You are on page 1of 97

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI


 

BÁO CÁO TỔNG KẾT


ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
 

ĐỀ TÀI:
NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG
ĐẾN Ý ĐỊNH MUA ỐNG HÚT SINH HỌC CỦA NGƯỜI
TIÊU DÙNG TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI

HÀ NỘI – 2022
i

TÓM LƯỢC

Nghiên cứu này nhằm mục đích khám phá các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua
ống hút sinh học của người tiêu dùng bao gồm 5 yếu tố: Ảnh hưởng xã hội, Nhận thức
về môi trường, Thái độ, Kiểm soát hành vi và Giá trị cảm nhận.
Nghiên cứu được thực hiện thông qua hai phương pháp là phương pháp nghiên
cứu định lượng và nghiên cứu định tính. Nghiên cứu định tính được thực hiện thông
qua phương pháp phỏng vấn với số lượng 10 người, trong quá trình xử lý số liệu tác
giả muốn tìm hiểu rõ hơn về các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua sản phẩm ống hút
sinh học. Nghiên cứu định lượng được thực hiện thông qua kỹ thuật phát bảng câu hỏi
đến các đối tượng là người tiêu dùng trên địa bàn Hà Nội với mẫu là 234. Dữ liệu được
xử lý bằng phần mềm SPSS 26.0. Phương pháp hồi quy bội dùng để kiểm định mô
hình các giả thuyết nghiên cứu.
Kết quả cho thấy có 5 yếu tố: Ảnh hưởng xã hội, Nhận thức về môi trường, Thái
độ, Kiểm soát hành vi và Giá trị cảm nhận có ảnh hưởng đến ý định mua ống hút sinh
học. Trong đó yếu tố Nhận thức về môi trường có tác động thuận chiều và mạnh nhất
đến ý định mua ống hút sinh học của người tiêu dùng.
Kết quả nghiên cứu đem lại một số hàm ý cho các tổ chức ban ngành, các doanh
nghiệp trong việc đẩy mạnh tuyên truyền về vấn đề bảo vệ môi trường, giảm thiểu rác
thải nhựa một cách tối đa và nâng cao chất lượng của các sản phẩm ống hút sinh học
nói riêng cũng như các sản phẩm xanh nói chung. Bên cạnh đó định hướng người tiêu
dùng về tác hại lớn của rác thải nhựa tới môi trường sống, từ đó họ sẽ thay đổi thói
quen tiêu dùng và nâng cao tầm quan trọng về việc bảo vệ môi trường sống xung
quanh chúng ta.
ii

LỜI CẢM ƠN

Trong suốt thời gian thực hiện đề tài, chúng tôi đã nhận được sự giúp đỡ của các
thầy cô khoa Marketing trường Đại học Thương Mại. Đặc biệt là sự hướng dẫn tận
tình của cô giáo hướng dẫn, Bộ môn Nguyên lý Marketing – Khoa Marketing –
Trường Đại học Thương Mại, đã hết lòng hướng dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ chúng tôi hoàn
thành đề tài này.
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn đến gia đình, người thân và bạn bè đã động
viên, khích lệ tinh thần giúp chúng tôi hoàn thành bài nghiên cứu.
Vì bài nghiên cứu được hoàn thành trong thời gian ngắn, với kiến thức và kinh
nghiệm còn hạn chế nên không tránh khỏi sai sót. Kính mong quý Thầy (Cô) và những
người quan tâm đóng góp ý kiến để chúng tôi có thể làm tốt hơn trong những lần
nghiên cứu tiếp theo.
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 4 tháng 3 năm 2022
Tác giả
iii

MỤC LỤC

TÓM LƯỢC.............................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN..........................................................................................................ii
MỤC LỤC............................................................................................................... iii
DANH MỤC BIỂU MẪU.....................................................................................vii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ, HÌNH VẼ.....................................................................viii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT........................................................................ix
PHẦN MỞ ĐẦU......................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI................................1
1.1. Tính cấp thiết nghiên cứu của đề tài................................................................1
1.2. Xác lập và tuyên bố vấn đề nghiên cứu trong đề tài.......................................2
1.3. Các mục tiêu nghiên cứu...................................................................................2
1.4. Các câu hỏi đặt ra cho nghiên cứu...................................................................3
1.4.1. Câu hỏi tổng quát..........................................................................................3
1.4.2. Câu hỏi cụ thể...............................................................................................3
1.5. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu.....................................................................3
1.5.1. Phạm vi nghiên cứu.......................................................................................3
1.5.2. Đối tượng nghiên cứu....................................................................................3
1.6. Ý nghĩa của nghiên cứu.....................................................................................3
1.6.1. Ý nghĩa khoa học...........................................................................................3
1.6.2. Ý nghĩa thực tiễn...........................................................................................4
1.7. Phương pháp nghiên cứu..................................................................................4
1.7.1. Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu thứ cấp.............................................4
1.7.2. Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu sơ cấp..............................................4
1.8. Kết cấu báo cáo nghiên cứu..............................................................................4
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU CÁC
NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH MUA ỐNG HÚT SINH HỌC CỦA
NGƯỜI TIÊU DÙNG TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI.....................................................6
2.1. Một số khái niệm và định nghĩa cơ bản...........................................................6
iv

2.1.1. Hành vi tiêu dùng xanh..................................................................................6


2.1.2. Người tiêu dùng xanh....................................................................................7
2.1.3. Sản phẩm xanh..............................................................................................7
2.1.4. Ống hút sinh học...........................................................................................8
2.2. Các mô hình nghiên cứu liên quan...................................................................9
2.2.1. Lý thuyết về hành vi người tiêu dùng.............................................................9
2.2.2. Thuyết hành động hợp lý (Theory of Reasoned Action – TRA)....................10
2.2.3. Thuyết hành vi dự định (Theory of Planned Behavior – TPB).....................11
2.3. Các đề tài nghiên cứu có liên quan.................................................................13
2.3.1. Đề tài nghiên cứu ở trong nước...................................................................13
2.3.2. Đề tài nghiên cứu ở nước ngoài..................................................................16
2.3.3. Tóm tắt các nghiên cứu...............................................................................18
2.4. Giả thuyết và mô hình nghiên cứu đề xuất....................................................20
2.4.1. Giả thuyết nghiên cứu.................................................................................20
2.4.2. Mô hình nghiên cứu đề xuất........................................................................22
TÓM TẮT CHƯƠNG 2........................................................................................23
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................................................24
3.1. Thiết kế nghiên cứu.........................................................................................24
3.1.1. Phương pháp nghiên cứu.............................................................................24
3.1.2. Quy trình nghiên cứu...................................................................................24
3.2. Phương pháp thu thập số liệu và kích thước mẫu.........................................25
3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu......................................................................25
3.2.2. Kích thước mẫu...........................................................................................25
3.2.3. Cách thức thu thập và xử lý số liệu.............................................................25
3.2.4. Xây dựng bảng câu hỏi và đánh giá sơ bộ các thang đo.............................27
TÓM TẮT CHƯƠNG 3........................................................................................30
CHƯƠNG 4: CÁC KẾT QUẢ PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÁC NHÂN TỐ
ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH MUA ỐNG HÚT SINH HỌC CỦA NGƯỜI TIÊU
DÙNG TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI.............................................................................31
4.1. Phân tích thống kê mô tả................................................................................31
v

4.1.1. Mô tả mẫu...................................................................................................31
4.1.2. Thống kê mô tả các biến nghiên cứu...........................................................35
4.2. Kiểm định độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha..............37
4.2.1. Kết quả phân tích thang đo “Ảnh hưởng xã hội”........................................37
4.2.2. Kết quả phân tích thang đo “Nhận thức về môi trường”............................38
4.2.3. Kết quả phân tích thang đo “Thái độ”........................................................38
4.2.4. Kết quả phân tích thang đo “Kiểm soát hành vi”........................................39
4.2.5. Kết quả phân tích thang đo “Giá trị cảm nhận”.........................................39
4.2.6. Kết quả phân tích thang đo “Ý định mua ống hút sinh học”.......................40
4.3. Phân tích khám phá nhân tố EFA (Exploratory FactorAnalysis)................40
4.3.1. Phân tích nhân tố với các biến độc lập........................................................40
4.3.2. Thang đo phụ thuộc.....................................................................................43
4.4. Kiểm định mô hình nghiên cứu bằng phân tích hồi quy.................................44
4.4.1. Điều chỉnh mô hình nghiên cứu...................................................................44
4.4.2. Phân tích hệ số tương quan Pearson (r)......................................................46
4.4.3. Phân tích hồi quy, kiểm định mô hình và kiểm định lý thuyết......................48
4.5. Kiểm định sự khác biệt của các biến định tính..............................................51
4.5.1. Kiểm định sự khác biệt theo “giới tính”.....................................................52
4.5.2. Kiểm định sự khác biệt theo “độ tuổi”........................................................52
4.5.3. Kiểm định sự khác biệt theo “nghề nghiệp”...............................................53
TÓM TẮT CHƯƠNG 4........................................................................................55
CHƯƠNG 5: BÀN LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ MỘT SỐ HÀM Ý..
..................................................................................................................................... 56
5.1. Kết luận............................................................................................................56
5.2. Hàm ý của kết quả nghiên cứu.......................................................................57
5.3. Các giải pháp nhằm nâng cao ý định mua ống hút sinh học của người tiêu
dùng trên địa bàn Hà Nội.......................................................................................58
5.3.1. Yếu tố nhận thức về môi trường...................................................................58
5.3.2. Yếu tố ảnh hưởng xã hội..............................................................................59
5.3.3. Yếu tố giá trị cảm nhận...............................................................................60
vi

5.3.4. Yếu tố kiểm soát hành vi..............................................................................60


5.3.5. Yếu tố thái độ...............................................................................................61
5.4. Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo.........................................................62
TÓM TẮT CHƯƠNG 5........................................................................................63
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................64
PHỤ LỤC...............................................................................................................66
vii

DANH MỤC BIỂU MẪU

Bảng 4. 1: Giới tính mẫu nghiên cứu...........................................................................47


Bảng 4. 2: Độ tuổi........................................................................................................48
Bảng 4. 3: Nghề nghiệp...............................................................................................49
Bảng 4. 4: Thu nhập.....................................................................................................50
Bảng 4. 5: Mô tả thống kê các biến nghiên cứu...........................................................53
Bảng 4. 6: Kết quả thang đo “Ảnh hưởng xã hội”.......................................................55
Bảng 4. 7: Kết quả thang đo “Nhận thức về môi trường”...........................................55
Bảng 4. 8: Kết quả thang đo “Thái độ”........................................................................56
Bảng 4. 9: Kết quả thang đo “Kiểm soát hành vi”.......................................................56
Bảng 4. 10: Kết quả thang đo “Giá trị cảm nhận”........................................................57
Bảng 4. 11: Kết quả thang đo “Ý định mua ống hút sinh học”....................................57
Bảng 4. 12: Hệ số KMO và kiểm định Bartlett's biến độc lập......................................58
Bảng 4. 13: Kết quả giá trị phương sai giải thích cho các biến độc lập........................60
Bảng 4. 14: Hệ số KMO và kiểm định Bartlett's biến phụ thuộc KMO and Bartlett's
Test.............................................................................................................................. 61
Bảng 4. 15: Kết quả phân tích EFA của biến phụ thuộc..............................................61
Bảng 4. 16: Thành phần thiết kế ban đầu.....................................................................62
Bảng 4. 17: Thành phần mới được rút trích từ EFA.....................................................63
Bảng 4.18: Bảng tóm tắt các giả thuyết cho mô hình nghiên cứu sau khi nghiên cứu
định tính và phân tích EFA..........................................................................................64
Bảng 4.19: Ma trận hệ số tương quan giữa các nhân tố (Pearson)...............................67
Bảng 4. 20: Đánh giá sự phù hợp của mô hình............................................................67
Bảng 4. 21: Bảng kết quả phân tích ANOVA..............................................................68
Bảng 4. 22: Kết quả hồi quy (sử dụng phương pháp Enter).........................................69
Bảng 4.23: Kết quả kiểm định sự khác biệt theo giới tính về ý định mua....................71
Bảng 4.24: Kết quả kiểm định sự đồng nhất của phương sai về ý mua ống hút sinh học
theo độ tuổi..................................................................................................................72
Bảng 4. 25: Kết quả phân tích Welch sự khác biệt về ý định ý mua ống hút sinh học
theo độ tuổi..................................................................................................................72
Bảng 4. 26: Kết quả kiểm định sự đồng nhất của phương sai về ý định ý mua ống hút
sinh học theo nghề nghiệp............................................................................................73
Bảng 4.27: Kết quả phân tích Welch sự khác biệt về ý định ý mua ống hút sinh học
theo nghề nghiệp..........................................................................................................73
Bảng 4. 28: Kết quả kiểm định sự đồng nhất của phương sai về ý định.......................74
Bảng 4. 29: Kết quả phân tích Welch sự khác biệt về ý định.......................................75
viii

DANH MỤC BIỂU ĐỒ, HÌNH VẼ

Hình 2. 1. Mô hình hành vi mua của người tiêu dùng..................................................20


Hình 2. 2: Tháp phân cấp nhu cầu theo A.Maslow......................................................21
Hình 2. 3: Mô hình thuyết hành động hợp lý...............................................................22
Hình 2. 4: Mô hình thuyết hành vi dự định..................................................................23
Hình 2. 5: Mô hình kết quả nghiên cứu của tác giả Phan Hoàng Bảo, Trịnh Quốc Bảo,
Đỗ Hồng Minh Huyên, Hồ Thị Thanh Thủy................................................................25
Hình 2. 6: Mô hình kết quả nghiên cứu của tác giả Phan Thị Ân Tình........................25
Hình 2. 7: Mô hình kết quả nghiên cứu của tác giả Phạm Ngọc Khanh.......................26
Hình 2. 8: Mô hình kết quả nghiên cứu của tác giả Võ Thị Bạch Hoa.........................27
Hình 2. 9: Mô hình kết quả nghiên cứu của tác giả Hosein Vazifehdoust, Mohammad
Taleghan, Fariba Esmaeilpour, Kianoosh Nazari.........................................................28
Hình 2. 10: Mô hình kết quả nghiên cứu của tác giả Afzaal Ali & Israr Ahmad.........29
Hình 2. 11: Mô hình kết quả nghiên cứu của tác giả Carmen Tanner & Sybille Wölfing
Kast.............................................................................................................................. 29
Hình 2. 12: Mô hình nghiên cứu đề xuất “Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua ống
hút sinh học của người tiêu dùng trên địa bàn Hà Nội”...............................................35
Hình 3. 1: Quy trình nghiên cứu..................................................................................39

Biểu đồ 4. 1: Giới tính mẫu nghiên cứu 48


Biểu đồ 4. 2: Biểu đồ phân bổ độ tuổi..........................................................................49
Biểu đồ 4. 3: Phân bổ nghề nghiệp..............................................................................50
Biểu đồ 4. 4: Phân bổ thu nhập....................................................................................52
ix

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

AHXH : Ảnh hưởng xã hội


Ctg : Các tác giả
Cs : Cộng sự
EFA : Exploratory Factor Analysis – Phân tích nhân tố khám phá
GTCN : Giá trị cảm nhận
KMO : Kaiser – Meyer – Olkin – Chỉ số để xem xét sự thích hợp của
phân tích nhân tố
KSHV : Kiểm soát hành vi
Mean : Giá trị trung bình
NXB : Nhà xuất bản
NT : Nhận thức
Sig : Significance level – Mức ý nghĩa
TD : Thái độ
TPB : Theory of Planned Behavior - Lý thuyết hành vi có kế hoạch
TRA : Theory of Reasoned Action - Thuyết hành động hợp lý 
YD : Ý định mua ống hút sinh học
1

PHẦN MỞ ĐẦU

CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI


Đây là chương đầu tiên của bài nghiên cứu khoa học: xác định đề tài nghiên
cứu, sau đó sẽ xác định mục tiêu, câu hỏi, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương
pháp nghiên cứu để thực hiện bài nghiên cứu này, cuối cùng là ý nghĩa của việc
nghiên cứu và kết cấu của bài nghiên cứu này
1.1. Tính cấp thiết nghiên cứu của đề tài
Vấn đề ô nhiễm môi trường luôn là một trong những vấn đề nhức nhối của nhân
loại. Bởi nó ảnh hưởng và chi phối không gian sống của chúng ta. Có thể nói, các loại
ô nhiễm như: ô nhiễm không khí, ô nhiễm tiếng ồn, ô nhiễm môi trường nước,... hay
vấn đề thực phẩm không an toàn,... đang tác động không nhỏ đến sức khỏe và tinh thần
của con người. Sự ô nhiễm không chỉ bởi hoạt động sản xuất kinh doanh, đi lại mà nó
còn đến từ những vật dụng chúng ta sử dụng hàng ngày là những vật tưởng chừng như
vô hại được làm từ những vật liệu khó phân hủy được.
Theo thống kê của Bộ Tài nguyên & Môi trường thì mỗi năm, Việt Nam thải ra
môi trường 1,8 triệu tấn rác thải nhựa, trong đó có 0,28 triệu – 0,73 triệu tấn thải ra
biển (tức là chiếm khoảng 6% tổng rác thải nhựa ra biển của toàn thế giới). Đơn cử
như Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, mỗi ngày thải ra môi trường khoảng 80 tấn
nhựa và nilon. Trong đó, cứ 4.000 – 5.000 tấn rác thải mỗi ngày thì đã có 7% – 8% là
rác thải nhựa, nilon. Với thực trạng xả rác thải nhựa như vậy, chẳng mấy chốc Việt
Nam sẽ chìm trong biển rác nhựa và phải đối mặt với nguy cơ “ô nhiễm trắng” trầm
trọng.
Nhận thức được những điều này, người tiêu dùng đã thay đổi về thói quen và
hành vi mua, việc sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường dần trở thành một
nếp sống tất yếu, một xu hướng sống hiện đại và văn minh. Thay thế những sản phẩm
nhựa bằng những sản phẩm có tính dễ phân hủy và tái sử dụng được là xu hướng mà
người tiêu dùng hướng đến. Chính vì vậy mà sản phẩm “ ống hút sinh học” đang thực
sự là mối quan tâm đối với mỗi khách hàng. Ống hút sinh học phân hủy hoàn toàn, ống
hút tre, ống hút giấy, ống hút cỏ bàng,... là những loại ống hút thân thiện với môi
trường đang được thịnh hành. Sự xuất hiện của nó đã góp phần thay đổi thói quen và
nhận thức người tiêu dùng thành phố Hà Nội trong việc sử dụng ống hút nhựa một lần.
Và nó đang trở thành phong trào ngày càng lan rộng được sử dụng rất nhiều ở các nhà
hàng, quán cà phê,...
2

Vậy để có thể tìm hiểu rõ hơn về các nhân tố tác động vào ý định này nhóm
chúng em đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý
định mua ống hút sinh học của người tiêu dùng trên địa bàn Hà Nội”. Qua đó đưa ra
các đề xuất giúp cho doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh ống hút sinh học có thể tiếp
cận dễ dàng sản phẩm của mình đến với người tiêu dùng. Bên cạnh đó khuyến khích
hành vi mua ống hút sinh học của người tiêu dùng tại Hà Nội nói riêng và toàn quốc
nói chung.
1.2. Xác lập và tuyên bố vấn đề nghiên cứu trong đề tài
Qua thời gian học tập và sinh sống tại Hà Nội, chúng em nhận thấy ý định mua
của người tiêu dùng trên địa bàn Hà Nội đối với ống sinh học còn hạn chế, chưa được
phổ biến đối với các gia đình. Đặc biệt là lợi ích của việc sử dụng ống nước sinh học
đối với môi trường và cá nhân người tiêu dùng còn chưa được mọi người tiếp cận một
cách cụ thể và chi tiết. Do đó, chúng ta cần phải tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến ý
định mua của ống nước sinh học của người tiêu dùng trên địa bàn Hà Nội để đưa ra
các hướng giải quyết các vấn đề đó nhằm có thể đưa việc sử dụng ống hút sinh học
đến gần với người tiêu dùng trên địa bàn Hà Nội.
Để giải quyết tồn tại trên chúng ta cần phải làm rõ các vấn đề sau để phục vụ
nghiên cứu đề tài:
 Khái quát lý thuyết về các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua ống hút sinh học
của người tiêu dùng, từ đó lấy làm cơ sở cho việc nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng đến ý
định mua của người tiêu dùng trên địa bàn Hà Nội.
 Phân tích rõ mục đích và giới hạn phạm vi của vấn đề nghiên cứu về các ý định
mua ống hút sinh học của người tiêu dùng trên địa bàn Hà Nội, nhằm đưa việc mua và
sử dụng ống hút sinh học đến gần hơn với người tiêu dùng trên địa bàn Hà Nội.
 Thu thập nghiên cứu các dữ liệu sơ cấp và thứ cấp thông qua các phương pháp
khảo sát phiếu trực tiếp, gián tiếp, phỏng vấn. Qua đó đánh giá thực trạng sử dụng và
mua dùng ống hút sinh hoạt của người tiêu dùng trên địa bàn Hà Nội.
 Đề xuất giải pháp hữu hiệu nhằm thúc đẩy ý định mua ống hút sinh học của
người tiêu dùng trên địa bàn Hà Nội.
1.3. Các mục tiêu nghiên cứu
Đề tài được thực hiện nhằm đạt các mục tiêu:
 Mục tiêu tổng quát:
Tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua ống hút sinh học của người tiêu
dùng trên địa bàn Hà Nội. Trên cơ sở đó đưa ra các khuyến nghị cho người tiêu dùng
trên địa bàn Hà Nội sử dụng ống hút sinh học thân thiện, bảo vệ môi trường.
 Mục tiêu cụ thể:
3

 Xây dựng mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua ống hút sinh học của
người tiêu dùng trên địa bàn Hà Nội.
 Phân tích thực trạng và đánh giá mức độ tác động của từng nhân tố đến ý định
mua ống hút sinh học của người tiêu dùng trên địa bàn Hà Nội.
 Thông qua kết quả nghiên cứu để xác định nhân tố nào tác động mạnh nhất đến
ý định mua ống hút sinh học của người tiêu dùng trên địa bàn Hà Nội. Từ đó đưa ra
những giải pháp nhằm thúc đẩy ý định mua ống hút sinh học của người tiêu dùng, đưa
người tiêu dùng đến gần hơn với việc sử dụng ống hút sinh học làm hạn chế rác thải
nhựa, thân thiện với môi trường.
1.4. Các câu hỏi đặt ra cho nghiên cứu
1.4.1. Câu hỏi tổng quát
Những nhân tố nào ảnh hưởng đến ý định mua ống hút sinh học của người tiêu
dùng trên địa bàn Hà Nội?
1.4.2. Câu hỏi cụ thể
 Yếu tố ảnh hưởng xã hội có ảnh hưởng đến ý định mua ống hút sinh học của
người tiêu dùng trên địa bàn Hà Nội không?
 Yếu tố nhận thức về môi trường có ảnh hưởng đến ý định mua ống hút sinh học
của người tiêu dùng trên địa bàn Hà Nội không?
 Yếu tố thái độ có ảnh hưởng đến ý định mua ống hút sinh học của người tiêu
dùng trên địa bàn Hà Nội không?
 Yếu tố kiểm soát hành vi có ảnh hưởng đến ý định mua ống hút sinh học của
người tiêu dùng trên địa bàn Hà Nội không?
 Yếu tố giá trị cảm nhận có ảnh hưởng đến ý định mua ống hút sinh học của
người tiêu dùng trên địa bàn Hà Nội không?
1.5. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
1.5.1. Phạm vi nghiên cứu
 Về lĩnh vực nghiên cứu: Xã hội.
 Về mặt không gian: Thành phố Hà Nội.
 Về mặt thời gian: 1/11/2021 - 30/1/2022.
1.5.2. Đối tượng nghiên cứu
 Đối tượng nghiên cứu: Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua ống hút sinh học
của người tiêu dùng trên địa bàn Hà Nội.
 Khách thể nghiên cứu: Người tiêu dùng cả nam và nữ có biết tới ống hút sinh
học.
4

