You are on page 1of 130

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ




PHẠM NGUYỄN THÀNH THUẬN

CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN VẬN DỤNG


KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TẠI CÁC DOANH NGHIỆP
SẢN XUẤT NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ CẦN THƠ

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

CẦN THƠ, 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ


PHẠM NGUYỄN THÀNH THUẬN

CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN VẬN DỤNG


KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TẠI CÁC DOANH NGHIỆP
SẢN XUẤT NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ CẦN THƠ

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ


Chuyên ngành Kế toán
Mã số: 8340301

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC


TS. NGÔ QUANG HUY

CẦN THƠ, 2019


i
CHẤP THUẬN CỦA HỘI ĐỒNG

Luận văn “Các nhân tố tác động đến vận dụng kế toán quản trị tại các
doanh nghiệp sản xuất nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Cần Thơ” do học viên
Phạm Nguyễn Thành Thuận thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS. Ngô Quang Huy.
Luận văn đã báo cáo và được Hội đồng chấm luận văn thông qua
ngày………tháng………năm………

Ủy viên Thư ký

…………………………………….. ……………………………………..

Phản biện 1 Phản biện 2

…………………………………….. ……………………………………..

Cán bộ hướng dẫn Chủ tịch hội đồng

TS. NGÔ QUANG HUY ……………………………………..


ii
LỜI CẢM ƠN

Trước tiên, tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban giám hiệu và tất cả các
Quý Thầy Cô trường Đại Học Tây đã truyền đạt những kến thức quý báu cũng như các tài
liệu cần thiết để tôi có đủ điều kiện hoàn thành luận văn này. Đặc biệt, tôi xin chân thành
cảm ơn TS. Ngô Quang Huy đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình
nghiên cứu để tôi có thể hoàn thành tốt đề tài này.
Sau cùng, tôi xin được gửi lời cảm ơn đến các bạn đồng nghiệp đã giúp đỡ tôi một
các gián tiếp cũng như trực tiếp để tôi có thể hoàn thành luận văn này đúng thời hạn.
Cuối lời, tôi xin kính chúc Bạn giám hiệu, Quý thầy cô trường Đại học Tây Đô,
TS. Ngô Quang Huy cùng với các bạn học và đồng nghiệp được nhiều sức khỏe, thành
công và may mắn.

Cần Thơ, ngày…….tháng……năm 2019


Học viên thực hiện

Phạm Nguyễn Thành Thuận


iii
LỜI CAM KẾT

Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên cứu của
tôi và các kết quả của nghiên cứu này chưa được công bố trong bất kỳ một công trình
khoa học nào khác.

Cần Thơ, ngày……tháng……năm 2019


Học viên thực hiện

Phạm Nguyễn Thành Thuận


iv
TÓM TẮT
Vai trò của kế toán quản trị tại các doanh nghiệp sản xuất nhỏ và vừa ngày càng lớn
mạnh cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường. Tác dụng của việc vận dụng kế
toán quản trị vào công tác quản lý, điều hành ở các doanh nghiệp sản xuất ngày càng
rõ nét và mang tính tích cực; giúp cho nhà quản lý đưa ra các quyết định kinh doanh và
kiểm tra, kiểm soát các hoạt động một cách hiệu quả.
Đánh giá được tầm quan trọng của kế toán quản trị tác giả đã thực hiện đề tài
nghiên cứu “Các nhân tố tác động đến vận dụng kế toán quản trị tại các doanh
nghiệp sản xuất nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Cần Thơ”.
Qua quá trình khảo sát 130 mẫu, tác giả sử dụng phần mềm SPSS để kiểm định độ
tin cậy, phân tích nhân tố khám phá, phân tích hồi quy, tác giả đưa ra kết luận có 6
nhân tố tác động đến vận dụng kế toán quản trị tại các doanh nghiệp sản xuất nhỏ và
vừa trên địa bàn TP. Cần Thơ gồm: Chi phí cho việc tổ chức hệ thống kế toán quản trị
(CPTC); Nhận thức về kế toán quản trị của người điều hành (NTĐH); Ứng dụng công
nghệ thông tin vào trong quản lý doanh nghiệp (UDCN); Trình độ của nhân viên kế
toán (TĐKT); Mức độ cạnh tranh (MĐCT); Quy mô doanh nghiệp (QMDN). Trong 6
nhân tố này thì nhân tố có sự ảnh hưởng mạnh nhất đến vận dụng kế toán quản trị tại
các doanh nghiệp sản xuất nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Cần Thơ là CPTC (β =
0,274); tiếp theo đó lần lượt lượt là NTĐH (β = 0,222), UDCN (β = 0,214), TĐKT (β
= 0,181), MĐCT (0,138) và cuối cùng là QMDN (β = 0,130). Từ kết quả nghiên cứu
trên, tác giả đã đề xuất một số giải pháp và đưa ra các kiến nghị với nhà nước; các cơ
quan tổ chức nhằm nâng cao mức độ vận dụng kế toán qaủn trị tại các doanh nghiệp
sản xuất nhỏ và vừa trên địa bàn TP. Cần Thơ. Tuy nhiên, nghiên cứu này còn hạn chế
về thời gian và số lượng mẫu nhỏ, chỉ thực hiện ở một nhóm mẫu, chưa đại diện hết
cho tất cả các doanh nghiệp sản xuất nhỏ và vừa trên địa bàn TP. Cần Thơ nên tính
tổng quát của đề tài chưa cao.
v
ABTRACTS
The role of management accounting in small and medium-sized manufacturing
enterprises is growing with the development of the market economy. The effect of
applying management accounting to the management and administration work in
production enterprises has been increasingly clear and positive; Help managers make
business decisions and inspect and control activities effectively.
Assessing the importance of management accounting, the author has implemented a
research project "Factors affecting the application of management accounting in small and
medium-sized manufacturing enterprises in Can Tho city"
Through the process of surveying 130 samples, the author used SPSS software to test
reliability, exploratory factor analysis, regression analysis, the author concluded that there
are 6 factors affecting the application of Management accounting at small and medium-
sized manufacturing enterprises in Cần Thơ city, includes: Cost for organizing the
accounting management system (CPTC); Awareness on management accounting of the
executive director (NTKT); Application of information technology in enterprise
management (UDCN); Accounting staff qualifications (TDKT); The level of competition
(MCDCT); Business size (QMDN). Out of these 6 factors, the most influential factor in
applying management accounting in small and medium-sized manufacturing enterprises
in Can Tho city is CPTC (β = 0.274); Next it is NTDH (β = 0.222), UDCN (β = 0.214),
TDKT (β = 0.181), MCDCT (0.1138) and finally QMDN (β = 0.130). From the above
research results, the author has proposed a number of solutions and made
recommendations to the state; Organizing agencies to improve the application of
management accounting at small and medium-sized manufacturing enterprises in Can Tho
City. However, this study is limited in terms of time and number of small samples, only
conducted on a sample group, not representative of all small and medium-sized
manufacturing enterprises in the area of Can Tho City so the generality of the project is
not high.
vi
MỤC LỤC
Trang
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU ................................................................................................. 1
1.1. Đặt vấn đề ................................................................................................................ 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................... 2
1.2.1. Mục tiêu chung: ..................................................................................................... 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể: ..................................................................................................... 2
1.2.3. Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................................ 2
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................... 2
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................................ 2
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................... 2
1.4. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................... 2
1.5. Ý nghĩa của đề tài ................................................................................................... 3
1.6. Những đóng góp của đề tài .................................................................................... 3
TÓM TẮT CHƯƠNG 1 ................................................................................................ 4
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ............................ 5
2.1. Các khái niệm ......................................................................................................... 5
2.2. Tổng quan về kế toán quản trị .............................................................................. 5
2.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển kế toán quản trị .................................................. 5
2.2.2. Quan niệm về kế toán quản trị ............................................................................... 6
2.2.3. Vai trò, chức năng của kế toán quản trị ................................................................. 8
2.2.3.1. Chức năng lập kế hoạch: .................................................................................... 8
2.2.3.2. Chức năng tổ chức và điều hành: ....................................................................... 8
2.2.3.3. Chức năng kiểm tra: ........................................................................................... 9
2.2.3.4. Chức năng ra quyết định: ................................................................................... 9
2.2.4. Nội dung của kế toán quản trị................................................................................ 9
2.2.4.1. Hệ thống kế toán chi phí và tính giá thành ...................................................... 10
2.2.4.2. Phương pháp tập hợp chi phí ........................................................................... 10
2.2.4.3. Lập kế hoạch kinh doanh .................................................................................. 11
2.2.4.4. Trách nhiệm và trình tự lập kế hoạch .............................................................. 12
2.2.4.5. Thông tin kế toán cho việc ra quyết định ......................................................... 12
2.3. So sánh giữa kế toán quản trị và kế toán tài chính ........................................... 13
2.3.1. Những điểm giống nhau giữa kế toán quản trị và kế toán tài chính.................... 13
2.3.2. Những điểm khác nhau giữa KTQT và kế toán tài chính.................................... 13
2.4. Doanh nghiệp nhỏ và vừa .................................................................................... 14
2.4.1.Khái niệm: ............................................................................................................ 14
2.4.2. Phân loại doanh nghiệp: ...................................................................................... 14
2.5. Một số lý thuyết nghiên cứu. ............................................................................... 15
2.5.1. Lý thuyết bất định. ............................................................................................... 15
vii
2.5.2. Lý thuyết đại diện (Agency theory)..................................................................... 16
2.5.3. Lý thuyết quan hệ lợi ích – chi phí (Cost benefit theory) ................................... 16
2.5.4. Lý thuyết dự phòng.............................................................................................. 17
2.6. Tổng quan các nghiên cứu trước đây ................................................................. 18
2.6.1. Các nghiên cứu nước ngoài ................................................................................. 18
2.6.2. Các nghiên cứu trong nước.................................................................................. 19
2.7. Đánh giá về các nghiên cứu trước ....................................................................... 21
2.8. Mô hình nghiên cứu và đề xuất các giả thuyết .................................................. 23
2.8.1. Mô hình nghiên cứu đề xuất ............................................................................... 23
2.8.2. Đề xuất các giả thuyết ......................................................................................... 25
TÓM TẮT CHƯƠNG 2 .............................................................................................. 25
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................... 26
3.1. Quy trình nghiên cứu ........................................................................................... 26
3.2. Thiết kế nghiên cứu .............................................................................................. 27
3.2.1. Nghiên cứu định tính ........................................................................................... 27
3.2.2. Nghiên cứu định lượng ........................................................................................ 27
3.3. Xây dựng thang đo ............................................................................................... 28
3.4. Thiết kế bảng câu hỏi ........................................................................................... 29
3.5. Phương pháp chọn mẫu và xác định cỡ mẫu ..................................................... 30
3.5.1. Phương pháp chọn mẫu ....................................................................................... 30
3.5.2. Phương pháp xác định cỡ mẫu ............................................................................ 30
3.6. Phương pháp phân tích dữ liệu ........................................................................... 30
TÓM TẮT CHƯƠNG 3 .............................................................................................. 32
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .................................. 33
4.1. Thực trạng việc vận dụng kế toán quản trị tại các DNSXNVV trên địa bàn
TP. Cần Thơ. ................................................................................................................ 33
4.1.1. Khái quát chung về doanh nghiệp sản xuất nhỏ và vừa trên địa bàn TP. Cần Thơ.
....................................................................................................................................... 33
4.1.2. Thực trạng việc vận dụng KTQT tại các DNSXNVV trên địa bàn TP. Cần Thơ.
....................................................................................................................................... 34
4.1.3. Đánh giá thực trạng việc vận dụng kế toán quản trị tại các DNSXNVV trên địa
bàn TP. Cần Thơ. ........................................................................................................... 37
4.1.3.1. Ưu điểm ............................................................................................................ 37
4.1.3.2. Hạn chế ............................................................................................................. 38
4.1.3.3. Nguyên nhân hạn chế ....................................................................................... 38
4.2. Các nhân tố tác động đến việc vận dụng kế toán quản trị tại các DNSXNVV
trên địa bàn TP. Cần Thơ. .......................................................................................... 39
4.2.1. Mô tả mẫu khảo sát.............................................................................................. 39
4.2.2. Kết quả kiểm định độ tin cậy của các thang đo ................................................... 43
viii
4.2.2.1. Đánh giá sơ bộ thang đo thiết kế khảo sát chuyên gia ..................................... 43
4.2.2.2. Thống kê thang đo dùng trong nghiên cứu ....................................................... 43
4.2.2.3. Đánh giá thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach's Alpha ................................ 44
4.2.3. Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA........................................................... 46
4.2.3.1. Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA biến độc lập................................... 46
4.2.3.2. Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA biến phụ thuộc............................... 49
4.2.4. Kết quả phân tích hồi quy .................................................................................... 50
4.2.4.1. Kiểm định sự tương quan giữa các biến........................................................... 50
4.2.4.2. Phân tích hồi quy đa biến ................................................................................. 51
4.2.5. Kiểm định các giả thuyết cần thiết của mô hình hồi quy .................................... 52
4.2.5.1. Kiểm định đa cộng tuyến. ................................................................................. 52
4.2.5.2. Kiểm định sự tương quan. ................................................................................ 52
4.2.5.3. Kiểm địnhgiả định phương sai của sai số (phần dư) không đổi ...................... 53
4.2.5.4. Kiểm định phân phối chuẩn của phần dư ......................................................... 53
4.2.6. Kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu ..................................................... 55
4.3. Thảo luận kết quả nghiên cứu. ............................................................................ 56
4.3.1. Chi phí cho việc tổ chức một hệ thống kế toán quản trị của DN quyết định sự tồn
tại của doanh nghiệp: ..................................................................................................... 56
4.3.2. Nhận thức của người điều hành: .......................................................................... 57
4.3.3. Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý doanh nghiệp: .............................. 57
4.3.5. Mức độ cạnh tranh thị trường: ............................................................................. 58
4.3.6. Quy mô doanh nghiệp: ........................................................................................ 58
TÓM TẮT CHƯƠNG 4 .............................................................................................. 59
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................. 60
5.1. Kết luận. ................................................................................................................ 60
5.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả việc vận dụng KTQT tại các DNSXNVV. ........ 61
5.2.1. Tổ chức KTQT trong DN với chi phí hợp lý....................................................... 61
5.2.2. Thay đổi nhận thức của người điều hành doanh nghiệp...................................... 61
5.2.3. Ứng dụng công nghệ thông tin vào trong quản lý doanh nghiệp ........................ 62
5.2.4. Trình độ của nhân viên kế toán. .......................................................................... 62
5.2.5. Mức độ canh tranh thị trường ............................................................................. 62
5.2.6. Thay đổi quy mô DN ........................................................................................... 63
5.3. Kiến nghị ............................................................................................................... 63
5.3.1. Kiến nghị về phía cơ quan chức năng ................................................................. 63
5.3.2 Về phía các doanh nghiệp sản xuất ...................................................................... 64
5.4. Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu mở rộng ............................................ 65
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................... 67
PHỤ LỤC 1 .................................................................................................................. 70
PHỤ LỤC 2 .................................................................................................................. 75
ix
PHỤC LỤC 3 ............................................................................................................... 79
PHỤ LỤC 4 .................................................................................................................. 85
PHỤ LỤC 5 ................................................................................................................ 105
x
DANH SÁCH BẢNG
Trang

Bảng 2.1: Phân loại chi phí ........................................................................................... 10


Bảng 2.2: Bảng so sánh giữa kế toán quản trị và Kế toán tài chính .............................. 13
Bảng 2.3: Bảng phân loại Doanh nghiệp ....................................................................... 14
Bảng 2.4. Tổng hợp các nghiên cứu có liên quan ......................................................... 22
Bảng 2.5: Diễn giải các biến độc lập trong mô hình hồi quy tuyến tính ....................... 24
Bảng 3.1: Thang đo chính thức được mã hóa ............................................................... 28
Bảng 4.1: Thống kê các doanh nghiệp sản xuất nhỏ và vừa tại TP. Cần Thơ ................... 34
Bảng 4.2: Thống kê loại hình các DNSXNVV tại TP. Cần Thơ. ..................................... 34
Bảng 4.3. Khảo sát chất lượng nguồn nhân lực phục vụ cho công tác kế toán ............. 34
Bảng 4.4. Kết quả khảo sát việc tổ chức hệ thống kế toán ............................................ 35
Bảng 4.5. Kết quả khảo sát tình hình lập báo cáo KTQT ............................................. 35
Bảng 4.6. Kết quả khảo sát nhu cầu tổ chức hệ thống thông tin kế toán phục vụ quản
lý. ................................................................................................................................... 36
Bảng 4.7. Kết quả khảo sát mức độ xử lý thông tin kế toán ......................................... 36
Bảng 4.8. Kết quả khảo sát thực hiện cơ chế giám sát .................................................. 37
Bảng 4.9. Tổng hợp số lượng câu hỏi ........................................................................... 39
Bảng 4.10. Tổng hợp số lượng doanh nghiệp đã đáp ứng đúng yêu cầu của mẫu khảo
sát ................................................................................................................................... 40
Bảng 4.11. Thống kê đối tượng khảo sát theo trình độ học vấn ................................... 40
Bảng 4.12. Thống kê đối tượng khảo sát theo lĩnh vực hoạt động ............................... 41
Bảng 4.13. Thống kê đối tượng khảo sát theo số lượng nhân viên tham gia BHXH .... 41
Bảng 4.14. Thống kê đối tượng khảo sát theo vốn đăng ký kinh doanh ....................... 42
Bảng 4.15. Thống kê đối tượng khảo sát theo số năm hoạt động ................................. 42
Bảng 4.16. Thống kê các thang đo dùng trong nghiên cứu. .......................................... 44
Bảng 4.17. Bảng tổng hợp kiểm định Cronbach's Alpha biến độc lập ......................... 45
Bảng 4.18. Bảng kiểm định Cronbach's Alpha của thang đo biến phụ thuộc Vận dụng
KTQT vào trong doanh nghiệp sản xuất nhỏ và vừa..................................................... 46
Bảng 4.19. Bảng KMO và kiểm định Bartlett'sbiến độc lập ......................................... 46
Bảng 4.20. Bảng phương sai trích ................................................................................. 47
Bảng 4.21. Ma trận xoay nhân tố .................................................................................. 48
Bảng 4.22. Bảng kiểm định KMO và Bartlett's biến phụ thuộc .................................... 49
Bảng 4.23. Bảng phương sai trích biến phụ thuộc ........................................................ 49
Bảng 4.24. Bảng ma trận xoay nhân tố biến phụ thuộc ................................................ 49
Bảng 4.25. Kết quả kiểm định sự tương quan ............................................................... 50
xi
Bảng 4.26. Bảng tổng hợp chỉ số R và kiểm định Durbin-Watson ............................... 51
Bảng 4.27. Bảng phân tích phương sai ANOVA .......................................................... 51
Bảng 4.28. Ước lượng mô hình hồi quy ........................................................................ 52
Bảng 4.29 Tóm tắt mức độ ảnh hưởng của các nhân tố độc lập đến nhân tố phụ thuộc
....................................................................................................................................... 56
xii
DANH SÁCH HÌNH
Trang

Hình 2.1. Mô hình nghiên cứu đề xuất .......................................................................... 24


Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu..................................................................................... 26
Hình 4.1. Đồ thị phân tán giữa giá trị dự đoán và phần dư từ hồi quy ......................... 53
Hình 4.2 Đồ thị P-Plot ................................................................................................... 54
Hình 4.3 Đồ thị Histogram của phần dư – đã chuẩn hóa .............................................. 54
xiii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

TÊN VIẾT TẮT DIẾN GIẢI


ASEAN Free Trade Area - Khu vực Thương mại Tự do
AFTA
ASEAN.
Asia-Pacific Economic Cooperation - Diễn đàn Hợp tác Kinh
APEC
tế châu Á – Thái Bình Dương

WTO World Trade Organization -Tổ chức Thương mại Thế giới

FTA Hiệp định Thương mại tự do

Trans-Pacific Strategic Economic Partnership Agreement -


TPP
Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương

EVFTA Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU

Institute of management Accountants - Hội Kế toán viên


IMA
quản trị
Chartered Institute of Management Accountants – Hiệp hội
CIMA
KTQT công chứng Anh Quốc

IFAC Hiệp hội kế toán quốc tế

CAM Chứng chỉ KTQT Hoa Kỳ

KTQT Kế toán quản trị

KTTC Kế toán tài chính

DN Doanh nghiệp

DNSX Doanh nghiệp sản xuất

DNNVV Doanh nghiệp nhỏ và vừa

DNSXNVV Doanh nghiệp sản xuất nhỏ và vừa

TP. Cần Thơ Thành phố Cần Thơ

BHXH Bảo hiểm xã hội


1
CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Thông tin kế toán, đặc biệt thông tin kế toán quản trị giữ một vai trò quan trọng
trong hoạt động quản lý của DNSXNVV. Đó là nguồn thông tin ban đầu của quá trình
kiểm tra và ra quyết định, giúp nhà quản trị DNSXNVV có những quyết định kịp thời
và chính xác. Tùy theo chức năng và nhiệm vụ của từng thành viên trong tổ chức,
KTQT được thiết lập giúp DNSXNVV cải tiến việc quản lý và kinh doanh của mình
hiệu quả nhất.
Hiện nay, các DNSXNVV chủ yếu coi trọng kế toán tài chính. Tuy nhiên, thông tin
kế toán tài chính phản ánh quá trình hoạt động kinh doanh của DNSXNVV tại một
thời điểm nào đó. Ngược lại, KTQT mang tính nội bộ, vạch ra những chính sách và
đường lối rõ ràng, giúp nhà quản lý đưa ra những quyết định có tính chất xây dựng và
cũng cố DNSXNVV lâu dài. Do đó, các DNSXNVV nên sử dụng kế toán quản trị
trong hoạt động của mình không chỉ phục vụ cho việc quản lý DNSXNVV ngày càng
tốt hơn, mà còn cung cấp thông tin kế toán tài chính chính xác và kịp thời, giúp
DNSXNVV hoàn thành trách nhiệm và nghĩa vụ với nhà nước, kiểm toán và các đối
tác liên quan.
Tuy nhiên, với lịch sử hình thành kinh tế thị trường muộn so với các nước trên thế
giới, việc giảng dạy đào tạo kế toán quản trị tại Việt Nam mới chỉ bắt đầu từ những
năm đầu thập niên 90 của thế kỷ 20, do đó hiện nay phần lớn bộ phận kế toán công tác
trong các DNSXNVV tại Việt Nam vẫn còn bỡ ngỡ ít nhiều đối với việc vận dụng kế
toán quản trị. Qua khảo sát sơ bộ của tác giả cũng như những nghiên cứu trước đây,
cho đến nay việc vận dụng KTQT vào hoạt động quản trị trong các DNSXNVV vẫn
còn nhiều vướng mắc, hệ quả tất yếu là thực trạng tỷ lệ vận dụng kế toán quản trị trong
các DNSXNVV nói chung còn thấp, các công cụ kỹ thuật kế toán quản trị được vận
dụng hầu hết là công cụ kỹ thuật truyền thống và hiệu quả đóng góp cho công tác quản
trị chưa cao.
Mặc khác, trong thực tế việc vận dụng kế toán quản trị chịu sự tác động của nhiều
nhân tố bên trong lẫn bên ngoài doanh nghiệp, và các nhân tố này có thể làm gia tăng
tính khả thi của việc vận dụng kế toán quản trị trong các DNSXNVV. Do đó việc
nghiên cứu nhằm nhận diện và lượng hóa mức độ tác động của từng nhân tố đến việc
vận dụng KTQT trong các DNSXNVV tại Việt Nam nói chung và cũng như Cần Thơ
nói riêng là chủ đề rất quantrọng và hữu ích. Chính vì vậy, tác giả đã lựa chọn nội
dung nghiên cứu “Các nhân tố tác động đến vận dụng kế toán quản trị tại các
doanh nghiệp sản xuất nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Cần Thơ” để thực hiện
luận văn của mình.
2
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung:
Đề tài nghiên cứu nhằm mục tiêu phân tích thực trạng và phân tích các nhân tố tác
động đến việc vận dụng kế toán quản trị tại các DNSXNVV và từ đó đề ra giải pháp
nhằm nâng cao việc vận dụng kế toán quản trị tại các DNSXNVV trên địa bàn TP. Cần
Thơ.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể:
Mục tiêu 1: Thực trạng việc vận dụng kế toán quản trị tại các DNSXNVV trên
địa bàn TP. Cần Thơ trong những năm gần đây.
Mục tiêu 2: Các nhân tố tác động đến vận dụng kế toán quản trị tại các
DNSXNVV trên địa bàn TP. Cần Thơ.
Mục tiêu 3: Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao vận dụng kế toán quản trị tại
các DNSXNVV trên địa bàn TP. Cần Thơ.
1.2.3. Câu hỏi nghiên cứu
Câu hỏi 1: Thực trạng của việc vận dụng kế toán quản trị trong các DNSXNVV
tại TP. Cần Thơ hiện nay như thế nào ?
Câu hỏi 2: Các nhân tố nào tác động đến vận dụng kế toán quản trị tại các
DNSXNVV trên địa bàn TP. Cần Thơ trong điều kiện hiện nay ?
Câu hỏi 3: Giải pháp như thế nào mới có thể nâng cao việc vận dụng kế toán
quản trị tại các DNSXNVV trên địa bàn TP. Cần Thơ ?
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các nhân tố tác động đến việc vận dụng kế
toán quản trị tại DNSXNVV trên địa bàn TP. Cần Thơ.
Đối tượng khảo sát: là những người làm kế toán trong DNSXNVV trên địa bàn
TP. Cần Thơ.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi thời gian: năm 2018.
Phạm vi không gian: DNSXNVV đang hoạt động trên địa bàn TP. Cần Thơ.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài kết hợp hai phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu định tính và nghiên cứu
định lượng.
Nghiên cứu định tính: Tác giả tiến hành gửi bảng câu hỏi qua email để lấy ý kiến
chuyên gia, những người có kinh nghiệm trong lĩnh vực kế toán nói chung, kế toán
quản trị nói riêng tại các DNSXNVV trên địa bàn TP. Cần Thơ. Nghiên cứu này nhằm
bổ sung những tiêu chí đánh giá, điều chỉnh thang đo, làm cơ sở để xây dựng bảng câu
hỏi phục vụ cho việc khảo sát.
3

Nghiên cứu định lượng:


Sau khi thực hiện nghiên cứu định tính sẽ tiến hành nghiên cứu định lượng là lượng
hóa các nhân tố tác động đến việc vận dụng kế toán quản trị tại các DNSXNVV trên
địa bàn TP. Cần Thơ.
Thiết kế bảng câu hỏi dựa trên thang đo Likert 5 mức độ nhằm đánh giá các mức
độ quan trọng của các yếu tố tác động đến việc vận dụng kế toán quản trị tại các
DNSXNVV trên địa bàn TP. Cần Thơ.
Gửi bảng câu hỏi phỏng vấn trực tiếp, qua email đến các kế toán đang làm việc tai
DNSXNVV trên địa bàn TP.Cần Thơ. Kết quả được trả về, tác giả chọn lọc các biến
quan sát phù hợp, đáp ứng mục tiêu nghiên cứu đã đề ra. Sau đó tiến hành phân tích dữ
liệu bằng phần mềm SPSS như sau:
+ Phương pháp thống kê mô tả.
+ Kiểm định Cronbach’s Alpha.
+ Phân tích nhân tố khám phá.
+ Phân tích hồi qui đa biến
1.5. Ý nghĩa của đề tài
Về mặt khoa học: Hệ thống hóa các nghiên cứu liên quan đến các yếu tố ảnh
hưởng đến việc vận dụng kế toán quản trị tại các DNSXNVV trên địa bàn TP. Cần
Thơ.
Về mặt thực tiễn: thông qua kết quả xác định mức độ ảnh hưởng đến việc vận dụng
KTQT, từ đó nâng cao việc vận dụng kế toán quản trị tại các DNSXNVV trên địa bàn
TP. Cần Thơ.
1.6. Những đóng góp của đề tài
Nghiên cứu thực hiện đề tài dự kiến mang lại những lợi ích sau:
Thông qua tổng hợp thực tiễn từ khảo sát các DNSXNVV sẽ giúp cho người đọc có
cái nhìn toàn diện thực trạng về việc vận dụng kế toán quản trị tại các DNSXNVV trên
địa bàn TP. Cần Thơ.
Thông qua kết quả nghiên cứu, xác định được mức độ tác động của các nhân tố đến
việc vận dụng kế toán quản trị tại các DNSXNVV từ đó đề xuất được những giải pháp
để có tính khả thi trong việc vận dụng kế toán quản trị tại các DNSXNVV trên địa bàn
TP. Cần Thơ.
Kết quả nghiên cứu của đề tài, góp phần làm tài liệu tham khảo cần thiết và bổ ích
cho các nghiên cứu khoa học liên quan đến kế toán quản trị .
4
1.7. Cấu trúc luận văn
Bố cục luận văn gồm:
Chương 1: Mở đầu.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu .
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Chương 5: Kết luận và kiến nghị.

TÓM TẮT CHƯƠNG 1


Trong chương 1 này tác giả đã trình bày lý do, tính cấp thiết và ý nghĩa về mặt lý
thuyết cũng như thực tiễn của đề tài nghiên cứu. Bên cạnh đó, tác giả đã đưa ra mục
tiêu của đề tài, các câu hỏi cần phải làm rõ khi nghiên cứu và đưa ra giới hạn, phạm vi
của đề tài nghiên cứu. Song song với việc giới thiệu tổng quan về đề tài nghiên cứu
của mình thông qua các đề tài đã nghiên cứu trước đó, tác giả đã trình bày phương
pháp nghiên cứu theo hai giai đoạn: nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng.
Và cuối cùng, là trình bày sơ lược nội dung chính của luận văn bao gồm 5 chương.
Chương tiếp theo, tác giả sẽ trình bày cơ sở lý thuyết liên quan đến đề tài.
5
CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

