You are on page 1of 19

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

----------

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH DOANH VÀ CÁC NHÂN


TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ KINH DOANH
CỦA CÁC DOANH NGHIỆP SÁCH VÀ THIẾT BỊ Ở
MIỀN BẮC

Môn học: Phân tích năng suất hiệu quả

Nhóm sinh viên thực hiện: Nhóm 1

Khoa : Kinh tế phát triển

Lớp: FDE3002 1

Hà Nội – 2021
DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 1

Họ tên MSSV Mức độ tham gia

Nguyễn Minh Tuấn 19050542 100%

Vũ Thị Nam Quỳnh 19050491 100%

Nguyễn Thị Xuân 19050556 100%

Nguyễn Thị Thanh Trà 19050525 100%

Nguyễn Thị Minh Thu 19050513 100%

Ngô Thị Ly 19050436 100%

Nguyễn Thị Thu Hằng 19050366 100%

Số lượng từ trong bài, không tính bảng biểu, phụ lục và tài liệu tham khảo: 3461 từ.
MỤC LỤC
PHẦN I: GIỚI THIỆU........................................................................................1
PHẦN II: CƠ SỞ LÝ LUẬN..............................................................................1
PHẦN 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.....................................................3
1. Số liệu và thống kê mô tả...............................................................................3
2. Mô hình định lượng.......................................................................................4
PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..............................................................5
1. Đo lường hiệu quả kinh doanh của các CTCP sách và thiết bị học tập theo
mô hình hiệu quả không thay đổi theo quy mô DEA (CRS)..............................5
2. Đo lường hiệu quả kinh doanh của các CTCP sách và thiết bị giáo dục
theo mô hình hiệu quả thay đổi theo quy mô DEA (VRS).................................8
3. Ước lượng hiệu quả HĐKD của các CTCP sản xuất sách và thiết bị giáo
dục trên sàn chứng khoán HNX giai đoạn quý 1/2020 đến quý 3/2021..........11
4. Giải thích kết quả thông qua tình hình thực tế............................................13
PHẦN V: KẾT LUẬN.......................................................................................14
1. Tóm tắt kết quả............................................................................................14
2. Hướng phát triển nghiên cứu trong tương lai.............................................14
PHẦN VI: TÀI LIỆU THAM KHẢO VÀ PHỤ LỤC....................................14
1. Tài liệu tham khảo trong nước....................................................................14
2. Tài liệu tham khảo nước ngoài....................................................................15
PHẦN I: GIỚI THIỆU

Từ lâu, sách giáo khoa đã gắn liền với cuộc sống con người. Không chỉ cung cấp, trau

dồi kiến thức mà thông qua đó ta còn có cái nhìn hiểu biết hơn về sự vật và thế giới xung

quanh. Ngày nay, khi thiết bị giáo dục ra đời bổ trợ thêm cho sách giáo khoa trong việc

thực hiện nguyên lý giáo dục “lý luận gắn với thực tiễn, học đi đôi với hành” thì sách và

các thiết bị trường học càng có vai trò quan trọng trong ngành giáo dục nói riêng và đất

nước nói chung. Do đó, nhu cầu về sách, trang thiết bị, đồ dùng dạy và học của giáo viên,

học sinh ngày càng gia tăng đòi hỏi các công ty sách và thiết bị trường học cần tìm ra

những phương án kinh doanh sao cho tối ưu, hiệu quả nhất.

Từ thực trạng trên, nhóm 1 đã nghiên cứu, phân tích mô hình kinh doanh của 18 công

ty sách và thiết bị giáo dục ở miền Bắc được đã được niêm yết cổ phiếu trên sàn chứng

khoán HNX từ quý I năm 2020 đến quý III năm 2021, từ đó có cái nhìn tổng quan và

đánh giá được các yếu tố then chốt như: Vốn cố định, lao động, đầu tư có ảnh hưởng như

thế nào tới hiệu quả hoạt động và lợi nhuận đầu ra của các công ty trong ngành này.

