You are on page 1of 112

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

LANOY MINGMEUNGSEN

GIÁO DỤC KỸ NĂNG MỀM CHO SINH VIÊN


TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM SAVANNAKHET
NUỚC CHDCND LÀO

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

THÁI NGUYÊN - 2018


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

LANOY MINGMEUNGSEN

GIÁO DỤC KỸ NĂNG MỀM CHO SINH VIÊN


TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM SAVANNAKHET
NUỚC CHDCND LÀO

Chuyên ngành: Giáo dục học


Mã số: 8.14.01.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN THỊ NGỌC

THÁI NGUYÊN - 2018


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn:“Giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên
trường Cao đẳng sư phạm savannakhet nuớc CHDCND Lào” là công trình
nghiên cứu thực sự của cá nhân, được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học
của TS. Nguyễn Thị Ngọc.
Các số liệu và kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực và
chưa từng được công bố trong bất kỳ một công trình nào khác.
Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình.

Thái Nguyên, tháng 4 năm 2018


Tác giả luận văn

LANOY MINGMEUNGSEN

i
LỜI CẢM ƠN

Với tình cảm chân thành, tác giả luận văn xin bày tỏ lòng biết ơn đến
Ban giám hiệu, Cán bộ, Giảng viên Trường ĐHSP - ĐH Thái Nguyên; Ban
Giám hiệu; Giảng viên và sinh viên trường Cao đẳng sư phạm Savannakhet
nuớc CHDCND Lào đã quan tâm giúp đỡ tạo điều kiện cho tác giả trong quá
trình học tập, nghiên cứu và thực hiện luận văn!
Luận văn là thành quả học tập nghiên cứu của tác giả và sự tận tâm giảng
dạy, giúp đỡ, động viên của quý thầy cô giáo Trường ĐHSP - ĐH Thái Nguyên.
Đặc biệt, tác giả xin trân trọng bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn đến TS.
Nguyễn Thị Ngọc đã tận tâm hướng dẫn, bồi dưỡng cho tác giả phương pháp
nghiên cứu khoa học và kiến thức khoa học giáo dục hết sức bổ ích.
Mặc dù đã rất cố gắng, song chắc chắn luận văn không thể tránh khỏi
những thiếu sót. Kính mong quý thầy cô giáo và các bạn đồng nghiệp đóng
góp, giúp đỡ để luận văn được hoàn thiện hơn.
Xin trân trọng cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 4 năm 2018
Tác giả luận văn

LANOY MINGMEUNGSEN

ii
MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................. i


LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................... ii
MỤC LỤC ..........................................................................................................iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .................................................................... iv
DANH MỤC CÁC BẢNG .................................................................................. v
DANH MỤC BIỂU ĐỒ ..................................................................................... vi
MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................. 1
2. Mục đích nghiên cứu ....................................................................................... 3
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu ................................................................. 3
4. Giả thuyết khoa học ......................................................................................... 3
5. Nhiệm vụ nghiên cứu ...................................................................................... 3
6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu .......................................................................... 4
7. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 4
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIÁO DỤC KỸ NĂNG MỀM
CHO SINH VIÊN CAO ĐẲNG SƯ PHẠM .................................................... 5
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề....................................................................... 5
1.1.1.Tổng quan các nghiên cứu về kỹ năng mềm và giáo dục kỹ năng
mềm trên thế giới ................................................................................................. 5
1.1.2. Tổng quan các nghiên cứu về kỹ năng mềm và giáo dục kỹ năng
mềm ở Lào ......................................................................................................... 10
1.2. Các khái niệm cơ bản của đề tài ................................................................. 12
1.2.1. Kỹ năng, kỹ năng sống, kỹ năng mềm; ................................................... 12
1.2.2. Giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên sư phạm ....................................... 20
1.3. Cơ sở lí luận về giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên sư phạm ................ 22
1.3.1. Mục tiêu giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên sư phạm ........................ 22
1.3.2. Hệ thống các kỹ năng mềm cần giáo dục cho sinh viên sư phạm. .......... 22
1.3.3. Phương pháp giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên sư phạm ................. 28

iii
1.3.4. Hình thức giáo dục KNM cho sinh viên sư phạm ................................... 30
Kết luận chương 1.............................................................................................. 38
Chương 2: THỰC TRẠNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG MỀM CHO
SINH VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM SAVANNAKHET
NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO .................................... 39
2.1. Khái quát về truờng CĐSP Savannakhet nuớc CHDCND Lào ................. 39
2.2. Khái quát về khảo sát thực trạng giáo dục kỹ năng mềm cho sinh
viên trường cao đẳng sư phạm Savannakhet nước CHDCND Lào ................... 41
2.2.1. Mục đích khảo sát .................................................................................... 41
2.2.2. Nội dung khảo sát .................................................................................... 41
2.2.3. Đối tượng khảo sát................................................................................... 41
2.2.4. Phương pháp khảo sát và xử lý kết quả khảo sát..................................... 41
2.3. Kết quả khảo sát thực trạng giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên
trường CĐSP Savannakhet nước Cộng hòa DCND Lào. .................................. 42
2.3.1. Thực trạng nhận thức của giảng viên và sinh viên Trường CĐSP
Savannakhet về khái niệm kỹ năng mềm, giáo dục kỹ năng mềm.................... 42
2.3.2. Thực trạng giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên ở Trường CĐSP
Savannakhet nước CHDCND Lào..................................................................... 47
Kết luận chương 2.............................................................................................. 60
Chương 3: CÁC BIỆN PHÁP GIÁO DỤC KỸ NĂNG MỀM CHO
SINH VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM SAVANAKHET
NƯỚC CHDCND LÀO ................................................................................... 61
3.1. Nguyên tắc xây dựng biện pháp ................................................................. 61
3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống .......................................................... 61
3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính mục đích ......................................................... 61
3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn .......................................................... 62
3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ giữa các lực lượng tham gia
giáo dục .............................................................................................................. 62
3.1.5. Nguyên tắc đảm bảo tính chất lượng và hiệu quả ................................... 62
3.1.6. Đảm bảo tính kế thừa và phát triển ......................................................... 62

iv
3.2. Biện pháp giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên trường Cao đẳng sư
phạm nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào. ................................................... 63
3.2.1 Biện pháp 1: Tuyên truyền nâng cao nhận thức của CBQL, giảng
viên và sinh viên trường CĐSP Savannakhet về tầm quan trọng của giáo
dục kỹ năng mềm ............................................................................................... 63
3.2.2. Hoàn thiện danh mục các kỹ năng mềm cốt lõi dành cho sinh viên
trường CĐSP sư phạm Savannakhet ................................................................. 65
3.2.3. Biện pháp 3: Thiết kế tài liệu hướng dẫn tổ chức hoạt động giáo
dục kỹ năng mềm cho sinh viên trường CĐSP Savannakhet ............................ 67
3.2.4. Biện pháp 4: Tổ chức bồi dưỡng đội ngũ giảng viên trường CĐSP
Savannakhet thực hiện nhiệm vụ giáo dục KNM cho sinh viên. ...................... 71
3.2.5. Biện pháp 5: Đổi mới hình thức kiểm tra - đánh giá kết quả rèn
luyện kỹ năng mềm của sinh viên ..................................................................... 73
3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp ................................................................. 74
3.4. Khảo nghiệm về mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp
giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên trường CĐSP Savannakhet .................... 74
3.4.1. Mô tả cách thức thực hiện khảo nghiệm ................................................. 75
3.4.2. Kết quả khảo nghiệm và phân tích .......................................................... 75
Kết luận chương 3.............................................................................................. 79
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ................................................................. 80
1. Kết luận .......................................................................................................... 80
2. Khuyến nghị................................................................................................... 81
2.1. Đối với BGH trường Cao đẳng sư phạm Savannakhet, nước CHDCND Lào .. 81
2.2. Đối với đội ngũ giảng viên ................................................................................. 82
2.3. Đối sinh viên ........................................................................................................ 82
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 83
PHỤ LỤC

v
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BGH Ban giám hiệu
CBQL Cán bộ quản lý
CĐSP Cao đẳng sư phạm
CSVC Cơ sở vật chất
GD Giáo dục
GV Giảng viên
KN Kỹ năng
KNGT Kỹ năng giao tiếp
KNM Kỹ năng mềm
PHHS Phụ huynh học sinh
QL Quản lý
QLGD Quản lý giáo dục
SV Sinh viên

iv
DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1: So sánh nhận thức của giảng viên và sinh viên trường CĐSP
Savannakhet về kỹ năng mềm và giáo dục kỹ năng mềm ............................ 46
Bảng 2.2: Tần suất tham gia và hứng thú của sinh viên Trường CĐSP Savannakhet
với các hoạt động giáo dục kỹ năng mềm do nhà trường tổ chức.........................48
Bảng 2.3: So sánh đánh giá của giảng viên với sinh viên về tần suất tham gia và
hứng thú của sinh viên Trường CĐSP Savannakhet với các hoạt động
giáo dục kỹ năng mềm do nhà trường tổ chức ............................................. 49
Bảng 2.4: Những kỹ năng mềm thường được Trường CĐSP Savannakhet tổ
chức giáo dục cho sinh viên ......................................................................... 50
Bảng 2.5: Thực trạng sử dụng các phương pháp tổ chức các hoạt động giáo dục
kỹ năng mềm cho sinh viên ở Trường CĐSP Savannakhet. ........................ 53
Bảng 2.6: Thực trạng hình thức tổ chức các hoạt động giáo dục kỹ năng mềm cho
sinh viên ở Trường CĐSP Savannakhet ....................................................... 54
Bảng 2.7: Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động giáo dục kỹ năng mềm
cho sinh viên ở Trường CĐSP Savannakhet ................................................ 56
Bảng 2.8: Nhận định của giảng viên và sinh viên về các yếu tố cần thay đổi trong
quá trình giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên ở Trường CĐSP
Savannakhet .................................................................................................. 57
Bảng 3.1: Tính cần thiết của các biện pháp giáo dục KNM cho sinh viên trường
CĐSP Savannakhet nước CHDCND Lào .................................................... 76
Bảng 3.2 Tính khả thi của các biện pháp biện pháp giáo dục KNM cho sinh viên
trường CĐSP Savannakhet ........................................................................... 77

v
DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 2.1: Nhân thức của sinh viên về khái niệm kỹ năng mềm ................... 42
Biểu đồ 2.2: Nhận thức của sinh viên về khái niệm giáo dục kỹ năng mềm .... 43
Biểu đồ 2.3: Nhận thức của giảng viên về khái niệm kỹ năng mềm ................. 44
Biểu đồ 2.4: Nhận thức của giảng viên về khái niệm giáo dục kỹ năng mềm .. 45

vi
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thế kỷ XXI, nền kinh tế thế giới đang phát triển trong những điều kiện
và bối cảnh mới với sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ, sự
bùng nổ của công nghệ thông tin và truyền thông cùng với nền kinh tế thị
trường chuyển dần sang nền kinh tế tri thức. Những thay đổi này tác động trực
tiếp đến sự phát triển của các nền giáo dục trên thế giới và làm thay đổi hoàn
toàn triết lý giáo dục của thế kỷ XXI. Đó là “giáo dục không thể thực hiện được
chức năng truyền thống là truyền đạt lại khối kiến thức khổng lồ của nhân loại,
mà chỉ cung cấp những kiến thức cơ bản, nền tảng, chủ yếu tập trung rèn luyện
cho người học các kỹ năng như: tư duy, ngôn ngữ, diễn đạt, khai thác và xử lý
thông tin sau đó áp dụng, sử dụng có ích các thông tin đó và trên cơ sở đó, biến
thông tin thành tri thức”
Đối với các nước đang phát triển như Lào, xu hướng đổi mới giáo dục để
nâng cao chất lượng càng trở nên quan trọng bởi đây chính là chìa khóa mở ra
cánh cửa tương lai để từ đó giáo dục quốc gia sẽ tiến được một bước dài, từ đó
có thể giúp thu hẹp khoảng cách đối với giáo dục của các quốc gia trong khu
cực và trên thế giới. Những năm gần đây Bộ Văn hóa, Giáo dục và Thể thao
Lào đã quan tâm đến xu hướng đổi mới trong giáo dục, tiếp cận giáo dục
chuyển dần từ quan tâm đến nội dung sang quan tâm đến cả giáo dục kỹ năng
cho học sinh, sinh viên.
Thời gian gần đây, những kỹ năng được xã hội quan tâm nhất chính là kỹ
năng mềm. Bởi trước những thách thức của thời kỳ hội nhập quốc tế, kỹ năng
mềm trở nên vô cùng quan trọng để mỗi cá nhân có thể tồn tại, phát triển, quản
lý và làm chủ công việc cũng như cuộc sống của mình. Sinh viên là tầng lớp
nhạy cảm và dễ “tiếp nhận” các xu hướng, trào lưu mới trong khoa học và công
nghệ, văn hóa xã hội nhất là trong bối cảnh hội nhập quốc tế như hiện nay.
Chính vì thế, trang bị kỹ năng mềm cho sinh viên là một vấn đề mang tính thời

1
sự và cần được quan tâm, để họ bước vào cuộc sống lập nghiệp vững vàng, dễ
thích nghi với môi trường làm việc mới, dễ hòa nhập với mọi người mà vẫn giữ
được những giá trị tốt đẹp riêng của bản thân.
Một bộ phận sinh viên sẽ trở thành trụ cột của nền giáo dục quốc gia
trong tương lai chính là sinh viên sư phạm. Có thể nói, sinh viên sư phạm trong
tương lai, sẽ trở thành lực lượng “gây hiệu ứng lan tỏa” bởi tất cả mọi người
trong xã hội đều được thụ hưởng từ nhỏ nền giáo dục quốc gia mà sinh viên sư
phạm chính là đội ngũ cán bộ, giáo viên. Chính vì thế, sinh viên sư phạm cần
phải có kỹ năng mềm để tiếp tục giáo dục kỹ năng mềm cho những thế hệ học
sinh của chính họ. Hơn nữa, trong công cuộc đổi mới nền giáo dục nước nhà,
sinh viên cần phải có đủ “nội lực” bao gồm kiến thức và những kỹ năng cần
thiết, trong đó có kỹ năng mềm để tiếp tục công cuộc đổi mới căn bản, toàn
diện nền giáo dục và thúc đẩy nó diễn ra hiệu quả.
Thực tế cho thấy, trong nhiều năm qua, một bộ phận không nhỏ sinh viên
sư phạm ra trường chủ yếu mới được trang bị kiến thức chuyên môn, mà còn
thiếu các kỹ năng sư phạm và kỹ năng mềm để trở thành người giáo viên tốt,
điều đó ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng giáo dục. Nhiều tác giả đã nghiên
cứu và chỉ ra rằng một trong những nguyên nhân là do chương trình đào tạo
giáo viên trong các trường đại học sư phạm hiện nay vẫn thiên về trang bị lí
luận, xem nhẹ rèn luyện kĩ năng nghề nghiệp cho sinh viên. Nhìn ra thế giới,
nhiều quốc gia có nền giáo dục thành công đã chú trọng tập trung nghiên cứu,
sau đó tiến hành giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên nói chung và sinh viên sư
phạm nói riêng dưới nhiều hình thức đa dạng và đã đạt được những thành tựu
đáng kể. Đặc biệt, một số nước như Vương quốc Anh, Hoa Kỳ, Australia... đã
xây dựng thành công khung kỹ năng mềm và áp dụng thành công những cách
thức giáo dục kỹ năng mềm cho sư phạm.
Để tiếp tục những có những bước thay đổi mạnh mẽ về việc phát triển kỹ
năng mềm cho sinh viên sư phạm ở Lào, với tư cách là giảng viên giảng dạy tại

2
trường Cao đẳng sư phạm Savannakhet, tác giả đã tiến hành nghiên cứu đề tài
“Giáo dục kỹ năng mềm cho sư phạm Trường Cao đẳng Sư phạm
Savannakhet nước Cộng hòa dân chủ Nhân dân Lào”. Đây là đề tài mang
tính cấp thiết, thời sự, có ý nghĩa thiết thực đối với quá trình phát triển giáo
dục, kinh tế và xã hội của Lào.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và khảo sát, đánh giá thực trạng hoạt động
giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên tại ở trường Cao đẳng sư phạm
Savanakhet nước Cộng hòa DCND Lào, từ đó đề xuất các biện pháp giáo dục
nhằm phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên của nhà trường đáp ứng yêu cầu
của giáo dục hiện nay ở nước Lào.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1.Khách thể nghiên cứu: Giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên trường
Cao đẳng sư phạm
3.2.Đối tượng nghiên cứu: Biện pháp giáo dục kỹ năng mềm cho sinh
viên trường Cao đẳng sư phạm Savannakhet nước CHDCND Lào
4. Giả thuyết khoa học
Hoạt động giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên trường Cao đẳng sư
phạm Savannakhet hiện nay còn rất rời rạc, mang tính tự phát chưa được thực
hiện theo một quy trình khoa học và toàn diện. Nếu xây dựng được một hệ
thống các biện pháp giáo dục phù hợp sẽ góp phần nâng cao chất lượng của
hoạt động giáo dục kỹ năng mềm nói riêng cũng như chất lượng đào tạo giáo
viên nói chung của nhà trường.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên cao đẳng
sư phạm
- Đánh giá thực trạng giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên trường Cao
đẳng Sư phạm Savannakhet.

3
- Đề xuất các biện pháp giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên trường Cao
đẳng sư phạm Savannakhet
6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
- Đề tài tập trung vào nghiên cứu hệ thống những kỹ năng mềm cần thiết
cho sinh viên trong giai đoạn học tập tại trường Cao đẳng sư phạm nhằm tạo
điều kiện cho sự hòa nhập của sinh viên vào môi trường xã hội và nghề nghiệp
sau khi tốt nghiệp.
- Đề tài tập trung nghiên cứu trên 150 sinh viên trường Cao đẳng sư phạm
Savannakhet ở các khoa Tự nhiên, Khoa Ngoại ngữ và Khoa mầm non - tiểu học.
Đồng thời tiến hành khảo sát trên 50 Giảng viên các khoa trên của nhà trường.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1.Phương pháp nghiên cứu tài liệu và sản phẩm hoạt động giáo dục:
- Tổng hợp tài liệu: tác giả đã tiến hành tổng hợp các tài liệu, giáo trình
có liên quan đến vấn đề giáo dục kỹ năng mềm trong và ngoài nước, đặc biệt
tác giả lựa chọn sử dụng một số lượng lớn các tài liệu và những nghiên cứu về
giáo dục kỹ năng mềm tại Việt Nam.
- Phân tích, khái quát hóa tài liệu: Trên cơ sở những tài liệu đã thu thập
được, tác giả tiến hành nghiên cứu tài liệu, sắp xếp các nội dung theo các
trường phái hoặc các quan điểm tiếp cận nghiên cứu để định hướng vấn đề lí
thuyết trong đề tài luận văn.
7.2. Phương pháp điều tra: Tác giả đã tiến hành điều tra trên giảng viên
và sinh viên các khoa Khoa học tự nhiên; Khoa Ngoại ngữ, Khoa mầm non và
Tiểu học bằng hệ thống phiếu hỏi và phỏng vấn.
7.3. Phương pháp thống kê toán học: Tác giả đã tiến hành xử lí số liệu
thu được bằng cách dùng phần mềm Excel 2013 từ đó và phân tích số liệu thực
trạng và thu được kết quả thực trạng.

4
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIÁO DỤC KỸ NĂNG MỀM CHO SINH VIÊN
CAO ĐẲNG SƯ PHẠM

1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề


1.1.1.Tổng quan các nghiên cứu về kỹ năng mềm và giáo dục kỹ năng mềm
trên thế giới
i) Nghiên cứu của các quốc gia trên thế giới
Nghiên cứu về Kỹ năng mềm là một lĩnh vực nghiên cứu được quan tâm
trên thế giới từ những năm 1980 đến nay. Mỗi cá nhân khi tham gia vào các
hoạt động của đời sống thực tiễn dần bộc lộ những hạn chế trong việc hòa nhập
vào các mối quan hệ và các lĩnh vực lao động. Kỹ năng mềm có khả năng giúp
cho mỗi cá nhân thích nghi và đáp ứng tốt những yêu cầu đó của thực tiễn. Vì
thế, thuật ngữ kỹ năng mềm xuất hiện và vấn đề nghiên cứu về kỹ năng mềm
trong nghề nghiệp cũng như phát triển kỹ năng mềm cho người lao động ở
những ngành nghề cụ thể được quan tâm. Nội dung nghiên cứu này không chỉ
dừng lại ở đó mà còn có sự phát triển trong tương lai với các tầng bậc ngày
càng giúp con người thích nghi nhanh chóng với các điều kiện thực tiễn của đời
sống đang phát triển không ngừng.
Hiện nay, các nước phát triển trên thế giới hầu hết đều có các tổ chức
chịu trách nhiệm về việc nghiên cứu để phát triển các kỹ năng mềm cho người
lao động. Ví dụ như: Bộ lao động Mỹ thành lập Uỷ ban thư ký về rèn luyện các
kỹ năng cần thiết - The Secretary’s Comission on Achieving Necessary Skills);
Tại Canada, Bộ phát triển nguồn nhân lực và kỹ năng Canada - Human
Resources and Skills Development Canada phụ trách về vấn đề phát triển kỹ
năng cho người lao động. Ngoài ra tại nước này cũng có một tổ chức phi lợi
nhuận tên là Conference Board of Canada chuyên nghiên cứu và phân tích các
xu hướng kinh tế, năng lực hoạt động của các tổ chức/ chính sách công có liên
quan để hỗ trợ phát triển kỹ năng mềm cho người lao động tìm việc làm; Tại

5
Anh, năm 2009, dựa trên những Bộ, ngành cũ thì vấn đề liên quan đến việc học
tập của người lớn, phát triển kỹ năng nghề nghiệp được một tổ chức mới thành
lập là Bộ Kinh tế và Phát triển chịu trách nhiệm; Ở Singapore, Cục Phát triển
Lao động - Workforce Development Agency rất quan tâm đến kỹ năng nghề
nghiệp trong đó vị trí của kỹ năng mềm được coi là hết sức quan trọng.
Hai thập kỷ gần đây, trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu về
giáo dục (GD) kỹ năng mềm cho sinh viên (SV) người lao động, tập trung vào
3 hướng chính: những kỹ năng mềm cốt lõi; khung kỹ năng mềm và cách thức
GD kỹ năng mềm.
Hướng thứ nhất, những kỹ năng mềm căn bản cần phải có đối với SV và
người lao động, có thể kể đến các công trình sau:
Từ năm 1997, bài viết “Successful Consulting Engineering: a Lifetime of
Learning” (Patricla A.Hecker) trên tạp chí GD kỹ thuật quốc tế, số 11 đã nghiên
cứu và làm sáng tỏ về sự cần thiết và tầm quan trọng của kỹ năng mềm đối với
kỹ sư cố vấn; vai trò của công tác giảng dạy, đào tạo kỹ năng mềm cho kỹ sư cố
vấn; và giải pháp nâng cao việc đào tạo kỹ năng mềm cho SV khối kỹ thuật.
Năm 2002, Hội đồng Kinh doanh Úc (The Business Council of Australia
- BCA) kết hợp với Phòng Thương mại và Công nghiệp Úc (The Australian
Chamber of Commerce and Industry - ACCI) dưới sự bảo trợ của Bộ GD, Đào
tạo và Khoa học (The Department of Education, Science and Training - DEST)
và Hội đồng GD quốc gia Úc(The Australian National Training Authority -
ANTA) đã xuất bản cuốn Employability Skills For Future. Công trình này chỉ ra
8 kỹ năng mềm quan trọng với người lao động, bao gồm: giao tiếp, làm việc
nhóm, giải quyết vấn đề, sáng tạo và mạo hiểm, lập kế hoạch và tổ chức công
việc, tự quản, học tập suốt đời và kỹ năng công nghệ (dẫn theo [13]).
Bộ Phát triển nguồn nhân lực và kỹ năng của Canada (Human Resourse
and Skills Development Canada - HRSDC) cũng tiến hành nghiên cứu và đưa
ra danh sách kỹ năng mềm cho tương lai là: giao tiếp, giải quyết vấn đề, tư duy

6
và hành động tích cực, thích ứng, làm việc với người khác, nghiên cứu khoa
học.Cục Phát triển lao động Singapore (Workfore Development Agency - WDA)
đã đưa ra 10 kỹ năng mềm: viết và tính toán, sử dụng công nghệ thông tin và
truyền thông, giải quyết vấn đề và ra quyết định, sáng tạo và mạo hiểm, giao
tiếp và quản lý mối quan hệ, học tập suốt đời, tư duy mở toàn cầu, quản lý bản
thân, tổ chức công việc và an toàn lao động, vệ sinh sức khỏe (dẫn theo [13]).
Ở Bồ Đào Nha, năm 2007, Artur Ferreira da Silva, José Tribolet, GV
trường ĐH Kỹ thuật Lisbon đã trình bày tham luận Developing soft skills in
engineering studies - The experience of students ’personal portfolio tại hội nghị
quốc tế về GD kỹ thuật. Trong bài viết, tác giả đã trình bày kinh nghiệm thực tế
trong 15 năm (tập trung vào 6 học kỳ) đào tạo kỹ năng mềm cho SV kỹ thuật
thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp và các buổi thực hành trong chương
trình mang tên "Personal Portfolio" [35].
Hướng thứ hai,về vấn đề khung kỹ năng mềm, một số khung của các
quốc gia sau đây đã được công bố và áp dụng thành công:
Bang Michigan, Hoa Kỳ có Lifelong Soft Skills Framework: Creating a
Workforce That Works [38]. Khung này đã chỉ ra những kỹ năng mềm căn bản
SV cần phải có để đạt được thành công; Bộ Giáo dục Đại học Malaysia giới
thiệuFramework of Soft Skills Infusion Based on Learning Contract Concept in
Malaysia Higher Education [40] nêu rõ mục đích của GD kỹ năng mềm cho SV
ĐH (ứng dụng cụ thể ở ĐH Quốc gia Malaysia) và thảo luận về phương pháp
phát triển kỹ năng mềm đối với SV ĐH; Australian Core Skills Framework tập
trung vào các cấp độ của 5 kỹ năng mềm: học tập, đọc, viết, giao tiếp bằng lời và
kỹ năng toán học. Khung này đã cung cấp cách tiếp cận và phân loại các yêu cầu
của kỹ năng mềm đối với từng cá nhân, tổ chức, cộng đồng [17].
Hướng thứ ba, về vấn đề cách thức GD kỹ năng mềm. Có thể đơn cử một
số công trình tiêu biểu như:
Bài viết Teaching Soft Skills to Engineers của Susan H.Pulko và Samir
Parikh đăng trên International Journal of Electrical Engineering Education [46].

7
Hai tác giả đề cập đến một số phương pháp giảng dạy kỹ năng mềm cho SV
khối kỹ thuật như: làm bài tập nhóm, công não, mô phỏng,...
Từ lịch sử nghiên cứu kể trên chứng tỏ các nước trên thế giới rất quan
tâm đến vấn đề nâng cao chất lượng GD kỹ năng mềm cho SV. Đặc biệt, nhiều
nước đã xây dựng được Khung kỹ năng mềm và áp dụng thành công - một
trong những cơ sở lý luận đáng tin cậy khi chúng ta tiến hành nghiên cứu một
cách hệ thống về cơ sở lý luận kỹ năng mềm cho SV đại học (ĐH) ở Việt Nam.
Đồng thời, kinh nghiệm của các nước trên thế giới sẽ mang đến những bài học
quý báu cho nước ta trong quá trình GD kỹ năng mềm cho SV.
ii) Các nghiên cứu về kỹ năng mềm ở Việt Nam
Bộ sách 4 cuốn Giáo dục giá trị sống và kỹ năng sống cho học sinh các
cấp từ mầm non đến trung học phổ thông (tài liệu dùng cho giáo viên) của tác giả
Nguyễn Thị Mỹ Lộc (chủ biên) [24-27] đã nghiên cứu đặc điểm phát triển tâm lý
học của học của học sinh từng cấp, từ đó đưa ra những vấn đề chung của giá trị
sống và phương pháp kỹ năng sống (trong đó có kỹ năng mềm) cho học sinh.
Bài viết “Tăng cường GD, rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm cho SV - yêu
cầu cấp bách của đổi mới GD ĐH” của Bùi Loan Thủy [34]. Tác giả phân tích
thực trạng sử dụng kỹ năng làm việc nhóm của SV Việt Nam, những lợi ích đối
với SV khi sử dụng tốt kỹ năng này. Trên cơ sở đó, bài viết đưa ra biện pháp
nâng cao hiệu quả làm việc nhóm đối với nhà trường, GV và bản thân SV.
Bài viết “Khảo sát một vài biện pháp phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên
ĐH sư phạm ”của Huỳnh Văn Sơn [19] đề cập đến việc khảo sát 3 biện pháp phát
triển các kỹ năng mềm cho SV ĐH sư phạm: định hướng nghiên cứu có hệ thống
về kỹ năng mềm, tổ chức khóa huấn luyện về kỹ năng mềm cho SV sư phạm với
tên gọi “Phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên sư phạm” và lồng ghép huấn luyện
kỹ năng mềm cho SV ĐH sư phạm thông qua các hoạt động ngoại khóa.
Ngoài ra, có thể kể đến các Hội thảo do các trường ĐH/ cao đẳng và
Viện nghiên cứu tổ chức như: Hội thảo về kỹ năng mềm cho SV của trường

8
Đại Mở Thành phố Hồ Chí Minh năm 2013; Hội thảo về kỹ năng mềm của
Viện Đào tạo quốc tế - Học viện Tài chính năm 2013;...
Trong những nghiên cứu về phát triển kỹ năng cho SV SP, dễ nhận thấy
những đề tài, tài liệu, bài báo nghiên cứu tập trung vào các kỹ năng cơ bản của
nghiệp vụ sư phạm: nghiên cứu về kỹ năng giao tiếp sư phạm, kỹ năng làm
công tác chủ nhiệm, kỹ năng soạn giáo án - thiết kế bài giảng, kỹ năng đánh giá
lớp học - học sinh... Tiêu biểu như:
- Đề tài: “Xây dựng quy trình rèn luyện kỹ năng sư phạm cơ bản cho
sinh viên cao đẳng sư phạm nhằm góp phần hình thành năng lực sư phạm và
đáp ứng có hiệu quả yêu cầu yêu cầu giảng dạy theo chương trình và sách giáo
khoa mới trường trung học cơ sở" (2006) của tác giả Nguyễn Văn Huyên và
Nguyễn Nhã tại Sở khoa học và công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh [17].
- Luận văn Thạc sỹ Tâm lý học: “Kỹ năng giao tiếp của sinh viên sư
phạm Trường Cao đẳng Sư phạm Cần Thơ"" của tác giả Lê Thị Thảo (2010) tại
Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh [33];
- Đề tài “Biện pháp hình thành kỹ năng chủ nhiệm lớp cho sinh viên sư
phạm"" (2011) của tác giả Nguyễn Thị Hằng [12].
- Đề tài “Khảo sát kỹ năng sử dụng bảng phấn của sinh viên Đại học Sư
phạm TP. Hồ Chí Minh" (2001) của nhóm tác giả Ngô Đình Qua, Lê Thị Thanh
Chung và Nguyễn Thị Bích Hạnh tại Trường ĐHSP TP.Hồ Chí Minh [29].
Các đề tài nghiên cứu liên quan đến vấn đề phát triển kỹ năng của SV SP
gần với phát triển các kỹ năng mềm hơn như là:
- Luận văn thạc sỹ Tâm lý học: “Tìm hiểu kỹ năng giải quyết tình huống
sư phạm của SV SP Trường Đại học An Giang""(2002) của tác giả Trần
Thanh Hải [11]; Luận văn thạc sỹ giáo dục học: “Một số biện pháp nâng cao
kỹ năng giải quyết tình huống sư phạm cho SV trường ĐH Sư phạm Hà Nội II
trong quá trình dạy học phần lý luận dạy học"" (2004) của tác giả Trịnh Thúy
Giang [8]; Luận văn thạc sỹ Tâm lý học: “Tìm hiểu một số kỹ năng giao tiếp