2.1. Các khái niệm


Kế toán: Là việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin kinh
tế, tài chính dưới hình thức giá trị, hiện vật và thời gian lao động (Quốc Hội, 2015).
Kế toán chi phí: có thể hiểu là một bộ phận tách ra từ kế toán tài chính và kế
toán quản trị với trọng tâm cung cấp thông tin chuyên sâu về chi phí, là một lĩnh vực
kế toán có liên quan chủ yếu với việc ghi chép, phân tích chi phí để tính giá thành,
kiểm soát chi phí, đánh giá tình hình thực hiện chi phí, kế hoạch chi phí cho kỳ kế
hoạch (Võ Văn Nhị, 2007).
Kế toán tài chính: việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông
tin kinh tế, tài chính bằng báo cáo tài chính cho đối tượng có nhu cầu sử dụng thông
tin của đơn vị kế toán (Quốc Hội, 2015).
Kế toán quản trị: là một môn khoa học thu nhận, xử lý và cung cấp những
thông tin định lượng về các hoạt động của đơn vị một cách chi tiết, giúp cho các nhà
quản lý trong quá trình ra các quyết đinh liên quan đến việc lập kế hoạch, tổ chức thực
hiện, kiểm tra, kiểm soát và đánh giá tình hình thực hiện các hoạt động của đơn vị (Võ
Văn Nhị, 2007).
Vận dụng: đem tri thức, lý luận áp dụng vào thực tiễn (Từ điển Tiếng Việt).
Vận dụng kế toán quản trị là việc đem tri thức, sự hiểu biết về công việc thu
thập, xử lý thông tin định lượng, cung cấp thông tin định lượng một các chi tiết giúp
cho các nhà quản lý lập kế hoạch, thực hiện kiểm tra kiểm sóat và đánh giá đúng tình
hình hoạt động của đơn vị.
2.2. Tổng quan về kế toán quản trị
2.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển kế toán quản trị
Quá trình hình thành và phát triển kế toán quản trị có thể thấy qua các giai đoạn
sau:
Giai đoạn trước năm 1950: kế toán quản trị lúc này chưa xuât hiện nổi bật, mà
tìm ẩn dưới dạng kế toán chi phí như là một hoạt động kỹ thuật cần thiết để doanh
nghiệp đạt mục tiêu hoạt động.
Giai đoạn từ 1956 đến 1980: Quyển sách đầu tiên về kế toán quản trị của
Robert Anthony được xuất bản đầu tiên vào năm 1956. Nội dung chính là giới thiệu kế
toán quản trị là gì? Làm thế nào để hệ thống và phân tích vấn đề mới để ra quyết định?
Giới thiệu các công cụ kiểm soát chi phí thích hợp.
Tuy nhiên, giai đoạn này, kế toán quản trị chỉ dừng lại ở vai trò là một hoạt
động quản lý gián tiếp. kế toán quản trị mang ý nghĩa như là sự hỗ trợ từ phía nhà quản
6
trị gián tiếp đối với nhà quản trị trực tiếp thông qua việc cung cấp thông tin cho việc
lập kế hoạch, kiểm soát và ra quyết định.
Giai đoạn từ năm 1980 đến năm 1995: Đây là giai đoạn diễn ra toàn cầu hoá, sự
phát triển vượt bậc của khoa học kỹ thuật, sự cạnh tranh quyết liệt… kế toán quản trị
không còn là một phần của của kế toán tài chính, tham gia gián tiếp vào quản lý mà trỏ
thành một bộ phận cấu thành của quá trình quản lý để nhà quản lý có thể trực tiếp tiêp
cận với thông tin. Vì vậy kế toán quản trị được đòi hỏi phải thực hiện tốt nhất công
việc dự báo, tổ chức điều hành, kiểm soát và ra quyết định. Từ yêu cầu đó, hoạt động
kế toán đã hình thành hai phần cơ bản và phát triển nhanh chóng:
+ Một là, cung cấp thông tin về trách nhiệm vật chất – pháp lý của doanh
nghiệp nhằm đảm bảo sự kiểm tra giám sát của cá nhân và các tổ chức có quyền lợi
kinh tế liên quan.
+ Hai là, cung cấp thông tin cho công việc quản trị các hoạt động trong doanh
nghiệp của các nhà quản trị như: lập kế hoạch, tổ chức điều hành, kiểm soát và ra
quyết định.
Đây chính là nền tảng hình thành nên sự tách rời kế toán thành kế toán tài chính và
kế toán quản trị .
Giai đoạn từ năm 1995 đến nay: kế toán quản trị đã chuyển sang quan tâm đến
việc tạo ra giá trị bằng cách sử dụng có hiệu quả các nguồn lực trong doanh nghiệp
thông qua các công cụ kỹ thuật đánh giá các yếu tố tạo nên giá trị cho khách hàng, giá
trị cho cổ đông, sự thay đổi trong quy trình hoạt động kinh doanh nội bộ doanh nghiệp
và học hỏi – phát triển.
Tóm lại, quá trình hình thành và phát triển của kế toán quản trị được ghi nhận
thành bốn giai đoạn và có thể thấy rõ những điểm quan trọng sau:
- Sự thay đổi từ giai đoạn này đến gia đoạn khác là quá trình đan xen và chuyển
hoá dần dần.
- Mỗi giai đoạn, có sự thể hiện thích nghi với điều kiện mới đặt ra cho doanh
nghiệp. Doanh nghiệp thay đổi theo điều kiện mới thì kế toán quản trị cũng thay đổi
theo.
- Mỗi giai đoạn là sự kết hợp giữa cái mới và cái cũ, khi đó cái cũ được kết cấu
lại để phù hợp với cái mới trong điều kiện mới của môi trường quản trị.
2.2.2. Quan niệm về kế toán quản trị
Không có một khái niệm chung nào về kế toán quản trị. Hiện nay, nghiên cứu
về kế toán quản trị có thể dựa trên khái niệm của các cơ quan hàng đầu về kế toán như:
IMA, CIMA và IFAC.
Năm 2008, IMA đã đưa ra khái niệm về công việc kế toán quản trị là “…một
công việc chuyên nghiệp có liên quan đến việc tham gia vào quá trình ra quyết định,
7
đề ra kế hoạch và hệ thống thực hiện, đồng thời cung cấp những báo cáo tài chính
chuyên nghiệp, giúp các nhà quản trị kiểm soát trong việc tạo lập và thực hiện chiến
lược của tổ chức” (Atkinson, 2012).
Theo CIMA, kế toán quản trị như là việc cung cấp thông tin cho các nhà quản
trị nhằm mục đích tạo lập các chính sách, hoạch định và kiểm soát các hoạt động của
doanh nghiệp, ra quyết định dựa trên những lựa chọn khác nhau, việc chuẩn bị báo cáo
tài chính cho các nhóm đối tượng bên ngoài như cổ đông, chủ nợ, cơ quan
thuế…(CIMA, 1986).
Sau khi hiệu chỉnh lại thuật ngữ kế toán quản trị (CIMA, 2005) thì vai trò của
kế toán quản trị thể hiện rộng hơn và có nhiều bước tiến. CIMA đã khái niệm lại
KTQT một cách chi tiết hơn, nhấn mạnh kế toán quản trị là một phần quan trọng của
quá trình quản trị trong đó bao gồm việc nhận diện, tạo ra, trình bày, diễn giải các
thông tin thích hợp, nhằm:
(i) Thông tin về các quyết định chiến lược và tạo lập chiến lược kinh doanh;
(ii) Lập kế hoạch dài hạn, trung hạn và ngắn hạn cho các hoạt động doanh
nghiệp;
(iii) Xác định cấu trúc nguồn vốn và quỹ mà nguồn vốn dùng để cấu trúc;
(iv) Xác định các phần thưởng chiến lược cho các thành viên quản trị và các
bên có liên quan;
(v) Thông tin về các quyết định hoạt động;
(vi) Kiểm soát hoạt động và đảm bảo tính hiệu quả của việc sử dụng các nguồn
lực;
(vii) Đo lường và báo cáo các hiệu quả tài chính và phi tài chính cho nhà quản
trị và các bên có liên quan;
(viii) Giữ gìn các tài sản hữu hình và vô hình;
(ix) Triển khai các thủ tục quản trị doanh nghiệp, quản trị rủi ro, kiểm soát nội
bộ.
Sự thay đổi về khái niệm kế toán quản trị của CIMA đã tiến đến gần hơn mối
quan tâm của các nhà quản trị về việc tập trung vào tính hiệu quả, hoạch định chiến
lược và tạo ra giá trị.
Theo IFAC (2002) thì “kế toán quản trị hướng về các quá trình xử lý và kỹ
thuật, tập trung vào việc sử dụng một cách có hiệu quả và hiệu suất những nguồn lực
của tổ chức, giúp hỗ trợ các nhà quản lý hoàn thành nhiệm vụ, gia tăng giá trị cho
khách hàng cũng như cổ đông.”
Nếu như ở một số nước phát triển, kế toán quản trị đã phát triển rất lâu và đã đạt
được những thành tựu rất lớn cả về lý thuyết cũng như thực tiễn ứng dụng. Hiện nay, ở
các nước như Mỹ, Canada kế toán quản trị đã trở thành một nghề với những tiêu chuẩn
8
nghề nghiệp được xác định (CMA), thì ở Việt Nam thuật ngữ “kế toán quản trị” được
ghi nhận lần đầu trong Luật Kế toán 2003. Và theo Luật Kế toán 2015, tại khoản 10,
điều 3: “kế toán quản trị là việc thu thập, xử lý, phân tích và cung cấp thông tin kinh
tế, tài chính theo yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính trong nội bộ đơn vị
kế toán”.
Tóm lại, kế toán quản trị đã có bước phát triển nhanh và vai trò ngày càng được
mở rộng, các khái niệm truyền thống dần thu hẹp nhường chỗ cho các hoạt động nhằm
tạo ra giá trị ở mức độ cao hơn cho doanh nghiệp trong quá trình hoạt động và kế toán
quản trị là công cụ không thể thiếu được trong hoạt động đó.
2.2.3. Vai trò, chức năng của kế toán quản trị
Ngày nay, trong hoạt động của doanh nghiệp, kế toán quản trị có vai trò quan
trọng và đa dạng. Theo IFAC, vai trò kế toán quản trị thể hiện như một phần không thể
tách rời của quy trình quản trị với vai trò cung cấp thông tin cần thiết để kiểm soát
những hoạt động hiện tại của doanh nghiệp, hoạch định chiến lược, chiến thuật và hoạt
động tương lai của doanh nghiệp; tối ưu hoá sử dụng các nguồn lực; đo lường và đánh
giá hoạt động của doanh nghiệp; giảm thiểu tính chủ quan trong quá trình ra quyết
định; cải thiện hoạt động giao tiếp trong và ngoài doanh nghiệp (IFAC, 1998).
Như vậy, vai trò kế toán quản trị được thể hiện tương ứng với các chức năng
sau:
2.2.3.1. Chức năng lập kế hoạch:
Việc lập kế hoạch đó là việc xác định mục tiêu của doanh nghiệp và đề ra
phương thức để đạt được mục tiêu đó. Do đó đòi hỏi nhà quản trị phải có được thông
tin trong quá khứ, có phương pháp phân tích đánh giá tình hình, sử dụng công cụ để
đưa ra dự báo trong tương lai. Và như vậy, kế toán quản trị trên có sở ghi chép, thu
thập, cung cấp thông tin về tình hình tài chính, tình hình hoạt động của doanh nghiệp,
của đối thủ cạnh tranh, thị hiếu khách hàng…để nhà quản trị phân tích, đánh giá và
đưa ra dự báo, từ đó giúp nhà quản trị xây dựng kế hoạch cho doanh nghiệp trong ngắn
hạn và dài hạn.
2.2.3.2. Chức năng tổ chức và điều hành:
Tổ chức và điều hành là quá trình thực hiện các công việc như: phân công nhân
sự, phân bổ tài sản, nguồn vốn…. tham gia vào hoạt động trong doanh nghiệp. Để thực
hiện tốt các công việc trên đòi hỏi phải có được thông tin về hoạt động của từng bộ
phận, có công cụ để đánh giá kết quả hoạt động, từ đó xác định được trách nhiệm của
mỗi bộ phận, trách nhiệm của mỗi cá nhân phụ trách trong việc thực hiện mục tiêu
chung của doanh nghiệp. Như vậy, vai trò của kế toán quản trị sẽ cung cấp thông tin
cho việc xây dựng và phát triển một cơ cấu nguồn lực hợp lý trong doanh nghiệp giúp
nhà quản trị kịp thời điều chỉnh và tỏ chức lại hoạt động của doanh nghiệp.
9
2.2.3.3. Chức năng kiểm tra:
Kiểm tra là bước tiếp theo sau quá trình tổ chức thực hiện, phương pháp kiểm
tra thường được sử dụng là đối chiếu, so sánh giữa số liệu thực tế với số liệu phản ánh
mục tiêu đề ra nhằm đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch của tổ chức. Kế toán quản
trị có chức năng cung cấp thông tin tình hình thực tế, thông tin chênh lệch giữa thực tế
với kế hoạch, từ đó giúp nhà quản trị kiểm soát được việc thực hiện các chỉ tiêu kế
hoạch và đưa ra các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động trong tương lai.
2.2.3.4. Chức năng ra quyết định:
Ra quyết định không phải là chức năng riêng biệt mà nó là một bộ phận của 3
chức năng trên, bởi vì chính trong quá trình lập kế hoạch, tổ chức – điều hành và kiểm
tra cũng phải ra quyết định. Qua những phân tích trên, chứng tỏ kế toán quản trị giữ
một vị trí quan trọng trong việc thực hiện chức năng ra quyết định.
Chức năng ra quyết định là thu thập xử lý và cung cấp thông tin liên quan đến
các phương án kinh doanh nhằm giúp cho nhà quản trị lựa chọn phương án tối ưu nhất.
Đối với các quyết định có tính chiến lược, thông tin do kế toán quản trị cung cấp giúp
nhà quản trị xác định các mục tiêu và đánh giá khả năng thực hiện mục tiêu đó trên
thực tế. Đối với các quyết định tác nghiệp, thông tin của kế toán quản trị giúp nhà quản
trị ra quyết định trong sử dụng các nguồn lực của tổ chức và và giám sát các nguồn lực
đó trong hoạt động.
Vai trò của KTQT được thể hiện khác nhau ở mỗi cấp độ quản trị trong tổ chức:
+ Ở cấp độ quản trị cấp cơ sở: kế toán quản trị cung cấp thông tin phục vụ cho
nhà quản trị cấp cơ sở kiểm soát và cải tiến hoạt động tại bộ phận do họ quản lý.
+ Ở cấp độ quản trị cấp trung gian: kế toán quản trị cung cấp thông tin phục vụ
cho nhà quản trị cấp trung gian giám sát và đưa ra quyết định về các nguồn lực như
nguyên vật liệu, vốn đầu tư, sản phẩm, dịch vụ và khách hàng…
+ Ở cấp độ quản trị cấp cao: kế toán quản trị cung cấp thông tin đã được tổng
hợp từ các nghiệp vụ, sự kiện đã xảy ra theo từng người điều hành, từng khách hàng và
từng bộ phận phục vụ cho nhà quản trị cấp cao để hỗ trợ cho họ đưa ra các quyết định
trong ngắn hạn và dài hạn.
2.2.4. Nội dung của kế toán quản trị
Nội dung của kế toán quản trị là tổng hợp các mặt, các yếu tố cấu thành nên kế
toán quản trị thể hiện kết quả của công việc và phương pháp kỹ thuật để đạt được mục
tiêu của tổ chức. Nội dung chủ yếu của kế toán quản trị bao gồm:
- Hệ thống kế toán chi phí và tính giá thành.
- Lập kế hoạch.
- Đánh giá trách nhiệm quản lý.
- Thông tin kế toán cho việc ra quyết định.
10
2.2.4.1. Hệ thống kế toán chi phí và tính giá thành
Khái niệm chi phí:
Chi phí là là giá trị của nguồn lực bị mất đi của tổ chức để đạt được một mục
đích nào đó. Bản chất của chi phí là phải mất đi để đổi lấy một kết quả. Kết quả có thể
dưới dạng vật chất như: sản phẩm, tiền... hoặc phi vật chất như: kiến thức, dịch vụ…
Như vậy, chi phí có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận. do đó, việc kiểm soát và
sử dụng chi phí hợp lý là vấn đề cần quan tâm của nhà quản trị, điều này đòi hỏi nhà
quản trị phải có phương pháp phân loại chi phí, phương pháp tập hợp chi phí, xác định
trung tâm chi phí để đưa ra quyết định đúng đắn trong tổ chức điều hành hoạt động của
doanh nghiệp.
Phân loại chi phí:
Chi phí được phân loại theo nhiều cách khác nhau, nhưng cuối cùng cũng
không nằm ngoài mục đích là nhằm kiểm soát và giảm chi phí để phục vụ cho quá
trình quản trị cho các hoạt động của tổ chức.
Bảng 2.1: Phân loại chi phí
Tiêu chí phân loại Loại chi phí
Chi phí sản xuất
Theo chức năng
Chi phí ngoài sản xuất
Theo mối quan hệ giữa chi phí với các Chi phí thời kỳ (period cost)
khoản mục trên báo cáo tài chính Chi phí sản phẩm (product costs).
Chi phí kiểm soát được - chi phí không
kiểm soát được
Chi phí trực tiếp - chi phí gián tiếp
Theo tính chất chi phí
Chi phí cơ hội (opportunity cost);
Chi phí thích đáng – chi phí không thích
đáng.
Chi phí khả biến (variable costs);
Theo cách ứng xử của chi phí Chi phí bất biến (fixed costs);
Chi phí hỗn hợp (mixed costs).
(Nguồn: Tác giả nghiên cứu và tổng hợp)
2.2.4.2. Phương pháp tập hợp chi phí
Có hai phương pháp là phương pháp trực tiếp và phương pháp phân bổ.
Phương pháp trực tiếp: Áp dụng cho trường hợp chi phí phát sinh chỉliên
quanđếnmột đối tượng chịu chi phí. Nghĩa là chi phí thuộc đối tượng nào sẽ được tập
hợp trực tiếp vào đối tượng đó.
11
Phương pháp phân bổ: Cho trường hợp ngược lại là chi phí phát sinh liên
quanđếnnhiều đối tượng chịu chi phí nhất là những chi phí ở bộ phận phục vụ. Nên
phải phân bổ chi phí theo các tiêu chí sau: Giờ công, giờ máy hoạt động, diện tích sử
dụng.
2.2.4.3. Lập kế hoạch kinh doanh
Để quản lý tốt, bất kỳ tổ chức nào, người quản lý cần thông tin để ra các quyết
định đúng. Loại thông tin này hướng tới tương lai và được cụ thể hóa bằng hệ thống kế
hoạch. Hệ thống kế hoạch là công cụ chủ chốt thực sự để điều kiển và ra quyết định ở
mỗi tổ chức. Nó giúp cho việc thông tin và hợp tác dễ dàng, phân phối các nguồn lực,
điều khiển lợi nhuận và cách tổ chức, đánh giá sự thực hiện và tạo các động cơ.
Mục đích của lập kế hoạch kinh doanh
Mục tiêu của các tổ chức kinh doanh là tối đa hóa lợi nhuận. Mục đích cơ bản
của lập kế hoạch kinh doanh là hoạch định và kiểm sóat hoạt động kinh doanh, thông
qua hai chức năng này người quản lý đạt được mục tiêu lợi nhuận của mình. Lập kế
hoạch nhằm đạt được 05 mục đích cơ bản sau đây:
Hoạch định: Lập kế hoạch sẽ dự tính những gì sẽ xảy ra trong tương lai và tính
toán thành các chỉ tiêu cụ thể. Thông qua các chỉ tiêu kinh tế phản ánh được tất cả các
mặt hoạt động của doanh nghiệp, điều chỉnh các mặt hoạt động không tốt, giải quyết
vấn đề trước khi chúng bế tắc. Quá trình lập kế hoạch cũng liên kết tất cả các bộ phận
trong doanh nghiệp nhằm đạt được mục tiêu chung đã đề ra.
Thông tin và phối hợp dễ dàng: cho bất kỳ tổ chức nào hoạt động có hiệu quả,
mỗi người quản lý của tổ chức đó phải biết sử dụng các kế hoạch được tạo ra bởi các
người quản lý khác và tránh mâu thuẫn có thể xảy ra
Phân bổ nguồn lực :Các nguồn lực như nguyên vật liệu các loại, công cụ, dụng
cụ, máy móc thiết bị, nguồn nhân lực hiện có tại doanh nghiệp cần được sử dụng như
thế nào để phát huy hiệu quả cao nhất. Nói cách khác nguồn lực của doanh nghiệp là
có giới hạn, kế hoạch cung cấp một phương tiện để sử dụng và phân phối nguồn lực tối
ưu.
Kiểm tra: Kiểm tra là quá trình so sánh kết quả thực hiện với các chỉ tiêu kế
hoạch và đánh giá việc thực hiện đó. Không có các chỉ tiêu kế hoạch thì không có cở
sở để so sánh và đánh giá kết quả thực hiện. Chi phí kế hoạch sẽ được so sánh với chi
phí thực tế hàng tháng để chỉ ra khu vực cần có sự kiểm soát chi phí nhiều hơn.
So sánh kết quả thực hiện với kế hoạch giúp cho nhà quản lý đánh giá tình hình
thực hiện của các bộ phận và toàn công ty. Khi kế hoạch được sử dụng để đánh giá
việc thực hiện sẽ động viên mọi người thực hiện tốt hơn. Để đánh giá việc thực hiện,
người ta lập báo cáo thực hiện, trình bày số liệu kế hoạch và kết quả thực hiện, cho
phép so sánh để thấy được sự thay đổi giữa thực hiện so với kế hoạch. Nếu sự thay đổi
12
lớn, vượt quá mức cho phép, nhà quản lý sẽ điều tra nguyên nhân của sự thay đổi để có
biện pháp chấn chỉnh nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
Báo cáo thực hiện sẽ thông tin cho nhà quản lý thấy được những mặt hoạt động
không xảy ra theo kế hoạch. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, việc thực hiện không
đúng kế hoạch là do kế hoạch không sát với thực tế. Trong trường hợp này, người ta sẽ
điều chỉnh để lập kế hoạch kỳ sau tốt hơn.
Đánh giá sự thực hiện và đưa ra các động cơ: so sánh với kết quả thực tế với kế
hoạch cũng giúp người quản lý đánh giá từng cá nhân, bộ phận, từng phần, toàn bộ
công ty. Bởi vì kế hoạch đánh giá sự thực hiện nên nó cũng dung đưa ra các động cơ
giúp các bộ phận hay cá nhân cố gắng thực hiện tốt hơn.
2.2.4.4. Trách nhiệm và trình tự lập kế hoạch
Nhà quản trị ở mỗi cấp đều có trách nhiệm về những chi phí thuộc phạm vi
kiểm soát của mình, có trách nhiệm về biến động chi phí giữa kế hoạchvà kết quả thực
hiện. Do đó trách nhiệm lập lập kế hoạch ở cấp nào do nhà quản trị ở cấp đó thực hiện.
Kế hoạch được xây dựng từ cấp có trách nhiệm thấp nhất đến cấp có trách
nhiệm cao nhất. Lập kế hoạch cấp cơ sở do nhà quản trị cơ sở chịu trách nhiệm lập và
tŕnh lên nhà quản trị cấp trung gian, để được xem xét và điều chỉnh nếu cần thiết, sau
đó được gởi lên nhà quản trị cấp cao để phê duyệt trước khi thực hiện. Trách nhiệm và
trình tự lập kế hoạchnhư trên sẽ tạo thuận lợi:
+ Ý kiến của nhà quản trị các cấp đều có giá trị.
+ Kế hoạch sẽ có mức độ tin cậy, chính xác hơn khi được lập từ các cấp quản trị
trực tiếp và được kiểm soát lại ở cấp cao hơn.
+ Xác định được trách nhiệm của các cấp quản trị khi kế hoạchkhông hoàn
thành so với thực tế.
2.2.4.5. Thông tin kế toán cho việc ra quyết định
Chức năng quan trọng nhất của nhà quản trị trong quá trình điều hành hoạt động
đó là ra quyết định. Để đưa ra quyết định đảm bảo chất lượng hiệu quả, đòi hỏi nhà
quản trị phải cân nhắc lựa chọn được phương án tối ưu từ nhiều phương án khác nhau.
Mặc dù các phương án đều xây dựng từ thông tin kế toán, tuy nhiên, mỗi phương án
đều gắn với khoản chi phí và thu nhập khác nhau.
Ra quyết định ngắn hạn
Quyết định ngắn hạn được xem là có giá trị trong thời gian ngắn, thể hiện trong
một thời kỳ hay một kỳ kế toán. Quyết định ngắn hạn không đòi hỏi vốn đầu tư lớn.
Quyết định ngắn hạn có tính dễ thay đổi hơn so với quyết định dài hạn. Mục tiêu của
quyết định ngắn hạn là nhằm thực hiện mục tiêu lâu dài của quyết định dài hạn.
13
Khi ra quyết định ngắn hạn, nhà quản trị cần phân tích mối quan hệ giữa chi
phí, khối lượng, lợi nhuận, tức là nghiên cứu sự tác động qua lại giữa các nhân tố sản
lượng, giá bán, chi phí khả biến, chi phí bất biến và kết cấu mặt hàng đến lợi nhuận.
Ra quyết định trong dài hạn
Quyết định trong dài hạn thường là các quyết định về đầu tư như: đầu tư tàisản
mới, đầu tư mở rộng quy mô sản xuất, đầu tư tài chính... Do đó, để cung cấp thông tin
cho nhà quản trị, KTQT cần thực hiện:
+ Phân loại các quyết định thành: quyết định có tính sàn lọc và quyết định có
tính ưu tiên.
+ Thu thập thông tin và phân loại thông tin theo quyết định đã chọn.
+ Lựa chọn phương pháp thích hợp để đánh giá phương án đầu tư như: các chỉ
số tài chính thông thường, thời gian hoàn vốn, hiện giá thuần (NPV), tỷ suất sinh lời
nội bộ (IRR).
+ Quyết định lựa chọn phương án sau khi đã có thông tin thích hợp.
2.3. So sánh giữa kế toán quản trị và kế toán tài chính
2.3.1. Những điểm giống nhau giữa kế toán quản trị và kế toán tài chính.
Có mối quan hệ chặt chẽ với thông tin kế toán, đều nhằm vào việc phản ánh kết
quả hoạt động của doanh nghiệp, đều quan tâm đến doanh thu, chi phí và sự vận động
của tài sản, tiền vốn.
Có mối quan hệ chặt chẽ về số liệu thông tin. Các số liệu của kế toán tài chính và
KTQT đều được xuất phát từ chứng từ gốc. Một bên phản ánh thông tin tổng quát, một
bên phản ánh thông tin chi tiết.
Đều ghi nhận và thể hiện trách nhiệm của nhà quản trị trong doanh nghiệp.
2.3.2. Những điểm khác nhau giữa KTQT và kế toán tài chính.
Bảng 2.2: Bảng so sánh giữa kế toán quản trị và Kế toán tài chính
Tiêu chí Kế toán quản trị Kế toán tài chính
Cung cấp thông tin phục vụ Cung cấp thông tin phục vụ
1.Mục đích: điều hành hoạt động sản xuất cho việc lập các báo cáo tài
kinh doanh. chính.
2.Đối tượng sử dụng Các nhà quản trị bên trong Các đối tượng bên ngoài
thông tin DN là chủ yếu DN là chủ yếu
Hướng về tương lai Phản ánh quá khứ
Biểu hiện thông qua ba loại
3.Đặc điểm thông tin Biểu hiện dưới thước đo giá
thước đo: giá trị, hiện vật,
trị
thời gian
14

4.Nguyên tắc cung Linh hoạt, theo yêu cầu nhà Cố định, tuân thủ theo
cấp thông tin quản trị nguyên tắc kế toán

5.Yêu cầu thông tin Đòi hỏi tính kịp thời cao Đòi hỏi tính chính xác cao
Từng bộ phận đến toàn cá
6.Phạm vi cung cấp Quy mô DN
nhân có liên quan
Theo yêu cầu mục đích sử Theo quy định của Nhà
7.Loại báo cáo
dụng của nhà quản trị nước

8.Kỳ lập báo cáo Quý, năm, tháng, tuần, ngày. Quý, năm

9.Tính bắt buộc Không có tính bắt buộc Có tính bắt buộc

10.Quan hệ với các


Nhiều Ít
ngành học khác
(Nguồn: Tác giả nghiên cứu và tổng hợp)
2.4. Doanh nghiệp nhỏ và vừa
2.4.1.Khái niệm:
“ Doanh nghiệp nhỏ và vừa là cơ sở kinh doanh đã đăng ký kinh doanh theo quy
định pháp luật, được chia thành ba cấp: siêu nhỏ, nhỏ và vừa. (Nghị định số
56/2009/NĐ-CP ngày 30/6/2009 của Chính phủ về Trợ giúp phát triển DNNVV)
2.4.2. Phân loại doanh nghiệp:
Tại điều 6 Nghị định 39/2018/NĐ-CP ngày 11tháng 03 năm 2018 thay thế Nghị
định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30/6/2009về việc quy định chi tiết một số điều của Luật
Hỗ trợ Doanh nghiệp nhỏ và vừa, tiêu chí xác định DNNVVnhư sau:
Bảng 2.3: Bảng phân loại Doanh nghiệp
Quy DN siêu nhỏ DN nhỏ DN vừa
mô Số lao Số lao Số lao
Lĩnh Tổng Tổng Tổng
động tham động tham động tham
vực nguồn vốn nguồn vốn nguồn vốn
gia BHXH gia BHXH gia BHXH

Từ trên 3 Từ 20 tỷ
Nông, Từ 3 tỷ
10 người tỷ đồng 100 người đồng đến 200 người
lâm, thủy đồng trở
trở xuống đến dưới trở xuống dưới 100 trở xuống
sản xuống
20 tỷ đồng tỷ đồng
15
Từ trên 3 Từ 20 tỷ
Công Từ 3 tỷ
10 người tỷ đồng 100 người đồng đến 200 người
nghiệp đồng trở
trở xuống đến dưới trở xuống dưới 100 trở xuống
xây dựng xuống
20 tỷ đồng tỷ đồng
Thương Từ 3 tỷ 100 tỷ
10 người 50 tỷ trở 50 người 100 người
mại, dịch đồng trở đồng trở
trở xuống xuống trở xuống trở xuống
vụ xuống xuống

(Nguồn:Nghị định 39/2018/NĐ-CP)


