You are on page 1of 134

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH


DOANH

LÃ CHÂU LOAN

PHÁT TRIỂN THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT


TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG
VIỆT NAM - CHI NHÁNH ĐỀN HÙNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG


Chuyên ngành: QUẢN LÝ KINH TẾ

THÁI NGUYÊN - 2016

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH
DOANH

LÃ CHÂU LOAN

PHÁT TRIỂN THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT


TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG
VIỆT NAM - CHI NHÁNH ĐỀN HÙNG

Chuyên ngành: QUẢN LÝ KINH TẾ


Mã số: 60.34.04.10

LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. ĐỖ THỊ BẮC

THÁI NGUYÊN - 2016

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn


i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn: “Phát triển thanh toán không dùng tiền mặt
tại Ngân hàng TMCP công thương Việt Nam - Chi nhánh Đền Hùng”, số liệu
và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa hề được sử dụng để
bảo vệ một học vị nào.
Luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu
có tính độc lập riêng, các số liệu được sử dụng trong luận văn hoàn toàn trung thực,
chính xác và đã được trích dẫn nguồn gốc rõ ràng.

Thái Nguyên, tháng 01 năm 2016


Tác giả luận văn

Lã Châu Loan

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn


ii

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình thực hiện và hoàn thiện luận văn tốt nghiệp, tôi đã nhận
được sự quan tâm giúp đỡ nhiệt tình của nhiều tập thể và cá nhân.
Trước hết cho tôi xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến PGS.TS. Đỗ Thị
Bắc đã nhiệt tình, tâm huyết giúp đỡ và hướng dẫn tôi trong suốt quá trình tôi
thực hiện luận văn.
Trong quá trình xây dựng đề cương chi tiết, bảo vệ đề cương, tôi đã nhận
được những ý kiến hết sức bổ ích của các thầy cô để tôi có thể hoàn thành luận văn
một cách tốt nhất. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến các thầy cô khoa sau
Đại Học- trường Đại học kinh tế và quản trị kinh doanh Thái Nguyên đã tạo điều
kiện để tôi được bảo vệ luận văn một cách tốt nhất.
Xin cảm ơn gia đình, bạn bè đồng nghiệp đã động viên và giúp đỡ tôi thực
hiện luận này.
Thái Nguyên, tháng 01 năm 2016
Tác giả luận văn

Lã Châu Loan

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn


iii

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN.......................................................................................................i


LỜI CẢM ƠN...........................................................................................................ii
MỤC LỤC................................................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT........................................................vii
DANH MỤC BẢNG BIỂU....................................................................................viii
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, HÌNH...........................................................................ix
MỞ ĐẦU..................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu......................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu..............................................................................................2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu..........................................................................2
4. Ý nghĩa khoa học của đề tài...................................................................................3
5. Kết cấu của đề tài...................................................................................................3
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN
THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI NGÂN HÀNG TMCP........4
1.1. Cơ sở lý luận phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng TMCP....4
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm của thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân
hàng TMCP...............................................................................................................4
1.1.2. Vai trò của thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế....................5
1.1.3. Nội dung của thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng TMCP..........7
1.1.4. Các qui định trong thanh toán không dùng tiền mặt tại NHTMCP............18
1.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến thanh toán không dùng tiền mặt tại
NHTMCP................................................................................................................19
1.2. Kinh nghiệm thanh toán không dùng tiền mặt của một số ngân hàng thương
mại ở Việt Nam.......................................................................................................23
1.2.1. Kinh nghiệm của NHNo & PTNT Việt Nam..............................................23
1.2.2. Kinh nghiệm của Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng...............................25
1.2.3. Bài học kinh nghiệm rút ra về thanh toán không dùng tiền mặt tại
NHTMCP................................................................................................................26
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
iv
Chương 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................................................28
2.1. Câu hỏi nghiên cứu...........................................................................................28
2.2. Phương pháp nghiên cứu..................................................................................28
2.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu..........................................................28
2.2.2. Phương pháp điều tra, thu thập số liệu, thông tin.......................................28
2.2.3. Phương pháp phân tích, thống kê, xử lý thông tin số liệu..........................32
2.2.4. Kỹ thuật và công cụ phân tích...................................................................34
2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu............................................................................34
Chương 3: THỰC TRẠNG THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT
TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM
- CHI NHÁNH ĐỀN HÙNG.................................................................................37
3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu tỉnh Phú Thọ......................................................37
3.1.1. Điều kiện tự nhiên tỉnh Phú Thọ................................................................37
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội tỉnh Phú Thọ.....................................................37
3.1.3. Đánh giá thuận lợi và khó khăn tại tỉnh Phú Thọ.......................................39
3.2. Tình hình cơ bản của Ngân hàng TMCP công thương Việt Nam- Chi nhánh
Đền Hùng................................................................................................................40
3.2.1. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP công thương
Việt Nam - Chi nhánh Đền Hùng............................................................................40
3.2.2. Chức năng nhiệm vụ của Ngân hàng TMCP công thương Việt Nam -
Chi nhánh Đền Hùng...............................................................................................41
3.2.3. Tổ chức bộ máy của Ngân hàng TMCP công thương Việt Nam - Chi
nhánh Đền Hùng......................................................................................................43
3.2.4. Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP công thương
Việt Nam - Chi nhánh Đền Hùng............................................................................46
3.3. Thực trạng thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân Hàng TMCP công
thương Việt Nam- Chi Nhánh Đền Hùng................................................................56
3.3.1. Thanh toán bằng tiền mặt và không dùng tiền mặt tại ngân hàng
TMCP công thương Việt Nam - Chi nhánh Đền Hùng............................................56

3.3.2. Tình hình thanh toán không dùng tiền mặt phân loại theo đối tượng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn


v
thanh toán tại Ngân hàng TMCP công thương Việt Nam- Chi nhánh Đền Hùng....57
3.3.3. Tình hình thanh toán không dùng tiền mặt theo các hình thức thanh
toán tại Ngân hàng TMCP công thương Việt Nam - Chi Nhánh Đền Hùng............58
3.3.4. Khảo sát ý kiến của khách hàng khi sử dụng các dịch vụ thanh toán
không dùng tiền mặt tại Ngân hàng TMCP công thương Việt Nam - Chi nhánh
Đền Hùng................................................................................................................65
3.4. Những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại
Ngân hàng TMCP công thương Việt Nam - chi nhánh Đền Hùng...........................68
3.4.2. Yếu tố chủ quan.........................................................................................68
3.4.3. Yếu tố khách quan.....................................................................................69
3.5. Đánh giá chung về thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng TMCP
công thương Việt Nam- Chi Nhánh Đền Hùng........................................................70
3.5.1. Những mặt đạt được của Vietinbank chi nhánh Đền Hùng trong phát
triển TTKDTM........................................................................................................70
3.5.2. Những hạn chế của Vietinbank trong phát triển TTKDTM.......................71
3.5.3. Nguyên nhân của những hạn chế thanh toán không dùng tiền mặt tại
Ngân hàng................................................................................................................ 73
3.5.4. Những cơ hội.............................................................................................74
3.5.5. Những thách thức......................................................................................76
Chương 4: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THANH TOÁN KHÔNG DÙNG
TIỀN MẶT TẠI NHTMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH
ĐỀN HÙNG............................................................................................................78
4.1. Quan điểm, định hướng, mục tiêu thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân
hàng TMCP công thương Việt Nam-Chi nhánh Đền Hùng.....................................78
4.1.1. Quan điểm thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng TMCP công
thương Việt Nam - Chi nhánh Đền Hùng................................................................78
4.1.2. Những căn cứ chủ yếu phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại
Ngân hàng TMCP công thương Việt Nam - Chi nhánh Đền Hùng..........................79

4.1.3. Định hướng thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng TMCP
công thương Việt Nam - Chi nhánh Đền Hùng........................................................80

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn


vi
4.1.4. Mục tiêu thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng TMCP công
thương Việt Nam - Chi nhánh Đền Hùng................................................................80
4.2. Giải pháp phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng TMCP
Việt Nam - Chi nhánh Đền Hùng............................................................................81
4.2.1. Tăng cường phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng
TMCP Việt Nam - Chi nhánh Đền Hùng.................................................................81
4.2.2. Giải pháp về thay đổi thói quen và nhận thức của người dân để sử dụng
thanh toán không dùng tiền mặt tiền mặt tại Ngân hàng TMCP công thương
Việt Nam - Chi nhánh Đền Hùng............................................................................84
4.2.3. Giải pháp về hoàn thiện khuôn khổ pháp lý và và cơ chế giám sát trong
TTKDTM tại Ngân hàng TMCP công thương Việt nam - Chi nhánh Đền Hùng....88
4.2.4. Giải pháp về hiện đại hóa công nghệ và các hệ thống TTKDTM tại
NHTMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Đền Hùng.....................................89
4.2.5. Giải pháp marketing để gia tăng nhận thức và nhận dạng thương hiệu
Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Đền Hùng.........................90
4.3. Kiến nghị..........................................................................................................91
4.3.1. Kiến nghi đối với Ngân hàng TMCP công thương Việt Nam....................91
4.3.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước....................................................92
KẾT LUẬN............................................................................................................93
TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................95
PHỤ LỤC...............................................................................................................97

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn


vii

DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT

Agribank : NH nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam


BIDV : NHTMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam
KHBL : Khách hàng bán lẻ
KHDN : Khách hàng doanh nghiệp
PGD : Phòng giao dịch
TK : Tài khoản
TMCP : Thương mại cổ phần
TTKDTM : Thanh toán không dùng tiền mặt
UNC : Ủy nhiệm chi
UNT : Ủy nhiệm thu
Vietcombank : Ngân hàng ngoại thương Việt Nam
VIETINBANK : Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam
VIETINBANK Đền Hùng : Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam -
Chi Nhánh Đền Hùng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn


viii

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1: Số mẫu điều tra ở các điểm nghiên cứu...................................................30


Bảng 2.2: Số mẫu khách hàng điều tra các tiêu chí giới tính, độ tuổi, học vấn........30
Bảng 2.3: Số mẫu khách hàng điều tra theo tiêu chí thu nhập.................................32
Bảng 3.1. Cơ cấu kinh tế tỉnh Phú Thọ năm 2012-2014..........................................38
Bảng 3.2. Tình hình huy động vốn của Ngân hàng TMCP công thương - Chi
Nhánh Đền Hùng....................................................................................51
Bảng 3.3. Tình hình cho vay của Ngân hàng TMCP công thương Đền Hùng.........52
Bảng 3.4. Tình hình tài trợ thương mại và thanh toán xuất khẩu và bảo lãnh
của Ngân hàng TMCP công thương Đền Hùng......................................53
Bảng 3.5. Thu phí dịch vụ của Ngân hàng TMCPCTVN - Chi nhánh Đền Hùng......55
Bảng 3.6. Thanh toán bằng TM và KDTM tại NHTMCPCT - Chi Nhánh Đền
Hùng.......................................................................................................56
Bảng 3.7. Tình hình TTKDTM phân loại theo đối tượng thanh toán.......................57
Bảng 3.8 Tình hình TTKDTM phân loại theo hình thức thanh toán tại Ngân
hàng TMCP công thương Việt Nam - Chi Nhánh Đền Hùng.................58
Bảng 3.9. Đánh giá của khách hàng về mức độ sử dụng dịch vụ TTKDTM của
Vietinbank..............................................................................................67
Bảng 3.10. Nguyên nhân chính khách hàng không dùng dịch vụ TTKDTM...........67
Bảng 4.1. Dự kiến thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng TMCP Việt
Nam - Chi nhánh Đền Hùng năm 2020..................................................83

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn


ix

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, HÌNH


Sơ đồ 1.1. Quy trình thanh toán hai chủ thể thanh toán mở tài khoản tại cùng
một chi nhánh Ngân hàng.........................................................................8
Sơ đồ 1.2. Quy trình Thanh toán khác Ngân hàng khác nhau có tham gia thanh
toán bù trừ trên địa bàn.............................................................................9
Sơ đồ 1.3. Quy trình hai chủ thể thanh toán mở tài khoản tại cùng một chi
nhánh Ngân Hàng...................................................................................10
Sơ đồ 1.4. Quy trình thanh toán ủy nhiệm chi thanh toán cùng Ngân Hàng............11
Sơ đồ 1.5. Quy trình trường hợp hai chủ thể thanh toán mở TK ở hai Ngân
hàng khác nhau.......................................................................................12
Sơ đồ 1.6. Quy trình thanh toán ủy nhiệm thu cùng Ngân Hàng.............................13
Sơ đồ 1.7. Quy trình Ủy nhiệm thu thanh toán giữa hai Ngân hàng cùng hệ thống...14
Sơ đồ 1.8. Quy trình thanh toán thư tín dụng...........................................................15
Sơ đồ 1.9. Quy trình thanh toán thẻ.........................................................................17
Hình 3.1. Bộ máy tổ chức của Ngân hàng TMCP công thương Việt Nam - Chi
nhánh Đền Hùng.....................................................................................43
Hình 3.2. Biểu đồ tình hình TTKDTM phân loại theo đối tượng thanh toán tại
Vietinbank - CN Đền Hùng....................................................................57
Hình 3.3. Tình hình tăng trưởng dịch vụ thanh toán bằng ủy nhiệm chi tại
Vietinbank - chi nhánh Đền Hùng..........................................................59
Hình 3.4. Tình hình dịch vụ thanh toán bằng thẻ tại Vietinbank - CN Đền Hùng......62
Hình 3.5. Biểu đồ tình hình dịch vụ thanh toán bằng thư tín dụng tại
Vietinbank - Chi nhánh Đền Hùng.........................................................63
Hình 3.6. Biểu đồ tình hình dịch vụ Ngân hàng điện tử tại Vietinbank - Chi
nhánh Đền Hùng.....................................................................................65
Hình 3.7. Đánh giá của khách hàng đối với dịch vụ TTKDTM của vietinbank.......65
Hình 3.8. Đánh giá của khách hàng về mức phí dịch vụ TTKDTM của
vietinbank so với NHTMCP khác...........................................................65
Hình 3.9. Đánh giá của khách hàng về sự đa dạng, đáp ứng nhu cầu của dịch
vụ TTKDTM của vietinbank..................................................................66

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn


1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu


Trong những năm qua nền kinh tế nước ta không ngừng tăng trưởng và phát
triển, cùng với hội nhập kinh tế quốc tế, nước ta không ngừng đẩy mạnh công
nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển kinh tế định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong quá
trình đổi mới Đảng và Nhà Nước ta luôn coi trọng đổi mới hoạt động Ngân hàng,
coi đổi mới hoạt động ngân hàng là khâu đột phá, góp phần phát triển kinh tế, phù
hợp với nền kinh tế thị trường. Những năm qua Ngân hàng đã hoạt động thực sự
năng động, tự chủ, sáng tạo và hiệu quả. Song song với quá trình đổi mới toàn diện
về cơ chế và bộ máy ngân hàng là hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại
ngân hàng cũng có nhiều đổi mới tích cực và phát triển. Hoạt động thanh toán
không dùng tiền mặt thực sự là một lĩnh vực quan trọng không thể thiếu được trong
nền kinh tế nói chung và của ngành ngân hàng nói riêng. Với vai trò là trung gian
thanh toán thì ngân hàng thực sự là cầu nối giữa các thành phần kinh tế. Ngân hàng
đã tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế và cá nhân
trong thanh toán, đồng thời tập trung các nguồn vốn nhàn rỗi của xã hội.
Hiện nay hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại các ngân hàng
thương mại là loại hình dịch vụ có nguồn thu không chứa đựng rủi ro như các hình
thức đầu tư và cho vay khác, là hình thức thanh toán thích hợp thuận tiện, đa dạng,
an toàn chính xác đem lại hiệu quả cao không chỉ phục vụ tốt cho việc tăng tốc độ
chu chuyển vốn trong nền kinh tế quốc dân, đẩy mạnh tốc độ phát triển lưu thông
hàng hóa mà còn trực tiếp làm thay đổi khối lượng tiền mặt lưu thông. Đây là yếu tố
cần thiết căn bản để ổn định tiền tệ, chống và kiềm chế lạm phát. Vì vậy hệ thống
Ngân hàng luôn tìm những biện pháp hữu hiệu nhất để mở rộng, phát triển các hình
thức thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế.
Thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt
Nam - Chi nhánh Đền Hùng đã có định hướng phát triển thanh toán không dùng tiền
mặt và đã có bước phát triển trong thúc đẩy phát triển thanh toán không dùng tiền
mặt tại Ngân hàng TMCP công thương Việt Nam - Chi nhánh Đền Hùng, nhưng cơ
bản cũng gặp phải những khó khăn từ vấn đề lựa chọn công nghệ đến cách tiếp cận

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn


2

với khách hàng… vì vây còn nhiều vấn đề cần phải xem xét giải quyết. Vậy thực
trạng phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng TMCP công thương
Việt Nam - Chi nhánh Đền Hùng như thế nào? Vị trí, vai trò của nó? Sự phát triển
đó có bền vững và có hiệu quả không? Đây là những vấn đề cấp thiết đặt ra cần phải
được nghiên cứu, đánh giá một cách đúng đắn. Cần phải xem cái gì đã đạt được, cái
gì chưa đạt, cái gì mạnh, cái gì yếu, để từ đó có các giải pháp hữu hiệu phát huy các
thế mạnh và hạn chế những mặt yếu, nhằm làm cho phát triển thanh toán không
dùng tiền mặt tại Ngân hàng TMCP công thương Việt Nam - Chi nhánh Đền Hùng
phát triển nhanh và vững chắc.
Xuất phát từ đó tôi lựa chọn đề tài: “Phát triển thanh toán không dùng
tiền mặt tại Ngân hàng TMCP công thương Việt Nam - Chi nhánh Đền Hùng”,
làm đề tài nghiên cứu luận văn nhằm góp phần thiết thực triển khai phát triển
thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng TMCP công thương Việt Nam -
Chi nhánh Đền Hùng.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Mục tiêu bao trùm của luận văn là trên cơ sở nghiên cứu thực trạng phát triển
thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng TMCP công thương Việt Nam - Chi
nhánh Đền Hùng, đề xuất giải pháp chủ yếu nhằm phát triển thanh toán không dùng
tiền mặt tại Ngân hàng TMCP công Thương Việt Nam - Chi Nhánh Đền Hùng.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hoá về cơ sở lý luận và thực tiễn phát triển thanh toán
không dùng tiền mặt tại Ngân hàng TMCP
- Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại
Ngân hàng TMCP công thương Việt Nam - Chi nhánh Đền Hùng từ năm 2012 -
2014.
- Đề ra định hướng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển thanh toán không
dùng tiền mặt tại Ngân hàng TMCP công thương Việt Nam - Chi nhánh Đền Hùng.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt và các nhân tố ảnh hưởng đến phát
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
3
triển thanh toán không dùng tiền mặt ở Vietinbank chi nhánh Đền Hùng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn


4

- Khách hàng
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Không gian: Các vấn đề liên quan đến hoạt động Thanh toán không dùng
tiền mặt của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Đền Hùng.
- Thời gian: Phân tích thực trạng từ năm 2012 - 2014.
- Nội dung: Phân tích, đánh giá tình hình thanh toán không dùng tiền mặt tại
Chi nhánh Đền Hùng, các yếu tố ảnh hưởng đến việc thanh toán không dùng tiền
mặt của Chi nhánh Đền Hùng và đề xuất những giải pháp nhằm phát triển thanh
toán không dùng tiền mặt trên địa bàn đến năm 2020.
4. Ý nghĩa khoa học của đề tài
Luận văn là công trình khoa học có ý nghĩa lý luận và thực tiễn thiết thực, là
tài liệu giúp phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng TMCP công
thương Việt Nam - Chi nhánh Đền Hùng xây dựng quy hoạch và kế hoạch phát
triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng TMCP công thương Việt Nam -
Chi nhánh Đền Hùng đến năm 2020 có cơ sở khoa học.
Luận văn nghiên cứu khá toàn diện và có hệ thống, những giải pháp chủ yếu
nhằm phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng TMCP Công
Thương Việt Nam - Chi nhánh Đền Hùng có ý nghĩa thiết thực phát triển thanh toán
không dùng tiền mặt tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh
Đền Hùng và đối với các ngân hàng có điều kiện tương tự
5. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, luận văn bao gồm có 04 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển thanh toán không dùng
tiền mặt tại Ngân hàng TMCP
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu.
Chương 3: Thực trạng thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng TMCP
Công thương Việt Nam - Chi nhánh Đền Hùng.
Chương 4: Giải pháp phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân
hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Đền Hùng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn


5

Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN THANH TOÁN
KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI NGÂN HÀNG TMCP

1.1. Cơ sở lý luận phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng TMCP
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm của thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng
TMCP
* Khái niệm thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng TMCP
Thanh toán không dùng tiền mặt là phương thức chi trả thực hiện bằng cách
trích một số tiền từ tài khoản người chi chuyển sang tài khoản người thụ hưởng.
Các tài khoản này đều được mở tại Ngân hàng.
Như vậy, thanh toán không dùng tiền mặt là nghiệp vụ trung gian của Ngân
hàng, ngân hàng chỉ thực hiện thanh toán khi có lệnh của chủ tài khoản bao gồm các
tổ chức kinh tế, đơn vị và cá nhân mở tài khoản tại Ngân hàng.
Thông thường tham gia thanh toán không dùng tiền mặt gồm 4 bên :
Bên mua hay nhận dịch vụ cung ứng
Ngân hàng phục vụ bên mua, tức là ngân hàng nơi đơn vị mua mở tài khoản
giao dịch
Bên bán tức là bên cung ứng hàng hóa dịch vụ
Ngân hàng phục vụ bên bán là ngân hàng nơi đơn vị bán mở tài khoản giao
dịch Trong quan hệ TTKDTM. Ngân hàng đóng vai trò là tổ chức trung gian
cung
cấp dịch vụ tài chính cho cả bên mua và bên bán với mức phí dịch vụ thích hợp 15
* Đặc điểm của thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng TMCP
Sự ra đời của TTKDTM gắn liền với sự ra đời của đồng tiền ghi sổ và sự
phát triển của nó gắn liền với sự phát triển của hệ thống Ngân hàng. Sự tồn tại và
lớn mạnh của hệ thống Ngân hàng. Sự tồn tại và lớn mạnh cuả hệ thống này đã tạo
điều kiện cho cá nhân và các tổ chức kinh tế mở tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng và
thực hiện việc thanh toán thông qua việc chuyển khoản trong hệ thống ngân hàng.
TTKDTM là một hình thức vận động tiền tệ mà ở đây tiền vừa là công cụ để kế

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn


6

toán, vừa là công cụ để chuyển hóa hình thức giá trị của hàng hóa dịch vụ. Nó có
một số đặc điểm sau:
Trong TTKDTM sự vận động của tiền tệ độc lập với sự vận động của hàng
hóa cả về thời gian lẫn không gian và thường có sự ăn khớp nhau. Đây là đặc điểm
quan trọng và nổi bật nhất của hình thức TTKDTM.
Trong TTKDTM, ngân hàng vừa là người tổ chức vừa là người thực hiện các
khoản thanh toán. Chỉ có ngân hàng, người quản lý tài khoản tiền gửi của các khách
hàng mới được quyền trích chuyển những tài khoản này theo các nguyên tắc chuyên
môn đặc thù như là một nghiệp vụ riêng của mình.
Với những đặc điểm trên, TTKDTM nếu được tổ chức và thực hiện tốt sẽ
phát huy được tác dụng tích cực của nó. Trong tương lai, theo đà phát triển của xã
hội và theo nhu cầu của thị trường, TTKDTM sẽ giữ một vị trí cực kỳ quan trọng
trong việc lưu chuyển tiền tệ và trong thanh toán giá trị của nền kinh tế 15
1.1.2. Nội dung của thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng TMCP
Theo nghị định 64/Cp của chính phủ và quyết định 226/2202/QĐ-NHNN của
thống đốc NHNN thì có 5 hình thức thanh toán được áp dụng trong thanh toán hàng
hóa, dịch vụ là
- Thanh toán bằng séc
- Thanh toán bằng ủy nhiệm chi chuyển tiền
- Thanh toán bằng ủy nhiệm thu(nhờ thu)
- Thanh toán bằng thư tín dụng
- Thanh toán bằng thẻ Ngân hàng…
1.1.3.1. Thanh toán bằng séc
Ở Việt Nam hiện nay, séc có nhiều loại nhưng séc dùng trong TTKDTM
gồm có séc chuyển khoản và séc bảo chi
*Séc chuyển khoản

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn


7

Séc chuyển khoản là loại séc do người chi trả ký phát hành để trao trực tiếp
cho người cung cấp khi nhận hàng hóa, dịch vụ cung ứng. Để phân biệt với các loại
séc khác, khi viết séc chuyển khoản người viết phải gạch hai đường gạch song song
chéo góc ở phía trên, bên phải hoặc ghi từ „chuyển khoản‟ ở mặt trước của tờ séc
Séc chuyển khoản được dùng để thanh toán giữa các chủ thể mở tài khoản tại
cùng một chi nhánh Ngân hàng. Nếu thanh toán khác chi nhánh Ngân hàng thì các
chi nhánh Ngân hàng đó phải tham gia thanh toán bù trừ trên địa bàn tỉnh, thành
phố.
Phạm vi thanh toán séc chuyển khoản gồm thanh toán cùng một tổ chức cung
ứng dịch vụ thanh toán và thanh toán khác tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán
Để đảm bảo quy định người chi trả phải có đủ tiền để trả cho người thụ
hưởng thi khi kế toán séc chuyển khoản phải thực hiện nguyên tắc ghi nợ trước ghi
có sau.

1.1.3. Vai trò của thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế
Thanh toán không dùng tiền mặt là một bộ phận không thể thiếu được trong
nền kinh tế thị trường. Đó là sự đòi hỏi khách quan của quá trình sản xuất và lưu
thông hàng hóa.
Thanh toán không dùng tiền mặt có vai trò to lớn trong nền kinh tế quốc dân,
đặc biệt là trong cơ chế thị trường hiện nay.
Thanh toán không dùng tiền mặt phục vụ cho quá trình tái sản xuất xã hội,
bởi tiền tệ vừa là khởi đầu và cũng vừa là kết thúc của một chu kỳ sản xuất.
Thanh toán không dùng tiền mặt được đẩy mạnh sẽ tiét kiệm được chi phí
lưu thông.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
8
Thanh toán không dùng tiền mặt tạo điều kiện cho ngân hàng quản lý và
kiểm tra được quá trình sản xuất và lưu thông của nền kinh tế.
Thanh toán không dùng tiền mặt tạo điều kiện cho ngân hàng và các tổ chức
tín dụng tập trung được nguồn vốn nhà rỗi trong nền kinh tế.
*Đối với ngân hàng:
Cung cấp dịch vụ TTKDTM cho khách hàng và nền kinh tế tạo điều kiện cho
các ngân hàng tăng thu nhập từ thu phí dịch vụ, từ đó thay đổi cơ cấu thu nhập trong

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn


9

tổng thu nhập, nâng cao khả năng tài chính, khả năng cạnh tranh và tạo sự phát triển
bền vững.
Hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt mang lại hiệu quả kinh tế to lớn
cho các ngân hàng thương mại, nhờ việc khai thác và sử dụng linh hoạt nguồn vốn
tiền gửi thanh toán của các tổ chức kinh tế và cá nhân trên tài khoản tiền gửi thanh
toán, đồng thời kích thích các dịch vụ ngân hàng liên quan phát triển : dịch vụ thẻ,
dịch vụ chuyển tiền điện tử, thanh toán trực tuyến. Đây cũng chính là điều kiện để
thu hút, hấp dãn khách hàng quan hệ với ngân hàng.
Thông qua hoạt động TTKDTM, ngân hàng nắm được những thông tin về
tình hình thanh toán, hoạt động của khách hàng, là thông tin có ý nghĩa quan trọng
đối với hoạt động tín dụng [15].
* Đối với khách hàng
Thanh toán qua ngân hàng mang lại lợi ích to lớn cho khách hàng, nhờ việc
tăng nhanh tốc độ chu chuyển vốn, tiết kiệm được các chi phí phát sinh(chi phí vận
chuyển, chi phí kiểm đếm…) từ đó, giảm chi phí đầu vào, hạ giá thành sản phẩm,
nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Sử dụng các hình thức TTKDTM đảm bảo tiện lợi, nhanh chóng, chính xác,
an toàn và bảo mật cho khách hàng. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay khi mức độ
ứng dụng công nghệ thông tin của các ngân hàng thương mại trong hoạt động thanh
toán ngày càng cao. Cụ thể : chỉ bằng một lệnh của chủ tài khoản, một giao dịch có
thể được thực hiện ngay không kể không gian và địa điểm giao dịch nhờ công nghệ
mạng, công nghệ chuyển tiền điện tử và công nghệ online. Đây là tiện ích dịch vụ
thanh toán nói chung và TTKDTM nói riêng trong ứng dụng công nghệ thông tin
hiện nay.
Sự đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng trong lĩnh vực thanh
toán(nhất là các loại thẻ ngân hàng) tạo điều kiện cho khách hàng có nhiều sự lựa
chọn trong việc sử dụng sao cho có lợi nhất : tiện ích và chi phí giao dịch thấp

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn


10

Đối với khách hàng là doanh nghiệp, TTKDTM sẽ đẩy nhanh tốc độ thanh
toán, tốc độ chu chuyển vốn và quá trình tái sản xuất trong hoạt động kinh doanh,
đảm bảo an toàn về vốn và tài sản, tránh được rủi ro [15].
*Đối với nền kinh tế
Hiệu quả hoạt động TTKDTM mang tính vĩ mô, có ý nghĩa kinh tế- xã hội cao.
Tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng khai thác tốt chức năng trung gian
thanh toán của nền kinh tế, thực hiện quá trình chu chuyển tiền tệ cho nền kinh tế,
khai thác và sử dụng các nguồn vốn trong nền kinh tế
Tạo điều kiện cho quá trình sản xuất kinh doanh được tiến hành trôi chảy,
nhịp nhàng, thúc đẩy đồng vốn luân chuyển nhanh chóng, đẩy nhanh tốc độ sản
xuất, luân chuyển hàng hóa.
Góp phần làm giảm lượng tiền mặt lưu thông trên thị trường, hạn chế lạm
phát, lưu thông tiền tệ, ổn định giá trị đồng tiền ; tạo điều kiện cho ngân hàng nhà
nước thực hiện tốt nhiệm vụ điều hòa lưu thông tiền tệ, kiểm soát các giao dịch
TTKDTM giữa các ngân hàng khác hệ thống, thường xuyên nắm được khối lượng
chu chuyển không bằng tiền mặt, nâng cao hiệu lực thi hành chính sách tiền tệ quốc
gia [15].
Sơ đồ 1.1. Quy trình thanh toán hai chủ thể thanh toán mở tài khoản tại cùng
một chi nhánh Ngân hàng
(Nguồn: Thư viện học liệu mở Việt Nam)

