You are on page 1of 172

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

ĐỀ TÀI THAM GIA XÉT GIẢI THƯỞNG


“SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN - VIETCOMBANK”
NĂM HỌC 2019 - 2020

NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HÀNH VI


TIÊU DÙNG XANH ĐỐI VỚI CÁC SẢN PHẨM ĐIỆN TỬ
GIA DỤNG TẠI VIỆT NAM

Thuộc lĩnh vực khoa học và công nghệ: Khoa học xã hội

Hà Nội, năm 2020


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

ĐỀ TÀI THAM GIA XÉT GIẢI THƯỞNG

“SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC


ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN - VIETCOMBANK”
NĂM HỌC 2019 - 2020

NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HÀNH


VI TIÊU DÙNG XANH ĐỐI VỚI CÁC SẢN PHẨM ĐIỆN
TỬ GIA DỤNG TẠI VIỆT NAM

Nhóm sinh viên thực hiện:

Họ và tên: Lê Cảnh Đức Giới tính: Nam

Lớp: Kế toán tiên tiến 59B Khoa/Viện: Viện ĐT TT, CLC & POHE

Người hướng dẫn khoa học: TS. Lương Thu Hà

Thuộc lĩnh vực khoa học và công nghệ: Khoa học xã hội

Hà Nội, năm 2020


LỜI CAM ĐOAN

Chúng tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của
riêng chúng tôi. Các thông tin và số liệu được phân tích và sử dụng trong bài
nghiên cứu là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được công bố theo đúng quy
định.
Một số kết luận trong bài nghiên cứu được kế thừa từ các nghiên cứu trước
đó, một số là phát hiện mới của riêng nhóm nghiên cứu trên cơ sở nghiên cứu,
phân tích một cách trung thực, khách quan và phù hợp với thực tiễn Việt Nam.
Chúng tôi xin chịu trách nhiệm về lời cam đoan của mình.

Nhóm nghiên cứu

1|Page
LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, nhóm nghiên cứu xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến cô
giáo hướng dẫn. Trong quá trình làm nghiên cứu khoa học, chúng em đã nhận
được sự quan tâm giúp đỡ, hướng dẫn nhiệt tình, tâm huyết của cô. Cô đã giúp
nhóm nghiên cứu tích lũy thêm nhiều kiến thức không chỉ trong lĩnh vực nghiên
cứu khoa học mà còn hoàn thiện hơn nhiều kĩ năng trong cuộc sống. Từ những tri
thức mà cô truyền tải, chúng em đã giải đáp được những thắc mắc trong đề tài
nghiên cứu này.
Xin trân trọng gửi lời cảm ơn đến gia đình và những người thân yêu đã
luôn động viên, giúp đỡ và tạo điều kiện cho nhóm chúng tôi trong suốt quá trình
làm đề tài nghiên cứu này.
Trân trọng cảm ơn tới bạn bè, những người tiêu dùng đã quan tâm, giúp
đỡ chúng tôi thực hiện khảo sát này.
Kính chúc mọi người luôn dồi dào sức khỏe, hạnh phúc và thành công trong
cuộc sống!

Nhóm nghiên cứu

2|Page
MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................ 1

LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................... 2

MỤC LỤC ............................................................................................................ 3

DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................... 9

PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................................. 9

CHƯƠNG 1 ........................................................................................................ 17

TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN VÀ


KHOẢNG TRỐNG NGHIÊN CỨU................................................................ 17

1.1 Tổng quan nghiên cứu .......................................................................... 17


1.1.1 Tổng quan các nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến tiêu dùng xanh ................. 17
1.1.2 Tổng quan các nghiên cứu về ý định tiêu dùng:............................................................ 21
1.1.3 Tổng quan các nghiên cứu về hành vi tiêu dùng: .......................................................... 22
1.1.4 Tổng quan các nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến ý định và hành vi tiêu dùng: .
....................................................................................................................................... 24
1.1.5 Tổng quan các nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến tiêu dùng sản phẩm điện tử
gia dụng ....................................................................................................................................... 28
1.2 Khoảng trống và hướng nghiên cứu của đề tài.................................. 29
1.2.1 Khoảng trống nghiên cứu .............................................................................................. 29
1.2.2 Hướng nghiên cứu của đề tài ........................................................................................ 30
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 .................................................................................. 33

CHƯƠNG 2 ........................................................................................................ 34

CƠ SỞ LÝ THUYẾT, MÔ HÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .. 34

2.1 Lý thuyết hành vi có kế hoạch- mô hình gốc ..................................... 34


2.1.1 Lý thuyết hành vi có kế hoạch - Ajzen Icek.................................................................... 34
2.1.2 Quan điểm về lý thuyết hành vi có kế hoạch ................................................................ 35

3|Page
2.1.3 Các nhân tố tác động tới hành vi tiêu dùng có kế hoạch .............................................. 38
2.2 Nghiên cứu về hành vi tiêu dùng có kế hoạch của Syed S.Alam ...... 39
2.2.1 Sự hiểu biết ................................................................................................................... 39
2.2.2 Giá bán hợp lý ............................................................................................................... 41
2.3 Biến bổ sung .......................................................................................... 43
2.3.1 Biến “Thông tin” ............................................................................................................ 43
2.3.2 Biến “Sự sẵn có” ............................................................................................................ 44
2.3.3 Biến bổ sung khác.......................................................................................................... 45
2.4 Hành vi tiêu dùng xanh ........................................................................ 45

2.5 Mô hình nghiên cứu đề xuất ................................................................ 46


2.5.1 Căn cứ xây dựng mô hình.............................................................................................. 46
2.5.2 Mô hình nghiên cứu dự kiến ......................................................................................... 47
2.6 Phương pháp nghiên cứu ..................................................................... 48
2.6.1 Phương pháp định tính ................................................................................................. 48
2.6.2 Phương pháp định lượng .............................................................................................. 50
2.6.3 Phương pháp phân tích và tổng hợp............................................................................. 50
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 .................................................................................. 52

CHƯƠNG 3 ........................................................................................................ 53

NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH - NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HÀNH VI


TIÊU DÙNG XANH ĐỐI VỚI CÁC SẢN PHẨM ĐIỆN TỬ GIA DỤNG Ở
VIỆT NAM VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ĐIỀU CHỈNH ......................... 53

3.1 Ảnh hưởng của môi trường bên ngoài tới các nhân tố ảnh hưởng
đến hành vi tiêu dùng xanh điển hình .......................................................... 53
3.1.1 Ảnh hưởng của các yếu tố về văn hóa .......................................................................... 53
3.1.2 Ảnh hưởng của các yếu tố về lịch sử - xã hội ................................................................ 54
3.2 Nhân tố bổ sung trong mô hình nghiên cứu về hành vi tiêu dùng
xanh của người tiêu dùng tại Việt Nam ....................................................... 55
3.2.1 Xu hướng tiêu dùng ....................................................................................................... 56
3.2.2 Định nghĩa và thang đo “Xu hướng tiêu dùng” ............................................................. 58

4|Page
3.3 Hoàn chỉnh mô hình nghiên cứu dự kiến và các giả thuyết nghiên
cứu ................................................................................................................ 59
3.3.1 Hoàn chỉnh mô hình nghiên cứu ................................................................................... 59
3.3.2 Giả thuyết nghiên cứu ................................................................................................... 59
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 .................................................................................. 61

CHƯƠNG 4 ........................................................................................................ 62

NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG - CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN


HÀNH VI TIÊU DÙNG XANH ĐỐI VỚI CÁC SẢN PHẨM ĐIỆN TỬ GIA
DỤNG TẠI VIỆT NAM.................................................................................... 62

4.1 Mô tả mẫu nghiên cứu.......................................................................... 62

4.2 Thống kê mô tả về nhân tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng xanh
đối với các sản phẩm điện tử gia dụng tại Việt Nam .................................. 65
4.2.1 Thống kê mô tả về nhân tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng xanh ............................ 65
4.2.2 Thống kê mô tả về ý định, hành vi tiêu dùng ................................................................ 77
4.2.3 Thống kê mô tả về ý định, hành vi tiêu dùng các sản phẩm điện tử gia dụng tiết kiệm
năng lượng theo đặc điểm của người tiêu dùng........................................................................... 78
4.3 Kiểm tra hiệu lực thang đo .................................................................. 85
4.3.1 Kiểm tra độ tin cậy của thang đo .................................................................................. 85
4.3.2 Kiểm tra hiệu lực thang đo ............................................................................................ 91

4.4 Mô hình nghiên cứu điều chỉnh ........................................................... 97

4.5 Phân tích ảnh hưởng của nhân tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng
xanh đối với các sản phẩm điện tử gia dụng ............................................... 98
4.5.1 Mô hình thứ nhất ........................................................................................................ 100
4.6 Phân tích sự ảnh hưởng của các nhân tố ảnh hưởng theo đặc điểm
người tiêu dùng đến hành vi tiêu dùng xanh ............................................. 105
4.6.1 Phân tích phương sai một chiều (One-way ANOVA)................................................... 105
4.6.2 Phân tích hồi quy sự khác biệt về ảnh hưởng của các nhân tố ảnh hưởng tới hành vi
tiêu dùng xanh dưới đặc điểm người tiêu dùng. ........................................................................ 105
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 ................................................................................ 110

5|Page
CHƯƠNG 5: BÌNH LUẬN VỀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHÍNH

VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ............................................................................. 111

5.1 Bình luận kết quả................................................................................ 111


5.1.1 Thái độ ......................................................................................................................... 111
5.1.2 Nhận thức kiểm soát hành vi ...................................................................................... 111
5.1.3 Chuẩn mực chủ quan .................................................................................................. 112
5.1.4 Sự hiểu biết ................................................................................................................. 112
5.1.5 Giá bán sản phẩm ........................................................................................................ 112
5.1.6 Xu hướng tiêu dùng ..................................................................................................... 113
5.1.7 Thông tin ..................................................................................................................... 113
5.1.8 Sự sẵn có của sản phẩm / nhà phân phối.................................................................... 113
5.1.9 Ý đinh tiêu dùng và hành vi tiêu dùng xanh ................................................................ 114
5.1.10 Đặc điểm của người tiêu dùng .................................................................................... 114
5.2 Những kết quả và đóng góp chính của đề tài ................................... 115
5.2.1 Những kết quả đã đạt được ........................................................................................ 115
5.2.2 Những đóng góp của đề tài ......................................................................................... 116
5.3 Những hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo ............................... 117
5.3.1 Những hạn chế trong kết quả nghiên cứu .................................................................. 117
5.3.2 Đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo .......................................................................... 118
5.4 Một số kiến nghị đối với cơ quan quản lý nhà nước và các doanh
nghiệp ............................................................................................................ 118
5.4.1 Đối với cơ quan quản lý nhà nước .............................................................................. 118
5.4.2 Đối với các doanh nghiệp sản xuất.............................................................................. 121
5.4.3 Đối với nhà phân phối ................................................................................................. 122
5.4.4 Đối với người tiêu dùng............................................................................................... 123
KẾT LUẬN CHƯƠNG 5 ................................................................................ 124

CHƯƠNG 6: KHẢO CỨU THÊM VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU –

SỬ DỤNG MÔ HÌNH CẤU TRÚC (SEM)................................................... 125

6.1 Giả thuyết nghiên cứu ........................................................................ 125


6.1.1 Thái độ (ATT) ............................................................................................................... 125

6|Page
6.1.2 Chuẩn mực chủ quan (SN) ........................................................................................... 126
6.1.3 Nhận thức kiểm soát hành vi (PBC) ............................................................................. 127
6.1.4 Sự hiểu biết (KL) .......................................................................................................... 127
6.1.5 Giá bán hợp lý (RP) ...................................................................................................... 128
6.1.6 Xu hướng tiêu dùng (TR) ............................................................................................. 128
6.1.7 Ý định tiêu dùng (CI) .................................................................................................... 129
6.2 Mô hình nghiên cứu. ........................................................................... 130

6.3 Mô hình đo lường. .............................................................................. 131

KẾT LUẬN ...................................................................................................... 137

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................... 140

PHỤ LỤC ........................................................................................................ 150

7|Page
DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1. Thang đo tổng hợp Syed S.Alam và cộng sự, Kamonthip Maichum ........... 42
Bảng 2.2. Thang đo tổng hợp Hauw- Sen Tan và Chih Cheng Chen ...........................43
Bảng 2.3. Thang đo tính sẵn có của Nguyen Vu Hung .................................................45
Bảng 2.4. Thang đo hành vi tiêu dùng của Nguyen Vu Hung ......................................46
Bảng 2.5. Nội dung phỏng vấn sâu................................................................................49
Bảng 3.1. Biểu hiện và thang đo “Xu hướng” ...............................................................58
Bảng 4.1. Thống kê phiếu điều tra ................................................................................63
Bảng 4.2. Phiếu điều tra sau sàng lọc ............................................................................63
Bảng 4.3. Kết quả thống kê về "Thái độ", "Chuẩn mực chủ quan” ..............................66
Bảng 4.4. Kết quả thống kê về "Sự hiểu biết", “Thông tin”..........................................70
Bảng 4.5. Kết quả thống kê về "Giá bán hợp lý ", "Sự sẵn có của sản phẩm/nhà phân
phối" ..............................................................................................................................73
Bảng 4.6. Kết quả thống kê về "Xu hướng tiêu dùng" ..................................................76
Bảng 4.7. Kết quả thống kê về "Ý định tiêu dùng", "Hành vi tiêu dùng" .....................77
Bảng 4.8. Ý định, hành vi tiêu dùng theo độ tuổi (Trung bình – Mean) .......................80
Bảng 4.9. Ý định, hành vi tiêu dùng theo mức thu nhập (Trung bình – Mean) ............83
Bảng 4.10. Ý định, hành vi tiêu dùng theo số lượng thành viên trong gia đình (Trung
bình – Mean) ..................................................................................................................84
Bảng 4.11. Kết quả kiểm định sơ bộ thang đo nhân tố ảnh hưởng ...............................87
Bảng 4.12. Kết quả kiểm định sơ bộ thang đo ý định và hành vi tiêu dùng .................90
Bảng 4.13. Kết quả phân tích KMO thang đo tố chất cá nhân nhà lãnh đạo ................92
Bảng 4.14. Tổng hợp kết quả sau xoay – Nhân tố ảnh hưởng ......................................93
Bảng 4.15. Kết quả phân tích KMO cho thang đo ý định và hành vi tiêu dùng ...........96
Bảng 4.16. Ma trận hệ số tương quan giữa các biến độc lập và phụ thuộc ...................98
Bảng 4.17. Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính mô hình thứ nhất............................100
Bảng 4.18. Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính sự khác biệt của các nhân tố ảnh
hưởng đến hành vi tiêu dùng xanh dưới các đặc điểm của người tiêu dùng ...............107
Bảng 4.19. Tổng hợp kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu ...........................109
Bảng 6.1. Phân tích mô hình đo lường ........................................................................131
Bảng 6.2. Giá trị phân biệt Heterotrait -Monotrait (HTMT) .......................................132
Bảng 6.3. Phân tích mô hình cấu trúc ..........................................................................133

8|Page
DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 0.1. Thiết kế nghiên cứu .......................................................................................16

Hình 1.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến tiêu dùng xanh ..................................................18

Hình 1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến hành động tiêu dùng xanh ................................19

Hình 1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự sẵn sàng mua sản phẩm xanh .......................21

Hình 1.4. Các nhân tố tác động tới hành vi tiêu dùng xanh ..........................................25

Hình 1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng ..............................................27

Hình 1.6. Những yếu tố tác động tới ý định mua hàng .................................................29

Hình 2.1. Lý thuyết hành vi có kế hoạch TPB ..............................................................34

Hình 2.2. Quá trình ra quyết định của người tiêu dùng .................................................36

Hình 2.3. Mô hình nghiên cứu (Dự kiến) ......................................................................48

Hình 3.1. Mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng xanh đối

với các sản phẩm điện tử gia dụng tại Việt Nam...........................................................59

Hình 4.1. Ý định, hành vi tiêu dùng theo độ tuổi (Trung bình - Mean) ........................81

Hình 4.2. Ý định, hành vi tiêu dùng theo mức thu nhập (Trung bình - Mean) .............82

Hình 4.3. Ý định, hành vi tiêu dùng theo số lượng thành viên gia đình .......................85

Hình 4.4. Mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng xanh đối

với các sản phẩm điện tử gia dụng tại Việt Nam.........................................................101

Hình 6.1. Mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng xanh sản phẩm điện tử

tiêu dùng tại Việt Nam ................................................................................................130

Hình 6.2. Mô hình cấu trúc (Bootstrap) ......................................................................134

9|Page
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Giới thiệu về bài nghiên cứu
Bài nghiên cứu khoa học với chủ đề “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến
hành vi tiêu dùng xanh đối với các sản phẩm điện tử gia dụng tại Việt Nam” lựa chọn
mô hình lý thuyết hành vi có kế hoạch (Theory of Planned Behavior, Ajzen 1991). Đây
là một mô hình được nghiên cứu kỹ lưỡng đã được chứng minh là thành công trong việc
dự đoán và giải thích các hành vi trên nhiều lĩnh vực làm cơ sở để triển khai nghiên cứu.
Ngoài phần mở đầu kết luận, bài nghiên cứu khoa học bao gồm 5 chương.
Chương 1 Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan và khoảng trống
nghiên cứu
Chương 2 Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu
Chương 3 Nghiên cứu định tính- Nhân tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng
xanh đối với các sản phẩm điện tử gia dụng ở Việt Nam và mô hình
nghiên cứu điều chỉnh
Chương 4 Nghiên cứu định lượng – Các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu
dùng xanh đối với các sản phẩm điện tử gia dụng tại Việt Nam
Chương 5 Kết quả nghiên cứu và một số kiến nghị đề xuất

Nội dung chính của bài nghiên cứu khoa học có dung lượng trên 147 trang, gồm
28 bảng và 15 hình thể hiện toàn bộ quá trình và kết quả nghiên cứu của nhóm nghiên
cứu. Kế thừa các kết quả nghiên cứu trước đó, nhóm nghiên cứu cũng có một số đóng
góp mới như sau:
• Ứng dụng nghiên cứu hành vi người tiêu dùng đối với các sản phẩm điện tử gia
dụng tiết kiệm năng lượng. Đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam đang trong công
cuộc đổi mới, hội nhập và phát triển với các nước trong khu vực.
• Lựa chọn được cách tiếp cận tới ý định và hành vi của người tiêu dùng đối với
các sản phẩm điện tử gia dụng tiết kiệm năng lượng.
• Nghiên cứu những ảnh hưởng đặc thù của bối cảnh Việt Nam hiện nay để xác
định được những yếu tố điển hình ảnh hưởng trực tiếp tới hành vi người tiêu dùng
các sản phẩm điện tử gia dụng tiết kiệm năng lượng.

9|Page
● Sử dụng kết quả nghiên cứu để làm cơ sở để:
o Để thay đổi nhận thức của người dân về các vấn đề về môi trường đặc biệt là
tiêu dùng xanh sản phẩm điện tử gia dụng tiết kiệm năng lượng. Từ đấy người
tiêu dùng nâng cao ý thức của mỗi cá nhân để góp phần bảo vệ môi trường
sống.
o Đề xuất các khuyến nghị về việc tuyên truyền, quảng bá rộng rãi các sản phẩm
điện tử tiêu dùng có dán nhãn tiết kiệm năng lượng.
o Đề xuất các khuyến nghị về chính sách đánh giá và sản xuất với các sản phẩm
điện tử tiêu dùng.
o Đề xuất khuyến nghị về việc sử dụng các năng lượng tái tạo khác đối với các
hộ gia đình tại Việt Nam.
2. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu
Nền kinh tế những năm gần đây đang phát triển một cách nhanh chóng, song
song với đó là những vấn đề môi trường nổi lên như: sự nóng lên toàn cầu, nước biển
dâng cao, ô nhiễm môi trường, cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên,... Tăng trưởng
kinh tế với bảo vệ và cải thiện môi trường có mối quan hệ ràng buộc, bổ sung cho nhau.
(Nguyễn Thế Chinh, 2017). Khi nhận thức được vấn đề bảo vệ môi trường, người tiêu
dùng trở nên chú trọng hơn vào hành vi tiêu thụ và sử dụng các sản phẩm xanh thân
thiện với môi trường. Nhờ đó mà khái niệm tiêu dùng xanh ra đời. Trên thế giới, vấn đề
bảo vệ môi trường từ lâu đã trở thành vấn đề cấp thiết và nhận được nhiều sự quan tâm
của cả chính phủ và mỗi người dân. Năm 1992, các đại biểu tham gia. Hội nghị Thượng
đỉnh Trái đất về Môi trường và Phát triển tổ chức ở Rio de Janeiro, Brazil đã thống nhất
một trong những nguyên tắc cơ bản về sự phát triển bền vững và nâng cao chất lượng
cuộc sống đó là “giảm dần và loại trừ những phương thức sản xuất và tiêu dùng không
bền vững”. Bên cạnh đó, các tổ chức quốc tế như UNEP (Chương trình môi trường liên
hợp quốc), UNESCAP (Ủy ban Kinh tế xã hội châu Á Thái Bình Dương Liên Hiệp
Quốc) cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của tiêu dùng xanh trong công cuộc bảo vệ môi
trường, đồng thời đưa tiêu dùng xanh vào các chương trình Nghị sự. Vấn đề tiêu dùng
xanh càng ngày càng trở nên phổ biến được áp dụng và thực hiện bởi nhiều quốc gia

10 | P a g e
trên thế giới đặc biệt là ở các nước phát triển, thậm chí còn được xem là xu hướng tiêu
dùng của toàn nhân loại.
Ở Việt Nam, nhận thức về hành vi tiêu dùng xanh của người dân vẫn còn nhiều
hạn chế. Người tiêu dùng đã một phần nào sẵn sàng chi trả nhiều tiền hơn cho các sản
phẩm xanh nhưng họ chưa ý thức được hết các khái niệm về sản phẩm xanh, và cần tiêu
dùng như thế nào để giúp các sản phẩm này được mua về, sử dụng, xử lý rác thải đúng
cách. Mặc dù chính phủ đã đưa ra nhiều những văn bản pháp quy nhằm động viên ủng
hộ người dân nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, mua sắm bền vững, thân thiện với môi
trường, tăng cường sử dụng các sản phẩm sinh thái, … Nhưng những quy định riêng
biệt về tiêu dùng xanh vẫn chưa được đưa ra. Vì thế mà kết quả đem lại chưa được rõ
rệt và hiệu quả. Từ năm 2010 đến năm 2015, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã phê
duyệt tiêu chí nhãn xanh Việt Nam cho nhiều nhóm sản phẩm đa dạng từ bột giặt, bóng
đèn huỳnh quang đến máy tính xách tay, máy tính để bàn, máy giặt, tủ lạnh, tivi, …
(Tuyết Chinh, Báo Điện tử của Bộ Tài nguyên và môi trường, 2020). Bên cạnh đó, đã
có nhiều nghiên cứu về hành vi tiêu dùng xanh của người dân ở Việt Nam, tuy nhiên
vẫn còn nhiều điểm thiếu sót. Hành vi tiêu dùng xanh mới chỉ được làm rõ về mặt khái
niệm, chưa được nghiên cứu sâu về một nhóm sản phẩm cụ thể để từ đó đưa ra phương
hướng nâng cao nhận thức của người tiêu dùng và khắc phục những điểm thiếu sót của
sản phẩm xanh. Trong bối cảnh đó, những nghiên cứu đa chiều, toàn diện, tiếp cận hiện
đại về hành vi tiêu dùng xanh của người dân Việt Nam cần tiếp tục được thực hiện để
hoàn thiện lý thuyết và bổ sung những căn cứ cho hoạt động thực tiễn.
Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) là 2 thành phố lớn có số dân đông
đúc nhất tại Việt Nam. Nơi đây có ngành kinh tế công nghiệp phát triển, nhiều ngành
sản xuất ra đời, nhiều khu công nghiệp phát triển mở rộng và đã thu hút được các nhà
đầu tư trong và ngoài nước, góp phần tạo nguồn vốn quan trọng trong phát triển kinh tế
- xã hội. Mặc dù đã đạt được những thành tựu nhất định trong phát triển kinh tế, nhưng
nền kinh tế cũng đã bộc lộ rõ những yếu tố chưa thực sự bền vững. Các cơ sở sản xuất,
doanh nghiệp nằm ngoài khu, cụm công nghiệp đa số là các doanh nghiệp có quy mô
vừa và nhỏ, nguồn lực hạn chế, công nghệ lạc hậu, mặc dù có đầu tư xây dựng hệ thống
xử lý chất thải nhưng phần lớn hiệu quả xử lý chưa cao, từ đó làm phát sinh nhiều vấn

11 | P a g e
đề ảnh hưởng tới môi trường. Mỗi doanh nghiệp muốn phát triển bền vững phải gắn tăng
trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường. Đây là tiêu chí để doanh nghiệp phát triển bền
vững, đồng thời là cơ sở để người dân tin dùng sản phẩm của doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, các nghiên cứu gần đây cho thấy người tiêu dùng nhận thức được
các vấn đề xanh như khan hiếm tài nguyên thiên nhiên, sự nóng lên toàn cầu và ô nhiễm.
Họ cũng cân nhắc những vấn đề này khi đưa ra quyết định mua sản phẩm xanh. Ngày
nay, người tiêu dùng cảm thấy rằng mình cần đóng góp nhiều hơn trong việc bảo vệ,
bảo tồn và bảo tồn môi trường. Khi xu hướng tiêu dùng của mọi người thay đổi, các
doanh nghiệp sản xuất phải thay đổi nhận thức của mình. Khi người tiêu dùng chuyển
sang sử dụng các sản phẩm xanh đặc biệt là các sản phẩm gia dụng tiết kiệm năng lượng,
các nhà sản xuất phải thực hiện quá trình chuyển đổi để tồn tại và phát triển. Các nghiên
cứu trước đây liên quan đến ý định/hành vi mua hàng xanh của người tiêu dùng hầu hết
được thực hiện trong bối cảnh các quốc gia phát triển và cho thấy thái độ và quan điểm
của họ đối với việc mua sản phẩm xanh. (Yadav & Pathak, 2016).
Trong bối cảnh này, vấn đề sản xuất thân thiện với môi trường bền vững cũng
như sự hiểu biết về những thay đổi trong nhận thức, tâm lý và hành vi của khách hàng
đối với tự nhiên ngày càng trở nên cấp bách và cần được giải quyết. Trên thực tế, dán
nhãn sinh thái bây giờ là một trong những công cụ tiếp thị xanh thúc đẩy người tiêu
dùng mua sản phẩm xanh. Hiểu thêm về các yếu tố quyết định hành vi mua hàng của
người tiêu dùng có thể giúp các doanh nghiệp Việt Nam xác định và có được các chiến
lược tiếp thị phù hợp để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Nghiên cứu này nhằm
mục đích đề xuất một mô hình về ảnh hưởng của các nhân tố khác nhau đến ý định mua
hàng xanh của người tiêu dùng tại thị trường Việt Nam để hiểu người tiêu dùng có bị
thu hút với nhãn sinh thái hay không. Bên cạnh đó, dán nhãn sinh thái là một yếu tố
trong nhiều yếu tố hiện vẫn là một vấn đề mới trong chiến lược tiếp thị doanh nghiệp
Việt Nam.
Để tiêu dùng xanh trở nên hiệu quả phải bắt đầu từ những sản phẩm phổ biến
được người tiêu dùng sử dụng nhiều và tiêu thụ năng lượng cao nhất trong mỗi hộ gia
đình tại Việt Nam. Trong đó, đồ điện gia dụng là những thiết bị vận hành bằng năng
lượng điện, được sử dụng trong nhà để phục vụ cho đời sống sinh hoạt của con người,

12 | P a g e
ví dụ như: máy giặt, máy điều hoà, máy hút bụi, quạt, bếp từ, nồi cơm điện, …Hóa đơn
điện hàng tháng sẽ giảm nếu chúng ta có thể quản lý được hệ thống năng lượng điện tại
nhà được triển khai và việc sử dụng sản phẩm tiết kiệm năng lượng tại nhà được khuyến
khích Theo Phó giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Việt Dũng - Viện trưởng Viện Khoa học và
Nhiệt - lạnh, trường Đại học Bách Khoa Hà Nội cho biết: “Trong gia đình, thiết bị tiêu
thụ điện nhiều nhất là điều hòa không khí. Nếu tính trung bình lượng điện tiêu thụ của
điều hòa so với các thiết bị khác trong một năm thì tính khoảng ⅓ sau đó đến bình nóng
lạnh, chiếm 18 - 20%/năm, tiếp tục là tủ lạnh chiếm 16 - 18%. Còn lại, máy giặt, nồi
cơm điện, bếp từ, lò nướng, hệ thống chiếu sáng...chiếm khoảng 40 - 50%.”. Tại Hội
thảo quốc tế phát triển năng lượng tái tạo hướng tới giảm thiểu các bon tại Việt Nam,
Thứ trưởng Bộ Công Thương, ông Cao Quốc Hưng nói rằng: “Dựa trên các thống kê,
trước đây nhu cầu điện năng của Việt Nam thường tăng gấp 1,8 - 2 lần tốc độ tăng trưởng
GDP, tạo ra những sức ép lớn về đầu tư cho năng lực phát điện, ,truyền tải và phân phối
của quốc gia”. Nhu cầu điện năng đã tăng trên 13% mỗi năm cho giai đoạn 2000 - 2010
và trên 11% mỗi năm cho giai đoạn 2011 - 2016.
Phần lớn điện năng được tạo ra từ nước, than, dầu khí… đều là những nguồn
năng lượng của thiên nhiên do vậy, nếu sử dụng lãng phí thì nguồn tài nguyên sẽ nhanh
chóng cạn kiệt. Vì vậy tiết kiệm điện chính là bảo vệ tài nguyên thiên nhiên của đất
nước. Ngoài ra khi tạo ra điện lượng khí thải từ nhà máy điện thường gây ô nhiễm lớn,
đó cũng là nguyên nhân chính gây nên hiện tượng trái đất ngày càng nóng lên là nguyên
do khiến thời tiết thay đổi thất thường. Điện năng là lượng tiêu thụ lớn trong khi khả
năng cung cấp điện không đáp ứng đủ nhu cầu khiến tình trạng mất điện diễn ra ảnh
hưởng trực tiếp đến đời sống sinh hoạt, sản xuất. Khi mỗi hộ gia đình sử dụng đồ điện
có công suất càng lớn thì lượng tiêu tiêu thụ điện năng càng nhiều sẽ ảnh hưởng đến tuổi
thọ của những đồ dùng điện. Với khí hậu nhiệt đới nóng ẩm tại Việt Nam và tính thiết
yếu của các đồ dùng điện tử cho mỗi hộ gia đình, việc sử dụng đồ gia dụng điện tử là
không thể tránh khỏi. Vì vậy cần đẩy mạnh việc sử dụng các sản phẩm điện tử tiết kiệm
năng lượng để giảm thiểu năng lượng điện của mỗi hộ gia đình. Nghiên cứu này, với đối
tượng sản phẩm là đồ điện gia dụng, sẽ góp phần làm rõ những nhân tố ảnh hưởng đến
hành vi tiêu dùng các sản phẩm điện tử gia dụng xanh của người dân Việt Nam để từ đó

13 | P a g e
có thể góp phần thay đổi nhận thức người tiêu dùng cùng nhau bảo vệ môi trường đặc
biệt là năng lượng điện.

3. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu:


Nghiên cứu sẽ góp phần làm rõ các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng
xanh đối với các sản phẩm điện tử gia dụng tại Việt Nam. Đồng thời nghiên cứu này
cũng sẽ làm rõ sự khác biệt trong những ảnh hưởng đó trong các nhóm tuổi, mức thu
nhập khác nhau, số lượng thành viên trong gia đình. Cụ thể, bài nghiên cứu sẽ trả lời
cho các câu hỏi nghiên cứu sau đây:
Câu hỏi nghiên cứu thứ nhất: Những nhân tố điển hình tác động đến hành vi
mua hàng của người tiêu dùng đã được ghi nhận (Quan điểm, chuẩn mực chủ quan,
khả năng kiểm soát, sự hiểu biết, giá bán của sản phẩm, sự sẵn có của sản phẩm) ảnh
hưởng như thế nào tới hành vi của người mua hàng trong điều kiện Việt Nam?
Câu hỏi nghiên cứu thứ hai: Các nhân tố nào khác tác động đến hành vi tiêu
dùng xanh của người tiêu dùng trong lĩnh vực đồ điện tử gia dụng ở Việt Nam mang
tính phổ biến và ảnh hưởng của chúng tới việc mua những sản phẩm đó ở Việt Nam?
Câu hỏi nghiên cứu thứ ba: Từ việc nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hành
vi tiêu dùng xanh các sản phẩm điện tử gia dụng tại Việt Nam, nhóm nghiên cứu có đề
xuất nào đến các cơ quan quản lý nhà nước, các doanh nghiệp sản xuất, nhà phân phối
để có những biện pháp bảo vệ môi trường đặc biệt là năng lượng điện?
4. Phương pháp, đối tượng, phạm vi nghiên cứu:
• Phương pháp nghiên cứu
o Phương pháp phân tích và tổng hợp: thống kê các lý thuyết, quan điểm tiếp
cận phân tích hành vi tiêu dùng xanh và ảnh hưởng của hành vi tiêu dùng
xanh đối với các sản phẩm điện tử gia dụng; nghiên cứu những ảnh hưởng
của các yếu tố (giá bán hợp lý, thông tin sản phẩm, thái độ, sự hiểu biết,..) tới
hành vi tiêu dùng xanh của người Việt Nam nói chung
o Phương pháp định tính: Phương pháp phỏng vấn chuyên gia nhằm phát hiện
những tố chất điển hình của hành vi tiêu dùng xanh của người Việt Nam. Mục
đích nhằm hoàn thiện định nghĩa, xác định biểu hiện và thang đo

14 | P a g e
o Phương pháp định lượng hồi quy tuyến tính: điều tra, khảo sát người tiêu
dùng, đánh giá sự ảnh hưởng của hành vi tiêu dùng xanh đối với sản phẩm
điện tử gia dụng tại Việt Nam. Xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS.
• Đối tượng nghiên cứu
o Đối tượng nghiên cứu: Các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng xanh
và ảnh hưởng của hành vi tiêu dùng xanh đối với các sản phẩm điện tử gia
dụng tiết kiệm năng lượng của người Việt Nam.
o Đơn vị nghiên cứu: người tiêu dùng trong lĩnh vực đồ gia dụng điện tử
• Phạm vi nghiên cứu:
o Người tiêu dùng thuộc 2 thành phố Hà Nội và Hồ Chí Minh
o Tổng số phiếu điều tra: số phiếu phát ra là 513 phiếu, thu về là 513 phiếu,
số phiếu hợp lệ đủ điều kiện phân tích là 403 phiếu
o Phạm vi về thời gian: Thời gian khảo sát từ tháng 10/2019 đến tháng
2/2020

15 | P a g e
5. Quy trình nghiên cứu
Quy trình nghiên cứu được sơ đồ hóa như sau:

Hình 0.1: Thiết kế nghiên cứu


(Nguồn: Nhóm nghiên cứu)

16 | P a g e
CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN


QUAN VÀ KHOẢNG TRỐNG NGHIÊN CỨU

1.1 Tổng quan nghiên cứu

1.1.1 Tổng quan các nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến tiêu
dùng xanh

Tiêu dùng xanh đã được nghiên cứu ở các nền kinh tế phát triển từ những năm
1960 (Coleman và cộng sự 2011). Trong thực tế, các khái niệm liên quan đến tâm lý và
nhận thức đã trở thành một chủ đề quen thuộc trong xã hội học và tâm lý học môi trường.
Khái niệm tiêu dùng xanh đầu tiên xuất hiện vào những năm 1970 ở Hoa Kỳ. Tiêu dùng
xanh xuất hiện trong học thuật tiếp thị thông qua các tài liệu đã được đề cập đến như
của Fisk (1974); Harper & Row, Henion và Kinnear (1976),…Ban đầu, các nghiên cứu
chú tâm đến việc sử dụng năng lượng và các vấn đề ô nhiễm có liên quan đến một phạm
vi hẹp trong các ngành công nghiệp, tập trung chủ yếu vào việc tái chế và tiết kiệm năng
lượng, kèm theo đó là phản ứng của người tiêu dùng trong các quảng cáo và thông tin
sản phẩm. Trong những năm 1980, sự quan tâm của người tiêu dùng đối với môi trường
đã được chứng minh bởi cơ sở dữ liệu nghiên cứu theo thời gian, sự thành công với
hướng dẫn cho người tiêu dùng xanh và sự tẩy chay của người tiêu dùng toàn cầu khi sử
dụng các hợp chất Chlorofluorocarbon (CFC) gây thủng tầng Ozon.

Một nghiên cứu khá thú vị về nhân tố ảnh hưởng đến tiêu dùng xanh, tác giả
Phạm Thị Lan Hương (2014) đã đánh giá ảnh hưởng của các nhân tố và tâm lí. Tác giả
đã sử dụng nền tảng lý thuyết về hành vi người tiêu dùng trong mô hình giá trị - thái độ
- hành vi (Value - Attitude - Behavior, VAB) của Homer và Kahle (1988) và mô hình
lý thuyết hành vi vi có kế hoạch (Theory of Planned Behavior, TPB) của Ajzen (1991)
là phù hợp cho nghiên cứu hành vi mua xanh trong bối cảnh Việt Nam. Cụ thể nghiên
cứu chỉ ra ảnh hưởng mạnh và có ý nghĩa của tính tập thể lên ý định mua thông qua các

17 | P a g e
biến số trung gian là sự quan tâm đến môi trường và thái độ đối với hành vi mua xanh.
Mặc dù ảnh hưởng của giá trị đến thái độ đối với môi trường được công nhận bởi nhiều
nghiên cứu, tuy nhiên ảnh hưởng của tính tập thể lên sự quan tâm đến môi trường là một
dạng thức mạnh hơn của thái độ đối với môi trường mới được đưa ra kiểm chứng ở
nghiên cứu này. Ngoài ra, các nhân tố về ảnh hưởng xã hội và nhận thức tính hữu hiệu
về hành động bảo vệ môi trường cũng dự đoán cho ý định mua xanh này.

Hình 1.1: Các nhân tố ảnh hưởng đến tiêu dùng xanh

(Nguồn: Phạm Thị Lan Hương, 2014)

Theo Shwu-Ing Wu và Jia-Yi Chen, dựa trên lý thuyết hành vi có kế hoạch


(Theory of Planned Behavior, TPB) của Ajzen (1991), nghiên cứu này đặt ra để tạo ra
một mô hình mô tả kết hợp các biến sau: nhận thức về lợi ích, nhận thức về rủi ro, niềm
tin thông thường, chuẩn mực đạo đức, nguồn kiểm soát, kiểm soát niềm tin là các biến
độc lập. Từ đó điều tra ảnh hưởng của chúng tới các biến trung gian: thái độ, chuẩn mực
chủ quan, nhận thức kiểm soát hành vi; và biến phụ thuộc là hành vi thực tế. Nghiên cứu
này đã chỉ ra rằng, nhận thức về lợi ích có tác động tích cực đến thái độ, ngược lại với
nhận thức về rủi ro. Điều này phù hợp với những phát hiện của Rohm và Swaminathan
(2004) và Chiou và cộng sự (2005). Do đó chưa có sự chắc chắn trong việc đánh giá
người tiêu dùng về sản phẩm xanh. Niềm tin thông thường và chuẩn mực đạo đức có
liên quan rất lớn đến chuẩn mực chủ quan. Phát hiện này hỗ trợ những phát hiện của

18 | P a g e
Newhouse (1990) và Shaw và cộng sự (2000). Sức mạnh kiểm soát và kiểm soát niềm
tin có liên quan tích cực đáng kể đến kiểm soát hành vi. Điều này hỗ trợ tuyên bố của
Ajzen, (1991; 2002) rằng hành vi tiêu dùng xanh bị ảnh hưởng bởi sự sẵn có và khả
năng chi trả tức là người tiêu dùng có xu hướng dùng xanh khi họ tự tin về khả năng của
bản thân. Thái độ, chuẩn mực chủ quan và kiểm soát hành vi có liên quan tích cực đáng
kể đến ý định hành vi. Điều này hỗ trợ những phát hiện của Cheng, Lam và Hsu (2005),
Baker (2007) và Cronan và Al-Rafee (2008). Ý định hành vi và kiểm soát hành vi có
liên quan tích cực đáng kể đến hành vi thực tế. Điều này được chứng minh từ những
phát hiện của Mostafa (2007), và Norman và Conner (2005).

Hình 1.2: Các nhân tố ảnh hưởng đến hành động tiêu dùng xanh

(Nguồn: Shwu-Ing Wu và Jia-Yi Chen, 2014)

Trong bài viết về hành vi tiêu dùng xanh ở Thái Lan, tác giả Kamonthip
Maichum, Surakiat Parichatmon và Ke-Chung Peng cũng sử dụng mô hình mở rộng của
TPB và đã chỉ ra rằng sự quan trọng của yếu tố sự hiểu biết về môi trường và mối quan
tâm về môi trường. Bài viết đã nói rằng, Các nghiên cứu trước đây đã sử dụng mô hình
TPB để kiểm tra động lực của ý định mua sản phẩm xanh mà không bao gồm các tác
động của mối quan tâm về môi trường và kiến thức môi trường. Mối quan tâm về môi
trường và kiến thức môi trường là những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quyết định
mua sản phẩm xanh. Theo Gilg và cộng sự (2005), tiêu dùng xanh là một lĩnh vực nghiên

19 | P a g e
cứu tương đối mới và vẫn cần thêm thông tin về vai trò của các mối quan tâm về môi
trường đối với tiêu dùng xanh. Mối quan tâm về môi trường là một yếu tố dự đoán trực
tiếp về hành vi môi trường cụ thể, được ước tính bởi thái độ của người tiêu dùng đối với
một hành vi cụ thể. Ohtomo và Hirose (2017) quan sát thấy rằng nếu người tiêu dùng
thiếu kiến thức về các sản phẩm xanh, thì sẽ có một khoảng cách về hành vi giữa mối
quan tâm về môi trường và hành vi mua thực tế của họ. Điều này có thể có ảnh hưởng
mạnh mẽ đến ý định mua hàng và có thể tiên lượng hành vi tiêu dùng bền vững. Do đó,
mối quan tâm về môi trường và kiến thức môi trường được coi là quan trọng như nhau
trong quyết định mua sản phẩm xanh.

Trong một nghiên cứu thú vị khác về hành vi tiêu dùng xanh trong trường đại
học tại Ấn Độ của tác giả Raiyalakshmi Nittala (2014) đã đưa ra mô hình nghiên cứu
gồm các yếu tố tác động đến ý định tiêu dùng xanh qua việc khảo sát các giảng viên tại
trường học. Kết quả của nghiên cứ đã chỉ ra rằng, các yếu tố trong việc thúc đẩy các
giảng viên đại học để mua các sản phẩm xanh và các biến dự đoán để phân biệt các
giảng viên sẵn sàng hoặc không sẵn sàng mua các sản phẩm xanh. Các nghiên cứu cho
thấy rằng sản phẩm tái chế có tác động tích cực đến ý định mua sản phẩm xanh, sự thoải
mái, dán nhãn sinh thái và sự thiếu thông tin có ảnh hưởng tiêu cực đến việc sẵn sàng
mua sản phẩm xanh. Vì vậy, các giáo viên nhận thức được hoạt động môi trường, mặc
dù mối quan tâm của họ không phải lúc nào cũng chuyển thành hành vi tiêu dùng xanh.

20 | P a g e
Hình 1.3: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự sẵn sàng mua sản phẩm xanh

(Nguồn: Rajyalakshmi Nittala, 2014)

1.1.2 Tổng quan các nghiên cứu về ý định tiêu dùng:

Đối với các nhà quản lý, việc tìm hiểu và nắm rõ tâm lý của người tiêu dùng đóng
vai trò rất quan trọng để có thể đưa ra những phương pháp, chiến lược cải thiện cũng
như quảng bá sản phẩm và dịch vụ nhằm thu hút người tiêu dùng mua và sử dụng. Để
người tiêu dùng thực hiện hành vi mua hàng của mình thì các nhà quản lý phải đưa việc
thu hút ý định mua hàng hay ý định sử dụng của người tiêu dùng lên làm mục tiêu đầu
tiên trong chiến lược kinh doanh. Đóng góp thêm những tri thức khoa học phục vụ cho
sự phát triển của ngành kinh tế, hiện nay, đã có khá nhiều các công trình nghiên cứu
trong và ngoài nước đi sâu vào nghiên cứu về ý định tiêu dùng của người dân trong các
lĩnh vực khác nhau.

Trước hết, ý định tiêu dùng là xu hướng mua một sản phẩm hoặc thực hiện các
hành động chi trả cho sản phẩm đó của khách hàng, được đo lường bằng mức độ sẵn

21 | P a g e
sàng mua sản phẩm của họ (Belch, 2009). Trong nghiên cứu của Nguyễn Đinh Yến
Oanh và Phạm Thuỵ Bích Yên (2016), hai tác giả cũng nhấn mạnh “nghiên cứu về ý
định sử dụng dịch vụ Thương mại di động của người tiêu dùng Việt Nam là hết sức cần
thiết để giúp các doanh nghiệp có thể nắm bắt được ý định của người tiêu dùng”. Khi
tìm hiểu về ý định mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng Việt Nam, hai tác giả Hà
Ngọc Thắng và Nguyễn Thành Độ (2016) cũng khẳng định: Việc các nhà bán lẻ trực
tuyến nhận biết được các yếu tố tác động đến ý định mua của khách hàng cũng góp phần
quan trọng trong việc thu hút họ mua sắm trực tuyến nhiều hơn. Bởi vì, ý định mua là
một trong số các yếu tố có ảnh hưởng mang tính quyết định đến hành vi mua sắm của
người tiêu dùng.

Phần lớn các nghiên cứu về ý định tiêu dùng đều dựa trên hai lý thuyết nổi bật:
Thuyết hành động hợp lý TRA (Theory of reasoned action) và Thuyết hành vi có kế
hoạch TPB (Theory of planned behavior). Trong đó, thuyết hành vi hợp lý TRA của
Icek Ajzen và Martin Fishbein (1975) là một trong những lý thuyết nổi bật về nghiên
cứu ý định hành vi. Lý thuyết này chỉ ra rằng, ý định hành vi của một người là yếu tố
quan trọng nhất để dự đoán hành vi thực tế của người đó. Fishbein đã rút ra kết luận: ý
định thực hiện hành vi của một người bị ảnh hưởng bởi hai yếu tố: thái độ và chuẩn mực
chủ quan. Năm 1991, Ajzen phát triển lý thuyết hành động hợp lý TRA thành lý thuyết
hành vi có kế hoạch TPB Trong lý thuyết này, ý định thực hiện hành vi của một người
chịu sự ảnh hưởng từ ba yếu tố: thái độ, chuẩn mực chủ quan và nhận thức kiểm soát
hành vi

1.1.3 Tổng quan các nghiên cứu về hành vi tiêu dùng:

Hiện nay, tâm lý về hành vi tiêu dùng của khách hàng rất phức tạp và biến đổi
không ngừng qua từng giai đoạn. Lĩnh vực nghiên cứu về hành vi tiêu dùng trở nên phổ
biến vào đầu những năm 60 của thế kỷ 20. Trên thế giới, đã có nhiều bài nghiên cứu về
lĩnh vực này và đưa ra nhiều khái niệm về hành vi tiêu dùng theo những hướng đa dạng
khác nhau.