2.5. Một số lý thuyết nghiên cứu.
2.5.1. Lý thuyết bất định.
Lý thuyết bất định đã được phát triển từ giữa những năm 1960, sau đó nó được sử
dụng bởi các nhà nghiên cứu kế toán quản trị giữa những năm 1970 đến những năm
1980. Lý thuyết bất định có tầm quan trọng đáng kể để nghiên cứu KTQT vì nó đã
thống trị kế toán hành vi từ năm 1975. Hơn nữa, lý thuyết bất định được sử dụng phổ
biến trong các nghiên cứu về kế toán quản trị của Otley (1980).
Lý thuyết bất định nghiên cứu kế toán quản trị doanh nghiệp trong mối quan hệ
tương tác với môi trường hoạt động của DN. Nói cách khác một hệ thống kế toán quản
trị thích hợp với DN phụ thuộc vào đặc điểm DN và môi trường DN đó đang hoạt
động. Điều này cho thấy không thể xây dựng một mô hình KTQT khuôn mẫu áp dụng
cho tất cả các DN mà việc vận dụng kế toán quản trị vào DN phải tùy thuộc vào đặc
thù từng ngành, từng lĩnh vực sản xuất kinh doanh, đồng thời phải phù hợp với cơ cấu
tổ chức, quy mô DN, trình độ công nghệ sản xuất và chiến lược tổ chức trong từng giai
đoạn. Điều này có nghĩa là việc xây dựng một hệ thống kế toán quản trị hiệu quả phải
thích hợp với từng DN, với môi trường bên trong và bên ngoài mà DN đó đang hoạt
động.
Lý thuyết này được rất nhiều các nhà nghiên cứu lựa chọn để nghiên cứu các
nhân tố bất định tác động đến sự vận dụng triển khai các kỹ thuật kế toán quản trị vào
DN (Gordon và Miller, 1976; Hayes, 1977; Waterhouse và Tiessen, 1978; Otley,
1980; Nicolaou, 2000; Gerdin và Greve, 2004). Hầu hết các kết quả nghiên cứu đều
chỉ ra rằng không có một mô hình KTQT nào là phù hợp cho tất cả các loại hình DN
cũng như trường tồn qua các giai đoạn khác nhau, và các nhân tố tác động, tác động
đến việc triển khai vận dụng các kỹ thuật KTQT có thể chia làm hai loại: yếu tố nội tại
bên trong DN và yếu tố bên ngoài DN (Walker, 1996; Haldma và Lddts, 2002).
Sau đó Chenhall (2003) tiếp tục thảo luận khung lý thuyết bất định dựa trên khía
cạnh chức năng với giả định rằng hệ thống kiểm soát quản trị được phát triển, lựa chọn
nhằm mục đích giúp đạt được các chỉ tiêu và mục tiêu đề ra của DN. Hệ thống kế toán
16
quản trị trong trường hợp này là bất định đối với các yếu tố như môi trường kinh
doanh bên ngoài, công nghệ của DN, cấu trúc của DN, quy mô DN, chiến lược của DN
và văn hóa dân tộc.
2.5.2. Lý thuyết đại diện (Agency theory)
Theo Jensen and Meckling (1976), quan hệ giữa các cổ đông và người quản lý
công ty được hiểu như là quan hệ đại diện – hay quan hệ ủy thác. Mối quan hệ này
được coi như là quan hệ hợp đồng mà theo đó các cổ đông (những người chủ -
principals), bổ nhiệm, chỉ định người khác, người quản lý công ty (người thụ ủy -
agents), để thực hiện việc quản lý công ty cho họ mà trong đó bao gồm cả việc trao
thẩm quyền để ra quyết định định đoạt tài sản của công ty. Lý thuyết về đại diện cho
rằng, nếu cả hai bên trong mối quan hệ này (cổ đông và người quản lý công ty) đều
muốn tối đa hóa lợi ích của mình, thì có cơ sở để tin rằng người quản lý công ty sẽ
không luôn luôn hành động vì lợi ích tốt nhất cho người chủ, tức các cổ đông. Từ đó
xung đột sẽ phát sinh khi có thông tin không đầy đủ và bất cân xứng giữa chủ thể và
đại diện trong công ty. Cả hai bên có lợi ích khác nhau và vấn đề này được giảm thiểu
bằng cách sử dụng các cơ chế thích hợp để có thể hạn chế sự phân hóa lợi ích giữa cổ
đông và người quản lý công ty, thông qua thiết lập những cơ chế đãi ngộ thích hợp cho
các nhà quản trị, và thiết lập cơ chế giám sát hiệu quả để hạn chế những hành vi không
bình thường, tư lợi của người quản lý công ty.
Lý thuyết đại diện giải thích vì sao phải áp dụng hệ thống kế toán trách nhiệm
trong DN và đối với các công ty cổ phần, công ty niêm yết … hệ thống KTQT cần
cung cấp những thông tin gì để đảm bảo lợi ích cho các nhà đầu tư và các cổ đông.
Ngoài ra, lý thuyết đại diện cũng là cơ sở để xây dựng các báo cáo nội bộ trong DN,
các báo cáo đánh giá trách nhiệm phù hợp với hệ thống phân quyền trong các DN.
Theo Healy và Palepu (2001) hợp đồng tối ưu giữa nhà quản trị với nhà đầu tư
phải bao gồm thỏa thuận thù lao và tiền thưởng của nhà quản trị, các giải pháp dung
hòa lợi ích giữa nhà quản trị DN (và chủ DN) với lợi ích của nhà đầu tư bên ngoài.
Những hợp đồng này thường yêu cầu DN phải sử dụng thông tin được cung cấp bởi hệ
thống kế toán quản trị như: hệ thống dự toán ngân sách, thông tin kiểm soát chi phí,
phân bổ các nguồn lực ... để nhà đầu tư đánh giá sự tuân thủ những cam kết trong hợp
đồng và đánh giá nhà quản trị DN có quản trị các nguồn lực của công ty gắn với lợi ích
của nhà đầu tư bên ngoài.
2.5.3. Lý thuyết quan hệ lợi ích – chi phí (Cost benefit theory)
Lý thuyết quan hệ lợi ích – chi phí chỉ ra rằng lợi ích có được từ việc các thông
tin kế toán được cung cấp phải được xem xét trong mối quan hệ với chi phí dùng để
tạo ra và cung cấp thông tin đó. Xét một cách tổng thể thì lợi ích từ thông tin kế toán
có thể phục vụ cho người sử dụng: là các bên có liên quan, là nhà đầu tư và ngay cả
17
chính bản thân DN; còn chi phí thì do người lập báo cáo thông tin kế toán gánh chịu
nhưng xét rộng ra thì chi phí này do xã hội gánh chịu. Vì vậy luôn luôn phải xem xét
và cân bằng mối quan hệ này nhằm đảm bảo chi phí tạo ra không được vượt quá lợi
ích mang lại (Vũ Hữu Đức, 2010).
Mục đích của kế toán quản trị là nhằm hướng đến phục vụ nhu cầu quản trị DN,
nên mỗi DN khác nhau có yêu cầu về hệ thống kế toán quản trị khác nhau, vận dụng
các công cụ kỹ thuật kế toán quản trị khác nhau. Lý thuyết quan hệ lợi ích – chi phí tác
động đến việc vận dụng kế toán quản trị thông qua hai nhân tố: mức chi phí đầu tư cho
việc tổ chức kế toán quản trị và lợi ích do thông tin kế toán quản trị mang lại cho DN.
Rõ ràng là đối với một DN với quy mô siêu nhỏ, nhu cầu thông tin quản trị đơn giản
thì việc đầu tư một bộ máy kế toán quản trị cồng kềnh với hàng loạt các công cụ kỹ
thuật kế toán quản trị phức tạp sẽ không phù hợp do lợi ích mang lại từ việc vận dụng
kế toán quản trị không tương xứng với chi phí bỏ ra đầu tư. Ngược lại đối với một DN
có quy mô lớn, cần các thông tin thích hợp phức tạp để ra quyết định thì việc đầu tư
một khoản chi phí tương thích cho hệ thống kế toán quản trị phức tạp là điều chấp
nhận được.
2.5.4. Lý thuyết dự phòng
Theo lý thuyết dự phòng, kế toán quản trị được coi là thành phần của cơ cấu tổ
chức. Việc thông qua lý thuyết dự phòng để nghiên cứu kế toán quản trị là quá trình
điều chỉnh sự phù hợp giữa kế toán quản trị cụ thể với các biến theo ngữ cảnh trong
một tổ chức.
Lý thuyết dự phòng là lý thuyết cho rằng không có một cách thức hay mô hình
nào tốt nhất cho mọi tổ chức, chỉ có những cách thức quản trị hay mô hình tốt cho
từng tổ chức.
Các nhà nghiên cứu theo cách tiếp cận này cho rằng có 3 nhân tố sẽ tạo nên sự
khác biệt của tổ chức này so với tổ chức khác:
- Sự phụ thuộc và không chắc chắncủa môi trường: Các nhân tố môi trường
luôn thay đổi và sự không chắc chắn này xuất phát từ chổ con người không có khả
năng thông hiểu hoàn toàn và kiểm sóat các nhân tố thuộc về môi trường.
- Quy mô: là một nhân tố quan trọng tạo nên cách thức quản trị khác biệt nhau
ở các tổ chức có quy mô khác nhau
- Công nghệ và kỹ thuật: Bản thân các doanh nghiệp thường sản xuất nhiều loại
sản phẩn dịch vụ với công nghệ khác nhau, và đôi khi sản xuất cùng dòng sản phẩm
nhưng họ thường sử dụng các công nghệ khác nhau do cách thức quản lý phù hợp với
công nghệ, kỹ thuật khác nhau.
Lý thuyết dự phòng nghiên cứu kế tóan quản trị doanh nghiệp trong mối quan
hệ tương tác với môi trường hoạt động doanh nghiệp. Một hệ thống kế toán quản trị
18
thích hợp với doanh nghiệp phù hợp với đặc điểm và môi trường kinh doanh cụ thể.
Có nghĩa là việc xây dựng một hệ thống kế toán quản trị hiệu quả tại doanh nghiệp thì
phải thích ứng với từng doanh nghiệp, thích hợp với môi trường bên trong lẫn bên
ngoài à doanh nghiệp đó đang hoạt động.
Với những lý do đó, lý thuyết dự phòng sẽ góp phần giải thích cho sự ảnh
hưởng của các biến : Quy mô doanh nghiệp; mức độ cạnh tranh thị trường; trình độ
của nhân viên kế toán đến việc vận dụng kế toán quản trị vào hoạt động của doanh
nghiệp.
2.6. Tổng quan các nghiên cứu trước đây
2.6.1. Các nghiên cứu nước ngoài
Tác giả Khaled Abed Hutaibat (2005) trong luận án tiến sỹ nghiên cứu về việc vận
dụng KTQT tại Jordan đã kiểm định thành công mô hình các nhân tố tác động đến việc
vận dụng KTQT trong doanh nghiệp bao gồm các nhân tố sau: -Quy mô DN (tổng
doanh thu hàng năm)-Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư ngoại trong DN -Ngành nghề kinh
doanh của DN-Mức độ cạnh tranh thị trường (nội địa & quốc tế)
Tác giả Abdel-Kader (2006) nghiên cứu về sự vận dụng KTQT trong ngành công
nghiệp thức uống và thực phẩm ở Anh, để hiểu về các yếu tố ảnh hưởng tới việc triển
khai trong ngành công nghiệp này. Tác giả đã tìm hiểu về mối quan hệ giữa sự phát
triển của kế toán quản trị trong thực tế với các yếu tố khác nhau như yếu tố tổ chức và
sản xuất. Nhiều nội dung đã được tác giả phân tích như: Đánh giá mức độ, số lượng
các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp sản xuất thức uống và thực phẩm có áp
dụng kế toán quản trị.
Theo tác giả Nelson và Enrico Uliana (2008) thì nghiên cứu đã chỉ ra những thay
đổi trong công tác quản lý và hệ thống kiểm soát tại thời điểm bấy giờ từ đó nêu lên
vai trò quan trọng của cơ cấu tổ chức, vận hành hoạt động của doanh nghiệp khi áp
dụng kế toán quản trị. Chỉ ra sự thay đổi tích cực khi áp dụng hệ thống kế toán quản
trị, những thay đổi khả quan về phương pháp kiểm soát, công tác lập kế hoạch. Chỉ ra
mối quan hệ tích cực, liên quan trực tiếp giữa kế toán quản trị và cách thức tổ chức
quản lý để đưa ra các chiến lược khác biệt.
Nghiên cứu của Kamilah Ahmad (2012) được tiến hành với đối tượng khảo sát là
500 DN có quy mô vừa ở Malaysia, Kamilah Ahmad đã đưa ra 5 nhân tố : (1) Quy mô
DN, (2) Mức độ cạnh tranh trên thị trường, (3) Cam kết của chủ sở hữu người quản lý
DN, (4) Áp dụng công nghệ sản xuất tiên tiến và (5) Trình độ chuyên môn của nhân
viên kế toán, sẽ tác động đến việc vận dụng kế toán quản trị tại các DN vừa ở
Malaysia. Cách thức đo lường các biến độc lập (Các nhân tố ảnh hưởng) đã được tác
giả giải thích rât cụ thể. Giả thuyết chung tác giả đưa ra là cả 5 nhân tố vừa nêu trên
đều có tác động đồng biến đến việc vận dụng kế toán quản trị .
19
Sau khi tiến hành xử lý và phân tích dữ liệu thu thập được, chỉ có 4 nhân tố là: (1)
Quy mô DN, (2) Mức độ cạnh tranh trên thị trường, (3) Cam kết của chủ sở hữu người
quản lý DN, (4) Áp dụng công nghệ sản xuất tiên tiến có tác động đồng biến đến việc
vận dụng KTQT. Nghiên cứu này góp phần làm sáng tỏ về các nhân tố tác động đến
việc vận dụng KTQT trong các DN quy mô vừa ở các nước phát triển.
Nghiên cứu của Alper Erserim (2012) là nghiên cứu thực nghiệm. Nghiên cứu xác
định có tổng cộng 5 nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng kế toán quản trị, trong đó 2
nhân tố thuộc đặc điểm bên ngoài DN: (1) Sự canh tranh, (2) Mức độ không chắc chắn
của môi trường và 3 nhân tố bên trong DN: (3) Văn hóa, (4) Mức độ tập trung và (5)
Mức độ chính thức của DN. Tác giả đã tập trung vào nghiên cứu biến văn hóa trong
DN ở Thổ Nhĩ Kỳ, không tiến hành như các nghiên cứu trong việc xác định các biến
về đặc điểm bên trong DN như: quy mô, lĩnh vực hoạt động, trình độ của nhân viên,…
Nhân tố văn hóa được thể hiện qua 4 đặc trưng cụ thể: văn hóa sáng tạo, văn hóa hỗ
trợ, văn hóa dựa trên nguyên tắc và văn hóa định hướng mục tiêu.
Kết quả nghiên cứu cho thấy chỉ có hai nhân tố ảnh hưởng đến việc vân dụng
KTQT là văn hóa tổ chức và mức độ chính thức của DN. Các nhân tố còn lại không
được hỗ trợ bởi kết quả phân tích của tác giả. Kết quả trùng khớp và đúng với kỳ vọng
của tác giả khi nhân tố văn hóa là nhân tố được tác giả dặc biệt quan tâm và có ảnh
hưởng dến việc vận dụng kế toán quản trị. Trong khi đó, mức độ chính thức của DN
được đo lường bằng việc các thông tin, kế hoạch hoạt động và chiến lược kinh doanh
đều đươc công khai và thông báo đến tất cả các bộ phận liên quan nhằm tạo ra sự đồng
bộ trong nắm bắt thông tin của toàn bộ DN, hỗ trợ các bộ phận xây dựng kế hoạch
kinh doanh phù hợp. Nghiên cứu này đã góp phần quan trọng trong việc xác định thêm
các nhân tố có thể tác động đến việc vận dụng kế toán quản trị tại các DN Thổ Nhĩ Kỳ.
Giúp các nhà quản lý có cái nhìn tổng quát hơn, nếu họ muốn áp dụng trong hoạt động
kinh doanh cua DN mình thì cần chú trọng đến các nhân tố này.
2.6.2. Các nghiên cứu trong nước
Ở nước ta, kế toán quản trị được tiếp thu và đưa vào giảng dạy ở các trường đại học
khoảng đầu những năm 90 của thế kỷ 20 và chính thức được công nhận trong Luật kế
toán từ năm 2004.
Trong quá trình thực hiện nghiên cứu này, tác giả đã tham khảo một số nghiên cứu
đã được thực hiện trước đây. Dưới đây tác giả trình bày một số nghiên cứu được thực
hiện trong nước liên quan đến việc vận dụng kế toán quản trị:
Bài báo Mô hình tổ chức kế toán quản trị của một số nước trên thế giới – Bài học
kinh nghiệm đối với các doanh nghiệp Việt Nam của tác giả Lê Thị Hương được đăng
trên Tạp chí nghiên cứu tài chính kế toán số 7 năm 1996. Tác giả cung cấp hai cách tổ
chức mô hình kế toán quản trị là mô hình kết hợp và mô hình tách rời dựa vào một số
20
mô hình tổ chức kế toán quản trị của một số nước phát triển trên thế giới và rút ra các
bài học kinh nghiệm đối với các doanh nghiệp Việt Nam về kế toán quản trị .
Bài báo của Đỗ Lương Trường (2008) về lịch sử tiến hóa của kế toán quản trị đã
chỉ rõ: Qua quá trình phát triển gần 30 năm. kế toán quản trị tại Việt Nam vẫn chỉ
dừng lại ở khâu lập kế hoạch và quản trị chi phí chưa tạo ra giá trị tăng thêm cho
doanh nghiệp. Kế toán quản trị vẫn bị hiểu sai từ nội dung đến cách thức xây dựng
khiến cho nhiều doanh nghiệp còn lúng túng khi nghiên cứu đề áp dụng.
Tác giả Phạm Ngọc Toàn (2010) với nghiên cứu xây dựng nội dung và tổ chức kế
toán quản trị cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam. Trong nghiên cứu này, tác
giả đã khảo sát 236 doanh nghiệp từ doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa, tác giả đã
nhận thấy thực trạng là: người làm công tác kế toán trong các doanh nghiệp này chỉ
quan tâm đến công tác kế toán tài chính (KTTC), ít quan tâm đến công tác kế toán
quản trị. Đối với các doanh nghiệp có tổ chức công tác KTQT thì nội dung áp dụng
chưa nhiều và còn lạc hậu, yêu cầu thông tin kế toán quản trị còn sơ khai, nhà quản trị
hạn chế về trình độ, báo cáo quản trị chưa đầy đủ, công nghệ thông tin chưa tích hợp
với kế toán quản trị. Từ thực trạng này, tác giả cũng đã đề xuất những nội dung và tổ
chức kế toán quản trị phù hợp với các DNNVV của Việt Nam. Tuy nhiên mô hình này
chỉ dừng lại ở việc áp dụng cho các DNNVV cũng như chưa đi vào xây dựng mô hình
riêng cho các DNNVV trong các ngành nghề kinh doanh khác nhau.
Đào Khánh Trí (2015) về các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng kế toán quản
trị cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Thành phố Hồ Chí Minh. Thông qua dữ liệu
thu thập từ 150 DNVVN tại địa bàn TP.HCM, kết quả cũng cho thấy tỷ lệ vận dụng kế
toán quản trị ở các doanh nghiệp vừa cao hơn các doanh nghiệp nhỏ. Tác giả đưa ra
mô hình nghiên cứu với 5 nhân tố bao gồm: Trình độ của nhân viên kế toán, sự quan
tâm về kế toán quản trị của chủ doanh nghiệp, chi phí cho việc tổ chức một hệ thống
kế toán quản trị của doanh nghiệp, áp lực cạnh tranh thị trường, ứng dụng công nghệ
thông tin trong quản lý doanh nghiệp. Bằng phương pháp hồi qui binary logistic tác giả
kết luận có 3 yếu tố là trình độ của nhân viên kế toán; sự quan tâm đến kế toán quản trị
của chủ doanh nghiệp và chi phí cho việc tổ chức một hệ thống kế toán quản trị trong
doanh nghiệp là có ý nghĩa thống kê và có mối quan hệ tích cực đến mức độ vận dụng
kế toán quản trị của các DNVVN tại địa bàn TP.HCM.
Trần Ngọc Hùng (2016) nghiên cứu về các nhân tố tác động đến việc vận dụng kế
toán quản trị trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam.
Tác giả đưa ra mô hình nghiên cứu với 8 nhân tố bao gồm: Quy mô doanh nghiệp
(SIZE), Chi phí cho việc tổ chức kế toán quản trị (COST), văn hoá DN (CULTURE),
Trình độ nhân viên kế toán trong DN (QUALIFICATION), Chiến lược doanh nghiệp
(STRATEGY), mức độ sở hữu của nhà nước (STATE OWN), Mức độ cạnh tranh của
21
thị trường (COMPETITION) và Nhận thức của người chủ/điều hành doanh nghiệp
(PERCEPTION).
Qua quá trình ngiên cứu, chỉ có 7 nhân tố tác động (nhân tố Trình độ nhân viên kế
toán trong doanh nghiệp không tác động) bao gồm: Mức độ sở hữu của nhà nước
(STATE OWN), mức độ cạnh tranh của thị trường (COMPETITION), văn hoá DN
(CULTURE), nhận thức của người chủ/điều hành doanh nghiệp (PERCEPTION), quy
mô doanh nghiệp (SIZE), chi phí cho việc tổ chức kế toán quản trị (COST) và chiến
lược doanh nghiệp (STRATEGY) lần lượt đóng góp 19,16%, 18,67%, 18,19%,
17,19%, 11,46%, 11,17% và 4,16% vào việc tác động làm gia tăng tính khả thi khi vận
dụng kế toán quản trị vào các DNNVV tại Việt Nam.
Bài báo của Thái Anh Tuấn (2018) đã nghiên cứu về một số nhân tố ảnh hưởng
đến áp dụng kế toán quản trị trong các doanh nghiệp tại Việt Nam . Bài viết đưa ra 8
nhân tố ảnh hưởng đến áp dụng kế toán quản trị : (1) Áp lực cạnh tranh; (2) Sự phân
quyền; (3) Quy mô doanh nghiệp; (4)Tỷ lệ sở hữu của các thành viên chuyên nghiệp;
(5) công nghệ thông tin; (6) Công nghệ sản xuất, (7) Sự quan tâm của nhà quản trị đến
kế toán quản trị và (8) Trình độ nhân viên kế toán quản trị.
2.7. Đánh giá về các nghiên cứu trước
Các bài nghiên cứu trước đã góp phần mang lại cái nhìn tổng quan về nghiên cứu
liên quan đến vận dụng kế toán quản trị trong doanh nghiệp. Từ những nghiên cứu về
vấn đề còn tồn tại đến những nghiên cứu sâu trong việc xác định các nhân tố ảnh
hưởng đến vận dụng kế toán quản trị ở các quốc gia. Các nghiên cứu đều xác định
được rất nhiều nhân tố khác nhau, mang lại gợi ý tích cực cho doanh nghiệp nếu muốn
vận dụng kế toán quản trị vào trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Mỗi nền kinh tế
khác nhau, mỗi doanh nghiệp khác nhau sẽ bị ảnh hưởng bởi các nhân tố khác nhau.
Bên cạnh những đóng góp tích cực, các nghiên cứu vẫn còn tồn tại những hạn chế
như: mẫu nghiên cứu chưa đủ lớn, tỷ lệ phản hồi thấp, mức độ giải thích mô hình chưa
cao, ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình nghiên cứu cũng như đưa ra những giải pháp cụ
thể nhằm khuyến khích vận dụng kế toán quản trị. Đây sẽ là những gợi ý để tác giả xây
dựng mô hình, xác định các nhân tố tác động và đưa ra những giải pháp, kiến nghị
mang tính thực tiễn.
22
Bảng 2.4. Tổng hợp các nghiên cứu có liên quan

STT Tên tác giả Các nhân tố đề xuất Kết quả nghiên cứu
1 Khaled Abed Mô hình đề xuất 4 nhân tố: Cả 4 nhân tố đều ảnh hưởng
Hutaibat (1) Quy mô DN (tổng doanh
(2005) thu hàng năm);
(2) Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư
ngoại trong DN;
(3) Ngành nghề kinh doanh của
DN;
(4) Mức độ cạnh tranh thị
trường (nội địa & quốc tế).
2 Kamilah Mô hình đề xuất 5 nhân tố: Có 4 nhân tố ảnh hưởng đến
Ahmad (2012) (1) Quy mô DN, vận dụng kế toán quản trị:
(2) Mức độ cạnh tranh trên thị (1) Quy mô DN;
trường; (2) Mức độ cạnh tranh trên
(3) Cam kết của chủ sở hữu thị trường;
người quản lý DN, (3) Cam kết của chủ sở hữu
(4) Áp dụng công nghệ sản người quản lý DN;
xuất tiên tiến; (4) Áp dụng công nghệ sản
(5) Trình độ chuyên môn của xuất tiên tiến.
nhân viên kế toán.
3 Alper Erserim Mô hình đề xuất 5 nhân tố: Có 2 nhân tố ảnh hưởng đến
(2012) (1) Sự canh tranh; vận dụng kế toán quản trị:
(2) Mức độ không chắc chắn (3) Văn hóa;
của môi trường; (5) Mức độ chính thức của
(3) Văn hóa; DN.
(4) Mức độ tập trung;
(5) Mức độ chính thức của DN.
4 Đào Khánh Trí Mô hình đề xuất 5 nhân tố: Có 3 nhân tố ảnh hưởng đến
(2015) (1) Trình độ của nhân viên kế vận dụng kế toán quản trị:
toán; (1) Trình độ của nhân viên
(2) Sự quan tâm về KTQT của kế toán;
chủ doanh nghiệp; (2) Sự quan tâm đến KTQT
(3) Chi phí cho việc tổ chức của chủ doanh nghiệp
một hệ thống KTQT của doanh (3) Chi phí cho việc tổ chức
nghiệp; một hệ thống KTQT trong
(4) Áp lực cạnh tranh thị doanh nghiệp.
trường;
(5) Ứng dụng công nghệ thông
tin trong quản lý doanh nghiệp.
23
5 Trần Ngọc Mô hình đề xuất 8 nhân tố: Có 7 nhân tố ảnh hưởng đến
Hùng (2016) (1) Quy mô doanh nghiệp ; vận dụng kế toán quản trị:
(2) Chi phí cho việc tổ chức (1) Quy mô doanh nghiệp ;
KTQT; (2) Chi phí cho việc tổ chức
(3) Văn hoá DN ; KTQT;
(4) Trình độ nhân viên kế toán (3) Văn hoá DN ;
trong DN; (5) Chiến lược doanh
(5) Chiến lược doanh nghiệp; nghiệp;
(6) Mức độ sở hữu của nhà (6) Mức độ sở hữu của nhà
nước ; nước ;
(7) Mức độ cạnh tranh của thị (7) Mức độ cạnh tranh của
trường; thị trường;
(8) Nhận thức của người (8) Nhận thức của người
chủ/điều hành doanh nghiệp; chủ/điều hành doanh
nghiệp;
Thái Anh Tuấn Mô hình đề xuất 8 nhân tố: Cả 8 nhân tố đều ảnh hưởng
6 (2018) (1) Áp lực cạnh tranh; đến vận dụng kế toán quản
(2) Sự phân quyền; trị
(3) Quy mô doanh nghiệp;
(4) Tỷ lệ sở hữu của các thành
viên chuyên nghiệp;
(5) Công nghệ thông tin;
(6) Công nghệ sản xuất;
(7) Sự quan tâm của nhà quản
trị đến KTQT;
(8) Trình độ nhân viên KTQT.

(Nguồn: Tác giả tổng hợp)


2.8. Mô hình nghiên cứu và đề xuất các giả thuyết
2.8.1. Mô hình nghiên cứu đề xuất
Qua tổng hợp một số tài liệu nghiên cứu trước, kết hợp với lý thuyết nền ở trên và
dựa vào đặc điểm tình hình kinh tế xã hội của thành phố Cần Thơ, tác giả đã đề xuất
mô hình nghiên cứu việc vận dụng kế toán quản trị trong các doanh nghiệp sản xuất
nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Cần Thơ gồm 6 nhân tố (1) Quy mô doanh nghiệp;
(2) Trình độ nhân viên kế toán; (3) Nhận thức về kế toán quản trị của người điều hành;
(4) Chi phí cho việc tổ chức một hệ thống kế toán quản trị của doanh nghiệp; (5) Mức
độ cạnh tranh thị trường; (6) ứng dụng công nghệ thông tin vào trong quản lý doanh
nghiệp. Mô hình nghiên cứu được đề xuất như sau:
24

Quy mô DN

Trình độ nhân viên kế toán

Việc vận dụng


Nhận thức về KTQT của người
KTQT trong
điều hành
DNSXNVV
trên địa bàn
Chi phí cho việc tổ chức một hệ
TP.Cần Thơ
thống KTQT của DN

Mức độ canh tranh thị trường

Ứng dụng Công nghệ thông tin


vào trong quản lý DN

Hình 2.1. Mô hình nghiên cứu đề xuất

Các biến độc lập trong mô hình được tổng hợp qua bảng sau:
Bảng 2.5: Diễn giải các biến độc lập trong mô hình hồi quy tuyến tính
Ký hiệu Diễn giải Căn cứ chọn biến Kỳ vọng dấu
Khaled Abed Hutaibat (2005)
Alper Erserim (2012)
QMDN Quy mô DN +
Kamilah Ahmad (2012)
Trần Ngọc Hùng (2016)
Alper Erserim (2012)
Trình độ của nhân viên kế Kamilah Ahmad (2012)
TĐNV +
toán Đào Khánh Trí (2015)
Trần Ngọc Hùng (2016)
Kamilah Ahmad (2012)
Nhận thức về KTQT của
NTĐH Đào Khánh Trí (2015) +
người điều hành
Trần Ngọc Hùng (2016)
Chi phí cho việc tổ chức một Đào Khánh Trí (2015)
CPTC +
hệ thống KTQT của DN Trần Ngọc Hùng (2016)
Khaled Abed Hutaibat (2005)
MĐCT Mức độ canh tranh thị trường +
Trần Ngọc Hùng (2016)
25

Ứng dụng Công nghệ thông Đào Khánh Trí (2015)


UDCN +
tin vào trong quản lý DN Thái Tuấn Anh (2018)

(Nguồn: Tác giả nghiên cứu và tổng hợp)


2.8.2. Đề xuất các giả thuyết
Với mô hình nghiên cứu và các biến vừa nêu trên, giả thuyết nghiên cứu được đưa
ra như sau:
Giả thuyết H1: Các DN có quy mô càng lớn thì khả năng vận dụng KTQT cao hơn.
Giả thuyết H2: Các DN có nhân viên kế toán có trình độ cao thì khả năng vận dụng
KTQT cao hơn.
Giả thuyết H3: Các DN có người chủ/người điều hành DN đánh giá cao tính hữu
ích công cụ kỹ thuật KTQT thì vận dụng KTQT cao hơn.
Giả thuyết H4: Khi vận dụng KTQT nếu yêu cầu về đầu tư chi phí tổ chức càng
phù hợp thì khả năng vận dụng KTQT cao hơn.
Giả thuyết H5: Các DN hoạt động trong thị trường có mức độ cạnh tranh càng cao
thì khả năng vận dụng KTQT cao hơn.
Giả thuyết H6: Các DN đã ứng dụng công nghệ thông tin vào trong quản lý doanh
nghiệp thì khả năng vận dụng KTQT cao hơn.

TÓM TẮT CHƯƠNG 2


Chương này trình bày tổng quát lý thuyết về các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận
dụng KTQT tại các DNSXNVV trên địa bàn TP. Cần Thơ, trong đó nêu ra một số nội
dung lý thuyết cho đề tài như tổng quan về KTQT, các lý thuyết nghiên cứu, các
nghiên cứu trước về KTQT…. Bên cạnh đó, tác giả xác định các nhân tố ảnh hưởng
đến việc vận dụng KTQT tại các DNSXNVV trên địa bàn TP. Cần Thơ. Từ đó trình
bày mô hình các nhân tố tác động đến vận dụng KTQT tại các DNSXNVV trên địa
bàn TP. Cần Thơ để làm cơ sở cho việc thực hiện nghiên cứu ở các chương tiếp theo.
26
CHƯƠNG 3
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Quy trình nghiên cứu

Cơ sở lý Xây dựng Phỏng vấn Thang đo


thuyết thang đo chuyên gia chính thức
nháp

Nghiên cứu định lượng

-Kiểm tra hệ số Cronbach Alpha


Đo lường độ tin cậy biến tổng
Cronbach Alpha
-Loại các biến có hệ số tương
quan biến tổng nhỏ

-Kiểm tra phương sai trích


Phân tích nhân tố
-Kiểm tra các nhân tố rút trích
khám phá EFA
-Loại các biến có mức tải nhân tố
nhỏ hơn 0.5

-Kiểm tra đa cộng tuyến


Phân tích mô hình hồi
-Kiểm tra sự tương quan
quy đa biến
-Kiểm tra sự phù hợp

Đề xuất giải pháp theo


kết quả

Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu


(Nguồn: Tác giả nghiên cứu và tổng hợp)
27
3.2. Thiết kế nghiên cứu
3.2.1. Nghiên cứu định tính
Nghiên cứu sơ bộ được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu định tính với dữ
liệu được thu thập thông qua việc thảo luận với các chuyên gia theo một dàn bài được
chuẩn bị sẵn.
Mục đích nghiên cứu sơ bộ nhằm xây dựng và hoàn thiện bản phỏng vấn: từ mục
tiêu ban đầu, dựa trên cơ sở lý thuyết, tác giả xây dựng bản câu hỏi định tính. Đồng
thời xác định mức độ phù hợp của các biến kế thừa từ các nghiên cứu trước và biến
đặc thù do tác giả tự xây dựng. Và thông qua nghiên cứu sơ bộ đánh giá thang đo của
biến độc lập và biến phụ thuộc có phù hợp, dễ hiểu khi khảo sát không.
Mẫu khảo sát sơ bộ là 5 đối tượng, kết cấu mẫu gồm chuyên gia, giảng viên giảng
dạy về KTQT, Kiểm toán, Giám Đốc và Kế toán Trưởng các doanh nghiệp sản xuất.
Họ là những người thường xuyên quản lý về các vấn đề liên quan đến việc vận dụng
KTQT nên những ý kiến từ họ sẽ là những thông tin thực tế hết sức quan trọng.
Kết quả cuối cùng tác giả xác định được thang đo chính thức và lập bảng câu hỏi
chính thức, chuyển sang nghiên cứu định lượng.
3.2.2. Nghiên cứu định lượng
Gửi bảng câu hỏi chính thức trực tiếp và qua mail đến 150 đối tượng tham gia khảo
sát là kế toán đang làm việc tại các doanh nghiệp sản xuất nhỏ và vừa trên địa bàn
thành phố Cần Thơ. Dữ liệu nghiên cứu định lượng được lấy từ những cuộc khảo sát
đó.
Nghiên cứu này sử dụng các loại thang đo để thiết lập câu hỏi khảo sát bao gồm:
thang đo danh nghĩa; thang đo khoảng và thang đo Likert 5 mức độ để thiết kế bảng
câu hỏi.
Mục đích của nghiên cứu khi sử dụng phương pháp định lượng:
Các thông tin thu thập được dùng để đánh giá độ tin cậy của thang đo trong nghiên
cứu chính thức.
Đánh giá mức độ quan trọng của các nhân tố ảnh hưởng đến nghiên cứu định
lượng.
Kiểm định thang đo và kiểm định sự phù hợp của mô hình bằng phần mềm Eview
Dữ liệu thu được sẽ mã hóa và được xử lý bằng phần mềm Eview. Các bước thực
hiện như sau:
Bước 1: Mã hóa dữ liệu;
Bước 2: Thống kê mô tả;
Bước 3: Kiểm định độ tin cậy của các thang đo;
Bước 4: Phân tích nhân tố;
Bước 5: Khẳng định mô hình hoặc điều chỉnh mô hình (Nếu có);
28
Bước 6: Kiểm định sự phù hợp của mô hình;
Bước 7: Hồi quy đa biến;
Bước 8: Kiểm định các giả thuyết.
3.3. Xây dựng thang đo
Sau khi tổng hợp tài liệu và ý kiến từ những kết quả phỏng vấn chuyên gia, tác giả
xác định được năm nhân tố tác động đến vận dụng kế toán quản trị tại các DNSXNVV
trên địa bàn TP. Cần Thơ: (1) Quy mô công ty, (2)Trình độ nhân viên kế toán, (3)
Nhận thức của người điều hành, (4) Chi phí cho việc tổ chức hệ thống kế toán quản trị,
(5) Mức độ cạnh tranh thị trường, (6) Ứng dụng công nghệ thông tin vào trong quản lý
doanh nghiệp.
Bảng 3.1: Thang đo chính thức được mã hóa
Ký hiệu Chỉ tiêu

QMDN Quy mô doanh nghiệp

Số lượng nhân viên tham gia BHXH ảnh hưởng đến việc vận dụng
QMDN1
KTQT.

QMDN2 Vốn đăng ký kinh doanh ảnh hưởng đến việc vận dụng KTQT.

QMDN3 Doanh thu của doanh nghiệp ảnh hưởng đến việc vận dụng KTQT.

TĐKT Trình độ của nhân viên kế toán

TĐKT1 Nhân viên kế toán doanh nghiệp đều tốt nghiệp chuyên ngành kế toán.
Nhân viên kế toán doanh nghiệp thành thạo chuyên môn nghiệp vụ kế
TĐKT2
toán (báo cáo thuế, lập sổ sách chứng từ…).
Nhân viên kế toán doanh nghiệp tư vấn quản lý cho chủ doanh nghiệp
TĐKT3
về các vấn đề về vấn đề kế toán đạt hiệu quả cao.
Nhân viên kế toán doanh nghiệp vận dụng kiến thức kế toán hỗ trợ cho
TĐKT4 hoạt động quản lý doanh nghiệp (giảm chi phí, tăng doanh thu, xác
định giá bán).
NTĐH Nhận thức của người điều hành

NTĐH1 Lãnh đạo luôn yêu cầu nhiều hơn những thông tin mà kế toán cung cấp.
Lãnh đạo công ty luôn vận hành hệ thống kế toán hướng hỗ trợ cho
NTĐH2
việc ra quyết đinh cho công ty.
Lãnh đạo trong công ty luôn giải quyết các vấn đề trong công ty dựa
NTĐH3
trên các thông tin kế toán (chi phí, doanh thu,…).
29
Lãnh đạo trong công ty định hướng kế hoạch trong tương lai dựa trên
NTĐH4
các thông tin kế toán (chi phí, doanh thu,…).

CPTC Chi phí cho việc tổ chức một hệ thống kế toán quản trị

CPTC1 Chi phí tổ chức hệ thống KTQT hiện nay rất cao.
CPTC2 KTQT hiệu quả cao so với chi phí bỏ ra.
CPTC3 Công ty tổ chức một hệ thống KTQT không cần quan tâm đến chi phí
Chi phí tổ chức hệ thống KTQT có thể thấp vì nó cần thiết cho chiến
CPTC4
lược công ty.
MĐCT Mức độ cạnh tranh trị trường

MĐCT1 Công ty đang phải đối mặt với mức độ cạnh tranh ngày càng cao.
MĐCT2 Kế hoạch thay đổi liên tục vì áp lực cạnh tranh.
Các đối thủ thường xuyên thay đổi chiến lược buộc công ty phải luôn
MĐCT3
thay đổi chính mình.
MĐCT4 Có rất nhiều doanh nghiệp đang kinh doanh cùng ngành với công ty.

