một vấn đề nào đó
(hay còn được gọi là đối tượng của thái độ). Đối tượng của thái độ bắt nguồn từ mọi
khía cạnh trong đời sống xã hội, cả về vật chất lẫn tinh thần. Thái độ gồm 3 yếu tố cơ
bản: nhận thức, xúc cảm và hành động. Trong đó, nhận thức là suy nghĩ và quan điểm
trước một đối tượng nhất định; xúc cảm là những gì mà một cá nhân cảm thấy trước
một sự việc, có thể là cảm giác thỏa mãn hoặc không thoả mãn về mặt vật chất và tinh
thần; hành động là biểu hiện bên ngoài đối với một vấn đề (Hoàng Trường, 2016).

2.2.2 Các công trình nghiên cứu về thái độ của sinh viên đối với CNTT

Trong nghiên cứu với đối tượng là khả năng tự học tiếng Anh của sinh viên của tác giả
Nguyễn Vũ Thanh Tuyền (2018), bên cạnh việc khẳng định các nền tảng CNTT và
truyền thông đóng vai trò rất lớn và hiệu quả trong việc cung cấp đầy đủ thông tin
nhằm phục vụ mục đích tự học và nâng cao các kỹ năng tiếng Anh, một điều đáng lưu
ý là sinh viên vẫn không khỏi cảm thấy lo lắng với trình độ và khả năng của mình
trong quá trình tự học, đặc biệt là đối với kỹ năng nói và viết, nhưng ngược lại cảm
thấy tự tin với hai kỹ năng nghe và đọc hay thậm chí là khả năng tra cứu từ vựng khi
tự học ngoài giờ trên lớp.

Trong bài nghiên cứu của Liton (2015), 85% sinh viên tham gia khảo sát có thái độ
tích cực với việc áp dụng CNTT vào việc học và học cũng cảm thấy CNTT truyền cảm
hứng học tập cho sinh viên nhiều hơn so với các phương pháp truyền thống. Bên cạnh
đó, tác giả cũng chỉ ra rằng những sinh viên thiếu kỹ năng công nghệ sẽ không thích
việc ứng dụng CNTT vào bài học.

Sinh viên cũng thích sử dụng công nghệ nhằm nâng cao kỹ năng nghe, nói, đọc, viết
tiếng Anh vì họ có thể phát triển sự sáng tạo trong quá trình học. Không chỉ riêng các
sinh viên chuyên ngành ngôn ngữ Anh mà ngay cả các sinh viên không chuyên ngữ
7

cũng có thái độ tích cực đối với việc sử dụng CNTT để học tiếng Anh (Alsulami,
2016).

Theo Milonm & Hasanand (2017), trong nghiên cứu với mục tiêu là kiểm tra thái độ
và nhận thức của sinh viên đối với kỹ năng sử dụng công nghệ, lợi ích và thách thức
đối với việc sử dụng công nghệ trong việc học tiếng Anh, các phát hiện chỉ ra rằng các
trang mạng xã hội và các ứng dụng công nghệ có tác động tích cực và có thể rất hiệu
quả trong việc cải thiện kỹ năng ngôn ngữ của học sinh.

Đa số các sinh viên thuộc vùng nông thôn Ấn Độ đều ủng hộ sử dụng CNTT để tham
khảo các tài liệu và mong muốn thêm khóa học về đào tạo về máy tính vào chương
trình học. Tuy nhiên, 50% số sinh viên vẫn thích sử dụng tài liệu bằng giấy hơn
(Srivastava et al, 2014).

2.2.3 Những nhân tố ảnh hưởng đến thái độ của sinh viên đối với CNTT

Theo nghiên cứu từ Gürleyik & Akdemir (2018), những học sinh có trình độ tiếng Anh
tốt hơn thường sẽ có thái độ và nhận thức tích cực hơn khi học trong môi trường có sử
dụng công nghệ thông tin so với những học sinh có trình độ tiếng Anh thấp hơn. Nhìn
chung, giới tính không phải là tác động quá lớn đến nhận thức và thái độ của sinh viên
đối với việc sử dụng công nghệ thông tin trong quá trình học. Tuy nhiên, nghiên cứu
đã nhận thấy rằng mức độ tự tin về sử dụng CNTT của nữ sinh là cao hơn so với nam
sinh.

2.3 Áp dụng
2.3.1 Áp dụng CNTT vào việc học

Việc áp dụng CNTT vào việc học không còn là một thử thách hay chướng ngại cho
sinh viên bởi họ là những người đã quá quen thuộc với Internet và CNTT khi luôn
dành thời gian cho việc lên mạng để phục vụ cho các nhu cầu học tập hoặc giải trí
(Trần Thị Thu Ba, 2016). Việc ứng dụng CNTT vào công tác dạy và học ngôn ngữ
không chỉ giúp sinh viên trau dồi kiến thức về tiếng Anh (bằng phương pháp học qua
các ứng dụng và mạng xã hội) mà còn giúp giảng viên làm tăng sự hứng thú trong các
giờ học, hỗ trợ rất nhiều cho các hoạt động mà giảng viên đưa ra cho sinh viên (Đào
Thị Tâm, 2018).
8

2.3.2 Các công trình nghiên cứu về việc áp dụng CNTT vào việc học

Khi nói đến việc áp dụng CNTT vào học tập, phần lớn các sinh viên sẽ chọn lựa điện
thoại di động là công cụ công nghệ hỗ trợ chủ yếu. Theo nhóm tác giả Abdul Aziz et
al. (2018), việc dạy và học ngôn ngữ dựa trên thiết bị di động là hoạt động cũng phổ
biến và thú vị. Học sinh không bao giờ cảm thấy buồn chán mà muốn học thêm nhiều
từ vựng mới hơn. Việc sử dụng điện thoại di động để học tiếng Anh đã trở thành một
thói quen hằng ngày. Edumadze et al (2019) kết luận rằng có 80,3% sinh viên trong
khảo sát cảm thấy hài lòng với việc học bằng điện thoại. 66,7% sinh viên khẳng định
có thể truy cập các học liệu bằng điện thoại nhanh hơn so với máy tính. Vì vậy, đa số
họ đều có thái độ tích cực với việc học trên điện thoại và tin rằng kết quả học tập sẽ cải
thiện hơn. Đặc biệt, nghiên cứu cũng đề xuất việc các trường đại học nên gửi tin nhắn
SMS (qua điện thoại) nhắc nhở sinh viên về hạn chót bài tập, thời gian trả sách, những
sự kiện quan trọng. Hầu hết các sinh viên đều tin rằng việc sử dụng điện thoại di động
có thể giúp họ trau dồi các kỹ năng tiếng Anh. Thêm vào đó, điện thoại di động cũng
giúp sinh viên tiếp cận nguồn tài liệu học dễ dàng hơn ở bất cứ đâu, bất kể thời gian
nào, từ đó linh hoạt hơn trong việc tự học (Nuraeni et al, 2020).

Khi sử dụng điện thoại di động trong việc học tiếng Anh, các ứng dụng và nền tảng
truyền thông luôn được sinh viên sử dụng rộng rãi và hiệu quả nhất. Podcast hiện đang
là một trong những ứng dụng được ưa chuộng hiện nay, nhất là đối với lĩnh vực học
tập và giáo dục vì đây là nơi cung cấp rất nhiều thông tin thuộc nhiều lĩnh vực khác
nhau. Bởi vì lý do đó mà Li (2010) đã thực hiện một nghiên cứu kiểm tra nhận thức
của học sinh trung học về việc sử dụng Podcasts để học tiếng Anh. Kết quả thu được
cho thấy các học sinh rất yêu thích việc sử dụng Podcast, cụ thể là trau dồi kỹ năng
nghe, và cho rằng Podcast thú vị hơn là học bằng phương pháp truyền thống (học qua
sách, vở). Bên cạnh đó, Podcast có nguồn tài liệu luôn được cập nhật và thậm chí được
cung cấp cả lời thoại chi tiết. Tác giả cũng đã chỉ ra rằng kỹ năng nghe và nói của các
học sinh có thể được cải thiện bằng việc dùng podcast như một công cụ, đồng thời
khiến cho học sinh cảm thấy có động lực trong việc luyện kỹ năng nghe tiếng Anh.

Sinh viên biết về việc sử dụng công nghệ di động và hầu hết mọi sinh viên sử dụng
mạng xã hội và Facebook ít nhất một giờ mỗi ngày. Dưới sự trợ giúp của phương tiện
9

truyền thông mạng xã hội cùng với đó là việc tích cực tham gia các hoạt động giải đố,
vốn từ vựng của sinh viên được trau dồi và cải thiện hơn (Abdul Aziz et al, 2018).
AbuSa’ aleek (2015) đã tìm hiểu về việc sử dụng Facebook làm môi trường học tiếng
Anh trực tuyến, từ đó tìm hiểu mô hình học tập trực tuyến có thể nâng cao khả năng
học tiếng Anh của học sinh hay không, và đồng thời khám phá nhận thức của học sinh
đối với việc học tiếng Anh trên nền tảng mạng xã hội Facebook theo 4 phương pháp:
cải thiện ngôn ngữ, sự tự tin, động lực và thái độ. Kết quả mà tác giả đã thu được thể
hiện rằng không chỉ sinh viên có thái độ tích cực đối với mô hình học tập này, mà
Facebook còn được xem như một môi trường học tập trực tuyến tạo điều kiện, hỗ trợ
và khuyến khích việc học tiếng Anh của sinh viên, từ đó động lực và sự tự tin của sinh
viên được cải thiện.

Bên cạnh đó, Abu-Ayfah (2020) đã thực hiện một nghiên cứu về thái độ của các sinh
viên EFL (English as a Foreign Language) về sử dụng Telegram trong việc học tiếng
Anh. Telegram là một ứng dụng đám mây cho phép người dùng lưu trữ dữ liệu mà
không chiếm quá nhiều dung lượng trên điện thoại. Kết quả thu được trong số 300 sinh
viên EFL thì có 66% sử dụng Telegram để trau dồi vốn từ vựng, 62% sinh viên cho
rằng Telegram hoàn toàn thích hợp cho việc luyện tập kỹ năng đọc, và ngay cả các kỹ
năng khác như nghe, nói, viết cũng đều được trau dồi thông qua việc sử dụng ứng
dụng Telegram.

Thậm chí trong tình hình dịch bệnh đang diễn biến ngày càng phức tạp hiện nay đòi
hỏi cả giảng viên và sinh viên phải sử dụng phương pháp dạy – học trực tuyến. Biswas
et al (2020) đã thực hiện khảo sát đo lường nhận thức của sinh viên về việc sử dụng
điện thoại di động để phục vụ cho học tập trong thời kỳ dịch bệnh COVID – 19. Kết
quả nghiên cứu cho thấy việc học trên thiết bị di động có thể giúp học sinh hoàn thành
khoảng cách học tập trong thời điểm dịch COVID – 19 hiện nay, thậm chí hầu hết tất
cả sinh viên ở cấp đại học có nhận thức tích cực về m-learning (mobile learning). Ứng
dụng MS Teams, hay còn được gọi là Microsoft Teams, là một trong những ứng dụng
dạy và học trực tuyến được sử dụng nhiều nhất trong thời kỳ dịch bệnh bên cạnh
những ứng dụng khác như Zoom hoặc Google Meet. Vào năm 2020, Bsharat & Behak
đã thực hiện một khảo sát làm rõ tác động toàn cầu của ứng dụng của MS Teams trong
việc tăng cường dạy – học tiếng Anh trong đại dịch. Nhóm tác giả này đã thực hiện
10

nghiên cứu trên 25 giáo viên, trong đó 56% là nữ, 52% có độ tuổi từ 31 đến 40, và
48% có kinh nghiệm giảng dạy trên mười năm. Theo kết quả, các giáo viên này chỉ ra
rằng tính năng quan trọng nhất của MS Teams là ứng dụng này cho phép học sinh chia
sẻ tệp và chia sẻ nội dung. Bên cạnh đó ứng dụng còn bao gồm các tùy chọn chia sẻ
màn hình, cho phép giáo viên tự do hiển thị những gì họ muốn trong một lớp học, góp
phần nâng cao sự tương tác giữa học sinh, giáo viên và cộng đồng trong và ngoài lớp
học.