22 | P a g e
Theo hiệp hội marketing Hoa Kỳ (American marketing association), hành vi tiêu
dùng được định nghĩa là sự tương tác qua lại giữa các yếu tố kích thích của môi trường
với nhận thức, hành vi của con người mà thông qua đó, con người thực hiện hành vi trao
đổi. Trong nghiên cứu của mình, hai tác giả Hawkins và Mothersbaugh (2010) đã đưa
ra nhận định: hành vi tiêu dùng tập trung vào nghiên cứu những cá nhân, tập thể hoặc tổ
chức, và quá trình họ sử dụng để lựa chọn, mua, tiêu thụ và thải bỏ các sản phẩm, dịch
vụ, trải nghiệm để thỏa mãn nhu cầu và ảnh hưởng của quá trình này đến người tiêu
dùng và xã hội. Keller và Kotler (2011) đã nhấn mạnh lại điều tương tự trong nghiên
cứu của mình về quản trị marketing khi đưa ra định nghĩa về quá trình tiêu dùng bao
gồm việc tìm kiếm thông tin, đưa ra quyết định, sử dụng và loại bỏ. Sau khi so sánh các
định nghĩa của hành vi tiêu dùng từ các tác giả khác nhau, Cristina và Alexandru (2013)
đã đưa ra kết luận: những định nghĩa về hành vi tiêu dùng mang tính thời điểm, với quan
điểm tiếp cận đại diện cho từng khoảng thời gian mà chúng được nghiên cứu. Do đó, sự
phát triển của những định nghĩa này, cùng sự ảnh hưởng của việc phát triển và mở rộng
của tri thức nhân loại, đã làm sáng tỏ hơn lĩnh vực nghiên cứu về hành vi tiêu dùng.

Bên cạnh đó, hành vi người tiêu dùng còn là lĩnh vực nghiên cứu bao hàm kiến
thức từ nhiều lĩnh vực khác nhau như tâm lý học, xã hội học, nhân chủng học, marketing
và kinh tế học. Vì vậy, nghiên cứu về hành vi tiêu dùng có thể đem lại lợi thế cạnh tranh
cho doanh nghiệp, đồng thời có thể giúp doanh nghiệp nhận biết được lỗ hổng trong
chiến lược kinh doanh hiện tại để kịp thời thay đổi, bổ sung nhằm phù hợp với thị hiếu
tiêu dùng của khách hàng.
Không chỉ vậy, theo tiến sĩ Lars Perner của trường kinh doanh Marshall: nghiên
cứu về hành vi tiêu dùng đồng thời cũng giúp người tiêu dùng trở nên thông thái hơn.
Ông đưa ra ví dụ về việc mua một chai nước tẩy rửa có dung tích 2 lít. Theo logic thông
thường, người tiêu dùng sẽ phải trả số tiền ít hơn so với việc mua hai chai nước tẩy rửa
có dung tích 1 lít. Nhưng trên thực tế, người tiêu thường phải trả số tiền cao hơn khi lựa
chọn mua chai với dung tích lớn hơn. Nói cách khác, việc nhận biết được sự thật này sẽ
giúp người tiêu dùng chú ý hơn trong việc kiểm tra các nhãn giá thành đơn vị đính trên
sản phẩm để có thể xác định sự lời lãi trong mua bán.

23 | P a g e
Bên cạnh hành vi tiêu dùng thông thường, hành vi tiêu dùng xanh cũng được
nhiều người quan tâm và ưa chuộng. Hành vi mua xanh được xem là hành vi của những
người tiêu dùng xanh, đây được coi là một loại hành vi bảo vệ môi trường (Kim và
Choi,2005), đó là hành vi mua những sản phẩm có lợi cho môi trường (Lee,2010) còn
gọi là sản phẩm xanh. Đây là những sản phẩm sử dụng những nguyên liệu có thể tái chế,
phân hủy nhanh trong môi trường, không gây ô nhiễm trái đất. Hành vi mua xanh nói
chung được xem xét trên ý định mua xanh hay hành động xanh thực tế.

1.1.4 Tổng quan các nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến ý định
và hành vi tiêu dùng:

Một số công trình nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến ý định tiêu dùng
đã phát hiện ra được nhiều nhân tố ảnh hưởng khác nhau. Các nghiên cứu này, mặc dù
khác nhau về mục tiêu sản phẩm nhưng đa phần đều tiếp cận từ lý thuyết hành vi có kế
hoạch của Ajzen.
Theo Ajzen, có ba yếu tố chính ảnh hưởng đến ý định tiêu dùng là thái độ
(attitude), chuẩn mực chủ quan (subjective norm) và nhận thức kiểm soát hành vi
(perceived behavior control). Trên cơ sở phát triển thêm từ thuyết hành vi hoạch định,
tác giả Phạm Thị Lan Hương (2014) khi nghiên cứu về hành vi tiêu dùng xanh đã bổ
sung thêm biến “Sự quan tâm đến môi trường”. Theo tác giả Phạm Thị Lan Hương, các
yếu tố văn hoá và tâm lý cũng góp phần ảnh hưởng tới ý định tiêu dùng của giới trẻ, đặc
biệt là tính tập thể (Collectivism) thông qua các biến trung gian là sự quan tâm đến môi
trường và thái độ. Cũng tương tự, khi nghiên cứu ý định tiêu dùng xanh của người tiêu
dùng tại thành phố Hồ Chí Minh, hai tác giả Nguyễn Thế Khải và Nguyễn Thị Lan Anh
(2015) đã áp dụng đồng thời thuyết hành động hợp lý TRA và thuyết hành vi có kế
hoạch TPB. Hai tác giả đã chia các nhân tố thành hai nhóm riêng biệt: một là các nhân
tố nội tại bản thân người tiêu dùng, hai là nhân tố ngoại lai mà cụ thể là ảnh hưởng xã
hội. Tác giả Chih Cheng Chen (2018) cũng sử dụng hướng đi này và bổ sung thêm nhóm
sự hiểu biết về môi trường. Trong đó, nhóm ảnh hưởng xã hội bao gồm vai trò của chính
phủ, sự ảnh hưởng của phương tiện truyền thông và xã hội.

24 | P a g e
Tuy nhiên, khi nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua đồ thể thao
xanh, tác giả Changhyun Nam và cộng sự (2017) đã phủ nhận tầm ảnh hưởng chủ đạo
của nhân tố nhận thức kiểm soát hành vi (perceived behavioral control). Thay vào đó,
“sự kỳ vọng” (expectation) và “nhận thức” (Perception) được nhóm nghiên cứu bổ sung
thêm vào ba nhân tố có sẵn từ mô hình TPB là: chuẩn mực chủ quan và thái độ. Hai
nhân tố bổ sung này được cho là những nhân tố quan trọng nhất mang ảnh hưởng tích
cực đến ý định của người tiêu dùng.
Không chỉ dừng lại ở nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định tiêu dùng,
nhiều nhà nghiên cứu đã mở rộng phạm vi để nghiên cứu sâu hơn về hành vi thực tế của
người tiêu dùng. Cũng dựa trên lý thuyết hành vi có kế hoạch TPB của Ajzen, nhóm
nghiên cứu Hồ Huy Tựu, Nguyễn Văn Ngọc và Đỗ Phương Linh (2018) đã nghiên cứu
sự ảnh hưởng trực tiếp đến hành vi tiêu dùng xanh của người dân Nha Trang từ 3 nhân
tố: thái độ, chuẩn mực chủ quan, kiểm soát hành vi; đồng thời bổ sung thêm hai nhân tố
mới là: rủi ro và sự tin tưởng. Nhóm nghiên cứu đã đưa ra mô hình nghiên cứu đề xuất
dưới đây:

Hình 1.4: Các nhân tố tác động tới hành vi tiêu dùng xanh
(Nguồn: Hồ Huy Tựu, Nguyễn Văn Ngọc, Đỗ Phương Linh, 2018)
Kết quả nghiên cứu của nhóm nghiên cứu từ hai mô hình hồi quy đa biến cho
thấy, tất cả các nhân tố đã đề xuất đều có ảnh hưởng tích cực trực tiếp đến hành vi tiêu
dùng xanh. Trong đó, nhân tố tác động mạnh nhất ở 2 mô hình lần lượt là “Nhận thức”-
một bộ phận của “Thái độ hướng đến tiêu dùng xanh” và “Sự tin tưởng”.
25 | P a g e
Bên cạnh đó, nhiều nhà nghiên cứu đã đưa vào cân nhắc về mối tương quan giữa
ý định và hành vi, tức là họ đưa ý định tiêu dùng làm nhân tố trung gian có ảnh hưởng
đến hành vi. Hướng đi này được bắt nguồn từ nghiên cứu của Ajzen. Cụ thể hơn, từ căn
bản của lý thuyết hành động hợp lý TRA, một nhân tố chính trong thuyết hành vi có kế
hoạch TPB là ý định của một người dẫn đến hành vi của người đó. Ajzen đã chỉ ra ý
định là sự tổng hợp các nhân tố về mặt cảm xúc làm ảnh hưởng đến hành vi. Ý định
hành vi được giả định là tiền đề trung gian của hành vi. Ý định chỉ ra mức độ khao khát
trải nghiệm, mức độ quyết tâm của một người để cấu tạo thành hành vi. Ý định thực
hiện hành vi càng lớn, khả năng thực hiện hành vi càng cao. Khi khách hàng tin rằng
bản thân họ có đủ động lực để thực hiện hành vi và tin tưởng rằng bản thân mình sẽ thực
hiện hành vi đó, khả năng hành vi được thực hiện sẽ cao hơn. Vì vậy, từ nghiên cứu của
Ajzen, ta có thể thấy ý định tiêu dùng là quá trình xảy ra trước hành vi tiêu dùng. Do đó,
các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng cũng sẽ ảnh hưởng tới ý định tiêu dùng.
Bên cạnh đó, trong mô hình hành vi có kế hoạch TPB, nhân tố nhận thức kiểm
soát hành vi có mối liên hệ trực tiếp đến hành vi tiêu dùng. Ajzen cho rằng: nhận thức
kiểm soát hành vi cùng với ý định hành vi có thể được sử dụng trực tiếp để dự đoán
hành vi thực tế. Tác giả đưa ra hai lý do chính cho nhận định của mình: Một là sự duy
trì nhận thức kiến cho việc mở rộng một loạt hành vi dẫn đến một kết luận nào đó giống
như việc gia tăng các kiểm soát nhận thức. Lý do thứ hai là nhận thức kiểm soát hành vi
có thể được coi như một sự thay thế cho cách đo lương các hành vi kiểm soát thực tế
Đã có nhiều công trình nghiên cứu chứng thực được mối quan hệ giữa ý định tiêu
dùng của khách hàng và hành vi thực tế của họ. Điển hình là nghiên cứu của nhóm tác
giả Hoàng Trọng Hùng, Huỳnh Thị Thu Quyên, Huỳnh Thị Nhi (2018) khi nghiên cứu
về các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng xanh của người tiêu dùng tại Huế. Kết
quả nghiên cứu đã chỉ ra “Ý định tiêu dùng có tác động lớn đến hành vi tiêu dùng xanh
với trọng số chưa chuẩn hóa có trị tuyệt đối đạt 0,875”. Đồng thời, nhóm tác giả còn
phủ nhận sự ảnh hưởng của 3 nhân tố: chuẩn mực chủ quan, nhận thức kiểm soát hành
vi và tính sẵn có. Hai nhân tố có tầm ảnh hưởng mạnh nhất đến ý định tiêu dùng xanh
và qua đó tác động gián tiếp đến hành vi tiêu dùng xanh lần lượt là “Thái độ” và “Sự
quan tâm đến môi trường”.

26 | P a g e
Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu khác lại đưa ra quan điểm trái ngược với Ajzen về
mối quan hệ giữa ý định và hành vi thực tế. F. Thomas Juster (1966) trong nghiên cứu
của mình đã chỉ ra rằng: Trong số những người được phỏng vấn là có dự định sẽ mua ô
tô trong 6 tháng tiếp theo, chỉ 50% số người đã thực sự thực hiện hành vi của mình.
Nhiều nhà nghiên cứu khác cũng đưa ra quan điểm đồng thuận với Juster, trong đó, một
nghiên cứu khá thú vị về hành vi phải kể đến là nghiên cứu về hành vi tiêu dùng quần
bò từ các nhãn hàng nước ngoài của người tiêu dùng ở Ấn Độ của tác giả Jung Hwa Son
(2007). Ở nghiên cứu này, tác giả tiếp cận không chỉ từ lý thuyết hành vi có kế hoạch
TPB mà còn từ nghiên cứu sửa đổi mô hình ý định hành vi Fishbein của Lee (1990).
Trong đó, nghiên cứu của Lee nhấn mạnh về việc sửa đổi mô hình ý định hành vi của
Fishbein sao cho phù hợp hơn để dự đoán hành vi của người tiêu dùng từ các đất nước
có nền văn hoá chịu ảnh hưởng bởi Nho giáo như Trung Quốc và Hàn Quốc. Theo Lee,
hai nhân tố được bổ sung thay thế cho “chuẩn mực chủ quan” là “thể diện” (face saving)
và “sự hoà hợp tập thể” (group conformity). Kết hợp hai cách tiếp cận của Ajzen và Lee,
tác giả Jung Hwa Son đã đưa ra mô hình nghiên cứu đề xuất trong bài nghiên cứu của
mình như sau:

Hình 1.5: Các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng
(Nguồn: Junghwa Son, 2007)

27 | P a g e
Kết quả nghiên cứu của Junghwa Son cho thấy, chuẩn mực chủ quan hoàn toàn
không có ảnh hưởng tích cực đến ý định tiêu dùng mặc dù chuẩn mực chủ quan là yếu
tố mang tầm ảnh hưởng đáng kể trong mô hình của Fishbein. Thay vào đó, “Thái độ”
và “Nhận thức kiểm soát hành vi” là hai nhân tố đóng vai trò quan trọng hơn cả. Hơn
nữa, tác giả đã phủ định tầm ảnh hưởng của hai nhân tố “Thể diện” và “Sự hòa hợp tập
thể”. Đặc biệt, Jung Hwa Son còn khẳng định: ý định và hành vi tiêu dùng hoàn toàn
không có mối quan hệ với nhau.

1.1.5 Tổng quan các nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến tiêu
dùng sản phẩm điện tử gia dụng

Trong khi đạt được sự phát triển nhanh chóng trong kinh tế, Việt Nam hiện nay
đang đối mặt với sự tăng trưởng trong nhu cầu về năng lượng (energy demand) được dự
báo là tăng 10% mỗi năm. Không chỉ vậy, lượng điện năng và khí thải từ những sản
phẩm điện tử gia dụng khá cao, đặc biệt là ở những sản phẩm được sử dụng hằng ngày
với tần suất liên tục như: điều hoà nhiệt độ, tủ lạnh, TV, máy hút khói nhà bếp, máy giặt,
quạt,… Điều này góp phần ảnh hưởng nghiêm trọng đến ô nhiễm môi trường- vấn đề
mà không chỉ riêng nước ta quan tâm mà còn là nỗi lo toàn cầu. Vì vậy, việc quan tâm
đến sự tiêu dùng các sản phẩm gia dụng ở mỗi hộ gia đình, đặc biệt là các sản phẩm điện
tử là rất cần thiết. Tuy nhiên, đề tài nghiên cứu về tiêu dùng các sản phẩm điện tử gia
dụng ở Việt Nam vẫn còn rất khan hiếm.
Ở các nghiên cứu của nước ngoài, tác giả Syed S.Alam và cộng sự khi nghiên
cứu về ý định mua các sản phẩm điện tử gia dụng tiết kiệm năng lượng ở Malaysia đã
áp dụng thuyết hành vi có kế hoạch TPB. Thêm vào đó, nhóm nghiên cứu đã bổ sung
thêm nhân tố Kiến thức (Knowledge) và Giá bán (Price) vào trong mô hình nghiên cứu
của mình. Với phạm vi nghiên cứu chính là cư dân ở thung lũng Klang của Malaysia,
nhóm nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu là khảo sát trên mạng với một nghìn
mẫu khảo sát cho đối tượng là học sinh và làm khảo sát trực tiếp với cư dân của thung
lũng. Sau khi áp dụng các biện pháp thống kê và kiểm định dữ liệu từ kết quả khảo sát,
Syed S.Alam và cộng sự đã đưa ra kết luận: Thái độ, chuẩn mực chủ quan, nhận thức
kiểm soát hành vi, kiến thức về môi trường và giá bán hợp lý có sự ảnh hưởng đáng kể

28 | P a g e
đến ý định mua các sản phẩm điện tử gia dụng tiết kiệm năng lượng. Trong đó, kiến
thức về môi trường có sức ảnh hưởng lớn nhất, theo sau đó là giá bán hợp lý, nhận thức
kiểm soát hành vi, chuẩn mực chủ quan và cuối cùng là thái độ. Ngoài ra, bài nghiên
cứu còn xác nhận rằng: người tiêu dùng có thể quyết định mua sản phẩm tiết kiệm năng
lượng bởi vì chúng không chỉ góp phần giảm thiểu tiền điện mà còn có ảnh hưởng tốt
đến sức khỏe người dùng.

Hình 1.6: Những yếu tố tác động tới ý định mua hàng
(Nguồn: Syed S.Alam và cộng sự, 2019)

1.2 Khoảng trống và hướng nghiên cứu của đề tài

1.2.1 Khoảng trống nghiên cứu

Tiêu dùng xanh cũng đứng đầu trong nhiều chương trình nghị sự hành chính công
quốc tế kể từ Hội nghị Quốc gia về Môi trường và Phát triển năm 1992 (Miniero et al.,
2014). Ở nhiều nền kinh tế châu Á đang phát triển với việc khai thác tài nguyên nhanh
chóng và ô nhiễm nặng liên quan đến sự phát triển kinh tế gần đây chưa từng có, những
lo ngại đã được đặt ra về chất lượng môi trường (Lee, 2008). Trên thực tế, mặc dù đã có
rất nhiều nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng tới hành vi tiêu dùng xanh nhưng lại
không có nhiều các lý giải chắc chắn về mặt lý thuyết tại sao người tiêu dùng mua hoặc
không mua sản phẩm xanh và nhiều người dù có thái độ ủng hộ môi trường nhưng lại
29 | P a g e
không muốn thực hiện hành vi (Rylander and Allen, 2001). Sự thiếu kiến thức tương
đối làm cho nhiều người tiêu dùng chỉ tập trung vào việc bảo vệ môi trường hơn là mua
sản phẩm xanh thể hiện một khoảng trống đáng kể trong lý thuyết. (Mark R. Gleim,
2013).
Các nghiên cứu trước đây về mối quan hệ giữa ý định và hành vi tiêu dùng xanh
cho thấy thông thường giữa ý định và hành vi tiêu dùng xanh tồn tại mối quan hệ nhân
quả (ý định có tác động tích cực tới hành vi tiêu dùng xanh) tuy nhiên các nghiên cứu
này lại không cho ra các kết quả đồng nhất. Nói một cách khác, vẫn còn khoảng cách từ
thái độ/ý định tới hành vi.

Như vậy tác động của ý định đến hành vi tiêu dùng xanh ở những hoàn cảnh khác
nhau là khác nhau có thể là do tác động của một số nhân tố khác. Các nhân tố này có thể
làm mạnh lên hay yếu đi mối quan hệ giữa ý định và hành vi tiêu dùng xanh.

Mặc dù đã có một vài nghiên cứu liên quan đến các nhân tố ảnh hưởng tới mối
quan hệ giữa ý định và hành vi tiêu dùng xanh tuy nhiên các nghiên cứu chỉ mới đưa ra
một nhân tố ảnh hưởng hoặc có đưa ra một số nhân tố ảnh hưởng nhưng chưa thực sự
nghiên cứu sâu về các nhân tố này.

Ở Việt Nam, thực tiễn về tiêu dùng xanh xét trên các phương diện của người tiêu
dùng, doanh nghiệp hay chính phủ vẫn chưa phát triển. Các hoạt động nghiên cứu về
lĩnh vực này cũng chưa thu hút được sự quan tâm, chưa có những nghiên cứu chuyên
sâu (Vũ Anh Dũng, 2012).

Các bài nghiên cứu về tiêu dùng xanh ở Việt Nam vẫn mang tính chung chung,
ít có bài viết đề cập đến các vấn đề điển hình. Có các vấn đề được nghiên cứu như tiêu
dùng xanh của các vùng miền, tiêu dùng xanh các sản phẩm hữu cơ, nhưng chưa có bài
viết nào hướng đến các sản phẩm là đồ gia dụng điện tử - một mặt hàng thiết yếu chiếm
đa số trong các hộ gia đình tại Việt Nam.

1.2.2 Hướng nghiên cứu của đề tài

Như đã trình bày ở trên, các lý thuyết về hành vi tiêu dùng xanh nói chung được
hình thành và kiểm chứng ở các nước phương Tây, có nền kinh tế phát triển và các xu

30 | P a g e
hướng “xanh” đều bắt nguồn ở đây. Lý thuyết này cũng cần được chứng minh tính phù
hợp hoặc cần biến đổi phù hợp với văn hóa, truyền thống kinh doanh, trình độ phát triển
kinh tế ở các nước phương Đông, và Việt Nam được lựa chọn là bối cảnh nghiên cứu.

Ở Việt Nam, ngoài sự khác biệt dễ nhận thấy trong bối cảnh văn hóa còn có
những đặc thù về lịch sử phát triển. Trên thực tế, các bài nghiên cứu về tiêu dùng xanh
đã thực hiện và công bố ở Việt Nam còn khá hiếm hoi, mới chỉ thực hiện từ các góc
nhìn là biểu hiện chung của tiêu dùng xanh tại 1 địa phương.

Trên cơ sở đó, thông qua nghiên cứu và thống kê, nhóm nghiên cứu khoa học
thấy xuất hiện một số hướng nghiên cứu về hành vi tiêu dùng xanh đối với các sản phẩm
điện tử gia dụng ở Việt Nam, cụ thể như sau:

Thứ nhất, nhân tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng xanh cần được xem xét ở
nhiều cấp độ khác nhau. Với bản thân người tiêu dùng, cần xem xét dưới nhiều góc độ
từ hành vi, năng lực, sự tác động của họ đến các sản phẩm điện tử gia dụng tiết kiệm
năng lượng.

Thứ hai, hành vi tiêu dùng xanh cần được xem xét theo từng nhóm với từng đặc
điểm riêng biệt của người tiêu dùng như mức thu nhập, số lượng thành viên trong gia
đình,...để thấy được sự khác biệt giữa các nhóm. Đồng thời cần xem xét các yếu tố như
độ tuổi, giới tính, trình độ học vấn,...tác động tới ý định và hành vi tiêu dùng xanh.

Thứ ba, nghiên cứu hành vi tiêu dùng xanh cần được đặt trong bối cảnh văn hóa
phương Đông và thể chế chính trị của các quốc gia mà hành vi tiêu dùng xanh được thúc
đẩy. Điều này sẽ tạo ra màu sắc riêng và có những mảnh ghép đa dạng trong lịch sử phát
triển của các lý thuyết về hành vi tiêu dùng xanh.

Thứ tư, nghiên cứu về hành vi tiêu dùng xanh ở Việt Nam cần đặt trong bối cảnh
của một nền kinh tế đang phát triển, môi trường kinh tế biến động, phức tạp. Yếu tố bối
cảnh này cũng tính đến sự đa dạng trong quan điểm, thông tin, nhận thức kiểm soát hành
vi,...của người tiêu dùng Việt Nam hiện nay.

Cuối cùng, trong môi trường hội nhập kinh tế văn hóa, trong bối cảnh hệ thống
chính sách còn chưa có những quyết sách cụ thể về tiêu dùng xanh, hành vi tiêu dùng

31 | P a g e
xanh cần được xem xét cả góc độ về kinh tế, xã hội, trách nhiệm của họ đối với cộng
đồng để góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội.

Tuy nhiên, trong phạm vi giới hạn về nguồn lực và chủ đề của đề tài, nhóm nghiên
cứu khoa học dự định tập trung nghiên cứu về hành vi tiêu dùng xanh kết hợp với hướng
nghiên cứu thứ nhất và thứ hai mà nhóm nghiên cứu đã trình bày ở trên. Tuy nhiên nhóm
nghiên cứu có sự vận dụng và điều chỉnh nhất định theo mục tiêu nghiên cứu và phù
hợp với điều kiện Việt Nam. Cụ thể như sau:

● Lựa chọn bổ sung một số thang đo biến phụ thuộc của các nghiên cứu khác để
làm rõ hơn hành vi tiêu dùng xanh sản phẩm điện tử gia dụng.
● Tiến hành nghiên cứu định tính để phát hiện thêm một số sự ảnh hưởng đặc trưng
tới hành vi tiêu dùng xanh tại Việt Nam và các biến điều tiết mới chi phối sự ảnh
hưởng đến hành vi tiêu dùng xanh các sản phẩm điện tử gia dụng.

Mục tiêu này dựa trên các nghiên cứu trước đó về văn hóa và ảnh hưởng của bối
cảnh văn hóa tới hành vi người tiêu dùng xanh. Trường hợp này là trong bối cảnh văn
hóa phương Đông, trong một nền kinh tế đang phát triển của Việt Nam.

32 | P a g e
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Vấn đề về hành vi tiêu dùng xanh đã và vẫn là một chủ đề nhận được sự quan
tâm của các nhà nghiên cứu và hoạt động thực tiễn. Các nhà nghiên cứu, dù ở cấp độ
nghiên cứu khác nhau, tiếp cận theo các quan điểm và mục tiêu khác nhau nhưng đều
có những đóng góp rất có giá trị cho sự phát triển của việc tiêu dùng xanh.
Cùng với quá trình phát triển và hội nhập quốc tế, Việt Nam đang trong giai đoạn
công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước song song với đó sẽ là các hoạt động bảo vệ
môi trường sống của Việt Nam. Tuy nhiên, các lý thuyết về hành vi tiêu dùng xanh được
phát triển tại các nước phương Tây, nơi có nền kinh tế phát triển, vì vậy nghiên cứu cần
được “khu vực hóa”, “ Việt Nam hóa” cho phù hợp bối cảnh văn hóa phương Đông và
điều kiện nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam.
Với chủ đích nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng xanh tuy
không phải là tiếp cận mới nhưng nhóm nghiên cứu nhìn nhận ở góc độ mới, khi đưa
các sản phẩm điện tử gia dụng ở các hộ gia đình vào vấn đề nghiên cứu. Như đã trình
bày trong phần khoảng trống nghiên cứu ở trên, nhóm nghiên cứu kỳ vọng những kết
quả nghiên cứu nếu được tìm ra và kiểm chứng vẫn có thể bổ sung cho những lý thuyết
đã có trong bối cảnh nền kinh tế mới nổi và văn hóa phương Đông như Việt Nam.

33 | P a g e
CHƯƠNG 2

CƠ SỞ LÝ THUYẾT, MÔ HÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


2.1 Lý thuyết hành vi có kế hoạch- mô hình gốc

2.1.1 Lý thuyết hành vi có kế hoạch - Ajzen Icek

Lý thuyết về hành vi có kế hoạch TPB (Theory of Planned Behavior) của Ajzen


(1991) đã được nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước sử dụng để nghiên cứu về ý
định cũng như hành vi của người tiêu dùng, các nghiên cứu về hành vi tiêu dùng xanh
cũng không phải là ngoại lệ.
Có thể nói rằng, lý thuyết hành vi có kế hoạch TPB của Ajzen (1991) là một bản
phát triển và mở rộng của thuyết hành động hợp lý TRA (Theory of reasoned action) -
nghiên cứu trước đó của ông và Fishbein vào năm 1975 và năm 1980. Trong thuyết hành
động hợp lý TRA, Ajzen và Fishbein đã chỉ ra tầm quan trọng của ý định hành vi trong
việc dự đoán hành vi thực tế. Bên cạnh đó, ý định hành vi còn chịu sự ảnh hưởng bởi
nhóm các nhân tố từ khía cạnh cá nhân và xã hội lần lượt là: Thái độ (Attitude) và chuẩn
mực chủ quan (Subjective norm). Tuy nhiên, trong nghiên cứu của mình vào năm 1991,
Ajzen đã nhận xét về mô hình hành động hợp lý là chưa đủ để giải thích cho ý định hành
vi và hành vi tiêu dùng thực tế. Vì vậy, mô hình về lý thuyết hành vi có kế hoạch TPB
đã được Ajzen chỉ ra như sau:

Hình 2.1: Lý thuyết hành vi có kế hoạch TPB


(Nguồn: Ajzen Icek, 1991)

34 | P a g e
Trong mô hình mới này, Ajzen vẫn giữ nguyên vai trò trung gian của nhân tố
trung tâm “ý định hành vi” bao gồm các nhân tố động cơ (Motivational factors) để từ đó
ảnh hưởng đến hành vi thực tế. Theo Ajzen, các ý định chỉ ra mức độ nỗ lực cố gắng để
thực hiện hành vi của một người. Ý định thực hiện hành vi càng lớn, khả năng hành vi
được thực hiện càng cao. Ý định trong thuyết hành động hợp lý TRA chịu ảnh hưởng
bởi hai nhân tố là “Thái độ” (Attitude) và “Chuẩn mực chủ quan” (Subjective Norm).
Đến với thuyết hành vi có kế hoạch TPB, Ajzen vẫn ủng hộ vai trò hai nhân tố này, đồng
thời bổ sung thêm nhân tố “Kiểm soát hành vi nhận thức” (Perceived Behavioral
Control). Tác giả cho rằng: thái độ và chuẩn mực chủ quan càng có chiều hướng ủng hộ
hành vi, nhận thức kiểm soát hành vi càng mạnh. Bên cạnh đó, Ajzen cũng khẳng định
“nhận thức kiểm soát hành vi” cùng với “Ý định hành vi” có thể sử dụng trực tiếp trong
việc dự đoán hành vi thực tế trong khi thái độ và chuẩn mực chủ quan chỉ mang ảnh
hưởng gián tiếp đến hành vi thông qua ý định.

2.1.2 Quan điểm về lý thuyết hành vi có kế hoạch

Một trong những điểm yếu trong lý thuyết này là vai trò của nhân tố ảnh hưởng
xã hội trong việc giải thích ý định và hành vi (Ajzen, 1991; Trafimow & Finaly, 1996).
Để cải thiện điểm yếu này, một số nhà nghiên cứu đã phân biệt nhân tố xã hội thành hai
mặt: ảnh hưởng xã hội và cảm nhận hành vi xã hội (Armitage & Conner, 2001; Cialdini,
Reno, & Kallgren, 1990; Sheeran & Orbell, 1999). Ảnh hưởng xã hội liên quan đến
sức ép xã hội hoặc điều mà những người khác có ý nghĩa mong muốn đương sự nên
làm. Cảm nhận hành vi xã hội đề cập đến các cảm nhận của đương sự về thái độ và hành
vi của những người khác có ý nghĩa trong lĩnh vực đó (Rivis & Sheeran, 2003). Các ý
kiến và hành động của những người khác có ý nghĩa cung cấp thông tin và kiến thức mà
mọi người có thể sử dụng trong việc quyết định cái gì cần làm cho chính họ. Các nghiên
cứu mà bao gồm cảm nhận hành vi xã hội trong khuôn khổ mô hình lý thuyết hành
vi có kế hoạch đã chứng tỏ cải thiện đáng kể trong sức mạnh giải thích và dự báo của
mô hình (e.g., Cristensen, 2004; Moan, Rise, & Anderson, 2004).

Hành vi người tiêu dùng là một khái niệm bao hàm nhiều nội dung, được sử dụng
rộng rãi trong nhiều lĩnh vực với nhiều cách tiếp cận. Samuelson (1938) cho rằng hành

35 | P a g e
vi của một cá nhân có thể được xem như là một loạt các lựa chọn hợp lý. Lựa chọn hợp
lý là lựa chọn những hành động tốt nhất thỏa mãn mục tiêu cá nhân. Chính sự lựa chọn
hợp lý này cho phép dự đoán được hành vi người tiêu dùng. Lựa chọn hợp lý là hành vi
có thể lượng hoá được thông qua tối đa hoá một số hàm toán học phù hợp với các biến
số hành vi và môi trường. Khi môi trường thay đổi, hành vi người tiêu dùng cũng thay
đổi theo, tuân theo quy luật hàm số toán học. Theo quan điểm của kinh tế học, người
tiêu dùng được giả định là con người duy lý. Vì vậy, hành vi người tiêu dùng là những
hành động giúp con người có thể đạt được mục tiêu mong muốn của mình bằng cách tốt
nhất.

Theo quan điểm marketing, các nhà nghiên cứu marketing xem xét hành vi người
tiêu dùng là hành vi của người mua. Hành vi mua của người tiêu dùng là hành vi cuối
cùng bao gồm các cá nhân và hộ gia đình mua hàng hoá và dịch vụ để phục vụ cho tiêu
dùng cá nhân. Quan điểm này phản ánh sự tương tác giữa người tiêu dùng và nhà sản
xuất tại thời điểm mua hàng. Theo quan điểm hành vi người tiêu dùng, hành vi người
tiêu dùng là những hành vi cụ thể của một cá nhân khi quyết định mua sắm, sử dụng, và
loại bỏ sản phẩm hay dịch vụ. Khi này, hành vi người tiêu dùng được xem xét dựa trên
hành vi mua khi người tiêu dùng đóng cả ba vai trò: người thanh toán, người mua và
người sử dụng. Hành vi người tiêu dùng theo quan điểm kinh tế học được tính toán dựa
trên các khái niệm liên quan đến lợi ích và với giả định rằng họ bị giới hạn bởi các nguồn
lực. Trong khi đó, từ quan điểm marketing, các nhà nghiên cứu sẽ xem xét vấn đề hành
vi người tiêu dùng trong mối quan hệ tương tác giữa người mua, người bán và thông tin,
được tiếp cận nhiều hơn từ khía cạnh các yếu tố có tính chất tâm lý, xã hội thực tế.

Hình 2.2: Quá trình ra quyết định của người tiêu dùng

Ngày nay, hầu hết các nhà nghiên cứu đều cho rằng hành vi người tiêu dùng
thực chất là một quá trình liên tục, không đơn thuần là những gì sẽ xảy ra tại thời điểm
người tiêu dùng thực hiện thanh toán để nhận được hàng hóa và dịch vụ (thời điểm mua

36 | P a g e
hàng). Hành vi người tiêu dùng bao gồm nhiều giai đoạn khác nhau hay là một tiến trình
diễn ra liên tục trong một khoảng thời gian, bao gồm toàn bộ những hoạt động liên quan
trực tiếp tới quá trình tìm kiếm, thu thập, mua sắm, sở hữu, sử dụng, loại bỏ sản phẩm.
Hành vi người tiêu dùng được hiểu là một loạt các quyết định (nên hay không nên, cái
gì, tại sao, như thế nào, khi nào, nơi nào, v.v.) về việc tiêu dùng (bao gồm việc mua, sử
dụng và loại bỏ) một sản phẩm (hàng hóa, dịch vụ, hoạt động, kinh nghiệm, con người,
ý tưởng) thông qua quá trình ra quyết định (thu thập thông tin, ảnh hưởng, quyết định,
mua, sử dụng) theo thời gian (giờ, ngày, tuần, tháng, năm). Nói cách khác, hành vi người
tiêu dùng là một quá trình của cá nhân hay của một nhóm người khi lựa chọn, mua sắm,
sử dụng hoặc loại bỏ sản phẩm, dịch vụ, ý tưởng, hoặc những kinh nghiệm, nhằm thỏa
mãn nhu cầu hay ước muốn của họ thông qua quá trình ra quyết định theo thời gian .

Theo quan điểm tâm lý học, các nhà tâm lý học định nghĩa hành vi người tiêu
dùng là toàn bộ các hoạt động, thái độ và những quyết định về việc sử dụng thu nhập để
mua hàng hóa, dịch vụ và tiết kiệm. Lĩnh vực chính của nhà tâm lý học là nghiên cứu
ảnh hưởng của quảng cáo, ý kiến, thái độ của khách hàng, phân khúc thị trường tâm lý
học, thử nghiệm sản phẩm, và môi trường nghiên cứu tới hành vi người tiêu dùng.

Như vậy, hành vi người tiêu dùng bao gồm cả suy nghĩ, nhận thức, cảm nhận mà
người tiêu dùng có được và những dự định, hành động mà người tiêu dùng thực hiện
trong quá trình tiêu dùng. Những yếu tố từ môi trường bên ngoài như gia đình, xã hội,
ý kiến từ những người tiêu dùng khác, quảng cáo, thông tin về giá bán, bao bì, hình thức
sản phẩm v.v đều có thể tác động đến nhận thức, suy nghĩ, thái độ và hành vi của người
tiêu dùng.

Trong phạm vi nghiên cứu của bài nghiên cứu, hành vi người tiêu dùng được xem
xét và vận dụng kết hợp cả hai quan điểm của kinh tế học và tâm lý học hành vi: hành
vi người tiêu dùng là một sự lựa chọn hợp lý, là lựa chọn những hành động tốt nhất thỏa
mãn mục tiêu cá nhân. Hành vi người tiêu dùng là những suy nghĩ, nhận thức hay cảm
nhận và thái độ của người tiêu dùng, cũng như những dự định, hành động mà người tiêu
dùng thực hiện trong quá trình sử dụng hay tiêu dùng hàng hoá.

37 | P a g e
2.1.3 Các nhân tố tác động tới hành vi tiêu dùng có kế hoạch

Các nhân tố ảnh hưởng tới hành vi tiêu dùng có kế hoạch dựa trên lý thuyết hành
vi có kế hoạch TPB của Ajzen (1991) gồm 3 biến chính: Thái độ, Chuẩn mực chủ quan
và nhận thức kiểm soát hành vi.
Thái độ là mức độ mà hiệu suất của hành vi được đánh giá tích cực hoặc tiêu cực.
Theo mô hình giá trị kỳ vọng, thái độ được xác định bởi tổng số niềm tin sẵn có được
liên kết hành vi dẫn tới các kết quả và kinh nghiệm khác nhau. Cụ thể, sức mạnh của
mỗi niềm tin (b) trọng số bởi sự đánh giá kết quả hoặc kinh nghiệm (e) và các sản phẩm
được tổng hợp, thể hiện trong phương trình sau:

(A: Thái độ, b: sức mạnh của mỗi niềm tin, e: sự đánh giá
kết quả hoặc kinh nghiệm)

Chuẩn mực chủ quan là áp lực xã hội nhận thức để tham gia hoặc không tham
gia vào một hành vi. Xem xét sự tương quan với mô hình giá trị kỳ vọng của thái độ,
người ta cho rằng chuẩn mực chủ quan được xác định bởi tổng số niềm tin chuẩn mực
sẵn có liên quan đến kỳ vọng được đại diện. Cụ thể, sức mạnh của mỗi niềm tin chuẩn
mực (n) trọng số bởi động lực của người đó để tuân thủ được nhắc đến trong vấn đề (m)
và các sản phẩm được tổng hợp, thể hiện trong phương trình sau.

(SN: Chuẩn mực chủ quan, n: sức mạnh của mỗi niềm tin chuẩn mực,
m: động lực của người đó để tuân thủ được nhắc đến trong vấn đề)

Nhận thức kiểm soát hành vi đề cập đến nhận thức của mọi người về khả năng
thực hiện một hành vi nhất định. Xem xét sự tương quan với mô hình giá trị kỳ vọng
của thái độ, người ta cho rằng kiểm soát hành vi nhận thức được xác định bởi tổng số
niềm tin kiểm soát có sẵn, nghĩa là niềm tin về sự hiện diện của các yếu tố có thể tạo
điều kiện hoặc cản trở thực hiện hành vi. Cụ thể, sức mạnh của mỗi niềm tin được kiểm
soát (c) được cân nhắc bởi sức mạnh nhận thức của yếu tố kiểm soát (p) và các sản phẩm
được tổng hợp, thể hiện trong phương trình sau.

38 | P a g e
(PBC: Nhận thức kiểm soát hành vi, c: sức mạnh của mỗi niềm tin
được kiểm soát, p: sức mạnh nhận thức của yếu tố kiểm soát)

2.2 Nghiên cứu về hành vi tiêu dùng có kế hoạch của Syed S.Alam

Trong lĩnh vực nghiên cứu về hành vi tiêu dùng có kế hoạch, đặc biệt là hành vi
tiêu dùng xanh, có nhiều nghiên cứu khác nhau đưa ra những cách tiếp cận khác nhau tuỳ
vào từng mục tiêu nghiên cứu. Trong quá trình tìm kiếm thông tin về tiêu dùng xanh và
tham khảo từ nhiều nguồn dữ liệu khác nhau, nhóm nghiên cứu xét thấy, trong phạm vi
nghiên cứu về hành vi tiêu dùng xanh các sản phẩm điện tử gia dụng tiết kiệm năng lượng,
bài nghiên cứu của Syed S.Alam và cộng sự có hướng nghiên cứu gần như phù hợp với
hướng mà nhóm nghiên cứu đang đi theo. Vì vậy, nhóm nghiên cứu đã lựa chọn sử dụng
tham khảo mô hình nghiên cứu và thang đo các nhân tố ảnh hưởng của Syed S.Alam và
cộng sự bao gồm: Thái độ, chuẩn mực chủ quan, nhận thức kiểm soát hành vi và Ý định
tiêu dùng làm mô hình và thang đo chính cho nghiên cứu của mình.
Cụ thể hơn, khi nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua các sản
phẩm gia dụng tiết kiệm năng lượng, Syed S.Alam và cộng sự đã áp dụng thuyết hành vi
có kế hoạch TPB của Ajzen. Syed S.Alam ủng hộ Ajzen với quan điểm về ý định tiêu
dùng được ảnh hưởng bởi 3 nhân tố: Thái độ, Chuẩn mực chủ quan và nhận thức kiểm
soát hành vi; đồng thời bổ sung thêm hai biến mới là “Sự hiểu biết” và “Giá bán”.

2.2.1 Sự hiểu biết

Theo Syed S.Alam, sự hiểu biết đóng vai trò quan trọng trong quá trình đưa ra
quyết định (decision- making process). Cụ thể, sự hiểu biết là một cấu trúc quan trọng
ảnh hưởng đến cách mà người tiêu dùng thu thập và sắp xếp thông tin; lượng thông tin
được sử dụng trong việc ra quyết định và cách người tiêu dùng đánh giá sản phẩm và dịch
vụ. Trong bài nghiên cứu của mình, Syed S.Alam đã tập trung khảo sát người dân về tầm
hiểu biết của họ đối với sản phẩm tiết kiệm năng lượng. Kết quả kiểm định giả thiết thống
kê trong nghiên cứu của Syed S.alam cho thấy số liệu về sự hiểu biết ảnh hưởng đến ý
định mua các sản phẩm tiết kiệm năng lượng là: β = 0.486; p-value < 0.001. Từ đó đưa ra

39 | P a g e
kết luận về nhân tố có tầm ảnh hưởng tích cực và cũng là quan trọng nhất trong việc dự
đoán ý định mua các sản phẩm gia dụng tiết kiệm năng lượng của người tiêu dùng đó là
“Sự hiểu biết” mà cụ thể hơn là “Sự hiểu biết về sản phẩm” từ thang đo của Sự hiểu biết
về sản phẩm tiết kiệm năng lượng.
Bên cạnh đó, tác giả Kamonthip Maichum (2016) trong bài nghiên cứu của mình
khẳng định vai trò của sự hiểu biết, đặc biệt là sự hiểu biết về môi trường trong quá trình
đánh giá ý định tiêu dùng xanh của người tiêu dùng Thái Lan thông qua hai nhân tố là:
“Sự quan tâm đến môi trường” (Environmental Concern) và “Sự hiểu biết về môi trường”
(Environmental Knowledge). Tác giả ngầm khẳng định sự cắt nghĩa về hai nhân tố này:
Sự quan tâm đến môi trường là cách mọi người nhận thức được về những vấn đề của môi
trường và mong muốn giải quyết những vấn đề đó. (Alibeli và Johnson, 2009); Sự hiểu
biết về môi trường là những kiến thức về những sự thật hiển nhiên, chìa khoá của những
mối liên hệ dẫn đến những ảnh hưởng của môi trường, và trách nhiệm đối với môi trường
của mỗi cá nhân dẫn đến sự phát triển bền vững (Taufique, 2016; Fryxel G.E, 2003).
Đặc biệt, trong thang đo về sự quan tâm đến môi trường, Kamonthip Maichum đề
cập đến sự nhận biết nhãn sinh thái (eco- label) của người dân. Nhãn sinh thái trên sản
phẩm được hiểu là ký hiệu cho thấy một sản phẩm nào đó được sản xuất với tiêu chí thân
thiện với môi trường. Hiểu biết về môi trường giúp người tiêu dùng có cách nhìn khác
hơn trong việc lựa chọn sử dụng những sản phẩm có dán nhãn sinh thái. Kết quả nghiên
cứu cho thấy, chỉ có nhân tố “Sự quan tâm đến môi trường” mang ảnh hưởng tích cực và
trực tiếp đến ý định tiêu dùng sản phẩm xanh, trong khi “Sự hiểu biết về môi trường”
mang ảnh hưởng gián tiếp thông qua sự ảnh hưởng tích cực của nó đến 3 nhân tố “Thái
độ”, “Chuẩn mực chủ quan” và “Nhận thức kiểm soát hành vi”. Từ nghiên cứu của
Kamonthip Maichum, nhóm nghiên cứu nhận thấy sự quan tâm đến môi trường cũng là
một phần của sự hiểu biết về môi trường. Chỉ khi có sự hiểu biết về một vấn đề, mỗi cá
nhân mới có thể có đủ sự hứng thú và kiến thức để quan tâm đến vấn đề đó.
Từ kết quả nghiên cứu tổng hợp từ hai tác giả Syed S.Alam và Kamonthip
Maichum về nhân tố “Sự hiểu biết”, nhóm nghiên cứu cho rằng nên có sự phân chia
trong mục tiêu hiểu biết của người tiêu dùng đó là: Sự hiểu biết về sản phẩm và sự hiểu
biết về môi trường.

40 | P a g e
2.2.2 Giá bán hợp lý

Trong bài nghiên cứu của mình, Syed S.Alam đã chỉ ra những quan điểm trái chiều
về ảnh hưởng của mức độ giá bán đến ý định mua xanh của người tiêu dùng. Có nghiên
cứu cho rằng những người tiêu dùng có ý thức về môi trường luôn lựa chọn mua các sản
phẩm xanh bất kể giá bán hoặc thậm chí chi trả mạnh tay cho những sản phẩm có dán
nhãn sinh thái (Hugh R.Bigsby, 2002). Trong khi đó, nhiều nhà nghiên cứu khác cho
rằng người tiêu dùng có xu hướng mua các sản phẩm xanh có giá bán hợp lý. Giá quá
cao có thể sẽ làm giảm ý định mua của họ (Zhen và Mansori, 2012).
Những ý kiến trái chiều này cùng với kết quả nghiên cứu sau khi sử dụng các phương
pháp chạy dữ liệu đã giúp cho Syed S.Alam đưa ra kết luận: “giá bán hợp lý” là một
nhân tố quan trọng thứ 2 trong việc dự đoán ý định mua của người tiêu dùng (sau nhân
tố “sự hiểu biết”)
Tóm lại, sau khi tổng hợp các phát hiện nghiên cứu và những kết quả riêng biệt trên,
nhóm nghiên cứu quyết định sử dụng tham khảo thang đo các nhân tố ảnh hưởng và ý
định tiêu dùng trong nghiên cứu của Syed S.Alam và cộng sự, đồng thời bổ sung thêm
thang đo về “Sự hiểu biết” trong nghiên cứu của Kamonthip Maichum như sau:

41 | P a g e
Thái độ
Tôi thích ý tưởng về các sản phẩm gia dụng tiết kiệm năng lượng.
Tôi nghĩ rằng việc mua các sản phẩm gia dụng tiết kiệm năng lượng là một ý tưởng hay.
Tôi rất hứng thú đối với các sản phẩm gia dụng tiết kiệm năng lượng
Nhận thức kiểm soát hành vi
Tôi sẽ vẫn mua các sản phẩm gia dụng tiết kiệm năng lượng mặc dù bạn bè khuyên tôi không nên mua.
Tôi hoàn toàn kiểm soát được việc mua các sản phẩm gia dụng tiết kiệm năng lượng.
Tôi có đủ khả năng mua các sản phẩm gia dụng tiết kiệm năng lượng.
Chuẩn mực chủ quan
Những người ảnh hưởng đến hành vi của tôi nghĩ rằng tôi nên mua các sản phẩm tiết kiệm năng lượng.
Bạn bè thân thiết của tôi nghĩ rằng tôi nên mua các sản phẩm tiết kiệm năng lượng.
Hầu hết những người quan trọng đối với tôi đều nghĩ rằng tôi nên mua các sản phẩm tiết kiệm năng lượng
Sự hiểu biết về sản phẩm Syed S.Alam và
Tôi có đầy đủ kiến thức về những sản phẩm tiết kiệm năng lượng. cộng sự
Tôi có kiến thức về những sản phẩm tiết kiệm năng lượng xuất phát từ những kinh nghiệm sử dụng trước đó.
Tôi thực sự có ấn tượng tốt đối với những sản phẩm điện tử tiết kiệm năng lượng
Giá bán hợp lý
Giá bán của sản phẩm tiết kiệm năng lượng còn quá cao.
Tôi nghĩ rằng các sản phẩm tiết kiệm năng lượng nên có giá thấp.
Đối với tôi, giá bán của các sản phẩm tiết kiệm năng lượng nên hợp lý hơn.
Ý định mua:
Tôi sẽ mua các sản phẩm gia dụng tiết kiệm năng lượng.
Tôi dự định vẫn tiếp tục lựa chọn mua các sản phẩm gia dụng tiết kiệm năng lượng trong tương lai.
Tôi sẽ giới thiệu cho mọi người cùng sử dụng sản phẩm gia dụng tiết kiệm năng lượng.

