You are on page 1of 16

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC UEH – TRƯỜNG KINH TẾ, LUẬT VÀ


QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC

KHOA KINH TẾ



DỰ ÁN CUỐI KỲ

Tên dự án: NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG


ĐẾN TIỀN LƯƠNG CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG VIỆT NAM
MÔN HỌC: KINH TẾ LƯỢNG ỨNG DỤNG

Giảng viên : Nguyễn Quang


Mã học phần : 22C1ECO50106704
Lớp : IVC03 + VAC01
Nhóm 1 : Trần Thái Châu 31211025357
Trần Nguyễn Trường Sơn 31211025781
Lại Tuệ Tâm 31211022990
Trương Minh Thành 31211020293
Trần Xuân Hoàng 31211025882
Nguyễn Đức Quý 31211021951
Tô Tuấn Đức 31211020234
Lê Ngọc Hiền 31211024410

Thành phố Hồ Chí Minh, 2022.


MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1
1.1 Cơ sở hình thành đề tài nghiên cứu .............................................................................. 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu ....................................................................................................... 2
1.3 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu ..................................................................................2
1.4 Thời gian nghiên cứu ......................................................................................................2
1.5 Các đặc điểm phản ánh nội dung nghiên cứu .............................................................. 2
1.6 Các phương pháp nghiên cứu ........................................................................................3
1.7 Đặc điểm mẫu khảo sát .................................................................................................. 4
1.8 Cơ sở lý thuyết ................................................................................................................ 4
1.9 Mô hình nghiên cứu đề xuất .......................................................................................... 5
CHƯƠNG 2: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH ...................................................................................7
2.1 Ước lượng mô hình hồi quy tuyến tính .........................................................................7
2.2 Kiểm định bỏ sót biến trong mô hình ........................................................................... 9
2.3 Kiểm định hiện tượng phương sai sai số thay đổi trong mô hình ............................ 10
2.4 Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến ..........................................................................11
2.5 Kiểm định phân phối chuẩn của phần dư .................................................................. 11
2.6 Dự báo lương người lao động ...................................................................................... 12
CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN ......................................................................................................13
3.1 Các kết quả chính của nghiên cứu .............................................................................. 13
3.2 Các khó khăn và hạn chế của nghiên cứu .................................................................. 13
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................................14
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU
1.1 Cơ sở hình thành đề tài nghiên cứu

Trong nền kinh tế tri thức bùng nổ và phát triển mạnh mẽ như hiện nay thì yếu
tố quan trọng nhất là nguồn lực con người. Để sử dụng hiệu quả nguồn lực này thì các
nhà quản lý, quản trị đã sử dụng nhiều công cụ khác nhau trong đó có công cụ tiền
lương – một nhân tố quan trọng thúc đẩy khả năng lao động sáng tạo và tích cực làm
việc của người lao động. Đối với người lao động thì tiền lương vừa là nguồn thu nhập
chủ yếu vừa là yếu tố vật chất quyết định đến mức sống của họ.
Tuy nhiên, ở góc độ doanh nghiệp thì một mặt vừa đảm bảo tối thiểu hóa chi
phí nhưng mặt khác cũng phải trả lương xứng đáng cho người lao động để kích thích
tinh thần làm việc, tạo ra giá trị lớn hơn cho công ty, tạo ra đòn bẩy khai thác tối đa
nguồn lực con người.
Trong mấy chục năm trở lại đây, tiền lương của người lao động Việt Nam có
xu hướng tăng lên do sự điều chỉnh của thị trường và cũng do sự can thiệp về chính
sách lương tối thiểu của chính phủ. Tuy nhiên, so với mức tăng trưởng của chi phí
sinh hoạt thì mức tăng tiền lương còn thấp và chưa tương xứng với nhu cầu thị trường.
Có rất nhiều yếu tố tác động lên tiền lương của người lao động như: tình hình nền
kinh tế chung ở mức độ vĩ mô, mức lạm phát giá cả các loại hàng hóa và theo vùng
địa lý, những nơi có chi phí sinh hoạt cao thì thường có xu hướng tiền lương cao hơn
so với nơi có chi phí sinh hoạt thấp (lương ở khu vực thành thị thường cao hơn so với
nông thôn); hoặc sự khác biệt về lương do chính các yếu tố bản thân người lao động:
những người tích cực trau dồi rèn luyện kinh nghiệm, kỹ năng và học vấn thường có
lương cao hơn so với mặt bằng chung.
Nghiên cứu về đề tài tiền lương cũng là một trong những khía cạnh giúp cho
các nhà điều hành doanh nghiệp điều chỉnh chính sách về tiền lương, thay đổi các chế
độ phúc lợi cho người lao động để tối ưu hóa hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Chính vì các yếu tố cốt yếu và gắn liền trực tiếp đến lợi ích của người lao động nên
sinh viên quyết định lựa chọn đề tài “Nghiên cứu các yếu tố tác động đến tiền lương
của người lao động tại Việt Nam” để thấy rõ các nhân tố tác động và mức độ tác
động đến lương của người lao động. Từ đó đề xuất giải pháp hợp lý để nâng cao tiền
lương cho người lao động và kiến nghị các ý kiến góp ý đến các nhà quản lý quan tâm
hơn đến đời sống vật chất của người lao động. Sinh viên cũng kỳ vọng nghiên cứu này
có thể đưa ra một mô hình dự báo đủ tốt cho tiền lương của một cá nhân nào đó có dự
định tham gia thị trường lao động đang phát triển mạnh và xu hướng hội nhập tại Việt