9
sư phạm của SV trường Cao đẳng SP Sóc Trăng"" (2002) của tác giả Trần Thị
Năm tại Viện Khoa học Giáo dục [28]; Đề tài nghiên cứu cấp cơ sở “Kỹ năng
giải quyết vấn đề của SV Trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh
trong thực tập sư phạm đợt một theo hình thức gửi thẳng""(2012) của tác giả
Huỳnh Văn Sơn [20]... Những luận văn này đều nghiên cứu về một trong các
kỹ năng mềm cần thiết cho SV SP và đề xuất các biện pháp để phát triển kỹ
năng mềm đó cho SV SP.
Từ những công trình nghiên cứu trên, có thể nói vấn đề giáo dục kỹ năng
mềm được khá nhiều tác giả quan tâm. Các đối tượng được giáo dục kỹ năng
mềm khá phong phú không chỉ riêng sinh viên đang học tập trong các cơ sở
giáo dục nghề nghiệp mà ngay cả với người lao động thì các kỹ năng mềm
cũng được chú trọng nghiên cứu và giáo dục.
Đối với đối tượng là sinh viên sư phạm, việc giáo dục kỹ năng mềm tập
trung vào một số những hướng nghiên cứu như sau: phát triển kỹ năng nghiệp
vụ sư phạm thông qua: giảng dạy môn học Lý luận dạy học bộ môn, rèn luyện
nghiệp vụ sư phạm thường xuyên, thực tập sư phạm...; các nghiên cứu chuyên
sâu về phát triển kỹ năng cụ thể nào đó cho SV... Các con đường ưu thế để giáo
dục kỹ năng mềm tập trung chủ yếu vào quá trình dạy học các bộ môn trong
nhà trường và thông qua các hoạt động tập thể. Chính điều này đã định hướng
việc tổ chức nghiên cứu các đề tài về giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên khai
thác theo các xu hướng trên. Mặt khác có thể thấy các nghiên cứu chủ yếu tập
trung vào giáo dục 1 hoặc một nhóm cụ thể. Hiện còn ít các công trình nghiên
cứu về một hệ thống các kỹ năng mềm cho sinh viên sư phạm.
1.1.2. Tổng quan các nghiên cứu về kỹ năng mềm và giáo dục kỹ năng mềm
ở Lào
Vấn đề giáo dục kỹ năng mềm đã được đề cập đến trong hệ thống giáo
dục tại Lào, tuy nhiên những nghiên cứu về vấn đề này chưa có nhiều công
trình nghiên cứu, đặc biệt là những nghiên cứu mang tính đặc thù riêng cho

10
sinh viên trường cao đẳng sư phạm. Những nghiên cứu về kỹ năng nói chung
và kỹ năng mềm nói riêng tại Lào chưa rõ nét, thường được trộn lẫn trong các
công trình nghiên cứu về giáo dục đạo đức cho học sinh. Có thể điểm qua một
số các công trình nghiên cứu có liên quan như sau:
- Tác giả Kantana Hongthaboun trong công trình nghiên cứu có tên
“Giáo dục hành vi của học sinh dẫn đến kết quả học tập của học sinh lớp 11” có
đề cập đến nội dung các kỹ năng với tư cách là các kỹ năng học tập và kỹ năng
tổ chức hoạt động học tập tồn tại trong hành vi của cá nhân dẫn đến kết quả học
tập với mức độ tương ứng với các hành vi đó. Công trình đánh giá như sau: nếu
hành vi học tập của học sinh tích cực thì sẽ nhận được kết quả tương ứng.
Nghiên cứu này được thực hiện trên học sinh lớp 11 tại Lào. [44].
- Tác giả Channouson Phanthavong có nghiên cứu về “Giáo dục tính
cách của giáo viên theo yêu cầu của học sinh trong thời đại toàn cầu hóa” có đề
cập đến các kỹ năng mà người giáo viên cần có để đạt được kỹ vọng của người
học bao gồm các kỹ năng dạy học và giáo dục học sinh, kỹ năng sử dụng các tri
thức công cụ trong học tập và nghiên cứu môn học, kỹ năng khai thác tư liệu
giáo dục nhằm nâng cao chất lượng của hoạt động dạy học. Đây là công trình
nghiên cứu đề cập gần nhất đến những kỹ năng mà người giáo viên cần có. Tuy
nhiên nghiên cứu này chú trọng nhiều đến kỹ năng “cứng”, tức là các kỹ năng
liên quan đến kiến thức chuyên môn, nghiệp cụ của giáo viên. [45].
- Tác giả Phetsavan Inthavong có nghiên cứu về “Yếu tố khiến cho học
sinh học yếu môn Vật lý lớp 10 ở trường nội trú - tài năng tỉnh Savannakhet.
Tuy nghiên cứu này không trực tiếp nghiên cứu về hệ thống các kỹ năng nhưng
trong số các yếu tố khiến cho học sinh học yếu môn Vật lý có 1 yếu tố đó chính
kỹ năng tự học và tổ chức hoạt động học tập còn hạn chế ở học sinh. [46].
- Tác giả Thinnakon Xayyathilat có nghiên cứu về “Giáo dục các yếu tố
liên quan đến sự chăm chỉ học môn Toán của học sinh trường phổ thông
Udomvilay” có đề cập đến hệ thống các kỹ năng: kỹ năng nhận diện khó khăn

11
trong học tập môn Toán học, kỹ năng tự khẳng định bản thân và mong muốn
được thừa nhận chính là một trong các yếu tố thúc đẩy sự chăm chỉ học môn
Toán của học sinh trường phổ thông Udomvilay. [47]
Có thể thấy, số lượng các công trình nghiên cứu về kỹ năng mềm ở Lào
còn rất ít, chủ yếu mới chỉ đề cập đến một số kỹ năng sống của học sinh phổ
thông tại Lào. Nghiên cứu về kỹ năng mềm cho sinh viên sư phạm nói riêng và
sinh viên nói chung ở Lào còn rất mờ nhạt, các nghiên cứu tập trung vào vấn đề
giáo dục kỹ năng mềm cho SV vẫn chưa được thực hiện một cách hệ thống và
được đầu tư xứng đáng. Dễ nhận thấy hàng loạt những câu hỏi đặt ra như: kỹ
năng mềm của SV Cao đẳng Sư phạm là những kỹ năng nào? Những kỹ năng
mềm mang tính “phổ biến” cho tất cả các ngành? những kỹ năng mềm nào chỉ
tồn tại hay thực sự thích ứng ở một số ngành? Định hướng giáo dục kỹ năng
mềm cho SV SP trong khuôn khổ lớp học như thế nào? Sự phối hợp và ràng
buộc trách nhiệm giữa các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nhà trường cao đẳng
sư phạm trong GD kỹ năng mềm cho SV như thế nào? Những câu hỏi còn bỏ
ngỏ trong các công trình về kỹ năng mềm ở Lào chính là động lực thúc đẩy tác
giả nghiên cứu đề tài luận văn.
1.2. Các khái niệm cơ bản của đề tài
1.2.1. Kỹ năng, kỹ năng sống, kỹ năng mềm;
i) Kỹ năng
Theo từ điển Giáo dục học [14], kỹ năng là: “khả năng thực hiện đúng
hành động, hoạt động phù hợp với những mục tiêu và điều kiện cụ thể tiến
hành hành động ấy cho dù đó là hành động cụ thể hay hành động trí tuệ ".
Trên bình diện của Tâm lý học, có hai quan điểm khác nhau về kỹ năng:
Thứ nhất, xem kỹ năng là mặt kỹ thuật của thao tác, hành động, coi kỹ
năng như một phương tiện thực hiện hành động phù hợp với mục đích và điều
kiện hành động mà con người đã nắm vững, không cần quan tâm đến kết quả:
kỹ nănglà cách thức cơ bản để chủ thể thực hiện hành động, thể hiện bởi tập

12
hợp những kiến thức đã thu lượm được, những thói quen và kinh nghiệm” [30].
Thứ hai, xem kỹ năng là biểu hiện của năng lực con người, coi kỹ năng là năng
lực thực hiện một công việc kết quả với chất lượng cần thiết, trong một khoảng
thời gian cụ thể: Các tác giả Nguyễn Quang Uẩn, Ngô Công Hoàn, Trần Quốc
Thành, Trần Thị Quốc Minh cho rằng: “kỹ năngmột mặt của năng lực con
người thực hiện một cong việc có kết quả. (dẫn theo [1])
Trên cơ sở phân tích trên, trong đề tài này, tác giả sử dụng khái niệm kỹ
năng sau: “kỹ năng là khả năng thực hiện có kết quả một hành động nào đó
bằng cách vận dụng những tri thức, những kinh nghiệm đã có để hành động
phù hợp với những điều kiện cho phép. Kỹ năng không chỉ đơn thuần về mặt kỹ
thuật của hành động, mà còn là biểu hiện năng lực của con người”.
Kỹ năng là giai đoạn trung gian giữa việc nắm vững cách thức mới thực
hiện hành động, dựa trên cơ sở của tri thức và sự vận dụng đúng những tri thức
tương xứng trong quá trình hoàn thành các bài tập, nhưng chưa đạt tới mức độ
kỹ xảo.
ii) Kỹ năng sống
Theo Từ điển Bách khoa Tâm lý học - giáo dục học Việt Nam [10], kỹ
năng sống là: Tổng hợp các kỹ năng bộ phận giúp cá nhân thích nghi và giải
quyết hiệu quả các yêu cầu, thách thức của cuộc sống.
Theo tổ chức y tế thế giới WHO, kỹ năng sống được hiểu là: “những
hành vi tích cực giúp cá nhân ứng phó hiệu quả với yêu cầu, thách thức của
cuộc sống hàng ngày. Đây là một nhóm năng lực tâm lý - xã hội trực tiếp
hướng vào hoạt động của cá nhân hoặc tác động đến người khác, hoặc hướng
vào những hoạt động làm thay đổi môi trường xung quanh để nâng cao sức
khỏe thể chất, tinh thần của xã hội”.(dẫn theo [10])
Theo UNESSCO, kỹ năng sống là “những năng lực tâm lý - xã hội liên
quan đến kiến thức, thái độ được thể hiện bằng hành vi giúp cá nhân thích nghi
và giải quyết hiệu quả các yêu cầu, thách thức của cuộc sống”.(dẫn theo [10])

13
Theo quan niệm của tác giả, kỹ năng sốnglà những kỹ năngtâm lý - xã
hội cơ bản giúp cho cá nhân tồn tại và thích ứng trong cuộc sống. Những kỹ
năng này còn được xem như một biểu hiện quan trọng của khả năng tâm lý - xã
hội giúp cho cá nhân thể hiện được chỉnh mình cũng như tạo ra những nội lực
cần thiết để giải quyết những vấn đề trong cuộc sống và phát triển.
Kỹ năng sống được chia theo nhiều nhóm khác nhau với nhiều quan
điểm nghiên cứu của mỗi tác giả. Có thể kể đến 1 số cách phân chia như sau:
Cách thứ nhất: chia thành 3 nhóm sau
Nhóm 1: Nhóm kỹ năng nhận thức: Nhóm này bao gồm những kỹ năng
cơ bản: tự nhận thức bản thân, tự đặt mục tiêu và xác định giá trị, kỹ năng tư
duy, kỹ năng sáng tạo, kỹ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề.
Nhóm 2: Nhóm kỹ năng liên quan đến cảm xúc: Ở nhóm này bao gồm
một số kỹ năng sau: nhận biết và chịu trách nhiệm về cảm xúc của mình, kềm
chế và kiểm soát được cảm xúc, tự giám sát - tự điều chỉnh cảm xúc của cá nhân.
Nhóm 3: Nhóm kỹ năng xã hội: Ở nhóm kỹ năng này bao gồm một số kỹ
năng cụ thể như: giao tiếp - truyền thông, cảm thông, chia sẻ, hợp tác, gây thiện
cảm, thích ứng với cảm xúc của người khác...
Cách thứ hai, theo tổ chức UNESCO thì kỹ năng sống phải được phân
chia dựa trên những kỹ năng nền tảng cơ bản cũng như những kỹ năng chuyên
biệt trong đời sống cá nhân của con người ở những mối quan hệ khác nhau
cũng như ở những lĩnh vực khác nhau. Xuất phát từ đó, có thể có những nhóm
kỹ năng như sau:
Nhóm1: Nhóm kỹ năng chung: Ở nhóm kỹ năng chung này bao gồm
những kỹ năng cơ bản mà mỗi cá nhân đều có thể có để thích ứng với cuộc
sống chung bao gồm các kỹ năng nhận thức, kỹ năng liên quan đến cảm xúc và
các kỹ năng cơ bản về xã hội.
Nhóm 2: Nhóm kỹ năng chuyên biệt: Nhóm kỹ năng này bao gồm một
số kỹ năng sống được thể hiện trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã

14
hội như: các kỹ năng về sức khỏe và dinh dưỡng, các kỹ năng liên quan đến
giới và giới tính, các kỹ năng về vấn đề xã hội như rượu, ma túy, thuốc lá, HIV
- AIDS, các kỹ năng liên quan đến môi trường thiên nhiên, các kỹ năng liên
quan đế vấn đề bạo lực - rủi ro, các kỹ năng liên quan đến cuộc sống gia đình,
các kỹ năng liên quan đến môi trường cộng đồng...
Cách thứ ba, theo UNICEF
Tổ chức này cũng có những nghiên cứu về kỹ năng sống dưới góc độ tồn
tại và phát triển của cá nhân. Phân loại ở đây cũng đề cập đến ba nhóm kỹ năng
cơ bản:
Nhóm1: Nhóm những kỹ năng tự nhận thức và sống với chính mình.
Nhóm này bao gồm một số kỹ năng như: tự nhận thức và đánh giá bản thân, kỹ
năng xây dựng mục tiêu cuộc sống, kỹ năng bảo vệ bản thân...
Nhóm 2: Nhóm kỹ năng tự nhận thức và sống với người khác. Nhóm này
bao gồm một số kỹ năng như: thiết lập quan hệ, hợp tác, làm việc nhóm,...
Nhóm 3: Nhóm kỹ năng ra quyết định và làm việc hiệu quả. Nhóm kỹ
năng này bao gồm một số kỹ năng như: phân tích vấn đề, nhận thức thực tế, ra
quyết định, ứng xử, giải quyết vấn đề...
Sự phân chia ở trên cũng chỉ là tương đối. Ở mỗi một góc độ khác nhau,
cách phân loại kỹ năng sống có thể khác nhau. Tuy nhiên, dù phân loại trên góc
nhìn nào thì kỹ năng sống phải là những kỹ năng thuộc về năng lực cá nhân
giúp bản thân tồn tại và làm chủ cuộc sống mình cũng như đạt được những mục
tiêu sống hiệu quả. Như vậy, một cách đơn giản thì kỹ năng sống bao gồm: kỹ
năng mềm và kỹ năng “cứng”. Kỹ năng “cứng” thực chất là cách gọi dễ nhớ
của những kỹ năng cơ bản trong nghề nghiệp (thậm chí là hiểu biết), những kỹ
năng thuộc về chuyên môn - nghiệp vụ.
iii) Kỹ năng mềm:
Bên cạnh thuật ngữ “kỹ năng sống” được phổ biến một cách rộng rãi
trong lĩnh vực giáo dục và xã hội thì thuật ngữ “kỹ năng mềm” (Soft Skills)

15
cũng là một trong những vấn đề được quan tâm - nhất là các đối tượng đang
chuẩn bị cho quá trình lập thân - lập nghiệp. Ngày nay, trình độ học vấn và
bằng cấp chưa đủ để quyết định trong việc tuyển dụng lao động của nhiều
doanh nghiệp và người sử dụng lao động. Họ còn căn cứ vào yếu tố cá nhân
như sự nhạy bén khi xử lý công việc và giao tiếp của mỗi người lao động..., các
yếu tố này được người ta gọi là “kỹ năng mềm”.
Có khá nhiều quan niệm khác nhau hay định nghĩa khác nhau về kỹ năng
mềm tuỳ theo lĩnh vực nghề nghiệp, góc nhìn chuyên môn, ngữ cảnh phát biểu
và thậm chí là việc đặt thuật ngữ này bên cạnh những thuật ngữ nào. Hiểu một
cách đơn giản kỹ năng mềm là những kỹ năng con người tích luỹ được để làm
cho mình dễ dàng được chấp nhận, làm việc thuận lợi và đạt được hiệu quả.
Theo tác giả D.M. Kaplan thì kỹ năng mềm là những kỹ năng mà con
người có được ngoài yếu tố chuyên môn và sự chuyên nghiệp xét trên lĩnh vực
công việc. Đó còn được xem là biểu hiện của trí tuệ cảm xúc của con người, thể
hiện khả năng tinh thần của cá nhân. Nói cách khác, kỹ năng mềm thể hiện sự
tồn tại và vận dụng một cách hiệu quả những đặc điểm của cá nhân như: thân
thiện, vị tha, biết chấp nhận người khác... (dẫn theo [18]).
Một vài tác giả khác như E.A. Leutenberg, J.J. Liptak lại cho rằng kỹ
năng mềm là những kỹ năng không liên quan trực tiếp đến kiến thức chuyên
môn của nghề nghiệp đang sở hữu mà nó thể hiện cái riêng về mặt cá tính của
cá nhân trong công việc và trong mối quan hệ với người khác (dẫn theo [18]).
Tác giả Forland, Jeremy cho rằng kỹ năng mềm là một thuật ngữ thiên về
mặt xã hội để chỉ những kỹ năng có liên quan đến việc sử dụng ngôn ngữ giao
tiếp, khả năng hoà nhập xã hội, thái độ và hành vi ứng xử hiệu quả trong giao
tiếp giữa người với người. Nói khác đi, đó là kỹ năng liên quan đến việc con
người hoà mình, chung sống và tương tác với cá nhân khác, nhóm, tập thể, tổ
chức và cộng đồng (dẫn theo [18]).
Tác giả Nguyễn Thị Mỹ Lộc [24-27] cho rằng kỹ năng mềmlà thuật ngữ
dùng để chỉ các kỹ năng thuộc về trí tuệ cảm xúc (EQ) của con người như: một

16
số nét tính cách (quản lý thời gian, thư giãn, vượt qua khủng hoảng, sáng tạo và
đổi mới), sự tế nhị, kỹ năng ứng xử, thói quen, sự lạc quan, chân thành, kỹ
năng làm việc theo nhóm... Đây là những yếu tố ảnh hưởng đến sự xác lập mối
quan hệ với người khác. Những kỹ năng này là những thứ thường không được
học trong nhà trường, không liên quan đến kiến thức chuyên môn, không thể sờ
nắm, nhưng không phải là kỹ năng đặc biệt mà phụ thuộc chủ yếu vào cá tính
của từng người. Kỹ năng mềm quyết định bạn là ai, làm việc thế nào, là thước
đo hiệu quả cao trong công việc.
Kỹ năng mềm cho sinh viên trường sư phạm mang tính đặc thù và được
nghiên cứu dưới các góc độ khác nhau:
Hướng thứ nhất, Nghiên cứu về kỹ năng mềm dưới góc độ nghiên cứu
hình thành bồi dưỡng kỹ năng sư phạm cho giáo viên và kĩ năng học tập cho
người học bao gồm: kỹ năng dạy học, kỹ năng giáo dục, kỹ năng định hướng,
kỹ năng thiết kế, kỹ năng thực hiện kế hoạch, kỹ năng tự kiểm tra, đánh giá, kỹ
năng thiết kế, kỹ năng tự học, kỹ năng đọc sách, kỹ năng giải bài tập…
Hướng thứ hai, Nghiên cứu kỹ năng mềm dưới góc độ khai thác lối sống
sinh viên bao gồm: kỹ năng tự đánh giá, kỹ năng hợp tác, kỹ năng lắng nghe,
kỹ năng phán đoán cảm xúc của người khác, kỹ năng kiềm chế cảm xúc, kỹ
năng giao tiếp, kỹ năng tự nhận thức, kỹ năng tư duy tích cực…
Hướng thứ ba, nghiên cứu KNM dưới góc độ hình thành và phát triển
các kỹ năng hoạt động xã hội của sinh viên trong các trường sư phạm. Theo
hướng nghiên cứu này các kỹ năng mềm bao gồm: các kỹ năng giao tiếp, ứng
xử trong các mối quan hệ trong nhà trường, gia đình, bạn bè, cơ quan, nơi công
cộng… Ngoài ra còn đề cập đến các kỹ năng mà sinh viên tham gia vào các
hoạt động xã hội như: kỹ năng vận động, tuyên truyền, tổ chức quần chúng
tham gia các hoạt động xã hội.
Như vậy, có thể nói có khá nhiều định nghĩa khác nhau về kỹ năng mềm,
để phù hợp với đối tượng nghiên cứu của đề tài, tác giả xác định khái niệm sau

17
làm khái niệm chính của đề tài như sau: kỹ năng mềm là những kỹ năng không
liên quan trực tiếp đến kiến thức chuyên môn mà thiên về mặt tinh thần của mỗi
cá nhân nhằm đảm bảo cho quá trình thích ứng với người khác, công việc
nhằm duy trì tốt mối quan hệ tích cực và góp phần hỗ trợ thực hiện công việc
một cách hiệu quả [18].
Kỹ năng mềm có những đặc điểm sau:
- Kỹ năng mềm không phải là yếu tố thuộc về bẩm sinh của con người.
Kỹ năng mềm không phải là sự “chín muồi” của những tố chất, hay cũng không
hẳn là sự “phát sáng” theo kiểu bẩm sinh đã có kỹ năng mềm ấy ở chủ thể mà
tất cả đều phải trải qua sự nỗ lực, tập luyện và phát triển một cách đích thực, có
biện pháp và phương pháp của chủ thể.
- Kỹ năng mềm không phải chỉ là biểu hiện của trí tuệ cảm xúc. Ở một
vài định nghĩa đã đề cập cũng như quan điểm của một số tác giả, kỹ năng mềm
liên quan chặt đến khả năng tương tác với người khác, vì vậy họ mặc nhiên
xem rằng đây là biểu hiện của chỉ số trí tuệ cảm xúc . Tuy nhiên nếu kỹ năng
mềm là biểu hiện của trí tuệ cảm xúc thì việc sử dụng khái niệm trí tuệ cảm xúc
lại rất bao quát và đầy đủ thì không nhất thiết phải sử dụng thêm thuật ngữ kỹ
năng mềm. Mỗi cá nhân đều có trí tuệ cảm xúc, nhưng trí tuệ cảm xúc đó phải
đạt đến một mức độ cụ thể nào đó mới có thể được gọi là kỹ năng. Vì vậy
không thể đồng nhất hai khái niệm kỹ năng mềm và trí tuệ cảm xúc.
- Kỹ năng mềm được hình thành bằng con đường trải nghiệm đích thực
chứ không phải là sự “nạp” kiến thức đơn thuần. Có thể nhận ra rằng việc con
người được rèn luyện ở một nghề nghiệp thì ngoài những yêu cầu về đạo đức
nghề nghiệp thì các kỹ năng nghề theo mô hình thao tác nghề nghiệp nhằm đạt
được sản phẩm luôn được ưu tiên. Cũng chính vì vậy, những kỹ năng cơ bản và
đặc trưng của nghề nghiệp thường được ưu tiên đào tạo và phát triển. Thực tế
cho thấy, những kỹ năng hỗ trợ cho nghề hoặc tạo điều kiện để vận dụng những
kỹ năng mang tính thao tác ấy lại có thể bị bỏ rơi hoặc bỏ quên. Vì vậy, sự

18
thiếu hụt kỹ năng mềm ở SV và người lao động đã diễn ra. Thông thường, kỹ
năng mềm thường khó khăn hơn để có được vì tính chất đặc thù của nó trong
mối quan hệ với con người và hoàn cảnh.
- Kỹ năng mềm không thể “cố định” với những ngành nghề khác nhau.
Mỗi ngành nghề khác nhau sẽ có một mô hình kỹ năng nghề khác nhau. Chính
trong việc xác định kỹ năng nghề thì những kỹ năng cơ bản và đặc trưng mang
tính chuyên môn - nghiệp vụ và những kỹ năng mềm cũng chưa được phân
định rạch ròi. Nhưng một thực tế không thể phủ nhận là ở mỗi một nghề nghiệp
sẽ có những kỹ năng nghề nghiệp cơ bản và những kỹ năng hỗ trợ nghề nghiệp
theo hướng giúp chủ thể nghề nghiệp thích ứng - thích nghi, dễ hoà nhập với
môi trường mang tính “xã hội”, chủ động và linh hoạt để vận dụng - triển khai
kỹ năng nghề nghiệp đó chính là kỹ năng mềm. Vì thế, mỗi nghề nghiệp khác
nhau không thể có những kỹ năng mềm giống nhau.
Khi có nhiều định nghĩa khác nhau về kỹ năng mềm thì sẽ có những cách
phân loại kỹ năng mềm khác nhau. Cách phân chia một số xu hướng cơ bản
như sau:
Theo Bộ lao động Mỹ cùng với Hiệp hội Đào tạo và phát triển Mỹ đã
nghiên cứu và đưa ra 13 kỹ năng để thành công trong công việc và những kỹ
năng mềm là trung tâm: kỹ năng học và tự học; kỹ năng lắng nghe; kỹ năng
thuyết trình; kỹ năng giải quyết vấn đề; kỹ năng tư duy sáng tạo; kỹ năng quản
lý bản thân và tinh thần tự tôn; kỹ năng xác lập mục tiêu/ tạo động lực làm
việc; kỹ năng phát triển cá nhân và sự nghiệp; kỹ năng giao tiếp và tạo lập quan
hệ; kỹ năng làm việc nhóm; kỹ năng thương lượng; kỹ năng tổ chức công việc
hiệu quả; kỹ năng lãnh đạo. Tài liệu “kỹ năng hành nghề cho tương lai” xuất
bản năm 2002 tại Úc với sự tham gia của nhiều tổ chức chuyên môn thì cho
rằng, có 8 kỹ năng mềm sau: kỹ năng giao tiếp; kỹ năng làm việc nhóm; kỹ
năng giải quyết vấn đề; kỹ năng sáng tạo và mạo hiểm; kỹ năng lập kế hoạch và
tổ chức công việc; kỹ năng quản lý bản thân ; kỹ năng học tập ; kỹ năng về
công nghệ. (dẫn theo [13])

19
Nhìn chung, đây là hướng phân tích kỹ năng mềm theo một số lượng
nhất định có thể gia giảm theo từng nghề nghiệp và công việc khác nhau. Rõ
ràng, trong những kỹ năng đã nêu như phần đặc điểm tác giả đã đề cập, có
những kỹ năng trở thành kỹ năng nghề nghiệp của một số nghề nghiệp nào đó.
Ở Việt Nam, việc phân loại kỹ năng mềm cũng được quan tâm nhưng
cũng chỉ dừng ở mức liệt kê thành những kỹ năng đơn lẻ tuỳ theo hướng nghiên
cứu, lĩnh vực nghề nghiệp và cả kinh nghiệm của cá nhân. Tuy vậy, những kỹ
năng mềm được quan tâm nhất vẫn là những kỹ năng làm việc với con người và
kỹ năng làm hạn chế những thói quen làm việc cảm tính và thiếu sự chuyên
nghiệp. Những kỹ năng mềm thường được quan tâm như: kỹ năng quản lý cảm
xúc, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng quản lý thời gian, kỹ năng
tư duy sáng tạo, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng thiết lập quan hệ xã hội...
(dẫn theo [13])
1.2.2. Giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên sư phạm
i) Giáo dục KNM
Giáo dục kỹ năng mềm (GD kỹ năng mềm) là quá trình hình thành và
phát triển cho người học các kỹ năng mềm cần thiết để đảm bảo cho quá trình
thích ứng với người khác và công việc, nhằm duy trì tốt các mỗi quan hệ tích
cực và hỗ trợ thực hiện công việc một cách hiệu quả thông qua những cách
thức và nội dung khác nhau.
GD kỹ năng mềm cần phải chú trọng đến việc GD các giá trị về mặt tinh
thần cho người học song song với các hành vi tương ứng. GD kỹ năng mềm
phải bắt đầu từ việc rèn luyện các giá trị nội tâm, các giá trị tinh thần cho người
học trước. Trên cơ sở đó, kỹ năng mềm mới được bộc lộ ra ngoài bằng các
hành vi, thao tác, cách ứng xử cụ thể.
Giáo dục KNM là quá trình tố chức các hoạt động giáo dục trong đó dưới
vai trò chủ đạo của giáo viên, người học tự giác, tích cực, chủ động nhằm hình
thành hiểu biết về các kỹ năng đồng thời rèn luyện để có được các kỹ năng

20
tương ứng từ đó tăng cường khả năng thích ứng với các yêu cầu của thực tiễn
cuộc sống.
ii) Giáo dục KNM cho sinh viên sư phạm đang trở thành một nhiệm vụ
quan trọng đối với tất cả các trường sư phạm. Bởi sinh viên không chỉ sử dụng
các kỹ năng đó trong quá trình thích ứng với cuộc sống của cá nhân mà còn là
người tiếp tục hình thành và phát triển các kỹ năng đó cho lớp lớp các thế hệ
sau trong quá trình công tác của họ.
Kỹ năng mềm giúp sinh viên nhận biết và có thái độ tích cực đối với
những tình huống căng thẳng, sẵn sang chấp nhận những khó khăn, thử thách
trong cuộc sống đồng thời sinh viên cũng có cách ứng phó tích cực trong nhiều
tình huống khác nhau, biết cách giải tỏa cảm xúc và làm chủ bản thân, luôn trau
dồi suy nghĩ tích cực, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng giải
quyết vấn đề. Chính vì tầm quan trọng ấy mà sinh viên cần tích cực tham gia
các hoạt động rèn luyện kỹ năng mềm cho bản thân.
Đề rèn luyện kỹ năng mềm, cách duy nhất là phải thực hành thường
xuyên, liên tục. Khi thực hành, sinh viên sẽ biến những kiến thức lí thuyết thành
các kỹ năng. Thông qua các hoạt động trải nghiệm với các tình huống thực tiễn
sẽ giúp sinh viên có khả năng vận dụng linh hoạt vào các hoàn cảnh cụ thể. Cho
dù các tình huống có phong phú đến đâu khi sinh viên có hệ thống các kỹ năng
bền vững thì hoàn toàn có thể ứng phó trong bất kỹ tình huống nào.
Giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên trong trường sư phạm có thể được
thực hiện bằng nhiều con đường với sự phối hợp của các lực lượng giáo dục.
Chính môi trường giáo dục phong phú càng trở thành điều kiện thuận lợi để
sinh viên rèn luyện, hình thành và trải nghiệm các kỹ năng.
Do vậy giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên sư phạm có thể hiểu là quá
trình tổ chức các hoạt động dưới sự hướng dẫn của giảng viên và các lực lượng
giáo dục trong nhà trường nhằm hình thành ở sinh viên kiến thức, thái độ, hành
vi ứng xử hay tương tác với xã hội, cộng đồng, bạn bè cho phép sinh viên có

