You are on page 1of 64

1

TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM


TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG
KHOA TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

NGUYỄN THỊ THU ANH

ẢNH HƯỞNG VỀ CHÊNH LỆCH TUỔI


CỦA CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
VÀ GIÁM ĐỐC ĐIỀU HÀNH ĐẾN HIỆU
QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CÔNG
TY NIÊM YẾT TẠI VIỆT NAM

Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng


Mã ngành: 8340201

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2020


i

TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM


TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG
KHOA TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

NGUYỄN THỊ THU ANH

ẢNH HƯỞNG VỀ CHÊNH LỆCH TUỔI


CỦA CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
VÀ GIÁM ĐỐC ĐIỀU HÀNH ĐẾN HIỆU
QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CÔNG
TY NIÊM YẾT TẠI VIỆT NAM

Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng


Mã ngành: 8340201

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2020


ii

Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Tôn Đức Thắng

Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Hoàng Cẩm Trang

Trường Đại học Tôn Đức Thắng

Cán bộ phản biện 1: TS.

Trường đại học

Cán bộ phản biện 2: TS.

Trường đại học

Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Tôn Đức Thắng vào ngày…
tháng… năm….theo Quyết định số…/…/TĐT-QĐ ngày …/…/…

Thành phần Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ gồm:

1. GS.TS. Trường Đại học Tôn Đức Thắng

2. TS. Trường Đại học

3. TS. Trường Đại học

4. TS. Trường Đại học

5. TS. Trường Đại học

Xác nhận của Chủ tịch hội đồng đánh giá luận văn và Trưởng khoa quản lý chuyên
ngành sau khi nhận luận văn đã được sửa chữa (nếu có).

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG TRƯỞNG KHOA

…………………………. …………………………
iii

ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

------------------- ----------------------

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ

Họ tên học viên: Nguyễn Thị Thu Anh MSHV: 186008001

Ngày sinh : 08/12/1996 Nơi sinh: Bình Định

Chuyên ngành : Tài chính ngân hàng Mã số: 8340201

1. Tên đề tài: Ảnh hưởng về chênh lệch tuổi của chủ tịch Hội đồng quản trị và Giám
đốc điều hành đến hiệu quả hoạt động của các công ty niêm yết tại Việt Nam

2. Nhiệm vụ (yêu cầu về nội dung và số liệu ban đầu):

3. Ngày giao nhiệm vụ: 17/01/2020(ngày giao đề tài theo quyết định)

4. Ngày hoàn thành: 15/07/2020 (hạn nộp luận văn và hồ sơ xin bảo vệ)

5. Cán bộ hướng dẫn: TS. Hoàng Cẩm Trang

Tp. HCM, ngày tháng năm 2020

TRƯỞNG KHOA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN


iv

LỜI CẢM ƠN

Để có thể hoàn thành đề tài luận văn thạc sĩ một cách hoàn chỉnh, bên cạnh
sự nỗ lực cố gắng của bản thân, tôi còn nhận được sự hướng dẫn nhiệt tình của quý
Thầy Cô, cũng như sự động viên ủng hộ của gia đình, đồng nghiệp và bạn bè trong
suốt thời gian học tập nghiên cứu và thực hiện luận văn thạc sĩ.

Lời đầu tiên, tôi muốn bày tỏ lòng biết ơn của mình đến tất cả những thầy cô
Trường Đại học Tôn Đức Thắng nói chung và các thầy cô Khoa Tài chính – Ngân
hàng nói riêng đã tận tình giảng dạy, truyền đạt kiến thức trong thời gian qua để tôi
hoàn thành bài luận văn của tôi được hoàn thành tốt nhất.

Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc của mình đến giảng viên hướng
dẫn của tôi là TS. Hoàng Cẩm Trang, người Cô đã trực tiếp hướng dẫn, dìu dắt, hỗ
trợ cho tôi hoàn thành bài luận văn này một cách tốt nhất, hoàn thiện nhất. Tôi xin
cảm ơn cô trong suốt thời gian qua đã tận tình chỉ dẫn và cho tôi những lời khuyên,
cùng những lời nhận xét hữu ích trong quá trình chuẩn bị và hoàn thành cho bài
luận văn.

Xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến cơ quan nơi tôi làm việc. Những
người đã luôn hỗ trợ và giúp đỡ tôi trong thời gian tôi làm nghiên cứu của mình.

Cuối cùng, tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè, người thân đã tạo điều kiện, động
viên giúp đỡ tạo động lực cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu,
những lời động viên ấy đã tạo động lực cho tôi trong suốt thời gian học tập tại
trường Đại học Tôn Đức Thắng và tôi có được thành quả như hôm nay.

TP. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm

Tác giả
v

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi và được sự
hướng dẫn khoa học của TS. Hoàng Cẩm Trang. Các nội dung nghiên cứu, kết quả
trong đề tài này là trung thực và chưa công bố dưới bất kỳ hình thức nào trước đây.
Những số liệu trong các bảng biểu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh giá
được chính tác giả thu thập từ các nguồn khác nhau có ghi rõ trong phần tài liệu
tham khảo.

Ngoài ra, trong luận văn còn sử dụng một số nhận xét, đánh giá cũng như số
liệu của các tác giả khác, cơ quan tổ chức khác đều có trích dẫn và chú thích nguồn
gốc.

Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào tôi xin hoàn toàn chịu trách
nhiệm về nội dung luận văn của mình. Trường Đại học Tôn Đức Thắng không
liên quan đến những vi phạm tác quyền, bản quyền do tôi gây ra trong quá trình
thực hiện (nếu có).

TP. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2020

Tác giả

Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ Trường Đại học
Tôn Đức Thắng vào ngày… tháng… năm….theo Quyết định số…/…/TĐT-QĐ
ngày …/…/…
vi

TÓM TẮT

Bài nghiên cứu này xem xét ảnh hưởng của chênh lệch tuổi giữa chủ tịch
HĐQT và CEO đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp được niêm yết trên sàn
HOSE và HNX với mẫu dữ liệu được lựa chọn từ 67 công ty đạt giải thưởng báo
cáo thường niên, gồm 398 quan sát trong giai đoạn năm 2014 – 2019. Các biến
được sử dụng bao gồm: Biến Chair-CEOAge là thước đo chính về chênh lệch về
tuổi của chủ tịch HĐQT và CEO, bao gồm cả bình phương (Square Chair-
CEOAge), việc sử dụng bình phương về chêch lệch tuổi để xem xét về vấn đề nếu
có xung đột về nhận thức, vấn đề giao tiếp giữa chủ tịch HĐQT và CEO không chỉ
phát sinh nếu người trước già hơn đáng kể so với người sau mà còn nếu người trước
trẻ hơn người sau. Ngoài ra, tác giả sử dụng giá trị tuyệt đối của chênh lệch tuổi
(Chair-CEOAge Absolute) kết hợp với giá trị tuyệt đối là biến giả về độ tuổi của
chủ tịch và CEO (Chair Younger). Bài nghiên cứu sử dụng các kết quả hồi quy để
kiểm chứng sự tác động của HQHĐ doanh nghiệp thông qua mô hình hồi quy sau:
mô hình tác động cố định - Fixed effect (FEM) và mô hình tác động ngẫu nhiên -
Random effect (REM), sau đó, sử dụng kiểm định Hausman để kiểm nghiệm lựa
chọn mô hình (FEM, REM) để có kết quả đồng nhất giữa các kết quả. Kết quả
nghiên cứu cho thấy bằng chứng mạnh mẽ rằng ảnh hưởng về chênh lệch tuổi của
chủ tịch HĐQT và CEO có tác động đáng kể và tích cực đến kết quả hoạt động của
doanh nghiệp được đo lường qua cả 2 yếu tố về giá trị thị trường Tobin’s Q và giá
trị kế toán ROE. Thông qua kết quả giúp cho các công ty niêm yết trong việc hướng
tới xác định được cơ cấu phù hợp cho các thành viên HĐQT trong công ty, nhằm
nâng cao chất lượng của hệ thống quản trị và hiệu quả hoạt động doanh nghiệp.
vii

MỤC LỤC

TÓM TẮT...................................................................................................................

CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU...............................................................................................

1.1. Lý do chọn đề tài nghiên cứu...........................................................................

1.2. Mục tiêu nghiên cứu.........................................................................................

1.3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu........................................................................

1.3.1. Đối tượng nghiên cứu................................................................................

1.3.2. Phạm vi nghiên cứu...................................................................................

1.4. Phương pháp nghiên cứu..................................................................................

1.5. Những đóng góp chủ yếu của luận văn.............................................................

1.6. Kết cấu của luận văn.........................................................................................

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1............................................................................................

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU TRƯỚC.....

2.1. Những lý luận cơ bản.......................................................................................

2.1.1. Khái niệm về quản trị doanh nghiệp..........................................................10

2.1.2. Khái niệm và vai trò của Hội đồng quản trị...............................................10

2.1.3. Khái niệm về Ban Giám Đốc......................................................................11

2.1.4. Khái niệm và vai trò của CEO...................................................................12

2.1.5. Sự khác biệt về độ tuổi của chủ tịch HĐQT và CEO với HQHĐ của
doanh nghiệp.............................................................................................................
12

2.1.5.1. Tuổi và tuổi tương đồng...........................................................................12

2.1.5.2. Sự khác biệt về tuổi tác, cường độ giám sát và giá trị doanh nghiệp........13

2.2. Cơ sở lý thuyết..................................................................................................
viii

2.2.1. Lý thuyết đại diện........................................................................................14

2.2.2. Lý thuyết quản lý.........................................................................................15

2.2.3. Lý thuyết phụ thuộc nguồn lực....................................................................15

2.3. Tổng quan về các nghiên cứu liên quan đến tuổi của chủ tịch HĐQT và CEO
đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp................................................................

2.3.1. Nghiên cứu trong nước...............................................................................16

2.3.2. Nghiên cứu nước ngoài...............................................................................17

2.4. Nhận xét các nghiên cứu trước..........................................................................

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2..........................................................................................

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......................................................

3.1. Dữ liệu nghiên cứu..........................................................................................

3.2. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................

3.3. Các biến trong mô hình....................................................................................

3.3.1. Biến phụ thuộc............................................................................................25

3.3.2. Biến độc lập................................................................................................25

3.3.3. Nhóm biến kiểm soát...................................................................................26

3.4. Mô hình nghiên cứu...........................................................................................

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3..........................................................................................

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.................................................................

4.1. Mô tả thống kê, phân tích hệ số tương quan......................................................

4.1.1. Mô tả thống kê............................................................................................31

4.1.2. Phân tích hệ số tương quan........................................................................32

4.2. Kết quả phân tích hồi quy và phân tích hồi quy.................................................
ix

4.2.1. Ảnh hưởng về chênh lệch tuổi chủ tịch HĐQT và CEO đến HQHĐ của
doanh nghiệp (Tobin’s Q) theo FEM, REM..........................................................33

4.2.2. Ảnh hưởng về chênh lệch tuổi chủ tịch HĐQT và CEO đến HQHĐ của
doanh nghiệp (ROE) theo FEM, REM..................................................................36

4.3. Phân tích bổ sung...............................................................................................

4.3.1. Phân tích bổ sung xem xét mối quan hệ tuyến tính về ảnh hưởng của
chênh lệch tuổi chủ tịch HĐQT và CEO đến HQHĐ của doanh nghiệp...............38

4.3.2. Phân tích bổ sung về ảnh hưởng của chênh lệch tuổi chủ tịch HĐQT và
CEO được đo lường bằng giá trị tuyệt đối đến HQHĐ của doanh nghiệp theo
Tobin’s Q và ROE.................................................................................................40

4.4. Thảo luận kết quả nghiên cứu............................................................................

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ............................................................

5.1. Kết luận.............................................................................................................

5.2. Kiến nghị...........................................................................................................

5.3. Hạn chế và đề xuất hướng nghiên cứu trong tương lai......................................

TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................


x

DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt Từ viết đầy đủ bằng tiếng Việt

BGĐ Ban Giám Đốc


CEO Chief Executive Officer (Giám Đốc điều hành)
FEM Fixed Effects Models (Mô hình tác động cố định)
HĐQT Hội đồng quản trị
HNX Ha Noi Stock Exchange (Sở giao dịch chứng
khoán Hà Nội)
HOSE Ho Chi Minh Stock Exchange (Sở giao dịch chứng
khoán TP. Hồ Chí Minh)
HQHĐ Hiệu quả hoạt động
Pooled OLS Pooled Ordinary Least Square method (Mô hình
bình phương nhỏ nhất)
REM Random Effects Models (Mô hình tác động ngẫu
nhiên)
SGDCK
Sở giao dịch chứng khoán
xi

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 3.1: Mô tả các biến trong mô hình…………………………………………..28

Bảng 4.2: Bảng mô tả thống kê các biến trong mô hình…………………............. 31

Bảng 4.3: Bảng ma trận tương quan của các biến trong mô hình…………………32

Bảng 4.4: Kết quả ước lượng Pooled OLS, FEM, REM của Tobin’s Q…………..34

Bảng 4.5: Kết quả ước lượng theo Pooled OLS, FEM, REM của ROE…………..36

Bảng 4.6: Kết quả ước lượng của bình phương về chênh lệch tuổi của chủ tịch
HĐQT và CEO theo Tobin’s Q và ROE …………………………………………..38

Bảng 4.7: Kết quả ước lượng của giá trị tuyệt đối về chênh lệch tuổi của chủ tịch
HĐQT và CEO theo Tobin’s Q và ROE ………………………………………..…40
1

CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU

1.1. Lý do chọn đề tài nghiên cứu

Để mang đến thành công của một doanh nghiệp thì dấu ấn của lãnh đạo doanh
nghiệp khá quan trọng. Với sự phát triển của môi trường đầu tư và tài chính toàn
cầu như ngày nay, để đảm bảo thu hút nguồn vốn của các nhà đầu tư trong và ngoài
nước một cách hiệu quả thì mỗi công ty cần phải trang bị cho mình một cơ chế quản
trị phù hợp với những quy định về khuôn khổ pháp lý cũng như thông lệ quốc tế tốt
nhất. Bên cạnh đó, quản trị công ty tốt cũng sẽ giúp cho doanh nghiệp tạo được uy
tín, thu hút được đội ngũ lao động tốt và mang lại hiệu quả cho doanh nghiệp (Le,
2014). Bên cạnh đó Le (2014) còn cho rằng hoạt động quản trị công ty cần thích
nghi, cải tiến và phải điểu chỉnh liên tục cho phù hợp với nhu cầu phát triển của
doanh nghiệp.

Đặc biệt, khi Việt Nam đã tiến hành công cuộc đổi mới và đẩy mạnh hội nhập
kinh tế quốc tế với phương châm “đa dạng hoá, đa phương hoá quan hệ đối ngoại”
đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam mở rộng thị trường, dần tiếp cận
được thị trường khu vực cũng như thị trường kinh tế toàn cầu, thúc đẩy sự cải cách
sâu rộng các nền kinh tế quốc gia và sự hợp tác khu vực để có thể nâng cao vị thế
cạnh tranh và phát triển được trong nền kinh tế thị trường thế giới. Điều này càng
thể hiện tầm quan trọng trong hoạt động hiệu quả của công ty và có thể đưa doanh
nghiệp trở thành một đối thủ lớn trên thị trường thế giới, phát triển và tồn tại trong
môi trường mở cửa như hiện nay đòi hỏi doanh nghiệp phải có một chiến lược kinh
doanh tốt và được điều hành bởi một bộ phận chuyên nghiệp với mục tiêu quan
trọng là tối đa hóa lợi nhuận.

Trong quá trình quản trị công ty thì trách nhiệm của Hội đồng quản trị
(HĐQT) và Ban Giám Đốc (BGĐ) đóng vai trò rất quan trọng, đây là cơ quan quản
lý và chịu trách nhiệm trong việc điều hành, đưa ra chiến lược, điều phối và giám
2

sát cho sự phát triển của doanh nghiệp, góp phần nâng cao vị thế của doanh nghiệp
trên thị trường kinh tế ngày nay.

Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về tác động của HĐQT và BGĐ lên hiệu
quả hoạt động doanh nghiệp như nghiên cứu của Bathula (2008) nghiên cứu mối
quan hệ giữa đặc điểm của quy mô HĐQT, tỷ lệ sở hữu của Ban Giám Đốc, quyền
kiêm nhiệm của CEO và giới tính của HĐQT với hiệu quả của doanh nghiệp.
Velnampy (2013) nghiên cứu về quản trị doanh nghiệp và hiệu suất doanh nghiệp
tại các công ty sản xuất tại Sri Lanka, kết quả xác định thấy quản trị doanh nghiệp
không có sự tương quan tới hiệu suất và không có ảnh hưởng đến ROE, ROA của
doanh nghiệp. Mohan and Chandramohan (2018) nghiên cứu về ảnh hưởng của
quản trị doanh nghiệp tới hiệu quả công ty. Một số nghiên cứu khác lại cho thấy
một khi quyền lực của CEO quá lớn và vượt qua sự kiểm soát của HĐQT thì có thể
dẫn đến tác hại xấu cho cho công ty. Như theo Johnson and Yi (2014) đã cho thấy
những vụ bê bối tài chính của công ty Eron hay WorldCom và những vụ bê bối toàn
cầu khác đều có nguyên nhân chính liên quan đến quyền lực và kiêm nhiệm chức vụ
của CEO. Dunn (2004) cho thấy một khi quyền lực đều tập trung vào một cá nhân
kiêm nhiệm thì sẽ dễ xảy ra gian lận trong báo cáo tài chính. Và theo lý thuyết
người đại diện được xây dựng từ kinh tế học cho rằng con người là cá nhân, cơ hội
và tư lợi. Ngược lại, theo Donaldson and Davis (1991) cho rằng CEO là nhà quản trị
và công việc của CEO sẽ hiệu quả hơn khi họ có quyền hành và khả năng tự quyết
cao trong quản trị công ty. Yang and Zhao (2014) cũng cho ra kết quả như lý thuyết
quản trị rằng một khi CEO kiêm chủ tịch HĐQT thì cá nhân đó sẽ luôn sẵn sàng
làm việc nhiều hơn và hiệu quả hơn cho công ty.

Tuy nhiên, với những tranh luận về ảnh hưởng của HĐQT và BGĐ đến hoạt
động hiệu quả của doanh nghiệp không chỉ ngừng lại ở quyền kiêm nhiệm mà còn
được nghiên cứu qua một số đặc điểm khác như: Giới tính của (Carter, Simkins et
al. 2003) và Campbell and Mínguez-Vera (2008) đã cho thấy có mối quan hệ đáng
kể và tích cực giữa tỷ lệ nữ giám đốc và hiệu suất của doanh nghiệp; quy mô
HĐQT, Trình độ học vấn (Joh and Jung 2016); độ tuổi (Cheng, Chan et al. 2010) và
3

đặc biệt vấn đề đang được quan tâm đó là sự chênh lệch tuổi giữa chủ tịch HĐQT
và Giám đốc điều hành sẽ làm giảm sự tương tác và hiểu nhau giữa hai bên từ đó sẽ
làm thúc đẩy sự độc lập nhận thức và dễ nãy sinh xung đột (Amason 1996). Điều
này dẫn đến sự giám sát chặt chẽ hơn, xem xét và đưa ra quyết định kỹ lưỡng hơn
đối với những đề xuất của CEO và buộc họ phải đưa ra nhiều thông tin thuyết phục
HĐQT hơn, mối quan hệ tích cực này sẽ làm tăng hiệu quả hoạt động của doanh
nghiệp.

Tuổi tác thường ảnh hưởng đến thái độ, hành vi và suy nghĩ của một cá nhân
(Rhodes 1983), (Taylor 1975) và mối quan hệ giữa chủ tịch và CEO được hình
thành bởi sự tương đồng về tuổi tác giữa hai bên. Do đó, các CEO và chủ tịch
HĐQT có độ tuổi gần nhau thường có quan điểm, thái độ và quyết định tương tự
nhau (Wagner, Pfeffer et al. 1984), hay nói cách khác họ thường có cùng suy nghĩ
và có khả năng kết nối trong công việc.

Như vậy, vấn đề về tuổi tác và sự khác biệt về tuổi tác của chủ tịch HĐQT và
CEO có thật sự cải thiện hoạt động hiệu quả doanh nghiệp hay không? Để tìm ra
được câu trả lời cho câu hỏi này, trong những năm gần đây đã có nhiều công trình
nghiên cứu về tuổi của CEO và HĐQT có ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp và đa số các nghiên cứu này đều tập trung vào các nền kinh
tế phát triển như Mỹ, Pháp,… Nghiên cứu của Waelchli and Zeller (2013) đã cho
thấy mối quan hệ tiêu cực giữa tuổi của HĐQT và hiệu suất hoạt động của công ty.
Amran, Yusof et al. (2014) cũng nghiên cứu về đặc điểm của CEO và chủ tịch của
các công ty liên kết Chính phủ (GLCs) tại Malaysia với hiệu suất của công ty, tác
giả sử dụng 80 công ty trong giai đoạn 2005-2009. Và kết quả cho thấy có mối quan
hệ tích cực của độ tuổi chủ tịch, dân tộc, quy mô công ty và tuổi của công ty khi hồi
quy với chỉ số ROA, tuy nhiên độ tuổi của CEO lại có mối quan hệ âm với ROA.
Goergen, Limbach et al. (2015) cũng cho thấy mối quan hệ tích cực giữa tuổi tác
giữa CEO và chủ tịch HĐQT, tác giả sử dụng dữ liệu từ các chỉ số giao dịch chứng
khoán của Đức cho mỗi năm trong giai đoạn từ 2005 – 2010. Kết quả cho thấy rằng
sự khác biệt đáng kể về tuổi tác giữa CEO và chủ tịch HĐQT dẫn đến việc đưa ra
4

quyết định có thể bị giám sát chặt chẽ hơn và điều này làm cho giá trị doanh nghiệp
sẽ được hoạt động hiệu quả hơn.

Tuy nhiên, các yếu tố về tuổi của HĐQT và BGĐ với hoạt động hiệu quả
doanh nghiệp vẫn còn cho ra kết quả chưa thống nhất và chưa có kết luận chung
nhất. Đa số nhiều nghiên cứu từ thị trường nước ngoài và chưa có cung cấp những
bằng chứng rõ ràng trong trường hợp tại Việt Nam. Tại thị trường Việt Nam vẫn
còn ít nghiên cứu được thực hiện liên quan đến đặc điểm của HĐQT và CEO đặc
biệt là về tuổi tác, hoặc đa số các nghiên cứu trước đều tập trung vào từng yếu tố
tuổi của chủ tịch HĐQT hay CEO mà chưa có nghiên cứu vào sâu về chênh lệch
tuổi của hai bên đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Vậy tác động thật sự về
chênh lệch tuổi của chủ tịch HĐQT và CEO lên hoạt động hiệu quả của doanh
nghiệp tại thị trường Việt Nam là như thế nào? Chính vì vậy, tác giả tiến hành
nghiên cứu với đề tài “Ảnh hưởng về chênh lệch tuổi của Chủ tịch Hội đồng
quản trị và Giám đốc điều hành đến hiệu quả hoạt động của các công ty niêm
yết tại Việt Nam”.

1.2. Mục tiêu nghiên cứu

Tác giả nhận thấy các ngiên cứu về sự khác biệt tuổi tác giữa chủ tịch HĐQT
và CEO đến hiệu quả hoạt động doanh nghiệp vẫn còn khá ít tại Việt Nam v.v…
Nghiên cứu của Nguyen and Nguyen (2014) nghiên cứu về trách nhiệm của HĐQT
và hiệu quả doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán Việt Nam, kết quả cho thấy
có mối tương quan thuận giữa trách nhiệm của HĐQT và Ban kiểm soát và hiệu quả
hoạt động doanh nghiệp. Hay nghiên cứu của Thuy và Tran (2017) đo lường tác
động của đặc điểm Giám Đốc điều hành đến hiệu quả hoạt động của công ty ở Việt
Nam, kết quả cho thấy khi độ tuổi CEO gia tăng đến khoảng 45 hay 55 tuổi, hiệu
quả hoạt động của công ty gia tăng, đây được xem là giai đoạn CEO có tuổi đời trẻ,
có nhiều sáng tạo trong công việc điều này làm tăng năng suất hoạt động và tăng
hiệu quả cho doanh nghiệp. Bài nghiên này sẽ nghiên cứu thêm để bổ sung lý thuyết
5

về chênh lệch về độ tuổi giữa chủ tịch HĐQT và CEO đến hiệu quả hoạt động của
doanh nghiệp. Do đó, qua bài nghiên cứu tác giả muốn:

- Xem xét ảnh hưởng về chênh lệch tuổi của chủ tịch HĐQT và CEO đến
hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
- Từ kết quả nghiên cứu đề xuất các hàm ý về cơ cấu quản lý phù hợp nhất,
từ đó nâng cao chất lượng của hệ thống quản trị trong công ty và hiệu quả
hoạt động doanh nghiệp.

1.3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

1.3.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là ảnh hưởng về chênh lệch tuổi của chủ tịch
HĐQT và CEO đến hiệu quả hoạt động của các công ty niêm yết tại Việt Nam.

1.3.2. Phạm vi nghiên cứu

Về thời gian: Mẫu nghiên cứu 06 năm trong giai đoạn từ 2014 - 2019

Về không gian: Bài nghiên cứu sử dụng dữ liệu của 67 công ty niêm yết trên
HOSE và HNX đã được đạt giải thưởng báo cáo thường niên, gồm 398 quan sát
trong giai đoạn năm 2014-2019 sau khi đã loại bỏ đi những quan sát bị mất dữ liệu.
Mẫu nghiên cứu giới hạn trong phạm vi các doanh nghiệp được niêm yết trên
SGDCK đạt giải thưởng về báo cáo thường niên.

Để đảm bảo mức độ bền vững cho toàn dữ liệu cũng như việc xây dựng các
biến trong mô hình thì tất cả thông tin liên quan đã được chắc chắn thu thập đầy đủ
và chính xác dựa trên các báo cáo tài chính và báo cáo thường niên. Toàn bộ dữ liệu
được thu thập từ các trang web uy tín như: Fiinpro, cafef.vn, vietstock.vn và các
trang web chính thức của những công ty này.
6

1.4. Phương pháp nghiên cứu

Bài nghiên cứu sử dụng phương pháp định lượng với mô hình hồi quy để
kiểm chứng cho sự ảnh hưởng của đa dạng tuổi lên hiệu quả hoat động của doanh
nghiệp. Xây dựng giả thuyết và mô hình phù hợp với giả thuyết của bài nghiên cứu.
Sau đó, thu thập dữ liệu từ báo cáo tài chính và báo cáo thường niên của các doanh
nghiệp niêm yết trên HOSE và HNX, trong giai đoạn 2014–2019, được lấy từ các
trang web uy tín như: Fiinpro, www.cafef.vn, www.vietstock.vn và các trang web
chính thức của những công ty này và xử lý dữ liệu cần thiết để ước tính cho mô
hình nghiên cứu.

Các biến được chọn chia thành 03 loại: biến phụ thuộc đại diện cho hiệu quả
hoạt động của doanh nghiệp trong nghiên cứu được đo lường dựa vào giá trị kế toán
với chỉ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu (ROE) và hoạt động của công ty cũng
được đo lường dựa vào giá trị thị trường Tobin’Q. Và biến giải thích được lựa chọn
là biến Chair-CEOAge là thước đo chính về chênh lệch về tuổi của chủ tịch HĐQT
và CEO, bao gồm cả bình phương (Square Chair-CEOAge), tác giả sử dụng bình
phương về chêch lệch tuổi để xem xét về vấn đề nếu có xung đột về nhận thức, vấn
đề giao tiếp giữa chủ tịch HĐQT và CEO không chỉ phát sinh nếu người trước già
hơn đáng kể so với người sau mà còn nếu người trước trẻ hơn người sau. Ngoài ra,
tác giả sử dụng giá trị tuyệt đối của chênh lệch tuổi (Chair-CEOAge Absolute) kết
hợp với giá trị tuyệt đối là biến giả về độ tuổi của chủ tịch và CEO (Chair
Younger) (nhận giá trị bằng 1 nếu chủ tịch nhỏ tuổi hơn CEO).

Bên cạnh đó, các biến kiểm soát được xác định bởi 04 nhóm khác nhau như
sau: (1) đặc điểm của CEO: nhiệm kỳ (CEOTenure), kết hợp biến giả về năm thay
đổi CEO (CEOChange); (2) đặc điểm của chủ tịch HĐQT: nhiệm kỳ
(ChairTenure), biến giả về năm thay đổi Chủ tịch (ChairChange); (3) đặc điểm
của công ty: tăng trưởng doanh thu (Grs), độ tuổi của doanh nghiệp (FirmAge),
quy mô doanh nghiệp (FirmSize), tỷ lệ cổ phiếu tự do chuyển nhượng (Free-float),
chi phí đầu tư cho TSCĐ trên tổng tổng tài sản (CapEX/TA).
7

Nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích hồi quy để kiểm định các giả
thuyết. Kết quả thu được chính là cơ sở để chấp nhận hoặc bác bỏ các giả thuyết
nghiên cứu, từ đó làm rõ mối quan hệ về sự khác biệt tuổi tác giữa chủ tịch HĐQT
và CEO với hoạt động hiệu quả doanh nghiệp. Qua đó, giúp cho các cơ quan chức
năng trong việc hướng tới xác định được cơ cấu phù hợp cho các thành viên HĐQT
trong công ty, nhằm nâng cao chất lượng của hệ thống quản trị và hiệu quả hoạt
động doanh nghiệp.

1.5. Những đóng góp chủ yếu của luận văn

Bài nghiên cứu này sẽ đóng góp cho tài liệu văn học hiện tại về sự chênh
lệch về tuổi tác giữa chủ tịch HĐQT và CEO với hoạt động hiệu quả doanh nghiệp:

Thứ nhất, nghiên cứu chỉ ra rằng sự khác biệt về độ tuổi của chủ tịch HĐQT
và CEO được thể hiện như một khía cạnh quan trọng trong quản trị công ty và hiệu
quả hoạt động của doanh nghiệp tại Việt Nam.

Thứ hai, nghiên cứu sẽ cung cấp những hiểu biết về những đặc điểm của
những nhà quản trị công ty như BGĐ, các thành viên trong HĐQT. Bên cạnh đó,
thông qua các mô hình hồi quy, tác giả cho thấy sự ảnh hưởng về tuổi tác của các
nhà lãnh đạo trong công ty đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Từ đó giúp
cho các doanh nghiệp đưa ra được những quyết định phù hợp nhất về quản trị công
ty nhằm đưa công ty phát triển mạnh trong tương lai.

Thứ ba, đề tài so sánh và rút ra kinh nghiệm từ các nghiên cứu nước ngoài và
trong nước; xây dựng và phát triển các biến để áp dụng tại thị trường Việt Nam. Từ
đó, kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là một nguồn tư liệu cho các doanh nghiệp,
đánh giá được hiện trạng của doanh nghiệp và đồng thời giúp cho các cơ quan chức
năng trong việc hướng tới xác định được cơ cấu phù hợp cho các thành viên HĐQT
trong công ty, nhằm nâng cao chất lượng của hệ thống quản trị và hiệu quả hoạt
động doanh nghiệp.
8

1.6. Kết cấu của luận văn

Cấu trúc của bài luận văn gồm có 05 chương với những nội dung như sau:

Chương 1: Mở đầu: Chương này sẽ nêu lên các lý do lựa chọn đề tài, mục
tiêu nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và thảo
luận những những đóng góp có được từ kết quả thực hiện nghiên cứu.

Chương 2: Cơ sở lý luận và tổng quan nghiên cứu trước: Chương này nêu
lên các cơ sở lý thuyết cơ bản về tuổi của HĐQT và CEO ảnh hưởng đến hiệu quả
hoạt động công ty dựa trên một số dẫn chứng nghiên cứu của tác giả về các nghiên
cứu trên thế giới và Việt Nam. Từ đó, tác giả đề xuất mô hình và phương pháp
nghiên cứu phù hợp.