UDCN Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý doanh nghiệp

UDCN1 Đơn vị ứng dụng nhiều công nghệ thông tin trong quản lý DN.
Các thông tin luôn được số hóa (đưa vào máy tính) để xuất ra dùng sau
UDCN2
này.
Việc xử lý các công việc tại công ty đa phần được hỗ trợ nhiều bởi
UDCN3
công nghệ thông tin.
VDQT Vận dụng kế toán quản tri tại DNSXNVV trên địa bàn TPCT
Công ty sử dụng hệ thống kế toán hỗ trợ cho việc ra quyết định trong
VDQT1
công ty (điều chỉnh giá bán, cắt giảm chi phí, tăng doanh thu).
Công ty sử dụng hệ thống kế toán để thực hiện dự toán cho năm tài
VDQT2
chính.
Công ty sử dụng hệ thống kế toán hỗ trợ cho việc ra điều chỉnh những
VDQT3
thay đổi trong chiến lược kinh doanh.
Công ty sử dụng hệ thống kế toán để tìm ra những hoạt động không
VDQT4
hiệu quả (chi phí cao) trong công ty.
(Nguồn: Tác giả nghiên cứu và tổng hợp)
3.4. Thiết kế bảng câu hỏi
Sau khi tác giả tham khảo các nghiên cứu về vận dụng kế toán quản trị tại các công
ty của các nhà nghiên cứu trước đây, tác giả đã tổng hợp, phân tích, lượng hóa các
30
nhân tố thuộc tính và dựa vào nghiên cứu định tính nhằm thiết kế bảng câu hỏi khảo
sát định lượng.
Các biến quan sát trong mô hình đều được đánh giá theo thang đo Likert (Rennis
Likert, 1932), gồm có 5 mức độ. Cụ thể:
Mức (1): Hoàn toàn không đồng ý.
Mức (2): Không đồng ý.
Mức (3): Bình thường.
Mức (4): Đồng ý.
Mức (5): Rất đồng ý.
Mỗi câu hỏi được thiết kế sẽ thể hiện một tiêu chí và được xem là cơ sở để đánh
giá về vận dụng kế toán quản trị tại các DNSXNVV trên địa bàn TP.Cần Thơ. Đây là
cách thiết kế giúp cho các đối tượng được khảo sát sẽ đưa ra những nhận định khác
nhau đối với những nhân tố tác động đến việcvận dụng kế toán quản trị tại các các
DNSXNVV trên địa bàn TP.Cần Thơ.
3.5. Phương pháp chọn mẫu và xác định cỡ mẫu
3.5.1. Phương pháp chọn mẫu
Đề tài nghiên cứu được tiến hành bằng cách gửi bảng câu hỏi trực tiếp, qua email.
Lấy mẫu theo phương pháp thuận tiện, đây là phương pháp chọn mẫu phi xác suất
trong đó nhà nghiên cứu tiếp cận với các đối tượng nghiên cứu bằng phương pháp
thuận tiện. Điều này đồng nghĩa với việc nhà nghiên cứu có thể chọn các đối tượng mà
họ có thể tiếp cận được (Nguyễn Đình Thọ, 2011).
Ưu điểm của phương pháp này là dễ tiếp cận với đối tuwngj nghiên cứu và thường
sử dụng khi bị giới hạn về thời gian và chi phí, đông thời mẫu vẫn có thể đại diện cho
đám đông nghiên cứu.
3.5.2. Phương pháp xác định cỡ mẫu
Trong nghiên cứu này có tất cả 130 biến quan sát cần tiến hành phân tích, vì vậy số
mẫu tối thiểu cần thiết là 26* 5 = 130 (Theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng
Ngọc, 2008). Tuy nhiên, để hạn chế tình trạng một số bảng câu hỏi không được trả lời
hoàn chỉnh, tác giả dự định sẽ thu thập số lượng mẫu là khoảng 150 để khi loại bỏ một
số bảng câu hỏi không phù hợp sẽ có số lượng bảng câu hỏi bằng hoặc cao hơn số mẫu
cần thiết để mô hình phân tích có kết quả tin cậy.
3.6. Phương pháp phân tích dữ liệu
+ Phương pháp phân tích thống kê mô tả:
Các phương pháp có liên quan đến việc thu thập số liệu, tóm tắt, trình bày, tính
toán và mô tả các đặc trưng khác nhau để phản ánh một cách tổng quát đối tượng
nghiên cứu. Các đại lượng thường được dùng mô tả tập dữ liệu như: (1) Đại lượng mô
31
tả mức độ tập trung: mean, mode, median; (2) Đại lượng mô tả mức độ phân tán:
Phương sai, độ lệch chuẩn, khoảng biến thiên.
+ Kiểm định Cronbach’s Alpha:
Khi sử dụng các thang đo likert để thu thập các thông tin cần thiết, cần sử dụng
phép thống kê để kiểm tra sự chặt chẽ và tương quan giữa các biến quan sát trong các
thành phần trong mô hình nghiên cứu. Điều này được thực hiện thông qua hệ số
Cronbach’s Alpha. Cronbach’s Alpha là hệ số đo lường sự nhất quán nội tại của thang
đo, được sử dụng kiểm định mức độ tương quan giữa các cặp biến quan sát. Độ tin cậy
của thang đo có hệ số Cronbach’s Alpha đạt tiêu chuẩn α ≥ 0,6 (Peterson, 1994). Việc
kiểm định độ tin cậy thang đo có thể được xác định nhờ hệ số tương quan biến tổng
(Corrected Item-Total Correclation) nhằm loại bỏ các biến rác khỏi thang đo lường.
Theo Nunnally và Burnstein (1994), các biến có hệ số tương quan biến tổng nhỏ hơn
0,3 được coi là biến rác, các biến rác này cần được loại bỏ.
+ Phân tích nhân tố khám phá:
Sau khi thực hiện kiểm định độ tin cậy của thang đo thông qua hệ số Cronbach’s
Alpha, tiếp theo cần nhóm các biến quan sát có các đặc điểm chung vào các nhóm
khác nhau, thông qua phương pháp phân tích nhân tố khám phá. Theo Hair và cộng sự
(1998) định nghĩa rằng, phân tích nhân tố khám phá EFA là kỹ thuật phân tích rút gọn
từ một tập hợp gồm nhiều biến quan sát thành một số nhân tố có ít biến quan sát hơn
nhưng vẫn chứa đựng hầu hết nội dung thông tin và ý nghĩa thống kê của tập biến ban
đầu.
Phân tích nhân tố là một bước để xác định số lượng các nhân tố trong thang đo.
Các biến có trọng số (factor loading) ≥ 0,5 trong EFA sẽ đạt mức ý nghĩa, nếu nhỏ hơn
0,5 sẽ bị loại. Số lượng nhân tố được xác định dựa trên chỉ số Eigenvalue. Đại lượng
Eigenvalue cho biết lượng biến thiên được giải thích bởi nhân tố. Những nhân tố có
Eigenvalue lớn hơn 1 sẽ được giữ lại trong mô hình phân tích. Những nhân tố có
Eigenvalue nhỏ hơn 1 sẽ không có tác dụng tóm tắt thông tin tốt hơn biến gốc nên sẽ
được loại bỏ. Hệ số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin) là một chỉ số dùng để xem xét sự
thích hợp của phân tích nhân tố. Trị số KMO lớn (giữa 0,5 và 1) là đủ điều kiện để
phân tích nhân tố, còn nếu hệ số này nhỏ hơn 0,5 thì phân tích nhân tố có khả năng
không phù hợp với các dữ liệu (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008).
Ngoài ra, thang đo được chấp nhận khi tổng phương sai trích phải lớn hơn hoặc
bằng 50% (Gerbing & Anderson 1987). Khác biệt hệ số tải nhân tố của một biến quan
sát trên các nhân tố ≥ 0,3 để đảm bảo giá trị phân biệt giữa các nhân tố.
Những biến còn lại sau khi phân tích nhân tố khám phá sẽ được đưa vào phân
tích tương quan để kiểm tra hiện tượng tương quan giữa các biến. Sau đó, tác giả tiến
hành phân tích hồi quy và kiểm định giả thuyết nghiên cứu.
32
+ Phân tích hồi qui đa biến:
Để ước lượng mối quan hệ giữa các biến độc lập và phụ thuộc trong mô hình
nghiên cứu, được thực hiện bằng phân tích hồi qui đa biến.
Phân tích hồi qui đa biến được dùng để xem xét mối liên hệ phi tuyến tính giữa
nhiều biến độc lập và một biến phụ thuộc, mục đích chính của việc mô hình hoá mối
tương quan của các biến từ các dữ liệu mẫu thu thập được bằng một mô hình toán
học dùng để ước lượng, dự đoán và đề xuất các giải pháp từ kết quả của phân tích hồi
qui đa biến.
Mô hình hồi qui đa biến có dạng:
Y = β0 + β1.X1+β2.X2+β3.X3+β4.X4+ β5.X5+β6.X6+ e
Trong đó:
• Y là biến phụ thuộc;
• Y được đo lường bằngviệc vận dụng KTQT vào DNSXNVV;
• β0, β1, β2, β3, β4, β5, β6 là các hệ số hồi quy;
• X1 , X2 , X3 , X4 , X5 , X6là các biến độc lập;
• X1 đo lường bằng quy mô doanhnghiệp;
• X2 đo lường bằng trình độ nhân viên kế toán;
• X3 đo lường bằng nhận thức về KTQT của chủ doanh nghiệp;
• X4 đo lường bằng chi phí cho việc tổ chức một hệ thống KTQT của doanh
nghiệp;
• X5 đo lường bằng mức độ cạnh tranh thị trường;
• X6 đo lường bằng việc ứng dụng công nghệ thông tin vào trong quản lý DN;

TÓM TẮT CHƯƠNG 3

Chương 3 đã trình bày phương pháp nghiên cứu được sử dụng để xây dựng,
đánh giá các thang đo, đo lường các khái niệm nghiên cứu và kiểm định mô hình lý
thuyết cùng các giả thuyết đã đề ra.
Quá trình nghiên cứu được thực hiện qua hai giai đoạn là nghiên cứu sơ bộ và
nghiên cứu chính thức. Nghiên cứu sơ bộ sử dụng phương pháp định tính thông qua kỹ
thuật thảo luận giữa người nghiên cứu và đối tượng tham gia nghiên cứu. Nghiên cứu
chính thức được thực hiện bằng phương pháp định lượng thông qua phỏng vấn với bản
câu hỏi. Thang đo được xây dựng có 6 nhân tố tác động đến việc vận dụng kế toán
quản trị tại các DNSXNVV trên địa bàn TP. Cần Thơ.
33
CHƯƠNG 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. Thực trạng việc vận dụng kế toán quản trị tại các DNSXNVV trên địa bàn
TP. Cần Thơ.
4.1.1. Khái quát chung về doanh nghiệp sản xuất nhỏ và vừa trên địa bàn TP. Cần Thơ.
Thành phố Cần Thơ là trung tâm của vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng
sông Cửu Long, là điểm giao lưu kinh tế lớn trong vùng năng động, thuận lợi phát
triển đồng bộ các khu vực kinh tế theo hướng kinh tế vùng như khu công nghiệp, khu
cảng biển, sân bay hàng không quốc tế, khu thương mại tập trung đồng bộ với nhịp độ
công nghiệp hóa, hiện đại hóa toàn vùng.
Thành phố Cần Thơ có 9 đơn vị hành chính bao gồm 5 quận (Ninh Kiều, Bình
Thủy, Cái Răng, Ô Môn, Thốt Nốt) và 4 huyện (Vĩnh Thạnh, Cờ Đỏ, Thới Lai, Phong
Điền) với 85 xã phường thị trấn. Quận Ninh Kiều là trung tâm của thành phố, các quận
Bình Thủy, Ô Môn, Thốt Nốt và Cái Răng giữ vai trò nội thành (Có 610/630 ấp, khu
vực văn hóa).
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát huy
được nhiều lợi thế của thành phố nói chung và từng ngành, từng địa phương nói riêng.
Sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp phát triển nhanh, các khu công nghiệp thu
hút được nhiều dự án với tổng vốn đăng ký tăng dần.
Năm 2018, doanh nghiệp Cần Thơ phát triển, mở rộng hoạt động sản xuất kinh
doanh, sản xuất công nghiệp, thương mại, du lịch, số doanh nghiệp thành lập mới và vốn
đăng ký tăng khá cao so năm 2017; sản xuất nông nghiệp đẩy mạnh cơ cấu lại các ngành,
vùng sản xuất và sản phẩm.
Tại thời điểm 31/12/2018, Cần Thơ có 7.856 Doanh nghiệp đang hoạt động (Số
liệu Cục Thống kê thành phố Cần Thơ), trong đó có 1.191 DNSX quy mô nhỏ và vừa,
chiếm 15,16% . Ngành nghề hoạt động của doanh nghiệp tập trung chủ yếu là sản xuất
chế biến lương thực, sản xuất thuốc, dược liệu, hóa mỹ phẩm,...
Do điều kiện kinh tế của từng quận huyện nên các doanh nghiệp nói chung, doanh
nghiệp sản xuất nói riêng tập trung chủ yếu ở các vùng có điều kiện kinh tế phát triển và
nhiều nguồn nhân lực, Cụ thể:
34
Bảng 4.1: Thống kê các doanh nghiệp sản xuất nhỏ và vừa tại TP. Cần Thơ
STT Quận, Huyện Số lượng DNSX
1 Quận Ninh Kiều 523
2 Quận Bình Thủy 265
3 Quận Cái Răng 165
4 Quận Ô Môn 72
5 Quận Thốt Nốt 78
6 Huyện Phong Điền 25
7 Huyện Vĩnh Thạnh 20
8 Huyện Cờ Đỏ 17
9 Huyện Thới Lai 26
Tổng cộng 1.191

(Nguồn: tác giả thống kê)


Xét về loại hình doanh nghiệp, phần lớn là các Công ty trách nhiệm hữu hạn một
thành viên và công ty trách nhiệm hữu hạn. Doanh nghiệp tư nhân và Công ty cổ phần
chiếm số lượng ít, cụ thể được trình bày trong bảng sau:
Bảng 4.2: Thống kê loại hình các DNSXNVV tại TP. Cần Thơ.
STT Loại hình doanh nghiệp Số lượng
1 Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên 558

2 Công ty trách nhiệm hữu hạn 367


3 Doanh nhiệp tư nhân 159
4 Công ty cổ phần 107
Tổng cộng 1.191

(Nguồn: tác giả thống kê)


4.1.2. Thực trạng việc vận dụng KTQT tại các DNSXNVV trên địa bàn TP. Cần Thơ.
Bảng 4.3. Khảo sát chất lượng nguồn nhân lực phục vụ cho công tác kế toán
Chất lượng nguồn nhân lực phục vụ cho công tác kế Số lượng
Tỷ lệ (%)
toán. (người)
Đảm bảo chất lượng 67 51,5
Bình thường 39 30
Không đảm bảo chất lượng 24 18,5
Tổng 130 100
(Nguồn: phụ lục 4 – kết quả nghiên cứu định lượng)
35
Tại các doanh nghiệp sản suất nhỏ và vừa trên địa bàn TP. Cần Thơ, chất lượng
nguồn nhân lực phục vụ cho công tác kế toán quản trị vẫn chưa thực sự được đảm bảo
(24 người được phỏng vấn chiếm tỷ lệ 18,5% cho rằng chất lượng nguồn nhân lực là
không đảm bảo).
Bảng 4.4. Kết quả khảo sát việc tổ chức hệ thống kế toán
Số lượng
Tổ chức hệ thống kế toán Tỷ lệ (%)
(người)
Chỉ có kế toán tài chính 86 66,2
Chủ yếu là kế toán tài chính và đang xây dựng bộ phận
35 26,9
KTQT.
Thực hiện hoàn chỉnh đồng thời kế toán tài chính và
9 6,9
KTQT.
Tổng 130 100
(Nguồn: phụ lục 4 – kết quả nghiên cứu định lượng)
Qua khảo sát về tình hình tổ chức hệ thống thông tin kế toán trong các doanh
nghiệp sản xuất nhỏ và vừa tại Cần thơ, công tác kế toán chủ yếu phục vụ cho việc
kiểm tra, quyết toán thuế, báo cáo số liệu cho cơ quan cấp trên. Nội dung thông tin, hệ
thống kế toán gần như chỉ có thông tin kế toán tài chính, cung cấp thông tin tài chính
đơn giản được tạo nên trên cơ sở những nguyên tắc, chuẩn mực, thông tư hướng dẫn
kế toán (có 86 người được phỏng vấn trả lời hệ thống thông tin kế toán chỉ có kế toán
tài chính chiếm tỷ lệ 66,2%).
Bảng 4.5. Kết quả khảo sát tình hình lập báo cáo KTQT
Doanh nghiệp có lập báo cáo kế toán phục vụ cho nội
bộ doanh nghiệp nhằm để:
• Điều chỉnh giá bán, cắt giảm chi phí, tăng doanh
thu Số lượng
Tỷ lệ (%)
• Thực hiện dự toán cho năm tài chính. (người)
• Hỗ trợ cho việc ra điều chỉnh những thay đổi trong
chiến lược kinh doanh
Tìm ra những hoạt động không hiệu quả
Hiện tại có lập báo cáo kế toán 43 33,1
Hiện tại không có lập báo cáo kế toán 76 58,5
Không xác định 11 8,5
Tổng 130 100
(Nguồn: phụ lục 4 – kết quả nghiên cứu định lượng)
36
Qua bảng khảo sát tình hình lập báo cáo kế toán quản trị, tác giả nhận thấy rằng
đại đa số các DNSXNVV trên địa bàn TP. Cần Thơ không có lập báo cáo quản trị -
báo cáo kế toán phục vụ cho nội bộ doanh nghiệp nhằm để điều chỉnh giá bán, cắt
giảm chi phí, tăng doanh thu; thực hiện dự toán cho năm tài chính; hỗ trợ cho việc ra
điều chỉnh những thay đổi trong chiến lược kinh doanh và tìm ra những hoạt động
không hiệu quả chiếm 76% ; 8,5% không xác định được vấn đề và chỉ có 33,1% các
DNSXNVV trên địa bàn TP. Cần Thơ có lập báo cáo kế toán quản trị.
Bảng 4.6. Kết quả khảo sát nhu cầu tổ chức hệ thống thông tin kế toán phục vụ quản
lý.
Nhu cầu tổ chức hệ thống thông tin kế toán phục vụ Số lượng
Tỷ lệ (%)
quản lý (người)
Rất cần thiết 67 51,5
Có thể cần thiết 39 30
Thật sự không cần thiết 24 18,5
Tổng 130 100

(Nguồn: phụ lục 4 – kết quả nghiên cứu định lượng)


Theo bảng nhu cầu tổ chức hệ thống thông tin kế toán phục vụ quản lý, 67 người
được khảo sát cho rằng nhu cầu tổ chức hệ thống thông tin kế toán phục vụ quản lý là
rất cần thiết, có 39 đối tượng được phỏng vấn chỉ đánh giá kế toán quản trị ở mức độ
có thể cần thiết, vẫn có 24 đối tượng được phỏng vấn chiếm tỷ lệ 18,5% cho rằng kế
toán quản trị là không cần thiết. Như vậy một bộ phận rất lớn các nhà quản lý nhận
thấy được kế toán quản trị là rất cần thiết song vẫn còn một số nhà quả trị chưa có
nhận thức đầy đủ về vai trò của kế toán quản trị. Nhìn chung nhu cầu thông tin kế toán
quản trị để phục vụ cho các nhà quản lý ra quyết định điều hành doanh nghiệp là cần
thiết.
Bảng 4.7. Kết quả khảo sát mức độ xử lý thông tin kế toán
Mức độ xử lý thông tin kế toán Số lượng Tỷ lệ (%)
(người)
Toàn bộ bằng máy tính (tự động) 41 31,5
Kết hợp máy vi tính (tự động) và thủ công 81 62,3
Hoàn toàn thủ công 8 6,2
Tổng 130 100
(Nguồn: phụ lục 4 – kết quả nghiên cứu định lượng)
Trong 130 đối tượng được khảo sát, có 41 người được khảo sát cho rằng tại đơn
vị xử lý thông tin kế toán hoàn toàn bằng máy vi tính, 81 đối tượng cho rằng đơn vị
của họ có sử dụng máy tính kết hợp với thủ công trong việc xử lý số liệu (chiếm tỷ lệ
37
62,3%), trong khi đó, có 8 người cho rằng tại đơn vị của họ chỉ xử lý thông tin kế toán
bằng thủ công (chiếm tỷ lệ 6,2%).
Bảng 4.8. Kết quả khảo sát thực hiện cơ chế giám sát
Số lượng
Công tác thực hiện cơ chế giám sát Tỷ lệ (%)
(người)
Doanh nghiệp có hệ thống báo cáo cho phép phát hiện
72 55,4
các sai lệch so với kế hoạch.
Doanh nghiệp không có hệ thống báo cáo cho phép phát
58 44,6
hiện các sai lệch so với kế hoạch.
Tổng 130 100
(Nguồn: phụ lục 4 – kết quả nghiên cứu định lượng)
Qua bảng khảo sát cho thấy, một số doanh nghiệp có xây dựng hệ thống kiểm
soát cho phép phát hiện các sai lệch so với chỉ tiêu, kế hoạch đã định (72 người trả lời
có chiếm tỷ lệ 55,4%), trong khi đó vẫn có 55 người được khảo sát trả lời không có hệ
thống kiểm soát cho phép phát hiện các sai lệch so với chỉ tiêu, kế hoạch đã định
chiếm tỷ lệ 44,6%. Việc kiểm tra sai lệch được thực hiện bởi người có trình độ chuyên
môn thích hợp và người này có quyền báo cáo trực tiếp cho cấp phụ trách cao hơn và
cho ban lãnh đạo. Những khiếm khuyết của hệ thống báo cáo sai lệch được phát hiện
và báo cáo trực tiếp và kịp thời với cấp phụ trách cao hơn, kể cả ban lãnh đạo để điều
chỉnh đúng lúc.
4.1.3. Đánh giá thực trạng việc vận dụng kế toán quản trị tại các DNSXNVV trên địa
bàn TP. Cần Thơ.
4.1.3.1. Ưu điểm
Hiện nay, lực lượng lao động của Cần Thơ thuộc thành phần lao động trẻ, có tri
thức, được đào tạo bài bản tại các trường đại học, cao đẳng chuyên nghiệp ngày càng
nhiều. Điều này giúp cho các DNSXNVV tại Cần Thơ thuận lợi trong việc trẻ hóa và
nâng cao trình độ năng lực đội ngũ quản trị của DN mình. Nguồn nhân lực của doanh
nghiệp hiện tại đã đáp ứng nhu cầu đặt ra đối với kế toán quản trị .
Một số doanh nghiệp đã bắt đầu lưu ý và chú trọng về kế toán quản trị . Doanh
nghiệp cho rằng rất cần thiết cho việc thực hiện kế toán quản trị tại doanh nghiệp
mình.
Đối với hệ thống báo cáo sai lệch, doanh nghiệp đã triển khai các biện pháp
điều chỉnh thích hợp. Các doanh nghiệp đã có hệ thống báo cáo sai lệch so với các chỉ
tiêu và kế hoạch đã định.
38
4.1.3.2. Hạn chế
Trình độ nhận thức về kế toán quản trị của các cấp lãnh đạo còn hạn chế, chưa
đánh giá đúng tầm quan trọng của kế toán quản trị . Một bộ phận rất lớn các nhà quản
lý nhận thấy được kế toán quản trị là rất cần thiết song vẫn còn một số nhà quả trị chưa
có nhận thức đầy đủ về vai trò của kế toán quản trị .
Công tác kế toán trong doanh nghiệp chủ yếu phục vụ cho việc kiểm tra, quyết
toán thuế, báo cáo số liệu cho cơ quan cấp trên. Do đó, các doanh nghiệp xây dựng hệ
thống chứng từ kế toán và trình tự luân chuyển chứng từ kế toán chỉ phù hợp với yêu
cầu kế toán tài chính; hệ thống tài khoản kế toán chưa được xây dựng để hướng tới
mục tiêu tích hợp giữa kế toán tài chính và kế toán quản trị; hệ thống sổ kế toán chưa
được xây dựng một cách khoa học để đảm bảo phản ánh chính xác và kịp thời khi có
nhu cầu cung cấp số liệu kế toán quản trị. Nội dung thông tin, hệ thống kế toán gần
như chỉ có thông tin kế toán tài chính, cung cấp thông tin tài chính đơn giản được tạo
nên trên cơ sở những nguyên tắc, chuẩn mực, thông tư hướng dẫn kế toán.
Với kế toán quản trị, hầu như chỉ dừng lại ở những vận dụng rời rạc, không có
khoa học phục vụ cho mục đích quản trị. Vì vậy, đây chính là yếu điểm về thông tin kế
toán, kế toán quản trị của các doanh nghiệp sản xuất nhỏ và vừa. Và cũng chính điều
này chỉ ra sự cần thiết phải ứng dụng kế toán quản trị để bổ sung, hoàn thiện hệ thống
thông tin kế toán phục vụ cho việc quản trị doanh nghiệp trong thời buổi cạnh tranh
khốc liệt đang diễn ra đối với tất cả các doanh nghiệp sản xuất nhỏ và vừa nói riêng
cũng như doanh nghiệp nói chung trên địa bàn TP. Cần Thơ.
Việc ứng dụng tin học hóa trong công tác kế toán được xem như một thước đo
mức độ họat động của doanh nghiệp. Dưới góc độ kế toán, đây là công cụ xử lý hỗ trợ
đắc lực trong việc tạo nên các số liệu phù hợp với các yêu cầu các báo cáo. Nhìn
chung qua kết quả khảo sát trên tại các doanh nghiệp sản xuất nhỏ và vừa hiện nay thì
mức độ ứng dụng tin học trong công tác kế toán là chưa cao, cần cải thiện để nâng cao
hiệu quả trong việc xử lý và cung cấp thông tin kế toán, nhất là kế toán quản trị phục
vụ cho nhu cầu của các nhà quản lý.
4.1.3.3. Nguyên nhân hạn chế
Hiện nay hầu hết các DNSXNVV tại Cần Thơ đang dần làm quen và thích ứng với
các cơ chế hoạt động theo nền kinh tế thị trường, do đó nhận thức cũng như hiểu biết
về kế toán quản trị còn giới hạn ở một mức độ nhất định.
Trong hầu hết các bộ phận kế toán của DNSXNVV tại Cần Thơ, phần hành kế toán
quản trị chưa thực sự được coi trọng, và dẫn đến là chưa có được vị trí độc lập đối với
kế toán tài chính. Số lượng các DNSXNVV có bộ phận kế toán quản trị độc lập còn là
một con số khiêm tốn, tuy nhiên tập trung chủ yếu ở các DN có quy mô vừa. Còn lại
hầu hết tổ chức công tác kế toán quản trị được kết hợp với kế toán tài chính, điều này
39
gây ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả của việc kiểm soát cũng như đưa ra quyết định
kinh doanh của chính bộ phận quản trị trong các DNSXVVV tại Cần Thơ.
Ngoài ra trong DNSXNVV thông tin kế toán chủ yếu là do hệ thống thông tin
KTTC cung cấp, mà về mặt bản chất đây là loại hình thông tin phục vụ cho đối tượng
bên ngoài DNSXNVV, trong khi thông tin phục vụ cho công tác quản trị mang tính
chất nội bộ liên quan đến kế hoạch, đánh giá trách nhiệm, ra quyết định … phải được
bộ phận kế toán quản trị cung cấp lại không am hiểu sâu, và hầu hết đang dừng ở mức
độ ghi nhận sự kiện chứ chưa trở thành một hệ thống thông tin độc lập phục vụ yêu
cầu quản trị của DNSXNVV.
Thông thường, các doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế thị trường có nhiều
đối thủ cạnh tranh nên đều phát sinh nhu cầu phải có thông tin nhanh, chính xác để có
thể xử lý và ra các quyết định kịp thời, tránh bỏ lỡ cơ hội kinh doanh. Thực tế cho thấy
nhiều doanh nghiệp quan tâm đến việc thiết lập hệ thống thông tin nội bộ song vẫn còn
lúng túng trong việc thiết kế bộ máy tổ chức. Hiên tại, hê thống thông tin mà các
doanh nghiệp có hầu hết chưa đáp ứng được nhu cầu thông tin cho quản trị chi phí.
4.2. Các nhân tố tác động đến việc vận dụng kế toán quản trị tại các DNSXNVV
trên địa bàn TP. Cần Thơ.
4.2.1. Mô tả mẫu khảo sát
Bảng 4.9. Tổng hợp số lượng câu hỏi
Số lượng

Số bảng câu hỏi gửi đi 150

Số bảng trả lời nhận được 139

Số bảng câu trả lời chưa hoàn tất 9

Số bảng câu trả lời sử dụng được 130

(Nguồn: tác giả thống kê)


Sau ba tháng gửi bảng câu hỏi khảo sát đến khoảng 150 doanh nghiệp đã nhận
được 139 bảng khảo sát trả về. Trong đó, có 9 bảng câu hỏi trả lời chưa hoàn chỉnh,
người trả lời bỏ trống câu hỏi, một số câu trả lời nhiều ý. Vì vậy, tác giả loại trừ
những bảng câu hỏi trả lời chưa hoàn chỉnh và tiếp tục chạy nghiên cứu với 130 câu
hỏi trả lời hoàn chỉnh để đáp ứng đúng yêu cầu của mẫu nghiên cứu.
40
Bảng 4.10. Tổng hợp số lượng doanh nghiệp đã đáp ứng đúng yêu cầu của mẫu khảo
sát
STT Quận, Huyện Tổng số Tỷ lệ Số lượng DN
DNSXNVV tại khảo sát được chấp
Cần Thơ (%) nhận
1 Quận Ninh Kiều 523 43,91 57
2 Quận Bình Thủy 265 22,25 29
3 Quận Cái Răng 165 13,85 18
4 Quận Ô Môn 72 6,05 8
5 Quận Thốt Nốt 78 6,55 9
6 Huyện Phong Điền 25 2,10 3
7 Huyện Vĩnh Thạnh 20 1,68 2
8 Huyện Cờ Đỏ 17 1,43 1
9 Huyện Thới Lai 26 2,18 3
Tổng cộng 1.191 100% 130
(Nguồn: tác giả phân tích, tổng hợp)

Bảng 4.11. Thống kê đối tượng khảo sát theo trình độ học vấn

1. Trình độ học vấn Số lượng (người) Tỷ lệ (%)

Trung cấp 11 8,5


Cao đẳng 17 13,1
Đại học 95 73,1
Sau đại học 7 5,4
Tổng số 130 100
(Nguồn: phụ lục 4 – kết quả nghiên cứu định lượng)
Thông qua thống kê đối tượng khảo sát theo trình độ học vấn, tác giả nhận thấy
đối tượng nhân viên có trình độ đại học chiếm khá cao (73,1%), trình độ sau đại học
chiếm 5,4%; điều đó cho thấy rằng các DNSXVVN tại Cần thơ cũng rất chú trọng đến
trình độ nguồn nhân lực.
41
Bảng 4.12. Thống kê đối tượng khảo sát theo lĩnh vực hoạt động
Số lượng Tỷ lệ
2. Lĩnh vực hoạt động
(người) (%)
Thực phẩm và nước giải khát 19 14,6
Kim loại 16 12,3
Hóa, mỹ phẩm 15 11,5
Đồ gỗ, tre nứa 18 13,8
Plastic, cao su tổng hợp 22 16,9
Ngành khác 40 30,8
Tổng số 130 100
(Nguồn: phụ lục 4 – kết quả nghiên cứu định lượng)
Doanh nghiệp sản xuất nhỏ và vừa tại thành phố Thơ có 1.190 doanh nghiệp,
chiếm 15,16%. Các doanh nghiệp với nhiều lĩnh vực khác nhau: lương thực, thực
phẩm; hóa mỹ phẩm, thuốc; phân bón; may mặc…Trong các DNSXNVV được khảo
sát, DN sản xuất Plastic, cao su tổng hợp là chủ yếu (chiếm 16,9%); tiếp đó là thực
phẩm, nước giải khát (14,6%); đồ gỗ, tre, nứa (13,8%) và một số lĩnh vực khác.
Bảng 4.13. Thống kê đối tượng khảo sát theo số lượng nhân viên tham gia BHXH
3. Số lượng nhân viên tham gia Số lượng Tỷ lệ
BHXH (người) (%)
Từ 0 -> dưới 10 người 36 27,7

Từ 10 -> dưới 50 người 57 43,8

Từ 50 -> dưới 100 người 28 21,5

Từ 100 -> dưới 200 người 9 6,9

Tổng số 130 100

(Nguồn: phụ lục 4 – kết quả nghiên cứu định lượng)


Qua bảng thống kê đối tượng khảo sát theo số lượng nhân viên tham gia BHXH
cho thấy số lượng nhân viên tham gia BHXH tập trung chủ yếu tại các doanh nghiệp
sản xuất siêu nhỏ và DNSX nhỏ (từ 0 đến dưới 10 người chiếm 27,7%; từ 10 đến 50
người chiếm tỷ 43,8%; từ 50 đến dưới 100 người chiếm 21,5%). Tại doanh nghiệp sản
xuất vừa, số lượng nhân viên tham gia BHXH chỉ chiếm 6,9% (9 người).
42
Bảng 4.14. Thống kê đối tượng khảo sát theo vốn đăng ký kinh doanh
Số lượng Tỷ lệ
4. Vốn đăng ký kinh doanh
(người) (%)
Từ 03 tỷ đồng trở xuống 12 9,2

Trên 03 tỷ đến 20 tỷ đồng 44 33,8

Trên 20 tỷ đến 50 tỷ đồng 51 39,2

Trên 50 tỷ đến 100 tỷ đồng 18 13,8

Trên 100 tỷ đồng 5 3,8

Tổng số 130 100

(Nguồn: phụ lục 4 – kết quả nghiên cứu định lượng)


Về nguồn vốn đăng ký kinh doanh, các đối tượng được khảo sát chủ yếu là các
DNSX siêu nhỏ và nhỏ có nguồn vốn từ 50 tỷ đồng trở xuống (Trên 20 tỷ đến 50 tỷ
chiếm 39,2%; trên 03 tỷ đến 20 tỷ chiếm 33,8%; từ 03 tỷ đồng trở xuống chiếm 9,2%).
DNSX vừa chiếm tỷ lệ thấp 3,8% (5 người).
Bảng 4.15. Thống kê đối tượng khảo sát theo số năm hoạt động
5. Số năm hoạt động Số lượng (người) Tỷ lệ (%)

Dưới 1 năm 12 9,2

Từ 1 đến dưới 4 năm 31 23,8

Từ 4 đến 10 năm 38 29,2

Trên 10 năm 49 37,7

Tổng số 130 100

(Nguồn: phụ lục 4 – kết quả nghiên cứu định lượng)


