You are on page 1of 44

Đồ án tốt nghiệp GVHD: Th.

s Nguyễn Văn Khoa

MỤC LỤC
2.2.3.2. Phương hướng thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh 2011............................................52

SV :Trần Thị Thùy Trang – Lớp Kinh tế bưu chính viễn thông –K48 Page 1
Đồ án tốt nghiệp GVHD: Th.s Nguyễn Văn Khoa

MỤC LỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ

2.2.3.2. Phương hướng thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh 2011............................................52

LỜI MỞ ĐẦU
Lao động của con người là một trong những yếu tố quan trọng và giữ vai trò
quan trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh. Trong điều kiện nền kinh tế phát triển
và hội nhập nhiều cơ hội nhưng cũng nhiều thách thức cho các doanh nghiệp bên cạnh
đó là sự phát triển của khoa học kỹ thuật,doang nghiệp nào thu hút và sử dụng tốt lao
động sáng tạo và chất xám thì doanh nghiệp sẽ đứng vững và phát triển.Để làm được
điều đó doanh nghiệp cần một cơ chế chính sách tiền lương tiến bộ và hợp lý,công
bằng.Vì vậy việc tổ chức quản lý lao động và tiền lương đối với bất kỳ doanh nghiệp
nào luôn là nội dung quan trọng trong công tác quản trị kinh doanh của doanh nghiệp.
Nó là một trong những nhân tố quan trọng nhất quyết định số lượng, chất lượng sản
phẩm hàng hóa, dịch vụ. Phân tích tình hình sử dụng lao động - tiền lương là nhằm
đánh giá khả năng tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Thông qua
việc phân tích lao động – tiền lương ta thấy được mối quan hệ giữa các yếu tố sản xuất
với kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, sẽ biết được những nguyên nhân ảnh
hưởng tích cực hay tiêu cực tới việc sử dụng hiệu quả các yếu tố sản xuất cũng như
tình hình, năng lực khai thác yếu tố sản xuất trong doanh nghiệp. Từ đó, doanh nghiệp
có thể tìm được các giải pháp thích hợp để khai thác hết tiềm năng của đơn vị mình
nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao nhất.
Nhận thức được vai trò của phân tích tình hình lao động và tiền lương đối với
kết quả kinh doanh của doanh nghiệp,với mong muốn tìm hiểu sâu về lĩnh vực lao
động tiền lương của doanh nghiệp, em xin được lựa chọn đề tài “ Phân tích tình hình
sử dụng lao động tiền lương của Công ty cổ phần bưu chính Viettel năm 2010” để
làm đồ án tốt nghiệp.Bên cạnh đó em xin được đưa ra những một số giải pháp nhằm
nâng cao hiệu quả sử dụng lao động và tiền lương của doanh nghiệp.
Đồ án tốt nghiệp bao gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận chung về phân tích tính hình sử dụng lao động – tiền
lương trong doanh nghiệp Viễn thông
Chương 2: Tổng quan về Công ty cổ phần bưu chính Viettel

SV :Trần Thị Thùy Trang – Lớp Kinh tế bưu chính viễn thông –K48 Page 2
Đồ án tốt nghiệp GVHD: Th.s Nguyễn Văn Khoa

Chương 3: Phân tích tình hình sử dụng lao động – tiền lương tại Công ty cổ
phần bưu chính Viettel năm 2010.
Trong quá trình thực hiện đồ án em đã nhận được sự hướng dẫn tận tình của các
thầy cô trong Bộ môn Kinh tế Bưu chính Viễn thông đặc biệt là thầy giáo Ths.Nguyễn
Văn Khoa đã giúp em hoàn thành đồ án tốt nghiệp này.
Em xin chân thành cảm ơn.

Chương 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH SỬ DỤNG LAO


ĐỘNG TIỀN LƯƠNG CỦA DOANH NGHIỆP BCVT
1.1.Khái quát về phân tích lao động và tiền lương .
1.1.1. Khái quát chung về lao động, tiền lương.
1.1.1.1. Lao động.
Lao động là hoạt động có mục đích của con người; là quá trình sức lao động tác
động lên đối tượng lao động thông qua tư liệu sản xuất nhằm tạo nên những vật phẩm,
sản phẩm theo mong muốn. Vì vậy, lao động là điều kiện cơ bản và quan trọng nhất
trong sự sinh tồn và phát triển của xã hội loài người.
Lao động trong sản xuất kinh doanh Bưu chính Viễn thông là một bộ phận lao
động cần thiết của toàn bộ lao động xã hội với những đặc điểm nổi bật sau:
+ Lao động ngành Bưu chính Viễn thông mang tính xã hội do ngành BCVT là
ngành liên hợp nhiều ngành nghề, cung cấp đa dịch vụ cho nhiều đối tượng khách
hàng trên phạm vi cả nước và quốc tế nên tính xã hội của lực lượng lao động bưu
chính viễn thông thể hiện một cách rất rõ ràng.
+ Lao động trí óc chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số lao động toàn ngành BCVT.
Đặc điểm này xuất phát từ yêu cầu về công nghệ cao, công nghệ mới trong ngành, đặc
biệt là trong lĩnh vực Viễn thông. Song, ngoài trình độ chuyên môn nghiệp vụ họ còn
cần được trang bị những kiến thức cần thiết về tâm lý khách hàng, nghệ thuật kinh
doanh và giao tiếp.
+ Tính liên tục và tính không đồng đều của lao động xuất phát từ tính liên tục
của sản xuất BCVT và tải trọng dịch vụ BCVT không đồng đều.
Từ những đặc điểm trên, các doanh nghiệp BCVT cần phải chú trọng đến công
tác tổ chức lao động cho hợp lý cho phù hợp với đặc điểm của ngành
1.1.1.2. Tiền lương.
Tiền lương được hiểu là số tiền mà người lao động nhận từ người sử dụng lao
động của họ thanh toán lại tương ứng với số lượng và chất lượng lao động mà họ đã
tiêu hao trong quá trình tạo ra của cải trong xã hội.
1.1.2. Ý nghĩa của việc phân tích lao động, tiền lương

SV :Trần Thị Thùy Trang – Lớp Kinh tế bưu chính viễn thông –K48 Page 3
Đồ án tốt nghiệp GVHD: Th.s Nguyễn Văn Khoa

1.1.2.1. Ý nghĩa của phân tích lao động


 Qua phân tích yếu tố lao động mới đánh giá được tình hình biến động về số
lượng lao động của doanh nghiệp, tình hình bố trí lao động, từ đó có biện pháp
sử dụng hợp lý, tiết kiệm sức lao động.
 Đánh giá tình hình quản lý sử dụng thời gian lao động, trình độ chuyên môn tay
nghề của lao động từ đó thấy được năng suất lao động,thấy được khả năng tiềm
ẩn về lao động trên cơ sở đó khai thác có hiệu quả.
 Từ việc phân tích các yếu tố về lao động rút kinh nghiệm cải tiến có các biện
pháp quản lý, sử dụng hợp lý sức lao động và tăng năng suất lao động ,tận dụng
hết khả năng lao động kỹ thuật của người lao động làm tăng khối lượng sản
phẩm, nâng cao khả năng cạnh tranh
1.1.2.2. Ý nghĩa của phân tích tiền lương
 Tiền lương là một bộ phận cấu thành nên giá trị sản phẩm do lao động
làm ra. Tùy theo cơ chế quản lý mà tiền lương có thể được xác định là một bộ
phận của chi phí sản xuất kinh doanh cấu thành nên giá thành sản phẩm hay
được xác định là một bộ phận của thu nhập-kết quả tài chính cuối cùng của hoạt
động sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp. Phân tích tiền lương để thấy
được kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

 Tiền lương là đòn bẩy kinh tế quan trọng vì vậy phân tích tiền lương tìm ra
nguyên nhân tăng giảm của quỹ lương, phân tích đánh giá toàn diện tình hình
sử dụng quỹ lương. Từ đó sử dụng quỹ lương hợp lý để nâng cao hiệu quả sản
xuất kinh doanh, tăng năng suất lao động song song với việc quan tâm đến thu
nhập của người lao động, có tác dụng động viên và khuyến khích công nhân
viên chức phấn khởi, tích cực lao động, nâng cao hiệu quả công tác.
1.1.3. Nhiệm vụ của phân tích lao động và tiền lương
1.1.3.1. Nhiệm vụ của phân tích lao động
 Đánh giá tình hình sử dụng lao động của doanh nghiệp :
• Phân tích tình hình tăng giảm số lượng lao động,cơ cấu,tình hình bố trí lao
động.
• Phân tích tình hình sử dụng thời gian lao động, tình hình năng suất lao động.
 Đề xuất các biện pháp để sử dụng có hiệu quả lao động của doanh nghiệp
1.1.3.2. Nhiệm vụ của phân tích tiền lương
 Đánh giá tình hình sử dụng quỹ lương của doanh nghiệp :
Phân tích tình hình tăng giảm quỹ lương, tiền lương bình quân thấy được kết
quả kinh doanh của doanh nghiệp, cách sử dụng lao động, tổ chức sản xuất hợp lý
không?
 Đề xuất các giải pháp để sử dụng hiệu quả tiền lương của doanh nghiệp
1.2. Các phương pháp phân tích lao động, tiền lương

SV :Trần Thị Thùy Trang – Lớp Kinh tế bưu chính viễn thông –K48 Page 4
Đồ án tốt nghiệp GVHD: Th.s Nguyễn Văn Khoa

Phân tích tình hình sử dụng lao động tiền lương là một trong những nội dung
của phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp BCVT. Do đó, các
phương pháp phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh cũng chính là các phương pháp
phân tích tình hình sử dụng lao động tiền lương.

1.2.1. Phương pháp so sánh đối chiếu


Phương pháp so sánh đối chiếu được sử dụng rộng rãi và là một trong những
phương pháp chủ yếu sử dụng để phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh, với nội
dung chính bao gồm việc phân tích các chỉ tiêu kết quả kinh doanh như: khối lượng
sản phẩm, chất lượng sản phẩm, doanh thu, lợi nhuận; phân tích các chỉ tiêu về điều
kiện (yếu tố) của quá trình sản xuất kinh doanh như: lao động, vốn, tài sản, vật tư, vật
liệu… và những yếu tố về chi phí kinh doanh như: chi phí nhân công trực tiếp (tiền
lương, các khoản mục trích theo lương), chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí nguyên vật
liệu…
Tác dụng của phương pháp so sánh đối chiếu là có thể đánh giá các chỉ tiêu số
lượng, chỉ tiêu chất lượng phản ánh trong hệ thống các báo biểu và trong những tài
liệu hạch toán.
Để tiến hành so sánh đối chiếu cần giải quyết những vấn đề cơ bản như:
a. Xác định số gốc để so sánh
Về số gốc để so sánh khi xác định phụ thuộc vào mục đích cụ thể của phân tích.
Nếu như phân tích để nghiên cứu nhịp độ biến động, tốc độ tăng trưởng các chỉ tiêu thì
số gốc so sánh là trị số của chỉ tiêu kỳ trước hoặc nếu nghiên cứ thực hiện nhiệm vụ
sản xuất kinh doanh trong từng khoảng thời gian thường so sánh với cùng kỳ năm
trước.
b. Xác định điều kiện so sánh
Về điều kiện so sánh khi xác định sẽ khác nhau theo thời gian và không gian.
Như khi so sánh theo thời gian cần đảm bảo tính thống nhất về nội dung kinh tế của
chỉ tiêu. Thông thường nội dung kinh tế của các chỉ tiêu ổn định và quy định thống
nhất. Cũng cần đảm bảo tính thống nhất về phương pháp tính các chỉ tiêu. Trong sản
xuất kinh doanh các doanh nghiệp, các chỉ tiêu có thể được tính theo các phương pháp
khác nhau. Vì vậy, so sánh cần lựa chọn hoặc tính lại các trị số chỉ tiêu theo phương
pháp thống nhất. Ngoài ra cần đảm bảo tính thống nhất về đơn vị tính các chỉ tiêu cả
về số lượng, thời gian và giá trị.
c. Xác định mục tiêu so sánh
Về mục tiêu so sánh khi xác định cần phân biệt xác định mức độ biến động
tuyệt đối hay mức độ biến động tương đối của chỉ tiêu phân tích. Mức độ biến động
tuyệt đối xác định bằng cách so sánh trị số của các chỉ tiêu giữa hai kỳ (kỳ phân tích

SV :Trần Thị Thùy Trang – Lớp Kinh tế bưu chính viễn thông –K48 Page 5
Đồ án tốt nghiệp GVHD: Th.s Nguyễn Văn Khoa

và kỳ lấy làm gốc). Mức độ biến động tương đối là kết quả so sánh giữa kỳ phân tích
với kỳ gốc đã được điều chỉnh theo hệ số các chỉ tiêu liên quan.
Trong phân tích hoạt động SXKD phương pháp so sánh đối chiếu bao gồm
nhiều phương thức khác nhau. Nói chung có những phương thức so sánh đối chiếu
sau:
- So sánh chỉ tiêu thực hiện với chỉ tiêu nhiệm vụ đặt ra trong kỳ phân tích
Mục đích là để xem xét trong kỳ phân tích doanh nghiệp đã thực hiện nhiệm vụ
và mục tiêu đề ra như thế nào.
- So sánh chỉ tiêu thực hiện kỳ phân tích với chỉ tiêu thực hiện kỳ trước hoặc với
những chỉ tiêu thực hiện của kỳ trước.
Trong hoạt động SXKD không phải tất cả các chỉ tiêu đều đặt ra nhiệm vụ thực
hiện, một số chỉ tiêu không thể đặt ra như số sản phẩm hỏng, số vụ vi phạm chỉ tiêu
chất lượng… Tuy vậy trong thực tế vẫn phát sinh những số thực tế. Vì vậy phải tiến
hành so sánh chỉ tiêu thực hiện kỳ trước để đánh giá và phân tích
Ngoài ra các chỉ tiêu tuy đã so sánh số thực hiện với nhiệm vụ đề ra nhưng vẫn
chưa đủ, mà còn phải tiến hành so sánh thực hiện của kỳ phân tích với thực hiện kỳ
trước để đánh giá đầy đủ sâu sắc về tình hình phát triển SXKD của doanh nghiệp.
- So sánh các chỉ tiêu giữa các đơn vị tương tự nội bộ và ngoài doanh nghiệp.
Phương thức này thường so sánh những chỉ tiêu trong kỳ phân tích giữa các bộ
phận hoặc giữa các doanh nghiệp của một ngành sản xuất.
1.2.2. Phương pháp loại trừ
1.2.2.1. Nguyên tắc sử dụng
Khi phân tích một quá trình sản xuất kinh doanh thường có nhiều nhân tố ảnh
hưởng và dẫn đến những kết quả nhất định. Cần phải biết cũng như cần phải xác định
được mối liên hệ lẫn nhau giữa các nhân tố. Để giúp cho người làm công tác phân tích
được nhân tố nào là quan trọng nhất, có tác động lớn nhất đến chỉ tiêu phân tích cần
xác định chính xác mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố.
Khi xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố, thường thấy những nhân tố
cá biệt có ảnh hưởng ở những chiều hướng đối lập nhau, không cùng một chiều. Một
số nhân tố có tác động tích cực, có tác dụng thúc đẩy SXKD. Trái lại một số nhân tố
lại có ảnh hưởng tiêu cực, kìm hãm sự phát triển của sản xuất kinh doanh. Cần phải
xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố cả khi kinh doanh tốt và kinh doanh
không tốt.
Để sử dụng phương pháp loại trừ cần phải biết nguyên tắc sử dụng của nó.
• Nếu giữa các chỉ tiêu nhân tố với chỉ tiêu kết quả có mối quan hệ hàm số thuận
z = x+y+v
Trong đó: z - chỉ tiêu kết quả (chỉ tiêu phân tích)
x, y, v - chỉ tiêu nhân tố