21
khả năng đối phó hiệu quả với nhu cầu và thách thức mà cuộc sống hàng ngày
đặt ra.
1.3. Cơ sở lí luận về giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên sư phạm
1.3.1. Mục tiêu giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên sư phạm
Giáo dục kỹ năng mềm cho SV trong trường sư phạm cùng nằm trong
mục tiêu giáo dục hình thành mô hình nhân cách người giáo viên tương lai.
Mục tiêu của quá trình này là thống nhất với mục tiêu đào tạo giáo viên. Bên
cạnh những yêu cầu về nhân cách nhà giáo bao gồm kiến thức chuyên môn và
kỹ năng nghiệp vụ sư phạm thì việc trang bị cho sinh viên các kỹ năng mềm
cũng là một biện pháp củng cố vững chắc kỹ năng sư phạm của người giáo viên
tương lai đồng thời nâng cao khả năng ứng phó với khó khăn của bản thân sinh
viên ngay từ khi còn ngồi trên ghế giảng đường của trường sư phạm.
Mục tiêu cụ thể của quá trình giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên sư
phạm nhằm các mục tiêu sau:
- Về kiến thức: SV hiểu được khái niệm kỹ năng mềm nói chung và từng
kỹ năng mềm nói riêng và sự cần thiết cũng như cách biểu hiện các kỹ năng
trong cuộc sống và công việc;
- Về thái độ: SV có thái độ tích cực trong quá trình học tập và rèn luyện
kỹ năng mềm từ đó có các thái độ phù hợp trước các vấn đề trong cuộc sống và
công việc.
- Về kỹ năng mềm: SV biết vận dụng các kỹ năng mềm trong cuộc sống
và công việc và liên tục rèn luyện để phát triển các kỹ năng mềm đã được giáo
dục cơ bản ở nhà trường sư phạm trong suốt cuộc đời. Đông thời giúp tăng
cường khả năng ứng phó với khó khăn cho sinh viên ngay từ khi còn học tập ở
giảng đường của trường sư phạm
1.3.2. Hệ thống các kỹ năng mềm cần giáo dục cho sinh viên sư phạm.
Sinh viên sư phạm là những nhân cách trưởng thành, họ tham gia học
nghề tại các trường sư phạm từ trung cấp sư phạm, cao đẳng sư phạm và đại

22
học sư phạm. Hệ thống các kỹ năng cần hình thành cho sinh viên sư phạm cũng
nằm trong hệ thống các kỹ năng mềm nói chung.
Có nhiểu quan điểm của các tác giả khác nhau phân chí các kỹ năng với
cách tiếp cận khác nhau: Đối với người lao động nói chung có 13 kỹ năng để
thành công trong công việc và những kỹ năng mềm là trung tâm bao gồm: kỹ
năng học và tự học; kỹ năng lắng nghe; kỹ năng thuyết trình; kỹ năng giải quyết
vấn đề; kỹ năng tư duy sáng tạo; kỹ năng quản lý bản thân và tinh thần tự tôn; kỹ
năng xác lập mục tiêu/ tạo động lực làm việc; kỹ năng phát triển cá nhân và sự
nghiệp; kỹ năng giao tiếp và tạo lập quan hệ; kỹ năng làm việc nhóm; kỹ năng
thương lượng; kỹ năng tổ chức công việc hiệu quả; kỹ năng lãnh đạo. Tài liệu
“Kỹ năng hành nghề cho tương lai" xuất bản năm 2002 tại Úc với sự tham gia
của nhiều tổ chức chuyên môn thì cho rằng, có 8 kỹ năng mềm sau: kỹ năng giao
tiếp; kỹ năng làm việc nhóm; kỹ năng giải quyết vấn đề; kỹ năng sáng tạo và
mạo hiểm; kỹ năng lập kế hoạch và tổ chức công việc; kỹ năng quản lý bản thân;
kỹ năng học tập; kỹ năng về công nghệ. (dẫn theo [13]).
Ở Việt Nam, năm 2015, nhóm đề tài do Nguyễn Thị Hảo (chủ nhiệm) đã
đề xuất hệ thống các kỹ năng cho SV VN [13] bao gồm các kĩ năng sau: kỹ năng
giao tiếp, kỹ năng thích ứng, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng tư duy phản biện
và giải quyết vấn đề, kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng học tập suốt đời. Hệ thống kỹ
năng mềm của do tác giả đề xuất khả thi với điều kiện VN, đã cập nhật những
điểm ưu việt của Australia, Hoa Kỳ, Hàn Quốc; Các kỹ năng này cũng đảm bảo
nhóm các kỹ năng mềm cần thiết cho SV VN nói chung, tùy từng ngành nghề
khác nhau thì các kỹ năng sẽ có mức độ cần thiết, quan trọng khác nhau.
Trong quá trình nghiên cứu, tác giả nhận thấy đối với các kỹ năng mềm
cốt lõi cần giáo dục, phát triển cho SV ngành sư phạm nói riêng đã được đề
xuất trong đề tài cấp Bộ của Huỳnh Văn Sơn năm 2012 [18]. Tuy nhiên, trong
giới hạn đề tài, nhóm tác giả chỉ nghiên cứu sâu 3 kỹ năng giúp họ hợp tác tốt
hơn với đồng nghiệp, với người học, quản lý tốt hơn cảm xúc của bản thân nhất

23
là những cảm xúc tiêu cực và sẽ giải quyết hiệu quả hơn các vấn đề phát sinh
trong quá trình tác nghiệp. Thông qua đó, giáo viên sẽ thực hiện tốt hơn nhiệm
vụ giảng dạy của mình. Theo nhóm tác giả đề tài, đây là những kỹ năng mềm
cần phải được quan tâm phát triển trước hết cho SV SP (hay nói cách khác là
những kỹ năng mềm cốt lõi), gồm ba kỹ năng sau:
- Kỹ năng làm việc nhóm: “kỹ năng làm việc nhóm là khả năng vận dụng
những tri thức và kinh nghiệm đã có về làm việc nhóm để hoàn thành nhiệm vụ
chung của nhóm ”. Cấu trúc của kỹ năng làm việc nhóm bao gồm một số kỹ
năng bộ phận của kỹ năng làm việc nhóm như kỹ năng lắng nghe, kỹ năng diễn
đạt, kỹ năng thảo luận, kỹ năng hợp tác - chia sẻ... và nhiều kỹ năng thành phần
khác. Đối với hoạt động học tập ở trường sư phạm, các hoạt động thường được
tổ chức theo các nhóm. Vì vậy, kỹ năng làm việc nhóm là một kỹ năng quuan
trọng góp phần giúp sinh viên hoàn thành các nhiệm vụ học tập. Những kỹ
năng này còn được phát huy trong môi trường làm việc su khi sinh viên ra
trường. Đó là sự hợp tác để giáo dục học sinh tại nơi công tác.
- Kỹ năng quản lý cảm xúc: “kỹ năng quản lý cảm xúc là khả năng con
người tự nhận biết và tự điều khiển, điều chỉnh cảm xúc của bản thân ”. Do
cảm xúc của con người có nhiều loại khác nhau. Nếu căn cứ vào tính chất của
cảm xúc thì có thể phân chia thành cảm xúc tích cực và cảm xúc tiêu cực.
Trong phạm vi của đề tài này, kỹ năng quản lý cảm xúc được xem xét chủ yếu
dưới góc độ quản lý những cảm xúc tiêu cực hay những cảm xúc âm tính. Cấu
trúc của kỹ năng quản lý cảm xúc bao gồm: khả năng nhận biết cảm xúc và khả
năng tự điều khiển cảm xúc. Nghề dạy học mà sinh viên theo đuổi là nghề
nghiệp đòi hỏi người giáo viên cần có sự kiềm chế tốt cảm xúc của bản thân
trước các tình huống sư phạm vô cùng phong phú. Sự quản lí cảm xúc giúp
sinh viên có được hành vi ứng xử phù hợp trong các mối quan hệ với người học
và đồng nghiệp. Đây là một kỹ năng rất cần thiết trong thực tiên hoạt động
nghề nghiệp của sinh viên sau khi ra trường.

24
- Kỹ năng giải quyết vấn đề: “kỹ năng giải quyết vấn đề là sự giải quyết
có kết quả những vấn đề nảy sinh trong hoạt động hàng ngày của con người
bằng cách tiến hành đúng đắn các thao tác, hành động trên cơ sở vận dụng
những tri thức và kinh nghiệm của chủ thể”. Có bảy giai đoạn của quá trình
giải quyết vấn đề nhìn nhận theo tiến trình: Nhận ra vấn đề; Xác định chủ vấn
đề; Hiểu vấn đề; Đề ra các phương án giải quyết; Chọn giải pháp tốt nhất; Thực
thi giải pháp; Theo dõi và đánh giá giải pháp.
Theo quan điểm của tác giả, nghiên cứu của Huỳnh Văn Sơn đã đóng góp
nền tảng cơ sở lý luận khá đầy đủ cho việc giáo dục, phát triển kỹ năng mềm ở
SV SP. Tuy nhiên, Khung kỹ năng mềm cho SV SP do nhóm đề tài đề xuất chưa
được đưa ra lấy ý kiến của các nhà quản lý, các chuyên gia, GV cũng như SV
trong ngành. Hơn nữa, khi nghiên cứu đề tài này, nhóm tác giả đã giới hạn các
kỹ năng mà nhóm đề tài muốn nghiên cứu sâu, nên những kỹ năng rất quan trọng
khác đối với SV SP (như kỹ năng giao tiếp) thì không được nhắc tới.
Trong giới hạn nghiên cứu của đề tài, tác giả lựa chọn hệ thống những kỹ
năng sau để giáo dục cho sinh viên sư phạm. Những kỹ năng này được xác định
trên cơ sở của những điều kiện học tập và sinh sống của sinh viên trong các
trường sư phạm
- Kỹ năng tự nhận thức, làm chủ bản thân
Kỹ năng tự nhận thức và làm chủ bản thân là khả năng mỗi người dự
đoán được năng lực của cá nhân mình trong các mối quan hệ hằng ngày. Điều
này giúp mỗi người có cách ứng xử phù hợp trong công việc và mối quan hệ
của cuộc sống. Đối với nghề dạy học, kỹ năng này có vai trò đặc biệt quan
trọng chi phối hành vi ứng xử phù hợp với người học của người giáo viên.
- Kỹ năng lắng nghe, kỹ năng thuyết trình trước đám đông
Đây là kỹ năng thể hiện sự tôn trọng đối với người khác khi lắng nghe họ
trình bày quan điểm, cách suy nghĩ của họ về một vấn đề nhất định. Đối với
sinh viên sư phạm kỹ năng lắng nghe được thể hiện trong quá trình hợp tác làm

25
việc trong nhóm học tập. Bên cạnh đó cũng cần rèn luyện và củng cố thường
xuyên kỹ năng này phục vụ cho công tác dạy học và giáo dục học sinh sau khi
tốt nghiệp bởi yêu cầu đối với người giáo viên là cần lắng nghe và tôn trọng ý
kiến của học sinh trong học tập và trong sinh hoạt.
Kỹ năng thuyết trình là khả năng trình bày quan điểm và suy nghĩ của cá
nhân về một chủ đề nhất định. Kỹ năng này cho phép sinh viên thể hiện bản
thân mình, bộc lộ những hiểu biết của chính mình để từ đó có được sự thừa
nhận và đánh giá từ bạn học và giảng viên. Đây là một kỹ năng nghề nghiệp
bậc nhất đối với sinh viên sư phạm.
- Kỹ năng hợp tác
Đây là một kỹ năng rất quan trọng trong xu thế phát triển của xã hội và
của công việc. Để hợp tác tốt cần phải: đóng góp cho tập thể những ý tưởng và
nỗ lực; thực hiện phần nhiệm vụ của mình để hoàn tất một chương trình; khích
lệ đồng đội bằng cách lắng nghe họ, hỗ trợ và chia sẻ “một cách hợp lý” kinh
nghiệm về sự thành công của bạn; giải quyết sự khác biệt vì lợi ích tập thể;
thách thức một cách có trách nhiệm những thủ tục và chính sách đang tồn tại.
Chấp nhận sự đa dạng của cuộc sống, thích nghi với sự đa dạng về văn
hoá: Hợp tác tốt với những người đến từ những dân tộc khác, nền tảng giáo dục
khác; hiểu được mối quan tâm của những thành viên thuộc giới tính khác hay
dân tộc khác; đánh giá một con người dựa vào hành vi của cá nhân họ chứ
không dựa vào những thành kiến đã có; hiểu nền văn hoá của bạn và nền văn
hoá của những người khác và sự khác biệt giữa các nền văn hoá này; tôn trọng
quyền của những người khác, đồng thời giúp họ có sự điều chỉnh để thích nghi
với những nền văn hoá khác nhau khi cần thiế
- Kỹ năng giao tiếp
Kỹ năng giao tiếp là một trong những kỹ năng mềm quan trọng, đó ;à một
tập hợp những quy tắc, nghệ thuật, cách ứng xử, đối đáp được đúc rút qua kinh
nghiệm thực tế hằng ngày giúp mọi người giao tiếp hiệu quả thuyết phục hơn khi

26
áp dụng thuần thục kỹ năng giao tiếp. Có thể nói kỹ năng giao tiếp đã được nâng
lên thành nghệ thuật giao tiếp bởi trong kỹ năng này còn bao gồm rất nhiều kỹ
năng khác. Để có được kỹ năng giao tiếp tốt, đòi hỏi người sử dụng phải thực
hành thường xuyên, áp dụng vào mọi hoàn cảnh mới có thể cải thiện tốt kỹ năng
giao tiếp của mình. Trong giao tiếp, kỹ năng nhận diện được đặc điểm tâm lý của
bản thân và đối tượng để thiết lập các mối quan hệ trong giao tiếp từ đó biết ứng
xử và duy trì các mối quan hệ trong công việc và cuộc sống.
- Kỹ năng hoạt động xã hội
Kỹ năng hoạt động xã hội là khả năng tham gia vào công tác xã hội và
vận động tuyên truyền thu hút người khác cùng tham gia nhằm góp phần nâng
cao tinh thần cộng đồng và đem lại lợi ích chung của toàn xã hội, Kỹ năng hoạt
động xã hội là sự vận dụng bước đầu những kiến thức xã hội vào thực tiễn cuộc
sống bằng tổng hợp các thao tác đã được quy trình hóa. Từ đó phát triển năng
lực hoạt động xã hội là tăng cường thực tế giáo dục, cổ vũ, hỗ trợ, tạo điều kiện
giúp đoàn viên thanh niên nắm vững, mở rộng và nâng cao hiểu biết ngày càng
đầy đủ các kiến thức xã hội để vận dụng được những kiến thức đó vào thực tế
cuộc sống ngày càng đúng đắn, đầy đủ, hoàn thiện…
- Kỹ năng giải tỏa căng thẳng và kiểm soát cảm xúc
Con người hiện đại luôn phải chịu những áp lực từ công việc, các mối
quan hệ trong cuộc sống, những mâu thuẫn giữa lý trí và tình cảm ... Để có thể
giải toả những áp lực đó, con người cần phải biết: sắp xếp công việc một cách
hợp lý theo thứ tự ưu tiên giải quyết; nỗ lực giải quyết công việc đã định theo
cách “trái tim có thể rất nóng nhưng cái đầu phải lạnh”; phát hiện ra nguyên
nhân và lường được những hậu quả của những vấn đề gây áp lực; biết chơi các
môn thể thao hoặc các môn nghệ thuật như vẽ, hát...; biết nghĩ ngơi, vui chơi,
tham gia các hoạt động giải trí...
Thông qua các hoạt động đó giúp con người thoát khỏi những căng thẳng
hiện tại của cuộc sống, điều chỉnh cảm xúc cá nhân theo hướng tích cực từ đó

27
có hành vi và cách ứng xử nhân văn và phù hợp trong mọi mối quan hệ. Đây là
một trong những kỹ năng mềm rất quan trọng đối với cuộc sống hiện đại. Bản
thân sinh viên sư phạm cũng là người cần có khả năng ứng phó với căng thẳng
và kiểm soát tốt cảm xúc của bản thân đặc biệt trong mối quan hệ với người
học và phụ huynh học sinh sau này.
- Kỹ năng giải quyết mâu thuẫn
Trong cuộc sống không thể tránh khỏi mâu thuẫn với những người xung
quanh, sinh viên sư phạm cần biết giải quyết những mâu thuẫn này một cách
tích cực thông quan các kỹ năng kiểm soát cơn giận và kỹ năng thương lượng
vì sự bình an của cả đôi bên. Mặt khác sinh viên còn cần hình thành kỹ năng
giải quyết mâu thuẫn cho các đối tượng khác. Đó cũng là một đặc trưng nghề
nghiệp đòi hỏi người giao viên cần có kỹ năng này.
- Kỹ năng thương lượng
Kỹ năng thương lượng là khả năng trao đổi đàm phán thỏa thuận với 1
đối tượng khác để đi đến một cách thức giải quyết vấn đề theo hướng phù hợp
nhất cho quyền lợi của cả 2 bên. Bản thân sinh viên sư phạm không chỉ cần có
kỹ năng này trong việc giải quyết các mối quan hệ của bản thân mà còn hỗ trợ
học sinh trong giải quyết thường lượng trong một số tình huống nhất định
- Kỹ năng quản lí thời gian
Kỹ năng quản lí thời gian là một trong những kỹ năng giúp cá nhân có
thể tổ chức thực hiện công việc học tập và cuộc sống một cách khoa học, hợp
lí, giúp họ phát huy tối đa khả năng làm việc và thu được hiệu quả cao trong
công việc. Đối với sinh viên sư phạm, kỹ năng quản lí thời gian bắt đầu từ việc
quản lí thời gian dành cho hoạt động học tập và vui chơi, cần bằng để việc học
tập đạt kết quả tốt. Mặt khác đây cũng là kỹ năng cần thiết đối với hoạt động
nghề nghiệp của sinh viên khi tốt nghiệp.
1.3.3. Phương pháp giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên sư phạm
Khác với các kiến thức và một số kỹ năng nghề cụ thể có thể được hình
thành bằng con đường truyền đạt hay cung cấp lý thuyết và mô hình khảo sát.

28
Kỹ năng mềm không thể hình thành bằng con đường truyền đạt những thông
tin lý thuyết hay thậm chí là kinh nghiệm về kỹ năng ấy. Nếu quan niệm rằng
đây là kỹ năng thiên về con người, kỹ năng thiên về sự thích ứng và linh hoạt
thì chỉ khi chủ thể trải nghiệm một cách đích thực với kỹ năng ấy, với những
tình huống chứa đựng kỹ năng ấy, với những thách thức hoặc với một “cung
bậc” có tồn tại những thao tác của kỹ năng để chủ thể chiếm lấy bằng hành vi
thì kỹ năng mềm ấy mới thực sự bắt đầu tồn tại. Con đường ấy thực chất là sự
trải nghiệm một cách đúng nghĩa. Vì vậy, việc hình thành kỹ năng mềm chỉ
bằng một buổi nói chuyện chuyên đề hay các lớp học theo mô hình lý thuyết -
không trải nghiệm đúng nghĩa không phải và không thể là biện pháp hiệu quả.
Giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên sư phạm có thể thực hiện với hệ
thống các phương pháp sau:
- Phương pháp sắm vai: Phương pháp này khuyến khích sinh viên nhập
các vai trong các hoạt động do nhà trường kết hợp với Đoàn và Hội sinh viên tổ
chức nhằm thể hiện các kỹ năng tương ứng. Các chủ đề hoạt động ở trường sư
phạm luôn gắn với hoạt động nghề nghiệp do vậy đây cũng là phương pháp
giúp sinh viên trải nghiệm các kỹ năng của người giáo viên với nghề dạy học.
- Phương pháp giải quyết vấn đề: Đây là phương pháp có thể sử dụng có
hiệu quả để giáo dục các kỹ năng của sinh viên trong các hoạt động học tập trên
lớp với các môn học có ưu thế để giáo dục các nhóm kỹ năng nhất định.
- Phương pháp dự án: Đây là phương pháp có ưu thế trong triển khai giáo
dục kỹ năng sống cho sinh viên sư phạm và phù hợp với đặc điểm học tập của
trường chuyên nghiệp. Thông qua phương pháp dự án sinh viên hình thành
được cá kỹ năng kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thương
lượng, kỹ năng quản lí thời gian….
- Phương pháp trò chơi: Tổ chức trò chơi ứng dụng nhiều trong các hoạt
động giáo dục trong nhà trường. Thông qua những hoạt động phối hợp của Hội
sinh viên nhà trường sẽ giúp sinh viên có được không gian vui chơi góp phần

29
phát triển các kỹ năng: kỹ năng giải tỏa căng thẳng và kiềm chế cảm xúc, kỹ
năng hoạt động xã hội, kỹ năng giao tiếp…
- Phương pháp sân khấu hóa: Đây là phương pháp thường được sử dụng
trong các hoạt động giáo dục ngời giờ của sinh viên nhà trường. Các hoạt
ddoogj sân khấu hóa như đóng kịch, dạ hội hóa trang… sẽ góp hình thành ở
sinh viên những kỹ năng như: kỹ năng làm việc nhóm có hiệu quả, kỹ năng
giao tiếp, kỹ năng nhận diện bản thân và kỹ năng tự chủ….
- Phương pháp khám phá: Học thông qua những hoạt động khám phá
chính là cách học tập phát huy tối đa khả năng sáng tạo của người học. Thông
qua phương pháp khám phá, sinh viên có thể hình thành được các kỹ năng như:
kỹ năng tự nhận thức và làm chủ bản thân, kỹ năng quản lí thời gian, kỹ năng
hợp tác, kỹ năng thuyết trình trước đám đông….
- Phương pháp làm việc nhóm: Đối với phương pháp này, người học sẽ
tổ chức thành một nhóm học tập để chia sẻ những kiến thức, hiểu biết và kinh
nghiệm để trao đổi, thảo luận, học hỏi lẫn nhau. Việc tổ chức thảo luận nhóm
có thể theo hình thức chính thống hoặc không chính thống; có thể sinh hoạt
định kỳ hoặc sinh hoạt vào những thời gian thích hợp với điều kiện về thời gian
của các thành viên. Phương pháp học này có ưu điểm là các thành viên có thể
linh động về mặt thời gian và học hỏi được sự trải nghiệm của các thành viên
khác cũng như không phải tốn quá nhiều chi phí. Tuy nhiên, nếu không có
người thủ lĩnh nhóm đủ uy tín, không có những quy định cụ thể và sự liên kết
giữa các thành viên trong nhóm không chặt chẽ thì sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả
học tập của mỗi cá nhân.
1.3.4. Hình thức giáo dục KNM cho sinh viên sư phạm
GD kỹ năng mềm cho SVSP được thực hiện một cách đa dạng, để đạt
hiệu quả giáo dục kỹ năng mềm phải được hình thành bằng con đường trải
nghiệm đích thực. Vì vậy, trong những hoạt động thường nhật, trong các tình
huống khác nhau của cuộc sống, trong những mối quan hệ đa dạng và phức tạp,

30
mỗi SV có thể tích luỹ những kinh nghiệm - giá trị và những yếu tố thuộc về
nền tảng của thao tác hay thậm chí là các “thao tác” được điều chỉnh. Trên cơ
sở những hoạt động phong trào Đoàn - Hội, những hoạt động ngoài giờ lên lớp,
những hoạt động tự học... những kỹ năng mềm sẽ dần dần được phát triển ở
SVSP. Tuy nhiên, sự phát triển ấy cũng không hoàn toàn tích cực nếu như thiếu
sự tác động có chủ đích của các tổ chức có nhiệm vụ chuyên biệt. Ban giám
hiệu, Phòng đào tạo, Phòng công tác - chính trị và hỗ trợ SV, các khoa đào
tạo... cần có những định hướng mang tính chất chiến lược và có những kế
hoạch cụ thể dựa trên chức năng - vai trò của bộ phận hoặc cá nhân mình để
việc phát triển kỹ năng mềm mang một sắc thái mới của sự tác động có chủ
đích và đồng bộ, thống nhất.
- Tích hợp nội dung GD kỹ năng mềm vào các học phần liên quan: Đây
là một quan niệm dạy học nhằm hình thành ở HS, SV những năng lực giải
quyết hiệu quả các tình huống thực tiễn dựa trên sự huy động nội dung, kiến
thức, kỹ năng thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau. Để thực hiện được nhiệm vụ
giáo dục KNM, các trường sư phạm lựa chọn hình thức tích hợp trong các học
phần có ưu thế như các học phần thực hành, rèn luyện kỹ năng cho sinh viên
theo chuyên ngành. Thông qua quá trình học tập nội dung của các học phần để
rèn các kỹ năng cho sinh viên.
- GD kỹ năng mềm thông qua sinh hoạt ngoại khóa và hoạt động cộng
đồng: Đây là những dạng hoạt động đặc biệt phù hợp với đặc điểm lứa tuổi sinh
viên. Thông qua các hoạt động, sinh viên có được điều kiện và môi trường để
hình thành được kỹ năng hợp tác, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thuyết trình, kỹ
năng làm việc nhóm, kỹ năng thương lượng…
- GD kỹ năng mềm thông qua thực hành, trải nghiệm các chương trình
được tổ chức chuyên biệt: Hình thức này khá hiệu quả nhưng thường do các
trung tâm, các cơ sở đào tạo kỹ năng mềm bên ngoài nhà trường chiêu sinh để
đào tạo, huấn luyện kỹ năng mềm. Các trung tâm, tổ chức Đoàn - Hội trong

31
trường nên chú ý tới hình thức GD kỹ năng mềm này cho SV và phối kết hợp
với các tổ chức, các trung tâm chuyên biệt để tổ chức giáo dục kỹ năng mềm
cho sinh viên để phát huy hiệu quả thực sự của các kỹ năng trong thực tiễn học
tập và làm việc của sinh viên sau:
- Khi tốt nghiệp trường sư phạm.
- GD kỹ năng mềm bằng cách cung cấp tài liệu cho SV tự nghiên cứu:
Đối với phương pháp này, người học sẽ là chủ thể, đóng vai trò chủ động và
quyết định trong việc rèn luyện kỹ năng mềm. Từ những kiến thức, lý luận về
kỹ năng mềm trong các tài liệu chính thống như giáo trình, sách giáo khoa đến
những tài liệu tham khảo trên internet, người học sẽ tiếp cận và tự lĩnh hội,
thẩm thấu để biến thành hiểu biết của riêng mình. Trên cơ sở đó, người học sẽ
tự tổ chức các hoạt động thực hành để rèn luyện các thao tác kỹ thuật của hành
động tương ứng với mỗi kỹ năng. Phương pháp này có ưu điểm là người học có
thể được thực hiện vào bất cứ khi nào mà người học muốn, không tốn nhiều chi
phí và thời gian học. Đồng thời, nó cũng phát huy được vai trò chủ động, tích
cực của người học. Tuy nhiên, nếu không có phương pháp tự học thích hợp và
không đủ sự nỗ lực của ý chí thì kết quả của hình thức học tập này sẽ không
được như mong đợi.
- Lồng ghép GD kỹ năng mềm vào các chương trình sinh hoạt và các
hoạt động của Đoàn - Hội. Trên cơ sở các hoạt động Đoàn và Hội được tổ chức
trong nhà trường sư phạm, có thể lồng ghép để tổ chức các hoạt động giáo dục
kỹ năng mềm. Đây là một hình thức có ưu thế đặc biệt và phù hợp với sở thích
được tham gia các hoạt động của các Đoàn viên thanh niên là sinh viên ở
trường sư phạm
1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình giáo dục kỹ năng mềm của sinh
viên sư phạm
Sự hình thành và phát triển các kỹ năng mềm của sinh viên trong quá
trình giáo dục và đào tạo trong nhà trường sư phạm, chịu sự tác động của nhiều
yếu tố, bao gồm các yếu tố bên trong và các yếu tố bên ngoài.

32
Các yếu tố bên trong
Các yếu tố bên trong cá nhân mỗi sinh viên ảnh hưởng tới quá trình hình
thành và phát triển kỹ năng mềm của sinh viên là toàn bộ nhân cách của mỗi cá
nhân sinh viên.
+ Nhận thức: Đặc điểm của các quá trình nhận thức có tác động rất lớn
tới sự hình thành và phát triển kỹ năng mềm của sinh viên. Đặc điểm quá trình
nhận thức của sinh viên khác hẳn các lứa tuổi học sinh về sự phát triển, về tính
chọn lọc cao và tính độc lập sáng tạo.
- Tính chất chọn lọc trong tri giác của sinh viên rất cao. Sinh viên chỉ tri
giác những sự vật hiện tượng có liên quan đến hứng thú nhận thức, có ích cho
hoạt động nghề nghiệp. Tuy nhiên tốc độ tri giác của sinh viên còn chậm.
- Trí nhớ được sử dụng trong tất cả mọi hoạt động của sinh viên. Trí nhớ
ngắn hạn được sinh viên sử dụng nhiều trong các hoạt động học tập và có tâm
thế hướng vào việc ghi nhớ lâu dài để thi cử và sử dụng các tri thức lĩnh hội
được cho hoạt động nghề nghiệp sau này. Nhờ có trí nhớ, sinh viên tích luỹ
được những kinh nghiệm, những tri thức, những thông tin, những kỹ năng cần
thiết cho hoạt động của mình.
- Tư duy của sinh viên gắn liền với các phẩm chất nhân cách độc lập. Tư
duy độc lập của sinh viên biểu hiện ở những dấu hiệu: tự đặt vấn đề; tự tìm các
cách giải quyết vấn đề theo nhiều chiều, nhiều phương thức khác nhau; có ý chí
theo đuổi mục đích đến cùng; tự đánh giá kết quả đạt được.
Tư duy sáng tạo của sinh viên biểu hiện ở chỗ họ học tập vượt ra khỏi
giới hạn những tài liệu cơ bản, tìm thấy mối liên hệ quan hệ mới giữa các đối
tượng. Sinh viên biết huy động rộng rãi, hợp lý các tri thức và kinh nghiệm để
giải quyết vấn đề.
- Đi kèm với các quá trình nhận thức là trạng thái chú ý biểu hiện sức tập
trung chú ý cao, khối lượng chú ý lớn và khả năng chú ý tương đối bền vững và
lâu dài đã giúp cho các quá trình nhận thức đạt hiệu quả cao.

33
+ Nhu cầu: Nhu cầu của sinh viên rất phong phú đa dạng, đặc biệt là nhu
cầu giao tiếp và nhu cầu thành đạt.
Sự phát triển của nhu cầu giao tiếp của sinh viên một mặt là sự tiếp nối nhu
cầu giao tiếp của lứa tuổi trước, mặt khác do các mối quan hệ được mở rộng, do
tính chất nghề nghiệp của hoạt động chủ đạo của lứa tuổi này... Sinh viên mong
muốn thiết lập các mối quan hệ với người khác nhằm trao đổi các tri thức khoa
học, kinh nghiệm học tập cũng như những tâm tư, tình cảm của cá nhân …
Nhu cầu thành đạt là sự mong muốn của sinh viên vươn đến kết quả đã
được dự định, muốn đạt kết quả cao nhất trong bất kỳ tình huống nào, muốn
khẳng định bản thân. Những sinh viên có nhu cầu thành đạt là người kiến trì
chịu khó, vượt qua mọi khó khăn để đạt được mục đích đặt ra, họ không thoả
mạn với kết quả hiện tại, thường muốn làm việc gì cũng đạt được kết quả cao
nhất. Trong học tập, họ là người ham học hỏi, luôn suy nghĩ tìm tòi những
phương pháp học tập mới có hiệu quả hơn, họ sẵn sàng giúp đỡ mọi người và
tận dụng sự giúp đỡ của người khác. những sinh viên này có kỳ vọng nghề
nghiệp tương lai phát triển mạnh, tính sẵn sàng đối với nghề nghiệp và khả
năng độc lập được phát triển cao.
Các nhu cầu này thúc đẩy sinh viên tiến hành hoạt động để nhằm thoả
mãn chúng. Khi tiến hành hoạt động, một mặt các kỹ năng được trải nghiệm
trong thực tế, mặt khác chúng được hoàn thiện hơn và tăng khả năng linh hoạt
trong việc vận dụng các kỹ năng để thực hiện các hoạt động thoả mãn nhu cầu.
+ Xu hướng nhân cách: trong đời sống và hoạt động của con người, mỗi
cá nhân bao giờ cũng hướng vào một hay vài mục đích nào đó mà họ cho là có ý
nghĩa quyết định với bản thân và vị trí của mình trong xã hội. Những mục tiêu
mà cá nhân hướng tới sẽ thúc đẩy cá nhân hoạt động nhằm chiếm lĩnh nó, tâm lý
học gọi là xu hướng. Như vậy xu hướng gồm hệ thống những động lực quy định
tính lựa chọn của cá nhân đối với những mục tiêu nhất định và làm nảy sinh tính
tích cực hoạt động của cá nhân nhằm đạt được những mục tiêu đó.