Theo số liệu khảo sát về số năm hoạt động, các DNSXNVV trên địa bàn TP.
Cần Thơ đã hoạt động nhiều năm (trên 10 năm chiếm 37,7%; từ 1 đến 10 năm chiếm
53%). Số lượng DNSXNVV mới thành lập dưới 1 năm chiếm 9,2% (12 doanh
nghiệp).
Thông qua các thông tin khảo sát, các đối tượng được khảo sát tập trung chủ
yếu là những người có trình độ đại học trở lên làm việc trong các doanh nghiệp có
nguồn vốn từ 3 tỷ đến 50 tỷ (chiếm 73%) với số lượng nhân viên được tham gia bảo
hiểm từ 10 đến dưới 50 người (chiếm 43,8%). Các doanh nghiệp hoạt động trên nhiều
43
lĩnh vực: Thực phẩm, nước giải khát; may mặc; in ấn; đồ gỗ, hóa mỹ phẩm;… với thời
gian hoạt động trên 10 năm là chủ yếu (chiếm 37,7%).
4.2.2. Kết quả kiểm định độ tin cậy của các thang đo
4.2.2.1. Đánh giá sơ bộ thang đo thiết kế khảo sát chuyên gia
Thang đo sơ bộ trước hết được gửi đến 5 chuyên gia (phục lục 1) để xin ý kiến
điều chỉnh trước khi đưa ra câu hỏi chính thức. Để tiến hành lựa chọn các câu hỏi đưa
vào bảng khảo sát, tác giả lựa chọn các câu hỏi có tỷ lệ đồng ý cao hơn 50% và các câu
hỏi có tỷ lệ không đồng ý cao hơn 50% sẽ bị loại ra khỏi bảng câu hỏi khảo sát. Kết
quả của khảo sát ý kiến chuyên gia được cụ thể trong phụ lục 2, thông qua bảng này có
thể thấy rằng hầu hết các chuyên gia đều đồng ý các câu hỏi trên là phù hợp với nội
dung được hỏi. Chính vì vậy, tác giả quyết định đưa các câu hỏi để gửi đến 130 đối
tượng khảo sát.
4.2.2.2. Thống kê thang đo dùng trong nghiên cứu
Theo kết quả tổng hợp thống kê thang đo dùng trong nghiên cứu như bảng 4.10
Giá trị nhỏ nhất của thang đo nằm ở mức từ 1. Đối với giá trị lớn nhất, giá trị này nằm
ở mức 5. Giá trị trung bình của các thang đo giao động từ mức 3,5308 đến 3,9692
44
Bảng 4.16. Thống kê các thang đo dùng trong nghiên cứu.
Mẫu Nhỏ nhất Lớn nhất Trung bình Độ lệch chuẩn
QMDN1 130 2,00 5,00 3,7000 0,63061
QMDN2 130 2,00 5,00 3,7308 0,69090
QMDN3 130 2,00 5,00 3,6769 0,64957
TĐKT1 130 2,00 5,00 3,5692 0,74645
TĐKT2 130 2,00 5,00 3,5308 0,72805
TĐKT3 130 2,00 5,00 3,6077 0,65291
TĐKT4 130 2,00 5,00 3,5769 0,72460
NTĐH1 130 2,00 5,00 3,9692 0,68129
NTĐH2 130 2,00 5,00 3,6538 0,65547
NTĐH3 130 2,00 5,00 3,7462 0,69674
NTĐH4 130 2,00 5,00 3,5538 0,63565
CPTC1 130 2,00 5,00 3,7231 0,59735
CPTC2 130 2,00 5,00 3,7846 0,65869
CPTC3 130 2,00 5,00 3,6692 0,62739
CPTC4 130 2,00 5,00 3,6615 0,62943
MĐCT1 130 2,00 5,00 3,8846 0,66629
MĐCT2 130 2,00 5,00 3,7692 0,65342
MĐCT3 130 2,00 5,00 3,7846 0,69310
MĐCT4 130 2,00 5,00 3,7385 0,68826
UDCN1 130 2,00 5,00 3,7462 0,73991
UDCN2 130 2,00 5,00 3,5692 0,71461
UDCN3 130 2,00 5,00 3,6923 0,69155
VDQT1 130 2,00 5,00 3,6000 0,64219
VDQT2 130 2,00 5,00 3,5769 0,65728
VDQT3 130 2,00 5,00 3,5923 0,63118
VDQT4 130 2,00 5,00 3,6231 0,62587
Valid N
130
(listwise)
(Nguồn: phụ lục 4 – kết quả nghiên cứu định lượng)
4.2.2.3. Đánh giá thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach's Alpha
Tác giả Nguyễn Đình Thọ, (2011) cho rằng: “Trong đánh giá độ tin cậy thang
đo, cần ghi nhận rằng Cronbach’s Alpha đo lường độ tin cậy của cả thang đo chứ
không tính độ tin cậy cho từng biến quan sát. Hơn thế, các biến trong cùng một thang
đo dùng để đo lường cùng một khái niệm nghiên cứu nên chúng phải có tương quan
chặt chẽ với nhau. Vì vậy, khi kiểm tra từng biến đo lường người ta sử dụng hệ số
45
tương quan biến tổng”. Tác giả Numally và Burnstein, (1994) cho rằng: “Nếu một biến
đo lường có hệ số tương quan biến tổng (hiệu chỉnh)>=0,3 thì biến đó đạt yêu cầu”.
Bảng 4.17. Bảng tổng hợp kiểm định Cronbach's Alpha biến độc lập
Phương sai
Các biến Trung bình thang Hệ số tương Hệ số Cronbach's
thang đo nếu
quan sát đo nếu loại biến quan biến tổng Alpha nếu loại biến
loại biến
QMDN α = 0,870
QMDN1 7,4077 1,577 0,703 0,859
QMDN2 7,3846 1,386 0,748 0,822
QMDN3 7,4385 1,411 0,808 0,764
TĐKT α = 0,890
TÐKT1 10,7154 3,414 0,782 0,849
TÐKT2 10,7538 3,303 0,867 0,815
TÐKT3 10,6769 3,864 0,716 0,874
TÐKT4 10,7077 3,712 0,677 0,888
NTĐH α = 0,726
NTÐH1 10,9538 2,416 0,489 0,681
NTÐH2 11,2692 2,338 0,573 0,631
NTÐH3 11,1769 2,286 0,543 0,648
NTÐH4 11,3692 2,576 0,459 0,697
CPTC α = 0,899
CPTC1 11,1154 2,894 0,787 0,866
CPTC2 11,0538 2,749 0,763 0,874
CPTC3 11,1692 2,808 0,784 0,866
CPTC4 11,1769 2,829 0,767 0,872
MĐCT α = 0,860
MÐCT1 11,2923 3,108 0,676 0,833
MÐCT2 11,4077 3,189 0,653 0,842
MÐCT3 11,3923 2,860 0,767 0,795
MÐCT4 11,4385 2,946 0,728 0,812
UDCN α = 0,835
UDCN1 7,2615 1,621 0,688 0,780
UDCN2 7,4385 1,628 0,727 0,740
UDCN3 7,3154 1,752 0,674 0,792
(Nguồn: phụ lục 4 – kết quả nghiên cứu định lượng)
Kết quả kiểm nghiệm độ tin cậy bằng hệ số Cronbach’sAlpha cho thấy: các nhân
tố đều có tương quan biến với biến tổng lớn hơn 0,3; hệ số Cronbach’s alpha lớn hơn
0,6 nên có thể kết luận: độ tin cậy của các thang đo dùng trong mô hình đảm bảo độ tin
cậy.
46
Bảng 4.18. Bảng kiểm định Cronbach's Alpha của thang đo biến phụ thuộc Vận dụng
KTQT vào trong doanh nghiệp sản xuất nhỏ và vừa.
Trung bình Phương sai
Các biến Hệ số tương Hệ số Cronbach's
thang đo nếu thang đo nếu
quan sát quan biến tổng Alpha nếu loại biến
loại biến loại biến
VDQT α = 0,802
VDQT1 10,7923 2,398 0,649 0,736
VDQT2 10,8154 2,477 0,576 0,772
VDQT3 10,8000 2,456 0,630 0,745
VDQT4 10,7692 2,504 0,608 0,756
(Nguồn: phụ lục 4 – kết quả nghiên cứu định lượng)
Từ Bảng 4.17 cho thấy thang đo biến phụ thuộc “Vận dụng KTQT vào trong doanh
nghiệp sản xuất nhỏ và vừa” được đo lường bằng 4 biến quan sát: VDQT1, VDQT2,
VDQT3, VDQT4 có hệ số Cronbach's Alpha = 0,802 > 0,6. Ðồng thời các bến quan
sát đều có hệ số tương quan biến tổng > 0,3. Như vậy thang đo “Vận dụng KTQT vào
trong doanh nghiệp sản xuất nhỏ và vừa” đảm bảo độ tin cậy để tiếp tục đưa vào
nghiên cứu.
4.2.3. Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA
Trong nội dung này, tác giả tiến hành phân tích nhân tố khám EFA với các biến
độc lập và biến phụ thuộc.
4.2.3.1. Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA biến độc lập
Dựa vào kết quả kiểm định độ tin cậy Cronbach's Alpha cho thấy, 22 biến quan
sát của 6 thang đo đều đảm bảo độ tin cậy để đưa vàophân tích nhân tố khám phá.
Bảng 4.19. Bảng KMO và kiểm định Bartlett'sbiến độc lập
Hệ số Kaiser-Meyer-Olkin Measure (KMO). 0,876
Kiểm định Bartlett's Chi bình phương 1731,810
df 231
Sig. 0,000
(Nguồn: phụ lục 4 – kết quả nghiên cứu định lượng)
Kết quả cho thấy hệ số KMO = 0,876 > 0,5. Đồng thời kiểm định Kiểm định
Bartlett's có giá trị Sig=0,000 < 0,05; (bác bỏ H0, chấp nhận H1) điều này cho biết các
biến có độ tương quan với nhau trong tổng thể.
47
Bảng 4.20. Bảng phương sai trích

Giá trị Eigenvalues Chỉ số sau khi trích Chỉ số sau khi xoay

Nhân Tích
Tích lũy Phương Tích lũy
tố Phương lũy Phương
Tổng Tổng phương Tổng sai phương
sai trích phương sai trích
sai trích trích sai trích
sai trích
1 8,512 38,690 38,690 8,512 38,690 38,690 3,265 14,840 14,840
2 2,179 9,905 48,595 2,179 9,905 48,595 2,974 13,520 28,360
3 1,637 7,442 56,036 1,637 7,442 56,036 2,905 13,206 41,566
4 1,539 6,995 63,032 1,539 6,995 63,032 2,477 11,259 52,825
5 1,271 5,776 68,807 1,271 5,776 68,807 2,427 11,032 63,857
6 1,044 4,747 73,554 1,044 4,747 73,554 2,133 9,696 73,554
7 0,757 3,441 76,995
8 0,684 3,111 80,106
9 0,627 2,851 82,957
10 0,475 2,161 85,118
11 0,453 2,057 87,175
12 0,438 1,990 89,165
13 0,374 1,701 90,866
14 0,316 1,436 92,302
15 0,295 1,339 93,641
16 0,266 1,209 94,850
17 0,238 1,080 95,929
18 0,235 1,068 96,997
19 0,212 0,965 97,962
20 0,192 0,874 98,836
21 0,167 0,758 99,594
22 0,089 0,406 100,000
(Nguồn: phụ lục 4 – kết quả nghiên cứu định lượng)
Bảng 4.19 Cho thấy các nhân tố có giá trị Eigenvalues > 1. Phương sai trích là
73,554 >50% đạt yêu cầu với phương pháp rút trích Principal compontents và phép quay
Varimax, có 6 nhân tố được rút trích từ 22 quan sát, có khả năng giải thích được
73,554% sự thay đổi của biến phụ thuộc trong tổng thể nghiên cứu.
48
Bảng 4.21. Ma trận xoay nhân tố
Nhân tố
1 2 3 4 5 6
TÐKT2 0,843
TÐKT1 0,826
TÐKT3 0,798
TÐKT4 0,715
MÐCT3 0,842
MÐCT4 0,787
MÐCT1 0,775
MÐCT2 0,679
CPTC1 0,847
CPTC3 0,788
CPTC4 0,729
CPTC2 0,702
QMDN3 0,885
QMDN1 0,819
QMDN2 0,806
UDCN2 0,812
UDCN3 0,791
UDCN1 0,749
NTÐH2 0,815
NTÐH3 0,632
NTÐH1 0,618
NTÐH4 0,527
(Nguồn: phụ lục 4 – kết quả nghiên cứu định lượng)
Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA cho thấy, 22 biến quan sát của các biến
độc lập được đưa vào nghiên cứu, chia thành 6 nhóm nhân tố. Tất cả các biến đều có
hệ số Factor loading cao hơn 0,5; đạt yêu cầu đặt ra nên không có biến nào bị loại khỏi
nghiên cứu.
Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA cho ra kết quả gồm 6 nhóm nhân tố sau:
Nhân tố thứ nhất (QMDN) bao gồm 3 biến quan sát QMDN1, QMDN2, QMDN3.
Đây là các biến quan sát trong nhân tố “Quy mô doanh nghiệp”.
Nhân tố thứ hai (TĐKT) bao gồm 4 biến quan sát TĐKT1, TĐKT2, TĐKT3,
TĐKT4. Đây là các biến quan sát trong nhân tố “Trình độ của nhân viên kế toán”.
Nhân tố thứ ba (NTĐH) bao gồm 4 biến quan sát NTĐH1, NTĐH2, NTĐH3,
NTĐH4. Đây là các biến quan sát trong nhân tố “Nhận thức về KTQT của người điều
hành”.
49
Nhân tố thứ tư (CPTC) bao gồm 3 biến quan sát CPTC1, CPTC2, CPTC3, CPTC4.
Đây là các biến quan sát trong nhân tố “Chi phí cho việc tổ chức một hệ thống KTQT
của doanh nghiệp”.
Nhân tố thứ năm (MĐCT) bao gồm 4 biến quan sát MĐCT1, MĐCT2, MĐCT3,
MĐCT4. Đây là các biến quan sát trong nhân tố “Mức độ canh tranh thị trường”.
Nhân tố thứ sáu (UDCN) bao gồm 3 biến quan sát UDCN1, UDCN2, UDCN3.
Đây là các biến quan sát trong nhân tố “Ứng dụng công nghệ thông tin vào trong quản
lý doanh nghiệp”.
4.2.3.2. Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA biến phụ thuộc.
Bảng 4.22. Bảng kiểm định KMO và Bartlett's biến phụ thuộc
Hệ số Kaiser-Meyer-Olkin Measure 0,715
Kiểm định Bartlett's Chi bình phương
176,275
df 6
Sig. ,000
(Nguồn: phụ lục 4 – kết quả nghiên cứu định lượng)
Kết quả kiểm định KMO và Bartlett's cho thấy: Hệ số KMO = 0,715; mức ý nghĩa Sig
= 0,000. Như vậy, tác giả kết luận rằng phân tích nhân tố khám phá EFA là phù hợp
với mẫu nghiên cứu này.
Bảng 4.23. Bảng phương sai trích biến phụ thuộc
Giá trị Eigenvalues Chỉ số sau khi trích
Tích lũy Tích lũy
Nhân tố Phương sai Phương sai
Tổng phương sai Tổng phương sai
trích trích
trích trích
1 2,512 62,798 62,798 2,512 62,798 62,798
2 0,769 19,219 82,018
3 0,378 9,452 91,470
4 0,341 8,530 100,000
(Nguồn: phụ lục 4 – kết quả nghiên cứu định lượng)
Kết quả rút trích nhân tố Principal Component với phép quay Varimax đã trích
được 1 nhân tố với phương sai trích là 62,798% > 50%
Bảng 4.24. Bảng ma trận xoay nhân tố biến phụ thuộc
Nhân tố
1
VDQT1 0,813
VDQT3 0,806
VDQT4 0,790
VDQT2 0,760
(Nguồn: phụ lục 4 – kết quả nghiên cứu định lượng)
50
Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA cho thấy có một nhóm nhân tố được
rút trích ra với hệ số của cả ba quan sát đều lớn hơn 0,35. Như vậy, biến phụ thộc
VDQT bao gồm 4 biến quan sát VDQT1, VDQT2, VDQT3, VDQT4 được đặt tên là
“Vận dụng KTQT tại các DNSX nhỏ và vừa”. Giá trị cụ thể của nhân tố này được tính
toán bằng cách lấy trung bình cộng của 4 biến quan sát thành phần.
4.2.4. Kết quả phân tích hồi quy
4.2.4.1. Kiểm định sự tương quan giữa các biến
Để kiểm định xem giữa các biến có mối quan hệ tương quan tuyến tính với nhau và
và các biến độc lập có tương quan với biến phụ thuộc hay không. Kết quả kiểm định
như sau:
Bảng 4.25. Kết quả kiểm định sự tương quan
VDQT QMDN TÐKT NTÐH CPTC MÐCT UDCN
VDQT Pearson
1 0,519** 0,619** 0,640** 0,715** 0,606** 0,628**
Correlation
Sig. (2-tailed) 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000
N 130 130 130 130 130 130 130
QMDN Pearson
0,519** 1 0,437** 0,268** 0,436** 0,281** 0,429**
Correlation
Sig. (2-tailed) 0,000 0,000 0,002 0,000 0,001 0,000
N 130 130 130 130 130 130 130
TÐKT Pearson
0,619** 0,437** 1 0,356** 0,537** 0,415** 0,455**
Correlation
Sig. (2-tailed) 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000
N 130 130 130 130 130 130 130
NTÐH Pearson
0,640** 0,268** 0,356** 1 0,557** 0,525** 0,438**
Correlation
Sig. (2-tailed) 0,000 0,002 0,000 0,000 0,000 0,000
N 130 130 130 130 130 130 130
CPTC Pearson
0,715** 0,436** 0,537** 0,557** 1 0,523** 0,424**
Correlation
Sig. (2-tailed) 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000
N 130 130 130 130 130 130 130
MÐCT Pearson
0,606** 0,281** 0,415** 0,525** 0,523** 1 0,452**
Correlation
Sig. (2-tailed) 0,000 0,001 0,000 0,000 0,000 0,000
N 130 130 130 130 130 130 130
UDCN Pearson
0,628** 0,429** 0,455** 0,438** 0,424** 0,452** 1
Correlation
Sig. (2-tailed) 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000
N 130 130 130 130 130 130 130
Ghi chú: ** Các biến này có mức ý nghĩa là 5% (2-tailed).
(Nguồn: phụ lục 4 – kết quả nghiên cứu định lượng)
51
Ma trận tương quan cho thấy: Hệ số tương quan giữa các biến độc lập với biến phụ
thuộc nhìn chung khá cao, với giá trị Sig < 0,05 với mức ý nghĩa 5%. Kết luận: các
biến có tương quan với nhau.
4.2.4.2. Phân tích hồi quy đa biến
Phân tích hồi quy đa biến được thực hiện để xác định các nhân tố thực sự ảnh
hưởng đến Vận dụng KTQT tại các DNSX nhỏ và vừa, đồng thời kiểm định được các
giả thuyết nghiên cứu.
* Đánh giá mức độ phù hợp của mô hình
Bảng 4.26. Bảng tổng hợp chỉ số R và kiểm định Durbin-Watson

Sai số chuẩn
Model R R Square R hiệu chỉnh của ước lượng Durbin-Watson
1 0,858a 0,736 0,723 0,26632 1,357
a. Biến độc lập: UDCN, CPTC, QMDN, MÐCT, TÐKT, NTÐH
b. Biến phụ thuộc: VDQT

(Nguồn: phụ lục 4 – kết quả nghiên cứu định lượng)


Mô hình có R 0,73. Như vậy, 73% thay đổi của biến phụ thuộc được giải thích
2=

bởi các biến độc lập của mô hình, nói cách khác 73% thay đổi của Vận dụng KTQT tại
các DNSX nhỏ và vừa được giải thích bởi các nhân tố trong mô hình; 27% còn lại do
các biến ngoài mô hình và sai số ngẫu nhiên.
Bảng 4.27. Bảng phân tích phương sai ANOVA
Tổng bình Trung bình
Model phương df phương F Sig.
1 Hồi quy 24,338 6 4,056 57,191 0,000b
Số dư 8,724 123 0,071
Tổng 33,062 129
a. Biến độc lập: UDCN, CPTC, QMDN, MÐCT, TÐKT, NTÐH
b. Biến phụ thuộc: VDQT
(Nguồn: phụ lục 4 – kết quả nghiên cứu định lượng)
Kết quả Sig= 0,000<0,01, cho thấy mô hình đưa ra phù hợp với dữ liệu thực tế. Nói
cách khác, các biến độc lập có tương quan tuyến tính với biến phụ thuộc với độ tin cậy
99%.
52
* Kết quả ước lượng mô hình hồi quy
Bảng 4.28. Ước lượng mô hình hồi quy
Hệ số chưa chuẩn Hệ số Thống kê đa cộng
hóa chuẩn hóa tuyến
Sai số Hệ số Hệ số
Biến B chuẩn Beta T Sig. Tolerance VIF
1 (Constant) -0,240 0,218 -1,103 0,272
QMDN 0,113 0,048 0,130 2,368 0,019 0,706 1,415
TÐKT 0,148 0,048 0,181 3,071 0,003 0,615 1,626
NTÐH 0,227 0,062 0,222 3,679 0,000 0,591 1,692
CPTC 0,252 0,060 0,274 4,189 0,000 0,501 1,994
MÐCT 0,123 0,053 0,138 2,314 0,022 0,605 1,653
UDCN 0,175 0,048 0,214 3,681 0,000 0,632 1,583
(Nguồn: phụ lục 4 – kết quả nghiên cứu định lượng)
Từ kết quả, cho thấy các nhân tố Quy mô doanh nghiệp; Trình độ của nhân viên
kế toán; Nhận thức về kế toán quản trị của người điều hành; Chi phí cho việc tổ chức
hệ thống kế toán quản trị của DN; Mức độ cạnh tranh thị trường; Ứng dụng công nghệ
thông tin vào trong quản lý doanh nghiệp đều có Sig<0,05; Chứng tỏ 06 biến này đều
có sự tương quan với biến phụ thuộc Vận dụng KTQT tại các DNSX nhỏ và vừa.
Kết luận: Vận dụng kế toán quản trị tại các DNSX nhỏ và vừa phụ thuộc vào
Quy mô doanh nghiệp (tác động dương); Trình độ của nhân viên kế toán (tác động
dương); Nhận thức của người điều hành (tác động dương); Chi phí cho việc tổ chức hệ
thống kế toán quản trị tại DN (tác động dương ); Mức độ cạnh tranh thị trường (tác
động dương); Ứng dụng công nghệ thông tin (tác động dương).
4.2.5. Kiểm định các giả thuyết cần thiết của mô hình hồi quy
4.2.5.1. Kiểm định đa cộng tuyến.
Ðể kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến dựa vào hệ số phóng đại phương sai VIF.
Nếu hệ số phóng đại phương sai VIF (variance inflation factor) > 2 thì có dấu hiệu đa
cộng tuyến. Nếu VIF > 10 thì chắc chắn có đa cộng tuyến. Nếu VIF <2: không bị đa
cộng tuyến.
Theo bảng 4.27, kết quả cho thấy hệ số phóng đại phương sai VIF thấp < 2,
điều này chứng tỏ không có hiện tượng xảy ra đa cộng tuyến.
4.2.5.2. Kiểm định sự tương quan.
Hiện tượng tự quan trong mô hình được kiểm định thông qua hệ số Durbin
Watson. Nếu hệ số Durbin Watson nằm trong khoảng từ 1 đến 3 thì mô hình không có
tự tương quan. Nếu hệ số Durbin Watson lớn hơn 1 hoặc lớn hơn 3 thì mô hình có xảy
ra tự tương quan.
53
Qua kết quả bảng 4.25 cho thấy, hệ số Durbin Watson = 1,357; điều đó có
nghĩa là mô hình không có tự tương quan.
4.2.5.3. Kiểm địnhgiả định phương sai của sai số (phần dư) không đổi

Hình 4.1. Đồ thị phân tán giữa giá trị dự đoán và phần dư từ hồi quy
(Nguồn: phụ lục 4 – kết quả nghiên cứu định lượng)
Kiểm tra giả định này bằng cách vẽ đồ thị phân tán giữa các phần dư và giá trị dự
đoán mà mô hình hồi quy tuyến tính cho ra. Người ta hay vẽ biểu đồ phân tán giữa 2
giá trị này đã được chuẩn hóa (standardized) với phần dư trên trục tung và giá trị dự
đoán trên trục hoành. Nếu giả định liên hệ tuyến tính và phương sai bằng nhau được
thỏa mãn, thì ta sẽ không nhận thấy có liên hệ gì giữa các giá trị dự đoán với phần dư,
chúng sẽ phân tán ngẫu nhiên.
Đồ thị Scatterplot cho thấy phần dư phân tán ngẫu nhiên trong một vùng xung
quanh đường đi qua tung độ 0 chứ không tạo thành một hình dạng nào. Giá trị dự đoán
và phần dư độc lập nhau và phương sai của phần dư không thay đổi. Như vậy mô hình
hồi quy phù hợp.
4.2.5.4. Kiểm định phân phối chuẩn của phần dư
Mô hình hồi quy tuyến tính chỉ thật sự phù hợp với các dữ liệu quan sát với phần
dý có phân phối chuẩn với trung bình bằng 0 và phương sai không đổi. Ðể kiểm tra giả
định các phần dư có phân phối chuẩn sử dụng biểu đồ tần số Histogram và P-Plot.
54

Hình 4.2 Đồ thị P-Plot


(Nguồn: phụ lục 4 – kết quả nghiên cứu định lượng)
Từ biểu đồ Normal P-P Plot, các trị số quan sát và trị số mong đợi đều nằm gần
trên đường chéo chứng tỏ phần dư chuẩn hóa có phân phối chuẩn. Kiểm định bằng
Biểu đồ P- P Plot thể hiện những giá trị của các điểm phân vị của phân phối của biến
theo các phân vị của phân phối chuẩn. Quan sát mức độ các điểm thực tế, tập trung sát
đường thẳng kỳ vọng, cho thấy tập dữ liệu nghiên cứu là tốt, phần dư chuẩn hóa có
phân phối gần sát phân phối chuẩn.
Kết quả cho thấy các điểm phân tán xung quanh được kỳ vọng. Cũng cho thấy
giả định phân phối chuẩn của phần dư không bị vi phạm.

Hình 4.3 Đồ thị Histogram của phần dư – đã chuẩn hóa


(Nguồn: phụ lục 4 – kết quả nghiên cứu định lượng)
55
Kết quả từ biểu đồ tần số Histogram của phần dư cho thấy phần dư chuẩn hóa
phân bố theo hình dạng của phân phối chuẩn. Có một đường cong hình chuông trên
hình là đường phân phối chuẩn, ta thấy biểu đồ tần số histogram tương ứng với đường
cong hình chuông đó. Thêm nữa, giá trị trung bình mean là 5,31E-16 xấp xỉ =0, và độ
lệch chuẩn bằng 0,976 xấp xỉ =1 càng khẳng định thêm phần dư chuẩn hóa tuân theo
phân phối chuẩn. (Về mặt lý thuyết, phân phối chuẩn là phân phối có trung bình =0 và
phương sai bằng 1).
4.2.6. Kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu
Giả thuyết H1: Các DN có quy mô càng lớn thì khả năng vận dụng KTQT cao hơn.
Kết quả phân tích hồi quy cho thấy biến Quy mô doanh nghiệp (QMDN) có ảnh
hưởng đến biến phụ thuộc Vận dụng KTQT tại các doanh nghiệp sản xuất nhỏ và vừa
(VDQT). Hệ số hồi quy của biến QMDN =0,130 mang dấu dương. Như vậy biến
QMDN có ảnh hưởng cùng chiều với biến VDQT. Giả thuyết H1 được chấp nhận: Các
DN có quy mô càng lớn thì khả năng vận dụng KTQT cao hơn.
Giả thuyết H2: Các DN có nhân viên kế toán có trình độ cao thì khả năng vận dụng
KTQT cao hơn.
Kết quả phân tích hồi quy cho thấy biến Trình độ của nhân viên kế toán (TĐKT) có
ảnh hưởng đến biến phụ thuộc Vận dụng kế toán quản trị tại các doanh nghiệp sản xuất
nhỏ và vừa (VDQT). Hệ số hồi quy của biến TĐKT = 0,181 mang dấu dương. Như
vậy biến TĐKT có ảnh hưởng cùng chiều với biến VDQT. Giả thuyết H2 được chấp
nhận: Các DN có nhân viên kế toán có trình độ cao thì khả năng vận dụng kế toán
quản trị cao hơn.
Giả thuyết H3: Các DN có người chủ/người điều hành DN đánh giá cao tính hữu
ích công cụ kỹ thuật kế toán quản trị thì vận dụng kế toán quản trị cao hơn.
Kết quả phân tích hồi quy cho thấy biến Nhận thức về kế toán quản trị của người
điều hành (NTĐH) có ảnh hưởng đến biến phụ thuộc Vận dụng kế toán quản trị tại các
doanh nghiệp sản xuất nhỏ và vừa (VDQT). Hệ số hồi quy của biến NTĐH = 0,222
mang dấu dương. Như vậy biến NTĐH có ảnh hưởng cùng chiều với biến VDQT. Giả
thuyết H3 được chấp nhận: Các DN có người chủ/người điều hành DN đánh giá cao
tính hữu ích công cụ kỹ thuật kế toán quản trị thì vận dụng kế toán quản trị cao hơn.
Giả thuyết H4: Khi vận dụng kế toán quản trị nếu yêu cầu về đầu tư chi phí tổ chức
càng phù hợp thì khả năng vận dụng kế toán quản trị cao hơn.
Kết quả phân tích hồi quy cho thấy biến Chi phí cho việc tổ chức một hệ thống kế
toán quản trị của doanh nghiệp (CPTC) có ảnh hưởng đến biến phụ thuộc Vận dụng kế
toán quản trị tại các doanh nghiệp sản xuất nhỏ và vừa (VDQT). Hệ số hồi quy của
biến CPTC = 0,274 mang dấu dương. Như vậy biến CPTC có ảnh hưởng cùng chiều
56
với biến VDQT. Giả thuyết H4 được chấp nhận: Khi vận dụng kế toán quản trị nếu
yêu cầu về đầu tư chi phí tổ chức càng phù hợp thì khả năng vận dụng KTQT cao hơn.
Giả thuyết H5: Các DN hoạt động trong thị trường có mức độ cạnh tranh càng cao
thì khả năng vận dụng kế toán quản trị cao hơn.
Kết quả phân tích hồi quy cho thấy biến Mức độ cạnh tranh thị trường (MĐCT) có
ảnh hưởng đến biến phụ thuộc Vận dụng kế toán quản trị tại các doanh nghiệp sản xuất
nhỏ và vừa (VDQT). Hệ số hồi quy của biến MĐCT = 0,138 mang dấu dương. Như
vậy biến MĐCT có ảnh hưởng cùng chiều với biến VDQT. Giả thuyết H5 được chấp
nhận:Các DN hoạt động trong thị trường có mức độ cạnh tranh càng cao thì khả năng
vận dụng kế toán quản trị cao hơn.
Giả thuyết H6: Các DN đã ứng dụng công nghệ thông tin vào trong quản lý doanh
nghiệp thì khả năng vận dụng KTQT cao hơn.
Kết quả phân tích hồi quy cho thấy biến Ứng dụng công nghệ thông tin vào trong
quản lý doanh nghiệp (UDCN) có ảnh hưởng đến biến phụ thuộc Vận dụng kế toán
quản trị tại các doanh nghiệp sản xuất nhỏ và vừa (VDQT). Hệ số hồi quy của biến
UDCN = 0,214 mang dấu dương. Như vậy biến UDCN có ảnh hưởng cùng chiều với
biến VDQT. Giả thuyết H6 được chấp nhận: Các DN đã ứng dụng công nghệ thông tin
vào trong quản lý doanh nghiệp thì khả năng vận dụng KTQT cao hơn.
4.3. Thảo luận kết quả nghiên cứu.
Bảng 4.29 Tóm tắt mức độ ảnh hưởng của các nhân tố độc lập đến nhân tố phụ thuộc
S Hệ số Mức độ
T Tên nhân tố chuẩn ảnh
T hóa Beta hưởng
1 Chi phí cho việc tổ chức một hệ thống KTQT của DN 0,274 1
2 Nhận thức về KTQT của người điều hành 0,222 2
3 Ứng dụng công nghệ thông tin vào trong quản lý DN 0,214 3
4 Trình độ của nhân viên kế toán 0,181 4
5 Mức độ cạnh tranh 0,138 5
6 Quy mô doanh nghiệp 0,130 6
(Nguồn: tác giả tổng hợp)
4.3.1. Chi phí cho việc tổ chức một hệ thống kế toán quản trị của DN quyết định sự tồn
tại của doanh nghiệp:
Kết quả nghiên cứu này phù hợp với nghiên cứu của Khaled Abed Hutaibat (2005)
và Đào Khánh Trí (2015). Trong nghiên cứu này, chi phí cho việc tổ chức một hệ
thống KTQT của DN là nhân tố có ảnh hưởng mạnh nhất đến Vận dụng KTQT tại
57
doanh nghiệp sản xuất nhỏ và vừa, thể hiện hệ số Beta chuẩn hóa = 0,274 với
Sig=0,000. Điều này có nghĩa là, với giả định trong điều kiện các nhân tố khác không
đổi, khi chi phí cho việc tổ chức một hệ thống kế toán quản trị càng phù hợp tăng 1
đơn vị thì Vận dụng kế toán quản trị tại doanh nghiệp sản xuất nhỏ và vừa tăng trung
bình 0,274 đơn vị.
Việc tổ chức một hệ thống kế toán quản trị trong doanh nghiệp, từ việc xây dựng
hệ thống KTQT đến việc đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực đều cần đến chi phí. Việc
đòi hỏi phải bỏ ra một lượng chi phí để vận dụng KTQT vào trong doanh nghiệp có
mang lại hiệu quả hay không là điều mà các nhà quản lý cần phải quan tâm. Chính vì
vậy, người quản lý cần phải cân nhắc giữa chi phí bỏ ra và lợi ích mang lại. Do đó, khi
bỏ ra chi phí càng phù hợp thì khả năng vận dụng kế toán tại các doanh nghiệp sản
xuất nhỏ và vừa phải thành công càng cao.
4.3.2. Nhận thức của người điều hành:
Việc tổ chức và áp dụng KTQT phụ thuộc chủ yếu vào trình độ nhận thức của nhà
quản trị cấp cao từ việc đưa ra định hướng, chủ trương đến quá trình tổ chức, thực
hiện, kiểm soát toàn bộ quá trình và sau cùng là đánh giá kết quả thực hiện trước, sau
khi thực hiện áp dụng KTQT. Kết quả nghiên cứu này phù hợp với nghiên cứu của
Đào Khánh Trí (2015).
Trong nghiên cứu này Nhận thức của người điều hành là nhân tố có ảnh hưởng thứ
hai đến Vận dụng KTQT tại doanh nghiệp sản xuất nhỏ và vừa, thể hiện hệ số Beta
chuẩn hóa = 0,222 với Sig=0,000. Điều này có nghĩa là, với giả định trong điều kiện
các nhân tố khác không đổi, khi Nhận thức của người điều hành tăng 1 đơn vị thì Vận
dụng KTQT tại doanh nghiệp sản xuất nhỏ và vừa tăng trung bình 0,222 đơn vị.
Các doanh nghiệp có người chủ quan tâm về KTQT, thấy được tầm quan trọng các
công cụ kỹ thuật của KTQT thì khả năng vận dụng KTQT thành công càng cao.
4.3.3. Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý doanh nghiệp:
Kết quả nghiên cứu này phù hợp với nghiên cứu của Đào Khánh Trí (2015).
Trong nghiên cứu này Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý doanh nghiệp
là nhân tố có ảnh hưởng thứ ba đến Vận dụng KTQT tại doanh nghiệp sản xuất nhỏ và
vừa, thể hiện hệ số Beta chuẩn hóa = 0,214 với Sig=0,000. Điều này có nghĩa là, với
giả định trong điều kiện các nhân tố khác không đổi, khi Ứng dụng công nghệ thông
tin trong quản lý doanh nghiệp tăng 1 đơn vị thì Vận dụng KTQT tại doanh nghiệp
sản xuất nhỏ và vừa tăng trung bình 0,214 đơn vị.
Các doanh nghiệp có Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý doanh nghiệp thì
khả năng vận dụng KTQT thành công càng cao.
58
4.3.4. Trình độ của nhân viên kế toán:
Nhân tố trình độ nhân viên kế toán DN là một nhân tố quan trọng tác động đến việc
vận dụng KTQT. Đây là lực lượng nòng cốt trong việc triển khai và vận dụng KTQT,
nên nếu trình độ chuyên môn về KTQT không đáp ứng yêu cầu sẽ khiến cho việc vận
dụng KTQT trong DN sẽ không thực hiện được hoặc thực hiện không hiệu quả.
Kết quả nghiên cứu này phù hợp với nghiên cứu của Đào Khánh Trí (2015).
Kamilar Ahmad, 2012.
Trong nghiên cứu này Trình độ của nhân viên kế toán là nhân tố có ảnh hưởng thứ
tư đến Vận dụng KTQT tại doanh nghiệp sản xuất nhỏ và vừa, thể hiện hệ số Beta
chuẩn hóa = 0,181 với Sig = 0,03. Điều này có nghĩa là, với giả định trong điều kiện
các nhân tố khác không đổi, khi Trình độ của nhân viên kế toán tăng 1 đơn vị thì Vận
dụng KTQT tại doanh nghiệp sản xuất nhỏ và vừa tăng trung bình 0,181 đơn vị.
Trình độ nhân viên kế toán càng cao dẫn đến khả năng vận dụng KTQT trong DN
càng thành công.
4.3.5. Mức độ cạnh tranh thị trường:
Kết quả nghiên cứu này phù hợp với nghiên cứu của Đào Khánh Trí (2015).
Kamilar Ahmad, 2012.
Trong nghiên cứu này Mức độ cạnh tranh thị trường là nhân tố có ảnh hưởng thứ
năm đến Vận dụng KTQT tại doanh nghiệp sản xuất nhỏ và vừa, thể hiện hệ số Beta
chuẩn hóa = 0,138 với Sig=0,022. Điều này có nghĩa là, với giả định trong điều kiện
các nhân tố khác không đổi, khi Mức độ cạnh tranh tăng 1 đơn vị thì Vận dụng KTQT
tại doanh nghiệp sản xuất nhỏ và vừa tăng trung bình 0,138 đơn vị.
Mức độ cạnh tranh càng cao dẫn đến khả năng vận dụng KTQT trong DN càng
thành công.
4.3.6. Quy mô doanh nghiệp:
Các doanh nghiệp với quy mô lớn thường sẽ có phạm vi hoạt động rộng, cơ cấu tổ
chức cồng kềnh và nhu cầu thông tin đòi hỏi cao. Do đó, những công ty này cần ứng
dụng đầy đủ các nội dung KTQT nhằm cung cấp đầy đủ thông tin cho từng bộ phận và
bộ máy KTQT sẽ phức tạp hơn. Điều này hoàn toàn phù hợp với nghiên cứu của tác
giả Khaled Abed Hutaibat, (2005) khi nghiên cứu việc vận dụng KTQT tại Jordan.
Trong nghiên cứu này Quy mô doanh nghiệp là nhân tố có ảnh hưởng thứ sáu trong
6 nhân tố đến Vận dụng KTQT tại doanh nghiệp sản xuất nhỏ và vừa, thể hiện hệ số
Beta chuẩn hóa = 0,130 với Sig=0,019. Điều này có nghĩa là, với giả định trong điều
kiện các nhân tố khác không đổi, khi Mức độ cạnh tranh tăng 1 đơn vị thì Vận dụng
KTQT tại doanh nghiệp sản xuất nhỏ và vừa tăng trung bình 0,130 đơn vị.
Quy mô doanh nghiệp càng lớn thì khả năng vận dụng KTQT trong DN càng thành
cao.
59
TÓM TẮT CHƯƠNG 4