1.6. Ý nghĩa của nghiên cứu


1.6.1. Ý nghĩa khoa học
Về mặt khoa học, đề tài nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua ống
hút sinh học của người tiêu dùng trên địa bàn Hà Nội. Nhóm nghiên cứu sử dụng
những thang đo từ các nghiên cứu thực nghiệm trong và ngoài nước của nhiều tác giả
trên các lĩnh vực khác nhau. Những nghiên cứu này đã ứng dụng thành công mô hình
Hành động hợp lý (TRA) của (Ajzen & Fishbein 1975) và mô hình Hành vi dự định
(TPB) của (Ajzen, 1991), lý thuyết hành vi người tiêu dùng của Philip Kotler (2013)
để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến ý định của người tiêu dùng khi sử dụng ống hút
thân thiện với môi trường.
1.6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Thông qua nghiên cứu, kết quả nhận được sẽ đóng góp như một tài liệu tham
khảo về cơ sở lý luận về các nhân tố ảnh hưởng tới ý định mua các loại ống hút sinh
học. Bên cạnh đó nó cũng góp phần làm phong phú thêm tài liệu về ống hút nói chung
và các sản phẩm thân thiện với môi trường nói riêng.
Những kết quả nghiên cứu sẽ là nguồn tài liệu đóng góp cho các chuyên đề tốt
nghiệp, khóa luận tốt nghiệp cho sinh viên năm cuối. Ngoài ra thông qua kết quả
nghiên cứu giúp các doanh nghiệp có thêm thông tin từ phía khách hàng về hành vi
mua sản phẩm của họ sẽ bị tác động bởi các nhân tố nào, từ đó làm cơ sở khoa học cho
việc điều chỉnh lại các chiến lược marketing, cũng như xây dựng thương hiệu cho phù
hợp với xu hướng và thị hiếu của khách hàng, nhằm thu hút khách hàng và tăng khả
năng cạnh tranh trên thị trường mục tiêu.
1.7. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài được thực hiện bởi sự kết hợp 2 phương pháp nghiên cứu định tính và
định lượng.
1.7.1. Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu thứ cấp
Tham khảo từ Internet tổng cục thống kê, các bài báo, nghiên cứu trong nước và
nước ngoài.
1.7.2. Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu sơ cấp
Khảo sát, phỏng vấn: Bảng hỏi được phát trực tiếp và thông qua khảo sát online
trên địa bàn Hà Nội với số lượng là 300 mẫu.
Nội dung chi tiết phương pháp nghiên cứu sẽ được trình bày ở Chương 3.
1.8. Kết cấu báo cáo nghiên cứu
Ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục bảng biểu và hình ảnh, danh mục từ
viết tắt, tài liệu tham khảo và phụ lục, đề tài có kết cấu gồm 5 chương như sau:
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
5

Chương mở đầu trình bày tính cấp thiết nghiên cứu của đề tài, vấn đề nghiên cứu,
mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, đối tượng, phạm vi nghiên cứu, ý nghĩa
nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và kết cấu của đề tài.
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU CÁC
NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH MUA ỐNG HÚT SINH HỌC CỦA
NGƯỜI TIÊU DÙNG TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI
Giới thiệu các khái niệm lý thuyết có liên quan đến đề tài nghiên cứu, tổng quan
lý thuyết. Tóm tắt các nghiên cứu đã thực hiện trước đó, từ đó rút ra mô hình nghiên
cứu tổng quan các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua ống hút sinh học của người tiêu
dùng trên địa bàn Hà Nội.
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đưa ra các phương pháp dùng trong nghiên cứu như phương pháp định tính, định
lượng, phương pháp lấy mẫu, các phương pháp xử lý số liệu...
CHƯƠNG 4: CÁC KẾT QUẢ PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÁC NHÂN
TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH MUA ỐNG HÚT SINH HỌC CỦA NGƯỜI
TIÊU DÙNG TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI
Phân tích dữ liệu, tóm tắt kết quả nghiên cứu được.
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
Kết luận chính của nghiên cứu, bàn luận kết quả nghiên cứu, từ kết quả rút ra
được các hàm ý, đề xuất, hạn chế của nghiên cứu và hướng đề tài tiếp theo.
6

CHƯƠNG 2

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH


HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH MUA ỐNG HÚT SINH HỌC CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG
TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI

Chương này nhằm giới thiệu cơ sở lý thuyết cho nghiên cứu. Trên cơ sở này, mô
hình nghiên cứu được xây dựng dựa trên các nhân tố tác động đến ý định mua ống hút
sinh học của người tiêu dùng trên địa bàn Hà Nội. Chương này gồm 2 phần chính, cơ
sở lý thuyết về ý định mua ống hút sinh học của người tiêu dùng và xây dựng mô hình
nghiên cứu.
2.1. Một số khái niệm và định nghĩa cơ bản
2.1.1. Hành vi tiêu dùng xanh
Hành vi của người tiêu dùng là hành động của các nhân người tiêu dùng trong
việc tìm kiếm, đánh giá và lựa chọn mua sản phẩm hay dịch. Hành vi của người tiêu
dùng còn phản ánh hành vi mua của các nhân dưới sự tác động của các yếu tố bên
trong và bên ngoài đến tâm lý trong quá trình đưa ra quyết định mua sản phẩm hay
dịch vụ đó.
Theo Philip Kotler, “Hành vi của người tiêu dùng là việc nghiên cứu cách các cá
nhân, nhóm và tổ chức lựa chọn, mua, sử dụng và loại bỏ hàng hóa, dịch vụ, ý tưởng
và trải nghiệm để thỏa mãn nhu cầu và mong muốn của họ”.
Theo David L.Loudon & Albert J. Della Bitta, “Hành vi người tiêu dùng được
định nghĩa là quá trình ra quyết định và hành động thực tế của các cá nhân khi đánh
giá, mua sắm, sử dụng hoặc loại bỏ những hàng hoá và dịch vụ”.
Hành vi tiêu dùng xanh là hành vi mua, sử dụng và tuyên truyền các sản phẩm
thân thiện, bảo vệ môi trường mà không có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe của con
người cũng như không làm ảnh hưởng đến các hệ sinh thái của môi trường tự nhiên
như đất, nước, không khí,... Tiêu dùng xanh xuất phát từ chính mỗi chúng ta với mong
muốn giảm thiểu rác thải nhựa khó phân hủy thay bằng các sản phẩm có thể tái chế,
thời gian phân hủy nhanh không làm ảnh hưởng đến môi trường trên Trái Đất, từ đó
giúp cho sức khỏe của con người ngày càng được cải thiện.
Xu hướng tiêu dùng xanh đang ngày càng phát triển mạnh mẽ trên thế giới và
Việt Nam cũng là một nước đang cố gắng thực hiện xu thế đó một cách nhanh nhất với
những hiệu ứng và mức độ lan truyền việc tiêu dùng xanh ngày càng nhanh và mạnh
7

mẽ. Chính phủ các nước ngày đang nỗ lực đưa ra các chính sách khuyến khích người
dân của nước mình sử dụng các sản phẩm tiêu dùng xanh.
Hành vi tiêu dùng xanh không chỉ là việc mua, bán, cung cấp, sử dụng và tuyên
truyền các sản phẩm thân thiện với môi trường mà nó còn tạo điều kiện thuận lợi có
mục tiêu dài hạn về bảo vệ và bảo tồn môi trường tự nhiên và trước tiên là môi trường
xung quanh chúng ta sống bằng các hoạt động thực tế như sử dụng túi giấy, túi vải
thay cho túi nilon khi đi mua thực phẩm, thay thế ống hút nhựa dùng một lần bằng ống
hút sinh học thân thiện với môi trường, thực hiện các thử thách một ngày nói không
với rác thải nhựa,...Từ đó tạo hiệu ứng tốt tác động đến cộng động để cùng chung tay
bảo vệ môi trường khỏi sự đe dọa của rác thải nhựa.
2.1.2. Người tiêu dùng xanh
Chưa có khái niệm - Người tiêu dùng xanh
Theo thống kê của cơ quan Cone Communications năm 2013, ở Hoa Kỳ có 71%
người tiêu dùng quan tâm tới môi trường khi họ mua sắm, trong đó 7% quan tâm đến
môi trường trong mọi lần mua sắm, 20% thường xuyên quan tâm đến môi trường và
44% quan tâm đến môi trường (A.N, 2021).
Hiện nay, người tiêu dùng trên thế giới đang dần dần hướng tới các sản phẩm
xanh, thân thiện với môi trường và coi đó như một tiêu chuẩn cho các sản phẩm và
dịch vụ chất lượng cao. Người tiêu dùng sẵn lòng trả giá cao hơn cho những hàng hóa
được gắn nhãn mác đạt tiêu chuẩn sản xuất bền vững. Xu hướng sống xanh, tiêu dùng
xanh cũng đặt ra bài toán mới cho các doanh nghiệp Việt để phù hợp với xu thế phát
triển chung và nâng cao vị thế, tăng sức cạnh tranh ở cả thị trường trong và ngoài nước
(Tạp chí Bộ Công thương , 2021).
2.1.3. Sản phẩm xanh
Hiện nay có rất nhiều định nghĩa về sản phẩm xanh và vẫn chưa có định nghĩa
nào thống nhất. Chẳng hạn, Shamdasani & cộng sự định nghĩa sản phẩm xanh là sản
phẩm không gây ô nhiễm cho trái đất hoặc tổn hại tài nguyên thiên nhiên và có thể tái
chế và bảo tồn. Sản phẩm xanh đó là một sản phẩm có chất liệu hoặc bao bì thân thiện
với môi trường hơn trong việc giảm tác động đến môi trường (Shamdasani, et al.,
1993). Nimse và cộng sự cho rằng sản phẩm xanh là những sản phẩm sử dụng các vật
liệu có thể tái chế, giảm thiểu tối đa phế thải, giảm sử dụng nước và năng lượng, tối
thiểu bao bì và thải ít chất độc hại ra môi trường (Nimse, et al., 2007). Nói cách khác,
sản phẩm xanh đề cập đến sản phẩm kết hợp các chiến lược tái chế hoặc với tái chế nội
dung, giảm bao bì hoặc sử dụng các vật liệu ít độc hại hơn để giảm tác động lên tự
nhiên môi trường (Irawan, R., Darmayanti, & D., 2012).
Sản phẩm xanh được biết đến là một trong những sản phẩm đang là xu hướng
của thị trường hiện nay. Các sản phẩm xanh được tạo ra từ những loại vật liệu thân
8

thiện với môi trường, giảm thiểu tối đa các chất độc hại có thể gây ảnh hưởng đến
công nhân và người tiêu dùng, cải thiện tốt được chất lượng của nguồn không khí
trong nhà và giảm được tình trạng ô nhiễm nước.
Sản phẩm xanh là những sản phẩm được tạo ra từ các vật liệu thân thiện với môi
trường, sản phẩm không gây ô nhiễm cho trái đất hoặc làm tổn hại đến chức năng của
hệ sinh thái tự nhiên. Sản phẩm xanh là những sản phẩm ở các ngành hàng như đồ gia
dụng, thực phẩm, mỹ phẩm,....chúng được sản xuất từ các nguyên liệu thiên nhiên, hữu
cơ hoặc các thành phần đơn giản, gần như không gây tổn hại đến môi trường cũng như
sức khỏe của mọi người.
2.1.4. Ống hút sinh học
Theo wikipedia, ống hút là một đồ dùng hình ống, cho phép người dùng lấy đồ
uống thuận tiện hơn, dùng để đưa những thức uống (thường là đồ uống lạnh) hoặc thức
ăn lỏng như sữa lắc, sữa, nước ngọt, nước ép trái cây,trà sữa từ ly, cốc,... đựng thức
uống đó đến miệng. Ống hút thường được làm từ bằng giấy, tre, thép không gỉ hoặc
nhựa (chẳng hạn như polypropylene và polystyrene), hoặc vật liệu khác.
Ống hút nhựa xếp thứ 6 trong top các loại rác khó có thể phân hủy và nằm trong
top 10 loại rác thải được tìm thấy nhiều nhất khi nhắc đến vấn đề chất thải đại dương.
Có tới 8.3 tỷ ống hút nhựa đang làm ô nhiễm mọi bãi biển trên toàn thế giới – Theo kết
quả nghiên cứu của Hiệp hội nghiên cứu biển Hoa Kỳ năm 2018.
Hiện nay trên thị trường có có rất nhiều loại ống hút nhựa được bày bán với đủ
màu sắc và kích cỡ khác nhau, bắt mắt thu hút trẻ nhỏ. Chúng có giá thành vô cùng
nhẹ nên được các quán trà sữa,... sử dụng rất nhiều nhằm tiết kiệm chi phí. Nhưng thế
giới phải mất từ 200 – 500 năm để ống hút nhựa mới có thể phân rã không đồng nghĩa
rằng chúng bị loại trừ hoàn toàn.
Người tiêu dùng ở nhiều quốc gia đã và đang nỗ lực tìm kiếm sản phẩm thay
thế. Trước “cái chết” của ống hút nhựa, phong trào sử dụng ống hút sinh học bùng nổ
và nhanh chóng lan rộng ra toàn cầu.
Thế nào là Ống hút sinh học . Ống hút sinh học được giới thiệu sẽ trở thành sản phẩm
thay thế hoàn hảo cho ống hút nhựa, góp phần giảm thiểu rác thải nhựa và bảo vệ môi
trường.
Ống hút sinh học được sản xuất từ được làm hoàn toàn từ tinh bột ngô,... cùng
với chất tự phân hủy nhập khẩu trực tiếp từ Châu Âu. Để sản xuất ống hút an toàn,
phía công ty sản xuất toàn bộ trên quy trình công nghệ cao, có bộ phận giám sát,
không hóa chất nên đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
Các loại ống hút sinh học thân thiện với môi trường ngày càng có nhiều mẫu mã
hơn, và đang được sử dụng ngày càng phổ biến ở các thành phố lớn của Việt Nam. Nó
đã và đang tiếp cần được đến người tiêu dùng ưa chuộng sử dụng các loại sản phẩm
9

xanh, thân thiện với môi trường. Khi xu hướng bảo vệ môi trường ngày càng được
quan tâm hơn và mong muốn hạn chế rác thải nhựa, một số nhà hàng, quán ăn,...đang
dần sử dụng ống hút sinh học thay thế cho ống hút nhựa.
2.2. Các mô hình nghiên cứu liên quan
2.2.1. Lý thuyết về hành vi người tiêu dùng
Trong giáo trình “Quản trị Marketing” của Giáo sư Philip Kotler và cộng sự đã
nêu lên các lý thuyết về hành vi mua của người tiêu dùng như sau:
Các chiến lược Marketing hỗn hợp đều xuất phát từ sự nghiên cứu về hành vi, sở
thích mua và tiêu dùng và xem thử phản ứng của khách hàng. Sự thành công của các
chiến lược Marketing sau này là sự nghiên cứu đúng về hành vi khách hàng, nâng cao
khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp và bên cạnh đó, cũng nhiều nhà nghiên cứu đã
đưa ra nhiều mô hình khác nhau để mô tả hành vi người tiêu dùng.

Hình 2. 1. Mô hình hành vi mua của người tiêu dùng


(Nguồn: Philip Kotler & Kevin Keller, 2013)
Mô hình hành vi người tiêu dùng gồm 3 nhân tố cơ bản: các tác nhân kích thích,
hộp đen ý thức và các phản ứng đáp lại của người tiêu dùng.
Trong lý thuyết hành vi người tiêu dùng của Philip Kotler chỉ ra rằng: văn hóa,
xã hội, cá nhân và tâm lý. Những nhân tố này là những nhân tố thuộc môi trường bên
ngoài doanh nghiệp, doanh nghiệp không kiểm soát được. Đây là những tác nhân đóng
vai trò hình thành và tạo ra những biến đổi về các đặc tính trong hành vi người tiêu
dùng nên cần phải được xem xét cẩn thận:
 Các yếu tố thuộc về văn hóa
 Các yếu tố thuộc về xã hội
 Các yếu tố mang tính chất cá nhân
 Các yếu tố tâm lý
10

Lý thuyết về động cơ của A. MASLOW: Abraham Maslow (1943) đã tìm cách lý


giải việc tại sao vào những thời điểm khác nhau, người ta lại bị thúc đẩy bởi những
nhu cầu khác nhau. Tại sao một người nào đó lại dành khá nhiều thời gian và công sức
vào sự an toàn cá nhân, còn người kia thì muốn được người khác trọng vọng? Câu trả
lời của ông là nhu cầu của con người được sắp xếp theo một trật tự thứ bậc, từ nhu cầu
có tính chất cấp thiết nhất đến nhu cầu ít cấp thiết nhất.

Hình 2. 2: Tháp phân cấp nhu cầu theo A.Maslow


(Nguồn: A.Maslow, 1943)
2.2.2. Thuyết hành động hợp lý (Theory of Reasoned Action – TRA)
Mô hình thuyết hành động hợp lý cho rằng ý định hành vi dẫn đến hành vi và ý
định được quyết định bởi thái độ cá nhân đối hành vi, cùng sự ảnh hưởng của chuẩn
chủ quan xung quanh việc thực hiện các hành vi đó (Fishbein, M., Ajzen, & I., 1975).
Trong đó, Thái độ và Chuẩn chủ quan có tầm quan trọng trong ý định hành vi.
Thuyết hành động hợp lý quan tâm đến hành vi của người tiêu dùng cũng như
xác định khuynh hướng hành vi của họ, trong khuynh hướng hành vi là một phần của
thái độ hướng tới hành vi (ví dụ cảm giác chung chung của sự ưa thích hay không ưa
thích của họ sẽ dẫn đến hành vi) và một phần nữa là các chuẩn chủ quan (Sự tác động
của người khác cũng dẫn tới thái độ của họ).
Lý thuyết hành động hợp lý là mô hình được thành lập để dự báo về ý định
(Fishbein, M., Ajzen, & I., 1975) có hai yếu tố chính trong mô hình là Thái độ và
Chuẩn chủ quan được biểu hiện trong hình sau đây:
11

Hình 2. 3: Mô hình thuyết hành động hợp lý


(Nguồn: Fishbein & Ajzen, 1975)
Các thành phần trong mô hình TRA bao gồm:
 Hành vi là những hành động quan sát được của đối tượng (Fishbein, M., Ajzen,
& I., 1975) được quyết định bởi ý định hành vi.
 Ý định hành vi (Behavioral intention) đo lường khả năng chủ quan của đối
tượng sẽ thực hiện một hành vi và có thể được xem như một trường hợp đặc biệt của
niềm tin (Fishbein, M., Ajzen, & I., 1975). Được quyết định bởi thái độ của một cá
nhân đối với các hành vi và chuẩn chủ quan.
 Thái độ (Attitudes) là thái độ đối với một hành động hoặc một hành vi (Attitude
toward behavior), thể hiện những nhận thức tích cực hay tiêu cực của cá nhân về việc
thực hiện một hành vi, có thể được đo lường bằng tổng hợp của sức mạnh niềm tin và
đánh giá niềm tin này (Hale,2003). Nếu kết quả mang lại lợi ích cá nhân, họ có thể có
ý định tham gia vào hành vi (Fishbein, M., Ajzen, & I., 1975).
 Chuẩn chủ quan (Subjective norms) được định nghĩa là nhận thức của một cá
nhân, với những người tham khảo quan trọng của cá nhân đó cho rằng hành vi nên hay
không nên được thực hiện (Fishbein, M., Ajzen, & I., 1975). Chuẩn chủ quan có thể
được đo lường thông qua những người có liên quan với người tiêu dùng, được xác
định bằng niềm tin chuẩn mực cho việc mong đợi thực hiện hành vi và động lực cá
nhân thực hiện phù hợp với sự mong đợi đó (Fishbein, M., Ajzen, & I., 1975).
Hình thức đơn giản theo toán học của Ý định hành vi được thể hiện: B - I =
W1AB +W2SNB. Trong đó: B là hành vi mua; I là xu hướng mua; A là thái độ của
người tiêu dùng đến sản phẩm, thương hiệu; SN là chuẩn chủ quan liên quan đến thái
độ của những người có liên quan; W1 và W1 là các trọng số của A và SN.
2.2.3. Thuyết hành vi dự định (Theory of Planned Behavior – TPB)
Thuyết hành vi dự định (TPB) (Ajzen & I., 1991), được phát triển từ lý thuyết
hành động hợp lý (TRA; Ajzen & Fishbein, 1975), giả định rằng một hành vi có thể
được dự báo hoặc giải thích bởi các xu hướng hành vi để thực hiện hành vi đó.
12

Theo thuyết hành vi dự định của (Ajzen & I., 1991), tác giả cho rằng ý định thực
hiện hành vi sẽ chịu ảnh hưởng bởi ba nhân tố như thái độ đối với hành vi, tiêu chuẩn
chủ quan và nhận thức về kiểm soát hành vi.

Hình 2. 4: Mô hình thuyết hành vi dự định


(Nguồn: Ajzen, 1991)
Như vậy, theo TPB ý định thực hiện hành vi là một hàm của ba nhân tố:
 Thái độ (Attitude Toward Behavior – AB) được khái niệm như là đánh giá tích
cực hay tiêu cực về hành vi thực hiện. Ajzen lập luận rằng một cảm xúc tích cực hay
tiêu cực cá nhân, cụ thể là thái độ thể hiện một hành vi bị ảnh hưởng bởi các yếu tố
tâm lý và các tình huống đang gặp phải.
 Chuẩn chủ quan (Subjective Norm – SN) hay ảnh hưởng xã hội được định
nghĩa là “áp lực xã hội nhận thức để thực hiện hoặc không thực hiện hành vi” (Ajzen
& I., 1991). Ảnh hưởng xã hội đề cập đến những ảnh hưởng và tác động của những
người quan trọng và gần gũi có thể tác động đến cá nhân thực hiện hành vi.
 Nhận thức kiểm soát hành vi (Perceived Behavior Control - PBC) phản ánh việc
dễ dàng hay khó khăn khi thực hiện hành vi và việc thực hiện hành vi đó có bị kiểm
soát, hạn chế hay không (Ajzen & I., 1991). Ajzen (1991) đề nghị nhân tố kiểm soát
hành vị tác động trực tiếp đến ý định thực hiện hành vi và nếu người tiêu dùng chính
xác trong nhận thức của mình, thì kiểm soát hành vi dự báo cả hành vi.
TPB đã được áp dụng thành công để dự đoán và giải thích các hành vi khác nhau
như: lựa chọn đánh giá, giảm cân, ngừng hút thuốc, vi phạm giao thông, vv.., nó cung
cấp một khuôn khổ lý thuyết chi tiết có liên quan cho việc hợp nhất nhiều cấu trúc chìa
khóa và định nghĩa rõ ràng về mỗi cấu trúc trong lý thuyết.
Ưu điểm:
Mô hình TPB được xem như tối ưu hơn mô hình TRA trong việc dự đoán và giải
thích hành vi của người tiêu dùng trong cùng một nội dung và hoàn cảnh nghiên cứu.
Bởi vì mô hình TPB khắc phục được nhược điểm của mô hình TRA bằng cách bổ sung
thêm yếu tố kiểm soát hành vi cảm nhận.
Hạn chế:
Thứ nhất, TPB như là một sự thay thế cho giới hạn kiểm soát ý chí của TRA và
cho rằng hành vi là có chủ ý và có kế hoạch. Tuy nhiên TPB dựa trên niềm tin rằng
13

mọi người đều có suy nghĩ hợp lý và đưa ra những quyết định hợp lý dựa trên thông
tin sẵn có, vì thế động cơ vô thức không được đưa vào xem xét trong mô hình TPB.
Nghĩa là, TPB chưa khắc phục được hết những hạn chế của TRA (Godin, G., Kok, &
G., 1996). TPB đánh giá dựa vào những kỳ vọng, khi một trong số các kỳ vọng thay
đổi thì sẽ dẫn đến sự thay đổi về hành vi.
Thứ hai, thực tế các yếu tố để xác định ý định thì không giới hạn thái độ, ảnh
hưởng xã hội và kiểm soát hành vi (Ajzen & I., 1991). Vì thế, nhiều nghiên cứu thực
nghiệm cho thấy rằng chỉ có 40% biến thiên ý định của hành vi có thể được giải thích
bằng TPB (Ajzen & I., 1991). Nghĩa là, có thể mở rộng các yếu tố khác cũng ảnh
hưởng đến ý định của hành vi.
2.3. Các đề tài nghiên cứu có liên quan
2.3.1. Đề tài nghiên cứu ở trong nước
2.3.1.1. Nghiên cứu của tác giả Phan Hoàng Bảo, Trịnh Quốc Bảo, Đỗ Hồng
Minh Huyên, Hồ Thị Thanh Thủy (2020).

