You are on page 1of 31

BỘ CÔNG THƯƠNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN

ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU


MÔN HỌC: PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Đề tài: NGHIÊN CỨU PHƯƠNG PHÁP HỌC TIẾNG ANH ĐẾN KẾT QUẢ
HỌC TẬP TIẾNG ANH CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG
NGHIỆP TP HỒ CHÍ MINH

Lớp học phần: DHTP17ATT


Nhóm: 7
GVHD: TS. Trần Thị Tường Vân

1
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 02 tháng 12 năm 2023

BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN

ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU


MÔN HỌC: PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Đề tài: NGHIÊN CỨU PHƯƠNG PHÁP HỌC TIẾNG ANH ĐẾN KẾT QUẢ
HỌC TẬP TIẾNG ANH CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG
NGHIỆP TP HỒ CHÍ MINH
DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 7
STT HỌ VÀ TÊN MSSV CHỮ KÝ

1 Phạm Thị Thủy Tiên 21064731

2 Lê Võ Nhân Quyền 21089061

3 Lê Anh Dũng 21083721

4 Phạm Ngọc Hương 21044321

2
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 02 tháng 12 năm 2023

MỤC LỤC
PHẦN I MỞ ĐẦU..............................................................................................................6

1. Lý do chọn đề tài......................................................................................................6

2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................7

2.1. Mục tiêu chính......................................................................................................7

2.2. Mục tiêu cụ thể......................................................................................................7

3. Câu hỏi nghiên cứu...................................................................................................7

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...........................................................................7

4.1. Đối tượng..................................................................................................................7

4.2. Phạm vi nghiên cứu...................................................................................................7

5. Ý nghĩa khoa học........................................................................................................8

6. Ý nghĩa thực tiễn........................................................................................................8

PHẦN II TỔNG QUAN TÀI LIỆU.................................................................................8

1. Dàn ý tổng quan tài liệu...........................................................................................8

2. Nội dung về tổng quan tài liệu................................................................................8

2.1. Khái niệm phương pháp........................................................................................8

2.2. Khái niệm về phương pháp học tập......................................................................9

3. Tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước và ngoài nước theo khung khái
niệm...........................................................................................................................9

4. Những vấn đề/ khía cạnh còn chưa nghiên cứu...................................................10

PHẦN III PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................................................10

1. Thiết kế nghiên cứu..................................................................................................10


3
2. Chọn mẫu..................................................................................................................11

3. Phương pháp nghiên cứu........................................................................................12

3.1. Các phương pháp nghiên cứu.............................................................................12

3.2. Thu thập thông tin...............................................................................................13

3.3. Phân tích dữ liệu.................................................................................................13

4. Công cụ thu thập thông tin.....................................................................................14

4.1. Công cụ thu thập thông tin..................................................................................14

4.2. Quy trình thiết kế công cụ thu thập thông tin.....................................................14

4.3. Mô hình nghiên cứu, biến số và thang đo...........................................................16

PHẦN IV GIẢI PHÁP.....................................................................................................17

KẾT LUẬN.......................................................................................................................18

TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................................21

PHỤ LỤC 1: LINK KHẢO SÁT VÀ KẾT QUẢ KHẢO SÁT....................................23

PHỤ LỤC 2: BẢNG CÂU HỎI......................................................................................29

4
LỜI CẢM ƠN
Lời nói đầu tiên, cho phép chúng em gừi lời cảm ơn sâu sắc đến Trường Đại học
Công Nghiệp Thành Phố Hồ Minh (IUH) đã và đang tạo ra môi trường thuận lợi cho
chúng em học tập. Cũng như việc đưa vào chương trình khung môn học Phương Pháp
Luận Nghiên Cứu Khoa Học để cho chúng em hiểu được như thế nào là cách nghiên cứu
một vấn đề nào đó theo hướng khoa học và bên cạnh đó hiểu được cách làm nghiên cứu
sao cho chuẩn chu hơn.
Cảm ơn cô Trần Thị Tường Vân đã đồng hành cùng chúng em trong hành trình này.
Bài nghiên cứu này sẽ không thể tránh được những sai sót mong chúng em mong cô sẽ
có những ý kiến đóng góp đưa ra những lỗi sai, những khuyết điểm để chúng em khắc
phục và giúp cho bài nghiên cứu của chúng em có thể trở nên hoàn thiện.

Chúng em xin chân thành cảm ơn !