SV :Trần Thị Thùy Trang – Lớp Kinh tế bưu chính viễn thông –K48 Page 6
Đồ án tốt nghiệp GVHD: Th.s Nguyễn Văn Khoa

Giả sử một nhân tố thay đổi còn các nhân tố khác cố định ta có:
∆ z(x) = x1 - x0
∆ z(y) = y1 - y0
∆ z(v) = v1 - v0
∆z = z 1 – z0

Trong đó:
z1, x1, y1, v1 - chỉ tiêu kỳ phân tích ứng với chỉ tiêu kết quả và các
nhân tố.
z0, x0, y0, v0 - chỉ tiêu kỳ gốc tương ứng với các chỉ tiêu kết quả và
các nhân tố.
Kết quả đánh giá phụ thuộc vào thứ tự đánh giá của các nhân tố
• Nếu giữa các chỉ tiêu nhân tố với chỉ tiêu kết quả có mối liên hệ tích số.
z = x.y
Để xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến chỉ tiêu kết quả có hai phương
án:
- Phương án 1: Xét ảnh hưởng của nhân tố x trước, y sau.
∆z(x) = x1y0 – x0y0 = ∆x. y0
∆z(y) = x1y1 – x1y0 = x1.∆y
- Phương án 2: Xét ảnh hưởng của nhân tố y trước, x sau
∆z(y) = x1y1 – x0y1 = ∆x. y1
∆z(x) = x0y1 – x0y0 = x0. ∆y
Kết quả tính theo 2 phương pháp khác nhau và như vậy phụ thuộc vào thứ tự
đánh giá các nhân tố. Cho nên cần thống nhất thứ tự đánh giá dựa trên nguyên tắc nhất
định. Thứ tự đánh giá ảnh hưởng của các nhân tố được xác định trên cơ sở phương
pháp chỉ số. Khi xây dựng chỉ số chỉ tiêu số lượng, các nhân tố chất lượng lấy giá trị
kỳ gốc, còn khi xây dựng chỉ số chỉ tiêu chất lượng các nhân tố số lượng lấy giá trị kỳ
phân tích (kỳ báo cáo). Thứ tự xây dựng chỉ số như vậy ứng với nguyên tắc đánh giá
ảnh hưởng của các nhân tố đến chỉ tiêu kết quả. Có thể khái quát nguyên tắc xác định
thứ tự đánh giá ảnh hưởng các nhân tố đến chỉ tiêu kết quả như sau:
- Nếu chỉ tiêu kết quả bị ảnh hưởng bởi 2 nhân tố, một trong số đó là nhân tố số
lượng, một là nhân tố số lượng thì đầu tiên đánh giá nhân tố số lượng, sau đó là nhân
tố chất lượng.
- Nếu chỉ tiêu kết quả bị ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố thì phải xác định thứ tự
đánh giá bằng cách khai triển các chỉ tiêu kết quả theo các nhân tố hoặc nhóm các
nhân tố. Trong đó cần lưu ý:

SV :Trần Thị Thùy Trang – Lớp Kinh tế bưu chính viễn thông –K48 Page 7
Đồ án tốt nghiệp GVHD: Th.s Nguyễn Văn Khoa

+ Nếu trong công thức mối liên quan các chỉ tiêu có một vài nhân tố số lượng
thì trước hết đánh giá ảnh hưởng nhân tố biểu diễn điều kiện sản xuất, sau đó đánh giá
ảnh hưởng nhân tố thay đổi cơ cấu và cuối cùng là các nhân tố chất lượng.
+ Công thức trung gian dùng để triển khai theo nhân tố cần phải có nội dung
kinh tế thực sự.

1.2.2.2. Phương pháp thay thế liên hoàn


Phương pháp thay thế liên hoàn được sử dụng để xác định mức độ ảnh hưởng
của từng nhân tố cá biệt đến một hiện tượng, một quá trình hoạt động sản
xuất kinh doanh.
Để đánh giá mức độ ảnh hưởng của bất kỳ một nhân tố nào đến chỉ tiêu kết
quả cần phải tính hai đại lượng giả định của chỉ tiêu phân tích đó (phép thế). Trong
phép thế thứ nhất nhân tố nào mà xem xét ảnh hưởng của nó thì lấy số liệu kỳ phân
tích (thực hiện). Trong phép thế thứ hai lấy số liệu kỳ gốc (kế hoạch). Mức độ của các
nhân tố còn lại trong hai phép thế phụ thuộc vào thứ tự đánh giá ảnh hưởng của chúng
đến chỉ tiêu phân tích. Những nhân tố mà ảnh hưởng của chúng xác định trước nhân tố
nghiên cứu thì lấy số liệu kỳ phân tích (thực hiện). Còn các nhân tố mà ảnh hưởng của
chúng xác định sau nhân tố phân tích thì lấy số liệu kỳ gốc (kế hoạch).
Hiệu của phép thế thứ nhất với phép thế thứ hai là mức độ ảnh hưởng của nhân
tố đến chỉ tiêu phân tích.
Khi sử dụng phương pháp thay thế liên hoàn, phải xác định chính xác thứ tự
thay thế các nhân tố ảnh hưởng. Muốn xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố
một cách chính xác thì phải nghiên cứu nội dung kinh tế của quá trình SXKD, tức là
phải xác định mối liên hệ thực tế của hiện tượng kinh tế được phản ánh trong trình tự
thay thế liên hoàn. Nói chung, khi có hai nhân tố ảnh hưởng thì có hai lần thay thế, có
ba nhân tố ảnh hưởng thì có ba lần thay thế….tổng quát có n nhân tố thì có n lần thay
thế và phải tính (n-1) phép thế.
1.2.2.3. Phương pháp số chênh lệch
Phương pháp số chênh lệch là một trong những phương pháp loại trừ và thường
được sử dụng trong phân tích kinh tế. Thông thường khi có hai nhân tố cá biệt ảnh
hưởng đến một quá trình kinh tế thì sử dụng phương pháp số chênh lệch vì nó đơn
giản hơn là phương pháp thay thế liên hoàn.
Muốn xác định ảnh hưởng của các nhân tố cá biệt phải tìm số chênh lệch
giữa chỉ tiêu kỳ phân tích (thực hiện) với chỉ tiêu kỳ gốc (kế hoạch). Nhân số chênh
lệch của mỗi nhân tố với số tuyệt đối của nhân tố khác cũng tức là chỉ tiêu cá biệt.
Khi xác định ảnh hưởng của nhân tố số lượng thì nhân số chênh lệch của nhân tố số
lượng với trị số nhân tố chất lượng kỳ gốc. Khi xác định ảnh hưởng của nhân tố

SV :Trần Thị Thùy Trang – Lớp Kinh tế bưu chính viễn thông –K48 Page 8
Đồ án tốt nghiệp GVHD: Th.s Nguyễn Văn Khoa

chất lượng thì nhân số chênh lệch của chỉ tiêu đó với giá trị số nhân tố số lượng kỳ
phân tích (thực hiện).
* Nguyên tắc:
- Có bao nhiêu nhân tố thì có bấy nhiêu nhóm tích số.
- Mỗi nhóm tích số có một số chênh lệch nhất định.
- Trước số chênh lệch của nhân tố là kỳ phân tích, sau số chênh lệch là số kỳ gốc.
- Tổng giá trị các tích số bằng giá trị số chênh lệch của chỉ tiêu phân tích.
Phương pháp thay thế liên hoàn và phương pháp số chênh lệch chỉ khác nhau
về mặt tính toán, còn kết quả tính vẫn như nhau.
1.2.2.4. Phương pháp số gia tương đối
Mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố cá biệt không chỉ xác định bằng số tuyệt
đối khi sử dụng phương pháp thay thế liên hoàn hoặc phương pháp số chênh lệch mà
còn có thể xác định bằng các phương pháp tính theo số gia tương đối. Nói cách khác
còn có thể sử dụng số phần trăm (%) giữa số kỳ phân tích với kỳ gốc.
Nội dung của phương pháp như sau:
- Muốn xác dịnh ảnh hưởng của nhân tố thứ nhất đến chỉ tiêu phân tích thì lấy tỷ
lệ phần trăm thực hiện so với kế hoạch của nhân tố đó trừ đi 100, nế tính toán chỉ tiêu
tương đối cho dưới dạng hệ số thì lấy hệ số thực hiện so kế hoạch rồi trừ đi 1.
- Muốn xác dịnh ảnh hưởng của nhân tố thứ hai đến chỉ tiêu phân tích thì ta so
sánh phần trăm hay hệ số thực hiện sao sánh với kế hoạch chỉ tiêu phân tích với nhân
tố đầu tiên được đánh giá.
- Muốn xác định giá trị ảnh hưởng của các nhân tố bằng số tuyệt đối ta nhân ảnh
hưởng tương đối của các nhân tố với giá trị kế hoạch của chỉ tiêu phân tích.
1.2.2.5. Phương pháp đánh giá ảnh hưởng thay đổi kết cấu
Phương pháp này được sử dụng để phân tích chỉ tiêu phụ thuộc vào cơ cấu
của hiện tượng nghiên cứ (cơ cấu lao động). Để xác định sự thay đổi chỉ tiêu kết
quả cần phải tính đại lượng giả định (phép thế) của nó. Trong phép thế cơ cấu lấy
số thực hiện (kỳ phân tích) còn yếu tố thành phần lấy số kế hoạch (kỳ gốc).
Mức độ ảnh hưởng sự thay đổi cơ cấu đến chỉ tiêu kết quả được xác định
bằng hiệu số của đại lượng giá trị đó với đại lượng chỉ tiêu kết quả kỳ kế hoạch (kỳ
gốc). Còn mức độ ảnh hưởng của nhân tố thành phần được xác định bằng hiệu của
đại lượng chỉ tiêu kết quả thực hiện (kỳ phân tích) với đại lượng giả định đó.
1.2.3. Phương pháp chỉ số
Phương pháp này nhằm xác định chỉ tiêu tương đối biểu thị quan hệ so sánh
giữa các mức độ của hiện tượng kinh tế nhất định.
Ví dụ:
z = x(1) . y(2)
SV :Trần Thị Thùy Trang – Lớp Kinh tế bưu chính viễn thông –K48 Page 9
Đồ án tốt nghiệp GVHD: Th.s Nguyễn Văn Khoa

- Tính chỉ số chỉ tiêu kết quả và các nhân tố:


Iz = =
Ix = ; Iy =
Trong đó:
Iz – Chỉ số phát triển của chỉ tiêu kết quả, phản ánh sự biến động của chỉ
tiêu kết quả do sự thay đổi đồng thời của nhân tố x và y.
Ix – Chỉ số phản ánh sự biến động của chỉ tiêu kết quả z do sự biến động
của nhân tố x
Iy – Chỉ số phản ánh sự biến động của chỉ tiêu kết quả z do sự biến động
của nhân tố y
- Xác định ảnh hưởng của các nhân tố:
∆ z = ∆ z(x) + ∆ z(y)
∆ z(x) = (x1y0 – x0y0)
∆ z(y) = (x1y1 – x1y1)
∆ z = (x1y1 – x0y0)
1.2.4. Phương pháp liên hệ
Mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đều có mối liên hệ mật
thiết với nhau giữa các khía cạnh, giữa các bộ phận. Để lượng hóa các mối quan hệ đó
trong phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh sử dụng các nghiên cứu liên hệ sau:
- Liên hệ cân đối: có cơ sở là sự cân bằng về lượng giữa hai mặt của 1 yếu tố và
quá trình sản xuất kinh doanh. Mối liên hệ cân đối vốn có về lượng của các yếutố dẫn
đến sự cân bằng cả về mức độ biến động về lượng giữa các mặt của các yếu tố và quá
trình sản xuất kinh doanh .
- Liên hệ tuyến tính: là mối quan hệ theo một hướng xác định giữa các chỉ tiêu
phân tích. Tùy theo mức độ phụ thuộc giữa các chỉ tiêu người ta phân ra:
+ Liên hệ trực tiếp: giữa các chỉ tiêu như lợi nhuận giá bán, giá thành, tiền thuế.
Trong trường hợp này các mối quan hệ không qua một chỉ tiêu liên quan nào.
+ Liên hệ gián tiếp: là mối quan hệ giữa các chỉ tiêu, trong đó mức độ phụ
thuộc giữa chúng được xác định bằng một hệ số riêng.
- Liên hệ phi tuyến tính: là mối quan hệ giữa các chỉ tiêu trong đó mức độ liên
hệ không được xác định theo tỷ lệ và chiều hướng liên hệ luôn biến đổi. Thông thường
trong trường hợp này mối liên hệ giữa các chỉ tiêu phân tích với các nhân tố có dạng
hàm lũy thừa.
1.3. Nội dung phân tích tình hình sử dụng lao động – tiền lương trong doanh
nghiệp BCVT.
1.3.1. Phân tích tình hình sử dụng lao động

SV :Trần Thị Thùy Trang – Lớp Kinh tế bưu chính viễn thông –K48 Page 10
Đồ án tốt nghiệp GVHD: Th.s Nguyễn Văn Khoa

