You are on page 1of 164

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ

TRẦN THỊ KIỀU TRANG

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN


TÍNH HỮU HIỆU KIỂM SOÁT NỘI BỘ
THU CHI TÀI CHÍNH TẠI
TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ CẦN THƠ

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

CẦN THƠ, 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ

TRẦN THỊ KIỀU TRANG

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN


TÍNH HỮU HIỆU KIỂM SOÁT NỘI BỘ
THU CHI TÀI CHÍNH TẠI
TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ CẦN THƠ

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Chuyên ngành: Kế toán


Mã số: 8340301

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:


TS. NGÔ QUANG HUY

CẦN THƠ, 2020


i
LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của TS. Ngô Quang Huy
trong quá trình tác giả viết và hoàn thành luận văn.
Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn tới các thầy cô giáo Trường Đại học Tây đô tạo điều
kiện và giúp đỡ Tác giả trong quá trình nghiên cứu hoàn thiện, bảo vệ luận văn này.
Tác giả cũng xin cảm ơn Ban lãnh đạo, các cán bộ của Trường Cao đẳng nghề
Cần Thơ đã nhiệt tình giúp đỡ Tác giả trong quá trình tìm hiểu điều tra, phỏng vấn và
thu thập số liệu phục vụ cho quá trình thực hiện nghiên cứu này.
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn các bạn đồng nghiệp gần xa và gia đình đã động viên
và giúp đỡ tôi để tôi có thể hoàn thành luận văn.
Tác giả

Trần Thị Kiều Trang


ii
TÓM TẮT
Mục tiêu của luận văn này là nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến tính
hữu hiệu của KSNB thu chi tài chính tại Trường Cao đẳng Nghề Cần Thơ. Kế
thừa từ các nghiên cứu trước, luận văn đã đưa ra mô hình nghiên cứu gồm sáu
nhân tố ảnh hưởng đến KSNB thu chi tài chính tại Trường gồm có: Môi trường
kiểm soát, Đánh giá rủi ro, Hoạt động kiểm soát, Thông tin và truyền thông, Giám sát,
và Ứng dụng CNTT. Số liệu được thu thập từ 120 cán bộ công nhân viên chức đang
làm việc tại Trường Cao đẳng Nghề. Phương pháp sử dụng chính gồm có thống kê mô
tả, kiểm định Cronbach's Alpha, phân tích nhân tố khám phá, phân tích tương quan và
phân tích hồi quy đa biến. Kết quả cho thấy có 6 nhân tố ảnh hưởng theo xu hướng
từ mạnh đến yếu gồm Hoạt động kiểm soát, Giám sát, Thông tin và truyền
thông, Môi trường kiểm soát, Đánh giá rủi ro, và ứng dụng CNTT đến tính hữu
hiệu KSNB thu chi tài chính tại trường Cao đẳng Nghề Cần Thơ. Bên cạnh đó,
luận văn cũng đi sâu phân tích mặt tích cực và hạn chế của KSNB thu chi tài
chính tại trường Cao đẳng Nghề Cần Thơ. Đối với nội dung này, phương pháp
sử dụng chính gồm có phương pháp so sánh, số liệu thu thập từ các báo cáo của
Trường. Dựa trên kết quả trên, luận văn đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao
tính hữu hiệu KSNB thu chi tài chính tại trường Cao đẳng Nghề Cần Thơ gồm
có hoàn thiện hoạt động kiểm soát, Giám sát, Thông tin và truyền thông, Môi
trường kiểm soát, Đánh giá rủi ro, và ứng dụng CNTT.
iii
ABSTRACT

The objective of this thesis is to invesitgate the factors affecting the effectiveness
of internal control in financial income and expenditure at Can Tho Vocational College.
From previous studies, the thesis proposes a research framework which has six factors
affecting internal control in financial income and expenditure at the college including:
Control Activities; Monitoring; Information and Communication; Control
Environment; Risk Assessment; and IT application. Data were collected from 120
officials and employees working at the College. Methods used includs Cronbach's
alpha validity, exploratory factor analysis, correlation analysis and regression analysis.
The results show that there are 6 factors that influence the trend from strong to weak
including Control Activities, Monitoring, Information and Communication, Control
Environment, Risk Assessment, and IT application to effectiveness of internal Audit in
financial income and expenditure at Can Tho Vocational College. Besides, the
dissertation also analyzé the positive and limited aspects of internal control in financial
income and expenditure at Can Tho Vocational College. Method use includes
comparision analysis, and data collected from internal reports within the college.
Based on the above results, the thesis proposes a number of solutions to improve the
effectiveness of internal control in financial income and expenditure at Can Tho
Vocational College.
iv
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn này là công trình nghiên cứu thực sự của cá nhân tôi,
chưa được công bố trong bất cứ một công trình nghiên cứu nào. Các số liệu, nội dung
được trình bày trong luận văn này là hoàn toàn hợp lệ và đảm bảo tuân thủ các quy
định về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ.
Tôi xin chịu trách nhiệm về đề tài nghiên cứu của mình.

Tác giả

Trần Thị Kiều Trang


v
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................................i
TÓM TẮT ..................................................................................................................... ii
ABSTRACT ................................................................................................................. iii
LỜI CAM ĐOAN .........................................................................................................iv
MỤC LỤC ...................................................................................................................... v
DANH SÁCH BẢNG ....................................................................................................ix
DANH MỤC HÌNH ....................................................................................................... x
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .............................................................................xi
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ............................................... 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài ..................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu tổng quát .............................................................................................. 2
1.3. Mục tiêu cụ thể .................................................................................................... 2
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................... 2
1.5. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 2
1.5.1. Thu thập dữ liệu:............................................................................................. 2
1.5.2. Phương pháp phân tích dữ liệu ....................................................................... 3
1.6. Đóng góp của đề tài .......................................................................................... 3
1.6.1. Về mặt lý thuyết: ............................................................................................. 3
1.6.2. Về mặt thực tiễn: ............................................................................................. 3
1.7. Kết cấu luận văn ............................................................................................... 3
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN .................................................................................. 5
2.1. Khái lược về KSNB trong khu vực công .......................................................... 5
2.1.1. Khái niệm KSNB ............................................................................................. 5
2.1.2. Lịch sử ra đời và phát triển của KSNB trong khu vực công ........................... 6
2.1. . Vai trò, tác dụng của KSNB với công tác quản l khu vực công.................... 8
2.1. . Mục tiêu của KSNB đối với khu vực công ..................................................... 8
2.1. . Trách nhiệm của các đối tượng có liên quan đến KSNB ................................ 9
2.1.6. Các bộ phận hợp thành hệ thống KSNB ....................................................... 11
vi
2.1. . Mối quan hệ giữa các bộ phận hợp thành KSNB .......................................... 24
2.1.8. Các nguyên tắc của KSNB ............................................................................ 25
2.2. Đ c điể của đơn vị ự nghi p công lập có thu ............................................ 26
2.2.1. Khái niệm ...................................................................................................... 26
2.2.2. Phân loại ........................................................................................................ 26
2.2. . Hoạt động của hệ thống KSNB ở đơn vị sự nghiệp công lập có thu ............ 27
2.2. . KSNB thu chi tài chính tại các đơn vị sự nghiệp công lập có thu ................. 28
2.2.5 Tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ ................................................ 29
2.3. Các nghiên cứu trước về KSNB ...................................................................... 31
2. .1. Nghiên cứu ngoài nước ................................................................................. 31
2. .2. Nghiên cứu trong nước .................................................................................. 31
2.3.3. Khe hở nghiên cứu ........................................................................................ 33
2.4. Mô hình nghiên cứu ......................................................................................... 33
2. .1. Phát triển giả thuyết nghiên cứu .................................................................... 33
2. .2. Mô hình nghiên cứu đề xuất .......................................................................... 36
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................... 38
3.1. Quy trình nghiên cứu ....................................................................................... 38
3.2. Thiết kế nghiên cứu .......................................................................................... 38
3.3. Xây dựng thang đo và thiết kế bảng câu hỏi ................................................. 39
3.4. Phương pháp thu thập và phân tích nghiên cứu ........................................... 44
. .1. Phương pháp thu thập dữ liệu........................................................................ 44
. .2. Phương pháp phân tích .................................................................................. 45
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .................................. 50
4.1. Thực trạng KSNB thu chi tài chính tại trường Cao đẳng Nghề Cần Thơ . 50
.1.1. Sơ lược về trường Cao đẳng Nghề Cần Thơ ................................................. 50
4.1.2. Thực trạng thu chi tài chính tại trường Cao đẳng Nghề Cần Thơ ................. 52
4.2. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hi u của KSNB thu chi tài
chính tại Trường Cao đẳng Nghề Cần Thơ .......................................................... 70
4.2.1. Mẫu khảo sát.................................................................................................. 70
vii
4.2.2. Kiểm định độ tin cậy của thang đo ................................................................ 71
4.2.3. Phân tích nhân tố khám phá EFA .................................................................. 73
.2. . Phân tích tương quan Pearson ....................................................................... 77
4.2.5. Phân tích hồi quy bội ..................................................................................... 78
4.2.6. Kiểm định giả định mô hình hồi quy............................................................. 79
4.3. Thảo luận kết quả nghiên cứu......................................................................... 82
4.3.1. Ảnh hưởng của nhân tố hoạt động kiểm soát đến tính hữu hiệu của KSNB
thu chi tài chính tại Trường Cao đẳng Nghề Cần Thơ ............................................ 82
4.3.2. Ảnh hưởng của nhân tố giám sát đến tính hữu hiệu của KSNB thu chi tài
chính tại Trường Cao đẳng Nghề Cần Thơ ............................................................. 83
4.3.3. Ảnh hưởng của nhân tố thông tin và truyền thông đến tính hữu hiệu của
KSNB thu chi tài chính tại Trường Cao đẳng Nghề Cần Thơ ................................ 83
4.3.4. Ảnh hưởng của nhân tố môi trường kiểm soát đến tính hữu hiệu của KSNB
thu chi tài chính tại Trường Cao đẳng Nghề Cần Thơ ............................................ 84
4.3.5. Ảnh hưởng của nhân tố đánh giá rủi ro đến tính hữu hiệu của KSNB thu chi
tài chính tại Trường Cao đẳng Nghề Cần Thơ ........................................................ 85
4.3.6. Ảnh hưởng của nhân tố ứng dụng CNTT đến tính hữu hiệu của KSNB thu
chi tài chính tại Trường Cao đẳng Nghề Cần Thơ .................................................. 85
Tóm tắt chương 4 ......................................................................................................... 86
CHƯƠNG 5: GIẢI PHÁP, KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................... 87
5.1. Giải pháp ........................................................................................................... 87
.1.1. Định hướng phát triển trường Cao đẳng Nghề Cần Thơ ............................... 87
5.1.2. Mục tiêu tổng quát phát triển trường Cao đẳng Nghề Cần Thơ .................... 87
5.1.3. Các giải pháp nâng cao tính hữu hiệu KSNB thu chi tài chính tại trường Cao
đẳng Nghề Cần Thơ ................................................................................................. 88
5.2. Kết luận ............................................................................................................. 94
5.3. Kiến nghị ........................................................................................................... 95
. .1. Đối với trường Cao đẳng Nghề Cần Thơ ...................................................... 95
. .2. Đối với nhà nước ........................................................................................... 97
5.4. Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo ....................................... 97
viii
5.4.1. Hạn chế của đề tài.......................................................................................... 97
. .2. Hướng nghiên cứu tiếp theo .......................................................................... 98
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................... 99
PHỤ LỤC ...................................................................................................................101
ix

DANH SÁCH BẢNG

Bảng .1. Đo lường các biến của các nghiên cứu trước ................................................ 39
Bảng 3.2. Thang đo đo lường nhân tố Môi trường kiểm soát ...................................... 40
Bảng 3.3. Thang đo đo lường nhân tố Đánh giá rủi ro ................................................. 41
Bảng 3.4. Thang đo đo lường nhân tố Hoạt động kiểm soát ........................................ 41
Bảng 3.5. Thang đo đo lường nhân tố Thông tin và truyền thông ............................... 42
Bảng 3.6. Thang đo đo lường nhân tố Giám sát ........................................................... 42
Bảng 3.7. Thang đo đo lường nhân tố ứng dụng CNTT ............................................... 43
Bảng 3.8. Thang đo đo lường nhân tố Tính hữu hiệu của KSNB ................................ 43
Bảng 4.1 Tình hình thu chi tài chính tại trường Cao đẳng Nghề Cần Thơ giai đoạn
2016-2018 ...................................................................................................................... 54
Bảng .2 Đặc điểm về giới tính của đối tượng trả lời khảo sát ..................................... 70
Bảng . Đặc điểm về trình độ học vấn của đối tượng trả lời khảo sát ........................ 71
Bảng . Đặc điểm về phân cấp quản lý của đối tượng trả lời khảo sát ....................... 71
Bảng 4.5 Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha ............................................................ 72
Bảng 4.6 Phân tích nhân tố khám phá cho các nhân tố độc lập lần một ....................... 74
Bảng 4.7 Phân tích nhân tố khám phá cho các nhân tố độc lập lần hai ........................ 75
Bảng 4.8 Phân tích nhân tố khám phá cho nhân tố phụ thuộc ...................................... 77
Bảng .9 Phân tích tương quan Pearson ........................................................................ 78
Bảng 4.10 Kết quả phân tích hồi quy bội ...................................................................... 79
x

DANH MỤC HÌNH

Hình 2.1: Mô hình lý thuyết đề xuất.............................................................................. 36


Hình 3.1. Quy trình nghiên cứu ..................................................................................... 38
Hình 4.1: Biểu đồ tần số phần dư chuẩn hóa Histogram ............................................... 80
Hình 4.2: Biểu đồ PP - plot của thành phần dư chuẩn hóa............................................ 80
xi

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Diễn giải
Viết tắt
Tiếng Vi t Tiéng Anh
Tổ chức Các cơ quan Kiểm toán Tối Asian Organization of Supreme
ASOSAI
cao Châu Á Audit Institutions

CNTT Công nghệ thông tin

Committee of Sponsoring
COSO Ủy ban Các tổ chức bảo trợ
Organization

Cơ quan thẩm định trách nhiệm của Government Accountability Office


GAO
chính phủ Hoa Kỳ

Tổ chức Quốc tế Các cơ quan Kiểm International Organization of


INTOSAI
toán Tối cao Supreme Audit Institutions

KSNB Kiểm soát nội bộ

SAI Các cơ quan Kiểm toán Tối cao Supreme Audit Institutions
1
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

1.1. Tính cấp thiết của đề tài


Giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp là
cơ chế, chính sách của Nhà nước mở ra, tạo cơ hội cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp
nâng cao tính tích cực chủ động, sáng tạo trong quản lý tài chính và tài sản của đơn vị;
sử dụng có hiệu quả phần vốn ngân sách được giao; phát triển nguồn thu thông qua
việc đa dạng hoá các hoạt động sự nghiệp; đồng thời nâng cao chất lượng đào tạo, huy
động được nhiều nguồn vốn để đầu tư, tăng cường cơ sở vật chất, đổi mới trang thiết
bị… bằng các hoạt động hợp tác liên doanh, liên kết. Cùng với việc khai thác các
nguồn thu, nhiều cơ sở giáo dục nghề nghiệp cũng đã xây dựng quy chế chi tiêu nội
bộ, các quy trình quản lý nhằm tiết kiệm chi phí. Từ đó, từng bước giảm dần sự bao
cấp của Nhà nước, tăng thu nhập cho cán bộ, giảng viên, viên chức trong đơn vị.
Phát huy hơn nữa khả năng tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các cơ sở giáo dục
nghề nghiệp, ngày 1 tháng 02 năm 201 Thủ tướng Chính phủ đã k ban hành Nghị
định 16/201 /NĐ-CP, quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập.Theo tinh
thần của nghị định này, về mặt tài chính các đơn vị sự nghiệp công lập phải chủ động
cân đối nguồn thu, nguồn chi theo hướng từ một nguồn thu có sự tài trợ của ngân sách
Nhà nước sang cơ chế nguồn thu dựa hoàn toàn vào học phí cũng như nguồn thu từ các
hoạt động dịch vụ khác của nhà trường.
Với điều kiện hoạt động theo cơ chế tự chủ tài chính toàn diện, đòi hỏi các
cơ sở giáo dục nghề nghiệp phải nhanh chóng đổi mới các công cụ quản lý sao cho
phù hợp với điều kiện thực tế. Một khó khăn đặt ra đối với các đơn vị là làm sao xây
dựng được hệ thống kiểm soát hữu hiệu. Để đạt được điều này, đa phần các nghiên cứu
cho rằng cần xây dựng KSNB hướng đến tăng tính hữu hiệu của việc kiểm soát nguồn
lực tài chính. Như thế sẽ cho phép đơn vị kiểm soát hữu hiệu nguồn lực tài chính nội
tại theo các khía cạnh như: tuân thủ pháp luật và quy định; Đảm bảo độ tin cậy của báo
cáo; Đảm bảo mục tiêu hoạt động của đơn vị; Bảo vệ thông tin và tài sản của đơn vị;
Ngăn chặn, phát hiện và xử lý các vi phạm, gian lận trong hoạt động; Phát hiện, thu
thập đầy đủ và xử lý kịp thời các vấn đề rắc rối, những phát sinh ngoài dự kiến.
Tuy nhiên, các nghiên cứu về KSNB hiện tại ở Việt Nam đang tập trung vào vào
các đơn vị như kho bạc nhà nước, phòng tài chính, ... Có rất ít các nghiên cứu được
thực hiện ở đơn vị sự nghiệp giáo dục mà cụ thể là trường cao đẳng nghề. Gần đây chỉ
có một nghiên cứu của tác giả Lê Thị Hạnh (201 ) về KSNB tại các trường cao đẳng
công lập tại thành phố Hồ Chí Minh. Tại địa bàn Cần Thơ, chưa có nghiên cứu nào
được thực hiện tại trường cao đẳng nghề. Trường Cao đẳng Nghề Cần Thơ là một đơn
2
trường cao đẳng công lập trên địa bàn thành phố Cần Thơ. Trường đang trong quá
trình chuyển đổi sang hình thức tự chủ tài chính theo nghị định 16/201 /NĐ-CP. Một
vấn đề đặt ra tại trường là làm sao nâng cao được việc kiểm soát tốt việc thu chi tài
chính tại trường. Nâng cao tính hữu hiệu của KSNB trong việc thu chi tài chính là câu
trả lời. Do đó, để nâng cao tính hữu hiệu của hệ thống này trong thu chi tài chính, một
điều quan trọng là cần phải xác định các nhân tố ảnh hưởng. Thấy được tính cấp thiết
này, tác giả xin chọn đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của kiểm
soát nội bộ thu chi tài chính tại Trường Cao đẳng nghề Cần Thơ” làm luận văn thạc
sĩ của mình.
1.2. Mục tiêu tổng quát
Xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến tính hữu hiệu của KSNB thu chi
tài chính tại Trường Cao đẳng Nghề Cần Thơ, trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp
có liên quan giúp các Trường Cao đẳng Nghề Cần Thơ nâng cao tính hữu hiệu của
KSNB thu chi tài chính.
1.3. Mục tiêu cụ thể
- Mô tả thực trạng thu chi tài chính tại trường Cao đẳng Nghề Cần Thơ.
- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của KSNB thu chi tài chính
tại Trường Cao đẳng Nghề Cần Thơ.
- Đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao tính hữu hiệu của KSNB thu chi tài chính
tại Trường Cao đẳng Nghề Cần Thơ.
1.4. Đối tượng và phạ vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của KSNB
thu chi tài chính tại Trường Cao đẳng Nghề Cần Thơ.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Không gian: Trường Cao đẳng Nghề Cần Thơ.
+ Thời gian nghiên cứu: tháng /2019 đến 11/2019
+ Nội dung: giới hạn nghiên cứu KSNB trong thu chi tài chính tại trường Cao
đẳng Nghề Cần Thơ.
1.5. Phương pháp nghiên cứu
1.5.1. Thu thập dữ li u:
+ Đối tượng thực hiện phỏng vấn chuyên gia: Đối tượng thực hiện phỏng vấn
chính là các đối tượng đang làm việc liên quan đến thu chi tài chính tại trường Cao
đẳng Nghề Cần Thơ.
+ Đối tượng thực hiện khảo sát: Đối tượng thực hiện khảo sát chính của đề tài
3
này là các cán bộ viên chức đang công tác tại trường Cao đẳng Nghề Cần Thơ.
1.5.2. Phương pháp phân tích dữ li u
1.5.2.1. Pháp phân tích mẫu khảo sát

Để Phương phân tích mẫu khảo sát, tác giả sử dụng lần lượt các phương pháp sau:
+ Phương pháp thống kê mô tả
+ Phương pháp đồ thị
+ Phương pháp phân tích tần số.
1.5.2.2. Phương pháp phân tích các nhân tố tác động
Để phân tích các nhân tố tác động, tác giả sử dụng một số các phương pháp kiểm
định và lần lược thực hiện theo thứ tự như sau:
+ Kiểm định Cronbach’s Alpha cho các thang đo.
+ Phân tích nhân tố khám phá.
+ Phân tích hồi qui đa biến.
1.6. Đóng góp của đề tài
1.6.1. Về m t lý thuyết:
Kết quả đề tài có 2 đóng góp về mặt lý thuyết. Thứ nhất, theo hiểu biết của tác giả
thì hiện nay các nghiên cứu về KSNB tại các trường cao đẳng chỉ có một nghiên cứu của
Lê Thị Hạnh (201 ). Tác giả này đã nghiên cứu về KSNB tại các trường cao đẳng
công lập tại thành phố Hồ Chí Minh. Như vậy, kiểm định lại mô hình nghiên cứu này
tại trường Cao đẳng Nghề Cần Thơ đã góp phần mở rộng sự hiểu biết về các nhân tố
ảnh hưởng KSNB tại các trường cao đẳng thông qua kiểm định lại mô hình ảnh hưởng
được đề xuất bởi Lê Thị Hạnh (201 ). Thứ hai, đề tai xem xét ảnh hưởng của nhân tố
ứng dụng CNTT đến tính hữu hiệu của KSBN thu chi tài chính tại trường Cao đẳng
Nghề Cần Thơ theo đề xuất của tác giả Nguyễn Hữu Bình (2016). Kết quả cho thấy
nhân tố này có ảnh hưởng. Như vậy, với kết quả này, luận văn đã tìm thấy nhân tố mới
ảnh hưởng đến KSNB.
1.6.2. Về m t thực tiễn:
- Kết quả của đề tài đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao tính hữu hiệu của
KSNB thu chi tài chính tại Trường. Chính vì vậy, đề tài mang tính thực tiễn vì đã đưa
ra các giải pháp nhằm nâng cao tính hữu hiệu của KSNB thu chi tài chính tại Trường
1.7. Kết cấu luận văn
Nghiên cứu này được thực hiện theo cấu trúc gồm 5 chương được cấu trúc như sau:
Chương 1: Tổng quan đề tài nghiên cứu
Chương 2: Cơ sở lý luận và mô hình nghiên cứu.
4
Chương : Phương pháp nghiên cứu.
Chương : Kết quả nghiên cứu và thảo luận.
Chương 5: Kết luận, giải pháp và kiến nghị.
5
CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1. Khái lược về KSNB trong khu vực công
2.1.1. Khái ni KSNB
Khái niệm KSNB được định nghĩa bởi COSO và INTOSAI (1992, 2004, 2013).
Theo COSO, KSNB là một quá trình bị chi phối bởi người quản l , hội đồng quản
trị và các nhân viên của đơn vị, được thiết lập để cung cấp một sự đảm bảo hợp l
nhằm đạt được các mục tiêu sau đây: Sự hữu hiệu và hiệu quả của hoạt động, sự tin
cậy của báo cáo tài chính, sự tuân thủ các luật lệ và quy định.
Theo hướng dẫn của INTOSAI (1992) thì, KSNB là cơ cấu của một tổ chức, bao
gồm nhận thức, phương pháp, quy trình và các biện pháp của người lãnh đạo nhằm bảo
đảm sự hợp l để đạt được các mục tiêu của tổ chức.
Theo hướng dẫn của INTOSAI (2004) thì KSNB là một quá trình xử l toàn bộ
được thực hiện bởi nhà quản l và các cá nhân trong tổ chức, quá trình này được thiết
kế để phát hiện các rủi ro và cung cấp một sự đảm bảo hợp l để đạt được nhiệm vụ
của tổ chức. Các mục tiêu cần đạt được được liệt kê như sau:

 Thực hiện các hoạt động một cách hợp l k cương, có đạo đức, có kinh tế, hiệu
quả và thích hợp.
 Thực hiện đúng trách nhiệm
 Tuân thủ pháp luật hiện hành và các nguyên tắc, quy định
 Bảo vệ các nguồn lực chống thất thoát, sử dụng sai mục đích và tổn thất.
Theo hướng dẫn của INTOSAI (2013) thì khái niệm về KSNB cũng giống như
hướng dẫn của INTOSAI (2004) tuy nhiên về mục tiêu của báo cáo có thay đổi theo
hướng dẫn về quản trị rủi ro, KSNB và biện pháp để giảm thiểu gian lận, từ đó giúp
cải thiện hiệu quả hoạt động cũng như tăng cường sự giám sát của tổ chức.
So với INTOSAI (2004), INTOSAI (2013) có những thay đổi và không thay đổi
được so sánh như sau:
Không thay đổi trong INTOSAI (2013)

 Định nghĩa về kiểm soát nội bộ


 Các tiêu chuẩn nền tảng được sử dụng để đánh giá sự hữu hiệu của hệ thống
kiểm soát nội bộ.
 Sử dụng sự xét đoán trong việc đánh giá sự hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ.
 Xác định KSNB là một quá trình không thể thiếu của tổ chức nhằm đạt được các
mục tiêu về: Tính hữu hiệu và hiệu quả của các hoạt động trong đơn vị, tôn trọng pháp
luật và các quy định có liên quan, thiết lập và báo cáo các thông tin quản l và thông
6
tin tài chính đáng tin cậy và đảm bảo tính kịp thời, bảo vệ nguồn lực không thất thoát,
hư hỏng, sử dụng sai mục đích.
 Xác định KSNB gồm yếu tố: Môi trường kiểm soát, đánh giá rủi ro, hoạt động
kiểm soát, thông tin và truyền thông, giám sát.
Thay đổi trong INTOSAI (2013)