Bên cạnh các ứng dụng và nền tảng mạng xã hội, các phần mềm hoạt động dựa trên
khía cạnh CNTT cũng là đối tượng quen thuộc được sử dụng trong dạy – học và trong
các công trình nghiên cứu khoa học về CNTT. Wikaya et al (2018) đã sử dụng DEC –
phần mềm hỗ trợ học tập tiếng Anh thương mại để nghiên cứu về thái độ cả sinh viên
đối với sự hữu dụng của các phần mềm ngoại ngữ. Khảo sát cho thấy 54% sinh viên
cảm thấy sử dụng công nghệ thông tin rất dễ sử dụng trong học tập, 55% sinh viên tin
rằng DEC sẽ giúp thành quả tốt hơn trong khi 26% nghĩ rằng nó không có tác dụng gì.
Mặt khác, 58% học sinh có thái độ tích cực đối với việc sử dụng công nghệ thông tin
trong khi đó 19% không biết gì về DEC, 23% có thái độ tiêu cực.

2.3.3 Tác dụng ngược của việc áp dụng CNTT vào việc học

Mặc dù không thể phủ nhận rằng điện thoại di động cùng các ứng dụng và nền tảng
mạng xã hội đóng vai trò rất lớn trong việc giúp sinh viên nâng cao kiến thức lẫn kỹ
năng tiếng Anh, thế nhưng việc lạm dụng điện thoại quá nhiều vào việc học sẽ gây tác
dụng ngược đến quá trình và kết quả học tập của sinh viên. Theo Nalliveettil &
Alenazi (2016) cùng nghiên cứu của họ về ảnh hưởng của điện thoại di động tới việc
học tiếng Anh của các sinh viên chưa tốt nghiệp, kết quả thu được đã chỉ ra rằng cả các
giảng viên và học viên đều đồng ý rằng điện thoại di động có thể tăng khả năng tiếp
thu của các học viên. Tuy nhiên cũng cần phải cẩn thận khi sử dụng điện thoại quá
nhiều. 52% học viên cho biết rằng điện thoại là nguyên nhân chính khiến kết quả học
tập của họ sa sút. Việc phụ thuộc hoàn toàn vào điện thoại di động trong học tập cũng
là điều không thể vì điện thoại di động cũng có những bất tiện nhất định như: kết nối
Internet trục trặc, kích thước màn hình nhỏ, các tính năng điện thoại không hỗ trợ được
việc học tiếng Anh, dung lượng pin không cao, sinh viên sử dụng điện thoại không
11

phải mục đích phục vụ học tập,... (Nuraeni et al, 2020). Các lớp học tiếng Anh không
hỗ trợ các CNTT khiến cho sinh viên cảm thấy thiếu động lực học tập (Milonm &
Hasanand, 2017). Việc này chứng minh cho việc sinh viên đã sớm bị lệ thuộc quá
nhiều vào CNTT dẫn đến sự mất linh hoạt trong việc học. Các thiết bị công nghệ đắt
tiền cũng là một rào cản lớn đối với những sinh viên không có điều kiện (Milonm &
Hasanand, 2017).

Sau khi tham khảo các công trình nghiên trong và ngoài nước đã được thực hiện trước
đây, nhóm tác giả nhận ra còn khá ít nghiên cứu ở Việt Nam được thực hiện theo chủ
đề bàn luận về thái độ của sinh viên khi áp dụng CNTT vào việc học trực tuyến. Thêm
vào đó, tình hình dịch bệnh ở Việt Nam cũng đang diễn biến phức tạp, việc dạy và học
cũng chỉ có thể sử dụng phương pháp trực tuyến. Vì lý do đó, nhóm tác giả đã quyết
định thực hiện nghiên cứu thái độ của các sinh viên chuyên ngữ ngành Ngôn Ngữ Anh
thuộc trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, còn có thể coi là bạn học của
nhóm tác giả, về việc áp dụng CNTT vào việc học trực tuyến giữa lúc dịch bệnh không
thể đến trường.
12

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


3.1 Đối tượng nghiên cứu

Các đối tượng tham gia nghiên cứu hoàn toàn tự nguyện. Họ là những sinh viên
chuyên ngữ ngành Ngôn ngữ Anh thuộc trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh.
Tổng cộng có 11 người tham gia (3 nam và 8 nữ) đều có kinh nghiệm trong việc áp
dụng CNTT vào việc học, cũng như đã học trực tuyến trong một khoảng thời gian dài
nên có thể đảm bảo một phần về tính tin cậy của bài nghiên cứu này.

3.2 Thiết kế nghiên cứu

Nhóm nghiên cứu áp dụng phương pháp định tính để thu thập và phân tích dữ liệu “phi
số” từ những cuộc phỏng vấn sâu. Phương thức trên sẽ giúp cho người tham gia tự do,
thoải mái và linh hoạt bày tỏ ý kiến cá nhân. Không bị gò bó, đóng khung hay giới
hạn, họ có thể giải thích nhiều và sâu hơn, phát triển câu trả lời của mình, tTừ đó giúp
các dữ liệu được thu thập đa dạng và đáng tin cậy. Tuy nhiên, phương thức trên khá
tốn thời gian nên số lượng người tham gia phỏng vấn rất hạn chế. Hơn thế nữa, những
người tham gia đều là sinh viên chuyên ngữ nên kết quả không thể áp dụng được đối
với những sinh viên chuyên ngành khác. Một số ý kiến của đối tượng nghiên cứu có
thể chưa được khách quan. Những yếu tố khác trong dịch bệnh cũng có thể ảnh hưởng
đến thái độ của sinh viên khi sử dụng CNTT cho việc học. Các hình thức phỏng vấn
trực tuyến không thể nói lên thái độ trực tiếp trong quá trình phỏng vấn.

Các câu hỏi phỏng vấn được chia làm 3 phần, được đặt ra dựa theo các câu hỏi nghiên
cứu đã được đề cập ở chương 1 và sẽ được hỏi theo thứ tự.

Phần 1: Mức độ ảnh hưởng của CNTT lên thái độ học tập của sinh viên trong
thời gian học trực tuyến?

1. CNTT đã ảnh hưởng thế nào đến sự năng động của sinh viên trong các buổi học
online?
2. CNTT có làm ảnh hưởng đến động lực học tập của sinh viên ở các buổi học
online không? Ảnh hưởng thế nào?
3. Sử dụng CNTT có ảnh hưởng như thế nào đối với sinh viên trong việc nắm bắt
kiến thức và chủ động học tập sau giờ học (hay còn gọi là tự học)?
13

Phần 2: Việc sử dụng CNTT cho việc học trực tuyến ảnh hưởng đến kết quả học
tập của sinh viên?

4. Kết quả học tập khi sử dụng CNTT so với phương pháp truyền thống có thay
đổi không? Đó là những thay đổi gì?
5. Những yếu tố nào tạo nên sự thay đổi về kết quả học tập khi sử dụng CNTT?
6. Bạn có hài lòng với những thay đổi đó không? Vì sao?

Phần 3: Trải nghiệm và kinh nghiệm học tập của sinh viên sau khi áp dụng
CNTT trong quá trình học trực tuyến?

7. Áp dụng CNTT vào việc học có những bất lợi / bất cập nào với sinh viên?
8. Những bất lợi / sự cố khi sử dụng CNTT có làm ảnh hưởng đến quá trình hay
kết quả học tập của bạn không?
9. Bạn đã tìm ra cách cải thiện những bất lợi đó chưa? Bằng cách nào?
10. Sinh viên sử dụng những app hay trang web nào cho việc học?
11. Bạn đã tích lũy thêm được kinh nghiệm học tập như thế nào qua việc áp dụng
CNTT vào việc học? Làm thế nào để sử dụng CNTT cho việc học trực tuyến
hiệu quả nhất? Đặc biệt là trao dồi các kỹ năng tiếng Anh?
12. Bạn có nghĩ nên thay thế hoàn toàn phương pháp học truyền thống bằng
CNTT? Vì sao?

3.3 Thu thập dữ liệu

Do dịch COVID – 19, tất cả các cuộc phỏng vấn mà nhóm nghiên cứu tiến hành 1 – 1
đều thông qua nhắn tin hoặc họp trực tuyến qua mạng. Danh tính của đối tượng tham
gia khảo sát sẽ được bảo mật hoàn toàn. Trước khi tiến hành phỏng vấn, các sinh viên
đã được giải thích về mục đích nghiên cứu, phương thức thu thập dữ liệu và đảm bảo
bảo mật về danh tính. Trong suốt quá trình, người tham gia sẽ được hỏi thêm các câu
hỏi phụ nếu cần thiết để giúp người nghiên cứu làm rõ các vấn đề trước đó của câu hỏi
và đào sâu hơn về trải nghiệm của sinh viên.
14

3.4 Định hướng phân tích dữ liệu

Các câu trả lời của các sinh viên tham gia sẽ được thuật lại nguyên văn và tổng hợp lại
để phân tích. Nhóm nghiên cứu sẽ chỉ ra những điểm chung nổi bật của các đối tượng,
đưa ra kết luận về 3 khía cạnh theo 3 câu hỏi nghiên cứu đã được đề cập ở chương 1:

1. Mức độ ảnh hưởng của CNTT lên thái độ học tập của sinh viên
2. sử dụng CNTT cho việc học trực tuyến ảnh hưởng đến kết quả học tập
3. trải nghiệm và kinh nghiệm học tập của sinh viên sau khi áp dụng CNTT trong
quá trình học trực tuyến và đưa ra những giải pháp phù hợp cho việc áp dụng
CNTT vào việc học.
15

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU


4.1 Mức độ ảnh hưởng của CNTT lên thái độ học tập của sinh viên trong thời
gian học trực tuyến.

Khi được hỏi về tầm ảnh hưởng của CNTT trong các buổi học trực tuyến, nhiều sinh
viên tin rằng phương pháp học tập này có tác động tích cực đối với sự năng động của
họ. Nhờ có CNTT, việc học trực tuyến trở nên linh hoạt, có hứng thú, giúp họ tập
trung vào bài học, tự tin giao tiếp với mọi người trong lớp cũng như phát biểu bài
thường xuyên hơn . Cụ thể, một bạn sinh viên cho biết:

“So với khi học trực tiếp, mình nhận thấy học online có sử dụng CNTT giúp mình chủ
động hơn, thoải mái và dễ dàng tương tác với giảng viên cũng như các bạn trong lớp
hơn.”

Hay như chia sẻ của một bạn sinh viên khác:

“Nhờ CNTT những website tạo ra các trò chơi học tập như Kahoot! đã thu hút được
sự chú ý của sinh viên với nội dung bài học và kích thích sáng tạo, tăng tính tương tác
qua việc tự tạo ra một trò chơi liên quan tới nội dung học tập.”