1 -Người trả tiền phát hành séc và giao cho người thụ hưởng
2 -Người thụ hưởng séc trao hàng cho người chi trả
Người thụ hưởng tiếp nhận séc, sau khi kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của tờ
séc, lập 3 liên bảng kê nộp séc vào ngân hàng xin thanh toán
3- Ngân hàng kiểm tra tờ séc, nếu đủ điều kiện thì tiến hành trích tài khoản
tiền gửi của người trả tiền và báo nợ cho họ
4- Ngân hàng ghi có vào tài khoản của bên thụ hưởng và báo có cho họ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn


11

Sơ đồ 1.2. Quy trình Thanh toán khác Ngân hàng khác


nhau có tham gia thanh toán bù trừ trên địa bàn
(Nguồn: Thư viện học liệu mở Việt Nam)
1- Người trả tiền phát hành séc và giao cho người thụ hưởng
2- Người thụ hưởng sau khi kiểm tra tính hợp lệ của tờ séc lập 3 liên bảng kê
nộp séc cùng các tờ séc nộp vào Ngân hàng phục vụ mình xin thanh toán
3- Ngân hàng sẽ tiến hành kiểm tra(nếu lập bảng kê có gì sai sót hoặc có các
tờ séc không hợp lệ, quá thời hạn hiệu lực thanh toán thì từ chối thanh toán) sau đó
chuyển tờ séc và bảng kê nộp séc cho ngân hàng phục vụ người trả tiền
4- Ngân hàng phục vụ người trả tiền sau khi kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ
của tờ séc và số dư tài khoản tiền gửi của chủ tài khoản sẽ tiến hành trích tài khoản
của người trả tiền và báo nợ cho họ
5- Ngân hàng phục vụ người trả tiền dùng các liên bảng kê nộp séc lập
chứng từ thanh toán bù trừ và chuyển cho Ngân hàng phục vụ người thu hưởng để
trả thanh toán cho người thụ hưởng
6-Ngân hàng phục vụ người thụ hưởng tiếp nhận các bảng kê nộp séc(thông
qua thanh toán bù trừ) sẽ ghi có vào tài khoản cho người thụ hưởng và báo cho họ
*Séc bảo chi
Séc bảo chi là một loại séc thanh toán được Ngân hàng bảo đảm khả năng chi
trả bằng cách trích số tiền trên séc từ tài khoản tiền gửi của người trả tiền sang tài
khoản riêng nhằm đảm bảo khả năng thanh toán cho tờ séc đó, hoặc bảo chi séc
không cần lưu ký.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
12

Séc bảo chi có phạm vi thanh toán rộng hơn séc chuyển khoản. Ngoài việc
được sử dụng để thanh toán giữa các chủ thể mở tài khoản tại cùng một chi nhánh
Ngân hàng, hoặc hai Ngân hàng có tham gia thanh toán bù trừ trên địa bàn tỉnh,
thành phố, séc bảo chi còn được sử dụng để thanh toán giữa các khách hàng mở TK
tại các Ngân hàng trong cùng hệ thống trong phạm vi cả nước
Do séc đã được Ngân hàng đảm bảo chi trả nên khi khách hàng nộp séc vào
Ngân hàng phục vụ bên thụ hưởng thì Ngân hàng này sau khi kiểm tra tính hợp
pháp, hợp lệ của tờ séc có thể ghi có ngay vào tài khoản của người thụ hưởng. Nếu
do sơ suất sau khi kiểm tra, sau này phát hiện tờ séc không hợp lệ thì Ngân hàng
phục vụ bên thụ hưởng phải chịu trách nhiệm
Quy trình thanh toán séc bảo chi

Sơ đồ 1.3. Quy trình hai chủ thể thanh toán mở tài


khoản tại cùng một chi nhánh Ngân Hàng
(Nguồn: Thư viện học liệu mở Việt Nam)
1- Người trả tiền làm thủ tục bảo chi séc
- Người trả tiền lập 2 liên giấy: yêu cầu bảo chi séc kèm tờ séc đã ghi đầy đủ
các yếu tố nộp vào Ngân hàng để xin bảo chi séc
- Ngân hàng đối chiếu giấy: yêu cầu bảo chi séc và tờ séc, số dư tài khoản
của người phát hành, nếu đủ điều kiện thì tiến hành trích tiền từ tài khoản gửi
chuyển vào tài khoản đảm bảo thanh toán séc. Sau đó đóng dấu bảo chi lên tờ séc và
giao séc cho khách hàng
2- Người trả tiền giao séc cho người thụ hưởng để nhận hàng hóa, dịch vụ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
13

3- Người thụ hưởng lập bảng kê kèm các tờ séc nộp Ngân hàng xin thanh toán.
4-Ngân hàng kiểm tra ký hiệu mật trên séc và các yếu tố cần thiết khác tiến
hành ghi có vào tài khoản tiền gửi của người thụ hưởng và báo có cho họ.
Ngân hàng tất toán tài khoản „Đảm bảo thanh toán séc‟ [15]
1.1.3.2. Thanh toán bằng ủy nhiệm chi
Ủy nhiệm chi là lệnh chi tiền của chủ tài khoản được lập theo mẫu in sẵn của
Ngân hàng yêu cầu Ngân hàng phục vụ mình trích tài khoản của mình để trả cho
người thụ hưởng
Điều kiện áp dụng
Ủy nhiệm chi được dùng để thanh toán các khoản tiền hàng, dịch vụ hoặc
chuyển tiền trong cùng hệ thống hay khác hệ thống Ngân hàng
Trong hình thức thanh toán ủy nhiệm chi, người trả tiền chủ động khởi
xướng việc thanh toán bằng cách lập 4 liên ủy nhiệm nộp vào Ngân hàng phục vụ
mình để trích tài khoản tiền gửi của mình chuyển trả cho bên thụ hưởng. Trên ủy
nhiẹm chi, bên trả tiền phải ghi đầy đủ, chính xác các yếu tố khớp đúng với nội
dung giữ các liên ủy nhiệm chi và ký tên đóng dấu lên tất cả các liên ủy nhiệm chi
Khi nhận ủy nhiệm chi, trong vòng một ngày làm việc Ngâ hàng phục vụ
người trả tiền phải hoàn tất lệnh chi hoặc từ chối thực hiện nếu tài khoản của khách
hàng không đủ tiền hoặc lệnh chi lập không hợp lệ

Sơ đồ 1.4. Quy trình thanh toán ủy nhiệm chi thanh toán cùng Ngân Hàng
(Nguồn: Thư viện học liệu mở Việt Nam)
1-Người mua gửi lệnh cho tổ chức cung ứng dịch vụ thanh
toán 2- Người bán giao hàng cho bên mua
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
14

3-Ngân hàng gửi báo nợ cho người mua


4-Ngân hàng gửi báo có cho người bán

Sơ đồ 1.5. Quy trình trường hợp hai chủ thể thanh toán mở TK
ở hai Ngân hàng khác nhau
(Nguồn: Thư viện học liệu mở Việt Nam)
1a-Người bán giao hàng cho người mua
1b- Người trả tiền lập 4 liên UNC nộp vào Ngân hàng phục vụ mình để trích
TK của mình trả tiền cho người thụ hưởng
2ab-Ngân hàng kiểm tra thủ tục lập UNC, số dư TKTG của người mua, nếu
đủ điều kiện thanh toán thì tiến hành trích TKTG của người trả tiền, báo nợ cho họ
và chuyển tiền sang Ngân hàng phục vụ người thụ hưởng để thanh toán cho người
thụ hưởng.
3-Khi nhận được chứng từ thanh toán do Ngân hàng phục vụ người trả tiền
chuyển đến, Ngân hàng phục vụ người thụ hưởng dùng các liên UNC để ghi có TK
người bán và báo có cho người bán [15]
1.1.3.3. Thanh toán bằng ủy nhiệm thu- nhờ thu
Ủy nhiệm thu là giấy ủy nhiệm đòi tiền do người thụ hưởng lập và gửi vào
Ngân hàng phục vụ mình để nhờ thu hộ số tiền theo lượng hàng hóa đã giao, dịch
vụ đã cung ứng cho người mua
-Điều kiện áp dụng và nội dung thanh toán
Ủy nhiệm thu được áp dụng thanh toán tiền hàng, dịch vụ giữa các chủ thể
mở TK trong cùng một chi nhánh Ngân hàng hoặc các chi nhánh Ngân hàng cùng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
15

hệ thống hay khác hệ thống. Các chủ thể thanh toán phải thỏa thuận thống nhất
dùng hình thức thanh toán ủy nhiệm thu với những điều kiện thanh toán cụ thể đã
ghi trong hợp đồng kinh tế hay đơn đặt hàng, đồng thời phải thông báo bằng văn
bản có Ngân hàng phục vụ chủ thể thanh toán biết để làm căn cứ thực hiện các ủy
nhiệm thu.
Sau khi đã giao hàng hoặc hoặc hoàn tất dịch vụ cung ứng, bên thụ hưởng
lập 4 liên ủy nhiệm thu kèm theo hóa đơn giao hàng, cung ứng dịch vụ nộp vào
Ngân hàng phục vụ mình hay nộp trực tiếp vào Ngân hàng phục vụ bên trả tiền để
yêu cầu thu tiền hộ tiền. Bên thụ hưởng phải ghi đầy đủ các yếu tố quy định và ký
tên,đóng dấu đơn vị lên tất cả các liên ủy nhiệm thu. Để thu nhanh tiền hàng, dịch
vụ bên thụ hưởng có thể có thể ghi phải ghi đầy đủ các yếu tố quy định và ký tên,
đóng dấu đơn vị lên tất cả các liên uỷ nhiệm thu yêu cầu Ngân hàng phục vụ bên trả
tiền chuyển tiền bằng điện hay Fax và bên thụ hưởng chịu phí tổn.
Khi nhận được giấy UNT trong vòng một ngày làm việc, Ngân hàng phục vụ
bên trả tiền phải trích tài khoản của bên trả tiền để trả ngay cho bên thụ hưởng để
hoàn tất việc thanh toán

Sơ đồ 1.6. Quy trình thanh toán ủy nhiệm thu cùng Ngân Hàng
(Nguồn: Thư viện học liệu mở Việt Nam)

1- Người bán giao hàng cho người mua


2- Người bán lập ủy nhiệm thu gửi Ngân hàng
3- Ngân hàng gửi báo nợ cho người mua
4- Ngân hàng gửi báo có cho người bán
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
16

Sơ đồ 1.7. Quy trình Ủy nhiệm thu thanh toán giữa hai Ngân hàng cùng hệ thống
(Nguồn: Thư viện học liệu mở Việt Nam)
1a -Người bán giao hàng cho người mua theo hợp đồng kinh tế hay đơn đặt hàng
1b- Sau khi giao hàng, cung ứng dịch vụ người thụ hưởng lập 4 liên uỷ
nhiệm
thu kèm chứng từ giao hàng nộp vào Ngân hàng phục vụ mình nhờ thu hộ tiền
2- Ngân hàng phục vụ người thụ hưởng sau khi nhận được bộ chứng từ do
người thụ hưởng gửi đến sẽ tiến hành ký tên đóng dấu ghi vào sổ theo dõi ủy nhiệm
thu và gửi bộ chứng từ này cho ngân hàng phục vụ người trả tiền
3-Ngân hàng phục vụ người trả tiền chuyển tiền đến Ngân hàng phục vụ
người thụ hưởng để thanh toán cho người thụ hưởng
4- Ngân hàng phục vụ người thụ hưởng ghi có vào tài khoản của người thụ
hưởng và báo có cho họ [15]
1.1.3.4. Hình thức thanh toán thư tín dụng
Thư tín dụng là lệnh của người trả tiền yêu cầu Ngân hàng phục vụ mình trả
cho người thụ hưởng một số tiền nhất định theo đúng những điều khoản đã ghi trên
thư tín dụng.
So với các chứng từ thanh toán như séc, ủy nhiệm thu, ủy nhiệm chi các điều
kiện ghi trên thư tín dụng tương đối chặt chẽ, hầu như phản ánh đầy đủ những cam
kết thanh toán trong hợp đồng kinh tế hay đơn dặt hàng đã ký.
Điều kiện áp dụng
Thư tín dụng được dùng để thanh toán tiền hàng dịch vụ giữa hai bên mua
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
17
bán mở tài khoản ở hai Ngân hàng cùng hệ thống trong cùng hệ thống trong trường

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn


18

hợp thiếu tín nhiệm lẫn nhau về mặt tài chính, hoặc việc mua bán không xảy ra một
cách thường xuyên

Sơ đồ 1.8. Quy trình thanh toán thư tín dụng


(Nguồn: Thư viện học liệu mở Việt Nam)
1- Bên trả tiền làm thủ tục mở thư tín dụng bằng cách lập 5 liên giấy mở thư
tín dụng yêu cầu Ngân hàng phục vụ mình trích tài khoản (hoặc vay Ngân hàng)
một số tiền bằng tổng giá trị hàng hóa, dịch vụ dặt mua để lưu ký vào một tài khoản
riêng gọi là Tài khoản đảm bảo thư tín dụng
2- Ngân hàng phục vụ bên trả tiền mở thư tín dụng cho người trả tiền và
chuyển ngay 2 liên thư tín dụng cho Ngân hàng phục vụ người thụ hưởng để báo
cho người thụ hưởng biết
3- Khi nhận được 2 liên giấy mở thư tín dụng do Ngân hàng phục vụ bên trả
tiền gửi đến, Ngân hàng phục vụ bên thụ hưởng tiến hành kiểm tra thủ tục mở thư
tín dụng ký hiệu mật, dấu ,chữ ký của Ngân hàng mở thư tín dụng. Sau đó ghi ngày
nhận, ký tên đóng dấu đơn vị lên các liên giấy mở thư tín dụngvà gửi một liên cho
bên thụ hưởng để làm căn cứ giao hàng( một một liên lưu lại và mở sổ theo dõi thư
tín dụng đến)
4a- Bên thụ hưởng phải đối chiếu với hợp đồng kinh tế hay đơn đặt hàng nếu
đầy đủ các yếu tố cần thiết thì giao hàng và yêu cầu người nhận hàng ký vào hóa
đơn giao hàng
4b-Căn cứ vào hóa đơn, chứng từ giao hàng, bên thụ hưởng lập 4 liên bảng
kê hóa đơn, chứng từ giao hàng nộp vào Ngân hàng phục vụ mình để xin thanh toán
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
19

5- Khi nhận được bộ chứng từ do bên thụ hưởng nộp vào, Ngân hàng kiểm tra
thủ tục lập bảng kê hoá đơn chứng từ giao hàng, kiểm tra thời hạn hiệu lực của thư
tín dụng, số tiền bên thụ hưởng đề nghị thanh toán, sau đó tiến hành ghi có vào tài
khoản và báo có cho người thụ hưởng
6- Căn cứ bảng kê hóa đơn, chứng từ giao hàng, Ngân hàng bên thụ hưởng
lập lệnh chuyển nợ chuyển tiền điện tử để ghi nợ tài khoản chuyển tiền điện tử đi và
gửi cho Ngân hàng phục vụ bên trả tiền đẻ thanh toán.
Ngân hàng bên trả tiền tất toán tài khoản thư tín dụng
Trường hợp các chủ thể thanh toán mở tài khoản ở hai Ngân hàng khác hệ
thống thì thư tín dụng chỉ được thực hiện trong trường hợp trên địa bàn của người
thụ hưởng có Ngân hàng cùng hệ thống với Ngân hàng mở thư tín dụng và các
Ngân hàng này có tham gia thanh toán bù trừ lẫn nhau [15]
1.1.3.5. Thanh toán bằng thẻ Ngân hàng
Thẻ thanh toán là một công cụ thanh toán do Ngân hàng phát hành và bán
cho khách hàng sử dụng để trả tiền hàng, dịch vụ, các khoản thanh toán khác và rút
tiền tại các Ngân hàng đại lý thanh toán hay các máy trả tiền mặt tự động (ATM)
Thẻ thanh toán là một phương tiện thanh toán hiện đại vì nó gắn với kỹ thuật
tin học ứng dụng trong Ngân hàng. Thẻ thanh toán có nhiều loại, nhưng có một số
loại thẻ được sử dụng chủ yếu ở Việt Nam.
*Thẻ ghi nợ
Người sử dụng thẻ này không phải lưu ký tiền vào tài khoản đảm bảo thanh
toán thẻ. Căn cứ để thanh toán thẻ là số dư tài khoản tiền gửi của chủ sở hữu thẻ tại
Ngân hàng và hạn mức thanh toán tối đa do Ngân hàng phát hành thẻ quy định
Thẻ này được áp dụng đối với những khách hàng có quan hệ tín dụng thanh
toán thường xuyên, có tín nhiệm với Ngân hàng, do giám đốc Ngân hàng phát hành
thẻ xem xét và quyết định
*Thẻ ký quỹ thanh toán
Được sử dụng thẻ, khách hàng phải lưu ký một số tiền nhất định vào tài
khoản đảm bảo thanh toán thẻ thông qua việc trích tài khoản tiền gửi hoặc nộp tiền
mặt số tiền ký quỹ là hạn mức của thẻ và đựoc ghi vào bộ nhớ của thẻ. Loại thẻ này
áp dụng rộng rãi cho mọi khách hàng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
20

*Thẻ tín dụng


Áp dụng đối với khách hàng đủ điều kiện đựoc Ngân hàng đồng ý cho vay.
Mức tiền vay được coi như hạn mức tín dụng và đựoc ghi có vào bộ nhớ cảu thẻ,
khách hàng chỉ được thanh toán số tiền trong phạm vi hạn mức tín dụng đã được
Ngân hàng chấp thuận

Sơ đồ 1.9. Quy trình thanh toán thẻ


(Nguồn: Thư viện học liệu mở Việt Nam)
(1a): Khách hàng lập và gửi đến ngân hàng phát hành thẻ giấy đề nghị phát
hành thẻ thanh toán (Nếu là thẻ ký quỹ thanh toán, khách hàng phải nộp thêm UNC
trích tài khoản của mình hoặc nộp tiền mặt để lưu ký tiền vào tài khoản thẻ thanh
toán tại ngân hàng phát hành thẻ).
(1b): Căn cứ với đề nghị phát hành thẻ của khách hàng, sau khi kiểm tra thủ
tục lập chứng từ và các điều kiện sử dụng thẻ của khách hàng, nếu thấy đủ điều
kiện, ngân hàng sẽ phát hành thẻ để cấp cho khách hàng và hướng dẫn khách hàng
sử dụng thẻ khi thanh toán. Ngân hàng phát hành thẻ phải quản lý và giữ bí mật
tuyệt đối mật mã sử dụng thẻ của khách hàng.
(2) : Chủ sở hữu thẻ giao thẻ cho cơ sở tiếp nhận thẻ để kiểm tra, đưa thẻ vào
máy thanh toán thẻ, máy tự động ghi số tiền thanh toán và in biên lai thanh toán.
(3) : Cơ sở tiếp nhận thẻ giao thẻ và một biên lai thanh toán cho chủ sở hữu
thẻ. (4): Cơ sở tiếp nhận thanh toán thẻ lập bảng kê biên lai thanh toán và gửi
cho
ngân hàng đại lý thanh toán để thanh toán.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn


21

(5): Ngân hàng đại lý thanh toán thẻ với ngân hàng phát hành thẻ qua thủ tục
thanh toán giữa các ngân hàng [15].
1.1.3.6. Thanh toán bằng các dịch vụ ngân hàng điện tử
*Vietinbank ipay
Là dịch vụ ngân hàng điện tử của VIETINBANK giúp khách hàng cá nhân
quản lý tài khoản và thực hiện các giao dịch tài chính như chuyển khoản trong và
ngoài hệ thống, thanh toán hóa đơn điện, nước, viễn thông, cáp truyền hình, thanh
toán vé máy bay, trả nợ vay, thanh toán thẻ tín dụng quốc tế, gửi tiết kiệm, tất toán
tiết kiệm, nhận tiền kiều hối, từ thiện trực tuyến… thông qua internet
*Ipay mobile
Là ứng dụng dịch vụ Ngân hàng điện tử dành cho các thiết bị di động thông
minh(máy tính xách tay, máy tính bảng, điện thoại di động thông minh) giúp khách
hàng cá nhân quản lý tài khoản và thực hiện các giao dịch tài chính như chuyển
trong và ngoài hệ thống, thanh toán hóa đơn tiền điện, nước, viễn thông, cáp truyền
hình, thanh toán vé máy bay, trả nợ vay, thanh toán thẻ tín dụng quốc tế, gửi tiết
kiệm, tất toán tiết kiệm, nhận tiền kiều hối, từ thiện trực tuyến ngay trên màn hình
thiết bị di động thông minh có kết nối internet, dịch vụ hiện hỗ trợ tất cả các hệ điều
hành iso, Adroid, Windows phone
*SMS banking
Là dịch vụ ngân hàng điện tử qua tin nhắn điện thoại di động, giúp khách
hàng có thể kiểm tra thông tin tài khoản, nhận thông báo biến động số dư tài khoản,
chuyển tiền trong hệ thống, tra cứu về lãi suất, tỷ giá hối đoái, thanh toán hóa đơn
và nhận tiền kiều hối
*Bankplus
Là dịch vụ ngân hàng điện tử qua điện thoại di động dành cho khách hàng sử
dụng thuê bao di động thuộc mạng Viettel, giúp khách hàng thựuc hiện các giao
dịch chuyển khoản trong hệ thống, vấn tín số dư và giao dịch tài khoản, thanh toán
cước thuê bao trả sau của Viettel và nạp tiền điện thoại cho các thuê bao trả trước
của Viettel [15]
1.1.4. Các qui định trong thanh toán không dùng tiền mặt tại NHTMCP
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
22

Quyết định số 22/QĐ-NH1 ngày 21/02/1994 của chính phủ về thanh toán
không dùng tiền mặt.
Nghị định 64/2001/NĐ-CP ngày 20/09/2001 của chính phủ về hoạt động
thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán
Quyết định 226/QĐ-NHNN ngày 26/03/2002 của thống đốc Ngân hàng Nhà
nước Việt Nam về việc ban hành quy chế hoạt động thanh toán qua các tổ chức
cung ứng dịch vụ thanh toán
Nghị định 101/2012/NĐ-CP ngày 22/12/2012 của chính phủ về thanh toán
không dùng tiền mặt
Thông tư 78/2014/TT-BTC hướng dẫn nghị định 218/2013/NĐ-CP quy định
và hướng dẫn thi hành luật thuế doanh nghiệp
Thông tư số 46/2014/TT-NHNN ngày 31/12 /2014 hướng dẫn về dịch vụ
thanh toán không dùng tiền mặt.
1.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến thanh toán không dùng tiền mặt tại NHTMCP
1.1.5.1. Yếu tố chủ quan
*Yếu tố con người
Các ngân hàng với xu hướng ứng dụng khoa học kỹ thuật cao vào lĩnhvực
hoạt động của mình thì yếu tố con người không mất đi vai trò của mình mà
ngược lại ngày càng đóng vai trò quan trọng hơn. Công nghệ cao cho phép giảm
số lượng cán bộ hoạt động trong hệ thống ngân hàng, nhưng đòi hỏi rất cao về
trình độ nghiệp vụ và kỹ năng công tác của mỗi cán bộ, bởi vì,một công nghệ có
hiện đại nhất cũng không thể thay thế con người trong tất cả các hoạt động, đặc
biệt là trong những vấn đề cần tới tư duy sáng tạo của con người mà không máy
móc nào có được. Ứng dụng công nghệ cao thì các vấn đề nảy sinh trong quá
trình hoạt động càng phức tạp và hậu quả của những sai sót càng lớn đòi hỏi phải
có sự can thiệp một cách sáng tạo và linh hoạt của con người. Sự kết hợp tốt giữa
con người và máy móc là điều kiện tiên quyết để một ngân hàng hoạt động mạnh
và có hiệu quả. Yếu tố con người là điều kiện để các máy móc phát huy hết hiệu
quả hoạt động của mình

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn


23

Thanh toán không dùng tiền mặt là một mặt hoạt động của ngân hàng trong
đó ứng dụng các công nghệ cao nhất trong các công nghệ cao nhất trong các công
nghệ ngân hàng do đó yếu tố con người là vô cùng quan trọng [15]
* Hoạt động kinh doanh chung của ngân hàng
Hoạt dộng kinh doanh của các ngân hàng thương mại trong những năm gần
đây thường xuyên đổi mới nhằm thích ứng với nhữung điều kiện kinh tế năng động
và sự điều chỉnh của pháp luật. Xét về mặt hình thức, tuy vẫn là các nghiệp vụ cơ
bản như: nhận tiền gửi, cho vay nhưng các ngân hàng đã mở rộng cả quy mô,
phương thức hoạt động, đặc biệt là công nghệ. Cho nên các ngân hàng thưuơng mại
ngày càng khẳng định được vị thế của mình đối với sự phát triển của nền kinh tế đất
nước.
Ngân hàng thương mại có ba chức năng trung gian tài chính, trung gian
thanh toán và chức năng tạo tiền những chức năng này có mối quan hệ chặt chẽ và
tương hỗ với nhau. Khi khách hàng có nhu cầu thanh toán, chi trả ngân hàng sẽ
đứng ra làm trung gian thanh toán, khi vai trò trung gian thanh toán làm tốt, khách
hàng sẽ tin tưởng vào ngân hàng và gửi tiền vào ngân hàng ngày càng nhiều nhờ
thanh toán hộ, như thế, vốn ngân hàng huy động được lại tăng lên, ngân hàng có
thêm vốn để đáp ứng nhu cầu đi vay, với chức năng trung gian thanh toán và trung
gian tài chính trong nền kinh tế quốc dân hệ thống ngân hàng thương mại đã tăng
khối lượng thanh toán chuyển khoản lên gấp bội. Điều này dã làm cho các ngân
hàng thương mại ngày càng liên hệ chặt chẽ với nhau. Sự phát triển của mối chức
năng sẽ thúc đẩy các chức năng khác phát triển theo. Do đó hoạt động kinh doanh
chung của ngân hàng sẽ ảnh hưởng lớn tới thanh toán không dùng tiền mặt của ngân
hàng [15]
*Yếu tố tâm lý
Tâm lý cũng là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới thanh toán không dùng
tiền mặt. Con người là những sinh vật có ý thức. Hoạt động ý thức diễn ra trong bộ
não người, một dạng tổ chức đặc biệt của vật chất. Tâm lý là toàn bộ nói chung sự
phản ánh của hiện thựuc khách quan vào ý thức con người, bao gồm nhận thức, tình
cảm, ý chí... biểu hiện trong hoạt động và cử chỉ của mỗi người. Tâm lý cũng chính
là nguyện vọng, ý thích. Thị hiếu... của mỗi người. Tâm lý hình thành nên thói
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
24
quen, tập huấn.. Như vậy, mỗi hành vi ứng xử của con người, trong đó có việc
thanh toán, đều chịu tác động của yếu tố tâm lý.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn


25

Tâm lý lại chịu tác động rất lớn từ môi trường con người sống và làm việc
Trong nền sản xuất nhỏ, lạc hậu con người có xu hướng thích tiền mặt, do đó
tahnh toán không dùng tiền mặt là không phổ biến, từ đó hạn chế tới thanh toán
không dùng tiền mặt của các ngân hàng. Ngược lại, trong nền sản xuất lớn, hiện đại,
nhận thức được lợi ích và tầm quan trọng của việc thanh toán bằng không dùng tiền
mặt, do đó thanh toán không dùng tiền mặt ở trong trường hợp này rất phát triển
Một nền kinh tế ngầm sôi động sẽ khuyến khích con người sử dụng tiền mặt
nhiều hơn trong thanh toán vì lý do bí mật và an toàn cá nhân
Thuế đánh quá cao sẽ dẫn đến con người có hành vi trốn thuế, từ đó sinh ra
tâm lý thích tiền mặt
Trình độ dân trí thấp sẽ sinh ra tâm lý ngại sử dụng các phương tiện hiện đại
có độ phức tạp cao, do đó thanh toán không dùng tiền mặt không phát triển [15]
1.1.5.2. Yếu tố khách quan
*Môi trường kinh tế vĩ mô
Ngân hàng hoạt động trong nền kinh tế nên rất nhạy cảm với các yếu tố môi
trường kinh tế. Những biến động lớn của nền kinh tế có thể dẫn đến sự sụp đổ của
nhiều ngân hàng và ảnh hưởng thường mang tính hệ thống. Khi môi trường kinh tế
vĩ mô không ổn định, một mặt tác động trực tiếp tới thanh toán không dùng tiền
mặt, mặt khác ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh chung của ngân hàng từ đó lại
tác động gián tiếp tới thanh toán không dùng tiền mặt.
Một nền kinh tế phát triển ổn định sẽ là môi trường thuận lợi cho sự phát
triển của thanh toán không dùng tiền mặt. Nền kinh tê phát triển mạnh, hàng hóa
được sản xuất ra và tiêu thụ với khối lượng lớn mọi người có khuynh hướng ưa
chuộng việc sử dụng ngân hàng như là một người trung gian thanh toán bởi vì ngân
hàng cung cấp các tiện ích cho phép các kháh hàng tham gia thanh toán có thể giảm
được các chi phí vận chuyển, bảo quản, kiểm đếm, khi sử dụng hình thức thanh toán
bằng tiền mặt, đồng thời làm cho quá trình thanh toán được nhanh chóng, chính xác
và an toàn hơn [15]
*Môi trường pháp lý

