You are on page 1of 33

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

TÊN ĐỀ TÀI:
SO SÁNH NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN GIÁ VÉ CONCERT
CỦA CÁC CA SĨ TẠI VIỆT NAM VÀ QUỐC TẾ

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: TS TRẦN THỊ HOA THƠM

SINH VIÊN THỰC HIỆN: LÊ ĐỨC ANH

MÃ SINH VIÊN: 22051299

LỚP: QH-2022-E KINH TẾ 1

MÃ HỌC PHẦN: INE1016

HÀ NỘI, tháng 02 năm 2024


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan bài nghiên cứu “SO SÁNH NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
GIÁ VÉ CONCERT CỦA CÁC CA SĨ TẠI VIỆT NAM VÀ QUỐC TẾ” là công trình
nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của giảng viên TS.Trần Thị Hoa Thơm,
chưa được công bố trong bất kì một công trình nghiên cứu nào khác.
Mọi số liệu sử dụng phân tích trong bài và kết quả nghiên cứu là do tôi tự tìm hiểu,
phân tích một cách khách quan, trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và chưa được công
bố dưới bất kỳ hình thức nào. Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm nếu có sự không
trung thực trong thông tin sử dụng trong công trình nghiên cứu này.
Trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu, tôi đã thực hiện nghiêm túc các quy định
về đạo đức nghiên cứu. Các kết quả trình bày trong luận án là sản phẩm nghiên cứu,
khảo sát riêng của tôi. Các nội dung tham khảo được sử dụng trong bài nghiên cứu đều
được trích dẫn tường minh theo đúng như quy định.
Tôi xin chịu trách nhiệm hoàn toàn về lời cam đoan của mình.

Hà Nội, ngày 07 tháng 02 năm 2024


Sinh viên thực hiện

Lê Đức Anh

2
LỜI CẢM ƠN
Để thực hiện và hoàn thành đề tài nghiên cứu này, em đã nhận được sự hỗ trợ, giúp đỡ
cũng như là quan tâm, động viên từ nhiều cơ quan, tổ chức và cá nhân. Nghiên cứu
cũng được hoàn thành dựa trên sự tham khảo, học tập kinh nghiệm từ các kết quả
nghiên cứu liên quan, các sách, báo chuyên ngành của nhiều tác giả ở các trường Đại
học, các tổ chức nghiên cứu,…
Trước hết, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến giảng viên, TS. Trần Thị Hoa Thơm –
người trực tiếp hướng dẫn đã luôn dành nhiều thời gian, công sức hướng dẫn em trong
suốt quá trình thực hiện nghiên cứu và hoàn thành đề tài nghiên cứu.
Em chân thành cảm ơn sự hỗ trợ và tận tâm của cô, đã giúp em có được một trải
nghiệm nghiên cứu khoa học đáng nhớ. Mong rằng những kiến thức và kỹ năng mà em
đã học được sẽ là nền tảng vững chắc cho hành trình tiếp theo của em trong học tập
nói chung và lĩnh vực nghiên cứu khoa học nói riêng.
Tuy có nhiều cố gắng, nhưng trong đề tài nghiên cứu này không tránh khỏi những
thiếu sót. Em kính mong Quý thầy cô, các chuyên gia, những người quan tâm đến đề
tài, gia đình và bạn bè tiếp tục có những ý kiến đóng góp, giúp đỡ để đề tài được hoàn
thiện hơn.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn!
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN......................................................................................................................2

.............................................................................................................................................2
LỜI CẢM ƠN............................................................................................................................3
DANH MỤC BẢNG..................................................................................................................6
DANH MỤC HÌNH...................................................................................................................6
MỞ ĐẦU....................................................................................................................................7
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu:..............................................................................7
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu:..................................................................................8
2.1. Mục tiêu:......................................................................................................................8
2.2. Nhiệm vụ:.....................................................................................................................8
3. Câu hỏi nghiên cứu:..........................................................................................................8
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu....................................................................................8
4.1. Đối tượng nghiên cứu................................................................................................8
4.2 Phạm vi nghiên cứu:...................................................................................................8
5. Đóng góp của đề tài:.........................................................................................................8
5.1. Đóng góp về mặt lý luận:...........................................................................................8
5.2 Đóng góp về mặt thực tiễn:........................................................................................8
6. Kết cấu và nội dung các chương:.....................................................................................9
Chương I. Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý luận và thực tiễn về những yếu tố
ảnh hưởng tới giá vé concert của các ca sĩ trong nước và quốc tế......................................10
1.1. Tổng quan.....................................................................................................................10
1.2. Cơ sở lý luận.................................................................................................................10
1.2.1, Các khái niệm cơ bản...........................................................................................10
1.3, Cơ sở thực tiễn.............................................................................................................11
1.4. Kinh nghiệm thực tiễn:................................................................................................11
Chương II. Quy trình và phương pháp nghiên cứu.............................................................13
2.1. Cách tiếp cận nghiên cứu............................................................................................13
2.1.1. Phương pháp thu thập số liệu..............................................................................13
2.1.2. Phương pháp sử dụng trong nghiên cứu............................................................13
2.2. Thiết kế nghiên cứu.....................................................................................................13
2.2.1. Thu thập thông tin................................................................................................13
2.2.2. Nội dung phiếu điều tra........................................................................................14
2.3. Mô hình nghiên cứu.....................................................................................................14
2.3.1. Mô hình đề xuất....................................................................................................14
2.3.2. Mô hình hồi quy tổng quát...................................................................................15

4
2.4. Xây dựng chỉ tiêu thang đo.........................................................................................15
2.5. Phương pháp thu thập thông tin (PPNC định tính).................................................16
2.5.1, Thông tin sơ cấp....................................................................................................16
2.5.2. Thông tin thứ cấp..................................................................................................16
2.6. Phương pháp phân tích thông tin (PPNC định lượng).............................................16
Chương III. Kết quả phân tích..............................................................................................17
3.1. Giới thiệu chung về không gian nghiên cứu..............................................................17
3.2. Đánh giá thực trạng giá vé concert của các ca sĩ trong nước và quốc tế................18
3.2.1. Thông tin về mẫu khảo sát...................................................................................18
3.2.2. Đánh giá tổng quan...............................................................................................19
3.3. Kết quả phân tích về những yếu tố ảnh hưởng đến giá giá vé concert của các ca sĩ
trong nước và quốc tế.........................................................................................................21
3.3.1, Các yếu tố ảnh hưởng đến giá vé concert của các nghệ sĩ.................................22
3.3.2. Điều tạo nên sự khác biệt ảnh hưởng đến giá vé các buổi hòa nhạc của các
nghệ sĩ tại Việt Nam và quốc tế......................................................................................23
3.4. Các yếu tố khác............................................................................................................25
Chương IV. Bối cảnh, định hướng và giải pháp nhằm tháo gỡ những vướng mắc và cải
thiện giá vé concert của các ca sĩ trong nước và quốc tế.....................................................28
4.1. Bối cảnh ảnh hưởng đến giá vé concert của các ca sĩ trong nước và quốc tế.........28
4.2. Một số giải pháp nhằm tháo gỡ những vướng mắc và cải thiện những yếu tố ảnh
hưởng đến giá giá vé concert của các ca sĩ trong nước và quốc tế.................................30
4.3. Dự báo bối cảnh 5 năm tới của giá vé concert của các ca sĩ trong nước và quốc tế.
...............................................................................................................................................31
Kết luận....................................................................................................................................32
Danh mục tài liệu tham khảo.................................................................................................33

5
DANH MỤC BẢNG
STT Tên bảng Trang
1 Thông tin khảo sát 17

2 Thông tin về mức độ đồng ý của người khảo sát với các yếu tố ảnh hưởng 21
đến giá vé concert
3 Thông tin về các điều khác biệt ảnh hưởng đến giá vé concert của các 22
nghệ sĩ tại Việt Nam và quốc tế

DANH MỤC HÌNH


STT Tên hình Trang
1 Hình 1: Mô hình nghiên cứu đề xuất 14

2 Hình 2: Mô hình hồi quy trong SPSS 15

3 Hình 3: Buổi hòa nhạc của nữ ca sĩ, nhạc sĩ Taylor Swift 17

4 Hình 4: Tỷ lệ người tham gia các buổi concert (trong nước và quốc tế) 21

5 Hình 5: Buổi chiếu phim The Eras Tour Movie của nữ ca sĩ Taylor Swift 21
tại rạp chiếu phim ở Việt Nam
6 Hình 6: So sánh về các yếu tố ảnh hưởng đến giá vé concert của các 22
nghệ sĩ
7 Hình 7: So sánh các điều khác biệt ảnh hưởng đến giá vé concert của các 23
nghệ sĩ Việt Nam và quốc tế.
8 Hình 8: Mô hình hồi quy trong SPSS 23

