You are on page 1of 179

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI


-------------------------

MAI THỊ HOA

NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÍNH MINH BẠCH
CỦATHÔNG TIN TRÊN BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÁC DOANH
NGHIỆP PHI TÀI CHÍNH NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG
CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

Hà Nội, Năm 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
-------------------------

MAI THỊ HOA

NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÍNH MINH BẠCH
CỦATHÔNG TIN TRÊN BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÁC DOANH
NGHIỆP PHI TÀI CHÍNH NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG
CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

Chuyên ngành: Kế toán


Mã số: 9.34.03.01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

Người hướng dẫn KH 1: PGS,TS. Lê Thị Thanh Hải


Người hướng dẫn KH 2: GVC,TS. Nguyễn Tuấn Duy

Hà Nội, Năm 2020


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nghiên cứu nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai
công bố trong bất kỳ công trình nào.
Tác giả luận án

Mai Thị Hoa


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc và chân thành tới PGS, TS. Lê
Thị Thanh Hải và GVC,TS. Nguyễn Tuấn Duy là giáo viên hướng dẫn trực tiếp tôi
thực hiện luận án này. Thầy, Cô đã luôn giúp tôi định hướng nghiên cứu, dành cho
tôi những lời động viên, những lời khuyên, những lời góp ý, phê bình hết sức quý
báu giúp tôi có thể hoàn thiện luận án.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới các Thầy/Cô Khoa Kế toán – Kiểm toán, trường
ĐH Thương Mại đã tổ chức những buổi sinh hoạt chuyên môn giúp tôi cũng như
các NCS khác nâng cao trình độ và cập nhật những kiến thức mới và đã giúp đỡ,
hướng dẫn và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực hiện luận án.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới tập thể sư phạm Khoa Sau đại học – Trường ĐH
Thương Mại đã luôn hướng dẫn, tạo điều kiện và hỗ trợ tôi trong quá trình nghiên
cứu và hoàn thiện thủ tục.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến tập thể sư phạm Khoa Tài chính – Đầu tư, Học
viện Chính sách và phát triển- Bộ Kế hoạch và Đầu tư, nơi tôi công tác đã tạo điều
kiện và giúp đỡ nhiệt tình trong quá trình thực hiện nghiên cứu.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến các anh (chị) là lãnh đạo, giám đốc, kế toán
trưởng, kế toán tại các doanh nghiệp và các chuyên gia đã hỗ trợ tôi trong quá trình
thu thập dữ liệu nghiên cứu.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc và chân thành nhất đến gia đình,
anh em, bạn bè luôn cổ vũ, động viên tôi, tạo điều kiện tốt nhất để tôi nghiên cứu và
hoàn thành luận án này.
Hà Nội, ngày.....tháng.....năm 2020

Tác giả luận án

Mai Thị Hoa


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC HÌNH
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................................. 1
1. Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu .................................................................. 1
2. Tổng quan nghiên cứu và nhận diện khoảng trống nghiên cứu .................... 3
3. Mục tiêu nghiên cứu .......................................................................................17
4. Câu hỏi nghiên cứu ........................................................................................18
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu..................................................................18
6. Phương pháp nghiên cứu. ..............................................................................19
7. Đóng góp của luận án .....................................................................................19
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MINH BẠCH THÔNG TIN TRÊN
BÁO CÁO TÀI CHÍNH VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÍNH
MINH BẠCH CỦA THÔNG TIN TRÊN BÁO CÁO TÀI CHÍNH ................21
1.1. Tổng quan về minh bạch thông tin trên BCTC .........................................21
1.1.1. Minh bạch thông tin .............................................................................21
1.1.2. Thông tin trên Báo cáo tài chính ..........................................................22
1.1.3. Minh bạch thông tin trên BCTC ...........................................................23
1.2. Vai trò của minh bạch thông tin trên BCTC .............................................23
1.3. Tiêu chí đánh giá và đo lường mức độ minh bạch thông tin trên Báo cáo
tài chính ...................................................................................................25
1.3.1. Tiêu chí đánh giá mức độ minh bạch thông tin trên BCTC ...................25
1.3.2. Đo lường mức độ minh bạch thông tin trên BCTC ...............................27
1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến tính minh bạch của các thông tin trên BCTC 29
1.4.1. Một số lý thuyết nền tảng .....................................................................30
1.4.2. Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến tính minh bạch thông tin trên BCTC ... 35
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ...................................................................................39
CHƯƠNG 2: BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP PHI TÀI
NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM ...............40
2.1. Doanh nghiệp niêm yết và doanh nghiệp phi tài chính niêm yết...............40
2.1.1. Doanh nghiệp niêm yết ........................................................................40
2.1.2. Doanh nghiệp phi tài chính niêm yết ....................................................44
2.2. Tổng quan về báo cáo tài chính của các doanh nghiệp phi tài chính
niêm yết ...................................................................................................45
2.2.1. Hệ thống báo cáo tài chính ..................................................................45
2.2.2. Quy định về lập, trình bày và công bố thông tin trên BCTC của các
DNPTCNY trên TTCK Việt Nam .........................................................47
2.2.3. Đặc điểm báo cáo tài chính của các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết
...........................................................................................................51
2.3. Khái quát thực trạng về lập, trình bày và công bố thông tin trên Báo cáo
tài chính của doanh nghiệp phi tài chinh niêm yết. ...............................53
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ...................................................................................58
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...............................................59
3.1. Thiết kế nghiên cứu .....................................................................................59
3.1.1. Quy trình nghiên cứu ...........................................................................59
3.1.2. Mô hình nghiên cứu. ............................................................................61
3.2. Phương pháp thu thập dữ liệu và quy trình thực hiện trong nghiên cứu
định tính ...................................................................................................83
3.2.1. Thu thập dữ liệu...................................................................................83
3.2.1.1. Đối tượng khảo sát trong nghiên cứu định tính .................................83
3.2.1.3. Quy trình thực hiện nghiên cứu định tính ..........................................84
3.3. Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu trong nghiên cứu định lượng......84
3.3.1. Thu thập dữ liệu...................................................................................84
3.3.2. Phương pháp xử lý dữ liệu định lượng .................................................87
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ...................................................................................93
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN VỀ CÁC YẾU TỐ
ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÍNH MINH BẠCH THÔNG TIN TRÊN BÁO CÁO
TÀI CHÍNH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP PHI TÀI CHÍNH NIÊM YẾT
TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM ....................................94
4.1. Kết quả nghiên cứu định tính .....................................................................94
4.1.1. Tổng hợp ý kiến chuyên gia về các tiêu chí đo lường tính minh bạch thông tin
...........................................................................................................94
4.1.2.Tổng hợp ý kiến chuyên gia về các yếu tố ảnh hưởng ............................94
4.1.3. Tổng hợp ý kiến của các chuyên gia về thực trạng minh bạch thông tin
trên BCTC của các DNPTCNY. ..........................................................95
4.2. Kết quả nghiên cứu định lượng ..................................................................95
4.2.1. Mô tả mẫu nghiên cứu .........................................................................95
4.2.2. Kết quả thống kế mô tả về thực trạng mức độ minh bạch thông tin trên
BCTC của các DNPTCNY ..................................................................96
4.2.3. Thống kê mô tả về các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ minh bạch thông
tin trên BCTC của các DNPTCNY ......................................................98
4.2.4. Kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo ............................................99
4.2.5. Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA ..........................................103
4.2.6. Kết quả phân tích tương quan và hồi quy bội .....................................112
4.2.7. Kết quả kiểm định giả thuyết..............................................................117
4.3. Bàn luận về kết quả nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến minh bạch của
thông tin trên Báo cáo tài chính của các doanh nghiệp phi tài chính
niêm yết ..................................................................................................119
4.3.1. Kiểm soát nội bộ ................................................................................119
4.3.2. Hội đồng quản trị ..............................................................................119
4.3.3. Ban giám đốc .....................................................................................121
4.3.4. Ban kiểm soát ....................................................................................122
4.3.5. Nhân viên kế toán ..............................................................................124
4.3.6. Môi trường pháp lý ............................................................................125
4.3.7. Kiểm toán độc lập ..............................................................................132
4.3.8. Về phần mềm kế toán .........................................................................133
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 .................................................................................134
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO TÍNH
MINH BẠCH CỦA THÔNG TIN TRÊN BCTC CỦA CÁC DOANH
NGHIỆP PHI TÀI CHÍNH NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG
KHOÁN ............................................................................................................135
5.1. Kết luận......................................................................................................135
5.1.1. Kết luận về tính minh bạch thông tin trên BCTC của các doanh nghiệp
phi tài chính niêm yết trên TTCK Việt Nam.......................................135
5.1.2. Kết luận về các yếu tố ảnh hưởng đến tính minh bạch thông tin trên
BCTC của các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết trên TTCK Việt
Nam ..................................................................................................136
5.2. Khuyến nghị và giải pháp nhằm nâng cao tính minh bạch thông tin trên
BCTC của các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết. ...........................138
5.2.1. Đối với các DNPTCNY ......................................................................138
5.2.2. Đối với nhân viên kế toán ..................................................................144
5.2.3. Đối với Uỷ ban chứng khoán Nhà nước và Bộ tài chính.....................147
5.2.4. Đối với các công ty kiểm toán độc lập ...............................................153
5.2.5. Đới với Hội nghề nghiệp, cơ sở đào tạo .............................................154
5.2.6. Đối với các nhà đầu tư.......................................................................156
5.3. Những hạn chế của nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo..............157
KẾT LUẬN CHƯƠNG 5 .................................................................................159
KẾT LUẬN.......................................................................................................160
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................................161
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Đặc tính đo lường mức độ minh bạch thông tin trên BCTC....................28
Bảng 1.2: Tổng hợp các yếu tố ảnh hưởng đến tính minh bạch ..............................38
Bảng 3.1. Thang đo tính minh bạch thông tin trên BCTC của các DNNY ..............66
Bảng 3.2. Tổng hợp thang đo các yếu tố ảnh hưởng đến tính minh bạch ................78
thông tin trên BCTC của các DNPTCNY ...............................................................78
Bảng 3.3. Số lượng các DNPTCNY trên TTCK Việt Nam tính đến 18.5.2018 ......85
Bảng 3.4. Mã hóa các đặc tính đo lường mức độ minh bạch thông tin trên BCTC
của các DNPTCNY................................................................................................87
Bảng 3.5. Mã hóa các thuộc tính đo lường các yếu tố ảnh hưởng đến tính..............89
minh bạch thông tin trên BCTC của các DNPTCNY..............................................89
Bảng 4.01: Mức độ minh bạch thông tin trên BCTC tại các DNPTCNY ................96
Bảng 4.02: Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố ảnh hưởng đến tính minh bạch của
thông tin BCTC tại các DN ...................................................................................98
Bảng 4.03. Bảng tổng hợp kết quả đánh giá chất lượng thang đo tính MBTT trên
BCTC và các yếu tố ảnh hưởng ...........................................................................100
Bảng 4.04. Kiểm định tính thích hợp của EFA .....................................................103
Bảng 4.05. Kiểm định mức độ giải thích của các biến quan sát ............................103
Total Variance Explained .....................................................................................103
Bảng 4.06. Ma trận xoay các yếu tố .....................................................................104
Bảng 4.07. Ma trận hệ số tưương quan Pearson...................................................113
Bảng 4.08. Tóm tắt mô hình.................................................................................114
Bảng 4.09. Phân tích ANOVA .............................................................................114
Bảng 4.10. Bảng hồi quy......................................................................................115
Bảng 4.11 Thứ tứ tác động của các biến độc lập đến biến phụ thuộc ....................116
Bảng 4.12. Kết quả kiểm định các giả thuyết trong mô hình nghiên cứu ..............117
DANH MỤC HÌNH

Hình 3.1. Quy trình nghiên cứu của luận án ...........................................................60


Hình 3.2. Mô hình nghiên cứu đề xuất ...................................................................62
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Nội dung

BCTC Báo cáo tài chính


BIG 4 Bốn doanh nghiệp kiểm toán hàng đầu thế giới gồm: KPMG, PWC
(PricewaterhouseCoopers), E&Y (Ernst&Young), Deloitte
BTC Bộ tài chính
BKS Ban kiểm soát
CBTT Công bố thông tin
CĐKT Cân đối kế toán
CTKT Doanh nghiệp kiểm toán
DN Doanh nghiệp
DNNY Doanh nghiệp niêm yết
DNPTCNY Doanh nghiệp niêm yết
FASB Hội đồng chuẩn mức Kế toán tài chính Mỹ
BGĐ Ban Giám đốc
HĐQT Hội đồng quản trị
HNX Sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội
HOSE Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh
HSX Sàn giao dịch chứng khoán TP.HCM
IASB Hội đồng chuẩn mực Kế toán quốc tế
IFC Tổ chức Tài chính Quốc tế
IFRS International Financial Reporting Standards (Chuẩn mực báo cáo tài
chính quốc tế)
KQKD Kết quả kinh doanh
KTV Kiểm toán viên
KTĐL Kiểm toán độc lập
KSNB Kiểm soát nội bộ
MBTT Minh bạch thông tin
MBTTTC Minh bạch thông tin tài chính
MĐMB Mức độ minh bạch
MTPL Môi trường pháp lý
NCS Nghiên cứu sinh
NVKT Nhân viên kế toán
NDT Nhà đầu tư
OECD Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế
PMKT Phần mềm kế toán
QTCT Quản trị doanh nghiệp
ROE Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu
SFC Ủy ban chứng khoán nhà nước Hồng Kông
SET Sở giao dịch chứng khoán Thái Lan
SGDCK Sở giao dịch chứng khoán
SLH Số lần họp
TTCK Thị trường chứng khoán
TGNY Thời gian niêm yết
TVHDQT Thành viên hội đồng quản trị
TTTC Thông tin tài chính
UBCK Ủy ban chứng khoán
UBCKNN Ủy ban chứng khoán Nhà nước
U.S GAAP United State Generally Accepted Accounting Principles
VAA Hội kế toán viên hành nghề Việt Nam
VACPA Hội kiểm toán viên hành nghề Việt Nam
VN Việt Nam
VSH Vốn sở hữu
1

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu


Báo cáo tài chính (BCTC) là hệ thống báo cáo được lập theo chuẩn mực và
chế độ kế toán hiện hành, phản ánh các thông tin kinh tế tài chính tổng hợp về tình
hình tài chính, kết quả kinh doanh và lưu chuyển tiền tệ của doanh nghiệp. Có thể
coi BCTC là sản phẩm của quá trình lập, trình bày và cung cấp thông tin của một
đơn vị kế toán. Trong đó, tính công khai, minh bạch thông tin trên BCTC của các
doanh nghiệp niêm yết (DNNY) được quan tâm từ nhiều nhóm đối tượng khác
nhau, không chỉ là ban lãnh đạo doanh nghiệp mà BCTC còn được quan tâm đặc
biệt từ các nhà đầu tư, các chuyên gia phân tích, các đối tác, các cơ quan quản lý….
Công khai, minh bạch là phương tiện hữu hiệu để các đối tượng quan tâm có được
sự nhìn nhận, đánh giá đúng thực trạng hoạt động của doanh nghiệp, đặc biệt là thực
trạng tài chính khi đưa ra các quyết định kinh tế. Tuy nhiên, thông tin trên BCTC
được trình bày và công bố như thế nào để đáp ứng được nhu cầu người sử dụng vẫn
còn khoảng cách tương đối lớn giữa thực tế và kỳ vọng. Song, tính công khai minh
bạch của thông tin trên BCTC phụ thuộc vào chất lượng của quá trình tạo lập, trình
bày và công bố thông tin của các doanh nghiệp, quá trình này chịu ảnh hưởng của
nhiều các yếu tố bên trong lẫn bên ngoài doanh nghiệp. Chính vì vậy, hiện nay trên
thế giới và Việt Nam, vấn đề này được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm.
Một số công trình trên thế giới khi nghiên cứu nhận thức của nhà đầu tư về
thông tin trên BCTC, kết quả cho thấy đa số các nhà đầu tư đều đánh giá BCTC là
nguồn cung cấp thông tin quan trọng nhất cho việc ra quyết định so với các nguồn
thông tin khác. Tuy nhiên, các nhà đầu tư cũng phản hồi rằng tính công khai, minh
bạch của BCTC bị hạn chế do thiếu thông tin công khai hoặc có công khai nhưng
rất khó hiểu.
Tại Việt Nam, thị trường chứng khoán ngày càng phát triển, theo đó các quy
định về pháp lý liên quan ngày càng được bổ sung hoàn thiện. Đặc biệt là các quy
định liên quan đến lập, trình bày và công bố thông tin trên BCTC. Các quy định này
được hoàn thiện theo hướng ngày càng nâng cao tính công khai, minh bạch của
thông tin. Song, một số quy định còn mang tính định hướng chưa thực sự cụ thể, rõ
ràng, chưa có sự ràng buộc chặt chẽ về mặt pháp lý. Điều này, dẫn đến khả năng
vận dụng quy định pháp luật vào thực tiễn ở mỗi doanh nghiệp có sự khác nhau nhất
định. Bên cạnh, các DNNY đã có ý thức chấp hành tốt các quy định của pháp luật
2

trong việc lập, trình bày và công bố BCTC vẫn còn không ít số lượng doanh nghiệp
chưa chú trọng đến tính công khai, minh bạch của thông tin trên BCTC. Các thông
tin công bố còn nặng về hình thức, mới chỉ dừng lại ở yêu cầu công khai chứ chưa
chú trọng đến tính minh bạch, vẫn còn phổ biến các tình trạng như: Công bố BCTC
không kịp thời, số liệu trước và sau khi kiểm toán có sự chênh lệch tương đối lớn;
giao dịch với các bên liên quan chưa được thuyết minh đầy đủ; trình bày các chỉ
tiêu trên BCTC chưa đầy đủ, chưa đúng quy định của chuẩn mực kế toán và một số
quy định liên quan; một số khoản mục trọng yếu trên BCTC chưa được trình bày
đầy đủ, chi tiết và rõ ràng… làm ảnh hưởng đến khả năng đọc hiểu thông tin cũng
như ảnh hưởng đến niềm tin của công chúng khi sử dụng thông tin trên BCTC của
các DNNY để đưa ra quyết định kinh tế.
Tuy nhiên, tính công khai, minh bạch của thông tin trên BCTC không dễ
dàng đánh giá và nhận biết. Đến nay, ở Việt Nam và trên thế giới cũng chưa có bộ
chỉ số chính thức nào được sử dụng để đánh giá tính minh bạch của các thông tin
trên BCTC của các DNNY. Do vậy, các tiêu chí đánh giá mức độ minh bạch thông
tin trên BCTC của các nghiên cứu trước vẫn còn rời rạc, chưa nhất quán, chưa đồng bộ.
Để đánh giá tính minh bạch thông tin trên BCTC là việc không dễ dàng, song làm
thế nào để biết được các yếu tố ảnh hưởng đến tính minh bạch thông tin trên BCTC
càng khó hơn. Bởi vì, chỉ khi hiểu rõ, nắm vững và kiểm soát được các yếu tố ảnh
hưởng đến tính minh bạch thông tin trên BCTC mới giúp nhà quản lý doanh nghiệp,
các cơ quan quản lý xác định được các giải pháp phù hợp để nâng cao tính minh
bạch thông tin trên BCTC. Các yếu tố ảnh hưởng đến tính minh bạch thông tin trên
BCTC có thể xuất phát từ bên trong và bên ngoài, có thể từ phía các DNNY với vai
trò là người cung cấp thông tin, từ phía các công ty kiểm toán trong việc phát hiện
và báo cáo các sai phạm trọng yếu trên BCTC, hay từ phía môi trường pháp lý liên
quan, hay do một yếu tố nào khác. Mặt khác, số lượng các doanh nghiệp phi tài
chính chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số các DNNY trên TTCK VN (khoảng 90%),
đa dạng về lĩnh vực kinh doanh như: Xây dựng, sản xuất, thương mại, dịch vụ,…có
vai trò rất lớn trong sự phát triển của nền kinh tế. Theo đó, đối tượng sử dụng thông
tin trên BCTC của các DNPTCNY cũng rất đa đạng bao gồm Ban lãnh đạo doanh
nghiệp, nhà đầu tư, ngân hàng, các đối tác, cơ quan quản lý Nhà nước, công ty kiểm
toán và các chuyên gia phân tích chứng khoán…Do đó, sự minh bạch thông tin trên
BCTC của các DNPTCNY có ảnh hưởng rất lớn đến quyết định của các đối tượng
sử dụng thông tin. Để có thể đưa ra những khuyến nghị và giải pháp một cách phù
3

hợp, mang tính khả thi cao nhằm đảm bảo và nâng cao tính minh bạch thông tin trên
BCTC của DNPTCNY yết trên TTCK Việt Nam, cần thiết phải xác định được các
yếu tố và mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố đến tính minh bạch của thông tin trên
BCTC, đặc biệt là thông tin trên BCTC của các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết
trên thị trường chứng khoán.
Ở Việt Nam tính đến nay, theo tìm hiểu của tác giả, chưa có nghiên cứu
chính thức nào xác định các yếu tố, cũng như lượng hóa mức độ ảnh hưởng của các
yếu tố đến tính minh bạch của các thông tin trên BCTC của DNPTCNY trên thị
trường chứng khoán (TTCK) dưới góc độ người cung cấp thông tin, mặc dù vấn đề
này đang nhận được sự quan tâm không chỉ từ các nhà nghiên cứu mà còn từ các
nhà quản lý doanh nghiệp, cơ quan quản lý, nhà đầu tư, công ty kiểm toán…. Đây
được coi là phương pháp kiểm soát tính minh bạch thông tin trên BCTC từ gốc.
Từ những lý do trên, NCS lựa chọn nghiên cứu đề tài : “Nghiên cứu các yếu
tố ảnh hưởng đến tính minh bạch của thông tin trên BCTC của các doanh
nghiệp phi tài chính niêm yết (DNPTCNY) trên TTCK Việt Nam” với mong muốn
góp phần làm sáng tỏ vấn đề đang được quan tâm, đồng thời là cơ sở để tác giả đề
xuất các khuyến nghị nhằm nâng cao tính minh bạch thông tin trên BCTC của các
DNPTCNY trên TTCK Việt Nam.
2. Tổng quan nghiên cứu và nhận diện khoảng trống nghiên cứu
2.1. Các nghiên cứu về đánh giá tính minh bạch thông tin và tính minh bạch
thông tin trên báo cáo tài chính.
Đánh giá tính minh bạch thông tin nói chung, minh bạch thông tin trên
BCTC nói riêng là một việc không hề dễ dàng. Cho đến nay, các công trình nghiên
cứu về tính minh bạch thông tin trên BCTC có thể chia theo hai hướng tiếp cận khác
nhau: Một số công trình nghiên cứu cho rằng minh bạch thông tin đồng nghĩa với
mức độ công bố thông tin, trong khi đó có những công trình nghiên cứu lại cho rằng
minh bạch thông tin phải được xem xét theo các đặc tính của thông tin công bố. Do
vậy, các tiêu chí đánh giá tính minh bạch thông tin trên BCTC cũng dựa trên những
cơ sở khác nhau.
Với các công trình nghiên cứu cho rằng minh bạch thông tin trên BCTC
đồng nghĩa với mức độ công bố thông tin, thường xuất phát từ quan điểm của người
sử dụng thông tin đặc biệt là từ cảm nhận của nhà đầu tư để đánh giá mức độ minh
bạch thông tin trên BCTC. Trong các nghiên cứu này, để đánh giá mức độ minh
bạch thông tin, các nhà nghiên cứu thường dựa trên bộ tiêu chí đánh giá tính minh
4

bạch của các tổ chức có uy tín như OECD, S&P, CIFAR. Theo Robert Bushman và
cộng sự (2001) nghiên cứu về minh bạch thông tin tài chính ở góc độ công ty cho
rằng minh bạch thông tin tài chính là sự sẵn có của thông tin cho các đối tượng sử
dụng, tác giả sử dụng chỉ số CIFAR để đo lường mức độ minh bạch thông tin tài
chính của công ty. Trong đó, chỉ số CIFAR là chỉ số được Trung tâm phân tích và
nghiên cứu tài chính quốc tế (IAAT – International Accounting and Auditing
Trends) xây dựng năm 1995, chỉ số này gồm 90 khoản mục thông tin tài chính và
phi tài chính được công bố trên các báo cáo thường niên của các công ty niêm yết.
Bộ chỉ số này bao gồm các câu hỏi nhằm đánh giá có hay không việc công bố thông
tin chứ chưa tập trung vào việc đánh giá chất lượng của thông tin công bố.
Theo Mine Aksu and Arman Kosedag (2005) nghiên cứu minh bạch thông
tin quản trị và thông tin trên BCTC với mẫu nghiên cứu là 52 doanh nghiệp tại Thổ
Nhĩ Kỳ, tác giả đã vận dụng chỉ số minh bạch và công bố thông tin của Standard
and Poor’s (S&P) dựa trên BCTC bằng 109 câu hỏi chia thành 3 nhóm trong đó có
35 câu hỏi liên quan đến công khai minh bạch thông tin tài chính và tính hình kinh
doanh. Các câu hỏi khảo sát cũng tập trung đánh giá sự tuân thủ các quy định về
công bố thông tin chứ chưa tập trung vào đánh giá tính minh bạch thông tin theo các
đặc tính chất lượng của thông tin công bố. Kết quả nghiên cứu cho thấy mức độ
công khai và minh bạch thông tin tài chính của 52 doanh nghiệp chỉ đạt ở mức trung
bình 6/10 điểm. Tuy nhiên, chỉ số của S&P chỉ dừng lại ở việc đánh giá xem các
doanh nghiệp niêm yết có công bố các thông tin liên quan hay không mà ít có các
câu hỏi khác để phân biệt mức độ minh bạch thông tin của từng nội dung của chỉ số
(như: thực hiện đúng quy định, thực hiện tốt quy định…) và chưa đánh giá được
mức độ minh bạch thông tin một cách toàn diện.
Nghiên cứu của Chueng và cộng sự (2005) cho rằng minh bạch thông tin là
mức độ công bố thông tin tài chính và thông tin quan trị công ty, nghiên cứu này sử
dụng bảng khảo sát được thiết kế dựa trên nguyên tắc quản trị của OECD do Hiệp
hội các giám đốc Viện Thai Institute of Director (IOD)’s thực hiện đánh giá mức độ
minh bạch thông tin của các công ty niêm yết. Ở Việt Nam, Sở giao dịch chứng
khoán Hà Nội cũng đã công khai bộ tiêu chí đánh giá công bố thông tin và minh
bạch thông tin được xây dựng trên cơ sở tham khảo bộ nguyên tắc quản trị công ty
của OECD với 70 câu hỏi chia thành 2 nhóm: Một là nhóm gồm 41 câu hỏi về việc
tuân thủ các quy định pháp lý. Hai là nhóm gồm 29 câu hỏi về thông lệ quốc tế.
Điểm được đánh giá theo thang điểm 0-1-2. Tổng điểm tối đa mà một DNNY có thể
5

đạt được là 97 điểm. Để đảm bảo nhất quán về phương pháp đánh giá từ góc nhìn
của nhà đầu tư, trong quá trình đánh giá dù doanh nghiệp niêm yết có áp dụng các
quy định pháp lý và thông lệ tốt nhưng không công bố ra thị trường vẫn sẽ không
được tính điểm.
Đối với nhóm tác giả Yu-Chih Lin và cộng sự (Năm 2007), đã dựa trên chỉ
số “hệ thống xếp hạng về sự minh bạch và CBTT - ITDRS” để đánh giá mức độ
minh bạch thông tin của các DNNY. Đây là chỉ số đánh giá xếp hạng về sự minh
bạch và CBTT của các DNNY được xây dựng ở Đài Loan. Chỉ số này bao gồm 88
khoản mục công bố được phân chia thành 5 nội dung: (1) Sự tuân thủ với các quy
định về công bố, (2) Sự kịp thời của các báo cáo, (3) Sự công bố các dự báo tài
chính, (4) Sự công bố báo cáo thường niên, (5) Sự CBTT trên website của công ty.
Bên cạnh những ưu điểm trong việc xếp hạng của ITDRS, thì nghiên cứu của Yu-
Chil Lin đưa ra nhận định rằng, xếp hạng về sự minh bạch và công bố thông tin của
ITDRS chỉ đánh giá được mức độ công bố thông tin của các công ty mà không thể
xem xét được chất lượng thông tin đi kèm với những công bố này.
Từ việc tổng quan các công trình nghiên cứu ở trên, cho thấy khi đứng trên
quan điểm của người sử dụng thông tin để đánh giá mức độ minh bạch thông tin
trên BCTC thì chỉ tập trung đánh giá về có hay không việc công bố thông tin trên
BCTC chứ chưa tập trung đánh giá mức độ minh bạch thông tin một cách toàn diện,
đầy đủ dẫn đến trường hợp những thông tin được công bố nhưng lại chưa chắc đã
đảm báo tính minh bạch và ngược lại có những thông tin đảm bảo tính minh bạch
nhưng không được công bố. Do vậy, có nhiều công trình nghiên cứu đã lựa chọn
cách tiếp cận thứ hai là đánh giá tính minh bạch thông tin thông qua các đặc tính
của thông tin công bố. Các tác giả cho rằng dù khách quan hay chủ quan thì các
thông tin trên BCTC là sản phẩm của quá trình lập, trình bày và cung cấp thông tin
nên để đảm bảo tính minh bạch thì các thông tin đó nên được kiểm soát từ quá trình
này. Theo Tara Vishwanath và Daniel Kaufmann (2001), Minh bạch thông tin tài
chính là việc cung cấp và miêu tả các thông tin tài chính, kinh tế một cách kịp thời
và có chất lượng cho những đối tượng quan tâm, bao gồm các đặc tính: Đầy đủ, kịp
thời, trung thực và có thể so sánh.
Theo Raymond S. Kulzick (2003), Blanchet (2002) & Prickett (2002) nghiên
cứu sự minh bạch thông tin tài chính, cho rằng, tính minh bạch thông tin trên báo
cáo tài chính bao gồm các đặc tính hữu ích của thông tin như: Chính xác, đầy đủ,
kịp thời, nhất quán.
6

Theo Bert J. Zarb (2006), dưới góc độ nghề nghiệp của kế toán viên công
chứng với vai trò là xác minh về tính trung thực và hợp lý của các thông tin trên
BCTC của các DN khách hàng, tác giả cho rằng để thông tin tài chính hữu ích và
kịp thời, thì thông tin tài chính cũng phải đáng tin cậy, có thể so sánh được, nhất
quán và minh bạch. Một cách để đạt được tính minh bạch trong báo cáo tài chính là
thông tin phải được thiết lập với một bộ nguyên tắc kế toán được chấp nhận rộng rãi
và có chất lượng cao. Trong một thị trường toàn cầu, một bộ các báo cáo tài chính
đã được chuẩn bị sử dụng các chuẩn mực kế toán của một quốc gia không có nghĩa
là chúng sẽ có thể so sánh được với các quốc gia khác. Hơn nữa, các phép đo kế
toán được sử dụng trong các nguyên tắc kế toán được chấp nhận rộng rãi của một
quốc gia có thể không được sử dụng hoặc có thể không quen thuộc với người dùng
ở một quốc gia khác. Nếu báo cáo tài chính có thể được thiết lập bằng cách sử dụng
một bộ chuẩn mực kế toán được chấp nhận rộng rãi, thì sự hiểu biết của của người
sử dụng thông tin có thể được mở rộng cho vô số người dùng ở các quốc gia khác
nhau. Nhiệm vụ để có được một bộ tiêu chuẩn như vậy là bộ tiêu chuẩn báo cáo tài
chính quốc tế (IFRS) do Ban Chuẩn mực Kế toán Quốc tế (IASB) ban hành và
IFRS đang có ảnh hưởng đến bối cảnh quốc tế hiện nay.
Theo Gheorghe, Mironela (2009) nghiên cứu về minh bạch thông tin trên
BCTC và trách nhiệm giải trình, tính minh bạch đề cập đến nguyên tắc tạo ra một
môi trường thông tin dễ tiếp cận, dễ hiểu đối với tất cả các bên tham gia thị trường
trong việc ra các quyết định kinh tế. Trách nhiệm giải trình đề cập đến nhu cầu sử
dụng thông tin các thành viên tham gia thị trường. Nghiên cứu này cho rằng thông
tin trình bày trên BCTC hữu ích cho người dùng phải mang các đặc tính cơ bản là:
Sự phù hợp, đáng tin cậy, so sánh được, dễ hiểu, kịp thời, có lợi ích so với chi phí
bỏ ra. Các nhà cung cấp thông tin phải tuân thủ yêu cầu về chất lượng thông tin và
công bố thông tin để đạt được sự cân bằng các đặc tính định tính trên trong một môi
trường cụ thể.
Theo nghiên cứu của Ferdy van Beest và G.B, ‘Suzanne Boelens (2009), tác
giả cho rằng tính minh bạch của thông tin tài chính được đo lường thông qua các
tiêu chí đánh giá chất lượng của thông tin trên BCTC, bao gồm các đặc tính: Sự phù
hợp, Sự trung thực khách quan, sự dễ hiểu, so sánh được và kịp thời.
Theo Nguyễn Đình Hùng (2010) nghiên cứu về hệ thống kiểm soát tính minh
bạch thông tin tài chính của các DNNY, cho rằng thông tin trên BCTC phải được
trình bày và công bố theo yêu cầu của chuẩn mực kế toán và các quy định về công
7

bố thông tin hiện hành. Trong nghiên cứu của minh tác giả cũng đưa ra quan điểm
về tính minh bạch thông tin tài chính bao gồm các đặc tính như: Kịp thời, đầy đủ,
chính xác, nhất quán và thuận tiện.
Theo Xuan QI, Dan LIU (2012), nghiên cứu về tính minh bạch của thông tin
kế toán của các DNNY tại Trung Quốc, theo quan điểm của tác giả tính minh bạch
thông tin kế toán là phản ánh mức độ công bố thông tin tự nguyện và thông tin bắt
buộc cả về số lượng và chất lượng nhằm cung cấp thông tin ữu ích của những đối
tượng quan tâm.
Theo MarianaMan, Maria Ciurea (2016), nghiên cứu về tính minh bạch của
thông tin kế toán, tác giả cho rằng minh bạch thông tin kế toán phải đảm bảo về số
lượng và chất lượng của thông tin được công bố. Chất lượng thông tin kế toán phải
đáp ứng theo yêu cầu của chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế ( IFRS) của IASB.
Theo Nguyễn Trọng Nguyên (2016) và Phạm Quốc Thuần (2016) nghiên
cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin trên BCTC. Tác giả cho rằng
thông tin tài chính có chất lượng thì phải bao gồm các đặc tính như: Thích hợp,
trung thực, so sánh, dễ hiểu và kịp thời. Để đánh giá chất lượng thông tin trên
BCTC tác giả đã tham khảo các thuộc tính đo lường chất lượng thông tin trên
BCTC của FASB & IASB 2010, đồng thời kế thừa phương pháp đo lường của
Ferdy van Beest & công sự (2009) để đo lường các đặc tính chất lượng thông tin
theo thang đo likert.
Như vậy, với cách tiếp cận minh bạch thông tin thông theo các đặc tính của
thông tin công bố, các tác giả đều cho rằng tính minh bạch của thông tin trên BCTC
không chỉ đảm bảo về số lượng mà còn đảm bảo về chất lượng thông tin. Do vậy,
bộ chỉ số đo lường đánh giá tính minh bạch thông tin theo đặc tính của thông tin
thường được căn cứ theo khuôn mẫu IAS, IFRS của các tổ chức kế toán quốc tế như
IASB, FASB sẽ đầy đủ hơn, bao quát hơn, qua đó mức độ minh bạch thông tin trên
BCTC giữa các DN sẽ được phân biệt rõ nét hơn. Ngoài ra, các tác giả cũng cho
rằng để nâng cao tính minh bạch thông tin trên BCTC thì phải xác định và kiểm soát
được các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tạo lập và cung cấp thông tin trên BCTC.
Quá trình này được thực hiện bởi chính các doanh nghiệp niêm yết- người cung cấp
thông tin.
2.2. Các công trình nghiên cứu về yếu tố ảnh hưởng đến tính minh bạch của
thông tin trên BCTC.
Đến nay, đã có nhiều các công trình nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng
8

đến tính công khai, minh bạch thông tin nhưng phạm vi nghiên cứu khác nhau, có
công trình nghiên cứu ở phạm vi xuyên quốc gia, có công trình nghiên cứu ở phạm
vi doanh nghiệp hay có những công trình chỉ nghiên cứu trong phạm vi giới hạn ở
các báo cáo kế toán của một doanh nghiệp (như: báo cáo thường niên, báo cáo quản
trị, báo cáo tài chính). Do vậy, các yếu tố ảnh hưởng ở mỗi công trình nghiên cứu
cũng chưa thống nhất về cả số lượng các yếu tố và nội dung. Hơn nữa, tùy vào cách
tiếp cận khái niệm minh bạch thông tin của mỗi công trình, dẫn đến các yếu tố ảnh
hưởng đến tính minh bạch thông tin cũng khác nhau. Qua tổng quan, có thể hệ
thống hóa các yếu tố ảnh hưởng theo các nhóm yếu tố sau:
Các yếu tố thuộc về đặc điểm tài chính
Các yếu tố tài chính ảnh hưởng đến mức độ minh bạch và công bố thông tin
trên BCTC là các yếu tố được đo lường bởi các số liệu thứ cấp lấy từ BCTC của các
DNNY như là các yếu tố: Quy mô doanh nghiệp, đòn bẩy tài chính, hiệu quả sử
dụng tài sản, lợi nhuận, tài sản đảm bảo,…Điển hình về việc nghiên cứu các yếu tố
này, có thể khái quát như sau:
Quy mô doanh nghiệp
Các nghiên cứu trước đây đã xác định biến quy mô có ảnh hưởng đáng kể
đến công bố thông tin (CBTT) của các DNNY. Hầu hết các nghiên cứu đều cho
rằng các DN có quy mô lớn thì minh bạch hơn DN nhỏ. Nhận định này được rút ra
từ kết quả nghiên cứu xuyên quốc gia của các tác giả: Wallace. (1994), Meek.
(1995), Ahmed and Courtis (1999), và Zarzeski (1996), Robert Bushman và cộng sự
(2001), Archambault (2003), Khanna và cộng sự (2004). Ngoài ra, kết quả này cũng
được khẳng định qua báo cáo chương trình đánh giá chất lượng “Công bố thông tin
và minh bạch của các DNNY trên sàn GDCK HN năm 2015-2016” do SGDCK HN
thực hiện. Các nghiên cứu trên đưa ra lý do giải thích cho mối quan hệ giữa quy mô
doanh nghiệp và mức độ minh bạch thông tin là do nhu cầu công khai thông tin hay
có thể là các doanh nghiệp lớn công bố nhiều thông tin hơn để giảm áp lực chính trị
hoặc các doanh nghiệp lớn thường có nhiều nguồn lực sản xuất nên công khai thông
tin nhiều hơn. Cụ thể, một số nghiên cứu (Robert Bushman và cộng sự, 2001;
Archambault, 2003) cũng cho rằng, các doanh nghiệp có quy mô lớn thường có
nhiều nhà đầu tư lớn hơn doanh nghiệp có quy mô nhỏ, thông tin do họ công bố thường
nhạy cảm hơn với sự giám sát nhiều hơn từ công chúng, nhà đầu tư và chính phủ.
Đòn bẩy tài chính
Một số nghiên cứu của các tác giả trước đây cho rằng, doanh nghiệp có đòn
9

bẩy tài chính cao sẽ công bố nhiều thông tin tài chính hơn các doanh nghiệp có đòn
bẩy tài chính thấp. Khi các doanh nghiệp có đòn bẩy tài chính cao thì sẽ chịu sự
giám sát nhiều hơn từ các bên liên quan (Ahmed và Courtis, 1999; Archambault,
2003). Các chủ nợ sẽ yêu cầu doanh nghiệp cung cấp thông tin nhiều hơn để đảm
bảo lợi ích của họ. Nhà quản lý sẽ thuyết phục các chủ nợ trong việc cho vay bằng
việc CBTT nhiều hơn để giảm chi phí nợ vay. Đồng thời, thông qua lý thuyết đại
diện, có thể thấy rằng, đây là cách để nhà quản lý giảm chi phí đại diện. Tăng cường
mức độ công bố thông tin và minh bạch thông tin sẽ làm giảm sự bất đối xứng
thông tin giữa các chủ nợ và nhà quản lý, do đó làm giảm chi phí đại diện. Ngoài ra,
Jaggi và Low (2000) nhận thấy rằng mức độ CBTT sẽ gia tăng ở các doanh nghiệp
có đòn bẩy tài chính cao đối với các quốc gia theo trường phái thông luật, ngược lại,
ở quốc gia mà hệ thống pháp luật theo luật La Mã thì lại không có mối quan hệ nào
giữa đòn bẩy tài chính và mức độ CBTT. Các công trình nghiên cứu trong nước,
cũng cho thấy, tồn tại mối quan hệ thuận chiều giữa đoàn bẩy tài chính với mức độ công
khai minh bạch thông tin (Nguyễn Công Phương và Nguyễn Thị Thanh Phương, 2014).
Hiệu quả sử dụng tài sản
Các nghiên cứu trước đây đều cho rằng, các doanh nghiệp có hiệu quả sử
dụng tài sản cao thường công bố thông tin rõ ràng và đầy đủ hơn để duy trì lợi thế
cho nhà quản lý (người đại diện) và để thu hút sự chú ý của nhà đầu tư về tính hiệu
quả trong công tác quản trị nói chung và việc sử dụng tài sản nói riêng của người
đại diện (Stephen Yan-Leung Cheung và cộng sự, 2005). Đây cũng là cách phát tín
hiệu cho nhà đầu tư hiện tại và tương lai thấy được triển vọng phát triển trong tương
lai của của doanh nghiệp.
Lợi nhuận
Các doanh nghiệp có lợi nhuận tốt công bố nhiều thông tin hơn để nhà quản
lý có cơ hội được hưởng các khoản lợi ích nhiều hơn từ cổ đông hay nhận được
khen thưởng từ cổ đông hoặc để duy trì vị thế của mình (Stephen Yan-Leung
Cheung và cộng sự, 2005; Robert M. Bushman và Abbie J. Smith; Jouini Fathi,
2013). Ngoài ra, theo lý thuyết thông tin bất cân xứng, trên TTCK, các DNNY có
tình hình tài chính lành mạnh, kết quả kinh doanh tốt và có dự án đầu tư triển vọng
thường chủ động trong việc CBTT ra bên ngoài (Lê Trường Vinh và Hoàng Trọng,
2008; Lê Thị Mỹ Hạnh, 2015). Lợi nhuận là cách mà các DNNY phát tín hiệu ra thị
trường, để các nhà đầu tư phân biệt được chứng khoán tốt và xấu nhằm hạn chế tình
trạng lựa chọn bất lợi (Michael Spence, 1973). Các doanh nghiệp có lợi nhuận cao
10

thường công bố nhiều thông tin nhằm thu hút sự quan tâm của thị trường và các nhà
đầu tư, từ đó giá trị cổ phiếu của họ được gia tăng. Trong khi đó, doanh nghiệp có
lợi nhuận thấp thường công bố ít thông tin hay công bố không rộng rãi nhằm che
dấu những lý do hay tình trạng hoạt động kém hiệu quả nếu lợi nhuận thấp (Lang và
Lundholm, 1993 và Khanna & cộng sự , 2004).
Tài sản đảm bảo
Một số nghiên cứu cho rằng doanh nghiệp có giá trị tài sản đảm bảo cao thì
sẽ CBTT cho nhà đầu tư bên ngoài nhiều hơn nhằm giúp cho nhà đầu tư ra các
quyết định đầu tư (nhóm tác giả Cheung và cộng sự, 2005) khi thực nghiệm tại
TTCK Hồng Kông). Tuy nhiên, ngược với kết quả nghiên cứu trên là kết quả
nghiên cứu của Jensen và Meckling (1976) lại cho rằng công ty có tài sản nhiều lại
ít có nhu cầu công bố thông tin tài chính vì họ lo ngại người cho vay có thể nắm giữ
quyền sở hữu tài sản của công ty nếu công ty bị phá sản.
Các yếu tố thuộc về đặc điểm quản trị công ty
Quản trị công ty được đặt trên cơ sở của sự tách biệt giữa quản lý và sở hữu
doanh nghiệp. Công ty là của chủ sở hữu (nhà đầu tư, cổ đông), nhưng để công ty
tồn tại và phát triển phải có sự dẫn dắt của hội đồng quản trị (HĐQT), sự điều hành
của Ban giám đốc và sự đóng góp của người lao động. Những người này không phải
lúc nào cũng có chung ý chí, lợi ích và quyền lợi. Điều này dẫn đến cần phải có một
cơ chế để nhà đầu tư, cổ đông và các bên liên quan đến doanh nghiệp có thể kiểm
soát việc điều hành công ty nhằm đem lại hiệu quả cao nhất. Nhiều nghiên cứu đã
tập trung vào mối quan hệ giữa quản trị và hiệu quả công ty. Một số nghiên cứu cho
thấy quản trị công ty tốt dẫn đến CBTT và minh bạch tốt hơn (Mitton 2002; Lins
2003). Tuy nhiên không có sự bảo đảm nào việc công bố và minh bạch tốt hơn sẽ
dẫn đến hiệu quả doanh nghiệp tốt hơn. Các nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới
đánh giá mức độ ảnh hưởng của một số đặc điểm về quản trị công ty đến tính minh
bạch thông tin thông qua các yếu tố như sau:
Quy mô hội đồng quản trị
Đặc điểm quan trọng khác của HĐQT là quy mô của HĐQT. Jensen (1983)
cho rằng, quy mô HĐQT lớn hơn dẫn đến thảo luận ít chân thật hơn về các vấn đề
quan trọng, từ đó làm cho việc giám sát của HĐQT sẽ không tốt, dẫn đến hệ thống
CBTT trong công ty cũng yếu kém hơn. Yermack (1996) trích trong Chueng và
cộng sự (2005) đã tìm thấy mối quan hệ thuận chiều giữa quy mô HĐQT và giá trị
công ty trong các công ty có quy mô lớn ở Mỹ. Một nghiên cứu khác của Huther
11

(1997) thực hiện trên mẫu các công ty dịch vụ tiện ích công cộng của Mỹ với kết
quả cho thấy quy mô HĐQT càng lớn thì hiệu quả hoạt động của công ty càng thấp.
Năm 1998, nghiên cứu của nhóm tác giả Eisenberg và cộng sự về mối quan hệ giữa
quy mô HĐQT và lợi nhuận của các công ty nhỏ ở Thụy Điển. Kết quả cho thấy
quy mô HĐQT càng lớn thì lợi nhuận của các công ty nghiên cứu càng thấp.
Sự kiêm nhiệm giữa chủ tich HĐQT và Giám đốc
Các nghiên cứu trước đây đã tìm ra những bằng chứng cho thấy những doanh
nghiệp khi kiêm nhiệm hai chức danh thì công bố ít thông tin hơn (Gul và Leung,
2004). Theo lý thuyết ủy nhiệm, việc kết hợp hai chức năng này sẽ ảnh hưởng tiêu
cực đến chức năng kiểm soát của HĐQT. Theo nghiên cứu của Bader Al Shammari
(2010), việc kiêm nhiệm này dẫn đến việc xu hướng che dấu những thông tin bất lợi
của doanh nghiệp đến với cổ đông. Tính minh bạch thông tin sẽ gia tăng chỉ khi
tách hai chức năng Tổng Giám đốc và Chủ tịch HĐQT (Jouini Fathi, 2013). Mặt
khác, theo nghiên cứu thực nghiệm của David B. Farber (2004) xem xét 87 doanh
nghiệp trước và sau thời điểm phát hiện gian lận tại Hoa kỳ, Ông kết luận những
doanh nghiệp có sự kiêm nhiệm hai chức năng thì số lượng gian lận nhiều hơn. Tuy
nhiên, theo Cheng và Courtenay (2004) nghiên cứu 104 doanh nghiệp niêm yết tại
Singapore thì việc kiêm nhiệm hai chức danh không có mối tương quan đến mức độ
minh bạch thông tin tài chính.
Tại Việt Nam, có nghiên cứu của Nguyễn Trọng Nguyên (2016); Lê Thị Mỹ
Hạnh (2015) cũng cho rằng sự bất kiêm nhiệm giữa hai chức danh này sẽ góp phần
làm gia tăng tính minh bạch thông tin.
Tỷ lệ thành viên HĐQT độc lập
Thành viên HĐQT, đặc biệt là các thành viên độc lập giúp nâng cao vai trò
giám sát của HĐQT (Fama và Jensen, 1983; Agrawal và Knoeber, 1996). Họ có thể
giúp giảm thiểu cơ hội che dấu thông tin của những nhà quản lý (Kelton và Yang,
2008). Theo David B. Farber (2004), Ienciu (2012) tỷ lệ thành viên độc lập trong
HĐQT càng cao thì tỷ lệ gian lận và phù phép gian lận càng thấp. Mặt khác,
Mohamed Akhtaruddin và các cộng sự (2009); Eugene C.M. Cheng, Stephen
M.Courtenay (2006), Chiraz Ben Ali (2009), Nurwati Ashikkin Ahmad Zaluki
(2009) Ienciu (2012) cho rằng với tỷ lệ thành viên độc lập trong HĐQT càng cao thì
mức độ công bố các thông tin tự nguyện cũng như các thông tin phi tài chính càng
nhiều (> 50% thì mức độ công bố tự nguyên cao hơn những doanh nghiệp không có
thành viên HĐQTĐL). Bên cạnh đó, thành viên HĐQTĐL còn giúp nâng tinh minh
12

bạch của thông tin trên BCTC công bố.


Tại Việt Nam, theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Trọng Nguyên (2016),
Lê Thị Mỹ Hạnh (2015) cũng cho rằng tỷ lệ thành viên độc lập trong HĐQT càng
cao thì mức độ công khai minh bạch thông tin càng cao.
Ban kiểm soát (BKS)
BKS của doanh nghiệp bao gồm các chuyên gia về tài chính và các thành
viên không điều hành có trách nhiệm giám sát tình hình tài chính doanh nghiệp, tính
hợp pháp trong các hoạt động của các thành viên HĐQT, Tổng giảm đốc/giám đốc
điều hành, sự phối hợp hoạt động giữa BKS với HĐQT và Tổng giám đốc/giám đốc
điều hành với cổ đông và các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật và điều lệ
doanh nghiệp nhằm bảo vệ quyền lợi hợp pháp của doanh nghiệp và cổ đông.
Nhiệm vụ chủ yếu của BKS là giám sát quá trình lập và trình bày BCTC của Ban
giám đốc, đồng thời tiến hành giám sát kiểm toán độc lập BCTC nhằm gia tăng tính
minh bạch của BCTC. Theo luật doanh nghiệp Việt nam (2005), BKS có trách
nhiệm kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp, tính trung thực trong tổ chức công tác kế toán
và lập BCTC. Ở Việt Nam, theo kết quả nghiên cứu của các tác giả Nguyễn Đình
Hùng (2010); Nguyễn Trọng Nguyên (2016); Phạm Quốc Thuần (2016) cho rằng
BKS có số lượng thành viên độc lập, số thành viên có chuyên môn, trưởng ban kiểm
soát có chuyên môn thì sự minh bạch thông tin trên BCTC càng cao.
Ban giám đốc
Barnea và các tác giả (1985), chứng minh rằng khi nhà quản lý của công ty
sở hữu những thông tin quan trọng hoặc mang tính chất bí mật thì sẽ dẫn đến thông
tin bất cân xứng, điều này sẽ dẫn đến rủi ro về đạo đức, các lựa chọn sai lệch và do
đó giảm sự minh bạch của thông tin. Nghiên cứu của Zhara và các tác giả (2000),
cho thấy số lượng các thành viên của Ban giám đốc càng am hiểu về hệ thống chuẩn
mực kế toán và các quy định liên quan đến công bố thông tin sẽ làm gia tăng tính
minh bạch thông tin trên BCTC. Ở Việt Nam, theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn
Đình Hùng (2010) cho thấy mối tương quan giữa Ban giám đốc và sự minh bạch
thông tin trên BCTC.
Kiểm soát nội bộ
Theo COSO (Committee of Sponsoring Organization of the Treadway
Commission), kiểm soát nội bộ là một quá trình (bao gồm các thủ tục và quy định),
ảnh hưởng bởi các nhà quản lý, cá nhân, được thiết lập nhằm cung cấp mức độ đảm bảo
lợp lý liên quan đến việc thực hiện các mục tiêu của doanh nghiệp trên các khía cạnh:
13

- Kiểm soát hoạt động (Sử dụng nguồn lực hiệu quả)
- Kiểm soát báo cáo tài chính (Các báo cáo tài chính công bố là đáng tin cậy)
- Kiểm soát tuân thủ (tuân theo các quy định nội bộ và luật pháp hiện hành)
Kiểm soát nội bộ hiệu quả đối với báo cáo tài chính rất cần thiết cho một
công ty để quản lý một cách hiệu quả việc kinh doanh và đáp ứng được nghĩa vụ
của công ty đối với các nhà đầu tư. Bởi vì nhà quản lý của công ty, chủ công ty, các
nhà đầu tư và các đối tượng khác đều phải dựa trên các thông tin tài chính được
công bố của doanh nghiệp để ra các quyết định. Kiểm soát nội bộ vững mạnh cũng
cung cấp các cơ hội tốt hơn trong việc phát hiện và ngăn chặn các gian lận (Zinatul
Iffah Binti Abdullah và các công sự, 2015). Ví dụ, rất nhiều gian lận dẫn đến sự
trình bày sai trên báo cáo tài chính do khả năng nhân viên có thể khai thác các điểm
yếu trong kiểm soát nội bộ. Trong tình huống như vậy, báo cáo về kiểm soát nội bộ
có thể lấy lại được niềm tin của các nhà đầu tư bằng cách cải thiện sự hiệu quả của
kiểm soát nội bộ để giảm phạm vi ảnh hưởng của các gian lận (Nguyễn Đình Hùng, 2010).
Năng lực của nhân viên kế toán
Năng lực chuyên môn sẽ được thể hiện trong quá trình làm việc bao gồm khả
năng lập báo cáo và trình bày báo cáo kế toán, khả năng thống kê, phân tích tài
chính, khả năng lập và phân tích báo cáo kế toán cũng như quản trị tài chính doanh
nghiệp…Đặc biệt, kế toán trong các DNNY thì đòi hỏi phải có năng lực chuyên
môn cao hơn do các DNNY có quy mô lớn, ngành nghề kinh doanh phức tạp, hình
thức sở hữu đa dạng, sức ép về công bố thông tin và minh bạch thông tin từ các cổ
đông.Theo nhiều nghiên cứu trước như của He, TJ.Wong, Young (2012), Zehri &
Chouaibi (2013), Bewley, Graham and Peng (2013) cho thấy trình độ của nhân viên
kế toán có mối quan hệ với tính minh bạch thông tin trên BCTC.
Ngoài ra, theo nghiên cứu của Phạm Quốc Thuần (2016) cho rằng Năng lực
nhân viên kế toán là một nhóm các yếu tố có liên quan đến kỹ năng, kiến thức của
nhân viên trong công tác kế toán cho phép họ hoàn thành trách nhiệm về công việc
kế toán của mình nhằm đảm bảo tính minh bạch của thông tin trên BCTC.
Các yếu tố bên ngoài.
Kiểm toán độc lập
Nhiều nghiên cứu cho rằng tính minh bạch thông tin trên BCTC của các
doanh nghiệp có thể bị ảnh hưởng bởi các công ty kiểm toán độc lập (Kết quả
nghiên cứu của Fargher và cộng sự, 2001; Archambault, 2003). Lý giải thêm điều
này, lý thuyết thông tin hữu ích khẳng định rằng, do đặc điểm mất cân đối về mặt
14

thông tin giữa các đối tượng bên trong và bên ngoài doanh nghiệp, trên TTCK
những đối tượng bên ngoài, thường là các nhà đầu tư có xu hướng dựa vào thông tin
trên BCTC như một tài liệu quan trọng cho việc ra các quyết định kinh tế. Nếu
BCTC được kiểm toán bởi các doanh công ty kiểm toán lớn, có uy tín sẽ được
những đối tượng sử dụng thông tin tin cậy hơn. Hơn nữa, người trực tiếp thực hiện
cuộc kiểm toán chính là các kiểm toán viên nên chất lượng kiểm toán sẽ phụ thuộc
phần lớn vào năng lực chuyên môn cũng như đạo đức nghề nghiệp của kiểm toán
viên. Các công ty kiểm toán có uy tín thì họ sẽ khắt khe hơn trong việc tuyển dụng
và đào tạo nhân viên. Việc tìm đến công ty kiểm toán có uy tín như là một lời khẳng
định với cổ đông về tính minh bạch trong kết quả kiểm toán và độ tin cậy của
BCTC mà DNNY công bố. Có nhiều công trình trong và ngoài nước đã nghiên cứu
sự ảnh hưởng của kiểm toán độc lập đến chất lượng thông tin trên BCTC cũng như
ảnh hưởng đến mức độ minh bạch thông tin trên BCTC của các DNNY, điển hình
như: Nguyễn Trọng Nguyên (2016), Phạm Quốc Thuần (2016), Zinatul Iffah Binti
Abdullah (2015), Nguyễn Đình Hùng (2010), Eccher và Healy (2000), Hu (2002) và
Wu và các tác giả (2005), Lang và Lundholm (1993) và Khanna & cộng sự (2004),
Bùi Thị Thủy (2014).
Môi trường pháp lý
Năm (2006) nhằm chứng minh việc cần thiết phải tuân thủ các nguyên tắc
được thừa nhận khi soạn lập BCTC nhằm gia tăng sự minh bạch khi soạn lập BCTC
có nghiên cứu của Bert J. Zarb với tên gọi “The Quest for Transparency in
Financial Reporting: Certified Public Accountant” đăng trên CPA Journal 76.9.
Trong nghiên cứu này, tác giả cho rằng để đạt được sự minh bạch trong BCTC thì
trước hết thông tin cần trình bày phải được chuẩn bị và thiết lập theo các nguyên tắc
kế toán và chuẩn mực kế toán. Làm được điều đó, thông tin BCTC sẽ được sử dụng
rộng rãi cho người sử dụng ở bất kỳ quốc gia nào. Ngoài ra, tác giả tin rằng cách
tiếp cận tốt nhất là nên sử dụng IFRS kết hợp với US GAAP khi soạn lập BCTC và
US GAAP nên hội tụ dần với IFRS.
Năm 2010, nhằm xem xét quan điểm soạn lập BCTC, nghiên cứu của
Thomas J. Phillips et el. đăng trên Academy of Accounting and Financial Studies
Journal 14.4 với tựa đề “Transparency in financial reporting: a look at rules- based
versus principles-based standards”. Kết quả nghiên cứu cho thấy, các nhà quản lý
doanh nghiệp có mong muốn thiết lập BCTC dựa trên các chuẩn mực kế toán, trong
khi các nhà đầu tư và chủ nợ lại nghiêng về quan điểm nên thiết lập BCTC dựa trên
luật lệ.
15

