You are on page 1of 91

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

KHOA SINH HỌC


----------------

ĐỖ THỊ CHUYÊN

DẠY HỌC SINH HỌC 10THPT


THEO ĐỊNH HƯỚNG GIÁO DỤC STEM

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

HÀ NỘI - 2019
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
KHOA SINH HỌC
----------------

ĐỖ THỊ CHUYÊN

DẠY HỌC SINH HỌC 10 THPT


THEO ĐỊNH HƯỚNG GIÁO DỤC STEM

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP


Chuyên ngành: Lý luận và Phương pháp dạy học Sinh học

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Phan Thị Thanh Hội

HÀ NỘI - 2019
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan: Khoá luận tốt nghiệp với đề tài “Dạy học Sinh học 10 theo định hướng
giáo dục STEM” là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi, không sao chép của bất cứ
ai.
Tôi xin chịu mọi trách nhiệm về công trình nghiên cứu của riêng mình!
Hà Nội, ngày 25 tháng 4 năm 2019
Người cam đoan

ĐỖ THỊ CHUYÊN

i
LỜI CẢM ƠN

Sau quá trình học tập và rèn luyện tại Khoa Sinh học, trường Đai học Sư phạm
Hà Nội và 12 tháng làm khóa luận với đề tài “Dạy học Sinh học 10 theo định hướng
giáo dục STEM”, tác giả đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ của các thầy cô, bạn bè,
người thân.
Có được kết quả tốt đẹp như vậy, đầu tiên tôi xin gửi tới Ban Giám Hiệu nhà
trường, các thầy cô giáo khoa Sinh học, trường Đại học Sư phạm Hà Nội lời cảm ơn
chân thành nhất. Nhờ sự quan tâm, dạy dỗ, tạo điều kiện hết mức mà tôi có thể hoàn
thành tốt khóa luận này.
Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới PGS.TS. Phan Thị Thanh Hội –
giảng viên hướng dẫn đề tài. Trong quá trình nghiên cứu cô luôn quan tâm, sát sao, đôn
đốc em thực hiện đúng tiến trình khóa luận. Nhờ sự động viên kịp thời và tận tình hướng
dẫn của cô em mới có được kết quả ngày hôm nay.
Tôi cũng xin cảm ơn Ban Giám Hiệu, các thầy cô giáo và học sinh trường THPT Thanh
Oai A đã tạo điều kiện cho tôi tiến hành thực nghiệm sư phạm, đánh giá tính khả thi của
đề tài.
Cuối cùng, xin cảm ơn gia đình và những người bạn đã luôn quan tâm, ủng hộ,
động viên, khích lệ, và giúp đỡ để tôi hoàn thành khóa luận này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

Sinh viên

ĐỖ THỊ CHUYÊN

ii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt Nghĩa tiếng Việt


ĐC Đối chứng
GV Giáo viên
HS Học sinh
NL Năng lực
NLVDKT Năng lực vận dụng kiến thức
NXB Nhà xuất bản
PHT Phiếu học tập
STEM Khoa học, Công nghệ, Kĩ thuật và Toán học

STN Sau thực nghiệm


TC Tiêu chí
THPT Trung học phổ thông
TN Thực nghiệm
TNSP Thực nghiệm sư phạm
TTN Trước thực nghiệm
VSV Vi sinh vật

iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................. ii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................................ iii
DANH MỤC BẢNG ......................................................................................................vi
DANH MỤC HÌNH ..................................................................................................... vii
PHẦN I: MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài .......................................................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu ................................................................................................... 2
3. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................................. 2
4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu ............................................................................ 2
5. Phương pháp nghiên cứu............................................................................................. 2
6. Giả thuyết khoa học .................................................................................................... 3
7. Những đóng góp mới của đề tài .................................................................................. 3
8. Cấu trúc khóa luận ...................................................................................................... 3
PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ........................................................................... 5
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI ................................ 5
1.1. LƯỢC SỬ NGHIÊN CỨU VỀ GIÁO DỤC STEM .............................................. 5
1.2. CƠ SỞ LÍ LUẬN .................................................................................................... 9
1.3. CƠ SỞ THỰC TIỄN............................................................................................. 21
Tiểu kết chương 1 .......................................................................................................... 29
CHƯƠNG 2: DẠY HỌC SINH HỌC 10 THEO ĐỊNH HƯỚNG GIÁO DỤC STEM ... 30
2.1. PHÂN TÍCH MỤC TIÊU, CẤU TRÚC NỘI DUNG MÔN SINH HỌC 10 ....... 30
2.2. QUY TRÌNH DẠY HỌC SINH HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG GIÁO DỤC STEM
35
2.3. MỘT SỐ VÍ DỤ MINH HỌA .............................................................................. 45
Tiểu kết chương II: ........................................................................................................ 53
3. CHƯƠNG III: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM ......................................................... 54
3.1. MỤC ĐÍCH THỰC NGHIỆM ............................................................................. 54
3.2. NỘI DUNG THỰC NGHIỆM.............................................................................. 54
Tiểu kết chương 3 .......................................................................................................... 61

iv
PHẦN 3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................................... 62
I. Kết luận ..................................................................................................................... 62
II. Kiến nghị............................................................................................................... 62
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 63
PHỤ LỤC ...................................................................................................................... 66

v
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Biểu hiện các tiêu chí của NLVDKT vào thực tiễn . .................................... 18
Bảng 1.2. Rubrics đánh giá năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn ....................... 19
Bảng 1.3. Mức độ hiểu biết của GV về giáo dục STEM ............................................... 22
Bảng 1.4. Mức độ quan tâm của GV đến giáo dục STEM ............................................ 23
Bảng 1.5. Đánh giá của GV về tầm quan trọng của giáo dục STEM ............................ 23
Bảng 1.6. Một số lí do đánh giá tầm quan trọng của giáo dục STEM .......................... 24
Bảng 1.7. Đánh giá của GV về vai trò của giáo dục STEM .......................................... 25
Bảng 1.8. Các nguyên nhân gây khó khăn cho giáo dục STEM ................................... 26
Bảng 2.1. Cấu trúc, nội dung môn Sinh học 10............................................................. 31
Bảng 2.2. Một số nội dung trong chương trình môn Sinh học 10 có thể lựa chọn để dạy
học theo định hướng giáo dục STEM ............................................................................ 33
Bảng 2.3. Các bước thực hiện và nội dung tiến hành quy trình dạy học năng lực Sinh
học theo định hướng giáo dục STEM. ........................................................................... 36
Bảng 2.4. Tiêu chí đánh giá chủ đề STEM ................................................................... 38
Bảng 2.5. Các kiến thức môn học STEM có liên quan ................................................. 40
Bảng 2.6. Nhiệm vụ của học sinh .................................................................................. 40
Bảng 2.7. Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ của học sinh .................................................. 41
Bảng 3.1. Kết quả bài kiểm tra của lớp thực nghiệm trước và sau khi tác động ........... 55
Bảng 3.2. Kết quả bài kiểm tra của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng ........................ 56
Bảng 3.3. Bảng kiểm quan sát năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn .................. 58
Bảng 3.4. Đánh giá năng lực vận dụng kiến thức của HS trước và sau khi tác động ... 59

vi
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Đặc trưng của các môn học STEM................................................................ 12
Hình 1.2. Mối liên hệ giữa các môn học STEM ............................................................ 13
Hình 1.3. Mô hình 5E - TS. Rodger W. Bybee . ........................................................... 14
Hình 1.5. Phân loại STEM ............................................................................................ 17
Hình 1.6. Mức độ hiểu biết của GV về giáo dục STEM ............................................... 22
Hình 1.7. Mức độ quan tâm của GV đến giáo dục STEM ............................................ 23
Hình 1.8. Mức độ đánh giá của GV về tầm quan trọng của giáo dục STEM ............... 24
Hình 1.9. Đánh giá của GV về vai trò của giáo dục STEM .......................................... 25
Hình 1.10. Các nguyên nhân gây khó khăn cho giáo dục STEM.................................. 28
Hình 2.1. Quy trình dạy học Sinh học theo định hướng giáo dục STEM ..................... 36
Hình 3.1. Kết quả bài kiểm tra của lớp thực nghiệm trước và sau khi tác động ........... 56
Hình 3.2. Kết quả bài kiểm tra của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng ........................ 57
Hình 3.3. Biểu đồ đánh giá tiêu chí NLVDKT vào thực tiễn của HS ........................... 60

vii
PHẦN I: MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Giáo dục – đào tạo là quốc sách hàng đầu của mỗi quốc gia, kể cả các nước phát
triển. Do đó việc làm thế nào để nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo là vấn đề được
coi trọng và quan tâm. Cùng với sự phát triển của xã hội người ta càng trông đợi vào
giáo dục làm thế nào để phát triển năng lực cá nhân cùng với sự biến động của xã hội.
Từ đó giáo dục góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cũng như sự phát triển
bền vững của xã hội.
Trong thời đại công nghệ 4.0 với sự phát triển như vũ bão của khoa học, công nghệ
và sự bùng nổ thông tin, quá trình dạy học trong các nhà trường trung học đang tồn tại
mâu thuẫn giữa một bên là khối lượng tri thức ngày càng tăng lên, phức tạp hơn với thời
lượng học tập có hạn, việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích
cực, độc lập, sáng tạo của học sinh để từ đó bồi dưỡng cho học sinh (HS) phương pháp
tự học, hình thành khả năng học tập suốt đời là một nhu cầu tất yếu trong các nhà trường.
Đã có rất nhiều biện phát nhằm nâng cao chất lượng quá trình dạy học nói riêng và giáo
dục – đào tạo nói chung, đặc biệt phải kể đến STEM.
STEM là viết tắt của các từ Science (Khoa học), Technogogy (Công nghệ),
Engineering (Kĩ Thuật) và Mathematics (Toán học). Giáo dục STEM là quan điểm dạy
học liên ngành trong quá trình dạy học, bên cạnh việc cung cấp tri thức cho người học
thông qua thực hành và thí nghiệm còn khơi gợi, kích thích khả năng tư duy sáng tạo,
góp phần phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn và là cơ sở định hướng
nghề nghiệp tương lai.
Giáo dục STEM đề cao đến việc hình thành và phát triển năng lực cốt lõi cho người
học, trong đó có năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn. HS nắm vững kiến thức đã
học vận dụng vào thực tiễn; có thái độ học tập đúng đắn, tích cực, chủ động, sáng tạo.
Quá trình tìm hiểu và liên hệ thực tiễn hình thành cho HS kỹ năng quan sát, thu thập,
phân tích và xử lí thông tin; giúp cho HS có được nhứng hiểu biết về giới tự nhiên, chu
kì hoạt động và tác động tích cực cũng như tiêu cực đối với cuốc sống con người.
Trong chương trình Sinh học lớp 10 THPT, các kiến thức gần gũi với HS, gợi cho
HS hứng thú tìm hiểu kiến thức và áp dụng vào thực tiễn cuộc sống hằng ngày. Hơn

1
nữa, đây là giai đoạn mới chuyển cấp của HS, nên HS rất hứng thú tìm tòi cái mới. Việc
sử dụng và vận dụng có hiệu quả dạy học Sinh học theo định hướng STEM vào giai
đoạn này có hiệu quả quan trọng, là nền tảng cho HS lĩnh hội và vận dụng thật tốt các
kiến thức học được vào trong thực tiễn, kể cả sau này.
Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi chọn và nghiên cứu đề tài “Dạy học Sinh
học 10 theo định hướng giáo dục STEM”.
2. Mục đích nghiên cứu
Xây dựng quy trình dạy học Sinh học 10 THPT theo định hướng giáo dục STEM và
tổ chức HS học tập nhằm chiếm lĩnh kiến thức môn học đồng thời góp phần phát triển
năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho HS.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về dạy học môn sinh học 10 THPT theo định
hướng giáo dục STEM.
- Xây dựng quy trình dạy học môn sinh học 10 THPT theo định hướng giáo dục
STEM.
- Tổ chức dạy học một số chủ đề môn sinh học 10 theo định hướng giáo dục STEM
nhằm phát triển NL vận dụng kiến thức vào thực tiễn.
- Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá sản phẩm và NL vận dụng kiến thức vào thực tiễn
của HS.
- Thực nghiệm sư phạm nhằm kiểm chứng giả thuyết đã được nêu ra.
4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
- Quy trình dạy học Sinh học 10 theo định hướng giáo dục STEM.
- Năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn.
4.2. Khách thể nghiên cứu
- Quá trình dạy học Sinh học 10.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
- Nghiên cứu các tài liệu về giáo dục STEM trong nước và trên thế giới.
- Nghiên cứu các tài liệu về các năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn của HS.

2
- Nghiên cứu các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài được đăng trên tạp chí
Giáodục.
- Phân tích cấu trúc chương Sinh học 10 để xác định kiến thức có thể thiết kế các chủ
đề STEM và tổ chức HS học tập thì sẽ giúp HS chiếm lĩnh kiến thức môn học đồng thời
góp phần phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho HS.
5.2. Phương pháp điều tra cơ bản
Sử dụng phiếu điều tra giáo viên (GV) Sinh học THPT về thực trạng dạy học theo
định hướng giáo dục STEM ở các khía cạnh: Mức độ hiểu biết của về STEM; mức độ
quan tâm đến giáo dục STEM; tầm quan trọng của giáo dục STEM; một số khó khăn
gặp phải khi dạy học theo định hướng giáo dục STEM.
5.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm
- Tiến hành thực nghiệm chủ đề “Những thực phẩm có nguồn gốc lên men” tại lớp
10A, trường THPT Thanh Oai A, Hà Nội.
- Xây dựng các tiêu chí đánh giá sản phẩm và năng lực vận dụng kiến thức vào thực
tiễn của HS.
- Đánh giá kiến thức HS thông qua bài kiểm tra.
5.4. Phương pháp tham vấn ý kiến chuyên gia
Liên hệ, gặp gỡ với các chuyên gia về lĩnh vực nghiên cứu để trao đổi, nghe sự tư
vấn, định hướng cho việc nghiên cứu đề tài.
6. Giả thuyết khoa học
Nếu xây dựng được quy trình dạy học Sinh học 10 THPT theo định hướng giáo dục
STEM và tổ chức HS học tập thì sẽ giúp HS chiếm lĩnh kiến thức môn học đồng thời
góp phần phát triển NL vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho HS.
7. Những đóng góp mới của đề tài
- Xây dựng quy trình dạy học môn Sinh học 10 THPT theo định hướng giáo dục
STEM
- Xây dựng 3 chủ đề minh họa dạy học môn Sinh học 10 THPT theo định hướng giáo
dục STEM góp phần phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho HS.
8. Cấu trúc khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục còn có 3 phần:
- Chương 1. Cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài
3
- Chương 2. Dạy học Sinh học 10 THPT theo định hướng STEM
- Chương 3. Thực nghiệm sư phạm

4
PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. LƯỢC SỬ NGHIÊN CỨU VỀ GIÁO DỤC STEM
1.1.1. Trên thế giới
Giáo dục công lập theo kiểu truyền thống chưa đủ để tạo ra nguồn nhân lực công
nghệ cao, sự phát triển như vũ bão của khoa học, công nghệ đe dọa một tương lai máy
móc, robot thay thế hoàn toàn con người. Để không bị tụt hậu so với thế giới và khẳng
định vị thế của mình, các nhà lãnh đạo đưa ra quyết định tập trung vào giáo dục STEM.
Giáo dục STEM xuất hiện từ rất sớm và tạo ra một làn sóng mạnh mẽ lan tỏa khắp thế
giới.
Những năm 50 - 60 của thế kỉ XX, Mỹ là cường quốc thế giới về giáo dục khi mà
lần đầu tiên phổ cập giáo dục và xây dựng hệ thống các trường đại học, cao đẳng. Thời
gian sau, các nước (Nhật Bản, Hàn Quốc,…) đã cho thấy bước tiến vượt bậc về giáo dục
khi mà HS của họ nổi trội hơn học Mỹ về kiến thức, kỹ năng trong trường phổ thông.
Những năm 90 của thế kỷ XX, trong hoàn cảnh Mỹ bộc lộ rõ sự suy yếu về giáo dục thì
STEM ra đời, dự đoán tương lai cải thiện giáo dục Mỹ cũng như nền giáo dục toàn cầu
[11].
Ngày 31 tháng 1 năm 2006, tại phiên họp của Quốc hội Hoa Kỳ, Tổng thống
Bush đã đề xuất sáng kiến nhằm giải quyết những thiếu sót trong sự hỗ trợ của chính
phủ liên bang về phát triển giáo dục và tiến bộ ở tất cả các cấp học thuật trong các lĩnh
vực STEM [13].
Năm 2006, Chính phủ Vương Quốc Anh chính thức triển khai chương trình giáo
dục STEM trên toàn nước Anh. Trong đó, phải kể đến Chương trình Hành động với mục
tiêu tạo ra nguồn nhân lực nghiên cứu khoa học chất lượng hơn nữa, bao gồm bốn nội
dung là: (1) Tuyển dụng và đào tạo GV giảng dạy STEM. Đào tạo GV theo nhóm hoặc
theo cặp nghĩa là các GV dạy các môn khác nhau phải hợp tác, cùng xây dựng bài giảng
bởi giáo dục STEM là gắn kết các môn học dựa trên ứng dụng thực tế để HS có thể vận
dụng kiến thức kỹ năng của nhiều môn để giải quyết một vấn đề. (2) Nâng cao trình độ
nghiệp vụ của GV. (3) Thúc đẩy phong trào giáo dục STEM bằng các hoạt động như
câu lạc bộ, ngày hội, đại sứ STEM, ngày tham quan các phòng thí nghiệm, nhà máy…
(4) Phát triển cơ sở vật chất hỗ trợ cho việc dạy và học. Điều này không chỉ cần đầu tư
5
từ ngân sách nhà nước mà còn từ phía khu vực tư nhân. Ở Anh, các tập đoàn tư nhân
lớn đầu tư hơn tám triệu USD cho chương trình giáo dục STEM quốc gia [25].
Trong năm 2009, HS trung học ở Sydney, Úc đã được trải nghiệm chương trình
làm giàu tri thức - iSTEM (Invigorating STEM). Chương trình tập trung vào việc cung
cấp các thông tin và hoạt động STEM mà HS và phụ huynh quan tâm [29].
Giai đoạn 2007 – 2010, thống kê của Josh Brown – Trường đại học Illinois cho
thấy Mỹ có 60 bài báo khoa học liên quan trực tiếp đến giáo dục STEM được xuất bản
từ 8 tạp chí nổi tiếng trong lĩnh vực giáo dục của Mỹ, điều này cho thấy cơ sở khoa học
cho việc nghiên cứu về giáo dục STEM [10].
Vào năm 2012, ở Mỹ, bài báo “Considerations for Teaching Integarated STEM
Education” của tác giả Micah Stohlmann, Tamara J. Moore, Gillian H. Roehrig đã nêu
ra một số lợi ích của giáo dục STEM là giúp HS có kĩ năng giải quyết vấn đề, đổi mới,
tự tin, tư duy logic và kỹ năng công nghệ. Các nghiên cứu cho thấy việc tích hợp toán
học và khoa học có tác động tích cực đến thái độ và sự quan tâm của HS với trường học,
động lực học tập và thành tựu. Học viện Kĩ thuật Quốc gia và Hội đồng Nghiên cứu
Quốc gia tại Mỹ đã liệt kê 5 lợi ích của việc dạy học tích hợp STEM tại các trường, đó
là: cải thiện thành tích trong toán học và khoa học, tăng nhận thức về kĩ thuật, hiểu biết
và có thể làm thiết kế kĩ thuật, nâng cao trình độ công nghệ [17].
Năm 2013, Delores M. Etter – kĩ sư, nhà khoa học, nhà lãnh đạo sáng lập và giáo
sư ngành kĩ thuật ứng dụng cùng số một số cộng tác viên đã thiết lập một website:
http://stem-works.com hướng dẫn một số chủ đề STEM phù hợp với lứa tuổi tiểu học
như: robotics, năng lượng gió, vũ trụ, động vật, …giúp cho GV và phụ huynh có thể lấy
làm nguồn tài liệu tham khảo trong việc giảng dạy các môn học liên quan đến STEM
[14].
Vào năm 2015, chương trình STEM được triển khai ở Canada với mục đích thúc
đẩy mạnh mẽ các lĩnh vực STEM cho thanh thiếu niên. Cũng trong năm đó, văn phòng
Giáo dục của Hồng Kong đã đề xuất các chiến lược và khuyến nghị về việc thúc đẩy
giáo dục STEM thông qua tài liệu mang tên Promotion of STEM Education.
Hiện nay STEM đang phổ biến ở khoảng hơn 70 nước; trong đó có khoảng 40
nước mô hình STEM đã được đưa vào trong chương trình dạy học. Diễn đàn và triển
lãm giáo dục STEM quốc tế lần thứ 6 (2017) đã quy tụ 120 nước trên khắp thế giới. Tại