PHẦN II: CƠ SỞ LÝ LUẬN

Trong nền kinh tế thị trường hiện nay của nước ta, mục tiêu lâu dài của các doanh

nghiệp là kinh doanh có hiệu quả và tối đa hóa lợi nhuận. Môi trường kinh doanh luôn biến

đổi đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải có chiến lược kinh doanh thích hợp. Công việc kinh doanh

là việc làm đòi hỏi sự tính toán nhanh nhạy, biết nhìn nhận vấn đề ở tầm chiến lược. Hiệu quả

hoạt động kinh doanh là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực để đạt

được mục tiêu đã đề ra, nó biểu hiện mối tương quan giữa kết quả thu được và chi phí bỏ ra

để có kết quả đó, độ chênh lệch giữa 2 đại lượng này càng lớn thì hiệu quả càng cao, cụ thể là

tối đa hóa lợi nhuận. Hiệu quả kinh doanh chính là lợi ích tối đa thu được trên chi phí tối thiểu

(là kết quả của “đầu ra” tối đa trên chi phí tối thiểu “đầu vào”).

1
Hiệu quả hoạt động công ty phản ánh mối quan hệ giữa kết quả và chi phí thông qua

sự phân bổ và kết hợp các nguồn lực trong công ty đó. Hiệu quả hoạt động công ty được chia

thành 2 nhóm là hiệu quả tuyệt đối và hiệu quả tương đối. Trong đó, hiệu quả tuyệt đối được

tính bằng sự chênh lệch giữa kết quả đạt được và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó. Tuy

nhiên chỉ tiêu hiệu quả này chỉ phù hợp với việc đánh giá khả năng của một công ty đơn lẻ khi

so sánh hiệu quả qua từng giai đoạn mà không thể đánh giá, so sánh được giữa các công ty

với nhau. Nhóm thứ hai là hiệu quả tương đối được xem xét dưới dạng chỉ số giữa kết quả đạt

được trên chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó hoặc dạng nghịch đảo xem xét chi phí trên kết

quả đạt được. Do đó, hiệu quả tương đối phù hợp sử dụng để so sánh hiệu quả giữa các công

ty có quy mô và thời kỳ khác nhau.

Phương pháp phân tích đường biên dữ liệu DEA là phương pháp đánh giá hiệu quả

hoạt động của một tập hợp những đơn vị ra quyết định được gọi là các DMU, và hiệu quả của

mỗi DMU này được đánh giá qua khả năng sử dụng những yếu tố đầu vào để tạo ra các yếu tố

đầu ra tương ứng được thu thập theo dữ liệu. Phương pháp DEA có thể được áp dụng ở nhiều

lĩnh vực khác nhau và trong những bối cảnh, điều kiện khác nhau, có thể là bệnh viện, trường

học, trong các ngành như nông nghiệp, hàng không, công nghệ thông tin, ngân hàng, thị

trường chứng khoán… hoặc thậm chí là một quốc gia, vùng kinh tế. Lợi thế trong phân tích

DEA là không đòi hỏi xác định dạng hàm đối với biên hiệu quả và có thể xác định được hiệu

quả tương đối của các đơn vị hoạt động trong một hệ thống phức tạp, đặc biệt đối với ngành

sách và các thiết bị giáo dục, nhiều mối quan hệ giữa các đầu vào, đầu ra là không xác định và

hiệu quả được đánh giá thông qua xem xét đồng thời nhiều yếu tố đầu vào và yếu tố đầu ra.