Một môi trường pháp lý đầy đủ nghĩa là đảm bảo bao quát hết tất cả các vấn
đề liên quan đến việc lập, trình bày và công bố thông tin trên BCTC của các DNNY
trên thị trường chứng khoán. Theo Nguyễn Thị Thanh Loan (2017) chuẩn mực kế
toán Việt Nam chưa có “ Báo cáo vốn chủ sở hữu”, có báo cáo lại chi tiết quá (Bảng
cân đối kế toán, Bảng thuyết minh báo cáo), có báo cáo lại cô đọng quá (Báo cáo
kết quả hoạt động kinh doanh). Mặc dù Bảng thuyết minh BCTC khá chi tiết nhưng
cách trình bày lại chưa rõ ràng, không có nhiều số liệu để so sánh, đánh giá, không
có thêm thông tin ngoài thước đo giá trị, không sử dụng các công cụ để phân tích
luôn trên các báo cáo, các nội dung công khai trên BCTC của Việt nam ít hơn so với
chuẩn mực quốc tế.
Hơn nữa, một môi trường pháp lý hoàn thiện đòi hỏi phải có sự phù hợp tức
là phải đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn, phải cập nhật để phù hợp với xu thế
phát triển, không lạc hậu, lỗi thời. Nếu các quy định và hướng dẫn chưa phù hợp
hoặc không phù hợp với thực tế dẫn đến việc các công ty kiểm toán cũng như DNNY
có những cách hiểu và áp dụng không thống nhất đối với cùng một vấn đề làm hạn chế
đến chất lượng kiểm toán qua đó sẽ ảnh hưởng tính minh bạch BCTC của các DNNY.
Ngoài ra, chế tài xử phạt và chất lượng của các bên liên quan cũng là yếu tố quan
trọng giúp cho môi trường pháp lý hoàn thiện. Riêng đối với các DNNY trên thị
trường chứng khoán thì thông tin trên BCTC có rất nhiều đối tượng quan tâm, do vậy
một chế tài xử phạt đủ mạnh và quy định rõ trách nhiệm pháp lý cho các bên liên sẽ
đảm bảo được quyền lợi cho những đối tượng sử dụng thông tin đặc biệt là nhà đầu
tư làm cho thị trường chứng khoán ngày càng minh bạch và hiệu quả (Nguyễn Đình
Hùng, 2010). Theo nghiên cứu của Eccher và Healy (2000), Hu (2002) và Wu và
các tác giả (2005) đều cho kết luận: số liệu kế toán dựa trên Chuẩn mực kế toán
quốc tế cũng không mang lại thêm giá trị so với số liệu kế toán dựa trên Chuẩn mực
kế toán Trung quốc, sở dĩ có kết quả này là do thiếu cơ chế kiểm soát và giám sát
chứ không phải là do bản chất của Chuẩn mực kế toán quốc tế. Điều đó cho thấy,
nếu chuẩn mực kế toán tốt chưa đủ mà còn cần các quy định bắt buộc liên quan đến
công bố báo cáo tài chính thì mới mang lại sự minh bạch và hiệu quả cho các thông
tin trên BCTC.
2.3. Khoảng trống nghiên cứu
Từ kết quả nghiên cứu tổng quan các công trình có liên quan đến luận án.
Tác giả thấy rằng:
Minh bạch thông tin nói chung hay minh bạch của thông tin trên BCTC nói
16

riêng là một khái niệm khá trừu tượng và khó đo lường một cách trực tiếp và đầy
đủ. Do vậy, cách tiếp cận của các công trình trước cũng chưa rõ ràng, nhất quán.
Một số công trình tiếp cận dưới góc độ người sử dụng thông tin, cho rằng minh
bạch thông tin đồng nghĩa với công bố thông tin. Trong khi đó, một số công trình
khác xem xét tính minh bạch thông tin thông qua quá trình soạn lập và cung cấp
thông tin. Do vậy, để đánh giá mức độ minh bạch thông tin trên BCTC, các nhà
nghiên cứu thường đánh giá qua các đặc tính của thông tin công bố như: Thích hợp,
tin cậy, kịp thời, dễ hiểu, có thể so sánh.
Từ cách tiếp cận khái niệm minh bạch thông tin khác nhau dẫn đến việc áp
dụng các phương pháp đo lường, đánh giá mức độ minh bạch thông tin trên BCTC
cũng khác nhau. Có những công trình vận dụng bộ tiêu chí được công bố từ các tổ
chức trên thế giới như S&P, CIFAR, OECD, IDTRS…để đánh giá mức độ minh
bạch thông tin và công bố thông tin, song những bộ tiêu chí này chủ yếu tập trung
vào số lượng thông tin công bố, ít quan tâm đến chất lượng thông tin. Bên cạnh đó,
có những nghiên cứu đã thiết lập bộ tiêu chí đánh giá mức độ minh bạch thông tin
theo các đặc tính của thông tin trình bày và công bố trên BCTC dựa trên các khuôn
mẫu nhất định như IAS, IFRS. Bộ tiêu chí đo lường theo cách tiếp cận này có ưu
điểm không những đánh giá tính minh bạch thông tin dựa trên số lượng thông tin
được công bố mà còn chú trọng đến chất lượng của thông tin, giúp cho kết quả đánh
giá chính xác, đầy đủ hơn. Cho đến nay cũng chưa có bộ tiêu chí chính thức nào về
đánh giá tính minh bạch thông tin trên BCTC được công bố áp dụng tại Việt Nam,
mà chủ yếu là vận dụng trên cơ sở kế thừa từ các nghiên cứu của nước ngoài, tùy
vào phạm vi nghiên cứu cũng như cách tiếp cận mà bộ tiêu chí đánh giá của mỗi
công trình cũng chưa được nhất quán, vẫn còn rời rạc. Do vậy, việc nghiên cứu để
xây dựng một bộ tiêu chí đánh giá tính minh bạch thông tin trên BCTC của các
DNNY mang tính hệ thống bao hàm đầy đủ các đặc tính minh bạch của thông tin
trên BCTC là rất cần thiết.
Về các yếu tố ảnh hưởng đến tính minh bạch thông tin trên BCTC, hầu hết
các công trình nghiên cứu đều tập trung vào việc nghiên cứu các yếu tố thuộc đặc
điểm tài chính và đặc điểm quản trị của doanh nghiệp (DN) nhằm đánh giá mức độ
ảnh hưởng đến tính minh bạch thông tin trên BCTC, rất ít các công trình nghiên cứu
các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình soạn lập và công bố thông tin trên BCTC. Mặt
khác, mặc dù chất lượng hay tính minh bạch của thông tin trên BCTC có ý nghĩa
quan trọng đối với người sử dụng thông tin, đặc biệt là các nhà đầu tư. Song, người
17

sử dụng thông tin khi đánh giá tính minh bạch thông tin trên BCTC thường phụ
thuộc nhiều vào cảm nhận của bản thân đối với những thông tin có sẵn, được cung
cấp bởi các doanh nghiệp, họ không phải là người tạo ra thông tin đó nên những yếu
tố ảnh hưởng đến việc tạo ra Báo cáo tài chính minh bạch dường như rất ít được
người sử dụng thông tin quan tâm cũng như không đủ cơ sở để đánh giá. Hơn nữa,
chất lượng thông tin công bố của các doanh nghiệp niêm yết luôn là mối quan tâm
hàng đầu của mọi thị trường chứng khoán. Thông tin công bố minh bạch, đảm bảo
chất lượng sẽ bảo vệ lợi ích nhà đầu tư, tạo sự minh bạch, ổn định và phát triển của
thị trường. Chất lượng và minh bạch thông tin trên BCTC của các doanh nghiệp phi
tài chính niêm yết phụ thuộc vào hai yếu tố: Thứ nhất, bản thân thông tin trong các
báo cáo mà công ty lập; Thứ hai, hoạt động công bố thông tin trên thị trường. Vì
vậy, việc đảm bảo chất lượng và minh bạch thông tin trên BCTC công bố phải được
xem là trách nhiệm pháp lý đối với các DNPTCNY. Có thể thấy, để nâng cao tính
minh bạch thông tin trên BCTC của các DNPTCNY thì cần phải xem xét các yếu tố
ảnh hưởng đến quá trình thu thập, xử lý và công bố thông tin trên BCTC - quá trình
này được thực hiện bởi người cung cấp thông tin là bản thân các DNPTCNY.
Ngoài ra, các yếu tố ảnh hưởng đến tính minh bạch của thông tin trên BCTC
trong các nghiên cứu trước cũng rời rạc, chưa hệ thống. Các công trình trong nước
được thực hiện chủ yếu bằng phương pháp nghiên cứu định tính, rất ít các nghiên
cứu thực nghiệm và các nghiên cứu lượng hóa được mức độ minh bạch thông tin
trên BCTC cũng như ảnh hưởng của các yếu tố đến mức độ minh bạch thông tin
trên BCTC của các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết.
Về phạm vi nghiên cứu, đa số các công trình nước ngoài thường nghiên cứu
trên phạm vi quốc gia. Còn các công trình trong nước thường mới chỉ dừng lại ở
phạm vi từng Sở giao dịch chứng khoán (tại Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội
hoặc tại Sở giao dịch chứng khoán Thành Phố Hồ Chí Minh).
Do vậy, nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến tính minh bạch của thông tin
trên BCTC của các DNPTCNY trên thị trường chứng khoán Việt Nam dưới góc độ
người cung cấp thông tin bằng việc sử dụng kết hợp 2 phương pháp định tính và
định lượng là nghiên cứu có ý nghĩa về mặt lý luận và có có giá trị về mặt thực tiễn.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung
Mục tiêu chung của luận án: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến tính minh
bạch của thông tin trên BCTC của các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết (DNPTCNY)
18

và đề xuất các khuyến nghị nhằm nâng cao tính minh bạch thông tin trên BCTC của các
DNPTCNY nói riêng và các DNNY nói chung.
Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa, bổ sung và góp phần hoàn thiện cơ sở lý thuyết về minh bạch
thông tin trên BCTC và các yếu tố ảnh hưởng đến tính minh bạch thông tin trên
BCTC dưới góc độ người cung cấp thông tin.
- Xác định mức độ minh bạch thông tin trên BCTC và các yếu tố ảnh hưởng
cũng như lượng hóa mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến tính minh bạch của
thông tin trên BCTC của các DNPTCNY.
- Đề xuất một số khuyến nghị nhằm nâng cao tính minh bạch thông tin trên
BCTC của các DNPTCNY nói riêng và các DNNY nói chung trên TTCK Việt Nam.
4. Câu hỏi nghiên cứu
Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu, đề tài tập trung phân tích và trả lời các
câu hỏi sau:
(1) Minh bạch thông tin trên BCTC và các yếu tố nào ảnh hưởng đến tính
minh bạch của thông tin trên BCTC dưới góc độ người cung cấp thông tin?
(2) Thực trạng về mức độ minh bạch thông tin trên BCTC của các
DNPTCNY và mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến tính minh bạch thông tin trên
BCTC như thế nào?
(3) Các khuyến nghị nhằm nâng cao tính minh bạch của thông tin trên
BCTC của các DNPTCNY trên TTCK?
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu:
Minh bạch thông tin trên BCTC và yếu tố ảnh hưởng đến tính minh bạch
thông tin trên BCTC của các DNPTCNY trên TTCK Việt Nam
Phạm vi nghiên cứu:
Phạm vi nội dung: Luận án chỉ nghiên cứu minh bạch thông tin trên BCTC
và yếu tố ảnh hưởng đến tính minh bạch thông tin trên BCTC của các DNPTCNY
trên TTCK Việt Nam dưới góc độ người lập, trình bày và công bố thông tin.
Phạm vi không gian: Tác giả tiến hành thu thập số liệu và khảo sát tại các
doanh nghiệp phi tài chính niêm yết (DNPTCNY) trên TTCK Việt Nam. Tác giả
không thực hiện khảo sát các tổ chức tài chính như ngân hàng, các tổ chức tín dụng,
doanh nghiệp chứng khoán, các doanh nghiệp bảo hiểm… niêm yết.
Phạm vi thời gian: Thời gian nghiên cứu các nội dung liên quan đến luận án
được thực hiện từ năm 2015-2019.
19

6. Phương pháp nghiên cứu.


Phương pháp nghiên cứu được thực hiện thông qua hai bước cơ bản: Nghiên
cứu tổng thể để khám phá bằng phương pháp nghiên cứu định tính và nghiên cứu
kiểm định bằng phương pháp nghiên cứu định lượng.
Phương pháp định tính: Nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến tính minh
bạch của thông tin trên BCTC của các DNPTCNY, hình thành mô hình nghiên cứu,
xây dựng các giả thuyết nghiên cứu, thiết lập bảng hỏi điều tra; các thang đo nháp
và thang đo chính thức thông qua việc tổng hợp, phân tích từ quá trình tổng quan
các công trình nghiên cứu trước trong và ngoài nước đồng thời kết hợp với phỏng vấn,
trao đổi với các chuyên gia về lĩnh vực tài chính, kế toán - kiểm toán, chứng khoán.
Phương pháp định lượng: Được thực hiện trên cơ sở mô hình nghiên cứu đã
xác định ở bước nghiên cứu định tính nhằm kiểm định các giả thuyết nghiên cứu và
sự phù hợp của mô hình nghiên cứu, qua đó đánh giá mức độ ảnh hưởng của các
yếu tố đến tính minh bạch của thông tin trên BCTC của các DNPTCNY trên TTCK.
7. Đóng góp của luận án
Các đóng góp về mặt lý luận
Thứ nhất, dựa vào các nghiên cứu tiền nhiệm về minh bạch thông tin trên
BCTC luận án hệ thống hóa, tổng hợp và phân loại cách tiếp cận về tính minh bạch
thông tin trên BCTC theo hai hướng: (1) Minh bạch thông tin dưới góc độ người sử
dụng thông tin và (2) minh bạch thông tin dưới góc độ người cung cấp thông tin.
Thứ hai, luận án đã hệ thống hóa các yếu tố ảnh hưởng đến tính minh bạch
thông tin trên BCTC của các DNPTCNY theo nhóm các yếu tố ảnh hưởng, trong đó
phân tích làm rõ các yếu tố ảnh hưởng đến tính minh bạch thông tin trên BCTC
dưới góc độ người cung cấp thông tin.
Thứ ba, luận án chỉ rõ vai trò cũng như cơ sở vận dụng của các lý thuyết làm
nền tảng cho nghiên cứu về minh bạch thông tin và các yếu tố ảnh hưởng đến minh
bạch thông tin trên BCTC.
Thứ tư, về phương pháp nghiên cứu, luận án đã sử sụng kết hợp hai phương
pháp nghiên cứu: định tính và định lượng để xây dựng mô hình nghiên cứu cũng
như kiểm định sự phù hợp của mô hình nghiên cứu với 8 biến độc lập là các yếu tố
ảnh hướng và biến phụ thuộc là tính minh bạch thông tin trên BCTC của các
DNPTCNY.
Các đóng góp về mặt thực tiễn
Thứ nhất, dựa theo các khuôn mẫu về đặc tính của thông tin trên BCTC của
các tổ chức lập quy và các nghiên cứu trước, luận án đã xây dựng được bộ tiêu chí
20

đo lường đánh giá mức độ minh bạch thông tin trên BCTC của các DNPTCNY gồm
5 đặc tính minh bạch (Thích hợp, Tin cậy, Có thể so sánh, Kịp thời và Thuận tiện)
với 21 thuộc tính đo lường.
Thứ hai, kết quả nghiên cứu thực nghiệm cho thấy, dưới góc độ người cung
cấp thông tin, có 7/8 yếu tố ảnh hưởng thuận chiều có ý nghĩa thống kê đến tính
minh bạch của thông tin trên BCTC với 29 thuộc tính đo lường. Trong đó, yếu tố
Môi trường pháp lý có mức độ ảnh hưởng lớn nhất đến tính minh bạch của thông tin
trên BCTC với tỷ lệ 38.8 %, tiếp theo là yếu tố Nhân viên kế toán (NVKT) với tỷ lệ
37.2%, yếu tố Ban kiểm soát (BKS) với tỷ lệ 34.4%, yếu tố Kiểm toán độc lập
(KTĐL) với tỷ lệ 33.3%, yếu tố Hội đồng quản trị (HĐQT) với tỷ lệ 29.1%, yếu tố
Phần mềm kế toán (PMKT) với tỷ lệ 25.5% và thấp nhất là yếu tố Ban giám đốc
(BGĐ) với tỷ lệ 22%.
Thứ ba, trên cơ sở kết quả về nghiên cứu định lượng đã trình bày trong phần
thực tiễn, luận án cũng đã trình bày một số khuyến nghị và giải pháp để nâng cao
tính minh bạch thông tin trên BCTC của các DNPTCNY qua nghiên cứu định lượng
các yếu tố ảnh hưởng đến tính minh bạch thông tin trên BCTC. Các khuyến nghị và
giải pháp chú trọng đến việc nâng cao hiệu quả quản trị công ty của các DNPTCNY,
nâng cao năng lực nhân viên kế toán, hoàn thiện môi trường pháp lý, lựa chọn phần
mềm kế toán có chất lượng, lựa chọn công ty kiểm toán có uy tín,...từ đó sẽ nâng
cao tính minh bạch thông tin trên BCTC của các DNPTCNY nói riêng và các DNNY
nói chung.
8. Kết cấu luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục bảng biểu, phụ lục và tài liệu tham
khảo, luận án bao gồm 5 chương, cụ thể:
Chương 1: Cơ sở lý luận về minh bạch thông tin trên báo cáo tài chính và các
yếu tố ảnh hưởng đến tính minh bạch thông tin trên báo cáo tài chính
Chương 2: Báo cáo tài chính của các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết
trên thị trường chứng khoán Việt Nam
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Kết quả nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến tính minh bạch
của thông tin trên BCTC của các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết trên TTCK
Việt Nam.
Chương 5: Kết luận và một số khuyến nghị nhằm nâng cao tính minh bạch
của thông tin trên BCTC của các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết trên TTCK VN.
21

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MINH BẠCH THÔNG TIN TRÊN


BÁO CÁO TÀI CHÍNH VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÍNH
MINH BẠCH CỦA THÔNG TIN TRÊN BÁO CÁO TÀI CHÍNH

1.1. Tổng quan về minh bạch thông tin trên BCTC


1.1.1. Minh bạch thông tin
Minh bạch thông tin là một khái niệm rất trừu tượng, do vậy, có nhiều quan
điểm khác nhau về minh bạch thông tin.
Một số quan điểm cho rằng minh bạch thông tin là phản ánh mức độ công bố
thông tin. Minh bạch thông tin là số lượng thông tin mà trên đó, các nhà kinh tế dựa
vào đó để đưa các quyết định và kỳ vọng của họ, thông tin công bố càng đầy đủ thì tính
minh bạch thông tin càng cao (Andrew Schnackenberg, 2000; Dipiazza và Ecccles,
2002). Vaccaro và Madsen (2009) cũng cho rằng minh bạch thông tin là mức độ đầy đủ
của thông tin được cung cấp liên quan đến hoạt động kinh doanh của đơn vị.
Như vậy, có thể thấy các quan điểm trên xem xét minh bạch thông tin thường
tập trung vào số lượng thông tin công bố, trong khi đó, một số quan điểm khác xem
xét tính minh bạch thông tin không chỉ tập trung vào mức độ công bố thông tin mà
còn quan tâm đến chất lượng thông tin được công bố. Minh bạch là một khái niệm
khá trừu tượng, khi xem xét tính minh bạch thông tin, công khai thôi chưa đủ mà
còn bao gồm cả khả năng tiếp cận thông tin một cách công bằng, bình đẳng, thuận
tiện trong việc tiếp cận thông tin đối với các đối tượng sử dụng thông tin, các thông
tin phải được cung cấp nhất quán, mọi chính sách kinh tế mà DN đưa ra phải có khả
năng dự đoán trước và có thái độ cởi mở (Đậu Anh Tuấn, 2006). Cùng với quan
điểm này, Lâm Thị Hồng Hoa (2009), cũng cho rằng minh bạch thông tin có nghĩa
là những thông tin về thực trạng đang diễn ra, về các quyết định mà mỗi đối tượng
quan tâm sử dụng cho các mục đích khác nhau phải là những thông tin có thể dễ
dàng tiếp cận, thấy được, hiểu được, tính minh bạch có liên quan chặt chẽ đến tính
trách nhiệm. Tính trách nhiệm yêu cầu các chủ thể cung cấp thông tin phải lý giải
được các chính sách sử dụng trong hoạt động kinh doanh và chịu trách nhiệm đối
với quyết định và kết quả tạo ra. Tara Vishwanath và Daniel Kaufmann (2001) cũng
nhấn mạnh rằng, minh bạch thông tin là việc trình bày, miêu tả và cung cấp các
thông tin kinh tế một cách kịp thời và có chất lượng cho những đối tượng quan tâm.
Từ các quan điểm trên, có thể thấy rằng minh bạch thông tin không chỉ dừng
lại ở việc xem xét mức độ công bố thông tin và còn bao gồm cả chất lượng thông tin
22

được công bố. Thực tế, chất lượng thông tin công bố chỉ có thể được kiểm soát từ
quá trình soạn lập, trình bày và công bố thông tin. Do đó, để nhìn nhận một cách
bao quát nhất, đầy đủ nhất về tính minh bạch thông tin cũng như các yếu tố ảnh
hưởng đến tính minh bạch thông tin, NCS đứng trên quan điểm của người cung cấp
thông tin để nghiên cứu.
Theo đó, minh bạch thông tin được hiểu là việc thông tin được công bố đầy
đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng từ người cung cấp thông tin cho các đối
tượng sử dụng thông tin.
1.1.2. Thông tin trên Báo cáo tài chính
Thông tin trên BCTC được nhìn nhận theo hai góc độ như sau:
Dưới góc độ người sử dụng thông tin, thông tin trên BCTC không chỉ gắn
liền thông tin tài chính, mà nó còn bao gồm những thông tin phi tài chính (Ali
shah.S.Z, 2009). Thông tin BCTC đảm bảo chức năng thiết yếu cho thị trường vốn
hiệu quả, vì vậy doanh nghiệp ngoài việc cung cấp thông tin quy định luật pháp cần
phải bổ sung những thông tin mang tính chất tự nguyện về những phân tích đánh
giá, các dự báo của nhà quản lý (Healy và Palepu, 2001).
Dưới góc độ người cung cấp thông tin, BCTC (Financial statements) là sản
phẩm của kế toán tài chính, là đầu ra của hệ thống thông tin kế toán, phản ánh theo
một cấu trúc chặt chẽ tình hình tài chính, kết quả tài chính của doanh nghiệp. BCTC
cung cấp các thông tin về tình hình tài chính, kết quả tài chính và các luồng tiền của
doanh nghiệp, đáp ứng yêu cầu của số đông những người sử dụng trong việc đưa ra
các quyết định kinh tế, nó cũng cho thấy kết quả quản lý của ban giám đốc đối với
các nguồn lực được giao phó cho họ (IASB, 2012). Để đáp ứng mục tiêu này,
BCTC trình bày thông tin về: tài sản, nợ phải trả, vốn chủ sở hữu, thu nhập và chi
phí, bao gồm cả lãi và lỗ, khoản góp vốn của chủ sở hữu và phân phối cho chủ sở
hữu, các dòng tiền. Thông thường, một hệ thống BCTC bao gồm: báo cáo tình hình
tài chính, báo cáo thu nhập; báo cáo vốn chủ sở hữu; báo cáo lưu chuyển tiền và
thuyết minh BCTC. Việc soạn lập và công bố thông tin trên BCTC là trách nhiệm
của đơn vị lập báo cáo. BCTC cung cấp thông tin tài chính và phi tài chính về đơn
vị báo cáo cho các đối tượng có nhu cầu sử dụng (Nguyễn Thị Minh Tâm, 2018).
Như vậy, đứng trên quan điểm của người cung cấp thông tin thì thông tin
trên BCTC là kết quả của quá trình tạo lập, trình bày và công bố thông tin của các
đơn vị kế toán, bao gồm các thông tin tài chính (tài sản, nguồn vốn, doanh thu, chi
phí và dòng tiền) và thông tin phi tài chính (cơ hội, rủi ro, cơ cấu nhân sự, đặc điểm
23

hoạt động sản xuất kinh doanh, chính sách kế toán…). Thông tin trên BCTC luôn
nhận được sự quan tâm từ nhiều đối tượng như nhà đầu tư, cơ quan quản lý nhà
nước, các đối tác và bản thân các doanh nghiệp khi đưa ra các quyết định liên quan.
Do vậy, làm thế nào để nâng cao tính minh bạch thông tin trên BCTC là việc hết
sức quan trọng và cần thiết.
1.1.3. Minh bạch thông tin trên BCTC
Mặc dù chưa có một khái niệm chính thức nào về tính minh bạch của thông
tin trên BCTC. Song, dưới góc độ người cung cấp thông tin, minh bạch thông tin
trên BCTC được hiểu như sau:
Minh bạch thông tin trên báo cáo tài chính được đảm bảo thông qua việc
công bố đầy đủ và có thuyết minh rõ ràng về những thông tin hữu ích, cần thiết cho
việc ra quyết định kinh tế của nhiều đối tượng sử dụng thông tin. Thông tin trên
BCTC minh bạch thì thông tin đó phải đáng tin cậy, kịp thời, có thể so sánh được,
dể hiểu, dễ tiếp cận, các nhà cung cấp thông tin phải tuân thủ yêu cầu về trình bày
và công bố thông tin (Bert J. Zarb, 2006; Gheorghe, Mironela, 2009).
Như vậy, khi nghiên cứu dưới góc độ người cung cấp thông tin, NCS cho
rằng: Minh bạch thông tin trên báo cáo tài chính là quá trình soạn lập, trình bày và
công bố một cách công khai và đảm bảo chất lượng về toàn bộ thông tin liên quan
đến tình hình tài chính, kết quả hoạt động, dòng tiền và các thông tin bổ sung khác
trên thuyết minh BCTC nhằm tuân thủ các quy định pháp lý liên quan đồng thời đáp
ứng nhu cầu sử dụng thông tin của các đối tượng sử dụng.
1.2. Vai trò của minh bạch thông tin trên BCTC
Minh bạch thông tin trên BCTC có vai trò rất quan trọng không chỉ đối với
các đối tượng sử dụng thông tin mà còn quan trọng đối với bản thân các doanh
nghiệp cung cấp thông tin. Cụ thể như sau:
Thứ nhất, đối với bản thân các doanh nghiệp. Minh bạch thông tin sẽ mang
lại lợi ích rõ rệt cho doanh nghiệp: Làm gia tăng uy tín trên thị trường chứng khoán,
gia tăng niềm tin đối với các nhà đầu tư, giảm chi phí huy động vốn…
Thứ hai, minh bạch trên BCTC góp phần giảm thiểu rủi ro và chi phí trung
gian đối với nhà đầu tư. Các nhà đầu tư thực chất là những người mua trên TTCK.
Họ thường rơi vào lựa chọn bất lợi khi không có thông tin đầy đủ so với những nhà
quản lý bên trong doanh nghiệp hay các cổ đông chiến lược. Do đó, họ có thể bị
thiệt hại nếu chọn phải những chứng khoán xấu hoặc phải tốn nhiều chi phí để sàng
lọc thông tin và kiểm soát việc sử dụng vốn của các doanh nghiệp để hạn chế rủi ro
24

đạo đức trên thị trường. Đối tượng thường chịu thiệt hại lớn nhất là các nhà đầu tư
thiểu số, mua chứng khoán với số lượng ít. Enron, Worldcom ở Mỹ hay gần đây là
Olympus ở Nhật là những ví dụ rõ ràng về tác hại của sự không minh bạch thông
tin. Cuối cùng sự phá sản của Enron, Worldcom hay Olympus đã gây ra những thiệt
hại lớn cho nhà đầu tư và chủ nợ của họ, đồng thời cũng làm mất niềm tin của công
chúng về những công bố của các công ty cũng như các quy định kiểm soát các công
ty đại chúng mà nguyên nhân xuất phát từ sự thiếu minh bạch thông tin tài chính.
Minh bạch thông tin tài chính giúp nhà đầu tư đưa ra quyết định chính xác hơn.
Minh bạch thông tin sẽ giúp nhà đầu tư có quyền kiểm soát chất lượng của những
chứng khoán trên thị trường. Qua đó họ sẽ xác định mức giá giao dịch tối ưu nhất
cho mình. Đối với các thông tin khác trên TTCK, đặc biệt là thông tin tình hình
kinh doanh của các doanh nghiệp mà các nhà đầu tư quan tâm, minh bạch hóa thông
tin sẽ cho họ biết doanh nghiệp đó đang trong tình trạng nào, đang có những thuận
lợi hay khó khăn gì và tương lai ra sao. Qua đó, các nhà đầu tư sẽ đưa ra quyết định
đùng đắn và thích hợp hơn
Thứ ba, đối với cơ quan quản lý Nhà nước. Với việc tiếp cận dễ dàng mọi
thông tin trên TTCK, việc cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác và kịp thời hơn, các
cơ quan quản lý nhà nước có được cái nhìn tổng quát và sát thực hơn về TTCK. Từ
đó, các cơ quan này sẽ có những biện pháp phù hợp để hạn chế và ngăn chặn các
hành vi vi phạm trên TTCK, thực hiện các chức năng quản lý vĩ mô hiệu quả hơn,
đảm bảo lợi ích của các nhà đầu tư và các bên tham gia trên thị trường
Thứ tư, đối với thị trường chứng khoán. Theo lý thuyết thị trường hiệu quả,
một thị trường không minh bạch thông tin nói chung, thông tin tài chính nói riêng,
với quá nhiều thông tin bị che giấu, nơi mà các giao dịch và giá cả của các loại
chứng khoán không phản ánh đầy đủ, kịp thời các thông tin liên quan đến doanh
nghiệp phát hành, chính là biểu hiện của thị trường không hiệu quả. Khi đó, nhà đầu
tư sẽ ngại không muốn tham gia, các công ty làm ăn tốt không muốn phát hành
chứng khoán trên thị trường do lo sợ vì định giá thấp. Như vậy, hàng hóa, người
mua, người bán trên thị trường đều thưa thớt. Điều này, sẽ giảm tính thanh khoản
của TTCK và tính hiệu quả của thị trường cũng suy yếu. Khi đó, các nguồn vốn
trong nền kinh tế sẽ không được huy động và phân bố một cách hiệu quả, gây tác
động tiêu cực đối với nền kinh tế về nhiều mặt. Quá trình hội nhập quốc tế diễn ra
mạnh mẽ thì TTCK các nước trên thế giới ngày càng liên kết nhiều hơn, điều đó,
giúp các nhà đầu tư có thể tìm ra những cơ hội đầu tư mới trên các TTCK khu vực
25

và thế giới. Do đó, minh bạch thông tin tài chính sẽ là một tiêu chí quan trọng để
TTCK của một quốc gia có thể thu hút các nhà đầu tư nước ngoài, quyết định khả
năng cạnh tranh với các TTCK tại các nước khác.
1.3. Tiêu chí đánh giá và đo lường mức độ minh bạch thông tin trên Báo cáo tài chính
1.3.1. Tiêu chí đánh giá mức độ minh bạch thông tin trên BCTC
Từ quan điểm tiếp cận tính minh bạch thông tin trên BCTC từ góc độ người
cung cấp thông tin, luận án sẽ xem xét tính minh bạch thông tin trên BCTC theo hai
nhóm tiêu chí: chất lượng thông tin trên BCTC và mức độ công bố thông tin (khả
năng tiếp cận thông tin của người sử dụng)
Thứ nhất, về chất lượng thông tin trên BCTC
Chất lượng thông tin trên BCTC chính là chất lượng của sản phẩm do công
tác kế toán tài chính tạo ra thông qua quá trình thu thập, xử lý, tổng hợp thông tin kế
toán. Chất lượng này cùng với một số yếu tố khác là tiêu chuẩn và thước đo đo
lường mức độ minh bạch thông tin trên BCTC. Để có cơ sở đánh giá chất lượng của
thông tin trên BCTC, luận án sẽ xem xét về yêu cầu chất lượng thông tin tài chính
qua các quan điểm tiếp cận khác nhau của các tổ chức quốc tế.
(1) Quan điểm của Hội đồng chuẩn mực Kế toán quốc tế (IASB)
Để đánh giá chất lượng của thông tin trên BCTC, quan điểm của IASB dựa
vào các tiêu chí: có thể hiểu được, thích hợp, đáng tin cậy và có thể so sánh được và
kịp thời.
Có thể hiểu được: Người đọc được giả thiết là có một kiến thức nhất định về
kinh tế, kinh doanh, kế toán và thiện chí, nỗ lực để đọc BCTC. Tuy nhiên, thông tin
về một vấn đề phức tạp nhưng cần thiết cho việc ra quyết định không được loại trừ
khỏi BCTC chỉ vì nó khó hiểu đối với một số đối tượng sử dụng.
Thích hợp: Thông tin có chất lượng khi nó thích hợp với nhu cầu đưa ra
quyết định của người sử dụng. Thông tin thích hợp khi nó có thể giúp người đọc
đánh giá quá khứ, hiện tại hoặc tương lai, hoặc xác nhận, điều chỉnh các đánh giá
trước đó.
Tính thích hợp bao gồm tính dự đoán và tính xác nhận, hai đặc điểm này
quan trọng với nhau. Tính thích hợp của thông tin phụ thuộc vào nội dung và tính
trọng yếu.
Thông tin được coi là trọng yếu khi sự sai lệch hay bỏ sót nó có thể gây ảnh
hưởng đến các quyết định của người sử dụng BCTC. Tính trọng yếu phụ thuộc vào
số tiền và thông tin hoặc sai sót hay sự đánh giá trong hoàn cảnh cụ thể. Trọng yếu
26

không phải là một tiêu chuẩn chất lượng mà là một ngưỡng phân cách.
Đáng tin cậy: Đáng tin cậy nghĩa là không có sai sót trọng yếu và không bị
thiên lệch, đồng thời phản ánh trung thực vấn đề cần trình bày. Thông tin có thể
thích hợp nhưng không đáng tin cậy.
Có thể so sánh được: Thông tin trên BCTC có chất lượng khi có thể so sánh
được với năm trước, với doanh nghiệp khác. Để có thể so sánh được, BCTC phải :
- Áp dụng các nguyên tắc kế toán nhất quán.
- Khai báo về chính sách kế toán sử dụng trên BCTC.
Kịp thời: Thông tin luôn sẵn có để giúp những người sử dụng BCTC kịp đưa
ra các quyết định. Thông thường, những thông tin cũ thường kém hữu ích hơn, tuy
nhiên một số thông tin vẫn có tính kịp thời sau khi kết thúc kỳ báo cáo một thời
gian.
(2) Quan điểm của Hội đồng chuẩn mực Kế toán tài chính Mỹ (FASB)
Đối với FASB, trước tháng 9/2010, chất lượng của thông tin trên BCTC
được đánh giá qua các đặc điểm: tính phù hợp, tính đáng tin cậy và khả năng so
sánh được.
Tính phù hợp (tính thích hợp): Thông tin kế toán là thích hợp khi nó có khả
năng thay đổi quyết định của người sử dụng. Để đảm bảo tính thích hợp, thông tin
phải: Có giá trị dự đoán hay đánh giá và kịp thời.
Tính đáng tin cậy: Thông tin kế toán đáng tin cậy trong phạm vi nó có thể
kiểm chứng, khi được trình bày trung thực và không có sai sót hoặc thiên lệch.
Khả năng so sánh được: Thông tin kế toán phải được đo lường và báo cáo
theo cùng một phương thức để có thể so sánh được giữa các doanh nghiệp.
Cùng với xu hướng hội tụ kế toán thì từ tháng 9/2010, quan điểm đánh giá
chất lượng thông tin trên BCTC của FASB cũng tương tự như IASB.
Tóm lại, từ các quan điểm tiếp cận trên, có thể thấy rằng, chất lượng thông
tin trên BCTC có thể được đánh giá thông qua các đặc điểm: Thích hợp, tin cậy, có
thể so sánh, kịp thời, dễ hiểu.
Thứ hai, về khả năng tiếp cận thông tin của người sử dụng
Khả năng tiếp cận thông tin là một tiêu chí quan trọng vì kể cả khi các thông tin
được nộp cho cơ quan quản lý đúng hạn thì tính minh bạch của thông tin cũng bị hạn
chế nếu chỉ có một số lượng hạn chế người sử dụng tiếp cận được thông tin này. Thông
thường có 3 cách để công bố thông tin (CBTT) ra công chúng: (1) CBTT bằng văn
bản, báo chí; (2) CBTT bằng hệ thống điện tử; (3) CBTT bằng hệ thống Inernet.
27

Hầu hết các nước đều chấp nhận nhiều phương thức CBTT đồng thời. Cùng
với sự phát triển của công nghệ thông tin, phương thức CBTT bằng Internet đã trở
nên phổ biến và là một kênh thông tin được nhiều người sử dụng thông tin tin cậy.
Tuy vậy, xét về mặt luật pháp, Internet vẫn chưa được nhiều quốc gia thừa nhận là
kênh thông tin hợp pháp nếu các doang nghiệp không công bố bằng văn bản.
Để đánh giá mức độ tiếp cận thông tin của người sử dụng, tác giả xem xét
tiêu chí sau đây:
- Người sử dụng thông tin nắm được thông tin công bố của doanh nghiệp từ
những phương tiện CBTT nào? Các phương tiện CBTT càng phổ biến thì công
chúng càng dễ tiếp cận. Nói cách khác, chi phí liên quan đến tiếp cận thông tin phải
được giảm thiểu với nhà đầu tư. Doanh nghiệp có hệ thống CBTT hay không?
- Thông tin trên BCTC có được CBTT kịp thời, chính xác và đầy đủ, dễ hiểu
cho người sử dụng hay không? trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc công bố và
giải trình thông tin trên BCTC như thế nào?
- Ngôn ngữ sử dụng trên BCTC có thuận tiện cho người sử dụng hay không?
Tóm lại, để đánh giá mức độ tiếp cận thông tin của người sử dụng cần dựa
trên các tiêu chí cụ thể như: Đầy đủ, kịp thời, chính xác, dễ hiểu, dễ tiếp cận.
1.3.2. Đo lường mức độ minh bạch thông tin trên BCTC
Đến nay, vẫn chưa có phương pháp chính thức nào được áp dụng để đo
lường mức độ minh bạch thông tin trên BCTC. Do vậy, khi đo lường mức độ minh
bạch thông tin tài chính hay thông tin trên BCTC, tùy theo cách tiếp cận của mỗi
công trình sẽ có phương pháp đo lường mức độ minh bạch khác nhau. Để đánh giá
và đo lường sự minh bạch thông tin tài chính, các nghiên cứu trước đây thường dựa
vào các tiêu chí được đưa ra thông qua các chỉ số đo lường do các tổ chức quốc tế
có uy tín xây dựng. Ngoài ra, một số nghiên cứu cũng dựa vào các yêu cầu về đặc
điểm chất lượng thông tin trên BCTC do các tổ chức quốc tế ban hành làm cơ sở
xây dựng các biến để đo lường mức độ minh bạch của thông tin trên BCTC. Do các
điều kiện về văn hóa, kinh tế, chính trị, hoàn cảnh và mục tiêu xem xét khác nhau
nên việc đo lường vẫn chưa đầy đủ và còn một số hạn chế nhất định. Tuy nhiên,
mỗi cách thức lựa chọn đều đáp ứng phần nào đó mục tiêu nghiên cứu mà các công
trình nghiên cứu đề ra. Xuất phát từ việc xác định tiêu chí đánh giá mức độ minh
bạch thông tin ở mục 1.3.1, tính minh bạch thông tin trên BCTC phải đảm bảo các
đặc tính về chất lượng và các yêu cầu về công bố thông tin Do vậy, tác giả sẽ dựa
trên các đặc tính chất lượng thông tin từ những khuôn mẫu của IASB, FASB, các
28

quy định về công bố thông tin, đồng thời kế thừa phương pháp đo lường mức độ
minh bạch thông tin của các nghiên cứu tiền nhiệm như Ferdy van Beest và G.B,
Suzanne Boelens (2009), Nguyễn Đình Hùng (2010), Lê Thị Mỹ Hạnh (2015),
Nguyễn Trọng Nguyên (2015), Phạm Quốc Thuần (2016), MarianaMan, Maria
Ciurea (2016)… để xây dựng phương pháp đo lường mức độ minh bạch thông tin
trên BCTC phù hợp với điều kiện thực tiễn ở Việt Nam. Như vậy, mức độ minh
bạch thông tin trên BCTC sẽ được đo lường thông qua các đặc tính: Sự thích hợp;
đáng tin cậy; kịp thời; có thể so sánh; dễ hiểu, dễ tiếp cận.
Phương pháp đo lường tính minh bạch thông tin trên BCTC sẽ được tác giả
trình bày ở chương 3: Phương pháp nghiên cứu .
Bảng 1.1. Đặc tính đo lường mức độ minh bạch thông tin trên BCTC
Các đặc tính Tác giả nghiên cứu
Tara Vishwanath và Daniel Kaufmann (2001);Raymond S.
Kulzick (2003), Blanchet (2002) & Prickett (2002); Bert J. Zarb,
(2006); Gheorghe, Mironela (2009); ;Ferdy van Beest và G.B
SuzanneBoelens (2009); Xuan QI, Dan LIU (2012);
MarianaMan, Maria Ciurea (2016); Đậu Anh Tuấn (2006); Lâm
Tính thích hợp Thị Hồng Hoa (2009; Nguyễn Đình Hùng (2010); Lê Thị Mỹ
Hạnh (2015); Nguyễn Trọng Nguyên (2016); Phạm Quốc
Thuần (2016)
Tara Vishwanath và Daniel Kaufmann (2001); Blanchet (2002)
& Prickett (2002); Bert J. Zarb, (2006); Gheorghe, Mironela
(2009); ;Ferdy van Beest và G.B SuzanneBoelens (2009);
Sự tin cậy
Xuan QI, Dan LIU (2012); MarianaMan, Maria Ciurea (2016);
Đậu Anh Tuấn (2006); ); Lê Thị Mỹ Hạnh (2015); Nguyễn
Trọng Nguyên (2016); Phạm Quốc Thuần (2016)
Raymond S. Kulzick (2003), Blanchet (2002) & Prickett (2002);
Bert J. Zarb, (2006); Gheorghe, Mironela (2009); ;Ferdy van
Beest và G.B SuzanneBoelens (2009); Xuan QI, Dan LIU
(2012); MarianaMan, Maria Ciurea (2016); Đậu Anh Tuấn
Tính kịp thời (2006); Nguyễn Đình Hùng (2010); Lê Thị Mỹ Hạnh (2015);
Nguyễn Trọng Nguyên (2016); Phạm Quốc Thuần (2016)
Tara Vishwanath và Daniel Kaufmann (2001);Raymond S.
Kulzick (2003), Blanchet (2002) & Prickett (2002); Bert J. Zarb,
(2006); Gheorghe, Mironela (2009); ;Ferdy van Beest và G.B
SuzanneBoelens (2009); Xuan QI, Dan LIU (2012);
Có thể so sánh MarianaMan, Maria Ciurea (2016); Đậu Anh Tuấn (2006); Lâm
29

(Nhất quán) Thị Hồng Hoa (2009; Nguyễn Đình Hùng (2010); Lê Thị Mỹ
Hạnh (2015); Nguyễn Trọng Nguyên (2016); Phạm Quốc
Thuần (2016)
Tara Vishwanath và Daniel Kaufmann (2001); Raymond S.
Dễ hiểu, dễ tiếp cận Kulzick (2003), Blanchet (2002) & Prickett (2002); Gheorghe,
Mironela (2009); Ferdy van Beest và G.B SuzanneBoelens
( Sự thuận tiện)
(2009); Xuan QI, Dan LIU (2012); MarianaMan, Maria Ciurea
(2016); Đậu Anh Tuấn (2006); Lâm Thị Hồng Hoa (2009);
Nguyễn Đình Hùng (2010); Lê Thị Mỹ Hạnh (2015); Nguyễn
Trọng Nguyên (2016); Phạm Quốc Thuần (2016)
(Nguồn: Tác giả tổng hợp)
1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến tính minh bạch của các thông tin trên BCTC
Như đã trình bày ở phần tổng quan, có khá nhiều công trình nghiên cứu về
các yếu tố ảnh hưởng đến tính minh bạch thông tin trên BCTC, kết quả của các
nghiên cứu này cho thấy tính minh bạch thông tin trên BCTC bị ảnh hưởng bởi
nhiều yếu tố. Các nhà nghiên cứu tiền nhiệm thường dựa trên các lý thuyết nền tảng
khác nhau như Lý thuyết đại diện, Lý thuyết thông tin bất cân xứng, Lý thuyết
thông tin hữu ích, Lý thuyết thể chế,…và kết quả nghiên cứu đôi khi không đồng
nhất. Chẳng hạn, Lý thyết đại diện được Nguyễn Thị Phương Hồng (2016), Lê Thị
Mỹ Hạnh (2015), Nguyễn Trọng Nguyên (2016), Zinatul Iffah Binti Abdullah
(2015) sử dụng khi nghiên cứu ảnh hưởng của yếu tố Kiểm toán độc lập đến tính
minh bạch thông tin trên BCTC của các DN, trong khi Lý thuyết xử lý thông tin lại
chỉ được Phạm Quốc Thuần (2016) sử dụng khi nghiên cứu ảnh hưởng của yếu tố
Công nghệ thông tin, phần mềm kế toán; Ahmed và Courtis, 1999; Archambault,
2003 và Jaggi và Low (2000) sử dụng Lý thuyết đại diện để nghiên cứu ảnh hưởng
của yếu tố Đòn bày tài chính, kết quả cho thấy mức độ minh bạch thông tin tài
chính sẽ gia tăng ở các doanh nghiệp có đòn bẩy tài chính cao đối với các quốc gia
theo trường phái thông luật, ngược lại, ở quốc gia mà hệ thống pháp luật theo luật
La Mã thì lại không có mối quan hệ nào giữa đòn bẩy tài chính và mức độ mức độ
minh bạch thông tin tài chính,… Sự khác biệt trong kết quả nghiên cứu một phần là
do các nghiên cứu thường tập trung xem xét dưới góc độ người sử dụng thông tin
trên BCTC và chưa có nghiên cứu nào sử dụng đồng thời các lý thuyết nêu trên.
Chất lượng và minh bạch thông tin trên BCTC của các doanh nghiệp nói chung,
doanh nghiệp phi tài chính niêm yết nói riêng phụ thuộc vào bản thân thông tin
30

trong các báo cáo mà công ty lập và hoạt động công bố thông tin trên thị trường. Vì
thế luôn nảy sinh các vấn đề về đại diện, về bất cân xứng thông tin, về thể chế, về
hành vi quản lý,… Do đó để hiểu rõ bản chất của minh bạch thông tin và các yếu tố
ảnh hưởng dưới góc độ người cung cấp thông tin thì việc nghiên cứu sử dụng đồng
bộ các lý thuyết nêu trên là sự lựa chọn phù hợp mang lại một sự giải thích trọn vẹn
hơn với vấn đề nghiên cứu.
1.4.1. Một số lý thuyết nền tảng
1.4.1.1. Lý thuyết thông tin hữu ích
Trên phương diện lý thuyết, yêu cầu về minh bạch thông tin tài chính xuất
phát từ lý thuyết thông tin hữu ích và lý thuyết quan hệ quản lý. Yêu cầu về tính
hữu ích của thông tin được thể hiện khi các thông tin trên BCTC đáp ứng được bốn
yếu tố cơ bản (Theo Ủy ban các chuẩn mực kế toán của Vương quốc Anh-IASB):
Tính phù hợp, độ tin cậy, khả năng so sánh và khả năng hiểu thông tin.
Lý thuyết thông tin hữu ích ra đời vào những năm 1960 đã mở đầu giai đoạn
định hướng vào việc sử dụng thông tin kế toán hữu ích để phục vụ ra quyết định
phù hợp. Lý thuyết này được xem là lý thuyết nền tảng để xây dựng các chuẩn mực
kế toán quốc tế. Vào năm 1973, lý thuyết này được xem xét một cách rộng rãi tại
Mỹ với mục tiêu của BCTC là cung cấp thông tin hữu ích để ra quyết định. Trên cơ
sở đó, các đặc tính về chất lượng của thông tin trên BCTC được xác định. Trước
hết, BCTC cần phải cung cấp các thông tin thích hợp, nghĩa là các thông tin đó phải
giúp người sử dụng đánh giá được quá khứ và tương lai của DN. Không những vậy,
các thông tin trình bày trên BCTC cần thể hiện tính trung thực về tình hình tài chính
và kết quả hoạt động kinh doanh của DN, nghĩa là đúng bản chất các hiện tượng
kinh tế-tài chính.
Theo lý thuyết thông tin hữu ích, thông tin BCTC được xem là quá trình tạo
lập và cung cấp thông tin thích hợp cho các đối tượng sử dụng. Quá trình này phụ
thuộc nhiều vào các quy định pháp lý về kế toán, nhận thức của nhà quản lý,… Tính
hữu ích của thông tin được đánh giá qua mức độ minh bạch và chất lượng thông tin
công bố mà các đối tượng sử dụng có khả năng tiếp cận, đáp ứng yêu cầu sử dụng
trong quá trình ra quyết định.
Như vậy, lý thuyết thông tin hữu ích có vai trò quan trọng trong việc nghiên
cứu và đánh giá mức độ minh bạch và chất lượng thông tin BCTC mà các doanh
nghiệp phi tài chính niêm yết công bố cũng như nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng
31

đến tính minh bạch thông tin trên BCTC của các DNTCNY, đặc biệt là yếu tố thuộc
về DNPTCNY.
1.4.1.2. Lý thuyết thông tin bất cân xứng
Việc cung cấp thông tin đảm bảo tính minh bạch, công bằng đối với các nhà
đầu tư sẽ ảnh hưởng đến uy tín của DN trên thị trường chứng khoán. Tuy nhiên,
không phải ai tham gia TTCK cũng có cơ hội được sở hữu một lượng thông tin như
nhau cả về số lượng hay chất lượng. Điều này xuất phát chủ yếu từ việc các doanh
nghiệp không minh bạch trong công bố thông tin (CBTT), dẫn đến một nhóm người
được tiếp cận thông tin nhanh hơn, chính xác hơn và tất nhiên sẽ thu được nhiều lợi
ích hơn so với những nhà đầu tư thông thường trong giao dịch chứng khoán. Đây
được gọi là hiện tượng bất cân xứng thông tin trên TTCK. Theo các nghiên cứu về
TTCK, bất cân xứng thông tin tạo ra nhiều rủi ro tiềm ẩn, gây thiệt hại cho một số
nhóm nhà đầu tư tham gia giao dịch và có thể dẫn tới sự thất bại của thị trường
Bất cân xứng thông tin trên TTCK xảy ra khi một hoặc nhiều nhà đầu tư sở
hữu thông tin riêng hoặc có nhiều thông tin đại chúng hơn về một doanh nghiệp.
Hoặc khi doanh nghiệp, những người quản lý doanh nghiệp có nhiều thông tin hơn
so với cộng đồng nhà đầu tư. Vì vậy có thể dẫn tới hiện tượng che đậy các thông tin
bất lợi, thổi phồng các thông tin có lợi hoặc cung cấp thông tin một cách không công
bằng đối với các nhóm nhà đầu tư khác nhau. Ngoài ra, có rất nhiều những biểu hiện
về sự bất cân xứng thông tin trên TTCK như doanh nghiệp sau khi phát hành cổ
phiếu không chú trọng vào đầu tư sản xuất kinh doanh mà chỉ chú trọng vào việc đẩy
giá cổ phiếu lên cao trên TTCK; có sự rò rỉ thông tin nội gián; tạo cung cầu ảo trên
thị trường, tung tin đồn thất thiệt về doanh nghiệp, cung cấp thông tin sai…
Như vậy, có thể thấy, thông tin bất cân xứng là tình trạng mà các bên tham
gia giao dịch không có được thông tin như nhau, một bên tham gia giao dịch trên thị
trường (ban điều hành doanh nghiệp, cổ đông lớn) có nhiều thông tin hơn, có thông
tin sớm hơn hoặc tiếp cận thông tin dễ dàng hơn so với các bên còn lại (các nhà đầu
tư nhỏ lẻ). Thông tin bất cân xứng chính là tình trạng thông tin không đầy đủ, không
kịp thời, không tin cậy, không chính xác và không tạo điều kiện để tiếp cận dễ dàng
đối với các nhà đầu tư còn lại trên thị trường. Đây chính là biểu hiện của sự không
minh bạch thông tin trên thị trường.
Để giảm tình trạng thông tin bất cân xứng, tăng cường tính minh bạch của
thông tin trên BCTC được công bố của các DNPTCNY, rất cần thiết thiết lập cơ chế
giám sát thông qua người đại diện của cổ đông là HĐQT và BKS. Nói cách khác vai
32

trò và cơ chế giám sát của HĐQT và BKS có ảnh hưởng đến minh bạch của thông
tin công bố, giảm thiểu khả năng thông tin bất cân xứng trên thị trường.
Từ các lập luận trên, theo lý thuyết thông tin bất cân xứng cũng được sử
dụng nghiên cứu tính minh bạch thông tin và các yếu tố ảnh hưởng đến tính minh
bạch thông tin trên BCTC của các DNNY, đặc biệt là các yếu tố bên trong DNNY.
1.4.1.3. Lý thuyết đại diện
Jensen & Meckling (1976) xác định mối quan hệ đại diện là "quan hệ hợp
đồng, theo đó một hoặc nhiều người (những người chủ, các cổ đông) chỉ định người
khác (người đại diện, người quản lý công ty) để thay mặt những người chủ thực
hiện việc liên quan đến công ty. Các công việc này cụ thể bao gồm việc điều hành
công ty, thậm chí cả các quyết định liên quan đến định đoạt tài sản công ty. Trên
thực tế, những người giữ vị trí quản lý chủ chốt (giám đốc điều hành hoặc hội đồng
quản trị) của công ty sẽ do chính các cổ đông của công ty chỉ định chọn. Những
người này sẽ được các cổ đông trao quyền thay mặt các cổ đông để ra quyết định,
nhằm cùng hướng tới mục tiêu chung vì sự phát triển của công ty. Nội dung hành
động của nhà quản lý sẽ được quy định rõ trong điều lệ của công ty.
Lý thuyết đại diện thường được sử dụng để giải thích việc minh bạch thông
tin hay gia tăng việc thuyết minh tự nguyện của người điều hành công ty (Robert
Bushman and Smith, 2001). Hành vi của người đại diện trong vấn đề gia tăng mức
độ công bố thông tin (CBTT) hay minh bạch thông tin khi xem xét và cân nhắc giữa
lợi ích và chi phí cho việc CBTT. Khi hợp đồng giữa chủ sở hữu và nhà quản lý đạt
hiệu quả, lợi ích của nhà quản lý được đảm bảo, họ sẽ hành động hoàn toàn vì lợi
ích của chủ sở hữu, tăng cường sự minh bạch thông tin phục vụ cho lợi ích của chủ
sở hữu. Constant Djama (2010); George Emmanuel Iatridis (2011),… cho rằng
thông tin kế toán được xem là một đòn bẩy quyền lực đối với các nhà quản lý và có
thể gây thiệt hại cho các đối tác trong khuôn khổ các mối quan hệ trong hợp đồng.
Thông qua các chính sách kế toán, các nhà quản lý có thể tác động quá trình xử lý
thông tin kế toán nhằm cung cấp một hình ảnh không đúng với thực tế của DN, vì
vậy, các nhà quản lý có thể khai thác thông tin kế toán để đáp ứng những ràng buộc
trong hợp đồng với các nhà đầu tư. Tuy nhiên, việc khai thác công cụ thông tin kế
toán cho những hành vi tư lợi về phía nhà lãnh đạo sẽ bị hạn chế bởi việc thực hiện
một cơ chế giám sát từ phía bên trong lẫn bên ngoài DN. Dựa vào lý thuyết đại
diện, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng hệ thống kiểm soát nội có mối quản hệ đến
tính minh bạch của các thông tin tài chính.
33

Bell & Carcello (2000); Ambler & Neely (2007); Constant Djama (2010) cho
rằng việc giải quyết những mâu thuẫn về lợi ích của các bên liên quan trong DN đã
dẫn đến việc thiết lập hệ thống kiểm soát từ phía bên trong lẫn bên ngoài DN như là
cơ chế nhằm khuôn khổ hóa những hành động của các nhà quản lý và giảm thiểu
những chi phí phát sinh từ những mâu thuẫn này. Điều này thể hiện ở vai trò của
các nhân tố giám sát từ bên ngoài như kiểm toán trong việc đảm bảo sự trung thực
của thông tin trên BCTC. Rất nhiều nghiên cứu cho thấy rằng các công ty kiểm toán
bằng những phương pháp và nghiệp vụ của mình đã phát hiện ra những gian lận
cũng như việc không tuân thủ quy định của kế toán. Một số nghiên cứu cũng chỉ ra
rằng những nhà đầu tư có được một niềm tin lớn hơn đối với những BCTC đã được
kiểm toán bởi các công ty kiểm toán mang tính quốc tế (Teoh & Wong 1993). Dựa
trên nền tảng lý luận này, các nhà nghiên cứu trên cho rằng vai trò của Kiểm toán
độc lập có ảnh hưởng đến tính minh bạch của thông tin trên BCTC.
1.4.1.4. Lý thuyết hành vi quản lý
Lý thuyết hành vi quản lý cho rằng, nhà quản lý không bị tác động bởi
những mục đích cá nhân, mà theo đó, họ có những động lực để đồng hành với mục
tiêu của chủ sở hữu (Donaldson, 1990a; Donaldson, 1990b; Barney, 1990;
Donaldson and Davis, 1991). Nói cách khác, lý thuyết này rất chú trọng đến vai trò
của nhà quản lý vì bản thân họ là người kết hợp các mục tiêu giữa các bên
(Donaldson and Davis, 1991). Cách tiếp cận của lý thuyết hành vi quản lý là cơ sở
để hình thành mối quan hệ giữa sự thành công của công ty và sự hài lòng của cổ
đông (Davis, Schoorman and Donalson, 1997), góp phần giúp nhà quản lý vận hành
công ty một cách hiệu quả (Donaldson and Davis, 1991). Trái ngược với lý thuyết
đại diện, lý thuyết hành vi quản lý cho rằng nhà quản lý luôn cân nhắc kỹ lưỡng mọi
quyết định trước khi tiến hành đa dạng hóa, nhằm gia tăng lợi ích và mở rộng quy
mô của doanh nghiệp một cách tối ưu. Nhà quản lý muốn tự khẳng định bản thân
thông qua thành tích của tổ chức.
Hành vi của nhà quản lý liên quan đến chất lượng thông tin trên BCTC thể
hiện trách nhiệm trong quá trình tạo lập và công bố thông tin. Tuy nhiên, theo
thuyết hành vi quản lý cho rằng không cần thiết lập một cơ chế giám sát nào. Nhà
quản lý luôn đặt giá trị lớn về tập thể chứ không phải là mục tiêu cá nhân. Qua đó,
các nhà quản lý luôn muốn thể hiện sự chính trực của mình thông qua xác nhận của
kiểm toán viên độc lập về sự trung thực và hợp lý của thông tin trên BCTC đã công bố.
Như vậy, lý thuyết hành vi quản lý cũng được sử dụng để nghiên cứu về tính
34

minh bạch thông tin trên BCTC và sự ảnh hưởng của yếu tố đến tính minh bạch
thông tin trên BCTC, đặc biệt là các yếu tố quản trị doanh nghiệp.
1.4.1.5. Lý thuyết thể chế
Theo Deegan và Unerman(2006), lý thuyết thể chế khẳng định rằng các tổ
chức luôn cố gắng để đảm bảo rằng họ được coi là hoạt động trong khuôn khổ và
chuẩn mực của xã hội. Nói cách khác, các tổ chức luôn cố gắng để đảm bảo rằng
các hoạt động của họ được cảm nhận bởi bên ngoài là hợp pháp và đáng tin cậy.
Lý thuyết thể chế dựa trên khái niệm về “một khế ước” giữa các tổ chức với
xã hội. Khái niệm này được sử dụng để đại diện cho rất nhiều kỳ vọng của xã hội
đối với tổ chức đang tiến hành các hoạt động trong xã hội đó (Deegan và Unerman,
2006).
Deegan và Unerman(2006) khẳng định rằng việc được coi là hợp pháp trong
quan điểm của xã hội và quyền hoạt động hay sự tồn tại của tổ chức luôn song hành.
Xã hội sẽ cho phép các tổ chức tiếp tục hoạt động khi mà tổ chức đó đáp ứng mong
đợi của họ. Lý thuyết thể chế cũng dự đoán rằng các nhà quản lý của tổ chức sẽ áp
dụng các biện pháp hoặc có các chiến lược cụ thể để đảm bảo với xã hội rằng tổ
chức đang được thực hiện theo các giá trị và chuẩn mực đạo đức của xã hội.
Như vậy, lý thuyết thể chế cũng được sử dụng để nghiên cứu tính minh bạch
thông tin và các yếu tố ảnh hưởng đến tính minh bạch thông tin trên đặc biệt là sự
ảnh hưởng của môi trường pháp lý về kế toán, kiểm toán và các quy định về công
bố thông tin trên BCTC đến tính minh bạch của thông tin trên BCTC của các
DNNY.
1.4.1.6. Lý thuyết xử lý thông tin (Information Processing Theory).
Lý thuyết Xử lý thông tin được xây dựng bởi Galbraith vào năm 1973
(Raldolph & Richard, 2005). Lý thuyết này xem xét đến ba khái niệm sau: yêu cầu
xử lý thông tin; khả năng xử lý thông tin; sự tương thích giữa yêu cầu và khả năng
xử lý thông tin nhằm đạt được hiệu quả tối ưu của DN. Các tổ chức cần phải điều
tiết thông tin nhằm khắc phục những cái không chắc chắn của môi trường giúp cải
tiến việc ra quyết định của họ. Sự không chắc chắn của môi trường có nguồn gốc từ
sự phức tạp và sự luôn thay đổi vốn dĩ của nó (Raldolph & Richard, 2005;
Premkumar & ctg, 2005). IP theory cho rằng sự thích hợp của khả năng xử lý thông
tin sẽ có một ảnh hưởng rõ rệt đến hiệu quả của DN (Galbraith, 1973). Các tổ chức
35

có thể áp dụng hai chiến lược để đối phó với sự không chắc chắn của môi trường và
gia tăng yêu cầu của thông tin. Thứ nhất cần phải phát triển những nhân tố để giảm
thiểu tác động của sự không chắc chắn này; thứ hai gia tăng năng lực xử lý thông
tin nhằm gia tăng hiệu quả của thông tin và từ đó giảm thiểu tác động của sự không
chắc chắn này (Premkumar & ctg, 2005). Để đạt đến điều này, các tổ chức cần
phải tạo ra sự kết nối giữa yêu cầu và khả năng thông tin. Liên quan đến việc vận
dụng lý thuyết này, Tan (1996) và Li & Yi (1999) đã tìm ra được mối quan hệ tích
cực giữa chiến lược của công ty và chiến lược công nghệ thông tin. Sự tương thích
giữa IT và chiến lược của DN sẽ có tác động tích cực đến hiệu quả của DN (Cragg
& ctg, 2002). Dorociak (2007) nghiên cứu về tác động của sự đồng bộ giữa chiến
lược của tổ chức và hiệu quả hoạt động của DN đã cho thấy có một sự tác động tích
cực giữa chiến lược của tổ chức, chiến lược IT và hiệu quả hoạt động của DN.
Davenport (1998) trình bày tầm quan trọng của việc đạt được một sự đồng bộ giữa
yêu cầu của tổ chức và khả năng về công nghệ. Một số nghiên cứu khác cho thấy
tầm quan trọng của IT trong việc hỗ trợ thông tin cho việc ra quyết định (El. Louadi,
1998; Temtime & ctg, 2003; Ismail & King, 2005). Vận dụng lý thuyết này, các nhà
nghiên cứu trong lĩnh vực KT như Niels Dechow & ctg (2007); Trần (2007);
Nguyễn (2010); Zohreh Hajiha, Zo Alfagha Pour Azizi (2011); Maziyar Ghasemi &
ctg (2011),… đã đưa ra giả thuyết về mối quan hệ giữa yếu tố công nghệ thông tin
với minh bạch và chất lượng BCTC.
1.4.2. Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến tính minh bạch thông tin trên BCTC
Từ những phân tích các lý thuyết nền tảng ở trên, có thể thấy minh bạch
thông tin trên Báo cáo tài chính phụ thuộc vào quá trình tạo lập, trình bày và công
bố thông tin BCTC. Quá trình này chịu chi phối bởi nhiều yếu tố, từ các quy định
pháp lý; vai trò, cơ chế giám sát của Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát; vai trò của
Kiểm toán độc lập,… Từ đó, có thể khái quát các yếu tố ảnh hưởng đến minh bạch
thông tin trên Báo cáo tài chính của các doanh nghiệp bao gồm:

Các yếu tố bên trong doanh nghiệp


Kiểm soát nội bộ
36

Bao gồm các quy định và thủ tục nhằm phát hiện, ngăn ngừa và kiểm soát
các rủi ro liên quan đến quá trình lập và trình bày báo cáo tài chính, đảm bảo các
báo cáo tài chính đánh tin cậy và minh bạch. Kiểm soát nội bộ ở các doanh nghiệp
khác nhau sẽ khác nhau, nhưng sự tồn tại của kiểm soát nội bộ có ảnh hưởng đến sự
minh bạch của thông tin trên báo cáo tài chính.
Hội đồng quản trị
Yếu tố quan trọng nhất trong cơ cấu quản trị công ty là HĐQT. Các nghiên
cứu trước đây cho thấy HĐQT có ba vai trò chính: (1) chiến lược: quá trình mà các
thành viên HĐQT phải thực hiện là định hướng, tương lai, tầm nhìn và giá trị của
doanh nghiệp; (2) giám sát và kiểm soát Ban điều hành và (3) thực hiện vai trò là
cung cấp dịch vụ, đó là hổ trợ Ban điều hành đặc biệt là Tổng giám đốc (CEO). Hầu
hết các nghiên cứu đều tập trung vào vai trò thứ hai đó là giám sát và kiểm soát.
Trách nhiệm HĐQT là giám sát Ban điều hành những nội dung liên quan trong kế
hoạch duy trì và cải tiến hệ thống kiểm soát nội bộ hướng đến quá trình lập và công
bố thông tin BCTC
Ban giám đốc
Bao gồm giám đốc điều hành, tài chính, nhân sự, kinh doanh…Họ được xem
là đại diện được ủy thác thực hiện việc quản lý và sử dụng vốn từ các bên cung cấp
vốn cho công ty. Ban giám đốc là thành phần thiết lập cho môi trường kiểm soát tại
công ty trong đó có kiểm soát quá trình soạn lập và công bố báo cáo tài chính.
Ban kiểm soát
Bao gồm các chuyên gia về tài chính và các thành viên không điều hành,
giúp cho Ban giám đốc thực hiện đầy đủ nghĩa vụ về giám sát và quản trị công ty.
Nhiệm vụ cụ thể và chủ yếu của ban giám sát là thực hiện giám sát quá trình lập và
trình bày và công bố báo cáo tài chính đảm bảo các thông tin trên BCTC được công
khai minh bạch đồng thời tiến hành giám sát kiểm toán độc lập báo cáo tài chính
nhằm gia tăng chất lượng của báo cáo kiểm toán từ đó sẽ gia tăng tính minh bạch
của BCTC.
Nhân viên kế toán
Nhân viên kế toán thực hiện các nhiệm vụ và yêu cầu của công tác kế toán
trong doanh nghiệp. Họ là những người tham gia trực tiếp và quá trình tạo lập và
trình bày thông tin trên BCTC từ việc thu thập, xử lý thông tin cho đến việc trình
bày và cung cấp thông tin kế toán đảm bảo yêu cầu theo quy định của pháp luật là
đầy đủ, chính xác, kịp thời, trung thực khách quan, rõ ràng dễ hiểu và đúng hình
37

thức quy định. Do vậy, sự minh bạch của thông tin trên BCTC sẽ chịu sự ảnh hưởng
bởi trình độ chuyên môn, năng lực và đạo đức nghề nghiệp của nhân viên kế toán.
Các yếu tố bên ngoài
Là những yếu tố không thuộc doanh nghiệp (không phải là các yếu tố thuộc đặc
điểm tài chính và đặc điểm quản trị) như kiểm toán độc lập, môi trường pháp lý về kế
toán, kiểm toán và các quy định về công bố thông tin, chế tài xử phạt…đây là những
yếu tố không thể kiểm soát một cách trực tiếp bởi doanh nghiệp nhưng chúng lại có
mối quan hệ qua lại lẫn nhau và tác động đến quá trình lập, trình bày và công bố thông
tin trên BCTC của các doanh nghiệp (Darius Vaicekauskas và Jonas Mackevicius, 2014).
Kiểm toán độc lập
Kiểm toán viên hoặc công ty kiểm toán cung cấp dịch vụ đảm bảo về sự
trung thực và hợp lý của các báo cáo tài chính công bố do đó ảnh hưởng đến tính
minh bạch của thông tin trên BCTC. Thông thường các kiểm toán viên chuyên
nghiệp có kiến thức sâu hơn về tài chính - kế toán so với các thành viên Ban kiểm
soát và Hội đồng quản trị, cho phép họ có thể phát hiện ra những thủ thuật tinh vi
nhằm bóp méo thông tin tài chính. Kiểm toán viên cũng có tính độc lập cao hơn so
với các thành viên Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát. Khi mức độ minh bạch và
công khai hóa thông tin của các doanh nghiệp còn thấp... thì BCTC được kiểm toán
sẽ làm gia tăng độ tin cậy cho các đối tượng sử dụng thông tin trên BCTC để đưa ra
các quyết định kinh tế của mình.
Môi trường pháp lý
Môi trường pháp lý cho việc lập, trình bày và công bố thông tin trên BCTC
hiện nay bao gồm: Hệ thống luật, chuẩn mực và chế độ kế toán, kiểm toán; các quy
định liên quan đến công bố thông tin trên thị trường chứng khoán và các chế tài xử
phạt cũng như trách nhiệm của các bên liên quan. Một môi trường pháp lý đầy đủ
và phù hợp, cùng với một chế tài xử phạt rõ ràng sẽ có ảnh hưởng tích cực tới tính
minh bạch của thông tin trên BCTC và ngược lại.
Như vậy, một hệ thống bao gồm 7 yếu tố (Bảng 1.2) sẽ ảnh hưởng đến sự
minh bạch của thông tin trên BCTC. Do đó, để nâng cao tính minh bạch thông tin
trên BCTC thì phải xác định được mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố từ đó nâng
cao tính minh bạch thông tin trên cơ sở kiểm soát các yếu tố này một cách hiệu quả.
Để đo lường và đánh giá mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố trên, tác giả sẽ trình
bày chi tiết ở các chương tiếp theo.
38

Bảng 1.2: Tổng hợp các yếu tố ảnh hưởng đến tính minh bạch
thông tin trên BCTC của các DNPTCNY
Các yếu tố ảnh
Nhóm yếu tố Tác giả
hưởng
Nguyễn Trọng Nguyên (2016), Phạm Quốc
Thuần (2016), Zinatul Iffah Binti Abdullah
Ban giám đốc (2015), Nguyễn Đình Hùng (2010), Zhara
và các tác giả (2000), Bùi Thị Thủy (2014)

Nguyễn Trọng Nguyên (2016, Phạm Quốc


Thuần (2016), Zinatul Iffah Binti Abdullah
(2015), Nguyễn Đình Hùng (2010), Lê Thị
Hội đồng quản trị
Mỹ Hạnh (2015), (Jouini Fathi, 2013),
(Fama và Jensen, 1983; Agrawal và
Knoeber, 1996)
Nhóm yếu tố
Nguyễn Trọng Nguyên (2016, Phạm Quốc
bên trong
Thuần (2016), Zinatul Iffah Binti Abdullah
DNNY
Ban kiểm soát (2015), Nguyễn Đình Hùng (2010), Abbott
và các cộng sự, 2004). DeZoort và Salterio
(2001)
Nguyễn Trọng Nguyên (2016), Phạm Quốc
Thuần (2016), Zinatul Iffah Binti Abdullah
Kiểm soát nội bộ
(2015), Nguyễn Đình Hùng (2010), Bùi Thị
Thủy(2014)
Nguyễn Trọng Nguyên (2016), Phạm Quốc
Thuần (2016), Zinatul Iffah Binti Abdullah
Nhân viên kế toán
(2015), Nguyễn Đình Hùng (2010), Cheung
và cộng sự, 2005)
Zinatul Iffah Binti Abdullah và các công sự;
Nguyễn Đình Hùng (2010); Heidi Vander
Môi trường pháp lý Bauwhede (2001), Nguyễn Công Phương và
Nguyễn Thị Thanh Phương (2014), Bùi Thị
Thủy(2014),
Nhóm yếu tố
Nguyễn Trọng Nguyên (2016, Phạm Quốc
bên ngoài
Thuần (2016), Zinatul Iffah Binti Abdullah
DNNY
(2015), Nguyễn Đình Hùng (2010), Eccher
Kiểm toán độc lập và Healy (2000), Hu (2002) và Wu và các
tác giả (2005), Lang và Lundholm (1993) và
Khanna & cộng sự (2004), Bùi Thị Thủy
(2014)
( Nguồn: Tác giả tổng hợp)
39

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1


Chương 1 của luận án đã trình bày những nội dung cơ bản liên quan đến tính
minh bạch thông tin trên BCTC dưới góc độ người cung cấp thông tin. Trong đó,
thông tin trên BCTC được hình thành từ quá trình tạo lập, trình bày và công bố
thông tin. Tiêu chí đánh giá mức độ minh bạch thông tin trên BCTC là chất lượng
của thông tin và công khai thông tin. Để đo lường mức đô minh bạch thông trên
BCTC, luận án căn cứ vào các đặc tính chất lượng của thông tin theo khuôn mẫu
của các FASB, IASB đồng thời kế thừa phương pháp đo lường từ các nghiên cứu
tiền nhiệm để phát triển thang đo cho các đặc tính đại diện cho sự minh bạch thông
tin trên BCTC như: Tính thích hợp, tính kịp thời, Sự tin cậy, so sánh được, dễ hiểu
dễ tiếp cận.
Đồng thời, trong chương này, tác cũng đã đưa ra một số lý thuyết nền có liên
quan đến tính minh bạch thông tin tài chính trên cơ sở đó cũng lý giải được các yếu
tố có ảnh hưởng đến tính bạch thông tin trên BCTC của các DNPTCNY. Đồng thời,
từ các mô hình nghiên cứu trên thế giới và trong nước về các yếu tố ảnh hưởng đến
mức độ minh bạch thông tin nói chung, thông tin trên BCTC nói riêng, với cách tiếp
cận từ phía người soạn lập, trình bày và cung cấp thông tin trên BCTC, tác giả đã kế
thừa và tổng hợp các yếu tố ảnh hưởng đến tính minh bạch thông tin bao gồm: Kiểm
soát nội bộ, Hội đồng quản trị, Ban giám đốc, Ban kiểm soát, Nhân viên kế toán,
Kiểm toán độc lập và Hệ thống môi trường pháp lý. Từ các yếu tố này, tác sẽ xin ý
kiến của các chuyên gia để xây dựng mô hình nghiên cứu phù hợp với thực tiễn ở
Việt Nam trong các chương tiếp theo.
40

CHƯƠNG 2: BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP


PHI TÀI NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

2.1. Doanh nghiệp niêm yết và doanh nghiệp phi tài chính niêm yết
2.1.1. Doanh nghiệp niêm yết
2.1.1.1. Khái quát về nghiệp nghiệp niêm yết
Doanh nghiệp niêm yết (DNNY) thực chất là các doanh nghiệp cổ phần có
chứng khoán (cổ phiếu và trái phiếu) được niêm yết trên thị trường chứng khoán
(gồm sở GDCK hoặc trung tâm GDCK). DNNY được xem xét ở các khía cạnh sau:
Xét từ các chủ thể tham gia TTCK, DNNY trước hết là tổ chức phát hành và
có chứng khoán (bao gồm cổ phiếu và trái phiếu) được niêm yết trên thị trường
chứng khoán. Dưới góc nhìn này, DNNY thực chất là doanh nghiệp cổ phần với tư
cách là tổ chức niêm yết. DNNY không bao hàm các tổ chức phát hành có chứng
khoán niêm yết khác như chính phủ (niêm yết tín phiếu kho bạc, trái phiếu kho bạc,
trái phiếu đầu tư); chính quyền địa phương (niêm yết trái phiếu địa phương); các
doanh nghiệp Nhà nước và doanh nghiệp TNHH (niêm yết trái phiếu doanh
nghiệp); các quỹ đầu tư chứng khoán và doanh nghiệp quản lý quỹ (niêm yết chứng
chỉ đầu tư).
Xét các loại hình doanh nghiệp trong nền kinh tế, DNNY là loại hình công ty
cổ phần. Ở Việt Nam, theo Luật Doanh nghiệp, có đa dạng các loại hình doanh
nghiệp gồm công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh và
doanh nghiệp tư nhân. K h i doanh nghiệp là công ty cổ phần đại chúng và có
chứng khoán được niêm yết trên TTCK thì được gọi là doanh nghiệp niêm yết hay
công ty cổ phần niêm yết.
Như vậy, DNNY là tổ chức niêm yết trên TTCK, là doanh nghiệp cổ phần
(thuộc đơn vị có lợi ích công chúng) có đủ điều kiện về vốn, hoạt động kinh doanh,
khả năng tài chính, số cổ đông hoặc số người sở hữu chứng khoán và được niêm yết
trên TTCK (Sở GDCK hoặc Trung tâm GDCK).
2.1.1.2. Đặc điểm quản trị công ty (QTCT) của các DNNY
Ngày nay, QTCT đã trở thành một vấn đề được quan tâm không chỉ ở các
nước phát triển mà còn ở các nền kinh tế đang phát triển, đặc biệt là sau cuộc khủng
hoảng tài chính Châu Á, cũng như sự gian lận BCTC dẫn đến sự sụp các công ty lớn
trên thế giới ở Mỹ và Châu âu như: Enron, Worldcom, Adelphia Communications,
AOL, Tyco...ở thập niên cuối của thế kỷ 20 và đầu thế kỷ 21. (Nguyễn Trọng
Nguyên, 2016)
41

Nguồn gốc về QTCT từ sự phân tách quyền sở hữu với quyền quản lý ở các
công ty đại chúng. Các nhà đầu tư đầu tư vốn của họ vào các công ty mà họ kỳ vọng
là sẽ sinh lời, do vậy họ có thể được hưởng lợi nhuận trong tương lai. Tuy nhiên,
nhiều nhà đầu tư thiếu thời gian và trình độ chuyên môn cần thiết để điều hành công
ty và đảm bảo rằng công ty đó tạo ra lợi nhuận. Vì vậy, các nhà đầu tư thuê các nhà
quản lý có trình độ để điều hành công ty hằng ngày, đảm bảo rằng các hoạt động
công ty tăng khả năng sinh lợi và hiệu quả hoạt động lâu dài.
Sự tách biệt quyền sở hữu và quản lý, một mặt giải quyết được mâu thuẫn
giữa vốn và năng lực điều hành như đã trình bày; mặt khác nó cũng làm nảy sinh
nguy cơ xung đột lợi ích, khiến cho hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp không đạt
mức tối ưu, gây thiệt hại cho các nhà đầu tư. Trong mối quan hệ giữa nhà đầu tư và
nhà quản lý, cả hai bên đều mong muốn tối đa hoá lợi ích của mình, tuy nhiên điều
kiện để tối đa hoá lợi ích của hai bên không giống nhau. Nhà đầu tư muốn tối đa
hoá lợi ích của mình thông qua việc tăng giá trị doanh nghiệp, còn lợi ích của nhà
quản lý thường gắn trực tiếp với thu nhập nhận được. Do nhà quản lý là người trực
tiếp điều hành hoạt động của doanh nghiệp nên họ có thể thực hiện những hành vi
hay quyết định nhằm tối đa hoá lợi ích cho cá nhân mình nhưng lại làm tổn hại đến
lợi ích của nhà đầu tư.
Từ thực trạng nêu trên, do đó cần phải có một cơ chế được đặt ra để các nhà
đầu tư (chủ sở hữu) và các bên liên quan kiểm soát việc điều hành công ty nhằm
mang lại giá trị gia tăng cao nhất cho công ty nói chung và nhà đầu tư nói riêng.
QTCT hình thành nhằm giải quyết mối quan hệ uỷ quyền trong công ty, qua đó các
bên có liên quan cùng kiểm soát nhằm ngăn ngừa vấn đề lợi dụng quyền hạn của các
nhà quản lý nhằm tối đa hóa lợi ích cho bản thân cũng như nhóm người cùng lợi ích.
Nguyên tắc quản trị công ty, bao gồm: Đảm bảo cơ cấu quản trị hợp lý; Đảm
bảo hiệu quả hoạt động của Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát; Đảm bảo quyền lợi
của cổ đông và những người có liên quan; Đảm bảo đối xử công bằng giữa các cổ
đông; Công khai minh bạch mọi hoạt động của công ty. Quản trị công ty cũng bao
hàm mối quan hệ giữa nhiều bên, không chỉ trong nội bộ công ty cổ phần như
các cổ đông, ban giám đốc điều hành, hội đồng quản trị, ban kiểm soát mà còn
những bên có lợi ích liên quan bên ngoài công ty: cơ quan quản lý Nhà nước, các
đối tác kinh doanh nhà đầu tư.
42

Đối với Hội đồng quản trị


Về trách nhiệm của HĐQT
Hội đồng quản trị phải tuân thủ đầy đủ trách nhiệm và nghĩa vụ theo quy
định của Luật doanh nghiệp và Điều lệ công ty, ngoài ra Hội đồng quản trị có các
trách nhiệm và nghĩa vụ sau:
- Chịu trách nhiệm trước cổ đông về hoạt động của công ty;
- Đối xử bình đẳng đối với tất cả cổ đông và tôn trọng lợi ích của người có
quyền lợi liên quan đến công ty;
- Đảm bảo hoạt động của công ty tuân thủ các quy định của pháp luật, Điều
lệ và quy định nội bộ của công ty;
- Xây dựng Quy chế nội bộ về quản trị công ty và trình Đại hội đồng cổ đông
thông qua
Về thành viên HĐQT
- Số lượng thành viên Hội đồng quản trị của công ty đại chúng ít nhất là 03
người và nhiều nhất là 11 người. Cơ cấu Hội đồng quản trị cần đảm bảo sự cân đối
giữa các thành viên có kiến thức và kinh nghiệm về pháp luật, tài chính, lĩnh vực
hoạt động kinh doanh của công ty và có xét yếu tố về giới.
- Cơ cấu Hội đồng quản trị của công ty đại chúng cần đảm bảo sự cân đối
giữa các thành viên điều hành và các thành viên không điều hành. Tối thiểu 1/3 tổng
số thành viên Hội đồng quản trị phải là thành viên không điều hành.
- Công ty đại chúng cần hạn chế tối đa thành viên Hội đồng quản trị kiêm
nhiệm chức danh điều hành của công ty để đảm bảo tính độc lập của Hội đồng quản
trị. Chủ tịch Hội đồng quản trị không được kiêm nhiệm chức danh Giám đốc (Tổng
giám đốc) của cùng 01 công ty đại chúng.
- Cơ cấu thành viên Hội đồng quản trị của công ty niêm yết phải đảm bảo tối
thiểu 1/3 tổng số thành viên Hội đồng quản trị là thành viên độc lập.
Đối với ban kiểm soát và kiểm soát viên
Về ban kiểm soát
Ban kiểm soát có các quyền và nghĩa vụ sau:
- Giám sát việc tổ chức thực hiện chiến lược phát triển, kế hoạch kinh doanh,
thực hiện các mục tiêu chiến lược và mục tiêu kế hoạch của công ty;
- Giám sát và đánh giá hiệu lực và mức độ tuân thủ quy chế kiểm toán nội
bộ, quy chế quản lý và phòng ngừa rủi ro, quy chế báo cáo và các quy chế quản trị
nội bộ khác của công ty;
43

- Giám sát tính hợp pháp, tính hệ thống và trung thực trong công tác kế toán,
sổ kế toán, trong nội dung báo cáo tài chính, các phụ lục và tài liệu liên quan;
- Giám sát các giao dịch của công ty với các bên có liên quan;
- Giám sát thực hiện các dự án đầu tư lớn, giao dịch mua, bán và giao dịch
kinh doanh khác có quy mô lớn hoặc giao dịch kinh doanh bất thường của công ty;
- Đề xuất và kiến nghị Đại hội đồng cổ đông phê chuẩn tổ chức kiểm toán
độc lập thực hiện kiểm toán Báo cáo tài chính của công ty;
- Chịu trách nhiệm trước cổ đông về hoạt động giám sát của mình;
- Giám sát tình hình tài chính công ty, tính hợp pháp trong các hoạt động của
thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc (Tổng giám đốc), người quản lý khác, sự
phối hợp hoạt động giữa Ban kiểm soát với Hội đồng quản trị, Giám đốc (Tổng
giám đốc) và cổ đông;
- Trường hợp phát hiện hành vi vi phạm pháp luật hoặc vi phạm Điều lệ công
ty của thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc (Tổng giám đốc) và người điều hành
doanh nghiệp khác, phải thông báo bằng văn bản với Hội đồng quản trị trong vòng
48 giờ, yêu cầu người có hành vi vi phạm chấm dứt vi phạm và có giải pháp khắc
phục hậu quả;
- Báo cáo tại Đại hội đồng cổ đông theo quy định.
Về Kiểm soát viên
- Kiểm soát viên có các quyền theo quy định của Luật doanh nghiệp, pháp
luật liên quan và Điều lệ công ty, trong đó có quyền tiếp cận các thông tin và tài liệu
liên quan đến tình hình hoạt động của công ty. Thành viên Hội đồng quản trị, Giám
đốc (Tổng giám đốc) và người điều hành doanh nghiệp khác có trách nhiệm cung
cấp các thông tin kịp thời và đầy đủ theo yêu cầu của Kiểm soát viên.
- Kiểm soát viên có trách nhiệm tuân thủ các quy định của pháp luật, Điều lệ
công ty và đạo đức nghề nghiệp trong thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao.
Công ty đại chúng có thể hướng dẫn quy định về hoạt động và thực thi nhiệm vụ
của Kiểm soát viên theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty.
- Số lượng Kiểm soát viên ít nhất là 03 người và nhiều nhất là 05 người.
Kiểm soát viên có thể không phải là cổ đông của công ty.
- Kiểm soát viên phải là những người độc lập với thành viên HĐQT, Ban
giám đốc và những người quản lý khác.
Như vậy, việc tuân thủ các quy định về quản trị công ty sẽ ảnh hưởng đến
quá trình tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Quản trị công ty minh bạch sẽ ảnh
44

hưởng đến sự minh bạch của thông tin đặc biệt là thông tin trên BCTC của các
DNNY.
2.1.2. Doanh nghiệp phi tài chính niêm yết
2.1.2.1. Khái quát doanh nghiệp phi tài chính niêm yết
Hiện nay, cũng chưa có quy định chính thức nào để phân loại doanh nghiệp
tài chính và doanh nghiệp phi tài chính. Tuy nhiên, đứng trên góc độ kế toán thì các
tổ chức như: Ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán và các tổ chức tín dụng khác sẽ có
chế độ kế toán hướng dẫn riêng và được gọi chung là những tổ chức tín dụng và
hoạt động trong lĩnh vục tài chính. Bởi, những doanh nghiệp này có những hoạt
động đặc thù và đối tượng kinh doanh của họ là những hàng hóa đặc biệt như: tiền,
chứng khoán, các dịch vụ tài chính và các dịch vụ thanh toán trung gian,….
Trong lĩnh vực ngân hàng, để kiểm soát mức độ rủi ro khi đầu tư. Các ngân
hàng cũng phân loại khách hàng tổ chức thành doanh nghiệp tài chính và doanh
nghiệp phi tài chính, trong đó là doanh nghiệp tài chính là những tổ chức hoạt động
trong lĩnh vực: Ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm và các tổ chức tài chính khác
như các công ty cho thuê tài chính, các quỹ tín dụng. Các doanh nghiệp còn lại được
gọi là doanh nghiệp phi tài chính, hoạt động trong các lĩnh vực như: Xây dựng cơ
bản, sản xuất công nghiệp, thương mại- dịch vụ, …
Như vậy, doanh nghiệp phi tài chính niêm yết là doanh nghiệp phi tài chính
có cổ phiếu được phép mua bán trên thị trường chứng khoán. DNPTCNY ngoài
việc tuân thủ các quy định pháp lý về kế toán còn phải tuân thủ các quy định về
công bố thông tin trên TTCK và phải thực hiện kiểm toán BCTC trước khi công bố
BCTC ra công chúng.
2.1.2.2. Đặc điểm của doanh nghiệp phi tài chính niêm yết
Về cơ bản, DNPTCNY mang đầy đủ các đặc điểm chung của DNNY như sau:
DNPTCNY thường có qui mô lớn và phạm vi hoạt động rộng khắp: Mục đích
chính của doanh nghiệp khi lựa chọn con đường niêm yết là nhằm đáp ứng nhu cầu
mở rộng vốn kinh doanh trên qui mô lớn thông qua thu hút vốn dài hạn từ các NĐT,
bên cạnh đó còn nhằm khẳng định thương hiệu và uy tín, do vậy DNPTCNY thường
là các doanh nghiệp có qui mô lớn, phạm vi hoạt động rộng và có các mối quan hệ
tài chính phức tạp hơn so với các doanh nghiệp không niêm yết.
Hoạt động của DNPTCNY được quản lý chặt chẽ bởi nhiều hệ thống pháp
luật trong và ngoài doanh nghiệp: Luật kế toán, chuẩn mực kế toán, Luật Doanh
nghiệp, Luật Chứng khoán, Luật Kiểm toán độc lập và các văn bản pháp luật liên
45

quan khác, trong đó yêu cầu cao về tính minh bạch trong hoạt động và chịu sự qui
định chặt chẽ việc công khai các thông tin trên BCTC.
Cổ phiếu của DNPTCNY được sở hữu bởi số lượng lớn cổ đông: Đây là đặc
trưng cơ bản của DNPTCNY so với doanh nghiệp không niêm yết, theo đó, số
lượng và trình độ cổ đông của các DNPTCNY là rất lớn, phức tạp, có lợi ích trực
tiếp và quan tâm sâu tới kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Đặc điểm
cổ đông của DNPTCNY cũng khá đa dạng bao gồm cả tổ chức, cá nhân nước ngoài,
cổ đông đại diện cho phần vốn của nhà nước.
Các đặc điểm trên đây của DNPTCNY sẽ chi phối đến đặc điểm BCTC của
DNPTCNY so với BCTC của các DN chưa niêm yết.
2.2. Tổng quan về báo cáo tài chính của các doanh nghiệp phi tài chính
niêm yết
2.2.1. Hệ thống báo cáo tài chính
Báo cáo tài chính là một hệ thống các báo cáo tổng hợp được hình thành từ
quá trình tạo lập, trình bày và công bố thông tin của một đơn vị kế toán. BCTC cung
cấp thông tin về tình hình tài chính, tình hình kinh doanh, các luồng tiền và các
thông tin khác trong Bản thuyết minh Báo cáo tài chính nhằm giải trình thêm về các
chỉ tiêu đã phản ánh trên các BCTC tổng hợp và các chính sách kế toán đã áp dụng
để ghi nhận các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, lập và trình bày Báo cáo tài chính của
một doanh nghiệp, đáp ứng yêu cầu quản lý của chủ doanh nghiệp, cơ quan Nhà
nước và nhu cầu hữu ích của những người sử dụng trong việc đưa ra các quyết định
kinh tế.
Hệ thống báo cáo tài chính gồm:
(1) Bảng cân đối kế toán
(2) Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
(3) Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
(4) Bản thuyết minh Báo cáo tài chính
Nội dung của các báo cáo trong hệ thống BCTC theo chuẩn mực kế toán
Việt Nam
Bảng cân đối kế toán: Bảng là một báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh khái
quát tình hình tài sản của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định, dưới hình thái
tiền tệ theo giá trị tài sản và nguồn hình thành tài sản. Về bản chất, Bảng CĐKT là
một bảng cân đối tổng hợp giữa tài sản với nguồn vốn chủ sở hữu và công nợ phải
trả của doanh nghiệp. Bảng CĐKT là tài liệu quan trọng để phân tích, đánh giá một
46

cách tổng quát tình hình tài chính, trình độ sử dụng vốn và những triển vọng kinh tế
tài chính của doanh nghiệp.
Báo cáo kết quả kinh doanh: Báo cáo kết quả kinh doanh (BCKQKD) là
một báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh tổng quát tình hình và kết quả kinh doanh
của doanh nghiệp trong một kỳ hạch toán. BCKQKD là tài liệu quan trọng cung cấp
số liệu cho người sử dụng thông tin có thể kiểm tra, phân tích và đánh giá kết quả
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ, so sánh với các kỳ trước và các
doanh nghiệp khác trong cùng ngành để nhận biết khái quát kết quả hoạt động của
doanh nghiệp trong kỳ và xu hướng vận động nhằm đưa ra các quyết định quản lý
và quyết định tài chính cho phù hợp.
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ : Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (LCTT) là báo cáo
kế toán tổng hợp phản ánh việc hình thành và sử dụng lượng tiền trong kỳ báo cáo
của doanh nghiệp. Căn cứ vào báo cáo này, người ta có thể đánh giá được khả năng
tạo ra tiền, sự biến động tài sản thuần của doanh nghiệp, khả năng thanh toán cũng
như tình hình lưu chuyển tiền của kỳ tiếp theo, trên cơ sở đó dự đoán được nhu cầu
và khả năng tài chính của doanh nghiệp. Báo cáo LCTT cung cấp các thông tin bổ
sung về tình hình tài chính của doanh nghiệp mà BCĐKT và BCKQKD chưa phản
ánh được do kết quả hoạt động trong kỳ của doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi nhiều
khoản mục phi tiền tệ. Cụ thể là, báo cáo LCTT cung cấp các thông tin về luồng vào
và ra của tiền và coi như tiền, những khoản đầu tư ngắn hạn có tính lưu động cao,
có thể nhanh chóng và sẵn sàng chuyển đổi thành một khoản tiền biết trước ít chịu
rủi ro lỗ về giá trị do những sự thay đổi về lãi suất giúp cho người sử dụng phân tích
đánh giá khả năng tạo ra các luồng tiền trong tương lai, khả năng thanh toán các
khoản nợ, khả năng chi trả lãi cổ phần...đồng thời những thông tin này còn giúp
người sử dụng xem xét sự khác nhau giữa lãi thu được và các khoản thu chỉ bằng
tiền.
Thuyết minh báo cáo tài chính: Thuyết minh báo cáo tài chính là một bộ
phận hợp thành hệ thống báo cáo tài chính của doanh nghiệp được lập để giải thích
một số vấn đề về hoạt động sản xuất kinh doanh và tình hình tài chính của doanh
nghiệp trong kỳ báo cáo mà các báo cáo tài chính khác không thể trình bày rõ ràng
và chi tiết được. Thuyết minh báo cáo tài chính trình bày khái quát đặc điểm hoạt
động của doanh nghiệp, nội dung một số chế độ kế toán được doanh nghiệp lựa
chọn để áp dụng, tình hình và lý do biến động của một số đối tượng tài sản và
nguồn vốn quan trọng, phân tích một số chỉ tiêu tài chính chủ yếu và các kiến nghị
47

của doanh nghiệp. Đồng thời, Thuyết minh báo cáo tài chính cũng có thể trình bày
thông tin riêng tuỳ theo yêu cầu quản lý của Nhà nước và doanh nghiệp, tuỳ thuộc
vào tính chất đặc thù của từng loại hình doanh nghiệp, quy mô, đặc điểm hoạt động
sản xuất kinh doanh tổ chức bộ máy và phân cấp quản lý của doanh nghiệp. Đối với
các DNNY, Thuyết minh BCTC là một trong những báo cáo quan trọng giúp cho
các đối tượng sử dụng thông tin đặc biệt là nhà đầu tư có thểm căn cứ để đưa ra
những quyết định kinh phù hợp hơn.
Như vậy, nghiên cứu về hệ thống báo cáo tài chính sẽ hiểu được tầm quan
trọng của BCTC trong việc cung cấp thông tin cho các đối tượng quan. Để nâng cao
tính minh bạch thông tin trên BCTC, cần phải có một hệ thống các yếu tố kiểm soát
quá trình hình thành các thông tin trên BCTC.
2.2.2. Quy định về lập, trình bày và công bố thông tin trên BCTC của các
DNPTCNY trên TTCK Việt Nam
2.2.2.1. Quy định về lập và trình bày BCTC
Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam số 21 “Trình bày Báo cáo tài chính” thì
Giám đốc (hoặc người đứng đầu) doanh nghiệp chịu trách nhiệm về lập và trình bày
báo cáo tài chính. Khi lập và trình bày BCTC phải đảm bảo các yêu cầu và nguyên
tắc sau:
Các yêu cầu khi trình bày BCTC
Báo cáo tài chính phải trình bày một cách trung thực và hợp lý tình hình tài
chính, tình hình và kết quả kinh doanh và các luồng tiền của doanh nghiệp. Để đảm
bảo yêu cầu trung thực và hợp lý, các báo cáo tài chính phải được lập và trình bày
trên cơ sở tuân thủ các chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán và các quy định có liên
quan hiện hành.
Doanh nghiệp cần nêu rõ trong phần thuyết minh báo cáo tài chính là báo cáo
tài chính được lập và trình bày phù hợp với chuẩn mực và chế độ kế toán Việt Nam.
Báo cáo tài chính được coi là lập và trình bày phù hợp với chuẩn mực và chế độ kế
toán Việt Nam nếu báo cáo tài chính tuân thủ mọi quy định của từng chuẩn mực và
chế độ kế toán hiện hành do Bộ Tài chính ban hành.
Yêu cầu về thông tin trình bày trên BCTC
Tính thích hợp: Các thông tin trình bày trên BCTC phải thích hợp với nhu
cầu ra quyết định của người sử dụng. Từ việc sử dụng những thông tin này, họ có
thể nhận xét, đánh giá được những sự kiện và kết quả của doanh nghiệp, có phương
hướng thực hiện trong tương lai nhằm đạt tới mục tiêu đã định. Tính thích hợp
48

được hiểu là sử dụng cho đại đa số các đối tượng có nhu cầu sử dụng thông khác
nhau chứ không phải đáp ứng nhu cầu cụ thể của từng đối tượng sử dụng.
Tính trọng yếu: Tính trọng yếu của thông tin kế toán tùy thuộc vào tác
động của nó đến quyết định kinh tế của người sử dụng thông tin. Mức độ trọng
yếu được hiểu là nếu bỏ sót hoặc xác định sai các thông tin này có thể ảnh
hưởng nghiêm trọng đến quyết định của các đối tượng sử dụng thông tin.
Độ tin cậy: Độ tin cậy của thông tin trên BCTC là một trong những yếu tố
quan trọng và chủ yếu của chất lượng thông tin. Các thông tin có chất lượng đáng
tin cậy khi đó phản ánh một cách trung thực, khách quan các nghiệp vụ và các sự
kiện kinh tế phát sinh, tôn trọng nội dung hơn hình thức hoặc thông tin không bị
bóp méo, giúp cho thông tin kế toán hữu ích hơn để từ đó các nhà đầu tư có thể
khắc họa được đầy đủ và chính xác các kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và
tình hình tài chính của doanh nghiệp.
Tính so sánh: Các thông tin kế toán phải đảm bảo tính có thể so sánh
được để có thể phân tích được những biến động về tình hình tài chính và hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp.
Tính kịp thời: Để hữu hiệu trong việc đánh giá hiệu quả kinh tế của
các doanh nghiệp, thông tin phải phát huy được tính kịp thời. Yêu cầu này làm
cho việc phân tích, đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp đúng đắn theo
bản chất của các sự kiện phát sinh, từ đó không dẫn đến các đánh giá hay nhận
xét sai lầm về doanh nghiệp.
Tính dễ hiểu: Tính dễ hiểu được xác định trong phạm vi là người sử
dụng thông tin phải có những kiến thức nhất định về kế toán chứ không phải cho
rộng rãi tất cả các đối tượng. Tuy nhiên, khi một thông tin phức tạp nhưng cần
thiết cho nhu cầu ra quyết định vẫn phải được trình bày và công bố.
2.2.2.2. Chế độ kế toán áp dụng cho các DNPTCNY.
Hiện nay, chưa có chế độ kế toán riêng áp dụng cho các DNPTCNY mà chế
độ kế toán ban hành vẫn áp dụng chung cho các DNPTC niêm yết và chưa niêm yết.
Các DNPTCNY đang áp dụng Chế độ kế toán hiện hành theo thông tư 200/2014-
BTC thay thế chế độ kế toán ban hành theo QĐ số 15/2006-BTC. Theo đó hệ thống
biểu mẫu chứng từ, hệ thống sổ sách, hệ thống tài khoản và hệ thống báo cáo tài
chính được ban hành và hướng dẫn vận dụng cụ thể trong thông tư này. Thông tư
200/2014-BTC ra đời đã có những quy định phù hợp với thực tiễn, hiện đại và mang
tính khả thi, tôn trọng bản chất hơn hình thức, linh hoạt và mở, phù hợp với thông lệ
49

quốc tế, rút ngắn khoảng cách giữa chuẩn mực kế toán Việt Nam và chuẩn mực kế
toán quốc tế, đồng thời đề cao trách nhiệm của người cung cấp thông tin về tính
minh bạch của các thông tin trên BCTC được công bố. Song, bên cạnh sự linh hoạt
của chế độ kế toán hiện hành (như chứng từ, sổ sách chỉ mang tính hướng dẫn) giúp
cho các doanh nghiệp chủ động xây dựng hệ thống chứng từ, sổ sách phù hợp với
nhu cầu quản lý của mình trên cơ sở đảm bảo các yêu cầu bắt buộc thì điều này
cũng có ảnh hưởng nhất định đến quá trình thu thập, ghi nhận thông tin ban đầu của
mỗi doanh nghiệp, do vậy, việc vận dụng sự linh hoạt của chế độ kế toán có thể dẫn
đến chất lượng và tính minh bạch của thông tin trên BCTC của mỗi DN là khác
nhau.
Ngoài ra, các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết hoạt động dưới hình thức
công ty mẹ - công ty con khi lập và trình bày Báo cáo tài chính hợp nhất phải tuân
thủ theo những quy định và hướng dẫn tại thông tư 202/2014-BTC về hướng dẫn
phương pháp lập và trình bày BCTC hợp nhất đối với các khoản đầu tư vào công ty
con, công ty liên doanh, liên kết và phương pháp kế toán xử lý các giao dịch giữa
các đơn vị trong nội bộ tập đoàn, giữa tập đoàn và công ty liên doanh, liên kết.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tài chính (Ngân
hàng, bảo hiểm, chứng khoán) có chế độ kế toán riêng khác với các DNPTCNY.
Trong đó, chế độ kế toán đối với các ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước ban hành
theo QĐ số 16/2007-NHNN được sửa đổi theo thông tư 49/2014-NHNN. Ngoài các
báo cáo bắt buộc trong hệ thống BCTC (Bảng Cân đối kế toán, Báo cáo KQHĐKD,
Báo cáo Lưu chuyển tiền tệ, Thuyết minh BCTC) giống như các DNPTCNY thì
theo quy định tại VBHN số 04/VBHN- NHNH năm 2018, hệ thống BCTC của các
tổ chức tín dụng phải nộp thêm Bảng cân đối tài khoản kế toán mẫu A01/TCTD.
Đối với các công ty bảo hiểm nhân thọ, chế độ kế toán được áp dụng theo Thông tư
199/2014-BTC, thông tư này quy định một số tài khoản, nguyên tắc, phương pháp
hạch toán, mẫu Báo cáo tài chính áp dụng cho các doanh nghiệp bảo hiểm (DNBH)
nhân thọ, doanh nghiệp chuyên kinh doanh bảo hiểm sức khỏe và doanh nghiệp tái
bảo hiểm nhân thọ được thành lập và hoạt động theo pháp luật tại Việt Nam. Các
công ty chứng khoán (CTCK) thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật
về chứng khoán áp dụng chế độ kế toán hiện hành theo Thông tư số 210/2014-BTC.
Như vậy, rõ ràng các doanh nghiệp niêm yết hoạt động trong lĩnh vực tài
chính có đối tượng kế toán riêng và áp dụng chế độ kế toán khác so với chế độ kế
toán của các DNPTCNY. Do vậy, NCS đã giới hạn phạm vi nghiên cứu của luận án
50

là các DNPTC niêm yết nhằm đưa ra các khuyến nghị và giải pháp cụ thể hơn, trọng
tâm hơn về việc nâng cao tính minh bạch thông tin trên BCTC của các DNPTCNY.
2.2.2.3. Quy định về công bố thông tin trên TTCK của các DNPTCNY
Các quy định về công bố thông tin trên TTCK của các DNNY được thực
hiện theo hướng dẫn tại Thông tư 155/2015-BTC về công bố thông tin trên thị
trường chứng khoán và tại Nghị định 71/2017-CP về quan trị công ty đại chúng.
Các DNNY khi công bố thông tin phải đảm bảo một số nội dung sau:
DNNY có nghĩa vụ công bố đầy đủ, chính xác và kịp thời thông tin định kỳ
và bất thường về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, tài chính và tình hình
quản trị công ty cho cổ đông và công chúng. DNNY phải công bố đầy đủ, chính xác
và kịp thời các thông tin khác nếu các thông tin đó có khả năng ảnh hưởng đến giá
chứng khoán và ảnh hưởng đến quyết định của cổ đông và nhà đầu tư. Thông tin và
cách thức công bố thông tin được thực hiện theo quy định của pháp luật và Điều lệ
công ty.
Phương tiện công bố thông tin
Các phương tiện công bố thông tin bao gồm:
Trang thông tin điện tử (website) của tổ chức là đối tượng công bố thông tin;
Hệ thống công bố thông tin của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước;
Trang thông tin điện tử của Sở giao dịch chứng khoán;
Trang thông tin điện tử của Trung tâm lưu ký chứng khoán;
Các phương tiện thông tin đại chúng khác theo quy định pháp luật (báo in,
báo điện tử...).
Nội dung công bố thông tin trên BCTC
Tổ chức niêm yết, doanh nghiệp đại chúng quy mô lớn phải công bố báo cáo
tài chính năm đã được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán được chấp thuận thực hiện
kiểm toán cho đơn vị có lợi ích công chúng thuộc lĩnh vực chứng khoán với đầy đủ
các báo cáo theo quy định về kế toán doanh nghiệp.
Tổ chức niêm yết, doanh nghiệp đại chúng quy mô lớn phải công bố báo cáo
tài chính bán niên đã được soát xét bởi tổ chức kiểm toán được chấp thuận thực hiện
kiểm toán cho đơn vị có lợi ích công chúng thuộc lĩnh vực chứng khoán.
Tổ chức niêm yết, doanh nghiệp đại chúng quy mô lớn phải công bố báo cáo
tài chính quý hoặc báo cáo tài chính quý đã được soát xét (nếu có).
Doanh nghiệp đại chúng phải lập báo cáo thường niên và công bố báo cáo
này chậm nhất là 20 ngày sau ngày công bố báo cáo tài chính năm được kiểm toán
51

nhưng không vượt quá 120 ngày, kể từ ngày kết thúc năm tài chính.Thông tin tài chính
trong báo cáo thường niên phải phù hợp với báo cáo tài chính năm được kiểm toán.
Ngoài ra, khi công bố thông tin các báo cáo tài chính, DNPTCNY phải đồng
thời giải trình nguyên nhân khi có sự thay đổi về lợi nhuận sau thuế từ 10% so với
kỳ trước hoặc khi lợi nhuận trong kỳ báo cáo bị lỗ…
Thời hạn công bố thông tin
Thời hạn công bố báo cáo tài chính năm: Doanh nghiệp đại chúng phải công
bố báo cáo tài chính năm đã được kiểm toán trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày tổ
chức kiểm toán ký báo cáo kiểm toán nhưng không vượt quá 90 ngày, kể từ ngày
kết thúc năm tài chính.
Thời hạn công bố báo cáo tài chính bán niên: Tổ chức niêm yết, doanh
nghiệp đại chúng quy mô lớn phải công bố báo cáo tài chính bán niên đã được soát
xét trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày tổ chức kiểm toán ký báo cáo soát xét nhưng
không được vượt quá 45 ngày, kể từ ngày kết thúc 06 tháng đầu năm tài chính.
Thời hạn công bố báo cáo tài chính quý: Tổ chức niêm yết, doanh nghiệp đại
chúng quy mô lớn phải công bố báo cáo tài chính quý trong thời hạn 20 ngày kể từ
ngày kết thúc quý. Tổ chức niêm yết, doanh nghiệp đại chúng quy mô lớn công bố
báo cáo tài chính quý được soát xét (nếu có) trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày tổ
chức kiểm toán ký báo cáo soát xét.
Như vậy, thông qua các quy định trên trên ta có thể đánh giá được phần nào
việc doanh nghiệp có CBTT kịp thời, chính xác và đầy đủ cho nhà đầu tư và toàn
thị trường hay không, trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc công bố và giải trình
thông tin, từ đó đánh giá được mức độ minh bạch hóa thông tin trên TTCK.
2.2.3. Đặc điểm báo cáo tài chính của các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết
Về cơ bản, BCTC của các DNPTCNY chứa đựng đầy đủ các đặc điểm về
BCTC của các DNNY bao gồm:
Thứ nhất, BCTC của các DNPTCNY đòi hỏi độ tin cậy cao và rất nhạy cảm.
Xuất phát từ đặc trưng của DNPTCNY là doanh nghiệp cổ phần đại chúng,
được phát hành cổ phiếu trên TTCK, cổ phiếu của DNPTCNY được phép tự do
mua bán trên thị trường, theo đó, BCTC của DNPTCNY nhận được sự quan tâm
của đa dạng đối tượng, không chỉ là chính ban lãnh đạo doanh nghiệp, các nhà quản
lý (cơ quan thuế, ủy ban chứng khoán...), các đối tác kinh doanh (nhà cung cấp, đối
tác liên danh, liên kết..), các nhà cung cấp tín dụng (ngân hàng, các tổ chức tài
chính...), mà đặc biệt là nhận được sự quan tâm của đông đảo công chúng là các
52

NĐT tổ chức và cá nhân (các quĩ đầu tư, các doanh nghiệp chứng khoán, các
chuyên gia phân tích tài chính, cổ đông và cộng đồng các NĐT thuộc nhiều tầng lớp
với số lượng đông, trình độ cao thấp khác nhau). Do vậy, các thông tin trên BCTC
của DNPTCNY đòi hỏi có độ tin cậy cao và rất nhạy cảm với các quyết định của
người sử dụng thông tin. Người sử dụng, nhất là các NĐT có thể phải chịu thiệt hại
nặng nề về kinh tế nếu các quyết định dựa trên các BCTC thiếu tin cậy, hơn nữa,
điều này có thể gây ảnh hưởng tới lòng tin của NĐT vào TTCK, cũng như ảnh
hưởng lan tỏa tới sự phát triển an toàn, lành mạnh của TTCK.
Thứ hai, BCTC của các DNPTCNY theo dõi và phản ánh nhiều chỉ tiêu đặc
thù: Xuất phát từ đặc điểm cổ phiếu của DNPTCNY được sở hữu bởi số lượng lớn
cổ đông và liên tục có sự biến động, do vậy, BCTC của DNPTCNY phải theo dõi
và phản ánh các nghiệp vụ chi tiết về vốn chủ sở hữu theo từng đối tượng cổ đông
và theo từng thời điểm (cổ phiếu phát hành thêm và cổ tức); dẫn đến các chỉ tiêu chỉ
xuất hiện trên BCTC của doanh nghiệp cổ phần nói chung và của DNPTCNY nói
riêng như “thặng dư vốn cổ phần”, “cổ phiếu quỹ ” trên Bảng cân đối kế toán; “lãi
cơ bản trên một cổ phiếu” trên Báo cáo kết quả kinh doanh; hay “lợi ích của cổ đông
thiểu số” trên các BCTC hợp nhất; và Thuyết minh BCTC là một bộ phận rất quan
trọng của BCTC của các DNNY và được sự quan tâm đặc biệt của các đối tượng sử
dụng thông tin.
Thứ ba, BCTC của các DNPTCNY phản ánh khối lượng nghiệp vụ lớn và
phức tạp: Đặc điểm của các DNPTCNY thường có quy mô lớn và hoạt động đa
ngành nghề, gồm cả lĩnh vực nhiều rủi ro, theo đó, nếu là BCTC của doanh nghiệp
mẹ phải bao gồm BCTC hợp nhất từ các doanh nghiệp con, doanh nghiệp liên kết,
chứa đựng các quan hệ tài chính phức tạp hơn như đầu tư doanh nghiệp con, đầu tư
chéo, đầu tư ra nước ngoài. Bên cạnh đó, BCTC có nhiều chỉ tiêu, nhiều khoản ước
tính kế toán (dự phòng đầu tư), thông tin trình bày cũng như theo dõi các nghiệp vụ,
khoản mục phức tạp theo đặc thù ngành nghề kinh doanh của DNPTCNY như xây
dựng, bất động sản…
Thứ tư, BCTC của DNPTCNY phải tuân thủ các quy định khắt khe hơn của
TTCK, trong đó có yêu cầu bắt buộc phải kiểm toán: Hoạt động của DNPTCNY
được quản lý chặt chẽ bởi nhiều hệ thống pháp luật, trong đó có quy định của luật
chứng khoán, do đó, BCTC của DNPTCNY phải tuân thủ các quy định khắt khe
hơn về thời gian công bố và bắt buộc phải được kiểm toán hàng năm. Về thời gian
53

công bố được quy định tại từng TTCK, nói chung, BCTC phải được công bố từng
quý, 6 tháng, 1 năm và tuân thủ thời gian công bố thông tin nghiêm ngặt hơn so với
các doanh nghiệp thông thường; BCTC phải được kiểm toán hàng năm (hoặc có thể
phải chịu soát xét hàng quí hoặc 6 tháng, 1 năm) bởi một tổ chức kiểm toán đủ điều
kiện kiểm toán DNPTCNY.
Trước khi muốn niêm yết, công ty cổ phần phải thực hiện đăng ký và hoàn
tất bộ hồ sơ bản cáo bạch, trong đó bắt buộc phải có BCTC đáp ứng các điều kiện
và điều này được quy định ở từng quốc gia.Trong suốt quá trình niêm yết, tình trạng
xấu của BCTC đã được kiểm toán sẽ dẫn đến DNPTCNY có thể bị đưa vào tình
trạng cảnh báo, kiểm soát, thậm chí bị hủy niêm yết. Điều này được quy định tùy
từng quốc gia. Hầu hết các TTCK đều quy định, BCTC của các doanh nghiệp niêm
yết phải thể hiện kết quả kinh doanh có lãi và nhận được ý kiến của KTV về độ tin
cậy của các BCTC. (Bùi Thị Thủy, 2014)
Ngoài những đặc điểm trên, BCTC của các DNPTCY được lập và trình bày
theo quy định và mẫu biểu khác so với BCTC của các DNNY hoạt động trong lĩnh
vực tài chính bởi chế độ kế toán áp dụng giữa hai loại hình doanh nghiệp này là
khác nhau như đã trình bày ở mục 2.2.2.2 ở trên.
2.3. Khái quát thực trạng về lập, trình bày và công bố thông tin trên Báo cáo tài
chính của doanh nghiệp phi tài chính niêm yết.
Thông qua kết quả khảo sát, nghiên cứu dữ liệu thứ cấp và phỏng vấn chuyên
gia về thực trạng lập, trình bày và công bố thông tin trên Báo cáo tài chính của
doanh nghiệp phi tài chinh niêm yết, có thể nhận thấy, hệ thống BCTC của các
doanh nghiệp Việt Nam nói chung, của các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết nói
riêng ngày càng trở nên trung thực và minh bạch hơn do các quy định của Nhà nước
ngày càng rõ ràng và tiếp cận dần tới chuẩn mực và thông lệ quốc tế. Đặc biệt, kể từ
năm 2015 khi Thông tư 200/2014/TT-BTC (Thông tư 200) của Bộ Tài chính được
ban hành ngày 22/12/2014 hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp có hiệu lực, các
nghiệp vụ kinh tế đã được phản ánh đúng bản chất hơn, các thông tin trình bày trên
BCTC đầy đủ hơn, chất lượng hơn, giúp cho người sử dụng BCTC đưa ra được các
quyết định phù hợp hơn. Tuy nhiên, bên cạnh đó, việc cố tình “bóp méo” BCTC đâu
đó vẫn diễn biến phức tạp, việc chưa thực hiện đầy đủ các quy định chuẩn mực kế
54

toán, chế độ kế toán và các quy định pháp lý có liên quan vẫn tồn tại, tình trạng
chậm nộp BCTC vẫn gia tăng, điều này ảnh hưởng đến những quyết định kịp thời
của người sử dụng thông tin trên BCTC. Có thể khái quát thực trạng phổ biến hiện
nay về BCTC của các DNPTCNY hiện nay như sau:
Thứ nhất, hệ thống báo cáo tài chính của các doanh nghiệp phi tài chính niêm
yết còn một số tồn tại nhất định, cụ thể:
Bảng cân đối kế toán, chỉ tiêu “Tiền và các khoản tương đương tiền” chưa
phản ánh đúng giá trị thực do nhiều doanh nghiệp đã “gom” vào cả những khoản
đầu tư có thời hạn trên 3 tháng (Nguyễn Thị Thanh Loan, 2017); việc phân loại và
theo dõi chi tiết các khoản chứng khoán đầu tư, các khoản nợ phải thu, phải trả chưa
được quan tâm đúng mức dẫn đến việc xác định kết quả kinh doanh thiếu trung
thực; việc trích lập các khoản dự phòng thường không đúng quy định do thủ tục
thành lập hội đồng thẩm định mức trích lập các khoản dự phòng không được nhiều
doanh nghiệp quan tâm thực hiện; không loại trừ các giao dịch nội bộ trên BCTC
hợp nhất;…
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, vẫn có doanh nghiệp bất động sản
(như các DN có mã chứng khoán LHC, MCO, VST) áp dụng chuẩn mực về hợp
đồng xây dựng để ghi nhận doanh thu theo tiến độ, tương tự nhà thầu xây dựng; có
doanh nghiệp (như các DN có mã chứng khoán C47, HLG) thay đổi phương pháp
khấu hao khi không có bằng chứng cho thấy có sự thay đổi về cách thức sử dụng và
thu hồi tài sản nhằm giảm chi phí phải khấu hao trong năm, nhờ vậy, làm tăng
lãi/giảm lỗ trên báo cáo tài chính. Thậm chí, chi phí lãi vay không được hạch toán
đúng, đủ; chi phí quản lý doanh nghiệp cũng không được kết chuyển toàn bộ vào
báo cáo kết quả kinh doanh, mà “treo” lại một phần trên bảng cân đối kế toán;…
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, mặc dù thị trường chứng khoán suy giảm kéo
dài, nhiều khoản đầu tư tài chính đã bị giảm sâu, nhưng trên báo cáo lưu chuyển tiền
tệ của một số doanh nghiệp (như các DN có mã chứng khoán CLG, CNT) đã không
trình bày luồng tiền liên quan đến chứng khoán nắm giữ vì mục đích thương mại;
không bóc tách chênh lệch giữa số dư đầu kỳ và cuối kỳ của các khoản phải thu,
phải trả và tồn kho liên quan đến hoạt động đầu tư và tài chính. Thậm chí, trên báo
cáo tài chính của không ít doanh nghiệp, số liệu giữa báo cáo này không khớp với
số liệu trên báo cáo kết quả kinh doanh;…
55