34
Mỗi kiểu xu hướng nhân cách sẽ có những kỹ năng nổi trội tương ứng với
loại hoạt động mà nhân cách đó thực hiện một cách thường xuyên. Mỗi kiểu xu
hướng nhân cách quy định mục đích, cách thức cũng như thái độ đối với hoạt
động của người sinh viên. Do đó, nó quy định tính chất, mức độ, chất lượng của
quá trình hình thành và phát triển kỹ năng hoạt động xã hội của sinh viên.
Các yếu tố bên ngoài
+ Nội dung tri thức được lĩnh hội trong trường sư phạm. Trong nhà
trường nói chung và trường sư phạm nói riêng, hệ thống tri thức mà người học
cần lĩnh hội là hệ thống những kinh nghiệm lịch sử xã hội bao gồm các yếu tố
cơ bản: hệ thống tri thức về tự nhiên, xã hội, tư duy, công nghệ, kỹ thuật và
cách thức hoạt động; hệ thống cách thức, quy trình cải biến tự nhiên, xã hội, tư
duy; hệ thống kinh nghiệm hoạt động tìm tòi, sáng tạo nhằm giải quyết nhữn
vấn đề mới mẻ, đặt ra trước xã hội; hệ thống kinh nghiệm về thái độ cảm xúc-
thiết lập giá trị đối với hiện thực. Căn cứ vào đặc điểm lứa tuổi và mục đích
giáo dục mà hệ thống kinh nghiệm trên được gia công sự phạm chuyển hoá
thành nội dung tri thức cần lĩnh hội ở người học.
Hệ thống tri thức mà người sinh viên sư phạm cần lĩnh hội bao gồm: (1)
khối các kiến thức về khoa học chuyên ngành; (2) khối các kiến thức lý luận
Mác- Lênin; (3) khối các kiến thức về giáo dục thể chất và giáo dục quốc
phòng; (4) khối các kiến thức về kỹ năng nghiệp vụ sư phạm. Việc lĩnh hội hệ
thống tri thức này giúp người sinh viên hình thành và phát triển nhân cách toàn
diện của người giáo viên trong đó có hệ thống các kỹ năng hoạt động xã hội, từ
đó có thể thực hiện được những chức năng và nhiệm vụ của người giáo viên
tương lai. Cụ thể khối kiến thức (1) là cơ sở tạo thành năng lực chuyên ngành;
khối kiến thức (2) có nhiệm vụ xây dựng thế giới quan, lập trường quan điểm
giai cấp; khối kiến thức (3) nhằm hình thành sự hiểu biết và kỹ năng hoàn thiện
bản thể sinh học; khối kiến thức (4) hình thành hệ thống tri thức và kỹ năng
nghiệp vụ sư phạm, phản ánh tính chất nghề nghiệp của sinh viên.

35
+ Phương pháp giảng dạy của giảng viên và phương pháp học tập của
sinh viên. Đây là nhân tố có vai trò rất quan trọng đối với việc lĩnh hội nội dung
tri thức nêu trên, hình thành và phát triển nhân cách sinh viên. “Thày nào, trò
đấy”, phương pháp giảng dạy của giảng viên như thế nào sẽ có phương pháp
học tập tương ứng của sinh viên và chất lượng đào tạo nói chung, chất lượng kỹ
năng hoạt động xã hội của sinh viên nói riêng thể hiện rõ nhất hiệu quả của các
phương pháp đó. Tuy nhiên không thể nói phương pháp này tốt, phương pháp
kia không tốt mà mỗi phương pháp có những giá trị nổi trội của nó. Ví dụ,
phương pháp thuyết trình giúp sinh viên phát triển kỹ năng nghe, kỹ năng viết,
sàng lọc thông tin..., phương pháp trực quan giúp sinh viên phát triển kỹ năng
quan sát, khái quát hoá..., phương pháp vấn đáp giúp sinh viên phát triển kỹ
năng giải quyết vấn đề, kỹ năng diễn đạt..., phương pháp thảo luận nhóm giúp
sinh viên phát triển kỹ năng làm việc với nhóm... Vì vậy trong quá trình giảng
dạy, người giảng viên cần biết sử dụng kết hợp nhiều phương pháp để giúp cho
sinh viên có thể phát triển toàn diện những kỹ năng của mình.
+ Điều kiện cơ sở vật chất cũng như môi trường giáo dục. Mọi hoạt động
của con người đều diễn ra trong những môi trường cụ thể với những điều kiện
về phương tiện vật chất cũng như những yếu tố tinh thần. Môi trường góp phần
tạo nên động cơ, phương tiện và điều kiện cho hoạt động của cá nhân, từ đó nó
ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển nhân cách trong đó có các kỹ năng
hoạt động xã hội của con người. Sự tác động của môi trường đến sự hình thành
và phát triển nhân cách của con người vừa trực tiếp và gián tiếp, vừa tự giác và
tự phát.
Trong quá trình đào tạo tại trường sư phạm, sinh viên sư phạm chịu sự
tác động của nhiều loại môi trường trong đó chính và chủ yếu là môi trường
giáo dục. Môi trường giáo dục là tập hợp không gian, hoạt động xã hội và cá
nhân, phương tiện và giao lưu, phối hợp với nhau tạo điều kiện thuận lợi để đạt
những kết quả giáo dục có hiệu quả nhất. Tác động của môi trường giáo dục tới

36
hoạt động học tập của sinh viên mang tính tự giác tức là những tác động có
mục đích, có tổ chức và sự điều khiển điều chỉnh những tác động này để “kết
quả giáo dục có hiệu quả cao nhất”. Môi trường giáo dục bao gồm cơ sở vật
chất của nhà trường phục vụ cho hoạt động giảng dạy và học tập trong nhà
trường, tập thể các nhà sự phạm và mối quan hệ của các nhà sư phạm với nhau,
mối quan hệ của các nhà sư phạm với người học, mối quan hệ của người học
với nhau... Chúng là điều kiện, phương tiện, là động cơ thúc đẩy sinh viên tiến
hành các hoạt động của mình nhằm phát triển nhân cách, phát triển các kỹ năng
hoạt động xã hội.

37
Kết luận chương 1

Hoạt động GD KNM hiện đã được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm, tuy
nhiên đối với đối tượng sinh viên trường Cao đẳng sư phạm ở quốc gia Lào
chưa được sự quan tâm nghiên cứu một cách thỏa đáng và tường minh. Các
công trình nghiên cứu còn ít và rời rạc do vậy hệ thống lí luận về giáo dục kỹ
năng sống hầu như chưa có.
GD KNM cho sinh viên cao đẳng sư phạm hướng tới mục tiêu về nhận
thức, thái độ và đặc biệt là hình thành hệ thống các kỹ năng tương ứng đáp ứng
yêu cầu nghề nghiệp và cuộc sống của mỗi sinh viên. Bao gồm hệ thống các kỹ
năng cơ bản như: Kỹ năng tự nhận thức, làm chủ bản thân; Kỹ năng lắng nghe;
Kỹ năng thuyết trình trước đám đông; Kỹ năng hợp tác; Kỹ năng giao tiếp; Kỹ
năng hoạt động xã hội; Kỹ năng giải tỏa căng thẳng và kiểm soát cảm xúc; Kỹ
năng giải quyết mâu thuẫn; Kỹ năng thương lượng; Kỹ năng quản lí thời gian.
Quá trình giáo dục KNM cho sinh viên sư phạm được thực hiện thông qua
các phương pháp và hình thức giáo dục như: Phương pháp sắm vai; Phương
pháp giải quyết vấn đề; Phương pháp làm việc nhóm; Phương pháp dự án;
Phương pháp trò chơi; Phương pháp sân khấu hóa; Phương pháp khám phá; Dạy
học trên lớp; Hoạt động Đoàn thanh niên, Hội sinh viên; Hoạt động đoàn thể của
khoa chuyên môn; Hoạt động xã hội; Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
Quá trình GD KNGT chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố trong đó có yếu tố
khách quan và chủ quan. Tùy theo từng đối tượng sinh viên có nhứng ảnh
hưởng với mức độ khác nhau. Với những nghiên cứu về lí luận ở trên, nội dung
của chương 1 là nền tảng lý luận để tìm hiểu thực trạng và đề xuất biện pháp
giáo dục KNM cho sinh viên CĐSP ở Lào đạt hiệu quả cao hơn.

38
Chương 2
THỰC TRẠNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG MỀM CHO SINH VIÊN
TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM SAVANNAKHET
NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO

2.1. Khái quát về truờng CĐSP Savannakhet nuớc CHDCND Lào


Trường CĐSP Savannakhet nuớc CHDCND Lào là một trường Cao đẳng
sư phạm lớn nhất nước Lào, là trường trọng điểm, một trường có bề dày truyền
thống về đào tạo giáo viên gần 70 năm qua. Đã có rất nhiều thế hệ giáo viên kì
cựu, kinh nghiệm của nước Lào trưởng thành từ đây. Đây là trường Cao đẳng
sư phạm của miền Trung nước Lào, đào tạo giáo viên chủ yếu cho tỉnh
Savannakhet, Khăm Muộn.
Sứ mạng của trường là đào tạo nguồn nhân lực chất lượng, trình độ trung
cấp, cao đẳng và đại học (liên kết đào tạo) cho hệ thống giáo dục khu vực miền
Trung nước Lào. Trường có vai trò là một trong những trường nòng cốt cho hệ
thống các trường sư phạm trong việc đào tạo, bồi dưỡng giáo viên và cán bộ
quản lí giáo dục, tham gia vào việc phát triển các chương trình đào tạo, biên
soạn chương trình, giáo trình, sách giáo khoa, cho các bậc học.
Hiện nay trường có 4 khoa : Khoa Mầm non - Tiểu học, Khoa Ngoại ngữ,
Khoa Xã hội, Khoa Tự nhiên và 6 phòng ban trực thuộc: Phòng Quản lí sinh viên,
Phòng Giáo dục chuyên nghiệp, Phòng Đào tạo và Quan hệ quốc tế, Phòng Kiểm
định chất lượng, Phòng Tổ chức, Phòng hành chính tổng hợp. Trường có các
trường phổ thông trực thuộc là trường thực hành từ mầm non đến trung học cơ sở.
Điều kiện tổ chức, phân bố này cũng có thuận lợi cho việc tiến hành trải nghiệm
và GDKNM ở đơn vị trường khi có một hệ thống đào tạo khép kín như vậy.
Hiện nay trường có hơn 213 cán bộ, giáo viên, trong đó số 111 là cán bộ
nữ. Hơn một nửa số GV có học vị Thạc sĩ đúng chuyên ngành trong đó có 3
người là tiến sĩ và hiện nay có tới 20 người đang tham gia học Cao học và
nghiên cứu sinh trong và ngoài nước. Số còn lại đều có bằng đại học, một số
đồng chí đang hoàn thiện đại học chuyên ngành. Một lực lương GV trẻ khá sôi
nổi và có thể thực hiện tốt các yêu cầu đổi mới trong dạy học.

39
- Sinh viên của trường năm học 2017- 2018 là 1652 sinh viên chính quy
và khoảng 1000 sinh viên tại chức:
+ Khoa Ngoại ngữ có 6 lớp chính quy và có 133 sinh viên (nữ 79- nam
52) hệ đại học ( 12+4).
+ Khoa Xã hội có 6 lớp chính quy và có 150 sinh viên ( nữ 101- nam
49): Lịch sử 4 lớp hệ chính quy đại học ( 12+4); Ngôn ngữ và Văn học có 2 lớp
hệ chính quy đại học ( 12+4).
+ Khoa Tự nhiên có 21 lớp chính quy và có 710 sinh viên ( nữ 472- nam
238) : Công nghệ thông tin 7 lớp hệ chính quy đại học (12+4); Vật Lí 2 lớp hệ
chính quy đại học (12+4); Hoá học 6 lớp hệ chính quy đại học (12+4); Toán
học 6 lớp hệ chính quy đại học ( 12+4).
+ Khoa GD Tiểu học - GDMầm non có 6 lớp chính quy và có 659 sinh
viên ( nữ 554 - nam 105):
GD Tiểu học gồm 1 lớp hệ chính quy (12+ 2); 5 lớp hệ chính quy (12+
4); 6 lớp hệ chính quy (9+ 3).
GD Mầm non gồm 6 lớp hệ chính quy (12+ 2); 3 lớp hệ chính quy
(12+ 4).
Có thể nói số sinh viên với các hệ, khoa khác nhau là một lực lượng rất
mạnh cho công tác thanh niên và các hoạt động phong trào của trường. Đào tạo
của trường CĐSP Savannakhet còn có khoảng 50 sinh viên là các nhà sư của
Phật giáo ở chùa và các con chiên ở nhà thờ Thiên chúa giáo theo học tất cả các
khoa từ Ngoại ngữ, Tự nhiên, Xã hội, Tiểu học. Sự đa dạng và phong phú của
văn hoá, tôn giáo tạo nên một nhà trường hướng tới cộng đồng và gần gũi cuộc
sống của xã hội.
Sinh viên trường CĐSP Savannakhet mang đặc trưng của lối sống, sinh
hoạt chủ yếu của người Lào miền Trung và Miền Nam. Với tính cách sôi nổi,
hoà đồng, thích sinh hoạt văn hoá cộng đồng, thích dã ngoại và khám phá tự
nhiên, tính cách sôi nổi nhưng cũng rất trang trọng trong các nghi thức lễ hội và
sự kiện văn hoá. Đây cũng là những điểm mạnh của sinh viên và giáo dục ở
giảng đường trường sư phạm cần phải biết khơi dậy, phát huy trong GDKNM
cho sinh viên.

40
Trường CĐSP Savannakhet là một trong những trường cao đẳng có cơ sở
vật chất và thiết bị khá tốt trong hệ thống các trường cao đẳng, đặc biệt là so
với các trường sư phạm cả nước.Với hệ thống giảng đường, phòng thí nghiệm,
thực hành, phòng nghiệp vụ, thư viện, sân vận động, nhà thi đấu đa năng,
trường thực hành, các phương tiện kỹ thuật đang ngày được nâng cấp. Ký túc
xá sinh viên được mở rộng và nâng cấp, cảnh quan và môi trường sư phạm
ngày càng đổi mới, góp phần quan trọng nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên
cứu khoa học của trường sư phạm.
2.2. Khái quát về khảo sát thực trạng giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên
trường cao đẳng sư phạm Savannakhet nước CHDCND Lào
2.2.1. Mục đích khảo sát
Đánh giá thực trạng giáo dục KNM cho sinh viên trường Cao đẳng sư
phạm Savanakhet, Đánh giá những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động giáo dục
KNM nhằm xác định cơ sở thực tiễn cho việc đề xuất các biện pháp.
2.2.2. Nội dung khảo sát
- Thực trạng nhận thức về KNM và giáo dục KNM cho sinh viên trường
CĐSP Savannakhet
- Thực trạng phương pháp và hình thức tổ chức các hoạt động giáo dục
KNM cho sinh viên trường CĐSP Savannakhet
- Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động giáo dục KNM cho
sinh viên trường CĐSP Savannakhet.
2.2.3. Đối tượng khảo sát
Bao gồm: 50 giảng viên và 150 sinh viên trường CĐSP Savannakhet
2.2.4. Phương pháp khảo sát và xử lý kết quả khảo sát
2.2.4.1. Phương pháp khảo sát
- Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi: Nhằm thu thập thông tin về nhận
thức, phương pháp, hình thức và các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động giáo dục
KNM cho sinh viên trường CĐSP Savannakhet.

41
2.2.4.2. Xử lý kết quả khảo sát
- Số liệu thu được từ phiếu hỏi được chúng tôi tiến hành xử lý theo cách là
đếm số lượng, tính theo tỷ lệ % và tính điểm trung bình để sắp xếp theo thứ bậc.
Thông qua các số liệu thu được, chúng tôi có sự phân tích và tìm hiểu rõ nét thực
trạng giáo dục KNM cho sinh viên trường Cao đẳng sư phạm Savannakhet.
2.3. Kết quả khảo sát thực trạng giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên
trường CĐSP Savannakhet nước Cộng hòa DCND Lào.
2.3.1. Thực trạng nhận thức của giảng viên và sinh viên Trường CĐSP
Savannakhet về khái niệm kỹ năng mềm, giáo dục kỹ năng mềm
Nhận thức là nền tảng của thái độ và hành vi của con người. Nhận thức
đúng sẽ tạo tiền đề cho thái độ tích cực và hành vi, hoạt động đúng đắn. Chúng
tôi đưa ra các quan điểm khác nhau về kỹ năng mềm, giáo dục kỹ năng mềm,
tiến hành điều tra nhận thức của sinh viên và giảng viên trường CĐSP
Savannakhet về các khái niệm này và thu được kết quả thể hiện ở biểu đồ sau:

Biểu đồ 2.1: Nhân thức của sinh viên về khái niệm kỹ năng mềm
Qua biểu đồ, chúng ta nhận thấy khái niệm kỹ năng mềm là những kỹ
năng không liên quan trực tiếp đến kiến thức chuyên môn mà thiên về mặt tinh
thần của mỗi cá nhân nhằm đảm bảo cho quá trình thích ứng với người khác,
công việc nhằm duy trì mối quan hệ tích cực và góp phần hỗ trợ thực hiện công
việc một cách hiệu quả được nhiều lựa chọn nhất (đạt tỷ lệ 41.24%). Khái niệm
kỹ năng mềm là những kỹ năng con người tích lũy được để làm cho mình dễ

42
dàng được chấp nhận, làm việc thuận lợi và đạt được hiệu quả cao được
36.36% sinh viên lựa chọn (xếp thứ 2). Tuy nhiên, từ những số liệu trên cho
thấy không có sự chênh lệch rõ rệt về tỷ lệ lựa chọn giữa các quan điểm, nghĩa
là có nhiều quan điểm khác nhau về kỹ năng mềm mà chưa có sự thống nhất
chung trong nhận thức của sinh viên.
Trên cơ sở tìm hiểu nhận thức của sinh viên về khái niệm kỹ năng mềm,
chúng tôi tiếp tục điều tra nhận thức của sinh viên về khái niệm giáo dục kỹ
năng mềm và thu được kết quả thể hiện ở biểu đồ sau:

Biểu đồ 2.2: Nhận thức của sinh viên về khái niệm giáo dục kỹ năng mềm

Từ biểu đồ trên ta thấy 59.39% sinh viên cho rằng giáo dục kỹ năng mềm
là việc hình thành cách sống tích cực trong xã hội hiện đại, là xây dựng những
hành vi lành mạnh và thay đổi những hành vi, thói quen tiêu cực trên cơ sở
giúp người học có cả kiến thức, giá trị, thái độ và các kỹ năng thích hợp.
27.88% sinh viên cho rằng giáo dục kỹ năng mềm là quá trình tổ chức có mục
đích, có kế hoạch các dạng hoạt động nhằm hình thành khả năng thích ứng và
hòa nhập trước các yêu cầu của cuộc sống. Chỉ có 12.73% sinh viên cho rằng
giáo dục kỹ năng mềm là quá trình tổ chức các hoạt động giáo dục nhằm hình
thành các kỹ năng gắn liền với cuộc sống thực tiễn của cá nhân. Như vậy, sự
nhận thức của sinh viên về khái niệm giáo dục kỹ năng mềm đã có sự thống
nhất tương đối cao.

43
Cùng với việc tìm hiểu nhận thức của sinh viên về khái niệm kỹ năng
mềm và giáo dục kỹ năng mềm, chúng tôi đồng thời tìm hiểu nhận thức của
giảng viên về các khái niệm trên và thu được kết quả thể hiện ở biểu đồ sau:

Biểu đồ 2.3: Nhận thức của giảng viên về khái niệm kỹ năng mềm
Qua biểu đồ trên ta thấy đa số giảng viên đều cho rằng kỹ năng mềm là
những kỹ năng con người tích lũy được để làm cho mình dễ dàng được chấp
nhận, làm việc thuận lợi và đạt hiệu quả cao (đạt 66.67% sự lựa chọn). Có
20.37% số giảng viên được điều tra cho rằng kỹ năng mềm là những kỹ năng
không liên quan trực tiếp đến kiến thức chuyên môn mà thiên về mặt tinh thần
của mỗi cá nhân nhằm đảm bảo cho quá trình thích ứng với người khác, công
việc nhằm duy trì mối quan hệ tích cực và góp phần hỗ trợ thực hiện công việc
một cách hiệu quả. Còn một số ít giảng viên (chiếm 12.96%) cho rằng kỹ năng
mềm là những là những kỹ năng mà con người có được ngoài yếu tố chuyên
môn và sự chuyên nghiệp xét trên lĩnh vực công việc. Từ những số liệu điều tra
cho thấy dù vẫn có những nhận định khác nhau, tuy nhiên giảng viên trường
CĐSP Savannakhet có sự đồng thuận rất cao trong nhận thức về khái niệm kỹ
năng mềm.

44
Biểu đồ 2.4: Nhận thức của giảng viên về khái niệm giáo dục kỹ năng mềm

Qua số liệu của biểu đồ cho thấy 55.56% giảng viên được điều tra cho
rằng giáo dục kỹ năng mềm là quá trình tổ chức có mục đích, có kế hoạch các
dạng hoạt động nhằm hình thành khả năng thích ứng và hòa nhập trước các yêu
cầu của cuộc sống; 25.93% giảng viên cho rằng giáo dục kỹ năng mềm là việc
hình thành cách sống tích cực trong xã hội hiện đại, là xây dựng những hành vi
lành mạnh và thay đổi những hành vi, thói quen tiêu cực trên cơ sở giúp người
học có cả kiến thức, giá trị, thái độ và các kỹ năng thích hợp; 18.52% giảng
viên cho rằng giáo dục kỹ năng mềm là quá trình tổ chức các hoạt động giáo
dục nhằm hình thành các kỹ năng gắn liền với cuộc sống thực tiễn của cá nhân.
Như vậy, đa số giảng viên đã nhận thức đúng đắn, phù hợp với cơ sở lý luận
của đề tài về khái niệm giáo dục kỹ năng mềm.
Để các quá trình giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên trường CĐSP
Savannakhet đạt hiệu quả cao thì trước hết cần sự nhận thức đúng đắn về kỹ
năng mềm và giáo dục kỹ năng mềm của giảng viên và sinh viên. Tuy nhiên,
trong quá trình điều tra, chúng tôi nhận thấy nhận thức của giảng viên và sinh
viên hoàn toàn đúng đắn và khớp với nhau. Điều này thể hiện ở bảng số liệu sau:

45
Bảng 2.1: So sánh nhận thức của giảng viên và sinh viên trường CĐSP
Savannakhet về kỹ năng mềm và giáo dục kỹ năng mềm
Giảng viên Sinh viên
Stt Khái niệm Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ
lượng % lượng %
Kỹ năng mềm
Kỹ năng mềm là những kỹ năng con
người tích lũy được để làm cho mình dễ
1.1 36 66.67% 60 36.36%
dàng được chấp nhận, làm việc thuận lợi
và đạt được hiệu quả cao
Kỹ năng mềm là những là những kỹ
năng mà con người có được ngoài yếu
1.2 7 12.96% 37 22.40%
tố chuyên môn và sự chuyên nghiệp xét
trên lĩnh vực công việc
Kỹ năng mềm là những kỹ năng không
liên quan trực tiếp đến kiến thức chuyên
môn mà thiên về mặt tinh thần của mỗi
cá nhân nhằm đảm bảo cho quá trình
1.3 11 20.37% 68 41.24%
thích ứng với người khác, công việc
nhằm duy trì mối quan hệ tích cực và
góp phần hỗ trợ thực hiện công việc một
cách hiệu quả.
Giáo dục kỹ năng mềm
Là quá trình tổ chức các hoạt động giáo
1.4 dục nhằm hình thành các kỹ năng gắn 10 18.52% 21 12.73%
liền với cuộc sống thực tiễn của cá nhân
Là hình thành cách sống tích cực trong
xã hội hiện đại, là xây dựng những hành
vi lành mạnh và thay đổi những hành vi,
1.5 14 25.93% 98 59.39%
thói quen tiêu cực trên cơ sở giúp người
học có cả kiến thức, giá trị, thái độ và
các kỹ năng thích hợp
Là quá trình tổ chức có mục đích, có kế
hoạch các dạng hoạt động nhằm hình
1.6 30 55.56% 46 27.88%
thành khả năng thích ứng và hòa nhập
trước các yêu cầu của cuộc sống

46
Đa số giảng viên cho rằng kỹ năng mềm là là những kỹ năng con người
tích lũy được để làm cho mình dễ dàng được chấp nhận, làm việc thuận lợi và
đạt được hiệu quả cao (chiếm 66.67% giảng viên). Đa số sinh viên lại lựa chọn
kỹ năng mềm là những kỹ năng không liên quan trực tiếp đến kiến thức chuyên
môn mà thiên về mặt tinh thần của mỗi cá nhân nhằm đảm bảo cho quá trình
thích ứng với người khác, công việc nhằm duy trì mối quan hệ tích cực và góp
phần hỗ trợ thực hiện công việc một cách hiệu quả (chiếm 41.24% sinh viên).
Đa số giảng viên cho rằng giáo dục kỹ năng mềm là quá trình tổ chức có
mục đích, có kế hoạch các dạng hoạt động nhằm hình thành khả năng thích ứng
và hòa nhập trước các yêu cầu của cuộc sống (chiếm 55.56% giảng viên). Đa số
sinh viên lựa chọn giáo dục kỹ năng mềm là hình thành cách sống tích cực
trong xã hội hiện đại, là xây dựng những hành vi lành mạnh và thay đổi những
hành vi, thói quen tiêu cực trên cơ sở giúp người học có cả kiến thức, giá trị,
thái độ và các kỹ năng thích hợp (chiếm 59.39% sinh viên).
Theo chúng tôi, sự không khớp trong nhận thức giữa giảng viên và sinh
viên về khái niệm kỹ năng mềm và giáo dục kỹ năng mềm chính là một trong
những nguyên nhân ảnh hưởng tới mức độ thành thạo kỹ năng mềm của sinh
viên và ảnh hưởng tới hiệu quả giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên ở Trường
CĐSP Savannakhet.
2.3.2. Thực trạng giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên ở Trường CĐSP
Savannakhet nước CHDCND Lào
2.3.2.1 Thực trạng tần suất và hứng thú tham gia hoạt động giáo dục kỹ năng
mềm do nhà trường tổ chức của sinh viên Trường CĐSP Savannakhet
Chúng tôi nhận thấy mức độ thành thạo kỹ năng mềm của sinh viên cũng
như hiệu quả của các hoạt động giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên phụ thuộc
rất lớn vào tần suất và hứng thú tham gia hoạt động giáo dục kỹ năng mềm của
sinh viên. Vì vậy, chúng tôi thiết kế câu hỏi, điều tra vấn đề này và thu được
kết quả thể hiện ở bảng sau:

47
Bảng 2.2: Tần suất tham gia và hứng thú của sinh viên
Trường CĐSP Savannakhet với các hoạt động giáo dục kỹ năng mềm
do nhà trường tổ chức
Sinh viên thuộc khoa Tổng số
Stt Ngoại Tin Tiểu Mầm Số Tỷ lệ
Hóa
ngữ học học non lượng %
Tần suất
1 Chưa tham gia 0 1 3 0 0 4 2.92%
2 Thỉnh thoảng 15 17 14 10 26 82 59.85%
3 Thường xuyên 11 7 14 11 8 51 37.23%
Hứng thú
Không hứng thú với
4 0 1 4 0 0 5 3.65%
các hoạt động
Hứng thú với tùy
5 8 17 22 16 23 86 62.77%
từng hoạt động
Rất hứng thú với các
6 18 7 5 5 11 46 33.58%
hoạt động

Bảng số liệu cho thấy có rất ít sinh viên chưa bao giờ tham gia các hoạt
động giáo dục kỹ năng mềm (2.92% sinh viên được hỏi), cũng như không có
hứng thú với các hoạt động giáo dục kỹ năng mềm (3.65% sinh viên được hỏi).
Đại đa số sinh viên (chiếm 59,85% sinh viên được hỏi) lại chỉ thỉnh thoảng
tham gia các hoạt động giáo dục kỹ năng mềm do nhà trường tổ chức, và có
37.23% sinh viên được hỏi thường xuyên tham gia các hoạt động giáo dục này.
Điều này có thể được lý giải bởi có tới 62.77% sinh viên có hứng thú với tùy
từng hoạt động do nhà trường tổ chức và có 33.58% sinh viên có hứng thú với
tất cả các hoạt động do nhà trường tổ chức. Nghĩa là mức độ tham gia các hoạt
động giáo dục kỹ năng mềm do nhà trường tổ chức của sinh viên không cao.
Có nhiều lý do dẫn tới thực trạng này, trong đó có lý do là hứng thú với các
hoạt động do nhà trường tổ chức của sinh viên không cao, chỉ tập trung ở một
số hoạt động nhất định.