Theo lý thuyết của DEA thì đơn vị hoạt động tốt nhất sẽ có hiệu suất bằng 1, và có thể

xác định chỉ số của các đơn vị phi hiệu quả dựa trên biên hiệu quả. Vì vậy những thông tin thu

được sau nghiên cứu sẽ giúp nhà quản lý biết được thực tế hoạt động của đơn vị mình so với

đơn vị khác như thế nào, từ đó sẽ lập ra chiến lược để đạt được hiệu quả tối đa khi sử dụng

2
các yếu tố đầu vào. Do đối tượng nghiên cứu của bài viết là hiệu quả hoạt động của các công

ty cổ phần sách và thiết bị giáo dục trong hệ thống các công ty cổ phần sách và thiết bị giáo

dục trên toàn thành phố Hà Nội nên mỗi công ty được coi là một DMU cần được tính toán và

đánh giá.

Tại Việt Nam, các công trình nghiên cứu về hiệu quả hoạt động kinh doanh của các

công ty sách và các thiết bị giáo dục hiện nay cũng đã được một số tác giả quan tâm như: Đề

tài “Phân tích hiệu quả hoạt động tại công ty cổ phần sách và thiết bị trường học Đà Nẵng” -

tác giả Trần Thị Ni; Đề tài “Hoạt động tiêu thụ và thiết bị giáo dục tại công ty cổ phần sách và

thiết bị giáo dục miền Nam”, tác giả Kim Lê Ngọc Thùy (2018)...

Hiệu quả hoạt động kinh doanh không những là thước đo giá trị chất lượng, phản ánh

trình độ tổ chức và quản lý sản xuất kinh doanh của công ty mà còn là cơ sở để duy trì và phát

triển của công ty. Ngoài ra, nâng cao hiệu quả kinh doanh còn là nhân tố thúc đẩy cạnh tranh

và tự hoàn thiện bản thân công ty trong cơ chế thị trường hiện nay. Nâng cao hiệu quả kinh

doanh chính là đảm bảo cho công ty tồn tại và phát triển lâu dài.

PHẦN 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1. Số liệu và thống kê mô tả

Nghiên cứu sử dụng dữ liệu từ Quý 1 năm 2020 đến Quý 3 năm 2021 của 18 công ty sách

và thiết bị giáo dục niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam (HNX). Việc lựa chọn mẫu (về

không gian và địa điểm như trên) được điều chỉnh, quan sát và xem xét sau khi loại bỏ các

công ty không còn hoạt động; các công ty không có đầy đủ báo cáo tài chính thường niên. Do

đó 18 công ty được chọn là: CTCP Sách và thiết bị Bình Định, Công ty cổ phần Mĩ thuật và

Truyền thông, CTCP Sách và Thiết bị trường học Đà Nẵng, CTCP Sách và Thiết bị Bình

Thuận, CTCP Đầu tư và Phát triển Giáo dục Đà Nẵng, CTCP Sách giáo dục tại Tp. Đà

Nẵng, CTCP Đầu tư Sao Thăng Long, CTCP Sách giáo dục tại TP. Hà Nội, CTCP Bản đồ và

tranh ảnh giáo dục, Công ty Cổ phần Sách Đại học - Dạy nghề, CTCP Sách và Thiết bị

3
Trường học Long An, CTCP Sách và Thiết bị Trường học Quảng Ninh, CTCP Đầu tư và Phát

triển Giáo dục Phương Nam, CTCP Sách giáo dục tại Tp. HCM, CTCP Sách và Thiết bị Giáo

dục Miền Nam, CTCP Sách và Thiết bị Trường học tại Tp, HCM và CTCP In Sách giáo khoa

tại Tp. Hà Nội.

Vấn đề xác định các biến đầu vào và đầu ra của các công ty này tương đối khó thực hiện

và chưa thống nhất trong các nghiên cứu. Việc lựa chọn các yếu tố này phần lớn phụ thuộc

vào khả năng thu thập số liệu, vào quan điểm và yêu cầu của nhóm nghiên cứu. Xuất phát từ

lý do đó cùng với mô hình và phương pháp tiếp cận đã đề cập phía trên, các biến số của mô

hình được xác định như sau:

 Các biến đầu vào: Các biến này thể hiện yếu tố đầu vào sử dụng trong quá trình hoạt

động của ngân hàng. Mô hình này đề cập đến 3 yếu tố bao gồm Tài sản cố định(K),

Chi phí lương cho nhân viên(L) và Quỹ đầu tư và phát triển(D);

 Các biến đầu ra: Các biến đầu ra thể hiện thu nhập, lợi nhuận tạo ra trong quá trình

kinh doanh. Một yếu tố đầu ra được chọn trong mô hình là Lợi nhuận sau thuế (Y1).