Sự quan tâm đến môi trường:


Tôi rất quan tâm đến các vấn đề môi trường toàn cầu.
Tôi sẵn sàng thay đổi thói quen tiêu dùng để có thể bảo vệ môi trường Kamonthip
Maichum
Sự hiểu biết về môi trường:
Tôi thích kiểm tra nhãn sinh thái trên sản phẩm xanh trước khi mua
Bảng 2.1: Thang đo tổng hợp Syed S.Alam và cộng sự, Kamonthip Maichum
2.3 Biến bổ sung

2.3.1 Biến “Thông tin”


Nhóm nghiên cứu nhận thấy rằng, bên cạnh việc hiểu biết về sản phẩm điện tử gia
dụng tiết kiệm năng lượng thì lượng thông tin ít hay nhiều, đầy đủ hay chưa đầy đủ về
các sản phẩm và đặc tính của nó cũng đóng vai trò không kém phần quan trọng ảnh
hưởng đến ý định tiêu dùng. Lượng thông tin về sản phẩm điện tử gia dụng tiết kiệm
năng lượng có thể quyết định niềm tin chắc chắn hay không chắc chắn lựa chọn sử dụng
các sản phẩm đó của người tiêu dùng. Trong phần lớn các bài nghiên cứu khác, lượng
thông tin về sản phẩm được gộp trong sự hiểu biết về sản phẩm đó (Knowledge). Nhóm
nghiên cứu sử dụng tham khảo hướng nghiên cứu của Hauw- Sen Tan (2018) và Chih
Cheng Chen (2018)để phục vụ cho việc nghiên cứu về sự ảnh hưởng của nhân tố “Thông
tin” đối với hành vi tiêu dùng xanh các sản phẩm điện tử gia dụng tiết kiệm năng lượng.

Bảng 2.2: Thang đo tổng hợp Hauw- Sen Tan và Chih Cheng Chen

Sự hiểu biết

• Tôi biết rằng việc sử dụng sản phẩm điện tử


tiết kiệm năng lượng có ảnh hưởng tốt đến
môi trường. Chih Cheng Chen
• Tôi biết rằng những sản phẩm xanh mà tôi
đã mua rất thân thiện với môi trường.

• Sản phẩm xanh được sản xuất bởi ít nguyên


vật liệu hoặc từ những nguyên vật liệu có
thể tái chế được.
• Sản phẩm xanh tiết kiệm nhiều năng lượng Hauw- Sen Tan
hơn các sản phẩm thông thường và chỉ sử
dụng năng lượng từ những nguồn tài nguyên
tái sinh.

43 | P a g e
2.3.2 Biến “Sự sẵn có”
Nhóm nghiên cứu lập luận rằng tính sẵn có của sản phẩm xanh có thể tạo điều
kiện cho mối quan hệ giữa ý định tiêu dùng xanh và hành vi tiêu dùng xanh theo ít nhất
hai cách. Đầu tiên, tiêu dùng xanh là sự lựa chọn của người tiêu dùng giữa các lựa chọn
thay thế của các mức hiệu suất sinh thái khác nhau (Peattie, 2001, 2010). Thông thường,
cụm từ “chi phí cao” khi nhắc tới sản phẩm xanh đôi khi có thể bị hiểu sai, gánh nặng
chi phí thực tế cho việc tiêu thụ các sản phẩm xanh xuất phát từ việc nội địa hóa trên thị
trường. Do đó, thỏa hiệp là một vấn đề quan trọng trong tiêu dùng xanh vì người tiêu
dùng thường phải dành thêm thời gian hoặc công sức để trao đổi hoặc hy sinh chất lượng
hoặc chi phí thêm (Peattie, 2001).
Người tiêu dùng sau đó không được mua hoặc sử dụng các sản phẩm xanh nếu
họ nhận thấy tổng lợi ích của họ thấp hơn tổng chi phí mặc dù họ có thái độ tích cực và
có ý định hành động vì môi trường (Ottman và cộng sự, 2006; Peattie, 2001, 2010). Sự
sẵn có của các sản phẩm xanh có thể giúp giảm chi phí cảm nhận như vậy, làm cho việc
cung cấp sản phẩm xanh trở nên hấp dẫn hơn (Ottman và cộng sự, 2006; Peattie, 2010).
Theo kinh nghiệm, Seyfang (2006) đã chỉ ra rằng sự sẵn có của mạng lưới thực phẩm
hữu cơ địa phương đóng vai trò quan trọng trong việc kích thích hành vi tiêu dùng xanh
của người tiêu dùng. Tương tự, Bonini và Oppenheim (2008) phát hiện ra rằng sự hạn
chế trong nguồn cung có thể cản trở hành vi tiêu dùng thực tế xanh. Thứ hai, đối với
hành vi của người tiêu dùng, một ý định có thể được chuyển đổi thành hành vi thực tế
tùy thuộc vào việc người tiêu dùng có thể nhớ lại ý định của họ hay không (Ajzen &
Fishbein, 2005). Chúng tôi mong đợi một trường hợp tương tự trong tiêu thụ xanh. Trong
trường hợp này, sự sẵn có của các sản phẩm xanh có thể đóng vai trò là một gợi ý tình
huống mà khi gặp phải sẽ giúp nhắc nhở người tiêu dùng về ý định hành vi của họ. Sự
sẵn có của các sản phẩm xanh kích hoạt ký ức của người tiêu dùng về các kịch bản tiêu
dùng xanh mà họ có thể có với ý định trước đây. Nói cách khác, sự sẵn có của các sản
phẩm xanh nhắc nhở người tiêu dùng hành động theo ý định đã thiết lập của họ (Ajzen
& Fishbein, 2005). Theo kinh nghiệm, trong một nghiên cứu định tính, Gleim và cộng
sự (2013) nhận thấy rằng không có sản phẩm xanh là một trong những lý do hàng đầu
khiến người tiêu dùng xanh không mua sản phẩm thay thế xanh. Đối với các lập luận và
bằng chứng trên, nhóm nghiên cứu chính thức đưa ra giả thuyết rằng:
44 | P a g e
Tính sẵn có của các sản phẩm xanh điều tiết mối quan hệ giữa ý định tiêu dùng
xanh và hành vi thực tế sao cho càng có nhiều sản phẩm xanh, mối quan hệ tích cực giữa
ý định và hành vi càng mạnh mẽ.

Bảng 2.3: Thang đo tính sẵn có của Nguyen Vu Hung

Tính sẵn có

• Tôi thực sự không biết nơi bán các sản phẩm


xanh Nguyen Vu Hung
• Nếu không để ý kĩ thì tôi sẽ không thấy các sản và cộng sự
phẩm điện tử gia dụng tiết kiệm năng lượng.
• Các sản phẩm xanh không được bày bán ở
những cửa hàng gần nơi tôi sống

2.3.3 Biến bổ sung khác


Do điều kiện tự nhiên, văn hoá xã hội tại Việt Nam, nên có thể có 1 số biến dự
kiến sẽ bổ sung vào mô hình. Căn cứ cụ thể để phát hiện ra biến và đưa vào mô hình sẽ
được trình bày chi tiết trong chương 3.

2.4 Hành vi tiêu dùng xanh

Nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước đã đưa ra nhiều ý kiến trái chiều về mối
quan hệ giữa ý định và hành vi tiêu dùng xanh. Trong nghiên cứu của Jung Hwa Son
(2007), kết quả cho thấy ý định và hành vi tiêu dùng hoàn toàn không có mối quan hệ
với nhau. Dù vậy, trong mô hình thuyết hành vi có kế hoạch TPB, Ajzen đã chứng minh
được mối quan hệ mật thiết bổ trợ nhau giữa ý định và hành vi tiêu dùng với hệ số tương
quan khá cao tuỳ vào từng miền của biến (trong khoảng 0.45 đến 0.62). Ý định thực hiện
hành vi càng lớn, khả năng thực hiện hành vi càng cao. Trong nghiên cứu tìm hiểu mối
liên hệ giữa ý định và hành vi tiêu dùng xanh của tác giả Nguyen Vu Hung và cộng sự,
tác giả sử dụng 2 biến “Sự sẵn có của sản phẩm xanh” (the availability of green products)
và “Hiệu quả cảm nhận người tiêu dùng” (perceived consumer effectiveness) để nghiên

45 | P a g e
cứu mối quan hệ giữa ý định và hành vi tiêu dùng xanh trở nên dễ dàng hơn. Kết quả
nghiên cứu từ thang đo cho thấy, cả hai biến này đều có tác động tích cực đến mối quan
hệ giữa ý định và hành vi tiêu dùng xanh, đồng thời càng làm khẳng định sự ảnh hưởng
tích cực của ý định tiêu dùng xanh đến hành vi tiêu dùng xanh. Cũng giống như Ajzen,
Nguyen Vu Hung và cộng sự cũng chỉ ra hệ số tương quan giữa ý định và hành vi tiêu
dùng xanh khá cao.
Nhóm nghiên cứu sử dụng tham khảo thang đo hành vi tiêu dùng xanh trong
nghiên cứu của Nguyen Vu Hung và cộng sự:

Bảng 2.4: Thang đo hành vi tiêu dùng của Nguyen Vu Hung

Hành vi tiêu dùng

• Tôi thích mua những đồ ăn an toàn và có nguồn gốc rõ ràng.


• Tôi thích mua những sản phẩm có nhãn xanh. Nguyen Vu Hung và

• Tôi sẽ giới thiệu sản phẩm xanh mà tôi sử dụng cho bạn bè cộng sự

và người thân của tôi

2.5 Mô hình nghiên cứu đề xuất

2.5.1 Căn cứ xây dựng mô hình

Nhóm nghiên cứu sử dụng mô hình lý thuyết về hành vi có kế hoạch TPB (Theory
of Planned Behavior) của Ajzen (1991) làm cơ sở để xây dựng mô hình nghiên cứu cho
bài viết. Trong nghiên cứu này, nhóm nghiên cứu cũng đã sử dụng giới tính, tuổi tác,
nghề nghiệp, thu nhập hiện tại… như là các biến kiểm soát, có ảnh hưởng đến hành vi
tiêu dùng xanh.

Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu không sử dụng nguyên bản mô hình này mà còn có
một số điều chỉnh nhất định để phù hợp với mục tiêu và bối cảnh nghiên cứu. Các điều
chỉnh cụ thể như sau:
Sử dụng cách thức tiếp cận và phân loại của Syed S.Alam và cộng sự, Kamonthip
Maichum và cộng sự, Chih Cheng Chen và cộng sự, Hauw- Sen Tan và cộng sự, Hung
46 | P a g e
Vu Nguyen và cộng sự làm cơ sở chính cho việc phân tích và đánh giá ảnh hưởng của
các yếu tố như thái độ, chuẩn mực chủ quan, nhận thức kiểm soát hành vi, sự hiểu biết,
thông tin, giá bán hợp lý, tính sẵn có tới hành vi tiêu dùng xanh đối với các sản phẩm
điện tử gia dụng tại Việt Nam.
Bổ sung một số chỉ tiêu đánh giá hành vi tiêu dùng xanh nhằm đo lường chính
xác và chi tiết hơn hành vi này. Tuy nhiên, những bổ sung này mang tính chi tiết và cụ
thể, vẫn theo quan điểm tiếp cận ban đầu của Ajzen.
Nghiên cứu bối cảnh tại Việt Nam để bổ sung một số yếu tố cá nhân mang tính
đặc thù chịu sự tác động của môi trường bên ngoài đồng thời xem xét một số yếu tố mới
có tính chi phối đến hành vi tiêu dùng xanh đối với các sản phẩm điện tử gia dụng.

2.5.2 Mô hình nghiên cứu dự kiến

Dựa vào các căn cứ lý thuyết và tóm tắt kết quả các nghiên cứu trên đây, nhóm
nghiên cứu dự kiến “Mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng
xanh đối với các sản phẩm điện tử gia dụng tại Việt Nam” như trong hình dưới đây.
Các biến độc lập: gồm 8 biến.
Các biến phụ thuộc: gồm 2 biến.
Các biến kiểm soát bao gồm các biến đã được các nghiên cứu trước đây ghi nhận
như giới tính, tuổi tác, tình trạng hôn nhân, trình độ học vấn, số lượng thành viên trong
gia đình, nghề nghiệp hiện tại, thu nhập hiện tại, tại Việt Nam do đặc thù sở hữu nên
nhóm nghiên cứu đã đưa thêm biến này vào trong mô hình.

47 | P a g e
Hình 2.3: Mô hình nghiên cứu (Dự kiến)
(Nguồn: Nhóm nghiên cứu)

2.6 Phương pháp nghiên cứu

2.6.1 Phương pháp định tính

Nhóm nghiên cứu sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu một số khách mua hàng
để chọn lọc một số những nhân tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng xanh đối với các
sản phẩm điện tử gia dụng tại Việt Nam. Quá trình phỏng vấn này cũng là căn cứ giúp
nhóm nghiên cứu đề xuất các biến quan sát, thang đo nhằm đo lường sự biểu hiện của
chính các nhân tố này. Các khách hàng được lựa chọn phỏng vấn trên cơ sở có kiến thức
và kinh nghiệm liên quan đến việc mua và sử dụng sản phẩm điện tử gia dụng.

Nội dung phỏng vấn từng khách hàng tập trung xoáy sâu ở một số nội dung khác
nhau tuy nhiên các khách hàng đều được phỏng vấn về 8 nội dung được trình bày trong
bảng dưới đây.

48 | P a g e
Bảng 2.5: Nội dung phỏng vấn sâu

TT Nội dung phỏng vấn Ghi chú

1. Anh/chị khi quyết định mua các sản phẩm điện tử gia - Căn cứ sơ bộ
dụng thường quan tâm đến những yếu tố nào? chọn lọc các biến
quan sát, thang đo
2. Anh/chị đánh giá thế nào về việc mua các sản phẩm điện - Hoàn thiện bảng
tử gia dụng tiết kiệm năng lượng? hỏi

3. Quan điểm của những người thân, bạn bè xung quanh


anh/chị về việc mua sản phẩm điện tử gia dụng tiết kiệm
năng lượng là gì?

4. Anh/chị có dễ dàng khi tìm mua các sản phẩm điện tử


gia dụng tiết kiệm năng lượng không?

5. Sự phù hợp của các yếu tố quan điểm, chuẩn mực chủ
quan, nhận thức kiểm soát hành vi, sự hiểu biết, thông
tin, giá bán của sản phẩm, sự sẵn có ở Việt Nam?

6. Những đặc điểm chính trong văn hóa, lịch sử - xã hội Nhân tố ảnh
tại Việt Nam ảnh hưởng đến hành vi mua hàng? hưởng đến hành vi
tiêu dùng xanh các
7. Những yếu tố điển hình nào ảnh hưởng đến hành vi tiêu sản phẩm điện tử
dùng xanh của người Việt Nam? gia dụng tại Việt
Nam và thang đo.
8. Đề xuất một/một vài yếu tố mà anh/chị cho rằng sẽ ảnh
hưởng đến hành vi tiêu sản phẩm điện tử gia dụng tiết
kiệm năng lượng tại Việt Nam?

(Nguồn: Nhóm nghiên cứu)

49 | P a g e
2.6.2 Phương pháp định lượng

Phiếu điều tra được xây dựng dựa vào tổng quan nghiên cứu và được điều chỉnh
cho phù hợp với bối cảnh nghiên cứu ở Việt Nam. Tổng thể nghiên cứu là những khách
hàng đã, đang và sẽ sử dụng những sản phẩm điện tử gia dụng tại Việt Nam. Các bảng
hỏi được gửi trực tiếp và thông qua mạng Internet đến các đối tượng nghiên cứu. Kết
quả thu được 513 phiếu, trong đó có 110 phiếu không hợp lệ do thiếu thông tin hoặc
không thuộc đối tượng nghiên cứu, tất cả các bảng hỏi này đã được loại bỏ trước khi
tiến hành xử lý dữ liệu. Do đó, số lượng bảng hỏi chính thức được đưa vào sử dụng
để phân tích là 403 phiếu. Phương pháp xử lý dữ liệu được thực hiện, bao gồm: thống
kê mô tả, phân tích nhân tố khám phá, kiểm định thang đo (Cronbach’s Alpha),
phân tích tương quan và phân tích hồi quy - kiểm định các giả thuyết.

2.6.3 Phương pháp phân tích và tổng hợp


Như đã trình bày ở trên, do các công trình nghiên cứu trong nước còn tương đối
hạn chế về số lượng, khác biệt về nội dung và góc độ tiếp cận, vì vậy nhóm nghiên cứu
chủ yếu sử dụng nguồn tài liệu nước ngoài làm căn cứ cho việc lựa chọn cơ sở lý thuyết
và xác định khoảng trống nghiên cứu.
Cụ thể, về cơ sở dữ liệu, Nhóm nghiên cứu sử dụng công cụ tìm kiếm Google,
chọn lọc đọc và tham khảo trên 100 kết quả từ những trang tạp chí, báo nghiên cứu khác
nhau đầu tiên và gần nhất với thuật ngữ “Factors + Green Consumption Behavior
Energy-Efficient Household products + Intention” trong thời gian 3 tháng (10/2019 -
12/2019) bằng cả ngôn ngữ tiếng Việt và tiếng Anh. Sau đó, tiếp tục cập nhận các bài
viết mới hơn và có liên quan đến hành vi và ý định tiêu dùng xanh ở các quốc gia và các
ngành nghề khác nhau. Kết quả tìm kiếm mang lại rất nhiều các bài viết học thuật về
nhân tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng xanh trong các lĩnh vực và phạm vi nghiên cứu
khác nhau. Tuy nhiên, do phạm vi nghiên cứu về nhân tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu
dùng xanh rất rộng nên nhóm nghiên cứu đã chọn lọc và chỉ tập trung xem xét các nghiên
cứu về nhân tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng xanh trong lĩnh vực đồ điện tử gia dụng,
trong việc mua sắm ở các quốc gia và trong các nền văn hóa khác nhau.
Nhóm nghiên cứu đã tiến hành so sánh và đối chiếu các kết quả nghiên cứu đã
được chọn lọc theo những tiêu chí trên đây, ghi nhận những nhân tố ảnh hưởng đã được

50 | P a g e
đề cập và phân tích của những công trình nghiên cứu trước, bổ sung những nhân tố mới,
những định nghĩa, đặc điểm, hoặc biểu hiện mới của những nhân tố đã được nhắc đến.
Qua đó, lựa chọn những cách thức tiếp cận để phù hợp với mục tiêu nghiên cứu và có
tính ứng dụng thực tiễn cao.
Các nghiên cứu về nhân tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng xanh sử dụng cả
phương pháp định tính và phương pháp định lượng. Trong đó các phương pháp định
tính thường được lựa chọn bao gồm phỏng vấn định tính, nhóm tập trung, nghiên cứu
tài liệu, phiếu hỏi với câu hỏi mở,..Các nghiên cứu định tính thường nhằm tìm ra những
đặc điểm, hành vi, bối cảnh tình huống, mức độ chấp nhận / đánh giá của người tiêu
dùng khiến cho hoạt động bán các sản phẩm điện tử gia dụng tiết kiệm năng lượng có
kết quả tốt. Phương pháp định lượng được sử dụng phổ biến nhất là phương pháp điều
tra bảng hỏi, phương pháp này thường được sử dụng nhằm đánh giá mức độ tác động
của các nhân tố ảnh hưởng, theo một cách tiếp cận và phân loại nhất định. Như vậy,
nhóm nghiên cứu sử dụng kết hợp cả hai phương pháp định tính và định lượng trong
nghiên cứu của mình và là cơ sở để đạt được mục tiêu nghiên cứu.
Các yếu tố ảnh hưởng: Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra sự khác biệt giữa các nhân
tố có thể ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng. Sự khác biệt này có thể ở mức thu nhập, trình
độ học vấn, số lượng thành viên trong gia đình...Trong phạm vi bài nghiên cứu, nhóm
nghiên cứu cũng xem xét và nghiên cứu những yếu tố này bao gồm tuổi, giới tính, tình
trạng hôn nhân, trình độ học vấn, số lượng thành viên trong gia đình, nghề nghiệp, thu
nhập hiện tại, khiến cho sự ảnh hưởng của các nhân tố này có sự khác biệt để quyết định
đến ý định tiêu dùng và hành vi tiêu dùng.

51 | P a g e
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Trong chương 2 nhóm nghiên cứu đã trình bày cơ sở lý thuyết cho nghiên cứu về
các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng xanh các sản phẩm điện tử gia dụng tiết
kiệm năng lượng. Cơ sở lý thuyết này là căn cứ để xây dựng mô hình nghiên cứu và
hình thành các giả thuyết nghiên cứu. Theo đó, ý định và hành vi tiêu dùng xanh được
ảnh hưởng bởi 8 biến độc lập bao gồm: Thái độ, chuẩn mực chủ quan, nhận thức kiểm
soát hành vi, sự hiểu biết, thông tin, giá bán hợp lý, tính sẵn có và một biến bổ sung khác
theo điều kiện Việt Nam; cùng với biến kiểm soát là các biến nhân khẩu học.

52 | P a g e
CHƯƠNG 3

NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH - NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HÀNH


VI TIÊU DÙNG XANH ĐỐI VỚI CÁC SẢN PHẨM ĐIỆN TỬ GIA
DỤNG Ở VIỆT NAM VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ĐIỀU CHỈNH

3.1 Ảnh hưởng của môi trường bên ngoài tới các nhân tố ảnh hưởng đến
hành vi tiêu dùng xanh điển hình

Trong quá trình tự nhiên, nhóm nghiên cứu thấy rằng nhân tố ảnh hưởng đến
hành vi của người tiêu dùng chịu sự ảnh hưởng của nhiều yếu tố, trong đó có các yếu tố
của môi trường bên trong và bên ngoài. Do đó nhóm nghiên cứu tiến hành nghiên cứu
sự ảnh hưởng của bối cảnh môi trường tới hành vi tiêu dùng xanh của người tiêu dùng
Việt Nam, gồm 2 yếu tổ chủ yếu sau:
● Các đặc điểm các yếu tố về văn hóa
● Các đặc điểm về yếu tố lịch sử - xã hội

3.1.1 Ảnh hưởng của các yếu tố về văn hóa

Ta có thể xếp văn hóa Việt vào loại hình văn hóa đậm tính cộng đồng. Cũng phải
nhắc lại là khái niệm tính cộng đồng này của nhân học văn hóa chỉ sự gắn bó với những
nhóm như gia đình, làng, xã, tổ chức xã hội, tôn giáo… trong cộng đồng dân tộc lớn,
với sự tin tưởng là sẽ được những nhóm ấy che chở cho sự gắn bó ấy. Dù hiểu khái niệm
tính cộng đồng theo nghĩa nào, cũng có thể coi “tính cộng đồng” là một nét văn hóa
Việt.

Cộng đồng dân tộc Việt: Qua nhiều thiên niên kỷ, dân tộc Việt đã hình thành và
tự khẳng định hai quá trình lịch sử tiến triển song song: quá trình chung đúc các tộc
người Môngôlôit và Nêgrôit ở bên trong, và quá trình tiếp biến văn hóa với các nền văn
hóa từ ngoài vào. Mỗi nền văn hóa bao gồm nhiều giá trị được biểu tượng hóa chi phối
tư duy, ứng xử và giao tiếp trong một cộng đồng, khiến cộng đồng ấy không giống những
cộng đồng khác. Các nhà nghiên cứu Việt Nam đều thống nhất là giá trị văn hóa chủ
yếu của người Việt là tính cộng đồng với nghĩa là tinh thần cộng đồng dân tộc. Do địa
53 | P a g e
lý, lịch sử, người Việt đã phải sớm tập hợp nhau chống thiên tai và ngoại xâm nên tính
cộng đồng cao. Tính cộng đồng này, qua hàng nghìn năm, được nuôi dưỡng bởi nhiều
giá trị văn hóa tạo ra những truyền thống gắn bó người dân, có những yếu tố văn hóa
này, như một nhà nghiên cứu Nhật nhận định: “Giống như gió; chúng ta sống trong gió
nhưng không nhìn thấy gió”. Việt Nam Quốc Dân Đảng và các sĩ phu dùng hình ảnh
“con Rồng cháu Tiên”; ở đền Hùng, Hồ Chủ tịch gợi lại chuyện vua Hùng để động viên
bộ đội tiến về Thủ đô. Tích Thánh Gióng đến nay vẫn còn biểu trưng cho tính cộng đồng
dân tộc trong việc giữ làng, giữ nước, lấy bé chống lớn. Tên Gióng còn được đặt cho
phong trào thanh thiếu niên sống khỏe, trong khi rất nhiều làng miền Bắc hàng năm tổ
chức lễ hội nhắc nhở chiến công oai hùng của dân gian.

Ngôn ngữ là công cụ hiệu quả để lưu truyền văn hóa cộng đồng. Có những cộng
đồng dân tộc (như Do Thái, Phần Lan) rất lâu không có lãnh thổ ổn định mà vẫn vững
bền do ngôn ngữ. Tiếng Việt, tuy bị pha đến 60-70% từ gốc Hán, vẫn là yếu tố văn hóa
quan trọng đối với cộng đồng Việt, chống lại Hán hóa, Pháp hóa, Mỹ hóa… Không phải
vô cớ mà Hồ Chí Minh dịch Croix Rouge là Chữ Thập đỏ thay cho Hồng Thập tự. Tiếng
Việt mang một đặc thù không biết có ngôn ngữ nào khác trên thế giới

Riêng trong nền văn hoá các nước phương Đông, bao gồm Việt Nam, vai trò của
gia đình đối với mỗi cá nhân còn đặc biệt hơn. Thiên hạ, quốc gia, gia đình chỉ là những
ngôi nhà lớn nhỏ với một cấu trúc tương đồng. “Tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ”
là những nấc thang tiến thân mà con người cần phấn đấu. Thông thường một gia đình
điển hình ở Việt Nam có 3 thế hệ: ông bà, cha mẹ và con cái hay còn gọi là "tam đại
đồng đường". Cũng có vài trường hợp có gia đình có đến 4 thế hệ gọi là "tứ đại đồng
đường" hay 5 thế hệ "ngũ đại đồng đường”. Điều này cho ta thấy rằng gia đình Việt
Nam sống rất khăng khít, gắn bó với nhau. Con cái được chăm sóc phụng dưỡng để báo
hiếu với cha mẹ, ông bà. Vì vậy trong gia đình, khi chung sống cùng với nhau mọi người
luôn nghĩ đến cái chung, lợi ích chung để phù hợp với tất cả mọi người.

3.1.2 Ảnh hưởng của các yếu tố về lịch sử - xã hội

Truyền thống liên kết cộng đồng được hình thành trước hết từ nhu cầu trong lao
động, sản xuất. Đặc điểm về địa hình, khí hậu, tài nguyên, sinh thái Việt Nam chứa đựng

54 | P a g e
nhiều tiềm năng to lớn nhưng lại gây nhiều khó khăn, thách thức với con người. Do cuộc
sống đầy nỗi bất trắc đã tạo ra sự liên kết của cộng đồng, mối liên kết cá nhân phụ thuộc
vào cộng đồng dần dần trở thành tập tục có cơ sở kinh tế - xã hội, bảo đảm tạo nên sợi
dây tinh thần nối giữa các cá nhân trong cộng đồng: gia đình - gia tộc - làng - nước.
Người Việt Nam quan tâm rất nhiều đến quan hệ cộng đồng vì mọi hành vi của mỗi cá
nhân được đánh giá tốt hay xấu, có hợp đạo lý, lẽ phải hay không đều dựa vào các chuẩn
mực quy tắc được xây dựng lên từ cộng đồng.
Yếu tố lịch sử - xã hội có ảnh hưởng đến hành vi của người Việt Nam chính là
các cuộc chiến tranh giành độc lập dân tộc. Đặc điểm này ghi dấu ấn đậm nét trong văn
hóa Việt Nam cả văn hóa tư tưởng, văn hóa vật thể, văn hóa phi vật thể. Có thể nói,
trong đấu tranh giành độc lập dân tộc và bảo vệ Tổ quốc, người Việt Nam có cả một chủ
nghĩa yêu nước của riêng mình với tinh thần dân tộc mạnh mẽ (Lại Phi Hùng, 2013).
Trong hòa bình, đặc điểm này chưa được thể hiện rõ nét nhưng cũng có những ảnh
hưởng nhất định tới tính cách người Việt Nam.
Trong lịch sử, liên kết cộng đồng thể hiện rõ qua tinh thần đoàn kết để bám trụ
trước thiên nhiên, đoàn kết để chống giặc ngoại xâm, chống thiên tai. Khi đất nước hòa
bình, liên kết cộng đồng thể hiện trong hành động chung tay để xây dựng Tổ quốc và
liên kết cộng đồng để trở thành giá trị cao đẹp của dân tộc ta, làm nên sức mạnh của dân
tộc Việt Nam từ truyền thống đến hiện đại. Vì vậy tính tập thể của nhân dân Việt Nam
rất cao. Nếu thấy được rằng số đông là đúng, thì họ sẽ theo xu hướng chung của mọi
người

3.2 Nhân tố bổ sung trong mô hình nghiên cứu về hành vi tiêu dùng
xanh của người tiêu dùng tại Việt Nam

Kết quả phỏng vấn cho thấy, ý kiến của các khách hàng khi đến mua các sản
phẩm điện máy có nhiều điểm chung:
Các ý kiến tập trung nhiều vào xu hướng mua hàng. Người tiêu dùng cho rằng
việc ảnh hưởng của số đông sẽ tác động đến hành vi tiêu dùng của mình. Dưới dây là
nội dung tổng hợp ý kiến phỏng vấn sâu của người mua hàng tại các trung tâm điện máy
tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh

55 | P a g e
3.2.1 Xu hướng tiêu dùng

Kết quả phỏng vấn sâu


Những người theo xu hướng tiêu dùng có liên quan tích cực đến cả môi trường.
Những người theo xu hướng số đông tin rằng những thiệt hại về môi trường gây ra bởi
nguyên liệu sản phẩm và quy trình sản xuất nên được phổ biến; do đó, họ đánh giá tích
cực các sản phẩm xanh. Trong nghiên cứu này, chủ nghĩa tập thể đã được đề xuất một
cách tích cực trong việc đánh giá sản phẩm và môi trường của người tiêu dùng. Phần
đông mọi người đều đồng ý với quan điểm của nhóm nghiên cứu đã đưa ra. Nhiều nước
ở phương Tây đặc biệt là các nước phát triển đã có một nền kinh tế vững mạnh, họ đã
đi trước Việt Nam từ vài năm cho đến vài chục năm. Vì vậy, ta vừa có thể học hỏi để có
thể tránh những sai lầm có thể diễn ra trong tương lai. Nền công nghiệp của nhiều nước
phương Tây đã lớn mạnh nhưng kèm theo đó là những thiệt hại về môi trường: hiệu ứng
nhà kính, ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm không khí,...Sau khi xảy ra những hậu quả họ
mới có những biện pháp quyết liệt. Khi nhận thức bảo vệ môi trường nâng cao, người
tiêu dùng trên thế giới ngày càng chú trọng yếu tố xanh-bền vững khi mua sắm và sử
dụng hàng hóa. Vì vậy, khi người tiêu dùng Việt Nam tiếp cận được hành vi tiêu dùng
này thì có thể góp phần rất lớn trong việc bảo vệ môi trường. Đặc biệt hơn thế là mỗi cá
nhân có được nhận thức về sản phẩm xanh từ đấy sẽ tạo nên một cộng đồng lớn, rộng
hơn nữa là cả một xã hội có thể ngăn chặn được những hậu quả của ô nhiễm môi trường.
Ở đây nhóm nghiên cứu thấy rằng, xu hướng tiêu dùng chính là sự tác động, kết hợp của
tính tập thể và các ảnh hưởng từ cộng đồng.
Quá trình văn hóa, lịch sử - xã hội ở Việt Nam đã tạo nên văn hóa cộng đồng rất
lớn ở mỗi con người. Tính cộng đồng là 1 trong những bản tính nguyên thủy của con
người. Con người từ thời "ăn lông ở lỗ" đã sống thành 1 cộng đồng, tập thể từ đó tạo
điều kiện thuận lợi cho việc truyền đạt các kĩ năng sinh tồn, kích thích cho quá trình tiến
hóa. Cũng từ đó mà dần dần hình thành các mô hình xã hội từ dạng sơ khai cho đến
phức tạp và phát triển cao như ngày nay. Cũng nhờ tính cộng đồng mà dân tộc Việt Nam
dễ tập hợp thành 1 tập thể đại đoàn kết để bảo vệ và xây dựng đất nước từ thời kỳ các
vua Hùng cho đến 2 cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ. Có thể nói rằng, ở phương
Đông, đặc trưng lớn phân biệt với phương Tây là tính cộng đồng. Vì nếu ở phương Tây,

56 | P a g e
người ta luôn đề cao vai trò của cá nhân, thì ở phương Đông, người ta đề cao vai trò của
tính cộng đồng. Tuy nhiên, mặt trái của tính cộng đồng là nếu được quan niệm lệch lạc,
ko xác định được vai trò của yếu tố cá nhân và tập thể thì sẽ bị ngả sang lằn ranh phía
bên kia, phía của những tác hại. Một cộng đồng quá coi trọng tính tập thể thì yếu tố cá
nhân bị lu mờ, vai trò và lợi ích của cá nhân bị gạt bỏ để phục vụ tập thể. Tức là vai trò
cá nhân sẽ bị mờ nhạt đi.
Tính tập thể được xem là một giá trị văn hóa. Những người đến từ nền văn hóa
có tính cá nhân thường độc lập và có định hướng bản thân, trong khi những người đến
từ nền văn hóa có tính tập thể thì phụ thuộc vào định hướng nhóm. Nhiều nghiên cứu
cho rằng sự khác biệt giữa các nền văn hóa này cũng xảy ra dưới hình thức sự khác biệt
cá nhân (Hui & Trandis 1986, Triandis 1994). Tính tập thể nhấn mạnh đến mục đích
nhóm và sự tương đồng cho phep quan tâm nhiều hơn đến hành vi của cá nhân đến xã
hội. Vì thế có xu hướng hành động vì môi trường mạnh hơn. Vì thế tính tập thể rất phù
hợp trong bối cảnh Việt Nam.
Ảnh hưởng xã hội là sự ảnh hưởng của các cá nhân hay 1 nhóm người đến tâm
lý hay hành vi của người khác. Xã hội bạn đang sống – bao gồm gia đình, thầy cô, bạn
bè, đồng nghiệp, người quen – ảnh hưởng sâu sắc đến sự hiểu biết của bạn vê thực tế.
Qua những giao tiếp thường nhật, bạn liên tục bị ảnh hưởng bởi các tư tưởng về xã hội,
văn hóa, giáo dục và tín ngưỡng. Phát triển trong một môi trường tốt, bao quanh bởi
những người bạn tốt là cách dễ nhất để thay đổi cuộc sống. Những người bạn giúp bạn
thay đổi. Gia đình hỗ trợ bạn, bảo vệ bạn, yêu thương bạn, uốn nắn bạn khi bạn phạm
sai lầm. Ảnh hưởng xã hội là yếu tố quyết định đến ý định hành vi như chuẩn chủ quan.
Trong thời đại 4.0, ảnh hưởng xã hội càng có ý nghĩa quan trọng do đặc tính văn hóa.
Nghiên cứu của Barkhi và cộng sự (2008) cho thấy ảnh hưởng xã hội không những có
tác động đến ý định mua sắm của khách hàng mà còn có tác động đáng kể đến thái độ
của người tiêu dùng đối với MHTT. Ý kiến của những người thân cận (như gia đình,
bạn bè và đồng nghiệp, người nổi tiếng…) có thể ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến
sự tin tưởng của người tiêu dùng vào các nhà cung cấp trực tuyến thông qua cá nhân
trực tiếp hay thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng (Gefen & cộng sự,
2003b; Lin, 2007).

57 | P a g e
3.2.2 Định nghĩa và thang đo “Xu hướng tiêu dùng”

Theo từ điển Tiếng việt (NXB Đà Nẵng, 2001) do Viện ngôn ngữ học biên soạn,
xu hướng là “Sự thiên hướng về hướng nào đó trong quá trình hoạt động, sự thiên về
những hoạt động nào đó nhằm một mục tiêu có ý nghĩa đối với bản thân trong một thời
gian lâu dài”. Trong xã hội phát triển, xu hướng là điều tất yếu. Nhóm nghiên cứu cho
rằng xu hướng tiêu dùng xanh là sự kết hợp của tính tập thể và ảnh hưởng xã hội. Do đó
ta xem xét đến những thay đổi của người tiêu dùng khi phần đông lựa chọn một sản
phẩm nhất định

Bảng 3.1: Biểu hiện và thang đo “Xu hướng”

− Cập nhập được những khuynh hướng mới mẻ


Biểu hiện của
− Hứng thú với những hiện tượng có ý nghĩa trong cuộc
“xu hướng”
sống

− Tôi biết về sản phẩm điện tử gia dụng tiết kiệm năng
lượng thông qua gia đình, bạn bè và đồng nghiệp
− Hầu hết gia đình và bạn bè tôi đều mua sản phẩm điện tử
Thang đo gia dụng tiết kiệm năng lượng
“xu hướng” − Tôi cũng sẽ mua nếu mọi người xung quanh tôi đều lựa
chọn sản phẩm điện tử gia dụng tiết kiệm năng lượng
− Tôi tin tưởng vào sự lựa chọn sản phẩm điện tử gia dụng
tiết kiệm năng lượng của số đông

58 | P a g e
3.3 Hoàn chỉnh mô hình nghiên cứu dự kiến và các giả thuyết nghiên cứu

3.3.1 Hoàn chỉnh mô hình nghiên cứu

Hình 3.1: Mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng xanh
đối với các sản phẩm điện tử gia dụng tại Việt Nam
(Nguồn: Nhóm nghiên cứu)

Dựa vào kết quả của các nghiên cứu trước và kết quả nghiên cứu định tính, nhóm
nghiên cứu sẽ đo lượng ảnh hưởng của 8 nhân tố tác động đến hành vi tiêu dùng xanh.

3.3.2 Giả thuyết nghiên cứu

Dựa trên các tổng kết lý thuyết và kết quả phân tích định tính, nhóm nghiên cứu
đưa ra 1 nhóm giả thuyết nghiên cứu như sau:
Nhóm giả thuyết thứ nhất
● Giả thuyết H1.1: “Thái độ” của người tiêu dùng có ảnh hưởng tích cực đến ý
định tiêu dùng.
● Giả thuyết H1.2: “Chuẩn mực chủ quan” của người tiêu dùng có ảnh hưởng
tích cực đến ý định tiêu dùng.
● Giả thuyết H1.3: “Nhận thức kiểm soát hành vi” của người tiêu dùng có ảnh
hưởng tích cực đến ý định tiêu dùng.

59 | P a g e
● Giả thuyết H1.4: “Sự hiểu biết” của người tiêu dùng có ảnh hưởng tích cực
đến ý định tiêu dùng.
● Giả thuyết H1.5: “Thông tin” của sản phẩm có ảnh hưởng tích cực đến ý định
tiêu dùng.
● Giả thuyết H1.6: “Giá bán hợp lý” có ảnh hưởng tích cực đến ý định tiêu
dùng.
● Giả thuyết H1.7: “Tính sẵn có” của sản phẩm có ảnh hưởng tích cực đến ý
định tiêu dùng.
● Giả thuyết H1.8: “Xu hướng tiêu dùng” có ảnh hưởng tích cực đến ý định tiêu
dùng
● Giả thuyết H1.9 “Ý định tiêu dùng” của người tiêu dùng có ảnh hưởng tích
cực đến “Hành vi tiêu dùng”.

Nhóm giả thuyết thứ 2

• Giả thuyết H2.1: Có sự khác biệt về ảnh hưởng của các nhân tố ảnh hưởng
tới hành vi tiêu dùng xanh giữa các nhóm giới tính của người tiêu dùng.

• Giả thuyết H2.2: Có sự khác biệt về ảnh hưởng của các nhân tố ảnh hưởng
tới hành vi tiêu dùng xanh giữa các nhóm thu nhập của người tiêu dùng.

60 | P a g e
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Như vậy trong chương 3, nhóm nghiên cứu đã trình bày về nghiên cứu định tính
nhằm phát hiện ra các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng ở Việt Nam chịu ảnh
hưởng của yếu tố văn hóa, lịch sử - xã hội thông qua việc phỏng vấn sâu khách hàng tại
các trung tâm điện máy. Kết quả nghiên cứu này là căn cứ để nhóm nghiên cứu điều
chỉnh mô hình và các giả thuyết nghiên cứu tương ứng.
Cụ thể, nghiên cứu này là căn cứ để nhóm nghiên cứu xây dựng mô hình bao
gồm:
Các biến độc lập (nhóm các nhân tố tích cực): Thái độ, Chuẩn mực chủ quan,
Nhận thức kiểm soát hành vi, Sự hiểu biết, Thông tin, Giá bán hợp lý, Tính sẵn có.
Nhân tố điển hình của người tiêu dùng tại Việt Nam: “Xu hướng tiêu dùng”
Các biến phụ thuộc: Ý định tiêu dùng, Hành vi tiêu dùng xanh
Các biến kiểm soát bao gồm: tuổi và giới tính của người tiêu dùng, tình trạng
hôn nhân, trình độ học vấn, số lượng thành viên trong gia đình, nghề nghiệp, thu nhập.

61 | P a g e
CHƯƠNG 4

NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG - CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG


ĐẾN HÀNH VI TIÊU DÙNG XANH ĐỐI VỚI CÁC SẢN PHẨM
ĐIỆN TỬ GIA DỤNG TẠI VIỆT NAM
4.1 Mô tả mẫu nghiên cứu

Như đã trình bày trong phần phương pháp nghiên cứu, điều tra sơ bộ được tiến
hành trên phạm vi hẹp, tại Hà Nội với quy mô mẫu 30. Mục đích của điều tra sơ bộ
nhằm hoàn thiện phiếu điều tra, tránh những sai sót, hiểu lầm trong quá trình trả lời
phiếu. Nhóm nghiên cứu kết hợp kết quả điều tra sơ bộ với kết quả phỏng vấn định tính
để điều chỉnh nội dung phiếu. Về các biến độc lập, nhóm nghiên cứu vẫn giữ 8 biến tiềm
ẩn với 31 biến quan sát. Về các biến phụ thuộc, nhóm nghiên cứu cũng giữ lại 2 biến
tiềm ẩn với 6 biến quan sát. Về cơ bản, nhóm nghiên cứu chỉ điều chỉnh các lỗi chính
tả, in ấn, cách thức diễn đạt để tránh những sai sót, hiểu lầm trong quá trình trả lời phiếu.
Mẫu phiếu điều tra được trình bày chi tiết trong Phụ lục 1.

Điều tra chính thức được thực hiện tại 2 thành phố lớn: Hà Nội và Hồ Chí Minh
với đối tượng điều tra là người tiêu dùng trong lĩnh vực điện tử gia dụng. Người tiêu
dùng được yêu cầu đánh giá về nhân tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng xanh đối với
các sản phẩm điện tử gia dụng. Dù sử dụng phương pháp chọn mẫu thuận tiện, nhóm
nghiên cứu cũng cố gắng đảm bảo tính đại diện của mẫu điều tra với các đặc điểm khác
nhau của người tiêu dùng (giới tính, tuổi tác, tình trạng hôn nhân, số lượng thành viên
trong gia đình, nghề nghiệp,…) ở các khu vực sinh sống, mua sắm khác nhau ở Việt
Nam.

Số phiếu phát ra dưới hai hình thức online và offline với tổng số lượng: 513 phiếu,
được thống kê như sau:

62 | P a g e
Bảng 4.1: Thống kê phiếu điều tra

Hà Nội Hồ Chí Minh

Online 374 29

Offline 87 23

Tổng cộng 461 52

(Nguồn: Tổng hợp kết quả nghiên cứu của nhóm nghiên cứu)

Nhóm nghiên cứu đã tiến hành sàng lọc phiếu điều tra, loại bỏ những phiếu không
hợp lệ, thiếu các thông tin quan trọng, hoặc thiếu trên 10% thông tin, kiểm tra tính logic
trong một số câu trả lời. Cuối cùng, số phiếu đủ điều kiện để nhập và phân tích dữ liệu
là 403 phiếu, phân bổ dưới đây:

Bảng 4.2: Phiếu điều tra sau sàng lọc

Hà Nội Hồ Chí Minh

Online 275 25

Offline 82 21

Tổng cộng 357 46

(Nguồn: Tổng hợp kết quả nghiên cứu của nhóm nghiên cứu)

Nhóm nghiên cứu cũng kiểm tra tính trùng lặp của mẫu nghiên cứu và 403 quan
sát đều đảm bảo hoàn toàn độc lập, không trùng lặp. 10 tiêu chí liên quan đến thông tin
cơ bản của người tiêu dùng đã được đưa ra kiểm định. Thông tin chi tiết về mẫu nghiên
cứu và kết quả kiểm tra tính trùng lặp được trình bày trong Phụ lục 2.

Về giới tính của người của những người tiêu dùng tham gia khảo sát, trong số
403 người, 141 người là nam giới – chiếm tỷ lệ 35%, 262 người là nữ giới, chiếm tỷ
trọng 65%. Sự khác biệt trong giới tính người tiêu dùng sẽ được xem xét kỹ lưỡng hơn
trong các nội dung phân tích dưới đây.

63 | P a g e
Về độ tuổi, do đối tượng nghiên cứu là người tiêu dùng nên độ tuổi đưa vào khảo
sát là từ 18 tuổi trở lên, đảm bảo việc quyết định hành vi mua sắm cá nhân. Theo đó, tuỳ
thuộc vào đặc điểm nhóm người tiêu dùng còn đi học, đã đi làm, trung tuổi và đã nghỉ
hưu, nhóm nghiên cứu chia các mức tuổi tương ứng theo 4 mức độ: 18 – 24 tuổi, 25 –
4445 – 64 tuổi và trên 65 tuổi. Tuy nhiên, do hơn một nửa những người tham gia khảo
sát là người trẻ - trung tuổi, chỉ có 3 người tiêu dùng thuộc nhóm trên 65 tuổi. Do đó, từ
phần này trở đi, độ tuổi của người tiêu dùng sẽ được phân làm 3 khoảng chính bao gồm:
18 – 24 tuổi (271 quan sát – 67.2%), 25 – 44 (108 quan sát – 26.8%) và trên 45 tuổi (24
quan sát – 6%).

Về trình độ học vấn, kết quả thống kê cho thấy phần lớn người tiêu dùng tham
gia khảo sát đã tham gia đào tạo chính quy tại đại học – 86.6%. Đây là những cá thể
sống văn minh, có sự hiểu biết rộng thông qua tri thức từ môi trường học tập. Kế tiếp,
bài nghiên cứu ghi nhận 25 người tiêu dùng, chiếm khoảng 6% học trên đại học. Phần
trăm người được hỏi chỉ học trung cấp, cao đẳng chiếm không đáng kể (3.2-4%)

Về số lượng thành viên trong gia đình, nhóm nghiên cứu cho rằng thông tin này
có thể quyết định đến hành vi xanh trong việc mua các sản phẩm điện tử gia dụng. Hơn
nửa số quan sát hiện sinh sống trong gia đình gồm 2 – 4 thành viên (chiếm 68%). 117
quan sát, chiếm 29%, sinh sống trong gia đình với 4 người trở lên và phần ít người tham
gia khảo sát sống một mình (12 quan sát – 3%).