Hình 2. 5: Mô hình kết quả nghiên cứu của tác giả Phan Hoàng Bảo, Trịnh Quốc
Bảo, Đỗ Hồng Minh Huyên, Hồ Thị Thanh Thủy
Nghiên cứu của tác giả Phan Hoàng Bảo, Trịnh Quốc Bảo, Đỗ Hồng Minh
Huyên, Hồ Thị Thanh Thủy (2020) với đề tài nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến ý
định sử dụng ống hút thân thiện với môi trường của người tiêu dùng thành phố Hồ Chí
Minh”. Đề tài được xây dựng dựa trên các lý thuyết: thuyết Hành động hợp lý TRA
(Fishbein, M., Ajzen, & I., 1975), thuyết Hành vi dự định TPB (Ajzen & I., 1991), lý
thuyết hành vi người tiêu dùng (Philip Kotler, 2013) và các đề tài nghiên cứu trong
nước và nước ngoài. Đề tài được thực hiện phương pháp phi xác suất thuận tiện thông
qua bảng câu hỏi chính thức đối với 320 người tiêu dùng cả nam và nữ có biết về ống
hút thân thiện với môi trường đang sinh sống tại khu vực TP. HCM. Kết quả cho thấy
5 yếu tố là: (1) Thái độ, (2) Chuẩn chủ quan, (3) Kiểm soát hành vi, (4) Ảnh hưởng xã
hội, (5) Nhận thức về môi trường có ảnh hưởng trực tiếp đến ý định sử dụng ống hút
14

thân thiện với môi trường của người tiêu dùng Thành phố Hồ Chí Minh. Trong đó,
Thái độ là yếu tố ảnh hưởng mạnh nhất đến ý định sử dụng ống hút thân thiện với môi
trường của người tiêu dùng, tiếp đến là yếu tố Kiểm soát hành vi và yếu tố Chuẩn chủ
quan.
2.3.1.2. Nghiên cứu của tác giả Phan Thị Ân Tình (2021)

Hình 2. 6: Mô hình kết quả nghiên cứu của tác giả Phan Thị Ân Tình
Nghiên cứu của tác giả Phan Thị Ân Tình (2021) với đề tài nghiên cứu “Nghiên
cứu ý định tiêu dùng xanh của người dân tại thành phố Cam Ranh - Khánh Hòa” được
được tiến hành qua hai bước: nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức. Kết quả
nghiên cứu cho thấy tác động của năm nhân tố: Niềm tin sản phẩm xanh, thái độ đối
với môi trường (Mei và cộng sự, 2012), định vị sản phẩm xanh (Suki, 2016), nhận
thức kiểm soát hành vi và tiêu chuẩn chủ quan của người tiêu dùng (Ajzen, 1991; Lee
và cộng sự, 2014) tác động đến ý định tiêu dùng xanh của người dân tại Thành phố
Cam Ranh. Trong đó, tác động đến “Ý định tiêu dùng sản phẩm xanh (YDTD)” mạnh
nhất là “Niềm tin sản phẩm xanh (NTX)”, tiếp theo là “Định vị sản phẩm (DVSP)”,
“Tiêu chuẩn chủ quan (CCQ)”, “Thái độ đối với môi trường (TDMT)” và ít nhất là
“Nhận thức kiểm soát hành vi (KSHV)”.
2.3.1.3. Nghiên cứu của tác giả Phạm Ngọc Khanh, Nguyễn Thị Thảo, Trần Văn
Thi, Trần Thu Trang, Trần Tây Sơn, Nguyễn Thanh Hoa, Trần Lê Đình Hiếu (2021)
15

Hình 2. 7: Mô hình kết quả nghiên cứu của tác giả Phạm Ngọc Khanh,
Nguyễn Thị Thảo, Trần Văn Thi, Trần Thu Trang, Trần Tây Sơn, Nguyễn Thanh
Hoa, Trần Lê Đình Hiếu
Nghiên cứu của nhóm tác giả Phạm Ngọc Khanh, Nguyễn Thị Thảo, Trần Văn
Thi, Trần Thu Trang, Trần Tây Sơn, Nguyễn Thanh Hoa, Trần Lê Đình Hiếu (2021)
với đề tài nghiên cứu “ Yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua sản phẩm xanh của người
tiêu dùng tên địa bàn TP. Vũng Tàu”. Bài viết nhằm phân tích, đánh giá các yếu tố ảnh
hưởng đến ý định mua sản phẩm xanh của người tiêu dùng trẻ tại TP. Vũng Tàu bằng
phương pháp kiểm định thang đo, kiểm định và đánh giá mức độ của các yếu tố ảnh
hưởng đến ý định mua sản phẩm xanh thông qua 300 mẫu khảo sát thu thập đạt yêu
cầu. Kết quả hồi quy cho thấy, có 5 yếu tố tác động tích cực có ý nghĩa thống kê theo
mức độ giảm dần: Cảm nhận về tính hiệu qua; Thái độ đối với mua sản phẩm xanh;
mối quan tâm đến môi trường; Ảnh hưởng xã hội và Nhận thức kiểm soát hành vi. Dựa
trên kết quả phân tích, nhóm tác giả đưa ra các hàm ý quản trị nhằm nâng cao ý định
mua sản phẩm xanh của người tiêu dùng trẻ và bảo vệ môi trường trên địa bàn TP.
Vũng Tàu.
2.3.1.4. Nghiên cứu của tác giả Võ Thị Bạch Hoa (2014)

Hình 2. 8: Mô hình kết quả nghiên cứu của tác giả Võ Thị Bạch Hoa
Nghiên cứu của tác giả Võ Thị Bạch Hoa với đề tài nghiên cứu “Phân tích ảnh
hưởng nhân tố đến ý định mua sản phẩm thân thiện với môi trường”. Đề tài được xây
dựng dựa trên các lí thuyết : Lý thuyết hành động hợp lý (Lý thuyết về hành động lý trí
- TRA) (Fishbein, M., Ajzen, & I., 1975), Thuyết hành vi dự định (Lý thuyết về Hành
vi có Kế hoạch – TPB) (Ajzen & I., 1991) và các đề tài nghiên cứu trong nước và nước
ngoài. Đề tài được thực hiện phương pháp phi xác suất thuận tiện thông qua bảng câu
hỏi khảo sát chính thức đối với 430 người dân sống ở trung tâm thành phố Nha Trang.
16

Kết quả nghiên cứu đã cho thấy có 3 nhóm nhân tố tác động dương ý định mua
túi thân thiện với môi trường đó là nhân tố ý thức trách nhiệm, nhóm nhân tố kỳ vọng
vào cuộc sống tốt đẹp cho thế hệ tương lai và nhận thức kiểm soát hành vi, ảnh hưởng
của hoạt động marketing xanh. Trong đó ảnh hưởng mạnh nhất là nhân tố ý thức trách
nhiệm, tiếp đến là nhóm nhân tố kỳ vọng vào cuộc sống tốt đẹp cho thế hệ tương lai và
nhận thức kiểm soát hành vi, sau cùng là nhân tố ảnh hưởng của marketing xanh.
2.3.2. Đề tài nghiên cứu ở nước ngoài
2.3.2.1. Nghiên cứu của tác giả Hosein Vazifehdoust, Mohammad Taleghan,
Fariba Esmaeilpour, Kianoosh Nazari (2013).

Hình 2. 9: Mô hình kết quả nghiên cứu của tác giả Hosein Vazifehdoust,
Mohammad Taleghan, Fariba Esmaeilpour, Kianoosh Nazari
Nghiên cứu của nhóm tác giả Hosein Vazifehdoust, Mohammad Taleghan,
Fariba Esmaeilpour, Kianoosh Nazari (2013) với đề tài nghiên cứu “Purchasing green
to become greener: Factors influence consumers’ green purchasing behavior,
Management Science” (Mua xanh để trở thành người tiêu dùng xanh: Các yếu tố ảnh
hưởng đến hành vi mua xanh của người tiêu dùng). Nghiên cứu này đề xuất một mô
hình tích hợp kết hợp giữa lý thuyết hành động có lý do (TRA) và hai loại biến số, cá
nhân và tiếp thị, để điều tra các yếu tố quyết định hành vi và cơ bản để mua sản phẩm
xanh. Mô hình bắt nguồn và thử nghiệm thông qua mô hình hóa phương trình cấu trúc
trên mẫu gồm 374 người tiêu dùng từ tỉnh Guilan, Iran. Kết quả cho thấy thái độ đó
được giải thích bởi sự quan tâm đến môi trường của người tiêu dùng, chất lượng sản
phẩm xanh, quảng cáo xanh và dán nhãn xanh. Kết quả phân tích phương trình cấu
trúc chỉ ra rằng thái độ ảnh hưởng tích cực đến ý định mua sản phẩm xanh. Ý định
mua xanh cũng ảnh hưởng đến hành vi mua xanh.
2.3.2.2. Nghiên cứu của tác giả Afzaal Ali & Israr Ahmad (2012)
17

Hình 2. 10: Mô hình kết quả nghiên cứu của tác giả Afzaal Ali & Israr Ahmad
Nghiên cứu với đề tài “Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua sản phẩm xanh của
người tiêu dùng Pakistan (2012)” của tác giả Afzaal Ali & Israr Ahmad đã xem xét
ảnh hưởng của các yếu tố khác nhau đến ý định mua sản phẩm xanh của người tiêu
dùng Pakistan. Kết quả khảo sát cho thấy tính hợp lệ của mô hình đề xuất. Cụ thể
những phát hiện từ các ma trận tương quan, hồi quy sau khi phân tích đã xác nhận ảnh
hưởng của tổ chức hình ảnh xanh, kiến thức môi trường, mối quan tâm về môi trường,
nhận thức giá cả sản phẩm và chất lượng đến ý định mua sản phẩm xanh của người
tiêu dùng. Tổ chức hình ảnh xanh, kiến thức môi trường, mối quan tâm về môi trường
lần lượt ảnh hưởng đến ý định mua của người tiêu dùng xanh thông qua vai trò điều
hòa của nhận thức giá cả sản phẩm và chất lượng.
2.3.2.3. Nghiên cứu của tác giả Carmen Tanner & Sybille Wölfing Kast

Hình 2. 11: Mô hình kết quả nghiên cứu của tác giả Carmen Tanner & Sybille
Wölfing Kast
Nghiên cứu của tác giả Carmen Tanner & Sybille Wölfing Kast với đề tài
“Promoting Sustainable Consumption: Determinants of Green Purchases by Swiss
18

Consumers” (Thúc đẩy tiêu dùng bền vững: Yếu tố quyết định đến việc mua hàng
xanh của người tiêu dùng Thụy Sĩ). Do tiêu dùng quá mức ở các nước công nghiệp là
nguyên nhân chính dẫn đến suy thoái môi trường, nên cần phải có sự chuyển đổi sang
các mô hình tiêu dùng bền vững hơn. Nghiên cứu này cố gắng khám phá các rào cản
cá nhân và bối cảnh đối với việc mua thực phẩm xanh của người tiêu dùng và củng cố
kiến thức về việc thúc đẩy hoạt động mua thực phẩm xanh.
Dữ liệu khảo sát được sử dụng để kiểm tra ảnh hưởng của các loại yếu tố cá nhân
khác nhau (như thái độ, chuẩn mực cá nhân, rào cản hành vi nhận thức, kiến thức) và
các yếu tố ngữ cảnh (chẳng hạn như đặc điểm kinh tế xã hội, điều kiện sống và đặc
điểm cửa hàng) đối với hoạt động mua hàng xanh của người tiêu dùng Thụy Sĩ. Kết
quả từ phân tích hồi quy cho thấy việc mua thực phẩm xanh được tạo điều kiện thuận
lợi bởi thái độ tích cực của người tiêu dùng đối với bảo vệ môi trường, thương mại
công bằng, sản phẩm địa phương và có sẵn kiến thức liên quan đến hành động. Đổi lại,
hành vi xanh có liên quan tiêu cực với rào cản thời gian nhận thức và tần suất mua sắm
trong siêu thị. Đáng ngạc nhiên, việc mua hàng xanh không liên quan đáng kể đến tư
duy đạo đức, các rào cản tiền tệ, hoặc các đặc điểm kinh tế xã hội của người tiêu dùng.
2.3.3. Tóm tắt các nghiên cứu
2.3.3.1. Nghiên cứu thực hiện ở trong nước
Biến phụ
STT Tên đề tài Biến độc lập
thuộc

Các yếu tố ảnh hưởng đến - Thái độ


ý định sử dụng ống hút - Chuẩn chủ quan
Ý định sử
1 thân thiện với môi trường - Kiểm soát hành vi
dụng
của người tiêu dùng thành - Ảnh hưởng xã hội
phố Hồ Chí Minh (2020) - Nhận thức về môi trường

- Niềm tin sản phẩm xanh


Nghiên cứu ý định tiêu
- Thái độ đối với môi trường
dùng xanh của người dân Ý định
2 - Định vị sản phẩm xanh
tại thành phố Cam Ranh - tiêu dùng
- Nhận thức kiểm soát hành vi
Khánh Hòa (2021)
- Tiêu chuẩn chủ quan

3 Yếu tố ảnh hưởng đến ý - Cảm nhận về tính hiệu quả Ý định
định mua sản phẩm xanh - Thái độ đối với mua sản phẩm mua
của người tiêu dùng tên xanh
địa bàn TP. Vũng Tàu - Mối quan tâm đến môi trường
(2021)
19

- Ảnh hưởng xã hội


- Nhận thức kiểm soát hành vi

- Thái độ đối với sản phẩm túi


thân thiện
- Ý thức trách nhiệm
- Kỳ vọng cuộc sống tốt đẹp cho
Phân tích các nhân tố ảnh
thế hệ tương lai
hưởng đến ý định mua sản Ý định
4 - Ảnh hưởng xã hội
phẩm túi thân thiện với mua
- Nhận thức về môi trường
môi trường
- Nhận thức kiểm soát hành vi
- Ảnh hưởng của marketing xanh
- Ý định mua sản phẩm túi thân
thiện với môi trường
2.3.3.2. Nghiên cứu thực hiện ở nước ngoài.
Biến phụ
STT Tên đề tài Biến độc lập
thuộc

- Mối quan tâm về môi trường


Mua xanh để trở thành người - Kiến thức về môi trường
tiêu dùng xanh: Các yếu tố - Đặc điểm đổi mới được nhận
Hành vi
1 ảnh hưởng đến hành vi mua thức
mua
xanh của người tiêu dùng - Chất lượng
(2013) - Quảng cáo xanh
- Nhãn xanh

Các yếu tố ảnh hưởng đến ý - Cảm nhận sản phẩm, chất
định mua sản phẩm xanh của lượng, giá cả
Ý định
2 người tiêu dùng Pakistan của - Tổ chức hình ảnh xanh
mua
Afzaal Ali & Israr Ahmad - Quan tâm môi trường
(2012) - Kiến thức về môi trường

3 Thúc đẩy tiêu dùng bền vững: - Thái độ Ý định


Yếu tố quyết định đến việc - Chuẩn mực cá nhân mua
mua hàng xanh của người tiêu - Rào cản hành vi nhận thức
dùng Thụy Sĩ - Kiến thức
- Đặc điểm kinh tế xã hội
20

- Điều kiện sống


- Đặc điểm của hàng
2.4. Giả thuyết và mô hình nghiên cứu đề xuất
2.4.1. Giả thuyết nghiên cứu
2.4.1.1. Ảnh hưởng xã hội
Ảnh hưởng xã hội liên quan đến áp lực chung của xã hội để thể hiện hay không
thực hiện hành vi (Ajzen & I., 1991). Những người ảnh hưởng đến ý định mua của
người tiêu dùng phụ thuộc vào hai điều: (1) mức độ mãnh liệt ở thái độ phản đối hay
ủng hộ của những người có ảnh hưởng đối với việc mua sản phẩm của người tiêu dùng
và (2) động cơ của người tiêu dùng làm theo mong muốn của những người có ảnh
hưởng này (Fishbein, M., Ajzen, & I., 1975).
Thái độ phản đối của những người ảnh hưởng càng mạnh và người tiêu dùng
càng gần gũi với những người này thì càng có nhiều khả năng người tiêu dùng điều
chỉnh ý định tham gia dịch vụ của mình. Và ngược lại, mức độ ưa thích của người tiêu
dùng đối với dịch vụ sẽ tăng lên nếu có một người nào đó được người tiêu dùng ưa
thích cũng ủng hộ việc tham gia dịch vụ này.
Ảnh hưởng xã hội chứa đựng trong chuẩn chủ quan, do đó cũng là một biến số
độc lập và quan trọng trong việc giải thích ý định của người tiêu dùng và hành vi. Ảnh
hưởng xã hội trong nghiên cứu này được hiểu là sự chấp nhận, ủng hộ các yêu cầu
chẳng hạn như từ phía gia đình, bạn bè, cơ quan, trường học, chính quyền địa phương
về việc sử dụng ống hút thân thiện với môi trường. Nếu những yêu cầu, lời khuyên này
có tầm quan trọng và sự ảnh hưởng lớn đối với người tiêu dùng thì sự quan tâm của họ
đối với việc sử dụng ống hút thân thiện với môi trường sẽ tăng lên.
Với những lập luận trên, nhóm nghiên cứu đưa ra giả thuyết về ảnh hưởng xã
hội như sau:
Giả thuyết H1: Ảnh hưởng xã hội có tác động cùng chiều (+) đến ý định mua
sản phẩm ống hút sinh học.
2.4.1.2. Nhận thức về môi trường
Nhận thức là quá trình con người tiếp nhận, lựa chọn, tổ chức và phản hồi lại với
các tác nhân ảnh hưởng. (Sandhusen & Richard L, 2000). Một số nghiên cứu tìm thấy
mối liên hệ khăng khít giữa nhận thức về môi trường và hành vi đối với sản phẩm thân
thiện với môi trường (Van Liere & Dunlap 1981; Berger & Corbin, 1992) nhận định
hành vi tiêu dùng xanh bị ảnh hưởng bởi nhận thức tích cực của người tiêu dùng.
Với những lập luận trên, nhóm nghiên cứu đưa ra giả thuyết về nhận thức về môi
trường như sau:
21

Giả thuyết H2: Nhận thức về môi trường có tác động cùng chiều (+) đến ý
định mua sản phẩm ống hút sinh học.
2.4.1.3. Thái độ
Thái độ chính là một trạng thái cảm xúc được thể hiện thành hành vi của con
người. Từ đó các hành vi về mặt cử chỉ, lời nói, hành động, nét mặt được họ thể hiện
qua cách phát biểu, nhận xét đánh giá về những sự vật hiện tượng xảy ra xung quanh
thế giới của họ.
Thái độ đại diện cho niềm tin tích cực hay tiêu cực của con người và sự đánh giá
về hành vi của mình. Thái độ nói đến sự đánh giá của con người về kết quả của một
hành vi (Ajzen & I., 1991). Thuyết hành động hợp lý TRA và thuyết hành vi dự định
TPB đã chứng minh rõ thái độ là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến ý định hành vi của
người tiêu dùng và đã được kiểm chứng qua nhiều nghiên cứu. Thái độ với các sản
phẩm thân thiện môi trường gồm hai khía cạnh là sự liên quan đến nhận thức
(cognitive) và xúc cảm (affective) (Axelrod & Lehman 1993; Hartmann et al., 2005).
Nhận thức là sự nhận biết về tác hại ô nhiễm môi trường bằng kiến thức của người tiêu
dùng (Schultz 2001; 328).
Đối với sản phẩm ống hút sinh học, thái độ của người tiêu dùng là sự đánh giá
của họ về chất lượng, giá cả, sự an toàn đối với sức khỏe, sự thân thiện đối với môi
trường hoặc là sự đánh giá sau khi so sánh với các loại ống hút thông thường. Yếu tố
thái độ sẽ làm tăng hay giảm sự thúc đẩy ý định thực hiện hành vi.
Với những lập luận trên, nhóm nghiên cứu đưa ra giả thuyết về Thái độ như sau:
Giả thuyết H3: Thái độ đối với ống hút sinh học có tác động cùng chiều (+) đến
ý định mua sản phẩm ống hút sinh học.
2.4.1.4. Kiểm soát hành vi
Theo wikipedia, Nhận thức kiểm soát hành vi (Tiếng Anh: Perceived behavioural
control): nhận thức của một cá nhân về sự dễ dàng hoặc khó khăn trong việc thực hiện
hành vi cụ thể; điều này phụ thuộc vào sự sẵn có của các nguồn lực và các cơ hội để
thực hiện hành vi. Ajzen đề nghị rằng nhân tố nhận thức kiểm soát hành vi tác động
trực tiếp đến xu hướng thực hiện hành vi, và nếu cá nhân nhận thức chính xác về mức
độ kiểm soát của mình, thì kiểm soát hành vi còn dự báo cả hành vi.
Kiểm soát hành vi phản ánh việc dễ dàng hay khó khăn khi thực hiện hành vi và
việc thực hiện hành vi đó có bị kiểm soát hoặc hạn chế hay không (Ajzen & I., 1991).
Nhận thức kiểm soát hành vi cho biết nhận thức của con người về việc thể hiện hay
không thể hiện hành vi khi bị kiểm soát. Nhận thức kiểm soát hành vi trong nghiên
cứu này là việc dễ dàng hay khó khăn khi mua ống hút sinh học và việc quyết định
mua là do quyết tâm của bản thân.
22

Với những lập luận trên, nhóm nghiên cứu đưa ra giả thuyết về Kiểm soát hành
vi như sau:
Giả thuyết H4: Kiểm soát hành vi có tác động cùng chiều (+) đến ý định mua
sản phẩm ống hút sinh học.
2.4.1.5. Giá trị cảm nhận
Kolter và Kelly (2006) đã định nghĩa đề xuất giá trị cảm nhận là một tập hợp lợi
ích mà công ty mang lại cho khách hàng để đáp ứng nhu cầu của họ, đó là sự kết hợp
giữa các sản phẩm, dịch vụ, thông tin và kinh nghiệm. Quyết định mua hàng của khách
hàng xuất phát từ nhận thức của người tiêu dùng về nhận thức lợi ích và giá trị, đó là
chìa khóa quan trọng để dự đoán hành vi mua hàng của người tiêu dùng (Monroe và
Krishnan, 1985). Thaler (1985) cũng coi rằng, giá trị cảm nhận là tiền đề quan trọng
ảnh hưởng đến ý định mua hàng của người tiêu dùng vì nó là thành phần của tiện ích
giao dịch và tiện ích mua lại.
Với những lập luận trên, nhóm nghiên cứu đưa ra giả thuyết về giá trị cảm nhận
như sau:
Giả thuyết H5: Giá trị cảm nhận có tác động cùng chiều (+) đến ý định mua
sản phẩm ống hút thân thiện với môi trường.
2.4.2. Mô hình nghiên cứu đề xuất
Sau khi tham khảo các đề tài nghiên cứu có liên quan nhóm tác giả đã quyết định
kế thừa các biến độc lập sau: Ảnh hưởng xã hội, Nhận thức về môi trường, Thái độ,
Kiểm soát hành vi. Bên cạnh các yếu tố như trên, chúng tôi đề xuất thêm một yếu tố
khác đó là Giá trị cảm nhận.

