You are on page 1of 116

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ


----------

TRẦN PHAN XUÂN MỸ

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÍNH HỮU HIỆU


CỦA HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ
TẠI CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC CÔNG LẬP
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

CẦN THƠ, 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ
----------

TRẦN PHAN XUÂN MỸ

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÍNH HỮU HIỆU


CỦA HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ
TẠI CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC CÔNG LẬP
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ


Chuyên ngành: Kế toán
Mã số: 8340301

HƯ NG DẪN KHOA HỌC

PGS.TS. TRẦN PHƯ C

CẦN THƠ, 2020


i

LỜI CẢM ƠN

Tác giả xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, Khoa Đào tạo Sau Đại học,
Khoa Kế toán – Tài chính Ngân Hàng, Quý Giảng viên trường Đại học Tây Đô đã tận
tình giúp đỡ và tạo điều kiện trong suốt quá trình đào tạo và thực hiện luận văn.
Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Thầy PGS.TS Trần Phước – người
Thầy hướng dẫn khoa học đã động viên, giúp đỡ trong quá trình nghiên cứu và viết
luận văn này.
Xin cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình và hữu ích của quý Thầy/Cô Hiệu trưởng và
Phó Hiệu trưởng cũng như các Anh/Chị kế toán ở các đơn vị trường tiểu học trên địa
bàn Cần Thơ đã hỗ trợ, trao đổi và chia sẻ, đánh giá và đóng góp ý kiến quý báu trong
suốt quá trình nghiên cứu, khảo sát, thu thập dữ liệu.
Cuối cùng, xin cảm ơn các bạn đồng nghiệp, gia đình và bạn bè đã động viên,
giúp đỡ tác giả có thể hoàn thành luận văn.
TÁC GIẢ

Trần Phan Xuân Mỹ


ii

TÓM TẮT

Đề tài được thực hiện dưới nhu cầu cần thiết của thực tiễn kiểm soát nội bộ tại
các trường tiểu học ở Cần Thơ. Đề tài trình bày từ tổng quan về hệ thống kiểm soát
nội bộ bao gồm lịch sử hình thành và phát triển của kiểm soát nội bộ trong khu vực
công. Theo Coso và Intosai cùng với tính hữu hiệu của kiểm soát nội bộ và tiếp đó, đề
tài trình bày về các cơ sở lý thuyết của hệ thống kiểm soát nội bộ gồm lý thuyết đại
diện, lý thuyết dự phòng và lý thuyết tâm lý học cùng với lược khảo các tài liệu nghiên
cứu trong và ngoài nước để từ đây đưa ra được mô hình nghiên cứu và giả thuyết
nghiên cứu.
Nghiên cứu qua hai bước chính đó là nghiên cứu định tính và nghiên cứu định
lượng. Nghiên cứu định tính được thực hiện chính bằng cách phỏng vấn chuyên gia.
Nghiên cứu định lượng được thực hiện bằng các phương pháp thống kê mô tả,
Cronbach's Alpha, EFA, hồi quy
Thông qua các phương pháp định lượng để xác định mức độ ảnh hưởng của từng
yếu tố đối với tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại các trường tiểu học công
lập trên địa bàn thành phố Cần Thơ lần lượt là và kết quả là các yếu tố Giám sát, thông
tin và truyền thông, đánh giá rủi ro, hoạt động kiểm soát, môi trường kiểm soát có ảnh
hưởng với phương trình hồi quy kết quả như sau:
TINHHUUHIEU = 0,392xGS + 0,369xTTTT + 0,277xDGRR + 0,247xHDKS +
0,223xMTKS
iii

ABSTRACT
The project was conducted under the needs of internal control practices in
elementary schools in Can Tho. Topics presented from an overview of internal control
system include the history of establishment and development of internal control in the
public sector. According to Coso and Intosai along with the effectiveness of internal
control and then, the topic presents the theoretical basis of the internal control system
including representation theory, backup theory and psychological theory. study with a
profile of domestic and foreign research materials from which to formulate research
models and research hypotheses.
Research through two main steps that is qualitative research and quantitative
research. Qualitative research was conducted primarily by expert interviews.
Quantitative research was performed by descriptive statistical methods, Cronbach's
Alpha, EFA, regression
Through quantitative methods to determine the influence of each factor on the
effectiveness of the internal control system at public primary schools in Can Tho city,
respectively and results These are the factors of monitoring, information and
communication, risk assessment, control activities, and control environment that affect
the regression equation as follows:
TINHHUUHIEU = 0.392xGS + 0.336xTTTT + 0.277xDGRR + 0.247xHDKS +
0.222xMTKS
iv

LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu do chính tôi thực hiện dưới sự
hướng dẫn của Người hướng dẫn khoa học.
Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong Luận văn là trung thực và chưa từng
được ai công bố trong bất kỳ công trình khoa học nào khác.
Tất cả những nội dung được thừa kế, tham khảo từ nguồn tài liệu khác đến được
Tác giả trích dẫn đầy đủ và ghi nguồn cụ thể trong Danh mục các tài liệu tham khảo.
Ngày…… tháng …… năm 2020
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Trần Phan Xuân Mỹ


v

MỤC LỤC

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ........................................ 1


1.1 Sự cần thiết của đề tài ......................................................................................... 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................ 2
1.2.1 Mục tiêu chung.............................................................................................. 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể .............................................................................................. 2
1.3 Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 2
1.3.1 Phương pháp thu thập số liệu ........................................................................ 2
1.3.2 Phương pháp phân tích số liệu ...................................................................... 2
1.4 Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................. 3
1.5 Cấu trúc dự kiến của luận văn ........................................................................... 3
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU............................. 4
2.1 Tổng quan về hệ thống kiểm soát nội bộ ........................................................... 4
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của kiểm soát nội bộ ................................. 4
2.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của kiểm soát nội bộ trong khu vực công . 7
2.1.3 Hệ thống kiểm soát nội bộ theo COSO và INTOSAI ................................... 7
2.1.4 Tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ ............................................. 14
2.2 Tổng quan về các đơn vị sự nghiệp có thu ...................................................... 15
2.2.1 Đặc điểm của đơn vị sự nghiệp có thu ........................................................ 15
2.2.2 Hoạt động của hệ thống kiểm soát nội bộ ở đơn vị sự nghiệp có thu ......... 16
2.2.3 Đặc điểm đơn vị đơn vị sự nghiệp giáo dục đào tạo công lập ...................18
2.3 Một vài lý thuyết liên quan đến kiểm soát nội bọ........................................... 18
2.3.1 Lý thuyết đại diện (agency theory) ............................................................. 18
2.3.2 Lý thuyết tâm lý học ................................................................................... 19
2.4 Lược khảo các nghiên cứu có liên quan .......................................................... 20
2.4.1 Một số nghiên cứu nước ngoài.................................................................... 20
2.4.2 Một số nghiên cứu trong nước .................................................................... 22
2.4.3 Nhận xét các nghiên cứu trước đây và khoảng trống nghiên cứu............... 26
2.4.4 Mô hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu............................................ 27
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................... 30
3.1 Quy trình nghiên cứu ........................................................................................ 30
vi

3.2 Xây dựng thang đo ............................................................................................ 31


3.2.1 Thang đo đo lường nhân tố môi trường kiểm soát...................................... 31
3.2.2 Thang đo đo lường nhân tố đánh giá rủi ro................................................. 31
3.2.3 Thang đo đo lường nhân tố hoạt động kiểm soát ........................................ 31
3.2.4 Thang đo đo lường nhân tố thông tin và truyền thông................................ 32
3.2.5 Thang đo đo lường nhân tố giám sát ........................................................... 32
3.2.6 Thang đo đo lường tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ............... 33
3.3 Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 33
3.3.1 Phương pháp thu thập số liệu ...................................................................... 33
3.3.2 Phương pháp phân tích số liệu .................................................................... 33
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ........................................................................................ 35
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .................................. 36
4.1 Kết quả nghiên cứu định tính xác định các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu
hiệu HTKSNB tại các trường tiểu học công lập trên địa bàn TP. Cần thơ ........... 36
4.2 Thực trạng và đánh giá tính hữu hiệu HTKSNB tại các trường tiểu học
công lập trên địa bàn TP. Cần thơ ......................................................................... 39
4.2.1 Thực trạng môi trường kiểm soát................................................................ 39
4.2.2 Thực trạng hoạt động đánh giá rủi ro .......................................................... 40
4.2.3 Thực trạng hoạt động kiểm soát .................................................................. 41
4.2.4 Thực trạng thông tin và truyền thông ......................................................... 43
4.2.5 Thực trạng hoạt động giám sát .................................................................... 43
4.2.6 Thực trạng tính hữu hiệu ............................................................................. 44
4.3 Kết quả nghiên cứu định lượng........................................................................ 45
4.3.1 Mô tả mẫu nghiên cứu ................................................................................ 45
4.3.2 Độ tin cậy của thang đo Cronbach’s Alpha ................................................ 46
4.3.3 Phân tích nhân tố khám phá các yếu tố độc lập ..........................................51
4.3.4 Phân tích nhân tố khám phá yếu tố phụ thuộc “Sự hữu hiệu” .................... 54
4.4 Mô hình hồi quy tuyến tính và các giả thuyết cho mô hình hồi quy tuyến
tính ............................................................................................................................. 55
4.5 Phân tích hồi quy ............................................................................................... 57
CHƯƠNG 5: GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................. 64
5.1 Giải pháp ............................................................................................................ 64
vii

5.2 Kiến nghị ............................................................................................................ 64


5.3 Hạn chế nghiên cứu .......................................................................................... 67
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................... 68
PHỤ LỤC 1 .................................................................................................................. 70
PHỤ LỤC 2 .................................................................................................................. 74
PHỤ LỤC 3 .................................................................................................................. 75
PHỤ LỤC 4 .................................................................................................................. 89
viii

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1 Bộ 17 nguyên tắc của COSO 2013 .................................................................. 6


Bảng 4.1 Tóm tắt kết quả nghiên cứu định tính ............................................................ 36
Bảng 4.2 Đánh giá thực trạng môi trường kiểm soát .................................................... 40
Bảng 4.3 Đánh giá thực trạng hoạt động đánh giá rủi ro .............................................. 41
Bảng 4.4 Đánh giá thực trạng hoạt động kiểm soát ...................................................... 42
Bảng 4.5 Đánh giá thực trạng thông tin và truyền thông .............................................. 43
Bảng 4.6 Đánh giá thực trạng hoạt động giám sát ........................................................ 44
Bảng 4.7 Đánh giá thực trạng tính hữu hiệu.................................................................. 45
Bảng 4.8 Đánh giá độ tin cậy thang đo “Môi trường kiểm soát” thông qua hệ số
Cronbach’s Alpha .......................................................................................................... 46
Bảng 4.9 Đánh giá độ tin cậy thang đo “Đánh giá rủi ro” thông qua hệ số Cronbach’s
Alpha ............................................................................................................................. 47
Bảng 4.10 Đánh giá độ tin cậy thang đo “Hoạt động kiểm soát” thông qua hệ số
Cronbach’s Alpha .......................................................................................................... 48
Bảng 4.11 Đánh giá độ tin cậy thang đo “Thông tin và truyền thông” thông qua hệ số
Cronbach’s Alpha .......................................................................................................... 49
Bảng 4.12 Đánh giá độ tin cậy thang đo “abcd” thông qua hệ số Cronbach’s Alpha ... 50
Bảng 4.13 Đánh giá độ tin cậy thang đo “Sự hữu hiệu” thông qua hệ số Cronbach’s
Alpha ............................................................................................................................. 51
Bảng 4.14 Kết quả KMO và kiểm định Bartlett ............................................................ 52
Bảng 4.15 Kết quả phân tích nhân tố EFA .................................................................... 53
Bảng 4.16 Kết quả KMO và kiểm định Bartlett ............................................................ 54
Bảng 4.17 Kết quả phân tích nhân tố EFA Sự hữu hiệu ............................................... 55
Bảng 4.18 Tóm tắt mô hình (Model Summary) ............................................................ 57
Bảng 4.19 Phân tích phương sai (ANOVA) .................................................................. 59
Bảng 4.20 Tóm tắt các hệ số hồi quy ............................................................................ 59
Bảng 4.21 So sánh với các công trình nghiên cứu trước ............................................... 61
ix

DANH MỤC HÌNH

Hình 2.1. Mô hình nghiên cứu đề xuất .......................................................................... 27


Hình 4.1: Mô hình nghiên cứu giả thuyết...................................................................... 56
Hình 4.2: Đồ thị phân tán của phần dư .......................................................................... 58
Hình 4.3: Biểu đồ tần số của các phần dư ..................................................................... 58
x

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT


HTKSNB : Hệ thống kiểm soát nội bộ
KSNB: Kiểm soát nội bộ
HĐQT: Hội đồng quản trị
TP: Thành phố
TPCT: Thành phố Cần Thơ
TH: Tiểu học
HT: Hiệu trưởng
1

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1 Sự cần thiết của đề tài
Hệ thống kiểm soát nội bộ được định nghĩa như là các quy định và các thủ tục
kiểm soát do các đơn vị như doanh nghiệp hay cơ quan hành chính sự nghiệp xây dựng
và áp dụng nhằm bảo đảm cho đơn vị tuân thủ pháp luật và các quy định, đồng thời
góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng quản lý, ngăn chặn và phòng ngừa
những rủi ro, giảm thiểu những sai sót, bảo vệ, quản lý và sử dụng có hiệu quả tài sản
của đơn vị. Ngày nay, khi nền kinh tế ngày càng phát triển đòi hỏi các nhà quản trị
phải có các biện pháp đổi mới quản lý để đơn vị hoạt động tốt hơn. Bất kỳ một đơn vị
nào muốn quản lý tốt, đạt được mục tiêu đề ra đều cần đến một hệ thống kiểm soát nội
bộ hoạt động hữu hiệu và hiệu quả. Các đơn vị sự nghiệp công cũng không nằm ngoài
quy luật đó.
Ở Việt Nam, ngày càng nhiều doanh nghiệp quan tâm đến việc đưa hệ thống
kiểm soát nội bộ vào vận hành. Tuy nhiên, ở khu vực công đặc biệt là trong lĩnh vực
giáo dục thì hệ thống kiểm soát nội bộ còn khá mới mẻ. Do trực tiếp làm việc trong
môi trường này, môi trường giáo dục tiểu học, với hướng tiếp cận này, tác giả tiến
hành nghiên cứu:
Một là, hệ thống các trường tiểu học công lập tại thành phố Cần Thơ hiện nay
cũng thường xuyên gặp không ít khó khăn trong vấn đề quản lý giáo dục, đặc biệt là
những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân trong hoạt động kiểm soát nội bộ từ cấp Sở,
Phòng và các Trường học hiện nay như thế nào?
Hai là, tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ hiện tại của các trường tiểu
học công lập trên địa bàn thành phố Cần Thơ chịu sự ảnh hưởng của các yếu tố nào?
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề trên, tác giả chọn lựa đề tài “Các
nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại các trường tiểu
học công lập trên địa bàn thành phố Cần Thơ” với mục tiêu giải đáp một phần nguyên
nhân các tồn tại và yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của kiểm soát nội bộ của các
trường tiểu học công lập tại thành phố Cần Thơ.
2

1.2 Mục tiêu nghiên cứu


1.2.1 Mục tiêu chung
Mục tiêu chung của đề tài là phân tích thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến
tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại các trường tiểu học công lập trên địa
bàn thành phố Cần Thơ, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống
kiểm soát nội bộ tại các trường tiểu học công lập trên địa bàn thành phố Cần Thơ trong
thời gian tới.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Để đạt được mục tiêu chung, đề tài có các mục tiêu cụ thể như sau:
Mục tiêu 1: Đánh giá thực trạng hệ thống kiểm soát nội bộ tại các trường tiểu học
công lập trên địa bàn thành phố Cần Thơ.
Mục tiêu 2: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm
soát nội bộ tại các trường tiểu học công lập trên địa bàn thành phố Cần Thơ.
Mục tiêu 3: Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ
tại các trường tiểu học công lập trên địa bàn thành phố Cần Thơ.
1.3 Phương pháp nghiên cứu
1.3.1 Phương pháp thu thập số liệu
Cơ sở dữ liệu sử dụng cho nghiên cứu là số liệu sơ cấp được thu thập từ các cán
bộ, nhân viên tại các trường tiểu học công lập trên địa bàn thành phố Cần Thơ với
phương pháp chọn mẫu thuận tiện.
1.3.2 Phương pháp phân tích số liệu
Đối với mục tiêu 1: Để đánh giá thực trạng hệ thống kiểm soát nội bộ tại các
trường tiểu học công lập trên địa bàn thành phố Cần Thơ, đề tài sử dụng phương pháp
thống kê mô tả, phương pháp so sánh bằng số tuyệt đối và số tương đối.
Đối với mục tiêu 2: Để đo lường ảnh hưởng của các yếu tố đến tính hữu hiệu
của hệ thống kiểm soát nội bộ tại các trường tiểu học công lập trên địa bàn thành phố
Cần Thơ, tác giả lần lượt sử dụng các phương pháp sau:
- Phương pháp thống kê mô tả: phân tích tần số, mô tả trị trung bình.
- Đánh giá độ tin cậy thang đo Cronbach’s Alpha
- Phân tích nhân tố khám phá EFA
3

- Phân tích hồi quy đa biến


Đối với mục tiêu 3. Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống kiểm
soát nội bộ tại các trường tiểu học công lập trên địa bàn thành phố Cần Thơ dựa trên
các phân tích đạt được từ mục tiêu 1 và 2.
1.4 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: đề tài thực hiện tại các trường tiểu học công lập trên địa
bàn thành phố Cần Thơ.
- Phạm vi về số liệu nghiên cứu: số liệu sử dụng trong giai đoạn 2017 – 2019.
- Phạm vi về nội dung: đề tài tập trung nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến tính
hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại các trường tiểu học công lập trên địa bàn
thành phố Cần Thơ.
1.5 Cấu trúc dự kiến của luận văn
Nội dung chính của luận văn dự kiến gồm 5 chương:
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN & MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 5. GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1


Chương 1 đã mô tả sự cần thiết của việc thực hiện đề tài. Bên canh đó, nội dung
chương này cũng trình bày mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, đối tượng và
phạm vi nghiên cứu của đề tài.
4

CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

2.1 Tổng quan về hệ thống kiểm soát nội bộ


2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của kiểm soát nội bộ
Hoạt động trong các đơn vị là một chuỗi các quy trình nghiệp vụ đan xen nhau
một cách có hệ thống và ở bất kì khâu nào của các quy trình nghiệp vụ cũng cần chức
năng kiểm soát. Thông qua việc kiểm soát hữu hiệu, nhà quản lý có thể đánh giá và
điều chỉnh việc thực hiện nhằm đảm bảo đạt được các mục tiêu đề ra với hiệu suất cao
nhất. Công cụ chủ yếu để thực hiện chức năng kiểm soát cảu các nhà quản lý là hệ
thống kiểm soát nội bộ.
Giai đoạn tiền COSO (trước năm 1992)
Năm 1929, Cục Dữ trữ Liên bang Hoa Kỳ lần đầu tiên đưa ra khái niệm về kiểm
soát nội bộ và chính thức công nhận vai trò của kiểm soát nội bộ trong doanh nghiệp.
Vào thập niên những năm 1940, các tổ chức kế toán công và kiểm toán nội bộ tại Hoa
Kỳ đã phát hành nhiều báo cáo, hướng dẫn và tiêu chuẩn về tìm hiểu kiểm soát nội bộ
trong các cuộc kiểm toán.
Giữa thập niên những năm 1970, kiểm soát nội bộ được sử dụng trong các lĩnh
vực thiết kế hệ thống kế toán và kiểm toán, chủ yếu hướng vào cách thức cải tiến hệ
thống kiểm soát nội bộ và vận dụng trong các cuộc kiểm toán.
Từ năm 1980 – 1988, với sự kiện quan trọng là sự sụp đổ hàng loạt của các công
ty cổ phần có niêm yết ở Hoa Kỳ, các nhà lập pháp buộc phải quan tâm nhiều đến
kiểm soát nội bộ và ban hành nhiều quy định hướng dẫn như:
- Ủy ban quốc gia về phòng chống gian lận báo cáo tài chính năm 1985 đưa ra
hàng loạt các quy tắc về đạo đức, kiểm soát và làm rõ các chức năng của kiểm soát nội
bộ.
- Ủy ban chuẩn mực kiểm toán Mỹ ban hành bản điều chỉnh chuẩn mực kiểm
toán về kiểm soát nội bộ vào năm 1988.
- Ủy ban chứng khoán Mỹ ban hành các nguyên tắc về báo cáo trách nhiệm và
đánh giá hiệu quả của kiểm soát nội bộ năm 1988.
5

Năm 1991, Tổ chức nghiên cứu kiểm toán nội bộ đưa ra các hướng dẫn kiểm soát
và kiểm toán hệ thống thông tin.
Những quy định này đều hướng chung đến mục tiêu phát triển vai trò của kiểm
toán nội bộ trong tổ chức, nhưng theo nhiều phương diện và có tồn tại nhiều điểm
không đồng nhất, vì thế dẫn đến yêu cầu phải hình thành một hệ thống lý luận có tính
chuẩn mực về kiểm soát nội bộ.
Giai đoạn COSO năm 1992
Các công ty ở Hoa Kỳ phát triển rất nhanh và mạnh vào thời bấy giờ, đi kèm theo
đó là sự lớn nhanh về quy mô của các gian lận, gây thiệt hại lớn cho nền kinh tế.
COSO là một ủy ban gồm nhiều tổ chức nghề nghiệp nhằm hỗ trợ cho Ủy ban
quốc gia về phòng chống gian lận báo cáo tài chính như Hiệp hội kế toán viên công
chức Hoa Kỳ, Hội Kế toán Hoa Kỳ,… COSO đã đưa ra khuôn mẫu lý thuyết chuẩn
cho kiểm soát nội bộ. Đây là hệ thống lý luận đầy đủ nhất về kiểm soát nội bộ cho đến
thời điểm hiện nay.
Theo COSO 1992, hệ thống kiểm soát nội bộ được xem là hệ thống các phương
pháp kiểm soát trong nội bộ của doanh nghiệp như kiểm soát chi phí, kiểm soát mua
hàng, kiểm soát bán hàng,…, và nó được hiểu là các hoạt động, biện pháp, kế hoạch,
quan điểm, nội quy chính sách và nỗ lực của mọi thành viên trong tổ chức để đảm bảo
tổ chức đó hoạt động hiệu quả, đạt được mục tiêu đặt ra một cách hợp lý. Muốn hệ
thống kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp hoạt động hiệu quả thì nó phải có đủ năm
thành phần bao gồm (1) môi trường kiểm soát, (2) đánh giá rủi ro, (3) hoạt động kiểm
soát, (4) thông tin và truyền thông, (5) giám sát và từng thành phần phải hoạt động
hiệu quả và có sự thống nhất chung.
Giai đoạn hậu COSO (sau năm 1992)
Nền tảng lý luận chuẩn cơ bản về kiểm soát nội bộ mà COSO 1992 đã tạo dựng
là cơ sở lý luận nhờ đó mà đã có hàng loạt nghiên cứu mở rộng và phát triển trên nhiều
lĩnh vực như COBIT 1996 do ISACA ban hành nhấn mạnh đến hệ thống kiểm soát
trong mô trường CIS; SAS 78 và SAS 94 dùng để đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ
trong kiểm toán độc lập về kiểm toán báo cáo tài chính và ảnh hưởng của công nghệ
thông tin đến việc xem xét kiểm soát nội bộ trong báo cáo tài chính; BASEL 1998
6

trong hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng; ERM 2001 trong đánh giá rủi ro
doanh nghiệp phục vụ công tác quản trị,…
Từ khi ban hành vào năm 1992, sau một thời gian hơn 20 năm, nội dung của
COSO đã có những thay đổi cở bản trong phiên bản COSO 2013 tập trung vào 7 điểm
chính như sau:
- Tiếp cận theo hướng mong đợi vào việc quản trị công ty ở tầm vĩ mô.
- Hướng đến sự toàn cầu hóa của thị trường và hoạt động kinh doanh mở rộng.
- Sự thay đổi trong mô hình kinh doanh phù hợp với biến động của thế giới.
- Đáp ứng nhu cầu, mức độ phức tạp, quy định và các chuẩn mực.
- Tăng các chiến lược cạnh tranh và trách nhiệm giải trình trước xã hội.
- Sử dụng sự phát triển của công nghệ hiện đại.
- Ngăn ngừa hoặc giảm đi hoặc phát hiện gian lận trong doanh nghiệp.
Dựa vào 7 khía cạnh chính này, bản hướng dẫn COSO 2013 đã giới thiệu 17
nguyên tắc mở rộng theo mô hình kết cấu 5 thành phần cấu thành một hệ thống kiểm
soát nội bộ dựa vào bản gốc năm 1992.
Bảng 2.1 Bộ 17 nguyên tắc của COSO 2013
1. Thực hiện cam kết nhằm đảm bảo trung thực và giá trị đạo đức
2. Thực hiện trác nhiệm tổng thể
Môi trường
3. Thiết lập cấu trúc, quyền lực và trách nhiệm
kiểm soát
4. Thực thi cam kết và năng lực
5. Đảm bảo trách nhiệm giải trình
6. Các mục tiêu phù hợp và cụ thể
Đánh giá rủi 7. Xác định và phân tích rủi ro
ro 8. Đánh giá rủi ro gian lận
9. Xác định và phân tích các thay đổi quan trọng
10. Lựa chọn và phát triển các hoạt động kiểm soát
Hoạt động
11. Lựa chọn và phát triển các kiểm soát chung đối với công nghệ
kiểm soát
12. Ứng dụng chính xác và thủ tục
13. Sử dụng thông tin phù hợp
Thông tin và
14. Truyền thông nội bộ
truyền thông
15. Truyền thông bên ngoài đơn vị
Hoạt động 16. Thực hiện đánh giá liên tục và tách biệt
giám sát 17. Đánh giá và tính truyền thông giữa các nội dung
7

2.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của kiểm soát nội bộ trong khu vực
công
Trong lĩnh vực công, kiểm soát nội bộ rất được xem trọng, là đối tượng được
quan tâm đặc biệt của kiểm toán viên nhà nước. Một số quốc gia như Hoa Kỳ, Canada
đã có những công bố chính thức về kiểm soát nội bộ áp dụng cho các đơn vị công.
Chuẩn mực về kiểm toán của Tổng kế toán nhà nước Hoa Kỳ (GAO) 1999 có đề cập
đến vấn đề kiểm soát nội bộ đặc thù trong tổ chức công. GAO đưa ra 5 yếu tố về kiểm
soát nội bộ bao gồm các quy định về môi trường kiểm soát, đánh giá rủi ro, hoạt động
kiểm soát, thông tin và truyền thông, giám sát.
Với vai trò là hiệp hội nghề nghiệp của các cơ quan kiểm toán tối cao (SAI), tổ
chức quốc tế các cơ quan kiểm toán tối cao (INTOSAI) đã góp phần rất lớn trong việc
giúp các thành viên hoàn thành nhiệm vụ của mình. Tại Đại hội Washington (Hoa Kỳ)
năm 1992, INTOSAI đã ban hành hai tài liệu quan trọng gồm chuẩn mực kiểm toán và
những hướng dẫn về chuẩn mực kiểm soát nội bộ. Đây là tài liệu đề cập đến việc nâng
cấp các chuẩn mực kiểm soát nội bộ, hỗ trợ cho việc thực hiện và đánh giá kiểm soát
nội bộ. Đến năm 2001, INTOSAI đã cập nhật thêm các chuẩn mực kiểm soát nội bộ để
phù hợp với tất cả các đối tượng và phù hợp với sự phát triển trong kiểm soát nội bộ và
được công bố vào năm 2004. Bản INTOSAI 2001 đã tích hợp các lý luận chung về
kiểm soát nội bộ theo báo cáo của COSO 1992 và những điểm đặc thù của khu vực
công. Năm 2013, INTOSAI tiếp tục cập nhật và được áp dụng vào năm 2014.
INTOSAI đưa ra 2 nhóm chuẩn mực về kiểm soát nội bộ: chuẩn mực chung và
chuẩn mực cụ thể. Chuẩn mực chung bao gồm các quy định về đảm bảo hợp lý, tinh
thần tuân thủ, năng lực và phẩm chất, mục tiêu kiểm soát và giám sát. Chuẩn mực cụ
thể đi vào các quy định về tổ chức hồ sơ, tài liệu, ghi chép kịp thời và đúng đắn các
nghiệp vụ, phân chia trách nhiệm, tiếp cận và báo cáo về nhân lực và sổ sách.
2.1.3 Hệ thống kiểm soát nội bộ theo COSO và INTOSAI
Khái niệm kiểm soát nội bộ theo COSO
Theo Báo cáo COSO: KSNB là một quá trình, bị chi phối bởi người quản lý, Hội
đồng quản trị và các nhân viên của đơn vị, nó được thiết lập để cung cấp một sự đảm
bảo hợp lý nhằm thực hiện các mục tiêu liên quan đến hoạt động, báo cáo và tuân thủ.
8