Về thu nhập hiện tại, số quan sát có mức thu nhập dưới 6 triệu chiếm 60%, theo
đó mức 6 – 10 triệu và 20 – 30 ghi nhận lần lượt 70 quan sát (17.4%) và 49 quan sát
(12.2%). Chiếm dưới 10% trên tổng số các quan sát là nhóm người có mức thu nhập từ
10 – 20 triệu (5.7%), từ 30 – 40 triệu (3.7%) và trên 40 triệu (1%). Do chỉ có 4 người
tham gia khảo sát có mức thu nhập trên 40 triệu, nhóm nghiên cứu tiến hành quy chung
nhóm thu nhập này và nhóm liền kề trước đó thành những người tiêu dùng có thu nhập
trên 30 triệu với 19 quan sát, chiếm 4.7%. Kết quả thu được cho thấy hầu hết nhóm
người tiêu dùng tham gia khảo sát có mức thu nhập trung bình và khá.

Cuối cùng, nhằm đánh giá mức độ phổ biến của các trung tâm điện máy đối với
khách hàng, nhóm nghiên cứu đưa ra câu hỏi liên quan đến địa điểm dự định mua sản

64 | P a g e
phẩm điện tử gia dụng. Nhìn vào bảng thống kê mô tả có thể thấy “Media Mart” và
“Điện máy xanh” đứng đầu về độ phổ thông với người tiêu dùng ( 27.5 – 28.3%). Điều
này cho thấy hai siêu thị điện máy đã làm khá tốt quy trình xây dựng thương hiệu riêng,
tách biệt với những chuỗi cửa hàng hay đơn vị tư nhân lâu đời. Một trong những trung
tâm điện máy được thành lập lâu đời tại các thành phố lớn là “Nguyễn Kim” ghi nhận
phần ít khách hàng dự định mua – 12.4%. Để so sánh với trung tâm điện máy thịnh hành,
được đầu tư kĩ lưỡng từ nhiều công đoạn như marketing, chất lượng, nguồn gốc sản
phẩm hay dịch vụ khách hàng, “Nguyễn Kim” không còn là cái tên quá nổi bật. Những
trung tâm điện máy khác được liệt kê như “Vinpro”, “Trần Anh”, “Hanoi Computer”
chiếm từ 5-7%.

4.2 Thống kê mô tả về nhân tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng xanh
đối với các sản phẩm điện tử gia dụng tại Việt Nam

4.2.1 Thống kê mô tả về nhân tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng xanh

Dựa trên kết quả nghiên cứu định tính đã trình bày chi tiết ở Chương 2 và 3, nhóm
nghiên cứu tiến hành nghiên cứu 8 nhân tố bao gồm: Thái độ, Chuẩn mực chủ quan,
Khả năng kiểm soát, Sự hiểu biết, Thông tin, Giá bán hợp lí, Sự sẵn có của sản phẩm/nhà
phân phối và Xu hướng tiêu dùng. Trong đó, nhân tố được người tiêu dùng “đồng ý” là
có có tác động trong ý định, hành vi tiêu dùng của họ nếu được đánh giá ở mức 4 (Đồng
ý) và mức 5 (Hoàn toàn đồng ý); “không đồng ý” nếu được đánh giá ở mức 1 (Hoàn
toàn không đồng ý), mức 2 (Không đồng ý) và mức 3 (Bình thường).

Kết quả thống kê thể hiện trong Bảng 4.3 cho thấy phần lớn người tiêu dùng đều
thể hiện thái độ tích cực trong hành vi tiêu dùng xanh các sản phẩm điện tử gia dụng tiết
kiệm năng lượng, đặc biệt 87.6% người tiêu dùng tham gia khảo sát nghĩ rằng việc mua
các sản phẩm này là một ý tưởng hay, 83.9% thích mua và 76.9% rất hứng thú với các
sản phẩm điện tử gia dụng tiết kiệm năng lượng. Tổng quan mẫu nghiên cứu cho thấy
thái độ hoàn toàn tích cực, ủng hộ các sản phẩm xanh thuộc lĩnh vực điện tử gia dụng
góp phần tạo nên đặc điểm đặc trưng cho nhóm đối tượng khách hàng tiềm năng trong
tương lai. Có thể nhận định bước đầu tiêu dùng xanh đang trở thàng xu thế mới của xã
hội và tại Việt Nam với cơ cấu dân số trẻ việc tiếp nhận trở nên nhanh chóng hơn.

65 | P a g e
Chuẩn mực chủ quan thể hiện ở việc nhận thức của cá nhân, ảnh hưởng bởi những
người tham khảo quan trọng cho rằng hành vi nên hay không nên thực hiện. Với đặc
điểm này, nhóm nghiên cứu đưa vào khảo sát ba nhóm tạo tác động bao gồm: người
thân trong gia đình, bạn bè và những người quan trọng khác (đồng nghiệp, thần
tượng,…). Trội hơn cả trong ba nhóm là nhóm khách hàng cho rằng những người thân
trong gia đình cho rằng nên mua các sản phẩm này 280 quan sát – chiếm đến 69.5%.
Ghi nhận mức độ ảnh hưởng thấp hơn, 252 người tiêu dùng đồng ý rằng họ nên mua sản
phẩm xanh theo ý kiến của bạn bè. Số liệu cho những người quan trọng khác như đồng
nghiệp, thần tượng là 60%. Số liệu thu thập từ kháo sát hoàn toàn phù hợp với mức độ
ảnh hưởng của các mối quan hệ lên hành vi cá nhân đó.

Người tiêu dùng có khả năng kiểm soát cao thể hiện ở việc tự đưa ra quyết định
về hành vi mua sắm của bản thân. Kết quả cho thấy người tiêu dùng kiểm soát khá tốt
hành vi mua sắm các sản phẩm điện tử gia dụng tiết kiệm năng lượng – 62.5%. Một tỉ
lệ thấp hơn – 56.6% thuộc về nhóm khách hàng thực hiện hành vi cho dù bạn bè họ
khuyên không nên mua. Trong số đó, chỉ gần một nửa người tiêu dùng đủ khả năng sở
hữu nhóm sản phẩm này.

Bảng 4.3: Kết quả thống kê về "Thái độ", "Chuẩn mực chủ quan”

THÁI ĐỘ
0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100%

Tôi thích mua các SPDTGD TKNL 83.9% 16.1%

Tôi nghĩ rằng mua SPĐTGD TKNL là một ý tưởng hay 87.6% 12.4%

Tôi rất hứng thú đối với các SPĐTGD TKNL 76.9% 23.1%

Đồng ý Không đồng ý

66 | P a g e
CHUẨN MỰC CHỦ QUAN
0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100%

Người thân trong gia đình tôi cho rằng nên mua các
69.5% 30.5%
SPĐTGD TKNL.

Bạn bè của tôi nghĩ rằng tôi nên mua SPĐTGD TKNL. 62.5% 37.5%

Đồng nghiệp, thần tượng của tôi cho rằng nên mua
60.0% 40.0%
SPĐTGD TKNL

Đồng ý Không đồng ý

KHẢ NĂNG KIỂM SOÁT HÀNH VI


0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100%

Tôi sẽ mua SPĐTGD TKNL cho dù bạn bè khuyên tôi


56.6% 43.4%
không nên mua
Tôi hoàn toàn kiểm soát được việc mua SPĐTGD
62.5% 37.5%
TKNL

Tôi có đủ khả năng mua các SPDTGD TKNL 53.3% 46.7%

Đồng ý Không đồng ý

Tần suất Tỷ lệ
THÁI ĐỘ Đánh giá
(Người) (%)

Tôi thích mua các sản phẩm điện tử gia Không đồng ý 65 16.1

dụng tiết kiệm năng lượng. Đồng ý 338 83.9

Tôi nghĩ rằng mua sản phẩm điện tử gia Không đồng ý 50 12.4
dụng tiết kiệm năng lượng là một ý tưởng
hay. Đồng ý 353 87.6

Tôi rất hứng thú đối với các sản phẩm Không đồng ý 93 23.1

điện tử gia dụng tiết kiệm năng lượng. Đồng ý 310 76.9

Tần suất Tỷ lệ
CHUẨN MỰC CHỦ QUAN Đánh giá
(Người) (%)

67 | P a g e
Những người thân trong gia đình tôi (bố Không đồng ý 123 30.5
mẹ/vợ chồng,…) cho rằng nên mua các
sản phẩm điện tử gia dụng tiết kiệm năng Đồng ý 280 69.5
lượng.

Những người bạn bè của tôi nghĩ rằng tôi Không đồng ý 151 37.5
nên mua các sản phẩm điện tử gia dụng
tiết kiệm năng lượng. Đồng ý 252 62.5

Những người quan trọng khác đối với tôi Không đồng ý 161 40
(đồng nghiệp, thần tượng,…) cũng cho
rằng nên mua các sản phẩm điện tử gia Đồng ý 242 60
dụng tiết kiệm năng lượng.

NHẬN THỨC KIỂM Tần suất Tỷ lệ


Đánh giá
SOÁT HÀNH VI (Người) (%)

Tôi vẫn sẽ mua những sản phẩm điện tử Không đồng ý 175 43.4
gia dụng tiết kiệm năng lượng cho dù bạn
bè khuyên tôi không nên mua. Đồng ý 228 56.6

Tôi hoàn toàn kiểm soát được việc mua Không đồng ý 151 37.5
sản phẩm điện tử gia dụng tiết kiệm năng
lượng. Đồng ý 252 62.5

Tôi có đủ khả năng mua các sản phẩm Không đồng ý 215 53.3

điện tử gia dụng tiết kiệm năng lượng. Đồng ý 188 46.7

(Nguồn: Tổng hợp kết quả nghiên cứu của nhóm nghiên cứu)

Về sự hiểu biết, theo kết quả thống kê tại Bảng 10, khoảng 33% người được hỏi
có kiến thức liên quan đến sản phẩm điện tử gia dụng tiết kiệm năng lượng. 37.5% kiến
thức đến từ việc đã sử dụng các phẩm này trước đó. Chính những kiến thức sẽ khiến cá
nhân khách hàng, nhóm khách hàng điều chỉnh hành vi hoặc suy xét thận trọng hơn
trước khi đưa ra quyết định đầu tư vào nhóm sản phẩm nghiên cứu. Bên cạnh đó, những
68 | P a g e
sản phẩm điện tử gia dụng thu hút đến gần 74% khách hàng khi được dán nhãn thân
thiết với môi trường, để lại ấn tượng tốt đối với 68.2% người tham gia khảo sát. Và cứ
4 trong 5 người được hỏi thể hiện sự quan tâm với các vấn đề môi trường toàn cầu, biến
đổi khí hậu,… cũng như sẵn sàng thay đổi hành vi tạo ảnh hưởng tích cực đến môi
trường.

Ngoài sự hiểu biết có sẵn, những thông tin được cung cấp sẽ ảnh hưởng đến quyết
định mua sắm của người tiêu dùng. Người tiêu dùng rất chắc chắn về ảnh hưởng tốt của
các sản phẩm điện tử gia dụng tiết kiệm năng lượng có ảnh hưởng tốt tới môi trường
(66.5%). Tuy nhiên, hai khía cạnh còn lại ghi nhận phần ít hơn người tiêu dùng chắc
chắn khả năng tái chế của sản phẩm và bao bì (38.2%) và có đủ thông tin để lựa chọn
mặt hàng (gần 45%).

69 | P a g e
Bảng 4.4: Kết quả thống kê về "Sự hiểu biết", “Thông tin”

SỰ HIỂU BIẾT
0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100%

Tôi có kiến thức về SPĐTGD TKNL. 33.3% 67%

Tôi có kiến thức về SPĐTGD TKNL từ kinh nghiệm


37.5% 62.5%
sử dụng trước đó.

Tôi thực sự có ấn tượng tốt đối với SPĐTGD TKNL. 68.2% 31.8%

Tôi rất quan tâm tới các vấn đề về môi trường toàn
76.4% 23.6%
cầu và biến đổi khí hậu.
Tôi bị thu hút bởi những SP có dán nhãn thân thiện
73.7% 26.3%
với môi trường.
Tôi sẵn sàng thay đổi HVTD để góp phần bảo vệ môi
79.9% 20.1%
trường.

Đồng ý Không đồng ý

THÔNG TIN
0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100%

Tôi rất chắc chắn rằng SPĐTGD TKNL có ảnh hưởng


66.5% 33.5%
tốt tới môi trường.
Tôi chắc chắn rằng SPĐTGD TKNL và bao bì đóng
38.2% 61.8%
gói có thể tái chế được.
Tôi có đủ thông tin để lựa chọn sử dụng SPĐTGD
44.9% 55.1%
TKNL.

Đồng ý Không đồng ý

Tần suất Tỷ lệ
SỰ HIỂU BIẾT Đánh giá
(Người) (%)

Tôi có kiến thức về những sản phẩm điện Không đồng ý 269 66.7

tử gia dụng tiết kiệm năng lượng. Đồng ý 134 33.3

Tôi có kiến thức về sản phẩm điện tử gia Không đồng ý 252 62.5
dụng tiết kiệm năng lượng xuất phát từ
những kinh nghiệm sử dụng trước đó. Đồng ý 151 37.5

70 | P a g e
Tôi thực sự có ấn tượng tốt đối với Không đồng ý 128 31.8
những sản phẩm điện tử gia dụng tiết
kiệm năng lượng. Đồng ý 275 68.2

Tôi rất quan tâm tới các vấn đề về môi Không đồng ý 95 23.6

trường toàn cầu và biến đổi khí hậu. Đồng ý 308 76.4

Không đồng ý 106 26.3


Tôi bị thu hút bởi những sản phẩm có
dán nhãn thân thiện với môi trường.
Đồng ý 297 73.7

Tôi sẵn sàng thay đổi hành vi tiêu dùng Không đồng ý 81 20.1

để góp phần bảo vệ môi trường. Đồng ý 322 79.9

Tần suất Tỷ lệ
THÔNG TIN Đánh giá
(Người) (%)

Tôi rất chắc chắn rằng các sản phẩm điện Không đồng ý 135 33.5
tử gia dụng tiết kiệm năng lượng có ảnh
hưởng tốt tới môi trường. Đồng ý 268 66.5

Tôi chắc chắn rằng các sản phẩm điện tử Không đồng ý 249 61.8
gia dụng tiết kiệm năng lượng và bao bì
đóng gói có thể tái chế được. Đồng ý 154 38.2

Tôi có đủ thông tin để lựa chọn sử dụng Không đồng ý 222 55.1
các sản phẩm điện tử gia dụng tiết kiệm
năng lượng Đồng ý 181 44.9

(Nguồn: Tổng hợp kết quả nghiên cứu của nhóm nghiên cứu)

Thông thường, người tiêu dùng sẽ cân nhắc yếu tố giá bán trước những quyết
định mua sắm, đặc biệt những hàng hoá thuộc lĩnh vực đồ điện tử gia dụng với vòng đời

71 | P a g e
sử dụng cao. Kết quả thống kê cho thấy, hầu hết người tiêu dùng đồng ý sự ảnh hưởng
từ yếu tố giá bán đến quyết định mua hàng – 73.9%. Cụ thể, 66.3% và 75.9% người
được hỏi phản hồi giá bán hiện tại của các sản phẩm tiết kiệm năng lượng còn quá cao
và cho rằng giá bán này nên hợp lý hơn. Chỉ có khoảng 35% khách hàng thoả mãn với
giá bán hợp lý hiện tại của nhóm sản phẩm.Kết quả phân tích còn cho thấy người tiêu
dùng phản hồi về độ sẵn có của các trung tâm điện máy chiếm tỷ lệ khá cao. Chỉ 23.1%
quan sát sống tại khu vực không có nhiều trung tâm thương mại. Trong đó 32.8% đưa ý
kiến về sự thiếu hụt những đại lý phân phối sản phẩm điện tử gia dụng tiết kiệm năng
lượng gần khu vực sống. Khi đã có cơ hội tiếp cận các trung tâm điện máy, đại lý phân
phối, việc tìm kiếm, mua sắm tại khu vực trưng bày nhóm sản phẩm tiết kiệm năng
lượng cũng không phải điều dễ dàng (35.2% - 40.2%). Hơn một nửa người tiêu dùng sẽ
không thấy các sản phẩm điện tử gia dụng tiết kiệm năng lượng nếu họ không để ý kĩ.

72 | P a g e
Bảng 4.5: Kết quả thống kê về "Giá bán hợp lý ", "Sự sẵn có của sản phẩm/nhà
phân phối"

GIÁ BÁN HỢP LÝ


0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100%

Giá bán của SPĐTGD TKNL là một yếu tố quan


trọng ảnh hưởng rất lớn đến quyết định mua hàng của 73.9% 26.1%
tôi

Giá bán hiện tại của SPĐTGD TKNL còn quá cao. 66.3% 33.7%

Đối với tôi, các SPĐTGD TKNL có giá bán hợp lý. 34.7% 65.3%

Tôi nghĩ rằng giá bán của các SPĐTGD TKNL nên
75.9% 24.1%
hợp lý hơn.

Đồng ý Không đồng ý

SỰ SẴN CÓ SẢN PHẨM/NHÀ PHÂN PHỐI


0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100%

Những trung tâm điện máy và đại lý phân phối


SPĐTGD TKNL không gần khu vực sinh sống của 32.8% 67.2%
tôi.

Không có nhiều trung tâm thương mại gần nơi tôi ở. 23.1% 76.9%

Tôi thực sự không biết những khu vực trưng bày


35.2% 64.8%
sSPĐTGD TKNL trong các trung tâm thương mại.

Nếu không để ý kĩ thì tôi sẽ không thấy các SPĐTGD


50.6% 49.4%
TKNL.

Để tìm mua SPĐTGD TKNL không phải là điều


40.2% 59.8%
thuận tiện và dễ dàng.

Đồng ý Không đồng ý

73 | P a g e
Tần suất Tỷ lệ
GIÁ BÁN HỢP LÝ Đánh giá
(Người) (%)

Giá bán của sản phẩm điện tử gia


Không đồng ý 105 26.1
dụng tiết kiệm năng lượng là một
yếu tố quan trọng ảnh hưởng rất
lớn đến quyết định mua hàng của
Đồng ý 298 73.9
tôi

Giá bán hiện tại của các sản


Không đồng ý 136 33.7
phẩm điện tử gia dụng tiết kiệm
năng lượng hiệu quả còn quá
Đồng ý 267 66.3
cao.

Đối với tôi, các sản phẩm điện tử Không đồng ý 263 65.3
gia dụng tiết kiệm năng lượng có
giá bán hợp lý. Đồng ý 140 34.7

Tôi nghĩ rằng giá bán của các Không đồng ý 97 24.1
sản phẩm điện tử gia dụng tiết
kiệm năng lượng nên hợp lý hơn. Đồng ý 306 75.9

SỰ SẴN CÓ CỦA SẢN Tần suất Tỷ lệ


Đánh giá
PHẨM/ NHÀ PHÂN PHỐI (Người) (%)

Những trung tâm điện máy và


Không đồng ý 271 67.2
đại lý phân phối sản phẩm điện
tử gia dụng tiết kiệm năng lượng
không gần khu vực sinh sống của
Đồng ý 132 32.8
tôi.

Không đồng ý 310 76.9

74 | P a g e
Không có nhiều trung tâm
Đồng ý 93 23.1
thương mại gần nơi tôi ở.

Tôi thực sự không biết những


khu vực trưng bày sản phẩm điện Không đồng ý 261 64.8

tử gia dụng tiết kiệm năng lượng


trong các trung tâm thương mại. Đồng ý 142 35.2

Nếu không để ý kĩ thì tôi sẽ Không đồng ý 199 49.4


không thấy các sản phẩm điện tử
gia dụng tiết kiệm năng lượng. Đồng ý 204 50.6

Để tìm mua sản phẩm điện tử gia


Không đồng ý 241 59.8
dụng tiết kiệm năng lượng không
phải là điều thuận tiện và dễ
dàng. Đồng ý 162 40.2

(Nguồn: Tổng hợp kết quả nghiên cứu của nhóm nghiên cứu)

Về xu hướng tiêu dùng, cứ 3 trong 5 người tham gia khảo sát biết về sản phẩm
điện tử gia dụng tiết kiệm năng lượng thông qua gia đình, bạn bè và đồng nghiệp. 34%
cho rằng gia đình, bạn bè họ đều mua các sản phẩm này. Người tiêu dùng thể hiện quan
điểm đồng ý rằng xu hướng sẽ tạo tác động đến quyết định mua sắm khi 63.3% người
tiêu dùng sẽ mua nếu mọi người xung quanh họ đều lựa chọn nhóm sản phẩm và gần
60% tin tưởng vào sự lựa chọn của số đông.

75 | P a g e
Bảng 4.6: Kết quả thống kê về "Xu hướng tiêu dùng"

XU HƯỚNG TIÊU DÙNG


0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100%

Tôi biết về SPĐTGD TKNL thông qua gia đình, bạn bè


56.1% 43.9%
và đồng nghiệp

Hầu hết gia đình và bạn bè tôi đều mua SPĐTGD TKNL 34.0% 66.0%

Tôi sẽ mua nếu mọi người xung quanh tôi chọn mua
63.3% 36.7%
SPĐTGD TKNL
Tôi tin tưởng vào sự lựa chọn SPĐTGD TKNL của số
59.8% 40.2%
đông

Đồng ý Không đồng ý

Tần suất Tỷ lệ
XU HƯỚNG TIÊU DÙNG Đánh giá
(Người) (%)

Tôi biết về sản phẩm điện tử gia dụng Không đồng ý 177 43.9
tiết kiệm năng lượng thông qua gia
đình, bạn bè và đồng nghiệp. Đồng ý 226 56.1

Hầu hết gia đình và bạn bè tôi đều Không đồng ý 266 66
mua sản phẩm điện tử gia dụng tiết
kiệm năng lượng. Đồng ý 137 34

Tôi cũng sẽ mua nếu mọi người xung Không đồng ý 148 36.7
quanh tôi đều lựa chọn sản phẩm điện
tử gia dụng tiết kiệm năng lượng Đồng ý 255 63.3

Tôi tin tưởng vào sự lựa chọn sản Không đồng ý 162 40.2
phẩm điện tử gia dụng tiết kiệm năng
lượng của số đông. Đồng ý 241 59.8

(Nguồn: Tổng hợp kết quả nghiên cứu của nhóm nghiên cứu)

76 | P a g e
4.2.2 Thống kê mô tả về ý định, hành vi tiêu dùng

Nhìn chung, 78 – 86% khách hàng thích lựa chọn, sử dụng những sản phẩm tiết
kiệm năng lượng, ít gây ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, một tỉ lệ thấp hơn – 72% người
tiêu dùng sẵn sàng thuyết phục mọi người cũng lựa chọn những sản phẩm này.

Cũng tương tự như với ý định tiêu dùng, đa phần người tiêu dùng sẽ tiếp tục mua
và dự định lựa chọn các sản phẩm điện tử, gia dụng thân thiện với môi trường trong
tương lai (78.7% - 79.4%). Đồng thời, tới 70% người được chọn sẽ giới thiệu cho mọi
người cùng sử dụng nhóm sản phẩm nghiên cứu.

Bảng 4.7: Kết quả thống kê về "Ý định tiêu dùng", "Hành vi tiêu dùng”

Ý ĐỊNH TIÊU DÙNG


0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100%

Tôi thích lựa chọn những sản phẩm tiết kiệm năng
78.0% 22.0%
lượng.

Tôi thích sử dụng những sản phẩm ít gây ô nhiễm môi


86.1% 13.9%
trường.

Tôi sẽ thuyết phục mọi người cũng lựa chọn những


72.0% 28.0%
sản phẩm thân thiện với môi trường.

Đồng ý Không đòng ý

HÀNH VI TIÊU DÙNG


Tôi sẽ giới thiệu cho mọi người cùng sử dụng SPĐTGD
69.7% 30.3%
TKNL

Tôi dự định vẫn tiếp tục lựa chọn mua các SPĐTGD
79.4% 20.6%
TKNL trong tương lai

Tôi sẽ tiếp tục mua các SPĐTGD TKNL trong tương lai 78.7% 21.3%

0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100%

Đồng ý Không đồng ý

Tần suất Tỷ lệ
Ý ĐỊNH TIÊU DÙNG Đánh giá
(Người) (%)

77 | P a g e
Tôi thích lựa chọn những sản Không đồng ý 89 22

phẩm tiết kiệm năng lượng. Đồng ý 314 78

Tôi thích sử dụng những sản Không đồng ý 56 13.9

phẩm ít gây ô nhiễm môi trường. Đồng ý 347 86.1

Tôi sẽ thuyết phục mọi người Không đồng ý 113 28


cũng lựa chọn những sản phẩm
thân thiện với môi trường. Đồng ý 290 72

Tần suất Tỷ lệ
HÀNH VI TIÊU DÙNG Đánh giá
(Người) (%)

Tôi sẽ tiếp tục mua các sản phẩm Không đồng ý 86 21.3
điện tử gia dụng tiết kiệm năng
lượng trong tương lai. Đồng ý 317 78.7

Tôi dự định vẫn tiếp tục lựa chọn Không đồng ý 83 20.6
mua các sản phẩm điện tử tiêu
dùng tiết kiệm năng lượng trong Đồng ý 320 79.4
tương lai.

Tôi sẽ giới thiệu cho mọi người Không đồng ý 122 30.3
cùng sử dụng sản phẩm điện tử
gia dụng tiết kiệm năng lượng. Đồng ý 281 69.7

(Nguồn: Tổng hợp kết quả nghiên cứu của nhóm nghiên cứu)

4.2.3 Thống kê mô tả về ý định, hành vi tiêu dùng các sản phẩm điện
tử gia dụng tiết kiệm năng lượng theo đặc điểm của người tiêu dùng

Căn cứ vào các kết quả nghiên cứu trước, nhóm nghiên cứu nhận thấy có thể có
sự khác biệt trong ý định, hành vi tiêu dùng của khách hàng theo độ tuổi; cũng dựa vào

78 | P a g e
kết quả phỏng vấn chuyên gia, có thể có sự khác biệt này trong các mức thu nhập hoặc
số lượng thành viên trong gia đình. Do đó, nhóm nghiên cứu tiến hành phân nhóm khác
hàng tiêu dùng theo các tiêu chí trên và xem xét sự khác biệt có thể có trong ý định,
hành vi tiêu dùng với các sản phẩm điện tử, gia dụng tiết kiệm năng lượng.

4.2.3.1 Ý định, hành vi tiêu dùng sản phẩm điện tử gia dụng tiết
kiệm năng lượng theo độ tuổi người tiêu dùng
Như đã trình bày ở trên, do chỉ có 3 người tiêu dùng tham gia khảo sát thuộc độ
tuổi trên 65 do đó, để thuận tiện cho việc thống kê và phân tích, nhóm nghiên cứu đã
phân nhóm người tiêu dùng thành 3 khoảng tuổi chính là 18 – 24 tuổi, 25 – 44 tuổi và
trên 45 tuổi với số quan sát tương ứng là 271, 108 và 24. Như vậy, 94% người tiêu dùng
trong mẫu quan sát có độ tuổi dưới 45 tuổi.

Nhìn chung, xu hướng biến động của từng chỉ số không có sự khác biệt đáng kể
giữa các nhóm tuổi khác nhau. Tuy nhiên, những người tiêu dùng thuộc nhóm trên 45
tuổi có ý định, hành vi mua sắm các sản phẩm điện tử gia dụng tiết kiệm năng lượng
thấp nhất trong các độ tuổi khảo sát cũng như mức trung bình của toàn bộ quan sát (3.38
– 3.96). Đặc biệt, trong hai tiêu chí cao nhất đánh giá mức độ ý định, hành vi là thuyết
phục, giới thiệu cho mọi người khác cùng sử dụng sản phẩm, nhóm người trung tuổi này
ghi nhận giá trị trung bình cực thấp – khoảng 0.4 giá trị thấp hơn mức trung bình.

Trong khi đó, lứa tuổi được cho là ưu thích đổi mới, sáng tạo trong các sản phẩm
tiêu dùng là những khách hàng thuộc độ tuổi 18 – 24 tuổi cho thấy ý định, hành vi tiêu
dùng các sản phẩm tối ưu năng lượng thấp hơn nhóm tuổi 25 – 44 ở 5 trong tổng số 6
tiêu chí đánh giá. Những khách hàng trẻ, năng động này ghi nhận mức độ cao nhất trong
tiên phong vận động, thuyết phục mọi người cũng lựa chọn những sản phẩm thân thiện
với môi trường. Người tiêu dùng thuộc nhóm 25 – 44 tuổi thể hiện sự yêu thích đặc biệt
với các sản phẩm tiết kiệm năng lượng cũng như sự sẵn sàng nhất trong ý định, hành vi
tiêu dùng.

79 | P a g e
Bảng 4.8: Ý định, hành vi tiêu dùng theo độ tuổi (Trung bình – Mean)

Trên 45 Tổng
Chỉ tiêu 18-24 25-44
tuổi số

Số quan sát 271 108 24 403

Tôi thích lựa chọn những sản phẩm tiết


3.94 4.08 3.92 3.98
kiệm năng lượng.

Tôi thích sử dụng những sản phẩm ít gây ô


4.19 4.19 3.96 4.18
nhiễm môi trường.

Tôi sẽ thuyết phục mọi người cũng lựa


chọn những sản phẩm thân thiện với môi 3.97 3.94 3.54 3.94
trường.

Tôi sẽ tiếp tục mua các sản phẩm điện tử


gia dụng tiết kiệm năng lượng trong tương 3.93 4.06 3.83 3.96
lai.

Tôi dự định vẫn tiếp tục lựa chọn mua các


sản phẩm điện tử tiêu dùng tiết kiệm năng 3.91 4.06 3.71 3.94
lượng trong tương lai.

Tôi sẽ giới thiệu cho mọi người cùng sử


dụng sản phẩm điện tử gia dụng tiết kiệm 3.86 3.92 3.38 3.85
năng lượng.

(Nguồn: Tổng hợp kết quả nghiên cứu của nhóm nghiên cứu)

80 | P a g e
4.5
4.4
4.3
4.2
4.1
4 18 - 24
3.9 25 - 44
3.8
Trên 45 tuổi
3.7
3.6 Total

3.5
3.4
3.3
3.2
Y011 Y012 Y013 Y021 Y022 Y023

Hình 4.1: Ý định, hành vi tiêu dùng theo độ tuổi (Trung bình - Mean)

(Nguồn: Tổng hợp kết quả nghiên cứu của nhóm nghiên cứu)

4.2.3.2 Ý định, hành vi tiêu dùng sản phẩm điện tử gia dụng tiết
kiệm năng lượng theo thu nhập người tiêu dùng
Các tiêu chí đánh giá ý định, hành vi tiêu dùng của khách hàng ở các mức thu
nhập khác nhau ở mức khá cao (3.85 – 4.18), điều này cho thấy có sự gia tăng trong
hành vi tiêu dùng xanh đối với sản phẩm điện tử gia dụng. Chỉ tiêu về việc thích sử dụng
những sản phẩm ít gây ô nhiễm môi trường tại nhóm có mức thu nhập trên 30 triệu vượt
trội hơn cả, đạt giá trị trung bình 4.33. Bên cạnh đó, nhóm người tiêu dùng này ghi nhận
ý định, hành vi tiêu dùng xanh cao nhất – 5 trong 6 kiểm định đưa ra.

Các tiêu chí về ý định tiêu dùng các sản phẩm tiết kiệm năng lượng dao động
đồng thời trong các nhóm khách hàng có thu nhập mỗi tháng dưới 6 triệu, từ 6 – 10 triệu,
từ 20 – 30 triệu và trên 30 triệu cũng như xu hướng dao động trung bình toàn bộ mẫu.
Kết quả phân tích còn cho thấy phần lớn khách hàng băn khoăn lựa chọn sản phẩm tiết
kiệm năng lượng bởi tính thân thiện của nó đối với môi trường. Từ ý định đến hành vi
đánh dấu sự chuyển động rõ ràng giữa các nhóm khách hàng có mức thu nhập khác nhau

81 | P a g e
mặc dù người tiêu dùng vẫn đồng ý vẫn hành vi xanh nhưng xuất hiện xu hướng giảm ở
tiêu chí đánh giá sự sẵn lòng giới thiệu cho mọi người cùng sử dụng sản phẩm.

Người tiêu dùng với thu nhập 20 – 30 triệu/tháng thể hiện xu thế biến động mạnh
mẽ trong các tiêu chí đưa ra đánh giá ý định, hành vi mua sắm. Dù ghi nhận phản hồi
trung bình thấp nhất và khá tách biệt đối với ý định mua sắm (3.67 – 3.86), nhóm khách
hàng này có sự vượt trội, nhanh chóng thực hiện hành vi lựa chọn sản phẩm điện tử gia
dụng tiết kiệm năng lượng. Trong khi đó, nhóm sở hữu thu nhập 10 – 20 triệu tạo ra ý
định tiêu dùng biến động mạnh, trái ngược với đa số nhóm khác. Dù vậy, khoảng cách
này đã được thu hẹp khi khách hàng dự định mua sắm trong tương lai.

4.5

4.4

4.3

4.2
Dưới 6
4.1 Từ 6 - 10

4 Từ 10 - 20
Từ 20 - 30
3.9
Trên 30
3.8 Total

3.7

3.6

3.5
Y011 Y012 Y013 Y021 Y022 Y023

Hình 4.2: Ý định, hành vi tiêu dùng theo mức thu nhập (Trung bình - Mean)

(Nguồn: Tổng hợp kết quả nghiên cứu của nhóm nghiên cứu)

82 | P a g e
Bảng 4.9: Ý định, hành vi tiêu dùng theo mức thu nhập (Trung bình – Mean)

Chỉ tiêu Dưới 6 6-10 10-20 20-30 Trên 30 Tổng số

Số quan sát 242 71 23 49 18 403

Tôi thích lựa chọn những sản


3.97 4.03 3.96 3.86 4.17 3.98
phẩm tiết kiệm năng lượng.

Tôi thích sử dụng những sản


phẩm ít gây ô nhiễm môi 4.23 4.20 3.91 3.96 4.33 4.18
trường.

Tôi sẽ thuyết phục mọi người


cũng lựa chọn những sản
3.98 4.00 3.78 3.67 4.11 3.94
phẩm thân thiện với môi
trường.

Tôi sẽ tiếp tục mua các sản


phẩm điện tử gia dụng tiết
3.90 4.03 3.96 4.12 3.94 3.96
kiệm năng lượng trong tương
lai

Tôi dự định vẫn tiếp tục lựa


chọn mua các sản phẩm điện
3.89 4.04 3.87 3.98 4.11 3.94
tử tiêu dùng tiết kiệm năng
lượng trong tương lai.

Tôi sẽ giới thiệu cho mọi


người cùng sử dụng sản phẩm
3.83 3.90 3.91 3.78 3.94 3.85
điện tử gia dụng tiết kiệm
năng lượng.

(Nguồn: Tổng hợp kết quả nghiên cứu của nhóm nghiên cứu)

83 | P a g e
4.2.3.3 Ý định, hành vi tiêu dùng sản phẩm điện tử gia dụng tiết
kiệm năng lượng theo số lượng thành viên gia đình người
tiêu dùng
Bảng 4.10: Ý định, hành vi tiêu dùng theo số lượng thành viên trong gia đình
(Trung bình – Mean)

Chỉ tiêu 1 người 2-4 Trên 4 Tổng số

Số quan sát 12 274 117 403

Tôi thích lựa chọn những sản phẩm


3.83 3.96 4.03 3.98
tiết kiệm năng lượng.

Tôi thích sử dụng những sản phẩm ít


3.92 4.20 4.15 4.18
gây ô nhiễm môi trường.

Tôi sẽ thuyết phục mọi người cũng lựa


chọn những sản phẩm thân thiện với 3.58 3.90 4.06 3.94
môi trường.

Tôi sẽ tiếp tục mua các sản phẩm điện


tử gia dụng tiết kiệm năng lượng trong 4.08 3.95 3.96 3.96
tương lai.

Tôi dự định vẫn tiếp tục lựa chọn mua


các sản phẩm điện tử tiêu dùng tiết 3.75 3.96 3.91 3.94
kiệm năng lượng trong tương lai.

Tôi sẽ giới thiệu cho mọi người cùng


sử dụng sản phẩm điện tử gia dụng tiết 3.67 3.82 3.92 3.85
kiệm năng lượng.

(Nguồn: Tổng hợp kết quả nghiên cứu của nhóm nghiên cứu)

84 | P a g e
4.3

4.2

4.1

4
1 người

3.9 2 - 4 người
Trên 4 người
3.8 Total

3.7

3.6

3.5
Y011 Y012 Y013 Y021 Y022 Y023

Hình 4.3: Ý định, hành vi tiêu dùng theo số lượng thành viên gia đình

(Nguồn: Tổng hợp kết quả nghiên cứu của nhóm nghiên cứu)

4.3 Kiểm tra hiệu lực thang đo

Như đã được trình bày, 8 biến độc lập được đo lường bằng 31 biến quan sát và 2
biến phụ thuộc được đo lường bằng 6 biến quan sát sẽ được đưa vào kiểm tra. Các thang
đo được đánh giá thông qua kiểm định độ tin cậy bằng hệ số Cronbach Alpha và tính
toán hệ số tương quan biến tổng. Sau đó, các biến được giữ lại sẽ tiếp tục được phân tích
bằng công cụ phân tích nhân tố khám phá (EFA).

4.3.1 Kiểm tra độ tin cậy của thang đo

Trong nghiên cứu, 403 bảng hỏi được xử lý bằng phần mềm SPSS, các thang đo
được đánh giá sơ bộ thông qua kiểm định hệ số tin cậy Crobach Alpha và tính toán hệ
số tương quan biến tổng. Trong đó, hệ số α của Cronbach Alpha là một phép kiểm định
thống kê về mức độ tương quan chặt chẽ giữa các biến quan sát trong cùng 1 nhân tố.
Hệ số α nằm trong khoảng từ 0.8 đến gần bằng 1 là thang đo lường rất tốt, từ 0.7 đến
gần bằng 0.8 là thang đo lường sử dụng tốt và tiêu chuẩn lựa chọn thang đo là khi hệ số
α từ 0.6 trở lên (Nguồn: Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS tập 2, NXB Hồng Đức,
trang 24). Với hệ số tương quan biến tổng, các biến có hệ số tương quan biến tổng
85 | P a g e
Corrected Item – Total Correlation ≥ 0.3 thì biến đó đạt yêu cầu (Nguồn: Nunnally.J
(1978), Psychometric Theory, New York, McGraw-Hill).

4.3.1.1 Thang đo nhân tố ảnh hưởng


Nhân tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng xanh đối với các sản phẩm điện tử gia
dụng tại Việt Nam bao gồm 8 biến tiềm ẩn, 31 biến quan sát. Kết quả phân tích hệ số
Cronbach Alpha của các biến tiềm ẩn đều nằm trong khoảng 0.647 đến 0.886 là đạt yêu
cầu. Trong 31 biến quan sát, nhóm nghiên cứu giữ lại 30 biến quan sát có hệ số tương
quan biến tổng ( Item -Total Correlation ) lớn hơn 0.3, loại bỏ biến quan sát x063 do có
hệ số tương quan biến tổng nhỏ hơn 0.3. Các biến được giữ lại được trình bình chi tiết
trong Bảng 4.11 dưới đây. Chi tiết kết quả kiểm định Cronbach Alpha và hệ số tương
quan biến tổng của 35 biến quan sát ban đầu, bao gồm 1 biến bị loại được trình bày chi
tiết trong Phụ lục 3.

Như vậy có 34 biến đạt yêu cầu và được giữ lại trong Bảng 4.11. Nhóm nghiên
cứu sẽ sử dụng 34 biến này để tiến hành phân tích và kiểm định trong phần chính của
nghiên cứu

86 | P a g e
Bảng 4.11. Kết quả kiểm định sơ bộ thang đo nhân tố ảnh hưởng

Tên biến Cronbach Alpha

I. Quan điểm 0.886

X011 Tôi thích mua các sản phẩm điện tử gia dụng tiết kiệm năng lượng. 0.783

X012 Tôi nghĩ rằng mua sản phẩm điện tử gia dụng tiết kiệm năng lượng là một ý tưởng hay. 0.788

X013 Tôi rất hứng thú đối với các sản phẩm điện tử gia dụng tiết kiệm năng lượng. 0.760

II. Chuẩn mực chủ quan 0.801

X021 Những người thân trong gia đình tôi (bố mẹ/vợ chồng,…) cho rằng nên mua các sản phẩm điện tử gia dụng tiết kiệm 0.581
năng lượng.

X022 Những người bạn bè của tôi nghĩ rằng tôi nên mua các sản phẩm điện tử gia dụng tiết kiệm năng lượng. 0.685

X023 Những người quan trọng khác đối với tôi (đồng nghiệp, thần tượng,…) cũng cho rằng nên mua các sản phẩm điện tử gia 0.677
dụng tiết kiệm năng lượng

III. Khả năng kiểm soát 0.679

X031 Tôi vẫn sẽ mua những sản phẩm điện tử gia dụng tiết kiệm năng lượng cho dù bạn bè khuyên tôi không nên mua. 0.464

X032 Tôi hoàn toàn kiểm soát được việc mua sản phẩm điện tử gia dụng tiết kiệm năng lượng. 0.585

X033 Tôi có đủ khả năng mua các sản phẩm điện tử gia dụng tiết kiệm năng lượng 0.433
IV. Kiến thức 0.750

X041 Tôi có kiến thức về những sản phẩm điện tử gia dụng tiết kiệm năng lượng. 0.368

X042 Tôi có kiến thức về sản phẩm điện tử gia dụng tiết kiệm năng lượng xuất phát từ những kinh nghiệm sử dụng trước đó. 0.343

X043 Tôi thực sự có ấn tượng tốt đối với những sản phẩm điện tử gia dụng tiết kiệm năng lượng. 0.483

X044 Tôi rất quan tâm tới các vấn đề về môi trường toàn cầu và biến đổi khí hậu. 0.552

X045 Tôi bị thu hút bởi những sản phẩm có dán nhãn thân thiện với môi trường. 0.594

X046 Tôi sẵn sàng thay đổi hành vi tiêu dùng để góp phần bảo vệ môi trường. 0.596

V. Thông tin 0.647

X051 Tôi rất chắc chắn rằng các sản phẩm điện tử gia dụng tiết kiệm năng lượng có ảnh hưởng tốt tới môi trường. 0.500

X052 Tôi chắc chắn rằng các sản phẩm điện tử gia dụng tiết kiệm năng lượng và bao bì đóng gói có thể tái chế được. 0.521

X053 Tôi có đủ thông tin để lựa chọn sử dụng các sản phẩm điện tử gia dụng tiết kiệm năng lượng 0.361

VI. Giá bán 0.702

X061 Giá bán của sản phẩm điện tử gia dụng tiết kiệm năng lượng là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng rất lớn đến quyết định 0.401
mua hàng của tôi
X062 Giá bán hiện tại của các sản phẩm điện tử gia dụng tiết kiệm năng lượng hiệu quả còn quá cao. 0.621

X064 Tôi nghĩ rằng giá bán của các sản phẩm điện tử gia dụng tiết kiệm năng lượng nên hợp lý hơn. 0.547

VII. Sự sẵn có 0.814

X071 Những trung tâm điện máy và đại lý phân phối sản phẩm điện tử gia dụng tiết kiệm năng lượng không gần khu vực sinh 0.548
sống của tôi.

X072 Không có nhiều trung tâm thương mại gần nơi tôi ở. 0.528

X073 Tôi thực sự không biết những khu vực trưng bày sản phẩm điện tử gia dụng tiết kiệm năng lượng trong các trung tâm 0.685
thương mại.

X074 Nếu không để ý kĩ thì tôi sẽ không thấy các sản phẩm điện tử gia dụng tiết kiệm năng lượng 0.590

X075 Để tìm mua sản phẩm điện tử gia dụng tiết kiệm năng lượng không phải là điều thuận tiện và dễ dàng. 0.684

VIII. Xu hướng tiêu dùng 0.674

X081 Tôi biết về sản phẩm điện tử gia dụng tiết kiệm năng lượng thông qua gia đình, bạn bè và đồng nghiệp. 0.360

X082 Hầu hết gia đình và bạn bè tôi đều mua sản phẩm điện tử gia dụng tiết kiệm năng lượng. 0.470

X083 Tôi cũng sẽ mua nếu mọi người xung quanh tôi đều lựa chọn sản phẩm điện tử gia dụng tiết kiệm năng lượng 0.516

X084 Tôi tin tưởng vào sự lựa chọn sản phẩm điện tử gia dụng tiết kiệm năng lượng của số đông. 0.484

(Nguồn: Tổng hợp kết quả nghiên cứu của nhóm nghiên cứu)
4.3.1.2 Thang đo ý định và hành vi tiêu dùng
Thang đo ý định và hành vi tiêu dùng bao gồm 2 biến tiềm ẩn với 6 biến quan
sát. Kết quả phân tích hệ số Cronbach Alpha nằm trong khoảng từ 0.793 đến 0.830 là
đạt yêu cầu. Trong đó 6 biến quan sát này đều có hệ số tương quan biến tổng (Item-Total
Corelation) lớn hơn 0.3 do đó nhóm nghiên cứu giữ nguyên 6 biến quan sát này. Các
biến quan sát đo lường về ý định tiêu dùng, hành vi tiêu dùng và hệ số tương quan biến
tổng tương ứng được trình bày trong Bảng 4.12 và chi tiết trong Phụ lục 4.

Bảng 4.12: Kết quả kiểm định sơ bộ thang đo ý định và hành vi tiêu dùng

Cronbach
Tên biến
Alpha

I. Ý định tiêu dùng 0.793

Y011 Tôi thích lựa chọn những sản phẩm tiết kiệm năng lượng. 0.629

Y012 Tôi thích sử dụng những sản phẩm ít gây ô nhiễm môi trường. 0.687

Y013 Tôi sẽ thuyết phục mọi người cũng lựa chọn những sản 0.599
phẩm thân thiện với môi trường.

II. Hành vi tiêu dùng 0.803

Y021 Tôi sẽ tiếp tục mua các sản phẩm điện tử gia dụng tiết kiệm 0.719
năng lượng trong tương lai.

Y022 Tôi dự định vẫn tiếp tục lựa chọn mua các sản phẩm điện tử 0.725
tiêu dùng tiết kiệm năng lượng trong tương lai

Y023 Tôi sẽ giới thiệu cho mọi người cùng sử dụng sản phẩm điện 0.632
tử gia dụng tiết kiệm năng lượng.

(Nguồn: Tổng hợp kết quả nghiên cứu của nhóm nghiên cứu)

90 | P a g e
4.3.2 Kiểm tra hiệu lực thang đo

Phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA được sử dụng để đánh giá độ hiệu
lực của thang đo. Phương pháp này đánh giá tính đồng nhất của các yếu tố thành phần
(item) và được mong chờ rằng có quan hệ đáng kể với cùng 1 nhân tố (factor). Trong đó
phép đo này, các biến có trọng số (factor loading) nhỏ hơn 0.5 sẽ bị loại. Phương pháp
trích hệ số là phương pháp Principle components với phép xoay Varimax và điểm dừng
khi trích các yếu tố có Eigenvalue bằng 1. Thang đo được chấp nhận khi tổng phương
sai trích bằng hoặc lớn hơn 50% và trọng số nhân tốt từ 0.5 trở lên (Hair & ctg, 1998)

4.3.2.1 Thang đo nhân tố ảnh hưởng


Thang đo nhân tố ảnh hưởng bao gồm 30 biến quan sát được kiểm định hiệu lực
bằng phân tích nhân tố khám phá EFA. Trong đó nhóm nghiên cứu sử dụng phương
pháp trích Principle components với phép xoay Varimax.

Nhóm nghiên cứu tiến hành kiểm định hiệu lực của thang đo bằng phương pháp
phân tích nhân tố bằng các chỉ số KMO, factor loading. Trong đó, KMO phải nằm trong
khoảng 0.5<KMO<1, loại các biến có loading factor nhỏ hơn 0.5, loại các biến rơi vào
2 nhóm nhân tố trở lên. Trong quá trình này nhóm nghiên cứu tiếp tục loại bỏ 3 biến
(loại biến x031,x043,x081 do loading factor nhỏ hơn 0.5).

Tiếp tục lặp lại quy trình trên lần thứ 2, kết quả phân tích EFA lần thứ 2 đã đạt
yêu cầu ở tất cả các tiêu chí. Kết quả phân tích nhân tố khám phá thang đo nhân tố ảnh
hưởng được trình bày trong Bảng 4.13.

