You are on page 1of 172

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN


---------------------------------

ĐỖ QUỲNH CHI

NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN


Ý KIẾN CỦA KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP VỀ BÁO CÁO
TÀI CHÍNH CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT
TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH KẾ TOÁN

HÀ NỘI - 2022
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
---------------------------------

ĐỖ QUỲNH CHI

NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN


Ý KIẾN CỦA KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP VỀ BÁO CÁO
TÀI CHÍNH CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN
THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

Chuyên ngành: KẾ TOÁN, KIỂM TOÁN VÀ PHÂN TÍCH


Mã số: 9340301

LUẬN ÁN TIẾN SĨ

Người hướng dẫn khoa học:


1. PGS.TS. ĐINH THẾ HÙNG
2. TS. NGUYỄN THỊ HƯƠNG LIÊN

HÀ NỘI - 2022
i

LỜI CAM KẾT

Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật. Tôi
cam kết bằng danh dự cá nhân rằng luận án này do tôi tự thực hiện và không vi phạm
yêu cầu về sự trung thực trong học thuật.

Hà Nội, ngày tháng năm 2022


Nghiên cứu sinh

Đỗ Quỳnh Chi
ii

LỜI CẢM ƠN

“Đôi khi, ánh sáng của chúng ta vụt tắt và được thắp lại bởi một tia lửa từ một
người khác. Mỗi chúng ta đều có lý do để suy nghĩ với lòng biết ơn sâu sắc đối với
những người đã thắp sáng ngọn lửa trong chúng ta” - Albert Schweitzer
Trong hành trình 4 năm làm nghiên cứu, đã có lúc NCS tưởng chừng như phải
dừng lại do gặp nhiều bế tắc và vướng mắc. Bên cạnh sự nỗ lực của bản thân thì nhờ
có những sự gợi ý, động viên của rất nhiều thầy cô giáo và đồng nghiệp mà NCS đã
tìm ra đường hướng để trả lời câu hỏi nghiên cứu, có thêm động lực để hoàn thiện
công trình nghiên cứu Tiến sĩ cũng như tiếp tục các nghiên cứu trong tương lai. NCS
xin được bày tỏ sự biết ơn sâu sắc của mình đến:
PGS.TS. Đinh Thế Hùng và TS. Nguyễn Thị Hương Liên đã đồng hành và tận
tình hướng dẫn NCS trong hành trình suốt 4 năm qua.
TS. Nguyễn Thị Phương Dung đã khơi mở và tư vấn phát triển luận án để tăng
chiều sâu nghiên cứu.
Các nhà khoa học trong và ngoài trường đã đóng góp các ý kiến cho luận án của
NCS được hoàn thiện hơn.
Gia đình đã luôn ủng hộ và tạo điều kiện để NCS có thể chuyên tâm nghiên
cứu.
Ban Giám hiệu, Ban Lãnh đạo Khoa Kế toán Kiểm toán, Trường Đại học Kinh
tế, Đại học Quốc gia Hà Nội qua các thời kỳ đã hỗ trợ và tạo điều kiện tốt nhất để NCS
được môi trường nghiên cứu khoa học vô cùng thuận lợi.
Ban Giám hiệu, Ban Lãnh đạo Viện Kế toán - Kiểm toán, Trường Đại học Kinh
tế Quốc dân qua các thời kỳ đã hỗ trợ NCS có được một môi trường học tập chuyên
nghiệp và bài bản, tạo nền kiến thức gốc vững chắc giúp NCS có thể hoàn thành hành
trình nghiên cứu của mình trong suốt 4 năm qua.
Khi bày tỏ lòng biết ơn của mình, NCS không bao giờ quên rằng sự cảm kích
cao nhất không phải là nói ra bằng lời mà là sống theo chúng. NCS sẽ không ngừng nỗ
lực học tập, nghiên cứu và phát triển khả năng nghiên cứu trong tương lai để đóng góp
vào kho tàng nghiên cứu của Việt Nam. Xứng đáng với sự hỗ trợ và giúp đỡ của các
thầy cô giáo và đồng nghiệp.
Không ai đạt được thành công như vậy nếu không có sự giúp đỡ của người
khác, NCS xin được trân trọng cảm ơn vì tất cả!
iii

MỤC LỤC

LỜI CAM KẾT ............................................................................................................... i


LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................ii
MỤC LỤC .................................................................................................................... iii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ......................................................................................vii
DANH MỤC BẢNG .................................................................................................. viii
DANH MỤC HÌNH ...................................................................................................... ix
DANH MỤC SƠ ĐỒ ..................................................................................................... x
CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU .................................................. 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài ..................................................................................... 1
1.2 Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu .......................................................................... 2
1.2.1 Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................ 2
1.2.2 Câu hỏi nghiên cứu .......................................................................................... 3
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: ..................................................................... 3
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu ...................................................................................... 3
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................... 3
1.4 Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 4
1.5 Đóng góp của đề tài .............................................................................................. 6
1.6 Kết cấu của luận án .............................................................................................. 7
Kết luận chương 1........................................................................................................ 10
CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU CÁC
NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý KIẾN KIỂM TOÁN ......................................... 11
2.1 Tổng quan nghiên cứu ....................................................................................... 11
2.1.1 Tổng quan về thực trạng nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý kiến kiểm
toán của các công ty niêm yết................................................................................. 12
2.1.2 Tổng quan về các phương pháp nghiên cứu đã được sử dụng trong nghiên
cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý kiến kiểm toán về báo cáo tài chính của các công
ty niêm yết .............................................................................................................. 19
iv

2.1.3 Tổng quan nghiên cứu về ý kiến kiểm toán và các nhân tố ảnh hưởng đến ý
kiến kiểm toán ........................................................................................................ 20
2.1.4 Khoảng trống nghiên cứu .............................................................................. 42
2.2 Những vấn đề cơ bản về báo cáo tài chính và ý kiến kiểm toán về báo cáo tài
chính của các công ty niêm yết................................................................................ 43
2.3 Các lý thuyết vận dụng để nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý kiến
kiểm toán ................................................................................................................... 47
2.3.1 Lý thuyết đại diện (Agency Theory) ............................................................. 48
2.3.2 Lý thuyết các bên liên quan (Stakeholder theory) ......................................... 50
2.3.3 Lý thuyết tín hiệu (Signaling Theory) ........................................................... 50
2.3.4 Lý thuyết tín nhiệm (Lending Credibility Theory) ....................................... 52
2.2.5 Báo cáo tài chính và các chỉ số tài chính trong mối liên hệ với ý kiến của
kiểm toán viên ........................................................................................................ 53
Kết luận chương 2........................................................................................................ 56
CHƯƠNG 3 THIẾT KẾ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU ............................................................................................................. 57
3.1 Quy trình nghiên cứu ......................................................................................... 57
3.2 Phân tích định tính............................................................................................. 59
3.2.1 Mục tiêu phỏng vấn sâu ................................................................................. 59
3.2.2 Đối tượng phỏng vấn sâu ............................................................................... 59
3.2.3 Kết quả phỏng vấn sâu .................................................................................. 59
3.3 Xây dựng giả thuyết khoa học .......................................................................... 62
3.3.1 Nhóm các nhân tố tài chính ........................................................................... 62
3.3.2 Nhóm các nhân tố phi tài chính ..................................................................... 66
3.4 Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 71
3.4.1 Xây dựng phương trình hồi quy .................................................................... 71
3.4.2 Thang đo biến độc lập và phụ thuộc .............................................................. 72
3.4.3 Quy trình, phương pháp và quy mô lấy mẫu ................................................. 74
3.4.4 Xử lý mẫu ...................................................................................................... 77
Kết luận chương 3........................................................................................................ 81
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................................... 82
v

4.1 Thực trạng về thị trường chứng khoán, tình hình kiểm toán của các công ty
niêm yết tại Việt Nam .............................................................................................. 82
4.2 Thực trạng về thống kê mô tả mẫu nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng
đến ý kiến kiểm toán trong luận án ........................................................................ 85
4.2.1 Thống kê mô tả ý kiến kiểm toán .................................................................. 85
4.2.2 Thống kê giá trị nhỏ nhất - lớn nhất - trung bình và độ lệch chuẩn .............. 90
4.3 Các kết quả kiểm định ....................................................................................... 93
4.3.1 Ma trận tương quan ....................................................................................... 93
4.3.2 Kiểm định đa cộng tuyến ............................................................................... 93
4.3.3 Kiểm định phương sai thay đổi với các biến ảnh hưởng ............................... 94
4.3.4 Kết quả phân tích cho nhóm biến độc lập phi tài chính ................................ 95
4.3.5 Kết quả phân tích cho nhóm biến độc lập tài chính ...................................... 98
4.3.6 Kết quả phân tích cho nhóm biến độc lập chung (phi tài chính và tài chính
trong cùng một mô hình) ...................................................................................... 100
4.3.7 Kết quả phân tích theo ngành dịch vụ ......................................................... 101
4.3.8 Kết quả phân tích theo ngành phi dịch vụ ................................................... 104
4.3.9 Kết quả phân tích theo ngành riêng biệt ...................................................... 105
Kết luận chương 4...................................................................................................... 109
CHƯƠNG 5 THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ ĐỀ XUẤT
KHUYẾN NGHỊ ........................................................................................................ 110
5.1 Thảo luận kết quả nghiên cứu ........................................................................ 110
5.1.1 Giả thuyết H1- Hệ số thanh toán ngắn hạn ................................................. 110
5.1.2 Giả thuyết H2 - Vòng quay hàng tồn kho ................................................... 110
5.1.3 Giả thuyết H3- Vòng quay tài sản cố định .................................................. 111
5.1.4 Giả thuyết H4- Tăng trưởng công ty ........................................................... 112
5.1.5 Giả thuyết H5- Tỷ suất lợi nhuận/vốn chủ (ROE) ...................................... 112
5.1.6 Giả thuyết H6- Chỉ số nợ ............................................................................. 113
5.1.7 Giả thuyết H7- Tỷ lệ thành viên không điều hành ...................................... 114
5.1.8 Giả thuyết H8- Độ trễ của báo cáo kiểm toán ............................................. 115
5.1.9 Giả thuyết H9- Ý kiến kiểm toán năm trước ............................................... 115
5.1.10 Giả thuyết H10- Chuyển đổi kiểm toán viên ............................................ 116
vi

5.1.11 Giả thuyết H11- Quy mô công ty kiểm toán ............................................. 116

5.2 Bối cảnh hiện tại và đề xuất kiến nghị dựa vào kết quả nghiên cứu ........... 119
5.2.1 Bối cảnh trên thế giới và tại Việt Nam ........................................................ 119
5.2.2 Khuyến nghị với kiểm toán viên ................................................................. 121
5.2.3 Khuyến nghị với các bên liên quan khác..................................................... 124
5.3 Hạn chế của nghiên cứu và đề xuất hướng nghiên cứu trong tương lai ..... 127
Kết luận chương 5...................................................................................................... 129
KẾT LUẬN ................................................................................................................ 130
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA NCS............................. 131
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................. 132
PHỤ LỤC ................................................................................................................... 143
vii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Stt Viết tắt Viết đầy đủ Tiếng Việt


1 BBC Công ty Cổ phần Bibica
2 BBT Công ty CP Bông Bạch Tuyết
3 BBT Công ty Cổ phần Bông Bạch Tuyết
4 BCKiT Báo cáo kiểm toán
5 BCTC Báo cáo tài chính
4 BĐS Bất động sản
6 CNTT Công nghệ thông tin
7 DVD Công ty Cổ phần Dược Viễn Đông
8 HĐQT Hội đồng quản trị
9 HOSE Sở Giao Dịch Chứng Khoán Thành Phố Hồ Chí Minh
10 KTV Kiểm toán viên
11 NCS Nghiên cứu sinh
12 TNHH Trách nhiệm hữu hạn
13 TSCĐ Tài sản cố định
14 TTCK Thị trường chứng khoán

Stt Viết tắt Viết đầy đủ Tiếng Anh Nghĩa bằng Tiếng Việt
1 Big 4 Big 4 4 công ty kiểm toán lớn
2 CEO Chief Executive Officer Giám đốc điều hành
3 GAAP Generally Accepted Accounting Nguyên tắc kế toán được chấp
Principles nhận chung
4 ISA International Standard on Auditing Chuẩn mực kiểm toán quốc tế
5 Non Big 4 Non Big 4 Các công ty không phải thuộc
04 công ty kiểm toán lớn
6 ROE Return On Equity Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ
viii

7 VSA Vietnamese Standards on Auditing Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1. Tổng hợp các công trình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý kiến
kiểm toán .......................................................................................................................30
Bảng 3.1. Cách đo lường các biến nghiên cứu ..............................................................73
Bảng 3.2. Số lượng mẫu sử dụng trong nghiên cứu ......................................................75
Bảng 4.1. Mô tả loại ý kiến kiểm toán chung cả hai sàn năm 2010 - 2019 ..................85
Bảng 4.2. Mô tả loại ý kiến kiểm toán theo Sàn giao dịch ............................................87
Bảng 4.3. Mô tả biến trong mô hình nghiên cứu ...........................................................91
Bảng 4.4. Nhân tử phóng đại phương sai ......................................................................94
Bảng 4.5. Kết quả chạy mô hình với nhóm biến độc lập phi tài chính .........................97
Bảng 4.6. Kết quả đánh giá khả năng dự báo của mô hình các biến độc lập phi tài chính ..98
Bảng 4.7. Kết quả chạy mô hình với nhóm biến độc lập tài chính ...............................99
Bảng 4.8. Kết quả đánh giá khả năng dự báo của mô hình các biến độc lập tài chính ......100
Bảng 4.9. Kết quả chạy mô hình với nhóm biến độc lập tài chính .............................100
Bảng 4.10. Kết quả đánh giá khả năng dự báo của mô hình chung ............................101
Bảng 4.11. Kết quả phân tích cho ngành dịch vụ ........................................................103
Bảng 4.12. Kết quả phân tích cho ngành phi dịch vụ ..................................................104
Bảng 4.13. Kết quả phân tích cho ngành riêng biệt ....................................................107
Bảng 5.1. Tóm tắt kết quả kiểm định giả thuyết .........................................................117
ix

DANH MỤC HÌNH

Hình 4.1. Biểu đồ mô tả Ý kiến kiểm toán năm 2010 - 2019........................................86


Hình 4.2. Biểu đồ mô tả Ý kiến kiểm toán toàn phần năm 2010 - 2019 .......................87
Hình 4.3. Biểu đồ mô tả Ý kiến kiểm toán năm 2010 - 2019........................................90
x

DANH MỤC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 1.1. Khung nghiên cứu của luận án .......................................................................6


Sơ đồ 2.1. Các hướng nghiên cứu chính về các nhân tố ảnh hưởng đến ý kiến kiểm
toán trên thế giới ............................................................................................................12
Sơ đồ 2.3. Các loại ý kiến kiểm toán .............................................................................46
Sơ đồ 2.4. Khung lý thuyết nền tảng của luận án ..........................................................53
Sơ đồ 3.1. Quy trình nghiên cứu ...................................................................................57
Sơ đồ 3.2. Mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý kiến kiểm toán .............71
1

CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

1.1. Tính cấp thiết của đề tài


Thị trường chứng khoán (TTCK) là một phần rất quan trọng trong nền kinh tế
của một quốc gia. Một trong các dấu hiệu để nhận biết một nền kinh tế và TTCK có
phát triển tốt hay không đó là các công ty niêm yết trên TTCK hoạt động hiệu quả và
tạo ra nhiều lợi nhuận. Để đánh giá được hiệu quả hoạt động cũng như tình hình tài
chính của các công ty niêm yết thì các bên sử dụng báo cáo tài chính (BCTC). Đây là
một kênh thông tin công khai giúp cho các bên đánh giá được tình hình tài chính của
các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán.
Các bên khi đánh giá BCTC đặc biệt quan tâm đến ý kiến kiểm toán. Ý kiến
của kiểm toán viên (KTV) về BCTC của các công ty niêm yết trên TTCK có ý nghĩa
quan trọng đối với thị trường vốn, các cổ đông và nhà đầu tư. Ý kiến kiểm toán được
hình thành từ quá trình kiểm toán tại đơn vị và chịu sự ảnh hưởng của nhiều nhân tố
khác nhau. Các nhân tố có thể đến từ chính công ty hay đến từ các công ty kiểm toán,
từ các bằng chứng liên quan và cũng có thể đến từ TTCK, kinh tế, từ chính sách vĩ
mô và các thông tin khác. Việc xác định các nhân tố ảnh hưởng đến ý kiến kiểm toán
đem lại ý nghĩa thực tiễn không chỉ cho các KTV mà còn hữu ích cho nhiều đối
tượng khác.
Tại Việt Nam, dựa trên báo cáo kiểm toán (BCKiT) năm 2019 được công bố
của 50 công ty lớn niêm yết tại Việt Nam thì có 42 công ty được kiểm toán bởi các
công ty kiểm toán trong nhóm Big 4, chỉ có 8 công ty được kiểm toán bởi các công ty
kiểm toán trong nước. Điều này có thể thấy mức độ tin tưởng vào các công ty kiểm
toán Big 4. Tuy nhiên ý kiến kiểm toán chưa phù hợp vẫn xảy ra nhiều ở các công ty
được kiểm toán bao gồm cả công ty kiểm toán Big 4 và các công ty không nằm trong
nhóm Big 4 như: BBC năm 2002 được kiểm toán bởi Công ty TNHH Kiểm toán và Tư
vấn (A&C), BBT năm 2005 Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn (A&C) và năm
2006, 2007 được kiểm toán bởi Công ty TNHH Kiểm toán và Dịch vụ Tin học (AISC),
hay Công ty Dược Viễn Đông (DVD) năm 2011 được kiểm toán bởi Công ty Ernst &
Young (một trong các công ty kiểm toán thuộc Big 4). Và gần đây là Công ty Gỗ
Trường Thành năm 2015 được kiểm toán bởi Công ty TNHH Kiểm toán DFK Việt
Nam. Vụ việc của DVD được kiểm toán bởi Big 4 nhưng vẫn xảy ra gian lận này
2

khiến cho chất lượng kiểm toán của Big 4 bị nghi ngờ và dẫn đến câu hỏi các nhân tố
nào là ảnh hưởng đến ý kiến kiểm toán của KTV tại Việt Nam.
Trong nghiên cứu của Nguyễn Thị Nguyệt Thu (2009) về ý kiến của KTV trên
BCKiT ở Việt Nam có đưa ra thống kê thực trạng trên 90% ý kiến kiểm toán về BCTC
của các công ty cổ phần niêm yết ở Việt Nam phản ánh trung thực và hợp lý trên các
khía cạnh trọng yếu hay thuộc loại ý kiến kiểm toán chấp nhận toàn phần. Trong
nghiên cứu này, luận án cũng thực hiện thống kê loại ý kiến kiểm toán trong 1.880
quan sát từ 2010 đến 2019 cũng cho kết quả tỷ lệ ý kiến kiểm toán chấp nhận toàn
phần chiếm một tỷ lệ rất cao từ 88% - 97%. Thực trạng này cũng dẫn đến một câu hỏi
vậy điều gì làm cho xác suất một công ty nhận được ý kiến chấp nhận toàn phần cao
hơn ý kiến không phải loại chấp nhận toàn phần.
NCS đã thực hiện tổng quan các nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến ý
kiến kiểm toán trước đây và nhận thấy có một số lượng rất lớn các nghiên cứu đến từ
các nước phát triển như: Keasey và cộng sự (1988) tại Vương quốc Anh, Laitinen, E.
K và Laitinen, T. (1998) ở Phần Lan, Spathis (2003) tại Hy Lạp, Ireland (2006) tại
Vương quốc Anh, Caraman và Spathis (2006) tại Hy Lạp. Zureigat (2014) tại Ả Rập,
Yasar và cộng sự (2015) và Ozcan (2016) tại Thổ Nhĩ Kỳ, Zarei H và cộng sự (2020)
tại Iran. Tuy nhiên kết quả các nghiên cứu trên thế giới là không đồng nhất. Tại Việt
Nam, theo tìm hiểu của NCS, phần lớn các nghiên cứu tập trung ở khía cạnh tổ chức,
xây dựng, vận dụng chuẩn mực hoặc chất lượng kiểm toán… có rất ít nghiên cứu về
các nhân tố ảnh hưởng tới việc hình thành ý kiến của kiểm toán độc lập về BCTC được
kiểm toán. Một số rất ít nghiên cứu về chủ đề này thì còn hạn chế ở loại ý kiến kiểm
toán nghiên cứu, hạn chế các biến nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, phương pháp
nghiên cứu, cũng như thời gian nghiên cứu.

Từ các lý do trên, NCS nhận thấy nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu các nhân tố
ảnh hưởng đến ý kiến của kiểm toán độc lập về báo cáo tài chính của công ty niêm
yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam” có ý nghĩa thiết thực cả về lí luận và thực
tiễn.

1.2 Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu


1.2.1 Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát
Luận án xác định mục tiêu nghiên cứu tổng quát được hình thành là khám phá
các nhân tố ảnh hưởng cũng như các tác động của các nhân tố này đến xác suất nhận ý
3

kiến kiểm toán về BCTC của các công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam từ góc nhìn
của KTV. Trên cơ sở đó, luận án đưa ra các khuyến nghị nhằm mục đích chính là hỗ
trợ cho công việc của KTV đồng thời khuyến nghị bổ sung cho các đối tượng quan
tâm đến ý kiến kiểm toán nhằm mục đích nâng cao chất lượng ý kiến kiểm toán cũng
như tăng cường tính minh bạch của việc công bố thông tin của các công ty niêm yết
trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
Mục tiêu cụ thể
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu tổng quát, mục tiêu cụ thể bao gồm:
- Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến ý kiến kiểm toán của KTV độc lập về
BCTC của các công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam.
- Xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến ý kiến kiểm toán của KTV
độc lập về BCTC của các công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam.

1.2.2 Câu hỏi nghiên cứu


Để đạt được mục tiêu trên các câu hỏi nghiên cứu được đưa ra:
Câu hỏi 1: Các nhân tố tài chính (hệ số thanh toán ngắn hạn, vòng quay hàng
tồn kho, vòng quay tài sản cố định, chỉ số nợ, ROE, tăng trưởng doanh thu) có mối
quan hệ và mức độ ảnh hưởng như thế nào với ý kiến kiểm toán chấp nhận toàn phần
và ý kiến không phải chấp nhận toàn phần về BCTC của các công ty niêm yết trên thị
trường chứng khoán Việt Nam.
Câu hỏi 2: Các nhân tố phi tài chính (ý kiến kiểm toán năm trước, chuyển đổi
KTV, quy mô công ty kiểm toán, tỷ lệ thành viên không điều hành, độ trễ của BCKiT)
có mối quan hệ và mức độ ảnh hưởng như thế nào với ý kiến kiểm toán chấp nhận toàn
phần và ý kiến không phải chấp nhận toàn phần về BCTC của các công ty niêm yết
trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:


1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
Luận án nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến ý kiến kiểm toán về BCTC
của các công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam.

1.3.2 Phạm vi nghiên cứu


4

(i) Về nội dung nghiên cứu: Nghiên cứu các nhân tố tài chính và phi tài chính ảnh
hưởng đến ý kiến kiểm toán về BCTC của các công ty niêm yết trên góc nhìn
của KTV.
(ii) Về mặt không gian: Nghiên cứu này lựa chọn các Công ty phi tài chính niêm
yết trên TTCK Việt Nam. Nghiên cứu lựa chọn số lượng mẫu là 188 công ty
niêm yết tại HNX và HOSE. Lý do lựa chọn hai sàn này bởi vì đây là hai sàn
uy tín và có các quy định cũng như chế tài để kiểm soát chặt chẽ các công ty
niêm yết. Nghiên cứu không đề cập đến các doanh nghiệp là các ngân hàng, tổ
chức tài chính, tín dụng do các đơn vị này đặc thù và đồng thời phải theo quy
định riêng của chính phủ, ngân hàng nhà nước về BCTC.

(iii) Về mặt thời gian: Nghiên cứu thực hiện trên số liệu của các công ty niêm yết
trên TTCK Việt Nam được công bố trong giai đoạn 2010-2019.

1.4 Phương pháp nghiên cứu


Để trả lời cho câu hỏi nghiên cứu nêu ra ở phần mục tiêu nghiên cứu, toàn bộ
luận án được thực hiện qua 6 bước cơ bản, cụ thể:
Bước 1, khảo sát sơ bộ vấn đề nghiên cứu. Ở bước này, luận án đầu tiên tìm
hiểu và xác định vấn đề cần nghiên cứu trong lĩnh vực kiểm toán. Do đó, luận án thực
hiện tìm hiểu sơ bộ theo hai hướng: (1) Tìm hiểu các nghiên cứu trên thế giới và trong
nước để tìm ra các chủ đề được nhiều giới học thuật quan tâm hay còn nhiều hạn chế,
(2) Quan sát thực tế và trao đổi với các KTV để phát hiện các vấn đề còn tồn tại cũng
như đang được các KTV quan tâm. Sau khi tổng hợp, phân tích và đánh giá các thông
tin từ hai hướng này, NCS lựa chọn nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến ý kiến
kiểm toán làm đề tài Luận án của mình.

Bước 2, tổng quan nghiên cứu. Sau khi xác định đề tài nghiên cứu sơ bộ, NCS
thực hiện lựa chọn các bài báo có uy tín và xếp hạng cao có liên quan đến chủ đề. Tiến
hành phân loại, đọc và tổng hợp các thông tin liên quan đến: (1) cách phân loại ý kiến
kiểm toán, (2) các nhân tố ảnh hưởng đến ý kiến kiểm toán về BCTC của các công ty
niêm yết, (3) các phương pháp nghiên cứu, (4) dữ liệu và cách lấy mẫu, (5) kết quả
nghiên cứu và chiều ảnh hưởng. Từ việc tổng quan này NCS tìm ra khoảng trống
nghiên cứu và các lý thuyết liên quan đến chủ đề nghiên cứu.
5

Bước 3, xây dựng giả thuyết liên quan. Từ tổng quan nghiên cứu và khung lý
thuyết được trình bày, NCS tiến hành xây dựng giả thuyết nghiên cứu liên quan đến
các nhân tố ảnh hưởng đến ý kiến kiểm toán.

Bước 4, phỏng vấn định tính. Sau khi tổng quan nghiên cứu, NCS tiến hành
phỏng vấn sâu chuyên gia nhằm 02 mục đích: (1) xác định các biến phù hợp ở Việt
Nam để đưa vào mô hình kiểm định, (2) xác định thang đo và độ tin cậy của thang đo
với các biến này.

Bước 5, phân tích định lượng. Sau khi phỏng vấn sâu chuyên gia, NCS thực
hiện tổng hợp lại các biến phù hợp để đưa vào mô hình. NCS thực hiện lấy mẫu toàn
diện và đa diện dựa trên mô hình cuối cùng ở bước 4. Mã hoá dữ liệu và chạy kiểm
định trên Stata 15.

Bước 6, thảo luận kết quả nghiên cứu. Từ kết quả tìm ra, NCS tiến hành
thảo luận, phân tích kết quả dựa trên các nền tảng lý thuyết và tổng quan nghiên
cứu của các công trình trước đây cũng như các giả thuyết đã được kỳ vọng. Tại
bước cuối cùng này, căn cứ vào phần thảo luận kết quả, NCS tiến hành tổng hợp,
phân tích với thực trạng hiện tại và đề xuất các khuyến nghị dựa trên quy luật ảnh
hưởng của các biến tìm ra.

Khảo sát sơ bộ vấn đề nghiên cứu

Khung lý thuyết liên quan và tổng quan tài liệu


khoảng trống nghiên cứu

Xây dựng giả thuyết nghiên cứu

Nghiên cứu định tính - phỏng vấn sâu chuyên


gia để hoàn thiện sự phù hợp của mô hình.

Nghiên cứu định lượng - Kiểm định mô hình sau


hoàn thiện

Thảo luận kết quả nghiên cứu và đưa


ra kiến nghị
6

Sơ đồ 1.1. Khung nghiên cứu của luận án


Nguồn: NCS xây dựng

1.5 Đóng góp của đề tài


Một là, về mặt khoa học và lý luận
Với việc thực hiện tổng quan nghiên cứu các công trình trong và ngoài nước,
các cơ sở lý thuyết về các nhân tố ảnh hưởng đến ý kiến kiểm toán, luận án đã góp
phần làm giàu thêm nguồn dữ liệu, nguồn tài nguyên cho lĩnh vực kiểm toán nói chung
và chủ đề nghiên cứu về ý kiến kiểm toán nói riêng.
Trên cơ sở vận dụng lý thuyết, luận án đã xây dựng mô hình nghiên cứu về các
nhân tố ảnh hưởng đến ý kiến kiểm toán và đã cung cấp bằng chứng thực nghiệm tại
Việt Nam, bổ sung vào hoàn thiện chuỗi nghiên cứu khi mà các nghiên cứu trên thế
giới phần lớn tập trung ở các nước phát triển, thì nghiên cứu ở các nước có nền kinh tế
mới nổi sẽ góp phần cho chuỗi nghiên cứu đa dạng hơn.
Hai là, nghiên cứu có ý nghĩa đóng góp về mặt thực tiễn. Các nghiên cứu trên
thế giới chủ yếu ở các nước phát triển, việc phát triển một nghiên cứu ở Việt Nam sẽ
đóng góp vào việc hoàn thiện chuỗi nghiên cứu về chủ đề các nhân tố ảnh hưởng đến ý
kiến kiểm toán. Thêm vào đó các nghiên cứu ở Việt Nam về đề tài này vẫn chưa có
một nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến việc doanh nghiệp nhận ý kiến kiểm
toán chấp nhận toàn phần hay ý kiến kiểm toán không phải dạng chấp nhận toàn phần
(hướng thứ 3 được đề cập đến ở mục tổng quan nghiên cứu 2.1 dưới đây). Các nghiên
cứu tiền nhiệm ở nhánh 1 và 2 thì còn hạn chế ở nhiều biến chưa được kiểm định.
Nghiên cứu này sau khi thực hiện tổng quan nghiên cứu và phỏng vấn sâu chuyên gia
(được trình bày chi tiết ở chương 3 - phương pháp nghiên cứu) sẽ tiến hành bổ sung
thêm 7 biến chưa từng được kiểm định tại Việt Nam như độ trễ báo cáo kiểm toán, tỷ
lệ thành viên không điều hành, chuyển đổi kiểm toán viên, tăng trưởng doanh thu,
7

ROE, vòng quay hàng tồn kho và vòng quay tài sản cố định. Nghiên cứu cũng mở rộng
quy mô mẫu trên cả hai sàn giao dịch là Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí
Minh (HOSE) và Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX). Và cuối cùng, nghiên
cứu cũng phát triển một khoảng thời gian dài hơn để kiểm định lại mức độ ảnh hưởng
của các biến đã nghiên cứu tại Việt Nam (hệ số thanh toán ngắn hạn, chỉ số nợ, quy
mô công ty kiểm toán và ý kiến kiểm toán năm trước).
Với quá trình phỏng vấn sâu chuyên gia để tìm ra các biến có ảnh hưởng tại
Việt Nam, thu thập thông tin của 1.880 quan sát trải dài từ năm 2010 đến 2019, sử
dụng mô hình logit để kiểm định, luận án đã:
(1) Tìm ra mối quan hệ giữa các nhân tố tài chính với ý kiến kiểm toán bao
gồm: ROE, tăng trưởng doanh thu, vòng quay hàng tồn kho, vòng quay tài sản cố định
và chỉ số nợ. Trong đó vòng quay tài sản cố định có ý nghĩa thống kê ở mức 5%, các
nhân tố còn lại có mức ý nghĩa 10%.
(2) Tìm ra mối quan hệ giữa các nhân tố phi tài chính với ý kiến kiểm toán bao
gồm: Chuyển đổi KTV, quy mô công ty kiểm toán, độ trễ BCKiT và ý kiến kiểm toán
năm trước. Trong đó ý kiến kiểm toán năm trước có mức ý nghĩa là 1%, độ trễ BCKiT
và chuyển đổi KTV có mức ý nghĩa 5% và quy mô công ty kiểm toán có mức ý nghĩa
10%.
(3) Trong các nhân tố được khám phá thì ý kiến kiểm toán năm trước là nhân tố
được xác định có ảnh hưởng mạnh nhất đến ý kiến kiểm toán. Các biến mới được phát
hiện có ảnh hưởng đến ý kiến kiểm toán so với các công trình đã nghiên cứu trước đây
tại Việt Nam là: Chuyển đổi KTV, tăng trưởng doanh thu, Vòng quay hàng tồn kho,
Vòng quay tài sản cố định và Độ trễ BCKiT.
Hướng nghiên cứu này được kỳ vọng sẽ bổ sung và làm đa dạng thêm chuỗi
nghiên cứu trong chủ đề ý kiến kiểm toán cũng như có những đóng góp nhất định về
mặt thực tiễn và khoa học cho các bên liên quan.

1.6 Kết cấu của luận án


Luận án bao gồm 5 chương như sau:
Chương 1- Giới thiệu đề tài nghiên cứu
Chương 1 giới thiệu tính cấp thiết của nghiên cứu từ đó đề xuất mục tiêu nghiên
cứu và câu hỏi nghiên cứu. Cũng ở chương này, đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên
cứu và sơ lược về phương pháp trong nghiên cứu được đề cập.
8

Chương 2- Cơ sở lý thuyết và tổng quan nghiên cứu về các nhân tố ảnh


hưởng đến ý kiến kiểm toán.
Chương 2 trình bày hai nội dung chính: Một là các vấn đề cơ bản về ý kiến
kiểm toán và BCTC, các lý thuyết vận dụng trong nghiên cứu, mối quan hệ giữa
BCTC, các chỉ số tài chính với ý kiến kiểm toán. Hai là, NCS cũng trình bày về tổng
quan nghiên cứu để từ đó xác định khoảng trống cần nghiên cứu trong luận án.
Chương 3- Thiết kế mô hình nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu
NCS thực hiện xây dựng giả thuyết nghiên cứu dựa trên việc tổng quan ở
chương 2. Chương 3 cũng trình bày phương pháp định tính phỏng vấn sâu chuyên gia
và phương pháp nghiên cứu định lượng về tác động của các nhân tố tài chính, phi tài
chính đến ý kiến kiểm toán. NCS cũng trình bày cụ thể thang đo các biến, mẫu
nghiên cứu và phương pháp xử lý dữ liệu.
Chương 4- Kết quả nghiên cứu
Chương 4 trình bày thực trạng Thị trường Chứng khoán Việt Nam, tình hình
kiểm toán các công ty niêm yết, thực trạng ý kiến kiểm toán của các công ty niêm yết
tại Việt Nam cũng như toàn bộ kết quả nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến ý
kiến kiểm toán về BCTC của các công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam.
Chương 5- Thảo luận kết quả nghiên cứu
NCS tiến hành thảo luận và so sánh kết quả thu được với các nghiên cứu
cùng lĩnh vực trước đây đồng thời cũng đưa ra các nhận định chủ quan và dự báo
nguyên nhân dẫn đến kết quả nghiên cứu. Trên cơ sở này, NCS đề xuất một số kiến
nghị nhằm mục đích hỗ trợ cho công việc của KTV cũng như các bên liên quan sử
dụng ý kiến trên BCKiT.
9
10

Kết luận chương 1

Chương 1 đã mở đầu cho luận án bằng việc giới thiệu hai động lực mà NCS lựa
chọn đề tài này để nghiên cứu. Một là, về mặt thực tế, việc xác định các nhân tố ảnh
hưởng đến ý kiến kiểm toán không chỉ hỗ trợ các KTV trong việc lập kế hoạch, trong
quá trình kiểm tra, soát xét mà còn giúp cho các bên quan tâm có thể đánh giá sơ bộ
các nhân tố ảnh hưởng đến việc hình thành ý kiến kiểm toán cũng như ước lượng một
cách sơ bộ nhất một công ty có xác suất nhận ý kiến chấp nhận toàn phần cao hơn hay
xác suất nhận ý kiến không phải dạng chấp nhận toàn phần cao hơn. Hai là, về mặt lý
thuyết, nghiên cứu này bổ sung thêm vào chuỗi nghiên cứu về ý kiến kiểm toán tại bối
cảnh Việt Nam.
Ngoài ra, Chương 1 cũng đề cập đến mục tiêu, phạm vi, đối tượng nghiên cứu,
khung nghiên cứu và kết cấu của luận án, cụ thể: (i) Mục tiêu: Tìm hiểu về các nhân tố
tài chính và phi tài chính ảnh hưởng đến ý kiến kiểm toán về BCTC của các công ty
phi tài chính tại Việt Nam, (ii) Câu hỏi nghiên cứu: Luận án đưa ra ba câu hỏi nghiên
cứu cụ thể, (iii) Đối tượng nghiên cứu: Các nhân tố tài chính và phi tài chính ảnh
hưởng đến ý kiến kiểm toán về BCTC của các công ty phi tài chính niêm yết trên Thị
trường Chứng khoán Việt Nam, (iv) Phạm vi nghiên cứu: Luận án trình bày việc giới
hạn phạm vi nghiên cứu ở các công ty phi tài chính niêm yết trên Thị trường Chứng
khoán Việt Nam, (v) Những đóng góp của luận án, (vi) Kết cấu của luận án: luận án
bao gồm 5 chương được trình bày lần lượt để giải quyết mục tiêu nghiên cứu đề ra.
11

CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ
ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý KIẾN KIỂM TOÁN

2.1 Tổng quan nghiên cứu


Trên thế giới, các nhân tố ảnh hưởng đến việc hình thành ý kiến kiểm toán được
nghiên cứu từ khá sớm và ở nhiều nước khác nhau. Hiện nay, các công trình chủ yếu
phần lớn vẫn do nước ngoài thực hiện. Tại Việt Nam, theo hiểu biết của nghiên cứu
sinh, mặc dù cũng đã có một vài công trình thực hiện nghiên cứu về chủ đề này tuy
nhiên vẫn còn khá manh mún và hạn chế.

Nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến việc hình thành ý kiến kiểm toán trên
thế giới rất phong phú và đa dạng nhưng chủ yếu tập trung ở 03 hướng chính:

(i) Hướng thứ nhất, các nhân tố ảnh hưởng đến ý kiến kiểm toán chấp nhận
toàn phần như:

(1) Các nhân tố ảnh hưởng đến ý kiến kiểm toán có đoạn nhấn mạnh liên quan đến
giả định hoạt động liên tục: Gallizo and Saladrigues (2016), Haron và
cộng sự (2009), Defon và cộng sự (2002), Mutchler (1985), Thuy Thi Ha
và cộng sự (2016)…

(2) Các nhân tố ảnh hưởng đến ý kiến kiểm toán có các vấn đề quan trọng:
(Key Audit Matter): Catarina Ferreira và cộng sự (2019), Vanstraelen và
cộng sự (2012), Caramanis và Spathis (2006)…

(ii) Hướng thứ hai là các nhân tố ảnh hưởng đến ý kiến không phải loại chấp
nhận toàn phần như: Yasar và cộng sự (2015), Tsipouridou and Spathis
(2014), Spathis và cộng sự (2003), Craswell và cộng sự (2002)…

iii) Hướng thứ ba tập trung vào các nhân tố ảnh hưởng đến hai loại ý kiến
chấp nhận toàn phần và ý kiến không phải loại chấp nhận toàn phần như:
Zarei và cộng sự (2020), Zureigat (2014), Spathis (2003)...
12

03 hướng nghiên cứu chính


về các nhân tố hình thành
loại ý kiến kiểm toán

Ý kiến chấp nhận Ý kiến không phải Ý kiến chấp nhận


toàn phần loại chấp nhận toàn phần và ý kiến
toàn phần không phải loại chấp
nhận toàn phần

Sơ đồ 2.1. Các hướng nghiên cứu chính về các nhân tố ảnh hưởng đến
ý kiến kiểm toán trên thế giới
Nguồn: NCS tự tổng hợp
Các nghiên cứu trước đây thể hiện một sự đa dạng và phong phú. Cùng một
nhân tố nhưng áp dụng các phương pháp khác nhau, kiểm định ở các bối cảnh khác
nhau nên có thể cho ra kết quả khác nhau. Để tập trung vào nghiên cứu của mình,
phần tổng quan tiếp theo dưới đây, NCS sẽ trình bày tổng quan về các nhân tố mà có
khả năng ảnh hưởng đến ý kiến kiểm toán về BCTC của các công ty niêm yết trên thị
trường chứng khoán Việt Nam mà NCS đã xác định thông qua phỏng vấn sâu các
chuyên gia (được NCS trình bày cụ thể ở chương 3).

2.1.1 Tổng quan về thực trạng nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý kiến
kiểm toán của các công ty niêm yết
NCS thực hiện trình bày sơ bộ về thực trạng cũng như lịch sử các công trình
nghiên cứu liên quan đến chủ đề ý kiến kiểm toán ở mục này (2.1.1). Các phân tích về
kết quả nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, biến và chiều ảnh hưởng sẽ được phân
tích sâu hơn ở mục 2.1.2 và 2.1.3, từ đó sẽ làm rõ dần khoảng trống nghiên cứu thông
qua 3 phần: 2.1.1, 2.1.2 và 2.1.3.
Khởi đầu của các nghiên cứu liên quan đến các nhân tố ảnh hưởng đến ý kiến
kiểm toán là công trình nghiên cứu của Altman và McGough (1974). Nghiên cứu này
đã phát hiện ra 46,4% trong số lượng mẫu công ty phá sản là đã nhận được ý kiến
kiểm toán có đoạn nhấn mạnh liên quan đến giả định hoạt động liên tục trước khi xảy
ra sự kiện phá sản một năm. Mục đích của nghiên cứu dự báo về sự phá sản của công
13

ty. Cụ thể, một tập hợp các tỷ lệ tài chính và kinh tế sẽ được điều tra trong bối cảnh
dự báo phá sản, trong đó sử dụng nhiều phương pháp phân tích biệt số. Dữ liệu được
sử dụng trong nghiên cứu này chỉ giới hạn ở các tập đoàn sản xuất. Các biến được tác
giả sử dụng trong mô hình bao gồm: vốn lưu động/tổng tài sản, lợi nhuận/tổng tài
sản, EBIT/tổng tài sản, vốn hóa thị trường/giá trị sổ sách của nợ, doanh thu/tổng tài
sản. Như vậy có thể thấy, khởi đầu, nghiên cứu về chủ đề này chỉ được bắt đầu bằng
các biến tài chính và giới hạn quy mô ở các tập đoàn sản xuất ở Hoa Kỳ. Mô hình
này có khả năng dự báo chính xác lên đến 94%. Tiếp theo đó là nghiên cứu của
McKee (1975) về xác định các nhân tố ảnh hưởng đến ý kiến kiểm toán có đoạn nhấn
mạnh liên quan đến giả định hoạt động liên tục. Với phương pháp biệt số, tác giả đã
dự báo được một tỷ lệ chính xác đến 87,18% với các nhân tố là các tỷ số tài chính.
Trong nghiên cứu này, mặc dù vẫn ở bối cảnh nước Hoa Kỳ nhưng tác giả đã mở
rộng thêm biến so với nghiên cứu trước đây của Altman.
Năm 1985, Mutchler đã sử dụng phương pháp biệt số và thực hiện nghiên cứu
trên 119 công ty sản xuất cho mẫu 1 và 42 công ty cho mẫu 2 để nghiên cứu các nhân
tố ảnh hưởng đến ý kiến kiểm toán. Ở nghiên cứu này, Muthcler đã mở rộng thêm biến
phi tài chính bên cạnh biến tài chính so với các công trình nghiên cứu trước. Nghiên
cứu sử dụng các biến tài chính: chỉ số vốn lưu động/Tổng nợ, chỉ số tài sản ngắn
hạn/nợ ngắn hạn, chỉ số tài sản thuần/Tổng nợ, chỉ số nợ dài hạn/tổng tài sản, chỉ số
tổng nợ/tổng tài sản, chỉ số lợi nhuận trước thuế/doanh thu thuần và các biến phi tài
chính: ý kiến kiểm toán năm trước, thông tin tốt xấu, sự cải thiện để xác định việc hình
thành loại ý kiến kiểm toán. Mô hình chứa chỉ số tài chính và biến ý kiến kiểm toán
năm trước dự báo chính xác 89.9%, mô hình chứa chỉ số tài chính và thông tin tốt xấu
dự báo chính xác 80.2%. Năm 1986, Mutchler tiếp tục mở rộng thêm biến quy mô
công ty kiểm toán và quy mô công ty được kiểm toán và tìm ra công ty có quy mô
kiểm toán không phải Big 8 thường không đưa ra ý kiến kiểm toán không phải dạng
chấp nhận toàn phần (cụ thể trong nghiên cứu là ý kiến kiểm toán có giả định hoạt
động liên tục) với công ty nhỏ có hoạt động tài chính suy giảm.
Dopuch và cộng sự (1987) tại Thổ Nhĩ Kỳ đã sử dụng phân tích probit và
nghiên cứu trên 218 quan sát ngoại trừ và 346 quan sát chấp nhận toàn phần. Nghiên
cứu chỉ ra lợi nhuận năm hiện tại, sự thay đổi của lợi nhuận trừ đi lợi nhuận ngành ảnh
hưởng theo thứ tự đến ý kiến kiểm toán. Trong nghiên cứu này tác giả tập trung vào
nghiên cứu 12 nhân tố tài chính và mối quan hệ của các nhân tố này tới ý kiến kiểm
toán. Kết quả tìm ra biến lợi nhuận giữ lại là biến có ảnh hưởng mạnh nhất đến ý kiến
kiểm toán. Các biến khác cũng ảnh hưởng đến ý kiến kiểm toán bao gồm: vốn chủ sở
14

hữu/tổng nợ phải trả, tổng nợ phải trả/tổng tài sản, thu nhập ròng/vốn chủ sở hữu, thu
nhập ròng/tổng tài sản, vốn lưu động/tổng tài sản, doanh thu thuần/tổng tài sản. Tác
giả mở rộng thêm biến phi tài chính so với công trình trước đây bao gồm: số năm niêm
yết đồng thời thêm các biến về chỉ số thị trường như: hệ số beta, thay đổi độ của lệch
chuẩn giữa lợi nhuận và giá trị thặng dư, sự thay đổi của lợi nhuận trừ đi lợi nhuận
ngành. Như vậy so với công trình của Mutchler thì nghiên cứu không chỉ mở rộng ra ở
bối cảnh nước Thổ Nhĩ Kỳ mà còn phát triển thêm các biến phi tài chính mới.
Nghiên cứu được phát triển thêm một bước bằng cách bổ sung thêm các biến
phi tài chính trong nghiên cứu của Keasey và cộng sự (1988) tại bối cảnh mới. Nghiên
cứu này được thực hiện trên 540 công ty nhỏ tại Vương quốc Anh trong khoảng thời
gian từ 1980-1982 đồng thời sử dụng phân tích logistic đa biến với các biến tài chính
và phi tài chính cho kết quả các công ty được kiểm toán bởi công ty kiểm toán có quy
mô lớn, lợi nhuận giảm, có độ trễ trong phát hành BCKiT, cổ đông không tham gia
điều hành ít, có khoản vay đảm bảo, ý kiến kiểm toán năm trước là ý kiến kiểm toán
không phải dạng chấp nhận toàn phần thì có nhiều khả năng sẽ nhận ý kiến kiểm toán
không phải chấp nhận toàn phần hơn. Như vậy, so với các công trình nghiên cứu trước
(Mutchler) thì nghiên cứu này cũng tìm ra kết quả là biến ý kiến kiểm toán năm trước
có ảnh hưởng cùng chiều với ý kiến kiểm toán năm nay.
Laitinen và Laitinen (1998) cũng phân tích logistic đa biến với cả biến tài chính
và phi tài chính và thực hiện nghiên cứu trên số lượng mẫu là 111 BCKiT đã chỉ ra các
công ty có mức độ tăng trưởng thấp hơn, vốn chủ sở hữu thấp hơn, số lao động ít hơn
thì có khả năng nhận ý kiến không phải dạng chấp nhận toàn phần cao hơn. Độ chính
xác của mô hình là 94.6%. So với các công trình trước thì tại bối cảnh Phần Lan, tác
giả đã kiểm định và cũng tìm ra kết quả tương tự với Keasey và cộng sự (1988) tại
Anh là lợi nhuận có mối quan hệ ngược chiều với ý kiến kiểm toán không phải dạng
chấp nhận toàn phần. Tác giả lần đầu tiên kiểm định thêm biến tăng trưởng được đo
lường bằng tăng trưởng doanh thu và tìm ra tăng trưởng doanh thu có mối quan hệ
ngược chiều với ý kiến kiểm toán không phải dạng chấp nhận toàn phần. Tuy nhiên
kết quả tại Phần Lan lại cho ra trái chiều với nghiên cứu Keasey và cộng sự (1988) tại
Anh là độ trễ BCKiT tại Phần Lan không có mối quan hệ với ý kiến kiểm toán.
Spathis (2003) thực hiện phân tích hồi quy logistic và thêm phương pháp OLS
cho 100 công ty tại Hy Lạp cho ra kết quả tình hình tài chính và bổ sung biến kiện
tụng có ảnh hưởng đến ý kiến kiểm toán không phải dạng chấp nhận toàn phần. Mô
hình dự báo chính xác khoảng 78%. Kết quả chỉ ra có sự tương đồng với Mutchler tại
15