9 Hình 9: Giá vé sơ đồ chỗ ngồi của concert Born Pink tại thủ đô Hà Nội 25

10 Hình 10: Buổi hòa nhạc của nữ ca sĩ Adele tại Las Vegas 29

11 Hình 11: Hình ảnh minh họa về hiện tượng “phe vé” 30

6
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu:
Trong bối cảnh hiện nay, với sự phát triển của khoa học và xã hội đã giúp cho chất lượng
đời sống của người dân Việt Nam nói chung và toàn thế giới nói riêng trở nên tốt hơn rất
nhiều. Cùng với sự phát triển của xã hội, nhu cầu về đời sống của người dân cũng ngày càng
cao hơn. Từ đó, có thêm nhiều dịch vụ và ngành công nghiệp mới được ra đời trong đó có
ngành công nghiệp giải trí. Hiện nay, chúng ta đã chứng kiến trong ngành công nghiệp này có
rất nhiều hình thức kinh doanh khác nhau, đặc biệt trong lĩnh vực ca sĩ, họ không chỉ kinh
doanh bằng các sản phẩm âm nhạc của mình, mà họ còn nhiều hình thức khác nhau để tạo nên
thương hiệu cá nhân. Trong đó đặc biệt là các buổi hòa nhạc hay các tour diễn vòng quanh thế
giới. Việc nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến giá vé hòa nhạc của các ca sĩ trong nước
và quốc tế không chỉ mang tính chất quan trọng mà còn đem lại nhiều thông tin hữu ích cho
các khán giả và cả các nghệ sĩ.
Hiện nay, tình hình kinh tế xã hội tại Việt Nam và các nước trên thế giới đang có nhiều sự
thay đổi lớn. Với mức sống ngày càng tăng cao kéo theo sự xuất hiện của nhiều nhu cầu khác
nhau trong cuộc sống của mỗi người, trong đó phải kể đến sự xuất hiện của các nhu cầu giải
trí khác nhau. Đi cùng với sự phát triển của kinh tế xã hội kéo theo là những sự căng thẳng về
tinh thần bởi nhiều điều áp lực, vì vậy ngày càng có nhiều người cần có những hoạt động giúp
giải tỏa tinh thần nhằm đạt được hiệu quả cao trong công việc. Một trong những hình thức
giải trí đó phải kể đến là những buổi hòa nhạc của các nghệ sĩ nổi tiếng hiện nay. Với nhu cầu
thỏa mãn đời sống tinh thần ngày càng cao, các buổi hòa nhạc được tổ chức với quy mô rộng
lớn với nhiều hình thức nhằm thỏa mãn nhu cầu của khán giả. Tuy nhiên, mặc dù các buổi hòa
nhạc hiện nay được tổ chức với tần suất lớn nhưng vẫn còn nhiều điều khiến khán giả còn băn
khoăn về giá vé được bán ra. Do giá vé ngày càng tăng và nhu cầu của người mua là rất lớn đã
khiến cho nhiều người gặp khó khăn trong việc mua vé. Trong thời gian vừa qua, đã có không
ít khán giả đã phải bỏ ra một số tiền không nhỏ chỉ để mua những tấm vé tham dự các buổi
concert của các nghệ sĩ, cũng có những người phải chờ cả tháng mới chắc chắn giành được
những cơ hội quý giá này.
Thông qua khảo sát, đánh giá sơ bộ, em nhận thấy cần có những nghiên cứu sâu hơn, đầy đủ
hơn xung quanh chủ đề các yếu tố ảnh hưởng đến giá vé concert của các nghệ sĩ tại Việt Nam
và quốc tế. Nắm bắt được những thực trạng trên, em đã nghiên cứu đề tài: “SO SÁNH
NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN GIÁ VÉ CONCERT CỦA CÁC CA SĨ TẠI VIỆT
NAM VÀ QUỐC TẾ”. Bài nghiên cứu của em sẽ chỉ ra những yếu tố nào ảnh hưởng đến mức
chi phí bỏ ra để mua vé của khán giả cũng như tìm hiểu xem các yếu tố này có mức độ tác
động như thế nào, từ đó người mua có thể dự tính được mức giá phù hợp với bản thân, hài hòa
mối quan hệ giữa các nhân tố, giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong quá trình mua, bán
vé giúp người mua thỏa mãn được nhu cầu của bản thân. Hiểu biết về những yếu tố này không
chỉ giúp người mua hiểu hơn về câc yếu tố ảnh hưởng đến giá cả mà còn chỉ ra được những
tác động của các buổi hòa nhạc đến nền kinh tế và các yếu tố xã hội của địa phương.
Em xin phép gửi lời cảm ơn chân thành đến giảng viên Trần Thị Hoa Thơm – giảng viên bộ
môn Phương pháp nghiên cứu Kinh tế đã cung cấp những kiến thức về mặt lý thuyết và giúp
đỡ nhóm trong quá trình lựa chọn, triển khai, nghiên cứu đề tài. Em đã rất nỗ lực tìm kiếm
thông tin cũng như trau dồi kiến thức để có thể cho ra sản phẩm cuối cùng chất lượng nhất.
Tuy nhiên, đề xuất nghiên cứu không thể tránh khỏi những sai sót trong quá trình nghiên cứu
do kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm của các nhà nghiên cứu vẫn chưa thực sự đầy đủ. Vì

7
vậy, em rất mong nhận được sự nhận xét, góp ý từ giảng viên Trần Thị Hoa Thơm để có thể
rút kinh nghiệm và hoàn thiện nghiên cứu. Em xin chân thành cảm ơn!
Vậy những yếu tố nào ảnh hưởng đến giá vé concert của các nghệ sĩ trong nước và quốc tế?
Các yếu tố này có mức độ tác động như thế nào tới giá vé? Trong bài nghiên cứu này sẽ
nghiên cứu về những yếu tố then chốt sẽ giúp cho khán giả dễ dàng đưa ra những lựa chọn
phù hợp với bản thân và giúp cho các nghệ sĩ sẽ có những chiến lược tổ chức hiệu quả để
phục vụ khán giả. Đặc biệt, những yếu tố này còn có những đóng góp đáng kể cho nền kinh tế
và du lịch tại địa phương.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu:
2.1. Mục tiêu:
 Xác định được các yếu tố ảnh hưởng tới giá vé concert của các ca sĩ trong nước và
quốc tế.
 Đề xuất được một số giải pháp nhằm góp phần điều chỉnh giá vé sao cho phù hợp với
nhu cầu của khán giả
2.2. Nhiệm vụ:
 Làm rõ cơ sở lý luận về giá vé khi nghệ sĩ quyết định mở bán.
 Xây dựng mô hình, xác định các yếu tổ ảnh hưởng tới giá vé của các nghệ sĩ trong
nước và quốc tế.
 Đánh giá thực trạng giá vé đang được bán trực tiếp trên thị trường.
 Đề xuất một số giải pháp nhằm dẹp bỏ và hạn chế tình trạng “phe vé” hiện nay.
3. Câu hỏi nghiên cứu:
 Các yếu tố nào ảnh hưởng đến quyết định đưa ra giá vé của đơn vị các nghệ sĩ?
 Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố này đến quyết định ra đưa mức giá vé như thế nào?
 Đơn vị nghệ sĩ cần phải làm gì để đưa ra các mức giá vé hợp lý?
 Nhu cầu của các người hâm mộ, khán giả ra sao?
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
 Đối tượng nghiên cứu: Những yếu tố ảnh hưởng đến giá vé của các buổi hòa nhạc
 Chủ thể nghiên cứu: những khán giả yêu thích âm nhạc, một số ca sĩ tiêu biểu của Việt
Nam và quốc tế
4.2 Phạm vi nghiên cứu:
 Phạm vi nội dung: Tập trung vào nghiên cứu những yếu tố ảnh hưởng tới giá vé
concert của các ca sĩ.
 Phạm vi không gian: toàn quốc tế
 Phạm vi thời gian: từ năm 2020-2024
5. Đóng góp của đề tài:
5.1. Đóng góp về mặt lý luận:
Điểm khác biệt của nghiên cứu so với những nghiên cứu trước đây hay những nghiên cứu có
liên quan. Kết quả nghiên cứu này bổ sung vào cơ sở lý luận về những yếu tố ảnh hưởng đến
giá vé hòa nhạc của các ca sĩ trong nước và quốc tế.
5.2 Đóng góp về mặt thực tiễn:
Đề tài nghiên cứu này mang lại ý nghĩa thực tiễn cho nhà sản xuất, ban tổ chức các buổi hòa
nhạc hiểu rõ hơn về nhu cầu và hành vi tiêu dùng của các khán giả và người hâm mộ âm nhạc.
8
Từ đó, đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm có những chiến lược và kế hoạch kinh doanh
phù hợp với từng phân khúc khách hàng, và cũng nhằm giúp cho khán giả và các người yêu
thích âm nhạc có những sự lựa chọn phù hợp với nhu cầu của bản thân.
6. Kết cấu và nội dung các chương:
Chương I. Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý luận và thực tiễn về những yếu tố ảnh
hưởng tới giá vé concert của các ca sĩ trong nước và quốc tế
Chương II. Quy trình và phương pháp nghiên cứu
Chương III. Kết quả phân tích
Chương IV. Bối cảnh, định hướng và giải pháp nhằm tháo gỡ những vướng mắc và cải thiện
giá vé concert của các ca sĩ trong nước và quốc tế.

9
Chương I. Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý luận và thực
tiễn về những yếu tố ảnh hưởng tới giá vé concert của các ca sĩ
trong nước và quốc tế
1.1. Tổng quan
Trong bài báo: “Giá vé liveshow của ca sĩ Việt” được đăng bởi Báo Tiền Phong ( T9/2023 )
đã chỉ ra rằng hình thức bán vé đóng góp yếu tố quan trọng đến giá vé và tốc độ bán vé.
Nghiên cứu về những yếu tố ảnh hưởng đến giá vé concert, Linh Nguyễn - Co-founder công
ty giải trí The Bros đã đưa ra góc nhìn từ một người có kinh nghiệm tổ chức nhiều chương
trình âm nhạc có tiếng cho rằng: “ Nghệ sĩ sang Việt Nam, lại là nghệ sĩ hạng A đương thời
như vậy, họ sẽ kéo theo ekip hạng A, dịch vụ hạng A, cơ sở vật chất, hạ tầng, vận hành, thiết
bị đều phải đảm bảo tiêu chuẩn của họ. Như mọi người cũng thấy, ban tổ chức chia sẻ rằng
70% thiết bị nhập từ Thái Lan, Singapore hoặc Hàn Quốc về Việt Nam. Tất cả những điều đó
khiến chi phí tổ chức tăng lên rất nhiều ”.
Bài đăng trên Queen Mobile bày tỏ về giá vé concert của các ca sĩ quốc tế cũng bị ảnh hưởng
bởi tình trạng “phe vé” – đây là hiện tượng khi những cá nhân, tổ chức cố tình mua thật nhiều
vé để bán lại với giá cao hơn. Điều này dẫn đến việc giá vé có thể tăng lên gấp nhiều lần so
với giá ban đầu và các vụ lừa đảo có liên quan đến việc mua bán vé. Bên cạnh đó, nhiều
chuyên gia đã đề xuất các lựa chọn để giải quyết vấn đề này trong đó có việc hạn chế hoặc
chấm dứt bán lại vé.
Theo bài đăng của báo VietnamNet (T10/2023), thương hiệu và danh tiếng của nghệ sĩ cũng
là một yếu tố quan trọng đến giá vé. Giá vé thường sẽ điều chỉnh theo từng mức độ nổi tiếng
của các ca sĩ. Nếu như một ca sĩ có thâm niên lâu năm đang ở đỉnh cao của sự nghiệp, giá vé
hòa nhạc của họ sẽ cao hơn so với thời điểm mới chập chững vào nghề.
Theo nghiên cứu của Savannah McIntosh được đăng trên PurplePass, tháng 6 năm 2020 về:”
Ba yếu tố thường dùng để quyết định giá vé” chỉ ra ba yếu tố quan trọng như: chi phí tổ chức
(bao gồm cả các chi phí liên quan đến khu vực, cơ sở vật chất, bảo hiểm, giấy phép, thuế, an
ninh, y tế,..); cung và cầu; và giá trị của sự kiện đó mang lại.
Brian Campbell (2023), “Why Are Concert Tickets So Expensive? Key Factors Explained!”
nghiên cứu và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến giá vé của các nghệ sĩ quốc tế. Nghiên
cứu này chỉ ra ngoài những yếu tố kể trên còn có những yếu tố như: lạm phát, sự tham gia của
khán giả sau đại dịch COVID và sức ép về cung cầu.
Nhìn chung, các nghiên cứu và các thông tin trước đây đều phản ánh được các yếu tố quan
trọng ảnh hưởng đến giá vé hòa nhạc của các ca sĩ ở trong nước và quốc tế. Những nghiên
cứu ấy đã chỉ ra được những yếu tổ và giải pháp cho việc mua bán vé. Tuy nhiên để so sánh
những yếu tổ ảnh hưởng đến giá vé của các nghệ sĩ trong nước và quốc tế thì chưa có nhiều
tài liệu nghiên cứu về nó.