Chương 3: Phương pháp nghiên cứu: Chương này sẽ xác định giả thuyết
nghiên cứu và mô hình nghiên cứu. Đồng thời trình bày rõ về phương pháp nghiên
cứu, mô tả các biến, cách thức lấy dữ liệu và cách đo lường các biến nghiên cứu.

Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận: Chương này sẽ tiến hành trình
bày những các kết quả kiểm định và hồi quy, đưa ra các thảo luận từ kết quả nghiên
cứu về mối quan hệ và ảnh hưởng của sự chênh lệch về tuổi của chủ tịch HĐQT và
CEO đến hiệu quả hoạt động doanh nghiệp.

Chương 5: Kết luận và kiến nghị: Chương này sẽ tóm tắt lại kết quả và
những đóng góp quan trọng từ kết quả nghiên cứu kể cả lý thuyết và thực tiễn.
Đồng thời, đưa ra một số hạn chế cũng như các biện pháp cho bài nghiên cứu này.
9

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Sự thành công của bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng mang dấu ấn quan
trọng của người lãnh đạo. Trong đó, trách nhiệm của chủ tịch HĐQT và CEO đóng
vai trò rất quan trọng. Do đó, có rất nhiều nghiên cứu trước đây đã kiểm tra đặc
điểm của CEO và HĐQT ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp như
Giới tính của (Carter, Simkins et al. 2003) và Campbell and Mínguez-Vera (2008)
đã cho thấy có mối quan hệ đáng kể và tích cực giữa tỷ lệ nữ giám đốc và hiệu suất
của doanh nghiệp; quy mô HĐQT, Trình độ học vấn (Joh and Jung 2016); độ tuổi
(Cheng, Chan et al. 2010). Tuy nhiên, với bài nghiên cứu này, tác giả muốn hướng
đến mục tiêu nghiên cứu về chênh lệch tuổi của chủ tịch HĐQT và CEO đến hiệu
quả hoạt động của doanh nghiệp. Và từ kết quả nghiên cứu đề xuất các hàm ý về cơ
cấu quản lý phù hợp nhất, từ đó nâng cao chất lượng của hệ thống quản trị trong
công ty và hiệu quả hoạt động doanh nghiệp.

Để đảm bảo số liệu nghiên cứu chính xác, tác giả đã thu thập dữ liệu từ báo
cáo tài chính và báo cáo thường niên của các doanh nghiệp niêm yết trên HOSE và
HNX, trong giai đoạn 2014–2019, được lấy từ các trang web uy tín như: Fiinpro,
www.cafef.vn, www.vietstock.vn và các trang web chính thức của những công ty.
10

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN


CỨU TRƯỚC

2.1. Những lý luận cơ bản

2.1.1. Khái niệm về quản trị doanh nghiệp

Theo quan điểm của Mathiesen (2002) quản trị doanh nghiệp là một trong
những lĩnh vực kinh doanh học nghiên cứu cách thức bằng việc sử dụng các cơ cấu
động viên lợi ích và quy chế - quy tắc cũng như cấu trúc tổ chức để khuyến khích
quá trình quản trị doanh nghiệp hiệu quả trong các công ty cổ phần. Quản trị doanh
nghiệp thường được giới hạn trong phạm vi câu hỏi về hiệu quả tài chính, chẳng hạn
như cách thức để người sở hữu doanh nghiệp khuyến khích các thành viên của họ
sử dụng để đem lại hiệu quả trong đầu tư.

Theo quan điểm của OECD (2004) thì quản trị công ty là hệ thống được xây
dựng để điều khiển và kiểm soát các doanh nghiệp hoạt động hiệu quả. Trong cấu
trúc của quản trị công ty chỉ ra cách thức phân phối quyền và trách nhiệm của các
bộ phận quản trị trong công ty như HĐQT, cổ đông và những chủ thể có liên quan
khác. Quản trị công ty thường đưa ra các quy tắc và thủ tục để đưa ra các quyết định
liên quan đến vận hành công ty, thiết lập các mục tiêu và phương tiện để đạt được
hiệu quả công việc.

Quản trị doanh nghiệp là một trong những vấn đề rất quan trọng của cả công
ty lẫn các nhà đầu tư. Theo Shleifer và Vishny (1997), quản trị doanh nghiệp để đáp
ứng các yêu cầu sinh lời của nhà đầu tư trên số vốn mà họ đầu tư. Và khi quản trị
doanh nghiệp tốt trong bảng xếp hạng thì sẽ thu hút được các nhà đầu tư khi đánh
giá về giá trị của cổ phiếu của công ty này (Berthelot và các cộng sự, 2010).
11

2.1.2. Khái niệm và vai trò của Hội đồng quản trị

Theo Luật doanh nghiệp 2014 tại điều 149 của công ty cổ phần quy định:
“Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để
quyết định, thực hiện các quyền và có nghĩa vụ của công ty không thuộc thẩm
quyền của Đại hội đồng cổ đông”. HĐQT có vai trò quan trọng trong mô hình công
ty cổ phần, là cơ quan quyết định những vấn đề quan trọng trong hoạt động kinh
doanh của công ty: quyết định chiến lược, kế hoạch phát triển trung hạn và kế hoạch
kinh doanh hằng năm của công ty; kiến nghị loại cổ phần và tổng số cổ phần được
quyền chào bán của từng loại; quyết định chào bán cổ phần mới trong phạm vi số cổ
phần được quyền chào bán của từng loại; quyết định huy động thêm vốn theo hình
thức khác; quyết định giá chào bán cổ phần và trái phiếu công ty; quyết định mua
lại cổ phần theo quy định; quyết định phương án đầu tư và dự án đầu tư trong thẩm
quyền và giới hạn theo quy định; Quyết định giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị
và công nghệ; thông qua hợp đồng mua bán, vay, cho vay và hợp đồng khác có giá
trị bằng hoặc lớn hơn 35% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần
nhất của công ty hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty, trừ hợp
đồng và giao dịch không thuộc thẩm quyền của Hội đồng quản trị.

Qua đó cho thấy vai trò của HĐQT hết sức cần thiết trong việc điều hành và
ra quyết định cho hoạt động phát triển của doanh nghiệp. Theo kết quả nghiên cứu
của Hillman and Dalziel (2003) và Babic (2011) đã xác định vai trò của HĐQT
thông qua ba yếu tố sau: vai trò hỗ trợ, kiểm soát và chiến lược kết hợp với sự phát
triển các lý thuyết quản trị doanh nghiệp.

2.1.3. Khái niệm về Ban Giám Đốc

BGĐ là nhóm cá nhân được các cổ đông bầu ra để đại diện cho họ. BGĐ có
nhiệm vụ thiết lập chính sách công ty và giám sát các quản lý công ty. Theo Luật
doanh nghiệp 2014 tại điều 157 của công ty cổ phần quy định: BGĐ được quyết
định các vấn đề liên quan đến công việc kinh doanh hằng ngày của công ty mà
12

không cần phải có quyết định của Hội đồng quản trị; tổ chức thực hiện các nghị
quyết của HĐQT; tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của
công ty; kiến nghị phương án cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ của công ty;
bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm các chức danh quản lý trong công ty, trừ các chức
danh thuộc thẩm quyền của HĐQT; kiến nghị phương án trả cổ tức hoặc xử lý lỗ
kinh doanh.

Qua đó cho thấy mục đích của BGĐ là đảm bảo quản lý hoạt động vì lợi ích
tốt nhất cho cổ đông và doanh nghiệp. BGĐ có trách nhiệm xây dựng hệ thống quản
trị doanh nghiệp, xây dựng chiến lược, cung cấp tầm nhìn, sứ mệnh, mục tiêu phát
triển của công ty.

2.1.4. Khái niệm và vai trò của CEO

Theo Luật doanh nghiệp 2014 tại điều 64 của công ty cổ phần quy định:
CEO là người điều hành hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty, chịu trách
nhiệm trước Hội đồng thành viên về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình.
Thực hiện các quyền và nghĩa vụ trong việc tổ chức thực hiện các nghị quyết của
Hội đồng thành viên; Quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh
hằng ngày của công ty; Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu
tư của công ty; Ban hành quy chế quản lý nội bộ của công ty, trừ trường hợp Điều lệ
công ty có quy định khác; Bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm các chức danh quản lý
trong công ty, trừ các chức danh thuộc thẩm quyền của Hội đồng thành viên; Ký kết
hợp đồng nhân danh công ty, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Hội
đồng thành viên; Kiến nghị phương án cơ cấu tổ chức công ty,.v.v. Qua đó cho thấy
vai trò của CEO hết sức quan trọng trong việc đưa ra các chiến lược hoạt động hiệu
quả.
13

2.1.5. Sự khác biệt về độ tuổi của chủ tịch HĐQT và CEO với HQHĐ của
doanh nghiệp

2.1.5.1. Tuổi và tuổi tương đồng

Theo như Pfeffer (1983) cho thấy các thuộc tính về nhân khẩu học bao gồm
như tuổi, trình độ học vấn, dân tộc và giới tính ảnh hưởng đến hành vi cá nhân và
ảnh hưởng đến việc đưa ra quyết định, suy nghĩ. Trong đó tuổi và giới tính là những
thuộc tính thể hiện rõ nhất. Tuy nhiên, trái ngược với giới tính và hầu hết các thuộc
tính khác thì tuổi tác là một yếu tố thể hiện sự đa dạng và năng động của các đặc
điểm cá nhân bao gồm các trải nghiệm trong cuộc sống của một cá nhân, điều này
dần dần hình thành tính cách của con người (Medawar, 1952), do đó làm ảnh hưởng
đến hành vi, giao tiếp và đưa ra chiến lược quyết định trong xử lý thông tin và chấp
nhận rủi ro. Taylor (1975) cho rằng các giám đốc lớn tuổi thường sử dụng nhiều
thông tin trong quá trình ra quyết định của họ hơn và đưa ra các đánh giá chính xác
hơn về các thông tin đó. Điều này cũng được thảo luận từ Serfling (2014) khi các
giám đốc trẻ tuổi có xu hướng chấp nhận rủi ro nhiều hơn. Theo Wagner và cộng sự
(1984) đã cho thấy các thành viên HĐQT và giám đốc ở độ tuổi tương tự có khả
năng chia sẻ kinh nghiệm và do đó có khả năng giữ thái độ, ý kiến và đưa ra quyết
định tương tự nhau.

2.1.5.2. Sự khác biệt về tuổi tác, cường độ giám sát và giá trị doanh nghiệp

Với giả thuyết của bài nghiên cứu rằng sự khác biệt đáng kể về tuổi tác giữa
chủ tịch và CEO làm tăng hiệu quả giám sát của HĐQT và điều này làm giá trị công
ty vững chắc hơn bằng việc khi tuổi tác lớn hơn sẽ làm tăng tính độc lập về nhận
thức của chủ tịch và CEO trong việc đưa ra quyết định. Điều này sẽ dẫn đến sự xem
xét kỹ lưỡng và đánh giá cao hơn cho các ý kiến của CEO cung cấp, buộc các CEO
phải cung cấp thêm thông tin chi tiết có giá trị hơn để được chấp nhận (Amason
1996); (Forbes & Miliken 1999). Theo Pilcher (1994) cho rằng sự khác biệt về tuổi
14

tác được thể hiện rõ nhất qua các thế hệ khác nhau và khoảng cách giữa chủ tịch và
CEO có tác động mạnh nhất đến cường độ giám sát và giá trị doanh nghiệp.

Chênh lệch về tuổi tác sẽ xác định được khoảng cách tuổi giữa chủ tịch
HĐQT và CEO, sẽ cho biết được độ tuổi cao nhất và thấp nhất. Theo quan điểm của
Carlson & Karlson (1970) thảo luận rằng các thành viên lớn tuổi hơn thường hay e
ngại rủi ro trong quá trình đưa ra quyết định hay thường xuất hiện xu hướng bảo thủ
khi đưa ra ý kiến. Trong khi đó, các nhà điều hành trẻ tuổi thường có khuynh hướng
chấp nhận rủi ro và chiến lược tăng trưởng đột phá hơn (Guthrie & Olian, 1991). Họ
có thể đưa ra nhiều ý tưởng mới sáng tạo hơn so với các nhà điều hành lớn tuổi. Tuy
nhiên, Kang & cộng sự (2007), Murray (1989), Cheng & cộng sự (2010) cho rằng
khi các nhà quản trị càng lớn tuổi sẽ càng có nhiều kinh nghiệm, vốn hiểu biết về xã
hội cũng như sự trải nghiệm của họ gia tăng, điều này sẽ tác động cùng chiều đến
hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

2.2. Cơ sở lý thuyết

2.2.1. Lý thuyết đại diện

Lý thuyết đai diện là một trong những lý thuyết chính và khá nổi tiếng liên
quan đến quản trị doanh nghiệp và liên quan đến vấn đề về đặc điểm của CEO, như
vấn đề về bồi thường trong điều hành và làm thế nào nó ảnh hưởng đến giá trị công
ty cũng như ảnh hưởng đến giá trị của cổ đông. Như Brealey, Myer & Allen (2011)
giải thích đây là lý thuyết đề cập về mối quan hệ thường xảy ra xung đột lợi ích
giữa các nhà quản lý hàng đầu của công ty với các cổ đông của công ty. Một vấn đề
khác cần lưu ý nữa đó là chi phí đại diện, đây là những tổn thất có thể phát sinh nếu
người quản lý của công ty không hành động theo cách là tăng giá trị cho cổ đông.
Theo Brealey, Myer & Allen (2011) cũng đã thảo luận vấn đề không chỉ nằm ở mối
quan hệ giữa các nhà quản lý hàng đầu và cổ đông của công ty mà nó còn có mối
quan hệ bên trong từ tất cả các nhân viên khác của công ty. Do đó, theo Fama &
Jensen (1983) cho rằng sự kiểm soát và quản lý của hội đồng quản trị sẽ là một
15

trong những nhân tố chính giúp giảm thiểu những xung đột đó. Jensen & Meckling
(1976) cũng cho rằng vai trò giám sát của HĐQT cũng đóng một vai trò cực kỳ
quan trọng trong việc giảm bớt các tác nhân xung đột ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt
động của công ty. Dựa trên lý thuyết này, Hillman and Dalziel (2003) cho thấy rằng
sự sụt giảm hiệu suất liên quan đến tuổi thực sự có ảnh hưởng đáng kể đến những
công ty có các cổ đông thiểu số cùng kiểm soát tới 50% cổ phần. Kết quả phù hợp
với dự đoán từ lý thuyết đại diện, khi chức năng giám sát giảm của các cổ đông
thiểu số làm khó khăn hơn trong việc phát hiện và loại bỏ những nhà quản lý hoạt
động kém.

2.2.2. Lý thuyết quản lý

Theo lý thuyết đại diện thì đi tìm những động lực và lý luận để tách biệt vai
trò của chủ tịch HĐQT và CEO, trong đó khẳng định tính kiêm nhiệm của chủ tịch
và CEO là không lý tưởng vì điều này có thể nảy sinh mâu thuẫn giữa lợi ích của
các cổ đông và các đại diện. Trong khi đó, lý thuyết về quản lý cho thấy rằng lợi ích
của các cổ đông được quan tâm hơn khi có sự kiêm nhiệm của chủ tịch và CEO
(Donaldson and Davis 1991). Điều này cho thấy khi chủ tịch và CEO là một thì có
thể mang lại nhiều quyền lực hơn cho cá nhân, cho phép phản ứng nhanh và hiệu
quả hơn đối với các trường hợp khác nhau, do đó mang lại giá trị hơn đối với các cổ
đông. Theo nghiên cứu của Donaldson and Davis (1991) đã thực hiện phương pháp
so sánh hai lý thuyết với việc chọn mẫu gồm 321 công ty có trụ sở tại Hoa Kỳ, kết
quả cho thấy tính kiêm nhiệm của chủ tịch và CEO là rất cao, với 76% tổng số các
công ty lựa chọn có cùng một cá nhân là chủ tịch HĐQT và CEO.

