You are on page 1of 85

DẠY HỌC THEO ĐỊNH

HƯỚNG GIÁO DỤC STEM

vectorstock.com/24597468

Ths Nguyễn Thanh Tú


eBook Collection

TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM


SÁNG TẠO TRONG DẠY HỌC THEO ĐỊNH
HƯỚNG GIÁO DỤC STEM CHƯƠNG
CACBOHIĐRAT HÓA HỌC 12 – THPT
WORD VERSION | 2022 EDITION
ORDER NOW / CHUYỂN GIAO QUA EMAIL
TAILIEUCHUANTHAMKHAO@GMAIL.COM

Tài liệu chuẩn tham khảo


Phát triển kênh bởi
Ths Nguyễn Thanh Tú
Đơn vị tài trợ / phát hành / chia sẻ học thuật : 
Nguyen Thanh Tu Group

Hỗ trợ trực tuyến


Fb www.facebook.com/DayKemQuyNhon
Mobi/Zalo 0905779594
z

AL
CI
FI
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

OF
Đề tài:
ƠN
“TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO
TRONG DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG GIÁO DỤC STEM
NH

CHƯƠNG CACBOHIĐRAT HÓA HỌC 12 – THPT”


Y
QU

LĨNH VỰC: HÓA HỌC


M

Y
DẠ
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN
TRƯỜNG THPT QUỲNH LƯU 3

AL
---------------------------

CI
FI
OF
ƠN
Đề tài:
NH
“TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO
TRONG DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG GIÁO DỤC STEM
CHƯƠNG CACBOHIĐRAT HÓA HỌC 12 – THPT”
Y
QU

Tác giả : Trần Thị Thúy Ngân


Lĩnh vực : HÓA HỌC
Tổ : Khoa Học Tự Nhiên
M

:

Năm học : 2021 - 2022


Y
DẠ
MỤC LỤC

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ .......................................................................................... 1

AL
1.1. Lí do chọn đề tài ................................................................................................. 1
1.2. Mục đích nghiên cứu .......................................................................................... 2

CI
1.3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu.......................................................................... 2
1.4. Nhiệm vụ nghiên cứu ......................................................................................... 2
1.5. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 3

FI
1.6. Kế hoạch nghiên cứu .......................................................................................... 3
1.7. Tính mới của đề tài ............................................................................................. 3

OF
PHẦN 2: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU................................................................... 4
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN .............................................................................................. 4
2.1.1. Dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh. ................................. 4
2.1.2. Hoạt động trải nghiệm sáng tạo. ..................................................................... 4
ƠN
2.1.3. Đặc điểm của hoạt động trải nghiệm sáng tạo. ............................................... 5
2.1.4. Giáo dục STEM trong dạy học. .................................................................... 11
2.1.5. Chuyển đổi số trong giáo dục và kĩ năng chuyển đổi .................................... 14
NH
2.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN ........................................................................................ 15
2.2.1. Thực trạng việc tổ chức các HĐTNST trong dạy học STEM ở THPT ........ 15
2.2.2. Thực trạng sử dụng các HĐTNST trong dạy học STEM môn Hóa Học để
phát triển năng lực cho HS ở trường THPT. ........................................................... 15
Y

2.2.3. Thuận lợi và khó khăn trong việc áp dụng đề tài. ......................................... 16
QU

2.3. TỔ CHỨC CÁC HĐTNST TRONG DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG
GIÁO DỤC STEM CHƯƠNG CACBOHĐRAT HÓA HỌC 12-THPT” ............. 18
2.3.1. Phân tích nội dung và cấu trúc của chương Cacbohidrat . ............................ 18
2.3.2. Các HĐTNST có thể triển khai trong dạy học STEM chương Cacbohiđrat. 18
M

2.3.3. Kế hoạch tổ chức các HĐTNST trong dạy học STEM chương Cacbohiđrat.19
2.3.4. Triển khai Tổ chức các HĐTNST trong dạy học chủ đề STEM trong chương

Cacbohiđrat. ............................................................................................................ 19
2.3.4. Công cụ đánh giá: .......................................................................................... 42
CHƯƠNG 4: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM ....................................................... 43
4.1.Mục đích thực nghiệm sư phạm ........................................................................ 43
Y

4.2. Nhiệm vụ thực nghiệm sư phạm ...................................................................... 43


DẠ

4.3. Tiến hành thực nghiệm sư phạm ...................................................................... 43


4.3.2. Phương pháp thực nghiệm ............................................................................ 43
4.4. Kết quả thực nghiệm ........................................................................................ 43
4.4.1.Kết quả các bài kiểm tra giấy thi trực tiếp ( phụ lục) ..................................... 43
4.4.2.Kết quả các phiếu điều tra .............................................................................. 45
PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.............................................................. 47

AL
1. Kết luận ............................................................................................................... 47
2. Kiến nghị: ............................................................................................................ 47

CI
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 1
PHỤ LỤC ................................................................................................................. 1
Tài liệu tham khảo ................................................................................................... 31

FI
OF
ƠN
NH
Y
QU
M

Y
DẠ
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

AL
HS : Học sinh
GV : Giáo viên

CI
HĐTNST : Hoạt động trải nghiệm sáng tạo
HĐTN : Hoạt động trải nghiệm

FI
SGK : Sách giáo khoa
STK : Sách tham khảo

OF
NL : Năng lực
TNST : Trải nghiệm sáng tạo
DHDA : Dạy học dự án
: Nghiên cứu bài học
NCBH
THPT
CNTT
ƠN
: Trung học phổ thông
: Công nghệ thông tin
NH
Y
QU
M

Y
DẠ
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ

1.1. Lí do chọn đề tài

AL
Hóa học là ngành khoa học thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên nghiên cứu các
chất, sự biến đổi và ứng dụng của chúng. Hoá học đóng vai trò quan trọng trong
cuộc sống, sản xuất, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội. Hầu như mỗi một

CI
vật dụng nào chúng ta sử dụng cũng là kết quả của hóa học. Hóa học được mệnh
danh là ‘khoa học trung tâm của các nghành khoa học’ vì có rất nhiều nghành khoa

FI
học đều lấy hóa học làm cơ sở nền tảng để phát triển. Hóa học cùng với các môn
khoa học khác góp phần hình thành thế giới quan, nhân cách toàn diện cho HS.
Cùng với vật lí, sinh học, công nghệ, kỷ thuật và toán học thì môn hoá học góp

OF
phần thúc đẩy giáo dục STEM, một trong những xu hướng giáo dục đang được coi
trọng ở nhiều quốc gia trên thế giới.
Giáo dục STEM vừa mang ý nghĩa thúc đẩy giáo dục các lĩnh vực khoa học,
công nghệ, kĩ thuật và toán học vừa thể hiện phương pháp tiếp cận liên môn, phát
ƠN
triển năng lực và phẩm chất người học. Khi học chủ đề STEM đòi hỏi HS vận
dụng kiến thức để giải quyết các vấn đề về thực tiễn thường gặp trong cuộc sống.
Trong một chủ đề STEM tổ chức các HĐTNST là cần thiết. Đây là một phương
pháp học tập để HS khám phá kiến thức, thử thách bản thân và có thể phát triển
NH
những nhóm năng lực, đặc biệt là hướng đến tư duy, định hướng nghề nghiệp trong
công nghệ 4.0 của thế kỉ 21.
Học thông qua HĐTNST là hoạt động giữ vai trò rất quan trọng trong chương
trình giáo dục phổ thông mới; giúp các em rèn luyện kỹ năng sống, tính sáng tạo
Y

trong học tập và sinh hoạt hằng ngày. HĐTNST góp phần hình thành, phát triển
các phẩm chất chủ yếu, năng lực chung và các năng lực đặc thù môn học cho HS;
QU

nội dung hoạt động được xây dựng dựa trên các mối quan hệ của cá nhân HS với
bản thân, với xã hội, với tự nhiên và với nghề nghiệp. Đồng thời tổ chức các
HĐTNST cho HS được trải nghiệm cả khi học trực tiếp và học trực tuyến trong
thời kỳ dịch bệnh COVIT 19 phức tạp hiện nay.
M

Trong thực tế là GV giảng dạy môn hóa học THPT Quỳnh lưu 3 nhận thấy
HS cảm nhận hóa học là môn học nặng về kiến thức, khô khan, ít đi sâu tìm hiểu

về bản chất của hiện tượng và sự gắn kết giữa kiến thức sách vở với vấn đề thực
tiễn. Dẫn đến HS ít say mê và khám phá về môn học. Đặc biệt HS 12 khi tham gia
các kì thi THPT quốc gia cảm thấy sợ và khó khăn khi gặp những câu hỏi hóa học
liên hệ thực tiễn. Lúc này GV giảng dạy suy nghĩ trăn trở và tiếp cận với xu thế
mới hiện nay thì việc tổ chức HĐTNST theo định hướng giáo dục STEM là cần
Y

thiết. HS rất hứng thú trải nghiệm, khám phá , hăng say vận dụng kiến thức các
DẠ

môn học để tạo ra các sản phẩm theo từng chủ đề.Từ đó HS sẽ tìm tòi, chủ động tư
duy để tìm hiểu, thực hiện và rèn luyện kỷ năng về kiến thức môn học và tham gia
thi THPT Quốc Gia đạt hiểu quả.

1
Từ những lí do trên tôi đã chọn đề tài “Tổ chức các hoạt động trải nghiệm
sáng tạo trong dạy học theo định hướng giáo dục STEM chương Cacbohidrat
Hóa học 12 - THPT” với mong muốn góp phần vào việc đổi mới phương pháp

AL
dạy học theo định hướng phát triển năng lực HS nhằm nâng cao chất lượng và hiệu
quả của dạy học môn Hóa học lớp 12 nói riêng và chất lượng dạy học Hóa học ở
trường phổ thông nói chung.

CI
1.2. Mục đích nghiên cứu
Tổ chức các HĐTNST trong dạy học theo định hướng giáo dục STEM

FI
chương Cacbohidrat Hóa học 12 – THPT với mục đích: góp phần nâng cao hiệu
quả dạy và học môn Hóa Học cũng như phát triển năng lực của HS trường THPT.
Rèn luyện cho HS kĩ năng làm việc theo nhóm một cách có hiệu quả từ đó hình

OF
thành năng lực hợp tác trong học tập và trong công việc hàng ngày. Định hướng
cho HS cách tìm tòi, khai thác các tài liệu liên quan đến vấn đề học tập và định
hướng cách khai thác thông tin từ tài liệu thu thập được một cách có hiệu quả.
Giúp HS tự tin giao tiếp trước đám đông và khả năng thuyết trình các sản phẩm do

ƠN
chính các em tìm tòi.Và hơn hết các em có thể tự hào về những sản phẩm do chính
tay mình làm ra và sử dụng những sản phẩm đó với nhiều mục đích khác nhau
hoặc sẽ định hướng nghề nghiệp sau khi ra trường. Xây dựng thêm các chủ đề dạy
học theo nội dung HĐTN vào bài giảng Hóa học 12 - THPT để dạy tốt và học tốt
NH
môn Hóa Học.
1.3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Tổ chức được các HĐTNST trong quy trình dạy học
theo định hướng giáo dục STEM chương Cacbohidrat Hóa học 12 – THPT.
Y

- Phạm vi nghiên cứu: nghiên cứu, tổ chức các HĐTNST và vận dụng vào dạy
QU

học một số chủ đề: Cacbohidrat theo định hướng giáo dục STEM trong Hóa học 12
– THPT nhằm phát triển vận dụng vào thực tiễn của HS.
1.4. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lí luận của việc tổ chức HĐTNST như khái niệm, nội
M

dung, yêu cầu, các hình thức tổ chức HĐTNST ở trường THPT. Nghiên cứu định
hướng giáo dục STEM trong dạy học môn Hóa Học. Thực trạng dạy học ở các

trường THPT trên địa bàn Quỳnh Lưu. Nghiên cứu nội dung chương trình SGK
Hóa Học 12, các kiến thức chương Cacbohidrat Hóa học 12 – THPT theo công văn
3280 /BGDĐT – GDTrH (27/08/2020) của bộ GD và ĐT. Xác định nội dung tiến
trình HĐTN theo định hướng giáo dục STEM. Soạn thảo các quy trình tổ chức
HĐTNST theo định hướng giáo dục STEM. Tiến hành thực nghiệm sư phạm theo
Y

nội dung và kiến thức đã soạn thảo để kiểm tra, đánh giá tính khả thi và tính hiệu
DẠ

quả của các HĐTNST đã xây dựng trong chủ đề. Phân tích kết quả thực nghiệm
thu được để đánh giá chất lượng kiến thức của HS. Nêu được các kết luận về ý
nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài. Kết luận và đề xuất.

2
1.5. Phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lí luận của phương pháp dạy học TNST, nghiên cứu tài
liệu, SGK, STK có liên quan.

AL
- Khảo sát thực trạng ở trường phổ thông, các phương pháp hỗ trợ, thăm dò ý
kiến GV, HS.

CI
- Thực nghiệm sư phạm và xử lý kết quả thực nghiệm sư phạm.

1.6. Kế hoạch nghiên cứu

FI
OF
ƠN
NH
Y
QU
M

1.7. Tính mới của đề tài


- Về mặt lý luận: Góp phần làm sáng tỏ cơ sở lí luận về việc tổ chức các

HĐTNST trong dạy học một số chủ đề: Cacbohiđrat hóa học 12 theo định hướng
giáo dục STEM.
- Về mặt thực tiễn: tổ chức thực hiện các HĐTNST vào thực tiễn trong dạy
học một số chủ đề: Cacbohiđrat hóa học 12 theo định hướng giáo dục STEM.
Y

- Đề tài đã triển khai, bổ sung và tổ chức được các HĐTNST trong dạy học
DẠ

STEM một số chủ đề thuộc chương Cacbohiđrat hóa học 12 dưới hai hình thức :
dạy học trực tiếp và dạy học trực tuyến (thiết kế bài giảng e-learning và xây dựng
kế hoạch bài dạy e-learning có lồng ghép phát triển năng lực số và kỹ năng chuyển
đổi cho HS) nên đề tài được áp dụng rộng rãi cho HS các trường THPT.
3
PHẦN 2: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN

AL
2.1.1. Dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh.
2.1.1.1. Khái niệm về năng lực

CI
Năng lực là khả năng thực hiện có hiệu quả và có trách nhiệm các nhiệm vụ,
công việc thuộc các lĩnh vực nghề nghiệp, xã hội hay cá nhân dựa trên hiểu biết, kĩ
năng, và thái độ (sự sẵn sàng hành động) (Theo Bernd Meier và Nguyễn Văn

FI
Cường, 2012).
2.1.1.2. Dạy học định hướng phát triển năng lực của học sinh

OF
Với cách hiểu như trên về năng lực, việc dạy học thay vì chỉ dừng ở hướng tới
mục tiêu dạy học hình thành kiến thức, kĩ năng và thái độ tích cực ở HS thì còn
hướng tới mục tiêu xa hơn đó là trên cơ sở kiến thức, kĩ năng được hình thành,
phát triển khả năng thực hiện các hành động có ý nghĩa đối với người học. Nói một

ƠN
cách khác việc dạy học định hướng phát triển năng lực về bản chất không thay thế
mà chỉ mở rộng hoạt động dạy học hướng nội dung bằng cách tạo một môi trường,
bối cảnh cụ thể để HS được thực hiện các hoạt động vận dụng kiến thức, sử dụng
kĩ năng và thể hiện thái độ của mình.
NH
Với cách tiếp cận này, người ta sẽ dựa trên đặc thù nội dung, phương pháp
nhận thức và vai trò của môn học đối với thực tiễn để đưa ra hệ thống năng lực
chuyên biệt cụ thể là môn Hóa học gồm có: NL vận dụng kiến thức hóa học vào
cuộc sống; NL giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học; NL thực hành hóa học;
NL sử dụng ngôn ngữ hóa học; NL tính toán hóa học.
Y

2.1.2. Hoạt động trải nghiệm sáng tạo.


QU

2.1.2.1. Khái niệm “hoạt động”


Mọi hoạt động của con người đều có tính mục đích. Con người hiểu được
mục đích hoạt động của mình, từ đó mới định rõ chức năng, nhiệm vụ, động lực
của hoạt động để đạt hiệu quả trong công việc. K.Marx cho rằng, hoạt động của
M

con người là hoạt động có mục đích, có ý thức; mục đích, ý thức ấy như một quy
luật, quyết định phương thức hoạt động và bắt ý chí con người phụ thuộc vào nó.

K. Marx viết: “Công việc đòi hỏi một sự chú ý bền bỉ, bản thân sự chú ý đó chỉ có
thể là kết quả của một sự căng thẳng thường xuyên của ý chí”. Trong lịch sử của
nhân loại, tính mục đích trong hoạt động và tầm nhìn về lợi ích của hoạt động con
người thể hiện rõ trong nền giáo dục của các dân tộc và quốc gia từ xưa đến nay.
Hoạt động của con người dành cho việc dạy và học luôn được chú trọng và đề cao.
Y

Hồ Chủ tịch từng nhắc lại một bài học của người xưa: “Vì lợi ích mười năm thì
DẠ

phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”. Dạy học là dạy người.
Trong quan niệm của người Việt, người thầy được coi là một nhân tố góp phần
quan trọng, quyết định sự nghiệp của con người. Câu tục ngữ “Không thầy đố mày
làm nên” có ý nghĩa như vậy.
4
2.1.2.2. Trải nghiệm:
Sự trải nghiệm được hiểu là kết quả của sự tương tác giữa con người với thế
giới khách quan. Sự tương tác này bao gồm cả hình thức và kết quả các hoạt động

AL
thực tiễn trong xã hội, bao gồm cả kỹ thuật và kỹ năng, cả những nguyên tắc hoạt
động và phát triển thế giới khách quan.Trải nghiệm là kiến thức kinh nghiệm thực
tế; là thể thống nhất bao gồm kiến thức và kỹ năng. Trải nghiệm là kết quả của sự

CI
tương tác giữa con người và thế giới, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
2.1.2.3. Sáng tạo.

FI
Sáng tạo là biểu hiện của tài năng trong những lĩnh vực đặc biệt nào đó, là
năng lực tiếp thu tri thức, hình thành ý tưởng mới và muốn xác định được mức độ

OF
sáng tạo cần phải phân tích các sản phẩm sáng tạo. Sáng tạo được hiểu là hoạt động
của con người nhằm biến đổi thế giới tự nhiên, xã hội phù hợp với các mục đích và
nhu cầu của con người trên cơ sở các qui luật khách quan của thực tiễn, đây là hoạt
động đặc trưng bởi tính không lặp lại, tính độc đáo và tính duy nhất. Sáng tạo là
một thuộc tính nhân cách tồn tại như một tiềm năng ở con người. Tiềm năng sáng
ƠN
tạo có ở mọi người bình thường và được huy động trong từng hoàn cảnh sống cụ
thể.
2.1.2.4. Hoạt động trải nghiệm sáng tạo.
NH
“Hoạt động trải nghiệm sáng tạo là hoạt động giáo dục, trong đó nội dung và
cách thức tổ chức tạo điều kiện cho từng HS được tham gia trực tiếp và làm chủ
thể của hoạt động, tự lên kế hoạch, chủ động xây dựng chiến lược hành động cho
bản thân và cho nhóm để hình thành và phát triển những phẩm chất, tư tưởng, ý
chí, tình cảm, giá trị, kĩ năng sống và những năng lực cần có của công dân trong xã
Y

hội hiện đại, qua hoạt động HS phát huy khả năng sáng tạo để thích ứng và tạo ra
QU

cái mới, giá trị cho cá nhân và cộng đồng”.


2.1.3. Đặc điểm của hoạt động trải nghiệm sáng tạo.
2.1.3.1. Vai trò ưu thế của hoạt động trải nghiệm sáng tạo.
- Bộ phận quan trọng của chương trình giáo dục.
M

- Con đường quan trọng để gắn học với hành, lý thuyết với thực tiễn.

