You are on page 1of 123

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ


-----  -----

TRẦN THỊ TUYẾT NHUNG

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN

TÍNH HỮU HIỆU CỦA HỆ THỐNG KIỂM SOÁT

NỘI BỘ TẠI BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN ODA

THÀNH PHỐ CẦN THƠ

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

CẦN THƠ, 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ
-----  -----

TRẦN THỊ TUYẾT NHUNG

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN

TÍNH HỮU HIỆU CỦA HỆ THỐNG KIỂM SOÁT

NỘI BỘ TẠI BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN ODA

THÀNH PHỐ CẦN THƠ

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Chuyên ngành: Kế toán

Mã số: 8340301

NGƯỜI HƯỚNG DẨN KHOA HỌC

TS. NGUYỄN MINH TIẾN

CẦN THƠ, 2019


i

CHẤP THUẬN CỦA HỘI ĐỒNG

Luận văn này với tựa đề là “ Các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ
thống Kiểm soát nội bộ tại Ban QLDA ODA TP Cần Thơ”, do học viên Trần Thị
Tuyết Nhung thực hiện theo sự hướng dẫn của Tiến sĩ Nguyễn Minh Tiến. Luận văn
đã được báo cáo và được Hội đồng chấm luận văn thông qua ngày 02/ 06 /2019.

Ủy viên Ủy viên-Thư ký

----------------------- ------------------------

Phản biện 1 Phản biện 2

-------------------------- -------------------------

Chủ tịch Hội đồng

-----------------------------
ii

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, bằng tất cả tấm lòng, tôi xin cảm ơn đến Quý Thầy cô đã nhiệt
tình giảng dạy và truyền đạt kiến thức bổ ích giúp tôi hoàn thành chương trình học
tập và nghiên cứu tại Khoa Sau Đại học, Trường Đại học Tây Đô.

Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy Nguyễn Minh Tiến, người đã
bỏ công hỗ trợ, hướng dẫn tận tình giúp tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.

Sau cùng, tôi xin chân thành cảm ơn đến Quý bạn bè, đồng nghiệp và gia đình
đã có lời động viên, chia sẻ giúp tôi có động lực hoàn thành chương trình học tập.

Cần Thơ, ngày...... tháng...... năm 2019

Người thực hiện

Trần Thị Tuyết Nhung


iii

TÓM TẮT

Mục tiêu của đề tài nghiên cứu là tìm kiếm các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu
hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại BQLDA ODA TP Cần Thơ. Đề tài nghiên cứu
định lượng này được sử dụng phương pháp phân tích nhân tố khám phá (EFA) và phân
tích hồi quy tuyến tính. Với 120 mẫu khảo sát thu thập từ cán bộ công chức tại Ban
QLDA ODA TPCT và những người am hiểu về lĩnh vưc quản lý dự án, tác giả tiến hành
kiểm định độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha, dùng hệ số KMO và
kiểm định Bartlett để kiểm định tính phù hợp của tập dữ liệu cho phân tích nhân tố. Kết
quả phân tích hồi quy cho thấy từ 5 nhân tố trong mô hình điều chỉnh, có 2 nhân tố ảnh
hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại Ban QLDA ODA TP Cần Thơ là nhân
tố hoạt động giám sát và nhân tố môi trường kiểm soát. Trong đó nhân tố hoạt động
giám sát mạnh hơn nhân tố môi trường kiểm soát. Về mặt thực tiễn, tác giả đã dựa vào
kết quả nghiên cứu và đề xuất các khuyến nghị thiết thực xoay quanh hai nhân tố ảnh
hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại BQLDA ODA TP Cần Thơ
để từ đó có các chính sách và cơ chế để nâng cao tính hữu hiệu của hệ thống KSNB.
Góp phần hoàn thành mục tiêu và nhiệm vụ được giao của Ban. Kết quả nghiên cứu
cũng chỉ ra một số hướng nghiên cứu tiếp theo nhằm hoàn thiện lý thuyết đo lường các
nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ .

Từ khóa: Môi trường kiểm soát, hoạt động giám sát


iv

ABSTRACT

The objective of this study is to find out the factors that affect the effectiveness
of the internal control system at the ODA Project Management Unit in Can Tho City.
This quanitiative study used the exploratory factor analysis (EAF) and linear regression
analysis. With 120 survey observations from presonnels at the ODA Project
Management Unit in Can Tho City and many experts in project management, the author
has been conducted reliabilty test of the scale by Crombach’s Alpha coefficient, using
the KMO coefficient and Bartlett test to verify the suitability of the dataset for the factor
analysis. The result of regression analysis indicated that in 5 factors from the adjustment
model, the were 2 factors affecting the effectiveness of the internal control system at
ODA Project Management Unit in Can Tho City, these were: the supervise acitivities
anf the environmenta control. In particular, the supervise activities factor is the greater
one. On the practical side, from the study result, the author has proposed some practical
recommendations around the 2 factors the affect the effectiveness of the internal control
system at ODA Project Management Unit in Can Tho City. They will therefore make
policies and mechanisms to enhance the internal control system at the ODA Project
Management Unit. Then give contributions to the accomplish of the goals and tasks have
been proposed at our Unit. The research’s result also points out some useful directions
for a number of further studies that aim at enhancing thr internal control system.

Key words: Invironmental control, supervise activities


v

TRANG CAM KẾT

Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên
cứu của tôi và kết quả nghiên cứu này chưa được công bố trong bất cứ một công
trình khoa học nào khác.

Cần Thơ, ngày...... tháng...... năm 2019

Người thực hiện

Trần Thị Tuyết Nhung


vi

MỤC LỤC

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU .......................1


1.1 Tính cấp thiết của đề tài: ........................................................................................1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu: ............................................................................................... 2
1.2.1 Mục tiêu tổng quát: ................................................................................................ 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể: ......................................................................................................2
1.3 Câu hỏi nghiên cứu: ................................................................................................ 2
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: .........................................................................2
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu: ............................................................................................ 2
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu: ............................................................................................... 2
1.5 Phương pháp nghiên cứu: .......................................................................................2
1.6 Những đóng góp của nghiên cứu: ..........................................................................3
1.6.1 Về mặt lý thuyết: ....................................................................................................3
1.6.2 Về mặt phương pháp luận: .....................................................................................3
1.6.3 Về mặt thực tiễn .....................................................................................................4
1.7 Kết cấu ......................................................................................................................4
Tóm tắt chương 1 ...........................................................................................................4
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU .......................5
2.1. Tổng quát về kiểm soát nội bộ ...............................................................................5
2.1.1 Khái niệm về kiểm soát ..........................................................................................5
2.1.2. Khái niệm về KSNB .............................................................................................. 6
2.1.3. Lịch sử phát triển kiểm soát nội bộ .......................................................................8
2.1.4 Lịch sử ra đời và phát triển của KSNB trong khu vực công .................................9
2.1.5. Sự khác biệt giữa INTOSAI (1992) và INTOSAI (2004) ...................................10
2.2 Các yếu tố cấu thành của hệ thống KSNB........................................................... 10
2.2.1 Môi trường kiểm soát ........................................................................................... 11
2.2.2 Đánh giá rủi ro .....................................................................................................12
2.2.3 Hoạt động kiểm soát ............................................................................................. 13
2.2.4 Thông tin và truyền thông .....................................................................................14
2.2.5 Giám sát ................................................................................................................14
2.3 Tính hữu hiệu của hệ thống KSNB ......................................................................15
2.4 Vai trò của hệ thống KSNB hữu hiệu .................................................................16
vii

2.5 Ưu điểm và nhược điểm của hệ thống KSNB .....................................................17


2.5.1 Ưu điểm ............................................................................................................17
2.5.2 Nhược điểm ..........................................................................................................17
2.6 Lược khảo các nghiên cứu liên quan đến đề tài .................................................18
2.6.1 Các lý huyết nền liên quan đến hệ thống KSNB ..................................................18
2.6.2 Các nghiên cứu công bố ngoài nước .....................................................................19
2.6.3 Các nghiên cứu công bố trong nước .....................................................................22
2.7 Khái niệm, đặc điểm hoạt động và quản lý tài chính tại các đơn vị sự nghiệp
công lập .........................................................................................................................24
2.7.1 Khái niệm và phân loại đơn vị sự nghiệp công lập ..............................................24
2.7.2 Đặc điểm hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập .............................................25
2.7.3 Quản lý tài chính tại các đơn vị sự nghiệp công lập.............................................26
2.7.3.1 Cơ chế quản lý tài chính tại các đơn vị sự nghiệp công lập ............................. 26
2.7.3.2 Nguồn tài chính đầu tư cho các đơn vị sự nghiệp công lập .............................. 27
2.7.3.3 Quy trình lập dự toán, chấp hành dự toán và quyết toán ngân sách tại các đơn
vị sự nghiệp công lập .....................................................................................................28
2.8 Mô hình nghiên cứu .............................................................................................. 30
2.8.1 Quá trình xây dựng giả thuyết .............................................................................34
2.8.2 Các giả thuyết cần kiểm định trong nghiên cứu này .........................................34
Tóm tắt chương 2 .........................................................................................................35
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................................36
3.1 Quy trình nghiên cứu ........................................................................................... 36
3.1.1 Nghiên cứu sơ bộ ................................................................................................ 37
3.1.2 Nghiên cứu chính thức .......................................................................................37
3.2 Phương pháp xử lý số liệu ..................................................................................38
3.2.1 Kiểm định thang đo bằng hệ số Cronbach Alpha ................................................38
3.2.2 Phân tích nhân tố khám phá EFA .........................................................................38
3.2.3 Phân tích hồi quy và kiểm định mối liên hệ .........................................................39
3.3 Thiết kế nghiên cứu ............................................................................................... 39
3.3.1 Đối tượng khảo sát ............................................................................................... 39
3.3.2 Cách thức khảo sát................................................................................................ 39
3.3.3 Quy mô và cách thức chọn mẫu ..........................................................................39
Tóm tắt chương 3 .........................................................................................................40
viii

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ..................................41


4.1. Tổng quan về Ban QLDA ODA TP Cần Thơ. ...................................................41
4.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Ban QLDA ODA TP Cần Thơ. .................41
4.1.2 Đặc điểm hoạt động của Ban QLDA ODA TP Cần Thơ .....................................41
4.1.3 Tổ chức bộ máy của Ban QLDA ODA TP Cần Thơ ...........................................42
4.2 Thực trạng hệ thống KSNB của Ban QLDA ODA TP Cần Thơ. .....................46
4.2.1 Mục tiêu và nguyên tắc của KSNB ......................................................................46
4.2.2 Cơ chế Kiểm soát nội bộ ......................................................................................47
4.2.2.1 Trách nhiệm của KSNB ....................................................................................47
4.2.2.2 Một số yêu cầu của KSNB ................................................................................47
4.2.3 Các nội dung về KSNB .......................................................................................48
4.2.3.1 Kiểm soát tiền mặt tại quỹ ................................................................................48
4.2.3.2 Kiểm soát tài khoản dự án tại Ngân hàng phục vụ ...........................................49
4.2.3.3 Kiểm soát hoạt động đấu thầu mua sắm ........................................................... 51
4.2.3.4 Kiểm soát chi phí Ban QLDA ODA TPCT .......................................................51
4.2.3.5 Quản lý tài sản cố định của dự án ....................................................................51
4.2.3.6 Quản lý hợp đồng và quản lý công nợ.............................................................. 52
4.2.3.7 Quản lý các khoản thanh toán ..........................................................................52
4.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hệ thống KSNB tại Ban QLDA ODA TPCT ........54
4.3.1 Kết quả nghiên cứu mẫu .......................................................................................54
4.3.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại Ban QLDA
ODA TPCT. ...................................................................................................................57
4.3.2.1 Kiểm định thang đo hệ số Cronbach’s Alpha ...................................................57
4.3.2.2 Phân tích nhân tố khám phá ( EFA) ..................................................................60
4.3.3 Ước lượng mô hình hồi qui đa biến các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của
hệ thống KSNB tại Ban QLDA ODA TPCT. ............................................................... 66
4.3.3.1 Kiểm định phù hợp của mô hình ........................................................................66
4.3.3.2 Phân tích hồi quy đa biến ..................................................................................66
Tóm tắt chương 4 .........................................................................................................70
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KHUYÊN NGHỊ......................................................71
5.1. Kết luận ................................................................................................................71
5.2 Khuyến nghị ..........................................................................................................71
5.2.1 Yếu tố môi trường kiểm soát ...............................................................................71
ix

5.2.2 Yếu tố giám sát .....................................................................................................72


5.2.3 Các yếu tố khác ....................................................................................................74
5.3 Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo ............................................................. 75
5.3.1 Hạn chế của đề tài.................................................................................................75
5.3.2 Đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo ....................................................................76
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 77
PHỤ LỤC 1 ..................................................................................................................81
NHÓM THẢO LUẬN .................................................................................................81
PHỤ LỤC 2 ..................................................................................................................84
PHỤ LỤC 3 ..................................................................................................................89
PHỤ LỤC 4 ................................................................................................................102
x

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1.Các định nghĩa về kiểm soát .......................................................................5


Bảng 2.2 Đo lường các biến của các nghiên cứu trước ...........................................20
Bảng 2.3 Mã hóa chi tiết nội dung các câu hỏi khảo sát và các yếu tố ảnh hưởng
tính hữu hiệu của hệ thống KSNB ............................................................................32
Bảng 4.1: Thống kê và kết quả mẫu khảo sát định lượng ........................................54
Bảng 4.2 Bảng tổng hợp thang đo các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu. ..........55
Bảng 4.3 Kiểm định thang đo các biến thuộc yếu tố môi trường kiểm soát ............57
Bảng 4.4 Kiểm định thang đo các biến thuộc yếu tố đánh giá rủi ro .......................57
Bảng 4.5 Kiểm định thang đo các biến thuộc yếu tố hoạt động kiểm soát...............58
Bảng 4.6 Kiểm định thang đo các biến thuộc yếu tố thông tin truyền thông ...........58
Bảng 4.7 Kiểm định thang đo các biến thuộc yếu tố giám sát .................................59
Bảng 4.8 Kiểm định thang đo các biến thuộc yếu tố tính hữu hiệu lần 1 .................59
Bảng 4.9 Kiểm định thang đo các biến thuộc yếu tố tính hữu hiệu lần 2 .................59
Bảng 4.10 Phân tích KMO và kiểm định Bartlett .....................................................60
Bảng 4.11 Kết quả xoay nhân tố ...............................................................................61
Bảng 4.12 Rút trích nhân tố ......................................................................................62
Bảng 4.13 Kết quả phân tích nhân tố khám phá đối với biến phụ thuộc ..................63
Bảng 4.14 Bảng đặt tên lại các biến và các nhân tố .................................................64
Bảng 4.15 Bảng ma trận tương quan ........................................................................65
Bảng 4.16 Kết qủa kiểm đinh Durbin-Watson .........................................................66
Bảng 4.17 Kết quả kiểm định ..................................................................................66
Bảng 4.18 Kết quả phân tích hồi quy ......................................................................67
Bảng 4.19 Kết quả kiểm định các giả thuyết ............................................................ 68
xi

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 2.1 Quy trình Đánh giá rủi ro ...............................................................................12


Hình 2.2 Mô hình nghiên cứu .......................................................................................31
Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu ......................................................................................36
Hình 4.1: Cơ cấu tổ chức Ban QLDA ODA TPCT .......................................................42
Hình 4.2: Quy trình rút vốn bồi hoàn ............................................................................49
Hình 4.3: Quy trình rút vốn bồi hoàn thanh toán qua TKCĐ của từng dự án ...............50
Hình 4.4: Quy trình rút vốn về TKCĐ của từng dự án ..................................................53
xii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt Ý nghĩa


AICPA: American Institule of Certificated Public Accountant
(Hiệp hội kế toán viên công chứng Hoa Kỳ)
BTC Bộ Tài Chính
CoBIT: Control Objectives for Information and Related Technology
(Các mục tiêu kiểm soát trong công nghệ thông tin và các lĩnh vực
có liên quan)
COSO: Committee of Sponsoring Organizations
(Ủy ban Tổ chức Bảo Trợ )
EAA European Accounting Association
(Hội kế toán Châu Âu)
IFAC: International Federation of Accountant
(Liên Đoàn Kế toán Quốc tế)
INTOSAI International Organization of Supreme Audit Institutions
(Tổ chức quốc tế của các tổ chức kiểm toán tối cao )

INTOSAI INTOSAI Guidance for Good Governace


GOV (Hướng dẫn INTOSAI cho việc quản lý tốt chính phủ)
ISACA: Information Systems Audit and Control Association
(Hiệp hội về kiểm soát và kiểm toán hệ thống thông tin)
BQLDA: Ban quản lý dự án
KSNB: Kiểm soát nội bộ
NSNN: Ngân sách nhà nước
TPCT: Thành phố Cần Thơ
TABMIS: Treasury And Budget Management Information System
(Hệ thống Thông tin Quản lý Ngân Sách và Kho bạc)
World Trade Organization
WTO: (Tổ chức thương mại quốc tế)
1

CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU TỔNG QUAN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài:

Trong nhiều năm qua công tác quản lý NSNN đã đạt được những thành tựu quan
trọng góp phần phát triển kinh tế xã hội tại TP Cần Thơ. Tuy nhiên thực tế cũng còn tồn
tại nhiều hạn chế, bất cập đặc biệt là trong sử dụng NSNN để thực hiện các dự án xây
dựng cơ bản. Nguyên nhân của những hiện tượng này có thể là do phần lớn việc quản
lý ngân sách còn nhiều hạn chế, việc áp dụng các quy trình nghiệp vụ chưa đúng theo
quy định, năng lực của một số cán bộ chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng phát triển
của đất nước. Vì vậy việc hoàn thiện hệ thống KSNB có vai trò quan trọng trong việc
nâng cao chất lượng công tác quản lý là phương pháp và chính sách được thiết kế để
ngăn chặn và phòng ngừa những rủi ro có thể xảy ra, giảm thiểu những sai sót, khuyến
khích hiệu quả hoạt động và nhằm đạt được sự tuân thủ các chính sách và quy trình được
thiết lập. Từ đó việc tăng cường kiểm soát nội bộ trong quản lý NSNN được xem như
một sự cần thiết tất yếu.

Để ngà y một t ốt hơn đáp ứng yêu cầu công việc, Ban QLDA ODA TPCT
đang không ngừng củng cố, hoàn thiện tổ chức bộ máy, phát triển nguồn nhân lực
đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu, nhiệm vụ chính trị được giao. Quá trình xây dựng,
củng cố và phát triển tổ chức bộ máy của Ban QLDA gắn liền với việc phát triển, hoàn
thiện chức năng, nhiệm vụ chuyên môn.
Từ những yêu cầu trên đòi hỏi Ban QLDA ODA TPCT nói chung và các Ban
QLDA tại TPCT nói riêng phải có một hệ thống KSNB hữu hiệu. Mặc dù có rất nhiều
nghiên cứu về hệ thống KSNB trong các doanh nghiệp, công ty, tuy nhiên trong phạm
vi quản lý dự án thì có rất ít nghiên cứu về vấn đề này, nên việc hoàn thiện một hệ thống
KSNB một cách chính xác mà ở đó không phải quản lý bằng niềm tin mà phải bằng
những quy định, yêu cầu rõ ràng và cụ thể nhằm hạn chế những rủi ro tiềm ẩn có thể
xảy ra trong hoạt động của đơn vị.
Với những lý do nêu trên, tác giả chọn đề tài nghiên cứu cho luận văn thạc sĩ
của mình là “Các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội
bộ tại Ban QLDA ODA TPCT” để đưa ra những giải pháp góp phần giải quyết những
vấn đề tồn tại, hạn chế của hệ thống KSNB tại Ban QLDA ODA TPCT hiện nay.
2

1.2 Mục tiêu nghiên cứu:


1.2.1 Mục tiêu tổng quát:
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là xác định các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu
hiệu của hệ thống KSNB tại Ban QLDA ODA TPCT từ đó đưa ra các giải pháp nhằm
nâng cao tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể:
- Đánh giá cơ bản thực trạng về hệ thống KSNB tại Ban QLDA ODA TPCT.
- Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại Ban
QLDA ODA TPCT;
- Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại
tại BQLDA ODA TPCT.
1.3 Câu hỏi nghiên cứu:
- Các yếu tố nào ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại Ban QLDA
ODA TPCT?
- Các yếu tố có mức độ ảnh hưởng như thế nào đến tính hữu hiệu của hệ thống
kiểm soát nội bộ tại Ban QLDA ODA TPCT?
- Có những giải pháp nào nhằm nâng cao tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại
Ban QLDA ODA TPCT?
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu:
Nghiên cứu tổng quan về hệ thống KSNB theo INTOSAI GOV. Cụ thể, luận văn
này tập trung nghiên cứu thực trạng hoạt động của hệ thống KSNB tại BQLDA ODA
TPCT. Trong đó, chủ yếu tập trung vào khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu
hiệu của hệ thống KSNB tại Ban QLDA ODA TPCT.
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu:
- Về không gian: Khảo sát của đề tài được thực hiện tại Ban QLDA ODA TPCT.
- Về thời gian:
Dữ liệu sơ cấp được thu thập qua bảng câu hỏi phỏng vấn các quan sát tại Ban
QLDA ODA TPCT dự kiến từ ngày 01/06/2019 đến ngày 30/06/2019 theo phương
pháp thuận tiện.
Dữ liệu thứ cấp được thu thập từ báo cáo hoạt động năm 2016 đến năm 2018 của
Ban QLDA ODA TPCT; số liệu nghiên cứu của một số tác giả khác.
1.5 Phương pháp nghiên cứu:
- Nghiên cứu được thực hiện thông qua 2 giai đoạn chính:
(1) Nghiên cứu sơ bộ được thực hiện thông qua phương pháp nghiên cứu định
tính. Nghiên cứu định tính được tiến hành bằng cách thảo luận nhóm lấy kiến chuyên
3

gia với 20 nhà lãnh đạo có kiến thức và kinh nghiệm trong quản lý và điều hành hoạt
động quản lý dự án (xem phụ lục 1) từ đó xây dựng giả thuyết và thang đo nháp, hiệu
chỉnh thang đo;
(2) Nghiên cứu chính thức được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu định
lượng tiến hành ngay khi bảng câu hỏi được chỉnh sửa từ kết quả nghiên cứu sơ bộ.
Mẫu điều tra trong nghiên cứu chính thức được thực hiện bằng phương pháp lấy
mẫu thuận tiện. Lấy mẫu thuận tiện thường được dùng trong nghiên cứu khám phá, để
xác định, định nghĩa thực tiễn của vấn đề nghiên cứu; hoặc để kiểm tra trước bảng câu
hỏi nhằm hoàn chỉnh bảng câu hỏi nghiên cứu; hoặc khi muốn ước lượng sơ bộ về vấn
đề đang quan tâm mà không muốn mất nhiều thời gian và chi phí. Do Ban QLDA ODA
TP Cần Thơ có số lượng nhân viên 70 người nên tác giả áp dụng phương pháp thuận
tiện là phù hợp với phương pháp nghiên cứu khám phá. Tổng số lượng mẫu là 120 bao
gồm nhà quản lý và nhân viên hiện đang làm việc tại Ban QLDA ODA TP Cần Thơ
và những người am hiểu trong lĩnh vực quản lý dự án tại TPCT. Phương pháp chọn
mẫu nghiên cứu: kích thước mẫu phải thỏa điều kiện lớn hơn hoặc bằng 5 lần biến số
trong mô hình. Cỡ mẫu đủ lớn để có thể tiến hành cho phân tích nhân tố EFA với số
quan sát ít nhất phải bằng 5 lần số biến trong phân tích nhân tố (Chu Nguyễn Mộng
Ngọc, Hoàng Trọng (2008)). Với số biến đề xuất trong mô hình là 24 biến nên kích
thước mẫu tối thiểu sẽ là 24 x 5 = 120 mẫu. Đảm bảo điều kiện trên và độ tin cậy của
nghiên cứu, kích thước mẫu trong nghiên cứu này là 120 phiếu.
Bảng câu hỏi do đối tượng tự trả lời qua hình thức trực tiếp, qua Email và các
phương thức phù hợp nhất, đây là công cụ chính để thu thập dữ liệu. Dữ liệu thu thập
được xử lý bằng phần mềm SPSS for windows nhằm: Kiểm định thang đo bằng hệ số
tin cậy Cronbach’s Alpha; Phân tích nhân tố khám phá (EFA - Exploratory Factor
Analysis) để rút gọn các biến quan sát và xác định lại các nhân tố trong mô hình nghiên
cứu; Phân tích hồi quy để xem xét mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến tính hữu hiệu
của hệ thống KSNB.
1.6 Những đóng góp của nghiên cứu:
1.6.1 Về mặt lý thuyết:
Đề tài hệ thống hoá các vấn đề liên quan đến hệ thống KSNB theo INTOSAI,
xác định và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hữu hiệu của hệ thống KSNB tại
Ban QLDA ODA TPCT.
1.6.2 Về mặt phương pháp luận:
Đề tài thực hiện trên cơ sở phương pháp nghiên cứu lý luận như khái quát hóa,
thu thập, tổng hợp và phân tích để đưa ra các nhận định đánh giá cụ thể về những
giải pháp đề ra. Luận văn có sự kết hợp giữa lý luận thực tiễn dựa trên những quy luật
phát triển khách quan của kinh tế xã hội, các quan điểm và chính sách của nhà nước
về hệ thống KSNB.
4

Đề tài sử dụng phương pháp thống kê khảo sát kết hợp một số kỹ thuật thống kê
phân tích định lượng để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống
KSNB trong việc đánh giá hệ thống KSNB và làm cơ sở cho các kết luận.
1.6.3 Về mặt thực tiễn
- Từ kết quả khảo sát, đề tài mang đến cho người đọc cái nhìn khái quát về
thực trạng hệ thống kiểm soát nội bộ tại Ban QLDA ODA TPCT, đánh giá mức độ hữu
hiệu của hệ thống KSNB hiện hành; đặc biệt trong việc kiểm soát nhằm giảm thiểu rủi
ro trọng yếu trong việc quản lý nguồn vốn ngân sách nhà nước tại Ban QLDA ODA
TPCT.
- Nghiên cứu này làm nổi bật đặc điểm và rủi ro trọng yếu tại Ban QLDA ODA
TPCT.
- Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu, phân tích và đánh giá các yếu tố ảnh hưởng
đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội tại Ban QLDA ODA TPCT, luận văn đề
xuất những phương pháp, giải pháp thiết thực nhằm hoàn thiện hệ thống KSNB tại Ban
QLDA ODA TPCT với trọng tâm hướng đến kiểm soát các rủi ro trọng yếu ảnh hưởng
đến việc hoàn thành mục tiêu của Ban QLDA ODA TPCT.
1.7 Kết cấu
Nội dung của luận văn bao gồm 5 chương:
* Chương 1: Giới thiệu tổng quan về đề tài nghiên cứu.
* Chương 2: Cơ sở lý thuyết và Mô hình nghiên cứu
* Chương 3: Phương pháp nghiên cứu.
* Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận.
* Chương 5: Kết luận và khuyến nghị.

Tóm tắt chương 1


Chương này trình bày khái quát về lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, đối
tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu và ý nghĩa của nghiên cứu. Chương tiếp theo,
tác giả trình bày về cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu liên quan đến đề tài.
5

CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
2.1. Tổng quát về kiểm soát nội bộ
2.1.1 Khái niệm về kiểm soát

Kiểm soát nghĩa là: giám sát, điều tra, so sánh thực tế với các điều kiện đã được
đặt ra, duy trì hoạt động của một vật thể theo từ điển Quốc tế năm 2002,. Còn trong
từ điển về Kinh tế thì kiểm soát là cách thể hiện sự ảnh hưởng trong việc quản lý của
công ty; là quyền lợi theo luật và hợp đồng liên quan đến việc sở hữu tài sản; là quyền
mà có ảnh hưởng quan trọng đến việc quản lý và hoạt động của công ty hoặc là sự
giám sát. Theo các nguồn thông tin khác, khái niệm về kiểm soát được hình thành khác
nhau mặc dù ý nghĩa tương đối giống nhau. Theo Vaclovas L.& Lukas G.(2012), khi
kiểm soát được định nghĩa rất cụ thể, nguyên tắc và yêu cầu của nó sẽ được mô tả
chi tiết, khi đó kiểm soát trở nên hiệu quả hơn, chuyên môn hóa cao hơn.
Trong các lý thuyết khoa học, những diễn giải về kiểm soát khác nhau thường
liên quan đến những khía cạnh của kiểm soát và ý nghĩa của chúng trong các trường
hợp khác nhau cũng có thể xác định theo nhiều cách khác phụ thuộc vào tình huống
và các nhân tố bên ngoài khác. Theo Lee Summers (1991), kiểm soát được nhấn
mạnh là phương tiện giám sát mà cung cấp khả năng điều chỉnh giữa tình trạng thực tế
- kế hoạch và cách hoạt động của doanh nghiệp. Ngoài ra, theo cách tiếp cận hiện
đại hơn, V. Navickas (2011) và P. Gupta (2010) chỉ ra rằng kiểm soát không chỉ là
nhân tố chính ảnh hưởng đến thành quả, hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp và việc
quản lý của nó mà còn là công cụ đánh giá cho các quyết định được thực hiện và giá
trị đạt được. Về vai trò của kiểm soát, Vaclovas L.& Lukas G (2012) đã xác định kiểm
soát hữu ích và hiệu quả tồn tại khi doanh nghiệp cố gắng thực hiện mục đích của
nó và tránh các sai sót và gian lận. Theo J.A.Pfister (2009), có nhiều loại kiểm soát
và được nhóm thành chiến lược, quản lý và kiểm soát nội bộ. Theo J.Wash, J.
Seward (1990), H.K.Chung, H.Lee Chong, H.K.Jung (1997), kiểm soát chia làm hai
loại là kiểm soát nội bộ và kiểm soát bên ngoài. Do đó, sự tồn tại của nhiều khái niệm
về kiểm soát khác nhau cũng chỉ ra rằng có nhiều loại kiểm soát. Các định nghĩa về
kiểm soát được tóm tắt theo bảng dưới đây:
Bảng 2.1.Các định nghĩa về kiểm soát

Tác giả Định nghĩa


Kiểm soát được định nghĩa là sự quan sát, giám sát quy trình cụ
thể trong hệ thống xã hội (nhà nước, tổ chức, phòng ban…),
Katkus (1997)
phát triển các kết quả đạt được, so sánh và đánh giá dựa trên
mục tiêu được thiết lập và chuẩn mực.

Tác giả
6

Kiểm soát là phương tiện cung cấp khả năng để hạn chế và giải
Biciulatis (2001)
quyết những lộn xộn mà có thể làm sụp đổ hệ thống.

Buskeviciute Kiểm soát được xác định là sự kiểm tra, giám sát về trách nhiệm
(2008) tuân thủ, thực hiện các quyết định được hình thành hay các yêu
cầu đối với các mục tiêu cụ thể.
Kiểm soát là sự quản lý hoạt động và tài chính của doanh nghiệp
Grupta (2010)
nhằm đạt được lợi nhuận từ việc thực hiện của doanh nghiệp.

Kiểm soát là chức năng mà đảm bảo hoạt động của hệ thống
Macintosh (2010)
một cách hữu hiệu hoặc tạo ra lợi nhuận mong muốn.

Kiểm soát là quá trình bắt đầu từ những tiêu chuẩn được thiết
K.HPickett (2010) lập cụ thể và kết thúc bởi việc thực hiện thành công và sự cải
tiến trong tương lai cũng như sự ngăn ngừa.

AMerchant (2011) Kiểm soát là sự so sánh giữa tình trạng thực tế và theo kế hoạch.

(Nguồn: Vaclovas và Lukas, 2012)


2.1.2. Khái niệm về KSNB
Hệ thống KSNB là sự tích hợp một loạt hoạt động, biện pháp, kế hoạch, quan
điểm, nội quy chính sách và nỗ lực của mọi thành viên trong tổ chức để đảm bảo tổ
chức đó hoạt động hiệu quả, đạt được mục tiêu đặt ra một cách hợp lý. Có thể hiểu
đơn giản, hệ thống kiểm soát nội bộ là hệ thống của tất cả những gì mà một tổ chức
cần làm để có được những điều muốn có và tránh những điều muốn tránh.
Hệ thống KSNB là toàn bộ các chính sách và thủ tục kiểm soát được thiết lập
nhằm bảo đảm hiệu năng và hiệu quả của các hoạt động trong đơn vị: Bảo đảm sự tuân
thủ quy định của đơn vị và pháp luật của Nhà nước: đảm bảo độ tin cậy của thông tin
và bảo vệ tài sản của đơn vị.
Đầu tiên khái niệm kiểm soát nội bộ (KSNB) được Hội kế toán viên công
chứng Hoa Kỳ (AICPA) vào năm 1949. Kiểm soát nội bộ được định nghĩa là một
kế hoạch và là cách mà tổ chức giữ an toàn cho tài sản, kiểm tra độ tin cậy của dữ
liệu, làm tăng tính hữu hiệu và bảo đảm các chính sách quản lý được thiết lập.
Còn theo Hội kế toán Châu ÂU (EAA) định nghĩa về hệ thống KSNB như
sau: Hệ thống KSNB là một hệ thống kiểm soát toàn diện về kinh nghiệm tài chính
và các lĩnh vực khác nhau được thành lập bởi Ban quản lý nhằm:
- Tiến hành kinh doanh của đơn vị trong trật tự và có tính hữu hiệu cao;
- Đảm bảo tuân thủ tuyệt đối đường lối kinh doanh của Ban quản trị;
7

- Giữ an toàn tài sản;


- Đảm bảo tính toàn diện và chính xác của số liệu hạch toán, những thành
phần riêng lẻ của hệ thống KSNB được coi là hoạt động kiểm tra hoặc hoạt động
kiểm tra nội bộ.
Kiểm soát nội bộ và hệ thống kiểm soát nội bộ cùng có chung mục đích, đều do
con người xây dựng, thiết lập nhưng chúng có những điểm khác nhau. Kiểm soát nội
bộ thường đi sâu vào chức năng vốn có của nó thể hiện thông qua những quy định,
nguyên tắc và hoạt động kiểm soát. Kiểm soát nội bộ thường gắn với những hoạt động
diễn ra với mục tiêu hiện tại theo yêu cầu phải đạt được của những đối tượng bên ngoài.
Theo Liên đoàn kế toán quốc tế (IFAC), hệ thống KSNB là kế hoạch của đơn vị
và toàn bộ các phương pháp, các bước công việc mà các nhà quản lý doanh
nghiệp tuân theo. Hệ thống KSNB trợ giúp cho các nhà quản lý đạt được mục tiêu
một cách chắc chắn theo trình tự và hoạt động một cách hữu hiệu có từ việc tôn trọng
các quy chế quản lý; giữ an toàn tài sản, ngăn chặn, phát hiện sai phạm và gian lận; ghi
chép kế toán đầy đủ, chính xác, lập báo cáo tài chính kịp thời, đáng tin cậy.
Nói đến các chính sách, thủ tục là nói về hệ thống KSNB, các bước kiểm soát
do lãnh đạo đơn vị xây dựng có tính chất bao trùm tất cả mọi lĩnh vực trong đơn vị. Hệ
thống kiểm soát nội bộ bao gồm cả kiểm soát nội bộ và bản thân con người cùng với
những phương tiện có tính chất kỹ thuật, cấu trúc hướng vào kiểm soát mang tính bền
vững, ổn định, đảm bảo và lâu dài. Hệ thống kiểm soát nội bộ thường được bản thân
các lãnh đạo đơn vị xây dựng, thiết lập hướng vào kiểm soát các hoạt động trong phạm
vi và trách nhiệm của đơn vị.