1.3.1.1. Phân tích tình hình sử dụng số lượng lao động


Số lượng và chất lượng là một trong những yếu tố cơ bản quyết định quy mô
sản xuất, quy mô kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Bởi vây, việc phân tích tình
hình sử dụng lao động cần phải xác định mức tiết kiệm hay lãng phí lao động. Trên cơ
sở đó, tìm mọi biện pháp để tổ chức lao động và sử dụng lao động có hiệu quả nhất.
Bên cạnh đó còn phải xem xét tới việc thay đổi lao động có hợp lý hay không? Cơ
cấu lao động có phù hợp, tương xứng với khối lượng sản phầm hoàn thành hay không?
Để phân tích tình hình sử dụng số lượng lao động, ta sử dụng phương pháp so
sánh đối chiếu, xác định mức biến động tuyệt đối và tương đối về hoàn thành kế hoạch
sử dụng lao động.
• Chỉ tiêu mức biến động tuyệt đối:
Mức chênh lệch tuyệt đối về lao động:
∆ L = L1 – LKH
Trong đó:
L1 - Số lao động trung bình thực tế sử dụng trong kỳ
LKH - Số lao động kế hoạch sử dụng trong kỳ (người)
Số lao động trung bình được tính theo tháng, theo quý, theo năm.
• Chỉ tiêu mức biến động tương đối về lao động:
Tỷ lệ % hoàn thành kế hoạch sử dụng số lượng lao động = × 100
Các chỉ tiêu này được dùng để đánh giá tình hình đảm bảo về số lượng lao động
và chấp hành kỷ luật về biên chế. Việc phân tích nhằm xác định việc hoàn thành kế
hoạch sử dụng lao động phụ thuộc vào kỳ phân tích (tháng, quý, năm), phụ thuộc vào
mục đích phân tích, phụ thuộc vào tổ chức quản lý sản xuất…
Để đánh giá chính xác về tính hợp lý kế hoạch sử dụng lao động, người ta
thường tính tỷ lệ phần trăm hoàn thành kế hoạch sử dụng số lượng lao động liên hệ
với một chỉ tiêu kinh tế nào đó (doanh thu, chi phí, lợi nhuận,…)
Tỷ lệ % hoàn thành kế hoạch sử dụng số lượng
= × 100
lao động liên hệ với chỉ tiêu kinh tế liên quan
Hệ số liên hệ (HSLH) được xác định bằng cách so sánh thực tế với kế hoạch
của chỉ tiêu kinh tế liên quan:
HSLH =
Ví dụ:
L
Tỷ lệ % hoàn thành kế hoạch sử dụng số lượng 1
× 100
= L × DT1
lao động liên hệ với doanh thu kh
DT kh

Trong đó:

SV :Trần Thị Thùy Trang – Lớp Kinh tế bưu chính viễn thông –K48 Page 11
Đồ án tốt nghiệp GVHD: Th.s Nguyễn Văn Khoa

DT1 – Doanh thu thực hiện kỳ phân tích


DTKH – Doanh thu kỳ kế hoạch
• Mức chênh lệch tuyệt đối liên hệ với chỉ tiêu kinh tế có liên quan:
∆ L = L1 – LKH × HSLH
Ví dụ: Mức chênh lệch tuyệt đối của số lượng lao động liên hệ với doanh thu:
∆ L = L1 – LKH ×
1.3.1.2. Phân tích cơ cấu lao động
a. Khái niệm cơ cấu lao động
Cơ cấu lao động là tỷ trọng của một bộ phận lao động được phân chia theo một
tiêu thức nào đó so với tổng số lao động của một doanh nghiệp.
Li
γi=
∑L
Trong đó:
Li – Số lao động bộ phận thứ i
i – Tiêu thức phân tổ. (Tiêu thức phân tổ có thể là theo giới tính, theo
độ tuổi, theo trình độ lành nghề…)
Mục đích của việc nghiên cứu cơ cấu lao động để đánh giá chất lượng lao động,
xem xét loại lao động cần được bổ sung hoặc giảm bớt.
b. Nội dung phân tích cơ cấu lao động
- Phân tích lao động theo giới tính:
Nhằm đánh giá năng lực xét từ nguồn nhân lực để phục vụ cho việc đào tạo
và bố trí lao động phù hợp với đặc điểm của từng giới.
- Phân tích lao động theo độ tuổi:
Nhằm đánh giá năng lực xét từ nguồn nhân lực phục vụ cho việc đào tạo và kế
hoạch bổ sung lao động.
- Phân tích lao động theo trình độ văn hóa và trình độ chuyên môn:
Nhằm nghiên cứu chất lượng lao động, nghiên cứu ảnh hưởng của chuyên môn
đến chất lượng sản phẩm, dịch vụ. Đây cũng là cơ sở để lập kế hoạch đào tạo và nâng
cao trình độ cho người lao động.
- Phân tích lao động theo thâm niên công tác hoặc thâm niên nghề nghiệp:
Cho phép đánh giá độ ổn định của lao đọng, đánh giá ảnh hưởng đến hoạt động
kinh doanh.
- Phân tích lao động theo chức năng và vai trò:

SV :Trần Thị Thùy Trang – Lớp Kinh tế bưu chính viễn thông –K48 Page 12
Đồ án tốt nghiệp GVHD: Th.s Nguyễn Văn Khoa

Lao động của một doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp BCVT nói riêng
được chia thành hai bộ phận: lao động trực tiếp và lao động gián tiếp.
+ Lao động trực tiếp sản xuất trong doanh nghiệp BCVT bao gồm những
công nhân khai thác, công nhân kỹ thuật, công nhân vận chuyển (giao dịch viên, công
nhân chia chọn, công nhân dây- máy- cáp nội hạt, công nhân chuyển mạch…)
+ Lao động gián tiếp là những người làm công tác quản lý sản xuất tại doanh
nghiệp (giám đốc, phó giám đốc…)
Tỷ lệ các loại lao động có ảnh hưởng quyết định đến việc nâng cao năng suất
lao động. Trong điều kiện bình thường, mức tăng năng suất lao động trực tiếp phải
nhanh hơn tốc độ tăng năng suất lao động chung của cả doanh nghiệp. Vì lao động của
doanh nghiệp bao gồm lao động trực tiếp và lao động gián tiếp, mà chỉ lao động trực
tiếp mới tạo ra kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh về mặt hiện vật. Còn lao động
gián tiếp là nhân tố không trực tiếp tạo ra kết quả mà chỉ gián tiếp tạo ra giá trị sản
lượng hàng hóa, dịch vụ.
Khi phân tích kế cấu lao động trực tiếp và gián tiếp sử dụng phương pháp so
sánh đối chiếu để xác định việc hoàn thành chỉ tiêu năng suất lao động của lao động
trực tiếp sản xuất và toàn bộ lao động của doanh nghiệp giữa thực tế và kế hoạch, giữa
kỳ phân tích và kỳ gốc, để đánh giá mức độ hợp lý giữa lao động trực tiếp và gián tiếp.
- Phân tích cơ cấu lao động theo nghề nghiệp:
Tham gia vào quá trình sản xuất của doanh nghiệp BCVT bao gồm nhiều loại
lao động, có trình độ lành nghề và cấp bậc thợ khác nhau trong các lĩnh vực khác nhau
(bưu chính- phát hành báo chí, viễn thông…)
Mục đích của việc phân tích cơ cấu lao động theo nghề nghiệp là xem xét cấp bậc
thợ bình quân theo nghề nghiệp có đáp ứng được yêu cầu của công việc hay không.
Do vậy khi phân tích lao động theo cơ cấu nghề nghiệp phải dựa theo số lượng
lao động ứng với cấp bậc công việc bình quân. Theo từng ngành nghề hoặc theo nhóm
nghề tiến hành so sánh giữa kỳ phân tích với kỳ gốc. Từ đó tìm ra nguyên nhân và
biện pháp khắc phục trong việc bố trí công nhân theo nghề và theo cấp bậc kỹ thuật.
Gọi h i là cấp bậc thợ bình quân của nghề nghiệp loại i
Ta có:
m

∑ Lij × bij
j =1
hi= m

∑ Lij
j =1

Trong đó:
Lij – Số lượng công nhân bậc thợ j của nghề nghiệp loại i
bij – Cấp bậc thợ thứ j của nghề nghiệp loại i

SV :Trần Thị Thùy Trang – Lớp Kinh tế bưu chính viễn thông –K48 Page 13
Đồ án tốt nghiệp GVHD: Th.s Nguyễn Văn Khoa

m – số bậc thợ của nghề nghiệp loại i


- Hệ số bậc thợ bình quân của doanh nghiệp được xác định như sau:
n

∑ Li × h i
i =1
h = n

∑ Li
i =1

Trong đó:
h – Hệ số cấp bậc thợ bình quân của doanh nghiệp
Li – Tổng số công nhân của nghề nghiệp i
h i – Bậc thợ bình quân của nghề nghiệp loại i
1.3.1.3. Phân tích thời gian sử dụng lao động
Sử dụng thời gian lao động hợp lý là một yếu tố quan trọng để nâng cao năng
suất lao động, hạ giá thành sản phẩm dịch vụ. Phân tích tiêu hao thời gian lao động
cho phép tìm ra nguyên nhân lãng phí về mặt sử dụng thời gian lao động trên cơ sở đó
đề xuất biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng lao động.
Để tiến hành phân tích, cần tính tổng thời gian lao động kỳ gốc và kỳ phân tích
của người lao động trong doanh nghiệp trong một khoảng thời gian xác định.
a. Các chỉ tiêu phản ánh sử dụng thời gian lao động
• Chỉ tiêu sử dụng thời gian lao động theo ngày công
Quỹ thời gian lao động theo ngày công được xác định bằng các chỉ tiêu sau:
- Quỹ thời gian theo lịch:
+ Là chỉ tiêu phản ánh đầy đủ tổng số ngày công theo lịch mà tất cả cán bộ
công nhân viên hiện có trong danh sách của doanh nghiệp.
+ Chỉ tiêu này được xác định bằng cách cộng dồn số người có trong
danh sách từng ngày trong kỳ hoặc lấy tích số của số công nhân viên bình quân của
doanh nghiệp với số ngày theo lịch.
- Quỹ thời gian lao động theo chế độ:
+ Là tổng số ngày công mà tất cả công nhân viên các loại trong đơn vị phải làm
việc theo quy định. Đây là chỉ tiêu cơ bản dùng để đánh giá mức độ sử dụng thời gian
lao động của doanh nghiệp.
Quỹ thời gian theo
= Quỹ thời gian theo lịch – Số ngày lễ tềt, thứ 7, chủ nhật
chế độ
Hay:
Quỹ thời gian lao động Số công lao động có Số ngày lao động theo chế
=
theo chế độ trung bình trong kỳ × độ trong kỳ
- Quỹ thời gian lao động có thể sử dụng lớn nhất:
SV :Trần Thị Thùy Trang – Lớp Kinh tế bưu chính viễn thông –K48 Page 14
Đồ án tốt nghiệp GVHD: Th.s Nguyễn Văn Khoa

+ Là tổng số ngày công lớn nhất mà doanh nghiệp, đơn vị có thể sử dụng để
làm việc phù hợp với luật lao động.
+ Nó được xác định bằng cách lấy lũy thời gian làm việc theo chế độ trừ đi
tổng số ngày công được nghỉ phép năm.
- Số ngày công vắng mặt:
Là tổng số ngày công mà công nhân viên trong doanh nghiệp không đến làm
việc với lý do chính đáng như: ốm đau, hội họp, nghỉ chế độ bảo hiểm xã hội hoặc
nghỉ không có lý do…
- Số ngày công có mặt:
+ Là tổng số ngày công mà công nhân viên trong doanh nghiệp có mặt tại nơi
nơi làm việc và sẵn sàng đảm nhiệm công tác, không kể thực tế họ làm việc hay không
và làm công việc gì.
+ Nó được xác định bằng cách cộng dồn số công nhân có mặt hàng ngày của kỳ
báo cáo, được ghi trong bảng chấm công hoặc bằng hiệu số của quỹ thời gian lao động
có thể sử dụng lớn nhất với số ngày vắng mặt.
+ Chỉ tiêu này biểu hiện lượng thời gian mà doanh nghiệp có thể sử dụng hoàn
toàn vào hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Số ngày công ngừng làm việc cả ngày:
+ Là tổng số ngày công mà công nhân viên trong doanh nghiệp, đơn vị có mặt
tại nơi làm việc nhưng thực tế không làm việc vì các nguyên nhân chủ quan và khách
quan.
- Số ngày công làm việc thực tế theo chế độ:
+ Là tổng số ngày công mà công nhân viên trong doanh nghiệp có mặt tại nơi
làm việc và thực tế có làm việc nhưng không kể họ làm việc gì với thời gian bao lâu.
+ Trường hợp công nhân viên làm hai ca liên tiếp trong một ngày thì chỉ được
tính là một ngày làm việc thực tế, thời gian làm việc của ca sau được tính vào thời
gian làm việc thêm giờ.
- Số ngày công làm thêm:
+ Là số ngày công vượt tổng số ngày công chế độ quy định hoặc tính bằng
cách lấy số ngày công thực tế trừ đi ngày công chế độ, trừ đi ngày công vắng
mặt, trừ đi ngày công ngừng làm việc cả ngày.
- Số ngày công làm việc thực tế nói chung:
+ Là tổng số ngày làm việc theo chế độ và số ngày công làm thêm. Chỉ tiêu này
phản ánh toàn bộ thời gian lao động tính bằng ngày được sử dụng thực tế vào quá
trình sản xuất.
Có thể biểu diễn thời gian lao động theo ngày công theo sơ đồ:

SV :Trần Thị Thùy Trang – Lớp Kinh tế bưu chính viễn thông –K48 Page 15
Đồ án tốt nghiệp GVHD: Th.s Nguyễn Văn Khoa

Tổng ngày công dương lịch


Lễ, tết, chủ nhật,
Số ngày công chế độ
thứ bảy
Số ngày công có thể sử dụng lớn nhất Nghỉ phép
Số ngày công có mặt (làm
Làm thêm Vắng mặt
việc thực tế trong chế độ)
Tổng số ngày làm việc thực tế nói chung
• Chỉ tiêu sử dụng thời gian lao động theo giờ công
- Số giờ công chế độ:
+ Là tổng số giờ công mà công nhân viên trong doanh nghiệp, đơn vị phải
làm việc theo chế độ nhà nước quy định.
+ Nó được tính bằng tích số của ngày công làm việc chế độ với số giờ chế
độ mỗi ngày.
- Số giờ công ngừng làm việc nội bộ:
Là tổng số giờ công mà công nhân có mặt tại nơi làm việc nhưng thực tế
không làm việc được do các nguyên nhân khác nhau như: ốm đau đột xuất, mất điện,
sự cố hỏng hóc ở tổng đài, trên mạng cáp…
- Số giờ công làm việc thực tế trong chế độ (số giờ công làm việc có hiệu quả):
+ Là tổng số giờ công mà công nhân thực tế làm việc.
+ Chỉ tiêu này được xác định bằng cách lấy tổng số giờ công theo chế độ trừ
đi số giờ công ngừng việc nội bộ.
+ Chỉ tiêu này phản ánh chính xác thời gian lao động thuần túy được sử
dụng vào sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
- Số giờ công làm thêm:
Bao gồm toàn bộ số giờ mà công nhân viên trong doanh nghiệp đã làm thêm
ngoài giờ, ngoài thời gian quy định và kể cả số giờ làm thê trong những ngày nghỉ quy
định.
- Số giờ làm việc thực tế nói chung:
+ Là tổng số giờ công làm việc thực tế trong chế độ và số giờ làm thêm.
+ Chỉ tiêu này phản ánh toàn bộ lượng thời gian làm việc thực tế trong và
ngoài chế độ quy định.