- Hình thành phát triển nhân cách hài hòa và toàn diện cho HS.
- Điều chỉnh và định hướng cho hoạt động dạy học.
2.1.3.2. Vai trò của HS và GV trong hoạt động trải nghiệm sáng tạo.
+ Vai trò của học sinh:
Y

HS phải chủ động và tích cực trong việc đón nhận tình huống học tập mới,
DẠ

chủ động trong việc huy động kiến thức, kỹ năng đã có vào khám phá, giải quyết
các tình huống học tập mới đồng thời HS phải chủ động bộc lộ những quan điểm
và những khó khăn của bản thân khi đứng trước tình huống học tập mới. HS đạt

5
được tri thức, tư duy và nhân cách qua quá trình dự đoán, kiểm nghiệm, thất bại từ
đó rút ra bài học cần thiết phải chủ động tích cực trong việc thảo luận, trao đổi
thông tin với bạn học và GV. Việc trao đổi này phải xuất phát từ nhu cầu của chính

AL
HS trong việc tìm những giải pháp để giải quyết tình huống học tập mới hoặc
khám phá sâu hơn các tình huống đó HS phải tự điều chỉnh lại kiến thức của bản
thân sau khi lĩnh hội được các tri thức mới, thông qua việc giải quyết các tình

CI
huống học tập. Không chỉ chú trọng vào quá trình thu nhận kiến thức mà còn nắm
cách học, mô tả được những nhiệm vụ cần thực hiện để giải quyết vấn đề. HS phải
có kỹ năng sử dụng các phương tiện học tập thành thạo như biết khai thác thông tin

FI
trên internet, sử dụng các phần mềm... Luôn nỗ lực biến những ý tưởng trong học
tập thành sản phẩm cụ thể. Và phải học thực hiện đánh giá người khác và tự đánh

OF
giá bản thân qua quá trình học tập.
+ Vai trò của giáo viên:
GV là người thiết kế các tình huống học tập, người nêu vấn đề, người biên
soạn, giới thiệu tài liệu học tập, điều phối mọi hoạt động trong lớp học, tiếp nhận

ƠN
những phản hồi, điều chỉnh hoạt động học đi đúng hướng, luôn bên cạnh người học
với vai trò nhà tư vấn tạo môi trường cho người học kiến tạo kiến thức cho mình.
Vai trò của GV trong dạy học TNST được mô tả như sau:
NH
GV khuyến khích, chấp nhận sự tự điều khiển và sáng kiến của người học,
tích cực tìm hiểu kiến thức đã có và nhu cầu học tập của HS, khuyến khích HS trao
đổi, tranh luận với nhau và cả với GV, cũng như thay đổi cách hướng dẫn và thay
đổi nội dung khi cần thiết, khuyến khích HS tư duy phê phán và tìm hiểu các vấn
đề trong những tình huống bằng những câu hỏi tư duy, hay các câu hỏi mở.
Y

Hướng dẫn người học cách học, cách điều chỉnh các kỹ năng học tập và cách
QU

định hướng, điều khiển những nỗ lực học tập. Nuôi dưỡng động cơ đam mê học
tập của HS bằng cách sử dụng thường xuyên các mô hình thúc đẩy hoạt động học.
Cũng luôn luôn tạo điều kiện cho HS tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau.
2.1.3.2. Kết quả của hoạt động trải nghiệm sáng tạo
M

- Con người được trang bị đầy đủ kiến thức phong phú về hoàn cảnh, môi
trường sống, xây dựng những tình cảm đạo đức trong sáng, thân thiện, yêu cuộc

sống, thiên nhiên.


- Hình thành các kĩ năng, năng lực sống trong những hoàn cảnh xã hội khác
nhau.
- Giúp người trải nghiệm khám phá phát huy năng lực bản thân và có tác động
Y

đến cộng đồng.


DẠ

- Cải thiện môi trường học tập thân thiện, tình cảm.
- Giảm thiểu những áp lực căng thẳng trong chương trình học.

6
2.1.3.3. Các nguyên tắc thiết kế hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy
học.
- Đảm bảo tính mục đích và tính kế hoạch của hoạt động.

AL
- Đảm bảo tính thích hợp và tính hiệu quả.
- Đảm bảo sự thống nhất của nội khóa và ngoại khóa.

CI
- Đảm bảo sự thống nhất giữa chỉ đạo của GV và tính tự quản của HS.
- Nội dung sinh hoạt phải linh hoạt, phong phú cân đối giữa các loại hình.

FI
- Có sự tự nguyện chủ động và hứng thú của HS.
- Huy động sự tham gia giúp đỡ của nhà trường, cha mẹ HS, chính quyền địa

OF
phương, cơ quan doanh nghiệp.
2.1.3.4. Các bước thiết kế tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo.
- Bước 1: Xác định nhu cầu tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo công việc
này bao gồm một số việc.
- Bước 2: Đặt tên cho hoạt động. ƠN
- Bước 3: Xác định mục tiêu của hoạt động.
- Bước 4: Xác định nội dung, phương pháp, phương tiện, hình thức của hoạt
NH

động.
- Bước 5: Lập kế hoạch.
- Bước 6: Thiết kế chi tiết hoạt động trên bản giấy.
Y

- Bước 7: Kiểm tra, điều chỉnh và hoàn thiện chương trình.


QU

- Bước 8: Lưu trữ kết quả hoạt động vào hồ sơ của HS.
2.1.3.5. Các hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học.
M

Y
DẠ

HĐTNST rất đa dạng phong phú, cùng một chủ đề, một nội dung giáo dục có
thể tổ chức nhiều hình thức khác nhau như câu lạc bộ, trò chơi, diễn đàn, sân khấu
tương tác, trải nghiệm STEM…

7
2.1.3.5.1. Tham quan dã ngoại:
Đây là hình thức học tập trải nghiệm hiệu quả nhất bởi tính hấp dẫn đối với
HS. Mục đích của tham quan dã ngoại là được tham quan, tìm hiểu và học hỏi kiến

AL
thức.
Tiếp xúc với các di tích, danh thắng lịch sử, văn hóa, công trình nhà máy,

CI
cảnh quan tự nhiên từ đó giúp các em có những kinh nghiệm thực tế để áp dụng
vào chính cuộc sống của các em.
Tham quan dã ngoại là cơ hội cho thầy - trò có sự gắn kết giao lưu để từ đó

FI
GV thấu hiểu, nắm bắt được nhu cầu nguyện vọng của HS để từ đó thiết kế các
chương trình học tập phù hợp với lứa tuổi, đặc điểm môi trường học. Tham quan

OF
dã ngoại là cơ hội điều kiện tốt để các em tự khẳng định mình thể hiện tính tự
quản, tính sáng tạo và biết đánh giá sự cố gắng, sự trưởng thành của bản thân củng
như giúp các em học tập theo phương châm “học đi đôi với hành”, “lí luận đi đôi
với thực tiễn” ...

ƠN
Các hình thức tham quan dã ngoại của môn thuộc khoa học tự nhiên như tham
quan các cơ sở sản xuất, làng nghề, trang trại, nhà máy, xí nghiệp.... theo các chủ
đề học tập.
2.1.3.5.2. Tổ chức trò chơi
NH

Trò chơi là một loại hình thức hoạt động giải trí, thư giãn; là món ăn tinh thần
nhiều bổ ích và không thể thiếu được trong cuộc sống con người nói chung, đối với
HS nói riêng. Trò chơi là hình thức tổ chức các hoạt động vui chơi với nội dung
kiến thức thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, có tác dụng giáo dục “chơi mà học, học
Y

mà chơi”.
Trò chơi có thể được sử dụng trong nhiều tình huống khác nhau của HĐTNST
QU

như làm quen, khởi động, dẫn nhập vào nội dung học tập, cung cấp và tiếp nhận tri
thức; đánh giá kết quả, rèn luyện các kĩ năng và củng cố những tri thức đã được
tiếp nhận,… Trò chơi giúp phát huy tính sáng tạo, hấp dẫn và gây hứng thú cho
HS; giúp HS dễ tiếp thu kiến thức mới; giúp chuyển tải nhiều tri thức của nhiều
M

lĩnh vực khác nhau; tạo được bầu không khí thân thiện; tạo cho các em tác phong
nhanh nhẹn,…

2.1.3.5.3. Tổ chức câu lạc bộ


Đây là hoạt động ngoại khóa của một nhóm HS cùng sở thích, nhu cầu năng
khiếu ... với định hướng của nhà giáo nhằm tạo môi trường, giao lưu thân thiện,
tích cực giữa các HS với nhau và giữa HS với thầy cô giáo và những người trưởng
Y

thành khác. Hoạt động câu lạc bộ tạo cơ hội để HS chia sẻ những kiến thức hiểu
biết của mình về lĩnh vực mà các em quan tâm, qua đó phát triển các kĩ năng của
DẠ

HS: trình bày, giao tiếp, lắng nghe, biểu đạt ý kiến, giải quyết vấn đề... thông qua
đó GV có thể hiểu và quan tâm tới nhu cầu nguyện vọng và mục đích chính đáng
của HS.

8
Hình thức tổ chức câu lạc bộ như: câu lạc bộ xanh, trồng cây xanh bảo vệ môi
trường...
2.1.3.5.4. Tổ chức thảo luận

AL
Đây có lẽ là cách thức tổ chức dạy học trải nghiệm đơn giản và dễ thực hiện
nhất với điều kiện nước ta cũng như mặt bằng chung của các trường phổ thông

CI
hiện nay.
Thảo luận có thể diễn ra trong phạm vi hẹp trong lớp học dưới sự hướng dẫn
điều khiển của GV - HS cùng nhau trao đổi tìm ra nguyên nhân và giải pháp thực

FI
hiện chủ đề cùng trao đổi.
GV chỉ là người tổ chức còn HS là người chủ trì, dẫn dắt, thực hiện. Tuy

OF
nhiên đây cũng chỉ là bước đầu của học tập trải nghiệm hình thức tổ chức này sẽ
khó phát huy hết năng lực người học và đặc biệt là những em HS còn chưa chú ý
tới học tập. Bởi vậy GV cần có những hình thức tổ chức hấp dẫn với tất cả đối
tượng HS nhằm phát triển năng lực ở người học.
2.1.3.5.5. Tổ chức các cuộc thi
ƠN
Tổ chức các cuộc thi có thể trong nhà trường, lớp học hay ngoài không gian
trường học. Nội dung cuộc thi rất phong phú và dễ lồng ghép bất cứ nội dung giáo
dục nào. Và đó cũng là yêu cầu đặt ra đối với mỗi cuộc thi đều phải mang ý nghĩa
NH

giáo dục nhất định.


Việc lựa chọn cách thức thực hiện hay làm cho cuộc thi trở nên hấp dẫn mang
tính giáo dục hiệu quả đòi hỏi chất xám từ các nhà tổ chức mà không ai khác đó
chính là những thầy cô giáo người trực tiếp làm nhiệm vụ giáo dục. Nếu như tổ
Y

chức cuộc thi chỉ là hình thức thì thật khó đem tới hiệu quả và bộc lộ hết năng lực
của người học.
QU

Cuộc thi có nhiều cách tổ chức dưới nhiều hình thức khác nhau như: thi giải
ô chữ, đố vui về các địa danh trên đất nước ta, hội thi kể chuyện theo tranh về môi
trường.
Mỗi hình thức có thể tổ chức với một chủ đề trong đó mang một hay nhiều
M

nội dung giáo dục mà ở đó có sự gắn kết với nội dung chương trình cũng như giáo
dục kĩ năng sống.

2.1.3.5.6. Sinh hoạt tập thể


Hình thức sinh hoạt tập thể là hình thức tổ chức quen thuộc diễn ra thường
xuyên tại các trường học phổ thông. Đây là hình thức tổ chức có sự gắn kết cao,
Y

đồng thời cũng là yếu tố chính để duy trì và phát triển các phong trào và đoàn thể
thanh thiếu niên.
DẠ

2.1.3.5.7. Lao động công ích


Lao động công ích là hình thức hoạt động mang tính tập thể cao. Có thể
được tổ chức trong khuôn viên nhà trường hoặc làng xóm như: Vệ sinh vườn
9
trường, sân trường lớp học; vệ sinh đường làng ngõ xóm, trồng và chăm sóc vườn
hoa, chăm sóc và bảo vệ di tích lịch sử, các công trình công cộng, di sản văn hóa…
Tuy nhiên việc lao động công ích phải xuất phát từ việc làm của mỗi cá

AL
nhân, cái tâm của mỗi người góp sức mình để tham gia xây dựng, tu bổ công trình
công trình công cộng vì lợi ích chung của cộng đồng nhằm bảo tồn các công trình,
biết yêu quý giá trị lao động cũng như có những hành động cần thiết để bảo vệ,

CI
phòng chống khắc phục.
2.1.3.5.8. Diễn đàn

FI
Diễn đàn được tổ chức với quy mô khác nhau ở khối lớp, cấp trường, cấp
quận/ huyện, cấp tỉnh hoặc cao hơn nữa. Chủ đề của diễn đàn có thể xây dựng dựa

OF
trên nội dung các hoạt động giáo dục, những nhu cầu, mong muốn của các em với
nhà trường.
Cũng từ đó các bậc phụ huynh, thầy cô giáo thấu hiểu tâm tư nguyện vọng
của các em để từ đó tìm ra những giải pháp cho phù hợp để xây dựng biện pháp
giáo dục cho phù hợp.
ƠN
Với cách thức tổ chức diễn đàn như thế này yêu cầu về mặt thời gian, sự
công phu từ người diễn thuyết đồng thời dễ đi lạc hướng. Bởi vậy GV cần xây
dựng chương trình cụ thể khoa học và có tính định hướng để nhằm đi đúng mục
NH
đích giáo nhằm phát triển năng lực ở người học.
2.1.3.5.9. Giao lưu
Giao lưu có những đặc trưng riêng biệt khó hòa lẫn với các hình thức tổ
chức khác. Đó là giao lưu phải có đối tượng là những nhân vật điển hình có thành
Y

tích xuất sắc trong lĩnh vực nào đó thực sự là tấm gương sáng cho các em noi theo,
phù hợp với hứng thú của HS. Thu hút sự tham gia đông đảo cũng như hứng thú
QU

của HS.
Đồng thời, đòi hỏi sự trao đổi thông tin tình cảm chân thực những vấn đề
cần thiết liên quan tới nội dung học tập và hứng thú của các em.
2.1.3.5.10. Tổ chức sự kiện
M

Các hình thức tổ chức sự kiện quen thuộc thường bắt gặp trong nhiều nhà

trường phổ thông như: Lễ khai mạc, nhập học, lễ tốt nghiệp, lễ vinh danh HS có
thành tích xuất sắc, buổi triển lãm về biển đảo, hội diễn khoa học, hoạt động học
tập thực tế du lịch khảo sát thực tế, tìm hiểu di sản văn hóa, về phong tục tập quán,
khám phá đất nước, trải nghiệm văn hóa nước ngoài…
Y

Việc tổ chức sự kiện đòi hỏi sự công phu cũng như chuẩn bị kĩ càng ở cả HS
và GV làm sao để HS biết hợp tác với nhau làm việc nhóm hiệu quả và kĩ năng giải
DẠ

quyết vấn đề thực tế ngay trong quá trình tổ chức.


2.1.3.5.11. Hoạt động chiến dịch

10
Mỗi chiến dịch mang một chủ đề định hướng học tập trải nghiệm như: Chiến
dịch giờ trái đất, chiến dịch làm sạch môi trường xung quanh trường học, chiến
dịch ứng phó với biến đổi khí hậu, chiến dịch bảo vệ rừng ngập mặn, chiến dịch

AL
làm cho thế giới sạch hơn…
Quy mô của hoạt động chiến dịch có thể tổ chức trong không gian nhà
trường hoặc ngoài nhà trường. Việc tổ chức có thể diễn ra thường xuyên nhưng

CI
phải phù hợp với điều kiện địa phương và nhà trường đảm bảo những vấn đề đó là
vấn đề lâu dài có tính cấp thiết và giáo dục cao.

FI
2.1.3.5.12. Sân khấu tương tác
Là một hình thức nghệ thuật tương tác dựa trên hoạt động diễn kịch, trong

OF
đó vở kịch chỉ có phần mở đầu đưa ra tình huống, phần còn lại được sáng tạo bởi
người tham gia. Phần diễn chính là một cuộc chia tay thảo luận giữa những người
thực hiện và khán giả, trong đó đề cao tính tương tác hay sự tham gia của khán giả.
Nội dung của sân khấu tương tác là các vấn đề, những điều trực tiếp tác

ƠN
động tới cuộc sống của HS. HS tự chọn ra vấn đề bức thiết, các em tự xây dựng
kịch bản và cuối cùng là chọn ra những diễn viên cho vở diễn đó để thực hiện và sẽ
không có sự giúp đỡ từ bên ngoài. Sân khấu tương tác có thể diễn ra trong phạm vi
trong lớp học hoặc rộng hơn là phạm vi toàn trường.
NH
2.1.3.5.13. Trải nghiệm STEM
Thông qua dạy học STEM. Đó chính là vận dụng những kiến thức, kỹ năng
liên quan đến các môn học Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật và Toán học. Trong đó
HS biết liên kết các kiến thức Khoa học, Toán học để giải quyết các vấn đề thực
Y

tiễn. Biết sử dụng, quản lý và truy cập Công nghệ. HS biết về quy trình thiết kế và
chế tạo ra các sản phẩm.
QU

2.1.4. Giáo dục STEM trong dạy học.


2.1.4.1. Khái niệm về STEM
STEM là thuật ngữ viết tắt của các từ Science (Khoa học), Technology (Công
M

nghệ), Engineering (Kĩ thuật) và Mathematics (Toán học), thường được sử dụng
khi bàn đến các chính sách phát triển về Khoa học, Công nghệ, Kĩ thuật và Toán
học của mỗi quốc gia. Sự phát triển về Khoa học, Công nghệ, Kĩ thuật và Toán học

được mô tả bởi chu trình STEM, trong đó Science là quy trình sáng tạo ra kiến
thức khoa học; Engineering là quy trình sử dụng kiến thức khoa học để thiết kế
công nghệ mới nhằm giải quyết các vấn đề; Toán là công cụ được sử dụng để thu
nhận kết quả và chia sẻ kết quả đó với những người khác.
Y

2.1.4.2. Khái niệm về giáo dục STEM:


DẠ

Giáo dục STEM là mô hình giáo dục dựa trên cách tiếp cận liên môn, giúp HS
áp dụng các kiến thức Khoa học, Công nghệ, Kĩ thuật và Toán học vào giải quyết
một số vấn đề thực tiễn trong bối cảnh cụ thể. Khi nói đến mô hình giáo dục

11
STEM, chúng tôi muốn đề cập đến một nội hàm bao gồm cả khía cạnh chương
trình giáo dục, nguồn lực thực hiện chương trình và các chính sách thúc đẩy
chương trình giáo dục STEM trong thực tiễn.

AL
2.1.4.3. Giáo dục STEM trong môn Hóa Học
Trước mỗi buổi học, GV phải luôn nghiên cứu và chuẩn bị giáo án cẩn thận
bởi giáo án STEM rất quan trọng trong việc giảng dạy STEM Hóa học. Cụ thể như

CI
sau:
Với giáo án đã được chuẩn bị đầy đủ, kỹ lưỡng và khoa học thì việc truyền tải

FI
nội dung đến HS sẽ có sự bài bản, đi từ cái đơn giản đến phức tạp. Vì thế, khả năng
tiếp cận của HS cũng dễ dàng hơn, góp phần tăng hứng thú cho người học.
Giáo án STEM hóa học sẽ được GV phân bố chuẩn xác thời gian cho từng

OF
hoạt động. Điều này, giúp bài học diễn ra thuận lợi, suôn sẻ, đáp ứng tốt nhu cầu
tiếp thu của HS đối với mỗi tiết học, hoạt động cụ thể.
Thông qua giáo án STEM hóa học, các GV sẽ chủ động hơn trong quá trình
truyền tải kiến thức. Đồng thời, giúp người dạy tự tin mỗi khi đứng lớp và biết
cách vận dụng linh hoạt những phương pháp giảng dạy. Từ đó, đảm bảo người học
tiếp nhận kiến thức tốt hơn. ƠN
Giáo án STEM hóa học sẽ giúp quá trình học tăng cường sự tương tác giữa
người học với GV. Vì thế, mọi thắc mắc của HS sẽ được giải đáp một cách hiệu
quả, nhanh chóng. Nhờ vậy, việc tiếp thu bài học cũng tốt hơn.
NH
Khác với cách soạn bài truyền thống thường dựa vào SGK, lấy lý thuyết làm
trung tâm, giờ đây giáo án STEM Hóa học lấy người học làm trung tâm, lồng ghép
các nội dung trong sách theo các chủ đề gắn liền với thực tế và mang phong cách
rất riêng của mỗi GV. Kiến thức được truyền tải trở nên thực tế, không còn khô
khan và khiến người học dễ tiếp nhận hơn.
Y
QU
M

Y
DẠ

12
2.1.4.4. STEM và dạy học dựa trên sự trải nghiệm
Học tập trải nghiệm là một mô hình học tập khuyến khích sự tham gia vào
các hoạt động được đình hình trong các bối cảnh liên quan nhất có thể đến kiến

AL
thức cần chiếm lĩnh, kỹ năng cần phát triển, thái độ cần hình thành hoặc cần thay
đổi.

CI
Đặc điểm của học tập trải nghiệm thể hiện qua việc HS:
- Được trực tiếp tham gia vào các hoạt động và mối quan hệ giao lưu phong
phú đa dạng một cách tự giác.

FI
- Được thử nghiệm, thể nghiệm bản thân trong thực tế, từ đó hiểu mình hơn,
tự phát hiện những khả năng của bản thân.