Thuyết minh báo cáo tài chính, thuyết minh báo cáo tài chính trong nhiều
trường hợp không thuyết minh các chỉ tiêu có tính chất trọng yếu theo quy định của
chuẩn mực kế toán như khoản đi vay, cho vay có giá trị lớn, phương pháp xác định
doanh thu, giá vốn gắn với từng loại hình lĩnh vực kinh doanh cụ thể của doanh
nghiệp (như các DN có mã chứng khoán PTC, TMS), khiến người đọc không có
được cái nhìn rõ ràng, chân thực về doanh nghiệp. Thông tin về các bên liên quan
không được trình bày, hoặc trình bày không đủ các nội dung theo quy định của
chuẩn mực kế toán. Các thông tin phi tài chính về cơ hội cũng như rủi ro kinh doanh
được trình bày hết sức hạn chế.
Thứ hai, về chênh lệch số liệu trước và sau kiểm toán
Báo cáo tài chính của các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết luôn là nguồn
thông tin quan trọng để nhà đầu tư phân tích, đánh giá cổ phiếu và ra quyết định đầu
tư. Tuy nhiên trong những năm gần đây, tình trạng chênh lệch về lợi nhuận giữa báo
cáo tài chính trước và sau khi kiểm toán lại khá phổ biến. Việc doanh nghiệp đang
từ lãi nhiều thành lãi ít, đang từ lãi thành lỗ đã làm giảm sút nghiêm trọng niềm tin
của nhà đầu tư vào doanh nghiệp, vào thị trường chứng khoán, nhất là khi hiện
tượng này gây thiệt hại cho nhà đầu tư.
Theo thống kê của Vietstock tính đến ngày 16/04/2018, có 540 DNPTCNY
có lợi nhuận sau thuế năm 2017 kiểm toán chênh lệch so với báo cáo tự lập trong
tổng số 709 DNPTCNY đã công bố BCTC kiểm toán. Trong đó, có 5 doanh nghiệp
chuyển từ lãi thành lỗ và không có doanh nghiệp nào từ lỗ sang lãi sau kiểm toán.
Nhiều DNPTCNY có chênh lệch giữa BCTC trước và sau kiểm toán năm 2017 khá
lớn và bằng nhiều hình thức khác nhau.
Nhìn chung, các sai lệch trong BCTC do doanh nghiệp tự lập và sau kiểm toán
thường xuất hiện những sai sót trong việc ghi chép và trình bày các khoản mục trên
BCTC. Phần nhiều là do chênh lệch từ quan điểm khác nhau giữa doanh nghiệp với
các kiểm toán viên liên quan đến các ước tính kế toán như các khoản dự phòng,
khấu hao và phân bổ… Sai sót hay gặp nhất là do sai sót, nhầm lẫn từ phía các
doanh nghiệp con, doanh nghiệp liên doanh liên kết của doanh nghiệp làm cho
BCTC của doanh nghiệp mẹ cũng bị sai theo, khi thực hiện kiểm toán các doanh
56

nghiệp con, doanh nghiệp liên doanh liên kết này thì mới phát hiện ra sai sót.
(Nguồn: https://vietstock.vn)
Thứ ba, về công khai báo cáo tài chính
Nội dung công khai báo cáo tài chính theo quy định của Việt Nam ít hơn và
thời hạn chậm nhất phải công bố cũng ngắn hơn so với chuẩn mực quốc tế. Tuy
nhiên, quy định này trên thực tế hầu như không được tôn trọng. Mới đây, Sở Giao
dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) tạm dừng giao dịch cổ phiếu của 17 DN chậm
công bố BCTC kiểm toán 2017. Theo đó, cổ phiếu của 17 tổ chức đăng ký giao dịch
chậm công bố quá 45 ngày so với thời hạn quy định chung đối với BCTC kiểm toán
năm 2017 bị tạm dừng giao dịch từ 23/5 đến 25/5/2018. Trong danh sách này, nhiều
cái tên quen như CTCP Viglacera Hà Nội, CTCP Lương thực thực phẩm Colusa –
Miliket, CTCP Công nghiệp - Thương mại Hữu Nghị, Tổng Doanh nghiệp Xây
dựng Hà Nội – CTCP, CTCP Phòng cháy chữa cháy và Đầu tư Xây dựng Sông
Đà… Đáng chý ý, nhiều DN trước đó đã từng "dính án” tạm ngừng giao dịch như
SD3 của doanh nghiệp CP Sông Đà từng bị ngừng giao dịch 3 phiên.
Đại diện HNX cho hay, Sở này sẽ có thông báo cho phép cổ phiếu thuộc danh sách
trên được giao dịch trở lại khi tổ chức đăng ký giao dịch thực hiện công bố thông tin
BCTC kiểm toán năm 2017. Trước đó, HNX đã nhắc nhở trên toàn thị trường đối
với 32 DN chậm công bố BCTC kiểm toán năm 2017 quá 30 ngày theo quy định.
Việc lựa chọn hình thức công khai BCTC của các doanh nghiệp cũng còn
một số tồn tại nhất định, DNPTCNY chủ yếu thực hiện đầy đủ và đúng quy định về
CBTT trên website của SGDCK, một số doanh nghiệp không công bố BCTC quý,
BCTC năm trên website doanh nghiệp. Định dạng tập tin BCTC chủ yếu dưới dạng
file pdf, chiếm 100% tổng mẫu quan sát. Tất cả các BCTC được công bố bằng tiếng
Việt, một số lượng nhỏ các BCTC được công bố bằng ngôn ngữ quốc tế phổ biến
(tiếng Anh) như các DN có mã chứng khoán TNG và NTP. Hầu hết các DNPTCNY
chưa quan tâm đúng mức đến việc tạo sự dễ dàng hay thuận tiện để nhà đầu tư tiếp
cận thông tin. Các DNPTCNY chủ yếu thực hiện những quy định của cơ quan chức
năng liên quan đến việc CBTT, rất hiếm doanh nghiệp xem đó như là quyền và
nghĩa vụ của mình, thậm chí nhiều doanh nghiệp còn vi phạm các quy định trong
57

việc CBTT trên website của chính doanh nghiệp mình. Cụ thể, các DN có mã chứng
khoán MHL, DCS, trên website doanh nghiệp không công bố BCTC kiểm toán;
thông tin công bố cho cổ đông trình bày không logic, BCTC được trình bày dưới
dạng tin tức mà không có sự sắp xếp ngày tháng, không phân loại thông tin, nhà đầu
tư muốn đọc BCTC phải đọc hết tin tức mới tìm được thông tin hay BCTC cần tìm
(mất khá nhiều thời gian);…
Thực trạng trên, theo đánh giá của các chuyên gia chủ yếu là do môi trường pháp lý
về kế toán chưa thực sự đầy đủ, rõ ràng, dễ hiểu; không sử dụng các công cụ để
phân tích trên các báo cáo; nội dung công khai báo cáo ít được tôn trọng. Mặt khác,
theo ông Phan Lê Thành Long, Giám đốc Viện Kế toán quản trị công chứng
Australia tại Việt Nam, Chất lượng quản trị công ty ở Việt Nam còn yếu kém do vai
trò của thành viên hội đồng quản trị độc lập còn nhiều hạn chế, bởi mô hình quản trị
hiện tại chưa giúp cho họ gia tăng vai trò giám sát hoạt động của doanh
nghiệp. Theo báo cáo về công bố và minh bạch thông tin của SGDCK Hà nội thì chỉ
có khoảng 20% DNNY có đủ tỷ lệ 1/3 số lượng thành viên Hội đồng quản trị độc
lập theo quy định tại Nghị định 71/2017/NÐ-CP hướng dẫn về quản trị công ty áp
dụng cho công ty đại chúng, cũng theo NĐ 71, để đảm bảo chất lượng và hiệu quả
hoạt động của Ban kiểm soát thì phải có ít nhất 01 thành viên là kế toán viên hoặc
kiểm toán viên, tuy nhiên qua khảo sát thì chỉ có trên 25% DNNY đáp ứng được
điều kiện này. Ðương nhiên, việc hoàn thiện quy định pháp lý về các vấn đề này là
quan trọng, nhưng quan trọng hơn là phải được thực thi trên thực tế. Nếu tình trạng
thành viên hội đồng quản trị độc lập xuất hiện ở các doanh nghiệp theo kiểu điểm
mặt, trình tên cho có, để đáp ứng về mặt hình thức tuân thủ quy định tại Nghị định
71 thì một mặt sẽ khó nâng cao chất lượng hoạt động của thành viên hội đồng quản
trị độc lập, mặt khác khiến cho chất lượng quản trị công ty kém dẫn đến tính minh
bạch thông tin chậm được cải thiện. Bên cạnh đó, thời gian qua, độ tin cậy kết quả
kiểm toán độc lập báo cáo tài chính chưa thực sự đáp ứng đòi hỏi của thực tiễn và
đó là nguyên nhân ảnh hưởng đến tính minh bạch thông tin trên BCTC của các
DNPTCNY (Nguyễn Thị Minh Tâm, 2019). Chế tài xử phạt chưa đủ sức răn đe,
chất lượng phần mềm kế toán và năng lực của nhân viên kế toán cũng được coi là
58

những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên (Nguyễn Thị Minh Tâm, 2019; Phạm
Quốc Thuần, 2016).
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Trong chương 2, NCS đã tổng quát hóa các nội dung liên quan đến Báo cáo
tài chính của các DNNY trên TTCK VN, trong đó gồm các nội dung về khái niệm,
đặc điểm của các DNPTCNY và đặc điểm của BCTC của các DNPTCNY trên
TTCK VN.
Bên cạnh đó, luận án cũng trình bày các quy định pháp lý về lập, trình bày và
công bố thông tin trên BCTC và các quy định về quản trị công ty của các DNNY
trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Đồng thời luận án cũng đã khái quát thực
trạng lập, trình bày và công bố thông tin trên BCTC của các DNPTCNY. Nội dung
của chương 2 là một trong những căn cứ pháp lý khi xây dựng các tiêu chí đo lường
mức độ minh bạch thông tin trên BCTC cũng như xác định các yếu tố ảnh hưởng
đến mức độ minh bạch thông tin trên BCTC của các DNPTCNY trên TTCK VN ở
chương 3.
59

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Thiết kế nghiên cứu


3.1.1. Quy trình nghiên cứu
Nghiên cứu luận án được chia thành 2 giai đoạn: Nghiên cứu đính tính và
nghiên cứu định lượng.
Giai đoạn 1: Nghiên cứu định tính
Nghiên cứu định tính được thực hiện nhằm xác định các tiêu chí đánh giá
mức độ minh bạch thông tin trên BCTC và các yếu tố ảnh hưởng đến tính minh
bạch thông tin trên BCTC của các DNNY dưới góc độ người cung cấp thông tin.
Trên cơ sở đó, hình thành mô hình nghiên cứu, xây dựng giả thuyết nghiên cứu,
thiết lập bảng hỏi điều tra, các thang đo nháp và thang đo chính thức.
Trong giai đoạn này, tác giả tiến hành thu thập các tài liệu liên quan đến chủ
đề nghiên cứu của luận án, bao gồm: Các công trình trong nước và quốc tế về minh
bạch thông tin và các yếu tố ảnh hưởng đến tính minh bạch thông tin trên BCTC
của các DNNY. Từ các tài liệu thu thập được, tác giả tiến hành tổng hợp, đánh giá,
phân loại các quan điểm về minh bạch thông tin và các yếu tố ảnh hưởng đến tính
minh bạch thông tin trên BCTC theo các cách tiếp cận khác nhau. Trên cơ sở đó, tác
giả xác định hướng nghiên cứu của luận án “ Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến
tính minh bạch thông tin trên BCTC của các DNNY” dưới góc độ người cung cấp
thông tin, từ đó, xây dựng mô hình nghiên cứu của luận án. Ngoài ra, tác giả cũng
thu thập các tài liệu liên quan đến báo cáo tài chính của các DN phi tài chính niêm
yết cũng như các quy định liên quan đến quá trình tạo lập, trình bày và công bố
thông tin trên BCTC của các DNNY trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
Sau khi xây dựng được mô hình nghiên cứu của luận, tác giả thực hiện xin ý
kiến chuyên gia về sự phù hợp của các biến trong mô hình nghiên cứu. Tiếp thu ý
kiến của các chuyên gia, tác giả thực hiện những hiệu chỉnh cần thiết để có được
bảng câu hỏi khảo sát chính thức của luận án.
Giai đoạn 2: Nghiên cứu định lượng
Trong giai đoạn này. Tác giả sử dụng công cụ xử lý dữ liệu khảo sát bằng
phần mềm SPSS 20 nhằm đánh giá về thực trạng minh bạch thông tin trên BCTC
60

cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến tính minh bạch thông tin trên BCTC của các
DNNY. Đồng thời đánh giá độ tin cậy của thang đo và kiểm định giá trị thang đo
bằng phân tích EFA được trình bày sau đó. Kế tiếp, tác giả tiến hành kiểm định mối
quan hệ của các yếu tố ảnh hưởng đến tính minh bạch thông tin trên BCTC thông
qua các phép kiểm định thích hợp (Anova, Pearson) và xây dựng mô hình hồi qui
tuyến tính tối ưu nhằm lượng hóa mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến tính minh
bạch thông tin trên BCTC của các DNNY. Toàn bộ quy trình nghiên cứu của luận án
được thể hiện tại hình 3.1. dưới đây.
Hình 3.1. Quy trình nghiên cứu của luận án

Vấn đề nghiên cứu


Tính minh bạch của thông tin trên BCTC và ảnh hưởng của các yếu tố đến tính
minh bạch thông tin trên BCTC của các DNPTCNY trên TTCK Việt Nam

Cơ sở lý thuyết
Tổng quan về tính minh bạch thông tin trên BCTC và các Thang đo nháp lần 1
yếu tố ảnh hưởng đến tính minh bạch thông tin trên
BCTC

Thang đo nháp lần 2


Phỏng vấn chuyên gia

Khảo sát thử Hoàn chỉnh bảng câu hỏi và


thang đo

Khảo sát chính thức

Xử lỹ dữ liệu Kiểm định và đưa ra kết quả


Phân tích với công cụ SPSS
61

3.1.2. Mô hình nghiên cứu.


3.1.2.1. Đề xuất mô hình nghiên cứu
Từ quá trình nghiên cứu tổng quan, kết quả cho thấy đã có nhiều mô hình
nghiên cứu trong và ngoài nước về các yếu tố ảnh hưởng đến tính minh bạch và
công bố thông tin. Tuy nhiên, tùy vào cách tiếp cận cũng như phạm vi nghiên cứu
sẽ dẫn đến các yếu tố ảnh hưởng cũng ít nhiều là khác nhau giữa các công trình.
Cùng với sự phát triển của thị trường chứng khoán trong nước và thế giới. Theo thời
gian các nghiên cứu sau kế thừa các nghiên cứu trước nên ngày càng hoàn thiện hơn
về mặt nội dung và ý nghĩa, các kết luận đưa ra có giá trị và cơ sở minh chứng hơn.
Tuy nhiên, chưa có công trình nào nghiên cứu mang tính tổng hợp nhất quán về các
yếu tố ảnh hưởng đến tính minh bạch thông tin trên BCTC của các DNNY nói
chung và các DNPTCNY nói riêng dưới góc độ người cung cấp thông tin, nếu có
cũng chỉ dừng lại ở phương pháp nghiên cứu định tính. Từ việc tìm hiểu quá trình
tạo lập, trình bày và công bố thông tin trên BCTC, cho thấy, để đảm bảo tính minh
bạch thông tin trên BCTC của các DNPTCNY cần có rất nhiều điều kiện, bao gồm
các điều kiện bên trong DNPTCNY như: hệ thống kiểm soát nội bộ, ban lãnh đạo
của doanh nghiệp (Gồm HĐQT và ban giám đốc), ban kiểm soát, kế toán… Đồng
thời còn có các điều kiện bên ngoài tác động đến mức độ minh bạch thông tin trên
BCTC là các điều kiện về pháp lý và quản lý nhà nước: cụ thể là hệ thống chuẩn
mực kế toán và các quy định liên quan đến quá trình công bố BCTC, Kiểm toán độc
lập, ... đây là những điều kiện tác động và chi phối đến chất lượng xử lý dữ liệu kế
toán phục vụ cho việc soạn lập và công bố BCTC của doanh nghiệp kết hợp đặc
điểm của các DNPTCNY ở Việt Nam cho phù hợp với môi trường kinh tế, xã hội,
văn hóa của Việt Nam, tác giả tiến hành xây dựng mô hình nghiên cứu. Mô hình
nghiên cứu đề xuất này, tổng hợp những ưu điểm nổi bật từ các yếu tố ảnh hưởng
đến tính minh bạch thông tin trên BCTC của các DNPTCNY ở góc độ người lập,
trình bày và công bố thông tin trên BCTC, được kế thừa từ các kết quả nghiên cứu
trước của một số tác giả như Nguyễn Trọng Nguyên (2013), Phạm Quốc Thuần
(2016), Zinatul Iffah Binti Abdullah (2015), Lê Thị Mỹ Hạnh (2015) đặc biệt là kế
thừa các yếu tố ảnh hưởng đến tính minh bạch BCTC từ luận án của tác giả Nguyễn
Đình Hùng (2010). Ngoài ra, trong quá trình nghiên cứu tìm hiểu các vấn đề liên
quan đến đề tài, đồng thời căn cứ vào Lý thuyết xử lý thông tin (mục 1.4.1.6), cũng
62

như căn cứ vào quá trình nghiên cứu thực trạng lập, trình bày và công bố thông tin
trên BCTC của các DNPTCNY ở chương 2, tác giả nhận thấy rằng, để xử lý thông
tin trong quá trình tạo lập, trình bày thông tin trên BCTC thì chất lượng phần mềm
kế toán mà doanh nghiệp đang áp dụng cũng đóng vai trò quan trọng. Do vậy, tác
giả quyết định đưa “Phần mềm kế toán” vào mô hình nghiên cứu đề xuất ban đầu về
các yếu tố ảnh hưởng đến tính minh bạch thông tin trên BCTC của các DNPTCNY,
sau đó tiếp tục xin ý kiến các chuyên gia về sự phù hợp của các yếu tố này để đưa ra
mô hình nghiên cứu chính thức.
Từ những căn cứ trên, để đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến
tính minh bạch của thông tin trên BCTC của các DNPTCNY trên TTCK, luận án sử
dụng mô hình hồi quy đa biến. Trong đó, biến phụ thuộc là tính minh bạch của
thông tin trên BCTC, biến độc lập là 8 yếu tố ảnh hưởng là: Kiểm soát nội bộ, Hội
đồng quản trị, Ban giám đốc, Ban kiểm soát, Nhân viên kế toán, Môi trường pháp
lý, kiểm toán độc lập và phần mềm kế toán ( Hình 3.2).
Hình 3.2. Mô hình nghiên cứu đề xuất

Kiểm soát nội bộ

Hội đồng quản trị

Ban giám đốc

Ban kiểm soát

Nhân viên kế toán MB thông tin trên BCTC

Môi trường pháp lý

Kiểm toán độc lập

Phần mềm kế toán

(Nguồn: Tác giả tổng hợp)


63

3.1.2.2. Giả thuyết nghiên cứu


Từ mô hình nghiên cứu ( hình 3.2) các giả thuyết nghiên cứu sẽ được phát biểu như
sau:
H1: KSNB hoạt động càng hiệu quả thì mức độ minh bạch thông tin trên BCTC
của các DNPTCNY càng cao.
H2: HĐQT càng độc lập, hoạt động tuân thủ quy định thì mức độ minh bạch
thông tin trên BCTC của các DNPTCNY càng cao.
H3: Ban giám đốc càng chính trực, am hiểu và tuân thủ quy định về lập, trình bày
và công bố thông tin trên BCTC thì mức độ minh bạch thông tin trên BCTC của
các DNPTCNY càng cao.
H4: Ban kiểm soát càng đảm bảo về số lượng, tỷ lệ thành viên, trình độ chuyên
môn và thực hiện tốt chức năng giám sát thì mức độ minh bạch thông tin trên
BCTC của các DNPTCNY càng cao.
H5: Năng lực chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp của Nhân viên kế toán càng
đảm bảo thì mức độ minh bạch thông tin trên BCTC của các DNPTCNY càng
cao
H6: Môi trường pháp lý càng hoàn thiện thì mức độ mức độ minh bạch thông tin
trên BCTC của các DNPTCNY càng cao
H7: Chất lượng kiểm toán BCTC của các Công ty Kiểm toán độc lập càng cao thì
mức độ minh bạch thông tin trên BCTC của các DNPTCNY càng cao.
H8: Phần mềm kế toán có chất lượng càng tốt thì mức độ minh bạch thông trên
BCTC của các DNPTCNY càng cao.
3.1.2.3. Xây dựng thang đo của các biến trong mô hình nghiên cứu
Xây dựng thang đo các đặc tính minh bạch thông tin trên báo cáo tài
chính của DNPTCNY.
Như đã trình bày trong chương 1 của luận án, có nhiều cách thức khác
nhau để đánh giá tính minh bạch thông tin tài chính trong các nghiên cứu trước đây,
phụ thuộc vào mục tiêu và cách tiếp cận của từng nghiên cứu. Các chỉ số dùng làm
tiêu chí đánh giá tính minh bạch thông tin tài chính được sử dụng trong một số
nghiên cứu trước như của S&P, OECD đều dựa trên các tiêu chí nhất định để chấm
điểm. Tuy nhiên, để phù hợp với cách tiếp cận của luận án là nhằm đo lường mức
độ minh bạch của thông tin trên BCTC dựa trên góc độ lập, trình bày và công bố
thông tin cho những đối tượng sử dụng, đặc biệt là nhà đầu tư và để phù hợp với
thực tiễn tại Việt Nam. Luận án sẽ sử dụng phương pháp định tính trên cơ sở đáp
64

ứng các yêu cầu về về trình bày và công bố thông tin trên BCTC theo các quy định
của chuẩn mực kế toán và quy định về công bố thông tin tại Việt Nam theo hướng
tiếp cận với chuẩn mức kế toán quốc tế. Do vậy, tác giả sẽ lựa chọn kết hợp phương
pháp đo lường chất lượng của thông tin trên BCTC của Ferdy van Beest và các công
sự (2009) dựa trên quan điểm của FASB và IASB và nghiên cứu của Jonas và
Blanchet (2000) đồng thời kế thừa phương pháp đo lường các đặc tính minh bạch
thông tin trên BCTC trong trong các nghiên cứu trong nước như của Nguyễn Trọng
Nguyên (2013), Trần Thị Thanh Tú (2014), Phạm Quốc Thuần (2016), Lê Thị Mỹ
Hạnh (2015)…để có được bộ thang đo phù hợp với phạm vi nghiên cứu của đề tài
và phù hợp với thực tiễn tại Việt Nam trên cở sở đáp ứng được các đặc tính minh
bạch của thông tin trên BCTC là: Sự Thích hợp, Sự tin cậy, so sánh, kịp thời và dễ
hiểu dễ tiếp cận ( Sự Thuận tiện). Sở dĩ tác giả không thể kế thừa trọn bộ thang đo ở
bất kỳ công trình đi trước mà chỉ kế thừa chọn lọc, vì bộ tiêu chí đo lường của các
nghiên cứu trước có một số câu hỏi nằm ngoài phạm vi cung cấp thông tin trên
BCTC mà thông tin đó lại nằm trên bao cáo quản trị hoặc báo cáo thường niên của
DN, hơn nữa có những bộ tiêu chí đo lường rất tốt về chất lượng thông tin trên
BCTC nhưng lại thiếu một số đặc tính của công bố thông tin. Vì đối tượng nghiên
cứu của luận án là tính minh bạch thông tin nên sẽ bao gồm các đặc tính về chất
lượng thông tin và công bố thông tin. Bộ tiêu chí ban đầu của luận án bao gồm 5
đặc tính đại diện cho tính minh bạch thông tin trên BCTC tương ứng với 26 thuộc
tính đo lường, cụ thể như sau:
Đăc tính Thích hợp
Thông tin được cho là thích hợp khi nó có khả năng tạo ra sự khác biệt trong
quyết định của người sử dụng thông tin với tư cách là người cung cấp vốn cho
doanh nghiệp. Để đạt được điều này thông tin thích hợp cần phải có giá trị dự báo,
giá trị xác nhận hoặc cả hai (IASB). Các thông tin trình bày trên BCTC phải thích
hợp với nhu cầu ra quyết định của người sử dụng. Từ việc sử dụng những thông tin
này, họ có thể nhận xét, đánh giá được những sự kiện và kết quả của doanh nghiệp,
có phương hướng thực hiện trong tương lai nhằm đạt tới mục tiêu đã (VAS21) .
Tính thích hợp được hiểu là sử dụng cho đại đa số các đối tượng có nhu cầu sử dụng
thông khác nhau chứ không phải đáp ứng nhu cầu cụ thể của từng đối tượng sử
dụng. Có 5 thuộc tính tạo nên sự thích hợp của thông tin trên BCTC (Bảng 3.1)
Đặc tính Sự tin cậy
Thông tin kế toán đáng tin cậy trong phạm vi nó có thể kiểm chứng, khi
65

được trình bày trung thực và không có sai sót hoặc thiên lệch. Tức là thông tin và số
liệu kế toán phải được ghi chép và báo cáo trên cơ sở các bằng chứng đầy đủ, khách
quan và đúng với thực tế về hiện trạng, bản chất nội dung và giá trị nghiệp vụ về
kinh tế phát sinh, không có sai sót, không bị xuyên tạc hay bóp méo (IASB, 2010).
Điều này cũng phù hợp với các nghiên cứu trước đây, Sự tin cậy của thông tin trên
BCTC được đo lường bằng việc sử dụng 7 thuộc tính (Bảng 3.1) tập trung vào các
nội dung: trung lập, không sai sót trọng yếu và có thể kiểm chứng (Cohen et al.,
2004; Rezaee, 2003; Jonas và Blanchet, 2000; Kim et al., 2009).
Đặc tính Dễ hiểu, dễ tiếp cận (Sự thuận tiện)
Thông tin trên BCTC phải sẵn có để cung cấp cho tất cả những người có
quan tâm một cách kịp thời và phải được tiếp cận dễ dàng thông qua các phương
tiện truyền thông đại chúng, dữ liệu BCTC phải được cung cấp ở các file định dạng
khác nhau để tiện sử dụng khi phân tích thông tin. Việc trì hoãn hay giới hạn việc
tiếp cận thông tin đều làm giảm tính minh bạch. Thông tin và số liệu trình bày trên
BCTC phải rõ, dễ hiểu với người sử dụng. Người sử dụng ở đây được hiểu là người
có hiểu biết về kinh doanh, kinh tế, tài chính kế toán ở mức trung bình. Thông tin về
những vấn đề phức tạp trong báo cáo tài chính phải được giải trình, chú thích, diễn
giải trên thuyết minh BCTC. Có 5 thuộc tính tạo nên sự thuận tiện của thông tin trên
BCTC (Bảng 3.1).
Đặc tính Có thể so sánh được
Đặc tính có thể so sánh được của thông tin có nghĩa thông tin giúp cho người
sử dụng xác định được sự giống hoặc khác nhau giữa hai hiện tượng kinh tế. Để
đảm bảo khả năng có thể so sánh, các thông tin phải nhất quán. Nhất quán yêu cầu
các chính sách và phương pháp kế toán doanh nghiệp đã chọn phải được áp dụng
thống nhất ít nhất trong một kỳ kế toán năm. Trường hợp có thay đổi chính sách và
phương pháp kế toán đã chọn thì phải giải trình lý do và ảnh hưởng của sự thay đổi
đó trong phần thuyết minh BCTC. Đặc tính có thể so sánh được là mục tiêu, còn
tính nhất quán là phương tiện giúp đạt được mục tiêu này (IASB 2010). Vì vậy, các
nghiên cứu trước đây khi đo lường đặc tính có thể so sánh nhằm vào 5 thuộc tính
(Bảng 3.1) tập trung vào tính nhất quán của thông tin. Trong đó, 2 thuộc tính nhằm
vào tính nhất quán khi đề cập đến phương pháp kế toán và chính sách mà DN đang
áp dụng (Jonas và Blanchet, 2000), 3 thuộc tính còn lại đo lường đặc tính có thể so
sánh thông qua việc cung cấp thêm về tỷ số tài chính, đồ thị, biểu đồ đồng thời giải
thích cho những điều chỉnh hồi tố, Ferdy van Beest (2009) cho rằng việc BCTC
66

càng cung cấp số liệu của nhiều kỳ kế toán trước đó thì sẽ gia tăng đặc tính so sánh
của nhưng thông tin trên BCTC, giúp người sử dụng thông tin có thể so sánh theo
các chỉ số theo chuỗi thời gian một cách thuận tiện.
Thang đo đặc tính kịp thời:
Thông tin đảm bảo tính kịp thời có nghĩa thông tin được công bố trong một
khoảng thời gian hợp lý trước khi nó mất khả năng ảnh hưởng đến quyết định. Tính
kịp thời được đo lường từ ngày kết thúc thời hạn nộp báo cáo theo quy định. Theo
quy định tại Điều 11, Thông tư 155/2015-BTC hướng dẫn về công bố thông tin trên
thị trường chứng khoán có quy định về thời hạn công bố bản giải trình nguyên nhân
khi có sự thay đổi về lợi nhuận sau thuế từ 10% so với kỳ trước hoặc lợi nhuận
trong kỳ báo cáo bị lỗ. Có 3 thuộc tính tạo nên tính kịp thời (Bảng 3.1)
Dưới đây là bảng tổng hợp 25 thuộc tính đo lường 5 đặc tính đại diện cho
tính minh bạch của thông tin trên BCTC của các DNPTCNY
Bảng 3.1. Thang đo tính minh bạch thông tin trên BCTC của các DNPTCNY
STT Thang đo mức độ minh bạch của các Các nghiên cứu trước đã sử
thông tin trên BCTC của các dụng
DNPTCNY
Sự Thích hợp
VAS21, (IFRS), Ferdy van Beest
BCTC có trình bày các thông tin phi và G.B SuzanneBoelens (2009,
1 tài chính (cơ hội rủi ro) ảnh hưởng đến Nguyễn Trọng Nguyên (2013),
quyết định của nhà đầu tư. Trần Thị Thanh Tú (2014) Lê
Thị Mỹ Hạnh (2015)
VAS21, (IFRS), Ferdy van Beest
BCTC cung cấp các thông tin định và G.B SuzanneBoelens (2009,
2 hướng tương lai rất hữu ích cho người Nguyễn Trọng Nguyên (2013),
sử dụng thông tin Trần Thị Thanh Tú (2014) Lê
Thị Mỹ Hạnh (2015)
VAS21, (IFRS), Ferdy van Beest
BCTC trình bày cụ thể về kết quả kinh và G.B SuzanneBoelens (2009,
3 theo theo bộ phận (theo từng lĩnh vực Nguyễn Trọng Nguyên (2013),
hay từng khu vực địa lý) Trần Thị Thanh Tú (2014) Lê Thị
Mỹ Hạnh (2015)
67

DN áp dụng giá trị hợp lý đối với một VAS21, (IFRS), Ferdy van Beest
4 số các khoản mục theo đúng quy định và G.B SuzanneBoelens (2009),
hiện hành. Nguyễn Trọng Nguyên (2013)
Trong bản thuyết minh BCTC, DN có VAS21, (IFRS), Ferdy van Beest
thuyết minh, giải trình thêm các thông và G.B SuzanneBoelens (2009,
tin khác giúp người sử dụng hiểu được Nguyễn Trọng Nguyên (2013),
5 sự tác động của các giao dịch cụ thể Trần Thị Thanh Tú (2014) Lê
trong quá khứ hoặc các diễn biến của Thị Mỹ Hạnh (2015)
thị trường ảnh hưởng tới DN trong việc
đưa ra quyết định kinh tế.
Sự tin cậy
VAS21, (IFRS), Ferdy van Beest
và G.B SuzanneBoelens (2009,
BCTC cung cấp các giả định và ước
6 Nguyễn Trọng Nguyên (2013),
tính kế toán có căn cứ.
Trần Thị Thanh Tú ( 2014) Lê Thị
Mỹ Hạnh (2015)
VAS21, (IFRS), Ferdy van Beest
và G.B SuzanneBoelens (2009,
BCTC cung cấp thêm các thông tin về
7 Nguyễn Trọng Nguyên (2013),
quản trị doanh nghiệp
Trần Thị Thanh Tú (2014) Lê Thị
Mỹ Hạnh (2015)
VAS21, (IFRS), Ferdy van Beest
BCTC của DN được kiểm toán viên và G.B SuzanneBoelens (2009,
8 độc lập đưa ra ý kiến chấp nhận toàn Nguyễn Trọng Nguyên (2013),
phần. Trần Thị Thanh Tú (2014) Lê Thị
Mỹ Hạnh (2015)
BCTC cung cấp và đánh giá các sự VAS21, (IFRS), Ferdy van Beest
kiện ảnh hưởng tích cực và tiêu cực đến và G.B SuzanneBoelens (2009,
9
kết quả kinh doanh trong năm báo cáo Nguyễn Trọng Nguyên (2013),
(trình bày không thiên lệch) Trần Thị Thanh Tú
VAS21, (IFRS), Ferdy van Beest
BCTC cung cấp đầy đủ thông tin về
10 và G.B SuzanneBoelens (2009,
các bên liên quan
Nguyễn Trọng Nguyên (2013),
68

Trần Thị Thanh Tú ( 2014)


VAS21, (IFRS), Ferdy van Beest
BCTC của doanh nghiệp được công bố và G.B SuzanneBoelens (2009,
11 chính xác & nhất quán (số liệu trước & Nguyễn Trọng Nguyên (2013),
sau kiểm toán không sai lệch nhiều). Trần Thị Thanh Tú (2014) Lê Thị
Mỹ Hạnh (2015)
VAS21, (IFRS), Ferdy van Beest
Các chính sách kế toán được lựa chọn và G.B SuzanneBoelens (2009,
12 và áp dụng phù hợp với chuẩn mực và Nguyễn Trọng Nguyên (2013),
chế độ kế toán hiện hành. Trần Thị Thanh Tú (2014) Lê Thị
Mỹ Hạnh (2015)
Dễ hiểu, dễ tiếp cận
VAS21, (IFRS), Ferdy van Beest
BCTC được trình bày theo đúng mẫu và G.B SuzanneBoelens (2009,
13 quy định (theo thứ tự rõ ràng, có thuyết Nguyễn Trọng Nguyên (2013),
minh đầy đủ) Trần Thị Thanh Tú (2014) Lê
Thị Mỹ Hạnh (2015)
VAS21, (IFRS), Ferdy van Beest
Các thuyết minh cho bảng cân đối kế và G.B SuzanneBoelens (2009,
14 toán và báo cáo kết quả kinh doanh Nguyễn Trọng Nguyên (2013),
được trình bày chi tiết, cụ thể, rõ ràng Trần Thị Thanh Tú (2014) Lê Thị
Mỹ Hạnh (2015)
VAS21, (IFRS), Ferdy van Beest
Ngôn ngữ trong BCTC sử dụng dễ và G.B SuzanneBoelens (2009,
15 hiểu, khi sử dụng các thuật ngữ đặc thù Nguyễn Trọng Nguyên (2013),
thì có giải thích đính kèm. Trần Thị Thanh Tú ( 2014) Lê Thị
Mỹ Hạnh (2015)
DN cung cấp nhiều kênh giúp nhà đầu VAS21, (IFRS), Ferdy van Beest
tư tiếp cận thông tin (thông qua báo và G.B SuzanneBoelens (2009,
16 cáo thường niên, website của Sở Nguyễn Trọng Nguyên (2013),
GDCK, ấn phẩm, báo chí và báo cáo Trần Thị Thanh Tú (2014) Lê Thị
phân tích tóm tắt) Mỹ Hạnh (2015)
17 DN có trang website cập nhật thường VAS21, (IFRS), Ferdy van Beest
69

xuyên và đầy đủ thông tin được công và G.B SuzanneBoelens (2009,


bố. Nguyễn Trọng Nguyên (2013),
Trần Thị Thanh Tú (2014) Lê Thị
Mỹ Hạnh (2015)
VAS21, (IFRS), Ferdy van Beest
và G.B SuzanneBoelens (2009,
So sánh được Nguyễn Trọng Nguyên (2013),
Trần Thị Thanh Tú (2014) Lê Thị
Mỹ Hạnh (2015)
VAS21, (IFRS), Ferdy van Beest
BCTC có phân tích các chỉ số tài chính
và G.B SuzanneBoelens (2009,
và có biểu đồ, đồ thị minh họa giúp so
18 Nguyễn Trọng Nguyên (2013),
sánh với các năm trước và với DN
Trần Thị Thanh Tú (2014) Lê Thị
khác .
Mỹ Hạnh (2015)
VAS21, (IFRS), Ferdy van Beest
Tất cả các phương pháp và chính sách
và G.B SuzanneBoelens (2009,
kế toán trong BCTC đều được kiểm
19 Nguyễn Trọng Nguyên (2013),
toán viên chấp nhận sau khi kiểm tra
Trần Thị Thanh Tú (2014) Lê Thị
thông tin.
Mỹ Hạnh (2015)
BCTC cung cấp giải thích cho những VAS21, (IFRS), Ferdy van Beest
điều chỉnh hồi tố số liệu BCTC các kỳ và G.B SuzanneBoelens (2009,
20
trước có ảnh hưởng đến BCTC năm Nguyễn Trọng Nguyên (2013),
hiện hành. Trần Thị Thanh Tú (2014)
VAS21, (IFRS), Ferdy van Beest
BCTC so sánh thông tin năm tài chính
và G.B SuzanneBoelens (2009,
21 hiện hành với các năm trước và có so
Nguyễn Trọng Nguyên (2013),
sánh với thông tin của ngành.
Trần Thị Thanh Tú (2014)
VAS21, (IFRS), Ferdy van Beest
DN sử dụng nhất quán các phương
và G.B SuzanneBoelens (2009,
22 pháp và chính sách kế toán, nếu có
Nguyễn Trọng Nguyên (2013),
thay đổi thì có trình bày lý do thay đổi.
Trần Thị Thanh Tú (2014)
Kịp thời
23 BCTC năm của DN được công bố kịp VAS21, (IFRS), Ferdy van Beest
70

thời sau ngày kết thúc năm tài chính. và G.B SuzanneBoelens (2009,
Nguyễn Trọng Nguyên (2013),
Trần Thị Thanh Tú (2014) Lê Thị
Mỹ Hạnh (2015)
DN công bố kịp thời những thông tin Phát triển mới
24 bất thường ảnh hưởng đến thông tin
trên BCTC
DN công bố kịp thời bản giải trình Phát triển mới
nguyên nhân khi có sự thay đổi về lợi
25 nhuận sau thuế từ 10% so với kỳ trước
hoặc khi lợi nhuận trong kỳ báo cáo bị
lỗ…

Xây dựng thang đo các yếu tố ảnh hưởng đến tính minh bạch thông tin
trên BCTC của các DNPTCNY.
Theo mô hình nghiên cứu đề xuất của luận án (Hình 3.2), gồm 8 yếu tố ảnh
hưởng đến tính minh bạch của thông tin trên BCTC là: Kiểm soát nội bộ, Hội đồng
quản trị, Ban giám đốc, Ban kiểm soát, Nhân viên kế toán, Môi trường pháp lý,
kiểm toán đốc lập và Phần mềm kế toán.
Căn cứ xây dựng thang đo: Thang đo lường các yếu tố ảnh hưởng được xây
dựng dựa trên việc kế thừa thang đo của các nghiên cứu trước và một số thang đo
được tác giả điều chỉnh phù hợp với phạm vi và đối tượng nghiên cứu và phù hợp
với điều kiện thực tiễn tại Việt Nam.
(1) Kiểm soát nội bộ (KSNB).
Hiện nay, có rất nhiều quan điểm về Kiểm soát nội bộ. Tuy nhiên, theo quan
điểm chung được thừa nhận rộng rãi nhất hiện nay (COSO, 2013) thì kiểm soát nội
bộ là quá trình được thiết lập để cung cấp một sự đảm bảo hợp lý nhằm thực hiện
các mục tiêu: Đảm bảo sự tin cậy của báo cáo tài chính (BCTC); Đảm bảo sự tuân
thủ các quy định và luật pháp; Đảm bảo các hoạt động được thực hiện hiệu quả.
Điều 39,Luật Kế toán 2015 cũng cho rằng, “Kiểm soát nội bộ là việc thiết lập và tổ
chức thực hiện trong nội bộ đơn vị kế toán các cơ chế, chính sách, quy trình, quy
định nội bộ phù hợp với quy định của pháp luật nhằm bảo đảm phòng ngừa, phát
hiện, xử lý kịp thời rủi ro và đạt được yêu cầu đề ra”.Theo quy định của Chuẩn mực
71

kiểm toán Việt Nam (VSA-315), là quy trình do Hội đồng quản trị, Ban Giám đốc
và các cá nhân khác trong DN thiết kế, thực hiện và duy trì để tạo ra sự đảm bảo
hợp lý về khả năng đạt được mục tiêu của DN trong việc đảm bảo tính minh bạch
của BCTC, đảm bảo hiệu quả, hiệu suất hoạt động, tuân thủ pháp luật và các quy
định có liên quan, hạn chế khả năng sai sót và ngăn chặn kịp thời những hành vi
gian lận trên BCTC đồng thời cải thiện về tính chính xác và kịp thời của BCTC.
Hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến minh bạch
thông tin trên BCTC.
Nghiên cứu của Jeffrey Doyle, Weili Gee và Sarah McVay (2006), về kiểm
soát nội bộ đối với báo cáo tài chính và chất lượng thông tin tài chính trên cơ sở dồn
tích cho kết luận: tồn tại mối liên hệ giữa kiểm soát nội bộ và chất lượng thông tin
tài chính trên cơ sở dồn tích. Theo Zinatul Iffah Binti Abdullah (2015) sự cải tiến
trong kiểm soát nội bộ cũng sẽ làm gia tăng sự minh bạch thông tin tài chính. Ở
Việt Nam, Nguyễn Đình Hùng (2010) nghiên cứu về hệ thống kiểm soát sự minh
bạch thông tin trên BCTC cũng chỉ ra rằng kiểm soát nội bộ có ảnh hưởng đến quá
trình tạo lập, trình bày và công bố thông tin trên BCTC của các DNNY. Theo Phạm
Quốc Thuần (2016) khi nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng thông
tin trên BCTC cũng cho rằng kiểm soát nội ảnh hưởng thuận chiều đến chất lượng
của thông tin trên BCTC.
Từ những căn cứ trên kết hợp với việc kế thừa các nghiên cứu trước, có điều
chỉnh để đảm bảo phù hợp với quy định của Việt Nam, tác giả sử dụng 5 tiêu chí để
đo lường KSNB ảnh hưởng đến tính minh bạch thông tin trên BCTC của các DNNY
(Bảng 3.2)
(2) Hội đồng quản trị
Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền nhân danh công
ty để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty không thuộc thẩm
quyền của Đại hội đồng cổ đông. Yếu tố quan trọng nhất trong cơ cấu quản trị công
ty là HĐQT. Các nghiên cứu trước đây cho thấy HĐQT có ba vai trò chính: (1)
chiến lược: quá trình mà các thành viên HĐQT phải thực hiện là định hướng, tương
lai, tầm nhìn và giá trị của doanh nghiệp; (2) giám sát và kiểm soát Ban điều hành
và (3) thực hiện vai trò là cung cấp dịch vụ, đó là hỗ trợ Ban điều hành đặc biệt là
Tổng giám đốc (CEO). Hầu hết các nghiên cứu đều tập trung vào vai trò thứ hai đó
là giám sát và kiểm soát. Theo Nghị định 71 về quản trị công ty đối với các DNNY,
HĐQT có trách nhiệm đảm bảo hoạt động của công ty tuân thủ các quy định của
72

pháp luật, điều lệ và quy định nội bộ của công ty; công ty niêm yết cần hạn chế tối
đa thành viên Hội đồng quản trị kiêm nhiệm chức danh điều hành của công ty để
đảm bảo tính độc lập của Hội đồng quản trị. Chủ tịch Hội đồng quản trị không được
kiêm nhiệm chức danh Giám đốc (Tổng giám đốc) của cùng 01 niêm yết; cơ cấu
thành viên Hội đồng quản trị của công ty niêm yết phải đảm bảo tối thiểu 1/3 tổng
số thành viên Hội đồng quản trị là thành viên độc lập.
Các nghiên cứu trước đây đã tìm ra những bằng chứng cho thấy những
doanh nghiệp khi kiêm nhiệm hai chức danh thì công bố ít thông tin hơn (Gul và
Leung, 2004). Theo lý thuyết đại diện, việc kết hợp hai chức năng này sẽ ảnh hưởng
tiêu cực đến chức năng kiểm soát của HĐQT. Theo nghiên cứu của Bader Al
Shammari (2010), việc kiêm nhiệm này dẫn đến việc xu hướng che dấu những
thông tin bất lợi của doanh nghiệp đến với cổ đông. Tính minh bạch thông tin sẽ gia
tăng chỉ khi tách hai chức năng Tổng Giám đốc và Chủ tịch HĐQT (Jouini Fathi,
2013). Mặt khác, theo nghiên cứu thực nghiệm của David B. Farber (2004) xem xét
87 doanh nghiệp trước và sau thời điểm phát hiện gian lận tại Hoa kỳ, Ông kết luận
những doanh nghiệp có sự kiêm nhiệm hai chức năng thì số lượng gian lận nhiều
hơn. Tuy nhiên, theo Cheng và Courtenay (2004) nghiên cứu 104 doanh nghiệp
niêm yết tại Singapore thì việc kiêm nhiệm hai chức danh không có mối tương quan
đến mức độ minh bạch thông tin tài chính.
Thành viên HĐQT, đặc biệt là các thành viên độc lập giúp nâng cao vai trò
giám sát của HĐQT (Fama và Jensen, 1983; Agrawal và Knoeber, 1996). Họ có thể
giúp giảm thiểu cơ hội che dấu thông tin của những nhà quản lý (Kelton và Yang,
2008). Theo David B. Farber (2004), Ienciu (2012) tỷ lệ thành viên độc lập trong
HĐQT càng cao thì tỷ lệ gian lận và phù phép gian lận càng thấp. Mặt khác,
Mohamed Akhtaruddin và các cộng sự (2009); Eugene C.M. Cheng, Stephen M.
Courtenay (2006), Chiraz Ben Ali (2009), Nurwati Ashikkin Ahmad Zaluki (2009)
Ienciu (2012) cho rằng với tỷ lệ thành viên độc lập trong HĐQT càng cao thì mức
độ công bố các thông tin tự nguyện cũng như các thông tin phi tài chính càng nhiều
(> 50% thì mức độ công bố tự nguyên cao hơn những doanh nghiệp không có thành
viên HĐQTĐL). Bên cạnh đó, thành viên HĐQTĐL còn giúp nâng tinh minh bạch
của thông tin trên BCTC công bố.
Trên cơ sở kế thừa thang đo của các nghiên cứu trước, đảm bảo phù hợp với
các quy định tại Việt Nam, tác giả sử dụng 3 tiêu chí để đo lường HĐQT ảnh hưởng
đến tính minh bạch thông tin trên BCTC của các DNPTCNY (Bảng 3.2)
73

(3) Ban giám đốc


Ban giám đốc là thành phần thiết lập cho môi trường kiểm soát tại DN trong
đó có kiểm soát quá trình soạn lập và công bố BCTC (Nguyễn Đình Hùng, 2010).
Do đặc tính công việc nên nhà quản lý của DN nói chung, Ban giám đốc nói riêng là
những người có đầy đủ nhất các thông tin về DN, đặc biệt là các thông tin tài chính.
Họ còn là những người ra các quyết định quản lý có ảnh hưởng đến hiệu quả các
hoạt động kinh doanh của DN nên thường biết trước các thông tin trước khi quyết
định công bố. Đối với thông tin trên báo cáo tài chính cũng vậy, Ban giám đốc là
người quyết định các chính sách kế toán phù hợp với các yêu cầu quản lý để áp
dụng trong quá trình xử lý dữ liệu. Cho đến khi thông tin tài chính hình thành, trước
khi công bố, Ban giám đốc cũng là những người quyết định sẽ công bố những thông
tin nào, thời điểm công bố thông tin…Ngoài ra, Luật Kế toán, Luật Kiểm toán độc
lập, Nghị định 71/2017/CP về quản trị công ty đều quy định trách nhiệm trong việc
lập và trình bày và công bố báo cáo tài chính trước tiên thuộc về chính ban giám
đốc doanh nghiệp. Do vậy, việc am hiểu các quy định liên quan đến việc lập, trình
bày và công bố BCTC của BGĐ đến sẽ ảnh hưởng tới tính minh bạch của thông tin
trên BCTC.Nghiên cứu của Zhara và các tác giả (2000), cho thấy số lượng các
thành viên của Ban giám đốc càng am hiểu về hệ thống chuẩn mực kế toán và các
quy định liên quan đến công bố thông tin sẽ làm gia tăng tính minh bạch thông tin
trên BCTC.Tuy nhiên, việc am hiểu các quy định không phải lúc nào cũng đồng
nghĩa với việc tuân thủ tốt. Một trong những yếu tố chủ quan đó là ý thức tuân thủ
của BGĐ. Ban giám đốc có thể dễ dàng thay đổi các yếu tố liên quan đến thông tin
công bố theo chiều hướng có lợi cho DNPTCNY hoặc cho cá nhân hơn là cho các
đối tượng sử dụng. Nếu điều này dẫn đến sự minh bạch của thông tin tài chính sẽ
giảm sút vì sự bất cân xứng về thông tin sẽ xảy ra. Ngoài ra, Ban GĐ của
DNPTCNY có thể phải chịu nhiều sức ép từ các cổ đông và Nhà đầu tư, nhất là vào
những thời điểm khó khăn. Nếu kinh doanh lâm vào tình trạng khó khăn, có nguy
cơ phá sản hoặc thu hẹp qui mô kinh doanh, dẫn đến thua lỗ, nhưng thông thường,
DNPTCNY vẫn muốn có một BCTC đẹp để làm lài lòng Nhà đầu tư (vì uy tín, vì
giá trị công ty, cổ phiếu và chính ban lãnh đạo lại là các cổ đông chủ chốt, hoặc họ
có thể muốn bán được cổ phiếu với giá cao trước khi BCTC thể hiện tình trạng xấu
được công bố…). Tất cả những điều này có thể tạo nên sức ép cho BGĐ doanh
nghiệp trong việc thiết lập và trình bày một BCTC trung thực và hợp lý. Theo kết
của Barnea và các tác giả (1985), chứng minh khi nhà quản lý của công ty sở hữu
74

những thông tin quan trọng hoặc mang tính chất bí mật thì sẽ dẫn đến thông tin bất
cân xứng, điều này sẽ dẫn đến rủi ro về đạo đức, các lựa chọn sai lệch và do đó giảm
sự minh bạch của thông tin.
Như vậy, để đo lường mức độ ảnh hưởng của BGĐ đến tính minh bạch thông
tin trên BCTC của các DNPTCNY, tác giả sử dụng 3 tiêu chí để đo lường được thể
hiện chi tiết ở Bảng 3.2.
(4) Ban kiểm soát
Ban kiểm soát của công ty bao gồm các chuyên gia về tài chính và các thành
viên không điều hành có trách nhiệm giám sát tình hình tài chính công ty, tính hợp
pháp trong các hoạt động của các thành viên HĐQT, Tổng giảm đốc/giám đốc điều
hành, sự phối hợp hoạt động giữa BKS với HĐQT và Tổng giám đốc/giám đốc điều
hành với cổ đông và các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật và điều lệ công
ty nhằm bảo vệ quyền lợi hợp pháp của công ty và cổ đông (Nghị định 71/2017-
CP). Theo luật doanh nghiệp Việt nam (2014), BKS có trách nhiệm kiểm tra tính
hợp lý, hợp pháp, tính trung thực trong tổ chức công tác kế toán và lập BCTC.
Thẩm định báo cáo tình hình kinh doanh, báo cáo tài chính hàng năm và 6 tháng của
công ty.
Về thành viên BKS, theo quy chế QTCT chỉ quy định thành viên BKS không
phải là người trong bộ phận kế toán, tài chính của công ty, điều đó có nghĩa là các
thành viên BKS có thể là nhân viên của công ty nhưng không thuộc bộ phận trên.
Hầu hết các nghiên cứu trước đây đều cho rằng tỷ lệ thành viên độc lập trong BKS
càng cao có liên quan thuận với sự minh bạch thông tin BCTC, đồng thời tỷ lệ
thành viên trong BKS có chuyên môn về kế toán càng cao thì sẽ gia tăng mức độ
minh bạch của BCTC.
Do vậy, tác giả sử dụng 4 tiêu chí để đo lường mức độ ảnh hưởng của Ban
kiểm soát đến tính minh bạch của thông tin trên BCTC của các DNPTCNY trên cơ
sở kế thừa các nghiên cứu trước và các quy định tại Việt Nam (Bảng 3.2)
(5) Nhân viên kế toán
Để trở thành một kế toán viên chuyên nghiệp, trước hết phải đảm bảo được
yêu cầu cơ bản là có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cao. Năng lực chuyên môn sẽ
được thể hiện trong quá trình làm việc: khả năng lập báo cáo và trình bày báo cáo
kế toán, khả năng thống kê, phân tích tài chính, khả năng lập và phân tích báo cáo
kế toán cũng như quản trị tài chính doanh nghiệp, tuân thủ đạo đức nghề
nghiệp…Hơn nữa, nhân viên kế toán là một mắt xích quan trọng trong chuỗi cung
75

ứng báo cáo tài chính, là người trực tiếp thực hiện việc xử lý và ghi chép các giao
dịch kinh tế phát sinh và lập BCTC theo đúng chuẩn mực và chế độ kế toán hiện
hành. Việc am hiểu và vận dụng đúng các quy định hiện hành sẽ giúp cho tính minh
bạch của thông tin kế toán gia tăng. Kế toán trong các DNPTCNY thì đòi hỏi phải
có năng lực chuyên môn cao hơn do các DNPTCNY có quy mô lớn, ngành nghề
kinh doanh phức tạp, hình thức sở hữu đa dạng. Ví dụ như các doanh nghiệp thuộc
lĩnh vực xây dựng cơ bản. Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này có một
số đặc điểm như chu trình kinh doanh kéo dài, hoạt động phân tán trên địa bàn rộng,
giá trị các khoản phải thu, phải trả, hàng tồn kho chiếm tỷ trọng lớn trong giá trị tài
sản và nguồn vốn, hoạt động xây dựng khá phức tạp thường xuyên phát sinh các
khoản chi phí ngoài dự toán. Quá trình bàn giao, nghiệm thu, hoàn thiện các thủ tục
pháp lý kéo dài. Hoạt động xây dựng cơ bản cũng dễ chịu ảnh hưởng tiêu cực của
điều kiện kinh tế vĩ mô. Do vậy, quá trình soạn lập BCTC tại các doanh nghiệp này
cũng dễ xảy ra tình trạng sai sót, hoặc chưa có đầy đủ các căn cứ ghi nhận giá trị
đầu tư xây dựng. Như vậy, việc việc rõ về quy trình và đặc điểm SXKD của
DNPTCNY sẽ làm ảnh hưởng tích cực đến tính minh bạch thông tin trên BCTC.
Ngoài yêu cầu về chuyên môn nghiệp vụ, nhân viên kế toán phải có ý thức
tuân thủ đạo đức nghề nghiệp. Do những đặc điểm của DNPTCNY, kế toán chịu áp
lực từ cơ quan quản lý, cấp trên, người lãnh đạo hoặc quan hệ quan hệ cá nhân; bị
yêu cầu làm những việc trái với chuẩn mực chuyên môn, dễ xuất hiện mâu thuẫn về
lòng trung thành với chuẩn mực chuyên môn, điều này có thể dẫn đến BCTC được
lập không đảm bảo tính trung thực và làm giảm tính minh bạch của các thông tin
trên BCTC.
Từ những phân tích trên đồng thời kế thừa nghiên cứu của Phạm Quốc Thuần
(2016) và các quy định về tiêu chuẩn nghề nghiệp kế toán trong Luật Kế toán
88(2015) và Thông tư 70/2015 về chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán,
tác giả sử dụng 3 tiêu chí để đo lường sự ảnh hưởng của nhân viên kế toán đến tính
minh bạch thông tin trên BCTC của các DNPTCNY (Bảng 3.2)
(6) Môi trường pháp lý
Môi trường pháp lý cho việc lập, trình bày và công bố thông tin trên BCTC
của các DNPTCNY hiện nay bao gồm: Hệ thống luật, chuẩn mực và chế độ kế toán,
kiểm toán; các quy định liên quan đến công bố thông tin trên thị trường chứng
khoán và các chế tài xử phạt cũng như trách nhiệm của các bên liên quan. Một môi
trường pháp lý đầy đủ, rõ ràng nghĩa là đảm bảo bao quát hết tất cả các vấn đề liên
76

quan đến việc lập, trình bày và công bố thông tin trên BCTC của các DNPTCNY
trên thị trường chứng khoán. Ngoài ra, một môi trường pháp lý hoàn thiện đòi hỏi
phải có sự phù hợp tức là phải đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn, phải cập nhật để
phù hợp với xu thế phát triển, không lạc hậu, lỗi thời, dễ vận dụng vào thực tiễn.
Nếu các quy định và hướng dẫn chưa phù hợp hoặc không phù hợp với thực tế dẫn
đến việc các DNPTCNY và các kiểm toán viên có những cách hiểu và áp dụng không
thống nhất đối với cùng một vấn đề làm hạn chế đến tính minh bạch BCTC. Hơn nữa,
Chế tài xử phạt và trách nhiệm của các bên liên quan cũng là yếu tố quan trọng giúp
cho môi trường pháp lý hoàn thiện. Riêng đối với các DNPTCNY trên thị trường
chứng khoán thì thông tin trên BCTC có rất nhiều đối tượng quan tâm, do vậy một
chế tài xử phạt đủ mạnh và quy định rõ trách nhiệm pháp lý cho các bên liên sẽ đảm
bảo được quyền lợi cho những đối tượng sử dụng thông tin đặc biệt là nhà đầu tư
làm cho thị trường chứng khoán ngày càng minh bạch và hiệu quả.
Từ những phân tích trên cùng với việc kế thừa các nghiên cứu trước đó, tác
giả sử dụng, tác giả sử dụng 4 tiêu chí đo lường sự ảnh hưởng của Môi trường pháp
lý đến tính minh bạch thông tin trên BCTC của các DNPTCNY(Bảng 3.2)
(7) Kiểm toán độc lập:
Một nhân tố không thể thiếu để bảo đảm tính minh bạch của thông tin trên
BCTC của các DNPTCNY là kiểm toán độc lập. Thông thường các kiểm toán viên
(KTV) chuyên nghiệp có kiến thức sâu hơn về tài chính - kế toán so với các thành
viên Ban kiểm soát và Hội đồng quản trị, cho phép họ có thể phát hiện ra những thủ
thuật tinh vi nhằm bóp méo thông tin tài chính. Bên cạnh đó, để nâng cao chất
lượng kiểm toán BCTC góp phần gia tăng tính minh bạch thông tin trên BCTC, đòi
hỏi KTV có sự hiểu biết chuyên sâu về những rủi ro, cơ hội và thực tế kế toán cùa
khách hàng trong từng lĩnh vực ngành nghề nhất định (xây dựng, sản xuất, thương
mại). KTV có được sự chuyên sâu (tinh thông nghề nghiệp) nhờ vào nỗ lực của bản
thân, tự trau dồi kiến thức về ngành nghề của khách hàng trong quá trình thực hành
kiểm toán, đồng thời được hỗ trợ đào tạo chuyên sâu. điều này rất quan trọng, đặc
biệt đối với cuộc kiểm toán BCTC DNPTCNY, vì hầu hết lĩnh vực kinh doanh của
các DNNY là đa dạng, tính chất giao dịch và khoản mục phức tạp. Ý thức tuân thủ
đạo đức nghề nghiệp của KTV được đánh giá là nhân tố quan trọng ảnh hưởng chất
lượng kiểm toán BCTC. Do đặc thù của kiểm toán BCTC các DNPTCNY, nhóm
kiểm toán thường chịu áp lực từ cơ quan quản lý, cấp trên, người lãnh đạo hoặc
quan hệ gia đình, quan hệ cá nhân; bị yêu cầu làm những việc trái với chuẩn mực
77

chuyên môn, dễ xuất hiện mâu thuẫn về lòng trung thành với chuẩn mực chuyên
môn, điều này có thể khiến các sai phạm được phát hiện nhưng không được báo cáo
làm giảm tính minh bạch của thông tin trên BCTC của DNPTCNY.
Ngoài ra, viêc các công ty kiểm toán cam kết đảm bảo chất lượng trước mỗi
cuộc kiểm toán thể hiện trách nhiệm kiểm soát chất lượng của mỗi công ty kiểm
toán. Khi thực hiện cam kết chất lượng các công ty kiểm toán phải thiết kế và vận
hành hệ thống kiểm soát chất lượng kiểm toán một cách hiệu quả điều này gián tiếp
tác động tích cực tới tính minh bạch thông tin trên BCTC của DNPTCNY khi lựa
chọn Công ty kiểm toán có uy tín.
Từ những lập luận trên đông thời kề thừa các công trình trước về phương
pháp đo lường mức độ ảnh hưởng của kiểm toán độc lập đến tính minh bạch thông
tin trên BCTC của các DNPTCNY, tác giả sử dụng 4 tiêu chí đo lường được trình
bày ở bảng 3.2
(8) Phần mềm kế toán
Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 (CMCN 4.0) đã mang lại nhiều thay đổi cơ
bản trên hầu hết các lĩnh vực, ngành nghề trong đó có kế toán – kiểm toán. Đây
được coi như là một xu hướng tất yếu trong quá trình phát triển, ứng dụng công
nghệ thông tin trong công tác tài chính kế toán tại các doanh nghiệp Việt hiện nay.
CMCN 4.0 sẽ thay đổi cơ bản phương thức thực hiện các công việc kế toán và kiểm
toán hiện nay bằng việc áp dụng chứng từ điện tử, các phần mềm tổng hợp, xử lý dữ
liệu, ghi sổ kế toán cũng như cho phép thực hiện các phương thức kiểm toán trong
môi trường tin học hóa. Những người làm công tác tài chính – kế toán sẽ không còn
mất quá nhiều công sức trong việc phân loại chứng từ, xử lý từng nghiệp vụ kinh tế
riêng lẻ, ghi các loại sổ kế toán mà vấn đề quan trọng hơn là cần phải quan tâm đến
việc trình bày báo cáo tài chính theo chuẩn mực, theo quy định về công bố thông tin
trên BCTC. Phần mềm kế toán (PMKT) sẽ giúp doanh nghiệp ghi lại và xử lý các
nghiệp vụ kế toán một cách dễ dàng và nhanh chóng. Cung cấp những bản báo cáo
hết sức chi tiết cùng với những dữ liệu cần thiết khác dành cho việc phục vụ cho
chiến lược kinh doanh của công ty.
Ngoài ra phần mềm kế toán cho doanh nghiệp hỗ trợ các nghiệp vụ kế toán
như: Giảm bớt áp lực cho các sổ sách kế toán, tính và chi trả lương, giải quyết các
vấn đề về thuế thu nhập nhanh gọn, chuẩn bị khai thuế, sổ sách kế toán, chuẩn bị
các báo cáo tài chính,…Tự động tạo các bút toán định kỳ, các bút toán phân bổ và
kết chuyển cuối kỳ, kết nối thống nhất số liệu từ tất cả các phân hệ trong phần
78

mềm.Tính hiệu quả của phần mềm kế toán đã mang lại nhiều lợi ích cho doanh
nghiệp giúp tiết kiệm thời gian, chi phí, phân tích kiểm tra tốt tình hình tài chính
công ty, phát hiện nhũng rủi ro ảnh hưởng để ban lãnh đạo chọn chiến lược tốt
hơn,các dữ liêu thông tin báo cáo được tra cứu nhanh chóng. Hệ thống bảo mật tốt
ngăn chặn mọi hành vi xấu đánh cắp dữ liệu, được phân quyền chặt chẽ. Lợi ích
của phần mềm kế toán trong việc hỗ trợ đắc lực công tác quản lý tài chính của công
ty là điều tất yếu, hỗ trợ mọi dịch vụ, quản lý từ xa. Khi công tác hoặc ở nơi xa công
ty đều có thể kết nối dữ liệu máy chủ trung tâm, mọi hoạt động tình hình báo cáo
của các chi nhánh cách xa về mặt địa lý đều có thể xem trực tiếp qua hệ thống phần
mềm kế toán. Đặc biệt với phần mềm kế toán, doanh nghiệp có thể truy cập một số
tính năng bổ sung để thực hiện trong các lĩnh vực tài sản cố định, vận chuyển và
tiếp nhận, thương mại điện tử, quản lý dịch vụ khách hàng, kiểm soát đơn đặt
hàng…
Khi PMKT được thiết lập trên cơ sở tuân thủ các quy định của chuẩn mực và
chế độ kế toán sẽ gia tăng tính Thích hợp của BCTC; PMKT được thiết lập trên cơ
sở lưu lại đầy đủ các vết tích của quá trình ghi nhận và xử lý các nghiệp vụ kinh tế
phát sinh sẽ giúp đảm bảo việc Trình bày trung thực của BCTC. Bên cạnh đó,
PMKT có chất lượng còn giúp giảm thiểu các sai sót thông qua việc xử lý công tác
kế toán bằng các bút toán tự động; đảm bảo các đặc tính kịp thời, chính xác của báo
cáo tài chính.
Tất cả các lập luận trên, rõ ràng lựa chọn được một phần mềm kế toán tốt,
phù hợp với đặc điểm kinh doanh và mục tiêu cả doanh nghiệp sẽ góp phần nâng
cao tính minh bạch thông tin trên BCTC của các DNNY. Để đo lường mức độ ảnh
hưởng của phần mềm kế toán tác giả sử dụng 3 tiêu chí để đo lường, được trình bày
ở Bảng 3.2.
Như vậy, có 29 tiêu chí đo lường của 8 yếu tố ảnh hưởng đến tính minh bạch
thông tin trên BCTC của các DNPTCNY được tác giả tổng hợp ở bảng 3.2 dưới đây.
Bảng 3.2. Tổng hợp thang đo các yếu tố ảnh hưởng đến tính minh bạch
thông tin trên BCTC của các DNPTCNY
STT Các tiêu chí đo lường Căn cứ xây dựng thang đo
KSNB
DN có thiết lập các quy định và Dechow và Schrand (2004),
1
thủ tục kiểm soát nhằm đảm bảo Nguyễn Đình Hùng (2010);
79