KSNB bao gồm 5 thành phần: môi trường kiểm soát, đánh giá rủi ro, hoạt động
kiểm soát, thông tin và truyền thông, giám sát.
Môi trường kiểm soát: tạo ra sắc thái chung trong đơn vị - nơi mỗi người tiến
hành các hoạt động và thực hiện nghĩa vụ kiểm soát của mình. Chính môi trường kiểm
soát làm nền tảng cho các thành phần khác của HTKSNB.
Đánh giá rủi ro: mỗi đơn vị phải ý thức được và đối phó với rủi ro mà mình gặp
phải. Tiền đề cho việc đánh giá rủi ro là việc đặt ra mục tiêu (bao gồm mục tiêu chung
và mục tiêu cụ thể cho từng hoạt động của doanh nghiệp. Đánh giá rủi ro là việc nhận
dạng và phân tích các ẻui ro đe dọa các mục tiêu của mình. Trên cơ sở nhận dạng và
phân tích các rủi ro, nhà quản lý sẽ xác định rủi ro nên được xử lý như thế nào.
Hoạt động kiểm soát: là những chính sách và thủ tục để đảm bảo cho các chỉ thị
của nhà quản lý được thực hiện. Hoạt động kiểm soát diễn ra trong toàn đơn vị ở mọi
cấp độ và mọi hoạt động.
Thông tin và truyền thông: các thông tin cần thiết phải được nhận dạng, thu thập
và trao đổi trong đơn vị dưới hình thức và thời gian thích hợp sao cho nó giúp mọi
người trong đơn vị thực hiện được nhiệm vụ của mình. Thông tin và truyền thông tạo
ra báo cáo, chứa đựng các thông tin cần thiết cho việc quản lý và kiểm soát đơn vị. Sự
trao đổi thông tin hữu hiệu đòi hỏi phải diễn ra theo nhiều hướng: từ cấp trên xuống
cấp dưới, từ dưới lên trên và giữa các cấp với nhau. Mỗi cá nhân cần hiểu rõ vai trò
của mình trong HTKSNB cũng như hoạt động của cá nhân có tác động tới công việc
của người khác như thế nào. Ngoài ra, cũng cần có sự trao đổi hữu hiệu giữa đơn vị
với các đối tượng bên ngoài như khách hàng, nhà cung cấp, cổ đông và các cơ quan
quản lý.
Giám sát: là quá trình đánh giá chất lượng của HTKSNB qua thời gian. Những
khiếm khuyết của HTKSNB cần được báo cáo lên cấp trên và điều chỉnh lại khi cần
thiết.
Dựa theo 5 bộ phận thành phần cấu thành KSNB COSO 2013 đã đưa ra 17
nguyên tắc mở rộng gồm:
Nguyên tắc 1: Đơn vị thể hiện được cam kết về tính chính trực và giá trị đạo đức.
Nguyên tắc 2: HĐQT chứng minh được sự độc lập với nhà quản lý và thực thi
việc giám sát sự phát triển và hoạt động của KSNB.
9

Nguyên tắc 3: Nhà quản lý dưới sự giám sát của HĐQT cần thiết lập cơ cấu tổ
chức, quy trình báo cáo, phân định trách nhiệm và quyền hạn nhằm đạt được mục tiêu
của đơn vị.
Nguyên tắc 4: Đơn vị phải thể hiện sự cam kết về việc sử dụng nhân viên có
năng lực thông qua tuyển dụng, duy trì và phát triển nguồn nhân lực phù hợp với mục
tiêu của đơn vị.
Nguyên tắc 5: Đơn vị cần yêu cầu các cá nhân chịu trách nhiệm báo cáo về trách
nhiệm của họ trong việc đáp ứng các mục tiêu của tổ chức.
Nguyên tắc 6: Đơn vị phải thiết lập mục tiêu rõ ràng và đầy đủ để xác định và
đánh giá các rủi ro phát sinh trong việc đạt được mục tiêu của đơn vị.
Nguyên tắc 7: Đơn vị phải nhận diện rủi ro trong việc đạt được mục tiêu của đơn
vị, tiến hành phân tích rủi ro để xác định rủi ro cần được quản lý như thế nào.
Nguyên tắc 8: Đơn vị cần xem xét các loại gian lận tiềm tàng khi đánh giá rủi ro
đối với việc đạt mục tiêu của đơn vị.
Nguyên tắc 9: Đơn vị cần xác định và đánh giá những thay đổi của môi trường
ảnh hưởng đến KSNB.
Nguyên tắc 10: Đơn vị phải lựa chọn và phát triển các hoạt động kiểm soát để
góp phần hạn chế các rủi ro giúp đạt mục tiêu trong giới hạn chấp nhận được.
Nguyên tắc 11: Đơn vị lựa chọn và phát triển các hoạt động kiểm soát chung với
công nghệ hiện đại để hỗ trợ cho việc đạt được các mục tiêu.
Nguyên tắc 12: Đơn vị tổ chức triển khai hoạt động kiểm soát thông qua nội
dung các chính sách đã được thiết lập và triển khai chính sách thành các hành động cụ
thể.
Nguyên tắc 13: Đơn vị thu thập, truyền đạt và sử dụng thông tin thích hợp, có
chất lượng để hỗ trợ những bộ phận khác của KSNB.
Nguyên tắc 14: Đơn vị cần truyền đạt trong nội bộ những thông tin cần thiết, bao
gồm cả mục tiêu và trách nhiệm đối với KSNB, nhằm hỗ trợ cho chức năng kiểm soát.
Nguyên tắc 15: Đơn vị cần truyền đạt cho các đối tượng bên ngoài đơn vị về các
vấn đề ảnh hưởng đến KSNB.
10

Nguyên tắc 16: Đơn vị phải lựa chọn, triển khai và thực hiện việc đánh giá liên
tục hoặc định kỳ để biết chắc rằng liệu những thành phần nào của KSNB có hiện hữu
và đang hoạt động.
Nguyên tắc 17: Đơn vị phải đánh giá và thông báo những yếu kém của KSNB
một cách kịp thời cho các đối tượng có trách nhiệm bao gồm nhà quản lý và HĐQT để
có những biện pháp khắc phục.
Khái niệm kiểm soát nội bộ theo INTOSAI
Theo hướng dẫn chuẩn mực kiểm soát nội bộ của INTOSAI (1992), kiểm soát
nội bộ là cơ cấu của một tổ chức, bao gồm nhận thức, phương pháp, quy trình và các
biện pháp của người lãnh đạo nhằm bảo đảm sự hợp lý để đạt được các mục tiêu của tổ
chức.
Theo INTOSAI (2001), kiểm soát nội bộ là một quá trình xử lý toàn bộ được
thực hiện bởi nhà quản lý và các cá nhân trong tổ chức, quá trình này được thiết kế để
phát hiện các rủi ro và cung cấp một sự đảm bảo hợp lý để đạt được mục tiêu của tổ
chức. Các mục tiêu cần đạt được bao gồm:
- Thực hiện các hoạt động một cách hợp lý kỷ cương, có đạo đức, có kinh tế, hiệu
quả và thích hợp.
- Thực hiện đúng trách nhiệm.
- Tuân thủ luật pháp hiện hành và các nguyên tắc, quy định.
- Bảo vệ các nguồn lực chống thất thoát, sử dụng sai mục đích và tổn thất.
Theo INTOSAI (2013), khái niệm về kiểm soát nội bộ cũng giống như INTOSAI
(2001), tuy nhiên về mục tiêu của báo cáo theo INTOSAI có thay đổi theo hướng dẫn
về quản trị rủi ro, kiểm soát nội bộ và biện pháp để giảm thiểu gian lận, từ đó giúp cải
thiện hiệu quả hoạt động cũng như tăng cường sự giám sát của tổ chức, có cả yếu tố
ERP trong quản lý.
Trong luận văn này, tác giả ứng dụng INTOSAI 2001 cho các trường tiểu học
trên địa bàn thành phố Cần Thơ vì nếu ứng dụng INTOSAI 2013 bao gồm cả yếu tố
ERP trong quản lý (hệ thống phần mền quản lý đa chức năng) mà các trường tiểu học
hiện nay chưa phát triển và sử dụng ERP trong quản lý vì hai lý do là không phù hợp
với quy mô và tốn nhiều chi phí.
11

Các yếu tố cấu thành của hệ thống kiểm soát nội bộ theo INTOSAI 2001
Tương tự như báo cáo COSO, INTOSAI 2001 đưa ra 05 yếu tố của hệ thống
kiểm soát nội bộ bao gồm (1) môi trường kiểm soát, (2) đánh giá rủi ro, (3) các hoạt
động kiểm soát, (4) thông tin và truyền thông, và (5) giám sát.
Môi trường kiểm soát
Môi trường kiểm soát tạo nên sắc thái chung cho một tổ chức, ảnh hưởng đến ý
thức kiểm soát của các nhân viên. Môi trường kiểm soát là nền tảng cho tất cả các yếu
tố khác của kiểm soát nội bộ, tạo lập một nề nếp kỷ cương, đạo đức và cơ cấu tổ chức.
Các nhân tố trong môi trường kiểm soát bao gồm:
Sự liêm chính và giá trị đạo đức: Sự liêm chính và giá trị đạo đức của nhà quản
lý và đội ngũ nhân viên xác định thái độ cư xử chuẩn mực trong công việc của họ, thể
hiện qua sự tuân thể các điều lệ, quy định và đạo đức về cách thức ứng xử của cán bộ
công chức nhà nước.
Năng lực nhân viên: Năng lực nhân viên bao gồm trình độ hiểu biết và kỹ năng
làm việc cần thiết để đảm bảo việc thực hiện có kỷ cương, trung thực, tiết kiệm, hiệu
quả và hữu hiệu, cũng như sự am hiểu đúng đắn về trách nhiệm của bản thân trong
việc thiết lập hệ thống kiếm soát nội bộ.
Triết lý quản lý và phong cách lãnh đạo: Triết lý quản lý và phong cách lãnh đạo
thể hiện qua cá tính, tư cách và thái độ của nhà quản lý khi điều hành. Nếu nhà quản lý
cấp cao cho rằng kiểm soát nội bộ là quan trọng thì những thành viên khác trong tổ
chức cũng sẽ cảm nhận được điều đó và sẽ theo đó mà tận tâm xây dựng hệ thống
kiểm soát nội bộ. Tình thần này biểu hiện ra thành những quy định đạo đức ứng xử
trong cơ quan.
Cơ cấu tổ chức: Một cơ cấu tổ chức hợp lý sẽ đảm bảo cho sự thông suốt trong
việc ủy quyền và phân công trách nhiệm. Cơ cấu tổ chức được thiết kế sao cho có thể
ngăn ngừa được các vi phạm trong quy chế kiểm soát nội bộ và loại được những hoạt
động không phù hợp. Hoạt động được xem là không phù hợp là những hoạt động mà
sự kết hợp của chúng có thể dẫn đến sự vi phạm và che dấu sai lầm và gian lận.
Chính sách nhân sự: Chính sách nhân sự bao gồm việc tuyển dụng, huấn luyện,
giáo dục, đánh giá, bổ nhiệm, khen thưởng hay kỷ luật, hướng dẫn nhân viên. Nhà lãnh
đạo cần thiết lập các chương trình động viên, khuyến khích bằng các hình thức khen
12

thưởng và nâng cao mức khuyến khích cho các hoạt động cụ thể. Đồng thời các hình
thức kỷ luật nghiêm khắc cho hành vi vi phạm cũng cần được các nhà lãnh đạo quan
tâm.
Công tác kế hoạch: Nhà quản lý trong bất kỳ một công việc nào dù là lớn hay
nhỏ thì điều đầu tiên họ cần làm đó là lập kế hoạch, kế hoạch không chỉ định hướng
cho công việc sẽ làm mà nó còn là công cụ để kiểm soát quá trình thực hiện công việc
đó. Kế hoạch lập một cách khoa học, nghiêm túc và sát với tình hình thực tế bao nhiêu
thì công việc kiểm soát càng dễ dàng bấy nhiêu.
Đánh giá rủi ro
Kiểm soát nội bộ phục vụ để đạt mục tiêu tổ chức, việc đánh giá rủi ro là rất quan
trọng vì nó ghi nhận các sự kiện quan trọng đe dọa đến mục tiêu, nhiệm vụ của đơn vị
và liên quan đến sự phân chia trách nhiệm và nguồn lực đối phó rủi ro. Đánh giá rủi ro
bao gồm quá trình nhận dạng và phân tích các rủi ro đe dọa mục tiêu của tổ chức và
xác định biện pháp xử lý phù hợp.
Nhận dạng rủi ro: Rủi ro bao gồm rủi ro bên ngoài và rủi ro bên trong, rủi ro ở
cấp toàn đơn vị và rủi ro từng hoạt động. Rủi ro được xem xét liên tục trong suốt quá
trình hoạt động của đơn vị. Liên quan đến khu vực công, các cơ quan nhà nước phải
quản trị rủi ro ảnh hưởng đến mục tiêu được giao phó.
Đánh giá rủi ro: là đánh giá tầm quan trọng, ước tính thiệt hại mà rủi ro gây ra
và khả năng xảy ra rủi ro. Có nhiều phương pháp đánh giá rủi ro tùy theo mỗi loại rủi
ro, tuy nhiên, phải đánh giá rủi ro một cách có hệ thống.
Phát triển các biện pháp đối phó: có 04 biện pháp đối phó với rủi ro gồm phân
tán rủi ro, chấp nhận rủi ro, tránh né rủi ro và xử lý hạn chế rủi ro. Trong phần lớn các
trường hợp các rủi ro phải được xử lý hạn chế và đơn vị duy trì kiểm soát nội bộ để có
biện pháp thích hợp, bởi vì đơn vị của nhà nước phải làm theo nhiệm vụ được giao.
Khi môi trường thay đổi như các điều kiện về kinh tế, chế độ của nhà nước, công
nghệ, luật pháp sẽ làm rủi ro thay đổi thì việc đánh giá rủi ro cũng nên thường xuyên
xem lại, điều chỉnh theo từng thời kỳ.
Hoạt động kiểm soát
Hoạt động kiểm soát là những chính sách và những thủ tục đối phó rủi ro và đảm
bảo đạt được mục tiêu, nhiệm vụ của đơn vị. Để đạt được hiệu quả, hoạt động kiểm
13

soát phải phù hợp, nhất quán giữa các thời kỳ, dễ hiểu, đáng tin cậy và liên hệ trực tiếp
đến mục tiêu kiểm soát. Hoạt động kiểm soát bao gồm kiểm soát phòng ngừa và phát
hiện rủi ro. Cân bằng giữa thủ tục kiểm soát phát hiện và phòng ngừa là phối hợp các
hoạt động kiểm soát để hạn chế, bổ sung lẫn nhau giữa các thủ tục kiểm soát.
Thủ tục phân quyền và xét duyệt: Việc thực hiện các nghiệp vụ chỉ được thực
hiện bởi người được ủy quyền theo trách nhiệm và phạm vi của họ. Ủy quyền là một
cách thức chủ yếu để đảm bảo rằng chỉ có những nghiệp vụ có thực mới được phê
duyệt đúng mong muốn của người lãnh đạo. Các thủ tục ủy quyền phải được tài liệu
hóa và công bố rõ ràng, phải bao gồm những điều kiện cụ thể. Tuân thủ những quy
định chi tiết của sự ủy quyền, nhân viên hành động đúng theo hướng dẫn, trong giới
hạn được quy định bởi nhà quản lý và pháp luật.
Phân chia trách nhiệm: Một hệ thống kiểm soát đòi hỏi không có người nào
được giao quá nhiều trách nhiệm và quyền hạn. Một người không thể khách quan thấy
được hết các sai phạm và cũng tạo môi trường dễ xảy ra gian lận. Để ngăn chặn các sai
phạm hoặc gian lận thì rất cần phải phân công các chức năng riêng biệt cho từng
người.
Chứng từ và sổ sách ghi chép: Việc thiết kế mẫu chứng từ, sổ sách và sử dụng
chúng một cách thích hợp giúp đảm bảo sự ghi chép chính xác và đầy đủ tất cả các dữ
liệu về nghiệp vụ xảy ra, các mẫu chứng từ và sổ cách cần đơn giản và hữu hiệu cho
việc ghi chép, giảm thiểu các sai sót, ghi trùng lắp, dễ đối chiếu và xem lại khi cần
thiết. Chứng từ cần để các khoảng trống cho sự phê duyệt và xác nhận của những
người có liên quan đến nghiệp vụ. Đánh số thống nhất các chứng từ phát sinh ở đơn vị
để dễ quản lý, dễ truy tìm và giảm thiểu các gian lận, sai phạm có thể xảy ra.
Bảo vệ tài sản: Tài sản của một tổ chức không chỉ là tiền, hàng hóa, máy móc
thiết bị,.. mà còn là thông tin. Các thủ tục cần có để bảo vệ tài sản gồm giám sát hiệu
quả, phân định riêng biệt các chứng năng; bảo quản và ghi chép về tài sản, thông tin;
giới hạn việc tiếp cận với tài sản; giữ tài sản ở nơi riêng biệt; đảm bảo an toàn, bảo
quản con dấu và chữ ký khắc sẵn.
Kiểm tra, đối chiếu: Các nghiệp vụ và sự kiện phải được kiểm tra trước và sau
khi xử lý. Sổ sách được đối chiếu với các chứng từ thích hợp để kịp thời phát hiện và
xử lý các sai sót.
14

Thông tin và truyền thông


Thông tin trong một tổ chức được nghiên cứu nhằm phụ vụ cho quá trình ra
quyết định các hoạt động của đơn vị. Như vậy không phải bất kỳ tin tức nào cũng trở
thành thông tin cần thiết mà nó phải đáp ứng được các yêu cầu về tính chính xác, tính
kịp thời, tính đầy đủ và hệ thống, tính bảo mật. Thông tin được cung cấp qua hệ thống
thông tin. Trong đó, hệ thống thông tin kế toán là một phân hệ quan trọng. Ngoài ra
các phân hệ thông tin khác như lưu trữ, tra cứu cũng rất cần thiết đối với kiểm soát nội
bộ vì nó cung cấp cơ sở cho những nhận định, phân tích tình hình hoạt động, về những
rủi ro và cơ hội liên quan đến hoạt động của đơn vị.
Truyền thông là một phần của hệ thống thông tin nhưng được nêu ra để nhấn
mạnh vai trò của việc truyền đạt thông tin. Các kênh truyền thông bao gồm truyền
thông từ cấp trên xuống cấp dưới, từ cấp dưới phản hồi lên cấp trên, trao đổi giữa các
bộ phận trong tổ chức, giữa tổ chức với các đối tượng bên ngoài,…
Giám sát
Giám sát là quá trình mà nhà quản lý đánh giá chất lượng của hoạt động kiểm
soát. Điều quan trọng trong giám sát là phải xác định kiểm soát nội bộ có vận hành
đúng như thiết kế không và có cần thiết phải sửa đổi chúng cho phù hợp với từng giai
đoạn không. Để đạt được kết quả, cần phải thực hiện những hoạt động giám sát thường
xuyên hoặc định kỳ, trong đó:
Giám sát thường xuyên đạt được thông qua việc tiếp nhận các ý kiến đóng góp
của khách hàng, nhà cung cấp,… hoặc xem xét các báo cáo hoạt động và phát hiện các
biến động bất thường
Giám sát định kỳ được thực hiện thông qua các cuộc kiểm toán định kỳ do các
kiểm toán viên nội bộ, hoặc do kiểm toán viên độc lập thực hiện.
2.1.4 Tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ
Khái niệm tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ được nêu ra trong báo cáo
của COSO (2013), một hệ thống kiểm soát nội bộ được gọi là hữu hiệu khi hệ thống
này hài lòng đồng thời hai tiêu chuẩn sau đây:
Một là, năm thành phần của kiểm soát nội bộ và các nguyên tắc kiểm soát liên
quan đều phải hiện hữu và vận hành theo đúng chức năng của chúng trong thực tế.
Hai là, năm thành phần cùng hoạt động như một thể thống nhất.
15

Bên cạnh đó, khi đánh giá một hệ thống kiểm soát nội bộ là hữu hiệu, nhà quản
lý cần đảm bảo hợp lý các danh mục tiêu tiêu sau đây: hoạt động của tổ chức đạt hữu
hiệu và hiệu quả; báo cáo tài chính được lập và trình bày một cách đáng tin cậy; tuân
thủ pháp luật và các quy định có liên quan.
Đối với khu vực công thì hệ thống kiểm soát nội bộ là hữu hiệu, phải đáp ứng
được các yêu cầu theo bản hướng dẫn kiểm soát nội bộ của INTOSAI 2001. Theo
INTOSAI 2001 thì có 05 yếu tố cần phải xem xét của hệ thống kiểm soát nội bộ đó là
môi trường kiểm soát, đánh giá rủi ro, hoạt động kiểm soát, thông tin và truyền thông,
giám sát.
2.2 Tổng quan về các đơn vị sự nghiệp có thu
2.2.1 Đặc điểm của đơn vị sự nghiệp có thu
Đơn vị sự nghiệp có thu là một loại đơn vị sự nghiệp công lập có nguồn thu sự
nghiệp, do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập, là đơn vị dự toán độc lập, có
con dấu và tài khoản riêng, tổ chức bộ máy kế toán theo quy định của Luật Kế toán.
Dựa trên nguồn thu sự nghiệp, các đơn vị sự nghiệp có thu được phân loại như
sau:
- Đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm chi phí hoạt động.
- Đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động.
- Đơn vị sự nghiệp do ngân sách nhà nước bảo đam toàn bộ chi phí hoạt động.
Nguồn tài chính của đơn vị sự nghiệp có thu
Nguồn thu từ ngân sách nhà nước cấp: Kinh phí không thường xuyên được ngân
sách nhà nước cấp cho các đơn vị bao gồm kinh phí thực hiện các đề tài nghiên cứu
khoa học cấp nhà nước, cấp bộ, ngành; chương trình mục tiêu quốc gia và các nhiệm
vụ đột xuất khác được cấp có thẩm quyền giao. Kinh phí nhà nước thanh toán cho đơn
vị theo chế độ đặt hàng để thực hiện các nhiệm vụ nhà nước giao, theo giá hoạc khung
giá do nhà nước quy định. Kinh phí cấp để tinh giản biên chế theo chế độ nhà nước
quy định đối với số lao động trong biên chế dôi ra. Vốn đầu tư xây dựng cơ sở vật
chất, mua sắm trang thiết bị phục vụ hoạt động theo dự án và kế hoạch hàng năm, vốn
đối ứng cho các dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
16

Nguồn thu sự nghiệp của đơn vị gồm tiền thu phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà
nước cấp. Mức thu phí, lệ phí, tỷ lệ nguồn thu được để lại đơn vị sử dụng và nội dung
chi được thực hiện theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền với từng loại
phí, lệ phí. Thu từ hoạt động sản xuất, cung ứng dịch vụ. Mức thu từ các hoạt động
này do thủ trưởng các đơn vị quyết định, theo nguyên tắc đảm bảo bù đắp chi phí và có
tích lũy. Các khoản thu sự nghiệp khác theo quy định của pháp luật (nếu có).
Nguồn thu khác theo quy định của pháp luật: thu từ các dự án viện trợ, quà biếu
tặng, vay tín dụng ngân hàng hoặc quỹ hỗ trợ phát triển để mở rộng và nâng cao chất
lượng hoạt động sự nghiệp và tự chịu trách nhiệm trả nợ vay theo quy định của pháp
luật.
Nhiệm vụ chi của đơn vị sự nghiệp có thu
Chi hoạt động thường xuyên của đơn vị theo hoạt động chức năng, nhiệm vụ
được cấp có thẩm quyền giao và chi cho các hoạt động thu có sự nghiệp bao gồm: chi
cho người lao động, chi quản lý hành chính, chi các hoạt động nghiệp vụ chuyên môn,
chi hoạt động tổ chức thu phí, lệ phí, chi hoạt động sản xuất, cung ứng dịch vụ, chi
mua sắm dụng cụ thay thể, sửa chữa thường xuyên cơ sở vật chất, các khoản khác theo
quy định của pháp luật, chi thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nước, bộ,
ngành, chương trình mục tiêu quốc gia, chi thực hiện nhiệm vụ đặt hàng của nhà nước,
chi vốn đối ứng thực hiện các dự án có vốn nước ngoài theo quy định, chi thực hiện
tinh giản biên chế do nhà nước quy định, chi đầu tư phát triển, chi thực hiện các nhiệm
vụ đột xuất được cấp có thẩm quyền giao.
2.2.2 Hoạt động của hệ thống kiểm soát nội bộ ở đơn vị sự nghiệp có thu
Thực hiện triển khai hệ thống kiểm soát nội bộ ở đơn vị sự nghiệp có thu hiện
nay còn yếu kém. Một số tổ chức mơ hồ về hệ thống kiểm soát nội bộ. Một số khác
nhầm lẫn về mặt chức năng giữa kiểm soát nội bộ và kiểm toán nội bộ. Nhiều tổ chức
mơ hồ về phương pháp tiến hành xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ. Nhiều tổ chức
không hiểu rõ sự tương quan của hệ thống kiểm soát nội bộ và hệ thống phòng ban
chức năng và quy trình hoạt động của tổ chức. Nhiều tổ chức gọi tên và nhiệm vụ của
kiểm soát nội bộ bằng những tên gọi khác và mang những ý nghĩa khác,…
17

Tất cả các vấn đề trên cần phải được giải quyết thông qua việc hiểu rõ và nhận
thức đầy đủ về hệ thống kiểm soát nội bộ, các thành phần, phương pháp xây dựng,
phương pháp đánh giá, cải tiến,… một cách bài bản và hệ thống.
Đối với mục tiêu về hoạt động
Mục tiêu hoạt động của các đơn vị sự nghiệp không phải là việc tối đa hóa lợi
nhuận mà là tối đa hóa lợi ích cộng đồng thông qua việc sử dụng hợp lý nguồn lực của
nhà nước. Theo đó, xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ trong khu vực này để đảm bảo
rằng:
- Việc thực hiện các hoạt động của đơn vị đúng phương pháp, đảm bảo tính hữu
hiệu, hiệu quả và quan trọng là phải đạt được tính nhân văn trong các hoạt động của
mình.
- Việc quản lý, sử dụng các nguồn lực một cách hợp lý, hiệu quả, tránh thất thoát,
lạm dụng và sử dụng sai mục đích.
Đối với mục tiêu về báo cáo
Các báo cáo ở đơn vị sự nghiệp thông thường cung cấp các thông tin về tình hình
quản lý ngân quỹ, tình hình sử dụng nguồn kinh phí của nhà nước, tình hình quyết toán
ngân sách nhà nước,… Theo đó, xây dựng hệ thống kiếm soát nội bộ trong khu vực
này để đảm bảo rằng:
- Các thông tin tài chính và phi tài chính phải được trình bày và báo cáo trung
thực và đáng tin cậy.
- Các thông tin tài chính và phi tài chính phải được cung cấp kịp thời, phù hợp
với từng đối tượng bên trong và bên ngoài đơn vị.
Đối với mục tiêu về tuân thủ
Đối với mục tiêu này, xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ để đảm bảo rằng:
- Việc chấp hành nghiêm túc luật ngân sách nhà nước, luật kế toán, luật thuế và
văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan
- Việc chấp hành nội quy và quy chế của đơn vị sự nghiệp.
18