6
diễn đàn, các nhà lãnh đạo, nhà nghiên cứu giáo dục và GV sẽ thảo luận về những thách
thức và triển vọng trong tương lai của giáo dục STEM trên thế giới [3].
1.1.2. Trong nước
Những năm trước gần đây nền giáo dục Việt Nam có những bước tiến rõ rệt, đạt
được những thành tựu đáng kể. Nhưng nhìn chung nền giáo dục nước nhà vẫn còn nặng
về lí thuyết. Các môn khoa học chưa có sự gắn kết với các môn học khác và ít ứng dụng
thực tiễn. Do vậy chưa tạo được niềm đam mê học tập sáng tạo của HS. Những năm trở
lại đây cộng đồng xã hội bắt đầu quan tâm đến một định hướng giáo dục đó là STEM,
xuất hiện ban đầu dưới hình thức các CLB, các trường tư thục (AmericanSTEM Việt
Nam, Học viện STEM,…) sau đó được triển khai ở một số trường THCS với mục đích
giúp HS sử dụng các kiến thức khoa học để giải quyết các vấn đề thực tiễn.
Từ năm 2012, nhiều tổ chức giáo dục tư thục có các sáng kiến giáo dục STEM.
Có thể nhắc tới học viện STEM với 2 sáng kiến đã được triển khai đó là mô hình tại
trường và mô hình trung tâm giúp HS có cơ hội được trải nghiệm các hoạt động Khoa
học, được tiếp cận với Công nghệ mang tính ứng dụng cho cuộc sống, cũng như giúp
HS thỏa sức sáng tạo trên nền tảng kiến thức STEM đã được học cùng các trang thiết bị
thông minh, tiên tiến. Bên cạnh đó, AmericanSTEM cung cấp chương trình giảng dạy
STEM hàng đầu cho HS K-12 (từ mẫu giáo đến lớp 12) và chương trình đào tạo GV
STEM theo chuẩn quốc gia Hoa Kỳ NGSS (Next Generation Science Standards) bằng
song ngữ Anh-Việt. Chương trình đào tạo và chứng chỉ giảng dạy STEM của GV
AmericanSTEM được cung cấp bởi đối tác là EiE (Engineering Is Elementary),
USA….
Năm 2015, Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam và Liên minh STEM tổ chức
ngày hội STEM lần đầu tiên, diễn ra tại Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh, góp phần quan
trọng trong việc thu hút sự chú ý của công chúng tới phương thức giáo dục mới mẻ này,
tiếp theo đó là nhiều sự kiện tương tự trên toàn quốc [6].
Vào năm học 2015 - 2016, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã khuyến khích nội dung
STEM trong chương trình giáo dục đào tạo.
Nhận thấy tiềm năng của STEM và xu thế phát triển chung của thế giới, tháng 5
năm 2017, Thủ tướng Chính phủ đã ký Chỉ thị số 16 nêu rõ: "Thay đổi mạnh mẽ các
chính sách, nội dung, phương pháp giáo dục và dạy nghề nhằm tạo ra nguồn nhân lực

7
có khả năng tiếp nhận các xu thế công nghệ sản xuất mới, trong đó cần tập trung vào
thúc đẩy đào tạo về khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học (STEM), ngoại ngữ, tin
học trong chương trình giáo dục phổ thông" và yêu cầu "Bộ Giáo dục và Đào tạo: Thúc
đẩy triển khai giáo dục về khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học (STEM) trong
chương trình giáo dục phổ thông; tổ chức thí điểm tại một số trường phổ thông ngay từ
năm học 2017 - 2018. Nâng cao năng lực nghiên cứu, giảng dạy trong các cơ sở giáo
dục đại học; tăng cường giáo dục những kỹ năng, kiến thức cơ bản, tư duy sáng tạo, khả
năng thích nghi với những yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4" [1].
Đã có một số tác giả nghiên cứu và thực nghiệm về giáo dục STEM như: tác giả Lê
Xuân Quang (2017) với đề tài “Dạy học Công nghệ 8 theo định hướng giáo dục STEM”,
trong đề tài tác giả đã hệ thống lại cơ sở lí luận và thực tiễn của giáo dục STEM trong
nước và trên thế giới, mối quan hệ giữa các môn học STEM, quy trình xây dựng chủ đề
STEM và vận dụng vào dạy học Công nghệ 8; Trần Thị Gái – Nguyễn Thị Phượng –
Nguyễn Hoài Thanh với đề tài “Thiết kế chủ đề giáo dục STEM trong dạy học phần
chuyển hóa vật chất và năng lượng ở thực vật, Sinh học 11 THPT”;… đều thu được các
kết quả tích cực về việc rèn luyện cho HS năng lực thuộc về lĩnh vực STEM và năng lực
cốt lõi.
Tại một số thành phố lớn của Việt Nam: Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Đà
Nẵng,…, bước đầu cũng có những thành công nhất định khi lần lượt thí điểm các mô
hình STEM tại các trường học trên địa bàn thành phố. Đây là một tín hiệu đáng mừng
để Việt Nam tiếp tục triển khai các đề án giáo dục theo định hướng STEM.
Các nhà khoa học, nhà giáo dục Việt Nam đặt niềm tin rất lớn vào giáo dục STEM
là một “cú hích” thúc đẩy nền giáo dục, rút ngắn khoảng cách phát triển của Việt Nam
với các nước khác.
Tại Hội nghị Khoa học - Công nghệ- Kỹ thuật - Toán học (STEMCON) Việt
Nam 2017, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, ông Trần Văn Tùng phát biểu:
“Giáo dục STEM là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong mục tiêu tạo ra nguồn
nhân lực nghiên cứu KH&CN chất lượng cao, rất cần sự quan tâm của chính phủ để thúc
đẩy hoạt động này”[7].
Trong tương lai, những công việc đơn giản, đòi hỏi tính toán hay có thể lập trình
được sẽ được thay thế bởi robot.

8
Giáo dục STEM, đào tạo năng lực tư duy, hay tư duy ngôn ngữ không hướng
đến đào tạo để HS trở thành những nhà toán học, nhà khoa học, kỹ sư mà các phương
pháp này nhằm tạo ra những con người có thể đáp ứng được nhu cầu công việc của thế
kỷ 21, tạo ra những đứa trẻ là công dân toàn cầu trong thời đại kỷ nguyên số.
Kết luận tổng quan nghiên cứu
Trên cơ sở phân tích tổng quan nghiên cứu, tác giả có một số tư liệu và kiến thức cần
thiết để có thể hình thành những hiểu biết chung, giúp tiếp cận và đi sâu nghiên cứu đề
tài “Dạy học Sinh học 10 THPT theo định hướng giáo dục STEM”.
- Giáo dục STEM là xu hướng giáo dục của toàn thế giới.
- Ở Việt Nam giáo dục theo định hướng STEM ngày càng được bộ Giáo dục và
đào tạo quan tâm, triển khai ở một số trường thí điểm. Các nhà giáo dục cũng rất quan
tâm đến giáo dục STEM, thể hiện ở những năm gần đây các đề tài nghiên cứu về giáo
dục STEM ngày càng nhiều và ở nhiều môn học.
- Để giáo dục STEM ngày càng phổ biến thì cần phải bổ sung thêm cơ sở lí luận
về STEM, giáo dục STEM, quy trình xây dựng chủ đề STEM, các tiêu chí đánh giá
chủ đề STEM, quy trình dạy học theo định hướng giáo dục STEM.
1.2. CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.2.1. Giáo dục STEM
1.2.1.1. Khái niệm STEM
STEM là thuật ngữ dùng để chỉ các ngành học về Science (Khoa học), Technology
(Công nghệ), Engineering (Kỹ thuật) và Mathematics (Toán học) [19].
1.2.1.2. Khái niệm giáo dục STEM
Trong xu hướng tác động của khoa học, kĩ thuật dần chiểm ưu thế đến mọi mặt
đời sống. Giáo dục STEM được biết đến như là cách tiếp cận mới trong quá trình giáo
dục và đào tạo nguồn nhân lực cho tương lai vừa nắm được kiến thức chuyên ngành,
liên ngành lại gắn với ứng dụng của các thành tựu mới nhất của khoa học và kĩ thuật.
Chính vì thế mà các nhà khoa học, các nhà giáo dục rất quan tâm, khái niệm giáo dục
STEM bắt nguồn từ đó.
Theo Bộ Giáo dục Hoa Kỳ (2007): “Giáo dục STEM là một chương trình nhằm
cung cấp hỗ trợ, tăng cường, giáo dục Khoa học, Công nghệ, Kĩ thuật và Toán học
(STEM) ở tiểu học và trung học cho đến bậc sau đại học”[22].

9
Nhóm tác giả Tsupros N., Kohler R., và Hallinen J. (2009) cho rằng: “Giáo dục
STEM là một phương pháp học tập tiếp cận liên ngành, ở đó những kiến thức hàn lâm
được kết hợp chặt chẽ với các bài học thực tế thông qua việc HS được áp dụng những
kiến thức Khoa học, Công nghệ, Kĩ thuật và Toán học vào trong những bối cảnh cụ thể
tạo nên một kết nối giữa nhà trường, cộng đồng và các doanh nghiệp cho phép người
học phát triển những kĩ năng STEM và tăng khả năng cạnh tranh trong nền kinh tế
mới”[21].
Tác giả Sanders định nghĩa “Giáo dục STEM là phương pháp tiếp cận, khám phá trong
giảng dạy và học tập giữa hai hay nhiều hơn các môn học STEM, hoặc giữa một chủ đề
STEM và một hoặc nhiều môn học khác trong nhà trường”[19].
Bên cạnh đó, giáo dục STEM cũng được quan niệm STEM như là chương trình đào tạo
dựa trên ý tưởng giảng dạy cho HS bốn lĩnh vực cụ thể - Khoa học, Công nghệ, Kĩ thuật
và Toán học - trong một liên ngành và phương pháp tiếp cận ứng dụng. Thay vì dạy bốn
lĩnh vực này theo những môn học tách biệt và rời rạc, STEM tổng hợp chúng thành một
mô hình học tập liền mạch dựa trên các ứng dụng thực tế [16].
Như vậy, giáo dục STEM là phương pháp tiếp cận liên ngành tạo ra sự kết hợp hài hòa
giữa các lĩnh vực Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật và Toán học nhằm mang đến cho
HS những trải nghiệm thực tế thật sự có ý nghĩa.
1.2.1.3.Mục tiêu giáo dục STEM
Giáo dục STEM đã và đang được biết đến và phát triển ở nhiều quốc gia trên thế
giới. Với mỗi bối cảnh khác nhau thì mục tiêu giáo dục STEM ở các quốc gia đó cũng
khác nhau. Tuy nhiên nó cùng hướng đến một mục tiêu chung nhất đó là hướng tới người
học.
- Thứ nhất: Giáo dục STEM nhằm nâng cao năng lực vận dụng kiến thức vào thực
tiễn cho HS. Điều này thể hiện ở chỗ: khi HS học tập sẽ lĩnh hội các kiến thức, kĩ năng
liên quan đến các môn học STEM. HS sẽ vận dụng để liên kết và tổng hợp các kiến thức
đó để giải quyết các tình huống có vấn đề trong thực tiễn.
- Thứ hai: Giáo dục STEM giúp cho người học thỏa sức đam mê sáng tạo. Người học
sẽ có không gian, thời gian để tìm tòi, nghiên cứu các cấu trúc, đặc điểm, tính chất của
đối tượng. HS được tự mình tham gia vào quá trình thực hành, thí nghiệm,… trong quá
học tập và làm việc sẽ gặp phải các vấn đề, bằng sự sáng tạo và các kiến thức có được

10
HS phải biết cách sửa chữa, chế biến lại chúng cho phù hợp với tình huống có vấn đề
mà người học đang phải giải quyết
- Thứ ba: Phát triển các năng lực đặc thù của các môn học thuộc về STEM cho HS.
HS thay vì phải học bốn môn học rời rạc thì STEM sẽ gắn kết chúng lại dựa trên ứng
dụng thực tế. Qua đó, HS vừa học được kiến thức khoa học, vừa học được cách vận
dụng kiến thức đó vào thực tiễn.
- Thứ tư: Giáo dục STEM định hướng nghề nghiệp cho HS. Với việc tiếp thu kiến
thức một cách tích hợp và sáng tạo, HS sẽ yêu thích và thể hiện niềm đam mê đối với
môn học, từ đó sẽ khuyến khích các em có định hướng tốt hơn khi chọn chuyên ngành
cho các bậc học cao hơn và sự chắc chắn cho cả sự nghiệp sau này của các em.
1.2.1.4. Vai trò của giáo dục STEM
“Quan trọng hơn việc dạy là cách dạy” – giáo dục STEM tạo môi trường cho HS tự
tìm tòi, khám phá, chiếm lĩnh tri thức một cách chủ động, sáng tạo, qua đó góp phần
phát triển năng lực cốt lõi và năng lực thuộc về các môn học STEM cho HS.
- Giáo dục STEM góp phần phát triển năng lực thuộc về các môn học STEM.Đó là các
kỹ năng khoa học, kỹ năng công nghệ, kỹ năng kỹ thuật và kỹ năng toán học.
+ Kỹ năng khoa học: là khả năng vận dụng kiến thức các môn Khoa học để giải
quyết vấn đề thực tiễn.
+ Kỹ năng công nghệ: là khả năng hiểu biết, sử dụng, quản lí, truy cập thông tin.
+ Kỹ năng kỹ thuật: Là khả năng HS có khả năng phân tích, tổng hợp và kết hợp
để biết cách làm thế nào cân bằng các yếu tố liên quan (như khoa học, nghệ thuật,
công nghệ, kỹ thuật) để có được một giải pháp tốt nhất trong thiết kế và xây dựng quy
và hiểu được quy trình để làm ra nó. Ngoài ra, HS còn có khả năng nhìn nhận ra nhu
cầu và phản ứng của xã hội trong những vấn đề liên quan đến kỹ thuật.
+ Kỹ năng toán học: Là khả năng tính toán, đo lường, thể hiện các ý tưởng một
cách chính xác, áp dụng các khái niệm và kĩ năng toán học vào cuộc sống hằng
ngày[30].
- Giáo dục STEM góp phần phát triển năng lực cốt lõi cho HS.
Ngoài những kỹ năng về khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học, giáo dục STEM
còn cung cấp cho HS những kỹ năng cần thiết giúp HS phát triển tốt trong thế kỷ 21

11
như: kỹ năng giải quyết vấn đề, tư duy phản biện, kỹ năng cộng tác, kỹ năng giao
tiếp,…
1.2.1.5. Mối liên hệ giữa các môn học STEM
Sự tách biệt giữa các môn học trong chương trình đào tạo THPT là một rào cản lớn tạo
ra khoảng cách không nhỏ giữa học và làm. Chính sự tách rời này làm cho HS thiếu đi
tính ứng dụng lí thuyết vào thực tiễn. Vì thế, đa số HS nhớ rất rõ nguyên lí hoạt động,
định luật, lí thuyết nhưng không vận dụng được để giải quyết một số vấn đề thực tiễn
rất đơn giản.

TOÁN KHOA HỌC

Con số, phép Các quy luật


tính, hình dạng, về tự nhiên,
quy luật nghiên cứu về
toán,… tự nhiên

Thiết kế, chế Quy trình


tạo, đẽo, gọt, sản xuất, chế
gắn kết,… tạo,…

KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ

Hình 1.1. Đặc trưng của các môn học STEM


Ngày nay khi giáo dục được tiếp cận với STEM, sự liên kết giữa các môn học: khoa
học, công nghệ, kĩ thuật và toán học sẽ kích thích được tính chủ động, sáng tạo của
người học. Thông qua quá trình học tập, tìm tòi, khám phá người học sẽ đúc rút cho
mình những kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng mà nếu chỉ học các môn rời rạc sẽ không
có được.
TheoDavidD.Thornburg(2008), cáclĩnhvựcToán học, Công Nghệ, Khoa học và Kĩ
thuật có mối quan hệ chặtchẽtrongmôhìnhSTEM, được biểu diễn ở hình 1.2[20].

12
Hình 1.2. Mối liên hệ giữa các môn học STEM
Sơ đồ trên thể hiện mối liên quan của các thành phần trong giáo dục STEM, đó
là các mối quan hệ “sử dụng”, “thúc đẩy”, “dẫn đến”, “áp dụng”.... Những phát minh
của Khoa học được ứng dụng vào trong kỹ thuật, công nghệ. Và những thành tựu của
công nghệ, kỹ thuật bổ sung đổi mới góp hiện đại hoá khoa học. Nhiều phương pháp
toán học, mô hình toán đã thực sự là cơ sở của khoa học, công nghệ, kỹ thuật nó thâm
nhập vào các lĩnh vực ngày một sâu hơn, mạnh hơn, rộng hơn, nhanh hơn..., ứng dụng
toán học đã trở thành nhu cầu không thể thiếu, toán học thực sự là công cụ trực tiếp hoặc
gián tiếp tác động vào hầu hết các quá trình các lĩnh vực trong đời sống.
Tóm lại, các lĩnh vực đều thúc đẩy nhau phát triển và hưởng lợi từ sự phát triển của
nhau. Do vậy, tiếp cận giáo dục STEM phải là tiếp cận mang tính liên ngành để tạo ra
sự kết hợp hài hòa giữa các lĩnh vực Khoa học, Công nghệ, Kĩ thuật và Toán học nhằm
mang đến cho HS những trải nghiệm thực tế thực sự có ý nghĩa.
1.2.1.6. Quy trình giáo dục STEM
Giáo dục STEM trang bị cho HS những kiến thức, kĩ năng cần thiết liên quan các
lĩnh vực khoa học, công nghệ, kĩ thuật, toán học. Bản chất của phương pháp này giúp
các em HS có sự chủ động, sáng tạo, thích thú trong học tập, kích thích não bộ phát
triển, rèn luyện việc học tập thông qua các phương pháp nghiên cứu khoa học ứng dụng
hiện đại, tạo ra một lớp học thật sự do HS làm chủ, HS làm trung tâm.
Dù thuật ngữ STEM xuất hiện trong nhiều văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của ngành
giáo dục. Tuy nhiên, các cán bộ quản lí, GV hay HS vẫn còn mơ hồ về phương pháp
này. Thực tế thấy rằng đây là một phương pháp học tập tiên tiến, đã áp dụng rất thành
công ở một số nước phát triển trên thế giới. Tại Việt Nam, bước đầu cũng đạt được
13
những thành tựu nhất định, tuy nhiên để lan tỏa rộng rãi thì còn nhiều khó khăn vì chưa
có một quy trình nào chính thống làm thang chuẩn cho các nhà giáo dục.
Trong các lớp học khoa học và các chương trình tích hợp STEM ở Mỹ, mô hình dạy học
5E được áp dụng khá phổ biến. Trong đó HS lĩnh hội tri thức theo nguyên tắc “học qua
hành”, người người học sẽ cùng nhau xây dựng kiến thức, chủ động khám phá các khái
niệm mới thông qua các trải nghiệm học tập cụ thể[31].