DN tuân thủ pháp luật Zinatul Iffah Binti


Abdullah(2015); Phạm Quốc
Thuần (2016), Theo COSO, VSA
Jeffrey Doyle, Weili Gee và
Sarah McVay (2006) Nguyễn
KSNB bảo đảm phòng ngừa,
Đình Hùng (2010) , Zinatul Iffah
2 phát hiện, xử lý kịp thời rủi ro
Binti Abdullah(2015), Phạm
và đạt được yêu cầu đề ra.
Quốc Thuần (2016), Theo
COSO, VSA
Jeffrey Doyle, Weili Gee và
KSNB đảm bảo tài sản của DN Sarah McVay (2006) Nguyễn
được bảo đảm an toàn, tránh sử Đình Hùng (2010) , Zinatul Iffah
3
dụng sai mục đích, không hiệu Binti Abdullah (2015), Phạm
quả Quốc Thuần (2016), Theo
COSO, VSA
Jeffrey Doyle, Weili Gee và
Sarah McVay (2006) Nguyễn
KSNB kiểm tra và giám sát
Đình Hùng (2010) , Zinatul Iffah
4 thường xuyên hoạt động của hệ
Binti Abdullah(2015), Phạm
thống thông tin kế toán.
Quốc Thuần (2016), Theo
COSO, VSA
Jeffrey Doyle, Weili Gee và
KSNB tăng cường tính hiệu lực Sarah McVay (2006) Nguyễn
về mặt điều hành, hiệu năng Đình Hùng (2010) , Zinatul Iffah
5
quản lý và hiệu quả kinh doanh Binti Abdullah(2015), Phạm
của đơn vị. Quốc Thuần (2016), Theo
COSO, VSA
Hội đồng quản trị
David B. Farber (2004), (Gul và
Sự tách bạch giữa chức năng
Leung, 2004), Bader Al
6 của chủ tịch HĐQT và GĐ điều
Shammari (2010), (Jouini Fathi,
hành được đảm bảo.
2013), Nghị định 71/2017-CP
7 HĐQT luôn đảm bảo hoạt động Yermack (1996),Chueng và cộng
80

của DN tuân thủ các quy định sự (2005), Nghị định 71/2017-CP
của Nhà nước và quy định nội
bộ của DN
Fama và Jensen, 1983; Agrawal
và Knoeber, 1996, (Kelton và
Yang, 2008). Eugene C.M.
Tỷ lệ thành viên độc lập của
Cheng, Stephen M. Courtenay
8 HĐQT được đảm bảo theo quy
(2006), Chiraz Ben Ali (2009),
định
Nurwati Ashikkin Ahmad Zaluki
(2009) Ienciu (2012), Nghị định
71/2017-CP
Ban giám đốc
Zhara và các tác giả (2000),
BGĐ am hiểu các quy định liên
Nguyễn Đình Hùng (2010), Bụi
9 quan đến việc lập, trình bày và
Thị Thủy (2013), Zinatul Iffah
công bố BCTC.
Binti Abdullah (2015)
Sự tuân thủ các quy định liên Zhara và các tác giả (2000),
quan đến việc lập, trình bày và Nguyễn Đình Hùng (2010), Bụi
10
công bố BCTC của Ban giám Thị Thủy (2013), Zinatul Iffah
đốc được đảm bảo. Binti Abdullah (2015)
Barnea và các tác giả (1985),
Tính chính trực của BGĐ về Zhara và các tác giả (2000),
11 trách nhiệm công bố BCTC Nguyễn Đình Hùng (2010), Bụi
minh bạch được đảm bảo Thị Thủy (2013), Zinatul Iffah
Binti Abdullah (2015)
Ban kiểm soát
12 Số lượng thành viên BKS được Nghị định 71/2017CP, Nguyễn
đảm bảo theo quy định Đình Hùng (2010), Nguyễn
Trọng Nguyên (2013),Luật DN
(2014)
13 Tỷ lệ thành viên BKS có Nghị định 71/2017CP, (Abbott
chuyên môn kế toán tài chính và các cộng sự, 2004),DeZoort
cao và Salterio (2001) ,Nguyễn Đình
81

Hùng (2010), Nguyễn Trọng


Nguyên (2013), Luật DN (2014)
14 Các thành viên trong BKS đảm Nghị định 71/2017CP,Nguyễn
bảo được sự độc lập theo quy Đình Hùng (2010), Nguyễn
định Trọng Nguyên (2013), Luật DN
(2014)
15 BKS luôn thực hiện tốt việc Nghị định 71/2017CP,Nguyễn
giám sát tính hợp pháp, tính hệ Đình Hùng (2010), Nguyễn
thống và trung thực của các nội Trọng Nguyên (2013), Luật DN
dung trên BCTC (2014)
Nhân viên kế toán
Nguyễn Thị Hồng Nga (2014),
NVKT am hiểu và vận dụng tốt
Phạm Quốc Thuần (2016),Luật
16 quy định của chuẩn mực và kế
Kế toán 88(2015) và Thông tư
độ kế toán
70/2015
Nguyễn Thị Hồng Nga (2014),
NVKT hiểu rõ về quy trình và Phạm Quốc Thuần (2016),Luật
17
đặc điểm SXKD của DN Kế toán 88(2015) và Thông tư
70/2015
Nguyễn Thị Hồng Nga (2014),
NVKT có ý thức tuân thủ đạo Phạm Quốc Thuần (2016),Luật
18
đức nghề nghiệp Kế toán 88(2015) và Thông tư
70/2015
Môi trường pháp lý
Sự đầy đủ, rõ ràng của hệ thống Nguyễn Đình Hùng (2010), Bùi
19 chuẩn mực và chế độ kế toán Thị Thủy (2013), Zinatul Iffah
được đảm bảo Binti Abdullah(2015)
Sự phù hợp của hệ thống chuẩn Nguyễn Đình Hùng (2010), Bùi
20 mực và chế độ kế toán được Thị Thủy (2013), Zinatul Iffah
đảm bảo Binti Abdullah(2015)
Sự phù hợp, đầy đủ, rõ ràng Eccher và Healy (2000), Hu
của các quy định về công bố (2002) và Wu và các tác giả
21
thông tin trên BCTC được đảm (2005), Nguyễn Đình Hùng
bảo (2010), Bùi Thị Thủy (2013),
82

Zinatul Iffah Binti


Abdullah(2015)
Chế tài xử phạt và trách nhiệm Nguyễn Đình Hùng (2010), Bùi
22 của các bên liên quan đủ sức Thị Thủy (2013), Zinatul Iffah
răn đe. Binti Abdullah(2015)
Kiểm toán độc lập
Nguyễn Đình Hùng (2010), Bùi
Thị Thủy (2013), Zinatul Iffah
DNNY được kiểm toán bởi các
23 Binti Abdullah(2015), Fargher và
công ty kiểm toán có uy tín
cộng sự (2001), Archambault
(2003).
Nguyễn Đình Hùng (2010), Bùi
Thị Thủy (2013), Zinatul Iffah
Kiểm toán viên đáp ứng yêu
24 Binti Abdullah(2015), Fargher và
cầu về khả năng chuyên môn sâu
cộng sự (2001), Archambault
(2003).
Nguyễn Đình Hùng (2010), Bùi
Kiểm toán viên có ý thức tuân Thị Thủy (2013), Zinatul Iffah
25 thủ chuẩn mực đạo đức nghề Binti Abdullah(2015),Fargher và
nghiệp. cộng sự (2001), Archambault
(2003).
Nguyễn Đình Hùng (2010), Bùi
Công ty kiểm toán cam kết Thị Thủy (2013), Zinatul Iffah
26 đảm bảo chất lượng trước mỗi Binti Abdullah(2015),Fargher và
cuộc kiểm toán cộng sự (2001), Archambault
(2003).
Phần mềm kế toán
Phần mềm kế toán có nhiều tiện
27 ích phù hợp với đặc điểm Phát triển mới
SXKD của DN
Phần mềm kế toán có tính bảo
28 mật thông tin và an toàn dữ liệu Phát triển mới
cao
29 Phần mềm kế toán nâng cấp,
83

cập nhật kịp thời sự thay đổi Phát triển mới


của chế độ kế toán.
(Nguồn: Tác giả nghiên cứu và tổng hợp)

3.2. Phương pháp thu thập dữ liệu và quy trình thực hiện trong nghiên cứu
định tính
3.2.1. Thu thập dữ liệu
3.2.1.1. Đối tượng khảo sát trong nghiên cứu định tính
Như đã trình bày, tính minh bạch của thông tin trên BCTC của các
DNPTCNY là một khái niệm đa chiều, phức tạp. Do đo tác giả sẽ thực hiện xin ý
kiến của các chuyên gia thông qua phỏng vấn trực tiếp kết hợp với phát phiếu xin ý
kiến với các đối tượng tham gia khảo sát được xác định là những chuyên gia có
trình độ cao và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Kế toán, kiểm toán, bao gồm
các giảng viên ở các trường đại học; Giám đốc/phó giám đốc, Kế toán trưởng, cán
bộ trong ban kiểm soát nội bộ của DNPTCNY. Các chuyên gia tham gia phỏng vấn
phải có ít nhất 5 năm kinh nghiệm và có trình độ từ cử nhân trở lên. Phương pháp
nghiên cứu định tính được thực hiện đầu tiên với việc thu thập thông tin bằng bảng
câu hỏi được chuẩn bị trước. Bảng câu hỏi bao gồm nội dung yêu cầu các chuyên
gia cho biết ý kiến về mô hình nghiên cứu đã phù hợp chưa, cũng như yêu cầu xem
xét lại các thành phần và thang đo của mô hình nghiên cứu đề xuất có phù hợp với
đặc thù của lĩnh vực nghiên cứu hay chưa và cho ý kiến bổ sung. Kết quả nghiên
cứu định tính sẽ là cơ sở dùng để thiết kế bảng câu hỏi và xây dựng mô hình cho
nghiên cứu kiểm định.
3.2.1.2. Chọn mẫu trong nghiên cứu định tính
Nghiên cứu định tính là một dạng nghiên cứu khám phá vì vậy mẫu của
nghiên cứu định tính sẽ được chọn theo mục đích xây dựng lý thuyết hay còn gọi là
chọn mẫu lý thuyết ( Coyne, 1997, Strauss và Corbin, 1998). Quy trình chọn mẫu lý
thuyết được thực hiện như sau: Tác giả thực hiện các cuộc phỏng vấn lần lượt với
các chuyên gia. Số lượng các cuộc phỏng vấn được tiến hành với tiêu chí: Thực
hiện đến khi không tìm được nội dung mới (đến điểm bão hoà) thì sẽ kết thúc
(Nguyễn Đình Thọ, 2013). Với các nội dung đã được đặt ra, tác giả thực hiện đến
cuộc phỏng vấn thứ chín thì không phát hiện ra những điểm mới so với các cuộc
phỏng vấn trước. Tuy nhiên, để đảm bảo chắc chắn, tác giả thực hiện phỏng vấn
thêm một chuyên gia nữa nhưng cuộc phỏng vấn này cũng không phát hiện thêm
điểm mới nào so với các cuộc phỏng vấn đã thực hiện nên tác giả đã dừng phỏng
84

vấn sau khi thực hiện phỏng vấn 10 chuyên gia (Phụ lục 3.01 Danh sách phỏng vấn
chuyên gia)
3.2.2. Quy trình thực hiện nghiên cứu định tính
Xuất phát từ mô hình đề xuất ở trên về các yếu tố ảnh hưởng đến tính minh
bạch của các thông tin trên BCTC, tác giả thực hiện phỏng vấn bán cấu trúc với các
chuyên gia thông qua bảng sơ thảo với nội dung thảo luận như sau:
(1) Thảo luận về các đặc tính đo lường mức độ minh bạch thông tin trên
BCTC của các DNPTCNY dưới góc độ người cung cấp thông tin đã đầy đủ và phù
hợp chưa? Các tiêu chí đo lường được sử dụng đã đầy đủ và phù hợp chưa?
(2) Thảo luận về các yếu tố ảnh hưởng đến tính minh bạch của thông tin trên
BCTC của các DNPTCNY trên TTCK Việt Nam; Các tiêu chí đo lường đặc điểm
của các yếu tố này đã đầy đẩy đủ và phù hợp chưa?
Sau đó, tác giả thực hiện phỏng vấn sâu với các chuyên gia thông qua các
câu hỏi mở để thu thập ý kiến của các chuyên gia. Các câu hỏi sử dụng trong phỏng
vấn chuyên sâu tập trung vào:
(1) Yêu cầu chỉnh sửa bổ sung đặc tính cũng như các tiêu chí đo lường tính
minh bạch của thông tin trên BCTC của các DNPTCNY trên TTCK Việt Nam?
(2) Yêu cầu chỉnh sửa, bổ sung thêm yếu tố ảnh hưởng đến tính minh bạch
của thông tin trên BCTC của các DNPTCNY trên TTCK Việt Nam?
Ngoài những nội dung phỏng vấn trên, trong quá trình phỏng vấn chuyên
sâu, tuỳ vào tình hình cuộc phỏng vấn tác giả cũng phỏng vấn thêm một số nội dung
liên quan đến:
(1) Thực trạng lập, trình bày và công bố thông tin trên BCTC của các DNNY
hiện nay cũng như là một số nguyên nhân ảnh hưởng đến thực trạng đó?
(2) Những khuyến nghị nhằm nâng cao tính minh bạch thông tin trên BCTC
của các DNPTCNY trên TTCK Việt Nam hiện nay?
3.3. Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu trong nghiên cứu định lượng
3.3.1. Thu thập dữ liệu
Thu thập dữ liệu nghiên cứu gồm các nội dung: Chọn mẫu nghiên cứu, thiết
kế câu hỏi khảo sát và phương pháp thu hồi phiếu khảo sát.
3.3.1.1. Chọn mẫu nghiên cứu trong định lượng
Đối tượng thu thập dữ liệu
Xuất phát từ mục đích nghiên cứu và cách tiếp cận của luận án là “ Nghiên
cứu các yếu tố ảnh hưởng đến tính minh bạch thông tin trên BCTC của các DNNY”
dưới góc độ người cung cấp thông tin. Do vậy, đối tượng thu thập dữ liệu phải có có
85

kiến thức về kế toán, nắm rất rõ đặc tính minh bạch thông tin và đặc điểm xử lý
BCTC, tại chính DN cần được khảo sát. Vì vậy, tác giả sẽ tiến hành thập dữ liệu cho
nghiên cứu định lượng từ các đối tượng là Giám đốc tài chính, Trưởng Ban kiểm
soát, Kế toán trưởng, Kế toán tổng hợp tại các DNNY.
Khung mẫu nghiên cứu
Khung mẫu nghiên cứu của luận án là các doanh nghiệp phi tài chính niêm
yết trên thị trường chứng khoán (gồm SGDCK Hà Nội và SGDCK TP.HCM). Danh
sách các DNNPTCNY trên 2 Sàn giao dịch tính đến ngày 15/5/2018 là 635 DN
trong đó Sàn HNX có 353 DN và Sàn HOSE là 282 DN được phân loại theo 14
ngành như bảng 3.3 dưới đây. Trong đó, 2 ngành có số lượng doanh nghiệp niêm
yết cao hơn hắn so với các ngành còn lại là Ngành Vật liệu xây dựng (175 DN) và
Ngành Hàng và dịch vụ công nghiệp (109 DN) chiếm tổng số 284/635 DN. Tuy
nhiên, vì các đối tượng thu thập dữ liệu của luận án là các đối tượng bên trong
DNNY (Giám đốc, kế toán, kiểm soát viên…), việc thu thập dữ liệu từ các đối
tượng này ở tất cả 635 DN là không hề dễ dàng, bởi các đối tượng này thường rất
“kẹt” thời gian, do vậy, không phải lúc nào họ cũng sẵn sàng trả lời câu hỏi khảo
sát. Hơn nữa, nếu khảo sát toàn bộ 635 DN sẽ gây tốn kém nguồn lực và thời gian.
Vì thế, tác giả sẽ quyết định lựa chọn kích thước mẫu nghiên cứu vừa đảm đảm điều
kiện về cỡ mẫu tối thiểu vừa đảm bảo tính đại diện cao.
Bảng 3.3. Số lượng các DNPTCNY trên TTCK Việt Nam tính đến 18.5.2018
STT Ngành HNX HOSE Tổng
1 Hóa chất 14 25 39
2 Thực phẩm và đồ uống 26 35 61
3 Xây dựng và Vật liệu 116 59 175
4 Y tế 9 13 22
5 Điện, nước & xăng dầu khí đốt 14 23 37
6 Tài nguyên Cơ bản 33 26 59
7 Hàng & Dịch vụ Công nghiệp 66 43 109
8 Hàng cá nhân & Gia dụng 16 17 33
9 Công nghệ Thông tin 13 8 21
10 Bán lẻ 5 10 15
11 Ô tô và phụ tùng 2 10 12
12 Du lịch và Giải trí 13 10 23
86

13 Dầu khí 4 2 6
14 Truyền thông 22 1 23
Tổng cộng 353 282 635
(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ Stoxplus)
Kích thước mẫu nghiên cứu
Có nhiều quan điểm khác nhau trong việc lựa chọn kích thước mẫu khảo sát
trong nghiên cứu định lượng. Theo Hair và công sự (1998) và theo Nguyễn Đình
Thọ (2011), kích thước mẫu phải tối thiểu từ 100 đến 150. Trong khi đó Gorsuch
(1983) cho rằng phân tích nhân tố cần ít nhất 200 quan sát. Theo quan điểm của
Bollen (1989), kích thước mẫu tối thiểu là 5 quan sát cho một câu hỏi cần ước
lượng hay kích thước mẫu tối thiểu = số biến quan sát *5. Như vậy theo Bollen thì
kích thước mẫu tối thiểu cho việc khảo sát trong luận án sẽ là 55*5= 275 DNNY.
Để nâng cao độ tin cậy của thông tin khảo sát, tác giả sử dụng phương pháp
chọn mẫu xác suất được thực hiện bằng cách lấy 70% số 635 DNPTCNY của 14
ngành trên 2 sàn giao dịch từ bảng 3.3. Như vậy, cỡ mẫu nghiên cứu là 445
DNPTCNY (70% *635).
( Phụ lục 3.02. Danh sách các DNPTCNY đã tham gia khảo sát)
3.3.1.2. Thiết kế bảng câu hỏi khảo sát.
Bảng khảo sát được thiết kế trên cơ sở kết quả ở bước nghiên cứu định tính,
bảng hỏi được sử dụng chung cho tất cả các đối tượng có hiểu biết liên quan đến
việc lập, trình bày và công bố thông tin trên BCTC của các DNPTCNY, bao gồm
các đối tượng bên trong DNPTCNY. Để nâng cao độ tin cậy của dữ liệu khảo sát,
trong mỗi DN khảo sát, tác giả sẽ thu thập thông tin từ 3 đối tượng là Kế toán
trưởng, Giám đốc/PGĐ tài chính, Trưởng ban kiểm soát.
Bảng câu hỏi khảo sát được thiết kế gồm các 3 phần sau:
Phần I: Thông tin chung về đối tượng khảo sát
Phần II: Câu hỏi khảo sát: Câu hỏi khảo sát là những câu hỏi đóng được đánh
giá qua 5 cấp độ theo thang đo Likert từ mức thấp nhất đến mức cao nhất như sau:
Mức 1: Rất không đồng ý; Mức 2: Không đồng ý; Mức 3: Bình thường; Mức 4:
Đồng ý; Mức 5: Rất đồng ý.
Phần III. Một số câu hỏi mở nhằm xin ý kiến của các đối tượng khảo sát về
thực trạng lập, trình bày và công bố thông tin trên BCTC cũng như thực trạng về
các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ minh bạch thông tin trên BCTC tại đơn vị mình?
87

Qua đó gọi ý một số khuyến nghị nhằm nâng cao tính minh bạch của thông tin trên
BCTC của các DNPTCNY
( Phụ lục 3.03 Phiếu khảo sát dành cho đối tượng thuộc DNPTCNY)
3.3.1.3.Phương pháp khảo sát và thu hồi phiếu khảo sát
Phương pháp khảo sát: Khảo sát trực tiếp, gọi điện, qua email.
Với hình thức trực tiếp: Được thực hiện một trong các hình thức sau:
- Gọi điện
- Gặp trực tiếp
- Tác giả sẽ gửi lại phiếu khảo sát và nhờ một nhân viên của đơn vị được
khảo sát thu hộ
Với hình thức gửi qua mail: Sử dụng bản thiết kế câu hỏi trên Google Drive
và thu hồi phiếu qua bảng tổng hợp tự động của Google Drive (dành cho các trường
hợp không gửi được trực tiếp)
Số lượng phiếu khảo sát dự kiến sử dụng: là 1.335 phiếu (Mẫu khảo sát 445
DNPTCNY, mỗi DN sử dụng 3 phiếu)
3.3.2. Phương pháp xử lý dữ liệu định lượng
3.3.2.1. Mã hóa dữ liệu
Căn cứ vào kết quả khảo sát, để xử lý dữ liệu bằng công cụ SPSS 20, tác giả
tiến hành mã hóa các thuộc tính của các thanh đo như sau:
Bảng 3.4. Mã hóa các đặc tính đo lường mức độ minh bạch thông tin trên
BCTC của các DNPTCNY
STT Mã Tên các đặc tính
R Sự thích hợp
1 R1 BCTC có trình bày các thông tin phi tài chính (cơ hội rủi ro) ảnh hưởng
đến quyết định của nhà đầu tư.
2 R2 BCTC cung cấp các thông tin định hướng tương lai rất hữu ích cho
người sử dụng thông tin
3 R3 BCTC trình bày cụ thể về kết quả kinh theo theo bộ phận (theo từng lĩnh
vực hay từng khu vực địa lý)
4 R4 DN áp dụng giá trị hợp lý đối với một số các khoản mục theo đúng quy
định hiện hành.
5 R5 Trong bản thuyết minh BCTC, DN có thuyết minh, giải trình thêm các
thông tin khác giúp người sử dụng hiểu được sự tác động của các giao
dịch cụ thể trong quá khứ hoặc các diễn biến của thị trường ảnh hưởng
88

tới DN trong việc đưa ra quyết định kinh tế.


F Sự tin cậy
6 F1 BCTC cung cấp các giả định và ước tính kế toán có căn cứ.
7 F2 BCTC cung cấp thêm các thông tin về quản trị doanh nghiệp
8 F3 BCTC của DN được kiểm toán viên độc lập đưa ra ý kiến chấp nhận toàn
phần.
9 F4 BCTC cung cấp và đánh giá các sự kiện ảnh hưởng tích cực và tiêu cực
đến kết quả kinh doanh trong năm báo cáo( trình bày không thiên lệch)
10 F5 BCTC cung cấp đầy đủ thông tin về các bên liên quan
11 F6 BCTC của doanh nghiệp được công bố chính xác & nhất quán (số liệu
trước & sau kiểm toán không sai lệch nhiều).
12 F7 Các chính sách kế toán được lựa chọn và áp dụng phù hợp với chuẩn
mực và chế độ kế toán hiện hành.
U Dễ hiểu, dễ tiếp cận ( Sự thuận tiện)
13 U1 BCTC được trình bày theo đúng mẫu quy định (theo thứ tự rõ ràng, có
thuyết minh đầy đủ)
14 U2 Các thuyết minh cho bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh
được trình bày chi tiết, cụ thể, rõ ràng
15 U3 Ngôn ngữ trong BCTC sử dụng dễ hiểu, khi sử dụng các thuật ngữ đặc
thù thì có giải thích đính kèm.
16 U4 DN cung cấp nhiều kênh giúp nhà đầu tư tiếp cận thông tin. (thông qua
báo cáo thường niên, website của Sở GDCK, ấn phẩm, báo chí và báo
cáo phân tích tóm tắt)
17 U5 DN có trang website cập nhật thường xuyên và đầy đủ thông tin được
công bố.
18 U6 DN công bố BCTC bằng cả tiếng Anh và tiếng Việt
C So sánh được
19 C1 BCTC có phân tích các chỉ số tài chính và có biểu đồ, đồ thị minh họa
giúp so sánh với các năm trước và với DN khác .
20 C2 Tất cả các phương pháp và chính sách kế toán trong BCTC đều được
kiểm toán viên chấp nhận sau khi kiểm tra thông tin.
21 C3 BCTC cung cấp giải thích cho những điều chỉnh hồi tố số liệu BCTC các
kỳ trước có ảnh hưởng đến BCTC năm hiện hành.
22 C4 BCTC so sánh thông tin năm tài chính hiện hành với các năm trước và
có so sánh với thông tin của ngành.
89

23 C5 DN sử dụng nhất quán các phương pháp và chính sách kế toán, nếu có
thay đổi thì có trình bày lý do thay đổi.
T Tính Kịp thời
24 T1 BCTC năm của DN được công bố kịp thời sau ngày kết thúc năm tài
chính.
25 T2 DN công bố kịp thời những thông tin bất thường ảnh hưởng đến
thông tin trên BCTC
26 T3 DN công bố kịp thời bản giải trình nguyên nhân khi có sự thay đổi về lợi
nhuận sau thuế từ 10% so với kỳ trước hoặc khi lợi nhuận trong kỳ báo
cáo bị lỗ…

Bảng 3.5. Mã hóa các thuộc tính đo lường các yếu tố ảnh hưởng đến tính
minh bạch thông tin trên BCTC của các DNPTCNY
Mã Tên các thuộc tính
KSNB Kiểm soát nội bộ
1 KSNB1 DN có thiết lập các quy định và thủ tục kiểm soát nhằm đảm bảo DN
tuân thủ pháp luật
2 KSNB2 KSNB bảo đảm phòng ngừa, phát hiện, xử lý kịp thời rủi ro và đạt
được yêu cầu đề ra.
3 KSNB3 KSNB đảm bảo tài sản của DN được bảo đảm an toàn, tránh sử dụng
sai mục đích, không hiệu quả
4 KSNB4 KSNB kiểm tra và giám sát thường xuyên hoạt động của hệ thống
thông tin kế toán.
5 KSNB5 KSNB tăng cường tính hiệu lực về mặt điều hành, hiệu năng quản lý
và hiệu quả kinh doanh của đơn vị.
HĐQT Đặc điểm Hội đồng quản trị
6 HĐQT1 Sự tách bạch giữa chức năng của chủ tịch HĐQT và GĐ điều hành
được đảm bảo.
7 HĐQT2 HĐQT luôn đảm bảo hoạt động của DN tuân thủ các quy định của Nhà
nước và quy định nội bộ của DN
8 HĐQT3 Tỷ lệ thành viên độc lập của HĐQT được đảm bảo theo quy định
BGĐ Đặc điểm Ban giám đốc
9 BGĐ1 BGĐ am hiểu các quy định liên quan đến việc lập, trình bày và công
bố BCTC.
10 BGĐ2 Sự tuân thủ các quy định liên quan đến việc lập, trình bày và công bố
90

BCTC của Ban giám đốc được đảm bảo.


11 BGĐ3 Tính chính trực của BGĐ về trách nhiệm công bố BCTC minh bạch
được đảm bảo
BKS Ban kiểm soát
12 BKS1 Số lượng thành viên BKS được đảm bảo theo quy định
13 BKS2 Tỷ lệ thành viên BKS có trình độ chuyên môn kế toán tài chính cao
14 BKS3 Các thành viên trong BKS đảm bảo được sự độc lập theo quy định
15 BKS4 BKS luôn thực hiện tốt việc giám sát tính hợp pháp, tính hệ thống và
trung thực của các nội dung trên BCTC
NVKT Nhân viên kế toán
16 NVKT1 NVKT am hiểu và vận dụng tốt quy định của chuẩn mực và kế độ kế
toán
17 NVKT2 NVKT hiểu rõ về quy trình và đặc điểm SXKD của DN
18 NVKT3 NVKT có ý thức tuân thủ đạo đức nghề nghiệp
MTPL Môi trường pháp lý
19 MTPL1 Sự đầy đủ, rõ ràng của hệ thống chuẩn mực và chế độ kế toán được
đảm bảo
20 MTPL2 Sự phù hợp của hệ thống chuẩn mực và chế độ kế toán được đảm bảo
21 MTPL3 Sự phù hợp, đầy đủ, rõ ràng của các quy định về công bố thông tin
trên BCTC được đảm bảo
22 MTPL4 Chế tài xử phạt và trách nhiệm của các bên liên quan đủ sức răn đe.
KTĐL Kiểm toán độc lập
23 KTĐL1 DNNY được kiểm toán bởi các công ty kiểm toán có uy tín
24 KTĐL2 Kiểm toán viên đáp ứng yêu cầu về khả năng chuyên môn sâu
25 KTĐL3 Kiểm toán viên có ý thức tuân thủ chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp.
26 KTĐL4 Công ty kiểm toán cam kết đảm bảo chất lượng trước mỗi cuộc kiểm
toán
PMKT Phần mềm kế toán
27 Phần mềm kế toán có nhiều tiện ích phù hợp với đặc điểm SXKD của
PMKT1
DN
28 PMKT2 Phần mềm kế toán có tính bảo mật thông tin và an toàn dữ liệu cao
29 Phần mềm kế toán nâng cấp, cập nhật kịp thời sự thay đổi của chế độ
PMKT3
kế toán.
3.3.2.2.Phương pháp thống kê mô tả
Phương pháp này được sử dụng để mô tả những đặc tính cơ bản của dữ liệu
91

thu thập được từ nghiên cứu thực nghiệm, cung cấp những tóm tắt đơn giản về mẫu
và các thước đo. Dữ liệu định lượng sẽ được thống kế tóm tắt dưới dạng các bảng số
liệu tóm tắt giá trị thống kê đơn giản nhất.
Các đại lượng thống kê mô tả được sử dụng trong chuyên đề gồm: Mean: Số
trung bình cộng, Sum: Tổng cộng, Std.deviation: Độ lệch chuẩn, Minimum,
Maximum: Giá trị nhỏ nhất, giá trị lớn nhất, Df: Tần số, Std error: Sai số chuẩn,
Meadian: Lượng biến của đơn vị đứng ở vị trí giữa trong dãy số lượng biến, Mode:
Biểu hiện của tiêu thức được gặp nhiều nhất trong tổng thể hay trong dãy phân phối.
3.3.2.3. Phương pháp phân tích độ tin cậy của thang đo
Phương pháp này cho phép loại bỏ các biến không phù hợp và hạn chế các
biến rác trong quá trình nghiên cứu và đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng hệ số
Cronbach’s Alpha.
Thang đo được đánh giá chất lượng tốt khi: Hệ số Cronbach’s Alpha của tổng
thể lớn hơn 0.6; và hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát lớn hơn 0.3.
3.3.2.4. Phương pháp phân tích khám phá nhân tố
Phương pháp Cronbach Alpha dùng để đánh giá độ tin cậy của thang đo. Còn
phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis, gọi tắt
là phương pháp EFA) giúp chúng ta đánh giá hai loại giá trị quan trọng của thang
đo là giá trị hội tụ và giá trị phân biệt. Các tham số trong phân tích EFA bao gồm:
Hệ số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin) là một chỉ số dùng để xem xét sự thích
hợp của phân tích nhân tố. Trị số của KMO phải đạt giá trị 0.5 trở lên (0.5 ≤ KMO
≤ 1) là điều kiện đủ để phân tích nhân tố là phù hợp. Nếu trị số này nhỏ hơn 0.5, thì
phân tích nhân tố có khả năng không thích hợp với tập dữ liệu nghiên cứu.
- Trị số Eigenvalue là một tiêu chí sử dụng phổ biến để xác định số lượng
nhân tố trong phân tích EFA. Với tiêu chí này, chỉ có những nhân tố nào
có Eigenvalue ≥ 1 mới được giữ lại trong mô hình phân tích.
- Tổng phương sai trích (Total Variance Explained) ≥ 50% cho thấy mô
hình EFA là phù hợp. Coi biến thiên là 100% thì trị số này thể hiện các nhân tố
được trích cô đọng được bao nhiêu % và bị thất thoát bao nhiêu % của các biến
quan sát.
- Hệ số tải nhân tố (Factor Loading) hay còn gọi là trọng số nhân tố, giá trị
này biểu thị mối quan hệ tương quan giữa biến quan sát với nhân tố. Hệ số tải nhân
tố càng cao, nghĩa là tương quan giữa biến quan sát đó với nhân tố càng lớn và
ngược lại. Theo Hair & ctg (1998, 111), Factor loading (hệ số tải nhân tố hay trọng
92

số nhân tố) là chỉ tiêu để đảm bảo mức ý nghĩa thiết thực của EFA: Factor loading >
0.3 được xem là đạt mức tối thiểu, Factor loading > 0.4 được xem là quan trọng,
Factor loading > 0.5 được xem là có ý nghĩa thực tiễn. Hair & ctg (1998, 111) cũng
khuyến cáo nếu FL>0.3 thì cỡ mẫu ít nhất là 350. Trong nghiên cứu này, tác giả
chọn những yếu tố có hệ số tải nhân tố (Factor loading) > 0.4.
3.3.2.5. Phương pháp phân tích hồi quy
Phân tích hồi quy là nghiên cứu sự phụ thuộc của một biến (biến phụ thuộc
hay là biến được giải thích) vào một hay nhiều biến khác (biến độc lập hay biến giải
thích) với ý tưởng cơ bản là ước lượng hay dự đoán giá trị trung bình của biến phụ
thuộc trên cơ sở đã biết của biến độc lập. Mô hình hồi quy có dạng:
Y = β0 + β1X1 + β2X2 + β3X3 + …. + βiXi+ εi
Trong đó:
Y: Biến phụ thuộc
Xi: Các biến độc lập
β0: hằng số (constant term)
βi: hệ số các biến giải thích
εi: Phần dư (Residual)
Phần dư được sử dụng để đo lường sự chính xác của mô hình, phản ánh mối
quan hệ thật sự giữa các biến độc lập và các biến phụ thuộc hoặc giữa các biến độc
lập với nhau.
Đây là một biến ngẫu nhiên độc lập, nó đại diện cho các biến (hay yếu tố) có
ảnh hưởng đến biến quan sát mà vì một số lý do nào đó mà nghiên cứu chưa xem
xét đến nên không đưa vào mô hình. Nếu mô hình phân tích được thiết lập phù hợp
thì giá trị phần dư sẽ rất nhỏ, ngược lại thì nghiên cứu đã bỏ qua những biến có ảnh
hưởng đáng kể hoặc trong mô hình có những biến không phù hợp. Nhằm đảm bảo
độ tin cậy và hiệu quả của mô hình hồi quy, tác giả sẽ thực hiện các kiểm định sau:
Kiểm định giả thuyết về mức độ phù hợp của mô hình: Kiểm định này nhằm
xem xét mối quan hệ tuyến tính giữa các biến độc lập với biến phụ thuộc. Phân tích
phương sai ANOVA (Analysis of Variance) được kiểm định mức độ phù hợp của mô
hình. Nếu mức ý nghĩa đảm bảo có độ tin cậy ít nhất 95% (Sig.< 0.05) mô hình được
xem là phù hợp.
Kiểm tra giả định về hiện tượng đa cộng tuyến: Hiện tượng đa cộng tuyến là
hiện tượng các biến độc lập có quan hệ gần như tuyến tính. Để kiểm tra hiện tượng này,
tác giả sử dụng thước đo độ phóng đại phương sai VIF (Variance Inflation factor) để
93

kiểm định hiện tượng tự tương quan giữa các biến độc lập. Khi chỉ số VIF < 10 là
không có hiện tượng đa cộng tuyến.
Kiểm định hiện tượng tự tương quan: Trong chuyên đề này, trị số thống kê
Durbin-Watson (DW) dùng để kiểm tra xem có hiện tượng tự tương quan hay
không trong phần dư của mô hình hồi quy đã đề xuất và có giá trị biến thiên trong
khoảng từ 0 đến 4; nếu các phần sai số không có tương quan chuỗi bậc nhất với
nhau thì giá trị sẽ gần bằng 2 (từ 1 đến 3); nếu giá trị càng nhỏ, gần về 0 thì các
phần sai số có tương quan thuận; nếu càng lớn, gần về 4 có nghĩa là các phần sai số
có tương quan nghịch.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Chương 3 đã trình bày phương pháp nghiên cứu, quy trình nghiên cứu của
luận án. Phương pháp nghiên cứu được thực hiện qua hai bước: Nghiên cứu định
tính và Nghiên cứu định lượng.
Từ quy trình nghiên cứu, tác giả đã xây dựng được mô hình nghiên cứu đề
xuất về mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến tính minh bạch thông tin trên BCTC
của các DNPTCNY. Trong đó, biến phụ thuộc là tính minh bạch thông tin trên
BCTC được đánh giá qua 5 đặc tính của thông tin ( Sự thích hợp, sự tin cậy, sự
thuận tiện, Có thể so sánh, tính kịp thời) tương ứng với 26 tiêu chí đo lường và 8
biến độc lập là 8 yếu tố (Hệ thống kiểm soát nội bộ, Hội đồng quản trị, Ban giám
đốc, Ban kiểm soát, Nhân viên kế toán, Môi trường pháp lý, Kiểm toán độc lập và
phần mềm kế toán) tương ứng với 29 tiêu chí đo lường, với cỡ mẫu khảo sát là 445
DNPTCNY. Kết quả nghiên cứu và bàn luận kết quả nghiên cứu sẽ được trình bày ở
chương tiếp theo.
94

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN VỀ CÁC YẾU TỐ


ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÍNH MINH BẠCH THÔNG TIN TRÊN BÁO CÁO TÀI
CHÍNH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP PHI TÀI CHÍNH NIÊM YẾT TRÊN
THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

4.1. Kết quả nghiên cứu định tính


Từ kết quả phỏng vấn bán cấu trúc và phỏng vấn chuyên sâu với các chuyên
gia về mô hình đề xuất các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ minh bạch BCTC của các
DNNY cũng như các giả thuyết nghiên cứu và cách thức đo lường, tác giả tiến hành
hiệu chỉnh các thành phần của mô hình nghiên cứu đề xuất dựa trên cơ sở kết quả
thảo luận sâu với các chuyên gia và tổng hợp ý kiến của các chuyên gia. Trong số
10 chuyên gia tham gia phỏng vấn, có 3 chuyên gia là giảng viên trong lĩnh vực kế
toán và 7 chuyên gia còn lại thuộc Hội đồng quản trị, Ban giám đốc, Ban kiểm soát
và Kế toán trưởng của các DNPTCNY (Phụ lục 3.01. Danh sách các chuyên gia
tham gia phỏng vấn). Tác giả xin tổng hợp kết quả phỏng vấn với các chuyên gia
như sau:
4.1.1. Tổng hợp ý kiến chuyên gia về các tiêu chí đo lường tính minh bạch thông tin
Hầu hết các chuyên gia đều nhất trí với tác giả về cách tiếp cận và phương
pháp đo lường tính minh bạch thông tin trên BCTC thông qua các 5 đặc tính minh
bạch của thông tin dưới góc độ người cung cấp thông tin ( Sự thích hợp, Sự tin cậy,
So sánh được, Dễ thiểu dễ tiếp cận, Sự kịp thời). Các tiêu chí đo lường thuộc các
đặc tính đều được sự đồng thuận cao của các chuyên gia. Tuy nhiên, có một số
chuyên gia gợi ý bổ sung thêm tiêu chí “BCTC nên cung cấp bằng cả tiếng Anh và
tiếng Việt” để đo lường cho đặc tính “Dễ hiểu, dễ tiếp cận” vì trong xu thế hội nhập
toàn cầu, các DN muốn nhận tiếp cận được sự quan tâm từ các nhà đầu tư nước
ngoài thì nên công bố thông tin đặc biệt là thông tin trên BCTC bằng cả tiếng anh
để gia tăng tính dễ tiếp cận thông tin trên BCTC của các DNPTCNY trên TTCK
Việt Nam. Sau khi cân nhắc, tác giả thấy ý kiến này là hợp lý và quyết định bổ sung
thêm tiêu chí thứ 6 “DNPTCNY công bố BCTC bằng cả tiếng Anh và tiếng Việt”
để đo lường đặc tính “Dễ hiểu, dễ tiếp cận’’.
4.1.2.Tổng hợp ý kiến chuyên gia về các yếu tố ảnh hưởng
Theo kết quả phỏng vấn chuyên gia, hầu hết các ý kiến đều cho rằng 8 yếu tố
mà tác giả sử dụng trong mô hình nghiên cứu là phù hợp với phạm vi cũng như cách
tiếp cận nghiên cứu của luận án dưới góc độ người cung cấp thông tin. Đa số các
95

chuyên gia đều cho rằng các tiêu chí đo lường mà tác giả sử dụng đều hợp lý và có
căn cứ rõ ràng. Do vậy, tác giả sẽ giữ nguyên 8 yếu tố ảnh hưởng với 29 tiêu chí đo
lường tương ứng (bảng 3.2) để kiểm định sự phù hợp của mô hình nghiên cứu bằng
phương pháp nghiên cứu định lượng trong các bước tiếp theo.
Như vậy, Sau khi tổng hợp ý kiến của các chuyên gia, tác giả có được bảng
thang đo nháp lần 2. Trong đó, 8 yếu tố ảnh hưởng gồm: Hệ thống KSNB (5 tiêu
chí), Hội đồng quản trị (3 tiêu chí), Ban giám đốc (3 tiêu chí), Ban kiểm soát (4 tiêu
chí), Nhân viên kế toán (3 tiêu chí), Môi trường pháp lý (4 tiêu chí), kiểm toán độc
lập (4 tiêu chí) và Phần mềm kế toán (3 tiêu chí); 5 đặc tính minh bạch thông tin
BCTC gồm: Sự thích hợp (5 tiêu chí), Sự tin cậy (7 tiêu chí), Sự thuận tiện (6 tiêu
chí), Có thể so sánh được ( 5 tiêu chí) và Tính kịp thời (3 tiêu chí)
Để kết quả khảo sát đạt kết quả tốt, tác giả thực hiện khảo sát thử tại 5
DNPTCNY để xem xét mức độ rõ ràng, dễ hiểu của bảng câu hỏi đối với các đối
tượng tham gia khảo sát. Trên cơ sở đó, tác giả sẽ có những hiệu chỉnh bổ sung cần
thiết để hình thành bảng câu hỏi kháo sát chính thức phục vụ cho điều tra trên diện
rộng theo mẫu nghiên cứu của luận án (Phụ lục 3.03)
4.1.3. Tổng hợp ý kiến của các chuyên gia về thực trạng minh bạch thông tin trên
BCTC của các DNPTCNY.
Kết quả phỏng vấn chuyên sâu với các chuyên gia về hai câu hỏi mở liên
quan đến (1) thực trạng lập, trình bày và công bố thông tin trên BCTC của các
DNNY hiện nay cũng như là một số nguyên nhân ảnh hưởng đến thực trạng đó và
(2) gợi ý một số khuyến nghị nhằm nâng cao tính minh bạch thông tin trên BCTC
của các DNPTCNY trên TTCK Việt Nam hiện nay, Tác giả đã sử dụng để trình bày
đan xen một số nội dung liên quan ở chương 2 mục 2.3; chương 4 mục 4.3 và
chương 5.
4.2. Kết quả nghiên cứu định lượng
4.2.1. Mô tả mẫu nghiên cứu
Như đã trình bày trong chương 3, để thu thập dữ liệu khảo sát của từng
DNPTCNY, tác giả sử dụng 3 phiếu trong đó, 1 phiếu cho Giám đốc/PGĐ tài chính,
1 phiếu cho Kế toán trưởng và 1 phiếu cho Trưởng ban kiểm soát. Kết quả khảo sát
của mỗi DNPTCNY sẽ là điểm trung bình cộng từ kết quả của 3 phiếu trên đạt yêu
cầu theo từng tiêu chí đo lường. Theo đó, những DN nào có ít hơn 3 phiếu đạt yêu
96

cầu (gồm những DN không thu hồi đủ số lượng phiếu phát ra hoặc thu hồi được
những phiếu không đạt yêu cầu) thì sẽ không thỏa mãn điều kiện để đưa vào mô
hình nghiên cứu định lượng. Với những điều kiện trên, trong số 1.335 phiếu phát ra
cho 445 DNPTCNY trong mẫu khảo sát thì chỉ có 392 DNPTCNY thu về được cả
3 phiếu đạt yêu cầu với tổng số phiếu là 1.176 phiếu. Còn lại 159 phiếu tương ứng
với 53 DN không đạt điều kiện khảo sát.
4.2.2. Kết quả thống kế mô tả về thực trạng mức độ minh bạch thông tin trên
BCTC của các DNPTCNY
Tác giả tiến hành tính toán mức độ minh bạch thông tin trên BCTC trên cơ
sở lấy giá trị trung bình của 5 đặc tính đo lường. Trong đó, mỗi đặc tính đo lường
tính minh bạch cũng được tính toán theo giá trị trung bình từ các tiêu chí đo lường.
Việc lượng hóa giá trị minh bạch thông tin trên BCTC theo cách thức này được
nhiều tác giả trước đó sử dụng (Ferdy van Beest & ctg 2009; Geert Braam & Ferdy
van Beest 2013,). Kết quả theo Bảng 4.01.
Bảng 4.01: Mức độ minh bạch thông tin trên BCTC tại các DNPTCNY
Minimum Maximum Mean (Giá Std. Deviation
Ký hiệu biến N (mẫu) (giá trị nhỏ (giá trị lớn trị trung (Độ lệch
nhất) nhất) bình) chuẩn)
MB: Minh bạch thông tin trên
392 2.73 4.00 3.4003 .28462
BCTC
R: Sự đầy đủ và phù hợp 392 2.25 4.25 3.5434 .42466
F: Sự tin cậy 392 2.67 4.17 3.3478 .37058
U: Dễ hiểu, dễ tiếp cận 392 2.60 4.20 3.4388 .38901
C: Có thể so sánh được 392 2.33 4.33 3.2857 .39028
T: Tính kịp thời 392 2.33 4.33 3.3861 .40112

( Nguồn: Tác giả tổng hợp từ kết quả nghiên cứu)


Số liệu phân tích ở Bảng 4.01 cho thấy thực trạng MBTT trên BCTC trong
các DNPTCNY trên TTCK Việt Nam theo kết quả khảo sát, được đánh giá với số
điểm bình quân (mean) là 3,40/5 điểm. Điều này cho thấy, mức độ minh bạch thông
tin trên BCTC của các DNNY là chưa cao mới đạt ở mức trung bình khá. Giá trị
Std. Deviation (độ lệch chuẩn) của các biến quan sát là tương đối thấp (từ 0.3 đến
0.9) điều đó có nghĩa các câu trả lời tương đối nhất quán.
Các đặc tính cấu thành nên tính minh bạch thông tin trên BCTC (Đầy đủ,
phù hợp; Tin cậy, Dễ hiểu, dễ tiếp cận; Có thể so sánh; Kịp thời) có số điểm khá
gần nhau (đều > 3) và xoay quanh giá trị trung bình. Trong đó, đặc tính Sự đầy đủ
97

và phù hợp (R) có số điểm bình quân cao nhất đạt 3.54 điểm và đặc tính Có thể so
sánh được (C) có số điểm bình quân thấp nhất đạt mức 3.28 điểm.
Sau đây, tác giả phân tích một số nội dung còn tồn tại, cần có giải pháp để
khắc phục trong thời gian tới góp phần nâng cao tính minh bạch thông tin trên
BCTC.
Về Sự thích hợp: Theo kết quả khảo sát, đa số thông tin trên BCTC của các
DNNY đã được trình bày tương đối đầy đủ các yêu cầu theo quy định của pháp luật
kế toán và các quy định về công bố thông tin, tuy nhiên với số điểm này thì cũng
chưa được đánh giá ở mức cao điều này đồng nghĩa với việc các thông tin trên
BCTC vẫn chưa cung cấp đầy đủ những cơ hội và rủi ro để các đối tượng sử dụng ra
quyết định và tiên đoán các kết quả tương lai của DN; đa số các doanh nghiệp chưa
nhận thức được vấn đề công bố thông tin phi tài chính liên quan đến sự phát triển
bền vững của doanh nghiệp, một số DN có cung cấp nhưng nhìn chung vẫn còn sơ
sài điều này hạn chế việc ra quyết định phù hợp của nhà đầu tư. Cũng theo kết quả
khảo sát, hầu hết các DN chỉ sử dụng giá gốc khi trình bày thông tin trên BCTC
mặc dù theo chế độ kế toán Việt Nam quy định việc ghi nhận tài sản, nợ phải trả
theo giá gốc.
Về Sự tin cậy: Theo kết quả khảo sát, hiện tượng chênh lệch số liệu trước và
sau kiểm toán vẫn diễn ra phổ biến ở hầu hết các DN, có nhiều DN đang lãi chuyển
thành lỗ và ngược lại, điều này dù là khách quan hay chủ quan đều gây mất niềm tin
cho nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán. Trong đó, các sai lệch trong BCTC do
doanh nghiệp tự lập và sau kiểm toán thường xuất hiện những sai sót trong việc ghi
chép và trình bày các khoản mục trên BCTC, phần lớn là do chênh lệch từ quan
điểm khác nhau giữa doanh nghiệp với các kiểm toán viên liên quan đến các ước
tính kế toán như các khoản dự phòng, khấu hao và phân bổ, sai sót nhầm lẫn từ phía
các công ty con, công ty liên doanh liên kết của doanh nghiệp làm cho BCTC của
công ty mẹ cũng bị sai theo, khi thực hiện kiểm toán các công ty con, công ty liên
doanh liên kết này thì mới phát hiện ra sai sót. Ngoài ra, một số ý kiến thu nhập
được trong quá trình thực hiện khảo sát cho rằng, việc sai sót xảy ra đôi khi do kế
toán thiếu kinh nghiệm trong công việc, đặc biệt là trong các DNPTCNY có ngành
nghề kinh doanh phức tạp, bên cạnh đó cũng có một số ý kiến cho rằng sai sót là do
quá trình xử lý của phần mềm kế toán…
Về Sự dễ hiểu, dễ tiếp cận (Sự thuận tiện): Theo kết quả khảo sát thì đa số
các DN đã trình bày các BCTC tài chính theo đúng kết cấu quy định. Tuy nhiên,
98

phần giải thích các thuật ngữ đặc thù hầu như các DN chưa giải thích chi tiết, rõ
ràng, gây khó khăn cho người sử dụng BCTC, hầu hết Báo cáo tài chính chủ yếu
được lập bằng tiếng Việt, rất ít các DNPTCNY công bố báo cáo bằng tiếng Anh.
Điều này hạn chế việc thu hút nhà đầu tư nước ngoài.
Về Sự so sánh: Từ điểm số bình quân của đặc tính Có thể so sánh được (C)
có thể thấy các thông tin được trình bày trên BCTC theo quy định là chỉ trình bày
thông tin của 2 kỳ: là kỳ báo cáo và kỳ liền trước ngoài ra các chỉ số về so sánh
ngành cũng ít được các DN trình bày trên BCTC nên để có một sự so sánh, đánh giá
đầy đủ toàn diện là chưa có thông tin đầy đủ. Theo kết quả khảo sát, hầu hết ý kiến
đánh giá của các DN là trên BCTC của DN ít khi tự nguyện phân tích các chỉ số tài
chính, ít có biểu đồ, đồ thị minh họa về biến động của các khoản mục trên BCTC.
Như vậy, khi trình bày nội dung này các doanh nghiệp chỉ thực hiện đúng theo yêu
cầu của luật pháp về kế toán mà chưa hướng tới tính hữu ích cho người sử dụng.
Về Tính kịp thời: Theo kết quả khảo sát, nhiều DN vẫn chậm nộp BCTC,
ngoài việc chậm nộp BCTC, nhiều DN vẫn không công bố hoặc công bố không kịp
thời bản giải trình khi có sự chênh lệch số liệu trước và sau kiểm mặc dù sự thay đổi
lợi nhuận sau thuế trên 10%, mặc dù chậm công bố BCTC là bị xử phạt hành chính
nhưng mức mức phạt có lẽ chưa đủ sức răn đe, ngoài ra cũng do một số nguyên
nhân khách quan như DN phải mất thời gian hợp nhất BCTC, lỗi về phần mềm kế
toán, nhân viên kế toán chưa chuyên nghiệp…
4.2.3. Thống kê mô tả về các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ minh bạch thông tin
trên BCTC của các DNPTCNY
Trong nghiên cứu này, mỗi yếu tố ảnh hưởng đến tính minh bạch thông tin
trên BCTC được đo lường thông qua từ 3 đến 5 tiêu chí. Vì vậy, để xác định giá trị
của các yếu tố này, tác giả tính giá trị bình quân của tất cả các tiêu chí được sử dụng
để đo lường mỗi yếu tố đó. Kết quả theo Bảng 4.02.
Bảng 4.02: Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố ảnh hưởng đến tính minh bạch
của thông tin BCTC tại các DN
Descriptive Statistics

Ký hiệu biến N Minimum Maximum Mean Std. Deviation

KSNB 392 1.60 4.00 2.7505 .43773


HDQT 392 2.00 5.00 3.7772 .56388
BGD 392 2.33 4.67 3.5349 .44719
99

BKS 392 2.00 4.75 3.7379 .47070


NVKT 392 1.00 5.00 3.5765 .73428
MTPL 392 2.00 5.00 3.2870 .58561
KTDL 392 2.00 4.50 3.2940 .56835
PMKT 392 1.67 4.33 3.1981 .62498

( Nguồn: Tác giả tổng hợp từ kết quả nghiên cứu)


Kết quả phân tích ở Bảng 4.02 cho thấy các yếu tố ảnh hưởng đến tính mính
bạch thông tin trên BCTC đều có mức điểm đánh trên mức trung bình (> 3 điểm) và
cũng chỉ đạt ở mức trung bình khá chứ chưa được đánh giá ở mức độ cao, riêng yếu
tố hệ thống kiểm soát nội bộ có mức điểm bình quân tương đối thấp (2.75 điểm). Độ
lệch chuẩn của các biến tương đối thấp (trong khoảng từ 0.4 đến 0.7) điều đó có
nghĩa là các câu trả lời tương đối nhất quán. Trong các yếu tố trên, yếu tố HĐQT
được đánh giá ở mức độ cao nhất 3.77 điểm (HĐQT) điều này cho thấy HĐQT hiện
nay trong chừng mực nào đó đã đáp ứng được tiêu chuẩn về minh bạch quản trị
công ty, ảnh hưởng thuận chiều đến minh bạch thông tin trên BCTC. Yếu tố KSNB
có mức điểm đánh giá ở mức thấp nhất điều này cho thấy KSNB của các
DNPTCNY hiện nay được thiết lập và vận hành chưa chặt chẽ, chưa hiệu quả, còn
mang tính hình thức.
4.2.4. Kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo
Hệ số Cronbach là hệ số được sử dụng phổ biến để đánh giá độ tin cậy (tính
nhất quán nội tại) (Nguyễn Đình Thọ, 2011). Nếu một biến đo lường có hệ số tương
quan biến tổng hiệu chỉnh (corrected item-total correlation) >=0,3 thì biến đó đạt
yêu cầu và một thang đo được xem là có thể chấp nhận được về độ tin cậy nếu
Cronbach’s Alpha >= 0,6 (Nunnally & Bernstein 1994, theo Nguyễn Đình Thọ
2011). Cronbach chỉ đo lường độ tin cậy của thang đo có từ 3 biến quan sát trở lên
và về nguyên tắc, Cronbach càng cao thì thang đo càng đạt độ tin cậy cao, tuy nhiên
đối với thang đo có Cronbach’s Alpha quá cao (> 0,95) thì cần phải xem lại vì đó là
hiện tượng trùng lắp trong đo lường (Nguyễn Đình Thọ, 2011).
Kết quả chất lượng thang đo tính MBTT trên BCTC và các yếu tố ảnh hưởng
bằng hệ số Cronbach’s Alpha được thể hiện qua bảng sau:
100

Bảng 4.03. Bảng tổng hợp kết quả đánh giá chất lượng thang đo tính MBTT
trên BCTC và các yếu tố ảnh hưởng

Biến quan Scale Mean if Item Scale Variance if Corrected Cronbach's


sát Deleted (Trung bình Item Deleted Item-Total Alpha if Item
thang đo nếu loại (phương sai Correlation Deleted (Hệ số
biến) thang đo nếu loại (tương tin cậy nếu loại
biến) quan biến biến)
tổng)
Hệ thống kiểm soát nội bộ ( KSNB) : Cronbach’s Alpha = .834
KSNB1 10.5867 3.148 .617 .806
KSNB2 10.8903 2.732 .743 .768
KSNB3 10.8622 3.372 .673 .794
KSNB4 11.6352 3.516 .534 .826
KSNB5 11.0357 3.196 .629 .802
Hội đồng quản trị (HĐQT) : Cronbach’s Alpha = .792
HDQT1 7.4439 1.516 .515 .843
HDQT2 7.6301 1.451 .696 .660
HDQT3 7.5893 1.245 .709 .632
Ban giám đốc ( BGD) : Cronbach’s Alpha = .712
BGD1 6.8776 1.105 .356 .816
BGD2 7.1020 .864 .572 .570
BGD3 7.2296 .776 .692 .406
Ban kiểm soát ( BKS) : Cronbach’s Alpha = .791
BKS1 10.6556 2.206 .473 .807
BKS2 11.3189 2.131 .680 .703
BKS3 11.5944 2.165 .587 .745
BKS4 11.2857 2.031 .681 .698
Nhân viên kế toán (NVKT) : Cronbach’s Alpha = .881
NVKT1 6.9694 2.127 .707 .904
NVKT2 7.2526 2.348 .799 .807
NVKT3 7.2372 2.381 .825 .790
Môi trường pháp lý (MTPL) : Cronbach’s Alpha = .871
MTPL1 9.8469 3.179 .703 .844
MTPL2 9.9668 3.183 .730 .832
101

MTPL3 9.7372 3.376 .715 .840


MTPL4 9.8929 3.139 .752 .824
Kiểm toán độc lập ( KTĐL) : Cronbach’s Alpha = .884
KTDL1 9.8852 3.079 .642 .894
KTDL2 9.9133 2.898 .804 .828
KTDL3 9.8214 3.242 .729 .859
KTDL4 9.9082 2.861 .829 .818
Phân mềm kế toán ( PMKT) : Cronbach’s Alpha = .894
PMKT1 6.3112 1.581 .747 .894
PMKT2 6.3980 1.780 .778 .864
PMKT3 6.4796 1.575 .862 .787
Sự đầy đủ và phù hợp ( R) : Cronbach’s Alpha = .727
R1 14.1735 2.885 .291 .751
R2 13.7679 2.486 .583 .646
R3 13.8724 2.326 .591 .637
R4 14.0485 2.645 .403 .713
R5 13.9235 2.342 .588 .639
Sự tin cậy ( F) : Cronbach’s Alpha = .821
F1 19.8240 4.294 .648 .782
F2 20.0867 4.944 .451 .815
F3 19.8852 4.342 .633 .785
F4 20.0638 4.694 .581 .795
F5 20.0689 4.832 .479 .811
F6 20.0408 4.791 .534 .802
F7 19.8367 4.429 .611 .789
Dễ hiểu, dễ tiếp cận ( U) : Cronbach’s Alpha = .778
U1 16.8827 2.835 .719 .691
U2 16.9158 3.157 .522 .746
U3 17.0485 3.156 .574 .733
U4 16.6786 3.441 .375 .782
U5 16.8750 2.938 .649 .711
U6 17.1939 3.783 .316 .788
So sánh được ( C ) : Cronbach’s Alpha = .638

C1 13.0281 1.879 .358 .602


102

C2 13.0332 1.822 .402 .579


C3 13.3878 1.962 .400 .581
C4 13.3163 2.074 .345 .606
C5 13.1837 1.813 .454 .552
Tính kịp thời ( T ) : Cronbach’s Alpha = .648
T1 6.8597 .760 .469 .536
T2 6.5663 .783 .443 .570
T3 6.8903 .727 .462 .545
Kết quả kiểm định cho thấy hệ số Cronbach’s Alpha của các thành phần đo
lường tính MBTT BCTC và các yếu tố ảnh hưởng đều có giá trị cao (từ 0.638 đến
0.894> 0.6 và hệ số tương quan biến tổng của các biến đều cao (0.316–0.862> 0.3)
cho thấy các biến quan sát có hệ số tương quan biến tổng phù hợp và đạt yêu cầu về
độ tin cậy. Tuy nhiên, chỉ có biến quan sát R1 “Báo cáo tài chính có trình bày thông
tin phi tài chính ảnh hưởng đến quyết định của nhà đầu tư” có hệ số tương quan
biến tổng nhỏ hơn 0.291 < 0.3 và hệ số Cronbach’s Alpha nếu loại biến R1 sẽ là
0.751 > 0.727. Tác giả quyết định loại biến R1 nhằm tăng độ tin cậy của thang đo.
Chạy lại kiểm định lần thứ 2, ta có kết quả như sau:
Cronbach's Alpha N of Items
.751 4

Item-Total Statistics
Scale Mean if Scale Variance if Corrected Item- Cronbach's Alpha
Item Deleted Item Deleted Total Correlation if Item Deleted
R2 10.4949 1.785 .598 .667
R3 10.5995 1.729 .536 .699
R4 10.7755 1.863 .452 .744
R5 10.6505 1.655 .606 .658

Kết quả kiểm định cho thấy các biến quan sát đều có hệ số tương quan tổng
biến phù hợp (≥ 0.3). Hệ số Cronbach’s Alpha = 0.751 ≥ 0.6 nên đạt yêu cầu về độ
tin cậy.
Ngoài ra, một số biến quan sát như HĐQT1, BGD1, BKS1, NVKT1, KTDL,
U4 và U6 hệ số Cronbach’s Alpha nếu loại biến sẽ cao hơn hệ số Cronbach’s Alpha
hiện tại. Tuy nhiên, các biến này lại có hệ số tương quan biến tổng đều thỏa mãn
điều kiện >0.3 nên tác giả vẫn quyết định giữ lại biến này để thực hiện các bước
phân tích tiếp theo bởi với hệ số Cronbach’ Alpha hiện tại cũng khá cao, đều lớn
hơn 0.7 vì vậy không cần phải tăng hệ số Cronbach’s Alpha mà bỏ qua một giá trị
103

quan trọng về mặt giá trị nội dung vì việc loại biến không chỉ đơn thuần nhìn vào
con số thống kê.
4.2.5. Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA
Sau khi đánh giá độ tin cậy thang đo, tác giả tiếp tục kiểm định giá trị của
thang đo. Hai giá trị quan trọng của thang đo là giá trị hội tụ và giá trị phân biệt,
phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA được tác giả sử dụng để đánh giá hai
loại giá trị này:
Kiểm định giá trị phân biệt: đầu tiên, nghiên cứu xem xét số lượng nhân tố
trích có phù hợp với giả thuyết ban đầu về số lượng thành phần của thang đo hay
không. Nếu đạt được điều này, các thành phần của thang đo đạt giá trị phân biệt.
Tiêu chí Eigenvalue được sử dụng phổ biến trong xác định số lượng nhân tố trong
phân tích EFA (Nguyễn Đình Thọ, 2011).
Kiểm định giá trị hội tụ: vấn đề xem xét tiếp theo trong sử dụng EFA là xem
xét trọng số nhân tố. Trọng số nhân tố của biến Xi trên nhân tố mà nó là một biến
đo lường sau khi quay phải cao và các trọng số trên các nhân tố khác nó không đo
lường phải thấp. Đạt được điều kiện này, thang đo đạt được giá trị hội tụ. Theo
Nguyễn Đình Thọ (2011), trọng số nhân tố của biến Xi>= 0,50 là đạt yêu cầu.
Sau khi phân tích EFA, chỉ những nhóm yếu tố thỏa mãn điều kiện mới có
thể tham gia vào phần chạy hồi quy trong phân tích tiếp theo.
Sử dụng phương pháp xoay nguyên góc (Varimax) các yếu tố.
4.2.4.1. Kết quả phân tích nhân tố khám phá các biến độc lập
Bảng 4.04. Kiểm định tính thích hợp của EFA
KMO and Bartlett's Test
Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. .703
Approx. Chi-Square 6101.885
Bartlett's Test of Sphericity Df 406
Sig. .000
Bảng 4.05. Kiểm định mức độ giải thích của các biến quan sát
Total Variance Explained
Component Initial Eigenvalues Rotation Sums of Squared Loadings
Total % of Variance Cumulative % Total % of Variance Cumulative %
1 4.262 14.697 14.697 3.076 10.607 10.607
2 3.259 11.238 25.935 3.030 10.450 21.057
3 2.831 9.762 35.697 2.925 10.086 31.143
4 2.676 9.228 44.925 2.584 8.910 40.053
5 2.449 8.446 53.372 2.581 8.901 48.953
6 2.166 7.468 60.840 2.492 8.591 57.545
7 1.735 5.982 66.822 2.171 7.487 65.032
8 1.413 4.874 71.696 1.933 6.664 71.696
104

9 .892 3.074 74.770


10 .748 2.580 77.350
11 .709 2.445 79.795
12 .629 2.169 81.964
13 .564 1.944 83.908
14 .528 1.821 85.729
15 .483 1.667 87.396
16 .465 1.603 88.998
17 .404 1.394 90.392
18 .375 1.292 91.684
19 .348 1.201 92.885
20 .308 1.061 93.946
21 .281 .969 94.915
22 .270 .930 95.845
23 .241 .831 96.676
24 .210 .723 97.399
25 .195 .673 98.072
26 .191 .660 98.732
27 .153 .526 99.258
28 .126 .433 99.691
29 .090 .309 100.000
Extraction Method: Principal Component Analysis.