OF
- Được tương tác, giao tiếp với người khác, với tập thể, với cộng đồng, với sự
vật hiện tượng … trong cuộc sống.
- Thực sự là một chủ thể tích cực, chủ động, sáng tạo và luôn chứa đựng hai
yếu tố không thể tách rời: hành động và cảm xúc.
ƠN
2.1.4.5. Hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong giáo dục STEM:
Hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong giáo dục STEM là hoạt động giáo dục.
trong đó nội dung và cách thức tổ chức tạo điều kiện cho từng HS được tham gia
NH
trực tiếp và làm chủ thể các hoạt động, tự lên kế hoạch, chủ động xây dựng chiến
lược hành động cho bản thân và cho nhóm để hình thành và phát triển những phẩm
chất, tư tưởng, ý chí, tình cảm, giá trị, của cá nhân và cộng đồng bằng cách tạo ra
các sản phẩm sáng tạo, xây dựng được các nguyên lí, quy trình mới, hình thành các
kiến thức mới đóng góp cho bản thân và cộng đồng.
Y

Về giáo dục STEM, thực hành, trải nghiệm sáng tạo và làm ra sản phẩm,
QU

một số yêu cầu quan trọng của chương trình là phải gắn liền học lý thuyết với thực
hành, sáng tạo ra các sản phẩm số của cá nhân, của nhóm. Sản phẩm có thể chỉ đơn
giản là một văn bản, một hình vẽ hay phức tạp hơn như một phần mềm học tập,
một trang Web đơn giản của cá nhân…
Với phương pháp ‘học thông qua hành ‘, ‘ vừa học vừa chơi’, STEM tạo cho
M

HS hứng thú khi học. Thông qua những trò chơi thú vị gắn liền với kiến thưc,
những dự án học tập sẽ giúp học sinh tiếp thu kiến thức nhanh hơn, nhớ lâu và hiểu

sâu hơn. Đồng thời việc học đối với học sinh sẽ trở thành niềm đam mê, yêu thích
thực sự chứ không còn mang tính ép buộc nữa.
Trong HĐTN STEM HS được khám phá các thí nghiệm, ứng dụng khoa
học, kỹ thuật trong thực tiễn đời sống. Qua đó nhận biết được ý nghĩa của khoa
Y

học, công nghệ, kỹ thuật và toán học đối vơi đời sống con người, nâng cao hứng
thú học tập các môn học STEM. .
DẠ

Để tổ chức thành công các HĐTN STEM, cần sự tham gia hợp tác các bên
liên quan như trường phổ thông, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, các trường đại học,
doanh nghiệp.

13
Trải nghiệm STEM còn có thể được thực hiện thông qua sự hợp tác giữa
trường phổ thông với cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp. Theo cách này,
triển khai dự án nghiên cứu, tìm hiểu các nghề thuộc lĩnh vực STEM. Đây là hoạt

AL
động theo sở thích, năng khiếu của HS, diễn ra định kì, trong cả năm học.
Các trường phổ thông có thể triển khai giáo dục STEM thông qua hình thức
câu lạc bộ, tham qua câu lạc bộ STEM, HS được nâng cao trình độ, triển khai các

CI
dự án nghiên cứu, tìm hiểu các nghề thuộc lĩnh vực STEM. Đây là hoạt động theo
sở thích, năng khiếu của HS, diễn ra định kỳ, trong cả nước.

FI
Tổ chức tốt câu lạc bộ STEM cũng là tiền đề khai thác các dự án nghiên cứu
trong khuôn khổ cuộc thi khoa học kỹ thuật dành cho HS trung học. Bên cạnh đó,
tham gia câu lạc bộ STEM còn là cơ hội để HS thấy được phù hợp về năng lực, sở

OF
thích, giá trị bản thân với nghề nghiệp thuộc các lĩnh vực.

2.1.5. Chuyển đổi số trong giáo dục và kĩ năng chuyển đổi


2.1.5.1. Chuyển đổi số trong giáo dục là
Quá trình chuyển đổi hoạt động giáo dục từ không gian truyền thống sang
ƠN
không gian số thông qua công nghệ mới, thay đổi phương thức dạy học, kiểm tra
đánh giá và quản lí quá trình dạy học nhằm đáp ứng nhu cầu học tập, giảng dạy,
giúp phát huy tối đa khả năng tư duy, sáng tạo, chủ động của GV và HS. Chuyển
đổi số trong giáo dục bao gồm chuyển đổi số trong công tác quản lý giáo dục và
NH
trong dạy học

2.1.5.2. Kĩ năng chuyển đổi


Trong chương trình Giáo dục phổ thông 2018 được ban hành kèm theo
Thông tư số 32/TT-BGDĐT, ngày 26/12/2018 của Bộ GDĐT. Theo đó, các kĩ năng
Y

chuyển đổi đã được tích hợp trong 5 phẩm chất: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung
QU

thực, trách nhiệm; 3 năng lực cốt lõi: tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải
quyết vấn đề và sáng tạo và 07 năng lực đặc thù: ngôn ngữ, toán học, khoa học,
công nghệ, tin học, thẩm mỹ và thể chất. Các năng lực, phẩm chất này sẽ được
hình thành và phát triển trong suốt quá trình học tập của các em HS ở trường cũng
M

như những trải nghiệm của mình trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Trong bối
cảnh môi trường kĩ thuật số phát triển rất nhanh và ngày càng trở nên phổ biến, các

thầy, cô giáo cần nỗ lực để khai thác thế mạnh kĩ thuật số mang lại để giúp HS có
được các năng lực, phẩm chất cũng như những năng lực năng số cơ bản cũng giúp
các em linh hoạt, dễ dàng thích nghi để sống, làm việc và thành công trong điều
kiện môi trường sống ngày nay. Sau đây là một số minh hoạ về việc hình thành
Y

phát phát triển các kĩ năng chuyển đổi cho HS thông qua việc GV khai thác công
DẠ

cụ CNTT để tổ chức dạy học.

2.1.5.3.Lưu ý ứng dụng ICT khi thiết kế hoạch bài dạy

14
- Không làm thay đổi kế hoạch bài dạy so với hướng dẫn số 5512/BGDĐT-
GDTrH ngày 18 tháng 12 năm 2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) và Công
văn số 2613/BGDĐT-GDTrH, ngày 23 tháng 6 năm 2021 của Bộ GDĐT mà là cụ

AL
thể hóa hơn việc khai thác CNTT một cách hiệu quả tránh lạm dụng CNTT;
- Toàn bộ công việc khai thác và sử dụng CNTT, phần mềm, phương tiện kĩ

CI
thuật số sử dụng trong việc tổ chức dạy học được mô tả trong mục thiết bị dạy học;

2.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN

FI
2.2.1. Thực trạng việc tổ chức các HĐTNST trong dạy học STEM ở THPT
Qua kết quả phiếu thăm dò của các GV trong tổ tự nhiên tại trường THPT

OF
Quỳnh Lưu 3 thấy rằng đa số GV thỉnh thoảng tổ chức các HĐTNST theo định
hướng giáo dục STEM, Một số ít GV hiếm khi tổ chức, còn rất ít GV thường
xuyên tổ chức. Mặt khác đa số GV gặp khó khăn khi tổ chức HĐTNST theo định
hướng giáo dục STEM. Lí do chủ yếu là do GV khó tích hợp kiến thức vào một
ƠN
chủ đề, còn lại là lý do vì chưa có nhiều kinh nghiệm và chưa có tài liệu hướng dẫn
GV cụ thể. Còn về mức độ quan tâm tới ứng dụng của kiến thức được học vào
cuộc sống thì đa số là thỉnh thoảng áp dụng, còn lại là thường xuyên và hiếm khi
áp dụng.
NH
Y
QU

2.2.2. Thực trạng sử dụng các HĐTNST trong dạy học STEM môn Hóa Học để
phát triển năng lực cho HS ở trường THPT.
M

Kết quả thăm dò của GV dạy tại trường nơi tôi công tác và GV tại trường
THPT Quỳnh Lưu 1 và Nguyễn Đức Mậu về vận dụng và tổ chức các HĐTNST

theo định hướng giáo dục STEM tôi thấy:


Y
DẠ

15
- Về mức độ sử dụng: Đa số GV thỉnh thoảng sử dụng các HĐTNST theo
định hướng giáo dục STEM; một số ít GV đã sử dụng thường xuyên các HĐTNST
theo định hướng giáo dục STEM nhưng cũng còn ở mức độ rất thấp. Mặt khác GV

AL
đã thiết kế và gửi bài giảng elearning về chủ đề môn hóa học THPT cho HS đa số
là chưa lần nào, một số ít là một lần, số còn lại rất ít là đã áp dụng và áp dụng
nhiều lần. Đặc biệt theo hướng đổi mới hiện nay là áp dụng chuyển đổi số và kỷ

CI
thuật số thì GV đã lồng ghép các phần mềm dạy học là: iMindMap, google form,
Quizizz, Azota, Plickers trong bài giảng dạy Hóa Học ở mức độ là đa số là thỉnh
thoảng lồng ghép, chỉ có số GV rất ít thường xuyên áp dụng.

FI
- Về tính hiệu quả của TNST trong việc phát triển năng lực toàn diện cho HS,
đa số GV đánh giá cao hiệu quả mà TNST đem lại như: rèn luyện kĩ năng giao

OF
tiếp, ứng xử; phát triển các năng lực tư duy, sáng tạo, vận dụng kiến thức Hóa Học
vào cuộc sống; rèn luyện năng lực hợp tác, kĩ năng thuyết trình giữa đám đông, kĩ
năng giải quyết vấn đề…Mặt khác GV đã tiếp cận với HĐTNST theo định hướng
giáo dục STEM.

ƠN
- Về hạn chế của HĐTNST theo định hướng giáo dục STEM: Hầu hết GV đều
cho rằng, HĐTNST theo định hướng giáo dục STEM cần nhiều thời gian để thực
hiện và không phù hợp với hình thức thi cử hiện nay.
2.2.3. Thuận lợi và khó khăn trong việc áp dụng đề tài.
NH

2.2.3.1.Thuận lợi
Trải nghiệm sáng tạo theo định hướng giáo dục STEM giúp HS có cơ hội
được học hỏi, giao lưu, trải nghiệm thực tế, vận dụng kiến thức, kỹ năng vào thực
tiễn cuộc sống, rèn luyện kỹ năng giao tiếp linh hoạt, chủ động, sáng tạo; phối hợp
Y

làm việc đội, nhóm hiệu quả, phản xạ, xử lý tình huống và giải quyết vấn đề phát
QU

sinh. Đồng thời, tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích nhằm phát triển nâng cao các tố
chất, tiềm năng, sáng tạo của bản thân HS, nuôi dưỡng ý thức sống độc lập, biết
quan tâm chia sẻ với người xung quanh. Bên cạnh đó, ngày hội STEM còn tạo mối
liên kết chặt chẽ giữa các ban, ngành, đoàn thể, các tổ chức, doanh nghiệp, các nhà
trường, phụ huynh và toàn xã hội chung tay với ngành giáo dục cho việc đổi mới
M

giáo dục theo hướng phát triển năng lực, phẩm chất cho HS.
Đội ngũ cán bộ GV nhà trường và tổ bộ môn đảm bảo về số lượng và chất

lượng, đáp ứng yêu cầu của cấp học. GV trong nhà trường luôn có trách nhiệm
cao, say mê với nghề nghiệp và hết lòng yêu thương HS. Ngay từ đầu năm học,
ban giám hiệu và tổ bộ môn đã có triển khai các kế hoạch, chỉ thị, nhiệm vụ năm
học; đổi mới PPDH nhằm phát triển năng lực HS, tạo hứng thú học tập cho HS.
Y

Lãnh đạo trường luôn khuyến khích GV tích cực sử dụng các PPDH mới như
DHDA, STEM, TNST, chủ đề, tích hợp, NCBH... nhằm tăng cường rèn luyện cũng
DẠ

như phát triển các năng lực của HS.


Bên cạnh đó, nhiều trường THPT hiện nay có nhiều thế mạnh về cơ sở vật
chất. Các HĐTNST theo định hướng giáo dục STEM đòi hỏi sự tham gia nhiều của
16
CNTT, HS khá thành thạo vi tính, máy chiếu, khai thác mạng (facebook, zalo,
messeger, trang web, google)...Vì vậy, việc sử dụng để báo cáo sản phẩm STEM
của HS rất dễ dàng.

AL
2.2.3.2. Khó khăn:
- Lúc học trên lớp còn nặng nề, không gây được hứng thú học tập cho HS cho

CI
nên có nhiều HS thụ động trong việc tiếp thu kiến thức, lười suy nghĩ, lười hoạt
động chỉ ngồi nghe những gì GV giảng mà chưa mạnh dạn đặt câu hỏi về những
vấn đề được học thậm chí các vấn đề mà các em chưa hiểu bài.

FI
- Kỹ năng vận dụng kiến thức Hóa Học đã được học vào giải thích các hiện
tượng Hóa học vào đời sống và ứng dụng còn yếu.

OF
- Năng lực của GV trong việc tiếp cận với chương trình đổi mới phương pháp
dạy học ở các trường và các địa phương không đồng đều, một số GV chưa thực
hiện đổi mới phương pháp giáo dục. Phương pháp dạy học của nhiều GV còn thiếu
sáng tạo, gượng ép. Chính điều đó làm cho HS tiếp nhận kiến thức một chiều, thiếu
sự năng động, tự tin.
ƠN
- Bản thân các GV chưa có đủ kinh nghiệm, năng lực để tổ chức các
HĐTNST theo định hướng giáo dục STEM, vì thực tế chưa có nhiều chương trình
tập huấn hiệu quả về việc tổ chức các HĐTNST theo định hướng giáo dục STEM
NH
cho GV, đồng thời GV chưa được tham gia nhiều các hoạt động nên thiếu kinh
nghiệm.
- Nhiều GV chỉ chú trọng việc rèn luyện các dạng bài tập để luyện thi đại học,
HS học để vượt qua các kì thi. Nhiều kiến thức thực tiễn bị lãng quên mà không
Y

được áp dụng ngoài thực tiễn.


- Việc thực hiện chương trình HĐTN đòi hỏi có sự chuẩn bị đầu tư rất kĩ về
QU

nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức, dụng cụ ... mất nhiều thời gian của GV.
- Bản thân phụ huynh chưa có sự đồng thuận cao trong tổ chức hoạt động:
như sợ ảnh hưởng đến thời gian học chính khóa, hay khi tham gia các hoạt động dã
ngoại.
M

- Chưa xây dựng được bộ tiêu chí đánh giá cụ thể về hoạt động của HS, đánh
giá cá nhân, nhóm, đánh giá riêng rẻ và đánh giá đồng đẳng để tạo ra động lực, tính

tự giác cho các HS.


- HS ít được tham gia các hoạt động mang tính chất vừa học vừa chơi về Hóa
học nên nhiều em thấy sợ môn này, kiến thức các em đạt được còn hời hợt không
chắc chắn và còn lúng túng. Đa số các em không có khả năng sáng tạo, thiết kế,
Y

chế tạo các thiết bị. HS ít có khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn mà chủ yếu
DẠ

chỉ vận dụng được vào những tình huống quen thuộc.
- Tuy nhiên với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kĩ thuật, trong công cuộc
thực hiện cuộc cách mạng 4.0 chúng ta cần nhìn nhận lại cách truyền thụ kiến thức

17
cho HS. Quá trình hình thành năng lực chính là quá trình phát triển nhân cách toàn
diện của HS.
2.3. TỔ CHỨC CÁC HĐTNST TRONG DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG

AL
GIÁO DỤC STEM CHƯƠNG CACBOHIDRAT HÓA HỌC 12-THPT”
2.3.1. Phân tích nội dung và cấu trúc của chương Cacbohidrat .

CI
(Trích từ KHGD môn Hóa Học năm học 2020 - 2021 của đơn vị nơi tôi công tác).

FI
OF
ƠN
NH
Y
QU

2.3.2. Các HĐTNST có thể triển khai trong dạy học STEM chương Cacbohidrat.
- Tổ chức tham quan dã ngoại chủ đề Tinh Bột và Xenlulozo.
M

- Tổ chức trò chơi ô chữ, rung chuông vàng trên phần mền plickes.

- Tổ chức câu lạc bộ STEM.


- Tổ chức thảo luận nhóm báo cáo sản phẩm.
- Tổ chức diễn đàn hóa học.
Y

- Tổ chức cuộc thi thông qua phần mềm quizzi, azota.


- Tổ chức lao động công ích: gom giấy sau giờ tan học của trường THPT Ql3
DẠ

- Tổ chức giao lưu tiết báo cáo sản phẩm.


- Tổ chức sự kiện sơ đồ tư duy.

18
2.3.3. Kế hoạch tổ chức các HĐTNST trong dạy học STEM chương
Cacbohiđrat.

AL
CI
FI
OF
ƠN
2.3.4. Triển khai Tổ chức các HĐTNST trong dạy học chủ đề STEM trong
NH
chương Cacbohiđrat.
1. Tên chủ đề : TINH BỘT 1. Tên chủ đề : XENLULOZO
2. Mô tả chủ đề: 2. Mô tả chủ đề:
Huyện Quỳnh lưu là vùng nông thôn Tại địa bàn Quỳnh lưu đặc biêt tại xã
Y

chuyên sản xuất các sản phẩm rau Quỳnh Nghĩa chuyên sản xuất các sản
màu. Trường THPT Quỳnh lưu 3 là phẩm từ gỗ. Tại phường Quỳnh liên có
QU

ngôi trường tại vùng nông thôn tại địa nhiều gia đình chuyên tạo sản phẩm từ
bàn quỳnh lưu. Huyện quỳnh lưu đã tre. Các quán xá tạp hóa lượng bìa thải ra
phát huy tính năng động, sáng tạo hàng ngày rất nhiều. Trường THPT
trong lao động, sản xuất, góp phần Quỳnh lưu 3 sau giờ tan trường ở các lớp
thúc đẩy nâng cao đời sống vật chất thường có các loại giấy A4 hoặc giấy vở
M

tinh thần của người dân địa phương. ghi HS vứt ra tại lớp học. GV trăn trở và
Trong các vụ mùa người dân sản xuất liên hệ qua môn học để vừa giáo dục HS

ra lúa, khoai, ngô, chuối xanh. Đó là có cái nhìn về giữ gìn môi trường sạch
một trong những lương thực thực đẹp vừa hiểu thêm về ứng dụng môn Hóa
phẩm thiết yếu trong cuộc sống của học trong cuộc sống. Đặc biệt vào mùa
con người. Trong mùa dịch COVIT dịch COVIT 19 hiện nay thì người dân
19 hiện nay thì người dân cần khai cần khai thác triệt để những sản phẩm từ
Y

thác triệt để những sản phẩm sạch từ Xenlulozo là cần thiết vừa phục vụ nhu
DẠ

Tinh bột là cần thiết vừa phục vụ sức cầu thiết yếu cho gia đình vừa có thể bán
khỏe cho gia đình vừa có thể bán ra ra thị trường từ sản phẩm tự mình làm ra.
thị trường từ sản phẩm sạch tự mình Trong chủ đề này: HS trải nghiệm
làm ra. tại các địa phương như: xưởng mộc (xã
19
Trong chủ đề này: HS trải quỳnh Nghĩa); vườn tre nứa (phường
nghiệm học hỏi về nghề làm nông tại Quỳnh Liên); Bìa ở các quán hàng (xã
các địa phương như: ruộng lúa (xã quỳnh Tiến); giấy thải ra sau giờ tan học

AL
quỳnh yên); ruộng khoai (xã quỳnh (trường THPT Quỳnh Lưu 3) huyện
bảng); ruộng ngô (xã quỳnh minh); Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Tiếp nhận
chuối xanh (xã quỳnh liên) huyện nhiệm vụ sản xuất các sản phẩm từ gỗ,

CI
Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Từ đó HS tre, bìa, giấy và các tiêu chí đánh giá sản
đưa ra giải pháp khắc phục khó khăn phẩm này. Từ đó HS đưa ra giải pháp
cho người dân sau khi thu hoạch. HS khắc phục khó khăn để làm ra sản phẩm

FI
tìm hiểu ứng dụng của gạo, ngô, từ gỗ, tre, bìa, giấy đạt hiệu quả cao hơn;
khoai, chuối có trong thực tiễn. Từ đó HS tìm hiểu ứng dụng của gỗ, tre, bìa,
HS thực hiện nghiên cứu quy trình giấy có trong thực tiễn. Từ đó HS thực

OF
làm các sản phẩm từ gạo, ngô, khoai, hiện nghiên cứu quy trình làm các sản
chuối, theo đó học được kiến thức phẩm gỗ, tre, bìa, giấy theo đó học được
thức liên quan như: kiến thức thức liên quan như:
Môn Hóa Học: Trạng thái tự nhiên, Môn Hóa Học: Trạng thái tự nhiên, tính

ứng dụng , điều chế của Tinh bột. ƠN


tính chất vật lí, tính chất hóc học và chất vật lí, tính chất hóc học và ứng
dụng, của Xenlulozo.
Môn Sinh Học: Tinh bột- bài 8- sinh Môn Sinh Học: Bài 4: cacbohidrat- sinh
học 11 học 10
NH

Môn Vật Lý: Sự bay hơi, Ngưng tụ, Môn Vật Lý: cân bằng vật rắn, trọng
Đun nóng. tâm, mức độ bền vững của vật.
Môn Công Nghệ: dụng cụ thông dụng Môn Công Nghệ: bản vẽ, dụng cụ máy
Môn Toán Học: cân, đo về các chất móc cần thiết.
Y

cần dùng. Môn Toán Học: cân, đo và hình vẽ của


Môn tin học: nghiên cứu tài liệu, thiết các loại hình: tròn, chữ nhật ,….
QU

kế kết quả học tập trên powerpoint, Môn tin học: nghiên cứu tài liệu, thiết kế
word, zalo, facebook, capcut, kết quả học tập trên powerpoint, word,
canva,…. zalo, facebook, capcut, canva,….
3. Mục tiêu 3. Mục tiêu
M

a. Kiến thức a. Kiến thức


Trình bày được: Trình bày được:

- Công thức phân tử, đặc điểm cấu - Công thức phân tử, đặc điểm cấu tạo,
tạo, tính chất vật lí (trạng thái, màu, tính chất vật lí (trạng thái, màu, mùi, vị,
mùi, vị, độ tan), tính chất hóa học của độ tan), tính chất hóa học (phản ứng thủy
tinh bột . phân, phản ứng với axit nitric), ứng dụng
- Tính chất hóa học của tinh bột phản của xenlulozo.
Y

ứng thuỷ phân, phản ứng của hồ tinh


DẠ

bột với iot, ứng dụng.