Hình 1.3. Mô hình 5E - TS. Rodger W. Bybee [27].


5E là viết tắt của 5 từ bắt đầu bằng chữ cái E trong tiếng anh: Engagement (Gắn
kết),Exploration (Khảo sát), Explanation (Giải thích), Elaborate (Áp dụng cụ thể),
Evaluation (Đánh giá). Quy trình 5E gồm các giai đoạn sau:
- Giai đoạn gắn kết:
Người học cảm thấy được kết nối với những kiến thức hoặc trải nghiệm trước đó. Giai
đoạn này, HS sẽ liên hệ với các trải nghiệm và quan sát đã có từ trước. Trong giai đoạn
này GV cũng gợi mở, giới thiệu kiến thức mới để kích thích sự tò mò của HS.
- Giai đoạn khảo sát:
GV đưa ra các tình huống, khuyến khích HS cùng nhau đưa ra các giả thuyết mà không
cần sự hỗ trợ từ GV. GV có những câu hỏi định hướng để HS tránh lạc đề; hỗ trợ giải
đáp nhiệt tình các thắc mắc của HS; lập ra các vấn đề “cần phải biết” để HS tập trung
tránh lan mam. Ở giai đoạn này, HS được tự mình khám phá, kiểm tra tính khả thi của
giả thuyết, từ đó nắm bắt được các khái niệm.
- Giai đoạn giải thích

14
Khuyến khích con giải thích và chứng minh các khái niệm và định nghĩa theo cách riêng
của mình. Tổng hợp kiến th ức mới, giải thích định nghĩa, khái niệm cho HS nếu các em
tiếp cận chưa đúng. GV tạo điều kiện cho HS được trình bày, miêu tả, phân tích các trải
nghiệm hoặc quan sát thu nhận được ở bước Khám phá. Giới thiệu các thuật ngữ mới,
khái niệm mới, công thức mới, giúp HS kết nối và thấy được sự liên hệ với trải nghiệm
trước đó.
- Giai đoạn áp dụng cụ thể
Ở giai đoạn này, HS sử dụng những gì đã học được ở bước giải thích vào hoàn cảnh cụ
thể; đặt câu hỏi, đề xuất giải pháp, đưa ra quyết định và thực hành; rút ra kết luận hợp
lý thông qua các bằng chứng. GV khuyến khích HS áp dụng hoặc mở rộng các khái niệm
và kỹ năng trong tình huống mới và có thể yêu cầu HS trình bày chi tiết hoặc tiến hành
khảo sát bổ sung để củng cố các kỹ năng mới
- Giai đoạn đánh giá
Ở giai đoạn này, GV có thể đánh giá thông qua quá trình làm việc, hoạt động nhóm
nhỏ. Có thể thực hiện bằng buổi tự đánh giá, bài viết thu hoạch, bài tập trắc nghiệm, hỏi
đáp nhanh hoặc các sản phẩm. Sau đó đưa ra phương hướng điều chỉnh và hỗ trợ con,
giúp con đạt được mục tiêu học tập đã đề ra.
Tìm hiểu mô hình 5E trong dạy học STEM tại Mỹ là cơ hội để các GV có thêm
thông tin tham khảo về cách dạy học ở Mỹ và áp dụng, triển khai, là cơ sở ứng dụng để
xây dựng quy trình dạy học theo định hướng giáo dục STEM tại Việt Nam.
1.2.1.7. Các con đường giáo dục STEM cho học sinh
Hiện nay giáo dục STEM chưa được dạy như một môn học bắt buộc trong nhà
trường. HS biết đến và được tiếp cận với STEM có thể qua các giờ học ngoại khóa như
sinh hoạt câu lạc bộ, lồng ghép vào dạy thông qua các môn khoa học hay tham gia nghiên
cứu khoa học. Cụ thể như:
- Giáo dục STEM thông qua hoạt động trải nghiệm
Hệ thống các trường học hiện nay ngoài các giờ học chính khóa thì còn thành lập ra
các câu lạc bộ. Đây là nơi HS có thể lựa chọn các môn học ngoại khóa phù hợp với đam
mê và khả năng của mình. Các câu lạc bộ được thành lập ra là nơi để HS giải tỏa những
giờ học trên lớp căng thẳng, không chỉ vậy đây là một sân chơi để HS tìm tòi khám phá
thỏa sức sáng tạo mà không bị áp lực về điểm số. Ngoài các câu lạc bộ thì các buổi thực

15
tập thiên nhiên rất dễ xây dựng các hoạt động trải nghiệm cho HS do các vấn đề thiên
nhiên gần gũi với cuộc sống của HS và cũng là vấn đề mà HS muốn chinh phục.
- Giáo dục thông qua các hoạt động nghiên cứu khoa học.
Những năm gần đây, rất nhiều các cuộc thi nghiên cứu, chế tạo đã diễn ra ở nhiều
độ tuổi khác nhau. Có thể kể đến các cuộc thi khoa học kỹ thuật cho HS, ngày hội STEM,
gần đây còn có “Ngày hội Robothon và Wecode Quốc gia 2018”. Những minh chứng
đấy cho thấy rằng đây là một cơ hội tốt để có thể đưa STEM đến HS. Tuy nhiên, các
cuộc thi này chỉ dành cho các HS thực sự có năng lực, ham mê tìm tòi, khám phá, có kỹ
thuật giải quyết vấn đề. Đây vừa là cuộc thi với mong muốn tìm được các sản phẩm sáng
tạo phục vụ đất nước, vừa là sân chơi để cho các HS có thể thỏa sức đam mê sáng tạo,
nghiên cứu, tìm tòi cái mới. Hơn nữa việc lan tỏa các cuộc thi đến đông đảo người học
có tác dụng kích thích họ có nhu cầu học tập và tìm hiểu định hướng giáo dục STEM.
- Giáo dục STEM thông qua các môn học STEM
Việc dạy độc lập các môn khoa học không đem lại hiệu quả cao trong học tập khi
mà với mỗi môn học chỉ cung cấp kiến thức của môn học đó. Khi đó, HS có thể nắm
vững kiến thức từng môn học, tuy nhiên sẽ gặp phải những khúc mắc trong giải quyết
các vấn đề thực tiễn. Để khắc phục những thiếu sót của dạy học truyền thống và dựa
trên mối liên hệ giữa các môn khoa học, công nghệ, kỹ thuật, toán học thì giáo dục
STEM như một làn gió mới cung cấp cho HS các kiến thức liên môn và tăng khả năng
tư duy sáng tạo để nâng cao năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho HS.
Với mong muốn các môn học thuộc lĩnh vực STEM được triển khai rộng rãi trong
nhà trường để tất cả HS không phân biệt độ tuổi, giới tính, trình độ, hoàn cảnh gia
đình,… đều được học tập trong môi trường sáng tạo, chiếm lĩnh tri thức thông qua thực
hành, thí nghiệm, góp phần phát triển năng lực cốt lõi và năng lực đặc thù môn học
STEM.
1.2.1.8. Phân loại STEM
STEM là giải pháp giáo dục của nhiều quốc gia, nghiên cứu về phân loại STEM
có vai trò quan trọng trong mỗi chủ đề STEM khác nhau. Tuy nhiên hiện nay chưa có
nhiều nghiên cứu về vấn đề này, sự phân loại dưới đây dựa theo luận án TSKH của tác
giả Lê Xuân Quang [10].

16
Phân loại STEM

Phân loại dựa trên khía Phân loại dựa trên khía
cạnh các lĩnh vực STEM Phân loại dựa vào mục
cạnh phạm vi kiến thức để
tham gia giải quyết vấn đề đích dạy học
giải quyết vấn đề STEM

STEM cơ bản: STEM dạy STEM vận


STEM STEM mở rộng: dụng:
STEM Xây dựng trên cơ kiến thức
khuyết: Những kiến thức mới: Xây dựng trên
đầy đủ: sở kiến thức thuộc
Không nằm ngoài chương cơ sở những
Cần vận phải vận phạm vi các môn Xây dựng trên
trình sách giáo khoa kiến thức HS
dụng kiến Khoa học, Công cơ sở kết nối
dụng kiến và người học phải đã được học.
thức tất thức cả nghệ, Kĩ thuật và kiến thức của
tự tìm hiểu, nghiên STEM dạng
cả bốn Toán học trong nhiều môn học
bốn lĩnh cứu. Sản phẩm này sẽ bồi
lĩnh vực vực chương trình giáo khác nhau mà
STEM để STEM của loại hình dưỡng cho HS
STEM để dục phổ thông. Các này có độ phức tạp HS chưa được
giải quyết sản phẩm STEM học (hoặc năng lực vận
giải quyết cao hơn. Các chủ đề dụng lí thuyết
vấn đề vấn đề. này thường đơn được học một
thường được xây vào thực tế.
giản, chủ đề giáo dựng trên cơ sở các phần). HS sẽ
dục STEM bám sát vừa giải quyết Kiến thức lí
nội dung mang tính thuyết được
nội dung sách giáo bổ sung, mở rộng được vấn đề
khoa và thường và vừa lĩnh hội củng cố và
chương trình giáo khắc sâu.
được xây dựng trên dục phổ thông. được tri thức
cơ sở các nội dung mới.
thực hành, thí
nghiệm trong
chương trình giáo
dục phổ thông.

Hình 1.5. Phân loại STEM


1.2.2. Năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn
1.2.2.1. Khái niệm năng lực
Howard Gardner (1999): “NL phải được thể hiện thông qua hoạt động có kết quả
và có thể đánh giá hoặc đo đạc được” [(15), tr.11].
F.E.Weinert (2001) cho rằng: “NL là những kĩ năng kĩ xảo học được hoặc sẵn có
của cá thể nhằm giải quyết các tình huống xác định, cũng như sự sẵn sàng về động cơ
xã hội…và khả năng vận dụng các cách GQVĐ một cách có trách nhiệm và hiệu quả
trong những tình huống linh hoạt”[(23),tr.12].
OECD (Tổ chức các nước kinh tế phát triển) (2002) đã xác định “NL là khả năng cá
nhân đáp ứng các yêu cầu phức hợp và thực hiện thành công nhiệm vụ trong một bối
cảnh cụ thể” [(18), tr.12].

17
Như vậy có thể hiểu một cách ngắn gọn năng lực là khả năng vận dụng tất cả những yếu
tố chủ quan mà bản thân có sẵn hoặc được hình thành qua học tập để giải quyết các vấn
đề trong học tập, công tác và cuộc sống.
1.2.2.2. Khái niệm năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn
Theo Từ điển Tiếng Việt, vận dụng là đem tri thức vận dụng vào thực tiễn [9].
Theo tác giả Phan Thị Thanh Hội và Nguyễn Thị Tuyết Mai: “Vận dụng kiến thức
vào thực tiễn là quátrình đem tri thức áp dụng vào những hoạt động của con người nhằm
tạo ra những điều kiện cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của xã hội”[4].
Theo tác giả Nguyễn Công Khanh, Đào Thị Oanh: “NLVDKT là khả năng của bản
thân người học tựgiảiquyết những vấn đề đặt ra một cách nhanh chóng và hiệu quả bằng
cách áp dụng kiến thức đã lĩnh hội vào những tình huống, những hoạt động thực tiễn để
tìm hiểu thế giới xung quanh và có khả năng biến đổi nó. NLVDKT thể hiện phẩm chất,
nhân cách của con người trong quá trình hoạt động để thoả mãn nhu cầu chiếm lĩnh tri
thức” [5].
Từ đó, trong luận văn này tôi sử dụng khái niệm năng lực vận dụng kiến thức vào
thực tiễn như sau: NLVDKT vào thực tiễn là khả năng người học phát hiện ra các vấn
đề thực tiễn và huy động các kiến thức, kỹ năng hoặc tìm tòi, khám phá những kiến thức
để giải quyết các vấn đề thực tiễn một cách hiệu quả nhất.
1.2.2.3. Cấu trúc năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn
Bảng 1.1: Biểu hiện các tiêu chí của NLVDKT vào thực tiễn[4].
Các tiêu chí Biểu hiện
Phát hiện được vấn đề thực - HS nhận diện được vấn đề thực tiễn, nhận ra được
tiễn. những mâu thuẫn phát sinh từ vấn đề, có thể đặt được
câu hỏi có vấn đề.
Huy động được kiến thức liên - HS phân tích làm rõ nội dung của vấn đề.
quan đến vấn đề thực tiễn và - Huy động được các kiến thức liên quan và thiết lập
đề xuất được giả thuyết. các mối quan hệ giữa kiến thức đã học hoặc kiến thức
cần tìm hiểu với vấn đề thực tiễn.
- Đề xuất được giả thuyết khoa học.
- HS thu thập, lựa chọn và sắp xếp những nội dung

18
Tìm tòi, khám phá kiến thức kiến thức liên quan đến vấn đề thực tiễn.
liên quan đến thực tiễn. - HS điều tra, khảo sát thực địa, làm thí nghiệm, quan
sát... để nghiên cứu sâu vấn đề.
Thực hiện giải quyết vấn - HS giải quyết vấn đề thực tiễn dựa trên kiến thức đã
đề thực tiễn và đề xuất vấn đề học/ khám phá.
mới - Đề xuất các ý tưởng mới về vấn đề đó hoặc các vấn
đề thực tiễn liên quan.
Để vận dụng kiến thức vào thực tiễn, trước hết HS cần phải hệ thống hóa các kiến thức cơ
bản. Khi gặp tình huống thực tiễn, người học sẽ phân tích, tổng hợp những sự kiện, vấnđề,
nghiên cứu xem có thể vận dụng kiến thức nào đã học để giải quyết vấn đề đó; hoặc ngược
lại, khi dạy học một bài học hay một kiến thức vật lí, GV khơi gợi cho HS để HS nhận ra
được rằng, trong đời sống hằng ngày, kiến thức đang học sẽ vận dụng vào thực tiễn như
thế nào? Ứng dụng vào nghề gì? Ngành gì? Muốn vậy, HS phải có khả năng phát hiện,
phân tích, liên hệ thực tiễn, xử lí tình huống thực tiễn để phát triển được NLVDKT vào
thực tiễn [2].
Từ sự phân tích biểu hiện các tiêu chí NLVDKT vào thực tiễn [2], [4]; trên cơ cở
tiếp thu và phân tích các biểu hiện của HS, tôi đưa ra bảng rubrics đánh giá năng lực vận
dụng kiến thức vào thực tiễn (bảng 1.2)
Bảng 1.2. Rubrics đánh giá năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn
Tiêu chí đánh giá Mức độ
Mức 1 Mức 2 Mức 3
1. Phát hiện được Phát hiện vấn đề Phát hiện được vấn Phát hiện chính xác
vấn đề thực tiễn thực tiễn, trình đề thực tiễn; hiểu rõ vấn đề thực tiễn;
bảy chưa được rõ bản chất của vấn đề; hiểu rõ bản chất của
ràng về các vấn phân tích rõ ràng, vấn đề; phân tích rõ
đề thực tiễn. chính xác vấn đề đó. ràng, chính xác vấn
Trình bày được một đề đó.
số nội dung liên Chỉ ra được mâu
quan đến vấn đề thuẫn trong vấn đề.
thực tiễn.

19
Xây dựng được các
câu hỏi có vấn đề.
2. Huy động được Phân tích rõ được Đã xác định được Đã xác định được
các kiến thức liên vấn đề thực tiễn. một số kiến thức liên một số kiến thức liên
quan vấn đề thực Chưa xác định và quan đến vấn đề thực quan đến vấn đề thực
tiễn và đề xuất huy động được tiễn. tiễn.
được giả thuyết các kiến thức liên Thiết lập mối quan Thiết lập mối quan
quan. hệ giữa các kiến hệ giữa các kiến thức
thức liên quan với liên quan với vấn đề
vấn đề thực tiễn. thực tiễn.
Đề xuất được
giảthuyết khoa học
3.Tìm tòi, khám Tìm tòi, khám Đề xuất được một số Đề xuất được một số
phá kiến thức phá được các kiến phương án tìm tòi, phương án tìm tòi,
liên quan thức liên quan khám phá kiến thức khám phá kiến thức
vấn đề thực tiễn đến vấn đề thực để chứng minh giả để chứng minh giả
tiễn nhưng chưa thuyết. thuyết.
đề xuất được Lựa chọn phương
phương án để pháp tối ưu nhất và
chứng minh giả thiết kế các hoạt
thuyết. động, thực hành, thí
nghiệm,… để chứng
minh giả thuyết.
4. Đề xuất biện Các đề xuất còn Đã đưa ra một số đề Đề xuất được các
pháp, thực hiện chưa khả thi và xa xuất mang tính khả biện pháp hợp lí;
giải quyết vấn đề rời thực tiễn thi, đề ra các biện thực hiện giải quyết
thực tiễn và pháp kiểm chứng giả vấn đề thực tiễn hiệu
đề xuất vấn đề thuyết nhưng chưa quả và đề xuất được
mới thực hiện giải quyết vấn đề mới.
vấn đề.