Trong chương này, tác giả đã trình bày thực trạng việc vận dụng KTQT tại các
doanh nghiệp sản xuất nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Cần Thơ đồng thời thông qua
phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng, tác giả đã chỉ ra rằng mô hình và các
thang đo được sử dụng trong nghiên cứu là có ý nghĩa. Kết quả của nghiên cứu nêu rõ,
có 6 nhân tố tác động đến vận dụng KTQT tại các doanh nghiệp sản xuất nhỏ và vừa
trên địa bàn thành phố Cần Thơ: Quy mô doanh nghiệp; Trình độ của nhân viên kế
toán; Nhận thức của người điều hành; Chi phí cho việc tổ chức hệ thống KTQT tại
DN; Mức độ cạnh tranh thị trường; Ứng dụng công nghệ thông tin vào trong quản lý
doanh nghiệp.
Kết quả của chương này là căn cứ để tác giả đưa ra các định hướng, quan điểm và
kiến nghị nhằm tăng cường sự hiệu quả trong việc vận dụng KTQT tại các doanh
nghiệp sản xuất nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Cần Thơ.
60
CHƯƠNG 5
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

5.1. Kết luận.


Dựa trên những cơ sở lý thuyết đã trình bày ở chương trước cùng các nghiên cứu
trước trong và ngoài nước tác giả xây dựng mô hình nghiên cứu nhằm đánh giá các
nhân tố tác động đến vận dụng KTQT (KTQT) tại các doanh nghiệp sản xuất nhỏ và
vừa trên địa bàn thành phố Cần Thơ. Mục tiêu trọng tâm của nghiên cứu nhằm phân
tích thực trạng và đánh giá các nhân tố tác động đến vận dụng KTQT tại các doanh
nghiệp sản xuất nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Cần Thơ và chỉ ra được những khía
cạnh hạn chế, những vấn đề cần giải quyết trong quá trình định hướng chiến lược cho
các doanh nghiệp sản xuất nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Cần Thơ.
Nghiên cứu được thực hiện các nội dung sau:
Đối với phân tích thực trạng về vận dụng KTQT, tác giả nhận thấy các
DNSXNVV trên địa bàn TP. Cần Thơ đã bắt đầu lưu ý và chú trọng đến KTQT. DN
nhận định rằng KTQT rất cần thiết cho hoạt động của DN mình, có nhiều nguồn lực
quản trị, có đầu tư cho các hệ thống báo cáo phát hiện sai lệch với thực tế. Tuy nhiên
vẫn còn một số hạn chế về sự am hiểu KTQT của chủ doanh nghiệp; trình độ chuyên
môn về KTQT của nhân viên kế toán….
Đối với phân tích các nhân tố tác động đến vận dụng KTQT tại các DNSXNVV
trên địa bàn TP. Cần Thơ, qua kết quả chạy từ SPSS cho thấy, 6 giả thuyết đưa ra H1,
H2, H3, H4, H5, H6 đều được chấp nhận. Trong 6 nhân tố ảnh hưởng đến việc vận
dụng KTQT tại các doanh nghiệp sản xuất trên địa bàn thành phố Cần Thơ thì nhân tố
chi phí cho việc tổ chức một hệ thống KTQT của DN (CPTC) có ảnh hưởng mạnh
nhất đến việc vận dụng KTQT tại các doanh nghiệp sản xuất trên địa bàn thành phố
Cần Thơ với Beta = 0,274; nhân tố Nhận thức về KTQT của người điều hành(NTĐH)
ảnh hưởng mạnh thứ hai với hệ số Beta = 0.222; nhân tố ứng dụng công nghệ thông tin
trong quản lý doanh nghiệp (UDCN)là nhân tố có ảnh hưởng thứ ba đến Vận dụng
KTQT tại doanh nghiệp sản xuất nhỏ và vừa, thể hiện hệ số Beta chuẩn hóa = 0,214 ;
nhân tố Trình độ của nhân viên kế toán (TĐKT) là nhân tố có ảnh hưởng thứ tư đến
Vận dụng KTQT tại doanh nghiệp sản xuất nhỏ và vừa, có hệ số Beta chuẩn hóa =
0,181 ;nhân tố Mức độ cạnh tranh thị trường (MĐCT) là nhân tố có ảnh hưởng thứ
năm đến Vận dụng KTQT tại doanh nghiệp sản xuất nhỏ và vừa, có hệ số Beta chuẩn
hóa = 0,138 và nhân tố ảnh hưởng cuối cùng đến vận dụng KTQT tại doanh nghiệp
sản xuất trên địa bàn thành phố Cần Thơ là nhân tố Quy mô doanh nghiệp (QMDN) có
hệ số Beta chuẩn hóa = 0,130.
61
Từ kết quả nghiên cứu định lượng, tác giả đề xuất một số giải pháp cũng như kiến
nghị cho các cơ quan chức năng và doanh nghiệp trong việc nâng cao hiệu quả vận
dụng KTQT
5.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả việc vận dụng KTQT tại các DNSXNVV.
5.2.1. Tổ chức KTQT trong DN với chi phí hợp lý
Đối với DNSXNVV chi phí để tổ chức KTQT trong DN không phải là một rào cản
quá lớn, tuy nhiên cần lưu ý tính hợp lý giữa chi phí và lợi ích mang lại để tránh lãng
phí nguồn lực DN. Qua khảo sát đã chỉ ra là nếu chi phí tổ chức KTQT càng cao thì
càng khuyến khích DNSXNVV mạnh dạn tham gia vận dụng KTQT. Hai vấn đề cần
lưu ý về chi phí tổ chức KTQT trong DNSXNVV tại Cần Thơ là chi phí về nguồn lực
con người và chi phí về đầu tư trang thiết bị ban đầu, chi phí tư vấn.
Về công tác nhân sự, cần có một kế toán chuyên trách về xử lý thông tin KTQT và
nhân sự này ít nhất giữ vị trí phó phòng kế toán để có thể giữ vai trò đối trọng. Bên
cạnh đó công tác tổ chức KTQT trong DN rõ ràng khó có thể thành công nếu bên cạnh
Giám đốc tài chính/ Kế toán trưởng không có vai trò tích cực tham gia của các Trưởng
đơn vị phòng ban khác như Giám đốc/ Trưởng phòng kinh doanh; Giám đốc/ Trưởng
phòng Marketing (nếu có); Trưởng phòng mua hàng; Giám đốc/ Trưởng phòng nhân
sự và đặc biệt là Giám đốc điều hành. Các bộ phận này phải được họp thường xuyên
hàng tháng để cập nhật tình hình biến động về mặt sản xuất kinh doanh của bộ phận
sản xuất, kinh doanh, tác động đến việc chuẩn bị nguồn lực của các bộ phận phục vụ
và tác động trong ngắn hạn của các kế hoạch hành động của DN, từ đó làm cơ sở đề
điều chỉnh các chỉ tiêu, kế hoạch cho phù hợp.
5.2.2. Thay đổi nhận thức của người điều hành doanh nghiệp
Nhân tố này qua kết quả khảo sát cũng đóp góp phần tác động quan trọng đến khả
năng thành công của DN khi vận dụng KTQT.
Như đã đề cập ở phần bàn luận, việc tổchức và áp dụng KTQT phụ thuộc chủ yếu
vào trình độ nhận thức của nhà quản trị cấp cao từ việc đưa ra định hướng, chủ trương
đến quá trình tổ chức, thực hiện, kiểm soát toàn bộ quá trình và sau cùng là đánh giá
kết quả thực hiện sau khi áp dụng KTQT.
Người điều hành không am hiểu sâu về KTQT sẽ là một rào cản không nhỏ khi vận
dụng KTQT vào hoạt động của DNSXNVV tại TP. Cần Thơ. Vì vậy, cần phải tập
trung ưu tiên để cải thiện trình độ quản lý của chủ DNSXNVV. Một khi người chủ
DNSXNVV hiểu được, đánh giá được lợi ích do việc vận dụng KTQT mang lại cho
doanh nghiệp mình thì họ mới mạnh dạn đầu tư để vận dụng KTQT cũng như khuyến
khích, động viên hoặc chỉ đạo nhân viên mình trong quá trình triển khai vận dụng
KTQT.
62
5.2.3. Ứng dụng công nghệ thông tin vào trong quản lý doanh nghiệp
Về yêu cầu tin học hóa bộ máy kế toán thì việc ứng dụng công nghệ tin học vào hệ
thống kế toán là yêu cầu cần thiết hiện nay của hầu hết các DNSXNVV vì tính tiện ích
và đáp ứng nhanh nhu cầu thông tin phục vụ cho quá trình ra quyết định nhanh chóng
trong môi trường kinh doanh biến động phức tạp.
Tuy nhiên tùy vào tình hình khả năng tài chính của DN cũng như trình độ tin học
của nhà quản trị mà mỗi DN có thể lựa chọn phần mềm phù hợp. Các yêu cầu tối thiểu
của một phần mềm kế toán hiện nay (có thể bán sẵn trên thị trường hoặc thiết kế lại
theo nhu cầu DN hoặc đặt hàng thiết kế mới hoàn toàn) nhằm đáp ứng công tác
KTQT:
Thứ nhất, đảm bảo công tác công tác phân loại chi phí được thực hiện dễ dàng và
tiện lợi. Ví dụ khi nhập dữ liệu về chi phí khấu hao TSCĐ vào hệ thống, dữ liệu này
cần được mã hóa để có thể thể hiện dưới dạng là định phí của bộ phận kinh doanh của
chi nhánh A … Từ đó công tác tập hợp dữ liệu để phân tích về mặt hiệu quả hoạt động
hay tính toán giá bán sản phẩm trong từng trường hợp đều có thể tiến hành dễ dàng.
Thứ hai, bên cạnh việc bảo mật thông tin thì việc đảm bảo việc phân quyền truy
cậpthông tin được thực hiện dễ dàng và tiện lợi. Ví dụ khi cần truy cập nhập dữ liệu về
hàng tồn kho, không chỉ bộ phận kế toán và mua hàng mà ngay cả bộ phận kinh
doanh, marketing cũng có thể truy cập dữ liệu này. Điều này đảm bảo tính thông suốt
của thông tin, giúp cho công tác trao đổi thông tin hiệu quả hơn, đồng thời làm cho
công tác giám sát tính hiệu quả của công việc trong DNSXNVV tăng lên.
5.2.4. Trình độ của nhân viên kế toán.
Các nhân viên kế toán là những người trực tiếp thực hiện công việc kế toán nên họ
cần phải tự học hỏi, tự rèn luyện. Ngoài ra, chủ doanh nghiệp nên tạo điều kiện cho
nhân viên kế toán tham dự các lớp bồi dưỡng, hội thảo chuyên đề về kế toán nói chung
cũng như KTQT nói riêng nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Nhân viên
kế toáncần phải hiểu biết rõ về tầm quan trọng của KTQT cũng như các kỹ thuật tính
toán để cung cấp cho người quản lý những báo cáo chính xác và kịp thời.
5.2.5. Mức độ canh tranh thị trường
Qua khảo sát cho thấy mặc dù Mức độ cạnh tranh trên thị trường là một nhân tố
khách quan bên ngoài tuy nhiên nhân tố này có tác động đến khả năng thành công của
DNSX khi vận dụng KTQT. DNSXNVV tại Cần Thơ luôn chịu nhiều áp lực cạnh
tranh từ các đối thủ trong và ngoài nước. Do đó, tác giả đề xuất các DNSXNVV tại
Cần Thơ nên tuyên truyền vận động trong nội bộ, biến áp lực cạnh tranh trên thị
trường trước những đối thủ lớn mạnh hơn về quy mô, tiềm lực kinh tế cũng như
trìnhđộ quản lý trở hành động lực khiến cho quá hoàn thiện quy trình quản lý của
DNSXNVV tại Cần Thơ diễn ra thuận lợi hơn.
63
Ngoài ra, các DNSXNVV tại Cần Thơ cũng cần vận động nhân viêntận dụng tốt
các kênh truyền thông xã hội, giúp nhân viênnắm bắt được nhiều thông tin, hiểu rõ
được nguy cơ tiềm ẩn về việc mất thị phần, mất cơ hội kinh doanh; để nhân viên thấy
được rằng cần phải trao dồi việc học tập, nâng cao kiến thức về KTQT hay việc vận
dụng các kỹ thuật của KTQT trong DN.
5.2.6. Thay đổi quy mô DN
Rất nhiều các nghiên cứu trong và ngoài nước về vận dụng KTQT đã chỉ ra rằng
nhân tố này tác động theo hướng là quy mô DN càng lớn càng dễ thành công khi vận
dụng KTQT. Và qua khảo sát được tiến hành trong luận văn này một lần nữa khẳng
định điều đó: DNSXNVV tại Cần Thơ nếu có quy mô lớn thì khả năng thành công cao
hơn khi vận dụng KTQT.
Tuy nhiên vấn đề ở đây là DNSXNVV tại Cần Thơ không thể tự nhiên lớn một
cách duy ý chí, mà sự lớn mạnh về quy mô ở đây có thể là sự lớn mạnh thông qua hợp
nhất các DN có cùng ngành nghề hoặc ngành nghề mang tính bổ trợ cho nhau. Chính
sự liên kết sẽ làm cho DNSXNVV có tầm vóc mới, đáp ứng đủ yêu cầu về tài chính,
nguồn lực khi làm ăn với các đối tác nước ngoài, hay là thuận lợi trong công tác tiếp
cận nguồn vốn từ ngân hàng (hiện nay rất nhiều DNNVV Việt Nam không thể tiếp cận
nguồn vốn vay vì quy mô quá nhỏ mặc dù có tiềm năng về đơn hàng tốt).
5.3. Kiến nghị
5.3.1. Kiến nghị về phía cơ quan chức năng
Dưới đây tác giả xin trình bày một số các kiến nghị về phía cơ quan chức năng
nhằm tác động đến việc vận dụng KTQT tại các doanh nghiệp nói chung và các doanh
nghiệp sản xuất nhỏ và vừa nói riêng như sau:
Thứ nhất, Triển khai xúc tiến các chương trình hỗ trợ trực tiếp, gián tiếp cho
các công ty tiếp cận với KTQT.
Đây là một vấn đề cần thiết và liên quan đến các giải pháp vĩ mô từ Nhà nước.
Hiện nay, các doanh nghiệp tại Việt Nam thường chưa quan tâm đúng mức đến
KTQT. Vì vậy, trước mắt, Nhà nước cần có hướng dẫn và có các giải pháp đồng bộ để
tuyên truyền và quảng bá về vai trò, vị trí và các nội dung cơ bản của KTQT, các mô
hình của KTQT từ đó giúp cho doanh nghiệp thấy rõ sự cần thiết phải tổ chức hệ thống
KTQT trong doanh nghiệp.
Có thể xúc tiến KTQT bằng gắn liền với tổ chức các chương trình đào tạo, hướng
dẫn trực tiếp KTQT cho doanh nghiệp; hỗ trợ pháp lý, tài chính cho doanh nghiệp tiếp
cận, chuyển giao và phát triển KTQT; tổ chức các cuộc hội thảo chuyên ngành KTQT;
xây dựng, phát triển chương trình đào tạo nguồn nhân lực KTQT; xây dựng và chuyển
giao KTQT cho các tổ chức nghề nghiệp.
64
Thành lập các tổ hay đội tư vấn, hỗ trợ để có thể tư vấn ngay qua điện thoại, qua
email hay qua các hình thức truyền thông khác.
Thứ hai, Xây dựng và phát triển các chương trình, tổ chức đào tạo và hướng
dẫn chuyên môn về KTQT.
KTQT là một lĩnh vực chuyên môn kế toán khá đặc thù, cũng như chưa bắt buộc
các doanh nghiệp phải vận dụng để góp phần xây dựng, phát triển KTQT. Trước hết
Nhà nước cần phải có giải pháp thích hợp về xây dựng một chương trình khung gợi
mở vừa đảm bảo nền tảng pháp lý, đảm bảo đặc thù chuyên môn KTQT. Bên cạnh đó
Hội kế toán & Kiểm toán Việt Nam (VAA) nên xây dựng chương trình đào tạo nhằm
nâng cao chuẩn hoá nguồn nhân lực KTQT, phát triển đa dạng thị trường dịch vụ kế
toán để hỗ trợ cho doanh nghiệp. Chương trình đào tạo KTQT gồm những vấn đề sau:
- Mô hình và cơ chế vận hành mô hình KTQT và định hướng phát triển KTQT
trong các doanh nghiệp;
- Xây dựng cụ thể các nội dung để tổ chức và vận dụng KTQT cho doanh nghiệp.
Như xây dựng hệ thống TK cho KTQT, xây dựng hệ thống báo cáo KTQT, xây dựng
các kế hoạch cho DN.
- Cơ chế vận hành nhân sự để thực hiện công tác KTQT và tổ chức bộ máy KTQT
trong DN sản xuất.
- Hiện nay, chương trình đào tạo mang tính lý thuyết cao thiếu việc gắn liền với
thực tiễn. Do đó, phải đổi mới nội dung hướng dẫn chuyên ngành kế toán theo hướng
cập nhật kiến thức hiện đại và nâng cao tính thực hành. Đồng thời, các tổ chức đào tạo
có thể lập các mô hình phòng kế toán ảo, để người học có thể thực hành áp dụng các
kiến thức đã học nhằm tăng tính gắn với thực tế và tạo ra một mô hình đào tạo gắn kết
giữa nhà trường với DN, lý thuyết với thực hành.
Các trường đại học, cao đẳng đưa KTQT vào trong chương trình giảng dạy như
một môn chuyên ngành và dành nhiều thời gian hơn cho môn học này; DN cần phải
gắn kết với các nơi đào tạo và nghiên cứu kế toán để thường xuyên cập nhật kiến thức
và quy định về kế toán mới nhất, hiện đại nhất.
5.3.2 Về phía các doanh nghiệp sản xuất
Để áp dụng KTQT cần phải giải quyết căn bản những cơ sở sau :
Các chủ doanh nghiệp cần phải tiếp thu ngay kiến thức về KTQT bằng nhiều
nguồn khác nhau.Trong quá trình vận dụng KTQT thì nhân viên kế toán đóng vai trò
cụ thể trong việc phân loại và cung cấp thông tin cho KTQT do đó nên được thường
xuyên đào tạo và bồi dưỡng liên tục về KTQT nhằm thực hiện tốt nhất nhiêm vụ đồng
thời tạo được lớp kế thừa vững chắc cho lâu dài.
Các nhân viên kế toán cần phải nâng cao nghiệp vụ của mình, học hỏi thêm về
nghiệp vụ kế toán và đồng thời trau dồi thêm các kỹ năng về công nghệ thông tin.
65
Thông tin hỗ trợ cho các quá trình hoạch định, kiểm soát, phân tích và ra quyết định
quản lý đòi hỏi việc thu thập, truyền tải và xử lý dữ liệu phải có tốc độ cao. Không áp
dụng công nghệ thông tin hoặc áp dụng không hiệu quả làm cản trở việc đáp ứng các
yêu cầu của hệ thống KTQT như: độ tin cập, tính đầy đủ, tính kịp thời và tính thường
xuyên của thông tin.
Xác lập và cải tiến nội dung, mối quan hệ trong công tác kế toán hiện nay (đa số
nội dung công tác kế toán của các doanh nghiệp sản xuất hiện nay chỉ tập trung vào
công tác kế toán tài chính), cải tiến mối quan hệ giữa bộ phận kế toán với các bộ phận
quản lý, bộ phận sản xuất.
Tổ chức và hoàn thiện quy trình công nghệ sản xuất; từng bước xây dựng và hoàn
thiện hệ thống quản lý chất lượng sản xuất.
Xác lập hệ thống quản lý sản xuất và định hướng phát triển hệ thống quản lý sản
xuất để làm cơ sở xác lập, định hướng thiết kế, xây dựng mô hình KTQT.
Nhanh chóng phát triển và kiện toàn hệ thống xử lý thông tin hoạt động sản xuất tự
động hoá. Đây là điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật tiền đề áp dụng KTQT và KTQT
chỉ có thể áp dụng, tác động tích cực, hiệu quả với điều kiện xử lý thông tin hiện đại.
5.4. Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu mở rộng
Mặc dù đã cố gắng nỗ lực nghiêm túc trong suốt quá trình nghiên cứu để hoàn
thành luận văn, tuy nhiên theo tác giả luận văn vẫn còn một số hạn chế như mục tiêu
của luận văn là tìm ra các nhân tố tác động đến việc vận dụng KTQT tại các doanh
nghiệp sản xuất trên địa bàn thành phố Cần Thơ. Một vài hạn chế, thứ nhất là tác giả
chỉ tiến hành thu thập số liệu với các doanh nghiệp sản xuất. Do đó, tác giả chưa có thể
tập trung vào các doanh nghiệp ngoài sản xuất như doanh nghiệp về thương mại dịch
vụ. Chính vì vậy, sự hiểu biết về vận dùng KTQT tại các doanh nghiệp khác ngoài sản
xuất vẫn bị giới hạn. Thứ hai, theo kết quả của luận văn thì các nhân tố trong nghiên
cứu này chỉ mới đại diện được 130 biến quan sát (chiếm 10,92% tổng thể nghiên cứu),
như vậy còn một tỷ lệ thất thoát khá lớn các nhân tố tác động chưa được phát hiện.
Phương pháp lấy mẫu là phương pháp thuận tiện phi xác suất, do đó các đối tượng
tham gia khảo sát có tính đại diện và khả năng khái quát chưa cao.
Từ những hạn chế của đề tài, tác giả đề xuất tiếp tục nghiên cứu và đề xuất thêm
các nhân tố tác động đến việc vận dụng KTQT tại các doanh nghiệp sản xuất và ngoài
sản xuất trên địa bàn TP. Cần Thơ thông qua việc mở rộng tham khảo ý kiến của các
chuyên gia cũng như mở rộng phạm vi lấy mẫu.
66
TÓM TẮT CHƯƠNG 5
Trong chương 5, tác giả đã trình bày tóm tắt lại kết quả nghiên cứu các nhân tố
tác động đến việc vận dụng KTQT tại các doanh nghiệp sản xuất nhỏ và vừa trên địa
bàn TP. Cần Thơ. Từ đó, đưa ra một số giải pháp và kiến nghị để Doanh nghiệp sản
xuất cũng như các doanh nghiệp ngoài sản xuất có thể vận dụng KTQT hiệu quả hơn.
Đồng thời, tác giả cũng nêu lên hạn chế của đề tài và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp
theo
67
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
[1] Đoàn Ngọc Phi Anh, 2016. Nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng KTQT và
ảnh hưởng của nó đến thành quả doanh nghiệp. Tạp chí Kinh tế và Phát triển số 226,
tr45-53.
[2] Chính Phủ 2009, Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30 tháng 6 năm 2009 về
Trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa.
[3] Chính Phủ 2018, Nghị định số 39/2018/NĐ-CP ngày 11 tháng 3 năm 2018 về
quy định một số điều của luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.
[4] PGS.TS. Vũ Hữu Đức, 2010. Bài giảng về kế toán quản trị.
[5] Ngô Thị Thu Hồng, 2010. KTQT ở doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam. Tạp
chí Kế toán.
[6] Trần Ngọc Hùng, 2016. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng KTQT trong
các Doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam. Luận văn Tiến Sỹ. Đại học Kinh tế
TPHCM.
[7] Lê Thị Hương (1996), “Mô hình tổ chức KTQT của một số nước trên thế giới –
Bài học kinh nghiệm đối với các doanh nghiệp Việt Nam”,Tạp chí nghiên cứu tài
chính kế toán số 7 năm 1996.
[8] Võ Văn Nhị (2007), “Báo cáo tài chính và báo cáo KTQT áp dụng cho doanh
nghiệp Việt Nam”. Nhà xuất bản Giao thông vận tải.
[9] PGS.,TS. Nguyễn Trường Sơn (2015), “Phát triển DNSXNVV ở Việt Nam hiện
nay”, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội;
[10] Quốc Hội, 2015, Luật Kế toán, số 88/2015/QH13 ngày 20 tháng 11 năm 2015.
[11] Đoàn Ngọc Quế, Phạm Văn Dược, Huỳnh Lợi, 2013. Kế toán chi phí. NXB
Kinh tế TPHCM.
[12] Đoàn Ngọc Quế, Đào Tất Thắng, Lê Đình Trực, 2014. KTQT. NXB Kinh tế
TPHCM.
[13] Nguyễn Đình Thọ, 2011. Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh.
Hà Nội: Nhà Xuất bản Lao Động – Xã Hội, Thành phố Hồ Chí Minh.
[14] Phạm Ngọc Toàn, 2010. Xây dựng nội dung và tổ chức kế toán quản trị cho các
doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam. Luận án tiến sĩ. Đại học Kinh Tế.
[15] Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008. Phân tích dữ liệu nghiêncứu
với SPSS.TP.HCM. Nhà xuất bản HồngĐức.
16] Đào Khánh Trí, 2015. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng KTQT cho các
Doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Thành phố Hồ Chí Minh. Luận văn Thạc Sỹ. Đại học
Kinh tế TP.HCM.
68
[17] Đỗ Lương Trường (2008) trên trang web: http://www.saga.vn về “Lịch sử tiến
hóa của KTQT.
[18] Thái Anh Tuấn (2018). Một số nhân tố ảnh hưởng đến áp dụng kế toán quản trị
trong các doanh nghiệp. Tạp chí Tài chính. [
Tiếng Anh
[1] Abdel-Kader (2006) Management accounting practices in the British food and
drinks industry. British Food Journal, Vol 108.
[2] Abdel-Kader M. and Luther. R, 2008. The impact of firm characteristics on
management accounting practices: A UK-based empirical analysis. The British
Accounting Review, 40: 2-27.
[3] AlperErserim, 2012. The Impacts of Organizational Culture, Firm's
Characteristics and External Environment of Firms on Management Accounting
Practices: An Empirical Research on Industrial Firms in Turkey, Procedia - Social and
Behavioral Sciences, Volume 62, 24 October 2012, Pages 372-376.
[4] Atkinson Anthony A. et al., 2012. Management accounting: information for
decision-making and strategy executive, 6th edition, Pearson Prentice Hall.
[5] Chenhall, R.H, 2003. Management control systems design within its
organizational context: findings from contingency-based research and directions for
the future. Accounting, Organizations and Society, 28: 127-168.
[6] CIMA, 2005. Management Accounting Official Terminology. The Chartered
Institute of Management Accountant.
[7] Hair, J. F., Anderson, R. E., Tatham, R. L., & Black, W. C. (1998). Multivariate
data analysis. 1998. Upper Saddle River.
[8] Hutaibat, A.K., 2005. Management Accounting Practices in Jordan - A
Contingency Approach. Ph.D thesis. University of Bristol, United Kingdom.
[9] IFAC. (1998). International Management Accounting Practice Statement:
Management Accounting Concepts. New York.
[10] Ismail, N.A and King, M. (2007). “Factors influencing the alignment of
accounting information systems in small and medium sized Malaysian manufacturing
firms”. Journal of Information Systems and Small Business, vol.1, no.1/2, pp.1-20.
[11] K Ahmad (2012). The use of management accounting practices in Malaysian
SMEs.
[12] Khaled Abed Hutaibat, 2005. Management Accounting Practices in Jordan.
University of Bristol.
[13] MC.Jensen and WH.Meckling, Theory of the firm: Managerial behavior,
agency costs and ownership structure, Journal of Financial Economics,Volume 3,
Issue 4, October 1976, Pages 305-360.
69
[14] Nunnally, J. C., & Bernstein, I. H. (1994). Psychometric Theory (McGraw-Hill
Series in Psychology) (Vol. 3). New York: McGraw-Hill.
[15] Otley, D.T, 1980. The contingency theory of management accounting:
achievement and prognosis. Accounting, Organizations and Society. 5: 413-428.
[16] Peterson, R. A. (1994). A meta-analysis of Cronbach's coefficient alpha.
Journal of consumer research, 21(2), 381-391.
[17] PM Healy, KG Palepu, Journal of Accounting and Economics,Volume 31,
Issues 1–3, September 2001, Pages 405-440.
[18] Ronald W. Hilton, 2005. Mangerial Accounting – Creating value in a dynamic
business environment.
70
PHỤ LỤC 1
NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH XÂY DỰNG THANG ĐO
Phương pháp thựchiện: Gửi email xin ý kiến tham khảo nhóm chuyên gia về
bảng câu hỏi.
Đối tượng tham gia thảo luậnnhóm: Gồm 05 người là những chuyên gia có
kiến thức sâu về KTQT trong các DNSXNVV trên địa bàn thành phố Cần Thơ.
Danh sách tham khảo nhóm chuyên gia :
HỌC
T
HỌ VÀ TÊN HÀM CHỨC VỤ NƠI CÔNG TÁC
T
HỌC VỊ

01 LÊ PHƯỚC HƯƠNG TS GIẢNG VIÊN TRƯỜNG ĐHCT

CTY KIỂM TOÁN


02 NGUYỄN QUANG NHƠN TS GIÁM ĐỐC
SVC

CÔNG TY TNHH KIM


03 HỒ QUỐC MINH TH.S GIÁM ĐỐC
MINH NGUYÊN

KẾ TOÁN CÔNG TY TNHH


04 LÊ THỊ ANH THƯ TH.S
TRƯỞNG MTV SAN CHI

CÔNG TY TNHH
KẾ TOÁN
05 NGUYỄN THỊ LÀI TH.S THUỐC THÚ Y THỦY
TRƯỞNG
SẢN NAM PHƯƠNG

Nội dung dự kiến:


Kính chào anh/chị!
Tôi tên là Phạm Nguyễn Thành Thuận. Hiện tại, tôi đang là học viên cao học
chuyên ngành Kế toán trường Đại học Tây Đô và đang thực hiện Luận văn thạc sĩ với
đề tài: “Các nhân tố tác động đến vận dụng KTQT tại các Doanh nghiệp sản xuất nhỏ
và vừa trên địa bàn thành phố Cần Thơ”.
Rất mong Anh/Chị dành chút thời gian quý báu giúp tôi trả lời một số câu hỏi để
tôi có được cơ sở phù hợp cho phần trình bày thực trạng và giải pháp trong luận văn
nghiên cứu. Câu trả lời của Anh/Chị chỉ nhằm mục đích nghiên cứu, do vậy mọi thông
tin cá nhân đều được bảo mật.
Nội dung khảo sát các yếu tố tác động đến việc vận dụng KTQT tại các Doanh
nghiệp sản xuất nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Cần Thơ.
71
Câu 1/ Theo anh chị các yếu tố dưới đây có phù hợp để khảo sát quy mô doanh
nghiệp hay không ?

Không
Không Đồng
Ký hiệu Yếu tố đo lường ý
đồng ý ý
kiến
Số lượng nhân viên tham gia BHXH ảnh hưởng
QMDN1 1 2 3
đến việc vận dụng KTQT

Vốn đăng ký kinh doanh ảnh hưởng đến việc


QMDN2 1 2 3
vận dụng KTQT

Doanh thu của doanh nghiệp ảnh hưởng đến


QMDN3 1 2 3
việc vận dụng KTQT

Câu 2/ Anh/Chị hãy cho biết các câu hỏi dưới đây có phù hợp để khảo sát về trình
độ của nhân viên kế toán hay không ?

Không
Ký Không Đồng
Yếu tố đo lường ý
hiệu đồng ý ý
kiến
Nhân viên kế toán doanh nghiệp đều tốt nghiệp
TĐKT1 1 2 3
chuyên ngành kế toán.
Nhân viên kế toán doanh nghiệp thành thạo
TĐKT2 chuyên môn nghiệp vụ kế toán (báo cáo thuế, 1 2 3
lập sổ sách chứng từ…)
Nhân viên kế toán doanh nghiệp tư vấn quản lý
TĐKT3 cho chủ doanh nghiệp các vấn đề về kế toán đạt 1 2 3
hiệu quả cao.
Nhân viên kế toán doanh nghiệp vận dụng kiến
thức kế toán hỗ trợ cho hoạt động quản lý doanh
TĐKT4 1 2 3
nghiệp (giảm chi phí, tăng doanh thu, xác định
gía bán)
72
Câu 3/ Để đo lường mức độ nhận thức của người điều hành,theo Anh/ Chị các
câu hỏi khảo sát dưới đây có phù hợp hay không ?

Không
Ký Không Đồng
Yếu tố đo lường ý
hiệu đồng ý ý
kiến
Lãnh đạo luôn yêu cầu nhiều hơn những thông tin
NTĐH1 1 2 3
mà kế toán cung cấp.

Lãnh đạo công ty luôn vận hành hệ thống kế toán


NTĐH2 1 2 3
hướng hỗ trợ cho việc ra quyết đinh cho công ty.
Lãnh đạo trong công ty luôn giải quyết các vấn đề
NTĐH3 trong công ty dựa trên các thông tin kế toán (chi 1 2 3
phí, doanh thu,…)
Lãnh đạo trong công ty định hướng kế hoạch trong
NTĐH4 tương lai dựa trên các thông tin kế toán (chi phí, 1 2 3
doanh thu,…)

Câu 4/Anh/Chị hãy cho biết mức độ đồng ý của mình đối với các câu hỏi dưới đây khi
khảo sát về chi phí cho việc tổ chức một hệ thống Kế toán quản trị (KTQT)?