 INTOSAI (2013): Hướng dẫn về quản trị rủi ro, KSNB và biện pháp để giảm
thiểu gian lận, từ đó giúp cải thiện hiệu quả hoạt động cũng như tăng cường sự giám
sát của tổ chức, có cả yếu tố P (Enterprise Resource Planning) trong quản l .
 Cập nhật các thay đổi trong kinh doanh, môi trường hoạt động
 Mở rộng mục tiêu kinh doanh và mục tiêu báo cáo: Mục tiêu tài chính và phi
tài chính
 Các khái niệm căn bản về nhân tố tổng hợp thành các nguyên tắc
Làm r các yêu cầu đối với tính hữu hiệu
2.1.2. Lịch ra đời và phát triển của KSNB trong khu vực công
Khái niệm KSNB bắt đầu xuất hiện vào đầu thế kỉ XX trong các tài liệu về kiểm
toán với một nghĩa rất đơn giản: Các biện pháp nhằm bảo vệ tiền không bị nhân viên
biển thủ...Nhiều năm sau đó, KSNB trở thành một khái niệm được các kiểm toán viên
rất quan tâm trong quá trình kiểm toán báo cáo tài chính. Năm 1992, báo cáo COSO ra
đời đã tạo lập một cơ sở l thuyết cơ bản về kiểm soát nội bộ. Chính sự xuất hiện của
báo cáo này đã đưa ra một định nghĩa, một cách hiểu chung được chấp nhận rộng rãi
về KSNB và h trợ các nhà quản l kiểm soát tốt hơn tổ chức của họ... (Trần Thị
Giang Tân, 2012)
Trong lĩnh vực công, KSNB rất được xem trọng, nó là một đối tượng được
quan tâm đặc biệt của kiểm toán viên nhà nước. Kiểm toán nhà nước ngày nay đã
được biết đến và công nhận trên toàn thế giới, sự phát triển này kéo theo việc thừa
nhận về tầm quan trọng của Cơ quan kiểm toán tối cao (SAI), đó là vai trò kiểm
toán các tài khoản và hoạt động của chính phủ, thúc đẩy việc lành mạnh hóa trong
quản l tài chính và nâng cao chất lượng giải trình của chính phủ ở từng quốc gia.
Một số quốc gia như M , Canada đã có những công bố chính thức về KSNB áp
dụng cho các cơ quan sự nghiệp. Chuẩn mực về kiểm toán của Tổng kế toán nhà
nước Hoa Kỳ (GAO) 1999 có đề cập đến vấn đề KSNB đặc thù trong tổ chức sự
nghiệp. GAO đưa ra năm yếu tố về KSNB bao gồm các quy định về môi trường
kiểm soát, đánh giá rủi ro, các hoạt động kiểm soát, thông tin và truyền thông,
giám sát. Về kiểm toán nhà nước, hệ thống chuẩn mực kiểm toán nhà nước do Tổ
chức quốc tế các cơ quan kiểm toán tối cao (INTOSAI) ban hành bao gồm quy tắc
đạo đức nghề nghiệp và chuẩn mực kiểm toán .
7
Với vai trò là hiệp hội nghề nghiệp của các SAI, tổ chức Quốc tế các cơ quan
Kiểm toán tối cao (INTOSAI) đã góp phần rất lớn trong việc giúp các thành viên
hoàn thành nhiệm vụ của mình. INTOSAI là một tổ chức tự chủ, độc lập và phi
chính trị được thành lập như một thể chế vĩnh viễn, trụ sở chính đặt tại Viên, Áo.
INTOSAI là diễn đàn để kiểm toán viên nhà nước trên toàn thế giới có thể trao
đổi những vấn đề cùng quan tâm và cập nhật những tiến bộ mới nhất của các
chuẩn mực kiểm toán và các quy định về nghề nghiệp khác, cũng như những
thông lệ tốt nhất . Trong các kỳ đại hội, INTOSAI đặt trọng tâm vào những vấn
đề chủ yếu đang đặt ra đối với các SAI, giúp các thành viên đưa ra các giải pháp
sáng tạo để khắc phục những trở ngại chung. Theo đuổi mục tiêu đó, khẩu hiệu
của INTOSAI là Trao đổi kinh nghiệm làm lợi cho tất cả .
INTOSAI ra đời vào năm 19 và đã phát triển từ quốc gia ban đầu cho đến nay đã
có 191 SAI thành viên chính thức và thành viên dự bị. Đại hội INTOSAI được tổ
chức thường kỳ năm một lần. Tuyên bố Lima về hướng dẫn nhận thức trong kiểm
toán, được chấp nhận tại đại hội quốc tế lần thứ 9 vào năm 19 , được biết đến như là
luật lệ cơ bản của kiểm toán nhà nước. Nó cung cấp một khuôn khổ về l thuyết và
khái niệm cho các công việc của INTOSAI. Trong tuyên bố này, INTOSAI đã đặc biệt
nhấn mạnh đến tính độc lập của các SAI với những tổ chức nhà nước khác và việc tạo
lập một môi trường dân chủ. Kiểm toán nhà nước Việt Nam là thành viên chính thức
của tổ chức INTOSAI từ tháng /1996, Kiểm toán Nhà nước Việt Nam đã tham gia
ngày càng tích cực vào quá trình hội nhập quốc tế, có mối quan hệ hợp tác rộng rãi và
đã k kết văn kiện hợp tác với hàng chục cơ quan kiểm toán tối cao và các tổ chức
quốc tế có uy tín khắp các châu lục. Năm 199 , Việt Nam tham gia tổ chức cơ quan
kiểm toán tối cáo Châu Á (ASOSAI). ASOSAI thành lập năm 19 9, hiện có hơn
thành viên. Từ tháng 10/2009, Việt Nam là thành viên Ban điều hành tổ chức này
nhiệm kỳ 2009 – 2012 (Phan Nam Anh, 2013).
Tại đại hội ashington, Hoa Kỳ năm 1992, quy chế của INTOSAI đã được sửa đổi và
được chấp nhận là hiến chương của tổ chức, trong đó mô tả về cơ cấu, các thành viên,
nhiệm vụ và nguyên tắc của INTOSAI. Cũng tại đại hội này, hai tài liệu cũng được thông
qua, đó là chuẩn mực kiểm toán và những hướng dẫn về chuẩn mực kiểm soát nội bộ. Tài
liệu này đã tích hợp các l luận chung về KSNB của báo cáo COSO và những điểm đặc thù
của khu vực công. Năm 2001, INTOSAI được cập nhật và công bố vào năm 200 . Năm
201 , INTOSAI tiếp tục cập nhật và công bố và áp dụng vào năm 201 .
Trên bình diện quốc tế, với vai trò tổ chức tiên phong, trong kiểm toán khu vực công,
INTOSAI đã ban hành những hướng dẫn quốc tế về quản l tài chính, cùng nhiều lĩnh
vực khác, phát triển những phương pháp luận có liên quan, tổ chức huấn luyện và thúc
8
đẩy việc trao đổi thông tin giữa các thành viên. INTOSAI sử dụng ngôn ngữ chính
thức: Ả ập, Anh, Pháp, Đức và Tây Ban Nha.
2.1.3. Vai tr , tác dụng của KSNB với công tác quản l khu vực công
Tại sao các đơn vi tại khu vực công cần xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ.
Một l do là bất kỳ công việc nào, quy trình nào thực hiện ở đơn vị cũng đều đối diện
với những nguy cơ, sự cố, hay rủi ro tác động làm ảnh hưởng đến khả năng hoàn thành
mục tiêu của công việc đó và tùy theo mức độ, gây ảnh hưởng từ thiệt hại trong mức
chấp nhận được đến nguy cơ phá sản tổ chức. Do đó, nhằm giảm rủi ro cho tổ chức ở
ngưỡng chấp nhận được, hệ thống KSNB được thiết lập trên cơ sở các biện pháp,
chính sách, thủ tục, tinh thần, giá trị, chức năng, thẩm quyền của những người liên
quan và trở thành phương tiện sống còn trong hoạt động của mọi đơn vị, giúp đơn vị
sự nghiệp nâng cao năng lực, cải tiến hiệu quả hoạt động, hạn chế các sự cố và hoàn
thành mục tiêu của tổ chức. Cụ thể là:

 Đảm bảo hoạt động của từng đơn vị được triển khai đúng định hướng, các biện
pháp tổ chức thực hiện nhiệm vụ có hiệu lực và hiệu quả.
 Phát hiện, ngăn chặn các rủi ro có thể xảy ra trong hoạt động tại đơn vị. Quản
l , sử dụng tài sản và các nguồn lực tại đơn vị an toàn và hiệu quả.
 Bảo đảm tuân thủ pháp luật và các quy chế, quy trình nghiệp vụ, quy định nội bộ.
 Kiến nghị với thủ trưởng đơn vị trong việc sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới
các cơ chế, quy chế nhằm tăng cường biện pháp đảm bảo an toàn tài sản, tăng hiệu quả
hoạt động.
2.1.4. Mục tiêu của KSNB đối với khu vực công
Theo, Trần Thị Giang Tân (2012) mục tiêu của KSNB bao gồm:

 Nhóm mục tiêu về hoạt động: Nhấn mạnh đến sự hữu hiệu và hiệu quả của việc
sử dụng các nguồn lực, bảo mật thông tin, nâng cao uy tín...
 Nhóm mục tiêu về báo cáo tài chính: Đơn vị công phải đảm bảo tính trung thực
và đáng tin cậy của báo cáo tài chính mà mình cung cấp, bởi vì chính người quản l
đơn vị phải có trách nhiệm lập báo cáo tài chính phù hợp với chuẩn mực và chế độ
hiện hành.
 Nhóm mục tiêu về sự tuân thủ: Các đơn vị công phải tuân thủ các luật lệ và quy
định. Điều này xuất phát từ trách nhiệm của người quản l đối với những hành vi
không tuân thủ. Bên cạnh đó, KSNB còn phải hướng mọi thành viên trong đơn vị vào
việc tuân thủ các chính sách, quy định nội bộ của đơn vị, qua đó đảm bảo đạt được
những mục tiêu của tổ chức.
9
 Trong nội dung luận văn này, tác giả giới hạn KSNB trong khung nghiên cứu tại
Trường Cao đẳng Nghề Cần Thơ trong nhóm mục tiêu hoạt động. Nghĩa là tính hữu
hiệu của KSNB thể hiện qua sử dụng hữu hiệu nguồn lực trường.
2.1.5. Trách nhi của các đối tượng có liên quan đến KSNB
Theo INTOSAI (200 ) thì các đối tượng sau có liên quan đến trách nhiệm của
KSNB:
Hội đồng quản trị
Hội đồng quản trị có trách nhiệm thay mặt cho Đại hội đồng cổ đông để lãnh đạo,
chỉ đạo và giám sát toàn bộ hoạt động của đơn vị. Các thành viên trong hội đồng quản
trị cần phải có cách nhìn khách quan và có năng lực. Họ phải hiểu biết các hoạt động
và môi trường hoạt động của đơn vị, biết sắp xếp thời gian cần thiết để hoàn thành
được trách nhiệm của mình.
Trong nhiều trường hợp, do thiếu năng lực hoặc kinh nghiệm mà Ban giám đốc
có thể rơi vào tình trạng kiểm soát chồng chéo, hoặc không kiểm soát được những hoạt
động diễn ra tại đơn vị. Trong một tình huống khác, Ban giám đốc có thể không trung
thực, cố tình xuyên tạc các kết quả hoạt động trong phạm vi trách nhiệm và quyền hạn
của mình để đạt được các mục tiêu cá nhân. Để tránh tình trạng trên, một hội đồng
quản trị phải biết kết hợp các kênh thông tin khác nhau để có thể nhận biết các vấn đề
đó và có biện pháp chấn chỉnh kịp thời.
Ban giá đốc
Tất cả các nhân viên trong tổ chức đóng vai trò quan trọng trong công tác kiểm soát
nội bộ. Tuy nhiên, nhà quản l có trách nhiệm tổng thể trong thiết kế, thực hiện, giám sát
hoạt động đúng đắn, bảo dưỡng và có tài liệu hướng dẫn của hệ thống kiểm soát nội bộ. Cơ
cấu quản l có thể bao gồm hội đồng và ủy ban kiểm toán, trong đó tất cả đều có vai trò
khác nhau và có thể có quy định khác nhau ở các nước khác nhau.
Ban giám đốc có nhiệm vụ điều hành toàn bộ hệ thống KSNB và giải trình cho Hội
đồng quản trị về những vấn đề thuộc trách nhiệm của họ. Hơn hẳn các nhà quản l khác,
giám đốc điều hành phải tạo được tiếng nói chung vì nó sẽ ảnh hưởng, tác động đến tính
chính trực và giá trị đạo đức cũng như các nhân tố khác của môi trường kiểm soát. Trong
những đơn vị có quy mô lớn, giám đốc điều hành thực thi nhiệm vụ này thông qua việc chỉ
đạo các nhà quản l cấp dưới (ví dụ giám đốc nhân sự, sản xuất...) và phải rà soát lại những
phương pháp mà họ đã thực hiện để kiểm soát các hoạt động trong đơn vị của mình. Ngược
lại, nhà quản l cấp dưới được giao nhiệm vụ thiết lập các chính sách và thủ tục kiểm soát
cụ thể hơn. Đối với những đơn vị có quy mô nhỏ hơn, giám đốc điều hành sẽ chỉ đạo trực
tiếp mọi hoạt động trong đơn vị. Ngoài giám đốc điều hành, giám đốc tài chính hoặc các
chức danh tương đương khác cũng giữ vai trò quan trọng về mọi hoạt động kiểm soát có
liên quan đến tình hình tài chính của đơn vị.
10
Kiể toán viên nội ộ
Kiểm toán viên nội bộ đóng một vai trò quan trọng trong việc đánh giá sự hữu hiệu
đối với một hệ thống KSNB và góp phần giữ vững sự hữu hiệu này thông qua các dịch
vụ mà họ cung cấp cho các bộ phận trong đơn vị. Tuy nhiên họ không có trách nhiệm
chính trong quản l của thiết kế, thực hiện, duy trì và lập hồ sơ kiểm soát nội bộ.
Nhà quản l thường thiết lập kiểm toán nội bộ cho đơn vị là một phần của hệ
thống KSNB và sử dụng nó để giúp giám sát hiệu quả của kiểm soát nội bộ. Kiểm toán
nội bộ thường xuyên cung cấp thông tin về các hoạt động của kiểm soát nội bộ, tập
trung sự chú đáng kể trên đánh giá thiết kế và hoạt động của kiểm soát nội bộ. Họ
cung cấp thông tin về điểm mạnh, điểm yếu và khuyến nghị để cải thiện hệ thống
KSNB của đơn vị.
Nhân viên
Nhân viên góp phần làm cho hệ thống KSNB thực hiện được tốt. Hệ thống KSNB
đã phân định trách nhiệm r ràng cho tất cả mọi người. Hơn nữa, mọi thành viên đều
nằm trong một hệ thống xử l thông tin được sử dụng để thực hiện các hoạt động trong
đơn vị. Tất cả các nhân viên đóng một vai trò trong việc thực hiện kiểm soát và phải có
trách nhiệm báo cáo các vấn đề hoạt động, không tuân thủ các quy tắc ứng xử hoặc
hành vi vi phạm chính sách cho nhà quản l của mình. KSNB liên quan đến trách
nhiệm của mọi thành viên trong một đơn vị. Thông qua các hoạt động hàng ngày, mọi
thành viên đều sẽ tham gia vào các hoạt động kiểm soát ở những mức độ khác nhau.
Ngoài ra các thành viên trong quá trình đánh giá rủi ro hay giám sát cũng đóng một vai
trò rất quan trọng.
Các đối tượng khác ở ên ngoài
Tổ chức kiểm toán tối cao (SAI) khuyến khích và h trợ việc thành lập KSNB
hiệu quả trong đơn vị sự nghiệp. Theo SAI, các đánh giá KSNB là cần thiết để tuân thủ
tài chính và nâng cao hiệu suất kiểm toán. Các đánh giá này làm tăng cường vai trò
của các đối tượng liên quan.
Các đối tượng bên ngoài đặc biệt là kiểm toán viên bên ngoài và SAI sẽ đánh giá các
hoạt động của hệ thống KSNB và thông báo cho nhà quản l về phát hiện những sai
sót của mình. Tuy nhiên, các đối tượng bên ngoài xem xét các hệ thống KSNB được
xác định bởi sự ủy quyền của các cấp quản l .

Các kiểm toán viên bên ngoài (như kiểm toán viên độc lập, kiểm toán viên của
nhà nước...), thông qua các cuộc kiểm toán báo cáo tài chính hoặc kiểm toán tuân thủ
sẽ phát hiện và cung cấp thông tin về những điểm yếu kém trong hệ thống KSNB
nhằm giúp Ban giám đốc và hội đồng quản trị nhận biết và chấn chỉnh kịp thời. các
quốc gia rất cần những kiểm toán nhà nước. Các kiểm toán viên bên ngoài và cơ quan
11
chuyên môn nhà nước nên cung cấp tài liệu và tư vấn về KSNB cho các đơn vị công.
Không chỉ có SAI mà còn có kiểm toán viên bên ngoài đóng một vai trò quan trọng
trong việc góp phần đạt được các mục tiêu KSNB của đơn vị, đặc biệt là thực hiện
nghĩa vụ trách nhiệm và bảo vệ tài nguyên cho đơn vị.

Các nhà lập pháp và cơ quan quản l ban hành những luật lệ hoặc quy định để giúp đơn
vị nhận thức và cố gắng thực hiện những hoạt động theo khuôn khổ của pháp luật quy
định. Thiết lập quy tắc, chỉ thị liên quan đến hệ thống kiểm soát nội bộ. Nhà lập pháp có
thể cung cấp sự hiểu biết chung về định nghĩa của KSNB và mục tiêu phải đạt được. Họ
cũng có thể quy định các chính sách các bên liên quan trong và ngoài nước phải tuân
theo trong việc thực hiện vai trò của mình và trách nhiệm kiểm soát nội bộ.
C đố ượ k
Các đối tượng khác có liên quan với tổ chức (đối tượng hưởng lợi, nhà cung cấp,
ngân hàng, chủ nợ...) cung cấp thông tin liên quan đến việc đạt được các mục tiêu đề
ra. Một số đối tượng gồm:

 Các khách hàng và nhà cung cấp cũng có thể cung cấp những thông tin hữu ích
thông qua các giao dịch với đơn vị.
 Những đối tượng khác ở bên ngoài đơn vị cũng có những đóng góp nhất định
đối với hệ thống KSNB của đơn vị, còn bao gồm các nhà phân tích tài chính, giới
truyền thông...
2.1.6. Các ộ phận hợp thành h thống KSNB
Tác giả nghiên cứu và ứng dụng theo INTOSAI (2004) làm cơ sở khoa học nền
tảng cho luận văn. Vì qua tìm hiểu INTOSAI, tác giả nhận thấy nếu áp dụng theo
INTOSAI (1992) thì tương đối lạc học, còn ứng dụng theo INTOSAI (2013) thì hiện
nay khá mới mẻ và một số nội dung tại trường vẫn chưa đáp ứng được. Ví dụ như
INTOSAI (2013) bao gồm luôn cả yếu tố P trong quản l . Vì vậy nếu sử dụng l
thuyết INTOSAI (2013) để xây dựng hệ thống KSNB thì thật sự không phù hợp.
Giống như báo cáo COSO, INTOSAI (2004) cũng đưa ra năm thành phần liên quan
chặt cần nhẽ đến nhau trong hệ thống KSNB của khu vực công, đó là: Môi trường
kiểm soát, đánh giá rủi ro, hoạt động kiểm soát, thông tin và truyền thông, giám sát
a. Môi trường kiể oát
Môi trường KSNB tạo nên một sắc thái chung cho một tổ chức, ảnh hưởng đến
thức kiểm soát của nhân viên trong tổ chức. Nó là nền tảng cho tất cả các thành phần
khác của kiểm soát nội bộ, tạo nên một nề nếp k cương, đạo đức và cơ cấu tổ chức.
Các yếu tố của môi trường kiểm soát là: Sự liêm chính và giá trị đạo đức của nhà lãnh
12
đạo và đội ngũ nhân viên, năng lực nhân viên, triết l và phong cách lãnh đạo, cơ cấu
tổ chức, chính sách nhân sự.
Sự liê chính và giá trị đạo đức của nhà l nh đạo và đội ng nhân viên
Sự liêm chính và giá trị đạo đức của nhà lãnh đạo và đội ngũ nhân viên là xác
định thái độ cư xử chuẩn mực trong công việc của họ mà được quy đổi sang tiêu chuẩn
của hành vi. Họ nên biểu lộ một thái độ h trợ đối với hệ thống KSNB ở tất cả các bộ
phận của tổ chức.
Tất cả mọi người tham gia tổ chức, trong đó gồm các nhà quản l và nhân viên
phải thường xuyên duy trì và chứng minh sự chuyên nghiệp của bản thân và giá trị đạo
đức. Và họ phải tuân thủ các quy luật ứng xử mang tính chất đạo đức tại mọi thời
điểm. Ví dụ, có thể công khai tài sản cá nhân, các vị trí kiêm nhiệm bên ngoài, cách
bình bầu cán bộ, công chức cao cấp...).
Ngoài ra, các tổ chức phải duy trì và chứng minh tính toàn v n và các giá trị đạo
đức, họ nên làm những việc mang tính chất công chúng vì lợi ích chung của cộng
đồng. Đồng thời, phải cho công chúng thấy được tinh thần này trong sứ mệnh và trong
tiêu chuẩn đạo đức của tổ chức thông qua các văn bản chính thức được công bố cho
toàn bộ nhân viên trong đơn vị.
Năng lực nhân viên
Năng lực nhân viên bao gồm mức độ kiến thức hiểu biết và k năng chuyên môn
cần thiết để giúp đảm bảo công việc được tiến hành một cách k cương, mang giá trị
đạo đức, kinh tế, hữu hiệu và hiệu quả khi hoạt động, cũng như hiểu biết tốt về trách
nhiệm cá nhân liên quan đến việc thiết lập hệ thống kiểm soát nội bộ.
Các nhà quản l và nhân viên phải có một trình độ để hiểu biết tầm quan trọng
của việc phát triển, thực hiện và duy trì KSNB tốt, đánh giá rủi ro của hệ thống KSNB
và để thực hiện nhiệm vụ của mình trong sứ mệnh chung của tổ chức. Để thực hiện các
mục tiêu KSNB nói chung và nhiệm vụ của tổ chức thì tất cả mọi người trong một tổ
chức có liên quan đến KSNB biết được trách nhiệm cụ thể của mình trong tổ chức.
Triết l và phong cách l nh đạo
Thái độ được thiết lập bởi nhà quản l cấp cao được phản ánh trong tất cả các
khía cạnh của hoạt động quản l của đơn vị. Các cam kết, sự tham gia và h trợ của
quan chức chính phủ cao cấp và các nhà lập pháp trong việc thiết lập triết l và phong
cách lãnh đạo xây dựng nên một thái độ tích cực và quan trọng để duy trì một cách
tích cực và thái độ ủng hộ đối với hệ thống KSNB trong một tổ chức.
Nếu nhà quản l cao cấp tin rằng hệ thống KSNB là rất quan trọng thì những
người khác trong tổ chức sẽ cảm nhận được điều đó và sẽ phản ứng bằng cách tận tâm
quan sát các mục tiêu được thiết lập trong tổ chức. Ví dụ, việc tạo ra kiểm toán nội bộ
13
trong đơn vị là một phần của hệ thống KSNB và là một tín hiệu rất quan trọng trong
việc quản l của đơn vị bằng hệ thống kiểm soát nội bộ.
Mặt khác, nếu các thành viên của tổ chức cảm thấy rằng kiểm soát không phải là
một mối quan tâm quan trọng đối với nhà quản l cấp cao. Mà hệ thống KSNB chỉ là
một hoạt động mang tính chất cho có thì mục tiêu kiểm soát của tổ chức sẽ không thể
đạt được hiệu quả.
Cơ cấu tổ chức
Cơ cấu tổ chức của một đơn vị cung cấp: Trách nhiệm và quyền hạn, ủy quyền và
trách nhiệm, các báo cáo phù hợp ở từng bộ phận.
Cơ cấu tổ chức xác định các khu vực trọng điểm của đơn vị. Ủy quyền và trách nhiệm
liên quan đến cách thức mà quyền hạn và trách nhiệm này được giao trong suốt tổ chức. Có
thể không có ủy quyền hoặc không có một hình thức báo cáo nào. Vì vậy, các báo cáo phù
hợp cần phải được xác định. Trong trường hợp đặc biệt, các loại báo cáo có thể thêm vào
cho những trường hợp ngoại lệ, chẳng hạn như trong trường hợp báo cáo có liên quan đến
những vi phạm, sai sót bất ngờ.
Cơ cấu tổ chức là sự phân chia trách nhiệm và quyền hạn giữa các bộ phận trong đơn
vị, giúp cho m i thành viên hiểu được nhiệm vụ cụ thể và từng hoạt động của họ sẽ ảnh
hưởng như thế nào đến việc hoàn thành mục tiêu. Cơ cấu tổ chức thường được mô tả qua sơ
đồ tổ chức và được thể chế hóa bằng văn bản về những nhiệm vụ và quyền hạn cụ thể của
từng bộ phận, từng thành viên trong bộ phận và mối quan hệ giữa họ với nhau.
Một cơ cấu tổ chức phù hợp sẽ làm cơ sở để lập kế hoạch, điều hành, giám sát
các hoạt động. Ngược lại, khi thiết kế cơ cấu tổ chức không phù hợp có thể làm cho
các thủ tục kiểm soát mất tác dụng. Ví dụ nếu sắp xếp bộ phận kiểm toán nội bộ trực
thuộc phòng kế toán, chức năng kiểm tra và đánh giá của kiểm toán nội bộ sẽ không
thể phát huy được tác dụng.
Để thiết kế một cơ cấu tổ chức hiệu quả cần tuân thủ các nguyên tắc sau:

 Thiết lập sự điều hành và kiểm soát trên toàn bộ hoạt động, không bỏ sót lĩnh
vực nào cũng như không có sự chồng chéo giữa các bộ phận.
 Thực hiện sự phân chia chức năng: Xử l nghiệp vụ, ghi chép sổ sách, bảo
quản tài sản.
 Đảm bảo sự độc lập tương đối giữa các bộ phận.
 Phù hợp với quy mô và đặc thù hoạt động của đơn vị.
Chính ách nhân ự
Chính sách nhân sự bao gồm việc tuyển dụng về nhân sự, định hướng, đào tạo và
giáo dục, đánh giá và tư vấn, thúc đẩy và bồi thường, khắc phục hậu quả và hành động.
14
Một khía cạnh quan trọng của KSNB là nhân viên. Các nhân viên đáng tin cậy rất
cần thiết để kiểm soát hiệu quả. Do đó, các phương pháp mà người được thuê, đào tạo,
đánh giá, bồi dưỡng và phát huy là một phần quan trọng của môi trường kiểm soát. Do
đó việc quyết định tuyển dụng nhân sự nên bao gồm đảm bảo rằng cá nhân có giá trị
đạo đức, giáo dục thích hợp và kinh nghiệm để thực hiện công việc của họ và cần thiết
cần cung cấp bồi dưỡng giá trị đạo đức cho các nhân viên trong lúc họ làm việc. Các
nhà quản l và nhân viên có hiểu biết tốt về hệ thống KSNB và s n sàng chịu trách
nhiệm cho việc làm của họ là yếu tố quan trọng để hệ thống KSNB hiệu quả. Ví dụ
một chính sách tuyển dụng dành ưu tiên cho những cá nhân có trình độ, kinh nghiệm,
chính trực và hạnh kiểm tốt sẽ là sự đảm bảo không những về năng lực mà còn về
phẩm chất của đội ngũ nhân viên.
Quản l nguồn nhân lực cũng có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy một môi
trường hoạt động bằng cách phát triển chuyên nghiệp và thực thi minh bạch trong thực
tế hàng ngày. Điều này cần được thể hiện trong tuyển dụng, đánh giá hiệu quả và thúc
đẩy quá trình tuyển dụng. Quá trình tuyển dụng phải được công khai và phải có những
chính sách tuyển dụng được quy định cụ thể bằng văn bản.
Chính sách nhân sự có ảnh hưởng rất lớn đến sự hữu hiệu của môi trường kiểm soát,
góp phần đảm bảo năng lực đội ngũ nhân viên, tính chính trực và các giá trị đạo đức...
Môi trường kiểm soát ảnh hưởng đến mọi hoạt động của tổ chức, trong đó có
công tác kế toán và trung thực của các báo cáo. Ví dụ một quan điểm không đúng đắn
của nhà quản l cấp cao khi báo cáo có thể làm mất đi tính trung thực và hợp l của
báo cáo hoặc năng lực yếu kém của đội ngũ nhân viên kế toán có khả năng dẫn đến các
sai lệch trọng yếu trong báo cáo.
Kiểm toán nội bộ là một nhân tố trong môi trường kiểm soát hệ thống KSNB bao
gồm: Có các cơ chế kiểm tra nội bộ và hoạt động kiểm toán nội bộ, trong đó cơ chế
kiểm tra nội bộ là những hoạt động những thủ tục kiểm tra được cài đặt ngay trong quá
trình xử l nghiệp vụ để giảm ngăn ngừa và phát hiện những sai phạm trong quá trình
kiểm soát nội bộ. Kiểm toán nội bộ được tổ chức độc lập với quy trình hoạt động để
nhằm kiểm tra tính hiệu quả của các hoạt động kiểm soát nội bộ.
b. Đánh giá rủi ro
Đánh giá rủi ro là quá trình xác định và phân tích có liên quan đến rủi ro để đạt
được các mục tiêu của tổ chức và xác định các hướng giải quyết thích hợp.
Đánh giá rủi ro bao gồm là: Nhận dạng rủi ro, đánh giá rủi ro, đánh giá khả năng
chịu các rủi ro của tổ chức, đối phó rủi ro.
Vì tình hình chính trị, kinh tế, các luật lệ pháp l và các hoạt động trong tổ chức
thay đổi liên tục vì vậy đánh giá rủi ro phải được lặp đi lặp lại liên tục. Nó bao gồm
15
việc xác định và phân tích các điều kiện thay đổi, các cơ hội và rủi ro (chu kỳ đánh giá
rủi ro) và sửa đổi KSNB để giải quyết các thay đổi rủi ro.
KSNB có thể cung cấp sự đảm bảo hợp l rằng các mục tiêu của tổ chức đạt
được. Đánh giá rủi ro như một phần của kiểm soát nội bộ, đóng vai trò quan trọng
trong việc lựa chọn các hoạt động kiểm soát thích hợp để thực hiện. Nó là quá trình
xác định và phân tích rủi ro liên quan đến việc đạt được các mục tiêu của tổ chức và
xác định phù hợp phương pháp để quản l rủi ro.
Do đó, thiết lập mục tiêu là một điều kiện tiên quyết để đánh giá rủi ro. Mục tiêu
phải được xác định trước khi nhà quản l có thể xác định được những rủi ro đến thành
tích của họ và có những hành động cần thiết để quản l các rủi ro. Điều đó có nghĩa là
cần có một quá trình liên tục để đánh giá và giải quyết các tác động của rủi ro một
cách hiệu quả và cần có nhân viên với các k năng phù hợp để xác định và đánh giá
tiềm năng của rủi ro. Hoạt động KSNB dùng để phản ứng với các rủi ro ở ch chúng
được thiết kế để chứa sự không chắc chắn về kết quả đã được xác định.
Nhận dạng rủi ro
Đánh giá rủi ro phụ thuộc vào việc xác định rủi ro so với mục tiêu quan trọng của
tổ chức. ủi ro liên quan đến các mục tiêu mà nó được xem xét và đánh giá kết quả
của việc xem xét các rủi ro.
Xác định rủi ro không chỉ quan trọng để xác định lĩnh vực quan trọng nhất mà là
các nguồn lực trong đánh giá rủi ro không những được phân bổ mà còn để giao trách
nhiệm để quản l những rủi ro này.
Hoạt động của tổ chức sẽ gặp khó khăn do tác động các yếu tố bên trong, bên
ngoài cũng như các hoạt động của tổ chức. Đánh giá rủi ro nên xem xét tất cả các rủi
ro có thể xảy ra (bao gồm cả nguy cơ gian lận và tham nhũng). Do đó, việc nhận dạng
rủi ro là quan trọng. Nhận dạng rủi ro phải là một quá trình lặp đi lặp lại liên tục và
thường là tích hợp với quá trình lập kế hoạch. Nhận dạng rủi ro phải được tiến hành từ
bước đầu tiên không phải chỉ xem xét những rủi ro liên quan trước đó là đủ.
Việc tiếp cận để nhận dạng các rủi ro của tổ chức dựa vào sự thay đổi của môi
trường kinh tế và luật pháp, điều kiện hoạt động bên trong và bên ngoài và từ các mục
tiêu của tổ chức. Xác định các rủi ro không chỉ quan trọng trong việc đề ra hướng để
tiến hành đánh giá rủi ro mà còn để phân chia trách nhiệm trong việc quản trị rủi ro.
ủi ro được chia làm hai loại đó là rủi ro hoạt động và rủi ro hệ thống.
Đánh giá rủi ro
Để xác định hướng xử l rủi ro, bên cạnh việc xác định các nền tảng của từng
loại rủi ro, cần phải xem xét độ ảnh hưởng của rủi ro cũng như khả năng rủi ro xảy ra.
Có nhiều phương pháp để đánh giá rủi ro, phần lớn là do rủi ro rất khó lượng hóa và
các rủi ro khác liên quan đến các con số (rủi ro tài chính). Vì thế cách tiếp cận chính là
16
dựa vào khả năng rủi ro xảy ra. Đánh giá rủi ro là một nghệ thuật chứ không phải là
khoa học. Tuy nhiên, sử dụng mức xếp hạng rủi ro sẽ làm giảm khả năng đánh giá chủ
quan mà chủ yếu dựa vào khuôn mẫu.
Đánh giá khả năng chịu đựng rủi ro của tổ chức
Một vấn đề quan trọng trong xử l rủi ro là nhận dạng khả năng chịu đựng rủi ro
của tổ chức. Khả năng chịu đựng rủi ro là số lượng rủi ro mà tổ chức có thể chịu đựng
được trước khi có các hướng giải quyết. Quyết định hướng giải quyết rủi ro cần kết
hợp với nhận định số lượng rủi ro mà tổ chức có thể chịu đựng.
ủi ro s n có và rủi ro tăng thêm đều phải được xem xét khi đánh giá khả năng của tổ
chức. ủi ro s n có là rủi ro của tổ chức do ban quản trị không tiến hành các hành
động xác định khả năng xảy ra cũng như tác động của rủi ro. ủi ro tăng thêm là rủi ro
còn lại sau khi ban quản trị đã tiến hành các hành động cần thiết.
Khả năng chịu rủi ro của tổ chức sẽ thay đổi tùy theo tầm ảnh hưởng của rủi ro.
Ví dụ như, khả năng chịu đựng các mất mát về tài chính sẽ thay đổi tùy theo các yếu
tố, bao gồm giới hạn của ngân sách, nguồn gốc của mất mát, sự liên quan đến các rủi
ro khác như là bất lợi khi công khai. Việc nhận dạng khả năng chịu đựng rủi ro của tổ
chức rất quan trọng trong quyết định các chiến lược xử l rủi ro.
Đối phó rủi ro
Các vấn đề nêu ở trên là các điều cần nắm được để quản l rủi ro của tổ chức. Việc
lập ra các vấn đề như vậy giúp tổ chức có các hướng khắc phục hậu quả các rủi ro.
Việc khắc phục rủi ro chia thành loại: Phân tán, chấp nhận, tránh né và xử l
hạn chế rủi ro. Trong vài trường hợp, rủi ro có thể được chuyển giao, chấp nhận hoặc
loại bỏ. Tuy nhiên, rủi ro thường được xử l , tổ chức phải tiến hành và duy trì hệ thống
KSNB để giữ rủi ro ở mức chấp nhận được.
Cần phải nhấn mạnh là không thể loại bỏ hết các rủi ro và hệ thống KSNB đảm
bảo cho việc hoàn thành các mục tiêu của tổ chức. Tuy nhiên, tổ chức nhận dạng và
khắc phục rủi ro sẽ giúp xử l nhanh chóng khi mọi chuyện không như muốn và
thích nghi với sự thay đổi.
Khi xây dựng hệ thống KSNB quan trọng là các hoạt động kiểm soát phải t lệ
với rủi ro. Tránh các kết quả không như mong muốn, hệ thống phải đảm bảo các mất
mát nằm trong khả năng chịu đựng của tổ chức. M i hệ thống đều có chi phí, hệ thống
phải cung cấp các giá trị tương ứng với chi phí bỏ ra khi nhận dạng rủi ro.
Mục đích của đối phó rủi ro không nhất thiết phải loại trừ rủi ro mà phần lớn có
khả năng là bao hàm nó. Các thủ tục để tổ chức thành lập các biện pháp xử l được gọi
là các hoạt động của kiểm soát nội bộ. Đánh giá rủi ro nên đóng một vai trò quan trọng
trong việc lựa chọn các hoạt động kiểm soát thích hợp để thực hiện. Điều quan trọng
phải lặp lại rằng đánh giá rủi ro không thể loại trừ tất cả rủi ro và KSNB chỉ có thể
17
cung cấp đảm bảo hợp l rằng các mục tiêu của tổ chức đó đã đạt được. Tuy nhiên, các
đơn vị chủ động xác định và quản l rủi ro có nhiều khả năng được chuẩn bị tốt hơn để
đáp ứng một cách nhanh chóng khi mọi thứ đi sai và để đáp ứng những thay đổi.
c. Hoạt động kiể oát
Hoạt động kiểm soát là những chính sách và thủ tục được thiết lập nhằm đối phó
với rủi ro và tạo điều kiện cho các mục tiêu đề ra được thực thi nghiêm túc, hiệu quả
trong toàn đơn vị. Hoạt động kiểm soát tồn tại ở mọi bộ phận và mọi cấp độ tổ chức
trong một đơn vị.
Để có hiệu quả, hoạt động kiểm soát cần phải:

 Phù hợp: Nghĩa là các kiểm soát phải đúng nơi và tương xứng với rủi ro liên quan.
 Thực hiện thường xuyên theo kế hoạch theo thời gian dài: Nghĩa là được tuân
thủ một cách cẩn thận bởi tất cả các nhân viên có liên quan và không bỏ qua khi nhà
quản l cấp cao không có mặt tại đơn vị hoặc khối lượng công việc nhiều.
 Đạt được hiệu quả chi phí: Nghĩa là các chi phí thực hiện sự kiểm soát không
được vượt quá lợi ích thu được.
 Đầy đủ, hợp l và liên quan trực tiếp đến mục tiêu kiểm soát.
Hoạt động kiểm soát được thực hiện trong toàn tổ chức, các cấp quản l và trong
tất cả các bộ phận. Chúng bao gồm một loạt các điều tra và kiểm soát phòng ngừa các
hoạt động đa dạng, ví dụ như: Thủ tục ủy quyền và xét duyệt, phân chia trách nhiệm
(ủy quyền, thực hiện, xem xét, ghi chép), kiểm soát nguồn lực và ghi chép, xác minh,
đối chiếu, soát xét kết quả hoạt động của tổ chức, soát xét các quá trình và các hoạt
động, giám sát (giao phó, xem xét và phê duyệt, hướng dẫn và đào tạo).
Tám nội dung trên thì trong đó có ba nội dung để phòng ngừa rủi ro, ba nội dung
để phát hiện rủi ro và hai nội dung kết hợp cả phòng ngừa và phát hiện rủi ro. Các đơn
vị phải đạt được sự cân bằng thích hợp giữa điều tra và các hoạt động kiểm soát phòng
ngừa. Hành động khắc phục là một sự bổ sung cần thiết để kiểm soát các hoạt động nội
bộ để đạt được các mục tiêu.
Thủ tục ủy quyền và t duy t
Các giao dịch, sự kiện được ủy quyền và thực hiện bởi các cá nhân có thẩm quyền.
Việc ủy quyền nhằm đảm bảo các giao dịch và sự kiện chỉ được thực hiện bởi các cấp
quản l . Thủ tục cấp phép, trong đó nên được ghi chép r ràng và thông báo cho các nhà
quản l và nhân viên, bao gồm các điều kiện cụ thể mà ủy quyền phải thực hiện. Ủy
quyền phải phù hợp với các điều khoản của một ủy quyền có nghĩa là nhân viên hành
động theo chỉ thị và trong giới hạn được thiết lập bởi nhà quản l hoặc pháp luật.
Sự ủy quyền phải đúng đắn cho các nghiệp vụ hoặc các hoạt động. Sự ủy quyền
bao gồm ủy quyền chung và ủy quyền chi tiết. Ủy quyền chung liên quan đến toàn bộ
18
hoạt động hay toàn bộ tổ chức hoặc liên quan đến tất cả các hoạt động trong một
nghiệp vụ. Ủy quyền chi tiết là trường hợp ủy quyền phê chuẩn một nghiệp vụ đơn lẻ
và cụ thể, không phát sinh thường xuyên
Phân chia trách nhi ủy quyền
Để giảm thiểu sai sót, lãng phí, hành động sai và rủi ro từ việc không giải quyết
được vấn đề, không có cá nhân hoặc nhóm nào quản l tất cả các quy trình quan trọng
của một giao dịch hay sự kiện. Nhiệm vụ và trách nhiệm phải được phân chia cho
nhiều cá nhân để đảm bảo có hiệu quả và đạt được sự cân bằng. Nhiệm vụ chính bao
gồm ủy quyền, thực hiện, ghi chép, xem xét và kiểm toán các giao dịch.
Sự thông đồng có thể dẫn đến giảm hiệu quả hoặc không đạt được kết quả trong hệ
thống kiểm soát nội bộ. Những tổ chức nhỏ có quá ít nhân viên để có thể thực hiện
việc kiểm soát này, trong trường hợp đó các cấp quản l nên chú đến các rủi ro. Việc
thay đổi nhân viên sẽ bảo đảm nhân viên đó không xử l tất các khía cạnh của giao
dịch trong khoảng thời gian quá dài. Bên cạnh đó, việc khuyến khích và các kì nghỉ
hàng năm sẽ giảm rủi ro do việc thay đổi nhân lực tạm thời.
Khi phân chia trách nhiệm, các chức năng sau cần được tách biệt:

 Chức năng phê chuẩn nghiệp vụ.


 Chức năng ghi chép: Bao gồm cả việc lập chứng từ, ghi sổ kế toán, chuẩn bị các
tài liệu để đối chiếu, lập báo cáo thực hiện.
 Chức năng quản l tài sản: Bao gồm quản l tiền, quản l hàng tồn kho, ...
Kiể oát truy cập nguồn lực và ghi ch p
Truy cập vào các nguồn tài nguyên và ghi chép phải được giới hạn cho các cá
nhân có thẩm quyền và trách nhiệm để bảo vệ việc sử dụng các nguồn lực. Hạn chế
quyền truy cập vào tài nguyên làm giảm nguy cơ của việc sử dụng trái phép hoặc thiệt
hại cho đơn vị và giúp đạt được chỉ thị của nhà quản l . Mức độ hạn chế phụ thuộc vào
sự cạn kiệt của các nguồn tài nguyên và nhận thức rủi ro về mất mát hoặc sử dụng
không đúng và nên được đánh giá theo định kỳ. Ngày nay, khi khoa học công nghệ
tiến bộ, quy trình thực hiện được sự h trợ ngày càng nhiều của công nghệ thông tin,
phần mềm máy tính...
ác inh
Các giao dịch và sự kiện quan trọng được xác minh trước và sau quá trình, ví dụ
như khi giao hàng, số lượng hàng hoá cung cấp được xác minh với số lượng hàng đặt
hàng. Sau đó, số lượng hàng hóa ghi trên hóa đơn được xác minh với số lượng hàng
hoá nhận được. Hàng tồn kho được xác minh qua kiểm kê.
Đối chiếu
19
Các ghi chép được đối chiếu với các tài liệu thích hợp trên cơ sở thường xuyên,
ví dụ như tài liệu kế toán có liên quan đến tài khoản ngân hàng được đối chiếu thường
với báo cáo ngân hàng tương ứng.
Soát xét kết quả hoạt động của tổ chức
Kết quả hoạt động của tổ chức sẽ được xem xét lại một cách thường xuyên nhằm
đánh giá sự hữu hiệu và hiệu quả. Nếu kết quả không đạt được như mục tiêu đề ra, cần
xem xét lại cả quy trình để có những cải tiến cần thiết.
Kiểm tra nhằm đảm bảo các nghiệp vụ được thực hiện, xử l chính xác là một
thành phần quan trọng của kiểm soát. Kiểm tra độc lập các kết quả đạt được để đảm
bảo tính hữu hiệu của hoạt động. Kiểm tra độc lập bao gồm các hoạt động:

 Đối chiếu hai quá trình ghi chép độc lập, ví dụ đối chiếu giữa số liệu kế toán và
thủ kho, đối chiếu giữa sổ kế toán chi tiết với kế toán tổng hợp, ...
 So sánh giữa số thực tế và số liệu được ghi chép trên sổ sách, hoạt động này
thường được thực hiện thông qua quá trình kiểm kê.
 Thực hiện tốt việc ghi sổ kép, kiểm tra đối chiếu số liệu trên bảng cân đối phát sinh.
 Xem xét, đánh giá độc lập quá trình xử l nghiệp vụ. Ví dụ quy định kiểm tra
chứng từ trước khi ghi sổ, kế toán phải thu kiểm tra quá trình lập hóa đơn...
 Thiết kế và sử dụng các chứng từ và sổ phù hợp
Soát t các quá trình hoạt động và các hoạt động
Hoạt động, quy trình và các hoạt động phải được định kỳ xem xét để đảm bảo
rằng chúng phù hợp với quy định hiện hành, chính sách, thủ tục hoặc các yêu cầu
khác. Có nghĩa là cần xem xét lại thực tế hoạt động của một tổ chức và được phân biệt
r ràng từ giám sát của kiểm soát nội bộ.
Hoạt động kiể oát công ngh thông tin
Công nghệ thông tin tiên tiến thì tổ chức càng phụ thuộc vào các hệ thống thông tin
máy tính để thực hiện các hoạt động của mình và để xử l , duy trì và báo cáo thông tin cần
thiết. Độ tin cậy, bảo mật dữ liệu trên máy vi tính và của các hệ thống xử l , duy trì và báo
cáo những dữ liệu này là điều quan tâm chính của cả nhà quản l và kiểm toán viên của các
tổ chức. Mặc dù hệ thống thông tin bao hàm các hoạt động cụ thể của kiểm soát nhưng công
nghệ thông tin không phải là một vấn đề độc lập của kiểm soát. Nó là một phần không thể
thiếu của hầu hết các hoạt động kiểm soát trong đơn vị.
Việc sử dụng các hệ thống tự động xử l thông tin làm xuất hiện một số rủi ro
cần phải được xem xét bởi tổ chức. Những rủi ro xuất phát từ những thứ khác, xử l
thống nhất của giao dịch, hệ thống thông tin tự động bắt đầu giao dịch, tăng khả năng
l i không bị phát hiện, sự tồn tại, đầy đủ và khối lượng của những hoạt động kiểm
toán, bản chất của các phần cứng và phần mềm được sử dụng và ghi âm bất thường
20
hoặc các công việc giao dịch. Ví dụ, một rủi ro vốn có từ việc xử l thống nhất của các
giao dịch là bất kỳ l i phát sinh từ vấn đề lập trình máy tính sẽ xảy ra thường xuyên
trong giao dịch tương tự. Kiểm soát công nghệ thông tin hiệu quả có thể cung cấp cho
nhà quản l đảm bảo hợp l rằng thông tin được xử l bởi hệ thống đáp ứng mục tiêu
kiểm soát mong muốn, chẳng hạn như đảm bảo tính đầy đủ, kịp thời, hiệu lực của dữ
liệu và bảo tồn tính toàn v n của nó.
Hoạt động kiểm soát công nghệ thông tin là một phần của hoạt động kiểm soát.
Kiểm soát công nghệ thông tin gồm 2 nhóm chính: Kiểm soát chung và kiểm soát ứng
dụng
Là cấu trúc, các chính sách và thủ tục áp dụng cho tất cả hoặc
một phân đoạn lớn của hệ thống thông tin của một thực thể và giúp đảm bảo hoạt động
liên tục và ổn định, tạo ra môi trường hoạt động của các hệ thống ứng dụng và kiểm
soát.
Là các cơ cấu, chính sách và thủ tục áp dụng để tách biệt
các ứng dụng trên máy vi tính cá nhân. Các kiểm soát thường được thiết kế để ngăn
chặn, phát hiện và sửa l i những thông tin bất thường từ hệ thống thông tin.
Các kiểm soát thường được thiết kế để ngăn chặn, phát hiện chính xác l i và
những vi phạm như luồng thông tin thông qua hệ thống thông tin.
Kiểm soát ứng dụng bao gồm các hoạt động kiểm soát được lập trình, chẳng hạn
như sửa đổi tự động và dẫn theo d i sản lượng máy tính tạo ra, chẳng hạn như kiến
của báo cáo xác định từ chối hoặc khoản bất thường.
Kiểm soát chung và kiểm soát ứng dụng trên hệ thống máy tính được liên hệ với
nhau. Hiệu quả nói chung là một yếu tố quan trọng trong việc xác định hiệu quả của
kiểm soát ứng dụng. Nếu các biện pháp nói chung là yếu, nó làm giảm nghiêm trọng
độ tin cậy của kiểm soát liên quan các ứng dụng cá nhân. Nếu không có kiểm soát
chung hiệu quả, kiểm soát ứng dụng có thể không hiệu quả bằng cách ghi đ lên, gian
lận hoặc sửa đổi. Ví dụ, chỉnh sửa kiểm tra được thiết kế để ngăn chặn người dùng
nhập vào số bất hợp l trong giờ làm việc thành một hệ thống bảng lương có thể là một
kiểm soát ứng dụng hiệu quả. Tuy nhiên, kiểm soát này không thể dựa vào nếu các
kiểm soát chung cho phép sửa đổi chương trình trái phép có thể cho phép một số giao
dịch được miễn từ chỉnh sửa.
d. Thông tin và truyền thông
Đối với nội dung này, cần xem xét 2 nội dung lớn là thông tin và truyền thông.
Thông tin
Một điều kiện tiên quyết để có thông tin thích ứng và đáng tin cậy là ghi nhận
nhanh chóng các giao dịch và các sự kiện được phân loại thích hợp. Thông tin cần
thiết nên được xác định, nắm giữ và truyền đạt theo cách thức và thời gian cho phép
21
nhân viên hiểu và thực hiện đúng trách nhiệm của mình (thông tin kịp thời cho đúng
đối tượng sử dụng). Do đó, tất cả các giao dịch và sự kiện quan trọng nên được ghi
chép đầy đủ và r ràng (trình bày thành các biểu đồ, các bài tường thuật).
Hệ thống báo cáo phải chứa đựng các thông tin tài chính và phi tài chính, thông
tin liên quan đến việc tuân thủ để vận hành và kiểm soát các hoạt động, bao gồm các
thông tin từ nội bộ, các sự kiện bên ngoài, các hoạt động và điều kiện cần thiết để ra
quyết định. Quyết định đưa ra có thích hợp hay không phụ thuộc rất nhiều vào chất
lượng thông tin. Do đó, các thông tin cần phù hợp, kịp thời, hiện tại, chính xác và dễ
tiếp cận.
Thông tin là cần thiết ở tất cả các cấp của một tổ chức để có KSNB hiệu quả và
đạt được các mục tiêu của tổ chức. Do đó, một loạt các thông tin cần thiết, đáng tin cậy
và có liên quan cần được xác định, nắm giữ và truyền đạt trong một hình thức và thời
gian cho phép nhân viên thực hiện KSNB và trách nhiệm khác. Một điều kiện tiên
quyết để có thông tin đáng tin cậy và có liên quan là ghi âm nhanh chóng và phân loại
thích hợp của các giao dịch và các sự kiện.
Giao dịch và các sự kiện phải được ghi chép ngay khi chúng xảy ra nếu thông tin
vẫn có liên quan và có giá trị để quản l trong việc kiểm soát hoạt động và ra quyết
định. Điều này áp dụng cho toàn bộ quá trình hay vòng đời của một giao dịch hoặc sự
kiện, bao gồm cả việc bắt đầu và ủy quyền, tất cả các khâu trong quá trình và phân
loại. Thông tin cần được cập nhập một cách kịp thời (các vấn đề có liên quan đến tổ
chức).
Phân loại thích hợp của các giao dịch và sự kiện này cũng là cần thiết để đảm bảo
thông tin đáng tin cậy có s n để quản l . Điều này có nghĩa tổ chức, phân loại và định
dạng thông tin mà từ đó báo cáo cho các nhà quản l .
Khả năng quản l để đưa ra quyết định thích hợp bị ảnh hưởng bởi chất lượng
thông tin có nghĩa là các thông tin:

 Thích hợp (Là các thông tin cần thiết không ).


 Kịp thời (Là nó có khi cần thiết không ).
 Hiện đại (Là nó có mới nhất không ).
 Chính xác (Là nó có đúng không ).
 Truy cập (Có thể lấy được dễ dàng bởi các bên liên quan ).
Truyền thông
Truyền thông là thuộc tính của hệ thống thông tin nhưng được nêu ra để nhấn
mạnh vai trò của việc truyền đạt thông tin. Các kênh truyền thông bao gồm truyền
thông từ cấp trên xuống cấp dưới, từ cấp dưới lên cấp trên, trao đổi giữa các bộ phận
trong tổ chức, giữa tổ chức với đối tượng bên ngoài...Truyền thông giúp cho tất cả các
22
nhân viên hiểu vai trò của mình trong hệ thống kiểm soát nội bộ, cũng như cách hoạt
động cá nhân liên quan đến công việc của người khác.
Một trong những kênh thông tin liên lạc quan trọng nhất là giữa quản l và nhân
viên của mình. Nhà quản l phải được cập nhật hiệu suất công việc, phát triển rủi ro và
các hoạt động của kiểm soát nội bộ, các sự kiện và các vấn đề khác có liên quan.
Tương tự như vậy, nhà quản l nên giao tiếp với nhân viên của mình những thông tin
cần thiết và cung cấp thông tin phản hồi. Nhà quản l cũng cần cung cấp thông tin cụ
thể và chỉ đạo kiểm soát hành vi.
Giao tiếp hiệu quả giữa cấp trên và cấp dưới của một tổ chức trong suốt tất cả các
thành phần và toàn bộ cấu trúc của đơn vị. Tất cả các nhân viên sẽ nhận được một
thông điệp r ràng từ nhà quản l hàng đầu rằng trách nhiệm kiểm soát nên được thực
hiện nghiêm túc. Họ nên hiểu được vai trò của mình trong hệ thống KSNB cũng như
cách thức hoạt động cá nhân liên quan đến công việc của người khác.
Cũng cần phải được thông tin liên lạc hiệu quả với các bên. Thông tin là một cơ
sở cho truyền thông mà phải đáp ứng sự mong đợi của nhóm và cá nhân, cho phép họ
thực hiện trách nhiệm của mình một cách hiệu quả. Giao tiếp hiệu quả sẽ xảy ra trong
tất cả các hướng, từ cấp trên xuống cấp dưới trong tổ chức, trong suốt tất cả thành
phần và toàn bộ cấu trúc.
Ngoài thông tin liên lạc nội bộ, nhà quản l phải đảm bảo có đầy đủ phương tiện
giao tiếp và thu thập thông tin từ bên ngoài. Thông tin liên lạc bên ngoài có thể cung
cấp đầu vào có thể có một tác động rất lớn đến mức độ mà tổ chức đạt được mục tiêu
của mình. Dựa trên đầu vào từ thông tin liên lạc bên trong và bên ngoài, nhà quản l
có hành động cần thiết và thực hiện kịp thời theo d i các hành động.
e. Giá át
Giám sát có thẩm quyền giúp đảm bảo rằng các mục tiêu KSNB đạt được. Giao
phó, xem xét và xét duyệt, hướng dẫn và đào tạo công việc của nhân viên bao gồm:

 Nhiệm vụ, trách nhiệm và giải trình được giao phó r ràng cho từng nhân viên.
 Có hệ thống xem xét công việc của m i thành viên trong phạm vi cần thiết.
 Phê duyệt các điểm trọng yếu để đảm bảo vận hành như dự định.
Ban giám sát công việc không nên làm giảm đi trách nhiệm giám sát trong lúc
thực hiện nghĩa vụ giám sát. Giám sát cũng cung cấp cho nhân viên sự hướng dẫn và
đào tạo cần thiết để giúp phát hiện các l i, sự lãng phí và các hành vi sai trái được
giảm thiểu mà những điều này chỉ có những người giám sát mới hiểu và nắm bắt được.
Các đơn vị phải đạt được sự cân bằng thích hợp giữa các hoạt động phòng ngừa
và phát hiện rủi ro, theo đó thường kết hợp các giám sát được sử dụng để bù đắp cho
những nhược điểm riêng của kiểm soát cá nhân.
23
Khi một hoạt động kiểm soát được thực hiện, điều quan trọng là đảm bảo về hiệu
quả của nó thu được. Do đó hành động khắc phục là một bổ sung cần thiết để kiểm
soát hoạt động. Hơn nữa, phải hiểu rằng hoạt động kiểm soát chỉ là một phần của hệ
thống kiểm soát nội bộ. Hoạt động kiểm soát nên được tích hợp với bốn thành phần
khác của hệ thống kiểm soát nội bộ.
Hệ thống KSNB cần được giám sát để đánh giá chất lượng hoạt động của hệ thống
KSNB theo thời gian. Giám sát được thực hiện thông qua các giám sát thường xuyên,
giám sát định kỳ hoặc kết hợp cả hai giám sát thường xuyên và giám sát định kỳ.
ư Được thiết lập cho những hoạt động thông thường và lặp
lại của tổ chức. Bao gồm cả những hoạt động giám sát và quản l mang tính chất định
kỳ ngay trong quá trình thực hiện của các nhân viên trong công việc hàng ngày. Giám
sát thường xuyên được thực hiện trên tất cả các yếu tố của KSNB và liên quan đến
việc ngăn chặn và phát hiện tất cả những hiện tượng bất thường, trái đạo đức, không
hữu hiệu và hiệu quả của hệ thống kiểm soát.
đ k Thường được thực hiện định kỳ hay trong các tình huống đặc
biệt. Phạm vi và tần suất giám sát định kỳ phụ thuộc vào sự đánh giá mức độ rủi ro và
hiệu quả của thủ tục giám sát thường xuyên. Giám sát định kỳ bao phủ toàn bộ sự đánh
giá, sự hữu hiệu của hệ thống KSNB và đảm bảo KSNB đạt kết quả như mong muốn
dựa trên các phương pháp và thủ tục kiểm soát.
Có nhiều phương pháp và công cụ đánh giá việc giám sát như: Bảng liệt kê, bảng
câu hỏi, lưu đồ, so sánh với các đơn vị cùng và khác ngành để có thể rút ra kinh
nghiệm.
Giám sát hệ thống KSNB nhằm đảm bảo kiểm soát được hoạt động như dự định
và được sửa đổi cho thích hợp với những điều kiện thay đổi. Giám sát cũng cần đánh
giá hiệu quả trong việc theo đuổi sứ mệnh của tổ chức, mục tiêu tổng quát đạt được đặt
ra trong định nghĩa của kiểm soát nội bộ. Điều này được thực hiện thông qua hoạt
động giám sát thường xuyên, giám sát định kỳ hoặc kết hợp cả hai, để giúp đảm bảo
rằng KSNB tiếp tục được áp dụng ở tất cả các các cấp, các tổ chức trên và KSNB đạt
được kết quả mong muốn. Giám sát các hoạt động KSNB vẫn phải được phân biệt r
ràng từ việc xem xét hoạt động của một tổ chức.
ư : Việc giám sát này của KSNB xảy ra trong quá trình bình
thường, hoạt động định kỳ của một tổ chức. Nó được thực hiện liên tục và trên cơ sở
thời gian thực hiện, phản ứng tự động với điều kiện thay đổi và ăn sâu vào hoạt động
của tổ chức. Kết quả là, nó có hiệu quả hơn giám sát định kỳ và hành động khắc phục có
khả năng ít tốn kém. Nếu giám sát định kỳ diễn ra sau khi thực tế đã xảy ra, vấn đề này
sẽ thường được xác định một cách nhanh chóng hơn bởi thói quen theo d i liên tục.
24
Cung cấp thông tin cần thiết về các thiếu sót của hệ thống KSNB là điều quan
trọng. Cách thức được thành lập để xác định những gì thông tin là cần thiết ở một mức
độ cụ thể cho việc ra quyết định hiệu quả. Các cách thức như vậy phản ánh quy tắc
chung là một người quản l sẽ nhận được thông tin có ảnh hưởng đến hành động hoặc
hành vi của nhân viên cấp dưới của mình hoặc trách nhiệm của mình, cũng như thông
tin cần thiết để đạt được mục tiêu cụ thể.
2.1.7. Mối quan h giữa các ộ phận hợp thành KSNB
Theo INTOSAI (200 ) thì nhìn chung các thành phần hợp thành KSNB tại đơn vị
có các đặc điểm sau:

 Các bộ phận hợp thành hệ thống KSNB có quan hệ chặt chẽ với nhau. Nhà
quản l cần đánh giá các rủi ro có thể đe dọa đến việc đạt được các mục tiêu. Hoạt
động KSNB được tiến hành nhằm đảm bảo rằng các chỉ thị của nhà quản l nhằm xử
l rủi ro được thực hiện trong thực tế. Trong khi đó, các thông tin thích hợp cần phải
được thu thập và quá trình trao đổi thông tin phải diễn ra thông suốt trong toàn bộ tổ
chức. Quá trình trên cần được giám sát để điều chỉnh lại hệ thống KSNB khi cần thiết.
 Các bộ phận hợp thành hệ thống KSNB cần có tính linh hoạt cao. Ví dụ đánh
giá rủi ro không chỉ ảnh hưởng đến các hoạt động kiểm soát mà còn có thể chỉ ra nhu
cầu xem xét lại thông tin và truyền thông hoặc hoạt động giám sát trong tổ chức. Vì
vậy KSNB không đơn giản chỉ là một quá trình ở đó m i bộ phận hợp thành không chỉ
ảnh hưởng đến bộ phận kế tiếp mà thật sự là một quá trình tương tác đa chiều trong đó
hầu như bộ phận nào cũng có thể ảnh hưởng đến bộ phận khác. Do đó, mọi tổ chức
đều cần có các bộ phận nói trên, nhưng hệ thống KSNB của họ lại rất khác nhau tùy
theo ngành nghề, quy mô, văn hóa và phong cách quản l ...
Khi xem xét mục tiêu của tổ chức và các mối quan hệ giữa các bộ phận này thì có
những đặc điểm sau:

 Các mục tiêu của tổ chức là những điều cần đạt được với các bộ phận hợp thành
của hệ thống KSNB đại diện cho những gì cần có để đạt được mục tiêu có mối liên hệ
chặt chẽ với nhau.
 M i bộ phận đều cần thiết cho việc đạt được cả ba nhóm mục tiêu. Ví dụ các
thông tin tài chính và phi tài chính một thành phần của bộ phận thông tin và truyền
thông cần thiết cho việc quản l tổ chức một cách hữu hiệu và hiệu quả, đồng thời
cũng rất hữu ích để lập được báo cáo tài chính đáng tin cậy và cũng cần thiết khi đánh
giá sự tuân thủ pháp luật và các quy định.
 M i mục tiêu chỉ đạt được thông qua năm bộ phận hợp thành của kiểm soát nội
bộ. Nói cách khác, cả năm bộ phận hợp thành của KSNB đều hữu ích và quan trọng
trong việc giúp cho tổ chức đạt được một trong ba nhóm mục tiêu. Ví dụ tổ chức hoạt
25
động hữu hiệu và hiệu quả, cả năm bộ phận của KSNB đều quan trọng và góp phần
tích cực vào việc đạt được các mục tiêu.
 KSNB liên quan đến từng bộ phận, từng hoạt động của tổ chức và toàn bộ tổ
chức nói chung. Chẳng hạn môi trường kiểm soát sẽ ảnh hưởng đến mục tiêu hoạt
động của một phòng chức năng ví dụ phòng kinh doanh.
2.1.8. Các nguyên tắc của KSNB
Theo COSO (201 ), thì KSNB có 1 nguyên tắc xoay quanh thành phần hợp
thành KSNB. 1 nguyên tắc như sau:

 Nguyên tắc 1: Đơn vị thể hiện được cam kết về tính chính trực và giá trị đạo đức.
 Nguyên tắc 2: Hội đồng quản trị chứng minh được sự độc lập với nhà quản l
và thực thi việc giám sát sự phát triển và hoạt động của KSNB.
 Nguyên tắc : Nhà quản l dưới sự giám sát của hội đồng quản trị cần thiết lập
cơ cấu tổ chức, quy trình báo cáo, phân định trách nhiệm và quyền hạn nhằm đạt được
mục tiêu của đơn vị.
 Nguyên tắc : Đơn vị phải thể hiện sự cam kết về việc sử dụng nhân viên có
năng lực thông qua tuyển dụng, duy trì và phát triển nguồn nhân lực phù hợp với mục
tiêu của đơn vị. Nguyên tắc : Đơn vị cần yêu cầu các cá nhân chịu trách nhiệm báo
cáo về trách nhiệm của họ trong việc đáp ứng các mục tiêu của tổ chức.
 Nguyên tắc 6: Đơn vị phải thiết lập mục tiêu r ràng và đầy đủ để xác định và
đánh giá các rủi ro phát sinh trong việc đạt được mục tiêu của đơn vị.
 Nguyên tắc : Đơn vị phải nhận diện rủi ro trong việc đạt được mục tiêu của
đơn vị, tiến hành phân tích rủi ro để xác định rủi ro cần được quản l như thế nào.
 Nguyên tắc 8: Đơn vị cần xem xét các loại gian lận tiềm tàng khi đánh giá rủi ro
đối với việc đạt mục tiêu của đơn vị.
 Nguyên tắc 9: Đơn vị cần xác định và đánh giá những thay đổi của môi trường
ảnh hưởng đến KSNB.
 Nguyên tắc 10: Đơn vị phải lựa chọn và phát triển các hoạt động kiểm soát để
góp phần hạn chế các rủi ro giúp đạt mục tiêu trong giới hạn chấp nhận được.
 Nguyên tắc 11: Đơn vị lựa chọn và phát triển các hoạt động kiểm soát chung
với công nghệ hiện đại để h trợ cho việc đạt được các mục tiêu.
 Nguyên tắc 12: Đơn vị tổ chức triển khai hoạt động kiểm soát thông qua nội dung
các chính sách đã được thiết lập và triển khai chính sách thành các hành động cụ thể.
 Nguyên tắc 1 : Đơn vị thu thập, truyền đạt và sử dụng thông tin thích hợp, có
chất lượng để h trợ những bộ phận khác của KSNB.
 Nguyên tắc 1 : Đơn vị cần truyền đạt trong nội bộ những thông tin cần thiết, bao
gồm cả mục tiêu và trách nhiệm đối với KSNB, nhằm h trợ cho chức năng kiểm soát.
26
 Nguyên tắc 1 : Đơn vị cần truyền đạt cho các đối tượng bên ngoài đơn vị về
các vấn đề ảnh hưởng đến KSNB.
 Nguyên tắc 16: Đơn vị phải lựa chọn, triển khai và thực hiện việc đánh giá liên
tục hoặc định kỳ để biết chắc rằng liệu những thành phần nào của KSNB có hiện hữu
và đang hoạt động.
 Nguyên tắc 1 : Đơn vị phải đánh giá và thông báo những yếu kém của KSNB
một cách kịp thời cho các đối tượng có trách nhiệm bao gồm nhà quản l và hội đồng
quản trị để có những biện pháp khắc phục.
2.2. Đ c điể của đơn vị ự nghi p công lập có thu
2.2.1. Khái ni
Theo nghị đinh số 16/2015 (Chính phủ, 2015), đơn vị sự nghiệp công lập do cơ
quan có thẩm quyền của Nhà nước thành lập theo quy định của pháp luật, có tư cách
pháp nhân, cung cấp dịch vụ công, phục vụ quản l nhà nước.
Như vậy, đơn vị sự nghiệp có thu là một loại đơn vị sự nghiệp công lập có nguồn
thu sự nghiệp, do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập, là đơn vị dự toán độc
lập, có con dấu và tài khoản riêng, tổ chức bộ máy kế toán theo quy định của Luật kế
toán của Việt Nam.
2.2.2. Phân loại
Phân loại đơn vị sự nghiệp có thu được dựa trên Luật viên chức (Quốc hội, 2010)
và nghị đinh số 16/2015 (Chính phủ, 2015). Cụ thể như sau:
Căn cứ vào nguồn thu sự nghiệp, các đơn vị sự nghiệp có thu được phân loại như sau:

 Đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm chi phí hoạt động: Đơn vị có mức tự bảo đảm chi
phí hoạt động thường xuyên bằng hoặc lớn hơn 100 ; đơn vị đã tự bảo đảm chi phí
hoạt động từ nguồn thu sự nghiệp, từ nguồn ngân sách nhà nước do cơ quan có thẩm
quyền của Nhà nước đặt hàng.
 Đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động: Là đơn vị có mức tự
bảo đảm chi phí hoạt động thường xuyên từ trên 10 đến dưới 100 .
 Đơn vị sự nghiệp do ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động:
Đơn vị có mức tự bảo đảm chi phí hoạt động thường xuyên từ 10 trở xuống; đơn vị
sự nghiệp không có nguồn thu.
Nguồn tài chính của đơn vị sự nghiệp có thu gồm những nguồn sau:

 Nguồn thu từ ngân sách nhà nước cấp: Kinh phí không thuờng xuyên được
ngân sách nhà nước cấp cho các đơn vị bao gồm: Kinh phí thực hiện các đề tài nghiên
cứu khoa học cấp Nhà nước, cấp bộ, ngành; chương trình mục tiêu quốc gia và các
nhiệm vụ đột xuất khác được cấp có thẩm quyền giao. Kinh phí Nhà nước thanh toán
cho đơn vị theo chế độ đặt hàng để thực hiện các nhiệm vụ Nhà nước giao theo giá
27
hoặc khung giá do Nhà nước quy định. Kinh phí cấp để tinh giảm biên chế theo chế độ
Nhà nước quy định đối với số lao động trong biên chế dôi ra. Vốn đầu tư xây dựng cơ
sở vật chất, mua sắm trang thiết bị phục vụ hoạt động theo dự án và kế hoạch hàng
năm, vốn đối ứng cho các dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
 Nguồn thu sự nghiệp của đơn vị gồm: Tiền thu phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà
nước cấp. Mức thu phí, lệ phí, t lệ nguồn thu được để lại đơn vị sử dụng và nội dung
chi thực hiện theo quy định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền với từng loại phí, lệ
phí. Thu từ hoạt động sản xuất, cung ứng dịch vụ. Mức thu từ các hoạt động này do
thủ trưởng các đơn vị quyết định, theo nguyên tắc đảm bảo bù đắp chi phí và có tích
lu . Các khoản thu sự nghiệp khác theo quy định của pháp luật (nếu có). Đối với nội
dung này, nghị định số 16/2015 (Chính phủ, 201 ) đã quy định cụ thể tại điều 9, mục 2
của luật này.
 Nguồn thu khác theo quy định của pháp luật: Thu từ các dự án viện trợ, quà
biếu tặng, vay tín dụng Ngân hàng hoặc Qu H trợ phát triển để mở rộng và năng cao
chất lượng hoạt động sự nghiệp và tự chịu trách nhiệm trả nợ vay theo quy định của
Pháp luật.
Nhiệm vụ chi của đơn vị sự nghiệp có thu gồm những nội dung sau:

 Chi hoạt động thường xuyên của đơn vị theo hoạt động chức năng, nhiệm vụ
được cấp có thẩm quyền giao và chi cho các hoạt động thu có sự nghiệp bao gồm: Chi
cho người lao động, chi quản l hành chính, chi các hoạt động nghiệp vụ chuyên môn,
chi hoạt động tổ chức thu phí, lệ phí, chi hoạt động sản xuất, cung ứng dịch vụ, chi
mua sắm dụng cụ thay thế, sửa chữa thường xuyên cơ sở vật chất, các khoản khác theo
quy định của pháp luật, chi thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước,
cấp Bộ, ngành; Chương trình mục tiêu quốc gia, chi thực hiện nhiệm vụ đặt hàng của
Nhà nước; Chi vốn đối ứng thực hiện các dự án có vốn nước ngoài theo quy định, chi
thực hiện tinh giản biên chế do Nhà nước quy định, chi đầu tư phát triển, chi thực hiện
các nhiệm vụ đột xuất được cấp có thẩm quyền giao.
 Đối với nội dung chi của sự nghiệp công lập đảm bảo tự chủ ngân sách chi
thường xuyên, thì nguồn chi được quy định cụ thể tại điều 1 của nghị đinh số 16/2015
(Chính phủ, 2015).
2.2.3. Hoạt động của h thống KSNB ở đơn vị ự nghi p công lập có thu
Thực tế triển khai hệ thống KSNB ở đơn vị sự nghiệp có thu hiện nay còn rất yếu
kém. Một số tổ chức mơ hồ về hệ thống kiểm soát nội bộ. Một số khác nhầm lẫn về
mặt chức năng giữa KSNB và kiểm toán nội bộ. Nhiều tổ chức mơ hồ về phương pháp
tiến hành xây dựng hệ thống KSNB. Nhiều tổ chức không hiểu r sự tương quan của
hệ thống KSNB và hệ thống phòng ban chức năng và quy trình hoạt động của tổ chức.
28
Nhiều tổ chức gọi tên và nhiệm vụ của KSNB bằng những tên gọi khác và mang
những nghĩa khác.
Tất cả các vấn đề trên cần phải được giải quyết thông qua việc hiểu r và nhận
thức đầy đủ về hệ thống KSNB, các thành phần, phương pháp xây dựng, phương pháp
đánh giá và cải tiến, ... một cách bài bản và hệ thống.
Đối với mục tiêu về hoạt động, mục tiêu hoạt động của các đơn vị sự nghiệp
không phải là việc tối đa hóa lợi nhuận mà là tối đa hóa lợi ích cộng đồng thông qua
việc sử dụng hợp l nguồn lực của Nhà nước. Theo đó, xây dựng hệ thống KSNB
trong khu vực này để đảm bảo rằng:

 Việc thực hiện các hoạt động của đơn vị đúng phương pháp, đảm bảo tính hữu hiệu
và quan trọng là phải đạt được tính nhân văn trong các hoạt động của mình.
 Việc quản l , sử dụng các nguồn lực một cách hợp l , hiệu quả, tránh thất thoát,
lạm dụng và sử dụng sai mục đích.
Đối vớ mục tiêu về báo cáo, các báo cáo ở đơn vị sự nghiệp thông thường cung
cấp các thông tin về tình hình quản l ngân qu , tình hình sử dụng nguồn kinh phí của
Nhà nước, tình hình quyết toán Ngân sách Nhà nước... Theo đó, xây dựng hệ thống
KSNB trong khu vực này để đảm bảo rằng:

 Các thông tin tài chính và phi tài chính phải được trình bày và báo cáo trung
thực và đáng tin cậy.
 Các thông tin tài chính và phi tài chính phải được cung cấp kịp thời, phù hợp
với từng đối tượng bên trong và bên ngoài đơn vị.
Đối với mục tiêu về tuân thủ, xây dựng hệ thống KSNB để đảm bảo rằng:

 Việc chấp hành nghiêm túc Luật ngân sách nhà nước, Luật kế toán, Luật thuế
và văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.
 Việc chấp hành nội quy và quy chế của đơn vị sự nghiệp.
2.2.4. KSNB thu chi tài chính tại các đơn vị ự nghi p công lập có thu
Theo khái niệm tính hữu hiệu của KSNB thì KSNB có tính hữu hiệu khi đó đã
đạt được mục tiêu, mục đích đặt ra như bảo vệ tài sản tổ chức, đảm bảo tính đúng đắn
của các báo cáo tài chính, đẩy mạnh hiệu quả điều hành hiệu quả hoạt động của tổ
chức.
Từ các nội dung về hoạt động KSNB tại các đơn vị sự nghiệp có thu và khái
niệm về tính hữu hiệu, luận văn cho rằng KSNB của các đơn vị có thu tập trung vào
các nội dung thu chi tài chính. Chính vì vậy, KSNB thu chi tài chính trong luận văn
được xác định việc thực hiện KSNB các mục tiêu đề cập bên trên liên quan đến các
29
hoạt động thu chi tài chính nhằm hướng đến tính hữu hiệu. Tính hữu hiệu là việc
KSNB thu chi tài chính là việc đạt được các mục tiêu, mục đích về:
- Giá trị đạo đức được đề cao trong mọi hoạt động thu chi tài chính của Nhà
Trường
- Các hoạt động thu chi tài chính của Nhà trường đạt hiệu quả
- Các báo cáo thu chi tài chính của Nhà trường được cung cấp đảm bảo đáng tin
cậy
- Pháp luật và các quy định về thu chi tài chính được Nhà trường tuân thủ
2.2.5 Tính hữu hi u của h thống kiể oát nội ộ
Tính hữu hiệu là một khái niệm được xác định hướng đến việc đánh giá mức độ
thực hiện các mục tiêu, mục đích đã được định trước cho một hoạt động hoặc một
chương trình đã được thực hiện (đạ được kết qu tho đ ừ việc sử d ng các
nguồn lực và các hoạ động của tổ ch c). Vì vậy, điểm quan trọng trong đánh giá tính
hữu hiệu là phải xem xét giữa kết quả mong đợi trong kế hoạch với kết quả thực tế qua
hoạt động. M i nhà nghiên cứu khác nhau, với những hệ thống đánh giá khác nhau thì
sẽ có những quan điểm riêng của mình về tính hữu hiệu, nhưng điểm chung trong quan
điểm của họ chính là việc hoàn thành mục tiêu hay những hoạt động để đáp ứng được
mục tiêu.
HTKSNB của các tổ chức khác nhau được vận hành với các mức độ hữu hiệu
khác nhau. Tương tự như thế, một HTKSNB cụ thể của một tổ chức cũng sẽ vận hành
với mức độ hữu hiệu khác nhau ở những thời điểm khác nhau.
Báo cáo của COSO (2013) cho rằng, HTKSNB hữu hiệu (xét ở một th đ m xác
đ nh) nếu Hội đồng quản trị và nhà quản l đảm bảo hợp l đạt được 03 tiêu chí sau
đây:
- Họ hiểu rõ mục tiêu hoạt động của tổ chức đạt được ở mức độ nào.
- BCTC đang được lập và trình bày một cách đáng tin cậy.
- Pháp luật và các quy định được tuân thủ.
Như vậy, trong khi KSNB là một quá trình thì tính hữu hiệu của KSNB lại là một
trạng thái của quá trình đó ở một thời điểm nhất định. Việc đánh giá tính hữu hiệu của
KSNB là mang tính xét đoán. Bên cạnh đó, để đánh giá KSNB là hữu hiệu thì ngoài 03
tiêu chí trên còn cần phải đánh giá thêm tính hữu hiệu của năm bộ phận cấu thành của
HTKSNB. Có thể thấy tính hữu hiệu của năm bộ phận cấu thành của một HTKSNB
cũng chính là tiêu chí để đánh giá tính hữu hiệu của HTKSNB. Tuy nhiên, cần lưu
rằng, khi cho rằng 05 tiêu chí trên cần được thỏa mãn khi đánh giá tính hữu hiệu của
HTKSNB thì điều này cũng không có nghĩa là m i bộ phận hợp thành của HTKSNB
đều phải hoạt động y hệt như nhau hoặc cùng mức độ ở các bộ phận khác nhau. Lý do
được nêu ra trong báo cáo COSO như sau:
30
- Có sự bù trừ tự nhiên giữa các bộ phận của HTKSNB. KSNB phục vụ cho
nhiều mục tiêu vì vậy kiểm soát hữu hiệu ở bộ phận này có thể phục vụ cho mục tiêu
kiểm soát ở bộ phận kia.
- Để đối phó với một rủi ro cụ thể, nhà quản lý có thể đề ra nhiều mức độ kiểm
soát khác nhau ở các bộ phận khác nhau. Các mức độ này sẽ giúp cho 05 tiêu chí trên
được thỏa mãn mà không nhất thiết phải có sự đồng nhất về mức độ hoạt động của các
bộ phận.
Năm bộ phận cấu thành HTKSNB và năm tiêu chí trên được áp dụng cho toàn bộ
HTKSNB hoặc cho một hoặc một số nhóm mục tiêu. Khi xem xét một trong ba nhóm
mục tiêu, chẳng hạn KSNB với việc lập BCTC nếu cả năm tiêu chí trên đều được thỏa
mãn sẽ giúp tổ chức nhận xét rằng KSNB đối với việc lập báo cáo tài chính là hữu
hiệu.
Khác với hữu hiệu, hiệu quả theo quan điểm được trình bày trong từ điển Hán -
Việt là kết quả đích thực hay kết quả tốt đúng theo mong đợi . Có cùng quan điểm
trên, trong các nghiên cứu của mình O'Leary (1996), Nath (2011, 6 ) cũng cho rằng
tính hiệu quả là việc so sánh giữa các yếu tố đầu vào và đầu ra, mục đích chính là quản
lý các nguồn lực sao cho tối đa hóa kết quả đầu ra với nguồn lực không đổi. Một số
nhà quản trị học lại quan niệm hiệu quả kinh doanh được xác định bởi t số giữa kết
quả đạt được và chi phí phải bỏ ra để đạt được kết quả đó. Manfred Kuhn cho rằng:
Tính hiệu quả được xác định bằng cách lấy kết quả tính theo đơn vị giá trị chia cho chi
phí kinh doanh. Nhà kinh tế học Adam Smith có ý kiến rằng: Hiệu quả là kết quả đạt
được trong hoạt động kinh tế, là doanh thu tiêu thụ hàng hoá . Như vậy, hiệu quả được
đồng nghĩa với chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh, có thể do tăng chi phí
mở rộng sử dụng nguồn lực sản xuất. Nếu cùng một kết quả có hai mức chi phí khác
nhau thì theo quan điểm này doanh nghiệp cũng đạt hiệu quả. Có cùng quan điểm trên,
Yamamoto & Watanabe (1989) nhận định rằng, tính hiệu quả được biết đến như là
trách nhiệm của người quản lý về việc sử dụng các nguồn lực một cách hiệu quả khi
họ được giao để kiểm soát chúng. Như vậy, HTKSNB có hiệu quả có nghĩa là hệ
thống hiểm soát này đã hoàn thành được các mục tiêu, mục đích tốt. Không chỉ hoàn
thành mà còn đem lại kết quả cao.
Kế thừa báo cáo của COSO, trong các nghiên cứu của Millichamp (2002),
Amudo và Inanga (2009), Ofori (2011), Dougles (2011), Sultana và Haque (2011),
Gamage & Kevin Low Lock và Fernando (2014), các tác giả đã cho rằng một
HTKSNB đạt được tính hữu hiệu khi nó đạt được ba mục tiêu sau:
- Các hoạt động đạt được hiệu quả và hiệu năng.
- Báo cáo tài chính đạt được độ tin cậy.
- Pháp luật và các quy định được tuân thủ.
31
2.3. Các nghiên cứu trước về KSNB
2.3.1. Nghiên cứu ngoài nước
Tác giả Adebiyi (201 ) cho rằng hệ thống KSNB đáng tin cậy góp phần vào việc
thực hiện các mục tiêu của bệnh viện, các thành phần của KSNB không thể thiếu trong
chính sách và thủ tục tài chính của bệnh viện. Tác giả đề tài phỏng vấn 1 0 nhân viên
trong bệnh viện Bà m và Trẻ em Akure, bang Ondo. thành phần của KSNB được sử
dụng làm giả thuyết nghiên cứu, các thành phần này được đo lường bằng các biến
quan sát thông qua thang đo Likert mức độ. Kết quả nghiên cứu cho rằng các thành
phần của hệ thống KSNB nhằm mục đích bảo về tài nguyên của bệnh viện, chống gian
lận, lãng phí. Ngoài ra, hệ thống KSNB còn làm tăng tính hiệu quả, độ tin cậy trong
các dữ liệu kế toán, đãm bảo sự tuân thủ chính sách của bệnh viện.
Tác giả Sultana Haque (2011) nghiên cứu về KSNB tại các ngân hàng niêm
yết tại Banglades. Theo quan điểm của tác giả, để hoạt động của đơn vị phù hợp với
mục tiêu đề ra, cần tiến hành đánh giá cấu trúc KSNB. Dựa trên khuôn khổ báo cáo
COSO, nhóm tác giả đưa ra mô hình nghiên cứu gồm biến độc lập gồm môi trường
kiểm soát, đánh giá rủi ro, thông tin truyền thông, hoạt động kiểm soát, và giám sát.
Và 2 biến điều tiết (ủy quyền, mối quan hệ cộng tác). Hai tác giả sử dụng dữ liệu bảng
trong việc nghiên cứu. Kết quả của nghiên cứu cho thấy mô hình đề xuất có nghĩa
khi các biến độc lập có mối quan hệ với từng mục tiêu kiểm soát của các ngân hàng.
Nếu từng thành phần trong KSNB hoạt động tốt sẽ đảm bảo hợp l các mục tiêu kiểm
soát. Và tính hữu hiệu của KSN được đảm bảo.
2.3.2. Nghiên cứu trong nước
Tác giả Trương Nguyễn Tường Vy (2010) đã phân tích các nhân tố ảnh hưởng
KSNB hoạt động tín dụng tại 10 ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam. Nghiên
cứu sử dụng phương pháp phân tích hệ số Cronbach’s Alpha, phân tích khám phá nhân
tố ( FA) và hồi quy tuyến tính bội. Kết quả nghiên cứu cho thấy, có bảy nhân tố có
ảnh hưởng tích cực đến tính hữu hiệu của KSNB hoạt động tín dụng theo thứ tự giảm
dần như sau: môi trường đánh giá, thông tin và truyền thông, đánh giá rủi ro tín dụng,
môi trường kiểm soát, hoạt động kiểm soát tín dụng, hoạt động giám sát tín dụng và
động lực duy trì. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, bài viết đưa ra một số hàm chính
sách nhằm hoàn thiện KSNB hoạt động tín dụng tại các ngân hàng thương mại Việt
Nam phù hợp với các nguyên tắc của COSO 201 trong bối cảnh hội nhập quốc tế.
Tác giả Hồ Tuấn Vũ (2016) xem xét nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự
hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ trong các ngân hàng thương mại Việt Nam.
Tác giả đã tổng hợp các l thuyết về KSNB theo báo cáo COSO 201 . Tác giả đã xây
dựng được mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến sự hữu hiệu của hệ thống KSNB tại các
32
ngân hàng thương mại ở Việt Nam, trong mô hình có hai nhân tố mới tác giả phát triển
thêm đó là nhân tố thể chế chính trị và lợi ích nhóm. Các nhân tố đưa ra trong mô hình
của tác giả gồm: Môi trường kiểm soát, đánh giá rủi ro, thông tin và truyền thông, hoạt
động kiểm soát, giám sát, thể chế chính trị, lợi ích nhóm. Bằng phương pháp nghiên
cứu h n hợp định lượng kết hợp phương pháp định tính, tác giả đã chỉ r thực trạng về
sự hữu hiệu của hệ thống KSNB trong các ngân hàng thương mại Việt Nam. Kết quả
của nghiên cứu khẳng định có nhân tố ảnh hưởng đến sự hữu hiệu của hệ thống
KSNB trong các ngân hàng thương mại Việt Nam. Và m i nhân tố có mức độ tác động
khác nhau. Trong luận án, tác giả đề xuất cho việc định hướng và các giải pháp để tăng
cường sự hữu hiệu của hệ thống KSNB trong các ngân hàng thương mại Việt Nam
trong bối cảnh cấu trúc lại và hội nhập kinh tế.
Tác giả Phạm Huyền Trang (2016) đã nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng đến tính
hữu hiệu của hệ thống KSNB tại kho bạc nhà nước trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
Luận văn đã khái quát được l luận chung về hệ thống KSNB nhưng lại theo oso và đưa ra
mô hình nghiên cứu với nhân tố tác động đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB là môi
trường kiểm soát, đánh giá rủi ro, hoạt động kiểm soát, thông tin truyền thông, hoạt động
giám sát. Nghiên cứu đã khẳng định tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại các kho bạc nhà
nước trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh chịu sự tác động của nhân tố, trong đó có nhân
tố thông tin và truyền thông có ảnh hưởng lớn nhất.
Tác giả Triệu Phương Hồng (2016) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu
hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ trong các công ty xây dựng trên địa bàn thành phố Hồ
Chí Minh. Luận văn đã tổng hợp các l thuyết về KSNB theo báo cáo COSO 201 . Tác giả
đã xây dựng được mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến sự hữu hiệu của hệ thống KSNB tại
các công ty xây dựng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Tác giả đã khái quát được l
luận chung về hệ thống KSNB. Tác giả cũng trình bày được thực trạng của ngành xây dựng
tại Việt Nam, nhưng chưa đánh giá được thực trạng hệ thống KSNB trong các công ty xây
dựng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Tác giả lập được bảng câu hỏi điều tra các công
ty xây dựng tại thành phố Hồ Chí Minh, từ đó đưa ra các giải pháp hoàn thiện. Từ kết quả
dữ liệu nghiên cứu, luận văn nhận định để nâng cao tính hữu hiệu của hệ thống KSNB, cần
phải tác động đến nhiều nhân tố liên quan.
Tác giả Đinh Thế Hùng và cộng sự (2016) nghiên cứu về hệ thống KSNB trong
các trường Đại học công lập Việt Nam. Thông qua phương pháp định tính, nghiên cứu
của nhóm tác giả đã chỉ ra rằng để đảm bảo quản l các hoạt động đạt được mục tiêu
đề ra, các trường đại học công lập cần phải xây dựng và thiết lập một hệ thống KSNB
phù hợp và hoạt động hữu hiệu. Các nhân tố cơ bản cần thiết trong hệ thống KSNB tại
các trường ại học công lập gồm: Môi trường kiểm soát, đánh giá rủi ro, hệ thống thông
tin kế toán, các thủ tục kiểm soát và giám sát.
33
Tác giả Lê Thị Hạnh (201 ) đã nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu
hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại các trường Cao đẳng công lập trên địa bàn thành
phố Hồ Chí Minh. Nghiên cứu sử dụng phương pháp định lượng để phân tích. Dữ liệu
phân tích là 22 phiếu khảo sát trên 00 phiếu khảo sát được phát ra. Kết quả phân tích
chứng minh có nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại các
trường cao đẳng công lập trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh đó là: môi trường kiểm
soát, đánh giá rủi ro, hoạt động kiểm soát, thông tin truyền thông và giám sát.