1
Nam.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu

 Khái quát thực trạng tiền lương của người lao động tại Việt Nam
 Chỉ ra một số yếu tố ảnh hưởng đến tiền lương của người lao động tại Việt
Nam
 Phân tích mức độ tác động và chiều hướng tác động một cách có ý nghĩa (thống
kê) của các nhân tố đến tiền lương.
1.3 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu

* Phạm vi không gian nghiên cứu: không gian những người lao động đang làm
việc và sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam
* Đối tượng nghiên cứu: người lao động đang tham gia vào các ngành nghề
kinh kế nhất định nào đó.
1.4 Thời gian nghiên cứu

Thời gian nghiên cứu: từ 20/10/2022 đến 10/11/2022; bao gồm:


+ Thời gian thu thập dữ liệu: từ 20/10/2022 đến 31/10/2022
+ Thời gian tổng hợp dữ liệu: từ 01/11/2022 đến 05/11/2022
+ Thời gian phân tích dữ liệu và viết báo cáo: từ 06/11/2022 đến ngày
10/11/2022
1.5 Các đặc điểm phản ánh nội dung nghiên cứu

Từ đối tượng nghiên cứu, nhóm sinh viên tiến hành thu thập các thông tin cơ
bản để nghiên cứu (tiêu thức thống kê) như sau:

 Giới tính

 Trình độ học vấn (số năm đi học)

 Kinh nghiệm làm việc (số năm làm việc)

 Khu vực sinh sống (thành thị hoặc nông thôn)

 Mức thu nhập hàng tháng (triệu đồng)


Trong nghiên cứu này của nhóm sinh viên, chỉ tập trung vào một số yếu tố
thuộc bản thân người lao động và một số yếu tố ngoại cảnh (như vùng sinh sống). Từ
đó phân tích và đề xuất một mô hình hợp lý cho mức độ tác động, ảnh hưởng của các
nhân tố dến tiền lương của người lao động. Sau khi ước lượng mô hình sẽ sử dụng các

2
phương pháp kiểm định mức độ tin cậy của mô hình, từ đó khẳng định lại sự phù hợp
của mô hình và đề xuất sử dụng cho dự báo.
1.6 Các phương pháp nghiên cứu