Theo lý thuyết này cho rằng việc kết hợp vị trí Giám đốc điều hành và Chủ
tịch HĐQT sẽ tăng cường hiệu quả quản lý của HĐQT bởi vì nó cung cấp các thông
tin đầy đủ và kịp thời hơn về công ty, thống nhất về cơ cấu và lãnh đạo công ty theo
hướng nhất quán và tạo ra một môi trường hợp tác cho việc ra quyết định của
HĐQT. Ngoài ra, với kiến thức sâu rộng, am hiểu chi tiết và có tầm nhìn về công ty
thì Chủ tịch kiêm nhiệm này sẽ hiểu rõ được điểm mạnh cũng như điểm yếu của
16

công ty. Từ đó, sẽ có cái nhìn sâu sắc hơn về hoạt động và sức khỏe tài chính của
công ty mình quản lý, để lãnh đạo và hướng dẫn các thành viên HĐQT hiểu rõ, suy
xét kỹ lưỡng và đưa ra các quyết định cần thiết nhất cho công ty.

2.2.3. Lý thuyết phụ thuộc nguồn lực

Lý thuyết nguồn lực (Resource Dependence Theory) cho rằng công ty là một hệ
thống mở và nó phụ thuộc vào nguồn lực bên ngoài (Pfeffer & Salancik, 1978). Lý
thuyết này nhấn mạnh rằng ban quản trị công ty đóng vai trò quan trọng trong việc
quản lý nguồn lực từ bên ngoài và giảm rủi ro và sự không chắc chắn đến môi
trường kinh doanh. Theo quan điểm của Pfeffer & Salancik (1978) cho rằng ba
nguồn lực quan trọng mà ban điều hành mang lại là sự tư vấn, tính tuân thủ và kênh
thông tin của công ty và các tổ chức bên ngoài. Theo lý thuyết này, khi các nhà
quản lý có nhiều kinh nghiệm thì vốn hiểu biết về xã hội cũng như sự trải nghiệm
của họ sẽ gia tăng. Họ chia sẽ những giá trị hiểu biết về yếu tố xã hội và con người,
lịch sử hình thành công ty nhiều hơn (Murray, 1989) và họ đem lại nguồn lực dồi
dào cho công ty chẳng hạn như uy tín, tính tuân thủ pháp luật, kỹ năng, kiến thức,
sự kết nối với những nguồn lực bên ngoài tốt hơn. Trên quan điểm tiếp nhận tri thức
quản lý doanh nghiệp, tuổi của các nhà quản lý có thể được xem như kinh nghiệm,
sự hiểu biết của bản thân (Farh & ctg, 1998). Ưu điểm của các nhà quản trị lớn tuổi
là họ tích lũy được nhiều kinh nghiệm, sự hiểu biết của mình hơn do đó họ có thể sử
dụng kinh nghiệm của mình để thực thi trong công việc một cách hiệu quả hơn
(Tsui & ctg, 2002). Và theo Cheng & ctg (2010) cho rằng độ tuổi của nhà quản lý
tác động cùng chiều đến hiệu quả hoạt động công ty.

2.3. Tổng quan về các nghiên cứu liên quan đến tuổi của chủ tịch HĐQT và
CEO đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp

2.3.1. Nghiên cứu trong nước

Nghiên cứu của Nguyen and Nguyen (2014) nghiên cứu về trách nhiệm của
HĐQT và hiệu quả doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Theo tác
17

giả HĐQT và ban kiểm soát đóng một vai trò quan trọng trong hoạt động của doanh
nghiệp, bởi vì nó ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động cũng như định hướng phát triển
của doanh nghiệp. Nghiên cứu này của tác giả được thực hiện nhằm khảo sát tác
động trách nhiệm của hội đồng quản trị và ban kiểm soát lên hiệu quả doanh nghiệp
niêm yết trên thị trường chứng khoán. Tác giả sử dụng một bộ dữ liệu gồm 200
doanh nghiệp có giá trị vốn hóa lớn nhất trên thị trường chứng khoán năm 2011 đã
được thu thập. Kết quả nghiên cứu cho thấy có mối tương quan thuận giữa trách
nhiệm của hội đồng quản trị, ban kiểm soát và hiệu quả hoạt động của doanh
nghiệp. Nghiên cứu cũng xem xét đến ảnh hưởng của yếu tố ngành công nghiệp lên
mối liên hệ giữa trách nhiệm của hội đồng quản trị và ban kiểm soát và hiệu quả
hoạt động của doanh nghiệp, kết quả cho thấy có bằng chứng để kết luận về tác
động của yếu tố ngành công nghiệp lên mối liên hệ giữa trách nhiệm của hội đồng
quản trị và ban kiểm soát lên hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Đối với tuổi của
HĐQT càng lớn và công ty có chủ tịch HĐQT kiêm nhiệm chức vụ Giám đốc điều
hành thì sẽ làm tăng suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu và suất sinh lời trên tổng tài
sản của công ty.

Nghiên cứu của Thuy and Tran (2017) được thực hiện với mục đích đo lường
tác động của đặc điểm Tổng giám đốc điều hành (Chief Executive Officer - CEO)
đến hiệu quả hoạt động công ty ở Việt Nam. Dựa trên mẫu dữ liệu gồm 120 công ty
niêm yết trên HOSE giai đoạn 2009-2015, tổng cộng 840 số quan sát, kết quả
nghiên cứu cho thấy tác động của độ tuổi và tỷ lệ sở hữu vốn của CEO đến hiệu quả
hoạt động công ty là phi tuyến. Độ tuổi CEO gia tăng đến khoảng 45 hay 55 tuổi,
hiệu quả hoạt động của công ty gia tăng, đây được xem là giai đoạn CEO có tuổi
đời trẻ, có nhiều sáng tạo trong công việc điều này làm tăng năng suất hoạt động và
tăng hiệu quả cho doanh nghiệp. Ngoài ra, những công ty có CEO kiêm nhiệm chủ
tịch Hội đồng quản trị (HĐQT) sẽ có hiệu quả tốt hơn so với các công ty không duy
trì cấu trúc này.
18

2.3.2. Nghiên cứu nước ngoài

Nhiều nghiên cứu trước đây đã thực hiện ngiên cứu liên quan đến mối quan
hệ giữa tuổi của HĐQT, CEO và hiểu quả hoạt động tài chính của doanh nghiệp.
Bài nghiên cứu của Peni (2014) tập trung vào mối quan hệ giữa Giám đốc điều
hành (CEO) và đặc điểm của Chủ tịch và hiệu suất công ty. Cụ thể, nghiên cứu xem
xét mối liên hệ giữa các đặc điểm của CEO và Chủ tịch hội đồng quản trị và hiệu
suất công ty được đo bằng cả ROA và Tobin’s Q. Sử dụng một mẫu của các công ty
S&P500 và loại bỏ các tổ chức tài chính do các tính chất đặc biệt của những tổ chức
này, hơn nữa các quan sát với dữ liệu không đầy đủ sẽ được loại trừ khỏi phân tích
này. Thời gian lấy dữ liệu từ năm 2006 – 2010 bao gồm 305 công ty với 1.525 quan
sát để kiểm tra các mối quan hệ bằng hồi quy, bằng chứng tìm thấy cho thấy các đặc
điểm liên quan đến nhân khẩu học và kinh nghiệm có thể liên quan đến việc định
giá thị trường và hiệu quả tài chính của công ty. Cụ thể, kết quả được báo cáo cho
thấy mối quan hệ tích cực giữa sự hiện diện của nữ CEO hoặc Chủ tịch và hiệu suất
công ty, do đó cho thấy sự khác biệt dựa trên giới tính có thể ảnh hưởng đến thành
công của CEO/Chủ tịch. Hơn nữa, những phát hiện liên quan đến tuổi của CEO
hoặc Chủ tịch là hỗn hợp. Tuổi của CEO dường như không có ảnh hưởng đến hiệu
quả hoạt động của doanh nghiệp thông qua chỉ số Tobin’s Q, nhưng tác giả lại tìm
thấy sự tác động tích cực giữa tuổi CEO và ROA. Mặt khác, Peni (2014) tìm thấy
mối quan hệ tiêu cực đáng kể giữa tuổi chủ tịch HĐQT và Tobin’s Q.

Do đó, nhìn chung những kết quả cũng được hỗ trợ một phần bởi các nghiên
cứu trước đây khi tuổi của nhà quản trị ảnh hưởng đến mức độ chấp nhận rủi ro,
nghĩa là khi các giám đốc điều hành già đi, họ có xu hướng chấp nhận rủi ro ít hơn,
điều này có thể làm suy giảm hiệu quả hoạt động của công ty (Bertand &
Mullainthan, 2003).

Theo nghiên cứu của Waelchli and Zeller (2013) xem xét về tuổi của chủ
tịch HĐQT liên quan đến hiệu suất công ty, xem xét liệu chủ tịch của các hội đồng
quản trị (COB) áp đặt vòng đời của họ đối với các công ty mà họ làm việc. Với việc
19

sử dụng một mẫu lớn gần 10.000 chủ tịch của các công ty chưa niêm yết ở Thụy Sĩ
và sử dụng chỉ số ROA và ROE để đo lường. Kết quả cho thấy mối quan hệ tiêu cực
mạnh mẽ giữa tuổi chủ tịch HĐQT và hiệu quả tài chính công ty. Điều này cho thấy
có sự giảm sút đáng kể về hiệu suất hoạt động của công ty khi tuổi của chủ tịch già
đi. Khả năng nhận thức của họ suy giảm, và họ trải qua những thay đổi đáng kể
trong động lực. Suy giảm khả năng nhận thức là động lực chính của hiệu ứng hiệu
suất mà tác giả quan sát được.

Theo kết quả nghiên cứu của Cheng, Chan et al. (2010) về nhân khẩu học
quản lý và hiệu suất công ty: bằng chứng từ Trung Quốc. Dựa trên lý thuyết “upper
echelons”, quan điểm dựa trên tài nguyên của công ty (RBV) và lý thuyết mạng
quản lý, tác giả đưa ra giả thuyết rằng nhân khẩu học quản lý của chủ tịch là quan
trọng và phản ánh các nguồn lực có giá trị của công ty. Nghiên cứu sử dụng dữ liệu
về báo cáo tài chính, cơ cấu sở hữu, đặc điểm chủ tịch HĐQT của các công ty
Trung Quốc được niêm yết từ Thị trường chứng khoán Trung Quốc (CSMAR) và
lấy dữ liệu từ cơ sở dữ liệu Nghiên cứu kế toán và cơ sở dữ liệu Tạp chí Kinh tế Đài
Loan (TEJ). Trong mẫu dữ liệu nghiên cứu tác giả loại trừ dữ liệu từ các công ty
trong ngành tài chính và thời gian chọn mẫu là từ giai đoạn năm 1999 – 2005 với
831 sự kiện gồm 5339 mẫu quan sát sau khi đã loại trừ đi những dữ liệu bị mất. Tác
giả sử dụng phương pháp phân tích hồi quy để kiểm tra hiệu suất công ty qua chỉ số
ROA, EPS với các biến về nhân khẩu học quản lý (tuổi tác, trình độ học vấn, chức
danh và nhiệm kỳ). Kiểm tra thực nghiệm của tác giả về các công ty Trung Quốc
ủng hộ giả thuyết này bằng cách chỉ ra rằng các đặc điểm nhân khẩu học quản lý
khác nhau (trình độ học vấn, chức danh, tuổi tác và nhiệm kỳ) của các chủ tịch có
ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động của công ty. Những phát hiện này cho thấy các
thuộc tính cá nhân của chủ tịch là các ủy nhiệm phù hợp của nguồn nhân lực quan
trọng và năng lực kết nối quản lý để tiến hành kinh doanh và do đó có liên quan đến
hiệu quả hoạt động của công ty. Kết quả cho thấy rằng tuổi của chủ tịch có ảnh
hưởng tích cực đến hiệu suất công ty. Điều này cho thấy với số liệu tại Trung Quốc,
20

chủ tịch lớn tuổi thích hợp hơn để tăng cường mức độ lợi nhuận cho công ty so với
những người trẻ tuổi hơn họ.

Nghiên cứu của Siraji (2019) xem xét tác động của các đặc điểm quản lý của
CFO lên hoạt động của doanh nghiệp: Vai trò quyết định của cấu trúc vốn: Bằng
chứng từ Sri Lanka của các công ty niêm yết. Mục đích của nghiên cứu này là xem
xét sự phù hợp giữa các đặc điểm quản lý của CFO và quyết định cấu trúc vốn tác
động đến hiệu suất của công ty. Nghiên cứu này đặc biệt quan trọng vì những phát
triển trong nghiên cứu về tài chính đã chỉ ra rằng các quyết định tài chính đang bị
ảnh hưởng bởi xung đột giữa các nhà quản lý và cổ đông. Bằng cách rút ra từ một
khối lượng lớn nghiên cứu, nghiên cứu sẽ tạo ra một khái niệm vững chắc cũng như
cung cấp sự hiểu biết toàn diện về các đặc điểm quản lý của CFO như tuổi tác, trình
độ học vấn, nhiệm kỳ và theo dõi chức năng, ảnh hưởng đến hiệu quả của công ty
với hiệu quả trung gian của quyết định cấu trúc vốn. Mẫu được tác giả lựa chọn là
các Giám đốc tài chính (CFO) của các công ty niêm yết tại Sri Lanka, với 295 công
ty đại diện cho 20 lĩnh vực kinh doanh. Các cuộc khảo sát và lấy dữ liệu được thực
hiện trong khoảng thời gian từ tháng 1 đến tháng 6 năm 2016. Kết quả nghiên cứu
cho thấy rằng tuổi tác có tác động tích cực trực tiếp đến hoạt động của doanh nghiệp
và quyết định đến cấu trúc vốn.

2.4. Nhận xét các nghiên cứu trước

Tuy có nhiều nghiên cứu của các tác giả trước đây đã nghiên cứu về độ tuổi của
HĐQT và CEO nhưng vẫn còn nhiều hạn chế chưa thực hiện được như:

Nghiên cứu của Thuy and Tran (2017) về ảnh hưởng của đặc điểm tổng giám
đốc điều hành đến hiệu quả hoạt động doanh nghiệp. Nghiên cứu này chỉ dừng lại
đo lường hiệu quả hoạt động doanh nghiệp qua tiêu chí ROA nên kết quả cho những
yếu tố khác như tác động của CEO nữ và trình độ học vấn vẫn chưa thể kết luận
được. Điều này sẽ dẫn đến nghi ngờ về kết quả về tuổi của CEO đến hiệu quả doanh
nghiệp có đáng tin cậy không. Vì vậy cần có thêm nghiên cứu để xem xét thêm hiệu
21

quả hoạt động dựa trên nhiều chỉ số khác nhau hoặc dựa trên giá trị thị trường của
doanh nghiệp. Ngoài ra, bài nghiên cứu vẫn chưa tập trung vào sự khác biệt về tuổi
tác của chủ tịch HĐQT và CEO đến hiệu quả của doanh nghiệp mà chỉ mới nghiên
cứu về đặc điểm tuổi của từng cá nhân lên HĐHQ doanh nghiệp.

Nghiên cứu của Peni (2014) xem xét ảnh hưởng của các đặc điểm của chủ tịch
đối với hiệu quả tài chính của công ty, tuy nghiên cứu có cho ra nhiều kết quả tác
động lên chỉ số ROA và Tobin’Q nhưng cũng giống những nghiên cứu khác tập
trung vào độ tuổi của từng cá nhân lên HĐHQ doanh nghiệp. Ngoài ra, bài nghiên
cứu còn bị hạn chế trong việc sử dụng mẫu từ công ty S&P 500, do đó kết quả có
thể không áp dụng cho các công ty nhỏ hơn hoặc các công ty hoạt động bên ngoài.
Và liệu nghiên cứu có phù hợp với nền kinh tế Việt Nam?