2.3.3. Khe hở nghiên cứu


Thông qua các nghiên cứu trước, tác giả có những nhận định như sau:
Đối với nghiên cứu ngoài nước, các nghiên cứu về KSNB tập trung vào nghiên
cứu tại lĩnh vực y tế và ngân hàng. Chưa có mở rộng nghiên cứu tại lĩnh vực giáo dục.
Đối với nghiên cứu trong nước, các nghiên cứu tuy có nghiên cứu về các lĩnh vực
đa dạng và khác nhau như là ngân hàng, kho bạc nhà nước, doanh nghiệp, và giáo dục.
Tuy nhiên, đối với lĩnh vực giáo dục, nghiên cứu về KSNB chỉ tập trung vào nhân tố
truyền thống (môi trường kiểm soát, đánh giá rủi ro, hoạt động kiểm soát, thông tin
truyền thông và giám sát), chưa có xem xét ảnh hưởng của nhân tố mới đến tính hữu
hiệu của KSNB.
Đối với các nghiên cứu trên, chưa có nghiên cứu thực hiện tại trường cao đẳng
tại địa bàn Cần Thơ.
Như vậy, qua các khe hở mà tác giả nhận định, tác giả tiến hành thực hiện nghiên
cứu này nhằm để đưa ra kết quả thỏa mãn các khe hở nghiên cứu mà các nghiên cứu
trước chưa thực hiện.
2.4. Mô hình nghiên cứu
2.4.1. Phát triển giả thuyết nghiên cứu
Mối quan h giữa nhân tố ôi trường kiể oát và tính hữu hi u KSNB thu
chi tài chính tại Trường Cao đẳng Nghề Cần Thơ
Tác giả Amudo Inanga (2009) cho rằng môi trường kiểm soát là nền tảng
thức, là văn hóa của tổ chức, phản ánh sắc thái chung của một tổ chức, tác động đến
thức kiểm soát của toàn bộ thành viên trong tổ chức. Môi trường kiểm soát là nền tảng
cho yếu tố còn lại của KSNB. Môi trường kiểm soát đề cập đến các các yếu tố như: sự
liêm chính về giá trị đạo đức, năng lực nhà quản l và nhân viên, triết l quản l và
phong cách lãnh đạo, cơ cấu tổ chức, chính sách nhân sự. Môi trường kiểm soát tốt sẽ
hạn chế được sự thiếu sót của các thủ tục kiểm soát. Kết quả quá trình thực hiện hoạt
động kiểm soát phụ thuộc rất nhiều vào môi trường kiểm soát. Vì vậy, xây dựng môi
trường kiểm soát tốt sẽ nâng cao tính hữu hiệu của KSNB thu chi tài chính tại Trường
Cao đẳng Nghề Cần Thơ. Tác giả Lê Thị Hạnh (201 ) đã chỉ ra rằng có sự tác động
34
dương của môi trường kiểm soát đến tính hữu hiệu của KSNB tại các trường Cao đẳng
công lập trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Với l do đó, tác giả đề ra giả thuyết
như sau:
C ố ệ ố ư k
ệ ủ ạ ư C đ C
Mối quan h giữa nhân tố đánh giá rủi ro và tính hữu hi u KSNB thu chi tài
chính tại Trường Cao đẳng Nghề Cần Thơ
Theo tác giả Badara (201 ) thì đánh giá rủi ro là việc nhận dạng, phân tích và
quản l các rủi ro có thể đe dọa đến việc đạt được mục tiêu của tổ chức, từ đó có thể
quản trị được rủi ro. Khi hoạt động trong bất kỳ môi trường nào, hoạt động trong môi
trường giáo dục cũng phải chịu rủi ro nhất định. Do đó, cũng như bất kỳ trường nào
khác, hoạt động của Trường Cao đẳng Nghề Cần Thơ luôn tiềm ẩn những rủi ro cả bên
trong và bên ngoài. Trong các rủi ro liên quan hiện nay, thì rủi ro bên ngoài lớn nhất
tại trường là rủi ro không đạt chỉ tiêu tuyển sinh và chính vì vậy sẽ ảnh hưởng đến thu
chi tài chính tài trường. Để có thể hạn chế được rủi ro, trước tiên, Trường phải tiến
hành nhận dạng được rủi ro, từ đó phân tích, đánh giá rủi ro, đưa ra các biện pháp đối
phó rủi ro. Hoạt động này được tiến hành liên tục, lặp đi lặp lại. Nếu hoạt động đánh
giá rủi ro được thực hiện hiệu quả thì tính hữu hiệu của KSNB thu chi tài chính tại
Trường Cao đẳng Nghề Cần Thơ sẽ được nâng cao. Tác giả Lê Thị Hạnh (201 ) đã chỉ
ra rằng có sự tác động dương của đánh giá rủi ro đến tính hữu hiệu của KSNB tại các
trường Cao đẳng công lập trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh Với l do đó, tác giả đề
ra giả thuyết như sau:
C ố ệ ốđ ủ ệ
ủ ạ ư C đ C
Mối quan h giữa nhân tố hoạt động kiể oát và tính hữu hi u KSNB thu
chi tài chính tại Trường Cao đẳng Nghề Cần Thơ
Tác giả Afiah A ari (201 ) bày tỏ quan điểm: Hoạt động kiểm soát là tập
hợp những chính sách, thủ tục kiểm soát để đảm bảo cho các chỉ thị của nhà quản l
được thực hiện nhằm đạt được các mục tiêu. Các chính sách và thủ tục này thúc đẩy
các hoạt động cần thiết để giảm thiểu những rủi ro và tạo điều kiện cho các mục tiêu
đề ra được thực thi nghiêm túc, hiệu quả . Hoạt động kiểm soát ở các trường Trường
Cao đẳng Nghề Cần Thơ được thể hiện ở thủ tục như: phân quyền và xét duyệt công
tác thu chi tài chính; phân chia trách nhiệm công tác thu chi tài chính; tuân thủ nguyên
tắc bất kiêm nhiệm trong công tác thu chi tài chính; công tác kiểm tra và đối chiếu
công tác thu chi tài chính được thực hiện thường xuyên. Như vậy, thực hiện tốt hoạt
động kiểm soát tốt sẽ dẫn đến tính hữu hiệu của KSNB thu chi tài chính cao. Tác giả
35
Lê Thị Hạnh (201 ) đã chỉ ra rằng có sự tác động dương của đánh giá rủi ro đến tính
hữu hiệu của KSNB tại các trường Cao đẳng công lập trên địa bàn thành phố Hồ Chí
Minh. Với l do đó, tác giả đề ra giả thuyết như sau:
C ố ệ ố ạ độ k
ệ ủ ạ ư C đ C
Mối quan h giữa nhân tố thông tin và truyền thông và tính hữu hi u KSNB
thu chi tài chính tại Trường Cao đẳng Nghề Cần Thơ
Một tổ chức để đảm bảo thực hiện các chức năng của mình nhất thiết cần phải có
kênh thông tin và truyền thông. Việc truyền đạt thông tin tới các cá nhân, bộ phận
trong tổ chức luôn được đảm bảo tính chính xác, kịp thời. Một thông tin có thể được
dùng cho nhiều mục tiêu khác nhau, cho cả đối tượng bên trong và bên ngoài đơn vị.
Bản thân của m i hệ thống thông tin đều có chức năng truyền thông. Vì vậy, hệ thống
thông tin trong Trường Cao đẳng Nghề Cần Thơ phải luôn được cập nhật, thay đổi để
đáp ứng được những thay đổi của chính sách giáo dục và đào tạo hiện hành. Thông tin
được cung cấp một cách xuyên suốt từ cấp trên xuống cấp dưới, từ cấp dưới lên cấp
trên, hoặc ngang hàng giữa các bộ phận sẽ tạo nên tính hữu hiệu KSNB thu chi tài
chính tại trường. Tác giả Lê Thị Hạnh (201 ) đã chỉ ra rằng có sự tác động dương của
thông tin và truyền thông đến tính hữu hiệu của KSNB tại các trường Cao đẳng công
lập trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Với l do đó, tác giả đề ra giả thuyết như sau:
C ố ệ ố
ệ ủ ạ ư C đ C
Mối quan h giữa nhân tố giá át và tính hữu hi u KSNB thu chi tài chính
tại Trường Cao đẳng Nghề Cần Thơ
Tác giả Sultana Haque (2011) cho rằng giám sát là bộ phận cuối cùng của
KSNB. Cũng theo tác giả, đây là quá trình đánh giá chất lượng của KSNB theo thời
gian. Giám sát có vai trò quan trọng, nó giúp KSNB hoạt động hữu hiệu. Giám sát
được thực hiện ở mọi hoạt động trong đơn vị. Để Trường Cao đẳng Nghề Cần Thơ
hoạt động hiệu quả đúng mục tiêu đề ra, Trường cần thường xuyên thực hiện hoạt
động giám sát thường xuyên kết hợp với hoạt động giám sát định kỳ tất cả các hoạt
động thu chi tài chính. Chính vì vậy, hoạt động này sẽ giúp tăng tính hữu hiệu của
KSNB thu chi tài chính tại Trường. Tác giả Lê Thị Hạnh (201 ) đã chỉ ra rằng có sự
tác động dương của giám sát đến tính hữu hiệu của KSNB tại các trường Cao đẳng
công lập trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh Với l do đó, tác giả đề ra giả thuyết như
sau:
C ố ệ ố ệ ủ
ạ ư C đ C
36
Mối quan h giữa nhân tố ứng dụng CNTT và tính hữu hi u KSNB thu chi
tài chính tại Trường Cao đẳng Nghề Cần Thơ
Việc ứng dụng CNTT có ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của KSNB thu chi tài
chính. Trong thực tế hiện nay, việc vận hành KSNB tốt trên nền tảng CNTT sẽ giúp
cho việc kiểm soát tiết kiệm thời gian, tiết kiệm chí phí và quản l cấp hiệu quả hơn.
Như vậy, ứng dụng CNTT giúp cho thông tin được xuyên suốt lưu thông trong nội bộ
tổ chức, giúp cho việc minh bạch hóa thông tin. Chính vì vậy, thông tin r ràng cụ thể
sẽ giúp cho KSNB thu chi tài chính trong Trường Cao đẳng Nghề Cần Thơ được kiểm
soát chặt chẽ. Do đó, có thể nói ứng dụng CNTT sẽ tăng tính hữu hiệu KSNB thu chi
tài chính tại Trường. Như vậy, từ lập luận trên, tác giả đưa ra giả thuyết thứ tư như
sau:
C ố ệ ố C ệ
ủ ạ ư C đ C
2.4.2. Mô hình nghiên cứu đề uất
Dựa vào các giả thuyết trên, tác giả đưa ra mô hình nghiên cứu như sau:

Môi trường kiểm soát +

Đánh giá rủi ro +

Hoạt động kiểm soát + Hữu hiệu của


+ KSNB thu chi
Thông tin và truyền thông tài chính
+
Giám sát
+
Ứng dụng CNTT

Hình 2.1: Mô hình lý thuyết đề xuất


Theo mô hình trên, thì sẽ có 6 biến độc lập ảnh hưởng đến 1 biến phụ thuộc. Cụ
thể như sau:
o Biến độc lập gồm: Môi trường kiểm soát, Đánh giá rủi ro, Hoạt động kiểm
soát, Thông tin và truyền thông, Giám sát, và Ứng dụng CNTT.
o Biến phụ thuộc là: Tính hữu hiệu của KSNB thu chi tài chính.
37
Tóm tắt chương 2
Trong chương 2 đã trình bày hệ thống lý luận về KSNB nhằm mục tiêu đưa ra
các khái niệm cơ sở cho nghiên cứu. Bên cạnh đó chương này cũng đã giới thiệu các
các nghiên cứu trước đây về KSNB. Dựa vào các lý thuyết cũng như nghiên cứu trước,
tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu gồm 6 biến độc lập gồm Môi trường kiểm soát,
Đánh giá rủi ro, Hoạt động kiểm soát, Thông tin và truyền thông, Giám sát, và Ứng
dụng CNTT cùng với biến phụ thuộc là tính Hữu hiệu của KSNB thu chi tài chính. Tác
giả cũng đưa ra các giả thuyết nghiên cứu liên quan đến ảnh hưởng của từng biến độc
lập đến biến phụ thuộc.
38

CHƯƠNG 3
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Quy trình nghiên cứu

Mục tiêu
nghiên cứu

Cơ sở Đề xuất mô hình Thang đo Phỏng vấn qua email


lý thuyết nghiên cứu nháp

Nghiên cứu định Thang đo Hiệu chỉnh thang đo


lượng chính thức

Loại các biến hệ số tương quan với


Cronbach’s Alpha biến tổng nhỏ.
Kiểm tra hệ số Cronbach’s Alpha

Loại các biến có trọng số nhân tố nhỏ.


Kiểm định EFA Kiểm tra nhân tố trích được.
Điều chỉnh mô hình và giả thuyết
nghiên cứu.

Kiểm định giả Kiểm tra các giả định của mô hình hồi
thuyết nghiên cứu quy.
bằng mô hình Kiểm tra độ phù hợp của mô hình.
hồi quy Kiểm tra và kiểm định nghĩa của hệ
số hồi quy.

Đề xuất giải pháp


theo kết quả

Hình 3.1. Quy trình nghiên cứu


(Nguồn: tác gi nghiên c đ xuất)
3.2. Thiết kế nghiên cứu
Tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu h n hợp gồm: Nghiên cứu định tính và
nghiên cứu định lượng.
Bước 1: Tổng kết các nghiên cứu trước đây có liên quan đến nội dung nghiên cứu.
Bước 2: Nghiên cứu định tính theo phương pháp phỏng vấn chuyên gia thông
qua email (xem phụ lục 1A).
39
Bước 3: Trên cơ sở các thông tin có được sau khi thảo luận nhóm, kiểm tra kết
quả nghiên cứu định tính khách quan thông qua phiếu điều tra mức độ đồng ý.Các biến
của thang đo được kiểm định và bổ sung phù hợp với điều kiện hoạt động của các đơn
vị giáo dục nghề nghiệp từ đó, hình thành bảng câu hỏi và bảng câu hỏi này được xây
dựng dựa trên cơ sở mô hình nghiên cứu của đề tài nhằm thu thập thông tin đưa vào
phân tích và kiểm định các giả thuyết nghiêncứu.
Bước 4: Thu thập dữ liệu và nghiên cứu định lượng
Bước này được thực hiện nhằm xác định các nhân tố có thực sự ảnh hưởng đến
tính hữu hiệu của kiểm soát nội bộ thu chi tài chính, đo lường mức độ ảnh hưởng của
các nhân tố độc lập đến nhân tố này.
3.3. Xây dựng thang đo và thiết kế bảng câu hỏi
Bảng câu hỏi trước hết được xây dựng dựa trên nghiên cứu trước đây được liệt kê
trong bảng 3.1. Nghiên cứu này được thực hiện ở tại Trường Cao đẳng Nghề Cần Thơ,
do đó cần phải xem xét các câu hỏi có phù hợp với Trường hay không. Chính vì vậy,
để đảm bảo tính phù hợp của bảng câu hỏi đối với đối tượng khảo sát, bảng câu hỏi
cần phải được tham khảo ý kiến chuyên gia.
Các chuyên gia là các cá nhân có tham gia vào công tác quản lý thu chi tài chính
tại Trường (Phụ lục 1A). Do đó, các cá nhân này có sự hiểu biết sâu sắc hơn bất kỳ ai
về công tác quản lý thu chi tài chính tại Trường. Chính vì vậy, các câu hỏi xung quanh
về KSNB thu chi tài chính tại Trường được đánh giá bởi các chuyên gia là phù hợp.
Bảng .1. Đo lường các biến của các nghiên cứu trước
Biến Nguồn
Kế thừa từ Sultana Haque (2011), Hồ Tuấn
Môi trường kiểm soát
Vũ (2016) Lê Thị Hạnh (201 ) và có điều chỉnh
Kế thừa từ Sultana & Haque (2011), Hồ Tuấn
Đánh giá rủi ro
Vũ (2016) Lê Thị Hạnh (2017) và có điều chỉnh
Kế thừa từ Sultana & Haque (2011), Hồ Tuấn
Hoạt động kiểm soát
Vũ (2016) Lê Thị Hạnh (2017) và có điều chỉnh
Kế thừa từ Sultana & Haque (2011), Hồ Tuấn
Thông tin và truyền thông
Vũ (2016) Lê Thị Hạnh (2017) và có điều chỉnh
Kế thừa từ Sultana & Haque (2011), Hồ Tuấn
Giám sát
Vũ (2016) Lê Thị Hạnh (2017) và có điều chỉnh
Được kế thừa từ Maiga và cộng sự (2015) và có
Ứng dụng CNTT
điều chỉnh
Hữu hiệu của KSNB thu chi tài Kế thừa từ Sultana & Haque (2011), Hồ Tuấn
chính Vũ (2016) Lê Thị Hạnh (2017) và có điều chỉnh
(Nguồn: Tác gi tổng hợp)
40
Trước hết bảng câu hỏi được thiết kế dựa theo nguồn trên và có điều chỉnh cho
phù hợp với môi trường giáo dục nghề nghiệp. Sau đó sẽ được gửi đến 04 chuyên gia.
Chuyên gia là những người làm việc liên quan đến thu chi tài chính tại trường Cao
đẳng Nghề Cần Thơ.Thang đo này được gửi đến các chuyên gia với mục đích lấy ý
kiến để hiệu chỉnh cho phù hợp hơn với môi trường làm việc tại Trường Cao đẳng
Nghề Cần Thơ. Sau đó, tác giả thu lại tiến hành phân tích đánh giá. Thông tin về câu
hỏi chuyên gia cụ thể được liệt kê trong các bảng dưới đây.
Thang đo đo lường nhân tố Môi trường kiểm soát gồm 04 câu hỏi quan sát và
được ký hiệu là MTKS:
Bảng 3.2. Thang đo đo lường nhân tố Môi trường kiểm soát

Không Không ý
Ký hi u Nhân tố đo lường Đồng ý
đồng ý kiến

Theo anh/chị các câu hỏi dưới đây phù hợp với tổ chức anh/chị không?

Tính trung thực và việc cư


xử có đạo đức, có chuẩn
mực của toàn thể cán bộ,
MTKS1
công nhân viên chức được
xem là văn hóa của Nhà
trường
Nhà quản l xem việc tổ
chức, vận hành hệ thống
MTKS2
kiểm soát nội bộ là một
nhiệm vụ quan trọng.
Trách nhiệm và quyền hạn
của từng khoa, phòng/ ban
MTKS3
được quy định r ràng
bằng văn bản.
Cán bộ, công nhân viên
chức của Nhà trường có
MTKS4
năng lực chuyên môn phù
hợp
(Nguồn: Tác gi tổng hợp)
Thang đo đo lường nhân tố Đánh giá rủi ro gồm 04 câu hỏi quan sát và được ký
hiệu là DGRR:
41
Bảng 3.3. Thang đo đo lường nhân tố Đánh giá rủi ro

Không Không ý
Ký hi u Nhân tố đo lường Đồng ý
đồng ý kiến
Theo anh/chị các câu hỏi dưới đây phù hợp với tổ chức anh/chị không?
Nhà trường có xác định
DGRR1
các mục tiêu cụ thể.
Nhà trường nhận dạng
được các rủi ro tác động
DGRR2
đến việc không đạt mục
tiêu.
Nhà trường có hoạt động
DGRR3 phân tích và đánh giá rủi ro
không đạt được mục tiêu.
Nhà trường có đưa ra các
DGRR4
biện pháp đối phó rủi ro
(Nguồn: Tác gi tổng hợp)
Thang đo đo lường nhân tố Hoạt động kiểm soát gồm 04 câu hỏi quan sát và
được ký hiệu là HDKS:
Bảng 3.4. Thang đo đo lường nhân tố Hoạt động kiểm soát
Không Không ý
Ký hi u Nhân tố đo lường Đồng ý
đồng ý kiến
Theo anh/chị các câu hỏi dưới đây phù hợp với tổ chức anh/chị không?
Nhà trường phân chia trách
HDKS1 nhiệm, quyền hạn hợp l
giữa các khoa, phòng/ ban
Nhà trường có thực hiện
HDKS2 hoạt động kiểm soát thu
chi tài chính
Nhà trường có soát xét
HDKS3 hoạt động của các khoa,
phòng/ ban
Nhà trường có rà soát quá
HDKS4 trình thực hiện hoạt động
của khoa, phòng/ban
(Nguồn: Tác gi tổng hợp)
Thang đo đo lường nhân tố Thông tin và truyền thông gồm 04 câu hỏi quan sát
và được ký hiệu là TTTT:
42
Bảng 3.5. Thang đo đo lường nhân tố Thông tin và truyền thông

Không Không ý
Ký hi u Nhân tố đo lường Đồng ý
đồng ý kiến
Theo anh/chị các câu hỏi dưới đây phù hợp với tổ chức anh/chị không?
Thông tin của Nhà trường
TTTT1
được cung cấp kịp thời
Thông tin được cung cấp
TTTT2
đúng đối tượng
Hoạt động truyền thông
TTTT3 bên trong Nhà trường diễn
ra thông suốt
Hệ thống thông tin truyền
tải ra bên ngoài được Nhà
TTTT4 trường thực hiện thường
xuyên với nội dung truyền
tải r ràng
(Nguồn: Tác gi tổng hợp)
Thang đo đo lường nhân tố Giám sát gồm 04 câu hỏi quan sát và được ký hiệu là GS:
Bảng 3.6. Thang đo đo lường nhân tố Giám sát
Không Không ý
Ký hi u Nhân tố đo lường Đồng ý
đồng ý kiến
Theo anh/chị các câu hỏi dưới đây phù hợp với tổ chức anh/chị không?
Hoạt động hàng ngày của
GS1 Nhà trường được giám sát
thường xuyên
Nhà trường có thực hiện
GS2
hoạt động giám sát định kỳ
Nhà trường đánh giá
GS3 thường xuyên hoạt động
giám sát
Những yếu kém của công
GS4 tác giám sát tại trường
được báo cáo kịp thời.
(Nguồn: Tác gi tổng hợp)
Thang đo đo lường nhân tố Ứng dụng CNTT trong tổ chức 05 câu hỏi quan sát
và được ký hiệu là: CNTT
43
Bảng .7. Thang đo đo lường nhân tố ứng dụng CNTT
Không Không ý
Ký hi u Nhân tố đo lường Đồng ý
đồng ý kiến

Theo anh/chị các câu hỏi dưới đây phù hợp với tổ chức anh/chị không?

Nhà Trường ứng dụng


CNTT1 công nghệ thông tin để xử
lý công việc tại đơn vị.
Nhà Trường ứng dụng
công nghệ thông tin giúp
CNTT2
đẩy nhanh việc cập nhật dữ
liệu vào hệ thống.
Nhà Trường ứng dụng
công nghệ thông tin giúp
giảng viên và chuyên viên
CNTT3
dễ dàng truy cập hệ thống
dự liệu để có thông tin
phục vụ công việc.

Nhà Trường ứng dụng


công nghệ thông tin để dữ
liệu để có thể dễ dàng xử
CNTT4
lý, tổng hợp, và truyền tải
cho các đối tượng sử dụng
khác nhau.

(Nguồn: Tác gi tổng hợp)


Thang đo đo lường nhân tố Tính hữu hiệu của KSNB thu chi tài chính gồm 04
câu hỏi quan sát và được ký hiệu là KSTC:
Bảng 3.8. Thang đo đo lường nhân tố Tính hữu hiệu của KSNB

Không Không ý
Ký hi u Nhân tố đo lường Đồng ý
đồng ý kiến

Theo anh/chị các câu hỏi dưới đây phù hợp với tổ chức anh/chị không?

Giá trị đạo đức được đề


KSTC1 cao trong mọi hoạt động
thu chi tài chính của Nhà
44
Trường

Các hoạt động thu chi tài


KSTC2 chính của Nhà trường đạt
hiệu quả
Các báo cáo thu chi tài
chính của Nhà trường được
KSTC3
cung cấp đảm bảo đáng tin
cậy