Hoa Kỳ là hệ số thanh toán ngắn hạn có mối quan hệ ngược chiều với ý kiến kiểm toán
không phải dạng chấp nhận toàn phần. Ireland (2003) nghiên cứu trên một lượng mẫu
lớn của các công niêm yết và không niêm yết (9.304 công ty với 8.289 công ty không
niêm yết và 1.015 công ty niêm yết) tại Anh và cho kết quả về ý kiến kiểm toán chấp
nhận toàn phần và có đoạn nhấn mạnh về khả năng tổ chức/pháp nhân hoạt động liên tục
cùng với ý kiến không phải chấp nhận toàn phần. Với loại ý kiến này thì các công ty có
tỷ lệ nợ, nhận được ý kiến loại này của năm trước thì nhiều khả năng nhận được cùng
loại ý kiến trong năm nay. Đây là nghiên cứu đầu tiên xem xét tỷ lệ nợ dài hạn và tìm ra
mối quan hệ cùng chiều với ý kiến kiểm toán không phải dạng chấp nhận toàn phần.
Tuy nhiên kết quả về mối quan hệ giữa quy mô công ty kiểm toán với ý kiến kiểm toán
lại không được xác nhận như Keasey và cộng sự (1988) tại Anh.
Caraman và Spathis (2006) vẫn áp dụng hai phương pháp là hồi quy logistic và
OLS nhưng với mẫu là 185 công ty tại Hy Lạp chỉ ra (i) Phí kiểm toán cũng như loại
công ty kiểm toán không ảnh hưởng đến ý kiến kiểm toán (ii) Ý kiến kiểm toán không
phải chấp nhận toàn phần có mối quan hệ với tỷ lệ lợi nhuận hoạt động và tài sản hiện
tại. Nghiên cứu này cũng tìm ra kết quả tương đồng với Mutchler (1985) tại Hoa Kỳ
và Spathis (2003) tại Hy Lạp về mối quan hệ ngược chiều giữa hệ số thanh toán ngắn
hạn với với ý kiến kiểm toán không phải dạng chấp nhận toàn phần. Mối quan hệ giữa
lợi nhuận và ý kiến kiểm toán cũng được tìm ra kết quả tương đồng với Keasey và
cộng sự (1988) và Laitinen, E. K., & Laitinen, T. (1998). Biến quy mô kiểm toán được
kiểm định không có mối quan hệ với ý kiến kiểm toán như nghiên cứu của Ireland
(2003) tại Anh trong khi đó Keasey và cộng sự (1988) tại Anh lại tìm thấy mối quan
hệ giữa quy mô công ty kiểm toán và ý kiến kiểm toán. Điều này cho thấy có một sự
khác biệt về kết quả nghiên cứu ở cùng một bối cảnh và cả khác bối cảnh.
Habib (2013) sử dụng phương pháp phân tích meta trên một lượng mẫu lớn từ
73 nghiên cứu thực nghiệm trong giai đoạn 1982 đến 2011 (154.452 quan sát) và kết
luận (i) Độ trễ kiểm toán và liên kết Big N có mối quan hệ tích cực với ý kiến không
phải dạng chấp nhận toàn phần, (ii) Phí dịch vụ “non-audit” có mối quan hệ tiêu cực
với ý kiến không phải dạng chấp nhận toàn phần. Kết quả nghiên cứu của Habib (2013)
tại Hoa Kỳ tìm ra cũng tương đồng với Mutchler (1985) tại Hoa Kỳ, Keasey và cộng
sự (1988) tại Anh và Ireland (2003) tại Anh, đều khẳng định ý kiến kiểm toán không
phải dạng chấp nhận toàn phần năm trước có mối quan hệ với ý kiến kiểm toán không
phải dạng chấp nhận toàn phần năm nay. Về biến quy mô kiểm toán thì khác với
Ireland (2003) tại Anh và Caraman và Spathis (2006) tại Hy Lạp kết luận là không có
16

mối quan hệ với ý kiến kiểm toán, Habib (2013) đã tìm ra mối quan hệ tương đồng với
nghiên cứu của Keasey và cộng sự (1988) tại Anh.
Năm 2014, Spathis và Maria Tsipouridoua nghiên cứu trên 845 quan sát từ
2005 - 2011 tại Hy Lạp để tìm kiếm mối quan hệ giữa biến tài chính và phi tài chính
với ý kiến kiểm toán. Kết quả: (1) Tác giả đã phát hiện ra biến vòng quay tài sản cố
định có mối quan hệ với ý kiến kiểm toán. Kết quả này là tương đồng với Gaganis và
cộng sự (2007) tại Anh. (2) Lỗ có mối quan hệ cùng chiều với ý kiến kiểm toán không
phải dạng chấp nhận toàn phần, tương tự như các công trình nghiên cứu của Keasey và
cộng sự (1988) tại Anh, Laitinen, E. K., & Laitinen, T. (1998) tại Phần Lan….(3) Chỉ
số nợ không có mối quan hệ với ý kiến kiểm toán, điều này là trái ngược với các kết
quả nghiên cứu của Ireland (2003) tại Anh, Ballesta và GarciaMeca (2007) tại Tây
Ban Nha, (4) Quy mô công ty kiểm toán có mối quan hệ với ý kiến kiểm toán, tương
đồng với Keasey và cộng sự (1988) tại Anh, Caraman và Spathis (2006) tại Hy Lạp…
Zureigat (2014) nghiên cứu trên 153 công ty niêm yết được thu thập vào cuối
năm 2013 tại Ả Rập với phương pháp hồi quy đã chỉ ra (i) Chỉ số nợ có mối quan hệ
với ý kiến kiểm toán như các nghiên cứu của Ireland (2003) tại Anh và Ballesta và
GarciaMeca (2007) tại Tây Ban Nha, (ii) Lợi nhuận không ảnh hưởng đến ý kiến kiểm
toán. Kết quả này không tương đồng với các nghiên cứu của Keasey và cộng sự (1988)
tại Anh, Laitinen, E. K., & Laitinen, T. (1998) tại Phần Lan, Caraman và Spathis
(2006) tại Hy Lạp, (3) Quy mô công ty kiểm toán cũng được tìm thấy có mối quan hệ
cùng chiều với ý kiến kiểm toán không phải dạng chấp nhận toàn phần giống các
nghiên cứu của Keasey và cộng sự (1988) tại Anh, Caraman và Spathis (2006) tại Hy
Lạp…
Năm 2015, Yasar và cộng sự nghiên cứu trên 110 dữ liệu năm từ 2010-2013 tại
Thổ Nhĩ Kỳ đã mở rộng nghiên cứu bằng việc sử dụng cả 3 phương pháp là: Phân tích
biệt số, Hồi quy logit, Mô hình cây quyết định C4.5 cho kết quả với tỷ lệ chính xác lên
đến 98.2%. Nghiên cứu kết luận: (i) Lợi nhuận giữ lại/tổng tài sản ảnh hưởng mạnh
nhất đến ý kiến kiểm toán. Đây là biến hiệu quả để dự báo ý kiến kiểm toán không
phải dạng chấp nhận toàn phần. Kết quả này rất tương đồng với đa số các nghiên cứu
phía trên, (ii) Chỉ số nợ không có mối quan hệ với ý kiến kiểm toán. Kết quả này khác
với Ireland (2003) tại Anh, Ballesta và GarciaMeca (2007) tại Tây Ban Nha, Zureigat
(2014) tại Ả Rập, (iii) Hệ số thanh toán ngắn hạn không có mối quan hệ với ý kiến
kiểm toán. Kết quả này khác với các kết quả trong nghiên cứu của Muchler (1985) tại
Hoa Kỳ, Spathis (2003) tại Hy Lạp, Ballesta và GarciaMeca (2007) tại Tây Ban Nha.
17

Như vậy, các kết quả nghiên cứu lại tiếp tục cho thấy một sự không đồng nhất giữa các
nghiên cứu trong cùng hay khác bối cảnh.
Tại Thổ Nhĩ Kỳ, Ozcan (2016) đã sử dụng mô hình logit và thực hiện nghiên
cứu 180 công ty từ 2005 đến 2014. Nghiên cứu sử dụng mô hình hồi quy và cho kết
quả có độ chính xác là 93.89%. Nghiên cứu đã thêm vào một biến phi tài chính là tỷ lệ
thành viên không điều hành và kiểm định tại thị trường Thổ Nhĩ Kỳ và cho kết quả có
mối quan hệ cùng chiều với ý kiến kiểm toán chấp nhận toàn phần. Kết quả này được
ủng hộ bởi Keasey và cộng sự (1988) tại Anh. Tác giả cùng tìm thấy mối quan hệ cùng
chiều giữa vòng quay tài sản cố định, lợi nhuận có mối quan hệ giống với nghiên cứu
của Maria Tsipouridoua và Charalambos Spathis tại Hy Lạp. Điểm mới nữa trong
nghiên cứu của tác giả là tiếp tục kiểm định biến mới tăng trưởng tại thị trường Thổ
Nhĩ Kỳ và kết quả cho thấy biến này có ảnh hưởng đến ý kiến kiểm toán như nghiên
cứu của Laitinen, E. K., & Laitinen, T. (1998) tại Phần Lan.

Tại Việt Nam, Thuy Thi Ha và cộng sự (2016) tại Việt Nam sử dụng phương
pháp phân tích hồi quy trên quy mô mẫu là 133 công ty từ 2011-2014. Nghiên cứu
được thực hiện bằng phương pháp định lượng các biến được lựa chọn từ tổng quan
nghiên cứu. Nghiên cứu chưa sử dụng phương pháp định tính để xác định các biến ở
nước ngoài phù hợp với bối cảnh Việt Nam. Nghiên cứu này chỉ tập trung vào xem xét
các nhân tố ảnh hưởng đến ý kiến kiểm toán có giả định về hoạt động liên tục. Đồng
thời nghiên cứu cũng mới chỉ dừng lại ở việc khám phá một số biến bao gồm: (1) Chỉ
số nợ có mối quan hệ với ý kiến kiểm toán, kết quả cho ra tương đồng với nghiên cứu
của Ireland (2003) tại Anh, Ballesta và GarciaMeca (2007) tại Tây Ban Nha, Zureigat
(2014) tại Ả Rập…, (2) Hệ số thanh toán ngắn hạn không có mối quan hệ với ý kiến
kiểm toán, kết quả này khác với các nghiên cứu của Muchler (1985) tại Hoa Kỳ,
Spathis (2003) tại Hy Lạp…nhưng tương đồng với Alpaslan Yasar và cộng sự (2015)
tại Thổ Nhĩ Kỳ. Nghiên cứu được thực hiện trên một quy mô mẫu khá lớn nhưng trong
một phạm vi thời gian ngắn chỉ từ 2011-2014. Như vậy có thể thấy tại Việt Nam, công
trình nghiên cứu nổi bật về chủ đề này mới chỉ có rất ít tác giả và vẫn còn nhiều hạn
chế trong phương pháp sử dụng, trong biến được kiểm định cũng như thời gian, phạm
vi kiểm định cũng như loại ý kiến kiểm toán được nghiên cứu.

Abbaszadeh và cộng sự (2017) sử dụng thuật toán heuristic và hồi quy logistic
trên 980 quan sát từ 2009-2015 tại Ba Tư và khám phá ra mô hình dự báo ý kiến kiểm
toán với độ chính xác là 94.98%. Kết quả đã chỉ ra: Luân chuyển KTV độc lập, Loại ý
kiến kiểm toán của năm trước, Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu, Hệ số thanh toán ngắn
18

hạn, Tỷ lệ nợ, Lỗ của công ty và Tỷ lệ lợi nhuận có ảnh hưởng nhiều nhất đến việc dự
báo loại ý kiến của KTV độc lập.

Năm 2019, Saaydah nghiên cứu trên 104 công ty phi tài chính niêm yết tại Ả
Rập cho năm 2015 để tìm mối quan hệ giữa các nhân tố với ý kiến kiểm toán chấp
nhận toàn phần và chỉ ra: (1) ROA có mối quan hệ với ý kiến kiểm toán, đây là chỉ tiêu
về lợi nhuận và có thể thấy các chỉ tiêu về lợi nhuận được khám phá ở nhiều bối cảnh
khác nhau nhưng vẫn cho ra một kết quả tương đồng, (2) Tỷ lệ thành viên không điều
hành có mối quan hệ với ý kiến kiểm toán chấp nhận toàn phần. Kết quả này tương
đồng với nghiên cứu của Ozcan (2016) tại Thổ Nhĩ Kỳ. Từ tổng quan có thể thấy ở các
nước kinh tế mới nổi hay phát triển thì kết quả nghiên cứu cho ra kết quả tương đồng ở
các biến về lợi nhuận, tỷ lệ thành viên không điều hành, ý kiến kiểm toán năm trước,
tăng trưởng, hiệu quả hoạt động nhưng ở biến khả năng thanh toán, chỉ số nợ, quy mô
công ty kiểm toán, độ trễ BCKiT… cho ra kết quả trái chiều.
Ở các nước đang phát triển, nghiên cứu về chủ đề này không nhiều, trong đó
nổi bật là nghiên cứu của Zarei H và cộng sự (2020). Tác giả đã sử dụng mô hình hồi
quy với độ chính xác được kiểm nghiệm là 72.9% và trên 480 quan sát từ 2012-2016
tại Tehran, Zarei H và cộng sự (2020) đã chỉ ra: (1) Tỷ lệ nợ của công ty có ảnh hưởng
lớn nhất trong mô hình. Kết quả này được ủng hộ bởi Ireland (2003) tại Anh, Zureigat
(2014) tại Ả Rập… (2) Hệ số thanh toán ngắn hạn có mối quan hệ ngược chiều với ý
kiến kiểm toán không phải dạng chấp nhận toàn phần. Tương đồng với nghiên cứu của
Muchler (1985) tại Hoa Kỳ, Spathis (2003) tại Hy Lạp…. (3) Vòng quay tổng tài sản,
lợi nhuận, chỉ số nợ… có mối quan hệ với ý kiến kiểm toán tương tự như nghiên cứu
của Ozcan (2016) tại Thổ Nhĩ Kỳ hay Maria Tsipouridoua và Charalambos Spathis
(2014) của Hy Lạp, (4) Vòng quay hàng tồn kho được xác định không có mối quan hệ
với ý kiến kiểm toán, (5) Quy mô công ty kiểm toán được xác định có mối quan hệ với
ý kiến kiểm toán như nghiên cứu của Keasey và cộng sự (1988) tại Anh, Habib (2013)
tại Hoa Kỳ nhưng khác với Ireland (2003) tại Anh và Caraman và Spathis (2006) tại
Hy Lạp xác định là quy mô công ty kiểm toán không có mối quan hệ với ý kiến kiểm
toán, (6) Chuyển đổi kiểm toán được xác định là có mối quan hệ yếu với ý kiến kiểm
toán giống với Keasey và cộng sự (1988) tại Anh, Haniffa và cộng sự (2006) tại
Malaysia. Có thể thấy, ở các nước đang phát triển thì kết quả cho ra có biến tương
đồng với các nước phát triển nhưng có biến thì không tìm thấy mối quan hệ.
Zhang và cộng sự (2020) nghiên cứu trên 15.202 quan sát của Sở giao dịch
chứng khoán Thâm Quyến và Thượng Hải từ 2007-2015. Ông đã thêm hai biến rất
mới và quan trọng vào trong nghiên cứu của mình đó là biến về hệ thống kiểm soát nội
19

bộ và cạnh tranh. Nghiên cứu đã tìm thấy kết quả như sau: (i) Chất lượng hệ thống
KSNB có mối quan hệ cùng chiều với ý kiến kiểm toán chấp nhận toàn phần. (ii) Cạnh
tranh sản phẩm có mối quan hệ cùng chiều với ý kiến kiểm toán chấp nhận toàn phần.
(iii) Cạnh tranh sản phẩm làm suy yếu mối quan hệ giữa chất lượng hệ thống KSNB
với ý kiến kiểm toán chấp nhận toàn phần.

2.1.2 Tổng quan về các phương pháp nghiên cứu đã được sử dụng trong
nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý kiến kiểm toán về báo cáo tài chính
của các công ty niêm yết
Trong lịch sử nghiên cứu về ý kiến kiểm toán có thể thấy có một sự đa dạng và
ngày càng phát triển các mô hình và phương pháp để xác định các nhân tố ảnh hưởng
đến ý kiến kiểm toán. Từ các phương pháp thống kê hiện đại như: Sử dụng máy vecto
hỗ trợ, khai thác dữ liệu mở, phương pháp siêu dữ liệu cho đến sử dụng thống kê mô
tả, mô hình hồi quy logistic hay logit. Cụ thể:

(i) Một số nghiên cứu dùng phương pháp thống kê hiện đại như: Mutchler
(1985) bằng phương pháp phân tích biệt số cho kết quả chính xác 83%, Altman (1968)
với phương pháp phân tích biệt số đa biến để dự báo phá sản cho các công ty tại Hoa
Kỳ có độ chính xác 95%...

(ii) Phương pháp thống kê mô tả, sử dụng mô hình hồi quy logit hay probit
kiểm tra mối quan hệ là một phương pháp phổ biến và được sử dụng ở nhiều công
trình nghiên cứu từ kinh điển cho đến hiện tại. Như: Spathis (2003), Gallizo và cộng
sự (2015), Ozcan (2016), Jouri (2016), Suroto (2017), Saaydah (2019), Zarei H và
cộng sự (2020)…

(iii) Một số nghiên cứu kết hợp cả phương pháp định lượng truyền thống và
hiện đại như: Trong nghiên cứu vào năm 2003, Spathis và cộng sự đã áp dụng
phương pháp phân loại hỗ trợ ra quyết định đa tiêu chuẩn (cụ thể là UTADIS -
Utilites’s Addictives Discriminates), sau đó tác giả thực hiện so sánh với các kỹ
thuật thống kê mới bao gồm: Phân tích biệt số và phân tích hồi quy logit. Phương
pháp phân loại này hỗ trợ ra quyết định chiếm ưu thế với độ chính xác khoảng
80%. Hay như Yasar và cộng sự (2015) sử dụng ba phương pháp là phân tích biệt
số, phân tích hồi quy logistic và mô hình cây quyết định C5.0. Kết quả cho độ
chính xác theo thứ tự: số 1 là mô hình cây quyết định C5.0 với độ chính xác 98,2%,
số 2 là phương pháp hồi quy với độ chính xác là 92,7% và cuối cùng là phân tích
biệt số 87,3%.
20

Các nghiên cứu trước đều sử dụng dữ liệu thứ cấp thu được và phương pháp
định lượng để khám phá nhân tố ảnh hưởng. Trong quá trình thực hiện nghiên cứu,
NCS nhận thấy:
(i) Đối với phương pháp biệt số, Deakin (1976) đã chỉ ra hầu hết các tỷ số tài
chính là phân phối không chuẩn do đó việc áp dụng phương pháp biệt số là khó có thể
thực hiện khi mô hình có các nhân tố là các chỉ số tài chính bởi vì phương pháp biệt số
yêu cầu phân phối chuẩn ở các biến độc lập.
(ii) Các phương pháp thống kê hiện đại khác: mặc dù việc áp dụng các
phương pháp hiện đại đem lại sự chính xác cao nhưng tương ứng sẽ là yêu cầu các
kỹ thuật cao, mất nhiều thời gian và khá phức tạp khi thực hiện. Trong khi đó mô
hình khám phá các nhân tố ảnh hưởng đến ý kiến kiểm toán sẽ được sử dụng bởi
KTV làm công cụ kiểm tra bổ sung và như một công cụ giám sát. Hơn nữa, mô
hình này có thể được sử dụng bởi cơ quan giám sát như một công cụ giám sát bổ
sung khi tiến hành giám sát hoạt động kiểm toán. Mô hình này cũng có thể được sử
dụng bởi các đối tượng khác ví dụ như những người cho vay, các công ty/tổ chức
phân tích dữ liệu để thêm các biến mới vào dữ liệu công khai của họ. Và cuối cùng,
học giả, nhà nghiên cứu có thể sử dụng kết quả mô hình như là một biến số mới
trong nghiên cứu của họ (Zdolsek và cộng sự, 2017). Do đó, yếu tố tính chính xác
cao nhưng phải dễ sử dụng được ưu tiên hàng đầu.

Việc lựa chọn mô hình trong nghiên cứu phụ thuộc vào đặc điểm của các biến
độc lập cũng như các biến phụ thuộc được sử dụng trong nghiên cứu. Nghiên cứu chỉ
có thể lựa chọn một phương pháp nghiên cứu thích hợp. Do các hạn chế nêu trên nên
phương pháp sử dụng mô hình hồi quy logit được coi là lựa chọn tối ưu. Trong luận án
này, nghiên cứu sử dụng phương pháp hồi quy logit nhị phân để kiểm tra mối quan hệ
giữa một số nhân tố và ý kiến của KTV.

2.1.3 Tổng quan nghiên cứu về ý kiến kiểm toán và các nhân tố ảnh hưởng
đến ý kiến kiểm toán
BCKiT là công cụ giao tiếp quan trọng nhất được KTV sử dụng để thông báo
cho người ngoài cuộc về các cuộc đánh giá của họ. Theo Habib (2013) thì mặc dù
kiểm toán đã có lịch sử lâu đời, nhưng BCKiT độc lập đầu tiên ở Hoa Kỳ đã được
Price Waterhouse cung cấp vào năm 1903 cho Công ty Thép Hoa Kỳ. Điều này có
trước khi tuyên bố kiểm toán chính thức đầu tiên ở Hoa Kỳ khoảng 14 năm và rất dài,
rõ ràng và chính xác liên quan đến công việc đã được hoàn thành. Một mẫu BCKiT rất
21

ngắn gọn được lập bởi Viện Kế toán Hoa Kỳ (AIA), nay được gọi là Viện Kế toán
Công chứng Hoa Kỳ (AICPA) theo yêu cầu của Ủy ban Thương mại Liên bang và
được sử dụng cho đến năm 1929. Một đoạn mở đầu quan trọng được công nhận, lần
đầu tiên, cần có nhiều nỗ lực khác nhau trong việc chuẩn bị ý kiến kiểm toán cho các
công ty khác nhau. Vào năm 1934, AIA đã thực hiện các thay đổi hơn nữa đối với
cách diễn đạt của BCKiT bằng cách loại bỏ từ “chứng nhận” và lần đầu tiên kết hợp
thuật ngữ “trình bày trung thực và hợp lý” trong đoạn ý kiến. Đây cũng là lần đầu tiên
một báo cáo hai đoạn bao gồm các phần phạm vi và ý kiến được giới thiệu.

Theo chuẩn mực kiểm toán quốc tế, mặc dù ý kiến kiểm toán được phân loại
thành 05 (năm) loại nhỏ là: ý kiến chấp nhận toàn phần, ý kiến chấp nhận toàn phần
có đoạn nhấn mạnh, ý kiến ngoại trừ, ý kiến trái ngược và ý kiến từ chối nhưng như
đã trình bày ở sơ đồ 2.3 về các hướng nghiên cứu thì với hướng nghiên cứu thứ 3 mà
luận án muốn kế thừa và phát triển thì các nghiên cứu đều đồng nhất việc phân loại
biến phụ thuộc ý kiến kiểm toán thành ý kiến kiểm toán chấp nhận toàn phần và ý
kiến kiểm toán không phải dạng chấp nhận toàn phần. Do đó, Luận án này cũng kế
thừa từ các nghiên cứu tiền nhiệm và thực hiện kiểm định các nhân tố ảnh hưởng đến
hai loại ý kiến là ý kiến kiểm toán chấp nhận toàn phần và ý kiến kiểm toán không
phải dạng chấp nhận toàn phần.

Trong các nghiên cứu về ý kiến kiểm toán trên thế giới, các nhân tố ảnh hưởng
đến ý kiến kiểm toán được bàn luận và nghiên cứu trên 02 góc độ: (1) Góc độ dựa trên
các đối tượng liên quan: từ chủ thể kiểm toán là các KTV, từ khách thể kiểm toán là
các công ty được kiểm toán và từ các thông tin bên ngoài. (2) Góc độ loại nhân tố: (a)
các nhân tố là các biến tài chính và (b) các nhân tố là các biến phi tài chính.

Cách thứ nhất, các nhân tố ảnh hưởng đến ý kiến kiểm toán được phân chia dựa
trên các đối tượng liên quan, theo đó:

(1) Các nhân tố liên quan đến công ty kiểm toán: (i) Quy mô, chất lượng công
ty kiểm toán: Big 4 (4 công ty kiểm toán lớn) và Non big 4 (các công ty không phải
thuộc 4 công ty kiểm toán lớn).

(2) Các nhân tố liên quan đến công ty được kiểm toán: (i) các chỉ số tài chính,
(ii) ý kiến kiểm toán năm trước, (iii) các nhân tố về quản trị công ty: tỷ lệ thành viên
không điều hành, (iv) số năm niêm yết của công ty được kiểm toán, (v) hệ thống
KSNB của công ty được kiểm toán, (vi) độ trễ của BCKiT phát hành sau thời điểm
quy định.
22

(3) Các nhân tố bên ngoài: chuyển đổi KTV, nhiệm kỳ KTV…
Cách thứ hai, các nhân tố ảnh hưởng đến ý kiến kiểm toán được phân chia dựa
trên các nhân tố tài chính và nhân tố phi tài chính, theo đó:
(1) Các nhân tố tài chính gồm: (i) các chỉ số thanh toán: hệ số thanh toán ngắn
hạn, (ii) các chỉ số hiệu suất hoạt động: vòng quay tài sản cố định, vòng quay hàng tồn
kho (iii) các chỉ số hiệu quả hoạt động: tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ (ROE), % tăng
trưởng doanh thu năm nay so với năm trước, (iv) các chỉ số cơ cấu vốn: hệ số nợ.

(2) Các nhân tố phi tài chính gồm: (i) ý kiến kiểm toán năm trước, (ii) tỷ lệ
thành viên không điều hành, (iii) quy mô chất lượng công ty kiểm toán: Big 4 (4 công
ty kiểm toán lớn) và Non Big 4 (các công ty không phải thuộc 4 công ty kiểm toán
lớn), (iv) độ trễ của BCKiT phát hành sau thời điểm quy định, (v) chuyển đổi KTV.

Trong luận án này, NCS sử dụng cách thức phân loại số hai là các biến tài chính
và phi tài chính để tổng quan cũng như thực hiện nghiên cứu. Các kết quả nghiên cứu
đã được khám phá và được tổng hợp dưới đây:

2.1.3.1 Các nhân tố tài chính


a. Hệ số thanh toán ngắn hạn
Muchler (1985) đã chứng minh tỷ lệ khả năng thanh toán có ảnh hưởng đến ý
kiến kiểm toán. Spathis (2003) nghiên cứu tại Hy Lạp đã kết luận ý kiến kiểm toán có
liên quan chặt chẽ đến thông tin tài chính như: mức độ thanh khoản của doanh nghiệp.
Nahandi và cộng sự (2013) tại Iran đã khảo sát tính hữu ích của báo cáo dòng tiền
trong việc xác định doanh nghiệp nhận được loại ý kiến kiểm toán nào. Các nhà
nghiên cứu đều kết luận về tỷ lệ lưu chuyển tiền mặt đại diện cho chỉ tiêu khả năng
thanh toán là một trong số các yếu tố nổi bật và ảnh hưởng đến ý kiến kiểm toán cũng
như có mối quan hệ giữa số lượng dòng tiền và khả năng nhận được BCKiT có ý kiến
kiểm toán không được chấp nhận toàn phần.

Zarei H và cộng sự (2020) nghiên cứu trên 480 quan sát từ 2012-2016 đã chỉ ra
có mối quan hệ ngược chiều và trọng yếu giữa hệ số thanh toán ngắn hạn với tư cách
là một biến độc lập và loại ý kiến kiểm toán. Điều này có nghĩa là việc giảm hệ số
thanh toán ngắn hạn sẽ làm công ty gặp khó khăn trong việc trả nợ đúng hạn của công
ty và công ty không có khả năng thanh toán cần thiết để trả các khoản nợ trong ngắn
hạn, do đó có khả năng nhận được ý kiến kiểm toán không phải dạng chấp nhận toàn
phần là cao. Phát hiện này phù hợp với kết quả nghiên cứu được báo cáo bởi Spathis
23

(2003), Caraman và Spathis (2006), Gaganis và cộng sự (2007) trong khi ở một chiều
hướng khác thì Alpaslan Yasar và cộng sự (2015), Thuy Thi Ha và cộng sự (2016)
không tìm thấy mối quan hệ giữa hệ số thanh toán ngắn hạn và ý kiến của KTV.

b. Nhóm các chỉ số về hiệu suất hoạt động


Vòng quay hàng tồn kho và vòng quay tài sản cố định là chỉ tiêu đại diện cho
hiệu suất hoạt động kinh doanh của một công ty. Hai chỉ tiêu này được đưa vào mô
hình nghiên cứu của nhiều tác giả và cũng cho kết quả không đồng nhất.
(i) Vòng quay hàng tồn kho. Spathis và cộng sự (2003) nghiên cứu trên 100
công ty tại Hy Lạp đã chứng minh rằng chỉ số tài chính có đóng góp quan trọng đến ý
kiến KTV. Tuy nhiên vòng quay hàng tồn kho lại không có mối quan hệ với ý kiến
không phải loại chấp nhận toàn phần. Nghiên cứu này được sự ủng hộ của Zarei H và
cộng sự (2020) tại Nhật Bản. Trái ngược với Spathis và cộng sự (2003) và Zarei H và
cộng sự (2020) tại Nhật Bản thì thì Willenborg và McKeown (2000) chỉ ra mối quan hệ
giữa vòng quay hàng tồn kho và ý kiến kiểm toán.
(ii) Vòng quay tài sản cố định. Zarei H và cộng sự (2020), Ozcan (2016), Maria
Tsipouridoua và Charalambos Spathis (2014) đều cho ra một kết quả là vòng quay tài sản
cố định có mối quan hệ cùng chiều với ý kiến kiểm toán chấp nhận toàn phần. Điều này
có ý nghĩa là công ty có vòng quay tài sản cố định càng tốt thì càng có nhiều khả năng
nhận ý kiến kiểm toán chấp nhận toàn phần.
c. Nhóm các chỉ số về hiệu quả hoạt động
c1. ROE
Theo Zarei H và cộng sự (2020) thì lợi nhuận là một trong những chỉ tiêu quan
trọng nhất đo lường hiệu quả hoạt động của một đơn vị kinh tế. Do đó đây là chỉ tiêu
được xuất hiện rất nhiều trong các nghiên cứu.
Phần đa kết quả nghiên cứu đều cho thấy có một mối liên hệ mạnh mẽ giữa chỉ
tiêu lợi nhuận và ý kiến kiểm toán. Dopuch và cộng sự (1987) chỉ ra lỗ năm hiện tại là
một trong những biến có ảnh hưởng mạnh đến ý kiến kiểm toán không phải dạng chấp
nhận toàn phần. Nghĩa là lợi nhuận doanh nghiệp càng thấp thì xác suất nhận ý kiến
không phải chấp nhận toàn phần càng cao. Spathis và cộng sự (2003), Gaganis và cộng
sự (2007), Mutchler (1986). Keasey và cộng sự (1988) kết luận rằng các công ty có thu
nhập giảm… sẽ có xác suất cao nhận một ý kiến kiểm toán không phải dạng chấp nhận
toàn phần. Tương đồng, Citron và Taffler (1992) cũng chỉ ra các công ty gặp khó khăn
về tài chính có thể sẽ nhận được các ý kiến kiểm toán bất lợi. Trong nghiên cứu của
24

Kirkos và cộng sự (2007), tác giả cũng khám phá ra sự căng thẳng về tài chính (chỉ
tiêu này được đo lường bởi điểm số Altman Z) có liên quan chặt chẽ với ý kiến kiểm
toán và các công ty có mức sinh lợi thấp nhận được ý kiến không phải dạng chấp nhận
toàn phần. Habib (2013) chỉ ra mối quan hệ ngược chiều giữa lợi nhuận và ý kiến
kiểm toán không phải dạng chấp nhận toàn phần. Kết quả trong nghiên cứu của
Penas và cộng sự (2017) tại Tây Ban Nha chỉ ra ROA cao làm tăng khả năng nhận
được ý kiến kiểm toán thuận lợi. Thuy Thi Ha và cộng sự (2016) cũng chỉ ra biến tỷ
suất lợi nhuận/doanh thu, ROE có ảnh hưởng đến ý kiến kiểm toán. Ozcan (2016)
nghiên cứu trên 180 công ty từ 2005 đến 2014 tại Istanbul với mô hình hồi quy
cũng chỉ ra các công ty có lợi nhuận cao hơn sẽ có xác suất nhận ý kiến chấp nhận
toàn phần cao hơn. Gần đây nhất là công trình của Zarei H và cộng sự (2020) đã chỉ ra
lợi nhuận gộp như một biến độc lập có mối quan hệ ngược chiều đáng kể với loại ý
kiến kiểm toán. Khả năng phát hành một BCKiT ngoại trừ tăng lên cùng với việc
giảm lợi nhuận gộp. Vì lợi nhuận là một trong những chỉ tiêu quan trọng nhất để đo
lường hiệu quả hoạt động của một đơn vị kinh tế, nên có thể kết luận rằng BCKiT
chịu ảnh hưởng của lợi nhuận gộp của một đơn vị kinh tế. Phát hiện này phù hợp
với kết quả được báo cáo bởi Willenborg và McKeown (2000), Gaganis và cộng sự
(2007), Farinha và Viana (2009), Yasar và cộng sự (2015).

Mặc dù nghiên cứu là khá đồng nhất chỉ tiêu lợi nhuận có quan hệ mạnh mẽ với
ý kiến kiểm toán tuy nhiên vẫn có một số ít các nghiên cứu đem lại kết quả khác.
Zureigat (2014) tại Ả Rập chỉ ra lợi nhuận và ý kiến kiểm toán không có mối quan hệ
hay như trong nghiên cứu của Suroto (trích dẫn trong Suroto, 2017, tr.80) chỉ ra các
tác giả Aryantika và Rasmini (2015), Hadori và Sudibyo (2014), Wulandari (2014), và
Masyitoh and Se.Ak (2010) tại Indonesia cho rằng lợi nhuận không có ảnh hưởng đến
các ý kiến kiểm toán không phải dạng chấp nhận toàn phần.

c2. Tăng trưởng doanh thu

Erkki K. Laitinen và Teija Laitinen (2020) tại Phần Lan sử dụng mô hình logit
và nghiên cứu trên 111 quan sát đã chỉ ra tăng trưởng doanh thu có mối quan hệ ngược
chiều với ý kiến kiểm toán không phải dạng chấp nhận toàn phần. Tức là doanh nghiệp
có tăng trưởng doanh thu thấp thì có xác suất nhận ý kiến không phải loại chấp nhận
toàn phần cao hơn. Ozcan (2016) tại Thổ Nhĩ Kỳ cũng tìm ra mối liên hệ giữa tăng
trưởng và ý kiến kiểm toán tuy nhiên ông sử dụng thang đo là tài sản thay vì doanh thu
như Erkki K. Laitinen và Teija Laitinen (2010).
25

d. Nhóm các chỉ số về nợ


Chỉ số nợ có mặt ở hầu hết các nghiên cứu trên thế giới về các nhân tố ảnh
hưởng ý kiến kiểm toán. Các nghiên cứu cũng cho ra nhiều kết quả trái chiều, cụ thể:
(i) Không có mối quan hệ với ý kiến kiểm toán: Suroto (2017) kết luận không có
mối quan hệ giữa đòn bẩy và ý kiến kiểm toán chấp nhận toàn phần. Tương tự
Tsipouridou và Spathis (2014) không tìm thấy mối liên hệ có ý nghĩa giữa chỉ số nợ và
ý kiến kiểm toán. Alpaslan Yasar và cộng sự (2015), Susanto và Pradipta (2017) cũng
không tìm thấy mối liên hệ giữa chỉ số nợ và ý kiến kiểm toán.
(ii) Có mối quan hệ với ý kiến kiểm toán: Nhìn chung các nghiên cứu đều cho
ra kết quả khá tương đồng đó là tỷ lệ nợ có mối quan hệ cùng chiều với ý kiến kiểm
toán không phải dạng chấp nhận toàn phần. Zureigat (2014) tại Ả Rập chỉ ra đòn
bẩy có quan hệ cùng chiều với ý kiến kiểm toán không phải dạng chấp nhận toàn phần.
Nghiên cứu này được hỗ trợ bởi các nghiên cứu của Chen và Church (1992), Dopuch
và cộng sự (1987), Habib (2013). Dopuch và cộng sự (1987) chỉ ra đòn bẩy tài chính là
một trong những biến có ảnh hưởng mạnh đến ý kiến kiểm toán không phải dạng chấp
nhận toàn phần. Các tác giả như Keasey và cộng sự (1988) hay DeFond và cộng sự
(2002) nhận thấy rằng xác suất nhận được một ý kiến kiểm toán không phải dạng chấp
nhận toàn phần là lớn hơn khi các công ty có mức độ đòn bẩy cao. Gaganis và cộng sự
(2007) chỉ ra các công ty nhận được ý kiến kiểm toán chấp nhận toàn phần thường có
tỷ lệ tự chủ cao. Kết quả trong nghiên cứu của Penas và cộng sự (2017) tại Tây Ban
Nha và chỉ ra đòn bẩy tài chính cao làm tăng khả năng nhận được một ý kiến kiểm
toán không phải dạng chấp nhận toàn phần. Tại Việt Nam, tỷ lệ này được kiểm định là
có ảnh hưởng đến ý kiến kiểm toán trong nghiên cứu của Thuy Thi Ha và cộng sự
(2016). Gần đây nhất là nghiên cứu của Zarei H và cộng sự (2020) trên 480 quan sát từ
2012-2016 tại Iran, với mô hình logit, tác giả đã chỉ ra nếu tỷ lệ nợ của công ty tăng,
khả năng phát hành một BCKiT với ý kiến không phải loại chấp nhận toàn phần sẽ
tăng lên, bởi vì lợi ích và quyền của các chủ nợ và ngân hàng cho công ty vay sẽ bị tổn
hại và công ty sẽ phải đối mặt với phá sản.

2.1.3.2 Các nhân tố phi tài chính


a. Ý kiến kiểm toán năm trước
Theo Habib (2013) thì đối với biến ý kiến kiểm toán trước đây, với tư cách là
một yếu tố quan trọng quyết định đối với các ý kiến kiểm toán giai đoạn hiện tại, đã
nhận được sự tập trung nghiên cứu mạnh mẽ. Mutchler (1984) đã tiến hành phỏng vấn
26

các KTV hành nghề và nhận thấy rằng các KTV coi tình trạng của công ty trong năm
trước là một yếu tố quyết định quan trọng trong việc đưa ra ý kiến kiểm toán không
phải dạng chấp nhận toàn phần cho năm hiện tại. Nogler (1995) cho thấy rằng một khi
một ý kiến kiểm toán có giả định về hoạt động liên tục được đưa ra, khách hàng sẽ
phải chứng minh sự cải thiện đáng kể về hiệu suất để tránh nhận được một ý kiến kiểm
toán có giả định về hoạt động liên tục khác trong năm hiện tại. Giả thuyết sau này
được phát triển để kiểm tra ảnh hưởng của ý kiến kiểm toán năm trước đối với xu
hướng chấp nhận ý kiến của KTV trong năm nay.

Keasey và cộng sự (1988) nghiên cứu trên 540 công ty nhỏ tại Anh, Tác giả sử
dụng 20 biến tài chính và phi tài chính để giải thích ý kiến kiểm toán không phải dạng
chấp nhận toàn phần. Tác giả kết luận việc nhận một ý kiến kiểm toán không phải
dạng chấp nhận toàn phần năm trước có ảnh hưởng đến việc nhận ý kiến kiểm toán
không phải dạng chấp nhận toàn phần năm nay. Nghiên cứu này được ủng hộ bởi
Ireland (2003) khi nghiên cứu trên một lượng mẫu rất lớn là 9.304 công ty với 8.289
công ty không niêm yết và 1.015 công ty niêm yết tại Anh, hay như các nghiên cứu
của Muchler (1985), Thuy Thi Ha và cộng sự (2016) kiểm định với VN133 công ty tại
Việt Nam cũng cho kết quả tương đồng.

b. Chất lượng/quy mô công ty kiểm toán


Một nhà nghiên cứu nổi tiếng trong lĩnh vực kế toán và kiểm toán, DeAgelo
(1981) đã xem xét tác động của quy mô các công ty kiểm toán đến chất lượng của các
cuộc kiểm toán. Nghiên cứu lấy các công ty quốc tế, các công ty vừa và nhỏ làm mẫu. Tác
giả nhận thấy rằng chất lượng KTV gắn liền với quy mô doanh nghiệp kiểm toán. Trong
các nghiên cứu trong và ngoài nước, biến chất lượng kiểm toán đều được các nghiên cứu
lựa chọn quy mô công ty kiểm toán và phân loại thành Big 4 và Non Big 4 để đại diện cho
biến chất lượng kiểm toán. Trong luận án này, kế thừa cách thức của các nghiên cứu trước
và phỏng vấn sâu chuyên gia tại Việt Nam, NCS cũng thực hiện chọn Big 4 và Non Big 4
đại diện cho nhân tố thuộc về chất lượng và quy mô công ty kiểm toán. Tổng quan nghiên
cứu về nhân tố quy mô kiểm toán cho thấy có nhiều kết quả trái chiều, cụ thể:

(i) Quy mô kiểm toán không có mối quan hệ với ý kiến kiểm toán. Trong một
nghiên cứu đa mục tiêu, Caramanis và Spathis (2006) đã khám phá sự kết hợp giữa phí
kiểm toán như một biến tài chính và quy mô kiểm toán như một biến phi tài chính để
xác định xác suất doanh nghiệp nhận ý kiến chấp nhận toàn phần hay ý kiến kiểm toán
không phải dạng chấp nhận toàn phần. Một mẫu gồm 185 công ty được chọn từ Sở
27

giao dịch chứng khoán Athens. Nghiên cứu đã phát triển từ nghiên cứu của Dopouch
và cộng sự (1987). Kết quả của nghiên cứu cho thấy phí kiểm toán và quy mô công ty
kiểm toán không ảnh hưởng đến ý kiến của KTV.

(ii) Quy mô công ty kiểm toán có mối quan hệ với ý kiến kiểm toán. Zureigat
(2014) tại Ả Rập đã chỉ ra quy mô công ty kiểm toán có mối quan hệ cùng chiều với
ý kiến kiểm toán không phải dạng chấp nhận toàn phần. Điều này có nghĩa là các
công ty kiểm toán có quy mô lớn (Big N) có xu hướng phát hành ý kiến kiểm toán
không phải dạng chấp nhận toàn phần hơn các công ty kiểm toán khác. Kết quả này
phù hợp với các kết quả trước đây (Keasey và cộng sự (1988) tại Anh, Reynolds và
Francis (2000), Caramanis và Spathis (2006), DeFond và cộng sự (2002), Masyitoh
and Se.Ak (2010), Habib (2013), Penas và cộng sự (2017), Zarei H và cộng sự
(2020)). Điều này được lý giải trong nghiên cứu của Habib (2013) là do các công ty
kiểm toán Big N đầu tư nhiều nguồn lực để phát triển thương hiệu mạnh nên các công
ty này muốn bảo vệ thương hiệu bằng cách cung cấp các ý kiến phù hợp. Hay như lý
giải trong công trình nghiên cứu của Zarei H và cộng sự (2020) chỉ ra mối quan hệ
ngược chiều giữa ý kiến kiểm toán chấp nhận toàn phần và quy mô công ty kiểm toán.
Kết quả được giải thích bởi: (i) Do chất lượng kiểm toán của các tổ chức lớn và nhỏ là
rất khác nhau nên tổ chức kiểm toán với tư cách là công ty kiểm toán lớn có uy tín lớn
thì các tổ chức này sẽ đầu tư nhiều hơn vào nguồn nhân lực cần thiết để phát hiện sai
sót và gian lận, và tất nhiên, so với các tổ chức kiểm toán khác, có khả năng đưa ra ý
kiến không phải loại chấp nhận toàn phần cao hơn. (ii) Thứ hai, khi các công ty kiểm
toán lớn hơn thực hiện các thủ tục kiểm toán có tính cấu trúc cao, công ty được kiểm
toán sẽ ít có khả năng gây áp lực lên một KTV cá nhân để đạt được một kết quả ưa
thích. Tác giả cũng nhận thấy rằng các công ty khách hàng ít có khả năng đạt được kết
quả mong muốn hơn khi vấn đề cụ thể được xử lý bằng một tiêu chuẩn kỹ thuật. Giải
thích ở cả hai chiều ảnh hưởng đến từ nghiên cứu của Keasey và cộng sự (1988), mặc
dù kết quả tìm ra quy mô công ty kiểm toán có ảnh hưởng cùng chiều với ý kiến kiểm
toán không phải dạng chấp nhận toàn phần nhưng trong nghiên cứu của mình, Keasey
và cộng sự đã đưa ra lý luận giải thích cho cả hai chiều kết quả. Đó là: (1) Quy mô
kiểm toán có mối quan hệ cùng chiều với ý kiến kiểm toán không phải dạng chấp nhận
toàn phần được giải thích bởi 5 lý do: (i) công ty Big 20 (các công ty kiểm toán lớn) sẽ
cung cấp người giám sát và đào tạo người quản lý của họ từ đó cho chất lượng tốt hơn
các công ty nhỏ, (ii) công ty kiểm toán lớn hơn có các thủ tục kiểm toán có cấu trúc
cao, công ty khách hàng ít có khả năng gây áp lực lên KTV để đạt được một kết quả
28

ưa thích, (iii) các công ty kiểm toán lớn có khả năng đối mặt với chi phí kiện tụng cao
và mất danh tiếng, (iv) các công ty kiểm toán nhỏ có thể phát triển mối quan hệ thân
thiết với khách hàng dẫn đến khả năng nhận ý kiến chấp nhận toàn phần cao hơn và
(v) KTV công ty nhỏ sẽ quen thuộc với các tài khoản của các công ty nhỏ do đó tính
hoài nghi nghề nghiệp sẽ giảm đi và xác suất nhận ý kiến chấp nhận toàn phần cao
hơn. (2) ở chiều ngược lại, giải thích cho giả thuyết quy mô kiểm toán có thể có mối
quan hệ ngược chiều với ý kiến kiểm toán không phải dạng chấp nhận toàn phần,
Keasey và cộng sự đã đưa ra luận điểm giải thích là trong khoảng thời gian mẫu chọn
của nghiên cứu, các công ty kiểm toán lớn đang cố gắng tăng cường sự hiện diện của
họ trong khu vực doanh nghiệp nhỏ. Do đó, người ta có thể đưa ra giả thuyết rằng
các công ty kiểm toán lớn có thể bị cám dỗ để thu hút hoạt động kinh doanh đến từ
các công ty nhỏ bằng cách phát hành ý kiến kiểm toán chấp nhận toàn phần nhiều
hơn.

c. Chuyển đổi kiểm toán viên

Chow và Rice (1986) nghiên cứu về mối quan hệ giữa ý kiến kiểm toán và việc
chuyển đổi KTV. Mẫu nghiên cứu là 141 công ty từ 1973-1974 tại Hoa Kỳ. Tác giả đã chỉ
ra việc chuyển đổi kiểm toán có mối quan hệ cùng chiều với ý kiến kiểm toán không
phải dạng chấp nhận toàn phần. Yulius Kurnia Susanto (2018) nghiên cứu trên 122
công ty niêm yết tại Indonesia từ 2011 đến 2015 đã chỉ ra việc không hài lòng với ý
kiến của KTV có thể dẫn đến căng thẳng giữa Ban Giám đốc và Công ty kiểm toán và
có thể dẫn đến công ty quyết định chuyển đổi KTV. Ban lãnh đạo sẽ hài lòng nếu công
ty kiểm toán có thể đưa ra những ý kiến kiểm toán chấp nhận toàn phần vì với những ý
kiến này có thể thu hút được các nhà đầu tư. Nếu công ty kiểm toán không thể thực
hiện mong muốn của người quản lý và đưa ra ý kiến kiểm toán không phải dạng chấp
nhận toàn phần, thì người quản lý sẽ chuyển đổi KTV. Zarei H và cộng sự (2020) chỉ
ra sự chuyển đổi KTV là đáng kể ở mức độ tin cậy 90% và có mối quan hệ yếu với
loại ý kiến kiểm toán. Phát hiện này phù hợp với kết quả của Haniffa và cộng sự
(2006), người cho rằng có mối quan hệ giữa vòng quay KTV và loại ý kiến kiểm toán.

d. Tỷ lệ thành viên hội đồng quản trị không điều hành

Keasey và cộng sự (1988) nghiên cứu trên 540 BCKiT từ 1980-1982 tại Anh và kết
luận số lượng thành viên không điều hành có mối quan hệ ngược chiều với ý kiến kiểm
toán không phải dạng chấp nhận toàn phần
29

Ishak và Yusof (2015) đã cho thấy tỷ lệ các thành viên không điều hành trên
tổng thành viên hội đồng quản trị có ảnh hưởng đến ý kiến kiểm toán không phải dạng
chấp nhận toàn phần tại thị trường của Malaysia và nghiên cứu này là phù hợp với các
nghiên cứu trước. Nghiên cứu được ủng hộ bởi Ozcan (2016) tại Thổ Nhĩ Kỳ. Gần đây
là nghiên cứu của Saaydah (2019) đã chỉ ra mối quan hệ giữa tỷ lệ thành viên không
điều hành với ý kiến kiểm toán không phải dạng chấp nhận toàn phần.

e. Độ trễ của báo cáo kiểm toán

Habib (2013) tại Anh chỉ ra mối quan hệ cùng chiều giữa độ trễ của BCKiT với
ý kiến kiểm toán không phải dạng chấp nhận toàn phần. Theo Habib thì độ trễ của
BCKiT được định nghĩa là khoảng thời gian từ ngày kết thúc năm tài chính của công
ty đến ngày lập BCKiT và là một trong số ít các biến đầu ra kiểm toán có thể quan sát
được từ bên ngoài cho phép người ngoài đánh giá hiệu quả kiểm toán. Nghiên cứu này
được ủng hộ bởi Ireland (2003) tại Anh.

Mối liên hệ tích cực được mong đợi giữa độ trễ BCKiT và xác suất nhận được ý
kiến kiểm toán không phải dạng chấp nhận toàn phần vì: (i) Thứ nhất, độ trễ của
BCKiT lâu hơn có thể phản ánh các cuộc đàm phán kéo dài giữa KTV và khách hàng
trong khi họ cố gắng giải quyết các bất đồng. (ii) Thứ hai, độ trễ của BCKiT đánh giá
lâu hơn có thể thể hiện công việc bổ sung mà KTV cần phải thực hiện để giải quyết
các vấn đề đã xác định. (iii) Thứ ba, độ trễ của BCKiT dài hơn có thể phản ánh rủi ro
kiểm soát và/hoặc rủi ro vốn cao của khách hàng do đó đòi hỏi phải thực hiện thêm
công việc kiểm toán (Ireland, 2003) dẫn đến phát hành BCKiT trễ.