1.2. Cơ sở lý luận
1.2.1, Các khái niệm cơ bản
Theo Langmaster: Concert (phiên âm /ˈkɒn.sət/) là một danh từ tiếng Anh có nghĩa là “Buổi
hòa nhạc”. Đây là một sự kiện âm nhạc trực tiếp trong đó nghệ sĩ hoặc ban nhạc biểu diễn trên
sân khấu trước một lượng lớn khán giả.

10
Concert thường được tổ chức tại các địa điểm lớn như nhà hát, nhạc viện, nhà thi đấu, sân vận
động hoặc khu vực trống ngoài trời. Khán giả mua vé để tới tham dự Concert và tận hưởng
những màn trình diễn trực tiếp từ các nghệ sĩ yêu thích của họ. Buổi hòa nhạc có thể chỉ có
một nghệ sĩ hoặc ban nhạc biểu diễn, hoặc có thể là một chương trình biểu diễn đa dạng với
nhiều nghệ sĩ khác nhau biểu diễn trong suốt thời gian diễn ra.
Concert không chỉ mang đến âm nhạc sống động, mà còn tạo ra một không gian cho khán giả
để kết nối với những người có cùng niềm đam mê, từ đó tạo ra những trải nghiệm âm nhạc
tuyệt vời.
Chúng ta có thể lấy các buổi concert của Taylor Swift làm ví dụ. Taylor Swift là một nghệ sĩ
pop nổi tiếng, đã tổ chức nhiều tour diễn toàn cầu, như "1989 World Tour" và "Reputation
Stadium Tour". Những buổi hòa nhạc của cô thu hút hàng trăm ngàn khán giả và có sự biểu
diễn đa dạng với âm nhạc, nhảy múa và hiệu ứng sân khấu ấn tượng.
1.3, Cơ sở thực tiễn
Không ngoa khi nói rằng các sự kiện âm nhạc là một phần thiết yếu của nền kinh tế hiện nay.
Bên cạnh buổi concert mãn nhãn và chất lượng, những siêu sao còn mang lại nguồn khách du
lịch, tạo việc làm và thu nhập cho các doanh nghiệp địa phương.
Khi các chuyến lưu diễn âm nhạc vòng quanh thế giới trở lại trong thế giới hậu đại dịch, các
biểu tượng nhạc pop như Taylor Swift và Beyoncé, hay những hiện tượng Kpop như
BLACKPINK, BST không còn chỉ là những nhân vật trong làng nhạc hay giới giải trí. Với
khả năng thu hút đám đông khổng lồ trong các buổi trình diễn, những nghệ sĩ âm nhạc này đã
tự biến mình thành hiện tượng kinh tế có khả năng ảnh hưởng lớn đến mức tiêu dùng ở các
thành phố mà họ chọn đến lưu diễn.
Các quán ăn, nhà hàng, tụ điểm vui chơi, cuộc sống về đêm và các cơ sở lưu trú và khách sạn
sẽ có thể tạo ra số lượng việc làm thời gian và gắn kết cộng đồng mà không một hình thức
giải trí khác nào có thể làm được. Điều này sẽ tạo ra cảm giác đoàn kết và thân thuộc giữa
những người tham dự và cung cấp dịch vụ cho khách địa phương cũng như nước ngoài tìm
đến.
Đặc biệt, ngân hàng tài chính cũng là một trong đơn vị được lợi để giúp quốc gia củng cố các
nỗ lực tiếp thị. Cụ thể có thể kể đến như UOB là ngân hàng chính thức và đối tác bán trước
cho buổi hòa nhạc của Taylor Swift tại Singapore, khi chủ thẻ ghi nợ và thẻ tín dụng của ngân
hàng có được đặc quyền truy cập sớm và đặt vé trước trong đợt bán chung. Thông qua đó,
ngân hàng UOB đã chứng kiến sự gia tăng đáng kể về các ứng dụng thẻ, tiết kiệm và tài
khoản vãng lai sau thông báo về The Eras Tour của Taylor Swift.
Các buổi lưu diễn âm nhạc không chỉ kích thích nền kinh tế từ quan điểm tài chính, mà nó
cũng có thể truyền cảm hứng cho các thế hệ doanh nghiệp tương lai ghi dấu ấn và thể hiện
thương hiệu của họ thông qua văn hóa.
Tầm quan trọng của tác động văn hóa không thể được đo lường dưới dạng một con số tiền tệ
cụ thể nào, tuy nhiên, nếu bạn trò chuyện với ai đó về một lễ hội âm nhạc chẳng hạn, thì bên
cạnh sự choáng ngợp của buổi hòa nhạc, giá cả, sự hiếu khách hay cảnh quan bắt mắt cũng có
thể là thứ khiến họ nhớ mãi bên cạnh âm nhạc.
1.4. Kinh nghiệm thực tiễn:
Các yếu tố ảnh hưởng đến giá vé concert của các nghệ sĩ có thể bao gồm:

11
o Nhu cầu và mong đợi: Người tiêu dùng và đặc biệt là những người hâm mộ
nghệ thuật họ có nhu cầu rất lớn trong việc giải trí và thỏa mãn các sở thích cá
nhân. Họ luôn có những kỳ vọng và mong đợi cao dành cho các buổi hòa nhạc
của các thần tượng. Nắm được điều này, các đơn vị tổ chức hòa nhạc hiện nay
đã tổ chức ra nhiều các sự kiện thích hợp nhằm đáp ứng nhu cầu của người
hâm mộ.
o Tài chính: Tình hình tài chính cá nhân và khả năng chi trả của người tiêu dùng
tảnh hưởng đến hành vi chọn mua vé concert. Với niềm đam mê và sở thích
riêng, họ sẵn sàng dành ra một phần thu nhập của bản thân để chi tiêu cho các
buổi hòa nhạc.
o Tác động xã hội và văn hóa: Những yếu tố xã hội và văn hóa như giáo dục,
kinh tế, hiệu ứng đám đông, truyền thông và quy chuẩn xã hội có thể ảnh
hưởng đến giá bán vé hòa nhạc.
o Thông tin và truyền thông: Với sự phát triển mạnh mẽ của các phương tiện
truyền thông hiện nay, các đơn vị hòa nhạc đã tận dụng cơ hội này để quảng bá
cho chương trình nhằm dễ dàng tiếp cận với không chỉ các người hâm mộ âm
nhạc mà còn nhiều khác hàng ở các phân khúc khác nhau.
o Tình cảm và trải nghiệm: Người tiêu dùng có thể đưa ra quyết định mua vé
concert dựa trên sự kích thích, thỏa mãn và trải nghiệm tích cực.

12
Chương II. Quy trình và phương pháp nghiên cứu
2.1. Cách tiếp cận nghiên cứu
2.1.1. Phương pháp thu thập số liệu
 Phương pháp thu thập số liệu:
Phương pháp thu thập số liệu bằng các văn bản, bài báo, những bài nghiên cứu
khoa học từ các giáo sư, tiến sĩ đến từ các trường đại học và viện nghiên cứu
khác nhau. Bên cạnh đó, các phương pháp khác như điều tra bằng phiếu điều tra
online với một hệ thống các câu hỏi được sắp xếp logic dựa trên các nội dung
khảo sát và nguyên tắc nhất định. Phương pháp này là một giải pháp hiệu quả,
cho phép thu thập một lượng lớn thông tin mà không cần phải trả tiền cho người
phỏng vấn, cung cấp giấy hoặc bưu chính là không yêu cầu nhập dữ liệu riêng
biệt cho những phản hồi để được xử lý. Việc điều tra và thu thập số liệu sơ cấp
được tiến hành thông qua việc khảo sát bằng phiếu khảo sát online nhằm tổng
hợp, phân tích và xác định những yếu tố ảnh hưởng đến giá thuê trọ tại khu vực
này.
 Phương pháp xử lý dữ liệu:
Thông tin được tổng hợp dưới dạng những con số được xử lý trực tiếp trên hệ
thống của google form dưới dạng các câu hỏi khảo sát. Tôi tiến hành phân tích
câu trả lời để thấy được những thông tin chung của người tham gia khảo sát,
đồng thời để biết được mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến giá vé concert của
các nghệ sĩ
2.1.2. Phương pháp sử dụng trong nghiên cứu
Trong bải nghiên cứu này, phương pháp được sử dụng chính là phương pháp thống kê mô tả
(descriptive statistics). Phương pháp này là phương pháp phân tích định lượng, nhằm tóm tắt
những thông tin cơ bản của dữ liệu, phục vụ quá trình thực nghiệm và phân tích những số liệu
thống kê đó. Đây là là một trong những phương pháp xử lý dữ liệu được sử dụng khá phổ
biến, cung cấp những thông tin chi tiết và và tóm tắt dữ liệu, giúp chúng ta thống kê dữ liệu
thu thập được một cách khoa học, nhanh chóng và xử lý dữ liệu dễ dàng hơn. Phương pháp
này giúp mô tả và hiểu được các tính chất của một bộ dữ liệu cụ thể bằng cách đưa ra các tóm
tắt ngắn về mẫu và các thông số của dữ liệu. Loại thống kê mô tả phổ biến nhất là các thông
số xu hướng tập trung gồm: giá trị trung bình, trung vị và yếu vị, các thông số này được sử
dụng ở hầu hết các cấp độ toán học và thống kê.