Pháp luật và các quy định


KSTC4 về thu chi tài chính được
Nhà trường tuân thủ
(Nguồn: Tác gi tổng hợp)
Dựa vào kết quả phỏng vấn để
xem xét các câu hỏi trên có phù hợp để tiến hành khảo sát. Bước tiếp, tác giả
nghiên cứu tổng hợp, phân tích và lượng hóa các nhân tố thuộc tính nhằm thiết kế
bảng câu hỏi khảo sát định lượng. Bảng câu hỏi phác thảo gồm có 28 câu hỏi tương
ứng với 7 nhân tố lần lượt như sau: Môi trường kiểm soát, Đánh giá rủi ro, Hoạt động
kiểm soát, Thông tin và truyền thông, Giám sát, Ứng dụng CNTT và tính Hữu hiệu của
KSNB thu chi tài chính. Các câu hỏi cụ thể được đo lường theo thang đo Likert mức:
Hoàn toàn không đồng ý; Không đồng ; Bình thường (không ý kiến); Đồng ý; Hoàn
toàn đồng ý.
3.4. Phương pháp thu thập và phân tích nghiên cứu
3.4.1. Phương pháp thu thập dữ li u
+ Dữ liệu sơ cấp: được thu thập từ khảo sát 120 phiếu, đối tượng khảo sát là các
toàn bộ cán bộ công nhân viên chức đang làm việc tại trường Cao đẳng Nghề Cần
Thơ. Dữ liệu trong nghiên cứu định lượng được thu trực tiếp hoặc qua email từ các
bảng khảo sát được gửi đến 120 đối tượng khảo sát. Hiện tại, nhà trường có 120 nhân
viên có hợp đồng lao động lâu dài. Do đó các đối tượng này được tham gia vào khảo
sát. Các đối tượng này hoàn toàn phù hợp để khảo sát về các nhân tố ảnh hưởng đến
KSNB thu chi tài chính vì hiện tại nhà Trường có quy chế công khai minh bạch các thủ
tục thu chi tài chính do đó các đối tượng này hoàn toàn có thể đánh giá một cách phù
hợp các phát biểu liên quan đến KSNB thu chi tài chính tại Trường. Thời gian thu thập
là tháng 8 năm 2019. Phương pháp này sử dụng phục vụ cho mục tiêu số 2.
45
+ Dữ liệu thứ cấp: từ các báo cáo của trường Cao đẳng Nghề Cần Thơ và UBND
thành phố Cần Thơ. Phương pháp này sử dụng phục vụ cho mục tiêu số 1.
(1) Xây dựng thang đo nháp từ các cuộc phỏng vấn qua email.
Nghiên cứu định tính được tác giả thược hiện thông qua phương pháp phỏng vấn
sâu với các nhà quản l đang công tác tại trường Cao đẳng Nghề Cần Thơ. Mục đích
phỏng vấn nhằm xem xét độ chính xác của bảng câu hỏi với môi trường làm việc tại
trường Cao đẳng Nghề Cần Thơ.
+ Phương pháp này sử dụng phục vụ cho mục tiêu số 2.
(2) Khảo sát đối tượng bằng bảng câu hỏi
- Phương pháp chọn mẫu: trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng phương pháp
lấy mẫu định mức kết hợp với thuận tiện. Đây là phương pháp chọn mẫu phi xác suất
trong đó nhà nghiên cứu tiếp cận với các đối tượng nghiên cứu bằng phương pháp
thuận tiện. Điều này đồng nghĩa với việc nhà nghiên cứu cóthể chọn các đối tượng mà
họ có thể tiếp cận được (Nguyễn Đình Thọ, 2011). Ưu điểm của phương pháp này là
dễ tiếp cận đối tượng nghiên cứu và thường sử dụng khi bị giới hạn thời gian và chi
phí, đồng thời mẫu vẫn có thể đại diện cho đám đông nghiên cứu.
+ Phương pháp này sử dụng phục vụ cho mục tiêu số 2
- Phương pháp ác định cỡ mẫu:
Theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008) cho rằng để kết quả của
phân tích nhân tố khám phá có độ tin cậy thì tỉ lệ là giữa một biến quan sát và mẫu
nghiên cứu là 5:1. Chính vì vậy, trong nghiên cứu này có tất cả 24 biến quan cho 6
biến độc lập và 4 biến quan sát cho 1 biến phụ thuộc. Do đó, số quan sát tối thiểu cần
thiết là: 24 * 5 = 120 (1) để phân tích nhân tố khám phá cho 4 biến độc lập và 4 * 5 =
20 (2) để phân tích nhân tố khám phá cho biến phụ thuộc. Từ (1) và (2) có thể thấy số
lượng quan sát cần thiết là 110 để thực hiện phân tích nhân tố khám phá.
Ngoài ra, theo Tabachnick và cộng sự (200 ) thì để kết quả hồi quy bội có độ tin
cậy thì số lượng quan sát đưa vào phân tích phải lớn hơn 0 + 8m (với m là số lượng
biến độc lập). Như vậy, theo công thức này thì số lượng mẫu tối thiểu phải là 50
+8*4= 82.
Từ các nhận định trên, tác giả thấy rằng 120 quan sát là số lượng tối thiểu để có
thể thoả mãn các điều kiện trên.
Phương pháp này sử dụng phục vụ cho mục tiêu số 2.
3.4.2. Phương pháp phân tích
3.4.2.1. Phương pháp phân tích mẫu khảo sát
+ Phương pháp thống kê mô tả
46
Các phương pháp có liên quan đến việc thu thập số liệu, tóm tắt, trình bày, tính
toán và mô tả các đặc trưng khác nhau để phản ánh một cách tổng quát đối tượng
nghiên cứu. Các đại lượng thường được dùng mô tả tập dữ liệu như: (1) Đại lượng mô
tả mức độ tập trung: mean, mode, median; (2) Đại lượng mô tả mức độ phân tán:
Phương sai, độ lệch chuẩn, khoảng biến thiên. Phương pháp này sử dụng phục vụ cho
mục tiêu số 1.
+ Phương pháp đồ thị: Các phương pháp trình bày và phân tích các thông tin
thống kê bằng các biểu đồ, đồ thị và bản đồ thống kê. Phương pháp đồ thị thống kê sử
dụng con số kết hợp với các hình vẽ, đường nét và màu sắc để trình bày các đặc điểm
số lượng của hiện tượng. Trong công tác thống kê thường dùng các loại đồ thị: Biểu đồ
hình cột, biểu đồ tượng hình, biểu đồ diện tích (hình vuông, hình tròn, hình chữ nhật),
đồ thị đường gấp khúc và biểu đồ hình mạng nhện. Phương pháp này sử dụng phục vụ
cho mục tiêu số 2.
+ Phương pháp phân tích tần số: Phân tích tần số sẽ mô tả và tìm hiểu về đặc
tính phân phối của một mẫu số liệu thô là lập bảng phân phối tần số cần phải lập bảng
tần số. Bảng phân phối tần số là bảng tóm tắt các dữ liệu được sắp xếp các dữ liệu theo
một thứ tự nào đó tăng dần hoặc giảm dần. Sau đó, thực hiện các bước sau: (1) Xác
định số tổ của dãy số phân phối; (2) Xác định khoảng cách tổ; ( ) Xác định giới hạn
trên và giới hạn dưới của m i tổ; ( ) Xác định tần số của m i tổ bằng cách đếm số
quan sát rơi vào giới hạn của tổ đó. Cuối cùng, trình bày kết quả trên biểu bảng, sơ đồ.
Ngoài ra, để thực hiện phân tích số liệu tốt hơn cũng nên cần thực hiện phân tích phân
phối tần số tích lũy. Phân phối tần số tích lũy sẽ cộng dồn các tần số nhằm đáp ứng
một mục đích khác của phân tích thống kê là khi thông tin được đòi hỏi muốn biết số
quan sát mà giá trị của nó ít hơn một giá trị cho s n nào đó. Phương pháp này sử dụng
phục vụ cho mục tiêu số 1 và 2.
3.4.2.2. Phương pháp phân tích các nhân tố tác động
Để phân tích các nhân tố tác động, tác giả lần lượt sử dụng các phương pháp sau
để kiểm định độ tin cậy của thang đo cũng như kiểm định tác động của biến độc lập
đến biến phụ thuôc. Các phương pháp này được thực hiện đúng theo thứ tự như sau:
+ Kiể định Cron ach’ Alpha: Khi sử dụng các thang đo likert để thu thập
các thông tin cần thiết, cần sử dụng phép thống kê để kiểm tra sự chặt chẽ và tương
quan giữa các biến quan sát trong các thành phần trong mô hình nghiên cứu. Điều này
được thực hiện thông qua hệ số Cronbach’s Alpha. Cronbach’s Alpha là hệ số đo
lường sự nhất quán nội tại của thang đo, được sử dụng kiểm định mức độ tương quan
giữa các cặp biến quan sát. Độ tin cậy của thang đo có hệ số Cronbach’s Alpha đạt tiêu
chuẩn α ≥ 0,6 (Peterson, 199 ). Việc kiểm định độ tin cậy thang đo có thể được xác
47
định nhờ hệ số tương quan biến tổng (Corrected Item-Total Correclation) nhằm loại bỏ
các biến rác khỏi thang đo lường. Theo Nunnally (1994), các biến có hệ số tương quan
biến tổng nhỏ hơn 0, được coi là biến rác, các biến rác này cần được loại bỏ. Phương
pháp này sử dụng phục vụ cho mục tiêu số 2.
+ Phân tích nhân tố khám phá: Sau khi thực hiện kiểm định độ tin cậy của
thang đo thông qua hệ số Cronbach’s Alpha, tiếp theo cần nhóm các biến quan sát có
các đặc điểm chung vào các nhóm khác nhau, thông qua phương pháp phân tích nhân
tố khám phá. Theo Hair và cộng sự (1998) định nghĩa rằng, phân tích nhân tố khám
phá EFA là k thuật phân tích rút gọn từ một tập hợp gồm nhiều biến quan sát thành
một số nhân tố có ít biến quan sát hơn nhưng vẫn chứa đựng hầu hết nội dung thông
tin và ý nghĩa thống kê của tập biến ban đầu. Phương pháp này sử dụng phục vụ cho
mục tiêu số 2.
Phân tích nhân tố là một bước để xác định số lượng các nhân tố trong thang đo.
Các biến có hệ số ≥ 0. trong FA sẽ đạt mức nghĩa, nếu nhỏ hơn 0. sẽ bị loại. Số
lượng nhân tố được xác định dựa trên chỉ số igenvalue. Đại lượng Eigenvalue cho
biết lượng biến thiên được giải thích bởi nhân tố. Những nhân tố có Eigenvalue lớn
hơn 1 sẽ được giữ lại trong mô hình phân tích. Những nhân tố có Eigenvalue nhỏ hơn
1 sẽ không có tác dụng tóm tắt thông tin tốt hơn biến gốc nên sẽ được loại bỏ. Hệ số
KMO (Meyer-Olkin) là một chỉ số dùng để xem xét sự thích hợp của phân tích nhân
tố. Trị số KMO lớn (giữa 0. và 1) là đủ điều kiện để phân tích nhân tố, còn nếu hệ số
này nhỏ hơn 0. thì phân tích nhân tố có khả năng không phù hợp với các dữ liệu
(Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008).
Ngoài ra, thang đo được chấp nhận khi tổng phương sai trích phải lớn hơn hoặc
bằng 50% (Gerbing & Anderson 1987). Khác biệt hệ số tải nhân tố của một biến quan
sát trên các nhân tố ≥ 0. để đảm bảo giá trị phân biệt giữa các nhân tố.
Những biến còn lại sau khi phân tích nhân tố khám phá sẽ được đưa vào phân
tích tương quan để kiểm tra hiện tượng tương quan giữa các biến. Sau đó, tác giả tiến
hành phân tích hồi quy và kiểm định giả thuyết nghiên cứu.
+ Phân tích hồi qui đa iến: Để ước lượng mối quan hệ giữa các biến độc lập và
phụ thuộc trong mô hình nghiên cứu, được thực hiện bằng phân tích hồi qui đa biến. Phân
tích hồi qui đa biến được dùng để xem xét mối liên hệ phi tuyến tính giữa nhiều biến độc
lập và một biến phụ thuộc, mục đích chính của việc mô hình hoá mối tương quan của các
biến từ các dữ liệu mẫu thu thập được bằng một mô hình toán học dùng để ước lượng, dự
đoán và đề xuất các giải pháp từ kết quả của phân tích hồi qui đa biến. Phương pháp này
sử dụng phục vụ cho mục tiêu số 2.
Mô hình hồi qui đa biến có dạng:
48
KSTC = β0 + β1.MTKS + β2.DGRR + β3.HDKS + β4.TTTT + β5.GS + β6.CNTT
+ e [1]
Trong đó:
- KSTC là nhân tố phụ thuộc, được đo lường tính hữu hiệu của KSNB thu chi
tài chính.
- β, β1, β2, β3, β4, β5, β6 là các hệ số hồi quy.
- e là sai số ngẫu nhiên.
- MTKS, DGRR, HDKS, TTTT, GS, CNTT là các nhân tố độc lập.
• MTKS đo lường bằng Môi trường kiểm soát.
• DG đo lường bằng Đánh giá rủi ro.
• HDKS đo lường bằng Hoạt động kiểm soát.
• TTTT đo lường bằng Thông tin và truyền thông.
• GS đo lường bằng Giám sát.
• CNTT đo lường bằng Ứng dụng CNTT.
49

Tóm tắt chương 3


Chương trình bày phương pháp nghiên cứu được sử dụng để xây dựng và đánh
giá thang đo để đo lường các khái niệm nghiên cứu, kiểm định mô hình lý thuyết.
Phương pháp nghiên cứu được thực hiện thông qua k thuật phỏng vấn thông qua
email các chuyên gia về các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu KSNB thu chi tài
chính tại trường Cao đẳng Nghề Cần Thơ. Kết quả là xây dựng thang đo chính thức để
khảo sát cỡ mẫu 120. Thang đo gồm có 6 nhân tố tác động đến tính hữu hiệu KSNB
thu chi tài chính tại trường Cao đẳng Nghề Cần Thơ gồm có: Môi trường kiểm soát,
Đánh giá rủi ro, Hoạt động kiểm soát, Thông tin và truyền thông, Giám sát, và Ứng
dụng CNTT.
50

CHƯƠNG 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Thực trạng KSNB thu chi tài chính tại trường Cao đẳng Nghề Cần Thơ
4.1.1. Sơ lược về trường Cao đẳng Nghề Cần Thơ
Trường Cao đẳng nghề Cần Thơ được thành lập năm 196 có tên gọi là: Trường
Trung học K thuật tỉnh Phong Dinh . Sau ngày miền Nam giải phóng 30/4/1975
trường được đổi tên là Trường Công nhân k thuật tỉnh Hậu giang trực thuộc Sở Công
nghiệp tỉnh Hậu giang theo quyết định thành lập trường số 262/UBT.76 ngày
28/8/1976 của UBND tỉnh Hậu Giang.
Tháng 8 năm 199 , Trường sát nhập với Trung tâm KT-HN-DN Cần Thơ theo
Quyết định số 169 /QĐ. UBT.9 ngày 2 /8/1999 của UBND tỉnh Cần Thơ đổi tên là
Trường Công nhân k thuật và Trung tâm KT-HN-DN Cần Thơ trực thuộc Sở Giáo
dục và Đào tạo tỉnh Cần Thơ.
Đến tháng năm 1999, Trường được Sở Giáo dục và đào tạo Cần Thơ bàn giao
về Sở Lao động Thương binh và Xã hội Cần Thơ theo Quyết định số 269/1998/QĐ-
CTCCB ngày 9/12/98 của Chủ tịch UBND tỉnh Cần Thơ và có tên gọi là Trường Công
nhân K thuật Cần Thơ.
Đến tháng 02 năm 200 , Trường Công nhân k thuật Cần Thơ được nâng cấp
thành Trường Cao đẳng nghề Cần Thơ theo Quyết định số 2 6/QĐ-BLĐTBXH ngày
1 tháng 02 năm 200 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội.
4.1.1.1. Chức năng
Trường Cao đẳng Nghề Cần Thơ là cơ sở đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao
đẳng và thấp hơn về lĩnh vực đào tạo nghề; Nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ
phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.
4.1.1.2. Nhiệm vụ
Xây dựng chiến lược, kế hoạch phát triển nhà trường. Thực hiện giáo dục và đào
tạo nguồn nhân lực có trình độ đào tạo từ cao đẳng trở xuống, phù hợp với cơ cấu
ngành, nghề phát triển kinh tế - xã hội; bồi dưỡng nâng cao kiến thức, trình độ cho
người lao động thích ứng với yêu cầu kinh tế - k thuật.
Đào tạo nhân lực có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, có kiến thức và năng lực
thực hành nghề nghiệp tương xứng với trình độ đào tạo, có sức khoẻ, có năng lực
thích ứng với việc làm trong xã hội, tự tạo việc làm cho mình và cho những người
khác, có khả năng hợp tác bình đẳng trong quan hệ quốc tế, đáp ứng yêu cầu xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Đào tạo Cao đẳng nghề các nghề: Điện tử dân dụng; Điện tử công nghiệp; Cơ
điện tử; Điện công nghiệp; Hàn; Cắt gọt kim loại; Công nghệ ô tô; K thuật Xây
51
dựng; Công nghệ thông tin (Ứng dụng phần mềm); Quản trị mạng máy tính; May
thời trang; K thuật máy lạnh và điều hòa không khí; Vận hành sữa chữa thiết bị
lạnh; Kế toán doanh nghiệp.
Đào tạo Trung cấp nghề các nghề: K thuật xây dựng; May thời trang; Điện tử
dân dụng; Điện tử công nghiệp; Kế toán doanh nghiệp; Cắt gọt kim loại; Tin học
văn phòng; K thuật lắp ráp, sửa chữa máy tính; Công nghệ ô tô; Điện công nghiệp;
Cơ điện tử.
Đào tạo liên thông từ trung cấp nghề lên cao đẳng nghề đối với các nghề: Điện
công nghiệp; Điện tử dân dụng.
Đào tạo lại, bồi dưỡng sơ cấp nghề cho đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ k
thuật theo yêu cầu của các cơ quan, xí nghiệp trong và ngoài ngành.
Tiến hành nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, gắn đào tạo với
nghiên cứu khoa học kết hợp lao động sản xuất để khai thác có hiệu quả cơ sở vật
chất, năng lực đội ngũ cán bộ, giảng viên, giáo viên và học sinh, sinh viên nhằm
nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thực tế sản xuất
theo quy định của pháp luật.
Thực hiện các quan hệ hợp tác, liên thông, liên kết đào tạo, bồi dưỡng cán bộ
và nghiên cứu triển khai công nghệ với các tổ chức, cá nhân để thực hiện đa dạng
hoá các loại hình đào tạo.
Quản lý, sử dụng và khai thác có hiệu quả tiềm năng về đội ngũ cán bộ, giảng
viên, giáo viên, nhân viên, cơ sở vật chất, tài sản, các nguồn vốn được Nhà nước
giao. Giữ vững đời sống, đảm bảo giữ gìn trật tự an ninh, an toàn xã hội trong Nhà
trường và địa phương nơi Trường đóng.
Tổ chức tuyển sinh, quản lý và triển khai thực hiện quá trình đào tạo, công nhận
tốt nghiệp, cấp văn bằng, chứng chỉ theo quy định và quản lý giáo dục người học. Phối
hợp với gia đình và xã hội trong hoạt động giáo dục.
Thực hiện dân chủ, bình đẳng, công khai trong việc bố trí và thực hiện các nhiệm
vụ đào tạo, khoa học, công nghệ và hoạt động tài chính; quản lý giảng viên cán bộ,
công nhân viên; xây dựng, quản l đội ngũ giảng dạy, cán bộ nhân viên của trường đủ
về số lượng và chuẩn về chất lượng phù hợp với cơ cấu ngành nghề đào tạo của nhà
trường.
Đăng ký, tổ chức triển khai kiểm định chất lượng giáo dục và chịu sự quản lý
chất lượng của cơ quan kiểm định chất lượng giáo dục.
Tổ chức cho cán bộ, giảng viên, giáo viên, nhân viên và người học tham gia
các hoạt động xã hội phù hợp với ngành nghề đào tạo và nhu cầu xã hội.
Quản lý, sử dụng đất đai, trường sở, trang thiết bị và tài chính theo quy định của
phát luật.
52
Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực; xây dựng và tăng cường cơ sở vật
chất, đầu tư trang thiết bị.
Hợp tác quốc tế trong hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học theo quy định
của Chính phủ.
Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo và chịu sự kiểm tra, thanh tra của các bộ,
ngành có liên quan.
Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.
4.1.1.3. Quyền tự chủ
Quyết định mục tiêu, sứ mạng, chiến lược và kế hoạch phát triển của nhà trường;
Quyết định thành lập bộ máy tổ chức, phát triển đội ngũ giảng viên, cán bộ quản
lý, viên chức, người lao động trên cơ sở chiến lược và quy hoạch phát triển nhà
trường;
Thu, chi tài chính, đầu tư phát triển các điều kiện bảo đảm chất lượng đào tạo
theo quy định của pháp luật; quyết định mức thu giá dịch vụ đào tạo tương ứng với
điều kiện bảo đảm chất lượng đào tạo đối với chương trình đào tạo chất lượng cao và
các quy định về tự chủ tài chính đối với trường cao đẳng theo quy định;
Tuyển sinh và quản l người học; phát triển chương trình đào tạo; tổ chức biên
soạn hoặc lựa chọn giáo trình giảng dạy phù hợp với mục tiêu đào tạo của từng chương
trình đào tạo theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
Tổ chức triển khai các hoạt động nghiên cứu khoa học và công nghệ, hợp tác
quốc tế theo chiến lược và kế hoạch phát triển của nhà trường; bảo đảm chất lượng đào
tạo của nhà trường; lựa chọn tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp để
đăng k kiểm định;
Ban hành quy chế tổ chức, hoạt động của trường; quy định chức năng, nhiệm vụ
của các tổ chức trực thuộc trường;
Tham mưu Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định vị trí việc làm, cơ cấu
viên chức theo chức danh nghề nghiệp và số lượng người làm việc trong tổng số người
làm việc được cấp có thẩm quyền giao theo quy định của pháp luật.
4.1.2. Thực trạng thu chi tài chính tại trường Cao đẳng Nghề Cần Thơ
4.1.2.1. Nội dung về các qui định thu chi tài chính tại trường Cao đẳng Nghề
Cần Thơ
Nhằm quản lý thống nhất nguồn thu, chi tạo điều kiện cho các đơn vị sự nghiệp
tăng thu bảo đảm trang trải kinh phí hoạt động; Chính phủ đã ban hành Nghị định số
10/2002/NĐ-CP quy định chế độ tài chính áp dụng cho đơn vị sự nghiệp hoạt động có
thu do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước quyết định thành lập; Đồng thời, Quốc
hội đã thông qua Luật NSNN số 01/2002/QH11 ngày 16 tháng 12 năm 2002.
53
Năm 2006 Nghị định /2006/NĐ-CP được Chính phủ ban hành thay thế
Nghị định 10/2002/NĐ-CP để tiếp tục thay đổi mở rộng thêm về cơ chế tự chủ
cho các đơn vị SNCL.
Tiếp đến năm 201 , Nghị định số /2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày
2 /0 /2006 đã được thay thế bằng Nghị định số 16/201 /NĐ-CP ngày 14 tháng 02
năm 201 của Chính phủ; nhưng tại khoản 2, Điều 24 Nghị định số 16/201 /NĐ-CP
ngày 1 tháng 02 năm 201 của Chính phủ qui định Trong khi chưa ban hành hoặc
sửa đổi Nghị định quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công trong từng lĩnh
vực cụ thể theo quy định tại Khoản 1 Điều này, các đơn vị sự nghiệp công theo từng
lĩnh vực được tiếp tục thực hiện cơ chế tự chủ theo quy định tại Nghị định số
/2006/NĐ-CP ngày 2 tháng năm 2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự
chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với
đơn vị sự nghiệp công lập .
Chính vì vậy, trường Cao đẳng Nghề Cần Thơ hoạt động trong đơn vị sự nghiệp
công lập nên chế độ thu chi tài chính tại từ năm 201 trở về trước theo Quy định thực
hiện theo Quyết định 19/2006/QĐ-BTC; Thông tư 18 /2010/TT-BTC hướng dẫn sửa
đổi chế độ kế toán hành chính sự nghiệp kèm theo Quyết định 19/2006/QĐ-BTC do
Bộ Tài chính ban hành. Chế độ thu chi tài chính từ năm 2018 trở về sau theo quy định
thì phải thực hiện theo Thông tư 10 /201 /TT-BTC dịch vụ sự nghiệp công trong đơn
vị SNCL gồm: Dịch vụ sử dụng nguồn kinh phí từ NSNN; dịch vụ không sử dụng kinh
phí NSNN.
54

4.1.2.2. Tình hình thu chi tài chính tại trường Cao đẳng Nghề Cần Thơ trong giai đoạn 2016-2018
Bảng .1 Tình hình thu chi tài chính tại trường Cao đẳng Nghề Cần Thơ giai đoạn 2016-2018
Đơn vị tính: đồng
Nă So sánh 2016 và 2017 So sánh giữa 2017 và 2018
Chỉ tiêu Tương
2016 2017 2018 Tuy t đối Tuy t đối Tương đối
đối

A. Các khoản thu 25.371.287.286 27.656.432.385 33.406.000.000 2.285.145.099 9.01% 20.79%


5.749.567.615

1. Kinh phí nhà nước cấp 12.847.520.000 12.375.000.000 12.271.000.000 (472.520.000) -3.68% -0.8%
(104.000.000)
2. Thu hoạt động sự
12.523.767.286 15.281.432.385 21.135.000.000 2.757.665.099 22.02% 27.7%
nghiệp 5.853.567.615

2.1 Thu học phí 11.145.185.000 14.090.290.000 20.074.000.000 2.945.105.000 26.42% 29.8%
5.983.710.000

2.2 Thu lệ phí 50.850.000 51.580.000 71.000.000 730.000 1.44% 27.4%


19.420.000
2.3 Thu từ hoạt động dịch
1.327.732.286 1.139.562.385 990.000.000 (188.169.901) -14.17% -15.1%
vụ (149.562.385)

B. Các khoản chi 16.713.903.531 17.610.131.609 18.187.428.726 896.228.078 5.36% 3.2%


577.297.117
1.1 Chi lương và các
khoản đóng góp (BHXH, 12.962.236.000 13.461.361.690 13.656.000.000 499.125.690 3.85% 1.4%
194.638.310
BHYT, BHTN)
1.2 Chi nghiệp vụ chuyên 1.069.077.260 1.154.722.285 1.296.000.585 85.645.025 8.01% 10.9%
55

môn của từng ngành (Mua 141.278.300


VTTT cho SV)
1.3 Chi học bổng học sinh
370.100.000 472.050.000 530.000.000 101.950.000 27.55% 10.9%
sinh viên 57.950.000
1.4 Chi thanh toán cá
48.303.600 24.882.300 62.000.000 (23.421.300) -48.49% 59.9%
nhân (công tác phí …) 37.117.700
1.5 Chi mua sắm. sửa
120.683.133 138.191.123 150.598.000 17.507.990 14.51% 8.2%
chữa TSCĐ 12.406.877
1.6 Chi phí thuê mướn
(thuê giảng viên, thuê dv 865.408.566 769.739.500 790.555.000 (95.669.066) -11.05% 2.6%
20.815.500
bảo vệ, vệ sinh…)
1.7 Chi thanh toán dịch
vụ công cộng (tiền điện, 592.256.452 600.953.100 701.258.266 8.696.648 1.47% 14.3%
100.305.166
nước, nhiên liệu)

1.8 Chi thông tin, tuyên


252.223.520 268.547.148 270.560.000 16.323.628 6.47% 0.7%
truyền, liên lạc 2.012.852

1.9 Chi khác (hội nghị,


chi mua vật tư văn phòng, 65.97% 1.5%
433.615.000 719.684.463 730.456.875 286.069.463 10.772.412
chi công tác đảng…)