Không
Không Đồng
Ký hiệu Yếu tố đo lường ý
đồng ý ý
kiến

CPTC1 Chi phí tổ chức hệ thống KTQT hiện nay rất cao. 1 2 3

CPTC2 KTQT hiệu quả cao so với chi phí bỏ ra. 1 2 3

Công ty tổ chức một hệ thống KTQT không cần


CPTC3 1 2 3
quan tâm đến chi phí.

Chi phí tổ chức hệ thống KTQT có thể thấp vì nó


CPTC4 1 2 3
cần thiết cho chiến lược công ty.
73
Câu 5 : Anh/ chị hãy đánh giá mức độ đồng ý đối với câu hỏi khảo sát về Mức độ
cạnh tranh trị trường dưới đây ?
Không
Không Đồng
Ký hiệu Yếu tố đo lường ý
đồng ý ý
kiến
Công ty đang phải đối mặt với mức độ cạnh
MĐCT1 3 4 5
tranh ngày càng cao.
Kế hoạch thay đổi liên tục vì áp lực cạnh
MĐCT2 3 4 5
tranh.
Các đối thủ thường xuyên thay đổi chiến lược
MĐCT3 3 4 5
buộc công ty phải luôn thay đổi chính mình.
Có rất nhiều doanh nghiệp đang kinh doanh
MĐCT4 3 4 5
cùng ngành với công ty.

Câu 6 : Mức độ đồng ý của Anh/Chị đối với câu hỏi khảo sát về Ứng dụng công
nghệ thông tin trong quản lý DN dưới đây như thế nào ?

Không
Không
Ký hiệu Yếu tố đo lường ý Đồng ý
đồng ý
kiến

Đơn vị ứng dụng nhiều công nghệ thông tin


UDCN1 1 2 3
trong quản lý DN

Các thông tin luôn được số hóa (đưa vào


UDCN2 1 2 3
máy tính) để xuất ra dùng sau này.
Việc xử lý các công việc tại công ty đa
UDCN3 phần được hỗ trợ nhiều bởi công nghệ 1 2 3
thông tin.
74
Câu 7 : Anh/ chị hãy đánh giá mức độ đồng ý đối với câu hỏi khảo sát về Vận
dụng KTQT tại DNSXNVV trên địa bàn TP.Cần Thơ dưới đây ?

Không Không ý
Ký hiệu Yếu tố đo lường Đồng ý
đồng ý kiến

Công ty sử dụng hệ thống kế toán hỗ trợ cho


VDQT1 việc ra quyết định trong công ty (điều chỉnh 1 2 3
giá bán, cắt giảm chi phí, tăng doanh thu)

Công ty sử dụng hệ thống kế toán để thực


VDQT2 1 2 3
hiện kế hoạch cho năm tài chính.

Công ty sử dụng hệ thống kế toán hỗ trợ cho


VDQT3 việc điều chỉnh những thay đổi trong chiến 1 2 3
lược kinh doanh.
Công ty sử dụng hệ thống kế toán để tìm ra
VDQT4 những hoạt động không hiệu quả (chi phí cao) 1 2 3
trong công ty.
75
PHỤ LỤC 2
KẾT QUẢ KHẢO SÁT CHUYÊN GIA
Câu 1/ Theo anh chị các yếu tố dưới đây có phù hợp để khảo sát quy mô doanh
nghiệp hay không ?

Không
Không Đồng
Ký hiệu Yếu tố đo lường ý
đồng ý ý
kiến
Số lượng nhân viên tham gia BHXH ảnh hưởng
QMDN1 0% 20% 80%
đến việc vận dụng KTQT

Vốn đăng ký kinh doanh ảnh hưởng đến việc vận


QMDN2 0% 10% 90%
dụng KTQT

Doanh thu của doanh nghiệp ảnh hưởng đến việc


QMDN3 0% 20% 80%
vận dụng KTQT

Câu 2/Anh/Chị hãy cho biết các câu hỏi dưới đây có phù hợp để khảo sát vềtrình
độ của nhân viên kế toán hay không ?

Không
Ký Không Đồng
Yếu tố đo lường ý
hiệu đồng ý ý
kiến
Nhân viên kế toán doanh nghiệp đều tốt nghiệp
TĐKT1 0% 10% 90%
chuyên ngành kế toán.
Nhân viên kế toán doanh nghiệp thành thạo
TĐKT2 chuyên môn nghiệp vụ kế toán (báo cáo thuế, lập 0% 10% 90%
sổ sách chứng từ…)
Nhân viên kế toán doanh nghiệp tư vấn quản lý
TĐKT3 cho chủ doanh nghiệp các vấn đề về kế toán đạt 0% 10% 90%
hiệu quả cao.
Nhân viên kế toán doanh nghiệp vận dụng kiến
thức kế toán hỗ trợ cho hoạt động quản lý doanh
TĐKT4 0% 20% 80%
nghiệp (giảm chi phí, tăng doanh thu, xác định gía
bán)
76
Câu 3/Để đo lường mức độnhận thức của người điều hành,theo Anh/ Chị các câu
hỏi khảo sát dưới đây có phù hợp hay không ?

Không
Ký Không Đồng
Yếu tố đo lường ý
hiệu đồng ý ý
kiến

Lãnh đạo luôn yêu cầu nhiều hơn những thông tin
NTĐH1 0% 10% 90%
mà kế toán cung cấp.

Lãnh đạo công ty luôn vận hành hệ thống kế toán


NTĐH2 0% 20% 80%
hướng hỗ trợ cho việc ra quyết đinh cho công ty.

Lãnh đạo trong công ty luôn giải quyết các vấn đề


NTĐH3 trong công ty dựa trên các thông tin kế toán (chi 0% 20% 80%
phí, doanh thu,…)

Lãnh đạo trong công ty định hướng kế hoạch


NTĐH4 trong tương lai dựa trên các thông tin kế toán (chi 0% 20% 80%
phí, doanh thu,…)

Câu 4/Anh/Chị hãy cho biết mức độ đồng ý của mình đối với các câu hỏi dưới đây
khi khảo sát về chi phí cho việc tổ chức một hệ thống Kế toán quản trị (KTQT)?

Không
Không Đồng
Ký hiệu Yếu tố đo lường ý
đồng ý ý
kiến

CPTC1 Chi phí tổ chức hệ thống KTQT hiện nay rất cao. 0% 10% 90%

CPTC2 KTQT hiệu quả cao so với chi phí bỏ ra. 0% 20% 80%

Công ty tổ chức một hệ thống KTQT không cần


CPTC3 0% 10% 90%
quan tâm đến chi phí.

Chi phí tổ chức hệ thống KTQT có thể thấp vì nó


CPTC4 0% 20% 80%
cần thiết cho chiến lược công ty.
77
Câu 5/Theo anh chị các câu hỏi dưới đây có phù hợp để đo lường mức độ cạnh
tranh thị trường hay không ?

Không Không
Đồng
Ký hiệu Yếu tố đo lường đồng ý
ý
ý kiến

Công ty đang phải đối mặt với mức độ cạnh tranh


MĐCT1 0% 30% 70%
ngày càng cao.

MĐCT2 Kế hoạch thay đổi liên tục vì áp lực cạnh tranh. 0% 20% 80%

Các đối thủ thường xuyên thay đổi chiến lược


MĐCT3 0% 10% 90%
buộc công ty phải luôn thay đổi chính mình.

Có rất nhiều doanh nghiệp đang kinh doanh cùng


MĐCT4 0% 10% 90%
ngành với công ty.

Câu 6/ Để đo lường mức độ ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý doanh
nghiệp, theo Anh/ Chị các câu hỏi dưới đây có phù hợp để khảo sát hay không ?

Không
Ký Không Đồng
Yếu tố đo lường ý
hiệu đồng ý ý
kiến

Đơn vị ứng dụng nhiều công nghệ thông tin trong


UDCN1 0% 10% 90%
quản lý DN

Các thông tin luôn được số hóa (đưa vào máy


UDCN2 0% 10% 90%
tính) để xuất ra dùng sau này.

Việc xử lý các công việc tại công ty đa phần được


UDCN3 0% 10% 90%
hỗ trợ nhiều bởi công nghệ thông tin.
78
Câu 7/Anh/chị hãy cho biết các câu hỏi dưới đây có phù hợp để đo lường mức độ
vận dụng KTQT tại các doanh nghiệp sản xuất nhỏ và vừa trên địa bàn TP. Cần Thơ
hay không ?

Không
Ký Không Đồng
Yếu tố đo lường ý
hiệu đồng ý ý
kiến
Công ty sử dụng hệ thống kế toán hỗ trợ cho việc
VDQT1 ra quyết định trong công ty (điều chỉnh giá bán, 0% 20% 80%
cắt giảm chi phí, tăng doanh thu)

Công ty sử dụng hệ thống kế toán để thực hiện dự


VDQT2 0% 10% 90%
toán cho năm tài chính.

Công ty sử dụng hệ thống kế toán hỗ trợ cho việc


VDQT3 ra điều chỉnh những thay đổi trong chiến lược 0% 30% 70%
kinh doanh.

Công ty sử dụng hệ thống kế toán để tìm ra những


VDQT4 hoạt động không hiệu quả (chi phí cao) trong công 0% 20% 80%
ty.

Chân thành cảm ơn quý Anh/Chị đã tham gia đóng góp!


79
PHỤC LỤC 3
NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT
Kính gửi: Anh/Chị và Quý đơn vị được khảo sát:
Tôi tên là Phạm Nguyễn Thành Thuận. Hiện tại, tôi đang là học viên cao học
chuyên ngành Kế toán trường Đại học Tây Đô và đang thực hiện Luận văn thạc sĩ với
đề tài: “Các nhân tố tác động đến vận dụng KTQT tại các Doanh nghiệp sản xuất nhỏ
và trên địa bàn thành phố Cần Thơ”.
Rất mong Anh/Chị dành chút thời gian quý báu giúp tôi trả lời một số câu hỏi để
tôi có được cơ sở phù hợp cho phần trình bày thực trạng và giải pháp trong luận văn
nghiên cứu. Câu trả lời của Anh/Chị chỉ nhằm mục đích nghiên cứu, do vậy mọi thông
tin cá nhân đều được bảo mật.
PHẦN I – THÔNG TIN CỦA NGƯỜI ĐƯỢC KHẢO SÁT
Họ và tên:……………………………………………………………………………
Công ty đang làm việc:…………………………………………………………….
Chức vụ:…………………………………………………………………………..
Số điện thoại: ……………………………………………………………………..
Email:…………………………………………………………………………….
Trình độ học vấn
a/ Phổ thông trung học d/ Đại học

b/ Trung cấp nghề e/ Trên đại học

c/ Cao đẳng

PHẦN II - CÂU HỎI KHẢO SÁT


Xin vui lòng khoanh tròn vào ô đáp án phù hợp nhất theo suy nghĩ của chính
Anh/Chị về từng vấn đề được nêu ra dưới đây.
A - Thông tin đơn vị:
1. Công ty của Anh/Chị hoạt động trong lĩnh vực nào?
a/ Thực phẩm và nước giải khát d/ Đồ gỗ, tre, nứa
b/ Kim loại đ/ Plastic, cao su tổng hợp
c/ Hóa mỹ phẩm e/ Ngành khác
2. Số lượng nhân viên trong công ty của Anh/Chị đã tham gia BHXH?
a/ 0 -> dưới 10 người c/ 50 -> dưới 100 người
b/ 10 -> dưới 50 người d/ 100 -> dưới 200 người
3. Vốn đăng ký kinh doanh của công ty Anh/Chị?
a/ Từ 03 tỷ đồng trở xuống d/ Trên 50 tỷ đến 100 tỷ đồng
80
b/ Trên 03 tỷ đến 20 tỷ đồng đ/ Trên 100 tỷ đồng
c/ Trên 20 tỷ đến 50 tỷ đồng
4. Số năm hoạt động của công ty từ khi mới thành lập?
a/ Dưới 1 năm c/ 1-3 năm
b/ 4- 10 năm d/ Trên 10 năm

B–Khảo sát về thực trạng việc vận dụng KTQT tại các Doanh nghiệp sản xuất nhỏ và
vừa trên địa bàn thành phố Cần Thơ.
1. Chất lượng nguồn nhân lực phục vụ cho công tác kế toán
a/ Đảm bảo chất lượng.
b/ Bình thường
c/ Không đảm bảo chất lượng
2.Tổ chức hệ thống thông tin kế toán
a/ Chỉ có kế toán tài chính
b/ Chủ yếu là kế toán tài chính và đang xây dựng bộ phận KTQT.
c/ Thực hiện hoàn chỉnh đồng thời kế toán tài chính và KTQT.
3. Doanh nghiệp có lập báo cáo kế toán phục vụ cho nội bộ doanh nghiệp nhằm
để:
• Điều chỉnh giá bán, cắt giảm chi phí, tăng doanh thu
• Thực hiện dự toán cho năm tài chính.
• Hỗ trợ cho việc ra điều chỉnh những thay đổi trong chiến lược kinh doanh
Tìm ra những hoạt động không hiệu quả
a/ Hiện tại có lập báo cáo kế toán
b/ Hiện tại không có lập báo cáo kế toán
c/ Không xác định
4. Nhu cầu tổ chức hệ thống thông tin kế toán phục vụ quản lý
a/ Rất cần thiết
b/ Có thể cần thiết
c/ Thật sự không cần thiết
5. Mức độ xử lý thông tin kế toán
a/ Toàn bộ bằng máy tính (tự động)
b/ Kết hợp máy vi tính (tự động) và thủ công
c/ Hoàn toàn thủ công
6. Công tác thực hiện cơ chế giám sát
a/ Doanh nghiệp có hệ thống báo cáo cho phép phát hiện các sai lệch so với kế hoạch.
b/ Doanh nghiệp không có hệ thống báo cáo cho phép phát hiện các sai lệch so với kế
hoạch.
81
C :Nội dung khảo sát các yếu tố tác động đến việc vận dụng KTQT tại các Doanh
nghiệp sản xuất nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Cần Thơ.
Câu 1 : Anh/ chị hãy đánh giá mức độ đồng ý đối với câu hỏi khảo sát về Quy mô
doanh nghiệp dưới đây?

Hoàn
S toàn Không Bình Rất
Đồng
T Câu hỏi không đồng thườn đồng
ý
T đồng ý g ý
ý
Số lượng nhân viên tham gia BHXH
1 1 2 3 4 5
ảnh ưởng đến việc vận dụng KTQT
Vốn đăng ký kinh doanh ảnhhưởng
2 1 2 3 4 5
đến việc vận dụng KTQT
Doanh thu của doanh nghiệp ảnh
3 1 2 3 4 5
hưởng đến việc vận dụng KTQT

Câu 2 : Anh/ chị hãy đánh giá mức độ đồng ý đối với câu hỏi khảo sát về trình độ
của nhân viên kế toán dưới đây?

Hoàn
S toàn Không Bình Rất
Đồng
T Câu hỏi không đồng thườn đồng
ý
T đồng ý g ý
ý
Nhân viên kế toán doanh nghiệp đều
1 1 2 3 4 5
tốt nghiệp chuyên ngành kế toán.

Nhân viên kế toán doanh nghiệp thành


2 thạo chuyên môn nghiệp vụ kế toán 1 2 3 4 5
(báo cáo thuế, lập sổ sách, chứng từ…)

Nhân viên kế toán doanh nghiệp tư vấn


3 quản lý cho chủ doanh nghiệp các vấn 1 2 3 4 5
đề về kế toán đạt hiệu quả cao.
82

Nhân viên kế toán doanh nghiệp vận


dụng kiến thức kế toán hỗ trợ cho hoạt
4 1 2 3 4 5
động quản lý doanh nghiệp (giảm chi
phí, tăng doanh thu, xác định gía bán)

Câu 3 : Mức độ đồng ý của Anh/Chị đối với câu hỏi khảo sát về Nhận thức của
người điều hành dưới đây như thế nào ?

Hoàn
S toàn Không Bình
Đồng Rất
T Câu hỏi không đồng thườn
ý đồng ý
T đồng ý g
ý
Lãnh đạo luôn yêu cầu nhiều hơn
1 1 2 3 4 5
những thông tin mà kế toán cung cấp.

Lãnh đạo công ty luôn vận hành hệ


2 thống kế toán theo hướng hỗ trợ cho 1 2 3 4 5
việc ra quyết định.

Lãnh đạo công ty luôn giải quyết các


vấn đề trong công ty dựa trên các
3 1 2 3 4 5
thông tin kế toán (chi phí, doanh
thu,…)

Lãnh đạo trong công ty định hướng kế


hoạch trong tương lai dựa trên các
4 1 2 3 4 5
thông tin kế toán (chi phí, doanh
thu,…)
83
Câu 4 : Về Chi phí cho việc tổ chức một hệ thống KTQT, Anh/Chị hãy cho biết ý
kiến của mình với những câu hỏi dưới đây ?

Hoàn
S toàn Không Bình
Đồng Rất
T Câu hỏi không đồng thườn
ý đồng ý
T đồng ý g
ý
Chi phí tổ chức hệ thống KTQT hiện
1 1 2 3 4 5
nay rất cao.

KTQT hiệu quả cao so với chi phí bỏ


2 1 2 3 4 5
ra.
Công ty tổ chức một hệ thống KTQT
3 1 2 3 4 5
không cần quan tâm đến chi phí.

Chi phí tổ chức hệ thống KTQT có thể


4 thấp vì nó cần thiết cho chiến lược 1 2 3 4 5
công ty.

Câu 5 : Anh/ chị hãy đánh giá mức độ đồng ý đối với câu hỏi khảo sát về Mức độ
cạnh tranh trị trường dưới đây ?

Hoàn
S Không Bình Rất
toàn Đồng
T Câu hỏi đồng thườn đồng
không ý
T ý g ý
đồng ý
Công ty đang phải đối mặt với mức độ
1 1 2 3 4 5
cạnh tranh ngày càng cao.
Kế hoạch thay đổi liên tục vì áp lực
2 1 2 3 4 5
cạnh tranh.
Các đối thủ thường xuyên thay đổi
3 chiến lược buộc công ty phải luôn thay 1 2 3 4 5
đổi chính mình.
Có rất nhiều doanh nghiệp đang kinh
4 1 2 3 4 5
doanh cùng ngành với công ty.
84
Câu 6 : Mức độ đồng ý của Anh/Chị đối với câu hỏi khảo sát về Ứng dụng công
nghệ thông tin trong quản lý DNdưới đây như thế nào ?
Hoàn
S Bình Rất
toàn Không Đồng
T Câu hỏi thườn đồng
không đồng ý ý
T g ý
đồng ý
Đơn vị ứng dụng nhiều công nghệ
1 1 2 3 4 5
thông tin trong quản lý DN
Các thông tin luôn được số hóa (đưa
2 1 2 3 4 5
vào máy tính) để xuất ra dùng sau này.
Việc xử lý các công việc tại công ty đa
3 phần được hỗ trợ nhiều bởi công nghệ 1 2 3 4 5
thông tin.

Câu 7 : Anh/ chị hãy đánh giá mức độ đồng ý đối với câu hỏi khảo sát về Vận
dụng KTQT tại DNSXNVV trên địa bàn TP.Cần Thơ dưới đây ?

Hoàn
S Không Bình Rất
toàn Đồng
T Câu hỏi đồng thườn đồng
không ý
T ý g ý
đồng ý
Công ty sử dụng hệ thống kế toán hỗ
trợ cho việc ra quyết định trong công
1 1 2 3 4 5
ty (điều chỉnh giá bán, cắt giảm chi
phí, tăng doanh thu)
Công ty sử dụng hệ thống kế toán để
2 1 2 3 4 5
thực hiện kế hoạch cho năm tài chính.

Công ty sử dụng hệ thống kế toán hỗ


3 trợ cho việc điều chỉnh những thay đổi 1 2 3 4 5
trong chiến lược kinh doanh.
Công ty sử dụng hệ thống kế toán để
4 tìm ra những hoạt động không hiệu 1 2 3 4 5
quả (chi phí cao) trong công ty.

Xin chân thành cám ơn Anh/Chị và Quý đơn vị đã dành thời gian tham gia khảo sát.
85
PHỤ LỤC 4
KẾT QUẢ PHÂN TÍCH DỮ LIỆU

THỐNG KÊ MÔ TẢ ĐỐI TƯỢNG THAM GIA KHẢO SÁT

Trình độ học vấn

Cumulative
Frequency Percent Valid Percent Percent
Valid Trung cấp 11 8.5 8.5 8.5

Cao đẳng 17 13.1 13.1 21.5


Đại học 95 73.1 73.1 94.6

Sau đại học 7 5.4 5.4 100.0

Total 130 100.0 100.0

Lĩnh vực hoạt động

Valid Cumulative
Frequency Percent Percent Percent
Valid Thực phẩm, nước giải
19 14.6 14.6 14.6
khát

Kim loại 16 12.3 12.3 26.9


Hóa mỹ phẩm 15 11.5 11.5 38.5

Đồ gỗ, tre, nứa 18 13.8 13.8 52.3

Plastic, cao su tổng hợp 22 16.9 16.9 69.2


Ngành khác 40 30.8 30.8 100.0

Total 130 100.0 100.0


86

Số năm hoạt động


Frequenc Valid Cumulative
y Percent Percent Percent
Valid Dưới 1 năm 12 9.2 9.2 9.2
Từ 1 đến dưới 4
31 23.8 23.8 33.1
năm
Từ 4 đến 10 năm 38 29.2 29.2 62.3
Trên 10 năm 49 37.7 37.7 100.0
Total 130 100.0 100.0

Số lượng nhân viên tham gia BHXH


Frequenc Valid Cumulative
y Percent Percent Percent
Valid Từ 0 đến dưới 10 người 36 27.7 27.7 27.7
Từ 10 đến dưới 50 người 57 43.8 43.8 71.5
Từ 50 đến dưới 100 người 28 21.5 21.5 93.1
Từ 100 đến dưới 200 người 9 6.9 6.9 100.0
Total 130 100.0 100.0

Vốn đăng ký kinh doanh


Frequenc Valid Cumulative
y Percent Percent Percent
Valid Từ 03 tỷ đồng trở
10 7.7 7.7 7.7
xuống
Trên 03 tỷ đến 20 tỷ 35 26.9 26.9 34.6
Trên 20 tỷ đến 50 tỷ 52 40.0 40.0 74.6
Trên 50 tỷ đến 100 tỷ 28 21.5 21.5 96.2
Trên 100 tỷ đồng 5 3.8 3.8 100.0
Total 130 100.0 100.0
87
KHẢO SÁT THỰC TRẠNG VẬN DỤNG KTQT TRONG DNSXNVV
TRÊN ĐỊA BÀN TP. CẦN THƠ

Chất lượng nguồn nhân lực

Frequenc Valid Cumulative


y Percent Percent Percent
Valid Đảm bảo chất lượng 67 51.5 51.5 51.5
Bình thường 39 30.0 30.0 81.5
Không đảm bảo chất
24 18.5 18.5 100.0
lượng
Total 130 100.0 100.0

Tổ chức hệ thống kế toán


Frequenc Valid Cumulative
y Percent Percent Percent
Valid Chỉ có kế toán tài
86 66.2 66.2 66.2
chính
Chủ yếu KTTC và
35 26.9 26.9 93.1
đang xây dựng KTQT
Thực hiện hoàn chỉnh
9 6.9 6.9 100.0
KTTC và KTQT
Total 130 100.0 100.0

Lập báo cáo KTQT


Frequenc Valid Cumulative
y Percent Percent Percent
Valid Có lập báo cáo KTQT 43 33.1 33.1 33.1
Không có lập báo cáo
76 58.5 58.5 91.5
KTQT
Không xác định 11 8.5 8.5 100.0
Total 130 100.0 100.0
88

Nhu cầu tổ chức KTQT


Frequenc Valid Cumulative
y Percent Percent Percent
Valid Rất cần thiết 67 51.5 51.5 51.5
Có thể cần thiết 39 30.0 30.0 81.5
Thật sự không cần
24 18.5 18.5 100.0
thiết
Total 130 100.0 100.0

Mức độ xử lý
Frequenc Valid Cumulative
y Percent Percent Percent
Valid Toàn bộ bằng máy tính
41 31.5 31.5 31.5
(tự động)
Kết hợp máy vi tính
81 62.3 62.3 93.8
(tự động) và thủ công
Hoàn toàn thủ công 8 6.2 6.2 100.0
Total 130 100.0 100.0

Cơ chế giám sát

Frequenc Valid Cumulative


y Percent Percent Percent
Valid Doanh nghiệp có hệ
thống báo cáo cho
phép phát hiện các sai 72 55.4 55.4 55.4
lệch so với kế hoạch.

Doanh nghiệp không


có hệ thống báo cáo
cho phép phát hiện các 58 44.6 44.6 100.0
sai lệch so với kế
hoạch.
Total 130 100.0 100.0
89
KIỂM ÐỊNH ÐỘ TIN CẬY
Case Processing Summary
N %
Cases Valid 130 100.0
Excludeda 0 .0
Total 130 100.0
a. Listwise deletion based on all
variables in the procedure.

Reliability Statistics
Cronbach's
Alpha N of Items
.870 3

Item-Total Statistics
Scale
Mean if Scale Corrected Cronbach's
Item Variance if Item-Total Alpha if
Deleted Item Deleted Correlation Item Deleted
QMDN1 7.4077 1.577 .703 .859
QMDN2 7.3846 1.386 .748 .822
QMDN3 7.4385 1.411 .808 .764

Case Processing Summary


N %
Cases Valid 130 100.0
Excludeda 0 .0
Total 130 100.0
a. Listwise deletion based on all
variables in the procedure.
90
Reliability Statistics
Cronbach's
Alpha N of Items
.890 4

Item-Total Statistics
Scale Mean Scale Corrected Cronbach's
if Item Variance if Item-Total Alpha if Item
Deleted Item Deleted Correlation Deleted
TÐKT1 10.7154 3.414 .782 .849
TÐKT2 10.7538 3.303 .867 .815
TÐKT3 10.6769 3.864 .716 .874
TÐKT4 10.7077 3.712 .677 .888

Case Processing Summary


N %
Cases Valid 130 100.0
Excludeda 0 .0
Total 130 100.0
a. Listwise deletion based on all
variables in the procedure.
Reliability Statistics
Cronbach's
Alpha N of Items
.726 4

Item-Total Statistics
Scale Mean Scale Corrected Cronbach's
if Item Variance if Item-Total Alpha if Item
Deleted Item Deleted Correlation Deleted
NTÐH1 10.9538 2.416 .489 .681
NTÐH2 11.2692 2.338 .573 .631
NTÐH3 11.1769 2.286 .543 .648
NTÐH4 11.3692 2.576 .459 .697
91

Case Processing Summary


N %
Cases Valid 130 100.0
Excludeda 0 .0
Total 130 100.0
a. Listwise deletion based on all
variables in the procedure.

Reliability Statistics
Cronbach's
Alpha N of Items
.899 4

Item-Total Statistics
Scale Mean Scale Corrected Cronbach's
if Item Variance if Item-Total Alpha if Item
Deleted Item Deleted Correlation Deleted
CPTC1 11.1154 2.894 .787 .866
CPTC2 11.0538 2.749 .763 .874
CPTC3 11.1692 2.808 .784 .866
CPTC4 11.1769 2.829 .767 .872

Case Processing Summary


N %
Cases Valid 130 100.0
a
Excluded 0 .0
Total 130 100.0
a. Listwise deletion based on all
variables in the procedure.
92
Reliability Statistics
Cronbach's
Alpha N of Items
.860 4

Item-Total Statistics
Scale Mean Scale Corrected Cronbach's
if Item Variance if Item-Total Alpha if Item
Deleted Item Deleted Correlation Deleted
MÐCT1 11.2923 3.108 .676 .833
MÐCT2 11.4077 3.189 .653 .842
MÐCT3 11.3923 2.860 .767 .795
MÐCT4 11.4385 2.946 .728 .812

Case Processing Summary


N %
Cases Valid 130 100.0
Excludeda 0 .0
Total 130 100.0
a. Listwise deletion based on all
variables in the procedure.

Reliability Statistics
Cronbach's
Alpha N of Items
.835 3

Item-Total Statistics
Scale Mean Scale Corrected Cronbach's
if Item Variance if Item-Total Alpha if Item
Deleted Item Deleted Correlation Deleted
UDCN1 7.2615 1.621 .688 .780
UDCN2 7.4385 1.628 .727 .740
UDCN3 7.3154 1.752 .674 .792
93
Case Processing Summary
N %
Cases Valid 130 100.0
Excludeda 0 .0
Total 130 100.0
a. Listwise deletion based on all
variables in the procedure.

Reliability Statistics
Cronbach's
Alpha N of Items
.802 4

Item-Total Statistics
Scale Mean Scale Corrected Cronbach's
if Item Variance if Item-Total Alpha if Item
Deleted Item Deleted Correlation Deleted
VDQT1 10.7923 2.398 .649 .736
VDQT2 10.8154 2.477 .576 .772
VDQT3 10.8000 2.456 .630 .745
VDQT4 10.7692 2.504 .608 .756

FACTOR
/VARIABLES QMDN1 QMDN2 QMDN3 TĐKT1 TĐKT2 TĐKT3 TĐKT4 NTĐH1
NTĐH2 NTĐH4 CPTC1 CPTC2 CPTC3 CPTC4 MĐCT1 MĐCT2 MĐCT3 MĐCT4
UDCN1 UDCN2 UDCN3 NTĐH3
/MISSING LISTWISE
/ANALYSIS QMDN1 QMDN2 QMDN3 TĐKT1 TĐKT2 TĐKT3 TĐKT4 NTĐH1
NTĐH2 NTĐH4 CPTC1 CPTC2 CPTC3 CPTC4 MĐCT1 MĐCT2 MĐCT3 MĐCT4
UDCN1 UDCN2 UDCN3 NTĐH3
/PRINT INITIAL KMO EXTRACTION ROTATION
/FORMAT SORT BLANK(.44)
/CRITERIA MINEIGEN(1) ITERATE(25)
/EXTRACTION PC
/CRITERIA ITERATE(25)
/ROTATION VARIMAX
/METHOD=CORRELATION.
94

PHÂN TÍCH NHÂN TỐ KHÁM PHÁ

KMO and Bartlett's Test


Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling
.876
Adequacy.
Bartlett's Test of Approx. Chi-Square 1731.810
Sphericity df 231
Sig. .000

Communalities
Initial Extraction
QMDN1 1.000 .767
QMDN2 1.000 .783
QMDN3 1.000 .862
TÐKT1 1.000 .787
TÐKT2 1.000 .846
TÐKT3 1.000 .715
TÐKT4 1.000 .655
NTÐH1 1.000 .532
NTÐH2 1.000 .718
NTÐH4 1.000 .556
CPTC1 1.000 .814
CPTC2 1.000 .761
CPTC3 1.000 .808
CPTC4 1.000 .769
MÐCT1 1.000 .691
MÐCT2 1.000 .648
MÐCT3 1.000 .788
MÐCT4 1.000 .748
UDCN1 1.000 .738
UDCN2 1.000 .803
UDCN3 1.000 .713
NTÐH3 1.000 .683
Extraction Method: Principal
Component Analysis.
95
Total Variance Explained
Extraction Sums of Rotation Sums of
Initial Eigenvalues Squared Loadings Squared Loadings
% of % of % of
Compone Varianc Cumulati Varianc Cumulati Tota Varian Cumulati
nt Total e ve % Total e ve % l ce ve %
1 3.26
8.512 38.690 38.690 8.512 38.690 38.690 14.840 14.840
5
2 2.97
2.179 9.905 48.595 2.179 9.905 48.595 13.520 28.360
4
3 2.90
1.637 7.442 56.036 1.637 7.442 56.036 13.206 41.566
5
4 2.47
1.539 6.995 63.032 1.539 6.995 63.032 11.259 52.825
7
5 2.42
1.271 5.776 68.807 1.271 5.776 68.807 11.032 63.857
7
6 2.13
1.044 4.747 73.554 1.044 4.747 73.554 9.696 73.554
3
7 .757 3.441 76.995
8 .684 3.111 80.106
9 .627 2.851 82.957
10 .475 2.161 85.118
11 .453 2.057 87.175
12 .438 1.990 89.165
13 .374 1.701 90.866
14 .316 1.436 92.302
15 .295 1.339 93.641
16 .266 1.209 94.850
17 .238 1.080 95.929
18 .235 1.068 96.997
19 .212 .965 97.962
20 .192 .874 98.836
21 .167 .758 99.594
22 .089 .406 100.000
Extraction Method: Principal Component Analysis.
96
Component Matrixa
Component
1 2 3 4 5 6
CPTC4 .755
CPTC2 .746
CPTC3 .731
TÐKT2 .714
TÐKT1 .676
CPTC1 .666 -.471
MÐCT2 .639
MÐCT4 .637
UDCN1 .636
TÐKT4 .626
UDCN2 .623
TÐKT3 .612
MÐCT3 .611 .445
MÐCT1 .607
NTÐH4 .602
QMDN2 .593 -.474
UDCN3 .565
NTÐH3 .550
QMDN1 .543
NTÐH1 .455
QMDN3 .513 -.565
NTÐH2 .475 .509
Extraction Method: Principal Component Analysis.
a. 6 components extracted.
97
Rotated Component Matrixa
Component
1 2 3 4 5 6
TÐKT2 .843
TÐKT1 .826
TÐKT3 .798
TÐKT4 .715
MÐCT3 .842
MÐCT4 .787
MÐCT1 .775
MÐCT2 .679
CPTC1 .847
CPTC3 .788
CPTC4 .729
CPTC2 .702
QMDN3 .885
QMDN1 .819
QMDN2 .806
UDCN2 .812
UDCN3 .791
UDCN1 .749
NTÐH2 .815
NTÐH3 .632
NTÐH1 .618
NTÐH4 .527
Extraction Method: Principal Component Analysis.
Rotation Method: Varimax with Kaiser Normalization.a
a. Rotation converged in 6 iterations.

Component Transformation Matrix


Component 1 2 3 4 5 6
1 .476 .443 .467 .334 .374 .328
2 -.450 .529 .103 -.576 -.034 .416
3 -.646 -.041 -.178 .498 .533 .131
4 .306 .314 -.635 -.281 .509 -.258
5 .149 -.651 .097 -.404 .433 .441
6 .194 .011 -.572 .257 -.358 .664
Extraction Method: Principal Component Analysis.
Rotation Method: Varimax with Kaiser Normalization.
98
KMO and Bartlett's Test
Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling
.715
Adequacy.
Bartlett's Test of Approx. Chi-Square 176.275
Sphericity df 6
Sig. .000

Communalities
Extractio
Initial n
VDQT1 1.000 .660
VDQT2 1.000 .578
VDQT3 1.000 .649
VDQT4 1.000 .625
Extraction Method: Principal
Component Analysis.
Total Variance Explained
Initial Eigenvalues Extraction Sums of Squared Loadings
% of Cumulative % of Cumulative
Component Total Variance % Total Variance %
1 2.512 62.798 62.798 2.512 62.798 62.798
2 .769 19.219 82.018
3 .378 9.452 91.470
4 .341 8.530 100.000
Extraction Method: Principal Component Analysis.