48
Chúng tôi tiến hành so sánh kết quả tự đánh giá của sinh viên với ý kiến
của giảng viên về tần suất tham gia và hứng thú của sinh viên về các hoạt động
giáo dục kỹ năng mềm do nhà trường tổ chức thể hiện ở bảng sau:
Bảng 2.3: So sánh đánh giá của giảng viên với sinh viên về tần suất tham
gia và hứng thú của sinh viên Trường CĐSP Savannakhet với các hoạt
động giáo dục kỹ năng mềm do nhà trường tổ chức
Ý kiến của SV Ý kiến của GV
Stt Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ
lượng % lượng %
Tần suất
1 Chưa tham gia 4 2.92% 1 2.13%
2 Thỉnh thoảng 82 59.85% 35 74.47%
3 Thường xuyên 51 37.23% 11 23.40%
Hứng thú
4 Không hứng thú với các hoạt động 5 3.65% 1 2.13%
5 Hứng thú với tùy từng hoạt động 86 62.77% 32 68.09%
6 Rất hứng thú với các hoạt động 46 33.58% 14 29.79%

Tuy có một số khác biệt trong nhận định giữa giảng viên và sinh viên,
nhưng về cơ bản thì có sự tương đồng giữa hai kênh lấy ý kiến đánh giá. Sinh
viên trường CĐSP Savannakhet chỉ thỉnh thoảng tham gia các hoạt động giáo
dục kỹ năng mềm do nhà trường tổ chức (đánh giá của sinh viên là 59.85% và
đánh giá của giảng viên là 74.47%). Và sinh viên không phải lúc nào cũng có
hứng thú với tất cả các hoạt động giáo dục đó mà chỉ hứng thú với tùy từng
hoạt động (đánh giá của sinh viên là 62.77% và đánh giá của giảng viên là
68.09%).
2.3.2.2. Thực trạng nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động
giáo dục kỹ năng mềm cho của sinh viên của Trường CĐSP Savannakhet
Chúng tôi nhận định nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức hoạt
động là những vấn đề cốt lỗi của việc tổ chức các hoạt động giáo dục kỹ năng

49
mềm cho sinh viên. Từ đó chúng tôi tiến hành lấy thông tin từ 165 sinh viên và
47 giảng viên để làm rõ thực trạng những vấn đề này của Trường CĐSP
Savannakhet.
Bảng 2.4: Những kỹ năng mềm thường được Trường CĐSP Savannakhet
tổ chức giáo dục cho sinh viên
Ý kiến của SV Ý kiến của GV
STT KNM Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ
lượng % lượng %
Kỹ năng tự nhận thức, làm chủ bản
1 78 47.27% 42 89.36%
thân
2 Kỹ năng lắng nghe 69 41.82% 30 63.83%
3 Kỹ năng thuyết trình trước đám đông 71 43.03% 34 72.34%
4 Kỹ năng hợp tác 42 25.45% 19 40.43%
5 Kỹ năng giao tiếp 42 25.45% 28 59.57%
6 Kỹ năng hoạt động xã hội 50 30.30% 20 42.55%
Kỹ năng giải tỏa căng thẳng và kiểm
7 28 16.97% 23 48.94%
soát cảm xúc
8 Kỹ năng giải quyết mâu thuẫn 41 24.85% 19 40.43%
9 Kỹ năng thương lượng 17 10.30% 6 12.77%
10 Kỹ năng quản lí thời gian 31 18.79% 30 63.83%
Từ bảng số liệu cho thấy theo ý kiến của cả giảng viên và sinh viên, tất
cả những kỹ năng mềm được chúng tôi lựa chọn để điều tra đều được Trường
CĐSP Savannakhet giáo dục cho sinh viên. Tuy nhiên, có sự khác biệt tương
đối rõ về nhân định của hai kênh thông tin.
Theo ý kiến đánh giá của sinh viên, kỹ năng thuyết trình trước đám đông
được nhà trường thường xuyên tổ chức giáo dục cho sinh viên xếp thứ nhất, đạt
43.03%; kỹ năng lắng nghe xếp thứ hai, đạt 41.82%; kỹ năng hoạt động xã hội
xếp thứ ba, đạt 30.30%; và lần lượt tiếp theo là các kỹ năng hợp tác, kỹ năng
giao tiếp (đạt 25.45%), kỹ năng giải quyết mâu thuẫn (24.85%), kỹ năng quản lý
thời gian (18.79%), kỹ năng giải tỏa căng thẳng và kiểm soát cảm xúc (16.97%)
và xếp thấp nhất là kỹ năng thương lượng (10.30%). Từ số liệu cho thấy kỹ năng
nào cũng được nhà trường tổ chức giáo dục cho sinh viên, nhưng không phải tất
cả sinh viên đều nhận được sự giáo dục tất cả những kỹ năng này.

50
Theo ý kiến đánh giá của giảng viên, kỹ năng thuyết trình trước đám đông
được nhà trường thường xuyên tổ chức giáo dục cho sinh viên xếp thứ nhất, đạt
72.34%; kỹ năng quản lý thời gian và kỹ năng lắng nghe xếp thứ hai, đạt
63.83%; kỹ năng giao tiếp xếp thứ ba, đạt 59.57%; kỹ năng giải tỏa căng thẳng
và kiểm soát cảm xúc xếp thứ tư, đạt 48.94%; kỹ năng hoạt động xã hội xếp thứ
năm, đạt 42.55%; kỹ năng hợp tác và kỹ năng giải quyết mâu thuẫn cùng xếp thứ
sáu, đạt 40.43%; kỹ năng thương lượng xếp cuối cùng, đạt 12.77%.
Từ kênh thông tin sinh viên, bảng số liệu cho thấy không có kỹ năng
nào được trên 50% số lượng sinh viên được điều tra nhận định là được nhà
trường thường xuyên giáo dục cho sinh viên (kỹ năng được nhiều ý kiến lựa
chọn nhất là kỹ năng thuyết trình trước đám đông - đạt 43.03% lựa chọn).
Trong khi từ kênh thông tin giảng viên một số kỹ năng được trên 50% giảng
viên nhận định là có được nhà trường thường xuyên tổ chức giáo dục cho
sinh viên như kỹ năng thuyết trình trước đám đông (72.34% ý kiến của giảng
viên), kỹ năng lắng nghe và kỹ năng quản lý thời gian (đều được 63.83% ý
kiến của giảng viên), kỹ năng giao tiếp (59.57% ý kiến của giảng viên). Xét
về tỷ lệ đồng ý thì tất cả các kỹ năng được giảng viên đánh giá đều cao hơn
so với ý kiến đánh giá của sinh viên.
Nhiều kỹ năng cũng có sự không khớp về số lượng ý kiến nhận định từ
hai kênh. Kỹ năng giải tỏa căng thẳng và kiềm chế cảm xúc chỉ có 16.97% sinh
viên cho rằng là có được nhà trường thường xuyên giáo dục cho họ (xếp thứ 2
từ dưới lên về số lượng đồng ý) trong khi có 48.94% giảng viên lại cho rằng có
được nhà trường thường xuyên giáo dục cho sinh viên (xếp thứ 5 từ dưới lên
trên tổng số 10 kỹ năng). Kỹ năng quản lý thời gian chỉ có 18.79% sinh viên
cho rằng được nhà trường thường xuyên tổ chức giáo dục (xếp thứ 3 từ dưới
lên về số lượng đồng ý) trong khi có 63.83% giảng viên cho rằng có được nhà
trường thường xuyên giáo dục cho sinh viên (xếp thứ 8 từ dưới lên trên tổng số
10 kỹ năng).

51
Và trong hệ thống kỹ năng này, kỹ năng thương lượng đều được rất ít
giảng viên và rất ít sinh viên nhận định nhà trường thường tổ chức giáo dục cho
sinh viên (đạt tỷ lệ 10.30% ý kiến sinh viên, 12.77% ý kiến của giảng viên).
Theo ý kiến của các thầy cô giáo, những kỹ năng trên không chỉ mang ý
nghĩa là những kỹ năng mềm cần thiết cho người sinh viên nói chung mà nó
còn là những kỹ năng trong hệ thống năng lực chuyên biệt cần có của người
giáo viên như kỹ năng thuyết trình trước đám đông, kỹ năng quản lý thời gian,
kỹ năng lắng nghe... Giáo viên cần có kỹ năng thuyết trình để có thể truyền tải
những kiến thức bài học tới học sinh một cách tốt nhất, cần có kỹ năng quản lý
thời gian thể hiện ngay từ khâu soạn giáo án cần phân bổ thời gian hợp lý cho
mỗi hoạt động dạy học và giáo dục, kỹ năng lắng nghe để có thể giải quyết
được những tình huống trong dạy học và trong giáo dục mà người giáo viên có
thể gặp phải bất cứ lúc nào... Và nhà trường, các thầy cô giáo nhận thức được
giá trị của những kỹ năng này đối với nghề dạy học nên đã rèn luyện cho sinh
viên rất sớm trong từng bài học, từng hoạt động giáo dục của nhà trường. Trong
khi đó, có rất nhiều sinh viên cho rằng phải có những bài dạy cụ thể, những
hoạt động giáo dục cụ thể để hình thành từng kỹ năng cụ thể này chứ không
lồng ghép vào các hoạt động giáo dục khác, các bài học khác.
Đề giúp sinh viên có được những kỹ năng mềm này thì trong quá trình
tổ chức các hoạt động giáo dục, nhà trường cần phải phối hợp sử dụng nhiều
phương pháp khác nhau. Chúng tôi đã tiến hành điều tra thực trạng sử dụng
các phương pháp trong quá trình tổ chức các hoạt động giáo dục kỹ năng
mềm cho sinh viên ở Trường CĐSP Savannakhet và thu được kết quả thể
hiện ở bảng sau:

52
Bảng 2.5: Thực trạng sử dụng các phương pháp tổ chức các hoạt động giáo
dục kỹ năng mềm cho sinh viên ở Trường CĐSP Savannakhet.
Ý kiến của SV Ý kiến của GV
STT Phương pháp giáo dục KNM Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ
lượng % lượng %
1 Phương pháp sắm vai 69 41.82% 38 80.85%
2 Phương pháp giải quyết vấn đề 39 23.64% 28 59.57%
3 Phương pháp làm việc nhóm 79 47.88% 34 72.34%
4 Phương pháp dự án 14 8.48% 3 6.38%
5 Phương pháp trò chơi 41 24.85% 25 53.19%
6 Phương pháp sân khấu hóa 17 10.30% 3 6.38%
7 Phương pháp khám phá 52 31.52% 22 46.81%

Theo ý kiến đánh giá của sinh viên, phương pháp làm việc nhóm được
nhà trường thường xuyên sử dụng nhất để giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên,
đạt 47.88%; phương pháp sắm vai xếp thứ hai, đạt 41.82%; phương pháp khám
phá xếp thứ ba, đạt 31.52%; phương pháp trò chơi xếp thứ tư, đạt 24.85% và
lần lượt tiếp đến là các phương pháp giải quyết vấn đề (23.64%), phương pháp
sân khấu hóa (10.30%), phương pháp dự án (8.48%).
Theo ý kiến đánh giá của giảng viên, phương pháp sắm vai được nhiều lựa
chọn nhất về mức độ thường xuyên sử dụng để giáo dục kỹ năng mềm cho sinh
viên, đạt 80.85%; phương pháp làm việc nhóm xếp thứ hai, đạt 72.34%; phương
pháp giải quyết vấn đề xếp thứ ba, đạt 59.57%; phương pháp trò chơi xếp thứ tư,
đạt 53.19%; và lần lượt tiếp đến là phương pháp khám phá (46.81%) phương
pháp dự án và phương pháp sân khấu hóa xếp cuối cùng (6.38%).
Thứ tự xếp loại mức độ thường xuyên sử dụng các phương pháp trong
quá trình giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên ở trường CĐSP Savannakhet
giữa hai kênh thông tin là giảng viên và sinh viên là tương đối đồng đều. Tuy
nhiên, kênh thông tin từ sinh viên thì không có phương pháp nào được trên
50% sinh viên đánh giá là thường xuyên sử dụng. Trong khi đó, có hơn một
phương pháp được trên 50% giảng viên được hỏi đánh giá là thường xuyên

53
được sử dụng. Sự khác biệt này là do đa số giảng viên được điều tra đều tham
gia vào quá trình giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên nhưng không phải mọi
sinh viên được điều tra đều tham gia vào tất cả quá trình giáo dục kỹ năng mềm
của nhà trường.
Từ số liệu cho thấy mức độ sử dụng thường xuyên các phương pháp giáo
dục kỹ năng mềm cho sinh viên của Trường CĐSP Savannakhet là không đồng
đều và ít có sự phối hợp cùng một lúc nhiều phương pháp khác nhau trong quá
trình giáo dục. Điều này có thể ảnh hưởng tới kết quả cuối cùng của quá trình
giáo dục.
Hiệu quả cuối cùng của quá trình giáo dục kỹ năng mềm không chỉ phụ
thuộc vào nội dung, phương pháp giáo dục mà còn phụ thuộc rất nhiều vào
những hình thức tổ chức của quá trình giáo dục kỹ năng mềm. Hình thức đa
dạng sẽ tạo ra nhiều sự lựa chọn cho sinh viên, kích thích hứng thú và tính tích
cực tham gia của sinh viên. Hiểu được vấn đề này nên trong quá trình tìm hiểu
thực trạng giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên Trường CĐSP Savannakhet,
chúng tôi tiến hành điều tra, làm rõ những hình thức tổ chức các hoạt động giáo
dục và thu được kết quả thể hiện ở bảng sau:
Bảng 2.6: Thực trạng hình thức tổ chức các hoạt động giáo dục kỹ năng
mềm cho sinh viên ở Trường CĐSP Savannakhet
Ý kiến của SV Ý kiến của GV
Hình thức tổ chức hoạt động giáo
STT Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ
dục KNM
lượng % lượng %
1 Dạy học trên lớp 92 55.76% 43 91.49%
Hoạt động Đoàn thanh niên, Hội sinh
2 69 41.82% 26 55.32%
viên
Hoạt động đoàn thể của khoa chuyên
3 24 14.55% 16 34.04%
môn
4 Hoạt động xã hội 31 18.79% 10 21.28%
5 Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp 32 19.39% 22 46.81%

54
Theo ý kiến đánh giá của sinh viên, trong quá trình tổ chức các hoạt động
giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên ở Trường CĐSP Savannakhet thì hình
thức dạy học trên lớp được nhiều lựa chọn nhất về mức độ thường xuyên sử
dụng, đạt 55.76%; các hình thức hoạt động của Đoàn thanh niên, Hội Sinh viên
xếp thứ hai, đạt 41.82%; tiếp đến lần lượt là hình thức hoạt động giáo dục ngoài
giờ lên lớp (đạt 19.39%), hình thức hoạt động xã hội (18.79%) và cuối cùng là
thông qua các hoạt động đoàn thể của khoa chuyên môn (14.55%).
Theo ý kiến đánh giá của giảng viên, hình thức dạy học trên lớp được
nhiều lựa chọn nhất về mức độ thường xuyên sử dụng, đạt 91.49%; các hình
thức hoạt động của Đoàn thanh niên, Hội Sinh viên xếp thứ hai, đạt 55.32%;
tiếp đến lần lượt là hình thức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp (đạt
46.81%), thông qua các hoạt động đoàn thể của khoa chuyên môn (34.04%) và
cuối cùng là hình thức hoạt động xã hội (21.28%).
Sự đánh giá của sinh viên và giảng viên về mức độ thường xuyên của các
hình thức hoạt động giáo dục kỹ năng mềm là tương đối đồng thuận. Từ số liệu
điều tra cho thấy các hình thức tổ chức hoạt động chưa đa dạng, tập trung chủ
yếu vào hình thức dạy học trên lớp và hình thức hoạt động của Đoàn thanh
niên, Hội Sinh viên. Đây là hai hình thức cơ bản nhưng cũng không phải là tất
cả. Mỗi hình thức đều có những thuận lợi nhất định trong quá trình hình thành
và rèn luyện các kỹ năng mềm cụ thể cho sinh viên. Và sự không đa dạng các
hình thức hoạt động đã làm giảm hiệu quả của các hoạt động giáo dục kỹ năng
mềm cho sinh viên ở Trường CĐSP Savannakhet.
Giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên là yêu cầu bức thiết của thời đại đối
với các trường chuyên nghiệp trong đó có Trường CĐSP Savannakhet. Tuy
nhiên, hiệu quả của các hoạt động giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên không
phải cứ muốn là được, mà nó phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Chúng tôi tìm hiểu
thực trạng các yếu tố ảnh hưởng tới quá trình giáo dục kỹ năng mềm cho sinh
viên ở Trường CĐSP Savannakhet và thu được kết quả thể hiện ở bảng sau:

55
Bảng 2.7: Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động giáo dục kỹ
năng mềm cho sinh viên ở Trường CĐSP Savannakhet
Ý kiến của SV Ý kiến của GV
STT Các yếu tố ảnh hưởng Số Số Tỷ lệ
Tỷ lệ %
lượng lượng %
1 Chương trình đào tạo của nhà trường 21 12.73% 17 36.17%
Năng lực tổ chức hoạt động giáo dục
2 34 20.61% 15 31.91%
KNM của giảng viên
3 Tính tích cực, chủ động của sinh viên 36 21.82% 21 44.68%
4 Môi trường giáo dục nhà trường 28 16.97% 15 31.91%
5 Môi trường giáo dục cộng đồng 29 17.58% 17 36.17%
6 Tác động giáo dục gia đình 31 18.79% 11 23.40%
7 Cơ chế quản lí của nhà trường 8 4.85% 13 27.66%

Từ số liệu điều tra cho thấy không có nhiều sự đồng thuận khi đánh giá
các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên ở
Trường CĐSP Savannakhet. Do giảng viên và sinh viên đứng ở những vị trí
khác nhau trong quá trình giáo dục nên đã đưa ra những nhận định khác nhau.
Theo ý kiến đánh giá từ kênh sinh viên, tính tích cực, chủ động của sinh
viên là yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất đến hoạt động giáo dục kỹ năng mềm (đạt
21.82% sự lựa chọn); năng lực tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng mềm của
giảng viên xếp thứ hai (đạt 20.61%); tiếp đến lần lượt là các yếu tố tác động từ
phía gia đình (18.79%), môi trường giáo dục cộng đồng (17.58%), môi trường
giáo dục nhà trường (16.97%), chương trình đào tạo của nhà trường (12.73%)
và cuối cùng là cơ chế quản lý của nhà trường (4.85%).
Theo ý kiến đánh giá từ kênh giảng viên, tính tích cực, chủ động của
sinh viên là yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất đến hoạt động giáo dục kỹ năng mềm
(đạt 44.68% sự lựa chọn); chương trình đào tạo của nhà trường và môi trường
giáo dục cộng đồng cùng xếp thứ hai (đạt 36.17%), năng lực tổ chức hoạt động

56
giáo dục kỹ năng mềm của giảng viên và môi trường giáo dục nhà trường cùng
xếp thứ ba (đạt 31.91%); tiếp đến lần lượt là các yếu tố cơ chế quản lý của nhà
trường (27.66%), tác động từ phía gia đình (23.40%).
Tuy có nhiều ý kiến không thống nhất nhưng cả sinh viên và giáo viên
đều khẳng định tính tích cực, chủ động của sinh viên là yếu tố ảnh hưởng nhiều
nhất đến quá trình giáo dục kỹ năng mềm. Nhận định này hoàn toàn chính xác,
phù hợp với bản chất của quá trình giáo dục nói chung và quá trình giáo dục kỹ
năng mềm nói riêng. Và vì vậy, quá trình giáo dục kỹ năng mềm được tổ chức
như thế nào chăng nữa thì trước hết cần phải chú ý đến việc phát huy tính tích
cực, chủ động của sinh viên. Để làm được điều này thì cần sự phối hợp linh
hoạt, nhuần nhuyễn của tất cả các yếu tố còn lại, cho dù đứng dưới góc độ nào
để nhìn nhận.
Quá trình giáo dục kỹ năng mềm ở Trường CĐSP Savannakhet đã đạt
được những kết quả nhất định, tuy nhiên vẫn còn nhiều hạn chế. Để góp phần
xây dựng được những biện pháp nâng cao hiệu quả của hoạt động giáo dục kỹ
năng mềm, chúng tôi xin ý kiến giảng viên và sinh về những vấn đề cần quan
tâm đổi mới và thu được kết quả ở bảng sau:
Bảng 2.8: Nhận định của giảng viên và sinh viên về các yếu tố cần thay đổi
trong quá trình giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên ở Trường CĐSP
Savannakhet
Ý kiến của SV Ý kiến của GV
TT Các yếu tố cần thay đổi Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ
lượng % lượng %
1 Nội dung các KNM cần được giáo dục 61 36.97% 17 36.17%
2 Phương pháp giáo dục KNM 28 16.97% 18 38.30%
Hình thức tổ chức hoạt động giáo dục
3 46 27.88% 15 31.91%
KNM

Theo ý kiến đánh giá từ kênh sinh viên, nội dung các kỹ năng mềm cần
được giáo dục xếp thứ nhất về vấn đề cần thay đổi (đạt 36.97% sự lựa chọn

57
thay đổi). Vì cuộc sống luôn luôn thay đổi và chính sinh viên sẽ là những người
hiểu rõ nhất mình cần những gì cho cuộc sống của mình. Hình thức tổ chức
hoạt động giáo dục kỹ năng mềm xếp thứ hai (đạt 27.88% sự lựa chọn thay
đổi). Hình thức tổ chức đa dạng, phong phú sẽ tạo nhiều cơ hội cũng như góp
phần kích thích tính tích cực, chủ động của sinh viên khi tham gia các hoạt
động giáo dục. Phương pháp giáo dục kỹ năng mềm xếp thứ ba (đạt 16.97% sự
lựa chọn thay đổi). Phương pháp giáo dục là cách thức tác động qua lại giữa
nhà giáo dục và đối tượng. Yêu cầu đổi mới phương pháp cũng chính là yêu
cầu nhà giáo dục luôn phải làm mới chính mình để góp phần nâng cao hiệu quả
của hoạt động giáo dục.
Theo ý kiến đánh giá từ phía giảng viên, nội dung cần được thay đổi
nhiều nhất là phương pháp giáo dục kỹ năng mềm (đạt 38.30% sự lựa chọn
thay đổi). Phương pháp là cách thức truyền tải nội dung nhằm đạt tới mục đích
hoạt động. Phương pháp giáo dục tốt sẽ góp phần giúp cho sinh viên có được
nhiều hơn nữa các kỹ năng mềm cũng như sự thành thạo các kỹ năng đó được
tăng cao. Nội dung các kỹ năng mềm cần được giáo dục cho sinh viên xếp thứ
hai (đạt 36.17% sự lựa chọn thay đổi). Hệ thống kỹ năng mềm mà mỗi sinh
viên cần có rất đa dạng. Căn cứ vào nhu cầu thực tế của đời sống xã hội trong
từng giai đoạn để lựa chọn được những kỹ năng mềm cần thiết nhất giáo dục
cho sinh viên. Xếp cuối cùng là hình thức tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng
mềm (đạt 31.91% sự lựa chọn thay đổi).
Căn cứ vào ý kiến đề xuất của sinh viên và giảng viên về các yếu tố cần
thay đổi trong quá trình giáo dục kỹ năng mềm sẽ là cơ sở quan trọng để chúng
tôi xây dựng hệ thống những biện pháp nâng cao hiệu quả của quá trình giáo dục.
Nguyên nhân của thực trạng
Qua phỏng vấn một số đại diện giảng viên và sinh viên kết hợp với kết
quả khảo sát chúng tôi cho rằng nguyên nhân chủ yếu dẫn đến thực trạng giáo
dục KNM của sinh viên trường CĐSP Savannakhet như trên là do:

58
Thứ nhất, nhà trường chưa có sự quan tâm đầu tư cho nội dung giáo dục
này, nhà trường chủ yếu chú trọng giáo dục một số kỹ năng nghề nghiệp thông
qua các môn học.
Thứ hai, bản thân rất nhiều giảng viên chưa hiểu hết về vai trò, ý nghĩa
của nội dung giáo dục các KNM đối với sinh viên của nhà trường. Vì vậy sự
đầu tư cho các hoạt động giáo dục các kỹ năng này còn rất hạn chế. Phương
pháp và hình thức giáo dục còn mang tính tự phát chưa được đầu tư thiết kế và
tổ chức một cách khoa học.
Thứ ba, bản thân sinh viên chưa nhận thức hết vai trò của các KNM đối
với hoạt động nghề nghiệp và cuộc sống của bản thân nên chưa chú ý đến việc
rèn luyện các kỹ năng này. Nhiều sinh viên còn có tính thụ động, một bộ phận
sinh viên khác thì chú ý nhiều hơn đến việc học tập kiến thức chuyên ngành ít
quan tâm đến các hoạt động giáo dục trong nhà trường nên kỹ năng khá hạn
chế, đặc biệt những kỹ năng như kỹ năng hoạt động xã hội, kỹ năng giao tiếp,
kỹ năng giải tỏa căng thẳng và kiềm chế cảm xúc...
Thứ tư, chưa có môi trường giáo dục kỹ năng phù hợp với cơ chế quản lí
giám sát của nhà trường. Cũng xuất phát tự nguyên nhân là sự nhận thức chưa
đầy đủ về vai trò của việc giáo dục các KNM cho sinh viên nên hiện nay nhà
trường chưa có sự phối hợp chỉ đạo tổ chức thực hiện. Nhìn chung hoạt động
giáo dục này tại trường Cao đẳng sư phạm Savannakhet còn mang tính tự phát
rất rõ rệt.

59
Kết luận chương 2

Qua nghiên cứu thực trạng hoạt động giáo dục kỹ năng mềm cho sinh
viên trường CĐSP nước CHDCND Lào cho thấy:
Một số GV và SV nhà trường chưa đầy đủ về vai trò, ý nghĩa và mục
tiêu của hoạt động giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên nhà trường; việc xác
định nội dung các kỹ năng cưa thống nhất, sự chú trọng đâu tư cho hoạt động
này còn chưa cao.
Việc tổ chức các hoạt động giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên chưa
thường xuyên, còn manh mún, rời rạc và còn nhiều biểu hiện tự phát. Chưa
đảm bảo tính khoa học và sự tường minh.
Sự phối kết hợp giữa các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường
chưa thường xuyên, hiệu quả không cao trong hoạt động GD kỹ năng mềm
cho sinh viên của nhà trường. Một trong những nguyên nhân dẫn đến sự phối
hợp chưa tốt do hạn chế trong công tác truyền thống về hoạt động giáo dục
này của nhà trường tới các tổ chức ngoài nhà trường, cộng đồng địa phương
nơi trường đóng.
Chế tài và các công cụ phục vụ công tác kiểm tra, đánh giá, rút kinh
nghiệm về hoạt động giáo dục kỹ năng mềm chưa sinh viên chưa có. Chủ yếu
vẫn là đánh giá chung kết quả giáo dục của nhà trường theo quy chế đào tạo đã
ban hành, chưa chú trọng đến quy chế đánh giá, kiểm tra dành riêng cho nội
dung giáo dục này.
Để khắc phục những hạn chế yếu kém, đồng thời phát huy những mặt
tích cực, tổ chức thực hiện tốt và có hiệu quả hoạt động giáo dục kỹ năng mềm
cho sinh viên của nhà trường, cần có được những biện pháp giáo dục khoa học,
phù hợp với điều kiện thực tế nhằm thúc đẩy được hoạt động giáo dục KNM
của sinh viên đáp ứng yêu cầu của thực tiễn đang đặt ra cho đối tượng là sinh
viên sư phạm.

60
Chương 3
CÁC BIỆN PHÁP GIÁO DỤC KỸ NĂNG MỀM CHO SINH VIÊN
TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM SAVANAKHET
NƯỚC CHDCND LÀO

3.1. Nguyên tắc xây dựng biện pháp


3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống
Hệ thống là một tổng thể gồm nhiều yếu tố liên quan đến nhau như: mục
tiêu, nội dung, phương pháp, điều kiện thức hiện và đánh giá kết quả. Các yếu
tố này có mối quan hệ qua lại với nhau. Mỗi thay đổi của yếu tố nào đó đều có
sự tác động lên yếu tố khác và ngược lại. Giáo dục KNM cho sinh viên trường
Cao đẳng sư phạm Savannakhet phải được xây dựng trên cơ sở thực hiện
nguyên tắc tính hệ thống. Trong quá trình tổ chức hoạt động cần xác định rõ vai
trò, mục tiêu, nhiệm vụ của từng yếu tố và tác động của các yếu tố đến hoạt
động, các hoạt động phải hướng vào việc phát triển kỹ năng cho sinh viên. Cần
có sự thống nhất cao giữa mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức
hoạt động để tạo thành một chỉnh thể thống nhất.
3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính mục đích
Tất cả các biện pháp quản lý phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên
trường cao đẳng sư phạm Savannakhet phải được xây dựng thống nhất để có
được kết quả cuối cùng, đó là sự quan tâm đầu tư vật lực, trí lực và sự thống
nhất đồng bộ của các lực lượng tham gia giáo dục phát triển kỹ năng mềm cho
sinh viên. Nhà trường cần có sự chỉ đạo đồng bộ về các văn bản tạo thành cơ sở
pháp lý để thống nhất về nội dung, chương trình, hình thức tổ chức và cách
thức tiến hành giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên. Vì vậy, khi lựa chọn mục
tiêu phải đảm bảo rõ ràng và được quán triệt tới mọi thành viên của trường.

61
3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn
Phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên trường CĐSP Savannakhet đòi hỏi
phải được xây dựng trên định hướng phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của đất
nước,của tỉnh Savannakhet và trên cơ sở thực tiễn của nhà trường, phù hợp với
điều kiện thực tế, năng lực tổ chức hoạt động, nhận thức của GV và SV, CSVC,
thiết bị của nhà trường. Nếu không đảm bảo tính thực tiễn thì không thể đáp
ứng được yêu cầu giáo dục.
3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ giữa các lực lượng tham gia
giáo dục
Các lực lượng giáo dục bao gồm: GV các khoa, giảng viên phụ trách
hoạt động Hội, các tổ chức đoàn thể địa phương phải có sự đồng thuận về nội
dung, hình thức tổ chức hoạt động giáo dục. Nguyên tắc này đặt ra yêu cầu nhà
trường, gia đình và xã hội cần có sự gắn kết, phối hợp chặt chẽ nhằm huy động
cao nhất sức mạnh về vật chất và tinh thần trong hoạt động giáo dục.
3.1.5. Nguyên tắc đảm bảo tính chất lượng và hiệu quả
Các biện pháp đề xuất để giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên trường
cao đẳng sư phạm Savannakhet phải thực sự cần thiết để thực hiện cả trước mắt
và lâu dài, đồng thời phải có khả năng thực hiện được. Do đó các biện pháp
được lựa chọn phải phù hợp với điều kiện về nguồn lực của trường. Các biện
pháp này phải mang lại kết quả cuối cùng cho SV đó là vốn kiến thức về kỹ
năng mềm và khả năng thực hành nhất định và có tính khả thi cao thì việc giáo
dục kỹ năng mềm cho sinh viên mới thực sự mang lại hiệu quả mong đợi.
3.1.6. Đảm bảo tính kế thừa và phát triển
Biện pháp giáo dục kỹ năng giao tiếp cho sinh viên mang tính kế thừa và
phát triển, cụ thể là: Đảm bảo tính liên tục trong quá trình tổ chức các hoạt
động giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên; đồng thời phát huy được mặt tích
cực của biện pháp đã có, bổ sung thêm các biện pháp phù hợp với tình hình
hiện tại và chiều hướng phát triển các biện pháp trong những năm tới.

62
3.2. Biện pháp giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên trường Cao đẳng sư
phạm nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào.
3.2.1 Biện pháp 1: Tuyên truyền nâng cao nhận thức của CBQL, giảng viên
và sinh viên trường CĐSP Savannakhet về tầm quan trọng của giáo dục kỹ
năng mềm
Nhận thức là yếu tố quan trọng hàng đầu quyết định chất lượng và hiệu
quả của các hoạt động giáo dục KNM cho sinh viên. Để nâng cao năng lực giáo
dục bản thân mỗi giáo viên và CBQL phải nhận thức một cách đầy đủ về vai
trò và tầm quan trọng của hoạt động này, đặc biệt trước các yêu cầu của đổi
mới giáo dục phổ thông đang diễn ra mạnh mẽ trong toàn ngành. Mỗi SV cũng
cần xác định đúng ý nghĩa và vai trò của các KNM trong việc đảm bảo sự thành
công của nghề dạy học cũng như trong cuộc sống.
3.2.1.1 Mục tiêu của biện pháp
Nâng cao nhận thức cho các cấp CBQL và giảng viên và sinh viên về ý
nghĩa, tầm quan trọng của việc giáo dục KNM ở trường CĐSP Savannakhet.
Giúp cho Giảng viên nhận thức đầy đủ về vai trò, trách nhiệm của người
thầy để có ý thức, hành động nâng cao hiệu quả giáo dục với tư cách là lực
lượng trực tiếp tham gia vào quá trình giáo dục các KNM cho sinh viên.
Giúp cho CBQL nhận thức đúng đắn, đầy đủ về mục tiêu của quản lý
giáo dục KNM; quản lý nhà trường là phải có trách nhiệm thúc đẩy, bồi
dưỡng cho giảng viên thực hiện nội dung giáo dục toàn diện đối với sinh
viên trong đó có giáo dục KNM, đó là một trong những chức năng quản lý
nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục
tại cơ sở mình phụ trách.
Giúp cho mỗi sinh viên nhận thức được vai trò của việc trang bị các kỹ
năng mềm đối với bản thân. Xác định được mình cần có những kỹ năng nào để
làm tốt công việc dạy học su khi tốt nghiệp và những kỹ năng để hòa nhập và
thích ứng tốt nhất với cuộc sống.