Hình 2. 12: Mô hình nghiên cứu đề xuất “Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua
ống hút sinh học của người tiêu dùng trên địa bàn Hà Nội”
23

TÓM TẮT CHƯƠNG 2


Chương 2 nêu lên những khái niệm cơ bản sẽ tồn tại xuyên suốt báo cáo của
nghiên cứu này: hành vi tiêu dùng xanh, người tiêu dùng xanh, sản phẩm xanh,...
Chương này đưa ra mô hình nghiên cứu kế thừa có chọn lọc từ một số nghiên cứu
nước ngoài và trong nước liên quan đến ý định mua ống hút sinh học, mô hình đề xuất
có 5 yếu tố độc lập và 1 yếu tố phụ thuộc. Cùng với mô hình đề xuất, tác giả cũng đưa
ra 6 giả thuyết nghiên cứu.
Chương tiếp theo sẽ trình bày phương pháp nghiên cứu để đưa ra các kết luận về
các giả thuyết nghiên cứu cũng như tính phù hợp của mô hình nghiên cứu đã được đề
xuất tại chương này.
24

CHƯƠNG 3

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


Trong chương 2, mô hình nghiên cứu đã trình bày rất rõ. Mục đích chính của
chương này là trình bày quy trình nghiên cứu, các phương pháp nghiên cứu và kiểm
định thang đo, kiểm định mô hình nghiên cứu.
3.1. Thiết kế nghiên cứu.
3.1.1. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu này sẽ vận dụng phương pháp nghiên cứu định lượng và nghiên cứu
định tính. Đối tượng khảo sát của nghiên cứu là những người đang sinh sống trong
phạm vi thành phố Hà Nội. Khảo sát chủ yếu đối tượng từ 18-30 tuổi (phần lớn sống
tại quận Cầu Giấy). Nghiên cứu định tính được thực hiện thông qua phương pháp
phỏng vấn trong quá trình xử lí số liệu tác giả muốn tìm hiểu rõ hơn về các nhân tố ảnh
hưởng đến ý định mua sản phẩm ống hút sinh học.
Nghiên cứu định lượng được thực hiện thông qua phương pháp phát bảng câu hỏi
đến các đối tượng trong phạm vi thành phố Hà Nội là 234. Từ cơ sở dữ liệu thu thập
được tiến hành phân tích mẫu nghiên cứu, kiểm định thang đo bằng hệ số tin cậy
Cronbach’s alpha và phương pháp phân tích nhân tố EFA thông qua phần mềm SPSS
26.0. Sau đó tiến hành kiểm định mô hình bằng phương pháp hồi quy đa biến với mức
ý nghĩa Sig từ 5% - 10%, xác định các nhân tố ảnh hưởng
3.1.2. Quy trình nghiên cứu
25

Hình 3. 1: Quy trình nghiên cứu


3.2. Phương pháp thu thập số liệu và kích thước mẫu
3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu
Ở bước này nhóm tác giả sẽ thảo luận dưới sự hướng dẫn của cán bộ hướng dẫn
là giảng viên để lấy ý kiến tham khảo cuối cùng để xây dựng thang đo cho nghiên cứu
định lượng. Sau khi trao đổi thực tế kết hợp với cơ sở lý luận nêu trên nhóm tác giả
xây dựng được bảng câu hỏi và phát phiếu khảo sát thông qua Googleform đến người
tiêu dùng trên địa bàn thành phố Hà Nội. Để đạt được tính khách quan trong các câu
trả lời và đảm bảo tính bảo mật của người trả lời, trên bảng câu hỏi không yêu cầu
người trả lời cung cấp thông tin về họ tên. Phương pháp định tính nhóm tác giả tiến
hành phỏng vấn các câu hỏi ngắn để tìm hiểu về các nhân tố ảnh hưởng đến ý định
mua ống hút sinh học của người tiêu dùng trên địa bàn Hà Nội. Việc tiến hành thu thập
dữ liệu được tác giả lựa chọn vào thời gian thích hợp, cụ thể là từ tháng 11/2021 đến
tháng 1/2022.
3.2.2. Kích thước mẫu
Hiện nay khái niệm cỡ mẫu hay kích thước mẫu được nhiều nhà nghiên cứu áp
dụng một cách linh hoạt. Kích thước mẫu là một vấn đề được các nhà nghiên cứu quan
tâm rất nhiều vì nó liên quan trực tiếp đến độ tin cậy của các tham số thống kê, mỗi
phương pháp phân tích thống kê đòi hỏi kích thước mẫu khác nhau, hiện nay để xác
định kích thước mẫu người ta thường dựa vào các công thức kinh nghiệm (Nguyễn
Đình Thọ , 2011). Kích thước mẫu tối thiểu để sử dụng phân tích EFA là 50, và sẽ tốt
hơn nếu kích thước đạt 100 và tỷ lệ số quan sát trên một biến phân tích là 5:1 hoặc
10:1, một số nhà nghiên cứu cho rằng tỷ lệ này nên là 20:1 (Hair, et al., 2014). Số quan
sát hiểu một cách đơn giản là số phiếu khảo sát hợp lệ cần thiết; biến đo lường đơn
giản là một câu hỏi đo lường trong bảng khảo sát. . Mô hình nghiên cứu này có 28 biến
quan sát như vậy kích thước mẫu tối thiểu sẽ là 140 hoặc 280 .Theo một tác giả khác,
kích thước tối thiểu của mẫu cần thu thập cho mô hình hồi quy đa biến được tính theo
công thức: n= 8*var + 50 (Tabachnick, G., Fidell, & S., 1996). Trong đó n là kích
thước mẫu, var là số biến độc lập đưa vào mô hình hồi quy. Nếu mô hình hồi quy của
chúng ta có 5 biến độc lập thì cỡ mẫu tối thiểu sẽ là 50 + 8 * 5= 90.
Trong các nghiên cứu khác, kích cỡ mẫu tối thiểu phải là 200 (Hoelter & J.W,
1983). Tùy vào phương pháp xử lý mà kích thước mẫu cần thiết là khác nhau. Kích
thước mẫu trong nghiên cứu này là n = 234, đạt tiêu chuẩn cho mô hình nghiên cứu.
Phương pháp lấy mẫu thuận tiện được sử dụng để thu thập dữ liệu.
3.2.3. Cách thức thu thập và xử lý số liệu
Dữ liệu sau khi thu thập sẽ được nhập và làm sạch, xử lý qua phần mềm SPSS.
Các bước sử dụng để phân tích dữ liệu trong nghiên cứu:
26

Bước 1: Lập bảng tần số thống kê để mô tả mẫu


Bước 2: Đánh giá độ tin cậy thang đo
Phương pháp này cho phép người phân tích loại bỏ các biến không phù hợp (biến
rác) và hạn chế các biển rải rác trong quá trình nghiên cứu, đánh giá độ tin cậy của
thang đo bằng hệ số thông qua hệ số Cronbach’s Alpha. Những biến có hệ số tương
quan biến - tổng nhỏ hơn 0,3 sẽ bị loại. Thang đo được chấp nhận khi hệ số tin cậy
Cronbach's Alpha đạt yêu cầu > 0,6 (Nguyễn Đình Thọ , 2011). Thông thường thang
đo có Cronbach's Alpha từ 0,7 đến 0,8 là sử dụng được. Nhiều nhà nghiên cứu cho
rằng khi thang đo nghiên cứu có độ tin cậy từ 0,8 trở lên đến gần 1 là thang đo tốt
nhất.
Bước 3: Phân tích nhân tố khám phá EFA
Sau khi đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach Alpha và loại đi
các biến không đảm bảo độ tin cậy, những biến còn lại được tiếp tục sử dụng tiến hành
phân tích nhân tố.
Phân tích nhân tố là một phương pháp thống kê được sử dụng để phân tích mối
liên hệ tác động qua lại giữa một số lượng lớn các biến và giải thích các biến này dưới
dạng các nhân tố.
Phân tích nhân tố khám phá là kỹ thuật được sử dụng nhằm thu nhỏ và tóm tắt
các dữ liệu. Trong nghiên cứu này có nhiều biến để nghiên cứu, hầu hết chúng có
tương quan với nhau và cần được rút gọn để có thể dễ dàng quản lý.
Tiêu chuẩn để lựa chọn là Hệ số tải nhân tố (factor loading) > 0,4; Thang đo đạt
yêu cầu khi tổng phương sai trích (Cumulative %) > 50 %. Để thực hiện EFA cần kiểm
tra hệ số KMO (Kaiser - Meyer - Olkin) > 0,5 và Eigenvalue > 1 , đồng thời thực hiện
phép xoay bằng phương pháp trích Principal component, phép quay Virimax với
những trường hợp cần xoay (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005).
Bước 4 : Phân tích hồi quy bội
Mô hình hồi quy bội biểu diễn mối quan hệ giữa hai hay nhiều biến độc lập định
lượng với biến phụ thuộc định lượng (Nguyễn Đình Thọ , 2011). Các biến độc lập định
lượng trong luận văn này là thái độ, tính cách cá nhân, chương trình giáo dục, nhận
thức khởi nghiệp, quy chuẩn chủ quan, cảm nhận sự khát khao, điều kiện tài chính.
Biến phụ thuộc định lượng là ý định khởi nghiệp.
Theo Nguyễn Đình Thọ (2011), để ước lượng các trọng số hồi quy Bi (i = 1.5)
trong mô hình hồi quy bội ta dùng phương pháp bình phương bé nhất. Một thước đo
cho sự phù hợp của mô hình tuyến tính thường dùng là hệ số xác định R2. Theo Hoàng
Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), hệ số xác định R2 càng gần 1 thì mô hình
xây dựng cảng thích hợp, gần 0 thì mô hình càng kém thích hợp. Hệ số xác định R2
này đã được chứng minh là hàm không giảm theo các biến độc lập đưa vào mô hình,
27

càng đưa thêm biến độc lập vào mô hình thì R2 càng tăng, tuy nhiên điều này cũng
được chứng minh rằng không phải phương trình càng có nhiều biến phụ thuộc sẽ càng
phù hợp hơn với dữ liệu. Như vậy, R2 có khuynh hướng là một ước lượng lạc quan
của thước đo sự phù hợp của mô hình. Trong tình huống R2 hiệu chỉnh từ R2 được sử
dụng để phản ảnh sát hơn mức độ phù hợp của mô hình hồi quy tuyến tính đa biến. R2
hiệu chỉnh không nhất thiết tăng lên khi nhiều biến được đưa thêm vào phương trình.
Như vậy, dùng R2 hiệu chỉnh để đánh giá phù hợp của mô hình sẽ an toàn hơn vì nó
không thổi phồng mức độ phù hợp của mô hình.
Đối với các câu trả lời phỏng vấn, tác giả tìm ra điểm chung phần lớn của các câu
trả lời, hỏi sâu để tìm ra nguyên nhân câu trả lời.
3.2.4. Xây dựng bảng câu hỏi và đánh giá sơ bộ các thang đo
3.2.4.1. Xây dựng bảng câu hỏi
Công cụ trong thu thập dữ liệu trong nghiên cứu định lượng là bảng câu hỏi chi
tiết, các câu hỏi sử dụng chủ yếu là câu hỏi đóng với các trả lời được đo lường theo
cấp độ thang đo rõ ràng (Nguyễn Đình Thọ, 2011 – Saris & Gallhoffer, 2007;
Schuman & Presser, 1981). Một bảng câu hỏi tốt sẽ giúp nhà nghiên cứu thu thập được
dữ liệu cần thiết với mức độ tin cậy cao (Nguyễn Đình Thọ , 2011). Vì vậy dựa trên
những hiểu biết và tham khảo các nghiên cứu trước tác giả đã xây dựng bảng câu hỏi
với nhiều mục hỏi, các nội dung xoay quanh vấn đề các nhân tố ảnh hưởng đến ý định
mua ống hút sinh học của người tiêu dùng trên địa bàn Hà Nội , bên cạnh đó cũng có
mục hỏi liên quan đến thông tin cá nhân người được khảo sát. Bảng câu hỏi khảo sát
chi tiết được bố trí cuối luận văn. Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng thang đo
Likert với dãy giá trị 1÷5 để đo lường cảm nhận của đối tượng được khảo sát về tác
động của 5 nhóm yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua ống hút sinh học của người tiêu
dùng trên địa bàn Hà Nội. Thang đo của các biến với 5 mức độ:
Mức 1: Hoàn toàn đồng ý; Mức 2: Đồng ý; Mức 3: Không có ý kiến; Mức 4:
Không đồng ý; Mức 5: Hoàn toàn không đồng ý
3.2.4.2. Xây dựng thang đo
Bảng hỏi sau khi tham khảo ý kiến của cán bộ hướng dẫn, loại bỏ những mục hỏi
chưa rõ ràng, mục hỏi xấu, sau đó hiệu chỉnh lần cuối trước khi tiến hành nghiên cứu
chính thức bằng việc sử dụng phương pháp hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha và phân
tích nhân tố khám phá EFA để điều chỉnh các thang đo. Nếu các biến có hệ số tương
quan giữa các biến - tổng (item-total correlation) nhỏ hơn 0,3 trong phân tích
Cronbach’s Alpha thì sẽ bị loại bỏ và chỉ lấy nếu kiểm tra hệ số Cronbach alpha tổng
lớn hơn 0.6, hệ số tương quan biến – tổng lớn hơn 0,3. Một thang đo có độ tin cậy tốt
khi nó biến thiên trong khoảng 0,7 – 0,8. Nếu Cronbach’s Alpha ≥ 0,6 là thang đo có
thể chấp nhận được được về mặt độ tin cậy (Nunnally & Bernstein, 1994 “Nguyễn
28

Đình Thọ, 2011”). Kế tiếp các biến quan sát có trọng số (hay hệ số tải nhân tố, Factor
loading) dưới 0,5 trong EFA sẽ tiếp tục bị loại bỏ và kiểm tra tổng phương sai trích (≥
50%). Cuối cùng các biến còn lại sẽ được đưa vào bảng câu hỏi dùng cho nghiên cứu
định lượng chính thức.
Thang đo chính thức gồm có 5 nhóm định lượng với 24 yếu tố nghiên cứu là
nhóm các yếu tố kỳ vọng sẽ ảnh hưởng tới ảnh hưởng đến ý định mua ống hút sinh học
của người tiêu dùng trên địa bàn Hà Nội. Thang đo được sử dụng trong mô hình là
thang đo Likert 5 bậc được sử dụng cho nghiên cứu với mức độ đồng ý giảm dần từ 1
đến 5.
Thang đo Kí hiệu Biến quan sát Nguồn
Gia đình, người thân của anh/chị sử dụng ống
AHXH1
hút thân thiện với môi trường.
Bạn bè của anh/chị sử dụng ống hút thân thiện
AHXH2
với môi trường.
Ajzen
Đồng nghiệp của anh/chị sử dụng ống hút thân (2002),
AHXH3
Ảnh thiện với môi trường. Kalafatis
hưởng xã Các cửa hàng cà phê, nước uống khuyên dùng (1999), Hồ
hội AHXH4 Huy Tựu
ống hút thân thiện với môi trường.
(AHXH) (2007), Võ
Các trang mạng xã hội, TV, báo chí tuyên Thị Thanh
AHXH5 truyền về việc sử dụng ống hút thân thiện với Hiếu (2008)
môi trường.

Thần tượng, người có sức ảnh hưởng xã hội


AHXH6 của anh/chị sử dụng ống hút thân thiện với môi
trường.
Nhận Anh/chị sử dụng ống hút sinh học thân thiện Van Liere
NT1
thức về với môi trường để giảm rác thải nhựa. và Dunlap
môi (1981),
trường Anh/chị sử dụng ống hút sinh học thân thiện Berger và
(NT) NT2 với môi trường để tác động tích cực đến môi Corbin
trường sống của các sinh vật (1992), Hồ
Huy Tựu
Anh/chị sử dụng ống hút sinh học thân thiện (2007), Võ
NT3 Thị Thanh
với môi trường để cải thiện môi trường sống.
Hiếu (2008)
NT4 Ống hút sinh học  giảm ô nhiễm nhựa đại Nhóm tác
dương. giả
29

Ống hút sinh học làm giảm lượng khí độc khi
NT5 đề xuất
đốt rác thải nhựa.

Anh/chị quan tâm đến tất cả các sản phẩm thân


TD1
thiện với môi trường.

Anh/chị tin tưởng chất lượng sản phẩm của Ajzen


TD2 (2002),
ống hút sinh học thân thiện với môi trường.
Kalafatis
Thái độ Anh/chị cảm thấy an tâm về sức khỏe khi sử (1999), Hồ
TD3
(TD) dụng ống hút sinh học. Huy Tựu
(2007), Võ
Anh/chị có thiện cảm với các công ty sản xuất Thị Thanh
TD4
ống hút sinh học thân thiện với môi trường. Hiếu (2008)
Anh/chị ủng hộ ý tưởng sử dụng ống hút sinh
TD5
học thân thiện với môi trường.

Anh/chị có đủ kiến thức để nhận biết các loại


KSHV1
ống hút sinh học thân thiện với môi trường.
Ajzen
Anh/chị có khả năng tiếp cận các loại ống hút (1991),
Kiểm KSHV2 Kalafatis
sinh học  thân thiện với môi trường.
soát (1999), Hồ
hành vi Anh/chị  cảm thấy dễ dàng khi sử dụng ống Huy Tựu
KSHV3
(KSHV) hút sinh học thân thiện với môi trường. (2007), Võ
Thị Thanh
Anh/chị  chủ động trong việc ra quyết định sử Hiếu (2008)
KSHV4 dụng ống hút sinh học thân thiện với môi
trường
Ống hút sinh học có mức giá phù hợp với
GTCN1
anh/chị 
Giá trị GTCN2 Ống hút sinh học đa dạng mẫu mã và màu sắc. Nhóm tác
cảm
Ống hút sinh học dễ dàng bảo quản và sử dụng giả
nhận GTCN3
được lâu dài.  đề xuất
(GTCN)
Ống hút sinh học có quy trình sản xuất đảm
GTCN4
bảo chất lượng cao.

Ý định Anh/chị rất hài lòng với chất lượng của ống Nhóm tác
YD1
mua ống hút sinh học. giả
hút sinh đề xuất
học Việc mua ống hút sinh học đối với anh/chị là
YD2
(YD) vô cùng đúng đắn. 

YD3 Trong tương lai anh/chị sẽ tiếp tục duy trì sử


dụng ống hút sinh học. 
30

Anh/chị sẽ giới thiệu cho bạn bè và người thân


YD4
sử dụng ống hút sinh học.

TÓM TẮT CHƯƠNG 3


Chương này trình bày phương pháp nghiên cứu gồm phương pháp nghiên cứu
định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng. Nghiên cứu định tính được thực hiện
thông qua hình thức phỏng vấn. Nghiên cứu định lượng được thực hiện thông qua
bảng câu hỏi đến người tiêu dùng trên địa bàn Hà Nội. Chương này cũng trình bày về
quy trình nghiên cứu, xây dựng thang đo, kế hoạch thu thập và phân tích dữ liệu.
Chương tiếp theo sẽ trình bày cụ thể kết quả nghiên cứu.
31

CHƯƠNG 4

CÁC KẾT QUẢ PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG
ĐẾN Ý ĐỊNH MUA ỐNG HÚT SINH HỌC CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG TRÊN
ĐỊA BÀN HÀ NỘI
Sau khi tiến hành phỏng vấn và thu thập dữ liệu qua bảng câu hỏi và qua câu hỏi
phỏng vấn, chương 4 tiếp theo tác giả sẽ trình bày kết quả phân tích, gồm phân tích
thống kê mô tả, kiểm định Cronbach’s alpha, phân tích nhân tố khám phá, phân tích
hồi quy, kiểm định sự khác biệt.
4.1. Phân tích thống kê mô tả
4.1.1. Mô tả mẫu
4.1.1.1.Giới tính
Kết quả thống kê giới tính của 234 mẫu nghiên cứu, đối tượng trả lời bảng câu
hỏi khảo sát là người dân trong địa bàn Hà Nội (chủ yếu là người dân trong địa bàn
quận Cầu Giấy) cho thấy trong tổng số 234 người tham gia trả lời phỏng vấn có 76
người là nam giới chiếm 32,5% và 158 người là nữ giới chiếm 67,5 %. Thống kê về
giới tính của các đối tượng được khảo sát biểu hiện qua Bảng 4.1 và Biểu đồ 4.1 như
sau:
Giới tính

Phần trăm quan Phần trăm tích


Giới tính Tần số Tỷ lệ %
sát hợp lệ lũy

Nam 76 32.5 32.5 32.5


Số quan
Nữ 158 67.5 67.5 100.0
sát hợp lệ
Tổng 234 100.0 100.0
Bảng 4. 1: Giới tính mẫu nghiên cứu
(Nguồn: Xử lý số liệu trên SPSS 26.0)
32

Biểu đồ 4. 1: Giới tính mẫu nghiên cứu


(Nguồn: Xử lý số liệu trên SPSS 26.0)
4.1.1.2. Độ tuổi
Qua khảo sát lấy phiếu điều tra, độ tuổi người dân tham gia khảo sát được trình
bày tại bảng 4.2 như sau: Trong tổng số 234 kết quả, độ tuổi dưới 18 chiếm 24 phiếu,
từ 18 tuổi đến dưới 25 tuổi chiếm 74 phiếu, từ 25 tuổi đến dưới 30 tuổi chiếm 111
phiếu, từ 30 tuổi trở lên chiếm 25 phiếu. Thống kê cho thấy tỷ lệ người dân từ 25 đến
30 tuổi chiếm nhiều nhất do phần đa họ có thu nhập ổn định và tiếp xúc nhiều với các
sản phẩm bảo vệ môi trường.
Độ tuổi

Phần trăm Phần trăm


Tần số Tỷ lệ(%)
quan sát hợp lệ tích lũy

Dưới 18 tuổi 24 10.3 10.3 10.3

Từ 18 tuổi đến
74 31.6 31.6 31.6
dưới 25 tuổi
Số quan
Từ 25 tuổi đến
sát hợp 111 47.4 47.4 89.3
dưới 30 tuổi
lệ
Từ 30 tuổi trở
25 10.7 10.7 100.0
nên

Tổng 234 100.0 100.0


Bảng 4. 2: Độ tuổi
(Nguồn: Xử lý số liệu trên SPSS 26.0)
33

Biểu đồ 4. 2: Biểu đồ phân bổ độ tuổi


(Nguồn: Xử lý số liệu trên SPSS 26.0)

4.1.1.3. Nghề nghiệp


Theo biểu mẫu ta thấy số phiếu thu được chủ yếu là của nhân viên văn phòng do
phần lớn người dân Hà Nội thường làm việc trong môi trường văn phòng và họ có xu
hướng quan tâm đến các sản phẩm xanh thân thiện với môi trường.
Nghề nghiệp

Phần trăm Phần trăm


Tần số Tỷ lệ (%)
quan sát hợp lệ tích lũy

Học sinh/sinh viên 61 26.1 26.1 26.1

Công nhân 18 7.7 7.7 33.8


Số
quan Nhân viên văn
94 40.2 40.2 73.9
sát phòng
hợp
Doanh nhân/nhà
lệ 61 26.1 26.1 100.0
quản lý

Tổng 234 100.0 100.0


Bảng 4. 3: Nghề nghiệp
(Nguồn: Xử lý số liệu trên SPSS 26.0)
34

Biểu đồ 4. 3: Phân bổ nghề nghiệp


(Nguồn: Xử lý số liệu trên SPSS 26.0)
4.1.1.4. Thu nhập
Kết quả tổng hợp cho thấy trong 234 phiếu khảo sát thì có 59 phiếu là người dân
có thu nhập dưới 5 triệu đồng/tháng và chiếm 25,2%; 18 phiếu là người dân có thu
nhập từ 5 đến dưới 10 triệu đồng/tháng và chiếm 7,7%; 70 phiếu là người dân có thu
nhập từ 10 đến dưới 15 triệu đồng/tháng và chiếm 29,9%; 87 phiếu là người dân có thu
nhập từ 15 triệu đồng/tháng trở lên và chiếm 37,2%. Qua đó cho thấy tỷ lệ thu nhập
của người dân từ 15 triệu đồng/tháng là nhiều nhất do đối tượng khảo sát của nhóm tác
giả chủ yếu là nhân viên văn phòng.
Thu nhập

Phần trăm Phần trăm


Tần số Tỷ lệ
quan sát hợp lệ tích lũy

Dưới 5 triệu
59 25.2 25.2 25.2
đồng/tháng

Từ 5 đến dưới 10
Số 18 7.7 7.7 32.9
triệu đồng/tháng
qua
n sát Từ 10 đến dưới 15
70 29.9 29.9 62.8
hợp triệu đồng/tháng
lệ
Từ 15 triệu
87 37.2 37.2 100.0
đồng/tháng trở lên

Tổng 234 100.0 100.0


35

Bảng 4. 4: Thu nhập


(Nguồn: Xử lý số liệu trên SPSS 26.0)

Biểu đồ 4. 4: Phân bổ thu nhập


(Nguồn: Xử lý số liệu trên SPSS 26.0)
4.1.2. Thống kê mô tả các biến nghiên cứu
Các đặc điểm của khái niệm nghiên cứu sẽ được trình bày ở bảng 4.5
Giá trị Giá trị
Trung Độ lệch
Biến quan sát Mẫu nhỏ lớn
bình chuẩn
nhất nhất
Ảnh hưởng xã hội
Gia đình, người thân của anh/chị sử
dụng ống hút thân thiện với môi 234 1 5 4.11 0.773
trường.
Bạn bè của anh/chị sử dụng ống hút
234 1 5 4.21 0.764
thân thiện với môi trường.