Bảng 1: Thống kê mô tả
Đơn vị: Triệu VND

LN sau thuế TSCĐ Chi phí lương Quỹ ĐT & PT

Max 64.536 50.520 24.733 137.287

Min 0 22 9 291

STD 12.958 12.800 5.784 32.545

Mean 9.857 11.655. 4.350 18.298

Nguồn: Kết quả tính toán của tác giả từ báo cáo thường niên của các công ty

4
2. Mô hình định lượng

Phương pháp phân tích bao dữ liệu (Data Envelopment Analysis – DEA) là phương

pháp đánh giá hiệu quả sử dụng các nguồn lực của đơn vị ra quyết định (DMU) bằng cách xây

dựng đường giới hạn khả năng sản xuất (PPF).

Phương pháp DEA có thể được áp dụng ở nhiều lĩnh vực khác nhau và trong những

bối cảnh, điều kiện khác nhau, có thể là bệnh viện, trường học, trong các ngành như nông

nghiệp, hàng không, công nghệ thông tin, ngân hàng, thị trường chứng khoán… hoặc thậm

chí là một quốc gia, vùng kinh tế.

Lợi thế trong phân tích DEA là không đòi hỏi xác định dạng hàm đối với biên hiệu

quả và có thể xác định được hiệu quả tương đối của các đơn vị hoạt động trong một hệ thống

phức tạp, đặc biệt đối với ngành ngân hàng, nhiều mối quan hệ giữa các đầu vào đầu ra là

không xác định và hiệu quả được đánh giá thông qua xem xét đồng thời nhiều yếu tố đầu vào

và yếu tố đầu ra.

Mô hình DEA sử dụng trong nghiên cứu sẽ đánh giá hiệu quả hoạt động của hệ thống

các công ty sách và thiết bị giáo dục và thiệt bằng cách tiếp cận về khả năng sinh lợi (đo

lường kết quả hoạt động từ việc sử dụng lao động, tài sản và vốn) với giả thiết của mô hình

định hướng đầu vào.

PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

1. Đo lường hiệu quả kinh doanh của các CTCP sách và thiết bị học tập theo mô hình hiệu

quả không thay đổi theo quy mô DEA (CRS)

Bảng: Đo lường hiệu quả HĐKD của 18 CTCP sách và thiết bị giáo dục theo mô hình hiệu

quả không đổi theo quy mô CRS

Quý Quý Quý Quý Quý Trung


STT DMU 1/2020 2 Quý 3 4 1/2021 Quý 2 3 bình

5
1 BDB 0.038 0.156 0.252 0.328 0.575 0.187 0.263 0.257
2 ADC 0.073 0.078 0.125 0.123 0.051 0.064 0.139 0.093
3 BED 1 0.591 0.768 0.971 1 0.13 0.212 0.667
4 BST 0.017 0.062 0.304 0.293 0.281 0.244 0.251 0.207
5 DAD 1 1 1 1 0.759 0.736 0.892 0.912
6 DAE 1 1 1 1 1 1 1 1
7 DST 0 0 0 0 0 0 0 0
8 EBS 0.237 0.568 0.888 0.835 0.963 0.658 0.365 0.645
9 ECI 1 1 1 1 1 1 1 1
10 EID 0.041 0.678 1 0.922 1 1 1 0.806
11 HEV 0.744 0.842 0.835 0.975 1 0.59 0.74 0.818
12 LBE 0.254 0.71 0.383 0.38 0.18 0.325 0.601 0.404
13 QST 0.294 0.018 0.032 0.344 0.539 0.106 0.171 0.215
14 SED 0.032 1 1 1 0.806 0.531 1 0.767
15 SGD 0.247 0.35 0.318 0.302 0.146 0.142 0.213 0.245
16 SMN 0 0.105 0.949 0.43 0 0.27 0.328 0.297
17 STC 0.006 0.185 0.159 0.063 0.016 0.095 0.021 0.078
18 TPH 0.123 0.086 0.096 0.112 0.123 0.067 0.145 0.107
Trung bình 0.339 0.468 0.562 0.56 0.524 0.397 0.463 0.473