2.2.3 Đặc điểm đơn vị đơn vị sự nghiệp giáo dục đào tạo công lập
Đơn vị sự nghiệp giáo dục đào tạo công lập là đơn vị sự nghiệp thuộc sở hữu nhà
nước, do nhà nước thành lập gắn liền với chức năng cung ứng dịch vụ giáo dục đào tạo
cho xã hội và được nhà nước cấp phát kinh phí hoạt động có những đặc điểm sau:
Bên cạnh những đặc điểm của đơn vị sự nghiệp công lập, đơn vị sự nghiệp trong
lĩnh vực giáo dục đào tạo còn có những đặc trưng cơ bản, thể hiện sự khác biệt về
chức năng, nhiệm vụ trong họat động của mình:
Thứ nhất hoạt động của đơn vị giáo dục đào tạo công lập mang tính định hướng
của nhà nước trong từng thời kỳ, đặc biệt đối với hoạt động đào tạo;
Thứ hai đơn vị sự nghiệp giáo dục cung ứng các dịch vụ công đặc biệt vì sản
phẩm của nó là tri thức;
Thứ ba đơn vị sự nghiệp giáo dục đào tạo công lập sử dụng chính con người để
giáo dục đào tạo con người;
Thứ tư hoạt động sự nghiệp trong các đơn vị sự nghiệp giáo dục đào tạo mang
tính kết nối cao giữa gia đình, nhà trường và xã hội;
Thứ năm, năm học không trùng với năm ngân sách.
Tóm lại: Đơn vị sự nghiệp trong lĩnh vực giáo dục đào tạo có những đặc trưng cơ
bản, thể hiện sự khác biệt về chức năng, nhiệm vụ trong họat động như đã nêu trên. Do
vậy kế toán trong tổ chức này cũng có những khác biệt như:
- Nhân sự kế toán thường được định biên ít;
- Tổ chức kế toán theo hướng kiêm nhiệm nhiều nhiệm vụ;
- Kế toán khoản thu học phí đều phải chịu sự kiểm soát của kho bạc;
- Kế toán khoản thu từ hoạt động biếu tặng tài trợ chưa có hướng dẫn chi tiết từ
cơ quan cấp trên.
- Tự chủ một phần về hoạt động tài chính.
2.3 Một vài lý thuyết liên quan đến kiểm soát nội bọ
2.3.1 Lý thuyết đại diện (agency theory)
- Nội dung lý thuyết
Lý thuyết đại diện xuất hiện trong những năm 1970 với nghiên cứu đầu tiên tập
trung vào những vấn đề thông tin bất cân xứng giữa người chủ sở hữu và người quản
19

lý trong ngành bảo hiểm (Spence và Zeckhauser, 1971; Ross, 1973). Sau đó, nó nhanh
chóng trở thành một lý thuyết vận dụng vào các lĩnh vực khác về những vấn đề liên
quan đến hợp đồng đại diện giữa người chủ sở hữu và người thay mặt người chủ sở
hữu để điều hành hoạt động của đơn vị - gọi là người đại diện (Jensen và Meckling,
1976; Harris và Raviv, 1978).
Người chủ sở hữu mong muốn người đại diện hoàn thành mục tiêu của mình đặt
ra và người đại diện phải thực hiện công việc một cách hiệu quả và trung thực. Người
đại diện có nhiều thẩm quyền trong việc điều hành hoạt động của đơn vị. Do đó, tồn
tại khả năng người đại diện không thực hiện hết những yêu cầu của người sở hữu vốn
đề ra, dẫn tới xung đột lợi ích giữa người sở hữu vốn và người đại diện.
- Áp dụng lý thuyết vào đề tài
Trong các đơn vị hành chính sự nghiệp công thì nhà nước là người chủ sở hữu
vốn, còn thủ trưởng các cơ quan hành chính là người đại diện cho nhà nước để điều
hành hoạt động của đơn vị. Nhà nước luôn mong muốn các đơn vị phải hoàn thành
nhiệm vụ do nhà nước nước giao và các đơn vị phải hoạt động hiệu quả, bảo vệ tài sản
của nhà nước.
2.3.2 Lý thuyết tâm lý học
- Nội dung lý thuyết
Lý thuyết tâm lý học nhấn mạnh vai trò con người trong tổ chức, quan điểm của
lý thuyết này cho rằng năng suất lao động không chỉ do yếu tố vật chất quyết định mà
còn do nhu cầu tâm lý xã hội của con người. Pollet (1896) cho rằng trong quá trình
làm việc, người lao động có các mối quan hệ với nhau và với các nhà quản lý. Hiệu
quả của hoạt động kiểm soát, giám sát phụ thuộc vào việc giải quyết các mối quan hệ
này. Các tác giả về hành vi con người cho rằng hoạt động của con người phụ thuộc
nhiều vào các yếu tố tâm lý xã hội, và chính các yếu tố tâm lý xã hội này tạo nên các
quan hệ tốt đẹp trong quá trình lao động, từ đó mà có thể đạt hiệu quả cao trong quá
trình làm việc. Hopwood (1972) sử dụng lý thuyết tâm lý nghiên cứu cấp trên sử dụng
thông tin kế toán để đánh giá cấp dưới và ảnh hưởng của cấp dưới với các nhân viên
khác.
20

- Áp dụng lý thuyết vào đề tài


Lý thuyết tâm lý chỉ ra rằng việc thiết lập và vận hành hệ thống kiểm soát nội bộ
trong tổ chức phải xem xét tác động đến mối quan hệ con người trong tổ chức (quan hệ
cấp trên với cấp dưới, quan hệ giữa các bộ phận trong tổ chức với nhau). Điều này liên
quan đến quá trình hoạch định ngân sách, quá trình kiểm soát, đánh giá và ra quyết
định, do đó cần có các chính sách khuyến khích, tạo được động lực và hướng đến việc
nâng cao hiệu suất của các bộ phận.
2.4 Lược khảo các nghiên cứu có liên quan
2.4.1 Một số nghiên cứu nước ngoài
Chủ đề kiểm soát nội bộ đã được quan tâm từ rất sớm với khá nhiều nghiên cứu
được thực hiện trên thế giới. Có thể kể đến các nghiên cứu tiêu biểu như:
Lannoye (1999) cho rằng hệ thống kiểm soát nội bộ hữu hiệu chịu ảnh hưởng
trực tiếp từ các nhân tố như quy tắc ứng xử, cơ cấu bộ máy tổ chức, các chính sách về
giá trị đạo đức. Ngoài ra, nếu môi trường kiểm soát tại đơn vị được đảm bảo tốt sẽ tác
động lên những nhân tố còn lại và góp phần lớn trong việc nâng cao tính hữu hiệu của
kiểm soát nội bộ. Để xây dựng mô hình chuẩn nhằm đánh giá hệ thống kiểm soát nội
bộ, Conor & cộng sự (2004) đã thực hiện nghiên cứu bằng việc phỏng vấn 94 kiểm
toán viên của 5 công ty kiểm toán Úc về phương pháp mà họ sử dụng. Kết quả nghiên
cứu cho thấy việc đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ cần dựa vào 7 yếu tố thuộc 3
thành phần đó là môi trường kiểm soát, hệ thống thông tin và thủ tục kiểm soát, chi tiết
như sau: (1) triết lý quản lý và phong cách điều hành của nhà quản lý, (2) cơ cấu bộ
máy tổ chức, (3) chuyển giao quyền và trách nhiệm, (4) kiểm soát nội bộ, (5) áp dụng
công nghệ thông tin, (6) nguồn nhân lực, (7) ủy ban kiểm toán.
Dựa vào cơ sở lý thuyết về hệ thống kiểm soát nội bộ của COSO 1992, Amudo &
Inanga (2009) thực hiện nghiên cứu nhằm đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của 11
dự án tại Uganda thông qua việc sử dụng phương pháp thống kê mô tả, phân tích nhân
tố khám phá EFA kết hợp với phân tích hồi quy. Kết quả phân tích hồi quy cho thấy 06
thành phần của hệ thống kiểm soát nội bộ bao gồm môi trường kiểm soát, đánh giá rủi
ro, hoạt động kiểm soát, thông tin và truyền thông, giám sát, yếu tố công nghệ là các
nhân tố ảnh hưởng đến sự hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ. Sultana & Haque
(2011) cũng tiến hành nghiên cứu sự hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ dựa theo
21

khuôn mẫu báo cáo của COSO 1992 tại 6 ngân hàng tư nhân ở Bangladesh. Kết quả
nghiên cứu đã chỉ ra rằng để xác định được khả năng đảm bảo hoạt động của đơn vị
phù hợp với mục tiêu đề ra thì cần đánh giá cấu trúc kiểm soát nội bộ trong từng đơn
vị. Năm thành phần của hệ thống kiểm soát nội bộ bao gồm (1) môi trường kiểm soát,
(2) đánh giá rủi ro, (3) hệ thống thông tin truyền thông, (4) hoạt động kiểm soát, (5)
giám sát và hai nhân tố (6) ủy quyền, (7) mối quan hệ cộng tác có tác động đến tính
hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ. Các thành phần trong hệ thống kiểm soát nội
bộ hoạt động tốt sẽ đảm bảo hợp lý các mục tiêu kiểm soát và vì thế đảm bảo sự hữu
hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ.
Wittayapoom & Sumalee (2012) cũng tiến hành nghiên cứu tác động của hiệu
quả kiểm soát nội bộ đến độ tin cậy của báo cáo tài chính bằng dữ liệu thu thập từ 124
trưởng kiểm toán viên điều hành của các công ty niêm yết tại Thái Lan. Kết quả cho
thấy hiệu quả của kiểm soát nội bộ ảnh hưởng đáng kể đến độ tin cậy của báo cáo tài
chính. Bên cạnh đó, năm nhân tố bao gồm (1) hiệu quả quản lý rủi ro, (2) tuân thủ chất
lượng, (3) thông tin và truyền thông nội bộ tổ chức, (4) giám sát đầy đủ liên tục và (5)
văn hóa tổ chức có ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại các
công ty niêm yết ở Thái Lan.
Badara & Saidin (2013) thực hiện nghiên cứu ảnh hưởng của hệ thống kiểm soát
nội bộ đến tính hữu hiệu của kiểm toán nội bộ trong các cơ quan hành chính địa
phương. Kết quả nghiên cứu cho thấy môi trường kiểm soát, đánh giá rủi ro, các hoạt
động kiểm soát, thông tin và truyền thông, giám sát là các nhân tố có tác động đến
kiểm toán nội bộ tại khu vực công. Afiah & Azwari (2015) đã tiến hành nghiên cứu sự
ảnh hưởng của kiểm soát nội bộ đến chất lượng báo cáo tài chính của khu vực công ở
Nam Sumatera, kết quả cho thấy 4 nhân tố gồm tính thích hợp, độ tin cậy, sự so sánh,
tính kiểm chứng và việc thực hiện quản lý tốt 03 nhân tố gồm sự tham gia, tính giải
trình, tính chính trực có tác động đến hệ thống kiểm soát nội bộ. Joseph, Albert &
Byaruhanga (2015) thực hiện nghiên cứu sự ảnh hưởng của hệ thống kiểm soát nội bộ
trong việc nhận diện và ngăn chặn gian lận tại Kakamega, kết quả cho thấy 05 thành
phần của hệ thống kiểm soát nội bộ có tác động đến các chỉ số của việc nhận diện và
ngăn chặn gian lận.
22

2.4.2 Một số nghiên cứu trong nước


Tại Việt Nam, các nghiên cứu về tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ
được thực hiện khá nhiều; tuy nhiên thường được trình bày trong các luận án tiến sĩ,
luận văn thạc sĩ, rất ít được các nhà nghiên cứu thực hiện đăng báo, tạp chí chuyên
ngành. Một số nghiên cứu liên quan đến vấn đề nghiên cứu này có thể kể đến như sau:
Tạ Thị Thùy Mai (2008) thực hiện nghiên cứu thực trạng và giải pháp nâng cao
tính hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bọ tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở tỉnh
Lâm Đồng. Kết quả nghiên cứu cho thấy phần lớn các doanh nghiệp đều thiết lập hệ
thống kiểm soát nội bộ, được đánh giá thông qua năm thành phần gồm môi trường
kiểm soát, đánh giá rủi ro, hoạt động kiểm soát, thông tin và truyền thông, giám sát.
Tuy nhiên, hệ thống kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp hoạt động chưa hiệu quả,
nguyên nhân là do sự thiếu hụt nhân sự kế toán, nhà quản lý chủ yếu vì mục tiêu lợi
nhuận, các quyết định dựa chủ yếu vào thông tin thị trường và kinh nghiệm phán đoán
cá nhân hơn là dựa vào thông tin do hệ thống kế toán cung cấp, chưa đánh giá định kỳ
hệ thống kiểm soát nội bộ, chưa áp dụng công nghệ thông tin trong việc bảo mật.
Bằng dữ liệu khảo sát 75 doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn thành phố Hồ Chí
Minh, Nguyễn Thị Bích Hiệp (2012) thực hiện nghiên cứu thực trạng hệ thống kiểm
soát nội bộ trong điều kiện ứng dụng các kỹ thuật công nghệ thông tin tại các doanh
nghiệp. Kết quả nghiên cứu cho thấy phần lớn doanh nghiệp quan tâm và xây dựng
đến hệ thống kiểm soát nội bộ cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, hệ thống kiểm soát nội bộ
chưa đạt hiệu quả cao. Nguyên nhân là do sự thiếu hụt về nhân sự kiểm soát nội bộ,
các nhà quản lý doanh nghiệp chưa được đào tạo chuyên sâu, chưa có hướng dẫn cụ
thể của các sở, ban, ngành nhà nước về lĩnh vực này.
Nguyễn Thị Thanh Trúc (2012) tiến hành nghiên cứu thực trạng hệ thống kiểm
soát nội bộ tại các doanh nghiệp viễn thông di động Việt Nam bằng phương pháp
nghiên cứu định tính. Kết quả nghiên cứu cho thấy hầu hết các doanh nghiệp viễn
thông di động đã quan tâm đến kiểm soát nội bộ và xây dựng các yếu tố của hệ thống
kiểm soát nội bộ theo báo cáo COSO 1992 nhằm đạt được mục tiêu đề ra. Tuy nhiên,
việc thực hiện chưa thực sự đạt hiệu quả, vẫn còn nhiều hạn chế trong chính sách khen
thưởng và kỷ luật. Nguyên nhân chủ yếu là do các quy định chưa hợp lý, mối quan hệ
giữa lời ích và chi phí, sự hạn chế về nguồn lực.
23

Nguyễn Ngọc Lý (2016) thực hiện nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến tính
hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp kinh doanh chuỗi cửa
hàng bán lẻ Việt Nam bằng phương pháp phỏng vấn chuyên gia, thống kê mô tả và
phân tích nhân tố. Kết quả nghiên cứu cho thấy 05 nhân tố gồm môi trường kiểm soát,
đánh giá rủi ro, hoạt động kiểm soát, thông tin và truyền thông, giám sát có ảnh hưởng
đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ. Hệ thống kiểm soát nội bộ của các
doanh nghiệp chưa đạt hiệu quả, doanh nghiệp chưa thật sự chú trọng như chưa phân
chia quyền hạn, trách nhiệm một cách rõ ràng; chưa quan tâm đánh giá các loại gian
lận tiềm tàng và rủi ro có thể gặp phải; chưa đối chiếu số liệu định kỳ ở mỗi bộ phận
của từng chuối cửa hàng; chưa đảm bảo tính kịp thời của các kênh thông tin, truyền
thông.
Hồ Tuấn Vũ (2016) khi thực hiện nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hữu
hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ trong các ngân hàng thương mại Việt Nam bằng
phương pháp nghiên cứu định lượng dựa trên đánh giá độ tin cậy Cronbach’s Alpha,
phân tích nhân tố khám phá (EFA) và phân tích hồi quy đa biến. Kết quả nghiên cứu
kết luận rằng có 07 nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ của
ngân hàng thương mại là môi trường kiểm soát, đánh giá rủi ro, thông tin và truyền
thông, hoạt động kiểm soát, giám sát, tổ chức chính trị và lợi ích nhóm. Trong đó, có
hai nhân tố mới có tác động đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ ở các
ngân hàng thương mại là tổ chức chính trị và lợi ích nhóm.
Nguyễn Thị Lê Hà & Trần Thị Ánh (2018) thực hiện nghiên cứu thực trạng hệ
thống kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại tỉnh Thái Nguyên, dựa vào số
liệu thu thập từ 336 doanh nghiệp. Kết quả nghiên cứu cho thấy bốn yếu tố cấu thành
hệ thống kiểm soát nội bộ là môi trường kiểm soát, đánh giá rủi ro, thông tin và truyền
thông và giám sát kiểm soát nội bộ được các doanh nghiệp khảo sát đánh giá ở mức
trung bình. Chỉ có một yếu tố của hệ thống kiểm soát nội bộ là hoạt động kiểm soát
được đánh giá tốt.
Đào Duy Huân & Dương Hồng Chiến (2019) thực hiện nghiên cứu nhằm xác
định các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại Kho
bạc nhà nước An Giang. Dựa trên số liệu khảo sát 212 đáp viên và kết quả phân tích
hồi quy đa biến cho thấy tính hữu hiệu của hệ thống hệ thống kiểm soát nội bộ tại Kho
bạc nhà nước An Giang chịu ảnh hưởng của bốn nhân tố gồm đánh giá rủi ro, môi
24

trường kiểm soát, hoạt động kiểm soát và giám sát. Trong đó, hoạt động kiểm soát có
tác động lớn nhất đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ.
+ Đề tài khoa học “Xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ với việc tăng cường
quản lý tài chính tại Tổng công ty Bưu chính viễn thông Việt Nam” do PGS. TS Ngô
Trí Tuệ và các cộng sự thực hiện năm 2004. Đề tài đã trình bày các vấn đề lý luận cơ
bản về hệ thống KSNB như khái niệm, đặc điểm, mục tiêu và các thành phần của hệ
thống KSNB. Đề tài cũng trình bày các đặc điểm tổ chức hoạt động SXKD và cơ chế
quản lý tài chính, đồng thời chỉ ra những ưu điểm và hạn chế của hệ thống KSNB đối
với quản lý tài chính tại Tổng công ty Bưu chính viễn thông Việt Nam. Trên cơ sở đó,
7 Đề tài đã đề xuất các giải pháp để thiết kế và vận hành hệ thống KSNB giúp tăng
cường quản lý tài chính tại Tổng công ty Bưu chính viễn thông Việt Nam. Tuy nhiên,
đề tài chưa làm rõ các RRTC để làm căn cứ đánh giá và đề xuất các giải pháp hoàn
thiện các chính sách, thủ tục kiểm soát tại Tổng công ty Bưu chính viễn thông Việt
Nam nhằm kiểm soát các rủi ro này.
+ Đề tài khoa học “Nâng cao chất lượng công tác nghiên cứu, đánh giá hệ thống
kiểm soát nội bộ các tập đoàn kinh tế Nhà nước trong quá trình kiểm toán do Kiểm
toán Nhà nước tiến hành”, do GS.TS Ngô Thế Chi và TS Phạm Tiến Hưng đồng chủ
nhiệm thực hiện năm 2013. Đề tài đã khái quát hóa những vấn đề lý luận về đặc điểm
tập đoàn kinh tế Nhà nước và hệ thống KSNB của TĐKT Nhà nước để làm cơ sở cho
công tác nghiên cứu và đánh giá hệ thống KSNB do Kiểm toán Nhà nước thực hiện.
Đề tài tiếp cận hệ thống KSNB từ góc độ đánh giá hệ thống KSNB để phục vụ hoạt
động kiểm toán khi thực hiện quá trình kiểm toán tại các TĐKT Nhà nước. Hệ thống
KSNB chỉ là một nội dung trong đề tài. Nội dung chính của đề tài là tập trung nghiên
cứu, xác định mục tiêu, đối tượng, nội dung, tiêu chí nghiên cứu và đánh giá hệ thống
KSNB của các TĐKT Nhà nước cũng như xây dựng quy trình nghiên cứu và đánh giá
hệ thống KSNB của các TĐKT Nhà nước. Vì vậy, hệ thống KSNB được trình bày
trong đề tài chưa thật đầy đủ trên các phương diện thiết lập và vận hành nhằm đối phó
với các rủi ro của doanh nghiệp.
- Luận án: “Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ trong các doanh nghiệp may
mặc Việt Nam” - Trường Đại học Kinh tế quốc dân – Bùi Thị Minh Hải (năm 2012).
Luận án đã hệ thống hóa các quan điểm về hệ thống KSNB, đồng thời chỉ ra các đặc
điểm chung của ngành may toàn cầu, trong đó nhấn mạnh đến đặc điểm của các doanh
25

nghiệp may gia công xuất khẩu có ảnh hưởng đến hệ thống KSNB. Luận án cũng đã
khảo sát và phân tích các yếu tố cấu thành hệ thống KSNB trong các doanh nghiệp
may mặc Việt Nam. Trên cơ sở đó, đánh giá những điểm mạnh và điểm yếu của các
yếu tố cấu thành nên hệ thống KSNB và đề xuất được những quan điểm và giải pháp
khả thi nhằm hoàn thiện hệ thống KSNB trong các doanh nghiệp may mặc Việt Nam.
Tuy nhiên, trong phần lý luận luận án chưa làm rõ được khái niệm kiểm soát, KSNB, 8
và hệ thống KSNB, chưa nghiên cứu rõ hệ thống KSNB trên quan điểm được thiết kế
và vận hành giúp doanh nghiệp ngăn ngừa, giảm thiểu các rủi ro.
- Luận án: “Tổ chức hệ thống kiểm soát nội bộ trong các đơn vị dự toán trực
thuộc Bộ Quốc phòng” - Trường Đại học Kinh tế quốc dân – Phạm Bính Ngọ (năm
2011). Luận án đã hệ thống hóa và phát triển các vấn đề lý luận chung về hệ thống
KSNB gắn với kiểm soát tài chính trong các đơn vị dự toán quân đội và trình bày kết
quả nghiên cứu thực trạng tổ chức hệ thống KSNB trong các đơn vị dự toán trực thuộc
Bộ Quốc phòng. Luận án đã đề xuất các phương hướng và giải pháp hoàn thiện hệ
thống KSNB phù hợp với đặc thù các đơn vị dự toán trực thuộc Bộ Quốc phòng nhằm
mục đích tăng cường quản lý tài chính trong lĩnh vực an ninh - quốc phòng. Bên cạnh
những thành công, luận án còn có những điểm hạn chế như chưa làm rõ các rủi ro đặc
thù trong các đơn vị toán thuộc Bộ Quốc phòng, vì vậy chưa phản ánh được thực trạng
của hệ thống KSNB tại các đơn vị này trong việc ngăn ngừa, giảm thiểu rủi ro và chưa
đề xuất các giải pháp hoàn thiện hệ thống KSNB theo hướng giúp các đơn vị kiểm soát
rủi ro một cách hữu hiệu .
- Luận án: “Hoàn thiện hệ thống KSNB trong các doanh nghiệp sản xuất xi măng
thuộc Tổng công ty Công nghiệp xi măng Việt Nam” - Học viện Tài chính - Nguyễn
Thu Hoài (năm 2011). Luận án đã hệ thống hóa và làm sáng tỏ hơn các vấn đề lý luận
cơ bản về hệ thống KSNB trong các doanh nghiệp sản xuất dưới góc độ quản trị doanh
nghiệp nhằm định hướng cho các nội dung hoàn thiện hệ thống KSNB, phù hợp với
đặc thù tổ chức kinh doanh và tổ chức quản lý của các doanh nghiệp sản xuất xi măng
trong Tổng công ty Công nghiệp xi măng Việt Nam. Luận án đã đề cập tới việc kiểm
soát trong điều kiện ứng dụng phần mềm kế toán và hệ thống hoạch định nguồn lực
doanh nghiệp (ERP), các thành phần của hệ thống KSNB được trình bày trong luận án
gắn với đặc điểm của doanh nghiệp xi măng và trong điều kiện vận dụng công nghệ
thông tin. Tuy nhiên, luận án cũng chưa chỉ ra được các rủi ro đặc thù, trọng yếu của
26

các doanh nghiệp sản xuất xi măng thuộc Tổng công ty xi măng Việt Nam vì vậy các
giải pháp hoàn thiện hệ thống KSNB vẫn hướng đến các chu trình chủ yếu của quá
trình sản xuất kinh doanh như: chu trình bán hàng và thu tiền, chu trình mua hàng và
thanh toán, chu trình hàng tồn kho và sản xuất, chu trình tiền lương và nhân sự,...giống
như khá nhiều các luận văn, luận án khác, mà chưa hướng đến mục tiêu kiểm soát rủi
ro.
- Luận án: “Hoàn thiện hệ thống KSNB tại Tập đoàn Hóa chất Việt Nam” -
Trường Đại học Kinh tế quốc dân – Nguyễn Thị Lan Anh (năm 2014). Luận án đã hệ
thống hóa các vấn đề lý luận chung về hệ thống KSNB và thực hiện khảo sát phân tích
các yếu tố cấu thành của hệ thống KSNB tại Tập đoàn Hoá chất Việt Nam để đưa ra
các 9 giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống KSNB tại Tập đoàn. Tuy nhiên, luận án
chưa làm rõ được đặc điểm về ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh, về mối quan hệ giữa
công ty mẹ với các công ty thành viên trong Tập đoàn đã ảnh hưởng đến hệ thống
KSNB, để trên cơ sở đó có đề xuất những giải pháp hoàn thiện phù hợp và khả thi hơn.
2.4.3 Nhận xét các nghiên cứu trước đây và khoảng trống nghiên cứu
- Nhận xét các nghiên cứu trước đây
Đối với các công trình nghiên cứu nước ngoài: Phần lớn các nghiên cứu về hệ
thống kiểm soát nội bộ tập trung chủ yếu vào việc phân tích các nhân tố ảnh hưởng
đến hệ thống kiểm soát nội bộ và sự ảnh hưởng của hệ thống kiểm soát nội bộ đến báo
cáo tài chính, đến các hoạt động khác trong việc quản lý tại các doanh nghiệp, ngân
hàng,… dựa theo khuôn mẫu của COSO; chưa có nhiều nghiên cứu thực hiện ở lĩnh
vực giáo dục tại khu vực công.
Đối với các công trình nghiên cứu trong nước: Các đề tài nghiên cứu về hệ thống
kiểm soát nội bội hầu như là nghiên cứu định tính; tập trung chủ yếu vào phân tích
thực trạng hệ thống kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp, thu chi ngân sách tại các
địa phương; trong khi các nghiên cứu phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu
hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ dựa trên nền tảng COSO và INTOSAI về mặt định
lượng còn rất hạn chế.
Trong tất cả các nghiên cứu liên quan đến đề tài, tác giả nhận thấy chưa có
nghiên cứu nào đặt vấn đề về sự liên quan kiểm soát nội bộ trong giáo dục tại các
27

trường tiểu học, đặc biệt trên địa bàn thành phố Cần Thơ. Đây là khoảng trống nghiên
cứu quan trọng và định hướng cho tác giả thực hiện nghiên cứu trong đề tài này.
2.4.4 Mô hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu
2.4.4.1 Mô hình nghiên cứu
Thông qua việc tổng hợp các lý thuyết nền tảng và kế thừa các công trình nghiên
cứu thực hiện trước đây, tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến
tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại các trường tiểu học công lập trên địa
bàn thành phố Cần Thơ bao gồm 05 nhóm yếu tố, đó là môi trường kiểm soát, đánh giá
rủi ro, hoạt động kiểm soát, thông tin và truyền thông, giám sát.