Bảng 4.06. Ma trận xoay các yếu tố


a
Rotated Component Matrix
Component
1 2 3 4 5 6 7 8
KSNB2 .855
KSNB3 .800
KSNB5 .772
KSNB1 .752
KSNB4 .684
KTDL4 .893
KTDL2 .866
KTDL3 .863
KTDL1 .779
MTPL4 .863
MTPL2 .839
MTPL1 .834
MTPL3 .818
PMKT3 .937
PMKT2 .892
PMKT1 .859
BKS4 .852
BKS2 .849
105

BKS3 .773
BKS1 .652
NVKT3 .918
NVKT2 .895
NVKT1 .840
HDQT3 .883
HDQT2 .869
HDQT1 .705
BGD3 .889
BGD2 .832
BGD1 .637
Extraction Method: Principal Component Analysis.
Rotation Method: Varimax with Kaiser Normalization.
a. Rotation converged in 6 iterations.

Trong nghiên cứu này, tác giả giả thuyết ban đầu có 8 yếu tố ảnh hưởng đến
MBTT trên BCTC.
Dựa vào các kết quả phân tích EFA ở các bảng trên cho thấy có 8 nhân tố
trích được với các chỉ tiêu được thông kê như sau:
ü KMO = 0.703 nên phân tích EFA thích hợp với dữ liệu nghiên cứu
ü Sig.(Bartlett’s Test) = 0.000 ( sig < 0.05) cho thấy các biến quan sát có
tương quan với nhau trong tổng thể và dữ liệu dùng để phân tích EFA là hoàn toàn
thích hợp
ü Tổng phương sai trích = 71.696% > 50% đạt yêu cầu khá cao, khi đó có
thể nói rằng 8 yếu tố này giải thích 71.696% biến thiên của dữ liệu.
ü Eigenvalues = 1,413>1 đại diện cho phần biến thiên được giải thích bởi
mỗi yếu tố có Eigenvalue lớn hơn 1 mới được giữa lại trong mô hình phân tích. Kết
quả cho thấy có 8 yếu tố được giữ lại trong mô hình phân tích là phù hợp với giả
thuyết ban đầu của nghiên cứu là có 8 yếu tố ảnh hưởng đến tính MBTT trên BCTC
của các DNNY.
ü Các biến quan sát đều có hệ số tải (factor loadings) > 0.5 nên tất các biến
quan sát đều được chấp nhận để tiến hành phân tích tiếp theo.
Bảng 4.06 cho biết các biến quan sát đều có hệ số tải lớn hơn 0.5. Có 8 yếu
tố (29 biến quan sát) ảnh hưởng đến tính MBTT trên BCTC của các DNPTCNY với
các biến quan sát đặc trưng như mô hình lý thuyết ban đầu mà không bị sắp xếp lại.
Yếu tố 1 (Component1) bao gồm các biến: KSNB1, KSNB2, KSNB3,
KSNB4, KSNB5. Các biến này lúc đầu thuộc về yếu tố: Kiểm soát nội bộ. Vì vậy,
yếu tố này được đặt tên là Kiểm soát nội bộ.
Yếu tố 2 (Component 2) bao gồm các biến: KTDL1, KTDL2, KTDL3,
KTDL4. Các yếu tố này lúc đầu thuộc về yếu tố: Kiểm toán độc lập. Do vậy, yếu tố
này được đặt tên là Kiểm toán độc lập
106

Yếu tố 3 (Component 3) gồm các biến: MTPL1, MTPL2, MTPL3, MTPL4.


Các biến này lúc đầu thuộc yếu tố: Môi trường pháp lý. Do vậy, yếu tố này được đặt
tên là Môi trường pháp lý
Yếu tố 4 (component 4) gồm các biến: PMKT1, PMKT2, PMKT3. Các biến
này lúc đầu thuộc yếu tố Phần mềm kế toán. Do vậy, yếu tố này được đặt tên là
Phần mềm kế toán
Yếu tố 5 (component 5) gồm các biến: BKS1, BKS2, BKS3, BKS4. Các biến
này lúc đầu thuộc yếu tố Ban kiểm soát. Do vậy, yếu tố này được đặt tên là Ban
kiểm soát
Yếu tố 6 (component 6) gồm các biến: NVKT1, NVKT2, NVKT3. Các biến
này lúc đầu thuộc yếu tố Nhân viên kế toán. Do vậy, yếu tố này được đặt tên là
Nhân viên kế toán.
Yếu tố 7 (component 7) gồm các biến: HDQT1, HDQT2, HDQT3. Các biến
này lúc đầu thuộc yếu tố Hội đồng quản trị. Do vậy, yếu tố này được đặt tên là Hội
đồng quản trị
Yếu tố 8 (component 8) gồm các biến: BGD1, BGD2, BGD3. Các biến này
lúc đầu thuộc yếu tố Ban giám đốc. Do vậy, yếu tố này được đặt tên là Ban giám đốc.
Như vậy, qua đánh giá chất lượng thang đo và phân tích nhân tố khám phá
EFA, tác giả nhận diện có có 8 yếu tố tác động đến tính minh bạch thông tin trên
BCTC của các DNNY với 29 biến quan sát.
4.2.4.2. Phân tích khám phá nhân tố với biến phụ thuộc
Minh bạch thông tin trên báo cáo tài chính là biên phụ thuộc và được đo
lường bởi 5 thang đo với 26 biến quan sát. Sau khi kiểm tra độ tin cậy của thang đo
bằng hệ số Cronbach’s Alpha thì biến quan sát R1 đã bị loại và còn lại 25 biến quan
sát tương ứng với 5 thang đo là: Sự đầy đủ và kịp thời (R2, R3, R4, R5); Sự tin cậy
(từ F1 đến F7); Dễ hiểu và dễ tiếp cận (từ U1 đến U6); So sánh được (từ C1 đến
C5); Tính kịp thời (từ T1 đến T3). Tiếp tục thực hiện phân tích nhân tố khám phá
EFA nhằm xác định các câu hỏi đã tập trung nhằm làm rõ các đánh giá về mức độ
minh bạch thông tin trên BCTC của các DNPTCNY từ các đối tượng trong mẫu
khảo sát chưa. Đồng thời xác định tình phù hợp của từng thang đo về tính minh
bạch thông tin trên BCTC.
Ø Phân tích EFA với thuộc tính Sự thích hợp (R)
Thuộc tính Sự thích hợp được đo lường bởi 4 biến quan sát là R2, R3, R4,
R5 (biến R1 đã bị loại khi kiểm định sự tin cậy của thang đo), kết quả phân tích
107

khám phá nhân tố lần 1 như sau:


KMO and Bartlett's Test
Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. .744
Approx. Chi-Square 366.651
Bartlett's Test of Sphericity Df 6
Sig. .000

Total Variance Explained


Component Initial Eigenvalues Extraction Sums of Squared Loadings
Total % of Variance Cumulative % Total % of Variance Cumulative %
1 2.303 57.580 57.580 2.303 57.580 57.580
2 .739 18.469 76.048
3 .503 12.572 88.620
4 .455 11.380 100.000
Extraction Method: Principal Component Analysis.

Component Matrixa
Component
1

R5 .802
R2 .798
R3 .757
R4 .671

Extraction Method: Principal Component Analysis.

a. 1 components extracted.

Dựa vào các kết quả phân tích EFA ở các bảng trên cho thấy có 1 nhân tố
trích được với các chỉ tiêu được thống kê như sau:
ü KMO = 0.744 nên phân tích EFA thích hợp với dữ liệu nghiên cứu
ü Sig. (Bartlett’s Test) = 0.000 (sig < 0.05) cho thấy các biến quan sát có
tương quan với nhau trong tổng thể và dữ liệu dùng để phân tích EFA là hoàn toàn
thích hợp
ü Tổng phương sai trích = 57.58% > 50% đạt yêu cầu
ü Eigenvalues = 2.303.>1 đại diện cho phần biến thiên được giải thích bởi
mỗi yếu tố có Eigenvalue lớn hơn 1 mới được giữa lại trong mô hình phân tích. Kết
quả cho thấy có 4 biến quan sát đều được giữ lại.
ü Các biến quan sát đều có hệ số tải (factor loadings) > 0.5 nên tất các
biến quan sát R2, R3, R4, R5 đều được chấp nhận.
Ø Phân tích EFA với thuộc tính Sự tin cậy (F)
Thuộc tính Sự tin cậy được đo lường bởi 7 biến quan sát là từ F1đến F7, kết
108

quả phân tích khám phá nhân tố lần 1 kết quả cho thấy tổng phương sai trích =
48.378% < 50% nên đã loại biến F2 ra khỏi mô hình vì có hệ số tải nhỏ nhơn các
biến khác. Sau khi loại biến F2 thì kết quả phân tích EFA lần 2 như sau:
KMO and Bartlett's Test
Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. .818
Approx. Chi-Square 733.483
Bartlett's Test of Sphericity Df 15
Sig. .000

Total Variance Explained


Component Initial Eigenvalues Extraction Sums of Squared Loadings
Total % of Variance Cumulative % Total % of Variance Cumulative %
1 3.125 52.080 52.080 3.125 52.080 52.080
2 .866 14.425 66.505
3 .663 11.053 77.558
4 .551 9.190 86.748
5 .470 7.833 94.581
6 .325 5.419 100.000
Extraction Method: Principal Component Analysis.

Component Matrixa
Component
1
F1 .778
F3 .776
F7 .764
F4 .714
F6 .689
F5 .589
Extraction Method:
Principal Component
Analysis.
a. 1 components
extracted.
Dựa vào các kết quả phân tích EFA ở các bảng trên cho thấy có 1 nhân tố
trích được với các chỉ tiêu được thống kê như sau:
ü KMO = 0.818 nên phân tích EFA thích hợp với dữ liệu nghiên cứu
ü Sig. (Bartlett’s Test) = 0.000 (sig < 0.05) cho thấy các biến quan sát có
tương quan với nhau trong tổng thể và dữ liệu dùng để phân tích EFA là hoàn toàn
thích hợp
109

ü Tổng phương sai trích = 52.08% > 50% đạt yêu cầu
ü Eigenvalues = 3.125>1 đại diện cho phần biến thiên được giải thích bởi
mỗi yếu tố có Eigenvalue lớn hơn 1 mới được giữa lại trong mô hình phân tích. Kết
quả cho thấy có 6 biến quan sát đều được giữ lại.
ü Các biến quan sát đều có hệ số tải (factor loadings) > 0.5 nên tất các biến
quan sát F1, F3, F4, F5, F6, F7 đều được chấp nhận.
Ø Phân tích EFA với thuộc tính Dễ hiểu, dễ tiếp cận (U)
Thuộc tính Dễ hiểu, dễ tiếp cận được đo lường bởi 6 biến quan sát là từ U1
đến U6, kết quả phân tích khám phá nhân tố lần 1 kết quả cho thấy tổng phương sai
trích = 48.193% < 50% nên đã loại biến U6 ra khỏi mô hình vì có hệ số tải nhỏ hơn
0.5. Sau khi loại biến U6 thì kết quả phân tích EFA lần 2 như sau:

KMO and Bartlett's Test


Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. .775
Approx. Chi-Square 612.527
Bartlett's Test of Sphericity Df 10
Sig. .000

Total Variance Explained


Component Initial Eigenvalues Extraction Sums of Squared Loadings
Total % of Variance Cumulative % Total % of Variance Cumulative %
1 2.744 54.889 54.889 2.744 54.889 54.889
2 .887 17.736 72.625
3 .616 12.319 84.944
4 .438 8.763 93.707
5 .315 6.293 100.000
Extraction Method: Principal Component Analysis.

Component Matrixa
Component
1
U1 .859
U5 .811
U3 .738
U2 .725
U4 .529
Extraction Method: Principal Component Analysis.
a. 1 components extracted.
110

Dựa vào các kết quả phân tích EFA ở các bảng trên cho thấy có 1 nhân tố
trích được với các chỉ tiêu được thống kê như sau:
ü KMO = 0.775 nên phân tích EFA thích hợp với dữ liệu nghiên cứu
ü Sig. (Bartlett’s Test) = 0.000 (sig < 0.05) cho thấy các biến quan sát có
tương quan với nhau trong tổng thể và dữ liệu dùng để phân tích EFA là hoàn toàn
thích hợp
ü Tổng phương sai trích = 54.889 % > 50% đạt yêu cầu
ü Eigenvalues = 2.774 >1 đại diện cho phần biến thiên được giải thích bởi
mỗi yếu tố có Eigenvalue lớn hơn 1 mới được giữa lại trong mô hình phân tích. Kết
quả cho thấy có 5 biến quan sát đều được giữ lại.
ü Các biến quan sát đều có hệ số tải (factor loadings) > 0.5 nên tất các biến
quan sát từ U1 đến U5 đều được chấp nhận.
Ø Phân tích EFA với thuộc tính So sánh được (C)
Thuộc tính Có thể so sánh được được đo lường bởi 5 biến quan sát là từ C1
đến C5, kết quả phân tích khám phá nhân tố lần 1 và lần 2 kết quả cho thấy tổng
phương sai trích đều < 50% nên đã loại biến C1 và C4 ra khỏi mô hình vì có hệ số
tải nhỏ hơn các biến khác. Sau khi loại biến C1, C4 thì kết quả phân tích EFA lần 3
như sau:
KMO and Bartlett's Test
Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. .603
Approx. Chi-Square 131.400
Bartlett's Test of Sphericity Df 3
Sig. .000

Total Variance Explained


Component Initial Eigenvalues Extraction Sums of Squared Loadings
Total % of Variance Cumulative % Total % of Variance Cumulative %
1 1.673 55.768 55.768 1.673 55.768 55.768
2 .781 26.026 81.795
3 .546 18.205 100.000
Extraction Method: Principal Component Analysis.

Component Matrixa
Component
1
C5 .815
C2 .755
C3 .662
Extraction Method: Principal Component Analysis.
a. 1 components extracted.
111

Dựa vào các kết quả phân tích EFA ở các bảng trên cho thấy có 1 nhân tố
trích được với các chỉ tiêu được thống kê như sau:
ü KMO = 0.603 nên phân tích EFA thích hợp với dữ liệu nghiên cứu
ü Sig. (Bartlett’s Test) = 0.000 (sig < 0.05) cho thấy các biến quan sát có
tương quan với nhau trong tổng thể và dữ liệu dùng để phân tích EFA là hoàn toàn
thích hợp
ü Tổng phương sai trích = 55.768 % > 50% đạt yêu cầu
ü Eigenvalues = 1.673 >1 đại diện cho phần biến thiên được giải thích bởi
mỗi yếu tố có Eigenvalue lớn hơn 1 mới được giữa lại trong mô hình phân tích. Kết
quả cho thấy có 3 biến quan sát đều được giữ lại.
ü Các biến quan sát đều có hệ số tải (factor loadings) > 0.5 nên tất các
biến quan sát từ C2, C3, C5 đều được chấp nhận.
Ø Phân tích EFA với thuộc tính Kịp thời (T)
Thuộc tính Kịp thời được đo lường bởi 3 biến quan sát là từ T1 đến T3, kết
quả phân tích khám phá nhân tố lần 1 kết quả cho thấy như sau:
KMO and Bartlett's Test
Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. .655
Approx. Chi-Square 152.825
Bartlett's Test of Sphericity Df 3
Sig. .000

Total Variance Explained


Component Initial Eigenvalues Extraction Sums of Squared Loadings
Total % of Variance Cumulative % Total % of Variance Cumulative %
1 1.761 58.697 58.697 1.761 58.697 58.697
2 .639 21.298 79.995
3 .600 20.005 100.000
Extraction Method: Principal Component Analysis.

Component Matrixa
Component
1
T1 .775
T3 .770
T2 .753
Extraction Method: Principal
Component Analysis.
a. 1 components extracted.
112

Dựa vào các kết quả phân tích EFA ở các bảng trên cho thấy có 1 nhân tố
trích được với các chỉ tiêu được thống kê như sau:
ü KMO = 0.655 nên phân tích EFA thích hợp với dữ liệu nghiên cứu
ü Sig. (Bartlett’s Test) = 0.000 (sig < 0.05) cho thấy các biến quan sát
có tương quan với nhau trong tổng thể và dữ liệu dùng để phân tích EFA là hoàn
toàn thích hợp
ü Tổng phương sai trích = 58.697 % > 50% đạt yêu cầu
ü Eigenvalues = 1.761 >1 đại diện cho phần biến thiên được giải thích
bởi mỗi yếu tố có Eigenvalue lớn hơn 1 mới được giữa lại trong mô hình phân tích.
Kết quả cho thấy có 3 biến quan sát đều được giữ lại.
ü Các biến quan sát đều có hệ số tải (factor loadings) > 0.5 nên tất các
biến quan sát T1, T2, T3 đều được chấp nhận.
Sau khi phân tích EFA thì trong số 26 biến quan sát ban đầu tương ứng với 5
thuộc tính minh bạch thông tin BCTC chỉ còn 21 biến quan sát, cụ thể như sau:
- Sự đầy đủ và phù hợp (R) gồm 4 biến quan sát là R2, R3, R4, R5
- Sự tin cậy (F) gồm 6 biến quan sát là: F1, F3, F4, F5, F6, F7
- Dễ hiểu, dễ tiếp cận (U) gồm 5 biến quan sát là: U1, U2, U3, U4, U5
- Có thể so sánh được (C) gồm 3 biến quan sát là: C2, C3, C5
- Tính kịp thời (T) gồm 3 biến quan sát là: T1, T2, T3.
4.2.6. Kết quả phân tích tương quan và hồi quy bội
4.2.5.1 Phân tích hệ số tương quan (Pearson)
Mục đích chạy tương quan Pearson nhằm kiểm tra mối tương quan tuyến
tính chặt chẽ giữa biến phụ thuộc với các biến độc lập, vì điều kiện để hồi quy là
trước nhất phải tương quan (giá trị sig giữa biến độc lập và biến phụ thuộc phải nhỏ
hơn 0.05). Ngoài ra cần nhận diện vấn đề đa cộng tuyến khi các biến độc lập cũng
có tương quan mạnh với nhau. Dấu hiệu nghi ngờ dựa vào giá trị sig tương quan
giữa các biến độc lập nhỏ hơn 0.05 và giá trị tương quan Pearson lớn hơn 0.4 (r>
0.4). Khi gặp phải nghi ngờ này, chúng ta cần chú ý đến đa cộng tuyến sẽ được xem
xét khi phân tích hồi quy (kiểm tra hệ số VIF). Do vậy, cần kiểm tra hồi quy để kết
luận, chứ không tiến hành loại biến ngay sau khi phân tích hệ số tương quan.
Kết quả phân tích hệ số tương quan giữa các biến trong mô hình nghiên cứu được
thể hiện ở bảng dưới đây:
113

Bảng 4.07. Ma trận hệ số tưương quan Pearson


MB KSNB HDQT BGD BKS NVKT MTPL KTDL PMKT
Pearson Correlation 1 .075 .350** .236** .387** .431** .338** .332** .193**
MB Sig. (2-tailed) .140 .000 .000 .000 .000 .000 .000 .000
N 392 392 392 392 392 392 392 392 392
**
Pearson Correlation .075 1 .023 .173 .014 .000 -.070 .027 -.007
KSNB Sig. (2-tailed) .140 .651 .001 .785 .994 .166 .590 .889
N 392 392 392 392 392 392 392 392 392
** ** **
Pearson Correlation .350 .023 1 -.053 .090 .329 -.075 -.141 -.033
HDQT Sig. (2-tailed) .000 .651 .300 .075 .000 .138 .005 .511
N 392 392 392 392 392 392 392 392 392
Pearson Correlation .236** .173** -.053 1 .075 -.036 -.003 .014 .030
BGD Sig. (2-tailed) .000 .001 .300 .136 .474 .948 .775 .559
N 392 392 392 392 392 392 392 392 392
**
Pearson Correlation .387 .014 .090 .075 1 -.014 -.050 .037 .046
BKS Sig. (2-tailed) .000 .785 .075 .136 .788 .324 .469 .365
N 392 392 392 392 392 392 392 392 392
Pearson Correlation .431** .000 .329** -.036 -.014 1 -.093 -.075 .147**
NVKT Sig. (2-tailed) .000 .994 .000 .474 .788 .065 .140 .003
N 392 392 392 392 392 392 392 392 392
** **
Pearson Correlation .338 -.070 -.075 -.003 -.050 -.093 1 .234 -.196**
MTPL Sig. (2-tailed) .000 .166 .138 .948 .324 .065 .000 .000
N 392 392 392 392 392 392 392 392 392
** ** **
Pearson Correlation .332 .027 -.141 .014 .037 -.075 .234 1 -.159**
KTDL Sig. (2-tailed) .000 .590 .005 .775 .469 .140 .000 .002
N 392 392 392 392 392 392 392 392 392
Pearson Correlation .193** -.007 -.033 .030 .046 .147** -.196** -.159** 1
PMKT Sig. (2-tailed) .000 .889 .511 .559 .365 .003 .000 .002
N 392 392 392 392 392 392 392 392 392
**. Correlation is significant at the 0.01 level (2-tailed).

*. Correlation is significant at the 0.05 level (2-tailed).

Kết quả bảng 4.07 cho thấy: Giá trị Sig giữa 07 biến độc lập (HDQT, BGD,
BKS, NVKT, MTPL, KTDL, PMKT) với biến phụ thuộc (MB) đều nhỏ hơn 0.05,
điều này cho thấy tất cả các biến độc lập trong mô hình đều có mối tương quan nhất
định đến biến phụ thuộc. Hệ số tương quan Pearson giữa biến phụ thuộc và biến độc
lập đều lớn hơn 0 do vậy mối quan hệ giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập là
114

mối quan tương quan dương, (tương quan thuận chiều). Riêng giá trị Sig của biến
KSNB với biến MB lớn hơn 0.05, điều này cho thấy biến KSNB không có tương
quan nhất định đến biến phụ thuộc MB
Ngoài ra, qua kết quả trên ta thấy: xét về tương quan tuyến tính giữa các cặp
biến độc lập thì các cặp biến có giá trị Sig >0.05 là không có mối tương quan với
nhau, còn một số cặp biến có giá trị Sig< 0.05 thì hệ số tương quan Pearson (r) < 0.4
như vậy các cặp biến độc lập này cũng không có mối quan hệ tương quan hoặc nghi
ngờ có khả năng tương quan nhưng mức độ không chặt chẽ. Tác giả sẽ tiếp tục kiểm
định qua phân tích hồi quy để kết luận.
4.2.5.2. Phân tích hồi quy
Phân tích hồi quy để xác định mối quan hệ giữa biến phụ thuộc và các biến
độc lập:
Sau khi thực hiện các bước phân tích ở trên, ta có mô hình hồi quy tuyến tính
bội như sau:
MB = β0 + β1 KSNB + β2 HDQT+ β3 BGD + β4 BKS + β5 NVKT+ β6
MTPL+ β7 KTDL+ β8 PMKT+ ε
Trong đó:
ü Biến phụ thuộc: Tính minh bạch thông tin trên BCTC của DNPTCNY (MB)
ü Các biến độc lập: Kiểm soát nội bộ (KSNB), Hội đồng quản trị (HDQT),
Ban giám đốc (BGD), Ban kiểm soát (BKS), Nhân viên kế toán (NVKT), môi
trường pháp lý (MTPL), kiểm toán độc lập (KTDL) và Phần mềm kế toán (PMKT)
Kết quả hồi quy được thể hiện ở các bảng dưới đây.
Bảng 4.08. Tóm tắt mô hình
Model Summaryb
Model R R Square Adjusted R Std. Error of the Durbin-Watson
Square Estimate
1 .861a .742 .736 .14612 1.921
a. Predictors: (Constant), PMKT, KSNB, HDQT, BKS, BGD, KTDL, MTPL, NVKT
b. Dependent Variable: MB
Bảng 4.09. Phân tích ANOVA
a
ANOVA
Model Sum of Squares Df Mean Square F Sig.
Regression 23.496 8 2.937 137.563 .000b
1 Residual 8.177 383 .021
Total 31.674 391
a. Dependent Variable: MB
b. Predictors: (Constant), PMKT, KSNB, HDQT, BKS, BGD, KTDL, MTPL, NVKT
115

Bảng 4.10. Bảng hồi quy


Coefficientsa
Model Unstandardized Coefficients Standardized T Sig. Collinearity Statistics
Coefficients
B Std. Error Beta Tolerance VIF
(Constant) -.565 .130 -4.347 .000
KSNB .029 .017 .045 1.695 .091 .962 1.040
HDQT .147 .014 .291 10.366 .000 .853 1.172
BGD .140 .017 .220 8.307 .000 .960 1.042
1 BKS .208 .016 .344 13.092 .000 .975 1.026
NVKT .144 .011 .372 13.295 .000 .862 1.160
MTPL .189 .013 .388 14.230 .000 .907 1.102
KTDL .167 .014 .333 12.239 .000 .909 1.100
PMKT .116 .012 .255 9.403 .000 .917 1.091
a. Dependent Variable: MB

Kiểm định độ phù hợp của mô hình


Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến: Chỉ tiêu nhân tử phóng đại phương
sai (VIF) của tất cả các biến độc lập đều nhỏ hơn 2 (bảng 4.10) nên chắc chắn
không có hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến độc lập trong mô hình.
Kiểm định tương quan giữa các phần dư (các sai số kề nhau): Hệ số
Durbin- Watson trong bảng 4.08 cho thấy giá trị Durbin- Watson là 1.921 gần tiến
tới 2 là rất tốt, cho thấy không có tương quan của các phần dư, tức là mô hình
không vi phạm khi sử dụng phương pháp hồi quy bội.
Kiểm định ANOVA : Ta có trị thống kê F được tính từ hệ số R2 điều chỉnh
đầy đủ với mức ý nghĩa rất nhỏ (Sig. = 0.000) nên mô hình tuyến tính hồi quy bội
phù hợp với tập dữ liệu và có thể sử dụng được.
Đánh giá mức độ giải thích của các biến độc lập: Bảng 4.08 cho thấy
Adjusted R Square hay còn gọi là R bình phương hiệu chỉnh (R2), nó phản ánh mức
độ ảnh hưởng của các biến độc lập lên biến phụ thuộc. Cụ thể trong trường hợp
này, 8 biến độc lập đưa vào ảnh hưởng 73.6 % sự thay đổi của biến phụ thuộc, còn
lại 26.4% là do các biến ngoài mô hình và sai số ngẫu nhiên. Tức là 73.6 % sự thay
đổi của tính minh bạch thông tin trên BCTC của các DNPTCNY sẽ được giải thích
bới các yếu tố độc lập đã được chọn đưa vào mô hình.
Kết quả mô hình (bảng 4.10) cho thấy các biến độc lập HDQT, BGD, BKS,
NVKT, MTPL, NVKT, PMKT đều có tác động ý nghĩa thống kê (Sig = 0.000 <
116

5%) đến tính MBTT trên BCTC. Trong khi đó, biến độc lập KSNB có Sig = 0.091 >
0.05 nên không có ý nghĩa trong mô hình. Hay nói cách khác, với bộ dữ liệu thu
thập được thì chưa tìm thấy tác động có ý nghĩa thống kê của biến KSNB đến tính
MBTT trên BCTC của các DNPTCNY.
Phương trình hồi quy chuẩn hóa như sau:
MB = 0.291 HĐQT + 0.220 BGD + 0.344 BKS + 0.372 NVKT + 0.388
MTPL + 0.333 KTDL + 0.255 PMKT
Mức độ tác động của yếu tố trong mô hình được sắp xếp theo thứ tự từ cao
đến thấp tại bảng sau:
Bảng 4.11 Thứ tứ tác động của các biến độc lập đến biến phụ thuộc
Biến độc lập Hệ số Beta Mức độ tác động từ cao đến thấp
MTPL 0.388 1
NVKT 0.372 2
BKS 0.344 3
KTDL 0.333 4
HDQT 0.291 5
PMKT 0.255 6
BGD 0.220 7

Mô hình hồi qui cho thấy có tổng cộng 7 yếu tố ảnh hưởng cùng chiều đến
MBTT trên BCTC của các DNPTCNY, cụ thể: Hội đồng quản trị với β= 0.291;
Ban giám đốc β= 0.220; Ban kiểm soát β= 0.344; Nhân viên kế toán β= 0.372; Môi
trường pháp lý với β= 0.388; Kiểm toán độc lập với β= 0.333; Phần mềm kế toán
β=0.255.
Trong số các yếu tố ảnh hưởng đến tính MBTT trên BCTC, yếu tố Môi
trường pháp lý có ảnh hưởng mạnh nhất (β= 0.388), kế tiếp là yếu tố Nhân viên kế
toán (β= 0.372); BKS (β= 0.344); Kiểm toán độc lập (β=0,333); HĐQT (β= 0.291);
Phần mềm kế toán (β=0.255) và thấp nhất là BGĐ (β=0.220)
Trong số các yếu tố của mô hình, có một yếu tố được xem là khẳng định
riêng của nghiên cứu này, chưa được đề cập trong các nghiên cứu theo hướng cơ
bản trước đó trong lĩnh vực minh bạch thông tin trên BCTC dưới góc độ người cung
cấp thông tin đó là Phần mềm kế toán. Ngoài ra, có 2 yếu tố là Ban giám đốc và
Ban kiểm soát đã được nghiên cứu trước đó của Nguyễn Đình Hùng (2010) nhưng
mới tiếp cận dưới dạng nghiên định tính, trong nghiên cứu này, tác giả khẳng định
và minh chứng bằng nghiên cứu định tính lẫn kiểm định bằng định lượng.
117

4.2.7. Kết quả kiểm định giả thuyết


Căn cứ kết quả phân tích EFA và kết quả hồi quy cho thấy các biến độc lập
HDQT, BGD, BKS, NVKT, MTPL, NVKT, PMKT đều có tác động ý nghĩa thống
kê (Sig = 0.000 < 5%) đến tính minh bạch thông tin trên BCTC. Do vậy, các giả
thuyết H2, H3, H4, H5, H6, H7, H8 được chấp nhận. Trong khi đó, biến độc lập hệ
thống KSNB có Sig = 0.091 > 0.05 nên với bộ dữ liệu thu thập được thì tác giả chưa
tìm thấy tác động có ý nghĩa thống kê của biến Kiểm soát nội bộ đến MBTT trên
BCTC, vì thế bác bỏ giả thuyết H1.
Tổng hợp kết quả kiểm định các giả thuyết của mô hình nghiên cứu các yếu
tố ảnh hưởng đến tính MBTT trên BCTC được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 4.12. Kết quả kiểm định các giả thuyết trong mô hình nghiên cứu
Giả thuyết Chiều Kết So sánh kết quả của các
tương quả nghiên cứu trước
quan
Không đồng thuận với kết
H1: KSNB hoạt động càng Không
quả nghiên cứu của Nguyễn
hiệu quả thì mức độ minh có Bác bỏ
Trọng Nguyên (2013, Phạm
bạch thông tin trên BCTC mối giải
Quốc Thuần (2016), Zinatul
của các DNPTCNY càng tương thuyết
quan Iffah Binti Abdullah (2015),
cao.
Nguyễn Đình Hùng (2010)
Đồng thuận với kết quả
H2: HĐQT càng độc nghiên cứu của Nguyễn
lập, hoạt động tuân thủ Trọng Nguyên (2013, Phạm
quy định thì mức độ Quốc Thuần (2016), Zinatul
Chấp
minh bạch thông tin trên Thuận Iffah Binti Abdullah (2015),
nhận giả
BCTC của các chiều Nguyễn Đình Hùng (2010),
thuyết
DNPTCNY càng cao. Lê Thị Mỹ Hạnh (2015),
(Jouini Fathi, 2013), (Fama
và Jensen, 1983; Agrawal và
Knoeber, 1996)
H3: Ban giám đốc càng
chính trực, am hiểu và Chấp Đồng thuận với kết quả
Thuận
tuân thủ quy định về lập, nhận giả nghiên cứu của Nguyễn
chiều
trình bày và công bố thuyết Trọng Nguyên (2013, Phạm
thông tin trên BCTC thì Quốc Thuần (2016), Zinatul
118

mức độ minh bạch Iffah Binti Abdullah (2015),


thông tin trên BCTC của Nguyễn Đình Hùng (2010),
các DNPTCNY càng Zhara và các tác giả (2000),
cao.
H4: Ban kiểm soát càng Đồng thuận với kết quả
đảm bảo về số lượng, tỷ lệ nghiên cứu của Nguyễn
thành viên, trình độ chuyên Trọng Nguyên (2013, Phạm
Chấp Quốc Thuần (2016), Zinatul
môn và thực hiện tốt chức Thuận
nhận giả Iffah Binti Abdullah (2015),
năng giám sát thì mức độ chiều
thuyết Nguyễn Đình Hùng (2010),
minh bạch thông tin trên
Abbott và các cộng sự, 2004).
BCTC của các DNPTCNY
DeZoort và Salterio (2001)
càng cao.
H5: Năng lực chuyên môn Đồng thuận với kết quả
và đạo đức nghề nghiệp nghiên cứu của Nguyễn
của Nhân viên kế toán Chấp Trọng Nguyên (2013, Phạm
Thuận
càng đảm bảo thì mức độ nhận giả Quốc Thuần (2016), Zinatul
chiều Iffah Binti Abdullah (2015),
minh bạch thông tin trên thuyết
BCTC của các DNPTCNY Nguyễn Đình Hùng (2010)
càng cao
Đồng thuận với kết quả
H6: Môi trường pháp lý nghiên cứu của Nguyễn
càng hoàn thiện thì mức độ Chấp Trọng Nguyên (2013, Phạm
Thuận Quốc Thuần (2016), Zinatul
mức độ minh bạch thông nhận giả
chiều Iffah Binti Abdullah (2015),
tin trên BCTC của các thuyết
Nguyễn Đình Hùng (2010), Lê
DNPTCNY càng cao
Thị Mỹ Hạnh (2015), Cheung
và cộng sự, 2005)
H7: Chất lượng kiểm Đồng thuận với kết quả
toán BCTC của các nghiên cứu của Nguyễn
Công ty Kiểm toán độc Trọng Nguyên (2013, Phạm
lập càng cao thì mức độ Chấp Quốc Thuần (2016), Zinatul
Thuận
minh bạch thông tin trên nhận giả Iffah Binti Abdullah (2015),
chiều
BCTC của các thuyết Nguyễn Đình Hùng (2010),
Eccher và Healy (2000), Hu
DNPTCNY càng cao.
(2002) và Wu và các tác giả
(2005), Lang và Lundholm
119

(1993) và Khanna & cộng sự


(2004).
H8: Phần mềm kế toán có Phát triển mới
chất lượng càng tốt thì Chấp
Thuận
mức độ minh bạch thông nhận giả
chiều
trên BCTC của các thuyết
DNPTCNY càng cao.

4.3. Bàn luận về kết quả nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến minh bạch của
thông tin trên Báo cáo tài chính của các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết
Từ kết quả kiểm định giả thuyết nghiên cứu, đồng thời căn cứ vào những
thông tin thu thập được thông qua phỏng vấn chuyên sâu các chuyên gia trong phần
nghiên cứu định tính kết hợp ý kiến của các đối tượng khảo sát, tác giả tiến hành
luận bàn về kết quả nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến tính minh bạch thông tin
trên BCTC. Kết quả luận bàn sẽ là căn cứ quan trọng đề xuất các khuyến nghị nhằm
nâng cao tính minh bạch thông tin trên BCTC của các DNPTCNY.
4.3.1. Kiểm soát nội bộ
Về lý thuyết, kiểm soát nội bộ là một hệ thống chính sách, thể chế, quy định
được DN thiết kế, thực hiện nhằm đảm bảo việc tuân thủ pháp luật và ngăn chặn kịp
thời những gian lận, rủi ro trong tất cả các hoạt động của doanh nghiệp, đặc biệt là
hoạt động tài chính. Theo kết quả nghiên cứu, KSNB không có ý nghĩa thống kê
hay nói cách khác là chưa tìm thấy mối liên hệ giữa KSNB với tính minh bạch
thông tin trên BCTC trong mô hình nghiên cứu. Điều này có thể được giải thích
rằng, mức độ minh bạch thông tin không có sự khác biệt đáng kể giữa một DN có
KSNB hoạt động có hiệu quả với một DN có KSNB hoạt động chưa hiệu quả.
Ngoài ra, có một số ý kiến từ đối tượng khảo sát cho rằng KSNB của họ còn mang
tính hình thức, hoạt động giám sát và ngặn chặn vi phạm hoạt động chưa thường
xuyên và thống nhất.
4.3.2. Hội đồng quản trị
Theo kết quả nghiên cứu, yếu tố HĐQT có ảnh hưởng thuận chiều đến tính
minh bạch của thông tin trên BCTC, theo đó HĐQT càng độc lập, hoạt động tuân
thủ quy định thì mức độ minh bạch thông tin trên BCTC của các DNPTCNY càng
cao với mức độ ảnh hưởng 29.1%. Yếu tố này được đo lường bởi 3 tiêu chí với mức
điểm đánh giá bình quân 3.78/5 (Bảng 4.03), cụ thể như sau:
120

Về Sự tách bạch giữa chức năng của chủ tịch HĐQT và GĐ điều hành
Mặc dù, theo quy chế về quản trị công ty đại chúng đã yêu cầu các doanh
nghiệp niêm yết phải tách hai chức năng này, song theo kết quả khảo sát vẫn còn
các DN chưa thực hiện tốt quy định này, việc kiêm nhiệm sẽ dẫn đến tính minh
bạch thông tin trên BCTC thấp.
Về thực hiện chức năng, nhiệm vụ HĐQT
HĐQT đảm bảo hoạt động của DN tuân thủ các quy định của Nhà nước và
quy định nội bộ của DN. Theo kết quả khảo sát vẫn còn một số DN, HĐQT cũng
chưa thực hiện tốt chức năng này. Theo ý kiến chuyên gia và của các đối tượng
khảo sát cho thấy nguyên nhân của hiện tượng này là do:
- Các thành viên HĐQT chủ yếu quan tâm đến các chỉ tiêu tài chính mà ít
quan tâm đến thông tin phi tài chính trước khi trình cho đại hội cổ đông duyệt trước
khi công bố ra bên ngoài.
- Trong các cuộc họp của HĐQT thường chỉ quan tâm đến các hoạt động
kinh doanh và đầu tư mà ít qua tâm đến hoạt động định hướng và giám sát quá trình
lập và công bố thông tin.
- Nhiệm vụ của HĐQT thường không được đánh giá mức độ hoàn thành
thông qua các cuộc họp của HĐQT, do đó chưa nâng cao trách nhiệm và tính cẩn
trọng của từng thành viên HĐQT.
- Trong HĐQT không có sự phân công trách nhiệm, đặc biệt chuyên về
công bố thông tin và quá trình lập BCTC, do đó rất ít ý kiến trong cuộc họp HĐQT
về lĩnh vực này.
Về tỷ lệ thành viên độc lập trong HĐQT
Theo Quy chế quản trị công ty, Cơ cấu thành viên Hội đồng quản trị của
công ty niêm yết phải đảm bảo tối thiểu 1/3 tổng số thành viên Hội đồng quản trị là
thành viên độc lập. Tuy nhiên, theo kết quả khảo sát thì hầu như các DNPTCNY
không thực hiện nghiêm túc hoặc chỉ thực hiện mang tính hình thức. Lý giải về điều
này, theo ý kiến các chuyên gia và đối tượng khảo sát cho rằng:
Không phải chỉ ở Việt Nam mà ngay tại các nước có trình độ phát triển cao
hơn, khái niệm thành viên độc lập tuy được quy định rõ ràng trong các văn bản luật
nhưng cũng gặp khó khăn trong việc xác định liệu một cá nhân có đạt chuẩn thành
viên độc lập hay không. Khó khăn lớn nhất không nằm ở chỗ liệu có thoả mãn các
điều kiện quy định của luật pháp hay không, mà nằm ở chỗ liệu cá nhân đó có thật
sự có quan điểm độc lập hay không, đôi khi còn mang tính hình thức. Ở đây, độc
121

lập được hiểu là độc lập với ban điều hành, độc lập với các cổ đông chi phối, có
quyền kiểm soát và cổ đông lớn. Vậy theo tiêu chuẩn này, các định nghĩa hay khái
niệm thành viên độc lập theo luật định mới chỉ là các ràng buộc cơ học mà chưa
thực sự đảm bảo phát huy tác dụng.
Thực tế, một cá nhân được đề cử làm thành viên HĐQT độc lập đảm bảo các
quy định cơ học của luật pháp nhưng vẫn khó đạt chuẩn “có quan điểm độc lập” nếu
cá nhân đó được giới thiệu vào danh sách ứng cử bởi thành viên ban điều hành, các
cổ đông chi phối, cổ đông có quyền kiểm soát, hoặc cổ đông lớn. Đó chính là lý do
vì sao việc xác định tính độc lập của một thành viên HĐQT không thể chỉ căn cứ
theo các tiêu chuẩn cơ học, mà còn phải căn cứ vào quy trình giới thiệu thành viên
độc lập vào danh sách đề cử.
4.3.3. Ban giám đốc
Ban giám đốc bao gồm người điều hành công việc kinh doanh hằng ngày của
công ty; chịu sự giám sát của Hội đồng quản trị và chịu trách nhiệm trước Hội đồng
quản trị và trước pháp luật về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao. Ban
giám đốc là những người chịu trách nhiệm thiết lập, trình bày, ký và công bố các
BCTC nên được hiểu biết nhiều hơn tới các chuẩn mực và qui định hiện hành liên
quan. Theo kết quả hồi quy thì yếu tố Ban giám đốc có ảnh hưởng thuận chiều đến
mức độ minh bạch thông tin trên BCTC, theo đó Ban giám đốc càng chính trực, am
hiểu và tuân thủ quy định về lập, trình bày và công bố thông tin trên BCTC thì mức
độ minh bạch thông tin trên BCTC của các DNPTCNY càng cao với độ ảnh hưởng
22%. Tuy nhiên, theo quả khảo sát thì điểm đánh giá về thực trạng BGD chỉ đạt
3.5/5 điểm. Theo theo ý kiến đánh giá từ các đối tượng khảo sát ở một số DNNY
đều cho rằng:
Sự am hiểu các quy định liên quan đến lập, trình bày và công bố thông tin
trên BCTC của Ban giám đốc là chưa cao: Một phần là do có những thành viên ban
giám đốc không có chuyên môn về kế toán, vận dụng sai các quy định liên quan.
Ngoài ra, Ban Giám đốc chỉ quan tâm đến vấn đề thị trường, kỹ thuật, công nghệ…
mà giao toàn bộ công tác kế toán của doanh nghiệp cho kế toán trưởng. Đôi khi
duyệt ký các văn bản mà không xem xét tận tình, thậm chí còn không nắm rõ được
tình hình tài sản, công nợ, nguồn vốn… của doanh nghiệp. Điều này có ảnh hưởng
nghiêm trọng đến tình hình kế toán tại doanh nghiệp, dễ dàng xảy ra tình trạng gian
lận, biển thủ do nguồn thông tin không được nắm rõ. Đến khi doanh nghiệp phát
sinh vấn đề thì hậu quả thật nghiêm trọng.
122

Sự tuân thủ các quy định liên quan đến việc lập, trình bày và công bố BCTC
của BGĐ
Sự tuân thủ các quy định của BGĐ được thể hiện trong việc thiết lập quy
trình thực hiện và đánh giá quy trình thực hiện đảm bảo các quy định của Nhà nước
và quy định nội bộ trong DNPTCNY. Tuy nhiên, hiện nay nhiều DN vẫn tồn tại các
tình trạng như: BCTC công bố không kịp thời, số liệu trước và sau khi kiểm toán
có sự chênh lệch tương đối lớn; giao dịch với các bên liên quan chưa được thuyết
minh đầy đủ; trình bày các chỉ tiêu trên BCTC chưa đầy đủ, chưa đúng quy định của
chuẩn mực kế toán và một số quy định liên quan; một số khoản mục trọng yếu trên
BCTC chưa được trình bày đầy đủ, chi tiết và rõ ràng… làm ảnh hưởng đến khả
năng đọc hiểu thông tin cũng như ảnh hưởng đến niềm tin của công chúng khi sử
dụng thông tin trên BCTC của các DNPTCNY để đưa ra quyết định kinh tế.
Tính chính trực của BGĐ về trách nhiệm công bố BCTC minh bạch
Ban lãnh đạo DNNY chịu nhiều sức ép từ các cổ đông và nhà đầu tư, nhất là
vào những thời điểm khó khăn. Nếu kinh doanh lâm vào tình trạng khó khăn, có
nguy cơ phá sản hoặc thu hẹp qui mô kinh doanh, dẫn đến thua lỗ, nhưng thông
thường, DNPTCNY vẫn muốn có một BCTC đẹp để làm hài lòng nhà đầu tư (vì uy
tín, vì giá trị công ty, cổ phiếu và chính ban lãnh đạo lại là các cổ đông chủ chốt,
hoặc họ có thể muốn bán được cổ phiếu với giá cao trước khi BCTC thể hiện tình
trạng xấu được công bố…). Tất cả những điều này đã tạo nên sức ép cho ban lãnh
đạo doanh nghiệp trong việc thiết lập và trình bày một BCTC trung thực và hợp lý.
Khi BCTC được lập vì sức ép “làm đẹp” chắc chẵn sẽ làm giảm tính minh bạch của
thông tin trên BCTC và gây mất niềm tin của các nhà đầu tư và về lâu dài sẽ ảnh
hưởng đến lợi ích của bản thân DNNY. Một phần nguyên nhân này là do chưa có
một môi trường văn hóa làm việc hiệu quả tại công ty, đặc biệt là nâng cao trách
nhiệm giải trình của Ban lãnh đạo.
4.3.4. Ban kiểm soát
Theo kết quả phần tích hổi quy, yếu tố Ban kiểm soát ảnh hưởng thuận chiều
đến tính minh bạch của thông tin trên BCTC, theo đó Ban kiểm soát càng đảm bảo
về số lượng, tỷ lệ thành viên, trình độ chuyên môn và thực hiện tốt chức năng giám
sát thì mức độ minh bạch thông tin trên BCTC của các DNPTCNY càng cao với
mức độ ảnh hưởng là 34.4%. Thực trạng về các tiêu chí đại diện cho Ban kiểm soát
được các đối tượng khảo sát đánh giá ở mức điểm bình quân 3.7/5. Căn cứ vào
123

những thông tin thu thập được từ đối tượng khảo sát và một số chuyên gia, một số
tồn tại đối với Ban kiểm soát ở đa số các DNNY như sau:
Về số lượng thành viên: Hầu hết các DNPTCNY đều đảm bảo số lượng quy
định theo quy chế quản trị công ty ( từ 3-5 người). Tùy theo quy mô và đặc điểm
hoạt động của mỗi DNPTCNY mà số lượng thành viên trong BKS về cơ bản là
được đảm bảo, điều này đảm bảo cho BKS thực hiện tốt chức năng của mình, từ đó
có thể sẽ làm gia tăng chất lượng báo cáo tài chính.
Về tỷ lệ các thành viên trong BKS có chuyên môn kế toán tài chính
Nhiệm vụ chính của BKS là thẩm định BCTC, do đó thành viên BKS phải là
những người có chuyên môn sâu về lĩnh vực kế toán tài chính. Tuy nhiên, theo kết
quả khảo sát thì tỷ lệ các thành viên có chuyên môn kế toán trong BKS còn thấp.
Điều này cho thấy trong thực tế năng lực kiểm soát tính minh bạch của BCTC của
BKS là chưa cao.
Về sự độc lập của các thành viên BKS: Sự độc lập của thành viên BKS là yếu
tố rất quan trọng để ban này thực thi nhiệm vụ một cách tốt nhất. Một trong những
nhiệm vụ quan trọng của BKS là thẩm định BCTC hàng năm. Tuy nhiên, qua kết
quả khảo sát thì các đối tượng khảo sát đều đánh giá tiêu chí này ở mức điểm trung
bình, nghĩa là tính độc lập của các thành viên trong BKS là chưa cao hay vai trò của
BKS trong thực tế rất mờ nhạt. Theo ý kiến của các chuyên gia và đối tượng khảo
sát cho rằng: Đối với các công ty cổ phần, theo quy định tại Luật Doanh nghiệp
2005, BKS có quyền hạn rất lớn. BKS do ĐHĐCĐ bầu ra để giám sát các hoạt động
của hội đồng quản trị (HĐQT) và giám đốc hoặc tổng giám đốc điều hành. Trên
thực tế, các cổ đông lớn có cổ phần chi phối tại ĐHĐCĐ thường nắm giữ hoặc cử
người đại diện nắm giữ các chức vụ cao nhất tại HĐQT. Những người này phần lớn
là những người có tiền (bản thân họ là cổ đông góp vốn) và quyền (do số lượng cổ
phiếu mà họ nắm giữ). Trong khi đó, các thành viên của BKS về danh nghĩa là do
ĐHĐCĐ bầu ra nhưng bản chất cũng là do các cổ đông có cổ phần chi phối quyết
định. Do vậy, các thành viên của BKS rất khó có thể “kiểm soát” được các thành
viên HĐQT vì đó là những người có tác động rất lớn đến việc bổ nhiệm họ. Các
thành viên BKS được bầu chọn, mặc dù so với luật doanh nghiệp không vi phạm về
tính độc lập, tuy nhiên trong thực tế họ phụ thuộc trực tiếp hoặc gián tiếp về lợi ích,
quan hệ nhân thân với các thành viên HĐQT hoặc Ban điều hành, vì vậy tính độc
lập của BKS cũng chưa cao. Ngoài ra, thù lao của các thành viên BKS cũng do
chính các DN chi trả, nên tính độc lập của BKS bị ảnh hưởng rất nhiều.
124

Về việc giám sát tính hợp pháp, tính hệ thống và trung thực của các nội dung
trên BCTC.
Quy định hiện tại không nêu rõ trách nhiệm mà BKS phải gánh chịu nếu như
không làm tròn nhiệm vụ trò của mình. Luật Doanh nghiệp chỉ đưa ra các trách
nhiệm nếu các thành viên BKS vi phạm các vấn đề liên quan đến đạo đức nghề
nghiệp. Chính vì vậy, khi có vấn đề xảy ra đối với các doanh nghiệp do HĐQT hoặc
tổng giám đốc gây ra thì gần như các công ty hay các cổ đông ít xem xét đến trách
nhiệm của BKS.
BKS thường chỉ tập trung thẩm định số liệu kế toán - một sản phẩm cuối
cùng của quy trình kế toán, không tham gia giám sát những thông tin phi tài chính.
Với vai trò giám sát BCTC, đặc biệt là tính trung thực của số liệu kế toán, tuy nhiên
trong thực tế nhiều doanh nghiệp cho thấy BKS bị rất nhiều hạn chế khi tiếp cận với
kiểm toán viên độc lập như: lựa chọn công ty kiểm toán độc lập, xem xét, thảo luận
về kế hoạch kiểm toán, đánh giá tính độc lập của kiểm toán viên độc lập, tham dự
cuộc họp về những đánh giá của kiểm toán viên độc lập trong quá trình kiểm
toán.Với nhiệm vụ là giám sát các hoạt động của HĐQT và Ban điều hành, đặc biệt
là chương trình chiến lược quản trị rủi ro và cải tiến hệ thống kiểm soát nội bộ cũng
như hệ thống kế toán, nhưng hầu hết BKS không đảm bảo được vai trò này.
4.3.5. Nhân viên kế toán
Theo kết quả phân tích hồi quy, yố tố nhân viên kế toán có ảnh hưởng thuận
chiều đến tính minh bạch thông tin trên BCTC, theo đó năng lực chuyên môn và
đạo đức nghề nghiệp của Nhân viên kế toán càng đảm bảo thì mức độ minh bạch
thông tin trên BCTC của các DNPTCNY càng cao với mức độ ảnh hưởng là 37,2%.
Tuy nhiên, theo đánh giá của các đối tượng khảo sát thì các tiêu chí đo lường cho
biến Nhân viên kế toán cũng chỉ ở mức trung bình khá là 3.6/5 điểm. Điều này được
giải thích như sau:
Về sự am hiểu và vận dụng quy định của chuẩn mực và kế độ kế toán:
Theo kết quả đánh giá, tiêu chí này đạt 3.7/5 điểm, cao hơn các tiêu chí khác
nhưng nhìn chung là chưa cao. Theo ý kiến của các đối tượng khảo sát và các
chuyên gia cho rằng, BCTC của các DNNY vẫn còn tồn tại nhiều sai phạm do trình
độ và năng lực của nhân viên kế toán, quá trình thu nhận, xử lý thông tin, lập và
trình bày BCTC chủ yếu dựa vào quy định của chế độ kế toán, ít quan tâm nghiên
cứu và vận dụng CMKT, trong khi các quy định trong các chuẩn mực kế toán và các
nguyên tắc kế toán cơ bản là những quy định/nguyên tắc chung nhất, chi phối đến
125

kế toán, một số nội dung được quy định trong các CMKT nhưng lại chưa được cụ
thể hóa trong chế độ kế toán, dẫn đến kế toán lung túng, đôi khi hiểu sai quy định,
vận dụng sai kéo theo việc xử lý nghiệp vụ có sai sót nhất định.
Với các lý do trên, có thể nhận định về sự am hiểu và vận dụng các quy định
về kế toán của các nhân viên kế toán là chưa cao. Điều này làm giảm tính minh
bạch của thông tin trên BCTC.
Việc hiểu rõ về quy trình đặc điểm SX kinh doanh của DNNY:
Các đối tượng khảo sát hầu hết đánh giá tiêu chí này ở mức chưa cao. Điều
này cũng dễ dàng nhận thấy, là do tính phức tạp trong lĩnh vực ngành nghề kinh
doanh của DNPTCNY, đặc biệt là các doanh nghiệp thuộc lĩnh xây lắp. Các doanh
nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này có một số đặc điểm như chu trình kinh doanh
kéo dài, hoạt động phân tán trên địa bàn rộng, giá trị các khoản phải thu, phải trả,
hàng tồn kho chiếm tỷ trọng lớn trong giá trị tài sản và nguồn vốn, hoạt động xây
Edựng khá phức tạp thường xuyên phát sinh các khoản chi phí ngoài dự toán. Do
vậy, quá trình lập BCTC tại các doanh nghiệp xây dựng dễ xảy ra tình trạng sai sót,
hoặc chưa có đầy đủ các căn cứ ghi nhận giá trị đầu tư xây dựng.
Về ý thức tuân thủ đạo đức nghề nghiệp: Tiêu chí này cũng đạt mức bình
thường theo đánh giá của các đối tượng được khảo sát. Điều này được các chuyên
gia và các đối tượng khảo sát lý giải rằng, mặc dù, theo quy định, kế toán là người
độc lập về chuyên môn và phải tuân thủ đạo đức nghề nghiệp, tuy nhiên, một số kế
toán biết sai nhưng vẫn làm vì nhiều lý do khác nhau như lợi ích cá nhân, sức ép từ
Ban lãnh đạo hay đối tượng khác, các vi phạm phổ biến như: Để ngoài sổ sách kế
toán, khai man số liệu, mua bán hóa đơn, cố tính vận dụng sai các quy định về kế
toán… Những lý do này dẫn đến thông tin trên BCTC công bố không đảm bảo tính
minh bạch gây tổn thất cho những đối tượng có lợi ích liên quan.
4.3.6. Môi trường pháp lý
Môi trường pháp lý bao gồm: Chuẩn mực và chế độ kế toán, các quy định về
công bố thông tin và chế tài xử phạt.
Theo kết quả phân tích hồi quy, yếu tố môi trường pháp lý có ảnh hưởng
thuận chiều đến tính minh bạch thông tin trên BCTC của DNPTCNY, theo đó môi
trường pháp lý càng hoàn thiện thì mức độ mức độ minh bạch thông tin trên BCTC
của các DNPTCNY càng cao với mức độ ảnh hưởng 38.8% cao nhất trong tất cả
các yếu tố. Tuy nhiên, mức độ hoàn thiện của môi trường pháp lý chỉ đạt mức 3.3/5
điểm từ đánh giá của các đối tượng khảo sát. Theo ý kiến của các chuyên gia và các
đối tượng khảo sát về thực trạng này như sau:
126