20
1.2.2.4. Mối liên hệ giữa dạy học theo định hướng giáo dục STEM và phát triển năng
lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn.
Việc ứng dụng mô hình giáo dục STEM cho HS là cách tốt nhất để người học
lĩnh hội tri thức thông qua thực hành, thí nghiệm; giáo dục STEM dựa trên các ứng dụng
thực tiễn do đó góp phần phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho HS.
Vận dụng lý thuyết các môn học vào thực tiễn cuộc sống là mục tiêu quan trọng trong
dạy học cho HS trong nhà trường. Vận dụng kiến thức lý thuyết các môn học vào thực
tiễn cuộc sống không chỉ thể hiện ở chỗ HS có kĩ năng để giải quyết các vấn đề liên
quan đến nội dung bài học mà còn giải quyết các vấn đề đa dạng thực tiễn cuộc sống
theo nguyên tắc giáo dục “học đi đôi với hành, lí thuyết gắn với thực tiễn, nhà trường
gắn liền với xã hội”. Như vậy phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn là
mục tiêu của giáo dục STEM để tạo ra thế hệ HS có khả năng phân tích, giải
thích và ứng dụng thực tế trên cơ sở các môn học trong nhà trường.
1.3. CƠ SỞ THỰC TIỄN
1.3.1. Thực trạng dạy học Sinh học theo định hướng giáo dục STEM
Chúng tôi tiến hành điều tra GV Sinh học THPT đang là học viên cao học K27,
Khoa Sinh học, trường Đại học Sư phạm Hà Nội về thực trạng dạy học theo định hướng
giáo dục STEM ở các khía cạnh: Mức độ hiểu biết của về STEM; Mức độ quan tâm đến
giáo dục STEM; Tầm quan trọng của giáo dục STEM; Một số khó khăn gặp phải khi
dạy học theo định hướng giáo dục STEM.
- Số phiếu phát ra: 27
- Số phiếu thu về: 27
- Số phiếu trắng: 2
- Số phiếu thực thu: 25
1.3.1.1. Khảo sát mức độ hiểu biết của GV về STEM
Nghiên cứu điều tra về sự hiểu biết của GV về STEM thông qua các thuật ngữ:
STEM, Giáo dục STEM, Ngày hội STEM, Nghề nghiệp STEM, Nhân lực STEM, Cuộc
thi Robotics,… ở các tiêu chí “Đã nghe đến” và “Chưa nghe đến” thu được kết quả như
bảng sau:

21
Bảng 1.3. Mức độ hiểu biết của GV về giáo dục STEM
Đã nghe đến Chưa nghe đến
Các khái niệm
Số lượng Tỉ lệ phần trăm Số lượng Tỉ lệ phần trăm

STEM 24 96% 1 4%
Giáo dục STEM 22 88% 3 12%
Ngày hội STEM 17 68% 8 32%
Nghề nghiệp STEM 12 48% 13 52%

Nhân lực STEM 10 40% 15 60%


Cuộc thi Robotics 15 60% 10 40%

Khảo sát mức độ hiểu biết của giáo viên về STEM


Đã nghe đến Chưa nghe đến

100% 4%
12%
90%
32%
80% 40%
52%
70% 60%
60%
50% 96%
88%
40%
68%
30% 60%
48%
20% 40%
10%
0%
STEM Giáo dục STEM Ngày hội STEM Nghề nghiệp Nhân lực STEM Cuộc thi Robotic
STEM

Hình 1.6. Mức độ hiểu biết của GV về giáo dục STEM


Kết quả bảng 1.3. cho thấy, hầu hết các GV đều đã nghe đến STEM (96%) và
giáo dục STEM (88%); phần lớn các GV đã nghe đến ngày hội STEM (68%), cuộc thi
robotic (60%); tuy nhiên đối với nghề nghiệp STEM và nhân lực STEM thì số lượng
GV biết đến ít hơn (48%, 42%). Như vậy, giáo dục STEM ngày càng phổ biến và có sức
hút đối với không ít GV. Đây là cơ sở quan trọng cho việc đưa ra đề xuất dạy học môn
Sinh học theo định hướng giáo dục STEM.
1.3.1.2. Khảo sát mức độ quan tâm của GV đến giáo dục STEM

22
Bảng 1.4. Mức độ quan tâm của GV đến giáo dục STEM
Không Mới chỉ Rất muốn Đang Đang nghiên Đang dạy
quan tâm nghe nói tìm hiểu tìm hiểu cứu về STEM về STEM
đến
Kết 0 3 9 7 4 2
quả
Tỉ lệ 0% 12% 36% 28% 16% 8%
%

Kết quả khảo sát mức độ quan tâm của giáo


viên đến giáo dục STEM

8%
12%
16%

36%
28%

Không quan tâm Mới chỉ nghe nói đến Rất muốn tìm hiểu
Đang tìn hiểu Đang nghiên cứu về STEM Đang dạy về STEM

Hình 1.7. Mức độ quan tâm của GV đến giáo dục STEM
Kết quả điều tra cho thấy, có 12% GV mới chỉ nghe nói đến STEM do giáo dục
STEM chưa được triển khai vào trong trường học và cũng chưa có tài liệu chính thống
nào nói về giáo dục STEM.88% GV còn lại đều rất quan tâm đến giáo dục STEM, trong
số đó có một số GV đang nghiên cứu về STEM (16%), 7% GV đang dạy về STEM. Tuy
mới chỉ một số lượng nhỏ GV đang dạy về STEM nhưng với số lượng quan tâm rất lớn
của GV như vậy là một tín hiệu đáng mừngvề tương lai phát triển giáo dục STEM tại
Việt Nam.
1.3.1.3. Khảo sát mức độ đánh giá của GV về tầm quan trọng của giáo dục STEM
Bảng 1.5. Đánh giá của GV về tầm quan trọng của giáo dục STEM
Rất quan trọng Quan trọng Không quan trọng

23
Kết quả 10 12 3
Tỉ lệ % 40% 48% 12%

Khảo sát mức độ đánh giá của giáo viên về tầm quan trọng
của STEM

12%

40%

48%

Rất quan trọng Quan trọng Không quan trọng

Hình 1.8. Mức độ đánh giá của GV về tầm quan trọng của giáo dục STEM
Theo kết quả điều tra cho thấy 88% GV đều cho rằng giáo dục STEM rất quan
trọng (40%) và quan trọng (48%). Chỉ có 3 GV tương ứng với 12% cho rằng giáo dục
STEM không quan trọng do chưa được tiếp xúc với giáo dục STEM, cách thức dạy học
theo định hướng STEM nên chưa biết được những tác động tích cực đối với người học
mà nó đem lại. Bảng 1.6 dưới đây là một số lí do các GV đưa ra khi đánh giá tầm quan
trọng của giáo dục STEM.
Bảng 1.6. Một số lí do đánh giá tầm quan trọng của giáo dục STEM
Rất quan trọng và quan trọng Không quan trọng

Tạo hứng thú cho HS Cơ sở vật chất không đáp ứng


Phát triển các năng lực cốt lõi: năng lực Tốn kém
tự học, năng lực hợp tác, năng lực sáng Không có thời gian chuẩn bị
tạo, năng lực vận dụng kiến thức vào Khó khăn trong việc dạy tích hợp
thực tiễn,… Khó tổ chức lớp học, khó quản lý HS

24
1.3.1.4. Khảo sát đánh giá của GV về vai trò của giáo dục STEM
Bảng 1.7. Đánh giá của GV về vai trò của giáo dục STEM
Vai trò Số lượng Tỉ lệ %
Tạo hứng thú cho HS 23 92%
Tính tương tác cao 19 76%
HS dễ quan sát 16 64%
Giảm thiểu việc học chay, nâng cao chất lượng môn học 18 72%
Dễ dàng tổ chức trong việc tổ chức các hoạt động dạy học 11 44%
Phát huy tính sáng tạo của HS 17 68%
Tiết kiệm thời gian cho GV 6 24%
Lý do khác 1 4%

Đánh giá của Giáo viên về vai trò của giáo dục STEM
Số lượng

92%

76%
72%
68%
64%

44%

24%
4%

Tạo hứng thú Tính tương Học sinh dễ Giảm thiểu Dễ dàng trong Phát huy tính Tiết kiệm thời Lý do khác
cho học sinh tác cao quan sát việc học chay, việc tổ chức sáng tạo của gian cho giáo
nâng cao chất các hoạt động học sinh viên
lượng môn dạy học
học

Hình 1.9. Đánh giá của GV về vai trò của giáo dục STEM
Một định hướng giáo dục mới sẽ tạo hứng thú cho HS, đó là lý do mà đại đa số
GV (92%) đã đưa ra khi được hỏi về vai trò của giáo dục STEM. Ngoài ra, các GV cho
rằng giáo dục STEM có rất nhiều vai trò quan trọng đối với người học như: tính tương
tác cao; thông qua các mô hình STEM học sinh dễ quan sát; giảm thiểu việc học chay,
nâng cao chất lượng môn học; các GV đang nghiên cứu và đã dạy STEM (68%) còn cho
rằng dạy học theo định hướng giáo dục STEM sẽ phát huy tính sáng tạo của HS mà ít
phương pháp dạy học hiện nay có thể làm được điều này.

25
1.3.1.5. Khảo sát các nguyên nhân gây khó khăn cho giáo dục STEM
Bảng 1.8. Các nguyên nhân gây khó khăn cho giáo dục STEM
Mức 1 => 5 tương ứng với không đồng ý => hoàn toàn đồng ý
1 2 3 4 5
Các khó Số Tỉ Số Tỉ Số Tỉ Số Tỉ Số Tỉ
khăn lượng lệ % lượng lệ % lượng lệ % lượng lệ % lượng lệ %
Điều kiện 11 44% 6 24% 4 16% 2 8% 1 4%
cơ sở vật
chất chưa
đáp ứng
Khó tìm 4 12% 2 8% 6 24% 8 32% 6 24%
kiếm các tư
liệu dạy
học
Không có 9 36% 4 16% 4 16% 6 24% 2 8%
nhiều thời
gian chuẩn
bị để thực
nghiệm
Trình độ 8 32% 7 28% 5 20% 4 16% 1 4%
CNTT của
GV còn
hạn chế
Thiếu tài 2 8% 8 32% 7 28% 4 16% 4 16%
liệu tham
khảo về các
thì nghiệm
thực hành
Khó tổ 5 20% 9 36% 7 28% 4 12% 1 4%
chức các

26
hoạt động
dạy học
Học sinh 9 36% 8 32% 4 16% 3 12% 1 4%
chưa tích
cực, chủ
động
Kỹ năng 4 16% 6 24% 9 36% 4 16% 2 8%
thực hành,
thí nghiệm
của HS còn
hạn chế
Kỹ năng 7 28% 9 36% 4 16% 3 12% 2 8%
tìm kiếm
thông tin
còn hạn chế

27
Khảo sát các nguyên nhân gây khó khăn cho
giáo dục STEM
1- Không đồng ý 2 3 4 5- hoàn toàn đồng ý
100%
4% 4% 4% 4%
8% 8% 8%
8% 16%
90% 12% 12%
24% 16%
12%
16%
80% 16% 24%
16% 16%
16%
70% 20% 28%

60% 32% 16%


24% 36%
28%
32%
50%
28% 36%
16%
40%
36%
24%
30%
24%
44% 32%
20%
36% 36%
8% 32%
28%
10% 20%
16%
12%
8%
0%
Điều kiện Khó tìm Không có Trình độ Thiếu tài Khó tổ Học sinh Kỹ năng Kỹ năng
cơ sở vật kiếm các nhiều CNTT liệu tham chức các chưa tích thực tìm kiếm
chất chưa tư liệu thời gian của GV khảo về hoạt động cực chủ hành, thí thông tin
đáp ứng dạy học chuẩn bị còn hạn các thí dạy học động nghiệm còn hạn
để thực chế nghiệm của HS chế
nghiệm thực hành còn hạn
chế

Hình 1.10. Các nguyên nhân gây khó khăn cho giáo dục STEM
Kết quả điều tra cho thấy có rất nhiều khó khăn gặp phải khi GV tiếp cận với
định hướng giáo dục STEM: điều kiện cơ sở vật chất chưa đáp ứng; khó tìm kiếm các
tư liệu dạy học; không có thời gian chuẩn bị để thực nghiệm; trình độ CNTT của GV
còn hạn chế; thiếu tài liệu tham khảo về các thí nghiệm thực hành; khó tổ chức các hoạt
động dạy học; HS chưa tích cực, chủ động; kỹ năng thực hành, thí nghiệm của HS còn
hạn chế; kỹ năng tìm kiếm thông tin còn hạn chế. Lý do mà nhiều GV gặp phải nhất đó
là khó tìm kiếm nguồn tư liệu chính thống về giáo dục STEM (12% không đồng ý, 32%
rất đồng ý, 16% hoàn toàn đồng ý) và thiếu tài liệu tham khảo các thí nghiệm thực hành.

28
Tiểu kết chương 1
Trong chương này, chúng tôi đã hệ thống lại cơ sở lí luận và thực tiễn của dạy
học Sinh học theo định hướng giáo dục STEM, có thể tóm tắt lại các ý chính như sau:
Giáo dục STEM trên thế giớiđã được nhiều nhà nghiên cứu, các tổ chức và các nước
nghiên cứu và triển khai thực hiện. Ở Việt Nam STEM vẫn còn mới lạ còn hạn chế thực
hiện vì đội ngũ GV và cơ sở vật chất chưa thật sự đáp ứng. Nhiềunhà giáo dục vẫn luôn
mong muốn giáo dục STEM là một môn học chính khóa trong nhà trường để HS được
học tập thông qua chính các trải nghiệm và giải quyết vấn đề nhờ các kiến thức liên
môn Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật, Toán học.
Chúng tôi đã lựa chọn nghiên cứu một số nội dung làm cơ sở lí luận của đề tài ở như:
Khái niệm STEM; giáo dục STEM; phân loại STEM; mục tiêu của giáo dục STEM; mối
liên hệ giữa các môn học STEM; mối liên hệ giữa giáo dục STEM và phát triển năng
lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn.
Ngoài ra, thông qua khảo sát 27 GV hiện đang học cao học tại khoa Sinh học về STEM
và giáo dục STEM cũng bước đầu cho thấy thực trạng dạy học môn Sinh học ở trường
phổ thông và nhu cầu dạy học theo định hướng giáo dục STEM.

29
CHƯƠNG 2: DẠY HỌC SINH HỌC 10 THPT THEO ĐỊNH HƯỚNG GIÁO
DỤC STEM

2.1. PHÂN TÍCH MỤC TIÊU, CẤU TRÚC NỘI DUNG MÔN SINH HỌC 10
THPT
2.1.1. Mục tiêu môn Sinh học 10 THPT
Sau khi học xong chương trình Sinh học 10 THPT, HS có khả năng:
 Về kiến thức:
- Phát biểuđược các khái niệm: giới, cacbohidrat, lipid, protein, acid nucleic, acid
ribonucleic, tế bào, năng lượng, enzim, hô hấp tế bào, quang hợp, chu kì tế bào, vi sinh
vật, hô hấp và lên men, virus, bệnh truyền nhiễm và miễn dịch.
- Trình bày được cấu tạo và chức năng của các nguyên tố hóa học, màng sinh chất,
các bào quan trong tế bào, enzim.
- Mô tả được các hình thức vận chuyển các chất qua màng sinh chất; quá trình hô hấp
tế bào; quá trình chuyển hóa vật chất;các pha của quang hợp; quá trình nguyên phân,
giảm phân; quá trình tổng hợp và phân giải các chất ở vi sinh vật; quá trình sinh trưởng
của vi sinh vật; chu trình nhân lên của virus.
- Trình bày ứng dụng của virus trong thực tiễn, ứng dụng của vi sinh vật trong đời
sống. Lấy được các ví dụ minh họa.
- Phân biệt được tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực; tế bào thực vật và tế bào động
vật; các hình thức vận chuyển các chất trong tế bào; hô hấp và lên men.
- Giải thích được cơ chế vận chuyển các chất qua màng sinh chất.
- Phân tích được mối quan hệ giữa hô hấp và quang hợp, đồng hóa và dị hóa.
- Vận dụng giải thích một số hiện tượng thực tiễn như: nước đá nổi trên nước thường,
hiện tượng thường xuyên rửa rau sống bằng nước muối trước khi ăn, chẻ cọng rau muống
ngâm vào nước sẽ có hiện tượng cong lại, bệnh virus thường khó chữa trị,…
 Về kĩ năng:
- Kĩ năng học tập: tự học, hợp tác, thuyết trình, vẽ sơ đồ,lập bảng, sơ đồ, biểu đồ,...
- Kĩ năng sinh học: thí nghiệm, quan sát các hiện tượng, thiết kế mô hình,…
- Kĩ năng tư duy: phân tích, so sánh, tổng hợp, khái quát hóa, trừu tượng hóa, hệ thống
hóa.
30
- Kĩ năng sử dụng công nghệ thông tin: tra cứu, tim kiếm nguồn tài liệu,...
 Về thái độ:
- Yêu thích môn học.
- Ham mê khám phá và giải thích các hiện tượng tự nhiên.
- HS có ý thức và hành vi bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình, bảo vệ môi trường
sống, có mong muốn đem hiểu biết của mình phục vụ cuộc sống, lao động.
- HS xây dựng được niềm tin vào khoa học, vào khả năng con người có thể nhận thức
và cải tạo thiên nhiên bằng cách xây dựng những biện pháp kỹ thuật để tăng năng suất
cây trồng vật nuôi , đưa nền sản xuất nông nghiệp Việt Nam hiện đại hơn, tiên tiến hơn.
d. Năng lực hướng tới:
- Năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn
- Năng lực nghiên cứu Khoa học
- Năng lực tự học
- Năng lực giải quyết vấn đề
- Năng lực hợp tác
2.1.2. Cấu trúc nội dung môn Sinh học 10 THPT
Môn Sinh học học THPT được cấu trúc thành 3 phầnvới thời thời lượng là 35
tiết. Nội dung môn Sinh học 10 đề cập đến các cấp độ tổ chức sống từ thấp đến cao; cấu
trúc chức năng của tế bào; cấu tạo, vai trò và ứng dụng của vi sinh vật và virus trong
thực tiễn.
Bảng 2.1. Cấu trúc, nội dung môn Sinh học 10
Phần Số tiết Nội dung
Phần I: 2 Khái quát hóa các đặc điểm của thế giới sống, các cấp tổ chức
Giới thiệu của sự sống và những đặc điểm, bản chất chung của các hệ
chung về thống sống từ phân tử đến sinh quyển, tập trung vào các cấp tổ
thế giới chức sống cơ bản là tế bào, cơ thể, quần thể, quần xã, hệ sinh
sống thái, sinh quyển đồng thời cũng điểm qua hệ thống phân loại
sinh giới, nguyên tắc phân loại các giới sinh vật, đặc điểm
chung của mỗi giới trong hệ thống phân loại 5 giới.

31
Phần II: 18 Nghiên cứu cấu trúc và chức năng của tế bào làm bộc lộ những
Sinh học đặc trưng sống cơ bản như: chuyển hóa vật chất và năng lượng,
tế bào sinh trưởng và phát triển, cảm ứng và sinh sản.
Phần III: 11 Nội dung học tập phần VSV lớp 10 chủ yếu đề cập đến sự tồn
Sinh học tại của tế bào VSV ở cấp độ cơ thể. Trình bày về cấu trúc tế
vi sinh vật bào, môi trường dinh dưỡng, chuyển hóa vật chất và năng
lượng, sự tổng hợp và phân giải, đặc điểm sinh trưởng trong điều
kiện môi trường khác nhau và ứng dụng của VSV đối với đời
sống con người.