2.2. Thiết kế nghiên cứu


2.2.1. Thu thập thông tin
Để thực hiện nghiên cứu, em đã thu thập thông tin bằng cách xây dựng bảng câu hỏi và tạo
phiếu khảo sát online qua Google Form. Quy trình xây dựng câu hỏi được thực hiện theo các
bước sau:
Bước 1: Tổng quan tài liệu
Nghiên cứu được bắt đầu từ việc hệ thống hoá các tài liệu nghiên cứu, tìm hiểu lý thuyết liên
quan cùng các chỉ tiêu được sử dụng để đánh giá, cách thức thực hiện nghiên cứu,.. Sau đó,
bảng hỏi được hình thành qua sự kế thừa từ tổng quan tài liệu.
Bước 2: Điều chỉnh và đưa ra bảng hỏi chính thức
Sau khi đã đề xuất bảng hỏi đầu tiên, em đã điều chỉnh lại bảng hỏi sao cho phù hợp với thực
tiễn và đưa ra phiếu khảo sát chính thức.
Bước 3: Nghiên cứu chính thức
13
Sau đó, thu thập và xử lý dữ liệu bằng phương pháp phân tổ thống kê. Các bước phân tích dữ
liệu bao gồm việc thống kê mô tả - để mô tả các đặc tính cơ bản nhất của dữ liệu thu thập
thông qua khảo sát, đặt nền tảng cho việc phân tích định lượng. Cuối cùng là bình luận, đánh
giá kết quả phân tích và đưa ra giải pháp.

2.2.2. Nội dung phiếu điều tra


Sau khi xây dựng phiếu khảo sát, các câu hỏi được xây dựng một cách logic nhằm thu thập
được các thông tin cần thiết một cách chính xác và hiệu quả. Các nhân vật tham gia khảo sát ở
các lĩnh vực, giới tính, độ tuổi khác nhau được hỏi để cung cấp các thông tin cá nhân nhằm
xác định chính xác người trả lời là đúng đối tượng, các thông tin khác giúp cho việc thống kê,
mô tả, giải thích rõ thêm vấn đề đang được nghiên cứu. Phiếu khảo sát được chia làm hai
phần. Phần I bao gồm các câu hỏi về thông tin cá nhân gồm: giới tính, nghề nghiệp, nhóm thế
hệ (Gen X,Y,Z,Alpha,...), nguồn thu nhập, mức thu nhập trong một tháng, lựa chọn của người
tham gia khảo sát đã tham gia các buổi hòa nhạc bao giờ hay chưa. Phần II là nội dung chính
tập trung vào tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến giá vé concert và sự khác biệt về các yếu tố
này tại hai thị trường trong nước và quốc tế và một số yếu tố khác do người tham gia khảo sát
đề xuất.
Các câu hỏi trong bảng hỏi được thiết kế chủ yếu là dạng câu hỏi đóng để người trả lời dễ
dàng đo được mức độ đồng tình. Loại thang đo được sử dụng là thang Likert 5 điểm. Đây là
loại thang đo khá phổ biến với bảng hỏi khảo sát. Ở đây tác giả sử dụng thang đo Likert với
các mức độ: 1 = Hoàn toàn không đồng ý; 2 = Không đồng ý; 3 = Trung lập; 4 = Đồng ý; 5 =
Hoàn toàn đồng ý.
2.3. Mô hình nghiên cứu
2.3.1. Mô hình đề xuất
Trước khi để có thể so sánh được sự khác biệt về giá vé concert trong hai thị trường Việt Nam
và quốc tế, chúng ta sẽ bắt đầu so sánh từ các yếu tố chung có thể ảnh hưởng đến giá vé. Dựa
trên hệ thống phân cấp nhu cầu của Maslow (1943), nhu cầu của con người được chia thành 5
cấp độ từ nhu cầu cơ bản đến nhu cầu được thể hiện mình. Khi ta áp dụng hệ thống phân cấp
nhu cầu này vào bài nghiên cứu, ta cũng sẽ thấy được các mức nhu cầu thông qua sơ đồ sau:

Mức độ nổi
tiếng của
nghệ sĩ
Sự đầu tư
Địa điểm tổ
của đơn vị tổ
chức
chức sự kiện

Các yếu tố
Công ty bán ảnh hưởng Tình trạng
vé đến giá vé "phe vé"
concert

Hình 1: Mô hình nghiên cứu đề xuất


Theo như sơ đồ trên, ta có 5 yếu tố chính góp phần ảnh hưởng đến giá vé concert bao gồm:
mức độ nổi tiếng của nghệ sĩ, sự đầu tư của đơn vị tổ chức sự kiện, địa điểm tổ chức, công ty
bán vé, tình trạng “phe vé” (là hiện tượng mua đi bán lại vé).
14
2.3.2. Mô hình hồi quy tổng quát

Hình 2: Mô hình hồi quy trong SPSS


Bảng dữ liệu mà em sử dụng cho mô hình hồi quy gồm 100 người là những khán giả, người
yêu thích âm nhạc ở mọi độ tuổi, lĩnh vực trên địa bàn Hà Nội tham gia khảo sát qua google
form và dữ liệu được phân tích định lượng thông qua IBM SPSS Statiscs 20.
Trong bảng dữ liệu được phân tích từ SPSS, có năm nhân tố bao gồm: mức độ nổi tiếng của
nghệ sĩ, sự đầu tư của đơn vị tổ chức sự kiện, địa điểm tổ chức, công ty bán vé, tình trạng
“phe vé” (là hiện tượng mua đi bán lại vé) được ký hiệu tương ứng là: A1, A2, A3, A4, A5.
2.3.3. Giải thích các biến
Trong bảng phân tích trên có các biến như sau:
 Biến độc lập tương đương với năm nhân tố bao gồm: mức độ nổi tiếng của nghệ sĩ, sự
đầu tư của đơn vị tổ chức sự kiện, địa điểm tổ chức, công ty bán vé, tình trạng “phe
vé” (là hiện tượng mua đi bán lại vé)
 Biến phụ thuộc: sự đánh giá của người tham gia khảo sát về các nhân tố được nêu trên.
2.4. Xây dựng chỉ tiêu thang đo
Từ mô hình đề xuất và mô hình nghiên cứu, em xây dựng mô hình nghiên cứu gồm 10 biến
quan sát và 2 thành phần:
a) Về các yếu tố ảnh hưởng đến giá vé concert bao gồm:
 Mức độ nổi tiếng của nghệ sĩ
 Sự đầu tư của đơn vị tổ chức sự kiện
 Địa điểm tổ chức
 Công ty bán vé
 Tình trạng “phe vé” (là hiện tượng mua đi bán lại vé)
b) Về điều tạo nên sự khác biệt giữa giá vé các buổi hòa nhạc của các nghệ sĩ tại Việt
Nam và quốc tế bao gồm các yếu tố sau đây:
 Sự phổ biến của nghệ sĩ
 Các chiến dịch truyền thông/quảng cáo
 Sự khác biệt về nền kinh tế địa phương
 Quy mô tổ chức
 Chất lượng trong khâu tổ chức

15
2.5. Phương pháp thu thập thông tin (PPNC định tính)
2.5.1, Thông tin sơ cấp
Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp bằng điều tra khảo sát là một hệ thống các câu hỏi
được sắp xếp dựa trên nguyên tắc nhất định về logic và nội dung nhằm giúp người trả lời thể
hiện được quan điểm, ý kiến của mình về đối tượng được nghiên cứu đồng thời người đi thu
thập thông tin cũng có dữ liệu đáp ứng yêu cầu khảo sát.
Việc điều tra và thu thập số liệu sơ cấp được tiến hành thông qua khảo sát các khán giả, người
đã trải nghiệm các buổi hòa nhạc bằng bảng hỏi nhằm tổng hợp, phân tích và xác định các yếu
tố ảnh hưởng đến giá vé concert và sự khác biệt về giá vé ở hai thị trường Việt Nam và quốc
tế với tổng số phiếu khảo sát là 100 phiếu.
Kết quả điều tra: Dữ liệu thu thập được từ bảng hỏi khảo sát đạt chuẩn (mẫu phiếu hợp lệ và
người trả lời đạt điều kiện cần và đủ của phiếu điều tra)
 Cỡ mẫu: 100 phiếu
 Số phiếu khảo sát đã phát ra: 100 phiếu
 Kết quả khảo sát: 100 phiếu (số phiếu hợp lệ)
Mục tiêu khảo sát đề ra đã đạt được:
 Thu thập dữ liệu nhằm phục vụ mục đích phân tích sâu và đánh giá
 Nhằm làm rõ các yếu tố ảnh hưởng đến giá vé concert và sự khác biệt giữa hai thị
trường trong nước và quốc tế
 Đánh giá được các mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tới giá vé concert và sự khác
biệt giữa hai thị trường trong nước và quốc tế của khán giả từ góc độ chủ quan
 Từ các phân tích và đánh giá dựa trên dữ liệu thu thập được, đề xuất ra các giải
pháp, kiến nghị để cải thiện giá vé concert tại cả hai thị trường trong nước và quốc
tế
2.5.2. Thông tin thứ cấp
Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp bằng các văn bản viết như bài báo cáo, tạp chí, những
bài nghiên cứu khoa học của giáo sư, tiến sĩ, các trường đại học, các viện nghiên cứu,...
2.6. Phương pháp phân tích thông tin (PPNC định lượng)
Trong bài nghiên cứu này được thực hiện chủ yếu bằng phương pháp thống kê mô tả. Phương
pháp này được sử dụng để mô tả những đặc tính cơ bản của dữ liệu thu thập được từ nghiên
cứu thực nghiệm qua các cách thức khác nhau, nó tạo ra nền tảng cho việc phân tích định
lượng. Cụ thể, công cụ thống kê mô tả được sử dụng để mô tả đặc điểm của mẫu như giới
tính, thế hệ tuổi (Gen X, Gen Y, Gen Z, Gen Alpha), nghề nghiệp...