Và một số nghiên cứu của Waelchli and Zeller (2013), khi nghiên cứu tập trung
tại các công ty chưa niêm yết tại Thụy Sĩ. Kết quả cho thấy các công ty chưa niêm
yết có thể có vấn đề với kế hoạch kế nhiệm, yếu tố về giới hạn tuổi nghỉ hưu bắt
buộc làm cho mối quan hệ giữa tuổi của chủ tịch HĐQT và hiệu suất công ty có bị
ảnh hưởng hay không. Và tương tự nghiên cứu trước, nghiên cứu này cũng để lại
câu hỏi cho tác giả liệu nghiên cứu trên có phù hợp với nền kinh tế Việt Nam hay
không? Và nghiên cứu này cũng chỉ tập trung vào độ tuổi của chủ tịch HĐQT mà
chưa nghiên cứu thêm về tuổi của CEO và chênh lệch độ tuổi của chủ tịch HĐQT
và CEO đến hiệu quả doanh nghiệp như nào.

Nghiên cứu của Siraji (2019) khi xem xét tác động của các đặc điểm quản lý
của CFO lên hoạt động của doanh nghiệp. Bài nghiên cứu đã đưa ra một số hạn chế
rằng nghiên cứu chỉ thực hiện khảo sát trên CFO nên những nghiên cứu sau có thể
mở rộng cho các nhà quản lý cấp cao khác. Ngoài ra, nghiên cứu có thể được mở
rộng hơn nữa trong tương lai bằng cách sử dụng các yếu tố quản lý khác nhau như
sự tự tin thái quá, sự lạc quan, sự rủi ro, v.v., có tác động đáng kể đến hiệu suất của
công ty. Do đó, nghiên cứu này cung cấp một bàn đạp khái niệm và thực nghiệm
22

cho công việc trong tương lai về các yếu tố quyết định quan trọng tiềm năng khác
của việc ra quyết định cấu trúc vốn và hiệu suất công ty.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Trong chương này tác giả đã nêu lên được những lý luận cơ bản về đặc điểm,
vai trò của HĐQT, BGĐ, những khác biệt về tuổi của chủ tịch HĐQT và CEO.
Ngoài ra, tác giả đã dẫn chứng về những cơ sở lý thuyết như lý thuyết đại diện, lý
thuyết quản lý, lý thuyết phụ thuộc nguồn lực để làm lý thuyết liên quan mật thiết
cho đề tài nghiên cứu và làm nền tảng cơ sở để giải quyết những vấn đề và mục tiêu
nghiên cứu đưa ra.

Để đưa ra những dẫn chứng thuyết phục về tầm quan trọng của đề tài, tác giả
đã nêu những dẫn chứng cùng kết quả của những nghiên cứu trong và ngoài nước
đã nghiên cứu trước và những hạn chế của những nghiên cứu này để làm tiền đề cho
nghiên cứu sau có thể nghiên cứu tiếp như: nghiên cứu của Thuy and Tran (2017)
về ảnh hưởng của đặc điểm tổng giám đốc điều hành đến hiệu quả hoạt động doanh
nghiệp. Nghiên cứu này chỉ dừng lại đo lường hiệu quả hoạt động doanh nghiệp qua
tiêu chí ROA.

Hay bài nghiên cứu của Peni (2014) tập trung vào mối quan hệ giữa Giám
đốc điều hành (CEO) và đặc điểm của Chủ tịch và hiệu suất công ty với kết quả
phát hiện liên quan đến tuổi của CEO hoặc Chủ tịch là hỗn hợp đến hiệu quả hoạt
động của doanh nghiệp. Tuy nhiên, theo nghiên cứu của Waelchli and Zeller (2013)
cho thấy mối quan hệ tiêu cực mạnh mẽ giữa tuổi chủ tịch HĐQT và hiệu quả tài
chính công ty,.v.v. Từ những bài nghiên cứu trước này tác giả đã quyết định tập
trung sâu vào nghiên cứu sự chênh lệch độ tuổi của chủ tịch HĐQT và CEO ảnh
hưởng đến hiệu quả hoạt động doanh nghiệp.
23

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Dữ liệu nghiên cứu

Bài nghiên cứu này được sử dụng bộ dữ liệu từ 67 công ty niêm yết trên
HOSE và HNX đã đạt giải thưởng báo cáo thường niên, bao gồm 398 quan sát trong
giai đoạn năm 2014-2019.

Cuộc bình chọn Báo cáo thường niên (VietNam Annual Report Awards-
ARA) là sự kiện đồng hành cùng thị trường chứng khoán Việt Nam trong suốt 10
năm qua. Đây là nơi lựa chọn các doanh nghiệp nghiệp thỏa mãn các điều kiện về
vốn hóa cao, tỷ lệ free-float và thanh khoản, tập trung vào các rổ chỉ số VNX
Allshares. Mẫu chọn là dữ liệu từ 67 công ty niêm yết đạt giải thưởng báo cáo
thường niên trong giai đoạn 2014-2019 có giá trị thị trường lớn trên tổng giá trị thị
trường của Việt Nam. Đồng thời là những công ty được đánh giá tốt nhất về tình
hình quản trị công ty thông qua hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Do đó, việc
sử dụng dữ liệu này để nghiên cứu là hợp lý.

Để đảm bảo về mức độ tin cậy cho toàn dữ liệu cũng như việc xây dựng
được các biến trong mô hình thì những thông tin liên quan phải được thu thập đầy
đủ và chắc chắn từ các báo cáo tài chính, báo cáo thường niên của doanh nghiệp
niêm yết trên HOSE và HNX trong giai đoạn từ 2014-2019 được thu thập từ các
trang web uy tín về tài chính như: FiinPro, Cafef.vn, vietstock.vn và các website
chính thức của những công ty này.

3.2. Phương pháp nghiên cứu

Tác giả nghiên cứu dữ liệu có sự đan xen kết hợp giữa chuỗi dữ liệu thời gian
và dữ liệu chéo thông qua thu thập các dữ liệu của các doanh nghiệp niêm yết trên
HOSE và HNX có đạt giải thưởng về báo cáo thường niên trong giai đoạn từ năm
2014-2019. Từ kết quả đó, bài nghiên cứu sử dụng phương pháp hồi quy dữ liệu
24

dạng bảng được xem là phù hợp, hợp lý nhất với mục tiêu nghiên cứu, ít xảy ra hiện
tượng đa cộng tuyến, tạo ra nhiều tính biến thiên và cung cấp nhiều thông tin chính
xác hơn, mang lại tính hiệu quả hơn trong toàn bộ tổng thể các mẫu nghiên cứu. Để
quan sát được các yếu tố về sự chênh lệch về tuổi tác giữa chủ tịch HĐQT và CEO
đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp và chiều tác động, tác giả tiến hành kiểm
tra trên bảng thống kê mô tả, ma trận hệ số tương quan cũng như tiến hành kiểm tra
các biến khác về sự khác biệt về tuổi tác để có được kết quả khái quát nhất về vấn
đề nghiên cứu. Bài nghiên cứu phải đưa ra được sự khác biệt về tuổi tác của chủ
tịch HĐQT và CEO có ảnh hưởng hiệu quả hoạt động của các công ty niêm yết hay
không? Và ảnh hưởng ngược chiều hay cùng chiều? Để cho ra câu trả lời tốt nhất thì
vấn đề mà bài nghiên cứu quan tâm là vấn đề nội sinh trong mô hình nghiên cứu và
đưa ra cách giải quyết vấn đề này. Đây được xem là mối quan tâm chính trong
nhiều nghiên cứu liên quan đến quản trị doanh nghiệp. Sau đó, tác giả thực hiện mô
hình hồi quy của dữ liệu bảng được sử dụng là: Mô hình Pooled OLS, đây có thể
được xem là một trong những mô hình đơn giản nhất vì tất cả những hệ số đều
không đổi theo đặc trưng của từng doanh nghiệp và không đổi theo thời gian do sự
kết hợp tất cả các biến quan sát với nhau. Do đó, mô hình này sẽ không kiểm soát
được từng đặc điểm riêng của các quan sát điều này có thể xảy ra hiện tượng tự
tương quan. Mô hình Pooled OLS có thể dẫn đến các ước lượng bị sai lệch khi
không xét đến các tác động riêng biệt này (Vo and Nguyen 2014), (Kalsie and
Shrivastav 2016). Do đó, tác giả sử dụng mô hình tác động cố định - Fixed effect
(FEM) và mô hình tác động ngẫu nhiên - Random effect (REM) để tìm ra mối quan
hệ giữa các biến phụ thuộc và các biến độc lập. Ngoài ra, để kết quả được nhất quán
và tránh những trường hợp sai lệch về dữ liệu tác giả kết hợp thêm một số kiểm
nghiệm để tìm ra sự tương quan cũng như đa cộng tuyến giữa các biến, và sử dụng
kiểm định Hausman (1978) tìm ra mô hình hồi quy phù hợp để đưa ra kết luận cho
bài nghiên cứu (Wooldridge 2016).
25

3.3. Các biến trong mô hình

3.3.1. Biến phụ thuộc

Thứ nhất, biến ROE (tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu), đây là chỉ số
nhằm đo lường hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp được đo lường bằng lợi nhuận
ròng trên vốn chủ sở hữu. Và các nghiên cứu thường sử dụng phổ biến chỉ số ROE
để đo lường hiệu quả doanh nghiệp như: Waelchli and Zeller (2013), Ferreira & ctg,
Rahaman & Alam (2014).

Thứ hai, hiệu quả hoạt động của công ty còn được đo lường dựa vào giá trị thị
trường của công ty là Tobin’s Q (Tobin 1969). Chỉ số này đại diện cho cơ hội tăng
trưởng của công ty, thể hiện khả năng tiếp cận thị trường vốn của doanh nghiệp và
được tính như sau:

Tổng nợ+ giá trị vốn hóa thị trường


Tobin’s Q =
Tổng tài sản

Doanh nghiệp có chỉ số Tobin’s Q lớn hơn 1 sẽ có động lực đầu tư cao hơn
doanh nghiệp có chỉ số Tobin’s Q nhỏ hơn 1. Doanh nghiệp có chỉ số Tobin’s Q cao
thường là doanh nghiệp hấp dẫn nhà đầu tư và có năng lực cạnh tranh tốt. Tobin’s Q
đã được sử dụng ở nhiều nghiên cứu trước đây như Bhagat & Bolton (2009); Guest,
(2009); Yermack (1996).

3.3.2. Biến độc lập

Trong bài nghiên cứu tác giả sử dụng biến Chair-CEO là thước đo chính về đo
lường sự khác biệt về tuổi của chủ tịch HĐQT và CEO với hiệu quả hoạt động của
doanh nghiệp, được tính bằng cách lấy số tuổi của chủ tịch trừ cho tuổi của CEO.
Ngoài ra, để xem xét về vấn đề nếu có xung đột về nhận thức, vấn đề giao tiếp giữa
chủ tịch HĐQT và CEO hay không. Điều này không chỉ phát sinh nếu người trước
già hơn đáng kể so với người sau mà còn nếu người trước trẻ hơn người sau và để
đảm bảo rằng nếu mối quan hệ giữa chênh lệch tuổi và giá trị doanh nghiệp là phi
26

tuyến tính và nếu nó không có ý nghĩa thì bình phương (đa thức bậc hai) được dự
kiến sẽ có ý nghĩa, do đó bài nghiên cứu còn sử dụng biến bình phương về chênh
lệch về tuổi của chủ tịch và CEO (Square Chair-CEOAge). Bên cạnh đó, tác giả
còn dùng giá trị tuyệt đối (Chair-CEOAge absolute) để đo lường sự chênh lệch
này. Với giá trị tuyệt đối của biến (Chair-CEOAge absolute) được đo lường cùng
với việc sử dụng biến giả tuổi của chủ tịch (Chair Younger) nhận giá trị là 1 khi
chủ tịch trẻ hơn CEO và nhận giá trị là 0 khi chủ tịch lớn tuổi hơn CEO.

3.3.3. Nhóm biến kiểm soát

Các biến đại diện cho đặc điểm của Chủ tịch HĐQT gồm: Nhiệm kỳ của chủ
tịch (ChairTenure) được tính bằng số năm người đó được làm chủ tịch HĐQT của
công ty (Adams 2005); Biến giả về năm thay đổi chủ tịch (ChairChange) nhận giá
trị bằng 1 tại năm nhận chức làm chủ tịch;

Biến đại diện cho đặc điểm của CEO gồm: nhiệm kỳ của CEO (CEOTenure)
được tính bằng số năm người đó được làm CEO của công ty (Adams 2005); biến
giả về năm thay đổi CEO (CEOChange) nhận giá trị bằng 1 tại năm có sự thay đổi
CEO.

Biến đại diện cho đặc điểm của doanh nghiệp bao gồm: Tăng trưởng doanh
thu (Grs) được tính bằng doanh thu thể hiện giá trị cuối trừ doanh thu ở giá trị đầu
chia cho doanh thu ở giá trị đầu (Kalsie and Shrivastav 2016); Độ tuổi của doanh
nghiệp (Firm Age) được đo lường bằng Logarit cơ số tự nhiên thời gian doanh
nghiệp niêm yết (Boone, Field et al. 2007); Quy mô doanh nghiệp (FirmSize) được
đo lường bằng Logarit cơ số tự nhiên của tổng tài sản (Garg 2007); Tỷ lệ cổ phiếu
tự do chuyển nhượng (Free float) được tính bằng số lượng cổ phiếu tự do chuyển
nhượng trên tổng số cổ phiếu lưu hành (Goergen, Limbach et al. 2015); Chi phí tài
sản cố định trên tổng tài sản (CapEx/TA) để đo lường chi phí đầu tư vào tài sản cố
định trên tổng tài sản của một doanh nghiệp (Goergen, Limbach et al. 2015).
27

Bảng 3.8: Mô tả các biến trong mô hình

Định nghĩa Kí hiệu Đo lường

A. Nhóm các biến phụ thuộc


Tổng nợ+ giá trị vốn hóa thị trường
HQHĐ Tobin’s Q Tổng tài sản

HQHĐ ROE Lợi nhuậnròng


Vốn chủ sở hữu

B. Nhóm các biến độc lập

Chênh lệch tuổi của chủ Tuổi của chủ tịch trừ tuổi của CEO
Chair-CEO Age
tịch và CEO

Bình phương chênh lệch Square Chair-CEO (Tuổi của chủ tịch – Tuổi CEO)^2
Age
tuổi của chủ tịch và CEO

Độ lệch chuẩn về chênh


Chair-CEOAge
lệch tuổi của chủ tịch và absolute ǀTuổi của chủ tịch – Tuổi CEOǀ
CEO

Biến giả tuổi của chủ tịch Chair Younger Có giá trị bằng 1 khi chủ tịch trẻ hơn

C. Nhóm các biến kiểm soát

 Đặc điểm của chủ tịch HĐQT:

Nhiệm kỳ của chủ tịch ChairTenure Số năm khi làm chủ tịch HĐQT

Biến giả về năm thay đổi chủ Có giá trị bằng 1 tại những năm thay đổi chủ
tịch
ChairChange
tịch, ngược lại cho giá trị là 0

 Đặc điểm của CEO:


28

Nhiệm kỳ của CEO CEOTenure Số năm khi làm CEO

Có giá trị là 1 tại năm có sự thay đổi CEO,


Biến giả về năm thay đổi CEO CEOChange
ngược lại cho giá trị là 0

 Đặc điểm của doanh nghiệp

Quy mô doanh nghiệp FirmSize Logarit cơ số tự nhiên của tổng tài sản

Logarit cơ số tự nhiên của số năm kể từ khi


Tuổi của doanh nghiệp FirmAge
thành lập công ty

Tăng trưởng doanh thu Grs Doanh thu hiện tại−Doanh thu quá khứ
Doanhthu quá khứ

Tỷ trọng tài sản cố định CapEx/TA Chi phí tài sản cố định trên tổng tài sản

Tỷ lệ cổ phiếu tự do chuyển Số lượngcổ phiếu chuyển nhượng


Free Float
nhượng Tổng số cổ phiếu lưu hành

3.4. Mô hình nghiên cứu

Để kiểm tra sự chênh lệch về tuổi tác giữa chủ tịch HĐQT và CEO có ảnh
hưởng đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp được niêm yết trên HOSE và HNX
có đạt giải thưởng về báo cáo thường niên, tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu như
sau:

Yit = α +β1*Chair-CEO + β2*otherchair-CEO

+ β3*CEO characteristicsit + β4*Chair characteristicsit

+ β5*Firm characteristicsit + Year dummies + µi + εit

Trong đó:
29

Yit đại diện cho sự đo lường hiệu quả hoạt động doanh nghiệp i tại năm t.
Nếu chỉ sử dụng một thước đo duy nhất thì rất khó để đo lường chính xác hiệu quả
của mô hình do đó để tạo sự chắc chắn cho mô hình, tác giả sử dụng 02 thước đo
đại diện cho HĐQT của doanh nghiệp: ROE và Tobin’s Q.