6
Bảng trên cho thấy, với giả thiết hiệu quả không đổi theo quy mô, các CTCP sách và

thiết bị giáo dục sử dụng hiệu quả đầu vào và tối ưu hóa đầu ra trong giai đoạn từ quý 1/2020

đến quý 3/2021 là

CTCP BED (quý 1/2020 và quý 1/2021);

CTCP DAE (quý 1, 2, 3, 4, năm 2020);

CTCP EID (quý 3/2020 và quý 1, 2, 3 năm 2021);

CTCP HEV (quý 1/2021);

CTCP SED (quý 2, 3, 4 năm 2020 và quý 3/2021);

7
trong đó đặc biệt là 2 CTCP DAE và ECI sử dụng hiệu quả đầu vào và tối ưu đầu ra trong tất

cả 7 quý từ quý 1/2020 đến quý 3/2021.

Số lượng DMU theo từng quý


Khoảng hiệu quý quý quý quý quý quý quý
quả 1/2020 2/2020 3/2020 4/2020 1/2021 2/2021 3/2021
100% 4 4 5 4 5 3 4
90-100% 0 0 1 3 1 0 0
80-90 0 1 2 1 1 0 1
70-80 1 1 1 0 1 1 1
60-70 0 1 0 0 0 1 1
50-60 0 2 0 0 2 2 0
< 50 % 13 9 9 10 8 11 11
Tổng 18 18 18 18 18 18 18

2. Đo lường hiệu quả kinh doanh của các CTCP sách và thiết bị giáo dục theo mô hình

hiệu quả thay đổi theo quy mô DEA (VRS)

Bảng: Đo lường hiệu quả HĐKD của 18 CTCP sách và thiết bị giáo dục theo mô hình hiệu

quả đổi theo quy mô VRS

8
Quý Quý Quý Quý Quý Trung
STT DMU 1/2020 2 Quý 3 4 1/2021 Quý 2 3 bình
1 BDB 0.699 0.681 0.688 0.937 1 1 0.672 0.811
2 ADC 0.08 0.097 0.135 0.124 0.058 0.109 0.188 0.113
3 BED 1 0.611 0.891 1 1 0.329 0.357 0.741
4 BST 0.98 1 1 1 1 1 1 0.997
5 DAD 1 1 1 1 1 1 1 1
6 DAE 1 1 1 1 1 1 1 1
7 DST 1 1 1 1 1 1 1 1
8 EBS 1 0.594 0.952 0.844 1 0.882 0.438 0.816
9 ECI 1 1 1 1 1 1 1 1
10 EID 1 1 1 1 1 1 1 1
11 HEV 1 1 1 1 1 1 1 1
12 LBE 0.661 0.948 0.73 0.872 0.312 1 0.853 0.768
13 QST 0.42 0.164 0.181 0.435 0.583 0.221 0.28 0.326
14 SED 0.082 1 1 1 1 0.544 1 0.804
15 SGD 0.274 0.368 0.335 0.338 0.195 0.247 0.216 0.282
16 SMN 0.472 0.412 1 0.434 0.1 0.422 0.381 0.460
17 STC 0.084 0.187 0.162 0.063 0.029 0.124 0.063 0.102
18 TPH 0.239 0.218 0.233 0.29 0.28 0.369 0.242 0.267
Trung bình 0.666 0.682 0.739 0.741 0.698 0.681 0.649 0.694

9
Theo kết quả phân tích trong điều kiện hiệu quả thay đổi theo quy mô DEA(VRS), các

CTCP kinh doanh hiệu quả nhất trong mẫu nghiên cứu giai đoạn từ quý 1/2020 đến quý

3/2021 bao gồm:

CTCP DAD, DAE, DST, ECI, EID, HEV, những CTCP này đều có điểm hiệu quả kỹ thuật

TE (VRS) bằng 1.