Đồng nghiệp của anh/chị sử dụng


234 1 5 4.18 0.802
ống hút thân thiện với môi trường.
Các cửa hàng cà phê, nước uống
khuyên dùng ống hút thân thiện với 234 1 5 4.15 0.830
môi trường.
Các trang mạng xã hội, TV, báo chí
tuyên truyền về việc sử dụng ống hút 234 1 5 4.36 0.668
thân thiện với môi trường.
Thần tượng, người có sức ảnh hưởng
xã hội của anh/chị sử dụng ống hút 234 1 5 4.06 0.821
thân thiện với môi trường.
Nhận thức về môi trường
Anh/chị sử dụng ống hút sinh học
thân thiện với môi trường để giảm 234 1 5 4.16 0.693
rác thải nhựa.
36

Anh/chị sử dụng ống hút sinh học


thân thiện với môi trường để tác
234 1 5 4.29 0.689
động tích cực đến môi trường sống
của các sinh vật
Anh/chị sử dụng ống hút sinh học
thân thiện với môi trường để cải 234 1 5 4.26 0.766
thiện môi trường sống.
Ống hút sinh học  giảm ô nhiễm
234 1 5 4.41 0.737
nhựa đại dương.
Ống hút sinh học làm giảm lượng
234 1 5 4.32 0.704
khí độc khi đốt rác thải nhựa.
Thái độ

Anh/chị quan tâm đến tất cả các sản


234 1 5 3.90 0.856
phẩm thân thiện với môi trường.
Anh/chị tin tưởng chất lượng sản
phẩm của ống hút sinh học thân 234 1 5 3.91 0.865
thiện với môi trường.
Anh/chị cảm thấy an tâm về sức
234 1 5 3.88 0.809
khỏe khi sử dụng ống hút sinh học.
Anh/chị có thiện cảm với các công ty
sản xuất ống hút sinh học thân thiện 234 1 5 3.84 0.762
với môi trường.
Anh/chị ủng hộ ý tưởng sử dụng ống
hút sinh học thân thiện với môi 234 1 5 3.71 0.883
trường.
Kiểm soát hành vi
Anh/chị có đủ kiến thức để nhận biết
các loại ống hút sinh học thân thiện 234 1 5 4.07 0.802
với môi trường.
Anh/chị có khả năng tiếp cận các
loại ống hút sinh học  thân thiện với 234 1 5 4.12 0.827
môi trường.
Anh/chị  cảm thấy dễ dàng khi sử
dụng ống hút sinh học thân thiện với 234 1 5 4.07 0.810
môi trường.
Anh/chị  chủ động trong việc ra
quyết định sử dụng ống hút sinh học 234 1 5 4.13 0.783
thân thiện với môi trường
Giá trị cảm nhận
37

Ống hút sinh học có mức giá phù


234 1 5 3.86 0.771
hợp với anh/chị
Ống hút sinh học đa dạng mẫu mã và
234 1 5 4.16 0.723
màu sắc.
Ống hút sinh học dễ dàng bảo quản
234 1 5 4.10 0.790
và sử dụng được lâu dài.
Ống hút sinh học có quy trình sản
234 1 5 4.18 0.682
xuất đảm bảo chất lượng cao.
Ý định mua ống hút sinh học
Anh/chị rất hài lòng với chất lượng
234 1 5 4.18 0.657
của ống hút sinh học.
Việc mua ống hút sinh học đối với
234 1 5 4.35 0.740
anh/chị là vô cùng đúng đắn.
Trong tương lai anh/chị sẽ tiếp tục
234 1 5 4.26 0.773
duy trì sử dụng ống hút sinh học.
Anh/chị sẽ giới thiệu cho bạn bè và
234 1 5 4.32 0.727
người thân sử dụng ống hút sinh học.
Bảng 4. 5: Mô tả thống kê các biến nghiên cứu
(Nguồn: Xử lý số liệu trên SPSS 26.0)
Theo kết quả thống kê mô tả cho thấy thang đo này đều được đa số mọi người
đánh giá tương đối tốt. Đặc biệt các biến thuộc ý định mua có giá trị trung bình khá
lớn điều này chỉ ra rằng mức độ ý định mua ống hút sinh học của người dân trên địa
bàn Hà Nội là khá cao. Các biến đo lường ảnh hưởng xã hội có giá trị trung bình khá
cao cho thấy mọi người đánh giá về ảnh hưởng xã hội tương đối tốt do mạng xã hội
ngày càng trở lên phát triển. Các biến quan sát ở nhận thức về môi trường có giá trị
khá cao thể hiện sự nhận thức về môi trường của người dân trên địa bàn Hà Nội. Các
biến quan sát của nhân tố thái độ có giá trị cũng khá cao thể hiện sự quan tâm tới các
sản phẩm xanh an toàn với sức khỏe của người dân trên địa bàn Hà Nội. Tiếp đến là
các biến quan sát của nhân tố kiểm soát hành vi cũng được đánh giá ở mức khá cao do
người dân có đủ khả năng và chủ động trong việc ra quyết định mua. Cuối cùng là các
biến quan sát của nhân tố giá trị cảm nhận được đánh giá cao thể hiện được sự thông
thái trong hành vi tiêu dùng đối với các sản phẩm xanh an toàn với sức khỏe và môi
trường.
4.2. Kiểm định độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha
Hệ số Cronbach’s alpha là một phép kiểm định thống kê dùng để kiểm tra sự chặt
chẽ và tương quan giữa các biến quan sát. Đây là bước phân tích cần thiết để loại bỏ
biến rác trước khi sử dụng EFA. Điều này liên quan đến hai khía cạnh là tương quan
giữa bản thân các biến và tương quan các điểm số của từng biến với điểm số tổng thể.
38

Chỉ có những biến có hệ số tương quan biến – tổng phù hợp (Corrected Iterm – Total
Correlation) lớn hơn 0,3 và có hệ số Cronbach’s Alpha lớn hơn 0,6 mới được xem là
chấp nhận được và thích hợp đưa vào những bước phân tích tiếp theo (Nunnally, 1978;
Peterson, 1994; Slater, 1995). Sau khi điều tra, đề tài tiến hành kiểm tra độ tin cậy của
thang đo quyết định chọn trung tâm ngoại ngữ bằng hệ số Cronbach’s Alpha. Kết quả
thu được như sau:
4.2.1. Kết quả phân tích thang đo “Ảnh hưởng xã hội”
Trung bình Phương sai
Tương quan Alpha nếu
Kí hiệu thang đo nếu thang đo nếu
biến – tổng loại bỏ biến
loại biến loại biến

Cronbach's Alpha: 0.835

AHXH1 20.96 8.161 0.720 0.785


AHXH2 20.86 8.410 0.663 0.797
AHXH3 20.89 8.388 0.625 0.804
AHXH4 20.91 8.628 0.537 0.823
AHXH5 20.71 9.333 0.528 0.823
AHXH6 21.01 8.455 0.587 0.812
Bảng 4. 6: Kết quả thang đo “Ảnh hưởng xã hội”
(Nguồn: Xử lý số liệu trên SPSS 26.0)
Thang đo Ảnh hưởng xã hội với 6 biến quan sát có hệ số Cronbach’s Alpha là
0.835 lớn hơn 0.6 và hệ số tương quan biến tổng nằm trong khoảng từ 0.528 – 0.720
lớn hơn 0.3 nên tất cả biến này đều được giữ lại cho việc phân tích nhân tố khám phá
EFA.
4.2.2. Kết quả phân tích thang đo “Nhận thức về môi trường”
Trung bình Phương sai
Tương quan Alpha nếu
Kí hiệu thang đo nếu thang đo nếu
biến – tổng loại bỏ biến
loại biến loại biến
Cronbach's Alpha: 0.844
NT1 17.29 5.278 0.685 0.803
NT2 17.15 5.521 0.600 0.825
NT3 17.19 5.057 0.667 0.808
NT4 17.04 5.265 0.630 0.818
NT5 17.12 5.276 0.671 0.807
Bảng 4. 7: Kết quả thang đo “Nhận thức về môi trường”
(Nguồn: Xử lý số liệu trên SPSS 26.0)
39

Thang đo “Nhận thức về môi trường” với 5 biến quan sát có hệ số Cronbach’s
Alpha là 0.844 lớn hơn 0.6 và hệ số tương quan biến tổng nằm trong khoảng từ 0.600
– 0.685 lớn hơn 0.3 nên tất cả biến này đều được giữ lại cho việc phân tích nhân tố
khám phá EFA.
4.2.3. Kết quả phân tích thang đo “Thái độ”
Phương sai
Trung bình Tương
thang đo Alpha nếu
Kí hiệu thang đo quan biến –
nếu loại loại bỏ biến
nếu loại biến tổng
biến
Cronbach's Alpha: 0.827
TD1 15.35 6.864 0.611 0.796
TD2 15.34 6.688 0.648 0.785
TD3 15.37 6.810 0.680 0.777
TD4 15.41 6.861 0.725 0.767
TD5 15.54 7.280 0.477 0.836
Bảng 4. 8: Kết quả thang đo “Thái độ”
(Nguồn: Xử lý số liệu trên SPSS 26.0)
Thang đo “Thái độ” với 5 biến quan sát có hệ số Cronbach’s Alpha là 0.827 lớn
hơn 0.6 và hệ số tương quan biến tổng nằm trong khoảng từ 0.477 – 0.725 lớn hơn 0.3
nên tất cả biến này đều được giữ lại cho việc phân tích nhân tố khám phá EFA.
4.2.4. Kết quả phân tích thang đo “Kiểm soát hành vi”
Trung bình Phương sai Tương
Alpha nếu
Kí hiệu thang đo nếu thang đo nếu quan biến –
loại bỏ biến
loại biến loại biến tổng
Cronbach's Alpha: 0.829
KSHV1 12.32 4.203 0.612 0.803
KSHV2 12.27 3.796 0.738 0.744
KSHV3 12.33 4.205 0.601 0.808
KSHV4 12.26 4.110 0.673 0.776
Bảng 4. 9: Kết quả thang đo “Kiểm soát hành vi”
(Nguồn: Xử lý số liệu trên SPSS 26.0)
Thang đo “Thái độ” với 4 biến quan sát có hệ số Cronbach’s Alpha là 0.829 lớn
hơn 0.6 và hệ số tương quan biến tổng nằm trong khoảng từ 0.601 – 0.738 lớn hơn 0.3
nên tất cả biến này đều được giữ lại cho việc phân tích nhân tố khám phá EFA.
40

4.2.5. Kết quả phân tích thang đo “Giá trị cảm nhận”
Trung bình Phương sai Tương
Alpha nếu
Kí hiệu thang đo nếu thang đo nếu quan biến –
loại bỏ biến
loại biến loại biến tổng
Cronbach's Alpha: 0.750
GTCN1 12.44 3.149 0.476 0.732
GTCN2 12.14 3.160 0.530 0.701
GTCN3 12.20 2.848 0.589 0.667
GTCN4 12.12 3.139 0.596 0.668
Bảng 4. 10: Kết quả thang đo “Giá trị cảm nhận”
(Nguồn: Xử lý số liệu trên SPSS 26.0)
Thang đo “Giá trị cảm nhận” với 4 biến quan sát có hệ số Cronbach’s Alpha là
0.750 lớn hơn 0.6 và hệ số tương quan biến tổng nằm trong khoảng từ 0.476 – 0.596
lớn hơn 0.3 nên tất cả biến này đều được giữ lại cho việc phân tích nhân tố khám phá
EFA.
4.2.6. Kết quả phân tích thang đo “Ý định mua ống hút sinh học”
Trung bình Phương sai Tương
Alpha nếu
Kí hiệu thang đo nếu thang đo nếu quan biến –
loại bỏ biến
loại biến loại biến tổng
Cronbach's Alpha: 0.862
YD1 12.94 3.893 0.628 0.855
YD2 12.76 3.485 0.694 0.830
YD3 12.86 3.203 0.778 0.794
YD4 12.79 3.426 0.741 0.810
Bảng 4. 11: Kết quả thang đo “Ý định mua ống hút sinh học”
(Nguồn: Xử lý số liệu trên SPSS 26.0)
Thang đo “Ý định mua ống hút sinh học” với 4 biến quan sát có hệ số
Cronbach’s Alpha là 0.862 lớn hơn 0.6 và hệ số tương quan biến tổng nằm trong
khoảng từ 0.628 – 0.778 lớn hơn 0.3 nên tất cả biến này đều được giữ lại cho việc
phân tích nhân tố khám phá EFA.
4.3. Phân tích khám phá nhân tố EFA (Exploratory FactorAnalysis)
4.3.1. Phân tích nhân tố với các biến độc lập
Phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis) là một kỹ thuật
phân tích nhằm thu nhỏ và tóm tắt các dữ liệu rất có ích cho việc xác định các tập hợp
biến cần thiết cho vấn đề nghiên cứu. Sử dụng phương pháp kiểm định KMO (Kaiser-
41

Meyer-Olkin) và Bartlett để đo lường sự tương thích của mẫu khảo sát, nếu
0,5≤KMO<1 thì phân tích nhân tố phù hợp với các dữ liệu. Kiểm định Bartlett’s xem
xét giả thuyết H(0): các biến không có tương quan trong tổng thể. Nếu kiểm định này
có ý nghĩa thống kê (Sig.<0,05) thì các biến đó tương quan với nhau trong tổng thể.
Giá trị Eigenvalue dùng để xác định số lượng nhân tố, chỉ những nhân tố có
Eigenvalue >1 mới được giữ lại trong mô hình bởi những nhân tố này có tác dụng tóm
tắt thông tin tốt hơn một biến gốc. Khi tiến hành phân tích nhân tố, tác giả đã sử dụng
phương pháp trích nhân tố (Extraction method) là Principal Components Analysis với
phép xoay (Rotation) Varimax các biến có hệ số tải nhân tố (factor loading) nhỏ hơn
0,5 bị loại (Hair, Anderson, Tatham, & Black, 1998).
Theo Gerbing và Anderson (1998), thang đo được chấp nhận khi tổng phương
sai trích lớn hơn hoặc bằng 50%.

Chỉ số KMO và kiểm định Bartlett’s

Chỉ số KMO 0.873

Thống kê Chi-bình
2313.001
phương

Kiểm định Bartlett's


Bậc tự do (df) 276

Mức ý nghĩa (Sig.) 0.000

Bảng 4. 12: Hệ số KMO và kiểm định Bartlett's biến độc lập


(Nguồn: Xử lý số liệu trên SPSS 26.0)
Kết quả trên cho thấy hệ số KMO = 0,873 (> 0,5) và mức ý nghĩa Sig = 0.000
nhỏ hơn so với yêu cầu 0,05 vì vậy các biến quan sát có tương quan với nhau nên việc
phân tích nhân tố trên là hoàn toàn phù hợp.
Nhân tố
Nhận
Biến quan Ảnh Kiểm
thức về Giá trị
sát Thái độ hưởng soát
môi cảm nhận
xã hội hành vi
trường
NT5 0.800
42

NT1 0.751

NT3 0.730

NT4 0.717

NT2 0.706

AHXH5 0.615

TD4 0.839

TD3 0.791

TD1 0.763

TD2 0.752

TD5 0.602

AHXH3 0.799

AHXH2 0.775

AHXH1 0.761

AHXH6 0.559

AHXH4 0.546

KSHV2 0.827

KSHV4 0.797

KSHV3 0.744

KSHV1 0.728

GTCN4 0.784

GTCN3 0.749

GTCN2 0.739

GTCN1 0.605
43

Eigenvalues 5.990 4.155 1.729 1.560 1.256


Số biến quan
6 5 5 4 4
sát
Phương sai
24.956 17.315 7.204 6.499 5.234
trích (%)

Tổng phương
24.985 42.273 49.476 55.975 61.209
sai trích (%)

Bảng 4. 13: Kết quả giá trị phương sai giải thích cho các biến độc lập
(Nguồn: Xử lý số liệu trên SPSS 26.0)
Với phương pháp rút trích Principal Components và phép quay Varimax, phân
tích nhân tố đã trích được 6 nhân tố từ 28 biến quan sát và với tổng phương sai trích
đạt 61,209% (lớn hơn 50%) đạt yêu cầu, hệ số tải nhân tố cao trải dài từ 0,546 - 0,839
và đều lớn hơn 0,5 các thang đo rút ra được chấp nhận. Tổng phương sai trích rút là
61,209% cho biết 6 nhân tố này giải thích được 61,209% biến thiên của dữ liệu. Ta sử
dụng phương pháp Varimax procedure để xoay nhân tố: xoay nguyên góc các nhân tố
để tối thiểu hóa số lượng biến có hệ số lớn tại cùng một nhân tố, vì vậy sẽ tăng cường
khả năng giải thích các nhân tố (Trọng & Ngọc, 2005)
4.3.2. Thang đo phụ thuộc

Chỉ số KMO và kiểm định Bartlett’s

Chỉ số KMO 0.809

Thống kê Chi-bình
435.993
phương

Kiểm định Bartlett's


Bậc tự do (df) 6

Mức ý nghĩa (Sig.) 0.000

Bảng 4. 14: Hệ số KMO và kiểm định Bartlett's biến phụ thuộc


KMO and Bartlett's Test
(Nguồn: Xử lý số liệu trên SPSS 26.0)
44

Kết quả trên cho thấy hệ số KMO = 0,809 (> 0,5) và với mức ý nghĩa
Sig. = 0,000 < 0,05 vì vậy các biến quan sát có tương quan với nhau nên việc phân
tích nhân tố trên là hoàn toàn phù hợp.
Nhân tố
Biến quan sát
Ý định sử dụng ống hút sinh học
YD3 0.887
YD4 0.862
YD2 0.831
YD1 0.780
Eigenvalues 2.829
Phương sai trích (%) 70.718
Bảng 4. 15: Kết quả phân tích EFA của biến phụ thuộc
(Nguồn: Xử lý số liệu trên SPSS 26.0)
Kết quả phân tích thang đo ý định mua ống hút sinh học, EFA trích được gom
vào một yếu tố tại Eigenvalue = 2,829 gồm 4 biến quan sát với chỉ số KMO là 0.809.
Các biến quan sát đều có Factor loading lớn hơn 0,50 (0,608 đến 0,786). Phương sai
trích bằng 70.718 % (> 50%) cho biết 4 nhân tố này giải thích được 70.718% biến
thiên của dữ liệu. Sự phân tích EFA hoàn tất vì đã đạt độ tin cậy về mặt thống kê. Vậy
thang đo được sử dụng cho các phân tích tiếp theo.
Sau khi kiểm định đánh giá độ tin cậy thang đo bằng Cronbach’s Alpha, phân
tích nhân tố khám phá (EFA), thang đo đã được điều chỉnh cho phù hợp. Mô hình
cũng như giả thuyết nghiên cứu không có sự thay đổi, vẫn giữ nguyên 5 biến độc lập
(Ảnh hưởng xã hội, nhận thức về môi trường, thái độ, kiểm soát hành vi, giá trị cảm
nhận) cùng với một biến phụ thuộc (Ý định mua ống hút sinh học)
4.4. Kiểm định mô hình nghiên cứu bằng phân tích hồi quy
Sau khi thực hiện phân tích nhân tố khám phá, ta tiến hành phân tích hồi quy bội,
kiểm tra hệ số phóng đại phương sai VIF (Variance Inflation Factor). Nếu các giả định
về đa cộng tuyến không bị vi phạm, mô hình hồi quy tuyến tính bội được xây dựng.Và
hệ số hiệu chỉnh (Adjusted R Square) cho biết mô hình hồi quy được xây dựng phù
hợp đến mức nào. Để xác định mối quan hệ nhân quả giữa các biến trong mô hình,
bước đầu tiên ta cần phân tích tương quan giữa các biến xem thử có mối liên hệ tuyến
tính giữa biến độc lập và biến phụ thuộc hay không. Kết quả của phần phân tích này
dù không xác định được mối quan hệ nhân quả giữa biến phụ thuộc và biến độc lập
nhưng nó đóng vai trò làm cơ sở cho phân tích hồi qui. Các biến phụ thuộc và biến độc
lập có tương quan cao với nhau báo hiệu sự tồn tại của mối quan hệ tiềm ẩn giữa hai
biến. Đồng thời, việc phân tích tương quan còn làm cơ sở để dò tìm sự vi phạm giả
45

định của phân tích hồi quy tuyến tính: các biến độc lập có tương quan cao với nhau
hay hiện tượng đa cộng tuyến.
4.4.1. Điều chỉnh mô hình nghiên cứu
STT Ký hiệu Tên thành phần

1 H1 Ảnh hưởng xã hội

2 H2 Nhận thức về môi trường

3 H3 Thái độ

4 H4 Kiểm soát hành vi

5 H5 Giá trị cảm nhận


Bảng 4. 16: Thành phần thiết kế ban đầu

STT Ký hiệu Tên thành phần Danh sách các biến

Nhận thức về môi NT5, NT1, NT3, NT4, NT2,


1 N1
trường AHXH5

2 N2 Thái độ TD4, TD3, TD1, TD2, TD5

AHXH3, AHXH 2, AHXH1,


3 N3 Ảnh hưởng xã hội
AHXH6, AHXH4

KSHV2, KSHV4, KSHV3,


4 N4 Kiểm soát hành vi
KSHV1

GTCN4, GTCN3, GTCN2,


5 N5 Giá trị cảm nhận
GTCN1
Bảng 4. 17: Thành phần mới được rút trích từ EFA
Mô hình nghiên cứu điều chỉnh như hình 4.1
46

Hình 4. 1: Mô hình nghiên cứu điều chỉnh


Giả
thuyế Nội dung
t

Nhận thức về môi trường có mối quan hệ dương với ý định mua ống hút
N1
sinh học

N2 Thái độ có mối quan hệ dương với ý định mua ống hút sinh học

N3 Ảnh hưởng xã hội có mối quan hệ dương với ý định mua ống hút sinh học

N4 Kiểm soát hành vi có mối quan hệ dương với ý định mua ống hút sinh học

N5 Giá trị cảm nhận có mối quan hệ dương với ý định mua ống hút sinh học
Bảng 4.18: Bảng tóm tắt các giả thuyết cho mô hình nghiên cứu sau khi nghiên
cứu định tính và phân tích EFA
Phương trình nghiên cứu hồi quy tuyến tính bội được xây dựng như sau:
Ydinhmuaonghutsinhhoc = β0 + β1*Nhanthucvemoitruong + β2*Thaido +
β3*Anhhuongxahoi + β4*Kiemsoathanhvi + β5*Giatricamnhan + α
Trong đó:
Ydinhmuaonghutsinhhoc: Ý định mua ống hút sinh học (được xem là biến phụ
thuộc).
Các biến độc lập là : Nhanthucvemoitruong (Nhận thức về môi trường); Thaido
(Thái độ); Anhhuongxahoi (Ảnh hưởng xã hội); Kiemsoathanhvi (Kiểm soát hành vi);
Giatricamnhan (Giá trị cảm nhận).
47

βo: hằng số
β1, β2, β3... β7: Các hệ số hồi quy
α: Sai số của mô hình
4.4.2. Phân tích hệ số tương quan Pearson (r)
Người ta sử dụng một hệ số thống kê có tên là Hệ số tương quan Pearson để
lượng hóa mức độ chặt chẽ của mối liên hệ tuyến tính giữa các biến độc lập và biến
phụ thuộc. Một hệ số tương quan dương 1 cho thấy hai biến số có mối quan hệ thuận
chiều tuyệt đối. Nếu giữa 2 biến độc lập có sự tương quan chặt thì phải lưu ý vấn đề đa
cộng tuyến khi phân tích hồi quy. Trong phân tích tương quan Pearson, không có sự
phân biệt giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc mà tất cả đều được xem xét như
nhau:
Ý định Nhận
Ảnh Kiểm
mua thức về Thái Giá trị
hưởng soát
ống hút môi độ cảm
hành
xã hội nhận
sinh học trường vi

0.606* 0.492*
Tương quan 1 0.662** 0.013 0.089
Pearson * *
Ý định
mua ống Mức ý nghĩa
hút sinh 0.000 0.000 0.842 0.174 0.000
Sig. (2-đuôi)
học

N 234 234 234 234 234 234

Tương quan 0.183* 0.454*


0.606** 1 0.593** 0.045
Pearson * *
Ảnh
hưởng Mức ý nghĩa
0.000 0.000 0.496 0.005 0.000
xã hội Sig. (2-đuôi)

N 234 234 234 234 234 234

Nhận Tương quan 0.662** 0.593* 1 0.031 0.608 0.386*


thức về Pearson * *
48

Mức ý nghĩa
0.000 0.000 0.642 0.300 0.000
môi Sig. (2-đuôi)
trường
N 234 234 234 234 234 234

Tương quan 0.476*


0.013 0.045 0.031 1 -0.028
Pearson *

Thái độ Mức ý nghĩa


0.842 0.496 0.642 0.000 0.671
Sig. (2-đuôi)

N 234 234 234 234 234 234

Tương quan 0.476*


0.089 0.183* 0.068 1 0.029
Pearson *
Kiểm
soát Mức ý nghĩa
0.174 0.005 0.300 0.000 0.659
hành vi Sig. (2-đuôi)

N 234 234 234 234 234 234

Tương quan 0.454*


0.492** 0.386** -0.028 0.029 1
Pearson *
Giá trị
cảm Mức ý nghĩa
0.000 0.000 0.000 0.671 0.659
nhận Sig. (2-đuôi)

N 234 234 234 234 234 234

Bảng 4.19: Ma trận hệ số tương quan giữa các nhân tố (Pearson)


**. Sự tương quan có ý nghĩa thống kê ở mức 0.01 (2-đuôi).
*. Sự tương quan có ý nghĩa thống kê ở mức 0.05 (2-đuôi).
(Nguồn: Xử lý số liệu trên SPSS 26.0)
Kết quả ma trận tương quan cho thấy 5 biến độc lập có hệ số tương quan dao
động từ 0,013 đến 0,662 (nhỏ hơn 1) chứng tỏ chúng có mối quan hệ thuận chiều. Hệ
số tương quan giữa biến “Nhận thức về môi trường” với “Ý định mua ống hút sinh
học” có r = 0,662 đạt cao nhất điều này chứng tỏ hai nhân tố này có mối quan hệ
thuận chiều và chặt chẽ nhất. “Thái độ”, “Kiểm soát hành vi”, “Giá trị cảm nhận” có
49

tương quan không chặt chẽ lắm với “Ý định mua ống hút sinh học” vì hệ số tương
quan Pearson < 0.5.
4.4.3. Phân tích hồi quy, kiểm định mô hình và kiểm định lý thuyết
4.4.3.1. Phân tích hồi quy bội
Đề tài sử dụng phương pháp hồi quy bội để dự đoán cường độ tác động của các
nhân tố đến ý định mua ống hút sinh học của người tiêu dùng trên địa bàn Hà Nội.
Phương trình hồi quy tuyến tính bội có dạng:
Ydinhmuaonghutsinhhoc = β0 + β1*Nhanthucvemoitruong + β2*Thaido
+ β3*Anhhuongxahoi + β4*Kiemsoathanhvi + β5*Giatricamnhan + α
Ước lượng sai
Trị số thống kê
PMô hình Hệ số R Hệ số R2 R hiệu chỉnh
2
số độ lệch
Durbin-Watson
chuẩn

1 0 .737
a
0.543 0.532 0.41701 1.866
Bảng 4. 20: Đánh giá sự phù hợp của mô hình
(Nguồn: Xử lý số liệu trên SPSS 26.0)
Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính bội cho thấy mô hình có R^2 = 0,543 và
R^2 được điều chỉnh = 0,532. Ta nhận thấy R^2 hiệu chỉnh nhỏ hơn R^2 nên ta dùng
nó để đánh giá độ phù hợp của mô hình sẽ an toàn hơn vì nó không thổi phồng mức độ
phù hợp của mô hình (Trọng & Ngọc, 2005). R^2 được điều chỉnh = 0,532 nói lên độ
thích hợp của mô hình là 53,2% hay nói cách khác là 53,2% sự biến thiên của biến “Ý
định mua ống hút sinh học” được giải thích chung của 4 biến quan sát. Như vậy mô
hình hồi quy tuyến tính bội đưa ra là phù hợp với dữ liệu và có thể sử dụng được.
4.4.3.2. Phân tích phương sai
Mức ý
Tổng bình Bậc tự Bình phương Thống
Mô hình nghĩa
phương do (df) trung bình kê F
(Sig.)