1.6.1 Phương pháp thu thập dữ liệu


Dữ liệu mẫu được thu thập là các dữ liệu sơ cấp từ điều tra gián tiếp bằng các
câu hỏi trực tuyến qua google form. Người trả lời sử dụng link nhận được và trả lời
từng câu hỏi tương ứng. Mỗi tiêu thức thống kê ứng với một câu hỏi, trong đó có
những tiêu thức định tính và những tiêu thức định lượng; các câu trả lời dưới dạng
điền một đoạn ngắn, một giá trị số hoặc lựa chọn 1 đáp án duy nhất.
1.6.2 Phương pháp tổng hợp dữ liệu
Thông tin thu thập được từ điều tra phỏng vấn được chiết xuất dưới dạng bảng
tính Excel, trực tiếp từ google form. Các thông tin này được tổng hợp lại bằng cách:
sử dụng bảng biểu hoặc đồ thị thống kê đề khái quát hóa, trực quan hóa dữ liệu mẫu
thu thập được
1.6.3 Phương pháp phân tích thông tin
Dữ liệu sau khi tổng hợp sẽ sử dụng cho bước tiếp theo là phân tích để thấy
được quy luật của hiện tượng, thể hiện mối liên hệ giữa các tiêu thức và xu hướng
biến động để phục vụ công tác dự đoán, làm căn cứ cho việc ra quyết định quan trọng
đáp ứng mục đích nghiên cứu, quản lý và kinh doanh ở các cấp khác nhau.
Dữ liệu chuẩn sau khi đã tổng hợp, làm sạch sẽ sử dụng 1 phần mềm thống kê
để phân tích, ước lượng mô hình và kiểm định giả thuyết cho mô hình. Nhóm sinh
viên sử dụng phần mềm STATA để phân tích nhờ tính linh hoạt và dễ dàng sử dụng.
Các phương pháp phân tích được sử dụng trong báo cáo:

 a/ Ước lượng mô hình hồi quy tuyến tính bội bằng phương pháp bình phương nhỏ
nhất (OLS)
Phương pháp OLS để ước lượng một mô hình hồi quy tuyến tính mẫu có dạng:

Yˆi  ˆ1  ˆ 2 X 2  ˆ 3 X 3  ˆ 4 X 4  ....

Trong đó Yˆi là giá trị ước lượng thứ i cho biến phụ thuộc Y và các biến Xi là
các biến độc lập trong mô hình. Tuy nhiên, phương pháp OLS đòi hỏi một số giả định:
i. Mô hình có dạng tuyến tính

3
ii. Kỳ vọng có điều kiện của sai số ngẫu nhiên với bất kỳ giá trị nào của các biến
độc lập cho trước đều bằng 0
iii. Phương sai các sai số ngẫu nhiên là đồng nhất (không đổi)
iv. Không có sự tương quan giữa các sai số ngẫu nhiên
v. Các biến độc lập là không ngẫu nhiên, không có biến độc lập nào là hằng số và
không có mối quan hệ tuyến tính giữa các biến độc lập

 b/ Kiểm định cho mô hình đã ước lượng:


 Kiểm định Ramsey để kiểm tra xem mô hình có bỏ sót biến hay không, dùng
để phát hiện thiếu biến dạng lũy thừa
 Kiểm định Breusch – Pagan để xác định hiện tượng phương sai sai số thay đổi
 Kiểm định Durbin – Watson để phát hiện tự tương quan
 Sử dụng hồi quy phụ và hệ số phóng đại phương sai (VIF) để kiểm tra hiện
tượng đa cộng tuyến
 Kiểm định Jacque – Bera để kiểm tra phân phối chuẩn của sai số ngẫu nhiên
1.7 Đặc điểm mẫu khảo sát

Dựa trên mẫu khảo sát gồm 100 đối tượng về các yếu tố như: tiền lương (triệu
đồng/tháng), học vấn (đo bằng số năm đi học), kinh nghiệm làm việc (số năm đi làm),
giới tính của người được khảo sát và khu vực sinh sống (thành thị hoặc nông thôn).
Các thông tin trên được chiết xuất từ google form dưới dạng file excel và dược
mã hóa lại dưới dạng các biến sau:
 luong: tiền lương người lao động (triệu/tháng)
 hocvan: số năm đi học (năm)
 kn: số năm đi làm (năm)
 gioitinh: giới tính (1 nếu là nam và 0 nếu là nữ)
 dothi: khu vực sinh sống (1 nếu là thành thị và 0 nếu là nông thôn)
1.8 Cơ sở lý thuyết

Tiền lương: là giá cả của sức lao động hình thành thông qua cơ sở sự thỏa
thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động dựa trên năng suất, chất lượng
và hiệu quả làm việc của người lao động
Tiền lương phụ thuộc vào tình hình cung cầu, chính sách lương của Nhà nước.