Bản thân các đơn vị phải có trách nhiệm xây dựng, duy trì một hệ thống kiểm
soát nội bộ khoa học, phù hợp và hiệu quả để đảm bảo kiểm soát hoạt động trong phạm
vi đơn vị, ngăn ngừa sai phạm, đạt được mục tiêu, yêu cầu mà đơn vị đặt ra.
Theo Cobit (2007), KSNB là 1 quá trình bao gồm các tiêu chuẩn, chính sách,
cách thức hoạt động và cấu trúc của tổ chức được thiết lập để đảm bảo đạt được các
mục tiêu đề ra và tránh được các tình huống không mong muốn.
Theo Chuẩn mực kiểm toán số 315 (VSA 315) được ban hành theo Thông tư
số 214/2012/TT-BTC có hiệu lực từ 01/01/2014, hệ thống KSNB được định nghĩa là
“quy trình do Ban quản trị, Ban Giám Đốc và các cá nhân khác trong đơn vị thiết kế,
thực hiện và duy trì để tạo sự đảm bảo hợp lý về khả năng đạt được mục tiêu của đơn
vị trong việc đảm bảo độ tin cậy của báo cào tài chính, đảm bảo tính hữu hiệu trong
hoạt động, tuân thủ pháp luật và các quy định liên quan.”.
Theo Luật Kế toán năm 2015 cho rằng, “Kiểm soát nội bộ là việc thiết lập
và tổ chức thực hiện trong nội bộ đơn vị kế toán các cơ chế, chính sách, quy trình, quy
định nội bộ phù hợp với quy định của pháp luật nhằm bảo đảm phòng ngừa, phát hiện,
8

xử lý kịp thời rủi ro và đạt được yêu cầu đề ra”.


Hiện nay, có rất nhiều quan điểm về hệ thống kiểm soát nội bộ. Các quan điểm
về hệ thống kiểm soát nội bộ của Liên đoàn kế toán Quốc tế (IFAC) và quan điểm của
Ủy ban các tổ chức tài trợ (COSO) cũng có sự khác nhau do yêu cầu và góc độ nhìn
nhận khác nhau. Tuy nhiên, theo quan điểm chung được thừa nhận rộng rãi nhất hiện
nay thì hệ thống kiểm soát nội bộ là toàn bộ các chính sách, những quy định, các thủ
tục kiểm soát, các bước công việc do lãnh đạo đơn vị xây dựng và áp dụng nhằm quản
lý và điều hành hoạt động của đơn vị đạt kết quả mà còn quản trị rủi ro một cách hữu
hiệu.
2.1.3. Lịch sử phát triển kiểm soát nội bộ
Trong một tổ chức bất kỳ, sự thống nhất và xung đột quyền lợi chung - quyền
lợi riêng của người sử dụng lao động với người lao động luôn tồn tại song hành. Nếu
không có hệ thống kiểm soát nội bộ, làm thế nào để người lao động không vì quyền lợi
riêng của mình mà làm những điều thiệt hại đến lợi ích chung của toàn tổ chức, của
người sử đụng lao động? Làm sao quản lý được các rủi ro? Làm thế nào có thề phân
quyền, ủy nhiệm, giao việc cho cấp dưới một cách chính xác, khoa học chứ không phải
chỉ dựa trên sự tin tưởng cảm tính? Vì vậy, hệ thống kiểm soát nội bộ ra đời với mục
tiêu quản trị rủi ro, bảo vệ tài sản, đảm bảo sự tin cậy trong báo cáo tài chính, duy trì
sự tuân thủ. Để phòng ngừa, ngăn chặn sai phạm, yếu kém, một hệ thống KSNB hữu
hiệu là điiều không thể thiếu nhằm nâng cao chất lượng trong hoạt động của tổ chức.
Khái niệm KSNB bắt đầu xuất hiện vào đầu thế kỷ 20 trong các tài liệu kiểm
toán (Công bố của Cục Dự trữ Liên Bang Hoa Kỳ (1929), công bố của AICPA
(1936)…). Từ năm 1940, các tổ chức kế toán và kiểm toán nội bộ Hoa kỳ đã xuất
bản một loạt các báo cáo, hướng dẫn và tiêu chuẩn về tìm hiểu KSNB trong các
cuộc kiểm toán như:
- SAP 29 (1958) “Phạm vi xem xét KSNB của kiểm toán viên độc lập”: lần đầu
tiên phân biệt KSNB về quản lý và KSNB về kế toán.
- SAP 54 (1972) “Tìm hiểu và đánh giá KSNB”: đưa ra 4 thủ tục kiểm soát kế
toán
Năm 1977, Đạo luật về chống hối lộ nước ngoài ra đời, yêu cầu các công ty cần
duy trì KSNB và hoàn thiện hệ thống kế toán. Từ năm 1980-1985, nhu cầu về việc xây
dựng hệ thống KSNB hữu hiệu và các tiêu chuẩn đánh giá trở thành mối quan tâm
lớn. Năm 1985, Hội đồng quốc gia chống gian lận báo cáo tài chính Hoa Kỳ (thường
được gọi là Ủy ban Treaway) đã thành lập Ủy ban các tổ chức đồng bảo trợ (COSO)
nhằm nghiên cứu KNSB và công bố Báo cáo COSO 1992-tài liệu đầu tiên trên thế
giới đưa ra Khuôn mẫu lý thuyết về kiểm soát nội bộ một cách đầy đủ và hệ thống.
Báo cáo này cung cấp một tầm nhìn rộng và mang tính quản trị, trong đó KSNB được
mở rộng ra cho các phương diện hoạt động và tuân thủ. Nhiều quy định hướng dẫn về
9

KSNB của các cơ quan chức năng Hoa kỳ được ban hành như: Ủy ban chuẩn mực
kiểm toán Hoa Kỳ năm 1988; Tổ chức nghiên cứu kiểm toán nội bộ năm 1991; Ủy ban
chứng khoán Hoa kỳ (SEC) năm 1998.
Trên cơ sở đó, các nghiên cứu về KNSB trên các lĩnh vực khác nhau được
ra đời và phát triển như:
- KSNB phát triển theo hướng quản trị: năm 2001, COSO nghiên cứu
khuôn mẫu quản trị rủi ro doanh nghiệp (ERM)
- KSNB trong môi trường công nghệ thông tin: Năm 1996, ISACA ban
hành CoBIT nhằm nhấn mạnh đến kiểm soát trong môi trường tin học bao gồm
những lĩnh vực hoạch định và tổ chức, mua và triển khai, phân phối và hỗ trợ, giám sát.
- KSNB theo hướng chuyện sâu vào ngành nghề cụ thể: báo cáo Basel về
khuôn khổ KSNB trong ngân hàng; năm 2002, chính phủ Hoa Kỳ ban hành luật
Sarbanes- Oxley quy định triển khai KSNB cho tất cả các công ty niêm yết trên sàn
giao dịch chứng khoán.
2.1.4 Lịch sử ra đời và phát triển của KSNB trong khu vực công
Trong lĩnh vực công, hoạt động chính là kiểm soát các khoản thu chi ngân sách
và việc sử dụng các khoản tiền này được cộng đồng quan tâm. Do đó việc đảm bảo an
toàn cho nguồn lực trong khu vực công (tiền, tài sản….) là mối quan tâm hàng đầu
và KSNB là công cụ hữu hiệu trong việc kiểm soát, phát hiện và ngăn ngửa rủi ro trong
chính phủ các quốc gia. Một số quốc gia như Mỹ, Canada đã có những công bố
chính thức về KSNB áp dụng cho các cơ quan hành chính sự nghiệp. Chuẩn mực
về kiểm toán của Tổng kế toán nhà nước Hoa Kỳ (GAO) 1999 đưa ra năm yếu tố về
KSNB trong đơn vị hành chính sự nghiệp bao gồm môi trường kiểm soát, đánh giá rủi
ro, hoạt động kiểm soát, thông tin và truyền thông, giám sát
Năm 1992, Tổ chức quốc tế các cơ quan kiểm toán tối cao (INTOSAI) ban
hành hướng dẫn về KNSB áp dụng cho khu vực công (INTOSAI 1992). Năm 2001,
INTOSAI 1992 được cập nhật và tích hợp với khái niệm KSNB của báo cáo COSO và
được công bố vào năm 2004 (INTOSAI 2004). Bằng việc thực hiện mô hình COSO
trong hướng dẫn, INTOSAI không chỉ cập nhật lý luận chung về KSNB mà còn xây
dựng hệ thống KSNB phù hợp với đặc điểm của khu vực công. Bộ tài liệu này cung
cấp khuôn mẫu KSNB trong khu vực công và cung cấp các tiêu chuẩn cơ bản để đánh
giá KSNB hữu hiệu.
INTOSAI 2004 đưa ra hai nhóm chuẩn mực cụ thể:
- Chuẩn mực chung: INTOSAI GOV 9100 - bao gồm khái niệm, các thành
phần của KSNB và cung cấp vai trò, trách nhiệm của những thành phần tham gia.
- Chuẩn mực cụ thể: các quy định về báo cáo, cách đánh giá chính sách, quản lý
tài sản, sổ sách, quản trị rủi ro. Ví dụ:
10

+ INTOSAI GOV 9110: Hướng dẫn cho Báo cáo về tính hữu hiệu của KSNB:
Kinh nghiệm của kiểm toán trong việc thực hiện và đánh giá KSNB;
+ INTOSAI GOV 9130: Hướng dẫn cho tiêu chuẩn KSNB trong khu vực công.
2.1.5. Sự khác biệt giữa INTOSAI (1992) và INTOSAI (2004)
Theo INTOSAI (1992), hệ thống KSNB là kế hoạch của tổ chức bao gồm thái
độ của nhà quản lý, quy trình, phương pháp và các đo lường khác mà cung cấp sự
đảm bảo hợp lý nhằm đạt được mục tiêu chung:
- Thúc đẩy các hoạt động hữu hiệu từ đó nâng cao chất lượng dịch vụ, sản phẩm
phù hợp với nhiệm vụ của tổ chức;
- Bảo vệ các nguồn lực không bị lãng phí, tham ô, gian lận và các vi phạm
pháp luật khác;
- Khuyến khích tuân thủ luật pháp, quy định nhà nước;
- Phát triển, duy trì các dữ liệu quản lý, tài chính đáng tin cậy và báo cáo kịp
thời.
Theo INTOSAI ( 2004) định nghĩa về KSNB như sau: KSNB là quy trình tích
hợp được thực hiện bởi nhà quản lý và các nhân viên của tổ chức và được thiết kế để
phát hiện rủi ro và cung cấp sự đảm bảo hợp lý cho việc đạt được các mục tiêu chung,
nhiệm vụ của tổ chức:
- Thúc đẩy các hoạt động theo chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp;
- Thực hiện trách nhiệm giải trình;
- Tuân thủ luật pháp và các quy định;
- Bảo vệ các nguồn lực chống lại việc thất thoát, phá hủy.
Hệ thống KSNB là quy trình bao gồm các hoạt động trong tổ chức mà thích
nghi liên tục với sự thay đổi của tổ chức cùng với sự tham gia từ cấp quản lý đến
nhân viên. Một hệ thống KSNB hữu hiệu nhất là khi nó được xây dựng thành một
bộ phận cần thiết của tổ chức và được tích hợp với các quy trình quản lý cơ bản như
lập kế hoạch, quản lý và kiểm soát.
So với định nghĩa COSO và hướng dẫn INTOSAI ( 1992), INTOSAI ( 2004)
đã thêm khía cạnh đạo đức và trách nhiệm giải trình. Mục tiêu chính của KSNB đã
được điều chỉnh với việc nhấn mạnh tầm quan trọng của hành động đạo đức, nhận
diện và ngăn ngừa các gian lận và tham nhũng trong khu vực công. Tương tự như Báo
cáo COSO, INTOSAI đưa ra năm yếu tố của KSNB gồm: Môi trường kiểm soát,
đánh giá rủi ro, hoạt đông kiểm soát, thông tin và truyền thông, giám sát.
2.2 Các yếu tố cấu thành của hệ thống KSNB
Theo quan điểm của INTOSAI (2004), hệ thống KSNB bao gồm 5 yếu tố: Môi
trường kiểm soát; đánh giá rủi ro; Hoạt động kiểm soát; Hệ thống thông tin và truyền
11

thông và giám sát kiểm soát. Theo đó, các hoạt động diễn ra luôn phải được kiểm soát
và có sự kiểm soát chặt chẽ để đảm bảo độ tin cậy về kết quả kiểm soát cho những đối
tượng quan tâm, nhất là các đối tượng ở bên ngoài.
2.2.1 Môi trường kiểm soát
Theo Amudo và Inanga (2009), môi trường kiểm soát được thiết lập trong nội
bộ tổ chức, là các yếu tố môi trường thể hiện thái độ, nhận thức về KSNB được thiết
lập và duy trì bởi nhà quản lý và nhân viên trong tổ chức. Môi trường kiểm soát là
nền tảng cho tất cả các yếu tố khác trong KSNB, tạo lập nguyên tắc kỷ cương và cơ
cấu cho tổ chức mà ảnh hưởng đến chất lượng của hệ thống KSNB. Theo
Subramaniam và cộng sự (2006), môi trường kiểm soát bao gồm các yếu tố: Giá trị đạo
đức, Sự cạnh tranh của nhân viên, Phong cách lãnh đạo, Phân chia quyền hạn và trách
nhiệm.
Theo INTOSAI (2004) đưa ra các yếu tố ảnh hưởng đến môi trường kiểm soát
bao gồm:
Tính liêm chính và giá trị đạo đức của nhà quản lý và nhân viên: Sự liêm chính
và giá trị đạo đức của nhà lãnh đạo và đội ngũ nhân viên xác định thái độ cư xử chuẩn
mực trong công việc của họ, có thái độ ủng hộ việc KSNB trong tổ chức. Tinh thần đạo
đức thể hiện qua tất cả các cá nhân, mọi cá nhân phải tuân thủ các điều lệ, quy định và
đạo đức về cách thức ứng xử của từng người. Tính trung thực và giá trị đạo đức cao sẽ
tạo môi trường thuận lợi để liên kết và phát huy sức mạnh tập thể giúp công ty hoàn
thành kế hoạch, đạt được mục tiêu của mình.
Năng lực nhà quản lý và nhân viên: Bao gồm trình độ hiểu biết và kỹ năng làm
việc cần thiết để đảm bảo việc thực hiện có kỷ cương, trung thực, tiết kiệm, hữu hiệu,
cũng như có một sự am hiểu đúng đắn về trách nhiệm của bản thân trong việc thiết lập
hệ thống KSNB. .
Triết lý quản lý và phong cách lãnh đạo: Triết lý quản lý được thể hiện qua quan
điểm và nhận thức của người quản lý đối với KSNB thông qua các chính sách, quy trình
và việc thực hiện. Phong cách điều hành lại thể hiện qua cá tính, tư cách và thái độ của
họ khi điều hành đơn vị trong việc theo đuổi mục tiêu KSNB, cụ thể là các hoạt động
mang tính đạo đức. Nếu nhà quản lý cấp cao tin rằng KSNB là quan trọng thì những
người khác trong tổ chức cũng sẽ nhận thấy và tham gia vào kiểm soát. Ví dụ, việc thành
lập ban kiểm toán như là một phần của hệ thống KSNB là dấu hiệu mạnh chứng tỏ
KSNB là quan trọng. Ngược lại, nếu các thành viên trong tổ chức thấy rằng KSNB
không phải là mối quan tâm hàng đầu của các nhà quản lý cấp cao thì mục tiêu kiểm
soát sẽ không có tính hữu hiệu.
Cơ cấu tổ chức: Cơ cấu tổ chức của một đơn vị là sự phân chia các bộ phận trong
một đơn vị theo những trách nhiệm và quyền hạn nhất định, sự trao quyền và trách nhiệm
giải trình, phân cấp báo cáo phù hợp. Cơ cấu tổ chức hợp lý đảm bảo một hệ thống xuyên
12

suốt từ trên xuống dưới trong việc ban hành các quyết định, triển khai các quyết định đó
cũng như việc giám sát thực hiện các quyết định đó trong toàn bộ tổ chức; góp phần
ngăn ngừa các hành vi gian lận và sai sót trong hoạt động tài chính kế toán có tính hữu
hiệu cao
Chính sách nhân sự: Chính sách nhân sự là toàn bộ các phương pháp quản lý
nhân sự và các quy chế của đơn vị với các nhân viên như tuyển dụng, hướng nghiệp,
đào tạo, đánh giá, tư vấn.... Một hệ thống KSNB có thiết kế tốt bao nhiêu, nhưng người
vận hành nó lại kém về năng lực và phẩm chất đạo đức thì hệ thống KSNB cũng không
thể phát huy một cách hữu hiệu.
Như vậy, Môi trường kiểm soát là yếu tố quan trọng để vận hành hệ thống KSNB
một cách hữu hiệu giúp cho nhà quản lý có định hướng trong thiết kế các bộ phận tiếp
theo của hệ thống KSNB.
2.2.2 Đánh giá rủi ro
Đánh giá rủi ro là quá trình nhận dạng và phân tích những rủi ro ảnh hưởng đến
việc đạt được mục tiêu, từ đó có thể quản trị được rủi ro. Mỗi đơn vị luôn phải đối phó
với hàng loạt rủi ro từ bên trong lẫn bên ngoài.
- Rủi ro bên trong: Những rủi ro này có thể do bản thân doanh nghiệp hay từ môi
trường kinh tế, chính trị, xã hội bên ngoài tác động.
- Rủi ro bên ngoài: thay đổi công nghệ làm thay đổi quy trình vận hành, sự ban
hành của một đạo luật hay chính sách mới ảnh hưởng đến hoạt động của tổ chức,...
KSNB hỗ trợ tổ chức cách thức trong việc đánh giá rủi ro bên trong cũng như
bên ngoài: Xác định rủi ro, phân tích rủi ro, đánh giá rủi ro, xem xét mức độ thường
xuyên xảy ra, cân nhắc làm thế nào quản lý rủi ro.

NHẬN DẠNG ĐÁNH GIÁ BIỆN PHÁP

- Thiết lập cơ - Thiệt hại - Tăng kiểm soát


chế nhận dạng - Xác suất xảy - Mua bảo hiểm
rủi ro ra - Tăng tốc độ thu
- Xác định mục hồi vốn
tiêu - Không làm gì
hết

Hình 2.1 Quy trình Đánh giá rủi ro


(Nguồn: Walker, 1999)
13

Theo Walker (1999), quản lý rủi ro trong môi trường thay đổi cần được thiết kế
để ngăn ngừa hoặc tối thiểu rủi ro; các nhà quản lý nên điều hành các thay đổi để đảm
bảo rằng quản lý rủi ro vẫn tiếp tục khi có thay đổi xảy ra.
Tất cả mức độ rủi ro đều có thể phát sinh mọi lúc, mọi nơi bất kể các đơn vị tổ
chức có quy mô, cấu trúc khác nhau. Vì vậy Nhà quản lý cần đưa ra các quyết định thận
trọng để giảm thiểu rủi ra và có thể chấp nhận được. Nó ảnh hưởng đến sự thành công,
tồn tại và tình hình tài chính của đơn vị.
2.2.3 Hoạt động kiểm soát
Các hoạt động kiểm soát là các biện pháp, quy trình, thủ tục đảm bảo thực
hiện chỉ thị của ban lãnh đạo trong giảm thiểu rủi ro và tạo điều kiện cho tổ chức đạt
được mục tiêu đặt ra và được thực hiện nghiêm túc trong toàn tổ chức. Hoạt động
kiểm soát tính hữu hiệu cần phải phù hợp với kế hoạch, tiết kiệm chi phí, hợp lý, dễ
hiểu và liên quan trực tiếp đến mục tiêu kiểm soát.
Mọi hoạt động kiểm soát đều bao gồm hai yếu tố là:
- Chính sách kiểm soát: Là những nguyên tắc cần làm, là cơ sở cho việc thực
hiện các thủ tục kiểm soát, được tài liệu hóa đầy đủ và có hệ thống. Theo Jenkinson
(2008), chính sách kiểm soát cần được thiết lập nhằm đảm bảo các hoạt động cần thiết
để đạt được mục tiêu của tổ chức và thực hiện một cách hữu hiệu.
- Thủ tục kiểm soát: Là những quy định cụ thể để thực thi chính sách kiểm
soát. Việc thiết lập các thủ tục kiểm soát cần phải cân đối mối quan hệ giữa lợi ích và
chi phí, cân đối giữa hoạt động kiểm soát và rủi ro phát sinh.
Ramos (2004) cho rằng sự đa dạng của hoạt động kiểm soát nên được thực
hiện nhằm kiểm tra sự chính xác và đầy đủ của thông tin cũng như quyền hạn trong
các giao dịch. Các hoạt động kiểm soát thường bao gồm:
- Quyền hạn và quy trình phê duyệt;
- Phân chia trách nhiệm đầy đủ, Uỷ quyền đúng đắn cho các nghiệp vụ hoặc các
hoạt động;
- Đảm bảo an toàn cho tài sản vật chất, thông tin và ghi nhận vào sổ sách;
- Soát xét việc thực hiện;
- Kiểm tra hoạt động, quy trình, việc thực hiện;
- Giám sát việc phân công, kiểm tra, sự phê chuẩn.
Tổ chức cần thực hiện cân bằng giữa nhận dạng và ngăn ngừa các hoạt động
kiểm soát. Trong thời đại công nghệ thông tin phát triển với nguy cơ an toàn thông tin
tăng cao, vai trò của hoạt động kiểm soát trong công nghệ thông tin rất quan trọng
và là trách nhiệm của các nhân viên sử dụng máy tính trong công việc (Thomas, 2016).
14

2.2.4 Thông tin và truyền thông


Hệ thống thông tin đại diện cho các kênh và phương pháp truyền đạt thông
tin quan trọng, chính sách (Robert & Abbie, 2013). Thông tin và truyền thông tập
trung vào chất lượng của thông tin mà được sử dụng dùng để báo cáo một cách hữu
hiệu. Thông tin nên được truyền đạt từ cao xuống thấp dưới các hình thức và thời
gian thích hợp, sao cho nó giúp mọi thành viên trong tổ chức thực hiện được nhiệm vụ
của mình và được sử dụng cho bên ngoài và nội bộ.
Thông tin là một dạng cơ bản của truyền thông, đáp ứng mong đợi của nhóm
và cá nhân để thực hiện được trách nhiệm của họ. Truyền thông hữu hiệu là việc
cung cấp thông tin từ cấp trên xuống cấp dưới hoặc từ cấp dưới lên cấp trên hoặc
ngang hàng giữa các bộ phận, thông tin xuyên suốt toàn bộ tổ chức. Một trong
những kênh truyền thông quan trọng là giữa quản lý và nhân viên. Ngoài ra cũng
cần có sự truyền thông một cách hữu hiệu từ bên ngoài tổ chức bởi vì truyền thông bên
ngoài cung cấp các yếu tố đầu vào và có ảnh hưởng cao đến việc đạt mục tiêu của tổ
chức.
Theo Lamoye (2005) với hệ thống KSNB hữu hiệu, thì thông tin liên quan và
tin cậy nên được ghi nhận và truyền thông đến nhà quản lý và nhân viên khác trong tổ
chức. Để tiến hành KSNB và nhiệm vụ trong hoạt động, thông tin nên cung cấp kịp
thời, đúng người, đúng lúc. Các nhân viên trong tổ chức hiểu được vai trò của mình
trong hệ thống KSNB, vai trò đối với người khác và trách nhiệm giải trình của họ thông
qua hệ thống thông tin và truyền thông. Thông tin và truyền thông có vai trò ngày
càng quan trọng trong việc giúp doanh nghiệp đạt được các mục tiêu của mình để
tồn tại và phát triển.
2.2.5 Giám sát
Giám sát là một trong những khía cạnh quan trọng của hệ thống KSNB trong
các tổ chức, là quá trình đánh giá chất lượng của hệ thống kiểm soát nội bộ theo
thời gian. Springer (2004) cho rằng phải giám sát hoạt động của hệ thống KSNB
mọi lúc mọi nơi, thực hiện việc đánh giá liên tục và độc lập. Mục tiêu chính của
việc giám sát là nhằm đảm bảo chất lượng của hệ thống KSNB luôn hữu hiệu; do
vậy cần giám sát tất cả các hoạt động trong đơn vị và đôi khi còn áp dụng cho các
đối tượng bên ngoài đơn vị như nhà cung cấp, khách hàng...
Giám sát bao gồm giám sát thường xuyên và giám sát định kỳ nhằm xác định
được những yếu điểm của kiểm soát nội bộ và báo cáo ngay cho các nhà quản lý
cấp cao để đưa ra các hoạt động cần thiết.
Giám sát thường xuyên: Giám sát thường xuyên được thiết lập cho những hoạt
động thông thường và lặp lại của tổ chức. Bao gồm cả những hoạt động giám sát và
quản lý mang tính chất định kỳ ngay trong cả quá trình thực hiện của các nhân viên trong
công việc hàng ngày.
15

Giám sát định kỳ: Phạm vi và tần xuất giám sát định kỳ phụ thuộc vào đánh giá
mức độ rủi ro và tính hữu hiệu của thủ tục giám sát thường xuyên. Nếu hoạt động giám
sát thường xuyên càng hữu hiệu thì giám sát định kỳ sẽ giảm đi. Việc tổ chức giám sát
định kỳ hoàn toàn là do xét đoán của người quản lý dựa trên các nhân tố: bản chất và
mức độ của các thay đổi và những rủi ro, năng lực và kinh nghiệm của người thực hiện
kiểm soát, kết quả của các hoạt động giám sát thường xuyên.
2.3 Tính hữu hiệu của hệ thống KSNB
Hệ thống KSNB của các tổ chức khác nhau trong khu vực công được vận
hành với các mức độ hữu hiệu khác nhau. Tương tự như thế, một hệ thống KSNB
cụ thể cũng hoạt động khác nhau ở những thời điểm khác nhau. Vậy thế nào là một hệ
thống KSNB hữu hiệu (xét ở một thời điểm xác định)?
Báo cáo COSO (1992), Basel (1998), COSO (2013) cho rằng: sự hữu hiệu
của một hệ thống KSNB có thể được xem xét theo một trong ba nhóm mục tiêu
khác nhau nếu ban giám đốc và nhà quản lý đảm bảo hợp lý rằng:
- Họ hiểu rõ mục tiêu hoạt động của tổ chức đang đạt được ở mức độ nào?
- Báo cáo tài chính đang được lập và trình bày một cách đáng tin cậy.
- Các luật lệ và quy định đang được tuân thủ.
Theo INTOSAI (2004), sự hữu hiệu của hệ thống KSNB thể hiện qua 4 mục tiêu:
- Thúc đẩy các hoạt động theo chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp.
- Thực hiện trách nhiệm giải trình
- Tuân thủ luật pháp và các quy định
- Bảo vệ các nguồn lực chống lại việc thất thoát, phá hủy.
Như vậy, trong khi khẳng định KSNB là một quá trình thì sự hữu hiệu của hệ
thống KSNB lại là một trạng thái (tình trạng) của quá trình đó ở một thời điểm xác định.
Việc đánh giá sự hữu hiệu của một hệ thống KSNB thì mang tính xét đoán. Trong
khu vực tư, một hệ thống KSNB hữu hiệu được đánh giá dựa trên COSO (2013).
Tuy nhiên, đối với phạm vi của đề tài là quản lý dự án thuộc về khu vực công thì để
đánh giá hệ thống KSNB là hữu hiệu thì phải đáp ứng được các yêu cầu theo bảng hướng
dẫn KSNB của INTOSAI GOV 9100. Theo INTOSAI GOV 9100 thì có 5 yếu tố
cần phải xem xét của hệ thống KSNB đó là:
- Môi trường kiểm soát
- Đánh giá rủi ro
- Hoạt động kiểm soát
- Thông tin và truyền thông
16

- Giám sát
Có thể thấy, năm bộ phận cấu thành của một hệ thống KSNB trong khu vực công
của INTOSAI cũng chính là tiêu chí để đánh giá sự hữu hiệu của hệ thống KSNB. Tuy
nhiên cần lưu ý rằng, 5 tiêu chí trên cần được thỏa mãn khi đánh giá sự hữu hiệu của
hệ thống KSNB thì điều này không có nghĩa là mỗi bộ phận hợp thành của hệ thống
KSNB đều phải hoạt động y hệt như nhau hoặc cùng mức độ ở các tổ chức khác nhau.
Lý do nêu ra trong là: Có sự bù trừ tự nhiên giữa các bộ phận của hệ thống KSNB.
Bởi vì KSNB phục vụ cho nhiều mục đích vì vậy việc kiểm soát ở bộ phận này có thể
phục vụ cho yêu cầu kiểm soát ở bộ phận kia.
Nhà quản lý có thể đề ra nhiều mức độ kiểm soát khác nhau ở các bộ phận khác
nhau để đối phó với những rủi ro có thể xảy ra. Nó sẽ làm cho 5 tiêu chí trên được
thỏa mãn mà không cần có sự thống nhất về mức độ hoạt động của các bộ phận taih
đơn vị. Do vậy, hệ thống KSNB hữu hiệu khi hệ thống đó tồn tại năm bộ phận cấu
thành và tác động tích hợp lẫn nhau để đối phó và giãm nguy cơ rủi ro.
2.4 Vai trò của hệ thống KSNB hữu hiệu
Bất kỳ một tổ chức nào trong quá trình hoạt động cũng tồn tại những xung đột
quyền lợi giữa những người sử dụng lao động và người lao động. Chính vì điều này mà
nhiều lúc người lao động chỉ chú tâm vào quyền lợi của riêng mình mà cố tình vi phạm
hoặc có những hành vi gian lận làm ảnh hưởng đến quyền lợi chung của tổ chức. KSNB
sẽ giúp nhà quản trị giảm thiểu được những rủi ro thông qua việc phân quyền, ủy nhiệm,
giao việc cho cấp dưới một cách chính xác, khoa học chứ không phải chỉ dựa trên sự tin
tưởng cảm tính.
Một hệ thống KSNB hữu hiệu sẽ đem lại cho tổ chức các lợi ích như:
- Giảm bớt nguy cơ tiềm ẩn như sai sót vô tình gây thiệt hại, các rủi ro làm chậm
kế hoạch, tăng chi phí, bảo vệ tài sản khỏi bị hư hỏng, mất mát bởi hao hụt, gian lận,
lừa gạt, trộm cắp.
- Đảm bảo tính chính xác và đúng theo quy định của các số liệu kế toán, báo cáo
tài chính.
- Đảm bảo mọi thành viên tuân thủ nội quy, quy chế, quy trình hoạt động của tổ
chức cũng như các quy định của pháp luật.
- Đảm bảo tổ chức hoạt động một cách hữu hiệu, sử dụng tối ưu các nguồn lực
và đạt được mục tiêu đặt ra. Khi tổ chức phát triển lên thì lợi ích của một hệ thống
KSNB cũng trở nên to lớn hơn vì người quản lý sẽ gặp nhiều khó khăn hơn trong việc
giám sát và kiểm soát các rủi ro ảnh hưởng đến việc thực hiện các mục tiêu của tổ chức.
Một hệ thống kiểm soát nội bộ vững mạnh sẽ đem lại cho tổ chức các lợi ích
như: Giảm bớt nguy cơ rủi ro tiềm ẩn trong sản xuất kinh doanh. Bảo vệ tài sản khỏi bị
hư hỏng, mất mát bởi hao hụt, gian lận, lừa gạt, trộm cắp. Đảm bảo tính chính xác của
17

các số liệu kế toán và báo cáo tài chính. Đảm bảo mọi thành viên tuân thủ nội quy, quy
chế, quy trình hoạt của tổ chức cũng như các quy định của luật pháp. Đảm bảo tổ chức
hoạt động hiệu quả đối với việc quản lý vốn NSNN, sử dụng tối ưu các nguồn lực và
đạt được mục tiêu đặt ra.
2.5 Ưu điểm và nhược điểm của hệ thống KSNB
2.5.1 Ưu điểm
Hệ thống KSNB nhằm giúp kiểm tra các hoạt động nội bộ của đơn vị được thực
hiện theo các văn bản hướng dẫn theo quy định như của Bộ Tài chính và của Nhà tài
trợ. Tạo cho mỗi cán bộ công chức ý thức chấp hành chính sách, chế độ, quy trình
nghiệp vụ trong công việc cũng như hoạt động quản lý dự án nói chung và thực hiện
nhiệm vụ được giao nhằm đảm bảo việc thực hiện đúng chế độ, quy trình nghiệp vụ.
Nhằm góp phần nâng cao, trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ công chức, trong
việc thực hiện nhiệm vụ được giao đật hiệu quả. Ngoài ra hệ thống KSNB đánh giá
chất lượng hoạt động của đơn vị, việc chấp hành chính sách, chế độ, quy trình nghiệp
vụ; kịp thời phát hiện các sai sót tồn tại trong hoạt động của từng cán bộ, từng bộ phận
nghiệp vụ để có thể đưa ra biện pháp khắc phục hạn những rủi ro hạn chế có thể xảy ra
tại đơn vị.
2.5.2 Nhược điểm
Hệ thống KSNB không thể thay đổi từ sự quản lý không hiệu quả thành quản lý
tốt ngay lập tức được mà nó cần có thời gian và bộ máy điều hành về hệ thống kiểm
soát nội bộ phù hợp với mục tiêu của tổ chức, đơn vị. Bên cạnh đó còn những hạn chế
của hệ thống KSNB như sau:
- Do yếu tố con người có tác đông đến hệ thống KSNB, phát từ bàn thân con
người còn hạn chế từ nhận thức, khả năng tiếp thu và trình độ cập nhật các văn bản,
chế độ, sự hiểu nhầm, hiểu chưa đúng sự chỉ dẫn của cấp lãnh đạo.
- Khi có thay đổi các chế độ văn bản, chính sách của nhà nước vượt khả năng
kiểm soát của nhà lãnh đạo thì yêu cầu nhà lãnh đạo cần phải xem xét
- Han chế việc thiết kế, duy trì và cải tiến KSNB vì đòi hỏi chi phí cao.
- Hiện nay, việc thanh toán vốn ODA còn chậm vì phụ thuộc vào kế hoạch vốn
được giao hàng năm của Thành phố.
- Hoạt động kiểm soát thường ít chú ý vào những nghiệp vụ phát sinh nên thường
bỏ qua những lỗi nhỏ không kiểm soát.
Như vậy, Việc thiết lập và nâng cao tính hữu hiệu của hệ thống KSNB là mối
quan tâm hàng đầu và giúp cho hoạt động của đơn vị đạt đến những mục tiêu đặt ra dễ
dàng hơn cũng như những lợi ích mà nó mang lại trong việc quản lý vốn NSNN và vốn
của nhà tài trợ.
18