Ngoài ra, CNTT còn giúp sinh viên nắm bắt kiến thức, chủ động hơn sau giờ học. Đa
số các đối tượng phỏng vấn đều sử dụng CNTT để tìm kiếm, thu thập tài liệu, thông tin
liên quan đến nội dung bài học trên lớp, đồng thời có thể ghi nhớ, ôn lại kiến thức nhờ
vào những tiện ích, tính năng có trên các ứng dụng như Zoom, Google Meet, LMS. Ví
dụ như lời khẳng định của một sinh viên:

“CNTT đem tới sự đa dạng trong cách học, ngoài ra, nhờ vào các thiết bị công nghệ,
các tính năng hữu ích, đặc biệt là Internet, tôi có thể chủ động hơn trong việc học khi
hoàn toàn có thể tìm kiếm các nguồn tài liệu, tham khảo và nghiên cứu kỹ càng các
kiến thức khi không có giảng viên hướng dẫn như trong các buổi học online.”

Đồng quan điểm, một sinh viên khác cũng chia sẻ rằng:

“Các ứng dụng, phòng họp online như Google Meet, MS Team nay có chức năng ghi
âm cuộc họp, buổi học nên sinh viên có thể dễ dàng tải về và hỗ trợ việc tự học, các
trang web học tập của trường (LMS) cũng có diễn đàn riêng để giảng viên và sinh
16

viên có thể đặt câu hỏi về bài giảng hoặc thảo luận về một chủ đề trong nội dung đã
học.”

Tuy nhiên, bên cạnh những nhận xét tích cực từ các sinh viên về việc áp dụng CNTT
vào việc học trực tuyến, kết quả phỏng vấn cũng nhận được những ý kiến khác cho
rằng nếu người học quá phụ thuộc vào CNTT khi học trực tuyến thì sẽ dễ bị phân tâm,
đánh mất tinh thần học tập. Ví dụ như có một trong những sinh viên tham gia khảo sát
có nói :

“Nếu bạn lợi dụng CNTT phục vụ cho lợi ích không tốt của bạn như không bật
camera hoặc dùng lý do micro hư để trốn trả lời câu hỏi thì nó sẽ đem lại hiệu quả
không tốt vì khi đó nó trở thành thói quen và khiến bạn lười biếng, ù lì.”

Cùng chung một góc nhìn, sinh viên khác cũng đã nêu ra một vài điều tiêu cực khi
sinh viên tham gia học tập trên các ứng dụng trực tuyến như Zoom, Google Meet. Cụ
thể là:

“Sinh viên dễ dàng bị xao nhãng bởi các tin nhắn từ bạn bè, từ việc lướt xem các
trang mạng xã hội hoặc chơi trò chơi điện tử.”

Không chỉ vậy, nhiều câu trả lời cũng đều có cùng một quan điểm khi nói đến một
trong những hạn chế của CNTT đến thái độ sinh viên khi tham gia lớp học trực tuyến.
Theo lời một sinh viên:

“Nhìn vào màn hình máy tính, điện thoại dẫn đến mệt mỏi, khả năng tập trung bị giảm
sút”.

Một ý kiến tương tự cho rằng:

“Vì học online trong khoảng thời gian dài, đôi lúc mình có chút chán nản và mệt mỏi.
Có nhiều lớp học không sôi động, hiệu quả cũng một phần làm mình nản chí. Đặc biệt
tiếp xúc màn hình máy tính nhiều làm mình mỏi mắt và dễ buồn ngủ.”

Từ đây, có thể nhận thấy rằng việc sinh viên phải ngồi học và nhìn vào màn hình các
thiết bị điện tử như điện, máy tính trong khoảng thời gian dài là một trong những
nguyên nhân khiến sức khỏe và tinh thần học tập bị ảnh hưởng xấu.
17

4.2 Ảnh hưởng của CNTT đến kết quả học tập của sinh viên trong thời gian học
trực tuyến.

Nói về tầm ảnh hưởng của CNTT đến kết quả học tập khi học trực tuyến trong bối
cảnh đại dịch COVID – 19, nhóm nghiên cứu chúng tôi đã nhận được đa số phản hồi
tích cực từ các sinh viên. Rất nhiều câu trả lời cho rằng so với phương pháp học truyền
thống, điểm số các môn học nói chung có cải thiện rõ rệt. Không chỉ vậy, quá tiếp thu
kiến thức cũng hiệu quả hơn. Theo chia sẻ của một sinh viên có kết quả học tập cải
thiện khi học trực tuyến:

“Điểm của mình cao hơn so với khi học bằng phương pháp truyền thống, kiến thức
thu về cũng được nhanh hơn, giải quyết được nhiều công việc hơn bình thường.”

Lý giải cho sự tiến triển trong kết quả học tập khi áp dụng CNTT, các đối tượng phỏng
vấn cũng đã đưa ra nhiều chia sẻ. Đa phần, họ đều có chung quan điểm rằng việc đạt
được điểm số cao cũng như khả năng hiểu bài tốt đến từ ý thức tự giác, chủ động học
tập, nắm bắt thông tin và kiến thức cần thiết nhờ vào những tiện ích mà CNTT mang
lại. Cụ thể, một sinh viên tham gia khảo sát đã phát biểu khi được hỏi về những yếu tố
ảnh hưởng đến kết quả học tập:

“Nhờ có CNTT, tôi có thể lưu trữ tài liệu và xem lại dễ dàng (những bản ghi âm),
cũng nhiều phần mềm hỗ trợ sinh viên (phần mềm kiểm tra ngữ pháp)”.

Hay như câu trả lời của một sinh viên khác:

“Yếu tố quan trọng nhất đó là việc sinh viên chủ động tìm tòi và biết cách chọn lọc
thông tin từ các nguồn tài liệu. Nhờ vào CNTT, tôi có thể tự học để cải thiện được vốn
hiểu biết của mình ngoài những thứ học được trên lớp và điều này sẽ giúp ích cho tôi
trong các bài kiểm tra, bài thi, nhất là ở các câu hỏi nâng cao, phải liên hệ với thực
tế.”

Ngoài ý thức học tập của người học, nhiều sinh viên cũng tin rằng sự thay đổi trong
phương pháp dạy học của giảng viên sẽ thu hút sự tập trung của sinh viên trong các
buổi học hơn, từ đó tạo nhiều cơ hội để họ cải thiện điểm số hơn.
18

Một ý kiến cho biết khi ứng dụng CNTT vào giảng dạy trực tuyến thì “giảng viên tạo
điều kiện hơn, thời gian tự học qua CNTT cũng nhiều hơn, tài liệu và phương thức làm
bài tập đa dạng, không gây nhàm chán, thời gian làm bài tập thoải mái, không gò
bó.”

Một sinh viên khác cũng có suy nghĩ tương tự:

“Mình nghĩ là giáo viên nên tạo điều kiện để sinh viên tiếp thu bài một cách hiệu quả
nhất bằng cách đưa bài học vào game để sinh viên có thể tiếp thu bài và giảm stress.”

Bên cạnh những cải thiện đáng kể về mặt điểm số, ở một khía cạnh khác, một vài sinh
viên cũng cho biết việc sử dụng CNTT khi tham gia học trực tuyến đã gây ra sự sa sút
trong học tập. Sinh viên cho biết:

“Trong quá trình học, nhiều bạn thường xuyên treo máy hoặc không chú ý, làm việc
riêng dẫn tới không tiếp thu được kiến thức. Đồng thời các bạn không nắm rõ thông
tin và không hoàn thành đủ các bài tập giảng viên đưa ra. Thứ hai, một số bạn quá
quen với việc học trực tiếp nên chưa thích nghi tốt với việc học trực tuyến. Một số bạn
dù cố gắng nhưng khả năng tập trung cũng như tiếp thu bài vẫn còn chưa tốt, thỉnh
thoảng ngại hỏi giảng viên nên dẫn đến việc kết quả thấp.”

Ngoài ra, xuất hiện một sinh viên khác cũng bày tỏ quan ngại về việc sinh viên sử
dụng CNTT vào việc học:

“Khối lượng thông tin, kiến thức mà chúng ta có được trên các trang web là khổng lồ,
nhưng chất lượng thì chưa hẳn đã được kiểm định và đủ độ uy tín như các bài giảng,
giáo trình được biên soạn để dạy trên lớp.”

Bên cạnh đó, một ý kiến tương tự cho rằng:

“Sinh viên sẽ có thể tự trau dồi kiến thức ngoài những bài học lý thuyết, nhưng ngược
lại là quá lạm dụng, dễ bị phụ thuộc vào CNTT và dần hổng kiến thức.”

Đã có nhiều ý kiến trái chiều được đưa ra nhưng nhìn chung, đa số sinh viên đều hài
lòng về kết quả học tập mà họ đạt được nhờ có sự hỗ trợ từ CNTT trong thời gian học
trực tuyến. như câu trả lời của một bạn sinh viên tham gia khảo sát:
19

“Tôi rất hài lòng về những thay đổi này vì nó giúp tôi trở nên năng động, tăng khả
năng tự học.”

Ngoài ra, sinh viên khác cũng chia sẻ:

“Mình cảm thấy thích nghi với việc học online với CNTT vì bản thân có nhiều thời
gian, tiết kiệm tiền trọ, xăng, các chi phí sinh hoạt và được ở bên gia đình. Ngoài ra,
mình đã được nâng cao kỹ năng tự học và làm việc nhóm trong khi học trực tiếp mình
không có.”

4.3 Trải nghiệm và kinh nghiệm học tập của sinh viên sau khi áp dụng CNTT
trong quá trình học trực tuyến.

Mặc dù CNTT đã đóng góp rất nhiều cho sự cải thiện học tập của sinh viên như đã
được đề cập ở mục 4.1 và 4.2, khi nhóm nghiên cứu tìm hiểu sâu hơn vào những trải
nghiệm của người học khi áp dụng phương pháp học tập này, có nhiều câu trả lời cho
rằng CNTT đã gây ra những bất lợi, sự cố không mong muốn trong quá trình học trực
tuyến. Điều này có thể xem là yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng của buổi học và tâm lý
của sinh viên.

Có nhiều bất cập được các đối tượng phỏng vấn đưa ra, chủ yếu liên quan tới việc cúp
điện, đường truyền mạng không ổn định, thiết bị học không đảm bảo . Ngoài ra còn có
tác động tiêu cực ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như sự tập trung của người học. Theo
một bạn sinh viên:

“CNTT khiến sinh viên dễ bị thu hút bởi các trò chơi , ứng dụng giải trí dẫn tới mất
chú ý khi học. Việc không ổn định của đường truyền mạng và việc cúp điện cũng gây
ảnh hưởng nhất định tới sinh viên.”

Hay như một quan điểm tương tự:

“Vì sinh viên sử dụng các thiết bị điện tử khá nhiều và liên tục trong 1 khoảng thời
gian dài nên đôi khi có thể bị nhức đầu chóng mặt và vì phải dính chặt trước màn hình
máy tính, điện thoại trong thời gian dài khiến sinh viên mệt mỏi và dễ mất tập trung.”
20

Để khắc phục những bất lợi này, sinh viên đã chia sẻ một số cách mà họ thường áp
dụng trong thời gian học trực tuyến như: kiểm tra đường truyền mạng cũng như thiết
bị học, đăng ký sẵn các gói cước 4G, sạc pin đầy đủ trước mỗi buổi học:

“Cần phải có những phương án dự phòng như đăng ký 4G, chuẩn bị sẵn một thiết bị
khác để thay thế trong trường hợp không may gặp các sự cố về đường truyền mạng.”

Một ý kiến đồng quan điểm cũng cho rằng:

“Hiện nay nhiều nhà mạng nắm bắt được nhu cầu dùng dữ liệu lớn của khách hàng
nên tôi có thể đăng ký các gói dữ liệu dung lượng cao 4G với giá cả hợp lý phòng
trường hợp nhà mất điện hoặc đường truyền yếu.”

Ngoài ra, sinh viên này còn cho biết thêm :

“Các trang web hỗ trợ học tập của trường cũng có mục trò chuyện cùng giảng viên hỗ
trợ tôi rất nhiều khi tôi cần giải đáp thắc mắc về bài học khi gặp vấn đề vào buổi học
hôm đó.”