16
Chương III. Kết quả phân tích
3.1. Giới thiệu chung về không gian nghiên cứu.
Không gian nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến giá vé concert và sự khác biệt giữa hai
thị trường trong nước và quốc tế là một lĩnh vực quan trọng và hấp dẫn trong việc hiểu và tìm
hiểu về lĩnh vực giải trí và nghệ thuật tại hai không gian trên. Bên cạnh đó, đây là một lĩnh
vực không chỉ liên quan đến ngành công nghiệp giải trí mà còn có mối quan hệ mật thiết đến
sự phát triển kinh tế địa phương nhằm nghiên cứu tập trung vào việc xác định những yếu tố
quyết định giá vé và sự phát triển của ngành giải trí nước nhà.
Hiện nay, với sự phát triển của kinh tế-xã hội, các ngành nghề trong xã hội cũng có thêm
nhiều cơ hội để phát triển. Cuộc sống của người dân đã trở nên ngày càng tốt hơn, cũng từ đó
các nhu cầu để thỏa mãn bản thân ngày càng xuất hiện nhiều hơn, đặc biệt là các nhu cầu về
đời sống tinh thần, trong đó các hình thức nghệ thuật giải trí ngày càng được trở nên ưa
chuộng. Họ sẵn sàng chi ra một khoản tiền không nhỏ để có thể tham gia các buổi hòa nhạc
của các nghệ sĩ, để được hòa chung bầu không khí với thần tượng của mình và một cộng đồng
có cùng niềm đam mê, sở thích.
Với sự gia tăng đáng kể về nhu cầu tham gia concert, các đơn vị tổ chức sự kiện, các nghệ sĩ
đã nắm bắt được tình hình và tổ chức nhiều concert đa dạng với nhiều quy mô khác nhau để
thỏa mãn được nhu cầu của người hâm mộ. Mặc dù có nhiều buổi hòa nhạc được tổ chức,
nhưng hiện nay chúng ta vẫn thấy rõ được sự cạnh tranh về giá vé. Theo Guinness công bố kỷ
lục ngày 12/12, dựa trên nguồn thống kê Pollstar, The Eras Tour của Taylor Swift hiện là
chuyến lưu diễn có doanh thu cao nhất từ trước đến nay, vượt qua một tỷ USD. Tour hiện thu
về 1,04 tỷ USD sau hơn 60 buổi diễn ở năm nước gồm Mỹ, Canada, Mexico, Argentina và
Brazil - vượt kỷ lục 939 triệu USD của Elton John với 328 đêm nhạc. Tour diễn bắt đầu hồi
tháng 3/2023 và dự kiến kết thúc vào tháng 12/2024 năm sau, sẽ tổ chức ở nhiều nước châu
Âu và châu Á, tổng cộng 151 show. Tính trung bình, mỗi buổi diễn hút hơn 70 nghìn khán
giả, thu về 17 triệu USD, mỗi vé có giá khoảng 238 USD. Cho tới nay, chuyến lưu diễn bán
được 4,3 triệu vé, có thể thu về hơn 2 tỷ USD khi kết thúc.
Các yếu tố cần nghiên cứu có thể bao gồm: mức độ nổi tiếng của nghệ sĩ, sự đầu tư của đơn vị
tổ chức sự kiện, địa điểm tổ chức, công ty bán vé, tình trạng “phe vé” (là hiện tượng mua đi
bán lại vé). Nghiên cứu này có thể giúp các khán giả, người mua vé hiểu rõ hơn về tình hình
thị trường và giúp tạo ra các giải pháp cải thiện về giá vé.
Đặc biệt, việc nghiên cứu trong không gian này thông qua các người đã tham gia concert có
thể cung cấp thông tin cụ thể giúp tạo ra các chính sách và quyết định dựa trên hiểu biết chính
xác về nhu cầu và ảnh hưởng của họ. Ngoài ra, việc nghiên cứu này cũng có thể đóng góp cho
lĩnh vực kinh tế phát triển của địa phương – nơi mà các buổi hòa nhạc được diễn ra.

17
Hình 3: Buổi hòa nhạc The Eras Tour của nữ ca sĩ, nhạc sĩ Taylor Swift

3.2. Đánh giá thực trạng giá vé concert của các ca sĩ trong nước và quốc tế.
3.2.1. Thông tin về mẫu khảo sát
Quá trình thu thập dữ liệu bằng bảng khảo sát được mô tả như ở chương 2. Kết quả thống kê
mô tả các mẫu khảo sát hợp lệ được trình bày ở Bảng 3.1
Bảng 1: Thông tin khảo sát

Thông tin Số mẫu (người) Tỷ lệ

Giới tính
Nam 58 58%

Nữ 42 42%
Nghề nghiệp
Học sinh, sinh viên 61 61%
Nhân viên văn phòng 24 24%
Giáo viên 11 11%
Khác 4 4%
Thế hệ
Gen X (1965-1980) 5 5%
Gen Y (1981-1996) 22 22%
Gen Z (1997-2012) 73 73%
Gen Alpha (2013-2025) 0 0%

18
Nguồn thu nhập hàng tháng
Trợ cấp từ gia đình 47 47%
Đi làm 48 48%
Cả 2 5 5%
Thu nhập trung bình/tháng
<1 000 000 đồng 16 16%

1 000 000 – 2 000 000 20 20%


đồng
2 000 000 – 3 000 000 19 19%
đồng
4 000 000 – 5 000 000 2 2%
đồng
> 5 000 000 đồng 43 43%

Bảng 3.1 cho thấy trong mẫu khảo sát, tỷ lệ tương ứng với số mẫu, tỷ trọng nam nữ có phần
chênh lệch 16%, nam giới chiếm 58%, nữ giới chiếm 42%.
Về nghề nghiệp, đa phần số người tham gia khảo sát thuộc nhóm học sinh, sinh viên chiếm
61%, nhóm ngành nghề nhiều thứ 2 là nhân viên văn phòng là 24%, nhóm giáo viên tương
ứng với 11% và các nhóm ngành nghề khác tương ứng với 4%.
Về thế hệ tuổi, nhóm Gen Z (1997-2012) chiếm phần lớn trong số lượng người tham gia khảo
sát với 73%, tiếp theo là nhóm Gen Y (1981-1996) và Gen X (1965-1980) tương ứng với lần
lượt 22% và 5%, và không có người tham gia khảo sát nào thuộc nhóm Gen Alpha (2013-
2025).
Về nguồn thu nhập hàng tháng, tỷ trọng giữa nhóm người có nguồn thu nhập từ việc đi làm và
trợ cấp từ gia đình xấp xỉ bằng nhau tương đương với 48% và 47%, còn lại là nhóm người có
nguồn thu nhập từ cả 2 yếu tố trên bao gồm 5%.
Về thu nhập trung bình/tháng, nhóm người có thu nhập trên 5 000 000 đồng/tháng chiếm phần
lớn với 43%, nhóm thu nhập nhiều thứ hai là nhóm 1 000 000 – 2 000 000 đồng/tháng với
20%, nhóm thu nhập nhiều thứ 3 là nhóm 3 000 000 – 4 000 000 đồng/tháng với 19%. Hai
nhóm thu nhập chiếm tỷ lệ thấp nhất là nhóm dưới 1 000 000 đồng/tháng và nhóm 4 000 000
– 5 000 000 đồng/tháng tương ứng lần lượt với 16% và 2%

3.2.2. Đánh giá tổng quan

Đối với 100 mẫu khảo sát đã thu thập được, tổng quan cho thấy phần lớn các người hâm mộ
âm nhạc đều thuộc nhóm học sinh, sinh viên với 61% tổng số người tham gia khảo sát và
nhóm thế hệ chiếm đa số trong “cộng đồng hâm mộ âm nhạc” này chính là nhóm Gen Z

19
(1997-2012) với 73% tổng số người tham gia khảo sát. Điều này cho thấy hình thức tham gia
các buổi hòa nhạc khá phổ biến đối với học sinh, sinh viên, đặc biệt là nhóm Gen Z vì sự ưa
chuộng về sở thích cá nhân và được thỏa mãn các nhu cầu về tinh thần.

20
3.3. Kết quả phân tích về những yếu tố ảnh hưởng đến giá giá vé concert của các
ca sĩ trong nước và quốc tế.
Khi thực hiện khảo sát, với câu hỏi: “Bạn đã bao giờ tham gia các buổi concert của các nghệ
sĩ chưa? (bao gồm cả trong nước và quốc tế)” của người tham gia khảo sát và nhận được kết
quả như biểu đồ trong hình 4 dưới đây:

Hình 4: Tỷ lệ người tham gia các buổi concert của các nghệ sĩ
(bao gồm cả trong nước và quốc tế)
Qua biểu đồ ta thấy, tỷ lệ số người hâm mộ âm nhạc đã tham gia các buổi concert chiếm phần
lớn hơn với tỷ lệ 53% tổng số người tham gia khảo sát, số người không tham gia các buổi
concert chiếm 43%, sự chênh lệch này lên đến 14%. Điều này cho thấy sự phổ biến về việc
tham gia các buổi concert: Với 57% người hâm mộ chọn lựa tham gia các buổi concert, có thể
nói rằng hình thức này đang khá phổ biến trong cộng đồng người hâm mộ âm nhạc tham gia
khảo sát. Bên cạnh đó, với 43% người tham gia khảo sát chưa từng tham gia các buổi hòa
nhạc (cả phạm vi trong nước và quốc tế). Điều này có thể chỉ ra rằng một số người hâm mộ
âm nhạc có những lựa chọn khác nhau để thỏa mãn nhu cầu của bản thân, có thể họ chỉ chọn
nghe nhạc thông qua các nền tảng online tại nhà như: Spotify, Apple Music, Zing MP3,…;
nghe nhạc bằng cách mua các đĩa CD, album âm nhạc vật lý,.. hoặc gần đây, một số người có
sự lựa chọn tham gia các buổi chiếu phim về các buổi trình diễn âm nhạc tại rạp chiếu phim
do các nghệ sĩ phát hành. Đây cũng là một lựa chọn khác dành cho những người không tham
gia được các buổi hòa nhạc trực tiếp do một số lý do chủ quan và khách quan.