2.6 Lược khảo các nghiên cứu liên quan đến đề tài
2.6.1 Các lý huyết nền liên quan đến hệ thống KSNB
Lý thuyết đại diện: cho rằng xung đột sẽ phát sinh khi có thông tin không đầy đủ
và bất cân xứng giữa chủ thể và đại diện trong công ty. Cả hai bên có lợi ích khác nhau
và vấn đề này được giảm thiểu bằng cách sử dụng các cơ chế thích hợp để có thể hạn
chế sự phân hóa lợi ích giữa cổ đông và người quản lý công ty, thông qua thiết lập những
cơ chế đãi ngộ thích hợp cho các nhà quản trị, và thiết lập cơ chế giám sát hiệu quả để
hạn chế những hành vi không bình thường, tư lợi của người quản lý công ty.
Lý thuyết đại diện giải thích vì sao phải áp dụng hệ thống kế toán trách nhiệm
trong doanh nghiệp và đối với các công ty cổ phần, công ty niêm yết hệ thống kế toán
quả trị cần cung cấp những thông tin gì để đảm bảo lợi ích cho các nhà đầu tư và các cổ
đông. Đặc biệt là trong điều kiện Việt Nam khi mà chưa có một thị trường chứng khoán
phát triển hoàn chỉnh thì các thông tin cung cấp chính xác và đầy đủ thực sự có ý nghĩa
đối với các nhà đầu tư.
Lý thuyết đại diện cũng là cơ sở để xây dựng các báo cáo nội bộ trong doanh
nghiêp, các báo cáo đánh giá trách nhiệm phù hợp với hệ thống phân quyền trong các
doanh nghiệp Việt Nam.
Trong các đơn vị trong khu vực công nói chung thì Nhà nước là người chủ sở
hữu vốn, còn thủ trưởng các cơ quan hành chính là người đại diện cho Nhà nước để
điều hành hoạt động của đơn vị hành chính. Giám đốc là người đại diện cho Nhà nước
trong việc thực hiện các quy trình kiểm tra giám sát tại đơn vị với mong muốn phải
hoàn thành nhiệm vụ do Nhà nước nước giao và kiểm soát tài sản công cũng như bảo
vệ tài sản của Nhà nước một cách hiệu quả.
Lý thuyết hành vi tổ chức: hành vi của con người trong tổ chức được chi phối
bởi nhận thức, thái độ, năng lực của bản thân của người lao động, chịu sự chi phối và
tác động của nhân tố thuộc tổ chức như văn hóa, lãnh đạo, quyền lực, cơ cấu tổ chức,
các nhóm của tổ chức mà người lao động tham gia là thành viên nhóm. Có rất nhiều lý
thuyết hành vi con người ứng dụng cho các lĩnh vực khác nhau như lý thuyết hành
động hợp lý (TRA), lý thuyết hành vi có kế hoạch (TPB)… với mục đích dự đoán
hành vi con người. Nhưng để tìm hiểu về hành vi con người trong một tổ chức, Mary
Parker Pollet đã đưa ra lý thuyết hành vi tổ chức Theo lý thuyết hành vi của con người
trong tổ chức, trong quá trình làm việc, người lao động có các mối quan hệ giữa họ
với nhau và giữa họ với một tổ chức khác bao gồm:
- Quan hệ giữa công nhân và nhà lãnh đạo. Đồng thời nhấn mạnh tính hữu
hiệu của lãnh đạo phụ thuộc vào việc giải quyết mối quan hệ này.
- Quan hệ giữa công nhân với công nhân
Theo nghiên cứu của tác giả McGregor trong lý thuyết này, cho rằng các nhà
19

quản trị trước đây điều hành theo quan niệm “phần đông mọi người không thích làm,
thích chỉ huy hơn tự chịu trách nhiệm, và làm vì lợi ích vật chất”. Do đó, họ thiết lập
bộ máy quyền hành tập trung, kiểm soát chặt chẽ. Tuy nhiên, Doughlas Mc Gregor
đã đưa ra giả thuyết khác “con người sẽ thích thú làm việc nếu có những điều kiện
làm việc thuận lợi và họ có thể đóng góp nhiều hơn cho tổ chức”. Vì vậy, các nhà
quản trị cần quan tâm về việc phối hợp hoạt động hơn là tập trung kiểm tra.
2.6.2 Các nghiên cứu công bố ngoài nước
Các bài nghiên cứu về hệ thống KSNB
Tác giả Sulatna và Haque (2011) tiến hành nghiên cứu sự đánh giá trong cấu trúc
của hệ thống KSNB tại ngân hàng ở Bangladesh. Trong bài nghiên cứu này, các tác giả
đã cho thấy được có 5 nhân tố tác động đến sự hữu hiệu của hệ thống KSNB (môi trường
kiểm soát, đánh giá rủi ro, các hoạt động kiểm soát, thông tin và truyền thông và giám
sát) và 2 biến điều tiết (quyền hạn và mối quan hệ công việc).
Tác giả Wiliam và Kwasi (2013) khi thực hiện nghiên cứu về tính hữu hiệu của
hệ thống KSNB ở các ngân hàng khu vực phía đông Ghana đã chứng minh được rằng 3
yếu tố của hệ thống KSNB (kiểm soát quản lý, kiểm soát kế toán nội bộ và kiểm toán
nội bộ) hỗ trợ nhà quản lý trong việc đạt được các mục tiêu của đơn vị mình.
Trong lĩnh vực Công nghệ thông tin, tác giả Shel et al (2014) tiến hành nghiên
cứu khuôn mẫu KSNB trong môi trường ứng dụng hệ thống ERP. Bài nghiên cứu cung
cấp một khuôn mẫu với 37 biến kiểm soát với mục đích hỗ trợ kiểm soát một cách hữu
hiệu bằng việc xem xét KSNB thiết yếu trong hệ thống ERP. Khuôn mẫu đề nghị cho
phép các công ty nâng cao tính hữu hiệu của kiểm toán IT và giảm thiểu rủi ro.
Tác giả Gamage và cộng sự (2014) khi nghiên cứu về sự hữu hiệu của hệ thống
KSNB tại hai ngân hàng thương mại ở Srilanka, đã sử dụng mô hình nghiên cứu giống
như mô hình của Amudo và Inanga (2009), Sulatna và Haque (2011) nhưng bỏ qua hai
biến điều tiết (quyền hạn và mối quan hệ công việc). Nghiên cứu cho thấy kết quả là các
biến độc lập (môi trường kiểm soát, đánh giá rủi ro, các hoạt động kiểm soát, thông tin
và truyền thông và giám sát) có sự tác động cùng chiều đến tính hữu hiệu của hệ thống
KSNB.
Tác giả Ho Tuan Vu (2016) đã xác định 05 thành phần: môi trường kiểm soát,
đánh giá rủi ro, các hoạt động kiểm soát, thông tin và truyền thông, và giám sát có ảnh
hưởng tích cực đến sự hữu hiệu của hệ thống KSNB khi nghiên cứu các nhân tố ảnh
hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại Các BQLDA. Ngoài ra, bài nghiên cứu
đưa ra 2 nhân tố mới là tổ chức chính trị và lợi ích nhóm cũng có ảnh hưởng đến hệ
thống KSNB, trong đó, tổ chức chính trị có ảnh hưởng tích cực và lợi ích nhóm có ảnh
hưởng tiêu cực.
Các bài nghiên cứu về hệ thống KSNB trong khu vực công
20

Amudo và Inanga, E.L (2009) khi nghiên cứu về sự đánh giá về hệ thống KSNB
tại Uganda đã đưa ra mô hình lý thuyết nhằm đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ trong
những dự án khu vực công ở Uganda mà được hỗ trợ tài chính bởi Ngân hàng Phát triển
Châu Phi. Mô hình thực nghiệm được tác giả phát triển dựa vào khuôn khổ KSNB của
COSO và COBIT. Trong mô hình này, các biến độc lập bao gồm các biến độc lập chính
(môi trường kiểm soát, đánh giá rủi ro, các hoạt động kiểm soát, thông tin và truyền
thông, và giám sát, công nghệ thông tin) và 12 biến độc lập phụ (được dùng để đo lường
từng biến độc lập chính). Biến phụ thuộc là tính hữu hiệu của kiểm soát nội bộ và được
đo lường trong mối quan hệ với mục tiêu của tổ chức (tính hữu hiệu và hiệu suất của
hoạt động; sự tin cậy và chính xác của báo cáo tài chính; tương thích với luật, chính
sách). Biến điều tiết là Ủy quyền và Mối quan hệ công tác.
Badara và Saidin (2013) nghiên cứu sự ảnh hưởng của hệ thống KSNB đến tính
hữu hiệu của kiểm toán nội bộ trong các cơ quan hành chính địa phương. Bài nghiên
cứu đã xây dựng một khung lý thuyết với hệ thống KSNB bao gồm 5 thành phần: môi
trường kiểm soát, đánh giá rủi ro, các hoạt động kiểm soát, thông tin và truyền thông,
và giám sát có tác động đến kiểm toán nội bộ tại khu vực công. Giới hạn của bài nghiên
cứu là sự tổng hợp các lý thuyết nhưng đã đóng góp trong việc mở rộng các lý thuyết
tồn tại và thiết lập mô hình lý thuyết về mối quan hệ của hệ thống KSNB và kiểm toán
nội bộ mà các nghiên cứu chưa thực hiện được; làm tiền đề cho các nghiên cứu trong
tương lai.
Afiah và Azwari (2015) đã tiến hành nghiên cứu sự ảnh hưởng của kiểm soát nội
bộ đến chất lượng báo cáo tài chính và ảnh hưởng của nó đến việc quản lý tốt của khu
vực công, nhấn mạnh rằng các biến phụ thuộc bao gồm chất lượng báo cáo tài chính
(gồm 4 phần: tính thích hợp, độ tin cậy, sự so sánh, tính kiểm chứng) và việc thực hiện
quản lý tốt (3 phần: sự tham gia, tính giải trình, tính chính trực) tác động đến biến thực
hiện hệ thống KSNB. Kết quả là bài nghiên cứu đã chứng minh rằng kiểm soát nội bộ
có ảnh hưởng tốt hơn đến chất lượng báo cáo tài chính và chất lượng báo cáo tài chính
tác động tích cực đến việc quản lý tốt.
Tác giả Joseph, Albert và Byaruhanga (2015) đã tập trung vào tìm hiểu sự ảnh
hưởng của hệ thống kiểm soát nội bộ trong việc nhận diện và ngăn chặn gian lận tại
Kakamega, xác định rằng 5 thành phần của hệ thống KSNB (Môi trường kiểm soát,
Quản lý rủi ro, Hoạt động kiểm soát, Thông tin và truyền thông, Giám sát) có tác động
đến các chỉ số của việc nhận diện và ngăn chặn gian lận ( sự hữu hiệu và hiệu suất của
hoạt động, tính kinh tế trong dự án thực hiện). Từ đó, bài nghiên cứu đưa ra những đề
nghị nhằm nâng cao khả năng loại trừ gian lận. Bên cạnh những đóng góp đạt được, bài
nghiên cứu tập trung vào mối quan hệ tích cực mà chưa tìm hiểu và phân tích các nhân
tố ảnh hưởng đến hệ thống kiểm soát nội bộ, từ đó, tác động gián tiếp đến việc ngăn
chặn gian lận. Đây là hướng đi mới trong các nghiên cứu tương lai.
Bảng 2.2 Đo lường các biến của các nghiên cứu trước
21

Biến Tác giả


Amudo và Inanga (2009)
Sulatna và Haque (2011)
Badara và Saidin (2013)
Môi trường kiểm soát
Gamage và cộng sự (2014)
Ho Tuan Vu (2016)
Joseph, Albert và Byaruhanga (2015)
Amudo và Inanga (2009)
Sulatna và Haque (2011)
Badara và Saidin (2013)
Đánh giá rủi ro
Gamage và cộng sự (2014)
Ho Tuan Vu (2016),
Joseph, Albert, Byaruhanga (2015)
Amudo và Inanga (2009)
Sulatna và Haque (2011)
Badara và Saidin (2013)
Hoạt động kiểm soát
Gamage và cộng sự (2014)
Ho Tuan Vu (2016)
Joseph, Albert, Byaruhanga (2015)
Amudo và Inanga (2009)
Sulatna và Haque (2011)
Badara và Saidin (2013)
Thông tin và truyền thông
Gamage và cộng sự (2014)
Ho Tuan Vu (2016)
Joseph, Albert, Byaruhanga (2015)
Amudo và Inanga (2009)
Sulatna và Haque (2011)
Badara và Saidin (2013)
Giám sát
Gamage và cộng sự (2014)
Ho Tuan Vu (2016)
Joseph, Albert, Byaruhanga (2015)
Amudo và Inanga (2009)
Sulatna và Haque (2011)
Badara và Saidin (2013)
Tính hữu hiệu của hệ thống KSNB
Gamage và cộng sự (2014)
Ho Tuan Vu (2016)
Joseph, Albert, Byaruhanga (2015)

(Nguồn: Tác giả tổng hợp các nghiên cứu trước đây)
22

Tóm lại: Các đề tài nghiên cứu tập trung những ảnh hưởng của hệ thống KSNB
đến các ngành nghề và các lĩnh vực khác nhau và các nhân tố ảnh hưởng đến hệ thống
KSNB tại khu vực công trong phạm vi toàn thế giới cho thấy hệ thống KSNB là một đề
tài vẫn được nhiều đối tượng lựa chọn nghiên cứu.
2.6.3 Các nghiên cứu công bố trong nước
Các nghiên cứu về hệ thống KSNB trong lĩnh vực doanh nghiệp
Tác giả Huỳnh Xuân Lợi (2013) khi nghiên cứu về hệ thống KSNB tại các doanh
nghiệp vừa và nhỏ tại Bình Định, đã phân tích các yếu tố ảnh hưởng hệ thống KSNB và
sử dụng phần mềm SPSS để kiểm định thang đo và xác định mức độ ảnh hưởng của các
yếu tố ảnh hưởng đến hệ thống KSNB tại các các doanh nghiệp vừa và nhỏ và đề xuất
những giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống KSNB.
Hệ thống KSNB trong các doanh nghiệp là đề tài được nhiều nhà nghiên cứu thực
hiện. Các bài nghiên cứu chủ yếu tập trung vào việc phân tichs, đánh giá hệ thống KSNB
và đưa ra giải pháp hoàn thiện Tác giả Phạm Nguyễn Quỳnh Thanh (2011), Hoàng Thị
Thanh Thủy (2011) hay các nhân tố tác động đến hệ thống KSNB (Nguyễn Thị Bích
Hiệp (2012).
Trong bài nghiên cứu Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp
trong Tổng công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị, Tác giả Đinh Hoài Nam (2016) đã
hệ thống hóa các vấn đề mang tính chất lý luận về hệ thống KSNB và hệ thống KSNB
tại các doanh nghiệp hoạt động theo mô hình mẹ- con. Tác giả đã phản ánh và phân tích
những rủi ro ảnh hưởng đến mục tiêu hệ thống KSNB và xác định các yếu tố cấu thành
hệ thống KSNB
Các nghiên cứu về hệ thống KSNB khu vực công
Với nghiên cứu về hoàn thiện hệ thống KSNB tại Trường Đại học Bạc Liêu, tác
giả Nguyễn Thị Thu Hậu (2014) đã nêu được thực tế về hệ thống KSNB tại Trường Đại
học Bạc Liêu đưa ra những mặt đã đạt được và những vấn đề còn hạn chế của công tác
kiểm soát nội bộ tại Trường Đại học Bạc Liêu. Từ đó đề xuất những giải pháp nhằm
hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại đơn vị nhằm giảm thiểu những sai sót, gian lận.
Trong phạm vi các đơn vị thu sự nghiệp, tác giả Phan Nam Anh (2013), Phạm
Thị Hoàng (2013) và một số tác giả khác đã nghiên cứu về hệ thống KSNB tại trường
đại học, cao đẳng công. Các bài nghiên cứu tập trung phân tích các thực trạng, đưa ra
các nhân tố ảnh hưởng theo COSO, INTOSAI và đưa ra giải pháp nhằm hoàn thiện hệ
thống KSNB..
Trong các cơ quan đơn vị hành chính sự nghiệp, tác giả Nguyễn Đức Thọ (2015)
tiến hành nghiên cứu Việc đổi mới hoạt động KSNB về sử dụng ngân sách, tài sản Nhà
nước tại các cơ quan hành chính, sự nghiệp thuộc Bộ tài chính. Bài nghiên cứu này đã
phân tích thực trạng và đưa ra phương hướng cũng như giải pháp trong việc đổi mới hệ
23

thống KSNB nhằm hệ thống hóa cơ sở lý thuyết, mô hình ngiên cứu sử dụng và quản lý
ngân sách nhà nước.
Tác giả Ngô Thế Chi và Phạm Tiến Hưng (2013) khi nghiên cứu về việc đánh
giá hệ thống kiểm soát nội bộ các tập đoàn kinh tế Nhà nước, đã khái quát được những
vấn đề về đặc điểm tình hình của tập đoàn kinh tế Nhà nước và hệ thống KSNB của tập
đoàn kinh tế nhà nước và đánh giá hệ thống KSNB. Mục tiêu chính của đề tài là nghiên
cứu, xác định đối tượng và đánh giá hệ thống KSNB và xây dựng quy trình nghiên cứu
hệ thống KSNB của các tập đoàn kinh tế Nhà nước.
Với nghiên cứu về Tăng cường kiểm soát nội bộ thu, chi ngân sách tại trường
Đại học Quảng Nam, tác giả Trần Thị Tài (2010) đã nêu được thực tế về công tác kiểm
soát nội bộ thu, chi ngân sách tại Trường Đại học Quảng Nam những mặt đã đạt được
và những vấn đề còn tồn tại của công tác kiểm soát nội bộ thu, chi ngân sách tại đơn vị.
Từ đó đề xuất những giải pháp nhằm tăng cường kiểm soát nội bộ thu, chi ngân sách tại
đơn vị nhằm giảm thiểu những sai sót, gian lận.
Trong phạm vi Kho bạc Nhà nước, Bùi Thanh Huyền (2011) đã khái quát hóa lý
thuyết về khái niệm, thành phần của hệ thống KSNB, nêu lên thực trạng hệ thống KSNB
tại Kho bạc Nhà nước Quận 10 và đã đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống
KSNB tại KBNN Quận 10. Tuy nhiên, bài nghiên cứu chỉ nghiên cứu về mặt định tính,
chưa có số liệu thống kê về mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tác động đến hệ thống
KSNB nhằm đưa ra biện pháp có giá trị cao trong việc hoàn thiện hệ thống.
Nguyễn Thanh Hiếu (2015) khi nghiên cứu về hệ thống KSNB tại các KBNN
trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, đã phân tích các yếu tố cấu thành hệ thống KSNB
theo báo cáo COSO 1992 và sử dụng phần mềm SPSS để kiểm định thang đo và xác
định mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến hệ thống KSNB tại các KBNN. Bài nghiên
cứu cũng phân tích thực trạng về hệ thống KSNB tại các KBNN trên đại bàn Thành phố
Hồ Chí Minh và đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống KSNB. Tuy nhiên,
việc tiếp cận theo báo cáo COSO 1992 là chưa phù hợp vì KBNN thuộc khu vực công.
Tóm lại, Các đề tài đã đánh giá thực trạng hệ thống KSNB và đưa các giải pháp
để hoàn thiện kiểm soát nội bộ nhằm hạn chế rủi ro về gian lận, ngăn ngừa đến mức thấp
nhất. Các công trình khoa học đã có những nghiên cứu về việc nâng cao hệ thống KSNB
trong các lĩnh vực kiểm toán, khu vực công, kế toán trong các doanh nghiệp.
Đối với nghiên cứu trong nước
Các nghiên cứu đa số tập trung vào các vấn đề thực trạng kiểm soát nội bộ tại các
doanh nghiệp, thực trạng kiểm soát tại các đơn vị thu chi ngân sách …. mà các nghiên
cứu về việc phân tích các nhân tố tác động đến hệ thống KSNB trên nền tảng COSO và
INTOSAI thì rất hạn chế, có rất ít nghiên cứu về mặt định lượng, sử dụng mô hình để
nghiên cứu vấn đề kiểm soát nội bộ mà chủ yếu nghiên cứu thực trạng, phương diện lý
luận, đề xuất giải pháp.
24

Hệ thống KSNB khu vực công thì chưa được nghiên cứu nhiều chỉ tập trung
nghiên cứu hệ thống KSNB tại các doanh nghiêp.
Nhìn chung có thể thấy có rất ít các công trình nghiên cứu một cách hệ thống về
các nhân tố ảnh hưởng đến hệ thống kiểm soát nội bộ trên nền tảng INTOSAI - khung
lý thuyết về việc đánh giá hệ thống KSNB trong khu vực công nó với tổng thể nghiên
cứu trong và ngoài nước như trên và Ban QLDA nói riêng. Ngoài ra, tại Ban QLDA
ODA TPCT chưa có công trình nghiên cứu về kiểm soát nội bộ theo phương pháp định
lượng.
2.7 Khái niệm, đặc điểm hoạt động và quản lý tài chính tại các đơn vị sự nghiệp
công lập
2.7.1 Khái niệm và phân loại đơn vị sự nghiệp công lập
* Khái niệm
Theo khoản 1 điều 9 của Luật viên chức “đơn vị sự nghiệp công lập là tổ chức
do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội
thành lập theo quy định của pháp luật, có tư cách pháp nhân, cung cấp dịch vụ công,
phục vụ quản lý nhà nước”. Như vậy, đơn vị sư nghiệp công lập được thành lập với mục
tiêu đáp ứng và hỗ trợ hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước. Do vậy các đơn
vị này thường có nguồn thu từ ngân sách nhà nước. Điều này khiến cho hoạt động quản
lý tài chính nói chung và công tác tổ chức kế toán nói riêng phải được tuân thủ theo các
quy định và chuẩn mực của Nhà nước.
* Phân loại đơn vị sự nghiệp công lập
Tùy thuộc quan điểm, cách tiếp cận hoặc do các yêu cầu quản lý nhà nước mà
các đơn vị sự nghiệp công lập được phân chia theo các tiêu thức khác nhau.
Theo tính chất công cộng hay cá nhân của dịch vụ cung cấp thì đơn vị sự nghiệp
công lập bao gồm đơn vị sự nghiệp cung cấp dịch vụ công cộng thuần túy và đơn vị sự
nghiệp cung cấp các dịch vụ công cộng có tính chất cá nhân.
Theo chủ thể quản lý thì đơn vị sự nghiệp công lập được phân thành:
- Đơn vị sự nghiệp công lập do trung ương quản lý, bao gồm: Đài truyền hình
Việt Nam, các bệnh viện, trường trung học do trung ương quản lý…
- Đơn vị sự nghiệp công lập do địa phương quản lý, bao gồm: Đài truyền hình
tỉnh, thành phố, các bệnh viện, trường học do địa phương quản lý…
Theo quan điểm về thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính đối
với các đơn vị sự nghiệp công lập tại Nghị định 16/2015/CP ngày 14/02/2015 của Chính
phủ, các đơn vị sự nghiệp công lập bao gồm:
- Đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư; đơn vị có
nguồn thu sự nghiệp tự bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động thường xuyên (gọi tắt là đơn
25

vị sự nghiệp tự đảm bảo chi phí hoạt động) là các đơn vị có nguồn thu từ hoạt động sự
nghiệp luôn ổn định nên đảm bảo được toàn bộ chi phí hoạt động thường xuyên, NSNN
không phải cấp kinh phí cho hoạt động thường xuyên của đơn vị.
- Đơn vị có nguồn thu sự nghiệp tự đảm bảo một phần chi phí hoạt động thường
xuyên, phần còn lại được NSNN cấp (gọi tắt là đơn vị tự đảm bảo một phần chi phí hoạt
động) là các đơn vị có nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp nhưng chưa tự trang trải toàn
bộ các chi phí hoạt động thường xuyên, NSNN phải cấp một phần kinh phí hoạt động
thường xuyên của đơn vị.
- Đơn vị có nguồn thu sự nghiệp thấp, đơn vị sự nghiệp không có nguồn thu, kinh
phí hoạt động thường xuyên theo chức năng, nhiệm vụ do NSNN đảm bảo toàn bộ kinh
phí hoạt động (gọi tắt là đơn vị sự nghiệp do NSNN đảm bảo toàn bộ kinh phí hoạt
động).
Theo lĩnh vực hoạt động thì đơn vị sự nghiệp công lập được chia thành:
- Đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động trong lĩnh vực giáo dục đào tạo, dạy nghề
bao gồm các cơ sở giáo dục công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân như các trường
mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, trường trung học chuyên
nghiệp, trường cao đẳng, đại học, học viện …
- Đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động trong lĩnh vực văn hóa thông tin nghệ
thuật bao gồm các đoàn nghệ thuật, nhà văn hóa thông tin, bảo tang, trung tâm thông tin
triển lãm, thư viện công cộng, đài phát thanh truyền hình …
- Đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động trong lĩnh vực thể dục thể thao bao gồm:
Trung tâm huấn luyện thể dục thể thao, các câu lạc bộ thể dục thể thao …
- Đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động trong lĩnh vực y tế bao gồm các cơ sở
khám chữa bệnh như các bệnh viện, phòng khám, trung tâm y tế thuộc các bộ, ngành,
địa phương; cơ sở khám chữa bệnh thuộc các viện nghiên cứu, các trường đào tạo y
dược; các cơ sở điều dưỡng, phục hồi chức năng, các trung tâm truyền thông giáo dục
sức khỏe …
- Đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động trong lĩnh vực kinh tế và lĩnh vực khác
bao gồm các viện tư vấn, thiết kế, quy hoạch đô thị nông thôn, các trạm khuyến nông.
2.7.2 Đặc điểm hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập
Đặc điểm hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập rất đa dạng, bắt nguồn từ
nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và vai trò của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường.
Tuy các đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động ở các lĩnh vực khác nhau như đều mang
những đặc điểm cơ bản sau:
Thứ nhất, mục đích hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập là không vì lợi
nhuận, chủ yếu phục vụ lợi ích cộng đồng. Nhà nước tổ chức, duy trì và tài trợ cho các
26

hoạt động sự nghiệp để cung cấp những sản phẩm, dịch vụ cho thị trường trước hết nhằm
thực hiện vai trò của Nhà nước trong việc phân phối lại thu nhập và thực hiện các chính
sách phúc lợi công cộng khi can thiệp vào thị trường. Nhờ đó sẽ hỗ trợ cho các ngành,
các lĩnh vực kinh tế - xã hội hoạt động bình thường, nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân
tài, đảm bảo nguồn nhân lực, thuc đẩy hoạt động kinh tế - xã hội phát triển và ngày càng
đạt hiệu quả cao hơn, đảm bảo và không ngừng nâng cao đời sống, sức khỏe, văn hóa,
tinh thần của nhân dân.
Thứ hai, sản phẩm của các đơn vị sự nghiệp công lập là sản phẩm mang lại lợi
ích chung có tính bền vững, lâu dài cho xã hội. Sản phẩm, dịch vụ do hoạt động sự
nghiệp công lập tạo ra chủ yếu là những sản phẩm, dịch vụ có giá trị về sức khỏe, tri
thức, văn hóa, đạo đức, xã hội… Đây là những sản phẩm vô hình và có thể dùng chung
cho nhiều người, cho nhiều đối tượng trên phạm vi rộng.
Thứ ba, hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập luôn gắn liền với các chương
trình phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước.
Tóm lại, đặc điểm, lĩnh vực hoạt động và mục đích hoạt động của các đơn vị sự
nghiệp công lập được xem là một trong những nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức công tác
kế toán trong đơn vị sự nghiệp công lập.