- Giải thích được: phản ứng lên men
rượu.

20
b. Kỹ năng
- Đọc, thu thập thông tin từ các tài liệu: SGK, internet, STK.

AL
- Xác định vấn đề cần giải quyết.
- Lập kế hoạch cá nhân; làm việc theo nhóm để làm và thử nghiệm các sản phẩm
.

CI
- Thuyết trình, bảo vệ được ý kiến của mình, lắng nghe, nhận xét và phản biện
được ý kiến của người khác.
- Tự đánh giá được quá trình làm việc cá nhân và các nhóm theo các tiêu chí GV

FI
đưa ra.
- Làm được sản phẩm thiết kế (poster kiến thức) và quảng bá sản phẩm.

OF
c. Phát triển phẩm chất
- Nghiêm túc, chủ động, tích cực thực hiện nhiệm vụ cá nhân, thảo luận nhóm
xây dựng sản phẩm chung của cả nhóm.

nhiệm vụ được giao. ƠN


- Yêu thích khám phá, tìm tòi và vận dụng các kiến thức học được vào giải quyết

- Hòa đồng, học hỏi, giúp đỡ bạn trong học tập.


- Tuân thủ các tiêu chuẩn kĩ thuật và giữ gìn vệ sinh chung khi tiến hành thực
NH
nghiệm.
- Lòng yêu nước, yêu thiên nhiên, ý thức giữ gìn truyền thống tốt đẹp của dân tộc
d. Định hướng phát triển năng lực
- Phát triển năng lực tự chủ, tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và
Y

sáng tạo.
QU

- Phát triển năng lực chuyên môn như: khoa học tự nhiên, toán học, công nghệ,
kỷ thuật.
e. Thiết bị dạy học và học liệu
- Giáo viên: máy tính có internet, máy chiếu, các phiếu khảo sát, phiếu giao
M

việc, phiếu đánh giá, phiếu bài tập (bản mềm).


- Học sinh: máy tính/máy tính bảng/ điện thoại có internet, các phần mềm để

thực hiện nhiệm vụ học tập, in phiếu bài tập.


- Thiết bị số và phần mềm được sử dụng trong bài học: Máy chiếu, máy tính;
phần mềm Powerpoint; Quizizz, Canva, Powtoon, Capcut,… Các ứng dụng
Y

internet: Zalo/Messenger.
5. Tiến trình tổ chức HĐTNST theo định hướng giáo dục STEM
DẠ

Hoạt động 1: Xác định vấn đề


- GV: tổ chức cho HS tham quan dã ngoại,

21
- HS trải nghiệm nghề làm nông (tại địa phương) và 1 tiết báo cáo (45 phút)
a. Mục tiêu a. Mục tiêu

AL
- HS trải nghiệm học hỏi về nghề làm- HS trải nghiệm học hỏi về làng nghề
nông tại các địa phương như: ruộng địa phương như: xưởng mộc (xã Quỳnh
lúa (xã Quỳnh Yên); ruộng khoai (xã Nghĩa); vườn tre nứa (phường Quỳnh
Liên); Bìa ở các quán hàng (xã Quỳnh

CI
Quỳnh Bảng); ruộng ngô (xã Quỳnh
Minh); chuối xanh Phường Quỳnh Tiến); giấy thải ra sau giờ tan học
Liên- TX Hoàng Mai ,tỉnh Nghệ An. (trường THPT Quỳnh Lưu 3) huyện
Tiếp nhận nhiệm vụ sản xuất các sản Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Tiếp nhận

FI
phẩm từ gạo, ngô, khoai, chuối xanh nhiệm vụ sản xuất các sản phẩm từ gỗ,
và các tiêu chí đánh giá sản phẩm tre, bìa, giấy và các tiêu chí đánh giá sản

OF
này. phẩm này.
- Tìm hiểu các ứng dụng của tinh bột - Tìm hiểu các ứng dụng của xenlulozo
trong thực tiễn. HS tiến hành mua các trong thực tiễn. HS tiến hành truy cập
sản phẩm từ gạo, ngô, khoai, chuối trang wep: https://www.pinterest.com
xanh ở thị trường để thử nghiệm và
truy cập trang wep:
https://www.pinterest.com từ đó lên ý
ƠN
các sản phẩm từ gỗ, tre, bìa, giấy và
quan sát từ thực tế ở thị trường để lên ý
tưởng có làm được sản phẩm đó tại nhà
tưởng có làm được sản phẩm đó tại không. Tiếp nhận nhiệm vụ làm sản
phẩm từ gỗ, tre, bìa, giấy tại nhà và các
NH
nhà không. Tiếp nhận nhiệm vụ làm
sản phẩm từ gạo, ngô, khoai, chuối tiêu chí đánh giá sản phẩm này.
xanh tại nhà và các tiêu chí đánh giá
sản phẩm này.
b. Nội dung b. Nội dung
Y

- HS tiếp nhận nhiệm vụ trải nghiệm: - HS tiếp nhận nhiệm vụ trải nghiệm:
QU

+ Nghề làm nông tại các địa phương +Về làng nghề địa phương theo mục tiêu
theo mục tiêu bài học. bài học.
+ Truy cập nhật vào trang wep: + Truy cập nhật vào trang wep:
https://www.pinterest.com lên ý https://www.pinterest.com lên ý tưởng
M

tưởng để hình thành sản xuất sản để hình thành sản xuất sản phẩm từ gỗ,
phẩm từ gạo, ngô, khoai, chuối xanh tre, bìa, giấy tại nhà.
tại nhà.

+ HS tìm hiểu nhiều kênh internet về từ


+ HS thử nghiệm sản phẩm từ gạo, gỗ, tre, bìa, giấy tại nhà trên thị trường.
ngô, khoai, chuối xanh tại nhà trên thị Từ đó cho HS thảo luận để hình thành ý
trường. Từ đó cho HS thảo luận để tưởng mới có sản xuất các loại sản phẩm
hình thành ý tưởng mới có sản xuất từ gỗ, tre, bìa, giấy tại nhà.
Y

các loại sản phẩm từ gạo, ngô, khoai, - GV thống nhất với HS về ý tưởng và
chuối xanh tại nhà khác nhau để thay lên kế hoạch sản xuất sản phẩm từ gỗ,
DẠ

cho bữa ăn cơm hàng ngày không? tre, bìa, giấy tại nhà và tiêu chí của sản
- GV thống nhất với HS về ý tưởng phẩm từ gỗ, tre, bìa, giấy sản xuất được.
và lên kế hoạch sản xuất sản phẩm từ
22
gạo, ngô, khoai, chuối xanh tại nhà và
tiêu chí của sản phẩm từ gạo, ngô,
khoai, chuối xanh sản xuất được.

AL
c. Dự kiến sản phẩm của học sinh c. Dự kiến sản phẩm của học sinh
Kết thúc hoạt động, HS cần đạt được Kết thúc hoạt động, HS cần đạt được sản
sản phẩm như sau: phẩm như sau:

CI
- Bảng kết quả của quá trình trải - Bảng kết quả của quá trình trải nghiệm:
nghiệm: video hoặc powerpoint… video hoặc powerpoint…

FI
- Bảng kết quả về quy trình sản xuất - Bảng kết quả về quy trình sản xuất sản
sản phẩm từ gạo, ngô, khoai, chuối phẩm từ gỗ, tre, bìa, giấy tại nhà tại địa
xanh tại nhà tại địa phương sau khi phương sau khi trải nghiệm.

OF
trải nghiệm.
- Bảng kết quả tiêu chí đánh giá về sản
- Bảng kết quả tiêu chí đánh giá về phẩm từ gỗ, tre, bìa, giấy tại nhà.
sản phẩm từ gạo, ngô, khoai, chuối
xanh tại nhà.
d. Cách thức tổ chức hoạt động
Bước 1. Đặt vấn đề:
ƠN
GV tổ chức thảo luận, giao lưu, diễn đàn, sinh hoạt tập thể trong lớp học
NH
- GV đặt câu hỏi: từ quy trình trồng - GV đặt câu hỏi: từ khó khăn của người
lúa, ngô, khoai, chuối xanh của người dân khi tạo ra các sản phẩm gỗ, tre, bìa,
dân. Các em có thể sản xuất lúa, ngô, giấy của người dân. Các em có thể khắc
khoai, chuối xanh tại nhà không? phục và cải tiến các sản phẩm từ gỗ, tre,
- GV đưa ra một số hình ảnh ứng bìa, giấy tại nhà được không?
Y

dụng Tinh bột và đặt vấn đề về ứng - GV yêu cầu HS cập nhật trang wep:
QU

dụng Tinh bột trong thực phẩm hàng https://www.pinterest.com để cho hs biết
ngày; HS tổng hợp về điểm chung được các sản phẩm làm ra từ từ gỗ, tre,
của sản phẩm từ gạo, ngô, khoai, bìa, giấy hữu ích thế nào trong cuộc sống
chuối xanh (HS chỉ ra được chúng và vấn đề về ứng dụng Xenlulozo trong
đều tạo ra từ Tinh bột, nếu HS không cuộc sống hàng ngày; HS tổng hợp về
M

trả lời được thì GV có thể gợi ý bằng điểm chung của sản phẩm từ gỗ, tre, bìa,
các câu hỏi: sản phẩm từ gạo, ngô, giấy (HS chỉ ra được chúng đều tạo ra từ

khoai, chuối xanh trên được làm từ Xenlulozo, nếu HS không trả lời được
nguyên liệu gì và cách làm ra sao?). thì GV có thể gợi ý bằng các câu hỏi :
- GV đặt vấn đề bằng câu hỏi: Quy sản phẩm từ gỗ, tre, bìa, giấy trên được
trình sản phẩm từ gạo, ngô, khoai, làm từ nguyên liệu gì và cách làm ra
chuối xanh đó như thế nào ? các sản sao?).
Y

phẩm từ gạo, ngô, khoai, chuối xanh - GV đặt vấn đề bằng câu hỏi: Quy trình
DẠ

này có ứng dụng thế nào trong cuộc sản phẩm từ gỗ, tre, bìa, giấy đó như thế
sống hàng ngày? Chúng ta có thể làm nào ? Các sản phẩm từ gỗ, tre, bìa, giấy
những sản phẩm trên ở nhà được này có ứng dụng thế nào trong cuộc sống
không? hàng ngày? Chúng ta có thể làm những
23
sản phẩm trên ở nhà được không?
Bước 2. GV yêu cầu HS trình bày sản phẩm học tập.

AL
- GV: giao nhiệm vụ HS thực hiện GV: giao nhiệm vụ HS thực hiện theo
theo nhóm: nhóm
Nhóm 1: HS trải nghiệm về cách Nhóm 1: HS trải nghiệm về xưởng gỗ tại

CI
trồng lúa tại xã Quỳnh Yên huyện xã Quỳnh Nghĩa huyện Quỳnh Lưu, tỉnh
Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Nghệ An.
Nhóm 2: HS trải nghiệm về cách Nhóm 2: HS trải nghiệm về vườn tre

FI
trồng khoai (xã Quỳnh Bảng huyện Phường Quỳnh Liên- TX Hoàng Mai
Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. ,tỉnh Nghệ An.

OF
Nhóm 3: HS trải nghiệm về cách Nhóm 3: HS trải nghiệm về quán hàng
trồng ngô tại xã Quỳnh Minh, huyện có bìa tại xã Quỳnh Tiến, huyện Quỳnh
Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Lưu, tỉnh Nghệ An.
Nhóm 4: HS trải nghiệm về cách Nhóm 4: HS trải nghiệm về giấy được

ƠN
trồng chuối xanh Phường Quỳnh vứt trong lớp học tại trường THPT
Liên- TX Hoàng Mai ,tỉnh Nghệ An. Quỳnh Lưu 3, Quỳnh Lương, Quỳnh
Sau đó các nhóm báo cáo phần Lưu, tỉnh Nghệ An.
Sau đó các nhóm báo cáo phần
powerpoint về: quy trình sản xuất, vụ
NH
mùa thu hoạch sản phẩm. Khó khănpowerpoint về khó khăn của người dân
của người dân về quá trình thu hoạch
khi sản xuất ra các sản phẩm và giá
sản phẩm và phát triển thị trường.
thành sản phẩm. Phương pháp khắc phục
Phương pháp khắc phục. Thử nghiệm
khó khăn và phát triển thị trường. Xem
sản phẩm, lên ý tưởng sản phẩm và
và quan sát sản phẩm và lên ý tưởng sản
Y

lập bảng tiêu chí. phẩm và lập bảng tiêu chí. Riêng nhóm 4
thì theo HS xử lý lượng giấy thải ra như
QU

- Sản phẩm hoạt động học tập:


thế nào giúp trường học sanh sạch đẹp và
Xem Sản phẩm 4 nhóm của HS quét bảo vệ được môi trường. Các em thấy
mã QR sau: khó khăn gì về quá trình thu gom. Biện
pháp khắc phục khó khăn đó. Tìm hiểu
quá trình tạo sản phẩm từ giấy, lên ý
M

tưởng sản phẩm từ giấy và lập bảng tiêu


chí.

- Sản phẩm hoạt động học tập:


Xem Sản phẩm 4 nhóm của HS quét mã
QR sau:
Y
DẠ

24
AL
CI
FI
OF
ƠN
Giáo viên nhận xét nhóm 1,2,3,4: Giáo viên nhận xét nhóm 1,2,3,4: sau
NH
sau khi thành phẩm thì viết nhãn mác khi thành phẩm thì viết nhãn mác từng
từng loại sản phẩm để quảng bá thị loại sản phẩm để quảng bá thị trường.
trường. GV và các thành viên trong nhóm cả lớp
GV và các thành viên trong nhóm cả thống nhất với các nhiệm vụ của dự án,
lớp thống nhất với các nhiệm vụ của sản phẩm dự án được đánh giá theo các
Y

dự án, sản phẩm dự án được đánh giá tiêu chí như sau:
theo các tiêu chí như sau:
QU
M

Bước 3. GV thống nhất kế hoạch triển khai tiếp theo


Y

– GV nêu rõ nhiệm vụ tìm hiểu kiến – GV nêu rõ nhiệm vụ tìm hiểu kiến thức
thức nền ở nhà của hoạt động 2: nền ở nhà của hoạt động 2:
DẠ

25
– Bài trình bày về kế hoạch thực hiện – Bài trình bày về kế hoạch thực hiện dự
dự án được đánh giá theo các tiêu chí án được đánh giá theo các tiêu chí trong
trong Phiếu đánh giá số 2. Phiếu đánh giá số 2.

AL
CI
FI
OF
ƠN
Tổ chức HĐTN sáng tạo của hoạt động này là: tham quan dã ngoại thảo luận,
giao lưu, diễn đàn, sinh hoạt tập thể, chiến dịch làm sạch môi trường xung quanh
NH

trường THPT quỳnh lưu 3.


Hoạt động 2: Nghiên cứu kiến thức nền và đề xuất giải pháp ( ở nhà và học
bài qua bài giảng elearning: bài Tinh Bột, còn Xenlulozo xem các kênh trên
youtube hoặc google…)
Y

a. Mục tiêu a. Mục tiêu


QU

- HS tự học và hình thành kiến thức - HS tự học và hình thành kiến thức về
về Tinh bột là: Tính chất vật lí, cấu xenlulozo là: Tính chất vật lí, cấu trúc
trúc phân tử, tính chất hóa học, ứng phân tử, tính chất hóa học, ứng dụng.
dụng, điều chế. - Xây dựng quy trình làm các sản phẩm
- Xây dựng quy trình làm các sản từ gỗ, tre, bìa, giấy.
M

phẩm từ gạo, khoai, ngô, chuối xanh. - Thiết kế trò chơi rung chuông vàng qua
- Thiết kế trò chơi ô chữ qua câu hỏi câu hỏi về xenlulozo của GV giao.

về tinh bột của GV giao. b. Nội dung


b. Nội dung - HS tự đọc sách, tài liệu, truy cập
- HS tự đọc sách, tài liệu, truy cập internet về kiến thức của Xenlulozo và ý
Y

internet về kiến thức của Tinh bột và tưởng đề xuất sản xuất các sản phẩm từ
ý tưởng đề xuất sản xuất các sản gỗ, tre, bìa, giấy. Ứng dụng thực tiễn về
DẠ

phẩm từ gạo, khoai, ngô, chuối xanh. các sản phẩm đó trong cuộc sống hàng
Ứng dụng thực tiễn về các sản phẩm ngày.
đó trong cuộc sống hàng ngày. - HS thảo luận nhóm về các kiến thức và

26
- HS thảo luận nhóm về các kiến thức đề xuất phương án và tiến hành thử
và đề xuất phương án và tiến hành nghiệm.
thử nghiệm. - Phân tích kết quả thử nghiệm từ đó đề

AL
- Phân tích kết quả thử nghiệm từ đó xuất làm các sản phẩm từ gỗ, tre, bìa,
đề xuất làm các sản phẩm từ gạo, giấy.
khoai, ngô, chuối xanh. - Chuẩn bị bài trình bày trước lớp (các

CI
- Chuẩn bị bài trình bày trước lớp ( hình thức: thuyết trình, poster,
các hình thức: thuyết trình, poster, powerpoint…).
powerpoint…).

FI
- Nhóm 2 lên kế hoạch thiết kế trò chơi
- Nhóm 1 lên kế hoạch thiết kế trò rung chuông vàng qua câu hỏi về
chơi ô chữ qua câu hỏi về tinh bột của Xenlulozo của GV giao.

OF
GV giao. c. Dự kiến sản phẩm của học sinh
c. Dự kiến sản phẩm của học sinh - Cá nhân: hoàn thành kiến thức nền cần
- Cá nhân: hoàn thành kiến thức nền đạt được vào vở ghi.
cần đạt được vào vở ghi.
- Nhóm: Hoàn thành nhật ký làm việc
và bản sơ đồ mô tả ý tưởng đề xuất
ƠN
- Nhóm: Hoàn thành nhật ký làm việc và
bản sơ đồ mô tả ý tưởng đề xuất quy
trình làm các sản phẩm từ gỗ, tre, bìa,
quy trình làm các sản phẩm từ gạo, giấy theo các bước. Trong mỗi bước mô
khoai, ngô, chuối xanh theo các bước.
NH
tả chi tiết thao tác, nguyên liệu, tỉ lệ và
Trong mỗi bước mô tả chi tiết thao điều kiện thực hiện, bài trình bày trước
tác, nguyên liệu, tỉ lệ và điều kiện lớp.
thực hiện, bài trình bày trước lớp. - Nhóm: một nhóm hoàn thành trò chơi
- Nhóm: một nhóm hoàn thành trò rung chuông vàng về câu hỏi của
Y

chơi ô chữ về câu hỏi của Tinh bột. Xenlulozo.


QU

d. Cách thức tổ chức hoạt động d. Cách thức tổ chức hoạt động
- Giáo viên giao nhiệm vụ cho HS: - Giáo viên giao nhiệm vụ cho HS:
+ Nhóm 1: Nghiên cứu tính chất vật + Nhóm 1: Nghiên cứu tính chất vật lý,
lý, trạng thái tự nhiên của Tinh bột; trạng thái tự nhiên của Xenlulozo; quy
quy trình làm ra sản phẩm cơm cháy trình làm ra sản phẩm từ gỗ tại nhà và
M

từ gạo tại nhà và kiến thức các môn kiến thức các môn học liên quan.
học liên quan. + Nhóm 2: Nghiên cứu cấu trúc phân tử

+ Nhóm 2: Nghiên cứu cấu trúc phân của Xenlulozo; quy trình làm ra sản
tử của Tinh bột; quy trình làm ra sản phẩm từ tre tại nhà và kiến thức các môn
phẩm bánh khoai từ khoai lang tại học liên quan.
nhà và kiến thức các môn học liên
Y

quan.
+ Nhóm 3: Nghiên cứu tính chất hóa học
DẠ

+ Nhóm 3: Nghiên cứu tính chất hóa của Xenlulozo; quy trình làm ra sản
học của Tinh bột; quy trình làm ra sản phẩm từ bìa tại nhà và kiến thức các môn
phẩm sửa bắp từ ngô ngọt tại nhà và học liên quan.
kiến thức các môn học liên quan.