21
Hình 5: Buổi chiếu phim concert The Eras Tour Movie của nữ ca sĩ Taylor Swift tại rạp chiếu
phim ở Việt Nam
( Nguồn ảnh: facebook CGV Cinemas Vietnam)
3.3.1, Các yếu tố ảnh hưởng đến giá vé concert của các nghệ sĩ.
Chú thích: Các yếu tố được đánh giá theo mức độ sau:
 1: Hoàn toàn không đồng ý
 2: Không đồng ý
 3: Trung lập
 4: Đồng ý
 5: Hoàn toàn đồng ý

Hình 6: So sánh các yếu tố ảnh hưởng đến giá vé concert của các nghệ sĩ
Nguồn: Theo số liệu điều tra năm 2024

22
Bảng 2: Thông tin về mức độ đồng ý của người khảo sát với
các yếu tố ảnh hưởng đến giá vé concert
Mức độ Mức độ nổi Sự đầu tư Địa điểm Công ty bán Tình trạng
đồng ý tiếng của của đơn vị tổ chức vé “phe vé”
nghệ sĩ/nghệ tổ chức sự (hiện tượng
sĩ biểu diễn kiện mua đi bán
lại vé)
1 3% 1% 0% 3% 1%

2 0% 2% 3% 5% 3%

3 5% 9% 15% 19% 14%

4 14% 20% 20% 17% 17%

5 78% 68% 62% 56% 65%

Theo như kết quả của bảng khảo sát trên, tất cả các yếu tố được cho là ảnh hưởng đến giá vé
concert đều được đa số người tham gia khảo sát đánh giá ở mức độ 5: Hoàn toàn đồng ý.
Về yếu tố: “Mức độ nổi tiếng của nghệ sĩ/nghệ sĩ biểu diễn”, đây là yếu tố có tỷ lệ bình chọn
mức độ 5 chiếm cao nhất tới 78%, cao hơn các mức độ còn lại là mức độ 4, mức độ 3, mức
độ 1 tương ứng lần lượt với các tỷ lệ: 14%, 5%, 3%. Riêng với tỷ lệ của mức độ 2 không có
người tham gia nào bình chọn: 0%
Về các yếu tố còn lại bao gồm: “Sự đầu tư của đơn vị tổ chức sự kiện”; “Địa điểm tổ chức”;
“Công ty bán vé”; “Tình trạng “phe vé” (hiện tượng mua đi bán lại vé)” tỷ lệ bình chọn mức
độ 5 của các yếu tố này tương ứng lần lượt với: 68%, 62%, 56%, 65%. Các yếu tố này đều
nhận được tỷ lệ bình chọn ở mức độ 5 cao hơn so với các mức độ còn lại nhưng đứng sau yếu
tố “Mức độ nổi tiếng của nghệ sĩ/nghệ sĩ biểu diễn”. Tỷ lệ bình chọn ở mức độ 1-4 của các
yếu tố này đều nằm trong khoảng tỷ lệ từ 1% đến 20%.
 Từ kết quả khảo sát về các yếu tố chung ảnh hưởng đến giá vé concert cho thấy: tất cả các
yếu tố chính ảnh hưởng đến giá vé concert đều nhận được tỷ lệ đồng thuận cao từ những
người hâm mộ âm nhạc, trong đó yếu tố được đồng ý cao nhất là yếu tố “Mức độ nổi tiếng
của nghệ sĩ/nghệ sĩ biểu diễn”. Điều này cho thấy được sự quan trọng của tầm ảnh hưởng đến
từ các nghệ sĩ trình diễn đến giá vé concert. Có thể nói, các nghệ sĩ có tên tuổi càng lớn thì giá
vé sẽ càng cao hơn so với các nghệ sĩ ít tên tuổi hơn và ngược lại.
3.3.2. Điều tạo nên sự khác biệt ảnh hưởng đến giá vé các buổi hòa nhạc của các nghệ sĩ
tại Việt Nam và quốc tế
Chú thích: Các yếu tố được đánh giá theo mức độ sau:
 1: Hoàn toàn không đồng ý
 2: Không đồng ý
 3: Trung lập

23
 4: Đồng ý
 5: Hoàn toàn đồng ý

Hình 7: So sánh các điều khác biệt ảnh hưởng đến giá vé concert của các nghệ sĩ tại Việt
Nam và quốc tế
Nguồn: Theo số liệu điều tra năm 2024

Hình 8: Mô hình hồi quy trong SPSS


Bảng 3: Thông tin về các điều khác biệt ảnh hưởng đến giá vé concert của các nghệ sĩ tại Việt
Nam và quốc tế
Mức độ Sự phổ biến Các chiến Sự khác biệt Quy mô tổ Chất lượng
đồng ý của nghệ sĩ dịch truyền về nền kinh chức trong khâu
thông/quản tế địa tổ chức
g cáo phương
1 0% 2% 1% 1% 1%

2 3% 6% 10% 2% 1%

3 11% 19% 19% 21% 18%

4 44% 33% 32% 35% 40%

5 42% 40% 38% 41% 40%

24
Trong mô hình hồi quy SPSS, các nhân tố B1-B5 lần lượt tương ứng với các yếu tố sau:
 B1: Sự phổ biến của nghệ sĩ
 B2: Các chiến dịch truyền thông/quảng cáo
 B3: Sự khác biệt về nền kinh tế địa phương
 B4: Quy mô tổ chức
 B5: Chất lượng trong khâu tổ chức
Theo như kết quả từ bảng khảo sát trên, các yếu tố được cho rằng có sự ảnh hưởng đến sự
khác biệt đến giá vé concert của các nghệ sĩ tại Việt Nam và quốc tế đều được đa số người
tham gia khảo sát đánh giá ở hai mức độ: mức độ 4 – Đồng ý và mức độ 5 – Hoàn toàn đồng
ý.
Về yếu tố:”Sự phổ biến của nghệ sĩ” trong không gian so sánh giữa hai thị trường trong nước
và quóc tế, thì yếu tố này lại nhận được nhiều sự đồng ý ở mức độ 4 hơn với 44% tổng số
người tham gia khảo sát và mức độ 5 nhận được 42% tổng số phiếu bầu. Hai mức độ này có
độ chênh lệch không quá lớn, chỉ bao gồm 2%. Hai mức độ 2 và mức độ 3 có tỷ lệ bình chọn
lần lượt tương ứng với 3% và 11%, còn mức độ 1 không nhận được sự bình chọn nào. Điều
này vẫn chứng minh được rằng: Yếu tố: “Sự phổ biến của nghệ sĩ” có một phần ảnh hưởng
quan trọng không chỉ ở tại Việt Nam mà còn ở trên thị trường quốc tế.
Tuy nhiên về yếu tố:”Chất lượng trong khâu tổ chức”, ta lại thấy có sự đồng đều và ít chênh
lệch hơn giữa các mức độ. Ở mức độ 4 và mức độ 5 cùng nhận được 40% tổng số người tham
gia khảo sát. Mức độ 1 và mức độ 2 cùng chỉ nhận về 1% tổng số phiếu khảo sát. Còn mức
độ 3 – Trung lập thì đạt được 18% tổng số phiếu.
Ở các yếu tố còn lại bao gồm: “Các chiến dịch truyền thông/quảng cáo”, “Sự khác biệt về
nền kinh tế địa phương” và “Quy mô tổ chức” cũng đều nhận được tỷ lệ bình chọn cao ở mức
độ 5, lần lượt tương ứng với: 40%, 38% và 41%. Các mức độ còn lại từ mức độ 1 đến mức độ
4 của các nhân tố này đều nằm trong khoảng bình chọn từ 1% đến 35% tương ứng theo thứ tự
các mức độ.
 Từ kết quả khảo sát về những điều tạo nên sự khác biệt ảnh hưởng đến giá vé các buổi
hòa nhạc của các nghệ sĩ tại Việt Nam và quốc tế: tất cả các yếu tố tạo nên sự khác biệt ảnh
hưởng đến giá vé các buổi hòa nhạc của các nghệ sĩ tại Việt Nam và quốc tế đều nhận được tỷ
lệ đồng thuận cao từ những người hâm mộ âm nhạc, trong đó yếu tố được đồng ý cao nhất là
hai yếu tố: “Các chiến dịch truyền thông/quảng cáo” và “Chất lượng trong khâu tổ chức”.
Điều này cho thấy sự khác biệt với các yếu tố chung ảnh hưởng đến giá vé concert ở mục
3.3.1. Nếu như ở mục 3.3.1, yếu tố “Mức độ nổi tiếng của nghệ sĩ/nghệ sĩ biểu diễn” được
cho là yếu tố quan trọng nhất bởi nhận được sự đồng ý cao từ người tham gia khảo sát. Thì ở
bối cảnh so sánh giá vé concert giữa hai thị trường trong nước và quốc tế lại đánh giá cao hơn
tầm quan trọng của hai yếu tố: “Các chiến dịch truyền thông/quảng cáo” và “Chất lượng trong
khâu tổ chức”. Có thể nói, khi ta xét về phương diện thực tế giữa hai thị trường, các buổi hòa
nhạc có được các chiến dịch truyền thông/quảng cáo và chất lượng tổ chức tốt hơn thì sẽ đi
kèm với việc giá vé tham sự sẽ cao hơn so với mặt bằng chung của thị trường.
3.4. Các yếu tố khác
Ngoài các yếu tố được nêu ở các mục trên, các người tham gia khảo sát còn có những đóng
góp và bổ sung thêm các yếu tố như sau:
 Yếu tố từ người hâm mộ: hiện nay, cuộc sống của mọi người đã có sự cải thiện rất lớn
so với trước đây, các người hâm mộ sẵn sàng bỏ ra một khoản tiền không nhó để
25
tham gia các buổi hòa nhạc. Điều này có thể thấy được trong kết quả của phiếu khảo
sát đã được trình bày ở trên, có tới 43% người tham gia khảo sát có mức thu nhập trên
5 000 000 đồng/tháng. Cũng chính vì lý do này, một số đơn vị tổ chức sự kiện đã tăng
giá vé lên cao để thu thêm lợi nhuận.
 Thời gian bán vé, thời gian tổ chức buổi diễn: các vé muộn, vé cuối sẽ càng đắt hơn.
Thời gian tổ chức buổi biểu diễn cuối tuần thường sẽ đông hơn nên số lượng vé xuất
ra sẽ phải nhiều hơn
 Chênh lệch tỷ giá tiền tệ, ảnh hưởng từ chính phủ cơ quan Nhà nước và các bên có
liên quan.
 Vị trí ghế ngồi tại buổi concert, quyền lợi khi mua vé: Vào ngày 04/07/2023, đơn vị
chịu trách nhiệm tổ chức concert cho BLACKPINK đã chính thức công bố giá vé và
sơ đồ chỗ ngồi tại concert sẽ diễn ra vào ngày 29-30/07/2023.
Theo thông tin, mức giá vé concert sẽ dao động từ 1,2 triệu đồng đến 9,8 triệu đồng.
Mức giá vé được chia thành 7 hạng khác nhau bao gồm:
1. Vé VIP: 9,800,000 VNĐ
2. Vé PLATINUM: 7,800,000 VNĐ
3. Vé CAT 1: 6,800,000 VNĐ
4. Vé CAT 2: 5,800,000 VNĐ
5. Vé CAT 3: 3,800,000 VNĐ
6. Vé CAT 4: 1,800,000 VNĐ
7. Vé CAT 4: 1,200,000 VNĐ
Đối với các fan hâm mộ khi mua hạng vé VIP sẽ nhận được 4 phúc lợi, bao gồm: khu
vực ngồi riêng gần sân khấu, được tặng bộ card bo góc gồm 8 ảnh độc quyền, được
check-in sớm và có lối check-in riêng và có thêm vật phẩm độc quyền đi kèm. Đối
với các vé đứng và ngồi khác sẽ được đánh theo số thứ tự để xếp hàng.