C. Chênh l ch thu/chi 16.04% 51.48%


8.657.383.755 10.046.300.776 15.218.571.274 1.388.917.021 5.172.270.498

( ồ P ò ế ạ - Tài chí ư C đ C )
56
Bảng .1 cho thấy chênh lệch giữa thu/chi tăng qua các năm chứng tỏ nguồn tài
chính của trường ngày càng vững mạnh. Trong giai đoạn 2016-201 , chênh lệch này
tăng 1. 88.91 .021 đồng tăng với tốc độ 16,0 . Trong giai đoạn tiếp theo 201 -
2018, tốc độ tăng tuyệt đối là .1 2.2 0. 98 đồng với mức tăng 1, 8 . Như vậy,
trong năm có thể kết luận rằng tốc nguồn thu/chi tài chính tại trường Cao đẳng Nghề
đạt mức vững mạnh,.
Để đạt được kết quả trên, nguồn thu tài chính tại trường có những bước tăng ấn
tượng. Từ bảng .1 cho thấy trong điều kiện tình hình kinh phí nhà nước cấp giảm qua
các năm thì nguồn thu hoạt động sự nghiệp lại có bước tăng đáng kể. Trong giai đoạn
2016-201 , nguồn thu này tăng 2. .66 .099 đồng, tăng 22,02 so với năm 2016.
Trong giai đoạn 201 -2018, tốc độ tăng lại tiếp tục tăng mạnh đạt .8 . 6 .61 đồng
về số tuyệt đối và 2 , về số tương đối. Đáng chú nhất là nguồn thu học phí lại
tăng mạnh nhất và góp phần to lớn vào nguồn thu hoạt động sự nghiệp. Về nguồn thu
học phí giai đoạn 2016-201 , tốc độ tăng trưởng tuyệt đối đạt 2.9 .10 .000 đồng,
tăng 26, 2 so với năm 2016. Trong giai đoạn tiếp theo 201 -2018, tốc độ tăng
trưởng tuyệt đối ước đạt .98 . 10.000 đồng, tăng 29,8 so với năm 2018.
Ngoài ra, việc tốc độ chi tài chính tại trường cũng luôn đạt mức tăng trưởng khá
ổn định và thấp qua các năm cũng góp phần làm cho tình hình thu chi tài chính tại
trường đạt mức vững mạnh. Trong giai đoạn 2016-201 , các khoản chi tài chính tại
trường tăng với tốc độ khá khiêm tốn đạt mức 896.228.0 8 đồng so với năm 2016, đạt
mức tăng , 6 . Trong giai đoạn tiếp theo 201 -2018, tốc độ tăng giảm chỉ còn có
,2 đạt mức tăng .29 .11 đồng so với năm 201 . Như vậy, nhìn chung, tốc độ
chi tài chính tại trường có khuynh hướng giảm lại trong giai đoạn 2016-2018. Trong
các khoản chi thì khoản chi cá nhân cho nhân viên có mức biến động nhiều nhất.
Trong giai đoạn 2016-201 , mức chi cá nhân giảm 2 . 21. 00 đồng so với năm 2016,
giảm 8, 9 . Tuy nhiên, đến giai đoạn tiếp theo mức chi này lại tăng .11 . 00
đồng so với năm 201 , đạt mức tăng 9,9 .
Qua các phân tích trên, có thể thấy tình hình thu chi tài chính tại trường Cao
đẳng Nghề Cần Thơ đã đạt đạt được nhiều chỉ tiêu ấn tượng. Cụ thể, đối với việc thu
tài chính thì nhà trường luôn giữ mức tăng ở mức hai con số qua giai đoạn 2016-2018
trong khi đối với việc chi tài chính thì nhà trường luôn giữ mức tăng ở mức một con
số. Để đạt được thành tích như vậy một điều không kém phần quan trọng là việc thực
hiện KSNB thu chi tài chính tại trường tương đối hữu hiệu. Nội dung tiếp theo sẽ trình
bày nội dung KSNB thu chi tài chính tại trường Cao đẳng Nghề Cần Thơ.
57
4.1.2.3. Nội dung KSNB thu chi tài chính tại trường Cao đẳng Nghề Cần Thơ
a. Nội dung KSNB các khoản thu tại Trường Cao đẳng nghề Cần Thơ
Kiểm soát kinh phí thu chi từ ngân sách nhà nước cấp
Quy trình này quy định nội dung, trình tự và trách nhiệm trong việc xây dựng kế
hoạch dự toán chi hoạt động để đảm bảo hoạt động chi thường xuyên tại Trường Cao
đẳng nghề Cần Thơ (phụ lục 3).
ước 1: xác định nhu cầu chi thường xuyên
Phòng đào tạo lập kế hoạch chỉ tiêu tuyển sinh, học sinh tốt nghiệp trong năm;
phòng Quản trị thiết bị và phòng Tổ chức hành chính lập kế hoạch cơ sở vật chất có
nhu cầu sửa chữa và mua sắm mới để duy trì hoạt động thường xuyên; các Khoa/tổ bộ
môn lập chương trình đào tạo, nhu cầu sử dụng vật tư thực tập và thiết bị dạy nghề.
ước 2: lập kế hoạch dự toán
Xác định số lượng học sinh có mặt đến 01/9 hàng năm; nhu cầu chi được
xác định tại bước 1 và căn cứ mức độ chênh lệch thu chi của nhà trường từ đó
xây dựng dự toán.
ước 3: xem xét, phê duyệt dự toán
Hiệu trưởng sẽ làm việc với tất cả phòng/khoa để xem xét nếu đạt sẽ phê duyệt
dự toán của từng đơn vị phòng/khoa đề xuất.
ước 4: tổng hợp đề xuất các nhu cầu
Sau khi có đầy đủ thông tin dự toán của từng đơn vị phòng/khoa đề xuất, kế
toán tổng hợp sẽ lập dự toán báo cáo trưởng phòng Kế hoạch Tài chính để thông
qua dự toán.
ước 5: đánh giá tình hình thực hiện dự toán năm trước
Từ tổng hợp đề xuất phòng Kế hoạch Tài chính xây dựng được dự toán; căn
cứ vào việc thực hiện dự toán của năm trước, mức độ hoàn thành dự toán của năm
hiện tại, kế toán lập dự toán chi tiết cho các nội dung chi hoạt động thường xuyên
năm kế hoạch
ước 6: xem xét phê duyệt
Hiệu trưởng xem xét phê duyệt dự toán thu chi và các biểu mẫu của dự toán trình
Ủy ban nhân dân thành phố (thông qua Sở Tài chính).
Hiệu trưởng giao phòng Kế hoạch Tài chính triển khai thực hiện dự toán đã được
Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt.
ước 7: xem xét, thẩm định
Sở Tài chính xem xét, và triển khai họp thẩm định với Trường để thống nhất dự
toán để trình Ủy ban nhân dân thành phố.
Nếu không đạt sẽ gửi trả về Trường (phòng Kế hoạch Tài chính) thực hiện lại
ước 4 của qui trình.
58
Nếu đạt chuyển qua ước 8, Sở Tài chính tham mưu Ủy ban nhân dân thành phố
phê duyệt dự toán thu chi đã thống nhất và cấp dự toán kinh phí ngân sách cho trường.
ước 8: ra quyết định
Sở Tài chính gửi kết quả thẩm định dự toán thông báo về cho trường;
Ủy ban nhân dân thành phố ra quyết định phê duyệt dự toán và cấp dự toán kinh
phí ngân sách cho trường. Khi nhận được dự toán Ủy ban nhân dân thành phố phê
duyệt, trở lại ước 6, Hiệu trưởng triển khai thực hiện theo dự toán được duyệt.
ước 9: lưu trữ
Tiếp nhận thông báo, quyết định về dự toán được duyệt và triển khai thực hiện
tới các đơn vị, công khai dự toán in ấn và lưu giữ.
Kiểm soát kinh phí thu học phí từ HSSV
Quy trình này quy định nội dung, trình tự và trách nhiệm trong việc thu học phí
của học sinh sinh viên nhằm bổ sung một phần nguồn kinh phí chi hoạt động để đảm
bảo hoạt động chi thường xuyên, cụ thể như sau (phụ lục 3):
ước 1: xác định học phí phải thu của HSSV
Phòng kế hoạch tài chính xác định danh sách HSSV cần phải nọp tiền học phí
trên cơ sở phòng Công tác HSSV cung cấp, số tiền, thời gian mà học sinh sinh viên
cần phải nộp học phí trong kỳ theo từng lớp.
ước 2: thông báo thu học phí
Các tài liệu kèm theo: Quyết định về định mức thu học phí; Quyết định biên chế
từng lớp, Quyết định nghỉ học của học sinh.
Đưa danh sách, thời gian thu học phí của học sinh lên trang Web của nhà trường;
phòng Công tác HSSV và giáo viên chủ nhiệm thông báo số tiền, thời gian hết hạn
phải nộp học phí đến các em học sinh sinh viên.
ước 3: thu học phí
Xuất hóa đơn khi học sinh sinh viên đến đóng tiền tại phòng kế hoạch tài chính.
ước 4: lập danh sách học phí thu được và lập báo cáo tờ khai thuế
Dựa trên hóa đơn, kế toán viên lập được danh sách học phí thu được, đồng thời
lập báo cáo tờ khai thuế theo mẫu qui định.
ước 5: lập phiếu thu, phiếu chi
Dựa trên danh sách thu tiền học phí và tờ khai thuế, kế toán viên lập danh sách thu và
lập giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước vào tài khoản kho bạc nhà nước Cần Thơ.
ước 6: hiệu trưởng xét duyệt
Chuyển danh sách thu tiền, tờ khai thuế, giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước
trình Hiệu trưởng xét duyệt.
ước 7: nộp tờ khai thu học phí
Thực hiện việc nộp tờ khai thuế cho cục thuế Cần Thơ theo quy định.
59
ước 8: thu, chi tiền
Thủ qu thực hiện việc thu, chi tiền sau đó lập giấy nộp tiền vào kho bạc.
ước 9: nộp tiền vào TK kho bạc Nhà nước
Thủ qu ra kho bạc nhà nước thực hiện việc nộp tiền vào tài khoản.
ước 10: lưu trữ hồ sơ, chứng từ
Lưu trữ chứng từ (Hóa đơn, giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước, phiếu chi,
danh sách HSSV đã đóng học phí, tờ khai thuế)
b. Nội dung KSNB các khoản chi tại Trường Cao đẳng nghề Cần Thơ
Khi có chứng từ thanh toán liên quan đến chuyển khoản qua kho bạc, kế toán tiến
hành rút dự toán đối với dự toán ngân sách cấp hoặc Ủy nhiệm chi đối với nguồn học
phí và đề nghị kho bạc chuyển cho người thanh toán bằng Giấy rút dự toán ngân
sách/ủy nhiệm chi.
Cuối tháng (quý) kế toán sẽ tập hợp tất cả Giấy rút dự toán ngân sách/ủy nhiệm
chi lập bảng đối chiếu dự toán kinh phí ngân sách tại Kho bạc nhà nước để đối chiếu,
kiểm tra, kiểm soát với Kho bạc nhà nước.
Các khoản chi thanh toán cá nhân
Kiểm soát chi lương và các khoản có tính chất tiền lương phải đúng theo quy
định tại điểm a, b Điều Thông tư số 161/2012/TT-BTC và Khoản 1. Điều 7 Thông
tư số 39/2016/TT-BTC ngày 01/03/2016; cụ thể:
Đối với các khoản chi tiền lương: Văn bản phê duyệt chỉ tiêu biên chế do Ủy ban
nhân dân thành phố giao và Sở Nội vụ thông báo sơ lượng biên chế của cơ quan; Danh
sách những người hưởng lương do Hiệu trưởng ký duyệt; Nếu năm ngân sách đơn vị
chưa được giao chỉ tiêu biên chế, qu tiền lương thì tạm thời căn cứ vào số biên chế,
qu tiền lương được giao năm trước để kiểm soát, thanh toán.
Đối với các khoản chi tiền công trả cho lao động thường xuyên theo hợp
đồng, phụ cấp lương, học bổng học sinh, sinh viên, tiền thưởng, phúc lợi tập thể,
các khoản đóng góp: Danh sách những người hưởng tiền công lao động thường xuyên
theo hợp đồng; Danh sách những người được tiền thưởng, tiền phụ cấp, tiền trợ cấp;
Danh sách học bổng kèm Quyết định.
Chi trả thu nhập tăng thêm cho cán bộ, công chức, viên chức của Trường thực
hiện Nghị định số /2006/NĐ-CP và Nghị định 16/201 /NĐ-CP: Danh sách chi trả
thu nhập tăng thêm cho cán bộ, công chức, viên chức; Bảng xác định kết quả tiết kiệm
chi theo năm.
Các khoản thanh toán khác cho cá nhân: Danh sách theo từng lần thanh toán.
Trường hợp thực hiện việc khoán phương tiện theo chế độ, khoán văn phòng phẩm,
khoán điện thoại, khoán công tác phí, khoán thuê phòng nghỉ: Danh sách những người
hưởng chế độ khoán.
60
Hàng tháng khi thanh các khoản chi thanh toán cá nhân kế toán thực hiện các
nhiệm vụ cơ bản sau:
Quy trình kiểm soát chi tiền lương
Kiểm soát thông qua chính sách tiền lương, thanh toán lương của đơn vị đối với
người lao động; Kiểm soát chi phí tiền lương thông qua việc đối chiếu số liệu trên sổ
sách và chứng từ: Đối chiếu tên và mức lương (hệ số lương, hệ số vượt khung, hệ số
phụ cấp chức vụ...) trên bảng lương của từng cá nhân trong đơn vị với hồ sơ nhân viên
tại bộ phận nhân sự; Kiểm tra việc tính toán trên bảng lương...; Kiểm tra việc ghi chép,
hạch toán đầy đủ, đúng đối tượng các nghiệp vụ liên quan đến các khoản trích theo
lương.
Kiểm tra giấy rút dự toán NSNN bảo đảm các nhân tố trên giấy rút dự toán phải
ghi r đầy đủ, rõ ràng, không tẩy xóa, ghi chi tiết theo mục lục ngân sách, tính chất
nguồn kinh phí và cấp ngân sách, mẫu dấu chữ k người chuẩn chi của đơn vị phải
đúng với mẫu dấu chữ k đã đăng k với KBNN nơi đơn vị giao dịch.
Kiểm tra, đối chiếu khoản chi lương và phụ cấp lương với dự toán kinh phí và
qu tiền lương được thông báo đảm bảo đúng với cấp thẩm quyền đã giao; Kiểm tra
bảng tăng, giảm biên chế qu tiền lương (nếu có); Kiểm tra biên chế: Nếu có tăng biên
chế thì tổng số biên chế không được vượt so với biên chế được thông báo; Sau kỳ lĩnh
lương, nếu có tăng, giảm biên chế tiền lương thì đơn vị lập bổ sung và rút dự toán về
tiền lương vào tháng sau cùng kỳ để chi trả.
Quy trình kiểm soát chi tiền vượt giờ cho giáo viên
Quy định thống nhất trình tự quy trình thủ tục thanh toán tiền vượt giờ giáo viên
nhằm giải quyết công việc nhanh, đúng quy định theo Thông tư 0 /201 /TT-BLTBXH
ngày 10 tháng 0 năm 201 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về việc quy định
chế độ làm việc của nhà giáo giáo dục nghề nghiệp (phụ lục 3).
ước 1: kiểm tra giờ dạy
Phòng Đào tạo cập nhật, kiểm tra giờ dạy hàng tháng của các giáo viên; bổ sung,
điều chỉnh giờ dạy (nếu có sai sót)
ước 2: tổng hợp giờ dạy
Phòng Đào tạo tổng hợp giờ dạy của từng giáo viên trong năm học bao gồm coi
thi, chấm thi, và các quy đổi khác, gửi về các đơn vị.
ước 3: kiểm tra, xác nhận
Sau khi phòng Đào tạo tổng hợp giờ dạy của từng giáo viên gửi về đơn vị, các
trưởng đơn vị gửi và thông báo đến từng giáo viên để kiểm tra, đối chiếu; nếu có sai
xót phản hồi thông tin về phòng Đào tạo thông qua trưởng đơn vị; nếu đúng thì trưởng
đơn vị kí xác nhận.
61
ước 4: phê duyệt
Sau khi các đơn vị đã xác nhận đúng giờ dạy phòng Đào tạo trình ban giám hiệu
kí duyệt.
ước 5: chi trả tiền
Khi nhận được bảng tổng hợp tiền vượt giờ đã được phê duyệt, phòng Kế hoạch
Tài chính làm thủ tục thanh toán cho giáo viên.
ước 6: lưu hồ sơ
Lưu hồ sơ theo quy định
Kinh phí chi học bổng cho học sinh sinh viên
Thực hiện quy trình này nhằm thống nhất cách thức, phương pháp khi xét, cấp
học bổng khuyến khích học tập đối với học sinh sinh viên đảm bảo khoa học, kịp thời
và đúng quy định theo Thông tư 1 /201 /TT-BLTBXH, ngày 0 tháng 06 năm 201
của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về việc Ban hành quy chế công tác học sinh,
sinh viên trong trường trung cấp, trường cao đẳng (phụ lục 3)
ước 1: tổng hợp kết quả
Tổng hợp kết quả học tập và rèn luyện theo từng học kỳ của tất cả các lớp đang
học.
ước 2: lập danh HSSV đạt kết quả học tập khá, giỏi, xuất sắc
Lập danh sách HSSV có kết quả học tập, rèn luyện đạt từ loại khá trở lên, gửi cho
các khoa và GVCN.
ước 3: đề xuất danh sách HSSV nhận học bổng
Giáo viên chủ nhiệm tổ chức họp lớp, căn cứ vào chỉ tiêu và kết quả học tập và
rèn luyện của lớp để đề xuất danh sách HSSV nhận học bổng.
ước 4: họp xét
Tổ chức họp, xem xét danh sách tổng hợp của phòng CTHSSV trên cơ sở xét cấp
học bổng theo thứ tự ưu tiên từ loại xuất sắc xuống loại khá.
ước 5: lập quyết định cấp học bổng
Căn cứ kết quả xét cấp học bổng của Hội đồng, tiến hành lập quyết định kèm
theo danh sách HSSV được cấp học bổng, trình BGH ký duyệt.
Phòng Kế hoạch Tài chính rút kinh phí về thanh toán.
ước 6: thông báo kết quả
Sau khi BGH ký duyệt thông báo QĐ k m theo danh sách HSSV được cấp học
bổng cho các phòng, khoa, GV và HSSV các lớp.
ước 7: lưu trữ
Lưu trữ hồ sơ, chứng từ theo quy định
62
Các khoản chi nghiệp vụ chuyên môn
Đây là nhóm mục chiếm t trọng lớn trong tổng chi thường xuyên NSNN nên
cần tập trung kiểm soát chặt chẻ hồ sơ, chứng từ để tránh lãng phí, tiết kiệm chi cho
NSNN.
Đối với các mục chi thanh toán dịch vụ, mục chi vật tư văn phòng, mục chi
thông tin, tuyên truyền, liên lạc: Căn cứ đối chiếu, chế độ, định mức quy định trong
quy chế chi tiêu nội bộ; Mục chi hội nghị bao gồm các khoản chi cho hội nghị sơ kết,
tổng kết, tập huấn nghiệp vụ, hội thảo chuyên đề: căn cứ vào định mức chi tiêu hội
nghị cho từng đại biểu tham gia hội nghị theo quy định của Bộ Tài chính, đúng đối
tượng và theo đúng nội dung chi được xây dựng trong dự toán chi, có giấy triệu tập hội
nghị, chương trình hội nghị, có danh sách nhận tiền kiểm soát thanh toán. Đây là
khoản chi thanh toán từng lần và thanh toán lần cuối đơn vị gửi Biên bản nghiệm thu
(đối với trường hợp phải gửi Hợp đồng); Mục chi công tác phí bao gồm các khoản chi
tàu xe, phụ cấp công tác phí, thuê phòng nghỉ,… Đối với mục chi này, căn cứ vào quy
chế chi tiêu nội bộ của đơn vị, bảng kê chứng từ thanh toán để kiểm soát và thanh
toán; Mục chi sửa chữa tài sản phục vụ công tác chuyên môn và duy tu, bảo dưỡng các
công trình cơ sở hạ tầng từ nguồn kinh phí thường xuyên: Quyết định của cấp có thẩm
quyền cấp bổ sung (nếu có), dự toán cấp bổ sung (nếu có), quyết định phê duyệt lựa
chọn nhà thầu, hợp đồng, hóa đơn tài chính, biên bản nghiệm thu thanh lý hợp đồng.
Quy trình mua vật tư trang thiết bị
Nhằm phục vụ kịp thời nhu cầu về vật tư trang thiết bị phục vụ cho công tác đào
tạo của nhà Trường, đồng thời đảm bảo việc thực hiện có kế hoạch đúng nguyên tắc
của nhà nước, sử dụng đúng mục đích có hiệu quả và quản lý chặt chẽ vật tư trang
thiết bị của Trường Cao đẳng nghề Cần Thơ (phụ lục 3).
ước 1: đề xuất mua
Lập dự trù mua vật tư hoặc đề xuất mua trang thiết bị nhỏ gửi về phòng Quản trị
thiết bị.
ước 2: kiểm tra
Phòng Quản trị thiết bị có trách nhiệm tổ chức kiểm tra nhu cầu sử dụng của các
phòng khoa (nếu vật tư thực tập thì phòng Công tác HSSV phải xác nhận sĩ số từng lớp).
ước 3: hoàn thiện hồ sơ mua
Hoàn thiện hồ sơ mua bao gồm: đơn vị mua lấy 3 báo giá, biên bản chọn giá thấp
nhất, quyết định chọn nhà thầu (trên 100 triệu thực hiện theo luật đấu thầu hiện hành).
ước 4: phê duyệt
Phòng Quản trị thiết bị trình hiệu trưởng phê duyệt.
63
ước 5: thực hiện mua
Phòng Quản trị thiết bị thực hiện các nội dung sau: hợp đồng mua sắm vật tư,
trang thiết bị, biên bản giao nhận, nghiệm thu, biên bản thanh lý hợp đồng.
ước 6: giao nhận hàng hóa
Nhận và bàn giao vật tư, trang thiết bị cho đơn vị sử dụng và quản lý, biên bản
giao nhận tài sản cố định cho đơn vị sử dụng và quản lý.
ước 7: thanh quyết toán
Phòng Quản trị thiết bị làm đề nghị chuyển khoản; phòng Kế hoạch Tài chính
kiểm soát thủ tục và thực hiện chuyển khoản thanh toán.
ước 8: lưu hồ sơ
Dự trù mua vật tư, trang thiết bị, báo giá nhà cung cấp, biên bản chọn giá thấp
nhất, quyết định chọn nhà thầu, hợp đồng mua vật tư, trang thiết bị, biên bản giao
nhận, nghiệm thu.
4.1.2.4. Đánh giá thực trạng KSNB thu chi tài chính tại trường Cao đẳng
Nghề Cần Thơ
Để đánh giá được thực trạng KSNB thu chi tài chính tại trường Cao đẳng nghề Cần
Thơ, tác giả tiến hành phỏng vấn với 4 chuyên gia (Phụ lục 1). Tác giả tiến hành phân tích
dựa trên đánh giá của các chuyên gia đã nêu trên và từ đó đưa ra kế quả như sau:
Ưu điểm
a Môi trường kiểm soát
Ban giám hiệu sự cần thiết và vai trò quan trọng của kiểm soát trong quản lý và
việc xây dựng KSNB thu chi tài chính tại trường, có quan điểm hoạt động lành mạnh,
coi trọng tính trung thực của các báo cáo, thực thi tính chính trực và giá trị đạo đức
trong đơn vị. Bởi vậy, Trường luôn thực hiện chế độ báo cáo tài chính theo đúng quy
định về kế toán, thống kê và báo cáo đầy đủ Ban giám hiệu đã gương mẫu trong việc
tuân thủ các quy định, quy chế để nhân viên noi theo. Các chính sách, thủ tục kiểm
soát luôn được quan tâm thiết kế phù hợp với đặc điểm của trường. Vai trò giám sát
của tổ chức Đảng và tổ chức đoàn thể trong công tác quản l , điều hành đã được khẳng
định là điều kiện thuận lợi giúp cho sự chỉ đạo được thống nhất, xuyên suốt từ trên
xuống dưới.
Cơ cấu tổ chức khá chặt chẽ đảm bảo sự độc lập cũng như tạo mối quan hệ giữa
các phòng, sắp xếp tương đối hợp lý cán bộ, bố trí vào vị trí hợp lý phù hợp với trình
độ chuyên môn, công việc đảm nhiệm, hạn chế được sự chồng chéo, tạo điều kiện
thuận lợi cho việc kiểm tra kiểm soát lẫn nhau.
Các chính sách liên quan đến tuyển dụng, đào tạo, đánh giá, bổ nhiệm, khen
thưởng, k luật, sa thải được trường nghiên cứu các qui định của pháp luật hiện hành,
cụ thể hoá các thành các qui định khá đầy đủ và chi tiết, đã tạo ra động lực cho tập thể
64
nhà trường n lực phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ được giao và góp phần vào hiệu quả
hoạt động chung của đơn vị.
Thực hiện theo kế hoạch được giao m i cán bộ sẽ chủ động thời gian, sắp xếp và
tiến hành công việc để thực hiện chỉ tiêu được giao. Ban giám hiệu có sự chủ động
trong công tác điều hành, theo d i và đánh giá được những vấn đề bất cập trong khi
thực hiện kế hoạch để kịp thời tìm ra biện pháp xử lý.
Đánh giá rủi ro
Trường đã bước đầu nhận thức được tầm quan trọng của công tác đánh giá rủi ro
đối với quá trình hoạt động của mình. Hoạt động nhận dạng và đánh giá các rủi ro tuy
chưa được thực hiện trên tất cả các mặt hoạt động nhưng cũng đã bắt đầu được thực
hiện ở một số nội dung quan trọng cần kiểm soát.
Trường đã nhận thức được các rủi ro trọng yếu tới mục tiêu của KSNB thu chi tài
chính và đã xây dựng, áp dụng các thủ tục kiểm soát để ngăn ngừa và giảm thiểu ảnh
hưởng của các rủi ro này, bước đầu đã đạt được một số kết quả đáng ghi nhận.
c) Các hoạt động kiểm soát
Ban giám hiệu đã thiết kế và thực hiện các qui chế, chính sách, các bước và thủ
tục kiểm soát cơ bản nhằm đảm bảo các mục tiêu của KSNB thu chi tài chính tại
trường.
Các nguyên tắc kiểm soát cơ bản như: bất kiêm nhiệm; ủy quyền và phê chuẩn;
phân công, phân nhiệm đã được vận dụng trong xây dựng các thủ tục kiểm soát. Các
thủ tục kiểm soát đã được luật hóa bằng hệ thống các văn bản như quy trình, quy
chế, quy định nhằm đảm bảo các thủ tục kiểm soát được thực thi trong quá trình hoạt
động của đơn vị; Ban giám hiệu thường xuyên rà soát hệ thống các chính sách, quy
định, quy chế đã ban hành để có sự sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với những thay đổi
của môi trường bên trong và môi trường bên ngoài đơn vị;
Nguyên tắc u quyền, phê chuẩn: việc u quyền thông qua giấy u quyền cụ thể,
r ràng, đầy đủ nội dung về quyền hạn, phạm vi trách nhiệm, thời hạn đã đảm bảo
được công tác quản trị, điều hành, phát huy trách nhiệm cá nhân, tăng cường được
công tác kiểm tra, giám sát. Nguyên tắc bất kiêm nhiệm, tại m i bộ phận có sự phân
công công việc rõ ràng cho từng cán bộ một với sự độc lập, không chồng chéo, có
trách nhiệm riêng, đảm bảo một cán bộ không đảm nhiệm một lúc nhiều cương vị.
KSNB thu chi tài chính được thực hiện ngay trong mọi quy trình nghiệp vụ, kiểm
tra việc tuân thủ quy trình nghiệp vụ, kiểm tra việc chấp hành quy trình hạch toán,
kiểm soát, kiểm tra việc chấp hành chế độ chứng từ, sổ sách và việc phê duyệt đúng
theo quy định.
65
d) Thông tin và truyền thông
Việc sử dụng mạng nội bộ để truyền đạt thông tin đã giúp toàn thể cán bộ đều
nắm và tiếp nhận đầy đủ và chính xác các chỉ thị từ cấp trên, hiểu rõ mối quan hệ và
phối hợp công việc với các thành viên khác. Việc thành lập đường dây nóng qua số
điện thoại của Ban giám hiệu, lắp đặt hòm thư góp ở tất cả các phòng đã giúp Ban
giám hiệu tiếp nhận được thông tin đánh giá từ phía giáo viên, nhân viên và HSSV.
Ban giám hiệu đã lựa chọn được hình thức tổ chức bộ máy kế toán phù hợp với
đặc điểm hoạt động tổ chức của trường, đặc điểm tổ chức quản l và trình độ quản lý
của trường; Công tác tổ chức hệ thống kế toán được thực hiện đúng theo nguyên tắc đề
ra. Các quy trình nghiệp vụ cụ thể được thực hiện tương đối tốt từ tổ chức bộ máy đến
tổ chức chứng từ kế toán, tổ chức hệ thống chứng từ, tổ chức vận dụng hệ thống tài
khoản được mở chi tiết theo nhiều cấp phục vụ yêu cầu quản lý chi tiết vật tư, tài sản,
công nợ, tiền vốn, chi phí, giá thành, kết quả hoạt động của cơ quan; tổ chức hệ thống
sổ kế toán theo hình thức kế toán nhật k chung được đánh giá là phù hợp với điều
kiện trường đã ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác kế toán; và báo cáo tài
chính được thực hiện một cách chính xác, đảm bảo tuân thủ đúng các bước KSNB thu
chi tài chính và tuân thủ theo đúng Chế độ kế toán hiện hành.
e) Các hoạt động giám sát
Trường đã bước đầu thiết kế và xây dựng được cơ chế giám sát thường xuyên và
định kỳ thông qua việc xem xét các báo cáo của kế toán viên, ban thanh tra nhân dân
nhằm phát hiện các rủi ro có thể xảy ra trong quá trình hoạt động của trường, từ đó đưa
ra các kiến nghị có tính khả thi.
Hoạt động giám sát thường xuyên được thực hiện tại cơ quan thông qua phó Hiệu
trưởng phụ trách và các lãnh đạo trưởng phòng của các phòng ban đảm bảo mọi hoạt
động của trường diễn ra đều có sự giám sát, tuân thủ; hoạt động kiểm tra giám sát tất
cả các nghiệp vụ tuân thủ các chuẩn mực, giám sát kiểm tra công tác tổ chức giảng
dạy, giám sát kiểm tra việc thực hiện các quy chế, quy trình từng nghiệp vụ. Cuộc
giám sát đã được thực hiện định kỳ hàng năm hoặc thực hiện đột xuất.
f) Ứng dụng CNTT
Việc tổ chức hạch toán kế toán thực hiện trên phần mềm, quản l được tất cả các
mảng nghiệp vụ, nên việc cung cấp số liệu và thông tin nhanh và chính xác, đảm bảo
tính trung thực, chính xác, minh bạch, công khai trong hoạt động;
Công nghệ thông tin phục vụ giảng dạy về máy móc, trang thiết bị tại các phòng
thực hành và phòng học tích hợp đã giúp giáo viên hoàn thành tốt nhiệm vụ đào tạo;
các thiết bị, hệ thống thông tin quản l , cơ sở dữ liệu về đánh giá k năng nghề và
kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp cơ bản đã đáp ứng theo qui định hiện
hành; Xây dựng hệ thống đào tạo trực tuyến; hệ thống thiết bị mô phỏng, thiết bị thực
66
tế ảo, thiết bị dạy học thuật; các chương trình, giáo trình, học liệu, bài giảng điện tử,
bài giảng mô phỏng; hệ thống kiểm tra, giám sát và đánh giá; hệ thống h trợ các hoạt
động dạy, học trong giáo dục nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu trong quản l và đào tạo
theo tiêu chí trường dạy nghề chất lượng cao.
Hạn chế
Bên cạnh những ưu điểm như đã trình bày ở trên KSNB thu chi tài chính tại
trường còn bộc lộ những hạn chế cần phải hoàn thiện nhằm phát huy tính hữu hiệu của
KSNB thu chi tài chính, cụ thể là:
a Môi trường kiểm soát
Nhận thức về KSNB thu chi tài chính còn chưa đầy đủ cho nên việc xây dựng các
quy định, các quy chế chưa được đồng bộ. Các quy định về tiêu chuẩn, chuẩn mực đạo
đức, cách ứng xử trong công việc chưa được nghiên cứu, ban hành và tổ chức thực
hiện quyết liệt các nội dung liên quan đến KSNB thu chi tài chính. Vẫn chưa thật sự
chủ động và có sự đổi mới về cách điều hành khi giải quyết công việc liên quan đến
KSNB thu chi tài chính.
Cơ cấu tổ chức còn một số điểm hạn chế và bất cập khi giải quyết một số công
việc cùng liên quan đến một vài bộ phận với nhau thì việc phối hợp công việc giữa các
bộ phận, cá nhân chưa được khoa học và chưa mang tính chất hợp tác, tạo điều kiện
cho nhau; Việc phân công công việc và xác định trách nhiệm cá nhân và bộ phận đôi
khi còn chưa r ràng, chưa được quy định bằng văn bản chính thức, gây khó khăn cho
nhà quản lý trong việc ra quyết định, triển khai công việc và kiểm tra kết quả thực hiện
công việc.
Về chính sách nhân sự, đã quan tâm tới thực hiện chính sách cho cán bộ xong
chưa thực sự hiệu quả, chưa đề ra các chính sách, tiêu chuẩn cho việc tuyển dụng, đào
tạo, đánh giá, bổ nhiệm, đền bù, sa thải nhân viên hoặc những chính sách này đã được
ban hành nhưng chậm bổ sung, sửa đổi dẫn đến không còn phù hợp.
Công tác dự toán, còn tồn tại hạn chế, vẫn còn mang tính hình thức, chủ yếu dựa
vào kết quả thực hiện của kỳ trước, chưa dự báo được các loại rủi ro có thể ảnh hưởng
đến kết quả thực hiện dự toán, chỉ tiêu dự toán chưa phù hợp với khả năng thực tế, chỉ
tiêu trong lập dự toán chưa chi tiết; một số dự toán được lập sơ sài, mới chỉ dừng ở
việc nêu chỉ tiêu dự toán, thiếu cơ sở thuyết phục cho số liệu đưa ra, và thiếu các giải
pháp thực hiện dự toán; sự liên kết còn lỏng lẻo do có nhiều các bộ phận, cá nhân khác
nhau lập; công tác lập dự toán và phê duyệt kế hoạch hiện nay còn chậm, đặc biệt là
lập dự toán tài chính và dự toán kinh phí; chưa triển khai ứng dụng các phần mềm
chuyên nghiệp phục vụ công tác lập dự toán; Đơn vị chưa quan tâm đến việc lập kế
hoạch phát triển lâu dài năm hay 10 năm.
67
Đánh giá rủi ro
Ban giám hiệu chưa thức được tầm quan trọng của việc đánh giá rủi ro đem lại
nhiều lợi ích trong kiểm soát các hoạt động, ngăn ngừa rủi ro của trường, không tổ
chức cuộc họp chỉ bàn về việc nhận dạng rủi ro phát sinh, không đưa ra biểu hiện nhận
dạng rủi ro, nên chưa thiết lập được mô hình, quy trình cụ thể để thực hiện công việc
nhận diện, đánh giá rủi ro trên tất cả các hoạt động nghiệp vụ của trường.
Trong quá trình hoạt động các nghiệp vụ không có sự trao đổi giữa cán bộ quản
lý, bộ phận kiểm tra kiểm soát nội bộ để đánh giá được tần xuất xuất hiện rủi ro và
mức độ thiệt hại của rủi ro; Công tác dự báo các tình huống, sự kiện bất ngờ có thể tạo
ra các rủi ro ảnh hưởng đến việc hoàn thành kế hoạch chưa được quan tâm đúng mức.
Nguyên tắc thận trọng chưa được quán triệt đầy đủ trong quá trình lập kế hoạch.
Việc thiết lập các chính sách và thủ tục kiểm soát không dựa trên cơ sở xác định
và đánh giá rủi ro bên trong và bên ngoài trường. Ban giám hiệu chưa tổ chức được
một bộ phận riêng biệt để thực hiện chức năng phân tính, đánh giá rủi ro.
c) Các hoạt động kiểm soát
Các nguyên tắc phân công phân nhiệm, nguyên tắc u quyền phê chuẩn, nguyên
tắc bất kiêm nhiệm trong hoạt động kiểm soát chưa thực sự được sử dụng triệt để; việc
ủy quyền một số nội dung nhiệm vụ còn thực hiện bằng miệng chứ chưa quy định
thành văn bản nên rất dễ xảy ra tình trạng lạm quyền để tư lợi cá nhân. Về nguyên tắc
bất kiêm nhiệm, nhìn chung vẫn có tình trạng một người kiêm nhiệm nhiều công việc
để tiết kiệm chi phí và trong biên chế được giao nhưng tính khách quan, độc lập trong
hoạt động kiểm soát nội bộ bị ảnh hưởng.
Nguyên tắc phân công phân nhiệm được thực hiện khá tốt từ lãnh đạo cấp phòng
trở lên và Ban giám hiệu đã áp dụng các nguyên tắc này để quản l điều hành và để
kiểm soát mọi hoạt động của cơ quan; tuy nhiên việc phân công phân nhiệm cho m i
nhân viên trực tiếp thực hiện nhiệm vụ tại các phòng ban lại chưa r ràng, chưa được
cụ thể hóa bằng văn bản, chưa chú trọng vận dụng triệt để và thực hiện nghiêm túc các
nguyên tắc này trong hoạt động kiểm soát. Điều này dẫn đến cán bộ được phân công
không nắm rõ quyền hạn, nhiệm vụ của mình, cũng như khó quy trách nhiệm khi để
xảy ra sai phạm.
Về KSNB thu chi tài chính: Trong quá trình xây dựng dự toán đơn vị chưa thật
sự căn cứ vào định mức, tiêu chuẩn, chế độ để lập dự toán; Trong quy chế chi tiêu nội
bộ cũng có một số nội dung chi hiện nay vẫn chưa có định mức chi cho phù hợp, có
những định mức cần được quy định chi tiết, cụ thể hơn, cũng có những định mức cần
được điều chỉnh cho phù hợp với thực tế; Đơn vị chưa lập Bảng thuyết minh dự toán
để trong quá trình thực hiện đơn vị căn cứ vào Bảng thuyết minh dự toán thực hiện và
kiểm soát chi.
68
Về KSNB công tác thu: Hiện nay đơn vị vẫn chưa lập định mức chi tiết cho một
số khoản thu tại đơn vị, nên có sự chênh lệch giữa dự toán thu trong năm so với thực tế
thu trong năm. Việc kiểm tra độc lập về công tác tài chính, kế toán nói chung và công
tác thu nói riêng tại đơn vị chưa được thực hiện thành hệ thống, chưa có sự phối hợp
thường xuyên giữa các Phòng ban, các trung tâm với Phòng kế hoạch tài chính trong
việc theo dõi các hoạt động thu.
Về KSNB công tác chi: Trong một số nội dung chi của Trường hiện nay vẫn
chưa có định mức chi, do đó rất khó khăn trong khâu kiểm tra, kiểm soát. Toàn bộ các
khoản thanh toán ở đơn vị hầu hết đều thanh toán bằng tiền mặt nên dể xảy ra rủi ro và
sai sót; Đối với chi nghiên cứu khoa học đơn vị chưa xây dựng được quy trình kiểm
soát chi nghiên cứu khoa học; chưa có quy chế chặt chẽ để quản lý hiệu quả kinh phí
cho nghiên cứu khoa học; Tại đơn vị với số lượng chứng từ rất lớn, việc luân chuyển
chứng từ chưa làm r trách nhiệm cá nhân trong từng khâu luân chuyển; Các báo cáo
kế toán chưa phân tích tình hình khai thác nguồn thu và tình hình tiết kiệm chi phí,
nguyên nhân ảnh hưởng để giúp lãnh đạo đơn vị nắm bắt được thông tin và ra quyết
định thích hợp; Trong quá trình hoạt động của đơn vị mặc dù đã có chế độ quy định
hoặc có định mức thu, chi nhưng trong thực tế có những khoản chi đơn vị chi cao hơn
hoặc thấp hơn mức đã quy định nhưng đơn vị chưa lập các báo cáo kiểm soát để kiểm
tra các khoản mục chi này.
d) Thông tin và truyền thông
Bộ máy kế toán được bố trí chưa thực sự hữu hiệu, đặc biệt là việc bố trí những
cán bộ làm hậu kiểm. Hiện nay, cán bộ làm công tác hậu kiểm là kế toán làm kiêm
nhiệm kiểm tra chéo lẫn nhau nên chưa phù hợp với khối lượng công việc nhiều mà
cán bộ hậu kiểm phải làm nên chất lượng công tác kiểm soát sau còn hạn chế. Ngoài
ra, bộ phận hậu kiểm được bố trí thuộc phòng kế hoạch Tài chính, chịu sự phụ trách
của trưởng phòng nên công việc chưa thực sự độc lập, khách quan, như vậy dễ tạo ra
rủi ro trong nghiệp vụ kế toán.
Hệ thống kế toán còn bộc lộ nhiều hạn chế, dẫn đến quá trình thu nhận, xử lý,
cung cấp thông tin kế toán không đầy đủ, kịp thời, chính xác ảnh hưởng tới việc ra
quyết định quản l , điều hành của trường; Trình độ, kinh nghiệm trong công tác kế
toán của nhân viên kế toán còn nhiều hạn chế nhưng lại kiêm nhiệm thêm nhiều công
việc khác nên công tác hạch toán ban đầu còn có nhiều sai sót; Đơn vị chưa có quy
định bằng văn bản phân cấp thẩm quyền ký duyệt, nên việc xác định trách nhiệm và
quyền hạn của các cá nhân chưa r ràng; chưa thực hiện in sổ kế toán hàng tháng mà
in sổ kế toán theo qu , năm, vì vậy có thể gặp những rủi ro mất số liệu nếu phần mềm
kế toán của đơn vị gặp sự cố, hoặc số liệu bị người sử dụng tự ý sửa đổi, bổ sung, điều
chỉnh; Các thủ tục thực hiện trước khi lập báo cáo tài chính như: kiểm kê, đối chiếu
69
công nợ;... chưa được đơn vị thực hiện nghiêm túc theo quy định hiện hành, ảnh hưởng
đến chất lượng thông tin kế toán cung cấp và ảnh hưởng tới việc nhận diện các rủi ro
tài chính của đơn vị;
e) Các hoạt động giám sát
Trường chưa có Phòng giám sát chuyên trách giám sát để xây dựng được một hệ
thống giám sát và thực hiện giám sát về tất cả các hoạt động
Ban giám hiệu chưa thực sự quan tâm nhiều đến hoạt động giám sát thường
xuyên và giám sát định kỳ, chưa chú trọng đến kết quả kiểm tra, chỉ dựa vào báo cáo
kiểm tra để xử lý tức thời các sai phạm, chứ chưa đề ra biện pháp cụ thể, r ràng để
ngăn tái phạm nên công tác kiểm tra kiểm soát hoạt động kiểm soát nội bộ của trường
chưa thực sự hữu hiệu.
f) Ứng dụng CNTT
Ứng dụng phần mềm kế toán và một số phần mềm quản lý một cách độc lập và
song song với nhau với các cơ sở dữ liệu tách biệt theo từng bộ phận dẫn đến tính hữu
hiệu KSNB thu chi tài chính chưa cao, dữ liệu của cùng một nhiệm vụ phải nhập nhiều
lần vào các phần mềm khác nhau dễ dẫn đến sai sót, giảm khả năng kiểm soát chéo số
liệu giữa các phòng ban bộ phận, không đáp ứng yêu cầu cung cấp thông tin kế toán
kịp thời; Các rủi ro, sai sót, gian lận đối với hệ thống thông tin trong môi trường máy
tính chưa được cập nhật thường xuyên để có phương thức đảm bảo an ninh, chưa ban
hành văn bản quy định về việc kiểm soát truy cập hệ thống, kiểm soát thâm nhập về
mặt vật l , cũng như về phương pháp, thời gian, quy trình sao lưu, phục hồi dữ liệu
cũng như trách nhiệm cá nhân liên quan đến sao lưu, bảo trì, phục hồi dữ liệu, mặc dù
các công việc này vẫn đang được thực hiện nhưng sẽ khó gắn trách nhiệm cá nhân nếu
xảy ra các rủi ro; Công tác đào tạo, cập nhật nâng cao kiến thức cho nhân viên kế toán
về quy trình sử dụng và an toàn hệ thống chưa được tổ chức định kỳ.
Nguyên nhân hạn chế
Những hạn chế trong KSNB thu chi tài chính tại trường có thể bắt nguồn từ các
nguyên nhân cụ thể như sau:
Thứ nhất, tồn tại trong quá trình KSNB thu chi tài chính do trình độ nhân sự còn
hạn chế. Số lượng và năng lực của cán bộ tham gia vào quá trình này chưa cao dẫn đến
sai sót trong công tác từ tập hợp chứng từ không hợp lệ hợp pháp ghi sổ sai đến lên dữ
liệu báo cáo không chuẩn xác hoặc thiếu tính thống nhất về phương pháp tính toán,
phương pháp hạch toán... từ đó làm cho quá trình KSBN thu chi tài chính tại trường
chưa thật sự chặt chẽ
Thứ hai, Ban giám hiệu chưa nhận thức được đầy đủ tầm quan trọng mang lại
hiệu quả hoạt động của cơ quan từ việc hoàn thiện, đánh giá hiệu quả hệ thống KSNB,
cũng như các nhân tố cấu thành của hệ thống KSNB.
70
Thứ ba, sự phối hợp giữa các bộ phận khác nhau chưa chặt chẽ, dẫn đến việc luân
chuyển, kiểm tra chứng từ còn chậm trễ gây khó khăn cho việc KSNB thu chi tài chính
tại trường. Hơn nữa hầu hết các trường chưa khai thác được hiệu quả của công nghệ
thông tin trong công tác KSNB nên chưa giảm thiểu được khối lượng công việc cần xử
lý trong m i giai đoạn trong qui trình KSNB thu chi tài chính. Việc xây dựng qui trình
KSNB chưa khoa học đáp ứng được các đòi hỏi của công tác KSNB thu chi tài chính
tại trường.
Thứ tư, chưa có bộ phận thẩm định đánh giá kết quả của hệ thống KSNB, các thủ
tục kiểm soát ban hành nhiều khi còn mâu thuẫn với nhau và chưa đồng bộ nhưng lại
chưa được xem xét và điều chỉnh kịp thời.
Thứ năm, chưa có chế tài nghiêm khắc đối với các trường hợp cán bộ mắc sai sót
phát hiện qua kiểm tra nên tính răn đe, phòng ngừa còn hạn chế; nhiều trường hợp sai
sót lặp đi lặp lại. Từ đó dẫn đến tính hữu hiệu của KSNB thu chi tài chính chưa cao.
Thứ sáu, Trường Cao đẳng nghề Cần Thơ là đơn vị sự nghiệp công lập do ngân
sách đảm bảo một phần chi phí và Trường đang được đầu tư thành trường dạy nghề
trọng điểm chất lượng cao theo cấp độ quốc tế nên được Chính phủ và Ủy ban nhân
dân thành phố Cần Thơ giao cho số lượng nguồn lực cũng như quyền lực và tài chính
rất lớn, được ưu đãi nhiều mặt nên từ đó dẫn đến sức ì lớn, điều này cũng có ảnh
hưởng không nhỏ đến KSNB thu chi tài chính tại trường.
Thứ bảy, hệ thống các văn bản pháp luật còn nhiều bất cập là nguyên nhân gây
nên những khó khăn cho việc thiết lập và vận hành KSNB thu chi tài chính của trường.
Khi xây dựng hệ thống KSNB thu chi tài chính không chỉ chịu sự chi phối bởi đặc
điểm hoạt động của trường, yêu cầu quản lý của cơ quan mà còn chịu sự chi phối rất
lớn bởi hệ thống các văn bản pháp lý hiện hành có liên quan đến hoạt động của trường.
Các văn bản pháp luật hiện nay đang trong quá trình hoàn hiện nên thường xuyên được
sửa đổi, bổ sung, ban hành mới, vì vậy đòi hỏi các quy chế quản lý nội bộ cũng phải
thường xuyên được rà soát, đối chiếu, sửa đổi, bổ sung, điều này không phải lúc nào
cũng làm được.
4.2. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hi u của KSNB thu chi tài
chính tại Trường Cao đẳng Nghề Cần Thơ
4.2.1. Mẫu khảo át
Bảng .2 Đặc điểm về giới tính của đối tượng trả lời khảo sát
Tần suất %
Nam 80 66,67
Nữ 40 33,33
(Nguồ 0 đố ượng kh o sát)
71
Theo Bảng .2, đặc điểm về giới tính của đối tượng khảo sát có đặc điểm là
nam nhiều hơn nữ. Cụ thể, t lệ nam chiếm 66,6 so với tổng số lượng khảo sát
trong khi t lệ nữ chiếm là , .
Bảng . Đặc điểm về trình độ học vấn của đối tượng trả lời khảo sát
Tần suất %