Ngoài ra, thông qua việc phỏng vấn, chúng tôi cũng đã ghi nhận được rất nhiều những
ứng dụng mà các sinh viên thường dùng để hỗ trợ cho việc học nói chung và học tiếng
Anh nói riêng, điển hình là: LMS, Zoom, Google Meet, MS Team, Youtube,
Grammarly, Podcast, Duolingo, Google Scholar, v.v.

Từ kết quả phỏng vấn cho thấy, sau khi được tiếp cận và ứng dụng CNTT vào việc học
trực tuyến, các đối tượng đều đồng ý rằng họ đã tích lũy được những kinh nghiệm học
tập cho bản thân như : sự chủ động học tập, kĩ năng làm việc nhóm, sử dụng công cụ,
ứng dụng học hiệu quả hay kỹ năng quản lí thời gian, v.v.:

“Sử dụng CNTT để tham gia các buổi học trực tuyến trong thời gian vừa qua đã giúp
mình trở nên linh động và biết lên kế hoạch chỉnh chu hơn khi làm bài tập nhóm. Vì
không thể gặp nhau trực tiếp, các bạn và mình đã thảo luận và cùng nhau làm qua các
ứng dụng học, thiết kế bản thuyết trình như Google Meet, Google Docs, Canva v.v.
Mọi thứ vẫn diễn ra suôn sẻ và các bài tập cũng như bài thuyết trình được chuẩn bị
tốt và gửi đi đúng hạn dù trong thời điểm có nhiều bất tiện.”
21

Tiếp đến, khi được hỏi về việc làm thế nào để sử dụng CNTT cho việc học trực tuyến
hiệu quả nhất, đặc biệt là trao dồi các kỹ năng tiếng Anh , đã có rất nhiều phương án
được các bạn sinh viên đề xuất. Ví dụ như lời khuyên của một sinh viên:

“Chúng ta nên tăng sự tương tác với giảng viên và các bạn trong giờ học, thường
xuyên để ý hạn làm bài tập đúng hạn, ôn lại bài và tìm hiểu sâu hơn nhờ cái web thì sẽ
nhớ lâu hơn. Đối với các kĩ năng tiếng Anh, để cải thiện kỹ năng từ vựng thì cách hay
nhất là mỗi ngày bạn đọc báo online và ghi chú lại những từ mới, ngoài ra có thể
nghe các video TED để cải thiện kỹ năng nghe, và xem nhiều video về cách nói chuyện
của người bản ngữ; đọc thêm nhiều sách online và tham khảo các bài nghiên cứu
khoa học viết luận bằng tiếng Anh để cải thiện kĩ năng viết của mình.”

Một sinh viên khác cũng gợi ý:

“Nên giữ gìn sức khỏe của bản thân dù là học trực tuyến hay trực tiếp để đảm bảo
hiệu quả học tập; Chọn lọc thông tin khi tra cứu qua các trang web, ứng dụng học
tập; Áp dụng thêm ngữ pháp mới từ việc tập viết trên các trang web paraphrase; Tìm
kiếm sách, báo tiếng anh để học thêm từ vựng; Xem vlog và nghe nhạc để cải thiện
cách phát âm.”

Có thể thấy, trong thời điểm dịch bệnh COVID – 19 đầy căng thẳng và phức tạp, việc
chuyển sang hình thức học trực tuyến với sự hỗ trợ tối ưu từ CNTT là một giải pháp
phù hợp. Tuy nhiên, đa số các sinh viên đều nhận xét rằng phương pháp học tập truyền
thống vẫn luôn là một phương pháp căn bản, cốt lõi và chúng ta không nên thay thế nó
bằng phương pháp học sử dụng CNTT mà thay vào đó cần kết hợp song song với
nhau. Một ý kiến cụ thể cho biết:

“Học bằng CNTT có thể không áp dụng được một số tiêu chí trong giảng dạy so với
phương pháp truyền thống như sự tập trung và ý thức học tập của sinh viên; hơn nữa
những trục trặc về kết nối mạng hay lỗi phần mềm có thể ảnh hưởng đến việc học
tập.”

Bên cạnh đó cũng có câu trả lời tương tự:

“Tôi nghĩ chúng ta nên sử dụng những tiện ích mà CNTT đem lại và kết hợp nó cùng
với phương pháp học truyền thống một cách linh hoạt, phù hợp chứ không nên thay
22

thế hoàn toàn cách học truyền thống. Bởi, áp dụng CNTT vào việc học có thể hỗ trợ
sinh viên trong việc tham gia học tập trực tuyến, tìm kiếm tài liệu, mở rộng kiến thức
nhưng cũng khiến người học dễ bị phụ thuộc hoặc gặp các sự cố gây ảnh hưởng tới
chất lượng buổi học. Ngoài ra tôi nghĩ rằng không phải ai cũng có đủ điều kiện để
đầu tư các thiết bị CNTT tốt phục vụ cho nhu cầu học.”
23

CHƯƠNG 5: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU


Các cuộc phỏng vấn được thực hiện với 11 người tham gia tại một thời điểm và địa
điểm thuận tiện cho họ. Đa số người tham gia đều nói rằng sử dụng CNTT cho việc
học trực tuyến đóng vai trò to lớn. Trong quá trình học, họ tìm kiếm thông tin, kiến
thức liên quan đến bài học trên Internet một cách nhanh chóng. Điều đó ảnh hưởng rất
tích cực tới những buổi học trực tuyến vì giúp họ bắt kịp tiến độ của buổi học cũng
như sự năng động trong việc phát biểu xây dựng bài. Bên cạnh đó, khi sử dụng CNTT
để học trực tuyến, họ trở nên chủ động hơn, thoải mái và dễ dàng tương tác với giảng
viên cũng như các bạn trong lớp hơn. Ngoài ra, trong quá trình học, giáo viên cho họ
tham gia các trò chơi như Kahoot!, Quizlet,.. với nhiều kiến thức trong bài học giúp họ
trở nên thích thú và tiếp thu bài nhanh hơn.

Ngoài ra, khi tự học ở nhà, họ đa số sử dụng CNTT để tra cứu, tham khảo và nghiên
cứu kỹ càng các nguồn tài liệu, kiến thức trên Internet. Mặc khác, các ứng dụng như
Google Meet, Zoom, MS Teams đều có chế độ ghi âm cuộc họp, điều này thuận tiện
và dễ dàng cho họ tải về và xem lại video bài giảng ở nhà khi trên lớp chưa tiếp thu
kịp, thuận tiện cho việc tự học ở nhà rất nhiều.

Sau khi chúng tôi có được kết quả phỏng vấn từ 11 sinh viên, chúng tôi đã tiến hành
phân tích với ba câu hỏi nghiên cứu chính, đó là:

1. Mức độ ảnh hưởng của CNTT lên thái độ học tập của sinh viên trong thời gian
học trực tuyến?

2. Ảnh hưởng của CNTT đến kết quả học tập của sinh viên trong thời gian học
trực tuyến?

3. Trải nghiệm và kinh nghiệm học tập của sinh viên sau khi áp dụng CNTT trong
quá trình học trực tuyến?

5.1 Mức độ ảnh hưởng của CNTT lên thái độ học tập của sinh viên trong thời
gian học trực tuyến.
Về khía cạnh CNTT đã tác động thế nào đến sự năng động của sinh viên trong các
buổi học, chúng tôi rút ra được CNTT đã ảnh hưởng tích cực đến sự năng động của
8/11 sinh viên. Đa số họ đều nói rằng CNTT giúp họ tìm kiếm thông tin một cách
24

nhanh chóng và hiệu quả. Bên cạnh đó, trong quá trình học, giáo viên tổ chức các trò
chơi như Kahoot!, Quizlet,... với những kiến thức liên quan đến bài học. Kahoot! là
nền tảng trò chơi học tập trực tuyến miễn phí được tạo bởi giảng viên và tham gia bởi
các sinh viên (Wang & Tahir, 2020). Licorish et al. (2018) đã nhấn mạnh khả năng
mang lại ảnh hưởng tích cực đến sự năng động của sinh viên trong lớp học. Kahoot!
mang lại cho sinh viên nhiều cơ hội tương tác với giáo viên và bạn học, từ đó tạo ra
một môi trường học tập vui vẻ khác xa với phương pháp học tập truyền thống. Trong
bài nghiên cứu của Liton (2015), 85% sinh viên tham gia khảo sát có thái độ tích cực
với việc áp dụng CNTT vào việc học và học cũng cảm thấy CNTT truyền cảm hứng
học tập cho sinh viên nhiều hơn so với các phương pháp truyền thống. Tương tự vậy,
kết quả nghiên cứu của nhóm nghiên cứu chúng tôi cũng cho thấy rằng việc giảng viên
sử dụng các trò chơi học tập trực tuyến giúp cho các sinh viên cảm thấy được thu hút
và chú tâm vào việc tiếp thu kiến thức nhiều hơn, kích thích khả năng tư duy, sáng tạo,
giúp họ chủ động hơn, thoải mái và dễ dàng tương tác với giảng viên cũng như các bạn
trong lớp.

Tuy nhiên, bên cạnh việc CNTT có ảnh hưởng tích cực, có 1/11 ý kiến cho rằng CNTT
ảnh hưởng tiêu cực đến sự năng động của sinh viên. Lý do là các nguồn kiến thức và
thông tin hầu như đều có sẵn, điều này vô tình khiến cho nhiều bạn sinh viên trở nên
phụ thuộc và thụ động. Kolikant (2010) cho biết 8 trong số 25 học sinh được phỏng
vấn trong nghiên cứu tự cảm thấy thế hệ của họ trở nên lười hơn vì sử dụng Internet.
“Khi cần các bản tóm tắt hay thông tin gì đó, chỉ cần lên mạng thôi”, trong khi ngày
xưa “các sinh viên đọc rất nhiều và hoàn toàn không có máy tính”. Hơn 50% số sinh
viên tham gia tự nhận bản thân khá kém khi phải làm bài tập trên trường so với các thế
hệ trước, khi CNTT chưa phát triển. Vì CNTT hỗ trợ hiệu quả, nhanh chóng và dễ
dàng, nên học sinh cảm thấy bị mất đi cơ hội học tập. Thêm vào đó, việc sử dụng
CNTT trong việc học trực tuyến tạo điều kiện thuận lợi cho họ lấy lý do để trốn bật
camera và micro, thoát khỏi sự giám sát của giáo viên và dễ dàng bị xao nhãng bởi
mọi thứ xung quanh

Simamora (2020) đã chỉ ra những thuận lợi khi học trực tuyến như: truy cập dữ liệu
bất kỳ thời gian và địa điểm, nguồn học liệu rộng lớn, đa dạng, không áp lực và thư
giãn trong quá trình học, tự do học tập, không cần thời gian chuẩn xác cho mỗi khóa
25

học, tiết kiệm thời gian, có thể xem lại tư liệu nhiều lần nếu không hiểu, linh hoạt trao
đổi thông tin với thầy cô và bạn bè. Bên cạnh đó, những mặt tiêu cực bao gồm: tương
tác một chiều, nhàm chán, khó mà xác định lại thông tin, nhiều việc và bài tập khiến
học sinh ngủ trễ hơn, tín hiệu mạng cản trở việc học. Tương tự, kết quả phỏng vấn của
nhóm nghiên cứu có 2/11 bạn cho rằng CNTT có ảnh hưởng về cả hai mặt tích cực và
tiêu cực. Việc sử dụng CNTT trong việc học trực tuyến là một ý tưởng tốt và phù hợp
cho mùa dịch nếu các sinh viên biết tận dụng nó một cách tích cực. Tuy nhiên, việc sử
dụng CNTT trong việc học trực tuyến tạo điều kiện thuận lợi cho họ lấy lý do để trốn
bật camera và micro, thoát khỏi sự giám sát của giáo viên và dễ dàng bị xao nhãng bởi
mọi thứ xung quanh. CNTT sẽ trở nên có hại, nó trở thành thói quen khiến họ bị lười
biếng điều đó đem lại kết quả không tốt trong quá trình học.