Môi trường kiểm soát

Đánh giá rủi ro

Tính hữu hiệu


Hoạt động kiểm soát của hệ thống
kiểm soát nội bộ
Thông tin và truyền thông

Giám sát

Hình 2.1. Mô hình nghiên cứu đề xuất


2.4.4.2 Giả thuyết nghiên cứu
Dựa trên việc tổng hợp các lý thuyết nền tảng và kế thừa các công trình nghiên
cứu thực hiện trước đây, một số giả thuyết được đặt ra cho mô hình nghiên cứu như
sau:
Môi trường kiểm soát
H1: Môi trường kiểm soát tác động tích cực đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm
soát nội bộ tại các trường tiểu học công lập trên địa bàn thành phố Cần Thơ.
Môi trường kiểm soát là nền tảng của hệ thống kiểm soát nội bộ bao gồm con
người của tổ chức và môi trường làm việc. Môi trường kiểm soát phản ánh đặc tính
của một tổ chức bao gồm tính chính trực, giá trị đạo đức và năng lực của thành viên
28

trong tổ chức; triết lý quản lý và phong cách điều hành; cách thức mà ban quản lý phân
định quyền hạn và trách nhiệm; tổ chức và phát triển nhân sự; và mối quan tâm cũng
như sự giám sát của ban lãnh đạo. Vì thế, một tổ chức có môi trường kiểm soát tốt thì
hệ thống kiểm soát nội bộ của tổ chức mới đạt được tính hữu hiệu.
Đánh giá rủi ro
H2: Đánh giá rủi ro tác động tích cực đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát
nội bộ tại các trường tiểu học công lập trên địa bàn thành phố Cần Thơ.
Đánh giá rủi ro là việc thiết lập các công cụ để xác định, phân tích và quản trị rủi
ro có liên quan đến tiến trình đạt được mục tiêu, nhiệm vụ của tổ chức. Do đó, nếu tổ
chức thực hiện tốt việc đánh giá rủi ro thì hệ thống kiểm soát nội bộ của tổ chức đạt
được sự hữu hiệu.
Hoạt động kiểm soát
H3: Hoạt động kiểm soát tác động tích cực đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm
soát nội bộ tại các trường tiểu học công lập trên địa bàn thành phố Cần Thơ.
Hoạt động kiểm soát bao gồm các chính sách và thủ tục như phê chuẩn, ủy
quyền, kiểm tra, đối chiếu, soát xét việc thực hiện, bảo vệ tài sản, phân chia trách
nhiệm, được thiết lập và thực hiện nhằm đảm bảo các hướng dẫn của ban lãnh đạo
được thực thi. Các hoạt động kiểm soát định hướng vào việc đối phó với rủi ro để đạt
được mục tiêu, nhiệm vụ của tổ chức. Vì thế, nếu tổ chức thực hiện tốt các hoạt động
kiểm soát thì hệ thống kiểm soát nội bộ của tổ chức đạt được tính hữu hiệu.
Thông tin và truyền thông
H4: Thông tin và truyền thông tác động tích cực đến tính hữu hiệu của hệ thống
kiểm soát nội bộ tại các trường tiểu học công lập trên địa bàn thành phố Cần Thơ.
Hệ thống thông tin cung cấp các báo cáo với các thông tin về hoạt động, thông
tin về tài chính và thông tin về tính tuân thủ pháp luật. Truyền thông được thực hiện
trong toàn tổ chức và cần thiết cho nội bộ và cả các đối tượng bên ngoài. Thông tin và
truyền thông hỗ trợ các thành viên của tổ chức thu thập và trao đổi thông tin cần thiết
để thực hiện, quản lý và kiểm soát hoạt động của tổ chức. Vì thế, nếu tổ chức có hệ
thống thông tin và truyền thống tốt thì hệ thống kiểm soát nội bộ của tổ chức mới đạt
được sự hữu hiệu.
29

Giám sát
H5: Giám sát tác động tích cực đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ
tại các trường tiểu học công lập trên địa bàn thành phố Cần Thơ.
Giám sát là một tiến trình đánh giá chất lượng của việc thực hiện của hệ thống
kiểm soát. Việc giám sát được thực hiện qua việc giám sát thường xuyên, hay các đánh
giá độc lập. Nếu hoạt động giám sát đạt hiệu quả thì hệ thống kiếm soát nội bộ của tổ
chức đạt được tính hữu hiệu.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2


Luận văn trình bày về cơ sở lý luận và mô hình nghiên cứu. Đề tài đã trình bày
được tổng quan về hệ thống kiểm soát nội bộ bao gồm lịch sử hình thành và phát triển
của kiểm soát nội bộ trong khu vực công. Theo Coso và Intosai cùng với tính hữu hiệu
của kiểm soát nội bộ. Tiếp đó, đề tài trình bày về các cơ sở lý thuyết của hệ thống
kiểm soát nội bộ gồm lý thuyết đại diện, lý thuyết dự phòng và lý thuyết tâm lý học
cùng với lược khảo các tài liệu nghiên cứu trong và ngoài nước. Cuối cùng, nội dung
chương 2 đã đưa ra được mô hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu.
30

CHƯƠNG 3
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Quy trình nghiên cứu

Vấn đề nghiên cứu

Các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại
các trường tiểu học trên địa bàn thành phố Cần Thơ

Cơ sở lý thuyết
- Các khái niệm có liên quan
- Các lý thuyết có liên quan
- Lược khảo các nghiên cứu có liên quan

Mô hình nghiên cứu + Thang đo

Các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội
bộ tại các trường tiểu học trên địa bàn thành phố Cần Thơ

Nghiên cứu định tính

Điều chỉnh mô hình nghiên cứu và


điều chỉnh thang đo

Nghiên cứu định lượng


Thu thập số liệu
Nhập và xử lý số liệu
Đánh giá độ tin cậy Cronbach Anpha
Phân tích nhân tố khám phá EFA
Phân tích hồi quy đa biến

Kết quả nghiên cứu và thảo luận

Kết luận và kiến nghị


31

3.2 Xây dựng thang đo


Thông qua việc tổng hợp các lý thuyết nền tảng và kế thừa các công trình nghiên
cứu thực hiện trước đây, tác giả đề xuất thang đo đo lường các nhân tố tác động đến
tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại các trường tiểu học công lập trên địa
bàn thành phố Cần Thơ, cụ thể như sau:
3.2.1 Thang đo đo lường nhân tố môi trường kiểm soát
Thang đo đo lường nhân tố môi trường kiểm soát (MTKS) gồm 06 biến quan sát:
Mã hóa biến Tiêu chí
Các quy trình, quy định của đơn vị đề cao giá trị đạo đức và hướng đến
MTKS1
tính trung thực
Nhân viên thành thạo nghiệp vụ để trả lời thắc mắc và luôn thực hiện
MTKS2
đúng quy trình nghiệp vụ đã công khai
Ban giám hiệu đề cao việc việc thực hiện đúng quy trình, quy định và
MTKS3
luôn giải quyết thỏa đáng khi có khiếu nại
Các bộ phận được phân chia đúng trách nhiệm quyền hạn và luôn chủ
MTKS4
động phối hợp với nhau để giải quyết một cách nhanh chóng
Không có sự khác biệt nhiều giữa quy trình đưa ra và việc thực hiện
MTKS5 thực tế các quy trình đó và tuân thủ đúng quy định trong giải quyết
công việc
MTKS6 Các bộ phận làm đúng với trách nhiệm và quyền hạn được đặt ra
3.2.2 Thang đo đo lường nhân tố đánh giá rủi ro
Thang đo đo lường nhân tố đánh giá rủi ro (DGRR) gồm 06 biến quan sát:
Mã hóa
Tiêu chí
biến
Những rủi ro thách thức trong hoạt động nghiệp vụ của đơn vị được
DGRR1
cảnh báo và đánh giá chính xác, cụ thể
Ban hành các tiêu chí nhận diện các rủi ro có thể tác động đến hoạt
DGRR2
động của đơn vị
Rủi ro trong hoạt động được phân tích và đánh giá thông qua công tác
DGRR3
thanh tra, kiểm tra và tự kiểm tra trong đơn vị
DGRR4 Từng bộ phận đều có tiêu chí cảnh báo và nhận biết được rủi ro
DGRR5 Ảnh hưởng của rủi ro tiềm tàng được đánh giá đúng mức
Tác động do thay đổi về môi trường (chính sách, pháp luật) cũng như
DGRR6
tác phong quản lý luôn được xem xét và đánh giá
3.2.3 Thang đo đo lường nhân tố hoạt động kiểm soát
Thang đo đo lường nhân tố hoạt động kiểm soát (HDKS) gồm 06 biến quan sát:
Mã hóa
Tiêu chí
biến
Các quy định, quy trình được thực hiện đúng thông qua hệ thống quản
HDKS1
lý chất lượng TCVN ISO 9001-2015
32

Việc kiểm tra, rà soát và xem xét các quy định, quy trình luôn được
HDKS2
thực hiện và cập nhật, sửa đổi bổ sung kịp thời
HDKS3 Quy trình, quy định luôn được cập nhật phù hợp với thực tiễn
Hệ thống TABMIS gồm quy trình về phân bổ ngân sách, quản lý thu
HDKS4 ngân sách, quản lý chi ngân sách, quản lý ngân quỹ, quản lý tài sản,
quản lý cam kết chi ngân sách, hạch toán kế toán, báo cáo tài chính
Việc thực hiện sai quy trình luôn được chấn chỉnh và khắc phục kịp
HDKS5
thời và đúng quy trịnh
Ban hành quy định quyền hạn và trách nhiệm nhằm tạo thuận lợi cho
HDKS6
việc thực hiện quy trình, quy định
3.2.4 Thang đo đo lường nhân tố thông tin và truyền thông
Thang đo đo lường nhân tố thông tin và truyền thông (TTTT) gồm 07 biến quan
sát:
Mã hóa
Tiêu chí
biến
TTTT1 Thông tin đáp ứng được nhu cầu cho việc thực hiện quy trình, quy định
TTTT2 Thông tin xác thực và thích hợp cho việc thực hiện quy trình, quy định
Thông tin xử lý từ hệ thống có chất lượng cao phục vụ tốt cho việc thực
TTTT3
hiện đúng quy trình, quy định
Việc truyền đạt thông tin giữa các cấp trong đơn vị phục vụ tốt cho việc
TTTT4
thực hiện đúng quy trình, quy định
Các phương thức truyền đạt thông tin trong đơn vị phù hợp phục vụ tốt
TTTT5
cho việc thực hiện đúng quy trình, quy định
Các phương thức truyền đạt thông tin giữa đơn vị và các tổ chức bên
TTTT6
ngoài phù hợp
Việc truyền đạt thông tin giữa đơn vị và các tổ chức bên ngoài tốt phục
TTTT7
vụ tốt cho việc thực hiện đúng quy trình, quy định
3.2.5 Thang đo đo lường nhân tố giám sát

Thang đo đo lường nhân tố giám sát (GS) gồm 07 biến quan sát:
Mã hóa
Tiêu chí
biến
Các bộ phận bên trong đơn vị thường xuyên kiểm tra chéo các nghiệp
GS1
vụ phát sinh đảm bảo đúng quy trình, quy định
Hoạt động giám sát nghiệp vụ tại các bộ phận được thực hiện thông qua
GS2 việc thực hiện đúng các quy trình nghiệp vụ và công tác thanh tra, kiểm
tra, tự kiểm tra
Trưởng các bộ phận thường xuyên kiểm tra đánh giá để đảm bảo đúng
GS3
quy trình, quy định
GS4 Công tác kiểm tra, tự kiểm tra tại đơn vị được thực hiện thường xuyên
GS5 Sai sót trong quy trình, quy định được đánh giá khách quan
Việc báo cáo những sai sót trong quy trình và quy định được thực hiện
GS6
nhanh chóng
Sửa chữa sai sót trong quy trình, quy định được giám sát bởi cấp quản
GS7
lý cao hơn
33

3.2.6 Thang đo đo lường tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ

Thang đo đo lường tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ (HHIEU) gồm 05
biến quan sát:
Mã hóa
Tiêu chí
biến
Việc thực hiện các nghiệp vụ trong đơn vị luôn tuân theo kỷ luật nghề
HHIEU1
nghiệp
Gần như không có hoặc rất ít gian lận, thất thoát hay mất mát về tài sản
HHIEU2
trong thực hiện nghiệp vụ
HHIEU3 Các nghiệp vụ trong đơn vị hoàn toàn phù hợp với pháp luật
Thông tin báo cáo được sử dụng trong đơn vị chính xác và đáng tin cậy
HHIEU4
để thực hiện nghiệp vụ
Các sai phạm trong nghiệp vụ luôn được quy trách nhiệm rõ ràng và cụ
HHIEU5
thể
3.3 Phương pháp nghiên cứu
3.3.1 Phương pháp thu thập số liệu
Cơ sở dữ liệu sử dụng cho nghiên cứu là số liệu sơ cấp được thu thập từ các cán
bộ, nhân viên tại các trường tiểu học trên địa bàn thành phố Cần Thơ.
Phương pháp chọn mẫu: nghiên cứu sử dụng phương pháp chọn mẫu thuận tiện,
cỡ mẫu được xác định dựa theo nghiên cứu của Tabachnick & Fidell (2007) với n và
m lần lượt là cỡ mẫu và số biến quan sát khi đó ta có công thức xác định như sau:
n ≥ 50 + 8m
Như vậy, với 38 biến quan sát thì cỡ mẫu cần thu thập ít nhất là 240 quan sát.
3.3.2 Phương pháp phân tích số liệu
Đối với mục tiêu 1: Để đánh giá thực trạng hệ thống kiểm soát nội bộ tại các
trường tiểu học công lập trên địa bàn thành phố Cần Thơ, đề tài sử dụng phương pháp
thống kê mô tả, phương pháp so sánh bằng số tuyệt đối và số tương đối.
Đối với mục tiêu 2: Để đo lường ảnh hưởng của các yếu tố đến tính hữu hiệu
của hệ thống kiểm soát nội bộ tại các trường tiểu học công lập trên địa bàn thành phố
Cần Thơ, tác giả lần lượt sử dụng các phương pháp.
 Phương pháp thống kê mô tả: phân tích tần số, mô tả trị trung bình.
Ý nghĩa của từng giá trị trung bình đối với thang đo khoảng (Interval Scale)
+ Giá trị khoảng cách = (Maximum - Minimum) / n = (5 - 1)/5 = 0,8
+ Giá trị trung bình ý nghĩa:
34

1,00 - 1,80 Rất không đồng ý/Rất không hài lòng/Rất không quan trọng
1,81 - 2,60 Không đồng ý/Không hài lòng/ Không quan trọng
2,61 - 3,40 Không ý kiến/trung bình
3,41 - 4,20 Đồng ý/ Hài lòng/ Quan trọng
4,21 - 5,00 Rất đồng ý/ Rất hài lòng/ Rất quan trọng
 Đánh giá độ tin cậy thang đo Cronbach’s Alpha
Sau khi có kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo:
- Nếu mối quan hệ giữa biến và α tổng (item-total correlation) trong bảng kết quả
< 0,3 thì biến đó không phù hợp với mô hình, ta loại bỏ biến ra khỏi mô hình.
- Nếu Cronbach’s Alpha tổng của mô hình > 0,8 thì dữ liệu thu thập là dữ liệu
tốt, nếu Cronbach’s Alpha tổng của mô hình (0,7 - 0,8) thì bộ biến sử dụng khá tốt,
còn nếu 0,6 < Crobach’s Alpha tổng của mô hình <0,7 thì bộ biến tạm chấp nhận được
(với điều kiện nghiên cứu này là nghiên cứu mới).
 Phân tích nhân tố khám phá EFA
Phân tích nhân tố là tên chung của một nhóm các thủ tục được sử dụng chủ yếu
để thu nhỏ và tóm tắt các dữ liệu, phân nhóm các dữ liệu trừu tượng và phức tạp hình
thành các biến (dữ liệu mới) cho các nghiên cứu tiếp theo.
Các tham số thống kê trong phân tích nhân tố
- Bartlett’s test of sphericity: Đại lượng Barlett là một đại lượng thống kê dùng
để xem xét giả thuyết các biến không có tương quan trong tổng thể. Nói cách khác, ma
trận tương quan tổng thể là một ma trận đồng nhất, mỗi biến tương quan hoàn toàn với
chính nó (r = 1) nhưng không tương quan với biến khác (r = 0). (Hoàng Trọng – Chu
Nguyễn Mộng Ngọc, tập 2, tr.30).
Ta đặt giả thuyết:
H0: Các biến không có tương quan với nhau.
H1: Các biến có tương quan với nhau.
Nếu kiểm định này có ý nghĩa thống kê (Sig < = 0,05) thì các biến quan sát có
tương quan với nhau trong tổng thể.
35

- Kiểm định KMO là chỉ tiêu dùng để xem xét thích hợp của phân tích nhân tố
khám phá. Giá trị giữa 0 và 1 (KMO > 0,5) thì phân tích nhân tố là thích hợp. Còn nếu
KMO < 0,5 thì không phù hợp.

- Tiêu chí Eigenvalue tối thiểu bằng 1 (  1).

- Tổng phương sai trích  50% (Gerbing & Anderson, 1988).


- Hệ số tải nhân tố (Factor loading): là những hệ số tương quan đơn giữa các biến
FactorLoading 
và các nhân tố. 0,5 là đạt yêu cầu.
 Phân tích hồi quy đa biến
Mô hình hồi quy được trình bày như sau:
Yi = β 0 + β i Xi + u i
Trong đó:
- Yi là biến phụ thuộc
- Xi là các biến độc lập có ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát
nội bộ tại các trường tiểu học công lập trên địa bàn thành phố Cần Thơ.
Tác giả sử dụng kiểm định F trong bảng phân tích phương sai để kiểm định độ
phù hợp của mô hình; sử dụng kiểm định t để kiểm định ý nghĩa thống kê của các hệ
số hồi quy; đồng thời, đánh giá % mức độ giải thích của mô hình hồi quy thông qua hệ
số R2 và hệ số R2 hiệu chỉnh.
Đối với mục tiêu 3. Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống kiểm
soát nội bộ tại các trường tiểu học công lập trên địa bàn thành phố Cần Thơ dựa trên
các phân tích đạt được từ mục tiêu 1 và 2.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Luận văn trình bày về các thiết kế nghiên cứu và quy trình nghiên cứu. Đề tài
nghiên cứu qua hai bước chính đó là nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng.
Nghiên cứu định tính được thực hiện chính bằng cách phỏng vấn chuyên gia. Nghiên
cứu định lượng được thực hiện bằng các phương pháp thống kê mô tả, Cronbach's
Alpha, EFA, hồi quy.
36

CHƯƠNG 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1 Kết quả nghiên cứu định tính xác định các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu
hiệu HTKSNB tại các trường tiểu học công lập trên địa bàn TP. Cần thơ
Sau khi phỏng vấn sâu 15 chuyên gia bao gồm các nhà quản lý giáo dục tại các
trường tiểu học công lập trên địa bàn TP. Cần Thơ, kết quả nghiên cứu cho thấy các
yếu tố trong mô hình nghiên cứu được các chuyên gia chấp nhận, và không có sự điều
chỉnh. Bên cạnh đó, các quan sát trong thang đo cũng được các chuyên gia thống nhất
cao độ. Vì vậy, mô hình nghiên cứu và thang đo đề xuất từ cơ sở lý thuyết sẽ được giữ
nguyên để thu thập dữ liệu trong nghiên cứu định lượng.

Bảng 4.1 Tóm tắt kết quả nghiên cứu định tính
Mã hóa Đánh giá đồng ý /
Tiêu chí
biến tổng chuyên gia
Các quy trình, quy định của đơn vị đề cao giá trị đạo
MTKS1 15/15
đức và hướng đến tính trung thực
Nhân viên thành thạo nghiệp vụ để trả lời thắc mắc
MTKS2 và luôn thực hiện đúng quy trình nghiệp vụ đã công 14/15
khai
Ban giám hiệu đề cao việc việc thực hiện đúng quy
MTKS3 trình, quy định và luôn giải quyết thỏa đáng khi có 13/15
khiếu nại
Các bộ phận được phân chia đúng trách nhiệm quyền
MTKS4 hạn và luôn chủ động phối hợp với nhau để giải 12/15
quyết một cách nhanh chóng
Không có sự khác biệt nhiều giữa quy trình đưa ra và
MTKS5 việc thực hiện thực tế các quy trình đó và tuân thủ 14/15
đúng quy định trong giải quyết công việc
Các bộ phận làm đúng với trách nhiệm và quyền hạn
MTKS6 14/15
được đặt ra
Mã hóa Đánh giá đồng ý /
Tiêu chí
biến tổng chuyên gia
37

Những rủi ro thách thức trong hoạt động nghiệp vụ


DGRR1 của đơn vị được cảnh báo và đánh giá chính xác, cụ 15/15
thể
Ban hành các tiêu chí nhận diện các rủi ro có thể tác
DGRR2 13/15
động đến hoạt động của đơn vị
Rủi ro trong hoạt động được phân tích và đánh giá
DGRR3 thông qua công tác thanh tra, kiểm tra và tự kiểm tra 12/15
trong đơn vị
Từng bộ phận đều có tiêu chí cảnh báo và nhận biết
DGRR4 15/15
được rủi ro
Ảnh hưởng của rủi ro tiềm tàng được đánh giá đúng
DGRR5 14/15
mức
Tác động do thay đổi về môi trường (chính sách,
DGRR6 pháp luật) cũng như tác phong quản lý luôn được 13/15
xem xét và đánh giá
Mã hóa Đánh giá đồng ý /
Tiêu chí
biến tổng chuyên gia
Các quy định, quy trình được thực hiện đúng thông
HDKS1 qua hệ thống quản lý chất lượng TCVN ISO 9001- 14/15
2015
Việc kiểm tra, rà soát và xem xét các quy định, quy
HDKS2 trình luôn được thực hiện và cập nhật, sửa đổi bổ 14/15
sung kịp thời
Quy trình, quy định luôn được cập nhật phù hợp với
HDKS3 13/15
thực tiễn
Hệ thống TABMIS gồm quy trình về phân bổ ngân
sách, quản lý thu ngân sách, quản lý chi ngân sách,
HDKS4 12/15
quản lý ngân quỹ, quản lý tài sản, quản lý cam kết
chi ngân sách, hạch toán kế toán, báo cáo tài chính
Việc thực hiện sai quy trình luôn được chấn chỉnh và
HDKS5 13/15
khắc phục kịp thời và đúng quy trịnh
38

Ban hành quy định quyền hạn và trách nhiệm nhằm


HDKS6 14/15
tạo thuận lợi cho việc thực hiện quy trình, quy định
Mã hóa Đánh giá đồng ý /
Tiêu chí
biến tổng chuyên gia
Thông tin đáp ứng được nhu cầu cho việc thực hiện
TTTT1 14/15
quy trình, quy định
Thông tin xác thực và thích hợp cho việc thực hiện
TTTT2 15/15
quy trình, quy định
Thông tin xử lý từ hệ thống có chất lượng cao phục
TTTT3 12/15
vụ tốt cho việc thực hiện đúng quy trình, quy định
Việc truyền đạt thông tin giữa các cấp trong đơn vị
TTTT4 phục vụ tốt cho việc thực hiện đúng quy trình, quy 13/15
định
Các phương thức truyền đạt thông tin trong đơn vị
TTTT5 phù hợp phục vụ tốt cho việc thực hiện đúng quy 15/15
trình, quy định
Các phương thức truyền đạt thông tin giữa đơn vị và
TTTT6 14/15
các tổ chức bên ngoài phù hợp
Việc truyền đạt thông tin giữa đơn vị và các tổ chức
TTTT7 bên ngoài tốt phục vụ tốt cho việc thực hiện đúng 13/15
quy trình, quy định
Mã hóa Đánh giá đồng ý /
Tiêu chí
biến tổng chuyên gia
Các bộ phận bên trong đơn vị thường xuyên kiểm tra
GS1 chéo các nghiệp vụ phát sinh đảm bảo đúng quy 14/15
trình, quy định
Hoạt động giám sát nghiệp vụ tại các bộ phận được
thực hiện thông qua việc thực hiện đúng các quy
GS2 15/15
trình nghiệp vụ và công tác thanh tra, kiểm tra, tự
kiểm tra
GS3 Trưởng các bộ phận thường xuyên kiểm tra đánh giá 12/15
39

để đảm bảo đúng quy trình, quy định


Công tác kiểm tra, tự kiểm tra tại đơn vị được thực
GS4 15/15
hiện thường xuyên
Sai sót trong quy trình, quy định được đánh giá
GS5 14/15
khách quan
Việc báo cáo những sai sót trong quy trình và quy
GS6 12/15
định được thực hiện nhanh chóng
Sửa chữa sai sót trong quy trình, quy định được giám
GS7 14/15
sát bởi cấp quản lý cao hơn
Mã hóa Đánh giá đồng ý /
Tiêu chí
biến tổng chuyên gia
Việc thực hiện các nghiệp vụ trong đơn vị luôn tuân
HHIEU1 12/15
theo kỷ luật nghề nghiệp
Gần như không có hoặc rất ít gian lận, thất thoát hay
HHIEU2 15/15
mất mát về tài sản trong thực hiện nghiệp vụ
Các nghiệp vụ trong đơn vị hoàn toàn phù hợp với
HHIEU3 14/15
pháp luật
Thông tin báo cáo được sử dụng trong đơn vị chính
HHIEU4 15/15
xác và đáng tin cậy để thực hiện nghiệp vụ
Các sai phạm trong nghiệp vụ luôn được quy trách
HHIEU5 14/15
nhiệm rõ ràng và cụ thể

(Nguồn: kết quả nghiên cứu định tính)


4.2 Thực trạng và đánh giá tính hữu hiệu HTKSNB tại các trường tiểu học công
lập trên địa bàn TP. Cần thơ
4.2.1 Thực trạng môi trường kiểm soát
Trong công tác môi trường kiể, soát, các trường tiểu học công lập tại Thành phố
Cần Thơ đã tổ chức được một môi trường kiểm soát nội bộ khá. Điểm mạnh nhất được
cho rằng môi trường kiểm soát nội bộ tại các trường tiểu học công lập tại Cần Thơ có
các quy trình, quy định của đơn vị đề cao giá trị đạo đức và hướng tới tính trung thực
với điểm đánh giá cao nhất với mức 3,3 điểm trung bình. Thứ hai thế mạnh thuộc về
nhận định “không có sự khác biệt nhiều giữa quy trình đưa ra và việc thực hiện thực tế
40

các quy trình đó và tuân thủ đúng quy định trong giải quyết công việc” tức là các hoạt
động thực tế rất bám sát quy trình kiểm soát nội bộ, và quy trình kiểm soát nội bộ rất
gần, và phù hợp với công việc thực tế đang diễn ra, với mức đánh giá cho nhận định
này là 3,27 điểm trung bình. Cũng trong kết quả nghiên cứu cho thấy, một số nhận
định rằng là các bộ phận được phân chia đúng trách nhiệm quyền hạn chưa được sự
đánh giá cao song song với việc sự phối hợp với nhau một cách nhanh chóng để giải
quyết vấn đề được đánh giá yếu nhất trong toàn bộ yếu tố môi trường kiểm soát với
3,15 điểm trung bình.