SV :Trần Thị Thùy Trang – Lớp Kinh tế bưu chính viễn thông –K48 Page 16
Đồ án tốt nghiệp GVHD: Th.s Nguyễn Văn Khoa

Sơ đồ biểu diễn ngày công như sau:


Số giờ công chế độ
Số giờ công có thể sử dụng lớn nhất Nghỉ phép
Vắng mặt,
Giờ làm Số giờ công làm việc thực tế
ngừng làm
thêm trong chế độ
việc
Số giờ công làm việc thực tế nói chung
b. Phân tích tình hình sử dụng thời gian lao động
Trên cơ sở số liệu thống kê về tình hình sử dụng thời gian lao động theo ngày
công và giờ công, tùy theo mục đích nghiên cứu ta có thể tính các chỉ tiêu tương đối,
phân tích cụ thể tình hình sử dụng thời gian lao động của các doanh nghiệp, đơn vị
như sau:

Hệ số sử dụng quỹ thời gian


=
lao động theo lịch
Hệ số sử dụng quỹ thời gian
=
lao động theo chế độ

Hệ số sử dụng quỹ thời gian


=
theo ngày công

Đây là các chỉ tiêu tương đối phản ánh mức độ sử dụng thời gian lao động ngày
công.
Để thấy rõ mức độ sử dụng lao động trong kỳ, người ta thường tính số ngày
làm việc thực tế của một lao động trong kỳ gồm hai chỉ tiêu:
Số ngày làm việc chế độ thực tế
=
theo chế độ trung bình một lao động
Số ngày làm việc thực tế nói
=
chung tính trung bình một lđ

Mối quan hệ giữa hai chỉ tiêu này biểu hiện bằng hệ số làm thêm ca, chỉ tiêu
này cũng đồng thời phản ánh tình hình tăng cường độ lao động của người lao động về
mặt thời gian trong kỳ và được tính theo công thức:
Hệ số làm thêm ca =
Hoặc:

SV :Trần Thị Thùy Trang – Lớp Kinh tế bưu chính viễn thông –K48 Page 17
Đồ án tốt nghiệp GVHD: Th.s Nguyễn Văn Khoa

Hệ số làm thêm ca =
Ngoài ra khi phân tích tình hình sử dụng thời gian lao động trong kỳ, còn có thể
phân tích thêm các chỉ tiêu như: số ngày vắng mặt do các nguyên nhân khác nhau, số
ngày ngừng việc cả ngày tính bình quân cho một người lao động của doanh nghiệp.
Để phân tích tình hình sử dụng thời gian lao động theo giờ công ngày làm việc,
thường sử dụng các chỉ tiêu sau:
Hiệu suất sử dụng thời gian lao
=
động theo giờ công trong chế độ
Hiệu suất sử dụng thời gian lao
=
động theo giờ công

Tình hình sử dụng thời gian lao động của doanh nghiệp được phản ánh trên
bảng cân đối sử dụng thời gian lao động. Bảng cân đối này cho ta biết quỹ thời gian
lao động có thể sử dụng lớn nhất đã được sử dụng như thế nào? Mức độ tổn thất do
các nguyên nhân khác nhau. Bảng cân đối sử dụng thời gian lao động thường được lập
cho từng doanh nghiệp, đơn vị theo quý, sáu tháng và năm. Đơn vị thời gian có thể là
ngày công hoặc giờ công. Dùng đơn vị giờ công có thể phân tích tình hình sử dụng
thời gian lao động chi tiết hơn.
Bảng 1.1. Bảng cân đối thời gian lao động của doanh nghiệp, đơn vị.
Số giờ Số giờ
Nguồn thời gian lao động Sử dụng thời gian lao động
công công
(1) (2) (3) (4)
1. Quỹ thời gian lao động 1. Thời gian làm việc thực tế
trong chế độ.
2. Ngày nghỉ quy định 2. Thời gian vắng mặt có lý do
chính đáng.
3.Ngày nghỉ phép định kỳ Trong đó:
2.1. Thời gian vắng mặt có lý do:
- Ốm đau;
- Thai sản;
- Nghĩa vụ nhà nước;
- Hội họp, học tập.
2.2. Số giờ vắng mặt có lý do:
- Ốm đau;

SV :Trần Thị Thùy Trang – Lớp Kinh tế bưu chính viễn thông –K48 Page 18
Đồ án tốt nghiệp GVHD: Th.s Nguyễn Văn Khoa

- Thai sản;
- Nghĩa vụ nhà nước;
- Hội họp, học tập.
3. Thời gian tổn thất:
- Vắng mặt không lý do;
- Ngừng việc cả ngày;
- Ngừng việc nội bộ;
- Đi muộn về sớm.
Thời gian có thể sử dụng Tổng cộng (1+2+3)
lớn nhất Thời gian làm thêm
Trong đó: làm thêm giờ
Khi phân tích ngoài số liệu trong bảng cân đối còn phải sử dụng tổng thời gian
làm việc theo năm báo cáo.
Bảng 1.2. Phân tích sử dụng thời gian làm việc năm báo cáo
Chênh lệch
Kế Thực
TT Chỉ tiêu Tuyệt Tương
hoạch hiện
đối đối
(1) (2) (3) (4) (5) (6)
1 Số ngày lao động
2 Số ngày công theo lịch
3 Số ngày nghỉ lễ, tết, chủ nhật, thứ bảy
4 Số ngày công theo chế độ
5 Số ngày nghỉ phép
6 Số ngày công có thể sử dụng lớn nhất
7 Số ngày vắng mặt
8 Số ngày làm việc thực tế trong chế độ
9 Số ngày làm thêm
10 Số ngày làm việc thực tế nói chung
11 Số giờ công theo chế độ
12 Số giờ công ngừng việc nội bộ
13 Số giờ công làm việc thực tế trong chế độ
14 Số giờ công làm thêm
15 Số giờ công làm việc thực tế nói chung

SV :Trần Thị Thùy Trang – Lớp Kinh tế bưu chính viễn thông –K48 Page 19
Đồ án tốt nghiệp GVHD: Th.s Nguyễn Văn Khoa

16 Hệ số sử dụng thời gian lao động


theo ngày công
17 Hệ số sử dụng thời gian lao động
theo giờ công
18 Số ngày công theo chế độ trung bình
một lao động
19 Sô ngày công làm việc thực tế trung
bình một lao động
20 Số giờ công làm việc trung bình một
lao động
21 Hệ số làm thêm ca
Khi nghiên cứu sử dụng thời gian làm việc chung cho toàn doanh nghiệp, đơn
vị thì cần phải phân tích ảnh hưởng làm thêm giờ đến chỉ tiêu năng suất lao động, xác
định doanh thu cước, chi phí tiền lương trong một giờ làm thêm. Xem xét số giờ làm
thêm tăng hay giảm và nó ảnh hưởng như thế nào đến năng suất lao động? Xác định
chi phí do làm thêm giờ. Đồng thời phân tích giờ làm thêm có đúng quy định của nhà
nước hay không (trong điều kiện bình thường thì lao động làm thêm không được quá 4
giờ/ngày, còn trong điều kiện làm việc nguy hiểm, hoặc làm các công việc nặng nhọc,
độc hại thì lao động làm thêm không quá 3 giờ/ngày. Ví dụ như công nhân tuần tra,
bảo dưỡng sửa chữa tuyến cáp, công nhân trực phòng chống lụt bão).
1.3.1.4. Phân tích năng suất lao động
a. Xác định năng suất lao động
Kết quả sử dụng đồng bộ các yếu tố hợp thành năng lực sản xuất được phản
ánh qua chỉ tiêu mức năng suất lao động của lao động sản xuất trong doanh nghiệp.
Mức năng suất lao động biểu thị khối lượng sản phẩm được sản xuất trong một đơn vị
thời gian và được xác định theo công thức sau:
Năng suất lao động (W) =
Hoặc:
Năng suất lao động (W) =
Trong đó:
- Khối lượng sản phẩm có thể đo bằng thước đo hiện vật hoặc thước đo giá trị
hoặc thước đo thời gian.
- Năng suất lao động biểu hiện bằng hiện vật là số lượng sản phẩm sản xuất ra
trong một đơn vị thời gian lao động hao phí.
- Năng suất lao động biểu hiện bằng đơn vị giá trị là sản lượng được sản xuất ra
trong một đơn vị thời gian lao động hao phí.

SV :Trần Thị Thùy Trang – Lớp Kinh tế bưu chính viễn thông –K48 Page 20
Đồ án tốt nghiệp GVHD: Th.s Nguyễn Văn Khoa

- Năng suất lao động biểu hiện bằng đơn vị thời gian là lượng thời gian lao
động hao phí để sản xuât ra một đơn vị sản phẩm.
Thời gian lao động có thể được tính bằng giờ công hoặc ngày công hoặc theo
năm. Mỗi chỉ tiêu có một ý nghĩa khác nhau. Trong đó mức năng suất lao động năm
phản ánh đầy đủ nhất chất lượng và thời gian làm việc của người lao động. Vì vậy nó
được sử dụng để phản ánh đúng mức năng suất lao động toàn doanh nghiệp.
Mức năng suất lao động được xác định như sau:
Mức năng suất lao động giờ
=
sản xuất
Công thức trên có thể vận dụng tính mức năng suất trung bình giờ trong ca làm
việc của một tổ sản xuất và chung cho toàn bộ doanh nghiệp. Mức năng suất lao động
giờ chịu ảnh hưởng của các chỉ tiêu như chất lượng công nghệ sản xuất, chất lượng lao
động vận hành công nghệ, khả năng quản lý tổ chức sản xuất…của doanh nghiệp. Bởi
vậy phân tích năng suất lao động là việc phân tích đánh giá sử dụng tổng hợp các yếu
tố hợp thành năng lực sản xuất của doanh nghiệp.
Đối với doanh nghiệp BCVT thường xác định chỉ tiêu mức năng suất lao động
trung bình năm cho một lao động. Công thức xác định như sau:
Năng suất lao động (W) =

w= ∑ pi × qi
L
Trong đó:
pi – Cước phí bình quân dịch vụ i
qi – Sản lượng dịch vụ i
L – Số lao động trung bình sử dụng trong kỳ.
Trường hợp cần tính mức năng suất lao động của một tổng thể bao gồm nhiều
bộ phận cùng tham gia sản xuất kinh doanh dịch vụ BCVT thì mức năng suất lao động
bình quân cho cả tổng thể có thể được tình như sau:
n

∑ wi × Li
i =1
w = n

∑ Li
i =1

Trong đó:
wi – Năng suất lao động trung bình của bộ phận thứ i
Li – Số lao động của bộ phận thứ i
b. Phân tích năng suất lao động

SV :Trần Thị Thùy Trang – Lớp Kinh tế bưu chính viễn thông –K48 Page 21
Đồ án tốt nghiệp GVHD: Th.s Nguyễn Văn Khoa

• Phân tích biến động của năng suất lao động


Khi phân tích cần so sánh chỉ tiêu năng suất lao động kỳ phân tích với chỉ tiêu
cùng kỳ năm trước để thấy được mức tăng (giảm) năng suất lao động hay nói cách
khác là đánh giá hiệu quả sử dụng thời gian lao động của năm báo cáo.
- Mức biến động tuyệt đối:
∆ w = w 1 – w0
- Mức biến động tương đối:
Iw = × 100
• Phân tích ảnh hưởng của các nhân tố đến năng suất lao động
Để phân tích ảnh hưởng của nhân tố năng suất lao động bộ phận và cơ cấu lao
động đến chỉ tiêu năng suất lao động trung bình chung của toàn doanh nghiệp có thể
sử dụng phương pháp chỉ số.
Ta có hệ thống chỉ số sau:
Iw = Iw(wi) × Iw(Li)
Hay:
n n

∑w
i =1
i1 Li1 ∑w
i =1
i0 Li1
∑w L n n

∑Li1 ∑L
i1 i1

w1
=
∑L 1
= i =1
× i =1
i1

w0 ∑w Li0 i0
n

∑wi 0 Li1
n

∑w Li 0
∑L
i0
i0 i =1 i =1
n n

∑L i =1
i1 ∑L i =1
i0

- Xét ảnh hưởng của nhân tố năng suất lao động bộ phận tới năng suất lao động
trung bình:
+ Ảnh hưởng tuyệt đối:

∆WWI =
∑w L 1 1

∑w L
0 1

∑L 1 ∑L 1

+ Ảnh hưởng tương đối:


n

∑w
i=1
i1 Li1
n

∑L i1
w
I w ( wi ) = n
i=1
= 1
w01
∑w
i=1
i0 Li1
n

∑L
i=1
i1

SV :Trần Thị Thùy Trang – Lớp Kinh tế bưu chính viễn thông –K48 Page 22
Đồ án tốt nghiệp GVHD: Th.s Nguyễn Văn Khoa

- Xét ảnh hưởng của nhân tố biến động cơ cấu lao động tới năng suất lao
động trung bình:
+ Ảnh hưởng tuyệt đối:

∆WLi =
∑w L − ∑w L
0 1 0 0
= w 01 − w0
∑L ∑L 1 0

+ Ảnh hưởng tương đối:


n

∑w
i=1
i0 Li1
n

∑L i1
I w ( Li ) = n
i=1

∑w
i=1
i0 Li 0
n

∑L
i=1
i0

c. Phân tích mối quan hệ giữa năng suất lao động và thời gian lao động
- Năng suất lao động trung bình ngày làm việc của người lao động chịu ảnh
hưởng của hai nhân tố: mức năng suất lao động giờ và số giờ làm việc trong một ngày
theo chế độ.
Wng = Wg × Tng
Trong đó:
Wng – Năng suất lao động trung bình ngày làm việc;
Wg – Năng suất lao động giờ;
Tng – Số giờ làm việc thực tế trong ngày theo chế độ.
- Mức năng suất lao động năm của một người lao động trong doanh nghiệp
còn chịu ảnh hưởng của nhân tố số ngày làm việc thực tế trung bình trong một năm
của một người lao động.
Wn = Ntt × Tng × Wg
Trong đó:
Wn – Mức năng suất lao động năm;
Ntt – Số ngày làm việc thực tế trung bình năm của một người lao
động theo chế độ.
Để phân tích ảnh hưởng của các nhân tố đến mức năng suất lao động có thể
dùng phương pháp loại trừ để phân tích.
Ví dụ:
- Ảnh hưởng của nhân tố số ngày thực tế trung bình năm:
∆ Wn(Ntt) = Ntt1 × Tng0 × Wg0 – Ntt0 × Tng0 × Wg0