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn


26

Ngân hàng là một tổ chức kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ, có vai trò cực kỳ
quan trọng trong nền kinh tế được sự quan tâm và chỉ đạo sát sao từ chính phủ nên
ảnh hưởng trực tiếp của pháp luật. Trong điều kiện hiện nay ngành ngân hàng đã có
các luật riêng như luật ngân hàng Nhà nước, luật tổ chức tín dụng... do đó đã tạo
hành lang pháp lý cơ bản cho hệ thống ngân hàng hoạt động và phát triển.
Hiện nay mọi hoạt động kinh doanh của hệ thống ngân hàng đều bị chi phối
của pháp luật sẽ tạo cơ hội và thách thức mới cho các ngân hàng. Thanh toán không
dùng tiền mặt là một trong những nghiệp vụ cơ bản của ngân hàng nên cũng chịu
ảnh hưởng lớn của pháp luật. Trong một nền kinh tế phát triển, mọi giao dịch thanh
toán của các tổ chức kinh tế và dân cư đều được thực hiện qua ngân hàng, khi đó
mọi trục trặc sẽ ảnh hưởng tới toàn hệ thống. Do đó một sự thay đổi về pháp luật sẽ
làm cho ngân hàng phải có thời gian để thích ứng và chi phí để thích ứng nhiều khi
rất lớn, nếu không giải quyết tốt ngân hàng dễ mất uy tín với khách hàng, hoạt động
kinh doanh của nagan hàng cũng bị ảnh hưởng và kém hiệu quả.
Trong điều kiện tình hình chính trị, pháp luật ổn định các tổ chức kinh tế và
dân cư có điều kiện phát triển do đó tiền gửi thanh toán tại ngân hàng và tỷ trọng
thanh toán qua ngân hàng có thêm một nguồn vốn để đầu tưu vào lĩnh vực sản xuất
kinh doanh trong nền kinh tế và mở rộng các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng, đáp
ứng tốt nhu cầu khách hàng [15]
*Khoa học công nghệ
Công nghệ ngân hàng là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng lớn tới hoạt động
kinh doanh nói chung và thanh toán không dùng tiền mặt nói riêng của ngân hàng
hiện nay. Kỹ thuật hiện đại, Công nghệ ngân hàng tiên tiến sẽ góp phần thúc đẩy
nhanh quá trình chu chuyển vốn xã hội, thu hút được nhiều hơn vốn nhàn rỗi trong
dân cư phục vụ cho việc đầu tư phát triển kinh tế, để đất nước tiến nhanh trên con
đường công nghiệp hóa hiện đại hóa
Việc ứng dụng các thành tựu công nghệ tin học và tự động hóa vào thanh
toán sẽ đáp ứng yêu cầu nhanh chóng, chính xác, an toàn và tiết kiệm được chi phí
trong thanh toán. Các hoạt động huy động, chi trả tiền gửi cho khách hàng và thanh
toán có thể được thực hiện trên các máy vi tính, vừa chính xác, an toàn lại vừa

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn


27

nhanh chóng, tiện lợi. Các ngân hàng cũng có thể mở rộng các dịch vụ của mình
qua các mạng vi tính, đây là một cách tiếp cận, quảng bá và cung cấp các dịch vụ
ngân hàng tới hàng triệu người có chi phí rất thấp. Để mở rộng thanh toán không
dùng tiền mặt, các ngân hàng có thể đưa vào sử dụng hệ thống máy rút tiền tự động,
tham gia hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng.
Công nghệ hiện đại cho phép các ngân hàng vươn xa hơn ngoài trụ sở ngân
hàng, liên kết với nhau để cùng sử dụng mạng công nghệ... Điều này tạo cơ hội cho
các ngân hàng mở rộng phạm vi hoạt động của mình và ảnh hưởng lẫn nhau nhiều
hơn trong thanh toán không dùng tiền mặt và cả trong những mặt hoạt động khác
của ngân hàng
Theo xu thế phát triển hiện nay, các thành tựu khoa học kỹ thuật mới nhất
luôn được ưu tiên ứng dụng vào lĩnh vực ngân hàng để sáng chế và đưa vào sử dụng
các phương tiện thanh toán hiện đại nhất, vừa đảm bảo chính xác an toàn và bí mật
Hiện nay công nghệ ngân hàng đang được xem là một vũ khí cự mạnh trong
cạnh tranh. Với chức năng trung gian thanh toán cảu mình các ngân hàng luôn coi
trọng cải tiến đổi mới công nghệ và hoàn thiện hệ thống thanh toán của mình, bởi vì
ai cũng ý thức được rằng, trong môi trường cạnh tranh khốc liệt hiện nay, công nghệ
lach hậu sẽ dẫn tới chỗ diệt vong [15]
1.2. Kinh nghiệm thanh toán không dùng tiền mặt của một số ngân hàng
thương mại ở Việt Nam
1.2.1. Kinh nghiệm của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam
Là ngân hàng thương mại đi đầu trong phát triển sản phẩm dịch vụ, năm bắt
xu thế hiện đại trong phát triển của ngành trên cơ sở bám sát chỉ đạo của ngân hàng
nhà nước, ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tập trung đầu tư trang bị
cơ sở vật chất tạo nền tảng vững chắc để phát triển các sản phẩm dịch vụ và kênh
thanh toán tiện ích. Theo đó ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn đã thiết
lập được hệ thống ngân hàng lõi (core banking), hệ thống thanh toán nội bộ dựa trên
nền tảng công nghệ tiên tiến, cho phép cung ứng các dịch vụ thanh toán hiện đại.
Đồng thời tập trung phát triển các chức năng mới trên hệ thống ứng dụng Ipcas
nhằm đáp ứng các yêu cầu về nghiệp vụ quản lý, hoàn thiện, nâng cấp các trung tâm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
28

dữ liệu, hệ thống máy chủ, cơ sở dự liệu, hệ thống mạng, cơ sở hạ tầng Đồng thời,
chú trọng phát triển hệ thống thẻ, ATM và EDC/POS. Đến ngày 31/12/2013, tổng
số lượng thẻ phát hành lũy kế của Agribank đạt trên 12,8 triệu chiếc, chiếm khoảng
20% thị phần. Về số lượng ATM và EDC/POS, Agribank có 2.300 ATM, chiếm
khoảng 15%; 8.545 EDC/POS, chiếm khoảng 7,2% thị phần toàn thị trường.
Với việc đầu tư, trang bị cơ sở vật chất hiện đại, Agribank đã thiết lập nền tảng
vững chắc cho hoạt động nghiên cứu, phát triển các sản phẩm dịch vụ và kênh thanh
toán hiện đại, từ đó góp phần tích cực đưa hoạt động thanh toán không dùng tiền
mặt đi vào đời sống.
Nhằm góp phần đẩy mạnh hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt,
Agribank cũng triển khai hiệu quả nhiều sản phẩm dịch vụ và kênh thanh toán hiện
đại như: Thẻ ngân hàng; dịch vụ thu ngân sách nhà nước; chuyển, nhận tiền nhiều
nơi Agri-pay; dịch vụ Mobile Banking (SMS Banking, VnTopup); kết nối thanh
toán với khách hàng; dịch vụ Bill Payment; Internet Banking… Đây là những sản
phẩm dịch vụ nhiều tiện ích, phù hợp với xu thế thanh toán toàn cầu.
Trong đó, thẻ Agribank là phương tiện thanh toán được ưa chuộng và sử
dụng nhiều, với doanh số thanh toán thẻ năm 2013 chiếm khoảng 19% thị phần,
doanh số sử dụng thẻ chiếm khoảng 19,5% thị phần. Đây là con số đầy ấn tượng mà
Agribank đạt được trong bối cảnh thị trường thẻ tại Việt Nam có sự tham gia của 52
tổ chức tín dụng. Nhiều sản phẩm dịch vụ thẻ của Agribank đã tạo dựng được niềm
tin nơi đông đảo khách hàng như thẻ ghi nợ nội địa (E-Commerce), thẻ tín dụng
quốc tế, thẻ liên kết sinh viên, thẻ lập nghiệp, thẻ liên kết thương hiệu (Co-Brand
Card)…
Dịch vụ thu ngân sách nhà nước được Agribank triển khai từ năm 2009 cũng
có sự tăng trưởng cả về số lượng và số tiền giao dịch. Đến nay, dịch vụ này đã hoàn
thành triển khai tại tất cả các chi nhánh Agribank có tài khoản tiền gửi Kho bạc Nhà
nước. Đến 31/12/2013, có 563 chi nhánh Agribank triển khai dịch vụ thu ngân sách
nhà nước với tổng số 1.284 điểm thu, đã thực hiện 5.145.206 món thu, với số tiền
115.604 tỷ đồng, tăng 25,2% số món thu và tăng 33,6% số tiền thu so với năm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn


29
2012.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn


30

Doanh số thanh toán thông qua dịch vụ Mobile Banking (SMS Banking,
VnTopup), kết nối thanh toán với khách hàng, Bill Payment, Internet Banking…
của Agribank cũng được ghi nhận có sự tăng trưởng vượt bậc. Qua đây, Agribank
tạo thêm các kênh thanh toán mới, thuận tiện, mang lại ích lợi cho người tiêu dùng,
nhà cung cấp hàng hóa và cả ngân hàng, từng bước góp phần làm thay đổi nhận
thức và thói quen thanh toán bằng tiền mặt trong cộng đồng.
Năm 2014 là năm thứ tư triển khai thực hiện Đề án thanh toán không dùng
tiền mặt giai đoạn 2011-2015 của Chính phủ. Hoạt động giao dịch không dùng tiền
mặt tại Việt Nam đang tăng nhanh. Tuy nhiên, để hoạt động này ngày càng phát
triển mạnh cả về bề rộng lẫn chiều sâu, Agribank xác định cùng hệ thống tổ chức tín
dụng khắc phục hạn chế còn tồn tại thông qua phát triển hạ tầng cơ sở kỹ thuật,
công nghệ thanh toán vươn tới khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa; tăng cường
số lượng và giá trị giao dịch thanh toán qua POS/EDC; cải thiện chất lượng dịch vụ
ATM…, đồng thời tăng cường an toàn bảo mật thông tin, hoàn thiện hành lang pháp
lý cho các dịch vụ và kênh thanh toán mới, hiện đại phát triển.
1.2.2. Kinh nghiệm của Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng
Là một ngân hàng thương mại luôn quan tâm tới việc phát triển dịch vụ giao
dịch, chuyển khoản để hạn chế thanh toán bằng tiền mặt, VPBank đã phối hợp với
các đơn vị triển khai thu ngân sách, liên tục đưa ra các sản phẩm về thẻ ATM,
Internet Banking...
Chẳng hạn, VPBank đã ký thỏa thuận hợp tác với Tổng cục Hải quan, Kho
bạc Nhà nước, Tổng cục Thuế triển khai thu hộ ngân sách Nhà nước, bảo lãnh thuế
đối với hàng hóa xuất nhập khẩu bằng phương thức điện tử.
Mới đây, với mục đích gia tăng tiện ích và đáp ứng tối đa nhu cầu giao dịch
của khách hàng, VPBank triển khai thêm tính năng Chuyển khoản theo lô và
Chuyển khoản định kỳ đối với dịch vụ ngân hàng điện tử. Cụ thể, với tính năng
chuyển khoản theo lô, khách hàng có thể tiết kiệm tối đa thời gian khi thực hiện
lệnh chuyển khoản lên đến 50 người thụ hưởng cùng một lúc, tại bất kỳ ngân hàng
nào chỉ bằng một lần nhấp chuột, thay vì phải thực hiện từng lệnh chuyển tiền.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn


31

Còn với tính năng Chuyển khoản định kỳ của dịch vụ ngân hàng điện tử,
VPBank giúp khách hàng dễ dàng thực hiện các giao dịch thanh toán một cách
nhanh chóng, theo kế hoạch chi tiêu mà không cần đến giao dịch trực tiếp tại ngân
hàng hoặc các đơn vị cung cấp dịch vụ.
Như vậy, thay vì phải thực hiện các giao dịch giống nhau hàng ngày, hàng
tuần hay hàng tháng, khách hàng có thể đặt lệnh chuyển khoản định kỳ theo lịch
trình đặt trước. Đến ngày thanh toán theo lịch đã hẹn, các giao dịch sẽ được thực
hiện đúng với số tiền và thông tin chi tiết mà khách hàng đã đặt trong lệnh chuyển
khoản.
Bên cạnh đó, khách hàng sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử của VPBank có
thể thanh toán hóa đơn cho hàng loạt các dịch vụ như tiền điện, tiền nước, truyền
hình cáp, điện thoại các loại, cước Internet, vé máy bay và rất nhiều các dịch vụ
khác, đồng thời vẫn được tham gia vào các chương trình ưu đãi hấp dẫn theo tuần,
tháng và cuối chương trình.
Như vậy, với định hướng phát triển trở thành một trong những ngân hàng
bán lẻ hàng đầu vào năm 2017, VPBank đang đẩy mạnh phát triển các dịch vụ ngân
hàng điện tử, hiện đại hóa các kênh thanh toán, giao dịch, mang lại tiện ích cho
khách hàng, góp phần cùng hệ thống ngân hàng đẩy mạnh thanh toán không dùng
tiền mặt theo mục tiêu của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước.
1.2.3. Bài học kinh nghiệm rút ra về thanh toán không dùng tiền mặt tại NHTMCP
Là Ngân hàng thương mại lớn, giữ vai trò quan trọng, trụ cột của ngành
Ngân hàng Việt Nam.,có hệ thống mạng lưới trải rộng toàn quốc với 150 Sở Giao
dịch, chi nhánh và trên 900 phòng giao dịch/ Quỹ tiết kiệm.
Là thành viên của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, Hiệp hội các ngân hàng
Châu Á, Hiệp hội Tài chính viễn thông Liên ngân hàng toàn cầu(SWIFT), Tổ chức
Phát hành và Thanh toán thẻ VISA, MASTER quốc tế.
Là ngân hàng tiên phong trong việc ứng dụng công nghệ hiện đại và thương
mại điện tử tại Việt Nam., không ngừng nghiên cứu, cải tiến các sản phẩm, dịch vụ
hiện có và phát triển các sản phẩm mới nhằm đáp ứng cao nhất nhu cầu của khách
hàng.
Hưởng ứng chủ trương thanh toán không dùng tiền mặt của Chính phủ, tạo
chuyển biến rõ rệt về tập quán thanh toán trong xã hội giai đoạn mới, đúc rút từ
những kinh nghiệm của các ngân hàng có sự phát triển thanh toán không dùng tiền
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
32

mặt tốt như ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, ngân hàng
Việt Nam Thịnh Vượng… tại NHTMCP cũng đã chủ động giới thiệu nhiều phương
tiện, dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tới khách hàng.
Bên cạnh việc tiếp tục hoàn thiện và phát triển các phương thức truyền thống
như ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu, một số phương tiện và dịch vụ thanh toán mới dựa
trên nền tảng ứng dụng công nghệ thông tin đã xuất hiện và đang đi dần vào cuộc
sống, phù hợp với xu thế thanh toán của các nước trong khu vực và trên thế giới
như: thẻ ngân hàng, mobile banking, internet banking, sms banking, ví điện tử…
Dịch vụ thẻ ngân hàng phát triển đã giúp NHTMCP có thêm kênh huy động
vốn, tăng nguồn thu và phát triển thêm các dịch vụ cung cấp cho khách hàng qua tài
khoản tại ngân hàng, cung cấp các giá trị gia tăng trên sản phẩm thẻ với nhiều tiện
ích khác nhau.
Song song với việc phát triển về số lượng thẻ, các ngân hàng, tổ chức cung
ứng dịch vụ thanh toán cũng rất quan tâm đầu tư cơ sở hạ tầng, máy móc, thiết bị
phục vụ cho hoạt động thanh toán thẻ, tiếp tục triển khai và mở rộng kết nối liên
thông hệ thống thanh toán thẻ, ATM, POS trên toàn quốc, tăng cường việc chấp
nhận thẻ lẫn nhau giữa các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán thẻ; bố trí hợp lý
mạng lưới, tăng cường lắp đặt máy ATM tại những nơi điều kiện cho phép, phù hợp
với nhu cầu sử dụng của người dân; tăng cường đảm bảo an ninh, an toàn đối với
các điểm đặt máy ATM.
Không chỉ chú trọng mang lại cho khách hàng các sản phẩm thẻ đa dạng,
phong phú, các NHTMCP còn đem lại cho chủ thẻ ngày càng nhiều ưu đãi, giá trị
gia tăng hơn nữa.
Tập trung nâng cao chất lượng, hiệu quả dịch vụ thanh toán qua thẻ tín dụng
thông qua các biện pháp đồng bộ đã thực sự đưa phương thức thanh toán không
dùng tiền mặt đi vào cuộc sống, trở nên hấp dẫn và có lợi đối với cả người mua
hàng và người bán hàng, phù hợp với xu hướng thanh toán trên thế giới, đảm bảo
thanh toán nhanh chóng, an toàn, tiện lợi.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn


33

Chương 2
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Câu hỏi nghiên cứu


- Thực trạng thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng TMCP công
thương Việt Nam - Chi nhánh Đền Hùng như thế nào?
- Các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt chủ yếu nào được sử dụng
tại Ngân hàng TMCP công thương Việt Nam - Chi nhánh Đền Hùng?
- Những yếu tố nào ảnh hưởng chủ yếu đến công tác thanh toán không dùng
tiền mặt tại Ngân hàng TMCP công thương Việt Nam - Chi nhánh Đền Hùng?
- Để hoàn thiện phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng
TMCP công thương Việt Nam - Chi nhánh Đền Hùng cần thực hiện những giải
pháp nào?
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu
Để có cơ sở thực tiễn cho việc đánh giá và đề xuất các giải pháp phát triển
thanh toán không dùng tiền mặt, đề tài sẽ tiến hành chọn điểm nghiên cứu tại trụ sở
chính, các phòng giao dịch PGD Bãi Bằng, PGD Ắc Quy, PGD Vân Cơ: Phòng
KHDN và phòng khách hàng bán lẻ tại trụ sở chính của chi nhánh. Đây là các
phòng thuộc mạng lưới của Chi nhánh. Mỗi phòng có vị trí, quy mô khác nhau. Tại
các phòng sẽ tiến hành điều tra, phỏng vấn, để thu được đầy đủ các thông tin theo
yêu cầu.
2.2.2. Phương pháp điều tra, thu thập số liệu, thông tin
2.2.2.1. Thu thập số liệu thứ cấp
Số liệu thứ cấp thu được trên cơ sở thu thập thông tin, tài liệu, số liệu có liên
quan đến nội dung nghiên cứu tổng hợp kết quả hoạt động kinh doanh các năm
2012 -2014 của Ngân hàng TMCP công thương Việt Nam - Chi nhánh Đền Hùng,
báo cáo thường niên các năm 2012 - 2014 của Ngân hàng TMCP công thương Việt
Nam - Chi nhánh Đền Hùng. Ngoài ra, đề tài tham khảo thêm một sô thông tin, số

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn


34
liệu thứ cấp trên các phương tiện thông tin đại chúng: báo chí, thời báo kinh tế, các

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn


35

trang web có liên quan…


2.2.2.2. Thu thập số liệu sơ cấp
Thu thập thông tin từ phỏng vấn khách hàng đến giao dịch với ngân hàng.
a. Mẫu điều tra
Khảo sát được thực hiện tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi
Nhánh Đền Hùng với 2 phòng KHDN, KHBL và 3 phòng giao dịch là PGD Bãi
Bằng , PGD Ắc Quy, PGD Văn Lang bao gồm 150 mẫu:
- Để đảm bảo những mẫu chọn ra đủ lớn, vừa đảm bảo tính đại diện cho đối
tượng khách hàng, đề tài chọn nghiên cứu một số địa bàn được phân bổ như sau:
Phòng KHDN 30 mẫu, phòng KHBL 30 mẫu, phòng giao dịch Bãi Bằng 30
mẫu, phòng giao dịch Văn Lang 30 mẫu, phòng Giao Dịch Ắc Quy 30 mẫu
- Cách xác định mẫu điều tra, chủ yếu thực hiện qua bảng hỏi kết hợp với
phỏng vấn đối với các khách hàng đến giao dịch tại Vietinbank Đền Hùng. Phương
pháp này chính xác và bảo đảm thu được ý kiến của tất cả khách hàng đến giao
dịch.
* Khách hàng 150 mẫu
Số lượng khách hàng đến giao dịch tại Vietinbank Đền Hùng là 150 khách hàng.
- Nội dung để xây dựng mẫu điều tra: Điều tra thanh toán không dùng tiền
mặt thông qua mạng lưới phục vụ khách hàng, thái độ phục vụ, Mức độ sử dụng
dịch vụ thanh toán của khách hàng, mức độ hài lòng của khách hàng, mức độ ưu
tiên sử dụng dịch vụ….
- Bảng câu hỏi điều tra: Được thiết kế theo dạng câu hỏi trắc nghiệm để
người được khảo sát dễ lựa chọn phương án trả lời. Nội dung bảng câu hỏi điều tra
gồm:
+ Những thông tin về khách hàng: Đối tượng sử dụng dịch vụ, nhu cầu sử
dụng dịch vụ của khách hàng.
1. Đối tượng khách hàng tham gia sử dụng dịch vụ thanh toán không dùng
tiền mặt tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Đền Hùng
- Khách hàng doanh nghiệp
- Khách hàng cá nhân
2. Nhu cầu sử dụng các loại dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
36
hàng TMCp công thương Việt Nam - chi nhánh Đền Hùng
- Nhu cầu thanh toán chuyển tiền

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn


37

- Nhu cầu thanh toán bằng thẻ


- Nhu cầu thanh toán bằng các dịch vụ ngân hàng điện tử
- Nhu cầu khác
b. Mục tiêu của cuộc khảo sát
Đánh giá thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng TMCP Việt Nam -
chi nhánh Đền Hùng, đồng thời đánh giá mức độ hài lòng và những nhân tố tác
động, chi phối đến sản phẩm, dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng
TMCP công thương Việt Nam - Chi nhánh Đền Hùng. Từ đó đưa ra giải pháp để
phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng TMCP Việt Nam - chi
nhánh Đền Hùng.
* Phương pháp thực hiện
Chọn mẫu điều tra: Áp dụng chọn mẫu ngẫu nhiên, tiến hành lựa chọn các
vùng, đối tượng điều tra theo bảng sau:
Bảng 2.1: Số mẫu điều tra ở các điểm nghiên cứu
Khu vực điều tra Số lƣợng (mẫu) Cơ cấu(%)
Tổng số 150 100
Phòng KHDN 30 20,0
Phòng KHBL 30 20,0
PGD Văn Lang 30 20,0
PGD Bãi Bằng 30 20,0
PGD Ắc Quy 30 20,0
(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra)

Đối với điều tra khách hàng


Bảng 2.2: Số mẫu khách hàng điều tra các tiêu chí giới tính, độ tuổi, học vấn
Giới tính Độ tuổi Trình độ học vấn
Tiêu chí Phổ Trung Cao Đại Trên
Nam Nữ <22T 22-30 >30-55 >55
thông cấp đẳng học ĐH
Số mẫu 60 90 25 35 55 35 20 25 40 50 15
Cơ cấn (%) 40 60 16,66 23,34 36,66 23,34 13,33 16,67 26,67 33,33 10,00
(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra)
Các khách hàng được lựa chọn điều tra theo phương pháp chọn mẫu ngẫu
nhiên phân tầng theo các tiêu chí: (i) Giới tính; (ii) Độ tuổi; (iii) Trình độ học vấn;
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
38

(iv) Thu nhập; Số lượng và tỷ lệ cơ cấu (bảng 2.2)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn


39

Bảng 2.3: Số mẫu khách hàng điều tra theo tiêu chí thu nhập
Thu nhập
Tiêu chí Cộng <3 3-5 >5-10 >10-20 >20
(triệu đồng) (triệu đồng) (triệu đồng) (triệu đồng) (triệu đồng)
Số phiếu 150 35 65 15 17 18
Cơ cấu (%) 100 23,34 43,33 10,00 11,30 12,00
(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra)
Nội dung phiếu điều tra:
Phiếu điều tra dành cho khách hàng có các thông tin chủ yếu như: (i) Phần
thông tin chung với các nội dung về: Giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn, thu nhập,
(ii) Nội dung phiếu điều tra bao gồm: các câu hỏi về nhu cầu, thị hiếu, mức độ hài
lòng của khách hàng về chất lượng phục vụ và các sản phẩm, dịch vụ và những kiến
nghị và đề xuất của khách hàng.
2.2.3. Phương pháp phân tích, thống kê, xử lý thông tin số liệu
a. Phương pháp thống kê mô tả
Là phương pháp nghiên cứu các hiện tượng kinh tế - xã hội vào việc mô tả
thông qua các số liệu thu thập được. Phương pháp này được dùng để phân tích tình
hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP công thương Việt Nam - Chi nhánh
Đền Hùng giai đoạn 2012- 2014, tình hình thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân
hàng TMCP công thương Việt Nam - Chi nhánh Đền Hùng và tình hình vận dụng
các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt.
b. Phương pháp đánh giá chất lượng dịch vụ
Đánh giá chất lượng là quá trình có hệ thống, độc lập và lập thành văn bản để
nhận được các bằng chứng đánh giá và xem xét đánh giá chúng một cách khách
quan để xác định mức độ thực hiện các chuẩn mực dịch vụ đã thỏa thuận, ở đây
thông qua các mẫu phiếu điều tra được phỏng vấn qua khách hàng đến giao dịch tại
Ngân hàng, đánh giá một cách khách quan qua đó xác định mức độ các chuẩn mực
dịch vụ đã thỏa thuận, cam kết với khách hàng.
Thông qua việc so sánh đánh giá chất lượng sản phẩm, đánh giá chất lượng
dịch vụ so với các Ngân hàng TMCP khác để từ đó đánh giá đựợc thực trạng về
chất lượng dịch vụ của hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng
TMCP công thương Việt Nam- Chi nhánh Đền Hùng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
40

c. Phương pháp so sánh


Thông qua số bình quân, tần suất. Phương pháp thống kê so sánh gồm cả so
sánh số tuyệt đối và so sánh số tương đối để đánh giá động thái phát triển của hiện
tượng, sự vật theo thời gian từ năm 2012 đến năm 2014
So sánh tuyệt đối: là kết quả của phép trừ giữa số liệu của kỳ phân tích và số
liệu của kỳ gốc. Phương pháp này dùng để so sánh sự biến đổi giữa số liệu của kỳ
tính toán với số liệu của kỳ gốc để tìm ra nguyên nhân của sự biến đổi đó, từ đó đưa
ra các đánh giá và giải pháp tiếp theo:
y= Yt- Yt-1
Trong đó:
+Yt: số liệu kỳ phân tích
+Yt-1: số liệu kỳ gốc
+ y: hiệu số(sự thay đổi số tuyệt đối) giữa số liệu kỳ phân tích và kỳ gốc
So sánh tương đối:
-Tỷ trọng: được đo bằng tỷ lệ phần trăm(%) là tỷ lệ giữa số liệu thành phần
và số liệu tổng hợp. Phương pháp này chỉ rõ mức độ chiếm giữa của chỉ tiêu thành
phần trong tổng số, mức độ quan trọng của chỉ tiêu tổng thể, kết hợp với các
phương pháp khác để quan sát và phân tích được tầm quan trọng và sự biến đổi của
chỉ tiêu, nhằm đưa ra các biện pháp quản lý, điều chỉn kịp thời

Trong đó:
+Yk: số liệu thành phần
+Y: số liệu tổng hợp
+Rk(%): tỷ trọng của Yk so với Y
-Tốc độ thay đổi: được đo bằng tỷ lệ phần trăm (%), là tỷ lệ giữa mức thay
đổi giữa kỳ phân tích và kỳ gốc với kỳ gốc. Phương pháp chỉ ra tốc độ thay đổi của
chỉ tiêu kinh tế so với kỳ gốc. Cùng với các chỉ tiêu khác, chỉ tiêu này phản ánh
được khả năng thay đỏi giữa các kỳ và so sánh giữa chúng và tốc độ tăng trưởng
của các chỉ tiêu khác nhằm phân tích, đánh giá, tìm nguyên nhân và đưa ra các biện
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
41
pháp giải quyết.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn


42

Trong đó:
+ Yt: số liệu kỳ phân tích
+ Yt-1: số liệu kỳ gốc
+ R y(%): tốc độ thay đổi giữa kỳ phân tích và kỳ gốc
-Tốc độ thay đổi bình quân: được đo bằng tỷ lệ phần trăm (%), là tốc độ thay
đổi bình quân giữa kỳ phân tích và kỳ gốc, liên tiếp trong giai đoạn phân tích. Chỉ
tiêu này phản ánh tốc độ thay đổi bình quân trong suốt thời gian nghiên cứu, loại trừ
những ảnh hưởng bất thường trong một kỳ cụ thể, nhằm phát hiện những yếu tố ảnh
hưởng đến kết quả bình quân và đề ra phương án cho kỳ tiếp theo.