Bảng 4.2 Đánh giá thực trạng môi trường kiểm soát
Nội dung nhận định Đánh giá
Các quy trình, quy định của đơn vị đề cao giá trị đạo đức và hướng
3,30
đến tính trung thực
Nhân viên thành thạo nghiệp vụ để trả lời thắc mắc và luôn thực hiện
3,24
đúng quy trình nghiệp vụ đã công khai
Ban giám hiệu đề cao việc việc thực hiện đúng quy trình, quy định và
3,18
luôn giải quyết thỏa đáng khi có khiếu nại
Các bộ phận được phân chia đúng trách nhiệm quyền hạn và luôn chủ
3,15
động phối hợp với nhau để giải quyết một cách nhanh chóng
Không có sự khác biệt nhiều giữa quy trình đưa ra và việc thực hiện
thực tế các quy trình đó và tuân thủ đúng quy định trong giải quyết 3,27
công việc
Các bộ phận làm đúng với trách nhiệm và quyền hạn được đặt ra 3,20

(Nguồn: kết quả phân tích và xử lý số liệu)


4.2.2 Thực trạng hoạt động đánh giá rủi ro
Nhận định “Tác động do thay đổi về môi trường (chính sách, pháp luật) cũng như
tác phong quản lý luôn được xem xét và đánh giá” được đánh giá cao nhất với 3,25
điểm. Đứng thứ hai thuộc về đánh giá “Từng bộ phận đều có tiêu chí cảnh báo và nhận
biết được rủi ro” với điểm đánh giá là 3,24 điểm. kế đến là “Những rủi ro thách thức
trong hoạt động nghiệp vụ của đơn vị được cảnh báo và đánh giá chính xác, cụ thể” và
“Rủi ro trong hoạt động được phân tích và đánh giá thông qua công tác thanh tra, kiểm
tra và tự kiểm tra trong đơn vị” được đánh giá ở mức thứ ba với 3,20 điểm. Yếu điểm
41

được nhận định thấp hơn trong sự tương quan với các quan sát khác thuộc về nhận
định “Ban hành các tiêu chí nhận diện các rủi ro có thể tác động đến hoạt động của
đơn vị” và nhận định “Ảnh hưởng của rủi ro tiềm tàng được đánh giá đúng mức” với
điểm đánh giá lần lượt là 3,18 điểm và 3,05 điểm.
Bảng 4.3 Đánh giá thực trạng hoạt động đánh giá rủi ro
Nội dung nhận định Đánh giá

Những rủi ro thách thức trong hoạt động nghiệp vụ của đơn vị được
3,20
cảnh báo và đánh giá chính xác, cụ thể

Ban hành các tiêu chí nhận diện các rủi ro có thể tác động đến hoạt
3,18
động của đơn vị

Rủi ro trong hoạt động được phân tích và đánh giá thông qua công tác
3,20
thanh tra, kiểm tra và tự kiểm tra trong đơn vị

Từng bộ phận đều có tiêu chí cảnh báo và nhận biết được rủi ro 3,24

Ảnh hưởng của rủi ro tiềm tàng được đánh giá đúng mức 3,05

Tác động do thay đổi về môi trường (chính sách, pháp luật) cũng như
3,25
tác phong quản lý luôn được xem xét và đánh giá

(Nguồn: kết quả phân tích và xử lý số liệu)


Như vậy cho thấy, thực trạng hoạt động đánh giá rủi ro được đánh giá chưa cao,
ở mức trung bình khá. Lợi thế về điểm mạnh với các điểm đánh giá trung bình nếu so
sánh tương quan với các quan sát khác trong cùng một thang đo là các hoạt đọng thay
đổi môi trường, chính sách pháp luật ảnh hưởng đến hoạt động của các trường tiểu học
công lập luôn được xem xét đánh giá kịp thời, đi kèm đó, các trường luôn đánh giá
chính xác và cụ thể rủi ro đối với hoạt động nghiệp vụ.. Cũng từ kết quả nghiên cứu
cho thấy, thực trạng các trường chưa có các tiêu chí nhận diện các rủi ro cụ thể và sự
đánh giá rủi ro tiềm tàng là chưa đúng mực.
4.2.3 Thực trạng hoạt động kiểm soát
Tại các trường tiểu học công lập ở thành phố Cần Thơ, hoạt động kiểm soát nội
bộ dựa vào kết quả nghiên cứu cho thấy các hoạt động đang diễn ra ở mức tốt, trong
thang đo hoạt động kiểm soát tất cả các quan sát đều có điểm đánh giá trung bình nằm
42

ở khoản từ 3,4 đến 4,2 chứng tỏ các hoạt động kiểm soát nội bộ được đánh giá cao.
Lợi thế cao nhất về điểm mạnh thuộc về các quan sát nhận định “Việc thực hiện sai
quy trình luôn được chấn chỉnh và khắc phục kịp thời và đúng quy trịnh” và “Ban
hành quy định quyền hạn và trách nhiệm nhằm tạo thuận lợi cho việc thực hiện quy
trình, quy định” với điểm đánh giá lần lượt là 3,64 điểm và 3,62 điểm.
Bảng 4.4 Đánh giá thực trạng hoạt động kiểm soát
Nội dung nhận định Đánh giá

Các quy định, quy trình được thực hiện đúng thông qua hệ thống quản
3,57
lý chất lượng TCVN ISO 9001-2015

Việc kiểm tra, rà soát và xem xét các quy định, quy trình luôn được
3,55
thực hiện và cập nhật, sửa đổi bổ sung kịp thời

Quy trình, quy định luôn được cập nhật phù hợp với thực tiễn 3,54

Hệ thống TABMIS gồm quy trình về phân bổ ngân sách, quản lý thu
ngân sách, quản lý chi ngân sách, quản lý ngân quỹ, quản lý tài sản, 3,56
quản lý cam kết chi ngân sách, hạch toán kế toán, báo cáo tài chính

Việc thực hiện sai quy trình luôn được chấn chỉnh và khắc phục kịp
3,64
thời và đúng quy trịnh

Ban hành quy định quyền hạn và trách nhiệm nhằm tạo thuận lợi cho
3,62
việc thực hiện quy trình, quy định

(Nguồn: kết quả phân tích và xử lý số liệu)


Điều này cho thấy các trường luôn luôn chấn chỉnh và khắc phục kịp thời nếu
thực hiện công việc sai quy trình, đồng thời các trường tiểu học công lập tại Cần Thơ
đều có ban hành quy định rõ ràng về quyền hạn và trách nhiệm đối với các phòng ban,
cá nhân để các bên có thể tuân thủ thực hiện quy trình, quy định một các thuận lợi
nhất. Đồng thời, kết quả nghiên cứu cũng cho thấy các quy định mà các trường đang
xây dựng được tham khảo từ hệ thống quản lý chất lượng TCVN ISO 9001-2015, các
trường luôn kip thời cập nhật và bổ sung quy trình cho phù hợp với thực tiễn.
43

4.2.4 Thực trạng thông tin và truyền thông


Từ kết quả nghiên cứu cho thấy, thực trạng về thông tin và truyền thông trong hệ
thống kiểm soát nội bộ của các trường tiểu học ở Cần Thơ chưa thực sự tốt, chỉ nằm ở
mức khá, với các đánh giá có điểm trung bình nằm ở khoảng từ 2,8 đến 3,4 điểm.
Điểm đánh giá tương đối đều ở các quan sát, cho thấy có tính thống nhất cao trong
thang đo thông tin và truyền thông. Các quan sát được đánh giá cao và được quy về
điểm mạnh bao gồm “Việc truyền đạt thông tin giữa đơn vị và các tổ chức bên ngoài
tốt phục vụ tốt cho việc thực hiện đúng quy trình, quy định” và “Thông tin đáp ứng
được nhu cầu cho việc thực hiện quy trình, quy định” cùng với “Việc truyền đạt thông
tin giữa các cấp trong đơn vị phục vụ tốt cho việc thực hiện đúng quy trình, quy định”.
Bảng 4.5 Đánh giá thực trạng thông tin và truyền thông
Nội dung nhận định Đánh giá
Thông tin đáp ứng được nhu cầu cho việc thực hiện quy trình, quy định 3,27
Thông tin xác thực và thích hợp cho việc thực hiện quy trình, quy định 3,22
Thông tin xử lý từ hệ thống có chất lượng cao phục vụ tốt cho việc thực
3,21
hiện đúng quy trình, quy định
Việc truyền đạt thông tin giữa các cấp trong đơn vị phục vụ tốt cho việc
3,26
thực hiện đúng quy trình, quy định
Các phương thức truyền đạt thông tin trong đơn vị phù hợp phục vụ tốt
3,24
cho việc thực hiện đúng quy trình, quy định
Các phương thức truyền đạt thông tin giữa đơn vị và các tổ chức bên
3,24
ngoài phù hợp
Việc truyền đạt thông tin giữa đơn vị và các tổ chức bên ngoài tốt phục
3,32
vụ tốt cho việc thực hiện đúng quy trình, quy định

(Nguồn: kết quả phân tích và xử lý số liệu)


4.2.5 Thực trạng hoạt động giám sát
Thực trạng hoạt động giám sát trong công tác kiểm soát nội bộ tại các trường tiểu
học công lập tại Cần Thơ cho thấy đang có tình trạng là tốt với mức điểm đánh giá các
quan trang trong toàn thang đo nằm trong khoảng từ 3,4 điểm đến 4,2 điểm, đây là
khoảng điểm thể hiện sự đánh giá cao đối với các hoạt động này. Điều này cho thấy,
các trường hiện tại trong vấn đề sữa chữa sai sót trong trình trình, quy định đều có sự
44

giám sát bởi cấp quản lý cao hơn, cùng với hoạt động giám sát thể hiện thông qua các
công tác thanh tra, kiểm tra, tự kiểm tra. Ngoài ra, các bộ phận bên trong đơn vị
thường xuyên kiểm tra chéo các nghiệp vụ phát sinh đảm bảo đúng quy trình, quy
định; Trưởng các bộ phận thường xuyên kiểm tra đánh giá để đảm bảo đúng quy trình,
quy định; Công tác kiểm tra, tự kiểm tra tại đơn vị được thực hiện thường xuyên.
Bảng 4.6 Đánh giá thực trạng hoạt động giám sát

Nội dung nhận định Đánh giá

Các bộ phận bên trong đơn vị thường xuyên kiểm tra chéo các nghiệp
3,59
vụ phát sinh đảm bảo đúng quy trình, quy định

Hoạt động giám sát nghiệp vụ tại các bộ phận được thực hiện thông
qua việc thực hiện đúng các quy trình nghiệp vụ và công tác thanh tra, 3,64
kiểm tra, tự kiểm tra

Trưởng các bộ phận thường xuyên kiểm tra đánh giá để đảm bảo đúng
3,53
quy trình, quy định

Công tác kiểm tra, tự kiểm tra tại đơn vị được thực hiện thường xuyên 3,53

Sai sót trong quy trình, quy định được đánh giá khách quan 3,53

Việc báo cáo những sai sót trong quy trình và quy định được thực hiện
3,51
nhanh chóng

Sửa chữa sai sót trong quy trình, quy định được giám sát bởi cấp quản
3,60
lý cao hơn

(Nguồn: kết quả phân tích và xử lý số liệu)


4.2.6 Thực trạng tính hữu hiệu
Đánh giá thực trạng về tính hữu hiệu trong công tác kiểm soát nội bộ tại các
trường tiểu học công lập tại Cần Thơ cho thấy tính hữu hiệu ở mức tốt vì các đánh giá
đều có mức điểm nằm ở khoản từ 3,4 đến 4,2 điểm, đây là khoảng điểm thể hiện sự
đánh giá tốt. Hai yếu tố được đánh giá cao nhất trong tính hữu hiệu đó là “Các nghiệp
vụ trong đơn vị hoàn toàn phù hợp với pháp luật” và “Các sai phạm trong nghiệp vụ
luôn được quy trách nhiệm rõ ràng và cụ thể” với điểm đánh giá lần luwojt là 3,65 và
3,64 điểm. Ngoài ra, kết quả còn cho thấy các trường hiện tại thực hiện các nghiệp vụ
45

rất tuân theo kỷ luật nghề nghiệp và gần như không có hoặc rất ít gian lận, thất thoát
hay mất mát về tài sản trong thực hiện nghiệp vụ.
Bảng 4.7 Đánh giá thực trạng tính hữu hiệu
Nội dung nhận định Đánh giá

Việc thực hiện các nghiệp vụ trong đơn vị luôn tuân theo kỷ luật nghề
3,60
nghiệp

Gần như không có hoặc rất ít gian lận, thất thoát hay mất mát về tài sản
3,58
trong thực hiện nghiệp vụ

Các nghiệp vụ trong đơn vị hoàn toàn phù hợp với pháp luật 3,65

Thông tin báo cáo được sử dụng trong đơn vị chính xác và đáng tin cậy để
3,61
thực hiện nghiệp vụ

Các sai phạm trong nghiệp vụ luôn được quy trách nhiệm rõ ràng và cụ thể 3,64

(Nguồn: kết quả phân tích và xử lý số liệu)


4.3 Kết quả nghiên cứu định lượng
4.3.1 Mô tả mẫu nghiên cứu
4.3.1.1 Thống kê mô tả theo giới tính
Tỷ lệ mẫu khảo sát phân theo giới tính

Nội dung Số lượng Phần trăm Phần trăm tích lũy

Nam 57 21,43 21,43

Nữ 209 78,57 100,00

Tổng 266
(Nguồn: kết quả phân tích dữ liệu)
46

4.3.1.2 Thống kê mô tả theo độ tuổi


Tỷ lệ mẫu khảo sát phân theo độ tuổi

Nội dung Số lượng Phần trăm Phần trăm tích lũy

18 – <30 24 9 9

30 - <40 109 41 50

40 - <50 87 32,71 82,71

50 -<60 46 17,29 100,00

Tổng 266
(Nguồn: kết quả phân tích dữ liệu)

4.3.2 Độ tin cậy của thang đo Cronbach’s Alpha


4.3.2.1 Độ tin cậy của thang đo “Môi trường kiểm soát”

Bảng 4.8 Đánh giá độ tin cậy thang đo “Môi trường kiểm soát” thông qua hệ số
Cronbach’s Alpha
Trung
Hệ số Hệ số
bình Phương sai Cronbach's
tương Cronbach’s
Quan sát thang đo thang đo nếu Alpha toàn
quan biến Alpha nếu loại
nếu loại loại biến thang đo
- tổng biến
biến

MTKS1 16,04 26,693 0,649 0,846

MTKS2 16,10 25,311 0,723 0,833

MTKS3 16,16 25,900 0,676 0,841 0,866

MTKS4 16,18 25,419 0,662 0,844

MTKS5 16,07 26,278 0,615 0,852

MTKS6 16,14 25,700 0,650 0,846

(Nguồn: kết quả phân tích dữ liệu)


47

Nhận xét:
- Hệ số Cronbach’s Alpha của toàn thang đo “Môi trường kiểm soát” (MTKS) là
0,866 >0,6 (đạt tiêu chuẩn về độ tin cậy)
- Hệ số tương quan biến tổng của tất cả các quan sát đều lớn hơn 0,3 nên yêu cầu
về hệ số tương quan biến - tổng của các quan sát đều đạt tiêu chuẩn.
- Không thể loại bỏ bất kỳ quan sát nào để có thể làm tăng hệ số Cronbach’s
Alpha của toàn thang đo.
Vì vậy: Thang đo “Môi trường kiểm soát” đạt độ tin cậy
4.3.2.2 Độ tin cậy của thang đo “Đánh giá rủi ro”

Bảng 4.9 Đánh giá độ tin cậy thang đo “Đánh giá rủi ro” thông qua hệ số Cronbach’s
Alpha
Trung bình
Phương sai Hệ số tương Hệ số Cronbach’s Cronbach's
thang đo
Quan sát thang đo nếu quan biến - Alpha nếu loại Alpha toàn
nếu loại
loại biến tổng biến thang đo
biến

DGRR1 15,93 30,554 0,791 0,883

DGRR2 15,95 32,160 0,662 0,902

DGRR3 15,93 31,105 0,737 0,891


0,907
DGRR4 15,89 30,864 0,769 0,886

DGRR5 16,08 30,280 0,771 0,886

DGRR6 15,88 31,741 0,727 0,892


(Nguồn: kết quả phân tích dữ liệu)
Nhận xét:
- Hệ số Cronbach’s Alpha của toàn thang đo “Đánh giá rủi ro” (ĐGRR) là 0,907
>0,6 (đạt tiêu chuẩn về độ tin cậy)
- Hệ số tương quan biến tổng của tất cả các quan sát đều lớn hơn 0,3 nên yêu cầu
về hệ số tương quan biến - tổng của các quan sát đều đạt tiêu chuẩn.
- Không thể loại bỏ bất kỳ quan sát nào để có thể làm tăng hệ số Cronbach’s
Alpha của toàn thang đo.
48

Vì vậy: Thang đo “Đánh giá rủi ro” đạt độ tin cậy


4.3.2.3 Độ tin cậy của thang đo “Hoạt động kiểm soát”

Bảng 4.10 Đánh giá độ tin cậy thang đo “Hoạt động kiểm soát” thông qua hệ số
Cronbach’s Alpha
Trung bình
Phương sai Hệ số tương Hệ số Cronbach’s Cronbach's
thang đo
Quan sát thang đo nếu quan biến - Alpha nếu loại Alpha toàn
nếu loại
loại biến tổng biến thang đo
biến

HDKS1 17,90 30,089 0,710 0,881

HDKS2 17,92 30,817 0,694 0,884

HDKS3 17,94 29,871 0,755 0,874


0,897
HDKS4 17,92 29,276 0,758 0,874

HDKS5 17,84 30,234 0,729 0,878

HDKS6 17,85 30,777 0,688 0,885


(Nguồn: kết quả phân tích dữ liệu)
Nhận xét:
- Hệ số Cronbach’s Alpha của toàn thang đo “Hoạt động kiểm soát” (HDKS) là
0,897 >0,6 (đạt tiêu chuẩn về độ tin cậy)
- Hệ số tương quan biến tổng của tất cả các quan sát đều lớn hơn 0,3 nên yêu cầu
về hệ số tương quan biến - tổng của các quan sát đều đạt tiêu chuẩn.
- Không thể loại bỏ bất kỳ quan sát nào để có thể làm tăng hệ số Cronbach’s
Alpha của toàn thang đo.
Vì vậy: Thang đo “Hoạt động kiểm soát” đạt độ tin cậy
49

4.3.2.4 Độ tin cậy của thang đo “Thông tin và truyền thông”

Bảng 4.11 Đánh giá độ tin cậy thang đo “Thông tin và truyền thông” thông qua hệ số
Cronbach’s Alpha
Trung bình
Phương sai Hệ số tương Hệ số Cronbach’s Cronbach's
thang đo
Quan sát thang đo nếu quan biến - Alpha nếu loại Alpha toàn
nếu loại
loại biến tổng biến thang đo
biến

TTTT1 19,49 39,481 0,752 0,896

TTTT2 19,55 40,279 0,732 0,898

TTTT3 19,55 39,720 0,735 0,897

TTTT4 19,50 39,783 0,732 0,898 0,911

TTTT5 19,53 39,639 0,723 0,899

TTTT6 19,53 39,805 0,727 0,898

TTTT7 19,45 39,448 0,716 0,900

(Nguồn: kết quả phân tích dữ liệu)


Nhận xét:
- Hệ số Cronbach’s Alpha của toàn thang đo “Thông tin và truyền thông”
(TTTT) là 0,911 >0,6 (đạt tiêu chuẩn về độ tin cậy)
- Hệ số tương quan biến tổng của tất cả các quan sát đều lớn hơn 0,3 nên yêu cầu
về hệ số tương quan biến - tổng của các quan sát đều đạt tiêu chuẩn.
- Không thể loại bỏ bất kỳ quan sát nào để có thể làm tăng hệ số Cronbach’s
Alpha của toàn thang đo.
Vì vậy: Thang đo “Thông tin và truyền thông” đạt độ tin cậy
50

4.3.2.5 Độ tin cậy của thang đo “Giám sát”

Bảng 4.12 Đánh giá độ tin cậy thang đo “abcd” thông qua hệ số Cronbach’s Alpha
Trung bình
Phương sai Hệ số tương Hệ số Cronbach’s Cronbach's
thang đo
Quan sát thang đo nếu quan biến - Alpha nếu loại Alpha toàn
nếu loại
loại biến tổng biến thang đo
biến

GS1 21,35 53,495 0,782 0,916

GS2 21,29 53,951 0,762 0,918

GS3 21,40 53,072 0,770 0,917

GS4 21,40 53,554 0,781 0,916 0,928

GS5 21,40 53,207 0,780 0,916

GS6 21,42 52,977 0,751 0,919

GS7 21,33 53,439 0,770 0,917

(Nguồn: kết quả phân tích dữ liệu)


Nhận xét:
- Hệ số Cronbach’s Alpha của toàn thang đo “Giám sát” (GS) là 0,928 >0,6 (đạt
tiêu chuẩn về độ tin cậy)
- Hệ số tương quan biến tổng của tất cả các quan sát đều lớn hơn 0,3 nên yêu cầu
về hệ số tương quan biến - tổng của các quan sát đều đạt tiêu chuẩn.
- Không thể loại bỏ bất kỳ quan sát nào để có thể làm tăng hệ số Cronbach’s
Alpha của toàn thang đo.
Vì vậy: Thang đo “Thông tin truyền thông” đạt độ tin cậy
51

4.3.2.6 Độ tin cậy của thang đo “Sự hữu hiệu”

Bảng 4.13 Đánh giá độ tin cậy thang đo “Sự hữu hiệu” thông qua hệ số Cronbach’s
Alpha
Trung bình
Phương sai Hệ số tương Hệ số Cronbach’s Cronbach's
thang đo
Quan sát thang đo nếu quan biến - Alpha nếu loại Alpha toàn
nếu loại
loại biến tổng biến thang đo
biến

HHIEU1 14,47 24,801 0,829 0,887

HHIEU2 14,49 24,651 0,769 0,900

HHIEU3 14,42 25,308 0,755 0,902 0,915

HHIEU4 14,46 25,291 0,777 0,898

HHIEU5 14,43 25,386 0,791 0,895

(Nguồn: kết quả phân tích dữ liệu)

Nhận xét:
- Hệ số Cronbach’s Alpha của toàn thang đo “Sự hữu hiệu” (HHIEU) là 0,915
>0,6 (đạt tiêu chuẩn về độ tin cậy)
- Hệ số tương quan biến tổng của tất cả các quan sát đều lớn hơn 0,3 nên yêu cầu
về hệ số tương quan biến - tổng của các quan sát đều đạt tiêu chuẩn.
- Không thể loại bỏ bất kỳ quan sát nào để có thể làm tăng hệ số Cronbach’s
Alpha của toàn thang đo.
Vì vậy: Thang đo “Sự hữu hiệu” đạt độ tin cậy
4.3.3 Phân tích nhân tố khám phá các yếu tố độc lập
Thông qua kết quả kiểm định hệ số Cronbach’s Alpha của các nhân tố, các thang
đo đạt yêu cầu tiếp tục được đưa vào phân tích nhân tố. Tiếp theo tiến hành kiểm định
EFA để đánh giá giá trị hội tụ và giá trị phân biệt của thang đo.
Kỹ thuật phân tích bao gồm phương pháp Principal Components Analysis với
phép quay Varimax và điểm dừng khi trích các yếu tố có Eigenvalue là 1. Bên cạnh
đó, tác giả đã loại bỏ những hệ số tải nhân tố có giá trị dưới 0,5 trong ma trận xoay
52

nhân tố theo tiêu chuẩn hệ số tải nhân tố > 0,5 và thuận lợi hơn cho việc theo dõi kết
quả
Kết quả thực hiện phân tích nhân tố với 4 bước kiểm định như sau:
(1) Hệ số KMO = 0,871 > 0,5 thoả mãn tính thích hợp của phân tích nhân tố nếu
0,5 ≤ KMO ≤ 1 (Hair và cộng sự, 1998) ( Trích bởi Trọng và Ngọc, 2008).
(2) Hệ số Sig. = 0,000 < 0,05 của kiểm định Bartlett cho biết có các biến quan sát
tương quan với nhau trong tổng thể có ý nghĩa thống kê, do đó các quan sát phù hợp
cho việc phân tích nhân tố.
(3) Trị số phương sai trích hay là phương sai cộng dồn của 5 nhân tố được rút
trích = 66,622%, điều này có nghĩa là 66,622% phương sai toàn bộ được giải thích bởi
các nhân tố hay sự thay đổi của các nhân tố được giải thích bởi các biến quan sát và
theo Gerbing và Anderson (1988), phương sai cộng dồn này lớn hơn 50% là thích hợp
cho phân tích nhân tố.
(4) Ở ma trận xoay nhân tố, hệ số tải nhân tố của nhóm nhân tố 1 đến 5 đều lớn
hơn 0,5 chứng tỏ các biến quan sát này có độ tin cậy cao.

Bảng 4.14 Kết quả KMO và kiểm định Bartlett


Hệ số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin) 0,871

Giá trị Chi bình phương 5036,561


Kiểm định Bartlett của thang đo
Df 496

Sig – mức ý nghĩa quan sát 0,000

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu


53

Bảng 4.15 Kết quả phân tích nhân tố EFA


Nhân tố Nhân tố Nhân tố Nhân tố Nhân tố
1 2 3 4 5
GS1 0,843

GS5 0,843

GS4 0,842

GS7 0,836

GS3 0,835

GS2 0,828

GS6 0,819

TTTT1 0,825

TTTT3 0,811

TTTT4 0,810

TTTT2 0,806

TTTT6 0,801

TTTT5 0,801

TTTT7 0,798

DGRR1 0,859

DGRR5 0,848

DGRR4 0,843

DGRR3 0,828

DGRR6 0,812

DGRR2 0,756

HDKS4 0,840
54

Nhân tố Nhân tố Nhân tố Nhân tố Nhân tố


1 2 3 4 5
HDKS3 0,834

HDKS5 0,817

HDKS1 0,799

HDKS2 0,791

HDKS6 0,785

MTKS2 0,826

MTKS3 0,793

MTKS4 0,766

MTKS1 0,764

MTKS6 0,763

MTKS5 0,727

(Nguồn: kết quả phân tích dữ liệu)


Kết quả xoay nhân tố từ bảng trên thấy từ 32 quan sát được nhóm lại thành 5
nhân tố thành phần. Hệ số tải nhân tố của của 32 quan sát đều lớn hơn 0,5 nên các biến
đều được giữ lại.
4.3.4 Phân tích nhân tố khám phá yếu tố phụ thuộc “Sự hữu hiệu”
Kết quả phân tích nhân tố EFA Sự hữu hiệu như sau:

Bảng 4.16 Kết quả KMO và kiểm định Bartlett


Hệ số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin) 0,885
Giá trị Chi bình phương 895,007
Kiểm định Bartlett của thang đo Df 10
Sig. – Mức ý nghĩa quan sát 0,000
Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu điều tra
55

Kết quả phân tích EFA biến Sự hữu hiệu có hệ số KMO = 0,895 với mức ý nghĩa
Sig. = 0,000 < 0,05 cho thấy các biến quan sát có tương quan chặt với nhau nên đáp
ứng được điều kiện của phân tích nhân tố. Với tiêu chuẩn Eigenvalue lớn hơn 1 biến
Sự hữu hiệu được rút trích thành 1 nhân tố thành phần như sau:

Bảng 4.17 Kết quả phân tích nhân tố EFA Sự hữu hiệu
Biến quan sát Hệ số tải nhân tố

HHIEU1 0.896

HHIEU5 0.869

HHIEU4 0.860

HHIEU2 0.855

HHIEU3 0.845

Eigen value 3,743

Phương sai trích (%) 74,860

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu điều tra


Tổng phương sai trích là 74,860% > 50% cho thấy yếu tố này giải thích 74,860%
biến thiên của dữ liệu. Hệ số tải nhân tố của các biến quan sát đều lớn hơn 0,5 đạt yêu
cầu về kiểm định giá trị hội tụ nên không có biến quan sát nào bị loại.
4.4 Mô hình hồi quy tuyến tính và các giả thuyết cho mô hình hồi quy tuyến tính
Kết quả phân tích nhân tố khám phá cho thấy 32 quan sát độc lập được nhóm lại
thành 5 nhân tố chính và 5 quan sát phụ thuộc được gom thành 1 nhân tố vậy để tìm
hiểu nhân tố nào có ảnh hưởng đến sự hữu hiệu nên tác giả sẽ sử dụng mô hình dưới
đây để phân tích hồi quy tuyến tính tiếp theo.
56

Giám sát

Thông tin và truyền thông


Tính hữu hiệu của hệ thống
Đánh giá rủi ro kiểm soát nội bộ

Hoạt động kiểm soát

Môi trường kiểm soát

Hình 4.1: Mô hình nghiên cứu giả thuyết


(Nguồn: tổng h p b i tác giả)
Các giả thuyết cho mô hình hồi quy
H1: Yếu tố giám sát có ảnh hưởng tích cực đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm
soát nội bộ tại các trường tiểu học công lập trên địa bàn thành phố cần thơ
H2: Yếu tố Thông tin và truyền thông có ảnh hưởng tích cực đến tính hữu hiệu
của hệ thống kiểm soát nội bộ tại các trường tiểu học công lập trên địa bàn thành phố
Cần Thơ
H3: Yếu tố Đánh giá rủi ro có ảnh hưởng tích cực đến tính hữu hiệu của hệ
thống kiểm soát nội bộ tại các trường tiểu học công lập trên địa bàn thành phố Cần
Thơ
H4: Yếu tố Hoạt động kiểm soát có ảnh hưởng tích cực đến tính hữu hiệu của
hệ thống kiểm soát nội bộ tại các trường tiểu học công lập trên địa bàn thành phố Cần
Thơ
H5: Yếu tố Môi trường kiểm soát có ảnh hưởng tích cực đến tính hữu hiệu của
hệ thống kiểm soát nội bộ tại các trường tiểu học công lập trên địa bàn thành phố Cần
Thơ
Phương trình hồi quy:
TINHHUUHIEU = a +b1*GS + b2*TTTT + b3*DGRR + b4*HDKS + b5*MTKS
57

4.5 Phân tích hồi quy


Hồi qui tuyến tính bội là phương pháp thích hợp để kiểm định các giả thiết trong
nghiên cứu này. Mô hình hồi qui tuyến tính bội với biến phụ thuộc là sự hữu hiệu, và
các biến độc lập là hệ số nhân tố rút trích từ các nhân tố có được từ mô hình đã được
hiệu chỉnh sau khi có kết quả phân tích nhân tố. Phương pháp đưa các biến vào cùng
một lúc (phương pháp enter) được sử dụng cho phân tích hồi qui.
Biến độc lập và biến phụ thuộc của mô hình là các biến được rút trích từ phương
pháp phân tích nhân tố.