Hình 9: Giá vé và sơ đồ chỗ ngồi tại concert Born Pink tại thủ đô Hà Nội
(Nguồn ảnh: Blackpinkhanoi2023.com)

26
 An ninh trật tự: Đây là một trong những yếu tố được đề xuất nhiều nhất và luôn được
đặt nên hàng đầu bởi trong một sự kiện lớn sẽ có rất nhiều điều và các sự cố ngoài ý
muốn sẽ xảy ra. Một số người hâm mộ sẽ có những hành vi quá khích gây ảnh hưởng
xấu và mất an toàn cho những người tham gia và cả nghệ sĩ trình diễn dẫn đến mất
trật tự an ninh và an toàn cho xã hội. Điều này đã từng xảy ra vào ngày 22/05/2017,
trong khuôn khổ buổi hòa nhạc nằm trong chuyến lưu diễn Dangerous Woman Tour
của nữ ca sĩ Ariana Grande tại nhà thi đấu của thành phố Manchester, Anh Quốc đã
xảy ra một vụ tấn công khủng bố liều chết khiến 22 người thiệt mạng và 59 người bị
thương. Sự kiện này đã dấy lên một làn sóng lo ngại về an ninh an toàn khi tham gia
các buổi hòa nhạc vào thời điểm bấy giờ.

27
Chương IV. Bối cảnh, định hướng và giải pháp nhằm tháo gỡ
những vướng mắc và cải thiện giá vé concert của các ca sĩ trong
nước và quốc tế.
4.1. Bối cảnh ảnh hưởng đến giá vé concert của các ca sĩ trong nước và quốc tế.
Vào năm 2023 vừa qua, thị trường đã chứng kiến sự tăng vọt của giá vé các buổi hòa nhạc.
Bất chấp mệnh giá ngày càng cao của nhiều sự kiện âm nhạc trên thế giới, phía người hâm mộ
vẫn luôn cố gắng săn vé để được thấy trực tiếp các nghệ sĩ yêu thích. Vậy tại sao vé buổi hòa
nhạc lại đắt như vậy?
Tại Việt Nam, một số nghệ sĩ có tên tuổi lớn cũng đã tổ chức các buổi hòa nhạc nhằm phục vụ
nhu cầu của khán giả với quy mô lớn và chất lượng cao. Ấn tượng nhất là concert "Tri Âm"
của ca sĩ Mỹ Tâm, tổ chức vào năm 2022. Sự kiện diễn ra tại sân vận động Mỹ Đình (Hà Nội)
với sự tham gia của 30.000 khán giả. Giá vé của đêm nhạc được niêm yết từ 800 nghìn đồng
tới 3 triệu đồng, theo đó giá vé trung bình sẽ khoảng 1,1 triệu đồng. Đây là mức giá được
nhận xét có sự tiếp cận lớn với khán giả đại chúng. Năm 2023, cùng tổ chức tại sân vận động
Mỹ Đình, nhóm nhạc Blackpink đã mang tới người hâm mộ hai đêm trình diễn mãn nhãn,
concert thu hút 67.000 khán giả. Trong sự kiện này, ước tính trung bình mỗi vé có giá 5 triệu
đồng, sự kiện đạt doanh thu khoảng 335 tỉ đồng. Khi Blackpink khi đến thị trường Việt Nam
đã gây sốc với giá vé đắt đỏ - cao hơn nhiều quốc gia ở châu Á. Theo đó, giá vé cao nhất là
gần 10 triệu đồng. Lượng phát hành lớn cho 2 đêm diễn liên tục. Có thể thấy, giá vé trung
bình của Blackpink cao gấp gần 5 lần mức vé trung bình của Mỹ Tâm.
Tại thị trường Âu Mỹ, theo Los Angeles Times, sự biến động của giá vé phụ thuộc vào "năm
người chơi chính": nghệ sĩ, nhà tổ chức, địa điểm tổ chức buổi hòa nhạc, nhà phân phối vé và
người bán lẻ vé. Các nhà tổ chức là yếu tố chính trong việc “ấn định giá vé", họ cũng là người
có thể mất tiền nếu buổi biểu diễn không bán chạy nên việc cân đối giá vé là công đoạn vô
cùng quan trọng. Tuy nhiên, giá vé cũng phụ thuộc nhiều vào các nhóm còn lại. Nếu nhà tổ
chức có dự định mời những nghệ sĩ lớn thì họ sẽ thường bị kiểm soát về giá cả ở mỗi phân
loại vé, còn nếu nhà tổ chức đang nhắm đến một sự kiện với những nghệ sĩ nhỏ hơn thì giá vé
sẽ phụ thuộc phần lớn vào địa điểm.
Ngoài ra, tờ Los Angeles Times cũng liệt kê thêm các khoản phí bổ sung có thể xuất hiện bao
gồm: phí dịch vụ, phí xử lý, phí giao hàng và phí cơ sở vật chất,...Vào tháng 6 vừa qua, sau
khi Tổng thống Joe Biden lên tiếng chỉ trích về "phí rác" và phí ẩn đối với vé xem hòa nhạc,
một số công ty bán vé lớn như Live Nation Entertainment, công ty sở hữu Ticketmaster, tuyên
bố sẽ bắt đầu hiển thị trước tất cả các khoản phí cho khách hàng thấy. Live Nation cho biết
chính sách mới này sẽ được triển khai sớm. Đối với sự cập nhật này, thay vì người hâm mộ
chọn một mức giá vé và phải trả ở mức cao hơn do một số khoản phí được thêm vào khi thanh
toán, Live Nation sẽ đưa ra "một mức giá tổng thể rõ ràng" cho tất cả các buổi biểu diễn tại
các địa điểm và lễ hội thuộc sở hữu của tập đoàn.
Trong thời gian phát hành vé, nhiều “nhà đầu tư” hay còn được gọi là phe vé sẽ săn một số
lượng lớn các suất tham dự sự kiện và khiến nguồn cung vé trở nên ít hơn cho người hâm mộ
muốn đi xem buổi hòa nhạc. Bên cạnh đó, nhiều nhà tổ chức còn cung cấp vé cho các những
“nhà đầu tư” này để chiếm được một phần giá thị trường cao hơn mà không gặp rủi ro về
danh tiếng khi trực tiếp tăng giá vé của một sự kiện.
Những nghệ sĩ sở hữu giá vé cạnh tranh nhất trong hiện tại chính là các tên tuổi lớn trong làng
âm nhạc quốc tế như: Taylor Swift, Bruce Springsteen, Beyoncé và Adele.
28
Theo Seat Geek, mức giá trung bình của một vé tham dự hòa nhạc Taylor Swift được bán lại
là 1.311 USD, còn giá vé của Beyoncé và Bruce Springsteen đã tăng vọt lên 480 USD và 469
USD.
Tuy nhiên, một số vé của Eras Tour (Taylor Swift) đã đạt đến gần 13.000 USD trên Stubhub,
theo Insider.Và vào năm ngoái, vé tham dự buổi biểu diễn tại Las Vegas của Adele đã được
các đại lý bán với giá lên tới 40.000 USD.

Hình 10: Buổi hòa nhạc của nữ ca sĩ Adele tại Las Vegas
(Nguồn ảnh: SVG)
Đặc biệt, yếu tố “Tình trạng “phe vé” (hiện tượng mua đi bán lại vé)” là một trong những vấn
đề lớn đã và đang gây tranh cãi trong thời gian gần đây. Thị trường vé “chợ đen” chắc chắn đã
ảnh hưởng rất lớn đến cách người hâm mộ mua vé cho các buổi biểu diễn nhạc sống.
Theo một cuộc khảo sát với tiêu đề “Trạng thái của thị trường nhạc live” từ Variety
Intelligence Platform và UTA IQ ngày 1/11, có tới gần 3/4 số người tham dự buổi hòa nhạc
sẵn sàng mua vé từ các nền tảng “bán ngoài” uy tín (trên thị trường quốc tế có tồn tại những
trang web bán vé concert với mức giá cao hơn, đó là các trang web được xác minh bởi
Ticketmaster hoặc AXS).
Có thể nói, vé buổi hòa nhạc đã tăng đáng kể (khoảng 35%, theo báo cáo của Pollstar) kể từ
năm 2019. Chưa hết, Catherine Yi, giám đốc điều hành chiến lược tài năng của UTA cũng
nhấn mạnh rằng người hâm mộ hiện nay luôn sẵn sàng trả cái giá cao hơn cho vé concert của
những nghệ sĩ mà họ yêu thích - bất kể rằng chúng có bị độn giá đến đâu, vậy nên con số 35%
kia chắc chắn sẽ còn tăng mạnh trong tương lai. Đứng trước tình hình thị trường “chào đón
phe vé” như này, một vài giả thuyết đã được dựng lên, và nhiều suy đoán đã được chỉ ra, các
chuyến lưu diễn đang làm mưa làm gió toàn cầu của Taylor Swift và Beyoncé, có nhiều khả
năng đã phân phối một phần vé của mình cho các nền tảng bán lại vé. Trên thực tế, phải có tới
45% những người hâm mộ sẵn sàng chi trả mức giá cao hơn mệnh giá đã được niêm yết.
Jem Aswad, biên tập viên âm nhạc tại Variety thì tin rằng “nhiều khi, không có lựa chọn nào
khác” để người hâm mộ mua vé. Các nền tảng “phe vé” đối với người hâm mộ giống như một
sự chắc chắn, bởi ngay cả khi có thông tin là sự kiện đã “hết vé”, thì thị trường phe vé luôn
tồn tại những slot tham gia concert ấy. Việc giải quyết vấn đề này đã trở thành sự khó khăn
đối với các đại lý lớn.