2.1.3. Mối quan hệ giữa mục tiêu, chương trình, nội dung môn Sinh học 10 THPT
với mục tiêu, nội dung giáo dụcSTEM
- Về mục tiêu:Sinh học 10 trang bị cho HS kiến thức khái quát về các cấp độ tổ chức
sống, nghiên cứu sâu hơn về cấp độ tế bào. Từ đó HS có một số hiểu biết nhất định về
các quá trình Sinh học cơ bản như trao đổi chất và năng lượng, sinh trưởng phát triển ở
VSV,…Ngoài ra, mục tiêu Sinh học hướng tới phát triển các kỹ năng cần thiếu cho
người học như kỹ năng Sinh học, kỹ năng tư duy, kỹ năng học tập. Nhận thấy sự tương
đồng khi mục đích của giáo dục STEM là giup cho HS nắm vững kiến thức thông qua
thực hành, thí nghiệm, từ đó hình thành cho HS các kỹ năng cơ bản đáp ứng nhu cầu
học tập và cơ hội nghề nghiệp trong thời đại công nghệ 4.0.
- Về mặt nội dung:
+ Tính thực tiễn: nội dung Chương trình môn Sinh học bao quát các cấp độ tổ chức
sống gồm phân tử, tế bào, cơ thể, quần thể, quần xã – hệ sinh thái, sinh quyển. Mỗi cấp
độ tổ chức sống bao gồm cấu trúc, chức năng; mối quan hệ giữa cấu trúc, chức năng và
môi trường sống. Từ kiến thức về các cấp độ tổ chức sống khái quát các đặc tính chung
của thế giới sống là di truyền, biến dị và tiến hoá. Thông qua các chủ đề nội dung sinh
học, trình bày các thành tựu công nghệ sinh học trong chăn nuôi, trồng trọt, xử lý ô
nhiễm môi trường, nông nghiệp và thực phẩm sạch; trong y - dược học.
+ Tính tích hợp: Môn Sinh học là một môn khoa học thực nghiệm dựa trên các nguyên
lý sinh học cơ bản và hệ quả tất yếu là khoảng cách giữa kiến thức lý thuyết cơ bản với
công nghệ ứng dụng ngày càng rút ngắn. Do đó nó có mối liên hệ chặt chẽ, bổ trợ lẫn

32
nhau giữa các môn khoa học khác. Nói cách khác Sinh học nói chung có cả các yếu tố
công nghệ và kỹ thuật. Các tiến bộ Sinh học là cơ sở và có tác dụng thúc đẩy các công
nghiệp, kỹ thuật phát triển theo hướng hiện đại và ngược lại.
- Về kết cấu chương trình: Có rất nhiều giờ thực hành, bên cạnh đó có thể thiết kế các
chủ đề kết hợp học trên lớp với hoạt động ngoại khoá trong môi trường tự nhiên và xã
hội. Hình thành cho HS sự gần gũi, thiết thực với cuộc sống con người của Sinh học.
Từ đó, hình thành và phát triển cho HS những kỹ năng và năng lực cần thiết, nhất là
năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Thế hệ HS tương lai hứa hẹn gây dựng được
nhiều thành tựu về lý thuyết và công nghệ hiện đại.
Từ sự phân tích trên có thể thấy sự tương đồng của môn Sinh học với giáo dục
STEM. Dạy học STEM môn Sinh học ngoài việc cung cấp những kiến thức môn học,
HS còn được biết đến những kiến thức thuộc môn học khác hoặc củng cố lại các kiến
thức của môn học khác giúp HS hiểu đúng bản chất, nhớ lâu,… từ đó vận dụng để giải
thích các vấn đề trong thực tiễn.
2.1.4. Một số nội dung trong chương trin
̀ h môn Sinh học 10 có thể lựa chọn để dạy
học theo định hướng giáo dục STEM
Để xác định các nội dung kiến thức có thể dạy học theo định hướng STEM, chúng
tôi phân tích nội dung từng bài và xác định các kiến thức gắn liền với thực tiễn. Cụ thể
như bảng sau:
Bảng 2.2. Một số nội dung trong chương trình môn Sinh học 10 có thể lựa chọn để dạy
học theo định hướng giáo dục STEM
Tên bài Nội dung Ứng dụng thực tiễn
Bài 11: - Trình bày đặc điểm của vận chuyển Kiến thức về cấu tạo, chức
Vận chủ động và vận chuyển thụ động năng của màng sinh chất có thể
chuyển các - Trình bày đặc điểm nhập bào và liên hệ với cơ chế vận chuyển
chất qua xuất bào các chất qua màng, trao đổi
màng sinh - Phân biệt vận chuyển chủ động và chất và năng lượng của tế bào
chất vận chuyển thụ động; nhập bào và và cơ thể thông qua thực hành
xuất bào. thí nghiệm: làm mứt từ các loại
củ, quả, ngâm siro hoa quả,

33
- Giải thích 1 số hiện tượng thực muối rưa cà, bón phân cho cây
tiễn: ngâm rau sống trong nước trồng, rửa rau sống,...
muối,...
Bài 14: - Cấu trúc, cơ chế tác động của - Chẩn đoán enzim, có ý nghĩa
Enzyme và enzyme quan trọng trong y học
vai trò của - Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt tính - Ứng dụng trong hóa học:
enzyme của enzyme dùng làm thuốc thử
trong quá - Vai trò của enzyme trong quá trình - Ứng dụng trong công nghệ
trình chuyển hóa vật chất. thực phẩm: enzim rennin làm
chuyển đông tụ sữa,...
hóa vật - Ứng dụng trong nông nghiệp:
chất. sử dụng enzim chuyển hóa các
phế liệu để cải tạo đất trồng,...
Bài 22: -Nêu được khái niệm và đặc điểm Ứng dụng sản xuất các chất xúc
Dinh chung của vi sinh vật tác hóa học và vai trò của nó
dưỡng, -Trình bày được các kiểu dinh dưỡng trong các lĩnh vực khác nhau.
chuyển của vi sinh vật dựa vào nguồn Chế biến các sản phẩm lên
hóa vật cacbon và nguồn năng lượng vi sinh men,... Trên cơ sở thực tiễn ứng
chất và vật sử dụng dụng công nghệ sinh học trong
năng lượng -Phân biệt hô hấp hiếu khí, hô hấp kị bảo vệ môi trường, trải nghiệm
ở vi sinh khí và lên men để phát hiện ra kiến thức về
vật - Trình bày sơ đồ tổng hợp các chất chuyển hóa vật chất, sinh
Bài 23: ở vi sinh vật trưởng, sinh sản
Quá trình - Phân biệt được sự phân giải trong
tổng hợp và ngoài tế bào nhờ enzim
và phân - Ứng dụng đặc điểm có lợi và hạn
giải các chế các đặc điểm có hại của quá
chất ở vi trình tổng hợp và phân giải để phục
sinh vật vụ đời sống và bảo vệ môi trường.
Bài 24: - Các pha sinh trưởng của vi sinh vật
Thực hành

34
lên men - Ý nghĩa của thời gian thế hệ và
etilic và phương pháp nuôi cấy liên tục
lactic - Trình bày và mô tả các hình thức
Bài 25: sinh sản ở vi sinh vật
Sinh - Trình bày khái niệm chất ức chế,
trưởng của chất kích thích Sinh học
vi sinh vật - Trình bày các yếu tố vật lý ảnh
Bài 26: hưởng đến sinh trưởng, phát triển
Sinh sản của vi sinh vật
của vi sinh - Các ứng dụng kiến thức về sinh
vật trưởng, phát triển, sinh tổng hợp các
Bài 27: chất ở vi sinh vật.
Các yếu tố
ảnh hưởng
đến sinh
trưởng của
vi sinh vật
Bài 28:
Thực hành
quan sát
một số vi
sinh vật
2.2. QUY TRÌNH DẠY HỌC SINH HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG GIÁO DỤC
STEM
2.2.1. Quy trình
Theo tác giả Lê Xuân Quang (2017), quy trình dạy học môn Công nghệ theo định
hướng giáo dục STEM gồm 5 bước: xây dựng chủ đề => xây dựng nội dung học tập
theo định hướng giáo dục STEM => thiết kế nhiệm vụ =>Tổ chức thực hiện => đánh
giá[(10), tr42].
Tiếp thu quy trình của các tác giả đi trước, ứng dụng vào bộ môn Sinh học, chúng
tôi đề xuất quy trình dạy học môn Sinh học theo định hướng giáo dục STEM như sau:

35
Bước 1: Phân tích mục tiêu, nội dung bài học để xác định
kiến thức có thể dạy học theo định hướng giáo dục STEM

Bước 2: Đặt vấn đề

Bước 3: Huy động kiến thức các môn học STEM có


liên quan

Bước 4: Hình thành ý tưởng chủ đề

Bước 5: Giải quyết vấn đề thực tiễn bằng xây dựng sản
phẩm STEM

Bước 6: Báo cáo, thảo luận, đánh giá

Hình 2.1. Quy trình dạy học Sinh học theo định hướng giáo dục STEM
Bảng 2.3. Các bước thực hiện và nội dung tiến hành quy trình dạy học năng lực Sinh
học theo định hướng giáo dục STEM.
Bước Nội dung thực hiện
Bước 1: Phân tích mục tiêu, - GV: Xác định mục tiêu của phần/ chương/ bài trong
nội dung bài học để xác định chương trình Sinh học 10 để tìm những nội dung liên
kiến thức có thể dạy học quan nhiều đến thực tiễn, là cơ sở để chọn lựa các nội
theo định hướng giáo dục dung có thể dạy theo định hướng giáo dục STEM
STEM
Bước 2: Đặt vấn đề - GV: sử dụng các tình huống có vấn đề hoặc thông qua
chiếu video, tranh ảnh, thí nghiệm, kể chuyện cho HS

36
và nêu ra tình huống hoặc tạo bối cảnh vấn đề để HS
nhận diện tình huống.
- HS: Phát hiện vấn đề, đặt các câu hỏi nêu vấn đề.
Khuyến khích HS đề xuất và thảo luận lựa chọn vấn
đề STEM thông qua phân tích kiến thức môn học.
Từ đó, lựa chọn ra những chủ đề sáng tạo, thiết thực
phục vụ cho cuộc sống hằng ngày.
Bước 3: Huy động kiến thức - GV: Đưa ra các câu hỏi định hướng các kiến thức
các môn học STEM có liên liên quan
quan - HS: Xác định và huy động kiến thức các môn khoa
học, công nghệ, kỹ thuật, toán học có liên quan.
Thiết lập các mối quan hệ giữa kiến thức đã học hoặc
kiến thức cần tìm hiểu với vấn đề thực tiễn.
Bước 4: Hình thành ý tưởng - GV: đưa ra các câu hỏi gợi mở, các gợi ý (nếu cần),
chủ đề cung cấp tài liệu, tranh ảnh hoặc thiết kế các nhiệm
vụ cho HS
- HS: Trên cơ sở phân tích nội dung kiến thức liên
quan. HS đặt tên chủ đề, lên kế hoạch thực hiện chủ
đề.
Bước 5: Giải quyết vấn đề - GV: Giám sát, định hướng hoạt động cho HS
thực tiễn bằng xây dựng sản - HS: Chuẩn bị dụng cụ và nguyên liệu cần thiết. Thiết
phẩm STEM kế sản phẩm STEM đảm bảo khoa học và gắn với
giải quyết vấn đề thực tiễn. Thực hiện các hoạt động
giải quyết vấn đề thực tiễn (PHT,...)
Bước 6: Báo cáo, thảo luận, - GV: Đánh giá chung, chốt kiến thức
đánh giá - HS: Tiến hành báo cáo, thảo luận, rút ra kiến thức
mới, tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau.

37
2.2.2. Tiêu chí về chủ đề giáo dục STEM [28]
Theo tác giả Nguyễn Thanh Nga và cộng sự (2017), các tiêu chí của chủ đề giáo dục STEM
là: kiến thức thuộc lĩnh vực STEM, giải quyết vấn đề thực tiễn, định hướng thực hành, làm
việc nhóm [(8),tr34].
Khi xây dựng chủ đề STEM cần đảm bảo các tiêu chí sau:
- Chủ đề STEM gắn với giải quyết vấn đề thực tiễn: Với mục đích phát triển năng lực
cốt lõi cho HS, trong đó có năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Do đó, các vấn
đề trong chủ đề cần tập trung vào các vấn đề kinh tế, môi trường, xã hội,… xuất hiện
trong cuộc sống hằng ngày, từ đó yêu cầu HS đưa ra ý tưởng để giải quyết vấn đề.
- Chủ đề STEM hướng tới việc HS vận dụng kiến thức thuộc về các lĩnh vực STEM
để giải quyết vấn đề
- Chủ đề STEM định hướng thực hành: HS được thực hành, thí nghiệm theo một tiến
trình hoạt động linh hoạt, dựa trên ý tưởng của mình có thể thiết kế ra nhiều sản phẩm
có tính sáng tạo khác nhau. Và theo phương thức này, HS được thử nghiệm nhiều lần,
chấp nhận các phép thử sai vì mỗi lần nhận ra được các điểm chưa phù hợp là một lần
HS rút kinh nghiệm để hoàn thiện bản thân.
Để chắc chắn rằng chủ đề đã xây dựng đúng tiêu chí STEM chứ không phải một
chủ đề tích hợp Khoa học thông thường, các tiêu chí trên sẽ là cơ sở để khẳng định điều
đó.
Bảng 2.4. Tiêu chí đánh giá chủ đề STEM
Tiêu chí Chủ đề STEM Không phải chủ đề STEM
Chủ đề STEM gắn với giải Giải quyết các vấn đề các Các vấn đề mang tính
quyết vấn đề thực tiễn tình huống trong xã hội, tưởng tượng và xa rời thực
kinh tế, môi trường trong tế.
cộng đồng địa phương của
họ cũng như toàn cầu.

- Chủ đề STEM hướng HS cần phải huy động kiến Giải quyết vấn đề thực tiễn
tới việc HS vận dụng kiến thức Khoa học, Công nghệ, dựa trên kiến thức một
Kỹ thuật, Toán học liên môn Khoa học.

38
thức thuộc về các lĩnh vực quan để giải quyết vấn đề
STEM thực tiễn.
Chủ đề STEM định hướng HS được thực hành, thí HS hiểu nguyên lí, khái
thực hành nghiệm, trải nghiệm thực niệm, tiến hành làm thí
tiễn qua đó sẽ lĩnh hội được nghiệm chứng minh.
tri thức.

2.2.3. Vận dụng Quy trình dạy học Sinh học theo định hướng giáo dục STEM
2.3.3.1. Phân tích kiến thức môn học, xác định nội dung kiến thức có thể dạy học
theo định hướng giáo dục STEM
Phần Sinh học vi sinh vật lớp 10 THPT có nhiều ứng dụng trong thực tiễn, từ sản
xuất thực phẩm lên men bổ dưỡng đến ứng dụng công nghệ nano, công nghệ vi sinh bảo
vệ môi trường. Quá trình hô hấp, lên men, tổng hợp và phân giải các chất ở vi sinh vật
có liên quan tới công nghệ lên men, các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình lên men và bảo
quản thực phẩm lên men. Cụ thể đã thực hiện ở bảng 2.2. trong mục 2.1.4.
Ví dụ: Tìm hiểu Công nghệ lên men
2.3.3.2. Đặt vấn đề
Cho HS xem video: https://www.youtube.com/watch?time_continue=24&v=cdg-
e90yHlA
Có thể chúng ta đã ăn hàng ngày nhưng không phải ai cũng biết đến lợi ích to lớn
của thực phẩm lên men: tốt cho đường ruột, tăng cường hệ miễn dịch, sản sinh ezyme
thiết yếu, phòng chống ung thư, giúp cơ thể cân bằng [30],…. Quy trình tạo và bảo quản
các sản phẩm lên men như thế nào?
2.3.3.3. Huy động kiến thức các môn học STEM có liên quan
Để lí giải thấu đáo kiến thức về lên men cần dựa vào kiến thức Sinh học, Vật lý,
Hóa học, Công nghệ, Kỹ thuật, Toán học. GV đưa ra các câu hỏi định hướng, yêu cầu
HS xác định kiến thức các môn học STEM có liên quan.
Sinh học: Lên men là gì?
Hóa học: Hãy viết phương trình lên men.
Vật lý: Hãy phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình lên men?
Công nghệ: Hãy mô tả công nghệ lên men?

39
Kỹ thuật: Các sản phẩm lên men được đóng gói và bảo quản như thế nào?
Toán: Nguyên liệu và thời gian để tạo các sản phẩm lên men? Tỉ lệ các nguyên
liệu như thế nào là phù hợp?
Bảng 2.5. Các kiến thức môn học STEM có liên quan
Ứng dụng thực Kiến thức các môn học STEM có liên quan
tiễn Khoa học Công nghệ Kỹ thuật Toán
học
Công nghệ lên - Sinh học: Quá trình tổng hợp Quy trình Kỹ thuật Tính
men trên cơ sở và phân giải các chất ở VSV sản xuất đóng toán
ứng dụng kiến - Hóa học: Các phương trình các loại gói, bảo lượng
thức lên men, quá hóa học (tổng hợp và phân thực phẩm quản nguyên
trình tổng hợp và giải các chất) liệu, thời
phân giải các chất - Vật lí: Ảnh hưởng của các gian,…
ở vi sinh vật yếu tố vật lí (PH, độ ẩm, nhiệt
độ,...) đến sự sinh trưởng,
phát triển và sinh sản của
VSV.

2.3.3.4. Hình thành ý tưởng chủ đề


- HS thảo luận nhóm để đặt tên cho chủ đề
- HS phân công nhiệm vụ để hoàn thiện sản phẩm STEM
Bảng 2.6. Nhiệm vụ của học sinh
Những thực phẩm có nguồn gốc lên men
Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4 Nhóm 5
Phân công Sưu tầm, Sưu tầm, Sưu tầm, Sưu tầm, Sưu tầm,
tìm hiểu tìm hiểu tìm hiểu tìm hiểu tìm hiểu
quy trình quy trình quy trình quy trình quy trình
lên men làm tương. lên men sữa làm mì dưa muối,
rượu gạo, chua, chuẩn chính. chuẩn bị
chuẩn bị bị nguyên nguyên liệu
nguyên liệu

40
làm siro tại liệu để thực muối dưa
lớp. hiện tại lớp. tại lớp.

Bảng 2.7. Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ của học sinh


Thời Nhiệm vụ Phương pháp/ Sản phẩm
lượng phương tiện tiến
hành

1 buổi Tìm địa điểm và cách trình bày Truy cập internet/ Chọn địa điểm phù
nhiệm vụ được giao. máy tính. hợp để đi thực tế

Xác định được cách thức thực hoặc làm tại nhà

hiện; nhờ các thông tin


tìm hiểu trên mạng
- Đi thực tế

- Làm sản phẩm,…

2 buổi - Phân công các thành viên Truy cập internet/ Thông tin, video
trong nhóm mỗi người tìm hiểu máy tính. thu thập được/
1 phần. Đi thực địa/ Máy nguyên liệu cần
- Mỗi người chuẩn bị dụng cụ ảnh hoặc điện thoại thiết để tạo các sản
được phân công để đi thực tế/ có chức năng chụp phẩm lên men.
mua nguyên liệu làm sản phẩm ảnh.

1 buổi Sắp xếp lại thông tin/ nguyên internet/ máy tính. Thông tin theo trật
liệu, dụng cụ để chuẩn bị làm tự , nguyên liệu
sản phẩm lên men được chuẩn bị sẵn

1 buổi Hoàn thiện bài báo cáo/ tạo sản Powerpoint/ máy Bài thuyết trình/
phẩm hoàn thiện tính/ dụng cụ, thiết sản phẩm hoàn
bị cần thiết thiện.

41
2.3.3.5. Giải quyết vấn đề thực tiễn bằng xây dựng sản phẩm STEM
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
- Chia lớp thành 4 góc, mỗi góc làm
việc trong 15 phút, sau đó HS di Góc quan - HS xem video, tranh ảnh, về
chuyển theo sơ đồ. sát quy trình làm tương.
- Hoàn thiện PHT1.docx

Góc phân - Sách giáo khoa sinh học 11


tích bài 23, 24
- Sách giáo khoa công nghệ 10
bài 45
- Tài liệu về quy trình sản xuất
rượu, siro
- Đọc sách và hoàn thiện
PHT2.docx

Góc áp - Hoàn thiện PHT3.docx


dụng
Góc trải - Thực hành làm các sản phẩm
nghiệm lên men: làm sữa chua, muối
dưa, làm siro,...
- Hoàn thiện PHT4.docx

2.3.3.6.Báo cáo, thảo luận, đánh giá


a. Các nhóm trưng bày sản phẩm
- Phụ lục 7
b. Tiến hành báo cáo sản phẩm và trình bày kết quả PHT
- Phụ lục 5
c. Thảo luận và trả lời các câu hỏi:
Câu hỏi:
1. Khi muối dưa, vì sao người ta thường phơi dưa ở chỗ nắng nhẹ?