Bảng 4.18 Tóm tắt mô hình (Model Summary)


Sai số
R bình
Mô R bình chuẩn Hệ số Durbin-
R phương
hình phương của đo Watson
điều chỉnh
lường

1 0,691 0,477 0,467 0,72980820 1,807

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu


Hệ số xác định của mô hình hồi quy R bình phương điều chỉnh = 0,467 cho biết
khoảng 46,7% sự biến thiên của tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại các
trường tiểu học công lập trên địa bàn thành phố Cần Thơ có thể được giải thích từ mối
quan hệ tuyến tính giữa biến phụ thuộc với các biến độc lập trong mô hình. Hệ số
Durbin Watson = 1,807 xấp xỉ giá trị d=2 do đó trong mô hình không có tự tương quan
giữa các phần dư.
Đồ thị phân tán ở biểu đồ cho thấy phần dư phân tán ngẫu nhiên xung quanh
đường đi qua tung độ 0 chứ không tạo nên hình dạng nào. Như vậy, giả định phương
sai không đổi của mô hình hồi quy không bị vi phạm.
Kết quả phân tích cho thấy giá trị Mean rất nhỏ (gần bằng 0) và độ lệch chuẩn
xấp xỉ bằng 1 nên có thể kết luận rằng giải thiết phân phối chuẩn không bị vi phạm.
58

Hình 4.2: Đồ thị phân tán của phần dư


(Nguồn: tổng h p b i tác giả)

Hình 4.3: Biểu đồ tần số của các phần dư


(Nguồn: tổng h p b i tác giả)
59

Bảng 4.19 Phân tích phương sai (ANOVA)


Tổng Bình
Mô hình bình df phương F Sig,
phương trung bình

Hồi quy 126,519 5 25,304 47,508 0,000

1 Sai số 138,481 260 0,533

Tổng 265,000 265


Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu
Kết quả phân tích phương sai cho thấy giá trị kiểm định F = 47,508 và Sig. =
0,000 cho biết mô hình hồi quy phù hợp với bộ dữ liệu thu thập được, nghĩa là tồn tại
mối quan hệ tuyến tính giữa biến phụ thuộc là tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát
nội bộ tại các trường tiểu học công lập trên địa bàn thành phố Cần Thơ với ít nhất một
trong các biến độc lập trong mô hình.

Bảng 4.20 Tóm tắt các hệ số hồi quy


Hệ số đã Hệ số phóng
Hệ số chưa chuẩn hoá chuẩn hoá đại phương sai

Mức ý VIF

Mô hình B Sai số chuẩn Beta Giá trị t nghĩa

1,275E-
(Constant) 0,045 ,000 1,000
017

GS 0,392 0,045 0,392 8,737 0,000 1,000

TTTT 0,369 0,045 0,369 8,231 0,000 1,000

DGRR 0,277 0,045 0,277 6,187 0,000 1,000

HDKS 0,247 0,045 0,247 5,517 0,000 1,000

MTKS 0,223 0,045 0,223 4,974 0,000 1,000

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu


60

Dựa vào hệ số phóng đại phương sai (VIF) của các biến trong bảng trên, nhận
thấy không có hiện tượng đa cộng tuyến xảy ra vì VIF của các biến đều nhỏ hơn 2.
Kiểm định các giả thuyết của mô hình
H1: Yếu tố giám sát có ảnh hưởng tích cực đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm
soát nội bộ tại các trường tiểu học công lập trên địa bàn thành phố cần thơ
Kết quả kiểm định t của biến GS (P-value = 0,000<0,05) cho thấy yếu tố giám sát
có ảnh hưởng tích cực đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại các trường
tiểu học công lập trên địa bàn thành phố Cần Thơ.
H2: Yếu tố Thông tin và truyền thông có ảnh hưởng tích cực đến tính hữu hiệu
của hệ thống kiểm soát nội bộ tại các trường tiểu học công lập trên địa bàn thành phố
Cần Thơ
Kết quả kiểm định t của biến TTTT (P-value = 0,000<0,05) cho thấy yếu tố
Thông tin và truyền thông có ảnh hưởng tích cực đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm
soát nội bộ tại các trường tiểu học công lập trên địa bàn thành phố Cần Thơ.
H3: Yếu tố Đánh giá rủi ro có ảnh hưởng tích cực đến tính hữu hiệu của hệ
thống kiểm soát nội bộ tại các trường tiểu học công lập trên địa bàn thành phố Cần
Thơ
Kết quả kiểm định t của biến DGRR (P-value = 0,000<0,05) cho thấy yếu tố
Đánh giá rủi ro có ảnh hưởng tích cực đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ
tại các trường tiểu học công lập trên địa bàn thành phố Cần Thơ.
H4: Yếu tố Hoạt động kiểm soát có ảnh hưởng tích cực đến tính hữu hiệu của
hệ thống kiểm soát nội bộ tại các trường tiểu học công lập trên địa bàn thành phố Cần
Thơ
Kết quả kiểm định t của biến HDKS (P-value = 0,000<0,05) cho thấy yếu tố Hoạt
động kiểm soát có ảnh hưởng tích cực đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ
tại các trường tiểu học công lập trên địa bàn thành phố Cần Thơ.
H5: Yếu tố Môi trường kiểm soát có ảnh hưởng tích cực đến tính hữu hiệu của
hệ thống kiểm soát nội bộ tại các trường tiểu học công lập trên địa bàn thành phố Cần
Thơ
61

Kết quả kiểm định t của biến MTKS (P-value = 0,000<0,05) cho thấy yếu tố Môi
trường kiểm soát có ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại các
trường tiểu học công lập trên địa bàn thành phố Cần Thơ.
Phương trình hồi quy kết quả:
TINHHUUHIEU = a +0,392*GS + 0,369*TTTT + 0,277*DGRR +
0,247*HDKS + 0,223*MTKS
Mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội
bộ tại các trường tiểu học công lập trên địa bàn thành phố Cần Thơ
- Nếu các điều kiện khác không đổi, đánh giá về hoạt động Giám sát tăng thêm 1
điểm thì tính hữu hiệu sẽ tăng thêm 0,392 điểm
- Nếu các điều kiện khác không đổi, đánh giá về Thông tin và truyền thông tăng
thêm 1 điểm thì tính hữu hiệu sẽ tăng thêm 0,369 điểm
- Nếu các điều kiện khác không đổi, đánh giá về yếu tố đánh giả rủi ro tăng thêm
1 điểm thì tính hữu hiệu sẽ tăng thêm 0,277 điểm
- Nếu các điều kiện khác không đổi, đánh giá về Hoạt động kiểm soát tăng thêm
1 điểm thì tính hữu hiệu sẽ tăng thêm 0,247 điểm
- Nếu các điều kiện khác không đổi, đánh giá về Môi trường kiểm soát tăng thêm
1 điểm thì tính hữu hiệu sẽ tăng thêm 0,223 điểm

Bảng 4.21 So sánh với các công trình nghiên cứu trước
Tác giả Công trình Kết quả

7 yếu tố thuộc 3 thành


phần ảnh hưởng đến kiểm
soát nội bộ đó là môi
nghiên cứu bằng việc trường kiểm soát, hệ thống
phỏng vấn 94 kiểm toán thông tin và thủ tục kiểm
viên của 5 công ty kiểm soát, chi tiết như sau: (1)
Conor & cộng sự (2004) triết lý quản lý và phong
toán Úc về phương pháp
mà họ sử dụng trong kiểm cách điều hành của nhà
soát nội bộ quản lý, (2) cơ cấu bộ máy
tổ chức, (3) chuyển giao
quyền và trách nhiệm, (4)
kiểm soát nội bộ, (5) áp
dụng công nghệ thông tin,
62

(6) nguồn nhân lực, (7) ủy


ban kiểm toán

Môi trường kiểm soát,


đánh giá rủi ro, hoạt động
kiểm soát, thông tin và
nghiên cứu nhằm đánh giá
Amudo & Inanga truyền thông, giám sát,
hệ thống kiểm soát nội bộ
(2009) yếu tố công nghệ là các
của 11 dự án tại Uganda
nhân tố ảnh hưởng đến sự
hữu hiệu của hệ thống
kiểm soát nội bộ

Năm thành phần của hệ


thống kiểm soát nội bộ
bao gồm (1) môi trường
kiểm soát, (2) đánh giá rủi
sự hữu hiệu của hệ thống
ro, (3) hệ thống thông tin
kiểm soát nội bộ dựa theo
Sultana & Haque truyền thông, (4) hoạt
khuôn mẫu báo cáo của
(2011) động kiểm soát, (5) giám
COSO 1992 tại 6 ngân
sát và hai nhân tố (6) ủy
hàng tư nhân ở Bangladesh
quyền, (7) mối quan hệ
cộng tác có tác động đến
tính hữu hiệu của hệ thống
kiểm soát nội bộ

Kết quả nghiên cứu cho


thấy phần lớn các doanh
nghiệp đều thiết lập hệ
thực trạng và giải pháp
thống kiểm soát nội bộ,
nâng cao tính hiệu quả của
Tạ Thị Thùy Mai được đánh giá thông qua
hệ thống kiểm soát nội bọ
(2008) năm thành phần gồm môi
tại các doanh nghiệp vừa và
trường kiểm soát, đánh giá
nhỏ ở tỉnh Lâm Đồng
rủi ro, hoạt động kiểm
soát, thông tin và truyền
thông, giám sát

nghiên cứu các nhân tố ảnh 05 nhân tố gồm môi


hưởng đến tính hữu hiệu trường kiểm soát, đánh giá
của hệ thống kiểm soát nội rủi ro, hoạt động kiểm
Nguyễn Ngọc Lý (2016) soát, thông tin và truyền
bộ tại các doanh nghiệp
kinh doanh chuỗi cửa hàng thông, giám sát có ảnh
bán lẻ Việt Nam hưởng đến tính hữu hiệu
của hệ thống kiểm soát nội
63

bộ.

có hai nhân tố mới có tác


nghiên cứu các nhân tố ảnh
động đến tính hữu hiệu
hưởng đến sự hữu hiệu của
của hệ thống kiểm soát nội
Hồ Tuấn Vũ (2016) hệ thống kiểm soát nội bộ
bộ ở các ngân hàng
trong các ngân hàng thương
thương mại là tổ chức
mại Việt Nam
chính trị và lợi ích nhóm

Tính hữu hiệu bị ảnh


nghiên cứu nhằm xác định
hưởng bởi bốn nhân tố
Đào Duy Huân & các nhân tố ảnh hưởng đến
gồm đánh giá rủi ro, môi
Dương Hồng Chiến tính hữu hiệu của hệ thống
trường kiểm soát, hoạt
(2019) kiểm soát nội bộ tại Kho
động kiểm soát và giám
bạc nhà nước An Giang
sát.

5 yếu tố tác động đến tính


Các yếu tố ảnh hưởng đến
hữu hiệu của hệ thống
tính hữu hiệu của hệ thống
kiểm soát nội bộ: Giám
kiểm soát nội bộ tại các
My (2020) sát, thông tin và truyền
trường tiểu học công lập
thông, đánh giá rủi ro,
trên địa bàn thành phố cần
hoạt động kiểm soát, môi
thơ
trường kiểm soát

Nguồn: Tác giả tổng h p

KẾT LUẬN CHƯƠNG 4


Đề tài thông qua các phương pháp định lượng để xác định mức độ ảnh hưởng của
từng yếu tố đối với tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại các trường tiểu học
công lập trên địa bàn thành phố Cần Thơ lần lượt là và kết quả là các yếu tố Giám sát,
thông tin và truyền thông, đánh giá rủi ro, hoạt động kiểm soát, môi trường kiểm
soát có ảnh hưởng với phương trình hồi quy kết quả như sau:

TINHHUUHIEU = 0,392xGS + 0,369xTTTT + 0,277xDGRR + 0,247xHDKS +


0,223xMTKS
64

CHƯƠNG 5

GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ


5.1 Giải pháp
Đề tài được thực hiện dưới nhu cầu cần thiết của thực tiễn kiểm soát nội bộ tại
các trường tiểu học ở Cần Thơ. Đề tài trình bày từ tổng quan về hệ thống kiểm soát
nội bộ bao gồm lịch sử hình thành và phát triển của kiểm soát nội bộ trong khu vực
công. Theo Coso và Intosai cùng với tính hữu hiệu của kiểm soát nội bộ và tiếp đó, đề
tài trình bày về các cơ sở lý thuyết của hệ thống kiểm soát nội bộ gồm lý thuyết đại
diện, lý thuyết dự phòng và lý thuyết tâm lý học cùng với lược khảo các tài liệu nghiên
cứu trong và ngoài nước để từ đây đưa ra được mô hình nghiên cứu và giả thuyết
nghiên cứu.
Nghiên cứu qua hai bước chính đó là nghiên cứu định tính và nghiên cứu định
lượng. Nghiên cứu định tính được thực hiện chính bằng cách phỏng vấn chuyên gia.
Nghiên cứu định lượng được thực hiện bằng các phương pháp thống kê mô tả,
Cronbach's Alpha, EFA, hồi quy
Thông qua các phương pháp định lượng để xác định mức độ ảnh hưởng của từng
yếu tố đối với tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại các trường tiểu học công
lập trên địa bàn thành phố Cần Thơ lần lượt là và kết quả là các yếu tố Giám sát, thông
tin và truyền thông, đánh giá rủi ro, hoạt động kiểm soát, môi trường kiểm soát có ảnh
hưởng với phương trình hồi quy kết quả như sau:
TINHHUUHIEU = 0,392xGS + 0,369xTTTT + 0,277xDGRR + 0,247xHDKS +
0,223xMTKS
5.2 Kiến nghị
- Đối với hoạt động giám sát:
Dựa vào đánh giá thực trạng cho thấy Sai sót trong quy trình, quy định được
đánh giá khách quan với mức 3,51 điểm; Việc báo cáo những sai sót trong quy trình và
quy định được thực hiện nhanh chóng với 3,53 điểm là yếu nhất trong các thành phần.
Đánh giá và chỉ rõ những điểm yếu của hệ thống KSNB của Các trường một cách
kịp thời tới các bên chịu trách nhiệm. Khi tiến hành các hoạt động giám sát, Các
trường cần phát hiện ra những vấn đề thiếu sót của hoạt động kiểm soát thì cần phải
65

được xử lý kịp thời. Ngoài ra, Các trường có thể xác định các cơ hội để nâng cao tính
hữu hiệu của hệ thống KSNB
- Đối với thông tin và truyền thông:
Dựa vào đánh giá thực trạng cho thấy: Thông tin xác thực và thích hợp cho việc
thực hiện quy trình, quy định với 3,22 điểm và Thông tin xử lý từ hệ thống có chất
lượng cao phục vụ tốt cho việc thực hiện đúng quy trình, quy định với 3,21 điểm là
yếu nhất trong các thành phần.
Các trường cần phải xây dựng một quy trình nhận và giải quyết thông tin từ lãnh
đạo đến nhân viên trực tiếp để mỗi người trong Các trường có thể dễ dàng trao đổi
thông tin liên lạc với nhau một cách đơn giản, nhanh nhất và hiệu quả nhất, đáp ứng
tốt các yêu cầu giáo dụ hjoc sinh bên cạnh đó mỗi người trong các trường có thể ý thức
hơn trách nhiệm công việc của mình.
Ngoài ra, Các trường cần lập ra một cổng tra cứu thông tin, văn bản pháp luật để
nhân viên thuận tiện trong việc tra cứu các văn bản, thông tin, kiến thức phục vụ công
tác chuyên môn dễ dàng hơn.
- Đối với đánh giá rủi ro:
Dựa vào đánh giá thực trạng cho thấy Ảnh hưởng của rủi ro tiềm tàng được đánh
giá đúng mức với 3,05 điểm; Ban hành các tiêu chí nhận diện các rủi ro có thể tác
động đến hoạt động của đơn vị 3,18 điểm là thấp nhất trong các yếu tố thành phần
Nhà quản lý phải đưa ra quyết định một cách thận trọng, lựa chọn quyết định nào
có mức độ rủi ro có thể chấp nhận được trong điều kiện hoạt động của đơn vị.
Bên cạnh việc xác định mục tiêu chung và truyền đạt đến các nhân viên thông
qua các văn bản cụ thể thì Các trường cũng thiết lập mục tiêu cho từng phòng ban, từ
đó quản lý các phòng ban cũng đề ra mục tiêu cụ thể cho từng nhân viên và thông báo
cho nhân viên thông qua các cuộc họp. Qua đó, nhân viên sẽ hiểu rõ và cố gắng hoàn
thành tốt công việc. Mặt khác, Các trường cần đẩy mạnh công tác nhận diện các rủi ro
ảnh hưởng đến hoạt động của Các trường. Khi thực hiện mục tiêu, Ban lãnh đạo Các
trường cần tổ chức họp bàn với các cán bộ chủ chốt để đưa ra những rủi ro mà Các
trường có thể gặp phải.
- Đối với hoạt động kiểm soát:
Dựa vào đánh giá thực trạng ta thấy Việc kiểm tra, rà soát và xem xét các quy
định, quy trình luôn được thực hiện và cập nhật, sửa đổi bổ sung kịp thời với 3,55
66

điểm; Quy trình, quy định luôn được cập nhật phù hợp với thực tiễn với 3,54 điểm là
nhỏ nhất trong các yếu tố thuộc nhóm hoạt động kiểm soát.
Các trường cần phải nhận thức rằng các hoạt động giám sát phải được triển khai
kịp thời nhằm đảm bảo hiệu quả. Theo đó, Các trường cần sử dụng nhân viên có đủ
năng lực thực hiện hoạt động kiểm soát với sự tập trung cao độ và mang tính độc lập.
Năng lực cần thiết để thực hiện hoạt động kiểm soát sẽ phụ thuộc vào các yếu tố như
sự phức tạp của hoạt động kiểm soát và khối lượng giao dịch.
Ban lãnh đạo phải thường xuyên xem xét, đánh giá lại các quy định, thủ tục kiểm
soát để kiểm tra chúng có còn phù hợp và hiệu quả nữa hay không. Những thay đổi
trong nhân sự, quy trình và công nghệ có thể làm giảm hiệu quả của hoạt động kiểm
soát hoặc một số hoạt động kiểm soát trở nên dư thừa. Bất cứ khi nào có những thay
đổi xảy ra, quản lý cần đánh giá lại sự liên quan của các kiểm soát hiện có và điều
chỉnh chúng khi cần thiết.
- Đối với môi trường kiểm soát:
Dựa vào đánh giá thực trạng ta thấy Ban giám hiệu đề cao việc việc thực hiện
đúng quy trình, quy định và luôn giải quyết thỏa đáng khi có khiếu nại với 3,18 điểm;
Các bộ phận được phân chia đúng trách nhiệm quyền hạn và luôn chủ động phối hợp
với nhau để giải quyết một cách nhanh chóng với 3,15 điểm là yếu nhất trong các
thành phần.
Các trường tập trung rà soát nhu cầu, xây dựng kế hoạch bồi dưỡng nâng cao
trình độ quản lý và chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ quản lý, viên chức làm việc tại
Các trường; đồng thời không bố trí cán bộ kiêm nhiệm quá nhiều công việc không
đúng chức năng. Rà soát không để xảy ra tình trạng nơi thì nhiều việc, nơi thì không
có việc.
Cần chuẩn hóa các mô tả công việc cho từng vị trí cụ thể. Mô tả công việc chi tiết
cho từng vị trí cụ thể, lưu đồ hóa các mô tả công việc này để thuận tiện trong việc
kiểm tra, giám sát lẫn nhau giữa các phòng ban. Bộ phận công nghệ thông tin sẽ căn
cứ trên những mô tả công việc cụ thể để tiến hành hệ thống hóa các mô tả công việc,
công bố rộng rãi trên trang tin nội bộ của Các trường để các nhân viên có thể nắm
được các quy trình công việc của cả bản thân và sự liên kết với các phòng ban khác để
dễ dàng phối hợp, hỗ trợ.
67

5.3 Hạn chế nghiên cứu


Nghiên cứu hạn chế về phương pháp chọn mẫu thuận tiện và đối tượng nghiên
cứu chỉ ở trong phạm vi trường tiểu học, chưa tổng quát được tính hữu hiệu của hệ
thống kiểm soát nội bộ của hệ thống giáo dục quốc dân.
68

TÀI LIỆU THAM KHẢO


Tiếng Việt
1. Lê Đoàn Minh Đức & Hà Hữu Phước & Nguyễn Cao Ngọc Thảo (2016),
Khảo sát hệ thống kiểm soát nội bộ tại các cơ quan hành chính. Tạp chí tài chính,
tháng 8/2016
2. Đào Duy Huân & Dương Hồng Chiến (2019), Các nhân tố ảnh hư ng đến tính
hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại Kho bạc nhà nước An Giang. Tạp chí
nghiên cứu khoa học và phát triển kinh tế, trường Đại học Tây Đô, số 6/2019.
3. Nguyễn Thị Lê Hà & Trần Thị Ánh (2018), Hệ thống kiểm soát nội bộ của
doanh nghiệp nhỏ và vừa tại tỉnh Thái Nguyên. Tạp chí tài chính, số 5+6, tháng
4/2018.
4. Nguyễn Thị Bích Hiệp (2012), Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ cho các
doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Luận văn Thạc sĩ Kinh
tế, trường Đại học kinh tế thành phố Hồ Chí Minh
5. Nguyễn Ngọc Lý (2016), Các nhân tố ảnh hư ng đến tính hữu hiệu của hệ
thống kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp kinh doanh chuỗi cửa hàng bán lẻ Việt
Nam. Luận văn Thạc sĩ Kinh tế, trường Đại học kinh tế thành phố Hồ Chí Minh
6. Nguyễn Thế Lộc (2009), Kiểm toán tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội
bộ. Tạp chí kiểm toán, số 3 năm 2009
7. Tạ Thị Thùy Mai (2008), Thực trạng và giải pháp nâng cao tính hiệu quả của
hệ thống kiểm soát nội bọ tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ tỉnh Lâm Đồng hiện nay.
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế, trường Đại học kinh tế thành phố Hồ Chí Minh
8. Nguyễn Thị Thanh Trúc (2012), Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại các
doanh nghiệp viễn thông di động Việt Nam. Luận văn Thạc sĩ Kinh tế, trường Đại học
kinh tế thành phố Hồ Chí Minh

Tiếng Anh
9. Afiah, N.N. & Azwari, P.C.(2015), The Effect of the Implementation of
Government Internal Control System (GICS) on the Quality of Financial Reporting of
the Local Government and its Impact on the Principles of Good Governance: A
Research in District, City, and Provincial Government in South Sumatera. Procedia -
Social and Behavioral Sciences 211:811-818
69

10. Amudo, A & Inanga, E. L. (2009), Evaluation of Internal Control Systems: A


Case Study from Uganda. International Research Journal of Finance and Economics
1(27):124-144
11. Badara, S. M. and Saidin, Z. S., (2013), Impact of the Effective Internal
Control System on the Internal Audit Effectiveness at Local Government Level.
Journal of Social and Development Sciences Vol. 4, No. 1, pp. 16-23
12. Conor, O.L. & Errol, I. & Divesh, S. (2006), The Relative Effects of
Elements of Internal Control on Auditors’ Evaluations of Internal Controls. Pacific
Accounting Review (NZ). 18(2):pp. 68-95.
13. Ho Tuan Vu (2016), The Research of Factors Affecting the Effectiveness of
Internal Control Systems in Commercial Banks-empirical Evidence in Viet Nam.
International Business Research; Vol. 9, No. 7; 2016; ISSN 1913-9004 E-ISSN 1913-
9012.
14. Lannoye, M. A. (1999), Evaluation of Internal Controls. Retrieved from
http://www.michighan.gov/documents/gf_master1_26775_7.pdf
15. Joseph, O.N. & Albert,O. & Byaruhanga, P.J. (2015), Effect of Internal
Control on Fraud Detection and Prevention in District Treasuries of Kakamega
County. International Journal of Business and Management Invention, Vol. 4 Issue 1,
ISSN: 2319 – 8028
16. Sultana,R. & Haque, M. E. (2011), Evaluation of Internal Control Structure:
Evidence from Six Listed Banks in Bangladesh. ASA University Review, Vol. 5 No.
1, January–June, 2011
17. Wittayapoom, K. & Sumaleem, L. (2012). How Does Internal Control
Effectiveness Create Reliability of Financial Reporting: An Empirical Research of
Thai Listed Firms. Journal of International Business and Economics, Vol. 12 No. 2
70

PHỤ LỤC 1
BẢNG CÂU HỎI
Kính chào các anh/chị!
Tôi hiện đang thực hiện đề tài nghiên cứu về Các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu
hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại các trường tiểu học công lập trên địa bàn thành
phố Cần Thơ. Mong quý anh chị dành chút ít thời gian để cung cấp một số thông tin
phục vụ nghiên cứu. Thông tin cá nhân của anh chị sẽ được bảo mật.

Họ và tên đáp viên: .........................................................................


Giới tính: .........................................................................................
Tuổi: ................................................................................................
Nghề nghiệp: ...................................................................................
Nơi sống: .........................................................................................