2.2.4. Kỹ thuật và công cụ phân tích


Sử duṇ g cać phần mềm thống kê EXCEL để xử lý số điều tra phuc vu
liêu các nội dung nghiên cứu.
2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu
* Cơ sở vật chất của ngân hàng:
Đây chính là các biểu hiện vật chất là môi trường vật chất của dịch vụ, nơi
dịch vụ được tạo ra, nơi khách hàng và người cung cấp dịch vụ giao tiếp
- Máy vi tính
- Các pos rút tiền
- Các máy rút tiền ATM…
Thêm vào đó là những phẩn tử hữu hình được sử dụng để giao lưu hoặc hỗ
trợ vai trò của dịch vụ. Xác định chỉ tiêu này thông qua báo cáo hàng năm của Ngân
hàng TMCP công thương Việt Nam - Chi nhánh Đền Hùng và chỉ tiêu này áp dụng
trong đánh giá quản lý hoạt động sử dụng các yếu tố hữu hình của Ngân hàng
TMCP Việt Nam - chi nhánh Đền Hùng.
- Thanh toán bằng séc
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
43

- Thanh toán bằng ủy nhiệm chi chuyển tiền


- Thanh toán bằng ủy nhiệm thu (nhờ thu)
- Thanh toán bằng thư tín dụng
- Thanh toán bằng thẻ Ngân hàng
- Thanh toán bằng các dịch vụ ngân hàng điện tử
* Đối thủ cạnh tranh của ngân hàng:
Đối thủ cạnh tranh chính của chi nhánh đó là các ngân hàng lớn có uy tín lâu
năm trên địa bàn như:
- Ngân hàng nông nghiệp
- Ngân hàng đầu tư
- Ngân hàng ngoại thương.
- Ngoài ra các NHTMCP mới thành lập nhưng hoạt động đã rất hiệu quả
như: Techcombank, VP bank ...
Các đối thủ cạnh tranh đều là những ngân hàng có tiềm lực, nguồn lực lớn,
qua việc phân tích về tính năng, tiện ích của dịch vụ so với các ngân hàng, để thấy
được các hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt đang có thế mạnh gì đối với các
đối thủ cạnh tranh để từ đó đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh
trên thị trường và nâng cao thị phần chiếm lĩnh của Ngân hàng TMCP Việt Nam -
chi nhánh Đền Hùng trên địa bàn.
* Giá sản phẩm gồm:
Phí dịch vụ đây là chỉ tiêu rất nhạy cảm trong hoạt động ngân hàng. Phân
tích chỉ tiêu này để thấy được giá, phí của sản phẩm đã hấp dẫn khách hàng hay
chưa, có thể cạnh tranh được với các Ngân hàng khác không và giá này có bị vi
phạm trần của Ngân hàng Nhà nước hay không.
* Tổng số lượng giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt:
Theo kết quả điều tra số lượng tài khoản cá nhân tăng trung bình mỗi năm từ
130%-150% về số tài khoản và 120% về số dư
Chỉ tiêu này giúp Ngân hàng TMCP công thương Việt Nam - Chi nhánh Đền
Hùng nhận rõ xu hướng thanh toán không dùng tiền mặt của khách hàng trong
thanh toán để có những giải phát nhằm phát triển dịch vụ tốt hơn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
44

* Đối tượng sử dụng dịch vụ: Chỉ tiêu này hết sức quan trọng đối với Ngân
hàng, mỗi hình thức thanh toán là phải xác định được đối tượng sử dụng dịch vụ là
ai, sau đó có chiến lược cụ thể cho từng loại đối tượng, khách hàng thuộc đối tượng
nào? Bên cạnh đó phải có sự hỗ trợ về phương tiện sử dụng dịch vụ như hạ tầng,
công nghệ, hỗ trợ chính sách luật pháp...Mỗi hình thức TTKDTM kèm theo một
điều kiện cụ thể, phụ thuộc vào khách hàng, sự kỳ vọng của khách hàng...
* Nguyên nhân khiến khách hàng không sử dụng thanh toán không dùng
tiền mặt:
Chỉ tiêu này cho biết nguyên nhân tại sao khách hàng không lựa chọn dịch
vụ, những nhược điểm của dịch vụ cần được cải tiến.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn


45

Chương 3
THỰC TRẠNG THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT
TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM
- CHI NHÁNH ĐỀN HÙNG

3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu tỉnh Phú Thọ
3.1.1. Điều kiện tự nhiên tỉnh Phú Thọ
3.1.1.1. Vị trí địa lý tỉnh Phú Thọ
Phú Thọ là một tỉnh Trung du miền núi Phía Bắc của Việt Nam, có vị trí
trung tâm vùng và là cửa ngõ phía Tây bắc của thủ đô Hà Nội, tỉnh Phú Thọ nằm
trên trục hành lang kinh tế Hải Phòng- Hà Nội- Côn Minh(Trung Quốc), Phía Đông
giáp tỉnh Vĩnh Phúc, Phía Tây tiếp giáp thành phố Hà Nội, Phía nam giáp tỉnh Hòa
Bình, phía bắc giáp tỉnh Yên và Tuyên Quang. Phú Thọ cách sân bay quốc tế Nội
Bài 50km, cách Trung tâm thành phố Hà Nội 80km, cách cảng Hải Phòng 170km,
cách cửa khẩu quốc tế Hà Khẩu (giữa Lào Cai - Việt Nam và Vân Nam - Trung
Quốc) và cửa khẩu Thanh Thủy- Lạng Sơn 200km và là nơi hợp lưu của ba con
sông lớn: Sông Hồng, Sông Đà và Sông Lô
Phú Thọ còn là mảnh đất cội nguồn, vùng đất tổ của dân tộc Việt Nam. Tại
đây có đền thờ các Vua Hùng và hệ thống di tích lịch sử, lễ hội dày đặc, mỗi lễ hội
có một sắc thái riêng đặc sắc và độc đáo, là tiềm năng rất lớn để phát triển du lịch,
dịch vụ.
3.1.1.4. Tình hình phân bổ và sử dụng đất đai tỉnh Phú Thọ
Diện tích đất tự nhiên 3.532 km 2, trong đó diện tích đất nông nghiệp là
97.610 ha, đất rừng là 195.000 ha với 64.064 ha rừng tự nhiên, đất mặt nước nuôi
trồng thuỷ sản là 10.000 ha, các loại đất khác là 19.299 ha.
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội tỉnh Phú Thọ
3.1.2.1. Dân số và lao động tỉnh Phú Thọ
Tỉnh Phú Thọ có trên 1,4 triệu người với 21 dân tộc anh em cùng sinh sống.
Số người trong độ tuổi lao động khoảng 800.000 người (60% dân số) trong đó lực
lượng lao động trẻ chiếm 65%, lao động qua đào tạo trên 40%.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn


46

3.1.2.2. Thực trạng kinh tế tỉnh Phú Thọ


Bảng 3.1. Cơ cấu kinh tế tỉnh Phú Thọ năm 2012-2014
Đơn vị tính:%
Năm 2012 2013 2014
Nông - lâm - thuỷ sản 25,80 25,60 25,20
Công nghiêp - xây dựng 38,80 38,50 40,90
Dịch vụ 35,40 35,90 33,90
(Nguồn: Ban Quản lý khu Công nghiệp tỉnh Phú Thọ)
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng giảm dần tỷ trọng nông nghiệp; tăng
tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ
3.1.2.3. Cơ sở hạ tầng của tỉnh Phú Thọ
Hệ thống giao thông
Mạng lưới giao thông thuận lợi cả về đường bộ, đường sắt và đường thủy.
Qua địa bàn tỉnh có quốc lộ: 2, 32, 70. Đường cao tốc Nội Bài - Phú Thọ - Lào Cai,
đường xuyên Á và đường Hồ Chí Minh đang khởi động xây dựng. Đường thủy có
cảng Việt Trì (sông Hồng, sông Lô) - là một trong ba (03) cảng sông lớn ở miền
Bắc, cảng Yến Mao (Sông Đà), cảng Bãi Bằng (Sông Lô). Phú Thọ còn có tuyến
đường sắt dài hơn 100km nối liền Hà Nội, Hải Phòng, Yên Bái, Lào Cai và Côn
Minh, Vân Nam (Trung Quốc).
Hệ thống điện
Hiện nay hệ thống điện ở Phú Thọ rất ổn định và điện lưới quốc gia đã được
đưa tới 100% xã trong tỉnh bảo đảm đủ điện cho sản xuất và sinh hoạt.
Hệ thống cấp thoát nước: 70% dân số đã được dùng nước sạch đủ tiêu chuẩn
vệ sinh. Thành phố, thị xã, thị trấn đã có nhà máy cung cấp nước sạch, tổng công
suất trên 108.000m3/ngày đêm, thoả mãn nhu cầu cấp nước cho sản xuất và tiêu
dùng.
Hệ thống bưu chính viễn thông
Tất cả các dịch vụ bưu chính viễn thông với chất lượng cao đã được hoà
mạng bưu chính viễn thông quốc gia, bảo đảm liên lạc thông suốt trên toàn quốc và
quốc tế.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn


47
Hệ thống khu công nghiệp (KCN): Phú Thọ có 3 KCN là: KCN Trung Hà
diện tích 126,59 ha; KCN Tam Nông diện tích 120 ha; KCN Thụy Vân diện tích 323
ha.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn


48

3.1.2.4. Văn hóa - xã hội tỉnh Phú Thọ


Giáo dục đào tạo phát triển, chất lượng giáo dục được nâng cao, đáp ứng yêu
cầu xây dựng xã hội học tập ; quy mô dào tạo của các trường đại học và cao đẳng
day nghề tiếp tục được mở rộng, mạng lưới y tế các tuyến được củng cố
Tỉnh Phú Thọ từ một trung tâm công nghiệp cũ trở thành một trung tâm
công nghiệp mới của miền Bắc Việt Nam. Được coi là một trong 14 trung tâm vùng
của cả nước, hiện đang giữ vị trí trung tâm vùng về công nghiệp, sản xuất và chế
biến các sản phẩm nông nghiệp như : chè, nguyên liệu giấy, thủy sản.
3.1.3. Đánh giá thuận lợi và khó khăn tại tỉnh Phú Thọ
3.1.3.1. Những thuận lợi
Phú Thọ có nhiều tiềm năng phát triển công nghiệp chế biến nông - lâm sản.
Khai thác và chế biến khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng, công nghiệp dệt, may
vì ở Phú Thọ có nguồn nguyên liệu, lực lượng lao động tại chỗ; đã xây dựng được
một số khu công nghiệp, cụm công nghiệp và đầu tư với tốc độ nhanh.
Phú Thọ có bản sắc văn hoá dân tộc gắn liền với lịch sử dựng nước và giữ
nước từ thời Hùng Vương với trên 200 di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, di tích
cách mạng kháng chiến đều có khả năng khai thác phục vụ cho tham quan, du lịch.
Phú Thọ có nhiều di tích nổi tiếng như: khu di tích Đền Hùng (Lâm Thao),
đầm Ao Châu, Ao Giời, Suối Tiên, khu rừng nguyên sinh Xuân Sơn, vùng nước
khoáng nóng Thanh Thuỷ, đền Mẫu Âu Cơ, đình Lâu Thượng, Hùng Lô, Đào Xá…
Phú Thọ còn là miền đất lưu giữ nhiều giá trị văn hoá dân tộc đặc sắc của tổ
tiên, mang tính giáo dục truyền thống uống nước nhớ nguồn
3.1.3.2. Những khó khăn
Phú Thọ là tỉnh miền núi, trung du nên địa hình bị chia cắt, được chia thành
tiểu vùng chủ yếu. Tiểu vùng núi cao phía Tây và Phía Nam của Phú Thọ, gặp một
số khó khăn về việc đi lại, giao lưu tiểu vùng gò, đồi thấp bị chia cắt nhiều, xen kẽ
là đồng ruộng và dải đồng bằng ven Sông Hồng, Hữu Lô, Tả đáy
Phú Thọ nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có một mùa đông lạnh,
nhiệt độ trung bình năm khoảng 23 độ C, lượng mưa trung bình trong năm khoản
1.600 đến 1.800mm. Độ ẩm trung bình trong năm tương đối lớn, khoảng 85-87%
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
49

Kinh tế của tỉnh còn nhiều khó khăn, quy mô sản xuất nhỏ, tốc độ tăng
trưởng đạt thấp so với kế hoạch; sản xuất nông nghiệp còn nhỏ lẻ, chắp vá; một số
sản phẩm công nghiệp chủ lực bị sụp giảm sản lượng; chất lượng các ngành dịch
vụ, du lịch còn hạn chế; việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng của doanh nghiệp gặp khó
khăn, tăng trưởng tín dụng chậm, nợ xấu có xu hướng gia tăng; kết cấu hạ tầng chưa
thuận lợi cho công tác thu hút đầu tư; năng lực cạnh tranh của tỉnh thấp; mặc dù thu
hút vốn đầu tư cao hơn năm 2013 song sản phẩm mới tăng chưa nhiều. Công tác
thanh tra, kiểm tra đã khắc phục sự chồng chéo song vẫn còn có doanh nghiệp, tổ
chức kinh tế phàn nàn.
Chất lượng đào tạo nguồn nhân lực chưa đáp ứng nhu cầu của thị trưởng lao
động, công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn còn hạn chế. Kết quả giảm
nghèo chưa bền vững, một bộ phận người dân chưa nỗ lực vươn lên thoát nghèo;
công tác chỉ đạo, phối hợp thực hiện một số chỉ tiêu văn hóa - xã hội chưa được
quan tâm đúng mức; hoạt động văn hóa hướng về cơ sở có mặt còn hạn chế; việc tổ
chức thực hiện chính sách xã hội còn có nội dung sai sót; một bộ phận doanh nghiệp
chưa thực hiện nghiêm chính sách đối với người lao động. Vấn đề khiếu kiện,
ngừng việc tập thể, hoạt động của một số tội phạm, tệ nạn xã hội còn tiềm ẩn yếu tố
phức tạp.
3.2. Tình hình cơ bản của Ngân hàng TMCP công thương Việt Nam- Chi
nhánh Đền Hùng
3.2.1. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP công thương
Việt Nam - Chi nhánh Đền Hùng
Ngân hàng TMCP công thương Việt Nam- Chi Nhánh Đền Hùng được thành
lập theo quyết định số 128/NH-QĐ ngày 23/12/1998 của thống đốc Ngân hàng Nhà
nước Việt Nam trực thuộc Ngân hàng công thương tỉnh Phú Thọ
Từ ngày 01/01/2006 Ngân hàng TMCP công thương Việt Nam- Chi Nhánh
Đền Hùng được nâng cấp lên thành chi nhánh cấp I trực thuộc ngân hàng công
thương Việt Nam. Mạng lưới bao gồm hội sở chính và 7 phòng giao dịch, hội sở và
các phòng giao dịch đều tập trung tại các khu vực thành phố, nơi đông dân cư có vị
trí tiềm năng về huy động vốn, cho vay và cung ứng và phát triển các sản phẩm,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
50
dịch vụ ngân hàng, đó là các địa bàn thành phố Việt Trì, huyện Phù Ninh, Lâm
Thao, Thanh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn


51

Sơn, Tam Nông, Thanh ba, Thanh Sơn, Chi Nhánh đã xây dựng được các trụ sở làm
việc khang trang cho các phòng giao dịch, Phòng giao dịch Văn Lang, Ắc Quy, Vân
Cơ, Bãi Bằng, Thanh Ba đều đạt tiêu chuẩn theo quy định của VIETINBANK.
Với 25 năm xây dựng và trưởng thành, với đội ngũ 95 cán bộ công nhân viên
đều đạt trình độ đại học và trên đại học, với 6 phòng ban và 7 phòng giao dịch,
trong những năm qua chi nhánh luôn đạt hoàn thành tốt và xuất sắc nhiệm vụ trong
hoạt động kinh doanh. Với ưu thế là ngân hàng lâu đời có bề dày kinh nghiệm , đội
ngũ cán bộ trẻ có trình độ cao, cùng hệ thống công nghệ thông tin hiện đại,mạnh
dạn áp dụng chuẩn mực thông lệ tài chính quốc tế vào các quy trình nhằm cung cấp
các sản phẩm dịch vụ Ngân hàng phong phú và có chất lượng cao.
3.2.2. Chức năng nhiệm vụ của Ngân hàng TMCP công thương Việt Nam - Chi
nhánh Đền Hùng
Căn cứ vào quyết định số 580/QĐ-HĐQT-NHCT1 ngày 31/07/2009 của chủ
tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng TMCP công thương Việt Nam “về việc ban hành
quy chế tổ chức và hoạt động chi nhánh”
Căn cứ quyết định 925/2013/QĐ-HĐQT-NHCT1 ngày 14/06/2013 của chủ
tịch HĐQT Ngân hàng TMCP công thương Việt Nam “về việc ban hành quy định
tạm thời chức năng, nhiệm vụ các phòng thuộc chi nhánh NHTMCP CT Việt Nam”
3.2.2.1. Chức năng của Ngân hàng TMCP công thương Việt Nam - Chi nhánh
Đền Hùng
Tham mưu, hỗ trợ Ban giám đốc Ngân hàng công thương Việt Nam trong
quản lý, tổ chức hoạt động kinh doanh và quản lý rủi ro của Chi nhánh trong phạm
vi chức năng, nhiệm vụ được giao
3.2.2.2. Nhiệm vụ của Ngân hàng TMCP công thương Việt Nam - Chi nhánh
Đền Hùng
Tham mưu cho Ban giám đốc Ngân hàng công thương Việt nam trong tổ
chức, triển khai mọi hoạt động nghiệp vụ của chi nhánh theo quy định của Pháp
luật, Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng công thương nhằm đảm bảo quyền và lợi ích
hợp pháp của Ngân hàng công thương

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn


52

Thường xuyên phân tích, đánh giá hoạt động nghiệp vụ do Đơn vị phụ trách
để tham mưu cho Ban Giám đốc Ngân hàng công thương nhằm xây dựng định
hướng nâng cao và phát triển nghiệp vụ, đảm bảo hoạt động của chi nhánh hiệu quả
trong ngắn hạn và trung, dài hạn
Thực hiện nhiệm vụ chuyên môn và các chỉ tiêu kê hoạch theo các chức
năng, nhiệm vụ được giao, chịu trách nhiệmn trước Ban giám đốc Ngân hàng công
thương và pháp luật về các công việc và chỉ tiêu, kế hoạch được giao
Quản lý, giám sát, phát hiện, thực thi các giải pháp cần thiết trong phạm vi
thẩm quyền để ngăn ngừa, khắc phục mọi rủi ro phát sinh trong hoạt động nghiệp
vụ hàng ngày. Chịu trách nhiệm trước Ban giám đốc Ngân hàng công thương và
pháp luật về các rủi ro phát sinh trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao
Tham gia, đề xuất xây dựng các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả, chất lượng
nghiệp vụ chuyên môn (KpIs) phản ánh chính xác, công bằng kết quả công việc của
từng cá nhân.
Tổng hợp, phản ánh những điểm bất cập chưa hợp lý của quy chế, quy
trình/sản phẩm, dịch vụ hiện có; đề xuất cải tiến, hoàn thiện quy chế, quy trình/sản
phẩm dịch vụ và định hướng xây dựng, phát triển sản phẩm dịch vụ mới cho khách
hàng.
Phối hợp các đơn vị có liên quan triển khaị nghiệp vụ theo đúng quy định,
quy trình của Ngân hàng công thương ban hành; Thực hiện triển khai áp dụng và
duy trì hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn Iso 9001 và quy định về phạm
vi áp dụng tiêu chuẩn Iso 9001 của Ngân hàng công thương.
Tham gia nghiên cứu, đề xuất các giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao năng
suất lao động, đảm bảo an toàn, hiệu quả trong hoạt động kinh doanh tại Chi nhánh
và toàn hệ thống Ngân hàng Công thương.
Tuyệt đối chấp hành các quy định về an toàn và bảo mật thông tin trong hoạt
động nghiệp vụ, thông tin khách hàngtheo quy định hiện hành của Ngân hàng nhà
nước và Ngân hàng công thương; Giữ gìn bí mật thông tin liên quan đến khách hàng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
53
và tài khoản của khách hàng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn


54

Phân công, quản lý cán bộ tại phòng, tổ theo sự phân công, ủy quyền của
Ban giám đốc và các quy định hiện hàng của Ngân hàng công thương, đảm bảo hiệu
quả sử dụng lao động.
Tổ chức đào tao, học tập nâng cao trình độ nghiệp vụ, nhận thức của các cán
bộ trong Chi nhánh.
Lưu trữ hồ sơ, số liêu, làm báo cáo, thống kê theo quy định hiện hành.
Thực hiện công tác khác khi được Ngân hàng Công thương Việt Nam giao
phù hợp với quy định của Ngân hàng công thương và pháp luật hiện hành.
3.2.3. Tổ chức bộ máy của Ngân hàng TMCP công thương Việt Nam - Chi nhánh
Đền Hùng
3.2.3.1. Cơ cấu bộ máy tổ chức của Ngân hàng TMCP công thương Việt Nam - Chi
nhánh Đền Hùng

Hình 3.1. Bộ máy tổ chức của Ngân hàng TMCP công thương Việt Nam -
Chi nhánh Đền Hùng
(Nguồn: Phòng Tổ chức Hành chính - Vietinbank - Chi nhánh Đền Hùng)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn


55

3.2.3.2. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ở Ngân hàng TMCP công thương Việt
Nam - Chi nhánh Đền Hùng
Ngân hàng TMCP công thương Việt Nam - Chi nhánh Đền Hùng hiện nay
gồm có 6 phòng chức năng và 7 phòng giao dịch được đặt tại các khu vực thành
phố, thị trấn, khu kinh tế phát triển, nơi tập trung đông dân.
* Chức năng của một số phòng ban thuộc chi nhánh Ngân hàng TMCP công
thương Việt Nam- Chi nhánh Đền Hùng
- Phòng khách hàng doanh nghiệp
Tham mưu cho Ban giám đốc chi nhánh trong quản lý, tổ chức hoạt động
kinh doanh đối với đối tượng KHDN phù hợp với định hướng của ngân hàng công
thương trong từng thời kỳ và chế độ, quy định hiện hành của ngân hàng công
thương; và chịu trách nhiệm thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch được giao trong từng
thời kỳ.
- Phòng bán lẻ
Tham mưu cho Ban lãnh đạo chi nhánh , tổ chức hoạt động kinh doanh bán
lẻ tại chi nhánh,phòng giao dịch phù hợp với định hướng của ngân hàng công
thương trong từng thời kỳ và chế độ, quy định hiện hành của ngân hàng công
thương; và chịu trách nhiệm thực hiện các chỉ tiêu bán lẻ được giao theo quy định
của ngân hàng công thương trong từng thời kỳ
- Phòng kế toán
Tham mưu Ban lãnh đạo chi nhánh trong công tác hạch toán kế toán, quản lý
tài chính, chi tiêu nội bộ, quản lý hệ thống máy tính và điện toán; quản lý, kiểm kê
tài sản; công cụ dụng cụ... tại chi nhánh
- Phòng tiền tệ kho quỹ
Tham mưu Ban lãnh đạo chi nhánh trong công tác quản lý, sử dụng tiền mặt,
tài sản quý, giấy tờ có giá, ấn chỉ quan trọng, hồ sơ tài sản bảo đảm... của chi nhánh
tại nơi giao dịch, kho bảo quản và trên đường vận chuyển
- Phòng tổ chức hành chính
Tham mưu cho Ban lãnh đạo chi nhánh trong công tác cán bộ và đào tạo lại
tại chi nhánh theo đúng chủ trương chính sách của Nhà nước và quy định của ngân

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn


56
hàng TMCP công thương Việt Nam.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn


57

- Phòng tổng hợp


Tham mưu cho Ban lãnh đạo chi nhánh trong công tác lập, xây dựng, giao kế
hoạch, tổng hợp báo cáo tại chi nhánh, xử lý nợ có vấn đề
- Phòng giao dịch
Thực hiện các nghiệp vụ: huy động vốn, nghiệp vụ tín dụng, cung cấp các
dịch vụ ngân hàng và các nghiệp vụ khác theo quy định của Ngân hàng nhà nước,
Ngân hàng công thương thuộc phạm vi được ủy quyền của Tổng giám đốc/ Giám
đốc chi nhánh và các quy định của quy chế này
Phòng giao dịch phối hợp cùng phòng KHDN hoặc phòng KHBL nghiên cứu
thị trường; tham mưu và hỗ trợ Ban giám đốc chi nhánh quản lý, tổ chức hoạt động
kinh doanh đối với phân khúc KHDN hoặc KHBL tại địa bàn
Quản lý toàn bộ tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá, ấn chỉ quan trọng, hồ sơ
tài sản bảo đảm... theo phân cấp, ủy quyển tại phòng giao dịch bảo đảm an toàn kho
quỹ cảu phòng giao dịch tại nơi giao dịch, trên đường vận chuyển và kho bảo quản
(trường hợp phòng giao dịch được để tồn quỹ tiền mặt) theo quy định của Ngân
hàng công thương
* Nhiệm vụ của một số phòng ban thuộc chi nhánh Ngân hàng TMCP công
thương Việt Nam - Chi nhánh Đền Hùng
- Phòng khách hàng doanh nghiệp
Thực hiện các nhiệm vụ quan hệ khách hàng doanh ngiệp; thẩm định tín
dụng; tài trợ thương mại; quản lý nợ; tác nghiệp; và các công tác khác.
- Phòng bán lẻ
Tư vấn khách hàng cá nhân; quan hệ khách hàng; thẩm định tín dụng; quản
lý nợ, nghiên cứu và phát triển thị trường; tác nghiệp và công tác khác.
- Phòng kế toán
Là phòng trực tiếp thực hiện giao dịch với khách hàng; các công việc và
nghiệp vụ liên quan đến công tác quản lý tài chính, chi tiêu nội bộ tại chi nhánh:
cung cấp các dịch vụ ngân hàng liên quan đến nghiệp vụ thanh toán, xử lý hạch toán
các giao dịch. Quản lý và chịu trách nhiệm đối với hệ thống giao dịch trên máy,
quản lý quỹ tiền mặt đến từng giao dịch viên theo đúng quy định của Nhà nước và

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn


58

của ngân hàng và của Ngân hàng TMCP công thương Việt Nam, thực hiện nhiệm
vụ tư vấn cho khách hàng về sử dụng các sản phẩm ngân hàng.
- Phòng tiền tệ kho quỹ
Quản lý an toàn toàn bộ tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá, ấn chỉ quan
trọng, hồ sơ tài sản bảo đảm của chi nhánh tại nơi giao dịch, kho bảo quản và trên
đường vận chuyển theo đúng quy định của Ngân hàng nhà nước và Ngân hàng công
thương.
Quản lý và điều hành tiền mặt theo định hướng tiết kiệm và hiệu quả.
Tổ chức thực hiện việc thu, chi tiền mặt với khách hàng tại quầy giao dịch và
thu chi lưu động theo quy định của ngân hàng công thương; thực hiện việc thu đổi tiền
không đủ tiêu chu0ẩn lưu thông cho khách hàng theo quy định của Ngân hàng Nhà
nước...
-Phòng tổ chức hành chính
Thực hiện công tác quản trị và văn phòng, phục vụ hoạt động kinh doanh tại
chi nhánh, thực hiện công tác bảo vệ, an ninh an toàn tại chi nhánh.
-Phòng tổng hợp
Theo dõi tình hình biến động của thị trường lãi suất để tham mưu cho Ban
giám đốc chi nhánh chính sách lãi suất huy động, lãi suất cho vay một cách linh
hoạt, cạnh tranh theo các quy định hiện hành của ngân hàng công thương nhằm thu
hút khách hàng, đẩy mạnh hoạt động kinh doanh của chi nhánh; Tính toán, xác định
đàu vào, lãi suất đầu ra giúp Ban giám đốc triển khai kế hoạch kinh doanh chung
toàn chi nhánhđạt hiệu quả cao nhất; xây dựng kế hoạch, điều hành cân đối nguồn
vốn và sử dụng vốn VNĐ và ngoại tệ hàng ngày tại chi nhánh đảm bảo hiệu quả
-Phòng giao dịch
Tìm kiếm, tư vấn và quan hệ khách hàng; thẩm định tín dụng; quản lý nợ;
huy động vốn; cung cấp các dịch vụ ngân hàng; tác nghiệp, các nhiệm vụ khác
3.2.4. Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP công thương Việt
Nam - Chi nhánh Đền Hùng
3.2.4.1. Đặc điểm hoạt động kinh doanh
Giai đoạn năm 2012 - 2014 nền kinh tế còn gặp nhiều khó khăn. Ngân hàng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
59
thương mại cổ phần công thưong Việt Nam là một Ngân hàng nói chung và chi
nhánh Đền Hùng đã có những chiến lược kinh doanh cho riêng mình.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn


60

*Chính sách thu hút khách hàng


Chi nhánh Ngân hàng TMCP công thương Việt Nam- Chi Nhánh Đền Hùng
rất quan tâm tới việc thu hút khách hàng, không chỉ là những khách hàng truyền
thống mà còn quan tâm đến khách hàng tiềm năng, những doanh nghiệp lớn, trong
đó có một số doanh nghiệp, công ty hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu và
thương mại quốc tế. Đối với những khách hàng này, bao giờ Ngân hàng cũng có
những ưu đãi trong giao dịch tại Ngân hàng như ưu đãi về lãi suất đầu vào, lãi suất
đầu ra được tính toán ở mức hợp lý trên cơ sở cả Ngân hàng và khách hàng cùng có
lợi, khi khách hàng có nhu cầu đều được Ngân hàng quan tâm và ưu tiên thực hiện.
Hoặc trong một số trường hợp Ngân hàng khuyến khích khách hàng sử dụng sản
phẩm dịch vụ và những tiện ích mà mình cung cấp, có chính sách phí dịch vụ hợp
lý... nhằm thu hút khách hàng đến với Ngân hàng
*Chính sách huy động vốn
Công tác huy động vốn là một trong những công tác được quan tâm hàng
đầu. Trong những năm qua chi nhánh đã có rất nhiều biện pháp, cách thức khác
nhau nhằm thu hút nguồn vốn, nhất là khách hàng iền gửi. Mua trái phiếu hoặc ủy
thác đầu tư cho Ngân hàng. Để phát huy và nâng cao hiệu quả của công tác huy
động vốn, trong những năm qua chi nhánh đã đưa ra nhiều hình thức, chương trình
huy động vốn và đạt được những kết quả tốt
*Chính sách sản phẩm
Nắm bắt được nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, Chi nhánh đã đưa ra
chính sách huy động vốn rất đa dạng và linh hoạt. Các loại hình huy động vốn của
Ngân hàng TMCp công thương Việt Nam- Chi nhánh Đền Hùng bao gồm:
-Sản phẩm tiết kiệm không kỳ hạn: Bao gồm tiết kiệm không kỳ hạn thông
thường và tiết kiệm không kỳ hạn lãi suất bậc thang theo số dư
+ Tiết kiệm không kỳ hạn thông thường: Sinh lời tối đa cho khoản tiền nhàn
rỗi, đồng thời cũng có thể linh hoạt sử dụng khoản tiền này khi cần thiết, Lãi suất
hấp dẫn và cạnh tranh; Được gửi thêm hoặc rút một phần/toàn phần tiền gửi tại bất
kỳ thời điểm và điểm giao dịch của VietinBank trên toàn quốc; Được sử dụng để