Đối với việc CNTT ảnh hưởng đến động lực học của sinh viên thì chỉ có 1/11 bạn cảm
nhận được sự ảnh hưởng tích cực. Lý do là CNTT giúp bạn ấy có thêm động lực tự
học hỏi và tìm tòi kiến thức mới. Bên cạnh đó có 4/11 sinh viên cho rằng CNTT ảnh
hưởng tiêu cực đến động lực học tập của họ vì nhìn vào màn hình máy tính, điện thoại
trong thời gian dài dẫn đến mệt mỏi, khả năng tập trung bị giảm sút dẫn đến việc xao
nhãng và thụ động.

Mặt khác, nhóm tác giả rút ra được tỉ lệ 6/11 sinh viên cho rằng sự năng động của sinh
viên bị ảnh hưởng cả tích cực và tiêu cực khi sử dụng CNTT. Về mặt tích cực, đa số
các sinh viên đều khẳng định rằng họ chủ động hơn trong việc tự học, có nhiều dữ liệu
và nhiều nguồn bài tập tham khảo trên Internet. Về mặt tiêu cực tương tự như ở trên, vì
ngồi học hàng giờ trước màn hình máy tính khiến họ giảm khả năng tiếp thu vì mỏi
mắt và buồn ngủ. Ngoài ra họ thường bị xao nhãng bởi các trang mạng xã hội làm họ
mất tập trung. Piki (2020) chỉ ra học sinh dễ bị khó tập trung vào bài giảng trực tuyến
do mạng xã hội, làm giảm sự tham gia của người học và kết quả học tập tổng thể. Bên
cạnh đó, nghiên cứu của Sher (2009) cho thấy cách tốt nhất để sinh viên thực sự hài
lòng trong quá trình học trực tuyến chính là phải gia tăng sự giao tiếp của sinh viên với
giảng viên và sinh viên với sinh viên. Giảng viên phải khuyến khích sinh viên tham gia
thảo luận với nhau, phải có phản hồi về công việc của sinh viên, cho họ biết họ tiến bộ
thế nào theo từng giai đoạn và gia tăng làm việc với cá nhân hơn.
26

5.2 Ảnh hưởng của CNTT đến kết quả học tập của sinh viên trong thời gian học
trực tuyến
Với câu hỏi thứ hai, chúng tôi rút ra được có 10/11 có sự thay đổi kết quả học tập theo
hướng tích cực. 66,7% sinh viên trong khảo sát nghiên cứu của Edumadze et al (2019)
khẳng định có thể truy cập các học liệu bằng điện thoại nhanh hơn so với máy tính. Vì
vậy, đa số họ đều có thái độ tích cực với việc học trên điện thoại và tin rằng kết quả
học tập sẽ cải thiện hơn. Thêm vào đó, điện thoại di động cũng giúp sinh viên tiếp cận
nguồn tài liệu học dễ dàng hơn ở bất cứ đâu, bất kể thời gian nào, từ đó linh hoạt hơn
trong việc tự học (Nuraeni et al, 2020). Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng cho
thấy hầu hết các sinh viên đều cho rằng việc áp dụng CNTT vào việc học trực tuyến
giúp kết quả học tập của họ cải thiện rõ rệt, vì họ được tiếp thu kiến thức nhanh hơn,
có cơ hội để tiếp cận đa dạng các nguồn kiến thức, nguồn tài liệu. Hơn thế nữa, các
ứng dụng học trực tuyến hiện nay có chức năng ghi âm cuộc họp, buổi học nên sinh
viên có thể dễ dàng tải về và xem lại. Tuy nhiên, cũng có 1/11 ý kiến cho rằng kết quả
học tập của họ thay đổi theo hướng tiêu cực. Lý do là phương pháp kiểm tra học kỳ
bằng hình thức trắc nghiệm và tất nhiên kết quả sẽ được chấm chính xác khi sử dụng
CNTT khiến cho kết quả sẽ thấp hơn thi truyền thống.

Còn khi nói về sự hài lòng của các bạn sinh viên về những thay đổi của kết quả tập học
mà CNTT mang lại thì có 8/11 bạn hài lòng và 3/11 bạn có một phần hài lòng. Đối với
các bạn "hài lòng", hầu hết lý do là họ được tiếp cận nhiều kiến thức và học được
những kỹ năng mới nhiều giờ học tập, từ đó kết quả học tập được cải thiện. Điều này
khá tương đồng với kết quả của Ali (2011) cho thấy kết quả học tập của những học
sinh khi học trực tuyến, cụ thể là môn Vật lý, tốt hơn so với khi học trực tiếp vì họ
được phép truy cập thông tin và các tài liệu dạy học bất cứ khi nào. Thêm vào đó, các
nguồn tài liệu được trình bày đa dạng theo hoạt ảnh, đồ họa và tương tác, từ các tài
nguyên trực tuyến khác nhau. Bên cạnh đó, đối với các bạn "một phần hài lòng", lý do
là trong quá trình học, các bạn tiếp xúc với màn hình quá nhiều, dẫn đến việc mắt mỏi
và yếu hơn. Lý do tiếp theo khi học trực tuyến, các bạn sẽ không được giao lưu với
mọi người và bạn bè, cũng như tham gia các hoạt động xã hội dẫn đến giảm tính tương
tác xã hội.
27

5.3 Trải nghiệm và kinh nghiệm học tập của sinh viên sau khi áp dụng CNTT
trong quá trình học trực tuyến?
Đối với việc áp dụng CNTT vào việc học thì các ứng dụng, trang web và mạng xã hội
là những khía cạnh được sinh viên viên sử dụng nhiều nhất khi học trực tuyến. Các
phát hiện trong nghiên cứu của Milonm & Hasanand (2017) chỉ ra rằng các trang mạng
xã hội và các ứng dụng công nghệ có tác động tích cực và có thể rất hiệu quả trong
việc cải thiện kỹ năng ngôn ngữ của học sinh.

Trong những năm trở lại đây, nhằm khắc phục các vấn đề và bất tiện trong việc gặp
nhau mặt đối mặt thì các nền tảng hội nghị truyền hình (video conferencing) trực tuyến
đã được phát minh. Đây là công nghệ mà gia đình và bạn bè sử dụng để kết nối với
nhau qua khoảng cách xa (Judge & Neustaedter, 2010, April). Công nghệ này giúp
người dùng liên lạc với nhau qua nhiều thiết bị và ở bất kỳ đâu (Nakatsuhara et al.,
2017). Và hiện nay, các ứng dụng hội nghị truyền hình này được áp dụng rộng rãi
nhằm phục vụ việc học trực tuyến trong thời gian đại dịch COVID-19. Lượt tải xuống
của các ứng dụng này đã tăng đáng kể trong thời kỳ giãn cách xã hội trên toàn cầu, bên
cạnh việc giúp đỡ sinh viên trong việc học trực tuyến thì các ứng dụng này còn được
sử dụng trong các cuộc họp chuyên nghiệp hoặc chỉ là gọi điện thông thường (Singh &
Awasthi, 2020). Nổi bật và phổ biến nhất phải kể đến các ứng dụng như Google Meet,
Zoom và MS Teams. Những ứng dụng này đều có những điểm chung như cho phép
một số lượng lớn người tham gia cuộc họp, chức năng thay đổi phông nền, ghi âm
cuộc họp

Kết quả của nhóm nghiên cứu về những ứng dụng CNTT được các bạn sử dụng cho
thấy Google Meet là ứng dụng được sử dụng nhiều nhất với tỉ lệ 8/11. Google Meet,
hoặc có thể gọi với tên đầy đủ là Google Hangouts Meet, là một ứng dụng hội nghị
truyền hình của công ty Google. Ứng dụng này cho phép người dùng chia sẻ toàn màn
hình hoặc một thẻ trình duyệt. Khi sử dụng Google Meet, thông tin của người dùng
cũng sẽ được đảm bảo theo chính sách bảo vệ người dùng của Google (Singh &
Awasthi, 2020).

Bên cạnh đó, ứng dụng Zoom là sự lựa chọn nhiều thứ hai với tỉ lệ 6/11 sinh viên sử
dụng. Hiện nay, Zoom vẫn đang là ứng dụng hội nghị truyền hình phổ biến nhất do
tính năng đa dạng và dễ sử dụng. Ứng dụng có thể hỗ trợ đến 100 người tham gia và
28

49 video phát trên màn hình trong một cuộc họp. Zoom có hơn 200 triệu người dùng
mỗi ngày mặc dù vẫn còn các vấn đề bảo mật và quyền riêng tư mà bên ứng dụng đang
cố gắng khắc phục qua các bản cập nhật thường xuyên (Singh & Awasthi, 2020).

Và cuối cùng là ứng dụng MS Teams với tỉ lệ 2/11 sinh viên sử dụng. MS Teams, hoặc
tên đầy đủ là Microsoft Teams, là ứng dụng thuộc công ty Microsoft. Microsoft cho
biết họ ghi nhận được 2,7 tỷ phút từ người dùng hàng ngày. Bên cạnh đó, công ty còn
cho biết hiện nay có 183.000 tổ chức giáo dục, bao gồm nhiều trường học, trong 175
quốc gia đang sử dụng MS Teams cho việc dạy và học (Singh & Awasthi, 2020).

Hầu hết những ứng dụng được đề cập ở trên đều được các sinh viên tham gia khảo sát
sử dụng để tham gia các lớp học trực tuyến trong trường trong thời gian đại dịch và
được sử dụng rất thành thạo.

Đối với những trang web được các bạn sinh viên sử dụng nhiều nhất YouTube và
Grammarly là hai trang web được họ lựa chọn, cả hai có tỉ lệ bằng nhau là 4/11 sinh
viên. Họ truy cập vào Youtube để xem các bài giảng và học tiếng Anh để luyện kỹ
năng nghe và nói. Youtube là một nền tảng trực tuyến cho phép người dùng đăng tải
các video thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau và kết nối với các người dùng khác trên toàn
thế giới. Trong các nội dung phổ biến được đăng tải trên Youtube thì các video học
ngoại ngữ có thể dễ dàng được tìm thấy trên nền tảng này. Bên cạnh các nguồn tài liệu
truyền thống thì Youtube cũng được xem là một nguồn tài liệu quan trọng cho lĩnh vực
dạy và học và có thể được tích hợp xen kẽ trong các bài học tiếng Anh truyền thống
(Almurashi, 2016). Cũng trong nghiên cứu của Almurashi (2016) về việc sử dụng các
video bài giảng Youtube trong giảng dạy tiếng Anh trong lớp học để làm tài liệu bổ
sung tại Đại học Taibah ở Alula, các sinh viên trong khảo sát cũng đồng tình với việc
học tiếng Anh qua Youtube giúp họ dễ tiếp thu kiến thức hơn. Theo những sinh viên
này, Youtube cung cấp những video bài giảng đơn giản, thú vị nhưng vẫn đầy đủ kiến
thức. Họ cho rằng Youtube đóng một vai trò rất quan trọng trong việc giúp họ thể hiện
tốt hơn trong lớp cũng như đơn giản hóa các bài giảng để dễ hiểu hơn. Tương tự, các
sinh viên chuyên ngữ ngành Ngôn Ngữ Anh thuộc trường Đại học Mở Thành phố Hồ
Chí Minh tham gia khảo sát cũng lựa chọn Youtube vì những video bài giảng dễ hiểu,
giúp cho việc luyện nghe và nói tiếng Anh được thực hiện dễ dàng hơn.
29