63
3.2.1.2. Nội dung của biện pháp
* Đối với CBQL: Nhận thức rõ tầm quan trọng của việc bồi dưỡng năng
lực giáo dục KNM cho giảng viên của nhà trường. Xác định rõ hơn về vai trò,
trách nhiệm của mình trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý. Thực hiện các
chế tài để giúp giảng viên có tinh thần tự học, tự bồi dưỡng nhằm phát triển kỹ
năng dạy học và giáo dục nói chung cũng như giáo dục KNM nói riêng.
* Đối với Giảng viên: Bản thân mỗi giảng viên cần xác định rõ các
KNM cần bồi dưỡng cho sinh viên là gì. Các kỹ năng này cần được hình thành
ở sinh viên thông qua phương pháp và hình thức tổ chức ra sao. Trên cơ sở xác
định các nội dung nói trên giúp giảng viên có khả năng tự bồi dưỡng để đạt
được hiệu quả trong công tác giáo dục KNM cho sinh viên của nhà trường
* Đối với sinh viên: Xác định rõ bản thân có thế mạnh về những kỹ năng
nào, còn thiếu những kỹ năng nào, làm cách nào để phát triển các kỹ năng mềm
của bản thân đáp ứng yêu cầu của hoạt động học tập trong trường CĐSP và hòa
nhập với cuộc sống.
3.2.1.3. Cách thức thực hiện biện pháp
Tuyên truyền, tập huấn nâng cao nhận thức cho CBQL và đội ngũ GV về
tầm quan trọng của việc giáo dục KNM. Làm cho đội ngũ GV nhà trường xác
định được đây là nhiệm vụ quan trọng. Để thực hiện được nội dung trên, Hiệu
trưởng nhà trường cần tiến hành các công việc cụ thể như:
- Tổ chức các hội thảo, các buổi tọa đàm để giảng viên trao đổi và hiểu
hơn về tầm quan trọng của việc giáp dục KNM cho sinh viên của nhà trường
trước yêu cầu mới của ngành từ đó GV có ý thức tự học, tự trau dồi kiến thức,
kỹ năng nghiệp vụ năng lực giáo dục các KNM. Xây dựng và triển khai học tập
và nghiên cứu các văn bản chỉ thị, những quy định, quy chế hướng dẫn về giáo
dục KNM cho toàn thể giảng viên
Các buổi thảo luận, tọa đàm như vậy có thể được tổ chức ở các cấp: từ tổ
tổ bộ môn của các khoa, các khoa trong trường đề tạo điều kiện cho tất cả GV

64
được trình bày ý kiến của mình những vấn đề liên quan đến hoạt động giáo dục
KNM cho sinh viên của nhà trường.
- Nhân rộng những nhân tố tích cực, điển hình trong hoạt động giáo dục
KNM cho sinh viên để tăng sức lan tỏa và ảnh hưởng đến các giảng viên khác
trong trường và cộng đồng địa phương.
- Đa dạng hóa các hoạt động giáo dục KNM trên phạm vi trường, khoa
để sinh viê tăng cường tham gia từ đó nâng cao nhận thức và khả năng rèn
luyện các KNM của bản thân mỗi SV.
- Tuyên truyền cho mọi lực lượng trong và ngoài nhà trường nhận thức
đầy đủ và có quan điểm đúng đắn rõ ràng về vai trò của các KNM đối với đời
sống sinh hoạt, học tập và công tác của SV sau khi tốt nghiệp trường sư phạm.
3.2.1.4. Điều kiện thực hiện biện pháp
Hoàn thiện hệ thống văn bản hướng dẫn tổ chức và thực hiện quá trình
giáo dục KNM trong nhừ trường, Quy định rõ vai trò và trách nhiệm của
CBQL, giảng viên và SV trong quá trình giáo dục các KNM cho sinh viên.
Hiệu trưởng cần sát sao trong chỉ đạo và kiểm tra giám sát hoạt động
giáo dục KNM cho SV của nhà trường để mỗi GV nâng cao tính tự giác, tích
cực của mình khi thực hiện các hoạt động bồi dưỡng.
Nhà trường cần có sự phối hợp chặt chẽ với cơ quan quản lí giáo dục các
cấp và với các tổ chức chính trị - xã hội ngoài nhà trường giúp giảng viên thuận
lợi trong quá trình giáo dục và SV có điều kiện và cơ hội để thể nghiệm các
KNM đã hình thành.
3.2.2. Hoàn thiện danh mục các kỹ năng mềm cốt lõi dành cho sinh viên
trường CĐSP sư phạm Savannakhet
3.2.2.1. Mục đích, ý nghĩa của biện pháp
Đối với mỗi ngành, nghề khác nhau thì vai trò, tầm quan trọng của mỗi
kỹ năng mềm trong hệ thống kỹ năng mềm dành cho người lao động nhìn
chung là không giống nhau. Đối với chương trình đào tạo sinh viên sư phạm

65
còn chú trọng đến kỹ năng cứng, tức là khối lượng những kiến thức khoa học
hay còn gọi là “kỹ năng cứng” khá lớn, vì vậy việc xây dựng một danh mục kỹ
năng mềm chứa các kỹ năng cốt lõi dành cho nghề sư phạm là cần thiết để quá
trình giáo dục kỹ năng mềm cho SV trong khuôn khổ lớp học có tính khả thi
cao hơn bởi không có đủ thời gian và các nguồn tài nguyên khác để giáo dục tất
cả các kỹ năng mềm trong khuôn khổ lớp học.
3.2.2.2. Nội dung và cách thức triển khai biện pháp
- Thành lập nhóm chuyên gia tham gia vào ban soạn thảo danh mục kỹ
năng mềm cốt lõi dành cho SV SP. Thành phần Ban soạn thảo bao gồm:
Trưởng ban (là chuyên gia về lĩnh vực giáo dục KNM); Thư kí của ban (là
người ghi chép và kết nối các thành viên trong các hoạt động của ban soạn thảo
trong quá trình làm việc). Ngoài ra Ban soạn thảo cũng cần có sự tham gia của
đại diện các tổ chức đoàn thể trong nhà trường, đại diện các phòng ban trong
trường để việc xác định danh mục các KNM được toàn diện hơn.
- Ban soạn thảo phổ biến tính cấp thiết và quy trình xác định danh mục
kỹ năng mềm cốt lõi dành cho SV SP và chỉ rõ sự phối hợp với các bộ phận, cá
nhân của nhà trường để thực hiện đạt được mục tiêu đề ra. Đồng thời, Ban soạn
thảo xác định các nguồn nhân lực, CSVC và tài chính cần huy động kiến nghị
với nhà trường hỗ trợ các điều kiện CSVC khi cần.
- Ban soạn thảo tổ chức hội thảo để các chuyên gia thảo luận, lựa chọn,
xác định danh mục các kỹ năng mềm cốt lõi dành cho SV SP dựa trên các phân
tích khoa học về yêu cầu công việc tương lai đối với SV, bao gồm khoảng 3 kỹ
năng mềm (số lượng kỹ năng mềm do Ban soạn thảo quyết định, nhưng không
quá 5 kỹ năng để đảm bảo tính khả thi của thời lượng giảng dạy) có ảnh hưởng
trực tiếp, liên tục đến việc thực hành nghề nghiệp của SV SP tương lai. Trong
trường hợp cần thiết, Ban soạn thảo có thể đề nghị nhà trường thuê chuyên gia
tư vấn để hỗ trợ việc xác định danh mục các kỹ năng mềm cốt lõi.

66
- Ban soạn thảo tổ chức thăm dò, lấy ý kiến bằng phương pháp khảo sát,
phỏng vấn trực tiếp hoặc tọa đàm đối với các đối tượng: CBQL cấp trường và
cấp khoa, GV và đại diện Hội SV, Đoàn Thanh niên về danh mục các kỹ năng
mềm cốt lõi do Ban soạn thảo đã xây dựng.
- Dựa trên các góp ý thu được từ khảo sát, phỏng vấn, tọa đàm, Ban soạn
thảo tiếp tục sửa đổi để hoàn thiện danh mục kỹ năng mềm cốt lõi dành cho SV
SP. Đối với các nội dung không sửa đổi, Ban soạn thảo đều giải trình nguyên
nhân vì sao không tiếp thu ý kiến.
- Sau khi có được danh mục các kỹ năng mềm cốt lõi dành cho SV SP đã
được đông đảo CBQL, GV, SV trong nhà trường đồng thuận, Ban soạn thảo
công khai danh mục các kỹ năng mềm cốt lõi dành cho SV website chính thức
của nhà trường để thu thập ý kiến phản hồi, góp ý từ các cơ quan quản lí giáo
dục các cấp và các lực lượng giáo dục bên ngoài nhà trường. Dựa trên các ý
kiến này Ban soạn thảo tiếp tục hoàn thiện để ban hành danh mục các kỹ năng
mềm cốt lõi của sinh viên sư phạm.
3.2.2.3. Các điều kiện để thực hiện biện pháp
- Ban soạn thảo danh mục kỹ năng mềm cốt lõi dành cho SV SP lựa chọn
được đội ngũ chuyên gia giỏi là các nhà nghiên cứu về kỹ năng mềm từ các
khoa như CBQL cấp trường/ Khoa, GV giàu kinh nghiệm trong giảng dạy và
giáo dục sinh viên của nhà trường.
- Nhà trường cần chuẩn bị đủ điều kiện về nhân lực, thời gian, kinh phí
và các phương tiện hỗ trợ để phục vụ tốt cho việc xây dựng danh mục kỹ năng
mềm cốt lõi cho SV của nhà trường.
3.2.3. Biện pháp 3: Thiết kế tài liệu hướng dẫn tổ chức hoạt động giáo dục
kỹ năng mềm cho sinh viên trường CĐSP Savannakhet
3.2.3.1. Mục tiêu của biện pháp:
- Việc thiết kế các tài liệu hướng dẫn tổ chức giáo dục KNM cho SV sẽ
góp phần làm tăng hiệu quả và chất lượng GD. Trong đó việc xác định nội

67
dung giáo dục KNM là rất quan trọng. Theo đó để nội dung phù hợp với thực
tiễn công tác giáo dục của nhà trường, đòi hỏi các trường phải có tài liệu hướng
dẫn cụ thể về nội dung giáo dục KNM; phương pháp và các hình thức giáo dục
KNM cho sinh viên một cách phù hợp nhất.
3.2.3.2. Nội dung và cách thực hiện
- Nội dung: Trên cơ sở đã có được danh mục các kỹ năng sống cần hình
thành cho sinh viên, nhóm giảng viên phụ trách chính hoạt động giáo dục này
trong trường CĐSP Savannakhet cần thiết kế được tài liệu hướng dẫn cụ thể
các nội dung kỹ năng mềm cần hình thành cho sinh viên của nhà trường. Mỗi
kỹ năng có yêu cầu riêng trong tổ chức giáo dục. Giảng viên cần xác định rõ
trong tài liệu ứng với các kỹ năng cần tổ chức theo phương pháp nào, hình thức
nào. Để thực hiện được các phương pháp và hình thức giáo dục đó cần sự hỗ
trợ về điều kiện cơ sở vật chất như thế nào. Tài liệu ban hành sẽ thống nhất nội
dung và cách thức tổ chức hoạt động giáo dục nói trên trong trường CĐSP.
- Cách thực hiện:
+ Lựa chọn nhóm giảng viên có kinh nghiệm trong quá trình giáo dục
sinh viên, đại diện GV của Hội sinh viên nhà trường và các giảng viên phụ
trách công tác sinh viên của các khoa chuyên môn tham gia vào nhóm biên
soạn tài liệu.
+ Thành viên nhóm biên soạn chủ động tìm kiếm các tài liệu có liên
quan đến nội dung giáo dục KNM trên thế giới, đặc biệt là ở Việt Nam để
nghiên cứu phục vụ việc biên soạn tài liệu.
+ Thiết kế các chủ đề GD KNM phải phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý
của sinh viên và các hoạt động GD diễn ra tại trường. Bản thân GV cần lưu ý
khi xác định các nội dung giáo dục được thiết kế dành cho SV phải bao gồm
các dạng hoạt động cơ bản trong trường sư phạm như: hoạt động xã hội, học
tập, vui chơi giải trí, văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao… Việc thiết kế các chủ
đề GD KNM phải phù hợp với các chủ đề của hoạt động GD ngoại khóa của

68
SV nhà trường và phải dựa trên phân tích chương trình hoạt động giáo dục
ngoại khóa để xác định những chủ đề nào của chương trình có thể thiết kế để
GD KNM. Việc thiết kế và tổ chức triển khai hoạt động GD KNM được tiến
hành theo các bước:
Bước 1: Xác định nhu cầu tổ chức HĐGC KNM: công việc này bao
gồm một số việc như: Căn cứ nhiệm vụ, mục tiêu và chương trình GD, GV cần
tiến hành khảo sát nhu cầu, điều kiện tiến hành, xác định rõ đối tượng thực
hiện; việc hiểu rõ đặc điểm SV giúp GV thiết kế hoạt động phù hợp với đặc
điểm Sv trên địa bàn Savannakhet và các tỉnh xung quanh có đông sinh viên
theo học..
Bước 2: Gọi tên cho hoạt động GD KNM: Đây là một việc làm cần thiết
vì tên hoạt động tự nó đã nói lên được chủ đề, mục tiêu, nội dung, hình thức
của hoạt động. Tên hoạt động cũng tạo ra được sự hấp dẫn, lôi cuốn, tạo ra
được trạng thái tâm lý hứng khởi và tích cực ở SV. Việc đặt tên cho hoạt động
đảm bảo các yêu cầu: rõ ràng, chính xác, ngắn gọn, phản ánh được chủ đề và
nội dung của hoạt động; tạo được ấn tượng ban đầu cho SV.
Bước 3: Xác định mục tiêu của hoạt động GD KNM: Mục tiêu của hoạt
động là dự kiến trước kết quả của hoạt động. Các mục tiêu hoạt động cần được
xác định rõ ràng, cụ thể và phù hợp; phản ảnh được các mức độ cao thấp của
yêu cầu cần đạt về kiến thức, kỹ năng, thái độ và định hướng giá trị. Khi xác
định mục tiêu phải trả lời các câu hỏi sau: hoạt động này có thể hình thành cho
SV những kiến thức ở mức độ nào? Những kỹ năng nào có thể được hình thành
ở học sinh và mức độ đạt được sau khi tham gia hoạt động.
Bước 4: Xác định nội dung và phương pháp, phương tiện, hình thức của
hoạt động: Căn cứ vào từng chủ đề, các mục tiêu đã xác định, các điều kiện
hoàn cảnh cụ thể của lớp, của nhà trường và khả năng của sinh viên để xác định
nội dung phù hợp cho hoạt động. Liệt kê đầy đủ các nội dung hoạt động phải
thực hiện. Từ nội dung, xác định cụ thể phương pháp tiến hành, xác định những

69
phương tiện cần có để tiến hành hoạt động. Từ đó lựa chọn hình thức hoạt động
tương ứng. Có thể một hoạt động nhưng có nhiều hình thức khác nhau được
thực hiện đan xen hoặc trong đó có một hình thức nào đó là chủ đạo, còn hình
thức khác là phụ trợ.
Bước 5: Thiết kế chi tiết kế hoạch tổ chức giáo dục KNM: Bước này
cần xác định: Bao nhiêu việc phải thực hiện? Các công việc đó là gì? Nội dung
của mỗi việc đó ra sao? Tiến trình và thời gian thực hiện các việc đó như thế
nào? Các công việc cụ thể cho giảng viên, các phòng ban khoa chức năng và
nhiệm vụ dành cho mỗi sinh viên? Yêu cầu cần đạt của mỗi việc?
Bước 6: Kiểm tra, điều chỉnh và hoàn thiện chương trình hoạt động. Rà
soát, kiểm tra lại nội dung và trình tự của các việc, thời gian thực hiện và kết
quả cần đạt được. Khi phát hiện những sai sót, bất hợp lý ở khâu nào, bước nào,
nội dung nào thì kịp thời điều chỉnh. Hoàn thiện bản thiết kế chương trình hoạt
động và cụ thể hóa chương trình đó bằng văn bản. Đó là giáo án tích hợp giáo
dục hoạt động giáo dục KNM hoặc bản kế hoạch tổ chức một hoạt động giáo
dục KNM trên phạm vi khoa và trường.
3.2.3.3. Điều kiện thực hiện
- CBQL phải tạo điều kiện cho GV được học tập và tham khảo nội dung
giáo dục KNM của các tỉnh trên địa bàn quốc gia Lào hoặc học tâp kinh
nghiệm của nước bạn trong đó có Việt Nam; hỗ trợ tối đa các điều kiện giúp
GV phát huy tính sang tạo cao nhất trong quá trình biên soạn tài liệu.
- Lựa chọn được những GV có năng lực tổ chức hoạt động giáo dục có
các kỹ năng cần thiết như: kỹ năng lập kế hoạch dạy học, giáo dục; kỹ năng
phát triển chương trình, kỹ năng nắm bắt đặc điểm của sinh viên, hiểu sinh
viên, dự báo được nhu cầu và nguyện vọng của sinh viên nhà trường.
- Khuyến khích sự hỗ trợ từ các lực lượng ngoài nhà trường, các tổ chức
chính trị- xã hội có khả năng phối hợp tố chức giáo dục KNM cho sinh viên
nhà trường để đảm bảo tài liệu thiết kế có tính khả thi và có thể áp dụng trong
thực tiễn cuộc sống của sinh viên và yêu cầu công việc sau khi tốt nghiệp.

70
3.2.4. Biện pháp 4: Tổ chức bồi dưỡng đội ngũ giảng viên trường CĐSP
Savannakhet thực hiện nhiệm vụ giáo dục KNM cho sinh viên.
3.2.4.1. Mục tiêu của biện pháp:
Nhằm bồi dưỡng cho giảng viên của nhà trường những kiến thức, kỹ năng
cơ bản về năng lực thiết kế chương trình và kỹ năng tổ chức GD KNM cho SV
trường CĐSP Savannakhet. Giúp phát triển năng lực của GV về tổ chức hoạt động
giáo dục KNM cho sinh viên. Đặc biệt khi các năng lực này áp dụng vào thực tiễn
tổ chức hoạt động giáo dục phải đảm bảo tính khả thi, tính hiệu quả.
Trên cơ sở được tập huấn những kiến thức và kỹ năng cơ bản để tổ chức
hoạt động giáo dục KNM giúp GV chủ động hơn trong việc đổi mới phương
pháp sáng tạo trong thực hiện góp phần nâng cao chất lượng các hoạt động GD
KNM nói riêng và các nội dung giáo dục khác trong nhà trường.
3.2.4.2. Nội dung và cách thức thực hiện
- Không ngừng hoàn thiện các tài liệu GD KNM riêng biệt và tài liệu
tích hợp trong các học phần trong chương trình đào tạo của nhà trường; phổ
biến mỗi giảng viên; tiến hành xây dựng chương trình GD KNM chi tiết và áp
dụng thử trong một thời gian nhất định, sau đó cơ sự đánh giá và điều chỉnh
chương trình khi cần.
- Gợi ý phương thức tổ chức khóa bồi dưỡng phương pháp GD KNM
cho tất cả GV trong trường đảm bảo cung cấp đầy đủ kiến thức về mục tiêu, nội
dung, phương pháp và cách thức tổ chức hoạt động GDKNM. Khóa huấn luyện
này kết hợp với việc bồi dưỡng nhận thức về tầm quan trọng của KNM và GD
KNM cho sinh viên.
- Đối với giảng viên: Tiếp cận các nguồn tài liệu hướng dẫn GD KNM
từ những nguồn tài liệu chính thống và có giá trị, GV thực hiện nghiêm túc
chương trình biên soạn, thường xuyên phản hồi để nhà trường điều chỉnh cho
phù hợp. Khuyến khích GV tích cực tham gia chương trình tập huấn do nhà
trường tổ chức và các chương trình tập huấn bên ngoài về giáo dục KNM để

71
nâng cao khả năng sử dụng phương pháp giáo dục KNM; có ý thức thay đổi
phương pháp theo hướng tích cực hóa người học để đảm bảo hiệu quả hoạt
động giáo dục KNM; thường xuyên học hỏi từ đồng nghiệp các kinh nghiệm
GD KNM cho SV, đặc biệt các kinh nghiệm về phương pháp GD; sử dụng các
phương pháp tích cực vào thực tế GD KNM một cách thường xuyên.
Ngoài ra, bản thân GV phải quán triệt tư duy đổi mới phương pháp dạy
học theo hướng phát huy tính độc lập, sáng tạo của SV gắn với thực tiễn, có tài
liệu bổ trợ phong phú, sử dụng thiết bị dạy học và ứng dụng công nghệ thông
tin trong dạy học, luôn tạo cho SV tính chủ động, tích cực, hứng thú trong học
tập; phát huy tính sáng tạo, tạo được bầu không khí cởi mở thân thiện của lớp,
của trường. Trong giờ học tích hợp giáo dục KNM, GV cần tạo cơ hội cho SV
được nói, được trình bày quan điểm của mình trước nhóm bạn, trước tập thể
lớp, nhất là đối với những HS còn rụt rè, ngại phát biểu, khả năng giao tiếp kém
nhờ vậy mag phát triển ở SV những kỹ năng cần thiết.
3.2.4.3.Điều kiện thực hiện biện pháp
- Thường xuyên yêu cầu và kiểm tra GV sử dụng các phương pháp GD
tích cực vào giáo án tích hợp GD KNM. Căn cứ vào điều kiện thực tế tổ chức
trao đổi kinh nghiệm GD KNM giữa các GV trong trường.
- Có kế hoạch kiểm tra, đánh giá hoạt động GD KNM ngay từ đầu năm
học đối với hiệu quả giáo dục KNM cho sinh viên trên cả 2 kênh là thông qua
dạy học tích hợp và tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ. Sử dụng kết quả
đánh giá để đẩy mạnh các hoạt động nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục
như mời chuyên gia về giảng dạy, tập huấn thêm hoặc tạo điều kiện để GV tiếp
tục rền luyện nâng cao năng lực thiết kế chương trình và kỹ năng tổ chức các
hoạt động GD KNM cho sinh viên nhà trường
- Có kế hoạch và tiêu chí đánh giá cụ thể đối với năng lực của từng GV
trong tổ chức hoạt động GD KNM cho sinh viên nhà trường, thông qua kết quả
đánh giá đối với SV, xem xét và điều chỉnh hoạt động giáo dục, khuyến khích

72
năng lực thiết kế chương trình và kỹ năng tổ chức thiết kế bài giảng tích hợp và
khả năng tổ chức hoạt động GD KNM cho SV
3.2.5. Biện pháp 5: Đổi mới hình thức kiểm tra - đánh giá kết quả rèn luyện
kỹ năng mềm của sinh viên
3.2.5.1. Mục đích, ý nghĩa của biện pháp
Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện kỹ năng mềm của SV là
khâu quan trọng trong việc định hướng, kiểm soát hoạt động dạy và học hướng
tới đảm bảo mục tiêu dạy học. Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện kỹ
năng mềm của SV có nhiều chức năng như: xác nhận kết quả học tập, rèn luyện
kỹ năng mềm của SV; định hướng, khích lệ sự phát triển kỹ năng của SV.
3.2.5.2. Nội dung và cách thức triển khai biện pháp
- Tổ chức các hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức của các chủ thể
đánh giá về vai trò, chức năng của việc đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học
tập và rèn luyện kỹ năng mềm của SV, cụ thể: ngoài việc xác nhận kết quả học
tập, rèn luyện còn có chức năng giáo dục đó là hỗ trợ, điều chỉnh, tạo động lực
thúc đẩy người học tiếp tục nỗ lực tham gia vào quá trình học tập, rèn luyện kỹ
năng mềm và hình thành niềm tin, tình cảm, đạo đức nghề nghiệp cho SV.
- Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá kỹ năng của SV theo hướng đánhgiá trên
nhiều kênh, kết hợp đánh giá quá trình và đánh giá thường xuyên, cần tập trung
vào khả năng vận dụng và vận dụng sáng tạo của SV hơn là khả năng tái hiện
thể hiện hiểu biết về kỹ năng.
- Phát huy tối đa vai trò của giảng viên bộ môn Tâm lí học và giáo dục
học trong quá trình giáo dục KNM cho SV. Huy động lực lượng GV có chuyên
ngành này trở thành lực lượng chủ chốt trong tập huấn xây dựng chương trình
giáo dục đồng thời xây dựng tiêu chí đánh giá, kiểm định kỹ năng mềm của SV
đảm bảo tính bền vững.
- Ứng dụng công nghệ thông tin trong đánh giá kết quả học tập, rèn luyện
kỹ năng mềm của SV như các phần mềm xây dựng công cụ đánh giá, đa dạng

73
hóa các sản phẩm đánh giá kết quả học tập của SV như: bằng hình, video clip,
ghi âm...
3.2.5.3 Các điều kiện thực hiện biện pháp
Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện kỹ năng mềm của SV chỉ
đạt hiệu quả cao khi có sự đổi mới, hoàn thiện đồng bộ từ nhận thức của các
chủ thể đánh giá cho tới việc xác định mục tiêu, tiêu chí đánh giá đối tượng và
toàn bộ quy trình kỹ thuật, điều kiện phương tiện... theo hướng tập trung đánh
giá năng lực người học.
3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp
- Các biện pháp nêu trên không có biện pháp nào là tối ưu mà phải vận
dụng các biện pháp trên một cách có hệ thống và đồng bộ. Mỗi biện pháp có ưu
thế và hạn chế riêng trong quá trình giáo dục KNM cho sinh viên.
- Như vậy các biện pháp trên có mối quan hệ mật thiết với nhau, hỗ trợ
và bổ sung cho nhau. Mỗi biện pháp là mắt xích quan trọng, biện pháp này là
cơ sở, là tiền đề cho biện pháp kia và ngược lại. Sự vận dụng linh hoạt các biện
pháp sẽ tạo ra môi trường hoạt động tốt, các hoạt động GD KNM cho SV sẽ đạt
hiệu quả cao, góp phần hình thành và rèn luyện những KN cần thiết cho sinh
viên, giúp họ có được khả năng thích ứng với cuộc sống và công việc tốt hơn
- Để đảm bảo tính khả thi của các biện pháp giáo dục KNM cần thực
hiện nó trong một chỉnh thể thống nhất. Các biện pháp được phân tích ở trên
phục vụ chung một mục đích là phát triển KNM cho sinh viên. Vì vậy để nâng
cao hiệu quả của quá trình giáo dục này cần tiến hành đồng thời các biện pháp.
3.4. Khảo nghiệm về mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp
giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên trường CĐSP Savannakhet
Dựa trên kết quả nghiên cứu lí luận và khảo sát thực trạng giáo dục
KNM cho sinh viên trường CĐSP Savannakhet chúng tôi đã đưa ra các biện
pháp và tiến hành khảo sát thăm dò tính cần thiết và khả thi của các biện pháp.

74
3.4.1. Mô tả cách thức thực hiện khảo nghiệm
3.4.1.1. Mục đích khảo nghiệm
Nhằm thẩm định sự cần thiết, tính khả thi và mức độ phù hợp, hiệu quả
có thể đem lại của các biện pháp khi áp dụng vào thực tiễn giáo dục KNM cho
sinh viên trường CĐSP Savannakhet
3.4.1.2. Đối tượng và phương pháp khảo nghiệm
- Đối tượng: Giảng viên và sinh viên trường CĐSP Savannakhet
- Số lượng: 130 người, trong đó: có 30 GV và 100 SV
- Thời gian khảo nghiệm: Từ tháng 2/2018-tháng 3/2018
- Phương pháp khảo nghiệm: điều tra bằng bảng hỏi đối với CBQL và
GV; xử lý số liệu (điểm trung bình các biện pháp được đánh giá và xếp hạng
thứ bậc).
3.4.1.3. Nội dung khảo nghiệm
Khảo nghiệm các biện pháp tác giả đã đề xuất về tổ chức hoạt động giáo
dục KNM cho sinh viên trường CĐSP Savannakhet để kiểm tra mức độ cần
thiết và tính khả thi của các biện pháp đó. Thông qua việc xem xét mục tiêu của
biện pháp, nội dung và cách thức thực hiện cũng như điều kiện thực hiện của
từng giải pháp. Tác giả lấy ý kiến của 130 giảng viên và SV nhà trường để đánh
giá về tính khả thi và mức độ cần thiết của các biện pháp này.
3.4.2. Kết quả khảo nghiệm và phân tích
3.4.2.1. Khảo nghiệm mức độ cần thiết của các biện pháp giáo dục KNM cho
sinh viên trường CĐSP Savannakhet
Về mức độ cần thiết, cả 5 biện pháp đề xuất đều được đánh giá là cần
thiết, trong đó các biện pháp (4): Tổ chức bồi dưỡng đội ngũ giảng viên trường
CĐSP Savannakhet thực hiện nhiệm vụ giáo dục KNM cho SV, (1): Tuyên
truyền nâng cao nhận thức của CBQL, giảng viên và sinh viên trường CĐSP
Savannakhet về tầm quan trọng của giáo dục kỹ năng mềm và (5): Đổi mới hình
thức kiểm tra - đánh giá kết quả rèn luyện kỹ năng mềm của sinh viên được đánh

75
giá cao hơn hẳn là 3; 2,94; 2,88. Các biện pháp được đánh giá ít cấp thiết hơn là
các biện pháp (2): Hoàn thiện danh mục các kỹ năng mềm cốt lõi dành cho sinh
viên trường CĐSP sư phạm Savannakhet và (3): Thiết kế tài liệu hướng dẫn tổ
chức hoạt động giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên trường CĐSP Savannakhet
với số điểm 2.63 và 2.56 (thấp hơn số điểm trung bình là 2.80).
Bảng 3.1: Tính cần thiết của các biện pháp giáo dục KNM cho sinh viên
trường CĐSP Savannakhet nước CHDCND Lào

Rất Không
Cần
cần cần Điểm
TT Các biện pháp thiết Hạng
thiết thiết TB
(2đ)
(3đ) (1đ)
Tuyên truyền nâng cao nhận
thức của CBQL, giảng viên và
1. sinh viên trường CĐSP 122 8 0 2,94 2
Savannakhet về tầm quan trọng
của giáo dục kỹ năng mềm
Hoàn thiện danh mục các kỹ
năng mềm cốt lõi dành cho
2. 81 49 0 2,63 4
sinh viên trường CĐSP sư
phạm Savannakhet
Thiết kế tài liệu hướng dẫn tổ
chức hoạt động giáo dục kỹ
3. 73 57 0 2,56 5
năng mềm cho sinh viên
trường CĐSP Savannakhet
Tổ chức bồi dưỡng đội ngũ
giảng viên trường CĐSP
4. 130 0 0 3 1
Savannakhet thực hiện nhiệm
vụ giáo dục KNM cho SV
Đổi mới hình thức kiểm tra -
5. đánh giá kết quả rèn luyện kỹ 114 16 0 2.88 3
năng mềm của sinh viên
Trung bình 2,80

76
3.4.2.2. Khảo nghiệm mức độ khả thi của các biện pháp giáo dục KNM cho
sinh viên trường CĐSP Savannakhet
Bảng 3.2 Tính khả thi của các biện pháp biện pháp giáo dục KNM cho
sinh viên trường CĐSP Savannakhet
Rất
Khả Không
Khả Điểm
TT Các biện pháp thi khả thi Hạng
thi TB
(2đ) (1đ)
(3đ)
Tuyên truyền nâng cao nhận
thức của CBQL, giảng viên và
1. sinh viên trường CĐSP 122 8 0 2,94 2
Savannakhet về tầm quan trọng
của giáo dục kỹ năng mềm
Hoàn thiện danh mục các kỹ
năng mềm cốt lõi dành cho sinh
2. 114 16 0 2,88 3
viên trường CĐSP sư phạm
Savannakhet
Thiết kế tài liệu hướng dẫn tổ
chức hoạt động giáo dục kỹ
3. 90 42 0 2,70 4
năng mềm cho sinh viên trường
CĐSP Savannakhet
Tổ chức bồi dưỡng đội ngũ
giảng viên trường CĐSP
4. 130 0 0 3 1
Savannakhet thực hiện nhiệm vụ
giáo dục KNM cho sinh viên
Đổi mới hình thức kiểm tra -
5. đánh giá kết quả rèn luyện kỹ 89 41 0 2,69 5
năng mềm của sinh viên
Trung bình 2,84

Căn cứ vào bảng 3.2 có thể thấy với điểm trung bình khi đánh giá về tính
khả thi của các biện pháp dao động từ 2.69 đến 3.0, các biện pháp quản lí hoạt
động giáo dục KNm cho sinh viên trường CĐSP Savannakhet được đề xuất ở
trên được đánh giá là có tính khả thi cao. Từ các kết quả trên có thể nhận thấy,

77
tất cả số thành viên đánh giá các biện pháp tổ chức hoạt động giáo dục KNM
trên là cần thiết và khả thi, có thể vận dụng vào thực tiễn giáo dục của trường
nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục KNM của nhà trường nói riêng
cũng như góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường nói
chung. Biện pháp 4 “Tổ chức bồi dưỡng đội ngũ giảng viên trường CĐSP
Savannakhet thực hiện nhiệm vụ giáo dục KNM cho sinh viên” là biện pháp
được đánh giá cao nhất về tính khả thi. Biện pháp 5 “Đổi mới hình thức kiểm
tra - đánh giá kết quả rèn luyện kỹ năng mềm của sinh viên” có sự đánh giá
thấp nhất về tính khả thi trong hệ thống 5 biện pháp do tác giả xây dựng.