42
2. Vì sao khi muối dưa, người ta thường cho thêm một ít nước dưa cũ, 1 - 2 thìa
đường?
3.Muối có vai trò như thế nào trong muối dưa?
4. Tại sao khi muối dưa, người ta phải đổ ngập nước và nén chặt rau?
5. Tại sao dưa để lâu thường bị khú?
Đáp án:
Câu 1:
Để loại bớt các vi sinh vật gây thối trên rau và đảm bảo nồng độ các chất tan trong
dung dịch pha nước muối dưa cao hơn, phù hợp cho axit lactic phát triển, tránh hiện
tượng nồng độ chất tan thấp --> dưa dễ bị thối, nhớt.
Câu 2:
- Người ta cho thêm nước dưa cũ để cung cấp các vi khuẩn lactic và giảm độ pH của
môi trường tạo điều kiện cho vi khuẩn lactic phát triển.
- Thêm 1 - 2 thìa đường để cung cấp chất dinh dưỡng ban đầu cho vi khuẩn lactic, nhất
là với loại rau, quả có hàm lượng đường thấp (dưới 5%).
Câu 3:
Muối ăn (NaCl) có nồng độ 2,5 – 3% khi muối dưa sẽ làm cho môi trường ưu trương
đường và các chất từ tế bào rau quả một phần sẽ khuếch tán ra môi trường, do đó vi
khuẩn lactic cùng các vi sinh vật khác cùng phát triển.
Câu 4:
Để tạo điều kiện cho vi khuẩn lactic phát triển, đồng thời hạn chế sự phát triển của vi
khuẩn lên men thối.
Câu 5:
Do trong quá trình muối dưa tạo điều kiện cho vi khuẩn lactic hoạt động, hàm lượng
axit lactic tăng dần đến một mức độ nào đó sẽ ức chế sự phát triển của vi khuẩn lactic,
lúc đó một loạt nấm men có thể phát triển được trong môi trường có độ pH thấp làm
giảm hàm lượng axit lactic, khi hàm lượng axit lactic giảm đến một mức độ nhất định
thì vi khuẩn gây thối có thể phát triển được và làm dưa bị khú.

d. Kết luận kiến thức:

43
- Quá trình tổng hợp: VSV có thời gian phân đôi ngắn nên quá trình hấp thu, chuyển
hoá, tổng hợp các chất của tế bào diễn ra rất nhanh; có khả năng tự tổng hợp các thành
phần tế bào của chính mình như: prôtêin, polisaccarit, lipit và axít nucleic … từ các hợp
chất đơn giản hấp thụ từ môi trường.
(Acid amin)n => Protein
Glyxerol + acid béo => Lipid
(Glucozo)n + ADP – glucozo => (Glucozo)n+1 + ADP
n(Nucleotit) => Acid nucleic

- Quá trình phân giải:


Phân giải prôtêin và ứng dụng
+ Quá trình phân giải các prôtêin phức tạp thành các axit amin diễn ra bên ngoài tế bào
nhờ vsv tiết prôtêaza ra môi trường. Các axit amin này được vsv hấp thu và phân giả
đểtạo thành năng lượng cho hoạt động sống của tế bào.
+ Ứng dụng: làm tương
Quy trình làm tương:

Làm mốc Rang đậu Muối mốc Ngả tương

Phân giải polisccharit và ứng dụng


+ Lên men êtilic
Tinh bột Nấm (đường hoá) Glucôzơ Nấm men rượu Êtanol + CO2
Ứng dụng: sản xuất rượu

Trộn
Nấu Để Chưng
bánh Lên men Rượu
chín nguội cất
men

+ Lên men lactic


Tinh bột Vi khuẩn lactic đồng hình Axit lactic
Tinh bột Vi khuẩn lactic dị hình Axit lactic + CO2 + Êtanol + Axit axêtic …
Ứng dụng: làm sữa chua, muối chua, ủ chua các loại rau quả, thức ăn gia súc.

44
Làm sữa chua:

Nguyên liệu Pha trộn Đóng hộp Để lạnh

Muối dưa:

Bổ sung
Xếp Bịt kín
Nguyên Làm nước nước
nguyên miệng hũ
liệu ngâm ngâm và
liệu và đậy nắp
nén chặt

+ Phân giải xenlulôzơs


Vi sinh vât có khả năng tiết ra hệ enzim phân giải xenlulôzơ để phân giải xác thực vật
làm cho đất giàu dinh dưỡng và tránh ô nhiễm môi trường.
e. Đánh giá
- HS tự đánh giá bằng cách điền vào phiếu hỏi (phụ lục 4)
- GV đánh giá chung
2.3. MỘT SỐ VÍ DỤ MINH HỌA KHÁC
TÊN CHỦ ĐỀ:
CHẾ TẠO CHẤT TẨY RỬA SINH HỌC
Bước 1: phân tích phần/chương/bài học để tìm kiếm nội dung phù hợp
Tên bài Nội dung Mục tiêu Ứng dụng thực tiễn
Bài 14: - Cấu trúc, - Trình bày cấu trúc, - Chẩn đoán enzim, có ý nghĩa
Enzim và vai cơ chế tác cơ chế tác động của quan trọng trong y học
trò của enzim động của enzyme, các yếu tố - Ứng dụng trong hóa học: dùng
trong quá enzyme ảnh hưởng đến hoạt làm thuốc thử
trình chuyển - Các yếu tố tính của enzyme
hóa vật chất. ảnh hưởng

45
Bài 23: Quá đến hoạt tính - Vai trò của - Ứng dụng trong công nghệ thực
trình tổng của enzyme enzyme trong quá phẩm: enzim rennin làm đông tụ
hợp và phân - Vai trò của trình chuyển hóa vật sữa,...
giải các chất enzyme chất. - Ứng dụng trong nông nghiệp:
ở vi sinh vật trong quá - Trình bày sơ đồ sử dụng enzim chuyển hóa các
trình chuyển tổng hợp các chất ở phế liệu để cải tạo đất trồng,...
hóa vật chất. vi sinh vật - Ứng dụng sản xuất các chất xúc
- Quá trình - Ứng dụng đặc tác hóa học và vai trò của nó
tổng hợp các điểm có lợi và hạn trong các lĩnh vực khác nhau.
chất ở VSV chế các đặc điểm có - Chế biến các sản phẩm lên
- Quá trình hại của quá trình men,...
phân giải tổng hợp và phân - Chế tạo chất tẩy rửa Sinh học
các chất ở giải để phục vụ đời
VSV sống và bảo vệ môi
trường.

Phần ba: Sinh học vi sinh vật lớp 10 THPT có nhiều ứng dụng trong thực tiễn, từ
sản xuất thực phẩm lên men bổ dưỡng đến ứng dụng công nghệ nano, công nghệ vi sinh
bảo vệ môi trường. Bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khỏe con người là một vấn đề thực
tiễn rất quan trọng, việc sử dụng vi sinh trong việc tạo ra các chế phẩm sinh học ví dụ
như enzyme tẩy rửa đã được chứng minh an toàn với người sử dụng và thân thiện với môi
trường. Ứng dụng kiến thức Sinh học bài 14 và bài 23 Sinh học 10 để dạy học theo định
hướng giáo dục STEM.
Bước 2: Đặt vấn đề
Hằng ngày các chị em phụ nữ sử dụng nước rửa chén để chà rửa, chén bát, xoong nồi.
Tuy nhiên ít ai biết tác dụng của nước rửa chén mà bình thường chúng ta không thấy
được. Nước rửa chén là hóa chất có tác dụng tách cấu bẩn ra khỏi đồ dùng, từ đó làm
sạch dầu mỡ bám trên bề mặt chén đĩa, tẩy sạch vết bẩn trên các bề mặt.
Vì vậy sau khi rửa không tráng lại thật sạch thì các hợp chất hóa học độc hại còn bám
trên chén đĩa sẽ đi vào cơ thể, người sử dụng lâu ngày sẽ gây bệnh.

46
Vậy tại sao chúng ta không thử làm một loại nước rửa chén từ thiên nhiên tuyệt đối an
toàn?
https://www.youtube.com/watch?v=j89wslVWm-M
Bước 3: Huy động kiến thức các môn học STEM có liên quan
GV đưa ra các câu hỏi định hướng. Yêu cầu HS xác định các kiến thức có liên quan.
Sinh học: Chế phẩm Sinh học là gì?
Vật lý: Hãy phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sản xuất chế phẩm Sinh
học?
Công nghệ: Hãy mô tả công nghệ sản xuất chế phẩm Sinh học?
Kỹ thuật: Chế phẩm Sinh học được đóng gói và bảo quản như thế nào?
Toán: Nguyên liệu và thời gian để tạo các chế phẩm Sinh học? Tỉ lệ các nguyên
liệu như thế nào là phù hợp?
Kiến thức các môn học STEM có liên quan:
+ Vật lí: các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt tính của enzyme
+ Hóa học: Phương trình hóa học phân giải các chất
+ Công nghệ: công nghệ chế biến chế phẩm sinh học
Bước 4: Hình thành ý tưởng chủ đề
- Cơ chế tẩy rửa của sản phẩm là gì? Giao nhiệm vụ
Nhóm 1: làm nước rửa chén Sinh học với nguyên liệu là rác hữu cơ trong nhà bếp, trong
đó phải có bồ kết
Nhóm 2: làm nước rửa chén Sinh học với nguyên liệu là rác hữu cơ trong nhà bếp, trong
đó phải có vỏ bưởi
Nhóm 3: làm nước rửa chén Sinh học với nguyên liệu là rác hữu cơ trong nhà bếp, trong
đó phải có sả
Nhóm 4: làm nước rửa chén Sinh học với nguyên liệu là rác hữu cơ trong nhà bếp
Tên chủ đề: chế tạo nước rửa chén Sinh học
Phân công nhiệm vụ: HS làm dự án chế tạo chất tẩy rửa sinh học theo nhóm, chuẩn bị
trong 1 tháng.
Nguyên liệu và dụng cụ: thùng nhựa, mật mía (nước mía, đường nâu,…), nước sạch, rác
thải nhà bếp (rau, vỏ hoa quả,…)
Bước 5: Hoàn thiện sản phẩm STEM để giải quyết vấn đề thực tiễn.

47
- Trên cơ sở đã được trang bị quy trình sản xuất chế phẩm sinh học, HS thực hiện dự án
theo nhóm và thỏa mãn yêu cầu rửa chén rửa sạch, độ nhớt cao, có bọt, không còn mùi .
- Hoàn thiện phiếu học tập
Phiếu học tập
Vai trò của các nguyên liệu xử Rác thực vật chưa được nấu chín: hoa, quả, rau,
dụng để sản xuất chất tẩy rửa ……………………………………….................
sinh học. Thùng nhựa đậy kín:……………………………
Đường: …………………………………………
Quy trình công nghệ tạo nước ………………………………………………………
rửa chén Sinh học? Giải thích ………………………………………………………
từng bước của quy trình. ………………………………………………………
Lớp bọt trắng nổi lên là hiện ………………………………………………………
tượng gì? ………………………………………………………

Tại sao khi ủ, nhiệt độ bình ủ ………………………………………………………


lại tăng lên? ………………………………………………………

Tại sao trong quá trình ủ thỉnh ………………………………………………………


thoảng phải mở ra đảo, khuấy. ………………………………………………………

Cơ sở khoa học của quy trình ………………………………………………………


chế tạo nước tẩy rửa Sinh học ………………………………………………………

Bước 6: Báo cáo, thảo luận, đánh giá


a. Trưng bày sản phẩm
b. Tiến hành báo cáo sản phẩm và trình bày kết quả PHT
Nhóm trưởng mỗi nhóm lên trình bày về sản phẩm nước rửa chén thành phẩm và video
quay nhanh quá trình hoàn thiện sản phẩm trong 1 tháng
HS còn lại nhận xét, bổ sung.
c. Kết luận kiến thức:
- Quy trình sản xuất nước tẩy rửa Sinh học

48
Bổ sung rác
Bổ sung
Đổ nước vào thực vật (rác Mở và đóng
đường (
bình kín (nước + nước + bình hằng
đường/nước =
chiếm 60%) đường = 80% ngày
1/10)
bình)

- Phương trình phân giải các chất


(Xem lại phần 2.3.3.6)
d. Đánh giá
+ Tự đánh giá thông qua bảng rubrics đánh giá sản phẩm của HS.
+ Các nhóm đánh giá cho điểm lẫn nhau
+ Gv chấm điểm sản phẩm của mỗi nhóm
PHỤ LỤC
Đáp án PHT
Vai trò của các nguyên liệu xử Rác thực vật chưa được nấu chín: hoa, quả, rau,
dụng để sản xuất chất tẩy rửa Cung cấp nguyên liệu (tinh bột, glucose,…) cho quá
sinh học. trình lên men
Thùng nhựa đậy kín:đảm bảo điều kiện diễn ra quá
trình lên men
Đường: nguyên liệu cho quá trình lên men
Quy trình công nghệ tạo nước Lọc
Chọn Pha
rửa chén Sinh học? sản
và xử lí Ủ lên chế
phẩm
nguyên men thành
lên
liệu phẩm
men

Lớp bọt trắng nổi lên là hiện Chứng tỏ xảy ra hiện tượng lên men
tượng gì?

Tại sao khi ủ, nhiệt độ bình ủ Lên men là quá trình gia tăng sinh khối VSV, quá
lại tăng lên? trình chuyển hóa vật chất diễn ra mạnh mẽ. Do đó,
nhiệt độ bình ủ tăng
Tại sao trong quá trình ủ thỉnh Để phá bọt vì bọt làm tách tế bào vi khuẩn ra khỏi
thoảng phải mở ra đảo, khuấy. dịch lên men, giảm thể tích bình, …

49
Cơ sở khoa học của quy trình Lên men rượu và lên men giấm
chế tạo nước tẩy rửa Sinh học

TÊN CHỦ ĐỀ:


CHẾ BIẾN MỨT QUẢ NGÀY TẾT
Bước 1: Phân tích phần/ chương/ bài để tìm kiếm những nội dung phù hợp dạy
học theo định hướng giáo dục STEM
Tên bài Nội Mục tiêu Ứng dụng thực tiễn
dung
Bài 11: - Vận - Trình bày đặc điểm Kiến thức về cấu tạo, chức năng
Vận chuyển của vận chuyển chủ của màng sinh chất có thể liên hệ
chuyển các chủ động và vận chuyển với cơ chế vận chuyển các chất qua
chất qua động thụ động màng, trao đổi chất và năng lượng
màng sinh - Vận - Trình bày đặc điểm của tế bào và cơ thể thông qua thực
chất chuyển nhập bào và xuất bào hành thí nghiệm: làm mứt từ các
Bài 23: thụ - Phân biệt vận loại củ, quả, ngâm siro hoa quả,
Quá trình động chuyển chủ động và muối rưa cà, bón phân cho cây
tổng hợp vận chuyển thụ động; trồng, rửa rau sống,...
và phân nhập bào và xuất bào.
giải các - Giải thích 1 số hiện
chất ở vi tượng thực tiễn:
sinh vật ngâm rau sống trong
nước muối,...
Phần hai: Cấu trúc tế bào lớp 10 THPT bao gồm các kiến thức quan trọng về tế
bào vì tế bào là đơn vị cấu tạo cơ bản của thế giới sống, bất cứ cơ thể sống nào cũng
đều được cấu tạo từ tế bào. Việc nghiên cứu về các thành phần cấu tạo của tế bào, vận

50
chuyển các chất qua màng sinh chất có nhiều ứng dụng trong thực tiễn như điều chỉnh
sự ra vào của các chất qua màng tế bào, làm mứt, giải thích các hiện tượng thực tiễn
ngâm rau sống trong nước muối, …. Ứng dụng kiến thức Sinh học bài 11 Sinh học 10
THPT để dạy học theo định hướng giáo dục STEM.
Bước 2: Đặt vấn đề
Một khay mứt dẻo thập cẩm luôn là một trong những thứ không thể thiếu mỗi khi dịp
Tết đến xuân về, đó không chỉ là món đồ ngọt truyền thống mà còn là lời chào, lời
chúc đầy ý nghĩa thân thương mà chủ nhà gửi đến các vị khách đến chúc Tết.
Hiện nay, vấn đề vệ sinh an toàn thực đang là mối quan tâm hàng đầu của các bà nội
trợ. Thực phẩm bẩn tràn lan, tẩm hóa chất,… vậy tại sao không tự tay làm mứt vừa
đảm bảo vệ sinh, tiết kiệm lại đầy ý nghĩa?
Bước 3: Huy động kiến thức các môn học STEM có liên quan
Chủ đề phù hợp này để dạy về phần I, II, vận chuyển thụ động, vận chuyển chủ động,
bài 11, Sinh học 10.
GV đưa ra câu hỏi định hướng: Cơ sở khoa học của việc làm mứt Tết là gì? Các
nguyên liệu được sử dụng và tỉ lệ của nó? Khi tế bào chết thì còn có sự vận chuyển
các chất qua màng tế bào không? Yêu cầu HS xác định các kiến thức liên quan.
+ Vật lí: các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm; hiện tượng thẩm thấu, thẩm
tích.
+ Hóa học: so sánh nồng độ của hoa quả và nước đường
+ Công nghệ: công nghệ chế biến chế mứt
+ Kỹ thuật: kỹ thuật đóng gói, bảo quản
+ Toán học: tỉ lệ nguyên liệu, thời gian hoàn thiện sản phẩm
Bước 4: Hình thành ý tưởng chủ đề
Tên chủ đề: chế biến mứt hoa quả
HS làm dự án chế biến mứt hoa quả theo nhóm, chuẩn bị trong 2 tuần.
+ 2 nhóm rim hoa quả tự nhiên với đường
+ 2 nhóm luộc hoa quả trước rồi mới tiến hành rim đường.
Nguyên vật liệu: Chai, lọ, đường, hoa quả,…
Yêu cầu: hình dạng quả sau khi rim, độ dẻo, mùi vị, màu sắc,...
Bước 5: Hoàn thiện sản phẩm STEM để giải quyết vấn đề thực tiễn

51
- Trên cơ sở đã được trang bị quy trình làm mứt hoa quả, HS thực hiện dự án theo
nhóm và thỏa mãn yêu cầu hình dạng quả sau khi rim, độ dẻo, mùi vị, màu sắc,....
- Hoàn thành PHT
Phiếu học tập
Câu hỏi Giải thích
Quả được rim theo cách nào …………………………………………………………
sẽ ngọt hơn? Tại sao? …………………………………………………………
…………………………………………………………
Chế biến mứt có phải là một …………………………………………………………
phương pháp bảo quản thực …………………………………………………………
phẩm không? Tại sao …………………………………………………………
Bước 6: Báo cáo, thảo luận, đánh giá
a. Trưng bày sản phẩm
b. Tiến hành báo cáo sản phẩm và trình bày kết quả PHT
Nhóm trưởng mỗi nhóm lên trình bày về sản phẩm nước rửa chén thành phẩm và
video quay nhanh quá trình hoàn thiện sản phẩm trong 2 tuần
HS còn lại nhận xét, bổ sung.
c. Kết luận kiến thức
- Quy trình sản xuất Mứt Tết truyền thống
(Phụ lục – đáp án PHT)
- Vận chuyển thụ động
+ Là phương thức vận chuyển các chất mà không tiêu tốn năng lượng.
+ Cơ sở khoa học: Dựa theo nguyên lí khuếch tán của các chất từ nơi có nồng độ cao
đến nơi có nồng độ nồng độ thấp.
- Vận chuyển chủ động
+ Là phương thức vận chuyển các chất từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao
(ngược chiều građien nồng độ) và tiêu tốn năng lượng.
d. Đánh giá
+ Tự đánh giá thông qua bảng rubrics đánh giá sản phẩm của HS.
+ Các nhóm đánh giá cho điểm lẫn nhau

52
+ Gv chấm điểm sản phẩm của mỗi nhóm
PHỤ LỤC
Đáp án PHT
Câu hỏi Giải thích
Quy trình rim quả Sơ chế
Luộc Rim với Đóng
nguyên
quả đường gói
liệu

Quả được rim theo cách nào Khi luộc quả qua nước sôi sẽ làm chết các tế bào, vì vậy:
sẽ ngọt hơn? Tại sao? f. Tính thấm chọn lọc của màng giảm, tế bào không
bị mất nước => giữ nguyên được hình dạng
g. Đường dễ thấm vào các tế bào ở phía trong =>
mứt có vị ngọt từ bên trong.
Chế biến mứt có phải là một Nguyên liệu đường trong mứt luôn có mặt và cần đạt
phương pháp bảo quản thực gần 55 – 60%, nó không chỉ đóng vai trò làm ngọt mà
phẩm không? Tại sao còn có vai trò bảo quản vì nó liên kết với các phân tử
nước, làm giảm lượng nước có sẵn trong mứt đến mức
quá thấp cho sự phát triển của VSV.

Tiểu kết chương 2:


Ở chương này, chúng tôi đã tiếp tục làm rõmối liên hệ giữa dạy học Sinh học
theo định hướng giáo dục STEM và năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn trên cơ
sở kiến thức và ứng dụng Sinh học liên quan đến thực tiễn và tính tích hợp với các môn
Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật và Toán học. Có thể thấy rằng, mục tiêu, chương trình,
nội dung môn Sinh học 10 nói riêng và môn Sinh học nói chung có sự tương đồng với
mục tiêu, chương trình, nội dung của giáo dục STEM. Mặt khác, Sinh học là môn khoa
học thực nghiệm, bản chất của nó đã mang yếu tố tích hợp nên rất phù hợp để dạy học
Sinh học theo định hướng giáo dục STEM. Tuy nhiên, cần phải xây dựng hoàn chỉnh
hơn nữa cơ sở lí luận và thực tiễn làm bàn đạp để STEM ngày càng phổ biến hơn trong
nền giáo dục Việt Nam.
Mặt khác, trong chương này, chúng tôi đã xây dựng quy trình dạy học Sinh học
10 theo định hướng giáo dục STEM và xây dựng một số chủ đề minh họa cho quy trình.