2.7.3 Quản lý tài chính tại các đơn vị sự nghiệp công lập
Quản lý tài chính là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong các đơn vị sự
nghiệp công lập, bao gồm lên kế hoạch sử dụng các nguồn vốn, đảm bảo thực hiện các
dự án sản xuất kinh doanh và theo dõi tình hình thu chi, tình hình quyết toán ngân sách
để từ đó thực hiện báo cáo cho các cấp lãnh đạo … do đó, việc quản lý tài chính có hiệu
quả hay không là nguyên nhân dẫn đến sự thành công hay thất bại của các đơn vị, tổ
chức không kể đó là đơn vị lớn hay nhỏ. Chính vì vậy, công tác quản lý tài chính sẽ chi
phối và tác động rất lớn đến tổ chức công tác kế toán trong các đơn vị sự nghiệp công
lập.
2.7.3.1 Cơ chế quản lý tài chính tại các đơn vị sự nghiệp công lập
Cơ chế quản lý tài chính có vai trò quyết định đến việc hình thành, tạo lập và sử
dụng nguồn tài chính, nhằm đáp ứng yêu cầu hoạt động của đơn vị. Bên cạnh đó, việc
tổ chức công tác kế toán của các đơn vị sự nghiệp công lập phải đảm bảo tuân thủ cơ
chế tài chính do Nhà nước quy định.
Hiện nay, hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập được tuân thủ theo quy
định của Nghị định 16/2015/NĐ-CP ban hành ngày 14/02/2015 về việc “quy định cơ
chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập”. Theo Nghị định 16/2015/NĐ-CP thì đơn vị
sự nghiệp công lập được tự chủ trong việc thực hiện nhiệm vụ, tự chủ về tổ chức bộ
máy, sử dụng lao động và nguồn lực tài chính để hoàn thành nhiệm vụ được giao; phát
27

huy mọi khả năng của đơn vị để cung cấp dịch vụ chất lượng cao cho xã hội; tăng nguồn
thu nhằm từng bước giải quyết thu thập cho người lao động. Nhà nước thực hiện chủ
trương xã hội hóa trong việc cung cấp dịch vụ cho xã hội, huy động sự đóng góp của
cộng đồng xã hội để phát triển các hoạt động sự nghiệp, từng bước giảm dần bao cấp từ
NSNN.
Đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm phải tuân
thủ theo nguyên tắc:
- Hoàn thành nhiệm vụ được giao.
- Thực hiện công khai, dân chủ theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện quyền tự chủ phải gắn với chịu trách nhiệm trước cơ quan quản lý
cấp trên trực tiếp và trước pháp luật về những quyết định của mình; đồng thời chịu sự
kiểm tra, giám sát của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Bảo đảm lợi ích của Nhà nước, quyền, nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân theo quy
định của pháp luật.
Theo quy định của pháp luật hiện hành, các đơn vị sự nghiệp công lập được tự
chủ trên các mặt sau:

2.7.3.2 Nguồn tài chính đầu tư cho các đơn vị sự nghiệp công lập
Muốn duy trì được hoạt động bình thường và phát triển, các đơn vị sự nghiệp
công lập cần được huy động các nguồn tài chính để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua
sắm thiết bị chuyên môn, trả lương cho viên chức và đội ngũ cán bộ quản lý, nhân viên
phục vụ…Vì vậy, việc huy động, khai thác, quản lý và sử dụng các nguồn tài chính đầu
tư cho các đơn vị sự nghiệp tác động đến tổ chức công tác kế toán ở các khâu huy động,
quản lý và sử dụng nguồn tài chính của đơn vị. Cụ thể:
- Nguồn ngân sách nhà nước cấp để thực hiện nhiệm vụ được giao. Đây là nguồn
thu mang tính truyền thống và có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo nguồn tài chính
cho các hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập. Các đơn vị sự nghiệp công lập khi sử
dụng nguồn vốn này phải đảm bảo sử dụng đúng mục đích, nội dung dự toán được giao,
đúng tiêu chuẩn, định mức của Nhà nước. Đây là một trong những đặc điểm nổi bật
nguồn tài chính đầu tư cho các đơn vị sự nghiệp công lập có tác động và chi phối đáng
kể đến tổ chức công tác kế toán trên một số nội dung cụ thể như tổ chức hệ thống chứng
từ kế toán, hệ thống tài khoản kế toán, hệ thống sổ sách kế toán, báo cáo kế toán, công
tác kiểm tra kế toán…
- Nguồn thu từ hoạt động dịch vụ sự nghiệp công, bao gồm cả nguồn ngân sách
nhà nước đặt hàng cung cấp dịch vụ sự nghiệp công theo giá tính đủ chi phí; nguồn thu
phí theo pháp luật về phí, lệ phí được để lại chi theo quy định và nguồn thu khác. Cùng
28

với việc chuyển đổi sang cơ chế tự chủ tài chính, tỷ trọng nguồn thu này trong các đơn
vị sự nghiệp công lập có xu hướng ngày càng tăng. Điều này đòi hỏi các đơn vị phải tổ
chức khai thác các nguồn thu này hợp pháp nhằm tăng cường nguồn lực tài chính cho
đơn vị.
- Nguồn vốn vay, viện trợ, tài trợ theo quy định của pháp luật. Đây là các khoản
thu không thường xuyên, không dự tính trước được nhưng có tác dụng hỗ trợ đơn vị
trong quá trình thực thi nhiệm vụ.
2.7.3.3 Quy trình lập dự toán, chấp hành dự toán và quyết toán ngân sách tại các đơn
vị sự nghiệp công lập
Công việc quản lý tài chính ở các đơn vị sự nghiệp công lập bao gồm các công
việc: lập dự toán ngân sách, chấp hành dự toán và quyết toán ngân sách. Cụ thể:
-Lập dự toán ngân sách:
Lập dự toán ngân sách là quá trình phân tích, đánh giá giữa khả năng và nhu cầu
các nguồn tài chính để xây dựng các chỉ tiêu thu, chi ngân sách hàng năm một cách đúng
đắn, có căn cứ khoa học và thực tiễn.
Khi lập dự toán ngân sách, các đơn vị sự nghiệp công lập phải phản ánh đầy đủ
các khoản thu, chi theo đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức do cơ quan có thẩm quyền
ban hành, kể cả các khoản thu, chi từ nguồn viện trợ và các khoản vay. Trong quá trình
lập dự toán ngân sách phải lập đúng mẫu biểu, thời gian theo đúng quy định và lập chi
tiết theo mục lục NSNN. Dự toán ngân sách của các đơn vị sự nghiệp công lập được gửi
đúng thời hạn đến các cơ quan chức năng theo quy định của pháp luật.
- Chấp hành dự toán ngân sách:
Chấp hành dự toán là quá trình sử dụng tổng hợp các biện pháp kinh tế tài chính
nhằm biến các chỉ tiêu thu, chi ghi trong dự toán ngân sách của đơn vị thành hiện thực.
Trên cơ sở dự toán ngân sách được giao, các đơn vị sự nghiệp công lập chủ động tổ chức
triển khai thực hiện, đưa ra các biện pháp cần thiết đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ thu
– chi được giao, đồng thời phải có kế hoạch sử dụng kinh phí ngân sách theo đúng mục
đích, đúng chế độ, tiết kiệm và có hiệu quả. Để theo dõi quá trình chấp hành dự toán
ngân sách, các đơn vị sự nghiệp công lập cần tiến hành tổ chức hệ thống chứng từ kế
toán, hệ thống tài khoản kế toán, hệ thống sổ sách kế toán để theo dõi chi tiết, cụ thể
từng nguồn thu, từng khoản chi, quản lý quỹ lương, các quỹ và quản lý tài sản của đơn
vị.
+ Quá trình chấp hành dự toán thu: Các đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện
nhiệm vụ thu đúng, thu đủ theo mức thu và đối tượng thu. Đối với các đơn vị được sử
dụng nhiều nguồn thu đồng thời, cần có biện pháp quản lý thống nhất nhằm sử dụng các
nguồn thu đúng mục đích, hiệu quả và tiết kiệm. Chính vì vậy, để đạt được các yêu cầu
trên đòi hỏi các đơn vị sự nghiệp công lập phải sử dụng nhiều biện pháp khác nhau,
29

trong đó phải tổ chức hệ thống thông tin để ghi nhận đầy đủ, kịp thời và liên tục quá
trình chấp hành dự toán đã được xây dựng. Muốn vậy các đơn vị phải tổ chức công tác
kế toán khoa học từ việc tổ chức hệ thống chứng từ ghi nhận các khoản thu, trên cơ sở
đó tiến hành phân loại các khoản thu, ghi chép trên hệ thống sổ kế toán và định kỳ thiết
lập các báo cáo tình hình huy động các nguồn thu.
+ Quá trình chấp hành dự toán chi: Các đơn vị sự nghiệp công lập phải có kế
hoạch theo dõi việc sử dụng các nguồn kinh phí đúng mục đích để hoàn thành nhiệm vụ
được giao trên cơ sở minh bạch, tiết kiệm và hiệu quả. Trong cơ chế tự chủ tài chính,
thước đo các khoản chi của đơn vị có chấp hành đúng dự toán hay không chính là quy
chế chi tiêu nội bộ. Quy chế chi tiêu nội bộ là căn cứ để thủ trưởng đơn vị điều hành
việc sử dụng và quyết toán kinh phí từ nguồn NSNN cấp cho hoạt động thường xuyên
và nguồn thu sự nghiệp của đơn vị, là cơ sở pháp lý để KBNN kiểm soát chi. Những nội
dung chi trong quy chế chi tiêu nội bộ đã có tiêu chuẩn, định mức do cơ quan có thẩm
quyền ban hành thì phải thực hiện theo đúng quy định của Nhà nước. Những nội dung
chi cần thiết phục vụ cho hoạt động của đơn vị trong quy chế chi tiêu nội bộ nhưng Nhà
nước chưa ban hành chế độ thì thủ trưởng đơn vị có thể xây dựng mức chi cho từng
nhiệm vụ, nội dung công việc trong phạm vi nguồn tài chính của đơn vị.
Việc phải tính toán sao cho với chi phí thấp nhất nhưng vẫn đạt hiệu quả cao nhất
là vấn đề quan tâm hàng đầu của quản lý tài chính. Muốn vậy các đơn vị sự nghiệp công
lập phải sử dụng đồng thời nhiều biện pháp khác nhau, trong đó có tổ chức vận dụng hệ
thống phương pháp kế toán để thu thập, ghi nhận, xử lý và cung cấp thông tin kịp thời
các khoản chi theo từng nội dung chi, từng nhóm chi, mục chi và thường xuyên tổ chức
phân tích, đánh giá, tổng kết rút kinh nghiệm, trên cơ sở đó đề ra biện pháp tăng cường
quản lý chi.
+ Quản lý quỹ lương.
Các đơn vị sự nghiệp công lập phải chấp hành đúng quỹ tiền lương được duyệt
tương ứng với số công chức, viên chức được giao theo chỉ tiêu biên chế hàng năm.
Nghiêm cấm việc sử dụng quỹ lương cho các mục đích khác và ngược lại. Bên cạnh đó,
việc chi trả quỹ tiền lương thực hiện đồng thời với việc trích nộp BHXH, BHYT, BHTN
và các khoản trích nộp khác theo quy định. Việc lập dự toán, cấp phát và hạch toán quỹ
tiền lương phải đúng mục lục NSNN. Việc cấp phát, thanh toán quỹ tiền lương ở các
đơn vị sự nghiệp công lập phải chịu sự kiểm tra, kiểm soát của cơ quan tài chính, cơ
quan chủ quản và cơ quan KBNN.
+ Quản lý tài sản nhà nước trong đơn vị sự nghiệp công lập phải đảm bảo các
nguyên tắc sau:
Thứ nhất, mọi tài sản nhà nước đều được Nhà nước giao cho đơn vị quản lý, sử
dụng.
Thứ hai, tài sản nhà nước phải được đầu tư, trang bị và sử dụng đúng mục đích,
30

tiêu chuẩn, định mức, chế độ, đảm bảo công bằng, hiệu quả, tiết kiệm.
Thứ ba, tài sản nhà nước phải được hạch toán đầy đủ về hiện vật và giá trị theo
quy định của pháp luật. Việc xác định giá trị tài sản trong quan hệ mua, bán, thuê, cho
thuê, liên doanh, liên kết, thanh lý tài sản hoặc trong các giao dịch khác được thực hiện
theo cơ chế thị trường, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Việc hạch toán đầy
đủ về hiện vật và giá trị tài sản nhà nước đảm bảo cho các đơn vị sự nghiệp công lập
nắm được số lượng, giá trị và tình trạng tài sản, từ đó đề ra các biện pháp quản lý phù
hợp và phục vụ tốt công tác hoạch định chính sách, chế độ.
Thứ tư, tài sản nhà nước được bảo dưỡng, sửa chữa, bảo vệ theo chế độ quy định.
Thứ năm, việc quản lý, sử dụng tài sản nhà nước được thực hiện công khai, minh
bạch; mọi hành vi vi phạm chế độ quản lý, sử dụng tài sản nhà nước phải đươc xử lý kịp
thời, nghiêm minh theo quy định của pháp luật.
Như vậy, về mặt quản lý và tổ chức thì những nguyên tắc quản lý tài sản nhà
nước có ảnh hưởng đáng kể đến tổ chức công tác kế toán của các đơn vị sự nghiệp công
lập từ khâu bắt đầu hình thành tài sản đến quản lý, sử dụng tài sản.
- Quyết toán thu-chi ngân sách.
Quyết toán thu-chi ngân sách là công việc cuối cùng của chu trình quản lý tài
chính. Đây là quá trình kiểm tra, tổng hợp số liệu về tình hình chấp hành dự toán trong
kỳ và là cơ sở để phân tích, đánh giá kết quả chấp hành dự toán, từ đó rút ra những bài
học kinh nghiệm cho các kỳ tiếp theo. Để có thể tiến hành quyết toán thu – chi, các đơn
vị phải hoàn tất hệ thống báo cáo tài chính và báo cáo quyết toán ngân sách.
Nội dung chính của hệ thống BCTC và báo cáo quyết toán là trình bày một cách
tổng quát, toàn diện về tình hình thu, chi và cân đối ngân sách; tình hình tiếp nhận, huy
động, sử dụng các nguồn tài chính và sự vận động của các tài sản sau một kỳ kế toán.
Báo cáo quyết toán NSNN được lập trên cơ sở số liệu phải chính xác, trung thực, nội
dung phải theo đúng các nội dung ghi dự toán được duyệt và phải báo cáo quyết toán
chi mục lục NSNN. Báo cáo quyết toán năm trước khi gửi các cơ quan có thẩm quyền
để xét duyệt hoặc tổng hợp phải có xác nhận của KBNN đồng cấp.
Ngoài các nhân tố trên, khi tiến hành tổ chức công tác kế toán cũng cần quan tâm
đến các nhân tố khác như nhu cầu thông tin kế toán, yêu cầu quản ly đơn vị, yêu cầu
kiểm soát trong đơn vị…
2.8 Mô hình nghiên cứu
Ngày nay, các loại mô hình đã và đang đóng một vai trò quan trọng các lĩnh vực
nghiên cứu khoa học. Chúng là những công cụ hữu dụng giúp các nhà khoa học thu thập
thông tin, dữ liệu cũng như nghiên cứu các vấn đề mà không nhất thiết phải tiến hành
các thí nghiệm trên thực địa. Có thể nói, phương pháp Mô hình hóa đang ngày càng trở
nên phổ biến và trở thành một trong những phương pháp thiết yếu trong công tác nghiên
31

cứu khoa học. Nắm chắc và thực hiện có hiệu quả phương pháp Mô hình hóa sẽ giúp
nâng cao chất lượng của công tác nghiên cứu một cách đáng kể. Mô hình hóa là phương
pháp nghiên cứu bằng thực nghiệm trên mô hình của một hiện tượng (quá trình, sự
vật,…) thay vì nghiên cứu trực tiếp hiện tượng ấy ở dạng tự nhiên (thực địa). Quá trình
mô hình hóa bao gồm hai phần là xây dựng mô hình và tiến hành thực nghiệm trên mô
hình ấy. Mô hình nghiên cứu là một kế hoạch tổng thể để tiến hành nghiên cứu một vấn
đề. Nó vạch ra một chi tiết các tiến trình cần thiết để có được thông tin mong muốn
nhằm hiểu rõ cấu trúc của vấn để hoặc giải quyết vấn đề đó.
Với mục tiêu nghiên của đề tài này, qua tìm hiểu kỹ về một số lý thuyết cơ bản
về hệ thống KSNB, qua lược khảo tài liệu các nghiên cứu trước đây của các tác giả
trong và ngoài nước và qua tham khảo ý kiến tư vấn các chuyên gia am hiểu về quản lý
dự án. Tác giả lựa chọn mô hình nghiên cứu thực nghiệm bằng cách đưa ra kiểm định
các giả thuyết, thu thập thông tin sơ cấp bằng bảng câu hỏi phỏng vấn, từ đó phân tích
nhân tố khám phá để xác định lại các yếu tố cụ thể của mô hình, cuối cùng là phân tích
hồi quy tuyến tính đa biến để đo lường mức độ và cụ thể hóa mô hình bằng phương trình
hồi quy. Mô hình nghiên cứu về mối quan hệ giữa các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu
hiệu của hệ thống KSNB tại Ban QLDA ODA TP Cần Thơ sẽ được thể hiện trong hình
sau:

Môi trường Kiểm soát

Đánh giá rủi ro

Tính
Tính HữuHữu
hiệu
Hoạt động kiểm soát hiệu của
của hệ thốnhệ
thống
Tính Hữukiểm
hiệu
soáthệnội
của bộ
thốtng
kiểm soát nội
Thông tin và truyền thông

Giám sát

Hình 2.2 Mô hình nghiên cứu


(Nguồn: Tác giả tổng hợp các nghiên cứu trước đây)
32

Bảng 2.3 Mã hóa chi tiết nội dung các câu hỏi khảo sát và các yếu tố ảnh hưởng tính
hữu hiệu của hệ thống KSNB

SƠ SỞ ĐỀ
STT DIỂN GIẢI KÝ HIỆU XUẤT CÁC
BIẾN
Môi trường kiểm soát MTKS
Xây dựng các qui định, qui trình đề cao giá MTKS1
1 trị đạo đức và hướng đến tính trung thực.
Ban QLDA nên xây dựng cơ cấu tổ chức MTKS2
2 phù hợp phân định rỏ ràng trách nhiệm
nhằm đạt mục tiêu chung của Ban .
Ban lãnh đạo nên xây dựng chuẩn mục đạo MTKS3 Amudo và
3 đức để nhân viên tuân thủ các chuẩn mực Inanga (2009)
đạo đức đó.
Các bộ phận được phân chia trách nhiệm MTKS4
quyền hạn và gắn với từng trách nhiệm luôn
4 chủ động phối hợp để giải quyết công việc
một cách nhanh chóng và hiệu quả.
Đánh giá rủi ro ĐGRR
Những rủi ro tiềm ẩn trong hoạt động quản ĐGRR1
1 lý dự án được cảnh báo và đánh giá chính
xác.
BQLDA ban hành các tiêu chí nhận diện ĐGRR2
2 các rủi ro có thể tác động đến công tác đấu
thầu và giải ngân. Sulatna và
Rủi ro trong hoạt động được phân tích và ĐGRR3 Haque (2011)
3 đánh giá thông qua công tác thanh tra, kiểm
tra và tự kiểm tra trong việc tại Ban.
Từng bộ phận cảu Ban đều có tiêu chí cảnh ĐGRR4
4 báo và nhận biết được rủi ro liên quan đến
lĩnh vực mình phụ trách.
Hoạt đông kiểm soát HĐKS
Việc kiểm tra, rà soát và xem xét các qui
1 định quy trình luôn được thực hiện và cập HĐKS1
nhật, sửa đổi bổ xung kịp thời.
Qui định và qui trình thủ tục liên quan đến HĐKS2
2 công tác giải ngân luôn được cập nhật kịp Badara và
thời. Saidin (2013)
Hệ thống kiểm soát, thanh toán qua kho bạc HĐKS3
thực hiện chặt chẽ các quy trình: kiểm soát;
3 quản lý vốn ngân sách; kiểm soát nguồn vốn
đối ứng và vốn ODA.
33

Ban QLDA ban hành quy định phối hợp và HĐKS4


4 trách nhiệm từng phòng ban nhằm tạo thuận
lợi cho việc thực hiện nhiệm vụ được giao.
Thông tin và truyền thông TTTT
Thông tin được xử lý xác thực và thích hợp TTTT1
1 phục vụ tốt công tác báo cáo thực hiện đúng
qui định và kip thời.
Chất lượng của hệ thống thông tin và quản TTTT2
2 lý trong nội bộ BQLDA cần đươc quan tâm
nhiều.
BQLDA cần có các phương thức truyền đạt TTTT3 Gamage và
3 thông tin kịp thời, đầy đủ cho các đối tượng cộng sự
liên quan, đối tác, khách hàng. (2014)
Việc truyền đạt thông tin trong nội bộ kịp TTTT4
4 thời đầy đủ nhằm hỗ trợ cho chức năng
kiểm soát.
Giám sát GS
Các phòng ban thuộc các Ban QLDA GS1
1 thường xuyên kiểm tra, phối hợp và trao đổi
công việc với nhau.
Trưởng các bộ phận thường xuyên kiểm tra GS2
đánh giá công việc của nhân viên để đảm
2 bảo thực hiện đúng trình tự thủ tục đầu tư Ho Tuan Vu
XDCB. (2016)
Công tác kiểm tra, giám sát tại Ban QLDA GS3
3 được thực hiện thường xuyên.
Những sai sót trong thủ tục, qui trình được GS4
4 đánh giá một cách khách quan.
Tính hữu hiệu THH
Việc thực hiện các thủ tục, qui trình về quản THH1
1 lý đầu tư XDCB luôn tuân thủ đúng theo
qui định.
Sự cân bằng giữa rủi ro của một số hoạt THH2
2 động với mức độ kiểm soát cần thiết đáp Joseph,
ứng được các mục tiêu đề ra. Albert,
BQLDA cần kiểm tra thường xuyên, định THH3 Byaruhanga
3 kỳ nhằm đảm bảo hệ thống KSNB thực hiện (2015)
đúng chức năng.
Các thủ tục trong quản lý đầu tư, XDCB THH4
4 luôn được kiểm tra, giám sát để qui trách
nhiệm rõ ràng và cụ thể.
34

2.8.1 Quá trình xây dựng giả thuyết


Việc xây dựng giả thuyết sử dụng trong nghiên cứu này được thực hiện qua các
bước sau:
Lựa chọn giả thuyết kiểm định trong nghiên cứu: Tác giả lựa chọn mô hình
nghiên cứu trước của Angella, Amudo và Inanga (2009), Sultana và Haque (2011),
Gamage và cộng sự (2014), Ho Tuan Vu (2016) dựa trên nền tảng lý thuyết của
INTOSAI mà cụ thể hơn là INTOSAI GOV và quá trình rút trích từ thảo luận với các
chuyên gia để làm cơ sở tham khảo xây dựng giả thuyết cho đề tài. Ngoài việc tham
khảo mô hình đã nghiên cứu nêu trên, tác giả tiến hành thảo luận nhóm với 15 chuyên
gia có hiểu biết và đang làm việc trong lĩnh vực quản lý dự án về các thành phần nghiên
cứu và tập trung các yếu tố ảnh hưởng đến hệ thống KSNB để đưa vào trong giả thuyết
nhằm xác định các chi tiết cụ thể, thiết thực trong quản lý dự án để phục vụ cho công
tác nghiên cứu.Từ đó, thông qua kết quả nghiên cứu, đánh giá các yếu tố này ảnh hưởng
đến mức độ hữu hiệu của hệ thống KSNB
Khảo sát thử để đánh giá tính phù hợp của các yếu tố trong thang đo trước khi
nghiên cứu chính thức.
2.8.2 Các giả thuyết cần kiểm định trong nghiên cứu này
Giả thuyết kiểm định trong nghiên cứu về thực tiễn các yếu tố ảnh hưởng đến
hệ thống KSNB tại Ban QLDA ODA TP Cần Thơ dự kiến gồm 05 nhóm thành phần
và thảo luận thực tế với các chuyên gia làm việc tại Ban QLDA.
Tất cả các biến quan sát trong các thành phần đều sử dụng thang đo Likert như
sau:
1. Nhóm yếu tố môi trường kiểm soát.
2. Nhóm yếu tố đánh giá rủi ro
3. Nhóm yếu tố hoạt động kiểm soát.
4. Nhóm yếu tố thông tin truyền thông
5. Nhóm yếu tố giám sát
2.8.3 Thang đo bảng câu hỏi về mức độ gắn kết của các yếu tố ảnh hưởng đến tính
hữu hiệu của hệ thống KSNB.
Tất cả các biến quan sát trong các thành phần đều sử dụng thang đo Likert 5
điểm, với sự lựa chọn từ 1 đến 5 như sau:

1- Hoàn toàn không đồng ý.

2- Không đồng ý.

3- Bình thường.
35

4- Đồng ý.

5- Hoàn toàn đồng ý.

Nội dung các biến quan sát trong các thành phần được hiệu chỉnh cho phù
hợp với tình hình thực tế tại Ban QLDA ODA TP Cần Thơ.
Do đó, về mặt thực tiễn, bài nghiên cứu này sẽ là một tham khảo hữu ích giúp
các nhà quản lý trong khu vực công nói chung và Ban QLDA nói riêng lập kế hoạch
triển khai và sử dụng cũng như giám sát, nâng cao hệ thống kiểm soát nội bộ nhằm hạn
chế rủi ro trọng yếu trong quản lý vốn NSNN và vốn của nhà tài trợ.

Tóm tắt chương 2


Trong chương 2 đã trình bày lý luận về kiểm soát nội bộ trong tổ chức trên nền
tảng của INTOSAI nhằm tạo điều kiện cho các tổ chức trong khu vực công có thể làm
cơ sở để đánh giá hệ thống KSNB một cách toàn diện. Do Ban QLDA ODA TPCT có
những đặc điểm hoạt động riêng nên Ban giám đốc cần phải xây dựng hệ thống KSNB
hoàn toàn phù hợp với hoạt động của Ban QLDA. Và dựa vào những nghiên cứu trước
đây, tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu gồm 5 biến độc lập: Môi trường kiểm soát,
Đánh giá rủi ro, Hoạt động kiểm soát, Thông tin và truyền thông, Giám sát và một biến
phụ thuộc là: Tính hữu hiệu của hệ thống KSNB. Đây cũng là cơ sở để tác giả tiếp tục
xây dựng thiết kế nghiên cứu và các bước nghiên cứu trong chương tiếp theo.
36

CHƯƠNG 3
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Chương này sẽ tập trung nêu phương pháp nghiên cứu, giới thiệu chi tiết về quy
trình nghiên cứu, xây dựng thang đo, phương pháp nghiên cứu được sử dụng để đánh
giá thang đo và các kiểm định nghiên cứu.
3.1 Quy trình nghiên cứu
Đề tài sẽ được nghiên cứu theo qui trình sau:

Mục tiêu
nghiên cứu

Dựa vào tình hình thực


Cơ sở
tế tại Ban QLDA ODA
lý thuyết
TPCT

Giai đoạn 1 Nghiên cứu sơ bộ

N=15
Thảo luận trực tiếp

Nghiên cứu
Giai đoạn 2 định lượng

Phỏng vấn n>=120


bằng câu hỏi

Thu thập
thông tin

Xử lý số liệu Phần mềm SPSS

Kết luận

Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu


37

3.1.1 Nghiên cứu sơ bộ

Nghiên cứu sơ bộ được thực hiện thông qua phương pháp định tính trên cơ sở
các nghiên cứu của Trần Kim Dung (2005), Meyer và Allen (1990) và các tài liệu về tác
động của yếu tố ảnh hưởng đến sự hữu hiệu của hệ thống KSNB tại Ban QLDA ODA
TPCT, đồng thời thông qua kỹ thuật tham vấn ý kiến của các chuyên gia có nhiều kinh
nghiệm trong lĩnh vực nhân sự để điều chỉnh thang đo, thiết lập bảng câu hỏi sử dụng
cho nghiên cứu chính thức. Dàn bài thảo luận (phụ lục 1) nhằm thăm dò ý kiến các đối
tượng phỏng vấn được thiết kế
Giới thiệu mục đích và tính chất của cuộc nghiên cứu;
Các câu hỏi mở nhằm thu thập càng nhiều ý kiến càng tốt, làm cơ sở cho phần
thảo luận.
Các đối tượng được lựa chọn để thảo luận nhóm là 15 cán bộ là Giám đốc và
Trưởng phòng có hiểu biết và đang làm việc tại Ban QLDA ODA TP Cần Thơ. Sau khi
thảo luận, một dự thảo thang đo được xây dựng các nhóm yếu tố ảnh hưởng đến tính
hữu hiệu của hệ thống KSNB tại Ban QLDA ODA TP Cần Thơ.
Từ kết quá nghiên cứu định tính, các yếu tố để xây dựng nội dung nghiên cứu
định lượng được chọn lọc ra và được dùng để thiết kế bảng câu hỏi định lượng.
Phần thứ 1: Thiết kế để thu thập những thông tin liên quan đến ý kiến của nhân
viên về hệ thống KSNB. Trong phần này, tác giả thiết kế có 5 nhóm nhân tố theo mô
hình được nêu trong mục 2.2.
Phần thứ 2: Thiết kế để thu thập những thông tin liên quan đến ý kiến của nhân
viên về các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB trong giai đoạn hiện
nay. Trong phần này có 1 biến: tính hữu hiệu của hệ thống KSNB.
Phần thứ 3: Thiết kế để thu thập những thông tin mô tả đối tượng tham gia trả
lời. Phần này chủ yếu thu thập các thông tin cá nhân, có 5 biến.
Bảng câu hỏi được thiết kế và kiểm nghiệm qua một số giai đoạn nhằm đảm bảo
những thông tin cần thiết thu thập đáng tin cậy phục vụ cho quá trình phân tích dữ liệu.
Giai đoạn 1: Xây dựng bảng câu hỏi thô dựa trên nền tảng các thông tin cần thu
thập trong mô hình lý thuyết và thảo luận nhóm.
Giai đoạn 2: Đánh giá nội dung bảng câu hỏi bằng cách kiểm tra mức độ hiểu các
câu hỏi, việc đánh giá được thực hiện bằng cách gửi trực tiếp cho những đồng nghiệp
quen biết để xem mức độ hiểu và trả lời.
Giai đoạn 3: Hiệu chỉnh lại nội dung các câu hỏi và hoàn tất bảng câu hỏi khảo
sát.
3.1.2 Nghiên cứu chính thức
38

Nghiên cứu chính thức được thực hiện theo phương pháp định lượng với kỹ thuật
phỏng vấn trực tiếp, phỏng vấn bằng thư điện tử thông qua bảng câu hỏi điều tra. Mẫu
điều tra gồm 70 cán bộ công nhân viên làm việc tại Ban QLDA ODA TP Cần Thơ và
50 người am hiểu về lĩnh vực quản lý dự án. Bảng câu hỏi điều tra chính thức được hình
thành từ nghiên cứu định tính sau khi có sự tham vấn ý kiến của các chuyên gia. Các dữ
liệu, thông số sẽ được tiến hành kiểm tra, phân tích, đánh giá bằng phần mềm SPSS.
Nghiên cứu đã lựa chọn sử dụng thang đo Likert 5 mức độ: từ 1 điểm - thể hiện
mức độ: Rất không đúng / Rất không đồng ý, đến 5 điểm - thể hiện mức độ Rất đúng /
Rất đồng ý. Mỗi câu là một phát biểu có nội dung về Môi trường kiểm soát, đánh giá rủi
ro, hoạt động kiểm soát… Với cách thiết kế như vậy, người được khảo sát sẽ cho biết
đánh giá của mình về mức độ quan trọng của các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu
của hệ thống KSNB tại Ban QLDA ODA TP Cần Thơ. Bảng câu hỏi được thiết kế dự
kiến gồm 24 câu tương ứng với 5 biến. Trong đó có 5 biến đôc lập, 1 biến phụ thuộc đo
lường các yếu tố ảnh hưởng đến hệ thống KSNB tại Ban QLDA ODA TP Cần Thơ.
Tuy nhiên, để việc nghiên cứu định lượng đạt kết quả như mong muốn, tác giả
đã khảo sát thử với 15 cán bộ nhân viên tại Ban QLDA ODA TPCT bằng các yếu tố đã
tổng hợp từ thảo luận nhóm nhằm đánh giá mức độ phù hợp của từ ngữ, ý nghĩa các câu
hỏi, khả năng cung cấp những thông tin của người được khảo sát, tính phù hợp của các
yếu tố. Qua đó, tác giả sẽ điều chỉnh các yếu tố nghiên cứu cho phù hợp nhất.
Sau khi điều chỉnh, tác giả sẽ xây dựng hoàn chỉnh bảng câu hỏi nghiên cứu chính
thức (phụ lục 2), phục vụ cho công việc phỏng vấn hàng loạt gồm:
- Giới thiệu về bản thân, mục đích nghiên cứu và cách trả lời câu hỏi;
- Câu hỏi nghiên cứu;
- Thông tin cá nhân người được phỏng vấn.
3.2 Phương pháp xử lý số liệu
3.2.1 Kiểm định thang đo bằng hệ số Cronbach Alpha
Phân tích hệ số Cronbach Alpha được sử dụng trước để loại các biến không phù
hợp. Các biến có hệ số tương quan biến tổng nhỏ hơn 0.30 và thành phần thang đo có
hệ số Cronbach Alpha nhỏ hơn 0,60 sẽ đuợc xem xét loại bỏ.
3.2.2 Phân tích nhân tố khám phá EFA
Phân tích này nhằm mục đích kiểm tra và xác định lại các nhóm biến trong mô
hình nghiên cứu để tìm ra các nhóm nhân tố. Trước tiên cần phân tích hệ số KMO để
xác định tập dữ liệu có phù hợp với phân tích nhân tố hay không. Nếu hệ số KMO >
0,5 là phù hợp. Kiểm định Bartlett's Test để xác định múc ý nghĩa tương quan giữa các
biến trong nhóm, nếu Sig của kiểm định Bartlett < 0,05 thì có mối tương quan giữa các
biến trong nhóm. Trong phân tích nhân tố EFA, các biến có hệ số tải nhân tố nhỏ hơn
39

0.5 sẽ bị loại. Phương pháp trích hệ số được sử dụng là phương pháp trích nhân tố, phép
quay Varimax và điểm dừng khi trích các yếu tố có eigenvalue là 1. Thang đo được
chấp nhận khi tổng phương sai trích bằng hoặc lớn hơn 50%.
3.2.3 Phân tích hồi quy và kiểm định mối liên hệ
Để kiểm định mối quan hệ giữa thực tiễn các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu
trong mô hình nghiên cứu, sử dụng phương pháp tương quan với hệ số tương quan
Pearson, được kí hiệu bằng chữ “r”, giá trị trong khoảng -1 <= r <=+1. Nếu r > 0 thể
hiện tương quan đồng biến, ngược lại, r < 0 thể hiện tương quan nghịch biến. Giá trị r =
0 chỉ ra rằng hai biến không có mối liên hệ tuyến tính.
|r| ->1: quan hệ giữa hai biến càng chặt
|r| ->0: quan hệ giữa hai biến càng yếu
Mức ý nghĩa “sig” của hệ số tương quan, cụ thể như sau: sig < 5 % : mối
tương quan khá chặt chẽ
sig < 1 % : mối tương quan rất chặt chẽ
sig >5 % : không có mối tương quan
Tiếp theo, sử dụng phương pháp hồi quy tuyến tính bội để xác định các nhân
tố có ảnh hưởng đến sự gắn kết căn cứ vào mức ý nghĩa và mối tương quan tuyến tính
của các biến trong mô hình.
3.3 Thiết kế nghiên cứu
3.3.1 Đối tượng khảo sát
Nhằm mục đích đảm bảo cơ sở lý luận cho việc khảo sát, đồng thời đảm bảo
phù hợp với tình hình thực tế, trong giai đoạn nghiên cứu sơ bộ, đối tượng được chọn
lựa để tiến hành thảo luận nhóm và phỏng vấn chuyên gia là Ban Giám đốc và lãnh đạo
các phòng ban làm việc tại Ban QLDA ODA TP Cần Thơ.
Tiếp theo, trong giai đoạn nghiên cứu chính thức, đối tượng khảo sát là các cán
bộ nhân viên tại Ban QLDA ODA TP Cần Thơ và những người am hiểu về lĩnh vực
quản lý dự án tại TPCT.
3.3.2 Cách thức khảo sát
Việc khảo sát được tiến hành bằng bảng câu hỏi chi tiết được gởi trực tiếp hoặc
qua thư điện tử cho các cán bộ công chức làm việc tại Ban QLDA ODA TP Cần Thơ
và những người am hiểu trong lĩnh vực quản lý dự án tại TPCT.

3.3.3 Quy mô và cách thức chọn mẫu


Trong giai đoạn nghiên cứu sơ bộ, việc thăm dò và trao đổi được thực hiện với
cán bộ trưởng phòng và nhân viên tại Ban QLDA ODA TP Cần Thơ thông qua việc
40

lựa chọn đích danh cá nhân. Sau đó, tiến hành khảo sát thử với 15 cán bộ nhân viên ở
Ban QLDA ODA TP Cần Thơ theo phương pháp lựa chọn ngẫu nhiên để đánh giá tính
phù hợp của các yếu tố.
Trong giai đoạn nghiên cứu chính thức, mẫu điều tra được lựa chọn theo phương
pháp lấy mẫu thuận tiện, bảng câu hỏi được gởi tới các đối tượng cán bộ nhân viên với
nhiều chức vụ khác nhau nhưng chủ yếu là từ trưởng phòng và phó phòng trở xuống
và làm toàn thời gian tại Ban QLDA ODA TP Cần Thơ.
Về kích thước mẫu: Theo một số nghiên cứu trước đây và một số lý thuyết đã
đúc kết, số quan sát ít nhất phải bằng 5 lần số biến trong phân tích nhân tố (Chu Nguyễn
Mộng Ngọc, Hoàng Trọng (2008)), các thang đo trong luận văn có số biến là 24, như
vậy mẫu nghiên cứu cần có 120 người. Theo Leedy và Ormrod (2005), kích thước mẫu
càng lớn càng tốt, để đảm bảo tính đại diện số mẫu phát đi dự kiến khoảng 120 mẫu.
3.3.4 Xây dựng thang đo và thiết kế bảng câu hỏi
Sau khi thống nhất các nội dung trong buổi hội thảo nhóm, thông qua kết quả
khảo sát (Phụ lục 2), mức ý nghĩa về các yếu tố ảnh hưởng đến sự hữu hiệu hệ thống
KSNB tại Ban QLDA ODA TPCT đạt 100%.
Đồng thời, qua nội dung bảng câu hỏi khảo sát, tiêu chí đo lường sự hữu hiệu
của hệ thống KSNB phù hợp với điều kiện hoạt động của Ban QLDA ODA TPCT. Tác
giả tiến hành xây dựng các thang đo chính thức cho nghiên cứu.