Như vậy, có thể thấy các nghiên cứu về nhân tố ảnh hưởng đến ý kiến kiểm
toán về BCTC của các công ty niêm yết đã thu hút khá nhiều sự quan tâm của các học
giả trên thế giới. Tại Việt Nam, các nghiên cứu về chủ đề này theo hiểu biết của NCS
vẫn còn khá manh mún. Trên thực tế, các công trình nghiên cứu về chủ đề này trên thế
giới rất phong phú về nội dung, phương pháp nghiên cứu. Tuy nhiên các nghiên cứu
thực hiện trên các bối cảnh, phạm vi và phương pháp nghiên cứu khác nhau nên cho
các kết quả không đồng nhất. Bảng dưới đây sẽ thống kê lại chi tiết các bối cảnh khác
nhau, quy mô mẫu khác nhau, thang đo khác nhau thì kết quả ảnh hưởng của các biến
với ý kiến kiểm toán như thế nào:
30

Bảng 2.1. Tổng hợp các công trình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý kiến kiểm toán
Biến Tác giả Quốc gia Dữ liệu Kết quả Thang đo
119 công ty sản xuất Mối quan hệ ngược chiều với ý
Muchler (1985) Hoa Kỳ cho mẫu 1 và 42 công ty kiến kiểm toán không phải dạng
cho mẫu 2 chấp nhận toàn phần.
Mối quan hệ ngược chiều với ý
Spathis (2003) Hy Lạp 100 công ty kiến kiểm toán không phải dạng
chấp nhận toàn phần.
Mối quan hệ ngược chiều với ý
Caraman và
Hy Lạp 185 công ty kiến kiểm toán không phải dạng
Spathis (2006)
chấp nhận toàn phần.
Hệ số thanh Tài sản ngắn
toán ngắn hạn Ballesta và Mối quan hệ ngược chiều với ý hạn/nợ ngắn hạn
64 công ty niêm yết từ
GarciaMeca Tây Ban Nha kiến kiểm toán không phải dạng
1999 - 2002
(2007) chấp nhận toàn phần.
264 BCTC có ý kiến kiểm
toán không phải dạng chấp
Gaganis và cộng nhận toàn phần từ 1997- Mối quan hệ ngược chiều với ý
sự (2007) Anh 2004 và 3069 BCTC có ý kiến kiểm toán không phải dạng
kiến kiểm toán chấp nhận chấp nhận toàn phần.
toàn phần từ 881 công ty
niêm yết tại Anh
31

Biến Tác giả Quốc gia Dữ liệu Kết quả Thang đo


Alpaslan Yasar và
Thổ Nhĩ Kỳ 110 dữ liệu năm từ 2010-2013 Không có mối quan hệ
cộng sự (2015)
Thuy Thi Ha và
Việt Nam 133 công ty từ 2011-2014 Không có mối quan hệ
cộng sự (2016)
Mối quan hệ cùng chiều với ý kiến
Ozcan (2016) Thổ Nhĩ Kỳ 180 công ty từ 2005 đến 2014
kiểm toán chấp nhận toàn phần.
Mối quan hệ ngược chiều với ý
Zarei H và cộng
Nhật Bản 480 quan sát từ 2012-2016 kiến kiểm toán không phải dạng
sự (2020)
chấp nhận toàn phần.
264 BCTC đã nhận được ý
kiến kiểm toán không phải
dạng chấp nhận toàn phần
Vòng quay tài sản
từ 1997-2004 và 3069 báo Mối quan hệ ngược chiều với ý
Gaganis và cộng cố định (Doanh thu
Anh cáo có ý kiến kiểm toán kiến kiểm toán không phải dạng
sự (2007) thuần/tài sản cố
chấp nhận toàn phần từ chấp nhận toàn phần.
định ròng)
Hiệu suất 881 công ty niêm yết trên
Sở giao dịch chứng khoán
hoạt động
Luân Đôn
Spathis và Maria Mối quan hệ ngược chiều và đáng
Tsipouridoua Hy Lạp 845 quan sát từ 2005-2011 kể với ý kiến không phải loại chấp Vòng quay tài sản
(2014) nhận toàn phần. cố định (Doanh thu
thuần/tài sản cố
Mối quan hệ cùng chiều với ý kiến
Ozcan (2016) Thổ Nhĩ Kỳ 180 công ty từ 2005 đến 2014 định ròng)
kiểm toán chấp nhận toàn phần.
32

Biến Tác giả Quốc gia Dữ liệu Kết quả Thang đo


Vòng quay tổng tài
Mối quan hệ ngược chiều và đáng
Zarei H và cộng sản (doanh thu
Nhật Bản 480 quan sát từ 2012-2016 kể với ý kiến không phải loại chấp
sự (2020) ròng/tổng tài sản
nhận toàn phần.
bình quân)
Vòng quay tài sản
Mối quan hệ ngược chiều và đáng
Zarei H và cộng cố định (Doanh thu
Nhật Bản 480 quan sát từ 2012-2016 kể với ý kiến không phải loại chấp
sự (2020) thuần/tài sản cố
nhận toàn phần.
định ròng)
Vòng quay hàng
Zarei H và cộng tồn kho (Giá
Nhật Bản ` Không có mối quan hệ
sự (2020) vốn/hàng tồn kho
bình quân)
Lợi nhuận giảm có mối quan hệ
Keasey và cộng cùng chiều với ý kiến kiểm toán Thay đổi lợi nhuận
Anh 540 BCKiT từ 1980-1982
sự (1988) không phải dạng chấp nhận toàn ròng/tổng tài sản
phần
Lợi nhuận
Laitinen, E. K., Mối quan hệ cùng chiều với ý kiến
& Laitinen, T. Phần Lan 111 BCKiT từ 1992-1994 kiểm toán không phải dạng chấp Lợi nhuận ròng
(1998) nhận toàn phần.
Caraman và Mối quan hệ ngược chiều với ý Biên lợi nhuận
Hy Lạp 185 công ty
Spathis (2006) kiến kiểm toán không phải dạng hoạt động/tổng
33

Biến Tác giả Quốc gia Dữ liệu Kết quả Thang đo


chấp nhận toàn phần. tài sản
Ballesta và Mối quan hệ ngược chiều với ý
64 công ty niêm yết từ
GarciaMeca Tây Ban Nha kiến kiểm toán không phải dạng ROA
1999 - 2002
(2007) chấp nhận toàn phần.
Nhận giá trị = 1 nếu
Spathis và Maria Lỗ có mối quan hệ cùng chiều với
công ty lỗ, nhân giá
Tsipouridoua Hy Lạp 845 quan sát từ 2005-2011 ý kiến kiểm toán không phải dạng
trị bằng 0 nếu công
(2014) chấp nhận toàn phần.
ty không lỗ.
Zureigat (2014) Ả Rập 153 công ty năm 2013 Không có mối quan hệ Lợi nhuận sau thuế

Alpaslan Yasar Mối quan hệ cùng chiều và đáng kể


Lợi nhuận/tổng
và cộng sự Thổ Nhĩ Kỳ 110 dữ liệu năm từ 2010-2013 đến ý kiến kiểm toán chấp nhận toàn
tài sản
(2015) phần

Thuy Thi Ha và Mối quan hệ thuận chiều với ý kiến Lợi nhuận/
Việt Nam 133 công ty từ 2011-2014
cộng sự (2016) kiểm toán chấp nhận toàn phần. doanh thu

Mối quan hệ cùng chiều với ý kiến


Ozcan (2016) Thổ Nhĩ Kỳ 180 công ty từ 2005 đến 2014 ROE
kiểm toán chấp nhận toàn phần

Nhận giá trị = 1


Lỗ có mối quan hệ cùng chiều với
Susanto và nếu công ty lỗ, nhân
Indonexia 410 công ty từ 2011-2015 ý kiến kiểm toán không phải dạng
Pradipta (2017) giá trị bằng 0 nếu
chấp nhận toàn phần.
công ty không lỗ.
34

Biến Tác giả Quốc gia Dữ liệu Kết quả Thang đo


104 công ty phi tài chính niêm Mối quan hệ cùng chiều với ý kiến
Saaydah (2019) Jordan ROA
yết tại Jordan năm 2015 kiểm toán chấp nhận toàn phần
Mối quan hệ cùng chiều và đáng kể
Zarei H và cộng
Nhật Bản 480 quan sát từ 2012-2016 đến ý kiến kiểm toán chấp nhận toàn Lợi nhuận gộp
sự (2020)
phần
Tăng trưởng doanh thu có mối quan (Doanh thu năm
Laitinen, E. K.,
hệ ngược chiều với ý kiến kiểm toán nay - doanh thu
& Laitinen, T. Phần Lan 111 BCKiT từ 1992-1994
không phải dạng chấp nhận toàn năm trước)/doanh
(1998)
Tăng trưởng phần. thu năm trước

Tăng trưởng tài sản có mối quan hệ


% tăng trưởng
Ozcan (2016) Thổ Nhĩ Kỳ 180 công ty từ 2005 đến 2014 cùng chiều với ý kiến kiểm toán
tổng tài sản
chấp nhận toàn phần
Mối quan hệ cùng chiều với ý kiến Thay đổi vay/tổng
Keasey và
Anh 540 BCKiT từ 1980-1982 kiểm toán không phải chấp nhận
cộng sự (1988) tài sản
toàn phần năm nay
9.304 công ty với 8.289 Mối quan hệ cùng chiều với ý kiến
Nợ dài hạn/(tổng tài
Ireland (2003) Anh công ty không niêm yết và kiểm toán không phải dạng chấp
Chỉ số nợ sản - các khoản nợ)
1.015 công ty niêm yết nhận toàn phần.
Ballesta và 64 công ty niêm yết từ Mối quan hệ cùng chiều với ý kiến Nợ dài hạn/tổng
Tây Ban Nha
GarciaMeca 1999 - 2002 kiểm toán không phải dạng chấp tài sản
35

Biến Tác giả Quốc gia Dữ liệu Kết quả Thang đo


(2007) nhận toàn phần
Maria
Tsipouridoua và Tổng nợ/
Hy Lạp 845 quan sát từ 2005-2011 Không có mối quan hệ
Charalambos tổng nguồn
Spathis (2014)
Mối quan hệ cùng chiều với ý kiến
Tổng nợ/Tổng
Zureigat (2014) Ả Rập 153 công ty năm 2013 kiểm toán không phải dạng chấp
tài sản
nhận toàn phần
Alpaslan Yasar và Tổng nợ/tổng
Thổ Nhĩ Kỳ 110 dữ liệu năm từ 2010-2013 Không có mối quan hệ
cộng sự (2015) tài sản
Mối quan hệ ngược chiều với ý
Thuy Thi Ha và Tổng nợ/tổng
Việt Nam 133 công ty từ 2011-2014 kiến kiểm toán chấp nhận toàn
cộng sự (2016) tài sản
phần.
Susanto và Tổng nợ/Tổng
Indonexia 410 công ty từ 2011-2015 Không có mối quan hệ
Pradipta (2017) tài sản
Mối quan hệ cùng chiều và đáng kể
Zarei H và Tổng nợ/Tổng
Nhật Bản 480 quan sát từ 2012-2016 với ý kiến không phải loại chấp
cộng sự (2020) tài sản
nhận toàn phần.
119 công ty sản xuất Ý kiến kiểm toán không phải dạng Nhận giá trị là 1 nếu
Ý kiến kiểm
Muchler (1985) Hoa Kỳ cho mẫu 1 và 42 công ty chấp nhận toàn phần năm trước có Ý kiến kiểm toán
toán năm trước
cho mẫu 2 mối quan hệ cùng chiều với ý kiến năm trước là ý kiến
36

Biến Tác giả Quốc gia Dữ liệu Kết quả Thang đo


kiểm toán không phải dạng chấp kiểm toán loại chấp
nhận toàn phần năm nay. nhận toàn phần,
nhận giá trị là 0 nếu
Ý kiến kiểm toán không phải dạng
chấp nhận toàn phần năm trước có ý kiến kiểm toán
Keasey và năm trước là ý kiến
Anh 540 BCKiT từ 1980-1982 mối quan hệ cùng chiều với ý kiến
cộng sự (1988) kiểm toán không
kiểm toán không phải dạng chấp
nhận toàn phần năm nay. phải dạng chấp
nhận toàn phần.
Ý kiến kiểm toán không phải dạng
9.304 công ty với 8.289 chấp nhận toàn phần năm trước có
Ireland (2003) Anh công ty không niêm yết và mối quan hệ cùng chiều với ý kiến
1.015 công ty niêm yết kiểm toán không phải dạng chấp
nhận toàn phần năm nay.
Ý kiến kiểm toán không phải dạng
73 nghiên cứu thực chấp nhận toàn phần năm trước có
Habib (2013) Hoa Kỳ nghiệm từ 1982 đến 2011 mối quan hệ cùng chiều với ý kiến
(154.452 quan sát) kiểm toán không phải dạng chấp
nhận toàn phần năm nay.

Ý kiến kiểm toán không phải dạng


Thuy Thi Ha và
Việt Nam 133 công ty từ 2011-2014 chấp nhận toàn phần năm trước có
cộng sự (2016)
mối quan hệ cùng chiều với ý kiến
37

Biến Tác giả Quốc gia Dữ liệu Kết quả Thang đo


kiểm toán không phải dạng chấp
nhận toàn phần năm nay.
Nhận ý kiến là 1
Quan hệ ngược chiều với ý kiến nếu công ty kiểm
Keasey và
Anh 540 BCKiT từ 1980-1982 kiểm toán không phải dạng chấp toán ở Top 20, 0
cộng sự (1988)
nhận toàn phần nhận giá trị là 0 nếu
không phải Top 20
Nhận ý kiến là 1
9.304 công ty với 8.289 nếu công ty kiểm
Ireland (2003) Anh công ty không niêm yết và Không có mối quan hệ toán ở Big 6, 0 nhận
1.015 công ty niêm yết giá trị là 0 nếu
Quy mô công không phải Big 6
ty kiểm toán
Nhận ý kiến là 1
nếu công ty kiểm
Caraman và
Hy Lạp 185 công ty Không có mối quan hệ toán ở Big 5, 0 nhận
Spathis (2006)
giá trị là 0 nếu
không phải Big 5
Nhận ý kiến là 1
73 nghiên cứu thực Mối quan hệ cùng chiều với ý kiến
nếu công ty kiểm
Habib (2013) Hoa Kỳ nghiệm từ 1982 đến 2011 kiểm toán không phải dạng chấp
toán ở Big N, 0
(154.452 quan sát) nhận toàn phần
nhận giá trị là 0
38

Biến Tác giả Quốc gia Dữ liệu Kết quả Thang đo


nếu không phải
Big N
Quy mô công ty kiểm toán có mối
Spathis và Maria
quan hệ cùng chiều với ý kiến kiểm
Tsipouridoua Hy Lạp 845 quan sát từ 2005-2011
toán không phải dạng chấp nhận toàn
(2014)
phần
Quy mô công ty kiểm toán có mối
quan hệ cùng chiều với ý kiến Nhận ý kiến là 1
Zureigat (2014) Ả Rập 153 công ty năm 2013
kiểm toán không phải dạng chấp nếu công ty kiểm
nhận toàn phần toán là Big 4 và 0
Quy mô công ty kiểm toán có mối nếu không phải
Susanto và quan hệ cùng chiều với ý kiến Big 4
Indonexia 410 công ty từ 2011-2015
Pradipta (2017) kiểm toán không phải dạng chấp
nhận toàn phần
Mối quan hệ ngược chiều và trọng
Zarei H và
Nhật Bản 480 quan sát từ 2012-2016 yếu với ý kiến kiểm toán chấp
cộng sự (2020)
nhận toàn phần.

Chuyển đổi kiểm toán có mối quan hệ Nhận giá trị là 1


Chow và Rice
Hoa Kỳ 141 công ty từ 1973-1974 cùng chiều với ý kiến kiểm toán nếu chuyển đổi
(1986)
không phải dạng chấp nhận toàn phần KTV, nhận giá trị
39

Biến Tác giả Quốc gia Dữ liệu Kết quả Thang đo


0 nếu không
chuyển đổi KTV
Nhận giá trị là 1
Chuyển đổi Chuyển đổi kiểm toán có mối quan hệ nếu chuyển đổi
Keasey và
KTV Anh 540 BCKiT từ 1980-1982 cùng chiều với ý kiến kiểm toán KTV, nhận giá trị
cộng sự (1988)
không phải dạng chấp nhận toàn phần 0 nếu không
chuyển đổi KTV
Nhận giá trị là 1
Mối quan hệ yếu cùng chiều với ý nếu chuyển đổi
Haniffa và 297 công ty niêm yết từ
Malaysia kiến kiểm toán không phải dạng KTV, nhận giá trị
cộng sự (2006) 1990-2000
chấp nhận toàn phần. 0 nếu không
chuyển đổi KTV.
Nhận giá trị là 1
Mối quan hệ yếu cùng chiều với ý nếu chuyển đổi
Zarei H và
Nhật Bản 480 quan sát từ 2012-2016 kiến kiểm toán không phải dạng KTV, nhận giá trị
cộng sự (2020)
chấp nhận toàn phần. 0 nếu không
chuyển đổi KTV
Số lượng thành viên không điều
Keasey và hành có mối quan hệ ngược chiều Số lượng thành viên
Thành viên Anh 540 BCKiT từ 1980-1982
cộng sự (1988) với ý kiến kiểm toán không phải không điều hành
không điều
dạng chấp nhận toàn phần
hành
Tỷ lệ thành viên
Ishak và Yusof Malaysia 300 công ty trong giai Tỷ lệ thành viên không điều hành
không điều
40

Biến Tác giả Quốc gia Dữ liệu Kết quả Thang đo


(2015) đoạn 2004 đến 2009 có mối quan hệ cùng chiều với ý hành/số lượng
kiến kiểm toán chấp nhận toàn thành viên HĐQT
phần

Tỷ lệ thành viên không điều hành Tỷ lệ thành viên


có mối quan hệ cùng chiều với ý không điều
Ozcan (2016) Thổ Nhĩ Kỳ 180 công ty từ 2005 đến 2014
kiến kiểm toán chấp nhận toàn hành/số lượng
phần thành viên HĐQT

Tỷ lệ thành viên không điều hành Tỷ lệ thành viên


104 công ty phi tài chính niêm có mối quan hệ cùng chiều với ý không điều
Saaydah (2019) Jordan
yết tại Jordan năm 2015 kiến kiểm toán chấp nhận toàn hành/số lượng
phần thành viên HĐQT

Nhận giá trị là 1


Mối quan hệ cùng chiều với ý kiến nếu BCKiT phát
Keasey và
Anh 540 BCKiT từ 1980-1982 kiểm toán không phải chấp nhận hành trễ, nhận giá
cộng sự (1988)
Độ trễ báo cáo toàn phần năm nay trị 0 nếu BCKiT
kiểm toán không phát hành trễ

Laitinen, E. K., Nhận giá trị là 1


& Laitinen, T. Phần Lan 111 BCKiT từ 1992-1994 Không có mối quan hệ nếu BCKiT phát
(1998) hành trễ, nhận giá
41

Biến Tác giả Quốc gia Dữ liệu Kết quả Thang đo


trị 0 nếu BCKiT
không phát hành trễ

Nhận giá trị là 1


9.304 công ty với 8.289 Mối quan hệ cùng chiều với ý kiến nếu BCKiT phát
Ireland (2003) Anh công ty không niêm yết và kiểm toán không phải dạng chấp hành trễ, nhận giá
1.015 công ty niêm yết nhận toàn phần trị 0 nếu BCKiT
không phát hành trễ

Nhận giá trị là 1


73 nghiên cứu thực Mối quan hệ cùng chiều với ý kiến nếu BCKiT phát
Habib (2013) Hoa Kỳ nghiệm từ 1982 đến 2011 kiểm toán không phải dạng chấp hành trễ, nhận giá
(154.452 quan sát) nhận toàn phần trị 0 nếu BCKiT
không phát hành trễ

Nguồn: NCS tự tổng hợp


42

2.1.4 Khoảng trống nghiên cứu


Rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra tầm quan trọng của ý kiến kiểm toán đối với
TTCK, giá cổ phiếu, nhà đầu tư, sự phát triển của doanh nghiệp hay các bên liên quan
như: Muslih và Amin (2018), Hoti và cộng sự (2012), Mutchler và cộng sự (1997)…
Tuy nhiên từ tổng quan nghiên cứu (mục 2.11 và 2.1.3) có thể thấy chuỗi nghiên cứu
về chủ đề ý kiến kiểm toán vẫn cần phải phát triển và kiểm định thêm ở bối cảnh mới.
Từ đó tồn tại khoảng trống nghiên cứu mà NCS có thể tiếp tục phát triển tại nghiên
cứu lần này, cụ thể:
(i) Thứ nhất, các nghiên cứu trên thế giới cho ra một kết quả hỗn hợp và không
xác định chính xác các nhân tố có ảnh hưởng đến ý kiến của kiểm toán hay không do
đó cần phải nghiên cứu thêm để xác định các nhân tố và chiều ảnh hưởng đến ý kiến
kiểm toán. Đặc biệt với kết quả hỗn hợp như vậy thì việc kiểm định tại Việt Nam là rất
cần thiết để xác định các nhân tố nào là có ảnh hưởng đến ý kiến kiểm toán cũng như
có ảnh hưởng cùng chiều hay ngược chiều.
(ii) Thứ hai, các nghiên cứu trên thế giới phần lớn tập trung vào các nước phát
triển như: Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ... một số ít hơn các nghiên cứu ở các nước đang phát
triển. Do đó, việc bổ sung thêm bằng chứng thực nghiệm về các nhân tố ảnh hưởng
đến ý kiến kiểm toán ở các nước đang phát triển là rất cần thiết.
(iii) Thứ ba, tại Việt Nam, theo sự hiểu biết của NCS, mặc dù cũng có một vài
nghiên cứu nhưng phần lớn các nghiên cứu tập trung ở khía cạnh tổ chức, xây dựng,
vận dụng chuẩn mực hoặc chất lượng kiểm toán… và có rất ít nghiên cứu về các nhân
tố ảnh hưởng tới việc hình thành ý kiến của kiểm toán độc lập về BCTC được kiểm
toán. Nghiên cứu về ý kiến kiểm toán tại Việt Nam vẫn chỉ nằm ở một trong các nhánh
nghiên cứu nhỏ, số lượng mẫu còn hạn chế, thời gian nghiên cứu chưa dài hay số biến
kiểm định đặc biệt là các biến phi tài chính còn chưa nhiều.
(iv) Thứ tư, các công trình nghiên cứu tại Việt Nam về ý kiến kiểm toán chỉ thực
hiện tổng quan các biến đã được khám phá trên thế giới, sau đó sử dụng phương pháp
định lượng để kiểm định các nhân tố ảnh hưởng. Mặc dù trên thế giới, các công trình
nghiên cứu về chủ đề ý kiến kiểm toán rất nhiều nhưng bối cảnh khác nhau thì sẽ có
những nhân tố chưa phù hợp tại Việt Nam. Theo tìm hiểu của NCS thì chưa có một
nghiên cứu nào thực hiện nghiên cứu định tính để xác định sự phù hợp của các nhân tố
này đến ý kiến kiểm toán.
Từ các luận điểm nêu trên có thể thấy, việc tiến hành một nghiên cứu mới về
các nhân tố ảnh hưởng đến ý kiểm toán về BCTC của các công ty phi tài chính niêm
43

yết là cần thiết và có cơ sở khoa học vững chắc. Từ tổng quan nghiên cứu và áp
dụng thêm phương pháp định tính là thực hiện phỏng vấn sâu chuyên gia trong các
lĩnh vực liên quan (được trình bày chi tiết ở chương 3 - phương pháp nghiên cứu),
NCS thực hiện kiểm định mới 7 biến chưa được kiểm định ở các công trình trước
đây (Độ trễ BCKiT, tỷ lệ thành viên không điều hành, chuyển đổi KTV, ROE, tăng
trưởng doanh thu, vòng quay hàng tồn kho và vòng quay tài sản cố định) và kiểm
định lại 4 biến đã được nghiên cứu (hệ số thanh toán ngắn hạn, chỉ số nợ, quy mô
công ty kiểm toán và ý kiến kiểm toán năm trước). Với cách xây dựng mô hình
nghiên cứu của luận án dựa trên tổng quan nghiên cứu và phương pháp định tính
phỏng vấn sâu chuyên gia, đồng thời số liệu thì được thu thập với số lượng mẫu lớn
hơn trong một khoản thời gian dài hơn, cũng như bổ sung thêm các biến về tài
chính, phi tài chính, luận án có cơ sở tìm ra điểm mới cho vấn đề nghiên cứu và từ
đó có các đề xuất phù hợp cho KTV và các bên liên quan.

2.2 Những vấn đề cơ bản về báo cáo tài chính và ý kiến kiểm toán về báo
cáo tài chính của các công ty niêm yết
Báo cáo tài chính là bản ghi thông tin tài chính của một công ty trong kỳ kế
toán có thể được sử dụng để mô tả hoạt động của công ty. Theo Fung (2014), nếu
không có các dữ liệu và thông tin cần thiết, rất khó để hiểu toàn bộ về tình trạng tài
chính. Theo chuẩn mực kế toán quốc tế (ISA) số 01 - Trình bày các BCTC có đề cập
đến BCTC thì BCTC phản ánh theo một thứ tự khoa học về kết quả kinh doanh và
tình hình tài chính của một doanh nghiệp. Mục đích của BCTC là cung cấp những
thông tin về tình hình kinh doanh, về tình hình tài chính, về các luồng tiền của doanh
nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu hữu ích cho số đông những người sử dụng BCTC
trong việc phục vụ ra các quyết định kinh tế. Và để đạt được mục đích này, BCTC sẽ
phải cung cấp các thông tin về vốn chủ sở hữu, nợ phải trả, tài sản, thu nhập, chi phí,
và các khoản lãi, lỗ hay khoản đóng góp bởi và phân phối cho chủ sở hữu, các luồng
tiền. Tất cả các thông tin này trong cùng với các thông tin trình bày trên Bản thuyết
minh BCTC sẽ giúp người sử dụng có thể dự báo được các luồng tiền trong tương lai,
đặc biệt là mức độ và thời điểm chắc chắn trong việc tạo ra các luồng tiền hay các
khoản tương đương tiền.
Một bộ BCTC đầy đủ theo quy định bao gồm các báo cáo: (1) Báo cáo về tình
hình tài chính của doanh nghiệp tại ngày kết thúc kì báo cáo, (2) Báo cáo về kết quả
kinh doanh (thu nhập, chi phí) tổng hợp trong kì báo cáo, (3) Báo cáo lưu chuyển
tiền tệ , sự thay đổi của các dòng tiền, báo cáo về sự thay đổi vốn chủ sở hữu trong kì
báo cáo, (4) Phần ghi chú, thuyết minh cho các BCTC (bao gồm tóm tắt về các chính
44

sách kế toán, thông tin chi tiết, báo cáo về tình tình tài chính tại ngày bắt đầu của kỳ
kế toán đầu tiên có thể so sánh được khi doanh nghiệp áp dụng hồi tố các chính sách
kế toán hoặc hồi tố đánh giá lại các khoản mục trong BCTC hoặc phân loại lại các
khoản mục trong BCTC). BCTC về cơ bản là các báo cáo mô tả các thông tin về tài
chính và kế toán có liên quan đến hoạt động của công ty. Ban quản lý của công ty sẽ
sử dụng BCTC để thực hiện giao tiếp với các bên liên quan bên ngoài công ty như:
cơ quan thuế, cổ đông, cơ quan quản lý, chủ nợ, nhà đầu tư… Mỗi đối tượng được đề
cập ở trên quan tâm đến BCTC trên một góc độ khác nhau nhưng đều có một điểm
chung là đều mong muốn có được thông tin phù hợp và cần thiết để phục vụ việc ra
quyết định.
Thứ nhất, ở góc độ là nhà quản lý công ty, BCTC thực hiện ghi nhận quá trình hoạt
động của công ty, sau đó thể hiện lại qua các con số. Do đó, BCTC sẽ cung cấp thông tin
tổng hợp cũng như đa chiều về tài sản, về nguồn hình thành tài sản, về kết quả kinh doanh
và về lưu chuyển tiền sau một kỳ hoạt động. Dựa vào các thông tin quan trọng này trên
BCTC, các nhà quản lý sẽ thực hiện tiến hành đánh giá sức khoẻ của công ty đồng thời
kịp thời đưa ra các giải pháp phù hợp nhằm giúp công ty đạt được mục tiêu đã đề ra.
Thứ hai, ở góc độ là các nhà đầu tư, chủ nợ cho vay thì BCTC giúp các đối
tượng này có thể nhận biết khả năng về tài chính, về tình hình sử dụng các loại tài sản,
về nguồn vốn, về khả năng sinh lời, về hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh và về
mức độ rủi ro... để cân nhắc, lựa chọn và có thể đưa ra quyết định phù hợp.
Thứ ba, ở góc độ là cơ quan nhà nước quản lý như: Cơ quan thuế, Kiểm toán
nhà nước, Ngân hàng, kiểm toán độc lập, cơ quan chức năng quản lý ngành... thì
BCTC là một tài liệu rất quan trọng để kiểm tra giám sát, tư vấn và hướng dẫn cho
công ty thực hiện các chính sách, chế độ kinh tế phù hợp với quy định của ngành, pháp
luật liên quan.
Thứ tư, ở góc độ là nhà cung cấp, BCTC là kim chỉ nam để giúp các nhà cung cấp
có thể đánh giá tình hình tài chính, đánh giá khả năng thanh toán của công ty để từ đó có
các nhà cung cấp có các quyết định về tín dụng và phương thức thanh toán phù hợp.
Thứ năm, ở góc độ là khách hàng, BCTC cũng là một chỉ báo rất quan trọng
để khách hàng đặc biệt quan tâm. Bởi vì, BCTC có thể giúp cho khách hàng đánh
giá về: Độ uy tín của công ty, về khả năng và năng lực cung cấp sản phẩm và về
chính sách chăm sóc khách hàng... từ đó sẽ giúp khách hàng có được quyết định lựa
chọn công ty đúng đắn và phù hợp với nhu cầu của mình.
45

Thứ sáu, ở góc độ là cán bộ nhân viên của công ty, đối tượng này cũng đặc
biệt quan tâm đến BCTC để (i) đánh giá về sự phát triển của công ty từ đó có các
quyết định phù hợp, (ii) theo dõi các nghĩa vụ của công ty thực hiện với họ như: tiền
lương, bảo hiểm xã hội và các vấn đề khác liên quan đến lợi ích của họ thể hiện trên
BCTC.
Theo lý thuyết đại diện (Jensen và Meckling, 1976) thì người được ủy
quyền không phải lúc nào cũng hành động vì lợi ích tốt nhất cho người ủy quyền.
Do sự hạn chế này nên những người ủy quyền sẽ có nhu cầu giám sát hoạt động
của người được ủy quyền để bảo đảm cho lợi ích của mình. Do đó, các công ty có
thể sử dụng các KTV có uy tín để đảm bảo cho người sử dụng bên ngoài về độ tin
cậy của thông tin được trình bày trên BCTC (Anderson, R. C và cộng sự 2004).
Do đó, kiểm toán ra đời với mục tiêu nhằm giảm sự bất cân xứng thông tin và ý
kiến kiểm toán là một phần trên BCKiT được KTV nêu ý kiến về tính trung thực
và hợp lý của BCTC. Ý kiến của KTV về BCTC của các công ty niêm yết trên sàn
có ý nghĩa quan trọng đối với thị trường vốn, các cổ đông và nhà đầu tư. Nhà đầu
tư và những người sử dụng BCTC thường có xu hướng dự báo các rủi ro có liên
quan đến khoản đầu tư để ra quyết định. Do đó việc đọc BCKiT và ý kiến kiểm
toán là một trong các kênh thông tin nhà đầu tư và người sử dụng BCTC tham
khảo trước khi ra quyết định.
BCKiT của KTV là một bức thư bằng văn bản trong đó KTV nêu ý kiến của họ
về việc liệu BCTC của công ty có tuân thủ các nguyên tắc kế toán được chấp nhận
chung (GAAP) và không có sai sót trọng yếu hay không. Chuẩn mực kiểm toán quốc tế
(ISA) số 700 (bản sửa đổi) đã đề cập về cấu trúc của một BCKiT bao gồm: “số hiệu và
tiêu đề báo cáo, địa chỉ người nhận, đoạn giới thiệu, trách nhiệm của Ban Giám đốc đối
với BCTC, trách nhiệm của KTV, ý kiến kiểm toán, trách nhiệm báo cáo khác, chữ ký
của KTV, ngày của BCKiT, địa chỉ của KTV”. Theo đó, mục tiêu của KTV và doanh
nghiệp kiểm toán được xác định là; (1) Đưa ra ý kiến kiểm toán về BCTC trên cơ sở
đánh giá các kết luận rút ra từ bằng chứng kiểm toán thu thập được và (2) Trình bày và
đưa ra ý kiến kiểm toán một cách cụ thể, rõ ràng bằng văn bản (trong đó nêu rõ cơ sở
của ý kiến đó).
Theo ISA 700 có thể tóm tắt các loại ý kiến kiểm toán qua sơ đồ dưới đây:
46

Ý kiến
kiểm toán

Ý kiến chấp nhận Ý kiến không phải ý kiến


toàn phần chấp nhận toàn phần

Trung thực Trung thực Ý kiến Ý kiến Từ chối


hợp lý hợp lý với ngoại trừ trái ngược đưa ra ý kiến
đoạn lưu ý

Sơ đồ 2.3. Các loại ý kiến kiểm toán


Nguồn: Tổng hợp chuẩn mực ISA 700
(1) Ý kiến chấp nhận toàn phần sẽ được KTV thực hiện phát hành khi KTV
cho rằng BCTC không có sự sai sót trọng yếu sau khi KTV thực hiện quá trình kiểm
tra. Điều có nghĩa là, ý kiến này cho thấy rằng các BCTC của các tổ chức, pháp nhân
đã được lập và trình bày trung thực, hợp lý với khung kế toán đang được chấp nhận sử
dụng. Ngoài ra, ý kiến chấp nhận toàn phần còn có đoạn lưu ý, đoạn này được KTV sử
dụng khi các tổ chức, pháp nhân có một số vấn đề cần lưu ý như thay đổi về phương
pháp kế toán hay công ty được kiểm toán đang gặp một số vấn đề về giả định hoạt
động liên tục (như thua lỗ nặng hoặc có thể phá sản).
ISA 700 (bản sửa đổi) yêu cầu thực hiện theo ISA 570 (sửa đổi) trong vấn đề
liên quan đến giả định hoạt động liên tục. KTV phải nêu ý kiến kiểm toán trái ngược
nếu BCTC đã được lập theo giả định hoạt động liên tục nhưng theo xét đoán của KTV
thì việc Ban giám đốc sử dụng giả định hoạt động trong việc lập và trình bày BCTC là
không phù hợp. KTV thực hiện đưa ra ý kiến chấp nhận toàn phần nếu giả định hoạt
động liên tục trong việc lập và trình bày BCTC là phù hợp tuy nhiên vẫn còn tồn tại sự
không chắc chắn trọng yếu. Tuy nhiên phải đảm bảo rằng, Ban Giám đốc đã thuyết
minh các yếu tố không chắc chắn này trong BCTC. KTV phải có đoạn trình bày riêng về
“Sự không chắc chắn trọng yếu về hoạt động liên tục” trong báo cáo kiểm toán được
phát hành.

(2) Ý kiến không phải là ý kiến chấp nhận toàn phần bao gồm:

(a) Ý kiến ngoại trừ: KTV trình bày ý kiến kiểm toán ngoại trừ khi: (i) KTV
kết luận là các sai sót, cho dù xét riêng lẻ hay tổng hợp lại, đều có ảnh hưởng trọng
yếu nhưng không lan tỏa đối với BCTC dựa trên các bằng chứng kiểm toán đầy đủ,
47

thích hợp đã thu thập được hoặc (ii) KTV không thể thực hiện thu thập được đầy đủ
các bằng chứng kiểm toán thích hợp để làm căn cứ đưa ra ý kiến kiểm toán, nhưng
KTV vẫn kết luận rằng những ảnh hưởng có thể có này của các sai sót chưa được phát
hiện (nếu có) sẽ có thể là trọng yếu nhưng không lan tỏa đối với BCTC.

(b) Ý kiến trái ngược: KTV thực hiện trình bày ý kiến kiểm toán trái ngược
khi KTV dựa trên các bằng chứng kiểm toán đầy đủ, thích hợp đã thu thập được và kết
luận là các sai sót, cho dù xét riêng lẻ hay tổng hợp lại, đều có ảnh hưởng trọng yếu và
lan tỏa đối với BCTC.

(c) Từ chối đưa ra ý kiến: KTV phải thực hiện từ chối đưa ra ý kiến nếu KTV
không thể thu thập được đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp để làm cơ sở đưa ra ý
kiến kiểm toán đồng thời KTV kết luận rằng những ảnh hưởng (có thể có) của các sai
sót chưa được phát hiện (nếu có) sẽ có thể là trọng yếu và lan tỏa đối với BCTC. Cụ
thể: các ý kiến này về mức độ nghiêm trọng sẽ được sắp xếp theo thứ tự giảm dần là:
Ý kiến chấp nhận toàn phần, ý kiến ngoại trừ, ý kiến trái ngược và từ chối đưa ra ý
kiến.

Liên quan đến các vấn đề trọng yếu của cuộc kiểm toán, ISA 700 (bản sửa đổi)
yêu cầu thực hiện theo ISA 701. Trong ISA 701 thì các vấn đề trọng yếu của cuộc
kiểm toán là “các vấn đề mà, theo xét đoán chuyên môn của KTV có vai trò quan
trọng đối với cuộc kiểm toán BCTC cho năm hiện tại. Các vấn đề trọng yếu của cuộc
kiểm toán được lựa chọn là một trong những vấn đề đã được trao đổi với Ban quản
trị”. Như vậy, KTV phải xác định, từ các vấn đề đã được trao đổi với Ban quản trị,
những vấn đề mà KTV cho rằng cần lưu ý quan trọng khi thực hiện cuộc kiểm toán.
Cuối cùng, trong BCKiT của các công ty niêm yết phải trình bày đoạn “các vấn đề
trọng yếu của cuộc kiểm toán” (nếu có). Nội dung trình bày trong BCKiT mà KTV
phát hành phải bao gồm tham chiếu đến (các) thuyết minh liên quan (nếu có) trong
BCTC. Đồng thờ, KTV phải đề cập đến lý do tại sao vấn đề được coi là quan trọng
nhất trong cuộc kiểm toán và do đó được KTV xác định là một vấn đề kiểm toán trọng
yếu, cách đánh giá vấn đề trong cuộc kiểm toán.

2.3 Các lý thuyết vận dụng để nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý kiến
kiểm toán
Về bản chất, ý kiến kiểm toán về BCTC được hình thành dựa trên: (1) bằng
chứng kiểm toán đã thu thập được, KTV kết luận là tổng thể BCTC vẫn còn sai sót
trọng yếu hay trung thực hợp lý (2) KTV có thể thu thập được đầy đủ bằng chứng
48

kiểm toán thích hợp để kết luận rằng tổng thể BCTC không còn sai sót trọng yếu hay
không? Cả hai việc này đều được đánh giá thông qua quá trình kiểm toán gồm 03
bước: lập kế hoạch, thực hiện kiểm toán tại đơn vị và tổng hợp - kết luận - hình thành
ý kiến kiểm toán của KTV. Do vậy, nghiên cứu đi tìm kiếm các nhân tố ảnh hưởng đến
ý kiến kiểm toán chính là đi tìm các nhân tố có mối quan hệ với hai việc trên (việc
trình bày BCTC trung thực hợp lý hay còn sai sót trọng yếu và việc KTV có thể thu
thập được đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp hay không?). Để định hướng được giả
thuyết nghiên cứu cũng như để giải thích cho các kết quả nghiên cứu sau này, nghiên
cứu cần xem xét mối liên hệ, nhân tố nào ảnh hưởng đến hai việc trên. Các lý thuyết
chính đáp ứng được các tiêu chí đề ra được sử dụng trong luận án bao gồm:

2.3.1 Lý thuyết đại diện (Agency Theory)


Jensen và Meckling đã phát triển và công bố lý thuyết đại diện vào năm 1976.
Lý thuyết này nghiên cứu mối quan hệ giữa bên ủy quyền và bên được ủy quyền. Tác
giả cho rằng mối quan hệ giữa bên ủy quyền (cổ đông) và bên được ủy quyền (người
quản lý) là một mối quan hệ ủy nhiệm và chỉ ra trong mối quan hệ này cả hai bên đều
muốn tối đa hóa lợi ích. Điều này dẫn đến người được ủy quyền không phải lúc nào
cũng hành động vì lợi ích tốt nhất cho người ủy quyền. Do sự hạn chế này nên những
người ủy quyền sẽ có nhu cầu giám sát hoạt động của người được ủy quyền để bảo
đảm cho lợi ích của mình.

Vận dụng lý thuyết đại diện trong nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến
ý kiến kiểm toán.
Lý thuyết đại diện được NCS sử dụng trong luận án với 03 mục đích: (i) giải
thích sự cần thiết của ý kiến kiểm toán, (ii) giải thích việc lựa chọn biến chuyển đổi
KTV tự nguyện, (iii) giải thích việc lựa chọn biến tỷ lệ thành viên không điều hành, iv)
giải thích việc lựa chọn biến quy mô công ty kiểm toán.

(i) Nghiên cứu tìm hiểu về các nhân tố ảnh hưởng đến ý kiến kiểm toán về
BCTC của các công ty niêm yết. Vì vậy, để giải thích cho lý do tại sao bên ủy quyền
lại quan tâm đến ý kiến kiểm toán thì lý thuyết đại diện là một cơ sở nền tảng để
nghiên cứu có những luận giải phù hợp. Bên cạnh đó, những người được ủy quyền
thường có xu hướng hành động để nhận được ý kiến kiểm toán tốt hơn do đó lý thuyết
đại diện cũng giải thích được tính cấp thiết của đề tài khi giúp những người quản lý tổ
chức lại công ty theo các nhân tố ảnh hưởng để giúp công ty có thể đạt được ý kiến
49

kiểm toán tốt hơn. Lý thuyết này giải thích cho sự cần thiết của BCKiT và ý kiến kiểm
toán.
(i) Lý thuyết đại diện minh họa mối quan hệ giữa chủ sở hữu và người đại diện
đã được thỏa thuận và hiện thực hóa trong hợp đồng làm việc. Lesmana và Kurnia
(trích dẫn trong Lestari và cộng sự, 2020, tr 619) cho rằng Ban giám đốc với tư cách
là bên hiểu rõ tình trạng của công ty thường có những lợi ích và mục tiêu khác nhau
với các cổ đông. Mối quan hệ này tạo ra xung đột lợi ích là một trong những yếu tố
kích hoạt sự thay đổi của KTV. Sự kết hợp giả định giữa các ý kiến không phải loại
chấp nhận toàn phần và việc chuyển đổi KTV dựa trên các giả định rằng: (a) Có các
chi phí liên quan đến việc nhận được các ý kiến không phải loại chấp nhận toàn
phần, (b) các nhà quản lý muốn tránh những chi phí này và (c) điều này có thể đạt
được bằng cách chuyển đổi KTV.
(ii) Biến tỷ lệ thành viên không điều hành cũng được giải thích bởi lý thuyết đại
diện. Cụ thể trong nghiên cứu của Nhâm Phong Tuân và cộng sự (2013, Tr.4) thì “theo
lý thuyết đại diện một HĐQT hiệu quả nên bao gồm đa số thành viên HĐQT không
điều hành, những người được tin rằng sẽ tạo ra kết quả hoạt động vượt trội bởi tính
độc lập của họ đối với hoạt động quản lý của công ty”. Một HĐQT hoạt động hiệu quả
sẽ được kỳ vọng giám sát hoạt động công ty hiệu quả hơn, tổ chức để ý chí công ty và
nhân sự công ty đủ trình độ trình bày báo cáo trung thực hợp lý cũng như cung cấp đầy
đủ các bằng chứng cho KTV. Điều này dẫn đến công ty có khả năng gia tăng nhận xác
suất ý kiến kiểm toán chấp nhận toàn phần.
(iii) Lý thuyết đại diện có vai trò rất quan trọng trong ứng dụng thực tiễn để giải
thích nhu cầu kiểm toán và lựa chọn quy mô công ty kiểm toán. Do sự bất đồng trong
ủy nhiệm nên mâu thuẫn của sự ủy nhiệm càng cao thì càng làm tăng nhu cầu về mức
độ đảm bảo đối với bên thứ ba. Trong nghiên cứu của Francis & Wilson (1988) đã chỉ
ra chi phí ủy nhiệm ảnh hưởng đến việc lựa chọn thương hiệu kiểm toán có uy tín, chất
lượng. Do đó, các công ty có bất đồng trong uỷ nhiệm càng cao thì chi phí dành cho
việc lựa chọn kiểm toán chất lượng sẽ càng cao hơn. NCS lựa chọn biến quy mô công
ty kiểm toán để đưa vào mô hình dưới sự giải thích của lý thuyết đại diện với kỳ vọng
quy mô công ty kiểm toán có tác động cùng chiều đến ý kiến kiểm toán không phải
dạng chấp nhận toàn phần. Do bất đồng trong uỷ nhiệm càng cao thì có khả năng xác
suất xảy ra việc trình bày báo cáo không trung thực hợp lý, từ đó dẫn đến việc các
công ty kiểm toán có quy mô lớn sẽ có xu hướng phát hành ý kiến kiểm toán không
phải dạng chấp nhận toàn phần cao hơn.
50

2.3.2 Lý thuyết các bên liên quan (Stakeholder theory)


Lý thuyết các bên liên quan được công bố bởi Freeman (1983). Lý thuyết này
đề cập về quản trị tổ chức và đạo đức kinh doanh. Theo lý thuyết các bên liên quan thì
khái niệm các bên liên quan là bất kỳ cá nhân hay nhóm người bị ảnh hưởng trực tiếp
hoặc gián tiếp bởi những hành động của tổ chức. Lý thuyết các bên liên quan của
Freeman (1984) đề xuất ý tưởng rằng “một công ty chỉ có thể tồn tại nếu nó có khả
năng đáp ứng nhu cầu các bên liên quan, những người có thể ảnh hưởng đáng kể đến
phúc lợi của công ty”. Thực tế, vì nhu cầu của các bên liên quan là khác nhau và luôn
có sự thay đổi nên doanh nghiệp sẽ tập trung vào việc đáp ứng nhu cầu của các bên
liên quan có lợi ích lớn hay trực tiếp và cho rằng lợi ích của các bên còn lại cũng sẽ
được thỏa mãn thông qua việc tổ chức đó theo đuổi chiến lược, hiệu quả kinh doanh.
Vận dụng lý thuyết các bên liên quan trong nghiên cứu về các nhân tố ảnh
hưởng đến ý kiến kiểm toán.
Trái với lý thuyết đại diện là có sự xung đột lợi ích giữa người uỷ quyền và
người được uỷ quyền thì lý thuyết các bên liên quan lại cho rằng người uỷ quyền và
người được uỷ quyền có chung một mục tiêu. Lý thuyết này bổ trợ cho việc nghiên
cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý kiến kiểm toán độc lập của NCS vì lý thuyết giải
thích được khi các công ty hoạt động không chỉ đáp ứng lợi ích của các công ty mà
còn phải mang lại lợi ích cho tất cả các bên liên quan. Vì thế, khi quản lý điều hành
một công ty mang lại lợi nhuận cao cho chủ sở hữu thì sẽ đạt được sự hài lòng và tăng
cường đầu tư từ chính chủ sở hữu. Sự tin cậy của chủ sở hữu công ty còn dẫn đến việc
mời các nhà đầu tư khác đầu tư vào các công ty các công ty có lợi nhuận tốt thường ít
có khả năng nhận ý kiến kiểm toán không phải dạng chấp nhận toàn phần.

Khi đạt được sự hài lòng của chủ đầu tư và thu hút thêm đầu tư điều đó cũng có
nghĩa quản lý điều hành đã làm cho công ty tăng trưởng tốt hơn, hoạt động hiệu quả
hơn, có nhiều lợi nhuận hơn, tổng tài sản tăng, dẫn đến: (i) giảm khả năng doanh
nghiệp phải gian lận số liệu do gặp áp lực với các bên liên quan, (ii) tăng khả năng
hoạt động liên tục. Điều này làm cho xác suất nhận ý kiến kiểm toán không phải dạng
chấp nhận toàn phần giảm đi.” Vì vậy NCS lựa chọn các nhân tố lợi nhuận, tăng
trưởng, tổng tài sản và các chỉ tiêu hiệu quả hoạt động đưa vào mô hình để kiểm định
bao gồm: (1) Vòng quay hàng tồn kho, (2) Vòng quay tài sản cố định, (3) ROE, (4)
Tăng trưởng doanh thu để đại diện cho các nhân tố liên quan đến lợi nhuận và hiệu quả
theo đa số các nghiên cứu trong tổng quan.

2.3.3 Lý thuyết tín hiệu (Signaling Theory)


51

Lý thuyết tín hiệu được phát triển từ đầu thập niên 70 của thế kỷ XX, đến năm
1973 bởi Spence. Lý thuyết này minh họa rằng các công ty có hoạt động tốt sẽ cố tình
đưa ra các tín hiệu cho thị trường bằng cách sử dụng thông tin tài chính. Ban quản lý
sẽ cung cấp thông tin liên quan đến hoạt động và triển vọng của công ty cho các nhà
đầu tư. Những thông tin này được coi là tín hiệu để nhà đầu tư tham khảo trong việc
đưa ra quyết định đầu tư. Sau đó, Bini và cộng sự (2010) cho rằng các công ty có khả
năng sinh lợi cao sẽ cung cấp tín hiệu thông qua các thuyết minh nhằm tăng sức cạnh
tranh của mình. Như vậy, lý thuyết tín hiệu dựa trên nền tảng thông tin bất cân xứng,
nghĩa là khi có sự bất cân xứng thông tin thì bên nắm giữ thông tin cần phát tín hiệu
cho bên cần thông tin nhằm đạt được một mục tiêu nào đó. Trong công ty cổ phần,
thông tin bất cân xứng xuất hiện trong quan hệ nhà quản lý với các cổ đông và trong
quan hệ doanh nghiệp với các bên liên quan.
Vận dụng lý thuyết tín hiệu trong nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến
ý kiến kiểm toán.
Lý thuyết này được NCS sử dụng trong luận án để giải thích cho: (i) Lý thuyết
này cũng với lý thuyết đại diện giải thích cho việc đưa các biến thể hiện hiệu quả và
hiệu suất của doanh nghiệp vào mô hình xác định các nhân tố ảnh hưởng đến ý kiến
kiến kiểm toán, (ii) lý thuyết này cũng đồng thời cùng lý thuyết đại diện giải thích cho
việc NCS lựa chọn biến quy mô công ty kiểm toán trong mô hình, (iii) giải thích cũng
giải thích việc lựa chọn biến độ trễ BCKiT vào mô hình.