27
+Nhóm 4: Nghiên cứu ứng dụng và +Nhóm 4: Nghiên cứu ứng dụng và điều
điều chế Tinh bột; quy trình làm ra chế Xenlulozo; quy trình làm ra sản
sản phẩm chuối sấy từ chuối xanh tại phẩm từ giấy tại nhà và kiến thức các

AL
nhà và kiến thức các môn học liên môn học liên quan.
quan. - HS thực hiện nhiệm vụ theo nhóm:
- Gv gửi đường link bài giảng + Tự đọc và nghiên cứu SGK, các tài

CI
elearning của bài Tinh Bột cho HS tự liệu tham khảo, tìm kiếm thông tin trên
luyện tại nhà. internet…

FI
+ HS sẽ truy cập vào mã QR CORE + Đề xuất và thảo luận các ý tưởng ban
để xem bài giảng elearning. đầu, thống nhất một phương án sản xuất
các sản phẩm hiệu quả tại nhà tốt nhất.

OF
+ Xây dựng và hoàn thiện được các quá
trình làm các sản phẩm an toàn vệ sinh,
tiết kiệm và đơn giản.
+ Lựa chọn hình thức, chuẩn bị câu hỏi
ƠN
và chuẩn bị nội dung báo cáo để bảo vệ
- GV dạy trực tiếp và đồng thời gửi quan điểm của nhóm.
đường link cho HS qua bài zalo hoặc - GV quan sát, hỗ trợ HS khi cần thiết.
facebook nhóm lớp để HS xem lại - GV tổ chức cho HS chơi trò chơi rung
NH

nếu cần, sau đó yêu cầu HS học bài chuông vàng để kiểm tra kiến thức nền:
giảng và làm bài tập qua google fom
để tổng hợp kết quả áp dụng. + HS: nhóm 1 lên chủ trì trò chơi. Số
nhóm còn lại tham gia trò chơi (nếu học
trực tuyến). Phần thưởng những cái bút
Y

bi yêu thương.
QU

+ GV tổ chức cho HS sử dung plickes để


tham gia trò chơi rung chuông vàng và
tìm ra những bạn trả lời đúng nhiều nhất
Kết quả áp dụng lớp 12A3 để nhận thưởng. Phần thường là điểm
miệng cho HS.
Cập nhật đề kiểm tra về Tinh Bột sau
M

bài giảng elearning qua mã QR Tổ chức HĐTNST của hoạt động này
CODE sau: là: tổ chức các cuộc thi thiết kế trò chơi

bằng các phần mềm hỗ trợ dạy học như


powerpoint.
Y
DẠ

28
- HS thực hiện nhiệm vụ theo nhóm:
+ Tự đọc và nghiên cứu SGK, các tài
liệu tham khảo, tìm kiếm thông tin

AL
trên internet…
+ Đề xuất và thảo luận các ý tưởng
ban đầu, thống nhất một phương án

CI
sản xuất các sản phẩm hiệu quả tại
nhà tốt nhất.

FI
+ Xây dựng và hoàn thiện được các
quá trình làm các sản phẩm an toàn
vệ sinh, tiết kiệm và đơn giản.

OF
+ Lựa chọn hình thức, chuẩn bị câu
hỏi và chuẩn bị nội dung báo cáo để
bảo vệ quan điểm của nhóm.
- GV quan sát, hỗ trợ HS khi cần
thiết.
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi ô
ƠN
chữ để kiểm tra kiến thức nền:
NH
+ HS: nhóm 1 lên chủ trì trò chơi. Số
nhóm còn lại tham gia trò chơi. Phần
thưởng là lời chúc mừng của một HS
THPT.
Tổ chức HĐTNST của hoạt động
Y

này là: tổ chức các cuộc thi thiết kế


QU

trò chơi bằng các phần mềm hỗ trợ


dạy học như powerpoint
Hoạt động 3: Báo cáo kiến thức nền và thực hiện kế hoạch dự án
a. Mục tiêu a. Mục tiêu
M

Đề xuất, thực hiện và hoàn thiện quá Đề xuất, thực hiện và hoàn thiện quá
trình làm các sản phẩm từ gạo, khoai, trình làm các sản phẩm từ gỗ, tre, bìa,

ngô, chuối tại nhà. giấy tại nhà.


b. Nội dung b. Nội dung
- GV yêu cầu HS trình bày, giải thích, - GV yêu cầu HS trình bày, giải thích,
bảo vệ giải pháp để lựa chọn và hoàn bảo vệ giải pháp để lựa chọn và hoàn
Y

thiện quy trình làm các sản phẩm từ thiện quy trình làm các sản phẩm từ gỗ,
gạo, khoai, ngô, chuối tại nhà. tre, bìa, giấy tại nhà.
DẠ

– GV tổ chức HS thảo luận, bình – GV tổ chức HS thảo luận, bình luận,


luận, nêu câu hỏi và bảo vệ ý kiến về nêu câu hỏi và bảo vệ ý kiến về bản thiết
bản thiết kế; tiếp thu và điều chỉnh kế; tiếp thu và điều chỉnh bản thiết kế

29
bản thiết kế (nếu cần); (nếu cần);
– GV chuẩn hoá các kiến thức nền – GV chuẩn hoá các kiến thức nền liên
liên quan cho HS; yêu cầu HS chỉnh quan cho HS; yêu cầu HS chỉnh sửa, ghi

AL
sửa, ghi lại các kiến thức này vào vở. lại các kiến thức này vào vở.
c. Dự kiến sản phẩm của học sinh c. Dự kiến sản phẩm của học sinh

CI
Kết thúc hoạt động, HS cần đạt được Kết thúc hoạt động, HS cần đạt được các
các sản phẩm sau: sản phẩm sau:
– Hồ sơ về quy trình làm các sản – Hồ sơ về quy trình làm các sản phẩm

FI
phẩm từ gạo, khoai, ngô, chuối xanh từ gỗ, tre, bìa, giấy đã hoàn thiện theo
đã hoàn thiện theo góp ý. góp ý.

OF
– Bài ghi kiến thức liên quan được – Bài ghi kiến thức liên quan được chuẩn
chuẩn hoá trong vở của HS. hoá trong vở của HS.
d. Cách thức tổ chức hoạt động tại d. Cách thức tổ chức hoạt động tại lớp
lớp ( 45 phút) ( 45 phút)
Hoạt động khởi động
ƠN
Hoạt động khởi động
- GV cho HS xem video và cùng hát - GV cho HS xem về hình ảnh về đồ
về bài hát: hát về cây lúa hôm nay. dùng: gỗ, bìa, giấy, tre, bông… để HS
Hoạt động hình thành kiến thức - -- kết luận các ứng dụng đó do chất nào tạo
NH

- GV tổ chức cho từng nhóm báo cáo nên.Hoạt động hình thành kiến thức
nhiệm vụ học tập đã giao. - GV tổ chức cho từng nhóm báo cáo
Hình thức: hoạt động nhóm, thảo nhiệm vụ học tập đã giao .
luận, tham gia cuộc thi đóng vai MC Hình thức: hoạt động nhóm, thảo luận,
Y

để thuyết trình về sản phẩm của mình. tham gia cuộc thi đóng vai MC để thuyết
- GV yêu cầu cả 4 nhóm cùng trình trình về sản phẩm của mình.
QU

bày : - GV yêu cầu cả 4 nhóm cùng trình bày :


Xem 1 số sản phẩm của HS quét mã Xem 1 số sản phẩm của HS quét mã QR
QR sau: sau:
M

- HS nhóm 1: báo cáo tính chất vật lý - HS nhóm 1:báo cáo tính chất vật lý và
và trạng thái tự nhiên của Tinh bột; trạng thái tự nhiên của Xenlulozo;
Y
DẠ

30
- HS nhóm 2: báo cáo về cấu trúc - HS nhóm 2:báo cáo về cấu trúc phân tử
phân tử của Tinh bột; của Xenlulozo;

AL
CI
- HS nhóm 3: báo cáo về tính chất - HS nhóm 3:báo cáo về tính chất hóa

FI
hóa học của Tinh bột; học của Xenlulozo;

OF
ƠN
NH

- HS nhóm 4: báo cáo về ứng dụng và - HS nhóm 4: báo cáo về ứng dụng về
điều chế Tinh bột; Xenlulozo;
Kết quả HS Kết quả HS
Y
QU
M

Y
DẠ

31
- GV yêu cầu HS trình bày: - GV yêu cầu HS trình bày
- HS nhóm 1: báo cáo nguyên liệu và - HS nhóm 1:báo cáo dụng cụ và quy
quy trình làm ra sản phẩm cơm cháy trình làm ra sản phẩm hộp gỗ đựng giấy

AL
từ gạo tại nhà và kiến thức các môn từ gỗ tại nhà và kiến thức các môn học
học liên quan. liên quan.

CI
- HS nhóm 2: báo cáo nguyên liệu và
quy trình làm ra sản phẩm bánh khoai
từ khoai lang tại nhà và kiến thức các

FI
môn học liên quan.
- HS nhóm 3: báo cáo nguyên liệu và
quy trình làm ra sản phẩm sửa bắp từ

OF
ngô ngọt tại nhà và kiến thức các môn
học liên quan.
- HS nhóm 4: báo cáo nguyên liệu và
quy trình làm ra sản phẩm chuối sấy - HS nhóm 2: báo cáo nguyên liệu và

thức các môn học liên quan. ƠN


khô từ chuối xanh tại nhà và kiến quy trình làm ra sản phẩm mô hình nhà
làm tre tại nhà và kiến thức các môn học
- Giáo viên đưa ra yêu cầu về: Nội liên quan.
dung cần trình bày; Thời lượng báo
NH
cáo; Cách thức trình bày bản thiết kế
và thảo luận.
- HS các nhóm thảo luận
- Các nhóm khác nhận xét, nêu câu
Y

hỏi thảo luận.


- HS nhóm 3: báo cáo nguyên liệu và
QU

- GV nhận xét, đánh giá các bài báo


cáo (theo phiếu đánh giá ). Tổng kết, quy trình làm ra sản phẩm hộp giấy đựng
chuẩn hoá các kiến thức liên bút và đồ dùng học tập từ bìa tại nhà và
quan. Giáo viên điều hành, nhận xét, kiến thức các môn học liên quan.
góp ý và hỗ trợ HS.
M

- GV giao nhiệm vụ cho các nhóm về


nhà triển khai sản xuất sản phẩm theo

quy trình của nhóm mình; ghi lại các


điều chỉnh (nếu có) của quy trình sản
xuất sau khi đã hoàn thành sản phẩm - HS nhóm 4: báo cáo nguyên liệu và
và ghi giải thích; gợi ý các nhóm quy trình hoa giấy từ giấy tại nhà và kiến
tham khảo thêm các tài liệu phục vụ thức các môn học liên quan.
Y

cho việc chế tạo thử nghiệm sản


- Giáo viên đưa ra yêu cầu về: Nội dung
DẠ

phẩm (SGK, internet...).


cần trình bày; Thời lượng báo cáo; Cách
- GV giao nhiệm vụ cho các nhóm tổ thức trình bày bản thiết kế và thảo luận.
chức trò chơi .
- Các nhóm khác nhận xét, nêu câu hỏi;
+ Lớp 12D4 tổ chức cuộc thi triễn
32
lãm tranh: - GV nhận xét, đánh giá các bài báo cáo
Chủ đề: sơ đồ tư duy về kiến thức (theo phiếu đánh giá ). Tổng kết, chuẩn
Tinh bột. hoá các kiến thức liên quan. GV điều

AL
hành, nhận xét, góp ý và hỗ trợ HS.
Thể lệ cuộc thi: thời gian 15 phút, vẽ
tranh nhanh về sơ đồ tư duy. Hai bạn - GV giao nhiệm vụ cho các nhóm về
một đội và vẽ lên giấy A3. nhà triển khai sản xuất sản phẩm theo

CI
quy trình của nhóm mình; ghi lại các
Kết quả của HS lớ 12D4 là: điều chỉnh (nếu có) của quy trình sản
xuất sau khi đã hoàn thành sản phẩm và

FI
ghi giải thích; gợi ý các nhóm tham khảo
thêm các tài liệu phục vụ cho việc chế
tạo thử nghiệm sản phẩm (SGK,

OF
internet...).
- GV giao nhiệm vụ cho các nhóm tổ
chức trò chơi .

ƠN
+ 12D4 tổ chức cuộc thi triễn lãm tranh:
Chủ đề: sơ đồ tư duy về kiến thứ
Xenlulozo.
Thể lệ cuộc thi: thời gian 15 phút, vẽ
NH
tranh nhanh về sơ đồ tư duy. Hai bạn
một đội và vẽ lên giấy A3.
Kết quả của HS lớ 12D4 là:
Y
QU

- Lớp 12A3 có 4 tổ báo cáo về sơ đồ


tư duy thiết kế trên phần mền
imimap:
Xem Sản phẩm của HS quét mã Qr
M

sau:

- Lớp 12A3 có 4 tổ báo cáo về sơ đồ tư


duy thiết kế trên phần công cụ
powerpoit:
Y
DẠ

33
Tổ chức HĐTNST của hoạt động
này là: tổ chức trò chơi, cuộc thi,
thảo luận.

AL
CI
FI
Tổ chức HĐTNST của hoạt động này
là: tổ chức trò chơi, cuộc thi, thảo luận.

OF
Hoạt động luyện tập,vận dụng, tìm Hoạt động luyện tập,vận dụng, tìm tòi,
tòi, mở rộng. mở rộng.
GV yêu cầu HS nhóm 1 lên tổ chức GV yêu cầu HS nhóm 1 lên tổ chức trò
trò chơi trò chơi ô chữ. chơi rung chuông vàng bằng thẻ plickes(

lên tổ chức trò chơi ô chữ. ƠN


- lớp 12 A3: GV yêu cầu HS nhóm 1 nếu dạy online thì trình chiều trực tiếp
phần thiết kế của HS).
- HS nhóm khác cùng tham gia và - HS nhóm khác cùng tham gia và nhận
nhận thưởng. mòn quà là lời chúc thưởng. mòn quà là những chiếc bút bi
NH

mừng ý nghĩa của một HS THPT. dễ thương.

Xem Sản phẩm của HS quét mã QR GV yêu cầu HS liên hệ bài tập thực tiễn
sau: liên quan đến Xenlulozo trong đề thi thử
đại học quốc gia.
Y

Xem Sản phẩm của HS quét mã QR sau:


QU
M

GV yêu cầu HS liên hệ bài tập thực


GV yêu cầu HS liên hệ bài tập thực tiễn
tiễn liên quan đến Tinh Bột trong đề liên quan đến Xenlulozo trong đề thi thử
Y

thi thử đại học quốc gia. đại học quốc gia.
DẠ

GV tổ chức cho HS tham gia làm bài tập về Xenlulozo trên phần mền quizzi và
azota để thấy được năng lực vận dụng kiến thức vào làm bài để có điều chỉnh kịp
thời cho HS yếu kém.

34
Kết quả trên phần mềm azota như sau:

AL
CI
FI
Qua kết quả GV dạy sẽ so sánh được những HS mình dạy với HS mình không
dạy để giúp ỡ những HS yếu kém và thấp điểm. Đặc biệt quan tâm những bạn do

OF
điều kiện mạng có lỗi không tham gia được đợt thi này.
Kết quả trên phần mềm quizzi như sau:

ƠN
NH

Hoạt động 4: Chế tạo thử nghiệm và đánh giá


Y

a. Mục tiêu a. Mục tiêu


QU

- HS làm được sản phẩm từ gạo, - HS làm được sản phẩm từ gỗ, tre, bìa,
khoai, ngô, chuối xanh dựa vào quy giấy dựa vào quy trình đã lựa chọn đảm
trình đã lựa chọn đảm bảo yêu cầu đặt bảo yêu cầu đặt ra.
ra. - HS học được quy trình, phương pháp
- HS học được quy trình, phương nghiên cứu thực nghiệm thông qua việc
M

pháp nghiên cứu thực nghiệm thông xác định các vật liệu phù hợp, đảm bảo
qua việc xác định các vật liệu phù đúng quy trình chế tạo với giá thành hợp

hợp, đảm bảo đúng quy trình chế tạo lý.


với giá thành hợp lý. - HS học được nguyên tắc an toàn trong
- HS học được nguyên tắc an toàn chế tạo và thử nghiệm sản phẩm.
trong chế tạo và thử nghiệm sản b. Nội dung hoạt động
Y

phẩm.
- HS sử dụng các nguyên vật liệu và
b. Nội dung hoạt động
DẠ

dụng cụ cho trước: (….) để tiến hành sản


- HS sử dụng các nguyên vật liệu và phẩm theo quy trình.
dụng cụ cho trước: (….) để tiến hành - HS làm việc theo nhóm tại nhà và thử
sản phẩm theo quy trình. làm sản phẩm; ghi chép lại công việc của
35
- HS làm việc theo nhóm tại nhà và từng thành viên, các điều chỉnh của quy
thử nghiệm sản phẩm; ghi chép lại trình chế tạo (nếu có) và giải thích lí do
công việc của từng thành viên, các điều chỉnh.

AL
điều chỉnh của quy trình chế tạo (nếu - GV đôn đốc, hỗ trợ HS (nếu cần) trong
có) và giải thích lí do điều chỉnh. quá trình các nhóm làm ra sản phẩm.
- GV đôn đốc, hỗ trợ HS (nếu cần) c. Dự kiến sản phẩm hoạt động của

CI
trong quá trình các nhóm làm ra sản học sinh
phẩm.
Kết thúc hoạt động, HS cần đạt được sản
c. Dự kiến sản phẩm hoạt động của phẩm sau: sản phẩm từ gỗ, tre, bìa, giấy

FI
học sinh để đáp ứng được các tiêu chí theo phiếu
Kết thúc hoạt động, HS cần đạt được đánh giá.

OF
sản phẩm sau: sản phẩm từ gạo, d. Cách thức tổ chức
khoai, ngô, chuối xanh đáp ứng được
các tiêu chí theo phiếu đánh giá. Bước 1: HS tìm kiếm, chuẩn bị các
nguyên liệu dự kiến.
d. Cách thức tổ chức

ƠN
Bước 2: HS nhận nhiệm vụ và chế tạo
Bước 1: HS tìm kiếm, chuẩn bị các được sản phẩm theo quy trình chế tạo đã
nguyên liệu dự kiến. có.
Bước 2: HS nhận nhiệm vụ và chế tạo + Nhóm 1: làm từ gỗ: hộp đựng giấy
được sản phẩm theo quy trình chế tạo bằng gỗ
NH

đã có.
+ Nhóm 2: làm từ tre: mô hình nhà
+ Nhóm 1: làm từ gạo: món cơm
cháy + Nhóm 3: làm từ bìa: hộp đựng bút và
đồ dùng học tập bỏ trên bàn học.
+ Nhóm 2: làm từ khoai: món bánh
Y

khoai dẻo + Nhóm 4: làm từ giấy: hoa giấy trang trí


QU

+ Nhóm 3: làm từ ngô: món sửa bắp Bước 3: HS làm thử sản phẩm để so sánh
với các tiêu chí đánh giá sản phẩm.
+ Nhóm 4: làm từ chuối xanh: món
chuối sấy Bước 4: HS điều chỉnh lại nguyên liệu và
chế tạo, ghi lại nội dung điều chỉnh và
Bước 3: HS thử nghiệm sản phẩm để giải thích lí do (nếu cần phải điều chỉnh).
M

đưa ra bảng màu, so sánh với các tiêu


chí đánh giá sản phẩm. Bước 5: HS hoàn thiện bảng ghi danh
mục các nguyên liệu và tính giá thành

Bước 4: HS điều chỉnh lại nguyên chế tạo sản phẩm.


liệu và chế tạo, ghi lại nội dung điều
chỉnh và giải thích lí do (nếu cần phải Bước 6: HS đóng gói và sắp xếp sản
điều chỉnh). phẩm, sẵn sàng cho phần triễn lãm sản
phẩm; xây dựng bản báo cáo và tập trình
Y

Bước 5: HS hoàn thiện bảng ghi danh bày, giới thiệu sản phẩm.
mục các nguyên liệu và tính giá thành
DẠ

chế tạo sản phẩm. Tổ chức HĐTNST của hoạt động này
là: Trải nghiệm STEM làm sản phẩm,
Bước 6: HS đóng gói và sắp xếp sản giao lưu, sinh hoạt tập thể.
phẩm, sẵn sàng cho phần triễn lãm

36
sản phẩm; xây dựng bản báo cáo và
tập trình bày, giới thiệu sản phẩm.
Tổ chức HĐTNST của hoạt động

AL
này là: Trải nghiệm STEM làm sản
phẩm, giao lưu, sinh hoạt tập thể.
Hoạt động 5: Trình bày thảo luận Hoạt động 5: trình bày thảo luận và

CI
sản phẩm từ gạo, khoai, ngô, chuối quảng bá sản phẩm về gỗ, tre, bìa,
xanh (tiết 2: 45 phút) giấy ( tiết 2: 45 phút)