Đầu tiên, kết quả kiểm định KMO Barlett’s cho thấy hệ số KMO là 0.830 nằm
trong khoảng cho phép (0.5<KMO<1) và Sig Barlett’s = 0.000 (<0.05) cho thấy các biến
quan sát có tương quan với nhau trên tổng thể. Do đó có thể kết luận là việc dùng phân
tích EFA là hoàn toàn phù hợp. Dựa vào kết quả phân tích, với tiêu chuẩn Eigenvalue
lớn hơn 1 thì có 8 nhân tố được rút ra. Giá trị Cumulative % cho thấy 8 nhân tố này giải
thích được 66,995% sự biến thiên của dữ liệu. Theo Hair (1998) thì phương sai trích
phải từ 50% trở lên thì mô hình mới phù hợp. Do đó, kết quả này cho thấy các yêu cầu
đều được đảm bảo để tiến hành phân tích nhân tố.

91 | P a g e
Đến đây, nhóm nghiên cứu đã xác định được 8 nhóm nhân tố chính sẽ được sử
dụng trong mô hình phân tích thay vì 8 biến tiềm ẩn như mô hình lý thuyết giả định ban
đầu. Cụ thể sẽ được trình bày dưới đây:

Nhân tố thứ nhất Sự sẵn có của sản phẩm/nhà phân phối (X1): bao gồm 5 biến
quan sát

Nhân tố thứ hai Thái độ (X2): bao gồm 3 biến quan sát

Nhân tố thứ ba Nhận thức kiểm soát hành vi (X3): bao gồm 2 thành phần chính
là khả năng kiểm soát và sự hiểu biết, ngoài ra còn có thêm thông tin với 5 biến quan sát

Nhân tố thứ tư Chuẩn mực chủ quan (X4): bao gồm 3 biến quan sát

Nhân tố thứ năm Sự hiểu biết (X5): bao gồm 3 biến quan sát

Nhân tố thứ sáu Giá bán hợp lí (X6): bao gồm 3 biến quan sát

Nhân tố thứ bảy Xu hướng tiêu dùng (X7): bao gồm 3 biến quan sát

Nhân tố thứ tám Thông tin (X8): bao gồm 2 biến quan sát

Bảng 4.13: Kết quả phân tích KMO thang đo tố chất cá nhân nhà lãnh đạo

KMO and Bartlett's Test

Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. .830

Approx. Chi-Square 4229.386

Bartlett's Test of Sphericity df 351

Sig. .000

(Nguồn: Tổng hợp kết quả nghiên cứu của nhóm nghiên cứu)

Nhóm nghiên cứu đã phân tích định lượng mối quan hệ giữa các biến quan sát
trong nhóm của biến thành phần. Dựa vào kết quả phân tích Ma trận trọng số nhân tố
thang đo nhân tố ảnh hưởng ta có thể xác định được mối quan hệ giữa các nhân tố với
các biến quan sát. Chi tiết về kết quả phân tích Ma trận trọng số nhân tố thang đo ảnh
hưởng được trình bày chi tiết trong Bảng 4.14.
92 | P a g e
Bảng 4.14: Tổng hợp kết quả sau xoay – Nhân tố ảnh hưởng

Rotated Component Matrixa

Component

1 2 3 4 5 6 7 8

Những trung tâm điện máy và đại lý phân phối sản phẩm điện tử gia dụng tiết kiệm năng
X071 0.676
lượng không gần khu vực sinh sống của tôi.

X072 Không có nhiều trung tâm thương mại gần nơi tôi ở. 0.676

Tôi thực sự không biết những khu vực trung bày sản phẩm điện tử gia dụng tiết kiệm
X073 0.828
năng lượng trong các trung tâm thương mại.

Nếu không để ý kĩ thì tôi sẽ không thấy các sản phẩm điện tử gia dụng tiết kiệm năng
X074 0.753
lượng

Để tìm mua sản phẩm điện tử gia dụng tiết kiệm năng lượng không phải là điều thuận
X075 tiện và dễ dàng. 0.831

X011 Tôi thích mua các sản phẩm điện tử gia dụng tiết kiệm năng lượng. 0.818

X012 Tôi nghĩ rằng mua sản phẩm điện tử gia dụng tiết kiệm năng lượng là một ý tưởng hay. 0.821

X013 Tôi rất hứng thú đối với các sản phẩm điện tử gia dụng tiết kiệm năng lượng. 0.813

Tôi vẫn sẽ mua những sản phẩm điện tử gia dụng tiết kiệm năng lượng cho dù bạn bè
X032 khuyên tôi không nên mua. 0.671

X033 Tôi hoàn toàn kiểm soát được việc mua sản phẩm điện tử gia dụng tiết kiệm năng lượng. 0.722
X041 Tôi có kiến thức về những sản phẩm điện tử gia dụng tiết kiệm năng lượng. 0.748

Tôi có kiến thức về sản phẩm điện tử gia dụng tiết kiệm năng lượng xuất phát từ những
X042 kinh nghiệm sử dụng trước đó. 0.523

Tôi có đủ thông tin để lựa chọn sử dụng các sản phẩm điện tử gia dụng tiết kiệm năng
X053 lượng 0.561

Những người thân trong gia đình tôi (bố mẹ/vợ chồng,…) cho rằng nên mua các sản
X021 phẩm điện tử gia dụng tiết kiệm năng lượng. 0.821

Những người bạn bè của tôi nghĩ rằng tôi nên mua các sản phẩm điện tử gia dụng tiết
X022 kiệm năng lượng. 0.840

Những người quan trọng khác đối với tôi (đồng nghiệp, thần tượng,…) cũng cho rằng
X023 nên mua các sản phẩm điện tử gia dụng tiết kiệm năng lượng 0.821

X044 Tôi rất quan tâm tới các vấn đề về môi trường toàn cầu và biến đổi khí hậu. 0.756

X045 Tôi bị thu hút bởi những sản phẩm có dán nhãn thân thiện với môi trường. 0.655

X046 Tôi sẵn sàng thay đổi hành vi tiêu dùng để góp phần bảo vệ môi trường. 0.730

Giá bán của sản phẩm điện tử gia dụng tiết kiệm năng lượng là một yếu tố quan trọng
X061 ảnh hưởng rất lớn đến quyết định mua hàng của tôi 0.693

Giá bán hiện tại của các sản phẩm điện tử gia dụng tiết kiệm năng lượng hiệu quả còn
X062 quá cao. 0.824
Tôi nghĩ rằng giá bán của các sản phẩm điện tử gia dụng tiết kiệm năng lượng nên hợp
X064 lý hơn. 0.757

X082 Hầu hết gia đình và bạn bè tôi đều mua sản phẩm điện tử gia dụng tiết kiệm năng lượng. 0.679

Tôi cũng sẽ mua nếu mọi người xung quanh tôi đều lựa chọn sản phẩm điện tử gia dụng
X083 tiết kiệm năng lượng 0.777

Tôi tin tưởng vào sự lựa chọn sản phẩm điện tử gia dụng tiết kiệm năng lượng của số
X084 0.780
đông.

Tôi rất chắc chắn rằng các sản phẩm điện tử gia dụng tiết kiệm năng lượng có ảnh hưởng
X051 tốt tới môi trường. 0.617

Tôi chắc chắn rằng các sản phẩm điện tử gia dụng tiết kiệm năng lượng và bao bì đóng
X052 gói có thể tái chế được. 0.737

Extraction Method: Principal Component Analysis.


Rotation Method: Varimax with Kaiser Normalization
a. Rotation converged in 8 iterations.
(Nguồn: Tổng hợp kết quả nghiên cứu của nhóm nghiên cứu)
4.3.2.2 Thang đo ý định và hành vi tiêu dùng
Tương tự như với thang đo nhân tố ảnh hưởng, nhóm nghiên cứu tiến hành kiểm
định hiệu lực của thang đo ý định và hành vi tiêu dùng bằng phương pháp phân tích
nhân tố EFA, phương pháp trích Principle Components với phép xoay Varimax. Thang
đo ý định và hành vi tiêu dùng bao gồm 6 biến quan sát.
Nhóm nghiên cứu tiến hành kiểm định hiệu lực của thang đo bằng phương pháp
phân tích nhân tố bằng các chỉ số KMO, communalities, factor loading. Trong đó, KMO
nằm trong khoảng 0.5<KMO<1, loại các biến có giá trị communalities nhỏ hơn 0.4 loại
các biến có loading factor nhỏ hơn 0.5, loại các biến rơi vào từ 2 nhóm nhân tố trở lên.
Trước hết, kết quả kiểm định KMO Barlett’s cho thấy, hệ số KMO là 0.831 nằm
trong khoảng cho phép (0.5<KMO<1) và Sig Barlett’s = 0.000 (<0.05) cho thấy các biến
quan sát có tương quan với nhau trong trên tổng thể. Như vậy có thể kết luận rằng phân
tích EFA là hoàn toàn phù hợp.
Bảng 4.15: Kết quả phân tích KMO cho thang đo ý định và hành vi tiêu dùng
KMO and Bartlett's Test

Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. .831

Approx. Chi-Square 1153.512

Bartlett's Test of Sphericity df 15

Sig. .000

Dựa vào kết quả phân tích với tiêu chuẩn Eigenvalue lớn hơn 1 thì 2 thang đo ý
định và hành vi tiêu dùng chập lại thành 1 nhóm. Vì thang đo ý định và hành vi tiêu
dùng sau khi phân tích cho kết quả chập lại thành 1 nhóm do đó nhóm nghiên cứu quyết
định kiểm tra lại các phiếu khảo sát và nhận thấy rằng từ ý định tiêu dùng xanh đến hành
vi tiêu dùng xanh trong lĩnh vực sản phẩm điện tử gia dụng gần như là không có khoảng
cách. Vì vậy, nhóm nghiên cứu quyết định loại thang đo ý định tiêu dùng và đổi tên kí
hiệu thang đo hành vi tiêu dùng từ (Y02) thành (Y) cụ thể sẽ được trình bày dưới đây:
- Nhóm nhân tố Hành vi tiêu dùng (Y): với 3 biến quan sát

96 | P a g e
4.4 Mô hình nghiên cứu điều chỉnh

Như vậy mô hình nghiên cứu được điều chỉnh như sau:

Biến độc lập bao gồm có 8 biến:

X1: Sự sẵn có của sản phẩm/ nhà


phân phối

X2: Thái độ

X3: Nhận thức kiểm soát hành vi

X4: Chuẩn mực chủ quan

X5: Sự hiểu biết

X6: Giá bán hợp lý

X7: Xu hướng tiêu dùng

X8: Thông tin

Biến phụ thuộc bao gồm 1 biến:

Y: Hành vi tiêu dùng

97 | P a g e
4.5 Phân tích ảnh hưởng của nhân tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng
xanh đối với các sản phẩm điện tử gia dụng

Trước khi phân tích hồi quy tuyến tính ta phân tích tương quan giữa các biến
bằng cách xây dựng ma trận tương quan. Kết quả phân tích Ma trận tương quan giữa các
biến độc lập và biến phụ thuộc được trình bày trong Bảng 4.16. Từ kết quả này ta thấy:

Thứ nhất, tồn tại tương quan giữa biến phụ thuộc với các biến độc lập với mức
ý nghĩa 5%. Trên thực tế, với mức ý nghĩa 5% giả thuyết hệ số tương quan của tổng thể
bằng 0 bị bác bỏ. Điều này có ý nghĩa rằng trong tổng thể tồn tại một mối tương quan
tuyến tính giữa biến phụ thuộc Y với các biến độc lập X2, X3, X4, X5, X6, X7, X8,
trong đó không có mối tương quan tuyến tính giữa biến phụ thuộc Y và biến độc lập
X1(Sig >0.05). Mặc dù không có mối tương quan tuyến tính giữa biến phụ thuộc Y và
biến độc lập X1, tuy nhiên nhóm nghiên cứu đặt ra nghi ngờ rằng biến độc lập X1 vẫn
có sự tác động lên biến phụ thuộc Y, do đó biến độc lập X1 vẫn sẽ được giữ lại để xem
xét mối quan hệ giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc thông qua mô hình hồi quy
tuyến tính.

Thứ hai, khi xem xét mối tương quan giữa các biến độc lập, nhóm nghiên cứu
thấy rằng đang có sự tương quan nhẹ giữa một số biến được lập với nhau vì vậy đặt ra
nghi ngờ rằng có thể có hiện tượng đa cộng tuyến trong mô hình.

Bảng 4.16: Ma trận hệ số tương quan giữa các biến độc lập và phụ thuộc

Correlations

X1 X2 X3 X4 X5 X6 X7 X8 Y

Pearson Correlation 1 -.008 -.076 .016 .080 .178** .073 .060 -.008

X1 Sig. (2-tailed) .876 .130 .746 .109 .000 .146 .227 .875

N 403 403 403 403 403 403 403 403 403

Pearson Correlation -.008 1 .356** .483** .497** .329** .247** .302** .529**

X2 Sig. (2-tailed) .876 .000 .000 .000 .000 .000 .000 .000

N 403 403 403 403 403 403 403 403 403

98 | P a g e
Pearson Correlation -.076 .356** 1 .247** .374** .075 .297** .399** .403**

X3 Sig. (2-tailed) .130 .000 .000 .000 .135 .000 .000 .000

N 403 403 403 403 403 403 403 403 403

Pearson Correlation .016 .483** .247** 1 .389** .311** .270** .244** .433**

X4 Sig. (2-tailed) .746 .000 .000 .000 .000 .000 .000 .000

N 403 403 403 403 403 403 403 403 403

Pearson Correlation .080 .497** .374** .389** 1 .268** .344** .401** .579**

X5 Sig. (2-tailed) .109 .000 .000 .000 .000 .000 .000 .000

N 403 403 403 403 403 403 403 403 403

Pearson Correlation .178** .329** .075 .311** .268** 1 .119* .211** .303**

X6 Sig. (2-tailed) .000 .000 .135 .000 .000 .017 .000 .000

N 403 403 403 403 403 403 403 403 403

Pearson Correlation .073 .247** .297** .270** .344** .119* 1 .258** .397**

X7 Sig. (2-tailed) .146 .000 .000 .000 .000 .017 .000 .000

N 403 403 403 403 403 403 403 403 403

Pearson Correlation .060 .302** .399** .244** .401** .211** .258** 1 .374**

X8 Sig. (2-tailed) .227 .000 .000 .000 .000 .000 .000 .000

N 403 403 403 403 403 403 403 403 403

Pearson Correlation -.008 .529** .403** .433** .579** .303** .397** .374** 1

Y Sig. (2-tailed) .875 .000 .000 .000 .000 .000 .000 .000

N 403 403 403 403 403 403 403 403 403

**. Correlation is significant at the 0.01 level (2-tailed).

*. Correlation is significant at the 0.05 level (2-tailed).

(Nguồn: Tổng hợp kết quả nghiên cứu của nhóm nghiên cứu)

Như vậy, để làm rõ hai nghi ngờ trên cũng như xem xét mối quan hệ giữa các
biến độc lập và biến phụ thuộc thì nhóm nghiên cứu sẽ thông qua mô hình hồi quy tuyến
tính sau:

99 | P a g e
Mô hình giả định thứ nhất: Đánh giá ảnh hưởng của các nhân tố ảnh hưởng
bao gồm (X1) Sự sẵn có của sản phẩm/ nhà phân phối, (X2) Thái độ, (X3) Khả năng
kiểm soát, (X4) Chuẩn mực chủ quan, (X5) Sự hiểu biết, (X6) Giá bán của sản phẩm,
(X7) Xu hướng tiêu dùng, (X8) Thông tin đến (Y) Hành vi tiêu dùng

4.5.1 Mô hình thứ nhất

4.5.1.1 Xây dựng và kiểm định mô hình


Y=α + 𝛽1 (𝑋1) + 𝛽2 (𝑋2) + 𝛽3 (𝑋3) + 𝛽4 (𝑋4) + 𝛽5 (𝑋5) + 𝛽6 (𝑋6) + 𝛽7 (𝑋7) + 𝛽8 (𝑋8)

Sử dụng phần mềm phân tích dữ liệu SPSS để xây dựng mô hình đánh giá ảnh
hưởng của các biến nhân tố ảnh hưởng bao gồm X1, X2, X3, X4, X5, X6, X7, X8 tới biến
Y. Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính mô hình thứ nhất được trình bày trong Bảng 4.17
và được trình bày chi tiết hơn trong Phụ lục 9.

Bảng 4.17: Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính mô hình thứ nhất

Coefficientsa

Hệ số chưa chuẩn hóa Hệ số chuẩn hóa Đa cộng tuyến

Model t Sig.
Độ chấp
B Độ lệch chuẩn Beta VIF
nhận

(Constan) .489 .215 2.278 .023

X1 -.043 .029 -.055 -1.486 .138 .942 1.061

X2 .165 .038 .202 4.354 .000 .609 1.642

X3 .117 .045 .110 2.592 .010 .724 1.381

1 X4 .099 .040 .107 2.484 .013 .703 1.423

X5 .257 .040 .293 6.381 .000 .621 1.609

X6 .090 .039 .093 2.327 .020 .812 1.231

X7 .150 .037 .160 4.005 .000 .823 1.215

X8 .053 .032 .068 1.620 .106 .746 1.341

a. Dependent Variable: Y

(Nguồn: Tổng hợp kết quả nghiên cứu của nhóm nghiên cứu)

100 | P a g e
Hình 4.4: Mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng xanh
đối với các sản phẩm điện tử gia dụng tại Việt Nam

(Nguồn: Tổng hợp kết quả nghiên cứu của nhóm nghiên cứu)

Để đánh giá độ phù hợp của mô hình hồi quy đối với tập dữ liệu, ta sử dụng hệ số
𝑅2 hiệu chỉnh (Adjusted R Square). Sử dụng 𝑅2 hiệu chỉnh là vì 𝑅2 hiệu chỉnh có xu hướng
lạc quan hơn khi ước lượng mức độ phù hợp của mô hình đối với dữ liệu trong trường hợp
có hơn một biến giải thích trong mô hình. Mô hình thường không phù hợp với dữ liệu thực
tế như giá trị 𝑅2 thể hiện. Kết quả cho thấy hệ số 𝑅2 hiệu chỉnh bằng 0.474 có nghĩa là mô
hình hồi quy tuyến tính đã xây dựng phù hợp với tập dữ liệu ở mức 47.4%

Xem xét kết quả phân tích hồi quy tuyến tính mô hình thứ nhất với mức ý nghĩa 5%
nhóm nghiên cứu nhận thấy rằng biến độc lập (X1) Sự sẵn có của sản phẩm/nhà phân phối có
mức kiểm định Sig là 0.138 > 0.05 và (X8) Thông tin với mức kiểm định Sig 0.106 > 0.05
cộng thêm không có mối tương quan tuyến tính giữa biến phụ thuộc (X1) biến phụ thuộc (Y)
do đó nhóm nghiên cứu tiến hành loại bỏ biến độc lập X1 và X8 khỏi mô hình. Nghi ngờ thứ
nhất của nhóm nghiên cứu đã được giải thích.

Tiếp đó, Hệ số VIF của các biến độc lập đều nhỏ hơn 2, do đó không xảy ra hiện
tượng đa cộng tuyến từ đó giải thích được nghi ngờ thứ 2 của nhóm nghiên cứu.

101 | P a g e
Để đánh giá độ phù hợp mô hình hồi quy tuyến tính tổng thể, ta sử dụng kiểm định
F trong bảng phân tích phương sai (Anova). Kết quả phân tích cho thấy giá trị Sig của kiểm
định F rất nhỏ (=0.000𝑏 ) có nghĩa là có cơ sở để bác bỏ Ho cho rằng các hệ số hồi quy bằng
0. Như vậy mô hình hồi quy tuyến tính đã xây dựng phù hợp với tổng thể.

4.5.1.2 Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính và kiểm định nhóm
giả thuyết thứ nhất
Với mức ý nghĩa 5%, phương trình hồi quy sau khi phân tích có kết quả như sau:

Y = 0.202(X2) + 0.110(X3) + 0.107(X4) + 0.293(X5) + 0.093(X6) + 0.160(X7)

Có 6 nhóm nhân tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng xanh, mức độ tác động của
6 nhân tố được xếp theo thứ tự giảm dần đó là (1) X5 Sự hiểu biết (β chuẩn hóa bằng 0.293),
(2) X2 Thái độ (β chuẩn hóa bằng 0.202), (3) X7 Xu hướng tiêu dùng ( β chuẩn hóa bằng
0.160), (4) X3 Khả năng kiểm soát (β chuẩn hóa bằng 0.110), (5) X4 Chuẩn mực chủ quan
(β chuẩn hóa bằng 0.107), (6) X6 Giá bán hợp lí ( β chuẩn hóa bằng 0.093).

Kết quả mô hình hồi quy cho thấy các hệ số β chuẩn hóa > 0 cho thấy mối quan
hệ thuận chiều giữa các biến độc lập với hành vi tiêu dùng xanh đối với các sản phẩm điện
tử gia dụng tại Việt Nam. Trong đó, nhân tố (X5) Sự hiểu biết được đánh giá là có tác động
mạnh nhất và nhân tố có tác động yếu nhất là (X6) Giá bán hợp lí

4.5.1.3 Ảnh hưởng của các nhân tố đến hành vi tiêu dùng xanh đối
với các sản phẩm điện tử gia dụng tại Việt Nam
• Nhân tố Sự hiểu biết

Trong các nhân tố tác động đến hành vi tiêu dùng xanh đối với các sản phẩm điện
tử gia dụng tại Việt Nam thì sự hiểu biết về hành vi tiêu dùng xanh, các nhãn năng lượng
và đồ gia dụng điện tử tiết kiệm năng lượng thêm vào đó là sự hiểu biết về các vấn đề môi
trường và biến đổi khí hậu, các hành vi tiêu dùng góp phần bảo vệ môi trường có tác động
mạnh mẽ nhất tới quyết định mua sắm các sản phẩm điện tử gia dụng.

102 | P a g e
• Nhân tố Thái độ

Nhân tố thái độ có tầm ảnh hưởng rất lớn đến đến hành vi tiêu dùng xanh, người
tiêu dùng có thái độ tích cực đối với việc bảo vệ môi trường và tiết kiệm năng lượng, nhận
thức rõ được ý nghĩa và tầm quan trọng của hành vi tiêu dùng xanh. Thái độ của người tiêu
dùng càng tốt thì dẫn đến hành vi tiêu dùng xanh càng cao.

• Nhân tố Nhận thức kiểm soát hành vi

Nhân tố Nhận thức kiểm soát hành vi là một trong những nhân tố có mối quan hệ
lớn đến hành vi tiêu dùng xanh, đây là nhân tố trực tiếp từ phía người tiêu dùng cảm nhận
được việc thực hiện là dễ dàng hay khó khăn về cả nguồn lực về tài chính, khẳ năng kiểm
soát, cũng như là thời gian và kiến thức của mỗi người.

• Nhân tố chuẩn mực chủ quan

Nhân tố chuẩn mực chủ quan có tác động mật thiết tới hành vi tiêu dùng xanh,
đặc thù của xã hội Việt Nam nói chung là người dân sinh sống trong một cộng đồng và chịu
sự tác động mạnh mẽ từ các mối quan hệ. Về mặt quan niệm xã hội, các cá nhân sẽ bị ảnh
hưởng qua lại lẫn nhau và tránh thể hiện sự khác biệt. Điều đó được thể hiện ở thực tế là
người tiêu dùng Việt Nam có phản ứng rất nhanh và tích cực đối với việc nhận được những
lời khuyên, tư vấn, khuyến khích dùng những sản phẩm đồ gia dụng thân thiện với môi
trường của những người thân trong gia đình, bạn bè đồng nghiệp và đặc biệt là những người
nổi tiếng, thần tượng.

• Giá bán hợp lý

Nhân tố giá bán hợp lý có tác động thuận chiều đến hành vi tiêu dùng xanh của
người tiêu dùng đối với các sản phẩm điện tử gia dụng tại Việt Nam. Điều này là hoàn toàn
phù hợp với tâm lý chung của người tiêu dùng Việt Nam là không tiêu dùng một cách hoang
phí, giá của các sản phẩm đồ gia dụng điện tử cao hơn các sản phẩm thông thường không
tiết kiệm năng lượng khoảng 20% -30% tuy nhiên người tiêu dùng được tiếp cận với những
thông tin chính xác về tính năng và công dụng của sản phẩm vì vậy có thể hiểu được lý do
giá sản phẩm gia dụng điện tử tiết kiệm năng lượng lại cao hơn. Đồng thời, theo tâm lý

103 | P a g e
chung của người tiêu dùng, khi thấy sự xuất hiện của sản phẩm có tính năng ưu việt, vượt
trội hơn so với các sản phẩm cùng loại mà giá lại rẻ hơn nhiều so với các sản phẩm thông
thường thì khi đó người tiêu dùng sẽ đặt một dấu hỏi lớn về độ xác thực của sản phẩm này.
Do đó, sự song hành giữa giá trị sử dụng và giá bán hợp lí của sản phẩm đồ gia dụng điện
tử sẽ tạo được sự tin tưởng đối với người tiêu dùng từ đó tác động đến hành vi tiêu dùng
xanh.

• Xu hướng tiêu dùng

Nhân tố xu hướng tiêu dùng đang khẳng định được tầm quan trọng cũng như chỗ
đứng của mình trong việc tác động mạnh mẽ tới hành vi tiêu dùng xanh. Hành vi tiêu dùng
xanh đang là xu hướng của toàn thế giới, thêm vào đó, môi trường đang là mối quan tâm
hàng đầu của nhiều quốc gia trên thế giới đặc biệt là Việt Nam, số lượng người tiêu dùng
sẵn sàng trả nhiều tiền hơn cho việc sử dụng các sản phẩm đồ gia dụng điện tử thân thiên
với môi trường và tiết kiệm năng lượng ngày càng cao, cho thấy thị trường của các sản
phẩm đồ gia dụng điện tử tiết kiệm năng lượng ngày được mở rộng.

104 | P a g e
4.6 Phân tích sự ảnh hưởng của các nhân tố ảnh hưởng theo đặc điểm
người tiêu dùng đến hành vi tiêu dùng xanh

Dựa vào tổng hợp các kết quả nghiên cứu trước đây, đối chiếu với kết quả
phỏng vấn sâu và so sánh kết quả thống kê mô tả về hành vi tiêu dùng xanh của người
tiêu dùng, nhóm nghiên cứu tiến hành kiểm định thêm một số nội dung liên quan đến sự
khác biệt về ảnh hưởng của đặc điểm người tiêu dùng tới hành vi tiêu dùng xanh. Dự
kiến, có thể có sự khác biệt giữa các nhóm giới tính và mức thu nhập.

Để kiểm định sự khác biệt này, nhóm nghiên cứu chia ra thành 2 bước và dùng
2 công cụ: bước thứ nhất sử dụng phân tích phương sai một chiều (One way ANOVA)
để kiểm tra sự khác biệt về ảnh hưởng của các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng
xanh theo đặc điểm của người tiêu dùng, bước thứ 2 nhóm nghiên cứu sử dụng mô hình
hồi quy với các biến giả để kiểm tra mức độ và chiều hướng của sự khác biệt đối hành
vi tiêu dùng xanh giữa 2 nhóm giới tính (nam, nữ) và 5 mức thu nhập (dưới 6 triệu, từ
6-10 triệu, từ 10-20 triệu, từ 20-30 triệu, từ 30- trên 40 triệu).

4.6.1 Phân tích phương sai một chiều (One-way ANOVA)

Kết quả phân tích One-way ANOVA cho thấy với mức Sig. >0.05 nên chưa thể
khẳng định rằng có tồn tại sự khác biệt về hành vi tiêu dùng giữa các nhóm giới tính và
nhóm thu nhập. Có thể do bộ dữ liệu chưa đủ lớn hoặc đủ tốt nên kết quả phân tích
phương sai một chiều chưa chỉ ra được điểm khác biệt, nhưng để cẩn thận, nhóm nghiên
cứu vẫn tiếp tục làm đến bước thứ 2 là sử dụng mô hình hồi quy khác biệt để phân tích,
kết quả của phân tích phương sai 1 chiều được thể hiện ở Phụ lục 11

4.6.2 Phân tích hồi quy sự khác biệt về ảnh hưởng của các nhân tố ảnh
hưởng tới hành vi tiêu dùng xanh dưới đặc điểm người tiêu dùng.

Để kiểm định sự khác biệt về ý định tiêu dùng xanh và hành vi tiêu dùng xanh
dưới sự ảnh hưởng của các đặc điểm người tiêu dùng (giới tính và nhóm thu nhập).
Nhóm nghiên cứu xây dựng và kiểm định mô hình hồi quy tuyến tính thêm các biến giả
là giới tính và nhóm thu nhập. Tương ứng với 2 nhóm giới tính, 5 mức thu nhập là 5

105 | P a g e
biến giả bao gồm 1 biến giới tính (Gioitinh), 4 biến thu nhập (Thunhap1, Thunhap2,
Thunhap3, Thunhap4). Các trạng thái cơ sở để so sánh là nữ (0), thu nhập dưới 6 triệu
(0,0,0,0). Các biến giả được trình bày chi tiết trong Phụ lục 10.

Ngoài việc tạo ra 5 biến giả để đánh giá sự khác biệt về ý định tiêu dùng và
hành vi tiêu dùng xanh, nhóm nghiên cứu còn tạo ra các biến tương tác nhằm đánh giá
sự khác biệt trong ảnh hưởng của các nhân tố ảnh hưởng tới ý định tiêu dùng và hành vi
tiêu dùng giữa các nhóm nhân tố đặc điểm người tiêu dùng (Giới tính, Nhóm tuổi, Số
lượng thành viên gia đình và mức thu nhập) như vậy sẽ có 30 biến tương tác gồm:

Gioitinh.X2, Gioitinh.X3, Gioitinh.X4, Gioitinh.X5, Gioitinh.X6, Gioitinh.X7,


Thunhap1.X2, Thunhap1.X3, Thunhap1.X4, Thunhap1.X5, Thunhap1.X6, Thunhap1.X7,
Thunhap2.X2, Thunhap2.X3, Thunhap2.X4, Thunhap2.X5, Thunhap2.X6, Thunhap2.X7,
Thunhap3.X2, Thunhap3.X3, Thunhap3.X4, Thunhap3.X5, Thunhap3.X6, Thunhap3.X7,
Thunhap4.X2, Thunhap4.X3, Thunhap4.X4, Thunhap4.X5, Thunhap4.X6, Thunhap4.X7

Nhóm nghiên cứu sẽ ước lượng mô hình hồi quy với 42 biến (7 biến thật, 5
biến giả và 30 biến tương tác) để tìm sự khác biệt về hành vi tiêu dùng xanh dưới sự ảnh
hưởng của các nhân tố ảnh hướng của người tiêu dùng nam giới so với nữ giới (trạng
thái gốc của biến giới tính), của người tiêu dùng có thu nhập lần lượt là 6-10 triệu, 10-
20 triệu, 20-30 triệu, và 30-40 triệu so với người tiêu dùng có mức thu nhập dưới 6 triệu
(Trạng thái gốc của biến thu nhập).
Mô hình hồi quy khác biệt: Đánh giá sự khác biệt về (Y) hành vi tiêu dùng
xanh dưới sự ảnh hưởng của các nhân tố ảnh hưởng giữa các đặc điểm của người tiêu
dùng (giới tính và mức thu nhập).
Y= 𝛼0 + 𝛼1 (𝑋2) + 𝛼2 (𝑋3) + 𝛼3 (𝑋4) + 𝛼4 (𝑋5) + 𝛼5 (𝑋6) + 𝛼6 (𝑋7) + 𝛽1 (Gioitinh) +
𝛽2 (Gioitinh. X2) + 𝛽3 (Gioitinh. X3) + 𝛽4 (Gioitinh. X4) + 𝛽5 (Gioitinh. X5) + 𝛽6 (Gioitinh. X6) +
𝛽7 (Gioitinh. X7) + 𝜂10 (Thunhap1) + 𝜂11 (Thunhap1. X2) + 𝜂12 (Thunhap1. X3) + 𝜂13 (Thunhap1. X4) +
𝜂14 (Thunhap1. X5) + 𝜂15 (Thunhap1. X6) + 𝜂16 (Thunhap1. X7) + +𝜂20 (Thunhap2) +
𝜂21 (Thunhap2. X2) + 𝜂22 (Thunhap2. X3) + 𝜂23 (Thunhap2. X4) + 𝜂24 (Thunhap2. X5) +
𝜂25 (Thunhap2. X6) + 𝜂26 (Thunhap2. X7) + 𝜂30 (Thunhap3) + 𝜂31 (Thunhap3. X2) + 𝜂32 (Thunhap3. X3) +
𝜂33 (Thunhap3. X4) + 𝜂34 (Thunhap3. X5)+ 𝜂35 (Thunhap3. X6) + 𝜂36 (𝑇ℎ𝑢𝑛ℎ𝑎𝑝3. 𝑋7) +
𝜂40 (Thunhap4) + 𝜂41 (Thunhap4. X2) + 𝜂42 (Thunhap4. X3) + 𝜂43 (Thunhap4. X4) + 𝜂44 (Thunhap4. X5) +
𝜂45 (Thunhap4. X6) + 𝜂46 (Thunhap4. X7)

Kết quả phân tích hồi quy khác biệt được trình bày trong Bảng 4.18 và chi tiết
trong Phụ lục 12

106 | P a g e
Bảng 4.18. Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính sự khác biệt của các nhân tố ảnh
hưởng đến hành vi tiêu dùng xanh dưới các đặc điểm của người tiêu dùng
Hệ số chuẩn hoá
Model Sig.
(Bêta)
MH2: Biến phụ thuộc Y
1 (Constant) 0.781
𝛂𝟏 X2 0.236 0.001
𝛂𝟐 X3 0.137 0.016
𝛂𝟑 X4 0.197 0.002
𝛂𝟒 X5 0.243 0.000
𝛂𝟓 X6 0.100 0.092
𝛂𝟔 X7 0.176 0.002
1 Gioitinh 0.387 0.231
2 Gioitinh.X2 0.164 0.590
3 Gioitinh.X3 -0.489 0.095
4 Gioitinh.X4 -0.281 0.331
5 Gioitinh.X5 0.665 0.018
6 Gioitinh.X6 -0.055 0.838
7 Gioitinh.X7 -0.429 0.059
10 Thunhap1 0.622 0.109
11 Thunhap1.X2 -0.161 0.523
12 Thunhap1.X3 0.105 0.691
13 Thunhap1.X4 -0.612 0.020
14 Thunhap1.X5 -0.277 0.348
15 Thunhap1.X6 0.036 0.891
16 Thunhap1.X7 0.317 0.125
20 Thunhap2 -0.419 0.305
21 Thunhap2.X2 0.289 0.394
22 Thunhap2.X3 0.540 0.373
23 Thunhap2.X4 -0.425 0.096
24 Thunhap2.X5 -0.111 0.784
25 Thunhap2.X6 0.271 0.405
26 Thunhap2.X7 -0.128 0.675
30 Thunhap3 0.733 0.084
31 Thunhap3.X2 -0.449 0.096
32 Thunhap3.X3 -0.081 0.807
33 Thunhap3.X4 0.007 0.979
34 Thunhap3.X5 -0.018 0.946
35 Thunhap3.X6 -0.192 0.465
36 Thunhap3.X7 0.103 0.677
40 Thunhap4 0.155 0.692
41 Thunhap4.X2 -0.611 0.181
42 Thunhap4.X3 0.699 0.051
43 Thunhap4.X4 0.985 0.023
44 Thunhap4.X5 -0.685 0.114
45 Thunhap4.X6 -0.438 0.114
46 Thunhap4.X7 -0.039 0.880

107 | P a g e
Mô hình hồi quy khác biệt : Hệ số 𝑅2 hiệu chỉnh bằng 0.503 có nghĩa là mô
hình hồi quy tuyến tính đã xây dựng phù hợp với tập dữ liệu ở mức 50.3%. Ta sử dụng
kiểm định F trong bảng phân tích phương sai (Anova) để đánh giá độ phù hợp của mô
hình hồi quy tuyến tính tổng thể. Kết quả phân tích cho thấy giá trị Sig. của kiểm định
F rất nhỏ (=0.000𝑏 ) có nghĩa là có cơ sở để bác bỏ Ho cho rằng các hệ số hồi quy bằng
0. Như vậy mô hình hồi quy tuyến tính thứ ba phù hợp với tổng thể.

Kết quả mô hình hồi quy khác biệt với mức ý nghĩa 5% như sau:
Y = 0.236(X2) + 0.137(X3) + 0.197(X4) + 0.243(X5) + 0.176(X7) –
0.612(Thunhap1.X4) + 0.985(Thunhap4.X4) + 0.665(Gioitinh.X5)
Kết quả mô hình hồi quy khác biệt với mức ý nghĩa 10% như sau:
Y = 0.236(X2) + 0.137(X3) + 0.197(X4) + 0.243(X5) + 0.100(X6) + 0.176(X7) +
0.733(Thunhap3) – 0.612(Thunhap1.X4) – 0.425(Thunhap2.X4) –
0.449(Thunhap3.X2) + 0.699(Thunhap4.X3) + 0.985(Thunhap4.X4) –
0.489(Gioitinh.X3) + 0.665(Gioitinh.X5) – 0.429(Gioitinh.X7)
4.6.2.1 Sự khác biệt giữa các nhóm giới tính

Hệ số 𝛽5 (Gioitinh. X5) trong mô hình hồi quy khác biệt với biến phụ thuộc là
Y có giá trị bằng 0.665 chứng tỏ rằng sự tác động (X5) Sự hiểu biết đến hành vi tiêu
dùng xanh của nam giới cao hơn nữ giới 0.665.

Có thể nam giới thích mày mò, tìm hiểu về kiến thức liên quan đến các sản
phẩm đồ gia dụng điện tử và về môi trường nhiều hơn nữ giới nên điều này có thể lí giải
cho kết quả nêu trên rằng nam giới có tác động đến sự hiểu biết để ảnh hưởng đến hành
vi tiêu dùng xanh cao hơn nữ giới.
4.6.2.2 Sự khác biệt giữa các nhóm thu nhập
Hệ số 𝜂30 (Thunhap3) trong mô hình hồi quy khác biệt với biến phụ thuộc
(Y) có giá trị bằng 0.733 cho thấy có sự khác biệt của người tiêu dùng có mức thu nhập
từ 20-30 triệu một tháng tác động lên 6 nhân tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng xanh
cao hơn so với người tiêu dùng có mức thu nhập lần lượt là dưới 6 triệu, 6-10 triệu, 10-
20 triệu, 30-trên 40 triệu là 0.733. Kết quả này có thể được giải thích là người tiêu dùng
có mức thu nhập tốt thì có đủ khả năng chi trả và có sự quan tâm nhiều đến các sản phẩm

108 | P a g e
điện tử gia dụng tiết kiệm năng lượng, nhưng đối với những người tiêu dùng có mức thu
nhập cao hẳn lên, thì họ sẽ ít quan tâm hơn đến vấn đề tiết kiệm năng lượng mà thay vào
đó họ sẽ quan tâm về thiết kế, kiểu dáng, đặc điểm, chức năng của sản phẩm hơn.

Hệ số 𝜂42 (Thunhap4. X3) trong mô hình hồi quy khác biệt có giá trị bằng
0.699 cho thấy rằng người tiêu dùng có mức thu nhập 30 đến trên 40 triệu tác động đến
(X3) Nhận thức kiểm soát hành vi ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng xanh cao hơn người
tiêu dùng có mức thu nhập dưới 6 triệu là 0.699.

Bảng 4.19: Tổng hợp kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu

Giả thuyết Kiểm định


“Thái độ” của người tiêu dùng có ảnh hưởng tích cực đến
H1.1 Chấp nhận
hành vi tiêu dùng
“Chuẩn mực chủ quan” của người tiêu dùng có ảnh hưởng
H1.2 Chấp nhận
tích cực đến ý định tiêu dùng
“Nhận thức kiểm soát hành vi” của người tiêu dùng có ảnh
H1.3 Chấp nhận
hưởng tích cực đến ý định tiêu dùng
“Sự hiểu biết” của người tiêu dùng có ảnh hưởng tích cực
H1.4 Chấp nhận
đến ý định tiêu dùng
“Thông tin” của sản phẩm có ảnh hưởng tích cực đến hành
H1.5 Bác bỏ
vi tiêu dùng
H1.6 “Giá bán hợp lý” có ảnh hưởng tích cực đến ý định tiêu dùng Chấp nhận
“Tính sẵn có” của sản phẩm có ảnh hưởng tích cực đến ý
H1.7 Bác bỏ
định tiêu dùng.
“Xu hướng tiêu dùng” có ảnh hưởng tích cực đến ý định tiêu
H1.8 Chấp nhận
dùng
“Ý định tiêu dùng” của người tiêu dùng có ảnh hưởng tích
H1.9 Chấp nhận
cực đến “Hành vi tiêu dùng”.
Có sự khác biệt về ảnh hưởng của các nhân tố ảnh hưởng tới
H2.2 hành vi tiêu dùng xanh giữa các nhóm giới tính của người tiêu Chấp nhận 1
phần
dùng
Có sự khác biệt về ảnh hưởng của các nhân tố ảnh hưởng tới
H2.3 hành vi tiêu dùng xanh giữa các nhóm thu nhập của người Chấp nhận 1
phần
tiêu dùng

(Nguồn: Tổng hợp kết quả nghiên cứu của nhóm nghiên cứu)

109 | P a g e
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4
Nhóm nghiên cứu đã tiến hành điều tra tại 2 thành phố lớn trong cả nước với
những người tiêu dùng có đặc điểm đa dạng về giới tính, tuổi, thu nhập, nghề nghiệp.
Số phiếu sau sàng lọc đủ điều kiện để nhập và phân tích dữ liệu là 403 phiếu trong tổng
số 513 phiếu thu về.

Các thang đo nhân tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng xanh các sản phẩm điện
tử gia dụng được kiểm tra độ tin cậy bằng hệ số Cronbach Alpha và hệ số tương quan
biến tổng, sau đó đưa vào phân tích nhân tố khám phá (EFA). Kết quả phân tích nhân tố
đã xác định được 8 nhóm nhân tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng xanh đối với các sản
phẩm điện tử, gia dụng: Tính sẵn có (X01), Thái độ (X02), Nhận thức kiểm soát hành
vi (X03), Chuẩn mực chủ quan (X04), Sự hiểu biết (X05), Giá bán sản phẩm (X06), Xu
hướng tiêu dùng (X07) và Thông tin (X08); Phát hiện và giải thích sự đồng nhất giữa 2
biến phụ thuộc ý định tiêu dùng và hành vi tiêu dùng xanh

Với mức ý nghĩa 5%, các nhân tố Thái độ (X02), Nhận thức kiểm soát hành vi
(X03), Chuẩn mực chủ quan (X04), Sự hiểu biết (X05), Giá bán sản phẩm (X06) và Xu
hướng tiêu dùng (X07) có ảnh hưởng tích cực đến hành vi tiêu dùng xanh các sản phẩm
điện tử, gia dụng.

Nhóm nghiên cứu cũng tiến hành thêm một số nội dung liên quan tới sự khác biệt
về ảnh hưởng của các nhân tố ảnh hưởng dưới các đặc điểm của người tiêu dùng hành
vi tiêu dùng xanh. Để kiểm định sự khác biệt này, nhóm nghiên cứu dùng hai công cụ:
thứ nhất là công cụ phân tích phương sai một chiều (One-way ANOVA), thứ hai sử dụng
mô hình hồi quy với các biến giả và các biến tương tác để kiểm tra mức độ và chiều
hướng của sự khác biệt về hành vi tiêu dùng xanh trong sự ảnh hưởng của các nhân tố
ảnh hưởng dưới các đặc điểm của người tiêu dùng giữa 2 nhóm giới tính và các nhóm
thu nhập.

110 | P a g e
CHƯƠNG 5: BÌNH LUẬN VỀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHÍNH

VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ

5.1 Bình luận kết quả

Kết quả phân tích hồi quy cho thấy, trong số 8 biến tiềm ẩn được đưa vào phân
tích, thì có 6 biến độc lập với ý nghĩa thống kê ở mức 5% có quan hệ thuận chiều với
hành vi tiêu dùng xanh. Mô hình nghiên cứu điều chỉnh cũng giải thích rõ sự phát hiện
sự đồng nhất giữa hai biến phụ thuộc ý định tiêu dùng và hành vi tiêu dùng xanh.

5.1.1 Thái độ

Kết quả thống kê mô tả cho thấy tỷ lệ trung bình cao nhất được ghi nhận bởi
người tiêu dùng có thái độ tích cực, ưa thích và cảm thấy hứng thú trong việc tiêu dùng
các sản phẩm điện tử gia dụng, thể hiện qua các chỉ số trung bình cao 76.9% - 87.6%.
Nhân tố này đã được kiểm chứng trong mô hình hồi quy và có sự ảnh hưởng thuận chiều
đáng kể đến hành vi tiêu dùng xanh. Xếp hạng chỉ sau hệ số tương quan của nhân tố “Sự
hiểu biết”, So sánh kết quả với các nghiên cứu trước đây, kết luận này phù hợp với lý
thuyết TPB, TRA đã được đưa ra và chứng minh (Ajzen, 1991) hay trong nhiều nghiên
cứu về hành vi mua xanh (Chan, 2001; Bamberg, 2003). Trong nghiên cứu mở rộng của
Shwu-Ing Wu và Jia-Yi Chen dựa trên nền tảng TPB, nhóm nghiên cứu cũng chứng
minh sự tác động rất lớn của nhận thức về lợi ích, qua biến trung gian thái độ ảnh hưởng
(0.233) ý định tiêu dùng.

5.1.2 Nhận thức kiểm soát hành vi

Nhân tố tác động thứ hai đến hành vi tiêu dùng sản phẩm tiết kiệm năng lượng là
Nhận thức kiểm soát hành vi (β = 0.11). Nhận thức kiểm soát hành vi thể hiện mức độ
kiểm soát hành vi trong bối cảnh người tiêu dùng bị tác động bởi yếu tố từ bạn bè hay
khả năng mua của họ. Dù ghi nhận phần trăm người tiêu dùng có khả năng kiểm soát tốt
hành vi ở mức trên trung bình (46.7 – 62.5%). Điều này góp phần chứng minh tính khả
dụng của thuyết hành vi có kế hoạch (Ajzen, 1991) cũng như nghiên cứu mô hình SEM
(Shwu-Ing Wu và Jia-Yi Chen, 2014) về hành vi tiêu dùng xanh.

111 | P a g e
5.1.3 Chuẩn mực chủ quan
Với độ tin cậy ở mức cao ở mức α= 0.801>0.6 và hệ số tương quan β = 0.107 ,
Chuẩn mực chủ quan tác động thuận chiều, góp phần ảnh hưởng tích cực đến hành vi
tiêu dùng xanh. Kết quả mô tả cũng chỉ ra rằng trên 60% người tiêu dùng tham khảo, tin
tưởng vào lời khuyên từ người thân trong gia đình, bạn bè hay đồng nghiệp, thần tượng
sẽ nhanh chóng đi đến quyết định thực hiện hành vi hơn. Kết luận này hoàn toàn phù
hợp với mô hình TPB được nghiên cứu và chứng minh bởi Ajzen hay nghiên cứu về
nhân tố ảnh hưởng đến tiêu dùng sản phẩm điện tử gia dụng của Syed S.Alam, 2019.
Tuy nhiên, sự ảnh hưởng Chuẩn mực chủ quan đến ý định, hành vi tiêu dùng không
đáng kể khi sản phẩm nghiên cứu khác nhau (Junghwa Son, 2007)

5.1.4 Sự hiểu biết

Dựa vào kết quả phân tích định lượng của nhóm nghiên cứu, nhân tố sự hiểu biết
có độ tin cậy tương đối cao α=0.750 và có β chuẩn hóa bằng 0.293, đây là nhân tố có
tác động mạnh nhất đối với hành vi tiêu dùng xanh. Sự hiểu biết về sản phẩm cũng như
là sự quan tâm và hiểu biết đến môi trường đã có một nền móng vững chắc trong lòng
người tiêu dùng điều đó được thể hiện ở 74% người tiêu dùng bị thu hút bởi các sản
phẩm dán nhãn xanh thân thiện với môi trường một tỷ lệ lớn người tiêu dùng hiểu biết
rõ ràng về công dụng, tính năng và điểm vượt trội của sản phẩm điện tử gia dụng tiết
kiệm năng lượng đối với môi trường. Kết quả này tương tự với nghiên cứu của Hessami
và Yousefi (2013) hay Syed S.Alam và các cộng sự (2019) khi những kiến thức tích luỹ,
nhận biết, quan tâm về sản phẩm xanh thúc đẩy khách hàng thực hiện hành vi tiêu dùng.
Đặc biệt chú ý, nhân tố Sự hiểu biết trong nghiên cứu của Syed S.Alam ảnh hưởng đến
gần (0.488) đến ý định mua sản phẩm tiết kiệm năng lượng. Nguyên nhân về sự chênh
lệch có thể đến từ sự khác biệt về độ tuổi mẫu nghiên cứu. Cụ thể, hầu hết người tham
gia nghiên cứu của Syed S.Alm là người trưởng thành đã đi làm (30 – 40 tuổi) với vốn
kiến thức, hiểu biết nhiều hơn so với lứa tuổi chiếm 70% trong nghiên cứu này: 18 – 24
tuổi.