(i) Cùng với lý thuyết các bên liên quan thì mối quan hệ giữa lý thuyết tín hiệu
và quy mô công ty là tổng doanh thu càng lớn thì lợi nhuận ròng càng lớn do đó cổ
tức được chia cho cổ đông cũng được kỳ vọng sẽ lớn hơn. Điều này có thể mang lại
một tín hiệu tích cực để thu hút các nhà đầu tư tiềm năng. Mối quan hệ giữa lý thuyết
tín hiệu và ý kiến kiểm toán loại chấp nhận toàn phần sẽ cho một tín hiệu tốt vì
BCTC được coi là đã được trình bày một cách trung thực và hợp lý với các chuẩn
mực đã được thiết lập. NCS lựa chọn biến ROE, tăng trưởng doanh thu, vòng quay
hàng tồn kho, vòng quay tài sản cố định đại diện cho tính hiệu quả hoạt động của
doanh nghiệp để đưa vào mô hình.
(ii) Mối liên hệ của lý thuyết tín hiệu với danh tiếng của KTV là các KTV có uy
tín được cho là có uy tín và năng lực tốt để kết quả kiểm toán có chất lượng và có thể
được tin tưởng hơn. Quy mô của công ty có thể được đánh giá từ tổng tài sản, tổng
doanh thu, vốn hóa thị trường, số lượng công nhân… Quy mô lớn của công ty sẽ có
các hoạt động kinh doanh phức tạp đòi hỏi các KTV có kinh nghiệm, những người có
52

cam kết kiểm toán với khách hàng trong thời gian dài vì họ đã biết hoạt động kinh
doanh hoặc ngành. Biến quy mô công ty kiểm toán được lựa chọn dựa trên lý thuyết
này.
(iii) Lý thuyết tín hiệu cũng chỉ ra rằng ý kiến kiểm toán không phải dạng chấp
nhận toàn phần làm cho các công ty chậm trễ công bố BCTC do không thống nhất với
KTV vì họ biết thông tin này được đưa ra là tin xấu cho các nhà đầu tư.

2.3.4 Lý thuyết tín nhiệm (Lending Credibility Theory)


Lý thuyết tín nhiệm là một dạng suy luận thống kê được sử dụng để dự báo một
sự kiện không chắc chắn trong tương lai được phát triển bởi Thomas Bayes. Lý thuyết
đề cập đến các công cụ, hợp đồng và thủ tục được sử dụng bởi các chuyên viên định
phí bảo hiểm để tính toán, kiểm tra dữ liệu trong quá trình ước tính rủi ro.

Vận dụng lý thuyết người tín nhiệm trong nghiên cứu về các nhân tố ảnh
hưởng đến ý kiến kiểm toán.
Lý thuyết này được sử dụng trong luận án để giải thích cho: (i) nhu cầu sử
dụng kiểm toán cho BCTC, (ii) giải thích cho biến chỉ số nợ có ảnh hưởng đến ý
kiến kiểm toán.
(i) Lý thuyết này giải thích cho nhu cầu kiểm toán. Theo Ittonen (2010), lý
thuyết tín nhiệm gợi ý rằng chức năng chính của kiểm toán là tăng thêm độ tin cậy cho
các BCTC. Theo quan điểm này, dịch vụ mà các KTV đang bán cho khách hàng là sự
đáng tin cậy. BCTC đã được kiểm toán được coi là có các yếu tố làm tăng niềm tin của
người sử dụng BCTC vào các số liệu do Ban Giám đốc trình bày. Người dùng được
thúc đẩy để đạt được lợi ích từ sự tín nhiệm ngày càng tăng.

(ii) Cũng chính vì sự tín nhiệm của các bên sử dụng BCTC có kiểm toán nên
các công ty có được sự tín nhiệm cao thì việc tiếp cận vốn sẽ trở nên dễ dàng hơn, cụ
thể là các ngân hàng. Không chỉ việc tiếp cận vốn dễ dàng hơn mà chi phí sử dụng vốn
cũng sẽ thấp hơn trong trường hợp công ty có độ tín nhiệm cao. Do đó, các công ty có
xu hướng nợ và tình hình trả nợ ngày một xấu đi sẽ lo lắng về mức độ tín nhiệm giảm
vì vậy họ có xu hướng trình bày báo cáo không trung thực và hợp lý. Điều này có thể
dẫn đến xác suất nhận ý kiến không phải loại chấp nhận toàn phần cao hơn.

Lý thuyết
Tín nhiệm
Các khuyến
Lý thuyết nghị hỗ trợ
đại diện KTV và người
Các nhân tố Ý kiến sử dụng
ảnh hưởng kiểm toán BCKiT
53

Nguồn: NCS tổng hợp


Sơ đồ 2.4. Khung lý thuyết nền tảng của luận án

2.2.5 Báo cáo tài chính và các chỉ số tài chính trong mối liên hệ với ý kiến của
kiểm toán viên
Bên cạnh các lý thuyết nền tảng đề cập ở trên làm cơ sở cho việc lựa chọn biến
tài chính và phi tài chính của NCS thì mối quan hệ giữa ý kiến kiểm toán và thông tin
trên BCTC cũng là một cơ sở giúp NCS có được nền tảng lý thuyết vững chắc trong
việc lựa chọn biến tài chính nghiên cứu của mình.
KTV đưa ra ý kiến kiểm toán không phải dạng chấp nhận toàn phần khi có sự
chắc chắn về các sự kiện trọng yếu mà Ban Giám đốc sẽ không hoặc không thể cung
cấp thông tin một cách rõ ràng trong các BCTC. Các yếu tố không chắc chắn trọng yếu
thường sẽ được tái hiện trong một hoặc nhiều thành phần đại diện cho vị thế tài chính
và hiệu quả hoạt động của công ty. Vì tính lành mạnh về mặt tài chính của một công ty
được thể hiện trong các biến BCTC của nó cho nên nhiều nhà nghiên cứu đã sử dụng
các biến số tài chính để hình thành các kỳ vọng về ý kiến kiểm toán. Cụ thể:
(1) Quy định của ISA 705: Chuẩn mực này quy định ý kiến không phải dạng ý
kiến chấp nhận toàn phần sẽ được KTV thực hiện đưa ra nếu BCTC sau kiểm toán của
tổ chức, pháp nhân không được phản ánh trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng
yếu về tình hình tài chính của đơn vị được kiểm toán và phù hợp với chuẩn mực và chế
độ kế toán hiện hành. Điều này có thể thấy KTV sẽ chịu trách nhiệm xem xét việc đưa
ra ý kiến dựa trên tình hình tài chính, kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, luân
chuyển dòng tiền đã được phản ánh qua BCTC.
(2) Dựa vào công việc của KTV: Trong quy trình công việc của KTV luôn
có các thủ tục phân tích. Đây là thủ tục đơn giản, tiết kiệm thời gian và tốn ít chi phí
nhưng đem lại kết quả cao. Đặc biệt thủ tục phân tích được thực hiện ở góc nhìn tổng
54

thể hơn là chi tiết nên thường cho KTV các góc nhìn toàn diện và nhận diện những
vấn đề trọng yếu hơn. Theo mục đích của ISA 520, thuật ngữ “thủ tục phân tích” có
nghĩa là KTV sẽ đánh giá thông tin tài chính thông qua việc thực hiện phân tích các
mối quan hệ hợp lý giữa cả dữ liệu phi tài chính và dữ liệu tài chính. Phương pháp
phân tích trong thực tế bao gồm ba giai đoạn sau: kiểm tra tính hợp lý, phân tích xu
hướng và phân tích tỷ lệ. Phân tích tỷ lệ là một hình thức phân tích BCTC được sử
dụng rộng rãi để có được dấu hiệu nhanh chóng về hiệu quả hoạt động tài chính của
công ty trong một số lĩnh vực chính. Các tỷ số này được phân loại là hệ số thanh toán
ngắn hạn, hệ số quản lý nợ, hệ số quản lý tài sản, tỷ suất sinh lời và tỷ lệ giá trị thị
trường. Phân tích tỷ lệ như một công cụ sở hữu một số tính năng quan trọng. Dữ liệu
do BCTC cung cấp luôn sẵn có. Việc tính toán các tỷ lệ tạo điều kiện thuận lợi cho
việc so sánh các doanh nghiệp có quy mô khác nhau. Các tỷ số có thể được sử dụng
để so sánh hiệu quả tài chính của một công ty với mức trung bình của ngành.
Theo ISA 520 thì “Thủ tục phân tích được hiểu là việc đánh giá thông tin tài
chính, qua việc phân tích các mối quan hệ hợp lý giữa dữ liệu tài chính và phi tài
chính”. Điều này có nghĩa là KTV sẽ thực hiện phân tích các dữ liệu tài chính, các
biến động bất thường… thông qua các thông số tài chính và BCTC. Việc thực hiện thủ
tục phân tích này được diễn ra ở cả ba khâu của quá trình kiểm toán: lập kế toán, trong
quá trình thực hiện kiểm toán và cả giai đoạn kết thúc kiểm toán. Ở giai đoạn lập kế
hoạch, KTV thực hiện thủ tục phân tích để đánh giá và khoanh vùng rủi ro. Trong giai
đoạn thực hiện kiểm toán, KTV sử dụng thủ tục phân tích để đánh giá các nhận định
trong khâu lập kế hoạch. Và cuối cùng ở khâu kết thúc kiểm toán, thủ tục phân tích
được sử dụng để đánh giá các khoản mục, các thông số tài chính… sau điều chỉnh có
phù hợp với nhận định của KTV hay không.
Tóm lại, công việc phân tích BCTC là một thủ tục. Từ khâu lập kế hoạch thủ
tục này để xác định rủi ro cơ sở dẫn liệu liên quan, xác định các công việc, các
bằng chứng cần xem xét trong quá trình thực hiện kiểm toán tại đơn vị. Tại đơn vị,
khi thực hiện kiểm toán, KTV tiếp tục phân tích chi tiết hơn hoặc các thủ tục bổ
sung để xác nhận các phân tích ở bước lập kế hoạch. Kết thúc cuộc kiểm toán, KTV
thực hiện phân tích tổng thể để đảm bảo BCTC đã không còn chứa đựng các sai sót
trọng yếu. Như vậy dựa trên ISA 705 và quy trình thực tế công việc của KTV có
thể thấy các thông tin tài chính, việc thực hiện phân tích các chỉ số tài chính, tình
hình tài chính là một thủ tục và có ảnh hưởng đến hai việc đã đề cập ở mục 2.1.2 đó
là: “Về bản chất, ý kiến kiểm toán về BCTC được hình thành dựa trên: (1) bằng
chứng kiểm toán đã thu thập được, KTV kết luận là tổng thể BCTC vẫn còn sai sót
55

trọng yếu hay trung thực hợp lý (2) KTV có thể thu thập được đầy đủ bằng chứng
kiểm toán thích hợp để kết luận rằng tổng thể BCTC không còn sai sót trọng yếu
hay không?”. Do đó các chỉ tiêu tài chính được xem xét để đưa vào mô hình nhằm
tìm kiếm mối quan hệ với ý kiến kiểm toán liên quan.
56

Kết luận chương 2

Chương 2 trình bày các lý thuyết nền tảng cho luận án, các khái niệm chung
về BCTC, kiểm toán và ý kiến toán cùng các nhân tố ảnh hưởng đến ý kiến kiểm
toán và mô hình nghiên cứu. Cụ thể: NCS đã trình bày về lý thuyết đại diện, lý
thuyết các bên liên quan, lý thuyết tín hiệu và lý thuyết tín nhiệm cũng như việc áp
dụng các lý thuyết này trong lựa chọn biến nghiên cứu của luận án. Các chuẩn mực
kiểm toán và công việc chung của KTV liên quan đến cá biến tài chính cũng được
trình bày tại phần này. Tiếp theo luận án trình bài các khái niệm về ý kiến kiểm toán,
BCTC, báo cáo và ý kiến kiểm toán.
Phần quan trọng tiếp theo NCS cũng tổng hợp các công trình nghiên cứu về các
nhân tố ảnh hưởng đến ý kiến kiểm toán. Tại mỗi biến dự định nghiên cứu, NCS thực
hiện tổng hợp các công trình liên quan, mối quan hệ và chiều ảnh hưởng đồng thời
thống kê các công trình nghiên cứu cho kết quả giống nhau. Đây có thể nói là khung
xương sống quan trọng để giúp NCS lựa chọn biến cũng như giải thích các kết quả
nghiên cứu thu được sau này.
57

CHƯƠNG 3
THIẾT KẾ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Từ tổng quan nghiên cứu, có thể thấy các công trình nghiên cứu về các nhân tố
ảnh hưởng đến ý kiến kiểm toán vẫn còn rất manh mún tại Việt Nam. Các nghiên cứu
trước đây chủ yếu được thực hiện và kiểm định tại các quốc gia phát triển. Do đặc
điểm khác nhau về kinh tế - xã hội, về trình độ nhân sự của mỗi nước và về tính phù
hợp của chuẩn mực kiểm toán ở các nước với chuẩn mực quốc tế cũng là khác nhau,
chính vì vậy các kết quả nghiên cứu trên thế giới về chủ đề này nhiều nhưng có thể
chưa phù hợp tại Việt Nam. NCS đã sử dụng thêm phương pháp nghiên cứu định tính
bên cạnh nghiên cứu định lượng để có thể xác định các nhân tố phù hợp tại Việt Nam
cũng như độ tin cậy của thang đo cho các nhân tố này.

3.1 Quy trình nghiên cứu

Bước 1 Khảo sát sơ bộ vấn đề nghiên cứu

Bước 2 Tổng quan tài liệu, lý thuyết nền tảng cho vấn đề
nghiên cứu và xác định khoảng trống nghiên cứu.

Bước 3 Phân tích định tính - phỏng vấn sâu chuyên gia -
xây dựng mô hình - giả thuyết nghiên cứu

Bước 4 Lấy dữ liệu, tổng hợp, xử lý, chạy và


phân tích dữ liệu

Bước 5 Thảo luận kết quả nghiên cứu

Bước 6 Giải pháp và kiến nghị

Sơ đồ 3.1. Quy trình nghiên cứu


58

Nguồn: NCS tự tổng hợp


Toàn bộ luận án được NCS thực hiện qua 06 (sáu) bước cơ bản, cụ thể:
Bước 1, ở bước này, NCS đầu tiên tìm hiểu và xác định vấn đề cần nghiên cứu
trong lĩnh vực kiểm toán. Do đó, NCS thực hiện tìm hiểu sơ bộ theo hai hướng: (1) Tìm
hiểu các nghiên cứu trên thế giới và trong nước để tìm ra các chủ đề được nhiều giới học
thuật quan tâm hay còn nhiều hạn chế, (2) Quan sát thực tế và trao đổi với các KTV để
phát hiện các vấn đề còn tồn đọng cũng như đang được các KTV quan tâm. Sau khi tổng
hợp, phân tích và đánh giá các thông tin từ hai hướng này, NCS lựa chọn nghiên cứu các
nhân tố ảnh hưởng đến ý kiến kiểm toán làm đề tài của mình.

Bước 2, sau khi xác định đề tài nghiên cứu sơ bộ, NCS thực hiện lựa chọn các
bài báo có uy tín và xếp hạng cao có liên quan đến chủ đề. Tiến hành phân loại, đọc và
tổng hợp các thông tin liên quan đến: (1) cách phân loại ý kiến kiểm toán, (2) các nhân
tố ảnh hưởng đến ý kiến kiểm toán về BCTC của các công ty niêm yết, (3) các phương
pháp nghiên cứu, (4) dữ liệu và cách lấy mẫu, (5) kết quả nghiên cứu và chiều ảnh
hưởng. Từ tổng quan này, NCS thực hiện đánh giá các hạn chế để tìm ra khoảng trống
nghiên cứu nhằm phát triển thêm hướng nghiên cứu liên quan đến đề tài lựa chọn. Tại
bước này, NCS cũng tổng hợp các ý thuyết làm nền tảng cho cơ sở lựa chọn biến đưa
vào mô hình của mình. Các lý thuyết được lựa chọn không chỉ giúp làm rõ các nhân tố
ảnh hưởng đến vấn đề nghiên cứu mà còn giải thích rõ tầm quan trọng của vấn đề
nghiên cứu. Từ đây, NCS cũng xác định khoảng trống nghiên cứu tại Việt Nam và đã
tìm ra các nghiên cứu trước đây còn nhiều hạn chế về số lượng nghiên cứu, số biến
kiểm nghiệm, thời gian nghiên cứu cũng như quy mô mẫu trên cả hai sàn, phương
pháp nghiên cứu… Do đó, NCS tập trung vào phát triển đề tài dựa trên: (1) đưa thêm
một số biến để kiểm định tại Việt Nam, (2) mở rộng thời gian nghiên cứu ra 10 năm
(thời gian nghiên cứu lớn nhất so với tất cả các nghiên cứu trước đây), (3) quy mô mẫu
mở rộng trên cả hai sàn giao dịch chứng khoán thay vì một trong hai sàn như các
nghiên cứu trước, (4) bổ sung phương pháp nghiên cứu định tính.

Bước 3, sau khi xác định các nhân tố ảnh hưởng, thang đo các nhân tố này,
NCS thực hiện phỏng vấn sâu các chuyên gia trong ngành nhằm xác định lại các nhân
tố có phù hợp đưa vào mô hình nghiên cứu tại Việt Nam hay không, đồng thời xác
định thang đo, độ tin cậy của thang đo cũng như tính khả thi trong việc thu thập dữ
liệu.
59

Bước 4, NCS tiến hành thu thập mẫu dựa trên các biến lựa chọn và thang đo
được tổng hợp từ mô hình ở bước 4. Dữ liệu sau khi được thu thập từ nhiều kênh tuỳ
thuộc vào đặc tính của từng biến sẽ được tổng hợp và mã hoá để kiểm định kết quả
trên Stata 15. NCS tiến hành đánh giá các biến bị đa cộng tuyến hay chưa phù hợp và
phân tích kết quả so sánh với lý thuyết nền tảng và các nghiên cứu trước.

Bước 5, Từ kết quả tìm ra, NCS tiến hành thảo luận và phân tích kết quả dựa
trên các nền tảng lý thuyết và tổng quan nghiên cứu của các công trình trước đây cũng
như các giả thuyết đã được kỳ vọng.
Bước 6, Tại bước cuối cùng này, căn cứ vào phần thảo luận kết quả, NCS tiến
hành tổng hợp, phân tích với thực trạng hiện tại và đề xuất các kiến nghị dựa trên quy
luật ảnh hưởng của các biến tìm ra.

3.2 Phân tích định tính


3.2.1 Mục tiêu phỏng vấn sâu
Nghiên cứu định tính được thực hiện bằng phương pháp phỏng vấn sâu chuyên
gia trong lĩnh vực kiểm toán. Thông qua đó và kết hợp với tổng quan nghiên cứu, NCS
thực hiện lựa chọn được các biến điển hình và phù hợp tại Việt Nam để đưa vào mô
hình nghiên cứu đồng thời xác định thang đo phù hợp cho các biến được lựa chọn.

3.2.2 Đối tượng phỏng vấn sâu


Theo Hair và cộng sự (2016) thì phỏng vấn sâu cần lựa chọn dựa trên các
chuyên gia trong ngành bao gồm cả thực tiễn và chuyên sâu. Điều kiện phù hợp cho
mỗi nhóm chuyên gia (thực tiễn và chuyên sâu) phải là phải từ 3 người trở lên. Do đó,
NCS thực hiện lựa chọn phỏng vấn sâu với 10 chuyên gia trong lĩnh vực kiểm toán
gồm: (i) chuyên gia thực tiễn: đại diện Cục Quản lý, Giám sát Kế toán, Kiểm toán - Bộ
Tài chính, đại diện ACCA - Khu vực Đông Nam Á Lục Địa, đại diện VACPA, giám
đốc một số công ty kiểm toán, (ii) chuyên gia chuyên sâu: một số giảng viên của các
trường đại học… (chi tiết các chuyên gia phỏng vấn được trình bày trong phụ lục 01
của luận án)
Nội dung của nghiên cứu định tính chính thức bao gồm các câu hỏi mở liên
quan đến tác động của các nhân tố tới ý kiến kiểm toán, tính phù hợp, độ khó trong
việc thu thập và độ tin cậy của thang đo. Nội dung chi tiết của nghiên cứu định tính
xem chi tiết tại Phụ lục 02.

3.2.3 Kết quả phỏng vấn sâu


60

Thứ 1, các nhân tố được các chuyên gia đánh có ảnh hưởng đến ý kiến kiểm
toán theo thứ tự như sau (NCS sắp xếp mức độ ảnh hưởng theo đánh giá của các
chuyên gia theo thứ tự giảm dần).
Stt Biến Chiều ảnh hưởng

Đồng nhất quan điểm quản trị công ty tốt thì doanh
1 Quản trị công ty nghiệp có khả năng nhận được ý kiến kiểm toán chấp
nhận toàn phần cao hơn.

Đồng nhất quan điểm hệ thống KSNB tốt thì doanh


Hệ thống Kiểm soát
2 nghiệp có khả năng nhận được ý kiến kiểm toán chấp
nội bộ
nhận toàn phần cao hơn.

Ý kiến chuyên gia chia thành 03 luồng:


- Một là quy mô công ty kiểm toán cùng chiều với ý kiến
Quy mô công ty kiểm toán không phải dạng chấp nhận toàn phần.
3
được kiểm toán - Hai là quy mô công ty kiểm toán ngược chiều với ý
kiến kiểm toán không phải dạng chấp nhận toàn phần.
- Ba là không có mối quan hệ.

Đồng nhất quan điểm nếu công ty được kiểm toán năm
trước nhận ý kiến không phải dạng chấp nhận toàn phần
Ý kiến kiểm toán thì nhiều khả năng năm nay nhận ý kiến không phải loại
4
năm trước chấp nhận toàn phần. Tuy nhiên chuyên gia cũng nhấn
mạnh tuỳ thuộc vào việc năm nay đơn vị trình bày báo
cáo như thế nào.

Đa phần các chuyên gia cho rằng phí kiểm toán liên quan
đến chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp và cho rằng không
ảnh hưởng đến xác suất nhận ý kiến kiểm toán. Tuy
5 Phí kiểm toán
nhiên một số ít chuyên gia cho rằng ảnh hưởng mạnh đến
ý kiến kiểm toán và có mối quan hệ cùng chiều với ý
kiến kiểm toán chấp nhận toàn phần.

Độ trễ báo cáo kiểm Các chuyên gia cho rằng khi BCKiT bị phát hành trễ có
6
toán thể có liên quan đến việc doanh nghiệp phải nhận một ý
61

Stt Biến Chiều ảnh hưởng


kiến kiểm toán không phải dạng chấp nhận toàn phần.

Trong quá trình phỏng vấn, NCS có đưa ra biến nhiệm


kỳ kiểm toán (tức là số năm KTV kiểm toán đơn vị) là
một trong các biến điển hình đại diện cho sự thay đổi
của kiểm toán tuy nhiên chuyên gia gợi ý NCS đưa
7 Nhiệm kỳ kiểm toán biến chuyển đổi KTV tự nguyện vào nghiên cứu bởi
chuyên gia cho rằng biến này có ảnh hưởng mạnh hơn
biến nhiệm kỳ KTV (kết quả nghiên cứu sơ bộ NCS
thực hiện cũng không tìm thấy mối quan hệ giữa ý kiến
kiểm toán và biến nhiệm kỳ kiểm toán).

Ý kiến chuyên gia chia thành 02 luồng: một là các chỉ


tiêu tài chính có mối quan hệ với ý kiến kiểm toán không
8 Các chỉ tiêu tài chính
phải dạng chấp nhận toàn phần, hai là không có mối
quan hệ.

Các chuyên gia đều cho rằng đây là nhân tố ít có sự ảnh


9 Số năm niêm yết
hưởng hoặc không ảnh hưởng đến ý kiến kiểm toán.

Nguồn: NCS tự tổng hợp


Thứ 2, các chuyên gia gợi ý đưa bổ sung thêm biến. Trong quá trình phỏng vấn,
chuyên gia gợi ý NCS một số biến có thể ảnh hưởng đến ý kiến kiểm toán là: thay đổi
KTV với giả thuyết thay đổi KTV làm tăng xác suất doanh nghiệp nhận ý kiến kiểm
toán không phải dạng chấp nhận toàn phần. Biến này nên đo lường là sự thay đổi công
ty kiểm toán.

Thứ 3, qua quá trình phỏng vấn, các chuyên gia đánh giá thang đo NCS đưa ra
là phù hợp và có độ tin cậy cao. Một số biến NCS chưa tìm được cách đo lường có độ
tin cậy cao thì các chuyên gia cũng xác định mặc dù có ảnh hưởng mạnh đến ý kiến
kiểm toán tuy nhiên khó hoặc rất khó để đo lường ở Việt Nam với số lượng mẫu kéo
dài là 10 năm. Các biến đó là: Quản trị công ty, Hệ thống KSNB và phí kiểm toán.
NCS thực hiện lựa chọn một số thang đo phù hợp theo gợi ý của chuyên gia và tổng
quan nghiên cứu để đưa vào mô hình đo lường biến quản trị công ty (bảng các biến dự
kiến đưa vào mô hình và có thang đo phù hợp được trình bày chi tiết ở sơ đồ 3.1). Hai
62

biến là hệ thống KSNB và phí kiểm toán không được thực hiện nghiên cứu tại luận án
do độ khó trong thu thập dữ liệu và tính tin cậy của dữ liệu.

3.3 Xây dựng giả thuyết khoa học


Từ thực tế tổng quan nghiên cứu có thể thấy, tại Việt Nam, các công trình
nghiên cứu về ý kiến kiểm toán không nhiều. Các công trình nghiên cứu trên thế giới
thì đa phần tập trung ở các nước phát triển do đó có thể có những điều chưa phù hợp
tại Việt Nam là một đất nước đang phát triển. Vì vậy, kết hợp với việc phỏng vấn sâu
chuyên gia về mối quan hệ, chiều ảnh hưởng của các nhân tố đến ý kiến kiểm toán,
NCS tiến hành chọn lọc các biến được đánh giá ảnh hưởng mạnh và xây dựng giả
thuyết cho mô hình nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến ý kiến kiểm toán về
BCTC của các công ty niêm yết tại Việt Nam.
Ở phần này, NCS sẽ đưa ra giả thuyết liên quan đến 11 biến tài chính và phi tài
chính đã được lựa chọn dựa vào tổng quan nghiên cứu và phỏng vấn sâu chuyên gia
bao gồm: (i) Biến tài chính: Hệ số thanh toán ngắn hạn, vòng quay hàng tồn kho, vòng
quay tài sản cố định, ROE, tăng trưởng doanh thu, chỉ số nợ và (ii) Biến phi tài chính:
ý kiến kiểm toán năm trước, quy mô công ty kiểm toán, tỷ lệ thành viên không điều
hành, độ trễ BCKiT và chuyển đổi KTV.

3.3.1 Nhóm các nhân tố tài chính


Theo quy định của chuẩn mực thì KTV sẽ đưa ra ý kiến kiểm toán không phải
dạng chấp nhận toàn phần khi có sự chắc chắn về các sự kiện trọng yếu mà Ban
Giám đốc sẽ không hoặc không thể cung cấp thông tin một cách rõ ràng trong các
BCTC. Các yếu tố không chắc chắn trọng yếu thường sẽ được tái hiện trong một
hoặc nhiều thành phần đại diện cho vị thế tài chính và hiệu quả hoạt động của công
ty. Vì tính lành mạnh về mặt tài chính của một công ty được thể hiện trong các biến
BCTC của nó cho nên nhiều nhà nghiên cứu đã sử dụng các biến số tài chính để hình
thành các kỳ vọng về ý kiến kiểm toán.

3.3.1.1 Hệ số thanh toán ngắn hạn


Căn cứ vào các thủ tục mà kiểm toán thực hiện trong quá trình kiểm toán,
nếu KTV phân tích hệ số thanh toán ngắn hạn của doanh nghiệp thấy có dấu hiệu
không tốt, KTV sẽ nhiều khả năng hoài nghi về tính hoạt động liên tục (một trong
các loại của ý kiến kiểm toán không phải dạng chấp nhận toàn phần). Bên cạnh đó
khi hệ số thanh toán ngắn hạn không tốt hoặc đang trở nên xấu đi thì điều này có
nghĩa là công ty gặp khó khăn trong việc trả nợ đúng hạn và công ty không có khả
63

năng thanh toán cần thiết để trả các khoản nợ trong ngắn hạn, do đó có khả năng
nhận được ý kiến kiểm toán không phải dạng chấp nhận toàn phần là cao (Zarei và
cộng sự, 2020).
Zarei H và cộng sự (2020) nghiên cứu trên 480 quan sát từ 2012-2016 đã chỉ
ra có mối quan hệ ngược chiều và trọng yếu giữa hệ số thanh toán ngắn hạn với tư
cách là một biến độc lập và loại ý kiến kiểm toán. Điều này có nghĩa là việc giảm
hệ số thanh toán ngắn hạn sẽ làm công ty gặp khó khăn trong việc trả nợ đúng hạn
của công ty và công ty không có khả năng thanh toán cần thiết để trả các khoản nợ
trong ngắn hạn, do đó có khả năng nhận được ý kiến kiểm toán không phải dạng
chấp nhận toàn phần là cao. Phát hiện này phù hợp với kết quả nghiên cứu được
báo cáo bởi Spathis (2003), Caraman và Spathis (2006), Ballesta và Garcia Meca
(2005), Gaganis và cộng sự (2007).
Vì thế dựa trên các kết quả nghiên cứu trước đây và dựa vào việc chuẩn mực
quy định việc thực hiện thủ tục phân tích là một bằng chứng kiểm toán đồng thời dựa
vào kết quả phỏng vấn sâu chuyên gia (đã được trình bày chi tiết ở mục 3.2 của
chương này) thì hệ số thanh toán ngắn hạn là chỉ tiêu đại diện phổ biến cho nhóm khả
năng thanh toán và hệ số này được kỳ vọng có mối quan hệ ngược chiều với ý kiến
kiểm toán không phải dạng chấp nhận toàn phần. Do đó, NCS sẽ kiểm định giả thuyết
hệ số thanh toán ngắn hạn có mối quan hệ ngược chiều với ý kiến kiểm toán không
phải dạng chấp nhận toàn phần.

Giả thuyết H1- Hệ số thanh toán ngắn hạn tác động ngược chiều đến ý kiến
kiểm toán không phải dạng chấp nhận toàn phần.

3.3.1.2 Nhóm các chỉ số về hiệu suất và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp
Căn cứ vào lý thuyết tín hiệu đã trình bày ở chương 2 thì mối quan hệ giữa lý
thuyết tín hiệu và quy mô công ty là tổng doanh thu càng lớn thì lợi nhuận ròng càng
lớn do đó cổ tức được chia cho cổ đông cũng được kỳ vọng sẽ lớn hơn. Điều này có
thể mang lại một tín hiệu tích cực để thu hút các nhà đầu tư tiềm năng. Mối quan hệ
giữa lý thuyết tín hiệu và ý kiến kiểm toán loại chấp nhận toàn phần sẽ cho một tín
hiệu tốt vì BCTC được coi là đã được trình bày một cách trung thực và hợp lý với các
chuẩn mực đã được thiết lập. Do đó bốn biến: ROE, tăng trưởng doanh thu, vòng quay
hàng tồn kho, vòng quay tài sản cố định đều được lựa chọn dựa trên lý thuyết tín hiệu
và với một giả thuyết chung là các công ty càng hoạt động hiệu quả thì càng có xác
suất nhận ý kiến kiểm toán chấp nhận toàn phần càng cao. Cụ thể:
64

(i) Vòng quay hàng tồn kho: Spathis và cộng sự (2003) nghiên cứu trên 100
công ty tại Hy Lạp đã chứng minh rằng chỉ số tài chính có đóng góp quan trọng đến ý
kiến KTV. Tuy nhiên vòng quay hàng tồn kho lại không có mối quan hệ với ý kiến
không phải loại chấp nhận toàn phần. Nghiên cứu này được sự ủng hộ của Zarei H và
cộng sự (2020) tại Nhật Bản. Trái ngược với Spathis và cộng sự (2003) và Zarei H và
cộng sự (2020) tại Nhật Bản thì Willenborg và McKeown (2000) chỉ ra mối quan hệ
giữa vòng quay hàng tồn kho và ý kiến kiểm toán.
Giả thuyết H2- Vòng quay hàng tồn kho tác động cùng chiều đến ý kiến kiểm
toán loại chấp nhận toàn phần.
(ii) Vòng quay tài sản cố định. Zarei H và cộng sự (2020), Ozcan (2016), Maria
Tsipouridoua và Charalambos Spathis (2014) đều cho ra một kết quả là vòng quay tài sản
cố định có mối quan hệ cùng chiều với ý kiến kiểm toán chấp nhận toàn phần. Điều này
có ý nghĩa là công ty có vòng quay tài sản cố định càng tốt thì càng có nhiều khả năng
nhận ý kiến kiểm toán chấp nhận toàn phần.
Giả thuyết H3- Vòng quay tài sản cố định tác động cùng chiều đến ý kiến kiểm
toán loại chấp nhận toàn phần.
(iii) Tăng trưởng doanh thu. Erkki K. Laitinen và Teija Laitinen (2010) tại
Phần Lan sử dụng mô hình logit và nghiên cứu trên 111 quan sát đã chỉ ra tăng trưởng
doanh thu có mối quan hệ ngược chiều với ý kiến kiểm toán không phải dạng chấp
nhận toàn phần. Tức là doanh nghiệp có tăng trưởng doanh thu thấp thì có xác suất
nhận ý kiến không phải loại chấp nhận toàn phần cao hơn. Ozcan (2016) tại Thổ Nhĩ Kỳ
cũng tìm ra mối liên hệ giữa tăng trưởng và ý kiến kiểm toán tuy nhiên ông sử dụng thang
đo là tài sản thay vì doanh thu như Erkki K. Laitinen và Teija Laitinen (2010).
Giả thuyết H4- Tăng trưởng doanh thu tác động cùng chiều đến ý kiến kiểm
toán loại chấp nhận toàn phần.
(iv) Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ - ROE. Phần đa kết quả nghiên cứu đều
cho thấy có một mối liên hệ mạnh mẽ giữa chỉ tiêu lợi nhuận và ý kiến kiểm toán.
Dopuch và cộng sự (1987) chỉ ra lỗ năm hiện tại là một trong những biến có ảnh
hưởng mạnh đến ý kiến kiểm toán không phải dạng chấp nhận toàn phần. Mặc dù vẫn
có những nghiên cứu chỉ ra ROE và ý kiến kiểm toán không có mối quan hệ nhưng
dưới cơ sở lý thuyết tín hiệu, NCS vẫn kỳ vọng một mối quan hệ cùng chiều với ý kiến
kiểm toán chấp nhận toàn phần như các nghiên cứu đã thực hiện ở tổng quan: Zarei H
và cộng sự (2020), Ozcan (2016), Willenborg và McKeown (2000), Gaganis và cộng sự
65

(2007), Farinha và Viana (2009), Yasar và cộng sự (2015).


Giả thuyết H5- ROE tác động cùng chiều đến ý kiến kiểm toán loại chấp nhận
toàn phần.
3.3.1.3 Chỉ số nợ
Vẫn căn cứ vào các thủ tục mà kiểm toán thực hiện trong quá trình kiểm toán,
nếu KTV phân tích hệ số nợ của doanh nghiệp thấy có dấu hiệu không tốt, KTV sẽ
nhiều khả năng hoài nghi về tính hoạt động liên tục (một trong các loại của ý kiến
kiểm toán không phải dạng chấp nhận toàn phần) hay khả năng trả nợ của doanh
nghiệp. Theo lý thuyết tín nhiệm đã phân tích ở chương 2, thì để gia tăng tín nhiệm với
ngân hàng/chủ nợ, doanh nghiệp có khả năng trình bày BCTC không trung thực và
hợp lý. Điều này dẫn đến xác suất nhận ý kiến kiểm toán không phải dạng chấp nhận
toàn phần tăng lên.

Chỉ số nợ có mặt ở hầu hết các nghiên cứu trên thế giới về các nhân tố ảnh
hưởng ý kiến kiểm toán. Các nghiên cứu cũng cho ra nhiều kết quả trái chiều, cụ thể:

(i) Không có mối quan hệ với ý kiến kiểm toán: Suroto (2017) kết luận không có
mối quan hệ giữa đòn bẩy và ý kiến kiểm toán chấp nhận toàn phần. Tương tự
Tsipouridou và Spathis (2014) không tìm thấy mối liên hệ có ý nghĩa giữa chỉ số nợ và
ý kiến kiểm toán. Alpaslan Yasar và cộng sự (2015), Susanto và Pradipta (2017) cũng
không tìm thấy mối liên hệ giữa chỉ số nợ và ý kiến kiểm toán.
(ii) Có mối quan hệ với ý kiến kiểm toán: Nhìn chung các nghiên cứu đều cho ra
kết quả khá tương đồng đó là tỷ lệ nợ có mối quan hệ cùng chiều với ý kiến kiểm
toán không phải dạng chấp nhận toàn phần. Zureigat (2014) tại Ả Rập chỉ ra đòn
bẩy có quan hệ cùng chiều với ý kiến kiểm toán không phải dạng chấp nhận toàn phần.
Nghiên cứu này được hỗ trợ bởi các nghiên cứu của Chen và Church (1992), Dopuch
và cộng sự (1987), Habib (2013). Dopuch và cộng sự (1987) chỉ ra đòn bẩy tài chính là
một trong những biến có ảnh hưởng mạnh đến ý kiến kiểm toán không phải dạng chấp
nhận toàn phần. Các tác giả như Keasy và cộng sự (1998) hay DeFond và cộng sự
(2002) nhận thấy rằng xác suất nhận được một ý kiến kiểm toán không phải dạng chấp
nhận toàn phần là lớn hơn khi các công ty có mức độ đòn bẩy cao. Gaganis và cộng sự
(2007) chỉ ra các công ty nhận được ý kiến kiểm toán chấp nhận toàn phần thường có
tỷ lệ tự chủ cao. Kết quả trong nghiên cứu của Penas và cộng sự (2017) tại Tây Ban
Nha và chỉ ra đòn bẩy tài chính cao làm tăng khả năng nhận được một ý kiến kiểm
66

toán không phải dạng chấp nhận toàn phần. Tại Việt Nam, tỷ lệ này được kiểm định là
có ảnh hưởng đến ý kiến kiểm toán trong nghiên cứu của Thuy Thi Ha và cộng sự
(2016). Gần đây nhất là nghiên cứu của Zarei H và cộng sự (2020) trên 480 quan sát từ
2012-2016 tại Iran, với mô hình logit, tác giả đã chỉ ra nếu tỷ lệ nợ của công ty tăng,
khả năng phát hành một BCKiT với ý kiến không phải loại chấp nhận toàn phần sẽ
tăng lên, bởi vì lợi ích và quyền của các chủ nợ và ngân hàng cho công ty vay sẽ bị tổn
hại và công ty sẽ phải đối mặt với phá sản.

NCS căn cứ vào thủ tục phân tích kiểm toán của KTV, các nghiên cứu tiền
nhiệm và ý kiến của các chuyên gia trong quá trình phỏng vấn sâu và đưa ra giả thuyết
như sau:

Giả thuyết H6- Chỉ số nợ tác động ngược chiều đến ý kiến kiểm toán loại chấp
nhận toàn phần.

3.3.2 Nhóm các nhân tố phi tài chính


3.3.2.1 Tỷ lệ thành viên hội đồng quản trị không điều hành
Một HĐQT hiệu quả theo lý thuyết đại diện là nên bao gồm phần đa số thành
viên HĐQT không điều hành, bởi vì những người được cho rằng sẽ tạo ra kết quả hoạt
động vượt trội do tính độc lập của họ so đối với hoạt động quản lý của công ty.
Nhiều nghiên cứu cũng ủng hộ điều này, Keasey và cộng sự (1988) nghiên cứu
trên 540 BCKiT từ 1980-1982 tại Anh và kết luận số lượng thành viên không điều hành
có mối quan hệ ngược chiều với ý kiến kiểm toán không phải dạng chấp nhận toàn
phần. Ishak và Yusof (2015) đã cho thấy tỷ lệ các thành viên không điều hành trên
tổng thành viên hội đồng quản trị có ảnh hưởng đến ý kiến kiểm toán không phải dạng
chấp nhận toàn phần tại thị trường của Malaysia và nghiên cứu này là phù hợp với các
nghiên cứu trước. Nghiên cứu được ủng hộ bởi Ozcan (2016) tại Thổ Nhĩ Kỳ. Gần đây
là nghiên cứu của Saaydah (2019) đã chỉ ra mối quan hệ giữa tỷ lệ thành viên không
điều hành với ý kiến kiểm toán không phải dạng chấp nhận toàn phần. Do đó, NCS sẽ
kiểm định giả thuyết tỷ lệ thành viên không điều hành tác động cùng chiều với ý kiến
kiểm toán chấp nhận toàn phần.

Giả thuyết H7- Tỷ lệ thành viên không điều hành tác động cùng chiều đến ý
kiến kiểm toán loại chấp nhận toàn phần.

3.3.2.2 Độ trễ của báo cáo kiểm toán


67

Lý thuyết người tín hiệu chỉ ra rằng ý kiến kiểm toán không phải dạng chấp
nhận toàn phần làm cho các công ty chậm trễ công bố BCTC do không thống nhất với
KTV vì họ biết thông tin này được đưa ra là tin xấu cho các nhà đầu tư.

Habib (2013) tại Anh chỉ ra mối quan hệ cùng chiều giữa độ trễ của BCKiT với
ý kiến kiểm toán không phải dạng chấp nhận toàn phần. Theo Habib thì độ trễ của
BCKiT được định nghĩa là khoảng thời gian từ ngày kết thúc năm tài chính của công
ty đến ngày lập BCKiT và là một trong số ít các biến đầu ra kiểm toán có thể quan sát
được từ bên ngoài cho phép người ngoài đánh giá hiệu quả kiểm toán (Bamber và
cộng sự, 1993). Nghiên cứu này được ủng hộ bởi Ireland (2003) tại Anh.

Mối liên hệ tích cực được mong đợi giữa độ trễ BCKiT và xác suất nhận được ý
kiến kiểm toán không phải dạng chấp nhận toàn phần vì: (i) Thứ nhất, độ trễ của
BCKiT lâu hơn có thể phản ánh các cuộc đàm phán kéo dài giữa KTV và khách hàng
trong khi họ cố gắng giải quyết các bất đồng. (ii) Thứ hai, độ trễ của BCKiT đánh giá
lâu hơn có thể thể hiện công việc bổ sung mà KTV cần phải thực hiện để giải quyết
các vấn đề đã xác định. (iii) Thứ ba, độ trễ của BCKiT dài hơn có thể phản ánh rủi ro
kiểm soát và/hoặc rủi ro vốn cao của khách hàng do đó đòi hỏi phải thực hiện thêm
công việc kiểm toán (Ireland, 2003) dẫn đến phát hành BCKiT trễ. Kết quả phỏng
vấn sâu chuyên gia cũng cho các ý kiến và lý do tương đồng.

Do đó, NCS sẽ kiểm định giả thuyết độ trễ của BCKiT tác động ngược chiều
với ý kiến kiểm toán chấp nhận toàn phần.
Giả thuyết H8- Độ trễ của BCKiT tác động ngược chiều đến ý kiến kiểm toán
loại chấp nhận toàn phần.

3.3.2.3 Ý kiến kiểm toán năm trước


Trong quá trình phỏng vấn sâu, các chuyên gia cho rằng nhiều khả năng nếu
năm trước đơn vị nhận được ý kiến kiểm toán không phải dạng chấp nhận toàn phần
thì có một xác suất cao hơn năm nay sẽ nhận ý kiến tương tự, đặc biệt trong trường
hợp vấn đề được nêu ra đã có trong nhiều năm mà đơn vị vẫn chưa tiến hành giải
quyết triệt để thì mức độ KTV đưa ra ý kiến ngoại trừ sẽ ngày một trọng yếu hơn.

Theo Habib (2013) thì đối với biến ý kiến kiểm toán trước đây, với tư cách là
một yếu tố quan trọng quyết định đối với các ý kiến kiểm toán giai đoạn hiện tại, đã
nhận được sự tập trung nghiên cứu mạnh mẽ. Mutchler (1984) đã tiến hành phỏng vấn
các kiểm toán viên hành nghề và nhận thấy rằng các KTV coi tình trạng của công ty
68

trong năm trước là một yếu tố quyết định quan trọng trong việc đưa ra ý kiến kiểm
toán không phải dạng chấp nhận toàn phần cho năm hiện tại. Nogler (1995) cho thấy
rằng một khi một ý kiến kiểm toán có giả định về hoạt động liên tục được đưa ra,
khách hàng sẽ phải chứng minh sự cải thiện đáng kể về hiệu suất để tránh nhận được
một ý kiến kiểm toán có giả định về hoạt động liên tục khác trong năm hiện tại. Giả
thuyết sau này được phát triển để kiểm tra ảnh hưởng của ý kiến kiểm toán năm trước
đối với xu hướng chấp nhận ý kiến của KTV trong năm nay.

Keasey và cộng sự (1988) nghiên cứu trên 540 công ty nhỏ tại Vương quốc
Anh, tác giả sử dụng 20 biến tài chính và phi tài chính để giải thích ý kiến kiểm toán
không phải dạng chấp nhận toàn phần. Tác giả kết luận việc nhận một ý kiến kiểm
toán không phải dạng chấp nhận toàn phần năm trước có ảnh hưởng đến việc nhận ý
kiến kiểm toán không phải dạng chấp nhận toàn phần năm nay. Nghiên cứu này được
ủng hộ bởi Ireland (2003) khi nghiên cứu trên một lượng mẫu rất lớn là 9.304 công ty
với 8.289 công ty không niêm yết và 1.015 công ty niêm yết tại Anh, hay như các
nghiên cứu của Muchler (1985), Thuy Thi Ha và cộng sự (2016) kiểm định với VN133
công ty tại Việt Nam cũng cho kết quả tương đồng.
Do đó, NCS sẽ kiểm định giả thuyết ý kiến kiểm toán năm trước (chấp nhận
toàn phần, không phải chấp nhận toàn phần) tác động cùng chiều với ý kiến kiểm toán
năm nay (chấp nhận toàn phần, không phải chấp nhận toàn phần).
Giả thuyết H9- Ý kiến kiểm toán năm trước tác động cùng chiều đến ý kiến kiểm
toán năm nay.

3.3.2.4 Chuyển đổi kiểm toán viên


Lý thuyết đại diện minh họa mối quan hệ giữa chủ sở hữu và người đại diện đã
được thỏa thuận và hiện thực hóa trong hợp đồng làm việc. Ban giám đốc với tư cách
là bên hiểu rõ tình trạng của công ty thường có những lợi ích và mục tiêu khác nhau với
các cổ đông (Lesmana và Kurnia, 2016). Mối quan hệ này tạo ra xung đột lợi ích là một
trong những yếu tố kích hoạt sự thay đổi của KTV. Sự kết hợp giả định giữa các ý kiến
không phải loại chấp nhận toàn phần và việc chuyển đổi KTV dựa trên các giả định
rằng: (a) Có các chi phí liên quan đến việc nhận được các ý kiến không phải loại chấp
nhận toàn phần, (b) các nhà quản lý muốn tránh những chi phí này và (c) điều này có
thể đạt được bằng cách chuyển đổi KTV. Đây cũng là biến mà chuyên gia gợi ý NCS
thay cho biến nhiệm kỳ kiểm toán vì sẽ phù hợp hơn ở Việt Nam.
69

Chow và Rice (1986) nghiên cứu về mối quan hệ giữa ý kiến kiểm toán và việc
chuyển đổi KTV. Mẫu nghiên cứu là 141 công ty từ 1973-1974 tại Hoa Kỳ. Tác giả đã chỉ
ra chuyển đổi kiểm toán có mối quan hệ cùng chiều với ý kiến kiểm toán không phải
dạng chấp nhận toàn phần. Yulius Kurnia Susanto (2018) nghiên cứu trên 122 công ty
niêm yết tại Indonesia từ 2011 đến 2015 đã chỉ ra việc không hài lòng với ý kiến của
KTV có thể dẫn đến căng thẳng giữa Ban Giám đốc và Công ty kiểm toán và có thể
dẫn đến công ty quyết định chuyển đổi KTV. Ban lãnh đạo sẽ hài lòng nếu công ty
kiểm toán có thể đưa ra những ý kiến kiểm toán chấp nhận toàn phần vì với những
ý kiến này có thể thu hút được các nhà đầu tư. Nếu công ty kiểm toán không thể
thực hiện mong muốn của người quản lý và đưa ra ý kiến kiểm toán không phải
dạng chấp nhận toàn phần, thì người quản lý sẽ chuyển đổi KTV. Zarei H và cộng
sự (2020) chỉ ra sự chuyển đổi KTV là đáng kể ở mức độ tin cậy 90% và có mối
quan hệ yếu với loại ý kiến kiểm toán. Phát hiện này phù hợp với kết quả của
Haniffa và cộng sự (2006), người cho rằng có mối quan hệ giữa vòng quay KTV và
loại ý kiến kiểm toán. Kết quả phỏng vấn sâu chuyên gia cũng cho một quan điểm
tương đồng.
Do đó, NCS sẽ kiểm định giả thuyết việc chuyển đổi kiểm toán tác động ngược
chiều với ý kiến kiểm toán chấp nhận toàn phần.
Giả thuyết H10- Chuyển đổi KTV tác động ngược chiều đến ý kiến kiểm toán
chấp nhận toàn phần.

3.3.2.5 Quy mô công ty kiểm toán


Trên cơ sở lý thuyết nền tảng là lý thuyết đại diện thì trong nghiên cứu của
Francis & Wilson (1988) đã chỉ ra chi phí ủy nhiệm ảnh hưởng đến việc lựa chọn
thương hiệu kiểm toán có uy tín, chất lượng. Do đó, các công ty có bất đồng trong uỷ
nhiệm càng cao thì chi phí dành cho việc lựa chọn kiểm toán chất lượng sẽ càng cao
hơn. NCS lựa chọn biến quy mô công ty kiểm toán để đưa vào mô hình dưới sự giải
thích của lý thuyết đại diện với kỳ vọng quy mô công ty kiểm toán có tác động cùng
chiều đến ý kiến kiểm toán không phải dạng chấp nhận toàn phần. Do bất đồng trong
uỷ nhiệm càng cao thì có khả năng xác suất xảy ra việc trình bày báo cáo không trung
thực hợp lý, từ đó dẫn đến việc các công ty kiểm toán có quy mô lớn sẽ có xu hướng
phát hành ý kiến kiểm toán không phải dạng chấp nhận toàn phần cao hơn.