Một số các CTCP có điểm hiệu quả trung bình cao (>0.8) là: BDB; BST; EBS; SED.

Các CTCP có hiệu quả thấp hơn, có điểm hiệu quả từ 0.7 đến 0.8 bao gồm BED và LBE.

Nhóm CTCP có hiệu quả rất thấp (<0.5) là: SMN; QST; SGD; TPH; ADC; thấp nhất

là STC (=0.102)
10
Số lượng DMU theo từng quý
khoảng hiệu quý quý quý quý quý quý quý
quả 1/2020 2/2020 3/2020 4/2020 1/2021 2/2021 3/2021
100% 8 8 9 9 11 9 8
90-100% 1 1 1 1 0 0 0
80-90 0 0 1 2 0 1 1
70-80 0 0 1 0 0 0 0
60-70 2 2 1 0 0 0 1
50-60 0 1 0 0 1 1 0
< 50 % 7 6 5 6 6 7 8
Tổng 18 18 18 18 18 18 18

Theo kết quả ước lượng ở bảng và biểu đồ thì hiệu quả kỹ thuật thay đổi theo quy mô

(VRS) cao hơn hiệu quả kỹ thuật không đổi theo quy mô (CRS) cho giai đoạn nghiên cứu.

Kết quả phân tích cho thấy hiệu quả VRS trung bình của toàn hệ thống 69.4%(cao hơn hiệu

quả trung bình CRS. Số lượng các công ty đạt được mức hiệu quả tối ưu ở mô hình DEA-

VRS cao hơn rõ rệt so với mô hình DEA-CRS và mức độ tập trung số lượng doanh nghiệp có

hiệu quả kỹ thuật cao hơn 80% ở mô hình DEA-VRS cũng cao hơn nhiều so với mô hình

DEA-CRS. Trong giai đoạn này, có 6/18 CTCP có hiệu quả kỹ thuật theo mô hình

11
DEA(VRS) dưới mức trung bình chung (chiếm 33,3% số CTCP trong mẫu nghiên cứu) và có

10/18 CTCP có hiệu quả kỹ thuật theo mô hình DEA(VRS) > 80%, trong đó có tới 6/10

CTCP có hiệu quả kỹ thuật bằng 1. Nếu tính toán theo mô hình DEA(VRS) cho thấy độ chênh

lệch hiệu quả kỹ thuật trung bình của hệ thống được rút ngắn so với mô hình DEA(CRS), tuy

nhiên mức chênh lệch vẫn rất cao.

3. Ước lượng hiệu quả HĐKD của các CTCP sản xuất sách và thiết bị giáo dục trên sàn

chứng khoán HNX giai đoạn quý 1/2020 đến quý 3/2021

Quý TEcrs TEvrs SE


1/2020 0.339 0.666 0.509
2/2020 0.468 0.682 0.686
3/2020 0.562 0.739 0.760
4/2020 0.560 0.741 0.756
1/2021 0.524 0.698 0.751
2/2021 0.397 0.681 0.582
3/2021 0.463 0.649 0.713
Trung bình 0.473 0.694 0.679