FI
a. Mục tiêu a. Mục tiêu
HS giới thiệu về sản phẩm và kết quả HS giới thiệu về sản phẩm và kết quả

OF
nhóm đã thực hiện được để chứng nhóm đã thực hiện được để chứng minh
minh sự phù hợp của sản phẩm với sự phù hợp của sản phẩm với điều kiện
điều kiện thực tế cũng như đáp ứng thực tế cũng như đáp ứng được các tiêu
được các tiêu chí đánh giá sản phẩm chí đánh giá sản phẩm đã đặt ra (Phiếu
đã đặt ra (Phiếu đánh giá). HS thực đánh giá). HS thực hành được kỹ năng
hành được kỹ năng thuyết trình và
phản biện kiến thức liên quan; rèn
luyện được thói quen giữ gìn vệ sinh,
ƠN
thuyết trình và phản biện kiến thức liên
quan; rèn luyện được thói quen giữ gìn
vệ sinh, an toàn trong chế tạo sản phẩm;
an toàn trong chế tạo và thử nghiệm hình thành ý thức về cải tiến, phát triển
NH
sản phẩm; hình thành ý thức về cải sản phẩm.
tiến, phát triển sản phẩm. b. Nội dung
b. Nội dung - Các nhóm HS trình diễn sản phẩm
- Các nhóm HS trình diễn sản phẩm trước lớp.
trước lớp.
Y

- Đánh giá sản phẩm dựa trên các tiêu


- Đánh giá sản phẩm dựa trên các tiêu chí đã đề ra.
QU

chí đã đề ra. - Chia sẻ, thảo luận để tiếp tục điều


- Chia sẻ, thảo luận để tiếp tục điều chỉnh, hoàn thiện sản phẩm: Các nhóm
chỉnh, hoàn thiện sản phẩm: Các tự đánh giá kết quả nhóm mình và tiếp
nhóm tự đánh giá kết quả nhóm mình thu các góp ý, nhận xét từ giáo viên và
M

và tiếp thu các góp ý, nhận xét từ giáo các nhóm khác; Sau khi chia sẻ và thảo
viên và các nhóm khác; Sau khi chia luận, đề xuất các phương án điều chỉnh
sẻ và thảo luận, đề xuất các phương sản phẩm; Chia sẻ các khó khăn, các

án điều chỉnh sản phẩm; Chia sẻ các kiến thức và kinh nghiệm rút ra qua quá
khó khăn, các kiến thức và kinh trình thực hiện nhiệm vụ làm các sản
nghiệm rút ra qua quá trình thực hiện phẩm.
nhiệm vụ làm các sản phẩm. c. Dự kiến sản phẩm hoạt động của
Y

c. Dự kiến sản phẩm hoạt động của học sinh


DẠ

học sinh Kết thúc hoạt động, HS cần đạt được sản
Kết thúc hoạt động, HS cần đạt được phẩm sau:
sản phẩm sau: Làm các sản phẩm từ gỗ, tre, bìa, giấy
Làm các sản phẩm từ gạo, ngô, khoai, theo đúng tiêu chí đánh giá.
37
sắn theo đúng tiêu chí đánh giá.
+ Nhóm 1: làm từ gỗ: hộp đựng giấy
+ Nhóm 1: làm từ gạo: món cơm bằng gỗ
cháy từ cơm nguội + Nhóm 2: làm từ tre: mô hình nhà

AL
+ Nhóm 2: làm từ khoai: món bánh + Nhóm 3: làm từ bìa: hộp đựng bút và
khoai dẻo đồ dùng học tập bỏ trên bàn học.

CI
+ Nhóm 3: làm từ ngô: món sửa bắp + Nhóm 4: làm từ giấy: hoa giấy trang
+ Nhóm 4: làm từ chuối xanh: món trí.
chuối sấy khô. d. Cách tổ chức hoạt động

FI
d. Cách tổ chức hoạt động Hoạt động khởi động
Hoạt động khởi động GV cho HS quan sát hình ảnh của các
GV cho HS xem một video(2 phút) MC nổi tiếng.

OF
về khả năng thuyết trình của một HS Hoạt động hình thành kiến thức
nào đó.
- GV tổ chức ngày hội STEM tại lớp để
Hoạt động hình thành kiến thức HS báo cáo và quảng bá sản phẩm:

ƠN
- GV tổ chức ngày hội STEM tại lớp Xem Sản phẩm 4 nhóm của HS quét mã
để HS báo cáo và quảng bá sản phẩm: Qr sau:
Xem Sản phẩm 4 nhóm của HS quét
mã Qr sau:
NH

Các nhóm HS trình diễn về sản phẩm


Y

đã được sản xuất theo quy trình của Các nhóm HS trình diễn về sản phẩm đã
được sản xuất theo quy trình của nhóm
QU

nhóm và thử nghiệm từ thực tiễn đã


chuẩn bị sẵn. Thời gian báo cáo : 5-8 và thử nghiệm từ thực tiễn đã chuẩn bị
phút sẵn. Thời gian báo cáo : 5-8 phút
- Hình ảnh minh họa: GV yêu cầu HS trình bày
HS báo cáo sản phẩm
M

+ Nhóm 1: làm từ gỗ: hộp đựng giấy


bằng gỗ

- Hộp đựng giấy bằng gỗ làm được


Y
DẠ

38
GV yêu cầu HS trình bày GV yêu cầu HS trình bày
HS báo cáo sản phẩm HS báo cáo sản phẩm

AL
+ Nhóm 1: làm từ gạo: món cơm + Nhóm 2: làm từ tre: mô hình nhà
cháy - Mô hình nhà HS làm được
GV yêu cầu HS trình bày

CI
HS báo cáo sản phẩm
- Món cơm cháy nhóm 1 làm được:

FI
OF
- Minh họa phần báo cáo nhóm 1 làm
được:
+ Nhóm 2: làm từ khoai: món bánh được
khoai dẻo
ƠN
- Minh họa phần báo cáo nhóm 2 làm

GV yêu cầu HS trình bày


GV yêu cầu HS trình bày
NH
HS báo cáo sản phẩm
HS báo cáo sản phẩm
+ Nhóm 3: làm từ bìa: đèn lồng trang trí
- Món bánh khoai dẻo HS làm được
- Đèn lồng trang trí làm được
- Minh họa phần báo cáo nhóm 2 làm
được
Y
QU

+ Nhóm 3: làm từ ngô: món sửa bắp


GV yêu cầu HS trình bày - Minh họa phần báo cáo nhóm 3 làm
M

được:
HS báo cáo sản phẩm
GV yêu cầu HS trình bày
- Món sửa bắp nhóm 3 làm được:

HS báo cáo sản phẩm


+ Nhóm 4: làm từ giấy: hoa giấy trang trí
- Hoa giấy trang trí làm được:
Y
DẠ

- Minh họa phần báo cáo nhóm 3 làm


được:+ Nhóm 4: làm từ chuối xanh:
món chuối sấy.

39
Món chuối sấy nhóm 4 làm được: - Minh họa phần báo cáo nhóm 4 làm
được:
Hoạt động luyện tập:

AL
Thảo luận: đặt câu hỏi, nhận xét và đề
xuất các phương án điều chỉnh, các kiến
Hoạt động luyện tập:

CI
thức và kinh nghiệm rút ra trong quá
Thảo luận: đặt câu hỏi, nhận xét và trình thực hiện nhiệm vụ làm sản phẩm.
đề xuất các phương án điều chỉnh, Sau công bố kết quả chấm sản phẩm theo
các kiến thức và kinh nghiệm rút ra tiêu chí của phiếu đánh giá.

FI
trong quá trình thực hiện nhiệm vụ Hoạt động vận dụng, tìm tòi, mở rộng:
làm muối và từng loại muối ớt đó. GV đánh giá, kết luận và tổng kết; GV

OF
Sau công bố kết quả chấm sản phẩm gợi mở về việc tìm hiểu kiến thức và mở
theo tiêu chí của phiếu đánh giá. rộng, nâng cấp sản phẩm cho HS.
Hoạt động vận dụng, tìm tòi, mở Tổ chức HĐTNST của hoạt động này
rộng: GV đánh giá, kết luận và tổng là: Sự kiện, giao lưu, thảo luận, diễn đàn,

thức và mở rộng, nâng cấp sản phẩm


cho HS.
ƠN
kết; GV gợi mở về việc tìm hiểu kiến sân khấu tương tác.

Tổ chức HĐTNST của hoạt động


NH
này là: Sự kiện, giao lưu, thảo luận,
diễn đàn, sân khấu tương tác.
HỒ SƠ HỌC TẬP STEM
Tên nhóm:…………………………………………….
Y

Lớp:……………………………………………………
QU

GV hướng dẫn:……………………………………….
Tổ chuyên môn: …………………………………….
M

Y
DẠ

40
Các nhiệm vụ là dự kiến, có thể thay đổi theo thực tế triển khai nhiệm vụ của
nhóm, một thành viên có thể đảm nhận nhiều công việc.
Trình bày quy trình sản xuất và thử nghiệm của sản phẩm:

AL
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………

CI
Phiếu đánh giá của giáo viên dành cho mỗi phần trình bày của học sinh.

FI
OF
ƠN
NH
Y
QU
M

Y
DẠ

Các em hãy tham khảo những tiêu chí này để hoàn thiện sản phẩm của nhóm
mình một cách tốt nhất.

41
2.3.4. Công cụ đánh giá:
- Bước 1: HS đánh giá sản phẩm của mình theo nhóm

AL
- Bước 2: HS đánh giá quá trình làm việc của mình và của các thành viên
trong nhóm qua đánh giá đồng đẳng. Trưởng nhóm tổng kết quá trình làm việc,
khái quát những ưu điểm cũng như hạn chế của nhóm cùng mức độ đóng góp, thái

CI
độ và hiệu quả làm việc của từng thành viên trên tinh thần thẳng thắn, khách quan
và xây dựng.
- Bước 3: Trưởng nhóm và thư ký tổng hợp các phiếu đánh giá, bản kế hoạch

FI
và nhật ký làm việc nhóm gửi về cho GV.
(Phiếu đánh giá có ở phần phụ lục)

OF
ƠN
NH
Y
QU
M

Y
DẠ

42
\

CHƯƠNG 4: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM


4.1.Mục đích thực nghiệm sư phạm

AL
Qua thực nghiệm sư phạm để kiểm chứng giả thuyết khoa học của hướng đề
tài nghiên cứu: “Tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học theo
định hướng giáo dục STEM chương Cacbohidrat Hóa học 12 - THPT” và xác định

CI
tính khả thi của đề tài.
4.2. Nhiệm vụ thực nghiệm sư phạm

FI
Tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học theo định hướng
giáo dục STEM hai chủ đề trên giúp HS hiểu về kiến thức và vận dụng được kiến
thức liên môn giữa môn khoa học, toán học, tin học và công nghệ. Từ đó thấy được

OF
mối quan hệ giữa kiến thức hóa học với cuộc sống thực tiễn và phát triển năng lực
giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo; đồng thời giáo dục ý thức giữ gìn và phát
triển nghề nghiệp tại địa phương đang sinh sống đồng thời bảo vệ được môi
trường học đường tại trường THPT quỳnh lưu 3.

ƠN
Chọn đối tượng thực nghiệm là HS lớp 12A3, 12D3 và 12D4 tại trường
THPT nơi tôi công tác và tôi trực tiếp giảng dạy. Chọn hai lớp 12A4 (Thầy
Khương giảng dạy) và 12A5 (Cô Quế giảng dạy) để đối chứng.
4.3. Tiến hành thực nghiệm sư phạm
NH

“Tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học theo định hướng
giáo dục STEM chương Cacbohidrat Hóa học 12 - THPT” được tiến hành hai chủ
đề là Tinh Bột và Xenlulozo thực nghiệm sư phạm thông qua 5 hoạt động. Sau mỗi
hoạt động cho các nhóm HS chấm chéo lẫn nhau, GV chấm và kết thúc dạy học
Y

STEM các nhóm tổng hợp kết quả.


QU

4.3.2. Phương pháp thực nghiệm


- Tiến hành tổ chức các HĐTNST theo định hướng giáo dục STEM theo các kế
hoạch bài dạy đã xây dựng, áp dụng với 12A3, 12D3 và 12D4 trường THPT tôi đang
công tác.
M

- Thiết kế và tổ chức cho HS các kiểm tra thường xuyên sau mỗi chủ đề. Lập bảng
thống kê kết quả phân loại học tập. Tổng kết,đánh giá chung cho quá trình thực hiện

chủ đề.
- Triển khai thăm dò tự đánh giá sự phát triển dạy học STEM của HS theo phiếu ở
phần phụ lục. Lập bảng thống kê và xử lý thống kê.4.4. Kết quả thực nghiệm
4.4.1.Kết quả các bài kiểm tra giấy thi trực tiếp ( phụ lục)
Y

Lớp Số Điểm kiểm tra thường xuyên của


DẠ

HS Lớp 12A4, 12A5 ( áp dụng phương pháp học truyền thống do


Thầy khương và Cô Quế dạy ).

43
Lớp 12A3, 12D3, 12D4 ( áp dụng tổ chức HĐTNST theo định
hướng giáo dục STEM những lớp trực tiếp tôi giảng dạy).

AL
Giỏi Khá Trung bình

CI
Số HS Tỉ lệ % Số HS Tỉ lệ % Số HS Tỉ lệ %
12A3 43 10 23,26% 28 65,12% 5 11,62%

FI
12D3 45 5 11,11% 33 73,33% 7 15,56%

OF
12D4 41 6 14,63% 27 65,85% 8 19,52%
12A4 39 3 7,7% 21 53,85% 15 38,45%
12A5 39 1 2,6% 22 56,41% 16 40,99%

ƠN
NH
Y
QU
M

Thông qua kết quả điểm thường xuyên trên ta thấy: lớp 12A3 12D3, 12D4 (áp
dụng tổ chức các HĐTNST trong dạy học theo định hướng giáo dục STEM) cao

hơn hẳn lớp 12A4, 12A5 (không áp dụng tổ chức các HĐTNST trong dạy học theo
định hướng giáo dục STEM) .Từ đó khẳng định việc áp dụng tổ chức các
HĐTNST trong dạy học theo định hướng giáo dục STEM 12A3 12D3, 12D4 giỏi
là chủ yếu đạt hiệu quả cao hơn lớp 12A4, 12A5.
Y

Kết quả đó cho thấy 12A3 12D3, 12D4 này đã giúp HS phát triển cả về số
DẠ

lượng và chất lượng. Điều đó chứng tỏ rằng càng nên tổ chức các HĐTNST trong
dạy học theo định hướng giáo dục STEM để học tập, để HS có thể càng ngày càng
phát triển.

44
4.4.2.Kết quả các phiếu điều tra
* Kết quả thăm dò HS 3 lớp 12A3 (43 HS), 12D3 (45 HS) và 12D4 (41HS)
trường THPT nơi tôi công tác thì cho thấy: hầu hết HS đều hứng thú với những

AL
kiến thức Hóa học liên quan đến thực tiễn, đòi hỏi các em vận dụng kiến thức để
giải quyết vấn đề. Hầu hết HS ban đầu còn chưa thích nghi với dạy học TNST theo
định hướng giáo dục STEM do tốn rất nhiều thời gian. Tuy nhiên, sau khi tham gia

CI
thì hầu hết các em đều rất thích thú, vì qua việc thực hiện nhiệm vụ học tập, các em
học hỏi, giao lưu và phát triển nhiều kĩ năng cần thiết cho định hướng nghề nghiệp.

FI
OF
ƠN
NH
Y
QU
M

Như vậy, tuy DHTNST theo định hướng giáo dục STEM còn gặp một số
khó khăn trong quá trình thực hiện nhưng TNST theo định hướng giáo dục STEM
thực sự có nhiều ưu điểm nổi trội, giúp người GV dạy học hướng vào mục tiêu lấy

người học làm trung tâm, phát triển người học một cách toàn diện.
Theo kết quả trên cho thấy việc tổ chức các HĐTNST trong dạy học theo
định hướng giáo dục STEM HS thích học hơn là dạy học theo phương pháp truyền
thống. Vì khi tổ chức các HĐTNST trong dạy học theo định hướng giáo dục
Y

STEM HS mong muốn được khám phá, sáng tạo để làm ra được các sản phẩm có
DẠ

ứng dụng trong thực tiễn. Từ đó tại trường THPT nơi tôi công tác đã thành lập
cuộc thi sản phẩm khoa học kĩ thuật để phát huy tính sáng tạo của HS đáp ứng với
thời đại hiện nay.

45
DẠ
Y

M
QU
Y
NH
ƠN
OF
FI
CI
AL

46
PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Tổ chức các HĐTNST trong dạy học theo định hướng giáo dục STEM là một

AL
định hướng có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo hứng thú, sở thích, động cơ học
tập cho HS cũng như giá trị quan trọng trong hình thành và phát triển năng lực cho
HS. Dạy học HĐTNST theo định hướng giáo dục STEM còn phát huy tính sáng

CI
tạo, đặc biệt là sự hiểu biết và vận dụng linh hoạt CNTT. Các em tỏ ra rất thích thú
khi được tìm hiểu cuộc sống thực tiễn quanh mình, từ đó nhận ra mối quan hệ mật
thiết giữa Hóa học và cuộc sống, càng yêu thích môn học hơn.

FI
Quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài dạy học trải nghiệm hai chủ đề
STEM chương Cacbohidrat Hóa học 12 - THPT tôi thấy chủ đề đã cung cấp cho

OF
HS những kỹ năng mềm như giải quyết vấn đề, tư duy phản biện, kỹ năng cộng
tác, khả năng giao tiếp... rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm và hướng đến thành quả
chung của cả đội. Dạy học trải nghiệm STEM không những giúp cho các em
những kiến thức Hóa học gần gũi với cuộc sống mà còn giáo dục cho HS ý thức về

ƠN
an toàn thực phẩm, an toàn về sức khỏe của bản thân và cộng đồng.
Tổ chức các HĐTNST trong dạy học theo định hướng giáo dục STEM, không
những HS mà bản thân GV cũng học hỏi và phát triển được rất nhiều kĩ năng quan
trọng. Nhưng bên cạnh những ưu điểm đó, Tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng
NH
HĐTNST đang phải tự nghiên cứu và học hỏi từ đồng nghiệp; Trường học còn thiếu
cơ sở vật chất; Hoạt động đánh giá kiểm tra năng lực HS còn dựa trên điểm số…
Hướng phát triển của đề tài: “Tổ chức các HĐTNST trong dạy học theo định
hướng giáo dục STEM chương Cacbohidrat Hóa học 12 - THPT” tương đối rộng,
Y

không chỉ bó hẹp khi tham gia học tập ở THPT và thi sản phẩm khoa học kỹ thuật
cấp trường mà khơi dậy tinh thần đam mê học hỏi không ngừng của bản thân để
QU

phát triển sản phẩm từ Tinh bột và Xenlulozo ra thị trường để đáp ứng nhu cầu
cuộc sống dịch bệnh covit 19 hiện nay. Ngoài ra chúng ta nên chia sẽ với đồng
nghiệp để góp phần xây dựng nên một môi trường làm việc năng động, văn minh
và tiến bộ từng ngày. Đặc biệt các đồng chí có thể dùng bài giảng elearninh để
tham gia cuộc thi thiết kế bài giảng điện tử do Sở Bộ GD và ĐT qua trang web:
M

https://www.cuocthi.nghean.edu.vn và Bộ GD và ĐT tổ chức qua trang web:


https://www.igiaoduc.vn.

2. Kiến nghị:
- Đầu tư cơ sở vật chất đúng, đủ xây dựng phòng học bộ môn theo định hướng
STEM.
Y

- Bồi dưỡng nâng cao năng lực của đội ngũ GV về tổ chức các HĐTNST
DẠ

trong dạy học theo định hướng giáo dục STEM. Học đi đôi với hành, tổ chức các
hoạt động ngoại khóa thúc đẩy ứng dụng lý thuyết SGK vào thực tiễn.
- Ứng dụng công nghệ nhưng không quên những vật liệu dễ dàng, thân thiện,
và gần gũi xung quanh cuộc sống chúng ta.
47
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Bộ giáo dục và đào tạo tài liệu tập huấn về giáo dục STEM.