Xin anh/chị vui lòng cho biết đánh giá của các anh/chị về các nhận định dưới đây theo
quy ước:
Cực kỳ không đồng ý – 1 điểm
Tương đối không đồng ý – 2 điểm
Bình thường – Trung lập – 3 điểm
Tương đối đồng ý – 4 điểm
Cực kỳ đồng ý – 5 điểm

Mã hóa
Tiêu chí Đánh giá
biến
Các quy trình, quy định của đơn vị đề cao giá trị đạo
MTKS1 1 2 3 4 5
đức và hướng đến tính trung thực
Nhân viên thành thạo nghiệp vụ để trả lời thắc mắc
MTKS2 và luôn thực hiện đúng quy trình nghiệp vụ đã công 1 2 3 4 5
khai
Ban giám hiệu đề cao việc việc thực hiện đúng quy 1 2 3 4 5
MTKS3
trình, quy định và luôn giải quyết thỏa đáng khi có
71

Mã hóa
Tiêu chí Đánh giá
biến
khiếu nại
Các bộ phận được phân chia đúng trách nhiệm quyền
1 2 3 4 5
MTKS4 hạn và luôn chủ động phối hợp với nhau để giải
quyết một cách nhanh chóng
Không có sự khác biệt nhiều giữa quy trình đưa ra và
1 2 3 4 5
MTKS5 việc thực hiện thực tế các quy trình đó và tuân thủ
đúng quy định trong giải quyết công việc
Các bộ phận làm đúng với trách nhiệm và quyền hạn 1 2 3 4 5
MTKS6
được đặt ra
Mã hóa
Tiêu chí Đánh giá
biến
Những rủi ro thách thức trong hoạt động nghiệp vụ
1 2 3 4 5
DGRR1 của đơn vị được cảnh báo và đánh giá chính xác, cụ
thể
Ban hành các tiêu chí nhận diện các rủi ro có thể tác 1 2 3 4 5
DGRR2
động đến hoạt động của đơn vị
Rủi ro trong hoạt động được phân tích và đánh giá
1 2 3 4 5
DRR3 thông qua công tác thanh tra, kiểm tra và tự kiểm tra
trong đơn vị
Từng bộ phận đều có tiêu chí cảnh báo và nhận biết 1 2 3 4 5
DGRR4
được rủi ro
Ảnh hưởng của rủi ro tiềm tàng được đánh giá đúng 1 2 3 4 5
DGRR5
mức
Tác động do thay đổi về môi trường (chính sách,
1 2 3 4 5
DGRR6 pháp luật) cũng như tác phong quản lý luôn được
xem xét và đánh giá
Mã hóa
Tiêu chí Đánh giá
biến
Các quy định, quy trình được thực hiện đúng thông
1 2 3 4 5
HDKS1 qua hệ thống quản lý chất lượng TCVN ISO 9001-
2015
Việc kiểm tra, rà soát và xem xét các quy định, quy
1 2 3 4 5
HDKS2 trình luôn được thực hiện và cập nhật, sửa đổi bổ
sung kịp thời
1 2 3 4 5
HDKS3 Quy trình, quy định luôn được cập nhật phù hợp với
72

Mã hóa
Tiêu chí Đánh giá
biến
thực tiễn
Hệ thống TABMIS gồm quy trình về phân bổ ngân
sách, quản lý thu ngân sách, quản lý chi ngân sách, 1 2 3 4 5
HDKS4
quản lý ngân quỹ, quản lý tài sản, quản lý cam kết
chi ngân sách, hạch toán kế toán, báo cáo tài chính
Việc thực hiện sai quy trình luôn được chấn chỉnh và 1 2 3 4 5
HDKS5
khắc phục kịp thời và đúng quy trịnh
Ban hành quy định quyền hạn và trách nhiệm nhằm 1 2 3 4 5
HDKS6
tạo thuận lợi cho việc thực hiện quy trình, quy định
Mã hóa
Tiêu chí Đánh giá
biến
Thông tin đáp ứng được nhu cầu cho việc thực hiện 1 2 3 4 5
TTTT1
quy trình, quy định
Thông tin xác thực và thích hợp cho việc thực hiện 1 2 3 4 5
TTTT2
quy trình, quy định
Thông tin xử lý từ hệ thống có chất lượng cao phục 1 2 3 4 5
TTTT3
vụ tốt cho việc thực hiện đúng quy trình, quy định
Việc truyền đạt thông tin giữa các cấp trong đơn vị
1 2 3 4 5
TTTT4 phục vụ tốt cho việc thực hiện đúng quy trình, quy
định
Các phương thức truyền đạt thông tin trong đơn vị
1 2 3 4 5
TTTT5 phù hợp phục vụ tốt cho việc thực hiện đúng quy
trình, quy định
Các phương thức truyền đạt thông tin giữa đơn vị và 1 2 3 4 5
TTTT6
các tổ chức bên ngoài phù hợp
Việc truyền đạt thông tin giữa đơn vị và các tổ chức
1 2 3 4 5
TTTT7 bên ngoài tốt phục vụ tốt cho việc thực hiện đúng
quy trình, quy định
Mã hóa
Tiêu chí Đánh giá
biến
Các bộ phận bên trong đơn vị thường xuyên kiểm tra
GS1 chéo các nghiệp vụ phát sinh đảm bảo đúng quy 1 2 3 4 5
trình, quy định
Hoạt động giám sát nghiệp vụ tại các bộ phận được 1 2 3 4 5
GS2
thực hiện thông qua việc thực hiện đúng các quy
73

Mã hóa
Tiêu chí Đánh giá
biến
trình nghiệp vụ và công tác thanh tra, kiểm tra, tự
kiểm tra
Trưởng các bộ phận thường xuyên kiểm tra đánh giá 1 2 3 4 5
GS3
để đảm bảo đúng quy trình, quy định
Công tác kiểm tra, tự kiểm tra tại đơn vị được thực 1 2 3 4 5
GS4
hiện thường xuyên
Sai sót trong quy trình, quy định được đánh giá 1 2 3 4 5
GS5
khách quan
Việc báo cáo những sai sót trong quy trình và quy 1 2 3 4 5
GS6
định được thực hiện nhanh chóng
Sửa chữa sai sót trong quy trình, quy định được giám 1 2 3 4 5
GS7
sát bởi cấp quản lý cao hơn
Mã hóa
Tiêu chí Đánh giá
biến
Việc thực hiện các nghiệp vụ trong đơn vị luôn tuân 1 2 3 4 5
HHIEU1
theo kỷ luật nghề nghiệp
Gần như không có hoặc rất ít gian lận, thất thoát hay 1 2 3 4 5
HHIEU2
mất mát về tài sản trong thực hiện nghiệp vụ
Các nghiệp vụ trong đơn vị hoàn toàn phù hợp với 1 2 3 4 5
HHIEU3
pháp luật
Thông tin báo cáo được sử dụng trong đơn vị chính 1 2 3 4 5
HHIEU4
xác và đáng tin cậy để thực hiện nghiệp vụ
Các sai phạm trong nghiệp vụ luôn được quy trách 1 2 3 4 5
HHIEU5
nhiệm rõ ràng và cụ thể
74

PHỤ LỤC 2
DANH SÁCH CHUYÊN GIA

STT Họ và Tên Chức vụ Nơi công tác


Trường TH An
1 Trần Thị Thu Hương HT
Thới 1
Trường TH An
2 Lạc Thị Huệ Lan PHT
Thới 1
Trường TH An
3 Phan Thị An Nhiên HT
Thới 2
Trường TH An
4 Trịnh Thị Thanh Loan PHT
Thới 2
Trường TH Trà
5 Phạm Hải Triều HT
Nóc 4
Trường TH Trà
6 Nguyễn Thị Kim Chi PHT
Nóc 4
7 Nguyễn Thị Hồng Huế HT Trường TH Trà An
8 Nguyễn Thị Yến PHT Trường TH Trà An
Trường TH Long
9 Nguyễn Tấn Thành HT
Tuyền 1
Trường TH Long
10 Lưu Thị Bích Trang PHT
Tuyền 1
Trường TH Long
11 Nguyễn Thị Hợi HT
Tuyền 2
Trường TH Long
12 Lê Thị Thanh Trúc PHT
Tuyền 2
Trường TH Thới
13 Phan Diễm Kiều Anh HT
An Đông 2
Trường TH Thới
14 Nguyễn Văn Chương PHT
An Đông 1
Trường TH Trà
15 Lê Thị Huỳnh Giao HT
Nóc 2
75

PHỤ LỤC 3
KẾT QUẢ Ư C LƯỢNG

Reliability

Scale: ALL VARIABLES


Case Processing Summary
N %
Valid 266 100.0
a
Cases Excluded 0 .0
Total 266 100.0

a. Listwise deletion based on all variables in the


procedure.

Reliability Statistics
Cronbach's Alpha N of Items
.866 6

Item-Total Statistics
Scale Mean if Item Scale Variance if Corrected Item- Cronbach's Alpha if
Deleted Item Deleted Total Correlation Item Deleted
MTKS1 16.04 26.693 .649 .846
MTKS2 16.10 25.311 .723 .833
MTKS3 16.16 25.900 .676 .841
MTKS4 16.18 25.419 .662 .844
MTKS5 16.07 26.278 .615 .852
MTKS6 16.14 25.700 .650 .846
76

Reliability

Scale: ALL VARIABLES

Case Processing Summary


N %
Valid 266 100.0
a
Cases Excluded 0 .0
Total 266 100.0

a. Listwise deletion based on all variables in the


procedure.

Reliability Statistics
Cronbach's Alpha N of Items
.907 6

Item-Total Statistics
Scale Mean if Item Scale Variance if Corrected Item- Cronbach's Alpha if
Deleted Item Deleted Total Correlation Item Deleted
DGRR1 15.93 30.554 .791 .883
DGRR2 15.95 32.160 .662 .902
DGRR3 15.93 31.105 .737 .891
DGRR4 15.89 30.864 .769 .886
DGRR5 16.08 30.280 .771 .886
DGRR6 15.88 31.741 .727 .892
77

Reliability

Scale: ALL VARIABLES

Case Processing Summary


N %
Valid 266 100.0
a
Cases Excluded 0 .0
Total 266 100.0

a. Listwise deletion based on all variables in the


procedure.

Reliability Statistics
Cronbach's Alpha N of Items
.897 6

Item-Total Statistics
Scale Mean if Item Scale Variance if Corrected Item- Cronbach's Alpha if
Deleted Item Deleted Total Correlation Item Deleted
HDKS1 17.90 30.089 .710 .881
HDKS2 17.92 30.817 .694 .884
HDKS3 17.94 29.871 .755 .874
HDKS4 17.92 29.276 .758 .874
HDKS5 17.84 30.234 .729 .878
HDKS6 17.85 30.777 .688 .885
78

Reliability

Scale: ALL VARIABLES

Case Processing Summary


N %
Valid 266 100.0
a
Cases Excluded 0 .0
Total 266 100.0

a. Listwise deletion based on all variables in the


procedure.

Reliability Statistics
Cronbach's Alpha N of Items
.911 7

Item-Total Statistics
Scale Mean if Item Scale Variance if Corrected Item- Cronbach's Alpha if
Deleted Item Deleted Total Correlation Item Deleted
TTTT1 19.49 39.481 .752 .896
TTTT2 19.55 40.279 .732 .898
TTTT3 19.55 39.720 .735 .897
TTTT4 19.50 39.783 .732 .898
TTTT5 19.53 39.639 .723 .899
TTTT6 19.53 39.805 .727 .898
TTTT7 19.45 39.448 .716 .900
79

Reliability

Scale: ALL VARIABLES

Case Processing Summary


N %
Valid 266 100.0
a
Cases Excluded 0 .0
Total 266 100.0

a. Listwise deletion based on all variables in the


procedure.

Reliability Statistics
Cronbach's Alpha N of Items
.928 7

Item-Total Statistics
Scale Mean if Item Scale Variance if Corrected Item- Cronbach's Alpha if
Deleted Item Deleted Total Correlation Item Deleted
GS1 21.35 53.495 .782 .916
GS2 21.29 53.951 .762 .918
GS3 21.40 53.072 .770 .917
GS4 21.40 53.554 .781 .916
GS5 21.40 53.207 .780 .916
GS6 21.42 52.977 .751 .919
GS7 21.33 53.439 .770 .917
80

Reliability

Scale: ALL VARIABLES

Case Processing Summary


N %
Valid 266 100.0
a
Cases Excluded 0 .0
Total 266 100.0

a. Listwise deletion based on all variables in the


procedure.

Reliability Statistics
Cronbach's Alpha N of Items
.915 5

Item-Total Statistics
Scale Mean if Item Scale Variance if Corrected Item- Cronbach's Alpha if
Deleted Item Deleted Total Correlation Item Deleted
HHIEU1 14.47 24.801 .829 .887
HHIEU2 14.49 24.651 .769 .900
HHIEU3 14.42 25.308 .755 .902
HHIEU4 14.46 25.291 .777 .898
HHIEU5 14.43 25.386 .791 .895
81

Factor Analysis

KMO and Bartlett's Test


Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. .871
Approx. Chi-Square 5036.561
Bartlett's Test of Sphericity df 496
Sig. .000

Communalities
Initial Extraction
MTKS1 1.000 .587
MTKS2 1.000 .685
MTKS3 1.000 .634
MTKS4 1.000 .602
MTKS5 1.000 .548
MTKS6 1.000 .588
DGRR1 1.000 .756
DGRR2 1.000 .579
DGRR3 1.000 .688
DGRR4 1.000 .717
DGRR5 1.000 .722
DGRR6 1.000 .668
HDKS1 1.000 .650
HDKS2 1.000 .630
HDKS3 1.000 .703
HDKS4 1.000 .711
HDKS5 1.000 .673
HDKS6 1.000 .622
TTTT1 1.000 .686
TTTT2 1.000 .657
TTTT3 1.000 .676
TTTT4 1.000 .669
TTTT5 1.000 .651
TTTT6 1.000 .657
TTTT7 1.000 .646
GS1 1.000 .714
GS2 1.000 .690
GS3 1.000 .703
GS4 1.000 .716
GS5 1.000 .715
GS6 1.000 .675
GS7 1.000 .702

Extraction Method: Principal Component


Analysis.

Total Variance Explained


Component Initial Eigenvalues Extraction Sums of Squared Rotation Sums of Squared
Loadings Loadings
Total % of Cumulative Total % of Cumulative Total % of Cumulative
Variance % Variance % Variance %
1 4.956 15.487 15.487 4.956 15.487 15.487 4.940 15.439 15.439
2 4.666 14.581 30.068 4.666 14.581 30.068 4.604 14.386 29.825
3 4.559 14.247 44.315 4.559 14.247 44.315 4.141 12.940 42.765
4 3.696 11.549 55.864 3.696 11.549 55.864 4.001 12.504 55.270
5 3.443 10.758 66.622 3.443 10.758 66.622 3.633 11.352 66.622
6 .737 2.303 68.925
7 .667 2.083 71.008
82

8 .645 2.015 73.023


9 .612 1.911 74.934
10 .577 1.802 76.736
11 .526 1.645 78.381
12 .513 1.602 79.983
13 .500 1.562 81.545
14 .481 1.502 83.047
15 .445 1.390 84.436
16 .397 1.241 85.678
17 .386 1.207 86.885
18 .376 1.176 88.062
19 .360 1.125 89.186
20 .352 1.099 90.285
21 .342 1.068 91.353
22 .320 1.001 92.354
23 .296 .924 93.278
24 .289 .903 94.181
25 .276 .863 95.044
26 .264 .826 95.870
27 .258 .806 96.675
28 .245 .765 97.440
29 .232 .724 98.164
30 .210 .656 98.819
31 .197 .617 99.436
32 .180 .564 100.000

Extraction Method: Principal Component Analysis.

a
Component Matrix
Component
1 2 3 4 5
GS4 .842
GS7 .831
GS1 .830
GS5 .829
GS2 .829
GS3 .823
GS6 .814
TTTT6 .795
TTTT1 .792
TTTT2 .791
TTTT5 .786
TTTT4 .772
TTTT3 .768
TTTT7 .760
DGRR4 .631 .544
DGRR1 .630 .532
DGRR5 .613 .559
DGRR6 .596 .547
HDKS1 -.584
HDKS3 -.578
83

HDKS4 -.573
DGRR2 .549
HDKS5 -.543 .506
HDKS2 -.526
HDKS6 -.510
DGRR3 .544 .605
MTKS3 .705
MTKS2 .701
MTKS6 .655
MTKS1 .635
MTKS4 .611
MTKS5 .576

a
Extraction Method: Principal Component Analysis.
a. 5 components extracted.

a
Rotated Component Matrix
Component
1 2 3 4 5
GS1 .843
GS5 .843
GS4 .842
GS7 .836
GS3 .835
GS2 .828
GS6 .819
TTTT1 .825
TTTT3 .811
TTTT4 .810
TTTT2 .806
TTTT6 .801
TTTT5 .801
TTTT7 .798
DGRR1 .859
DGRR5 .848
DGRR4 .843
DGRR3 .828
DGRR6 .812
DGRR2 .756
HDKS4 .840
HDKS3 .834
HDKS5 .817
HDKS1 .799
HDKS2 .791
HDKS6 .785
MTKS2 .826
MTKS3 .793
MTKS4 .766
MTKS1 .764
MTKS6 .763
MTKS5 .727
84

Extraction Method: Principal Component Analysis.


a
Rotation Method: Varimax with Kaiser Normalization.
a. Rotation converged in 5 iterations.

Component Transformation Matrix


Component 1 2 3 4 5
1 .990 -.083 .048 .043 .095
2 .107 .960 -.195 -.099 -.138
3 -.027 .124 .685 -.637 .330
4 -.013 .154 .700 .600 -.355
5 -.087 .179 -.010 .472 .859

Extraction Method: Principal Component Analysis.


Rotation Method: Varimax with Kaiser Normalization.

Factor Analysis
KMO and Bartlett's Test
Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. .885
Approx. Chi-Square 895.007
Bartlett's Test of Sphericity df 10
Sig. .000

Communalities
Initial Extraction
HHIEU1 1.000 .804
HHIEU2 1.000 .730
HHIEU3 1.000 .714
HHIEU4 1.000 .739
HHIEU5 1.000 .756

Extraction Method: Principal Component


Analysis.

Total Variance Explained


Component Initial Eigenvalues Extraction Sums of Squared Loadings
Total % of Variance Cumulative % Total % of Variance Cumulative %
1 3.743 74.860 74.860 3.743 74.860 74.860
2 .411 8.225 83.085
3 .350 7.009 90.095
4 .255 5.093 95.187
5 .241 4.813 100.000

Extraction Method: Principal Component Analysis.

a
Component Matrix
Component
1
HHIEU1 .896
HHIEU5 .869
HHIEU4 .860
HHIEU2 .855
HHIEU3 .845

Extraction Method: Principal


a
Component Analysis.
a. 1 components extracted.
85

Rotated
a
Component Matrix

a. Only one
component was
extracted. The
solution cannot be
rotated.

Regression

a
Variables Entered/Removed
Model Variables Entered Variables Removed Method
MTKS, HDKS,
1 b . Enter
DGRR, TTTT, GS

a. Dependent Variable: HHIEU


b. All requested variables entered.

b
Model Summary
Model R R Square Adjusted R Square Std. Error of the Durbin-Watson
Estimate
a
1 .691 .477 .467 .72980820 1.807

a. Predictors: (Constant), MTKS, HDKS, DGRR, TTTT, GS


b. Dependent Variable: HHIEU

a
ANOVA
Model Sum of Squares df Mean Square F Sig.
b
Regression 126.519 5 25.304 47.508 .000
1 Residual 138.481 260 .533
Total 265.000 265

a. Dependent Variable: HHIEU


b. Predictors: (Constant), MTKS, HDKS, DGRR, TTTT, GS

a
Coefficients
Model Unstandardized Coefficients Standardized t Sig. Collinearity Statistics
Coefficients
B Std. Error Beta Tolerance VIF
(Constant) 1.275E-017 .045 .000 1.000
GS .392 .045 .392 8.737 .000 1.000 1.000
1 TTTT .369 .045 .369 8.231 .000 1.000 1.000
DGRR .277 .045 .277 6.187 .000 1.000 1.000
HDKS .247 .045 .247 5.517 .000 1.000 1.000
MTKS .223 .045 .223 4.974 .000 1.000 1.000
86

a. Dependent Variable: HHIEU

a
Collinearity Diagnostics
Model Dimension Eigenvalue Condition Variance Proportions
Index (Constant) GS TTTT DGRR HDKS MTKS
1 1.000 1.000 .00 .00 .15 .84 .01 .00
2 1.000 1.000 1.00 .00 .00 .00 .00 .00
3 1.000 1.000 .00 .00 .00 .00 .00 1.00
1
4 1.000 1.000 .00 .70 .15 .02 .13 .00
5 1.000 1.000 .00 .12 .70 .12 .06 .00
6 1.000 1.000 .00 .18 .00 .01 .80 .00

a. Dependent Variable: HHIEU

a
Residuals Statistics
Minimum Maximum Mean Std. Deviation N
Predicted Value -1.8442093 2.0652275 0E-7 .69096268 266
Residual -2.38165045 2.21866727 0E-8 .72289043 266
Std. Predicted Value -2.669 2.989 .000 1.000 266
Std. Residual -3.263 3.040 .000 .991 266

a. Dependent Variable: HHIEU

Charts
87
88

Descriptives

Descriptive Statistics
N Minimum Maximum Mean Std. Deviation
MTKS1 266 1 5 3.30 1.213
MTKS2 266 1 5 3.24 1.284
MTKS3 266 1 5 3.18 1.276
MTKS4 266 1 5 3.15 1.355
MTKS5 266 1 5 3.27 1.315
MTKS6 266 1 5 3.20 1.337
DGRR1 266 1 5 3.20 1.333
DGRR2 266 1 5 3.18 1.337
DGRR3 266 1 5 3.20 1.347
DGRR4 266 1 5 3.24 1.330
DGRR5 266 1 5 3.05 1.389
DGRR6 266 1 5 3.25 1.292
HDKS1 266 1 5 3.57 1.364
HDKS2 266 1 5 3.55 1.306
HDKS3 266 1 5 3.54 1.326
HDKS4 266 1 5 3.56 1.387
HDKS5 266 1 5 3.64 1.323
HDKS6 266 1 5 3.62 1.318
TTTT1 266 1 5 3.27 1.287
TTTT2 266 1 5 3.22 1.237
TTTT3 266 1 5 3.21 1.287
TTTT4 266 1 5 3.26 1.285
TTTT5 266 1 5 3.24 1.312
TTTT6 266 1 5 3.24 1.289
TTTT7 266 1 5 3.32 1.340
GS1 266 1 5 3.59 1.423
GS2 266 1 5 3.64 1.416
GS3 266 1 5 3.53 1.475
GS4 266 1 5 3.53 1.420
GS5 266 1 5 3.53 1.449
GS6 266 1 5 3.51 1.513
GS7 266 1 5 3.60 1.446
HHIEU1 266 1 5 3.60 1.406
HHIEU2 266 1 5 3.58 1.503
HHIEU3 266 1 5 3.65 1.447
HHIEU4 266 1 5 3.61 1.419
HHIEU5 266 1 5 3.64 1.389
Valid N (listwise) 266
89

PHỤ LỤC 4
VĂN BẢN LIÊN QUAN

Trích điều 39 – Luật Kế Toán 2015


Điều 39. Kiểm soát nội bộ và kiểm toán nội bộ

1. Kiểm soát nội bộ là việc thiết lập và tổ chức thực hiện trong nội bộ đơn vị kế toán
các cơ chế, chính sách, quy trình, quy định nội bộ phù hợp với quy định của pháp luật
nhằm bảo đảm phòng ngừa, phát hiện, xử lý kịp thời rủi ro và đạt được yêu cầu đề ra.

2. Đơn vị kế toán phải thiết lập hệ thống kiểm soát nội bộ trong đơn vị để bảo đảm các
yêu cầu sau đây:

a) Tài sản của đơn vị được bảo đảm an toàn, tránh sử dụng sai mục đích, không hiệu
quả;

b) Các nghiệp vụ được phê duyệt đúng thẩm quyền và được ghi chép đầy đủ làm cơ sở
cho việc lập và trình bày báo cáo tài chính trung thực, hợp lý.

3. Kiểm toán nội bộ là việc kiểm tra, đánh giá, giám sát tính đầy đủ, thích hợp và tính
hữu hiệu của kiểm soát nội bộ.

4. Kiểm toán nội bộ có nhiệm vụ sau đây:

a) Kiểm tra tính phù hợp, hiệu lực và hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ;

b) Kiểm tra và xác nhận chất lượng, độ tin cậy của thông tin kinh tế, tài chính của báo
cáo tài chính, báo cáo kế toán quản trị trước khi trình ký duyệt;

c) Kiểm tra việc tuân thủ nguyên tắc hoạt động, quản lý, việc tuân thủ pháp luật, chế
độ tài chính, kế toán, chính sách, nghị quyết, quyết định của lãnh đạo đơn vị kế toán;

d) Phát hiện những sơ hở, yếu kém, gian lận trong quản lý, bảo vệ tài sản của đơn vị;
đề xuất các giải pháp nhằm cải tiến, hoàn thiện hệ thống quản lý, điều hành hoạt động
của đơn vị kế toán.

5. Chính phủ quy định chi tiết về kiểm toán nội bộ trong doanh nghiệp, cơ quan nhà
nước, đơn vị sự nghiệp.
90

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO


--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM


Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 13/2011/TT-BGDĐT

Hà Nội, ngày 28 tháng 3 năm 2011

THÔNG TƯ

BAN HÀNH QUY CHẾ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA TRƯỜNG TIỂU HỌC,
TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ, TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG VÀ
TRƯỜNG PHỔ THÔNG CÓ NHIỀU CẤP HỌC LOẠI HÌNH TƯ THỤC

Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2005; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều
của Luật Giáo dục ngày 25 tháng 11 năm 2009;
Căn cứ Nghị định số 178/2007/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy
định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ;
Căn cứ Nghị định số 32/2008/NĐ-CP ngày 19 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy
định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Căn cứ Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy
định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục;
Căn cứ Nghị định số 115/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 12 năm 2010 của Chính phủ quy
định trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học,
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Quyết định:

Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này Quy chế tổ chức và hoạt động của trường
tiểu học, trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có
nhiều cấp học loại hình tư thục.

Điều 2. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 15 tháng 5 năm 2011. Các quy định trước
đây trái với Thông tư này đều bãi bỏ.

Điều 3. Chánh văn phòng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học, Vụ trưởng Vụ Giáo dục
Tiểu học, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, Chủ tịch
Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Giám đốc các sở giáo dục
và đào tạo, Hiệu trưởng các trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường trung học
phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học loại hình tư thục và Giám đốc các
trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp hoạt động theo loại hình tư thục chịu trách
nhiệm thi hành Thông tư này.
91

Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ;
- Ban Tuyên giáo TW;
- UB VHGDTNTN-NĐ của Quốc hội;
- Kiểm toán nhà nước;
- Bộ Tư pháp (Cục KTVBQPPL);
- Website Chính phủ;
- Website Bộ GDĐT;
- Như Điều 3;
- Công báo;
- Lưu: VT, Vụ PC, Vụ GDTrH.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG

Nguyễn Vinh Hiển


92

QUY CHẾ

TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA TRƯỜNG TIỂU HỌC, TRƯỜNG TRUNG HỌC
CƠ SỞ, TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG VÀ TRƯỜNG PHỔ THÔNG CÓ
NHIỀU CẤP HỌC LOẠI HÌNH TƯ THỤC
(Ban hành kèm theo Thông tư số 13 /2011/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 3 năm 2011 của
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

Quy chế này quy định về trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường trung học
phổ thông, trường phổ thông có nhiều cấp học, trung tâm kỹ thuật tổng hợp – hướng
nghiệp hoạt động theo loại hình tư thục (gọi chung là trường phổ thông tư thục), các tổ
chức, cá nhân có liên quan, bao gồm: những quy định chung; tổ chức và hoạt động của
trường phổ thông tư thục; giáo viên, cán bộ, nhân viên và học sinh; cơ sở vật chất, tài
chính và tài sản; thanh tra, kiểm tra, kiểm định chất lượng giáo dục, khen thưởng và xử
lý vi phạm.

Điều 2. Vị trí của trường phổ thông tư thục trong hệ thống giáo dục quốc dân

1. Trường phổ thông tư thục là cơ sở giáo dục phổ thông thuộc hệ thống giáo dục quốc
dân, do tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế hoặc cá nhân tự
đảm bảo kinh phí đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và hoạt động bằng vốn ngoài ngân
sách Nhà nước; được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép thành lập và hoạt
động giáo dục.

2. Trường phổ thông tư thục có tư cách pháp nhân, có con dấu và được mở tài khoản
tại Kho bạc Nhà nước hoặc Ngân hàng thương mại.

Điều 3. Nhiệm vụ và quyền hạn của trường phổ thông tư thục

1. Trường phổ thông tư thục có nhiệm vụ và quyền hạn như trường công lập theo quy
định tại Điều lệ trường tiểu học; Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ
thông và trường phổ thông có nhiều cấp học; Quy chế về tổ chức và hoạt động của
trung tâm kỹ thuật tổng hợp – hướng nghiệp tương ứng đối với mỗi cấp học (sau đây
gọi tắt là Điều lệ trường phổ thông) trong việc thực hiện mục tiêu, nội dung, chương
trình, phương pháp giáo dục và các quy định liên quan đến giảng dạy, học tập, thi,
kiểm tra, công nhận tốt nghiệp, cấp văn bằng, chứng chỉ và các quy định tại Quy chế
này.

2. Trường phổ thông tư thục tự chủ và tự chịu trách nhiệm về thực hiện quy hoạch, kế
hoạch phát triển, tổ chức các hoạt động giáo dục, xây dựng và phát triển đội ngũ giáo
viên, huy động, sử dụng và quản lý các nguồn lực để thực hiện mục tiêu giáo dục phổ
thông.
93

3. Trường phổ thông tư thục có trách nhiệm báo cáo định kỳ và đột xuất theo quy định
và yêu cầu của các cơ quan quản lý.

4. Trường phổ thông tư thục thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định
của pháp luật.

Điều 4. Chính sách ưu đãi

Trường phổ thông tư thục được Nhà nước giao hoặc cho thuê đất, cơ sở vật chất, hỗ
trợ ngân sách khi thực hiện nhiệm vụ do Nhà nước giao; được hưởng các chính sách
ưu đãi về thuế, tín dụng và chính sách ưu đãi khác theo quy định của pháp luật.

Điều 5. Phân cấp quản lý

Trường phổ thông tư thục chịu sự quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân các cấp theo
quy định của Luật Giáo dục và các quy định có liên quan khác; chịu sự quản lý trực
tiếp của phòng giáo dục và đào tạo đối với trường tiểu học, trường trung học cơ sở và
trường phổ thông có nhiều cấp học có cấp học cao nhất là trung học cơ sở, của sở giáo
dục và đào tạo đối với trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp
học có cấp học cao nhất là trung học phổ thông.

Chương II

TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG

Điều 6. Cơ cấu tổ chức trường phổ thông tư thục

Trường phổ thông tư thục có cơ cấu tổ chức bảo đảm các yêu cầu về cơ cấu tổ chức
quy định trong Điều lệ nhà trường và phù hợp với điều kiện, quy mô của trường, bao
gồm:

1. Hội đồng quản trị (nếu có);

2. Ban Kiểm soát;

3. Hiệu trưởng và các Phó Hiệu trưởng hoặc Giám đốc và các Phó Giám đốc (đối với
trung tâm kỹ thuật tổng hợp – hướng nghiệp);

4. Các tổ chuyên môn;

5. Tổ văn phòng;

6. Tổ chức đảng và các tổ chức đoàn thể;

7. Các lớp, tổ học sinh, khối lớp;


94

8. Hội đồng thi đua và khen thưởng; Hội đồng kỷ luật và các hội đồng tư vấn khác do
Hiệu trưởng thành lập theo yêu cầu cụ thể của từng công việc.