SV :Trần Thị Thùy Trang – Lớp Kinh tế bưu chính viễn thông –K48 Page 23
Đồ án tốt nghiệp GVHD: Th.s Nguyễn Văn Khoa

- Ảnh hưởng của nhân tố số giờ làm việc thực tế trong ngày làm việc:
∆ Wn(Ttt) = Ntt1 × Ttt1 × Wg0 – Ntt1 × Tng0 × Wg0
- Ảnh hưởng của nhân tố mức năng suất lao động giờ:
∆ Wn(Wg) = Ntt1 × Ttt1 × Wg1 – Ntt1 × Ttt1 × Wg0
d. Phân tích mối quan hệ giữa mức năng suất lao động giờ và chỉ tiêu chất
lượng yếu tố sản xuất
Để đánh giá mối quan hệ giữa mức năng suất lao động với chất lượng yếu tố
sản xuất như chất lượng lao động (trình độ lành nghề, thâm niên công tác, cấp bậc
thợ…), chất lượng máy móc thiết bị…. người ta thường dùng phương pháp phân tích
hồi quy tương quan. Phương trình hồi quy biểu diễn mối quan hệ giữa năng suất lao
động với các nhân tố chất lượng lao động thường được biểu diễn dưới dạng tổng quát:
Wx = F( x, a, b, c...)
Trong đó:
Wx: Trị số của mức tăng năng suất lao động tính theo phương trình hồi
quy
x: Trị số của nhân tố chất lượng lao động (bậc thợ, thâm niên, trình độ
lành nghê…)
a, b, c…: Các tham số của phương trình hồi quy thường được xác định
bằng phương pháp tổng bình phương nhỏ nhất.
Để đánh giá trình độ chặt chẽ của mối liên hệ tương quan thường dùng hệ số
tương quan.
Đối với liên hệ tương quan tuyến tính, ví dụ W x = a + bx hệ số tương quan
được xác định như sau:

∑( w − w)( x − x)
r=
∑( w − w) ∑( x − x)
2 2

Quan hệ của W và x được coi là chặt chẽ khi trị tuyệt đối của hệ số tương quan
xấp xỉ bằng ± 1.
Đối với liên hệ tương quan phi tuyến tính (ví dụ Wx = a+bx+cx2 ) người ta
thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh (doanh thu): thường dùng tỷ số tương quan để
đánh giá trình độ chặt chẽ của mối liên hệ tương quan.

η= 1−
∑ ( w −w ) x
2

∑ ( w −w) 2

Quan hệ của W và x được coi là chặt chẽ khi trị số của tỷ số tương quan xấp xỉ
bằng 1.

SV :Trần Thị Thùy Trang – Lớp Kinh tế bưu chính viễn thông –K48 Page 24
Đồ án tốt nghiệp GVHD: Th.s Nguyễn Văn Khoa

Trên cơ sở phân tích phương trình hồi quy có thể thấy được mối quan hệ giữa
năng suất lao động và các nhân tố ảnh hưởng. Từ đó có thể đề xuất các biện pháp
nhằm nâng cao năng suất lao động.
1.3.2. Phân tích tình hình sử dụng tiền lương
Việc phân tích tiền lương và các khoản mục trích theo tỷ lệ tiền lương cho các
quỹ kinh phí công đoàn, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội trả cho người lao động trực
tiếp sản xuất kinh doanh chính là việc phân tích các khoản mục chi phí nhân công trực
tiếp trong giá thành đơn vị sản phẩm.
Mục dích của phân tích chi phí tiền lương nhằng tăng cường hiệu quả sử dụng
lao động (năng suất lao động) song song với việc quan tâm đến thu nhập của người lao
động (tiền lương bình quân).
Trình tự phân tích chi phí tiền lương được thực hiện như sau:
1.Đánh giá chung tình hình thực hiện kế hoạch quỹ lương.
+ Mức chênh lệch tuyệt đối:
∆ QL = QL 1 - QL KH
Trong đó:
∆ QL – Mức chênh lệch quỹ lương thực hiện so với kế hoạch;
QL1 – Quỹ lương thực tế;
QLKH – Quỹ lương kế hoạch.
- Nếu ∆ QL > 0 – Vượt quỹ lương
- Nếu ∆ QL < 0 – Hụt quỹ lương
+ Tỷ lệ phần trăm (%) quỹ lương thực hiện so với kế hoạch (tương đối):
QL1
IQL = × 100
QLkh
Để đánh giá mức độ vượt chi hoặc thụt quỹ lương thực hiện so với kế hoạch có
hợp lý hay không phải tiến hành so sánh với tỷ lệ phần trăm
DT
∆QL' = QL1 - QLKH × DT
1

kh

Trong đó: DT1 – Doanh thu thực hiện


DTKH – Doanh thu kế hoạch
- Nếu ∆QL' >0: Vượt chi không hợp lý của quỹ lương hay chi lương lớn hơn
kết quả kinh doanh mang lại, lãng phí chi phí tiền lương.
- Nếu ∆QL' <0: Số chênh lệch là mức tiết kiệm chi phí của quỹ tiền lương so
với kết quả kinh doanh mang lại.
2.Tìm nguyên nhân làm tăng giảm quỹ lương của người lao động
Tùy theo hình thức trả lương, các nhân tố và chỉ tiêu phân tích có sự khác nhau:
SV :Trần Thị Thùy Trang – Lớp Kinh tế bưu chính viễn thông –K48 Page 25
Đồ án tốt nghiệp GVHD: Th.s Nguyễn Văn Khoa

- Đối với hình thức trả lương theo thời gian:


Quỹ tiền lương = Số lao động bình quân × Tiền lương bình quân
- Đối với hình thức trả lương theo sản phẩm:
Quỹ tiền lương = Doanh thu (hoặc sản lượng) × Đơn giá tiền lương
Tùy thuộc vào nội dung yêu cầu của kế hoạch phân tích, chỉ tiêu quỹ tiền lương
sẽ được thiết lập trong mối quan hệ với các nhân tố nào để xác định các mức độ ảnh
hưởng của chúng dưới những góc độ khác nhau. Dùng phương pháp loại trừ để xác
định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến sự biến động quỹ lương.
Tuy nhiên, trên thực tế tiền lương bình quân của một người lao động trong
doanh nghiệp lại phụ thuộc vào cơ cấu lao động của từng bộ phận và tiền lương bình
quân của lao động từng bộ phận hoặc từng loại lao động. Mối quan hệ đó biểu diễn
như sau:
n

∑TL i * Li n
TL = i =1
n
=∑γi * TLi
∑Li =1
i
i =1

Trong đó:
TLi – Mức tiền lương bình quân của lao động bộ phận thứ i
Li – Số lao động của bộ phận thứ i
γ i
– Tỷ trọng lao động của bộ phận thứ i
Do đó ta có thể biểu biễn quỹ lương của doanh nghiệp bằng công thức:
n
* ∑γi
(1) ( 2) ( 3)
QL = L TLi
i =1

Bằng các phương pháp loại trừ có thể xác định ảnh hưởng của nhân tố số lao
động bình quân, cơ cấu lao động và mức tiền lương bình quân của lao động bộ phận
đến tổng quỹ lương.
+ Ảnh hưởng của nhân tố số lao động bình quân:
n n
∆QL( L ) = L1 * ∑ γ i 0TLi 0 − L0 * ∑ γ i 0TLi 0
i =1 i =1

+ Ảnh hưởng của nhân tố cơ cấu lao động:


n n
∆QL(γ ) = L1 * ∑ γ i1TLi 0 − L1 * ∑ γ i 0TLi 0
i =1 i =1

+ Ảnh hưởng của nhân tố mức lương bình quân của lao động bộ phận:

SV :Trần Thị Thùy Trang – Lớp Kinh tế bưu chính viễn thông –K48 Page 26
Đồ án tốt nghiệp GVHD: Th.s Nguyễn Văn Khoa

n n
∆QL(TLi ) = L1 * ∑ γ i1TLi 0 − L1 * ∑ γ i1TLi 0
i =1 i =1

Chương 2 : TỔNG QUAN VẾ CÔNG TY CỔ PHẦN BƯU CHÍNH VIETTEL


2.1. Tổng quan về công ty cổ phần bưu chính Vietteel
2.1.1.Giới thiệu chung về công ty:
Tên giao dịch quốc tế :Viettel post jont stock company.
Tên viết tắt :VIETTEL POST.,JSC.
Thời gian thành lập : Ngày 01 tháng 07 năm 1997
Trụ sở chính tại :Số 58 _Trúc Khê_phường Láng Hạ _quận Đống Đa_Hà Nội
Điện thoại : 04 62660306
Fax : 069 522490
E-mail : info@vtp.vn ; admin@vtp.vn.
Website : http://www.viettelpost.com.vn
*Ngành nghề kinh doanh:
Kinh doanh dịch vụ chuyển phát nhanh bưu phẩm, bưu kiện hàng hóa.
Đại lý kinh doanh dịch vụ phát hành báo chí.
SV :Trần Thị Thùy Trang – Lớp Kinh tế bưu chính viễn thông –K48 Page 27
Đồ án tốt nghiệp GVHD: Th.s Nguyễn Văn Khoa

Kinh doanh dịch vụ thương mại trên mạng bưu chính, thương mại điện tử.
Kinh doanh dịch vụ viễn thông: bán các thiết bị viễn thông đầu cuối., các
loại thẻ viễn thông, điện thoại, Internet card.
Cho thuê văn phòng
Cung cấp dịch vụ quảng cáo trên bao bì chuyển phát nhanh của Công ty.
Bảo dưỡng, sửa chữa ôtô và xe có động cơ khác.
Bán phụ tùng và các bộ phận phụ trợ vào xe có động cơ khác.
Đại lý bảo hiểm.
Dịch vụ vận tải liên vận quốc tế bằng đường bộ, đường thủy.
Đại lý kinh doanh thẻ các loại
Xuất nhập khẩu các mặt hàng Công ty kinh doanh
Sản xuất các sản phẩm từ giấy và bìa.
In ấn, các dịch vụ liên quan đến in
Dịch vụ logistic( bao gồm: dịch vụ bốc xếp hàng hóa, dịch vụ kho bãi và
lưu giữ hàng hóa, dịch vụ đại lý hải quan, lập kế hoach bốc dỡ hàng hóa, tiếp
nhận, lưu kho và quản lý thông tin liên quan đến vận chuyển và lưu kho hàng hóa
trong suốt cả chuỗi Logistic; hoạt động xử lý hàng hóa bị khách hàng trả lại, hàng
tồn kho, hàng hóa quá hạn, lỗi mốt và tái phân phối hàng hóa đó; hoạt động cho
thuê và thuê container và các dịch vụ hỗ trợ khác liên quan đến vận tải) ( thực hiện
theo pháp luật chuyên ngành về logistic)
Dịch vụ ủy thác xuất nhập khẩu hàng hóa ( thực hiện theo pháp luật
chuyên ngành về thương mại xuất nhập khẩu)
Vận tải hàng hóa bằng ôtô chuyên dùng và không chuyên dùng theo hợp
đồng.
Vận tải hành khách bằng taxi, bằng xe khách nội tỉnh, liên tỉnh.
Dịch vụ hỗ trợ cho vận tải đường bộ, đường thủy nội địa, ven biển và viễn
dương
Tổ chức giới thiệu và xúc tiến thương mại
Đại lý mua, đại lý bán, ký gửi thương mại.
Bán lẻ máy tính, thiết bị ngoại vi, phần mềm trong cac cửa hàng chuyên
doanh.
Bán lẻ thiết bị viễn thông trong các cửa hàng chuyên doanh.
Bán buôn, bán lẻ sách báo tạp chí, văn phòng phẩm trong các cửa hàng
chuyên doanh.
Bán lẻ băng đĩa âm thanh, hình ảnh (kể cả băng, đĩa trắng) trong các cửa
hàng chuyên doanh

SV :Trần Thị Thùy Trang – Lớp Kinh tế bưu chính viễn thông –K48 Page 28
Đồ án tốt nghiệp GVHD: Th.s Nguyễn Văn Khoa

Bán lẻ theo yêu cầu đặt hàng qua bưu điện hoặc internet.
Dịch vụ bưu chính.
Dịch vụ chuyển phát.
Quảng cáo.
Nghiên cứu thị trường và thăm dò dự luận ( không bao gồm dịch vụ điều
tra và thông tin Nhà nước cấm).
Sửa chữa máy vi tính và thiết bị ngoại vi.
Sửa chữa máy móc, thiết bị (bao gồm các mặt hàng công ty kinh doanh)
Sửa chữa thiết bị liên lạc .
2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển
Công ty Bưu chính Viettel (Viettel Post Company) là Công ty TNHH Nhà nước
một thành viên trực thuộc Tổng công ty Viễn thông Quân đội - Bộ quốc phòng là một
doanh nghiệp Nhà nước, hoạt động theo luật Doanh nghiệp Nhà nước và các quy định
của doanh nghiệp Nhà nước, được thành lập thể hiện qua các mốc thời gian như sau:
2.1.2.1. Giai đoạn từ 1997 đến tháng 05 năm 2005
Công ty Cổ phần Bưu chính Viettel là đơn vị thành viên của Tổng Công ty Viễn
thông Quân đội trực thuộc Bộ Quốc Phòng, tiền thân là bộ phận phát hành báo thuộc
Công ty điện tử viễn thông quân đội (nay là Tổng công ty Viễn thông quân đội
_Viettel) được thành lập vào ngày 01/07/1997, Công ty Cổ phần Bưu chính ra đời với
nhiệm vụ phát triển kinh tế, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động hội đồng
thời đánh dấu một bước đổi mới trên thị trường kinh doanh dịch vụ Bưu chính còn
đang bỏ trống và phá vỡ sự độc quyền trong lĩnh vực kinh doanh này tại Việt Nam.
Trong quá trình hoạt động kinh doanh và phát triển, Trung tâm Bưu chính đã khẳng
định được vị trí của mình trên thị trường và nhanh chóng trở thành đơn vị đứng thứ 2
trên thị trường sau VNPT về việc cung cấp dịch vụ Bưu chính tại Việt Nam.
Quan điểm phát triển của Công ty là quan điểm hướng về thị trường, coi lợi ích
của khách hàng là mục tiêu hàng đầu với phương châm “Khách hàng là người trả
lương cho chúng ta”. Toàn thể cán bộ công nhân viên Công ty Bưu chính Viettel phấn
đấu góp sức đưa Viettel trở thành nhà khai thác, cung cấp dịch vụ Bưu chính hàng đầu
ở Việt Nam.
-Ngày 1/7/1997 Trung tâm Bưu chính chính thức triển khai dịch vụ PHBC đây
thực sự là một dấu mốc đáng ghi nhớ của Trung tâm Bưu chính thuộc Công ty Điện tử
viễn thông Quân đội (nay là Công ty Cổ phần Bưu chính Viettel).Vào thời điểm này
công ty chỉ cung cấp dịch vụ phát hành báo tại các cơ quan trực thuộc Bộ quốc phòng
và các đơn vị đóng quân trên địa bàn Hà Nội.
-Ngày 24/01/1998 Tổng cục Bưu điện cấp giấy phép số 109/1998/GP-TCBĐ
cho phép Công ty Điện tử Viễn thông Quân đội được thiết lập mạng bưu chính và kết