Mối liên hệ của lý thuyết tín hiệu với danh tiếng của KTV là các KTV có uy tín
được cho là có uy tín và năng lực tốt để kết quả kiểm toán có chất lượng và có thể
70

được tin tưởng hơn. Quy mô của công ty có thể được đánh giá từ tổng tài sản, tổng
doanh thu, vốn hóa thị trường, số lượng công nhân… Quy mô lớn của công ty sẽ có
các hoạt động kinh doanh phức tạp đòi hỏi các KTV có kinh nghiệm, những người có
cam kết kiểm toán với khách hàng trong thời gian dài vì họ đã biết hoạt động kinh
doanh hoặc ngành. Biến quy mô công ty kiểm toán được lựa chọn dựa trên lý thuyết
này với giả thuyết các KTV có kinh nghiệm sẽ có khả năng phát hiện ra các sai sót
trọng yếu hơn, do đó gia tăng xác suất phát hành một ý kiến kiểm toán không phải
dạng chấp nhận toàn phần.

Việc sử dụng thang đo biến chất lượng công ty kiểm toán là theo: (i) DeAgelo
(1981) đã xem xét tác động của quy mô các công ty kiểm toán đến chất lượng của
các cuộc kiểm toán. Nghiên cứu lấy các công ty quốc tế, các công ty vừa và nhỏ
làm mẫu. Tác giả nhận thấy rằng chất lượng KTV gắn liền với quy mô doanh
nghiệp kiểm toán. Trong các nghiên cứu trong và ngoài nước, biến chất lượng kiểm
toán đều được các nghiên cứu lựa chọn quy mô công ty kiểm toán và phân loại
thành Big 4 và Non big 4 để đại diện cho biến chất lượng kiểm toán. (ii) Kết quả
phỏng vấn sâu chuyên gia. Mặc dù có một tỷ lệ nhỏ các chuyên gia cho rằng việc
sử dụng Big 4 và Non Big 4 là chưa thể hiện phân loại hợp lý nhất chất lượng kiểm
toán vì có một số đơn vị trong nước tuy không phải Big 4 nhưng cũng có chất
lượng cao. Tuy nhiên, các chuyên gia đều đồng tình rằng việc sử dụng thang đo Big
4 và Non Big 4 là phù hợp với các dữ liệu thu thập được công khai tại Việt Nam.
Do đó trong luận án này, kế thừa cách thức của các nghiên cứu trước và phỏng vấn
sâu chuyên gia tại Việt Nam, NCS cũng thực hiện chọn Big 4 và Non Big 4 đại
diện cho nhân tố thuộc về chất lượng và quy mô công ty kiểm toán.

Zureigat (2014) tại Ả Rập đã chỉ ra quy mô công ty kiểm toán có mối quan hệ
cùng chiều với ý kiến kiểm toán không phải dạng chấp nhận toàn phần. Điều này
có nghĩa là các công ty kiểm toán có quy mô lớn (Big N) có xu hướng phát hành ý
kiến kiểm toán không phải dạng chấp nhận toàn phần hơn các công ty kiểm toán khác.
Kết quả này phù hợp với các kết quả trước đây (Keasey và cộng sự (1988) tại Anh,
Reynolds và Francis (2001), Caramanis và Spathis (2006), DeFond và cộng sự (2002),
Masyitoh and Se.Ak (2010), Habib (2013), Penas và cộng sự (2017)).

Do đó, NCS sẽ kiểm định giả thuyết quy mô công ty kiểm toán tác động ngược
chiều với ý kiến kiểm toán chấp nhận toàn phần.
71

Giả thuyết H11- Quy mô công ty kiểm toán tác động ngược chiều đến ý kiến
kiểm toán chấp nhận toàn phần.
3.4 Phương pháp nghiên cứu
3.4.1 Xây dựng phương trình hồi quy
Từ các giả thuyết đưa ra, NCS xây dựng mô hình hồi quy để kiểm định sự tác
động của các biến đến xác suất nhận loại ý kiến kiểm toán. Mô hình được thể hiện qua
sơ đồ dưới đây:

1. Hệ số thanh toán ngắn hạn (CR)

2. Vòng quay tài sản cố định (IFTR)

3. Vòng quay hàng tồn kho (ITR)

4. Lợi nhuận thuần/vốn chủ (ROE)

5. Tăng trưởng doanh thu (RG) Ý kiến


kiểm toán
6. Chỉ số nợ (DR) (AO)

7. Ý kiến kiểm toán năm trước (POA)

8. Quy mô công ty kiểm toán (AS)

9. Chuyển đổi kiểm toán viên (AC)

10. Tỷ lệ thành viên không điều hành (TCT)

11. Độ trễ của báo cáo kiểm toán (RL)

Sơ đồ 3.2. Mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý kiến kiểm toán
Nguồn: NCS tự tổng hợp
Logit (OA) = a + B1*AS + B2*AC + B3*TCT + B4*RL + B5*POA +
B6*ROE + B7*RG +B8*DR + B9*ITR + B10*AFTR + B11*CS
Trong đó:
72

AS: Quy mô công ty kiểm toán ROE: Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu
AC: Chuyển đổi KTV RG: Tăng trưởng doanh thu
TCT: Tỷ lệ thành viên HĐQT không điều DR: Chỉ số nợ
hành ITR: Vòng quay hàng tồn kho
RL: Độ trễ của báo cáo kiểm toán AFTR: Vòng quay tài sản cố định
POA: Ý kiến kiểm toán năm trước CS: Hệ số thanh toán ngắn hạn

3.4.2 Thang đo biến độc lập và phụ thuộc


3.4.2.1 Thang đo biến phụ thuộc
Theo chuẩn mực kiểm toán quốc tế, mặc dù ý kiến kiểm toán được phân loại
thành 05 (năm) loại nhỏ là: ý kiến chấp nhận toàn phần, ý kiến chấp nhận toàn
phần có đoạn nhấn mạnh, ý kiến ngoại trừ, ý kiến trái ngược và ý kiến từ chối
nhưng như đã trình bày ở sơ đồ 2.3 về các hướng nghiên cứu thì với hướng nghiên
cứu thứ 3 mà luận án muốn kế thừa và phát triển thì các nghiên cứu đều đồng nhất
việc phân loại biến phụ thuộc ý kiến kiểm toán thành ý kiến kiểm toán chấp nhận
toàn phần và ý kiến kiểm toán không phải dạng chấp nhận toàn phần. Do đó, Luận
án này cũng kế thừa từ các nghiên cứu tiền nhiệm và thực hiện kiểm định các
nhân tố ảnh hưởng đến hai loại ý kiến là ý kiến kiểm toán chấp nhận toàn phần và
ý kiến kiểm toán không phải dạng chấp nhận toàn phần.

Hầu hết các nghiên cứu trên thế giới ở hướng mà luận án thực hiện thì ý
kiến kiểm toán được phân loại thành 02 loại: (i) một là, ý kiến kiểm toán chấp
nhận toàn phần hoàn toàn (trong toàn bộ luận án này NCS vẫn gọi chung tên là ý
kiến kiểm toán chấp nhận toàn phần) (ii) hai là, ý kiến kiểm toán không phải dạng
chấp nhận toàn phần. Trong đó ý kiến kiểm toán chấp nhận toàn phần có đoạn
nhấn mạnh về giả định hoạt động liên tục được phân loại về ý kiến kiểm toán không
phải dạng chấp nhận toàn phần.

Trong luận án này, NCS cũng thực hiện lựa chọn thang đo như đa số các công
trình nghiên cứu trên thế giới đó là: Biến AO - Ý kiến kiểm toán sẽ nhận giá trị bằng 1
nếu ý kiến kiểm toán là ý kiến kiểm toán chấp nhận toàn phần, nhận giá trị bằng 0 với
các loại ý kiến kiểm toán còn lại (bao gồm cả ý kiến kiểm toán chấp nhận toàn phần có
đoạn nhấn mạnh về giả định hoạt động liên tục).
73

3.4.2.2 Thang đo biến độc lập


Các biến độc lập trong mô hình bao gồm:
- Nhóm các nhân tố tài chính: CR, IRT, AFRT, RG, ROE, DR.
- Nhóm các nhân tố phi tài chính: POA, AS, AC, TCT, RL.
Các thức đo lường các biến này được thể hiện trong bảng 3.1 dưới đây:

Bảng 3.1. Cách đo lường các biến nghiên cứu

Tên biến Mã hoá Thang đo Nguồn


Muchler (1985), Spathis (2003),
Caraman và Spathis (2006), Ballesta
và GarciaMeca (2007), Gaganis và
Hệ số thanh Tài sản ngắn hạn/nợ
CR cộng sự (2007), Alpaslan Yasar và
toán ngắn hạn ngắn hạn
cộng sự (2015), Thuy Thi Ha và
cộng sự (2016), Ozcan (2016), Zarei
H và cộng sự (2020)
Vòng quay Giá vốn hàng bán/ hàng
ITR Zarei H và cộng sự (2020)
hàng tồn kho tồn kho bình quân
Vòng quay tài
Doanh thu thuần/ giá trị
sản cố định AFTR Zarei H và cộng sự (2020)
còn lại TSCĐ

Lợi nhuận trên Lợi nhuận sau thuế/ Ozcan (2016)


ROE
vốn chủ vốn chủ Zarei H và cộng sự (2020)

(Tổng doanh thu năm nay


Tăng trưởng
- Tổng doanh thu năm
doanh thu RG Laitinen và Laitinen (1998)
trước)/Tổng doanh thu
năm trước
Ireland (2003), Ballesta và
GarciaMeca (2007), Zureigat (2014),
Chỉ số nợ Tổng Nợ phải trả/tổng
DR Alpaslan Yasar và cộng sự (2015),
tài sản
Thuy Thi Ha và cộng sự (2016),
Zarei H và cộng sự (2020)
Quy mô công AS Nhận giá trị =1 nếuđược Habib (2013), Maria Tsipouridoua và
74

Tên biến Mã hoá Thang đo Nguồn


ty kiểm toán kiểm toán bởi các công ty Charalambos Spathis (2014), Susanto
Big 4 và nhận giá trị = 0 và Pradipta (2017), Zarei H và cộng
nếu được kiểm toán bởi sự (2020)
các công ty Non Big 4
Tỷ lệ thành Số thành viên không điều
Ishak và Yusof (2015), Ozcan
viên không TCT hành/ tổng số lượng thành
(2016), Saaydah (2019)
điều hành viên HĐQT
Nhận giá trị = 1 nếu ngày
Độ trễ của báo Keasey và cộng sự (1988), Laitinen,
phát hành BCKiT trễ so với
cáo kiểm toán RL E. K., & Laitinen, T. (1998), Ireland
quy định. Nhận giá trị = 0
(2003), Habib (2013)
nếu không bị trễ.
Nhận giá trị là 1 nếu Ý
kiến kiểm toán năm trước
là ý kiến kiểm toán chấp Habib (2013), Muchler (1985),
Ý kiến kiểm
nhận toàn phần, nhận giá Keasey và cộng sự (1988), Ireland
toán năm POA
trị là 0 nếu ý kiến kiểm (2003), Thuy Thi Ha và cộng sự
trước
toán năm trước không (2016)
phải là ý kiến kiểm toán
chấp nhận toàn phần.
Nguồn: NCS tự tổng hợp

3.4.3 Quy trình, phương pháp và quy mô lấy mẫu


3.4.3.1 Quy trình lấy mẫu
NCS thực hiện thu thập dữ liệu liên quan dựa trên 03 nguồn chính: (1) các dữ
liệu tài chính từ Công ty Finn Group, (2) Các BCKiT của các công ty công bố công
khai, (3) Dữ liệu liên quan đến quản trị công ty từ nguồn là báo cáo quản trị và báo cáo
thường niên. Quy trình lấy mẫu được thực hiện theo các bước như sau:
Bước 1, Dữ liệu của toàn bộ các công ty niêm yết được thu thập đầu tiên từ
công ty Finn Group từ năm 2009-2019, sau đó loại bỏ đi: (i) các công ty tài chính,
chứng khoán, ngân hàng, bảo hiểm (do các công ty này hạch toán theo chế độ kế toán
riêng) và (ii) các công ty không có dữ liệu, các công ty có dữ liệu đầy đủ từ 2009-2019
(tức là công ty phải niêm yết từ trước năm 2009 và không bị huỷ niêm yết hay lỗi dữ
liệu cho đến tận năm 2019). Số mẫu ban đầu là 759 công ty niêm yết trên hai sàn
HOSE và HNX. Sau khi loại bỏ các công ty này thì số lượng mẫu còn 570 công ty.
75

Bước 2, NCS thực hiện thu thập BCKiT và lấy tiếp các dữ liệu quan bao gồm:
Công ty kiểm toán, ngày phát hành BCKiT (cho tính toán độ trễ BCKiT), tên công ty
kiểm toán và ý kiến kiểm toán. Sau khi tiến hành thu thập BCKiT của 570 công ty này
từ 2009-2019, NCS lại tiếp tục loại bỏ các công ty không có đủ dữ liệu (có nhiều công
ty công khai các BCKiT nhưng không có dấu của công ty kiểm toán hoặc thiếu một
BCKiT của một năm nào đó thì NCS sẽ phải loại bỏ cả công ty đó cho toàn bộ kỳ dữ
liệu từ 2009-2019). Sau khi loại bỏ các công ty này thì số lượng mẫu còn 236 công ty.
Bước 3, NCS tiếp tục thu thập báo cáo thường niên và báo cáo quản trị của 236
công ty này từ năm 2010-2019 (lúc này đã loại bỏ năm 2009 do 2009 chỉ cần lấy dữ
liệu để tính toán tài chính và ý kiến kiểm toán năm trước). Mẫu còn lại sau khi thu
thập dữ liệu bị lỗi của bước này còn là 188 công ty trong 10 năm, tương ứng với 1.880
quan sát. Đây được xác định là số mẫu rất lớn và trên diện rộng nhất trong các nghiên
cứu liên quan tại Việt Nam từ trước đến nay.
Bước 4, NCS thực hiện tính toán các chỉ số tài chính theo thang đo, tính toán độ
trễ của BCKiT nếu phát hành sau ngày bắt buộc báo cáo là 30/3 hàng năm hay 30/9
tuỳ vào kỳ kế toán mà doanh nghiệp lựa chọn. Bước tiếp theo NCS thu thập và tính tỷ
lệ số thành viên không điều hành với tổng quy mô HĐQT và mã hoá cũng như sắp xếp
trên excel lại các biến để phù hợp với định dạng của Panel trong Stata 15.
Bảng 3.2. Số lượng mẫu sử dụng trong nghiên cứu
Stt Mô tả Số lượng công ty
1 Số lượng các công ty niêm yết tại hai sàn HOSE và HNX 759
từ 2009-2019
Số lượng các công ty chứng khoán, tài chính, bảo hiểm, (189)
2
ngân hàng, niêm yết sau 2009, lỗi dữ liệu
3 Các công ty bị lỗi dữ liệu trong BCKiT (334)
4 Các công ty bị lỗi dữ liệu quản trị công ty (48)
5 Số mẫu cuối cùng 188
Nguồn: NCS tự tổng hợp

3.4.3.2 Quy mô và phương pháp lấy mẫu


NCS tiếp cận quy mô mẫu ở hai góc độ:
Góc độ lý thuyết, Liên quan đến quy mô lấy mẫu có các quan điểm như sau: (1)
Theo Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), số mẫu tối thiểu cần lấy = số
nhân tố độc lập * 6, (2) Theo nguyên tắc EPV (Event Per Variable) thì số mẫu tối thiểu
76

cần lấy = số nhân tố độc lập * 10. Như vậy số biến độc lập của mô hình trong nghiên
cứu này là 18 thì số mẫu tối thiểu cần lấy là 180, (3) Theo nghiên cứu của Nguyễn
Đình Thọ (2013) thì kích cỡ mẫu tối thiểu là 200, (4) Theo phương pháp ước lượng cụ
thể của Maximum Likelihood thì kích cỡ mẫu tối thiểu nằm trong khoảng từ 100 đến
150, (5) theo Bollen (1989) thì mẫu tối thiểu phải từ 5 mẫu trở lên cho một tham số
cần ước lượng. Như vậy luận án có 18 tham số thì mẫu tối thiểu cần khoảng 90 mẫu.
Từ lý thuyết so sánh với số mẫu NCS thực hiện thu thập là 1.880 quan sát vượt rất
nhiều so với số mẫu tối thiểu cần thu thập. Điều này thể hiện mẫu đã lấy là phù hợp.
Góc độ các nghiên cứu trước, Với các nghiên cứu sử dụng mô hình hồi quy,
probit, NCS tiến hành tổng quan về số lượng mẫu và thời gian nghiên cứu để có định
hướng chọn mẫu phù hợp, cụ thể:
Gallizo and Saladrigues (2015) nghiên cứu cho năm 2012 và với số mẫu là 48
công ty (trong đó ½ là nhận được ý kiến kiểm toán có giả định về hoạt động liên tục và
½ là không nhận ý kiến này). Junaidi và cộng sự (2012) tại Indonesia nghiên cứu trên
63 công ty để kiểm định các nhân tố ảnh hưởng đến ý kiến kiểm toán giả định về hoạt
động liên tục cho giai đoạn từ 2005 đến 2009. Suroto (2017) tại Indonesia sử dụng mô
hình hồi quy với mẫu là 165 quan sát, Spathis (2003) nghiên cứu trên 100 công ty ở
Hy Lạp. Sakin (2017) tại Thổ Nhĩ Kỳ sử dụng mẫu là 458 BCKiT ngoại trừ và 1.568
BCKiT chấp nhận toàn phần cho kỳ từ 2003 đến 2012.
Zarei H và cộng sự (2020) sử dụng mô hình logit với mẫu là 480 quan sát từ
năm 2012-2016. Ozcan (2016) tại Thổ Nhĩ Kỳ sử dụng thống kê mô tả và mô hình
hồi quy logit với mẫu là 180 công ty trong giai đoạn từ 2005 đến 2014. Jouri (2016)
sử dụng mẫu là 90 công ty niêm yết tại Iran, Zdolsek và cộng sự (2015) sử dụng
thống kê mô tả và mô hình hồi quy logit với mẫu là 265 công ty cho năm 2009. Ishak
và Yusof (2015) tại Malaysia sử dụng mô hình hồi quy với 300 công ty cho kỳ từ
2004 đến 2009, Zureigat (2014) sử dụng một mô hình hồi quy với mẫu là 168 công
ty cho năm 2013. Caramanis và Spathis (2006) sử dụng mô hình hồi quy logistic và
phương pháp OLS trên quy mô mẫu là 185 công ty niêm yết tại Athens, Hy Lạp.
Spathis (2003) sử dụng mô hình hồi quy và phương pháp OLS trên quy mô mẫu gồm
50 ý kiến không chấp nhận toàn phần và 50 ý kiến chấp nhận toàn phần.
Như vậy có thể thấy các nghiên cứu trên thế giới thường lựa chọn mẫu ít nhất là
100 công ty cho kỳ ít nhất là một năm trở lên. Do đó số lượng mẫu của NCS là 188
mẫu và tương ứng 1.880 quan sát là hoàn toàn phù hợp ở cả góc độ lý thuyết và thực
tế.
77

Việc phân chia các doanh nghiệp theo ngành được thực hiện theo chuẩn
Industry Classification Benchmarking (ICB) được hãng Dow Jones và FTSE xây
dựng và ứng dụng trong việc phân bổ trên 65,000 công ty trên thế giới. Các chuyên
gia chứng khoán của StoxPlus đã Việt hóa tiêu chuẩn của ICB cho phù hợp với Việt
Nam. Các nhóm ngành được xây dựng trong ICB bao gồm: Dầu khí, nguyên vật liệu,
công nghiệp, hàng tiêu dùng, y tế, dịch vụ tiêu dùng, viễn thông, dịch vụ tiện ích và
tài chính. Trong quá trình chọn mẫu, NCS chủ yếu dựa vào tính có sẵn của dữ liệu,
với chủ ý lấy được số lượng lớn, mẫu phủ toàn bộ các doanh nghiệp do đó nếu trong
ngành công ty nào có thể lấy được đầy đủ dữ liệu 10 năm thì NCS lựa chọn mà
không bỏ đi mẫu nào.
Trong luận án này, sau khi kiểm tra thực tế về dữ liệu và loại bỏ các công ty
không có đủ dữ liệu, NCS thống kê lại được 188 doanh nghiệp như theo bảng 3.3
dưới đây:

Stt Tên ngành Số lượng doanh nghiệp


1 Công nghiệp 75
2 Hàng tiêu dùng 40
3 Nguyên vật liệu 24
4 Dịch vụ tiêu dùng 17
5 Tiện ích cộng đồng 10
6 Tài chính 90
7 Dược phẩm & Y tế 7
8 Công nghệ thông tin 4
9 Dầu khí 2
Nguồn: NCS tự tổng hợp

3.4.4 Xử lý mẫu
NCS thực hiện các bước phân tích dữ liệu như sau:
Bước 1, Thống kê mô tả các biến. Ở bước này NCS thống kê từ 1.880 quan sát
để thống kê chỉ số trung bình, giá trị nhỏ nhất, giá trị lớn nhất và độ lệch chuẩn. Thống
kê mô tả được thực hiện đến từng loại ý kiến kiểm toán để so sánh đặc thù của biến ở
từng loại ý kiến.
Bước 2, NCS sử dụng phần mềm Stata tiến hành kiểm định tự tương quan với
dữ liệu chuỗi thời gian bằng việc sử dụng ma trận tương quan (lệnh corr).
Nếu hệ số tương quan cặp có giá trị > 0.5, có thể có sự tương quan giữa chúng.
78

Để chắc chắn mô hình có mắc khuyết tật Đa cộng tuyến hay không, tiến hành
kiểm tra bằng ước lượng VIF.
Cách thực hiện là hồi quy reg và sử dụng lệnh “vif”. VIF tốt nhất là 2 hoặc nhỏ
hơn. Nếu kết quả từ 10 trở lên thì đó là hiện tượng đa cộng tuyến (Uchida, 2011).
Bước 3, NCS thực hiện kiểm định phương sai sai số thay đổi bằng lệnh “estat
hettest”. Nếu Pro > chi2 lớn hơn 0, điều này có nghĩa là mô hình có hiện tượng
phương sai sai số thay đổi.
Khắc phục bằng cách thực hiện kèm lệnh vce (robust), sai số chuẩn mạnh có thể
khắc phục được hiện tượng phương sai sai số thay đổi.
Bước 4, NCS thực hiện các lệnh thống kê mô tả với quy mô mẫu chung, quy
mô mẫu phân cấp theo nhóm ngành bằng lệnh sum.
“Sum bienphuthuoc biendoclap1 biendoclap2 …” để thống kê mô tả với quy
mô mẫu chung
“Sum bienphuthuoc biendoclap1 biendoclap2 …if bien == giatri” để thống kê
mô tả với các biến với giá trị cụ thể
Bước 5, Chạy các nhân tổ ảnh hưởng
NCS thực hiện sử dụng mô hình logit để có thể đánh giá các nhân tố ảnh hưởng
đến ý kiến kiểm toán bởi:
Ước lượng tác động ngẫu nhiên là không cần thiết và không chệch với cỡ mẫu
nhỏ nhưng ước lượng tác động ngẫu nhiên là tin cậy trong trường hợp cỡ mẫu lớn với
T cố định, cụ thể khi N → ∞.
Thực hiện chạy Panel logit regression với lệnh là xtlogit, lựa chọn re cho
random effect và bổ sung vce (robust) để sử dụng sai số chuẩn mạnh.
Với đặc trưng của biến phụ thuộc là ý kiến kiểm toán được đo lường bằng
nhận giá trị là 1 nếu báo cáo chấp nhận toàn phần, 0 cho còn lại. Do đó, mô hình hồi
quy Logistic sẽ được sử dụng để phân tích các yếu tố ảnh hưởng lên ý kiến kiểm
toán.
Hồi quy Logistic được biết đến là một mô hình hồi quy đặc biệt khi mà biến
phụ thuộc là một biến nhị phân, biến này chỉ nhận hai giá trị 0 và 1. Do đó, mô hình
hồi quy này sử dụng để dự báo có thể xác suất xảy ra một sự việc chỉ dựa vào thông
tin các biến độc lập trong mô hình.
Xác suất: Là khả năng để sự việc xảy ra và được ký hiệu là P
Odds: Đây là tỷ lệ so sánh giữa hai xác suất là xảy ra sự việc và không xảy ra
sự việc.
79

Trong nghiên cứu, khi mà biến phụ thuộc chỉ có hai phương án lựa chọn: Y =
0, Y = 1 và xác suất để sự việc đó xảy ra ký hiệu là P (Y = 1) = P thì các nhà nghiên
cứu và thống kê thường hay sử dụng một đại lượng quen thuộc đó là Odds của sự
việc xảy ra mà không phải là xác suất để sự việc đó xảy ra và Odds được tính như
sau:
P
Odds =
1− P

Do đó, theo công thức này thì có thể thấy Odds là một hàm số trong đó P. Odss
>= 0 và Odds sẽ không được xác định khi P = 1.
Odds
Từ đó, công thức tính P là: P=
Odds + 1

Điều này cũng có nghĩa xác suất P là một hàm số theo Odds. Lúc này, P là xác
suất xảy ra sự kiện thì (1 - P) sẽ là xác suất sự kiện không xảy ra và xác suất P sẽ được
đo lường như sau:
1 1
Pi = − Zi
= − ( β 0 + β1 X 1 + β 2 X 2 + ...+ β k X k )
1+ e 1+ e
Với Z = β0 + β1X1 + β2 X2 +... + βk Xk Zi ∈ (−∞, +∞) , Pi ∈ (0,1) Xi (i = 1, k)
Pi 1 + ezi
Odds của 2 trường hợp nêu trên là: Odds = = = ezi
1 − Pi 1 + e− zi

Lấy Log cơ số e của Odds ta sẽ có dạng hàm của mô hình hồi quy Logit như
sau:
P
Li = ln( i ) = Zi = β0 + β1 X1 + β2 X 2 + ... + βk X k
1− Pi

Với Xi (i = 1, k) : Đây là các biến độc lập

(i) Tác động biên của biến thứ k


Ý nghĩa tác động biên của biến thứ k là khi thay đổi Xk một đơn vị thì xác suất để
cho Y = 1 (cũng chính là Pi) sẽ thay đổi Pi.(1 - Pi). β k. Cụ thể, sự thay đổi xác suất theo
giải thích này phụ thuộc vào hai yếu tố đó là: (1) Yếu tố thứ nhất là dấu của hệ số β k.
Nếu hệ số mang dấu (+) thì sẽ có nghĩa là khi tăng biến Xk sẽ tác động làm tăng xác suất
cho Y = 1 và ngược lại, (2) Yếu tố thứ hai là sự thay đổi xác suất cho Y = 1 khi thay đổi
Xk sẽ mang lại phụ thuộc vào giá trị cụ thể của Xk, có nghĩa là việc tăng (hay giảm) của
xác suất Pi khi thay đổi Xk sẽ không cố định mà nó sẽ được thay đổi tương ứng với giá trị
80

của biến Xk. Sự thay đổi này nằm trong phạm vi của điều kiện cơ bản khi xác suất là
0<=P<=1.
(ii) Mối quan hệ giữa tác động biên của xác suất biến phụ thuộc được tăng
lên từ P0 lên P1 khi thay đổi một đơn vị của Xk:
P0
Odds0 = = e z0
1 − p0

Với P0: Là xác suất khởi điểm: Z0 = β1 + β2 X2i + ... + βk X ki


P1
Odds1 = = e z1
1 − p1
Với P1: là xác suất khi mà Xk tăng thêm một đơn vị
Z1 = β1 + β 2 X 2i + ... + β k ( X ki + 1)

Từ 2 phương trình trên ta có: O1


= e β k → O1 = O0 e β k (1)
O0

P1 P1 O0 e β k
Thay Odds1 = vào (1) = O0 e β k → p1 =
1 − p1 1 − p1 1 + O0 e β k

Nhìn từ mối quan hệ này, các nhà nghiên cứu có thể xây dựng kịch bản cho sự
thay đổi của xác suất khi thay đổi một đơn vị của biến Xk, sự thay đổi này bằng cách
quan sát chênh lệch của P0 và P1 và lấy P1- P0 sẽ tìm ra sự thay đổi của xác suất khi
thay đổi một đơn vị của Xk. Ưu điểm của cách mô phỏng này cho kết quả thấy được sự
thay đổi xác suất cụ thể. Riêng về cách lý giải tác động biên về xác suất ở phần trước
chỉ mang tính định tính.
Kiểm định mô hình hồi quy
Độ phù hợp của mô hình: Nghiên cứu dựa vào chỉ tiêu LL - log likelihood. Đây
là thước đo có ý nghĩa giống như SSE - Sum of squares of error, nghĩa là có giá trị
càng nhỏ càng tốt. Giá trị nhỏ nhất của LL là 0 (được hiểu là không có sai số) khi đó
mô hình có một độ phù hợp hoàn hảo.
Ngoài ra nghiên cứu còn có thể dựa vào bảng dự báo theo các mức xác suất
chuẩn C tùy thích bằng SPSS để xác định mô hình dự báo tốt đến đâu. Đây là bảng so
sánh trị số thực và trị số dự báo cho từng biểu hiện và tính tỷ lệ dự báo đúng sự kiện.
Với giá trị khả năng dự báo trên 50% sẽ được coi là phù hợp.
Kiểm định ý nghĩa của các hệ số: Mô hình hồi quy Logit sử dụng đại lượng
Wald Chi square để thực hiện kiểm định ý nghĩa thống kê của hệ số hồi quy tổng thể.
Cụ thể, Đại lượng Wald Chi square sẽ được tính bằng cách lấy ước lượng của hệ số
81

hồi quy của biến độc lập trong mô hình Logit (hay còn gọi là hệ số hồi quy mẫu) và
chia cho sai số chuẩn của ước lượng hệ số hồi quy này, sau đó thực hiện lấy bình
phương như sau:
2
 β   B 2
Wald .Chi − square =   = 
 s.e.( β )   s.e.( B) 

Kiểm định độ phù hợp tổng quát: Trong sử dụng mô hình hồi quy Logit, tổ hợp
liên hệ tuyến tính của toàn bộ các hệ số trong mô hình ngoại trừ hằng số được tiến
hành kiểm định để xem có thực sự có ý nghĩa trong việc giải thích cho biến phụ thuộc
hay không. Ở hồi quy tuyến tính bội, nghiên cứu dùng thống kê F để kiểm định giả
thuyết: H 0 : β1 = β 2 = ... = β 3 = 0 . Tuy nhiên, trong hồi quy Logit nghiên cứu sử dụng
kiểm định khi - bình phương. Kết quả là, với mức p-value< 0.05 nghiên cứu thực hiện bác
bỏ giả thuyết H0, chấp nhận giả thuyết H1. Điều đó có nghĩa là các hệ số hồi quy khác
nhau có ý nghĩa thống kê và các hệ số đều thực sự có ý nghĩa trong việc giải thích biến
phụ thuộc.

Kết luận chương 3

NCS trình bày trong chương 3 về quy trình thực hiện nghiên cứu từ lúc khảo sát
sơ bộ cho đến lúc tìm ra kết quả và đề xuất khuyến nghị nhằm đạt được mục tiêu
nghiên cứu đã đề ra.
Mô hình nghiên cứu được đề xuất trong chương này để kiểm định ý kiến kiểm
toán với hai nhóm nhân tố tài chính và phi tài chính. Trên cơ sở mô hình đề xuất, các
lý thuyết nền tảng, tổng quan nghiên cứu, cơ sở lý luận chung, NCS đã xây dựng 11
giả thuyết khoa học về các nhân tố ảnh hưởng đến xác suất nhân loại ý kiến kiểm toán.
Tiếp đó, một giải trình chi tiết được đưa ra về thang đo của các biến, quy trình,
quy mô và phương pháp lựa chọn 1.880 quan sát trong nghiên cứu. NCS cũng chú
trọng đến việc trình bày phương pháp xử lý dữ liệu bằng mô hình logit, đây là một
trong những vấn đề rất quan trọng trong phương pháp nghiên cứu của luận án.
82

CHƯƠNG 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1 Thực trạng về thị trường chứng khoán, tình hình kiểm toán của các
công ty niêm yết tại Việt Nam
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII đã thông qua chủ trương về xây dựng Thị
trường chứng khoán (TTCK) năm 1996. Ngay sau đó, Việt Nam đã nhanh chóng
chuẩn bị các điều kiện cần thiết về cơ sở pháp lý và cơ sở vật chất cho sự hình thành
thị trường chứng khoán. Tháng 11 năm 1996, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước được
thành lập. Ngày 28 tháng 7 năm 2020, đánh dấu sự ra đời chính thức của TTCK Việt
Nam là phiên giao dịch lần thứ nhất tại Trung tâm Giao dịch Chứng khoán TP. Hồ Chí
Minh.

Mặc dù còn non trẻ nhưng TTCK Việt Nam có sức hút mạnh mẽ đối với các
nhà đầu tư trong và ngoài nước. Điều này được thể hiện qua số lượng nhà đầu tư tham
gia vào giao dịch trên thị trường ngày càng tăng. Theo Trung tâm Lưu ký Chứng
khoán Việt Nam thì năm 2000 số lượng mở tài khoản mới chỉ là 3000 tài khoản thì đến
cuối tháng 10 năm 2021, sau gần 21 năm có hơn 3.86 triệu tài khoản được mở. Tổng
thanh khoản toàn thị trường chứng khoán đạt hàng tỉ USD/phiên. Điều này cho thấy
sức hấp dẫn rất lớn của TTCK Việt Nam trong những năm gần đây. Tuy nhiên trong số
lượng mở tài khoản thì số lượng nhà đầu tư cá nhân chiếm 3.83 triệu (tương ứng 99%)
còn nhà đầu tư nước ngoài mới chỉ chiếm gần 1% khoảng 38.700 tài khoản. Việc nâng
hạng TTCK Việt Nam trong thời gian tới đang được kỳ vọng sẽ tạo ra sự bùng nổ
mạnh mẽ thu hút dòng vốn đầu tư nước ngoài. Các chuyên gia đều nhận định Việt
Nam đang có nhiều cơ hội để được MSCI và FTSE Russell nâng hạng trong tương lai.
83

Điều kiện để được nâng hạng thị trường bao gồm cả yếu tố định tính và yếu tố định
lượng. Theo Giám đốc khối phân tích & tư vấn khách hàng cá nhân - Công ty CP
Chứng khoán Sài Gòn (SSI): “các tiêu chí định lượng không phải trở ngại lớn với Việt
Nam vì trên thị trường đã có đủ số lượng cổ phiếu đại diện và dự kiến sẽ có thêm
nhiều cổ phiếu đạt yêu cầu trong thời gian tới. Nhóm tiêu chí định tính mới là những
rào cản chính trong quá trình nâng hạng của Việt Nam”. Một trong những tiêu chí định
tính cần hoàn thiện đó là sự minh bạch của các công ty niêm yết.

Tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ phát triển TTCK của UBCKNN năm 2019,
Phó chủ tịch UBCK Phạm Hồng Sơn đã nêu lên thực trạng “một số công ty đại
chúng vẫn chưa chủ động trong công khai thông tin về tình hình hoạt động, quản
trị, cũng như tình hình sử dụng vốn, số liệu tại BCTC còn sai sót, chất lượng quản
trị công ty trên TTCK Việt Nam còn thấp so với mặt bằng chung của các nước
trong khu vực…”. Vấn đề minh bạch không phải là vấn đề mới nhưng vẫn rất quan
trọng và cần các cơ quan bộ ngành tham gia ở các khâu giám sát, công ty kiểm toán ở
các khâu cung cấp dịch vụ đảm bảo…

Thông tin tài chính của các công ty niêm yết là mối quan tâm lớn đối với các bên
sử dụng BCTC, đặc biệt là các nhà đầu tư. Thị trường chứng khoán hay có thể gọi là thị
trường của niềm tin thì việc minh bạch thông tin lại càng quan trọng. Hoạt động của
kiểm toán độc lập tại Việt Nam trong thời gian qua đã có nhiều đóng góp tích cực vào
việc gia tăng tính minh bạch trong thị trường. Theo thống kê từ VACPA, tính từ năm
2004, từ thời điểm Chủ tịch UBCKNN ra quyết định thực hiện chấp thuận cho bốn công
ty kiểm toán đầu tiên được thực hiện kiểm toán cho các tổ chức phát hành, các tổ chức
niêm yết và tổ chức kinh doanh chứng khoán vào năm 2005-2006 (theo Quyết định số
76/2004/QĐ-BTC ngày 22/9/2004 của Bộ Tài chính). Theo đó, các tổ chức kiểm toán
độc lập sẽ được chấp thuận và đã có những tác động tích cực lớn đến thị trường chứng
khoán như: (i) các công ty đã thực hiện công khai đầy đủ và kịp thời BCTC năm và
BCTC bán niên sau kiểm toán, đồng thời giải trình khi có chênh lệch số liệu trước và
sau kiểm toán theo quy định, (ii) hoạt động kiểm toán đã hỗ trợ các công ty niêm yết
nâng cao sự tuân thủ chuẩn mực kế toán, các công ty kiểm toán tuân thủ chuẩn mực
kiểm toán góp phần gia tăng chất lượng của BCTC trên thị trường chứng khoán Việt
Nam.
84

Tuy nhiên, thực trạng tại Việt Nam, có thể thấy vẫn còn tồn tại khá nhiều vụ
sai phạm từ BCTC, từ ý kiến kiểm toán khiến cho các bên quan tâm phải đặt câu hỏi
về ý kiến của KTV trên BCKiT. Điển hình một số doanh nghiệp như: (i) Công ty Cổ
phần Bông Bạch Tuyết (BBT): Công ty kiểm toán AISC đã phát hành BCKiT năm
2006 cho năm tài chính của 2005 của Bông Bạch Tuyết mặc dù lãi 2.2 tỷ đồng nhưng
với rất nhiều khoản ngoại trừ. Năm 2007, theo BCKiT phát hành tại năm này cho
năm tài chính 2006, Bông Bạch Tuyết bị lỗ lên đến 8.48 tỷ đồng. Lỗ luỹ kế hết năm
2008 là khoảng 26 tỷ đồng. Ngày 5/8/2009, HOSE chính thức huỷ niêm yết 6.84
triệu cổ phiếu của Bông Bạch Tuyết. Sau kết luận kiểm tra, UBCK đã phạt cảnh cáo
hai công ty kiểm toán về việc thực hiện kiểm toán BCTC năm 2005 và 2006 cho
CTCP Bông Bạch Tuyết (BBT) còn nhiều sai phạm. Điều này khiến cho nhiều nhà
đầu tư và các bên quan tâm đặt dấu hỏi về chất lượng của ý kiến chấp nhận toàn phần
trong BCKiT của các công ty kiểm toán. (ii) Công ty Cổ phần Tập đoàn Kỹ nghệ Gỗ
Trường Thành: Năm 2015, Công ty TNHH Kiểm toán DFK là đơn vị kiểm toán cho
Gỗ Trường Thành và đã phát hành ý kiến chấp nhận toàn phần. Nếu với kết quả này
thì theo kiểm toán, BCTC đã không còn chứa đựng những gian lận hay nhầm lẫn
trọng yếu. BCTC này có thể nói về mặt tin cậy thông tin là đảm bảo để các nhà đầu
tư và các bên liên quan sử dụng. Công ty kiểm toán DFK là công ty kiểm toán thành
lập 1962 và là thành viên trực thuộc hãng kiểm toán quốc tế DFK International. Tỷ
trọng khách hàng của DFK là 70% khách hàng là các công ty/công ty có vốn đầu tư
nước ngoài hoặc 100% vốn nước ngoài. Năm 2015, nhiều công ty niêm yết trên sàn
được kiểm toán bởi DFK như: Công ty Cổ phần Đầu tư thương mại thủy sản (ICF ),
Công ty Cổ phần Thủy sản số 4 (TS4 ), Công ty Cổ phần Địa ốc Long Điền (LDG )
và Công ty Cổ phần Sadico Cần Thơ (SDG ), Công ty Cổ phần Đất Xanh ĐNB
(DXG ), Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công thương… N ăm 2016, khi Công ty
TNHH Kiểm toán E&Y Việt Nam thự c hiện kiểm toán Gỗ Trường Thành đ ã thự c
hiện ghi chú trong thuy ết minh giá vốn 6 tháng đầu năm 2016 là “hàng tồn kho
phát hiện thiếu khi kiểm kê” v ới giá trị lên đến gần 1000 tỷ đồng. E&Y đ ã phải
đ iều chỉnh th ẳng vào giá vố n của quý 2/2016. BCTC quý 2/2016 đượ c công bố
v ới khoản lỗ lên đến c ả nghìn tỷ đồng. Mặc khác, số liệu tài chính năm trước tức
n ăm 2015 bị điều chỉnh h ồi tố khá nhiều kho ản mục và trong đó khoản mụ c lớn
nh ất là các khoản phải thu ngắn hạn (điều chỉnh giảm 218 tỷ đồng). Theo chu ẩn
m ực kiểm toán thì việc điều ch ỉnh h ồi tố đ ó đượ c áp d ụ ng khi có các thông tin sai
85

ph ạm mà ảnh hưởng tr ọng yếu đến BCTC. Đây là mộ t câu hỏi lớn về chất lượng
kiểm toán BCTC của công ty kiểm toán DFK khi đã phát hành ý kiến chấp nhận
toàn phần với BCTC năm 2015 của Gỗ Trường Thành, (iii) Công ty Cổ phần Dược
Viễn Đông: Năm 2011, TTCK đã xả ra một vụ bê bối về chất lượng BCKiT bởi vì
kiểm toán cho công ty này lại là một trong 4 công ty kiểm toán lớn big 4, công ty
TNHH Ernst & Young Việt Nam. công ty được kiểm toán trong trường hợp này là
Công ty Cổ phần Dược Viễn Đông (DVD). Bằng các kỹ thuật điều chỉnh số liệu, các
giao dịch khống lòng vòng… DVD giả mạo số liệu và cung cấp một BCTC không
trung thực và hợp lý. Trong khi đó, các BCKiT năm 2008 và 2009 được phát hành
bởi hai công ty kiểm toán uy tín lần lượt là Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn
A&C và Công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam. Các giao dịch giả mạo chứng từ
số liệu đã được thực hiện từ những năm này nhưng không được hai công ty kiểm
toán phát hiện mà chỉ được phanh phui cùng một loạt sai phạm khác của DVD vào
năm 2011.

Từ những sai phạm này, các nhà đầu tư và các bên sử dụng BCTC thực sự
đặt một dấu hỏi lớn rằng các nhân tố nào là ảnh hưởng đến ý kiến của kiểm toán và
nhân tố nào là ảnh hưởng mạnh nhất, quan trọng nhất đến việc đưa ra ý kiến của
các KTV trên BCKiT. Trong nghiên cứu của Nguyễn Trọng Hiếu (2020) đã chỉ ra
các nhân tố ảnh hưởng đến sai sót trong BCTC của các công ty niêm yết thuộc về:
các nhân tố quản trị công ty và chuyển đổi KTV. Trong luận án này, sau khi phỏng
vấn sâu chuyên gia, NCS cũng thực hiện đưa hai biến này vào để kiểm định việc
ảnh hưởng đến ý kiến kiểm toán đại diện cho các sai sót trên BCTC của các công ty
niêm yết.

4.2 Thực trạng về thống kê mô tả mẫu nghiên cứu về các nhân tố ảnh
hưởng đến ý kiến kiểm toán trong luận án
4.2.1 Thống kê mô tả ý kiến kiểm toán
Thống kê mô tả nhằm mục đích cung cấp thông tin về đặc điểm của mẫu. Bảng
dưới đây cho thấy đặc điểm về số lượng cũng như tỷ lệ các loại ý kiến kiểm toán từ
năm 2010 đến năm 2019 ở cả hai sở giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh và Hà
Nội.
Bảng 4.1. Mô tả loại ý kiến kiểm toán chung cả hai sàn năm 2010 - 2019
86

Ý kiến Ý kiến không phải dạng


Năm chấp nhận toàn phần chấp nhận toàn phần Tổng cộng
Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ
2010 168 89.36% 20 10.64% 188
2011 166 88.30% 22 11.70% 188
2012 166 88.30% 22 11.70% 188
2013 175 93.09% 13 6.91% 188
2014 177 94.15% 11 5.85% 188
2015 181 96.28% 7 3.72% 188
2016 178 94.68% 10 5.32% 188
2017 182 96.81% 6 3.19% 188
2018 180 95.74% 8 4.26% 188
2019 175 93.09% 13 6.91% 188
Tổng cộng 1748 92.98% 132 7.02% 1880
Nguồn: NCS tổng hợp

Hình 4.1. Biểu đồ mô tả Ý kiến kiểm toán năm 2010 - 2019


Nguồn: NCS tổng hợp
87

Hình 4.2. Biểu đồ mô tả Ý kiến kiểm toán toàn phần năm 2010 - 2019
Nguồn: NCS tự tổng hợp
Ý kiến kiểm toán chấp nhận toàn phần chiếm tỷ trọng nhiều hơn ý kiến kiểm
toán không phải dạng chấp nhận toàn phần. Nhìn chung trong vòng 10 năm, ý kiến
kiểm toán chấp nhận toàn phần có xu hướng tăng và ý kiến kiểm toán không phải dạng
chấp nhận toàn phần giảm. Có thể khẳng định, xu hướng ý kiến kiểm toán chấp nhận
toàn phần ngày càng tăng lên mặc dù năm 2019 có giảm xuống so với đà tăng. Cụ thể:
Năm 2010, ý kiến kiểm toán chấp nhận toàn phần là 168, chiếm tỷ trọng là
89.36%, gấp 8.4 lần so với ý kiến kiểm toán không phải dạng chấp nhận toàn phần.
Năm 2011, ý kiến kiểm toán toàn phần chiếm tỷ trọng là 88.3%, giảm 1.06%. Năm
2012 tỷ trọng ý kiến kiểm toán toàn phần giữ nguyên tại mức 88.3% như năm 2011.
Năm 2013, ý kiến kiểm toán toàn phần chiếm 93.09%, tăng 4.79%. Thể hiện một sự
tăng mạnh ý kiến kiểm toán chấp nhận toàn phần so với các năm trước đó. Từ năm
2013, tỷ trọng ý kiến kiểm toán chấp nhận toàn phần tăng, đỉnh điểm là năm 2017 ý
kiến kiểm toán chấp nhận toàn phần chiếm tỷ trọng cao nhất (96.81%). Năm 2018 và
2019, ý kiến kiểm toán chấp nhận toàn phần có xu hướng giảm. Năm 2018 ý kiến kiểm
toán chấp nhận toàn phần chiếm tỷ trọng là 95.74%. Năm 2019, tỷ lệ ý kiến kiểm toán
chấp nhận toàn phần trong mẫu giảm xuống còn là 93.09%.
Bảng 4.2. Mô tả loại ý kiến kiểm toán theo Sàn giao dịch
88

Sàn
Năm Tổng
HOSE HNX
Số lượng 91 77 168
Ý kiến toàn phần
Tỷ l ệ 54.17% 45.83% 100%
2010
Số lượng 15 5 20
Ý kiến không phải toàn phần
Tỷ l ệ 75.00% 25.00% 100%
Số lượng 88 78 166
Ý kiến toàn phần
Tỷ l ệ 53.01% 46.99% 100%
2011
Số lượng 18 4 22
Ý kiến không phải toàn phần
Tỷ l ệ 81.82% 18.18% 100%
Số lượng 90 76 166
Ý kiến toàn phần
Tỷ l ệ 54.22% 45.78% 100%
2012
Số lượng 16 6 22
Ý kiến không phải toàn phần
Tỷ l ệ 72.73% 27.27% 100%
Số lượng 97 78 175
Ý kiến toàn phần
Tỷ l ệ 55.43% 44.57% 100%
2013
Số lượng 9 4 13
Ý kiến không phải toàn phần
Tỷ l ệ 69.23% 30.77% 100%
Số lượng 97 80 177
Ý kiến toàn phần
Tỷ l ệ 54.80% 45.20% 100%
2014
Số lượng 9 2 11
Ý kiến không phải toàn phần
Tỷ l ệ 81.82% 18.18% 100%
Số lượng 100 81 181
Ý kiến toàn phần
Tỷ l ệ 55.25% 44.75% 100%
2015
Số lượng 6 1 7
Ý kiến không phải toàn phần
Tỷ l ệ 85.71% 14.29% 100%
Số lượng 99 79 178
Ý kiến toàn phần
Tỷ l ệ 55.62% 44.38% 100%
2016
Số lượng 7 3 10
Ý kiến không phải toàn phần
Tỷ l ệ 70.00% 30.00% 100%
Số lượng 104 78 182
2017 Ý kiến toàn phần
Tỷ l ệ 57.14% 42.86% 100%
89

Sàn
Năm Tổng
HOSE HNX
Số lượng 4 2 6
Ý kiến không phải toàn phần
Tỷ l ệ 66.67% 33.33% 100%
Số lượng 102 78 180
Ý kiến toàn phần
Tỷ l ệ 56.67% 43.33% 100%
2018
Số lượng 4 4 8
Ý kiến không phải toàn phần
Tỷ l ệ 50.00% 50.00% 100%
Số lượng 100 75 175
Ý kiến toàn phần
Tỷ l ệ 57.14% 42.86% 100%
2019
Số lượng 8 5 13
Ý kiến không phải toàn phần
Tỷ l ệ 61.54% 38.46% 100%
Số lượng 968 780 1748
Ý kiến toàn phần
Tổng Tỷ l ệ 55.38% 44.62% 100%
cộng Số lượng 96 36 132
Ý kiến không phải toàn phần
Tỷ l ệ 72.73% 27.27% 100%

Nguồn: NCS tự tổng hợp


90

Hình 4.3. Biểu đồ mô tả Ý kiến kiểm toán năm 2010 - 2019


Nguồn: Tổng hợp từ Kết quả điều tra của NCS
Xu hướng của tỷ trọng ý kiến kiểm toán chấp nhận toàn phần theo sàn tăng từ
2010 - 2019 và ngược lại xu hướng tỷ trọng ý kiến kiểm toán không phải dạng chấp
nhận toàn phần giảm. Ý kiến kiểm toán toàn phần trên các sàn giảm từ 2010 - 2012,
tăng vào năm 2013 và đạt tỷ trọng cao nhất năm 2017 sau đó giảm dần. Số liệu điều
tra về ý kiến kiểm toán toàn phần và không phải loại chấp nhận toàn phần trên 2 sàn
HOSE và HNX cho thấy sàn HOSE thường có ý kiến không phải dạng chấp nhận toàn
phần cao hơn.