Điều 7. Đại hội đồng thành viên góp vốn

1. Đại hội đồng thành viên góp vốn gồm tất cả các thành viên góp vốn và đều có quyền
biểu quyết. Số phiếu biểu quyết của từng thành viên tương ứng với phần vốn góp do
Quy chế tổ chức và hoạt động của trường quy định.

2. Đại hội đồng thành viên góp vốn có các quyền và nhiệm vụ sau:

a) Xác định mục tiêu, phương hướng xây dựng và phát triển trường.

b) Bầu, miễn nhiệm các thành viên Hội đồng quản trị và thành viên Ban kiểm soát;
giải quyết yêu cầu đột xuất về việc bổ sung, thay đổi thành viên Hội đồng quản trị
trong nhiệm kỳ, đề nghị cơ quan có thẩm quyền ra quyết định công nhận.

c) Thông qua Quy chế tổ chức và hoạt động của trường, báo cáo tài chính hàng năm
của trường.

d) Thực hiện các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định tại Quy chế tổ chức và hoạt
động của trường.

đ) Thông qua các quy định nội bộ của trường về tiêu chuẩn lựa chọn Hội đồng quản
trị, Ban kiểm soát, Hiệu trưởng.

3. Đại hội đồng thành viên góp vốn họp thường kỳ mỗi năm một lần hoặc họp đột xuất
theo quyết định của Hội đồng quản trị. Phiên họp của Đại hội đồng thành viên góp vốn
do Chủ tịch Hội đồng quản trị chủ trì và được công nhận là hợp lệ khi có số thành viên
góp vốn sở hữu ít nhất 51% tổng số vốn điều lệ có mặt.

Trong trường hợp Hội đồng quản trị vi phạm nghiêm trọng Quy chế tổ chức và hoạt
động của trường thì Ban kiểm soát được quyền triệu tập Đại hội đồng thành viên góp
vốn họp bất thường, đồng thời thông báo cho Hội đồng quản trị biết.

4. Nội dung các cuộc họp phải được ghi biên bản và được thông qua tại cuộc họp, phải
có chữ ký của người chủ trì và của thư ký cuộc họp. Các quyết nghị của cuộc họp được
thông qua bằng hình thức biểu quyết hoặc bằng phiếu kín tại cuộc họp và chỉ có hiệu
lực khi được quá nửa số phiếu tán thành.

Điều 8. Hội đồng quản trị

1. Trường có từ hai thành viên góp vốn trở lên phải có Hội đồng quản trị .

2. Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý và là tổ chức đại diện duy nhất cho quyền sở
hữu của trường, chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện các quyết nghị của Đại hội đồng
thành viên góp vốn và có quyền quyết định những vấn đề về tổ chức, nhân sự, tài
95

chính, tài sản, quy hoạch, kế hoạch và phương hướng đầu tư phát triển của trường phù
hợp với quy định của pháp luật.

3. Hội đồng quản trị do Đại hội đồng thành viên góp vốn bầu và được cấp có thẩm
quyền ra quyết định công nhận. Hội đồng quản trị có từ 2 đến 11 thành viên, gồm có
Chủ tịch Hội đồng quản trị, Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị (nếu cần thiết) và các
thành viên.

Đối tượng tham gia Hội đồng quản trị là những người có vốn góp xây dựng trường
hoặc người đại diện cho tổ chức hoặc cá nhân có số vốn góp theo quy định tại Quy chế
tổ chức và hoạt động của trường.

Nhiệm kỳ của Hội đồng quản trị là 5 năm tính từ ngày có quyết định công nhận của
cấp có thẩm quyền.

4. Hội đồng quản trị nhiệm kỳ đầu tiên do tổ chức hoặc cá nhân đề nghị thành lập
trường đề cử. Từ nhiệm kỳ thứ hai, việc thành lập Hội đồng quản trị được thực hiện
theo nguyên tắc bầu phiếu kín tại cuộc họp Đại hội đồng thành viên góp vốn;

5. Hội đồng quản trị họp thường kỳ ba tháng một lần. Các cuộc họp bất thường do Chủ
tịch Hội đồng quản trị triệu tập khi có ít nhất 1/3 số thành viên Hội đồng quản trị đề
nghị.

Phiên họp của Hội đồng quản trị được công nhận là hợp lệ khi có mặt từ 3/4 số thành
viên của Hội đồng quản trị trở lên. Các thành viên của Hội đồng quản trị bình đẳng về
quyền biểu quyết.

Nội dung các cuộc họp phải được ghi biên bản và thông qua tại cuộc họp, phải có chữ
ký của Chủ tịch Hội đồng quản trị và thư ký cuộc họp. Nghị quyết của Hội đồng quản
trị được thông qua bằng hình thức biểu quyết hoặc bằng phiếu kín tại cuộc họp và chỉ
có hiệu lực khi được quá nửa số thành viên của Hội đồng quản trị nhất trí. Trường hợp
số phiếu tán thành và không tán thành ngang nhau thì quyết định cuối cùng thuộc về
phía có ý kiến của Chủ tịch Hội đồng quản trị.

6. Việc bổ sung, thay đổi thành viên Hội đồng quản trị phải được Đại hội đồng thành
viên góp vốn thông qua bằng hình thức bỏ phiếu kín.

Trường hợp số thành viên của Hội đồng quản trị giảm quá 1/3 so với số lượng quy
định của Quy chế tổ chức và hoạt động của trường thì trong thời hạn không quá 30
ngày kể từ khi số thành viên của Hội đồng quản trị giảm quá quy định nêu trên, Chủ
tịch Hội đồng quản trị phải triệu tập họp Đại hội đồng thành viên góp vốn để bầu bổ
sung thành viên của Hội đồng quản trị.

Đối với trường có 2 thành viên góp vốn, nếu trường giảm 1 thành viên góp vốn và trở
thành trường do 1 cá nhân hoặc tổ chức đầu tư toàn bộ kinh phí xây dựng và điều hành
hoạt động của trường thì chuyển sang áp dụng quy định đối với trường không có Hội
đồng quản trị quy định tại Điều 11 của Quy chế này.
96

7. Thành viên Hội đồng quản trị bị bãi nhiệm nếu có hành vi vi phạm pháp luật
nghiêm trọng bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc vi phạm nghiêm trọng Quy chế tổ
chức và hoạt động của trường, bị Đại hội đồng thành viên góp vốn đề nghị bãi nhiệm;
được miễn nhiệm trong trường hợp bị chết, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc từ
chức.

Điều 9. Nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng quản trị:

Hội đồng quản trị có nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:

1. Xây dựng định hướng chiến lược phát triển và kế hoạch hoạt động hàng năm của
trường để trình Đại hội đồng thành viên góp vốn tại các kỳ họp.

2. Xây dựng Quy chế tổ chức và hoạt động của trường để trình Đại hội đồng thành
viên góp vốn xem xét thông qua; kiến nghị Đại hội đồng thành viên góp vốn xem xét,
sửa đổi, bổ sung các quy chế, quy định của trường khi cần thiết hoặc kiến nghị việc bổ
sung, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên của Hội đồng quản trị.

3. Xây dựng và ban hành các quy định về chế độ, tiêu chuẩn, định mức thu, chi tài
chính của trường; quy định về việc hoàn vốn, rút vốn và chuyển nhượng vốn phù hợp
với quy định của pháp luật về chế độ quản lý tài chính.

4. Huy động các nguồn vốn để xây dựng trường; phê duyệt dự toán và quyết toán ngân
sách hàng năm do Hiệu trưởng nhà trường trình; giám sát việc quản lý tài chính và tài
sản của nhà trường; báo cáo về tài chính hàng năm của trường tại cuộc họp để Đại hội
đồng thành viên góp vốn xem xét thông qua.

5. Đề cử và đề nghị công nhận hoặc hủy bỏ việc công nhận Hiệu trưởng, Phó Hiệu
trưởng; trình cơ quan có thẩm quyền ra quyết định.

6. Phê duyệt phương án tổ chức bộ máy, biên chế, nhân sự của trường trên cơ sở đề
xuất của Hiệu trưởng.

7. Có kế hoạch và tổ chức giám sát việc thực hiện quy chế dân chủ trong các hoạt động
của trường, giám sát việc thực hiện các quyết định của Hội đồng quản trị, giám sát
Hiệu trưởng và Kế toán trưởng trong việc chấp hành các quy định của Nhà nước, Bộ
Giáo dục và Đào tạo và cơ quan quản lý trực tiếp.

9. Triệu tập Đại hội đồng thành viên góp vốn họp thường kỳ mỗi năm một lần hoặc
họp đột xuất khi có yêu cầu của Chủ tịch Hội đồng quản trị.

Điều 10. Chủ tịch Hội đồng quản trị

1. Chủ tịch Hội đồng quản trị là người đứng đầu Hội đồng quản trị, do Hội đồng quản
trị bầu bằng hình thức bỏ phiếu kín và được cơ quan có thẩm quyền công nhận.

2. Chủ tịch Hội đồng quản trị phải có trình độ đào tạo tối thiểu bằng trình độ chuẩn
được đào tạo của giáo viên tương ứng với mỗi cấp học.
97

3. Chủ tịch Hội đồng quản trị có thể đồng thời giữ chức vụ Hiệu trưởng nếu có đủ các
tiêu chuẩn của Hiệu trưởng được quy định tại khoản 1 Điều 13 của Quy chế này.

4. Chủ tịch Hội đồng quản trị có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:

a) Chỉ đạo, điều hành hoạt động của Hội đồng quản trị; có quyền triệu tập các cuộc
họp của Hội đồng quản trị; chịu trách nhiệm chính về các quyết nghị của Hội đồng
quản trị, giám sát quá trình tổ chức thực hiện các quyết nghị của Hội đồng quản trị;
chủ trì các cuộc họp của Đại hội đồng thành viên góp vốn.

b) Chịu trách nhiệm trước các cơ quan quản lý về toàn bộ hoạt động của nhà trường và
kiểm soát việc điều hành của Hiệu trưởng;

c) Ký hợp đồng lao động với Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng sau khi được cấp có thẩm
quyền công nhận.

d) Được quyền điều hành bộ máy tổ chức và sử dụng con dấu của trường trong phạm
vi chức năng, nhiệm vụ của Hội đồng quản trị và ký các văn bản, quyết định của Hội
đồng quản trị.

đ) Thực hiện các quyền và nhiệm vụ khác theo Quy chế tổ chức và hoạt động của
trường.

5. Trường hợp Chủ tịch Hội đồng quản trị vắng mặt trong thời gian từ 3 tháng trở lên,
phải uỷ quyền bằng văn bản cho Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị (nếu có) hoặc một
thành viên của Hội đồng quản trị thực hiện các quyền và nhiệm vụ của Chủ tịch. Việc
ủy quyền phải được thực hiện bằng văn bản và được thông báo công khai, đồng thời
báo cáo cho cơ quan quản lý trực tiếp. Thời gian ủy quyền không quá 6 tháng và
không được áp dụng việc ủy quyền hai lần liên tiếp.

Trường hợp Chủ tịch Hội đồng quản trị bị bãi nhiệm hoặc miễn nhiệm thì cấp có thẩm
quyền công nhận sẽ triệu tập cuộc họp Hội đồng quản trị bầu một trong số các thành
viên làm Quyền chủ tịch Hội đồng quản trị. Việc bầu và công nhận Quyền Chủ tịch
Hội đồng quản trị được thực hiện theo nguyên tắc như bầu Chủ tịch Hội đồng quản trị.
Thời gian giữ chức Quyền chủ tịch Hội đồng quản trị không quá 6 tháng kể từ ngày có
quyết định công nhận và không áp dụng thực hiện hai lần liên tiếp đối với một cá
nhân.

Điều 11. Trường phổ thông tư thục không có Hội đồng quản trị

1. Trường phổ thông tư thục do 1 cá nhân hoặc tổ chức (sau đây gọi chung là Nhà đầu
tư) đầu tư toàn bộ kinh phí xây dựng và kinh phí hoạt động của trường thì không có
Hội đồng quản trị.

2. Nhà đầu tư có nhiệm vụ và quyền hạn như Hội đồng quản trị, chịu trách nhiệm thực
hiện các quy định tại Điều 9 và khoản 4 Điều 10 của Quy chế này. Nhà đầu tư có thể
làm Hiệu trưởng nếu có đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều 13 của Quy chế này.
98

3. Nếu Hiệu trưởng không phải là Nhà đầu tư thì phải chịu trách nhiệm trước Nhà đầu
tư về việc thực hiện các nhiệm vụ, và quyền hạn quy định tại khoản 4 Điều 13 của Quy
chế này.

Điều 12. Ban kiểm soát

1. Ban kiểm soát của trường phổ thông tư thục do Hội đồng quản trị thành lập, có số
lượng từ 3 đến 5 thành viên, trong đó có đại diện những người góp vốn, giáo viên và
nhân viên, đại diện cha mẹ học sinh. Ban kiểm soát phải có ít nhất 1 thành viên có
chuyên môn nghiệp vụ kế toán. Trưởng Ban kiểm soát do Hội đồng quản trị bầu trực
tiếp.

2. Thành viên Ban kiểm soát không được đồng thời là thành viên Hội đồng quản trị,
Hiệu trưởng, Kế toán trưởng; không phải là cha, mẹ, vợ hoặc chồng, con đẻ của thành
viên Hội đồng quản trị, Hiệu trưởng, Kế toán trưởng của trường.

3. Nhiệm kỳ của Ban kiểm soát cùng với nhiệm kỳ của Hội đồng quản trị.

4. Ban kiểm soát có các quyền và nhiệm vụ sau đây:

a) Kiểm tra, giám sát các hoạt động của nhà trường, của Hội đồng quản trị, Ban Giám
hiệu và các đơn vị, tổ chức trong trường.

b) Kiểm tra, giám sát mọi hoạt động tài chính của trường và thực hiện chế độ tài chính
công khai.

c) Định kỳ thông báo với Hội đồng quản trị về kết quả hoạt động của mình và nội dung
các báo cáo, kết luận, kiến nghị của Ban kiểm soát trước khi chính thức thông qua Đại
hội đồng thành viên góp vốn.

d) Báo cáo Đại hội đồng thành viên góp vốn về kết quả kiểm tra, giám sát các hoạt
động của nhà trường tại các kỳ họp của Đại hội đồng thành viên góp vốn.

đ) Thực hiện các quyền và nhiệm vụ khác theo Quy chế tổ chức và hoạt động của
trường.

Điều 13. Hiệu trưởng

1. Hiệu trưởng trường phổ thông tư thục phải là người có đủ các tiêu chuẩn theo quy
định của Điều lệ trường phổ thông, khi được đề cử không quá 70 tuổi và không là công
chức, viên chức trong biên chế nhà nước.

2. Hiệu trưởng là người trực tiếp quản lý và điều hành hoạt động của nhà trường; chịu
trách nhiệm trước pháp luật, cơ quan quản lý giáo dục và Hội đồng quản trị (nếu có)
về việc tổ chức, điều hành các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ, bảo đảm chất lượng
giáo dục và hoạt động của trường trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn được giao.
Nhiệm kỳ của Hiệu trưởng là 5 năm.
99

3. Đối với trường phổ thông tư thục có Hội đồng quản trị, Hiệu trưởng do Hội đồng
quản trị đề cử và bầu theo nguyên tắc bỏ phiếu kín với quá nửa số phiếu tán thành;
được Đại hội đồng thành viên góp vốn thông qua và cấp có thẩm quyền ra quyết định
công nhận.

4. Đối với trường phổ thông tư thục có Hội đồng quản trị, ngoài nhiệm vụ, quyền hạn
quy định tại Điều lệ trường phổ thông và các quy định tại khoản 2 Điều này, Hiệu
trưởng trường phổ thông tư thục còn có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

a) Tổ chức thực hiện các nghị quyết của Hội đồng quản trị;

b) Tổ chức triển khai việc huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực, hoạt động dạy
học và các hoạt động khác của trường theo quy định, bảo đảm chất lượng, đúng quy
định của pháp luật và kế hoạch đã được Hội đồng quản trị phê duyệt nhằm thực hiện
mục tiêu phát triển nhà trường;

c) Dự kiến tổ chức bộ máy, biên chế và nhân sự của trường trình Hội đồng quản trị phê
duyệt; trực tiếp ký hợp đồng lao động sử dụng giáo viên, nhân viên; bổ nhiệm, miễn
nhiệm, khen thưởng, kỷ luật đối với giáo viên, nhân viên và người học theo quy định
của pháp luật sau khi được Hội đồng quản trị thông qua.

d) Lập dự toán và quyết toán ngân sách hàng năm, trình Hội đồng quản trị phê duyệt;
tổ chức thực hiện kế hoạch tài chính theo quy định của trường; báo cáo định kỳ với
Hội đồng quản trị và các cấp quản lý liên quan về công tác tài chính và các hoạt động
của nhà trường;

đ) Bảo đảm trật tự, an ninh và bảo vệ môi trường, an toàn trong trường;

e) Được tham dự các cuộc họp của Hội đồng quản trị (nếu không phải là thành viên)
nhưng không có quyền biểu quyết; có trách nhiệm báo cáo trước Đại hội đồng thành
viên góp vốn về các hoạt động dạy học của trường; có quyền bảo lưu ý kiến không
nhất trí với quyết định của Hội đồng quản trị và báo cáo cơ quan quản lý giáo dục trực
tiếp xem xét, xử lý.

4. Trong cùng một thời gian, một người chỉ được làm Hiệu trưởng của một trường phổ
thông tư thục.

Điều 14. Chương trình giáo dục

1. Trường phổ thông tư thục có trách nhiệm thực hiện chương trình giáo dục, kế hoạch
dạy học và kế hoạch thời gian năm học theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

2. Trường phổ thông tư thục phải bảo đảm việc dạy đủ và đúng tiến độ chương trình
cho cấp học, lớp học; thực hiện đầy đủ các hoạt động giáo dục toàn diện cho học sinh.
100

3. Trường phổ thông tư thục cấp trung học cơ sở, cấp trung học phổ thông được bổ
sung thời gian học tập không quá 4 tuần/ năm ngoài quy định đối với trường phổ thông
công lập cùng cấp học nhưng không thu thêm học phí cho thời gian học bổ sung.

Chương III

GIÁO VIÊN, CÁN BỘ, NHÂN VIÊN VÀ HỌC SINH

Điều 15. Tiêu chuẩn, quyền và nhiệm vụ của giáo viên, cán bộ, nhân viên

1. Giáo viên trường phổ thông tư thục phải có đủ các tiêu chuẩn về phẩm chất đạo đức,
trình độ chuyên môn và sức khỏe theo quy định của Luật giáo dục và Điều lệ trường
phổ thông.

2. Nhiệm vụ và quyền của giáo viên, cán bộ, nhân viên:

a) Thực hiện đầy đủ nhiệm vụ theo hợp đồng lao động đã ký với nhà trường; có nhiệm
vụ và quyền theo quy định của Luật giáo dục và Điều lệ trường phổ thông.

b) Được hưởng chế độ tiền công, tiền lương, tiền thưởng do trường chi trả theo hợp
đồng lao động, được đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và có quyền tham gia các tổ
chức xã hội và đoàn thể theo quy định của pháp luật.

c) Giáo viên được khen thưởng khi có thành tích theo quy định của các cấp quản lý
giáo dục, nếu có đủ các tiêu chuẩn theo quy định thì được xét phong tặng các danh
hiệu Nhà giáo ưu tú, Nhà giáo nhân dân và Kỷ niệm chương vì sự nghiệp giáo dục.

Điều 16. Yêu cầu về tỉ lệ giáo viên cơ hữu và định mức giáo viên, nhân viên

1. Trường phổ thông tư thục phải bảo đảm từ năm học đầu tiên tỉ lệ giáo viên cơ hữu
so với tổng số giáo viên theo quy định đối với trường phổ thông công lập ở cấp học
tương ứng như sau: cấp tiểu học có 100%; cấp trung học cơ sở và trung học phổ thông
có ít nhất 40%.

2. Số giáo viên và nhân viên của trường phổ thông tư thục phải bảo đảm không thấp
hơn quy định của Nhà nước về định mức giáo viên đối với từng cấp học về giáo viên,
nhân viên.

Điều 17. Tuyển dụng cán bộ quản lý, giáo viên cơ hữu và nhân viên

Cán bộ quản lý, giáo viên cơ hữu, nhân viên của trường phổ thông tư thục là những
người không phải là công chức, viên chức nhà nước; được nhà trường tuyển dụng và
áp dụng các chế độ làm việc và thực hiện chính sách theo quy định của pháp luật lao
động.

Điều 18. Nhiệm vụ và quyền của học sinh


101

Học sinh trường phổ thông tư thục có quyền và nhiệm vụ theo quy định tại Điều lệ
trường phổ thông; được hưởng chế độ, chính sách theo quy định của Nhà nước.

Chương IV

CƠ SỞ VẬT CHẤT, TÀI CHÍNH VÀ TÀI SẢN

Điều 19. Cơ sở vật chất

Trường phổ thông tư thục có trách nhiệm bảo đảm các điều kiện về cơ sở vật chất,
thiết bị theo quy định của Điều lệ trường phổ thông và các quy định về thiết bị giáo
dục do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

Điều 20. Tài chính và tài sản

1. Chế độ tài chính: Trường phổ thông tư thục hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện
góp vốn, tự chủ về tài chính, tự cân đối thu chi; thực hiện các quy định của pháp luật
về chế độ kế toán, kiểm toán, nghĩa vụ với ngân sách nhà nước và những quy định
hiện hành khác liên quan.

2. Nguồn tài chính của trường phổ thông tư thục bao gồm:

a) Vốn góp của tổ chức, cá nhân thành lập trường và nguồn tài chính bổ sung từ kết
quả hoạt động hàng năm của nhà trường;

b) Học phí, lệ phí thu từ người học theo quy định của pháp luật;

c) Lãi tiền gửi tại ngân hàng, Kho bạc Nhà nước và các tổ chức tín dụng;

d) Các khoản đầu tư, tài trợ, viện trợ, ủng hộ, quà tặng của các tổ chức, cá nhân trong
và ngoài nước;

đ) Vốn vay của các ngân hàng, tổ chức tín dụng, cá nhân;

e) Hỗ trợ từ ngân sách khi thực hiện nhiệm vụ do Nhà nước giao;

g) Các khoản thu hợp pháp khác.

3. Nội dung chi:

a) Tiền lương, phụ cấp lương, tiền công, tiền thưởng và các khoản đóng góp bảo hiểm
xã hội, bảo hiểm y tế cho người lao động; các khoản chi phí cho hoạt động chuyên
môn, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho đội ngũ giáo viên, cán bộ, nhân viên của
trường;

b) Quản lý hành chính;


102

c) Đầu tư xây dựng, sửa chữa cơ sở vật chất; chi trả tiền thuê cơ sở vật chất (nếu có);
mua sắm tài liệu, trang thiết bị đồ dùng dạy học;

d) Khấu hao tài sản cố định;

đ) Trả lãi vốn vay, vốn góp;

e) Thực hiện nghĩa vụ thuế đối với cơ quan nhà nước;

g) Chi phúc lợi tập thể, khen thưởng; các hoạt động nhân đạo, từ thiện;

h) Các khoản chi khác theo quy định của pháp luật và quy chế chi tiêu nội bộ của
trường không trái với quy định của pháp luật.

4. Tài sản của trường phổ thông tư thục gồm:

a) Tài sản ban đầu của các thành viên góp vốn;

b) Tài sản được hình thành trong quá trình hoạt động của trường;

c) Tài sản do hiến, tặng, cho hoặc tài trợ, hỗ trợ, viện trợ không hoàn lại.

5. Quản lý tài chính và tài sản:

a) Tài chính và tài sản của trường phổ thông tư thục được hình thành từ các nguồn thu
theo quy định tại khoản 2 và khoản 4 Điều này. Tài chính, tài sản được các tổ chức, cá
nhân hiến, tặng, cho hoặc viện trợ không hoàn lại trong quá trình hoạt động không
được chia cho các cá nhân, chỉ sử dụng cho lợi ích chung của trường;

b) Nhà trường phải xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ và thông qua Đại hội đồng thành
viên góp vốn trước khi Chủ tịch Hội đồng quản trị phê duyệt để làm cơ sở pháp lý điều
hành tài chính của trường;

c) Dự toán và quyết toán hàng năm của trường do Hiệu trưởng trình, Hội đồng quản trị
phê duyệt và phải báo cáo công khai tại cuộc họp của Đại hội đồng thành viên góp
vốn;

d) Theo định kỳ hàng năm, nhà trường thành lập hội đồng kiểm kê định giá trị tài sản
và tái đầu tư, bổ sung tài sản. Trường hợp chuyển đổi tài sản, chuyển nhượng tài sản
hoặc ngừng hoạt động dạy học, nhà trường thành lập ban thanh lý tài sản, tổ chức kiểm
kê toàn bộ tài sản, thực hiện việc hoàn vốn cho các thành viên góp vốn theo quy định
của Hội đồng quản trị;

đ) Nhà trường có trách nhiệm chấp hành đúng quy định của Nhà nước về huy động và
sử dụng vốn, thu chi, phân phối kết quả tài chính; chấp hành việc kiểm tra của cơ quan
tài chính cấp trên theo quy định của Nhà nước về việc sử dụng kinh phí và tình hình
tăng, giảm nguồn vốn của trường. Việc rút vốn và chuyển nhượng vốn thực hiện theo
103

quy định của Hội đồng quản trị và phải đảm bảo sự phát triển và ổn định của nhà
trường;

e) Hằng năm, trường tư thục thực hiện chế độ công khai tài chính và lập báo cáo tài
chính gửi cơ quan quản lý ngành, cơ quan tài chính và cơ quan thuế cùng cấp theo chế
độ kế toán hiện hành; tổ chức công tác kế toán, thống kê theo quy định của pháp luật;

g) Nhà trường có trách nhiệm thực hiện việc công khai về tài chính, tài sản và năng lực
hoạt động theo quy định.

Chương V

THANH TRA, KIỂM TRA, KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC KHEN
THƯỞNG VÀ XỬ LÍ VI PHẠM

Điều 21. Kiểm tra, thanh tra và kiểm định chất lượng giáo dục

1. Trường phổ thông tư thục có trách nhiệm tổ chức thực hiện việc tự kiểm tra các hoạt
động của trường theo các quy định hiện hành.

2. Trường phổ thông tư thục chịu sự kiểm tra, thanh tra của các cơ quan nhà nước có
thẩm quyền theo quy định của luật pháp.

3. Trường phổ thông tư thục có trách nhiệm thực hiện công tác kiểm định chất lượng
giáo dục theo các quy định hiện hành của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Điều 22. Cấm lợi dụng danh nghĩa trường phổ thông tư thục

Trường phổ thông tư thục không được cho bất cứ cá nhân, tổ chức nào lợi dụng danh
nghĩa, sử dụng cơ sở của trường để tiến hành các hoạt động vi phạm pháp luật, thực
hiện các hành vi vụ lợi không đúng với tôn chỉ mục đích hoạt động giáo dục của
trường.

Điều 23. Khen thưởng

Các tập thể, cá nhân của trường phổ thông tư thục có thành tích đóng góp phát triển sự
nghiệp giáo dục được khen thưởng theo quy định của Nhà nước.

Điều 24. Xử lý vi phạm

Nếu có đủ căn cứ kết luận trường phổ thông tư thục vi phạm pháp luật, vi phạm các
quy chế, quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo; không bảo đảm chất lượng giáo dục,
không đủ điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ việc giảng dạy, học tập,
điều kiện vệ sinh và an toàn thì tùy theo mức độ vi phạm, cơ quan quản lý trực tiếp có
trách nhiệm:
104

1. Chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện, khắc phục và xử lý các vi phạm.

2. Ra quyết định hủy bỏ việc công nhận Chủ tịch Hội đồng quản trị, Hiệu trưởng, Phó
Hiệu trưởng.

3. Ra quyết định tạm ngừng tuyển sinh, đình chỉ hoạt động giáo dục.

4. Trình cơ quan có thẩm ra quyết định giải thể trường.

5. Xử lý các tổ chức, cá nhân có hành vi sai phạm theo quy định của pháp luật.

You might also like