5
PHẦN I MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Tiếng anh đã và đang trở thành ngôn ngữ sử dụng để giao tiếp trao đổi với nhau phổ
biến trên thế giới với sự kết hợp giữa nền kinh tế và nền giáo dục,… Tiếng anh còn được
coi là ngôn ngữ chính để trao đổi cũng như giao lưu giữa các nước, có thể nói tiếng anh là
một loại ngôn ngữ rất cần thiết trong xã hội hiện đại ngày nay. Tiếng anh được sử dụng
trong mọi loại nghành nghề, mọi chức vụ cấp thiết, hàng hóa,...Tóm lại tiếng anh đã được
phổ biến trong giao tiếp toàn cầu vai trò của nó như là một ngôn ngữ quốc tế với nhiều
mục đích khác nhau. Việc học tiếng anh của sinh viên đại học ngày nay là vô cùng quan
trọng vì sinh viên là lứa tuổi thích hợp để phát triển về kiến thức và kĩ năng, phương pháp
học tiếng anh ngày nay có thể sẽ ảnh hưởng đến những kết quả khác. Song song đó để có
thể tốt nghiệp thì 100% sinh viên trường Đại học Công Nghiệp TP.HCM phải có chứng
chỉ tiếng anh hoặc TOIEC. Tuy nhiên không phải ai cũng thuận lợi trong việc học tập
tiếng anh, sẽ có những sinh viên không biết bắt đầu học từ đâu nhưng cũng có những sinh
viên đã và đang trang bị cho bản thân những cách học tốt trong việc học tiếng anh của
riêng mình.
Vì vậy cụ thể trong bài nghiên cứu này, nhóm chúng em chọn đối tượng để nghiên
cứu là sinh viên của Trường Đại học Công Nghiệp TP.HCM để trình bày khách quan và
cụ thể vấn đề hơn. Từ đó có thể thấy được phương pháp học tập ảnh hưởng như thế nào
đối với kết quả học tiếng anh của sinh viên tại Trường đại học Công Nghiệp TP.HCM vì
tình trạng học tiếng anh của sinh viên trường IUH còn nhiều vấn đề xảy ra. Phần lớn trình
độ sinh viên tại trường vẫn chưa cao, không những vậy việc học tiếng anh chưa tốt vẫn
còn diễn khá nhiều, chỉ có một phần nhỏ là có thể nắm vững được kiến thức. Chính vì
vậy, thông qua bài nghiên cứu này sẽ phần nào đóng góp được các giải pháp linh hoạt để
cải thiện kết quả cũng như phương pháp học tập cho sinh viên Trường đại học Công
Nghiệp TP.HCM.

6
Tại sao chúng em không chọn đối tượng sinh viên của một nghành duy nhất để tham
khảo? Vì chúng em biết những phương pháp học tập của mỗi người là khác nhau, theo
chúng em quan sát có những nghành lại có điểm mạnh và điểm yếu riêng. Liệu nếu khảo
sát mỗi một nghành thì sẽ đưa ra những phương pháp học tiếng anh hiệu quả hay không?
Do đó, chúng em chọn khảo sát sinh viên trường Đại học Công Nghiệp TP. HCM để có
thể tổng hợp cũng như đưa ra những phương pháp tốt nhất cho việc học tiếng anh để đạt
được kết quả tốt.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chính
Nghiên cứu phương pháp học tiếng Anh đến kết quả học tập tiếng Anh của sinh viên
Trường Đại học Công Nghiệp TP HCM.
2.2. Mục tiêu cụ thể
Khảo sát thực trạng cũng như cách học tiếng Anh của sinh viên tại Trường Đại
học Công Nghiệp Thành Phố Hồ Chí Minh.
Làm rõ tác động, nguyên nhân ảnh hưởng phương pháp học tiếng Anh dẫn đến
kết quả học tập tiếng anh của sinh viên Trường Đại học Công Nghiệp TP.HCM.
Thu được các giải pháp của sinh viên Trường Đại học Công Nghiệp TP.HCM để
đạt kết quả học tập.
3. Câu hỏi nghiên cứu
1. Thực trạng học tiếng Anh của sinh viên Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ
Chí Minh hiện nay ra sao?
2. Nguyên nhân ảnh hưởng đến phương pháp học tiếng Anh cho ra kết quả học tập
tiếng anh của sinh viên Trường Đại học Công Nghiệp TP.HCM là gì?
3. Giải pháp để sinh viên của trường có những phương pháp học tiếng Anh cho ra
những kết quả học tập mong muốn tốt hơn là gì?
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng
- Đối tượng khảo sát: Sinh viên Trường Đại học Công Nghiệp TPHCM.

7
- Đối tượng nghiên cứu: Phương pháp học tiếng Anh dẫn đến kết quả học tập của sinh
viên Trường Đại học Công Nghiệp TPHCM.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Thời gian: từ ngày 28 tháng 10 năm 2023 đến ngày 22 tháng 11 năm 2023
- Không gian: Trường Đại học Công Nghiệp TPHCM.
5. Ý nghĩa khoa học

Theo như đề tài mà chúng em đưa ra thì việc này góp phần củng cố cơ sở lý thuyết,
khái niệm, lý luận của đề tài. Bên cạnh đó, nó cũng đóng góp vào việc nghiên cứu
phương pháp học tiếng Anh sao cho hữu ích, hiệu quả và đi đôi với kết quả.
6. Ý nghĩa thực tiễn
Nhằm đánh giá tình hình thực tế của sinh viên đang theo học tại trường, đồng thời
làm rõ những ảnh hưởng tác động đến phương pháp học tiếng Anh dẫn đến những kết
quả học tập của sinh viên Trường Đại học Công Nghiệp TP.HCM. Bên cạnh đó, nó còn
cho thấy những thuận lợi sinh viên nhận được và cả những bất lợi, rủi ro trong việc lựa
chọn phương pháp học. Từ đó, đề xuất các phương pháp học tiếng Anh sao cho phù hợp
để giúp sinh viên có thể dễ dàng lựa chọn và quyết định phương pháp nào phù hợp nhất
với bản thân và gặt hái được những kết quả học tập mà mình mong muốn.