4
Tiền lương không chỉ bao hàm các yếu tố tài chính mà còn bao hàm các yếu tố phi tài
chính và phần phi tài chính này chứa đựng các lợi ích mang lại cho người lao động từ
bản thân công việc đến môi trường làm việc như sức hấp dẫn của công việc, sự vui vẻ,
mức độ tích lũy kiến thức, tự học hỏi và sự ghi nhận của xã hội.
* Các yếu tố ảnh hưởng đến tiền lương người lao động:
 Nhóm yếu tố ngoài doanh nghiệp (Môi trường xã hội): các quy định của pháp
luật và chính sách của Nhà nước; tình hình cung cầu lao động và mức lương
trên thị trường lao động; chi phí sinh hoạt; giá cả hàng hóa, dịch vụ; Sự tăng
trưởng của nền kinh tế,..
 Nhóm yếu tố bên trong doanh nghiệp: năng suất lao động; chính sách tiền
lương trong doanh nghiệp; khả năng tài chính của doanh nghiệp; cơ cấu tổ chức
 Nhóm yếu tố thuộc bản thân người lao động: trình độ lao động; thâm niên công
tác, kinh nghiệm làm việc; mức độ hoàn thành công việc; tiềm năng nhân viên
 Nhóm yếu tố thuộc về công việc: mức độ hấp dẫn, tầm quan trọng của công
việc; mức độ phức tạp của công việc; điều kiện thực hiện công việc
1.9 Mô hình nghiên cứu đề xuất

Nhóm sinh viên đề xuất mô hình tiền lương như một hàm phụ thuộc vào các
biến: hocvan (số năm đi học), kn (kinh nghiệm làm việc), gioitinh (giới tính) và dothi
(khu vực sinh sống):

luong   1   2 hocvan   3 kn   4 gioitinh   5 dothi

Kỳ vọng về dấu và chiều hướng tác động của các biến độc lập như sau:
+ Số năm đi học (hocvan) có tác động cùng chiều đến lương của người lao
động. Số năm đi học ngày càng nhiều chứng tỏ người lao động càng tích lũy được
nhiều kiến thức nền tảng và kỹ năng mềm phục vụ cho công việc sau này. Do đó,
lương của người lao động cũng được kỳ vọng tăng lên khi số năm đi học tăng
+ Số năm làm việc (kn) thể hiện kinh nghiệm làm việc lâu năm của người lao
động. Người lao động càng làm việc lâu năm thì càng tích lũy được nhiều kinh
nghiệm trong xử lý và ứng phó với các vấn đề phát sinh và do đó tay nghề càng được
nâng cao, là cơ sở trực tiếp để tăng cao mức lương.
+ Giới tính (gioitinh) của người lao động: xem xét xem có sự khác nhau hay
chênh lệch đáng kể nào về mức lương của người lao động liên quan đến giới tính hay
không.

5
+ Khu vực sinh sống (dothi) là thành thị hay nông thôn: những người sống ở
thành thị được kỳ vọng có mức lương cao hơn so với những người sống ở khu vực
nông thôn.

Mô hình như sau:

Số năm đi học

Thành thị/nông thôn


Số năm đi làm

Mức lương

Giới tính

Mô hình trên được ước lượng bằng cách sử dụng phương pháp bình phương nhỏ nhất (OLS).
Các kết quả kiểm định mô hình được thực hiện đầy đủ để làm tăng độ tin cậy cho mô hình.

Với mô hình này, ban đầu nhóm sinh viên giả định tất cả các giả thiết của phương pháp OLS
đều được thỏa mãn. Các kết quả ước lượng hệ số hồi quy của mô hình của thể tin cậy hoặc không tin
cậy. Tiếp theo là bước kiểm định đánh giá lại các giả định có đúng hay không và thực hiện điều chỉnh
để tìm ra mô hình phù hợp nhất. Cuối cùng là khẳng định lại mô hình được chọn và có thể sử dụng để
kiến nghị liên quan đến mức lương người lao động trong điều kiện hiện nay.