78
Kết luận chương 3

Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực trạng giáo dục KNM cho sinh viên
trường CĐSP Savannakhet, tác giả đã xây dựng được một hệ thống các biện
pháp giáo dục sau:
1) Tuyên truyền nâng cao nhận thức của CBQL, giảng viên và sinh viên
trường CĐSP Savannakhet về tầm quan trọng của giáo dục kỹ năng mềm
2) Hoàn thiện danh mục các kỹ năng mềm cốt lõi dành cho sinh viên
trường CĐSP sư phạm Savannakhet
3) Thiết kế tài liệu hướng dẫn tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng mềm
cho sinh viên trường CĐSP Savannakhet
4) Tổ chức bồi dưỡng đội ngũ giảng viên trường CĐSP Savannakhet
thực hiện nhiệm vụ giáo dục KNM cho sinh viên
5) Đổi mới hình thức kiểm tra - đánh giá kết quả rèn luyện kỹ năng mềm
của sinh viên
Các biện pháp trên phải được xây dựng trên một chỉnh thể thống nhất bám
sát những vấn đề thực trạng giáo dục của nhà trường vì vậy không có biện pháp
quan trọng hơn mà quá trình thực hiện cần tiến hành đồng bộ các biện pháp.
Năm biện pháp tổ chức giáo dục KNM cho sinh viên trường CĐSP
Savannakhet đều được đánh giá có tính cần thiết và tính khả thi cao. Đây là
điều kiện thuận lợi để các GV nhà trường quan tâm áp dụng các biện pháp vào
thực tiễn trong quá trình giáo dục KNM cho sinh viên của nhà trường.

79
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

1. Kết luận
Để nâng cao chất lượng giáo dục KNM cho sinh viên ở các trường CĐSP
Savannakhet cần có những nghiên cứu nghiêm túc và toàn diện về vấn đề này.
Trong điều kiện nghiên cứu hạn chế, tác giả đã tập trung nghiên cứu các vấn đề
về lý luận và thực tiễn, nhằm đề ra các biện pháp có tính khả thi trong công tác
giáo dục KNM cho sinh viên trường CĐSP Savannakhet, nước CHDCND Lào.
Luận văn nghiên cứu có hệ thống cơ sở lý luận công tác giáo dục KNM
cho sinh viên sư phạm. Giáo dục KNM là một hoạt động giáo dục thể hiện tính
đa dạng và phong phú, có ý nghĩa rất quan trọng trong việc hình thành và phát
triển nhân cách cho sinh viên sư phạm. Đặc biệt trong xã hội hiện đại những
KNM sẽ giúp sinh viên thích ứng với cuộc sống, hoạt động có hiệu quả trong
công việc, là điều kiện để phát triển con người toàn diện.
Việc nghiên cứu phần lý luận đầy đủ và có hệ thống đã giúp tác giả có cơ
sở khoa học để phân tích thực trạng và xây dựng các biện pháp giáo dục KNM
cho sinh viên sư phạm.
Về lý luận: Luận văn đã đề cập đến các vấn đề lý luận về kỹ năng mềm,
giáo dục KNM. Đồng thời luận văn cũng làm rõ những vấn đề lí luận về giáo
dục KNM như mục đích, mục tiêu giáo dục; nội dung giáo dục KNM; các
phương pháp và hình thức giáo dục; Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động giáo
dục KNM cho sinh viên sư phạm
Về thực tiễn: Luận văn đã khảo sát thực trạng giáo dục giáo dục KNM
cho sinh viên các khoa Khoa học Tự nhiên, Khoa Ngoại ngữ, khoa Mầm non-
Tiểu học. Thực trạng nội dung giáo dục KNM mềm ở nhà trường chưa được
quan tâm thỏa đáng do chưa đánh giá đúng vai trò của hệ thống các KNM trong
cuộc sống và học tập của sinh viên. Chính vì vậy nôi dung giáo dục khá sơ sài,
phương pháp và hình thức tổ chức còn mang tính hình thức.

80
Từ nghiên cứu lý luận và khảo sát thực trạng quản lý giáo dục KNM cho
sinh viên trường CĐSP Savannakhet, luận văn đã đề xuất 5 biện pháp giáo dục
KNM cho sinh viên của nhà trường bao gồm:
1) Tuyên truyền nâng cao nhận thức của CBQL, giảng viên và sinh viên
trường CĐSP Savannakhet về tầm quan trọng của giáo dục kỹ năng mềm
2) Hoàn thiện danh mục các kỹ năng mềm cốt lõi dành cho sinh viên
trường CĐSP sư phạm Savannakhet
3) Thiết kế tài liệu hướng dẫn tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng mềm
cho sinh viên trường CĐSP Savannakhet
4) Tổ chức bồi dưỡng đội ngũ giảng viên trường CĐSP Savannakhet
thực hiện nhiệm vụ giáo dục KNM cho sinh viên
5) Đổi mới hình thức kiểm tra - đánh giá kết quả rèn luyện kỹ năng mềm
của sinh viên
Các biện pháp này đã được khảo nghiệm qua ý kiến của GV và SV của
nhà trường. Qua khảo nghiệm cho thấy, hầu hết các ý kiến đều cho rằng các
biện pháp đưa ra là cần thiết và có tính khả thi. Đây sẽ là cơ sở để tác giả tiếp
tục nghiên cứu và vận hành các giải pháp này vào thực tiễn giáo dục KNM của
sinh viên nhà trường với tư cách là một giảng viên của nhà trường phát huy vai
trò trách nhiệm trong việc nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường.
2. Khuyến nghị
2.1. Đối với BGH trường Cao đẳng sư phạm Savannakhet, nước CHDCND Lào
Thể hiện quan điểm ủng hộ và tạo điều kiện để giảng viên chuyên trách
đẩy mạnh các hoạt động giáo dục tổ kỹ năng mềm cho sinh viên nhà trường.
Phát động các hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cán bộ
giảng viên và sinh viên trong trường nâng cao nhận thức về vai trò của các kỹ
năng mềm đối với dời sống thực tiễn của sinh viên sư phạm và ý nghĩa của các
kỹ năng đối với hoạt động nghề sau khi tốt nghiệp.
Đẩy mạnh các hoạt động phối kết hợp với các lực lượng giáo dục ngoài
nhà trường, các tổ chức đoàn thể trên địa bàn tỉnh Savannakhet và các tỉnh lân

81
cận để phát huy sức mạnh tổng hợp trong giáo dục KNM cho sinh viên. Phát huy
vai trò nòng cốt của cơ sở giáo dục đào tạo nghề cho các sinh viên sư phạm.
Tạo mọi điều kiện về cơ sở vật chất để các nhóm giảng viên nghiên cứu
biên soạn tài liệu về giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên của nhà trường.
2.2. Đối với đội ngũ giảng viên
Nâng cao nhận thức của bản thân về hoạt động giáo dục kỹ năng mềm
cho sinh viên. Đánh giá đúng vai trò của các kỹ năng này đối với sinh viên từ
đó có tâm thế chuẩn bị tham gia hoạt động giáo dục này đảm bảo hiệu quả cao.
Đầu tư thời gian tự nghiên cứu các tài liệu trong và ngoài nước về giáo
dục KNM. Tham gia đầy đủ các đợt tập huấn để nâng cao năng lực tổ chức hoạt
động giáo dục KNM của bản thân. Chủ động, tích cực, tự học hỏi, bồi dưỡng
các kỹ năng; năng lực tổ chức hoạt động giáo dục KNM cho sinh viên.
Phối hợp chặt chẽ giữa các giảng viên khác trong khoa; trong nhà trường
khi thực hiện quá trình tổ chức xây dựng kế hoạch giáo dục, viết tài liệu giáo án
tích hợp giáo dục KNM cho sinh viên. Quan tâm tạo động lực cho sinh viên
tham gia các hoạt động và đóng góp ý tưởng trong tổ chức các hoạt động giáo
dục ngày càng đạt hiệu quả cao hơn
2.3. Đối sinh viên
Nâng cao nhận thức của bản thân về các kỹ năng mềm cần hình thành,
xác định thế mạnh và các kỹ năng bền vững của bản thân đồng thời cũng chỉ ra
được những kỹ năng còn hạn chế để có kế hoạch bồi dưỡng và phát triển các kỹ
năng mềm cho bản thân.
Chủ động khi tham gia các hoạt động giáo dục KNM do nhà trường tổ
chức. Phát huy tốt tính năng động sáng tạo của sinh viên, chính sự sôi nổi và
tích cực trong các hoạt động là yếu tố giúp sinh viên rèn luyện cho mình các kỹ
năng nhanh và bền vững nhất.

82
TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. Tài liệu tiếng Việt


1. Nguyễn Đình Chắt (1998), Kỹ năng giải quyết tình huống sư phạm của SV
trường Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt - Lâm Đồng.
2. Nguyễn Đức Chính (2012), "Chương trình giáo dục đại học", Giáo dục đại
học Việt Nam, Những vấn đề về chất lượng và quản lý, Nhà xuất bản
ĐHQG Hà Nội, tr. 171 -203.
3. Nguyễn Đức Chính, Vũ Lan Hương (2015), “Phát triển chương trình giáo
dục”, NXB Giáo dục.
6. Nguyễn Hữu Đức (2010), Quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh
trường trung học phổ thông Trần Hưng Đạo, Nam Định, Đại học giáo dục.
7. Max. A. Eggert (2012), Kỹ năng mềm cho người đi làm - Ngôn ngữ cơ thể
NXB Trẻ.
8. Trịnh Thúy Giang (2004), Một số biện pháp nâng cao kỹ năng giải quyết tình
huống sư phạm cho SV trường ĐH Sư phạm Hà Nội 2 trong quá trình dạy
học phần lý luận dạy học, Viện Chiến lược và Chương trình giáo dục.
9. Đào Việt Hà (2014), Quản lý đào tạo theo năng lực thực hiện nghề kỹ thuật xây
dựng ở các trường cao đẳng xây dựng Viện Khoa học giáo dục Việt Nam.
11. Trần Thanh Hải (2002), Tìm hiểu kỹ năng giải quyết tình huống sư phạm
của SV Sư phạm Trường Đại học An Giang, Viện Khoa học giáo dục.
12. Nguyễn Thị Hằng (2011), Biện pháp hình thành kỹ năng chủ nhiệm lớp cho
SV Sư phạm, Viện nghiên cứu Sư phạm - Trường ĐHSP Hà Nội.
13. Nguyễn Thị Hảo (2015), GD kỹ năng mềm cho SV ĐH của một số nước
trên thế giới và đề xuất cho Việt Nam.
15. Nguyễn Vũ Bích Hiền, Bùi Minh Hiền (2015), Quản lý và lãnh đạo nhà
trường, Nhà xuất bản ĐHSP, Hà Nội, 411.

83
17. Nguyễn Văn Huyên, Nguyễn Nhã (2006), Xây dựng quy trình rèn luyện kỹ
năng sư phạm cơ bản cho SV Cao đẳng sư phạm nhằm góp phần hình thành
năng lực sư phạm và đáp ứng có hiệu quả yêu cầu yêu cầu giảng dạy theo
chương trình và sách giáo khoa mới trường Trung học cơ sở.
18. Huỳnh Văn Sơn (2012), Phát triển kỹ năng mềm của SV các trường Đại
học Sư phạm.
19. Huỳnh Văn Sơn (2013), "Khảo sát một vài biện pháp phát triển kỹ năng
mềm cho SV ĐH sư phạm ", Tạp chí Khoa học ĐHSP TPHCM số 50.
20. Huỳnh Văn Sơn (2012), Kỹ năng giải quyết vấn đề của SV Trường Đại học
Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh trong thực tập sư phạm đợt một theo hình
thức gửi thẳng.
22. Hoàng Nghĩa Kiên (2013), Quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh các
trường trung học phổ thông huyện Văn Giang, Hưng Yên, Đại học giáo dục.
23. Peggy Klaus (Thanh Huyền dịch) (2012), Sự thật cứng về kỹ năng mềm,
NXB Trẻ.
27. Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Đinh Thị Kim Thoa, Trần Văn Tính, Vũ Phương Liên
(2010), Giáo dục giá trị sống và kỹ năng sống cho học sinh trung học phổ
thông, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
28. Trần Thị Năm (2002), Tìm hiểu một số kỹ năng giao tiếp sư phạm của SV
trường Cao đẳng SP Sóc Trăng, Viện Khoa học giáo dục.
29. Ngô Đình Qua, Lê Thị Thanh Chung, Nguyễn Thị Bích Hạnh, (2001),
Khảo sát kỹ năng sử dụng bảng phấn của SV Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí
Minh, Trường ĐHSP TP. Hồ Chí Minh.
30. Petrovxki.AV (1982), Tâm lý học lứa tuổi và Tâm lý học sư phạm, NXB
giáo dục, Hà Nội.
33. Lê Thị Thảo (2010), Kỹ năng giao tiếp của SV Sư phạm Trường Cao đẳng
Sư phạm Cần Thơ, Trường ĐHSP TP HCM
34. Bùi Loan Thủy, "Tăng cường GD, rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm cho
SV - yêu cầu cấp bách của đổi mới GD ĐH ", Tạp chí Phát triển và Hội
nhập (số 8).

84
II. Tài liệu tiếng Anh
35. Artur Ferreira da Silva, José Tribolet (2007), Developing Soft Skills in
Engineering Studies - The Experience of Students’ Personal Portfolio,
International Conference about Technical education.
36. Ministry of Education and Training of Australia; (2006), "Australian Core
Skills Framework".
37. Ministry of Higher Education of Malaysia, "Framework of Soft Skills
Infusion Based on Learning Contract Concept in Malaysia Higher
Education".
38. Michigan, US (2012), Lifelong Soft Skills Framework: Creating a
Workforce That Works
39. Calista Cheung, Yvan Guillemette và Shahrzad Mobasher Fard (2009),
Tertiary Education: Developing Skills for Innovation and Long - term
Growth in Canada, OECD.
40. OECD (2009), Skills for Innovation and Research, OECD.
41. Patricla A.Hecker (1997), "Successful Consulting Engineering: a Lifetime
of Learning", International Technical Education(11).
42. Roselina Shakir (2009), "Soft Skills at The Malaysia Institudes of Higher
Education Learning ", Asia Pacific Educ.Rev
43. Susan H.Pulko và Samir Parikh, "Teaching Soft Skills to Engineers ",
International Journal of Electrical Engineering Education.

85
III. Tài liệu tiếng Lào
36. ກັ ນ ຕ ະ ນ າ ຫົ ງ ທ ະ ບຸ ນ ແ ລ ະ ສຸ ທໍ າ ມ າ ທໍ າ ມ ະ ຈັ ກ ( 2 0 1 7 ) , “
ສຶ ກສາພຶ ດຕິ ກໍ າການຮຽນທີ່ ສົີ່ ງຜົ ນຕໍີ່ ຜົ ນສໍ າເລັ ດທາງການຮຽນຂອງນັ ກຮຽນ
ຊັັ້ນມັດທະຍົມສຶກສາ ປທ 6 ”, ຄະນະສຶກສາສາດ ມະຫາວິທະຍາໄລສະຫວັນນະເຂດ.
37. ຈັ ນ ນຸ ສ ອ ນ ພັ ນ ທ ະ ວົ ງ ແ ລ ະ ອ າ ລຸ ນ ແ ສ ງ ຄຸ ນ ເ ມື ອ ງ ( 2 0 1 7 ) , “
ສຶ ກ ສ າຄຸ ນ ລັ ກ ສ ະນ ະຂ ອ ງຄູ ທີ່ ນັ ກ ຮ ຽນ ຕັ້ ອ ງກ ານ ໃນ ຍຸ ກ ໂລ ກ ານ ພິ ວັ ດ ”,
ຄະນະສຶກສາສາດ ມະຫາວິທະຍາໄລສະ ຫວັນນະເຂດ.
38. ເ ພັ ດ ສ ະ ຫ ວັ ນ ອິ ນ ທ ະ ວົ ງ ແ ລ ະ ສຸ ລິ ວັ ນ ຄໍ າ ວົ ງ ສິ ດ ( 2 0 1 7 ) “
ປັ ດໄຈທີ່ ເຮັ ດໃຫັ້ ນັ ກຮຽນຮຽນອີ່ ອນໃນວິ ຊາຟ ຊິ ກສາດຊັັ້ ນ ມັ ດທະຍົ ມ ປ ທ 5
ໃນໂຮງຮຽນສາມັ ນກິ ນນອນຊົ ນເຜົີ່ າ - ພອນສະຫວັ ນ ແຂວງ ສະຫວັ ນນະເຂດ ”,
ຄະນະສຶກສາສາດ ມະຫາວິທະຍາໄລສະ ຫວັນນະເຂດ.
39. ທິ ນ ນ ະ ກ ອ ນ ໄ ຊ ຍ າ ທິ ລ າ ດ ແ ລ ະ ອຸ ລ າ ພ ອ ນ ຂ າ ວ ທ ອ ງ (20017), “
ສຶກສາປັດໄຈທີ່ ສົີ່ງຜົນຕໍີ່ຄວາມຕັັ້ງໃຈໃນການຮຽນວິຊາຄະນິດສາດຂອງນັກຮຽນມັດ
ທ ະຍົ ມ ສົ ມ ບູ ນ ອຸ ດົ ມ ວິ ໄລ ແ ຂ ວ ງ ສ ະຫ ວັ ນ ນ ະເຂ ດ ”, ຄ ະນ ະສຶ ກ ສ າສ າດ
ມະຫາວິທະຍາໄລສະຫວັນນະເຂດ

86
PHỤ LỤC

Phụ lục 1
PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN VỀ THỰC TRẠNG GIÁO DỤC KỸ
NĂNG MỀM CHO SINH VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM
SAVANNAKHET

Mẫu 1.1:
PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN
(Dành cho sinh viên)
Để phục vụ cho công tác nghiên cứu thực trạng giáo dục kỹ năng mềm cho sinh
viên cao đẳng sư phạm mong em vui lòng cho biết những thông tin dưới đây:
Phần 1: Thông tin cá nhân
Ngành học: …………………………………..
Là sinh viên năm thứ: ………………………
Giới tính: …………………………………
Phần 2: Nội dung phỏng vấn
Câu 1: Theo em, kỹ năng mềm và giáo dục kỹ năng mềm được hiểu là?
(Đánh dấu X vào ô mà em cho là đúng nhất, chỉ chọn 01 đáp án)
Kỹ năng mềm Giáo dục kỹ năng mềm
 Kỹ năng mềm là những kỹ năng con  Là quá trình tổ chức các hoạt động giáo
người tích lũy được để làm cho dục nhằm hình thành các kỹ năng gắn
mình dễ dàng được chấp nhận, làm liền với cuộc sống thực tiễn của cá nhân
việc thuận lợi và đạt được hiệu quả
cao
 Kỹ năng mềm là những là những kỹ  Là hình thành cách sống tích cực trong
năng mà con người có được ngoài xã hội hiện đại, là xây dựng những hành
yếu tố chuyên môn và sự chuyên vi lành mạnh và thay đổi những hành vi,
nghiệp xét trên lĩnh vực công việc thói quen tiêu cực trên cơ sở giúp người
học có cả kiến thức, giá trị, thái độ và
các kỹ năng thích hợp
 Kỹ năng mềm là những kỹ năng  Là quá trình tổ chức có mục đích, có kế
không liên quan trực tiếp đến kiến hoạch các dạng hoạt động nhằm hình
thức chuyên môn mà thiên về mặt thành khả năng thích ứng và hòa nhập
tinh thần của mỗi cá nhân nhằm trước các yêu cầu của cuộc sống
đảm bảo cho quá trình thích ứng với
người khác, công việc nhằm duy trì
mối quan hệ tích cực và góp phần
hỗ trợ thực hiện công việc một cách
hiệu quả.
Câu 2: Ở trường em có tổ chức các hoạt động giáo dục kỹ năng mềm cho
sinh viên không?
(Đánh dấu X vào phương án lựa chọn, chỉ chọn 01 phương án)
 Có  Không
Lưu ý: Nếu chọn phương án “Có” thì trả lời tiếp các câu sau;
Nếu chọn phương án “Không” thì dừng, không trả lời các câu sau.
Câu 3: Em hãy cho biết tần suất tham gia các hoạt động và mức độ hứng thú
của em với các hoạt động giáo dục kỹ năng mềm do trường em tổ chức?
(Đánh dấu X vào phương án lựa chọn, chỉ chọn 01 đáp án)
Tần suất Hứng thú
 Chưa tham gia  Không hứng thú với các hoạt động
 Thỉnh thoảng  Hứng thú với tùy từng hoạt động
 Thường xuyên  Rất hứng thú với các hoạt động

Câu 4: Trường em thường tổ chức giáo dục kỹ năng mềm nào cho sinh viên?
(Đánh dấu X vào phương án em chọn, có thể chọn nhiều phương án)
STT Kỹ năng mềm Ý kiến
1 Kỹ năng tự nhận thức, làm chủ bản thân
2 Kỹ năng lắng nghe
3 Kỹ năng thuyết trình trước đám đông
4 Kỹ năng hợp tác
5 Kỹ năng giao tiếp
6 Kỹ năng hoạt động xã hội
7 Kỹ năng giải tỏa căng thẳng và kiềm chế cảm xúc
8 Kỹ năng giải quyết mâu thuẫn
9 Kỹ năng thương lượng
10 Kỹ năng quản lí thời gian
Ý kiến khác………………………………………………….
Câu 5: Trường em thường tổ chức các hoạt động giáo dục kỹ năng mềm
cho sinh viên bằng các phương pháp nào?
(Đánh dấu X vào phương án em chọn, có thể chọn nhiều phương án)
STT Phương pháp giáo dục KNM Ý kiến
1 Phương pháp sắm vai
2 Phương pháp giải quyết vấn đề
3 Phương pháp làm việc nhóm
4 Phương pháp dự án
5 Phương pháp trò chơi
6 Phương pháp sân khấu hóa
7 Phương pháp khám phá
8 Ý kiến khác

Câu 6: Trường em thường tổ chức các hoạt động giáo dục kỹ năng mềm
cho sinh viên bằng các hình thức nào?
(Đánh dấu X vào phương án em chọn, có thể chọn nhiều phương án)
STT Hình thức giáo dục KNM Ý kiến
1 Dạy học trên lớp
2 Hoạt động Đoàn thanh niên, Hội sinh viên
3 Hoạt động đoàn thể của khoa chuyên môn
4 Hoạt động xã hội
5 Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
6 Ý kiến khác

Câu 7: Theo em có những yếu tố nào ảnh hưởng đến hoạt động giáo dục kỹ
năng mềm của sinh viên trường cao đẳng sư phạm Savannakhet?
STT Yếu tố ảnh hưởng Ý kiến
1 Chương trình đào tạo của nhà trường
2 Năng lực tổ chức hoạt động giáo dục KNM của
giảng viên
3 Tính tích cực, chủ động của sinh viên
4 Môi trường giáo dục nhà trường
5 Môi trường giáo dục cộng đồng
6 Tác động giáo dục gia đình
7 Cơ chế quản lí của nhà trường
Câu 8: Em có mong muốn gì đối với các hoạt động giáo dục kỹ năng mềm
cho sinh viên của nhà trường?
Ý kiến
Tiêu chí cần thay đổi Xu hướng thay đổi
TT
(Đánh dấu X vào tiêu chí em cho là (Viết xu hướng thay đổi
cần thay đổi) theo ý kiến của em)
1 Nội dung các KNM cần được giáo dục
2 Phương pháp giáo dục KNM
3 Hình thức tổ chức hoạt động giáo dục KNM
4 Yếu tố khác

Chân thành cảm ơn ý kiến đóng góp của em!


Mẫu 1.2:
PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN
(Dành cho giảng viên và cán bộ phụ trách công tác Đoàn, Hội
của nhà trường)

Để phục vụ đề tài nghiên cứu về vấn đề giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên
của nhà trường. Kính mong quý Thầy (Cô) vui lòng trả lời các câu hỏi sau:
Phần 1: Thông tin cá nhân
- Bộ phận công tác: (ví dụ khoa... hoặc văn phòng Đoàn, Hội...)
- Đối tượng :  Cán bộ  Giảng viên
- Số năm công tác:
- Trình độ chuyên môn: (ví dụ thạc sĩ Văn học....)
Phần 2: Nội dung phỏng vấn
Câu 1: Theo thầy cô, kỹ năng mềm và giáo dục kỹ năng mềm được hiểu là?
(Đánh dấu X vào ô mà thầy cô cho là đúng nhất, chỉ chọn 01 đáp án)
Kỹ năng mềm Giáo dục kỹ năng mềm
 Kỹ năng mềm là những kỹ  Là quá trình tổ chức các hoạt động
năng con người tích lũy được giáo dục nhằm hình thành các kỹ
để làm cho mình dễ dàng được năng gắn liền với cuộc sống thực
chấp nhận, làm việc thuận lợi tiễn của cá nhân
và đạt được hiệu quả cao
 Kỹ năng mềm là những là  Là hình thành cách sống tích cực
những kỹ năng mà con người trong xã hội hiện đại, là xây dựng
có được ngoài yếu tố chuyên những hành vi lành mạnh và thay
môn và sự chuyên nghiệp xét đổi những hành vi, thói quen tiêu
trên lĩnh vực công việc cực trên cơ sở giúp người học có cả
kiến thức, giá trị, thái độ và các kỹ
năng thích hợp
 Kỹ năng mềm là những kỹ  Là quá trình tổ chức có mục đích, có
năng không liên quan trực tiếp kế hoạch các dạng hoạt động nhằm
đến kiến thức chuyên môn mà hình thành khả năng thích ứng và
thiên về mặt tinh thần của mỗi hòa nhập trước các yêu cầu của cuộc
cá nhân nhằm đảm bảo cho sống
quá trình thích ứng với người
khác, công việc nhằm duy trì
mối quan hệ tích cực và góp
phần hỗ trợ thực hiện công
việc một cách hiệu quả.
Câu 2: Ở trường thầy cô có tổ chức các hoạt động giáo dục kỹ năng mềm
cho sinh viên không?
(Đánh dấu X vào phương án lựa chọn, chỉ chọn 01 phương án)
 Có  Không
Lưu ý: Nếu chọn phương án “Có” thì trả lời tiếp các câu sau;
Nếu chọn phương án “Không” thì dừng, không trả lời các câu sau.
Câu 3:Thầy cô hãy cho biết tần suất tham gia các hoạt động và mức độ
hứng thú của sinh viên với các hoạt động giáo dục kỹ năng mềm do nhà
trường tổ chức?
(Đánh dấu X vào phương án lựa chọn, chỉ chọn 01 đáp án)
Tần suất Hứng thú
 Chưa tham gia  Không hứng thú với các hoạt động
 Thỉnh thoảng  Hứng thú với tùy từng hoạt động
 Thường xuyên  Rất hứng thú với các hoạt động

Câu 4: Theo thầy cô, nhà trường đã tổ chức giáo dục kỹ năng mềm nào
cho sinh viên?
(Đánh dấu X vào phương án lựa chọn, có thể chọn nhiều phương án)
STT Kỹ năng mềm Ý kiến
1 Kỹ năng tự nhận thức, làm chủ bản thân
2 Kỹ năng lắng nghe
3 Kỹ năng thuyết trình trước đám đông
4 Kỹ năng hợp tác
5 Kỹ năng giao tiếp
6 Kỹ năng hoạt động xã hội
7 Kỹ năng giải tỏa căng thẳng và kiềm chế cảm xúc
8 Kỹ năng giải quyết mâu thuẫn
9 Kỹ năng thương lượng
10 Kỹ năng quản lí thời gian
Ý kiến khác……………………………………………………
Câu 5: Theo thầy cô nhà trường thường tổ chức các hoạt động giáo dục kỹ
năng mềm cho sinh viên bằng các phương pháp nào?
(Đánh dấu X vào phương án lựa chọn, có thể chọn nhiều phương án)
STT Phương pháp giáo dục KNM Ý kiến
1 Phương pháp sắm vai
2 Phương pháp giải quyết vấn đề
3 Phương pháp làm việc nhóm
4 Phương pháp dự án
5 Phương pháp trò chơi
6 Phương pháp sân khấu hóa
7 Phương pháp khám phá
8 Ý kiến khác

Câu 6: Theo thầy cô nhà trường thường tổ chức các hoạt động giáo dục kỹ
năng mềm cho sinh viên bằng các hình thức nào?
(Đánh dấu X vào phương án lựa chọn, có thể chọn nhiều phương án)
STT Hình thức giáo dục KNM Ý kiến
1 Dạy học trên lớp
2 Hoạt động Đoàn thanh niên, Hội sinh viên
3 Hoạt động đoàn thể của khoa chuyên môn
4 Hoạt động xã hội
5 Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
6 Ý kiến khác

Câu 7: Theo thầy cô có những yếu tố nào ảnh hưởng đến hoạt động giáo
dục kỹ năng mềm cho sinh viên trường cao đẳng sư phạm Savannakhet?
STT Yếu tố ảnh hưởng Ý kiến
1 Chương trình đào tạo của nhà trường
2 Năng lực tổ chức hoạt động giáo dục KNM của giảng viên
3 Tính tích cực, chủ động của sinh viên
4 Môi trường giáo dục nhà trường
5 Môi trường giáo dục cộng đồng
6 Tác động giáo dục gia đình
7 Cơ chế quản lí của nhà trường
Câu 8: Thầy cô cho rằng cần phải thay đổi những gì để hoạt động giáo dục
kỹ năng mềm cho sinh viên của nhà trường đạt kết quả cao hơn?
Ý kiến
Tiêu chí cần thay đổi Xu hướng thay đổi
TT
(Đánh dấu X vào tiêu chí thầy cô cho là cần (Viết xu hướng thay đổi
thay đổi) theo ý kiến của thầy cô)
1 Nội dung các KNM cần được giáo dục
2 Phương pháp giáo dục KNM
3 Hình thức tổ chức hoạt động giáo dục KNM