8
PHẦN II TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1. Dàn ý tổng quan tài liệu


Dàn ý này nhằm mục đích trình bày những cơ sở lý thuyết và tổng hợp thông tin
một cách tổng quát nhất liên quan đến đề tài. Dàn ý bao gồm:
Khái niệm về phương pháp
Khái niệm về phương pháp học tập
Tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước và ngoài nước theo khung khái niệm
Những vấn đề/ khía cạnh còn chưa nghiên cứu.
2. Nội dung về tổng quan tài liệu
2.1. Khái niệm phương pháp
Tại sao lại là phương pháp mà không phải là biện pháp?
Thông qua những tìm hiểu thì chọn INVERT.vn để hiểu được phương pháp là gì?
Phương pháp được hiểu là cụm từ để chỉ những cách thức, đường lối mang tính hệ thống
được đưa ra nhằm giải quyết một số vấn đề cụ thể nào đó. Những phương pháp này có
thể giúp rút ra từ các kết quả mà cá nhân nhận thức được và từ đó thấy được thực tiễn
khách quan. Còn biện pháp là cách thức mà chúng ta sử dụng để tác động lên đối tượng
nhằm trực tiếp xử lý vấn đề [1].
2.2. Khái niệm về phương pháp học tập
Một trong số tìm hiểu thì theo Bambooshool đã đề cập phương pháp học tập là
những cách thức, xây dựng một lộ trình cụ thể trong quá trình học tập. Điều đó giúp
người học hiểu và nắm được nội dung của bài học [2].
3. Tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước và ngoài nước theo khung khái
niệm

9
Trãi qua bao nhiêu thế hệ, các nghiên cứu khoa học về quá trình tiếp thu ngôn ngữ
thứ hai đã xuất hiện rất nhiều vấn đề xoay quanh học tập cũng như những cách học của
các sinh viên trong nước nói riêng và sinh viên toàn cầu nói chung. Theo như những báo
cáo khoa học và những thông số thông qua khảo sát về nghiên cứu phương pháp học
Tiếng Anh đã xuất hiện rất nhiều và được thực hiện bởi các tổ chức Tiếng Anh uy tín
như British Council (Hội đồng Anh), IDP (Tổ chức giáo dục của Úc)… Ngoài ra, cũng
có các nghiên cứu trong nước, ví dụ như báo cáo của Trường Đại Học Điều Dưỡng Nam
Định [3] đã nghiên cứu “Thực trạng học tự học Tiếng Anh của sinh viên Đại Học
Trường Đại Học Điều Dưỡng Nam Định”. Trong như báo cáo, cho thấy được tổng quan
phương pháp tự học Tiếng Anh được thực hiện như thế nào, qua đó biết được tổng thể
tình hình tự học của sinh viên tại một điểm trường đại học, từ đó ta có cái nhìn tổng quát
chung.
Các nhà nghiên cứu đã sử dụng phương pháp nghiên cứu khảo sát giảng viên và sinh
viên chính quy đã học qua môn Tiếng Anh (không chuyên) thông qua bảng câu hỏi khảo
sát, sau đó thảo luận trực tiếp với sinh viên và phỏng vấn sâu hơn dành cho giảng viên.
Theo báo cáo cho thấy được khoảng thời gian tiến hành phương pháp là khoảng
chừng một năm từ tháng 12/2017-12/2018, trong phạm vi nhỏ là Trường Đại Học Điều
Dưỡng Nam Định. Đồng thời, đã nêu lên được thực trạng thời gian và cách thức học
Tiếng Anh, các địa điểm thường được sinh viên thường đến để thực hiện hoạt động tự
học, nội dung mà sinh viên học và các trang thiết bị hỗ trợ sinh viên trong quá trình tự
học,… Các yếu tố nêu trên tuy có mặt khách quan nhưng nhìn chung cũng là các yếu tố
cơ bản trong phương pháp học Tiếng Anh của sinh viên.
4. Những vấn đề/ khía cạnh còn chưa nghiên cứu
Hiển thị rất nhiều phương pháp học tập nhưng chỉ đưa ra nghiên cứu về một số chi
tiết trong đó. Có thể kể đến việc nghiên cứu chi tiết phương pháp học Tiếng Anh của sinh
viên Trường Đại học Công nghiệp TPHCM.
Những nghiên cứu thường được khảo sát các yếu tố tác động đến phương pháp mà
chưa thực hiện, việc đưa ra giải pháp cải thiện phương pháp học Tiếng Anh thông thường
sẽ theo một cách chi tiết: tùy vào từng đối tượng sinh viên mà sẽ có phương pháp học tập

10
hiệu quả; phương pháp nào phù hợp cho sinh viên ở từng trình độ, ngành học, bậc học…
Kết quả Tiếng Anh tốt sẽ thuận lợi cho công việc, nó sẽ là con đường thứ 2 hoặc cũng
được coi là vũ khí tối tân khi sở hữu nó. Bên cạnh đó cũng có những mẹo học hay ho [4].