SV :Trần Thị Thùy Trang – Lớp Kinh tế bưu chính viễn thông –K48 Page 29
Đồ án tốt nghiệp GVHD: Th.s Nguyễn Văn Khoa

nối với các mạng bưu chính công cộng khác để cung cấp dịch vụ bưu chính: bưu phẩm
(trừ thư tín), bưu kiện và chuyển tiền trên phạm vi toàn quốc.
-Tháng 7 năm 2000 Giám đốc Công ty Điện tử Viễn thông Quân đội ký quyết
định số 2304/CTĐTVTQĐ chính thức đầu tư dự án” Cung cấp dịch vụ chuyển phát
nhanh Bưu phẩm – Bưu kiện”. Trung tâm phát hành báo chí đổi tên thành Trung tâm
Bưu chính Quân đội và được Tổng cục Bưu điện cấp phép mở rộng mạng lưới ra Quốc
tế.Trung tâm mở thêm trụ sở làm việc tại 270 Lý Thường Kiệt – TP Hồ Chí Minh.
-Tháng 5 năm 2003 Trung tâm đưa hệ thống chăm sóc khách hàng vào hoạt
động trong cả nước.
Từ một bộ phận nhỏ kiêm nhiệm phát hành báo chí, qua 8 năm phấn đấu, lực
lượng cán bộ, công nhân viên Trung tâm phát triển nhanh, trưởng thành nhiều mặt, xây
dựng Trung tâm mạnh về chính trị, nghiêm về kỷ luật, trình độ kỹ thuật, nghiệp vụ bưu
chính ngày càng vững vàng, cơ cấu từng bước được xây dựng hợp lý, đáp ứng yêu cầu
sản xuất kinh doanh và xây dựng đơn vị.
Từ chỗ còn nhiều bỡ ngỡ khi mới bước vào lĩnh vực dịch vụ phát hành báo chí
ở phạm vi hẹp, qua 8 năm phấn đấu, Trung tâm đã triển khai đồng bộ các hoạt động
dịch vụ bưu chính, với mạng phát hành báo chí, mạng chuyển phát nhanh bưu phẩm,
bưu kiện mở rộng trong phạm vi cả nước, đồng thời từng bước triển khai dịch vụ cung
cấp văn phòng phẩm trên mạng bưu chính và dịch vụ bưu chính quốc tế. Chất lượng
dịch vụ bưu chính ngày càng ổn định, được khách hàng tin cậy.
Với những thành tích tiêu biểu bước đầu đạt được trong 8 năm, tập thể Trung
Tâm Bưu chính đã được Bộ Tư lệnh Thông tin Liên lạc, Công ty Điện tử Viễn Thông
Quân đội tặng 4 bằng khen. Năm 2001 Trung tâm đạt đơn vị vững mạnh toàn diện, chi
bộ Đảng đạt tiêu chuẩn trong sạch vững mạnh. Hàng chục cán bộ, công nhân viên
được tặng danh hiệu chiến sỹ thi đua.
Trung tâm đã bước đầu hoàn thành tốt nhiệm vụ và trưởng thành, trước hết là
do được Đảng uỷ, Bộ Tư lệnh Binh chủng trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo, được Đảng uỷ,
Ban Giám đốc Công ty sát sao chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra; các cơ quan chức năng
Bộ Quốc phòng, các cơ quan, đơn vị trong Binh chủng tạo điều kiện vật chất và tinh
thần giúp Trung tâm phát huy sức mạnh tổng hợp để tổ chức thực hiện nhiệm vụ được
giao.
Những thành công và bước trưởng thành của Trung tâm là kết quả của sự giúp
đỡ hiệu quả của Tổng cục Bưu Điện, Tổng Công ty Bưu chính, Công ty phát hành sách
Trung ương và địa phương, của các cấp bộ Đảng, chính quyền, các cơ quan, ban,
ngành và nhân dân các địa phương; của sự hợp đồng chặt chẽ và sự giúp đỡ thiết thực,
sự cổ vũ động viên, tạo điều kiện của các ngành, các bộ phận trong toàn Công ty.
Tám năm là thời kỳ khởi đầu tốt đẹp trong quá trình phát triển toàn diện của
Trung Tâm Bưu chính, một lĩnh vực dịch vụ còn mới đối với Công ty Điện tử Viễn

SV :Trần Thị Thùy Trang – Lớp Kinh tế bưu chính viễn thông –K48 Page 30
Đồ án tốt nghiệp GVHD: Th.s Nguyễn Văn Khoa

Thông Quân đội. Cùng với việc phát triển mạnh mẽ của các lĩnh vực điện tử - viễn
thông - tin học, hoạt động dịch vụ bưu chính cũng tiếp tục phát triển và không ngừng
nâng cao chất lượng, góp phần đáp ứng những nhu cầu cơ bản và phong phú, đa dạng
của đời sống xã hội.
2.1.2.2. Giai đoạn từ tháng 5/2005 đến tháng 6/2007
-Tháng 5 năm 2005 Trung tâm Bưu chính được phát triển thành Công ty Bưu
chính Viettel trực thuộc Tổng Công ty Viễn thông Quân đội – Bộ quốc phòng theo
quyết định số 2492/QĐ-TCTVTQĐ ngày 17/5/2005. Trong năm 2005 công ty đạt
được những kết quả rất khả quan: Doanh thu vượt 103,79% so với kế hoạch, tăng
44,89% so với năm 2004 và tăng 3.200% so với năm 2000. Công ty đã phát triển mạng
lưới bưu cục và tuyến phát đến 63 tỉnh trên toàn quốc,tạo nền tảng vững chắc cho sự
phát triển của công ty trong những năm tiếp theo.
-Ngày 12/01/2006 theo quyết định số 10/2006QĐ-BQP của Bộ trưởng Quốc
phongQ công ty Bưu chính Viettel đã chuyển đổi thành công ty TNHH Nhà nước một
thành viên Bưu chính Viettel thuộc Tổng công ty viễn thông quân đội trên cơ sở tổ
chức lại Trung tâm Bưu chính thuộcTổng công ty Viễn thông quân đội, hạch toán độc
lập với số vốn điều lệ là 40.000.000.000 (bốn mươi tỷ đồng),hoạt động chủ yếu trong
lĩnh vực chuyển phát nhanh,phát hành báo trí và kinh doanh dịch vụ Viễn thông.
Trong năm 2006 tỷ lệ tăng trưởng bình quân của dịch vụ chuyển phát và phát hành và
phát hành báo trí là 19,29% và 18,28% cao hơn với mức bình quân của ngành là
13,5% đối với chuyển phát nhanh và 5,7% đối với phát hành báo.Bên cạnh việc gia
tăng thị phần, tìm kiếm khách hàng mới, công ty còn tiến hành nghiên cứu lại thị
trường tiềm năng như :Lào Cai, Quảng Bình, Đắc Nông, Hậu Giang; thành lập các
Bưu cục mới Đồng Khởi -Hồ Chí Minh và Bưu cục phát Hà Nội đồng thời mạnh dạn
giải thể và sát nhập các đơn vị hoạt động không hiệu quả như :giải thể Bưu cục Uỷ
thác, sát nhập Bưu cục Hoàng Mai và Bưu cục Hai Bà Trưng (Hà Nội), chuyển các
Bưu cục Tràng Bàng (Tây Ninh), Hưng Yên,Tiên Sơn(Bắc Ninh), Thuỷ Nguyên(Hải
Phòng) thành tuyến phát, thu phát. Năm 2006, với mục đích mở rộng thị trường, nâng
cao chất lượng, tiết kiệm chi phí công ty đã tập trung chăm sóc khách hàng lớn, thực
hiện chính sách khoán marketing và khoán kinh doanh tại các đơn vị trực thuộc.
Mặc dù trong hai năm công ty Bưu chính Viettel không tiến hành các hoạt
động truyền thông quảng cáo nhưng nhờ có thương hiệu Viettel mà Bưu chính Viettel
ngày càng được nhiều khách hàng biết đến. Uy tín và hình ảnh của Bưu chính Viettel
trong tâm trí khách hàng đã được khẳng định, khách hàng luôn tin tưởng và đánh giá
cao về chất lượng, thái độ phục vụ, dịch vụ hậu bán hàng. Điều này được khẳng định
thông qua việc theo dõi các khách hàng chủ động gọi điện đến công ty để gửi bưu
phẩm - bưu kiện ngày càng tăng, các khách hàng cá nhân cũng đã tìm đến các Bưu cục
của Bưu chính Viettel để sử dụng các dịch vụ chuyển phát của công ty.
2.1.2.3. Giai đoạn từ tháng 7/2007 đến nay

SV :Trần Thị Thùy Trang – Lớp Kinh tế bưu chính viễn thông –K48 Page 31
Đồ án tốt nghiệp GVHD: Th.s Nguyễn Văn Khoa

-Ngày 06/07/2007, Bộ trưởng Bộ quốc phòng đã kí quyết định 1689/QĐ-QP về


việc cổ phần hoá Công ty TNHH MTV Bưu chính Viettel trực thuộc tổng công ty Viễn
thông Quân đội. Trong năm 2007công ty đã nghiên cứu, xây dựng phương án kinh
doanh và đưa vào thử nghiêm các dịch vụ chất lượng cao như: dịch vụ chuyển phát
12h, dịch vụ chuyển phát trong ngày, dịch vụ chuyển phát thoả thuận nhằm cung cấp
nhiều sự lựa chọn hơn cho khách hàng, kết quả đạt được là doanh thu tăng trưởng bình
quân là 4%/tháng vượt xa so với bình quân của ngành là 20% năm ,quý 3 năm 2007
chuyển các bưu cục thành các đơn vị kinh doanh độc lập, hình thành trung tâm đường
trục vận chuyển thư từ và hàng hoá, doanh thu năm 2007 của VTP là 170 tỷ, gần gấp
đôi doanh thu năm 2006.
-Năm 2008 Doanh thu đạt 240 tỷ đồng, tăng 137% so với năm 2007.
-Ngày 14/01/2009 Bộ Quốc phòng ra quyết định số 123/QĐ – BQP về việc phê
duyệt phương án và chuyển Công ty Bưu chính Viettel thuộc Tổng Công ty VTQĐ
sang mô hình mới Công ty CP Bưu chính Viettel.
-27/03/2009 Bưu chính Viettel chính thức bán cổ phiểu ra công chúng với số
lượng 1.526.600 cổ phần với giá bình quân 10,171đồng/ cổ phần.
-Ngày 18/06/2009 Công ty TNHH Nhà nước 1 thành viên Bưu chính Viettel
Đại hội cổ đông để thành lập Công ty CP Bưu chính Viettel. Doanh thu trong 6 tháng
đầu năm của Bưu chính Viettel đã tăng 28,45% so với cùng kỳ năm 2008, đạt mức
155,714 tỷ đồng, hoàn thành 41,25% kế hoạch năm. Lợi nhuận 6 tháng đầu năm đạt
6,789 tỷ đồng tương đương 41,21% kế hoạch năm, tăng 29,40 % so với cùng kỳ năm
2008. Đây là lần đầu tiên, các chỉ tiêu kế hoạch của Bưu chính Viettel vượt con số
hoàn thành trên 40% so với những năm trước đây chỉ đạt từ 35-37% kế hoạch trong
cùng kỳ.
-Ngày 01/07/2009 Công ty cổ phần Bưu chính Viettel được thay thế cho Công
ty TNHH nhà nước 1 thành viên Bưu chính Viettel. Đây cũng là thời điểm đánh dấu
bước chuyển mạnh mẽ của đơn vị này với việc thành lập chi nhánh tại Campuchia.
Đến ngày 09/09/2009 Công ty cổ phần Bưu chính Viettel chính thức khai chương dịch
vụ chuyển phát nhanh tại 5 tỉnh tại Campuchia
Từ 2 dịch vụ ngày mới thành lập là chuyển phát nhanh và phát hành báo chí,
mạng lưới chỉ tập trung chủ yếu ở các thành phố lớn với 1 trung tâm khai thác, 2 bưu
cục, 2 văn phòng đại diện tại miền Nam và miền Trung, đến nay, số lượng dịch vụ của
công ty đã bao gồm cả chuyển phát nhanh trong nước và quốc tế; chuyển phát bưu
phẩm, bưu kiện; phát hành báo chí; vận tải, kho vận; dịch vụ văn phòng phẩm; các
dịch vụ viễn thông của Viettel; dịch vụ quảng cáo trên phong bì... Hiện mạng lưới của
công ty Bưu chính đã mở rộng ra 135 huyện trên toàn quốc, đưa mật độ bao phủ của
toàn công ty chiếm 50% tổng số quận huyện trên toàn quốc, trong đó, công ty tự thu
phát tại 40% tổng số quận huyện. Hệ thống mạng lưới đường trục mở rộng, nhiều
tuyến đến tận huyện xã, vùng sâu, vùng xa.