Hồi quy 47,016 5 9,403 54,073 0.000

1 Phần dư 39,649 228 0.174

Tổng 86,666 233


Bảng 4. 21: Bảng kết quả phân tích ANOVA
(Nguồn: Xử lý số liệu trên SPSS 26.0)
Kiểm định F sử dụng trong phân tích phương sai là phép kiểm định giả thuyết về
độ phù hợp của mô hình hồi quy tuyến tính tổng thể. Ý nghĩa của kiểm định này là mối
quan hệ tuyến tính giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập. Phân tích ANOVA cho
50

thấy thông số F = 54.073 có mức ý nghĩa (sig.) = 0,000, điều này chứng tỏ rằng mô
hình hồi quy xây dựng là phù hợp với bộ dữ liệu thu thập được tất cả các biến đưa vào
đều có ý nghĩa về mặt thống kê với mức ý nghĩa 5%. Với số liệu như bảng này, mô
hình hồi quy tuyến tính đưa ra là phù hợp với dữ liệu và có thể dùng được. Như vậy
các biến độc lập trong mô hình có quan hệ đối với biến phụ thuộc “Ý định mua ống
hút sinh học”.
4.4.3.3. Hệ số hồi quy trong mô hình
Với biến phụ thuộc là biến “Ý định mua ống hút sinh học” và 5 biến độc lập
được trích ra từ phân tích nhân tố EFA, tiến hành phân tích hồi quy (sử dụng phương
pháp đưa vào một lượt Enter). Từ bảng … phương trình hồi quy thể hiện mối quan hệ
giữa biến phụ thuộc là Ý định mua ống hút sinh học với các biến độc lập: nhận thức về
môi trường, thái độ, ảnh hưởng xã hội, kiểm soát hành vi, giá trị cảm nhận.
Các hệ số hồi quy riêng phần trong mô hình dùng để xác định mức độ biến độc
lập lên biến phụ thuộc. Hay nói cách khác các hệ số riêng Beta trong mô hình hồi quy
nói lên sức ảnh hưởng của 4 biến quan sát.
Thông qua hệ số Beta trong kết quả phân tích hồi quy ( Bảng ) chúng ta sẽ thấy
được tầm quan trọng của các yếu tố đối với ý định mua ống hút sinh học theo mô hình
đề nghị trong nghiên cứu này.
Hệ số
Hệ số chưa Phân tích đa
chuẩn
chuẩn hóa Mức cộng tuyến
hóa
ý
Kiểm Hệ số
nghĩa Độ
Mô hình định T- phóng
Sai số thống chấp
Hệ số student đại
chuẩ Beta kê nhận
B (Sig.) phương
n của
sai
biến
(VIP)

Biến 0.207 0.313 0.663 0.508

Ảnh hưởng xã hội 0.254 0.059 0.254 4.276 0.000 0.568 1.762

Nhận thức 0.484 0.064 0.429 7.599 0.000 0.629 1.589

Thái độ -0.011 0.048 -0.012 -0.229 0.819 0.769 1.300

Kiểm soát hành vi 0.012 0.048 0.013 0.250 0.803 0.743 1.345

Giá trị cảm nhận 0.229 0.055 0.210 4.121 0.000 0.770 1.299
51

Bảng 4. 22: Kết quả hồi quy (sử dụng phương pháp Enter)
(Nguồn: Xử lý số liệu trên SPSS 26.0)
Mức ý nghĩa của các biến đều có ý nghĩa về mặt thống kê vì có mức ý nghĩa nhỏ
hơn 0.05. Ngoài ra, ta cũng thấy rằng hệ số phóng đại phương sai VIF đều nhỏ hơn 10
chứng tỏ không xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng
Ngọc, 2018). Hệ số hồi quy của cả 5 biến độc lập đều mang dấu dương chứng tỏ cả 5
biến độc lập đều tác động thuận chiều đến ý định mua ống hút sinh học.
Ydinhmuaonghutsinhhoc = 0.429*Nhanthucvemoitruong + (-0.012)*Thaido
+ 0.254*Anhhuongxahoi + 0.013*Kiemsoathanhvi + 0.210*Giatricamnhan
Theo phương trình hồi quy trên trọng số của các yếu tố tác động đến ý định mua
ống hút sinh học được sắp xếp theo mức độ từ mạnh đến yếu như sau:
Nhận thức về môi trường: 0.429
Ảnh hưởng xã hội: 0.254
Giá trị cảm nhận: 0.210
Kiểm soát hành vi: 0.013
Thái độ: 0.012
Để xác định tầm quan trọng của mỗi biến đối với biến phụ thuộc trong
mối quan hệ so sánh giữa các biến độc lập, chúng ta dùng hệ số hồi quy
(Beta) đã được chuẩn hóa. Ta có Nhận thức về môi trường là quan trọng nhất do có hệ
số Beta đã chuẩn hóa là 0,429; Ảnh hưởng xã hội quan trọng thứ nhì do hệ số Beta đã
chuẩn hóa là 0.254; Giá trị cảm nhận quan trọng thứ ba do hệ số Beta đã chuẩn hóa
là 0,210; Kiểm soát hành vi quan trọng thứ tư do hệ số Beta đã chuẩn hóa là
0,013; Thái độ quan trọng thứ năm do hệ số Beta đã chuẩn hóa 0,012.
4.4.3.4. Kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu trong mô hình
 Giả thuyết N1 cho rằng nhận thức về môi trường có mối quan hệ dương với ý
định mua ống hút sinh học. Căn cứ vào kết quả hồi quy cho ta thấy với hệ số Beta =
0.429 với mức ý nghĩa sig = 0,000 nhỏ hơn 0.05 nghĩa là có ý nghĩa về mặt thống kê.
Vậy giả thuyết N1 được chấp nhận, điều này chứng tỏ rằng nhận thức về môi trường
của người dân Hà Nội càng cao thì càng làm tăng ý định mua ống hút sinh học.
 Giả thuyết N2 cho rằng thái độ có mối quan hệ âm với ý định mua ống hút sinh
học. Hệ số hồi quy là Beta= 0.012 và mức ý nghĩa là 0.819 lớn hơn 0.05. Vì vậy giả
thuyết N2 không được chấp nhận hay nói cách khác sự tác động của thái độ đến ý định
mua ống hút sinh học không có ý nghĩa thống kê.
 Giả thuyết N3 cho rằng ảnh hưởng xã hội có mối quan hệ dương với ý định
mua ống hút sinh học. Hệ số hồi quy là 0.254 và mức ý nghĩa là 0.000 nhỏ hơn 0.05.
52

Vì vậy giả thuyết N3 được chấp nhận hay nói cách khác sự tác động của ảnh hưởng xã
hội đến ý định, mua ống hút sinh học có ý nghĩa thống kê.
 Giả thuyết N4 cho rằng kiểm soát hành vi có mối quan hệ dương với ý định
mua ống hút sinh học. Hệ số hồi quy là 0.013, mức ý nghĩa là 0.803 lớn hơn 0.05. Vì
vậy giả thuyết N4 không được chấp nhận hay nói cách khác sự tác động của kiểm soát
hành vi đến ý định mua ống hút sinh học không có ý nghĩa thống kê.
 Giả thuyết N5 cho rằng giá trị cảm nhận có mối quan hệ dương với ý định mua
ống hút sinh học. Hệ số hồi quy là 0.210 mức ý nghĩa là 0.000 nhỏ hơn 0.05. Vì vậy
giả thuyết N5 được chấp nhận hay nói cách khác sự tác động của giá trị cảm nhận đến
ý định mua ống hút sinh học có ý nghĩa thống kê.
4.5. Kiểm định sự khác biệt của các biến định tính
Mục đích của kiểm định là khám phá sự khác biệt theo đặc điểm cá nhân về ý
định mua ống hút sinh học. Đối với kiểm định sự khác biệt giữa 2 nhóm giới tính nam
và nữ, độ tuổi, nghề nghiệp, thu nhập sẽ sử dụng phép kiểm định giả thiết về sự bằng
nhau giữa các phương sai nhóm (dùng Levene Test). Sau đó phân tích phương sai
(ANOVA) với mức ý nghĩa 0,05.
4.5.1. Kiểm định sự khác biệt theo “giới tính”
Kiểm định sự đồng nhất của phương sai (Levene’s test) được tiến hành với giả
thuyết phương sai của 2 tổng thể đồng nhất. Kết quả kiểm định cho mức ý nghĩa 0.373
lớn hơn 0.05 cho thấy phương sai giữa nam và nữ không khác nhau. Vì vậy, trong kết
quả kiểm định giả thuyết về trị trung bình của 2 tổng thể (Independent-samples T-test),
ta sẽ sử dụng kết quả kiểm định t ở phần giả thuyết phương sai bằng nhau (equal
variances assumed) có ý nghĩa (2 đuôi) là 0.039 nhỏ hơn 0.05. Do đó, có sự khác biệt
có ý nghĩa thống kê về ý định mua ống hút sinh học có giới tính khác nhau.
Ý định mua ống hút sinh học

Giả thuyết phương Giả thuyết phương


sai bằng nhau sau không bằng nhau

Kiểm định F 0.769


Levene Ý nghĩa 0.373

Kiểm định t T -2.080 -2.162

Df 232 163.703

Ý nghĩa (2-đuôi) 0.039 0.032


53

Sự khác biệt
-0.17584 -0.17584
trung bình
Bảng 4.23: Kết quả kiểm định sự khác biệt theo giới tính về ý định mua
ống hút sinh học
(Nguồn: Xử lý số liệu trên SPSS 26.0)
4.5.2. Kiểm định sự khác biệt theo “độ tuổi”
Theo kết quả kiểm định sự đồng nhất của các phương sai nhóm, với mức ý nghĩa
0.017 < 0.05 có thể nói phương sai đánh giá về ý định mua ống hút sinh học giữa các
độ tuổi không đồng nhất. Như vậy, kết quả phân tích bảng Robust Test có thể sử dụng
Robust Test:
Kiểm định sự đồng nhất của phương sai

Ý định mua ống hút sinh học

Kiểm định Levene df1 df2 Ý nghĩa

3.450 3 230 0.017


Bảng 4.24: Kết quả kiểm định sự đồng nhất của phương sai về ý mua ống hút sinh
học theo độ tuổi
(Nguồn: Xử lý số liệu trên SPSS 26.0)
Tổng bình
df1 df2 Ý nghĩa
phương

Welch 6.364 3 66.942 0.001

Bảng 4. 25: Kết quả phân tích Welch sự khác biệt về ý định ý mua ống hút sinh
học theo độ tuổi
(Nguồn: Xử lý số liệu trên SPSS 26.0)
Theo kết quả phân tích Robust Test, với mức ý nghĩa Sig Welch = 0,001< 0,05 nên
có thể kết luận có sự khác biệt trung bình có ý nghĩa thống kê về ý định mua ống hút
sinh học giữa các độ tuổi khác nhau của người tiêu dùng trên địa bàn Hà Nội.
4.5.3. Kiểm định sự khác biệt theo “nghề nghiệp”
Theo kết quả kiểm định sự đồng nhất của các phương sai nhóm, với mức ý nghĩa
0.000 < 0.05 có thể nói phương sai đánh giá về ý định mua ống hút sinh học giữa các
nghề nghiệp không đồng nhất.Như vậy, kết quả phân tích bảng Robust Test có thể sử
dụng Robust Test:
54

Kiểm định sự đồng nhất của phương sai

Ý định mua ống hút sinh học

Kiểm định Levene df1 df2 Ý nghĩa

10.623 3 230 0.000


Bảng 4. 26: Kết quả kiểm định sự đồng nhất của phương sai về ý định ý mua ống
hút sinh học theo nghề nghiệp
(Nguồn: Xử lý số liệu trên SPSS 26.0)
Tổng bình
df1 df2 Ý nghĩa
phương

Welch 5.672 3 63.813 0.002

Bảng 4.27: Kết quả phân tích Welch sự khác biệt về ý định ý mua ống hút sinh học
theo nghề nghiệp
(Nguồn: Xử lý số liệu trên SPSS 26.0)
Theo kết quả kiểm định sự đồng nhất của các phương sai nhóm, với mức ý nghĩa
0,002 < 0.05 có thể nói phương sai đánh giá về ý định mua sinh học giữa các nghề
nghiệp là không đồng nhất. Như vậy, kết quả phân tích Robust Tests có thể sử dụng.
4.5.4. Kiểm định sự khác biệt theo “thu thập”
Theo kết quả kiểm định sự đồng nhất của các phương sai nhóm, với mức ý nghĩa
0.003 < 0.05 có thể nói phương sai đánh giá về ý định mua ống hút sinh học giữa các
mức thu nhập không đồng nhất. Như vậy, kết quả phân tích bảng Robust Test có thể sử
dụng Robust Test:
Kiểm định sự đồng nhất của phương sai

Ý định mua ống hút sinh học

Kiểm định Levene df1 df2 Ý nghĩa

4.717 3 230 0.003


Bảng 4. 28: Kết quả kiểm định sự đồng nhất của phương sai về ý định
mua ống hút sinh học theo thu nhập
(Nguồn: Xử lý số liệu trên SPSS 26.0)
55

Kiểm df1 df2 Ý


định nghĩa

Welch 14.363 3 64.784 0.000

Bảng 4. 29: Kết quả phân tích Welch sự khác biệt về ý định
mua ống hút sinh học theo thu nhập
(Nguồn: Xử lý số liệu trên SPSS 26.0)
Theo kết quả phân tích Robust Test, với mức ý nghĩa Sig Welch = 0,000< 0,05
nên ta kết luận: Có sự khác biệt trung bình có ý nghĩa thống kê về ý định mua ống hút
sinh học giữa các mức thu nhập khác nhau của người tiêu dùng trên địa bàn Hà Nội.

TÓM TẮT CHƯƠNG 4


Chương này trình bày toàn bộ về về kết quả kiểm định các thang đo và mô hình
nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua ống hút sinh học của người tiêu dùng
trên địa bàn Hà Nội:
Trước tiên, dữ liệu sau khi được thu thập và tổng hợp sẽ được làm sạch sau đó sẽ
tiến hành xử lý bằng các phần mềm: Microsoft Excel và SPSS để cho ra các kết quả
thống kê suy luận. Phần mô tả đối tượng nghiên cứu được thực hiện trên các biến số
nhân khẩu học: giới tính, độ tuổi, nghề nghiệp, thu nhập, và các tiêu chí trong từng
thang đo. Phương pháp thống kê mô tả với giá trị trung bình (Mean) kết hợp với độ
lệch chuẩn (SD) được sử dụng để đánh giá mức độ ý định mua ống hút sinh học của
người tiêu dùng trên địa bàn Hà Nội cho thấy, trong các nhân tố tác động đến quyết
định lựa chọn đến ý định mua ống hút sinh học của người tiêu dùng trên địa bàn Hà
Nội thì nhìn chung cả 6 yếu tố Ảnh hưởng xã hội, Nhận thức về môi trường, Thái độ,
Kiểm soát hành vi, Giá trị cảm nhận, Ý định mua ống hút sinh học đều được người
tiêu dùng trên địa bàn Hà Nội đánh giá cao, thể hiện giá trị trung bình của các biến
quan sát đều khá cao chứng tỏ thang đo được đánh giá tốt.
Việc xác định độ tin cậy và giá trị của thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha và
phân tích nhân tố EFA đã khẳng định được 28 mục hỏi trong 6 yếu tố: Ảnh hưởng xã
hội (6 mục), Nhận thức về môi trường (5 mục), Thái độ (5 mục), Kiểm soát hành vi (4
mục), Giá trị cảm nhận (4 mục), Ý định mua ống hút sinh học (4 mục) có độ tin cậy và
56

độ giá trị đảm bảo cho việc đo lường đến ý định mua ống hút sinh học của người tiêu
dùng trên địa bàn Hà Nội.
Phương pháp hồi quy Enter cho kết quả xác định cường độ của các yếu tố ảnh
hưởng đến ý định mua ống hút sinh học của người tiêu dùng trên địa bàn Hà Nội rút ra
có ý nghĩa thống kê theo thứ tự ưu tiên là: yếu tố Nhận thức về môi trường, Ảnh
hưởng xã hội, Kiểm soát hành vi, Giá trị cảm nhận có tác động cùng chiều và yếu tố
Thái độ tác động ngược chiều.
Kết quả phân tích phương sai một yếu tố (One - Way ANOVA), phép kiểm định
của Student (T-test) để so sánh mức độ ý mua ống hút sinh học của người tiêu dùng
trên địa bàn Hà Nội theo các biến định tính cho thấy với độ tin cậy 95% có sự khác
nhau về ý định mua ống hút sinh học của người tiêu dùng trên địa bàn Hà Nội theo
giới tính, độ tuổi, nghề nghiệp, thu nhập.

CHƯƠNG 5

BÀN LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ MỘT SỐ HÀM Ý


Chương 4 đã giới thiệu kết quả đánh giá thang đo và kiểm định mô hình hồi quy.
Kết quả cho thấy mô hình có mức ý nghĩa khá tốt. Mục đích chương 5 này là tóm tắt
lại kết quả nghiên cứu, các hàm ý cho doanh nghiệp, tổ chức ban ngành, những hạn
chế của nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo.
5.1. Kết luận
Đề tài tham khảo cơ sở lý thuyết, nghiên cứu của một số tác giả trong và ngoài
nước về ý định mua các sản phẩm thân thiện với môi trường nói chung. Trên cơ sở đó
đề tài đã xây dựng được mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua
ống hút sinh học. Mô hình nghiên cứu đã được xây dựng gồm các nhân tố: Nhận thức
về môi trường, thái độ, ảnh hưởng xã hội, kiểm soát hành vi, giá trị cảm nhận. Từ các
nhân tố đó, nghiên cứu đã đưa ra các giả thuyết cho mô hình.
Phương pháp nghiên cứu được sử dụng để xây dựng, đo lường các thang đo và
kiểm định mô hình bao gồm 2 bước chính: nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức.
Bước nghiên cứu sơ bộ được thực hiện bằng phương pháp thảo luận với cô phụ trách
nhằm khám phá các yếu tố tác động đến ý định mua ống hút sinh học. Nghiên cứu
chính thức được thực hiện bằng phương pháp định lượng thông qua bảng câu hỏi.
Bước nghiên cứu này nhằm đánh giá độ tin cậy, giá trị các thang đo, kiểm định các giả
57

thuyết về mối quan hệ giữa các yếu tố tác động đến ý định khởi nghiệp và đo lường
mức độ ảnh hưởng theo từng yếu tố. Phần mềm xử lý số liệu trên SPSS phiên bản 26.0
được sử dụng để mô tả dữ liệu, đánh giá độ tin cậy, độ giá trị của thang đo lường cũng
như thực hiện các thống kê suy diễn khác.
Thống kê thông tin từ mẫu cho thấy thuộc tính của các đối tượng nghiên cứu tập
trung từ 25 đến dưới 30 tuổi (chiếm 47.4%) quan tâm đến các sản phẩm ống hút thân
thiện với môi trường, tỷ lệ nam nữ hầu như đồng đều (nam chiếm 32,5%, nữ chiếm
67.5%) với chủ yếu là nhân viên văn phòng (chiếm 40.2%) và thu nhập trung bình chủ
yếu là từ 15 triệu đồng/ tháng trở lên (chiếm 37.2%). Như vậy đối tượng nghiên cứu là
những người trẻ tuổi, tự chủ về kinh tế có quan tâm đến ống hút thân thiện với môi
trường và tỷ lệ nam nữ khá đồng đều, nên đối tượng nghiên cứu có thể là đối tượng
tiên phong và tiềm năng trong việc sử dụng cũng như tuyên truyền các loại ống hút
thân thiện với môi trường.
Kết quả kiểm định và những lập luận cho thấy các thang đo đạt yêu cầu sau khi
có một số điều chỉnh, mô hình lý thuyết phù hợp, và có 5 giả thuyết được chấp nhận.
Cụ thể, có 5 nhân tố tác động đến ý định mua ống hút sinh học được sắp xếp theo thứ
tự giảm dần đó là: yếu tố nhận thức về môi trường (β=0,429), ảnh hưởng xã hội
(β=0,254), giá trị cảm nhận (β=0,210), kiểm soát hành vi (β=0,013) và cuối cùng là
thái độ (β= 0,012).
Ngoài ra nghiên cứu còn phát hiện ra được có tồn tại hay không tồn tài sự khác
biệt về ý định mua ống hút thân thiện với môi trường theo đặc điểm cá nhân của những
người tham gia khảo sát. Cụ thể như sau:
 Giữa giới tính Nam và giới tính Nữ không có sự khác biệt về ý định, nghĩa là
điểm đánh giá trung bình của Nam giới và Nữ giới là không chênh lệch nhiều.
 Giữa những độ tuổi khác nhau của người tham gia khảo sát có sự khác biệt về ý
định mua.
 Giữa những người có nghề nghiệp khác nhau có sự khác biệt về ý định mua.
 Giữa những người tham gia khảo sát có thu nhập khác nhau có sự khác biệt về ý
định mua.
5.2. Hàm ý của kết quả nghiên cứu
Trong cuộc sống hiện đại ngày nay thì con người ngày càng có xu hướng quan
tâm nhiều đến sức khỏe bằng việc sử dụng những sản phẩm sạch, thân thiện với môi
trường. Một trong những xu thế phổ biến phục vụ cho việc sinh hoạt ăn uống hàng
ngày đó là sử dụng ống hút sinh học.
Các loại ống hút được tiêu thụ với số lượng rất lớn mỗi năm tại các quốc gia trên
thế giới, tồi tệ hơn khi phần lớn chúng được chế xuất hoàn toàn từ nhựa. Chính vì vậy
58

mà môi trường hàng năm phải nạp hàng tấn rác thải nhựa và gây ảnh hưởng lớn tới
môi trường sống của các loài sinh vật.
Nhằm ngăn chặn bớt rác thải nhựa ra môi trường thì đã có rất nhiều những tổ
chức, diễn đàn, hiệp hội bảo vệ môi trường trên toàn thế giới đứng ra kêu gọi, vận
động người dân giảm tiêu thụ đồ nhựa, tuy nhiên thì kết quả chỉ cải thiện một phần
nhỏ. Xuất phát từ vấn đề này thì nhóm tác giả đã quyết định nghiên cứu ý định sử
dụng ống hút sinh học của người tiêu dùng. Đề tài đề cập đến đối tượng chính là ống
hút sinh học, tuy nhiên nó có thể áp dụng nghiên cứu tới những sản phẩm thân thiện
với môi trường khác như túi rác sinh học, bàn chải tre, túi giấy, giỏ tre, nứa,... Bên
cạnh đó, nhóm tác giả có đưa ra những quan điểm cá nhân đề xuất tới những ban
ngành để định hướng phát triển và bảo vệ môi trường nói chung và định hướng cho
mọi người sử dụng sản phẩm ống hút được làm từ thiên nhiên, thân thiện với môi
trường nói riêng như sau:
Đối với các tổ chức ban ngành:
 Đẩy mạnh tuyên truyền về vấn đề bảo vệ môi trường, xây dựng những chính
sách giáo dục hợp lý cho các thế hệ trẻ để họ ý thức được tác hại lớn của rác thải nhựa
tới môi trường sống, từ đó nâng cao tầm quan trọng về việc bảo vệ môi trường sống
xung quanh chúng ta.
 Khuyến khích, vận động người tiêu dùng trên khắp các quốc gia sử dụng các
sản phẩm thân thiện với môi trường thay cho các đồ dùng từ nhựa, đặc biệt là các chủ
doanh nghiệp kinh doanh đồ ăn uống.
 Cần có những hành động bảo vệ môi trường bằng cách đầu tư xây dựng những
nhà máy xử lý chất thải tiến tiến và xây dựng những phòng nghiên cứu về môi trường,
tác nhân ảnh hưởng đến môi trường để tìm hướng khắc phục.
Định hướng người tiêu dùng:
Trên thị trường Việt Nam và quốc tế hiện nay không khó để tìm thấy những loại
ống hút sinh học làm từ các chất liệu khác nhau với đa dạng kiểu dáng, màu sắc. Tuy
nhiên chúng ta cần có giải pháp để nhân rộng số người sử dụng:
 Các cửa hàng cà phê, đồ ăn nhanh là đối tượng tiềm năng cho ống hút sinh học.
Cần nhanh chóng hợp tác với các cửa hàng này để tăng độ phổ biến của ống hút sinh
học tới mọi người, đồng thời giảm đi một lượng rác thải nhựa tương đối ra môi trường.
 Nhiều người tiêu dùng ở các tỉnh lẻ có thể sẽ khó tiếp cận hơn với các sản phẩm
ống hút sinh học, chính vì vậy cần đẩy mạnh phân phối sản phẩm một cách rộng rãi tại
các điểm bán như cửa hàng tạp hóa, người đi buôn để họ có cơ hội tiếp xúc và từ đó
tuyên truyền tới nhiều người hơn.
 Tổ chức các hoạt động tại các phường, xã như ngày hàng động vì môi trường,
bao gồm các hoạt động thu gom rác thải, giới thiệu, tuyên truyền tới người dân các sản
59