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn


61

cầm cố vay vốn tại ngân hàng; Được xác nhận số dư tiền gửi cho các mục đích hợp
pháp; Được bảo hiểm tiền gửi bằng VND
+ Tiết kiệm không kỳ hạn lãi suất bậc thang theo số dư: Gửi tiết kiệm không
kỳ hạn với lãi suất tăng dần theo số tiền gửi. Theo đó, bạn gửi với số tiền càng lớn
thì lãi suất tiền gửi càng cao; Hưởng lãi suất tăng dần theo số dư tiền gửi: gửi càng
nhiều, lãi suất càng cao; Được gửi thêm hoặc rút một phần/toàn phần tiền gửi tại bất
kỳ thời điểm và điểm giao dịch của VietinBank trên toàn quốc; Được sử dụng để
cầm cố vay vốn tại ngân hàng; Được xác nhận số dư tiền gửi cho các mục đích hợp
pháp; Được bảo hiểm tiền gửi bằng VND.
+Tiết Kiệm có kỳ hạn thông thường: “Kỳ hạn đa dạng, lãi suất cạnh tranh”,
với tiện ích: lãi suất hấp dẫn và cạnh tranh; gửi và rút tiền tại bất cứ điểm giao dịch
nào của Vietinbank; được bảo hiểm tiền gửi bằng VND; được cung cấp dịch vụ
thu/chi tiền gửi tiết kiệm tại nhà (nếu có nhu cầu); được phép chuyển nhượng cho
người khác khi có nhu cầu; có thể ủy quyền cho người khác lĩnh lãi và rút tiền tiết
kiệm; được sử dụng để cầm cố vay vốn tại Ngân hàng; được xác nhận số dư để tiền
gửi cho các mục đích hợp pháp; được sử dụng các tiện ích gia tăng khác của
Vietinbank.
+ Tiết kiệm có kỳ hạn lãi suất bậc thang: “gửi trọn niềm tin-gia tăng lợi ích”,
đáp ứng nhu cầu:gửi tiết kiệm có kỳ hạn với lãi suất tăng dần theo số tiền gửi. Theo
đó, bạn gửi với số tiền càng lớn thì lãi suất tiền gửi càng cao với tiện ích: lãi suất
hấp dẫn và tăng dần theo số dư tiền gửi; gửi và rút tại bất cứ điểm giao dịch nà của
Vietinbank; được sử dụng để cầm cố vay vốn tại ngân hang; được xác nhận số dư
tiền gửi cho các mục đích hợp pháp; được bảo hiểm tiền gửi bằng VND
+ Tiết kiệm lãi suất linh hoạt: an toàn trong dài hạn- linh hoạt trong lãi suất,
đáp ứng nhu cầu, gửi tiết kiệm kỳ hạn dài nhưng muốn hạn chế rủi ro lãi suất. Theo
đó, lãi suất tiền gửi của bạn sẽ được điều chỉnh ngay khi có sự thay đổi do
Vietinbạn thông báo trong từng thời kỳ với tiện ích: lãi suất hấp dẫn và cạnh tranh;
tránh được rủi ro biến động lãi suất trên thị trường; gửi và rút tiền tại bất cứ điểm
giao dịch nào của vietinbank; được sử dụng để cầm cố vay vốn tại ngân hàng; được
xác nhận số dư tiền gửi cho các mục đích hợp pháp; được sử dụng các tiện ích gia

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn


62
tăng khác của vietinbank; được bảo hiểm tiền gửi bằng VND.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn


63

+ Tiết kiệm tích lũy thông thường: “tích tiểu thành đại”.Đáp ứng nhu cầu tích
lũy tiền hàng tháng để sử dụng trong tương lai với tiện ích lãi suất hấp dẫn và cạnh
tranh; gửi và rút tiền tại bất cứu điểm giao dịch nào của vietinbank; được bảo hiểm
tiền gửi bằng VND; được sử dụng để cầm cố vay vốn tại ngân hàng; được xác nhận
số dư tiền gửi cho các mục đích hợp pháp; được sử dụng các tiện ích gia tăng khác
của vietinbank.
+ Tiết kiệm tích lũy đa năng: “Cùng vietinbank tích lũy cho tương lai” đáp
ứng nhu cầu, tích lũy tiền hàng tháng và hưởng các quyền lợi bảo hiểm của công ty
bảo hiểm Vietinbank với tiện ích lãi suất hấp dẫn và cạnh tranh; được hưởng quyền
lợi bảo hiểm trong trường hợp bị tai nạn dẫn đến thương tật toàn bộ vĩnh viễn hoặc
tử vong; gửi và rút tiền tại bất cứ điểm giao dịch nào của vietinbank được bảo hiểm
tiền gửi bằng VND; được sử dụng để cầm cố vay vốn tại ngân hàng; được xác nhận
số dư tiền gửi cho các mục đích hợp pháp; được sử dụng các tiện ích gia tăng khác
của vietinbank.
+ Tiền gửi thanh toán hưởng lãi suất không kỳ hạn: “giao dịch mọi lúc, mọi
nơi”. Đáp ứng nhu cầu, quản lý chi tiêu mà vẫn sinh lời đồng thời giúp bạn chủ
động trong việc thực hiện các giao dịch thanh toán không dung tiền mặt một cách
nhanh chóng, chính xác.với tiện ích lãi suất cạnh tranh và hấp dẫn; được gửi thêm
hoặc rút một phần/toàn phần tiền gửi tại bất kỳ thời điểm và điểm giaod ịch của
vietinbank trên toàn quốc; được phát hành séc; được bảo hiểm tiền gửi bằng VND
* Chính sách lãi suất:
Ngân hàng TMCP công thương đã xây dựng một chính sách lãi suất linh hoạt
trên cơ sở tuân thủ chặt chẽ các quy định của NHNN từng thời kỳ và đảm bảo mức
lãi suất mang tính cạnh tranh cạnh tranh. Lãi suất được xây dựng cụ thể, chi tiết cho
từng loại sản phẩm theo kỳ hạn, số dư tiền gửi hay thậm chí là theo đối tượng khách
hàng. Lãi suất tiền gửi thanh toán được cố định ở mức thấp nhưng lãi suất tiết kiệm
và lãi suất tiền gửi có kỳ hạn lại rất linh hoạt.
+Lãi suất huy động(lãi suất đầu vào): Lãi suất huy động mức lãi tính trên số
teìen mà khách hàng gửi tại ngân hàng trong một thừoi gian nhất định. Lãi suất của
vietinbank được niêm yết theo năm. Cơ sở tính lãi của vietinbank một năm có 360

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn


64

ngày. Tiền lãi thực tế khách hàng được hưởng bằng số tiền gửi của khách hàng nhân
lãi suất x số ngày thực tế khách hàng gửi tại Ngân hàng và chia cho cơ sở ngày tính
lãi. Vietinbank áp dụng các phương thức trả lãi: trả lãi trước, trả lãi sau, trả lãi định
kỳ.
Lãi suất huy động áp dụng trong huy động vốn tại vietinbank Phú Thọ đều
do vietinbank - Chi nhánh Đền Hùng tự quyết định trên cơ sở lãi suất điều chuyển
vốn nội bộ, các quy định về lãi suất của NHNN và tham khảo lãi suất huy động
đang áp dụng cảu các NHTM trên địa bàn cũng như xu hướng biến động lãi suất
trong tương lai. Lãi suất huy động được quy định cụ thể cho từng nhóm khách hàng,
từng loại sản phẩm, từng kỳ hạn gửi và theo từng loại tiền tệ. các mức lãi suất huy
động được công bố áp dụng chung toàn bộ các điểm giao dịch trực thuộc
vietinbank- chi Nhánh Đền Hùng.
Thông qua việc nghiên cứu các mức trả lãi sau một số kỳ hạn áp dụng trong
một số thời kỳ thấy rằng lãi suất huy động vốn của vietinbank- chi nhánh Đền Hùng
cơ bản đảm bảo khả năng cạnh tranh với các NHTM khác, có thể có một số mức lãi
suất còn thấp hơn, đặc biệt là so với các NHTMCP
+Lãi suất điều chuyển vốn (giá điều chuyển vốn, lãi suất đầu ra của hoạt
động huy động vốn)
Để phát triển mở rộng quy mô trở thành ngân hàng, hàng đầu ở Việt Nam và
đáp ứng được nhu cầu vốn của khách hàng vietinbank luôn có cơ chế khuyến khích
các chi nhánh tăng trưởng huy động vốn, áp dụng lãi suất mua vốn với các chi
nhánh tương đối cao và có cơ chế thưởng phạt khi chi nhánh tăng hoặc giảm nguồn
Vietinbank đang áp dụng cơ chế quản lý vốn tập trung, tưong ứng với lãi suất
huy động, giá điều chuyển vốn cũng được quyđịnh cụ thể cho từng nhóm khách
hàng, từng loại sản phẩm, từng kỳ hạn gửi và theo từng loại tiền tệ. Việc quy định
giá điều chuyển vốn do vietinbank thực hiện trên cơ sở lãi suất thị trường và định
hướng cơ cấu tài sản nợ của vietinbank theo từng thời kỳ
Giá điều chuyển vốn là công cụ giúp hội sở chính điều hành và điều hành và
định hướng cho hoạt động vốn tại chi nhánh. Để tối ưu hóa lợi nhuận thu được, các
chi nhánh cần tập trung huy động vào các kỳ hạn có chênh lệch giữa giá điều

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn


65
chuyển vốn và lãi suất huy động là cao nhất.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn


66

3.2.4.2. Kết quả các hoạt động kinh doanh


* Kết quả huy động vốn
Từ năm 2012 đến năm 2014 tổng số huy động vốn tăng từ 1.600,45 tỷ đến
1.970,85 tỷ đồng tương đương 23%. Qua đây cho thấy tình hình huy động vốn của
chi nhánh khá tốt, vì huy động vốn là một trong những công việc liên quan đến hoạt
động kinh doanh của Ngân hàng. Để đạt được con số này cho thấy khả năng huy
động của Ngân hàng, cụ thể là kết quả được tăng dần qua các năm.(bảng 3.3)
Từ năm 2012 đến năm 2014, lãi suất huy động của VND giảm xuống, trong
khi đó, lãi suất huy động đối với đồng ngoại tệ giảm tương đối ít, khách hàng đã có
xu hướng chuyển dần sang gửi tiết kiệm bằng đồng ngoại tệ. Nhìn vào bảng số liệu
ta thấy, năm 2012-2014 tỷ trọng của đồng ngoại tệ trong tổng số vốn huy động đã
chiếm lớn hơn VNĐ. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp mà ngân hàng hướng đến là
các doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh buôn bán với nước ngoài, đó là các
doanh nghiệp làm việc trong các khu chế xuất, khu công nghiệp vì vậy mà lượng
vốn huy động được là ngoại tệ chiếm tỷ trọng lớn (bảng 3.3).
Bảng 3.2. Tình hình huy động vốn của Ngân hàng TMCP công thương
- Chi Nhánh Đền Hùng
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu 2012 2013 2014
Tổng huy động 3.138,87 3.450,73 3.731,20
1.Theo đối tượng 1.600,45 1.800,49 1.970,85
1.1 Tiền gửi doanh nghiệp 270,1 300,15 392,28
1.2 Tiền gửi dân cư 900,2 950,17 1.000,25
1.3 Tiền gửi khác 430,15 550,17 578,32
2.Theo ngoại tệ 1.538,42 1.650,24 1.760,35
2.1 VNĐ 820,20 900,14 960,20
2.2 Quy VNĐ 718,22 750,1 800,15
(Nguồn: Báo cáo tổng kết của Ngân hàng TMCP Công thương VN- CN Đền Hùng)

Trên đây là bảng tổng hợp nguồn vốn huy động được của chi nhánh trong
giai đoạn 2012 đến 2014, để thấy được số vốn huy động và tốc độ tăng trưởng vốn
qua các năm của Chi Nhánh Đền Hùng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
67

3.2.4.3. Kết quả hoạt động cho vay


Bảng 3.3. Tình hình cho vay của Ngân hàng TMCP công thương Đền Hùng
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu 2012 2013 2014
Tổng dư nợ 3.165,72 3.729,72 4.092,10
1.Theo đối tượng 1.583,10 1.858,90 2.045,80
1.1 Doanh nghiệp lớn 452,30 460,50 510,50
1.2 Doanh nghiệp vừa và nhỏ 910,40 970,30 910,10
1.3 KH cá nhân 220,40 428,10 625,20
2.Theo thời hạn 1.582,62 1.870,82 2.046,30
2.1 Ngắn hạn 1.000,10 1.201,2 1.360,7
2.2 Trung hạn 298,20 339,50 345,40
3.3 Dài hạn 284,32 330,12 340,20
(Nguồn: Báo cáo tổng kết của Ngân hàng TMCP công thương VN- CN Đền Hùng)
Hoạt động tín dụng là hoạt động quan trọng nhất, tiềm ẩn nhiều rủi ro nhất
nhưng cũng đem lại nhiều lợi nhuận nhất với ngân hàng. Song song với chính sách
huy động vốn với nhiều ưu đãi. Ngân hàng TMCP Công thương Đền Hùng cũng có
những chính sách tín dụng với nhiều chương trình, sản phẩm hấp dẫn thu hút được
lượng khách hàng ngày càng tăng, năm sau cao hơn năm trước.
Với mục tiêu tập trung cho việc tăng trưởng tín dụng đi đôi với nâng cao chất
lượng tín dụng và nâng cao hiệu quả kinh doanh từ hoạt động tín dụng. Chi nhánh
Đền Hùng đã tích cực triển khai các chương trình ưu đãi lãi suất, cho vay xuất khẩu,
cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ, cho vay nông nghiệp nông thôn, nâng cao tỷ lệ
cho vay có tài sản bảo đảm. Tiến hàng sàng lọc các khách hàng có tình hình tài
chính yếu kém, khách hàng vay thiếu điều kiện. Cán bộ tín dụng cần phải nắm vững
các sản phẩm mới để giới thiệu tư vấn cho khách hàng, tăng cường dịch vụ cung
cấp sản phẩm trọn gói và bán chéo sản phẩm. Chi nhánh Đền Hùng đã thành lập ban
chỉ đạo nâng cao chất lượng tín dụng, thường xuyên theo dõi, nắm bắt, phân tích
diễn biến của nền kinh tế, của các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp có
quan hệ với NHCT để kịp thời giải quyết mọi vấn đề phát sinh đảm bảo ổn định
chất lượng tín dụng. Kết quả dư nợ tín dụng trong các năm qua được thể hiện trong
bảng 3.4.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
68

Mặc dù năm 2012 là năm có lãi suất cho vay rất cao, có những thời điểm lên
đến 21% và điều này làm ảnh hưởng mạnh mẽ đến hoạt động cho vay ở năm tiếp
theo là năm 2013. Dư nợ có tăng nhưng tỷ lệ tăng chậm
Sang giai đoạn năm 2013 đến năm 2014, lãi suất cho vay giảm, chính phủ có
nhiều chính sách hỗ trợ lãi suất đối với khách hàng vay nhất là khách hàng doanh
nghiệp, tỷ lệ dư nợ đối với nhóm khách hàng là doanh nghiệp tăng đến 10.87%
tương đương với 50 tỷ đồng( bảng 3.4)
3.2.4.4. Tài trợ thương mại và kinh doanh ngoại tệ
Do đặc điểm về vị trí và kinh tế trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, số lượng các
doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu chưa nhiều. Hoạt động tài trợ thương mại
chiếm tỷ trọng nhỏ trong hoạt động kinh doanh, hoạt động tài trợ thương mại của
chi nhánh đã đáp ứng kịp thời nhu cầu bảo lãnh, mở và thanh toán L/C cho doanh
nghiệp, thực hiện nhanh chóng, hiệu quả và góp phần đa dạng các sản phẩm dịch
vụ, nâng cao hình ảnh của chi nhánh trên địa bàn. Kết quả doanh số tài trợ thương
mại và thanh toán xuất khẩu và bảo lãnh của chi nhánh như sau:
Bảng 3.4. Tình hình tài trợ thương mại và thanh toán xuất khẩu và bảo lãnh
của Ngân hàng TMCP công thương Đền Hùng
Đơn vị: Nghìn USD
Chỉ tiêu 2012 2013 2014
Tài trợ thương mại
Doanh số tài trợ thương mại 17.038 18.299 23.569
Doanh số thanh toán xuất nhập khẩu 1.279 3.250 4.127
Doanh số mua ngoại tệ 12.566 6.122 19.589
(Nguồn: Báo cáo thực hiện các chỉ tiêu của NHTMCPCTVN-Chi nhánh Đền Hùng)
- Từ năm 2012 đến năm 2014 doanh số tài trợ thương mại của chi nhánh tăng
từ 17.038 nghìn USD lên 23.569 nghìn USD tương đương với 6.531 nghìn USD .
- Từ năm 2012 đến năm 2014 doanh số thanh toán xuất nhập khẩu tăng từ
1.279 nghìn USD lên 4.127 nghìn USD tương đương với 2.848 nghìn USD
-Số dư bảo lãnh năm 2014 đạt 279.823 triệu đồng so với năm 2012 là 57.540
triệu đồng tăng 279.823 triệu đồng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
69

-Hoạt động kinh doanh ngoại tệ trong điều kiện thị trường các nguồn cung
ngoại tệ đều giảm mạnh, việc đáp ứng nhu cầu mua ngoại tệ của doanh nghiệp nhập
khẩu hàng hóa và nguyên liệu sản xuất gặp nhiều khó khăn. Vùng với sự hỗ trợ rất
lớn của trụ sở chính, chi nhánh đã ưu tiên và cố gắng đáp ứng tốt nhất nhu cầu ngoại
tệ cho khách hàng nhập khẩu các mặt hàng thiết yếu. Việc áp dụng chương trình
quản lý trạng thái ngoại tệ tập trung tại trụ sở chính đã được triển khai thành công,
tạo điều kiện thuận lợi cho chi nhánh trong việc phục vụ khách hàng ngày càng tốt
hơn. Trong năm 2014, hoạt động kinh doanh ngoại tệ đã đạt được kết quả đáng kể.
Doanh Số mua bán ngoại tệ năm 2014 đạt 19.589 nghìn USD. Hoạt động kinh
doanh ngoại tệ và thanh toán xuất nhập khẩu góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động
kinh doanh cho chi nhánh.
3.2.4.5. Hoạt động dịch vụ và thu phí
Chi nhánh luôn chú trọng đẩy mạnh công tác tư vấn tiếp thị khách hàng sử
dụng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng đa dạng phong phú như: internetBanking,
SMSbanking, Vntopup, Vietinbank at home, vấn tin ATM online, Moblile Bank
Plus, Vietinbank ipay, VBH20... Việc triển khai các dịch vụ của ngân hàng điện tử
đã cơ bản đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Số lượng khách hàng sử dụng các
sản phẩm ngân hàng điện tử tại chi nhánh tăng lên đáng kể, góp phần tăng thu phí
dịch vụ cho ngân hàng.
Tổng số thu phí dịch vụ năm 2013 so với năm 2012 tăng từ 5.393,95 tỷ đổng
lên đến 6.815,59 tỷ đồng tương đương 26% cho thấy mức độ phong phú của các sản
phẩm dịch vụ đã đem lại nguồn thu phí ho hoạt động kinh doanh
Năm 2014 thu phí dịch vụ tăng từ 6.815,59 tỷ đồng lên đến 8.596,43 tỷ đồng
tương đương 29%. mức độ thu phí tăng chậm hơn ở nguồn thu phí từ tín dụng và
các dịch vụ khác như thu dịch vụ kho quỹ do nhà nước giảm thu phí cho vay để hỗ
trợ doanh nghiệp, còn các nguồn thu khác như thu phí thanh toán chuyển tiền và thu
phí tài trợ thương mại vẫn tăng khá tốt.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn


70

Bảng 3.5. Thu phí dịch vụ của Ngân hàng TMCPCTVN - Chi nhánh Đền Hùng
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu 2012 2013 2014
Thu phí dịch vụ 5.393,95 6.815,59 8.596,43
Thu phí thanh toán chuyển tiền 3.230,10 4.020,22 5.230,15
Thu phí tài trợ thương mại 1.200,20 1.800,15 2.200,18
Thu phí từ tín dụng và các DV khác 963,65 995,22 1.166,1
(Nguồn: NHTMCPCT-Chi nhánh Đền Hùng)
3.2.4.6. Hoạt động kế toán thanh toán, thông tin điện toán
Hoạt động thanh toán trong nước và ngoài nước được đảm bảo an toàn,
thông suốt và kịp thời. Chất lượng dịch vụ thanh toán được tăng lên đáng kể, hoạt
động thanh toán trong nước tiếp tục được mở rộng và phát triển. Việc đưa ra dịch
vụ thanh toán điện tử, thanh toán bù trừ điện tử liên ngân hàng, thanh toán tập trung
ra ngoài hệ thống qua trụ sở chính đã đạt kết quả tốt, giúp cho khách hàng thanh
toán nhanh chóng, thuận tiện, hiệu quả và được khách hàng tín nhiệm cao. Hiện
nay, các giao dịch thanh toán điện tử liên ngân hàng được nâng cao và cải thiện,
giúp việc chuyển tiền được nhanh chóng hơn, phục vụ tốt hơn nhu cầu chuyển tiền
của khách hàng. Tính đến cuối năm 2014 chi nhánh đã mở được 3.641 tài khoản .
Hoạt động thông tin điện toán luôn đảm bảo hệ thống hoạt động tốt, đường
truyền nhanh, máy chủ được vận hành kết nối với các máy tại hội sở, phòng giao
dịch, các máy ATM đảm bảo cho hoạt động giao dịch được thông suốt
Dịch vụ thanh toán thu ngân sách nhà nước thu phạt hành chính cho kho bạc
nhà nước được duy trì thường xuyên và ổn định góp phần tăng thêm nguồn tiền gửi
tại kho bạc nhà nước.
3.2.4.7. Hoạt động khác
Công tác chi trả kiều hối:
Hoạt động chi trả kiều hối của chi nhánh được khách hàng tín nhiệm, Trong
những năm qua đã có hàng triệu đô la Mỹ đã được chuyển đi và nhận đến qua mạng
Swift, dịch vụ chuyển tiền nhanh Wertern union, Ime và Express money phục vụ
cho nhu cầu lao động chuyển tiền về nước, chuyển tiền cho con em đi du học ở
nước ngoài. Doanh số chi trả kiều hối của chi nhánh năm 2014 là: 4.155 nghìn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
71
USD.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn


72

3.3. Thực trạng thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân Hàng TMCP công
thương Việt Nam- Chi Nhánh Đền Hùng
Thanh toán không dùng tiền mặt với ưu thế nhanh chóng, chính xác, an toàn,
hiệu quả, đã và đang trở thành một trong những vũ khí sắc bén mà các Ngân hàng
có thể sử dụng để chiến thắng trong môi trường cạnh tranh. Vì vậy, mở rộng và phát
triển thanh toán không dùng tiền mặt nói riêng, các dịch vụ Ngân hàng nói chung đã
trở thành tất yếu khách quan để đáp ứng yêu cầu đổi mới của nền kinh tế, nhanh
chóng hoà nhập với tiến trình phát triển chung của thế giới. Hòa chung với xu
hướng đó Chi nhánh Ngân hàng TMCP công thương Đền Hùng đã không ngừng đổi
mới hoạt động tổ chức kinh doanh của mình nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu thanh
toán cung cấp dịch vụ ngân hàng, mở rộng thanh toán không không tiền mặt và từng
bước xây dựng văn hoá thanh toán KDTM trong dân cư theo đúng chủ trương của
Đảng và Nhà nước.
3.3.1. Thanh toán bằng tiền mặt và không dùng tiền mặt tại ngân hàng TMCP
công thương Việt Nam - Chi nhánh Đền Hùng
Bảng 3.6. Thanh toán bằng TM và KDTM tại NHTMCPCT -
Chi Nhánh Đền Hùng
Đơn vị: Tỷ đồng
2013/ 2014/ 2014/
Chỉ tiêu 2012 2013 2014 2012 2013 2012
Tổng thanh toán 24.574,3 30.262,1 41.756,5 123,1 137,98 169,92
Thanh toán bằng tiền mặt 4.020,1 5.192,0 6.106,3 129,2 117,6 151,89
Cơ cấu (%) 16,4 17,2 14,6
Thanh toán KDTM 20.554,2 25.070,2 35.650,2 122,0 142,2 173,44
Cơ cấu (%) 83,6 82,8 85,4

(Nguồn: Báo cáo thực hiện các chỉ tiêu của NHTMCPCT-Chi nhánh Đền Hùng)

Thanh toán tại Ngân hàng TMCP Công thương - Chi nhánh Đền Hùng
TTKDTM năm 2014 tăng 173,44% so với năm 2012. Năm 2012 doanh số thanh
toán KDTM đạt 20.554,2 tỷ đồng chiếm 83.64% tổng doanh số thanh toán.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn


73

Năm 2014 thanh toán tại ngân hàng TMCP công thương Đền Hùng có mức
tăng đột phá hơn, thanh toán không dùng tiền mặt đạt 35.650,2 tỷ đồng chiếm 85%
tổng doanh số thanh toán, trong khi đó thanh toán bằng tiền mặt đạt 6.106,3 tỷ đồng
chiếm 15% tổng doanh số thanh toán. Thanh toán không dùng tiền mặt đã được
khách hàng từng bước được đón nhận.
3.3.2. Tình hình thanh toán không dùng tiền mặt phân loại theo đối tượng thanh
toán tại Ngân hàng TMCP công thương Việt Nam- Chi nhánh Đền Hùng
Bảng 3.7. Tình hình TTKDTM phân loại theo đối tượng thanh toán
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
Cá nhân 6.052,10 8.700,10 13.250,10
Doanh nghiệp 14.502,10 16.370,10 22.400,10
Tổng thanh toán KDTM 20.554,20 25.070,20 35.650,20
(Nguồn: Báo cáo thực hiện các chỉ tiêu của NHTMCPCT-Chi nhánh Đền Hùng)

Hình 3.2. Biểu đồ tình hình TTKDTM phân loại theo đối tượng thanh
toán tại Vietinbank - CN Đền Hùng
(Nguồn: Báo cáo thực hiện các chỉ tiêu của NHTMCPCT-Chi nhánh Đền Hùng)
Kết quả trên cho thấy rằng tình hình TTKDTM phân loại theo đối tượng
thanh toán tại Vietinbank - Chi nhánh Đền Hùng, tỷ trọng khách hàng doanh nghiệp
sử dụng trong thanh toán không dùng tiền mặt là tương đối tốt. Các doanh nghiệp
đã nhận thức việc thanh toán nhanh chóng và an toàn, chính xác, chấp hành đúng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
74

quy định của chính phủ các món thanh toán trên 20 triệu đồng phải qua tài khoản
tiền gửi và khách hàng được khấu trừ phần thuế giá trị gia tăng. Bên cạnh việc tăng
trưởng tốt đối tượng khách hàng doanh nghiệp thì tỷ trọng của khách hàng cá nhân
mặc dù qua các năm cũng tăng, nhưng tỷ lệ tăng chưa cao, còn chiếm tỷ trọng nhỏ
trong tổng thanh toán điều này còn do tâm lý còn e ngại, thói quen sử dụng tiền mặt
của người dân…
3.3.3. Tình hình thanh toán không dùng tiền mặt theo các hình thức thanh toán
tại Ngân hàng TMCP công thương Việt Nam - Chi Nhánh Đền Hùng
Bảng 3.8 Tình hình TTKDTM phân loại theo hình thức thanh toán
tại Ngân hàng TMCP công thương Việt Nam - Chi Nhánh Đền
Hùng
Đơn vị: Tỷ đồng
Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
Chỉ tiêu
Số món Số tiền Số món Số tiền Số món Số tiền
Thanh toán bằng séc 1 0.500
Thanh toán bằng ủy nhiệm chi 9.980 10.750,2 12.250 11.809,30 12.620 17.509,60
Thanh toán bằng ủy nhiệm thu 2 1.500,10
Thanh toán bằng thẻ Ngân hàng 4.000 2.888,80 7.100 3.250,4 10.221 5.290,5
Thanh toán bằng các DV ngân
7,115 6.415,2 9.320 8.510,4 11.210 12.850,1
hàng điện tử
Tổng Thanh toán KDTM 21.096 20.554,20 28.672 25.070,20 37.051 35.650,20
(Nguồn: Báo cáo thực hiện các chỉ tiêu của NHTMCPCT-Chi nhánh Đền Hùng)
Hiện nay tại Ngân hàng TMCP công thương Việt Nam- chi nhánh Đền Hùng
đang áp dụng các hình thức thanh toán tương đối đa dạng như thanh toán ủy nhiệm
thu, ủy nhiệm chi, thanh toán bằng thẻ ngân hàng, thanh toán bằng séc, thanh toán
bằng thư tín dụng, thanh toán bằng các dịch vụ ngân hàng điện tử.
Để hiểu rõ hơn về tình hình dịch vụ thanh toán KDTM tại Vietinbank Đền
Hùng chúng ta sẽ xem xét từng hình thức
3.3.3.1. Thanh toán bằng séc
Nhìn vào bảng kết quả về tình hình hoạt động dịch vụ thấy rằng hình thức
thanh toán bằng séc tại vietinbank chi nhánh Đền Hùng hầu như không phát sinh,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn


75
năm 2012 duy nhất chỉ phát sinh một món với giá trị 500 triệu đồng , do hình thức

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn


76

này chưa được sử dụng nhiều, mặc dù ưu điểm của Séc là làm giảm khối lượng tiền
mặt trong lưu thông, giảm chi phí trong các khâu in ấn tiền, kiểm đếm, vận chuyển,
bảo quản tiền… thì thanh toán bằng Séc vẫn còn hạn chế: Mức thu nhập của đại bộ
phận những người dân còn thấp, phạm vi thanh toán Séc còn hẹp nên tính khuyến
khích sử dụng Séc bị hạn chế, thời hạn hiệu lực thanh toán Séc dài gây khó khăn
trong việc kiểm soát và hạn chế sự thúc đẩy quá trình luân chuyển vốn. Mặt khác,
khách hàng có thể lợi dụng phát hành Séc khống hoặc phát hành quá số dư (trong
trường hợp Séc không được bảo chi) để chiếm dụng vốn hợp lý.
3.3.3.2. Thanh toán bằng ủy nhiệm chi
Thanh toán bằng ủy nhiệm chi tại Ngân hàng TMCP công thương Đền Hùng
chiếm ưu thế nhất, loại hình này được khách hàng lựa chọn. Nó được áp dụng rộng
rãi trong thanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ hay chuyển tiền của người sử dụng dịch
vụ thanh toán trong cùng một tổ chức cung ứng hay giữa các tổ chức cung ứng dịch
vụ thanh toán.