PHẦN III PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1. Thiết kế nghiên cứu


Gồm có 3 phần:
Số lần thu thập dữ liệu: Cắt ngang
Lý do
-Tuyệt đối thu nhập dữ 1 lần.
-Đưa ra một phương pháp thu thập không quá cao so với túi tiền.
-Đẩy mạnh các kiểm soát đối với quá trình đo lường.
-Cho phép bất kỳ ai phân tích dữ liệu cũng được đưa ra kết luận.
Nghiên cứu sử dụng thiết kế nghiên cứu định tính: Tìm hiểu về lý thuyết nội
dung, phân tích theo chủ đề.
Lý do lựa chọn phương pháp nghiên cứu định tính: Giải thích được lý do vì sao có
nhiều sinh viên tự tin khi nói Tiếng Anh, học tập hiệu quả; còn phần lớn sinh viên khác
thì gần như mất gốc dù đó là môn bắt buộc đầu ra của Trường Đại Học Công Nghiệp
TP.HCM. Đâu là lối học giúp sinh viên cảm thấy hứng thú? Liệu cách học thông thường
có hiệu quả thật sự? Tìm kiếm và thu thập những tài liệu về phương pháp học dẫn đến kết
quả học tập. So sánh để đúc kết được nghiên cứu hiệu quả đi đôi với phương pháp học
của các sinh viên tự tin nói Tiếng Anh và học tập hiệu quả từ những bài nghiên cứu trước
đó.
Tác động của nhà nghiên cứu đối với sinh viên Trường Đại Học Công Nghiệp
TP.HCM: Thực hiện khảo sát bằng phiếu câu hỏi với phương pháp nghiên cứu phi thực
nghiệm. Một số bài báo chọn cách phỏng vấn nhóm, tập trung, bảng câu hỏi, suy nghĩ và
các phương pháp thu nhập dữ liệu [5].
Lý do

11
Lựa chọn phương pháp nghiên cứu phi thực nghiệm cho đề tài: Đẩy nhanh tiến độ
nghiên cứu từ đó sẽ nhanh chóng thu được kết quả cho bài nghiên cứu. Dữ liệu sẽ được
thu thập trực tiếp phục vụ cho đề tài nghiên cứu. Thiết kế mà nhà nghiên cứu không tạo
ra bất kì tác động nào làm biến đổi đối tượng.

2. Chọn mẫu

Dân số/ Tổng thể Sinh viên Trường Đại Học Công Nghiệp
Thành Phố Hồ Chí Minh – 51 sinh viên

Mẫu Tình nguyện tham gia

Phần tử Một sinh viên

Đơn vị mẫu Sinh viên nam, sinh viên nữ

Kích thước dân số (N) 10000 sinh viên

Khung mẫu Danh sách 51 sinh viên

Thiết kế chọn mẫu Ngẫu nhiên

Cỡ mẫu được tính theo công thức:


N 10000
n= 2 = 2 ≈ 385
(1+ N∗e ) (1+10000∗0.05 )
Trong đó:
n là kích cỡ mẫu
N= số lượng của tổng thể/ dân số NC
e = 0.05 là sai số cho phép
Vậy kích thước mẫu phù hợp là n = 385 (sinh viên)
3. Phương pháp nghiên cứu
3.1. Các phương pháp nghiên cứu

12
- Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết: nghiên cứu các tài liệu, lý luận khác
nhau bằng cách phân tích chúng thành từng bộ phận để tìm hiểu sâu sắc về đối
tượng, sau đó liên kết từng mặt, từng bộ phận thông tin đã được phân tích tạo ra
một hệ thống lý thuyết mới đầy đủ và sâu sắc về các phương pháp học tập. Từ các
thông tin thu thập từ các trang khác nhau sẽ có đầy đủ và bao quát hơn cho vấn đề
nghiên cứu các phương pháp học tiếng anh của sinh viên nhằm sửa chữa và bổ
sung những thiếu xót, lựa chọn những tài liệu cần thiết để sinh viên nắm bắt kịp,
học tập kịp thời.
- Phương pháp phân loại và hệ thống hóa lý thuyết: sắp xếp các tài liệu khoa học
theo từng mặt, một cách logic theo từng phương diện, từng đơn vị, từng vấn đề có
cùng dấu hiệu bản chất đã làm ảnh hưởng đến kết quả học Tiếng Anh của sinh
viên để từ đó đưa ra các giải pháp hợp lí và kịp thời nhằm giúp sinh viên cải thiện
trình độ Tiếng Anh của mình.
- Phương pháp thảo luận nhóm: các thành viên tiến hành họp thảo luận nhóm để bàn
bạc, trao đổi, tìm hiểu, bổ sung tài liệu nhằm thu thập những ý kiến trên cơ sở tìm
hiểu, đánh giá, những phương án hoàn chỉnh cũng như thảo luận, cách thức thu
thập dữ liệu tối ưu nhất về các biến quan sát trong mô hình nghiên cứu, sau đó
chọn lọc và lựa chọn lý thuyết phù hợp với đề tài. Từ đó nhóm có thể bổ sung, loại
bỏ, làm rõ, tránh sự trùng lặp giữa các ý kiến các vấn đề nghiên cứu và đưa ra
quyết định giúp bài nghiên cứu thành công hơn. Đây là một phương pháp phù hợp
nhất để giúp sinh viên cải thiện trình độ học tiếng anh tốt hơn.
- Phương pháp khảo sát bằng bảng câu hỏi: khảo sát được thực hiện bằng cách lập
bảng câu hỏi trên GOOGLE DRIVE… thông qua link khảo sát gửi cho những sinh
viên đang học tại Trường Đại Học Công Nghiệp TP.HCM.
3.2.Thu thập thông tin
a)Tài liệu thứ cấp
Là dữ liệu có sẵn, đã được công bố rộng rãi và bạn sẽ rất dễ dàng để tìm kiếm và
thu thập chúng, vì là dữ liệu có sẵn nên ít tốn thời gian [7]. Vì vậy những tài liệu
được thu thập từ các nguồn như trang page sinh viên IUH, tài liệu về phương