Về chuẩn mực kế toán


Hệ thống chuẩn mực kế toán (CMKT) Việt Nam (VAS) đã đạt được những
thành quả nhất định. Việt Nam đã hình thành một hệ thống các chuẩn mực phản ánh
tương đối đầy đủ các giao dịch cơ bản của doanh nghiệp (DN). Đồng thời, đã tạo
dựng được sự nhận thức của xã hội về CMKT. Các bên liên quan đến báo cáo tài
chính (BCTC) đều ý thức ở mức độ nhất định về vai trò của CMKT trong công tác
lập và trình bày BCTC. Bên cạnh những kết quả tích cực, thực tiễn cũng còn một số
tồn tại như sau:
Thứ nhất, phạm vi chi phối của hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam
(VAS): Hệ thống VAS hiện nay được ban hành áp dụng chung cho tất cả DN thuộc
các ngành, các thành phần kinh tế, không phân biệt DN niêm yết và không niêm yết,
DN có quy mô lớn hay nhỏ và vừa. Nếu CMKT được áp dụng chung như vậy sẽ
dẫn đến nơi thiếu, chỗ thừa.
Thứ hai, sự bất tương quan giữa các CMKT và chế độ kế toán (CĐKT) DN:
Để đi vào thực tiễn, hệ thống VAS phải thông qua các hướng dẫn hay quy định của
CĐKT DN. Lý do là các DN Việt Nam buộc phải sử dụng hệ thống tài khoản kế
toán Việt Nam. Do đó, một khi chuẩn mực được ban hành nhưng chưa có thông tư
hướng dẫn, các DN chưa thể áp dụng cho đến khi thông tư hướng dẫn được ban
hành. Vì vậy, trên thực tế khi có những vấn đề chưa nhất quán giữa chuẩn mực và
CĐKT DN, các DN thường ưu tiên áp dụng theo CĐKT. Đây là một nguyên nhân
giảm vai trò của CMKT và tạo khó khăn khi áp dụng trong thực tiễn các chuẩn mực.
Thứ ba, khả năng xử lý và mức độ triển khai CMKT trong thực tế đạt hiệu
quả chưa cao. CMKT đã xử lý và giải quyết cơ bản các vấn đề liên quan đến thực
tiễn hoạt động kinh tế. Tuy nhiên, việc triển khai, áp dụng CMKT vào thực tiễn
chưa hiệu quả và có sự giảm dần từ ghi nhận đến trình bày thông tin và đánh giá.
Thứ tư, tính tuân thủ của các DN trong việc áp dụng VAS còn hạn chế. Việc
tuân thủ CMKT trong thực tiễn của các DN nói chung và DN niêm yết nói riêng còn
hạn chế và hiện trạng cho thấy, các DN khi thực thi chính sách kế toán chưa tuân
thủ đúng mức đến các điều kiện ghi nhận, phương pháp đánh giá và đặc biệt là trình
bày và công bố thông tin theo yêu cầu CMKT, làm giảm tính minh bạch của thông
tin trên BCTC
Thứ năm,những giao dịch của nền kinh tế thị trường mới phát sinh chưa
được VAS giải quyết thấu đáo
Cùng với sự thay đổi về thể chế kinh tế trong nước cũng như thay đổi trong
hệ thống IFRS trong giai đoạn hiện nay, VAS đã bộc lộ nhiều tồn tại, đặc biệt là
127

những giao dịch của nền kinh tế thị trường mới phát sinh chưa được VAS giải quyết
thấu đáo như: Việc ghi nhận và đánh giá tài sản, nợ phải trả theo giá trị hợp lý, ghi
nhận tổn thất tài sản, việc kế toán các công cụ tài chính phái sinh cho mục đích kinh
doanh và phòng ngừa rủi ro… chưa có hướng dẫn cụ thể.
Về chế độ kế toán. Theo ý kiến đánh giá từ các đối tượng khảo sát và những
chia sẻ từ phía các chuyên gia, chế độ kế toán hiện hành (Thông tư 200/2014-BTC)
tồn tại một số bất cập sau:
Thứ nhất, các giao dịch bằng ngoại tệ liên quan đến trả trước cho người bán
Khi tài sản được mua có liên quan đến giao dịch trả trước cho người bán thì
giá trị tài sản tương ứng với số tiền trả trước được áp dụng tỷ giá giao dịch thực tế
tại thời điểm trả trước cho người bán (không áp dụng theo tỷ giá giao dịch thực tế
tại thời điểm ghi nhận tài sản). Như vậy, giá trị tài sản trong trường hợp này không
phản ánh đúng giá trị thực tế của nó tại thời điểm mua tài sản theo nguyên tắc giá
gốc. Theo khuôn mẫu lý thuyết kế toán, giá gốc của tài sản được tính theo số tiền
hoặc khoản tương đương tiền đã trả, phải trả hoặc tính theo giá trị hợp lý của tài sản
đó vào thời điểm tài sản được ghi nhận. Ngoài ra việc ghi nhận này cũng chưa phù
hợp với IAS 21, tài sản được ghi nhận theo tỷ giá giao dịch tại thời điểm tài sản
thuộc quyền kiểm soát của doanh nghiệp.
Thứ hai, Ghi nhận doanh thu bất động sản
Theo TT200, đối với các công trình, hạng mục công trình mà DN là chủ đầu
tư (kể cả các công trình, hạng mục công trình mà DN vừa là chủ đầu tư, vừa tự thi
công), DNkhông được ghi nhận doanh thu bán BĐS theo chuẩn mực kế toán số 15
và không được ghi nhận doanh thu đối với số tiền thu trước của khách hàng theo
tiến độ.
Nếu trước đây, theo QĐ 15/2006/QĐ-BTC, các DN bất động sản được phép
ghi nhận doanh thu đối với số tiền thu trước của khách hàng theo tiến độ. Thì hiện
nay, theo TT200 quy định các DN bất động sản chỉ được ghi nhận doanh thu khi bất
động sản đã hoàn thành toàn bộ và bàn giao cho người mua.
Về bản chất, việc thay đổi cách thức ghi nhận doanh thu như trên sẽ không
làm thay đổi dòng tiền hoạt động của doanh nghiệp trong kỳ. Tuy nhiên, nó sẽ ảnh
hưởng trực tiếp tới kết quả kinh doanh trong kỳ của các DN.
Đối với các đơn vị chuyên xây dựng chung cư, nhà văn phòng để bán và cho
thuê, chu kỳ sản phẩm dài, đặc biệt là các DN đã thực hiện niêm yết trên thị trường
chứng khoán thì quy định này có thể dẫn tới một số DN bị thua lỗ do không có
doanh thu bán hàng hoặc doanh thu rất thấp, trong khi chi phí vẫn phát sinh. Điều
128

này có tác động xấu, đối với giá trị cổ phiếu của DN trên thị trường và ảnh hưởng
đến hoạt động huy động vốn để thực hiện các dự án đầu tư.
Bên cạnh đó, do thời gian thi công dài, người mua phải thanh toán cho chủ
đầu tư thành nhiều đợt theo tiến độ thi công. Việc ghi nhận doanh thu khi bất động
sản đã hoàn thành toàn bộ và bàn giao cho người mua làm giảm số thuế phải nộp
cho Nhà nước, giảm nguồn thu của Ngân sách Nhà nước do khoản tiền lãi phải nộp
phát sinh do chậm nộp thuế. Do đó, một số DN đã lợi dụng quy định này để kéo dài
thời gian ghi nhận số thuế phải nộp cho Nhà nước.
Thứ ba, Về trình bày thông tin trên BCTC
Một số hạn chế liên quan đến việc trình bày BCTC đối với DNPTCNY
như sau:
Hiện nay, quy định về việc trình bày thông tin BCTC chỉ thể hiện số liệu của
2 năm (năm trước và năm hiện tại). Quy định này gây hạn chế về thông tin mang
tính so sánh và không giúp nhà đầu tư đánh giá được xu hướng hoạt động của công
ty. Hiện nay, đa phần các BCTC của các công ty trên TTCK quốc tế trình bày 3
năm liên tục, năm hiện tại và 2 năm liền trước đó; chẳng hạn TTCK Hồng Kông yêu
cầu trình bày ít nhất 3 năm tài chính.
Bên cạnh đó, trên báo cáo KQKD, chỉ tiêu doanh thu tài chính và chi phí tài
chính được gộp chung vào KQKD của doanh nghiệp. Trong khi đó, trong báo cáo
lưu chuyển tiền tệ: phần thu được từ doanh thu tài chính lại được tính vào dòng tiền
từ hoạt động đầu tư. Quy định này gây ra sự không nhất quán trong thông tin
trình bày trên từng loại BCTC của doanh nghiệp. Khiến người đọc thông tin BCTC
dễ nhầm lẫn và gây ra sự không rõ ràng về KQKD chính của doanh nghiệp với
KQKD từ hoạt động đầu tư tài chính. Sự không rõ ràng này cũng là nguyên nhân
góp phần tạo nên sự thiếu minh bạch về thông tin trên BCTC được công bố. Cách
làm này gây khó khăn cho quá trình phân tích thông tin của nhà đầu tư.
Ngoài ra, đối với các DNPTCNY việc CBTT về chủ sở hữu rất quan trọng.
Báo cáo về sự thay đổi vốn chủ sở hữu giúp nhà đầu tư nhận diện được chủ sở hữu
thực sự của doanh nghiệp trong mỗi giai đoạn. Điều này rất cần thiết cho nhà đầu
tư, đặc biệt là đối với nhà đầu tư cá nhân, thông tin này giúp họ xem xét các đối
tượng góp vốn vào doanh nghiệp là những ai, mức độ tin cậy như thế nào? Có thể
thay mặt họ tham gia vào quá trình kiểm soát công ty hay không? Hiện nay, theo
thông tư 155/2015TT-BTC, các DNPTCNY và công ty đại chúng quy mô lớn phải
lập báo cáo về sở hữu của cổ đông lớn và báo cáo về thay đổi sở hữu của cổ đông
129

lớn. Tuy nhiên, các báo cáo này được trình bày trong phần báo cáo tình hình quản
trị của công ty. Điều này, làm ảnh hưởng đến tính thuận tiện của thông tin trên
BCTC, làm giảm tính minh bạch của thông tin trên BCTC.
Các quy định về công bố thông tin.
Theo ý kiến của các đối tượng khảo sát và ý kiến chuyên gia cho rằng:
Từ những ngày đầu thành lập TTCK, Nhà nước ta đã rất quan tâm đến việc
hình thành khung pháp lý điều chỉnh hoạt động công bố thông tin (CBTT) trên
TTCK trên cơ sở tiếp thu những kinh nghiệm của thế giới và vận dụng một cách có
chọn lọc vào điều kiện, hoàn cảnh và những đặc thù của Việt Nam. Đến thời điểm
hiện nay, theo đánh giá của chúng tôi, Việt Nam đã hình thành các quy định về
CBTT trên TTCK nói chung và về CBTT của DNPTCNY nói riêng một cách tương
đối đầy đủ, đáp ứng cơ bản các yêu cầu ngày càng cao của thị trường. Ngoài các
quy định mang tính định khung trong Luật Chứng khoán năm 2006, hoạt động
CBTT của các DNPTCNY chủ yếu được điều chỉnh bằng các văn bản dưới hình
thức Thông tư do Bộ Tài chính ban hành. Gần đây nhất là Thông tư 155/2015/TT-
BTC hướng dẫn công bố thông tin trên thị trường chứng khoán do Bộ Tài chính ban
hành ngày 06/10/2015 (Thông tư 155/2015/TT-BTC). Theo đánh giá của chúng tôi,
mặc dù Thông tư 155/2015/TT-BTC đã có những bước tiến bộ nhất định so với các
văn bản trước đó của Bộ Tài chính hướng dẫn về CBTT nhưng vẫn còn một số hạn
chế, bất cập nhất định làm hạn chế tính công khai minh bạch của thông tin công bố,
cụ thể như sau:
Vấn đề CBTT tự nguyện: Việc Thông tư 155/2015/TT-BTC chưa đề cập và
chính thức điều chỉnh hoạt động CBTT tự nguyện là một hạn chế. Ở các nước có
TTCK phát triển, hoạt động CBTT tự nguyện đã được pháp luật ghi nhận, điều
chỉnh và trở thành thông lệ khá phổ biến trong hoạt động CBTT của các chủ thể trên
TTCK. CBTT tự nguyện của DNPTCNY là hoạt động CBTT của DNPTCNY về
những thông tin không nằm trong danh mục mà pháp luật bắt buộc phải công bố và
dựa trên cơ sở tự nguyện. Tuy vậy, DNPTCNY vẫn phải chịu trách nhiệm về tính
chính xác, trung thực, đầy đủ và công bằng của thông tin và không được lợi dụng
CBTT tự nguyện để tác động đến giá chứng khoán và thực hiện các hành vi trục lợi
khác. Việc pháp luật điều chỉnh hoạt động CBTT tự nguyện sẽ làm đa dạng hóa các
loại thông tin và khuyến khích các DNPTCNY minh bạch hơn trong hoạt động của
mình, góp phần thúc đẩy quản trị công ty hiệu quả. Trong thực tiễn hoạt động của
TTCK Việt Nam thời gian qua cho thấy, đã có không ít DNPTCNY tự nguyện công
130

bố các thông tin không nằm trong danh mục mà pháp luật quy định công bố như:
Thông tin về lễ động thổ triển khai dự án, thông tin về lễ ký kết hợp đồng hợp tác,
thông tin về hoạt động từ thiện… nhưng việc công bố này chỉ dựa trên nguyên tắc
“làm những gì mà luật không cấm” chứ chưa được luật hóa thành những quy định
cụ thể. Thiết nghĩ, pháp luật cần ghi nhận và khuyến khích các chủ thể của TTCK
nói chung và DNPTCNY nói riêng CBTT tự nguyện. Vì suy cho cùng, công khai và
minh bạch không những là một chuẩn mực quan trọng trong quá trình quản trị công
ty mà còn là một tiêu chí đánh giá đạo đức trong kinh doanh.
Vấn đề công bố thông tin bằng tiếng Anh: Mặc dù Thông tư 155/2015/TT-
BTC đã có những điểm tiến bộ rất đáng trân trọng khi quy định nghĩa vụ phải đồng
thời CBTT bằng tiếng Việt và tiếng Anh của Sở Giao dịch chứng khoán (SGDCK)
và Trung tâm Lưu ký chứng khoán (TTLKCK), các chủ thể khác chỉ dừng lại ở mức
độ khuyến khích CBTT bằng tiếng Anh. Thế nhưng, Thông tư chưa quy định cơ chế
khuyến khích cụ thể.
Về phương tiện công bố thông tin: Thông tư 155/2015/TT-BTC không có
những quy định mang tính đột phá về phương tiện CBTT. Theo Khoản 1, Điều 5
của Thông tư thì các phương tiện CBTT trên TTCK gồm có: a) Trang thông tin điện
tử (website) của tổ chức là đối tượng CBTT; b) Hệ thống CBTT của Ủy ban Chứng
khoán Nhà nước; c) Trang thông tin điện tử của SGDCK; d) Trang thông tin điện tử
của Trung tâm lưu ký chứng khoán; đ) Các phương tiện thông tin đại chúng khác
theo quy định pháp luật (báo in, báo điện tử...). Từ quy định trên, có mấy vấn đề cần
lưu ý và bàn luận. Trước hết, các phương tiện CBTT chủ yếu là các phương tiện
điện tử mà thiếu vắng các phương tiện truyền thống, trong đó có Bản tin thị trường
chứng khoán (Bản tin TTCK). Ở hầu hết các nước có TTCK phát triển, Bản tin
TTCK đã trở thành một kênh thông tin cung cấp đầy đủ các thông tin trên thị trường
như: thông tin về giao dịch chứng khoán, thông tin về công ty đại chúng (CTĐC) và
DNNY, thông tin về quản lý và các dịch vụ trên thị trường, thông tin về nền kinh
tế… Bản tin TTCK có thể do SGDCK, Hiệp hội các nhà đầu tư chứng khoán hoặc
một đơn vị truyền thông phát hành hàng ngày. Tại Việt Nam, ngay từ khi TTCK
Việt Nam được chính thức đi vào hoạt động vào ngày 28/07/2000 thì Bản tin TTCK
đầu tiên cũng được phát hành để phục vụ các nhà đầu tư do Trung tâm giao dịch
chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (TTGDCK TP. HCM) là tiền thân của
SGDCK TP. Hồ Chí Minh ngày nay phát hành. Bản tin TTCK từng được các văn
bản pháp luật về CBTT trên TTCK ghi nhận như một phương tiện CBTT chính
131

thống trên thị trường. Các bản tin này nhanh chóng nhận được sự quan tâm chú ý
của các nhà đầu tư. Thế nhưng, đến khoảng năm 2008 thì các bản tin trên TTCK đã
ngưng không xuất bản nữa. Thiết nghĩ, việc phát hành và phân phối các bản tin về
chứng khoán sẽ giúp làm đa dạng các phương tiện CBTT và cách thức tiếp cận
thông tin về chứng khoán, phù hợp với thông lệ quốc tế. Một vấn đề nữa là, hiện
nay rất nhiều các công ty chứng khoán (CTCK) công bố và cung cấp thông tin về
giao dịch chứng khoán, về hoạt động của công ty đại chúng (CTĐC) và DNPTCNY
thông qua các bài phân tích, đánh giá của các chuyên gia, các nhà môi giới trên các
website. Trong các bài phân tích này, tác giả thường phân tích, đánh giá về chất
lượng các loại chứng khoán niêm yết, đồng thời đưa ra nhận định xu hướng, tình
hình thị trường nhưng chưa được pháp luật điều chỉnh và xem như một phương tiện
CBTT trên thị trường. Khoảng trống pháp lý này thời gian qua đã tạo kẽ hở để cho
không ít các trường hợp thông tin về TTCK được nhiều CTCK phân tích, đánh giá
và đưa ra các khuyến nghị cho nhà đầu tư mua bán chứng khoán nhưng không đủ cơ
sở để đảm bảo tính khách quan, có nguy cơ vụ lợi ảnh hưởng đến tính minh bạch
của thị trường và lợi ích của nhà đầu tư.
Chế tài xử phạt
Hiện nay, đã nhiều các văn phản pháp lý về xử phạt trong lĩnh vực kế toán,
kiểm toán và công bố thông tin theo hướng tăng mức xử phạt tăng tính răn đe. Tuy
nhiện, các vụ việc vi phạm vẫn không không hề thuyên giảm
Về kế toán kiểm toán: Nghị định 41/2018/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm
hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập thay thế Nghị định 103/2013-CP
Về công bố thông tin: Nghị định số 145/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 11 năm
2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 108/2013/NĐ-
CP ngày 23 tháng 9 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính
trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán, có hiệu lực thi hành kể từ
ngày 15 tháng 12 năm 2016.
Thư nhất, Trong những năm gần đây, số lượng các vụ vi phạm trong lĩnh vực
kế toán có chiều hướng gia tăng. Các nhân viên kế toán lợi dụng những kẽ hở trong
quản lý tại đơn vị để tìm cách giả mạo, khai man, lập khống giấy tờ, tài liệu kế toán
để chiếm đoạt tài sản.
Thứ hai, báo cáo tài chính ở một số doanh nghiệp chất lượng còn hạn chế,
việc công bố báo cáo tài chính còn chậm, phải xin gia hạn. Một số DNPTCNY vẫn
chưa chủ động trong việc công khai các thông tin về tình hình hoạt động, tình hình
132

sử dụng vốn, tình hình quản trị công ty, số liệu tại báo cáo tài chính còn có sai sót.
Để lý giải việc chậm công bố thông tin BCTC, nhiều doanh nghiệp thường đưa lý
do khách quan như công tác kế toán, kiểm toán cần thời gian dài; công ty con…
4.3.7. Kiểm toán độc lập
Theo kết quả phân tích hồi quy, yếu tố Kiểm toán độc lập có ảnh hưởng
thuận chiều đến tính minh bạch thông tin trên BCTC, theo đó Chất lượng kiểm toán
BCTC của các Công ty Kiểm toán độc lập càng cao thì mức độ minh bạch thông tin
trên BCTC của các DNPTCNY càng cao với mức độ ảnh hưởng là 33.3% là yếu có
mức ảnh hưởng cao thứ hai chi sau yếu tố MTPL. Vai trò chính của kiểm toán độc
lập là xác định tính trung thực và hợp lý về BCTC của các DNNY trước khi công bố
trên Sở GDCK và UNCK. Tuy nhiên, các đối tượng khảo sát đánh về vai trò của
KTĐL chỉ ở mức điểm trung bình là 3.3/5 điểm. Điều này được lý giải như sau:
Về công ty kiểm toán độc lập
Theo kết quả khảo sát, Số lượng các DNNY lựa chọn các công ty kiểm toán
lớn, có uy tín (Big4 và một số công ty kiểm toán có uy tín trong nước như AASC,
A&C, Granthornton, An Việt, RMS và Mazar…chưa nhiều. Việc sử dụng các công
ty kiểm toán có uy tín sẽ đảm bảo BCTC được minh bạch hơn, tuy nhiên mức phí
kiểm toán phải trả cho những công ty này cũng sẽ cao. Ngoài ra, các DN thuê kiểm
toán độc lập mang tính đối phó nên họ có thể lựa chọn công ty kế toán theo có mức
phí thấp hơn, dẫn đến chất lượng kiểm toán BCTC chưa cao, làm giảm tính minh
bạch của thông tin trên BCTC.
Về năng lực và đạo đức của kiểm toán viên
Theo ý kiến của một số chuyên gia, cho rằng.
Nguyên tắc cơ bản chi phối cuộc kiểm toán yêu cầu kiểm toán viên phải thực
hiện công việc với đầy đủ chuyên môn cần thiết. Tuy nhiên, đa số các công ty kiểm
toán Việt Nam hiện này đều có quy mô vừa và nhỏ, kinh nghiệm kiểm toán của các
KTV chưa được bồi dưỡng, đào tạo chuyên sâu, chưa tổ chức nhiều hoạt động đào
tạo theo hướng hội nhập, khả năng hiểu biết về lĩnh vực kinh doanh của khách hàng
cũng như sự hiểu biết về chế độ chính sách tài chính, kế toán và luật pháp còn hạn
chế, điều này làm giảm chất lượng kiểm toán BCTC
Ngoài ra, Kiểm toán viên còn có một áp lực vô hình trong các công ty kiểm
toán tư nhân là áp lực giữ khách hàng nên có thể khi thực hiện kiểm toán, kiểm toán
viên có phần nhân nhượng trước những sai phạm của đơn vị được kiểm toán dễ dẫn
133

đến kết luận kiểm toán không chính xác, ảnh hưởng đến kết luận của nhà đầu tư,
mất uy tín về nghề của Kiểm toán viên.
4.3.8. Về phần mềm kế toán
Theo kết quả phân tích hồi quy, yếu tố phần mềm kế toán có ảnh hưởng
thuận chiều đến tính minh bạch thông tin trên BCTC Phần mềm kế toán có chất
lượng càng tốt thì mức độ minh bạch thông trên BCTC của các DNPTCNY càng
cao với mức độ ảnh hưởng là 25.5%. Mức điểm bình quân từ các đối tượng khảo sát
là 3.2/5 điểm. Lý giải về điều này, ý kiến của các đối tượng khảo sát, đặc biệt là
nhân viên kế toán người trực tiếp sử dụng phần mềm như sau:
Một số phần mềm thiết kế không chặt chẽ, tùy tiện và khả năng tự động hóa
thấp. Ưu điểm đơn giản đồng thời cũng là nhược điểm. Do đơn giản nên trong quy
trình thường có nhiều kẽ hở dễ xảy ra sai sót và gian lận.
Một số phần mềm rất phức tạp trong quy trình nhập dữ liệu, mất nhiều thao
tác xử lý.
Hệ thống báo cáo chủ yếu là các báo cáo tài chính mà rất ít các báo cáo quản
trị, hơn nữa các báo cáo này thường là cố định khó tạo mới và chỉnh sửa với người
sử dụng, ít tiện ích.
Tính bảo mật kém đặc biệt với các phần mềm viết trên Access hay Foxpro,
chỉ cần với chương trình đọc file PDF là có thể lấy toàn bộ thông tin về các giao
dịch đã phát sinh trong doanh nghiệp.
Nhiều DN đã chậm nộp BCTC, lỗi là do phần mềm kế toán
134

KẾT LUẬN CHƯƠNG 4


Trong chương này, tác giả đã đánh giá về thực trạng mức độ minh bạch
thông tin trên BCTC của các DNPTCNY từ quá trình nghiên cứu và các chuyên gia
đồng thời căn cứ vào các yêu cầu về công bố thông tin và yêu cầu về chất lượng
thông tin trên BCTC thông qua việc khảo sát các đối tượng liên quan đến việc lập,
trình bày, công bố thông tin và các sử dụng thông tin trên BCTC của các
DNPTCNY. Từ kết quả đó cho thấy, mức độ MBTT trên BCTC của các
DNPTCNY trên TTCK VN chỉ ở mức trung bình khá. Thang đo xây dựng để đánh
giá mức độ minh bạch thông tin trên BCTC theo yêu cầu về công bố thông tin và
các đặc tính chất lượng thông tin trình bày trên BCTC từ các cơ quan hữu quan
trong nước và quốc tế với 5 thang đo và 26 biến quan sát, sau quá trình đánh giá độ
tin cậy bằng hệ số Cronbach α và thực hiện đánh giá giá trị thang đo bằng EFA, kết
quả còn lại 21 tiêu chí, thỏa mãn độ tin cậy cần thiết làm cơ sở đo lường mức độ
minh bạch thông tin trên BCTC của các DNNY. Với 5 thang đo mức độ minh bạch
thông tin trên BCTC của các DNPTCNY là: Sự thích hợp (R), Sự tin cậy (F), Sự dễ
hiểu, dễ tiếp cận (U), Sự so sánh (C) và tính kịp thời (T).
Thông qua dữ liệu nghiên cứu định tính, luận án đã tiến hành phân tích đo
lường MBTT trên BCTC và các yếu tố tác động đến MBTT BCTC. Tác giả đã phân
tích và đưa vào mô hình lý thuyết 8 yếu tố thuộc biến độc lập. Tuy nhiên, căn cứ
vào kết quả kiểm định thì loại 1 yếu tố (KSNB) ra khỏi mô hình do tác giả chưa tìm
thấy mối quan hệ tuyến tính với biến phụ thuộc (MBTT trên BCTC). Trong mô hình
cuối cùng có 7 yếu tố độc lập tác động đến tính MBTT trên BCTC của các
DNPTCNY, trong đó, có 1 yếu tố được xác định là đặc thù riêng của nghiên cứu
này Phần mềm kế toán và hai yếu tố (BGĐ và BKS) được tác giả kiểm định bằng cả
phương pháp định tính và định lượng mà các nghiên cứu trước mới dừng lại ở
nghiên cứu định tính.
Đối với kết quả nghiên cứu định lượng, mô tả mẫu khảo sát cho thấy số
lượng và các đặc tính mẫu thu thập đều thỏa mãn các điều kiện đặt ra ban đầu. Kết
quả kiểm định Cronbach’s Alpha cho từng thang đo đơn hướng cho thấy hệ số này
khá lớn, giao động trong khoảng giá trị từ 0.871 đến 0.894, điều này cho thấy các
thang đo đều đạt độ tin cậy. Kiểm định giá trị thang đo bằng phân tích nhân tố khám
phá EFA cho thấy các điều kiện quy định để đánh giá EFA đều thỏa mãn, các thang
đo đều đạt được giá trị phân biệt lẫn giá trị hội tụ. Phân tích hồi qui cho phép tác
giả xây dựng mô hình hồi qui bội với 7 yếu tố ảnh hưởng đến MBTT trên BCTC:
HĐQT, BGĐ, BKS, NVKT, MTPL, KTĐL và PMKT.
135

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO TÍNH


MINH BẠCH CỦA THÔNG TIN TRÊN BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÁC
DOANH NGHIỆP PHI TÀI CHÍNH NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG
CHỨNG KHOÁN

5.1. Kết luận


5.1.1. Kết luận về tính minh bạch thông tin trên BCTC của các doanh nghiệp phi
tài chính niêm yết trên TTCK Việt Nam
Từ kết quả nghiên cứu tổng quan trong chương 1 cho thấy, Minh bạch thông
tin trên BCTC của các DNPTCNY là một khái niệm đa chiều, phức tạp. Dựa trên
các góc nhìn cũng như các cách tiếp cận khác nhau, tính minh bạch thông thông tin
trên BCTC cũng có khái niệm khác nhau. Trong phạm vi nghiên cứu của luận án,
tính minh bạch thông tin được xem xét và đánh giá dưới dưới góc độ người cung
cấp thông tin. Bởi thông tin trên BCTC được hình thành từ quá trình soạn lập, trình
bày và công bố thông tin, quá trình này do chính các DNPTCNY thực hiện. Do vậy,
để nâng cao tính minh bạch thông tin trên BCTC phải nghiên cứu các yếu tố ảnh
hưởng đến quá trình soạn lập, trình bày và cung cấp thông tin từ đó đưa ra các giải
pháp phù hợp - Đây được gọi là phương pháp kiểm soát từ gốc. Từ kết quả phân
tích trên, từ đánh giá/nhận định của các chuyên gia, cơ quan quản lý nhà nước cũng
như kết quả khảo sát đã thực hiện, có thể thấy mức độ minh bạch thông tin trên
BCTC của các DNPTCNY tuy có cải thiện hơn nhưng nhìn chung vẫn còn thấp.
Ngoài một số DNPTCNY thực hiện khá tốt các thời hạn quy định cũng như tuân thủ
các quy định trong việc công bố và trình bày thông tin, vẫn còn khá nhiều
DNPTCNY thực hiện chưa tốt các quy định trong việc CBTT. Trong đó, mức độ
chính xác của thông tin trên BCTC công bố trước và sau kiểm toán còn chênh lệch
khá lớn. Nhiều DNPTCNY vẫn nộp BCTC trễ hạn với thời hạn trễ rất dài so với
thời hạn quy định. Nhiều DN vẫn còn tâm lý đối phó khi thực hiện việc CBTT. Ý
thức về việc nâng cao tính minh bạch trong việc trình bày và CBTT để tạo niềm tin
và sự yên tâm cho các nhà đầu tư chưa được quan tâm đúng mức. Cụ thể, việc tạo
thuận lợi hay dễ dàng cho nhà đầu tư tiếp cận thông tin chưa được nhiều
DNPTCNY để ý đến. Đa phần nhà đầu tư chỉ thấy những thông tin được công bố
theo quy định của pháp luật trên các phương tiện mà UBCKNN quy định hoặc
thông qua các phương tiện trung gian. Trên website nhiều DNPTCNY không trình
bày thông tin BCTC hoặc các thông tin công bố sắp xếp không khoa học, thiếu sự
136

đầu tư hay hướng dẫn trong việc tìm kiếm khiến nhà đầu tư gặp rất nhiều khó khăn
khi tìm hiểu thông tin. Tất cả điều đó đều làm giảm tính minh bạch thông tin trên
BCTC của các DNPTCNY, ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của TTCK nói
riêng và thị trường tài chính nói chung.
Kết quả nghiên cứu cho thấy mức độ minh bạch thông tin trên BCTC trong
các DNPTCNY trên TTCK Việt Nam hiện nay được đánh giá ở mức độ trung bình
khá với số điểm là 3.4/5 điểm. Trong đó các đặc tính tính cấu thành nên tính minh
bạch thông tin có mức điểm trung bình tương đối gần nhau và xoay quanh giá trị
trung bình của tổng thể, không có sự chênh lệch đáng kể, cao nhất là thuộc tính Sự
thích hợp (3.54/5 điểm) và thấp nhất là thuộc tính Có thể so sánh được (3.29/5
điểm). Điều này cho thấy mức độ minh bạch thông tin trên BCTC tại các
DNPTCNY trên TTCK hiện nay được các đối tượng khảo sát nhìn nhận đánh trên
5 đặc tính minh bạch BCTC ở mức độ tương đối đồng đều, không có thuộc tính
nào được đánh giá quá cao và quá thấp (Bảng 4.01). Một số DNNY còn chưa chủ
động tạo sự minh bạch thông tin cả về thông tin tài chính và thông tin phí tài chính,
việc công bố báo cáo tài chính bằng tiếng Anh còn rất hạn chế, thực trạng chậm nộp
BCTC tài chính và sai lệch số liệu trước và sau kiểm toán vẫn diễn ra ngày càng
trầm trọng điều này khiến nhiều doanh nghiệp phải rời khỏi Sàn giao dịch. Các
DNNY rất hạn chế trong việc công bố các thông tin tự nguyện. Hiện tượng các công
ty kiểm toán độc lập thông đồng với DNNY hoặc do năng lực của nhân viên kiểm
toán dẫn đến số liệu trên BCTC sau kiểm toán vẫn không minh bạch gây ra tổn thất
lớn cho các nhà đầu tư thậm chí cho chính bản thân các DNPTCNY và làm giảm
hiệu quả của thị trường chứng khoán Việt Nam… Do vậy, nhìn nhận và đánh giá
thực trạng và tìm hiểu các yếu tố tác động đến tính minh bạch BCTC để đưa ra các
giải pháp phù hợp nhằm cải thiện tính minh bạch thông tin trên BCTC của các
DNPTCNY trên TTCK là nhiệm vụ hết sức cần thiết trong xu thế hội nhập quốc tế
hiện nay.
5.1.2. Kết luận về các yếu tố ảnh hưởng đến tính minh bạch thông tin trên BCTC
của các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết trên TTCK Việt Nam
Theo kết quả nghiên cứu định tính, 8 yếu tố ảnh hưởng đến tính minh bạch
thông tin trên BCTC được đưa ra nghiên cứu, kiểm định, song kết quả kiểm định
giả thuyết nghiên cứu cho thấy chỉ có 7 yếu tố ảnh hưởng đến tính minh bạch thông
tin trên BCTC (Hội đồng quản trị, Ban giám đốc, Ban kiểm soát, Năng lực nhân
viên kế toán, Môi trường pháp lý, Kiểm toán độc lập và Phần mềm kế toán), yếu tố
137

hệ thống KSNB không ảnh hưởng đến tính minh bạch thông tin trên BCTC.
Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố trên đến tính minh bạch thông tin trên
BCTC được giải thích như sau:
§ Khi các yếu tố khác không đổi nếu tính độc lập, hoạt động tuân thủ quy
định của HĐQT tăng thêm 1 điểm thì mức độ minh bạch thông tin trên BCTC tăng
0.291 điểm
§ Khi các yếu tố khác không đổi nếu nếu tính chính trực, am hiểu và tuân
thủ quy định về lập, trình bày và công bố thông tin trên BCTC của BGĐ tăng thêm
1 điểm thì mức độ minh bạch thông tin trên BCTC tăng 0.22 điểm
§ Khi các yếu tố khác không đổi nếu số lượng, tỷ lệ thành viên, trình độ
chuyên môn và chức năng giám sát của BKS tăng thêm 1 điểm thì mức độ minh
bạch thông tin trên BCTC tăng 0.344 điểm
§ Khi các yếu tố khác không đổi nếu Năng lực chuyên môn và đạo đức nghề
nghiệp của NVKT tăng thêm 1 điểm thì mức độ minh bạch thông tin trên BCTC
tăng 0.372 điểm
§ Khi các yếu tố khác không đổi nếu Sự hoàn thiện của Môi trường pháp lý
tăng thêm 1 điểm thì mức độ minh bạch thông tin trên BCTC tăng 0.388 điểm
§ Khi các yếu tố khác không đổi nếu Chất lượng kiểm toán BCTC của Công
ty KTĐL tăng thêm 1 điểm thì mức độ minh bạch thông tin trên BCTC tăng 0.333
điểm
§ Khi các yếu tố khác không đổi nếu Chất lượng phần mềm kế toán tăng
thêm 1 điểm thì mức độ minh bạch thông tin trên BCTC tăng 0.255 điểm
Trong số các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ minh bạch thông tin trên BCTC,
yếu tố Môi trường pháp lý có ảnh hưởng mạnh nhất (β= 0.388), kế tiếp là yếu tố
Năng lực NVKT (β= 0.372); Đặc điểm BKS (β= 0.344); Kiểm toán độc lập
(β=0,333); Đặc điểm HĐQT (β= 0.291); Phần mềm kế toán (β=0.255) và thấp nhất
là Đặc điểm BGĐ (β=0.220)
Trong số các yếu tố ảnh hưởng, có một yếu tố được xem là khẳng định riêng
của nghiên cứu này, chưa được đề cập trong các nghiên cứu theo hướng cơ bản
trước đó trong lĩnh vực minh bạch thông tin trên BCTC là yếu tố Phần mềm kế
toán. Ngoài ra, có 2 nhân tố là Ban giám đốc và Ban kiểm soát đã được nghiên cứu
trước đó của Nguyễn Đình Hùng (2010) nhưng mới tiếp cận dưới dạng nghiên định
tính, trong nghiên cứu này, tác giả khẳng định và minh chứng bằng nghiên cứu định
tính lẫn kiểm định bằng định lượng.
138

Trên cơ sở các kết luận trên, luận án tiếp tục đưa ra các khuyến nghị cho các
chủ thể liên quan trong việc tìm giải pháp để nâng cao tính minh bạch của thông
tin trên BCTC của các DNPTCNY nói tiêng và các DNNY chung, góp phần khơi
thông tiềm năng đầu tư vào TTCK, nhằm tạo nên một TTCK phát triển bền vững.
Đồng thời, để các khuyến nghị và giải pháp từ kết quả nghiên cứu của luận án
mang tính khả thi trong thực tiễn thì cần phải có sự phối hợp đồng bộ của tất cả
các chủ thể tham gia trên TTCK. Việc phối hợp và tiếp thu ý kiến không chỉ thể
hiện trách nhiệm của mỗi chủ thể mà còn là quyền lợi của họ trong quá trình phát
triển TTCK.
5.2. Khuyến nghị và giải pháp nhằm nâng cao tính minh bạch thông tin trên
BCTC của các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết.
5.2.1. Đối với các DNPTCNY
Có thể nói, DNPTCNY là chủ thể chính trong việc soạn lập, trình bày và
công bố BCTC. Do vậy, để nâng cao tính minh bạch thông tin trên BCTC thì phải
kiểm soát và nâng cao hiệu quả hoạt động và chất lượng của các yếu tố bên trong
doanh nghiệp .
5.2.1.1. Về Hội đồng quản trị
Căn cứ vào kết quả nghiên cứu và luận bàn về yếu tố Hội đồng quản trị, để nâng
cao tính minh bạch thông tin trên BCTC của các DNPTCY, tác giả đề xuất một số
khuyến nghị như sau:
Thứ nhất, thực hiện triêt để sự tách biệt chức danh Chủ tịch HĐQT và chức
danh Giám đốc.
Việc tách rời hai chức danh Chủ tịch HĐQT và Tổng giám đốc là giảm nguy
cơ tập trung quyền lực vào một người. Vấn đề xung đột lợi ích giữa chủ sở hữu mà
HĐQT là người đại diện với Ban điều hành là một tất yếu đã được đề cập trong
thuyết ủy nhiệm. Nhiệm vụ của Ban điều hành là xây dựng và đảm bảo tính hữu
hiệu và hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ, tuy nhiên vì vấn đề xung đột lợi ích
như trên đã đề cập, Ban điều hành sẽ có xu hướng cung cấp thông tin ít và không
trung thực từ đó tạo ra tình trạng thông tin bất cân xứng, do đó HĐQT sẽ là yếu tố
giám sát quá trình này để giảm nguy cơ thông tin bất cân xứng. Nhưng nếu giám
đốc cũng là chủ tịch HĐQT thì sẽ tạo ra kẽ hở cho lạm dụng quyền lực, mà trực tiếp
là khả năng vị này sẽ lèo lái công ty xa rời với phương hướng hoạt động đã được
thông qua của công ty, đi ngược lại lợi ích của cổ đông mà không được phát hiện và
chấn chỉnh kịp thời để tránh gây ra những hậu quả lớn. Mặc dù nhận thức được điều
139

này, Quy chế quản trị công ty đã yêu cầu các doanh nghiệp niêm yết phải tách hai
chức năng này, nhưng lại có ngoại trừ nếu đại hội cổ đông chấp thuận thì doanh
nghiệp vẫn được kiêm nhiệm. Với quy định này đã dẫn đến quy chế QTCT đã thực
hiện không triệt để, dễ dẫn đến việc tập trung quyền lực, từ đó có thể dẫn đến việc
Ban giám đốc cố tình làm sai lệch thông tin theo xu hướng tạo nên bức tranh đẹp
cho công ty nhằm đến mục đích nào đó có lợi cho giám đốc, do đó Nhà nước cần
nghiêm cấm triệt để việc kiêm nhiệm này.
Thứ hai, tăng cường chức năng kiểm tra, giám sát của HĐQT
Mặc dù trong Luật doanh nghiệp, HĐQT được quyết định về các quy chế
quản lý nội bộ, nhưng không nhấn mạnh hoặc chưa hướng dẫn cụ thể về các chính
sách liên quan đến sự đảm bảo tính trung thực cũng như sự đầy đủ của các thông tin
tài chính và phi tài chính cung cấp ra bên ngoài. Những nội dung này chủ yếu từ
việc xác lập trong chính nội bộ của từng doanh nghiệp thông qua điều lệ và quy chế
QTCT của từng doanh nghiệp. Vai trò của HĐQT là định hướng chiến lược và giám
sát có liên quan đến chất lượng thông tin BCTC, vì vậy kiến nghị sẽ tập trung vào
những điều kiện để HĐQT hoạt động hiệu quả.
Thứ ba, tăng cường tính độc lập của các thành viên trong hội đồng quản trị
Tỷ lệ các thành viên độc lập trong HĐQT càng cao sẽ có xu hướng gia tăng
công tác giám sát, làm giảm nguy cơ lạm dụng quyền hạn của những người quản lý
công ty, góp phần bảo vệ lợi ích chính đáng của cổ đông, nhất là những cổ đông
nhỏ; điều này làm gia tăng chất lượng và số lượng thông tin tài chính được công bố,
góp phần tăng cường tính minh bạch thông tin tài chính của các DNNY. Một
HĐQT, nếu chỉ bao gồm những người bên trong, có quan hệ lợi ích bên trong công
ty, rất khó có thể đưa ra những quan điểm, ý kiến khách quan để dẫn đến các quyết
định có lợi cho đa số cổ đông. Thành viên HĐQT độc lập là người không có quan
hệ lợi ích với công ty, không bị “lấn cấn” bởi những suy nghĩ liên quan đến lợi ích
riêng tư, nên sẽ đưa ra những ý kiến khách quan, nhằm vào lợi ích tổng thể của
công ty chứ không nhằm vào lợi ích riêng tư của cá nhân hoặc một nhóm người.
Nhờ tiếng nói khách quan này, HĐQT công ty tránh được những quyết định mang
tính “có ý đồ”, có thể gây xung đột lợi ích trong cổ đông, và trong chính nội bộ
HĐQT. Không có sự khách quan của các thành viên độc lập, có thể HĐQT sẽ chỉ
đưa ra các quyết định đem lại lợi ích trước mắt cho cổ đông mà không quan tâm
đến các chủ thế khác, dẫn đến việc công ty mất uy tín, khách hàng mất lòng tin,
người lao động bỏ việc gây thiệt hại lâu dài cho công ty.
140

Như vậy, cơ quan quản lý mà cụ thể là UBCKNN phải có hướng dẫn phù
hợp để doanh nghiệp triển khai, áp dụng các vấn đề liên quan đến cơ cấu hay thành
phần của HĐQT, đặc biệt là triển khai Nghị định 71/2017-CP về quy định tỷ lệ
thành viên HĐQT độc lập trong cơ cấu HĐQT. Cụ thể, quy trình đề cử phải đảm
bảo rằng, các thành viên độc lập phải được đề cử bởi các tổ chức độc lập, hoặc các
tổ chức đại diện cho cổ đông nhỏ, cổ đông thiểu số. Tại Việt Nam chưa có các tổ
chức này, nhưng tại các nước trong khu vực ASEAN đã có mặt rất nhiều các tổ
chức như vậy.
Chẳng hạn, ở Singapore có SID, ở Thái Lan có Thai IOD, ở Malaysia có
MSWG, ở Philippines có Philippines ICD, ở Indonesia có IICD. Đây là các tổ chức
chuyên có các khoá đào tạo thành viên HĐQT, có các điều lệ quy định chuẩn mực
đạo đức và quy tắc hành nghề đối với thành viên HĐQT cho các thành viên của
mình.
Bên cạnh đó, cần phải giám sát tình hình tuân thủ các quy định này trong
thực tế cũng như công bố rộng rãi về các hoạt động cưỡng chế thực thi nếu thực
hiện không nghiêm túc. Ngoài ra, bổ sung yêu cầu DNPTCNY phải cung cấp thông
tin về lai lịch của các thành viên HĐQT được đề cử trong BCTC được kiểm toán để
các nhà đầu tư hay công chúng có điều kiện giám sát tính độc lập thực sự của thành
viên HĐQT.
5.2.1.2. Về Ban giám đốc
Theo phân tích hồi quy và kết quả luận bàn về đặc điểm Ban giám đốc có
ảnh hưởng thuận chiều với tính minh bạch của thông tin trên BCTC với mức điểm
được đánh giá bình quân là 3.5/5 điểm. Điều này cho thấy sự am hiểu và tính tuân
thủ các quy định liên quan đến lập, trình bày và công bố thông tin trên BCTC chưa
cao, tính chính trực của BGĐ cũng chưa được đánh giá cao, vẫn còn bị chi phối
trước những lợi ích hay sức ép nhất định. Do vậy, để nâng cao hiệu quả hoạt động
của BGD, tác giả gợi ý một số khuyến nghị sau:
Xây dựng văn hóa chính trực: Nhà quản lý công ty được xem là nơi thiết lập
nên bản sắc văn hóa của công ty, do đó nếu nhà quản lý là những người đi đầu trong
văn hóa chính trực, trách nhiệm giải trình và minh bạch sẽ giúp cho văn hóa này
được lan rộng và phổ biến trong toàn công ty và ảnh hưởng các bên liên quan đến
công ty.Nhà quản lý phải là người đi đầu trong thể hiện và thực thi sự chính trực,
bao gồm không tham ô, hối lộ, không gian lận, báo cáo sai sự thực hoặc áp đặt ý
kiến chủ quan vào số liệu kế toán…Bên cạnh đó cần xây dựng các quy định về giao
141

dịch với khách hàng, nhà cung cấp …có liên quan đến các khoản chiết khấu, hoa
hồng…một cách rõ ràng và các quy định thưởng phạt đối với các gian lận nếu xảy ra.
Về trách nhiệm giải trình, trong các công ty niêm yết cần thiết phải ban hành
các quy định nội bộ về trách nhiệm giải trình, trong đó quy định rõ ai là người giải
trình, nội dung giải trình và giải trình cho ai. Ví dụ: Ban giám đốc là người giải
trình về sử dụng các nguồn lực được ủy thác cho các cổ đông.
Về sự minh bạch, công ty niêm yết cần xây dựng cơ chế trao đổi thông tin
minh bạch trong nội bộ, với các bên có liên quan thông qua các hệ thống quy định
về công bố thông tin hoặc các phương tiện truyền tin nội bộ như bản tin, báo nội bộ…
5.2.1.3. Về Ban kiểm soát
Theo phân tích hồi quy, đặc điểm Ban giám đốc có ảnh hưởng thuận chiều
với tính minh bạch của thông tin trên BCTC với mức điểm được đánh giá bình quân
là 3.73/5 điểm. Vai trò chính của BKS là giám sát hoạt động của HĐQT, Ban điều
hành và thẩm định BCTC, do đó các kiến nghị nhằm tăng cường hoạt động hiệu quả
của BKS tập trung vào việc tăng cường tính độc lập và nhiệm vụ của Ban này.
Ban kiểm soát đóng vai trò rất quan trọng đối với hoạt động tài chính của
doanh nghiệp, vì vậy cần có quy định rõ về thể chế của BKS để đảm bảo chức năng,
quyền hạn và tính độc lập của BKS, không chịu ảnh hưởng của HĐQT hay ban điều
hành. Ở các quốc gia theo hệ thống quản trị Anh và Mỹ, không tồn tại BKS mà chỉ
tồn tại ủy ban kiểm toán trực thuộc HĐQT.
Bên cạnh việc đề ra thể chế hoạt động của BKS một cách rõ ràng, cũng cần
đưa ra các chế tài về việc thực hiện hoặc không thực hiện các chức năng quyền hạn
của BKS để từ đó đảm bảo BKS thực hiện đúng và hiệu quả chức năng của họ.
Đại hội cổ đông và các bên có liên quan cần thay đổi nhận thức, nên coi BKS
là một công cụ đắc lực giúp doanh nghiệp kiểm soát tốt hơn các hoạt động của
mình. Trên cơ sở đó, doanh nghiệp nên chỉ định thành viên BKS là những người có
đủ năng lực và kinh nghiệm chuyên môn về việc giám sát tài chính, bao gồm các
năng lực chủ yếu như quản lý rủi ro, năng lực chuyên môn về kế toán, kiểm toán,
quản lý tuân thủ, am hiểu về chuyên môn nghiệp vụ, có đủ khả năng thẩm định,
đánh giá các báo cáo rà soát.
Để BKS hoạt động hiệu quả, bên cạnh các giải pháp trên doanh nghiệp cũng
cần thiết kế một hệ thống thông tin đặc biệt cho BKS, thành lập một bộ phận kiểm
toán nội bộ độc lập trực thuộc BKS để giúp ban thực hiện chức năng của mình. Bộ
phận kiểm toán nội bộ độc lập cần am hiểu hoạt động kinh doanh cốt lõi của doanh
142

nghiệp từ đó xác định ra các rủi ro có thể phát sinh, các kiểm soát cần phải thiết lập
để ngăn ngừa, giảm thiểu rủi ro, hiểu các yêu cầu, quy định doanh nghiệp cần phải
tuân thủ theo quy định của pháp luật, có kinh nghiệm thực hiện các công việc rà
soát, kiểm toán BCTC. Hiện nay, đa phần các doanh nghiệp đều sử dụng hệ thống
quản trị nguồn lực doanh nghiệp (ERP) ghi nhận các nghiệp vụ tài chính, sử dụng
ERP làm công cụ quản lý tự động cho một số các quy trình như quy trình mua/ bán,
quản lý tài chính, ngân sách. Do đó, bộ phận kiểm toán nội bộ độc lập cũng cần có
kiến thức công nghệ thông tin để có thể thực hiện công việc rà soát, kiểm toán số
liệu tài chính một cách hiệu quả.
5.2.1.4. Về việc lựa chọn công ty Kiểm toán độc lập
Một trong những yếu tố đảm bảo tính minh bạch thông tin trên BCTC vai trò
của công ty kiểm toán độc lập. Tuy nhiên, không phải DN nào cũng coi trọng đúng
mực về vai trò của kiểm toán BCTC. Đôi khi việc kiểm toán các báo cáo tài chính
đối với họ chỉ đơn giản là một thủ tục cần phải làm. Do vậy, để nâng cao tính minh
bạch thông tin trên BCTC của các DNPTCNY, tác giả đưa ra khuyến nghị như sau:
DNPTCNY nên lựa chọn các công ty kiểm toán có uy tín. Báo cáo tài chính
được kiểm toán bởi các công ty kiểm toán có uy tín, sẽ đem lại độ tin cậy cao hơn
cho những người sử dụng thông tin trên BCTC đặc biệt là nhà đầu tư… Họ không
những tin tưởng vào số liệu báo cáo tài chính mà còn tin tưởng vào tinh thần trách
nhiệm của lãnh đạo DN, qua đó giúp DN dễ dàng hơn, có lợi thế hơn trong việc tiếp
cận thị trường vốn (vay, phát hành cổ phiếu, trái phiếu), đấu thầu, mua bán, sáp
nhập. Đặc biệt, báo cáo kiểm toán có chất lượng là yêu cầu quan trọng trong việc
thực hiện các giao dịch với các đối tác nước ngoài, tiếp cận với các nguồn vốn,
quảng bá hình ảnh, niêm yết ở nước ngoài - nơi đòi hỏi các báo cáo tài chính phải
được lập theo các chuẩn mực kế toán quốc tế và kiểm toán cũng phải được thực
hiện theo các chuẩn mực và chất lượng quốc tế. Đối với công ty, tập đoàn đa quốc
gia, họ nhận định rằng lợi ích đem lại từ hoạt động kiểm toán độc lập BCTC là hoàn
toàn thực tế, có thể lượng hóa và lớn gấp nhiều lần chi phí kiểm toán.
Hơn nữa, các công ty kiểm toán có uy tín thường có đội ngũ nhân viên kiểm
toán có trình độ chuyên môn tốt, tuân thủ chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp, có nhiều
kinh nghiệm liên quan tới ngành nghề kinh doanh của DN; có kiến thức vững vàng
về kế toán, kiểm toán, hiểu biết về chế độ chính sách tài chính, kế toán kiểm toán và
luật pháp liên quan. Do đó, chất lượng kiểm toán BCTC sẽ tốt hơn, tính tin cậy sẽ
cao hơn.
143

5.2.1.5. Về việc lựa chọn phần mềm kế toán


Kỷ nguyên số 4.0 đang mang tới nhiều cơ hội mới và thách thức mới cho các
cá nhân, tổ chức hoạt động trong lĩnh vực kế toán – kiểm toán. Khi mọi công việc
đều có thể xử lý bằng công nghệ thì mỗi người làm kế toán hiện tại và tương lai cần
bồi dưỡng cho mình cách sử dụng trí tuệ nhân tạo phục vụ cho công việc của mình.
Đơn giản có thể kể đến như việc ứng dụng hàm excel cho tới các phần mềm kế
toán, phần mềm quản trị, phân tích… và cách để bảo mật thông tin cho chính doanh
nghiệp và chính khách hàng của mình, từ đó khai thác thị trường khách hàng một
cách triệt để.
Với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin, việc phát triển một
phần mềm kế toán với sự kết nối thông minh là điều tất yếu và đây sẽ là “chìa khóa”
giúp những người làm kế toán - tài chính thuận tiện trong công tác xử lý số liệu
cũng như các công tác liên quan đến cơ quan thuế, ngân hàng…
Đầu tiên, có thể kể đến tiện ích kê khai thuế qua mạng tạo điều kiện thuận lợi
cho doanh nghiệp trong quá trình thực hiện nghĩa vụ thuế đối với nhà nước, tiết
kiệm chi phí và thời gian trong việc kê khai nộp hồ sơ khai thuế, giảm tình trạng
quá tải, áp lực cho các cơ quan thuế mỗi khi đến kỳ hạn nộp hồ sơ khai thuế.
Phần mềm kế toán thông minh trong kỷ nguyên 4.0 cho phép những người
làm công tác tài chính - kế toán tiết kiệm thời gian, công sức nhờ sự phát triển của
những ứng dụng trí tuệ nhân tạo. Việc tích hợp hóa đơn điện tử thay thế hóa đơn
giấy thông thường được coi như một bước đi mạnh mẽ trong thời đại công nghệ số.
Sự kết hợp hoàn hảo này giúp các doanh nghiệp tiết kiệm được không ít chi phí in
ấn, chuyển phát hóa đơn và nguồn nhân lực, tránh sự mất mát hư hỏng của hóa đơn.
Đặc biệt, với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, không thể bỏ
qua sự đa năng của phần mềm kế toán thông minh với sự kết nối trực tiếp ngân
hàng điện tử. Dịch vụ này ra đời giúp các doanh nghiệp giảm áp lực lo lắng về vấn
đề chuyển tiền, đảm bảo việc truy vấn số dư tài khoản hay tra cứu lịch sử giao dịch
được dễ dàng. Trong trường hợp thời tiết khó khăn hay giám đốc đi công tác, kế
toán viên không còn lo lắng vì không thể ký duyệt được Ủy nhiệm chi nữa mà chỉ
cần ngồi tại văn phòng, thao tác trên phần mềm thực hiện chuyển tiền một cách
nhanh chóng.
Do vậy, để lựa chọn một phần mềm kế toán phù hợp, DN cần phải cân nhắc
những tiêu chuẩn sau đây:
(1) Phần mềm kế toán phải phù hợp với quy mô kinh doanh của doanh nghiệp
144

(2) Phần mềm kế toán phải phù hợp với lĩnh vực hoạt động
(3) Phần mềm kế toán phải đáp ứng các yêu cầu về kế toán tài chính và quản trị
(4) Phần mềm kế toán phải có dịch vụ hỗ trợ sau bán tốt
(5) Phần mềm kế toán phải mang lại hiệu quả cao tương ứng với chi phí bỏ ra
(6) Phần mềm kế toán phải uy tín, được nhiều người sử dụng
(7) Phần mềm kế toán phải dễ dàng sử dụng
Khi lựa chọn và sử dụng một phần mềm kế toán đáp ứng được 7 tiêu
chuẩn trên sẽ góp phần nâng cao khả năng kiểm soát tính minh bạch của thông tin
trên BCTC từ đó đem lại hiệu quả kinh tế cho DN.
5.2.1.6. Nâng cao chất lượng hệ thống kế toán của doanh nghiệp
BCTC được lập và trình bày bởi bộ phận kế toán của mỗi doanh nghiệp.
Chất lượng BCTC được quyết định bởi trình độ, nhận thức, năng lực của từng nhân
viên kế toán của doanh nghiệp. Để BCTC thực sự phản ánh đúng hiện trạng của
doanh nghiệp thông qua các hoạt động kinh tế, doanh nghiệp cần tập trung vào các
công tác:
- Tuyển dụng nhân viên kế toán đủ trình độ và năng lực cho việc thực hiện
nhiệm vụ. Nhân viên kế toán phải có đầy đủ các phẩm chất và tiêu chuẩn đã được
quy định.
- Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, bộ phận kế toán cần được tập huấn
về nghiệp vụ, cập nhật kịp thời các chuẩn mực, quy định của cơ quan quản lý về
công tác kế toán.
- Trang bị đầy đủ các phương tiện, thiết bị phục vụ cho công tác kế toán.
Tổ chức bộ phận kiểm toán nội bộ để tăng cường
5.2.2. Đối với nhân viên kế toán
Với vai trò quan trọng quá trình tạo lập, trình bày và công bố thông tin trên
BCTC. Trong thời kỳ hội nhập và sự phát triển mạnh mẽ về công nghệ thông tin.
Đây vừa là cơ hội nhưng cũng là thách thức đối với bản thân các DNPTCNY nói
chung và đối với nhân viên kế toán nói riêng. Sau khi bàn luận về kết quả nghiên
cứu và tham khảo ý kiến chuyên gia, để nâng cao năng lực chuyên môn cũng như
đạo đức nghề nghiệp của nhân viên kế toán, cần có những giải pháp đồng bộ sau:
Thứ nhất, nâng cao sự hiểu biết và khả năng vận dụng các quy định về kế
toán
Nhân viên kế toán phải nhận thức rằng, sự hiểu biết và vận đúng tốt các quy
định về kế toán là nhân tố quan trọng nhất giúp họ có thể lập BCTC đảm bảo sự
minh bạch và qua đó, giúp nhân viên kế toán có khả năng đối mặt với ít rủi ro nghề
145

nghiệp hơn hoặc tránh mắc các sai phạm hoặc các vụ kiện tụng nếu có làm ảnh
hưởng đến uy tín nghề nghiệp của mình, hơn nữa giúp cho bản thân có cơ hội thăng
tiến trong nghề nghiệp và nâng cao thu nhập. Như vậy đòi hỏi nhân viên kế toán
phải thường xuyên có ý thức tự trau dồi kinh nghiệm, cập nhật và nâng cao kiến
thức trong nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu công việc. Nhất là khi BCTC áp dụng theo
IFRS thì sự linh hoạt, sử dụng nhiều ước tính kế toán ở Việt Nam lại bị ảnh hưởng
bởi văn hóa khuôn mẫu, nguyên tắc, theo hướng dẫn vốn rất thận trọng. Đòi hỏi
nhân viên kế toán phải nâng cao năng lực chuyên môn và trình độ ngoại ngữ để đọc
hiểu IFRS và áp dụng thực tiễn khi lập BCTC theo IFRS.
Thứ hai, nâng cao sự am hiểu về quy trình và đặc điểm SXKD của DN
Một trong những điều kiện để vận dụng tốt các quy định kế toán vào thực
tiễn, bên cạnh việc hiểu rõ quy định về kế toán, nhân viên phải hiểu rõ quy trình và
đặc điểm SXKD của DN. Điều này, giúp kế toán xử lý tốt công việc của mình góp
phần gia tăng tính minh bạch của BCTC. Để làm tốt việc này, bản thân kế toán phải
tự tích lũy kinh nghiệm về từng lĩnh vực.
Bên cạnh đó, Các DNPTCNY cần tổ chức các buổi trao đổi, chia sẻ, phổ biến
toàn bộ nội quy, quy chế cũng như đặc điểm hoạt động của DN cho tất cả các nhân
viên, nhất là nhân viên mới, điều này giúp họ nhanh chóng hòa nhập, thích nghi với
môi trường làm việc, từ đó nâng cao hiệu quả làm việc.
Thứ ba, nâng cao ý thức tuân thủ đạo đức nghề nghiệp của nhân viên kế toán
Hoạt động kinh doanh của bất cứ doanh nghiệp nào cũng gắn liền với các
nguy cơ rủi ro, đặc biệt là trong điều kiện hội nhập với nền kinh tế quốc tế. Cũng
chính vì vậy mà vấn đề đạo đức hành nghề của các kế toán viên luôn được coi
trọng, mặc dù trên thực tế, vấn đề này chưa được thể hiện một cách triệt để và bài
bản.
Cũng giống như nhiều nghề nghiệp khác, nhân viên kế toán cũng có những
niềm vui và nỗi buồn với những con số, với những chứng từ, tài liệu của doanh
nghiệp. Tuy nhiên, trong điều kiện cạnh tranh gay gắt của nền kinh tế thị trường,
khi mà hệ thống luật pháp chưa thống nhất với nhiều chồng chéo phức tạp, không
phải lúc nào cấp trên cũng có thể hiểu và thông cảm được với những những khó
khăn, vất vả của người làm kế toán. Vậy nhân viên kế toán sẽ phải làm gì để vẫn có
thể đáp ứng được yêu cầu của ban lãnh đạo mà giữ vững được đạo đức nghề nghiệp
đồng thời bảo đảm không vi phạm pháp luật? Do vậy, để nâng cao ý thức thuân thủ
đạo đức nghề nghiệp nhân viên kế toán phải luôn tuân thủ các tiêu chuẩn sau đây:
146