Còn đối với Grammarly, đây là ứng dụng được các sinh viên lựa chọn trong việc tra
cứu ngữ pháp tiếng Anh hiệu quả. Grammarly là một trang mạng , hoặc công cụ, miễn
phí giúp người dùng phát hiện các lỗi chính tả và ngữ pháp trong bài viết của mình
(Schrauder, n.d., được trích dẫn trong Karyuatry, 2018). Grammarly được công nhận
là công cụ học tập hữu ích hỗ trợ người học trong việc kiểm tra chính tả, ngữ pháp,
dấu câu,... và cung cấp những đề xuất giúp cho bài viết dễ đọc và rõ ràng hơn. Khả
năng chỉnh sửa của Grammarly mang độ chính xác cao, hoàn toàn có thể giúp người
dùng kiểm tra bài viết của mình để trở nên hoàn thiện nhất có thể (Grammarly, 2017,
được trích dẫn trong Nova, 2018). Karyuatry (2018) đã thực hiện nghiên cứu về việc
ứng dụng Grammarly để cải thiện khả năng viết của học sinh. Tác giả đã thực hiện
khảo sát trên 2 nhóm học sinh. Cả 2 nhóm đều được yêu cầu làm một bài viết nhưng
nhóm 1 sẽ viết dựa hoàn toàn trên khả năng ngữ pháp của bản thân, trong khi nhóm 2
sẽ được dùng công cụ Grammarly để kiểm tra các lỗi ngữ pháp trong bài. Kết quả
nghiên cứu cho thấy các học sinh ở nhóm 1 gặp các vấn đề về ngữ pháp như cách sử
dụng mạo từ, giới từ và nhiều lỗi sai khác về mặt ngữ pháp. Ngược lại, bài viết của các
học sinh ở nhóm 2 sau khi sử dụng Grammarly có điểm cao hơn nhóm 11 khi có ít lỗi
ngữ pháp và từ vựng cũng được sử dụng đa dạng hơn. 87,5% học sinh tham gia khảo
sát cũng đồng tình với việc Grammarly giúp họ kiểm tra lại bài viết của mình và có 34
học sinh tin tưởng độ chính xác của công cụ này.

Ngoài ra, LMS cũng là một trang web có 3/11 sinh viên lựa chọn với mục đích tìm
nhiều tài liệu học tập mà giảng viên tải lên. LMS (Learning Management System) là
một hệ thống trực tuyến được thiết kế để làm nơi cung cấp nội dung học tập, đồng thời
giúp học sinh sinh viên tương tác với giảng viên của mình. LMS cũng cung cấp các
công cụ hỗ trợ làm bài kiểm tra và đánh giá, báo cáo tiến độ và kết quả học tập của học
sinh. Để truy cập LMS thông qua trình duyệt web, sinh viên có thể sử dụng bất kỳ hệ
điều hành, máy tính hoặc thiết bị di động nào (Kasim & Khalid, 2016). Trường Đại
học Mở Thành phố Hồ Chí Minh những năm gần đây cũng đã tiến hành sử dụng hệ
thống LMS cho việc dạy - học của giảng viên và sinh viên. Những nội dung thường
được tìm thấy trên LMS của trường có thể kể đến danh sách môn học theo từng học kỳ
của sinh viên, danh sách lớp, đề cương môn học,... Bên cạnh các bài giảng, giảng viên
cũng sẽ thường đăng tải các bài tập hàng tuần hoặc bài kiểm tra kèm hạn nộp bài lên
30

LMS cho sinh viên, và bài làm của sinh viên sẽ được chấm điểm luôn trên hệ thống.
Trong trường hợp bỏ lỡ mất một buổi học hoặc chưa hiểu bài, sinh viên có thể truy cập
LMS để coi lại những bài giảng đã được giảng viên đăng tải. Sinh viên cũng có thể
liên lạc với giảng viên bằng tính năng chat riêng trên hệ thống khi không có được
email hoặc số điện thoại của giảng viên. Trong thời gian giãn cách xã hội, sinh viên
cũng như giảng viên không thể đến trường để thực hiện hình thức thi cuối kỳ truyền
thống thì Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh đã tiến hành thực hiện thi cuối
kỳ trên hệ thống LMS. Mặc dù không thể tránh một số vấn đề như cúp điện hay đường
truyền mạng không ổn định, những học kỳ được thực hiện thi trực tuyến đều đã trải
qua khá suôn sẻ. Phải nói rằng, hệ thống LMS hỗ trợ rất nhiều trong cả công tác dạy -
học của giảng viên và sinh viên, đồng thời cũng chính là cầu nối giữa cả hai ngoài giờ
lên lớp.

Khi nói về trường hợp thay thế phương pháp truyền thống bằng phương pháp sử dụng
CNTT thì có 6/11 sinh viên đưa ra quan điểm không nên thay thế, lý do hầu hết là khi
sử dụng CNTT quá nhiều, họ sẽ bị phụ thuộc vào những thứ có sẵn mà không cần suy
nghĩ. Hơn thế nữa, học trực tuyến sẽ ngồi và tiếp xúc với màn hình máy vi tính hoặc
laptop gây cho sinh viên cảm giác nhàm chán và mệt mỏi. Đồng tình với ý kiến trên,
80% giảng viên thuộc chương trình APL Ủy ban Quốc gia U-Sloan cho rằng kết quả
học tập của sinh viên sẽ kém hơn hoặc phần nào đó kém hơn so với học trực tiếp. Mặc
dù vậy, ngày càng có nhiều giảng viên cho học sinh học trực tuyến. Đối với họ, việc
chuẩn bị cho một lớp học trực tuyếntốn nhiều thời gian và công sức hơn, Tuy nhiên,
họ vẫn phải chấp nhận vì hai lý do quan trọng nhất, đó là đáp ứng nhu cầu của sinh
viên: tiếp cận kiến thức một cách linh hoạt và tiếp cận một thành phần người học cụ
thể (Seaman, 2009). Ngoài ra, 5/11 sinh viên cho rằng nên kết hợp cả hai phương
pháp. Việc học trực tiếp có thể giúp họ và giảng viên tương tác tốt hơn, họ sẽ được
giảng viên đáp lại những thắc mắc hoặc những gì chưa hiểu. Quá trình học diễn ra
cũng đỡ nhàm chán hơn so với việc ngồi học trực tuyến. Tuy nhiên cũng cần kết hợp
với CNTT để trau dồi thêm nhiều kiến thức chuyên sâu thông qua các trang web, ứng
dụng trên Internet. Kết quả nghiên cứu của Singh et al (2021) cho thấy học sinh học
kết hợp giữa 2 phương pháp học trực tuyến và học trực tiếp có kết quả học tập và sự
hài lòng cao hơn so với học sinh học trực tiếp. Lý do ở đây vì cách học kết hợp trên sẽ
31

có được nhiều ưu điểm từ học trực tuyến và trực tiếp như tăng cường động lực học cho
học sinh, nhiều tài liệu, có thể truy cập bất cứ thời gian và địa điểm, có thể xem lại bài
giảng nhiều lần,...

Từ tất cả các câu trả lời phỏng vấn từ 11 sinh viên, chúng tôi kết luận lại là CNTT là
một phần không thể thiếu trong quá trình học trực tuyến của họ, đặc biệt là sự ảnh
hưởng của CNTT đối với kết quả học tập của họ. Đa số các bạn đều hài lòng với kết
quả học tập có chiều hướng tiến bộ hơn so với học trực tiếp. Tuy nhiên, nếu có sự lựa
chọn giữa việc thay thế phương pháp học tập truyền thống hoàn toàn bằng phương
pháp sử dụng CNTT thì chỉ có một nửa số lượng sinh viên đồng ý. Nửa còn lại lựa
chọn việc kết hợp linh hoạt cả hai phương để tránh việc lạm dụng CNTT dẫn tới
những hậu quả xấu cho họ.
32

CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT

6.1 Kết luận

Sau khi kết hợp tiến hành khảo sát và nghiên cứu các công trình đi trước, qua quá trình
phân tích số liệu, nhóm nghiên cứu đã rút ra được cái nhìn tổng quát về thái độ của
sinh viên trong việc kết hợp CNTT vào việc học ngoại ngữ, cụ thể như sau:

6.1.1 Về mức độ ứng dụng và thái độ chung của sinh viên khi kết hợp CNTT vào
quá trình học tập

Thông qua tiến hành khảo sát thực tiễn các sinh viên chuyên ngữ ngành Ngôn ngữ
Anh thuộc Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, nhóm nghiên cứu nhận thấy đa phần
các sinh viên đều biết cách sử dụng và kết hợp CNTT ở mức cơ bản, bao gồm cách
dùng các phần mềm lớp học trực tuyến (Zoom, Google Meet, MS Teams,...); tin học
văn phòng (Excel, Word, Powerpoint). Nhìn chung các sinh viên đều cảm thấy hào
hứng và học tập hiệu quả hơn trong những tiết học có ứng dụng CNTT, bất kể là giảng
viên dùng hay tự thân sinh viên ứng dụng (Kahoot!). Các tiện ích CNTT thường được
sinh viên sử dụng bao gồm: Google Meet, Youtube, Grammarly với tỷ lệ các sinh viên
tham gia khảo sát sử dụng lần lượt là 8/11, 4/11 và 4/11. Tuy nhiên, trong quá trình
ứng dụng CNTT vào học trực tuyến, các sinh viên cũng nêu một số mặt hạn chế như
dễ bị xao nhãng bởi các tiện ích giải trí; việc tập trung vào màn hình điện tử quá lâu
khiến thị lực suy giảm và sức khỏe bị ảnh hưởng; một số lớp học khi học trực tuyến
không thể hiệu quả bằng khi học truyền thống, đồng thời học trực tuyến cũng khiến
giảng viên khó kiểm soát lớp hơn và khiến sinh viên bị động và tiết học trở nên nhàm
chán.

6.1.2 Về kết quả học tập sau khi ứng dụng CNTT vào quá trình học tập so với
phương pháp học truyền thống

Kết quả khảo sát và phân tích đã cho thấy sinh viên đa phần đều hài lòng về kết quả
học tập sau khi ứng dụng CNTT vào quá trình học trực tuyến. Dựa trên các tiêu chí
đánh giá kết quả học tập theo tinh thần Nghị quyết 29 của Bộ GD&ĐT VN và tham
khảo khái niệm về đánh giá kết quả học tập của học sinh từ Hoàng Đức Nhuận và Lê
Đức Phúc (Lê Thị Mỹ Hà, 2014), nhóm nghiên cứu xin được đánh giá tổng quát kết
33

quả học tập của các đối tượng tham gia khảo sát qua hai tiêu chí: Mức độ Thành tích
và mức độ Áp dụng. Mức độ Thành tích được đánh giá dựa trên điểm số của sinh viên,
còn mức độ Áp dụng được đánh giá qua lượng kiến thức và kỹ năng mà sinh viên nhận
được sau quá trình áp dụng CNTT vào học tập, cụ thể như sau:

- Tiêu chí Thành tích: Hai phương hướng khảo sát chính của tiêu chí này bao gồm :
phương hướng kết quả thay đổi theo hướng tích cực và thay đổi theo hướng tiêu cực.
Đa số sinh viên tham gia khảo sát cho biết kết quả học tập của họ đã thay đổi theo
hướng tích cực, chiếm 10/11 kết quả khảo sát. Số lượng câu trả lời theo hướng tiêu cực
chiếm tỉ lệ rất ít với chỉ 1/11 kết quả, với nguyên nhân chính là do hình thức thi online
trắc nghiệm đôi khi xảy ra sai sót khiến điểm của họ bị ảnh hưởng tiêu cực.