Hình 3.3. Tình hình tăng trưởng dịch vụ thanh toán bằng ủy nhiệm chi
tại Vietinbank - chi nhánh Đền Hùng
(Nguồn: Báo cáo thực hiện các chỉ tiêu của NHTMCPCT-Chi nhánh Đền Hùng)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn


77

Qua số liệu trên ta thấy, tại chi nhánh Ngân hàng TMCP Công thương Đền
Hùng Uỷ nhiệm chi là hình thức thanh toán không dùng tiền mặt được ưa chuộng
nhất vì tính thuận tiện, an toàn của nó, ít phiền hà trong thủ tục phát hành, phạm vi
thanh toán trên toàn quốc và phí hợp lý.
Năm 2012, tỷ trọng thanh toán bằng Uỷ nhiệm chi đạt 10.750,20 tỷ đồng, số
món 9.980 chiếm 52% tổng doanh số TTKDTM
Sang năm 2013 tỷ trọng thanh toán ủy nhiệm chi đạt 11.809,30 tỷ đồng
chiếm 47% tổng doanh số thanh toán không dùng tiền mặt tại chi nhánh Ngân
hàng Công thương Đền Hùng, tăng 1.059,10 tỷ đồng so với năm 2012
Năm 2014 doanh số thanh toán đạt 17.509,60 tỷ đồng tăng so với năm 2013
là 5.700,30 tỷ đồng, tương đương tỷ lệ tăng 48% so với năm 2013
Sở dĩ uỷ nhiệm chi là hình thức thanh toán không dùng tiền mặt được khách
hàng ưa chuộng nhất là bởi vì:
Uỷ nhiệm chi có tính an toàn cao. Người phát hành là người ra lệnh chi tiền
từ tài khoản của mình, và họ chỉ có thể lập uỷ nhiệm chi khi trên tài khoản có đủ số
dư. Điều này đảm bảo tính an toàn cho cả Ngân hàng và khách hàng, tránh trường
hợp khách hàng phát hành quá số dư khi sử dụng séc.
Uỷ nhiệm chi rất đơn giản khi sử dụng và đơn giản khi phát hành. Mẫu uỷ
nhiệm chi có thể được Ngân hàng bán rất đễ dàng và không cần quản lý chặt chẽ để
chống mất cắp, ngoài ra, người phát hành cũng có thể tự lập uỷ nhiệm chi trên giấy
theo mẫu mà không cần mua của Ngân hàng.
Uỷ nhiệm chi không bị giới hạn trong phạm vi thanh toán mà có thể thanh
toán trong toàn quốc. Mặt khác, việc áp dụng công nghệ thông tin vào thanh toán
càng làm cho quá trình thanh toán diễn ra nhanh chóng, chính xác và an toàn hơn
3.3.3.3 Thanh toán bằng ủy nhiệm thu
Hình thức thanh toán ủy niệm thu tại chi nhánh Ngân hàng TMCP Công
thương Đền Hùng chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng thanh toán không dùng tiền
mặt. Năm 2013, phát sinh 2 món uỷ nhiệm thu với doanh số phát sịnh là 1.500,1 tỷ
đồng, chiếm tỷ trọng 0,06% trong tổng thanh toán không dùng tiền mặt. Năm
2012,và năm 2014 không có món uỷ nhiệm thu nào phát sinh. Nguyên nhân có thể

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn


78

là do thanh toán bằng uỷ nhiệm thu phức tạp, nó có được chi trả hay không phụ
thuộc cả vào thiện chí và khả năng thanh toán của người trả tiền. vì thế mà giá trị
bình quân thấp so với các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt khác

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn


79

3.3.3.4. Thanh toán bằng thẻ ngân hàng

Hình 3.4. Tình hình dịch vụ thanh toán bằng thẻ tại Vietinbank - CN Đền Hùng
(Nguồn: Báo cáo thực hiện các chỉ tiêu của NHTMCPCT-Chi nhánh Đền Hùng)
VietinBank Đền Hùng luôn luôn triển khai hàng hoạt các các dòng sản phẩm:
thẻ tín dụng quốc tế Cremium Visa/Mastercard/JCB, thẻ ghi nợ nội địa ATM E-
Partner, thẻ ghi nợ Quốc tế Visa debit 1Sky, thẻ quà tặng; thẻ Corporate, thẻ Liên
kết....
Đặc biệt, tiếp tục ra mắt 5 SPDV thẻ có công nghệ vượt trội: dịch vụ thanh
toán thẻ MPOS (Mobile point of sale), dịch vụ thanh toán thẻ trực tuyến (Merchant
Online), sản phẩm thẻ phi vật lý E-Fast On, dịch vụ rút tiền tại ATM không dùng
thẻ, dịch vụ gửi tiền tại ATM (ATM Deposit).
Doanh số thanh toán thẻ tại chi nhánh NHTMCP công thương Đền Hùng
không ngừng tăng lên cả về số món và số tiền.
Năm 2012 số món là: 4.000, năm 2013: 7.100, năm 2014 đã đạt tới 10.221 món
Nhìn vào bảng số liệu thấy rằng doanh số của hình thức thanh toán bằng thẻ
chiếm tỷ lệ tương đối cao trong tổng doanh số thanh toán không dùng tiền mặt.
Năm 2012 doanh số đạt 2.888,80 tỷ đồng chiếm 14% trong tổng doanh số
TTKDTM. Năm 2013, doanh số thanh toán qua thẻ đạt 3.250,40 chiếm 13% trong
tổng doanh số TTKDTM, tăng 361,60 tỷ đồng so với năm 2012
Năm 2014 tốc độ tăng trưởng tương đối tốt đạt 5.290.5 tỷ đồng chiếm 15%
trong tổng doanh số TTKDTM, tăng 2.040,1 tỷ đồng , tương ứng tỷ lệ tăng 63% so
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
80
với năm 2013

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn


81

Đến nay Ngân hàng TMCP Công Thương Đền Hùng đã có 10 máy ATM và
60 Pos nằm ở thành phố, các huyện, thị trấn trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, các máy đều
hoạt động tốt đáp ứng được nhu cầu của người dân trên địa bàn, chi nhánh có ban
quản lý ATM theo dõi để tiếp tiền kịp thời đồng thời xử lý các sự cố về thẻ 24/24h.
Chính vì vậy tạo được lòng tin yêu của khách hàng đối với dịch vụ thẻ của chi
nhánh.
3.3.3.4. Thanh toán bằng thư tín dụng

Hình 3.5. Biểu đồ tình hình dịch vụ thanh toán bằng thư tín dụng tại Vietinbank
- Chi nhánh Đền Hùng
(Nguồn: báo cáo thực hiện các chỉ tiêu của NHTMCPCT-Chi nhánh Đền Hùng)
Đối với thư tín dụng (L/C), năm 2012 tại chi nhánh Ngân hàng TMCP Công
thương Đền Hùng mở 120 L/C nhập khẩu với giá trị 1.279 nghìn USD với 120 món.
Năm 2013 là: 3.250 nghìn USD với 250 món tăng 60,65% với năm 2012
Năm 2014 là: 4.127 nghìn USD với 360 món tăng 26.98% với năm 2013
Sở dĩ phương thức thanh toán bằng L/C chiếm tỷ trọng tương đối cao là bởi
vì đây là phương thức thanh toán phù hợp với những hợp đồng mua - bán, xuất -
nhập khẩu có khối lượng lớn giữa các quốc gia với nhau, tại địa bàn chi nhánh có
nhiều công ty liên doanh với nước ngoài, có nhiều khu công nghiệp, nhu cầu thanh
toán qua thư tín dụng tương đối lớn. Hình thức này góp phần nâng cao hiệu quả
hoạt động kinh doanh cho Vietinbank Chi nhánh Đền Hùng
3.3.3.5. Thanh toán bằng các DV ngân hàng điện tử

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn


82

Hiện Nay Vietinbank chi nhánh Đền Hùng đang sử dụng rất nhiều sản phẩm
ngân hàng điện tử như Vietinbank ipay, dịch vụ SMS, dịch vụ mobile bank plus,
dịch vụ ví điện tử Momo nhằm giúp cho khách hàng truy vấn thông tin tài khoản và
thực hiện các giao dịch tài chính tại máy điện thoại và trên các Trang Web của
vietinbank.
Ngoài ra còn có dịch vụ Ngân hàng điện tử - VietinBank iPay và ứng dụng
VietinBank iPay trên thiết bị di động thông minh (VietinBank iPay Mobile App)
dành cho khách hàng cá nhân. Dịch vụ này cho phép khách hàng thỏa mãn nhu cầu
thực hiện những giao dịch tài chính, thanh toán các hóa loại hóa đơn. Bên cạnh đó,
khách hàng cũng có thể tìm kiếm thông tin ngân hàng nhanh chóng, thuận tiện, tiết
kiệm chi phí và thời gian.
VietinBank iPay Mobile App nổi trội trên thị trường nhờ tính năng đa dạng,
giao diện được thiết kế đẹp mắt, đặc trưng cho thương hiệu VietinBank.
Người dùng có thể tải ứng dụng miễn phí này trên các kho ứng dụng để cài
đặt cho các dòng điện thoại, các thiết bị di động thông minh sử dụng hệ điều hành
iOS (iPhone, iPad), Android, Windows Phone có kết nối Internet thông qua GPRS,
3G hoặc Wifi.
Ngoài ra, đây cũng là một trong những ứng dụng ngân hàng trực tuyến có
dịch vụ thanh toán hóa đơn đầy đủ nhất, kết nối với hầu hết các nhà cung cấp
điện/nước/viễn thông/di động… trên toàn quốc.
Với VietinBank iPay Mobile App, VietinBank mang lại cho khách hàng trải
nghiệm không giới hạn với những chức năng tiện dụng vượt trội. Đây là một trong
những thành công nổi trội nhờ phát triển sản phẩm, dịch vụ bán lẻ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn


83
Hình 3.6. Biểu đồ tình hình dịch vụ Ngân hàng điện tử tại Vietinbank -

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn


84

Chi nhánh Đền Hùng


(Nguồn Phòng dịch vụ TMCPCT Việt Nam-Chi nhánh Đền Hùng)
Thanh toán bằng dịch vụ ngân hàng điện tử chiếm tỷ trọng lớn trong thanh
toán không dùng tiền mặt, chỉ đứng sau hình thức thanh toán bằng ủy nhiệm chi.
3.3.4. Khảo sát ý kiến của khách hàng khi sử dụng các dịch vụ thanh toán không
dùng tiền mặt tại Ngân hàng TMCP công thương Việt Nam - Chi nhánh Đền
Hùng
3.3.4.1. Khảo sát ý kiến của khách hàng về tính năng, tiện ích, phí dịch vụ khi sử
dụng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng TMCP công thương
Việt Nam- chi nhánh Đền Hùng

Hình 3.7. Đánh giá của khách hàng đối với dịch vụ TTKDTM của vietinbank
(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra khảo sát)

Hình 3.8. Đánh giá của khách hàng về mức phí dịch vụ TTKDTM của vietinbank
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
85
so với NHTMCP khác

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn


86

(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra khảo sát)

Hình 3.9. Đánh giá của khách hàng về sự đa dạng, đáp ứng nhu cầu của dịch vụ
TTKDTM của vietinbank
(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra khảo sát)
Tiêu chí về đánh giá về tính năng, tiện ích của dịch vụ TTKDTM của
vietinbank so với các NHTMCP khác: đa số khách hàng khi sử dụng dịch vụ của
Vietinbank đều thấy các tính năng ưu việt của sản phẩm, dịch vụ, tỷ lệ đồng ý là
82/150 người chiếm 54.67% , 25 người hoàn toàn đồng ý, đánh giá cao dịch vụ của
Vietinbank, chiếm 16,67%, 41 người cho rằng dịch vụ của Vietinbank là chấp nhận
được, không nổi bật nhưng cũng không kém các Ngân hàng khác chiếm 27.33%, có
2 người trả lời không hài lòng với dịch vụ của Vieinbank
Tiêu chí về đánh giá của khách hàng về mức phí dịch vụ TTKDTM của
Vietinbank so với các NHTMCP khác: Khách hàng khi sử dụng dịch vụ của
Vietinbank đánh giá mức phí là khá cao 55/150 người chiếm 36.67%, số người cho
là quá cao 10/150 người chiếm 6,67%, bên cạnh đó tỷ lệ cho là ngang bằng là 80
người chiếm 53.33%, số người đánh giá thấp là 5 người. Mặc dù số người cho là
mức phí khá cao nhưng đều trả lời rằng chất lượng dịch vụ tương đối tốt, chuyển
tiền nhanh chóng, chính xác, nên họ chấp nhận
Tiêu chí Đánh giá của khách hàng về sự đa dạng, đáp ứng nhu cầu của dịch
vụ TTKDTM của vietinbank: 89/150 người hài lòng chiếm 59.33% với sự đa dạng,
mức
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
87

độ đáp ứng nhu cầu của Vietinbank, 20 người đánh giá là bình thường chiếm
13.33%, chỉ có 1 người đánh giá không đồng ý lý do là giao dịch viên xử lý còn
chậm.
Như vậy đánh giá của khách hàng về dịch vụ TTKDTM của Vietinbank chi
nhánh Đền Hùng là tương đối tốt, đa số khách hàng đánh giá cao về sản phẩm, dịch
vụ của Vietinbank, mức phí hợp lý, chấp nhận được,đa dạng, có khả năng đáp ứng
nhu cầu dịch vụ của khách hàng và khả năng cạnh tranh với các Ngân hàng TMCP.
3.3.4.2 Đánh giá mức độ sử dụng thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng
TMCP công thương Việt Nam-Chi nhánh Đền Hùng
Bảng 3.9. Đánh giá của khách hàng về mức độ sử dụng dịch vụ
TTKDTM của vietinbank
Số lượng Cơ cấu
Chỉ tiêu (Người) (%)
Có biết dịch vụ TTKDTM 60 40,00
Biết nhưng không hiểu hết TTKDTM 40 26,67
Không biết là có dịch vụ TTKDTM 15 10,00
Khó khăn khi sử dụng Dịch vu TTKDTM 35 23,33
(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra khảo sát)
Nhìn vào kết quả khảo sát thấy rằng, số người biết về dịch vụ TTKDTM tại
chi nhánh là tương đối cao 60/150 người chiếm 40% điều này là kết quả rất đáng
mừng, tuy nhiên số người biết nhưng chưa hiểu hết về dịch vụ TTKDTM 40/150
người chiếm 26.67% và khó khăn khi sử dụng dịch vụ TTKDTM là 35/150 người
chiếm 23.33% trên tổng số người được khảo sát, tỷ lệ này còn khá cao, điều này
cũng đánh giá đúng thực tế tình hình hiện nay, số người dân lựa chọn hình thức
thanh toán bằng tiền mặt là rất lớn, khách hàng đưa ra các lý do khó khăn khi sử
dụng, còn một tỷ lệ nhỏ số người cũng chưa từng tiếp cận với dịch vụ TTKDTM 15
người.
3.3.4.3 Khảo sát về nguyên nhân khách hàng không sử dụng thanh toán không dùng
tiền mặt tại NHTMCP công thương Việt Nam - Chi nhánh Đền Hùng
Bảng 3.10. Nguyên nhân chính khách hàng không dùng dịch vụ TTKDTM
Số lượng Cơ cấu
Chỉ tiêu
(Người) (%)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
88
Khó tiếp cận 20 13,33
Thói quen sử dụng 80 53,34

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn


89

Chưa yên tâm khi TTKDTM 35 23,33


Thời gian dịch vụ còn chậm 15 10.00
(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra khảo sát)
Kết quả khảo sát chủ yếu là cá nhân (đối tượng là người dân) khi được hỏi
thì đều trả lời có thói quen sử dụng tiền mặt tỷ lệ này khá cao 80/150 người chiếm
53.34% lý do họ đã sử dụng quen thuộc từ lâu, 23.33% khách hàng chưa yên tâm
khi TTKDTM do không nhận được tin nhắn thông báo nên cảm thấy chưa yên tâm,
13.33% khách hàng trả lời khó tiếp cận do khi thanh toán trên internet thao tác chưa
quen, 10% khách hàng cho rằng dịch vụ còn chậm.
3.4. Những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt
tại Ngân hàng TMCP công thương Việt Nam - chi nhánh Đền Hùng
3.4.2. Yếu tố chủ quan
3.4.1.1. Yếu tố con người
Ngân hàng Vietinbank chi nhánh Đền Hùng luôn xác định nhân tố con người
là hết sức quan trọng. Chi nhánh luôn có các lớp đào tạo trực tiếp, đào tạo trực
tuyến online, cử cán bộ đi đào tạo tại trung tâm đào tạo nguồn nhân lực của
Vietinbank, để mỗi cán bộ Vietinbank nắm bắt các sản phẩm, dịch vụ kịp thời. Đây
là một nhân tố chủ lực làm tiền đề cho sự phát triển các sản phẩm dịch vụ
TTKDTM tại Ngân hàng TMCP công thương Việt Nam- Chi nhánh Đền Hùng.
3.4.1.2. Chiến lược kinh doanh của Ngân hàng
Ngân hàng TMCP công thương mại công thương Việt Nam nói chung và
Ngân hàng công thương Đền Hùng nói riêng đang chú trọng phát triển dịch vụ
thanh toán để xây dựng thương hiệu ngân hàng thanh toán VietinBank. Thực hiện
chủ trương của Nhà Nước là phát triển TTKDTM, hiện nay nhu cầu thanh toán
không dùng tiền mặt đang tăng lên nhanh chóng và là dịch vụ có tiềm năng rất lớn
khi xã hội đang chứng kiến sự bùng nổ của Internet, mạng xã hội. Đặc biệt là sự ra
đời của điện thoại thông minh cùng nhiều giải pháp công nghệ thanh toán mới như:
Ví điện tử, thanh toán trực tuyến và thanh toán di động… Đây là cơ hội rất lớn cho
các ngân hàng TMCP công thương Việt nam- Chi nhánh Đền Hùng trong việc phát
triển và triển khai dịch vụ thanh toán nhằm cung cấp giải pháp thanh toán và quản
lý dòng tiền bằng công nghệ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn


90

hiện đại, phát triển thêm các sản phẩm, dịch vụ thanh toán hiện đại mang tính đặc
thù, có tính cạnh tranh cao cho các phân khúc: Khách hàng cá nhân, doanh nghiệp…
Việc chuyển đổi sang mô hình Ngân hàng TMCP đồng nghĩa với việc Ngân
hàng Vietinbank chi nhánh Đền Hùng sẽ phải tự lực nhiều hơn trong kinh doanh khi
mà tỷ lệ sở hữu Nhà nước sẽ giảm dần theo lộ trình. Nó cũng mở ra cơ hội cho
Vietinbank được chủ động nhiều hướng trong kinh doanh để cạnh tranh với hệ
thống các Ngân hàng TMCP khác cũng như các Ngân hàng có vốn nước ngoài. Đây
là động lực mạnh mẽ thúc đẩy các hoạt động Ngân hàng trong đó có việc phát triển
TTKDTM
3.4.1.3. Yếu tố tâm lý
Tâm lý cũng là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới thanh toán không dùng
tiền mặt. Vietinbank chi nhánh Đền Hùng xây dựng một bộ cẩm nang trong giao
tiếp, mỗi cán bộ luôn phải tự đào tạo học hỏi, tạo được lòng tin yêu đối với khách
hàng, hiểu được tâm tư, nguyện vọng, thị hiếu... của khách hàng từ đó nhận thức
được lợi ích và tầm quan trọng của việc thanh toán bằng không dùng tiền mặt, do đó
thanh toán không dùng tiền mặt ở trong trường hợp này rất phát triển
3.4.3. Yếu tố khách quan
3.4.2.1. Môi trường kinh tế
Trong những năm qua Ngân hàng TMCP công thương Việt Nam- chi nhánh
Đền Hùng luôn là một địa chỉ tin cậy của của cá nhân và các doanh nghiệp.
Vietinbank chi nhánh Đền Hùng làm tốt vai trò trung gian thanh toán bởi vì
luôn cung cấp các tiện ích cho phép các khách hàng tham gia thanh toán có thể giảm
được các chi phí vận chuyển, bảo quản, kiểm đếm, khi sử dụng hình thức thanh toán
bằng tiền mặt, đồng thời làm cho quá trình thanh toán được nhanh chóng, chính xác
và an toàn hơn.
3.4.2.2 Môi trường chính trị - pháp luật
Đáp ứng những yêu cầu phát triển của nền kinh tế, trong điều kiện hiện nay
Ngân hàng TMCP công thương Việt Nam nói chung và tại Ngân hàng TMCP công
thương chi nhánh Đền Hùng sớm đã thành lập phòng pháp chế luôn hỗ trợ kịp thời
các nghiệp vụ, đồng thời các loại dịch vụ đều được bảo đảm thông qua chế độ bảo

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn


91
hiểm tiền gửi, mua bảo hiểm các sản phẩm...

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn


92

Khi một nền kinh tế phát triển, mọi giao dịch thanh toán của các tổ chức kinh
tế và dân cư đều được thực hiện qua ngân hàng, do đó vietinbank chi nhánh Đền
Hùng luôn luôn tư vấn, giải đáp những vấn đề phát sinh của khách hàng tạo được
lòng tin của khách hàng đối với Ngân hàng.
3.4.2.3 Môi trường kỹ thuật - công nghệ
Hiện nay Vietinbank chi nhánh Đền Hùng có đủ điều kiện về công nghệ để
đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu của khách hàng như phương tiện phục vụ trong
dịch vụ thanh toán TTKDTM, các máy tính với tính năng hiện đại, các pos thanh
toán đặt tại nhiều điểm thanh toán trong thành phố, huyện, thị trấn…, các máy ATM
phục vụ nhu cầu chi trả 24/24h , có các ban quản lý ATM có trình độ hỗ trợ giải đáp
kịp thời cho khách hàng, sự kết nối banknet với tất cả các Ngân hàng, giúp khách
hàng mở thẻ tại các Ngân hàng có thể rút tiền tại cây thẻ của Vietinbank, gia tăng
được doanh số, và tỷ lệ phí rút khác hệ thống, Các dịch vụ Ngân hàng điện tử -
VietinBank iPay và ứng dụng VietinBank iPay trên thiết bị di động thông minh
(VietinBank iPay Mobile App) dành cho khách hàng cá nhân. Dịch vụ này cho phép
khách hàng thỏa mãn nhu cầu thực hiện những giao dịch tài chính, thanh toán các
hóa loại hóa đơn, Bên cạnh đó, khách hàng cũng có thể tìm kiếm thông tin ngân
hàng nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và thời gian.
3.5. Đánh giá chung về thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng TMCP
công thương Việt Nam- Chi Nhánh Đền Hùng
3.5.1. Những mặt đạt được của Vietinbank chi nhánh Đền Hùng trong phát triển
TTKDTM
Là Ngân hàng tiên phong về công nghệ, giải pháp Ngay từ những bước đi
đầu tiên Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam nói chung và chi nhánh Đền
Hùng đã đưa vào ứng dụng và khai thác chương trình Thanh toán liên hàng trong
phạm vi toàn quốc. Đây là bước cải tiến căn bản hệ thống thanh toán, thay thế
phương pháp thanh toán liên hàng qua thư, điện bằng việc thanh toán qua máy tính.
Là Ngân hàng có nhiều sản phẩm dịch vụ đa dạng đáp ứng được nhu cầu của
khách hàng, đặc biệt là sản phẩm thanh toán, các sản phẩm dịch vụ ngân hàng điện
tử, khách hàng có thể giao dịch 24/24h tiện lợi, mọi nơi, mọi lúc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn


93

Là Ngân hàng có đội ngũ cán bộ có trình độ, được đào tạo cơ bản, có kinh
nghiệm. Đây là yếu tố quan trọng để triển khai các dịch vụ, tư vấn và bán sản phẩm
đến tay khách hàng
Có cơ sở vật chất, công nghệ hiện đại với các thiết bị máy móc như máy tính,
Pos, máy ATM…Việc kết nối banknet với các Ngân hàng, khách hàng có thể mở
thẻ tại một Ngân hàng và có thể giao dịch với nhiều cây thẻ khác nhau. Đây là cơ
hội tốt để Vietinbank mở rộng phạm vi khách hàng.
Có trụ sở và các phòng giao dịch nằm trên các địa điểm đông dân, tuyến
đường huyết mạch thuận tiện cho khách hàng đến giao dịch.
Hiện nay việc thanh toán chuyển tiền rất nhanh chóng, một món chuyển tiền
chỉ cần 15 phút là có thể thực hiện thành công, điều này tạo sự hài lòng, uy tín với
khách hàng, điều này là tiền đề quan trọng góp phần thúc đẩy phát triển TTKDTM.
Vietinbank chi nhánh Đền Hùng tích cực mở rộng mạng lưới tới mọi đối
tượng khách hàng không chỉ các nhân, doanh nghiệp mà còn cả đối tượng hưu trí
để chi trả lương.
3.5.2. Những hạn chế của Vietinbank trong phát triển TTKDTM
* Các dịch vụ, Phương thức thanh toán chưa phong phú và tiện ích chưa cao
Mặc dù thời gian qua, NHNN đã triển khai một số chương trình mang tính
định hướng thị trường nhằm mục tiêu thúc đẩy phát triển mạng lưới POS thẻ nội
địa, tuy nhiên, việc mở rộng mạng lưới chấp nhận thẻ nội địa vẫn gặp rất nhiều khó
khăn, trở ngại. Do phần lớn khách hàng sử dụng thẻ nội địa là người Việt Nam, vốn
quá quen với việc sử dụng tiền mặt và lại luôn có sẵn tiền mặt cũng như dễ dàng
tiếp cận với nguồn tiền mặt có tại các ATM, nên việc sử dụng các phương tiện
TTKDTM còn rất hạn chế.
Các Phương tiện thanh toán hiện nay chưa được triển khai trên diện rộng để
đáp ứng nhu cầu thanh toán trong nền kinh tế. Các Phương tiện thanh toán này còn
mới mẻ và bỡ ngỡ với phần lớn người dân; tâm lý e dè, sợ rủi ro đã ngăn cản việc
tiếp cận của người tiêu dùng với các Phương tiện thanh toán mới. Các thanh toán
trong khu vực dân cư phần lớn vẫn sử dụng tiền mặt, ngay cả ở thành thị, nơi có
điều kiện thuận lợi cho phát triển các phương tiện TTKDTM, việc sử dụng tiền mặt

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn


94
vẫn còn phổ biến.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn


95

Dịch vụ thẻ ngân hàng mới có sự gia tăng về số lượng nhưng chưa có sự
chuyển biến thực sự về chất lượng; mục tiêu cuối cùng là sử dụng thẻ để thanh toán
hàng hóa, dịch vụ thay vì dùng tiền mặt nhưng thực tế là 83% giao dịch thực hiện
tại hệ thống ATM là để rút tiền mặt, việc chuyển khoản chủ yếu được thực hiện
trong nội bộ từng ngân hàng; dịch vụ đi kèm ATM đã có nhưng chưa nhiều. Hệ
thống POS chưa phát triển rộng, thanh toán qua POS còn hạn chế; số lượng giao
dịch qua POS còn ít.
Do khách hàng không biết những lợi ích của tài khoản cũng như thanh taón
qua tài khoản, phần lớn bộ phận dân cư chưa thấy nhu cầu cần thiết, chưa thấy được
những ưu điểm của TTKDTM vượt trội so với thanh toán bằng tiền mặt.
* Phí chưa thỏa đáng
Các đơn vị kinh doanh không muốn chấp nhận thẻ một phần do phải trả phí
ngân hàng, một phải là phải công khai doanh thu. Vì thế, một số đơn vị chấp nhận
thẻ dù đã ký hợp đồng chấp nhận thẻ với ngân hàng nhưng vẫn tìm nhiều cách hạn
chế các giao dịch bằng thẻ.
* Cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ thanh toán còn hạn chế
Hạ tầng cơ sở kỹ thuật phục vụ cho hoạt động thanh toán phát triển chưa
đồng bộ, bởi đòi hỏi một lượng vốn đầu tư lớn. Mặc dù số lượng ATM, POS được
lắp đặt tăng đều qua các năm nhưng thực tế là tỷ trọng so với số dân vẫn còn thấp,
chưa phân bố đều (chủ yếu tập trung tạo các đô thị lớn, khu công nghiệp).
*Khuôn khổ pháp lý chưa hoàn thiện
Với sự phát triển của khoa học công nghệ và truyền thông, nhiều dịch vụ
thanh toán mới ra đời nhưng hành lang pháp lý chưa được thiết lập. Các cơ chế,
chính sách nhằm thúc đẩy TTKDTM chưa thật đồng bộ, chưa khuyến khích đầu tư
mạnh cho cơ sở hạ tầng; sự phối kết hợp giữa những biện pháp hành chính và biện
pháp kích thích kinh tế chưa đủ mạnh đề đưa chủ trương đi vào cuộc sống.
Đối với dịch vụ thẻ, cho đến nay, các cơ quan quản lý vĩ mô như Chính phủ,
NHNN, Bộ Tài chính vẫn chưa ban hành chính sách nhằm tạo một bước đột phá đối
với dịch vụ thanh toán thẻ như: quy định về các loại hình kinh doanh bắt buộc phải
thanh toán qua thẻ, giảm thuế/hoàn thuế cho các giao dịch thanh toán bằng thẻ,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn


96
miễn/giảm thuế nhập khẩu đối với thiết bị thanh toán thẻ EDC…

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn


97

3.5.3. Nguyên nhân của những hạn chế thanh toán không dùng tiền mặt tại
Ngân hàng
Thói quen và nhận thức của người dân: Tiền mặt là một công cụ được ưa
chuộng trong thanh toán và từ lâu đã trở thành thói quen khó thay đổi của người tiêu
dùng và nhiều doanh nghiệp. Thói quen sử dụng tiền mặt trong thanh toán hiện nay
là lực cản lớn trong việc phát triển TTKDTM.
Thiếu động cơ kinh tế đủ mạnh để khuyến khích TTKDTM: đối với nhiều đối
tượng giao dịch, các công cụ và dịch vụ TTKDTM không chứng tỏ có lợi ích hơn
hẳn về kinh tế so với thanh toán bằng tiền mặt.
Kinh tế không chính thức: đây là nền kinh tế xuất phát từ đặc điểm sản xuất
và tiêu thụ sản phẩm theo quy mô nhỏ, lẻ, với loại hình này thì khả năng tiếp nhận
phương tiện TTKDTM là rất khó khăn. Ngoài ra, một bộ phận rất lớn của nền kinh
tế không chính thức là kinh tế ngầm liên quan tới hoạt động buôn lậu, trốn thuế,
gian lận thương mại,...Đối với những người tham gia các giao dịch này, cho dù
phương tiện TTKDTM có thuận tiện thì đó vẫn không phải là Phương thức thanh
toán được lựa chọn, xuất phát từ nhu cầu che dấu nguồn gốc giao dịch và danh tính
của đối tượng tham gia.
Hành lang pháp lý trong lĩnh vực thanh toán chưa hoàn thiện, mặc dù trong
thời gian vừa qua hành lang pháp lý trong lĩnh vực thanh toán đã cải thiện nhiều,
song vẫn được đánh giá là chưa đầy đủ và đồng bộ, đặc biệt là những vấn đề liên
quan đến thanh toán điện tử và thương mại điện tử. Hệ thống văn bản pháp lý liên
quan đến lĩnh vực thanh toán vẫn còn những điểm cần phải tiếp tục được chỉnh sửa,
thay thế để có thể phù hợp với thông lệ quốc tế và nhu cầu của người sử dụng.
Ngoài ra, với tốc độ phát triển mạnh mẽ về Công nghệ thông tin và sự ra đời
của hàng loạt các sản phẩm dịch vụ ngân hàng, nền tảng pháp lý cần được hoàn
chỉnh gấp để bao hàm cả các loại hình tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán không
phải là ngân hàng, các tổ chức Công nghệ thông tin cung ứng những sản phẩm, dịch
vụ hỗ trợ cho các ngân hàng, các tổ chức làm dịch vụ thanh toán,…
Vốn đầu tư vào hoạt động này kém hiệu quả: vấn đề lớn nhất trong phát
triển hoạt động thanh toán là những hạn chế về vốn đầu tư. Vốn đầu tư đòi hỏi phải
rất lớn, thời gian thu hồi vốn dài hạn mà hiệu quả đầu tư lại thấp. Vì vậy, chỉ có
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
98

những ngân hàng có tiềm lực mạnh về tài chính mới có khả năng tập trung đầu tư
lớn về trang thiết bị phục vụ cho hoạt động thanh toán. Các ngân hàng nhỏ chủ yếu
chọn cách chia sẻ mạng lưới với các ngân hàng lớn. Tuy nhiên, khả năng chia sẻ
mạng lưới và hạ tầng kỹ thuật khác giữa các ngân hàng còn hạn chế, do các ngân
hàng chưa tìm được tiếng nói chung để đi đến thoả thuận kết nối thống nhất.
Nhưng ngay cả đối với các ngân hàng lớn, việc phát triển và duy trì hoạt
động của mạng lưới ATM vẫn rất khó khăn. Cũng bởi chi phí đầu tư cho ATM khá
lớn (bao gồm chi phí mua máy, lắp đặt, bảo trì, chăm sóc, vận hành, lắp đặt camera,
…) trong khi các ngân hàng không có nguồn thu đối với hệ thống ATM. Hơn nữa
số tiền duy trì trong tài khoản của khách hàng chỉ tương ứng với số tiền các ngân
hàng phải nạp sẵn vào máy ATM cũng như để dự trữ cho việc tiếp quỹ ATM, do đó
ngân hàng không được hưởng lợi nhiều từ các khoản tiền này. Trong khi đó, các
ngân hàng vẫn chưa được thu phí giao dịch ATM nội mạng để bù đắp một phần chi
phí đầu tư cho hệ thống ATM. Riêng chi phí ban đầu một máy ATM đã lên tới
20.000 USD. Hiện nhiều doanh nghiệp đang phải bù lỗ cho dịch vụ ATM với số
tiền bù lỗ khoảng 10-30 tỷ đồng/năm. Trong tình hình huy động khó khăn như
hiện nay thì các ngân hàng, đặc biệt là các ngân hàng có mạng ATM lớn, còn phải
chịu áp lực rất lớn trong việc đảm bảo tiền mặt đầy đủ, kịp thời phục vụ cho các
giao dịch của khách hàng tại các máy ATM. Khó khăn ngày càng gia tăng hơn vào
các dịp nghỉ lễ, Tết khi nhu cầu rút tiền mặt tăng đột biến.
Tội phạm trong lĩnh vực thanh toán gia tăng. Gian lận phát sinh chủ yếu liên
quan đến gian lận tài khoản thẻ và thẻ giả, tiếp sau là các loại hình khác như thẻ mất
cắp, thất lạc… Trong đó, gian lận tài khoản thẻ thường xảy ra với các giao dịch
không xuất trình thẻ vẫn chiếm tỷ lệ cao hơn đáng kể so với gian lận thẻ giả. Gần
đây, thị trường xuất hiện rủi ro cực kỳ nguy hiểm là hiện tượng kẻ xấu đập phá máy
ATM để lấy tiền. Ngoài ra, còn có một số rủi ro khác gây thiệt hại tài chính khá lớn
đối với các ngân hàng như:
Ăn cắp dữ liệu thẻ tại ATM (skimming).
Các đơn vị chấp nhận thẻ thông đồng thực hiện các giao dịch gian lận và bỏ
trốn sau khi đã nhận được tiền tạm ứng của ngân hàng.
3.5.4. Những cơ hội
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
99

Về xây dựng cơ chế chính sách và cơ chế nghiệp vụ: Về phía Chính phủ đã
ban hành nghị định 91/CP (1990) và tiếp đến là nghị định 64/CP (2001) để thay thế
nghị định 91/CP về tổ chức hoạt động thanh toán trong nền kinh tế. Riêng về séc
chính phủ đã ban hành nghị định 30/CP để điều chỉnh công cụ thanh toán séc ở Việt
Nam sang năm 2003 chính phủ đã ban hành nghị định 159/CP để thay nghị định
30/CP. Về phía NHNN thì thống đốc đã ban hành quyết định 22(1990) và sau đó là
quyết định 226 (2002) để thay thế quyết định 22 về cơ chế TTKDTM ở Việt Nam.
Các văn bản của chính phủ và NHNN đã tạo hành lang pháp lý cho hoạt động thanh
toán ở Việt Nam đồng thời cũng quy định rõ các hình thức thanh toán áp dụng cho
phù hợp với nền kinh tế thị trường đa thành phần.
Về công nghệ thanh toán thì đã có bước nhẩy vọt là chuyển từ kỹ thuật thanh
toán thủ công sang kỹ thuật thanh toán điện tử đặc biệt là khâu chuyển tiền.
Về tổ chức bộ máy và cán bộ: Các NHTM là các tổ chức cung ứng dịch vụ
thanh toán được sắp xếp lại theo từng hệ thống để xây dựng hệ thống thanh toán của
từng hệ thống, về tổ chức thanh toán liên Ngân hàng (thanh toán bù trừ liên Ngân
hàng và chuyển tiền điện tử liên Ngân hàng ). Về đội ngũ cán bộ được bố trí đủ về
số lượng và nâng cao trình độ nghiệp vụ thông qua các khoá đào tạo lại đặc biệt là
các lớp học chuyên đề về thanh toán, về tin học.
Về các hình thức thanh toán thì ngoài việc hoàn thiện các hình thức truyền
thống còn ban hành thêm thẻ thanh toán.
Với những cố gắng của các NHTM trong thời kỳ đổi mới đã làm cho hoạt động của
các NHTM nói chung và hoạt động thanh toán nói riêng có sự chuyển biến đáng
khích lệ. Đã đảm bảo được khâu thanh toán nhanh, chính xác, an toàn tài sản nên
khách hàng không còn phàn nàn về thanh toán chậm trễ, thiếu chính xác như thời kỳ
bao cấp. Riêng khâu thanh toán trong dân cư đang được triển khai mạnh mẽ và thu
được những kết quả bước đầu.
Nền kinh tế đang phát triển mạnh, nhu cầu TTKDTM hiện nay là rất lớn, thị
trường này hứa hẹn đầy tiềm năng và hấp dẫn
Nhu cầu của người dân trong sử dụng các dịch vụ thanh toán hiện nay ngày
càng lớn. nhu cầu thanh toán trực tuyến ngày càng tăng cao. Đây là một thuận lợi

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn


10
0

lớn cho Vietinbank trong việc cung cấp các sản phẩm dịch vụ đáp ứng yêu cầu của
khách hàng…
3.5.5. Những thách thức
Thứ nhất, cơ sở hạ tầng công nghệ để phát triển thanh toán không dùng tiền
mặt của các Ngân hàng thương mại còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu
thanh toán trong nền kinh tế, quy định thu phí giao dịch bằng tiền mặt qua các tổ
chức cung ứng dịch vụ nhằm hạn chế thanh toán bằng tiền mặt nhưng đến nay, hầu
như chưa có ngân hàng thương mại nào thực hiện.
Thứ hai, chất lượng dịch vụ trả lương qua tài khoản và chăm sóc khách hàng
chưa tốt (máy ATM hết tiền, gặp trục trặc kỹ thuật, việc giải quyết khiếu nại, khiếu
kiện chưa nhanh chóng, kịp thời.
Trên thực tế, quá trình phát triển thanh toán không dùng tiền mặt chỉ mới
phát triển tại các thành phố lớn, quá trình thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt
còn khá mới mẻ với phần lớn người dân thu nhập thấp và ở vùng nông thôn, vùng
sâu, xa, cùng với tâm lý e dè, sợ rủi ro đã ngăn cản việc tiếp cận của người dân với
phương tiện thanh toán này. Các thanh toán trong khu vực dân cư, đặc biệt là mua
bán, trao đổi tại các chợ vẫn sử dụng tiền mặt.
Thứ ba, khó khăn còn đến từ việc các đơn vị kinh doanh không muốn chấp
nhận sử dụng thẻ do một phần phải trả phí ngân hàng và sợ công khai doanh thu. Vì
vậy, một số đơn vị chấp nhận thẻ dù đã ký hợp đồng chấp nhận thẻ với ngân hàng
nhưng vẫn tìm nhiều cách hạn chế các giao dịch bằng thẻ của khách hàng như để
máy cà thẻ vào nơi khuất, ưu tiên khách hàng trả tiền mặt…
Nhu cầu thanh toán không dùng tiền mặt đang tăng lên nhanh chóng và là
dịch vụ có tiềm năng rất lớn khi xã hội đang chứng kiến sự bùng nổ của Internet,
mạng xã hội.
Đặc biệt là sự ra đời của điện thoại thông minh cùng nhiều giải pháp công
nghệ thanh toán mới như: Ví điện tử, thanh toán trực tuyến và thanh toán di động…
Đây là cơ hội rất lớn cho các ngân hàng thương mại trong việc phát triển và triển
khai dịch vụ thanh toán.Tuy nhiên, việc cung ứng dịch vụ thanh toán không dùng
tiền mặt hiện nay không chỉ có các ngân hàng thương mại mà còn có sự tham gia

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn


10
1

của nhiều công ty cung cấp dịch vụ trung gian thanh toán và các nhà cung cấp dịch
vụ viễn thông. Đây thực sự là thách thức rất lớn đối với các ngân hàng thương mại
trong việc phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt.
Trình độ dân trí của người dân ngày càng cao, nhu cầu đòi hỏi về các sản
phẩm dịch vụ đa dạng hơn, vì vậy đòi hỏi phải nâng cao chất lượng dịch vụ, gia
tăng tiện ích các sản phẩm, đổi mới phong cách phục vụ để đáp ứng tốt nhất cho
khách hàng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn


10
2

Chương 4
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI
NHTMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH ĐỀN HÙNG

4.1. Quan điểm, định hướng, mục tiêu thanh toán không dùng tiền mặt tại
Ngân hàng TMCP công thương Việt Nam-Chi nhánh Đền Hùng
4.1.1. Quan điểm thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng TMCP công
thương Việt Nam - Chi nhánh Đền Hùng
Thực hiện chủ trương của Chính phủ về đẩy mạnh thanh toán không dùng
tiền mặt tại Việt Nam, Ngân hàng TMCP công thương Việt Nam nói chung và của
Vietinbank chi nhánh Đền Hùng nói riêng đã và đang tích cực tích cực triển khai
hàng loạt các sản phẩm dịch vụ của thanh toán không dùng tiền mặt
Phát triển công nghệ thông tin và hiện đại hóa Ngân hàng: Nhằm thực hiện
tốt trong khâu TTKDTM Vietinbank tiếp tục triển khai nhiều dự án chiến lược,
trọng điểm hiện đại hóa Ngân hàng như dự án thay thế Ngân hàng lõi(corebanking)
dự án kho dữ liệu doanh nghiệp… tạo nền tảng vững chắc hỗ trợ hoạt động thanh
toán tại ngân hàng, góp phần nâng cao năng suất lao động, tiết kiệm chi phí, nâng
cao hiệu quả doanh nghiệp
Phát triển thanh toán không dùng tiền mặt theo chiều rộng: gia tăng các sản
phẩm, dịch vụ mới
Phát triển thanh toán không dùng tiền mặt theo chiều sâu: nâng cao những
nguồn lực có sẵn
Phát triển theo định hướng mở rộng khách hàng
Nâng cao khả năng theo hướng cạnh tranh để lôi kéo khách hàng về giao
dịch tại đơn vị mình
Mở rộng thêm thị phần hoạt động
Tăng tỷ lệ tăng trưởng các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt
Bên cạnh việc tiếp tục giữ vững thế mạnh ở các sản phẩm truyền thống của
Ngân hàng TMCP công thương Việt Nam sẽ đẩy mạnh triển khai, mở rộng sản
phẩm dịch vụ đồng thời phát triển, đa dạng hóa các kênh thanh toán, ngoài ra
Vietinbank sẽ tiếp tục nâng cao chất lượng các sản phẩm dịch vụ, dịch vụ thẻ,
internet banking.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
10
3

4.1.2. Những căn cứ chủ yếu phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân
hàng TMCP công thương Việt Nam - Chi nhánh Đền Hùng
- Những dự báo và tính toán các cân đối lớn trong phát triển thanh toán
không dùng tiền mặt tại Ngân hàng TMCP công thương Việt Nam - Chi nhánh Đền
Hùng dựa vào các căn cứ chủ yếu sau:
- Khả năng khai thác tốt hơn các nguồn lực, đặc biệt là các nguồn lực của
ngân hàng để phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng TMCP công
thương Việt Nam - Chi nhánh Đền Hùng và từ việc chuyển mục tiêu; từ lao động;
từ nguồn đầu tư vật chất, trí tuệ và tinh thần của mọi người dân; từ kết quả của ngân
hàng đã tạo được; từ khả năng khai thác lợi thế của ngân hàng.
- Căn cứ vào kế hoạch phát triển phát triển thanh toán không dùng tiền mặt
tại Ngân hàng TMCP công thương Việt Nam - Chi nhánh Đền Hùng đến năm 2020
và nhiệm vụ mà Đảng ta đã xác định. Căn cứ vào quy hoạch tổng thể phát triển
thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng TMCP công thương Việt Nam - Chi
nhánh Đền Hùng đến năm 2020 của Ngân hàng và nhiệm vụ những năm tiếp theo.
Các dự án, các kết quả nghiên cứu của các ngành, các lĩnh vực trên địa bàn. Căn cứ
vào khả năng vốn, đầu tư vốn của trung ương, tỉnh, vốn tự có của ngân hàng và mức
huy động vốn trong dân và các tổ chức khác.
- Căn cứ vào khả năng phát triển khoa học và công nghệ, khả năng đưa các
tiến bộ công nghệ vào phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng
TMCP công thương Việt Nam - Chi nhánh Đền Hùng và đối với sản xuất, kinh
doanh và đời sống của người dân.
- Khả năng phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng TMCP
công thương Việt Nam - Chi nhánh Đền Hùng, các ngành, lĩnh vực, khả năng phát
triển các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp chế biến, phát triển
nông, lâm nghiệp và các ngành dịch vụ.
- Dự báo phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng TMCP
công thương Việt Nam - Chi nhánh Đền Hùng ở trong và ngoài nước, trong vùng,
đặc biệt ở Phú Thọ trong những năm tới.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn


10
4

4.1.3. Định hướng thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng TMCP công
thương Việt Nam - Chi nhánh Đền Hùng
Bám sát sự chỉ đạo của Ngân hàng Nhà Nước, Ngân hàng Công thương Việt
Nam. Để thực hiện tốt trong hoạt động thanh toán đặc biệt là thanh toán không dùng
tiền mặt một trong những định hướng của Vietinbank chi nhánh Đền Hùng là tái cấu
trúc mạng lưới kênh phân phối, tái cấu trúc công nghệ thông tin, hiện đại hóa Ngân
hàng và tái cấu trúc nguồn nhân lực, quyết tâm phấn đấu phát huy kết quả đã đạt
được, khắc phục những khó khăn hạn chế.
Thanh toán không dùng tiền mặt là tương lai của thanh toán Ngân hàng là
kênh thanh toán giá rẻ nên Vietinbank chi nhánh Đền Hùng chủ trương thúc đẩy
mạnh Thanh toán không dùng tiền mặt. Ngân hàng TMCP công thương Đền Hùng
đã đưa ra cơ chế động lực để thúc đẩy nhân viên thu hút khách hàng sử dụng các
phương thức thanh toán này
Ngoài việc thúc đẩy các phương tiện truyền thống đã sử dụng như ủy nhiệm
thu, ủy nhiệm chi, thanh toán bằng thư tín dụng… Ngân hàng TMCP công thương
Đền Hùng cũng định hướng phát triển mạnh vào mảng thanh toán hiện đại như
thanh toán bằng thẻ, thanh toán bằng dịch vụ Ngân hàng điện tử..
Các phòng giao dịch của Ngân hàng Vietinbank chi nhánh Đền Hùng tại mọi
địa bàn trong tỉnh cũng phải tích cực tiếp thị, thu hút khách hàng mở và sử dụng tài
khoản của mình thay cho thói quen sử dụng tiền mặt.
4.1.4. Mục tiêu thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng TMCP công
thương Việt Nam - Chi nhánh Đền Hùng
* Mục tiêu chung
Để phát triển dịch vụ thanh toán nói chung và TTKDTM nói riêng, chi nhánh
Vietinbank chi nhánh Đền Hùng đã đưa ra các mục tiêu:
Nâng cao chất lượng hoạt động dịch vụ thanh toán, giữ vững thị phần, tăng
trưởng hiệu quả hoạt động thanh toán
Nâng cao năng lực hoạt động thanh toán đặc biệt là TTKDTM theo đúng chủ
trương của chính phủ và của Ngân hàng công thương Việt Nam, xây dựng danh
mục khách hàng thanh toán quốc tế quan trọng, đề xuất chính sách khách hàng linh
hoạt, phù hợp với từng phân nhóm khách hàng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn


10
5

Đẩy mạnh phát triển các dịch vụ Ngân hàng bán lẻ và thẻ, chuẩn hóa, đa
dạng hóa sản phẩm, dịch vụ theo phân khúc khách hàng, thúc đẩy kênh phi tín dụng
Tiếp tục duy trì vị trí dẫn đầu thị phẩn trên tất cả các mảng hoạt động kinh
doanh thẻ.
Tập trung nâng cao chất lượng dịch vụ Ngân hàng điện tử, tiếp tục đẩy mạnh
hoàn thiện dịch vụ Ipay, đặc biệt là Mobile Ipay dành cho khách hàng cá nhân, phát
triển bổ sung thêm các dịch vụ, tiện ích dành cho khách hàng doanh nghiệp
* Mục tiêu cụ thể
Mục tiêu phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng TMCP
Việt Nam- Chi nhánh Đền Hùng đến năm 2020 như sau:
Thanh toán bằng séc đạt 20%
Thanh toán bằng ủy nhiệm chi đạt 100%
Thanh toán bằng ủy nhiệm thu đạt 20%
Thanh toán bằng thẻ Ngân hàng đạt 90%
Thanh toán bằng thư tín dụng đạt 70%
Thanh toán bằng các DV ngân hàng điện tử đạt 90%
4.2. Giải pháp phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng
TMCP Việt Nam - Chi nhánh Đền Hùng
4.2.1. Tăng cường phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng
TMCP Việt Nam - Chi nhánh Đền Hùng
Không thể phủ nhận những lợi ích to lớn của phát triển thanh toán không
dùng tiền mặt (KDTM) đối với toàn bộ nền kinh tế cũng như với hệ thống ngân
hàng và với từng người dân. Khi thanh toán KDTM được khuyến khích và đưa vào
như một phương thức thanh toán chính yếu trong xã hội đem lại nhiều lợi ích để
thúc đẩy nền kinh tế phát triển bền vững, nó sẽ tạo sự minh bạch trong các khoản
chi tiêu và giao dịch, giúp dòng chảy tiền tệ được lưu thông rõ ràng và trơn tru hơn.
Đây là những nỗ lực không thể phủ nhận của hệ thống ngân hàng Việt Nam trong
phát triển thanh toán KDTM thời gian qua, song dường như tốc độ phát triển của
thanh toán KDTM vẫn chưa được như mong muốn. Để tăng thanh toán KDTM thì
phải giảm thanh toán bằng tiền mặt bởi thực chất, đây là đầu của một chiếc bập
bênh. Muốn vậy, cần có những giải pháp phù hợp.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn


10
6

Về bồi dưỡng nhân lực: chi nhánh phải luôn luôn phổ biến kiến thức cho cán
bộ công nhân viên hiểu sâu sắc về sự cần thiết và ý nghĩa nội dung các hình thức
TTKDTM, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí nhân viên phù hợp với trình độ và năng lực
chuyên môn, cử cán bộ chi nhánh đi tham gia các lớp bồi dưỡng về nghiệp vụ
TTKDTM, phổ biến, hướng dẫn kịp thời những văn bản pháp lý mới ban hành về
nghiệp vụ TTKDTM cho cán bộ công nhân viên chi nhánh, có các chính sách kịp
thời đối với những cán bộ đã nỗ lực làm tốt công việc được giao
Phát triển tài khoản tiền gửi cá nhân, doanh nghiệp: tăng cường tiếp thị mở
các tài khoản gửi và thanh toán qua tài khoản tiền gửi tại chi nhánh sẽ được Ngân
hàng cung cấp đầy đủ các loại chứng từ miễn phí và không phải nộp bất cứ khoản
phí nào.
Hiện đại hóa công nghệ thanh toán: Chi nhánh nên đầu tư mua sắm trang
thiết bị, máy móc, kỹ thuật hiện đại phục vụ cho công tác thanh toán, nên mở thêm
nhiều cây thẻ ATM và nhiều Pos ra nhiều địa bàn hơn nữa
Mở rộng các loại dịch vụ Ngân hàng:Để hoạt động dịch vụ sớm trở thành
công cụ cạnh tranh trong việc thu hút khách hàng, tăng doanh thu cho chi nhánh thì
ngaòi các dịch vụ đã có, chi nhánh có thể mở thêm các dịch vụ như dịch vụ tư vấn
tài chính, tư vấn đầu tư, bảo quản tài sản cho khách hàng…Nếu các dịch vụ này
phát triển này phát triển thì sẽ thúc đẩy quá trình TTKDTM
Đẩy mạnh hơn nữa việc phát triển TTKDTM trong khu vực công bằng cách
tăng phát triển thẻ trong các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp Nhà nước đồng thời
khuyến khích đội ngũ cán bộ, công nhân viên chức của cơ quan, đơn vị này tham
gia tích cực việc TTKDTM trong cuộc sống, triển khai mở rộng đến các đối tượng
là sở, ban, ngành, các cấp chính quyền huyện, xã trên phạm vi của tỉnh
Đẩy mạnh việc phát triển TTKDTM trong khu vực doanh nghiệp, bao gồm
doanh nghiệp quốc doanh, doanh nghiệp ngoài quốc doanh, doanh nghiệp tư nhân...
bằng cách lên kế hoạch nghiên cứu và định hướng chuyên sâu để từ đó có thể xác
định nhu cầu và khả năng TTKDTM của các doanh nghiệp
Có kế hoạch cụ thể để đẩy mạnh việc phát triển TTKDTM trong khu vực
cộng đồng dân cư, bằng cách tập trung triển khai phổ biến các giao dịch thanh toán

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn


10
7

định kỳ qua tài khoản như thanh toán tiền điện, nước, dịch vụ công cộng khác... và
đồng thời phát triển các phương tiện, dịch vụ TTKDTM tại các trung tâm thương
mại, dịch vụ, khách sạn, nhà hàng.
Tại chi nhánh Đền Hùng luôn nghiên cứu và đưa ra các giải pháp hỗ trợ phát
triển TTKDTM: Phát triển và củng cố các liên minh thẻ hiện có, xây dựng các chính
sách ưu đãi về thuế, phí trong lĩnh vực thanh toán. Đặc biệt khuyến khích TTKDTM
bằng chính sách thuế giá trị gia tăng, xây dựng cơ chế tính phí dịch vụ thanh toán
hợp lý và các giải pháp về tài chính phục vụ phát triển TTKDTM. Ban quản lý
ATM tại chi nhánh và các phòng giao dịch nhằm khắc phục các trường hợp: Máy
ATM hết tiền, gặp trục trặc kỹ thuật, giải quyết khiếu nại, khiếu kiện nhanh chóng,
kịp thời... để nâng cao uy tín và tiện ích của việc TTKDTM
Thanh toán không dùng tiền mặt với ưu thế nhanh chóng, chính xác, an toàn,
hiệu quả, đã và đang trở thành một trong những vũ khí sắc bén mà các Ngân hàng
có thể sử dụng để chiến thắng trong môi trường cạnh tranh. Vì vậy, mở rộng và phát
triển thanh toán không dùng tiền mặt nói riêng, các dịch vụ Ngân hàng nói chung đã
trở thành tất yếu khách quan để đáp ứng yêu cầu đổi mới của nền kinh tế, nhanh
chóng hoà nhập với tiến trình phát triển chung của thế giới.
Căn cứ vào nghiên cứu về nhu cầu thanh toán không dùng tiền mặt trên địa
bản tỉnh Phú Thọ.
Căn cứ vào tình hình giao dịch thực tế thanh toán tại Ngân hàng TMCP công
thương Việt Nam- Chi Nhánh Đền Hùng giai đoạn năm 2012-2014, dự kiến thanh
toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng TMCP Việt Nam- Chi nhánh Đền Hùng
năm 2020 như sau:
Bảng 4.1. Dự kiến thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng
TMCP Việt Nam - Chi nhánh Đền Hùng năm 2020
Số lượng Dự kiến tỷ lệ
Chỉ tiêu
(món) tăng (%)
Thanh toán bằng séc 100 20
Thanh toán bằng ủy nhiệm chi 56.790 100
Thanh toán bằng ủy nhiệm thu 100 20
Thanh toán bằng thẻ Ngân hàng 45.994 90
Thanh toán bằng thư tín dụng 10.317,5 70
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
10
8

Thanh toán bằng các DV ngân hàng điện tử 44.840 90


4.2.2. Giải pháp về thay đổi thói quen và nhận thức của người dân để sử dụng
thanh toán không dùng tiền mặt tiền mặt tại Ngân hàng TMCP công thương Việt
Nam - Chi nhánh Đền Hùng
Thay đổi thói quen và nhận thức của người dân trong nhiǹ tiền mặt
viêc nhân
là một công cụ được ưa chuộng trong thanh toán và từ lâu đã trở thành thói quen
khó thay đổi của người tiêu dùng và nhiều doanh nghiệp.
Tại Chi nhánh Đền Hùng thực tế cho thấy thói quen tiêu dùng bằng tiền mặt
đã ăn sâu, bén rễ vào tiềm thức của người dân, cho nên việc triển khai thanh toán
KDTM gặp nhiều khó khăn.
Chính vì vậy, muốn phát triển thanh toán KDTM thì trước hết phải giúp cho
mỗi người dân hiểu rõ những tiện ích của phương tiện thanh toán này. Nếu người
dân có hiểu biết đầy đủ hơn thì họ sẽ cảm thấy an toàn hơn, thuận tiện và thoải mái
hơn khi sử dụng dịch vụ mà ngân hàng cung cấp, từ đó tất yếu nảy sinh nhu cầu sử
dụng.
Tuyên truyền và phổ biến kiến thức thanh toán không dùng tiền mặt để người
dân hiểu và tin tưởng hơn về những phương thức thanh toán không dùng tiền mặt
thì Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Đền Hùng nên kết hợp
với Sở Thông tin & Truyền thông tỉnh Phú Thọ, các cơ quan báo, đài... thực hiện
các chương trình tuyên truyền nhằm phổ biến kiến thức về TTKDTM để nâng cao ý
thức của cộng đồng, giúp in đậm nó trong tiềm thức của từng người dân
Việc tuyên truyền một cách cụ thể cho các hoạt động thanh toán KDTM hiện
nay trong nền kinh tế (chứ không phải tung hô cho các hình thức thanh toán mới) sẽ
khiến khách hàng hiểu hơn, nắm được ưu nhược điểm của từng hình thức, rồi từ đó
tự quyết định chọn lựa hình thức phù hợp nhất với mình. Có như vậy, những thay
đổi này mới thực sự xuất phát từ nhu cầu tự thân và mới khiến cho khách hàng xóa
đi thói quen và tập quán thanh toán chi tiêu bằng tiền mặt.
Tại Vietinbank chi nhánh Đền Hùng các hình thức thanh toán đa dạng nhưng
mức độ tăng trưởng không đồng đều cần phải có các giải pháp đồng bộ hơn, cụ thể
* Thúc đẩy hơn trong thanh toán bằng séc
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
10
9

Phương tiện thanh toán thanh toán bằng séc ngày càng giảm. Mặc dù thanh
toán bằng séc có nhiều thuận lợi và nhanh chóng trong giao dịch mua bán, người
mua hàng ký séc đưa cho người bán và người bán chỉ cần cầm séc và CMND ra
ngân hàng là có thể nhận được tiền hoặc chuyển vào tài khoản, nguyên nhân thanh
toán bằng séc bị hạn chế là do chưa có quy định bắt buộc về hạn mức phải thanh
toán bằng séc mà hiện chỉ “động viên” dùng séc và một nguyên nhân khác là sự lo
ngại của người bán hàng sợ tài khoản của người mua không còn tiền, séc giả, dễ dẫn
đến rủi ro. Việc thanh toán séc cũng gặp không ít phiền phức nếu khách mua và
khách bán không có tài khoản ở cùng một ngân hàng, buộc các NHTMCP phải
thông qua hệ thống thanh toán bù trừ của NHNN nhưng hiện tại, NHNN chưa có
Trung tâm thanh toán bù trừ séc. Vì vậy để thúc đẩy hơn hình thức thanh toán bằng
séc ngoài việc cán bộ Ngân hàng tích cực tuyên truyền, chi nhánh có các biện pháp
dơn giản hóa thủ tục và khuyến khích khách hàng sử dụng séc để tận dụng được
những ưu điểm của hình thức này, đồng thời cũng cần có sự hỗ trợ của Ngân hàng
Nhà Nước sớm có trung tâm thanh toán bù trừ séc để thuận tiện cho khách hàng.
* Hoàn thiện thanh toán bằng ủy nhiệm thu hơn nữa
Cũng tương tự hình thức thanh toán bằng séc, hình thức thanh toán bằng ủy
nhiệm thu tại chi nhánh Đền Hùng chiếm rất nhỏ, thậm chí không phát sinh, nguyên
nhân là do thủ tục thanh toán của phương tiện nảy rất phức tạp, trải qua nhiều khâu,
khách hàng nộp ủy nhiệm thu và Ngân hàng phục vụ mình nhờ thu hộ, Ngân hàng
phục vụ người trả tiền kiểm tra ủy nhiệm thu, số dư tài khoản của người trả tiền rồi
trích chuyển tiền về Ngân hàng phục vụ người thụ hưởng, lúc đó Ngân hàng phục
vụ người thụ hưởng mới hạch toán. Điều này làm giảm tốc độ thanh toán kéo dài
thời gian, ảnh hưởng đến việc kinh doanh củakhách hàng. Do vậy mà số lượng
khách hàng lựa chọn hình thức này để giao dịch là rất ít.
Như vậy việc hoàn thiện hơn nữa thanh toán bằng ủy nhiệm thu là cần thiết.
Bên cạnh việc cán bộ Ngân hàng tích cực tuyên truyền, thì Ngân hàng cần phải đơn
giản hóa vấn đề thủ tục thanh toán để khách hàng có thể tiếp cận hình thức này.
* Mở rộng thanh toán bằng ủy nhiệm chi