4.2.2 Thống kê giá trị nhỏ nhất - lớn nhất - trung bình và độ lệch chuẩn

Bảng 4.3 dưới đây mô tả chi tiết thông tin về giá trị trung bình, trung vị, giá trị
nhỏ nhất và độ lệch chuẩn cho các biến tài chính bao gồm: Tỷ lệ lợi nhuận/vốn chủ
(ROE), tăng trưởng doanh thu (RG), hệ số nợ (DR), vòng quay hàng tồn kho (ITR),
vòng quay tài sản cố định (AFTR), hệ số thanh toán ngắn hạn (CR).
91

Bảng 4.3. Mô tả biến trong mô hình nghiên cứu


Độ lệch Giá trị Giá trị
Tên biến Số quan sát Trung bình
chuẩn nhỏ nhất lớn nhất

OA 1,880 0.9297872 0.2555732 0 1


AS 1,880 0.3196809 0.466477 0 1
AC 1,880 0.1914894 0.3935779 0 1
TCT 1,880 0.6107394 0.1852813 0 1
RL 1,880 0.0457447 0.2089865 0 1
POA 1,880 0.9244681 0.264318 0 1
ROE 1,880 0.1303298 0.1280363 -0.97 0.91
RG 1,880 0.2321915 3.098834 -0.9 127.46
DR 1,880 0.4920266 0.2126039 0.03 0.96
ITR 1,880 1473.966 37107.96 0.01 1401211
AFTR 1,880 56.41607 505.7584 0 17914.46
CR 1,880 9.011223 48.27586 0 894.09

Nguồn: Tổng hợp kết quả từ Stata 15


Tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ (ROE) được đo bằng lợi nhuận sau thuế trên vốn
chủ. Kết quả mô tả các biến định lượng trong mô hình chỉ ra giá trị ROE trung bình cả
giai đoạn đạt 13.03%. Trong đó lớn nhất là 91% và nhỏ nhất là giảm 97%. Có thể thấy
có những doanh nghiệp trong cả giai đoạn nghiên cứu có mức tăng trưởng lợi nhuận
trên vốn chủ gần gấp 2 lần. Nhưng cũng có doanh nghiệp giảm ROE gần 100%. Theo
thống kê chi tiết thì có 84 quan sát có ROE âm (chiếm tỷ lệ là 4%).

Tăng trưởng doanh thu (RG) được đo bằng doanh thu năm nay trừ đi doanh
thu năm trước chia cho doanh thu năm trước. Về tăng trưởng doanh nghiệp trung bình
hàng năm trung bình là 23.2%/năm. Trong đó lớn nhất có doanh nghiệp lên tới
12746% nhưng cũng có doanh nghiệp có tốc độ doanh thu so với năm trước giảm tới
90%. Theo thống kê chi tiết thì có 605 quan sát có tăng trưởng âm (chiếm tỷ lệ là
32%).
92

Tỷ lệ nợ (DR) trung bình cả giai đoạn đạt 0.49 trong đó có doanh nghiệp sử
dụng tỷ lệ nợ lên tới 0.96 (gần như vay nợ hoàn toàn) nhưng cũng có doanh nghiệp sử
dụng tỷ lệ nợ chỉ có 3%. Số lượng quan sát có tỷ lệ nợ dưới 30% là 414 quan sát
(chiếm tỷ lệ 22%), số lượng quan sát có tỷ lệ nợ từ 30%-60% là 771 (chiếm tỷ lệ
41%), số còn lại khoảng 37% thuộc về các quan sát có tỷ lệ nợ > 60%.

Vòng quay hàng tồn kho (ITR) trung bình của các doanh nghiệp là 1473 ngày,
trong đó lớn nhất là 1401211 ngày và ít nhất có doanh nghiệp chưa tới 1 ngày (0.01
ngày). Trong đó tỷ lệ các quan sát có vòng quay dưới 1000 là nhiều nhất, số lượng
quan sát này là 1870 (chiếm tỷ lệ 99.47%).
Về vòng quay tài sản cố định (AFRT) trung bình cho cả giai đoạn trung bình
là 56 ngày, trong đó lớn nhất là doanh nghiệp có số ngày lên tới 17914 ngày và doanh
nghiệp ít nhất là 0 ngày- tức là vòng quay tài sản cố định chưa tới 1 ngày.
Hệ số thanh toán ngắn hạn (CR) trung bình của các doanh nghiệp là 9.01 lần,
trong đó hệ số thanh toán lớn nhất của doanh nghiệp lên đến 894.09 và doanh nghiệp ít
nhất là 0 (trường hợp đặc biệt của doanh nghiệp HPG có tỷ lệ tài sản ngắn hạn rất rất
nhỏ so với nợ vay ngắn hạn).
Quy mô công ty kiểm toán (AS), các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường
chứng khoán có thể lựa chọn công ty kiểm toán Big 4 hoặc Non big 4. Biến quy mô
kiểm toán trong mô hình được xây dựng là biến giả. Vì vậy kết quả tương ứng nhận
được giá trị nhỏ nhất sẽ là 0 và giá trị lớn nhất là 1, giá trị trung bình là 0.319 và độ
lệch chuẩn là 0.466. Theo thống kê chi tiết thì số lượng quan sát được kiểm toán bởi
Big 4 là 601 quan sát chiếm tỷ lệ 31.97%, 68.03% còn lại được kiểm toán bởi công ty
không phải là Big 4.

Chuyển đổi kiểm toán viên (AC), các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường
chứng khoán có thể chuyển đổi kiểm toán. Trong luận án này, biến chuyển đổi KTV
được tính là thay đổi công ty kiểm toán và là biến giả, nhận giá trị là 1 nếu doanh
nghiệp thay đổi công ty kiểm toán, và còn lại sẽ nhận giá trị 0 do đó 0 sẽ là giá trị
nhỏ nhất và 1 là giá trị lớn nhất. Giá tri trung bình là 0.191 và độ lệch chuẩn là 0.393.
Theo thống kê chi tiết thì số lượng quan sát chuyển đổi công ty kiểm toán là 360
quan sát chiếm tỷ lệ 19.15%, 80.85% còn lại không thực hiện chuyển đổi công ty
kiểm toán.

Tỷ lệ thành viên HĐQT không điều hành (TCT), biến phi tài chính tỷ lệ
thành viên không điều hành nhận giá trị trung bình là 0.610, độ lệch chuẩn là 0.185.
93

Trong đó có những doanh nghiệp có năm tỷ lệ thành viên không điều hành là 100%
số lượng thành viên HĐQT, nhưng cũng có số năm có doanh nghiệp không có thành
viên không điều hành nào. Các quan sát có tỷ lệ thành viên không điều hành là 0 rơi
vào các năm 2010-2013 là chủ yếu, thời điểm này có thể thấy do luật mới ban hành.
Luật quy định về tỷ lệ thành viên không điều hành được quy định lần đầu tại Thông
tư số 121/2012/TT-BTC ngày 26/7/2012. Sau đó, Nghị định số 71/2017/NĐ-CP
hướng dẫn về quản trị công ty áp dụng đối với công ty đại chúng vào ngày
06/06/2017 thì thành viên HĐQT không điều hành (thành viên không điều hành) là
thành viên HĐQT không phải là Giám đốc (Tổng giám đốc), Phó giám đốc (Phó
Tổng giám đốc), Kế toán trưởng và những người điều hành khác theo quy định của
Điều lệ công ty. Tối thiểu 1/3 tổng số thành viên HĐQT phải là thành viên không
điều hành áp dụng đối với công ty đại chúng dù niêm yết hay chưa, tức là cho mọi
công ty đại chúng. Có thể thấy hầu hết các công ty niêm yết đã tuân thủ tỷ lệ tối thiểu
1/3 số lượng thành viên HĐQT là thành viên không điều hành. Tỷ lệ thành viên
không điều hành > 30% chiếm 1788 quan sát (tương ứng tỷ lệ 95.1%).

Độ trễ báo cáo kiểm toán (RL), biến này nhận giá trị trung bình là 0.045, độ
lệch chuẩn là 0.208. Đây cũng là biến giả nhận giá trị là 1 nếu BCKiT phát hành trễ và
nhận giá tri là 0 cho còn lại. Theo thống kê chi tiết thì có 86 quan sát có độ trễ BCKiT
(chiếm tỷ lệ 4.57), còn lại không bị trễ BCKiT.

Ý kiến kiểm toán năm trước (POA), đây cũng là biến giả nhận giá trị là 1 nếu
năm trước doanh nghiệp nhận ý kiến kiểm toán chấp nhận toàn phần và bằng 0 cho
còn lại. Biến này nhận giá trị trung bình là 0.924, độ lệch chuẩn là 0.264. Theo thống
kê chi tiết thì có 142 quan sát có ý kiến kiểm toán năm trước là không phải loại chấp
nhận toàn phần (chiếm tỷ lệ 7.55%), còn lại là ý kiến kiểm toán năm trước thuộc loại ý
kiến kiểm toán chấp nhận toàn phần.

4.3 Các kết quả kiểm định


4.3.1 Ma trận tương quan
Do biến phụ thuộc là biến nhị phân 0-1 nên hệ số tương quan spearson không
có ý nghĩa (hệ số tương quan chỉ có ý nghĩa với các biến định lượng với nhau).

4.3.2 Kiểm định đa cộng tuyến


Theo lý thuyết, trong phân tích hồi quy bội, mỗi biến giải thích phải độc lập
do mô hình dự báo được tạo thành từ sự kết hợp của một biến mục tiêu với hai biến
94

giải thích trở lên. Ý kiến kiểm toán là kết quả của nhiều yếu tố đóng góp, một số
thuộc tính có thể tương quan với nhau. Kết quả mô hình có thể khác biệt nếu các biến
giải thích có mối tương quan mạnh mẽ đáng kể. Một vấn đề như vậy được gọi là hiện
tượng đa cộng tuyến.
Để chắc chắn mô hình có mắc hiện tượng đa cộng tuyến hay không, xem xét
nhân tử phóng đại phương sai, chạy VIF. Để thoả mãn điều kiện các biến độc lập là
độc lập với nhau nên kiểm định đa cộng tuyến được sử dụng để đánh giá mức độ độc
lập giữa các biến độc lập. Kết quả kiểm định chung với 11 biến độc lập như sau:
Bảng 4.4. Nhân tử phóng đại phương sai
Variable VIF

POA 8.38

TCT 6.17

DR 5.01

ITR 3.22

RG 3.21

ROE 2.04

AS 1.57

AC 1.24

RL 1.07

CR 1.04

AFTR 1.03

Nguồn: Tổng hợp kết quả từ Stata 15


Ta thấy giá trị của VIF đều cho kết quả nhỏ hơn 10 cho thấy các biến độc lập
không có quan hệ chặt chẽ với nhau. Do đó hiện tượng đa cộng tuyến sẽ không ảnh
hưởng nghiêm trọng tới kết quả mô hình nếu đưa đồng thời các biến độc lập này vào
trong cùng một mô hình.

4.3.3 Kiểm định phương sai thay đổi với các biến ảnh hưởng
95

Ước lượng tác động ngẫu nhiên là không cần thiết không chệch với cỡ mẫu nhỏ;
tuy nhiên, ước lượng tác động ngẫu nhiên là tin cậy trong trường hợp cỡ mẫu lớn với T
cố định, khi N → ∞. Với biến phụ thuộc là biến nhị phân 0-1 nên mô hình hồi quy
logit với dữ liệu bảng sẽ được thực hiện trong nghiên cứu này. Kết quả phân tích sẽ
chia thành ba phần: (1) Phân tích riêng cho các biến độc lập phi tài chính, (2) phân tích
riêng cho các biến độc lập tài chính, (3) phân tích chung cho cả 2 nhóm biến độc lập
tài chính và phi tài chính.

Đồ ng th ời các mô hình FEM, REM mớ i mô hình logit được sử d ụ ng và để


giả m thiể u sai số thì mô hình vớ i hi ệu ch ỉ nh robust để xử lý các hiệ n tượ ng như
ph ương sai sai số thay đổ i hay tự tươ ng quan s ẽ đượ c sử d ụ ng để phân tích mô
hình logit cu ố i cùng.

4.3.4 Kết quả phân tích cho nhóm biến độc lập phi tài chính
Ban đầu mô hình FEM và REM sẽ được thực hiện nhằm tìm ra mô hình phù
hợp dựa trên kiểm định Hausman. Kiểm định Hausman sẽ được và chỉ ra với p-value
=0.0000 nên mô hình FEM được coi là phù hợp với dữ liệu nghiên cứu. Mô hình FEM
luôn tồn tại tự tương quan do có tương quan giữa phần dư và biến độc lập (theo quan
điểm của White- trích theo Gujarati, 2003). Đồng thời kiểm định tự tương quan chỉ ra
mô hình tồn tại tự tương quan. Do đó, mô hình logit sẽ được hiệu chỉnh vce. Kết quả
hiệu chỉnh sẽ được sử dụng để phân tích.

Với các biến độc lập phi tài chính, chỉ có biến AS, AC, RL và POA có tác động
tới AO. Các biến còn lại không có ý nghĩa với ý kiến kiểm toán (p-value đều không có
ý nghĩa thống kê).

AS có ảnh hưởng cùng chiều lên AO (hệ số beta dương và p-value nhỏ hơn
0.05). Có thể thấy quy mô công ty kiểm toán Big4 có xu hướng đưa ra ý kiến kiểm
toán chấp nhận toàn phần cao hơn so với công ty kiểm toán khác.

AC có ảnh hưởng ngược chiều lên AO (hệ số beta âm và p-value có ý nghĩa ở


5%). Có thể thấy việc doanh nghiệp thay đổi đơn vị kiểm toán thì báo cáo nhận được ý
kiến kiểm toán chấp nhận toàn phần thấp hơn so với doanh nghiệp không thay đổi đơn
vị kiểm toán.

RL có ảnh hưởng ngược chiều lên AO (hệ số beta âm và p-value nhỏ hơn
0.05). Kết quả này cho thấy doanh nghiệp nộp báo cáo trễ sẽ có xu hướng nhận
96

được ý kiến kiểm toán chấp nhận toàn phần thấp hơn so với doanh nghiệp không
nộp báo cáo trễ.

POA có ảnh hưởng cùng chiều lên AO (hệ số beta dương và p-value nhỏ hơn
0.05). Có thể thấy nếu năm trước ý kiến kiểm toán được ý kiến kiểm toán chấp nhận
toàn phần thì năm sau cũng sẽ có xu hướng được chấp nhận cao hơn.
97

Bảng 4.5. Kết quả chạy mô hình với nhóm biến độc lập phi tài chính
(1) (2) (3)
VARIABLES FEM REM Hiệu chỉnh với
robustness

AS 1.445** 0.284 1.445**


(0.604) (0.311) (0.604)
AC -0.672** -0.662** -0.672**
(0.303) (0.275) (0.303)
TCT 1.064 0.413 1.064
(0.995) (0.701) (0.995)
RL -1.259*** -1.315*** -1.259***
(0.451) (0.409) (0.451)
POA 1.459*** 3.013*** 1.459***
(0.243) (0.299) (0.243)
Constant 0.677
(0.540)
Observations 550 1,880 550
Number of id 55 188 55
Hausman test 0.000
Kiểm định tự tương quan 0.000
KĐ PSSS thay đổi 0.000
Standard errors in parentheses
*** p<0.01, ** p<0.05, * p<0.1
Nguồn: Tổng hợp kết quả từ Stata 15
Để kiểm tra khả năng dự báo của mô hình cho các biến phi tài chính. Luận án
tiến hành dự báo và so sánh kết quả dự báo dựa trên hồi quy và dữ liệu thực thế. Kết
quả chỉ ra mô hình dự báo chính xác được 70.15%. Khả năng dự báo lớn hơn 50% nên
98

mô hình ước lượng có thể áp dụng vào dự báo về AO cho các doanh nghiệp qua các
chỉ tiêu phi tài chính.
Bảng 4.6. Kết quả đánh giá khả năng dự báo của mô hình các biến độc lập phi tài chính
Dự báo
OA 0 1
0 46.67% 6.38%
1 53.33% 93.62
Dự báo chính xác 70.15%%
Nguồn: Tổng hợp kết quả từ Stata 15

4.3.5 Kết quả phân tích cho nhóm biến độc lập tài chính
Kết quả phân tích cho các biến độc lập tài chính cho thấy các biến ROE, RG,
ITR, AFTR và DR có ảnh hưởng tới ý kiến kiểm toán AO (p-value đều có ý nghĩa ở
5%). Chỉ có biến CR là không ảnh hưởng tới ý kiến kiểm toán (p-value đều lớn hơn
0.05). Trong đó cụ thể:

ROE ảnh hưởng cùng chiều lên AO (hệ số beta dương và p-value nhỏ hơn
0.05). Kết quả này cho thấy, khi tỷ suất lợi nhuận càng cao thì việc doanh nghiệp nhận
được ý kiến kiểm toán chấp nhận toàn phần cũng cao hơn.

RG ảnh hưởng cùng chiều lên AO (hệ số beta dương và p-value nhỏ hơn 0.05).
Kết quả này cho thấy, tăng trưởng doanh thu càng lớn cũng làm cho khả năng nhận
được ý kiến kiểm toán chấp nhận toàn phần cao hơn.

IRT ảnh hưởng ngược chiều lên AO (hệ số beta âm và p-value nhỏ hơn 0.05).
Điều này cho thấy vòng quay hàng tồn kho càng nhanh thì xác suất nhận ý kiến loại
chấp nhận toàn phần lại thấp hơn.

AFTR ảnh hưởng cùng chiều lên AO (hệ số beta dương và p-value nhỏ hơn
0.05). Kết quả này cho thấy, tỷ lệ doanh thu trên tài sản cố định lớn làm cho khả năng
nhận được ý kiến kiểm toán chấp nhận toàn phần cao hơn.

DR có ảnh hưởng ngược chiều lên ý kiến kiểm toán AO (hệ số beta âm và p-
value nhỏ hơn 0.05). Điều này chỉ ra hệ số nợ càng lớn thì xác suất nhận ý kiến loại
chấp nhận toàn phần lại thấp hơn.
99

Hệ số thanh toán ngắn hạn (CR) không ảnh hưởng tới ý kiến kiểm toán AO
cho thấy những rủi ro về thanh toán của doanh nghiệp dù cao hay thấp đều không có ý
nghĩa trong việc đưa ra loại ý kiến kiểm toán.

Bảng 4.7. Kết quả chạy mô hình với nhóm biến độc lập tài chính
(1) (2) (3)
VARIABLES FEM REM Hiệu chỉnh với
robustness

ROE 2.465* 3.078*** 2.465*


(1.400) (1.075) (1.400)
RG 0.292** 0.370*** 0.292**
(0.145) (0.131) (0.145)
DR -2.350** -0.608 -2.350**
(1.120) (0.826) (1.120)
ITR -2.83e-05* -3.78e-05*** -2.83e-05*
(1.52e-05) (1.36e-05) (1.52e-05)
AFTR 0.0189** 0.0227*** 0.0189**
(0.00937) (0.00838) (0.00937)
CR -0.00244 -0.00229 -0.00244
(0.00214) (0.00205) (0.00214)
Constant 3.631***
(0.565)
Observations 550 1,880 550
Number of id 55 188 55
Hausman test 0.000
Kiểm định tự tương quan 0.000
KĐ PSSS thay đổi 0.000

Standard errors in parentheses


*** p<0.01, ** p<0.05, * p<0.

Nguồn: Tổng hợp kết quả từ Stata 15


Để kiểm tra khả năng dự báo của mô hình cho các biến độc lập tài chính. Luận
án tiến hành dự báo và so sánh kết quả dự báo dựa trên hồi quy và dữ liệu thực tế. Kết
100

quả chỉ ra mô hình dự báo chính xác được 52.80%. Khả năng dự báo lớn hơn 50% nên
mô hình ước lượng có thể áp dụng vào dự báo về OA cho các doanh nghiệp qua các
chỉ tiêu tài chính
Bảng 4.8. Kết quả đánh giá khả năng dự báo của mô hình các biến độc lập tài chính
Dự báo
OA 0 1
0 8.33% 2.73%
1 91.67% 97.27%
Dự báo chính xác 52.80%

Nguồn: Tổng hợp kết quả từ Stata 15

4.3.6 Kết quả phân tích cho nhóm biến độc lập chung (phi tài chính và tài
chính trong cùng một mô hình)
Với việc đưa cùng lúc các biến độc lập tài chính và phi tài chính vào chung một
mô hình cũng có kết quả tương đồng với việc chạy riêng cho từng nhóm biến tài chính
và phi tài chính. Cụ thể: Các biến đều có ảnh hưởng đến ý kiến kiểm toán trừ biến
TCT và CR là không ảnh hưởng tới ý kiến kiểm toán AO.
Bảng 4.9. Kết quả chạy mô hình với nhóm biến độc lập tài chính
(1) (2) (3)
VARIABLES FEM REM Hiệu chỉnh với
robustness

AS 1.469** 0.0815 1.469**


(0.616) (0.300) (0.616)
AC -0.618** -0.551** -0.618**
(0.313) (0.279) (0.313)
TCT 1.062 0.372 1.062
(1.032) (0.688) (1.032)
RL -1.265*** -1.208*** -1.265***
(0.465) (0.411) (0.465)
POA 1.493*** 3.098*** 1.493***
(0.252) (0.291) (0.252)
ROE 2.528* 3.196*** 2.528*
(1.470) (0.897) (1.470)
101

(1) (2) (3)


RG 0.321* 0.333*** 0.321*
(0.164) (0.124) (0.164)
DR -2.270* 0.216 -2.270*
(1.218) (0.652) (1.218)
ITR -3.17e-05* -3.48e-05*** -3.17e-05*
(1.73e-05) (1.26e-05) (1.73e-05)
AFTR 0.0217** 0.0213*** 0.0217**
(0.0106) (0.00797) (0.0106)
CR -0.00203 -0.00118 -0.00203
(0.00242) (0.00182) (0.00242)
Constant -0.195
(0.666)
Observations 550 1,880 550
Number of id 55 188 55
Hausman test 0.000
Kiểm định tự tương quan 0.000
Kiểm định PSSS thay đổi 0.000
Standard errors in parentheses
*** p<0.01, ** p<0.05, * p<0.1
Nguồn: Tổng hợp kết quả từ Stata 15
Để kiểm tra khả năng dự báo của mô hình. Luận án tiến hành dự báo và so sánh
kết quả dự báo dựa trên hồi quy và dữ liệu thực tế. Kết quả chỉ ra mô hình dự báo
chính xác được 66.16%. Khả năng dự báo lớn hơn 50% nên mô hình ước lượng có thể
áp dụng vào dự báo về OA cho các doanh nghiệp
Bảng 4.10. Kết quả đánh giá khả năng dự báo của mô hình chung
Dự báo
OA 0 1
0 36.96% 4.65%
1 63.04% 95.35%
Dự báo chính xác 66.16%
Nguồn: Tổng hợp kết quả từ Stata 15

4.3.7 Kết quả phân tích theo ngành dịch vụ


102

Kết quả chỉ ra đối với ngành dịch vụ AC, RL và ITR có tác động ngược chiều lên
ý kiến kiểm toán (hệ số beta âm và có ý nghĩa thống kê ở 10% và 5%). Các yếu tố ROE,
AS, POA, RG và AFTR có tác động cùng chiều lên ý kiến kiểm toán AO (hệ số beta
dương và có ý nghĩa thống kê ở 5%). Biến DR, TCT và CR không có mối quan hệ với
AO.
103

Bảng 4.11. Kết quả phân tích cho ngành dịch vụ


(1) (2) (3)
VARIABLES FEM REM Hiệu chỉnh với
robustness

AS 2.063* -0.682* 2.063*


(1.188) (0.405) (1.188)
AC -1.404** -1.355*** -1.404**
(0.590) (0.462) (0.590)
TCT 0.462 -0.168 0.462
(2.042) (0.988) (2.042)
RL -2.745** -1.696** -2.745**
(1.187) (0.659) (1.187)
POA 1.739*** 3.292*** 1.739***
(0.468) (0.404) (0.468)
ROE 9.569*** 5.769*** 9.569***
(3.414) (1.659) (3.414)
RG 0.926*** 0.426** 0.926***
(0.350) (0.176) (0.350)
DR -3.245 0.908 -3.245
(2.224) (1.097) (2.224)
ITR -9.67e-05** -4.44e-05** -9.67e-05**
(3.78e-05) (1.79e-05) (3.78e-05)
AFTR 0.0636*** 0.0283** 0.0636***
(0.0230) (0.0117) (0.0230)
CR 0.0149 0.0289 0.0149
(0.0494) (0.0308) (0.0494)
Constant -0.840
(1.036)
Observations 230 541 230
Number of id 23 55 23
Hausman test 0.000
Kiểm định tự tương quan 0.000
Kiểm định PSSS thay đổi 0.000
Standard errors in parentheses
*** p<0.01, ** p<0.05, * p<0.1
104

Nguồn: Tổng hợp kết quả từ Stata 15

4.3.8 Kết quả phân tích theo ngành phi dịch vụ


Kết quả chỉ ra đối với ngành phi dịch vụ chỉ có POA và ROA có tác động
cùng chiều lên ý kiến kiểm toán OA (hệ số beta dương và có ý nghĩa thống kê ở
5%). Có thể thấy có sự khác biệt lớn về các yếu tố ảnh hưởng tới ý kiến kiểm toán
OA ở các doanh nghiệp dịch vụ và phi dịch vụ. Ở các doanh nghiệp hoạt động về
dịch vụ ý kiến kiểm toán có xu hướng phụ thuộc nhiều hơn vào các yếu tố tài chính
và phi tài chính của doanh nghiệp. Ở các doanh nghiệp phi dịch vụ sự phụ thuộc
này là ít có ý nghĩa hơn.
Bảng 4.12. Kết quả phân tích cho ngành phi dịch vụ
(1) (2) (3)
VARIABLES FEM REM Hiệu chỉnh với
robustness

AS 1.061 0.559 1.061


(0.744) (0.437) (0.744)
AC -0.303 -0.279 -0.303
(0.389) (0.365) (0.389)
TCT 1.014 0.851 1.014
(1.229) (0.918) (1.229)
RL -0.879 -0.991* -0.879
(0.563) (0.526) (0.563)
POA 1.411*** 2.931*** 1.411***
(0.319) (0.387) (0.319)
ROE 1.045 2.191** 1.045
(1.420) (1.110) (1.420)
RG 0.287 0.322 0.287
(0.302) (0.292) (0.302)
DR -1.200 0.176 -1.200
105

(1) (2) (3)


(1.575) (0.880) (1.575)
ITR -0.00417 -0.00152 -0.00417
(0.0179) (0.00717) (0.0179)
AFTR 0.00256 0.0129 0.00256
(0.0102) (0.0111) (0.0102)
CR -0.00196 -0.00179 -0.00196
(0.00245) (0.00201) (0.00245)
Constant 0.0113
(0.906)
Observations 320 1,339 320
Hausman test 0.000 32
Kiểm định tự tương quan 0.000
Kiểm định PSSS thay đổi 0.000
Hausman test 0.000

Standard errors in parentheses

*** p<0.01, ** p<0.05, * p<0.1


Nguồn: Tổng hợp kết quả từ Stata 15

4.3.9 Kết quả phân tích theo ngành riêng biệt


Ngoài việc xem xét đánh giá tác độ ng c ủa các biến lên OA trong doanh
nghiệp kinh doanh d ịch v ụ và phi d ịch v ụ. Lu ận án còn tiến hành phân tích chia
theo từng lĩnh vực hoạt độ ng c ụ thể. C ụ thể, với các doanh nghiệp thu th ập được,
4 ngành nghề được chia ra để phân tích bao gồ m: Ngành công nghiệp; ngành
D ược- Tiện ích- Bất độ ng sản- Công nghệ thông tin (do các doanh nghiệp trong
từng ngành này ít nên được gộ p chung vào để k ết quả phân tích tin cậy h ơn);
Ngành dịch vụ; ngành tiêu dùng.

Kết quả phân tích cho thấy các biến chủ yếu có tác động lên ý kiến kiểm toán
AO ở ngành dịch vụ. Các ngành khác gần như không có ý nghĩa thống kê. Kết quả này
106

phù hợp với kết quả phân tích cho ngành dịch vụ và phi dịch vụ.
107

Bảng 4.13. Kết quả phân tích cho ngành riêng biệt
(1) (2) (3) (4)
VARIABLES Công nghiệp Dược- Tiện Dịch vụ Hàng tiêu dùng
ích- Bất động
sản- Công
nghệ thông tin

AS 16.41 -0.995 2.063* 0.685


(1,583) (2.065) (1.188) (1.434)
AC -0.895 0.835 -1.404** -0.220
(0.745) (1.556) (0.590) (0.771)
TCT 2.198 12.43* 0.462 -1.544
(2.285) (6.399) (2.042) (2.307)
RL -0.919 1.546 -2.745** -1.201
(0.892) (1.983) (1.187) (1.303)
POA 0.868 -1.071 1.739*** 1.458**
(0.627) (1.599) (0.468) (0.715)
ROE 0.00272 11.34 9.569*** 5.353
(3.507) (9.439) (3.414) (4.904)
RG 0.399 2.620 0.926*** -0.755
(0.861) (1.880) (0.350) (0.965)
DR -4.476 10.30** -3.245 -9.879
(3.189) (4.769) (2.224) (6.144)
ITR -0.136 0.00108 -9.67e-05** -0.0873
(0.135) (0.0495) (3.78e-05) (0.184)
AFTR 0.0623 0.0707 0.0636*** 0.207
(0.0605) (0.0903) (0.0230) (0.148)
CR 0.00337 0.267 0.0149 0.0387
(0.00857) (0.353) (0.0494) (0.0808)

Observations 100 80 230 110


Number of id 10 8 23 11
Standard errors in parentheses
108

*** p<0.01, ** p<0.05, * p<0.1


Nguồn: Tổng hợp kết quả từ Stata 15
109

Kết luận chương 4

Kết quả nghiên cứu cũng được trình bày tại chương này. Từ các thống kê mô tả
của các biến cho đến kết quả kiểm định đa cộng tuyến, tự tương quan. Cuối cùng
chương 4 trình bày về kết quả kiểm định mối quan hệ giữa các nhân tố với ý kiến kiểm
toán. Đây cũng chính là câu trả lời cho các câu hỏi chính của luận án, đó là:
Kết quả được chỉ ra các nhân tố có mối quan hệ đến ý kiến kiểm toán bao gồm:
(i) Nhân tố tài chính: ROE, tăng trưởng doanh thu, vòng quay hàng tồn kho và vòng
quay tài sản cố định và tỷ lệ nợ, (ii) Nhân tố phi tài chính: Quy mô công ty kiểm toán,
thay đổi KTV, ý kiến kiểm toán năm trước, độ trễ của BCKiT. Các nhân tố thành viên
không điều hành và hệ số thanh toán hiện thành không ảnh hưởng tới ý kiếm kiểm
toán.
Trong chương kết quả này, NCS cũng thực hiện phân tích thêm các nhân tố ảnh
hưởng đến ý kiến kiểm toán ở các nhóm ngành là khác nhau. Trong đó ngành dịch vụ
là ngành có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến ý kiến kiểm toán hơn các nhóm ngành còn
lại.
110

CHƯƠNG 5
THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
VÀ ĐỀ XUẤT KHUYẾN NGHỊ

5.1 Thảo luận kết quả nghiên cứu


Nghiên cứu thực hiện với số mẫu là 1880 quan sát (188 công ty trong 10 năm).
Các công ty được lựa chọn là các công ty niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán TP
Hồ Chí Minh và Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội không bao gồm các công ty phi tài
chính. Các công ty trong mẫu là các công ty được niêm yết trước năm 2009 và vẫn còn
tiếp tục giao dịch trên sàn tại thời điểm lấy mẫu là năm 2019.
Có 11 biến được lựa chọn nghiên cứu bao gồm: Quy mô công ty kiểm toán
(AS), Thay đổi kiểm toán (AC), Tỷ lệ thành viên không điều hành trong HĐQT
(TCT), Độ trễ của BCKiT (RL), Ý kiến kiểm toán năm trước (POA), Lợi nhuận trên
vốn chủ sở hữu (ROE), Tăng trưởng doanh thu (RG), Chỉ số nợ (DR), Vòng quay hàng
tồn kho (ITR), Vòng quay tài sản cố định (AFTR) và hệ số thanh toán ngắn hạn (CR).

5.1.1 Giả thuyết H1- Hệ số thanh toán ngắn hạn


Kỳ vọng ban đầu: H1- Hệ số thanh toán ngắn hạn tác động ngược chiều đến ý
kiến kiểm toán không phải dạng chấp nhận toàn phần.
Kết quả: Không có mối quan hệ. Kết quả này được ủng hộ bởi nghiên cứu của
Alpaslan Yasar và cộng sự (2015), Thuy Thi Ha và cộng sự (2016).
Giải thích: NCS thực hiện trao đổi kết quả lại với chuyên gia là KTV đã phỏng
vấn tại bước định tính thì chuyên gia cho rằng có thể lý giải kết quả này như sau: Hệ
số thanh toán ngắn hạn thực chất là tính toán tỷ lệ giữa tài sản ngắn hạn và nợ ngắn
hạn. Để đưa ra các nhận định về công ty có vấn đề về thanh toán hay hoạt động liên
tục, KTV sẽ cần phải đánh giá nhiều hơn về dòng tiền, về các kế hoạch tương lai hay
khả năng khắc phục vấn đề của Ban Lãnh đạo….do đó, hệ số thanh toán ngắn hạn
chưa phải là yếu tố ảnh hưởng mạnh đến việc đưa ra ý kiến kiểm toán không phải dạng
chấp nhận toàn phần của KTV.

5.1.2 Giả thuyết H2 - Vòng quay hàng tồn kho


Kỳ vọng ban đầu: H2- Vòng quay hàng tồn kho tác động cùng chiều đến ý
kiến kiểm toán loại chấp nhận toàn phần.
111

Kết quả: Vòng quay hàng tồn kho IRT ảnh hưởng ngược chiều lên AO (hệ số
beta âm và p-value nhỏ hơn 0.05). Đây là một kết quả hoàn toàn bất ngờ khi mà kết
quả đem lại không những có mối quan hệ (khác với Hamid Zarei và cộng sự, 2020
không tìm ra mối quan hệ) mà còn có quan hệ ngược chiều với ý kiến kiểm toán chấp nhận
toàn phần.
Giải thích: NCS thực hiện trao đổi với các chuyên gia đã phỏng vấn sâu ở bước
phân tích định tính về kết quả bất ngờ này và xin ý kiến chuyên gia để giải thích cho thực
trạng trên. Theo chuyên gia thì có thể giải thích bằng các lý giải sau: (i) Khi vòng quay hàng
tồn kho quá cao, KTV cần xem xét các nghiệp vụ repurchase - mua đi bán lại với các bên
liên quan, các nghiệp vụ này bản chất không phải là giao dịch kinh tế vì mục đích chủ yếu
là đẩy cao doanh thu của công ty, lợi nhuận gần như không có nên cũng là 1 rủi ro sai sót.
Cụ thể chính là trường hợp của Gỗ Trường Thành và DVD có vấn đề trong hàng tồn kho và
các giao dịch khống (ii) Tại các công ty có vòng quay hàng tồn kho cao, mặc dù hiệu quả
hoạt động tăng lên nhưng khi tăng tốc độ luân chuyển hàng tồn kho thì cũng gia tăng rủi ro
trong vấn đề hạch toán và quản trị hàng tồn kho. Do đó có thể gia tăng xác suất sai sót dẫn
đến kiểm toán có khả năng sẽ đưa ra ý kiến kiểm toán không phải dạng chấp nhận toàn
phần.

5.1.3 Giả thuyết H3- Vòng quay tài sản cố định


Kỳ vọng ban đầu: H3- Vòng quay tài sản cố định tác động cùng chiều đến ý
kiến kiểm toán loại chấp nhận toàn phần.
Kết quả: Vòng quay tài sản cố định AFTR ảnh hưởng cùng chiều lên OA (hệ
số beta dương và p-value nhỏ hơn 0.05). Kết quả này cho thấy, vòng quay tài sản số
định lớn thì mức độ nhận ý kiến kiểm toán chấp nhận toàn phần cũng cao hơn. Kết quả
này được ủng hộ bởi nghiên cứu của Zarei H và cộng sự (2020), Ozcan (2016), Maria
Tsipouridoua và Charalambos Spathis (2014), Gaganis và cộng sự (2007),
Giải thích: Vòng quay tài sản cố định là một chỉ tiêu đánh giá hoạt động của
một công ty. Chỉ tiêu này cho thấy 1 đồng tài sản cố định (TSCĐ) tham gia vào quá
trình sản xuất kinh doanh sẽ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu. Chỉ tiêu này càng cao thì
hiệu quả sử dụng TSCĐ càng tốt. Điều này chỉ ra việc sử dụng tài sản cố định của
doanh nghiệp có hiệu quả cao và là tín hiệu tích cực trong hoạt động của doanh
nghiệp. Chính dấu hiệu tích cực này của công ty sẽ giúp công ty nhận được ý kiến
kiểm toán tốt hơn (ý kiến chấp nhận toàn phần). Theo lý thuyết các bên liên quan đã đề
cập chi tiết ở chương 2 thì khi các công ty hoạt động không chỉ đáp ứng lợi ích của các
công ty mà còn phải mang lại lợi ích cho tất cả các bên liên quan. Vì thế, khi quản lý
112

điều hành một công ty mang lại lợi nhuận cao cho chủ sở hữu thì sẽ đạt được sự hài
lòng và tăng cường đầu tư từ chính chủ sở hữu. Sự tin cậy của chủ sở hữu công ty còn
dẫn đến việc mời các nhà đầu tư khác đầu tư vào các công ty các công ty có lợi nhuận
tốt thường ít có khả năng nhận ý kiến kiểm toán không phải dạng chấp nhận toàn phần.
Khi đạt được sự hài lòng của chủ đầu tư và thu hút thêm đầu tư điều đó cũng có
nghĩa quản lý điều hành đã làm cho công ty tăng trưởng tốt hơn, hoạt động hiệu quả
hơn, có nhiều lợi nhuận hơn và dẫn đến tổng tài sản tăng và kéo theo là khả năng nhận ý
kiến chấp nhận toàn phần tăng lên, dẫn đến: (i) giảm khả năng doanh nghiệp phải gian
lận số liệu do gặp áp lực với các bên liên quan, (ii) tăng khả năng hoạt động liên tục.
Điều này làm cho xác suất nhận ý kiến kiểm toán không phải dạng chấp nhận toàn
phần giảm đi.”

5.1.4 Giả thuyết H4- Tăng trưởng công ty


Kỳ vọng ban đầu: H4- Sự tăng trưởng có quan hệ cùng chiều với ý kiến kiểm
toán chấp nhận toàn phần.
Kết quả: Tăng trưởng doanh thu RG ảnh hưởng cùng chiều lên AO (hệ số beta
dương và p-value nhỏ hơn 0.05). Kết quả này cho thấy, tăng trưởng doanh thu càng
lớn thì khả năng nhận ý kiến kiểm toán chấp nhận toàn phần càng cao hơn. Kết quả
này là đồng nhất với kết quả nghiên cứu của Laitinen và cộng sự (1998).
Giải thích: Biến tăng trưởng có ảnh hưởng đến ý kiến kiểm toán còn được hỗ
trợ giải thích bởi lý thuyết các bên liên quan ở chương 2 với lý luận khi các công ty
hoạt động không chỉ đáp ứng lợi ích của các công ty mà còn phải mang lại lợi ích cho
tất cả các bên liên quan. Vì thế, khi quản lý điều hành một công ty mang lại lợi nhuận
cao cho chủ sở hữu thì sẽ đạt được sự hài lòng và tăng cường đầu tư từ chính chủ sở
hữu. Sự tin cậy của chủ sở hữu công ty còn dẫn đến việc mời các nhà đầu tư khác đầu
tư vào các công ty các công ty có lợi nhuận tốt thường có xác suất nhận ý kiến kiểm
toán chấp nhận toàn phần cao hơn, dẫn đến: (i) giảm khả năng doanh nghiệp phải gian
lận số liệu do gặp áp lực với các bên liên quan, (ii) tăng khả năng hoạt động liên tục.
Điều này làm cho xác suất nhận ý kiến kiểm toán không phải dạng chấp nhận toàn
phần giảm đi.”

5.1.5 Giả thuyết H5- Tỷ suất lợi nhuận/vốn chủ (ROE)


Kỳ vọng ban đầu: H5- ROE tác động cùng chiều đến ý kiến kiểm toán loại
chấp nhận toàn phần.
Kết quả: Chỉ tiêu ROE ảnh hưởng cùng chiều lên AO (hệ số beta dương và p-
113

value nhỏ hơn 0.05). Kết quả này cho thấy, khi tỷ suất lợi nhuận càng cao thì xác suất
doanh nghiệp nhận ý kiến kiểm toán chấp nhận toàn phần cũng cao hơn. Kết quả này
được tìm ra đồng nhất với nghiên cứu của Ozcan (2016), Yasar và cộng sự (2015) và
Phạm Anh Thư (2017).
Giải thích: Kết quả nghiên cứu này cũng phù hợp các nghiên cứu tiền nhiệm.
Theo đó, tỷ suất lợi nhuận càng cao chứng tỏ công ty hoạt động càng tốt và có nhiều
khả năng nhận được ý kiến kiểm toán chấp nhận toàn phần. Cũng như có thể vận dụng
lý thuyết các bên liên quan là công ty cần tập trung vào lợi nhuận để đáp ứng sự hài
lòng của các bên. Theo đó, sự thoả mãn hay làm hài lòng các bên sẽ mang sự thuận lợi
cho việc đưa ra ý kiến kiểm toán đối với công ty. Theo lý thuyết các bên liên quan đã
đề cập chi tiết ở chương 2 thì khi các công ty hoạt động không chỉ đáp ứng lợi ích của
các công ty mà còn phải mang lại lợi ích cho tất cả các bên liên quan. Vì thế, khi quản
lý điều hành một công ty mang lại lợi nhuận cao cho chủ sở hữu thì sẽ đạt được sự hài
lòng và tăng cường đầu tư từ chính chủ sở hữu. Sự tin cậy của chủ sở hữu công ty còn
dẫn đến việc mời các nhà đầu tư khác đầu tư vào các công ty các công ty có lợi nhuận
tốt thường ít có khả năng nhận ý kiến kiểm toán không phải dạng chấp nhận toàn phần.
Khi đạt được sự hài lòng của chủ đầu tư và thu hút thêm đầu tư điều đó cũng có
nghĩ quản lý điều hành đã làm cho công ty tăng trưởng tốt hơn, hoạt động hiệu quả
hơn, có nhiều lợi nhuận hơn và dẫn đến tổng tài sản tăng và kéo theo là khả năng nhận
ý kiến chấp nhận toàn phần tăng lên, dẫn đến: (i) giảm khả năng doanh nghiệp phải
gian lận số liệu do gặp áp lực với các bên liên quan, (ii) tăng khả năng hoạt động liên
tục. Điều này làm cho xác suất nhận ý kiến kiểm toán không phải dạng chấp nhận toàn
phần giảm đi.”

5.1.6 Giả thuyết H6- Chỉ số nợ


Kỳ vọng ban đầu: H6- Chỉ số nợ tác động ngược chiều đến ý kiến kiểm toán
loại chấp nhận toàn phần.
Kết quả: Nhân tố chỉ số nợ (DR) ảnh hưởng ngược chiều tới ý kiến kiểm toán
AO. Kết quả này tương đồng với nhiều nghiên cứu trên thế giới. Nhìn chung các
nghiên cứu đều cho ra kết quả khá tương đồng, Zureigat (2014) tại Ả Rập chỉ ra đòn
bẩy có quan hệ cùng chiều với ý kiến kiểm toán không phải dạng chấp nhận toàn
phần. Nghiên cứu này được hỗ trợ bởi các nghiên cứu của Chen và Church (1992),
Dopuch và cộng sự (1987), Habib (2013). Dopuch và cộng sự (1987) chỉ ra đòn bẩy
tài chính là một trong những biến có ảnh hưởng mạnh đến ý kiến kiểm toán không
phải dạng chấp nhận toàn phần. Các tác giả như Keasy, Watson và Wynarczyk
114

(1998) hay DeFond và cộng sự (2002) nhận thấy rằng xác suất nhận được một ý kiến
kiểm toán không thuận lợi là lớn hơn khi các công ty có mức độ đòn bẩy cao.
Gaganis và cộng sự (2007) chỉ ra các công ty nhận được ý kiến kiểm toán chấp nhận
toàn phần thường có tỷ lệ tự chủ cao. Kết quả trong nghiên cứu của Penas và cộng sự
(2017) tại Tây Ban Nha và chỉ ra đòn bẩy tài chính cao làm tăng khả năng nhận được
một ý kiến kiểm toán không phải dạng chấp nhận toàn phần. Thuy Thi Ha và cộng sự
(2016) tại Việt Nam cũng tìm ra mối quan hệ ngược chiều giữa chỉ số nợ và ý kiến
kiểm toán chấp nhận toàn phần.
Giải thích: Các nghiên cứu lý giải mối quan hệ này là với chỉ số nợ lớn sẽ làm
cho rủi ro về lãi vay càng cao điều này có thể dẫn tới những điều chỉnh kĩ thuật dẫn tới
ý kiến kiểm toán chấp nhận toàn phần bị thấp hơn doanh nghiệp có chỉ số nợ thấp hơn.
Kết quả này cũng có thể lý giải bằng lý thuyết tín nhiệm đã trình bày ở chương 2, khi
tăng tín nhiệm, công ty niêm yết không chỉ việc tiếp cận vốn dễ dàng hơn mà chi phí
sử dụng vốn cũng sẽ thấp hơn. Do đó, các công ty có xu hướng nợ và tình hình trả nợ
ngày một xấu đi sẽ lo lắng về mức độ tín nhiệm giảm vì vậy họ có xu hướng trình bày
báo cáo không trung thực và hợp lý. Điều này có thể dẫn đến xác suất nhận ý kiến
không phải loại chấp nhận toàn phần cao hơn.
Trong quá trình phỏng vấn sâu chuyên gia, các chuyên gia cũng nhận định đặc
biệt với các doanh nghiệp bị áp lực nợ cao với ngân hàng thì có nhiều khả năng trình
bày báo cáo không trung thực và hợp lý dẫn đến xác suất nhận BCKiT không phải loại
chấp nhận toàn phần cao hơn.

5.1.7 Giả thuyết H7- Tỷ lệ thành viên không điều hành


Kỳ vọng ban đầu: H7- Tỷ lệ thành viên không điều hành tác động cùng chiều
đến ý kiến kiểm toán loại chấp nhận toàn phần.
Kết quả: không ảnh hưởng tới ý kiến kiểm toán AO. Kết quả tìm ra khác với các
nghiên cứu trên thế giới là có mối quan hệ giữa thành viên không điều hành và ý kiến kiểm
toán là Keasey và cộng sự (1988), Ishak và Yusof (2015), Ozcan (2016), Saaydah (2019).
Giải thích: Mặc dù đây là một biến mới được khám phá tại Việt Nam nhưng
NCS lại không tìm ra mối quan hệ. Từ số liệu chi tiết thống kê có thể thấy tỷ lệ thành
viên không điều hành/tổng số thành viên HĐQT dưới 50% chiếm 481 quan sát tương
ứng tỷ lệ là 25%, 75% còn lại là tỷ lệ trên 50%. Luật doanh nghiệp năm 2014 quy định
nghị quyết của HĐQT thông qua nếu được đa số (> 50%) thành viên dự họp tán thành
trừ trường hợp điều lệ công ty có quy định tỷ lệ cao hơn. Như vậy với tỷ lệ thành viên
không điều hành thực tế thì đa số các thành viên không điều hành này có quyền quyết
115

định tương đối với nghị quyết HĐQT ở các công ty niêm yết trong mẫu. NCS có thực
hiện trao đổi lại với các chuyên gia và xin ý kiến về các lý do tỷ lệ thành viên không
điều hành cao nhưng không có mối quan hệ với ý kiến kiểm toán. Các chuyên gia cho
rằng có nhiều giả thuyết khác nhau trong đó có 02 giả thuyết được các chuyên gia đề
cập đến nhiều đó là: (i) Có thể ở Việt Nam, các thành viên không điều hành ở các công
ty chưa dành nhiều thời gian, chưa thực sự hoạt động cũng như phát huy hết vai trò
của mình, (ii) Mặc dù các thành viên không điều hành đã hoạt động hiệu quả nhưng
vẫn không phải là yếu tố ảnh hưởng hoàn toàn đến ý kiến kiểm toán của các KTV. Ý
kiến kiểm toán phụ thuộc vào việc đơn vị có chủ ý muốn trình bày BCTC trung thực
hợp lý hay không, sự phát hiện của KTV và KTV có bị giới hạn thu thập bằng chứng
kiểm toán hay không…

5.1.8 Giả thuyết H8- Độ trễ của báo cáo kiểm toán
Kỳ vọng ban đầu: H8- Độ trễ của BCKiT tác động ngược chiều đến ý kiến
kiểm toán loại chấp nhận toàn phần.
Kết quả: RL có ảnh hưởng ngược chiều lên OA (hệ số beta âm và p-value nhỏ
hơn 0.05). Kết quả này cho thấy doanh nghiệp nộp báo cáo trễ sẽ có xu hướng nhận
được ý kiến kiểm toán chấp nhận toàn phần thấp hơn so với doanh nghiệp không nộp
báo cáo trễ. Kết quả này được ủng hộ bởi nghiên cứu của Keasey và cộng sự (1988),
Ireland (2003), Habib (2013). Đây là một biến mới lần đầu tiên được đưa vào nghiên
cứu tại Việt Nam.

Giải thích: Lý giải cho điều này có thể thấy rằng có thể dựa trên lý thuyết tín
hiệu đã trình bày ở chương 2. Khi có phát sinh BCKiT phát hành muộn sau thời gian quy
định có nghĩa là KTV và công ty niêm yết đang bất đồng quan điểm và đó là dấu hiệu của
một BCKiT có ý kiến không phải dạng chấp nhận toàn phần sẽ nhiều khả năng được phát
hành. Lý thuyết tín hiệu chỉ ra rằng ý kiến kiểm toán không phải dạng chấp nhận toàn
phần làm cho các công ty chậm trễ công bố BCTC do không thống nhất với KTV vì họ
biết thông tin này được đưa ra là tin xấu cho các nhà đầu tư.