53
3. CHƯƠNG III: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
3.1. MỤC ĐÍCH THỰC NGHIỆM
Tiến hành thực nghiệm sư phạm để đánh giá hiệu quả của việc vận dụng quy trình
dạy học năng lực Sinh học theo định hướng giáo dục STEM nhằm phát triển năng lực
vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho HS.
Đánh giá tính khả thi của đề tài.
3.2. NỘI DUNG THỰC NGHIỆM
- Đối tượng thực nghiệm: HS lớp 10 A1, lớp đối chứng là 10A0, hai lớp có sĩ số HS,
học lực môn Sinh học tương đương nhau (dựa vào kết quả tổng kết môn Sinh học kì I
năm học 2018 – 2019).
Trường Lớp Sĩ số
Trường THPT Thanh Oai A 10A1 (TN) 43
10A0 (ĐC) 45
h. Chủ đề được sử dụng để dạy TN là “Những thực phẩm có nguồn gốc lên men”.
Chủ đề này được dạy thay thế cho Bài 23 và Bài 24 (Quá trình tổng hợp và phân giải
các chất ở vi sinh vật - Thực hành lên men lactic và lên men etilic).
Ở các lớp ĐC, Bài 23 và Bài 24 được dạy theo cách bình thường, trong quá trình
giảng dạy có sử dụng một số phương tiện trực quan như video, tranh vẽ…
Ở các lớp TN, Bài 23 và Bài 24 được tiến hành dạy học theo định hướng giáo
dục STEM. Nhằm đảo bảo các kết quả TN có độ tin cậy cao, GV tiến hành tổ chức giờ
học theo đúng qui tắc cũng như qui trình đã được trình bày trong khóa luận.
3.2.1. Phương pháp thực nghiệm
Trước khi tiến hành dạy thực nghiệm tôi cho HS làm bài kiểm tra 15 phút với các
nội dung kiến thức cần phải vận dụng kiến thức liên môn học và hiểu biết thực tiễn giải
quyết bài tập. Tôi đánh giá mức độ đạt được của từng tiêu chí qua bài làm của HS để
làm cơ sở so sánh sau quá trình dạy thực nghiệm.

54
Tôi tiến hành thực nghiệm chủ đề dạy học Sinh học theo định hướng giáo dục
STEM để rèn luyện năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn của HS theo như quy
trình đã trình bày ở Bảng 1.1. Biểu hiện các tiêu chí NLVDKT vào thực tiễn
Sau mỗi bài dạy tôi cho HS làm bài kiểm tra 15 phút với những câu hỏi vận dụng
kiến thức liên môn để trả lời, mỗi bài làm chúng em chấm điểm theo bộ tiêu chí đánh
giá năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn.
Các bài kiểm tra 15 phút trong quá trình dạy thực nghiệm được tiến hành như sau:
Lớp Số lần Bài Nội dung kiểm tra
kiểm tra
Lớp thực nghiệm 1 Trước khi dạy Kiểm tra các nội dung xung
chủ đề quanh bài 23 và bài 24.
2 Sau khi dạy Kiểm tra các nội dung xung
chủ đề quanh bài 23 và bài 24.
Lớp đối chứng 1 Trước khi học Kiểm tra nội dung trong bài 23
bài 24
Sử dụng kết quả của các bài kiểm tra trong quá trình dạy thực nghiệm so sánh với kết
quả của bài kiểm tra trước thực nghiệm ở lớp thực nghiệm; bài kiểm tra trong quá trình
dạy thực nghiệm của lớp thực nghiệm với lớp đối chứng theo bộ tiêu chí đánh giá nhận
thức của HS sau khi học theo định hướng giáo dục STEM.
3.2.2. Kết quả thực nghiệm
3.2.2.1. Kết quả đánh giá nhận thức của HS
 Kết quả của lớp thực nghiệm trước và sau tác động
Bảng 3.1. Kết quả bài kiểm tra của lớp thực nghiệm trước và sau khi tác động
Lớp Điểm số
4 4,5 5 5,5 6 6,5 7 7,5 8 8,5 9 9,5 10 Trung
bình
Lớp TN 2 4 5 3 6 5 6 5 4 2 1 0 0 6.36
trước
tác động

55
Lớp TN 0 2 3 2 4 5 7 6 5 3 3 2 1 7.14
sau tác
động

Kết quả bài kiểm tra của lớp thực


nghiệm trước và sau khi tác động
8
7
6
5
4 Lớp TN trước tác động
3 Lớp TN sau tác động
2
1
0
4 4,5 5 5,5 6 6,5 7 7,5 8 8,5 9 9,5 10

Hình 3.1. Kết quả bài kiểm tra của lớp thực nghiệm trước và sau khi tác động
Từ kết quả trên cho thấy, tỷ lệ số HS làm được các câu đòi hỏi sử dụng kiến thức
thực tiễn ở lớp thí nghiệm sau khi được học theo quy trình STEM là nhiều hơn (có 2 em
được 9,5 và 1 em HS được 10; trong khi trước khi tác động thí nghiệm thì điểm cao nhất
là 9); điểm trung bình học tập của lớp TN sau khi tác động (7.14) cao hơn lớp TN trước
tác động (6.36). Kết quả này khẳng định ở nhóm TN kết quả đạt được sau khi tiến hành
thí nghiệm sẽ cao hơn ban đầu.
 Kết quả của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng
Bảng 3.2. Kết quả bài kiểm tra của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng
Lớp Điểm số
4 4,5 5 5,5 6 6,5 7 7,5 8 8,5 9 9,5 10 Trung
bình
Lớp TN 0 2 3 2 4 5 7 6 5 3 3 2 1 7.14
Lớp ĐC 3 4 4 4 5 6 7 6 3 2 1 0 0 6.33

56
Kết quả bài kiểm tra của lớp thực
nghiệm và lớp đối chứng
8
7
6
5
4 Lớp TN trước tác động
3 Lớp TN sau tác động
2
1
0
4 4,5 5 5,5 6 6,5 7 7,5 8 8,5 9 9,5 10

Hình 3.2. Kết quả bài kiểm tra của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng
Trong thực nghiệm, điểm trung bình cộng trong mỗi lần kiểm tra ở nhóm TN
(7.14) đều cao hơn so với nhóm đối chứng (6.33), chứng tỏ dạy học phát triển năng lực
theo định hướng STEM có hiệu quả giúp HS lĩnh hội kiến thức cao hơn.
3.2.2.2. Kết quả đánh giá sản phẩm và năng lực vận dụng vào kiến thức của HS
 Đánh giá sản phẩm của HS
- Có 4 tiêu chí đánh giá sản phẩm của HS, mỗi tiêu chí được chia làm 3 mức độ
theo chiều tăng dần từ mức 1 đến mức 3.
- Thông qua quá trình chuẩn bị, các thao tác kỹ thuật và kết quả là sản phẩm trưng
bày có thể đánh giá được mức độ đạt được các tiêu chí của HS theo bảng dưới đây.
Mức độ đạt được
Tiêu chí Mức 1 Mức 2 Mức 3
SL TL SL TL SL TL
Tiêu chí 1 0 0% 10 23.3% 33 76.7%
Tiêu chí 2 0 0% 20 46.6% 23 53.4%
Tiêu chí 3 10 23.3% 11 25.65% 22 51.05%
Tiêu chí 4 11 25.65% 21 48.7% 11 25.65%
 Nhìn chung HS rất hứng thú trong trải nghiệm, tích cực hăng hái tham gia
vào hoạt động nhóm. Sản phẩm thu được hầu hết là đạt tiêu chí đề ra, có sự sáng tạo về
hình dạng, màu sắc; kiến thức các môn học STEM được lồng ghéo vào trong sản phẩm;

57
sản phẩm cũng đáp ứng hầu hết các tiêu chuẩn đề ra. Đánh giá được ưu, nhược điểm của
sản phẩm và đề xuất những biện pháp để cho sản phẩm ngày càng hoàn thiện hơn.
 Đánh giá năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn của HS
Đánh giá NLVDKT vào thực tiễn là rất khó khăn và cần phải có thời gian dài.
Do đó, chúng tôi chỉ tập chung vào quan sát những biểu hiện là dấu hiệu dạy học năng
lực Sinh học theo định hướng giáo dục STEM đã tạo ra môi trường học tập thú vị, ở đó
HS được sáng tạo, được thực hành, thí nghiệm, vận dụng kiến thức vào trả lời các câu
hỏi thực tiễn,... Trong quá trình dạy thực nghiệm, tôi cùng các GV dự giời tổ Sinh –
Lý – Hóa đã quan sát, theo dõi và dựa vào bảng biểu (bảng 1.2) để tiến hành đánh giá
năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn của HS (bảng 3.3)

Bảng 3.3. Bảng kiểm quan sát năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn
HS:
Lớp: 10A1
Trường: THPT Thanh Oai A
Mức 1 Mức 2 Mức 3
Các tiêu chí (1) (2) (3)
Phát hiện vấn đề thực tiễn
Huy động được các kiến thức liên quan vấn đề thực
tiễn và đề xuất được giả thuyết
Tìm tòi, khám phá kiến thức liên quan đến thực tiễn

Đề xuất biện pháp, thực hiện giải quyết vấn đề thực tiễn
và đề xuất vấnđềmới.

Chúng tôi lựa chọn 5 HS (Bùi Tiến Oanh, Vũ Ngọc Khoa, Nguyễn Thị Hiếu,
Đỗ Kim Chi, đều là HS lớp 10A1, trường THPT Thanh Oai A) và theo dõi việc thực
hiện phát hiện và vấn đề giải quyết của các HS này trong suốt quá trình thực nghiệm
(bảng 3.3). Để hạn chế yếu tố chủ quan, tôi cùng các GV trong tổ Lý – Hóa - Sinh
cùng quan sát, ghi lại các biểu hiện để hoàn thiện bảng kiểm quan sát năng lực vận
dụng kiến thức vào thực tiễn. Kết quả thu được như sau:

58
Bảng 3.4. Đánh giá năng lực vận dụng kiến thức của HS trước và sau khi tác động
Tiêu Bùi Tiến Vũ ngọc Nguyễn Thị Đỗ Kim Chi Nguyễn Đức
chí Oanh Khoa Hiếu Hiếu

TTN STN TTN STN TTN STN TTN STN TTN STN
TC1 1 3 2 3 2 3 2 3 2 3
TC2 2 3 2 3 1 2 2 3 2 3

TC3 1 2 1 2 2 3 2 3 1 2

TC4 1 2 2 3 1 2 2 2 1 2s

3.5 3.5
3 3
2.5 2.5
2 2
TNN TTN
1.5 1.5
STN STT
1 1
0.5 0.5

0 0
1 2 3 4 1 2 3 4

Biểu đồ đánh giá tiêu chí NLVDKT vào Biểu đồ đánh giá tiêu chí NLVDKT vào
thực tiễn của HS Bùi Tiến Oanh thực tiễn của HS Vũ Ngọc Khoa

3.5 3.5
3 3
2.5 2.5
2 2
TTN TTN
1.5 1.5
STN STN
1 1
0.5 0.5
0 0
1 2 3 4 1 2 3 4

Biểu đồ đánh giá tiêu chí NLVDKT vào Biểu đồ đánh giá tiêu chí NLVDKT vào
thực tiễn của HS Nguyễn Thị Hiếu thực tiễn của HS Đỗ Kim Chi

59
3.5
3
2.5
2
TTN
1.5
STN
1
0.5
0
1 2 3 4

Biểu đồ đánh giá tiêu chí NLVDKT vào thực tiễn của HS Nguyễn Đức Hiếu

Hình 3.3. Biểu đồ đánh giá tiêu chí NLVDKT vào thực tiễn của HS
Quan sát kết quả hình 3.3 cho thấy, mức độ đạt các tiêu chí của NLVDKT
vào thực tiễn của 5 HS có xu hướng tăng dần, sau khi thực nghiệm các HS này
đều đạt mức 2 hoặc 3 ở các tiêu chí khác nhau. Tùy thuộc vào năng lực, trình độ,
ý thức học tập mà HS đạt được những kết quả khác nhau:
- HS Bùi Tiến Oanh: TTN em có 3 tiêu chí đạt mức 1, 1 tiêu chí còn lại ở mức 2; sau
thực nghiệm 2 tiêu chí ở mức 3 và e tiêu chí ở mức 2. Phân tích cụ thể cho thâý em biết
cách định hướng, lập kế hoạch, thực hiện kế hoạch, tuy nhiên các kỹ năng còn chư tốt.
- HS Vũ Ngọc Khoa: TTN em có 3 tiêu chí đạt mức 2 và 1 tiêu chí đạt mức 1, sau
thực nghiệm 2 tiêu chí đạt mức 3 và 2 tiêu chí đạt mức 2. Phân tích cụ thể quan sát thấy
rằng em quan sát nhanh, hiều vấn đề, kết hợp được các kiến thức liên quan, tuy nhiên
vận dụng kiến thức vào thực tiễn còn gặp nhiều lúng túng.
- HS Nguyễn Thị Hiếu, trước thực nghiệm em đạt 2 mức 2 và 2 mưc 1; sau thực
nghiệm em đạt 2 mức 3 và 2 mức 2. Phân tích cụ thể quan sát thấy Hiếu là người chịu
khó, ham học hỏi, phát hiện vấn đề tốt, tuy nhiên còn có nhiều khó khắn trong việc vận
dụng.
- HS Đỗ Kim Chi, kết quả thực nghiệm của em tăng từ tất cả các tiêu chí ở mức 2
(TTN), thì sau thực nghiệm em đã có 3 tiêu chí 3 và 1 tiêu chí 2. Phân tích, quan sát cho
thấy, Chi quan sát phân tích kĩ vấn đề, xác định được vấn đề và vận dụng được vào trong
thực tiễn, tuy nhiên vẫn cần sự gợi ý của cô.
- HS Nguyễn Đức Hiếu: Trước thực nghiệm em có 2 tiêu chí đạt mức 2 và 2 tiêu chí
đạt mức 1. Sau thực nghiệm em có tiến bộ rõ rệt lên thành 2 mức 3 và 2 mức 2. Kết quả

60
cho thấy hiếu đã phân tích tốt được các vấn đề, huy động được các kiến thức liên quan,
giải quyết được vấn đề thực tiễn.
Như vậy, việc vận dụng quy trình giáo dục STEM trong dạy học môn Sinh học đã có ý
nghĩa trong việc nâng cao năng lực vào thực tiễn của người học. Tuy nhiên, rèn luyện
năng lực là một quá trình lâu dài, tích lũy dần dần và phải có sự phối hợp nhiều phương
pháp khác nhau trong quá trình rèn luyện, chính vì vậy mà trong một thời gian ngắn với
một thời lượng ít về số tiết giảng dạy thực nghiệm nên kết quả đạt được của năng lực
vận dụng kiến thức vào thực tiễn thật sự biểu hiện rõ rệt.

Tiểu kết chương 3


Trong chương 3, chúng tôi đã tiến hành kiểm nghiệm và đánh giá quy trình dạy
học Sinh học 10 theo định hướng STEM thông qua thực nghiệm sư phạm.
Quá trình thực nghiệm sư phạm phù hợp với mục tiêu, nội dung và tuân thủ quy
trình dạy học phát triển năng lực Sinh học theo định hướng giáo dục STEM. Kết quả
kiểm tra cho thấy HS đã tự chiếm lĩnh được kiến thức khi được học tập bằng chủ đề
STEM, đồng thờiHS ở lớp TN hứng thú với giờ học, sáng tạo trong quá trình tạo sản
phẩm, tự tin báo cáo kết quả,… điều này khẳng định tính khả thi của đề tài.
Từ đó, đề tài phần nào đã hoàn thiện được mục tiêu đã đề ra, tuy nhiên quá trình
học tập là lâu dài nên cần tiếp tục thực nghiệm với các đối tượng rộng rãi hơn nữa và có
những điều chỉnh cần thiết.

61
PHẦN 3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
I. Kết luận
Qua đề tài nghiên cứu, đối chiếu với nhiệm vụ đề ra, khóa luận đã đạt được những
kết quả như sau:
1.1. Góp phần làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn của của dạy học môn Sinh học
theo định hướng giáo dục STEM, cụ thể như: Hệ thống lại khái niệm, tư tưởng cơ bản
của việc dạy học theo định hướng giáo dục STEM. Xác định cơ sở khoa học của dạy
học môn Sinh học theo định hướng giáo dục STEM. Trình bày mối quan hệ giữa Khoa
học, Công nghệ, Kĩ thuật và Toán học. Đánh giá thực trạng dạy học môn Sinh học phổ
thông dưới góc độ STEM và nhận thức của GV về giáo dục STEM.
1.2. Phân tích được mục tiêu, cấu trúc nội dung chương trình Sinh học 10 để làm cơ
sở cho việc xây dựng các chủ đề STEM; đề xuất quy trình dạy học môn Sinh học THPT
theo định hướng giáo dục STEM. Vận dụng quy trình để xây dựng một số chủ đề STEM
để dạy Sinh học 10.
1.3. Tổ chức dạy thực nghiệm và xử lý kết quả thực nghiệm. Sau quá trình dạy thực
nghiệm cho thấy việc dạy học Sinh học 10 theo định hướng giáo dục STEM đã có hiệu
quả trong việc nâng cao năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho người học.
II. Kiến nghị
- Từ kết quả nghiên cứu lí thuyết và thực tiễn cùng với thực nghiệm đề tài, chúng
tôi đề nghị các GV nên nghiên cứu và tổ chức dạy học theo định hướng giáo dục
STEM.
- Tiếp tục nghiên cứu thử nghiệm dạy học các nội dung khác theo định hướng giáo
dục STEM.

62
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Chỉ thị số 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ (2017). Tăng cường năng lực
tiếp cận cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Cổng thông tin điện tử Nước
Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
[2] Lê Thanh Huy – Lê Thị Thao (2018), bồi dưỡng năng lực vận dụng kiến thức vào thực
tiễn cho học sinh thông qua dạy học Chương "Mắt. Các dụng cụ quang" (Vật lí 11), tạp chí
giáo dục.
[3] Nguyễn Hiếu (2018). Giáo dục STEM: Sức hấp dẫn chính ở đổi mới sáng tạo.
Báo giáo dục và thời đại.
[4] Phan Thị Thanh Hội - Nguyễn Thị Tuyết Mai (2017). Rèn luyện cho học sinh kĩ
năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn dạy học sinh học 11. Tạp chí Giáo dục,
số411, tr 37.
[5] Nguyễn Công Khanh - Đào Thị Oanh (2014). Kiểm tra và đánh giá trong giáo
dục. NXB Đại học Sư phạm.
[6] Hảo Linh (2017). Ngày hội STEM 2017: Thành công mới chỉ là bắt đầu. Báo tia
sáng .
[7] Nam Long (2018). STEM ‘cú hích’ cho giáo dục Việt Nam thời 4.0.
Vietnamnet.vn
[8] Nguyễn Thanh Nga (chủ biên, 2017) - Phùng Việt Hải - Nguyễn Quang Linh -
Hoàng Phước Muội. Thiết kế và tổ chức chủ đề giáo dục STEM cho học sinh trung
học cơ sở và trung học phổ thông. NXB Đại học Sư phạm TP.HồChíMinh.
[9] Hoàng Phê (2000). Từ điển Tiếng Việt. Viện Ngôn ngữ học.
[10] Lê Xuân Quang (2017). Dạy học môn công nghệ phổ thông theo định hướng giáo
dục STEM.
[11] Đỗ Văn Tuấn (2014). Nhà khoa học Việt nói về sự thần kỳ của giáo dục
STEM.vtc.vn
Tiếng Anh
[12] Arkansas, U. o. (2013). "A collection of elementary STEM design challenges
based children's literature", A Continual Work In Progress.
[13] Chief Curricuclum Development Officer (Science)(2015). Promotion Potential
in Innovation. Kowloon Tong, Hong Kong.