13
pháp, cách thức học tiếng anh của các sinh viên đã tốt nghiệp IUH (của một số
khoa), tài liệu có liên quan cần thiết đến đề tài nghiên cứu. Sử dụng các phương
tiện như sách, bảng số liệu, và nhất là internet đây là công cụ hỗ trợ cho việc tìm
kiếm thu thập thông tin đa dạng, dễ dàng, nhanh nhất sau đó tổng hợp lại đưa ra
những kết luận đầy đủ chính xác nhất cho đề tài.

b)Tài liệu sơ cấp


Là dữ liệu được thu thập từ nhà nghiên cứu đầu tiên, sử dụng các phương pháp
khảo sát, thí nghiệm, phỏng vấn. Vậy những thông tin thu thập được từ việc thiết
kế bảng khảo sát qua hình thức online và phát phiếu khảo sát dành cho sinh viên
Trường Đại Học Công Nghiệp TP.HCM.
3.3. Phân tích dữ liệu
Dữ liệu định lượng
- Xử lý thông tin, kiểm tra, sắp xếp: khi thu thập thông tin có thể trình bày dưới
nhiều dạng khác nhau từ thấp đến cao (hoặc ngược lại), bảng số liệu, biểu đồ, bảng
thống kê,.... Được thu thập từ nhiều hình thức khác nhau nên trong quá trình xử lý
thông tin định lượng cần phải sàng lọc thông tin có tính đại diện cao, phổ biến,
chuẩn xác, đáp ứng được mục đích đặt ra.
- Cần so sánh và đối chiếu các thông tin hiện có để phát hiện những thông tin sai
lệch. Sau khi kiểm tra các thông tin cần tiến hành phân tích sàng lọc ra những
thông tin không cần thiết và không phù hợp.
- Xác thực dữ liệu cuối cùng: từ các dữ liệu đã thu thập được cần xem xét kỹ đủ tiêu
chuẩn nhằm đảm bảo tính xác thực khách quan cho đề tài.
- Lưu trữ và bảo quản thông tin.
4. Công cụ thu thập thông tin
4.1. Công cụ thu thập thông tin
Công cụ thu thập thông tin và dữ liệu: bảng câu hỏi khảo sát (Google drive):
Để có thể thu thập được các thông tin, các ý kiến của các bạn sinh viên nhóm chúng em
quyết định dùng công cụ GOOGLE DRIVE để tiến hành một cuộc khảo sát bằng những
14
câu hỏi có liên quan đến việc học cũng như cách học tiếng anh. Những ý kiến nhận thức
được cách học đó liệu có hiệu quả đối với bản thân hay không?

4.2. Quy trình thiết kế công cụ thu thập thông tin


Bước 1:

15
Bước 2:

Bước 3: Hoàn thành khảo sát và gửi link


 Bài nghiên cứu này nhóm chúng em đã tổng hợp nhiều phương pháp khác nhau
thông qua dữ liệu khảo sát để đưa ra kết quả nghiên cứu chính xác nhất nhưng
phương pháp khảo sát bằng bảng câu hỏi là phương pháp chính để từ đó có cơ sở
dữ liệu thu được để phân tích ra kết quả nghiên cứu này.
4.3. Mô hình nghiên cứu, biến số và thang đo
Theo như báo cáo của [6] để thực hiện nghiên cứu áp dụng phương pháp mô tả bằng
cách sử dụng bảng câu hỏi thang đo Likert 5. Vì vậy chúng em quyết định dựa vào đó
mà đề ra: Phương pháp học Tiếng Anh đến kết quả học tập của sinh viên trường Đại
Học Công Nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh.
Tên biến Loại biến Thang đo
Phương pháp học tiếng Anh Biến độc lập Thang đo tỉ lệ
Kết quả học tập của sinh viên Biến phụ thuộc Thang đo Likert 5
Môi trường học tập Biến trung gian Thang đo Likert 5
Tâm lý sinh viên khi học tiếng Anh Biến ngoại lai Thang đo Likert 5