5.1.5 Giá bán sản phẩm

Giá bán sản phẩm luôn là một trong những điều được cân nhắc trong quyết định
tiêu dùng của khách hàng bởi nhân tố này liên quan trực tiếp đến mức thu nhập mỗi cá
112 | P a g e
nhân. Phần đông người được hỏi cho rằng giá bán sản phẩm còn quá cao và cần được
điều chỉnh hợp lý hơn. Tuy nhiên, nhân tố này tạo sự tác động ít nhất đến hành vi tiêu
dùng (β = 0.093). Kết quả này khá tương tự với Zhen J. S. S., Mansori S. Young (2012)
rằng khách hàng luôn tìm kiếm các sản phẩm xanh với giá thấp, hay việc đưa ra mức
giá cao giảm hành vi mua. Tuy nhiên, khoảng cách giữa mức độ tác động đưa ra với
nghiên cứu của Syed S.Alm (β = 0.468) đến từ đặc tính người Việt Nam coi trọng sản
phẩm chất lượng cao tương xứng với giá phải trả.

5.1.6 Xu hướng tiêu dùng

Được nhóm nghiên cứu đưa vào dựa trên đặc điểm đặc trưng tại Việt Nam, nhân
tố Xu hướng tiêu dùng có độ tin cậy ở mức α =674 đạt hệ số tương quan β =0.160 như
một sự khẳng định tác động đáng kể lên hành vi tiêu dùng xanh của người tiêu dùng.
Người tiêu dùng đồng ý sự tham khảo từ gia đình, bạn bè, đồng nghiệp cũng như khá
tin tưởng vào sự lựa chọn của số đông. Hay nói cách khác, khi những người xung quanh
mua, sử dụng sản phẩm điện tử gia dụng mà tạo tác động tích cực đến môi trường, người
tiêu dùng sẽ xem xét hành vi tương tự. Trong thời đại công nghệ 4.0 hiện nay, việc kết
nối giữa mọi người thông qua mạng xã hội cũng như phương tiện truyền thông là hết
sức dễ dàng, đồng thời người tiêu dùng có thể nhanh chóng tiếp cận và bắt kịp những
thay đổi của xu hướng tiêu dùng trong nước cũng như trên thế giới.

5.1.7 Thông tin

Do có mức kiểm định lớn hơn Sig.= 0.05 nên nhân tố bị loại bỏ, tuy nhiên nhân
tố thông tin với có hệ số Sig. >0.1 nghĩa là mức độ tin cậy ở mức 89.4% và hệ số
β= 0.068 có thể chấp nhận được trong phạm vi nghiên cứu này.

Nhân tố thông tin có ảnh hưởng thuận chiều nhưng có tác động yếu đối với hành
vi tiêu dùng xanh. Một lượng không nhỏ người tiêu dùng (66.5%) chắc chắn tin về ảnh
hưởng tốt của các sản phẩm điện tử gia dụng tiết kiệm năng lượng tới môi trường và gần
một nửa số người tiêu dùng có đầy đủ thông tin để lựa chọn sản phẩm

5.1.8 Sự sẵn có của sản phẩm / nhà phân phối

Với sự phát triển của đô thị, các trung tâm điện máy phân bố đồng đều tại các
quận huyện thuộc thành phố lớn. Chính vì vậy, việc tiếp cận trung tâm điện máy rất
113 | P a g e
thuận tiện (khoảng 70% khách hành ghi nhận). Tuy nhiên, sự có sẵn của các sản phẩm
xanh chưa tiếp cận đủ đến khách hàng, khiến gần một nửa số người tham gia khảo sát
gặp khó khăn trong việc tìm kiếm khu vực bày bán các sản phẩm đồ điện tử gia dụng
tiết kiệm năng lượng.

Tuy nhiên nhân tố sự sẵn có của sản phẩm/nhà phân phối lại chưa thực sự tương
thích với mô hình trong bài nghiên cứu này.

5.1.9 Ý đinh tiêu dùng và hành vi tiêu dùng xanh

Phát hiện sự đồng nhất giữa 2 biến phụ thuộc ý định tiêu dùng và hành vi tiêu
dùng xanh thông qua quá trình phân tích số liệu, phỏng vấn người tiêu dùng và các kết
quả khảo sát thu được. Khi người tiêu dùng có ý định tiêu dùng đối với các sản phẩm
đồ điện tử gia dụng tiết kiệm năng lượng thì sẽ dẫn đến hành vi tiêu dùng luôn. Theo
thống kê mô tả thì có sự khác biệt về các nhóm tuổi trong hành vi tiêu dùng xanh, nhóm
khách hàng trẻ tuổi (từ 18-24 tuổi) lại cho thấy ý định và hành vi tiêu dùng thấp hơn so
với nhóm tuổi từ 25-44. Thêm vào đó thì ta có thể nhận thấy sự hơn hẳn về ý định và
hành vi tiêu dùng xanh giữa những gia đình có từ 2 đến 4 người hoặc nhiều hơn 4 người
với người tiêu dùng chỉ sống một mình.

5.1.10 Đặc điểm của người tiêu dùng

Giới tính: Kết quả nghiên cứu cho thấy, khách hàng nam giới tác động vào (X5)
Sự hiểu biết ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng xanh cao hơn khách hàng nữ giới 0.665.

Mức thu nhập: Có sự biệt về các nhân tố ảnh hưởng tới ý định tiêu dùng và hành
vi tiêu dùng xanh dưới đặc điểm về mức thu nhập của người tiêu dùng. Cụ thể là, nhân
tố Thông tin và Tính sẵn có của sản phẩm ảnh hưởng tới ý định tiêu dùng của nhóm
người tiêu dùng có mức thu nhập từ 10 đến 20 triệu và 20-30 triệu thấp hơn so với người
tiêu dùng có mức thu nhập dưới 6 triệu, điều đó chứng tỏ rằng để tập trung vào phân
khúc khách hàng có thu nhập thấp, cần đưa ra các thông tin rõ ràng về đặc điểm và lợi
ích của sản phẩm nhiều hơn, và phân bổ nhiều của hàng hơn, bày trí các sản phẩm đồ
gia dụng điện tử tiết niệm năng lượng ở nơi dễ dàng tìm thấy. Nhưng ngược lại với hai
nhân tố trên thì hai nhân tố Nhận thức kiểm soát hành vi và Chuẩn mực chủ quan có ảnh

114 | P a g e
hưởng tới ý định và hành vi tiêu dùng của người tiêu dùng có mức thu nhập từ 6 đến 10
triệu và 30 đến 40 triệu cao hơn so với người tiêu dùng có mức thu nhập 6 triệu.

5.2 Những kết quả và đóng góp chính của đề tài

5.2.1 Những kết quả đã đạt được

Bằng sự cố gắng của nhóm nghiên cứu, bài nghiên cứu đã đạt được một số kết
quả dưới đây

● Thứ nhất, hệ thống hóa cơ sở lý luận về hành vi tiêu dùng xanh

● Thứ hai, hệ thống hóa được cách thức tiếp cận và các tiêu chí đánh giá về nhân
tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng xanh (Mục 1.1) bao gồm cả các ảnh hưởng
từ nhận thức bên trong con người lẫn tác động của môi trường bên ngoài
● Thứ ba, tổng hợp được các nghiên cứu về ý định tiêu dùng, hành vi tiêu dùng,
các nhân tố ảnh hưởng đến ý định và hành vi tiêu dùng (Mục 1.2, 1.3, 1.4)
● Thứ tư, hệ thống hóa được các công trình nghiên cứu tại việt Nam về nội dung
và sự cấp thiết của hành vi tiêu dùng xanh các sản phẩm điện tử gia dụng tại Việt
Nam từ đó chỉ ra được ý nghĩa về lý luận và thực tiễn mà nhóm nghiên cứu mong
muốn đạt được thông qua bài nghiên cứu (Lời mở đầu và mục 1.5)
● Thứ năm, tiến hành nghiên cứu sự ảnh hưởng của bối cảnh về các yếu tố từ môi
trường bên ngoài như văn hóa, lịch sử - xã hội từ đó thấy được đặc điểm tính
cách người Việt Nam, thông qua nghiên cứu tài liệu và phỏng vấn sâu các khách
hàng mua sắm tại các trung tâm điện máy, nhóm nghiên cứu đã chọn ra được các
yếu tố được coi là tiêu biểu cho các ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng xanh sản
phẩm điện tử gia dụng tại Việt Nam để bổ sung vào mô hình nghiên cứu.
● Thứ sáu, từ kết quả khảo sát 403 người tiêu dùng mua hàng tại các trung tâm
điện máy, nhóm nghiên cứu đã kiểm định thành công các nhân tố ảnh hưởng đến
hành vi tiêu dùng xanh của các sản phẩm điện tử gia dụng tại Việt Nam và chỉ ra
được sự khác biệt theo từng nhóm giới tính, nhóm tuổi, thu nhập, số lượng thành
viên trong gia đình.

115 | P a g e
5.2.2 Những đóng góp của đề tài

Đóng góp về thuật ngữ: Làm rõ nghĩa và chuẩn hóa một số thuật ngữ liên quan
đến nhân tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng xanh.

Đóng góp về phương pháp: Sử dụng kết hợp cả phương pháp định tính và định
lượng để phát hiện nhân tố và kiểm định mô hình. Nhóm nghiên cứu áp dụng mô hình
toán thống kê và phần mềm SPSS để xây dựng và kiểm định mô hình.

Đóng góp về khoa học

● Lựa chọn được cách tiếp cận và phân loại các nhân tố phù hợp với điều kiện thực
tiễn Việt Nam, phù hợp với mục đích nghiên cứu của bài nghiên cứu và có ý
nghĩa trong việc đánh giá và thúc đẩy các hành vi tiêu dùng xanh trong nhiều lĩnh
vực hơn trong điều kiện hội nhập và môi trường biến động như hiện nay.
● Chuyển đổi tương thích và áp dụng thành công trong điều kiện Việt Nam các
thang đo đã được sử dụng trên thế giới đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến hành
vi tiêu dùng xanh, chỉ loại bỏ 1/37 biến, giữ lại 36/37 biến sau khi kiểm định độ
tin cậy của thang đo.
● Thông qua việc xem xét các nghiên cứu của các học giả ở Việt Nam và trên thế
giới, bài nghiên cứu đã đề xuất được một biến nghiên cứu mới về nhân tố ảnh
hưởng đến hành vi tiêu dùng xanh các sản phẩm điện tử gia dụng tại Việt Nam
(Xu hướng tiêu dùng), đồng thời kiểm định và đánh giá được ảnh hưởng tới hành
vi tiêu dùng xanh tại Việt Nam hiện nay.
● Phát hiện được sự đồng nhất giữa ý định tiêu dùng và hành vi tiêu dùng xanh
trong lĩnh vực sản phẩm điện tử gia dụng.
● Chỉ ra được sự khác biệt của các nhân tố ảnh hưởng tới ý định tiêu dùng và hành
vi tiêu dùng xanh trong đặc điểm của người tiêu dùng theo nhóm giới tính, nhóm
tuổi, mức thu nhập và số lượng thành viên trong gia đình

Đóng góp về thực tiễn

● Lựa chọn và thử nghiệm được thang đo: các thang đo của các nhân tố ảnh hưởng
được kế thừa và phát triển của các nghiên cứu Syed S.Alam và cộng sự (2019),

116 | P a g e
Kamonthip Maichum (2016), Hauw- Sen Tan (2018), Chih Cheng Chen
(2018) và Hung Vu Nguyen (2017)
● Chỉ ra được những ảnh hưởng tích cực, tiêu cực, mạnh yếu của từng nhóm
nhân tố ảnh hưởng để từ đó có hướng thay đổi, điều chỉnh từ cá nhân người tiêu
dùng, từ phía doanh nghiệp và chính phủ.
● Xác lập được những căn cứ làm cơ sở để đưa ra một số khuyến nghị, đề xuất
nhằm thúc đẩy hành vi tiêu dùng xanh nhiều hơn nữa; xây dựng chính sách thu
hút người tiêu dùng sử dụng các sản phẩm giảm thiểu được ô nhiễm môi trường,

5.3 Những hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo

5.3.1 Những hạn chế trong kết quả nghiên cứu

Hạn chế đầu tiên của nghiên cứu này thuộc về mẫu nghiên cứu. Do được
lựa chọn theo phương pháp thuận tiện, dù nhóm nghiên cứu đã cố gắng lấy đại
diện ở 2 trung tâm kinh tế lớn của cả nước là Hà nội và Hồ Chí Minh, bao gồm
đa dạng độ tuổi, công việc, thu nhập và hành vi tiêu dùng xanh đối với các sản
phẩm điện tử gia dụng khác nhau, tuy nhiên có thể mẫu chưa đảm bảo tốt nhất
yêu cầu về tính đại diện và tính khái quát.
Hạn chế thứ hai là về khả năng chuyển đổi các thuật ngữ liên quan đến
hành vi tiêu dùng. Dù đã rất cố gắng nhưng do tính phức tạp của các thuật ngữ
liên quan đến hành vi tiêu dùng nên các thuật ngữ được dịch ra, nhưng rất khó
tìm được thuật ngữ tương đương trong tiếng Việt mà vẫn đảm bảo ngữ nghĩa như
nguyên gốc. Do đó, trong nhiều phần nhóm nghiên cứu để song song cả tố chất
tiếng Việt với thuật ngữ gốc trong tiếng Anh để người đọc tiện theo dõi và đối
chiếu.
Hạn chế cuối cùng là một số kết quả còn chưa được tốt về mặt thống
kê như hệ số tương quan biến tổng trong kiểm định thang đo tố chất các nhân nhà
lãnh đạo, giá trị Cumulative % còn thấp (66.995%)

117 | P a g e
5.3.2 Đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo

Thứ nhất, cần có những nghiên cứu sâu hơn để tiếp tục xây dựng và
hoàn thiện thang đo các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng xanh đối với
các sản phẩm điện tử gia dụng tại Việt Nam.
Thứ hai, để đảm bảo tính đại diện và tính khái quát của các kết luận
được đưa ra, cần mở rộng quy mô mẫu và lựa chọn mẫu bằng các phương pháp
khoa học hơn.
Thứ ba, kết quả phân tích hàm hồi quy tuyến tính đánh giá ảnh hưởng
của các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng xanh cho thấy mức độ giải
thích của mô hình còn chưa cao. Điều này mở ra cơ hội cho các nhóm nghiên
cứu khác tìm tòi phát hiện thêm các nhân tố ảnh hưởng khác tới hành vi tiêu
dùng xanh

5.4 Một số kiến nghị đối với cơ quan quản lý nhà nước và các doanh
nghiệp

5.4.1 Đối với cơ quan quản lý nhà nước

Trong quá trình thay đổi tư tưởng và lối tiêu dùng của cả một tập thể, cộng đồng
để mang lại nhiều ảnh hưởng tích cực hơn tới môi trường, đặc biệt là đối với những tập
thể, cộng đồng mà nhìn chung, sự quan tâm đến môi trường, thiên nhiên của người dân
chưa có nhiều nổi trội, Chính phủ và các cơ quan quản lý các ban ngành đóng vai trò
then chốt. Thực tế, trong những năm gần đây, khi mà các vấn đề về ô nhiễm môi trường
thiên nhiên và những hệ luỵ của nó dần trở thành vấn đề đáng báo động của toàn cầu.
Chính phủ Việt Nam đã có nhiều nỗ lực rõ rệt trong việc thúc đẩy người dân tiêu thụ
những sản phẩm xanh thân thiện với môi trường.

Cụ thể hơn, từ năm 2009, nhà nước ta đã ban hành chương trình Nhãn xanh Việt
Nam và qua mỗi năm, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã nỗ lực phê duyệt tiêu chí nhãn
xanh Việt Nam cho nhiều nhóm sản phẩm đa dạng khác nhau, đồng thời liên tục đưa ra
những chính sách pháp lý khác nhau cho vấn đề tiêu dùng xanh. Việc gắn nhãn xanh
này không chỉ giúp mang thông tin chính xác và chi tiết về ảnh hưởng của sản phẩm đối
với môi trường mà còn trực tiếp tạo nên làn sóng bền vững về lối sống xanh, bảo vệ môi
trường đến người tiêu dùng. Đối với nhóm người tiêu dùng tham gia khảo sát về hành
118 | P a g e
vi tiêu dùng xanh các sản phẩm điện tử gia dụng trong nghiên cứu này, phần đông mọi
người đều có ấn tượng tốt và cảm thấy bị thu hút bởi các sản phẩm có dán nhãn xanh
thân thiện với môi trường.

Như đã nói, tiêu dùng xanh còn là một quá trình bao gồm lựa chọn, mua, sử dụng
và thải bỏ sản phẩm. Vì vậy, việc thải bỏ các sản phẩm gia dụng tiết kiệm năng lượng
sao cho vẫn đảm bảo được tiêu chí bảo vệ môi trường cũng là một điều hết sức quan
trọng, góp phần giúp quá trình tiêu dùng xanh trở nên hoàn hảo, trọn vẹn hơn. Đã từ lâu,
việc xử lý rác thải sao cho hợp lý đã được nhiều nước phát triển trên thế giới áp dụng.
Nước Đức hằng năm tiết kiệm được 3,7 tỷ euro từ việc tái chế rác và tái tạo các nguồn
năng lượng mới từ rác. Nhờ có các hệ thống xử lý rác thải tiên tiến mà Đức đã tiết kiệm
được 20% chi phí nhập khẩu kim loại và 3% chi phí nhập khẩu năng lượng. Về việc
quản lý và xử lý rác thải của Việt Nam, nhiều bộ luật về môi trường đã được ban hành.
Tiêu biểu phải kể đến Luật Bảo vệ môi trường, các Nghị định Thông tư (Nghị định
38/2015/NĐ-CP) về quản lý chất thải và phế liệu, …

Mặc dù vậy, kết quả thực tế cho thấy, nếu so với những quốc gia phát triển khác-
những nơi đang làm rất tốt trong công cuộc bảo vệ môi trường, Việt Nam vẫn chưa thực
sự có bước tiến xa hơn trong chiến dịch tiêu dùng xanh của mình, đặc biệt là trong lĩnh
vực tiêu dùng xanh các sản phẩm điện tử gia dụng- những sản phẩm chiếm số lượng và
tần suất sử dụng khá nhiều và thường xuyên trong các hộ gia đình Việt Nam. Nguyên
nhân có thể kể đến là:

• Các chính sách, bộ luật hiện tại của nhà nước về bảo vệ môi trường còn
thiếu tính răn đe và chưa có tính hướng dẫn cụ thể. Các cán bộ làm trong
các ban ngành liên quan đến môi trường còn có nhiều hạn chế về chuyên
môn.
• Các doanh nghiệp vẫn còn nhiều thờ ơ và thiếu động lực để tăng cường
sản xuất sử dụng nhãn xanh. Vì vậy, nhà nước cần phải tập trung xây dựng
nguồn kinh phí ổn định để duy trì và tích cực khuyến khích các doanh
nghiệp sản xuất đẩy mạnh tập trung vào sản xuất những sản phẩm có ảnh
hưởng tốt tới môi trường hoặc những sản phẩm sử dụng năng lượng hiệu
quả.

119 | P a g e
• Theo kết quả nghiên cứu, phần đông mọi người đều có sự quan tâm đến
các vấn đề môi trường toàn cầu và biến đổi khí hậu. Cuộc sống phát triển,
đa phần người dân đều có tư tưởng văn minh hơn và cho thấy sự sẵn sàng
thay đổi hành vi tiêu dùng của mình để bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, chỉ
có khoảng 33% số người làm khảo sát có kiến thức liên quan đến sản phẩm
điện tử gia dụng tiết kiệm năng lượng, đặc biệt là từ kinh nghiệm sử dụng
trước đó. Điều này chỉ ra rằng, người dân chưa có đủ sự hiểu biết và thông
tin về các sản phẩm này.

Vì vậy, nhà nước cần hợp tác với các doanh nghiệp để nỗ lực thúc đẩy
mạnh mẽ hơn nữa trong việc tuyên truyền và quảng bá lan rộng sao cho người
dân có thể hiểu rõ về những lợi ích khi họ mua sản phẩm xanh, đồng thời nâng
cao hiểu biết của người dân về nhãn xanh, mỗi sản phẩm cần có thông tin cụ thể
về nguyên vật liệu và mức độ ảnh hưởng tới môi trường. Luôn không ngừng giáo
dục nhiều hơn nữa về hành vi tiêu dùng xanh và nhận thức về các giá trị của tự
nhiên cho người dân từ mọi lứa tuổi, đặc biệt là trẻ nhỏ.

• Bên cạnh giáo dục và tuyên truyền nhận thức về việc lựa chọn tiêu dùng
các sản phẩm thân thiện với môi trường, đặc biệt là các sản phẩm gia dụng
tiết kiệm năng lượng, nhà nước cũng cần phải chú ý giáo dục cách phân
loại rác thải tại nguồn thành các nhóm phù hợp. Đồng thời, nhóm nghiên
cứu đề xuất nhà nước nên sử dụng các phương thức thu hồi các sản phẩm
đã qua sử dụng để tránh lãng phí nguồn tài nguyên có thể tái chế được
như: khuyến khích người dân mang, trao đổi phế liệu hoặc các sản phẩm
gia dụng không dùng nữa, thiết lập các điểm thu gom phế liệu, rác thải ở
mỗi địa phương, tăng cường mở ra những chương trình “đổi cũ lấy mới”
ở các điểm bán lẻ hoặc trung tâm điện máy, …
• Mặc dù khảo sát được thực hiện trên hai thành phố nổi tiếng và lớn nhất
Việt Nam, đồng thời có đóng góp đáng kể cho nền kinh tế của đất nước là
thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, vẫn có một phần nhỏ người
tham gia khảo sát có ý kiến khu vực sống xung quanh của họ không có
nhiều trung tâm thương mại, đại lý phân phối, đồng nghĩa với việc họ
không thể dễ dàng thực hiện các hành vi mua và sử dụng các sản phẩm
120 | P a g e
điện tử gia dụng tiết kiệm năng lượng- nhóm mặt hàng có mật độ sử dụng
nhiều nhất trong các hộ gia đình ở Việt Nam. Hơn nữa, người tiêu dùng
cũng nhận thấy, kể cả khi họ có khả năng đi đến một nơi xa để mua những
sản phẩm này, khoảng cách cũng ảnh hưởng đến các gói dịch vụ đi kèm
với sản phẩm ví dụ như: bảo hành, sửa chữa hỏng hóc và nhiều chương
trình khuyến mại khác của đại lý.
Vì vậy, nhà nước cần tạo điều kiện thúc đẩy các doanh nghiệp sản xuất
xây dựng, mở rộng phạm vi buôn bán các mặt hàng gia dụng tiết kiệm
năng lượng ở những địa phương còn thiếu các đại lý phân phối hoặc trợ
giá vận chuyển, sửa chữa đối với những địa phương xa nơi phân phối.

5.4.2 Đối với các doanh nghiệp sản xuất

Hiện nay, với sự hội nhập thế giới và sự phát triển của các phương tiện thông tin
đại chúng, vì thế nhiều doanh nghiệp nước ngoài đã mở rộng thị trường vào Việt Nam.
Từ đó, sự cạnh tranh trong kinh doanh, đặc biệt là về mảng sản phẩm điện tử gia dụng
tiết kiệm năng lượng ngày càng gay gắt khi mối quan tâm đến môi trường của người dân
ngày càng tăng cao.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, mặc dù hầu hết người tiêu dùng đồng ý sự ảnh
hưởng của giá bán đến quyết định mua hàng của họ, và phần lớn trong tổng số người
tham gia khảo sát cho rằng giá bán hiện tại của các sản phẩm gia dụng tiết kiệm năng
lượng còn quá cao, nhưng họ vẫn phản hồi khá tích cực về việc thay đổi thói quen tiêu
dùng để góp phần bảo vệ môi trường. Đối với người tiêu dùng, tính năng sử dụng của
sản phẩm là điều kiện quan trọng hơn cả để quyết định hành vi mua hàng của họ. Hơn
nữa, đời sống người dân càng ngày càng được cải thiện, mức thu nhập cũng dần tăng
cao hơn so với nhiều năm về trước, hầu hết người tiêu dùng Việt Nam đã trở nên cởi
mở, thông thái và có quan niệm phóng khoáng hơn về giá thành tỷ lệ thuận với chất
lượng sản phẩm.

Vì vậy, để có thể phát triển được lợi thế kinh doanh của mình và nhận được sự
tin tưởng của người khách hàng, các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp trong
nước, cần phải sử dụng những trang thiết bị áp dụng công nghệ tiên tiến nhất cùng với
nguồn nguyên vật liệu chất lượng đạt chuẩn trong quy trình sản xuất của mình, bổ sung
121 | P a g e
thêm các tính năng tiện ích cho sản phẩm đồng thời nói không với gian dối trong kinh
doanh, đặt chữ “tín” làm điều kiện tiên quyết. Chỉ có như vậy mới có thể khiến người
tiêu dùng không do dự bỏ số tiền lớn để mua sản phẩm nhưng vẫn hoàn toàn hài lòng.

Không chỉ vậy, khi người tiêu dùng hài lòng với sản phẩm, họ sẽ có xu hướng lan
truyền và giới thiệu đến những người xung quanh. Theo kết quả khảo sát, gần 60% người
tiêu dùng tin tưởng và làm theo sự lựa chọn của số đông. Điều này giúp mở rộng và duy
trì làn sóng tiêu dùng xanh bền vững trong cộng đồng.

5.4.3 Đối với nhà phân phối

Mặc dù phần lớn số người tham gia khảo sát sống ở những khu vực có nhiều
trung tâm điện máy và đại lý phân phối, hơn một nửa trong tổng số người tiêu dùng nhận
thấy việc tìm mua các sản phẩm điện tử gia dụng tiết kiệm năng lượng là quá khó khăn
và mất thời gian công sức. Lý do đưa ra phần lớn là các khu vực trưng bày nhóm các
sản phẩm điện tử gia dụng tiết kiệm năng lượng không ở nơi dễ tìm kiếm, khách hàng
cũng ít khi nhận được những lời gợi ý, đề xuất và khích lệ hợp lý từ nhân viên để cân
nhắc lựa chọn mua những sản phẩm này.

Vì vậy, nhóm nghiên cứu kiến nghị các đại lý phân phối, các trung tâm điện máy
có sự bày biện, bố trí rõ ràng hơn vị trí của các sản phẩm điện tử gia dụng tiết kiệm năng
lượng. Trên các trang web trực tuyến của các nhà phân phối, mảng sản phẩm tiết kiệm
năng lượng nên được sắp xếp ở những nơi dễ thấy hơn, bổ sung những hướng dẫn chi
tiết về việc chọn mua những loại sản phẩm này để người tiêu dùng dù ở xa hay ở gần
đều có thể dễ dàng tìm hiểu. Thêm vào đó, nhà phân phối nên tập trung vào từng nhân
tố ảnh hưởng tới ý định và hành vi tiêu dùng xanh dưới các đặc điểm đã nêu ở trên khi
muốn tập trung vào một phân khúc khách hàng nhất định.

Không dừng lại ở đó, các chủ quản lý cần có những hướng đi rõ ràng trong việc
đào tạo nhân viên, đặc biệt là các nhân viên chăm sóc khách hàng để có thể chủ động
hơn trong việc quảng cáo, cung cấp đầy đủ thông tin và giới thiệu khách hàng mua các
sản phẩm điện tử gia dụng tiết kiệm năng lượng và sử dụng sao cho hiệu quả nhất. Đồng
thời, các đại lý phân phối cũng nên đưa ra những chương trình khuyến mãi tặng kèm
hợp lý để thu hút, động viên khách hàng thay đổi tư duy tiêu dùng lạc hậu, ủng hộ tư
duy tiêu dùng xanh bảo vệ môi trường.
122 | P a g e
5.4.4 Đối với người tiêu dùng

Mỗi cá nhân, tập thể cần có vai trò trong việc thay đổi nhận thức đối với các sản
phẩm có giá trị sử dụng lâu dài, bảo vệ môi trường và tiết kiệm năng lượng bằng cách:

- Cập nhật thông tin chính thống từ những kênh phương tiện đại chúng chính thống
của Chính phủ để không bị hiểu sai lệch trong vấn đề tiêu dùng xanh.
- Ý thức trong việc bảo vệ môi trường từ những việc làm đơn giản nhưng hiệu quả
như: tiết kiệm điện, nước, hạn chế sử dụng túi nilong,…

Thay đổi hành vi tiêu dùng từ những sản phẩm có tác động xấu đến môi trường bằng
việc đầu tư một khoản tiền đủ lớn cho những sản phẩm xanh, an toàn và tiết kiệm năng
lượng.

Khuyến khích bạn bè, người thân sử dụng sản phẩm xanh từ đó tạo nên xu hướng
tiêu dùng xanh tại Việt Nam như việc ưu tiên tiêu dùng các sản phẩm sử dụng nguồn
năng lượng nhiên liệu sạch và vật liệu tái chế an toàn cho môi trường sinh thái.

123 | P a g e
KẾT LUẬN CHƯƠNG 5

Trong chương 5, nhóm nghiên cứu đã trình bày lại tóm tắt nghiên cứu đã được
thực hiện trong bài nghiên cứu này, trong đó:
Thứ nhất, làm rõ khái niệm về ý định và hành vi tiêu dùng xanh các sản phẩm
điện tử gia dụng cũng như các nhân tố ảnh hưởng đến ý định và hành vi tiêu dùng xanh
đối với loại sản phẩm này.
Thứ hai, trình bày các kết luận chính trong nghiên cứu định lượng về các nhân
tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng xanh sản phẩm điện tử gia dụng bao gồm: nhân tố
“Sự hiểu biết” có tác động mạnh nhất và nhân tố “Giá bán sản phẩm” có tác động ít nhất
tới hành vi tiêu dùng.
Dựa trên các kết quả nghiên cứu đó, nhóm nghiên cứu đã chỉ ra được những đóng
góp mà nghiên cứu đã đạt được và nhận thấy được những hạn chế còn tồn đọng, từ đó
đưa ra các hướng nghiên cứu tiếp theo trong tương lai.
Cũng dựa trên kết quả nghiên cứu, căn cứ vào thực trạng và mục tiêu đẩy mạnh
hành vi tiêu dùng xanh sản phẩm gia dụng của người dân Việt Nam, nhóm nghiên cứu
đã kiến nghị nhóm giải pháp cụ thể đối với 3 đối tượng chính, bao gồm:
• Đối với nhà nước, cần cải tổ, làm cụ thể hơn các chính sách, điều luật hiện
tại, đi kèm với những hướng đi mới là tuyên truyền, động viên, nâng cao
cả nhận thức về sử dụng sản phẩm xanh lẫn các cách thải bỏ sao cho hợp
lý và bảo vệ môi trường của mọi người dân bất kỳ các lứa tuổi. Đồng thời,
nhà nước cũng cần tạo điều kiện thúc đẩy doanh nghiệp sản xuất, mở rộng
phạm vi buôn bán, phân phối sản phẩm gia dụng tiết kiệm năng lượng.
• Đối với doanh nghiệp sản xuất, luôn không ngừng nâng cao chất lượng
cũng như các tính năng của sản phẩm, nỗ lực tiến xa hơn nữa trong công
cuộc tiêu dùng xanh
• Đối với các nhà phân phối, thay đổi lại mô hình kinh doanh và đào tạo
nhân viên sao cho các mặt hàng sản phẩm gia dụng tiết kiệm năng lượng
đến gần hơn với người tiêu dùng, đồng thời, ủng hộ tư duy tiêu dùng xanh
bảo vệ môi trường.
• Đối với người tiêu dùng, thay đổi nhận thức và hành vi bằng việc đầu tư
các sản phẩm xanh, tiết kiệm năng lượng và có giá trị sử dụng lâu dài.
124 | P a g e
CHƯƠNG 6: KHẢO CỨU THÊM VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU –

SỬ DỤNG MÔ HÌNH CẤU TRÚC (SEM)


( Kết quả khảo cứu thêm vấn đề nghiên cứu sử dụng mô hình cấu trúc SEM
không ảnh hưởng đến kết quả nghiên cứu trước và phần bình luận và kết luận
đề tài)
Mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM) là kỹ thuật phân tích đa biến thế hệ thứ hai
mạnh mẽ và có ảnh hưởng nhất được sử dụng để kiểm định các mối quan hệ cấu trúc
(Hair et al. 2014). SEM bao gồm một loạt các phương pháp thống kê ví dụ như phân
tích nhân tố, phân tích hồi quy hoặc phân tích đường dẫn và phân tích phân biệt, cho
phép các nhà nghiên cứu kiểm tra mối quan hệ cấu trúc giữa các biến quan sát và biến
tiềm ẩn (Chin và Marcoulides 1998). Kỹ thuật SEM có lợi so với các kỹ thuật phân tích
đa biến thế hệ đầu về hiệu quả và tiện lợi (Malhotra et al. 2006; Richter et al. 2015). Kỹ
thuật này đã đạt được sự phổ biến rộng rãi trong nghiên cứu khoa học hành vi và xã hội
(Cheah et al. 2019; Hair et al. 2016). Chúng ta có thể phân biệt 2 loại SEM, SEM dựa
trên hiệp phương sai (CB-SEM) hoặc bình phương tối thiểu từng phần (PLS-SEM)
(Chin and Newsted 1999; Ali et al. 2019). PLS-SEM được ưa thích hơn CB-SEM vì đây
là công cụ thích hợp hơn để phân tích nghiên cứu nâng cao vì nó cho phép thử nghiệm
các mối quan hệ phức tạp trong mô hình (Hair et al. 2011). Do đó, nghiên cứu này sử
dụng kỹ thuật PLS-SEM bằng cách sử dụng phần mềm Smart PLS 3 vì những đặc điểm
của phần mềm này phù hợp với mục tiêu của nghiên cứu. Theo đề xuất của (Anderson
và Gerbing 1988) và (Hair et al. 2016) nhóm nghiên cứu đã theo phương pháp chia làm
hai giai đoạn bao gồm đầu tiên là đánh giá mô hình đo lường và thứ hai là đánh giá mô
hình cấu trúc. Theo (Schumacker và Lomax 2004), phương pháp phân tích hai giai đoạn
bao gồm mô hình đo lường và đánh giá mô hình cấu trúc là tốt hơn so với đánh giá một
giai đoạn.
6.1 Giả thuyết nghiên cứu
6.1.1 Thái độ (ATT)
Trong lĩnh vực về hành vi tiêu dùng xanh, nhiều nghiên cứu khác nhau đưa ra
các cách tiếp cận khác nhau phụ thuộc vào mục tiêu nghiên cứu. Trong quá trình tìm
kiếm thông tin về tiêu dùng xanh và tham khảo từ nhiều nguồn dữ liệu khác nhau, nhóm
nghiên cứu nhận thấy rằng, trong phạm vi nghiên cứu về hành vi tiêu dùng xanh các
thiết bị gia dụng, nghiên cứu của Syed S.Alam và cộng sự (2019) có hướng nghiên cứu
gần như phù hợp với hướng đi của nhóm nghiên cứu chúng tôi. Vì vậy, nhóm nghiên
cứu đã quyết định lựa chọn sử dụng thảm khảo mô hình nghiên cứu và thang đo các
nhân tố ảnh hưởng của Syed S.Alam và cộng sự (2019) bao gồm: Thái độ, chuẩn mực
chủ quan, nhận thức kiểm soát hành vi và ý định tiêu dùng làm mô hình chính và thang
đo cho bài nghiên cứu của chúng tôi.
Cụ thể hơn, khi nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua các thiết
bị gia dụng tiết kiệm năng lượng, Syed S.Alam và cộng sự (2019) đã áp dụng lý thuyết
125 | P a g e
hành vi có kế hoạch của Ajzen (1991) và ủng hộ quan điểm về ý định của người tiêu
dùng bị ảnh hưởng bởi ba yếu tố: Thái độ, chuẩn mực chủ quan và nhận thức kiểm soát
hành vi.
Theo lý thuyết hành vi có kế hoạch, thái độ đối với sản phẩm của người tiêu dùng
cũng ảnh hưởng đến ý định mua sản phẩm đó. Thái độ được hình thành từ niềm tin và
quan điểm của mỗi cá nhân về “mục tiêu của thái độ” (Ajzen, 1991). Cá nhân nào nhận
thức được việc sử dụng các sản phẩm điện tử gia dụng để tiết kiệm năng lượng sẽ có
thái độ tích cực hơn đối với việc mua và sử dụng những sản phẩm này. Cazacu và cộng
sự (2014) cho rằng thái độ là một trong những nhân tố chủ chốt hình thành nên ý định
tiêu dùng của khách hàng. Fishbein và Ajzen (1975) đưa ra định nghĩa về thái độ là mức
đánh giá tiêu cực hay tích cực của một người cho một hành vi cụ thể. Ủng hộ cho quan
điểm này, Hoyer và Macinnis (2003) cũng nhận định thái độ là việc đánh giá tích cực
hay tiêu cực một sự vật, hành động, vấn đề hay một người nào đó. Bên cạnh đó, trong
nghiên cứu của Mostafa (2007), mối quan hệ tích cực giữa thái độ và hành vi đã được
thiết lập ở nhiều nền văn hoá khác nhau. Thái độ có vai trò cụ thể trong việc đưa ra quyết
định chấp nhận hay không chấp nhận một hành vi nào đó. Giả thuyết của nhân tố thái
độ được nhóm nghiên cứu đưa ra như sau:
H1: “Thái độ” ảnh hưởng tích cực đến“Ý định tiêu dùng”.
6.1.2 Chuẩn mực chủ quan (SN)
Chuẩn mực chủ quan được coi là biến độc lập thứ hai của ý định tiêu dùng trong
lý thuyết hành vi có kế hoạch (Ajzen, 1991). Fishbein và Ajzen (1975) đã đưa ra tuyên
bố rằng chuẩn mực chủ quan là nhận thức của cá nhân được các áp lực xã hội khuyến
khích thực hiện hay không thực hiện một hành vi cụ thể. Hai tác giả cũng đề xuất rằng
áp lực của xã hội và các nhóm xã hội là nền tảng của chuẩn mực chủ quan. Coleman
(1990) trong nghiên cứu của mình cũng nhận định chuẩn mực chủ quan là mọt tiêu chuẩn
hành vi phổ biến được tuân thủ bởi một nhóm xã hội. Venkatesh và Davis (2000) cho
rằng chuẩn mực chủ quan là thước đo áp lực xã hội mà người tiêu dùng quan tâm trước
khi quyết định thực hiện hành vi. Hơn nữa, Shwu-Ing Wu và Jia- Yi Chen (2014) cũng
đã chỉ ra mối quan hệ tích cực giữa chuẩn mực chủ quan và ý định tiêu dùng của khách
hàng.
Một số nhà nghiên cứu khác đã đề cập đến chuẩn mực chủ quan và khẳng định
đây là nhân tố quan trọng quyết định ý định hành vi trong lĩnh vực tiếp thị và nghiên
cứu về người tiêu dùng ví dụ như hành vi mua sản phẩm xanh (Hsu, 2015) và ý định
mua thực phẩm hữu cơ (Guido, 2010). Rahman và Reynolds (2016) kiến nghị rằng sự
sẵn dàng thay đổi các quy chuẩn cá nhân của người tiêu dùng với mục đích bảo vệ môi
trường có thể ảnh hưởng đến ý định lựa chọn khách sạn xanh của họ. Hơn nữa, Chen và
Tung (2014) cho rằng, mối quan tâm về môi trường có thể ảnh hưởng tích cực đến thái
độ của họ đối với những khách sạn xanh, chuẩn mực chủ quan và nhận thức kiểm soát
hành vi. Mặt khác, trong nghiên cứu của Khare (2015), mối quan hệ giữa chuẩn mực xã
hội về môi trường và hành vi mua xanh không được chấp nhận. Tương tự, Paul và cộng

126 | P a g e
sự (2016) cũng không tìm thấy bất kỳ mối liên hệ giữa chuẩn mực chủ quan và ý định
tiêu dùng xanh. Do đó, nhóm nghiên cứu đặt ra giả thuyết sau:
H2: “Chuẩn mực chủ quan” có ảnh hưởng tích cực đến “Ý định tiêu dùng”.
6.1.3 Nhận thức kiểm soát hành vi (PBC)
Nhận thức kiểm soát hành vi là yếu tố quan trọng thứ 3 trong mô hình thuyết
hành vi có kế hoạch. Nhận thức kiểm soát hành vi được định nghĩa bởi Ajzen (1991) là
nhận thức về việc khó hay dễ để thực hiện một hành vi cụ thể. Lý thuyết hành vi có kế
hoạch nhấn mạnh tầm quan trọng của nhận thức kiểm soát hành vi trong việc dự đoán ý
định và hành vi tiêu dùng khi hành vi có liên quan nằm ngoài tầm kiểm soát của cá nhân.
Những nghiên cứu trước đó đã xác định nhận thức kiểm soát hành vi là một trong số
những yếu tố để dự đoán mạnh nhất ý định và hành vi của người tiêu dùng đối với các
sản phẩm và dịch vụ xanh như thực phẩm hữu cơ (Thogersen, 2007) và khách sạn xanh
(Teng và cộng sự, 2014). Ngoài ra, nghiên cứu của Yadav và Pathak (2017) và Paul và
cộng sự (2016) trong bối cảnh Ấn Độ đã chứng minh tầm quan trọng của nhận thức kiểm
soát hành vi trong việc xác định ý định và hành vi tiêu dùng của khách hàng đối với sản
phẩm xanh.
Dựa trên những bài nghiên cứu trước đó, có thể thấy rằng người tiêu dùng sẽ mua
các thiết bị gia dụng tiết kiệm năng lượng khi và chỉ khi họ có đủ khả năng kiểm soát
ngay lập tức. Syed S.Alam và cộng sự (2019) đã thực hiện một nghiên cứu thực nghiệm
dựa trên mô hình thuyết hành vi có kế hoạch (Ajzen, 1991) để xác thực các nhân tố ảnh
hưởng đến ý định mua sản phẩm điện tử gia dụng tiết kiệm năng lượng, đồng thời chỉ
rõ mối quan hệ giữa các biến với nhau. Kết luận này được xác nhận và ủng hộ bởi Cheng,
Lam và Hsu (2005), Baker (2007) và Cronan và Al-Rafee (2008). Từ đó, nhóm nghiên
cứu đưa ra giả thuyết sau:
H3: “Nhận thức kiểm soát hành vi” có ảnh hưởng tích cực đến “Ý định tiêu dùng”.
6.1.4 Sự hiểu biết (KL)
Sự hiểu biết có ảnh hưởng đáng kể đến tất cả các giai đoạn trọng quá trình đưa
ra quyết định (Nor, 2012). Hill và Lynchehaun (2002) đã đưa ra kết luận rằng sự hiểu
biết của một cá nhân về môi trường có ảnh hưởng lớn đến các vấn đề về môi trường.
Với sự gia tăng các kiến thức về môi trường, người tiêu dùng sẽ trở nên hiểu biết hơn,
từ đó ý định mua hàng sẽ cao hơn (Lee, 2012). Nghiên cứu của Chan và Lau (2000) tại
Trung Quốc đã sử dụng sự hiểu biết về sinh thái làm yếu tố dự đoán tiêu dùng xanh. Kết
quả nghiên cứu cho thấy, sự hiểu biết về sinh thái càng cao sẽ càng có tác động đến hành
vi tiêu dùng xanh của khách hàng.
Theo Syed S.Alam và cộng sự (2019), sự hiểu biết đóng vai trò then chốt trong
quá trình đưa ra quyết định. Tác giả tập trung vào sự hiểu biết của khách hàng về đối
tượng là các sản phẩm gia dụng tiết kiệm năng lượng để xây dựng bảng hỏi, từ đó chứng
minh được sự hiểu biết là biến quan trọng nhất mang ảnh hưởng tích cực dự đoán ý định
tiêu dùng các sản phẩm gia dụng tiết kiệm năng lượng. Hơn nữa, để làm nổi bật sự cần
thiết của nhân tố này trong việc xây dựng ý định và hành vi, Kamonthip Maichum (2016)
127 | P a g e
đã chỉ ra sự quan tâm đến môi trường là cách mọi người nhìn nhận rõ ràng hơn về những
vấn đề môi trường thực tế và mong muốn giải quyết chúng một cách triệt để. Ngoài ra,
nghiên cứu của Alibeli và Johnson (2009) cũng cho rằng sự hiểu biết về môi trường liên
quan đến sự thật tự nhiên hoặc các mục tiêu chính liên quan đến việc thay đổi môi trường
và trách nhiệm của mỗi cá nhân đối với sự phát triển bền vững (Taufique, 2016; Fryxel
G.E, 2003). Từ những quan điểm trên, nhóm nghiên cứu đưa ra giả thuyết:
H4: “Sự hiểu biết” có ảnh hưởng tích cực đến “Ý định tiêu dùng”.
6.1.5 Giá bán hợp lý (RP)
Trong nghiên cứu trước đây, Syed Alam (2019) đã đề xuất nhiều ý kiến về mức
độ giá bán ảnh hưởng đến ý định mua hàng xanh của khách hàng. Đối với những người
tiêu dùng có nhận thức tốt về môi trường, việc mua sản phẩm xanh với bất kỳ nhà bán
lẻ giá nào và thậm chí sẵn sàng trả nhiều tiền hơn cho các mặt hàng dán nhãn sinh thái
(Hugh R.Bigsby, 2002). Ngược lại, Zhen và Mansori (2012) ủng hộ ý kiến rằng người
tiêu dùng thường tìm kiếm sản phẩm xanh giá thấp hoặc đặt giá cao sẽ ngăn người tiêu
dùng lựa chọn các sản phẩm đó. Muhammed Abdullah Sharaf và Selvan Perumal (2018)
ủng hộ quan điểm của Boztepe (2012) và Kaufmann et al (2012) rằng hành vi thực tế
của người tiêu dùng bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi giá cả. Theo Aindrila Biswas và
Mousumi Roy (2015), giá cả là yếu tố chính quyết định kết quả hành vi của tiêu dùng
xanh bền vững. Nếu khách hàng nhận thức được việc tiêu thụ sản phẩm xanh một cách
bền vững, sẽ có khả năng cao hơn họ sẵn sàng trả các sản phẩm xanh với giá cao. Hơn
nữa, Pedro và Lemke (2013) đã chứng minh rằng không có nhiều khách hàng xem xét
các đặc tính môi trường của các sản phẩm trong danh mục đắt tiền như xe hơi hoặc máy
giặt nếu xem xét chúng có được trả giá cao. Thay vào đó, họ thích mua với giá cao hơn
cho các sản phẩm xanh được phân loại với chi phí thấp hơn như túi giấy tái chế. Từ
những quan điểm ấy, giả thuyết thứ năm được thực nghiệm trong nghiên cứu này:
H5: “Giá bán hợp lý” có ảnh hưởng tích cực đến ý định tiêu dùng.
6.1.6 Xu hướng tiêu dùng (TR)
Bằng việc nghiên cứu nền văn hóa điển hình, các đặc điểm lịch sử xã hội của
tiếng Việt cũng như phỏng vấn sâu với một số người mua đưa ra gợi ý để kiểm tra hiệu
quả của các biến bổ sung có tên là Xu hướng tiêu dùng. Theo từ điển Tiếng việt (NXB
Đà Nẵng, 2001) do Viện ngôn ngữ học biên soạn, xu hướng là “Sự thiên hướng về hướng
nào đó trong quá trình hoạt động, sự thiên về những hoạt động nào đó nhằm một mục
tiêu có ý nghĩa đối với bản thân trong một thời gian lâu dài”. Nhóm nghiên cứu của
chúng tôi cũng nói rằng xu hướng hành vi tiêu dùng xanh là sự kết hợp giữa chủ nghĩa
tập thể và các yếu tố ảnh hưởng xã hội.
Chủ nghĩa tập thể và chủ nghĩa cá nhân được định nghĩa trong tác phẩm của
Hofstede, đã được sử dụng rộng rãi như là các biến tác động chính trong các loại nghiên
cứu môi trường khác nhau. Hofstede (1980) và Triandis (1995, 1989) cũng làm rõ sự
khác biệt giữa hai yếu tố đó là mọi người từ các nền văn hóa cá nhân được coi là độc
lập, tự chủ, tự do lựa chọn, mức độ cạnh tranh cao, trong khi chủ nghĩa tập thể được liên

128 | P a g e
kết với nhau, hòa hợp nhóm, mục tiêu nhóm, hợp tác, phân cấp xã hội và mức độ cạnh
tranh thấp. Kim và Choi (2005) cho rằng các cá nhân tập thể có xu hướng lựa chọn ủng
hộ môi trường vì họ tin vào những tác động tích cực của hành vi của họ đối với các vấn
đề môi trường. Họ kết luận với tác động tích cực của chủ nghĩa tập thể đối với xu hướng
cá nhân của người tiêu dùng sản phẩm xanh thông qua năng lực bản thân. Mc nhận thức
rõ hơn về hiệu quả của bản thân ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng người tiêu dùng thực
sự tham gia vào hành vi mua hàng xanh lá cây (Kim và Choi, 2005) Theo Mc.Carty và
Shrum (2001), những người trong các nền văn hóa tập thể coi sự thịnh vượng của toàn
xã hội là ưu tiên hàng đầu. Do đó, họ có xu hướng tham gia nhiều hơn vào hành vi tiêu
dùng xanh cũng như nhấn mạnh vào khía cạnh tình cảm hơn là quyết định lợi ích chi
phí hợp lý. Mc.Carty và Shrum (2001) nhấn mạnh rằng chủ nghĩa tập thể hóa ra ảnh
hưởng tích cực đến ý định mua hàng xanh. Ling-yee (1997), Sinha (1990), Muhammad
Rizwan et al (2017) cũng ủng hộ quan điểm này.
Ryan (2001) đã xác định ảnh hưởng xã hội trong những tình huống mà mọi người
chia sẻ cùng các giá trị, suy nghĩ và niềm tin cho những người khác mà họ giao tiếp.
Chen- Yu và Seock (2002) và Lee (2008) đã phát hiện ra yếu tố ảnh hưởng xã hội quan
trọng của khách hàng đến quyết định mua hàng là sự phù hợp của các đồng nghiệp. Từ
những cuộc phỏng vấn sâu với khách hàng Việt Nam, chúng tôi nhận ra rằng ảnh hưởng
xã hội là ảnh hưởng của các cá nhân hoặc nhóm người đối với người khác. Xã hội nơi
một cá nhân đang sống bao gồm gia đình, giáo viên, bạn bè ảnh hưởng sâu sắc đến sự
hiểu biết của người đó. Thông qua giao tiếp hàng ngày, một cá nhân liên tục bị ảnh
hưởng bởi các hệ tư tưởng xã hội, văn hóa, giáo dục và tín ngưỡng. Lớn lên trong một
môi trường tốt và được bao quanh bởi những người tốt là cách dễ nhất để thay đổi một
hành vi lớn. Do đó, ảnh hưởng xã hội là yếu tố quyết định đối với chuẩn mực chủ quan
cũng như ý định tiêu dùng. Gefen et al (2003) và Lin (2007) cho rằng ý kiến của những
người thân thiết như gia đình, bạn bè và đồng nghiệp, những người nổi tiếng có thể ảnh
hưởng trực tiếp đến niềm tin của khách hàng đối với các nhà cung cấp trực tuyến.
Chúng tôi đã đưa ra một yếu tố bổ sung có tên là Xu hướng tiêu dùng bằng cách
kết hợp tất cả các quan điểm đó. Do đó, nghiên cứu hiện tại được đưa ra dưới giả thuyết:
H6: Xu hướng tiêu dùng có tác động tích cực đến ý định tiêu dùng
6.1.7 Ý định tiêu dùng (CI)
Nhiều nhà nghiên cứu đã xem xét mối quan hệ giữa ý định và hành vi tiêu dùng
xanh (CB). Từ đó, họ cho thấy những ý kiến khác nhau về vấn đề này. Người ta tin rằng
ý định tiêu dùng là yếu tố trung gian ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng. Nói một cách chi
tiết, một trong những đặc điểm nổi bật nhất trong Lý thuyết hành động có lý do Fishbein
(1967) và Lý thuyết về hành vi có kế hoạch, Ajzen (1985, 1991) nằm ở tác động chính
của ý định hành vi. Theo Ajzen, ý định là sự tóm tắt lại tất cả các yếu tố cảm xúc có ảnh
hưởng đến hành vi, cho thấy một người mà Ham muốn trải nghiệm cũng như kiên trì
thực hiện hành vi. Ý định được coi là tiền đề trung gian của hành vi mà ý định lớn hơn
được thiết lập, khả năng thực hiện hành vi càng cao. Ajzen đã chứng minh mối quan hệ
bổ sung giữa ý định và hành vi với hệ số tương quan tương đối cao (từ 0,45 đến 0,62).