12
Bảng trên cho thấy các CTCP sách và thiết bị giáo dục có hiệu quả sử dụng nguồn lực

đầu vào thấp. Dưới điều kiện Crs, chỉ số TE trung bình trong giai đoạn chỉ đạt 0.473, có nghĩa

là các doanh nghiệp trong mẫu chỉ sử dụng hiệu quả 47.3% các đầu vào và lãng phí 52.7 %

các nguồn lực đầu vào để tạo ra một lượng lợi nhuận cố định. Chỉ số TE dưới giả định Vrs

cao hơn, nghĩa là các doanh nghiệp có thể cắt giảm đầu tư trung bình 30.6% nguồn lực đầu

vào trong khi vẫn duy trì mức lợi nhuận và các yếu tố khác không đổi. Nhìn chung các CTCP

đã hoạt động ở mức dưới đường biên sản xuất hiệu quả. Chỉ số hiệu quả quy mô SE = 0.679.

Kết quả này chỉ ra rằng trung bình các doanh nghiệp đã hoạt động ở mức độ thấp hơn so với

mức độ hiệu quả quy mô tối ưu trong giai đoạn quý 1/2020 - 3/2021. Điều đó có nghĩa rằng

các CTCP có thể tăng quy mô của họ lên trung bình khoảng 32.1% mới tận dụng hết quy mô

hiện có.

13
4. Giải thích kết quả thông qua tình hình thực tế

Kết quả mô hình khá sát với thực tế khi cho thấy hiệu quả hoạt động của mẫu trung

bình không cao trong giai đoạn 2020-2021. Nguyên nhân có thể do dịch Covid-19 khiến

trường học tại nhiều tỉnh, thành phố phải thực hiện đào tạo từ xa, báo hiệu thực trạng khó

khăn chưa từng có với các doanh nghiệp trong lĩnh vực giáo dục.

Năm 2020, chịu tác động của dịch bệnh Covid-19 khiến hoạt động kinh doanh bị ảnh

hưởng mạnh. Theo ghi nhận của Cục Xuất bản, In và Phát hành, Bộ Thông tin và Truyền

thông cho thấy, ngành phục vụ các hoạt động giáo dục đã có sự tăng trưởng khá đột biến

trong nửa đầu năm 2021. Tuy nhiên, sự bứt tốc chỉ diễn ra ở một số ít doanh nghiệp trong 5

tháng đầu năm như DAE, ECI, EID,..

EID luôn là doanh nghiệp cho thấy hoạt động hiệu quả sát với thực tế vì không những

là doanh nghiệp đứng đầu về sản xuất mặt hàng sách bổ trợ trên toàn quốc mà đang dần đa

dạng hóa các sản phẩm phục vụ giáo dục cung cấp cho thị trường. Mạng lưới khách hàng rộng

và ổn định, tập trung chủ yếu trên địa bàn 29 tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc và một số tỉnh

khu vực miền Trung, miền Nam. Cùng với nhu cầu ngày càng cao về các loại sách và các sản

phẩm giáo dục, lĩnh vực hoạt động của Công ty ngày càng được mở rộng và công ty sẽ khẳng

định được vị trí của mình trên thị trường.

Phạm vi thị trường chủ yếu của DAE là tại miền Trung. Công ty đã phối hợp với các

công ty cổ phần Sách - Thiết bị trường học các tỉnh miền Trung có điều kiện, khả năng để mở

nhà sách, liên doanh liên kết sản xuất, kinh doanh, phát hành sách và thiết bị trường học. DAE

có lợi thế về cả nguồn vào và nguồn ra đều ổn định, kế thừa được thương hiệu cùng mạng

lưới đại lý.

Địa bàn kinh doanh chính của ECI là 3 thành phố lớn: Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà

Nẵng. ECI triển khai, khai thác các đề tài mới của các mảng sản phẩm truyền thống của Công

14
ty; mở rộng quan hệ hợp tác, liên doanh, liên kết với các đơn vị uy tín để sản xuất kinh doanh

các ấn phẩm và thiết bị giáo dục từ tiểu học đến trung học phổ thông.