Tóm tắt chương 3


Chương 3 này đã trình bày chi tiết Phương pháp tiến hành nghiên cứu bao gồm
quy trình nghiên cứu; các phương pháp để xử lý số liệu; thiết kế nghiên cứu; nêu cách
thức chọn mẫu và cách tiến hành khảo sát. Ngoài ra, chương này đã xây dựng được giả
thuyết các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại Ban QLDA
ODA TP Cần Thơ, trong bảng câu hỏi có 24 biến quan sát đại diện cho các thành phần
của các yếu tố ảnh hưởng đến hệ thống KSNB. Chương này cũng trình bày kết quả
nghiên cứu chính thức của phương pháp định tính và định lượng bao gồm mô tả thông
tin về biến quan sát của nghiên cứu định lượng. Chương tiếp theo sẽ trình bày kết quả
nghiên cứu.
41

CHƯƠNG 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Tổng quan về Ban QLDA ODA TP Cần Thơ.
4.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Ban QLDA ODA TP Cần Thơ.
Tiền thân của Ban Quản lý dự án ODA thành phố Cần Thơ là Ban Quản lý dự án
Nâng cấp đô thị vùng đồng bằng sông Cửu Long –Tiểu dự án thành phố Cần Thơ. Qua
quá trình thực hiện dự án, Ban Quản lý dự án Nâng cấp đô thị vùng đồng bằng sông
Cửu Long –Tiểu dự án thành phố Cần Thơ đã đạt được những thành công vượt bậc,
đáng khích lệ trong việc hoàn thành cơ bản các mục tiêu dự án đặt ra. Năm 2014, trên
sơ sở bổ sung chức năng, nhiệm vụ của Ban, đồng thời nhằm chuyên nghiệp hóa công
tác quản lý nguồn vốn ODA, Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ thành lập Ban Quản
lý dự án đầu tư xây dựng sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức, thành phố Cần
Thơ (gọi tắt là Ban Quản lý dự án ODA) theo Quyết định số 3966/QĐ-UBND ngày 29
tháng 12 năm 2014, giao nhiệm vụ tiếp tục thực hiện Dự án Nâng cấp đô thị vùng đồng
bằng sông Cửu Long –Tiểu dự án thành phố Cần Thơ (Dự án 2) và Dự án Phát triển
thành phố Cần Thơ và tăng cường khả năng thích ứng của đô thị (Dự án 3), thời gian
thực hiện từ 2016 – 2021.
Ban Quản lý dự án ODA thành phố Cần Thơ là đơn vị sự nghiệp quản lý dự án
đầu tư xây dựng sử dụng nguồn vốn hỗ trợ chính thức (ODA), với chức năng nhiệm vụ
và tổ chức hoạt động thực hiện theo Quyết định số 1878/QĐ-UBND ngày 30 tháng 6
năm 2015 của Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ.
4.1.2 Đặc điểm hoạt động của Ban QLDA ODA TP Cần Thơ
Đối với nhiệm vụ quản lý dự án: Thực hiện nhiệm vụ quản lý dự án, và một số
“quyền” của Chủ dự án (nếu được Chủ dự án ủy quyền). Cụ thể bao gồm các nhiệm vụ:
lập kế hoạch thực hiện dự án; quản lý quá trình chuẩn bị thực hiện dự án; thực hiện các
hoạt động đấu thầu và quản lý hợp đồng; quản lý tài chính, tài sản và giải ngân; thực
hiện các công tác hành chính, điều phối và trách nhiệm giải trình các vấn đề của dự án;
đại diện theo uỷ quyền của cơ quan chủ quản trong các giao dịch dân sự, làm đầu mối
trong việc liên hệ và làm việc với nhà tài trợ; kết hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư và các
Sở ngành khác trong công tác tham mưu cho UBND thành phố về các vấn đề liên quan
trong các quá trình thực hiện dự án; làm đầu mối phối hợp với các cơ quan chức năng
và chính quyền địa phương của thành phố giải quyết các vấn đề liên quan đến dự án;
theo dõi, đánh giá và báo cáo tình hình thực hiện dự án; nghiệm thu, bàn giao, quyết
toán dự án.
Ban QLDA ODA TPCT là đơn vị đại diện cho Chủ dự án (Ủy ban nhân dân
thành phố Cần Thơ) thực hiện quản lý các dự án:
- Dự án Nâng cấp đô thị vùng đồng bằng sông Cửu Long – Tiểu dự án thành phố
42

Cần Thơ (Dự án 2)


- Dự án Phát triển thành phố Cần Thơ và tăng cường khả năng thích ứng của đô
thị (Dự án 3).
- Dự án hỗ trợ cơ giới hóa nông nghiệp Việt Nam tại thành phố Cần Thơ.
4.1.3 Tổ chức bộ máy của Ban QLDA ODA TP Cần Thơ
Qua nhiều giai đoạn, Ban QLDA ODA TP Cần Thơ luôn có những thay đổi về
cơ cấu và tổ chức bộ máy của Ban để phù hợp hơn với mục tiêu hoạt động của Ban.

Giám đốc

Phó Giám đốc 1 Phó Giám đốc 2 Phó Giám đốc 3

Phòng Phòng Phòng Ban Giám đốc


Văn Phòng Tổ
Chính Kỹ thuật Kế Toán Kiểm điều hành
phòng Đấu chuyên
Sách Xã – Môi – Tài toán các gói
Thầu quản gói
Hội trường Chính nội bộ thầu (3) thầu 2.6

Hình 4.1: Cơ cấu tổ chức Ban QLDA ODA TPCT

(Nguồn: Tác giả tổng hợp)


Lãnh đạo Ban ODA bao gồm 01 Giám đốc và 03 Phó Giám đốc:
* Giám đốc Ban QLDA:
Là người đứng đầu Ban QLDA, chịu trách nhiệm quản lý, chỉ đạo, triển khai thực
hiện toàn diện mọi hoạt động của tất cả dự án thuộc thẩm quyền quản lý của Ban. Chịu
trách nhiệm trước pháp luật theo thẩm quyền được giao trong quá trình thực hiện từng
dự án. Có trách nhiệm báo cáo, giải trình với Chủ quản dự án và các cơ quan quản lý
Nhà nước về ODA, các cơ quan bảo vệ pháp luật, các cơ quan dân cử và Nhà tài trợ về
các vấn đề thuộc thẩm quyền. Trực tiếp chịu trách nhiệm trước UBND thành phố.
Là người có đủ phẩm chất, năng lực chuyên môn, kinh nghiệm công tác trong
quản lý thực hiện các chương trình, dự án, hiểu biết về chính sách và quy trình, thủ tục
của Nhà tài trợ, có năng lực quản lý và điều phối các hoạt động của Dự án;
Tổ chức lập kế hoạch thực hiện dự án (kế hoạch tài chính, kế hoạch đầu thầu, kế
hoạch hoạt động) tổng thể của tất cả dự án. Rà soát, điều chỉnh bổ sung kế hoạch, đảm
bảo phù hợp với mục tiêu chung;
43

Tổ chức quản lý các hoạt động đấu thầu, quản lý hợp đồng, rút vốn, thanh quyết
toán, giải ngân, thực hiện các nghĩa vụ tài chính, nghĩa vụ thuế đúng qui định. Quản lý
tài sản, quản lý các nguồn vốn đúng mục tiêu, đạt hiệu quả;
Làm chủ các tài khoản của Ban QLDA.
Lập và đồng ký vào Đơn rút vốn về TKCĐ đối với các khoản tín dụng.
* Phó Giám đốc Ban QLDA:
Từng phó giám đốc được phân công 1 dự án hoặc tiểu dự án hoặc 1 mảng công
việc ,trực tiếp giúp Giám đốc Ban QLDA, chỉ đạo điều hành thực hiện những nhiệm vụ
dự án được giám đốc ủy quyền;
Quản lý trực tiếp và chịu trách nhiệm về tiểu dự án hoặc phần chỉ đạo điều hành
được phân công. Làm đầu mối cập nhật mọi thông tin, nắm bắt mọi hoạt động của tiểu
dự án, là đầu mối báo cáo Dự án;
Hỗ trợ hiệu quả trong công tác lập kế hoạch, điều phối hoạt động của các bộ
phận, dự trù kinh phí triển khai thực hiện dự án, tham gia vào các hoạt động đấu thầu,
quản lý hợp đồng, thanh quyết toán, giải ngân, báo cáo và các hoạt động khác có liên
quan;
Hỗ trợ hoàn thiện tổ chức thực hiện Dự án;
Điều phối hoạt động của các bộ phận;
Theo dõi, đôn đốc tình hình thực hiện dự án đối với tất cả các lĩnh vực hoạt động.
Phát hiện, tổng hợp các khó khăn vướng mắc và đề xuất biện pháp xử lý, giải quyết.
Tổng số nhân sự hiện tại: 70 CBCNVC và Các phòng, ban trực thuộc: 6 phòng
chuyên môn và 01 tổ chuyên quản gói thầu 2.6
* Văn phòng: Tham mưu, đề xuất Ban Giám đốc trong công tác nhân sự: kế
hoạch đào tạo, bồi dưỡng viên chức, quy hoạch, tuyển dụng, bố trí, điều động, luân
chuyển, bổ nhiệm nhân sự các phòng, chế độ tiền lương.
Soạn thảo hợp đồng làm việc, Quyết định nâng bậc lương thường xuyên, các
Quyết định liên quan đến công tác nhân sự.
Soạn thảo công văn, báo cáo, tờ trình, ... về quản trị, nhân sự (định kỳ, đột xuất)
theo yếu cầu của UBTP, các Sở/Ban/Ngành và BGĐ.
Chủ trì công tác đánh giá, xếp loại viên chức cuối năm. Đề xuất Hội đồng Khen
thưởng Ban xem xét khen thưởng viên chức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Lập hồ sơ
trình Hội đồng Thi đua – Khen thưởng TP công nhận và khen thưởng các danh hiệu thi
đua cấp TP và cấp Bộ/Ngành.
Tổ chức đón tiếp các đoàn khách, tổ chức các cuộc hội nghị, hội thảo, chuẩn bị
tài liệu cho các phiên họp, buổi làm việc và tổ chức các hoạt động của cơ quan theo chỉ
44

đạo của Ban Gíam đốc.


Quản lý hồ sơ cá nhân của viên chức. Quản lý thông tin CBVC Ban trên hệ thống
phần mềm quản lý hồ sơ cá nhân.
Quản lý, sử dụng con dấu của Ban quản lý, Chi bộ, Công đoàn.
Quản lý tài sản cơ quan; Bảo đảm phương tiện và điều kiện làm việc phục vụ các
hoạt động của Ban;
Quản lý, vận hành, bảo hành, bảo trì mạng internet, mạng máy tính, các thiết bị
điện - điện tử của cơ quan; đề xuất, tham mưu ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ
hoạt động của Ban;
* Phòng Tài chính - Kế toán: soạn Quy chế chi tiêu nội bộ, Quy chế thu nhập
tăng thêm trình Giám đốc phê duyệt. Đảm bảo đủ nguồn vốn hoạt động quản lý dự án
kịp thời và trực tiếp soát xét chứng từ thanh toán nội bộ.
Đảm bảo chi trả kịp thời lương và thu nhập cho người lao động và các hoạt động
liên quan chi tiêu thường xuyên của cơ quan.
Đảm bảo mở sổ sách kế toán, lưu trữ chứng từ, cập nhật vào phần mềm kế toán
mọi hoạt động thu chi quản lý dự án kể cả thu nhập khác như bán hồ sơ thầu và hoạt
động tư vấn quản lý cho dự án khác.
Theo dõi, quản lý, mua sắm tài sản cơ quan thông qua thanh toán, mở sổ và thẻ
tài sản để theo dõi, thông qua thủ kho.
Phối hợp với văn phòng trong việc quản lý tài sản cơ quan như tiền mặt; tiền quỹ
phúc lợi, hiện kim (nếu có) thông qua thủ quỹ, được tham gia chủ trì kiểm quỹ định kỳ
lập biên bản đầy đủ, kiểm tra và đối chiếu sổ quỹ tiền mặt của thủ quỹ thông qua chứng
từ thu chi giữa kế toán và thủ quỹ.
Phối hợp với văn phòng và các phòng chuyên môn khác trong việc hướng dẫn
mẫu biểu, quy trình thanh toán nội bộ, kiểm tra, thanh toán liên quan đến viên chức như
chấm công để chi lương, chi trả thu nhập tăng thêm sau khi có Biên bản bình bầu định
kỳ theo quy định của Ban Giám đốc, bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế, thanh toán nghỉ
hộ sản, nghỉ việc, làm thêm giờ và các chi phí khác….
Phối hợp với các phòng chuyên môn xác định nguồn vốn và các chi phí ước tính
để phòng lập dự toán chi phí quản lý dự án cho năm sau nhằm đảm bảo đủ kinh phí hoạt
động.
* Phòng Kỹ thuật - Môi trường: Đóng góp ý kiến về thiết kế để hoàn chỉnh trình
phê duyệt, đồng thời phối hợp nhận ranh mốc giải phóng mặt bằng khi đơn vị tư vấn
bàn giao.
Phối hợp với đơn vị tư vấn tổ chức họp tham vấn cộng đồng về triển khai thiết
kế ra dân, phối hợp với đơn vị đo đạc khi nhận được file thiết kế của phòng Kỹ thuật –
45

Môi trường để cập nhật mãnh trích đo địa chính trình quy hoạch đất.
Phối hợp với Trung tâm Phát triển quỹ đất quận, UBND phường, đơn vị tư vấn
giám sát, đơn vị thi công giải quyết các vấn đề còn vướng mặt bằng, đưa ra biện pháp
xử lý trong quá trình thi công hoặc có chỉnh sửa về thiết kế do người dân yêu cầu, xem
xét tham mưu, đề xuất Ban Giám đốc giải quyết.
Hỗ trợ cho đơn vị thi công, đơn vị tư vấn giám sát trong quá trình triển khai thi
công gặp khó khăn vướng mắt về mặt bằng, cũng nhưng các hộ dân gây khó khăn; đồng
thời yêu cầu đơn vị thi công thông báo trước để phòng lên kế hoạch cụ thể phối hợp với
các cơ quan ban ngành có liên quan tháo gỡ vướng mắc để đơn vị thi công sớm tiếp tục
triển khai.
* Phòng Đấu thầu: Cập nhật và điều chỉnh bổ sung Kế hoạch đấu thầu theo từng
giai đọan của dự án..
Tham mưu triển khai công tác tổ chức đấu thầu (phối hợp tư vấn mời thầu): thẩm
định hồ sơ mời thầu, đăng báo phát hành hồ sơ mời thầu, đánh giá HSMT và trình BGĐ
phê duyệt kết quả trúng thầu...
Trực tiếp giám sát theo dõi tiến độ thực hiện các gói thầu tư vấn được BGĐ phân
công.
Phối hợp với phòng KTMT giám sát theo dõi tiến độ thực hiện các gói thầu xây
lắp. Đồng thời rà soát kiểm tra HSMT trước khi phát hành.
Phối hợp với Phòng Kế toán - Tài chính trong việc thanh toán các gói thầu được
BGĐ phân công.
Chủ trì công tác soạn thảo tất cả các loại Hợp đồng, Phụ lục Hợp đồng (phối hợp
với các phòng liên quan).
Phối hợp công tác lưu trữ Hồ sơ thầu, cung cấp hồ sơ phục vụ kiểm toán, kiểm
tra quyết toán dự án.
* Phòng Chính sách xã hội: Tham mưu Ban Giám đốc trong công tác bồi thường
giải phóng mặt của dự án, chịu trách nhiệm việc kiểm tra, đôn đốc tiến độ thực hiện,
cũng nhưng công tác giải ngân chi trả bồi thường cho các hộ dân.
- Tham mưu, đề xuất Ban Giám đốc việc lập kế hoạch tiến độ thực hiện công tác
giải phóng mặt bằng, chịu trách nhiệm tổng hợp báo cáo công tác giải phóng mặt bằng
hàng tháng, quý và cả năm.
- Phối hợp với Trung tâm Phát triển quỹ đất quận, UBND phường, các đơn vị có
liên quan trong suốt quá trình triển khai thực hiện công tác giải phóng mặt bằng, khi gặp
khó khăn vướng mắc về công tác gỉải phóng mặt để tháo gỡ kịp thời
* Ban Kiểm toán nội bộ: Ban Kiểm toán nội bộ phối hợp với các phòng rà soát,
hoàn chỉnh các quy trình làm việc:
46

Phòng Đấu thầu: Kế hoạch, tiến độ, quy trình đấu thầu.
Phòng Kế toán – Tài chính: Công tác rút vốn, giải ngân, quy trình thanh toán, chi
trả cho các nhà thầu đối tác.
Phòng Kế toán – Tài chính và Văn phòng: Giám sát, kiểm tra việc thực hiện Quy
chế chi tiêu nội bộ, quy trình thanh toán chi thường xuyên tại cơ quan.
Phòng kỹ thuật – Môi trường: Các quy trình quản lý thi công, quy trình nghiệm
thu, quản lý chất lượng công trình.
Phối hợp với các Phòng thực hiện kế hoạch kiểm toán nội bộ hàng năm được
Giám đốc phê duyệt và các công tác khác theo sự phân công của Ban giám đốc.
4.2 Thực trạng hệ thống KSNB của Ban QLDA ODA TP Cần Thơ.
Thực trạng hệ thống KSNB của Ban QLDA ODA TP Cần Thơ được phân tích
cụ thể như sau:
4.2.1 Mục tiêu và nguyên tắc của KSNB
* Kiểm soát nội bộ là một phần của cơ chế tài chính và công tác kế toán trong
hoạt động quản lý dự án nhằm hỗ trợ cho việc thực hiện hiệu quả, tuân thủ các chính
sách và quy định của chính phủ và WB, đảm bảo an toàn nguồn lực tài chính. Mục tiêu
của KSNB bao gồm:
- Góp phần đảm bảo tuân thủ việc thực hiện các chính sách, quy định của Chính
phủ, các nhà tài trợ và các thủ tục cụ thể của dự án;
- Góp phần đảm bảo các hoạt động tài chính được minh bạch rõ ràng;
- Góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của dự án;
- Kiểm soát nhằm đảm bảo an toàn tài sản và nguồn vốn dự án;
- Góp phần phát hiện sớm các vấn đề, sai sót có thể xảy ra trong quá trình thực
hiện.
* Nguyên tắc của kiểm soát nội bộ có thể được tóm lược như sau:
- Cấp quản lý cao hơn một cấp sẽ giám sát, kiểm tra và chấp thuận/ hoặc phê
duyệt các khoản chi tiêu và mua sắm do cấp dưới thực hiện;
- Phân công trách nhiệm và nhiệm vụ cho các cán bộ dự án theo quy định, tương
xứng với vị trí và cấp quản lý dự án;
- Tách bạch trách nhiệm của từng cán bộ dự án một cách cụ thể;
- Sử dụng phương pháp thích hợp để quản lý tài sản của dự án;
- Các tài liệu phải đầy đủ và hợp lý, lưu trữ khoa học;
47

- Sử dụng các thủ tục nội bộ để kiểm tra chéo các tài khoản, các chỉ tiêu, bút toán
nhằm phát hiện kịp thời các sai sót;
- Kiểm kê các tài sản của dự án theo định kỳ hàng năm.
4.2.2 Cơ chế Kiểm soát nội bộ

4.2.2.1 Trách nhiệm của KSNB


Các lãnh đạo và cán bộ có liên quan đến lĩnh vực tài chính có trách nhiệm thiết
lập, thực hiện và giám sát một hệ thống kiểm soát nội bộ minh bạch.
4.2.2.2 Một số yêu cầu của KSNB
Kiểm soát tài chính bao gồm các biện pháp quản lý được thực hiện để bảo vệ tài
sản và đảm bảo tính chính xác và độ tin cậy của các sổ sách kế toán và các báo cáo tài
chính. Kiểm soát nội bộ chính do Ban QLDA ODA TPCT thực hiện với một số yêu cầu
sau:
* Nhân sự có năng lực và tin cậy: Hệ thống kiểm soát nội bộ phụ thuộc vào những
người chịu trách nhiệm thực hiện. Các nhân viên cần được đào tạo đầy đủ và giám sát
hợp lý có thể giúp họ thực hiện các nhiệm vụ và trách nhiệm của mình một cách hiệu
quả.
* Phân định rõ chức năng nhiệm vụ: Một người không nên kiểm soát toàn bộ quá
trình giao dịch từ đầu đến cuối. Cần phải quy định rõ ai sẽ phê duyệt, duyệt vấn đề gì và
quyền hạn cho phép. Người phê duyệt không được phép nhập số liệu hoặc có thể thay
đổi sổ sách kế toán.
- Phân công trách nhiệm cho từng vị trí: Trách nhiệm cần được phân công rõ
ràng để tránh chồng chéo hoặc không xác định rõ ( mỗi phòng ban cần có sơ đồ cơ cấu
tổ chức của mình). Nhân viên phải nắm rõ trách nhiệm của mình và biết được cần phải
báo cáo cho người lãnh đạo nào
- Phân chia rõ nhiệm vụ Thủ quỹ và Kế toán: Chức năng kế toán nên tách biệt
với quản lý tài sản.
+ Các biện pháp an toàn: Cần thực hiện các biện pháp an toàn để bảo vệ tài sản
và các số liệu và báo cáo kế toán.
* Giám sát: Các quy định nội bộ nên bao gồm cả việc giám sát nhân viên. Ví dụ,
giám sát Giám đốc, Phó giám đốc Ban về việc lập kết hoạch dự trù chi tiêu hàng năm,
phê duyệt báo cáo hàng năm, hoặc giám sát Kế toán trưởng trong quá trình lập, ghi chép
các giao dịch do kế toán viên làm, và chuẩn bị các báo cáo tài chính.
* Giám sát độc lập thường xuyên: Các kiểm toán viên nội bộ nên thường xuyên
kiểm tra và đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ để xác định xem hệ thống này có hoạt
động hiểu quả như dự kiến không.
48

* Kiểm soát các giao dịch: Mỗi giao dịch cần phải được cho phép, phê duyệt, tiến
hành và ghi chép lại theo các quy trình đã được quy định (ví dụ nhân viên không được
tự tiến hành đấu thầu mà chưa được sự đồng ý của Lãnh đạo Ban).
* Sắp xếp theo thứ tự: Hệ thống kiểm soát nội bộ được thiết lập theo thứ tự thích
hợp từ việc thanh toán, thông báo giao dịch đến sổ cái… Ví dụ, việc thanh toán không
được phép hoặc không thể thực hiện trước khi hàng hóa hoặc dịch vụ được bàn giao cho
dự án.
* Thời hạn lưu trữ tài liệu: Tất cả tài liệu, sổ sách sẽ được quản lý và theo dõi
theo quy định hiện hành, sổ sách kế toán phải được lưu trữ trong vòng 10 năm trong các
điều kiện tốt để không bị hư hỏng và dễ tìm khi cần thiết. Khi hủy tài liệu (nếu cần) phải
được cấp có thẩm quyền phê duyệt trước.
4.2.3 Các nội dung về KSNB
4.2.3.1 Kiểm soát tiền mặt tại quỹ
Theo các quy định hiện hành, Ban QLDA ODA TPCT sử dụng tối đa thanh toán
qua ngân hàng để đảm bảo an toàn và thuận tiện. Tuy nhiên, do luôn luôn có các nhu
cầu chi tiêu nhỏ, lẻ, đột xuất tại Ban QLDA nên tại Ban QLDA vẫn có tiền mặt tại quỹ.
Các quy định quản lý tiền mặt tại quỹ bao gồm:
Tách biệt chức năng quản lý tiền và kế toán: Thủ quỹ của dự án có thể kiêm
nhiệm các công việc khác nhưng không kiêm kế toán.
Hạn mức tiền mặt tại quỹ: Giám đốc Ban QLDA ODA TPCT qui định mức tồn
quỹ tiền mặt tối đa dựa trên yêu cầu thực hiện dự án trong từng giai đoạn cụ thể.
An toàn tiền mặt: Tiền mặt của Ban QLDA ODA TPCT phải được đảm bảo an
toàn, Thủ quỹ là người duy nhất được giữ chìa khóa và mã số của két đựng tiền và chịu
trách nhiệm trong việc thu, chi, tồn quỹ tiền mặt.
Thực hiện kiểm quỹ đột xuất nếu Giám đốc Ban QLDA ODA TPCT hoặc Kế
toán trưởng yêu cầu. Kiểm quỹ đột xuất cần được thực hiện ít nhất mỗi năm một lần.
Các khoản chi cho hoạt động thường xuyên của Ban QLDA theo dự toán từng
năm, được Chủ đầu tư phê duyệt và gửi sang KBNN thành phố. Ban QLDA sẽ làm thủ
tục thanh toán theo từng đợt.
49

4.2.3.2 Kiểm soát tài khoản dự án tại Ngân hàng phục vụ


Mỗi nguồn vốn phải được theo dõi riêng rẽ theo từng tài khoản ngân hàng để tạo
thuận lợi cho công tác quản lý, thực hiện giải ngân và bổ sung nguồn vốn một cách kịp
thời. Kế toán tài khoản tiền gửi ngân hàng phải ghi chép riêng rẽ các nghiệp vụ phát sinh
của từng tài khoản ngân hàng một cách thường xuyên và thực hiện đối chiếu định kỳ với
số dư trên sổ chi tiết tiền gửi ngân hàng.
Các tài khoản nếu không sử dụng nữa thì cần phải đóng kịp thời.
Mọi thanh toán từ tài khoản vốn nước ngoài của dự án chỉ được thực hiện đối với
các khoản chi hợp lệ theo quy định của sổ tay quản lý tài chính của dự án và theo Bảng
kê thanh toán, Giấy đề nghị thanh toán đã được KBNN xác nhận.
Quy trình rút vốn bồi hoàn
(6)

WB Bộ TC

(7) (5)
(3)

Ban QLDA
KBNN
(2)
(1)
(4)

Nhà thầu, Nhà cung cấp, Tư vấn

Hình 4.2: Quy trình rút vốn bồi hoàn


(Nguồn: Tác giả tổng hợp)

Ghi chú: Đường đi của tài liệu

Dòng tiền

Giải thích Quy trình thanh toán:


1. Nhà thầu gửi đề nghị thanh toán cho BQLDA;
2. BQLDA chuẩn bị hồ sơ và gửi KBNN thành phố để kiểm soát chi;
3. KBNN thông báo kết quả kiểm soát chi cho BQLDA;
4. KBNN ứng trước vốn NSNN thanh toán cho nhà thầu;
5. BQLDA chuẩn bị đơn xin thanh toán bồi hoàn gửi Bộ Tài chính:
6. Trong vòng 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Tài chính xem xét,
chấp thuận và đồng ký đơn rút vốn gửi BQLDA và WB;
50

7. WB xem xét hồ sơ rút vốn và chuyển tiền về tài khoản của KBNN để hoàn trả
NSNN.
Quy trình thanh toán qua TKCĐ của từng dự án

(2)
(4)
KBNN Ban QLDA Ngân hàng phục vụ

(3)

(7)
(1)
(6) (5)

Nhà thầu, Nhà cung cấp, Nhà tư vấn hoặc


khi có nhu cầu chi tiêu của chi phí Ban
QLDA

Hình 4.3: Quy trình rút vốn bồi hoàn thanh toán qua TKCĐ của từng dự án
(Nguồn: Tác giả tổng hợp)

Ghi chú: Đường đi của tài liệu

Dòng tiền
Giải thích sơ đồ: BQLDA ở đây được hiểu là từng dự án trong tổng các dự án
ODA thuộc Thành phố. Việc thanh toán được thực hiện sau khi TKCĐ đã được nhà tài
trợ giải ngân vốn.
1. Nhà thầu, nhà cung cấp hàng hoá, dịch vụ gửi giấy đề nghị thanh toán đến
BQLDA hoặc khi có nhu cầu chi tiêu các khoản chi phí BQLDA;
2. BQLDA chuẩn bị hồ sơ theo quy định, gửi cho KBNN để kiểm soát chi;
3. Trong vòng 5 ngày làm việc, KBNN kiểm tra, xác nhận hồ sơ đủ điều kiện
thanh toán và gửi thông báo chấp thuận thanh toán cho BQLDA;
4. BQLDA gửi yêu cầu chi cho NHPV;
5. NHPV chuyển tiền thanh toán cho nhà thầu;
6. KBNN thanh toán phần vốn đối ứng (nếu có) cho nhà thầu.
7. Ban QLDA thanh toán trực tiếp cho nhà thầu, nhà cung cấp.
51

4.2.3.3 Kiểm soát hoạt động đấu thầu mua sắm


Các hợp đồng và các vấn đề quan trọng khác của việc đấu thầu được phê duyệt
và giám sát chặt chẽ bảo đảm các hàng hoá và dịch vụ được cung cấp theo đúng các điều
khoản đấu thầu, được báo cáo và quản lý chặt chẽ;
Giá trị hợp đồng được ghi vào hợp đồng thoả thuận và các thay đổi điều chỉnh
sau đó đều được tuân thủ với các khoản của hợp đồng và được phê duyệt và điều chỉnh
đúng trong ghi chép; Giá trị yêu cầu thanh toán và được phê duyệt được ghi lại chỉ rõ
ngày phê duyệt và số tiền phải thanh toán, đã thanh toán và các khoản chậm trả; và các
khoản thanh toán theo hợp đồng được ghi bên cạnh hợp đồng liên quan chi ngày trả.
4.2.3.4 Kiểm soát chi phí Ban QLDA ODA TPCT
Các chi phí của Ban QLDA là chi phí cho hoạt động quản lý dự án được tính từ
khi chuẩn bị đầu tư cho đến khi quyết toán vốn đầu tư;
Chi phí cho Ban QLDA phải tuân thủ theo dự toán chi phí đã được phê duyệt;
Các khoản chi phí phải thực hiện theo các quy định hiện hành của Chính phủ Việt
Nam về định mức chi tiêu.
Các khoản chi tiêu của Ban QLDA tuân thủ theo qui định hiên hành của Chính
phủ về quản lý, sử dụng chi phí quản lý dự án của các dự án đầu tư xây dựng sử dụng
vốn ngân sách nhà nước. và Quy định một số định mức chi tiêu áp dụng cho các dự án,
chương trình sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức. Các khoản chi cụ thể như
sau:
Chi mua trang thiết bị, dụng cụ văn phòng cho Ban QLDA.
Chi trả các hợp đồng dịch vụ bao gồm: Thuê tư vấn các loại, hợp đồng đào tạo,
các dịch vụ tư vấn nghiên cứu và một số loại hình dịch vụ khác.
Chi tập huấn, đào tạo, tăng cường năng lực cho cán bộ các cấp theo kế hoạch
được duyệt.
Các khoản chi cho hoạt động của Ban QLDA như: Chi phí hội nghị, hội thảo, lễ
tân, chi phí hoạt động văn phòng, lương cán bộ văn phòng dự án (kể cả chi trả cho cán
bộ hợp đồng), phụ cấp,...
4.2.3.5 Quản lý tài sản cố định của dự án
Tất cả các khoản mua sắm thiết bị và phương tiện đi lại phải được ghi nhận vào
khoản mục tài sản cố định theo đúng quy định. Tất cả tài sản của dự án phải được đánh
số theo số hiệu của tài sản đó, dãn nhãn và được phản ánh vào Sổ theo dõi tài sản cố
định.
Việc ghi nhận tài sản cố định phải dựa trên cơ sở dồn tích và nguyên tắc giá gốc.
52

Trong khi thực hiện dự án, tất cả các quy định về việc phản ánh hao mòn tài sản
cố định phải được tuân thủ.
Trong quá trình thực hiện dự án nếu tài sản được bàn giao cho bên thứ ba cần có
quyết định phê duyệt của cấp có thẩm quyền và cần có biên bản bàn giao xác nhận hiện
trạng của tài sản được bàn giao. Bên nhận bàn giao có trách nhiệm quản lý tài sản đó và
hàng năm phải báo cáo về hiện trạng tài sản. Ban QLDA có trách nhiệm cập nhật thông
tin và báo cáo về tình trạng tài sản.
Việc kiểm kê tài sản cố định tại Ban QLDA và tại các đơn vị sử dụng tài sản của
dự án được thực hiện hàng năm. Các tài sản được kiểm đếm theo số lượng, chủng loại,
mã số, tình trạng hiện tại và so sánh, đối chiếu với sổ quản lý tài sản cố định để phát
hiện các hao hụt, mất mát để có biên pháp xử lý kịp thời.
Khi kết thúc dự án, tài sản cố định phải được kiểm kê và bàn giao cho cơ quan
có thẩm quyền theo đúng quy định hiện hành và theo cam kết của văn kiện dự án.
4.2.3.6 Quản lý hợp đồng và quản lý công nợ
Ban QLDA cử cán bộ quản lý hợp đồng và quản lý công nợ. Các hợp đồng và
công nợ phải được quản lý một cách chặt chẽ phục vụ cho việc thanh toán và giải ngân
cũng như các báo cáo tiến độ theo yêu cầu.
Các hợp đồng cần được quản lý với các nội dung sau:
Tài liệu hợp đồng: các tài liệu hợp đồng cần được lưu giữ đầy đủ và cẩn thận;
Tiến độ hợp đồng: Tiến độ hợp đồng cả về công việc và giải ngân cần được theo
dõi, so sánh với kế hoạch và báo cáo;
Cam kết hợp đồng: Các cam kết hợp đồng (số tiền chưa thanh toán, còn phải
thanh toán) cần được theo dõi và so sánh với tổng số dư chưa giải ngân của Hiệp định
tài trợ.
Hàng tháng kế toán theo dõi công nợ phải lập báo cáo cho Kế toán trưởng và
Giám đốc dự án biết về tình hình các khoản phải thu và phải trả của khách hành, trong
đó nêu rõ khoản công nợ nào đã quá hạn, khoản công nợ nào sắp đến hạn để có hướng
xử lý kịp thời.
Công nợ khách hàng cần đối chiếu với từng đối tượng khách hàng ít nhất 1 lần
trong năm.
4.2.3.7 Quản lý các khoản thanh toán
Hồ sơ gửi Kho bạc nhà nước để tiến hành kiểm soát chi gồm:
Quyết định phê duyệt kế hoạch năm của cấp có thẩm quyền (gửi mỗi năm 1 lần);
53