129 | P a g e
Ý định thực hiện hành vi càng lớn thì khả năng hành vi đó sẽ được thực hiện càng cao.
Vì vậy, các yếu tố ảnh hưởng đến ý định tiêu dùng có tác động đến hành vi tiêu dùng.
Hung Vu Nguyen và cộng sự (2018) đã sử dụng hai biến có tên là sự sẵn có của các sản
phẩm xanh và nhận thức về hiệu quả của người tiêu dùng để giúp dễ dàng kiểm tra mối
quan hệ giữa ý định tiêu dùng và hành vi tiêu dùng. Theo kết quả cuối cùng của họ, tác
động tích cực của hai biến bổ sung này càng củng cố thêm ảnh hưởng tích cực của ý
định tiêu dùng đến hành vi tiêu dùng. Tuy nhiên, F. Thomas Juster (1966) và Junghwa
Son et al. (2007) chỉ ra rằng không có mối quan hệ nào giữa hai yếu tố này.
Từ tất cả các quan điểm trên, nhóm nghiên cứu của chúng tôi đã xây dựng giả thuyết
cuối cùng như sau:
H7: Ý định tiêu dùng có tác động tích cực đến hành vi tiêu dùng.
6.2 Mô hình nghiên cứu.
Dựa trên khung lý thuyết và tóm tắt các tài liệu trước đây, mô hình nghiên cứu
về các yếu tố xác định hành vi tiêu dùng xanh sản phẩm điện tử tiêu dùng ở Việt Nam
được minh họa trong Hình 1. Bên cạnh việc xem xét 6 yếu tố hiện có trong bối cảnh
khác nhau, xu hướng tiêu dùng - một biến duy nhất đại diện cho tiêu dùng Việt Nam
hành vi được bao gồm trong mô hình nghiên cứu giả định.

Hình 6.1. Mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng xanh sản phẩm
điện tử tiêu dùng tại Việt Nam

130 | P a g e
Cùng với các yếu tố được xác định, các giả thuyết được xây dựng để kiểm tra
mối quan hệ và sự tác động của các biến độc lập (thái độ, chuẩn mực chủ quan, nhận
thức kiểm soát hành vi, sự hiểu biết, giá bán hợp lý và xu hướng tiêu dùng) đến các biến
phụ thuộc (ý định tiêu dùng và hành vi tiêu dùng).
Nghiên cứu này áp dụng phương pháp định lượng để kiểm định mô hình nghiên
cứu đề xuất. Tổng thể nghiên cứu là những khách hàng đã, đang và có ý định sử dụng
những sản phẩm điện tử gia dụng tại Việt Nam Điều tra chính thức được thực hiện tại 2
thành phố lớn: Hà Nội và Hồ Chí Minh với đối tượng điều tra là người tiêu dùng trong
lĩnh vực điện tử gia dụng. Kết quả thu được 513 phiếu, trong đó có 110 phiếu không
hợp lệ do thiếu thông tin hoặc không thuộc đối tượng nghiên cứu, tất cả các bảng hỏi
này đã được loại bỏ trước khi tiến hành xử lý dữ liệu. Do đó, số lượng bảng hỏi chính
thức được đưa vào sử dụng để phân tích là 403 phiếu.
6.3 Mô hình đo lường.
Mô hình đo lường kiểm tra sự liên kết giữa dữ liệu quan sát và các biến tiềm ẩn,
Mô hình đo lường được đánh giá dựa trên độ tin cậy, giá trị hội tụ và giá trị phân biệt.
Để kiểm tra, chúng ta cần phải tiến hành một số thử nghiệm sau đây: Độ tin cậy thông
qua hệ số Cronbach’s Alpha và hệ số tin cậy tổng hợp (composite reliability), giá trị hội
tụ được kiểm định thông qua hệ số tải nhân tố (outer loading) và phương sai trích trung
bình (AVE), giá trị phân biệt được kiếm định thông qua hệ số Heterotrait - Monotrait
(HTMT)
Kết quả được trình bày trong bảng 2 cho thấy. giá trị của hệ số Cronbach’s α cho
tất cả các biến đều đạt giá trị trong khoảng từ 0.676 đến 0.886, kết quả này cao hơn giá
trị đề xuất là 0.6 của tác giả (Robinson và cộng sự, 1991). Tất cả các giá trị của hệ số tin
cậy tổng hợp (CR) đều lớn hơn ngưỡng 0.7 đề xuất bởi (Chin, 2010). Như đã biểu thị ở
trong bảng 2, giá trị hội tụ được đánh giá bởi việc kiểm định hệ số tải nhân tố (giá trị hệ
số tải nhân tố của mỗi thang đo đều cần phải lớn hơn 0.5 đề xuất bởi (Wang và công sự,
2016)) và giá trị phương sai trích trung bình (AVE) cần phải lớn hơn 0.5. Nhóm tác giả
đã loại đi 3 thang đo thấp hơn ngưỡng giá trị yêu cầu của hệ số tải nhân tố là KL1 và
KL2 trong nhân tố kiến thức và RP3 trong nhân tố giá cả hợp lí. Giá trị phương sai trích
trung bình (AVE) đều lớn hơn ngưỡng yêu cầu cho thấy giá trị hội tụ có ý nghĩa
Bảng 6.1. Phân tích mô hình đo lường
Giá trị hội tụ Giá trị phân biệt
Hệ số tải
Tên biến Thang đo AVE Cronbach’s α CR
nhân tố
ATT1 0.901
Thái độ ATT2 0.911 0.814 0.886 0.929
ATT3 0.894
SN1 0.809
Chuẩn mực
SN2 0.872 0.717 0.802 0.884
chủ quan
SN3 0.859

131 | P a g e
Nhân thức PBC1 0.825
kiểm soát PBC2 0.829 0.608 0.681 0.822
hành vi PBC3 0.675
KL1 *
KL2 *
KL3 0.663
Sự hiểu biết 0.614 0.786 0.863
KL4 0.803
KL5 0.806
KL6 0.850
RP1 0.723
RP2 0.826
Giá cả hợp lí 0.629 0.703 0.835
RP3 *
RP4 0.825
TR1 0.648
TR2 0.668
Xu hướng 0.507 0.676 0.804
TR3 0.775
TR4 0.750
CI1 0.873
Ý định tiêu
CI2 0.884 0.751 0.834 0.900
dùng
CI3 0.842
CB1 0.859
Hành vi tiêu
CB2 0.865 0.711 0.797 0.880
dùng
CB3 0.804
*Thang đo bị loại cho có hệ số tải nhân tố nhỏ hơn 0.5
Heterotrait – Monotrait (HTMT) ratio là một trong những phương pháp được sử
dụng rộng rãi để đánh giá tính hợp lệ của giá trị phân biệt. Để kiểm định giá trị phân
biệt, nghiên cứu này sử dụng phương pháp Heterotrait – Monotrait (HTMT) ratio, trong
đó chỉ số HTMT ratio của mỗi biến không được vượt quá 0.85 (Kline 2015). Như đã
được chỉ ra ở trong bảng 3, tất cả các giá trị HTMT ratio đề thấp hơn 0.85, điều đó chứng
tỏ rằng tất cả các biến đều thỏa mãn giá trị phân biệt. Kết quả HTMT ratio được trình
bày tại bảng 3.
Bảng 6.2. Giá trị phân biệt Heterotrait - Monotrait (HTMT).

ATT CB CI KL PBC RP SN TR
ATT
CB 0.589
CI 0.615 0.813
KL 0.661 0.753 0.774
PBC 0.573 0.567 0.604 0.609
RP 0.416 0.417 0.395 0.35 0.271
SN 0.571 0.456 0.527 0.542 0.472 0.413
TR 0.333 0.588 0.581 0.505 0.457 0.229 0.433
132 | P a g e
6.4. Mô hình cấu trúc.
Để kiểm định mô hình cấu trúc, trước khi kiểm tra mối quan hệ được đưa trong
trong giả thuyết của nghiên cứu này thì cần phải kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến. Giá
trị hệ số lạm phát phương sai (VIF) thấp hơn ngưỡng giá trị bằng 5, chứng tỏ rằng không
có hiện tượng đa cộng tuyến xảy ra (Hair et al. 2011). Kết quả kiểm định cho thấy giá
trị VIF của tất cả các biến đều nằm trong khoảng 1.181 đến 2.654 điều đó chứng tỏ rằng
không có hiện tượng đa cộng tuyến xảy ra. Để kiểm tra mối quan hệ được đưa ra trong
giả thuyết, Phương pháp bootstrapping được thực hiện, kết quả của kiểm định giả thuyết
với giá trị t cao hơn 1.96 và giá trị p thấp hơn 0.05 điều đó chứng tỏ rằng giả thuyết được
chấp nhận. Kết quả trong bảng 4 cho thấy, sáu trên bảy giả thuyết được chấp nhận. Kết
quả chỉ ra rằng Thái độ (β = 0.164, t = 2.943 > 1.96, p < 0.05), Nhận thức kiểm soát
hành vi (β = 0.124, t = 2.510 > 1.96, p < 0.05), Kiến thức (β = 0.360, t = 6.676 > 1.96,
p < 0.05), Giá cả hợp lí (β = 0.078, t = 1.969 > 1.96, p < 0.05) và Xu hướng (β=0.193,
t = 4.543 > 1.96, p < 0.05) đều có ảnh hưởng đáng kể và tích lên ý định tiêu dùng. Kết
quả của giả thuyết H2 giữa sự tác động của chuẩn mực chủ quan và ý định tiêu dùng
không được chấp nhận do có các giá trị không thỏa mãn yêu cầu β = 0.068 với giá trị p
bằng 0.172 > 0.05 và giá trị t bằng 1.367 < 1.96. Ý định tiêu dùng (β= 0.668, t = 17.075,
p <0.05) có ảnh hưởng lớn và tích cực lên hành vi tiêu dùng. Theo (Hair et al. 2011;
Henseler et al. 2009) giá trị 𝑅2 bằng 0.75, 0.50, 0.25 tương ứng với mức độ tác động lần
lượt ở mức đáng kể, trung bình và yếu. Kết quả chỉ ra rằng giá trị 𝑅2 của ý định tiêu
dùng là 0.511 và của hành vi tiêu dùng là 0.445, điều đó chứng tỏ rằng các nhân tố ảnh
hưởng giải thích đến 51,1% mức độ biến động của ý định tiêu dùng và ý định tiêu dùng
giải thích 44,5% mức độ biến động của hành vi tiêu dùng. Theo (Hair et al. 2014) hệ số
tác động 𝑓 2 mô tả tác động của một biến dự đoán cụ thể lên biến phụ thuộc. dựa trên
giá trị của 𝑓 2 lần lượt là 0.02, 0.15, and 0.35 đại diện cho mức độ tác động từ nhỏ, trung
bình và lớn. Theo (Hair et al. 2014) giá trị 𝑄2 là để đánh giá mức độ dự báo phù hợp
của mô hình. Bảng 4 cho thấy giá trị 𝑄2 của ý định tiêu dùng và hành vi tiêu dùng lần
lượt là (𝑄2 = 0.372; 𝑄2 =0.309 ) đều lớn hơn 0 có nghĩa rằng biến độc lập có khả năng
dự đoán thích hợp đến biến phụ thuộc đang được xem xét.
Bảng 6.3. Phân tích mô hình cấu trúc

Hệ số Độ Được
Giả Mối quan Giá trị Giá
đường lệch hỗ 𝑅2 𝑄2 𝑓2
Thuyết hệ t trị p
dẫn chuẩn trợ
Thái độ
H1 →Ý định 0.164 0.056 2.943 0.003 Yes 0.032
tiêu dùng
Chuẩn mực 0.511 0.372
chủ quan→
H2 0.068 0.05 1.367 0.172 No 0.006
Ý định tiêu
dùng

133 | P a g e
Nhận thức
kiểm soát
H3 hành vi → 0.124 0.05 2.510 0.012 Yes 0.022
Ý định tiêu
dùng
Kiến thức
H4 → Ý định 0.360 0.054 6.676 0.000 Yes 0.157
tiêu dùng
Giá cả hợp
lí → Ý
H5 0.078 0.04 1.969 0.049 Yes 0.011
định tiêu
dùng
Xu hướng
H6 → Ý định 0.193 0.043 4.543 0.000 Yes 0.062
tiêu dùng
Ý định tiêu
dùng
H7 0.668 0.039 17.075 0.000 Yes 0.446 0.309 0.806
→Hành vi
tiêu dùng

Hình 6.2. Mô hình cấu trúc (Bootstrap).


134 | P a g e
6.5. Thảo luận.
Nghiên cứu này nhằm làm sáng tỏ các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng
các thiết bị gia dụng tiết kiệm năng lượng ở Việt Nam. Nghiên cứu hiện tại đã áp dụng
mô hình TPB trong việc xây dựng cấu trúc của mô hình. Cùng với mô hình TPB, kết
quả phân tích SEM chỉ ra rằng Thái độ, Kiểm soát hành vi nhận thức, Kiến thức, Giá cả
hợp lý và Xu hướng có tác động tích cực và đáng kể đến ý định tiêu dùng. Hơn nữa, ý
định tiêu dùng cũng được tìm thấy tác động tích cực và đáng kể đến hành vi tiêu dùng.
Kết quả cho thấy nhân tố thái độ có ảnh hưởng đáng kể và tích cực đến ý định
tiêu dùng (β= 0.164, t = 2.943> 1.96, p <0,05), kết quả này chứng thực cho những phát
hiện ở nghiên cứu trước đó (Ajzen, 1991; Chan, 2001 và Bamberg, 2003 ). Đặc biệt,
theo (Chyong tại al. 2006) thái độ là yếu tố giải thích phù hợp nhất trong việc dự đoán
người tiêu dùng sẵn sàng trả tiền cho các sản phẩm xanh. Do đó, nhân tố thái độ có ảnh
hưởng lớn đến ý định tiêu dùng xanh, người tiêu dùng có thái độ tích cực đối với bảo vệ
môi trường và tiết kiệm năng lượng, nhận thức đầy đủ về ý nghĩa và tầm quan trọng của
tiêu dùng xanh. Thái độ của người tiêu dùng càng tốt, ý định tiêu thụ sản phẩm xanh
càng cao.
Kết quả cho thấy nhân tố chuẩn mực chủ quan được phát hiện không có tác động
đến ý định tiêu dùng xanh (β = 0.068, t = 1.367 < 1.96, p > 0.05). Kết quả này phù hợp
với kết luận của (Chaudhary, 2018) cho thấy các thực thể xã hội như gia đình và bạn bè
ít có giá trị trong việc định hình trực tiếp ý định tiêu dùng xanh của người tiêu dùng.
Hơn nữa, phát hiện này chứng thực kết quả của các nghiên cứu trước đây, chuẩn mực
chủ quan không ảnh hưởng đến ý định tiêu dùng (Paul et al, 2016). Kết quả nghiên cứu
của Zhang Leibao năm 2019 cho thấy, tiêu chuẩn chủ quan có tác động tích cực và đáng
kể đến ý định mua quần áo hữu cơ, trong khi nó có tác động không đáng kể đến ý định
mua thiết bị gia dụng tiết kiệm năng lượng. Vì vậy, một sự đồng thuận đã không được
hình thành về mức độ của nhân tố chuẩn mực chủ quan ảnh hưởng đến ý định tiêu dùng
đối với các loại sản phẩm xanh khác nhau.
Kết quả chỉ ra rằng nhân tố nhận thức kiểm soát hành vi có tác động đáng kể và
tích cực đến ý định tiêu dùng xanh (β = 0.124, t = 2.510 > 1.96, p < 0.05). Kết quả này
phù hợp với kết luận của Ajzen trong mô hình TPB là nhận thức kiểm soát hành vi có
mối quan hệ trực tiếp đối với ý định tiêu dùng xanh. Hơn nữa, kết quả này phù hợp với
các kết luận của các nghiên cứu trước đó thực hiện bởi các tác giả (Syed S.Alam. 2019,
Zhang Leibao .2019, Kamonthip Maichum et al, 2016). Các kết quả này chứng thực rất
lớn về việc áp dụng mô hình TPB trong việc nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến
hành vi tiêu dùng xanh các sản phẩm điện tử gia dụng tại Việt Nam.
Kết quả cho thấy sự hiểu biết có tác động tích cực và mạnh nhất đến ý định tiêu
dùng (β= 0,360, t = 6,676, p <0,001). Kết quả là phù hợp với các nghiên cứu trước đây
của (Syed S.Alam. 2019; Kusuma et al. 2018). Kiến thức về sản phẩm cũng như sự quan
tâm và hiểu biết về môi trường có một nền tảng vững chắc trong lòng người tiêu dùng,
điều này được phản ánh trong 74% người tiêu dùng bị thu hút bởi các sản phẩm nhãn
sinh thái. Một tỷ lệ lớn người tiêu dùng có hiểu biết rõ ràng về tiện ích, tính năng và tính

135 | P a g e
ưu việt của các sản phẩm điện tử gia dụng tiết kiệm năng lượng. Do đó, các nhà tiếp thị
có thể thúc đẩy ý định của người tiêu dùng bằng cách làm sáng tỏ thông tin về các sản
phẩm tiết kiệm năng lượng cũng như sự tác động của việc sử dụng các sản phẩm điện
tử gia dụng không ảnh hưởng xấu đến môi trường.
Nhân tố giá bán hợp lí được xác định có tác động tích cực đến ý định tiêu dùng
(β = 0.078, t = 1.969, p < 0.05). Kết luận này được củng cố bởi các nghiên cứu trước
đây (Syed S.Alam.2019; Zhen et al.2012). Có một lý thuyết kinh tế cơ bản về cung và
cầu được đề xuất là khi giá giảm, người tiêu dùng sẽ chấp nhận hoặc mua nhiều hơn các
sản phẩm (Casassus, Liu & Tang, 2009). Giá của sản phẩm luôn là một trong những
nhân tố được cân nhắc trong ý định của người tiêu dùng vì yếu tố này liên quan trực tiếp
đến mức thu nhập của mỗi cá nhân. Hầu hết những người được hỏi và tham gia khảo sát
đều nghĩ rằng giá sản phẩm xanh còn cao và cần được điều chỉnh hợp lý hơn.
Xu hướng – Nhân tố bổ sung theo đặc điểm đặc trưng tại Việt Nam có mức độ
ảnh hưởng đáng kể và tích cực tới ý định tiêu dùng chỉ ngay sau nhân tố kiến thức
(β=0.193, t = 4.543, p < 0.05). Người tiêu dùng đồng ý sự tham khảo từ gia đình, bạn
bè, đồng nghiệp cũng như khá tin tưởng vào sự lựa chọn của số đông. Hay nói cách
khác, khi những người xung quanh mua, sử dụng sản phẩm điện tử gia dụng mà tạo tác
động tích cực đến môi trường, người tiêu dùng sẽ xem xét hành vi tương tự. Trong thời
đại công nghệ 4.0 hiện nay, việc kết nối giữa mọi người thông qua mạng xã hội cũng
như phương tiện truyền thông là hết sức dễ dàng, đồng thời người tiêu dùng có thể nhanh
chóng tiếp cận và bắt kịp những thay đổi của xu hướng tiêu dùng trong nước cũng như
trên thế giới.
Ý định tiêu dùng có tác động lớn và tích cực đến hành vi tiêu dùng (β= 0.668, t
= 17.075, p <0.001). Kết quả này phù hợp với kết luận của các nghiên cứu trước đây
(Muhammad Brutto. 2019; Wu and Chen. 2014), khi người tiêu dùng có ý định tiêu
dùng đối với các sản phẩm gia dụng điện tử, họ rất dễ dàng chuyển đổi từ ý định sang
hành vi tiêu dùng trong thực tế. Kết luận này rất sát với kết quả phỏng vấn sâu người
tiêu dùng, đối với các sản phẩm điện tử gia dụng tiết kiệm năng lượng, người tiêu dùng
sau khi đã bị các nhân tố khác nhau tác động đến và hình thành lên ý định mua sản phẩm
xanh thì từ ý định gần như là không có khoảng cách để đến với hành vi mua thật sự. Kết
quả thống kê mô tả của nghiên cứu cho thấy, nhìn chung, 78-86% khách hàng thích lựa
chọn và sử dụng các sản phẩm tiết kiệm năng lượng, ít ô nhiễm môi trường. Một tỷ lệ
đáng kể, 72% người tiêu dùng sẵn sàng thuyết phục mọi người cũng chọn những sản
phẩm gia dụng điện tử tiết kiệm năng lượng. Tương tự như ý định tiêu dùng, hầu hết
người tiêu dùng sẽ tiếp tục mua và lên kế hoạch lựa chọn các sản phẩm và thiết bị điện
tử thân thiện với môi trường trong tương lai (78,7% - 79,4%). Đồng thời, có tới 70% số
người trong khảo sát sẽ khuyến khích mọi người sử dụng nhóm sản phẩm trong lĩnh vực
của nghiên cứu này.

136 | P a g e
KẾT LUẬN
Trong phạm vi bài nghiên cứu, nhóm nghiên cứu tập trung nghiên cứu về các
nhân tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng xanh đối với các sản phẩm điện tử gia dụng
tại Việt Nam. Sau khi hoàn thành nghiên cứu, nhóm nghiên cứu đã đạt được một số kết
quả nhất định.

Hệ thống hóa cơ sở lý luận về hành vi tiêu dùng xanh, các nhân tố ảnh hưởng đến
hành vi tiêu dùng xanh từ đó lựa chọn cách tiếp cận các thang đo nhân tố ảnh hưởng của
Syed S.Alam và cộng sự(2019), Kamonthip Maichum (2016) và Hung Vu Nguyen
và cộng sự (2017) bao gồm Thái độ, Nhận thức kiểm soát hành vi, Chuẩn mực chủ
quan, Sự hiểu biết, Thông tin, Giá bán hợp lí, Tính sẵn có, Ý định tiêu dùng và Hành vi
tiêu dùng làm cơ sở đến khảo sát các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng xanh đối
với các sản phẩm điện tử gia dụng tại Việt Nam. Trong quá trình nghiên cứu, nhóm
nghiên cứu cũng nghiên cứu sự ảnh hưởng của bối cảnh môi trường (Văn hóa, lịch sử
xã hội..) tới đặc điểm tính cách của người tiêu dùng Việt Nam và thông qua quá trình
nghiên cứu tài liệu, phỏng vấn sâu, nhóm nghiên cứu đã chỉ ra và đưa vào bổ sung trong
mô hình một nhân tố ảnh hưởng “Xu hướng tiêu dùng” được coi là nhân tố ảnh hưởng
đặc trưng đến hành vi tiêu dùng xanh đồ gia dụng điện tử của người tiêu dùng tại Việt
Nam.

Nhóm nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA, nhóm
nghiên cứu đã điều chỉnh mô hình nghiên cứu ban đầu từ 8 biến độc lập và 2 biến phụ
thuộc thành 8 biến độc lập bao gồm các nhân tố ảnh hưởng và 1 biến phụ thuộc là hành
vi tiêu dùng xanh.

Nhóm nghiên cứu đã phân tích số liệu trên 403 khảo sát người tiêu dùng, nhóm
nghiên cứu đã kiểm định thành công ảnh hưởng của các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi
tiêu dùng xanh và chỉ ra được mức độ tác động khác nhau giữa các nhân tố ảnh hưởng
với hành vi tiêu dùng xanh. Trong đó nhóm nghiên cứu chỉ ra:

Có 6 nhân tố tác động tới hành vi tiêu dùng xanh bao gồm Thái độ, Nhận thức
kiểm soát hành vi, chuẩn mực chủ quan, sự hiểu biết, giá bán sản phẩm và xu hướng

137 | P a g e
tiêu dùng. Thêm vào đó, với mô hình có độ tin cậy là 89.4% thì nhân tố ảnh hưởng
Thông tin có thể chấp nhận được.

Về mức độ, Sự hiểu biết có sự ảnh hưởng tích cực và mạnh mẽ nhất tới hành vi
tiêu dùng xanh (0.293), ngay sau đó là sự ảnh hưởng của nhân tố Thái độ tới hành vi
tiêu dùng xanh (0.202), tiếp theo là các nhân tố ảnh hưởng có mức độ ảnh hưởng gần
như tương tự nhau tới hành vi tiêu dùng xanh là nhân tố Nhận thức kiểm soát hành vi
(0.110) và Chuẩn mực chủ quan (0.107). Các nhân tố có mức độ ảnh hưởng nhẹ lần lượt
là Giá bán hợp lí (0.093) và Thông tin (0.068). Nhân tố bổ sung trên đặc điểm đặc trưng
trong điều kiện tại Việt Nam Xu hướng tiêu dùng có mức độ ảnh hưởng không nhỏ tới
hành vi tiêu dùng xanh (0.160). Tất cả 7 nhân tố tác động đến hành vi tiêu dùng xanh
đối với các sản phẩm điện tử gia dụng tại Việt Nam đều có tác động tích cực và phù hợp
với giả thuyết ban đầu.

Nhóm nghiên cứu cũng chỉ ra sự khác biệt trong kết quả phân tích mô tả mẫu
nghiên cứu về ý định tiêu dùng và hành vi tiêu dùng xanh giữa các nhóm tuổi, mức thu
nhập và số lượng thành viên trong gia đình. Trong đó thì nhóm tuổi 25-44 có mức độ
tích cực về về ý định và hành vi tiêu dùng xanh hơn nhóm từ 18-24 tuổi, số lượng thành
viên trong gia đình từ 2 đến 4 người và từ 4 người trở lên cũng có ý định tiêu dùng, hành
vi tiêu dùng hơn hẳn so mới những người tiêu dùng sống một mình. Thêm vào đó, nhóm
nghiên cứu cũng chỉ ra sự khác biệt trong ảnh hưởng của các nhân tố ảnh hưởng tới ý
định tiêu dùng và hành vi tiêu dùng xanh dưới các đặc điểm của người tiêu dùng.

Các kết luận này là căn cứ quan trọng để nhóm nghiên cứu đưa ra một số kiến
nghị và đề xuất trong chương 5 nhằm chứng minh ý nghĩa thực tiễn của việc thực hiện
nghiên cứu

Đối với các cơ quan quản lí nhà nước

(1) Bổ sung, xây dựng các chính sách, bộ luật hiện tại của nhà nước thêm tính
răn đe và có hướng dẫn thực hiện cụ thể, tăng cường đào tạo nguồn nhân lực để nâng
cao trình độ chuyên môn. (2) Tập trung xây dựng nguồn kinh phí ổn định để duy trì và
khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư các công nghệ mới vào sản xuất. (3) Phối hợp
với các doanh nghiệp thúc đẩy mạnh mẽ trong việc tuyên truyền quảng bá hành vi tiêu
dùng xanh, giáo dục người dân cách phân loại rác, hiểu biết về các sản phẩm điện tử gia
138 | P a g e
dụng tiết kiệm năng lượng từ đó nâng cao ý thức của người tiêu dùng. (4) Nhà nước cần
tạo điều kiện để thúc đẩy sản xuất, xây dựng mở rộng phạm vi các đại lý, nhà phân phối.

Đối với doanh nghiệp sản xuất

(1)Tăng cường áp dụng những công nghệ tân tiến hiện đại trong dây chuyền sản
xuất cũng như tính năng mới vào sản phẩm đồ gia dụng điện tử. (2) Sử dụng nguồn
nguyên vật liệu đạt chuẩn trong quy trình sản xuất (3) Đặt chữ “Tín” là điều kiện tiên
quyết trong sản xuất cũng như kinh doanh, (4) bàn bạc với nhà cung cấp nguyên vật
liệu, nâng cao quy trình tự động hóa trong sản xuất để đảm bảo về giá thành hợp lí.

Đối với nhà phân phối, doanh nghiệp bán lẻ

(1)Đào tạo nguồn nhân lực 1 cách bài bản về kĩ năng bán hàng, quảng cáo sản
phẩm cũng như nâng cao nhận thức, sự hiểu biết của mình về hành vi tiêu dùng xanh
cũng như các sản phẩm đồ gia dụng tiết kiệm năng lương, (2) mở rộng quy mô chuỗi
phân phối, các cửa hàng đến những nơi vùng sâu vùng xa, khó tiếp cận và tìm mua, (3)
không chỉ bày trí các khu vực trưng bày các đồ điện tử gia dụng tiết kiệm năng lượng
một cách khoa học và đẹp mắt ở trong cửa hàng mà còn nên làm cả ở trên những trang
bán hàng trực tuyến của nhà phân phối trở nên riêng biệt và dễ tìm thấy hơn. (4) Áp
dụng các chương trình khuyến mãi, chế độ hậu mãi và cung cấp thông tin đầy đủ và
chính xác của sản phẩm để thu hút, kích thích người tiêu dùng mua các sản phẩm đồ gia
dụng tiết kiệm năng lượng. (5) Khi nhà phân phối muốn tập trung vào các phân khúc
khách hàng riêng biệt thì nên chú trọng vào một số các nhân tố ảnh hưởng tới ý định và
hành vi tiêu dùng xanh đã nêu ở trên để có thể xác định rõ mục tiêu cũng như cách thức
tránh gây lãng phí các nguồn lực của nhà phân phối và các doanh nghiệp bán lẻ.

Đối với người tiêu dùng

(1) Cập nhật thông tin chính thống từ những kênh phương tiện đại chúng chính
thống của Chính phủ để không bị hiểu sai lệch trong vấn đề tiêu dùng xanh. (2) Ý thức
trong việc bảo vệ môi trường từ những việc làm đơn giản nhưng hiệu quả như: tiết kiệm
điện, nước, hạn chế sử dụng túi nilong. (3) Thay đổi hành vi tiêu dùng từ những sản
phẩm có tác động xấu đến môi trường bằng việc đầu tư một khoản tiền đủ lớn cho những
sản phẩm xanh, an toàn và tiết kiệm năng lượng.

139 | P a g e
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. Tiếng Việt
1. Nguyễn Thế Chinh (2017), Tăng trưởng kinh tế gắn với bảo vệ và cải thiện môi
trường - kinh nghiệm của Việt Nam, Tạp chí Môi trường, tại
http://tapchimoitruong.vn/pages/article.aspx?item=T%C4%83ng-
tr%C6%B0%E1%BB%9Fng-kinh-t%E1%BA%BF-g%E1%BA%AFn-
v%E1%BB%9Bi-b%E1%BA%A3o-v%E1%BB%87-v%C3%A0-
c%E1%BA%A3i-thi%E1%BB%87n-m%C3%B4i-
tr%C6%B0%E1%BB%9Dng---kinh-nghi%E1%BB%87m-c%E1%BB%A7a-
Vi%E1%BB%87t-Nam-47033, truy cập ngày 10/03/2020

2. Tuyết Chinh (2020), Tiêu dùng xanh thời 4.0, Báo Điện tử của Bộ Tài nguyên
và môi trường, https://baotainguyenmoitruong.vn/tieu-dung-xanh-thoi-4-0-
298232.html, truy cập ngày 10/03/2020

3. Hoàng Trọng Hùng, Huỳnh Thị Thu Uyên, Huỳnh Thị Nhi (2018), Các yếu tố
ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng xanh của người tiêu dùng tại thành phố Huế,
Tạp chí Khoa học Đại học huế: Kinh tế và phát triển, tập 127, số 5A, 199-212

4. Lại Phi Hùng (2013), Xu hướng biến đổi cấu trúc văn hóa vùng ở các tỉnh phía
Bắc Việt Nam, NXB Đại học Kinh tế quốc dân.

5. Phạm Thị Lan Hương (2014), Dự đoán ý định mua xanh của người tiêu dùng trẻ:
Ảnh hưởng của các nhân tố văn hóa và tâm lý, Tạp chí Kinh tế và Phát triển,
200(2), 66-78

6. Nguyễn Thế Khải, Nguyễn Thị Lan Anh (2016), Nghiên cứu ý định tiêu dùng
xanh của người tiêu dùng tại thành phố Hồ Chí Minh, Tạp chí Khoa học Đại học
Mở thành phố Hồ chí Minh, Số 2(47), 42-53

7. Nguyễn Đinh Yến Oanh, Phạm Thuỵ Bích Yên (2016), “Các yếu tố ảnh hưởng
đến ý định sử dụng dịch vụ thương mại di động của người tiêu dùng tỉnh An
Giang”, Tạp chí khoa học Đại học Mở TP.HCM- Số 52(1), 144-160

8. Hà Ngọc Thắng, Nguyễn Thành Độ (2016), “Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định
mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng Việt Nam: Nghiên cứu mở rộng thuyết
hành vi có hoạch định”, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Kinh tế và Kinh doanh,
tập 32, số 4 (2016), 21-28

9. Đặng Thu Trà (2019), Tổng quan lý luận về hành vi người tiêu dùng; truy cập
ngày 10/03/2020 tại https://luanvan24.com/tong-quan-ly-luan-ve-hanh-vi-nguoi-
tieu-dung/
140 | P a g e
10. Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), Phân Tích Dữ Liệu Nghiên Cứu
Với SPSS - Tập 2, Nhà xuất bản Hồng Đức, Thành phố Hồ Chí Minh.

11. Hồ Huy Tựu, Nguyễn Văn Ngọc, Đỗ Phương Linh (2018), Các nhân tố ảnh
hưởng đến hành vi tiêu dùng xanh của người dân Nha Trang, Tạp chí KTĐN số
103

12. Trần Anh Tuấn, Nguyễn Thị Tuyết Mai (2017), Các yếu tố ảnh hưởng đến hành
vi mua sắm xanh của người tiêu dùng ở thành phố Đông Hà, Tạp chí khoa học
Đại học Huế: Kinh tế và Phát triển, 126(5C), 33-44
II. Tiếng Anh
1. Ajzen, I.(1991), The theory of planned behavior, Organizational Behavior and
Human Decision Processes, 50(2), 179-211. http://doi.org/10.1016/0749-
5978(91)90020-T

2. Ajzen, I.(2011), The theory of planned behavior: Reactions and reflections,


Psychology and Health, 26(9), 1113-1127

3. Ajzen, I., &Fishbein, M.(1980), Understanding attitudes and predicting social


behavior. Englewood Cliffs, NJ: Prentice Hall

4. Ajzen, I., &Fishben, M.(2005), The influence of attitudes on behavior, In D.


Albarracin, B.T.Johnson, & M. P.Zanna(Eds), The handbook of attitudes (pp.
173-2221), Mahwah, NJ: Lawrence Erlbaum Associates.

5. Alibeli, M.A.; Johnson (2009), C. Environmental concern: A cross national


analysis. J. Int. Cross-Cult. Stud. 2009, 3, 1–10.

6. Baker, E. W., Al-Gahtani, S. S., & Hubona, G. S. (2007), The effects of gender
and age on new technology implementation in a developing country: Testing the
theory of planned behavior, Information Technology & People, 20(4), 352-375,
http://dx.doi.org/10.1108/09593840710839798

7. Barkhi, R., Belanger, F., & Hicks, J. (2008), A model of the determinants of
purchasing from virtual stores. Journal of Organizational Computing and
Electronic Commerce, 18(3), 177–196.
https://doi.org/10.1080/10919390802198840

8. Belch, GE & Belch, MA (2009), Advertising and Promotion: An Integrated


Marketing Communications Perspective, 8th edition, Boston: The McGraw-
Hill/Irwin

141 | P a g e
9. Bigsby, Hugh & Ozanne, L.K. (2002), The Purchase Decision: Consumers and
Environmentally Certified Wood Products, Journal of Forest Products Business
Research, Volume No.4, Article No.5.

10. Biswas, Aindrila & Roy, Mousumi. (2015), “Green products: An exploratory
study on the consumer behaviour in emerging economies of the East”, Journal of
Cleaner Production, Vol. 87. 463-468. 10.1016/j.jclepro.2014.09.075.

11. Boztepe, A. (2012) “Green marketing and its impact on consumer buying
behavior”, European Journal of Economic and Political Studies, 5(1): 5-21.

12. Cazaca S., Rotsios K., Moshonas G. Consumers’ Purchase Intentions Towards
Water Buffalo Milk Products (WBMPs) in the Greater Area of Thessaloniki,
Greece. Procedia Economics and Finance 2014:9:407-416. doi:10.1016/S2212-
5671(14)00042-2.

13. Chan, R. & Lau, L. (2000). Antecedents of green purchases: A survey in China.
Journal of Consumer Marketing, 17, 338–357.

14. Chen, J.-Y. (2003). The Study of Knowledge, Attitude and Behavior of Fifth and
Sixth Green Consumption. Master Thesis, Graduate Institute of Mathematics and
Science Education, National Hsinchu University of Education, Hsinchu City,
Taiwan (R.O.C.).

15. Cheng, S., Lam, T. & Hsu, C. H. C (2005), Testing the sufficiency of theory of
planned behavior: A case of customer dissatisfaction responses in restaurants.
International Journal of Hospitality Management. International Journal of
Hospitality Management, 24(4), 475-492,
http://dx.doi.org/10.1016/j.ijhm.2004.10.006.

16. Cheng, S; Lam, T, Hsu, C.H Negative word of mouth communication intention:
An application of the theory of planned behavior. J.Hosp. Tour. Res.2006, 30,
95-116

17. Chen‐Yu JH, Seock YK (2002). “Adolescents' clothing purchase motivations,


information sources, and store selection criteria: a comparison of male/female
and impulse/non-impulse shoppers”, Family and Consumer Sci. Res. J. 31(1),
50-77.

18. Chih-Cheng Chen, Chien-Wen Chen & Yi-Chun Tung (2018), “Exploring the
Consumer Behavior of Intention to Purchase Green Products in Belt and Road
Countries: An Empirical Analysis”; tại
https://www.researchgate.net/publication/323889437_Exploring_the_Consumer
_Behavior_of_Intention_to_Purchase_Green_Products_in_Belt_and_Road_Cou
ntries_An_Empirical_Analysis truy cập ngày 10/03/2020

142 | P a g e
19. Chin, Wynne W. 2010. Handbook of Partial Least Squares. Berlin: Springer, pp.
655–56. https://dx.doi.org/10.1016/b978-0-12-590241-0.

20. Chiou, J. S., Huang, C. Y., & Lee, H. H. (2005), Testing the sufficiency of the
theory of planned behavior: A case of customer dissatisfaction responses in
restaurants, International Journal of Hospitality Management, 24(4), 475-492,
http://dx.doi.org/10.1007/s10551-004-5263-6

21. Choi, Sejung & Kim, Yeonshin. (2005), “Antecedents of green purchase
behavior: An examination of collectivism, environmental concern, and PCE”,
Advances in Consumer Research. 32. 592-599.

22. Coleman, L., Bahnan, N., Kelkar, M., Curry, N. (2011), Walking the walk: How
the Theory of Reasoned Action explains adult and student intentions to go green,
Journal of Applied Business Research, Vol. 27, No 3.

23. Cronan, T. P., & Al-Rafee, S. (2008), Factors that influence the intention to
private software and media. Journal of Business Ethics, 78(4), 527-545,
http://dx.doi.org/10.1007/s10551-007-9366-8.

24. Fisbein, M., & Ajzen, I. (1975). Belief, Attitude, Intention and Behavior: An
Introduction to Theory and Research. Reading, MA: Addison-Wesley.

25. Fishbein, M. (1967), “Attitude and the prediction of behavior”, Reading in


attitude theory and measurement, pp. 477- 492. New York: Wiley”.

26. Fisk, G. (1974), Marketing and the Ecological Crisis, Perspectives on marketing
series. New york: Harper and Row

27. Fryxell, G.E.; Lo, C.W (2003), The influence of environmental knowledge and
values on managerial behaviours on behalf of the environment: An empirical
examination of managers in china. J. Bus. Ethics 2003, 46, 45–69.

28. Galalae, C. and Voicu, A. (2013), Consumer Behavior Research: Jacquard


Weaving in the Social Sciences, Management Dynamics in the Knowledge
Economy, Volum 1 no.2, pp. 277-292.

29. Gefen, D., Karahanna, E., & Straub, D. W. (2003b), Trust and TAM in online
shopping: an integrated model. MIS Quarterly, 27, 51-90.

30. Gilg, A., Barr, S., & Ford, N. (2005), Green consumption or sustainable
lifestyles? Identifying the sustainable consumer. Futures, 37(6), 481-504.
https://doi.org/10.1016/j.futures.2004.10.016

31. Gleim M., Jeffery S. Smith, Demetra Andrews, J. Joseph Cronin Jr (2013),
Against the Green: A multi-method Examination of the Barriers to Green
Consumption, Journal of Retailing, 89(1), 44-61.
143 | P a g e
32. Guido, G.; Prete, M.I.; Peluso, A.M.; Maloumby-Baka, R.C.; Buffa, C. The role
of ethics and product personality in the intention to purchase organic food
products: A structural equation modeling approach.Int. Rev. Econ. 2010, 57, 79–
102.

33. Hair & ctg (1998), Multivariate Data Analysis, Prentice-Hall International

34. Hair, Joe F., Marko Sarstedt, Lucas Hopkins, and Volker G. Kuppelwieser. 2014.
Partial Least Squares Structural Equation Modeling (PLS-SEM) An Emerging
Tool in Business Research. European Business Review 26: 106–21
https://www.emerald.com/insight/content/doi/10.1108/EBR-10-2013-
0128/full/html.

35. Haron, S.A., Paim, L. and Yahaya, N. (2005). Towards sustainable consumption:
An examination of environmental knowledge among Malaysians. International
Journal of Consumers Studies, 29(5), 426-436.

36. Harry C. Triandis (1994), The Psychological Measurement of Cultural


Syndromes, Research Gate,
https://www.researchgate.net/publication/232572970_The_Psychological_Meas
urement_of_Cultural_Syndromes, truy cập vào ngày 03/03/2020

37. Hauw- Sen Tan (2018), “Green products consumption behaviour among
industrial engineering undergraduate students based on the theory of planned
behavior”, IOP Conf. Ser.: Earth Environ. Sci. 195 012031

38. Hawkins, D.I., and Mothersbaugh, D.L. (2010), Consumer Behavior: Build- ing
Marketing Strategy, 11th Edition, Boston: Irwin/McGraw-Hill.

39. Henion, Karl E. and Thomas C. Kinnear (1976), Measuring the Effect of
Ecological Information and Social Class on Selected Product Choice Criteria
Importance Ratings, Ecological marketing, edited by the American Marketing
Association, 145-56. Chicago, IL: American Marketing Association.

40. Henseler J. R., Ringle C. M., Sinkovics R. R. (2009). The use of partial least
squares path modeling in international marketing. Advances. in International.
Marketing. 20 277–319. 10.2196/jmir.3122 https://www.jmir.org/2014/6/e148/.

41. Hessam Zand Hessami, Parisa Yousefi (2013), Investigation of major factors
influencing green purchasing behavior: Interactive approach, European Online
Journal of Natural and Social Sciences, Vol 2, No 4(2013)

42. Hirose, Y. and Ohtomo, S. (2007), The Dual-Process of Reactive and Intentional
Decision-Making Involved in Eco-Friendly Behavior. Journal of Environmental
Psychology, 27, 117-125, https://doi.org/10.1016/j.jenvp.2007.01.005

144 | P a g e
43. Hofstede, Geert (1980), “Culture’s Consequences: International Differences in
Work-Related Value”, Beverly Hills, CA: Sage.