5.1.9 Giả thuyết H9- Ý kiến kiểm toán năm trước


Kỳ vọng ban đầu: H9 - Ý kiến kiểm toán năm trước tác động cùng chiều đến ý
kiến kiểm toán năm nay.
Kết quả: Ý kiến kiểm toán năm trước (POA) có ảnh hưởng cùng chiều lên AO
(hệ số beta dương và p-value nhỏ hơn 0.05). Có thể thấy nếu năm trước ý kiến kiểm
toán là ý kiến chấp nhận toàn phần thì năm sau cũng sẽ có xu hướng được chấp nhận
116

toàn phần cao hơn và ngược lại. Kết quả này được ủng hộ bởi nghiên cứu của Muchler
(1985), Keasey và cộng sự (1988), Maria Tsipouridoua và Charalambos Spathis
(2014), Thuy Thi Ha và cộng sự (2016).

Giải thích: Theo giải thích được bàn luận với các chuyên gia thì các công ty đã
nhận được ý kiến chấp nhận toàn phần thông thường họ đã có những hiểu biết và nỗ
lực để trình bày báo cáo trung thực hợp lý. Do đó xác suất nhận được ý kiến chấp nhận
toàn phần sẽ cao hơn. Ở chiều ngược lại, các công ty nhận ý kiến không phải loại chấp
nhận toàn phần mặc dù cũng nắm bắt được các vấn đề mình gặp phải tuy nhiên vì một
lý do nào đó mà họ vẫn chưa khắc phục các hạn chế do đó khi nhận ý kiến kiểm toán
không phải dạng chấp nhận toàn phần thì các công ty có xu hướng nhận tiếp ý kiến
loại này cho các năm sau.

5.1.10 Giả thuyết H10- Chuyển đổi kiểm toán viên


Kỳ vọng ban đầu: H10- Chuyển đổi KTV tác động ngược chiều đến ý kiến
kiểm toán chấp nhận toàn phần.
Kết quả: Biến chuyển đổi KTV (AC) có ảnh hưởng ngược chiều lên AO (hệ số beta
âm và p-value có ý nghĩa ở 5%). Có thể thấy việc doanh nghiệp thay đổi đơn vị kiểm toán
thì xác suất nhận ý kiến chấp nhận toàn phần thấp hơn so với doanh nghiệp không thay đổi
đơn vị kiểm toán. Kết quả này được ủng hộ bởi nghiên cứu của Chow và Rice (1986),
Keasey và cộng sự (1988), Haniffa và cộng sự (2006) và Zarei H và cộng sự (2020).
Giải thích: Theo lý thuyết đại diện minh họa mối quan hệ giữa chủ sở hữu và
người đại diện đã được thỏa thuận và hiện thực hóa trong hợp đồng làm việc. Ban
giám đốc với tư cách là bên hiểu rõ tình trạng của công ty thường có những lợi ích và
mục tiêu khác nhau với các cổ đông. Mối quan hệ này tạo ra xung đột lợi ích là một
trong những yếu tố kích hoạt sự thay đổi của KTV. Sự kết hợp giả định giữa các ý kiến
không phải loại chấp nhận toàn phần và việc chuyển đổi KTV dựa trên các giả định
rằng: (a) Có các chi phí liên quan đến việc nhận được các ý kiến không phải loại chấp
nhận toàn phần, (b) các nhà quản lý muốn tránh những chi phí này và (c) điều này có
thể đạt được bằng cách chuyển đổi KTV. Lý thuyết này giải thích cho kết quả tại sao
việc chuyển đổi KTV lại có mối quan hệ ngược chiều với ý kiến kiểm toán chấp nhận
toàn phần.

5.1.11 Giả thuyết H11- Quy mô công ty kiểm toán


Kỳ vọng ban đầu: H11- Quy mô công ty kiểm toán tác động ngược chiều đến
ý kiến kiểm toán chấp nhận toàn phần.
117

Kết quả: Quy mô công ty kiểm toán có tác động cùng chiều đến ý kiến kiểm
toán chấp nhận toàn phần. Công ty kiểm toán Big 4 có xu hướng đưa ra báo cáo chấp
nhận toàn phần cao hơn so với doanh nghiệp được kiểm toán bởi công ty ngoài Big 4.
Kết quả này trái ngược hoàn toàn với các nghiên cứu của Keasey và cộng sự (1988),
Ireland (2003), Caraman và Spathis (2006), Habib (2013), Maria Tsipouridoua và
Charalambos Spathis (2014), Zureigat (2014), Susanto và Pradipta (2017) và Zarei H và
cộng sự (2020). Các nghiên cứu này đều cho thấy các công ty Big 4 có xu hướng đưa
ra ý kiến kiểm toán không phải dạng chấp nhận toàn phần cao hơn.
Giải thích: Mặc dù kết quả này không được ủng hộ bởi các nghiên cứu tiền
nhiệm và lý thuyết đại diện cũng như kỳ vọng ban đầu nhưng để giải thích cho kết quả
bất ngờ này, NCS cho rằng có thể dựa vào: (1) trong nghiên cứu của Keasey và cộng sự
(1988), khi thực hiện kiểm định giả thuyết rỗng về mối quan hệ của quy mô kiểm toán và ý
kiến kiểm toán, tác giả có sử dụng 02 luận điểm giải thích cho 02 trường hợp kết quả cùng
chiều và ngược chiều. Ở chiều ngược lại, giải thích cho giả thuyết quy mô kiểm toán có
thể có mối quan hệ ngược chiều với ý kiến kiểm toán không phải dạng chấp nhận toàn
phần, Keasey và cộng sự đã đưa ra luận điểm giải thích là trong khoảng thời gian mẫu
chọn của nghiên cứu, các công ty kiểm toán lớn đang cố gắng tăng cường sự hiện diện
của họ trong khu vực doanh nghiệp nhỏ. Do đó, người ta có thể đưa ra giả thuyết rằng
các công ty kiểm toán lớn có thể bị cám dỗ để thu hút hoạt động kinh doanh đến từ các
công ty nhỏ bằng cách phát hành ý kiến kiểm toán chấp nhận toàn phần nhiều hơn. (2)
sau khi thực hiện kiểm định kết quả và cho kết quả trái chiều, NCS có thực hiện phỏng
vấn sâu chuyên gia đã phỏng vấn định tính trước đây để giải thích cho mối quan hệ
này. Hai trong số mười chuyên gia có nhận định rằng có thể do các công ty Big 4 có
năng lực và kiểm soát chất lượng tốt nên họ cũng tự tin khi đưa ra ý kiến chấp nhận
toàn phần cao hơn các công ty không phải Big 4 đối với các doanh nghiệp được kiểm
toán. Các công ty Big 4 cũng có chuyên môn tốt để có thể tư vấn cho các công ty niêm
yết hoàn thiện các vướng mắc để đạt được ý kiến kiểm toán chấp nhận toàn phần cao
hơn.
Bảng 5.1. Tóm tắt kết quả kiểm định giả thuyết
Giả Kỳ vọng trước Kết quả
Diễn giải
thuyết kiểm định kiểm định
Hệ số thanh toán ngắn hạn tác động ngược Mối quan hệ Bác bỏ
H1 chiều đến ý kiến kiểm toán không phải dạng ngược chiều không có mối
chấp nhận toàn phần. (-) quan hệ
118

Giả Kỳ vọng trước Kết quả


Diễn giải
thuyết kiểm định kiểm định
Vòng quay hàng tồn kho tác động cùng Mối quan hệ Bác bỏ
chiều đến ý kiến kiểm toán loại chấp nhận cùng chiều Có mối quan hệ
H2
toàn phần. (+) ngược chiều
(-)
Vòng quay tài sản cố định tác động cùng Mối quan hệ Chấp nhận
chiều đến ý kiến kiểm toán loại chấp nhận cùng chiều Mối quan hệ cùng
H3
toàn phần. (+) chiều
(+)
Tăng trưởng doanh thu tác động cùng Mối quan hệ Chấp nhận
chiều đến ý kiến kiểm toán loại chấp nhận cùng chiều Mối quan hệ
H4
toàn phần. (+) cùng chiều
(+)
ROE tác động cùng chiều đến ý kiến kiểm Mối quan hệ Chấp nhận
toán loại chấp nhận toàn phần. cùng chiều Mối quan hệ
H5
(+) cùng chiều
(+)
Chỉ số nợ tác động ngược chiều đến ý kiến Mối quan hệ Chấp nhận
kiểm toán loại chấp nhận toàn phần. ngược chiều Có mối quan hệ
H6
(-) ngược chiều
(-)
Tỷ lệ thành viên không điều hành tác động Mối quan hệ Bác bỏ
H7 cùng chiều đến ý kiến kiểm toán loại chấp cùng chiều không có mối
nhận toàn phần. (+) quan hệ
Độ trễ của BCKiT tác động ngược chiều đến Mối quan hệ Chấp nhận
ý kiến kiểm toán loại chấp nhận toàn phần. ngược chiều Có mối quan hệ
H8
(-) ngược chiều
(-)
Ý kiến kiểm toán năm trước tác động cùng Mối quan hệ Chấp nhận
chiều đến ý kiến kiểm toán năm nay. cùng chiều Có mối quan hệ
H9
(+) cùng chiều
(+)
119

Giả Kỳ vọng trước Kết quả


Diễn giải
thuyết kiểm định kiểm định
Chuyển đổi KTV tác động ngược chiều đến Mối quan hệ Chấp nhận
ý kiến kiểm toán chấp nhận toàn phần. ngược chiều Có mối quan hệ
H10
(-) ngược chiều
(-)
Quy mô công ty kiểm toán tác độ ng Mối quan hệ Bác bỏ
ngược chiều đến ý kiến kiểm toán ch ấp ngược chiều Có mối quan hệ
H11
nhận toàn phần. (-) cùng chiều
(+)

Nguồn: Tổng hợp từ kết quả thực hiện của NCS

5.2 Bối cảnh hiện tại và đề xuất kiến nghị dựa vào kết quả nghiên cứu
5.2.1 Bối cảnh trên thế giới và tại Việt Nam
Thế giới đang phải đối mặt với đại dịch Covid toàn cầu và một thực trạng
không thể tránh khỏi đó là các công ty gặp nhiều khó khăn trong kinh doanh. Điều này
không chỉ dẫn đến suy giảm kết quả kinh doanh nói chung hay ROE nói riêng mà kéo
theo là các chỉ số tài chính khác cũng sẽ bị ảnh hưởng như: tăng trưởng doanh thu, các
chỉ số vòng quay hàng tồn kho hay vòng quay tài sản cố định cũng sẽ giảm hiệu quả.
Đại dịch covid khiến cho nhiều công ty gặp khó khăn nặng nề, do đó sẽ có
nhiều khả năng: (i) công ty khó duy trì khả năng hoạt động liên tục, (ii) công ty gặp áp
lực trong việc đạt chỉ tiêu kinh doanh, (iii) hoạt động công ty gặp khó khăn, tài chính
suy yếu… và tất cả các vấn đề này đều có thể dẫn đến việc hình thành loại ý kiến kiểm
toán.
Vào ngày 21/4/2021, Hội đồng Báo cáo Tài chính (FRC) đã công bố hướng dẫn
thêm về các ý kiến và báo cáo chấp nhận toàn phần trong cuộc khủng hoảng COVID-
19. Hướng dẫn mới này cung cấp sự rõ ràng hữu ích về cách thức phát hành ý kiến
chấp nhận toàn phần tùy thuộc vào việc KTV có thể thu thập bằng chứng hỗ trợ cho
các báo cáo và cho bất kỳ sai sót nào liên quan đến BCTC hay không.
(i) Ý kiến ngoại trừ: được định nghĩa là một trong những trường hợp thiếu bằng
chứng (vì những lý do nằm ngoài tầm kiểm soát của KTV hoặc công ty) hoặc do các
sai sót trọng yếu thực tế hoặc tiềm ẩn mà kiểm toán viên báo cáo rằng 'không phải' các
khoản mục cụ thể mô tả, họ đã kết luận rằng các BCTC là đúng sự thật và hợp lý.
120

(ii) Ý kiến trái ngược: được đưa ra khi KTV kết luận “trên cơ sở có đầy đủ bằng
chứng thích hợp về việc tồn tại các sai sót trọng yếu và phổ biến làm giảm độ tin cậy
của tổng thể BCTC”.
(iii) Ý kiến từ chối: Trường hợp KTV “không thể thu thập được bằng chứng
kiểm toán đầy đủ, thích hợp để đưa ra ý kiến nhưng kết luận rằng có thể tồn tại các sai
sót trọng yếu và phổ biến.
Như vậy có thể thấy kiểm toán trên thế giới đã phản ứng rất nhanh với các sự
việc có ảnh hưởng rộng để giúp KTV có căn cứ đưa ra ý kiến phù hợp hơn.
Mặc dù là một trong số ít các nước có nền kinh tế tăng trưởng nhưng các công
ty Việt bị ảnh hưởng bởi Covid cũng rất nặng nề. Trong bối cảnh này KTV cần phải
xem xét mức độ tác động của đại dịch đến hoạt động của DN được kiểm toán để xây
dựng kế hoạch kiểm toán phù hợp. Bên cạnh việc bổ sung các thủ tục để đánh giá công
ty hợp lý hơn thì việc chú trọng đến các nhân tố ảnh hưởng trong luận án sẽ giúp KTV
có thể tiết kiệm được thời gian, tập trung kiểm tra vào phần rủi ro và căn cứ để đối
chiếu bổ sung trước khi hình thành ý kiến kiểm toán.
Các công ty Việt Nam có thể nói đã trải qua một năm kinh doanh đầy sóng gió
năm 2020. Việc đình trệ giao thương do ảnh hưởng của Covid cũng làm ảnh hưởng
đến kết quả kinh doanh của các công ty niêm yết. Khi kết quả kinh doanh bị ảnh
hưởng thì kéo theo hiệu quả hoạt động của công ty suy giảm và biểu hiện là là chỉ số
ROE, vòng quay tài sản cố định, vòng quay hàng tồn kho cũng bị ảnh hưởng theo. Vậy
liệu trong tình hình như vậy, các công ty niêm yết có tìm cách thay đổi số liệu kế toán
để giảm áp lực với cổ đông hay không? Các hoạt động của công ty bị gián đoạn hay
làm việc qua online có làm ảnh hưởng đến hệ thống kiểm soát nội bộ và gia tăng rủi ro
hay không?
Trong diễn đàn covid và câu chuyện chất lượng kiểm toán, Phó Chủ tịch phụ
trách Đối ngoại truyền thông, Hội Kiểm toán viên hành nghề (VACPA), kiêm Phó
Tổng giám đốc Deloitte Việt Nam - Trần Thị Thúy Ngọc đã chỉ ra trong dịch bệnh trừ
một số ngành là có sự phát triển tốt hơn còn hầu hết các công ty đều phải thắt chặt chi
tiêu, kiểm soát chi phí, tìm cách mở rộng thị trường để tồn tại hoặc dịch chuyển kinh
doanh do đó KTV cần phải tăng cường hiểu biết, thực hiện thêm các thủ tục kiểm toán
để nhằm giảm thiểu rủi ro kiểm toán. Do đó việc có được một kết quả nghiên cứu các
nhân tố ảnh hưởng đến ý kiến kiểm toán là rất có ý nghĩa đối với các KTV nhằm góp
phần tối ưu hoá thời gian cũng như chất lượng kiểm toán.
121

Việc trình bày bối cảnh hiện tại của nền kinh tế cho thấy các rủi ro dịch bệnh
covid tác động rất nhiều đến các chỉ tiêu về tài chính của doanh nghiệp. Mặc dù số liệu
nghiên cứu chưa có năm Covid xảy ra tuy nhiên khi có Covid thì các chỉ số tài chính
được dự báo sẽ bị ảnh hưởng mạnh như ROE hay tăng trưởng doanh thu… trong khi
đó các chỉ tiêu này đã được kết quả nghiên cứu tìm ra là có mối quan hệ với ý kiến
kiểm toán, do đó NCS đề cập đến bối cảnh hiện tại để có thể đề xuất ứng dụng kết quả
nghiên cứu cho năm hiện tại nói riêng bên cạnh các khuyến nghị nói chung.

5.2.2 Khuyến nghị với kiểm toán viên


Nghiên cứu xem xét mối quan hệ giữa các nhân tố tài chính và phi tài chính với
ý kiến kiểm toán, kết quả cho thấy ROE, tăng trưởng doanh thu, vòng quay tài sản cố
định, vòng quay hàng tồn kho, chỉ số nợ, ý kiến kiểm toán năm trước, chuyển đổi KTV,
quy mô công ty kiểm toán và độ trễ BCKiT có ảnh hưởng đến ý kiến kiểm toán.
Luận án kỳ vọng đóng góp được nhiều đề xuất nhất đối với KTV và công ty
được kiểm toán. Bởi vì mục tiêu của luận án là nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng
đến ý kiến kiểm toán trên góc nhìn của KTV. Do đó, các hàm ý từ kết quả nghiên cứu
sẽ tập trung chủ yếu vào khuyến nghị sử dụng kết quả nghiên cứu cho KTV và chính
công ty được kiểm toán. Các khuyến nghị liên quan đến cơ quan nhà nước hay cơ
quan quản lý trực tiếp của KTV là VACPA sẽ không phải là mục tiêu chính.
Khuyến nghị 1, ứng dụng kết quả nghiên cứu của luận án trong khâu lập
kế hoạch.
Giai đoạn này bao gồm 04 việc lớn cần làm: xem xét có nên chấp nhận hợp
đồng kiểm toán hay không? Thu thập thông tin về khách hàng, đánh giá rủi ro và lập
kế hoạch kiểm toán. Kết quả nghiên cứu của luận án đã chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng
đến ý kiến kiểm toán, KTV có thể vận dụng trong 02 phần việc là đánh giá rủi ro và
lập kế hoạch kiểm toán, cụ thể:
(i) Khi đánh giá rủi ro: KTV có thể sử dụng mô hình của luận án để dựa trên
các biến sẵn có mà đánh giá xem xác suất nhận loại ý kiến kiểm toán của công ty được
kiểm toán. Từ đó, KTV sẽ xác định mức độ rủi ro của cuộc kiểm toán để chuẩn bị cho
khâu lập kế hoạch kiểm toán phù hợp. Nếu như mô hình cho ra kết quả là ý kiến kiểm
toán không phải dạng chấp nhận toàn phần thì KTV cần thận trọng hơn trong khâu lập
kế hoạch kiểm toán. Trong quá trình phỏng vấn sâu chuyên gia, NCS có đặt câu hỏi về
việc liệu việc sử dụng mô hình này có làm giảm tính hoài nghi cần có của KTV nếu
như kết quả mô hình chỉ ra là doanh nghiệp có xác suất nhận ý kiến kiểm toán chấp
nhận toàn phần. Đa số các chuyên gia đều cho rằng đây chỉ là khâu lập kế hoạch và tại
122

khâu thực hiện KTV sẽ phải thực hiện các công việc và thu thập bằng chứng theo thủ
tục kiểm toán. Do đó việc áp dụng mô hình này vào khâu đánh giá rủi ro sẽ đem lại
một sự thận trọng hơn giúp KTV có được sự hoài nghi và thận trọng phù hợp trong
trường hợp mô hình cho ra kết quả doanh nghiệp nhận ý kiến kiểm toán không phải
dạng chấp nhận toàn phần và cũng không làm giảm sự hoài nghi khi đưa ra ý kiến
kiểm toán chấp nhận toàn phần vì mô hình chỉ là một kênh để tham khảo. Công việc
tiếp theo của KTV là thực hiện các thủ tục kiểm toán tại đơn vị.
Mô hình đặc biệt có nhiều ý nghĩa với các loại hình công ty dịch vụ và không
có nhiều ý nghĩa với các loại hình còn lại, do đó KTV cần căn cứ vào loại hình công ty
để sử dụng kết quả nghiên cứu phù hợp hơn.
(ii) Tại khâu lập kế hoạch kiểm toán: Căn cứ vào các rủi ro đã được xác định và
dự báo, công ty kiểm toán sẽ có những bố trí nhân sự tham gia kiểm toán, thời gian
kiểm toán cũng như các thủ tục, mức độ trọng yếu sẽ sử dụng trong cuộc kiểm toán.
Đặc biệt trong khâu lập kế hoạch việc xác định sẽ thực hiện các thủ tục kiểm toán số
liệu đầu năm hay lựa chọn theo số liệu kiểm toán đầu năm đối với khách hàng kiểm
toán lần đầu là rất quan trọng. KTV có thể vận dụng mô hình như là một nguồn thông
tin để đánh giá mức độ tin cậy vào ý kiến KTV năm trước đã được kiểm bởi một công
ty kiểm toán khác. Từ đó, KTV sẽ quyết định mức độ sử dụng kết quả đã được kiểm
toán năm trước cho số liệu đầu kỳ hay KTV phải thực hiện các các thủ tục kiểm toán
cho số đầu kỳ ở mức độ nào. Các nhân tố để đánh giá riêng về KTV tiền nhiệm bao
gồm các nhân tố thuộc về công ty kiểm toán là: quy mô công ty kiểm toán tiền nhiệm,
ý kiến của KTV viên tiền nhiệm và độ trễ phát hành BCKiT.
Trong bối cảnh dịch bệnh như hai năm qua, rất nhiều công ty phải đình trệ,
thậm chí tạm dừng hoạt động do dịch bệnh kéo dài. Điều này chắc chắn sẽ ảnh hưởng
đến ROE, vòng quay hàng tồn kho, chỉ số nợ, tăng trưởng doanh thu hay vòng quay tài
sản cố định của công ty. Do đó, việc xác định các chỉ tiêu này có nhiều khả năng bị
ảnh hưởng bởi vĩ mô năm nay thì KTV cần phải lập kế hoạch kiểm toán phù hợp nhằm
đảm bảo việc đưa ý kiến kiểm toán một cách phù hợp nhất.
Nhân tố chuyển đổi KTV cũng là một nhân tố ảnh hưởng đến ý kiến kiểm toán.
Do đó nếu là KTV lần đầu, KTV cần xem xét kỹ lưỡng hơn vì thực tế cho thấy khi
chuyển đổi KTV, doanh nghiệp nhiều khả năng nhận được ý kiến kiểm toán không
phải dạng chấp nhận toàn phần.
Khuyến nghị 2, ứng dụng kết quả nghiên cứu của luận án trong giai đoạn
thử nghiệm kiểm soát.
123

Giai đoạn này KTV sẽ thực hiện các thủ tục kiểm soát để xác định xem các hoạt
động quan trọng của khách hàng đã được thiết kế phù hợp và vận hành hiệu quả hay
không. Kết quả nghiên cứu có chỉ ra biến độ trễ của BCKiT có mối quan hệ với ý kiến
kiểm toán, KTV có thể sử dụng kết quả này để xem xét lịch sử phát hành BCKiT của
công ty. Nếu BCKiT có phát hành trễ so với thời hạn thì KTV đánh giá xem công ty
thực hiện kiểm soát việc này như thế nào. Cụ thể hệ thống kiểm soát nội bộ của công
ty mà tốt thì việc phát hành BCKiT trễ sẽ khó có thể xảy ra. KTV có thể đánh giá khâu
kiểm soát nội bộ tại nhân tố này để xác định rõ về lý do gây ra độ trễ trong phát hành
BCKiT. Nếu đó là lý do thuộc về hệ thống KSNB thì KTV có thể tư vấn để doanh
nghiệp hoàn thiện hơn, nếu đó là lý do thuộc về bất đồng ý kiến kiểm toán thì KTV
cần tập trung vào lý do để đánh giá mức độ hoàn thiện năm nay với lý do này và đưa ý
kiến kiểm toán phù hợp.

Đặc biệt, kết quả nghiên cứu chỉ ra vòng quay hàng tồn kho có ảnh hưởng
ngược chiều với ý kiến kiểm toán chấp nhận toàn phần là một gợi ý để KTV tập trung
vào kiểm tra hệ thống kiểm soát nội bộ với phần hành hàng tồn kho của các công ty
được kiểm toán. Các nhân tố khác như ROE, tăng trưởng doanh thu, chỉ số nợ cũng là
các phần mà KTV nên tập trung thực hiện các thử nghiệm để đánh giá hệ thống KSNB
tại các phần hành này.

Khuyến nghị 3, ứng dụng kết quả nghiên cứu của luận án trong giai đoạn
thử nghiệm cơ bản.
Giai đoạn này KTV sẽ thực hiện các thủ tục để xác định các sai sót trọng yếu
trên BCTC bằng các thử nghiệm cơ bản là: thực hiện thủ tục phân tích và kiểm tra chi
tiết số dư tài khoản. Kết quả nghiên cứu đã tìm ra mối quan hệ giữa ý kiến kiểm toán
với các chỉ tiêu tài chính là: ROE, tăng trưởng doanh thu, vòng quay tài sản cố định,
vòng quay hàng tồn kho, chỉ số nợ. Kết quả này là một khuyến nghị các KTV khi thực
hiện các thủ tục phân tích sẽ tập trung vào các chỉ tiêu này để khoanh vùng cũng như
đưa ra các thủ tục kiểm toán phù hợp đối với các biến động hay phân tích bất thường.
Điều này giúp cho KTV tập trung nhiều hơn vào các nhân tố tài chính nội tại của công
ty để rút ngắn thời gian và đem lại kết quả chính xác hơn cho KTV.

Giai đoạn này KTV cũng sẽ tiến hành chọn mẫu và kiểm tra chi tiết các nghiệp
vụ phát sinh. KTV có thể vận dụng kết quả nghiên cứu để tập trung hoài nghi các vấn
đề như:
124

(i) Với các khách hàng có vòng quay hàng tồn kho lớn, khi thực hiện kiểm toán
chi tiết, KTV sẽ chú trọng đến kiểm tra chứng từ, tìm kiếm bằng chứng để tìm kiếm sự
giải thích hợp lý đối với các công ty có vòng quay hàng tồn kho lớn.

(ii) Với các khách hàng có chỉ số nợ cao, khi thực hiện kiểm toán chi tiết, KTV
sẽ chú trọng đến việc kiểm tra chứng từ, tìm kiếm bằng chứng để tìm kiếm sự giải
thích hợp lý đối với các công ty có trình bay hay phân loại chưa hợp lý nguồn gốc, tính
đến hạn của các khoản nợ… nhằm mục đích gia tăng tín nhiệm với bên cho vay.

Khuyến nghị 4, ứng dụng kết quả nghiên cứu của luận án trong giai đoạn
kết thúc kiểm toán.

Giai đoạn này KTV sẽ xem xét ảnh hưởng của các sự kiện sau ngày phát sinh
kết thúc năm tài chính, tổng hợp bằng chứng, thực hiện lại thủ tục phân tích…và đặc
biệt là đưa ra quyết định cuối cùng về việc trình bày BCTC cũng như ý kiến kiểm toán
về việc trình bày BCTC này của công ty được kiểm toán. Một lần nữa, KTV có thể sử
dụng mô hình các nhân tố ảnh hưởng của luận án để làm cơ sở soát xét kết quả của
đoàn kiểm toán hoặc để bổ sung thêm cho cơ sở ra quyết định. Trường hợp cần soát
xét chất lượng kiểm toán, KTV có thể sử dụng mô hình các nhân tố ảnh hưởng để
kiểm định lại và trong trường hợp ra xác suất nhận ý kiến kiểm toán không phải dạng
chấp nhận toàn phần là cao nhưng đội kiểm toán lại đưa ra ý kiến chấp nhận toàn phần
thì KTV cần tăng cường kiểm soát chất lượng để đảm bảo các bằng chứng đưa ra hình
thành nên ý kiến kiểm toán là phù hợp.
Bên cạnh việc đưa ra ý kiến kiểm toán, KTV cũng phát hành thư quản lý để tư
vấn cho công ty hoạt động hiệu quả hơn. Trong trường hợp này, KTV cũng có thể sử
dụng nhân tố ảnh hưởng đến ý kiến kiểm toán là ROE, gia tăng chỉ số ROE nhằm gia
tăng tỷ lệ đạt được ý kiến kiểm toán chấp nhận toàn phần. Bên cạnh đó việc quản trị
vòng quay tài sản cố định, vòng quay hàng tồn kho và duy trì tăng trưởng, chỉ số nợ
cũng là một trong các yếu tố đóng góp vào việc nhận ý kiến kiểm toán chấp nhận toàn
phần của công ty được kiểm toán.

5.2.3 Khuyến nghị với các bên liên quan khác


Mặc dù chủ ý của luận án là đứng trên góc nhìn của KTV để tìm ra mối quan hệ
giữa các nhân tố với ý kiến kiểm toán, tuy nhiên NCS cho rằng kết quả của luận án
cũng có hữu ích với nhiều bên khác, do vậy, luận án bổ sung phần khuyến nghị với các
bên liên quan từ kết quả của luận án.

5.2.3.1 Đối với công ty được kiểm toán


125

Một ý nghĩa về mặt thực tế không kém phần quan trọng của luận án đó là trợ
giúp công ty được kiểm toán nhận được ý kiến kiểm toán tốt hợp. Bởi vì nghiên
cứu dựa trên góc nhìn của KTV về các nhân tố ảnh hưởng thế nào đến ý kiến kiểm
toán nên các đóng góp về mặt nghiên cứu cho công ty được kiểm toán trong trường
hợp này là rất ý nghĩa.

Công ty được kiểm toán dựa vào kết quả luận án tìm ra cũng có thể giúp quản
trị công ty tốt hơn. Bất kỳ một công ty niêm yết nào cũng đều muốn công ty của mình
tốt hơn và nhận được ý kiến kiểm toán chấp nhận toàn phần. Để làm được điều này:
(i) Công ty tập trung vào cải thiện ROE của công ty vì đây là nhân tố có ảnh
hưởng mạnh nhất đến việc KTV phát hành ý kiến kiểm toán chấp nhận toàn phần.
ROE càng cao thì xác suất nhận ý kiến kiểm toán toàn phần càng cao.
(ii) Bên cạnh ROE công ty cần lưu ý đến việc cải thiện hiệu quả hoạt động bằng
cách gia tăng hiệu quả từ sử dụng tài sản cố định để cải thiện chỉ số vòng quay tài sản cố
định.
(iii) Với các công ty có tốc độ luân chuyển hàng tồn kho nhanh thì cần chú ý
tăng cường hoạt động kiểm soát nội bộ tại các khâu mua bán hàng, hàng tồn kho… để
đảm bảo bộ phận kế toán hạch toán là trung thực và hợp lý. Công ty cũng có thể tăng
cường thiết kế các thủ tục kiểm soát nội tại các khâu liên quan đến hệ số vòng quay
hàng tồn kho này như: bộ phận kho, bộ phận mua và bán hàng để đảm bảo kiểm soát
được rủi ro cho công ty từ đó cũng giúp công ty nhận được ý kiến kiểm toán tốt hơn.
(iv) Cải thiện tốc độ tăng trưởng. Các công ty tăng trưởng dương thường có xác
suất nhận được ý kiến kiểm toán chấp nhận toàn phần cao hơn. Điều này cũng cho
thấy, một công ty có tăng trưởng hiệu quả với xu hướng hoạt động kinh doanh ngày
một tốt hơn thì sẽ nhiều khả năng nhận được ý kiến kiểm toán chấp nhận toàn phần.
(v) Duy trì chỉ số nợ phù hợp vì đây là chỉ số có mối quan hệ ngược chiều với ý
kiến kiểm toán chấp nhận toàn phần. Các công ty nên tập trung vào quản trị chỉ số nợ
khi có dấu hiệu tăng cao để đảm bảo việc quản trị nợ được an toàn tài chính cũng như
quản trị cách trình bày và bằng chứng kiểm toán phù hợp để nhận được ý kiến kiểm
toán chấp nhận toàn phần.
Nhìn chung, từ phía công ty chỉ với 02 mục tiêu: (1) đưa hoạt động kinh
doanh của công ty ngày một tốt hơn cả ở tăng trưởng doanh thu lẫn cải thiện ROE,
vòng quay hàng tồn kho, vòng quay tài sản cố định, chỉ số nợ… sẽ giúp công ty tăng
xác suất nhận được ý kiến kiểm toán chấp nhận toàn phần bởi vì khi công ty hoạt động
126

tốt hơn, tài chính lành mạnh hơn thì thông thường Ban Lãnh đạo sẽ không phải chịu
quá nhiều áp lực trong việc “chế tạo” số liệu để làm hài lòng cổ đông, ngân hàng hay
bên thứ ba khác. Điều này dẫn đến báo cáo được lập bởi Ban Quản lý sẽ có xác suất
phản ánh trung thực hợp lý cao hơn. (2) thiết lập hệ thống kiểm soát nội bộ liên quan ở
các nhân tố ảnh hưởng đến ý kiến kiểm toán sẽ giúp công ty quản trị rủi ro hiệu quả
hơn, từ đó một mặt làm công ty hoạt động tốt hơn và mặt khác thì giúp KTV thu thập
được nhiều bằng chứng hơn và khả năng nhận được ý kiến kiểm toán chấp nhận toàn
phần theo đó sẽ tăng lên.

Mô hình đặc biệt có nhiều ý nghĩa với các loại hình công ty dịch vụ và không
có nhiều ý nghĩa với các loại hình còn lại, do đó công ty được kiểm toán cần căn cứ
vào loại hình công ty để sử dụng kết quả nghiên cứu phù hợp hơn.

5.2.3.2 Đối với người sử dụng thông tin


Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng người sử dụng có thể dựa vào thông tin của các
biến có ảnh hưởng là: ROE, ý kiến kiểm toán năm trước, vòng quay hàng tồn kho,
vòng quay TSCĐ, chỉ số nợ, tăng trưởng doanh thu, thay đổi KTV, quy mô công ty
kiểm toán, độ trễ BCKiT để xác định xác suất một công ty nhận loại ý kiến kiểm toán
tương ứng. Mô hình đặc biệt có nhiều ý nghĩa với các loại hình công ty dịch vụ và
không có nhiều ý nghĩa với các loại hình còn lại, do đó người sử dụng cần căn cứ vào
loại hình công ty để sử dụng kết quả nghiên cứu phù hợp hơn.

Mặc dù các lý thuyết ủng hộ cho tỷ lệ thành viên không điều hành có ảnh
hưởng đến ý kiến kiểm toán nhưng tại Việt Nam trong luận án này, NCS không tìm
thấy bằng chứng có mối quan hệ giữa tỷ lệ thành viên không điều hành với ý kiến
kiểm toán. Tuy nhiên điều này cũng hàm ý việc các thành viên không điều hành hoạt
động chưa thực sự hiệu quả. Các công ty nếu muốn có sự tác động của các thành viên
này vào hiệu quả công ty thì cần có các chính sách nội bộ phù hợp hơn.

5.2.3.3 Đối với các cơ quan nhà nước


Dựa vào kết quả nghiên cứu, NCS đề xuất các kiến nghị như sau:
(i) Các cơ quan kiểm soát chất lượng kiểm toán có thể tham khảo và xem xét
nhân tố chuyển đổi KTV. Hiện tại quy định chỉ yêu cầu các công ty thay đổi KTV
chính khác mà vẫn chấp nhận việc cho cùng một công ty kiểm toán cũ, tuy nhiên kết
quả nghiên cứu đã chỉ ra việc thay đổi KTV (thay đổi công ty kiểm toán) có mối quan
hệ và ảnh hưởng khá mạnh đến ý kiến kiểm toán. Việc ban hành quy định thay đổi
127

KTV không chỉ giúp công ty được kiểm toán nhận được nhiều tư vấn ở góc nhìn mới
mà còn giúp cho việc kiểm soát chéo giữa các công ty kiểm toán được tốt hơn.
(ii) Với các công ty có BCKiT ban hành sau 31/3 hàng năm, cần có sự kiểm
soát chất lượng đặc biệt hơn và giải trình rõ ràng nếu đó là ý kiến kiểm toán chấp nhận
toàn phần vì kết quả nghiên cứu đã chỉ ra độ trễ trong BCKiT có ảnh hưởng đến ý kiến
kiểm toán. Các cơ quan kiểm soát cũng có thể sử dụng mô hình để dự báo loại ý kiến
kiểm toán để tăng cường công tác soát xét chất lượng tại các công ty kiểm toán.

5.3 Hạn chế của nghiên cứu và đề xuất hướng nghiên cứu trong tương lai
Bài nghiên cứu đã có đóng góp trong việc cung cấp thêm bằng chứng thực
nghiệm về các nhân tố ảnh hưởng đến việc hình thành loại ý kiến kiểm toán về BCTC
tại thị trường Việt Nam. Tuy nhiên nghiên cứu này vẫn còn tồn tại các hạn chế như
sau:
(1) Thứ nhất, phạm vi nghiên cứu của luận án là công ty niêm yết phi tài chính
trong khoảng thời gian từ 2010-2019. Luận án sẽ cung cấp thông tin đầy đủ hơn nếu
bổ sung thêm các doanh nghiệp tài chính, bảo hiểm, ngân hàng, chứng khoán hay thậm
chí là các doanh nghiệp chưa niêm yết.
(2) Thứ 2, mặc dù luận án qua các lần chạy thử số liệu cũng đã kiểm định đa số
các biến được đúc rút từ tổng quan nghiên cứu, từ phỏng vấn sâu chuyên gia… và sau
đó NCS mới lựa chọn các biến có nền tảng lý thuyết vững chắc và được nhiều chuyên
gia gợi ý nhất để kiểm định, tuy nhiên luận án sẽ đầy đủ hơn nếu kiểm định được thêm
các nhân tố về thuộc về phí kiểm toán, hệ thống kiểm soát nội bộ, chất lượng quản trị
doanh nghiệp như: chất lượng các cuộc họp HĐQT, trình độ học vấn, kinh nghiệm của
thành viên HĐQT…
(3) Thứ 3, nghiên cứu lấy mẫu là các công ty có số liệu trải dài trong 10 năm do
đó đã bỏ đi rất nhiều các công ty bị huỷ niêm yết do làm ăn thua lỗ hay nhận được ý
kiến kiểm toán từ chối hoặc trái ngược. Điều này làm cho kết quả nghiên cứu chỉ đúng
trong trường hợp mẫu NCS lựa chọn.
Những hạn chế trong nghiên cứu cũng chính là các định hướng nghiên cứu
trong tương lai mà theo quan điểm của NCS nên được tập trung nghiên cứu để hoàn
thiện chủ đề nghiên cứu này tại Việt Nam.
128
129

Kết luận chương 5

Chương 5 là chương cuối cùng trình bày nhiều nội dung quan trọng của luận
án, thảo luận kết quả nghiên cứu. Dựa vào chương 2 và chương 4 của luận án, phần
cơ sở lý thuyết và kết quả nghiên cứu, NCS tiến hành thảo luận kết quả nghiên cứu
cũng như đưa ra các khuyến nghị liên quan. Từ 11 giả thuyết ban đầu, 6 giả thuyết
được chấp nhận và loại bỏ 5 giả thuyết. Các nhân tố được khám phá mới so với các
công trình nghiên cứu tại Việt Nam trước đây được xác định là: vòng quay hàng tồn
kho và vòng quay tài sản cố định, tăng trưởng doanh thu, ý kiến kiểm toán năm
trước, ROE và độ trễ BCKiT.
Chương 5 cũng tiến hành đánh giá bối cảnh hiện tại của thế giới và Việt Nam
để đưa ra các khuyến nghị với các bên liên quan. NCS hy vọng rằng những kết quả
nghiên cứu đưa ra trong luận án sẽ là cơ sở tham khảo cho các KTV, các bên sử dụng
BCKiT cũng như các cơ quan nhà nước giám sát dịch vụ kiểm toán để cho thị trường
chứng khoán nói chung cũng như các công ty niêm yết nói riêng ngày một phát triển
lành mạnh và bền vững, các nhà đầu tư gia tăng niềm tin vào dịch vụ kiểm toán và vào
thị trường chứng khoán.
Phần cuối của chương 5, NCS đề cập đến những hạn chế còn tồn tại của nghiên
cứu để gợi mở cho các nghiên cứu tiếp theo tiếp tục hoàn thiện chủ đề nghiên cứu về ý
kiến kiểm toán tại Việt Nam.
130

KẾT LUẬN

“Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý kiến của kiểm toán độc lập về báo
cáo tài chính của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam” là
luận án tiến sĩ thuộc ngành kế toán. Nghiên cứu được thực hiện nhằm xem xét các
nhân tố ảnh hưởng đến ý kiến của kiểm toán độc lập về BCTC của các công ty niêm
yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Nghiên cứu từ khi bắt đầu đến lúc kết
thúc trải qua 6 bước. Từ giai đoạn đầu tìm kiếm chủ đề nghiên cứu xuất phát từ lý
thuyết lẫn nhu cầu thực tế, nghiên cứu được chính thức hình thành sau khi NCS tiến
hành tổng quan nghiên cứu và tìm ra khoảng trống. Để có được sự hợp lý hơn trong
việc lựa chọn biến nghiên cứu và thang đo phù hợp tại Việt Nam, NCS tiến hành
phỏng vấn sâu các chuyên gia trong ngành. Mô hình nghiên cứu được đưa ra sau
kết quả phỏng vấn. Mô hình này được kiểm định bằng hồi quy logit để dự báo xác
suất xảy ra loại ý kiến kiểm toán
Nhận thức được tầm quan trọng của tính minh bạch trong thị trường chứng
khoán và tầm quan trọng của ý kiến kiểm toán trong việc góp phần gia tăng tính
minh bạch, trong quá trình nghiên cứu, luận án đã làm được những việc sau đây:
- Thực hiện tổng quan nghiên cứu các công trình trong và ngoài nước về các
nhân tố ảnh hưởng đến ý kiến kiểm toán. Xây dựng cơ sở lý thuyết nền tảng cho các
nhân tố này.
- Mô tả thực trạng ý kiến kiểm toán của các công ty niêm yết tại Việt Nam từ
giai đoạn 2010-2019. Một tỷ lệ rất lớn các công ty nhận được ý kiến kiểm toán chấp
nhận toàn phần. Tỷ lệ này ngày một gia tăng tuy nhiên việc xác định rõ các nhân tố
nào ảnh hưởng đến loại ý kiến nào thì chưa có nhiều nghiên cứu tại Việt Nam.
- Nghiên cứu lựa chọn mô hình hồi quy logit phù hợp để xác định mức độ ảnh
hưởng của các nhân tố đến ý kiến kiểm toán. Kết quả đã chỉ ra các nhân tố tài chính
ảnh hưởng đến ý kiến kiểm toán bao gồm: ROE, tăng trưởng doanh thu, vòng quay
hàng tồn kho, vòng quay tài sản cố định và chỉ số nợ, các nhân tố phi tài chính ảnh
hưởng đến ý kiến kiểm toán bao gồm: ý kiến kiểm toán năm trước, chuyển đổi KTV,
độ trễ BCKiT và quy mô công ty kiểm toán.
131

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA NCS

1. Đỗ Quỳnh Chi (2021), “Ý kiến kiểm toán và các nhân tố phi tài chính: bằng
chứng thực nghiệm tại Việt Nam”, Tạp chí Kinh tế và kinh doanh, Đại học Quốc
gia Hà Nội, Tập 1, Số 1 (2021), trang 81-89.
2. Đỗ Quỳnh Chi (2021), “Thực trạng ý kiến kiểm toán của một số công ty theo
ngành tại Việt Nam'', Tạp Chí Kinh tế Châu Á Thái Bình Dương, Số 587, tháng
4/2021, trang 37-39.
3. Đỗ Quỳnh Chi (2020), "Overview of Research Studies on the Factors Affecting
Audit Opinion on Financial Statements of Listed Companies", International
Conference on Contemporary Issues in Finance, Banking and Accounting for
Sustainable Development, 987-604-67-1458-3- Vietnam National University -
University of Economics and Business, p 640-651.
4. Đỗ Quỳnh Chi (2019), “Tổng quan nghiên cứu về ý kiến kiểm toán”, Tạp chí
Kế toán và Kiểm toán, Số tháng 12/2019, Hội Kế toán và Kiểm toán Việt
Nam, trang 46-49.
5. Đỗ Quỳnh Chi (2018), “Các nhân tố ảnh hưởng đến việc thay đổi kiểm toán viên tại
các công ty niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội”, Tạp chí Kinh tế Châu
Á - Thái Bình Dương, Số 530, tháng 12/2018, trang 49-51.
132

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Abbaszadeh, M.R., Moftoonian, M., Babaee, K.M. and Fadaei, M. (2017),


“Examining the accuracy of Heuristic algorithms and logistic regression in
predicting the type of independent auditor’s opinion”, New Research in
Accounting and Auditing, Vol. 1, No. 4, pp. 39-73, (In Persian).
2. Altman (1968) "Financial Ratios, Discriminant Analysis and The Prediction of
Corporate Bankruptcy", Journal of Finance (September 1968), pp. 589-609.
3. Amir, E., Guan, Y. and Livne, G. (2009), “The association between auditor
independence and conservatism”, Working Paper, City University of London,
The University of Hong Kong and London Business School.
4. Anandarajan, M. and Anandarajan, A. (1999), “A comparison of machine
learning techniques with a qualitative response model for auditor’s going concern
reporting”, Expert Systems with Applications, 16(4), pp. 385-392.
5. Anderson, R. C., Sattar A.Mansi and David M.Reeb (2004), “Board
characteristics, accounting report integrity, and the cost of debt”, Journal of
accounting and economics, 37(3), pp. 315-342.
6. Arens, A. A., Elder, R. J. and Beasley, M. S. (2014), “Auditing and assurance
services: An integrated approach”, (15th ed.) London: Pearson.
7. Ballesta, J. and Garcia-Meca, E. (2005), “Audit Qualifications and Corporate
Governance in Spanish Listed Firms”, Managerial Auditing Journal, 20 (7), pp. 725 -
738.
8. Bini, L., Giunta, F. and Dainelli, F. (2020), “Signalling theory and voluntary
disclosure to the financial market. Evidence from the profitability indicators
published in the annual report”, SSRN Electronic Journal, Truy cập 29/12/2020,
từ DOI:10.2139/ssrn.1930177.
9. Bollen, K. (1989), Wiley Series in Probability and Mathematical Statistics.
Applied Probability and Statistics Section: Structural equations with latent
variables, Oxford, UK: John Wiley.
133

10. Bùi Thị Thủy (2014), Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng kiểm
toán BCTC các công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam, Luận án tiến sĩ, Trường
Đại học Kinh tế Quốc dân.

11. Caramanis, C. and Spathis, C. (2006), “Auditee and audit firm characteristics as
determinants of audit qualifications: evidence from the Athens stock exchange”,
Managerial Auditing Journal, 21(9), pp. 905-920.
12. Chen, K. C., and Church, B. K. (1992), “Default on debt obligations and the
issuance of goingconcern opinions”, Auditing, 11(2), pp. 30.
13. Chow, C. W. and Rice, S. J. (1982), “Qualified audit opinions and auditor
switching”, The Accounting Review, 57(2), pp. 326-335.
14. Citron, D. B. and Taffler, R.J. (1992), “The audit report under going concern
uncertainties: an empirical analysis”, Accounting and Business Research, 22(88)
(Autumn), pp. 337-345.
15. Citron, D. B., and Taffler, R. J. (1992), “The audit report under going
concern uncertainties: an empirical analysis”, Accounting and Business
Research, 22(88), pp. 337-345.
16. Craswell, A., Donald J. Stokes and Janet Laughton (2002), “Auditor
independence and fee dependence”, Journal of Accounting and Economics, 2002,
Vol. 33, issue 2, pp. 253-275.
17. Craswell, A.T. (2015), “The Association Between Qualified Opinions and
Auditor Switches”, Accounting and Business Research, Vol. 19, No. 73. pp. 23-
31. 1988
18. Crockett, M., and Ali, M. J. (2015), “Auditor independence and accounting
conservatism: Evidence from Australia”, Following the Corporate Law
Economic Reform Program, International Journal of Accounting &
Information Management, 23(1), pp. 80-104.
19. Deakin, E. B. (1976), “Distributions of financial accounting ratios: Some
empirical evidence”, Accounting Review, 51(1), pp. 90-96.
20. DeAngelo, L.E. (1981), “Auditor size and audit quality”, Journal of Accounting
and Economics, Vol. 3 No. 3, pp. 183-199.

21. DeFond, M., L., Raghunandan, K., and Subramanyam, K, R., (2002), “Do non-
audit service fees impair auditor independence? Evidence from going concern
134

audit opinions”, Journal of Accounting Research, Vol. 40, Issue 4, September


2002, pp. 1247-1274.
22. Dopuch, N., Robert W. Holthausen and Richard W. L. (1987), “Predicting audit
qualifications with financial and market variables”, Accounting Review, pp. 431-
454.
23. Durendez Gomez-Guillamon, A. (2003), “The usefulness of the audit report in
investment and financing decisions”, Managerial Auditing Journal, 18(6/7), pp. 549-
559.
24. Erdogan, M. (2011), “Muhasebe, denetim ve bagımsız denetimin gerekliligi”,
Doguş Universitesi Dergisi, 3(1), pp. 51-63.
25. Farinha, J. and Viana, L.F. (2009), “Board structure and modified audit opinions:
evidence from the Portuguese stock exchange”, International Journal of Auditing,
Vol. 13 No. 3, pp. 237-258.
26. Francis, J.R. and Wilson, E.R. (1988), "Auditor Changes: A Joint Test of
Theories Relating to Agency Costs and Auditor Differentiation", Accounting
Review, 63, pp. 663-682.
27. Freeman E. (1983), “Stockholders and Stakeholders: A New Perspective on
Corporate Governance”, California Management Review, Vol. 25, No.3.
28. Fung, B. (2014), “The demand and need for transparency and disclosure in
corporate governance”, Universal Journal of Management, 2(2), pp. 72-80.
29. Gaganis, C., Pasiouras, F., Spathis C., and Zopounidis C., (2007), “A comparison
of nearest neighbours, discriminant and logit models for auditing decisions”,
Intelligent Systems in Accounting, Finance and Management, 15(1‐2), pp. 23-40.
30. Gallizo and Saladrigues (2016), “An analysis of determinants of going concern
audit opinion: Evidence from Spain stock exchange”, Intangible capital, IC, 2016 -
12(1): 1-16.
31. Gallizo, J., L. and Saladrigues, R. (2015), “An analysis of determinants of going
concern audit opinion: Evidence from Spain stock exchange”, Intangible Capital
IC, 2016 - 12(1): 1-16.
32. Gallizo, J., L., and Saladrigues, R. (2016), “An analysis of determinants of going
concern audit opinion: evidence from Spain stock exchange”, Intangible Capital,
April 2016, Vol. 12, No. 1, pp. 1-16.
135

33. Habib, A. (2013), “A meta‐analysis of the determinants of modified audit


opinion decisions”, Managerial Auditing Journal, Vol. 28 No. 3, pp. 184-216.
34. Hair J., Christian M. Ringle, Marko Sarstedt and G. Tomas M. Hult (2016), A
primer on partial least squares structural equation modeling, (PLS-SEM) (2nd
ed.), SAGE Publications.
35. Haniffa, R. (2006), "The influence of "culture" on accounting and auditing in
Malaysia", Managerial Auditing Journal, 21(1), pp. 684-701.
36. Haron, H., Hartad, B. and Ansari, M. and Ismail, I. (2009), “Factors Influencing
Auditors’ Going Concern Opinion”, Asian Academy of Management Journal,
Vol. 14, No. 1, pp. 1-19, January 2009.
37. Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), Phân tích dữ liệu nghiên cứu
với SPSS - 2 tập, Nhà xuất bản Hồng Đức, Hà Nội.
38. Hoti H., A., Ismajl H., Ahmeti S., and Dermaku A., (2012), Effects of Audit
Opinion on Stock Prices: The case of Croatia and Slovenia, Euro Economical,
Issue 2(31).