16
PHẦN IV GIẢI PHÁP

Hiểu và đặt bản thân mình vào đó để cảm nhận được những khó khăn mà các bạn sinh
viên gặp phải. Việc chọn lọc phương pháp học Tiếng Anh thông qua một cách tối ưu nhất
để không ảnh hưởng đến kết quả học tập, nhóm 7 xin đề ra một số giải pháp tối thiểu với
thứ tự như sau: Phân bổ - Chọn lọc - Nổ lực
1. Phân bố thời gian sao cho hợp lí về việc học Tiếng Anh mỗi ngày, chọc lọc tối
thiểu và đơn giản nhất về phương pháp học phù hợp với bản thân.
2. Phải biết chọn nguồn tài liệu học tập đúng và có logic.
3. Phải nổ lực và kiên trì trong quá trình học “Cần cù bù siêng năng”
4. Phải đề ra một lộ trình hoặc phương pháp cụ thể như: học như thế nào, thời gian ra
sao, chọn nguồn tài liệu (nghe, viết, đọc,…) sao cho phù hợp.
5. Vận động bạn bè cùng nhau học Tiếng Anh để có thể dễ dàng trao đổi và tạo động
lực cho bản thân từ đó có động lực học Tiếng Anh.
6. Đầu tư vào việc học như học ở trung tâm hoặc đầu tư ít vốn như học qua phim
ảnh, nhạc,…

17
KẾT LUẬN

Vào khoảng những năm 2005 trở lại thì ít gia đình giáo dục con mình song ngữ còn
thuở bé. Chỉ có môi trường học tập và giáo dục, lẫn ngoài xã hội của sinh viên lúc ấy là
được dạy, được học, được va chạm vào ngôn ngữ thứ hai. Ấy thế mà giờ đây Tiếng Anh
trở thành ngôn ngữ thứ hai đứng sau tiếng mẹ đẻ. Hiểu được tầm quan trọng của ngôn
ngữ Anh nên giờ đây việc huấn luyện, giáo dục con trẻ bằng Tiếng Anh rất phổ biến. Có
thể thấy việc đó đang dần dần trở nên ưa chuộng của các hộ gia đình cũng như các bậc
phụ huynh. Điều đó cũng giúp con nhỏ dễ dàng học nhanh, hiểu nhanh hơn không lo sợ
vướng bận vì về thứ tiếng ấy. Mặc dù xã hội hiện đại ngày nay đang cần những ngôn ngữ
khác nhau để trao đổi, giao thương với nhau nhưng Tiếng Anh là ngôn ngữ điển hình cho
việc đó. Song ngữ rất cần thiết cho thời đại 4.0 đang ngày càng phát triển. Việc sử dụng
một ngôn ngữ mới như Tiếng Anh là một điều vô cùng quan trọng và cần thiết, đặc biệt
trong đề tài nghiên cứu này nhóm chúng em đã nêu ra được một số phương pháp học
Tiếng Anh để tránh gây ảnh hưởng đến kết quả học tập đối với sinh viên Trường Đại Học
Công Nghiệp TP.HCM. Không những phương pháp được đề cập tới hữu ích mà còn giúp
chúng ta nhận ra được rằng kỹ năng nghe, nói, đọc, viết và biết mặt chữ rất quan trọng[8].
Từ đó giúp cho sinh viên hiểu rõ thêm được phải có một phương pháp học Tiếng Anh
phù hợp và logic để học tiếng anh một cách tốt nhất để đạt được theo mục tiêu nhóm 7
hướng tới.
Tuy nhiên không phải phương pháp nào cũng nắm bắt được mà phải biết cách chọn
lọc và kết hợp phương pháp 2 trong 1 hoặc nhiều nhưng tối giản cách học thông thường
nếu bạn hiểu biết nhanh nhẹn với bản thân, đừng áp đặt, tham lam gom hết các phương
pháp dồn vào cách học điều đó còn làm phản tác dụng, nó sẽ làm rối tung cách bạn đã
lựa chọn học dẫn đến chán nản hoặc có khi hoảng loạn vì quá nhiều thứ dồn lại. Hãy biết
buông đúng lúc, nắm bắt đúng thời[9]. Nghiên cứu đã chỉ ra rõ giúp chúng ta hiểu rõ bản

18
chất của vấn đề đồng thời tìm ra cách khắc phục, nhóm chúng em hi vọng đề tài nghiên
cứu của nhóm sẽ mang đến lợi ích và lời giải cho vấn đề này.

CẤU TRÚC DỰ KIẾN CỦA ĐỀ TÀI


Đề tài nghiên cứu gồm có 5 phần và có các nội dung như sau:
Phần I: mở đầu
1. Lý do chọn đề tài
2. Mục tiêu nghiên cứu
3. Câu hỏi nghiên cứu
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
5. Ý nghĩa khoa học
6. Ý nghĩa thực tiễn
Phần II: Tổng quan tài liệu
1. Dàn ý tổng quan tài liệu
2. Nội dung về tổng quan tài liệu
3. Tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước và ngoài nước theo khung khái niệm
4. Những vấn đề/khía cạnh còn chưa nghiên cứu
Phần III: Phương pháp nghiên cứu
1. Thiết kế nghiên cứu
2. Chọn mẫu
3. Phương pháp nghiên cứu
4. Công cụ thu thập thông tin
Phần IV: Giải pháp
- Đề xuất một số giải pháp để giúp sinh viên Trường Đại Học Công Nghiệp có được
kết quả học tập Tiếng Anh tốt hơn.
Phần V: Kết luận
- Từ những nội dung đã nghiên cứu rút ra được kết luận đúng nhất cho đề tài.
Tài liệu tham khảo
19
Phụ lục 1: Link khảo sát và kết quả khảo sát
Phụ lục 2: Bảng câu hỏi