- Tiêu chí Áp dụng: Tiêu chí Áp dụng bao gồm lượng kiến thức và kỹ năng mà sinh
viên đã học được trong quá trình áp dụng CNTT vào học tập. Theo khảo sát, hầu hết
các sinh viên đều đồng ý khi áp dụng CNTT vào học tập tạo ra nhiều cơ hội để tiếp
cận đa dạng nguồn tài liệu, đồng thời cũng tạo điều kiện cho việc tự học với các chức
năng ghi lại bài giảng. Nhìn chung, với sự tiến bộ ở mức độ Thành tích, mức độ Áp
dụng cũng thay đổi theo hướng tích cực hơn.

6.1.3 Những khó khăn do yếu tố chủ quan, khách quan tác động lên quá trình học
tập có áp dụng CNTT của sinh viên.

Khi áp dụng CNTT vào học tập, nhất là học trực tuyến với chương trình đào tạo chính
quy, ngoài những khó khăn về tiếp thu kiến thức chuyên ngành, sinh viên còn phải đối
mặt với rất nhiều những khó khăn liên quan tới ngoại cảnh và khách quan khó thể
tránh khỏi. Tuy nhiên, trong bài nghiên cứu này, nhóm nghiên cứu chỉ xin được đề cập
tới các vấn đề phổ biến nhất, bao gồm:

- Vấn đề đường truyền mạng: Đại dịch COVID-19 và giãn cách xã hội khiến nhiều
sinh viên phải quay về quê nhà và áp dụng hình thức học trực tuyến. Tuy nhiên, tốc độ
mạng ở các vùng trên lãnh thổ Việt Nam có thể khác nhau, đặc biệt là ở các vùng sâu
vùng xa. Điều này gây ra không ít khó khăn khi các bạn cần phải có một đường truyền
mạng ổn định để có thể tham gia các lớp học trực tuyến và sử dụng các tiện ích CNTT
để học tập theo cách hiệu quả nhất.
34

- Vấn đề thiết bị/ cơ sở vật chất: Như những gì đã đề cập bên trên, để có thể tham
gia các lớp học trực tuyến, sinh viên cần phải có ít nhất một điện thoại thông minh có
đủ khả năng để vận hành các ứng dụng học online và các tiện ích CNTT khác, chưa kể
đến với những gia đình đông con, việc phải thay phiên nhau sử dụng thiết bị thông
minh là một sự bất tiện lớn và phần nào ảnh hưởng tới kết quả và quá trình học tập của
sinh viên. Chưa kể tới gánh nặng tài chính gây ra cho gia đình bởi vì laptop hoặc kể cả
là điện thoại thông minh là một khoản phí không nhỏ đối với nhiều gia đình.

- Vấn đề mang yếu tố gia đình: Bởi vì giãn cách xã hội và hình thức học trực tuyến
tại nhà, một số sinh viên bất đắc dĩ phải vừa học vừa chia sẻ việc nhà như bán hàng,
trông em, chăm sóc các thành viên khác,... Điều này cũng ảnh hưởng không nhỏ tới
quá trình học tập của sinh viên.

- Vấn đề sức khỏe và tâm lý bản thân: Từ khảo sát cho thấy, đa số các bạn sinh viên
đều đồng ý rằng việc nhìn và tiếp xúc với máy tính, điện thoại quá lâu gây ra các triệu
chứng mỏi mắt, nhức đầu và mất khả năng tập trung, khiến việc tiếp thu kiến thức khó
khăn hơn. Một số bạn còn cho biết vì học online có thể viện các lý do như hư mic, hư
camera để tránh trả lời câu hỏi từ giáo viên, lâu dần dẫn tới ù lì và bị động trong học
tập. Ngoài ra học online còn khiến sinh viên dễ bị xao nhãng từ các nội dung giải trí từ
Internet.

6.2 Đề xuất các tiện ích CNTT dành cho sinh viên khi áp dụng vào học tập và gợi
ý dành cho giảng viên

6.2.1. Đề xuất tiện ích CNTT dành cho sinh viên

Sinh viên có đa dạng các sự lựa chọn về tiện ích CNTT có thể áp dụng vào học tập, từ
thu thập các ý kiến từ khảo sát, nhóm nghiên cứu xin đề xuất một số tiện ích sau đây:

a. Tính năng Recording Classes (Ghi lại lớp học)

Hiện nay các phần mềm học trực tuyến như Zoom, Google Meet, MS Teams đều có
chức năng cho phép ghi lại buổi học để tiện cho sinh viên có cơ hội xem lại bài nếu
chẳng may bỏ lỡ. Đây là một tính năng vô cùng tiện lợi và quan trọng đối với cả giảng
viên và sinh viên trong quá trình học trực tuyến. Kể cả khi sinh viên không thể dùng
35

trực tiếp tính năng này, bạn vẫn có thể liên lạc với giảng viên để xin video ghi lại bài
học hoặc dùng chức năng quay màn hình của laptop.

b. Hệ thống LMS (Learning Management System)

Các trường Đại học đều có một hệ thống quản lý học tập riêng mình, và tất cả học liệu
hoặc những gì liên quan tới chương trình đào tạo đều phải được tải lên hệ thống. Tuy
nhiên, vẫn có nhiều sinh viên chưa biết cách hoặc không thường xuyên sử dụng LMS,
đây là một điều rất đáng tiếc. Hệ thống LMS sẽ cung cấp cho bạn đầy đủ các khóa học,
điểm số, tài liệu và bài tập mà giảng viên giao trong lớp học. Đây cũng là một nền tảng
tiện lợi để giao tiếp với giảng viên hoặc bạn học mà không cần phải qua email hoặc
các nền tảng MXH khác. Việc sử dụng và kiểm tra LMS thường xuyên sẽ giúp sinh
viên kiểm soát quá trình học tập của mình tốt hơn, từ đó chủ động hơn trong việc học
tập.

c. Google Tools - Các công cụ được cung cấp bởi Google

Ngoài việc là một công cụ tìm kiếm dữ liệu hiệu quả nhất hiện nay, Google cũng là
một hệ thống công cụ học tập- văn phòng vô cùng hiệu quả. Các công cụ thuộc Google
được sinh viên chuyên ngữ sử dụng nhiều nhất gồm có: Google Docs, Google Meet,
Google Translate và Google Excel. Với sự tiện lợi từ việc cùng chung hệ thống, người
dùng có thể dễ dàng truy cập, chỉnh sửa và thảo luận cùng lúc mà vẫn đảm bảo được
sự riêng tư nhất định. Xuyên suốt thời gian học trực tuyến và ngay cả khi thời điểm
quay lại trường học, hệ thống Google Tools vẫn là tiện ích CNTT không thể thiếu
trong quá trình học tập của sinh viên.

d. Các ứng dụng phục vụ cho việc tự học cá nhân (Grammarly, Youtube)

Grammarly: Một ứng dụng tiện lợi với sinh viên chuyên ngữ Anh với chức năng sửa
lỗi chính tả, ngữ pháp và đề xuất cấu trúc câu, đây là một trong những tiện ích được sử
dụng nhiều nhất theo khảo sát với 4/11 sinh viên đồng ý.

Youtube: Được sử dụng ngang bằng với tỉ lệ của Grammarly, Youtube thường được
các sinh viên dùng để tìm kiếm thông tin và luyện kỹ năng Nghe. Những bài giảng trên
Youtube được đánh giá là thú vị và dễ hiểu, đồng thời nhờ có chức năng lọc và kiểm
36

duyệt nội dung, người dùng có thể sử dụng Youtube để khám phá những video liên
quan tới lĩnh vực học.

6.2.2 Đề xuất các tiện ích CNTT cho giảng viên áp dụng trong quá trình giảng
dạy

Dựa trên kết quả khảo sát và quá trình tìm hiểu cá nhân, nhóm nghiên cứu xin đề xuất
3 trang web tiện ích thường được áp dụng vào giảng dạy và nhận được phản ứng tích
cực từ sinh viên sau đây:

a. Kahoot!

Nền tảng trò chơi kiến thức này sẽ được chuẩn bị bởi giảng viên và tham gia bởi các
sinh viên trong buổi học. Giao diện bắt mắt, vận hành mượt, cơ chế câu hỏi trắc
nghiệm và tính điểm xếp hạng mang tính cạnh tranh giúp không khí lớp học sôi động
hơn và khơi gợi hứng thú của sinh viên với bài học, cũng là một cách tốt để kiểm tra
kiến thức trước đó.

b. Bamboozle

Tương tự như Kahoot!, Baamboozle cũng là một nền tảng học tập theo phương hướng
trò chơi. Tuy nhiên ở Baamboozle, giảng viên có thể chia đội cho sinh viên, tăng tính
đồng đội và teamwork để có thể giành được điểm. Cơ chế trả lời cũng đa dạng hơn,
không nhất thiết theo hình thức trắc nghiệm mà có thể thêm cả tự luận hoặc câu hỏi
vấn đáp.

c. Quizlet

Khác với hai ứng dụng trên, Quizlet mang ít tính cạnh tranh tương tác hơn. Tuy nhiên
Quizlet là một nền tảng hiệu quả trong việc học từ vựng, thuật ngữ ở đa dạng lĩnh vực
với lượng kiến thức được chia sẻ bởi giảng viên và các người dùng với nhau. Giảng
viên có thể dùng Quizlet như một công cụ hỗ trợ cho những bài học mang tính lý
thuyết đòi hỏi ghi nhớ cao.

6.3. Về câu hỏi “Có nên tiếp tục duy trì phương pháp học trực tuyến với sự trợ
giúp của CNTT kể cả khi dịch bệnh kết thúc?”
37

Sau khi tổng hợp khảo sát và tham khảo các nghiên cứu đi trước, nhóm nghiên cứu
nhận thấy rằng đa phần mọi người - từ giảng viên đến học sinh- sinh viên đều đồng ý
rằng chỉ nên áp dụng CNTT và việc học trực tuyến như một công cụ hỗ trợ cho giáo
dục, chứ không nên và không thể thay thế phương pháp học truyền thống. Việc áp
dụng linh hoạt CNTT sẽ khiến quá trình học và đào tạo hiệu quả hơn và mang lại trải
nghiệm tốt hơn cho cả hai phía giảng viên - sinh viên.

6.4 Hạn chế và định hướng mở rộng nghiên cứu

Tuy đã cố gắng chuẩn bị kỹ càng, nhưng đề tài nghiên cứu vẫn còn những hạn chế sau
đây:

- Vì tình hình dịch bệnh, nhóm nghiên cứu khó có thể phỏng vấn và thu thập nhiều
mẫu khảo sát hơn, chỉ có 11 sinh viên cho kết quả khảo sát hợp lệ.

- Chưa thể phân tích kỹ hơn về quá trình học tập có áp dụng CNTT trên nhiều khía
cạnh và khả năng, cũng như quá trình giảng dạy áp dụng CNTT của giảng viên.

- Chưa thể cung cấp thêm nhiều các tiện ích giúp đỡ trong quá trình học có áp dụng
CNTT cho sinh viên và giảng viên.

Nếu có thêm thời gian và cơ hội, nhóm nghiên cứu rất sẵn lòng mở rộng nghiên cứu
trên các khía cạnh sau:

- Mở rộng đối tượng khảo sát, bao gồm gia tăng số lượng và phạm vi khảo sát.

- Tìm hiểu và gợi ý thêm các tiện ích CNTT.