Quyết định phê duyệt kế hoạch đấu thầu hàng năm của cấp có thẩm quyền (gửi
mỗi năm 1 lần nếu duyệt 1 kế hoạch cho cả năm) hoặc quyết định phê duyệt KHĐT của
công trình (nếu duyệt theo từng công trình);
Quyết định phê duyệt dự toán chi tiết của công trình;
Quyết định phê duyệt kết quả đấu thầu của cấp có thẩm quyền;
Biên bản đàm phán hợp đồng giữa Ban QLDA và nhà thầu, nhà cung cấp;
Hợp đồng kinh tế ký kết với các nhà cung cấp và nhà thầu;
Bảo lãnh thực hiện hợp đồng (cho các hợp đồng tạm ứng lần đầu);
Bảo lãnh hoàn trả tạm ứng (nếu quy định trong hợp đồng ký kết)
Biên bản nghiệm thu sản phẩm (cho từng lần thanh toán theo tiến độ quy định
trong hợp đồng)
Biên bản nghiệm thu, bàn giao và thanh lý hợp đồng (nếu thanh toán lần cuối);
* Quy trình rút vốn về Tài khoản chỉ định của từng dự án

(2)
Bộ Tài chính Nhà tài trợ

(1) (3)

(4)

Ban QLDA Ngân hàng phục vụ

Hình 4.4: Quy trình rút vốn về TKCĐ của từng dự án


(Nguồn: Tác giả tổng hợp)
Ghi chú: Đường đi của tài liệu

Dòng tiền

Giải thích Quy trình rút vốn:


1. BQLDA gửi cho Bộ Tài chính (Cục QLN&TCĐN) hồ sơ xin rút vốn;
2. Trong vòng 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Tài chính xem
xét, chấp thuận và đồng ký đơn rút vốn gửi BQLDA và nhà tài trợ;
3. Nhà tài trợ xem xét hồ sơ rút vốn và chuyển vốn vào TKCĐ của BQLDA mở
tại NHPV;
54

4. NHPV thông báo cho BQLDA sau khi nhận được vốn do nhà tài trợ chuyển
về.

Tỷ giá thanh toán và hạch toán cho các khoản chi tiêu từ Tài khoản chỉ định được
áp dụng tỷ giá mua của Ngân hàng phục vụ tại thời điểm thanh toán.
Tỷ giá cho các khoản vốn tiếp nhận vào Tài khoản chỉ định được áp dụng tỷ giá
hạch toán của Bộ Tài Chính.
4.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hệ thống KSNB tại Ban QLDA ODA TPCT
4.3.1 Kết quả nghiên cứu mẫu
Phiếu khảo sát định lượng được gửi tới các đối tượng đã được xác định trong
chương phương pháp nghiên cứu theo các hình thức trực tiếp. Số lượng phiếu phát ra là
125 phiếu, số phiếu thu về là 125 phiếu. Sau khi sàng lọc và làm sạch dữ liệu, tác giả
thu về được 120 mẫu hợp lệ được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 4.1: Thống kê và kết quả mẫu khảo sát định lượng

Phiếu khảo sát Phiếu khảo sát đã


thu về làm sạch
STT Đối tượng
Số
lượng tỷ lệ Số lượng tỷ lệ
1 Ban Giám đốc - BQLDA ODA 4 3% 4 3%
2 Phòng tổ chức HC 12 10% 12 10%
3 Phòng CSXH 10 8% 10 8%
4 Phòng kỹ thuật môi trường 25 20% 25 20%
5 Phòng đấu thầu 10 8% 10 8%
6 Phòng kế toán tài chính 7 6% 7 6%
7 Ban Kiểm toán nội bộ 2 2% 2 2%
8 Cán bộ làm tại các Ban QLDA 30 24% 30 24%
9 Đối tượng am hiểu về QLDA 25 20% 20 17%
Tổng cộng 125 100% 120 100%
(Nguồn: Tác giả tổng hợp)

Bảng 4.1 trình bày thống kê mẫu khảo sát theo đối tượng. Kết quả cho thấy hơn
3% là Ban giám đốc chiếm 11%, Phòng TC-HC chiếm 10%, phòng CSXH chiếm 9%,
Phòng kỹ thuật môi trường chiếm 20%, Phòng đấu thầu chiếm 8%, Phòng kế toán chiếm
6%, Ban kiểm toán nội bộ chiếm 2%, Cán bộ làm tại các Ban QLDA và đối tượng am
hiểu về QLDA chiếm 41% .
Thang đo đo lường các yếu tố gồm 24 câu hỏi quan sát và được ký hiệu là MTKS,
DGRR, HĐKS, TTTT, GS, THH được gửi đến các chuyên gia để lấy ý kiến. Sau đó,
tác giả thu về và tiến hành phân tích đánh giá và có thông tin cụ thể như sau:
55

Bảng 4.2 Bảng tổng hợp thang đo các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu.

Hoàn
Hoàn
KÝ toàn Không Bình Đồng
STT DIỂN GIẢI toàn
HIỆU không đồng ý thường ý
đồng ý
đồng ý

Môi trường kiểm soát MTKS


Xây dựng các qui định, qui trình đề
1 cao giá trị đạo đức và hướng đến tính MTKS1 5 50 15 50
trung thực.
BQLDA nên xây dựng cơ cấu tổ
chức phù hợp phân định rỏ ràng
2 MTKS2 32 10 40 38
trách nhiệm nhằm đạt mục tiêu
chung của đơn vị.
Ban lãnh đạo nên xây dựng chuẩn
3 mục đạo đức để nhân viên tuân thủ MTKS3 25 18 45 32
các chuẩn mực đạo đức đó.

Các bộ phận được phân chia trách


nhiệm quyền hạn và gắn với từng
4 trách nhiệm luôn chủ động phối MTKS4 24 11 48 37
hợp để giải quyết công việc một
cách nhanh chóng và hiệu quả.

Đánh giá rủi ro ĐGRR


Những rủi ro tiềm ẩn trong hoạt
1 động quản lý dự án được cảnh báo ĐGRR1 27 19 37 37
và đánh giá chính xác.

BQLDA ban hành các tiêu chí nhận


2 diện các rủi ro có thể tác động đến ĐGRR2 13 28 29 50
công tác đấu thầu và giải ngân.

Rủi ro trong hoạt động được phân


tích và đánh giá thông qua công tác
3 ĐGRR3 14 32 46 28
thanh tra, kiểm tra và tự kiểm tra
trong việc QLDA.

Từng bộ phận đều có tiêu chí cảnh


4 báo và nhận biết được rủi ro liên ĐGRR4 8 11 32 69
quan đến lĩnh vực mình phụ trách.

Hoạt đông kiểm soát HĐKS


Việc kiểm tra, rà soát và xem xét
các qui định quy trình luôn được
1 HĐKS1 29 17 26 48
thực hiện và cập nhật, sửa đổi bổ
xung kịp thời.

Qui định và qui trình thủ tục liên


2 quan đến công tác giải ngân luôn HĐKS2 22 23 35 40
được cập nhật kịp thời.
56

Hệ thống kiểm soát, thanh toán qua


kho bạc thực hiện chặt chẽ các quy
3 trình: kiểm soát; quản lý vốn ngân HĐKS3 24 17 41 38
sách; kiểm soát nguồn vốn đối ứng
và vốn ODA.

Ban QLDA ban hành quy định phối


hợp và trách nhiệm từng phòng ban
4 HĐKS4 3 17 38 62
nhằm tạo thuận lợi cho việc thực
hiện nhiệm vụ được giao.

Thông tin và truyền thông TTTT


Thông tin được xử lý xác thực và
thích hợp phục vụ tốt công tác báo
1 TTTT1 6 14 31 69
cáo thực hiện đúng qui định và kip
thời.

Chất lượng của hệ thống thông tin


2 và quản lý trong nội bộ BQLDA TTTT2 5 21 31 63
cần đươc quan tâm nhiều.

BQLDA cần có các phương thức


truyền đạt thông tin kịp thời, đầy đủ
3 TTTT3 4 15 50 51
cho các đối tượng liên quan, đối
tác, khách hàng.
Việc truyền đạt thông tin trong nội
4 bộ kịp thời đầy đủ nhằm hỗ trợ cho TTTT4 5 8 53 54
chức năng kiểm soát.
Giám sát GS

Các phòng ban thuộc các Ban


1 QLDA thường xuyên kiểm tra, phối GS1 17 33 39 31
hợp và trao đổi công việc với nhau.
Trưởng các bộ phận thường xuyên
kiểm tra đánh giá nhân viên để đảm
2 GS2 15 26 43 36
bảo đúng trình tự thủ tục đầu tư
XDCB.
Công tác kiểm tra, giám sát tại Ban
3 QLDA được thực hiện thường GS3 28 11 30 51
xuyên.
Những sai sót trong thủ tục, qui
4 GS4 13 14 67 26
trình được đánh giá khách quan
Tính hữu hiệu THH

Việc thực hiện các thủ tục, qui trình


1 về quản lý đầu tư XDCB luôn tuân THH1 13 30 37 40
thủ đúng theo qui định.

Sự cân bằng giữa rủi ro của một số


hoạt động với mức độ kiểm soát
2 THH2 18 14 44 44
cần thiết đáp ứng được các mục tiêu
đề ra.
57

BQLDA cần kiểm tra thường


xuyên, định kỳ nhằm đảm bảo hệ
3 THH3 14 26 44 36
thống KSNB thực hiện đúng chức
năng.
Các thủ tục trong quản lý đầu tư
XDCB luôn được kiểm tra, giám
4 THH4 17 29 40 34
sát để qui trách nhiệm rõ ràng và cụ
thể.

(Nguồn: Tác giả tổng hợp)

4.3.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại Ban QLDA
ODA TPCT.
4.3.2.1 Kiểm định thang đo hệ số Cronbach’s Alpha
Cronbach (1951) là người đã đưa ra hệ số tin cậy để kiểm định cho thang đo. Hệ
số Cronbach’s Alpha chỉ đo lường độ tin cậy của thang đo (bao gồm từ 3 biến quan sát
trở lên) chứ không tính được độ tin cậy cho từng biến quan sát. Hệ số Cronbach’s Alpha
có giá trị biến thiên trong đoạn từ [0,1]. Về lý thuyết, hệ số này càng cao càng tốt (thang
đo càng có độ tin cậy cao). Tuy nhiên điều này không hoàn toàn chính xác. Hệ số
Cronbach’s Alpha quá lớn (khoảng từ 0.95 trở lên) cho thấy có nhiều biến trong thang
đo không có khác biệt gì nhau, hiện tượng này gọi là trùng lắp trong thang đo. Các biến
có hệ số tương quan biến tổng lớn hơn 0,3 được chấp nhận. (Nguyễn Đình Thọ, Phương
pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh, NXB Tài chính, Tái bản lần 2, Trang 355)
Bảng 4.3 Kiểm định thang đo các biến thuộc yếu tố môi trường kiểm soát

Các yếu tố Môi trường kiểm soát: Hệ số Cronbach’s Alpha = 0,899


Trung bình Phương sai Hệ số tương Cronbach's
Biến thang đo nếu thang đo nếu quan biến Alpha nếu loại
loại biến loại biến tổng biến
MTKS1 10.850 3.624 0.768 0.873
MTKS2 10.820 3.322 0.770 0.873
MTKS3 10.870 3.478 0.837 0.848
MTKS4 10.930 3.491 0.734 0.885

(Nguồn: Kết quả phân tích của tác giả từ số liệu khảo sát)
Trong bảng phân tích trên, hệ số tương quan biến tổng đều lớn hơn 0,3 và hệ số
Cronbach là 0,899 nên theo lý thuyết trên là phù hợp. Do đó kiểm định thang đo các
biến trong nhân tố môi trường kiểm soát được chấp nhận.

Bảng 4.4 Kiểm định thang đo các biến thuộc yếu tố đánh giá rủi ro
58

Các yếu tố DGRR: Hệ số Cronbach’s Alpha = 0,745


Trung bình Phương sai Hệ số Cronbach's
Biến thang đo nếu thang đo nếu tương quan Alpha nếu
loại biến loại biến biến tổng loại biến
DGRR1 11.458 2.637 0.514 0.702
DGRR2 11.550 2.888 0.565 0.676
DGRR3 11.658 2.546 0.552 0.680
DGRR4 11.458 2.805 0.537 0.687

(Nguồn: Kết quả phân tích của tác giả từ số liệu khảo sát)
Trong bảng phân tích trên, hệ số tương quan biến tổng đều lớn hơn 0,3 vhệ số
Cronbach là 0,745 nên theo lý thuyết trên là phù hợp. Do đó kiểm định thang đo các
biến trong nhân tố đánh giá rủi ro được chấp nhận.
Bảng 4.5 Kiểm định thang đo các biến thuộc yếu tố hoạt động kiểm soát

Các yếu tố HĐKS: Hệ số Cronbach’s Alpha = 0,871


Trung bình Phương sai Hệ số tương Cronbach's
Biến thang đo nếu thang đo nếu quan biến Alpha nếu loại
loại biến loại biến tổng biến
HĐKS1 10.692 2.904 0.732 0.832
HĐKS2 10.650 2.935 0.745 0.828
HĐKS3 10.658 3.101 0.716 0.840
HĐKS4 10.750 2.861 0.712 0.842

(Nguồn: Kết quả phân tích của tác giả từ số liệu khảo sát)
Trong bảng phân tích trên, hệ số tương quan biến tổng đều lớn hơn 0,3 và hệ số
Cronbach là 0,871 nên theo lý thuyết trên là phù hợp. Do đó kiểm định thang đo các
biến trong nhân tố hoạt động kiểm soát được chấp nhận.
Bảng 4.6 Kiểm định thang đo các biến thuộc yếu tố thông tin truyền thông

Các yếu tố TTTT: Hệ số Cronbach’s Alpha = 0,852


Trung bình Phương sai Hệ số Cronbach's
Biến thang đo nếu thang đo nếu tương quan Alpha nếu
loại biến loại biến biến tổng loại biến
TTTT1 11.6083 4.509 0.646 0.832
TTTT2 11.6167 4.474 0.693 0.811
TTTT3 11.4417 4.434 0.746 0.789
TTTT4 11.5333 4.537 0.686 0.814

(Nguồn: Kết quả phân tích của tác giả từ số liệu khảo sát)
Trong bảng phân tích trên, hệ số tương quan biến tổng đều lớn hơn 0,3 và hệ số
59

Cronbach là 0,852 nên theo lý thuyết trên là phù hợp. Do đó kiểm định thang đo các
biến trong yếu tố thông tin truyền thông được chấp nhận.
Bảng 4.7 Kiểm định thang đo các biến thuộc yếu tố giám sát

Các yếu tố GS: Hệ số Cronbach’s Alpha = 0,866


Trung bình Phương sai Hệ số tương Cronbach's
Biến thang đo nếu thang đo nếu quan biến Alpha nếu
loại biến loại biến tổng loại biến
GS1 11.242 3.731 0.630 0.861
GS2 11.250 3.214 0.748 0.815
GS3 11.242 3.294 0.768 0.807
GS4 11.142 3.249 0.721 0.827

(Nguồn: Kết quả phân tích của tác giả từ số liệu khảo sát)
Trong bảng phân tích trên, hệ số tương quan biến tổng đều lớn hơn 0,3 và hệ số
Cronbach là 0,866 nên theo lý thuyết trên là phù hợp. Do đó kiểm định thang đo các
biến trong yếu tố giám soát được chấp nhận.
Bảng 4.8 Kiểm định thang đo các biến thuộc yếu tố tính hữu hiệu lần 1
Các yếu tố THH: Hệ số Cronbach’s Alpha = 0,611
Trung bình Phương sai Hệ số Cronbach's
Biến thang đo nếu thang đo nếu tương quan Alpha nếu loại
loại biến loại biến biến tổng biến
THH1 10.833 2.174 0.586 0.376
THH2 11.075 2.238 0.662 0.333
THH3 10.875 2.430 0.558 0.419
THH4 10.717 3.667 (0.057) 0.846
(Nguồn: Kết quả phân tích của tác giả từ số liệu khảo sát)
Tương tự như trên, các biến trong các yếu tố này cũng được chấp nhận. Trong
kiểm định thang đo Cronbach’s Alpha nếu loại biến thuộc yếu tố có một biến tính hữu
hiệu (THH4) có hệ số tương quan biến tổng không đạt (<0,3) nên tác giải loại biến này
trong kiểm định lần này.
Bảng 4.9 Kiểm định thang đo các biến thuộc yếu tố tính hữu hiệu lần 2

Các yếu tố THH: Hệ số Cronbach’s Alpha = 0,846


Trung bình Phương sai Hệ số Cronbach's
Biến thang đo nếu thang đo nếu tương quan Alpha nếu
loại biến loại biến biến tổng loại biến
THH1 7.050 1.645 0.704 0.800
THH2 7.292 1.755 0.756 0.747
THH3 7.092 1.865 0.688 0.811
60

(Nguồn: Kết quả phân tích của tác giả từ số liệu khảo sát)
Trong kiểm định lần 2 này, hệ số tương quan biến tổng của các biến đều lớn hơn
0,3, hệ Cronbach’s Alpha là 0,846 nên kiểm định thang đo cho các biến thuộc nhân tố
tính hữu hiệu được chấp nhận.
Từ kết quả kiểm định trên, thang đo các biến có hệ số Cronbach’s Alpha lớn hơn
0,6 và đạt yêu cầu, các hệ số tương quan biến tổng của các biến điều đạt tiêu chuẩn cho
phép (>0,3) như trong các bảng thống kê từ 4.2 – 4.8. Từ đây cho thấy trong thiết kế
thang đo và bảng câu hỏi của tác giả là tương đối phù hợp với mô hình nghiên cứu. Căn
cứ vào đây, các biến đo lường này sẽ được đưa vào phân tích y tố khám phá để nhóm
các biến có mối quan hệ có ý nghĩa với nhau, làm cơ sở cho phân tích hồi quy sau này.
4.3.2.2 Phân tích nhân tố khám phá ( EFA)
* Phân tích nhân tố khám phá đối với biến độc lập:
Sau khi kiểm định thang đo cho các biến độc lập và biến phụ thuộc, tác giả tiến
hành phân tích nhân tố khám phá để tìm ra các nhóm nhân tố có các biến quan sát liên
quan với nhau. Kết qua kiểm định sau khi loại bỏ các biến có hệ số tải phân bổ cho nhiều
nhóm và các biến có hệ số tải <0,5, tác giả chạy phân tích nhân tố khám phá và cho kết
quả như sau:
Bảng 4.10 Phân tích KMO và kiểm định Bartlett

KMO and Bartlett's Test


Hệ số Kaiser-Meyer-Olkin đo lường mẫu quan sát. .944
Approx. Chi-bình phương 6,695.935
Kiểm định Bartlett's
df 406
Test
Sig. .000

(Nguồn: Kết quả phân tích của tác giả từ số liệu khảo sát)
Hệ số KMO =0,944 >0,5 cho thấy tập dữ liệu đủ điều kiến để phân tích nhân tố
khám phá. Kiểm định Bartlett Test có Sig =0,000 < 0,05 chứng tỏ các biến quan sát có
tương quan với nhau trong nhân tố, phân tích nhân tố là phù hợp.
61

Bảng 4.11 Kết quả xoay nhân tố


Tổng phương sai trích
Phương sai tổng hợp từng nhân tố Tổng các yếu tố tải trọng Xoay tổng các yếu tố tải trọng
Thành Ban đầu
phần Tổng số % Biến % Tích lũy Tổng số % Biến động % Tích lũy Tổng số % Biến động % Tích lũy
động

1 5.684 24.714 24.714 5.684 24.714 24.714 3.209 13.952 13.952


2 3.667 15.943 40.656 3.667 15.943 40.656 2.977 12.942 26.894
3 2.817 12.246 52.903 2.817 12.246 52.903 2.956 12.850 39.745
4 1.937 8.421 61.324 1.937 8.421 61.324 2.944 12.801 52.546
5 1.321 5.743 67.066 1.321 5.743 67.066 2.264 9.844 62.391
6 1.150 4.999 72.065 1.150 4.999 72.065 2.225 9.675 72.065
7 .702 3.051 75.117
8 .636 2.767 77.884
9 .573 2.493 80.377
10 .557 2.424 82.801
11 .493 2.144 84.945
12 .465 2.021 86.967
13 .444 1.930 88.897
14 .403 1.752 90.649
15 .355 1.545 92.194
16 .314 1.364 93.558
17 .289 1.258 94.816
18 .253 1.098 95.914
19 .240 1.042 96.956
20 .205 .890 97.847
21 .190 .825 98.671
22 .160 .695 99.366
23 .146 .634 100.000

(Nguồn: Kết quả phân tích của tác giả từ số liệu khảo sát)
Tập dữ liệu trong mô hình nghiên cứu dự kiến ban đầu có 6 nhân tố. Kết quả
xoay nhân tố lần cuối, tập dữ liệu nghiên cứu được nhóm thành 6 nhân tố tóm tắt thông
tin có ý nghĩa nhất. Chi tiết các biến giải thích được bị loại bỏ và rút trích, các nhân tố
đại diện được gom lại được tác giả xem xét kỹ trong bảng ma trận xoay bên dưới đây.
Giá trị Eigenvalue = 1.150 ≥ 1 và trích được 6 nhân tố mang ý nghĩa tóm tắt
thông tin tốt nhất.
Tổng phương sai trích = 72.065 ≥ 50% cho thấy mô hình EFA là phù hợp.
Như vậy, 6 nhân tố được trích cô đọng được 72.065 % biến thiên các biến quan
sát.
62

Bảng 4.12 Rút trích nhân tố

Hệ số tải nhân tố của các thành phần


Thành phần
1 2 3 4 5 6
MTKS3 .905
MTKS2 .865
MTKS1 .843
MTKS4 .837
HĐKS1 .835
HĐKS2 .834
HĐKS4 .822
HĐKS3 .815
TTTT3 .875
TTTT4 .810
TTTT2 .766
TTTT1 .748
GS2 .854
GS3 .832
GS4 .811
GS1 .729
DGRR2 .799
DGRR3 .748
DGRR1 .665
DGRR4 .605
THH2 .822
THH3 .791
THH1 .789

(Nguồn: Kết quả phân tích của tác giả từ số liệu khảo sát)
Kết quả ma trận xoay cho thấy, còn lại 23 biến quan sát được gom thành 6 nhân
tố, tất cả các biến quan sát đều có hệ số tải nhân tố Factor Loading lớn hơn.
Như vậy qua phân tích nhân tố khám phá, ta thấy đối với từng nhân tố trong bảng
câu hỏi ban đầu, sau khi nhận được câu trả lời của các quan sát, kiểm định thang đo và
phân tích nhân tố khám phá cũng cho chúng ta nhận thấy cơ bản được các nhân tố ảnh
hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB có những điểm giống nhau và khác nhau.
Đây là cơ sở để tác giả đặt lại tên nhân tố mới cho các biến sau khi rút trích trong
phân tích tương quan tiếp theo.
* Phân tích nhân tố đối với biến phụ thuộc

Tương tự kết quả phân tích nhân tố đối với biến phụ thuộc cho kết quả:
63

Bảng 4.13 Kết quả phân tích nhân tố khám phá đối với biến phụ thuộc

KMO and Bartlett's Test


Kaiser-Meyer-Olkin đo lường mẫu quan sát .801
Approx. Chi-bình phương 1462.438
Kiểm định
Df 253
Bartlett's Test
Sig. .000

Tổng phương sai trích


Phương sai tổng hợp từng Tổng các yếu tố tải trọng
Thành nhân tố ban đầu
phần Tổng số % Biến % Tích lũy Tổng số % Biến % Tích lũy
động động
1 2.576 85.876 85.876 2.576 85.876 85.876
2 .228 7.594 93.470
3 .196 6.530 100.000
Extraction Method: Principal Component Analysis.

Component Transformation Matrix


Thành phần 1 2 3 4 5 6
1 .406 .448 .343 .483 .264 .462
2 -.103 -.351 .685 -.338 .531 -.028
3 .876 -.305 -.094 -.338 -.125 .021
4 .068 .755 .168 -.547 -.069 -.305
5 .090 -.106 .568 .358 -.579 -.441
6 .210 .038 -.233 .332 .540 -.706

(Nguồn: Kết quả phân tích của tác giả từ số liệu khảo sát)

Từ kết quả phân tích nhân tố của biến phụ thuộc như các bảng trên, ta thấy:
Hệ số KMO = 0,801 >0,5; Kiểm định Bartlett Test có Sig = 0,000 < 0,05 chứng tỏ
các biến quan sát có liên quan với nhau trong nhân tố, phân tích nhân tố là phù hợp.
Giá trị Eigenvalue = 2.576 ≥ 1 và rút trích thành một nhân tố mang ý nghĩa tóm
tắt thông tin tốt nhất.
Tổng phương sai trích = 85.876 ≥ 50% cho thấy mô hình EFA là phù hợp.
Tất cả các biến quan sát đều có hệ số tải nhân tố Factor Loading lớn hơn 0.5.từ kết
quả phân tích nhân tố khám phá cho biến độc lập và biến phụ thuộc, mô hình nghiên
cứu được điều chỉnh so với ban đầu như sau:
Đây là mô hình điều chỉnh sau khi phân tích tập dữ liệu, phản ảnh thực tế nhất mục
64

tiêu và phương pháp nghiên cứu.


Như vậy các giải thuyết cần kiểm định theo mô hình điều chỉnh như sau:
H1(+): Môi trường kiểm soát tác động cùng chiều đến tính sự hữu hiệu của hệ thống
kiểm soát nội bộ tại Ban QLDA ODA TPCT.
H2(+): Giám sát tác động cùng chiều đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội
bộ tại tại Ban QLDA ODA TPCT.
H3(+): Hoạt động kiểm soát tác động cùng chiều đến tính hữu hiệu của hệ thống
kiểm soát nội bộ tại tại Ban QLDA ODA TPCT.
H4(+): Thông tin truyền thông tác động cùng chiều đến tính hữu hiệu của hệ thống
kiểm soát nội bộ tại kho bạc tại tại Ban QLDA ODA TPCT.
H5(+): Đánh giá rủi ro tác động cùng chiều đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm
soát nội bộ tại Ban QLDA ODA TPCT.
* Phân tích tương quan
Từ kết quả phân tích nhân tố khám phá trên, tác giả định nghĩa lại các nhân tố
đại diện cho các biến giải thích sau khi rút trích. Các nhân tố đại diện bằng số trung
bình của tổng các biến giải thích. Cụ thể như bảng dưới đây:
Bảng 4.14 Bảng đặt tên lại các biến và các nhân tố

Nhân tố (đại
STT Các biến quan sát (giải thích) Loại
diện)
1 MTKS MTKS1, MTKS2, MTKS3, MTKS4 Độc lập
2 GS GS1, GS2, GS3, GS4 Độc lập
3 HDKS HDKS1, HDKS2, HDKS3, HDKS4 Độc lập
4 TTTT TTTT1, TTTT2, TTTT3, TTTT4 Độc lập
5 DGRR DGRR1, DGRR2, DGRR3, DGRR4 Độc lập
6 Y Tính hữu hiệu Phụ thuộc
Tổng số biến quan sát thuộc nhân tố độc lập: 20

Tổng số biến phụ thuộc: 3

(Nguồn: Kết quả phân tích của tác giả từ số liệu khảo sát)
65

Kết quả phân tích tương quan như bảng dưới đây:

Bảng 4.15 Bảng ma trận tương quan

THH MTKS GS HDKS TTTT DGRR


1 .322** .454 **
.298** .243** .270**
THH Sig. (2-tailed) .000 .000 .001 .008 .003
N 120 120 120 120 120 120
**
Pearson .322 1 .126 .105 .098 .087
Correlation
MTKS
Sig. (2-tailed) .000 .171 .254 .287 .343
N 120 120 120 120 120 120
Pearson .454** .126 1 .375** .053 .068
Correlation
GS
Sig. (2-tailed) .000 .171 .000 .562 .461
N 120 120 120 120 120 120
Pearson .298** .105 .375** 1 .096 .044
Correlation
HDKS
Sig. (2-tailed) .001 .254 .000 .298 .635
N 120 120 120 120 120 120
Pearson .243** .098 .053 .096 1 .524**
Correlation
TTTT
Sig. (2-tailed) .008 .287 .562 .298 .000
N 120 120 120 120 120 120
Pearson .270** .087 .068 .044 .524** 1
Correlation
DGRR
Sig. (2-tailed) .003 .343 .461 .635 .000
N 120 120 120 120 120 120

(Nguồn: Kết quả phân tích của tác giả từ số liệu khảo sát)
Sig tương quan giữa các biến độc lập với biến phụ thuộc bằng 0,000 đều nhỏ hơn
0,05 cho thấy có mối liên hệ tuyến tính giữa các biến độc lập với biến phụ thuộc.
Hệ số tương quan Pearson giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập khá tốt, các hệ
số này r > 0 cho thấy các biến có tương quan tuyến tính dương. Các biến giải thích trong
bảng câu hỏi được đánh giá càng cao thì sự ảnh hưởng càng lớn.
Trong các biến độc lập có tương quan tuyến tính với tính hữu hiệu thì biến yếu tố
TTTT (Thông tin truyền thông) có tương quan nhỏ nhất r = 0,243 và yếu tố Giám sát có
tương quan lớn nhất r = 0,454.
66

4.3.3 Ước lượng mô hình hồi qui đa biến các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của
hệ thống KSNB tại Ban QLDA ODA TPCT.
4.3.3.1 Kiểm định phù hợp của mô hình

Bảng 4.16 Kết qủa kiểm đinh Durbin-Watson

Model Summaryb
Mô R R Bình R Bình Độ lệch Durbin-
hình phương phương chuẩn của Watson
hiệu chỉnh dự đoán
1 .673a .453 .439 .52720 2.285
(Nguồn:Kết quả phân tích của tác giả từ số liệu khảo sát)
Từ kết quả phân tích trên, ta thấy R2 = 45,3% có nghĩa là mô hình hồi quy tuyến
tính này phù hợp với dữ liệu ở mức 45,3%. Nói cách khác 45,3% biến thiên của biến
phụ thuộc được giải thích bởi các biến độc lập, còn lại 54,7% cồn lại là do sai số ngẫu
nhiên và do có thể có biến độc lập khác giải thích cho biến phụ thuộc mà chưa được đưa
vào mô hình nghiên cứu.
Hệ số Durbin-Watson là 2.285 nằm trong khoảng từ 1.5-2.5 (Theo Yahua Qiao,
2011) thì không có hiện tượng tự tương quan chuỗi bậc nhất.
Bảng 4.17 Kết quả kiểm định

ANOVAa
Phương Trung bình
Mô hình Df F Sig.
sai tổng phương sai
Hồi quy 16.800 5 3.360 12.089 .000b
1Số dư 31.685 114 .278
Tổng cộng 48.485 119

(Nguồn: Kết quả phân tích của tác giả từ số liệu khảo sát)
Sig của kiểm định F =0,000 < 0,05. Như vậy, mô hình hồi quy tuyến tính bội phù
hợp với tập dữ liệu và có thể sử đụng được.
4.3.3.2 Phân tích hồi quy đa biến
Phân tích hồi quy để xác định mức độ ảnh hưởng của 5 nhân tố đến tính hữu hiệu
của hệ thống KSNB hay các biến độc lập có ảnh hưởng đến biến phụ thuộc hay không.
Mô hình được xem là là không phù hợp khi tất cả các hệ số hồi quy đều bằng
không và mô hình được xem là phù hợp nếu có ít nhất một hệ số hồi qui là khác không.
Mô hình hồi quy có dạng sau:
67

Y = β0+ β1X1 + β2X2 + β3X3 + β4X4 + β5X5 + e


Trong đó:
Y: là biến phụ thuộc
Xi: là biến độc lập
X1: Môi trường kiểm soát
X2: Giám sát
X3: Hoạt động kiểm soát
X4: Thông tin và truyền thông
X5: Đánh giá rủi ro
βi: Hệ số hồi quy (β0, β1, β2, β3, β4, β5)
e: sai số
Kết quả phân tích như sau:
Bảng 4.18 Kết quả phân tích hồi quy

Hệ số hồi Thống kê đa cộng


Hệ số hồi quy chưa
quy đã Mức tuyến
chuẩn hóa
Mô hình chuẩn hóa t ý
Sai số nghĩa Độ chấp Hệ số
B Sig.
chuẩn Beta nhận VIF
(Constant) -.338 .533 -.634 .527
MTKS .241 .077 .240 3.124 .002 .971 1.029
GS .386 .088 .362 4.405 .000 .850 1.177
1
HDKS .130 .089 .120 1.456 .148 .850 1.176
TTTT .094 .083 .102 1.138 .258 .718 1.393
DGRR .200 .108 .166 1.860 .066 .722 1.385