SV :Trần Thị Thùy Trang – Lớp Kinh tế bưu chính viễn thông –K48 Page 32
Đồ án tốt nghiệp GVHD: Th.s Nguyễn Văn Khoa

2.1.3. Cơ cấu tổ chức


2.1.3.1.Sơ đồ tổ chức công ty
Cơ cấu tổ chức Công ty CP Bưu chính Viettel được phân chia theo 4 cấp độ
quản lý cụ thể như sau:
-Cấp độ quản lý 1: Hội đồng quản trị
-Cấp độ quản lý 2: Ban Tổng Giám đốc Công ty
-Cấp độ quản lý 3: Các phòng ban chức năng, chi nhánh trực thuộc Công ty
-Cấp độ quản lý 4: Các Ban, tổ đội sản xuất, Bưu cục cấp 2 trực thuộc các
phòng ban chức năng, chi nhánh (trực thuộc cấp độ quản lý )

SV :Trần Thị Thùy Trang – Lớp Kinh tế bưu chính viễn thông –K48 Page 33
Đồ án tốt nghiệp GVHD: Th.s Nguyễn Văn Khoa

HỘI ĐỒNG QUẢN


TRỊ
BAN KIỂM SOÁT

BAN GIÁM ĐỐC

Phòng Phòng Phòng Phòng Phòng Phòng Phòng Phòng


KHĐT CL KD CSKH NVĐT TCLĐ TC HC Tin

Học

Công

Ty

KV1 KV2 KV3 KV4 KV5 KV6 KV7 KV8 Đường

Trục

Trung tâm Trung tâm Các bưu cục trung


dịch vụ KH khai thác tâm trực thuộc
vận chuyển tỉnh/tp

Hình 2.1.Mô hình tổ chức công ty CP bưu chính Viettel(năm 2010)

SV :Trần Thị Thùy Trang – Lớp Kinh tế bưu chính viễn thông –K48 Page 34
Đồ án tốt nghiệp GVHD: Th.s Nguyễn Văn Khoa

Hội đồng quản trị gồm một chủ tịch và 4ủy viên
HĐQT là cơ quan quản lý Công ty có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết
định mọi vấn đề liên quan đến mục đích quyền lợi của Công ty, trừ những vấn đề
thuộc ĐHĐCĐ quyết định. HĐQT định hướng các chính sách tồn tại và phát triển để
thực hiện các quyết định của Đại hội đồng cổ đông thông qua việc hoạch định chính
sách, ra nghị quyết hành động cho từng thời điểm phù hợp với tình hình sản xuất kinh
doanh của Công ty.Cụ thể:
• Quyết định kế hoạch phát triển sản xuất kinh doanh và ngân sách hàng
năm.
• Xác định mục tiêu hoạt động trên cơ sở các mục tiêu chiến lược được đại
hội đồng cổ đông thông qua.
• Bổ nhiệm và bãi nhiêm các cán bộ quản lý công ty theo đề nghị của Tổng
giám đốc điều hành và quyết định mức lương của họ.
• Quyết định cơ cấu tổ chức của Công ty.
• Giải quyết các khiếu nại của công ty đối với cán bộ quản lý cũng như quyết
định lựa chọn đại diện của công ty để giải quyết các vấn đề liên quan tới các thủ
tục pháp lý chống lại các cán bộ quản lý đó.
• Đề xuất các loại cổ phiếu có thể phát hành và tổng số cổ phiếu phát hành
theo từng loại.
• Đề xuất việc phát hành trái phiếu, trái phiếu chuyển đổi thành cổ phiếu và
các chứng quyền cho phép người sở hữu mua cổ phiếu theo mức giá định trước.
• Quyết định chào giá bán trái phiếu, cổ phiếu và các chứng khoán chuyển
đổi.
• Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Tổng giám đốc điều hành, hay cán bộ
quản lí hoặc người đại diện của Công ty khi Hội đồng quản trị cho rằng đó là lợi
ích tối cao của công ty. Việc bãi nhiệm nói trên không được trái với các quyền theo
hợp đồng của những người bị bãi nhiệm (nếu có).
• Đề xuất mức cổ tức hàng năm và xác định mức cổ tức tạm thời; tổ chức
việc chi trả cổ tức.
• Đề xuất tái cơ cấu lại hay giải thể công ty.
• HĐQT công ty đã hoạt động hiệu quả; phân công các thành viên phụ trách
trực tiếp các lĩnh vực kinh doanh, tài chính, lao động, tiền lương... Tại các kỳ họp,
HĐQT đã xem xét kết quả SXKD trong từng quý, bàn bạc tìm biện pháp chiến
lược tháo gỡ những khó khăn để thực hiện các mục tiêu mà ĐHĐCĐ đã thông qua.
Ban Giám đốc Công ty gồm một tổng giám đốc và 3 phó tổng giám đốc

SV :Trần Thị Thùy Trang – Lớp Kinh tế bưu chính viễn thông –K48 Page 35
Đồ án tốt nghiệp GVHD: Th.s Nguyễn Văn Khoa

Giám đốc công ty


• Quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động hàng ngày của Công ty.
• Tổ chức thực hiện kế hoach kinh doanh, dự án đầu tư do chủ đầu tư
Tổng Công ty và Chủ tịch Công ty quyết định; tổ chức thực hiện các quyết định
của Chủ tịch Công ty.
• Quyết định giá mua, giá bán sản phẩm và dịch vụ theo phân cấp của Chủ
tịch Công ty, đại diện Công ty ký kết các hợp đồng dân sự và kinh tế theo phân cấp
và uỷ quyền của Chủ tịch Công ty.
• Xây dựng và trình Chủ tịch Công ty để Tổng Công ty quyết định: Chiến
lược phát triển, kế hoạch dài hạn và hàng năm của Công ty, phương án huy động
vốn, phương án liên doanh, đề án tổ chức quản lý của Công ty.
• Đề nghị Tổng công ty bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh
quản lý Công ty được Tổng Công ty phân cấp.
• Kiểm tra các đơn vị trực thuộc thực hiện các định mức, tiêu chuẩn, đơn
giá quy định trong nội bộ Công ty.
• Báo cáo Chủ tịch Công ty kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty.
Phó giám đốc công ty:
• Chịu trách nhiệm về công tác tài chính toàn Công ty.
• Tổ chức công tác tài chính theo đúng quy định của Nhà nước, Tổng
Công ty và của Công ty Bưu chính, đảm bảo an toàn đồng vốn của Công ty.
• Điều hành công tác kế toán và tài chính thống nhất trong toàn Công ty,
hoạt động đúng các chuẩn mực quy định, phân công phân nhiệm cho các vùng
miền để hoạt động có hiệu quả và chặt chẽ.
• Điều hành luân chuyển tiền tệ trong toàn Công ty, ký thẩm định về đầu
tư trang bị trên toàn quốc.
• Trực tiếp quản lý điều hành Phòng tài chính và hệ thống tài chính các
bưu cục trên toàn quốc, phụ trách miền Tây và các công tác được Giám đốc Công
ty uỷ quyền.
Phó giám đốc phụ trách miền Trung, miền Nam, phụ trách miền Tây:
• Chịu trách nhiệm chính về quản lý chất lượng dịch vụ, kết quả hoạt động
sản xuất kinh doanh và các mặt công tác theo uỷ quyền của Giám đốc Công ty tại
miền mà mình phụ trách.
• Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc các đơn vị thực hiện nhiệm vụ thuộc
phạm vi phụ trách. Ký các văn bản theo uỷ quyền của Giám đốc Công ty.
• Thường xuyên báo cáo trực tiếp với Giám đốc Công ty về tình hình quản
lý và chỉ đạo sản xuất kinh doanh tại khu vực.

SV :Trần Thị Thùy Trang – Lớp Kinh tế bưu chính viễn thông –K48 Page 36
Đồ án tốt nghiệp GVHD: Th.s Nguyễn Văn Khoa

Các phòng ban chức năng: Hiện nay công ty có 10 phòng ban, gồm:
- Phòng Tổ chức Lao động
- Phòng Tài chính kế toán
- Phòng Chiến lược kinh doanh
- Phòng Bán hàng
- Phòng Chăm sóc khách hàng
- Phòng Kế hoạch Đầu tư
- Phòng Nghiệp vụ đào tạo.
- Phòng Tin học.
- Văn phòng Công ty
- Ban Kiểm soát nội bộ
Trung tâm đường trục gồm 4 khu vực: KV1, KV2, KV3, KV4
2.1.3.2.Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban quản trị
 Phòng chiến lược kinh doanh
 Chức năng:
-Tham mưu giúp Đảng uỷ, Ban Tổng Giám đốc về công tác thị trường, xây
dựng chiến lược kinh doanh, phát triển sản phẩm, dịch vụ mới và tổ chức triển khai kế
hoạch kinh doanh theo chiến lược của Công ty.
-Quản lý, kiểm tra, xây dựng chương trình xúc tiến, PR, quảng cáo, phát triển
thương hiệu và quản lý khách hàng. Xây dựng chính sách thị trường, chiến lược cho
sản phẩm, dịch vụ và chính sách với khách hàng.
 Nhiệm vụ:
-Nghiên cứu, phân tích đánh giá thị trường, đánh giá đối thủ cạnh tranh.
-Xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp với từng giai đoạn phát triển của
Công ty
-Xây dựng các chiến lược: sản phẩm, khách hàng, thị trường, bán hàng, xúc
tiến, cạnh tranh, quảng cáo và giá cả.
-Đánh giá, phân tích thị trường dịch vụ bưu chính viễn thông. Xây dựng kế
hoạch phát triển thị trường cho phù hợp với từng giai đoạn phát triển .
-Xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình khuyến mại, quảng cáo, quản
lý khách hàng và hậu mãi của công ty trên các mảng dịch vụ bưu chính.
-Xây dựng chiến lược marketing, PR, giá, …hướng dẫn triển khai thực hiện
thống nhất trong toàn công ty.
-Tổng hợp và đánh giá hiệu quả của toàn bộ hệ thống kinh doanh.
-Thực hiện công tác quản lý vùng được phân công trên các mảng doanh thu,
công nợ, chất lượng nghiệp vụ.
SV :Trần Thị Thùy Trang – Lớp Kinh tế bưu chính viễn thông –K48 Page 37
Đồ án tốt nghiệp GVHD: Th.s Nguyễn Văn Khoa

 Phòng bán hàng


 Chức năng:
-Tham mưu giúp Đảng uỷ, Ban Tổng Giám đốc về công tác triển khai chính
sách cung cấp dịch vụ, sản phẩm, quản lý khách hàng, quản lý doanh thu và xây dựng
kênh phân phối sản phẩm, dịch vụ (CPN, PHB, DVVT,…).
-Quản lý, kiểm tra triển khai phát triển chương trình chiếm lĩnh lợi thế trong
phân phối trực tiếp, gián tiếp sản phẩm, dịch vụ cho khách hàng. Nhiệm vụ:
-Xây dựng kế hoạch để triển khai bán các sản phẩm, dịch vụ (CPN, PHB,
DVVT,…) tới các đơn vị và khách hàng trên toàn quốc.
-Quản lý và phát triển khách hàng theo các tiêu chí: thị trường, khách hàng,
người mua, người bán và từng nhân viên bán hàng.
-Xây dựng và tổ chức thực hiện các kênh phân phối nhằm tăng doanh thu, lợi
nhuận.
-Tổ chức xây dựng chương trình quản lý khách hàng, quản lý nhân viên bán
hàng (nhân viên kinh doanh trực tiếp tại các Chi nhánh), quản lý theo kênh phân phối.
-Lấy chỉ tiêu doanh thu và số lượng khách hàng phục vụ làm mục đích cho
mình.
-Tổng hợp, phân tích và đánh giá hiệu quả công tác bán hàng của toàn bộ hệ
thống kinh doanh.
-Trực tiếp quản lý kinh doanh các trung tâm đơn vị kinh doanh dịch vụ gia tăng
trên mạng Bưu chính như văn phòng phẩm, viễn thông…
-Thực hiện công tác quản lý vùng được phân công trên các mảng doanh thu,
công nợ, chất lượng nghiệp vụ.
 Phòng bán hàng:
 Chức năng:
-Tham mưu giúp Đảng uỷ, Ban Tổng Giám đốc về công tác chăm sóc khách
hàng.
-Quản lý, kiểm tra triển khai phát triển chương trình chăm sóc khách hàng trực
tiếp và hướng dẫn giải đáp khách hàng cho các đơn vị trong toàn Công ty.
 Nhiệm vụ:
-Xây dựng kế hoạch để triển khai chăm sóc 100% các khách hàng của Công ty
trong 01 tháng.
-Phản ánh trung thực, chi tiết các ý kiến của khách hàng để phân tích và có giải
pháp tối ưu nhằm duy trì, tạo mối quan hệ tốt nhất.
-Có các giải pháp hệ thống trong phương thức phục vụ khách hàng tốt nhất.

SV :Trần Thị Thùy Trang – Lớp Kinh tế bưu chính viễn thông –K48 Page 38
Đồ án tốt nghiệp GVHD: Th.s Nguyễn Văn Khoa

-Thực hiện văn hóa giao tiếp mẫu mực làm tiêu chuẩn trong quan hệ với khách
hàng, CBCNV và công chúng.
-Tổng hợp, phân tích và đánh giá hiệu quả công tác chăm sóc khách hàng toàn
Công ty.
-Thực hiện công tác quản lý vùng được phân công trên các mảng doanh thu,
công nợ, chất lượng nghiệp vụ.
 Phòng kế hoạch đầu tư:
 Chức năng:
-Tham mưu, giúp Đảng uỷ, Ban Tổng Giám đốc Công ty quản lý, chỉ đạo,
hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, đôn đốc các mặt về công tác tổng hợp, phân tích, lập,
triển khai kế hoạch sản xuất kinh doanh của toàn Công ty, công tác đầu tư tài sản,
trang thiết bị cơ sở vật chất, kỹ thuật, hạ tâng.
-Tham mưu, giúp Ban Tổng Giám đốc Công ty quản lý, chỉ đạo, hướng dẫn,
kiểm tra, giám sát, đôn đốc, tổng hợp các chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật về công tác nghiệp
vụ và lập và triển khai kế hoạch kiểm tra, hướng dẫn, triển khai .
 Nhiệm vụ:
-Tổng hợp, phân tích các chỉ tiêu kinh tế, các yếu tố để xây dựng kế hoạch của
Công ty.
Triển khai kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty đến các Chi nhánh, Bưu
cục.
-Xây dựng kế hoạch phát triển hệ thống mạng bưu chính hàng tháng, quý, năm
cho các đơn vị trên cơ sở kế hoạch tháng, năm được Tổng giám đốc giao.
-Tổ chức, hướng dấn, triển khai và quản lý SXKD nâng cao chất lượng dịch vụ
và phát triển hệ thống mạng bưu chính hàng tháng, quý, năm cho các đơn vị.
-Tổng hợp, phân tích, báo cáo tình hình thực hiện các nghiệp vụ theo tuần,
tháng, quý, năm của Công ty, tham mưu cho Ban Tổng Giám đốc các giải pháp nhằm
nâng cao chất lượng dịch vụ tăng hiệu quả hoạt động.
-Chuẩn bị nội dung, tổng hợp các ý kiến đóng góp trong hội nghị giao ban sơ
kết, tổng kết của Công ty, chuẩn bị kế hoạch công tác tuần, tháng cho B TGĐ Công ty.
-Quản lý công tác kế hoạch, đầu tư, kỹ thuật nghiệp vụ , cung ứng vật tư kỹ
thuật, NVL toàn Công ty.
-Thực hiện công tác quản lý vùng được phân công trên các mảng doanh thu,
công nợ, chất lượng nghiệp vụ.
 Phòng nghiệp vụ đào tạo
 Chức năng:

SV :Trần Thị Thùy Trang – Lớp Kinh tế bưu chính viễn thông –K48 Page 39
Đồ án tốt nghiệp GVHD: Th.s Nguyễn Văn Khoa

-Tham mưu, giúp Ban Tổng Giám đốc Công ty quản lý chất lượng dịch vụ, chỉ
đạo, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, đôn đốc, tổng hợp các mặt về công tác kiểm tra,
giám sát chất lượng dịch vụ,
-Lập, xây dựng qui trình khai thác, kết nối và triển khai kế hoạch kiểm tra,
hướng dẫn và đào tạo nghiệp vụ bưu chính của toàn Công ty.
 Nhiệm vụ:
-Xây dựng, tổ chức thực hiện các hình thức đào tạo có hiệu quả cho CBCNV.
-Tổ chức xây dựng qui trình khai thác kết nối, triển khai, quản lý nâng cao chất
lượng dịch vụ cho tất cả các Chi nhánh, Trung tâm khu vực trên các dịch vụ Công ty
cung cấp.
-Hướng dẫn, thực hiện, kiểm tra, giám sát và đôn đốc các bưu cục thực hiện các
nghiệp vụ theo đúng qui trình và hướng dẫn của ngành, qui định của Nhà nước.
-Tổng hợp, phân tích, báo cáo tình hình thực hiện nghiệp vụ theo tuần, tháng,
quý, năm của Công ty, tham mưu cho Ban Tổng Giám đốc các giải pháp nhằm tăng
kiến thức nghiệp vụ phục vụ hoạt động SXKD hiệu quả.
-Quản lý công tác nghiệp vụ kiểm soát toàn Công ty. Kiểm tra định kỳ hoặc đột
xuất khi có lệnh của Tổng Giám đốc đối với các chi nhánh về công tác thực hiện
nghiệp vụ.
-Thực hiện công tác quản lý vùng được phân công trên các mảng doanh thu,
công nợ, chất lượng nghiệp vụ.
 Phòng tổ chức lao động
 Chức năng:
-Tham mưu, giúp Đảng uỷ- Ban Tổng Giám đốc Công ty quản lý, thực hiện,
hướng dẫn, kiểm tra giám sát , tổ chức, định biên, biên chế, chế độ tiền lương và chính
sách của người lao động.
 Nhiệm vụ:
-Nghiên cứu, xây dựng mô hình tổ chức, biên chế lao động toàn Công ty.
-Xây dựng kế hoạch LĐ, đề xuất bố trí sắp xếp, điều động, tuyển dụng lao
động.
-Tổ chức đào tạo và đào tạo lại nâng cao trình độ cho CBCNV toàn Công ty.
Thống kê, tổng hợp, đánh giá tình hình về số lượng, chất lượng lao động.
Xây dựng, quản lý, tổ chức thực hiện quy chế tiền lương của Công ty.
Quản lý công tác nâng bậc, nâng lương cho CBCNV đến niên hạn hàng năm.
-Thực hiện chế độ BHXH, các chế độ chính sách khác của Công ty đối với
người lao động.
-Công tác quản lý duy trì chế độ nề nếp lao động.

SV :Trần Thị Thùy Trang – Lớp Kinh tế bưu chính viễn thông –K48 Page 40
Đồ án tốt nghiệp GVHD: Th.s Nguyễn Văn Khoa

-Thực hiện công tác quản lý vùng được phân công trên các mảng doanh thu,
công nợ, chất lượng nghiệp vụ.
 Phòng tài chính
 Chức năng:
-Tham mưu, giúp Đảng uỷ, Ban Tổng Giám đốc Công ty quản lý, thực hiện,
hướng dẫn, kiểm tra, giám sát các mặt về công tác kế toán - tài chính và tổ chức hạch
toán thống nhất toàn Công ty theo đúng quy định của Nhà nước và của Tổng Công ty.
 Nhiệm vụ:
-Tổ chức thực hiện hạch toán kế toán và quản lý tài chính toàn Công ty.
-Kiểm tra giám sát các khoản thu chi tài chính, các nghĩa vụ thu nộp, thanh toán
quản lý công nợ, kiểm tra việc quản lý sử dụng tài sản vật tư, tạm ứng, thanh toán giữa
Công ty và các đơn vị trong toàn Công ty.
-Phân tích, tổng hợp số liệu lập báo cáo kế toán, tài chính và các báo cáo kinh tế
khác đáp ứng yêu cầu quản lý của lãnh đạo Công ty.
-Xây dựng các quy chế quản lý tài chính, quản lý doanh thu, công nợ, tài sản
vật tư, tài sản. Hướng dẫn các đơn vị trong toàn Công ty thực hiện đúng các thủ tục
nguyên tắc tài chính, chuẩn mực kế toán thống kê.
-Thực hiện công tác quản lý vùng được phân công trên các mảng doanh thu,
công nợ, chất lượng nghiệp vụ.
 Văn phòng công ty
 Chức năng:
-Tham mưu cho Đảng uỷ, Ban Tổng Giám đốc Công ty quản lý, chỉ đạo, hướng
dẫn, kiểm tra, giám sát các hoạt động về công tác Đảng, công tác chính trị, công tác thi
đua khen thưởng trong Công ty theo Nghị quyết của Đảng uỷ Tổng Công ty và Đảng
uỷ Công ty.
-Tham mưu, quản lý, điều hành công tác hành chính, duy trì nề nếp sinh hoạt,
trật tự nội vụ và các điều kiện cơ sở vật chất cho hoạt động nghiệp vụ thường xuyên
của các cơ quan và đơn vị trong Công ty.
 Nhiệm vụ:
Công tác Chính trị:
-Công tác Đảng, Chính trị;
-Công tác đoàn thể quần chúng;
-Công tác thi đua khen thưởng;
-Công tác cán bộ
Công tác Hành chính:
-Công tác văn phòng;

SV :Trần Thị Thùy Trang – Lớp Kinh tế bưu chính viễn thông –K48 Page 41
Đồ án tốt nghiệp GVHD: Th.s Nguyễn Văn Khoa

-Công tác Văn thư, bảo mật;


-Công tác hậu cần, tạp vụ;
-Quản lý phương tiện ô tô.
-Phối hợp với các phòng ban chức năng chuẩn bị nội dung để Ban Tổng Giám
đốc làm việc, tiếp xúc với đối tác.
-Đôn đốc, kiểm tra theo dõi việc thực hiện lịch công tác tuần và lịch sinh hoạt
đột xuất do Tổng Giám đốc yêu cầu.
Công tác truyền thống:
-Biên tập, đưa tin về mọi hoạt động của Công ty;
- Duy trì và xây dựng hình ảnh công ty trên mạng báo chí
Công tác chuyên quản vùng:
-Thực hiện công tác quản lý vùng được phân công trên các mảng doanh thu,
công nợ, chất lượng nghiệp vụ.
 Phòng công nghệ thông tin
 Chức năng:
-Tham mưu, giúp Ban Tổng Giám đốc Công ty quản lý, chỉ đạo, hướng dẫn,
kiểm tra, giám sát, đôn đốc các mặt về công tác lập và triển khai công tác công nghệ
thông tin, triển khai ứng dụng tin hoc, phần mềm hoá quản lý SXKD đảm bảo cho sản
xuất kinh doanh tháng, quý, năm của toàn Công ty.
-Quản lý, điều hành công tác công nghệ thông tin, duy trì nề nếp sinh hoạt, trật
tự và các điều kiện cơ sở vật chất cho hoạt động của hệ thống kỹ thuật, thông tin
thường xuyên của các cơ quan và đơn vị trong Công ty.
Tải bản FULL (file word 83 trang): bit.ly/2Ywib4t
 Nhiệm vụ.
Dự phòng: fb.com/KhoTaiLieuAZ
-Tổng hợp, phân tích hệ thống CNTT đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh
thực tế của Công ty, tham mưu cho Ban giám đốc các giải pháp tin học hoá tăng hiệu
quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
-Tổng hợp báo cáo tình hình kỹ thuật tuần, tháng, quý, năm trình Ban Tổng
Giám đốc và các cơ quan quản lý cấp trên.
-Quản lý hệ thống phần mềm tin học và các loại hồ sơ liên quan đến kỹ thuật
hoạt động sản xuất kinh doanh.
-Lập kế hoạch và thực hiện việc mở rộng mạng lưới kỹ thuật, CNTT.Phối hợp
với các phòng ban chức năng chuẩn bị nội dung để Ban Tổng Giám đốc làm việc, tiếp
xúc với đối tác.
-Thực hiện công tác quản lý vùng được phân công trên các mảng doanh thu,
công nợ, chất lượng nghiệp vụ.
 Phòng kiểm soát nội bộ

SV :Trần Thị Thùy Trang – Lớp Kinh tế bưu chính viễn thông –K48 Page 42
Đồ án tốt nghiệp GVHD: Th.s Nguyễn Văn Khoa

 Chức năng:
-Tham mưu, giúp Đảng uỷ, Ban Tổng Giám đốc Công ty quản lý, thực hiện,
hướng dẫn, kiểm tra, giám sát các mặt hoạt động SXKD toàn Công ty theo đúng quy
trình, quy định của Nhà nước và của Công ty.
 Nhiệm vụ.
-Thanh tra, kiểm tra, kiểm soát các hoạt dộng SXKD, quy trình nghiệp vụ, chế
độ nề nếp;
-Phối hợp hướng dẫn về các nghiệp vụ cho các đơn vị;
-Giải quyết khiếu nại, khiếu kiện khác.
-Thực hiện công tác quản lý vùng được phân công trên các mảng doanh thu,
công nợ, chất lượng nghiệp vụ.
2.1.3.3. Hệ thống sản xuất
Hệ thống chi nhánh, bưu cục trải khắp 63 tỉnh thành trong cả nước và 01 chi
nhánh Combodia. Các bưu cục, bộ phận: công ty có 134 bưu cục, bộ phận trong đó có
02 bộ phận phát hành báo (PHB), 02 Đội xe, 04 Trung tâm khai thác, 02 bưu cục
ngoại dịch, 81 bưu cục cấp 1, 11 bưu cục cấp 2 và 32 tuyến phát.
-Bộ phận phát hành báo (PHB) là đơn vị quản lý trực tiếp về dịch vụ phát hành
báo chí. Khai thác các nguồn báo trong nước và quốc tế, triển khai cung cấp báo chí
đến khách hàng theo các bưu cục hoặc tuyến phát.
-Trung tâm khai thác là các đầu mối chung chuyển hàng hoá giữa các bưu cục
trên 64 tỉnh thành. Bưu phẩm bưu kiện tại các bưu cục đều được tập trung tại các trung
tâm này để khai thác và vận chuyển.
-Bưu cục ngoại dịch là đại lý cho các hãng kinh doanh Bưu chính quốc tế như
DHL, Fedex, TNT chuyên khai thác các bưu phẩm, bưu kiện đi quốc tế và làm đại lý
cho VNPT trong lĩnh vực chuyển phát thư.
-Bưu cục là các đơn vị chuyên cung cấp các dịch vụ bưu chính trên địa bàn hoạt
động nhằm đáp ứng được nhu cầu vận chuyển của khách hàng trên tuyến.Đồng thời để
đảm bảo tính thống nhất trong quá trình khai thác.
Tải bản FULL (file word 83 trang): bit.ly/2Ywib4t
2.1.4. Cơ cấu lao động Dự phòng: fb.com/KhoTaiLieuAZ
Bảng 2.1. Cơ cấu lao động

Tổng Phân theo chuyên Phân theo Phân theo trình độ


lao ngành giới tính
động Kĩ Kinh Khác Nam Nữ Lao Sơ Trung Cao Đại
Năm
toàn thuật tế động cấp cấp đẳng học
công phổ trở
ty thông lên
SV :Trần Thị Thùy Trang – Lớp Kinh tế bưu chính viễn thông –K48 Page 43
Đồ án tốt nghiệp GVHD: Th.s Nguyễn Văn Khoa

2009 1158 116 409 633 830 328 440 110 203 76 329
2010 1205 119 414 636 852 353 455 110 203 90 347

Thứ nhất, qua bảng số liệu trên ta thấy số lao động có trình độ cao (đại học trở lên,
cao đẳng, trung cấp, sơ cấp) chiếm xấp xỉ 62,24% tổng số lao động. Điều này đảm bảo
cho tính khoa học, kĩ thuật cao trong quản lý và sản xuất, đảm bảo sức sáng tạo và tính
nghiêm túc trong công việc, phù hợp với ngành nghề kinh doanh của công ty. Số lao động
có trình độ đại học trở lên chiếm 28,8% có tác động rất tốt đến công tác quản lý, công ty
tuyển mộ, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ nâng cao năng lực quản lý và sản xuất
Thứ hai, lao động nữ chiếm khoảng 29,29% tổng số lao động của toàn công
ty.Đây là tỉ lệ thường thấy ở các công ty Bưu chính, số lao động nữ này đa số làm việc
trong khối cơ quan hành chính,lao động nam chiếm 70,71% .
Thứ ba, đội ngũ cán bộ quản trị: Giám đốc, Phó giám đốc, Trưởng phòng, Phó
phòng đều là những người tốt nghiệp từ các trường đại học có uy tín trong nước và
được đào tạo theo chuyên ngành như quản trị kinh doanh, tài chính, kế toán
Thứ tư, số lao động kĩ thuật chiếm 12,2% tổng số lao động số này làm việc tại
văn phòng và các bưu cục phụ trách các máy móc thiết bị, lao động kinh tế chiếm
35,3%, còn lại 54.7% làm công việc vận chuyển hàng hoá, thư từ, in, bán hàng, sửa
chữa….
Thứ năm, Về cơ bản bộ phận lao động gián tiếp đã được đào tạo về chuyên môn
ở một trình độ nhất định trước khi vào công ty, tuy nhiên với lượng kiến thức cũ không
được cập nhật thường xuyên theo chương trình đào tạo chiến lược cụ thể sẽ làm cho
năng lực làm việc, tư duy sáng tạo ngày càng hạn chế. Làm việc chủ yếu dựa vào kinh
nghiệm bản thân, tính sáng tạo giảm dần, sức ỳ ngày càng tăng tạo nên nguy cơ giảm
thiểu năng suất lao động. Vì thế vấn đề đào tạo cần thiết để khắc phục tình trạng này là
phải có chương trình đào tạo nghiệp vụ, chuyên môn, kỹ năng làm việc, kỹ năng xử lý
tình huống .... với tần suất thường xuyên.
2.2. Khái quát về tình hình sản xuất kinh doanh trong thời gian qua
2.2.1. Tình hình tài chính
2.2.1.1. Các chỉ số tài chính của công ty

2612259

SV :Trần Thị Thùy Trang – Lớp Kinh tế bưu chính viễn thông –K48 Page 44

You might also like