phẩm thân thiện với môi trường. Chú trọng vào lợi ích, điểm mạnh để tuyên truyền tới
người dân để tạo sự tin tưởng và thuyết phục.
 Một số người tiêu dùng có thể sẽ đắn đo với mức giá của các loại ống hút sinh
học bởi so với ống hút nhựa nó đắt hơn gấp 3-4 lần. Chính vì vậy có thể xây dựng
những chương trình khuyến mãi hợp lý vào những đợt chiến dịch hành động vì môi
trường, vừa là đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm vừa tuyên truyền tới mọi người về lợi ích
của sản phẩm tới môi trường.
 Ngoài ra còn có thể thúc đẩy ý định của người sử dụng dựa trên mô hình nghiên
cứu mà nhóm tác giả đã đề ra và đã chứng minh được sự ảnh hưởng của những yếu tố
đó đến ý định của người tiêu dùng tại địa bàn Hà Nội.
5.3. Các giải pháp nhằm nâng cao ý định mua ống hút sinh học của người
tiêu dùng trên địa bàn Hà Nội
5.3.1. Yếu tố nhận thức về môi trường
Nhận thức về môi trường là yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất đến ý định sử dụng ống
hút sinh học của người tiêu dùng Thành phố Hà Nội (β = 0,429), có nghĩa là khi Nhận
thức về môi trường được người tiêu dùng đánh giá tăng một đơn vị độ lệch chuẩn thì ý
định sử dụng ống hút thân thiện với môi trường tăng 0,429 đơn vị độ lệch chuẩn.
Trong 5 yếu tố nhóm tác giả đề xuất thì nhận thức về môi trường là nhân tố có sự
tác động lớn nhất. Có thể nói những vấn đề về môi trường luôn là một vấn đề nhận
được sự quan tâm đặc biệt từ người dân, bởi nó tác động đến không gian và chất lượng
sống của con người. Chính vì thế mà người dân luôn muốn hướng đến những sản
phẩm thân thiện, gần gũi và ít ảnh hưởng đến môi trường nhiều nhất. Từ đó nhóm tác
giả có những đề xuất như sau:
 Tổ chức các sự kiện liên quan đến môi trường. Nêu rõ các vấn đề mà môi
trường đang gặp phải từ đó là những ảnh hưởng tiêu cực mà giới hữu quan và con
người phải gánh chịu giúp người dân có được nhận thức đúng đắn để hành động hướng
đến các hoạt động cải thiện môi trường. Qua đó có thể giới thiệu các sản phẩm làm từ
thiên nhiên và an toàn với môi trường như: tre, cọ, giấy, gạo,...
 Lập kế hoạch và triển khai các hoạt động cùng chính quyền và người dân chung
tay bảo vệ môi trường. Từ đó, giúp người dân nâng cao ý thức và trách nghiệm của họ
về môi trường.
 Tuyên truyền về lợi ích của các sản phẩm ống hút sinh học đối với người dân
thông qua truyền thông đồng thời kèm theo các số liệu về mặt giảm thiểu rác thải nhựa
sử dụng một lần. Kết hợp với các thông tin về sự nguy hiểm và tàn phá mà nhựa tác
động đến môi trường sống của muôn loài. Từ đó khơi dậy về nhu cầu sống lành mạnh
và trách nghiệm của người dân.
60

Bên cạnh những giải pháp trên, thì nhóm tác giả còn đề xuất một giải pháp dài
hạn nữa. Có thể thấy nhận thức được hình thành một cách từ từ và mang tính lâu dài.
Việc tác động đến nhận thức của trẻ nhỏ về môi trường là một đề xuất mang tính dài
hạn và bền vững, ngay từ nhỏ đã được được tiếp nhận các kiến thức về môi trường sẽ
giúp các em có nhận thức tốt và hành động một cách đúng đắn vì môi trường. Từ đó
hướng đến những thói quen sử dụng các sản phẩm an toàn và thân thiện với trường
như ống hút sinh học thay vì các sản phẩm từ nhựa không lành mạnh kia.
5.3.2. Yếu tố ảnh hưởng xã hội.
Đối với yếu tố này nhóm tác giả đưa ra những giải pháp sau:
Đối với những khách hàng đã và đang sử dụng sản phẩm ống hút sinh học thân
thiện thì nên có những chính sách cụ thể để thu hút khách hàng quy lại sử dụng những
sản phẩm từ ống hút sinh học thân thiện với môi trường.
Thứ nhất, chúng ta nên đẩy mạnh những chính sách quảng cáo về lợi ích cũng
như tuyên truyền những kiến thức về ống hút sinh học, lợi ích chúng đem lại cho môi
trường khi sử dụng thay thế cho ống hút nhựa. Các nhà phân phối, bán sản phẩm có
thể thuê các KOL quảng cáo về các sản phẩm ống hút sinh học của công ty mình kèm
những thông điệp về lợi ích của ống hút sinh học mang lại cho môi trường cũng như
hệ sinh thái tự nhiên.
Thứ hai, đưa ra những chính sách về giá như giảm giá khi mua với số lượng lớn,
có những voucher giảm giá khi giới thiệu mọi người đến mua, sử dụng các sản phẩm
ống hút sinh học thân thiện với môi trường.
Thứ ba, thực hiện chính sách phân phối rộng khắp ở các cửa hàng cũng như các
quán bán nước,... nhằm cho người tiêu dùng dễ dàng tiếp cận đến các sản phẩm của
ống hút sinh học thân thiện với môi trường để dễ dàng mua và sử dụng.
Thứ tư, đẩy mạnh việc lan tỏa các kiến thức về ống hút sinh học đến người tiêu
dùng để họ có thể hiểu được những giá trị đem lại cho môi trường khi sử dụng ống hút
sinh học.
Do giới trẻ Việt Nam hiện nay nói chung và mọi người trên thế giới nói riêng
thường sống theo những trào lưu trên mạng xã hội vậy thì tại sao chúng ta không tuyên
truyền và lan rộng tầm ảnh hưởng của ống hút sinh học thành một trào lưu của mọi
người để nó có thể tạo thành một hiệu ứng và dần dần thành một thói quen của người
tiêu dùng và nó có thể nhanh chóng thay thế việc sử dụng ống hút nhựa không thân
thiện với môi trường. Đặc biệt, người dân Việt Nam thường rất quan tâm đến giá sản
phẩm và những nhận định của người khác về các sản phẩm nên chúng ta cần quan tâm
đến các chính sách giá sao cho hợp lý, thu hút người tiêu dùng cũng như các cảm nhận
của người tiêu dùng sau khi sử dụng.
61

5.3.3. Yếu tố giá trị cảm nhận.


Giá trị cảm nhận là nhân tố đứng ở vị trí thứ ba trong mô hình nghiên cứu
(β=0,210). Nhóm tác giả đề xuất những giải pháp như sau:
 Các doanh nghiệp sản xuất ống hút sinh học nên có sự cải tiến về mẫu mã, kiểu
dáng thiết kế cũng như thời gian bảo quản sản phẩm.
 Nguyên liệu đầu vào phải được kiểm tra kỹ lưỡng, có xuất xứ rõ ràng, các khâu
sản xuất cần đảm bảo được sản xuất toàn bộ trên quy trình công nghệ cao, có bộ phận
giám sát, không hóa chất và an toàn đối với sức khỏe con người.
 Giá cả của ống hút sinh học nên có sự điều chỉnh phù hợp, tạo nhiều mức giá
khác nhau tùy sản phẩm để đáp ứng được nhu cầu của thị trường, bên cạnh đó có
những chính sách khuyến mãi như khi mua với số lượng lớn sẽ được giảm giá sỉ ưu
đãi, voucher vào dịp đặc biệt,...
5.3.4. Yếu tố kiểm soát hành vi.
Kiểm soát hành vi là nhân tố đứng vị trí thứ tư trong mô hình nghiên cứu
(β=0,013). Nhóm tác giả có những đề xuất sau:
Tăng khả năng tiếp cận của người dân đối với các sản phẩm thân thiện với môi
trường đặc biệt là ống hút sinh học thông qua truyền thông, báo chí, các phương tiện
truyền thông xã hội như: facebook, tiktok, instagram,... lập các hội nhóm, cộng đồng
về tiêu dùng xanh, đưa những tính năng sản phẩm ống hút sinh học lên những cộng
đồng này, chia sẻ kiến thức về các loại sản phẩm từ những chất liệu thiên nhiên an
toàn với môi trường.
Qua đó, mọi người có thể dễ dàng tiếp cận, hiểu được tính năng và nhận diện
được các loại sản phẩm.
5.3.5. Yếu tố thái độ.
Thái độ là một yếu tố rất quan trọng đối với người tiêu dùng khi quyết định đến ý
định mua một sản phẩm hay không. Họ sẽ có cái nhìn cụ thể về sản phẩm qua nhận
thức của bản thân, những kiến thức của chính mình và bên cạnh đó chính là lắng nghe
tư vấn từ nhà sản xuất cũng như các góp ý của mọi người xung quanh từ đó hình thành
thái độ có thiện cảm hay không để đưa ra quyết định mua sản phẩm. Vì vậy, nhóm tác
giả có những đề xuất sau:
Trước hết chúng ta cần thường xuyên xây dựng, tổ chức các sự kiện phong trào
về môi trường xanh, sản phẩm xanh,... tại đây chúng ta đưa ra những mặt tiêu cực mà
các sản phẩm từ nhựa đem lại cho môi trường đồng thời giới thiệu các nguyên liệu có
thể thay thế cho các sản phẩm từ nhựa có ở thiên nhiên như giấy, tre, cọ, gạo, hay các
hợp chất nhựa sinh học,...
Trong các sự kiện này thì chúng ta có thể giới thiệu đến lợi ích mà ống hút sinh
học đem lại khi sử dụng đối với hệ sinh thái tự nhiên, sức khỏe người tiêu dùng bằng
62

những hình ảnh chân thực và các sản phẩm cụ thể trưng bày tại sự kiện. Bên cạnh đó,
thì chúng ta sẽ cho người tiêu dùng có thể trải nghiệm về độ bền, mùi vị, màu sắc, mẫu
mã cũng như tuổi thọ của sản phẩm. Từ đó lắng nghe những góp ý của người tiêu dùng
về sản phẩm và cung cấp ra thị trường những sản phẩm tốt nhất với giá cả phù hợp.
Tại sự kiện còn tuyên truyền về các mặt lợi đối với môi trường thông qua những
ấn phẩm, những bài chia sẻ, những video quảng cáo mô phỏng đi kèm các số liệu cụ
thể về rác thải nhựa và số lượng rác thải sẽ giảm một cách nhanh chóng nếu chúng ta
sử dụng thay thế bằng các sản phẩm xanh. Từ đó kêu gọi mọi người chung tay sử dụng
các sản phẩm thân thiện với môi trường là đang bảo vệ sức khỏe của chính bản thân,
gia đình và mẹ thiên nhiên.
Giúp người tiêu dùng hiểu được ý nghĩa cốt lõi và giá trị to lớn mà việc sử dụng
ống hút sinh học đem lại cho môi trường bằng những số liệu thống kê cụ thể và bằng
những thay đổi rõ của môi trường xung quanh mọi người sống. Rác thải nhựa đã giảm
bớt, nguồn nước bị ô nhiễm, bốc mùi,... và quan trọng nhất là không khí cũng như sức
khỏe của mọi người được cải thiện một cách đáng kể.
Thường xuyên đưa các thông điệp liên quan đến môi trường tới người tiêu dùng
thông qua cách in ấn trên hộp đựng sản phẩm, hay các trang mạng xã hội, người nổi
tiếng, có sức lan tỏa đến cộng đồng. Các sản phẩm cần có xuất xứ rõ ràng, minh bạch
và kém các ưu đãi đến cho khách hàng nếu quay lại sử dụng hay giới thiệu sản phẩm
đến cho người thân. Thường xuyên lắng nghe ý kiến, cũng như cảm nhận của người
tiêu dùng khi sử dụng sản phẩm để cải thiện sản phẩm ngày càng tốt hơn. Luôn đề cao
vai trò của môi trường vì chúng ta đang sống dựa vào thiên nhiên nên cần phải có trách
nhiệm bảo vệ thiên nhiên.
5.4. Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo
Bên cạnh những đóng góp mà nhóm tác giả nêu trên thì nghiên cứu cũng không
thể khó tránh khỏi những hạn chế. Nghiên cứu thực hiện chọn mẫu thuận tiện và chỉ
lấy mẫu tại một số người tiêu dùng trên địa bàn Hà Nội nên chưa thể bao quát hết một
cách rõ ràng và chính xác nhất. Do đó để có thể tổng quát hóa và mang tính đại diện
cho toàn bộ người tiêu dùng trên toàn bộ địa bàn Hà Nội nói riêng và trên toàn Việt
Nam nói chung thì cần có những nghiên cứu lặp lại với kích thước mẫu lớn hơn, khảo
sát lớn mang tính toàn diện trên nhiều tỉnh trong cả nước.
Mô hình nghiên cứu có R2 hiệu chỉnh là 0,543, nghĩa là 54,3% sự biến thiên của
ý định mua ống hút sinh học của người tiêu dùng được giải thích bởi sự biến thiên của
các thành phần trong mô hình đã đề xuất. Như vậy còn những yếu tố khác tham gia
giải thích cho biến ý định mua ống hút sinh học của người tiêu dùng trên địa bàn Hà
Nội như nhu cầu sử dụng, quy chuẩn chủ quan,... Do vậy nghiên cứu tiếp theo nên đưa
các yếu tố này và có thể đưa thêm nhiều câu hỏi trong các yếu tố vào xem xét xây
63

dựng mô hình nghiên cứu mới trong tương lai, cùng với tìm hiểu sâu hơn về mối quan
hệ giữa các chương trình - sự kiện tuyên truyền về các sản phẩm xanh - ý định mua,
sử dụng các sản phẩm xanh của người tiêu dùng.

TÓM TẮT CHƯƠNG 5


Nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua ống hút sinh học của người
tiêu dùng trên địa bàn Thành phố Hà Nội” là một trong những nghiên cứu thực nghiệm
tại Thành phố Hà Nội về đề tài Nghiên cứu khoa học. Bài nghiên cứu dựa trên cơ sở
ứng dụng đã được các nhà khoa học xây dựng và phát triển, bao gồm: mô hình hành
động hợp lý TRA – Theory of Reasoned Action của Ajzen và Fishbein (1975), mô
hình hành vi dự định (Theory of Planned Behavior – TPB) của Ajzen (1991) và lý
thuyết về hành vi người tiêu dùng của Philip Kotler (2013). Bằng các phương pháp
thống kê toán học và nghiên cứu định lượng, từ mô hình và giả thuyết nghiên cứu ban
đầu, thực hiện phân tích kết quả thống kê bằng công cụ SPSS, nhóm tác giả đã đưa ra
các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp cũng như gián tiếp đến ý định mua ống hút sinh học của
người tiêu dùng Thành phố Hà Nội được xác định các yếu tố bao gồm: Nhận thức về
môi trường, thái độ, ảnh hưởng xã hội, kiểm soát hành vi, giá trị cảm nhận. Bên cạnh
đó, kết quả nghiên cứu còn cho thấy không có sự khác biệt trong ý định mua ống hút
sinh học của người tiêu dùng Thành phố Hà Nội theo giới tính, độ tuổi, nghề nghiệp,
thu nhập. Đồng thời, nghiên cứu đã đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy sử dụng
ống hút sinh học của người tiêu dùng.
64

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


A.N. (2021). Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, Xu hướng tiêu dùng xanh ở một
số quốc gia trên thế giới.
Ajzen, & I. (1991). The theory of planned behavior. Organizational Behavior and
Human Decision Processes.
Ali, A., & Ahmad, I. (2012). Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua sản phẩm xanh
của người tiêu dùng Pakistan.
Bảo, P. H., Bảo, T. Q., Huyên, Đ. H., & Thủy, H. T. (2020). Các yếu tố ảnh hưởng
đến ý định sử dụng ống hút thân thiện với môi trường của người tiêu dùng
thành phố Hồ Chí Minh.
Fishbein, M., Ajzen, & I. (1975). Belief, attitude, intention and behavior. Reading,
MA: Addison-Wesley.
Godin, G., Kok, & G. (1996). The theory of planned behavior: A review of its
applications to health-related behaviors. American Journal of Health
Promotion.
Hair, F., J., Black, C., W., Babin, J., B., . . . E., R. (2014). Multivariate data analysis:
Pearson new international edition. London, UK: Pearson Education Limited.
65

Hair, J., Anderson, R., Tatham, R., & Black, W. (1998). Multivariate Data Analysis
(5th Edition), Upper Saddle River, NJ: Prentice Hall.
Hoa, V. T. (2014). Phân tích ảnh hưởng nhân tố đến ý định mua sản phẩm thân thiện
với môi trường.
Hoelter, & J.W. (1983). The analysis of covariance structure: goodness-of-fit indices.
Sociological Methods and Research.
Irawan, R., Darmayanti, & D. (2012). The Influence Factors of Green Purchasing
Behavior: A Study of University Students in Jakarta. Indonesia.
Khanh, P. N., Thảo, N. T., Thi, T. V., Trang, T. T., Sơn, T. T., Hoa, N. T., & Hiếu, T.
L. (2021). Yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua sản phẩm xanh của người tiêu
dùng tên địa bàn TP. Vũng Tàu.
Nguyễn Đình Thọ . (2011). Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh.
NXB Lao động Xã hội.
Nimse, P., Vijayan, A., Kumar, Varadarajan, A. &., & C. (2007). A review of green
product database, Enviromental Progress.
Nunnally, & J.C. (1978). Psychometric Theory. New York: McGraw-Hill.
Peterson, & A, M. (1994). Object recognition processes can and do opperception in
monkey visual cortex: I. Lines of pattern discontinuity. Journal ofNeuroscience.
Saris, W., & Gallhofer, I. (2007). Design, evaluation and analysis of questionnaires or
survey research. New York: Wiley.
Shamdasani, P., Chon-Lin, G., Richmond, & D. (1993). Exploring green consumers in
an.
Slater, M., Usoh, M., & Chrysanthou, Y. (1995). The influence of dynamic shadows on
presence in immersive virtual environments.
Tabachnick, G., B., Fidell, & S., L. (1996). Using multivariate statistics, 3rd ed. New
York, NY: HarperCollins College Publishers, 880 pages.
Tanner, C., & Kast, S. W. (n.d.). Promoting Sustainable Consumption: Determinants
of Green Purchases by Swiss Consumers.
Tạp chí Bộ Công thương . (2021). Tiêu dùng xanh ở một số quốc gia trên thế giới.
Tình, P. T. (2021). Nghiên cứu ý định tiêu dùng xanh của người dân tại thành phố
Cam Ranh - Khánh Hòa.
Trọng, H., & Ngọc, C. N. (2005). Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS. Nhà xuất
bản thống kê.
Vazifehdoust, H., Taleghan, M., Esmaeilpour, F., & Nazari, K. (2013). Purchasing
green to become greener: Factors influence consumers’ green purchasing
behavior, Management Science.
66

PHỤ LỤC

PHỤ LỤC 1

DÀN BÀI PHỎNG VẤN ĐỊNH TÍNH


Xin chào anh/chị, nhóm chúng tôi đang thực hiện phỏng vấn để phục vụ cho đề
tài Nghiên cứu khoa học “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua ống
hút sinh học của người tiêu dùng trên địa bàn Hà Nội”. Những đóng góp và ý kiến
của anh/chị là cơ sở và là những đóng góp quý báu cho nhóm tôi thực hiện tốt đề tài
nghiên cứu này. Chúng tôi rất mong sẽ nhận được những ý kiến xây dựng và đóng góp
từ phía anh/chị.
1. Anh/chị đã và đang sử dụng ống hút sinh học hay chưa? Nếu chưa thì anh chị có ý
định sử dụng ống hút sinh học trong thời gian sắp thới không?
2. Anh/chị cảm thấy loại ống hút sinh học nào là dễ dàng sử dụng nhất?
3. Anh/chị biết đến ống hút sinh học qua đâu?
4. Yếu tố nào khiến anh/chị quyết định sử dụng ống hút sinh học thay ống hút nhựa?
67

5. Anh/chị đánh giá như thế nào về sự tác động của yếu tố ảnh hưởng xã hội đến ý
định mua ống hút sinh học của bản thân?
6. Nhận thức về môi trường có phải yếu tố tác động mạnh mẽ đến ý định mua ống hút
sinh học của anh/chị hay không? Vì sao?
7. Thái độ có phải là yếu tố dẫn đến ý định mua ống hút sinh học của anh/chị hay
không? Vì sao?
8. Theo anh/chị yếu tố kiểm soát hành vi có tác động như nào đối với ý định mua ống
hút sinh học của anh/chị?
9. Anh/chị cảm nhận như thế nào về việc sử dụng ống hút sinh học?
10. Anh/chị có so sánh gì về việc sử dụng ống hút sinh học so với ống hút nhựa?
11. Trong tương lai anh/chị có dự định sẽ giới thiệu bạn bè và người thân cùng sử
dụng ống hút sinh học không?
12. Anh/chị có đóng góp/kiến nghị gì để giúp ống hút sinh học trở nên phổ biến và
ngày càng được tiêu dùng rộng rãi hay không?
Xin chân thành cảm ơn sự tham gia đóng góp những ý kiến của các anh
(chị)!