6
CHƯƠNG 2: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH
2.1 Ước lượng mô hình hồi quy tuyến tính

Hàm hồi quy mẫu:

lu oˆ ng i  ˆ1  ˆ 2 hocvan i  ˆ 3 kn i  ˆ 4 gioitinh i  ˆ 5 dothi i

Kết quả ước lượng mô hình hồi quy:

 Mô hình hồi quy của lương theo các nhân tố:


luong = -13,3151 + 1,8996hocvan + 0,2227kn + 0,0558gioitinh + 7,647dothi
Ý nghĩa của các hệ số hồi quy:

+ 1 = -13,3151: khi các biến độc lập bằng 0 thì lương trung bình của người lao
động trung bình là -13,3151 triệu/tháng

+  2 = 1,8996: khi số năm đi học tăng lên 1 năm và các yếu tố khác không đổi
thì lương của người lao động tăng lên trung bình là 1,8996 triệu đồng/tháng

+  3 = 0,2227: khi số năm đi làm tăng lên 1 năm và các yếu tố khác không đổi
thì lương của người lao động tăng lên trung bình là 0,2227 triệu đồng/tháng

+  4 = 0,0558: lương của nam cao hơn lương của nữ trung bình là 0,0558 triệu
đồng/tháng

+ 5 = 7,647: lương của những người ở thành thị cao hơn so với những người ở
nông thôn trung bình là 7,647 triệu đồng/tháng

7
 Sự phù hợp của mô hình hồi quy:

 H 0 : R 2  0

 H 1 : R 2  0

Giá trị thống kê Fqs = 8,72 tương ứng với p-value = 0,0000 < 0,05 nên bác bỏ
Ho, chấp nhận H1. Vậy mô hình hồi quy tuyến tính bội ở trên là phù hợp.
 Ý nghĩa thống kê của các hệ số hồi quy:
* Số năm đi học thực sự có ảnh hưởng đến lương của người lao động hay không?

H 0 : 2  0

H1 : 2  0

Giá trị quan sát của kiểm định T-test: t 2  4 ,15 tương ứng với p-value = 0,000
< 0,05 nên bác bỏ Ho, chấp nhận H1. Vậy với mức ý nghĩa 5% thì  2  0 thực sự có
ý nghĩa thống kê. Hay: số năm đi học thực sự có ảnh hưởng đến lương.
* Số năm đi làm thực sự có ảnh hưởng đến lương của người lao động hay không?

H 0 : 3  0

H1 : 3  0

Giá trị quan sát của kiểm định T-test: t 3  2 ,307 tương ứng với p-value =
0,02324 < 0,05 nên bác bỏ Ho, chấp nhận H1. Vậy với mức ý nghĩa 5% thì  3  0
thực sự có ý nghĩa thống kê. Hay: số năm đi làm thực sự có ảnh hưởng đến lương.
* Có sự khác biệt về lương giữa nam và nữ hay không?

H 0 :  4  0

H1 :  4  0

Giá trị quan sát của kiểm định T-test: t 4  0 ,023 tương ứng với p-value =
0,9817 > 0,05 nên chấp nhận Ho, bác bỏ H1. Vậy với mức ý nghĩa 5% thì  4  0
không có ý nghĩa thống kê. Hay: không có sự khác biệt về lương giữa nam và nữ.
* Có sự khác biệt về lương giữa những người sống ở thành thị và nông thôn hay
không?