(Nguồn: Kết quả phân tích của tác giả từ số liệu khảo sát)
Trong các biến giải thích của mô hình thì kiểm định t của biến yếu tố HĐKS có
Sig =0.148 >0,05, yếu tố TTTT có Sig =0.258 >0,05 và yếu tố DGRR có Sig =0.066
nên các biến này không có ý nghĩa thống kê và bị loại khỏi mô hình. Trong phân tích
tương quan, hệ số r = 0,454 với sig =0,000 cho thấy giữa THH và GS có tương quan
tuyến tính, tuy nhiên trong phân tích hồi quy thì kiểm định t của biến này không có ý
nghĩa.
Hệ số VIF của các biến giải thích còn lại đều nhỏ hơn 10 nên chưa có cơ sở khẳng
68

định có hiện tượng đa cộng tuyến xảy ra giữa các biến độc lập.
Các hệ số hồi quy còn lại đều lớn hơn 0. Như vậy tất cả các biến độc lập đưa vào
phân tích hồi quy đều tác động cùng chiều tới biến phụ thuộc.
Như vậy với độ tin cậy 95%, thì các nhân tố: Môi trường kiểm soát, Giám sát có
ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ.
Từ kết quả trên, ta có thể tổng kết kiểm định các giả thuyết trong mô hình điều
chỉnh như sau:
Bảng 4.19 Kết quả kiểm định các giả thuyết

STT Giả Thuyết Kết quả


H1(+):Môi trường kiểm soát tác động cùng chiều đến
1 Chấp
tính sự hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại Ban
nhận
QLDA ODA TPCT.
H2(+):Giám sát tác động cùng chiều đến tính sự hữu hiệu
2 của hệ thống kiểm soát nội bộ tại Ban QLDA ODA Chấp
TPCT nhận
H3(+):Hoạt động kiểm soát tác động cùng chiều đến tính
3 hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại Ban QLDA Bác bỏ
ODA TPCT.
H4(+):Thông tin và truyền thông tác động cùng chiều
4
đến tính sự hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại Bác bỏ
Ban QLDA ODA TPCT.
H5(+):Đánh giá rủi ro tác động cùng chiều đến tính sự
5 hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại Ban QLDA Bác bỏ
ODA TPCT.
(Nguồn: Tác giả tổng hợp)

Dựa vào các hệ số hồi quy đã chuẩn hóa, với R2 hiệu chỉnh = 43.9 %, mô hình hồi
quy như sau:
THH = 0,240*MTKS + 0,362*GS
69

Môi trường Kiểm soát β=0,240


t<0,001

β=0,362
Giám sát t<0,001

β=0,120
t<0,001 Tính Hữu
Hoạt động kiểm soát hiệu của hệ
thống kiểm
β=0,102 soát nội bộ
t<0,001
Thông tin và truyền thông
β=0,166
t<0,001

Đánh giá rủi ro

Tóm lại, với kết quả phân tích trên, chúng ta có các kết luận sau:
Với R2 hiệu chỉnh = 43,90% phản ảnh mức độ phù hợp của mô hình là 43,90%.
Hay nói cách khác 43,90% sự thay đổi về các yếu tố ảnh hưởng bởi các nhân tố: môi
trường kiểm soát và giám sát. Còn lại 56,10% là do các yếu tố khác ảnh hưởng. Các hệ
số Beta chuẩn hóa thông qua kiểm định t có mức ý nghĩa nhỏ hơn 0,05 cho thấy mức độ
ảnh hưởng của các nhân tố có ý nghĩa thống kê, độ tin cậy ở mức 95%.
Nhân tố có ảnh hưởng mạnh nhất là GS (Beta=0,362). Nhân tố ảnh hưởng yếu nhất
là MTKS (Beta = 0,240).
Chúng ta cũng được giải thích cụ thể cho từng nhân tố như sau:
Hệ số hồi quy thể hiện dưới hai dạng: (1) chưa chuẩn hóa (Unstandardized) và (2)
chuẩn hóa (Standardized). Vì hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa (B), giá trị của nó phụ thuộc
vào thang đo cho nên chúng ta không thể dùng chúng để so sánh mức độ tác động của
các biến độc lập vào biến phụ thuộc trong cùng một mô hình được. Hệ số hồi quy chuẩn
hóa (beta, ký hiệu β) là hệ số chúng ta đã chuẩn hóa các biến. Vì vậy chúng được dùng
để so sánh mức độ tác động của các biến phụ thuộc vào biến độc lập. Biến độc lập nào
có trọng số này càng lớn có nghĩa là biến đó có tác động mạnh vào biến phụ thuộc.
Tất cả các biến đều có ý nghĩa thống kê Sig= 0,000 <0,05 trừ thông tin truyền
thông, hoạt động kiểm soát, đánh giá rủi ro. Phương trình hồi quy tuyến tính được thể
hiện như sau:
70

Tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ = 0,240 x Môi trường kiểm soát +
0,362 x Giám sát.
• Nhân tố “Giám sát” có hệ số hồi quy lớn nhất đạt β= 0,362. Đây cũng là nhân tố
tác động đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại Ban QLDA ODA TPCT. Ý nghĩa
của hệ số Beta: nếu như ảnh hưởng của các nhân tố khác đến sự hữu hiệu của hệ thống
KSNB tại Ban QLDA ODA TPCT không đổi thì khi nhân tố giám sát tăng lên 1 đơn vị
sẽ tác động đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại Ban QLDA ODA TPCT tăng thêm
0,362 đơn vị.
• Nhân tố “Môi trường kiểm soát” có hệ số hồi quy lớn thứ hai β= 0,240. Như vậy
trong các nhân tố tác động đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại Ban QLDA ODA
TPCT thì nhân tố môi trường kiểm soát có mức độ tác động thứ hai. Ý nghĩa của hệ số
Beta: nếu như ảnh hưởng của các nhân tố khác đến sự hữu hiệu của hệ thống KSNB tại
Ban QLDA ODA TPCT không đổi thì khi nhân tố môi trường kiểm soát tăng lên 1 đơn
vị sẽ tác động đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại Ban QLDA ODA TPCT tăng
thêm 0,240 đơn vị.

Tóm tắt chương 4

Chương này trình bày kết quả phân tích bao gồm những nội dung sau:
Đánh giá độ tin cậy của thang đo thông qua hệ số Cronbach Alpha. Phân tích nhân
tố EFA sau khi loại bỏ các biến không đạt yêu cầu thì có 6 nhân tố được rút ra là: đánh
giá rủi ro, môi trường kiểm soát, thông tin và truyền thông, hoạt động kiểm soát, giám
sát, và tính hữu hiệu của hệ thống KSNB. Phân tích hồi quy đa biến đã khẳng định như
sau: tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại Ban QLDA ODA TPCT chịu sự tác động của
2 yếu tố. Trong đó, yếu tố thông tin và truyền thông, đánh giá rủi ro và hoạt động giám
sát có ảnh hưởng không lớn đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB. Đây là cơ sở khoa
học để tác giả đưa ra các kiến nghị cụ thể và hạn chế nhằm nâng cao tính hữu hiệu của
KSNB tại Ban QLDA ODA TPCT trong chương 5.
71

CHƯƠNG 5
KẾT LUẬN VÀ KHUYÊN NGHỊ
5.1. Kết luận
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài, tác giả đã làm rỏ được các mục tiêu nghiên cứu đã
đặt ra. Cụ thể:
- Về mục tiêu xác định các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm
soát nội bộ tại Ban QLDA ODA TPCT, kết quả nghiên cứu cho thấy tính hữu hiệu của
hệ thống KSNB tại Ban QLDA ODA TPCT bị ảnh hưởng bởi những yếu tố: Môi trường
kiểm soát, đánh giá rủi ro, hoạt động kiểm soát, thông tin và truyền thông và giám sát.
- Về mục tiêu đo lường mức độ ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm
soát nội bộ tại Ban QLDA ODA TPCT. Chỉ có 2 trong 5 yếu tố ảnh hưởng tính hữu hiệu
của hệ thống KSNB tại Ban QLDA ODA TPCT là môi trường kiểm soát và giám sát.
Các yếu tố gồm: Đánh giá rủi ro, hoạt động kiểm soát và yếu tố thông tin truyền thông
không ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB. Trong hai yếu tố ảnh hưởng
thì yếu tố giám sát ảnh hưởng mạnh nhất đến việc tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại
Ban QLDA ODA TPCT với Beta = 0,376. Tiếp theo là yếu tố hoạt động giám sát với
Beta = 0,240.
Bên cạnh đó sự phát triển không ngừng của nền kinh tế Việt Nam thì đòi hỏi phải
có cơ chế, chính sách phù hợp để kiểm soát nguồn vốn nhằm đảm bảo hoạt động nền
kinh tế có tính hữu hiệu. Hệ thống KSNB luôn được xem là công cụ kiểm soát hữu hiệu,
nhằm hạn chế những rủi ro. Do đó hệ thống KSNB không thể tách rời với sự phát triển
của nền kinh tế nhằm thu hút được nguồn vốn đầu tư của nhà tài trợ. Luận văn đã trình
bày một cách đầy đủ và có hệ thống các vấn đề liên quan đến tính hữu hiệu của hệ thống
kiểm soát nội bộ.
Từ những lý luận chung nhất về hệ thống KSNB của các tác giả trước đã xác định
các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB. Luận văn đã trình bày
thực trạng và đưa ra những giải pháp nhằm hoàn hệ thống KSNB tại Ban QLDA ODA
TPCT, Tác giả cũng hy vọng với những kiến nghị này sẽ giúp cho hệ thống KSNB tại
Ban QLDA ODA TPCT có những thay đổi tích cực và hữu hiệu hơn.
5.2 Khuyến nghị
5.2.1 Yếu tố môi trường kiểm soát
Môi trường kiểm soát là yếu tố nền tảng để nâng cao hiệu quả các yếu tố khác
một cách thuận lợi và hiệu quả, cần tập trung phát huy các mặt tích cực, đồng thời có
những biện pháp khắc phục các tồn tại hạn chế nhằm đảm bảo đạt đươc một môi trường
kiểm soát lành mạnh tốt góp phần tích cực cho việc tạo ra hệ thống KSNB hữu hiệu
nhất.
72

Đội ngũ nhân viên tại Ban QLDA ODA TPCT cần phải bồi dưỡng thêm chuyên
môn nghiệp vụ của mình cũng như là thái độ làm việc của từng cán bộ, công chức đối
với công việc, cụ thể:
- Ban QLDA cần phải có kế hoạch đào tạo bồi dưỡng cho những cán bộ, công
chức làm nghiệp vụ để nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ.
- Cần đào tạo bồi dưỡng cho cán bộ, công chức của Ban về đạo đức nghề nghiệp,
giỏi về chuyên môn nhưng phải trung thực, khách quan. Đòi hỏi phải thường xuyên trao
đổi nghiệp vụ chuyên môn với nhau và đạo đức nghề nghiệp trong sáng, tăng cường
công tác giám sát đánh giá cán bộ, công chức hàng quý, hàng năm..
- Yêu cầu cán bộ, công chức của Ban phải tự hoàn thiện bản thân, đưa ra các tiêu
chuẩn để mỗi cán bộ công chức tự phấn đấu đạt được trình độ kỹ năng, chuyên môn theo
yêu cầu.
- Thường xuyên tổ chức các cuộc thi kiến thức về nghiệp vụ nhằm tạo cho cán
bộ công chức có điều kiện học tập, lao động sáng tạo trong công tác, luôn luôn giúp đở
đông nghiệp.
- Ban QLDA cần ban hành quy chế phối hợp giữa các phòng, ban luôn tạo được
môi trường làm việc lịch sự hòa nhã, tôn trọng lẫn nhau, nhân viên phải có cách ứng xử
hợp lý góp phần giúp Ban duy trì nguồn nhân lực. Cần phân công đúng người, đúng
năng lực, đánh giá năng lực của cán bộ, công chức cần dựa trên công việc đã xây dựng
sao cho phù hợp cho từng cán bộ, công chức để họ phát huy được năng lực của mình,
làm việc có năng suất, hiệu quả. Điều này tạo ra động lực cho cán bộ công chức cũng
như sự hăng hái nhiệt tình trong công việc. Bên cạnh đó, Ban QLDA ODA TPCT cũng
cần thường xuyên thay đổi vị trí công việc, phải đào tạo cán bộ, công chức hiểu biết
nhiều việc, có thể đảm nhiệm thêm bất kỳ công việc nào khi được phân công công việc
mới.
- Hàng tháng, hàng quý, hàng năm, Ban QLDA ODA TPCT nên tổ chức đánh
giá xếp loại cán bộ công chức dựa trên mức độ hoàn thành công việc, có chế độ khen
thưởng phù hợp và xứng đáng để tạo động lực cho cán bộ, công chức tận tụy hơn trong
công việc.
5.2.2 Yếu tố giám sát
Để vận hành tốt hệ thống KSNB cần phải có chức năng giám sát giữa các cán bộ
công chức, các bộ phận với nhau. Vì vậy Ban giám đốc cũng cần phải thường xuyên
kiểm tra, giám sát đột xuất các công việc đã phân công trong phạm vi quản lý của Ban,
qua đó sẽ phát hiện những điểm chưa hợp lý, bất cập để có biện pháp điều chỉnh kịp thời
nhằm đảm bảo đúng tiến độ dự án so với kế hoạch đặt ra từ đầu năm của Ban. Ban giám
73

đốc cũng cần phải quan tâm đến việc tiếp nhận các ý kiến phản hồi của các đơn vị kiểm
toán, các đoàn thanh tra để điều chỉnh và thực hiện theo kiến nghị của đoàn.
Ban QLDA cần phải kiện toàn đội ngũ cán bộ công chức, thực hiện tốt công tác
xử lý sau thanh tra, kiểm tra; tổ chức công tác kiểm tra việc khắc phục những hạn chế,
tồn tại để đạt đúng tiến độ đã đề ra. Tổ chức thực hiện tốt công tác quán triệt, rút kinh
nghiệm những vấn đề tồn tại qua các doàn kiểm tra, thanh tra, kiểm toán nhằm nâng cao
chất lượng hoạt động của hệ thống KSNB. Tăng cường bồi dưỡng kiến thức nghiệp vụ
về công tác chuyên môn để cán bộ công chức trong Ban vững về chuyên môn hơn nhằm
thực hiện tốt công tác kiểm tra, kiểm soát.
Công tác tự kiểm tra tại Ban còn rất hạn chế do nhận thức của cán bộ công chức
còn xem nhẹ công tác kiểm tra các hoạt động tại Ban nhất là công tác giải phóng mặt
bằng vì dự án có trường hợp người dân đến Ban khiếu kiện về bồi thường đất đai, hoa
màu vật kiến trúc. Do đó để hoạt động kiểm soát hữu hiệu, phát huy được tính hữu hiệu
của nó thì cần phải đề ra được các giải pháp thiết thực nhằm nâng cao chất lượng hoạt
động của công tác kiểm tra:
- Thực hiện ngay công tác tự kiểm tra, kiểm tra chéo trong từng phòng, ban, rà
soát lại các hồ sơ, tài liệu, chứng từ đã thực hiện tạm ứng, thanh toán, chi trả cho hộ dân,
nhà thầu, tư vấn.
- Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục trong đội ngũ cán bộ công chức về
sự cần thiết, ý nghĩa vai trò và tầm quan trọng của công tác tự kiểm tra để tất cả cán bộ
công chức xem công tác kiểm tra là khâu quan trọng nhất không thể thiếu trong hoạt
động tại Ban. Nó là hoạt động mang tính thường xuyên giúp cán bộ công chức thực hiện
tốt công việc được giao, tuân thủ các chính sách, chế độ, quy chế, quy trình nghiệp vụ.
- Nâng cao chất lượng và hữu hiệu công tác tự kiểm tra hàng quý, năm. Kết quả
tự kiểm tra của từng bộ phận, từng cá nhân phải được phản ảnh đầy đủ, trung thực, chính
xác, khách quan, được phổ biến công khai trong phạm vi toàn Ban để mọi người cùng
rút kinh nghiệm và phòng tránh. Gắn kết quả công tác kiểm tra với trách nhiệm của mỗi
cán bộ công chức để hạn chế những thiếu sót qua việc tự kiểm tra có thể được xem xét,
coi là một tiêu chí bình xét kết quả thi đua A, B,C hàng tháng, quý, năm và đưa vào quy
chế chi thu nhập tăng thêm của Ban QLDA.
Định kỳ Ban Giám đốc cần phải tham gia xây dựng hệ thống KSNB, cùng nhau
phân tích và đánh giá tính hữu hiệu của hệ thống KSNB có phù hợp với điều kiện hiện
tại của Ban QLDA hay không và Ban đã thực hiện tốt chưa,…Khi phát hiện các lỗi trong
quá trình kiểm tra giám sát sẽ được Ban giám đốc đánh giá tìm ra nguyên nhân, đưa ra
biện pháp khắc phục cần được thông báo đến tất cả cán bộ công chức được biết để tránh
không xảy ra các lỗi tương tự.
74

Ban QLDA cần quan tâm thu hút nhiều nhân sự có kinh nghiệm trong lĩnh vực
kiểm toán đưa vào hệ thống KSNB và cần bổ sung số lượng kiểm toán viên nhiều hơn.
Cần tiếp thu các đánh giá hệ thống KSNB từ phía các công ty kiểm toán độc lập
và các chuyên gia ngân hàng thế giới. Nâng cao vai trò hậu kiểm của KSNB để tránh
những sai sót xảy ra.
5.2.3 Các yếu tố khác
* Yếu tố đánh giá rủi ro:
Trong quá trình kiểm soát hoạt động của Ban cần phát hiện những dấu hiệu vi
phạm có thể xảy ra những rủi ro tiềm ẩn để kịp thời báo cáo cho Ban giám đốc để có thể
ngăn chặn kịp thời những rủi ro có thể xảy ra.
Thường xuyên kiểm tra các báo cáo tài chính, báo cáo quản trị của Ban đảm bảo
thông tin tài chính kịp thời, chính xác báo cáo cho Ban chỉ đạo và Nhà tài trợ.
Để đạt được mục tiêu của Ban cần phải tăng cường chất lượng đội ngũ cán bộ,
công chức ngoài ra nhận dạng rủi ro, có biện pháp ngân ngừa làm giảm các tác hại có
thể xảy ra, có thể lấy ý kiến kết luận của các Đoàn thanh tra, kiểm toán đóng góp ý kiến.
Ban QLDA cần nhận dạng những rủi ro tiềm ẩn trong hoạt động nghiệp vụ kế
toán, đánh giá chất lượng công việc của kế toán hàng tháng, hàng quí về thanh toán vốn
ngân sách nhà nước và vốn của nhà tài trợ nhằm tránh những sai sót thường gặp có thể
xảy ra tại Ban.
* Yếu tố thông tin truyền thông:
Cán bộ, công chức của Ban QLDA nên ý thức trong việc quản lý thông tin nội
bộ một cách bảo mật để hạn chế rò rỉ thông tin ra bên ngoài.
Ban giám đốc kiểm tra thường xuyên các hoạt động nghiệp vụ thông qua báo cáo
tài chính của Ban. Cán bộ, công chức chấp hành chế độ hạch toán kế toán được kịp thời,
tình hình tuân thủ qui định tại Ban một cách kịp thời nhằm phục vụ cho công tác quản
trị, điều hành. Trong quá trình kiểm soát hoạt động tại Ban nếu phát hiện những dấu
hiệu vi phạm có thể xảy ra những rủi ro phải báo cáo kịp thời cho Ban lãnh đạo hoặc
cán bộ công chức làm công tác kiểm tra, giám sát để xử lý kịp thời ngăn chặn được
những rủi ro.
Ban QLDA cần chú trọng đến việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức,
nâng cao hữu hiệu khai thác sử dụng các nguồn lực, tăng cường cơ sở vật chất đáp ứng
ngày càng phát triển của đơn vị, cần phải nhận dạng được các yếu tố tác động đến hệ
thống KSNB, những rủi ro mà chúng có thể làm ảnh hưởng để có các biện pháp ngăn
ngừa hoặc làm giảm thiểu rủi ro xảy ra. Ngoài ra cần rà soát và kiểm tra những hoạt
động trong công tác đấu thầu, công tác giải ngân từ các ý kiến góp ý của chuyên gia tài
75

chính, chuyên gia đấu thầu của ngân hàng thế giới được ghi vào biên bản ghi nhớ của
các chuyến công tác hỗ trợ kỹ thuật tại Ban QLDA.
Kế toán đóng vai trò quan trọng trong việc thanh toán vốn ngân sách nhà nước
và vốn của nhà tài trợ. Để quản lý rủi ro trong các hoạt động thanh toán vốn đầu tư xây
dựng cơ bản, Ban Quản lý nên tạo điều kiện cho cán bộ công chức được tập huấn các
khóa đào tạo của Ngân hàng thế giới tổ chức về công tác giải ngân và quản lý hợp đồng
và cập nhật kịp thời các thông tư nghị định của phía chính phủ Việt Nam ban hành.
5.3 Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo
5.3.1 Hạn chế của đề tài
Nghiên cứu chỉ thực hiện ở Ban QLDA ODA TP Cần Thơ nên một số yếu tố chưa
phản ảnh đúng thực tế cho việc nhân rộng mô hình. Vì những giới hạn về nguồn tài lực
và nhân lực nên nghiên cứu này chỉ có thể thu thập được số lượng mẫu còn hạn chế. Do
đó, rất cần có các nghiên cứu với số lượng mẫu lớn hơn và không gian rộng hơn cho đề
tài này vì kích thước mẫu càng lớn thì độ chính xác của nghiên cứu càng cao. Để phản
ánh chính xác và thực tế hơn nữa thì việc chọn mẫu có thể tập trung vào các Ban QLDA
tại TP Cần Thơ để đảm bảo mẫu đủ lớn và khách quan nhất.
Bất kỳ một nghiên cứu nào cũng có những giới hạn, phạm vi nghiên cứu nhất định.
Đây được xem là nền tảng cho các luận văn nghiên cứu tiếp theo. Trong bài nghiên cứu
này mục tiêu chính là tập trung vào tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ theo INTOSAI
GOV để từ đó áp dụng vào hệ thống KSNB tại Ban QLDA ODA TPCT. Do vậy, giới
hạn cơ bản của bài nghiên cứu là chưa đi vào phân tích cụ thể ở tất cả các hoạt động
nghiệp vụ tại Ban QLDA ODA ở phạm vi rộng hơn, bao quát hơn. Ngoài ra, nghiên cứu
bị hạn chế bởi các ràng buộc về số lượng mẫu và địa bàn nghiên cứu, nghiên cứu được
thực hiện tại Ban QLDA ODA TPCT và phương pháp lấy mẫu thuận tiện. Các nghiên
cứu tiếp theo có thể thực hiện việc nghiên cứu này ở phạm vi cụ thể hơn với số lượng
mẫu lớn hơn.
Hạn chế thứ hai là các yếu tố ảnh hưởng đến tình hữu hiệu của hệ thống KSNB
trong bài nghiên cứu là năm thành phần cấu thành của hệ thống KSNB theo INTOSAI
GOV. Trong tương lai, các nghiên cứu tiếp theo có thể mở rộng tìm hiểu và phân tích
các nhân tố khác ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB, ví dụ như lợi ích
nhóm, tổ chức chính trị, môi trường làm việc tạo điều kiện cho cán bộ, công chức học
tập, lao động sáng tạo trong công tác,…
Hạn chế thứ ba là bài nghiên cứu chỉ thực hiện trong phạm vi tại Ban QLDA
ODA TPCT. Trong khi đó, khu vực công còn bao gồm các cơ quan hành chính nhà
nước, các Ban quản lý dự án, các đơn vị sự nghiệp…. Do đó, các nghiên cứu trong tương
lai có thể khai thác mở rộng các lĩnh vực khác nhau trong khu vực công.
76

5.3.2 Đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo


Nghiên cứu này giới hạn đối tượng khảo sát là cán bộ, công chức tại Ban QLDA
ODA TPCT, những người am hiểu về lĩnh vưc quản lý dự án và phạm vi nghiên cứu tập
trung tại TP Cần Thơ. Nhưng kết quả nghiên cứu này có thể được sử dụng làm tài liệu
tham khảo cho các nghiên cứu tiếp theo đối với các Ban QLDA địa bàn TP Cần Thơ và
cũng có thể áp dụng cho các nghiên cứu ở các lĩnh vực khác như các ngành kinh tế, kỹ
thật và công nghệ.
Như đã đề cập ở phần đặt vấn đề của nghiên cứu này, mục tiêu cuối cùng của
Ban QLDA ODA TPCT là làm sao cho hệ thống KSNB đạt được tính hữu hiệu và hạn
chế rủi ro có thể xảy ra nhằm đảm bảo tính chính xác và độ tin cậy của các sổ sách kế
toán và báo cáo tài chính. Cần có các nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến tính hiệu
quả của hệ thống KSNB cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của Ban
QLDA.
77

TÀI LIỆU THAM KHẢO


Tài liệu tiếng Việt.
1. Phan Nam Anh, 2013. Hoàn thiện kiểm soát nội bộ tại Trường trung học Công
nghệ Lương thực thực phẩm. Luận văn thạc sĩ. Đại học Kinh tế TP.HCM,
tháng 9 năm 2013.
2. Bảng hướng dẫn về chuẩn mực kiểm soát nội bộ của INTOSAI năm 1992;
3. Báo cáo Coso 1992 của Hội đồng quốc gia Hoa kỳ về chống gian lận Báo cáo
tài chính;
4. Bộ môn kiểm toán, Trường Đại học Kinh tế Tp.HCM (2010), Kiểm soát Hà
Nội, Nhà xuất bản Phương Đông;
5. Bộ Tài Chính, Chuẩn mực Kiểm toán số 315 Ban hành theo Thông tư
số 214/2012/ TT - BTC ngày 06 tháng 12 năm 2012.
6. Lê Quang Bính, 2006. Hoàn thiện công tác nghiên cứu, đánh giá hệ thống
kiểm soát nội bộ của đơn vị được kiểm toán và việc xác định trọng yếu, rủi
trong hoạt động kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước. Đề tài nghiên cứu Khoa
học cấp Bộ năm 2006.
7. Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam VSA 400 Đánh giá rủi ro và kiểm soát nội bộ;
8. Nguyễn Thị Thu Hậu, 2014. Hoàn thiện kiểm soát nội bộ tại Trường Đại học
Bạc Liêu. Luận văn thạc sĩ. Đại học Kinh tế TP.HCM, tháng 10 năm 2014.
9. Phạm Thị Hoàng, 2013. Hoàn thiện kiểm soát nội bộ tại Trường Cao đẳng
Công nghệ thông tin. Luận văn thạc sĩ. Đại học Kinh tế TP.HCM.ư
10. Nguyễn Thị Bích Hiệp, 2012. Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ cho các
doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Luận văn thạc
sĩ. Đại học Kinh tế TP.HCM, tháng 9 năm 2012.
11. Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18 tháng 6 năm 2014;
12. Huỳnh Xuân Lợi, 2013. Nghiên cứu hệ thống kiểm soát nội bộ trong các
doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Bình Định. Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Kế
toán. Trường Đại học Đà Nẵng, tháng 5 năm 2013.
13. Đinh Hoài Nam, 2016.Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại các doanh
nghiệp trong Tổng công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị. Luận án tiến sỹ.
Học viện Tài chính, tháng 9 năm 2016;
14. Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/06/2015 của Chính phủ về quản lý dự án
đầu tư xây dựng.
15. Nghị định số 16/2016/NĐ-CP ngày 16 tháng 03 năm 2016 của Chính phủ về
Quản lý và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và nguồn
78

vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ.


16. Nghị định số 42/2017/NĐ-CP ngày 05 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ về sửa
đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 59/2015/NĐ-CP;
17. Đỗ Thị Thoa, 2016. Hệ thống Kiểm soát nội bộ Kho bạc Nhà nước một
số quốc gia trên thế giới với kiểm soát hoạt động thu chi Ngân sách Nhà nước
và bài học kinh nghiệm cho Kho bạc Nhà nước Việt Nam. Tạp chí kế toán
và Kiểm toán. Số T11.
18. Hoàng Thị Thanh Thủy, 2011. Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại
Tổng công ty Tài chính Cổ phần Dầu khí Việt Nam. Luận văn thạc sĩ. Đại học
Đà Nẵng, tháng 5 năm 2011.
19. Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008. Phân tích dữ liệu nghiên cứu
với SPSS. TP.HCM. Nhà xuất bản Hồng Đức.
20. Nguyễn Đình Thọ, 2011. Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh.
Hà Nội: Nhà Xuất bản Lao Động – Xã Hội, Thành phố Hồ Chí Minh..
21. Nguyễn Đức Thọ, 2015. Đổi mới hoạt động kiểm soát nội bộ về sử dụng ngân
sách, tài sản Nhà nước tại các cơ quan, hành chính sự nghiệp thuộc Bộ tài
chính. Luận án tiến sĩ kinh tế. Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương,
tháng 9 năm 2015.
22. Phạm Nguyễn Quỳnh Thanh, 2011. Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ cho
các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam. Luận văn thạc sĩ.Đại học Kinh tế,
tháng 5 năm 2011.
23. Thông tư số 16/2016/TT-BXD ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ Xây dựng
hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 59/2015/NĐ-CP;
24. Thông tư số 12/2016/TT-BKHĐT ngày 08 tháng 8 năm 2016 của Bộ Kế hoạch
và Đầu tư hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 16/2016/NĐ-CP.
25. Thông tư số 19/2011/BTC ngày 14 tháng 2 năm 2011 của Bộ Tài Chính về quyết
toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn nhà nước.
26. Thông tư số 111/2016/TT-BTC ngày 30/06/2016 của Bộ Tài Chính về việc quản
lý tài chính đối với các chương trình, dự án sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triền
chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài.
79

Tài liệu tiếng anh


1. Afiah N.N & Azwari P.C, 2015. “The Effect of the Implementation of
Government Internal Control System on the Quality of Financial Reporting of
The Local Government and its impact on the Principles of Good Governance:
A Research in District, City, and Provincial Government in South Sumatera”,
Procedia – Social and Behaviour Sciences,211: p.811-818
2. Amudo, A. & Inanga, E.L, 2009. Evaluation of Internal control System: A case
study from Uganda. International Research Journal of Finance and
Economics, 27, ISSN 1450 -2887
3. Badara M.S. & Saidin S.Z, 2013. Impact of the Effective Internal Control
System on the Internal Audit Effectiveness at Local Government Level.
Journal of Social and Development Sciences, 4: pp 16-23. ISSN 2221-1152.
4. Doyle, J., Ge, W., & McVay, S., 2007. Determinants of weaknesses in internal
control over financial reporting. Journal of Accounting and Economics, 44,
193-223.
5. Gamage, C. T., Lock, K. L. and Fernando, A., 2014. Effectiveness of Internal
Control System in State Commercial Banks in Sri Lanka. International
Journal of Scientific Research and Innovative Technology, 1 (5), pp. 25-44
6. INTOSAI GOV 9100, Guidelines for Internal Control Standards for the
Public Sector.
7. Joseph O.N. & Albert O. & Byaruhanga P.J., 2015. “Effect of Internal Control
on Fraud Detection and Prevention on District Treasuries of Kakamega
County”.International Journal of Business and Management Invention..4
Issue 1. ISSN: 2319 -8028
8. Hevesi, G., 2005. Internal Control Standards in New York States Government.
December 2005. Available at
<https://www.osc.state.ny.us/agencies/ictf/docs/intcontrol_stds.pdf>.
9. Ho Tuan Vu, 2016. The Research of Factors Affecting the Effectiveness of
Internal Control Systems in Commercial Banks-empirical Evidence in Viet
Nam. International Business Research, 9, ISSN 1913-9004.
10. Rae, K., & Subramaniam, N., 2008. Quality of Internal Control Procedures:
Antecedents and Moderating Effect on Organizational Justice and Employee
Fraud. Managerial Auditing Journal, 23(2), 104-124
11. Ramos, M., 2004. Evaluate the Control Environment: Documentation Is Only
a Start; Now it's All about Asking Questions. Journal of Accounting, 197, 75-
78.
80

12. She Chang & David C.Yen & l-Cheng Chang & Derek Jan, 2014. Internal
Control framework for a compliant ERP system. Information & Management,
51(2): 187-205
13. Sultana R and Haque M. E., 2011. Evaluation of Internal Control Structure:
Evidence from Six Listed Banks in Bangladesh, ASA University Review, Vol.
5 No. 1.
14. Thomas P.D, 2016. Standards for Internal Control in New York State
Government, Office of The New York State Comptroller.
15. Walsh, J., Seward, J., 1990. On the efficiency of internal and external
corporate control mechanism. Academy of Management Review, Jahrgang 15.
S. 421–458
16. Vaclovas L.& Lukas G., 2012. The concept of internal control system:
Theoretical Aspect. Ekonomika, Vol 91. ISSN 1392-1258.
81

PHỤ LỤC 1
NHÓM THẢO LUẬN
NỘI DUNG LIÊN QUAN ĐẾN CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
TÍNH HỮU HIỆU CỦA HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ
Sử dụng phương pháp chuyên gia để thiết kế mô hình và bảng câu hỏi khảo sát
các lãnh đạo và cán bộ công nhân viên làm việc taị Ban QLDA ODA TP Cần Thơ. Cách
thức tiến hành thực hiện cuộc khảo sát thông qua trao đổi trực tiếp, điện thoại và qua
Email.
Đối tượng tham gia là lãnh đạo tại Ban QLDA ODA TPCT bao gồm: 15 người
là những người có kiến thức sâu rộng về quản lý dự án.
Danh sách tham khảo nhóm chuyên gia :

HỌC
NƠI CÔNG
STT HỌ VÀ TÊN HÀM CHỨC VỤ
TÁC
HỌC VỊ

1 Huỳnh Thanh Sử Tiến sĩ Giám đốc Ban QLDA ODA

2 Đoàn Thanh Tâm Thạc sĩ Phó giám đốc Ban QLDA ODA

3 Bùi Thái Thượng Thạc sĩ Phó giám đốc Ban QLDA ODA

4 Phùng Kim Châu Kỹ sư Phó giám đốc Ban QLDA ODA

Trưởng phòng
5 Đào Thị Phương Thảo Thạc sĩ Ban QLDA ODA
KTMT

Giám đốc điều


6 Trầm Tuấn khanh Thạc sĩ Ban QLDA ODA
hành

Giám đốc điều


7 Trần Tấn Thuận Thạc sĩ Ban QLDA ODA
hành

Giám đốc điều


8 Nguyễn Văn Tho Thạc sĩ Ban QLDA ODA
hành

9 Bành Trường Trung Kỹ sư TP đấu thầu Ban QLDA ODA

10 Trần Thị Hồng Mỹ Cử nhân Kế Toán Trưởng Ban QLDA ODA

11 Thái Hồng Mơ Cử nhân PTP Kế toán Ban QLDA ODA


82

12 Ngô Phạm Trúc Hanh Thạc sĩ TP CSXH Ban QLDA ODA

13 Huỳnh Công Thành Thạc sĩ PTP CSXH Ban QLDA ODA

14 Trần Thị Tuyết Thu Kỹ sư PTP đấu thầu Ban QLDA ODA

15 Phan Thúy Hằng Cử nhân Phó chánh VP Ban QLDA ODA

Tác giả thiết kế bảng câu hỏi về các nội dung cần lấy ký kiến gửi Email cho
các chuyên gia, sau đó gọi điện thoại trao đổi nội dung, mục đích của bảng câu
hỏi và các chuyên gia trả lời lại bằng Email, bảng giấy. Nội dung bảng câu hỏi:
83

BẢNG CÂU HỎI VÀ KẾT QUẢ LẤY Ý KIẾN CHUYÊN GIA VỀ XÂY

DỰNG MÔ HÌNH VÀ THIẾT KẾ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU


Xin chào Anh/chị,
Tôi tên là Trần Thị Tuyết Nhung, học viên cao học ngành Kế toán của Trường
Đại học Tây Đô. Hiện nay tôi đang thực hiện luận văn tốt nghiệp với đề tài là: “Các
yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại Ban QLDA ODA TP Cần
Thơ”. Mong anh/chị dành chút thời gian để thảo luận với tôi về vấn đề này.
Nội dung của cuộc thảo luận này là nhằm tìm kiếm những nhân tố ảnh
hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại Ban QLDA ODA TP CầnThơ. Các
nghiên cứu trước đây cũng chỉ ra các yếu tố môi trường kiểm soát và hoạt động kiểm
soát, giám sát liên quan trực tiếp đến hệ thống KSNB. Trong phần thảo luận này tôi
muốn tìm hiểu thêm các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB ở mức
độ nào.
Nội dung câu hỏi thảo luận:
Tác giả thiết kế bảng câu hỏi về các nội dung cần lấy ý kiến gửi Email cho các
chuyên gia, sau đó gọi điện thoại trao đổi nội dung, mục đích của bảng câu hỏi và các
chuyên gia trả lời lại bằng Email, bảng giấy. Nội dung bảng câu hỏi:
(a). Anh/chị thường tham khảo các tài liệu nào về quy trình KSNB tại Ban
QLDA ODA TPCT? Tại sao các Anh/chị chọn các tài liệu đó?
(b). Anh/chị nhận xét như thế nào về thực trạng hệ thống KSNB tại Ban QLDA
ODA TPCT?
(c). Theo quan điểm Anh/chị các yếu tố nào ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của
hệ thống KSNB tại Ban QLDA ODA TPCT? Tại sao?
(d) Theo quan điểm Anh/chị, tiêu chí nào dùng để đo lường tính hữu hiệu của
hệ thống KSNB tại Ban QLDA ODA TPCT?
(e) Theo quan điểm của anh/chị, ngoài những điểm đã đề cập ở trên còn có
yếu tố nào khác có thể làm ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB? Vì sao?