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn


11
0

Uỷ nhiệm chi là hình thức thanh toán được ưa chuộng nhất trong các hình
thức thanh toán không dùng tiền mặt. Nó được áp dụng rộng rãi trong thanh toán
tiền hàng hoá, dịch vụ hay chuyển tiền của người sử dụng dịch vụ thanh toán trong
cùng một tổ chức cung ứng hay giữa các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, tại
chi nhánh Đền Hùng hình thức này đã được cải tiến rất phù hợp với xu thế hiện nay,
quy trình chuyển tiền đơn giản, nhanh chóng, an toàn, chính xác và được áp dụng
rộng rãi đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Thời gian thanh toán bằng ủy nhiệm chi
ngắn nên rút ngắn được quá trình luân chuyển vốn. Tại chi nhánh Đền Hùng hình
thức thanh toán này được khách hàng lựa chọn sử dụng với số lượng lớn, doanh số
tăng mạnh qua các năm. Chính vì vậy chi Nhánh nên mở rộng, tuyên truyền hình
thức này hơn nữa, tích cực tiếp thị để các cá nhân, tổ chức mở tài khoản giao dịch
qua Ngân Hàng góp phần thúc đẩy hoạt động kinh doanh của chi nhánh
* Nâng cao thanh toán bằng thư tín dụng
Tại Vietinbank chi nhánh Đền Hùng hình thức này đang dần được khách
hàng lựa chọn, tại địa bàn hiện nay có nhiều khu công nghiệp với nhiều đơn vị có
nhu cầu thanh toán L/C, tiềm năng về hình thức này là tương đối tốt. Chính vì vậy
để nâng cao thanh toán bằng thư tín dụng Ngân hàng nên đơn giản hóa các thủ tục,
rút ngắn thời gian tránh ứ đọng vốn của khách hàng.
* Tăng cường thanh toán bằng thẻ
Một trong các phương tiện thanh toán khá phổ biến hiện nay tại Vietinbank
chi nhánh Đền Hùng là thẻ thanh toán giao dịch qua máy ATM, máy POS, doanh số
tăng rất mạnh trong những năm qua. Tuy vậy, mặc dù số lượng thẻ, máy ATM, máy
POS do ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam- chi nhánh Đền Hùng phát hành,
lắp đặt ngày càng tăng nhưng qua khảo sát thấy rằng việc tác dụng giảm khối lượng
tiền mặt vào lưu thông còn rất khiêm tốn. khoảng 80% giao dịch qua ATM là để rút
tiền mặt, người dân vẫn có thói quen rút tiền để lấy tiền mặt đi chi tiêu, việc thanh
toán tiền mua hàng, trả phí dịch vụ qua máy POS còn rất hạn chế. Thêm một phần
nữa hệ thống POS lắp đặt tại các cửa hàng, siêu thị của các ngân hàng hiện nay
chưa được kết nối với các hệ thống của ngân hàng khác. Chính vì vậy để tăng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn


11
1

cường thanh toán bằng thẻ ngoài việc thay đổi được nhận thức của người dân, thực
hiện TTKDTM thì cần phải có sự đồng bộ qua các chủ trương của chính phủ từ đó
hỗ trợ các Ngân hàng có thể thực hiện được triệt để hơn nữa.
* Phát triển dịch vụ Ngân hàng điện tử
Trong những năm qua tại chi nhánh Đền Hùng, dịch vụ ngân hàng điện tử đã
có những bước đi thành công, đối với dịch vụ còn tương đối mới mẻ trong nhận
thức của người dân Việt Nam - lĩnh vực Internet Banking.
Trong suốt thời gian qua, hàng loạt dịch vụ ngân hàng điện tử mới đã được
VietinBank chi nhánh Đền Hùng bổ sung, cải tiến và cung cấp cho khách hàng trên
các kênh điện tử như Internet Banking, SMS Banking và Mobile banking, đáp ứng
được những yêu cầu cơ bản của cả khách hàng doanh nghiệp và khách hàng cá
nhân. Đặc biệt, dịch vụ thu ngân sách nhà nước qua Internet được khách hàng đánh
giá cao về tính tiện ích và hiệu quả.
Bên cạnh chức năng thông báo mọi biến động tài khoản, VietinBank Chi
nhánh Đền Hùng còn là một trong những ngân hàng đầu tư “mạnh” cho việc phát
triển ứng dụng ngân hàng trên thiết bị di động thông minh, giúp khách hàng yên tâm
giao dịch mọi lúc, mọi nơi, thuận tiện, nhanh chóng, khách hàng có thể giao dịch
24/24h, phấn đấu thương hiệu “Ngân hàng số”. Đây là thế mạnh của Ngân hàng
TMCP công thương Việt Nam- chi nhánh Đền Hùng hiện nay vietinbank là Ngân
hàng luôn đi đầu trong việc cho ra đời các sản phẩm dịch vụ phù hợp với nhu cầu
của khách hàng. Ngoài ra hiện nay vietinbank Chi nhánh Đền Hùng còn liên kết với
tổng cục thuế khách hàng có thể nộp thuế trực tuyến, các bệnh viện trả viện phí
không dùng tiền mặt. Kết quả những nỗ lực này là thị phần khách hàng sử dụng của
Vietinbank chi nhánh Đền Hùng tăng lên nhanh chóng, thông qua số lượt người
đăng ký sử dụng dịch Ngân hàng điện tử ngày càng tăng.
Để Phát triển dịch vụ Ngân hàng điện tử mạnh hơn nữa bên cạnh việc phát
huy hết những ưu việt của các sản phẩm dịch vụ cũ, thì chi nhánh cũng phải luôn
cải tiến, đưa ra các dịch vụ, tiện ích phù hợp với nhu cầu thiết yếu của người dân,
đơn giản các bước thực hiện để mọi lứa tuổi có thể tự mình giao dịch, và không cảm
thấy ngại ngùng, khó khăn khi tiếp xúc với loại hình không sử dụng tiền mặt này.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn


11
2

4.2.3. Giải pháp về hoàn thiện khuôn khổ pháp lý và và cơ chế giám sát trong
TTKDTM tại Ngân hàng TMCP công thương Việt nam - Chi nhánh Đền Hùng
Giải pháp để phát triển thanh toán qua thẻ và thanh toán không dùng tiền
mặt, trong đó có tổ chức thanh toán, xây dựng khung pháp lý về thanh toán bằng
tiền mặt và phí tiền mặt cần đảm bảo lợi ích của nền kinh tế, lợi ích của Nhà nước
và nhân dân, là cơ sở để mọi thành viên trong xã hội tuân thủ. Vì vậy, khung pháp
lý về thanh toán không tránh khỏi có những quy định mang tính hành chính, văn
bản pháp lý đó không thể thỏa mãn ý muốn của mọi đối tượng trong việc thanh toán
qua ngân hàng; các đạo luật khác cùng vậy, không thể làm vừa lòng tất cả mọi
người, khi tình hình chính trị, kinh tế, xã hội, công nghệ thay đổi sẽ có những khe
hở nhất định, không tránh khỏi bị lợi dụng để lách luật, khi đó, cơ quan quản lý nhà
nước lại phải sửa đổi, bổ sung cho phù hợp. Mở rộng thanh toán trong nền kinh tế
bằng công nghệ nên chỉ coi là giải pháp hỗ trợ để thúc đẩy nhanh trong giao dịch
thanh toán chứ không thể coi là phao cứu sinh cho tình trạng thanh toán bằng tiền
mặt hiện nay. Kinh nghiệm của nước ngoài cho thấy, trong lĩnh vực thanh toán qua
ngân hàng có nhiều luật khác nhau như Luật Thanh toán bằng tiền mặt
Ngân hàng TMCP công thương Việt Nam- chi nhánh Đền Hùng luôn quan
tâm tới việc hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho hoạt động TTKDTM , Phân định rõ
quyền hạn, trách nhiệm của các bên tham gia TTKDTM. Trên cơ sở đó, việc tiến
hành kiểm soát rủi ro pháp lý phải bảo đảm phù hợp với các chuẩn mực thông lệ
quốc tế, tạo lập môi trường cạnh tranh công bằng, đảm bảo khả năng tiếp cận thị
trường và dịch vụ của các chủ thể tham gia, hình thành cơ chế bảo vệ khách hàng
và bảo đảm quy trình giải quyết tranh chấp khách quan.
Hoàn thiện cơ sở pháp lý cho hoạt động TTKDTM cần hoàn thiện và đồng
bộ hóa môi trường pháp lý cho hoạt động TTKDTM, kể cả việc bổ sung, sửa đổi
một số nội dung liên quan đến hoạt động thanh toán KDTM mới, đến việc sửa đổi,
bổ sung, hoàn thiện các văn bản dưới luật liên quan đến các hình thức thanh toán
hiện đại như thanh toán thẻ, thanh toán trực tuyến qua Internet, điện thoại di động
Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý và cơ chế giám sát trong TTKDTM . Để phát
triển nhanh và mạnh các hoạt động TTKDTM như vậy đã đặt ra các yêu cầu đòi hỏi

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn


11
3

nhất định về cơ sở pháp lý điều chỉnh các hoạt động, dịch vụ thanh toán mới.
Những nội dung cần hoàn thiện không chỉ là hệ thống các văn bản pháp quy liên
quan đến các hoạt động thanh toán nói chung trong nền kinh tế, cả thanh toán bằng
tiền mặt và TT KDTM mà còn cần tạo lập một môi trường cạnh tranh công bằng,
bảo đảm khả năng tiếp cận thị trường và tiếp cận dịch vụ đối với các chủ thể có
chức năng tương tự như nhau; hình thành cơ chế bảo vệ khách hàng hữu hiệu và bảo
đảm quy trình giải quyết tranh chấp hiệu quả và khách quan.
4.2.4. Giải pháp về hiện đại hóa công nghệ và các hệ thống TTKDTM tại
NHTMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Đền Hùng
Hiên đaị hoá công nghê ṿ à các hệ thống thanh toán . Xây dựng một hệ thống
thanh toán hiện đại là mục tiêu dài hạn của ngành ngân hàng Việt Nam. Môt hệ thống
thanh toán được tổ chức tốt hơn , an toaǹ hơn , ít rủi ro hơn thì không chỉ làm tăng
doanh số thanh toán, làm cho dịch vụ thanh toán ngày càng trở nên hoàn thiện hơn
trong mắt của người tiêu dùng mà còn góp phần hỗ trợ tích cực cho các hoạt động của
các dịch vụ khác phát triển. Hiện đại hoá hệ thống thanh toán điện tử của ngân hàng
sẽ giúp ngân hàng xây dựng được kết cấu hạ tầng hiện đại để cung cấp các sản
phẩm dịch vụ đa dạng, ngày càng thoả mãn tốt hơn các nhu cầu của khách hàng,
giảm chi phí vận hành, tăng cường hiệu quả quản lý và tăng hiệu quả kinh doanh.
Ngoài ra, cần có những biện pháp trấn áp cách có quả vấn đề liên
môt hiêu
quan đến gian lân trong hoaṭ đôṇ g này . Gian lận phát sinh chủ yếu liên quan đến
gian lận tài khoản thẻ và thẻ giả, tiếp sau là các loại hình khác như thẻ mất cắp, thất
lạc… Trong đó, gian lận tài khoản thẻ thường xảy ra với các giao dịch không xuất
trình thẻ vẫn chiếm tỷ lệ cao hơn đáng kể so với gian lận thẻ giả.
Ngoài ra, Ngân Hàng TMCP công thương Đền Hùng cũng cần phải hoàn thiện dự
án thanh toán điện tử nội bộ kết nối giao dịch thanh toán trong hệ thống giữa các chi
nhánh, đẩy mạnh triển khai hệ thống Core Banking để hiện đại hóa hệ thống thanh
toán nội bộ, mở rộng mạng lưới, không ngừng đầu tư vào cơ sở hạ tầng phục vụ cho
hoạt động thanh toán.
Nhiều phương tiện TTKDTM mới, hiện đại, tiện ích ứng dụng công nghệ cao
như thẻ ngân hàng, thanh toán qua Internet, điện thoại di động, ví điện tử... Điều

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn


11
4

này đã giúp cho việc cung ứng, đáp ứng một phần không nhỏ yêu cầu của nền kinh
tế và từng bước tạo ra nhiều tiện ích cho người dân.
4.2.5. Giải pháp marketing để gia tăng nhận thức và nhận dạng thương hiệu
Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Đền Hùng
Về chiến lược marketing dịch vụ thanh toán: Chi nhánh cần khảo sát, nghiên
cứu thị trường, từ đó có chiến lược Marketing phù hợp như chi nhánh phải xác định
thị trường hiện tại, tương lai ho các dịch vụ thanh toán để phục vụ nhu cầu tốt nhất
của khách hàng, tặng quà áp dụng mức phí ưu đãi đối với những khách hàng thường
xuyên sử dụng các hình thức TTKDTM hoặc thanh toán với doanh số lớn, tăng
cường quảng cáo trên các phuơng tiện thông tin đại chúng về những tiện ích mà
TTKDTM mang lại để thu hút nhiều khách hàng hơn.
kết hợp với sở Thông tin và Truyền thông, các cơ quan báo đài... thực hiện
các chương trình tuyên truyền nhằm phổ biến kiến thức về TTKDTM để nâng cao ý
thức của cộng đồng, giúp “in” đậm nó trong tiềm thức của từng người dân
Giải pháp marketing để gia tăng nhận thức và nhận dạng thương hiệu Ngân
hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Đền Hùng, hoạt động ngân hàng là
hoạt động có tính cạnh tranh sâu sắc. Vì thế, để khai thác triệt để thế mạnh, khắc
phục những điểm yếu, mỗi ngân hàng cần có chính sách Marketing hoàn chỉnh và
hợp lý.
Ngân hàng Vietinbank đã tích cực tuyên truyền giới thiệu các dịch vụ
TTKDTM, thanh toán qua thẻ ATM, thanh toán qua mạng, thanh toán qua Pos và
quan tâm đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ thanh toán, nâng cấp đường truyền, liên kết
với các đơn vị kinh doanh hàng hóa, các siêu thị để phát hành thẻ, lắp đặt pos,
Vietin bank cũng đã tích cực triển khai các chương trình khuyến mại, ưu đãi hấp
dẫn đối với khách hàng dùng thẻ qua pos mặc dù kết quả đạt được khá tốt nhưng
vẫn còn một bộ phận lớn khách hàng còn chưa biết hoặc hiểu biết ít về TTKDTM
chính vì vậy cần phải.
Tích cực quảng bá đến TTKDTM với khách hàng hơn nữa, khách hàng chưa
hiểu rõ chức năng TTKDTM là do lỗi của Ngân hàng, do đó cần phải cần quảng bá
một cách hấp dẫn và dễ hiểu để khách hàng tin tưởng và sử dụng hình thức này.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn


11
5

Cần phải có các thông tin hỗ trợ rộng rãi hơn về các điểm thanh toán thẻ
trong cả nước để người dân có thể dễ dàng tìm kiếm
Quảng bá thương hiệu của Vietinbank, nhận dạng qua các loại thẻ mang logo
của Vietinbank, hệ thống các mẫu biểu, hệ thống các cây thẻ…
Tăng cường tổ chức các chương trình tìm hiểu và sử dụng các sản phẩm,
cách thức giao dịch qua các dịch vụ Ngân hàng điện tử
Tăng cường quảng bá trên các phương tiện thông tin đại chúng như đài,
báo,internet, qua truyền hình.
4.3. Kiến nghị
4.3.1. Kiến nghi đối với Ngân hàng TMCP công thương Việt Nam
Có cơ chế chính sách đúng, phù hợp với thực tiễn trong dịch vụ thanh toán
qua Ngân hàng mà không có sự thực thi hiệu quả thì vẫn không thể phát triển được
công tác thanh toán. Với bản chất là tổ chức kinh doanh tiền tệ, tín dụng Ngân hàng,
Các Ngân hàng thương mại đóng vai trò hết sức quan trọng trong sự nghiệp phát
triển dịch vụ thanh toán qua Ngân hàng. Để đáp ứng nhu cẩu của khách hàng, mở
rộng và nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác thanh toán tập trung tại hệ thống
Ngân hàng TMCP công thương Việt Nam, đảm bảo thanh toán nhanh chóng, chính
xác, an toàn và hiệu quả thì phải có các giải pháp đồng bộ về mở rộng hệ thống và
kỹ thuật thanh toán, phát triển và hoàn thiện các công cụ thanh toán
Từng bước hiện đại hóa công nghệ thanh toán nhằm đáp ứng nhu cầu thanh
toán chính xác, an toàn, đơn giản, thuận tiện đồng thời với viêc tăng cường trang
thiết bị kỹ thuật hiện đại. Phải coi nhiệm vụ thanh toán và áp dụng kỹ thuật mới là
nhiệm vụ thường xuyên, cần thiết và cấp bách để tạo sức mạnh trong cạnh tranh
Quy định biểu phí hợp lý hơn cho toàn hệ thống để khuyến khích khách hàng
sử dụng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt
Cần phải có chiến lược cụ thể để phát triển nguồn nhân lực cho toàn hệ
thống, phải có chính sách để thu hút nhân tài, tổ chức một đội ngũ cán bộ giỏi
nghiệp vụ, hiểu biết về kỹ huật tin học và có thái độ phục vụ tốt. Cần phải áp dụng
những phương thức đào tạo gợi mở, tình huống để khuyến khích luyện tập khả năng
tư duy độc lập.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn


11
6

Tranh thủ sự ủng hộ, hợp tác của các Ngân hàng nước ngoài với các chương
trình hoạt động cụ thể của Ngân hàng như chương trình đào tạo, chương trình hiện
đại hóa thiết bị xử lý thông tin…
Đào tạo là phương châm thường xuyên và lâu dài. Có chương trình đào tạo
cơ bản và đào tạo chuyên sâu nhằm tạo ra những chuyên gia trên lĩnh vực thanh
toán. Đối với các chương trình đào tạo cơ bản có thể tiến hành ngay trong nước, tuy
nhiên với những kiến thức chuyên sâu cần tổ chức đào tạo ở nước ngoài để học tập
kinh nghiệm.
Có chế độ đãi ngộ thích hợp và có kế hoạch, tiêu chuẩn quy hoạch bồi dưỡng
cán bộ.
4.3.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước
Ngân hàng Nhà nước nên nghiên cứu đưa ra những quy định bắt buộc như tổ
chức đổ lương cho cán bộ ông nhân của tất cả các đơn vị, công ty đều phải qua tài
khoản Ngân hàng. Đồng thời tiến tới thu thuế, phí, phí dịch vụ hướng tự nguyện
hoặc bắt buộc qua Ngân hàng.
Hỗ trợ vốn cho ngành Ngân hàng trong việc nâng cấp đổi mới trang thiết bị
phục vụ công tác TTKDTM.
Ngân hàng Nhà nước cần hoàn thiện hơn nữa hành lang pháp lý cho thanh
toán điện tử, tạo điều kiện phát triển các công cụ thanh toán mới, tạo khả năng cung
cấp các dịch vụ thanh toán và các dịch vụ có liên quan đến việc mở và sử dụng tài
khoản của khách hàng tại Ngân hàng.
Nghiên cứu đề ra chuẩn mực, các văn bản hướng dẫn chung, thống nhất về
hướng phát triển kỹ thuật tin học của toàn hệ thống Ngân hàng để các Ngân hàng có
thể liên kết thanh toán được với nhau, để người dân khi mở thẻ ở Ngân hàng này có
thể giao dịch được mọi cây thẻ của Ngân hàng khác, tạo tâm lý yên tâm cho khách
hàng khi sử dụng.
Chủ động kêu gọi sự giúp đỡ của Ngân hàng thế giới và các tổ chức tài
chính, tổ chức tiền tệ hỗ trợ sự ngiệp hiện đại hóa Ngân hàng ở Việt Nam.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn


11
7

KẾT LUẬN

Hoạt động TTKDTM là một trong những chức năng quan trọng của hoạt
động kinh doanh không những của Ngành Ngân hàng mà nó còn tác động rất lớn tới
sự tăng trưởng, phát triển của nền kinh tế. Để có thể hòa nhập cùng các nước trong
khu vực và trên thế giới. Một vấn đề đặt ra đố với hệ thống Ngân hàng nước ta là
phải làm tốt công tác thanh toán cho nền kinh tế nhất là TTKDTM
Phát triển TTKDTM tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi
nhánh Đền Hùng năm 2012 - 2014 như sau:
Tổng thanh toán năm 2014 là 41.756,5 tỷ đồng bình quân 2012 - 2014 tăng
130,6%, thanh toán không dùng tiền mặt năm 2014 là 35.650,2 tỷ đồng, bình quân
2012 - 2014 tăng 132,1%. Cơ cấu không dùng tiền mặt chiếm 85,4% trong tổng số
thanh toán tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đền Hùng.
TTKDTM tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đền
Hùng Khách hàng cá nhân năm 2014 là 10.250 tỷ đồng, khách hàng doanh nghiệp

10.250 tỷ đồng
Cũng trong những năm tới, 90% các khoản chi tiêu từ ngân sách và thanh
toán dịch vụ công phải thực hiện qua tài khoản. Đặc biệt, tới 2020, 100% các khoản
thanh toán giữa doanh nghiệp với nhau phải thực hiện qua tài khoản tại ngân hàng.
Để thực hiện các mục tiêu kể trên, cần phải thực hiện các giải pháp sau: Giải
pháp về thay đổi thói quen và nhận thức của người dân để sử dụng thanh toán không
dùng tiền mặt tiền mặt tại Ngân hàng TMCP công thương Việt Nam - Chi nhánh
Đền Hùng. Giải pháp về hoàn thiện khuôn khổ pháp lý và và cơ chế giám sát trong
TTKDTM tại Ngân hàng TMCP công thương Việt nam - Chi nhánh Đền Hùng.
Giải pháp về hiện đại hóa công nghệ và các hệ thống TTKDTM tại NHTMCP Công
thương Việt Nam - Chi nhánh Đền Hùng. Giải pháp marketing để gia tăng nhận
thức và nhận dạng thương hiệu Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi
nhánh Đền Hùng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
11
8

Nền kinh tế mạnh luôn đi kèm với một hệ thống thanh toán hiện đại. Chỉ khi
nào cả người dân, các đơn vị kinh doanh, các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán
và các ngân hàng cùng có lợi thì mới thay đổi được thói quen sử dụng tiền mặt của
người dân, mới thay đổi được tư duy “rút tiền mặt từ ATM để thanh toán tiền hàng”
và từng bước xây dựng văn hoá TTKDTM trong quảng đại dân chúng. Khi đó,
TTKDTM mới thực sự phát triển một cách đúng nghĩa.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn


11
9

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Báo cáo thực hiện chỉ tiêu kế hoạch năm 2012 - 2014 của Ngân hàng TMCP
Công thương Việt Nam - Chi nhánh Đền Hùng.
2. Báo cáo tài chính năm 2012 - 2014 của Ngân hàng TMCP Công thương Việt
Nam - Chi nhánh Đền Hùng.
3. Báo cáo tổng kết năm 2012 - 2014 của Ngân hàng TMCP Công thương Việt
Nam - Chi nhánh Đền Hùng.
4. Báo cáo về hoạt động dịch vụ tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam -
Chi nhánh Đền Hùng năm 2012-2014
5. Báo cáo mạng lưới của Phòng Tổ chức Hành chính - Vietinbank - Chi nhánh
Đền Hùng
6. Đỗ Thị Bắc (chủ biên), Giáo trình Marketing, Nxb Đại học Thái Nguyên, Thái
Nguyên, 2012.
7. Đề án đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt theo quyết định 2543/QĐ-TTg
ngày 27 tháng 12 năm 2011 của thủ tướng chính phủ
8. Đề án thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2006-2010 và định hướng đến
năm 2020 tại Việt Nam ban hành kèm theo quyết định số 291/2006/QĐ-TTg
của thủ tướng chính phủ ngày 29/12/2006
9. Nguyễn Thị Minh Hiền (2007), Giáo trình Marketing ngân hàng, Nxb Thống
Kê, Hà Nội.
10. Nguyễn Thị Mùi (2006), Quản trị ngân hàng thương mại, Nxb Tài chính,
Hà Nội.
11. Nghị định số 101/2012/NĐ-CP của Chính phủ về thanh toán không dùng tiền
mặt (TTKDTM)
12. Phan Thị Thu Hà (2007), Ngân hàng thương mại, Nxb Đại học Kinh tế Quốc
dân, Hà Nội.
13. Philip Kotler (1997), Marketing căn bản, Nxb Thống kê, Hà Nội.
14. Trịnh thị Thanh Huyền (2014), "Giải pháp phát triển thanh toán không dùng
tiền mặt "

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn


12
0

15. Thư viện học liệu mở Việt Nam: http://voer.edu.vn


16. Các websites:
- Ngân hàng Đông Á bank: https://www.dongabank.com.vn
- Ngân hàng TMCP công thương Việt Nam: https://www.vietinbank.vn
- Ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển Việt Nam: https://www.bidv.com.vn
- Ngân hàng ngoại thương Việt Nam: https://www.Vietcombank.com.vn
- Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn: https://www.agribank.com.vn
- Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng: https://www.vpbank.com.vn
- Cổng thông tin điện tử tỉnh Phú Thọ: http://www.phutho.gov.vn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn


12
1

PHỤ LỤC

PHỤ LỤC 01: PHIẾU THU THẬP THÔNG TIN

Tôi xin cam kết thông tin của Quý anh (chị) chỉ được sử dụng với mục đích
nghiên cứu, không nhằm mục đích thương mại. Tất cả những thông tin này sẽ được
giữ bí mật và chỉ được cung cấp cho thầy cô để kiểm chứng khi có yêu cầu.
Bảng câu hỏi bao gồm ... trang.
Xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của Quý anh (chị).
PHẦN 1: THÔNG TIN CÁ NHÂN
1. Họ và tên:……………………………………
2. Giới tính: Nam Nữ
3. Nhóm tuổi:
Từ 21 đến 30 tuổi Từ 41 đến 50 tuổi
Từ 31 đến 40 tuổi Trên 50 tuổi
4. Tình trạng hôn nhân: Đã có gia đình Độc thân
5. Vị trí công tác: Cán bộ quản lý Nhân viên
6. Phòng ban công tác: …………………………………………..
7. Số năm công tác:
Từ 1- 10 năm
Từ 11 đến 20 năm
Từ 20 năm trở lên
8. Trình độ học vấn:
Đại học, trên đại học
Cao đẳng, trung cấp
Sơ cấp, khác
9. Lương trung bình/tháng (đồng):
Dưới 5 triệu
Từ 5 triệu đến 7,9 triệu
Từ 8 triệu đến 10 triệu
Trên 10 triệu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
12
2

PHẦN 2: PHẦN ĐÁNH GIÁ


Xin vui lòng cho biết ý kiến đánh giá của Anh (Chị) về mức độ hài lòng đối với mỗi
phát biểu dưới đây.
1. Bạn chọn các phương thức TTKDTM nào của VIETINBANK?
Ủy nhiệm chi Thanh toán bằng thư tín dụng
Ủy nhiệm thu Thanh toán bằng thẻ
Séc Các dịch vụ ngân hàng điện tử khác
2. Bạn đánh giá về cơ sở vật chất phục vụ TTKDTM của VIETINBANK
- Vị trí các điểm giao dịch Rất thuận tiện Thuận tiện Bình thường kém
- Tiện nghi phục vụ khách hàng: Rất tốt tốt Bình thường kém
3. Bạn đánh giá về quá trình giao dịch TTKDTM tại VIETINBANK
- Thời gian xử lý giao dịch Rất nhanh Nhanh Bình thường chậm
- Thủ tục thực hiện: Rất đơn giản Đơn giản Bình thường Phức tạp
- Dịch vụ chăm sóc: Rất tốt Tốt Bình thường kém
- Thái độ phục vụ: Rất chu đáo Chu đáo Bình thường kém
4. Đánh giá về các dịch vụ TTKDTM tại VIETINBANK
- Tính năng, tiện ích của dịch vụ canh tranh so hơn với NHTMCP khác
Hoàn toàn đồng ý Đồng ý Bình thường Không đồng ý
- Phí giao dịch so với các NHTMCP khác
Quá cao Cao Ngang bằng Thấp
- Các dịch vụ TTKDTM rất đa dạng, đáp ứng nhu cầu khách hàng
Hoàn toàn đồng ý Đồng ý Bình thường Không đồng ý
5. Bạn đã biết về dịch vụ TTKDTM của VIETINBANK chưa?
Có biết dịch vụ TTKDTM
Biết nhưng không hiểu hết TTKDTM
Không biết là có dịch vụ TTKDTM
Khó khăn khi sử dụng dịch vụ TTKDTM
6. Nếu bạn không dùng dịch vụ TTKDTM thì nguyên nhân chính là gì?
Khó tiếp cận
Thói quen sử dụng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
12
3

Chưa yên tâm khi


TTKDTM Thời gian dịch vụ
còn chậm
7. Số lượng giao dịch mà bạn đã thực hiện qua TTKDTM trên 1 tháng
Dưới 30 món
Từ 30-50 món
Từ 50- 80 món
Trên 80 món
8. Nhận xét của bạn về dịch vụ ngân hàng điện tử (qua internet, điện thoại) của
VIETINBANK
Rất hài lòng hài lòng Bình thường không hài lòng
9.Ý kiến góp ý khác về dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt của VIETINBANK
Đền Hùng hiện nay......................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
Xin chân thành cảm ơn sự hợp tác của quý khách!

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

You might also like