KẾ HOẠCH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI


- Lên kế hoạch về thời gian, theo dõi sát sao tiến độ, để kịp thực hiện nhiệm vụ
nghiên cứu tương ứng với nội dung công việc, trong đó cần dự kiến về mặt thời
gian, nhân lực, vật lực, tài lực.
- Nội dung kế hoạch nghiên cứu có thể trình bày theo sơ đồ Gantt. [10]
Công việc Thời gian (tuần)

1 2 3 4 5 6 7 8
- Họp nhóm, lựa chọn đề tài nghiên cứu

- Triển khai nội dung và phân công làm


đề tài nghiên cứu
- Tìm hiểu các khái niệm
- Lập câu hỏi khảo sát
- Lập form khảo sát
- Tiến hành khảo sát

- Viết nội dung bài tiểu luận

- Tổng hợp, xử lý và phân tích số liệu

- Chỉnh sửa và hoàn thành bài tiểu luận

20
TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Invert.vn, “Phương pháp là gì? Phân biệt phương pháp và biện pháp”, Phương pháp
học. Truy cập: 28 Tháng Mười-Một 2023. [Online]. Available at: Phương pháp là
gì? Phân biệt phương pháp và biện pháp.

[2] Bamboo, “Phương pháp học tập là gì? 10 Phương pháp học tập hiệu quả nhất cho
học sinh”, Phương pháp học tập. Truy cập: 28 Tháng Mười-Một 2023. [Online].
Available at: https://bambooschool.edu.vn/phuong-phap-hoc-tap-la-gi/

[3] Vũ Minh Đức và Phạm Thị Hoàng Ngân, “Thực Trạng Tự Học Tiếng Anh Của
Sinh Viên Đại Học Trường Đại Học Điều Dưỡng Nam Định”, tr 310–313, 2019.

[4] Pearson, “8 mẹo học tiếng Anh hiệu quả”, Mẹo học tiếng anh. Truy cập: 28 Tháng
Mười-Một 2023. [Online]. Available at: https://www.pearson.com/asia/insights-
and-ideas-vn/learning-english/2021/06/8-tips-to-learn-english-efficiently.html

[5] J. Lee và M. Heinz, “English Language Learning Strategies Reported By Advanced


Language Learners”, J. Int. Educ. Res., vol 12, số p.h 2, tr 67–76, 2016, doi:
10.19030/jier.v12i2.9629.

[6] P. Raja, Flora, G. E. Putrawan, và A. B. Razali, “English as an International


Language: Perceptions of EFL Preservice Teachers in Higher Education
Institutions in Indonesia”, Educ. Res. Int., vol 2022, 2022, doi:
10.1155/2022/3234983.

[7] Vũ Ngọc Bảo, “Dữ liệu thứ cấp là gì - Phân biệt dữ liệu thứ cấp với dữ liệu sơ
cấp”, Dữ liệu thứ cấp. Truy cập: 28 Tháng Mười-Một 2023. [Online]. Available at:
https://timviec365.vn/blog/du-lieu-thu-cap-la-gi-new10269.html

[8] Muhammad Taufiq Septyandi, “ENGLISH_LEARNING_METHOD”.

[9] Heather Gilmartin Adams, “Phương pháp học tập: Sử dụng cái gì, cách chọn và khi

21
nào nên cắt bỏ chúng”, Phương pháp học tập. Truy cập: 28 Tháng Mười-Một 2023.
[Online]. Available at: https://redthreadresearch.com/learning-methods-report/

[10] J. M. Wilson, “Gantt charts: A centenary appreciation”, Eur. J. Oper. Res., vol 149,
số p.h 2, tr 430–437, 2003, doi: 10.1016/S0377-2217(02)00769-5.

22
PHỤ LỤC 1: LINK KHẢO SÁT VÀ KẾT QUẢ KHẢO SÁT

LINK: https://forms.gle/5sQbn2s6oQQ6atKG8
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Hiểu được tầm quan trọng của việc học ngôn ngữ mới (ngôn ngữ Anh) trong môi trường
giáo dục và học tập, không những vậy mà còn quan trọng trong cuộc sống. Vì vậy mỗi
người đều có một phương pháp phù hợp để học Tiếng Anh khác nhau và ảnh hưởng đến
kết quả học tập cũng khác nhau. Do vậy nhóm 7 đã thực hiện khảo sát 51 sinh viên đang
học tại trường Đại Học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh.
Sau khi tiến hành khảo sát 51 sinh viên (có thể hơn vài sinh viên) đang học trường Đại
học Công Nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh (theo như ước tính ban đầu), nhóm tiến hành
xử lý số liệu khảo sát như sau:
- Xử lý số liệu sơ cấp:
Tiến hành đánh giá các dữ liệu đã được cập nhật trong bảng hỏi bằng cách:
Câu 1: Hiện tại Tiếng Anh của Anh/chị có tốt hay không?

Nhận xét: Thông qua kết quả trên cho thấy được phần trăm sinh viên cảm thấy về việc
học tiếng anh mình ổn định với mức khá, tốt (67,8%). Phần trăm sinh viên thấy không ổn
chiếm tỉ lệ thấp hơn (15,3%) còn lại ở mức trung bình ổn.
23
Câu 2: Trình độ Tiếng Anh của Anh/chị đang là?