Kết thúc:
Xin chân thành cảm ơn anh/chị đã giành thời gian cho ý kiến thảo luận với
chúng tôi.
Đối với anh/chị cho ý kiến qua Email, điện thoai chúng tôi mong muốn nhận
thêm ý kiến từ anh/chị qua số điện thoại: 0946.474.452 và địa chỉ Email:
nhung76bqlda@gmail.com
84

PHỤ LỤC 2
BẢNG CÂU HỎI LẤY Ý KIẾN CÁC QUAN SÁT

Xin chào anh/chị!


Tôi tên là Trần Thị Tuyết Nhung, học viên cao học ngành Kế toán của Trường
Đại học Tây Đô. Hiện nay tôi đang thực hiện luận văn tốt nghiệp với đề tài là: “Các
yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại Ban QLDA ODA TP Cần
Thơ”. Mong anh/chị dành chút thời gian để trả lời và cho ý kiến giúp tôi các nội dung
dưới đây:
PHẦN TRẢ LỜI CÂU HỎI
Anh/ Chị vui lòng cho biết mức độ đồng ý cho các phát biểu dưới đây bằng cách
khoanh tròn vào mức độ tương ứng. Cụ thể thang điểm như sau:

1 2 3 4 5

Hoàn toàn Không Hoàn toàn


Bình thường Đồng ý
không đồng ý đồng ý đồng ý

Phương thức trả lời: Anh chị vui lòng có thể gửi lại bảng trả lời bằng các
hình thức sau: Email lại file ( các loại file); Fax; Scan; gửi lại qua hình chụp; Zalo,...
PHẦN THÔNG TIN CÁ NHÂN
1. Họ và tên: …………………………………Năm sinh .……..……………..
.
2. Đơn vị công tác: ……………………..………………….…………………..
3. Chức vụ:
………………………….………..…………………...……………
4. Số năm kinh nghiệm làm việc:
………………………………………………
5. Trình độ: Trung cấp,Cao đẳng □ Đại học□ thạc sĩ□ Tiến sĩ □ Khác□
6. Giới tính: Nam □ Nữ □
85

Hoàn toàn không đồng

Hoàn toàn đồng ý


Không đồng ý

Bình thường

Đồng ý
Stt Các phát biểu

ý
Nếu môi trường kiểm soát là môi trường làm việc được kiểm soát một cách
I
chặt chẽ khách quan hướng đến việc thực hiện đúng qui định.

Xây dựng các qui định, qui trình đề


1 cao giá trị đạo đức và hướng đến tính 1 2 3 4 5
trung thực.

Ban QLDA nên xây dựng cơ cấu tổ


chức phù hợp phân định rỏ ràng trách
2 1 2 3 4 5
nhiệm nhằm đạt mục tiêu chung của
Ban .

Ban lãnh đạo nên xây dựng chuẩn mục


3 đạo đức để nhân viên tuân thủ các 1 2 3 4 5
chuẩn mực đạo đức đó.

Các bộ phận được phân chia trách


nhiệm quyền hạn và gắn với từng trách
4 nhiệm luôn chủ động phối hợp để giải 1 2 3 4 5
quyết công việc một cách nhanh chóng
và hiệu quả.

Các phát biểu sau có nói về đánh giá rủi ro không? Đánh giá rủi ro là việc
II khi thực hiện các hoạt động phục vụ việc quản lý đầu tư XDCB được đánh
giá các rủi ro.

Những rủi ro tiềm ẩn trong hoạt động


1 quản lý dự án được cảnh báo và đánh 1 2 3 4 5
giá chính xác.

2 BQLDA ban hành các tiêu chí nhận 1 2 3 4 5


diện các rủi ro có thể tác động đến
86

công tác đấu thầu và giải ngân.

Rủi ro trong hoạt động được phân tích


và đánh giá thông qua công tác thanh
3 1 2 3 4 5
tra, kiểm tra và tự kiểm tra trong việc
tại Ban.

Từng bộ phận cảu Ban đều có tiêu chí


4 cảnh báo và nhận biết được rủi ro liên 1 2 3 4 5
quan đến lĩnh vực mình phụ trách.

Các phát biểu sau có đề cập đến hoạt động kiểm soát không?Hoạt động
kiểm soát là các hoạt động đưa ra nhằm mục tiêu kiểm soát công tác QLDA
III
cho phù hợp qui định đã được đưa ra nhằm mục tiêu hạn chế và phòng
ngừa rủi ro.

Việc kiểm tra, rà soát và xem xét các


1 qui định quy trình luôn được thực hiện 1 2 3 4 5
và cập nhật, sửa đổi bổ xung kịp thời.

Qui định và qui trình thủ tục liên quan


2 đến công tác giải ngân luôn được cập 1 2 3 4 5
nhật kịp thời.

Hệ thống kiểm soát, thanh toán qua


kho bạc thực hiện chặt chẽ các quy
3 trình: kiểm soát; quản lý vốn ngân 1 2 3 4 5
sách; kiểm soát nguồn vốn đối ứng và
vốn ODA.

Ban QLDA ban hành quy định phối


hợp và trách nhiệm từng phòng ban
4 1 2 3 4 5
nhằm tạo thuận lợi cho việc thực hiện
nhiệm vụ được giao.

Các phát biểu sau có đề cập đến thông tin và truyền thông hay không?
IV Thông tin và truyền thông là việc thông tin báo cáo được lưu chuyển trong
nội bộ BQLDA và được truyền đạt ra ngoài BQLDA.

Thông tin được xử lý xác thực và thích


1 hợp phục vụ tốt công tác báo cáo thực 1 2 3 4 5
hiện đúng qui định và kip thời.
87

Chất lượng của hệ thống thông tin và


2 quản lý trong nội bộ BQLDA cần 1 2 3 4 5
đươc quan tâm nhiều.

BQLDA cần có các phương thức


truyền đạt thông tin kịp thời, đầy đủ
3 1 2 3 4 5
cho các đối tượng liên quan, đối tác,
khách hàng.

Việc truyền đạt thông tin trong nội bộ


4 kịp thời đầy đủ nhằm hỗ trợ cho chức 1 2 3 4 5
năng kiểm soát.

. Các hoạt động sau có đề cập đến giám sát hay không? Giám sát là các
V hoạt động được thực hiện tại BQLDA để đảm bảo các công việc đúng qui
định.

Các phòng ban thuộc các Ban QLDA


1 thường xuyên kiểm tra, phối hợp và 1 2 3 4 5
trao đổi công việc với nhau.

Trưởng các bộ phận thường xuyên


kiểm tra đánh giá công việc của nhân
2 1 2 3 4 5
viên để đảm bảo thực hiện đúng trình
tự thủ tục đầu tư XDCB.

Công tác kiểm tra, giám sát tại Ban


3 1 2 3 4 5
QLDA được thực hiện thường xuyên.

Những sai sót trong thủ tục, qui trình


4 1 2 3 4 5
được đánh giá một cách khách quan.

Các phát biểu sau có đề cập đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB hay
VI
không?

Việc thực hiện các thủ tục, qui trình về


1 quản lý đầu tư XDCB luôn tuân thủ 1 2 3 4 5
đúng theo qui định.

Sự cân bằng giữa rủi ro của một số hoạt


2 động với mức độ kiểm soát cần thiết đáp 1 2 3 4 5
ứng được các mục tiêu đề ra.
88

BQLDA cần kiểm tra thường xuyên,


3 định kỳ nhằm đảm bảo hệ thống KSNB 1 2 3 4 5
thực hiện đúng chức năng.

Các thủ tục trong quản lý đầu tư, XDCB


4 luôn được kiểm tra, giám sát để qui trách 1 2 3 4 5
nhiệm rõ ràng và cụ thể.

Kết thúc:
Xin chân thành cảm ơn anh/chị đã giành thời gian trả lời và cho ý kiến
thảo luận với chúng tôi.
Anh chị có thể góp ý thêm với chúng tôi thông qua số điện thoại:
0946.474.452
89

PHỤ LỤC 3
KẾT QUẢ XỬ LÝ DỮ LIỆU TRÊN SPSS
KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH ĐỘ TIN CẬY CỦA THANG ĐO
Kiểm định độ tin cậy thang đo

Case Processing Summary


N %
Valid 120 100.0
a
Cases Excluded 0 .0
Total 120 100.0
a. Listwise deletion based on all
variables in the procedure.

Reliability Statistics
Cronbach' N of
s Alpha Items
.899 4

Item-Total Statistics
Scale Scale Corrected Cronbach's
Mean if Variance if Item-Total Alpha if
Item Item Correlation Item Deleted
Deleted Deleted

MTKS1 10.8500 3.624 .768 .873


MTKS2 10.8250 3.322 .770 .873
MTKS3 10.8667 3.478 .837 .848
MTKS4 10.9333 3.491 .734 .885

Case Processing Summary


N %
Valid 120 100.0
Cases Excludeda 0 .0
Total 120 100.0
a. Listwise deletion based on all
variables in the procedure.

Reliability Statistics
90

Cronbach' N of
s Alpha Items
.745 4

Item-Total Statistics
Scale Scale Corrected Cronbach
Mean if Variance Item- 's Alpha
Item if Item Total if Item
Deleted Deleted Correlati Deleted
on
DGRR1 11.4583 2.637 .514 .702
DGRR2 11.5500 2.888 .565 .676
DGRR3 11.6583 2.546 .552 .680
DGRR4 11.4583 2.805 .537 .687

Case Processing Summary


N %
Valid 120 100.0
a
Cases Excluded 0 .0
Total 120 100.0
a. Listwise deletion based on all
variables in the procedure.

Reliability Statistics
Cronbach's N of
Alpha Items
.871 4

Item-Total Statistics
Scale Scale Correc Cronbach
Mean if Variance ted 's Alpha
Item if Item Item- if Item
Deleted Deleted Total Deleted
Correl
ation
HĐKS1 10.6917 2.904 .732 .832
HĐKS2 10.6500 2.935 .745 .828
HĐKS3 10.6583 3.101 .716 .840
HĐKS4 10.7500 2.861 .712 .842
91

Case Processing Summary


N %
Ca Valid 120 100.0
se Excludeda 0 .0
s Total 120 100.0
a. Listwise deletion based on
all variables in the procedure.

Reliability Statistics
Cronbach's N of Items
Alpha
.852 4

Item-Total Statistics
Scale Scale Corrected Cronbach'
Mean if Varianc Item-Total s Alpha if
Item e if Item Correlation Item
Deleted Deleted Deleted
TTTT1 11.6083 4.509 .646 .832
TTTT2 11.6167 4.474 .693 .811
TTTT3 11.4417 4.434 .746 .789
TTTT4 11.5333 4.537 .686 .814

Case Processing Summary


N %
Valid 120 100.0
a
Cases Excluded 0 .0
Total 120 100.0
a. Listwise deletion based on all
variables in the procedure.

Reliability Statistics
Cronbach's N of
Alpha Items
.866 4
92
Case Processing Summary
N %
Valid 120 100.0
a
Cases Excluded 0 .0
Total 120 100.0
a. Listwise deletion based on all
variables in the procedure.

Reliability Statistics
Cronbach's N of
Alpha Items
.611 4

Item-Total Statistics
Scale Scale Corrected Cronbach
Mean if Variance Item- 's Alpha
Item if Item Total if Item
Deleted Deleted Correlati Deleted
on
GS1 11.2417 3.731 .630 .861
GS2 11.2500 3.214 .748 .815
GS3 11.2417 3.294 .768 .807
GS4 11.1417 3.249 .721 .827

Item-Total Statistics
Scale Scale Corrected Cronbach
Mean if Variance Item- 's Alpha
Item if Item Total if Item
Deleted Deleted Correlati Deleted
on
THH1 10.8333 2.174 .586 .376
THH2 11.0750 2.238 .662 .333
THH3 10.8750 2.430 .558 .419
THH4 10.7167 3.667 -.057 .846
93

Case Processing Summary


N %
Valid 120 100.0
a
Cases Excluded 0 .0
Total 120 100.0
a. Listwise deletion based on all
variables in the procedure.

Reliability Statistics
Cronbach's N of Items
Alpha
.846 3

Item-Total Statistics
Scale Scale Corrected Cronbach
Mean if Variance Item- 's Alpha
Item if Item Total if Item
Deleted Deleted Correlati Deleted
on
THH1 7.0500 1.645 .704 .800
THH2 7.2917 1.755 .756 .747
THH3 7.0917 1.865 .688 .811

KẾT QUẢ PHÂN TÍCH NHÂN TỐ KHÁM PHÁ


Kết quả phân tích nhân tố với các biến độc lập

Communalities
Initial Extraction
MTKS1 1.000 .792
MTKS2 1.000 .783
MTKS3 1.000 .832
MTKS4 1.000 .732
DGRR1 1.000 .538
DGRR2 1.000 .669
DGRR3 1.000 .639
DGRR4 1.000 .594
HĐKS1 1.000 .732
HĐKS2 1.000 .745
94

HĐKS3 1.000 .720


HĐKS4 1.000 .733
TTTT1 1.000 .637
TTTT2 1.000 .700
TTTT3 1.000 .797
TTTT4 1.000 .708
GS1 1.000 .625
GS2 1.000 .791
GS3 1.000 .772
GS4 1.000 .730
THH1 1.000 .764
THH2 1.000 .805
THH3 1.000 .738
Extraction Method: Principal Component
Analysis.
Total Variance Explained
Com Initial Eigenvalues Extraction Sums of Squared Rotation Sums of Squared
pone Loadings Loadings
nt Total % of Cumulat Total % of Cumulati Total % of Cumulat
Varianc ive % Variance ve % Varianc ive %
e e
1 5.684 24.714 24.714 5.684 24.714 24.714 3.209 13.952 13.952
2 3.667 15.943 40.656 3.667 15.943 40.656 2.977 12.942 26.894
3 2.817 12.246 52.903 2.817 12.246 52.903 2.956 12.850 39.745
4 1.937 8.421 61.324 1.937 8.421 61.324 2.944 12.801 52.546
5 1.321 5.743 67.066 1.321 5.743 67.066 2.264 9.844 62.391
6 1.150 4.999 72.065 1.150 4.999 72.065 2.225 9.675 72.065
7 .702 3.051 75.117
8 .636 2.767 77.884
9 .573 2.493 80.377
10 .557 2.424 82.801
11 .493 2.144 84.945
12 .465 2.021 86.967
13 .444 1.930 88.897
14 .403 1.752 90.649
15 .355 1.545 92.194
16 .314 1.364 93.558
17 .289 1.258 94.816
18 .253 1.098 95.914
19 .240 1.042 96.956
20 .205 .890 97.847
21 .190 .825 98.671
22 .160 .695 99.366
23 .146 .634 100.000
95

Extraction Method: Principal Component Analysis.

Rotated Component Matrixa


Component
1 2 3 4 5 6
MTKS3 .905
MTKS2 .865
MTKS1 .843
MTKS4 .837
HĐKS1 .835
HĐKS2 .834
HĐKS4 .822
HĐKS3 .815
TTTT3 .875
TTTT4 .810
TTTT2 .766
TTTT1 .748
GS2 .854
GS3 .832
GS4 .811
GS1 .729
DGRR2 .799
DGRR3 .748
DGRR1 .665
DGRR4 .605
THH2 .822
THH3 .791
THH1 .789
Extraction Method: Principal Component Analysis.
Rotation Method: Varimax with Kaiser Normalization.a
a. Rotation converged in 6 iterations.
Kết quả phân tích nhân tố với các biến phụ thuộc

KMO and Bartlett's Test


Kaiser-Meyer-Olkin Measure of .801
Sampling Adequacy.
Approx. Chi- 1462.438
Bartlett's Test of Square
Sphericity df 253
Sig. .000
96

Total Variance Explained


Compon Initi Eigenvalues Extraction Sums of Squared
e nt al Loadings
Total % of Cumulative Total % of Cumulative
Variance % Variance %
1 2.576 85.876 85.876 2.576 85.876 85.876
2 .228 7.594 93.470
3 .196 6.530 100.000
Extraction Method: Principal Component Analysis.

Component Transformation Matrix


Compone 1 2 3 4 5 6
nt
1 .406 .448 .343 .483 .264 .462
2 -.103 -.351 .685 -.338 .531 -.028
3 .876 -.305 -.094 -.338 -.125 .021
4 .068 .755 .168 -.547 -.069 -.305
5 .090 -.106 .568 .358 -.579 -.441
6 .210 .038 -.233 .332 .540 -.706
Extraction Method: Principal Component Analysis.
Rotation Method: Varimax with Kaiser Normalization.

KẾT QUẢ TƯƠNG QUAN VÀ PHÂN TÍCH HỒI QUY


Kết quả phân tích tương quan

Correlations
THH MTKS GS HDKS TTTT DGRR
Pearson 1 .322** .454** .298** .243** .270**
Correlation
THH
Sig. (2-tailed) .000 .000 .001 .008 .003
N 120 120 120 120 120 120
Pearson .322** 1 .126 .105 .098 .087
Correlation
MTKS
Sig. (2-tailed) .000 .171 .254 .287 .343
N 120 120 120 120 120 120
GS Pearson .454** .126 1 .375** .053 .068
97

Correlation
Sig. (2-tailed) .000 .171 .000 .562 .461
N 120 120 120 120 120 120
**
Pearson .298 .105 .375** 1 .096 .044
Correlation
HDKS
Sig. (2-tailed) .001 .254 .000 .298 .635
N 120 120 120 120 120 120
**
Pearson .243 .098 .053 .096 1 .524**
Correlation
TTTT
Sig. (2-tailed) .008 .287 .562 .298 .000
N 120 120 120 120 120 120
**
Pearson .270 .087 .068 .044 .524** 1
Correlation
DGRR
Sig. (2-tailed) .003 .343 .461 .635 .000
N 120 120 120 120 120 120
**. Correlation is significant at the 0.01 level (2-tailed).
Kết quả phân tích hồi quy

Variables Entered/Removeda
Model Variables Variables Method
Entered Removed
DGRR, . Enter
HDKS,
1 MTKS,
GS,
TTTTb
a. Dependent Variable: THH
b. All requested variables entered.

Model Summaryb
Model R R Square Adjusted Std. Error Durbin-
R Square of the Watson
Estimate
1 .673a .453 .439 .52720 2.285

a. Predictors: (Constant), DGRR, HDKS, MTKS, GS, TTTT


b. Dependent Variable: THH
98
Coefficientsa

Unstandardized Standard
Coefficients ized Collinearity
Coeffici Statistics
Model ents t Sig.
B Std. Error Beta Toleranc VIF
e
(Constant) -.338 .533 -.634 .527
MTKS .241 .077 .240 3.124 .002 .971 1.029
GS .386 .088 .362 4.405 .000 .850 1.177
1
HDKS .130 .089 .120 1.456 .148 .850 1.176
TTTT .094 .083 .102 1.138 .258 .718 1.393
DGRR .200 .108 .166 1.860 .066 .722 1.385
a. Dependent Variable: THH

ANOVAa
Model Sum of df Mean F Sig.
Squares Square
Regression 16.800 5 3.360 12.089 .000b
1 Residual 31.685 114 .278
Total 48.485 119
a. Dependent Variable: THH
b. Predictors: (Constant), DGRR, HDKS, MTKS, GS, TTTT
Collinearity Diagnosticsa
M Dimension Eigenval Condition Variance Proportions
od ue Index (Constant) MTKS GS HDKS TTT DGRR
el T
1 5.905 1.000 .00 .00 .00 .00 .00 .00
2 .034 13.231 .00 .02 .12 .12 .29 .06
3 .027 14.792 .00 .80 .06 .12 .02 .00
1
4 .016 19.140 .00 .01 .62 .67 .02 .02
5 .012 22.300 .07 .05 .13 .00 .66 .50
6 .006 30.469 .93 .11 .07 .09 .01 .42
a. Dependent Variable: THH
99

Residuals Statisticsa

Minimum Maximum Mean Std. Deviation N

Predicted Value 2.5702 4.5012 3.5722 .37573 120


Residual -1.25592 1.42981 .00000 .51601 120
Std. Predicted Value -2.667 2.473 .000 1.000 120
-2.382 2.712 .000 .979 120
Std. Residual
100
101
102

PHỤ LỤC 4
SỐ LIỆU VỀ NHÂN SỰ TẠI BAN QLDA ODA TP CẦN THƠ
VÀ NHỮNG NGƯỜI AM HIỂU VỀ LĨNH VỰC QLDA.

NĂM TRÌNH GIỚI NƠI CÔNG


STT TÊN
SINH ĐỘ TÍNH TÁC

1 Huỳnh Thanh Sử 1967 Tiến sĩ Nam BQLDA ODA

2 Trần Như Minh 1970 Thạc sĩ Nam BQLDA ODA

3 Đoàn Thanh Tâm 1976 Thạc sĩ Nam BQLDA ODA

4 Bùi Thái Thượng 1969 Thạc sĩ Nam BQLDA ODA

5 Phùng Kim Châu 1963 Đại học Nam BQLDA ODA

6 Trương Mỹ Linh 1973 Đại học Nữ BQLDA ODA

7 Phan Thị Thúy Hằng 1975 Đại học Nữ BQLDA ODA

8 Võ Thị Ngọc Trúc 1992 Đại học Nữ BQLDA ODA

9 Trần Thị Huyền Diệu 1979 Đại học Nữ BQLDA ODA

10 Trần Thị Kim Anh 1979 Đại học Nữ BQLDA ODA

11 Nguyễn Thanh Trà 1985 Trung cấp Nam BQLDA ODA

12 Phạm Thị Sáu 1973 Trung cấp Nữ BQLDA ODA

13 Nguyễn Văn Diệp 1964 Trung cấp Nữ BQLDA ODA

14 Nguyễn Thanh Sang 1986 Đại học Nam BQLDA ODA

15 Trần Thị Hồng Mỹ 1970 Đại học Nữ BQLDA ODA


103

16 Thái Hồng Mơ 1984 Đại học Nữ BQLDA ODA

17 Trần Thị Bé Đặng 1988 Đại học Nữ BQLDA ODA

18 Nguyễn Hồng Hạnh 1990 Đại học Nữ BQLDA ODA

19 Tạ Thị Mai Trang 1987 Thạc sĩ Nữ BQLDA ODA

20 Bùi Thị Trúc Ly 1983 Đại học Nữ BQLDA ODA

21 Huỳnh Hưng 1982 Đại học Nam BQLDA ODA

22 Huỳnh Công Thành 1988 Thạc sĩ Nam BQLDA ODA

23 Nguyễn Thị Song Tiền 1985 Đại học Nữ BQLDA ODA

24 Trương Minh Thuấn 1988 Đại học Nam BQLDA ODA

25 Võ Thanh Toàn 1986 Đại học Nam BQLDA ODA

26 Nguyễn Thị Diệu Trinh 1979 Đại học Nữ BQLDA ODA

27 Ngô Phạm Trúc Hạnh 1980 Thạc sĩ Nữ BQLDA ODA

28 Trần Trung Dũng 1989 Đại học Nam BQLDA ODA

29 Đào Thị Phương Thảo 1985 Thạc sĩ Nữ BQLDA ODA

30 Nguyễn Hữu Khương 1974 Đại học Nam BQLDA ODA

31 Trương Lê Hùng 1972 Đại học Nam BQLDA ODA

32 Lê Thị Ánh Hồng 1983 Thạc sĩ Nữ BQLDA ODA


104

33 Trần Đông Minh 1977 Thạc sĩ Nam BQLDA ODA

34 Phạm Tấn Tài 1988 Đại học Nam BQLDA ODA

35 Nguyễn Thế Hưng 1986 Đại học Nam BQLDA ODA

36 Phan Hồng Hải 1976 Đại học Nam BQLDA ODA

37 Lê Quang Thuận 1981 Đại học Nam BQLDA ODA

38 Lê Kim Phụng 1988 Đại học Nữ BQLDA ODA

39 Trần Trọng Nguyên 1976 Đại học Nam BQLDA ODA

40 Nguyễn Thanh Long 1980 Đại học Nam BQLDA ODA

41 Lưu Việt Tú 1974 Đại học Nam BQLDA ODA

42 Nguyễn Duy Bình 1973 Đại học Nam BQLDA ODA

43 Mai Lâm Khoa 1989 Đại học Nam BQLDA ODA

44 Nguyễn Văn Tho 1974 Thạc sĩ Nam BQLDA ODA

45 Trần Thanh Nhã 1974 Đại học Nam BQLDA ODA

46 Hoàng Tiến Thịnh 1988 Đại học Nam BQLDA ODA

47 Trần Thanh Kiếm 1973 Đại học Nam BQLDA ODA

48 Võ Minh Nhựt 1986 Thạc sĩ Nam BQLDA ODA

49 Nguyễn Thị Huyền Anh 1992 Đại học Nữ BQLDA ODA


105

50 Nguyễn Hữu Sang 1987 Đại học Nam BQLDA ODA

51 Phạm Hoàng My 1987 Đại học Nam BQLDA ODA

52 Cao Tấn Long 1986 Đại học Nam BQLDA ODA

53 Chau Kim Kha 1984 Đại học Nam BQLDA ODA

54 Bành Trường Trung 1960 Đại học Nam BQLDA ODA

55 Trần Thị Tuyết Thu 1981 Thạc sĩ Nữ BQLDA ODA

56 Đỗ Nhật Tân 1988 Đại học Nam BQLDA ODA

57 Võ Minh Luân 1988 Đại học Nam BQLDA ODA

58 Nguyễn Trần Việt Thắng 1988 Thạc sĩ Nam BQLDA ODA

59 Trần Minh Hùng 1987 Đại học Nam BQLDA ODA

60 La Vương Thanh Trúc 1977 Đại học Nữ BQLDA ODA

61 Lê Minh Thái 1988 Đại học Nam BQLDA ODA

62 Trần Tấn Thuận 1976 Thạc sĩ Nam BQLDA ODA

63 Phùng Phước An 1985 Đại học Nam BQLDA ODA

64 Nguyễn Quang Hưng 1986 Đại học Nam BQLDA ODA

65 Ngô Bảo Hoàng 1987 Đại học Nam BQLDA ODA

66 Trầm Tuấn Khanh 1974 Thạc sĩ Nam BQLDA ODA


106

67 Nguyễn Văn Lẹ 1975 Đại học Nam BQLDA ODA

68 Lê Thành Vũ 1974 Đại học Nam BQLDA ODA

69 Nguyễn Tử Bình 1974 Đại học Nam BQLDA ODA

70 Nguyễn Hồ Anh Việt 1987 Đại học Nam BQLDA ODA

71 Nguyễn Chí Hùng 1975 Đại học Nam BQLDA 2

72 Nguyễn Văn Phúc 1986 Đại học Nam BQLDA 2

73 Lê Hiền Khanh 1976 Đại học Nam BQLDA 2

74 Trương Thị Lệ Hằng 1988 Đại học Nữ BQLDA 2

75 Nguyễn Thanh Vân 1979 Đại học Nữ BQLDA 2

76 Trần Thị Bích Liễu 1984 Đại học Nữ BQLDA 2

77 Đặng Việt Thái 1979 Đại học Nam BQLDA 2

78 Trần Văn Hy 1986 Đại học Nam BQLDA 2

79 Nguyễn Thị Mỹ Liên 1974 Đại học Nữ BQLDA 2

80 Nguyễn Hữu Phúc 1974 Đại học Nam BQLDA 2

81 Nguyễn Kiên Sơn 1972 Đại học Nam BQLDA 2

82 Nguyễn Xuân Hiền 1983 Đại học Nam BQLDA 2

83 Huỳnh Văn Thủ 1974 Đại học Nam BQLDA 2


107

84 Lê Bạch Hồng Nhung 1988 Đại học Nữ BQLDA 2

85 Nguyễn Thị SiRa 1977 Đại học Nữ BQLDA 2

86 Danh Lợi 1972 Đại học Nam BQLDA 2

87 Trần Thanh Tạo 1985 Đại học Nam BQLDA 2

88 Mai Hoàng Giang 1973 Đại học Nam BQLDA 2

89 Dương Hải Dương 1984 Đại học Nam BQLDA 2

90 Đặng Ngọc Nhi 1988 Đại học Nữ BQLDA 2

91 Hồ Đoàn Phong Vũ 1983 Đại học Nam BQLDA 2

92 Nguyễn Từ Lưu 1976 Đại học Nam BQLDA 2

93 Nguyễn Cảnh Nguyên 1990 Đại học Nam BQLDA 2

94 Lê Hoàng Anh 1991 Đại học Nam BQLDA 2

95 Huỳnh Văn Hùng 1971 Đại học Nam BQLDA 2

96 Nguyễn Công Tùng 1975 Đại học Nam BQLDA 2

97 Lê Văn Thắng 1988 Đại học Nam BQLDA 2

98 Hoàng Đức Thọ 1984 Đại học Nam BQLDA 2

99 Võ Hoàng Nam 1990 Đại học Nam BQLDA 2

100 Phan Minh Nghĩa 1984 Đại học Nam BQLDA 2


108

101 Trịnh Hải Hưng 1989 Đại học Nam BQLDA 2

102 Nguyễn Thiên Trường 1984 Đại học Nam BQLDA 2

103 Võ Nguyễn Lệ Thùy 1982 Đại học Nữ BQLDA 2

104 Lê Anh Minh Trang 1976 Đại học Nữ BQLDA 2

105 Trần Trung Nguyện 1975 Đại học Nam BQLDA 2

106 Đặng Nhất Khả Uyên 1983 Đại học Nữ BQLDA 2

107 Lâm Quốc Nhẫn 1974 Đại học Nam BQLDA 2

108 Phan Thị Mỹ Phượng 1962 Đại học Nữ BQLDA 2

109 Trương Vũ Hiệp 1988 Đại học Nam BQLDA 2

110 Đỗ Hoàng Phương Thảo 1987 Thạc sĩ Nữ BQLDA 2

111 Bùi Thị Kiều 1979 Đại học Nữ BQLDA 1

112 Đặng Trinh 1984 Đại học Nữ BQLDA 1

113 Trần Ngọc Tấn 1986 Đại học Nam BQLDA 1

114 Trần Lan Chi 1985 Đại học Nữ BQLDA 1

115 Nguyễn Hữu Tâm 1975 Đại học Nam BQLDA 1

116 Đoàn Kim Thu Giang 1974 Đại học Nữ BQLDA 1

117 Võ Việt Bình 1987 Đại học Nam BQLDA 1


109

118 Nguyễn Viết Sáng 1982 Đại học Nam BQLDA 1

119 Tăng Quốc Thạnh 1976 Đại học Nam BQLDA 1

120 Trần Thị Kim Vân 1975 Đại học Nữ BQLDA 1

You might also like