PHẦN V: KẾT LUẬN

1. Tóm tắt kết quả

Bài nghiên cứu đã sử dụng phương pháp bao dữ liệu DEA để phân tích hiệu quả kinh

doanh của 18 CTCP sách và thiết bị giáo dục. Hiệu quả hoạt động của các công ty này chỉ đạt

mức trung bình trong giai đoạn nghiên cứu, trong đó hiệu quả về quy mô (67.9%) đóng góp ít

hơn hiệu quả kỹ thuật thuần (69.4%) chứng tỏ hoạt động quản lý nguồn tài nguyên đầu vào

của các doanh nghiệp chưa đạt hiệu quả như mong đợi. Quy mô hoạt động nhỏ càng tạo điều

kiện cho sự tăng trưởng và hoạt động ổn định nhưng lại khó khăn trong việc mở rộng quy mô

sản xuất, đa dạng hóa sản phẩm, có thêm những sản phẩm sáng tạo, giá trị để thích ứng với sự

thay đổi mạnh mẽ của xu hướng công nghệ hóa trong giáo dục và học tập.

2. Hướng phát triển nghiên cứu trong tương lai

Sau quá trình thu thập số liệu, xử lý số liệu qua phần mềm DEAP, kết quả thu được đã

đánh giá khá sát với tình hình thực tế, có thể rút ra đặc điểm về hiệu quả hoạt động của các

công ty trong ngành giáo dục trong giai đoạn nghiên cứu. Ứng dụng phương pháp phân tích

đường biên dữ liệu DEA, cho thấy một bức tranh toàn cảnh về khả năng sử dụng kết hợp các

yếu tố đầu vào của các CTCP sách và thiết bị giáo dục. Từ đó, có thể đưa ra các giải pháp,

hướng phát triển cho các công ty trên một cách nhanh gọn và thuận tiện hơn. Ứng dụng phần

mềm rộng rãi hơn vào các nghiên cứu đánh giá kết quả sử dụng nguồn lực.

PHẦN VI: TÀI LIỆU THAM KHẢO VÀ PHỤ LỤC

1. Tài liệu tham khảo trong nước

1. Nguyễn, Hà Thanh., Lê, Hoàng Việt. 2018. Phân tích hiệu quả hoạt động của hệ

thống ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam giai đoạn 2011-2016. - Tạp chí KTĐN

15
số 103, Tạp chí Quản lý và Kinh tế Quốc tế, Trường Đại học Ngoại thương. Xem ngày

19.11.2021. Truy cập tại:

<Phân tích hiệu quả hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam

giai đoạn 2011-2016 (ftu.edu.vn)>

2. Trần, Minh Mẫn., Trần, Hoàng Vũ. 2012. Đo lường năng suất với phương pháp hiệu

suất biên: Trường hợp trang trại Phong Điền. Bài Giữa kỳ môn Kinh tế lượng. Viện

Đào tạo sau Đại học, Trường Đại học Kinh tế Hồ Chí Minh.

3. Nguyễn, Hồng Vân. 2019. Phân tích hiệu quả kinh doanh tại công ty cổ phần sách và

thiết bị giáo dục miền Bắc. Đại học Quy Nhơn.

4. Nguyễn, Lệ Huyền. 2020. Hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương

mại cổ phần Việt Nam. Học viện Ngân Hàng.

5. Lê, Tuấn., Nguyễn, Lâm Anh., Lê, Ngân. 2020. Đo lường năng lực nhà quản trị tại các

công ty chứng khoán Việt Nam. Tạp chí tài chính. Xem ngày 19.11.2021. Truy cập

tại:

<https://tapchitaichinh.vn/kinh-te-vi-mo/do-luong-nang-luc-nha-quan-tri-tai-cac-cong-

ty-chung-khoan-viet-nam-330474.html>

2. Tài liệu tham khảo nước ngoài

1. Charnes, Cooper., Rhodes. 1978. Measuring the efficiency of decision making units,

European Journal of Operational Research, vol 2, issue 6, 429-444.

16

You might also like