63
[14] Delores, M. E. (2013). STEMWORKS.http://stem-works.com
[15] Gardner, Howard 1999, Intelligence Reflamed: Multiple Intelligences for the
21st Century, Basic Books.
[16] Hom E.J.(2014), "What is STEM Education", http://www.livescience.com.
[17] Micah Stohlmann - Tamara J. Moore - Gillian H. Roehrig. (2012).
Considerations for Teaching Integrated STEM
[18] OECD (2002), Definition and Selection of Competencies: Theoretical and
Conceptual Foundation.
[19] Sanders M.(2009),"STEM, STEM Education, STEMmania", Technology
Teacher, 68(4), pp. 20-26.
[20] Thornburg D. D. (2008), "Why STEM Topics are Interrelated: The Importance
of Interdisciplinary Studies in K-12 Education", Thornburg Center for Space
Exploration.
[21] Tsupros N., Kohler R., and Hallinen J. (2009), STEM education: A project to
identify the missing components, Intermediate Unit 1: Center for STEM
Education and Leonard Gelfand Center for Service Learning and Outreach,
Carnegie Mellon University, Pennsylvania.
[22] U.S. Department of Education (2007), Report of the Academic Competitiveness
Council, Education Publications Center, Washington.
[23] Weiner, F.E (2001), Comparative performance measurement in schools,
Weinheim and Basejl: Beltz Verlag, pp. 17-31, Bản dịch tiếng Anh.
Website
[24] http:// www.oecd.org/dataoecd/47/61/35070367.pdf
[25] http://tiasang.com.vn/-giao-duc/giao-duc-stem-kinh-nghiem-tu-vuong-quoc-
anh-9392
[26] http://www.cdsptw-tphcm.vn/ttbd/tim-hieu-ve-giao-duc-stem-la-nhung-khong-
moi/
[27] https://hocvienkhampha.edu.vn/mo-hinh-day-hoc-5e-trong-giao-duc-stem/
[28] https://hourofcode.vn/tieu-chi-de-thiet-ke-bai-hoc-stem/
[29] https://vi.wikipedia.org/wiki/Ng%C3%A0nh_STEM/ (2018). ngành STEM.
Bách khoa toàn thư .

64
[30] https://www.msn.com/vi-vn/lifestyle/living/l%E1%BB%A3i-%C3%ADch-
v%C3%A0-t%C3%A1c-h%E1%BA%A1i-c%E1%BB%A7a-
th%E1%BB%B1c-ph%E1%BA%A9m-l%C3%AAn-men/ar-BBPTw3z
[31] https://www.nguyentheanh.org/mo-hinh-giao-duc-stem-o-viet-nam/

65
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: PHIẾU HỎI GV
PHIẾU ĐIỀU TRA THỰC TRẠNG DẠY HỌC SINH HỌC THEO ĐỊNH
HƯỚNG GIÁO DỤC STEM
Để phục vụ cho việc nghiên cứu “Dạy học môn Sinh học theo định hướng
giáo dục STEM.”. Xin Thầy/Cô vui lòng cho ý kiến của mình về các vấn đề dưới đây
bằng cách đánh dấu (X) vào các ô () phù hợp hoặc viết vào chỗ trống (…) trong
câu.
Xin trân trọng cảm ơn!
PHẦN 1. Thông tin chung
Họ và tên: ……………………………………………………………………………
Đơn vị công tác: Trường…………………………………………………………….
Quận/Huyện ………………………………….Tỉnh/Thành phố: …………………
3. Giới tính: Nữ Nam
Số năm giảng dạy: ….. năm
PHẦN 2. Các nội dung khảo sát
Câu 1 Thầy/Cô đã bao giờ đọc, xem, hay nghe nói về các thuật ngữ sau chưa?
Các thuật ngữ Đã nghe đến Chưa nghe đến
STEM
Giáo dục STEM
Ngày hội STEM
Nghề nghiệp STEM
Nhân lực STEM
Cuộc thi Robotics
Câu 2. Thầy/cô quan tâm đến giáo dục STEM ở mức độ nào sau đây?
□ Không quan tâm
□ Mới chỉ nghe nóiđến
□ Rất muốn tìmhiểu
□ Đang tìmhiểu
□ Đang nghiên cứu vềSTEM
□ Đang dạy vềSTEM

66
Câu 3. Theo Thầy/Cô, giáo dục STEM là gì?
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
Câu 4. Theo Thầy/Cô, giáo dục STEM ở Việt Nam có quan trọng hay không? Tại sao?
□ Có quan trọng □ Không quan trọng
Thầy/Cô vui lòng cho biết lí do:
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………..
Câu 5:Theo thầy (cô) việc giáo dục STEM trong dạy học Sinh học có những vai trò
nào sau đây?
 Tạo hứng thú cho HS.
 Tính năng tương tác cao.
 HS dễ quan sát.
 Giảm thiểu việc học chay, nâng cao chất lượng môn học.
 Dễ dàng trong việc tổ chức các hoạt động dạy học.
 Phát huy tính sáng tạo của HS.
 Tiết kiệm thời gian cho GV.
 Khác:……………………………………………………………………………
Câu 6: Thầy/ Cô đánh giá thế nào về các nguyên nhân gây khó khăn cho việc giáo dục
STEM trong dạy học Sinh học ở THPT?
Mức độ đồng ý
Nội dung (1-không đồng ý, 5 - hoàn toàn đồng ý)
1 2 3 4 5
Điều kiện, cơ sở vật chất chưa đáp
    
ứng.
Khó tìm kiếm các tư liệu dạy học.     

67
Không có nhiều thời gian chuẩn
    
bị và thực hiện.
Trình độ CNTT của GV còn hạn
    
chế
Thiếu tài liệu tham khảo về các
    
thí nghiệm, thực hành.
Khó tổ chức các hoạt động dạy
    
học.
HS chưa tích cực, chủ động.     
Kĩ năng thực hành, thí nghiệm
    
của HS còn hạn chế.
Kĩ năng tìm kiếm thông tin từ tư
    
liệu Sinh học còn hạn chế.
- Khó khăn khác (xin ghi rõ):
…………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………...............................................
Câu 7: Thầy/ Cô cho biết thêm ý kiến/đề xuất về các biện pháp dạy học Sinh học theo
định hướng giáo dục STEM.
……………………………………………………...……………………………………
……………………………………………………...……………………………………
……………………………………………………...……………………………………
……………………………………………………...……………………………………
Xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của quý Thầy/Cô!

68
Phụ lục 2: ĐỀ KIỂM TRA TRƯỚC THỰC NGHIỆM
KIỂM TRA: 15 phút

Họ và tên:………………………………….......................................Lớp:………………

Điểm Lời phê GV

I. Phần trắc nghiệm (3 điểm)


Câu 1. Con người đã dựa vào đặc điểm nào của VSV để chế tạo các sản phẩm làm
giàu dinh dưỡng cho đất và chống ô nhiễm môi trường?
A. Có khả năng phân giải polisaccarit
B. Có khả năng phân giải protein
C. Có khả năng phân giải xellulose
D. Có khả năng lên men lactic
Câu 2: Vi sinh vật tổng hợp nên dầu, mỡ từ nguồn nguyên liệu nào dưới đây ?
A. Axit amin và glucôzơ
B. Glucôzơ và axit béo
C. Glixêrol, axit béo và axit phôtphoric
D. Glixêrol và axit béo
Câu 3: Loại thực phẩm nào dưới đây được tạo ra nhờ ứng dụng quá trình phân giải
pôlisaccarit ?
A. Giò lụa
B. Nước mắm
C. Nem chua
D. Đậu phụ

69
II. Phần tự luận(7 điểm)
Câu 1:Giải thích tại sao “sữa chua đang từ trạng thái lỏng trở thành sệt”? (3 điểm)
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
……………….…………………………………………………………………………
…………………..………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
Câu 2: Tại sao trong đường ruột của cơ thể người giàu chất dinh dưỡng nhưng các
vi khuẩn không thể sinh sản với tốc độ cực đại? (4 điểm)
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
……………….…………………………………………………………………………
…………………..………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………

70
Phụ lục 3: ĐỀ KIỂM TRA SAU THỰC NGHIỆM
KIỂM TRA: 15 phút

Họ và
tên:…………………………………..........................................Lớp:………………

Điểm Lời phê GV

I. Phần trắc nghiệm (3 điểm)


Câu 1. Việc làm tương trong dân gian thực chất là tạo điều kiện thuận lợi để vi sinh
vật thực hiện quá trình nào sau đây?
A. Phân giải polisaccarit
B. Phân giải protein
C. Phân giải xellulose
D. Lên men lactic
Câu 2. Muối chua rau, thực chất là tạo điều kiện để quá trình nào sau đây xảy ra?
A. Phân giải xellulozo, lên men lactic
B. Phân giải protein, xellulose
C. Lên men lactic và lên men etilic
D. Lên men lactic và phân giải protein
Câu 3: Nếu cùng sử dụng một nguyên liệu đầu vào với hàm lượng như nhau thì trong
các dạng chuyển hóa vật chất dưới đây, dạng nào có hiệu suất tạo năng lượng (ATP)
cao nhất ?
A. Hô hấp kị khí
B. Hô hấp vi hiếu khí
C. Hô hấp hiếu khí
D. Lên men

71
II. Phần tự luận (7 điểm)
Câu 1: Một tô canh rau và một bát thịt kho được nấu cùng thời điểm món nào sẽ bị
hỏng trước? Giải thích?
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
……………….…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
Câu 2. Chị Lan đăng một bài viết than phiền trên trang "Kinh nghiệm hay" rằng: "
Mình đã tìm đủ mọi cách từ hỏi mẹ đẻ, mẹ chồng, học công thức trên mạng, xin nước
dưa về muối... vậy mà vại dưa của mình cứ đến ngày thứ 2 là thấy bị khú rồi! Ai cũng
bảo muối dưa đơn giản lắm nên mình chả buồn post công thức ở đây. Các bạn chỉ
mình với, sao lại cứ bị khú thế nhỉ. Phải chăng tay mình bị khú? Hic hic."
Với kiến thức của mình, em hãy giải thích nguyên nhân chị Lan muối dưa bị
khú? Hãy chỉ cho chị Lan nguyên tắc giúp muối dưa thơm ngon và cách bảo quản dưa
không bị khú?
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
……………….…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………

72
Phụ lục 4. PHIẾU HỎI HỌC SINH
Phiếu hỏi đánh giá sản phẩm của HS
Tiêu Mức độ
chí Mức 1 Mức 2 Mức 3
Vật Vật liệu đơn Vật liệu đơn giản, Vật liệu đơn giản, dễ
liệu giản, dễ tìm, dễ tìm, rẻ tiền, màu tìm, rẻ tiền, thân thiện
rẻ tiền. sắc bắt mắt. với môi trường, màu
sắc bắt mắt.
Sản Hoàn thành Hoàn thành sản Hoàn thành sản phẩm
phẩm sản phẩm phẩm đúng thời đúng thời gian, đầy
đúng thời gian, đầy đủ các bộ đủ các bộ phận cấu
gian. phận cấu thành. thành, sáng tạo, có
tính bền vững.
Báo Thuyết trình Thuyết trình đầy đủ Thuyết trình đầy đủ
cáo đầy đủ các các nội dung yêu các nội dung yêu cầu,
nội dung yêu cầu, có điểm nhấn, có điểm nhấn, lôi
cầu lôi cuốn, hấp dẫn cuốn, hấp dẫn, có sự
tương tác.
Đánh Chưa đánh Đánh giá rõ ràng Đánh giá rõ ràng ưu,
giá giá hoặc ưu, nhược điểm của nhược điểm của sản
sản đánh giá sản phẩm. phẩm.
phẩm chưa rõ ràng Đề xuất biện pháp cải
ưu nhược thiện sản phẩm.
điểm của sản
phẩm.

73
Phụ lục 5. PHT dạy học chủ đề “Những thực phẩm có nguồn gốc lên men”

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1


Câu 1. Liệt kê các nguyên liệu làm tương thông thường
…………………………………………………………………………………………
…………..……………………………………………………………...........
Câu 2: Sắp xếp các bước sau để hoàn thành quy trình làm tương truyền thống
Muối mốc, Làm mốc, Ngả tương
Quy trình đúng là:………………………………………………………………
Câu 3. Em hãy nêu vai trò của mốc mật trong quá trình ủ tương? Tại sao khi ủ,
tương có vị ngọt?
…………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
Câu 4. Làm thế nào để VSV phân giải protein trong đậu tương?
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
Câu 5. Điền các từ hoặc cụm từ: Phân giải, Enzyme poteaza, Môi trường thiếu C
và thừa N, VSV hấp thụ, vào (1), (2), (3), (4) để hoàn thiện sơ đồ dưới đây.
(1) (2) (3)
Protein Acid amin Acid amin Năng lượng cung cấp
cho hoạt động sống của tế bào
MT ngoài MT ngoài Trong TB

(4)

Nhóm amin => amoniac thải Acid béo là nguồn cung cấp
năng lượng C cho tế bào
ra ngoài môi trường

74
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
Câu 1. Giải thích từng bước của quy trình lên men rượu.
Tinh bột (gạo, ngô, sắn,…), đường (mía, rỉ đường, dịch ép trái cây)
Nấu chín……………………………………………………………………

Để nguội……………………………………………………………………..

Trộn bánh men……………………………………………………………………

Lên
men…………………………………………………………………………..

Chưng cất
…………………………………………………………………………..

Rượu………………………………………………………………………….

Câu 2. Dựa vào sơ đồ trả lời câu hỏi: bánh men trong lên men rượu có vai trò gì?
Nấm mốc (enzyme)
Tinh bột đường (sản phẩm sơ cấp 1)
Hiểu khí
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
Câu 3. Trong sản xuất con người dựa trên nguyên lí lên men etylic để làm gì?
.………………………………………………………………………………………
.………………………………………………………………………………………

75
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3
Câu 1. Quan sát hình ảnh và nhận xét về tốc độ chuyển hóa của vi sinh vật
Nhận xét:
………………………………………
………………………………………
………………………………………
………………………………………
……………………………………...
………………………………………
………………………………………
………………………………………
..

Câu 2. Hoàn thiện các sơ đồ sau:


1. Viết sơ đồ tổng hợp protein từ đơn phân acid amin
…………………………………………………………………………………………
2. Viết sơ đồ tổng hợp lipid
…………………………………………………………………………………………
3. Viết sơ đồ tổng hợp polysacharid
…………………………………………………………………………………………
4. Viết sơ đồ tổng hợp acid nucleic
…………………………………………………………………………………………
Câu 3. Theo em tại sao người ta dùng các loại thực phẩm thừa như: rau, củ,
quả,… bón vào cho cây trồng
…………………………………………………………………………………………
- Hoàn thiện nhanh sơ đồ: xenlulaxza
Xenlulozo X

76
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4
Câu 1. Vai trò của hộp sữa chua cái?
…………………………………………………………………………………………
Câu 2. Hoàn thiện sơ đồ sau bằng cách điền a,b, X thích hợp.
vi khuẩn lactic a
Glucozo X
vi khuẩn lactic b
Glucozo X + năng lượng

77
Phụ lục 6. Đáp án PHT dạy học chủ đề “Những thực phẩm có nguồn gốc lên
men”

ĐÁP ÁN: PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1


Câu 1. Liệt kê các nguyên liệu làm tương thông thường
Đậu tương, gạo nếp, muối trắng
Câu 2: Sắp xếp các bước sau để hoàn thành quy trình làm tương truyền thống
Muối mốc, Làm mốc, Ngả tương
Quy trình đúng là: Làm mốc => Muối mốc => Ngả tương.
Câu 3. Em hãy nêu vai trò của mốc mật trong quá trình ủ tương? Tại sao khi
ủ, tương có vị ngọt?
Mốc mật tiết enzyme proteaza có vai trò phân hủy protein trong đậu tương nên
khi ủ tương có vị ngọt.
Câu 4. Làm thế nào để VSV phân giải protein trong đậu tương? (Viết phương
trình minh họa)
Vi sinh vật tiết enzyme proteaza
Phương trình protein proteaza n(aa)
Câu 5. Điền các từ hoặc cụm từ: Phân giải, Enzyme poteaza, Môi trường
thiếu C và thừa N, VSV hấp thụ, vào (1), (2), (3), (4) để hoàn thiện sơ đồ dưới
đây.
(1) (2) (3)
Protein Acid amin Acid amin Năng lượng cung cấp cho
hoạt động sống của tế bào
MT ngoài MT ngoài Trong TB

(4)

Nhóm amin => amoniac thải Acid béo là nguồn cung cấp
năng lượng C cho tế bào
ra ngoài môi trường

78 (3): phân giải, (4): môi trường thiếu C


(1): enzyme proteaza, (2): VSV hấp thụ,
và thừa N
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
Câu 1. Giải thích từng bước của quy trình lên men rượu.
Tinh bột (gạo, ngô, sắn,…), đường (mía, rỉ đường, dịch ép trái cây)
Nấu chín : Hồ hóa tinh bột, giúp VSV dễ dàng phân giải

Để nguội: tạo điều kiện thuật lợi để VSV lên men hoạt động (30 – 330C)

Trộn bánh men: cung cấp VSV lên men

Lên men: Tạo sản phẩm trao đổi

Chưng cất: thu được rượu nguyên chất

Rượu

Câu 2. Dựa vào sơ đồ trả lời câu hỏi: bánh men trong lên men rượu có vai trò gì?
Nấm mốc (enzyme)
Tinh bột đường (sản phẩm sơ cấp 1)
Hiểu khí

Bánh men có vai trò cung cấp vi sinh vật để phân hủy tinh bột thành đường nhờ
enzyme của nó.
Câu 3. Trong sản xuất con người dựa trên nguyên lí lên men etylic để làm gì?
Ứng dụng trong sản xuất chế phẩm Sinh học, sản xuất rượu, bia, làm nở bột mì,…

79
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3
Câu 1. Quan sát hình ảnh và g
Nhận xét:
Vi sinh vật sinh trưởng nhanh do có
quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng,
chuyển hóa vật chất, năng lượng và
sinh tổng hợp các chất diễn ra ở
trong tế bào với tốc độ rất nhanh.

Câu 2. Hoàn thiện các sơ đồ sau:


1. Viết sơ đồ tổng hợp protein từ đơn phân acid amin
(Acid amin)n => Protein
2. Viết sơ đồ tổng hợp lipid
Glyxerol + acid béo => Lipid
3. Viết sơ đồ tổng hợp polysacharid
(Glucozo)n + ADP – glucozo => (Glucozo)n+1 + ADP
4. Viết sơ đồ tổng hợp acid nucleic
n(Nucleotit) => Acid nucleic
Câu 3. Theo em tại sao người ta dùng các loại thực phẩm thừa như: rau, củ,
quả,… bón vào cho cây trồng
Dùng thức ăn thừa làm phân bón cho cây vừa không lãng phí thức ăn vừa giúp đất tơi
xốp do có nhiều vi khuẩn phân hủy thức ăn thừa thành chất dinh dưỡng cho cây.
- Hoàn thiện nhanh sơ đồ: xenlulaza
Xenlulozo X: Chất mùn

80
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4
Câu 1. Vai trò của hộp sữa chua cái?
Bổ sung vi sinh vật
Câu 2.Hoàn thiện sơ đồ sau bằng cách điền a,b, X thích hợp.
a:đồng hình
b: dị hình
X: acid lactic

81
Phụ lục 7: MỘT SỐ HÌNH ẢNH THỰC NGHIỆM

82

You might also like