Sử dụng thêm các biện pháp phân tích dữ liệu và thống kê nghiên cứu để kết quả đáng
tin cậy và hữu dụng hơn.
38

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


Abdul Aziz, A., Hassan, M. U. H., Dzakiria, H., & Mahmood, Q. (2018). Growing
Trends of Using Mobile in English Language Learning. Mediterranean Journal
of Social Sciences, 9(4), 235. Retrieved from
https://www.richtmann.org/journal/index.php/mjss/article/view/10272

Abu-Ayfah, Z. A. (2020). Telegram App in Learning English: EFL Students’


Perceptions. English Language Teaching, 13(1). Retrieved from
https://files.eric.ed.gov/fulltext/EJ1239149.pdf

Abuhassna, H., Al-Rahmi, W. M., Yahya, N., Zakaria, M. A. Z. M., Kosnin, A. B., &
Darwish, M. (2020). Development of a new model on utilizing online learning
platforms to improve students’ academic achievements and satisfaction.
International Journal of Educational Technology in Higher Education, 17(1),
1-23.

AbuSa’aleek, A. O. (2015). STUDENTS’ PERCEPTIONS OF ENGLISH


LANGUAGE LEARNING IN THE FACEBOOK CONTEXT. Teaching
English with Technology, 15(4), 60-75. Retrieved from
https://files.eric.ed.gov/fulltext/EJ1138432.pdf

Ahmadi, D., & Reza, M. (2018). The use of technology in English language learning:
A literature review. International Journal of Research in English Education,
3(2), 115-125.

Ali, B. M. (2011). A critical study of effectiveness of online learning on students'


achievement. Baig, MA (2011). RESEARCH PAPERS A CRITICAL STUDY OF
EFFECTIVENESS OF ONLINE LEARNING ON
STUDENTS’ACHIEVEMENT. I-Manager’s Journal of Educational
Technology, 7(4), 28-34.

Almurashi, W. A. (2016). The effective use of YouTube videos for teaching English
language in classrooms as supplementary material at Taibah University in
Alula. International Journal of English Language and Linguistics Research,
4(3), 32-47.
39

Alsulami, S. (2016). The effects of technology on learning English as a foreign


language among female EFL students at Effatt College: An exploratory study.
Studies in Literature and Language, 12(4), 1-16.

Biswas, B., Roy, S. K., & Roy, F. (2020). Students Perception of Mobile Learning
during COVID-19 in Bangladesh: University Student Perspective. Aquademia,
4(2). Retrieved from https://doi.org/10.29333/aquademia/8443

Bsharat, T. R., & Behak, F. (2020). The impact of microsoft teams’ app in enhancing
teaching-learning english during the Coronavirus (COVID-19) from the English
teachers’ perspectives’ in Jenin city. Malaysian Journal of Science Health &
Technology, 7.

Đào, T. T. (2018). Ứng dụng CNTT nhằm tăng hứng thú trong giờ học tiếng Anh.
Retrieved from https://repository.vnu.edu.vn/flowpaper/simple_document.php?
subfolder=14/78/43/
&doc=147843563601447548359802853989459530182&bitsid=3d859206-
0baa-485a-989d-d582569849d7&uid=

Edumadze, J. K., Kuadey, N. A., & Mensah, S. E. (2019).


STUDENTS’PERCEPTION OF MOBILE LEARNING AT UNIVERSITY OF
CAPE COAST, GHANA. The Online Journal of Distance Education and e-
Learning, 7(3), 226. Retrieved from
http://www.tojdel.net/journals/tojdel/volumes/tojdel-volume07-
i03.pdf#page=84

Gürleyik, S., & Akdemir, E. (2018, April). Guiding Curriculum Development: Student
Perceptions for the Second Language Learning in Technology-Enhanced
Learning Environments. Journal of Education and Training Studies, 6(4).
Retrieved from https://doi.org/10.11114/jets.v6i4.2994

Hà, L. T. (2014, April 8). Đánh giá kết quả học tập của học sinh - cách hiểu và phân
loại. Retrieved from SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BẾN TRE:
https://www.bentre.edu.vn/index.php?
option=com_content&view=article&id=3416%3Aanh-gia-kt-qu-hc-tp-ca-hc-
sinh-cach-hiu-va-phan-loi&catid=69%3Ai-mi-phng-phap-dy-hc&Itemid=96
40

Hamidi, F., Meshkat, M., Rezaee, M., & Jafari, M. (2011). Information technology in
education. Procedia Computer Science, 3, 369-373.

Hoàng, T. (2016). TRƯỜNG, H. THÁI ĐỘ THAM GIA NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
CỦA GIẢNG VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỚI THÀNH LẬP. THỰC TIỄN
GIÁO DỤC, 84-87.

Judge, T. K., & Neustaedter, C. (2010, April). Sharing conversation and sharing life:
video conferencing in the home. Proceedings of the SIGCHI Conference on
Human Factors in Computing Systems, 655-658.

Karyuatry, L. (2018). Grammarly as a tool to improve students’ writing quality: Free


online-proofreader across the boundaries. JSSH (Jurnal Sains Sosial dan
Humaniora), 2(1), 83-89.

Kasim, N. N. M., & Khalid, F. (2016). Choosing the right learning management
system (LMS) for the higher education institution context: A systematic review.
International Journal of Emerging Technologies in Learning, 11(6).

Kolikant, Y. B. (2010). Digital natives, better learners? Students’ beliefs about how
the Internet influenced their ability to learn. Computers in Human Behavior,
26(6), 1384-1391.

Li, H. C. (2010). Using podcasts for learning English: perceptions of Hong Kong
Secondary 6 ESL students. Début: the undergraduate journal of languages,
linguistics and area studies, 1(2), 78-90. Retrieved from
https://www.academia.edu/22871582

Licorish, S. A., Owen, H. E., Daniel, B., & George, J. L. (2018). Students’ perception
of Kahoot!’s influence on teaching and learning. Research and Practice in
Technology Enhanced Learning, 13(1), 1-23.

Liton, H. A. (2015). Examining students’ perception & efficacy of using technology in


teaching English. International Journal of Education and Information
Technology, 1(1), 11-19. Retrieved from
https://www.academia.edu/41430312/Examining_Students_Perception_and_Eff
icacy_of_Using_Technology_in_Teaching_English
41

Milon, S. R., & Hafiz, M. I. (2017). Students’ perception towards technology in


learning English as a foreign language: A case study of higher secondary
students of Pabna, Bangladesh. IOSR Journal Of Humanities And Social
Science (IOSR-JHSS), 22(6), 47-53. Retrieved from
https://www.researchgate.net/profile/Md-Iqbal-22/publication/317937576_Stud
ents
%27_Perception_towards_Technology_in_Learning_English_as_a_Foreign_La
nguage_A_Case_Study_of_Higher_Secondary_Students_of_Pabna_Bangladesh
/links/5a1331edaca27217b5a0dc30/Student

Nakatsuhara, F., Inoue, C., Berry, V., & Galaczi, E. (2017). Exploring the use of
video-conferencing technology in the assessment of spoken language: A mixed-
methods study. Language Assessment Quarterly, 14(1), 1-18.

Nalliveettil, G. M., & Khaled Alenazi, T. H. (2016, March). The Impact of Mobile
Phones on English Language Learning: Perceptions of EFL Undergraduates
George Mathew Nalliveettil. Journal of Language Teaching and Research,
7(2), 246-272. Retrieved from https://www.researchgate.net/profile/George-
Nalliveettil/publication/
297894725_The_Impact_of_Mobile_Phones_on_English_Language_Learning_
Perceptions_of_EFL_Undergraduates/links/5ed3bb13299bf1c67d2cd179/The-
Impact-of-Mobile-Phones-on-English-Language-Learni

Ngo, H., & Eichelberger, A. (2019). College students' attitudes toward ICT use for
English learning. International Journal of Education and Development using
ICT, 15(1).

Nguyễn, V. L. (2016). Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ngoại ngữ: Từ
kinh nghiệm quốc tế đến thực tại Việt Nam. VNU Journal Of Science:
Education Research, 32(2). Retrieved from
https://js.vnu.edu.vn/ER/article/view/1670

Nguyễn, V. T. (2018). Nâng cao hiệu quả tự học tiếng Anh qua việc sử dụng truyền
thông và công nghệ thông tin trong thời đại 4.0. Tạp chí Khoa học Ngôn ngữ và
Văn hóa, 2(1). Retrieved from
42

https://sti.vista.gov.vn/tw/Lists/TaiLieuKHCN/Attachments/302008/49684-
901-153413-1-10-20200804.pdf

Nourouzi, M., Zandi, F., & Mousa, M. F. (2008). RANKING THE METHODS OF
APPLYING INFORMATION TECHNOLOGY IN SCHOOLS'TEACHING-
LEARNING PROCESS.

Nova, M. (2018). Utilizing Grammarly in evaluating academic writing: A narrative


research on EFL students’ experience. Premise: Journal of English Education
and Applied Linguistics, 7(1), 80-97.

Nuraeni, C., Carolina, I., Supriyatna, A., Widiati, W., & Bahri, S. (2020, November).
Mobile-Assisted Language Learning (MALL): Students' Perception and
Problems towards Mobile Learning in English Language. Journal of Physics:
Conference Series, 1641(1), 012027. Retrieved from
https://iopscience.iop.org/article/10.1088/1742-6596/1641/1/012027/pdf

Piki, A. (2020, November). An exploration of student experiences with social media


and mobile technologies during emergency transition to remote education.
World Conference on Mobile and Contextual Learning, 10-17.

Raja, R., & Nagasubramani, P. C. (2018). Impact of modern technology in education.


Journal of Applied and Advanced Research, 3(1), 33-35.

Seaman, J. (2009). Online Learning as a Strategic Asset: The Paradox of Faculty


Voices: Views and Experiences with Online Learning. Association of Public
and Land-Grant Universities.

Sher, A. (2009). Assessing the relationship of student-instructor and student-student


interaction to student learning and satisfaction in web-based online learning
environment. Journal of Interactive Online Learning, 8(2).

Simamora, R. M. (2020). The Challenges of online learning during the COVID-19


pandemic: An essay analysis of performing arts education students. Studies in
Learning and Teaching, 1(2), 86-103.

Singh, J., Steele, K., & Singh, L. (2021). Combining the Best of Online and Face-to-
Face Learning: Hybrid and Blended Learning Approach for COVID-19, Post
43

Vaccine, & Post-Pandemic World. Journal of Educational Technology Systems,


50(2), 140-171.

Singh, R., & Awasthi, S. (2020). Updated comparative analysis on video conferencing
platforms-zoom, Google meet, Microsoft Teams, WebEx Teams and
GoToMeetings. EasyChair Preprint, 4026, 1-9.

Srivastava, T. K., Waghmare, L. S., Jagzape, A. T., Rawekar, A. T., Quazi, N. Z., &
Mishra, V. P. (2014). Role of information communication technology in higher
education: learners perspective in rural medical schools. Journal of clinical and
diagnostic research, 8(6).

Trần, T. T. (2016). ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG VIỆC NÂNG
CAO Ý THỨC TỰ HỌC CỦA SINH VIÊN KHOA TIẾNG PHÁP, TRƯỜNG
ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ, ĐẠI HỌC HUẾ. Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Số
02(38), 120-129. Retrieved from
http://tckhgd.huce.vn/DOC_BAIBAO/32_503_TranThiThuBa_16_tran%20thi
%20thu%20ba.pdf

Wang, A. I., & Tahir, R. (2020). The effect of using Kahoot! for learning–A literature
review. Computers & Education, 149, 103818.

Wiyaka, Mujiyanto, J., & Rukmini, D. (2018). Students' Perception on the Usefulness
of ICT-Based Language Program. English Language Teaching, 11(2).
Retrieved from https://files.eric.ed.gov/fulltext/EJ1166108.pdf

You might also like