Đảm bảo tiêu chuẩn chuyên môn về nghề nghiệp


Hầu hết mọi người không thể nắm bắt và hiểu tường tận các văn bản, quy
định liên quan đến tài chính và thuế. Đó là lý do vì sao các doanh nghiệp (DN) phải
có bộ máy kế toán trong DN hoặc nhiều DN thuê dịch vụ kế toán chuyên nghiệp từ
bên ngoài. Nhân viên kế toán sẽ giúp DN thực hiện các vấn đề tài chính một cách
hiệu quả nhất và theo đúng pháp luật. Một nhân viên kế toán chuyên nghiệp phải
chịu trách nhiệm về những việc mình làm.
Giữ bí mật thông tin
Bảo mật thông tin được xem là tiêu chuẩn đạo đức hành nghề của nhân viên
kế toán. Họ không được phép tiết lộ hoặc sử dụng thông tin của DN ra bên ngoài
bởi vì các thông tin từ kế toán thường là những thông tin rất quan trọng, nếu bị tiết
lộ cho đối thủ cạnh tranh sẽ dẫn đến những thiệt hại xấu cho DN. Nhiều người
không biết đã biến mình thành nạn nhân của chính mình và phải trả giá không nhỏ
vì làm điều không đúng với lương tâm nghề nghiệp. Kế toán viên chỉ được tiết lộ
những thông tin bí mật khi được sự cho phép của DN hoặc từ yêu cầu hợp pháp.
Luôn làm việc khách quan
Bản chất con người sẽ có những thành kiến, làm việc bị tình cảm chi phối vì
yêu ghét, thích hay không thích dựa vào kinh nghiệm và sự giáo dục của bản thân.
Một kế toán viên làm việc công bằng, khách quan là người luôn phán xét và đưa ra
kết luận chỉ dựa trên những con số không bị tình cảm và thành kiến, lợi ích chi phối.
Một kế toán viên nếu làm việc không khách quan có thể sẽ tự đẩy mình vào
những xung đột về lợi ích của các bên liên quan. Và nếu như vô tình thấy mình bị
rơi vào trường hợp như thế, người kế toán viên làm việc có trách nhiệm sẽ ngay lập
tức tìm cách giải quyết xung đột của các bên. Hãy làm việc dựa trên các con số,
chứng từ khách quan, chân thực nhất bởi bản thân các con số tự nó có thể truyền tải
thông tin. Nhưng nếu kế toán viên cố tình làm méo mó các con số, sẽ dẫn đến thông
tin bị truyền tải sai lệch và gây nên những hậu quả bất lợi cho người sử dụng thông
tin…Đó là việc làm phi đạo đức trong kinh doanh.
Giữ gìn thể diện nghề nghiệp
Đạo đức của người kế toán viên được thể hiện qua thái độ luôn luôn có ý
thức giữ gìn thể diện nghề nghiệp. Giữ gìn danh tiếng, hình ảnh bản thân bằng cách:
làm đúng với quy định của pháp luật, không làm những việc ảnh hưởng đến uy tín
của cá nhân và DN.
147

Chính trực và liêm khiết


Tiêu chuẩn cuối cùng không thể thiếu của một kế toán viên chuyên nghiệp
phải kể đến chính là tính trung thực và ngay thẳng trong tất cả các thương vụ. Tính
trung thực sẽ giúp người kế toán có thể làm việc khách quan. Nếu xảy ra xung đột
về lợi ích hay bất cứ lí do gì khiến bạn không thể bảo đảm được tính khách quan,
bạn cần phải nói rõ cho khách hàng của bạn biết lí do. Bạn cần phải giải quyết xung
đột dựa trên quy định của pháp luật. Nếu sử dụng những quy định bất thành văn,
bạn đã vi phạm tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp.
5.2.3. Đối với Uỷ ban chứng khoán Nhà nước và Bộ tài chính
5.2.3.1. Hoàn thiện môi trường pháp lý về kế toán
Môi trường pháp lý kế toán bao gồm: Luật, chuẩn mực và chế độ kế toán.
Trong đó sự tương thích và chặt chẽ giữa các thành phần trong hệ thống pháp luật
kế toán cần được chú trọng.
Với sự phát triển ngày càng cao của nền kinh tế thị trường, quá trình hội
nhập quốc tế ngày càng sâu, rộng, hệ thống chuẩn mực kế toán quốc tế cũng đã có
nhiều thay đổi. Hệ thống pháp luật kế toán VN được sửa đổi bổ sung theo hướng
tiệm cận với chuẩn mực kế toán quốc tế, một số khuyến nghị nhằm hoàn thiện hệ
thống pháp luật kế toán như sau:
Hoàn thiện Hệ thống chuẩn mực kế toán doanh nghiệp
Hệ thống chuẩn mực kế toán phải được xây dựng trên cơ sở phù hợp với các
quy định của pháp luật liên quan, trong đó đặc biệt phù hợp với Luật Kế toán hiện
hành. Ngoài ra, phải được xây dựng trên cơ sở có tham chiếu và có sự độc lập nhất
định đối với chính sách thuế và các quy định về tài chính nhằm đảm bảo tính trung
lập của thông tin kế toán đáp ứng nhu cầu sử dụng thông tin của đa số chủ thể có lợi
ích liên quan đến đơn vị kế toán.
Hệ thống chuẩn mực kế toán cần được hoàn thiện và bổ sung trên quan điểm
kế thừa có chọn lọc các quy định hiện hành, đảm bảo tính hợp lý và đã đi vào thực
tiến trong công tác kế toán của các đơn vị cũng như người làm công tác kế toán.
Đồng thời, mạnh dạn tiếp cận với những vấn đề mới mà hệ thống hiện hành chưa
bao quát. Việc hoàn thiện và bổ sung cũng phải có cơ sở phù hợp với thực tiễn nền
kinh tế và trình độ quản lý của Việt Nam hiện hành, phù hợp với thông lệ quốc tế.
Đồng thời, hệ thống chuẩn mực kế toán phải đảm bảo tính chất định hướng và dự
báo cho các giai đoạn phát triển tiếp theo của nền kinh tế Việt Nam trong xu hướng
148

hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, tiếp nhận và có chọn lọc những vấn đề
cập nhật nhất của hệ thống báo cáo tài chính quốc tế.
Cần có lộ trình phù hợp triển khai IFRS tại Việt Nam. Khi áp dụng IFRS,
chất lượng BCTC của DN sẽ được cải thiện một cách rõ rệt thông qua nâng cao
trách nhiệm giải trình, tăng cường tính minh bạch và khả năng so sánh, cung cấp
nhiều thông tin hữu ích cho người sử dụng báo cáo để đưa ra các quyết định quản
lý, điều hành và đầu tư. Áp dụng IFRS còn tạo điều kiện thu hút đầu tư nước ngoài
vào Việt Nam. Số lượng các công ty đa quốc gia tại Việt Nam sẽ gia tăng mạnh, vì
các DN này sẽ giảm bớt chi phí chuyển đổi BCTC được lập theo chuẩn mực kế toán
Việt Nam sang chuẩn IFRS để hợp nhất với công ty mẹ ở nước ngoài. Từ kinh
nghiệm quốc tế, để đảm bảo tính khả thi, Việt Nam cần cân nhắc để lựa chọn 1
trong 3 cách thức triển khai IFRS: Áp dụng toàn bộ IFRS; áp dụng IFRS từng phần
(theo lộ trình cho từng nhóm chuẩn mực); áp dụng IFRS có điều chỉnh để tiệm cận
với chuẩn mực BCTC quốc tế và phù hợp với đặc điểm nền kinh tế... Mà trước tiên
là áp dụng với các DNPTCNY quy mô lớn. Bởi đây là những DN đã thực hiện minh
bạch thông tin theo chuẩn mực và thông lệ quốc tế. Ngoài ra, đây là những DN có
nguồn lực cả về con người, tài chính, để có khả năng tổ chức triển khai sớm IFRS.
Từ kết quả của sự áp dụng thí điểm này cần tổng kết, đánh giá để áp dụng ra với
nhiều loại hình DN khác trong nền kinh tế.
Bộ tài chính cần ban hành đầy đủ và hoàn thiện khung pháp lý về chế độ kế
toán và chuẩn mực kế toán theo hướng tiệm cận với chuẩn mực kế toán quốc tế
(IAS), đặc biệt là chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế ( IFRS). Hiện nay, Bộ tài
chính đã hoàn thiện và ban hành Đề án áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính quốc
tế vào Việt Nam với lộ trình áp dụng 2 giai đoạn. Giai đoạn 1 từ năm 2022-2025-
giai đoạn tự nguyên áp dụng IFRS, Giai đoạn 2 sau năm 2025 – giai đoạn bắt buộc.
Trên cơ sở tổng kết, đánh giá kết quả, rút kinh nghiệm áp dụng IFRS của giai đoạn
1, Bộ Tài chính sẽ quy định rõ đối tượng bắt buộc và đối tượng tự nguyện áp dụng
IFRS theo từng nhóm DN cụ thể, để phù hợp với tình hình thực tiễn tại thời điểm
đó. Do vậy,trong giai đoạn từ năm 2019 đến hết năm 2021, Bộ Tài chính sẽ chuẩn
bị các điều kiện cần thiết để triển khai thực hiện Đề án, đảm bảo hỗ trợ các doanh
nghiệp bắt đầu áp dụng IFRS từ năm 2022, như: Ban hành Thông tư hướng dẫn việc
áp dụng IFRS và công bố bản dịch IFRS từ tiếng Anh sang tiếng Việt; Xây dựng và
ban hành các tài liệu hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ thực hiện IFRS; Bổ sung,
149

sửa đổi và ban hành mới cơ chế tài chính liên quan đến việc áp dụng IFRS; Đào tạo
nguồn nhân lực, quy trình triển khai cho các doanh nghiệp...
Hoàn thiện Chế độ kế toán doanh nghiệp
Hoàn thiện Chế độ kế toán DN phải dựa trên định hướng, chiến lược chung
về phát triển kế toán, kiểm toán từng thời kỳ: Chế độ kế toán DN là một bộ phận
của hệ thống kế toán DN, nên phải tuân theo các quy định của từng thời kỳ về phát
triển kế toán, để đáp ứng yêu cầu - mục tiêu điều hành và quản lý của Nhà nước.
Theo góc độ vi mô, chế độ kế toán DN cũng sẽ tuân theo các nguyên tắc, phương
pháp kế toán trong tổng thể hệ thống kế toán DN. Do vậy, để hoàn thiện chế độ kế
toán, cần phải có những định hướng và nguyên tắc sau đây:
Hoàn thiện chế độ kế toán DN theo sự hội nhập quốc tế: Thông tin do kế
toán cung cấp chỉ có giá trị pháp lý khi tuân theo các quy định của khu vực, quốc tế
cũng như phản ánh được các điều kiện kinh tế cụ thể của Việt Nam. Chế độ kế toán
Việt Nam cần bổ sung quy định về BCTC của các DNPTCNY cần trình bày số liệu
của 3 hoặc 4 năm gần nhất (năm hiện tại và 2 hoặc 3 năm trước). Điều này tăng tính
thuận tiện và tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư trong việc tiếp cận thông tin,
đáp ứng được mục đích so sánh thông tin, việc phân tích xu hướng phát triển của
công ty được dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, mẫu báo cáo KQKD cũng cần được xem
xét, điều chỉnh lại theo hướng tách chỉ tiêu doanh thu tài chính và chi phí tài chính
ra thành mục riêng khỏi chỉ tiêu lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh.
Ngoài ra, Bộ tài chính nên quy định việc trình bày và công bố Báo cáo về
vốn chủ sở hữu (Statement of changes in equity) này vào trong bộ BCTC, xem
đây như là một báo cáo riêng biệt trong hệ thống BCTC dành cho các DNPTCNY.
Nếu được tích hợp vào trong BCTC thì các thông tin được công bố trong báo cáo
này đã được kiểm toán, như vậy, nhà đầu tư có thể yên tâm khi tiếp nhận, mức độ
tin cậy về thông tin được công bố trong báo cáo này sẽ được gia tăng.
Hài hòa với các chính sách tài chính: Chế độ kế toán DN cũng nhằm mục
tiêu điều hành và quản lý, cho nên cần hài hòa với các chính sách tài chính khác như
thuế, tài chính, hải quan... nhằm hướng tới sự “hội tụ” của những quy định này để
vừa thuận lợi cho những người thực hiện cũng như cung cấp được thông tin trung
thực và hợp lý nhất.
Hoàn thiện chế độ kế toán DN phải tính đến yếu tố “mở” và tính chủ động:
Khi chế độ kế toán DN quy định cụ thể quá sẽ dẫn đến việc khó bao quát hết được
các nghiệp vụ phát sinh của DN, nhất là trong điều kiện nền kinh tế Việt Nam đã và
150

đang phát triển mạnh mẽ như hiện nay. Điều này sẽ dẫn đễn các DN nhiều lúc
không được phép chủ động mà phải “chờ” sự hướng dẫn tiếp theo về giải quyết các
vướng mắc này mới thực hiện được. Hơn nữa, việc cứng nhắc, khuôn mẫu trong các
quy định sẽ dẫn đến tính mất chủ động, sáng tạo của những người làm kế toán.
Hướng đến sự hội tụ của các loại hình kế toán DN: Nền kinh tế Việt Nam
với nhiều loại hình DN hoạt động như: Chứng khoán, bảo hiểm, ngân hàng thương
mại... nếu mỗi một loại hình DN có một chế độ kế toán hướng dẫn thì sẽ thuận lợi
hơn trong quá trình áp dụng song cũng sẽ tốn kém về mặt kinh phí xây dựng, chỉnh
sửa, bổ sung cũng như tập huấn, do đó, cần thiết phải hướng đến cái chung nhằm
đáp ứng được các yêu cầu của các loại hình DN.
5.2.3.2. Hoàn thiện Môi trường pháp lý về công bố thông tin
Các quy định do các tổ chức quản lý và giám sát thị trường chứng khoán ban
hành. Từ việc quy định về thời gian, hình thức, phương tiện…công bố báo cáo tài
chính, cho đến các quy định về kiểm toán báo cáo tài chính, kiểm soát nội bộ đối
với báo cáo tài chính…Các quy định này cũng đa dạng theo từng thị trường chứng
khoán khác nhau.
Các quy định liên quan đến công bố báo cáo tài chính là mắt xích kiểm tra
cuối cùng đối với các thông tin trước khi thông tin được đưa đến người sử dụng.
Các thông tin trên báo cáo tài chính được các cơ quan quản lý và giám sát thị trường
chứng khoán (Ủy ban chứng khoán, Sở giao dịch) kiểm tra đối chiếu về hình thức,
nội dung, thời gian công bố so với các quy định để đảm bảo các thông tin đến với
người sử dụng mang tính hữu ích và minh bạch trong phạm vi hợp lý. Ví dụ: quy
định về công bố báo cáo tài chính kịp thời, có liên quan đến tính minh bạch, quy
định báo cáo tài chính phải công bố chậm nhất 90 ngày sau ngày kết thúc kỳ kế
toán, dựa trên quy định này các cơ quan quản lý và giám sát thị trường chứng khoán
sẽ theo dõi và có chế tài để các công ty công bố báo cáo tài chính trong phạm vi quy
định và như vậy đảm bảo được sự minh bạch của thông tin.
Giới hạn của hệ thống chuẩn mực kế toán là chỉ ảnh hưởng và chi phối đến
quá trình xử lý dữ liệu thành thông tin trong kế toán, có nghĩa là chỉ đến khi hình
thành các báo cáo tài chính chưa kiểm toán. Đối với thị trường chứng khoán thì yêu
cầu về minh bạch thông tin tài chính mang tính sống còn do đó cần có những quy
định về việc trình bày và công bố báo cáo tài chính để đảm bảo mức độ minh bạch
thông tin tài chính một cách hợp lý. Do vậy, ngoài hệ thống các chuẩn mực kế toán
còn phải có những quy định về công bố báo cáo tài chính vì nếu thiếu tính bắt buộc
151

thì cho dù các chuẩn mực kế toán là tốt nhất cũng không mang lại hiệu quả.
Cùng với quá trình phát triển của TTCK Việt Nam đòi hỏi các quy định về
CBTT của các DNNY cần được tiếp tục hoàn thiện theo hướng phù hợp với thông
lệ quốc tế và những yêu cầu khách quan của thị trường. Tác giả cho rằng, trọng tâm
của tiến trình này là tiếp tục hoàn thiện các quy định của Thông tư 155/2015/TT-
BTC. Qua trình bày và phân tích ở phần luận bàn kết quả nghiên cứu cho thấy,
Thông tư này cũng đã bộc lộ một số hạn chế cần nghiên cứu, xem xét nghiêm túc để
làm cơ sở cho việc tiếp hoàn thiện. Tác giả cho rằng, sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện
các quy định về CBTT của DNNY trên TTCK theo Thông tư 155/2015/TT-BTC
cần tập trung các định hướng sau đây:
Thứ nhất, chính thức thừa nhận giá trị pháp lý và điều chỉnh hoạt động
CBTT tự nguyện. Theo đó, các chủ thể của TTCK ngoài việc thực hiện nghĩa vụ
CBTT các thông tin định kỳ, thông tin bất thường và thông tin theo yêu cầu còn
được quyền CBTT những thông tin khác liên quan đến các hoạt động của công ty
không nằm trong danh mục các thông tin bắt buộc phải công bố. Việc công bố các
thông tin này có thể thực hiện thông qua các phương tiện thông tin đại chúng do
pháp luật quy định hoặc các phương tiện khác không trái với pháp luật và phải đảm
bảo tính trung thực, chính xác, kịp thời. DNNY phải chịu trách nhiệm về nội dung
thông tin công bố. Việc CBTT tự nguyện cần có cơ chế khuyến khích như cộng
thêm điểm thưởng khi xem xét chấm điểm đánh giá về QTCT hoặc đánh giá về tính
công khai và minh bạch của DNNY. Nếu những nội dung đề xuất trên được chính
thức luật hóa sẽ góp phần đa dạng hóa các loại thông tin và khuyến khích các
DNNY minh bạch hơn trong hoạt động của mình, góp phần thúc đẩy QTCT hiệu
quả, hạn chế việc găm giữ thông tin để trục lợi, giúp TTCK hoạt động lành
mạnh hơn.
Thứ hai, cần có quy định mang tính bắt buộc tất cả các chủ thể trên TTCK
thực hiện CBTT phải bằng tiếng Việt và cả tiếng Anh. Sở dĩ cần quy định như vậy
là vì, TTCK Việt Nam đã được thành lập và hoạt động được gần 20 năm với sự
tham gia ngày càng nhiều hơn các nhà đầu tư nước ngoài và đang trong giai đoạn
kết nối với TTCK khu vực và quốc tế. Trong tương lai không xa, khả năng các nhà
đầu tư nước ngoài có thể truy cập thông tin về TTCK Việt Nam và đặt lệnh giao
dịch chứng khoán từ bất kỳ địa điểm nào trên thế giới là hoàn toàn có thể. Ngoài ra,
khi các chủ thể trên TTCK phải thực hiện nghĩa vụ CBTT bằng cả tiếng Việt và
tiếng Anh sẽ tạo điều kiện để nhà đầu tư nước ngoài được tiếp cận thông tin cũng
152

như nhà đầu tư trong nước, góp phần đáng kể vào việc nâng cao tính minh bạch của
TTCK và đối xử công bằng giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước
ngoài.Theo quan điểm của NCS, cơ chế khuyến khích cần được xây dựng dựa trên
những lợi ích nhất định về vật chất hoặc tinh thần mà chủ thể tự nguyện CBTT bằng
tiếng Anh cần phải có dưới các hình thức ghi nhận, khen thưởng, vinh danh, xếp
hạng DNNY thực hiện CBTT tốt nhất… Được như vậy sẽ tạo ra động lực để động
viên, khuyến khích một cách thực sự để DNNY quan tâm đầu tư và xây dựng kế
hoạch, lộ trình cho việc CBTT bằng tiếng Anh. Đây có thể được xem là “giai đoạn
chuyển tiếp” để các DNNY tiến tới CBTT bằng cả tiếng Anh và tiếng Việt.
Thứ ba, cần tiếp tục đa dạng hóa các phương tiện CBTT. Theo tác giả, các
phương tiện CBTT quy định tại Khoản 1, Điều 5 của Thông tư 155/2015/TT-BTC
là còn bó hẹp, chưa bao quát hết các phương tiện truyền tải thông tin đến công
chúng hiện nay. Với sự phát triển và sức lan tỏa nhanh trong cộng đồng của
facebook thì phương tiện này có thể trở thành kênh thông tin nhanh và quan trọng
trên TTCK. Do vậy, việc pháp luật chính thức thừa nhận Facebook là một phương
tiện thông tin đại chúng và phương tiện CBTT trên TTCK cũng cần được cân nhắc.
Bên cạnh đó, các nhà làm luật cũng cần xem xét và chính thức công nhận Bản tin
TTCK là một phương tiện CBTT quan trọng của thị trường. Điều này là hoàn toàn
phù hợp với thông lệ quốc tế và điều kiện của Việt Nam là không phải nhà đầu tư
nào và lúc nào cũng có thể truy cập internet để tiếp cận các thông tin về TTCK nói
chung và thông tin về các DNNY nói riêng. Rút kinh nghiệm từ việc phát hành Bản
tin TTCK do các SGDCK thực hiện trước đây gặp nhiều khó khăn trong khâu phát
hành, việc phát hành Bản tin này nên giao cho một đơn vị truyền thông có uy tín
thực hiện để đảm bảo tính độc lập và tính chuyên nghiệp.
5.2.3.3. Hoàn thiện môi trường pháp lý về chế tài xử phạt
Trong quá trình giám sát, khi phát hiện ra các sai phạm của các DNPTCNY
và công ty kiểm toán trong việc lập, kiểm toán và công bố BCTC, UBCKNN xem
xét xử lý nghiêm theo các quy định của pháp luật, nhằm bảo vệ quyền và lợi ích
chính đáng của các nhà đầu tư, đảm bảo tính minh bạch của thị trường chứng khoán.
Đặc biệt, các cổ đông của DNPTCNY với vai trò là chủ sở hữu DN, cần nâng
cao vai trò giám sát DN, quyết định các vấn đề quan trọng của công ty theo thẩm
quyền quy định tại Luật DN và Điều lệ công ty để đảm bảo tính hiệu quả cho đồng
vốn đầu tư của mình, cũng như giúp công ty đại chúng hoạt động lành mạnh, hiệu
quả, đặc biệt là trong huy động vốn và sử dụng vốn.
153

Để giảm thiểu các sai sót trong lập và công bố BCTC vì bất kể nguyên nhân
nào, trước hết và quan trọng nhất là ý thức tuân thủ của DN cần được cải thiện vì lợi
ích bền vững của chính DN và các cổ đông của công ty. Cùng với đó, cơ quan quản
lý nhà nước cần hoàn thiện chế tài xử lý nghiêm các hành vi vi phạm để đảm bảo
tính răn đe.
Tuy nhiên, tăng mức phạt tiền là chưa đủ, việc tăng cường các chế tài xử
phạt cần được triển khai theo hai hướng là vừa tăng mức phạt tiền, vừa gia tăng các
hình thức xử phạt bổ sung mang tính răn đe cao, để khắc chế tình trạng cứ nộp tiền
phạt là xong.
Do tập quán kinh doanh của các công ty Việt Nam thường chỉ chú trọng đến
các vấn đề lợi nhuận trong ngắn hạn chưa chú ý đến tính bền vững và lâu dài cũng
như lợi ích của cộng đồng, nên chưa chủ động công khai, minh bạch. Hơn nữa, các
chuẩn mực về đạo đức kinh doanh và nghề nghiệp còn chưa có hoặc bị xem nhẹ nên
nhà quản lý của công ty, các đối tượng có liên quan trong chuỗi cung ứng báo cáo
tài chính rất dễ phát sinh các mâu thuẫn về lợi ích và dẫn đến việc lựa chọn phương
án thường có lợi cho cá nhân hơn cộng đồng. Vì vậy, các kiến nghị, giải pháp cần
giải quyết toàn diện từ xuất phát điểm các nhà quản lý nơi phát sinh sự chính trực,
văn hóa trách nhiệm giải trình trong công ty và trong môi trường kinh doanh, cho
đến những đối tượng có liên quan trong chuỗi cung ứng báo cáo tài chính.
Hiện nay, chế tài xử phạt liên quan đến vi phạm chuẩn mực đạo đức nghề
nghiệp chưa rõ ràng và chưa được thực thi. Chế tài xử phạt chưa qui định rõ trách
nhiệm các biên liên quan nếu trên BCTC đã được kiểm toán vẫn còn có những sai
phạm quan trọng gây thiệt hại tới các NĐT. Mặc dù, các mức phạt cho mỗi loại vi
phạm đã được nâng lên song vẫn chưa đủ sức răn đe vì có thể số tiền nộp phạt thấp
hơn nhiều so với lợi ích đem lại khi họ vi phạm.
5.2.4. Đối với các công ty kiểm toán độc lập
Thứ nhất, để nâng cao chất lượng kiểm toán BCTC cũng như uy tín, các
công ty kiểm toán cần xây dựng cần chú trọng khâu thiết kế một phương pháp và
công cụ thực hiện kiểm toán chuyên nghiệp. Phương pháp công cụ này thể hiện ở
việc xây dựng một quy trình kiểm toán mẫu hiệu quả, hoặc quy trình kiểm toán
chuyên sâu dành cho các khách hàng có cùng tính chất ngành nghề.
Thứ hai, cam kết đảm bảo chất lượng trước mỗi cuộc kiểm toán, các công ty
kiểm toán cần xây dựng một quy trình kiểm soát chất lượng hiệu quả và thực hiện
việc kiểm soát chất lượng cho từng cuộc kiểm toán, cần ban hành các chính
154

sách, quy định và thủ tục kiểm soát chất lượng rõ ràng, thống nhất qua các cuộc
kiểm toán.
Thứ ba, một đề xuất giải pháp cũng cần được lưu ý đối với các CTKT vừa và
nhỏ tại Việt Nam về những lợi ích khi gia nhập thành viên của các tổ chức kiểm
toán quốc tế, qua đó, được đầu tư trang bị kỹ thuật, chuyển giao chương trình kiểm
toán, được đào tạo chuyên môn, được tư vấn và cung cấp thông tin quốc tế, được
kiểm soát chất lượng dịch vụ, tuy nhiên, để phát huy hiệu quả là CTKT thành viên
của tổ chức kiểm toán quốc tế, cần có hiểu biết đầy đủ kiến thức và kinh nghiệm
giúp giảm thiểu chi phí và tận dụng được hiệu quả của lợi thế CTKT thương hiệu
quốc tế
Thứ tư, công ty kiểm toán cần có chính sách khuyến khích và xử phạt rõ ràng
đối với các KTV được giao kiểm toán chuyên sâu các khách hàng có ngành nghề
kinh doanh phức tạp. Công việc kiểm toán tại các DNPTCNY có tính chất phức tạp
và khả năng rủi ro cao phải được giao cho KTV được đào tạo và có đầy đủ kỹ năng
và năng lực chuyên môn đáp ứng được yêu cầu thực tế, do đó giờ làm việc cũng nên
được trả cao hơn, đồng thời cũng nên có biện pháp xử phạt nặng các KTV không
hoàn thành chất lượng công việc, cũng như vi phạm đạo đức nghề nghiệp khi tham
gia các cuộc kiểm toán.
Thứ năm, Các công ty kiểm toán cần có chính sách lương phù hợp với trình
độ, cường độ làm việc và trách nhiệm của KTV. Điều này sẽ hạn chế được hiện
tượng chảy máu chất xám từ các công ty KTĐL có quy mô nhỏ sang các công ty có
quy mô lớn và từ các công ty KTĐL trong nước sang các công ty KTĐL nước ngoài
như hiện nay.
5.2.5. Đới với Hội nghề nghiệp, cơ sở đào tạo
5.2.5.1. Về phía Hội nghề nghiệp
Cần đề cao vai trò, trách nhiệm của Hiệp hội nghề nghiệp: Hội kế toán và
kiểm toán Việt Nam (VAA) và Hội kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA)
cần thể hiện vai trò và trách nhiệm của mình trong việc nâng cao tính minh bạch của
thông tin trên BCTC của các DNNY, cụ thể:
VAA cần tăng cường kiểm soát chất lượng thông qua việc trợ giúp, tư vấn
cho kế toán các DN làm đúng theo chế độ, chuẩn mực. Cần lập đường dây liên lạc
hiệu quả nhằm giải đáp các thắc mắc của các DN gặp khó khăn trong vấn đề xử lý
công tác kế toán. Cần đẩy mạnh tuyên truyền, quảng bá về nghề nghiệp và hành
nghề kế toán giúp họ nhận thức đúng về hành nghề, lợi ích và xu hướng phát triển,
155

khuyến khích nâng cao trình độ và tham gia thi lấy chứng chỉ hành nghề. VAA cần
khuyến nghị với Bộ Tài chính tổ chức nhiều kỳ thi trong năm, mở thêm điểm thi ở
các thành phố lớn nhằm tạo điều kiện thuận lợi để nhiều người được tham gia kỳ thi.
Bên cạnh đó, VACPA cần tích cực phối hợp với Bộ tài chính trong việc đưa
ra các quy định nhằm hạn chế hiện tượng phá giá (hạ giá phí kiểm toán) đang diễn
ra hiện nay, điều này sẽ ảnh hưởng lớn đến chất lượng kiểm toán. Các quy định đưa
ra để xiết chặt yêu cầu về chất lượng kiểm toán của các công ty kiểm toán thực hiện
trên TTCK là giải pháp quan trọng để nâng cáo mức độ minh bạch thông tin trên
BCTC.
5.2.5.2. Về phía các cơ sở đào tạo
Mức độ minh bạch thông tin trên BCTC của các DNNY chưa cao, chỉ đạt
mức trung bình khá. Điều đó cho thấy, chất lượng nguồn nhân lực kế toán vẫn còn
hạn chế. Để nâng cao chất lượng đội ngũ nguồn nhân lực kế toán, cần sự phối hợp
rất lớn từ phía các Trường Đại học - nơi đào tạo chủ yếu nguồn nhân lực kế toán
hiện tại, các hiệp hội nghề nghiệp (Hội kế toán viên hành nghề, hội kiểm toán viên
hành nghề) và doanh nghiệp – nơi đội ngũ nhân viên kế toán làm việc. Các giải
pháp cụ thể về sự phối hợp này là:
(1) Các trường Đại học cần nâng cao chất lượng đầu ra của đội ngũ cử nhân
kế toán – kiểm toán. Quá trình đào tạo cần hướng đến không chỉ kiến thức chuyên
môn mà còn nâng cao kỹ năng thực hành, kỹ năng mềm trong công việc, thái độ
tích cực với công việc và đạo đức nghề nghiệp. Ngoài ra, các trường Đại học định
kỳ tổ chức các hoạt động thực hành thực tế, giao lưu với các chuyên gia trong lĩnh
vực kế toán – kiểm toán để truyền nhiệt huyết và lòng yêu nghề vào các đội ngũ kế
toán trong tương lai.
(2) Các doanh nghiệp cần hợp tác với các cơ sở đào tạo trong việc tạo môi
trường thực hành cho các sinh viên kế toán. Doanh nghiệp cần thay đổi nhận thức
quá trình đào tạo chỉ là trách nhiệm của các cơ sở đào tạo, doanh nghiệp chỉ cần
tuyển dụng người làm được việc mà quên đi trách nhiệm phối hợp với cơ sở đào tạo
trong việc tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao, giỏi lý thuyết vững thực hành, đây
cũng chính là nguồn nhân lực sẽ trở thành nhân viên của các doanh nghiệp. Ngoài
ra, doanh nghiệp cũng cần thấy được vai trò của nhân sự kế toán không chỉ là những
người làm các công việc theo quy định của nhà nước trong việc khai báo theo quy
định của cơ quan thuế mà nhiệm vụ quan trọng hơn là giúp doanh nghiệp kiểm soát
các thông tin trên BCTC, giúp doanh nghiệp theo dõi và quản lý hiệu quả hoạt động
156

kinh doanh. Từ đó, doanh nghiệp cần có chính sách thu hút đãi ngộ tốt đối với các
nhân lực giỏi chuyên môn, có đạo đức nghề nghiệp để đáp ứng các yêu cầu ngày
càng cao của công tác kế toán doanh nghiệp.
5.2.6. Đối với các nhà đầu tư
Khi mà chất lượng báo cáo tài chính vẫn phụ thuộc chủ yếu vào động cơ,
mục đích và năng lực của người lập thì việc chủ động nâng cao kiến thức, khả năng
đánh giá chất lượng tài chính của doanh nghiệp để hiểu ý nghĩa đằng sau những con
số, đồng thời tìm hiểu toàn diện về thương hiệu, uy tín của chủ doanh nghiệp, lãnh
đạo doanh nghiệp là rất quan trọng với nhà đầu tư để bảo vệ tài sản của chính mình.
Hiện nay, với trên 80% tài khoản giao dịch chứng khoán là các tài khoản của
các nhà đầu tư cá nhân và quan sát động thái đầu tư trên thị trường chứng khoán
Việt nam vừa qua cho thấy tâm lý bầy đàn, không chuyên nghiệp còn phổ biến. Nhà
đầu tư chỉ đầu tư ngắn hạn theo các thông tin tức thời chứ chưa quan tâm đến đầu tư
giá trị, do đó họ thường không quan tâm đến việc phân tích các thông tin trên các
báo cáo tài chính. Vì vậy, thông tin tài chính công bố minh bạch ở cấp độ nào thì
các nhà đầu tư chưa đánh giá được và nếu đánh giá được thì họ cũng không biết
cách thức lên tiếng để bảo vệ quyền lợi của họ. Chưa có thói quen phân tích và kiểm
chứng các thông tin sử dụng và chưa dám lên tiếng đòi hỏi, yêu cầu về sự minh
bạch đối với các thông tin tài chính công bố.
Vấn đề là sử dụng các BCTC đã được kiểm toán sẽ giúp các NĐT giảm được các
rủi ro thông tin như thế nào? Và liệu các BCTC đã được kiểm toán có là sự đảm
bảo cho NĐT tránh hoàn toàn rủi ro khi sử dụng chúng cho các quyết định đầu tư
của mình hay không? Vai trò của kiểm toán BCTC DNPTCNY trước hết nhằm bảo
vệ NĐT và sau cùng là vì sự phát triển an toàn và lành mạnh của TTCK
Nhà nước cần có chính sách bảo vệ quyền lợi cổ đông nhỏ
Ý thức của các cổ đông cũng như các cơ chế bảo vệ quyền lợi của cổ đông đặc biệt
là các cổ đông nhỏ, lẻ trên thị trường chứng khoán Việt nam hiện nay còn chưa hoàn
thiện dẫn đến các áp lực đối với minh bạch thông tin báo cáo tài chính vẫn còn bị
xem nhẹ. Vì vậy, nhà nước cần xem xét thành lập hiệp hội các cổ đông để đại diện
cho quyền lợi của các cổ đông và tập hợp các cổ đông nhỏ, lẻ tạo nên áp lực đối với
157

sự thay đổi về quản trị doanh nghiệp và chính sách bảo vệ quyền lợi công bằng cho
các cổ đông.
Tăng cường khả năng đọc hiểu BCTC cho nhà đầu tư
Có thể nói qua diễn biến thực tế thị trường chứng khoán (TTCK) trong thời gian
qua thì khả năng đọc hiểu và tiếp cận để phân tích BCTC của các nhà đầu tư Việt Nam
chưa cao. Ngoài một số nhà đầu tư là tổ chức và cá nhân có sự am hiểu về tài chính rất
tốt thì nhiều chuyên gia nhận định rất nhiều nhà đầu tư cá nhân ở Việt Nam vẫn chưa
hiểu rõ về hoạt động của TTCK cũng như khả năng đọc hiểu BCTC chưa cao, còn có
hiện tượng nhiều nhà đầu tư mua bán cổ phiếu theo xu hướng mua bán của các tổ chức
và cá nhân là người nước ngoài. Đối tượng đầu tư cá nhân trên TTCK hiện nay rất đa
dạng làm cho TTCK hoạt động sôi nổi. Tuy nhiên, để TTCK hoạt động ổn định, hiệu
quả và phát triển bền vững thì kiến thức về chứng khoán và văn hóa đầu tư là điều rất
quan trọng. Bản thân nhà đầu tư phải thấy rằng, việc nâng cao khả năng hiểu biết khi
đọc và phân tích BCTC do các DNNY cung cấp cũng là lý do khiến doanh nghiệp tăng
cường sự minh bạch BCTC. Cộng đồng nhà đầu tư, bao gồm nhóm lớn tập hợp các cổ
đông nhỏ và các cổ đông nhỏ này, nếu có kiến thức tốt về khả năng đọc hiểu và phân
tích BCTC, thì có thể lên tiếng và gây áp lực với nhà quản lý và Ban giám đốc để yêu
cầu cải thiện đáng kể việc cung cấp BCTC ngày càng minh bạch hơn.
5.3. Những hạn chế của nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo
Khám phá, đo lường, kiểm định và xây dựng mô hình các yếu tố tác động
đến MBTT trên BCTC là chủ đề được tác giả nghiên cứu và thực hiện trong một
khoản thời gian dài với mong muốn đưa ra một số khuyến nghị và giải pháp nhằm
nâng cao tính minh bạch thông tin trên BCTC của các DNPTCNY trên TTCK Việt
Nam. Mặc dù đề tài đã được thực hiện với sự nỗ lực hết mình của tác giả, sự hỗ trợ
nhiệt tình từ phía các thầy cô, các chuyên gia, đồng nghiệp, đặc biệt là với sự hướng
dẫn tận tình của cô giáo Lê Thị Thanh Hải và thầy Nguyễn Tuấn Duy nhưng do khả
năng và kiến thức có hạn nên đề tài không tránh khỏi những hạn chế, cụ thể:
- Đo lường và đánh giá tính minh bạch thông tin trên BCTC không phải là
một công việc dễ dàng, cả về việc thiết kế thang đo đo lường lẫn việc lựa chọn đối
tượng để khảo sát. Trong nghiên cứu này, đối tượng thu thập dữ liệu cho nghiên
cứu định lượng chủ yếu là những người liên quan trực tiếp đến quá trình soạn lập và
158

công bố thông tin trên BCTC với lý do là những đối tượng này là người rất am hiểu
về các yếu tố tác động cũng như điều kiện ghi nhận, xử lý, trình bày thông tin
BCTC của chính DN mình. Hơn nữa, có rất nhiều khái niệm đo lường của nghiên
cứu này (Trình bày trung thực của BCTC; Tính chính trực của Ban lãnh đạo, Sự am
hiểu về quy định pháp lý; Năng lực nhân viên KT…) chỉ có thể đo lường được bằng
chính những đối tượng bên trong DN. Trong các nghiên cứu tiếp theo, các tác giả
cần tìm phương pháp tiếp cận, đo lường, đánh giá tính minh bạch thông tin trên
BCTC từ các đối tượng khác như nhà đầu tư, nhân viên kiểm toán- những người
trực tiếp sử dụng thông tin BCTC theo các tiêu chí đo lường khác nhau.
- Mô hình hồi quy tuyến tính của luận án có hệ số xác đinh R2 = 0.736 cho
thấy các biến độc lập giải thích được đến 73,6% biến thiên của biến phụ thuộc. Phần
còn lại chưa giải thích được (26,4%) có thể là sai số phát sinh từ những rủi ro trong
quá trình khảo sát hoặc là phần nghiên cứu định tính chưa phát hiện hết các nhân
tố của mô hình. Vì vậy, các nghiên cứu kế tiếp cần khám phá, bổ sung thêm các
nhân tố.
Từ những hạn chế trên, nghiên cứu đưa ra một số định hướng cho các nghiên
cứu tiếp theo.
- Mở rộng phạm vi nghiên cứu tính minh bạch thông tin: Ngoài các thông tin
trên BCTC, còn có thể mở rộng cả các thông tin trên Báo cáo quản trị, Báo cáo
thường niên….
- Ngoài ra, có thể mở rộng nhóm yếu tố ảnh hưởng không chỉ ở góc độ công
ty mà có thể ở góc độ quốc gia với các nhóm yếu tố văn hóa, kinh tế, chính trị v.v.
Đồng thời, có thể chọn các quốc gia khác có nền kinh tế tương đương để tiến hành
nghiên cứu so sánh với Việt Nam về sự ảnh hưởng của các nhóm yếu tố văn hóa,
kinh tế, chính trị v.v. đến tính minh bạch thông tin trên BCTC.
159

KẾT LUẬN CHƯƠNG 5

Trong chương này, luận án đã trình bày các kết luận về tính minh bạch thông
tin trên BCTC của các DNPTCNY và ảnh hưởng của các yếu tố đến tính minh bạch
thông tin trên BCTC của các DNPTCNY trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
Dựa trên kết quả kiểm định các yếu tố ảnh hưởng đến tính minh bạch thông tin trên
BCTC, tác giả đã đưa ra các khuyến nghị đối với bản thân DNPTCNY, Công ty
kiểm toán, nhà đầu tư, các cơ quan hữu quan liên quan đến ban hành hệ thống pháp
lý…nhằm nâng cao tính minh bạch thông tin trên BCTC của các DNPTCNY trên
thị trường chứng khoán. Bên cạnh đó tác giả cũng đã chỉ ra các hạn chế của luận án
và hướng nghiên cứu tiếp theo trong tương lai.
160

KẾT LUẬN
Luận án, đã phần nào làm sáng tỏ được các câu hỏi nghiên cứu của đề tài
(1) Minh bạch thông tin trên BCTC và các yếu tố nào ảnh hưởng đến tính
minh bạch của thông tin trên BCTC dưới góc độ người cung cấp thông tin?
(2) Thực trạng về mức đô minh bạch thông tin trên BCTC của các
DNPTCNY và mức độ ảnh hưởng của các yếu tố như thế nào?
(3) Các khuyến nghị nhằm nâng cao tính minh bạch của thông tin trên BCTC
của các DNPTCNY trên TTCK?
Nội dung của luận án đã đề cập đến những vấn đề cơ bản sau:
Luận án đã trình bày tổng quan các công trình nghiên cứu tiền nhiệm về
minh bạch thông tin và minh bạch thông tin trên BCTC cũng như các yếu tố ảnh
hưởng đến tính minh bạch thông tin trên BCTC của các DNNY trên TTCK từ đó
tìm ra khoảng trống nghiên cứu và xác lập vấn đề nghiên cứu “ Nghiên cứu các
yếu tố ảnh hưởng đến tính minh bạch thông tin trên BCTC của các DNPTCNY
trên TTCK Việt Nam” dưới góc độ người cung cấp thông tin.
Luận án đã trình bày cơ sở lý luận về minh bạch thông tin và minh bạch
thông tin trên BCTC cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến tính minh bạch thông tin
trên BCTC của các DNPTCNY trên TTCK, đồng thời chỉ rõ vai trò cũng như cơ sở
vận dụng của các lý thuyết làm nền tảng cho nghiên cứu về minh bạch thông tin và
các yếu tố ảnh hưởng đến minh bạch thông tin trên BCTC.
Luận án đã sử sụng kết hợp hai phương pháp nghiên cứu: định tính và định
lượng để xây dựng mô hình nghiên cứu cũng như kiểm định sự phù hợp của mô
hình nghiên cứu với 8 biến độc lập là các yếu tố ảnh hướng và biến phụ thuộc là
tính minh bạch thông tin trên BCTC của các DNPTCNY. Kết quả nghiên cứu thực
nghiệm cho thấy, dưới góc độ người cung cấp thông tin, có 7/8 yếu tố ảnh hưởng
thuận chiều có ý nghĩa thống kê đến tính minh bạch của thông tin trên BCTC với 29
thuộc tính đo lường. Trong đó, yếu tố Môi trường pháp lý có mức độ ảnh hưởng lớn
nhất đến tính minh bạch của thông tin trên BCTC với tỷ lệ 38.8 %, tiếp theo là yếu
tố Nhân viên kế toán (NVKT) với tỷ lệ 37.2%, yếu tố Ban kiểm soát (BKS) với tỷ lệ
34.4%, yếu tố Kiểm toán độc lập (KTĐL) với tỷ lệ 33.3%, yếu tố Hội đồng quản trị
(HĐQT) với tỷ lệ 29.1%, yếu tố Phần mềm kế toán (PMKT) với tỷ lệ 25.5% và thấp
nhất là yếu tố Ban giám đốc (BGĐ) với tỷ lệ 22%.
Trên cơ sở kết quả về nghiên cứu định lượng đã trình bày trong phần thực
tiễn, luận án cũng đã trình bày một số khuyến nghị và giải pháp để nâng cao tính
minh bạch thông tin trên BCTC của các DNPTCNY qua nghiên cứu định lượng các
yếu tố ảnh hưởng đến tính minh bạch thông tin trên. Với những nội dung đã trình
bày trong luận án, luận án đã hoàn thành được mục tiêu đề ra ban đầu. Mặc dù đã nỗ
lực trong quá trình nghiên cứu, bên cạnh những kết quả đạt được ở trên luận án
không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất đinh. NCS hy vọng sẽ nhận được ý kiến
đóng góp từ các nhà khoa học, các nhà quản lý, các chuyên gia để luận án có thể
hoàn thành tốt hơn.
161

TÀI LIỆU THAM KHẢO

TIẾNG VIỆT
1. Bộ tài chính, 2003. Chuẩn mực kế toán số 21: Trình bày báo cáo tài chính.
Quyết định số 234/2003/QĐ-BTC.
2. Bộ tài chính, 2015. Hướng dẫn về việc công bố thông tin trên thị trường
chứng khoán. Thông tư số 55/2015/TT-BTC ngày 06/10/2015.
3. Bộ tài chính, 2012. Quy định về quản trị doanh nghiệp áp dụng cho các
doanh nghiệp đại chúng. Thông tư số 121/2012/TT-BTC ngày 26/7/2012.
4. Hà Thị Ngọc Hà, 2007. Lựa chọn doanh nghiệp kiểm toán – Đảm bảo tính
minh bạch thông tin trên TTCK. Tạp chí nghiên cứu Tài chính kế toán số
11 (52), trang 23-26.
5. Lâm Thị Hồng Hoa, 2009. Minh bạch thông tin – Yêu cầu thực tiễn và mức
độ đáp ứng. Tạp chí công nghệ ngân hàng, số 38 tháng 5, trang 38-42.
6. Lê Hoàng Tùng, 2009. Thành viên hội đồng quản trị độc lập: Qui định
và thực tiễn. Tạp chí nhà quản lý số 68, tháng 2/2009.
7. Quốc hội (2005), Luật Doanh nghiệp số 60/2005/QH11 ngày 29/11/2005.
8. Quốc hội (2003, 2010), Luật chứng khoán số 70/2016/QH11 và Luật
chứng khoán số 62/2010/QH12
9. Lê Trường Vinh và Hoàng Trọng, 2008. Các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ
minh bạch thông tin của doanh nghiệp niêm yết theo cảm nhận của nhà
đầu tư. Tạp chí phát triển kinh tế, số tháng 12/2008: mục Nghiên cứu và
trao đổi.
10. Nguyễn Bích Liên, 2017. Hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp và
chất lượng thông tin kế toán. Tạp chí Ngân hàng, số 21, 11/2017, trang 34-
39.
11. Nguyễn Đình Hùng, 2010. Hệ thống kiểm soát sự minh bạch thông tin tài
chính công bố của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam. Luận án tiến
sỹ. Đại học Kinh tế TP.HCM.
12. Nguyễn Đình Thọ, 2017. Phương pháp nghiên cứu trong khoa học kinh
doanh. NXB Lao Động Xã Hội.
13. Nguyễn Đình Thọ - Nguyễn Thị Mai Trang, 2009. Nghiên cứu Khoa học
trong Quản Trị Kinh Doanh. NXB Thống Kê.
14. Nguyễn Phúc Sinh, 2008. Nâng cao tính hữu ích trong BCTC doanh
nghiệp Việt Nam hiện nay. Luận án tiến sỹ. Đại học Kinh tế TP.HCM.
162

15. Nguyễn Thị Hà, 2017. Tính minh bạch trong báo cáo tài chính của các
doanh nghiệp nhỏ và vừa. Công trình nghiên cứu khoa học cấp Bộ.
16. Nguyễn Thị Hà, 2006. Công khai minh bạch thông tin trong quản trị
doanh nghiệp của các nước thuộc khối OECD vào doanh nghiệp Việt
Nam. Tạp chí nghiên cứu Tài chính kế toán, số 11 (40), trang 18-21.
17. Nguyễn Thị Liên Hoa, 2007. Minh bạch thông tin trên TTCK Việt Nam.
Tạp chí phát triển kinh tế, số tháng 1/2007, trang 14-19.
18. Nguyễn Thúy Anh, 2012. Minh bạch hóa thông tin trên thị trường chứng
khoán Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế Quốc tế. Luận án tiến
sỹ. Đại học Ngoại Thương Hà Nội.
19. Nguyễn Trọng Hoài, 2006. Bài giảng Tài chính phát triển: Thông tin bất
cân xứng trên thị trường tài chính. Chương trình giảng dạy kinh tế
Fullbright.
20. Nguyễn Thị Minh Tâm, 2009. Kế toán kiểm toán với sự minh bạch thông
tin tài chính trên thị trường. Tạp chí kiểm toán, số 4, trang 14-18.
21. Nguyễn Văn Dần, 2012. Minh bạch thông tin tài chính và hành vi nhà đầu
tư trong TTCK Việt Nam. Tạp chí TTCK VN tháng 11, trang 65-66.
22. Ngoài ra, năm 2012, ở góc độ nghiên cứu của các tổ chức quốc tế, Báo cáo
Thẻ điểm Quản trị doanh nghiệp 2012 của tổ chức tài chính quốc tế (IFC)
phối hợp với UBCKNN (chương trình nghiên cứu của Word Bank),
23. Lao động- Xã hội. Bùi Thị Thủy (2013). Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng
đến chất lượng kiểm toán báo cáo tài chính của các DNPTCNY trên thị
trường CKVN.
24. Nguyễn Thị Hồng Nga (2014). Tiêu chuẩn đánh giá và các yếu tố ảnh
hưởng đến chất lượng TTK, đăng trên tạp chí khoa học.
25. Nguyễn Văn Hậu (2014). Một số vấn đề về hoàn thiện hệ thống kế toán
doanh nghiệp Việt Nam, đăng trên Tạp chí Tài chính số 12 - 2014
26. Lê Thị Mỹ Hạnh (2015). Minh bạch thông tin tài chính của các DNPTCNY
trên thị trường chứng khoán Việt Nam
27. Nguyễn Thị Hoàng Anh (2016). Nguyên nhân tạo nên sự khác biệt giữa
BCTC trước và sau kiểm toán.
28. Phạm Quốc Thuần (2016). Các yếu tố tác động đến chất lượng thông tin
BCTC trong các DN Việt Nam
29.
163

TIẾNG ANH (ENGLISH)

1. Abdullah, Z. , Almsafir, M. and Al-Smadi, A. (2015) Transparency and


Reliability in Financial Statement: Do They Exist? Evidence from
Malaysia. Open Journal of Accounting, 4, 29-43.
doi: 10.4236/ojacct.2015.44004.
2. Andres Almazan, Javier Suarez and Sheridan Titman, 2003. Stakeholders,
transparency and capital structure. Working paper 10101. National
Bureau of economic research. [Pdf]. Library website
<http://www.nber.org/papers/w10101> [Accessed 14 October 2012].
3. Assaf Razin and Efraim Sadka, 2004. Transparency, specialization and
FDI. Cesifo working paper No. 1161 (Category 6: Monetary policy and
International finance). [Pdf]. Library website <ScienceDirect> [Accessed
14 October 2012].
4. Bartley và cộng sự, 2007. Auditor Fees, Market Microstructure, and Firm
transparency. Journal of Business Finance & Accounting 34(1), P.202-
221. [online]. Library website <ScienceDirect> [Accessed 15 December
2016].
5. Bert J. Zarb, 2006. The Quest for Transparency in Financial Reporting:
Certified Public Accountant. The CPA Journal 76.9 (Sep 2006): 30-33.
[online]. Library website <ScienceDirect> [Accessed 27 December 2016].
6. Cheung et al., 2005. Determinants of Corporate Disclosure and
Transparency: Evidence from Hong Kong and Thailand Determinants of
Corporate Disclosure and Transparency. [Pdf]. Library website <Emerald
Management> [Accessed 14 October 2016].
7. Ferdy Van Beest và G. B. Suzanne Boelens (2009), “Quality of Financial
Reporting: measuring qualitative charateristics”, NICE working paper-
Nijmegen Center for Economics, 9-108, http.www.ru.nl/nice/working
paper.
8. FASB (Financial Accounting Standards Board), 2010. Proposed Statement
of Financial Accounting Concepts - Conceptual Framework for Financial
Reporting: The Reporting Entity. [pdf]. Available at:
http://www.fasb.org/cs/ContentServer?c=Document_C&pagename=FASB
%2FDo cument_C%2FDocumentPage&cid=1176156697458. [Accessed
15 December 2016].
164

9. Financial Statement Transparency


(https://www.readyratios.com/reference/accounting/financial_statement_tra
nsparency.html [ Accessed 25/01/2017].
10. Haiyan Zhou, 2007. Auditing standards increased accounting disclosure,
and information asymmetry: Evidence from an emerging market. Journal
of Accounting and Public Policy 26, Page 584–620. [Pdf].
Library website
<ScienceDirect> [Accessed 14 /01/ 2017].
11. Heibatollah Sami, Haiyan Zhou, 2008. Do auditing standards improve the
accounting disclosure and information environment of public
companies?
Evidence from the emerging markets in China. The International
Journal of Accounting 43 (2008) 178–183. [Pdf]. Libraryebsite
ScienceDirect>[Accessed 15/01/2017].
12. IASB (International Accounting Standards Board), 2010. Conceptual
Framework for Financial Reporting: the Reporting Entity [pdf]. Available
at: http://www.ifrs.org/Current-Projects/IASB-Projects/Conceptual
Framework
/EDMar10 /Documents/EDConceptual FrameworkMar10. [pdf]. Library
website
<Google scholar> [Accessed 10 /12/ 2016].
13. International Accounting Standards Board, 2017. IAS 1: Presentation of
Financial Statements, 2007 - revised version, effective date of 1 January
2009, includes amendments resulting from IFRSs issued up to 31
December 2009. http://eifrs.iasb.org/eifrs/bnstandards/en/ias1.pdf.
[Accessed 15/01/ 2017].
14. Jaggi & Low, 2000. Impact of culture, market forces, and legal system on
financial disclosures. International Journal of Accounting, 35(4), 495–519.
15. Lins, 2003. Equity ownership and firm value in emerging markets. Journal
of Financial and Quantitative Analysis 38: : 159-184. [Pdf].
Available at:
<http://home.business.utah.edu/finkvl/LinsJFQA2003.pdf> [Accessed
14 December 2012].
16. OECD, 2017. Reform Priorities in Asia: Taking Corporate Governance to
a Higher Level. OECD, Paris, 2017.
165

17. Kulzick, 2004. Sarbanes-Oxley (2004): Effects on financial transparency.


Library website <Google scholar> [Accessed 9 June 2013].
18. Robert Bushman, Abbie J. Smith, 2003. Transparency, financial
accounting information and corporate governance. Economic Policy
Review - Federal Reserve Bank of New York, page 65-87. [Pdf].
Library website <ProQuest Central> [Accessed 12 June 2012].
19. Robert Bushman và cộng sự, 2001. What Determines Corporate
Transparency?
Article first published online: 15 APR 2004. Journal. [online]. Library
website
<ProQuest Central> [Accessed 4 October 2012].
20. Standard & Poor’s, 2002. Transparency and Disclosure: Overview of
Methodology and Study Results — United States. [Pdf].
Available at:
<http://people.stern.nyu.edu/adamodar/pdfiles/articles/S&Pdisclosure.pdf>
[Accessed 15/01/ 2017].
21. Standard & Poor’s, 2004. Transparency and disclosure in Hong Kong.
[Pdf]. Available at: <http://www.cgfrc.nus.edu.sg>. [Accessed 15/01/
2017].
22. Thomas J. Phillips et al., 2010. Transparency in financial reporting: a look
at rules-based versus principles-based standards. Academy of Accounting
and Financial Studies Journal 14.4, page 11-28. [online]. Library website
<ProQuest Central> [Accessed 28 /12/ 2016].
23. Thomas J. Phillips et al., 2010. Transparency in financial reporting: a look
at rules-based versus principles-based standards. Academy of Accounting
and Financial Studies Journal 14.4, page 11-28. [online]. Library website
<ProQuest Central> [Accessed 15/01/2017].
24. Yu-Chih Lin et al., 2007. The Relationship Between Information
Transparency And The Informativeness Of Accounting Earnings. Journal
of Applied Business Research, 2007 3rd Quarter, Vol. 23 Issue 3, p23.
[Pdf]. Library website
<Sciendirect> [Accessed 15/01/2017].
25. Zabihollah Rezaee, 2005. Corporate governance role in financial
reporting. Research in Accounting Regulation, Volume 17, 2004, Pages
107–149. [Pdf]. Library website <Sciendirect> [Accessed 15/01/2017]
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ
1. Mai Thị Hoa (2016), Mấy vấn đề về hệ thống báo cáo tài chính của các
doanh nghiệp Việt Nam, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, tháng 8/2016, tr 15-17.
2. Mai Thị Hoa (2018), Minh bạch thông tin trên BCTC của các doanh
nghiệp niêm yết trên TTCK Việt Nam- Thực trạng và giải pháp, Kỷ yếu Hội thảo
Quốc gia: Nâng cao năng lực huy động vốn thông qua minh bạch hoạt động tài
chính của doanh nghiệp vừa và nhỏ, Học viện Chính sách và Phát triển tháng
12/2018, Nhà xuất bản Lao Động, tr 91-111.
3. Mai Thị Hoa (2018), Các yếu tố ảnh hưởng đến tính minh bạch thông tin
trên Báo cáo tài chính, Tạp chí Tài chính, số 689 tháng 9/2018, tr 69-71.
4. Mai Thi Hoa (2019), Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tính minh bạch
thông tin trên báo cáo tài chính của doanh nghiệp, Tạp chí Tài chính, tháng 6/2019,
tr 110-113.

You might also like