Biến Chair-CEO là thước đo chính về đo lường sự khác biệt về tuổi của chủ
tịch HĐQT và CEO với hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Ngoài ra, bài nghiên
cứu còn sử dụng đến bình phương về chênh lệch về tuổi của chủ tịch HĐQT và
CEO (Square Chair-CEOAge); giá trị tuyệt đối (Chair-CEOAge absolute) kết
hợp với giá trị tuyệt đối là biến giả về độ tuổi của chủ tịch và CEO (Chair
Younger) (nhận giá trị bằng 1 nếu chủ tịch nhỏ tuổi hơn CEO).

Hội đồng quản trị, CEO và hiệu quả doanh nghiệp có thể ảnh hưởng bởi
nhiều yếu tố khác nên để đảm bảo chính xác, mô hình còn có các biến kiểm soát
như sau:

Biến CEO characteristicsit đại diện biến đo lường các đặc điểm của CEO
được thể hiện thông qua các biến sau: nhiệm kỳ (CEOTenure), kết hợp biến giả về
năm thay đổi CEO (CEOChange);

Biến Chair characteristicsit đại diện biến đo lường các đặc điểm của chủ tịch
HĐQT được thể hiện thông qua các biến sau: nhiệm kỳ (ChairTenure), biến giả về
năm thay đổi Chủ tịch (ChairChange).

Biến Firm characteristicsit đại diện cho các biến đo lường các đặc điểm của
công ty được thể hiện qua các biến sau: tăng trưởng doanh thu (Grs), độ tuổi của
doanh nghiệp (FirmAge), quy mô doanh nghiệp (FirmSize), tỷ lệ cổ phiếu tự do
chuyển nhượng (Free-float), chi phí đầu tư cho TSCĐ trên tổng tổng tài sản
(CapEX/TA). εit là sai số ngẫu nhiên trong mô hình.
30

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Trong chương này tác giả đã đưa ra mô hình nghiên cứu phù hợp để kiểm tra
sự chênh lệch về tuổi tác giữa chủ tịch HĐQT và CEO ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt
động doanh nghiệp. Bằng việc thu thập dữ liệu của hơn 67 công ty được niêm yết
trên HOSE và HNX có đạt giải thưởng báo cáo thường niên trong giai đoạn năm
2014-2019 từ báo cáo tài chính và báo cáo thường niên của các doanh nghiệp trên
các trang web uy tín về tài chính như: FiinPro, Cafef.vn, vietstock.vn và các website
chính thức của những công ty này, điều này càng thể hiện sự đáng tin cậy cho kết
quả nghiên cứu được của tác giả.

Bên cạnh đó, tác giả sử dụng phương pháp hồi quy dữ liệu dạng bảng, kết
hợp với việc sử dụng phần mềm Stata để chạy dữ liệu với mô hình FEM và REM để
tìm ra mối quan hệ giữa các biến phụ thuộc và các biến độc lập. Ngoài ra, để kết
quả được nhất quán và tránh những trường hợp sai lệch về dữ liệu tác giả kết hợp
thêm một số kiểm nghiệm để tìm ra sự tương quan cũng như đa cộng tuyến giữa các
biến, và sử dụng kiểm định Hausman tìm ra mô hình hồi quy phù hợp để đưa ra kết
luận cho bài nghiên cứu.
31

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1. Mô tả thống kê, phân tích hệ số tương quan

Để tìm bằng chứng cho giả thuyết chính, tác giả tiến hành kiểm định bao gồm:
(1) Hệ số tương quan, (2) Uớc lượng mô hình:

4.1.1. Mô tả thống kê

Bảng 4.9: Bảng mô tả thống kê các biến trong mô hình

Trung Giá trị Giá trị nhỏ Độ lệch


Biến quan sát Obs
bình lớn nhất nhất chuẩn
Nhóm biến phụ thuộc
Tobin’s Q 398 1.36 8.06 0.31 1.01
ROE 398 0.15 2.93 -1.69 0.19
Nhóm biến độc lập
Chair-CEO 398 3.39 27 -16 7.79
SquareChair-CEOAge 398 72.18 729 0 131.2
ChairCEOAge absolute 398 5.69 27 0 6.31
Chair Younger 398 0.16 1 0 0.37
Nhóm biến kiểm soát
ChairTenure 398 8.65 32 1 7.27
ChairChange 398 0.12 1 0 0.32
CEOTenure 398 7.59 31 1 6.68
CEOChange 398 0.13 1 0 0.34
Grs 398 0.22 9.48 -0.77 0.67
FirmAge 398 2.61 3.81 0 0.46
FirmSize 398 28.86 33.63 0.00 1.55
Free float 398 0.48 0.9 25.41 0.21
CapEx/TA 398 0.22 0.86 1.09 0.19
Nguồn: Kết quả phân tích từ mẫu nghiên cứu
32

Bảng 4.1. Trình bày thống kê mô tả của các biến nghiên cứu: trong đó các dữ
liệu ở bản đầu tiên là các biến đại diện cho hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
Kết quả của biến lợi nhuận ròng trên tổng nguồn vốn (ROE) trung bình đạt 0.15%
với độ lệch chuẩn là 0.19% trong khi giá trị lớn nhất đạt 2.93% và giá trị thấp nhất
là (-1.69%). Bên cạnh đó, đối với Tobin’s Q có các giá trị tương ứng như trung bình
là 1.36% với độ lệch chuẩn 1.01%, và giá trị lớn nhất 8.06%, giá trị nhỏ nhất là
0.31% trong 67 quan sát nghiên cứu.

Trong nhóm biến độc lập và kiểm soát cho thấy chênh lệch tuổi của chủ tịch
HĐQT và CEO (Chair-CEO) có giá trị lớn nhất là 27% và nhỏ nhất là (-16%) với
giá trị trung bình là 3.39%. Trong khi đó tốc độ tăng trưởng trong nhóm biến kiểm
soát có giá trị thấp nhất là (-0.77%) và giá trị cao nhất là 9.48, cùng với độ lệch
chuẩn là 0.67%.
32

4.1.2. Phân tích hệ số tương quan


Bảng 4.10: Bảng ma trận tương quan của các biến trong mô hình
Chair- SquareChair ChairCEOAge Chair CapEx
  Tobin’sQ ROE ChairTenure ChairChange CEOTenure CEOChange Grs FirmAge FirmSize Free float VIF
CEO -CEOAge absolute Younger /TA

Tobin’sQ 1

ROE 0.29*** 1

Chair-CEO 0.05 0.06 1 2.04

SquareChair-
0.03 0.02 0.68*** 1 2.03
CEOAge
ChairCEOAge
0.06 0.05 0.64*** 0.92*** 1 1.26
absolute
Chair
0.01 -0.07 -0.59*** -0.02 0.10* 1 1.09
Younger

ChairTenure -0.18*** -0.03 0.06 -0.09** -0.16** -0.21*** 1 1.84

ChairChange 0.03 0.05 -0.04 0.03 0.07 0.12** -0.37*** 1 1.24

CEOTenure 0.11** 0.07 -0.26*** -0.28*** -0.36*** -0.09** 0.46*** -0.18*** 1 1.95

CEOChange 0.13** 0.06 0.05 0.08 0.10** 0.11** -0.15*** 0.23*** -0.38*** 1 1.30

Grs 0.03 -0.04 0.01 0.04 0.03 0.03 0.02 0.02 0.02 0.02 1 1.03

FirmAge 0.21*** -0.05 -0.04*** 0.17*** 0.12** -0.00 0.18*** -0.03 0.33*** 0.02 0.07 1 1.35

FirmSize 0.07*** 0.06 -0.00 -0.11* -0.06 -0.04 0.21*** 0.04 0.05 0.14*** 0.06 0.05 1 1.14

Free float -0.23*** 0.03 -0.04 -0.08 -0.09** -0.03 0.36*** -0.16*** 0.21*** -0.11** -0.06 0.24*** 0.04 1 1.24

CapEx/TA 0.07 0.06 -0.14*** -0.02 0.01 0.18*** -0.24*** 0.06 -0.05 -0.01 0.07 -0.10** 0.03 -0.15*** 1 1.12

Nguồn: Kết quả phân tích từ mẫu nghiên cứu. Dấu (***), (**), (*) cho biết mức ý nghĩa thống kê tương ứng ở mức 1%, 5%, 10%.
33

Hệ số tương quan giữa các biến được trình bày ở Bảng 4.2 thể hiện các biến
đo lường hiệu quả hoạt động của công ty theo giá trị kế toán và giá trị thị trường
(ROE và Tobin’s Q) có mối tương quan với nhau theo từng cặp với mức ý nghĩa
1%. Ta nhận thấy biến phụ thuộc Tobin’s Q (đo lường hiệu quả hoạt động dựa vào
giá trị thị trường) có mối tương quan tuyến tính với các biến độc lập và biến kiểm
soát. Trong các biến độc lập đang xét thì trị tuyệt đối về chênh lệch tuổi giữa chủ
tịch HĐQT và CEO (Chair-CEOAge absolute) là biến có mối tương quan cao nhất
0.06 và biến Chair Younger là biến có mối tương quan yếu nhất với biến phụ thuộc
với hệ số tương quan là 0.01. Theo kết quả bảng 4.2 ta nhận thấy hầu hết các biến
độc lập đều có mối tương quan yếu với biến phụ thuộc (các hệ số tương quan đều
nhỏ hơn 0.5).

Đối với các biến kiểm soát thì biến FirmAge là biến có mối tương quan
thuận cao nhất 0.21 (với mức ý nghĩa 1%), biến tốc độ tăng trưởng (Grs) và biến
thời gian thay đổi chủ tịch (ChairChange) là những biến có mức tương quan yếu
nhất (0.03). Trong đó, biến Free-float có tương quan nghịch chiều với Tobin’s Q (-
0.23). Ngoài ra, giữa các biến độc lập hầu như có tương với nhau, các hệ số tương
quan đa số nhỏ hơn mức 0.5. Theo nghiên cứu của Kennedy (2008) thì hiện tượng
đa cộng tuyến chỉ trở nên nghiêm trọng khi hệ số tương quan giữa các biến trong
mô hình là 0.8 trở lên. Do đó, khi sử dụng mô hình hồi quy, khả năng xảy ra đa
cộng tuyến (Multicollinearity) giữa các biến là rất thấp. Để đảm bảo không có hiện
tượng đa cộng tuyến xảy ra, tác giả đã tiến hành kiểm tra độ phóng đại phương sai
qua hệ số VIF (Variance Inflation Factor). Kết quả kiểm định đều nhỏ hơn 3 (kết
quả được thể hiện ở bảng 4.2) nên tác giả rút ra được kết luận không xảy ra hiện
tượng đa công tuyến nghiêm trọng trong nghiên cứu này.

4.2. Kết quả phân tích hồi quy

4.2.1. Ảnh hưởng về chênh lệch tuổi chủ tịch HĐQT và CEO đến HQHĐ của
doanh nghiệp (Tobin’s Q) theo FEM, REM
34

Bảng 4.11: Kết quả ước lượng FEM, REM của Tobin’s Q

  Tobin’s Q
FEM REM

Constant 10.2608*** -0.9433


(0.002) (0.539)
Chair-CEO Age 0.0235*** 0.0207***
(0.082) (0.000)
ChairTenure -0.0257* -0.0479***
(0.021) (0.000)
ChairChange -0.2640** -0.3331***
  (0.049) (0.003)
CEOTenure 0.0252** 0.0349***
(1.98) (0.001)
CEOChange 0.3048*** 0.3580***
(0.004) (0.001)
Grs 0.016 0.0314
(0.740) (0.515)
Freefloat -0.3708 -0.5533**
(0.177) (0.025)
CapExTA -1.5254*** -0.5569
(0.009) (0.146)
FirmSize -0.3156 0.0818
(0.011) (0.134)
FirmAge 0.2276 0.1447
(0.96) (0.348)
R2 0.1284 0.0824
F Statistic 0.336*** 50.75***
Nguồn: Kết quả phân tích từ mẫu nghiên cứu

Ghi chú: Bảng này trình bày sự ảnh hưởng về chênh lệch tuổi của chủ tịch HĐQT
và CEO về hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp qua Tobin’s Q được đo ước lượng
bằng FEM, REM. Phía bên phải trình bày HQHĐ của doanh nghiệp Tobin’s Q qua
các biến. Mô tả các biến được trình bày ở Bảng 3.1. Giá trị p_value được trình bày
kết quả trong dấu ngoặc đơn. Dấu (***), (**), (*) cho biết mức ý nghĩa thống kê
tương ứng ở mức 1%, 5%, 10%.
35

Bảng 4.3 trình bày hồi quy theo các mô hình ước lượng khác nhau (FEM và
REM) sử dụng giá trị thị trường (Tobin’s Q) làm thước đo hiệu quả hoạt động của
công ty. Tác giả tiến hành kiểm tra mối quan hệ giữa sự chênh lệch tuổi của chủ tịch
HĐQT và CEO đến HQHĐ của doanh nghiệp và sử dụng biến độc lập (Chair-CEO
Age) kết hợp với các biến kiểm soát để kiểm chứng giả thuyết của bài nghiên cứu.
Kết quả hồi quy theo các ước lượng đều phù hợp với tập dữ liệu với mức ý nghĩa
p<0.05.

Dựa trên kết quả tổng thể ở Bảng 4.3, hệ số góc của Chair-CEO Age đều có
giá trị dương ở cả 2 mô hình ước lượng với mức ý nghĩa thống kê 1%. Chẳng hạn,
hệ số góc tại cột FEM bằng 0.0235 nói lên rằng khi chênh lệch tuổi của chủ tịch
HĐQT và CEO tăng lên 1%, nếu xét mức độ tại mỗi doanh nghiệp và theo thời gian
hằng năm thì giá trị thị trường Tobin’s Q tăng 0.0235% với điều kiện các yếu tố
khác không thay đổi. Kết quả này chỉ ra rằng sự chênh lệch về tuổi của chủ tịch
HĐQT và CEO có tác động cùng chiều với HQHĐ của doanh nghiệp. Hay nói cách
khác, khi có sự chênh lệch tuổi càng lớn thì HQHĐ của doanh nghiệp càng cao. Kết
quả cũng cho ra tương tự khi ước lượng theo kết quả REM với hệ số góc tương ứng
là 0.0207 với mức ý nghĩa thống kê 1%.

Tác giả trình bày kết quả nghiên cứu liên quan đến biến kiểm soát như bảng
4.3 như sau. Các biến ChairTenure, ChairChange, Freefloat, CapExTA đều có tác
động ngược chiều đến HQHĐ của doanh nghiệp (Tobin’s Q) theo 2 mô hình ước
lượng trên. Trong khi đó biến CEOTenure, CEOChange, Grs, FirmSize, FirmAge
có tác động cùng chiều đến HQHĐ doanh nghiệp (Tobin’s Q). Tuy nhiên, với biến
FirmSize chỉ có tác động cùng chiều với ước lượng REM nhưng ước lượng FEM
cho ra kết quả tác động ngược chiều.