AL
[2]. Trịnh Văn Biều (2010), Các phương pháp dạy học tích cực, Trường
ĐHSP TPHCM.
[3]. Thiết kế và tổ chức chủ đề giáo dục STEM, Nguyễn Thanh Nga (chủ

CI
biên), ( dành cho HS THCS và THPT), ĐHSPTPHCM.
[4]. Nguyễn Cương (chủ biên), Nguyễn Mạnh Dung (2006), Phương pháp dạy học

FI
hóa học, tập 1, Nhà xuất bản Đại học sư phạm.
[5]. Nguyễn Cương, Nguyễn Ngọc Quang, Dương Xuân Trinh (1995), Lý luận dạy

OF
học hóa học, tập 1, NXBGD Hà Nội.
[6]. Giáo dục STEM từ trải nghiệm thực hành đến tư duy sáng tạo , Nguyễn
Thanh Hải ( chủ biên).
[7]. PGS – TS Nguyễn Khắc Nghĩa (1997), Áp dụng toán học thống kê để xửlí

ƠN
số liệu thực nghiệm, Đại học Vinh.
[8]. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2017), Tài liệu tâp huấn: Phương pháp và kĩ thuật tổ
chức hoạt động học theo nhóm và hướng dẫn HS tự học (Tài liệu tập huấn cán
bộ quản lí - Lưu hành nội bộ), NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.
NH

[9]. Bộ giáo dục và đào tạo, Công văn số 3280/BGDĐT – GDTrH Về hướng dẫn thực
hiện điều chỉnh nội dung dạy học cấp THCS, THPT, ngày 27 tháng 8 năm 2020
[10]. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2020), tài liệu tập huấn hướng dẫn bồi dưỡng GV
cốt cán (Chương trình ETEP) Modun 2: Sử dụng PPDH và giáo dục phát triển
Y

phẩm chất, năng lực cho HSTHPT môn Hóa học, Nxb Đại hoc Sư phạm, Thành
QU

phố HCM.
[11]. Http://123 doc.net/ các hình thức tổ chức các HĐTNST trong trường phổ
thông; Th.S Bùi Ngọc Diệp, Viện Khoa học giáo dục Việt Nam.
M

Y
DẠ

1
PHỤ LỤC
Xem video sản phẩm của HS quét mã QR CODE sau:

AL
CI
FI
PHỤ LỤC 1: Một số hình ảnh TNST STEM của các lớp thực nghiệm:

OF
12A3, 12D3, 12D4.
HÌNH ẢNH VỀ BẢN VẼ MÔ HÌNH LÀM NHÀ

ƠN
NH
Y
QU

HÌNH ẢNH SƠ ĐỒ TƯ DUY


M

Y
DẠ

PL 1
AL
CI
FI
HÌNH ẢNH TRÒ CHƠI Ô CHỮ

OF
ƠN
NH
Y
QU
M

Y
DẠ

PL 2
HÌNH ẢNH BÀI TẬP AZOTA

AL
CI
FI
OF
HÌNH ẢNH CÓ CHỨA TINH BỘT TRAO ĐỔI THÔNG TIN VỚI HS

ƠN
QUA CÁC TRANG MẠNG (ZALO; MESSEGER, FACEBOOK
NH
Y
QU
M

Y
DẠ

PL 3
Bài giảng elearning có thể truy cập trang wep sau:
https://zko3oomwc9jh7rlhye0zha.on.drv.tw/Eleaning%20b%C3%A0i%20gi%

AL
E1%BA%A3ng%20v%E1%BB%81%20Tinh%20B%E1%BB%99t%20c%E1%
BB%A7a%20Tr%E1%BA%A7n%20Th%E1%BB%8B%20Th%C3%BAy%20
Ng%C3%A2n/B%C3%80I%206%20TINH%20B%E1%BB%98T%20-

CI
%20Storyline%20output/story_html5.html
HÌNH ẢNH CHỨA XENLULOZO

FI
OF
ƠN
NH
Y
QU
M

Y
DẠ

PL 4
DẠ
Y

M
QU
Y

PL 5
NH
ƠN
OF
FI
CI
AL
AL
CI
FI
HÌNH ẢNH PHIẾU KIỂM TRA

OF
ƠN
NH
Y

PHỤ LỤC 2: HỒ SƠ GIÁO DỤC STEM


QU

Trường:……………..………………………………….
Lớp:…………………………………………….………
GV hướng dẫn:…………………………………..…….
Tổ chuyên môn: ……………………………………….
M

Phiếu học tập số 1


Tên nhóm.............................................................................
Chủ đề : …………………………………………………….
Danh sách và vị trí nhân sự:
Y

Vị trí Mô tả nhiệm vụ Tên thành viên


DẠ

Quản lý các thành viên trong nhóm, hướng


Nhóm dẫn, góp ý, đôn đốc các thành viên trong ………………………
trưởng nhóm hoàn thành nhiệm vụ

PL 6
Thư Ghi chép, lưu trữ hồ sơ học tập của nhóm
ký ……………………

AL
Thành Phát ngôn viên ………………………
viên

CI
Thành Pho to hồ sơ, tài liệu học tập ………………………
viên

FI
Thành ………………………

OF
Chụp ảnh, ghi hình minh chứng của nhóm
viên

Thành Mua vật liệu


viên

ƠN
Các nhiệm vụ là dự kiến, có thể thay đổi theo thực tế triển khai nhiệm vụ của
nhóm, một thành viên có thể đảm nhận nhiều công việc.
Phiếu học tập số 2
NH
Chuẩn bị kiến thức nền về các môn tích hợp.
Các nhóm HS cần thực hiện các nhiệm vụ sau:
1. Môn Hóa Học?
2. Môn toán học ?
Y

3. Môn Vật lý?


QU

4. Môn Công Nghệ?


5. Môn Sinh Học?

Phiếu học tập số 3


M

Dụng cụ Nguyên liệu Định lượng Tác dụng Cần lưu ý



Y
DẠ

Trình bày quy trình sản xuất và thử nghiệm của sản phẩm:
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………

PL 7
Phiếu học tập số 4
Dự kiến báo cáo chào hàng sản phẩm

AL
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………

CI
Gợi ý bảng tính chi phí chế tạo sản phẩm

FI
TT Nguyên vật liệu Đơn giá Đơn vị tính Số lượng Thành tiền
(VNĐ)

OF
1 …..
2 …
3
Tổng kinh phí

ƠN
NH
PHỤ LỤC 3: KIỂM TRA KIẾN THỨC VỀ TINH BỘT THÔNG QUA
TRÒ CHƠI Ô CHỮ
Dòng 1 : Điền từ còn thiếu trong các câu sau
Trong cơ thể người và động vật tinh bột bị.....thành glucozơ nhờ các enzim.
Y

Dòng 2 : Tinh bột hấp thụ iot cho màu gì?


QU

Dòng 3 : Điền từ còn thiếu trong câu sau:


Trong...., hạt tinh bột sẽ ngậm nước và trương phồng lên tạo thành dung dịch keo
Dòng 4 : Điền từ còn thiếu trong câu sau:
M

Trong nước nóng, hạt tinh bột sẽ ngậm nước và trương phồng lên tạo thành dung
dịch keo, gọi là.......

Dòng 5 : Tinh bột là chất rắn ở dạng........màu trắng, không tan trong nước lạnh.
Dòng 6 : Điền từ thích còn thiếu trong câu sau?
Mạch tinh bột không kéo dài mà xoắn lại thành hạt có........?
Y

Dòng 7 : Điền từ còn thiếu trong câu sau?


..... Có cấu trúc mạch phân nhánh do các đoạn mạch α-glucozơ tạo nên
DẠ

Cột 8 là chìa khóa ô chữ là: Tinh Bột.

PL 8
PHỤ LỤC 4: KIỂM TRA KIẾN THỨC XENLULOZO THIẾT KẾ TRÒ
CHƠI RUNG CHUÔNG VÀNG

AL
Câu 1: Thành phần chính trong nguyên liệu bông, đay, gai là
A. Tinh bột. B. Glucozơ. C. Fructozơ. D. Xenlulozơ.
Câu 2: Tơ được sản xuất từ xenlulozơ là.

CI
A. Tơ nilon - 6,6. B. Tơ capron. C. Tơ visco. D. Tơ tằm.
Câu 3: Đun nóng xenlulozơ trong dung dịch axit vô cơ, thu được sản phẩm là

FI
A. saccarozơ. B. glucozơ. C. mantozơ. D. fructozơ.
Câu 4: Chất lỏng hòa tan được xenlulozo là:

OF
A. Benzen B. Ete C. Etanol D. Nước Svayde
Câu 5: Tính chất đặc trưng của Xenlulozơ là:
1. Chất rắn 2. Màu trắng 3. Tan trong các dung môi hữu cơ 4. Cấu trúc thẳng

ƠN
5. Khi thuỷ phân tạo thành Glucozơ 6.Tham gia phản ứng Este hoá với axit
7. Dễ dàng điều chế từ dầu mỏ
Những tính chất nào đúng
NH

A. 1,2,3,4,5,6 B. 1,3,5 C. 2.4.6.7 D. Tất cả


Câu 6: Công thức phân tử và công thức cấu tạo của xenlulozơ lần lượt là
A. (C6H12O6)n, [C6H7O2(OH)3]n. B. (C6H10O5)n, [C6H7O2(OH)3]n.
C. [C6H7O2(OH)3]n, (C6H10O5)n. D. (C6H10O5)n, [C6H7O2(OH)2]n.
Y

Câu 7: Polisaccarit khi thuỷ phân đến cùng tạo ra nhiều monosaccarit là
QU

A. Tinh bột, amilozơ. B. Tinh bột, xenlulozơ.


C. Xenlulozơ, amilozơ. D. Xenlulozơ, amilopectin.
Câu 8: Cho sơ đồ phản ứng: Thuốc súng không khói  X  Y  sobitol. Tên
gọi X, Y lần lượt là
M

A. xenlulozơ, glucozơ. B. tinh bột, etanol.


C. mantozơ, etanol. D. saccarozơ, etanol.


Câu 9: Có thể phân biệt xenlulozơ với tinh bột nhờ phản ứng
A. với axit H2SO4. B. với kiềm. C. với dd iôt. D. thuỷ phân.
Y

Câu 10: Để có 29,7 kg xenlulozơ trinitrat, cần dùng dd chứa m kg axit nitric (hiệu
suất phản ứng đạt 90%). Giá trị của m là :
DẠ

A. 30. B. 10. C. 21. D. 42.

PL 9
PHỤ LỤC 5: KIỂM TRA KIẾN THỨC XENLULOZO THIẾT KẾ PHẦN
MỀM QUIZZI
Câu 1: Xác định CTCT thu gọn đúng của hợp chất xenlulozơ

AL
A. (C6H7O3(OH)3)n. B. (C6H5O2(OH)3)n.
C. (C6H8O2(OH)2)n. D.[C6H7O2(OH)3]n.

CI
Câu 2: Phát biểu nào dưới đây về ứng dụng của xenlulozơ là không đúng?
A. Dùng làm vật liệu xây dựng, đồ dùng gia đình, sản xuất giấy.

FI
B. Là nguyên liệu sản xuất ancol etylic.
C. Dùng để sản xuất một số tơ nhân tạo.

OF
D. Làm thực phẩm cung cấp chất đường cho con người.
Câu 3: Trong mùn cưa có chứa hơp chất nào sau đây:
A. Xenlulozơ B. Tinh bột C. Saccarozơ D. Glucozơ
Câu 4: Chất nào sau đây thuộc loại polisaccarit
A. Glucozơ B. Saccarozơ
ƠN
C. Xenlulozơ D. Fructozơ
Câu 5:Tìm khái niệm đúng:
NH
A.Cao su là polime thiên nhiên của isopren
B.Sợi xenlulozo có thể bị đe polime hoá khi bị đun nóng
C.Monome và mắt xích trong phân tử polime là một
Y

D.Polime là hợp chất có khối lượng phân tử khối rất lớn do nhiều đơn vị nhỏ
Câu 6: Polime nào có mạng lưới không gian:
QU

A.Nhự bakelit B. cao su lưu hoá C.xenlulozo D. A,B đúng


Câu 7: Sợi Axetat được sản xuất từ:
A. Visco B. Sợi Amiacat đồng
M

C.Axeton D.Este của xenlulozơ và axit Axetic


Câu 8: Một polisaccarit (C6H10O5)n có khối lượng phân tử là 162000, n có giá trị là

A. 900. B. 950. C. 1000. D. 1500.


Câu 9: Cho khối lượng riêng của cồn nguyên chất là D = 0,8 g/ml. Hỏi từ 10 tấn
vỏ bào (chứa 80% xenlulozơ) có thể điều chế được bao nhiêu lít cồn thực phẩm 40˚
(biết hiệu suất của toàn bộ quá trình điều chế là 64,8%)?
Y

A. 294 lít. B. 920 lít. C. 368 lít. D. 147,2 lít.


DẠ

Câu 10: Thể tích dd HNO3 67,5% (khối lượng riêng là 1,5 g/ml) cần dùng để tác dụng với
xenlulozơ tạo thành 89,1 kg xenlulozơ trinitrat là (biết lượng HNO3 bị hao hụt là 20 %)
A. 70 lít. B. 49 lít. C. 81 lít. D. 55 lít.

PL 10
PHỤ LỤC 6: KIỂM TRA KIẾN THỨC XENLULOZO THIẾT KẾ PHẦN
MỀM AZOTA
Câu 1: Chất nào sau đây thuộc loại polisaccarit

AL
A. Glucozơ B. Saccarozơ C. Xenlulozơ D. Fructozơ
Câu 2: Cho phản ứng :[C6H7O2(OH)3]n +3nHONO2 [C6H7O2(ONO2)3]n +

CI
3nH2O. Chọn phát biểu đúng.
A.Đây là phản ứng điều chế thuốc nổ không khói.

FI
B.Trong phản ứng này còn 2 nhóm -OH của xenlulozơ chưa phản ứng
C.Xenlulozơ cũng là một este

OF
D.Tất cả điều đúng.
Câu 3: Muốn điều chế cao su Butadien ta có thể dùng nguyên liệu có sẵn trong tự
nhiên là:
A.dầu mỏ B.than đá, đá vôi C.tinh bột, xenlulozo D.A,B,C đều đúng
Câu :4 Nhận xét nào dưới đây là sai ?
A. Saccaroza là một đisaccarit.
ƠN
B. Tinh bột và xenlulozơ đều là polisaccarit, chỉ khác nhau về cấu tạo của gốc
NH

glucozơ.
C. Khi thuỷ phân saccarozơ, thu được glucozơ và fructozơ .
D. Khi thuỷ phân đến cùng, tinh bột và xenlulozơ đều cho glucozơ.
Y

Câu 5: Thể tích dung dịch HNO3 63% (D = 1,52 g/ml) cần dùng để tác dụng với
lượng dư xenlulozơ tạo 297 gam xenlulozơ trinitrat là
QU

A. 243,90 ml B. 300,0 ml C. 189,0 ml D. 197,4 ml


Câu 6 : Xenlulozơ trinitrat được điều chế từ phản ứng giữa axit nictric với
xenlulozơ (hiệu suất phản ứng 60% tính theo xenlulozơ). Nếu dùng 2 tấn xenlulozơ
thì khối lượng xenlulozơ trinitrat điều chế được là
M

A. 2,97 tấn. B. 3,67 tấn. C. 2,20 tấn. D. 1,10 tấn.


Câu 7 : Lượng mùn cưa (chứa 50% là xenlulozơ) cần để sản xuất D.1 tấn
C2H5OH, biết hiệu suất của quá trình đạt 70% là :
A. 1 tấn B. 2 tấn C. 5,032 tấn D. 6,454 tấn
Câu 8: Khối lượng xenlulozơ cần để sản xuất 1 tấn xenlulozơtrinitrat biết hao hụt
Y

trong sản xuất là 10%:


DẠ

A. 0,6061 tấn B. 1,65 tấn C. 0,491 tấn D. 0,60 tấn


Câu 9: Từ 16,20 tấn xenlulozơ người ta sản xuất được m tấn xenlulozơ trinitrat
(biết hiệu suất phản ứng tính theo xenlulozơ là 90%). Giá trị của m là

PL 11
A. 33,00. B. 29,70. C. 25,46. D. 26,73.
Câu 10: Xenlulozơ trinitrat được điều chế từ xenlulozơ và axit nitric đặc có xúc
tác axit sunfuric đặc, nóng. Để có 29,7 kg xenlulozơ trinitrat, cần dùng dung dịch

AL
chứa m kg axít nitric (hiệu suất phản ứng tính theo axit là 90%). Giá trị của m là
A. 30. B. 10. C.21. D. 42.

CI
PHỤ LỤC 7: KIỂM TRA TỔNG HỢP CÂU HỎI VỀ TINH BỘT VÀ
XENLULOZƠ CHẤM BẰNG PHẦN MỀM TNMaker

FI
Câu 1: Điểm khác nhau giữa tinh bột và xenlulozơ là
A. cấu trúc mạch phân tử. B. phản ứng thuỷ phân.

OF
C. độ tan trong nước. D. công thức phân tử.
Câu 2: Dựa vào tính chất nào để kết luận tinh bột và xenlulozơ là những polime
thiên nhiên có công thức (C6H10O5)n:

ƠN
A. Tinh bột và xenlulozơ khi bị đốt cháy đều cho CO2 và H2O theo tỉ lệ số mol 6:5.
B. Tinh bột và xenlulozơ khi bị thuỷ phân đến cùng đều cho glucozơ.
C. Tinh bột và xenlulozơ đều tan trong nước.
NH
D. Tinh bột và xenlulozơ đều có thể làm thức ăn cho người và gia súc.
Câu 3: Chọn câu phát biểu sai:
A. Saccarozơ là một đisaccarit.
B. Tinh bột và xenlulozơ đều là polisaccarit, chỉ khác nhau về cấu tạo của gốc
Y

glucozơ.
QU

C. Khi thuỷ phân đến cùng saccarozơ, tinh bột và xenlulozơ đều cho một loại
monosaccarit.
D. Khi thuỷ phân đến cùng, tinh bột và xenlulozơ đều cho glucozơ.
Câu 4: Chọn phát biểu sai:
M

A. Có thể phân biệt mantozơ và đường nho bằng vị giác.


B. Tinh bột và xenlulozơ không thể hiện tính khử vì trong phân tử không có nhóm
chức anđehit (–CH=O).
C. Tinh bột có phản ứng màu với iot do tinh bột có cấu tạo mạch ở dạng xoắn có lỗ
rỗng.
Y

D. Có thể phân biệt glucozơ và saccarozơ bằng phản ứng với Cu(OH)2/OH-, to.
DẠ

Câu 5: Chọn câu nói đúng


A. Xenlulozơ khác với tinh bột chỉ có cấu tạo mạch không phân nhánh.
B. Xenlulozơ và tinh bột có cùng thành phần phân tử.
PL 12
C. Xenlulozơ có phân tử khối nhỏ hơn tinh bột.
D. Xenlulozơ và tinh bột có cấu tạo phân tử giống nhau.

AL
Câu 6: Nhóm gluxit đều tham gia phản ứng thuỷ phân là
A. Saccarozơ, glucozơ. B. Fructozơ, xenlulozơ.
C. Tinh bột, xenlulozơ. D. Glucozơ, tinh bột.

CI
Câu 7:Điểm giống nhau giữa tinh bột và xenlulozơ:
A. Đều là polime thiên nhiên

FI
B. Đều cho phản ứng thuỷ phân tạo thành glucozo
C. Đều là thành phần chính của gạo, khô , khoai

OF
D. A,B đều đúng
Câu 8: Để phân biệt tinh bột và xenlulozơ, người ta dùng phản ứng:
A. Tráng gương B. Thuỷ phân C.Phản ứng màu với iốt D.A,B,C đều sai
ƠN
Câu 9: Xenlulozơ và tinh bột giống nhau ở chỗ:
A. Phản ứng với iốt B.Phản ứng thuỷ phân
C.Cấu tạo phân tử D.Giá trị của n
NH

Câu 10: Chọn câu nói đúng


A. Xenlulozơ và tinh bột có khối lượng phân tử nhỏ
B. Xenlulozơ có phân tử khối nhỏ hơn tinh bột
Y

C. Xenlulozơ và tinh bột có phân tử khối lớn nhưng phân tử khối của xenlulozơ
lớn hơn nhiều so với tinh bột
QU

D. Xenlulozơ và tinh bột có phân tử khối lớn nhưng phân tử khối của tinh bột lớn
hơn nhiều so với xenlulozơ
PHỤ LỤC 8:
M

Phiếu thăm dò thực trạng sử dụng các HĐTNST trong dạy học STEM môn
Hóa Học để phát triển năng lực cho HS ở trường THPT.

1. Giáo viên đã tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học Hóa Học
theo định hướng giáo dục STEM ở mức độ nào ?
- Thường xuyên
- Thỉnh thoảng
Y

- Chưa lần nào


DẠ

2. Giáo viên đã thiết kế và gửi bài giảng elearning về chủ đề môn hóa học THPT
cho HS mấy lần:
- Nhiều lần
PL 13
- Hai lần
- Một lần

AL
- Chưa lần nào
3. Giáo viên đã lồng ghép các phần mềm dạy học là: iMindMap, google form,
Quizizz, Azota, Plickers trong bài giảng dạy Hóa Học ở mức độ nào ?