Nhận xét: Qua thông số trình độ Tiếng Anh của sinh viên tại trường IUH thì mức cao
nhất là A1 (54,2%), còn C1 và C2 tương đương nhau ở mức thấp. Điều đó đồng nghĩa
tiếng anh cơ bản (A1) được sinh viên nắm bắt chắc chắn. Bên cạnh đó A2 và B2 cũng
tương đối ổn.
Sau khi khảo sát 2 câu hỏi ngoài để hiểu rõ trình độ học vấn của sinh viên thì nhóm sẽ đặt
những câu hỏi trọng tâm hơn ở phía sau câu 1 và câu 2 vừa rồi.

Câu 3: Anh/chị dành bao nhiêu thời gian/ngày cho việc học Tiếng Anh?

24
Câu 4: Phương pháp học Tiếng Anh của Anh/Chị là gì?

Theo bảng khảo sát, sinh viên đưa ra nhiều phương pháp học trên. Chúng tôi đã chọn lọc
ra những câu trả lời tương đối giống nhau và đưa ra những biện pháp chung. Theo như
thông tin dữ liệu được thu nhập qua khảo sát thì phương pháp chung quy gồm:
- Học qua phim, ảnh, nhạc,…
- Tự học thông qua youtube, tiktok,…
- Học trung tâm, gia sư, tại lớp,…
- Học từ vựng mỗi ngày.

25
Câu 5: Anh/Chị cảm thấy việc học Tiếng Anh như thế nào?

Nhận xét: Hầu hết sinh viên cảm thấy việc học tiếng anh khó nhưng bên cạnh đó nó cũng
giúp rèn luyện trí não cũng như giúp trí nhớ nhớ lâu hơn. Điều đó cũng có ảnh hưởng
theo hướng tốt đối với sinh viên.
Câu 6: Anh/Chị có nghĩ phương pháp học Tiếng Anh của mình ảnh hưởng đến kết
quả học tập hay không?

26
Nhận xét: Đa số sinh viên cho rằng phương pháp học Tiếng Anh của mình ảnh hưởng đến
kết quả học tập của mình. Số còn lại chiếm cũng ¼.
Câu 7: Vì sao Anh/Chị nghĩ phương pháp học Tiếng Anh của mình Có/Không ảnh
hưởng đến kết quả học tập ?
Nhận xét: Nhóm đã thu nhận được những kết quả sau:

Nhận xét: Chung quy Tiếng Anh sẽ có ảnh hưởng đến kết quả học tập đối với sinh viên.
Nhưng theo một số ý kiến trái chiều thì tiếng anh không ảnh hưởng đến kết quả học tập vì
Tiếng Anh không chỉ được sử dụng trong học tập mà còn được sử dụng đến giao tiếp bên
ngoài.
Câu 8: Anh/Chị cần làm gì để cải thiện Tiếng Anh của mình tốt hơn?

27
Nhận xét: Vậy cách để cải thiện Tiếng Anh là “Học”. Vì nếu không học thì không hề biết
đến cũng như ghi chép, đọc – hiểu.
Câu 9: Nếu không có Tiếng Anh Anh/Chị nghĩ ra trường sẽ xin việc bình thường
không?

Câu 10: Ngoài tiếng anh Anh/Chị còn biết đến ngôn ngữ nào không?

28
PHỤ LỤC 2: BẢNG CÂU HỎI
Câu 1: Theo Anh/Chị cảm nhận tiếng anh có quan trọng không?
☐ Rất quan trọng
☐ Quan trọng
☐ Không quan trọng
☐ Khác…….
Câu 2: Trình độ tiếng anh Anh/Chị đã đạt là?
☐ A1
☐ A2
☐ B1
☐ B2
☐ C1
☐ C2
Câu 3: Theo Anh/Chị thấy tiếng anh học như thế nào?
☐ Rất khó
☐ Khó
☐ Dễ
☐ Rất dễ
☐ Bình thường
Câu 4: Bạn học tiếng anh ở đâu?
☐ Trường học
☐ Trên internet

29
☐ Trung tâm

Câu 5: Mỗi ngày bạn dành thời gian học tiếng anh học bao lâu?
☐ 15 phút
☐ 30 phút
☐ Trên 1 giờ
☐ khác……….
Câu 6: Phương pháp bạn học từ vựng, ngữ pháp và phát âm như thế nào?
☐ Học thuộc bằng cách lặp đi lặp lại
☐ Học hiểu
☐ Học theo cảm hứng của bản thân
Câu 7: Theo Anh/Chị việc học tiếng anh nên học với bạn bè hay tự học? Vì sao?
…………………………………………………………………………………...
Câu 8: Nguồn tài liệu học tiếng anh mà Anh/Chị đang sử dụng có phù hợp không.
Vì sao?
…………………………………………………………………………………...
Câu 9: Anh/Chị cảm thấy phương pháp học tiếng anh của bạn có ảnh hưởng đến kết
quả học tập như thế nào?
…………………………………………………………………………………...
Câu 10: Ngoài ngôn ngữ anh bạn còn biết đến ngôn ngữ nào không?
…………………………………………………………………………………...

30
31

You might also like