Từ kết quả ước lượng hồi quy của mô hình FEM và REM, tác giả đã sử dụng
kiểm định Hausman (1978) để tìm ra mô hình hồi quy phù hợp cho bài nghiên cứu.
Và kết quả lựa chọn ước lượng FEM là phù hợp từ kiểm định Hausman với giá trị
p_value bằng (0.0000).
36

4.2.2. Ảnh hưởng về chênh lệch tuổi chủ tịch HĐQT và CEO đến HQHĐ của
doanh nghiệp (ROE) theo FEM, REM

Bảng 4.12: Kết quả ước lượng theo FEM, REM của ROE

    ROE
FEM REM

Constant 1.7019 0.0188


(0.151) (0.924)
Chair-CEO Age 0.0076*** 0.0030**
(0.001) (0.030)
ChairTenure 0.0033 -0.0021
(0.528) (0.238)
ChairChange 0.0723* 0.0132
  (0.078) (0.699)
CEOTenure 0.0079* 0.0056***
(0.084) (0.006)
CEOChange 0.0576 0.0611*
(0.132) (0.068)
Grs 0.0057 0.0087
(0.741) (0.567)
Freefloat 0.0726 -0.0389
(0.462) (0.454)
CapExTA 0.0069 0.0729
(0.974) (0.181)
FirmSize -0.0540 0.0030
(0.227) (0.652)
FirmAge -0.0530 0.0589
(0.534) (0.809)
R2 0.0605 0.0335
F Statistic 2.07** 16.99*
Nguồn: Kết quả phân tích từ mẫu nghiên cứu

Ghi chú: Bảng này trình bày sự ảnh hưởng về chênh lệch tuổi của chủ tịch HĐQT và CEO
về hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp qua ROE được đo ước lượng bằng FEM, REM.
Phía bên phải trình bày HQHĐ của doanh nghiệp ROE qua các biến. Mô tả các biến được
trình bày ở Bảng 3.1. Giá trị p_value được trình bày kết quả trong dấu ngoặc đơn. Dấu
(***), (**), (*) cho biết mức ý nghĩa thống kê tương ứng ở mức 1%, 5%, 10%.
37

Từ Bảng 4.4 trình bày hồi quy theo các mô hình ước lượng khác nhau (FEM
và REM) sử dụng ROE làm thước đo hiệu quả hoạt động của công ty. Tác giả tiến
hành kiểm tra mối quan hệ giữa sự chênh lệch tuổi của chủ tịch HĐQT và CEO đến
HQHĐ của doanh nghiệp và sử dụng biến độc lập (Chair-CEO Age) kết hợp với các
biến kiểm soát để kiểm chứng giả thuyết của bài nghiên cứu. Kết quả hồi quy theo
các ước lượng đều phù hợp với tập dữ liệu nghiên cứu.

Kết quả hồi quy từ Bảng 4.4 cho thấy hệ số góc của Chair-CEO Age đều có
giá trị dương ở cả 2 mô hình ước lượng với mức ý nghĩa thống kê từ 1% đến 5%,
cho ra kết quả giống với Tobin’s Q. Cụ thể, hệ số góc tại cột FEM bằng 0.0076 nói
lên rằng khi chênh lệch tuổi của chủ tịch HĐQT và CEO tăng lên 1%, nếu xét mức
độ tại mỗi doanh nghiệp và theo thời gian hằng năm thì giá trị thị trường ROE tăng
0.0076% với điều kiện các yếu tố khác không thay đổi. Kết quả này chỉ ra rằng sự
chênh lệch về tuổi của chủ tịch HĐQT và CEO có tác động cồng chiều với HQHĐ
của doanh nghiệp (ROE). Hay nói cách khác, khi có sự chênh lệch tuổi càng lớn thì
HQHĐ của doanh nghiệp càng tăng. Ngoài ra, kết quả cũng cho ra tương tự khi ước
lượng theo kết quả REM với hệ số góc tương ứng là 0.0030 với mức ý nghĩa thống
kê 5%.

Ngoài ra kết quả nghiên cứu của tác giả còn cho thấy các biến ChairTenure,
Grs, Freefloat đều có tác động ngược chiều đến HQHĐ của doanh nghiệp (ROE)
theo ước lượng của REM. Nhưng đối với ước lượng hồi quy từ FEM thì kết quả cho
thấy các biến kiểm soát Grs, FirmSize và FirmAge là có tác động ngược chiều với
HQHĐ theo giá trị kế toán (ROE), các biến kiểm soát còn lại có tác động cùng
chiều.

Từ kết quả ước lượng hồi quy của mô hình FEM và REM thì tác giả đã sử
dụng kiểm định Hausman (1978) để tìm ra mô hình hồi quy phù hợp cho bài nghiên
cứu. Và kết quả lựa chọn ước lượng REM là phù hợp từ kiểm định Hausman. Kết
quả này cho ra khác với mô hình của Tobin’s khi kết quả trước chọn mô hình FEM
phù hợp. Điều này có thể thấy có sự khác biệt về hiệu quả hoạt động của doanh
nghiệp khi đo lường bằng giá trị thị trường (Tobin’s Q) và giá trị kế toán (ROE).
38

4.3. Phân tích bổ sung

Ngoài ra, các nhân tố về tuổi của HĐQT và CEO trong mô hình nghiên cứu khi
tăng hoặc giảm đến một mức nhất định có thể xảy ra trường hợp phi tuyến tính gây
ảnh hưởng đến chiều tác động đối với hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Do đó,
tác giả tiến hành phân tích thêm mối quan hệ phi tuyến tính trong mô hình. Để thực
hiện phân tích tác giả nghiên cứu thêm bình phương về chênh lệch về tuổi của chủ
tịch HĐQT và CEO (Square Chair-CEOAge). Bên cạnh đó, tác giả còn dùng giá
trị tuyệt đối (Chair-CEOAge absolute) để đo lường sự chênh lệch này. Với giá trị
tuyệt đối của biến (Chair-CEOAge absolute) được đo lường cùng với việc sử dụng
biến giả tuổi của chủ tịch (Chair Younger) nhận giá trị là 1 khi chủ tịch trẻ hơn
CEO và nhận giá trị là 0 khi chủ tịch lớn tuổi hơn CEO (Goergen, Limbach et al.
2015).

4.3.1. Phân tích bổ sung xem xét mối quan hệ tuyến tính về ảnh hưởng của
chênh lệch tuổi chủ tịch HĐQT và CEO đến HQHĐ của doanh nghiệp được đo
lường bằng bình phương.

Bảng 4.13: Kết quả ước lượng của bình phương về chênh lệch tuổi của chủ tịch
HĐQT và CEO theo Tobin’s Q và ROE

Tobin’s Q ROE
(FEM) (REM)

Constant 10.3132*** 0.0178


(0.002) (0.929)
Chair-CEO Age 0.0288*** 0.0037**
(0.000) (0.041)
Squared Chair-CEO -0.0005 -0.0001
(0.274) (0.564)
ChairTenure -0.0270* -0.0022
(0.069) (0.231)
ChairChange -0.2562** 0.0138
  (0.025) (0.686)
CEOTenure 0.0254** 0.0055***
39

(0.047) (0.008)
CEOChange 0.3043*** 0.0610*
(0.004) (0.069)
Grs 0.0176 0.0087
(0.715) (0.564)
Freefloat -0.3922 -0.0405
(0.154) (0.437)
CapExTA -1.5877*** 0.0754
(0.007) (0.167)
FirmSize -0.3167** 0.0024
(0.011) (0.718)
FirmAge 0.2672 0.0086
(0.264) (0.729)
R2 0.1315 0.0339
F Statistic 4.41*** 17.30*
Nguồn: Kết quả phân tích từ mẫu nghiên cứu

Ghi chú: Bảng này trình bày mối quan hệ tuyến tính về sự ảnh hưởng về chênh lệch tuổi
của chủ tịch HĐQT và CEO về hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp (Tobin’s Q, ROE)
được đo lường qua biến bình phương (Squared Chair-CEO) của chênh lệch tuổi Chair-
CEO. Giá trị p_value được trình bày kết quả trong dấu ngoặc đơn. Dấu (***), (**), (*)
cho biết mức ý nghĩa thống kê tương ứng ở mức 1%, 5%, 10%.

Để xem xét về vấn đề về chênh lệch tuổi có phi tuyến tính thì kết quả ở Bảng
4.5 trình bày hồi quy theo các mô hình ước lượng khác nhau được đo lường thêm
biến bình phương chênh lệch tuổi của chủ tịch HĐQT và CEO (Chair-CEO) sử
dụng giá trị thị trường (Tobin’s Q) và giá trị kế toán (ROE) làm thước đo hiệu quả
hoạt động của công ty. Đồng thời tác giả kết hợp với các biến kiểm soát để kiểm
chứng giả thuyết của bài nghiên cứu. Kết quả hồi quy được thể hiện cho thấy không
có ý nghĩa thống kê khi sử dụng bình phương giá trị chênh lệch giữa tuổi của chủ
tịch HĐQT và CEO theo Tobin’s Q và ROE. Tuy nhiên, nó vẫn có ý nghĩa thống kê
với biến Chair-CEO Age khi kết hợp với các biến kiểm soát khác tại mức ý nghĩa từ
1% đến 5%. Từ kết quả hồi quy từ Bảng 4.5 cho thấy các biến kiểm soát
ChairTenure, ChairChange, Freefloat, CapExTA đều có tác động ngược chiều với
HQHĐ của doanh nghiệp khi kiểm định bằng cả Tobin’s Q và ROE. Các biến
CEOTenure, CEOChange, Grs, FirmSize, FirmAge lại cho ra tác động cùng chiều.
40

Từ kết quả ước lượng hồi quy của mô hình FEM và REM thì tác giả đã sử
dụng kiểm định Hausman (1978) để tìm ra mô hình hồi quy phù hợp cho bài nghiên
cứu. Và kết quả lựa chọn ước lượng FEM cho kiểm định Tobin’s Q là phù hợp từ
kiểm định Hausman cho kiểm định từ biến chênh lệch tuổi và bình phương chênh
lệch tuổi của chủ tịch HDDQT và CEO (Square Chair-CEOAge). Tuy nhiên, đối
với kiểm định cho giá trị kế toán ROE thì lại cho kết quả lựa chọn mô hình REM là
phù hợp. Có sự khác biệt này có thể là do sự đo lường với giá trị từ giá trị thị trường
Tobin’s Q và một giá trị với giá trị kế toán (ROE).

4.3.2. Phân tích bổ sung về ảnh hưởng của chênh lệch tuổi chủ tịch HĐQT và
CEO được đo lường bằng giá trị tuyệt đối đến HQHĐ của doanh nghiệp theo
Tobin’s Q và ROE.

Bảng 4.14: Kết quả ước lượng của giá trị tuyệt đối về chênh lệch tuổi của chủ tịch
HĐQT và CEO theo Tobin’s Q và ROE

Tobin’s Q ROE
(FEM) (FEM)

Constant 10.2066*** 1.8639


(0.002) (0.114)
ChairCEO Absolute 0.0126 0.0079***
(0.110) (0.005)
Chair Younger -0.2122* -0.121***
(0.075) (0.004)
ChairTenure -0.0219 0.0034
(0.146) (0.515)
ChairChange -0.2913** 0.0632
  (0.012) (0.121)
CEOTenure 0.0180 0.0083*
(0.162) (0.067)
CEOChange 0.3129*** 0.0661*
(0.004) (0.084)
Grs 0.0161 0.0058
(0.742) (0.738)
Freefloat -0.4068 0.0748
(0.145) (0.447)
CapExTA -1.4607** 0.0294
41

(0.014) (0.888)
FirmSize -0.3078** -0.0603
(0.015) (0.177)
FirmAge 0.2160 -0.0569
(0.379) (0.511)
R2 0.1031 0.0717
F Statistic 3.34*** 2.25*
Nguồn: Kết quả phân tích từ mẫu nghiên cứu

Ghi chú: Bảng này trình bày mối quan hệ tuyến tính về sự ảnh hưởng về chênh lệch tuổi
của chủ tịch HĐQT và CEO về hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp (Tobin’s Q, ROE)
được đo lường qua biến giá trị tuyệt đối (ChairCEO Absolute) của chênh lệch tuổi Chair-
CEO. Giá trị p_value được trình bày kết quả trong dấu ngoặc đơn. Dấu (***), (**), (*)
cho biết mức ý nghĩa thống kê tương ứng ở mức 1%, 5%, 10%.

Từ kết quả của Bảng 4.6 cho thấy khi kiểm định chênh lệch tuổi của chủ tịch
HĐQT và CEO kết hợp với giá trị tuyệt đối của chênh lệch tuổi này đến HQHĐ
doanh nghiệp qua giá trị kế toán (ROE) và giá trị thị trường Tobin’s Q. Kết quả cho
thấy biến Chai-CEO Absolute có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa 1% dựa vào
kiểm định giá trị ROE và có tác động cùng chiều, nhưng lại không có ý nghĩa thống
kê với Tobin’s Q. Tuy nhiên, kết hợp với biến giả về tuổi của chủ tịch so với CEO
thì biến Chair Younger đều có tác động ngược chiều với HQHĐ của doanh nghiệp
với mức ý nghĩa từ 1% đến 10%.

Bên cạnh đó, các biến kiểm soát về nhiệm kỳ của chủ tịch (ChairTenure),
biến thay đổi chủ tịch (ChairChange), biến Freefloat, biến CapExTA, biến quy mô
công ty (FirmSize) tác động ngược chiều với HQHĐ của doanh nghiệp.

4.4. Thảo luận kết quả nghiên cứu

Kết quả ở Bảng 4.3 và Bảng 4.4 xem xét ảnh hưởng của chênh lệch tuổi chủ
tịch HĐQT và CEO tới hiệu quả hoạt động công ty cho thấy chênh lệch tuổi của chủ
tịch HĐQT và CEO có quan hệ dương với hiệu quả hoạt động của công ty đo lường
bằng giá trị thị trường (Tobin’s Q) và cả giá trị kế toán (ROE). Kết quả này chỉ ra
rằng lý thuyết phụ thuộc nguồn lực và lý thuyết quản lý đã giải thích được chênh
42

lệch độ tuổi của chủ tịch HĐQT và CEO đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
Khi nói rằng các ưu điểm của các nhà quản trị lớn tuổi là họ tích lũy được nhiều
kinh nghiệm, sự hiểu biết của mình để thực thi công việc hiệu quả hơn và cho rằng
độ tuổi của nhà quản lý tác động cùng chiều đến hiệu quả hoạt động của công ty.
Bên cạnh đó theo lý thuyết về quản trị thì sự kết hợp vị trí CEO và Chủ tịch HĐQT
sẽ tăng cường hiệu quả quản lý của HĐQT bởi vì nó cung cấp các thông tin đầy đủ
và kịp thời hơn về công ty, thống nhất về cơ cấu và lãnh đạo công ty theo hướng
nhất quán và tạo ra một môi trường hợp tác cho việc ra quyết định của HĐQT

Thông qua dữ liệu đã phân tích thì biến chênh lệch tuổi (Chair-CEO) cũng
cho ra kết quả tác động cùng chiều với hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp được
đo lường qua giá trị thị trường (Tobin’s Q) và giá trị kế toán (ROE). Kết quả này
phù hợp một phần với kết quả nghiên cứu của Peni (2014), khi tác giả tìm thấy sự
tác động tích cực giữa tuổi CEO và ROA, ngoài ra còn cho ra kết quả về mối quan
hệ tiêu cực đáng kể giữa tuổi chủ tịch HĐQT và Tobin’s Q. Nghiên cứu của Siraji
(2019) xem xét tác động của các đặc điểm quản lý của CFO lên hoạt động của
doanh nghiệp: Vai trò quyết định của cấu trúc vốn: Bằng chứng từ Sri Lanka của
các công ty niêm yết, tác giả cho ra kết quả tuổi tác có tác động tích cực trực tiếp
đến hoạt động của doanh nghiệp và quyết định đến cấu trúc vốn. Và nghiên cứu của
Cheng, Chan et al. (2010) về nhân khẩu học quản lý và hiệu suất công ty: bằng
chứng từ Trung Quốc. Tác giả sử dụng phương pháp phân tích hồi quy để kiểm tra
hiệu suất công ty qua chỉ số ROA, EPS với các biến về nhân khẩu học quản lý (tuổi
tác, trình độ học vấn, chức danh và nhiệm kỳ). Kết quả cho thấy rằng tuổi của chủ
tịch có ảnh hưởng tích cực đến hiệu suất công ty. Trong khi đó, nghiên cứu của
Waelchli and Zeller (2013) xem xét về tuổi của chủ tịch liên quan đến hiệu suất
công ty với việc sử dụng mẫu gần 10.000 chủ tịch của các công ty chưa niêm yết ở
Thụy Sĩ và sử dụng chỉ số ROA và ROE để đo lường. Kết quả cho thấy mối quan hệ
tiêu cực giữa tuổi chủ tịch và hiệu quả tài chính công ty. Điều này cho thấy có sự
giảm sút đáng kể về hiệu suất hoạt động của công ty khi tuổi của chủ tịch già đi.
Tổng hợp các nghiên cứu cho thấy mối quan hệ dương giữa tuổi của chủ tịch HĐQT
43

và CEO với HQHĐ được tìm thấy nhiều hơn trong nghiên cứu thực chứng so với
mối quan hệ âm giữa các 2 biến này.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 4

Trong chương này tác giả đã sử dụng các kiểm định để trình bày những kết
quả đạt được cho nghiên cứu. Với kết quả từ bảng hệ số tương quan có thấy hầu hết
các biến độc lập đều có mối tương quan yếu với biến phụ thuộc (các hệ số tương
quan đều nhỏ hơn 0.5). Bên cạnh đó, bài nghiên cứu còn tiến hành kiểm tra độ
phóng đại phương sai qua hệ số VIF (Variance Inflation Factor), kết quả kiểm định
đều nhỏ hơn 3, có thể rút ra kết luận rằng không xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến
nghiêm trọng trong bài nghiên cứu này.