39. Investopedia (2021), “Audit report”, Investopedia, truy cập ngày 31/8/2021, từ
https://www.investopedia.com/terms/a/auditors-opinion.asp.

40. Ireland (2003), An Empirical Investigation of Determinants of Audit Reports in


the UK, Journal of Business Finance & Accounting, 30(7) & (8), September/
October 2003, 0306-686X

41. Ishak, S. và Yusof, M., (2015), “Board of Directors’ Independence and Modified
Audit Report: An Analysis of the Malaysian Environment”, Jurnal Pengurusan,
44(2015), pp. 47 - 55.

42. Ittonen, K. (2010), A Theoretical Examination of the Role of Auditing and the
Relevance of Audit Reports, VAASA, Proceedings of the University of Vaasa,
Teaching Aid Series, truy cậ p ngày 31/8/2021, từ:
https://www.uwasa.fi/materiaali/pdf/isbn_978-952-476-298-4.pdf

43. Jensen, M. C., and Meckling, W. H. (1976), “Theory of the firm: Managerial
behavior, agency costs and ownership structure”, Journal of financial economics,
3(4), pp. 305-360.
136

44. Jinyu Tian and Meijin Xin (2017), “Literature Review on Audit Opinion”,
Journal of Modern Accounting and Auditing, June 2017, Vol. 13, No. 6, pp. 266-
271.

45. Johnstone, K., Gramling A., and Rittenberg L., (2013), “Auditing: A Risk-Based
Approach to Conducting a Quality Audit”, Cengage Learning.
46. Jouri, A. (2016), “The relationship between auditor's opinions, corporate
governance and accounting information quality”, International Journal of
Advanced Biotechnology and Research (IJBR), ISSN 0976-2612, Online ISSN
2278–599X, Vol-7, Special Issue3-April, 2016, pp. 404-408.
47. Junaidi and Jogiyanto (2010), “Non financial factors on going-concern opinion",
Journal International Economics and Bussiness, UGM.
48. Junaidi J., and Cahyanti Sih Triyatmi (2012), “Financial and Non Financial
Factors on Going-Concern Opinion”, Journal The WinnersThe WINNERS, Vol.
13 No. 2, September 2012, pp. 135-146.
49. Keasey K., Watson R., and Wynarczyk P., (1988), “The small company audit
qualification: a preliminary investigation”, Accounting and Business Research,
18(72), pp. 323-334.
50. Khozein, A., Abdollahi A., and Daghigh, F. (2016), “Audit opinion and earnings
management: Empirical evidence from Iran”, Journal of Accounting, Financial
and Economic Sciences, 2(2), pp. 124-128.
51. Kirkos, E., Spathis C., Manolopoulos, Y., and Nanopoulos, A., (2007),
“Identifying qualified auditors' opinions: a data mining approach”, Journal of
Emerging Technologies in Accounting, 4(1), pp. 183-197.

52. Koh, H. C. (1991), “Model predictions and auditor assessments of going concern
status”, Accounting and Business Research, 21(84), pp. 331-338.

53. Koh, H. C., and Killough, L. N. (1990), “The use of multiple discriminant
analysis in the assessment of the going‐concern status of an audit client”, Journal
of Business Finance & Accounting, 17(2), pp. 179-192.

54. Laitinen, E. K và Laitinen, T. (2020), “Why Does an Auditor Not Issue a Going
Concern Opinion for a Failing Company? Impact of Financial Risk, Time to
137

Bankruptcy, and Cognitive Style”, Theoretical Economics Letters, 10, pp. 131-
153. doi: 10.4236/tel.2020.101009.

55. Laitinen, E. K., and Laitinen, T. (1998), “Qualified audit reports in Finland:
evidence from large companies”, European Accounting Review, 7(4), pp. 639-
653.
56. Lestari, A., Z., Bernawati, Y. and Wardhana, R. (2020), “The effect of financial
distress, management replacement, audit opinion, institutional owership, and
company size of auditor switching”, Proceedings of the 5th NA International
Conference on Industrial Engineering and Operations Management Detroit,
Michigan, USA, August 10 - 14, 2020, 619
57. Li, C. (2009), “Does Client Importance Affect Auditor Independence at the
Office Level? Empirical Evidence from Going‐Concern Opinions”,
Contemporary Accounting Research, 26(1), pp. 201-230.
58. Libby, R. (1979), “The impact of uncertainty reporting on the loan decision”,
Journal of Accounting Research, pp. 35-57.
59. Lim and Tan (2008), “Non-audit service fees and audit quality: The impact of
auditor specialization”, Journal of Accounting Research, 46, pp. 199-246.
60. Lim, R. (2011), “Are corporate governance attributes associated with accounting
conservatism?”, Accounting & Finance, 51(4), pp. 1007-1030.
61. Maggina, A. and Tsaklanganos, A. A. (2011), “Predicting audit opinions
evidence from the Athens Stock Exchange”, Journal of Applied Business
Research (JABR), 27(4), pp. 53-68.
62. Masyitoh, O., C. and Se.Ak, D., S., (2010), “The Analysis of Determinants of Going
Concern”, Audit Report. Journal of Modern Accounting and Auditing, 6(4), pp. 26-
37.
63. Mckee (1975), Financial Data as Discriminant Predictors of Enterprise Going
Status, Ph.D. dissertation, Georgia State University, 1975.
64. Muslih, M., and Amin, M., N. (2018), "The Influence off Audit Opinion To The
Company Stock Price", Proceeding International Seminar on Accounting for Society
Bachelor Degree of Accounting Study Program, Faculty of Economy Universitas
Pamulang.
138

65. Mutchler J., F., Hopwood, W. and James M. (1997), “The Influence of
Contrary Information and Mitigating Factors on Audit Opinion Decisions on
Bankrupt Companies”, Journal of Accounting Research, Vol. 35, No. 2
(Autumn, 1997), pp. 295-310.
66. Mutchler, J., F. (1985), “A Multivariate Analysis of the Auditor's Going-Concern
Opinion DecisionA multivariate analysis of the auditor's going-concern opinion
decision”, Journal of Accounting Research, Vol. 23, No. 2 (Autumn, 1985), pp.
668-682.668-682.
67. Nahandi, Y.B, Sarokolaei, MA and Ghasemi, S., (2013), “Evaluating the ability
of cash flow ratios in predicting auditor’s opinion”, International Journal of
Advanced Studies in Humanities and Social Science, 1(4), pp. 328-343.
68. Nguyễn Đình Thọ (2013), Giáo trình phương pháp nghiên cứu khoa học trong
kinh doanh, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội.
69. Nguyễn Thị Nguyệt Thu (2009), “Bàn về ý kiến của kiểm toán viên trên báo cáo
kiểm toán ở Việt Nam hiện hành”, Tạp chí nghiên cứu khoa học kiểm toán, truy
cập ngày 31/8/2021, từ: http://www.khoahockiemtoan.vn/191-1-ndt/y-kien-cua-
ktv-tren-bao-cao-kiem-toan-o-viet-nam.sav.
70. Nhâm Phong Tuân và Nguyễn Anh Tuấn (2013), “Quản trị công ty vấn đề đại
diện của các công ty đại chúng tại Việt Nam”, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN,
Kinh tế và Kinh doanh, Tập 29, Số 1 (2013), trang 1-10.
71. Nogler, G. (1995), “The Resolution of Auditor Going Concern Opinions”,
Auditing: A Journal of Practice and Theory, 15(2), pp. 54-73.
72. Ozcan, A. (2016). “Determining Factors Affecting Audit Opinion: Evidence
from Turkey”, International Journal of Accounting and Financial Reporting,
ISSN 2162-3082 2016, Vol. 6, No. 2.
73. Penas, S., L., Santullano, M., M., A., Lopez, E., R. and Villar, M., V., (2017),
“Determing Factors For Audit Opinion In Private Family And Nonfamily Firms.
Evidence From Spain”, Universidadevigo, http://catedraempresafamiliar.
webs2.uvigo.es/docs.html
74. Reynolds, J. K. and Francis, J. R. (2000), “Does size matter? The influence of
large clients on office-level auditor reporting decisions”, Journal of accounting
and economics, 30(3), 375400.
139

75. Saaydah, M. (2019), “Corporate Governance and The Modification of Audit


Opinion: A Study in The Jordanian Market”, International Journal of Applied
Research in Management and Economics, ISSN 2538-8053.
76. Sakin, T. (2017), “Predicting Audit Qualifications Using Firm-Specific and
Audit Related Characteristics and Effect of Regulations: Turkish Case”, Finance and
Banking (AP17Singapore Conference), ISBN: 978-1-943579-73-0 Singapore. 3-5,
August 2017.
77. Spathis, C. T. (2003), “Audit qualification, firm litigation, and financial
information: an empirical analysis in Greece”, International Journal of Auditing,
7(1), pp. 71-85.

78. Spence, M. (1973), “Job market signalling”, Quarterly Journal of Economics, pp.
355- 374, từ http://dx.doi.org/10.2307/1882010.

79. Suroto, L. (2017), “Drivers of going concern audit opinions: empirical evidence
from Indonesia", Holistica, HOLISTICA, Vol. 8, Issue 2, 2017, pp. 79-90.
80. Susanto, Y., K. and Pradipta, A. (2017), “Corporate Governance and Audit Decision
Making”, Corporate Ownership & Control, Vol. 15, Issue 1, Fall 2017 Continued - 2
81. The International Auditing and Assurance Standards Board (IAASB),
International Standards On Auditing 570: Going Concern, Truy cập ngày
31/8/2021, từ https://www.frc.org.uk/getattachment/796bd381-9fb9-424c-a3e2
5b37053bd34c/ISA-(UK-and-Ireland)-570-Going-concern-Sept-2014.pdf.
82. The International Auditing and Assurance Standards Board (IAASB),
International Standards On Auditing 700: Forming an Opinion and Reporting on
Financial Statements, Truy cập ngày 31/8/2021, từ
https://www.ifac.org/system/files/publications/files/ISA-700-Revised_8.pdf
83. The International Auditing and Assurance Standards Board (IAASB),
International Standards On Auditing 701: Communicating Key Audit Matters in
the Independent Auditors Report, truy cập ngày 31/8/2021, từ
https://www.iaasb.org/publications/international-standard-auditing-isa-701-new-
communicating-key-audit-matters-independent-auditors-4
84. The International Auditing and Assurance Standards Board (IAASB),
International Standards On Auditing 1: Presentation of Financial Statements,
Truy cập ngày 31/8/2021, từ https://www.iasplus.com/en/standards/ias/ias1.
140

85. The International Auditing and Assurance Standards Board (IAASB),


International Standards On Auditing 705: Modifications to the Opinion in the
Independent Auditor's , truy cập ngày 31/8/2021, từ https://www.ifac.org
R eport

/system/files/publications/files/ISA-705-Revised_0.pdf.

86. The International Auditing and Assurance Standards Board (IAASB),


International Standards On Auditing 520: Analytical Procedures , truy cập ngày
p or t

31/8/2021, từ https://www.ifac.org/system/files/downloads/a026-2010-iaasb-
handbook-isa-520.pdf

87. Thuy Thi Ha, Truc Anh Thi Nguyen and Trieu Thi Nguyen (2016), “Factors
Influencing the Auditor’s Going Concern Opinion Decision”, The 10th
International Days of Statistics and Economics, Prague, September 8-10, 2016.
88. Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam (2021), Thông tin mở tài khoản tại
31/10/2021, truy cập ngày 31/8/2021, từ https://www.vsd.vn/vi/ad/145797
89. Tsipouridou and Spathis (2014), “Audit opinion and earnings management:
evidence from Greece”, Accounting Forum, Vol. 38, Issue 1, pp. 38-54

90. Tsipouridou, M. and Spathis, C. (2014), “Audit opinion and earnings


management: Evidence from Greece”, Accounting forum, 2014, Vol. 38, issue 1,
pp. 38-54.
91. VACPA (2021), Vai trò của kiểm toán độc lập đối với sự phát triển của thị
trường chứng khoán Việt Nam, truy cập ngày 31/8/2021, từ
http://www.vacpa.org.vn/Page/Detail.aspx?newid=5293.
92. Vanstraelen A., Schelleman C., Meuwissen R., and Hofmann I. (2012), “The
audit reporting debate: Seemingly intractable problems and feasible
solutions”, European Accounting Review, 21(2), pp. 193-215.
93. Watts, R. L. and Zimmerman, J. L. (1983), “Agency problems, auditing, and the
theory of the firm: Some evidence”, Journal of Law and Economics, pp. 613-
633.
94. Wikipedia (2021), “Credibility Theory”, Wikipedia, truy cập ngày 31/8/2021, từ
https://en.wikipedia.org/wiki/Credibility_theory
95. Wikipedia (2021), “Financial statement”, Wikipedia, truy cập ngày 31/8/2021, từ
https://en.wikipedia.org/wiki/Financial_statement.
141

96. Willenborg, M. and McKeown, J.C. (2000), “Going-concern initial public


offerings”, Journal of Accounting and Economics, Vol. 30 No. 3, pp. 279-313.
97. Yao and Liu (2010), “Are auditor’s going concern opinions affected by debt-
related events?”, Advances in Quantitative Analysis of Finance and Accounting,
No 9 (2011 / 06 / 01), pp. 33-51.
98. Yasar, A. (2015), “Predicting Qualified Audit Opinions Using Financial Ratios:
Evidence from the Istanbul Stock Exchange”, International Journal of Business
and Social Science, Vol. 6, No. 8(1); August 2015.
99. Zarei H., Yazdifar H., Ghaleno M., and Azhmaneh R., (2020), “Predicting Auditors’
Opinions Using Financial Ratios and Non-Financial Metrics: Evidence from Iran”,
Journal of Accounting in Emerging Economies, 10.1108/JAEE-03-2018-002

100. Zdolsek, D., Jagric, T. and Odar, M. (2015), “Identification of auditor’s report
qualifications: an empirical analysis for Slovenia”, Economic Research, ISSN:
1331-677X (Print) 1848-9664 (Online) Journal homepage:
http://www.tandfonline.com/loi/rero20.

101. Zhang, L., Chenb, W. and Sua, W. (2020), “Product-market competition, internal
control quality and audit opinions. Evidence from Chinese listed firms”, Revista
de Contabilidad Spanish Accounting Review, 23 (1) (2020), pp. 102-112.

102. Zureigat, Q., M., (2014), “Factors Associated with Audit Reports in Saudi
Arabia”, Global Journal of Management and Business Research: A accounting
and Auditing, Vol. 14 Issue 5 Version 1.0 Year 2014.
142
143

PHỤ LỤC

PHỤ LỤC 01- DANH SÁCH 10 CHUYÊN GIA PHỎNG VẤN SÂU .....................144
PHỤ LỤC 02- DÀN CÂU HỎI PHỎNG VẤN SÂU CHUYÊN GIA .......................145
PHỤ LỤC 03- DANH SÁCH CÁC CÔNG TY TRONG MẪU ................................153
144

PHỤ LỤC 01- DANH SÁCH 10 CHUYÊN GIA PHỎNG VẤN SÂU

1. Chuyên gia Lê Thị Tuyết Nhung - Phó Cục trưởng - Cục Quản lý, Giám sát Kế
toán, Kiểm toán.
2. Chuyên gia Khuất Thị Liên Hương - Trưởng Ban đào tạo ACCA - Khu vực Đông
Nam Á Lục Địa. 14 năm kinh nghiệm làm kiểm toán (PWC, Grant Thornton,
CPA Việt Nam).
3. Chuyên gia Hoàng Thị Nga – Phó Trưởng văn phòng VACPA Hà Nội.
4. Chuyên gia Ngô Việt Thanh - Phó Tổng Giám đốc Công ty TNHH Kiểm toán An
Việt.
5. Chuyên gia Nguyễn Tiến Thành - Phó Giám đốc Công ty TNHH Kiểm toán và
Định giá Thăng Long – T.D.K.
6. Chuyên gia Nguyễn Bá Chinh - Giám đốc Công ty THNH Kiểm toán Tư vấn
Độc lập (IAC).
7. Chuyên gia Trần Tuấn - Kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực kiểm toán (E&Y).
8. Chuyên gia TS. Nguyễn Thị Hồng Thuý - Trưởng khoa Kế toán Kiểm toán -
Trường Đại học Kinh tế, ĐHQGHN.
9. Chuyên gia TS. Lê Thị Thu Hà - Phó Chủ nhiệm khoa Kế toán - Kiểm toán -
Học Viện Ngân hàng.
10. Chuyên gia TS. Lê Quang Dũng - Viện Kế toán - Kiểm toán - Trường Đại học
Kinh tế Quốc dân.
145

PHỤ LỤC 02- DÀN CÂU HỎI PHỎNG VẤN SÂU CHUYÊN GIA

Xin chào chuyên gia,


Tôi đã Đỗ Quỳnh Chi - là NCS K38 của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, hiện đang
nghiên cứu đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng đến ý kiến của kiểm toán độc lập về báo cáo
tài chính của công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam”.

Cuộc phỏng vấn sâu này nhằm mục đích để có thể xác định được các biến cũng như
thang đo phù hợp cho mô hình nghiên cứu, nghiên cứu sinh rất mong nhận được ý kiến
góp ý của chuyên gia.

I- Giới thiệu tổng quan


Về bản chất, ý kiến kiểm toán về báo cáo tài chính được hình thành dựa trên: (1)
bằng chứng kiểm toán đã thu thập được, kiểm toán viên kết luận là tổng thể báo cáo tài
chính vẫn còn sai sót trọng yếu hay trung thực hợp lý (2) Kiểm toán viên có thể thu
thập được đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp để kết luận rằng tổng thể báo cáo tài
chính không còn sai sót trọng yếu hay không? Để trả lời hai câu hỏi trên, KTV phải
tiến hành kiểm toán tại đơn vị, tuy nhiên các nghiên cứu tập trung tìm kiếm về các
nhân tố có ảnh hưởng đến hai việc này và dựa vào quá trình tổng thuật các nghiên cứu
trong và ngoài nước, các nhân tố ảnh hưởng đã được khám có ảnh hưởng đến ý kiến
kiểm toán được phân chia thành 02 loại như sau:

1. Các nhân tố phi tài chính: Ý kiến kiểm toán năm trước, quản trị công ty, phí kiểm
toán, quy mô, chất lượng công ty kiểm toán, số năm niêm yết, hệ thống KNSB, độ trễ
của báo cáo kiểm toán.

2. Các nhân tố tài chính: Các chỉ số về thanh toán, chỉ số về hiệu suất hoạt động, chỉ số
về hiệu quả hoạt động và chỉ số về cơ cấu nguồn vốn và tài sản.

Ý kiến kiểm toán được các nghiên cứu xem xét dựa trên phân loại: ý kiến kiểm toán
chấp nhận toàn phần và ý kiến kiểm toán không phải dạng chấp nhận toàn phần.
146

II- Các câu hỏi phỏng vấn


1. Các nhân tố và mức độ ảnh hưởng đến ý kiến kiểm toán
Theo chuyên gia, tại Việt Nam, các nhân tố sau có ảnh hưởng đến ý kiến kiểm
toán và mức độ ảnh hưởng như thế nào?

(1- Không ảnh hưởng, 2- Ảnh hưởng rất ít, 3- Ảnh hưởng, 4- Ảnh hưởng mạnh, 5- ảnh
hưởng rất mạnh)

Nhân tố 1 2 3 4 5

1. Ý kiến kiểm toán năm trước

2. Quản trị công ty

3. Phí kiểm toán

4. Chất lượng công ty kiểm toán

5. Số năm niêm yết của công ty được kiểm toán

6. Hệ thống KSNB

7. Độ trễ của báo cáo kiểm toán

8. Các chỉ tiêu về khả năng thanh toán

9. Các chỉ tiêu về hiệu suất hoạt động

10. Các chỉ tiêu về hiệu quả hoạt động

11. Các chỉ tiêu về cơ cấu nguồn vốn và tài sản

12. Chuyển đổi kiểm toán viên

Theo chuyên gia, ngoài các biến trên còn biến nào ảnh hưởng đến ý kiến kiểm toán không?
147

2. Sự phù hợp, dễ thu thập số liệu và độ tin cậy trong thang đo


Với các thang đo cho các biến sau đây, NCS xin ý kiến chuyên gia nhận định về sự phù
hợp, khả năng dễ dàng thu thập dữ liệu và tính tin cậy của dữ liệu thu thập được.
a. Nhân tố ý kiến kiểm toán năm trước đo bằng: Nhận giá trị = 1 nếu ý kiến kiểm
toán năm trước là chấp nhận toàn phần, nhận giá trị = 0 nếu là ý kiến không phải
chấm nhận toàn phần. Với thang đo trên, chuyên gia cho nhận định cụ thể:

Nhân tố 1 2 3 4 5
1. Sự phù hợp của thang đo
(1- Không phù hợp, 2- Khá phù hợp, 3- trung lập, 4- Phù
hợp, 5- Rất phù hợp)
2. Dễ dàng thu thập dữ liệu
(1- Rất khó thu thập, 2- Khó thu thập, 3- trung lập, 4- dễ
thu thập, 5- Rất dễ thu thập)
3. Tính tin cậy của dữ liệu
(1- Rất thấp, 2- Thấp, 3- trung lập, 4- cao, 5- Rất cao)

Theo chuyên gia, biến này đo bằng thang đo nào sẽ phù hợp nhất?
….……..….……..….……..….……..….……..….……..….……..….……..….……..…

b. Biến quản trị công ty đo bằng:


(i) Tỷ lệ thành viên không điều hành: Số thành viên không điều hành/tổng số lượng
thành viên HĐQT.
(ii) Số cuộc họp HĐQT: Tổng số cuộc họp HĐQT công bố công khai/1 năm
(iii) Quy mô HĐQT: Số lượng thành viên HĐQT
(iv) Chủ tịch kiêm CEO
Với thang đo trên, chuyên gia cho nhận định cụ thể:

Nhân tố 1 2 3 4 5
1. Sự phù hợp của thang đo
(1- Không phù hợp, 2- Khá phù hợp, 3- trung lập, 4- Phù
hợp, 5- Rất phù hợp)
2. Dễ dàng thu thập dữ liệu
(1- Rất khó thu thập, 2- Khó thu thập, 3- trung lập, 4- dễ thu
thập, 5- Rất dễ thu thập)
3. Tính tin cậy của dữ liệu
148

(1- Rất thấp, 2- Thấp, 3- trung lập, 4- cao, 5- Rất cao)


Theo chuyên gia, biến này đo bằng thang đo nào sẽ phù hợp nhất?
….……..….……..….……..….……..….……..….……..….……..….……..….……..…
c. Biến phí kiểm toán đo bằng: phí các công ty niêm yết trả cho các công ty kiểm
toán. Với thang đo trên, chuyên gia cho nhận định cụ thể:

Nhân tố 1 2 3 4 5
1. Sự phù hợp của thang đo
(1- Không phù hợp, 2- Khá phù hợp, 3- trung lập, 4- Phù hợp,
5- Rất phù hợp)

2. Dễ dàng thu thập dữ liệu


(1- Rất khó thu thập, 2- Khó thu thập, 3- trung lập, 4- dễ thu
thập, 5- Rất dễ thu thập)

3. Tính tin cậy của dữ liệu x


(1- Rất thấp, 2- Thấp, 3- trung lập, 4- cao, 5- Rất cao)

Theo chuyên gia, biến này đo bằng thang đo nào sẽ phù hợp nhất?
Vốn điều lệ là cam kết của công ty kiểm toán với chất lượng….….…….……....….
……..….……..….……..….……..….……..….……..….…………………….……….…

d. Biến chất lượng công ty kiểm toán đo bằng: Biến này nhận giá trị =1 nếu được
kiểm toán là Big 4 và nhận giá trị = 0 nếu được kiểm toán bởi các công ty Non Big
4. Với thang đo trên, chuyên gia cho nhận định cụ thể:

Nhân tố 1 2 3 4 5

1. Sự phù hợp của thang đo


(1- Không phù hợp, 2- Khá phù hợp, 3- trung lập, 4- Phù
hợp, 5- Rất phù hợp)

2. Dễ dàng thu thập dữ liệu


(1- Rất khó thu thập, 2- Khó thu thập, 3- trung lập, 4- dễ thu
thập, 5- Rất dễ thu thập)

3. Tính tin cậy của dữ liệu


(1- Rất thấp, 2- Thấp, 3- trung lập, 4- cao, 5- Rất cao)
149

e. Biến số năm niêm yết của công ty kiểm toán đo bằng: Số năm niêm yết tính từ
thời điểm công ty niêm yết trên sàn đến năm 2019. Với thang đo trên, chuyên gia
cho nhận định cụ thể:

Nhân tố 1 2 3 4 5

1. Sự phù hợp của thang đo


(1- Không phù hợp, 2- Khá phù hợp, 3- trung lập, 4- Phù
hợp, 5- Rất phù hợp)

2. Dễ dàng thu thập dữ liệu


(1- Rất khó thu thập, 2- Khó thu thập, 3- trung lập, 4- dễ thu
thập, 5- Rất dễ thu thập)

3. Tính tin cậy của dữ liệu


(1- Rất thấp, 2- Thấp, 3- trung lập, 4- cao, 5- Rất cao)

Theo chuyên gia, biến này đo bằng thang đo nào sẽ phù hợp nhất?
….……..….……..….……..….……..….……..….……..….……..….……..….……..…

f. Biến hệ thống KSNB của công ty được kiểm toán được đo bằng chủ tịch kiêm
CEO. Biến này nhận giá trị = 1 nếu chủ tịch kiêm CEO, không kiêm = 0. Với
thang đo trên, chuyên gia cho nhận định cụ thể:

Nhân tố 1 2 3 4 5

1. Sự phù hợp của thang đo


(1- Không phù hợp, 2- Khá phù hợp, 3- trung lập, 4- Phù
hợp, 5- Rất phù hợp)

2. Dễ dàng thu thập dữ liệu


(1- Rất khó thu thập, 2- Khó thu thập, 3- trung lập, 4- dễ thu
thập, 5- Rất dễ thu thập)

3. Tính tin cậy của dữ liệu


(1- Rất thấp, 2- Thấp, 3- trung lập, 4- cao, 5- Rất cao)

Theo chuyên gia, biến này đo bằng thang đo nào sẽ phù hợp nhất?
150

….……..….……..….……..….……..….……..….……..….……..….……..….……..…
g. Biến độ trễ của báo cáo kiểm toán được đo: Nếu ngày phát hành BCKiT sau
ngày 31/3 hàng năm là báo cáo trễ. Nhận giá trị =1 nếu BCKiT bị trễ và nhận giá
trị = 0 nếu không bị trễ. Với thang đo trên, chuyên gia cho nhận định cụ thể:

Nhân tố 1 2 3 4 5
1. Sự phù hợp của thang đo
(1- Không phù hợp, 2- Khá phù hợp, 3- trung lập, 4- Phù
hợp, 5- Rất phù hợp)

2. Dễ dàng thu thập dữ liệu


(1- Rất khó thu thập, 2- Khó thu thập, 3- trung lập, 4- dễ thu
thập, 5- Rất dễ thu thập)

3. Tính tin cậy của dữ liệu

(1- Rất thấp, 2- Thấp, 3- trung lập, 4- cao, 5- Rất cao)

Theo chuyên gia, biến này đo bằng thang đo nào sẽ phù hợp nhất?
….……..….……..….……..….……..….……..….……..….……..….……..….……..…

h. Biến đại diện nhóm chỉ tiêu khả năng thanh toán: hệ số thanh toán ngắn hạn = tài
sản ngắn hạn/nợ ngắn hạn. Với thang đo trên, chuyên gia cho nhận định cụ thể:

Nhân tố 1 2 3 4 5

1. Sự phù hợp của thang đo


(1- Không phù hợp, 2- Khá phù hợp, 3- trung lập, 4- Phù
hợp, 5- Rất phù hợp)

2. Dễ dàng thu thập dữ liệu


(1- Rất khó thu thập, 2- Khó thu thập, 3- trung lập, 4- dễ thu
thập, 5- Rất dễ thu thập)

3. Tính tin cậy của dữ liệu

(1- Rất thấp, 2- Thấp, 3- trung lập, 4- cao, 5- Rất cao)

Theo chuyên gia, biến này đo bằng thang đo nào sẽ phù hợp nhất?
151

….……..….……..….……..….……..….……..….……..….……..….……..….……..…
i. Biến đại diện nhóm chỉ tiêu hiệu suất hoạt động: Vòng quay TSCĐ = Doanh thu
thuần/giá trị còn lại TSCĐ, vòng quay hàng tồn kho = Giá vốn hàng bán/hàng tồn kho
bình quân. Với thang đo trên, chuyên gia cho nhận định cụ thể:

Nhân tố 1 2 3 4 5
1. Sự phù hợp của thang đo
(1- Không phù hợp, 2- Khá phù hợp, 3- trung lập, 4- Phù
hợp, 5- Rất phù hợp)

2. Dễ dàng thu thập dữ liệu


(1- Rất khó thu thập, 2- Khó thu thập, 3- trung lập, 4- dễ thu
thập, 5- Rất dễ thu thập)

3. Tính tin cậy của dữ liệu

(1- Rất thấp, 2- Thấp, 3- trung lập, 4- cao, 5- Rất cao)

Theo chuyên gia, biến này đo bằng thang đo nào sẽ phù hợp nhất?
….……..….……..….……..….……..….……..….……..….……..….……..….……..…

j. Biến đại diện nhóm chỉ tiêu hiệu quả hoạt động: ROE = Lợi nhuận sau thuế/vốn chủ,
tăng trưởng doanh thu = (Tổng doanh thu năm nay - Tổng doanh thu năm trước)/Tổng
doanh thu năm trước. Với thang đo trên, chuyên gia cho nhận định cụ thể:

Nhân tố 1 2 3 4 5
4. Sự phù hợp của thang đo
(1- Không phù hợp, 2- Khá phù hợp, 3- trung lập, 4- Phù
hợp, 5- Rất phù hợp)

5. Dễ dàng thu thập dữ liệu


(1- Rất khó thu thập, 2- Khó thu thập, 3- trung lập, 4- dễ
thu thập, 5- Rất dễ thu thập)

6. Tính tin cậy của dữ liệu


(1- Rất thấp, 2- Thấp, 3- trung lập, 4- cao, 5- Rất cao)

Theo chuyên gia, biến này đo bằng thang đo nào sẽ phù hợp nhất?
152

….……..….……..….……..….……..….……..….……..….……..….……..….……..…
k. Biến đại diện cơ cấu nguồn và tài sản: Chỉ số nợ = Nợ phải trả/tổng tài sản. Với
thang đo trên, chuyên gia cho nhận định cụ thể:

Nhân tố 1 2 3 4 5
7. Sự phù hợp của thang đo
(1- Không phù hợp, 2- Khá phù hợp, 3- trung lập, 4- Phù
hợp, 5- Rất phù hợp)
8. Dễ dàng thu thập dữ liệu
(1- Rất khó thu thập, 2- Khó thu thập, 3- trung lập, 4- dễ thu
thập, 5- Rất dễ thu thập)
9. Tính tin cậy của dữ liệu
(1- Rất thấp, 2- Thấp, 3- trung lập, 4- cao, 5- Rất cao)

Theo chuyên gia, biến này đo bằng thang đo nào sẽ phù hợp nhất?
….……..….……..….……..….……..….……..….……..….……..….……..….……..…
L. Biến chuyển đổi kiểm toán viên: doanh nghiệp được kiểm toán thay đổi công
ty kiểm toán. Với thang đo trên, chuyên gia cho nhận định cụ thể:

Nhân tố 1 2 3 4 5
10. Sự phù hợp của thang đo
(1- Không phù hợp, 2- Khá phù hợp, 3- trung lập, 4- Phù
hợp, 5- Rất phù hợp)
11. Dễ dàng thu thập dữ liệu
(1- Rất khó thu thập, 2- Khó thu thập, 3- trung lập, 4- dễ thu
thập, 5- Rất dễ thu thập)
12. Tính tin cậy của dữ liệu
(1- Rất thấp, 2- Thấp, 3- trung lập, 4- cao, 5- Rất cao)

Theo chuyên gia, biến này đo bằng thang đo nào sẽ phù hợp nhất?
….……..….……..….……..….……..….……..….……..….……..….……..….……..…

3. Các câu hỏi làm rõ thêm khác


- Mô hình có ứng dụng gì với kiểm toán viên?
- Có làm giảm tính hoài nghi nghề nghiệp?
- Trao đổi về một số kết quả sơ bộ.
153

PHỤ LỤC 03- DANH SÁCH CÁC CÔNG TY TRONG MẪU

Stt Mã Tên công ty Sàn Ngành


1 AAM Thủy sản Mekong HOSE Thực phẩm và đồ uống L2

2 ABT Thủy sản Bến Tre HOSE Thực phẩm và đồ uống L2

3 ACL Thủy sản CL An Giang HOSE Thực phẩm và đồ uống L2

4 ALT Văn hóa Tân Bình HNX Truyền thông L2

5 AMV Dược-TB Y tế Việt Mỹ HNX Y tế L2

6 ANV Thủy sản Nam Việt HOSE Thực phẩm và đồ uống L2

7 ASP Dầu khí An Pha HOSE Điện, nước & xăng dầu khí đốt L2

8 BBC Bánh kẹo BIBICA HOSE Thực phẩm và đồ uống L2

9 BCC Xi măng Bỉm Sơn HNX Xây dựng và Vật liệu L2

10 BED Sách Đà Nẵng HNX Truyền thông L2

11 BLF Thủy sản Bạc Liêu HNX Thực phẩm và đồ uống L2

12 BMC Khoáng sản Bình Định HOSE Tài nguyên Cơ bản L2

13 BMP Nhựa Bình Minh HOSE Xây dựng và Vật liệu L2

14 CDC Chương Dương Corp HOSE Xây dựng và Vật liệu L2

15 CII Hạ tầng Kỹ thuật TP.HCM HOSE Xây dựng và Vật liệu L2

16 CLC Thuốc lá Cát Lợi HOSE Hàng cá nhân & Gia dụng L2

17 CMC Đầu tư CMC HNX Ô tô và phụ tùng L2

18 COM Vật tư Xăng dầu HOSE Bán lẻ L2

19 CSM Cao su Miền Nam HOSE Ô tô và phụ tùng L2

20 CTB Bơm Hải Dương HNX Hàng & Dịch vụ Công nghiệp L2

21 DBC Tập đoàn DABACO HOSE Thực phẩm và đồ uống L2

22 DC4 Xây dựng DIC Holdings HNX Xây dựng và Vật liệu L2

23 DCL Dược phẩm Cửu Long HOSE Y tế L2


154

Stt Mã Tên công ty Sàn Ngành


24 DHC Đông Hải Bến Tre HOSE Tài nguyên Cơ bản L2

25 DHG Dược Hậu Giang HOSE Y tế L2

26 DIG DIC Corp HOSE Bất động sản L2

27 DMC Dược phẩm DOMESCO HOSE Y tế L2

28 DNP Nhựa Đồng Nai HNX Xây dựng và Vật liệu L2

29 DPM Đạm Phú Mỹ HOSE Hóa chất L2

30 DPR Cao su Đồng Phú HOSE Hóa chất L2

31 DQC Bóng đèn Điện Quang HOSE Hàng cá nhân & Gia dụng L2

32 DRC Cao su Đà Nẵng HOSE Ô tô và phụ tùng L2

33 DVP ĐT và PT Cảng Đình Vũ HOSE Hàng & Dịch vụ Công nghiệp L2

34 DXG Địa ốc Đất Xanh HOSE Bất động sản L2

35 DXV Xi măng & VLXD Đà Nẵng HOSE Xây dựng và Vật liệu L2

36 DZM Cơ điện Dzĩ An HNX Hàng & Dịch vụ Công nghiệp L2

37 EBS Sách Giáo dục Hà Nội HNX Truyền thông L2

38 FPT FPT Corp HOSE Công nghệ Thông tin L2

39 GDT Gỗ Đức Thành HOSE Hàng cá nhân & Gia dụng L2

40 GMC Garmex Sài Gòn HOSE Hàng cá nhân & Gia dụng L2

41 GMD Gemadept HOSE Hàng & Dịch vụ Công nghiệp L2

42 GTA Gỗ Thuận An HOSE Tài nguyên Cơ bản L2

43 HAD Bia Hà Nội - Hải Dương HNX Thực phẩm và đồ uống L2

44 HAP Tập đoàn Hapaco HOSE Tài nguyên Cơ bản L2

45 HAS Hacisco HOSE Xây dựng và Vật liệu L2

46 HAX Ô tô Hàng Xanh HOSE Ô tô và phụ tùng L2

47 HBC Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình HOSE Xây dựng và Vật liệu L2

48 HCC Bê tông Hòa Cầm HNX Xây dựng và Vật liệu L2


155

Stt Mã Tên công ty Sàn Ngành


49 HHC Bánh kẹo Hải Hà HNX Thực phẩm và đồ uống L2

50 HPG Hòa Phát HOSE Tài nguyên Cơ bản L2

51 HRC Cao su Hòa Bình HOSE Hóa chất L2

52 HSG Tập đoàn Hoa Sen HOSE Tài nguyên Cơ bản L2

53 HUT Xây dựng TASCO HNX Xây dựng và Vật liệu L2

54 ITA Đầu tư CN Tân Tạo HOSE Bất động sản L2

55 ITC Đầu tư kinh doanh Nhà HOSE Bất động sản L2

56 KBC TCT Đô thị Kinh Bắc HOSE Bất động sản L2

57 KDC Tập đoàn KIDO HOSE Thực phẩm và đồ uống L2

58 KHP Điện lực Khánh Hòa HOSE Điện, nước & xăng dầu khí đốt L2

59 KKC Kim khí KKC HNX Tài nguyên Cơ bản L2

60 KMR MIRAE HOSE Hàng cá nhân & Gia dụng L2

61 KMT Kim khí Miền Trung HNX Tài nguyên Cơ bản L2

62 L10 LILAMA 10 HOSE Hàng & Dịch vụ Công nghiệp L2

63 L18 LICOGI - 18 HNX Xây dựng và Vật liệu L2

64 L43 LILAMA 45.3 HNX Hàng & Dịch vụ Công nghiệp L2

65 L61 LILAMA 69-1 HNX Hàng & Dịch vụ Công nghiệp L2

66 L62 LILAMA 69.2 HNX Hàng & Dịch vụ Công nghiệp L2

67 LAF Chế biến Hàng XK Long An HOSE Thực phẩm và đồ uống L2

68 LBE Sách & TBTH Long An HNX Truyền thông L2

69 LBM Khoáng sản Lâm Đồng HOSE Xây dựng và Vật liệu L2

70 LCG LICOGI 16 HOSE Xây dựng và Vật liệu L2

71 LGC Đầu tư Cầu đường CII HOSE Hàng & Dịch vụ Công nghiệp L2

72 LGL Long Giang Land HOSE Bất động sản L2

73 LIX Bột giặt LIX HOSE Hàng cá nhân & Gia dụng L2
156

Stt Mã Tên công ty Sàn Ngành


74 LUT ĐT & XD Lương Tài HNX Xây dựng và Vật liệu L2

75 MAC MASERCO HNX Hàng & Dịch vụ Công nghiệp L2

76 MAS Sân bay Đà Nẵng HNX Du lịch và Giải trí L2

77 MCO BDC Việt Nam HNX Xây dựng và Vật liệu L2

78 MCP In và Bao bì Mỹ Châu HOSE Hàng & Dịch vụ Công nghiệp L2

79 MSN Tập đoàn Masan HOSE Thực phẩm và đồ uống L2

80 NAG Tập đoàn Nagakawa HNX Hàng & Dịch vụ Công nghiệp L2

81 NBB 577 CORP HOSE Bất động sản L2

82 NBP Nhiệt điện Ninh Bình HNX Điện, nước & xăng dầu khí đốt L2
83 NGC Thủy sản Ngô Quyền HNX Thực phẩm và đồ uống L2

84 NHC Gạch ngói Nhị Hiệp HNX Xây dựng và Vật liệu L2

Tập đoàn Giống cây trồng


85 NSC HOSE Thực phẩm và đồ uống L2
Việt Nam

86 NST Thuốc lá Ngân Sơn HNX Hàng cá nhân & Gia dụng L2

87 NTP Nhựa Tiền Phong HNX Xây dựng và Vật liệu L2

88 OPC Dược phẩm OPC HOSE Y tế L2

89 PAC Pin Ắc quy Miền Nam HOSE Hàng & Dịch vụ Công nghiệp L2

90 PAN Tập đoàn PAN HOSE Hàng & Dịch vụ Công nghiệp L2

91 PDC Dầu khí Phương Đông HNX Du lịch và Giải trí L2

92 PET PETROLSETCO HOSE Bán lẻ L2

93 PGC Gas Petrolimex HOSE Điện, nước & xăng dầu khí đốt L2

94 PGD PV GAS D HOSE Điện, nước & xăng dầu khí đốt L2

95 PHR Cao su Phước Hòa HOSE Hóa chất L2

96 PIT XNK PETROLIMEX HOSE Bán lẻ L2

97 PJT Vận tải thủy PETROLIMEX HOSE Hàng & Dịch vụ Công nghiệp L2

98 PLC Hóa dầu Petrolimex HNX Hóa chất L2


157

Stt Mã Tên công ty Sàn Ngành


99 PMC Pharmedic HNX Y tế L2

100 PMS Cơ khí xăng dầu HNX Hàng & Dịch vụ Công nghiệp L2

101 PNJ Vàng Phú Nhuận HOSE Hàng cá nhân & Gia dụng L2

102 POT Thiết bị Bưu điện Postef HNX Công nghệ Thông tin L2

103 PTC Xây lắp Bưu Điện PTIC HOSE Xây dựng và Vật liệu L2

104 PVC Hóa chất và Dịch vụ Dầu khí HNX Dầu khí L2

105 PVD Khoan Dầu khí PVDrilling HOSE Dầu khí L2

106 PVT Vận tải Dầu khí PVTrans HOSE Hàng & Dịch vụ Công nghiệp L2

107 QST Sách Quảng Ninh HNX Truyền thông L2

108 QTC GTVT Quảng Nam HNX Xây dựng và Vật liệu L2

109 RAL Bóng đèn & Phích Rạng Đông HOSE Hàng cá nhân & Gia dụng L2

110 REE Cơ Điện Lạnh REE HOSE Hàng & Dịch vụ Công nghiệp L2

111 RIC Quốc tế Hoàng Gia HOSE Du lịch và Giải trí L2

112 S99 Sông Đà 9.09 (SCI) HNX Xây dựng và Vật liệu L2

113 SAF Thực Phẩm SAFOCO HNX Thực phẩm và đồ uống L2

114 SAV Savimex HOSE Xây dựng và Vật liệu L2

115 SCD Giải khát Chương Dương HOSE Thực phẩm và đồ uống L2

116 SD2 Sông Đà 2 HNX Xây dựng và Vật liệu L2

117 SD5 Sông Đà 5 HNX Xây dựng và Vật liệu L2

118 SD9 Sông Đà 9 HNX Xây dựng và Vật liệu L2

119 SDA XKLĐ Sông Đà HNX Hàng & Dịch vụ Công nghiệp L2

120 SDG Sadico Cần Thơ HNX Hàng & Dịch vụ Công nghiệp L2

121 SDN Sơn Đồng Nai HNX Xây dựng và Vật liệu L2

122 SDT Sông Đà 10 HNX Xây dựng và Vật liệu L2

123 SEB Điện miền Trung HNX Điện, nước & xăng dầu khí đốt L2
158

Stt Mã Tên công ty Sàn Ngành


124 SED Phát triển GD Phương Nam HNX Truyền thông L2

125 SFN Dệt lưới Sài Gòn HNX Hàng & Dịch vụ Công nghiệp L2

126 SGC Bánh phồng tôm Sa Giang HNX Thực phẩm và đồ uống L2

127 SGD Sách GD TP.HCM HNX Truyền thông L2

128 SGH Khách sạn Sài Gòn HNX Du lịch và Giải trí L2

129 SGT Sài Gòn Telecom HOSE Công nghệ Thông tin L2

130 SHI SONHA CORP HOSE Tài nguyên Cơ bản L2

131 SJD Thủy điện Cần Đơn HOSE Điện, nước & xăng dầu khí đốt L2

132 SJE Sông Đà 11 HNX Xây dựng và Vật liệu L2

133 SMC Đầu tư & TM SMC HOSE Tài nguyên Cơ bản L2

134 SRC Cao su Sao Vàng HOSE Ô tô và phụ tùng L2

135 SRF SEAREFICO HOSE Hàng & Dịch vụ Công nghiệp L2

136 SSC Giống cây trồng Miền Nam HOSE Thực phẩm và đồ uống L2

137 STC Sách & TB TH TP.HCM HNX Truyền thông L2

138 SVC SAVICO HOSE Ô tô và phụ tùng L2

139 SZL Sonadezi Long Thành HOSE Bất động sản L2

140 TAC Dầu Tường An HOSE Thực phẩm và đồ uống L2

141 TBC Thủy điện Thác Bà HOSE Điện, nước & xăng dầu khí đốt L2

142 TC6 Than Cọc Sáu HNX Tài nguyên Cơ bản L2

143 TCR Gốm sứ TAICERA HOSE Xây dựng và Vật liệu L2

144 TDN Than Đèo Nai HNX Tài nguyên Cơ bản L2

145 THB Bia Hà Nội - Thanh Hóa HNX Thực phẩm và đồ uống L2

146 TJC TRANSCO HNX Hàng & Dịch vụ Công nghiệp L2

147 TKC Địa ốc Tân Kỷ HNX Xây dựng và Vật liệu L2

148 TMP Thủy điện Thác Mơ HOSE Điện, nước & xăng dầu khí đốt L2
159

Stt Mã Tên công ty Sàn Ngành


149 TMS Transimex HOSE Hàng & Dịch vụ Công nghiệp L2

150 TNC Cao su Thống Nhất HOSE Hóa chất L2

151 TNG ĐT & TM TNG HNX Hàng cá nhân & Gia dụng L2

152 TPP Nhựa Tân Phú HNX Hàng & Dịch vụ Công nghiệp L2

153 TRA Traphaco HOSE Y tế L2

154 TRC Cao su Tây Ninh HOSE Hóa chất L2

155 TS4 Thủy sản số 4 HOSE Thực phẩm và đồ uống L2

156 TSC Kỹ thuật NN Cần Thơ HOSE Hóa chất L2

157 TTC Gạch men Thanh Thanh HNX Xây dựng và Vật liệu L2

158 TV2 Tư vấn XD Điện 2 HOSE Hàng & Dịch vụ Công nghiệp L2

159 TV3 Tư vấn XD điện 3 HNX Xây dựng và Vật liệu L2

160 TV4 Tư vấn XD Điện 4 HNX Hàng & Dịch vụ Công nghiệp L2

161 TYA Dây & Cáp điện TAYA HOSE Hàng & Dịch vụ Công nghiệp L2

162 VC1 Xây dựng số 1 HNX Xây dựng và Vật liệu L2

163 VC3 Xây dựng Số 3 HNX Bất động sản L2

164 VC6 Visicons HNX Xây dựng và Vật liệu L2

165 VC7 Xây dựng Số 7 HNX Xây dựng và Vật liệu L2

166 VC9 Xây dựng số 9 HNX Xây dựng và Vật liệu L2

167 VCC Vinaconex 25 HNX Xây dựng và Vật liệu L2

168 VCG VINACONEX HNX Xây dựng và Vật liệu L2

169 VCS VICOSTONE HNX Xây dựng và Vật liệu L2

170 VDL Thực phẩm Lâm Đồng HNX Thực phẩm và đồ uống L2

171 VFG Khử trùng Việt Nam HOSE Hóa chất L2

172 VGP Cảng Rau Quả HNX Hàng & Dịch vụ Công nghiệp L2

173 VGS Ống thép Việt Đức HNX Tài nguyên Cơ bản L2
160

Stt Mã Tên công ty Sàn Ngành


174 VHC Thủy sản Vĩnh Hoàn HOSE Thực phẩm và đồ uống L2

175 VID VIỄN ĐÔNG HOSE Tài nguyên Cơ bản L2

176 VIP Vận tải Xăng dầu VIPCO HOSE Hàng & Dịch vụ Công nghiệp L2

177 VIS Thép Việt Ý HOSE Tài nguyên Cơ bản L2

178 VIT Viglacera Tiên Sơn HNX Xây dựng và Vật liệu L2

179 VNC VINACONTROL HNX Hàng & Dịch vụ Công nghiệp L2

180 VNE Xây dựng điện Việt Nam HOSE Xây dựng và Vật liệu L2

181 VNG DL Thành Thành Công HOSE Du lịch và Giải trí L2

182 VNM VINAMILK HOSE Thực phẩm và đồ uống L2

183 VNS Ánh Dương Việt Nam HOSE Du lịch và Giải trí L2

184 VSH Thủy điện Vĩnh Sơn - Sông Hinh HOSE Điện, nước & xăng dầu khí đốt L2

185 VTB Viettronics Tân Bình HOSE Hàng & Dịch vụ Công nghiệp L2

186 VTC Viễn thông VTC HNX Công nghệ Thông tin L2

187 VTO VITACO HOSE Hàng & Dịch vụ Công nghiệp L2

188 VTV Năng lượng và Môi trường VICEM HNX Xây dựng và Vật liệu L2

You might also like