Ý kiến khác của thầy cô: ………………………………………………………………


Chân thành cảm ơn ý kiến đóng góp của Thầy cô!
Phụ lục 2
(Mẫu phiếu điều tra dịch sang tiếng Lào)

ພາກຜະໜວກ 1
ແບບສອບຖາມຂໍຄໍາຄິດເຫັນກ່ ຽວກັບການສຶກສາທັກສະທາງສັງຄົມໃຫ້ ນັກສຶກສາວິທະຍາໄລຄູ ສະຫວັນນະເຂດ
ແບບ 1.1
ແບບສອບຖາມຂໍຄໍາຄິດເຫັນ
(ສໍາລັບນັກສຶກສາ)
ເພີ່ື ອຮັບໃຊັ້ ວຽກງານໃນການຄັ້ົ ນຄັ້ ວາກີ່ ຽວກັບການສຶກສາທັກສະທາງສັງຄົມໃຫັ້ ແກີ່ ນັກສຶກສາວິທະຍາໄລຄູ ,
ກະລຸ ນາໃຫັ້ ຮູັ້ຂັ້ໍ ມູ ນດີ່ັ ງຕີ່ໍ ໄປນັ້ :
ພາກ 1: ຂໍັ້ມູ ນສີ່ ວນຕົວ
ຂະແໜງຮຽນ: …………………………………..
ເປັນນັກສຶກສາປ: ………………………
ເພດ: …………………………………
ພາກ 2: ເນັ້ື ອໃນສອບຖາມ
ຂັ້ໍ ທ 1: ຕາມຄວາມເຂັ້ົ າໃຈຂອງນັ້ ອງ, ນັ້ ອງເຂັ້ົ າໃຈຄໍາວີ່ າ ທັກສະທາງສັງຄົມ ແລະ
ການສຶກສາທັກສະທາງສັງຄົມມຄວາມໝາຍແນວໃດ?
(ກະລຸ ນາໝາຍ X ໃສີ່ ບັອກທີ່ ນັ້ ອງເຫັນວີ່ າຖຶກຕັ້ ອງທີ່ ສຸ ດ, ເລືອກໄດັ້ ພຽງ 01 ຄໍາຕອບ)

ທັກສະທາງສັງຄົມ ການສຶກສາທັກສະທາງສັງຄົມ
□ ທັກສະທາງສັງຄົມແມີ່ ນທັກສະທີ່ ຄົນເຮົາສາມາດເຮັດໄ □ ແມີ່ ນຂະບວນການຈັດຕັັ້ງກິດຈະກໍາການສຶກສາເພືີ່ອສັ້ າງທັກ
ດັ້ ເພີ່ື ອເຮັດໃຫັ້ ຕົວເອງໄດັ້ ຮັບການຍອມຮັບງີ່ າຍຂັ້ື ນ, ສະທີ່ ຕິດພັນກັບຊວິດພຶດຕິກໍາຕົວຈິງຂອງສີ່ ວນບຸ ກຄົນ
ເຮັດວຽກດແລະມປະສິດຕິພາບສູ ງຂືັ້ນ.
□ ທັກສະທາງສັງຄົມແມີ່ ນທັກສະທີ່ ຄົນເຮົາມນອກຈາກປັ □ ແມີ່ ນການສັ້ າງວິຖຊວິດທີ່ ດຢູ ີ່ ໃນສັງຄົມທີ່ ທັນສະໄໝ,
ດໄຈວິຊາສະເພາະ ແລະ ແມີ່ ນການສັ້ າງກິລິຍາມາລະຍາດອັນຈົບງາມ ແລະ
ວິຊາອາຊບໃນຂອບເຂດວຽກງານ ປີ່ ຽນແປງນິໄສທີ່ ບໍີ່ດ.
ການຊີ່ ວຍເຫື ອຜູັ້ ຮຽນໃຫັ້ ມທັງຄວາມຮູ ັ້ , ຄຸ ນຄີ່ າ,
ທັດສະນະຄະຕິ ແລະ ມທັງບັນດາທັກສະທເຫມາະສົມ. ີ່
□ ທັກສະທາງສັງຄົມແມີ່ ນທັກສະທີ່ ບໍີ່ກີ່ ຽວຂັ້ ອງໂດຍກົງກັ □ ແມີ່ ນຂະບວນການຈັດຕັັ້ງທີ່ ມຈຸ ດປະສົງ,ມແຜນການວາງແ
ບຄວາມຮູ ັ້ ວິຊາສະເພາະຂອງແຕີ່ ລະບຸ ກຄົນ, ຜນປະເພດກິດຈະກໍາທີ່ ມຮູ ບແບບເໝາະສົມ ແລະ
ແຕີ່ ຢູ ີ່ ໃນຂັ້ັ ນຕອນການປັບຕົວໃຫັ້ ເຂັ້ົ າກັບຄົນອີ່ື ນ, ີ່
ການເຊືອມໂຍງກັບຄວາມຕັ້ ອງການຂອງຊວິດ.
ເຮັດວຽກເພືີ່ອຮັກສາສາຍພົວພັນທີ່ ດ ແລະ
ປະກອບສີ່ ວນຊີ່ ວຍເຫື ອປະຕິບັດໜັ້ າວຽກໃຫັ້ ມປະສິດ
ທິຜົນ.

ຂໍັ້ທ 2: ຢູ ີ່ ໃນໂຮງຮຽນຂອງນັ້ ອງມການຈັດກິດຈະກໍາການສຶກສາທັກສະທາງສັງຄົມໃຫັ້ ນັກສຶກສາຫື ບໍີ່?


(ກະລຸ ນາໝາຍ X ໃສີ່ ບອັກທີ່ ເລືອກ, ເລືອກໄດັ້ ພຽງ 01 ຄໍາຕອບ)
□ ມ □ ບີ່ໍ
ເອົາໃຈໃສີ່ : ຖັ້ າເລືອກຄໍາຕອບ “ມ” ແລັ້ ວຈົີ່ງຕອບຄໍາຖາມລຸ ີ່ ມນັ້ ;
ຖັ້ າເລືອກຄໍາຕອບ “ບໍີ່” ແລັ້ ວບໍີ່ຈໍາເປັນຕັ້ ອງຕອບບັນດາຄໍາຖາມລຸ ີ່ ມນັ້ .
ຂັ້ໍ ທ 3: ຈີ່ົ ງໃຫັ້ ຮູັ້ຄວາມຖີ່ ຂອງການເຂັ້ົ າຮີ່ ວມບັນດາກິດຈະກໍາ ແລະ
ລະດັບຄວາມມັກຂອງນັ້ ອງຕໍີ່ກັບບັນດາກິດຈະກໍາການສຶກສາທັກສະທາງສັງຄົມທີ່ ໂຮງຮຽນຂອງນັ້ ອງຈັດຂືັ້ນ?
(ກະລຸ ນາ ໝາຍ X ໃສີ່ ຄໍາຕອບທີ່ ເລືອກ, ເລືອກໄດັ້ ພຽງ 01 ຄໍາຕອບ )
ຄວາມຖີ່ ຄວາມປະທັບໃຈ
□ ຍັງບໍີ່ທັນໄດັ້ ເຂົັ້າຮີ່ ວມ □ ບໍີ່ປະທັບໃຈກັບບັນດາກິດຈະກໍານັ້
□ ບາງຄັ້ັ ງຄາວ □ ປະທັບໃຈຂັ້ຶ ນກັບແຕີ່ ລະກິດຈະກໍາ
□ ຕະຫອດ □ ປະທັບໃຈຫາຍກັບບັນດາກິດຈະກໍາເຫົີ່ ານັ້
ັ້ຂໍທ 4: ໂຮງຮຽນຂອງນັ້ ອງມັກຈະຈັດກິດຈະກໍາ ການສຶກສາທັກສະທາງສັງຄົມໃດໃຫັ້ ນັກສຶກສາແດີ່ ?
(ກະລຸ ນາໝາຍ X ໃສີ່ ຄໍາຕອບທີ່ ເລືອກ, ສາມາດເລືອກໄດັ້ ຫາຍຄໍາຕອບ )
ລ/ດ ທັກສະທາງສັງຄົມ ຄໍາຄິດເຫັນ
1 ທັກສະການຮັບຮູ ັ້ , ເປັນເຈົັ້າການໃນຕົວເອງ
2 ທັກສະການຟັງ
3 ທັກສະການນໍາສະເໜຕໍີ່ໜັ້ າມະຫາຊົນທັງຫາຍ
4 ທັກສະການຮີ່ ວມມືກັນ
5 ທັກສະການສືີ່ສານ
6 ທັກສະການເຄີ່ື ອນໄຫວທາງສັງຄົມ
7 ທັກສະບັນເທົາຄວາມກົດດັນ ແລະ ຄວບຄຸ ມອາລົມ
8 ທັກສະການແກັ້ ໄຂຂັ້ໍ ຂັດແຍີ່ ງ
9 ທັກສະການເຈລະຈາ
10 ທັກສະການບໍລິຫານເວລາ
ຄໍາຄິດເຫັນອືີ່ນໆ………………………………………………….

ຂໍັ້ທ 5: ໃນໂຮງຮຽນຂອງນັ້ ອງມັກຈັດກິດຈະກໍາການສຶກສາທັກສະທາງສັງຄົມໃຫັ້ ນັກສຶກສາດັ້ ວຍວິທໃດ?


(ກະລຸ ນາໝາຍ X ໃສີ່ ຄໍາຕອບທີ່ ນັ້ ອງເລືອກ, ສາມາດເລືອກໄດັ້ ຫາຍຄໍາຕອບ )
ລ/ດ ວິທການສຶກສາທັກສະທາງສັງຄົມ ຄໍາຄິດເຫັນ
1 ັ້
ວິທການຫນບົດບາດ
2 ວິທການໃນການແກັ້ ໄຂບັນຫາ
3 ວິທການໃນການເຮັດວຽກເປັນກຸ ີ່ ມ
4 ວິທການຂອງບົດຮີ່ າງ
5 ວິທການໃນການຫັ້ ນເກມ
6 ວິທການຂອງໂຮງລະຄອນ
7 ວິທການໃນການຄົັ້ນຄວັ້ າ
8 ຄໍາຄິດເຫັນອີ່ື ນໆ...............................................

ຂໍັ້ທ 6: ຢູ ີ່ ໂຮງຮຽນຂອງນັ້ ອງມັກຈັດກິດຈະກໍາການເຝຶກອົບຮົມທັກສະການປະຕິບັດໃຫັ້ ນັກສຶກສາດັ້ ວຍຮູ ບແບບໃດ?


(ກະລຸ ນາໝາຍ X ໃສີ່ ຄໍາຕອບທີ່ ນັ້ ອງເລືອກ, ສາມາດເລືອກໄດັ້ ຫາຍຄໍາຕອບ)
ລ/ດ ຮູ ບແບບຂອງການສຶກສາທັກສະທາງສັງຄົມ ຄໍາຄິດເຫັນ
1 ສອນໃນຫັ້ ອງຮຽນ
2 ກິດຈະກໍາຂອງຄະນະຊາວໜຸ ີ່ ມ, ກຸ ີ່ ມນັກສຶກສາ
3 ກິດຈະກໍາຂອງພະແນກວິຊາສະເພາະ
4 ກິດຈະກໍາທາງສັງຄົມ
5 ກິດຈະກໍາການສຶກສານອກໂມງຂືັ້ນຫັ້ ອງ
6 ຄໍາຄິດເຫັນອີ່ື ນໆ...............................................

ຂີ່ໍ ທ 7:
ຕາມຄວາມຄິດເຫັນຂອງນັ້ ອງແລັ້ ວມປັດໄຈໃດແດີ່ ທີ່ ສົີ່ງຜົນກະທົບຕໍີ່ກິດຈະກໍາການສຶກສາທັກສະທາງສັງຄົມຂອງນັກສຶກສາໃນ
ວິທະຍາໄລຄູ ສະຫວັນນະເຂດ?
ລ/ດ ປັດໄຈທີ່ ສົີ່ງຜົນກະທົບ ຄໍາຄິດເຫັນ
1 ຫັ ກສູ ດອົບຮົມຂອງໂຮງຮຽນ
2 ຄວາມສາມາດໃນການຈັດກິດຈະກໍາການສຶກສາທັກສະທາງສັງຄົມຂອງຄູ -ອາຈານ
3 ຄວາມກະຕືລືລົັ້ນ ແລະ ເປັນເຈົັ້າການຂອງນັກສຶກສາ
4 ສະພາບແວດລັ້ ອມການສຶກສາໃນໂຮງຮຽນ
5 ສະພາບແວດລັ້ ອມການສຶກສາໃນຊຸມຊົນ
6 ຜົນກະທົບຂອງການສຶກສາໃນຄອບຄົວ
7 ກົນໄກການຄຸ ັ້ ມຄອງຂອງໂຮງຮຽນ

ຂໍັ້ທ 8:
ນັ້ ອງຄິດວີ່ າຈະຕັ້ ອງປີ່ ຽນແປງຫຍັງແດີ່ ສໍາລັບກິດຈະກໍາການສຶກສາທັກສະທາງສັງຄົມໃຫັ້ ແກີ່ ນັກສຶກສາຂອງໂຮງຮຽນນັ້ ອງ?
ລ/ດ ຄໍາຄິດເຫັນ
ທີ່ າອີ່ ຽງໃນການປີ່ ຽນແປງ
ມາດຖານທີ່ ຕັ້ ອງການປີ່ ຽນແປງ (ຂຽນທີ່ າອີ່ ຽງການປີ່ ຽນແປ
(ຂດໝາຍ X ໃສີ່ ມາດຖານທີ່ ນັ້ ອງເຫັນວີ່ າຕັ້ ອງການປີ່ ຽນແປງ) ງຕາມຄໍາຄິດເຫັນຂອງນັ້ ອ
ງ)
1 ເນືັ້ອໃນຂອງບັນດາທັກສະທາງສັງຄົມທີ່ ຕັ້ ອງການສຶກສາ
2 ວິທການສຶກສາທັກສະທາງສັງຄົມ
3 ຮູ ບແບບຂອງການຈັດຕັັ້ງການສຶກສາທັກສະທາງສັງຄົມ
4 ປັດໄຈອີ່ື ນໆ
ຂໍຂອບໃຈສໍາລັບຄໍາຄິດເຫັນຂອງນັ້ ອງໆນັກສຶກສາ!
ແບບສອບຖາມຂໍຄໍາຄິດເຫັນ
(ສໍາລັບຄູ ອາຈານ ແລະ ພະນັກງານທີ່ ຮັບຜິດຊອບຄະນະ, ໜີ່ ວຍງານຂອງໂຮງຮຽນ)
ແບບ 1.2
ເພີ່ື ອຮັບໃຊັ້ ໃນການຄັ້ົ ນຄັ້ ວາກີ່ ຽວກັບການສຶກສາທັກສະທາງສັງຄົມໃຫັ້ ແກີ່ ນັກສຶກສາໃນໂຮງຮຽນ.
ກະລຸ ນາຂໍຄວາມຮີ່ ວມມືນໍາບັນດາຄູ -ອາຈານທີ່ ນັບຖືຕອບຄໍາຖາມລຸ ີ່ ມນັ້ :
ພາກທ 1: ຂໍັ້ມູ ນສີ່ ວນຕົວ
- ພາກສີ່ ວນປະຈໍາການ: (ຕົວຢີ່ າງ ພາກວິຊາ... ຫື ຫັ້ ອງການຄະນະ, ຊຸມນຸ ມ)
- ຕໍາແໜີ່ ງ : ...........................................
- ປການເຮັດວຽກ: ......................................
- ລະດັບວິຊາສະເພາະ: (ຕົວຢີ່ າງ ປະລິນຍາໂທວັນນະຄະດ)....................................................
ພາກ 2: ເນືັ້ອໃນສອບຖາມ
ຂໍັ້ທ 1: ສໍາລັບອາຈານແລັ້ ວ, ອາຈານເຂົັ້າໃຈຄໍາວີ່ າ ທັກສະທາງສັງຄົມ ແລະ ການສຶກສາທັກສະທາງສັງຄົມແນວໃດ?
(ກະລຸ ນາໝາຍ X ໃສີ່ ຫັ້ອງທີ່ ອາຈານເຫັນວີ່ າຖຶກຕັ້ ອງທີ່ ສຸ ດ, ເລືອກໄດັ້ ພຽງ 01 ຄໍາຕອບ)
ທັກສະທາງສັງຄົມ ການສຶກສາທັກທາງສັງຄົມ
□ ທັກສະທາງສັງຄົມແມີ່ ນທັກສະທີ່ ຄົນເຮົາສະສົມໄດັ້ ເພືີ່ □ ແມີ່ ນຂະບວນການຈັດຕັັ້ງກິດຈະກໍາການສຶກສາເພືີ່ອສັ້ າງທັກ
ອເຮັດໃຫັ້ ຕົວເອງໄດັ້ ຮັບການຍອມຮັບງີ່ າຍຂືັ້ນ, ສະທີ່ ຕິດພັນກັບຊວິດພຶດຕິກໍາຕົວຈິງຂອງສີ່ ວນບຸ ກຄົນ
ເຮັດວຽກດແລະມປະສິດຕິພາບສູ ງຂັ້ື ນ.
□ ທັກສະທາງສັງຄົມແມີ່ ນທັກສະທີ່ ຄົນເຮົາມນອກຈາກ □ ແມີ່ ນການສັ້ າງວິຖຊວິດທີ່ ດຢູ ີ່ ໃນສັງຄົມທີ່ ທັນສະໄໝ,
ປັດໄຈວິຊາສະເພາະ ແລະ ແມີ່ ນການສັ້ າງກິລິຍາມາລະຍາດອັນຈົບງາມ
ວິຊາອາຊບໃນຂອບເຂດເຮັດວຽກ ແລະປີ່ ຽນແປງນິໄສທີ່ ບີ່ໍ ດໃນການການຊີ່ ວຍເຫື ອຜູັ້ ຮຽນໃຫັ້ ມທັ
ງຄວາມຮູ ັ້ , ຄຸ ນຄີ່ າ, ທັດສະນະຄະຕິ ແລະ
ບັນດາທັກສະທີ່ ເໝາະສົມ
□ ທັກສະທາງສັງຄົມແມີ່ ນທັກສະທີ່ ບີ່ໍ ກີ່ ຽວຂັ້ ອງໂດຍກົງ □ ແມີ່ ນຂະບວນການຈັດຕັ້ັ ງທີ່ ມຈຸ ດປະສົງ,
ກັບຄວາມຮູ ັ້ ວິຊາສະເພາະຂອງແຕີ່ ລະບຸ ກຄົນ, ມແຜນການວາງແຜນປະເພດກິດຈະກໍາທີ່ ມຮູ ບແບບເໝາະສົ
ແຕີ່ ຢູ ີ່ ໃນຂັັ້ນຕອນການປັບຕົວໃຫັ້ ເຂົັ້າກັບຄົນອືີ່ນ, ມ ແລະ ການເຊືີ່ອມໂຍງກັບຄວາມຕັ້ ອງການຂອງຊວິດ.
ເຮັດວຽກເພີ່ື ອຮັກສາສາຍພົວພັນທີ່ ດ ແລະ
ປະກອບສີ່ ວນຊີ່ ວຍເຫື ອປະຕິບັດໜັ້ າວຽກໃຫັ້ ມປະສິ
ດທິຜົນ.

ຂໍັ້ທ 2: ຢູ ີ່ ໃນໂຮງຮຽນຄູ ອາຈານໄດັ້ ການຈັດບັນດາກິດຈະກໍາການສຶກສາທັກສະທາງສັງຄົມໃຫັ້ ນັກສຶກສາບໍ?


(ກະລຸ ນາໝາຍ X ໃສີ່ ບັອກທີ່ ເລືອກ, ເລືອກໄດັ້ ພຽງ 01 ຄໍາຕອບ)
□ ມ □ ບໍີ່
ເອົາໃຈໃສີ່ : ຖັ້ າເລືອກຄໍາຕອບ “ມ” ແລັ້ ວຈົີ່ງຕອບຄໍາຖາມລຸ ີ່ ມນັ້ ;
ຖັ້ າເລືອກຄໍາຕອບ “ບີ່ໍ ” ແລັ້ ວບີ່ໍ ຈໍາເປັນຕັ້ ອງຕອບບັນດາຄໍາຖາມລຸ ີ່ ມນັ້ .

ຂັ້ໍ ທ 3: ຄູ ອາຈານຈີ່ົ ງໃຫັ້ ຮູ ັ້ ຄວາມຖີ່ ໃນການເຂັ້ົ າຮີ່ ວມບັນດາກິດຈະກໍາ ແລະ


ລະດັບຄວາມປະທັບໃຈຂອງນັກສຶກສາຕໍີ່ກັບກິດຈະກໍາການສຶກສາທັກສະທາງສັງຄົມທີ່ ໂຮງຮຽນຈັດຂືັ້ນ?
(ກະລຸ ນາໝາຍ X ໃສີ່ ບັອກທີ່ ເລືອກ, ເລືອກໄດັ້ ພຽງ 01 ຄໍາຕອບ)
ຄວາມຖີ່ /ຈໍານວນ ຄວາມປະທັບໃຈ
□ ບີ່ໍ ປະທັບໃຈກັບບັນດາກິດຈະກໍາ □ ບີ່ໍ ປະທັບໃຈກັບບັນດາກິດຈະກໍານັ້
□ ປະທັບໃຈໄປຕາມແຕີ່ ລະກິດຈະກໍາ □ ປະທັບໃຈຂຶັ້ນກັບແຕີ່ ລະກິດຈະກໍາ
□ ປະທັບໃຈຫາຍກັບບັນດາກິດຈະກໍາເຫົີ່ ານັ້ □ ປະທັບໃຈຫາຍກັບບັນດາກິດຈະກໍາເຫົີ່ ານັ້
ຂັ້ໍ ທ 4: ຕາມຄໍາຄິດເຫັນຂອງອາຈານແລັ້ ວ,
ທາງໂຮງຮຽນໄດັ້ ຈັດກິດຈະກໍາການເຝຶກອົບຮົມທັກສະທາງສັງຄົມໃດແດີ່ ໃຫັ້ ແກີ່ ນັກຮຽນ?
(ກະລຸ ນາໝາຍ X ໃສີ່ ຄໍາຕອບທີ່ ເລືອກ, ສາມາດເລືອກໄດັ້ ຫາຍຄໍາຕອບ)
ລ/ດ ທັກສະທາງສັງຄົມ ຄໍາຄິດເຫັນ
1 ທັກສະການຮັບຮູ ັ້ , ເປັນເຈົັ້າການໃນຕົວເອງ
2 ທັກສະການຟັງ
3 ທັກສະການນໍາສະເໜຕໍີ່ໜັ້ າມະຫາຊົນທັງຫາຍ
4 ທັກສະການຮີ່ ວມມືກັນ
5 ທັກສະການສີ່ື ສານ
6 ທັກສະການເຄີ່ື ອນໄຫວທາງສັງຄົມ
7 ທັກສະບັນເທົາຄວາມກົດດັນ ແລະ ຄວບຄຸ ມອາລົມ
8 ທັກສະການແກັ້ ໄຂຂັ້ໍ ຂັດແຍີ່ ງ
9 ທັກສະການເຈລະຈາ
10 ທັກສະບໍລິຫານເວລາ
ຄໍາຄິດເຫັນອືີ່ນໆ…………………………………………………….

ຂັ້ໍ ທ 5: ຕາມຄວາມຄິດເຫັນຂອງອາຈານແລັ້ ວ
ທາງໂຮງຮຽນຈັດບັນດາກິດຈະກໍາການສຶກສາທັກສະທາງສັງຄົມໃຫັ້ ນັກສຶກສາດັ້ ວຍວິທການໃດ?
(ກະລຸ ນາໝາຍ X ໃສີ່ ຄໍາຕອບທີ່ ເລືອກ, ສາມາດເລືອກໄດັ້ ຫາຍຄໍາຕອບ)
ລ/ດ ວິທການສຶກສາທັກສະທາງສັງຄົມ ຄໍາຄິດເຫັນ
1 ວິທການຫັ້ ນບົດບາດ
2 ວິທການໃນການແກັ້ ໄຂບັນຫາ
3 ວິທການໃນການເຮັດວຽກເປັນກຸ ີ່ ມ
4 ວິທການຂອງບົດຮີ່ າງ
5 ວິທການໃນການຫັ້ ນເກມ
6 ວິທການຂອງໂຮງລະຄອນ
7 ວິທການໃນການຄັ້ົ ນຄວັ້ າ
8 ຄໍາຄິດເຫັນອີ່ື ນໆ

ຂັ້ໍ ທ 6: ຕາມຄວາມຄິດເຫັນຂອງອາຈານແລັ້ ວ
ທາງໂຮງຮຽນຈັດບັນດາກິດຈະກໍາການສຶກສາທັກສະທາງສັງຄົມໃຫັ້ ນັກສຶກສາດັ້ ວຍຮູ ບແບບໃດ?
(ກະລຸ ນາໝາຍ X ໃສີ່ ຄໍາຕອບທີ່ ເລືອກ, ສາມາດເລືອກໄດັ້ ຫາຍຄໍາຕອບ)
ລ/ດ ຮູ ບແບບຂອງການສຶກສາທັກສະທາງສັງຄົມ ຄໍາຄິດເຫັນ
1 ສອນໃນຫັ້ ອງຮຽນ
2 ກິດຈະກໍາຂອງຄະນະຊາວໜຸ ີ່ ມ, ກຸ ີ່ ມນັກສຶກສາ
3 ກິດຈະກໍາຂອງພະແນກວິຊາສະເພາະ
4 ກິດຈະກໍາທາງສັງຄົມ
5 ກິດຈະກໍາການສຶກສານອກໂມງຂືັ້ນຫັ້ ອງ
6 ຄໍາຄິດເຫັນອືີ່ນໆ
ຂັ້ໍ ທ 7:
ຕາມຄວາມຄິດເຫັນຂອງອາຈານແລັ້ ວມປັດໄຈໃດແດີ່ ທີ່ ສີ່ົ ງຜົນກະທົບຕີ່ໍ ກິດຈະກໍາການສຶກສາທັກສະທາງສັງຄົມໃຫັ້ ນັກສຶກສາຂ

ອງວິທະຍາໄລຄູ ສະຫວັນນະເຂດ?

ລ/ດ ປັດໄຈທີ່ ສົີ່ງຜົນກະທົບ ຄໍາຄິດເຫັນ


1 ຫັ ກສູ ດອົບຮົມຂອງໂຮງຮຽນ
2 ຄວາມສາມາດໃນການຈັດກິດຈະກໍາທັກສະທາງສັງຄົມຂອງຄູ -ອາຈານ
3 ຄວາມກະຕືລືລົັ້ນ ແລະເປັນເຈົັ້າການຂອງນັກສຶກສາ
4 ສະພາບແວດລັ້ ອມການສຶກສາໃນໂຮງຮຽນ
5 ສະພາບແວດລັ້ ອມການສຶກສາໃນຊຸມຊົນ
6 ຜົນກະທົບຂອງການສຶກສາໃນຄອບຄົວ
7 ກົນໄກການຄຸ ັ້ ມຄອງຂອງໂຮງຮຽນ

ຂັ້ໍ ທ 8:

ອາຈານຄິດວີ່ າຕັ້ ອງປີ່ ຽນແປງຫຍັງແດີ່ ເພືີ່ອເຮັດໃຫັ້ ການສຶກສາທັກສະທາງສັງຄົມຂອງນັກສຶກສາໃນໂຮງຮຽນມປະສິດທິພາບສູ

ງຂັ້ື ນ?

ລ/ ຄໍາຄິດເຫັນ

ດ ມາດຖານທີ່ ຕັ້ ອງການປີ່ ຽນແປງ ທີ່ າອີ່ ຽງໃນການປີ່ ຽນແປງ

(ຂດໝາຍXໃສີ່ ມາດຕະຖານທີ່ ອາຈານເຫັນວີ່ າຕັ້ ອງການປີ່ ຽນ (ຂຽນທີ່ າອີ່ ຽງການປີ່ ຽນແປງຕາມຄໍາຄິດເຫັນຂອງອາ

ແປງ) ຈານ)
1 ເນັ້ື ອໃນຂອງບັນດາ ທັກສະທາງສັງຄົມ

ທີ່ ຕັ້ ອງການສຶກສາ


2 ວິທການສຶກສາ ທັກສະທາງສັງຄົມ
3 ຮູ ບແບບຂອງການຈັດຕັ້ັ ງການສຶກສາ

ທັກສະທາງສັງຄົມ

ຄໍາຄິດເຫັນອືີ່ນໆຂອງອາຈານ: ……………………………………………………………………
ຂໍຂອບໃຈສໍາລັບຄໍາຄິດເຫັນຂອງອາຈານ
Phụ lục 3
PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN
(Về tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp)

Thầy cô (Bạn) cho biết ý kiến của mình bằng cách đánh dấu (x) vào các
ô tương ứng về tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp giáo dục KNM
cho sinh viên tại trường CĐSP Savannakhet. Xin chân thành cảm ơn!
1. Tính cấp thiết của các biện pháp giáo dục KNM cho sinh viên tại trường
CĐSP Savannakhet
Rất Cần Không
TT Các biện pháp
cần thiết thiết cần thiết
Tuyên truyền nâng cao nhận thức của
CBQL, giảng viên và sinh viên trường
1.
CĐSP Savannakhet về tầm quan trọng
của giáo dục kỹ năng mềm
Hoàn thiện danh mục các kỹ năng
2. mềm cốt lõi dành cho sinh viên trường
CĐSP sư phạm Savannakhet
Thiết kế tài liệu hướng dẫn tổ chức
3. hoạt động giáo dục kỹ năng mềm cho
sinh viên trường CĐSP Savannakhet
Tổ chức bồi dưỡng đội ngũ giảng viên
4. trường CĐSP Savannakhet thực hiện
nhiệm vụ giáo dục KNM cho SV
Đổi mới hình thức kiểm tra - đánh giá
5. kết quả rèn luyện kỹ năng mềm của
sinh viên
2. Tính khả thi của các biện pháp giáo dục KNM cho sinh viên tại trường
CĐSP Savannakhet
Rất Không
TT Các biện pháp Khả thi
Khả thi khả thi
Tuyên truyền nâng cao nhận thức
của CBQL, giảng viên và sinh viên
1. trường CĐSP Savannakhet về tầm
quan trọng của giáo dục kỹ năng
mềm
Hoàn thiện danh mục các kỹ năng
2. mềm cốt lõi dành cho sinh viên
trường CĐSP sư phạm Savannakhet
Thiết kế tài liệu hướng dẫn tổ chức
hoạt động giáo dục kỹ năng mềm
3.
cho sinh viên trường CĐSP
Savannakhet
Tổ chức bồi dưỡng đội ngũ giảng
viên trường CĐSP Savannakhet
4.
thực hiện nhiệm vụ giáo dục KNM
cho sinh viên
Đổi mới hình thức kiểm tra - đánh
5. giá kết quả rèn luyện kỹ năng mềm
của sinh viên

Trân trọng cảm ơn thầy cô và các bạn sinh viên đã giúp tác giả hoàn thành
phiếu hỏi!

You might also like