CI
- Thường xuyên
- Thỉnh thoảng

FI
- Chưa lần nào
PHỤ LỤC 9: Phiếu thăm dò từ GV tổ tự nhiên tại trường THPT huyện

OF
quỳnh lưu 3
1. Gv đã tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo theo định hướng giáo dục
STEM ở mức độ nào?
- Thường xuyên
- Thỉnh thoảng
- Hiếm khi
ƠN
- Chưa tổ chức
NH

2. Theo giáo viên thì những khó khăn nào dưới đây làm việc tổ chức hoạt động
trải nghiệm sáng tạo theo định hướng giáo dục STEM không đạt hiểu quả?
- Chưa có tài liệu hướng dẫn
Y

- Giáo viên khó tích hợp kiến thức vào một chủ đề
QU

- Giáo viên chưa có kinh nghiệm


3. Mức độ quan tâm của giáo viên tới ứng dụng của kiến thức được học vào đời
sống
- Thường xuyên
M

- Thỉnh thoảng
- Hiếm khi

Y
DẠ

PL 14
PHỤ LỤC 10: Phiếu thăm dò từ phía HS tại trường tôi đang công tác
Phiếu thăm dò từ HS THPT Có Không

AL
Câu 1 Các em có thích GV giao nhiệm vụ nghiên cứu kiến
thức liên môn để tạo ra những sản phẩm ứng dụng cao
trong thực tiễn không?

CI
Câu 2 Sau khi học lí thuyết trên lớp các em có hay nghiên cứu
thêm về ứng dụng của môn hóa học trong thực tiễn

FI
không?

OF
Câu 3 Các em có gặp nhiều khó khăn trong quá trình làm ra
sản phẩm không?

Câu 4 Các em có được nhiều hiểu biết khi tham quan hay thực
nghiệm trong thực tiễn không?

Câu 5 ƠN
Các em có thấy bản thân phát triển được nhiều năng lực
khi được học dựa vào hoạt động trải nghiệm sáng tạo
trong dạy học theo định hướng giáo dục STEM không?
NH
Câu 6 Các em thấy hứng thú của việc tổ chức các hoạt động
trải nghiệm sáng tạo trong dạy học theo định hướng
giáo dục STEM mang lại không?
PHỤ LỤC 11: Phiếu điều tra HS sau khi được hoạt động trải nghiệm sáng
Y

tạo trong dạy học theo định hướng giáo dục STEM ở các mức độ:
QU

- Rất hứng thú


- Hứng thú
- Không hứng thú
- Ý kiến khác
M

PHỤ LỤC 12: KẾ HOẠCH BÀI DẠY ELEARNING_ICT


Trường THPT Quỳnh lưu 3 Họ và tên GV:

Tổ: Khoa học tự nhiên Trần Thị Thúy Ngân


CHƯƠNG 2: CACBOHYDRAT
BÀI 6: SACCAROZO- TINH BỘT- XENLULOZƠ
Y

TIẾT 8: TÌM HIỂU VỀ TINH BỘT


DẠ

Môn học: HÓA HỌC; lớp:12.


Thời gian thực hiện: 1 tiết

PL 15
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
Biết được:

AL
- Cấu trúc phân tử, tính chất vật lí , ứng dụng của tinh bột
- Sự chuyển hoá tinh bột trong cơ thể, sự tạo thành tinh bột trong cây xanh.
Hiểu được:

CI
- Tính chất hóa học của tinh bột: phản ứng thuỷ phân, phản ứng của hồ tinh bột
với iot.
- Quan sát mẫu vật thật, thí nghiệm, rút ra nhận xét.

FI
- Viết các phương trình hóa học minh hoạ cho tính chất hoá học.
- Phân biệt các dung dịch : hồ tinh bột.
- Giải được bài tập về thủy phân tinh bột, tính khối lượng glucozơ thu được từ

OF
phản ứng thuỷ phân theo hiệu suất, bài tập khác có nội dung liên quan.
2. Năng lực
* Các năng lực chung
- Năng lực tự học: HS tiếp cận học liệu và tự học tập trên học liệu, tự quyết định
cách thu thập dự liệu về kiến thức.
ƠN
- Năng lực phát hiện, giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực vận dụng công nghệ thông tin, tìm kiếm và xử lí thông tin.
* Các năng lực Hóa học
- Năng lực sử dung ngôn ngữ.
NH
- Năng lực thực hành hóa học.
- Năng lực tính toán.
- Năng lực giải quyết vấn đề thông qua hóa học.
- Năng lực vận dụng kiến thức tinh bột vào cuộc sống.
3. Phẩm chất
Y

Yêu gia đình, quê hương đất nước; Nhân ái khoan dung; Trung thực, tự trọng,
chí công, vô tư; Tự lập, tự tin, tự chủ; Có trách nhiệm với bản thân, cộng đồng,
QU

đất nước, nhân loại; Nghĩa vụ công dân.


II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Phần mềm:
+ Microsoft powerPonit 2016
M

+ Camtasia 9 làm video giới thiệu, mở đầu, thí nghiệm


+ Articulate storyline 3
+ Capcut
+ Imindmap 10
Y

2. Học liệu:
DẠ

+ SGK Hóa Học 12.


+ SGV Hóa Học 12.
+ Chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Hóa học 12
PL 16
+ Âm thanh nguồn tại thư viện nhạc trên catcup.
+ Hình ảnh HS trải nghiệm, HS làm ra sản phẩm và tìm trên Google.

AL
3. Thiết bị dạy và học:
+ Hệ thống web, lms, zalo, zoom,

CI
+ Giáo viên: bảng tương tác, máy tính, điện thoại, loa…
+ Học sinh: điện thoại thông minh, laptop, ipad, tivi, mic, …

FI
III. Tiến trình dạy học E- Learning
Hoạt động 1. Hoạt động khởi động

OF
a. Mục tiêu
HS hoàn thành nhiệm vụ học tập: HS xem video bài hát : hát về cây lúa hôm nay và
tạo hứng thú vào bài học và kết luận được bài học về Tinh Bột.
b. tổ chức thực hiện
ƠN
Bước 1. GV giao nhiệm vụ học tập: yêu cầu HS xem video khởi động và vào bài.
Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ: xem, quan sát và nhận thấy trong cuộc sống có
NH
chứa Tinh bột.
Bước 3: Kết quả của HS: xem hết video và kết luận được tên bài học và ghi vào vở
ghi.

Khởi động
Y
QU
M

Y
DẠ

PL 17
Vào bài

AL
CI
FI
OF
c. Thiết bị số/ phần mềm được sử dụng: ƠN
Máy tính/máy tính bảng/ điện thoại có internet; máy chiếu hoặc tivi thông minh;
công cụ Google search, Zalo/Messenger ,Google classroom/ Microsoft Teams hoặc
NH

gmail; phần mềm Word, Microsoft Powerpoint để thiết kế và thuyết trình. +


Camtasia 9 làm video giới thiệu, mở đầu + Articulate storyline 3+ Capcut.
Hoạt động 2. Hình thành kiến thức mới
Y

2. 1. Hoạt động 1: Cấu trúc bài học


QU

a. Mục tiêu: tổng hợp được cấu trúc bài học về Tinh Bột
b. tổ chức thực hiện
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ (nội dung).
- Cho HS xem hình ảnh về cấu trúc của bài học
M

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập:


- GV: nêu cấu trúc bài học của tinh bột

- HS: xem hình ảnh và ghi vào vở ghi


Y
DẠ

PL 18
Bước 3: Sản phẩm: HS: ghi và lưu vào vở về cấu trúc của bài học

AL
Cấu trúc bài học

c. Thiết bị số/ phần mềm được sử dụng:

CI
Máy tính/máy tính bảng/ điện thoại có internet; máy chiếu hoặc tivi thông minh;
công cụ Google search, Zalo/Messenger ,Google classroom/ Microsoft Teams hoặc

FI
gmail; phần mềm Word, Microsoft Powerpoint để thiết kế và thuyết trình.
Camtasia 9 làm video. Articulate storyline 3. Capcut.

OF
2. 2.Hoạt động 2: Trạng thái tự nhiên
a. Mục tiêu: nắm được trạng thái tự nhiên của Tinh Bột
b. tổ chức thực hiện

ƠN
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ (nội dung).
- Yêu cầu HS đọc sách giáo khoa và trả lời câu hỏi trên bài giảng
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập:
NH
- GV: nêu câu hỏi
Y
QU
M

Y
DẠ

- HS: xem và làm trên bài giảng


- GV: trình bày về trạng thái tự nhiên của tinh bột

PL 19
AL
CI
FI
- HS: xem và ghi lại vào vở

OF
Bước 3: Sản phẩm: HS trả lời đúng câu hỏi trên và nắm được trạng thái tự
nhiên của tinh bột.
c. Thiết bị số/ phần mềm được sử dụng:

ƠN
Máy tính/máy tính bảng/ điện thoại có internet; máy chiếu hoặc tivi thông minh;
công cụ Google search, Zalo/Messenger ,Google classroom/ Microsoft Teams hoặc
gmail; phần mềm Word, Microsoft Powerpoint để thiết kế và thuyết trình.
NH
Camtasia 9 làm video. Articulate storyline 3. Capcut.
2. 3. Hoạt động 3: Tính chất vật lý
a. Mục tiêu: HS biết và vận dụng cách tiến hành thí nghiệm tính tan của Tinh bột,
nắm được tính chất vật lý của Tinh Bột.
Y

b. tổ chức thực hiện


QU

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ


(nội dung).
- Yêu cầu HS xem thí nghiệm và đọc sách giáo khoa rồi trả lời câu hỏi trên bài
giảng, xem bài giảng về tính chất vật lý.
M

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập:


- GV: yêu cầu HS xem thí nghiệm về tính tan của tinh bột và nêu câu hỏi:

- HS: xem, đọc sách và trả lời câu hỏi trên bài giảng
Y
DẠ

PL 20
AL
CI
FI
OF
Correct

Trạng thái
ƠN Choice

Chất rắn, ở dạng vô định hình


NH
Màu sắc Màu trắng

Tính tan Không tan trong nước lạnh,


trogn nước nóng, hạt tinh bột
Y

sẽ ngậm nước và trương phồng


QU

lên thành dd keo

-GV: trình bày về tính chất vật lý của tinh bột


-HS: xem và ghi lại vào vở
M

Y
DẠ

PL 21
Bước 3: Sản phẩm: HS trả lời đúng câu hỏi trên và nắm được tính chất vật lý của
tinh bột.

AL
c. Thiết bị số/ phần mềm được sử dụng:

Máy tính/máy tính bảng/ điện thoại có internet; máy chiếu hoặc tivi thông minh;
công cụ Google search, Zalo/Messenger ,Google classroom/ Microsoft Teams hoặc

CI
gmail; phần mềm Word, Microsoft Powerpoint để thiết kế và thuyết trình.
Camtasia 9 làm video giới thiệu, mở đầu, thí nghiệm. Articulate storyline 3. Capcut.

FI
2. 4. Hoạt động 4: cấu trúc phân tử
a. Mục tiêu: HS biết được cấu trúc phân tử của Tinh Bột. trả lời câu hỏi về cấu

OF
trúc phân tử.
b. tổ chức thực hiện
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ (nội dung).

về cấu trúc phân tử


Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập:
ƠN
- Yêu cầu HS đọc sách giáo khoa rồi trả lời câu hỏi trên bài giảng, xem bài giảng

GV: yêu cầu HS trả lời câu hỏi:


NH

Đáp án:
Y
QU

Correct Choice
M

Công thức phân tử của tinh bột (C6H10O5)n


Tinh bột thuộc loại polisaccarit

Các mắt xích α – glucozo liên kết với Amilozo và Amilopectin


Y

nhau tạo thành 2 dạng:


DẠ

Cấu tạo amilozo là gì? Và phân tử Tạo thành từ các gốc α – glucozo liên
khối khoảng bao nhiêu kết với nhau bằng liên kết α - 1,4 –

PL 22
glicozit tạo thành mạch dài, xoắn lại,
phân tử khối lớn khoảng 200000

AL
Cấu tạo Amilopectin là gì? Và phân Có cấu trúc mạch phân nhánh do các
tử khối trong khoảng bao nhiêu? đoạn mạch α – glucozo tạo nên bởi

CI
liên kết α - 1,4 – glicozit và α – 1,6 –
glicozit, phân tử khối rất lớn: khoảng

FI
1000000 – 2000000

- HS: xem, đọc sách và trả lời câu hỏi trên bài giảng

OF
- GV: trình bày về cấu trúc phân tử của tinh bột
- HS: xem và ghi lại vào vở

ƠN
NH
Y
QU
M

Bước 3: Sản phẩm: HS trả lời đúng câu hỏi trên và nắm được cấu trúc của tinh bột.
c. Thiết bị số/ phần mềm được sử dụng:

Máy tính/máy tính bảng/ điện thoại có internet; máy chiếu hoặc tivi thông minh;
công cụ Google search, Zalo/Messenger ,Google classroom/ Microsoft Teams hoặc
gmail; phần mềm Word, Microsoft Powerpoint để thiết kế và thuyết trình.
Y

Camtasia 9 làm video. Articulate storyline 3. Capcut.


DẠ

2.5. Hoạt động 5: Tính chất hóa học


2.5.1. Phản ứng thủy phân
a. Mục tiêu: HS biết được tính chất hóa học của Tinh Bột: phản ứng thủy phân,
PL 23
b. tổ chức thực hiện
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ (nội dung).

AL
- Yêu cầu HS đọc sách giáo khoa rồi trả lời câu hỏi trên bài giảng, xem bài giảng
về phản ứng thủy phân.
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập:

CI
- GV: yêu cầu HS đọc sách trả lời câu hỏi
- HS: trả lời đúng câu hỏi trên bài giảng

FI
OF
- GV: nêu phản ứng thủy phân
ƠN
- HS: xem bài giảng và ghi phương trình vào vở
NH
Y
QU
M

Bước 3: Sản phẩm: HS trả lời đúng câu hỏi trên và viết được phương trình phản
ứng của tinh bột.

c. Thiết bị số/ phần mềm được sử dụng:

Máy tính/máy tính bảng/ điện thoại có internet; máy chiếu hoặc tivi thông minh;
công cụ Google search, Zalo/Messenger ,Google classroom/ Microsoft Teams hoặc
Y

gmail; phần mềm Word, Microsoft Powerpoint để thiết kế và thuyết trình.


Camtasia 9 làm video giới thiệu, mở đầu, thí nghiệm. Articulate storyline 3. Capcut.
DẠ

2.6. Hoạt động 6: Điều chế, ứng dụng.


2.6.1. Điều chế.

PL 24
a. Mục tiêu: HS biết sự tạo thành tinh bột trong cây xanh nhờ quá trình quang hợp
b. tổ chức thực hiện

AL
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ (nội dung).
- Yêu cầu HS xem hình ảnh về sự hình thành trong cây xanh nhờ quá trình quang
hợp.

CI
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập:
- GV: yêu cầu HS theo dõi GV nêu sự hình thành trong cây xanh nhờ quá

FI
trình quang hợp.
- HS: theo dõi bài giảng và ghi vào vở phương trình tạo thành tinh bột qua

OF
quá trình quang hợp.

ƠN
NH

Bước 3: Sản phẩm: HS viết được phương trình sự tạo thành tinh bột trong cây
xanh nhờ quá trình quang hợp.
Y

c. Thiết bị số/ phần mềm được sử dụng:


QU

Máy tính/máy tính bảng/ điện thoại có internet; máy chiếu hoặc tivi thông minh;
công cụ Google search, Zalo/Messenger ,Google classroom/ Microsoft Teams hoặc
gmail; phần mềm Word, Microsoft Powerpoint để thiết kế và thuyết trình.
Camtasia 9 làm video giới thiệu, mở đầu, thí nghiệm. Articulate storyline 3. Capcut.
M

2.6.2.Ứng dụng.
a. Mục tiêu: HS biết được ứng dụng quan trọng của Tinh Bột trong đời sống hàng

ngày của chúng ta.


b. tổ chức thực hiện
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ (nội dung).
Y

- Yêu cầu HS biết ứng dụng của tinh bột trong đời sống, sự phát triển kinh tế của
DẠ

thị trường gạo tại Việt Nam.


Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập:

PL 25
- GV: yêu cầu HS theo dõi sgk và cuộc sống hàng ngày để trả lời câu hỏi trên
bài giảng.

AL
CI
FI
OF
- HS: Làm câu hỏi trên bài giảng .
- GV: yêu cầu HS theo dõi về ứng dụng của tinh bột trên bài giảng
- HS: ghi lại ứng dụng vào vở ghi. ƠN
- GV: giảng dạy về sự chuyển hóa tinh bột trong cơ thể người
NH
Y
QU
M

Y
DẠ

- HS: Biết được ứng dụng của tinh bột trong cơ thể người .
- GV: chiếu cho HS xem về phát triển kinh tế về giống gạo ST 25

PL 26
- HS xem và có cái nhìn ứng dụng thực tiễn của hóa học trong đời sống
Thời sự: gạo ngon thế giới

AL
Bước 3: Sản phẩm: nắm được ứng dụng của tinh bột và yêu thích môn hóa về ứng
dụng thực tiễn trong đời sống hàng ngày của chúng ta.
GV kết luận về bài học bằng sơ đồ tư duy

CI
FI
OF
ƠN
NH
Y
QU

c. Thiết bị số/ phần mềm được sử dụng:

Máy tính/máy tính bảng/ điện thoại có internet; máy chiếu hoặc tivi thông minh;
công cụ Google search, Zalo/Messenger ,Google classroom/ Microsoft Teams hoặc
gmail; phần mềm Word, Microsoft Powerpoint để thiết kế và thuyết trình.
M

Camtasia 9 làm video. Articulate storyline 3. Capcut. Iminmap để thiết kế sơ đồ tư


duy.

Hoạt động 3. Luyện tập


a. Mục tiêu:
- HS hệ thống hóa và củng cố lại kiến thức cơ bản về tinh bột.
Y

b. tổ chức thực hiện


Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ:
DẠ

GV thiết kế 5 câu hỏi trắc nghiệm trên PowerPoint + trong phần mềm storyline 3
để tổ chức cho HS tham gia trả lời
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ: HS trả lời nhanh các câu trắc nghiệm trên phần mềm.
PL 27
DẠ
Y

M
QU
Y

PL 28
NH
ƠN
OF
FI
CI
AL
AL
CI
FI
Bước 3. Báo cáo kết quả: Đáp án của HS trên hệ thống.

OF
c. Thiết bị số/ phần mềm được sử dụng:
Máy tính/máy tính bảng/ điện thoại có internet; máy chiếu hoặc tivi thông minh;
công cụ Google search, Zalo/Messenger ,Google classroom/ Microsoft Teams hoặc
gmail; phần mềm Word, Microsoft Powerpoint để thiết kế và thuyết trình.

ƠN
Camtasia 9 làm video. Articulate storyline 3. Capcut.
Hoạt động 4. Vận dụng, tìm tòi, mở rộng
(Giao nhiệm vụ về nhà, nạp sản phẩm lên nhóm lớp).
a. Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức đã học để áp dụng vào thực tiễn cuộc sống
NH
thông qua một sản phẩm cụ thể. Trả lời 5 câu hỏi trên trang w google foom.
b. tổ chức thực hiện
Bước1. Chuyển giao nhiệm vụ: trả lời 5 câu hỏi trên google foom
Câu 1: Trong các loại hạt gạo, ngô, lúa mì…có chứa nhiều tinh bột, công thức
Y

phân tử của tinh bột là:


QU

A. (C6H12O6)n.
B. (C12H22O11)n.
C. (C6H10O5)n.
D. (C12H24O12)n.
M

Câu 2. Câu nào sau đây không đúng?


A. Vỏ bánh mì ngọt hơn ruột bánh mì

B. Cơm sau khi nhai kém ngọt hơn trước khi nhai
C. Nhỏ dd I2 lên miếng chuối còn xanh thấy xuất hiện màu xanh
D. Nước ép chuối chín cho phản ứng tráng bạc
Câu 3.
Y
DẠ

A. quá trình hô hấp.


PL 29
B. quá trình oxi hóa.
C. quá trình khử.

AL
D. quá trình quang hợp.
Câu 4: Thủy phân 324 gam tinh bột với hiệu suất của phản ứng là 75%, khối
lượng glucozơ thu được là

CI
A. 250 gam
B. 300 gam
C. 360 gam

FI
D. 270 gam

OF
Câu 5: Khối lượng của tinh bột cần dùng trong quá trình lên men để tạo thành 5 lít
rượu (ancol) etylic 46o là (biết hiệu suất của cả quá trình là 72% và khối lượng
riêng của rượu etylic nguyên chất là 0,8 g/ml)
A. 5,4 kg.
B. 5,0 kg
C. 6,0 kg.
ƠN
D. 4,5 kg.
NH
Y
QU

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ:Học sinh thực hiện nhiệm vụ


Bước 3. Báo cáo kết quả: kết quả bài học của HS sẽ được thống kê trên google
M

foom.
Bước 4. Kết luận, nhận định:

c. Thiết bị số/ phần mềm được sử dụng:


Máy tính/máy tính bảng/ điện thoại có internet; máy chiếu hoặc tivi thông minh;
công cụ Google search, Zalo/Messenger ,Google classroom/ Microsoft Teams hoặc
gmail; phần mềm Word, Microsoft Powerpoint để thiết kế và thuyết trình.
Y

Camtasia 9 làm video. Articulate storyline 3. Capcut.


DẠ

- Giáo viên nhận xét, đánh giá và dặn dò .

PL 30
AL
CI
FI
OF
Tài liệu tham khảo

ƠN
NH
Y
QU

Kết thúc bài học


M

Y
DẠ

PL 31

You might also like