Component Matrixa
Component
1
VDQT1 .813
VDQT3 .806
VDQT4 .790
VDQT2 .760
Extraction Method:
Principal Component
Analysis.
a. 1 components
extracted.
99
Rotated
Component
Matrixa

a. Only one
component
was extracted.
The solution
cannot be
rotated.

CORRELATIONS
/VARIABLES=VDQT QMDN TÐKT NTÐH CPTC MÐCT UDCN
/PRINT=TWOTAIL NOSIG
/MISSING=PAIRWISE.
100
PHÂN TÍCH SỰ TƯƠNG QUAN

Correlations
VDQT QMDN TÐKT NTÐH CPTC MÐCT UDCN
VDQT Pearson
1 .519** .619** .640** .715** .606** .628**
Correlation
Sig. (2-tailed) .000 .000 .000 .000 .000 .000
N 130 130 130 130 130 130 130
QMD Pearson
.519** 1 .437** .268** .436** .281** .429**
N Correlation
Sig. (2-tailed) .000 .000 .002 .000 .001 .000
N 130 130 130 130 130 130 130
TÐKT Pearson
.619** .437** 1 .356** .537** .415** .455**
Correlation
Sig. (2-tailed) .000 .000 .000 .000 .000 .000
N 130 130 130 130 130 130 130
NTÐH Pearson
.640** .268** .356** 1 .557** .525** .438**
Correlation
Sig. (2-tailed) .000 .002 .000 .000 .000 .000
N 130 130 130 130 130 130 130
CPTC Pearson
.715** .436** .537** .557** 1 .523** .424**
Correlation
Sig. (2-tailed) .000 .000 .000 .000 .000 .000
N 130 130 130 130 130 130 130
MÐCT Pearson
.606** .281** .415** .525** .523** 1 .452**
Correlation
Sig. (2-tailed) .000 .001 .000 .000 .000 .000
N 130 130 130 130 130 130 130
UDCN Pearson
.628** .429** .455** .438** .424** .452** 1
Correlation
Sig. (2-tailed) .000 .000 .000 .000 .000 .000
N 130 130 130 130 130 130 130
**. Correlation is significant at the 0.01 level (2-tailed).
REGRESSION
/MISSING LISTWISE
/STATISTICS COEFF OUTS R ANOVA COLLIN TOL
/CRITERIA=PIN(.05) POUT(.10)
/NOORIGIN
/DEPENDENT VDQT
/METHOD=ENTER QMDN TÐKT NTÐH CPTC MÐCT UDCN
/SCATTERPLOT=(*ZPRED ,*ZRESID)
/RESIDUALS DURBIN HISTOGRAM(ZRESID) NORMPROB(ZRESID).
101
PHÂN TÍCH HỒI QUY

Variables Entered/Removeda
Variables Variables
Model Entered Removed Method
1 UDCN,
CPTC,
QMDN,
. Enter
MÐCT,
TÐKT,
NTÐHb
a. Dependent Variable: VDQT
b. All requested variables entered.

Model Summaryb
Adjusted R Std. Error of Durbin-
Model R R Square Square the Estimate Watson
1 .858a .736 .723 .26632 1.357
a. Predictors: (Constant), UDCN, CPTC, QMDN, MÐCT, TÐKT, NTÐH
b. Dependent Variable: VDQT

ANOVAa
Sum of Mean
Model Squares df Square F Sig.
1 Regression 24.338 6 4.056 57.191 .000b
Residual 8.724 123 .071
Total 33.062 129
a. Dependent Variable: VDQT
b. Predictors: (Constant), UDCN, CPTC, QMDN, MÐCT, TÐKT, NTÐH
102
Coefficientsa
Standardize
Unstandardized d Collinearity
Coefficients Coefficients Statistics
Std.
Model B Error Beta t Sig. Tolerance VIF
1 (Constan -
-.240 .218 .272
t) 1.103
QMDN .113 .048 .130 2.368 .019 .706 1.415
TÐKT .148 .048 .181 3.071 .003 .615 1.626
NTÐH .227 .062 .222 3.679 .000 .591 1.692
CPTC .252 .060 .274 4.189 .000 .501 1.994
MÐCT .123 .053 .138 2.314 .022 .605 1.653
UDCN .175 .048 .214 3.681 .000 .632 1.583
a. Dependent Variable: VDQT
Collinearity Diagnosticsa
Variance Proportions
Mode Dimensi Eigenval Condition (Constan TÐ CPT MÐ UDC
l on ue Index t) QMDN KT NTÐH C CT N
1 1 6.923 1.000 .00 .00 .00 .00 .00 .00 .00
2 .019 18.969 .02 .30 .20 .10 .01 .14 .01
3 .016 20.751 .02 .18 .54 .00 .05 .01 .24
4 .015 21.136 .09 .22 .05 .01 .03 .01 .65
5 .010 26.171 .56 .13 .14 .01 .26 .13 .00
6 .010 26.648 .01 .05 .01 .18 .26 .71 .04
7 .007 31.868 .30 .13 .06 .70 .40 .00 .06
a. Dependent Variable: VDQT
Residuals Statisticsa
Minimu Maximu Std.
m m Mean Deviation N
Predicted Value 2.0626 4.5726 3.5981 .43436 130
Residual -.59182 .87113 .00000 .26005 130
Std. Predicted
-3.535 2.244 .000 1.000 130
Value
Std. Residual -2.222 3.271 .000 .976 130
a. Dependent Variable: VDQT
103
Charts
104
105
PHỤ LỤC 5
DANH SÁCH DOANH NGHIỆP THAM GIA KHẢO SÁT
STT TÊN DN ĐỊA CHỈ KHU VỰC

CÔNG TY TNHH PHÁT 229 Tú Xương, Khu dân cư Hồng


Quận
1 TRIỂN TÔM GIỐNG LIÊN Phát, Phường An Bình, Q. Ninh
Ninh Kiều
THÀNH Kiều, TP. Cần Thơ
CÔNG TY TNHH MTV SX Số 78, Nguyễn Văn Cừ (nối dài),
Quận
2 TM DV CỬA PHÁT KV4, Phường An Bình, Q. Ninh
Ninh Kiều
THÀNH ĐẠT Kiều, TP. Cần Thơ
14/7, Mậu Thân, Phường Xuân
Quận
3 CÔNG TY TNHH SURIO Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần
Ninh Kiều
Thơ
CÔNG TY TNHH RICO Số 622, Đường 30/4, Phường
Quận
4 RICO - CN RICO RICO TẠI Hưng Lợi, Q. Ninh Kiều, TP. Cần
Ninh Kiều
CẦN THƠ Thơ
659 Lô B, Khu dân cư 91B,
CÔNG TY TNHH MTV SX Quận
5 Phường An Khánh, Q. Ninh Kiều,
TM VÀ DV KIM MINH Ninh Kiều
TP. Cần Thơ
2M, Mậu Thân, Phường An
DNTN SX TM DV Quận
6 Nghiệp, Q. Ninh Kiều, TP. Cần
PHƯƠNG TRÚC Ninh Kiều
Thơ
Lô C Khu TTCN, Cái Sơn-Hàng
DNTN SX TM KHÁNH Quận
7 Bàng, Phường An Bình, Q. Ninh
HƯNG Ninh Kiều
Kiều, TP. Cần Thơ
DNTN CƠ KHÍ THANH 1/26, đường 3/2, Phường Hưng Quận
8
CẦN lợi, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ Ninh Kiều
108/46/6d, đường 30/4, Phường
CÔNG TY TNHH SX TM Quận
9 An Phú, Q. Ninh Kiều, TP. Cần
THUỐC THÚ Y 1/5 Ninh Kiều
Thơ
CÔNG TY TNHH SX TM Lộ Vòng Cung, KV 8, P.An Bình, Quận
10
DV VUA VI SINH Q. Ninh Kiều, Cần Thơ Ninh Kiều

CÔNG TY TNHH PHÁT Tổ 10/KV 4, P. An Bình, Q. Ninh Quận


11
TRIỂN Kiều, TP. Cần Thơ Ninh Kiều
106
CÔNG TY TNHH MTV 127a/3 Nguyễn Văn Trường,
Quận
12 ĐIỆN CÔNG NGHIỆP Phường An Bình, Q. Ninh Kiều,
Ninh Kiều
MIỀN TÂY TP. Cần Thơ
Đối diện 337, đường Hoàng Quốc
Quận
13 CÔNG TY TNHH AN LỢI Việt, P. An Bình, Q. Ninh kiều,
Ninh Kiều
Cần Thơ
CÔNG TY CP THƯƠNG 120/7, Hoàng Quốc Việt, P.An Quận
14
MẠI DỊCH VỤ TDE Bình, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ Ninh Kiều

298A, Tầm Vu, P.Hưng Lợi, Q. Quận


15 CÔNG TY CP DUY TUẤN
Ninh Kiều, TP. Cần Thơ Ninh Kiều

CÔNG TY TNHH SX VÀ 81 Mậu Thân, P.Xuân Khánh, Q. Quận


16
TM THANH THANH Ninh Kiều, TP. Cần Thơ Ninh Kiều
386/6, tổ 3-4, Nguyễn Văn Cừ nối
CÔNG TY TNHH MTV SX Quận
17 dài, P.An Khánh, Q. Ninh Kiều,
TM DV THỦY NGÂN Ninh Kiều
TP. Cần Thơ
CÔNG TY TNHH SX TM 66A CMT8, P.Cái Khế, Q. Ninh Quận
18
VÀ DV TRƯỜNG TỒN Kiều, TP. Cần Thơ . Ninh Kiều

CÔNG TY TNHH ĐINH 135 Hoàng Quốc Việt, P.An Bình, Quận
19
NHỰT Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ Ninh Kiều
148 Trần Hưng Đạo, P.An
CÔNG TY TNHH Quận
20 Nghiệp, Q. Ninh Kiều, TP. Cần
EUROSTYLE Ninh Kiều
Thơ

CÔNG TY TNHH SX TM 233/41P, Nguyễn Văn Cừ, P.An Quận


21
KHANG HƯNG Hòa, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ Ninh Kiều

CÔNG TY TNHH MTV SX 09 đường 30/4, P.An Lạc, Q. Ninh Quận


22
TM DV QC THẠNH PHÁT Kiều, TP. Cần Thơ Ninh Kiều

CÔNG TY TNHH TM DV 117D, Tổ 14, KV 2, P.An Khánh, Quận


23
SX HOÀNG NAM Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ Ninh Kiều

CÔNG TY TNHH THANG 378K8/7A, Nguyễn Văn Cừ, P.An Quận


24
MÁY PHI THIÊN Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. CT Ninh Kiều
107
Lô B21, KDC Hoàn Mỹ, Cồn
CÔNG TY CP THIÊN Quận
25 Khương, P.Cái Khế, Q. Ninh
QUÂN Ninh Kiều
Kiều, TP. Cần Thơ
CÔNG TY TNHH MTV SX 172 đường 3/2, P.Hưng Lợi, Q. Quận
26
TM DV NGUYỄN GIANG Ninh Kiều, TP. Cần Thơ Ninh Kiều

CÔNG TY TNHH MTV SX 307D, Tổ 2, KV 5, P.An Khánh, Quận


27
TM ĐÌNH PHONG Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ Ninh Kiều

3, Mậu Thân, P. Xuân Khánh, Q. Quận


28 CÔNG TY CP FCB
Ninh Kiều, TP. Cần Thơ Ninh Kiều

CÔNG TY TNHH SX TM 273D/8, Trần Vĩnh Kiết, P.An Quận


29
DV MINH PHÁT Bình, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ Ninh Kiều

CÔNG TY TNHH MTV SX 51A11 Tổ 7, KV2, P. An Khánh, Quận


30
DV HƯNG THỊNH VINA Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ Ninh Kiều

CÔNG TY TNHH SX TM 62/1A, Trần Việt Châu, P. An Quận


31
DV IN CHẤN MINH Hòa, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ Ninh Kiều

CÔNG TY TNHH CƠ KHÍ 333/10, KV4, P.An Bình, Q. Ninh Quận


32
DƯỢC TRUNG VIỆT Kiều, TP. Cần Thơ Ninh Kiều
Lô B770, đường B19, KDC 91B,
CÔNG TY CP TM DV SX Quận
33 Phường An Khánh, Q. Ninh Kiều,
THUẬN ĐỒNG TIẾN Ninh Kiều
TP. Cần Thơ
CÔNG TY TNHH MTV 217 -219, đường Nguyễn Văn Cừ
Quận
34 XÂY DỰNG TMDV PHẠM nối dài, Phường An Bình, Q. Ninh
Ninh Kiều
CHUNG Kiều, TP. Cần Thơ
DNTN CƠ KHÍ SÔNG HẬU 33, đường Hai Bà Trưng, Q. Ninh Quận
35
HAI NHÀ BÈ Kiều, TP. Cần Thơ Ninh Kiều

CÔNG TY TNHH THUẬN 5B, Quốc lộ 91B, Phường Hưng Quận


36
PHÁT THÀNH Lợi, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ Ninh Kiều

CÔNG TY TNHH MTV SX 72, Tầm Vu , Phường Hưng Lợi, Quận


37
NGỌC PHÚ QUÝ Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ Ninh Kiều

CÔNG TY TNHH MTV SX Cạnh 337B1, đường Nguyễn Văn Quận


38
TM DV NAM TRẦN PHÁT Linh, tổ 01, KV5,P. An Khánh, Q. Ninh Kiều
108
Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
CÔNG TY TNHH SX TM 20, đường 3, KDC Metro, Phường
Quận
39 DV HÓA NÔNG TRUNG Hưng Lợi, Q. Ninh Kiều, TP. Cần
Ninh Kiều
NHẬT Thơ
CÔNG TY TNHH CÔNG 09, Nguyễn Văn Trỗi, Phường
Quận
40 TRÌNH GIAO THÔNG TÂY Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP.
Ninh Kiều
NAM Á Cần Thơ
Cạnh 277/8, Trần Vĩnh Kiết,
CÔNG TY TNHH THÁI Quận
41 Phường An Bình, Q. Ninh Kiều,
TÂM ANH Ninh Kiều
TP. Cần Thơ
CÔNG TY TNHH MTV GỖ 198, Tầm Vu - Phường Hưng Lợi - Quận
42
ĐẠI QUANG PHÁT Quận Ninh Kiều - Cần Thơ Ninh Kiều
Tổ 09, khu vực 3, Cồn Khương ,
CÔNG TY TNHH SX TM Quận
43 Phường Cái Khế , Q. Ninh Kiều,
VIỆT THUẬN TIẾN Ninh Kiều
TP. Cần Thơ
38B, KV8, đường Vòng Cung,
CÔNG TY TNHH MTV CƠ Quận
44 Phường An Bình, Q. Ninh Kiều,
KHÍ ĐẶNG LONG Ninh Kiều
TP. Cần Thơ
CÔNG TY TNHH MTV 108, đường 3/2, Phường Xuân
Quận
45 CHẾ BIẾN THỰC PHẨM Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần
Ninh Kiều
XNK PHONG DÌNH Thơ
53-55, Trần Văn Khéo, Phường
CÔNG TY CP NƯỚC MẮM Quận
46 Cái Khế, Q. Ninh Kiều, TP. Cần
NAM HƯƠNG Ninh Kiều
Thơ
CÔNG TY TNHH MTV SX
118A, Lý Tự Trọng, Phường An Quận
47 TM DV GIA NGHI HOÀN
Cư , Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ Ninh Kiều
MỸ
107A/3, lộ Vòng Cung, khu vực 5,
CÔNG TY TNHH MTV TM Quận
48 Phường An Bình, Q. Ninh Kiều,
VÀ DV THIÊN VÂN MINH Ninh Kiều
TP. Cần Thơ
CÔNG TY TNHH MTV SX Cạnh 326B/10, khu vực 4, đường
Quận
49 GIA CÔNG CƠ KHÍ Hoàng Quốc Việt, Phường An
Ninh Kiều
PHƯƠNG VINH Bình, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
122/4A, đường 3/2, Phường Xuân
CÔNG TY TNHH MTV SX Quận
50 Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần
TM KHOA THI Ninh Kiều
Thơ
109
CÔNG TY TNHH MTV SX Cạnh 337, Hoàng Quốc Việt,
Quận
51 NHANG MUỖI THẦN Phường An Bình, Q. Ninh Kiều,
Ninh Kiều
LONG TP. Cần Thơ
CÔNG TY TNHH MTV TM 46, đường 16, khu dân cư An
Quận
52 SX NGUYỄN TRƯỜNG Khánh, Phường An Khánh , Q.
Ninh Kiều
THÀNH Ninh Kiều, TP. Cần Thơ

CÔNG TY TNHH SX TM 195/4A, đường 3/2, Phường Hưng Quận


53
DV KHANG HUY ANH Lợi Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ Ninh Kiều

396M, Nguyễn Văn Cừ nối dài,


CÔNG TY TNHH MTV TM Quận
54 Phường An Khánh, Q. Ninh Kiều,
DV TẤN HOÀNG ĐẠT Ninh Kiều
TP. Cần Thơ

CÔNG TY TNHH MTV 37, đường số 2, khu tái định cư


Quận
55 TBVT LÊ HUỲNH THIÊN Thới Nhựt, Phường An Khánh , Q.
Ninh Kiều
BẢO Ninh Kiều, TP. Cần Thơ

107/105, Hoàng Văn Thụ ,


CÔNG TY TNHH MTV XD Quận
56 Phường An Cư, Q. Ninh Kiều, TP.
SX CƠ KHÍ TRẦN HÙNG Ninh Kiều
Cần Thơ

CÔNG TY TNHH CÔNG 134, Nguyễn Văn Cừ, Phường An


Quận
57 NGHIỆP ĐiỆN Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần
Ninh Kiều
WESTERNCABLES Thơ
386 CMT8, P.Bùi Hữu Nghĩa, Q. Quận
58 CÔNG TY CP N.S.T
Bình Thủy, TP. Cần Thơ Bình Thủy
CÔNG TY CP VẬT LIỆU Lô 17F1, Khu CN Trà Nóc 1, Quận
59 XÂY DỰNG MOTILEN Phường Trà Nóc, Q. Bình Thủy, Bình Thủy
CẦN THƠ TP. Cần Thơ
Lô 16A5, khu công nghiệp Trà Quận
CÔNG TY TNHH SX KD
60 Nóc 1, Phường Trà Nóc, Q. Bình Bình Thủy
DV VŨ NAM HẢI
Thủy, TP. Cần Thơ
288 A CMT8, Phường Bùi Hữu Quận
CÔNG TY TNHH NHỰA
61 Nghĩa, Q. Bình Thủy, TP. Cần Bình Thủy
MIỀN TÂY
Thơ
288, Cách mạng tháng tám, Quận
CÔNG TY CP NHỰA CẦN
62 Phường Bùi Hữu Nghĩa, Q. Bình Bình Thủy
THƠ
Thủy, TP. Cần Thơ
110
290/5A, Cách Mạng Tháng Tám, Quận
CÔNG TY TNHH CƠ
63 Phường Bùi Hữu Nghĩa, Q. Bình Bình Thủy
NHIỆT HỒNG NHẬT
Thủy, TP. Cần Thơ
CÔNG TY THỨC ĂN GIA 01, Lê Hồng Phong - Phường Bình Quận
64
SÚC MEKO Thủy Q. Bình Thủy, TP. Cần Thơ Bình Thủy
149, Cách Mạng Tháng Quận
65 CÔNG TY TNHH T-THÁI Tám, Phường An Thới, Q. Bình Bình Thủy
Thủy, TP. Cần Thơ
CÔNG TY CP DT&DV Đường số 5, Khu Công nghiệp Trà Quận
66
CÔNG NGHIỆP MÊ KÔNG Nóc - Q. Bình Thủy, TP. Cần Thơ Bình Thủy
90, Nguyễn Chí Thanh, Phường Quận
CÔNG TY CP CÁM GẠO
67 Trà Nóc, Q. Bình Thủy, TP. Cần Bình Thủy
TIP-TOP ViỆT NAM
Thơ
CÔNG TY TNHH MTV CƠ 456A, Cách Mạng Tháng Tám, Quận
68 KHÍ KỸ THUẬT HUY Phường Bùi Hữu Nghĩa, Q. Bình Bình Thủy
THÔNG Thủy, TP. Cần Thơ
CÔNG TY TNHH THUỐC 317/12, KV Bình Chánh, Phường Quận
69 THÚ Y THỦY SẢN ĐĂNG Long Hòa, Q. Bình Thủy, TP. Cần Bình Thủy
ANH Thơ
CÔNG TY TNHH MTV CƠ 327/18, Trần Quang Diệu, Phường Quận
70 KHÍ VÀ XD LÊ MINH An Thới, Q. Bình Thủy, TP. Cần Bình Thủy
KHANG Thơ
Lô 16A15-1, KCN Trà Nóc 1, Quận
CÔNG TY CP EPS KIM
71 Phường Trà Nóc, Q. Bình Thủy, Bình Thủy
THÀNH ĐẠT
TP. Cần Thơ
92E, Trần Quang Diệu, Phường Quận
CÔNG TY TNHH MTV SX
72 An Thới, Q. Bình Thủy, TP. Cần Bình Thủy
TM DƯƠNG LÊ
Thơ
43/17, Huỳnh Phan Hộ, Phường Quận
CÔNG TY TNHH MẠNH
73 Bình Thủy , Q. Bình Thủy, TP. Bình Thủy
PHÁT ĐẠT
Cần Thơ
39 E, Nguyễn Văn Trường, KV Quận
CÔNG TY TNHH MTV NỘI Bình Thường A, Phường Long Bình Thủy
74
THẤT HOÀNG LONG HẢI Tuyền, Q. Bình Thủy, TP. Cần
Thơ
111
CÔNG TY TNHH MTV CƠ 3/13 Lê Văn Bì, Q. Bình Thủy, Quận
75
KHÍ TRUNG THIỆN TP. Cần Thơ Bình Thủy

CÔNG TY TNHH SX TM 06 Lê Hồng Phong, Q. Bình Thủy, Quận


76
THIÊN PHÚ THÀNH TP. Cần Thơ Bình Thủy
69C/11, Nguyễn Viết Xuân,
CÔNG TY TNHH MTV Quận
77 Phường Trà An, Q. Bình Thủy,
ĐẠT THÀNH DŨNG Bình Thủy
TP. Cần Thơ
Lô 19A10, 1, KCN Trà Nóc 1,
CÔNG TY CP EPS KIM Quận
78 Phường Trà Nóc, Q. Bình Thủy,
LONG PHÁT Bình Thủy
TP. Cần Thơ
17/3, khu vực 1, Lê Hồng Phong,
CÔNG TY CP HÙNG HIỆP Quận
79 Phường Bình Thủy, Q. Bình Thủy,
HƯNG Bình Thủy
TP. Cần Thơ
Đường số 5, Khu Công nghiệp Trà
CÔNG TY CP ĐẦU TƯ MÊ Quận
80 Nóc, Phường Trà Nóc, Q. Bình
KÔNG Bình Thủy
Thủy, TP. Cần Thơ
CÔNG TY TNHH SẢN Số nhà 328/28C, Tổ 4, KV Bình
Quận
81 XUẤT TRANG SỨC KIM Dương B, Phường Long Tuyền, Q.
Bình Thủy
TÂN PHÁT Bình Thủy, TP. Cần Thơ
KV Phi trường 31, CMT8, Phường
CTY TNHH SX TM XNK Quận
82 An Thới, Q. Bình Thủy, TP. Cần
PHÚ MỸ TOÀN Bình Thủy
Thơ
CÔNG TY TNHH TM SX
26/8 Hương lộ 28, Phường Bình Quận
83 VÀ DV GIỐNG THUỶ SẢN
Thủy, Q. Bình Thủy, TP. Cần Thơ Bình Thủy
HP
367/51, Trần Quang Diệu, Phường
DNTN SX BÁNH KẸO Quận
84 An Thới, Q. Bình Thủy, TP. Cần
BÍCH HẠNH Bình Thủy
Thơ
45A/15, Lê Hồng Phong, Phường
DOANH NGHIỆP TƯ Quận
85 Bình Thủy, Q. Bình Thủy, TP.
NHÂN ĐẠI DƯƠNG Bình Thủy
Cần Thơ
DOANH NGHIỆP TƯ
95/7B Nguyễn Thông, Phường An Quận
86 NHÂN HÓA MỸ PHẨM
Thới Q. Bình Thủy, TP. Cần Thơ Bình Thủy
TÂY ĐÔ
112
E3-6, đường số 12, Khu dân cư
DOANH NGHIỆP TN SX Quận
87 586, Phường Phú Thứ, Q. Cái
TM NHƯ ĐẠT Cái Răng
Răng, TP. Cần Thơ
D21-03, đường số (, KDC Long Quận
CÔNG TY TNHH MTV VŨ
88 Thịnh, P.Phú Thứ, Q. Cái Răng, Cái Răng
TÂN PHÁT
TP. Cần Thơ
CÔNG TY TNHH MTV KV1, Phường Ba Láng , Q. Cái Quận
89
NHỰA HIỆP PHÁT Răng, TP. Cần Thơ Cái Răng
19-21, đường B17, Khu dân cư Quận
CÔNG TY TNHH SX TM
90 Hưng Phú 1, Phường Hưng Phú , Cái Răng
DV VŨ PHÚC
Q. Cái Răng, TP. Cần Thơ
408, Quốc Lộ 1A, Khu vực Yên Quận
CÔNG TY TNHH TM DV
91 Hạ, Phường Lê Bình, Q. Cái Răng, Cái Răng
SX THIÊN KIM LONG
TP. Cần Thơ
Lô 8, 10 Đường A1, Khu TĐC Quận
CÔNG TY CP TAM HIỆP
92 Tân Phú, Phường Tân Phú, Q. Cái Cái Răng
LHT
Răng, TP. Cần Thơ
428A, KV Thạnh Hưng, Phường Quận
CÔNG TY TNHH MIỀN
93 Thường Thạnh, Q. Cái Răng, TP. Cái Răng
TÂY NAM
Cần Thơ
82/1, đường Trần Chiên, khu vực Quận
CÔNG TY TNHH SX TM
94 Thạnh Mỹ - Phường Lê Bình, Q. Cái Răng
KỲ PHONG
Cái Răng, TP. Cần Thơ
E3-6, đường số 12, Khu dân cư Quận
CÔNG TY TNHH MTV SX
98 586, Phường Phú Thứ, Q. Cái Cái Răng
TM CHÂU SEN
Răng, TP. Cần Thơ
E5, đường số 56, Khu dân cư 586, Quận
CÔNG TY TNHH SX TM
96 Phường Phú Thứ, Q. Cái Răng, Cái Răng
HNS
TP. Cần Thơ
CÔNG TY TNHH MTV Quận
F2 -33, đường số 5, KDC Phú An,
ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN Cái Răng
97 Phường Phú Thứ , Q. Cái Răng,
THỦY SẢN CƯỜNG LỘC
TP. Cần Thơ
PHÁT
Lô A2 27, 28, đường Mai Chí Quận
CÔNG TY TNHH MTV XD
98 Thọ, khu dân cư 586, Phường Phú Cái Răng
SX TM PHÚC LỢI PHÁT
Thứ, Q. Cái Răng, TP. Cần Thơ
113
Lô số 24B14, đường B14, khu tái Quận
CÔNG TY TNHH MTV
99 định cư Phú An, Phường Phú Cái Răng
KIM ĐỨC KHÁNH
Thứ, Q. Cái Răng, TP. Cần Thơ
22-88 đường D4, KDC Lô số 6, Quận
CÔNG TY TNHH MTV
100 Phường Hưng Thạnh ,Q. Cái Cái Răng
MAI XUÂN HIỆP
Răng, TP. Cần Thơ
CÔNG TY TNHH SX Đường Nguyễn Thị Trâm, KV Quận
101 THIẾT BỊ ĐIỆN HOÀNG Yên Hạ, Phường Thường Thạnh, Cái Răng
OANH Q. Cái Răng, TP. Cần Thơ
DOANH NGHIỆP TƯ Quận
162, tổ 5, KV Yên Hạ, Phường Lê
102 NHÂN SẢN XUẤT NƯỚC Cái Răng
Bình Q. Cái Răng, TP. Cần Thơ
ĐÁ UY VŨ
36, đường số 08, khu dân cư 586 - Quận
DNTN SX ĐỒ GỖ THANH
103 Phường Phú Thứ, Q. Cái Răng, Cái Răng
THẮNG
TP. Cần Thơ
CÔNG TY TNHH MTV SX Quận
88, QL1, KV2, Phường Ba Láng
104 CB KD THỰC PHẨM Cái Răng
Q. Cái Răng, TP. Cần Thơ
XUÂN PHÚC
CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ
KV Thới Ngươn B, Phường Phước Quận
105 GIẤY VÀ BAO BÌ MIỀN
Thới, Q. Ô Môn, TP. Cần Thơ Ô Môn
TÂY 2
Số 199/H, ấp Bình Phước, Phường
Quận
106 CÔNG TY TNHH TÂN MỸ Phước Thới, Q. Ô Môn, TP. Cần
Ô Môn
Thơ
Lô 2.19A1, KCN Trà Nóc 2, P Quận
CÔNG TY TNHH THÉP
107 Phước Thới, Q. Ô Môn, TP. Cần Ô Môn
ĐƯC TRIỂN
Thơ
Lô 2.10A3, KCN Trà Nóc II, P. Quận
CÔNG TY TNHH SX TM
108 Phước Thới, Q. Ô Môn, TP. Cần Ô Môn
NGUYỆT TRANG
Thơ.
Số 67, Khu vực Thới Thuận, Quận
CÔNG TY TNHH SX TM
109 Phường Phước Thới, Q. Ô Môn, Ô Môn
MYDRINK
TP. Cần Thơ

CÔNG TY TNHH SX TM KV Thới Đông - Phường Phước Quận


110
XNK PHÚ QUÝ Thới, Q. Ô Môn, TP. Cần Thơ Ô Môn
114

CÔNG TY TNHH SX TM 984, KV10, Phường Châu Văn Quận


111
MAY MẶC TÂN TẠO Liêm, Q. Ô Môn, TP. Cần Thơ Ô Môn
850/12, Quốc lộ 91, Tổ 4, Khu
CÔNG TY TNHH SX TM Quận
112 vực 10, Phường Châu Văn Liêm,
DV THANH LONG PHÁT Ô Môn
Q. Ô Môn, TP. Cần Thơ
Khu vực Lân Thạnh 1, Phường
Quận
113 DNTN SÁU NGHĨA Trung Kiên, Q. Thốt Nốt, TP. Cần
Thốt Nốt
Thơ
Khu vực Tràng Thọ A, Phường Quận
114 DNTN BÙI THẾ PHONG Trung Nhứt, Q. Thốt Nốt, TP. Cần Thốt Nốt
Thơ
Tỉnh lộ 921, KV Tràng Thọ A, Quận
115 DNTN KIỀU OANH Phường Trung Nhứt, Q. Thốt Nốt, Thốt Nốt
TP. Cần Thơ
26, Quốc lộ 91, khu vực Thới An Quận
CÔNG TY TNHH MTV SX
116 1, Phường Thuận An, Q. Thốt Nốt, Thốt Nốt
TM ĐỨC HỒNG ĐỨC
TP. Cần Thơ
Số 609 KV Thới Hòa 1, Phường Quận
CÔNG TY TNHH MTV SX
117 Thới Thuận, Q. Thốt Nốt, TP. Cần Thốt Nốt
TM DV QUANG LONG
Thơ
999, khu vực Phúc Lộc 3, Phường Quận
CÔNG TY TNHH TM DV
118 Thạnh Hòa, Q. Thốt Nốt, TP. Cần Thốt Nốt
SX VÕ THÀNH PHÁT
Thơ
603, Quốc lộ 91, khu vực Thới Quận
CÔNG TY TNHH SX TM
119 Hòa, Phường Thới Thuận, Q. Thốt Thốt Nốt
GỖ TRÍ ĐẠI PHÁT
Nốt, TP. Cần Thơ
CÔNG TY TNHH SX TM KV Tân Quới, Phường Tân Hưng, Quận
120
DV ĐÔNG HUY PHÁT Q. Thốt Nốt, TP. Cần Thơ Thốt Nốt

649A, QL91 ấp Quy Thạnh 1, xã Quận


CTY TNHH SẢN XUẤT
121 Trung Kiên, Q. Thốt Nốt, TP. Cần Thốt Nốt
CHẾ BIẾN GẠO VIỆT ĐỨC
Thơ

DOANH NGHIỆP TN SẢN


ấp Trường Thọ , Xã Trường Long, Huyện
122 XUẤT MỸ PHẨM ĐẠI
Huyện Phong Điền, TP. Cần Thơ Phong Điền
NAM
115
CÔNG TY TNHH SẢN 190A, ấp Nhơn Lộc 1, Thị Trấn Huyện
123 XUẤT THƯƠNG MẠI Phong Điền, Huyện Phong Điền, Phong Điền
TOÀN CẦU TP. Cần Thơ
CÔNG TY TNHH MTV Huyện
ấp Bình Thạnh , Xã Giai Xuân,
124 NÔNG SẢN QUỐC Phong Điền
Huyện Phong Điền, TP. Cần Thơ
CƯỜNG
CÔNG TY TNHH MTV SX ấp Vĩnh Thành, Huyện Vĩnh Huyện Vĩnh
125
ĐỨC THÀNH Thạnh, TP. Cần Thơ Thạnh
CÔNG TY TNHH DƯỢC
229, ấp B1, Xã Thạnh Thắng, Huyện
126 THÚ Y THỦY SẢN
Huyện Vĩnh Thạnh, TP. Cần Thơ Vĩnh Thạnh
NEOVA
CÔNG TY TNHH SẢN ấp Thạnh Phước 2, Xã Trung
Huyện
127 XUẤT TRẤU ÉP VĨNH Thạnh, Huyện Cờ Đỏ, TP. Cần
Cờ Đỏ
ĐẠT Thơ
CÔNG TY TNHH MTV SX ấp Đông Giang, Huyện Thới Lai, Huyện
128
NƯỚC ĐÁ UY VŨ TP. Cần Thơ Thới Lai
CÔNG TY TNHH SX TM ấp Thới Hòa C, Xã Thới Thạnh Huyện
129
NÔNG GIA KHANG Huyện Thới Lai, TP. Cần Thơ Thới Lai

CÔNG TY TNHH TM SX ấp Định Khánh B, Xã Định Môn , Huyện


130
GIẤY MY LAN Huyện Thới Lai, TP. Cần Thơ Thới Lai

You might also like