44. Homer, P. M., & Kahle, L. R. (1988), A structural equation test of the value-
attitude-behavior hierarchy. Journal of Personality and Social Psychology, 54(4),
638–646. https://doi.org/10.1037/0022-3514.54.4.638

45. Hoyer, W. D., & MacInnis, D. J. (2003). Consumer Behavior. Boston: Houghton
Mifflin.

46. Hsu Y.-C.P., Chan F. Surveying Data on Consumer Green Purchasing Intention:
A Case in New Zealand. International. Journal of Business and Social Research
2015:5(5):1-14. Doi: 10.18533/ijbsr. v5i5.756.

47. Hugh R. Bigsby (2002), “The Purchase Decision: Consumers and


Environmentally Certified Wood Products”.

48. Hui & Trandis (1986), Individualism-Collectivism : A Study of Cross-Cultural


Researchers, Researchgate,
https://www.researchgate.net/publication/247723185_Individualism-
CollectivismA_Study_of_Cross-Cultural_Researchers, truy cập vào ngày
03/03/2020

49. Hung V.Nguyen, Cuong Hung Nguyen & Thoa Thi Bao Hoang (2018), “Green
consumption: Closing the intention-behavior gap”; truy cập ngày 10/03/2020 tại
https://www.researchgate.net/publication/326868782_Green_consumption_Clo
sing_the_intention-behavior_gap

50. Icek Ajzen (2003), Choice of Travel Mode in the Theory of Planned Behavior:
The Roles of Past Behavior, Habit, and Reasoned Action,
https://www.researchgate.net/publication/233044806_Choice_of_Travel_Mode
_in_the_Theory_of_Planned_Behavior_The_Roles_of_Past_Behavior_Habit_a
nd_Reasoned_Action truy cập vào ngày 02/03/2020

51. John A. McCarty, L.J. Shrum (2001), “The Influence of Individualism,


Collectivism, and Locus of Control on Environmental Beliefs and Behavior”.

52. JungHwa Son (2007), Indian consumer purchase behavior of foreign brand jeans
https://shareok.org/bitstream/handle/11244/8607/Son_okstate_0664M_2591.pdf
?sequence=1

53. JungHwa Son (2007), Indian consumer purchase behavior of foreign brand jeans
https://shareok.org/bitstream/handle/11244/8607/Son_okstate_0664M_2591.pdf
?sequence=1.

145 | P a g e
54. Juster, F. (1966). “Consumer buying intentions and purchase probability: an
experiment in survey design.”, Journal of American Statistical Association, 61,
658-696.

55. Kamonthip Maichum, Surakiat Parichatnon & Ke-Chung Peng (2016),


“Application of the Extended Theory of Planned Behavior Model to Investigate
Purchase Intention of Green Products among Thai Consumers”;
https://www.researchgate.net/publication/309396817_Application_of_the_Exte
nded_Theory_of_Planned_Behavior_Model_to_Investigate_Purchase_Intention
_of_Green_Products_among_Thai_Consumers.

56. Kars Perner, Ph.D. (2020), Consumer Behavior: The Psychology of Marketing,
USC Marshall, https://www.consumerpsychologist.com, Truy cập vào ngày
20/3/2020

57. Kasuma, Sulhaini, Rinuastuti (2018). “The Effect of Environmental Knowledge,


Green Advertising and Environmental Attitude toward Green Purchase
Intention”.

58. Kaufmann, H. R., Panni, M.F.A.K. and Orphanidou, Y. (2012). “Factors


affecting consumers’ green purchasing behavior: an integrated conceptual
framework”, Amfiteatru Economic, 15(31): 50-69.

59. Keller, K.L., and Kotler, P. (2011), Marketing Management. Pearson College Div

60. Khare, A. (2015), “Antecedents to green buying behaviour: a study on consumers


in an emerging economy”, Marketing Intelligence & Planning, Vol. 33 No. 3, pp.
309-329.

61. Kim, Y., Choi, S.(2005), Antecedents of Green Purchase Behavior: An


Examination of Collectivism, Environmental Concern, and PCE, Researchgate,
32(1): 592-599,
https://www.researchgate.net/publication/233894746_Antecedents_of_green_p
urchase_behavior_An_examination_of_collectivism_environmental_concern_a
nd_PCE, truy cập vào ngày 10/3/2020

62. Kline, Rex B. 2015. Principles and Practice of Structural Equation Modeling.
New York: Guilford Publications.

63. Laroche, M., Bergeron, J., & Barbaro-Forleo, G. (2001). Targeting consumers
who are willing to pay more for environmentally friendly products. Journal of
Consumer Marketing, 18(6), 503-520

64. Lee, C. (1990), “Modifying an American consumer behavior model for


consumers in Confucian culture: the case of Fishbein behavioral intention
model”, Journal of International Consumer Marketing, 3(1), 27-50

146 | P a g e
65. Lee, K. (2008). “Opportunities for Green Marketing: Young Consumers”,
Marketing Intelligence and Planning, 26(6), pp. 573-586.

66. Lee, K. (2008). Opportunities for green marketing: young consumers. Marketing
Intelligence & Planning, 26(6), 573 - 586.

67. Lee, N.; Choi, Y.J.; Youn, C.; Lee, Y. (2012). Does green fashion retailing make
consumers more eco-friendly? The influence of green fashion products and
campaigns on green consciousness and behavior. Cloth. Text. Res.J, 30, 67-82.

68. Lin, Hsiu-Fen. (2007). Effects of Extrinsic and Intrinsic Motivations on


Employee Knowledge Sharing Intentions. J. Information Science. 33. 135-149.
10.1177/0165551506068174.

69. Ling-yee, L. (1997), “Effect of collectivist orientation and ecological attitude on


actual environmental commitment: The moderating role of consumer
demographics and product involvement”, Journal of International Consumer
Marketing, 9, 31-53.

70. M. Chen, P. Tung (2014), Developing an extended Theory of Planned Behavior


model to predict consumers’ intention to visit green hotels, Int. J. Hosp. Manag.,
36 (2014), pp. 221-230.

71. Mansori, Shaheen (2012), Young Female Motivations for Purchase of Organic
Food in Malaysia,
https://www.researchgate.net/publication/337907699_Young_Female_Motivati
ons_for_Purchase_of_Organic_Food_in_Malaysia?fbclid=IwAR1QK3rWyrvop
9TEc9d0KebeIOxNMgBmkYGYWDu-b62_IaeU-8mPJaZFfHg, truy cập vào
ngày 02/03/2020

72. Martin Turcotte et al. (2010). Bridging the gap between ecology and evolution:
integrating density regulation and life history evolution. Annals of the New York
Academy of Sciences Journal, Vol.1206 Iss:1, pp. 17-34.

73. Michael A. Long & Douglas L. Murray. (2013). Ethical consumption, values
convergence/divergence and community development. J Agric Environ Ethics.,
(2013) 26:351-375. DOI 10.1007/s10806-0129384-0.

74. Mostafa, MM. (2007). Gender differences in Egyptian consumers’ green


purchase behavior: the effects of environmental knowledge, concern and attitude.
International Journal of Consumer Studies, Vol 31, pp. 220-229.

75. Nabsiah Abdul Wahid, Elham Rahbar and Tan Shwu Shyan, (2011). Factors
influencing the green purchase behavior of Penang environmental volunteers.
Journal of International Business Management, Vol. 5, Issue 1, pp. 38-49.

147 | P a g e
76. Nam, Changhyun & Dong, Huanjiao & Lee, Young-A. (2017), Factors
influencing consumers’ purchase intention of green sportswear. Fashion and
Textiles. 4. 10.1186/s40691-017-0091-3.

77. Newhouse, N. (1990), Implication of attitude and behavior research for


environmental conservation. Journal of Environmental Education, 22, 26-32,
http://dx.doi.org/10.1080/00958964.1990.9943043

78. Nguyen, Hung & Nguyen, Cuong & Hoang, Thoa. (2018) “Green consumption:
Closing the intention-behavior gap”, Sustainable Development.
10.1002/sd.1875.

79. Nor N. A. M., Muhammad A., Kassim A., Jamil C. Z M., Mat N., Salleh H. S.
Creating Green Consumer: How Environmental Knowledge and Environmental
Attitude Lead to Green Purchase Behaviour? International Journal of Art &
Sciences 2012:5(1):55-71.

80. Norman, P., & Conner, M. (2005), The theory of planned behavior and exercise:
Evidence for the mediating and moderating roles of planning on intention-
behavior relationships. Journal of Sport & Exercise Psychology, 27(4), 488-504

81. Nunnally, J. C. (1978), Psychometric Theory (2nd ed.). New York: McGraw-
Hill.

82. Paul, J., Modi, A. and Patel, J. (2016), “Predicting green product consumption
using theory of planned behavior and reasoned action”, Journal of Retailing and
Consumer Services, Vol. 29 No. 1, pp. 123-134.

83. Pedro Pereira Luzio, J. and Lemke, F. (2013), "Exploring green consumers'
product demands and consumption processes: The case of Portuguese green
consumers", European Business Review, Vol. 25 No. 3, pp. 281-300.

84. Rahman, D. Reynolds (2016), Predicting green hotel behavioral intentions using
a theory of environmental commitment and sacrifice for the environment Int. J.
Hosp. Manag., 52 (2016), pp. 107-116.

85. Raiyalakshmi Nittala (2014), Green consumer behavior of the educated segment
in India, Researchgate,
https://www.researchgate.net/publication/271400228_Green_Consumer_Behavi
or_of_the_Educated_Segment_in_India, truy cập vào ngày 01/03/2020

86. Rizwan, Muhammad & Hassan, M. & Danish, Rizwan & Ali, A.R. (2017).
Consumer's characteristics and social influence factors on green purchasing
intentions. Pakistan Journal of Life and Social Sciences. 15. 24-30.

148 | P a g e
87. Robinson, John P., Phillip R. Shaver, and Lawrence S. Wrightsman. 1991.
Criteria for Scale Selection and Evaluation. In Measures of Personality and
Social Psychological Attitudes. San Diego: Academic Press, pp. 1–16.

88. Shaw, D, Shiu, E., & Clarke, I. (2000), The contribution of ethical obligation and
self-identity to the theory of planned behavior: An exploration of ethical
consumers. Journal of marketing management. Journal of Marketing
Management, 16(8), 879-894, http://dx.doi.org/10.1362/026725700784683672

89. Sheila Bonini & Jeremy Oppenheim (2008), Cultivating the Green Consumer,
https://ssir.org/articles/entry/cultivating_the_green_consumer?fbclid=IwAR3X
HUH5NwB-aENtd56PPhSzlbQg3VSqO0VBjVzEIPC2RMCvSLEriYmNwPM,
truy cập vào ngày 02/03/2020

90. Shwu-Ing Wu & Jia-Yi Chen (2014), A model of green consumption behavior
constructed by the theory of planned behavior, Researchgate,
https://www.researchgate.net/publication/287504382_A_Model_of_Green_Con
sumption_Behavior_Constructed_by_the_Theory_of_Planned_Behavior, truy
cập vào ngày 01/03/2020

91. Syed S. Alam, Chieh-Yu Lin, Maisarah Ahmad, Nor A. Omar & Mohd H. Ali
(2019), “Factors Affecting Energy-Efficient Household Products Buying
Intention: Empirical Study”; truy cập ngày 10/03/2020 tại
https://www.researchgate.net/publication/334590120_Factors_Affecting_Energ
y-Efficient_Household_Products_Buying_Intention_Empirical_Study

92. Taufique, K.M.R.; Siwar, C.; Chamhuri, N.; Sarah, F.H (2016). Integrating
general environmental knowledge and eco-label knowledge in understanding
ecologically conscious consumer behavior. Procedia Econ. Financ. 2016, 37, 39–
45.

93. Yadav & Pathak, 2016, Young consumers' intention towards buying green
products in a developing nation: Extending the theory of planned behavior,
https://www.researchgate.net/publication/304577646_Young_consumers'_inten
tion_towards_buying_green_products_in_a_developing_nation_Extending_the
_theory_of_planned_behavior, truy cập ngày 12/03/2020

94. Zhen J. S. S., Mansori S (2012). Young Female Motivation for Purchase of
Organic. Food in Malaysia. International Journal of Contemporary Business
Studies 2012:3(5):61–72.

149 | P a g e
PHỤ LỤC 1
NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HÀNH VI TIÊU DÙNG XANH
ĐỐI VỚI CÁC SẢN PHẨM ĐIỆN TỬ GIA DỤNG TẠI VIỆT NAM

Kính gửi các anh/chị làm khảo sát!


Hiện nay nhóm nghiên cứu của Viện Đào tạo Tiên tiến, Chất lượng cao và POHE – Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đang thực
hiện nghiên cứu về ảnh hưởng của hành vi tiêu dùng xanh của người tiêu dùng các sản phẩm điện tử tiêu dùng tại Việt Nam nhằm làm
tiền đề cho việc xem xét, giải quyết các vấn đề môi trường liên quan đến tiêu dùng và làm cơ sở để đề ra các biện pháp hạn chế tình trạng
ô nhiễm môi trường đô thị đang ngày càng nghiêm trọng hiện nay. Từ đó đẩy mạnh tuyên truyền để thay đổi thói quen mua sắm, nâng cao
nhận thức của người dân về hạn chế xả rác thải ra môi trường là việc làm hết sức cần thiết. Chúng tôi rất mong nhận được sự hỗ trợ của
anh/chị để hoàn thành nghiên cứu của nhóm.

Xin các anh/chị hãy ĐÁNH GIÁ chính xác và đầy đủ nhất về tiêu dùng xanh các thiết bị điện tử tiêu dùng theo các câu hỏi dưới
đây!

Thông tin các anh chị cung cấp sẽ hoàn toàn được giữ bí mật và chỉ sử dụng cho mục đích nghiên cứu của nhóm. Nhóm nghiên cứu
xin trân trọng cảm ơn!

150 | P a g e
I. Phần thông tin chung (Vui lòng chỉ chọn 1 phương án trả lời cho mỗi câu hỏi)

1. Giới tính: □ Nam □ Nữ


2. Tuổi: □ 18 - 24 tuổi □ 25 - 44 tuổi □ 45 - 64 tuổi □ Trên 65 tuổi
3. Tình trạng hôn nhân: □ Độc thân □ Đã kết hôn □ Ly hôn □ Khác (xin ghi rõ)
4. Trình độ học vấn: □ Trung cấp □ Cao đẳng □ Đại học □ Trên đại học
5. Số lượng thành viên trong gia đình: □ 1 người □ 2 - 4 người □ Nhiều hơn 4 người
6. Nghề nghiệp hiện tại: □ Văn phòng □ Nội trợ □ Kinh doanh □ Khác (xin ghi rõ)
7. Thu nhập hiện tại: □ Dưới 6 □ Từ 6 - 10 □ Từ 10 - 20
( triệu VNĐ) □ Từ 20 – 30 □ Từ 30 - 40 □ Trên 40
8. Lần gần nhất mua sản phẩm điện máy? □ Dự định mua trong 3 tháng tới □ <1 năm
9. Trung tâm điện máy mua sắm □ Điện máy Xanh □ Media Mart □ Nguyễn Kim □ Khác (xin ghi rõ)

□ TP. Hà Nội □ TP. Hồ Chí Minh


10. Khu vực mua sắm (quận)
Quận (xin ghi rõ) Quận (xin ghi rõ)

151 | P a g e
II. Phần câu hỏi cụ thể

2.1. Thái độ. (Vui lòng chỉ chọn 1 phương án trả lời cho mỗi câu hỏi)
Hoàn Hoàn
toàn Không Bình toàn
Đồng ý
không đồng ý thường đồng ý
đồng ý
1 Tôi thích mua các sản phẩm điện tử gia dụng tiết kiệm năng lượng. □ □ □ □ □
2 Tôi nghĩ rằng mua sản phẩm điện tử gia dụng tiết kiệm năng lượng là một ý tưởng hay. □ □ □ □ □
3 Tôi rất hứng thú đối với các sản phẩm điện tử gia dụng tiết kiệm năng lượng. □ □ □ □ □

2.2. Chuẩn mực chủ quan (Vui lòng chỉ chọn 1 phương án trả lời cho mỗi câu hỏi)
Hoàn Hoàn
toàn Không Bình toàn
Đồng ý
không đồng ý thường đồng ý
đồng ý
Những người thân trong gia đình tôi (bố mẹ/vợ chồng,…) cho rằng nên mua các sản
4 □ □ □ □ □
phẩm điện tử gia dụng tiết kiệm năng lượng.
Những người bạn bè của tôi nghĩ rằng tôi nên mua các sản phẩm điện tử gia dụng tiết
5 □ □ □ □ □
kiệm năng lượng.
Những người quan trọng khác đối với tôi (đồng nghiệp, thần tượng,…) cũng cho rằng nên
6 □ □ □ □ □
mua các sản phẩm điện tử gia dụng tiết kiệm năng lượng

152 | P a g e
2.3. Nhận thức kiểm soát hành vi (Vui lòng chỉ chọn 1 phương án trả lời cho mỗi câu hỏi)
Hoàn Hoàn
toàn Không Bình toàn
Đồng ý
không đồng ý thường đồng ý
đồng ý
Tôi vẫn sẽ mua những sản phẩm điện tử gia dụng tiết kiệm năng lượng cho dù bạn bè
7 □ □ □ □ □
khuyên tôi không nên mua.
8 Tôi hoàn toàn kiểm soát được việc mua sản phẩm điện tử gia dụng tiết kiệm năng lượng. □ □ □ □ □
9 Tôi có đủ khả năng mua các sản phẩm điện tử gia dụng tiết kiệm năng lượng. □ □ □ □ □

2.4. Sự hiểu biết (Vui lòng chỉ chọn 1 phương án trả lời cho mỗi câu hỏi)
Hoàn Hoàn
toàn Không Bình toàn
Đồng ý
không đồng ý thường đồng ý
đồng ý
10 Tôi có kiến thức về những sản phẩm điện tử gia dụng tiết kiệm năng lượng. □ □ □ □ □
Tôi có kiến thức về sản phẩm điện tử gia dụng tiết kiệm năng lượng xuất phát từ những
11 □ □ □ □ □
kinh nghiệm sử dụng trước đó.
Tôi thực sự có ấn tượng tốt đối với những sản phẩm điện tử gia dụng tiết kiệm năng
12 □ □ □ □ □
lượng.
Tôi rất chắc chắn rằng các sản phẩm điện tử gia dụng tiết kiệm năng lượng có ảnh hưởng
13 □ □ □ □ □
tốt tới môi trường.
14 Tôi bị thu hút bởi những sản phẩm có dán nhãn thân thiện với môi trường. □ □ □ □ □
15 Tôi sẵn sàng thay đổi hành vi tiêung để góp phần bảo vệ môi trường. □ □ □ □ □

153 | P a g e
2.5. Thông tin (Vui lòng chỉ chọn 1 phương án trả lời cho mỗi câu hỏi)
Hoàn Hoàn
toàn Không Bình toàn
Đồng ý
không đồng ý thường đồng ý
đồng ý
Tôi chắc chắn rằng các sản phẩm điện tử gia dụng tiết kiệm năng lượng và bao bì đóng
16 □ □ □ □ □
gói có thể tái chế được.
Tôi có đủ thông tin để lựa chọn sử dụng các sản phẩm điện tử gia dụng tiết kiệm năng
17 □ □ □ □ □
lượng
18 Tôi rất quan tâm tới các vấn đề về môi trường toàn cầu và biến đổi khí hậu. □ □ □ □ □

2.6. Giá bán của sản phẩm (Vui lòng chỉ chọn 1 phương án trả lời cho mỗi câu hỏi)
Hoàn Hoàn
toàn Không Bình toàn
Đồng ý
không đồng ý thường đồng ý
đồng ý
Giá bán của sản phẩm điện tử gia dụng tiết kiệm năng lượng là một yếu tố quan trọng ảnh
19 □ □ □ □ □
hưởng rất lớn đến quyết định mua hàng của tôi
Giá bán hiện tại của các sản phẩm điện tử gia dụng tiết kiệm năng lượng hiệu quả còn quá
20 □ □ □ □ □
cao.
21 Đối với tôi, các sản phẩm điện tử gia dụng tiết kiệm năng lượng có giá cả hợp lý. □ □ □ □ □
Tôi nghĩ rằng giá bán của các sản phẩm điện tử gia dụng tiết kiệm năng lượng nên hợp lý
22 □ □ □ □ □
hơn.

154 | P a g e
2.7. Sự sẵn có của sản phẩm/ nhà phân phối (Vui lòng chỉ chọn 1 phương án trả lời cho mỗi câu hỏi)
Hoàn Hoàn
toàn Không Bình toàn
Đồng ý
không đồng ý thường đồng ý
đồng ý
Những trung tâm điện máy và đại lý phân phối sản phẩm điện tử gia dụng tiết kiệm năng
23 □ □ □ □ □
lượng không gần khu vực sinh sống của tôi.
24 Không có nhiều trung tâm thương mại gần nơi tôi ở. □ □ □ □ □
Tôi thực sự không biết những khu vực trung bày sản phẩm điện tử gia dụng tiết kiệm
25 □ □ □ □ □
năng lượng trong các trung tâm thương mại.
Nếu không để ý kĩ thì tôi sẽ không thấy các sản phẩm điện tử gia dụng tiết kiệm năng
26 □ □ □ □ □
lượng
Để tìm mua sản phẩm điện tử gia dụng tiết kiệm năng lượng không phải là điều thuận tiện
27 □ □ □ □ □
và dễ dàng.

2.8. Xu hướng tiêu dùng (Vui lòng chỉ chọn 1 phương án trả lời cho mỗi câu hỏi)
Hoàn Hoàn
toàn Không Bình toàn
Đồng ý
không đồng ý thường đồng ý
đồng ý
Tôi biết về sản phẩm điện tử gia dụng tiết kiệm năng lượng thông qua gia đình, bạn bè và
28 □ □ □ □ □
đồng nghiệp.
29 Hầu hết gia đình và bạn bè tôi đều mua sản phẩm điện tử gia dụng tiết kiệm năng lượng. □ □ □ □ □
Tôi cũng sẽ mua nếu mọi người xung quanh tôi đều lựa chọn sản phẩm điện tử gia dụng
30 □ □ □ □ □
tiết kiệm năng lượng
31 Tôi tin tưởng vào sự lựa chọn sản phẩm điện tử gia dụng tiết kiệm năng lượng của số đông. □ □ □ □ □

155 | P a g e
III. Ý định tiêu dùng (Vui lòng chỉ chọn 1 phương án trả lời cho mỗi câu hỏi)
Hoàn Hoàn
toàn Không Bình toàn
Đồng ý
không đồng ý thường đồng ý
đồng ý
32 Tôi thích lựa chọn những sản phẩm tiết kiệm năng lượng. □ □ □ □ □
33 Tôi thích sử dụng những sản phẩm ít gây ô nhiễm môi trường. □ □ □ □ □
34 Tôi sẽ thuyết phục mọi người cũng lựa chọn những sản phẩm thân thiện với môi trường. □ □ □ □ □

IV. Hành vi tiêu dùng (Vui lòng chỉ chọn 1 phương án trả lời cho mỗi câu hỏi)
Hoàn Hoàn
toàn Không Bình toàn
Đồng ý
không đồng ý thường đồng ý
đồng ý
35 Tôi sẽ tiếp tục mua các sản phẩm điện tử gia dụng tiết kiệm năng lượng trong tương lai. □ □ □ □ □
Tôi dự định vẫn tiếp tục lựa chọn mua các sản phẩm điện tử tiêu dùng tiết kiệm năng
36 □ □ □ □ □
lượng trong tương lai.
Tôi sẽ giới thiệu cho mọi người cùng sử dụng sản phẩm điện tử gia dụng tiết kiệm năng
37 □ □ □ □ □
lượng.

XIN TRÂN TRỌNG CẢM ƠN ANH/CHỊ ĐÃ HỖ TRỢ CHÚNG TÔI THỰC HIỆN NGHIÊN CỨU NÀY!

156 | P a g e
Phụ lục 2: Thống kê mẫu khảo sát người tiêu dùng các sản phẩm điện
tử gia dụng tại Việt Nam
Tần suất
Chỉ tiêu Tỷ lệ (%)
(Người)
Nam 141 35
Giới tính Nữ 262 65
Tổng số 403 100
18 – 24 tuổi 271 67.2
25 – 44 tuổi 108 26.8
Tuổi 45 – 64 tuổi 21 5.2
Trên 65 tuổi 3 0.7
Tổng số 403 100
Độc thân 315 78.2
Đã kết hôn 83 20.6
Tình trạng hôn
Ly hôn 4 1.0
nhân
Khác 1 0.2
Tổng số 403 100
Trung cấp 13 3.2
Cao đẳng 16 4.0
Trình độ học vấn Đại học 349 86.6
Trên đại học 25 6.2
Tổng số 403 100
1 người 12 3.0
Số lượng thành 2 – 4 người 274 68.0
viên trong gia đình Nhiều hơn 4 người 117 29.0
Tổng số 403 100
Văn phòng 98 24.3
Nội trợ 4 1.0
Kinh doanh 50 12.4
Khác 24 6.0
Nghề nghiệp hiện Sư phạm 6 1.5
tại Sinh viên 213 52.9
Kế toán 1 0.2
Bộ đội, công an 6 1.5
Nghỉ hưu 1 0.2
Tổng số 403 100
Dưới 6 242 60.0
Từ 6 - 10 70 17.4
Thu nhập hiện tại Từ 10 - 20 23 5.7
(triệu VNĐ) Từ 20 - 30 49 12.2
Từ 30 - 40 15 3.7
Trên 40 4 1.0

157 | P a g e
Tổng số 403 100
Dưới 1 năm 268 66.5
Lần mua sắm gần Dự định trong 3 tháng 134 33.3
nhất Trên 1 năm 1 .2
Tổng số 403 100
Nguyễn Kim 50 12.4
Trần Anh 22 5.5
Điện máy xanh 114 28.3
HC 23 5.7
Pico 30 7.4
Media Mart 111 27.5
Trung tâm điện Vinpro 18 4.5
máy đã/dự định Ecomart 4 1.0
mua sắm Thế giới di động 3 .7
FPT shop 6 1.5
Cellphones 1 .2
Shopee, Tiki 7 1.7
Amazon 3 .7
Cửa hàng tư nhân 11 2.7
Tổng số 403 100
Hoàn Kiếm 27 6.7
Đống Đa 41 10.2
Ba Đình 26 6.5
Hai Bà Trưng 50 12.4
Hoàng Mai 27 6.7
Long Biên 22 5.5
Thanh Xuân 24 6.0
Tây Hồ 17 4.2
Cầu Giấy 82 20.3
Hà Đông 17 4.2
Nam Từ Liêm 9 2.2
Khu vực mua sắm
Huyện Đông Anh 8 2.0
(quận)
Huyện Thường Tín 3 0.7
Huyện Mê Linh 4 1.0
Quận 1 8 2.0
Quận 3 5 1.2
Quận 4 5 1.2
Quận 5 5 1.2
Quận 9 5 1.2
Tân Bình 5 1.2
Bình Thạnh 7 1.7
Thủ Đức 6 1.5
Tổng số 403 100

158 | P a g e
Statistics

Indicator of each first matching case as


Primary

N Valid 403

Missing 0

Indicator of each first matching case as Primary

Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent

Valid Primary Case 403 100.0 100.0 100.0

Phụ lục 3: Kết quả kiểm định sơ bộ thang đo nhân tố ảnh hưởng
Tên biến Trung bình Phương sai Tương Hệ số
thang đo thang đo quan Cronbach’s
nếu loại nếu loại biến tổng Alpha nếu
biến biến loại biến
I. Quan điểm α = 0.886
X011 Tôi thích mua các sản phẩm điện tử gia dụng tiết kiệm 8.32 2.547 0.783 0.832
năng lượng.
X012 Tôi nghĩ rằng mua sản phẩm điện tử gia dụng tiết kiệm 8.26 2.477 0.788 0.828

năng lượng là một ý tưởng hay.


X013 Tôi rất hứng thú đối với các sản phẩm điện tử gia dụng 8.41 2.546 0.760 0.853
tiết kiệm năng lượng.
II. Chuẩn mực chủ quan α = 0.801
X021 Những người thân trong gia đình tôi (bố mẹ/vợ 7.51 2.116 0.581 0.799
chồng,…) cho rằng nên mua các sản phẩm điện tử gia
dụng tiết kiệm năng lượng.
X022 Những người bạn bè của tôi nghĩ rằng tôi nên mua các 7.63 2.021 0.685 0.687
sản phẩm điện tử gia dụng tiết kiệm năng lượng.
X023 Những người quan trọng khác đối với tôi (đồng 7.67 2.102 0.677 0.698
nghiệp, thần tượng,…) cũng cho rằng nên mua các sản
phẩm điện tử gia dụng tiết kiệm năng lượng
III. Khả năng kiểm soát α=0.679
X031 Tôi vẫn sẽ mua những sản phẩm điện tử gia dụng tiết 7.12 2.487 0.464 0.621
kiệm năng lượng cho dù bạn bè khuyên tôi không nên
mua.
X032 Tôi hoàn toàn kiểm soát được việc mua sản phẩm điện 6.99 2.353 0.585 0.463
tử gia dụng tiết kiệm năng lượng.
X033 Tôi có đủ khả năng mua các sản phẩm điện tử gia 7.24 2.576 0.433 0.660
dụng tiết kiệm năng lượng
IV. Kiến thức α=0.750
X041 Tôi có kiến thức về những sản phẩm điện tử gia dụng 19.17 8.494 0.368 0.744

tiết kiệm năng lượng.


X042 Tôi có kiến thức về sản phẩm điện tử gia dụng tiết 19.20 8.445 0.343 0.752
kiệm năng lượng xuất phát từ những kinh nghiệm sử
dụng trước đó.
X043 Tôi thực sự có ấn tượng tốt đối với những sản phẩm 18.60 7.987 0.483 0.715

điện tử gia dụng tiết kiệm năng lượng.

159 | P a g e
X044 Tôi rất quan tâm tới các vấn đề về môi trường toàn cầu 18.40 7.496 0.552 0.695

và biến đổi khí hậu.


X045 Tôi bị thu hút bởi những sản phẩm có dán nhãn thân 18.49 7.335 0.594 0.683

thiện với môi trường.


X046 Tôi sẵn sàng thay đổi hành vi tiêu dùng để góp phần 18.35 7.348 0.596 0.683
bảo vệ môi trường.
V. Thông tin α=0.647
X051 Tôi rất chắc chắn rằng các sản phẩm điện tử gia dụng 6.68 2.187 0.500 0.490
tiết kiệm năng lượng có ảnh hưởng tốt tới môi trường.
X052 Tôi chắc chắn rằng các sản phẩm điện tử gia dụng tiết 7.62 1.985 0.521 0.456
kiệm năng lượng và bao bì đóng gói có thể tái chế
được.
X053 Tôi có đủ thông tin để lựa chọn sử dụng các sản phẩm 7.10 2.674 0.361 0.669

điện tử gia dụng tiết kiệm năng lượng


VI. Giá bán α= 0.702
X061 Giá bán của sản phẩm điện tử gia dụng tiết kiệm năng 7.74 2.172 0.401 0.754

lượng là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng rất lớn đến
quyết định mua hàng của tôi
X062 Giá bán hiện tại của các sản phẩm điện tử gia dụng tiết 7.84 1.814 0.621 0.478

kiệm năng lượng hiệu quả còn quá cao.


X063 Đối với tôi, các sản phẩm điện tử gia dụng tiết kiệm 11.62 3.874 -0.34 0.702

năng lượng có giá cả hợp lý.


X064 Tôi nghĩ rằng giá bán của các sản phẩm điện tử gia dụng 7.75 1.949 0.547 0.576

tiết kiệm năng lượng nên hợp lý hơn.


VII. Sự sẵn có α = 814
X071 Những trung tâm điện máy và đại lý phân phối sản 11.94 11.404 0.548 0.796

phẩm điện tử gia dụng tiết kiệm năng lượng không gần
khu vực sinh sống của tôi.
X072 Không có nhiều trung tâm thương mại gần nơi tôi ở. 12.25 11.381 0.528 0.803
X073 Tôi thực sự không biết những khu vực trung bày sản 11.89 10.827 0.685 0.753

phẩm điện tử gia dụng tiết kiệm năng lượng trong các
trung tâm thương mại.
X074 Nếu không để ý kĩ thì tôi sẽ không thấy các sản phẩm 11.55 11.791 0.590 0.783
điện tử gia dụng tiết kiệm năng lượng
X075 Để tìm mua sản phẩm điện tử gia dụng tiết kiệm năng 11.73 11.009 0.684 0.755
lượng không phải là điều thuận tiện và dễ dàng.
VIII. Xu hướng tiêu α =674
dùng
X081 Tôi biết về sản phẩm điện tử gia dụng tiết kiệm năng 10.44 4.102 0.360 0.672
lượng thông qua gia đình, bạn bè và đồng nghiệp.
X082 Hầu hết gia đình và bạn bè tôi đều mua sản phẩm điện 10.80 3.949 0.470 0.598
tử gia dụng tiết kiệm năng lượng.
X083 Tôi cũng sẽ mua nếu mọi người xung quanh tôi đều 10.33 3.766 0.516 0.567
lựa chọn sản phẩm điện tử gia dụng tiết kiệm năng
lượng
X084 Tôi tin tưởng vào sự lựa chọn sản phẩm điện tử gia 10.35 3.875 0.484 0.589
dụng tiết kiệm năng lượng của số đông.

(Nguồn: Tổng hợp kết quả nghiên cứu của nhóm nghiên cứu)

160 | P a g e
Phụ lục 4: Kết quả kiểm định sơ bộ thang đo ý định và hành vi tiêu dùng xanh
Trung Phương sai Hệ số
Tương
bình thang thang đo Cronbach’s
Tên biến đo nếu nếu loại
quan biến
Alpha nếu loại
tổng
loại biến biến biến
I. Ý định tiêu dùng 0.793
Tôi thích lựa chọn những sản
Y011 8.11 1.912 0.629 0.725
phẩm tiết kiệm năng lượng.
Tôi thích sử dụng những sản
Y012 phẩm ít gây ô nhiễm môi 7.91 1.880 0.687 0.669
trường.
Tôi sẽ thuyết phục mọi người
Y013 cũng lựa chọn những sản phẩm 8.15 1.766 0.599 0.765
thân thiện với môi trường.
II. Hành vi tiêu dùng 0.803
Tôi sẽ tiếp tục mua các sản
Y021 phẩm điện tử gia dụng tiết kiệm 7.79 1.750 0.719 0.735
năng lượng trong tương lai.
Tôi dự định vẫn tiếp tục lựa
chọn mua các sản phẩm điện tử
Y022 7.81 1.798 0.725 0.733
tiêu dùng tiết kiệm năng lượng
trong tương lai
Tôi sẽ giới thiệu cho mọi người
Y023 cùng sử dụng sản phẩm điện tử 7.90 1.666 0.632 0.830
gia dụng tiết kiệm năng lượng.
(Nguồn: Tổng hợp kết quả nghiên cứu của nhóm nghiên cứu)

161 | P a g e
Phụ lục 5: Phân tích Communalities cho thang đo nhân tố ảnh hưởng
Communalities

Initial Extraction

x011 1.000 .802


x012 1.000 .808
x013 1.000 .796
x021 1.000 .626
x022 1.000 .765
x023 1.000 .752
x032 1.000 .604
x033 1.000 .579
x041 1.000 .642
x042 1.000 .520
x044 1.000 .685
x045 1.000 .658
x046 1.000 .695
x051 1.000 .610
x052 1.000 .622
x053 1.000 .542
x061 1.000 .551
x062 1.000 .745
x064 1.000 .662
x071 1.000 .627
x072 1.000 .685
x073 1.000 .711
x074 1.000 .723
x075 1.000 .718
x082 1.000 .602
x083 1.000 .688
x084 1.000 .671
Extraction Method: Principal Component Analysis.

(Nguồn: Tổng hợp kết quả nghiên cứu của nhóm nghiên cứu)

162 | P a g e
Phụ lục 6: Kết quả phân tích EFA thang đo nhân tố ảnh hưởng

Total Variance Explained

Component Initial Eigenvalues Extraction Sums of Squared Loadings Rotation Sums of Squared Loadings

Total % of Variance Cumulative % Total % of Variance Cumulative % Total % of Variance Cumulative %

1 6.151 22.782 22.782 6.151 22.782 22.782 2.978 11.029 11.029

2 3.175 11.759 34.540 3.175 11.759 34.540 2.491 9.228 20.257

3 2.203 8.160 42.701 2.203 8.160 42.701 2.375 8.796 29.053

4 1.510 5.594 48.295 1.510 5.594 48.295 2.271 8.410 37.463

5 1.370 5.072 53.367 1.370 5.072 53.367 2.258 8.363 45.826

6 1.363 5.048 58.415 1.363 5.048 58.415 1.999 7.405 53.231

7 1.179 4.368 62.784 1.179 4.368 62.784 1.887 6.989 60.219

8 1.137 4.211 66.995 1.137 4.211 66.995 1.829 6.775 66.995

9 .911 3.374 70.368

10 .807 2.989 73.357

11 .723 2.679 76.035

12 .643 2.380 78.415

13 .627 2.322 80.737

14 .520 1.927 82.664

15 .501 1.854 84.518

16 .490 1.815 86.333

17 .464 1.717 88.050

18 .423 1.566 89.615

19 .403 1.492 91.108

20 .379 1.405 92.513

21 .347 1.284 93.797

22 .326 1.207 95.004

23 .305 1.131 96.135

24 .292 1.082 97.217

25 .288 1.067 98.283

26 .242 .897 99.180

27 .221 .820 100.000

Extraction Method: Principal Component Analysis.


(Nguồn: Tổng hợp kết quả nghiên cứu của nhóm nghiên cứu)

163 | P a g e
Phụ lục 7: Phân tích Communalities cho thang đo ý định và hành vi tiêu dùng xanh

Communalities

Initial Extraction

y011 1.000 .641


y012 1.000 .593
y013 1.000 .515
y021 1.000 .616
y022 1.000 .650
y023 1.000 .635

Extraction Method: Principal Component Analysis.

(Nguồn: Tổng hợp kết quả nghiên cứu của nhóm nghiên cứu)

Phụ lục 8: Kết quả phân tích EFA thang đo ý định và hành vi tiêu dùng xanh

Total Variance Explained

Component Initial Eigenvalues Extraction Sums of Squared Loadings

Total % of Variance Cumulative % Total % of Variance Cumulative %

1 3.650 60.826 60.826 3.650 60.826 60.826


2 .800 13.333 74.159
3 .573 9.550 83.710
4 .393 6.552 90.261
5 .321 5.351 95.612
6 .263 4.388 100.000

Extraction Method: Principal Component Analysis.

(Nguồn: Tổng hợp kết quả nghiên cứu của nhóm nghiên cứu)

164 | P a g e
Phụ lục 9: Kết quả phân tích mô hình hồi quy thứ nhất

Model Summaryb

Model R R Square Adjusted R Std. Error of the Durbin-Watson


Square Estimate

1 .696a .485 .474 .45889 2.040

a. Predictors: (Constant), X8, X1, X4, X7, X6, X3, X5, X2


b. Dependent Variable: Y

ANOVAa

Model Sum of Squares df Mean Square F Sig.

Regression 77.995 8 9.749 46.297 .000b


1 Residual 82.969 394 .211

Total 160.964 402

a. Dependent Variable: Y
b. Predictors: (Constant), X8, X1, X4, X7, X6, X3, X5, X2

Coefficientsa
Model Unstandardized Coefficients Standardized Coefficients t Sig. Collinearity Statistics

B Std. Error Beta Tolerance VIF

(Constant) .489 .215 2.278 .023

X1 -.043 .029 -.055 -1.486 .138 .942 1.061

X2 .165 .038 .202 4.354 .000 .609 1.642

X3 .117 .045 .110 2.592 .010 .724 1.381

1 X4 .099 .040 .107 2.484 .013 .703 1.423

X5 .257 .040 .293 6.381 .000 .621 1.609

X6 .090 .039 .093 2.327 .020 .812 1.231

X7 .150 .037 .160 4.005 .000 .823 1.215

X8 .053 .032 .068 1.620 .106 .746 1.341

a. Dependent Variable: Y
(Nguồn: Tổng hợp kết quả nghiên cứu của nhóm nghiên cứu)

165 | P a g e
Phụ lục 10: Giá trị của các biến giả

Giá trị của biến Gioitinh


Gioitinh = 1 nếu người tiêu dùng là Nam
Gioitinh = 0 nếu người tiêu dùng là Nữ

Nam Nữ
Gioitinh 1 0

Giá trị của các biến Thunhap1, Thunhap2, Thunhap3, Thunhap4


Thunhap1 = 1Nếu người tiêu dùng có thu nhập từ 6-10 triệu
Thunhap1 = 0Nếu người tiêu dùng ngoài khoảng thu nhập từ 6-10 triệu
Thunhap2 = 1Nếu người tiêu dùng có thu nhập từ 10-20 triệu
Thunhap2 = 0Nếu người tiêu dùng ngoài khoảng thu nhập từ 10-20 triệu
Thunhap3 = 1Nếu người tiêu dùng có thu nhập từ 20-30 triệu
Thunhap3 = 0Nếu người tiêu dùng ngoài khoảng thu nhập từ 20-30 triệu
Thunhap4 = 1Nếu người tiêu dùng có thu nhập từ 30-40 triệu
Thunhap4 = 0Nếu người tiêu dùng ngoài khoảng thu nhập từ 30-40 triệu
Dưới 6 triệu Từ 6-10 Từ 10-20 Từ 20-30 Từ 30-40
triệu triệu triệu triệu
Thunhap1 0 1 0 0 0
Thunhap2 0 0 1 0 0
Thunhap3 0 0 0 1 0
Thunhap4 0 0 0 0 1

(Nguồn: Tổng hợp kết quả nghiên cứu của nhóm nghiên cứu)

166 | P a g e
Phụ lục 11: Kết quả phân tích One-way ANOVA
Sự khác biệt về hành vi tiêu dùng xanh giữa các nhóm giới tính

ANOVA

Sum of Squares df Mean Square F Sig.

Between Groups .173 1 .173 .433 .511

Within Groups 160.790 401 .401

Total 160.964 402

Sự khác biệt về hành vi tiêu dùng xanh giữa các nhóm thu nhập

ANOVA

Y02

Sum of Squares df Mean Square F Sig.

Between Groups .975 4 .244 .606 .658

Within Groups 159.989 398 .402

Total 160.964 402

167 | P a g e
Phụ Lục 12. Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính sự khác biệt về các nhân tố ảnh
hưởng đến hành vi tiêu dùng xanh dưới đặc điểm của người tiêu dùng

Model Summaryb

Model R R Square Adjusted R Std. Error of the Durbin-Watson


Square Estimate

1 .744a .553 .503 .44620 2.026

a. Predictors: (Constant), Gioitinh.X7, X4, Thunhap2.X5, Thunhap1.X3, Thunhap4.X6, X7,


Thunhap3.X2, X6, X3, X5, X2, Thunhap3.X6, Thunhap4.X3, Gioitinh.X2, Thunhap3.X7,
Thunhap1.X4, Thunhap2.X7, Thunhap4.X4, Thunhap2.X2, Thunhap1.X7, Gioitinh.X6,
Thunhap1.X6, Thunhap2.X4, Thunhap3.X5, Thunhap4.X7, Thunhap1.X2, Gioitinh.X3,
Thunhap3.X4, Gioitinh.X5, Thunhap1.X5, Gioitinh.X4, Thunhap2.X6, Gioitinh, Thunhap3.X3,
Thunhap2, Thunhap4.X5, Thunhap4, Thunhap1, Thunhap3, Thunhap4.X2, Thunhap2.X3
b. Dependent Variable: Y

ANOVAa

Model Sum of Squares df Mean Square F Sig.

Regression 89.091 41 2.173 10.914 .000b

1 Residual 71.873 361 .199

Total 160.964 402

a. Dependent Variable: Y
b. Predictors: (Constant), Gioitinh.X7, X4, Thunhap2.X5, Thunhap1.X3, Thunhap4.X6, X7,
Thunhap3.X2, X6, X3, X5, X2, Thunhap3.X6, Thunhap4.X3, Gioitinh.X2, Thunhap3.X7, Thunhap1.X4,
Thunhap2.X7, Thunhap4.X4, Thunhap2.X2, Thunhap1.X7, Gioitinh.X6, Thunhap1.X6, Thunhap2.X4,
Thunhap3.X5, Thunhap4.X7, Thunhap1.X2, Gioitinh.X3, Thunhap3.X4, Gioitinh.X5, Thunhap1.X5,
Gioitinh.X4, Thunhap2.X6, Gioitinh, Thunhap3.X3, Thunhap2, Thunhap4.X5, Thunhap4, Thunhap1,
Thunhap3, Thunhap4.X2, Thunhap2.X3

Coefficientsa

Model Unstandardized Coefficients Standardized t Sig. Collinearity Statistics


Coefficients

B Std. Error Beta Tolerance VIF

(Constant) .087 .315 .278 .781

X2 .194 .060 .236 3.218 .001 .229 4.357

X3 .145 .060 .137 2.425 .016 .389 2.569

1 X4 .181 .058 .197 3.146 .002 .315 3.174

X5 .213 .056 .243 3.781 .000 .300 3.328

X6 .096 .057 .100 1.690 .092 .355 2.819

X7 .165 .052 .176 3.163 .002 .399 2.505

168 | P a g e
Thunhap1 1.037 .646 .622 1.605 .109 .008 121.281

Thunhap2 -1.143 1.112 -.419 -1.028 .305 .007 134.608

Thunhap3 1.417 .818 .733 1.732 .084 .007 144.824

Thunhap4 .516 1.303 .155 .396 .692 .008 123.171

Thunhap1.X2 -.063 .098 -.161 -.640 .523 .020 51.133

Thunhap1.X3 .050 .126 .105 .398 .691 .018 56.199

Thunhap1.X4 -.262 .112 -.612 -2.339 .020 .018 55.393

Thunhap1.X5 -.109 .116 -.277 -.940 .348 .014 70.432

Thunhap1.X6 .015 .109 .036 .137 .891 .018 55.974

Thunhap1.X7 .147 .096 .317 1.536 .125 .029 34.483

Thunhap2.X2 .188 .220 .289 .854 .394 .011 92.773

Thunhap2.X3 .413 .462 .540 .893 .373 .003 295.430

Thunhap2.X4 -.305 .183 -.425 -1.671 .096 .019 52.276


Thunhap2.X5 -.074 .270 -.111 -.274 .784 .008 131.062

Thunhap2.X6 .189 .226 .271 .834 .405 .012 85.515

Thunhap2.X7 -.101 .240 -.128 -.419 .675 .013 75.682

Thunhap3.X2 -.211 .127 -.449 -1.668 .096 .017 58.483

Thunhap3.X3 -.042 .174 -.081 -.244 .807 .011 89.795

Thunhap3.X4 .004 .139 .007 .026 .979 .017 58.134

Thunhap3.X5 -.009 .128 -.018 -.068 .946 .019 53.879

Thunhap3.X6 -.099 .135 -.192 -.732 .465 .018 55.390

Thunhap3.X7 .057 .136 .103 .417 .677 .020 49.414

Thunhap4.X2 -.512 .382 -.611 -1.339 .181 .006 168.358


Thunhap4.X3 .652 .333 .699 1.957 .051 .010 102.996

Thunhap4.X4 .820 .360 .985 2.281 .023 .007 150.907

Thunhap4.X5 -.572 .361 -.685 -1.585 .114 .007 151.158

Thunhap4.X6 -.376 .237 -.438 -1.584 .114 .016 61.779

Thunhap4.X7 -.035 .235 -.039 -.151 .880 .019 53.325

Gioitinh .513 .427 .387 1.200 .231 .012 84.083

Gioitinh.X2 .052 .096 .164 .540 .590 .013 74.298

Gioitinh.X3 -.180 .108 -.489 -1.673 .095 .015 68.955

Gioitinh.X4 -.097 .099 -.281 -.974 .331 .015 67.434

Gioitinh.X5 .220 .093 .665 2.369 .018 .016 63.715

Gioitinh.X6 -.018 .090 -.055 -.205 .838 .017 59.156

Gioitinh.X7 -.161 .085 -.429 -1.895 .059 .024 41.515

a. Dependent Variable: Y

169 | P a g e

You might also like