H 0 : 5  0

H1 : 5  0

8
Giá trị quan sát của kiểm định T-test: t 5  3,051 tương ứng với p-value =
0,00296 < 0,05 nên bác bỏ Ho, chấp nhận H1. Vậy với mức ý nghĩa 5% thì  5  0
thực sự có ý nghĩa thống kê. Hay: có sự khác biệt về lương giữa những người sống ở
thành thị và nông thôn.
* Ngoài ra, dựa vào hệ số Beta chuẩn hóa nhóm sinh viên xác định được yếu tố học
vấn có tác động mạnh nhất đến lương của người lao động
* Khoảng tin cậy 95% cho các hệ số hồi quy:

+ Với độ tin cậy 95% thì hệ số chặn 1 nằm trong khoảng (-26;8846; 0,2545)

+ Với độ tin cậy 95% thì hệ số 2 nằm trong khoảng (0,9908; 2,8084)

+ Với độ tin cậy 95% thì hệ số 3 nằm trong khoảng (0,0310; 0,4143)

+ Với độ tin cậy 95% thì hệ số 4 nằm trong khoảng (-4,7468; 4,8583)

+ Với độ tin cậy 95% thì hệ số 5 nằm trong khoảng (2,6709; 12,6231)

2.2 Kiểm định bỏ sót biến trong mô hình

Sử dụng phép kiểm định Ramsey để kiểm tra xem mô hình có bỏ sót biến hay
không, dùng để phát hiện thiếu biến dạng lũy thừa:
Bài toán kiểm định:
+ Giả thuyết Ho: Mô hình không bỏ sót biến
+ Giả thuyết H1: Mô hình có bỏ sót biến

+ Chọn mức ý nghĩa:  = 5%


Kết quả kiểm định trong Rstudio:

9
Kiểm định Ramsey cho kết quả giá trị quan sát là 2,3676; tương ứng với mức
xác suất ý nghĩa p-value = 0,07586 nên với mức ý nghĩa 5% thì ta chấp nhận Ho, bác
bỏ H1. Vậy mô hình hồi quy tuyến tính đã ước lượng không bỏ sót biến.
2.3 Kiểm định hiện tượng phương sai sai số thay đổi trong mô hình

Sử dụng phép kiểm định Breusch – Pagan để xác định hiện tượng phương sai
sai số thay đổi:
Bài toán kiểm định:
+ Giả thuyết Ho: Mô hình không có hiện tượng phương sai sai số thay đổi
+ Giả thuyết H1: Mô hình có hiện tượng phương sai sai số thay đổi

+ Chọn mức ý nghĩa:  = 5%


Kết quả kiểm định trong Rstudio:

Kết luận: giá trị quan sát là 17,015; tương ứng với p-value = 0,00192 < 5% thì
ta bác bỏ Ho, chấp nhận H1. Vậy mô hình hồi quy tuyến tính đã ước lượng ở trên có
phương sai sai số thay đổi.
Như vậy, mô hình đã vi phạm 1 trong những giả thiết ban đầu của phương pháp
ước lượng bình phương tối thiểu (OLS). Để khắc phục hiện tượng này ta sử dụng hồi
quy theo phương pháp chuẩn mạnh Robust Standard Errors:

Vậy mô hình hồi quy sau khi đã hiệu chỉnh theo Robust Standard Errors có
dạng:

10
luong = -3,9061 + 1,2457hocvan + 0,1441 kn + 0,245gioitinh + 7,251dothi
Mô hình trên có hệ số hồi quy không thay đổi nhiều so với mô hình ban đầu
nhưng có p-value giảm xuống nên ý nghĩa thống kê tốt hơn so với mô hình đầu.
2.4 Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến

Ma trận tương quan giữa các biến độc lập:

Từ ma trận tương quan ta có thể thấy hệ số tương quan theo từng cặp biến độc
lập là nhỏ nên có thể dự đoán trong trường hợp này không có đa cộng tuyến. Để kiểm
định chắn chắn lại 1 lần nữa ta sử dụng phép kiểm định dưới đây.
Bài toán kiểm định:
+ Giả thuyết Ho: Không có hiện tượng đa cộng tuyến
+ Giả thuyết H1: Có hiện tượng đa cộng tuyến

+ Chọn mức ý nghĩa:  = 5%


Kết quả kiểm định trong Rstudio:

Ta thấy các giá trị phóng đại phương sai (VIF) ứng với các biến độc lập tương
ứng đều ở mức xấp xỉ 1,1 < 2 nên có thể cho rằng với mức ý nghĩa 5% thì không có
hiện tượng đa cộng tuyến. Không cần loại bỏ biến nào ra khỏi mô hình ban đầu.
2.5 Kiểm định phân phối chuẩn của phần dư