29
Tuy nhiên, Robbie Brown, đại lý âm nhạc và đồng giám đốc các lễ hội tại UTA, cũng chỉ ra
mặt tích cực trong chuỗi thị trường “phe vé” này, rằng thay vì người mua có thể phải chi trả
một số tiền quá lớn so với mức giá vé niêm yết mà không được đảm bảo về tính xác thực
(nhiều người đã mất số tiền lớn mà thậm chí còn không được tham dự concert), thì họ có thể
được đảm bảo bởi Ticketmaster (bằng cách sử dụng một phát minh mang tên “Verified
Ticket”- một chiếc máy quét để giúp xác thực độ uy tín của vé). “Tôi nghĩ người hâm mộ sẽ
cảm thấy thoải mái khi biết rằng họ phải chi trả số tiền lớn hơn cho tấm vé concert “chắc chắn
là hàng thật” và tôi nghĩ đó là một bước đi đúng hướng.” - ông Brown chia sẻ. (theo Variety)

Hình 11: Hình ảnh minh họa về hiện tượng “phe vé”
(Nguồn ảnh: instagram Loop Central)
4.2. Một số giải pháp nhằm tháo gỡ những vướng mắc và cải thiện những yếu tố
ảnh hưởng đến giá giá vé concert của các ca sĩ trong nước và quốc tế.
Để tháo gỡ những vướng mắc và cải thiện yếu tố ảnh hưởng đến giá vé concert của các ca sĩ
trong nước và quốc tế, có thể đề xuất một số giải pháp như sau:
a) Kiểm soát giá vé: Các cơ quan nhà nước, quản lý thị trường cần có những chính sách
hợp lý nhằm hỗ trợ và kiểm soát giá vé giúp cho người tiêu dùng có thể cân đối được
chi tiêu cho các buổi hòa nhạc.
b) Tăng cường quản lý chất lượng: Các đơn vị quản lý, tổ chức sự kiện cùng với các
nghệ sĩ trình diễn cần phát huy các khả năng của mình nhằm nâng cao quy mô và chất
lượng của buổi biểu diễn. Điều này giúp mang đến những trải nghiệm tốt hơn cho
người tham gia và giúp cho họ cảm thấy số tiền bản thân họ bỏ ra cho một buổi
concert là xứng đáng.
c) Sự hỗ trợ và đầu tư từ nhà nước: các cơ quan nhà nước cần có những sự hỗ trợ và đầu
tư hơn vào những buổi hòa nhạc như: cải thiện cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện cấp phép
biểu diễn cho các đơn vị và nghệ sĩ biểu diễn, các chính sách về thuế,... Điều này là
một trong các giải pháp cần thiết hiện nay bởi vì các sự kiện âm nhạc, nghệ thuật đóng
góp một phần quan trọng trong việc quảng bá hình ảnh, văn hóa, du lịch của một quốc
gia.

30
d) Kiểm soát và có những hình phạt cho tình trạng “phe vé”: mặc dù tình trạng này đã
mang lại những ảnh hưởng cả tích cực và tiêu cực với thị trường vé concert. Nhưng
hiện tượng này đã gây nên nhiều khó khăn hơn cho cả đơn vị tổ chức concert và người
mua vé. Các đơn vị tổ chức cần tạo ra các chiến dịch bán vé uy tín hoặc “bán vé chậm
mà chắc”, tăng cường thông tin bảo mật của người mua giúp cho những tấm vé
concert có thể đến tay người hâm mộ và người mua với mức giá phải chăng.
e) Tăng cường, đảm bảo an ninh, an toàn: Đây là một yếu tố quan trọng nhất mặc dù
không gây ảnh hưởng trực tiếp đến giá vé nhưng điều này giúp những người mua vé
cảm thấy an toàn hơn khi tham dự các sự kiện với nhiều nguy cơ tiềm ẩn rủi ro. Với
việc tăng cường an ninh trong các sự kiện sẽ bảo đảm được sự an toàn cho các nghệ sĩ
trình diễn giúp họ mang đến những buổi biểu diễn chất lượng cho người hâm mộ.
f) Về phía người mua vé, cần lưu ý một số vấn đề sau:
 Xác định nhu cầu và khả năng tài chính của bản thân.
 Tìm hiểu kỹ thông tin về các buổi hòa nhạc trước khi mua vé.
 So sánh giá cả và chất lượng của các buổi concert khác nhau.
 Lựa chọn đơn vị bán vé uy tín
4.3. Dự báo bối cảnh 5 năm tới của giá vé concert của các ca sĩ trong nước và
quốc tế.
Dựa trên các yếu tố ảnh hưởng kể trên, có thể dự báo giá vé concert của các ca sĩ tại Việt Nam
và quốc tế trong 5 năm tới như sau:
Nhìn chung, giá vé sẽ có xu hướng tăng nhiều hơn.
Tại Việt Nam: với sự phát triển của kinh tế - xã hội, các ngành nghề bao gồm dịch vụ giải trí
sẽ phát triển theo, kéo theo sự xuất hiện nhiều hơn của các sự kiện văn hóa giải trí. Giá vé sẽ
tăng hơn nhưng sẽ mang theo quy mô và chất lượng tốt hơn.
Tại quốc tế: những ngôi sao ca nhạc lớn như: Taylor Swift, Beyonce, Adele,… họ sẽ dần
khẳng định tên tuổi của họ bằng những chuyến lưu diễn chất lượng dành cho người hâm hộ.
Tuy nhiên, nếu như hiện tượng lạm phát của nền kinh tế toàn cầu cà chênh lệch giá ngoại tệ
không có dấu hiệu giảm, thì những tấm vé concert của các nghệ sĩ quốc tế sẽ tiếp tục tăng cao.

31
Kết luận
Đề tài nghiên cứu “SO SÁNH NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN GIÁ VÉ CONCERT
CỦA CÁC CA SĨ TẠI VIỆT NAM VÀ QUỐC TẾ” đã rút ra được một số kết luận như sau
Có thể thấy các buổi hòa nhạc đóng vai trò vô cùng quan trọng và ảnh hưởng tương đối lớn
đến đời sống tinh thần của mỗi người. Điều này cho thấy các yếu tố ảnh hưởng đến giá vé đều
rất quan trọng ở cả hai thị trường trong nước và quốc tế.
Chính vì thế phần lớn người tham gia khảo sát cho rằng các yếu tố trên đóng một vai trò lớn
trong việc tạo nên giá vé concert. Kết quả cho thấy có 57% người tham gia khảo sát đã tham
gia vào các buổi hòa nhạc ở cả trong nước và quốc tế. Giá vé concert chịu nhiều ảnh hưởng
của các yếu tố: “Mức độ nổi tiếng của nghệ sĩ/nghệ sĩ biểu diễn”, “Sự đầu tư của đơn vị tổ
chức sự kiện”, “Địa điểm tổ chức”, “Công ty bán vé”, “Tình trạng "phe vé" (hiện tượng mua
đi bán lại vé)”. Điểm khác biệt về giá vé concert giữa hai thị trường Việt Nam và quốc tế cũng
ảnh hưởng bởi một số yếu tố như sau: “Sự phổ biến của nghệ sĩ”, “Các chiến dịch truyền
thông/quảng cáo”, “Sự khác biệt về nền kinh tế địa phương”, “Quy mô tổ chức”, “Chất lượng
trong khâu tổ chức”. Bên cạnh đó, giá vé được hình thành từ một quá trình lâu dài, chịu tác
động của một số yếu tố khác như có sự chênh lệch vể ngoại tê, các chính sách của Nhà nước,

Sau khi thực hiện nghiên cứu, em đã có một vài giải pháp như sau:
 Kiểm soát giá vé
 Tăng cường quản lý chất lượng
 Sự hỗ trợ và đầu tư từ nhà nước
 Kiểm soát và có những hình phạt cho tình trạng “phe vé”
 Tăng cường, đảm bảo an ninh, an toàn

32
Danh mục tài liệu tham khảo
Chương I:
1. Giá vé live show của ca sĩ Việt
2. Vé xem Taylor Swift, BlackPink và câu chuyện chưa từng tiết lộ
3. 3 Factors that are Used to Determine Ticket Prices - Purplepass
4. Why Are Concert Tickets So Expensive? Key Factors Explained! (musicstrive.com)
5. Định nghĩa về "Concert"
6. Những chuyến lưu diễn của siêu sao toàn cầu có thể đem đến lợi ích kinh tế gì?
Chương II:
Thống kê mô tả (Descriptive Statistics) là gì? Các thông số trong thống kê mô tả
Chương III:
1. Eras Tour của Taylor Swift lập kỷ lục Guinness - VnExpress Giải trí
2. Concert BORN PINK công bố giá vé chính thức
3. Ariana Grande Manchester Concert Ends in Explosion, Panic and Death - The
New York Times (nytimes.com)
Chương IV:
$11,000 to see Taylor Swift? How concert tickets got so expensive - Los Angeles Times
(latimes.com)
TRACKING THE LIVE MUSIC BUSINESS: A SPECIAL REPORT

33

You might also like