Ngoài ra, kết quả ước lượng bởi hai mô hình FEM và REM trên biến phụ
thuộc Tobin’s Q và ROE đều cho kết quả tương đồng với nhau khi cho ra kết quả
tác động cùng chiều với mức ý nghĩa từ 1% đến 5%. Bên cạnh đó, để làm giảm
trường hợp phi tuyến tính gây ra ảnh hưởng đến chiều tác động đối với hiệu quả
hoạt động của doanh nghiệp, tác giả đã cho kiểm định thêm biến chênh lệch tuổi
bình phương Square Chair-CEOAge và lấy giá trị tuyệt đối (Chair-CEOAge
absolute), kết hợp với biến giả về mức độ trẻ giữa chủ tịch HĐQT và CEO (Chair
Younger).
44

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

5.1. Kết luận

Mặc dù tầm quan trọng của chủ tịch trong HĐQT và CEO có ảnh hưởng rất
lớn đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, là cơ quan quản lý chịu
trách nhiệm chính trong công ty nhưng chưa có nhiều nghiên cứu cho biết được các
đặc điểm, các yếu tố quyết định về mối quan hệ quan trọng của chủ tịch HĐQT và
CEO, đặc biệt là trên thị trường Việt Nam. Do đó, bài nghiên cứu tập trung chủ yếu
vào mối quan hệ tuổi tác giữa chủ tịch và CEO và cách nó ảnh hưởng đến việc giám
sát, đưa ra quyết định cùng ý tưởng hay khác ý tưởng trong quá trình hoạt động và
cuối cùng là giá trị doanh nghiệp.

Bài nghiên cứu mong muốn sẽ giúp mở rộng các tài liệu hiện có liên quan
đến độ tuổi của chủ tịch HĐQT và CEO bằng cách cung cấp bằng chứng thực
nghiệm về ảnh hưởng của sự khác biệt tuổi tác giữa chủ tịch HĐQT và CEO đối với
hiệu quả hoạt động của 67 doanh nghiệp với 398 quan sát được niêm yết trên HOSE
và HNX có đạt giải thưởng về báo cáo thường niên trong giai đoạn 2014 - 2019. Bài
nghiên cứu xem xét sự tác động của sự chênh lệch độ tuổi của chủ tịch HĐQT và
CEO bao gồm sự chênh lệch tuổi (Chair-CEO), bình phương (Square Chair-
CEOAge) và giá trị tuyệt đối (Chair-CEOAge Absolute) của sự chênh lệch tuổi này,
kết hợp với giá trị tuyệt đối là biến giả về độ tuổi của chủ tịch và CEO (Chair
Younger), cùng với các đặc điểm liên quan đến từng đặc điểm của chủ tịch HĐQT,
CEO và doanh nghiệp bao gồm: nhiệm kỳ của CEO (CEOTenure), kết hợp biến giả
về năm thay đổi CEO (CEOChange), nhiệm kỳ của chủ tịch HĐQT (ChairTenure),
biến giả về năm thay đổi thay đổi Chủ tịch (ChairChange), tăng trưởng doanh thu
(Grs), độ tuổi của doanh nghiệp (FirmAge), quy mô doanh nghiệp (FirmSize), tỷ lệ
cổ phiếu tự do chuyển nhượng (Free-float), chi phí đầu tư cho TSCĐ trên tổng tổng
tài sản (CapEX/TA) lên hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp thông qua tỷ suất lợi
nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) và chỉ số Tobin’s Q. Tác giả sử dụng mô hình hồi
quy tác động cố định – Fixed effect model (FEM) và mô hình tác động ngẫu nhiên
45

– Random effect model (REM) để tìm ra mối quan hệ giữa các biến phụ thuộc và
biến độc lập. Kết quả nghiên cứu cho thấy bằng chứng mạnh mẽ rằng ảnh hưởng về
chênh lệch tuổi của chủ tịch HĐQT và CEO có tác động đáng kể và tích cực đến kết
quả hoạt động của doanh nghiệp được đo lường qua cả 2 yếu tố về giá trị thị trường
Tobin’s Q và giá trị kế toán ROE.

Đối với các biến kiểm soát được đo lường trong bài nghiên cứu cũng cho ra
kết quả tác động tích cực đối với hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp với mức ý
nghĩa 1% cho biến nhiệm kỳ cũng như thời gian thay đổi của CEO và chủ tịch
HĐQT. Ngoài ra, đối với các biến về quy mô công ty hay tuổi đời của doanh nghiệp
cũng cho ra kết quả tác động đáng kể đến hiệu quả doanh nghiệp. Điều này cho thấy
khi giá trị công ty càng cao, tuổi đời công ty càng dài thì giúp cho doanh nghiệp
hoạt động hiệu quả hơn đối với các doanh nghiệp có những yếu tố này thấp.

Thông qua kết quả, tác giả muốn đóng góp hữu ích cho các doanh nghiệp
đưa ra những chính sách khuyến khích thay đổi cơ cấu quản trị trong công ty về độ
tuổi của các thành viên trong HĐQT và các nhà lãnh đạo cấp cao của doanh nghiệp.
Điều này sẽ có tác động tích cực đến hiệu quả hoạt động của công ty.

5.2. Kiến nghị

Để thu hút được nhiều lợi ích từ sự phát triển cho công ty thì sự quản trị
trong các công ty niêm yết phải tốt và đồng thời vẫn phải đáp ứng được sự thích
nghi với các vấn đề xã hội. Việc không duy trì được hoạt động quản trị công ty một
cách hiệu quả có thể sẽ dẫn đến ít cơ hội để công ty đó tiếp cận với nguồn vốn (Le
2014). Một công ty để phát triển bền vững thì phải có hoạt động công ty phù hợp,
thích nghi và luôn cải tiến liên tục phù hợp với bối cảnh hiện tại của nền kinh tế mới
nhất.

Từ những lý thuyết nghiên cứu, những đặc điểm của HĐQLR và CEO kết
hợp với kết quả nghiên cứu, tác giả muốn đưa ra các kiến nghị đến các cơ quan
quản lý, cùng các nhà đầu tư và đặc biệt là các doanh nghiệp niêm yết trên như sau:
46

Đối với cơ quan quản lý: khi xác định được sự tác động của chênh lệch tuổi
của chủ tịch HĐQT và CEO đến HQHĐ của doanh nghiệp, thì họ có thể đưa ra
những chính sách cùng những cơ cấu phù hợp hay có thể dùng kết quả nghiên cứu
này để điều chỉnh sự quản trị công ty cho phù hợp nhất, nhằm đưa công ty phát triển
tốt nhất trong tương lai. Đồng thời, thông qua kết quả nghiên cứu, tác giả còn giúp
cho các doanh nghiệp mới thành lập có cơ hội tiếp cận với những cơ cấu HĐQT phù
hợp nhất cho công ty của mình.

Đối với các nhà đầu tư: khi biết được chênh lệch về tuổi tác của HĐQT và
CEO đến hiệu quả hoat động của doanh nghiệp như thế nào và đồng thời hiểu được
các yếu tố về đặc điểm của HĐQT, CEO và của công ty ảnh hưởng đến hiệu quả
hoạt động của công ty thông qua kết quả đo lường và số liệu thống kê. Các nhà đầu
tư sẽ xây dựng được những thước đo phù hợp cho mình để đánh giá và đưa ra kết
quả đầu tư phù hợp nhất cho doanh mục của mình.

Đối với các công ty niêm yết: hiểu được các yếu tố tác động như thế đến
hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, đồng thời đánh giá được thực trạng hoạt động
của doanh nghiệp mình. Kết quả giúp cho các công ty niêm yết trong việc hướng tới
xác định được cơ cấu phù hợp cho các thành viên HĐQT trong công ty, nhằm nâng
cao chất lượng của hệ thống quản trị và hiệu quả hoạt động doanh nghiệp

5.3. Hạn chế và đề xuất hướng nghiên cứu trong tương lai

Mặc dù các kết quả nghiên cứu của tác giả tìm thấy đã làm rõ sự ảnh hưởng của
yếu tố về chênh lệch tuổi của chủ tịch HĐQT và CEO đến hiệu quả hoạt động của
doanh nghiệp, cụ thể là các doanh nghiệp đã được đạt giải thưởng về báo cáo
thường niên trong giai đoạn từ năm 2014-2019 được niêm yết trên 2 sàn HNX và
HOSE. Tuy nhiên, bài nghiên cứu của tác giả vẫn còn tồn tại những hạn chế như
sau:

Số liệu sử dụng trong nghiên cứu lấy đến năm 2019, với dữ liệu 06 năm từ
2014-2019 là giai đoạn gần nhất cho việc có dữ liệu mới nhất để nghiên cứu. Tuy
nhiên, do giới hạn về nguồn lực và thời gian thực hiện nghiên cứu nên thời gian này
47

có thể vẫn chưa đủ để có cái nhìn dài hạn về mối quan hệ giữa chênh lệch tuổi của
chủ tịch HĐQT và CEO. Do đó các nghiên cứu sau có thể phát triển nghiên cứu với
khoảng thời gian nhiều năm hơn để có cái nhìn trong dài hạn về mối quan hệ giữa
chênh lệch tuổi giữa chủ tịch HĐQT và CEO với hiệu quả hoạt động của công ty.
Ngoài ra, số lượng doanh nghiệp trong nghiên cứu có 67 doanh nghiệp trong giai
đoạn năm 2014-2019, tương ứng với 398 mẫu quan sát sau khi đã trừ đi những
doanh nghiệp không có dữ liệu. Do đó, số lượng mẫu chưa lớn, mẫu nghiên cứu chỉ
chứa các doanh nghiệp đang đạt giải thưởng báo cáo thường niên, điều này có thể
làm ảnh hưởng đến kết quả nghiên cứu của tác giả. Kiến nghị của tác giả cho nghiên
cứu sau là có thể mở rộng dữ liệu mẫu quan sát cho đề tài.
48

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt:

Nguyen, M. H. and H. T. Nguyen (2014). "Responsibilities of board of directors


and enterprise efficiency in Vietnam stock market." Science and Technology
Development Journal 17(1): 74-87.

Vo, D. H. and T. M. Nguyen (2014). "The impact of corporate governance on firm


performance: Empirical study in Vietnam." International Journal of Economics and
Finance 6(6): 1-13.

Tiếng Anh:

Adams, R. B. (2005). "What do boards do? Evidence from board committee and
director compensation data." Evidence from Board Committee and Director
Compensation Data (March 13, 2003). EFA.

Amason, A. C. (1996). "Distinguishing the effects of functional and dysfunctional


conflict on strategic decision making: Resolving a paradox for top management
teams." Academy of Management Journal 39(1): 123-148.

Amran, N. A., et al. (2014). "Do characteristics of CEO and chairman influence
government-linked companies performance?" Procedia-Social and Behavioral
Sciences 109: 799-803.

Bathula, H. (2008). Board characteristics and firm performance: Evidence from


New Zealand, Auckland University of Technology.

Boone, A. L., et al. (2007). "The determinants of corporate board size and
composition: An empirical analysis." Journal of financial economics 85(1): 66-101.

Campbell, K. and A. Mínguez-Vera (2008). "Gender diversity in the boardroom and


firm financial performance." Journal of business ethics 83(3): 435-451.
49

Carter, D. A., et al. (2003). "Corporate governance, board diversity, and firm
value." Financial review 38(1): 33-53.

Cheng, L. T., et al. (2010). "Management demography and corporate performance:


Evidence from China." International Business Review 19(3): 261-275.

Donaldson, L. and J. H. Davis (1991). "Stewardship theory or agency theory: CEO


governance and shareholder returns." Australian Journal of management 16(1): 49-
64.

Dunn, P. (2004). "The impact of insider power on fraudulent financial reporting."


Journal of management 30(3): 397-412.

Garg, A. K. (2007). "Influence of board size and independence on firm


performance: A study of Indian companies." Vikalpa 32(3): 39-60.

Goergen, M., et al. (2015). "Mind the gap: The age dissimilarity between the chair
and the CEO." Journal of Corporate Finance 35: 136-158.

Hillman, A. J. and T. Dalziel (2003). "Boards of directors and firm performance:


Integrating agency and resource dependence perspectives." Academy of
Management review 28(3): 383-396.

Joh, S. W. and J. Y. Jung (2016). "Top managers' academic credentials and firm
value." Asia‐Pacific Journal of Financial Studies 45(2): 185-221.

Johnson, W. C. and S. Yi (2014). "Powerful CEO s and Corporate Governance:


Evidence from an Analysis of CEO and Director Turnover After Fraud." Asia‐
Pacific Journal of Financial Studies 43(6): 838-872.

Kalsie, A. and S. M. Shrivastav (2016). "Analysis of board size and firm


performance: evidence from NSE companies using panel data approach." Indian
Journal of Corporate Governance 9(2): 148-172.

Mathiesen, H. (2002). Managerial ownership and financial performance,


Samfundslitteratur.
50

Mohan, A. and S. Chandramohan (2018). "Impact of corporate governance on firm


performance: Empirical evidence from India." IMPACT: International Journal of
Research in Humanities, Arts and Literature (IMPACT: IJRHAL) ISSN (P): 2347-
4564.

OECD, O. (2004). "The OECD principles of corporate governance." Contaduría y


Administración(216).

Peni, E. (2014). "CEO and Chairperson characteristics and firm performance."


Journal of Management & Governance 18(1): 185-205.

Rhodes, S. R. (1983). "Age-related differences in work attitudes and behavior: A


review and conceptual analysis." Psychological bulletin 93(2): 328.

Serfling, M. A. (2014). "CEO age and the riskiness of corporate policies." Journal
of Corporate Finance 25: 251-273.

Siraji, M. (2019). "The Impact of CFO’S Managerial Characteristics on Firm


Performance: Mediating role of Capital Structure Decision. Evidence from Sri
Lankan, Listed Firms." Siraji, M.(2019). The Impact of CFO'S Managerial
Characteristics on Firm Performance: Mediating role of Capital Structure Decision.
Evidence from Sri Lankan, Listed Firms. Journal of Economics and Finance (IOSR-
JEF) 10(5): 6-13.

Taylor, R. N. (1975). "Age and experience as determinants of managerial


information processing and decision making performance." Academy of
Management Journal 18(1): 74-81.

Velnampy, T. (2013). "Corporate governance and firm performance: a study of Sri


Lankan manufacturing companies."

Waelchli, U. and J. Zeller (2013). "Old captains at the helm: Chairman age and firm
performance." Journal of Banking & Finance 37(5): 1612-1628.
51

Wagner, W. G., et al. (1984). "Organizational demography and turnover in top-


management group." Administrative Science Quarterly: 74-92.

Wooldridge, J. M. (2016). Introductory econometrics: A modern approach, Nelson


Education.

Yang, T. and S. Zhao (2014). "CEO duality and firm performance: Evidence from
an exogenous shock to the competitive environment." Journal of Banking &
Finance 49: 534-552.

You might also like