Kiểm định Jacque – Bera để kiểm tra phân phối chuẩn của sai số ngẫu nhiên
Bài toán kiểm định:

11
+ Giả thuyết Ho: Phần dư có phân phối chuẩn
+ Giả thuyết H1: Phần dư không có phân phối chuẩn

+ Chọn mức ý nghĩa:  = 5%


Kết quả kiểm định trong Rstudio:

Ta thấy giá trị quan sát theo phân phối Chi bình phương là 40,416 tương ứng
với p-value là 0,0005 < 0,05 nên với mức ý nghĩa 5% thì ta bác bỏ Ho, chấp nhận H1.
Vậy phần dư không có phân phối chuẩn.

2.6 Dự báo lương người lao động

Khi đã lựa chọn được mô hình hồi quy của lương theo các nhân tố thì ta có thể
sử dụng để dự báo lương của một người lao động nào đó khi biết thông tin vè số năm
đi học, số năm đi làm và khu vực sinh sống.
Ví dụ: một người nữ 30 tuổi có số năm đi học là 16, số năm đi làm là 5 năm và
hiện đang sống ở khu vực thành thị thì dự báo tiền lương là:
luong = -3,9061 + 1,2457. 16 + 0,1441. 5 + 7,251. 1 = 11,54 (triệu đồng/tháng)

12
CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN
3.1 Các kết quả chính của nghiên cứu

 Khảo sát lương của người lao động đa phần còn ở mức thấp, cá biệt có người
chỉ dưới 5 triệu đồng/tháng
 Có mối quan hệ tuyến tính có ý nghĩa thống kê của lương phụ thuộc vào số
năm đi học, số năm đi làm, khu vực sinh sống
 Kết quả hồi quy mô hình thu được dạng:
luong = -13,0903 + 1,83hocvan + 0,2387kn + 8,6991dothi
 Mô hình không bỏ sót biến thích hợp
 Kiểm định Ramsey cho kết quả giá trị quan sát là 2,38; tương ứng với mức xác
suất ý nghĩa p-value = 0,0743 nên với mức ý nghĩa 5% thì ta chấp nhận Ho,
bác bỏ H1. Vậy mô hình hồi quy tuyến tính đã ước lượng không bỏ sót biến.
 kiểm định Breusch – Pagan có giá trị quan sát là 36,45; tương ứng với p-value
= 0,0000 < 5% thì ta bác bỏ Ho, chấp nhận H1. Vậy mô hình hồi quy tuyến
tính đã ước lượng ở trên có phương sai sai số thay đổi.
 các giá trị phóng đại phương sai (VIF) ứng với các biến độc lập tương ứng đều
ơ mức xấp xỉ nên có thể cho rằng với mức ý nghĩa 5% thì không có hiện tượng
đa cộng tuyến. Không cần loại bỏ biến nào ra khỏi mô hình ban đầu.
 Kiểm định phần dư có phân phối chuẩn: ta có giá trị quan sát theo phân phối
Chi bình phương là 15,11 tương ứng với p-value là 0,0005 < 0,05 nên với mức
ý nghĩa 5% thì ta bác bỏ Ho, chấp nhận H1. Vậy phần dư không có phân phối
chuẩn.
3.2 Các khó khăn và hạn chế của nghiên cứu

Số lượng mẫu khảo sát còn chưa lớn, mẫu này có thể không đại diện cho toàn
bộ sinh viên khu vực vì còn phụ thuộc rất nhiều yếu tố. Các mô hình hồi quy có thể
còn có thể có khuyết tật khác
Các kết quả trả lời phỏng vấn của sinh viên có thể chưa khách quan.

13
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Quang Dong, Giáo trình Kinh tế lượng, NXB Đại học Kinh tế quốc dân
2. Nguyễn Thị Thúy Quỳnh, Giáo trình Kinh tế lượng, NXB Học viện Tài chính
3. Bùi Duy Phú, Giáo trình Kinh tế lượng, NXB Giáo dục Việt Nam

14

You might also like