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH

Câu hỏi 1: Anh/chị đã và đang sử dụng ống hút sinh học hay chưa? Nếu chưa thì
anh chị có ý định sử dụng ống hút sinh học trong thời gian sắp thới không?
Kết quả:
5 ứng viên đều đã và đang sử dụng ống hút sinh học.
5 ứng viên có ý định sử dụng ống hút sinh học trong thời gian sắp tới.
Câu hỏi 2: Anh/chị cảm thấy loại ống hút sinh học nào là dễ dàng sử dụng nhất?
Kết quả:
5/10 ứng viên thường sử dụng ống hút sinh học làm từ giấy.
3/10 ứng viên sử dụng ống hút sinh học làm từ cỏ bàng.
2/10 ứng viên sử dụng ống hút sinh học làm từ tre nứa.
Trong đó, ống hút sinh học làm từ giấy dễ dàng sử dụng nhất do được bày bán ở
nhiều nơi và giá thành hợp lý.
Câu hỏi 3: Anh/chị biết đến ống hút sinh học qua đâu?
68

Kết quả:
7/10 ứng viên trả lời là biết ống hút sinh học qua truyền thông, các bài báo trên
mạng xã hội.
3/10 ứng viên còn lại trả lời là biết qua đồng nghiệp, bạn bè, người thân.
Câu hỏi 4: Yếu tố nào khiến anh/chị quyết định sử dụng ống hút sinh học thay
ống hút nhựa?
Kết quả:
5/10 ứng viên trả lời họ việc sử dụng ống hút sinh học vì nó góp phần bảo vệ môi
trường.
3/10 ứng viên được bạn bè, người thân giới thiệu và khuyên nên sử dụng ống hút
sinh học vì nó an toàn với sức khỏe của bản thân.
2 ứng viên còn lại sử dụng ống hút sinh học vì nó tiện lợi khi sử dụng.
Câu hỏi 5: Anh/chị đánh giá như thế nào về sự tác động của yếu tố ảnh hưởng xã
hội đến ý định mua ống hút sinh học của bản thân?
Kết quả:
10/10 ứng viên đều cho rằng yếu tố ảnh hưởng xã hội có tác động rất lớn tới ý
định mua ống sinh học của bản thân do nó có tác động trực tiếp và đều là những nguồn
uy tín đối với bản thân.
Câu hỏi 6: Nhận thức về môi trường có phải yếu tố tác động mạnh mẽ đến ý
định mua ống hút sinh học của anh/chị hay không? Vì sao?
Kết quả:
Tất cả các ứng viên trả lời họ quyết định sử dụng ống hút sinh học vì họ thấy
được giá trị mà ống hút sinh học mang lại cho môi trường. Nó tác động giúp cho môi
trường cải thiện và trong lành hơn.
Câu hỏi 7: Thái độ có phải là yếu tố dẫn đến ý định mua ống hút sinh học của
anh/chị hay không? Vì sao?
Kết quả:
7/10 ứng viên trả lời là họ sử dụng ống hút sinh học do tin tưởng về chất lượng
sản phẩm và cảm thấy an tâm về sức khỏe khi sử dụng loại ống hút này.
3/10 ứng viên trả lời là họ rất ủng hộ ý tưởng sử dụng ống hút sinh học và thường
rất quan tâm đến lợi ích sử dụng của nó đối với môi trường.
Câu hỏi 8: Theo anh/chị yếu tố kiểm soát hành vi có tác động như nào đối với ý
định mua ống hút sinh học của anh/chị?
Kết quả:
8/10 ứng viên cho rằng họ chủ động và có đủ kiến thức để có thể đưa ra quyết
định mua ống hút sinh học.
69

2/10 ứng viên cho rằng họ chưa có đủ khả năng để tiếp cận đến các loại ống hút
sinh học.
Câu hỏi 9: Anh/chị cảm nhận như thế nào về việc sử dụng ống hút sinh học?
Kết quả:
7/10: ứng viên cho rằng ống hút sinh học có mức giá phù hợp với chất lượng sản
phẩm, dễ dàng sử dụng và bảo quản được lâu dài.
3/10 ứng viên cho rằng ống hút sinh học đa dạng về mẫu mã và màu sắc tuy
nhiên giá thành sản phẩm còn cao so với mức thu nhập của họ.
Câu hỏi 10: Anh/chị có so sánh gì về việc sử dụng ống hút sinh học so với ống
hút nhựa?
Kết quả:
Ống hút sinh học Ống hút nhựa

 Phân hủy nhanh trong môi  Phân hủy chậm và gây ô


trường, góp phần giảm gánh nhiễm môi trường.
nặng rác thải nhựa  Gây nguy hiểm với sức khỏe
 An toàn đối với sức khỏe người sử dụng
người sử dụng  Tiện lợi, giá thành thấp do có
 Giá thành thường cao hơn so thể sản xuất hàng loạt trong
với ống hút nhựa thời gian ngắn.
Câu hỏi 11: Trong tương lai anh/chị có dự định sẽ giới thiệu bạn bè và người
thân cùng sử dụng ống hút sinh học không?
Kết quả:
10/10 ứng viên cho biết họ sẵn sàng giới thiệu bạn bè và người thân sử dụng ống
hút sinh học bởi vì những lợi ích tuyệt vời mà nó mang lại cho bản thân người sử dụng
cũng như là đối với môi trường.
Câu hỏi 12: Anh/chị có đóng góp/kiến nghị gì để giúp ống hút sinh học trở nên
phổ biến và ngày càng được tiêu dùng rộng rãi hay không?
Kết quả: Ý kiến đóng góp được tổng hợp như sau:
 Tăng cường tuyên truyền phát động tới toàn xã hội về ảnh hưởng tiêu cực của
ống hút nhựa đến môi trường.
 Xây dựng nhiều điểm phân phối sản phẩm, nhất là những cửa hàng ăn uống.
 Sử dụng hình ảnh của người nổi tiếng và người sức ảnh hưởng để tạo xu thế
hành vi sử dụng.
 Có các chương trình giảm giá, voucher khuyến mãi để thu hút lôi kéo thêm
người sử dụng.
70

PHỤ LỤC 2

BẢNG CÂU HỎI ĐỊNH LƯỢNG


Kính chào anh/chị!
Chúng tôi là nhóm sinh viên đến từ khoa Marketing tại Đại học Thương mại,
hiện đang nghiên cứu về đề tài “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua
ống hút sinh học của người tiêu dùng trên địa bàn Hà Nội”. Rất mong anh/chị dành
chút thời gian đóng góp ý kiến bằng việc trả lời phiếu này.
Tôi cam đoan những thông tin anh chị cung cấp chỉ dùng với mục đích nghiên
cứu. Mọi sự đóng góp ý kiến của anh/chị sẽ góp phần vào sự thành công của đề tài.
Xin chân thành cảm ơn sự hợp tác của anh/chị!
PHẦN I. THÔNG TIN CÁ NHÂN
Câu 1. Giới tính của anh/chị là:
A. Nam
B. Nữ
Câu 2. Độ tuổi của anh/chị là:
71

A. Dưới 18 tuổi
B. Từ 18 tuổi đến dưới 25 tuổi
C. Từ 25 tuổi đến dưới 30 tuổi
D. Từ 30 tuổi trở lên
Câu 3. Nghề nghiệp của anh/chị là:
A. Học sinh/sinh viên
B. Công nhân
C. Nhân viên văn phòng
D. Doanh nhân/ nhà quản lý
E. Nghỉ hưu
F. Khác:......
Câu 4. Mức thu nhập của anh/chị là:
A. Dưới 5 triệu đồng/tháng
B. Từ 5 đến dưới 10 triệu đồng/ tháng
C. Từ 10 đến dưới 15 triệu đồng/ tháng
D. Từ 15 triệu đồng/ tháng trở lên
PHẦN II. NỘI DUNG
Câu 1: Anh/chị đã, đang hoặc có ý định sử dụng ống hút sinh học không?
A. Có (vui lòng trả lời câu hỏi bên dưới)
B. Không (vui lòng dừng tại đây, trân trọng cảm ơn anh/chị đã tham gia)
Câu 2: Anh/chị biết đến sản phẩm ống hút sinh học qua đâu?
A. Bạn bè, đồng nghiệp
B. Các quán nước trưng bày, sử dụng
C. Mạng xã hội
D. Người bán hàng
E. Gia đình
F. Khác:......
Câu 3: Theo anh/chị, ống hút sinh học mang lại lợi ích gì? (có thể lựa chọn nhiều
đáp án)
A. Thời gian phân hủy nhanh chóng
B. Giảm ô nhiễm nhựa đại dương
C. An toàn với thiên nhiên và động vật hoang dã
D. An toàn cho sức khỏe
E. Tiện lợi khi sử dụng
Anh/chị hãy cho biết mức độ đồng ý của các phát biểu sau về nghiên cứu các
nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua ống hút sinh học của người tiêu dùng trên địa bàn
Hà Nội. Với mức độ ý kiến là:
72

1- Hoàn toàn không đồng ý


2- Không đồng ý
3- Không có ý kiến
4- Đồng ý
5- Hoàn toàn đồng ý
Ghi chú viết tắt: STT: Số thứ tự
Mức độ đồng ý
STT Yếu tố tác động
1 2 3 4 5

H1 Ảnh hưởng xã hội

Gia đình, người thân của anh/chị sử dụng ống hút thân
thiện với môi trường.

Bạn bè của anh/chị sử dụng ống hút thân thiện với môi
trường.

Đồng nghiệp của anh/chị sử dụng ống hút thân thiện với
môi trường.

Các cửa hàng cà phê, nước uống khuyên dùng ống hút
thân thiện với môi trường.

Các trang mạng xã hội, TV, báo chí tuyên truyền về việc
sử dụng ống hút thân thiện với môi trường.

Thần tượng, người có sức ảnh hưởng xã hội của anh/chị


sử dụng ống hút thân thiện với môi trường.

H2 Nhận thức về môi trường

Anh/chị sử dụng ống hút sinh học thân thiện với môi
trường để giảm rác thải nhựa.

Anh/chị sử dụng ống hút sinh học thân thiện với môi
trường để tác động tích cực đến môi trường sống của các
sinh vật

Anh/chị sử dụng ống hút sinh học thân thiện với môi
trường để cải thiện môi trường sống.
73

Ống hút sinh học giảm ô nhiễm nhựa đại dương.

Ống hút sinh học làm giảm lượng khí độc khi đốt rác thải
nhựa.

H3 Thái độ

Anh/chị quan tâm đến tất cả các sản phẩm thân thiện với
môi trường.

Anh/chị tin tưởng chất lượng sản phẩm của ống hút sinh
học thân thiện với môi trường.

Anh/chị cảm thấy an tâm về sức khỏe khi sử dụng ống


hút sinh học.

Anh/chị có thiện cảm với các công ty sản xuất ống hút
sinh học thân thiện với môi trường.

Anh/chị ủng hộ ý tưởng sử dụng ống hút sinh học thân


thiện với môi trường.

H4 Kiểm soát hành vi

Anh/chị có đủ kiến thức để nhận biết các loại ống hút


sinh học thân thiện với môi trường.

Anh/chị có khả năng tiếp cận các loại ống hút sinh học
thân thiện với môi trường.

Anh/chị cảm thấy dễ dàng khi sử dụng ống hút sinh học
thân thiện với môi trường.

Anh/chị chủ động trong việc ra quyết định sử dụng ống


hút sinh học thân thiện với môi trường

H5 Giá trị cảm nhận

Ống hút sinh học có mức giá phù hợp với anh/chị

Ống hút sinh học đa dạng mẫu mã và màu sắc.

Ống hút sinh học dễ dàng bảo quản và sử dụng được lâu
74

dài.

Ống hút sinh học có quy trình sản xuất đảm bảo chất
lượng cao.

H6 Ý định mua ống hút sinh học

Anh/chị rất hài lòng với chất lượng của ống hút sinh học.

Việc mua ống hút sinh học đối với anh/chị là vô cùng
đúng đắn.

Trong tương lai anh/chị sẽ tiếp tục duy trì sử dụng ống
hút sinh học.

Anh/chị sẽ giới thiệu cho bạn bè và người thân sử dụng


ống hút sinh học.
Câu hỏi phụ:
1. Theo anh/chị ngoài những yếu tố đã đưa ra ở trên thì anh/chị có đề xuất nhân tố nào
khác ảnh hưởng đến ý định mua ống hút sinh học của người tiêu dùng trên địa bàn Hà
Nội không? (trả lời nếu có)
Chân thành cảm ơn sự hợp tác của anh/chị! Chúc anh/chị gặp nhiều may mắn
trong học tập và đời sống!
PHỤ LỤC 3

KẾT QUẢ PHÂN TÍCH CRONBACH’S ALPHA


1.1. Thang đo “Ảnh hưởng xã hội”
Trung bình Phương sai
Tương quan Alpha nếu
Kí hiệu thang đo nếu thang đo nếu
biến – tổng loại bỏ biến
loại biến loại biến
Cronbach's Alpha: 0.835
AHXH1 20.96 8.161 0.720 0.785
AHXH2 20.86 8.410 0.663 0.797
AHXH3 20.89 8.388 0.625 0.804
AHXH4 20.91 8.628 0.537 0.823
AHXH5 20.71 9.333 0.528 0.823
AHXH6 21.01 8.455 0.587 0.812
2.2. Thang đo “Nhận thức về môi trường”
75

Trung bình Phương sai


Tương quan Alpha nếu
Kí hiệu thang đo nếu thang đo nếu
biến – tổng loại bỏ biến
loại biến loại biến
Cronbach's Alpha: 0.844
NT1 17.29 5.278 0.685 0.803
NT2 17.15 5.521 0.600 0.825
NT3 17.19 5.057 0.667 0.808
NT4 17.04 5.265 0.630 0.818
NT5 17.12 5.276 0.671 0.807
2.3. Kết quả phân tích thang đo “Thái độ”
Phương sai
Trung bình Tương
thang đo Alpha nếu
Kí hiệu thang đo quan biến –
nếu loại loại bỏ biến
nếu loại biến tổng
biến
Cronbach's Alpha: 0.827
TD1 15.35 6.864 0.611 0.796
TD2 15.34 6.688 0.648 0.785
TD3 15.37 6.810 0.680 0.777
TD4 15.41 6.861 0.725 0.767
TD5 15.54 7.280 0.477 0.836
2.4. Kết quả phân tích thang đo “Kiểm soát hành vi”
Phương sai
Trung bình Tương
thang đo Alpha nếu
Kí hiệu thang đo nếu quan biến –
nếu loại loại bỏ biến
loại biến tổng
biến
Cronbach's Alpha: 0.829
KSHV1 12.32 4.203 0.612 0.803
KSHV2 12.27 3.796 0.738 0.744
KSHV3 12.33 4.205 0.601 0.808
KSHV4 12.26 4.110 0.673 0.776
2.5. Kết quả phân tích thang đo “Giá trị cảm nhận”
Phương sai
Trung bình Tương
thang đo Alpha nếu
Kí hiệu thang đo quan biến –
nếu loại loại bỏ biến
nếu loại biến tổng
biến
Cronbach's Alpha: 0.750
76

GTCN1 12.44 3.149 0.476 0.732


GTCN2 12.14 3.160 0.530 0.701
GTCN3 12.20 2.848 0.589 0.667
GTCN4 12.12 3.139 0.596 0.668
2.6. Kết quả phân tích thang đo “Ý định mua ống hút sinh học”
Phương sai
Trung bình Tương
thang đo Alpha nếu
Kí hiệu thang đo quan biến –
nếu loại loại bỏ biến
nếu loại biến tổng
biến
Cronbach's Alpha: 0.862
YD1 12.94 3.893 0.628 0.855
YD2 12.76 3.485 0.694 0.830
YD3 12.86 3.203 0.778 0.794
YD4 12.79 3.426 0.741 0.810

PHỤ LỤC 4

KẾT QUẢ PHÂN TÍCH NHÂN TỐ KHÁM PHÁ EFA

2.1. Kết quả phân tích biến độc lập

Chỉ số KMO và kiểm định Bartlett’s

Chỉ số KMO 0.873

Kiểm định Thống kê Chi-bình phương 2313.001


Bartlett's
Bậc tự do (df) 276
77

Mức ý nghĩa (Sig.) 0.000

Nhân tố
Biến quan Nhận thức Kiểm Giá trị
Thái Ảnh hưởng
sát về môi soát cảm
độ xã hội
trường hành vi nhận
NT5 0.800
NT1 0.751
NT3 0.730
NT4 0.717
NT2 0.706
AHXH5 0.615
TD4 0.839
TD3 0.791
TD1 0.763
TD2 0.752
TD5 0.602
AHXH3 0.799
AHXH2 0.775
AHXH1 0.761
AHXH6 0.559
AHXH4 0.546
KSHV2 0.827
KSHV4 0.797
KSHV3 0.744
KSHV1 0.728
GTCN4 0.784
GTCN3 0.749
78

GTCN2 0.739
GTCN1 0.605

Eigenvalues 5.990 4.155 1.729 1.560 1.256

Số biến quan
6 5 5 4 4
sát
Phương sai
24.956 17.315 7.204 6.499 5.234
trích (%)

Tổng phương
24.985 42.273 49.476 55.975 61.209
sai trích (%)

2.2. Kết quả phân tích biến phụ thuộc

Chỉ số KMO và kiểm định Bartlett’s

Chỉ số KMO 0.809

Thống kê Chi-bình phương 435.993

Kiểm định
Bậc tự do (df) 6
Bartlett's

Mức ý nghĩa (Sig.) 0.000

Nhân tố
Biến quan sát
Ý định sử dụng ống hút sinh học
YD3 0.887
YD4 0.862
YD2 0.831
YD1 0.780
Eigenvalues 2.829
Phương sai trích (%) 70.718
79

PHỤ LỤC 5

KẾT QUẢ PHÂN TÍCH TƯƠNG QUAN VÀ HỒI QUY TUYẾN TÍNH BỘI

3.1. Kết quả phân tích tương quan


Ý định
mua Nhận
Ảnh Kiểm Giá
ống thức Thái
hưởng soát trị
hút về môi độ hành cảm
xã hội
sinh trường vi nhận
học

Ý 0.606* 0.662* 0.492


định Tương quan Pearson 1 0.013 0.089
* * **
mua
ống
hút Mức ý nghĩa Sig. (2-
0.000 0.000 0.842 0.174 0.000
sinh đuôi)
học
N 234 234 234 234 234 234
80

0.606* 0.593* 0.183* 0.454


Tương quan Pearson 1 0.045
* * * **
Ảnh
hưởng Mức ý nghĩa Sig. (2-
0.000 0.000 0.496 0.005 0.000
xã hội đuôi)

N 234 234 234 234 234 234

Nhận 0.662* 0.593* 0.386


Tương quan Pearson 1 0.031 0.608
thức * * **
về
Mức ý nghĩa Sig. (2-
môi 0.000 0.000 0.642 0.300 0.000
đuôi)
trườn
g N 234 234 234 234 234 234

0.476* -
Tương quan Pearson 0.013 0.045 0.031 1
* 0.028
Thái
Mức ý nghĩa Sig. (2-
độ 0.842 0.496 0.642 0.000 0.671
đuôi)

N 234 234 234 234 234 234

0.476*
Tương quan Pearson 0.089 0.183* 0.068 1 0.029
Kiểm *
soát
Mức ý nghĩa Sig. (2-
hành 0.174 0.005 0.300 0.000 0.659
đuôi)
vi
N 234 234 234 234 234 234

Giá trị Tương quan Pearson 0.492* 0.454* 0.386* -0.028 0.029 1
cảm * * *
81

Mức ý nghĩa Sig. (2-


0.000 0.000 0.000 0.671 0.659
đuôi)
nhận

N 234 234 234 234 234 234

3.2. Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính bội
Ước lượng sai
Trị số thống kê
PMô hình Hệ số R Hệ số R2 R hiệu chỉnh
2
số độ lệch
Durbin-Watson
chuẩn

1 0 .737
a
0.543 0.532 0.41701 1.866

Bình Mức ý
Bậc tự Thống
Mô hình Tổng bình phương phương nghĩa
do (df) kê F
trung bình (Sig.)

Hồi quy 47,016 5 9,403 54,073 0.000

1 Phần dư 39,649 228 0.174

Tổng 86,666 233

Hệ số
Hệ số chưa Phân tích đa
chuẩn
chuẩn hóa cộng tuyến
hóa Mức
ý
Kiểm
nghĩa Hệ số
Mô hình định T- Độ
thống phóng
Sai số student chấp
Hệ số kê đại
chuẩ Beta nhận
B (Sig.) phương
n của
sai
biến
(VIP)

Biến 0.207 0.313 0.663 0.508


82

Ảnh hưởng xã hội 0.254 0.059 0.254 4.276 0.000 0.568 1.762

Nhận thức 0.484 0.064 0.429 7.599 0.000 0.629 1.589

Thái độ -0.011 0.048 -0.021 -0.229 0.819 0.769 1.300

Kiểm soát hành vi 0.012 0.048 0.013 0.250 0.803 0.743 1.345

Giá trị cảm nhận 0.229 0.055 0.210 4.121 0.000 0.770 1.299

PHỤ LỤC 6

KẾT QUẢ THỐNG KÊ MÔ TẢ

Giới tính

Tần Phần trăm quan sát Phần trăm tích


Giới tính Tỷ lệ %
số hợp lệ lũy

Nam 76 32.5 32.5 32.5


Số quan
Nữ 158 67.5 67.5 100.0
sát hợp lệ
Tổng 234 100.0 100.0

Độ tuổi
83

Phần trăm
Phần trăm
Tần số Tỷ lệ(%) quan sát hợp
tích lũy
lệ

Dưới 18 tuổi 24 10.3 10.3 10.3

Từ 18 tuổi đến
74 31.6 31.6 31.6
dưới 25 tuổi
Số quan
sát hợp Từ 25 tuổi đến
111 47.4 47.4 89.3
lệ dưới 30 tuổi

Từ 30 tuổi trở nên 25 10.7 10.7 100.0

Tổng 234 100.0 100.0

Nghề nghiệp

Phần
Tỷ lệ Phần trăm
Tần số trăm tích
(%) quan sát hợp lệ
lũy

Học sinh/sinh viên 61 26.1 26.1 26.1


Số
Công nhân 18 7.7 7.7 33.8
quan
sát Nhân viên văn phòng 94 40.2 40.2 73.9
hợp
Doanh nhân/nhà quản lý 61 26.1 26.1 100.0
lệ
Tổng 234 100.0 100.0

Thu nhập

Tần Phần trăm Phần trăm


Tỷ lệ
số quan sát hợp lệ tích lũy

Dưới 5 triệu đồng/tháng 59 25.2 25.2 25.2


Số
qua Từ 5 đến dưới 10 triệu 18 7.7 7.7 32.9
84

đồng/tháng

Từ 10 đến dưới 15 triệu


70 29.9 29.9 62.8
đồng/tháng

n sát Từ 15 triệu đồng/tháng


87 37.2 37.2 100.0
hợp trở lên
lệ
Tổng 234 100.0 100.0

PHỤ LỤC 7

KẾT QUẢ PHÂN TÍCH WELCH

Kiểm định sự đồng nhất của phương sai

Ý định mua ống hút sinh học

Kiểm định Levene df1 df2 Ý nghĩa

3.450 3 230 0.017

Tổng bình phương df1 df2 Ý nghĩa

Welch 6.364 3 66.942 0.001

Kiểm định sự đồng nhất của phương sai

Ý định mua ống hút sinh học

Kiểm định Levene df1 df2 Ý nghĩa

10.623 3 230 0.000


85

Tổng bình phương df1 df2 Ý nghĩa

Welch 5.672 3 63.813 0.002

Kiểm định sự đồng nhất của phương sai

Ý định mua ống hút sinh học

Kiểm định Levene df1 df2 Ý nghĩa

4.717 3 230 0.003

Kiểm định df1 df2 Ý nghĩa


Welch 14.363 3 64.784 0.000

PHỤ LỤC 8

KẾT QUẢ PHÂN TÍCH THỐNG KÊ MÔ TẢ CÁC TIÊU CHÍ TRONG TỪNG
THANG ĐO
Giá Giá
Độ
trị trị Trung
Biến quan sát Mẫu lệch
nhỏ lớn bình
chuẩn
nhất nhất
Ảnh hưởng xã hội
Gia đình, người thân của anh/chị sử dụng
234 1 5 4.11 0.773
ống hút thân thiện với môi trường.
Bạn bè của anh/chị sử dụng ống hút thân
234 1 5 4.21 0.764
thiện với môi trường.
Đồng nghiệp của anh/chị sử dụng ống
234 1 5 4.18 0.802
hút thân thiện với môi trường.
Các cửa hàng cà phê, nước uống khuyên
234 1 5 4.15 0.830
dùng ống hút thân thiện với môi trường.
Các trang mạng xã hội, TV, báo chí
tuyên truyền về việc sử dụng ống hút 234 1 5 4.36 0.668
thân thiện với môi trường.
Thần tượng, người có sức ảnh hưởng xã
hội của anh/chị sử dụng ống hút thân 234 1 5 4.06 0.821
thiện với môi trường.
86

Nhận thức về môi trường


Anh/chị sử dụng ống hút sinh học thân
thiện với môi trường để giảm rác thải 234 1 5 4.16 0.693
nhựa.
Anh/chị sử dụng ống hút sinh học thân
thiện với môi trường để tác động tích cực 234 1 5 4.29 0.689
đến môi trường sống của các sinh vật
Anh/chị sử dụng ống hút sinh học thân
thiện với môi trường để cải thiện môi 234 1 5 4.26 0.766
trường sống.
Ống hút sinh học  giảm ô nhiễm nhựa đại
234 1 5 4.41 0.737
dương.
Ống hút sinh học làm giảm lượng khí
234 1 5 4.32 0.704
độc khi đốt rác thải nhựa.
Thái độ

Anh/chị quan tâm đến tất cả các sản


234 1 5 3.90 0.856
phẩm thân thiện với môi trường.

Anh/chị tin tưởng chất lượng sản phẩm


của ống hút sinh học thân thiện với môi 234 1 5 3.91 0.865
trường.
Anh/chị cảm thấy an tâm về sức khỏe khi
234 1 5 3.88 0.809
sử dụng ống hút sinh học.
Anh/chị có thiện cảm với các công ty sản
xuất ống hút sinh học thân thiện với môi 234 1 5 3.84 0.762
trường.
Anh/chị ủng hộ ý tưởng sử dụng ống hút
234 1 5 3.71 0.883
sinh học thân thiện với môi trường.
Kiểm soát hành vi
Anh/chị có đủ kiến thức để nhận biết các
loại ống hút sinh học thân thiện với môi 234 1 5 4.07 0.802
trường.
Anh/chị có khả năng tiếp cận các loại
ống hút sinh học  thân thiện với môi 234 1 5 4.12 0.827
trường.
Anh/chị  cảm thấy dễ dàng khi sử dụng
ống hút sinh học thân thiện với môi 234 1 5 4.07 0.810
trường.
Anh/chị  chủ động trong việc ra quyết
định sử dụng ống hút sinh học thân thiện 234 1 5 4.13 0.783
với môi trường
Giá trị cảm nhận
Ống hút sinh học có mức giá phù hợp 234 1 5 3.86 0.771
87

với anh/chị
Ống hút sinh học đa dạng mẫu mã và
234 1 5 4.16 0.723
màu sắc.
Ống hút sinh học dễ dàng bảo quản và sử
234 1 5 4.10 0.790
dụng được lâu dài.
Ống hút sinh học có quy trình sản xuất
234 1 5 4.18 0.682
đảm bảo chất lượng cao.
Ý định mua ống hút sinh học
Anh/chị rất hài lòng với chất lượng của
234 1 5 4.18 0.657
ống hút sinh học.
Việc mua ống hút sinh học đối với
234 1 5 4.35 0.740
anh/chị là vô cùng đúng đắn.
Trong tương lai anh/chị sẽ tiếp tục duy
234 1 5 4.26 0.773
trì sử dụng ống hút sinh học.
Anh/chị sẽ giới thiệu cho bạn bè và
234 1 5 4.32 0.727
người thân sử dụng ống hút sinh học.

You might also like