Tiến sĩ 1 0,8

Thạc sĩ 54 45,0
Đại học 60 50,0

Cao đẳng 3 2,5


Khác 2 1,7
(Nguồ 0 đố ượng kh o sát)
Theo Bảng . thì đặc điểm về trình độ học vấn của đối tượng khảo sát cho thấy
số lượng đại học chiếm t trọng cao nhất là 0 với số lượng là 60 đối tượng. Tiếp
theo, số lượng đối tượng có trình độ thạc sĩ là người chiếm t trọng . Số lượng
đối tượng có trình độ cao đẳng là người và trình độ khác là 2 người. Trong mẫu khảo
sát chỉ có 1 đối tượng có trình độ tiến sĩ.
Bảng . Đặc điểm về phân cấp quản l của đối tượng trả lời khảo sát

Tần suất %
Hiệu trưởng 1 0,83

Hiệu phó 2 1,67


Trưởng phòng/khoa 11 9,17

Phó phòng/khoa 12 10,00

Giảng viên 72 60,00

Chuyên viên 22 18,33


(Nguồ 0 đố ượng kh o sát)
Theo Bảng . thì đặc điểm về phân cấp quản l của đối tượng khảo sát cho
thấy số lượng giảng viên chiếm đa số với t lệ 60 . Chuyên viên có 22 người chiếm
t lệ 18, . Các đối tượng được phân cấp phó phòng/khoa và trưởng phòng/khoa lần
lượt chiếm t lệ là 10 và 9,1 . Đối tượng còn lại là ban giám hiệu trong đó có 1
hiệu trưởng và 2 hiệu phó.
4.2.2. Kiể định độ tin cậy của thang đo
Để kiểm định độ tin cậy của thang đo, tác giả sử dụng chỉ số Cronbach’s Alpha
72
để kiểm định. Kiểm định được đánh giá dựa trên hệ số Cronbach’s Alpha của các
thành phần phải từ 0,6 trở lên, các biến có hệ số tương quan biến tổng từ 0, trở lên.
Kết quả kiểm định độ tin cậy cho thang đo được tác giả tổng hợp trong bảng sau:
Bảng . Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha

Trung bình Phương ai H số tương H số Cronbach's


Các biến
thang đo nếu thang đo nếu quan biến Alpha nếu loại
quan sát
loại biến loại biến tổng biến

MTKS α = 0,706
MTKS1 8,88 8,520 0,656 0,538
MTKS2 8,93 8,519 0,673 0,529
MTKS3 8,94 10,872 0,294 0,760
MTKS4 9,15 10,128 0,392 0,704
DGRR α = 0,894
DGRR1 9,41 10,461 0,659 0,821
DGRR2 9,47 10,801 0,719 0,799
DGRR3 9,61 10,306 0,631 0,835
DGRR4 9,51 9,719 0,756 0,779
HDKS α = 0,855
HDKS1 9,19 9,922 0,728 0,806
HDKS2 9,14 9,622 0,666 0,830
HDKS3 9,2 9,310 0,685 0,823
HDKS4 9,12 9,753 0,723 0,806
TTTT α = 0,879
TTTT1 9,32 11,554 0,739 0,844
TTTT2 9,55 11,733 0,726 0,849
TTTT3 9,31 11,397 0,769 0,832
TTTT4 9,24 11,634 0,716 0,853
GS α = 0,837
GS1 9,26 11,496 0,715 0,775
GS2 9,21 10,982 0,694 0,782
73

GS3 9,21 12,232 0,535 0,851


GS4 9,19 10,739 0,740 0,761
CNTT α = 0,885
CNTT1 9,16 11,000 0,801 0,832
CNTT2 9,07 11,429 0,764 0,847
CNTT3 9,07 11,903 0,709 0,868
CNTT4 9,10 11,923 0,724 0,862
KSTC α = 0,891
KSTC1 8,90 11,057 0,788 0,848
KSTC2 8,84 11,733 0,743 0,865
KTSC3 8,97 11,782 0,740 0,866
KTSC4 8,94 11,105 0,767 0,856
(Nguồ 0 đố ượng kh o sát)

Qua Bảng 4.5 cho thấy hệ số Cronbach’s Alpha của từng nhân tố tương đối cao,
cụ thể: Hệ số Conbach’s Alpha nhỏ nhất là 0,706 và lớn nhất 0,894 đều lớn hơn 0,6.
Đối với biến quan sát là MTKS3 có hệ số tương quan biến tổng là 0,294, tác giả quyết
định giữ trong các bước phân tích tiếp theo vì hệ số này tương đương 0, . Như vậy,
thang đo ban đầu với 24 biến quan sát đo lường cho 6 biến độc lập gồm có môi trường
kiểm soát, đánh giá rủi ro, hoạt động kiểm soát, thông tin và truyền thông, giám sát và
ứng dụng công nghệ thông tin cùng với 4 biến quan sát đo lường cho biến phụ thuộc là
KSNB thu chi tài chính. Qua kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha cho thấy số lượng
biến quan sát cho biến phụ thuộc là và độc lập tổng cộng vẫn là 28. Những biến quan
sát này sẽ được tác giả sử dụng để phân tích bước tiếp theo.
4.2.3. Phân tích nhân tố khá phá EFA
Phương pháp phân tích nhân tố khám phá FA được sử dụng nhằm thu nhỏ và
tóm tắt dữ liệu. Nếu các biến có hệ số tải nhân tố (Factor Loading) nhỏ hơn 0, sẽ bị
loại, để phân tích FA cho thang đo tác giả sử dụng phương pháp trích Principal
Components với phép xoay Varimax.
Trong nội dung này, tác giả tiến hành phân tích hai nội dung gồm cho các biến
độc lập và biến phụ thuộc.
4.2.3.1. Phân tích cho các nhân tố độc lập
Trong phần này tác giả tiến hành trình bày kết quả phân tích nhân tố khám phá
cho các nhân tố độc lập. Kết quả phân tích lần một được tác giả tóm tắt trong bảng sau:
74
Bảng .6 Phân tích nhân tố khám phá cho các nhân tố độc lập lần một
Biến quan Nhân tố
sát 1 2 3 4 5 6
MTKS1 0,842
MTKS2 0,853
MTKS3 0,457
MTKS4 0,675
DGRR1 0,791
DGRR2 0,831
DGRR3 0,792
DGRR4 0,866
HDKS1 0,844
HDKS2 0,799
HDKS3 0,834
HDKS4 0,853
TTTT1 0,844
TTTT2 0,811
TTTT3 0,825
TTTT4 0,835
GS1 0,842
GS2 0,842
GS3 0,694
GS4 0,856
CNTT1 0,885
CNTT2 0,864
CNTT3 0,835
CNTT4 0,838
Giá trị Egien 4,443 3,273 2,959 2,504 2,095 1,452
Giá trị KMO là: 0,751
Mức nghĩa: 0,000
Phương sai trích: 69,691%
(Nguồ 0 đố ượng kh o sát)
Từ Bảng 4.6 cho thấy, phân tích nhân tố khám phá là thích hợp cho dữ liệu thực
tế, với giá trị KMO = 0,751 thỏa điều kiện 0,5 < KMO < 1. Kiểm định Bartlett có giá
trị Sig. = 0,000 < 0,0 , nghĩa là các biến quan sát có tương quan tuyến tính với nhân tố
đại diện. Phương sai trích có giá trị 69,691 , nghĩa là các biến quan sát tạo nên nhân
tố sẽ giải thích cho 69,691% sự thay đổi của nhân tố. Giá trị Eigen của tất cả các nhân
tố đều thỏa điều kiện lớn hơn 1. Tất cả hệ số tải của các biến quan sát đều lớn hơn 0,
chỉ trừ biến quan sát MTKS3 là có hệ số tải nhỏ hơn. Chính vì vậy, tác giả quyết định
loại biến quan sát này và thưc hiện lại phân tích nhân tố khám phá lần hai.
75

Bảng . Phân tích nhân tố khám phá cho các nhân tố độc lập lần hai

Biến quan Nhân tố


sát 1 2 3 4 5 6
MTKS1 0,829
MTKS2 0,856
MTKS4 0,724
DGRR1 0,792
DGRR2 0,837
DGRR3 0,789
DGRR4 0,869
HDKS1 0,844
HDKS2 0,799
HDKS3 0,833
HDKS4 0,853
TTTT1 0,851
TTTT2 0,818
TTTT3 0,834
TTTT4 0,837
GS1 0,842
GS2 0,842
GS3 0,694
GS4 0,856
CNTT1 0,885
CNTT2 0,864
CNTT3 0,834
CNTT4 0,838
Giá trị Egien 4,400 3,231 2,949 2,443 2,074 1,439
Giá trị KMO là: 0,750
Mức nghĩa: 0,000
Phương sai trích: 1,901%
(Nguồ 0 đố ượng kh o sát)
Từ Bảng 4.7 phân tích lần 2 cho thấy giá trị KMO = 0,751 thỏa điều kiện 0,5 <
KMO < 1. Kiểm định Bartlett có giá trị Sig. = 0,000 < 0,0 , nghĩa là các biến quan sát
có tương quan tuyến tính với nhân tố đại diện. Phương sai trích có giá trị 71,901%,
76
nghĩa là các biến quan sát tạo nên nhân tố sẽ giải thích cho 71,901% sự thay đổi của
nhân tố. Giá trị Eigen của tất cả các nhân tố đều thỏa điều kiện lớn hơn 1. Tất cả hệ số
tải của các biến quan sát đều lớn hơn 0, .
Như vậy, sau hai lần thực hiện phân tích nhân tố khám phá thì còn có 23 biến
quan sát hình thành nên 6 nhân tố. Cụ thể như sau:
- Nhân tố thứ nhất được hình thành từ 4 biến quan sát có hệ số tải lớn hơn 0, gồm
CNTT1, CNTT2, CNTT3, và CNTT4.
- Nhân tố thứ hai được hình thành từ 4 biến quan sát có hệ số tải lớn hơn 0, gồm
TTTT1, TTTT2, TTTT3, và TTTT4.
- Nhân tố thứ ba được hình thành từ 4 biến quan sát có hệ số tải lớn hơn 0, gồm
HDKS1, HDKS2, HDKS3, và HDKS4.
- Nhân tố thứ tư được hình thành từ 4 biến quan sát có hệ số tải lớn hơn 0, gồm
DGRR1, DGRR2, DGRR3, và DGRR4.
- Nhân tố thứ năm được hình thành từ 4 biến quan sát có hệ số tải lớn hơn 0, gồm
GS1, GS2, GS3, và GS4.
- Nhân tố thứ sáu được hình thành từ 3 biến quan sát có hệ số tải lớn hơn 0, gồm
MTKS1, MTKS2, và MTKS4.
Như vậy, qua kết quả trên cho thấy các biến quan sát được gom thành các nhân tố.
Để chuyển đổi các nhân tố này thành các biến đại diện, tác giả sử dụng hàm mean (trung
bình) để tạo thành biến đại diện cho các nhân tố này. Cụ thể như sau:
CNTT = Mean(CNTT1, CNTT2, CNTT3, CNTT4)
TTTT = Mean(TTTT1, TTTT2, TTTT3, TTTT4)
HDKS = Mean(HDKS1, HDKS2, HDKS3, HDKS4)
DGRR = Mean(DGRR1, DGRR2, DGRR3, DGRR4)
GS = Mean(GS1, GS2, GS3, GS4)
MTKS = Mean(MTKS1, MTKS2, MTKS4)
Sau khi thực hiện xong bước trên, tác giả thu thập được 6 biến độc lập bao gồm:
CNTT, TTTT, HDKS, DGRR, GS, và MTKS. Các biến độc lập này sẽ được đưa vào hàm
hồi quy để tiếp tục phân tích cùng với biến phụ thuộc.
4.2.3.2. Phân tích cho nhân tố phụ thuộc
Trong phần này tác giả tiến hành trình bày kết quả phân tích nhân tố khám phá
cho nhân tố phụ thuộc. Kết quả phân tích được tác giả tóm tắt trong bảng sau:
77

Bảng .8 Phân tích nhân tố khám phá cho nhân tố phụ thuộc

Nhân tố
Biến
1

KSTC1 ,890

KSTC2 ,857

KTSC3 ,856

KTSC4 ,873

Giá trị Egien 3,023

Giá trị KMO là: 0,837

Mức nghĩa: 0,000

Phương sai trích: 75,565%

(Nguồ 0 đố ượng kh o sát)


Từ bảng trên cho thấy giá trị KMO = 0,837 thỏa điều kiện 0,5 < KMO < 1. Điều
đó có nghĩa là việc phân tích nhân tố khám phá là phù hợp cho dữ liệu thực tế. Giá trị
Sig. = 0,000 < 0,05 trong kiểm định Bartlett, từ đó cho thấy các biến quan sát có tương
quan tuyến tính với nhân tố đại diện. Giá trị phương sai trích là 75,565 có nghĩa là
75,565% sự thay đổi của nhân tố được giải thích bởi các biến quan sát tạo nên nhân tố.
Giá trị Eigen lớn hơn 1 thỏa điều kiện và hệ số tải của các biến quan sát đều lớn hơn
0,5, thỏa tiêu chuẩn nghiên cứu. Từ kết quả đó, 4 biến quan sát trên sẽ hình thành nhân
tố phụ thuộc. Tiếp đến, tác giả tiến hành chuyển 4 biến quan sát trên thành biến phụ
thuộc bằng cách áp dụng hàm trung bình (mean). Cụ thể như sau:
KSTC = Mean (KSTC1, KSTC2, KSTC3, KSTC4)
Như vậy, qua phân tích nhân tố khám phá cho biến phụ thuộc, tác giả đã xác định
được 4 biến quan sát hình thành nên biến phụ thuộc là KSTC. Biến phụ thuộc này
cùng với các biến độc lập trên sẽ được sử dụng trong phân tích hồi quy.
4.2.4. Phân tích tương quan Pear on
Điều kiện để phân tích hồi quy là giữa biến phụ thuộc và biến độc lập phải tương
quan với nhau. Như vậy, cần phải kiểm tra mối liên hệ tương quan giữa các biến độc
lập gồm CNTT, TTTT, HDKS, DGRR, GS, và MTKS với biến phụ thuộc là KSTC.
Tác giả sử dụng kiểm định hệ số tương quan Pearson dùng để kiểm tra mối liên
hệ tuyến tính giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc cũng như giữa các biến độc lập
78
với nhau. Nếu hệ số tương quan giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập lớn chứng tỏ
giữa chúng có quan hệ với nhau và phân tích hồi quy tuyến tính có thể phù hợp. Nếu
các biến độc lập có tương quan lớn hơn 0,8 thì phải lưu đến vấn đề đa cộng tuyến khi
phân tích hồi quy.
Bảng .9 Phân tích tương quan Pearson
MTKS DGRR HDKS TTTT GS CNTT KSTC

MTKS
DGRR 0,061

HDKS 0,070 0,013

TTTT 0,341** 0,112 0,175

GS 0,125 0,253** 0,077 0,003


CNTT 0,039 0,116 0,020 0,235** 0,030

KSTC 0,357** 0,325** 0,406** 0,413** 0,394** 0,286**


**. Mức nghĩa 1 .
(Nguồ 0 đố ượng kh o sát)
Theo kết quả phân tích hệ số tương quan Pearson Bảng 4.8 trên ta thấy trong 6
biến độc lập (MTKS, DGRR, HDKS, TTTT, GS, CNTT) được đưa vào phân tích có
hệ số tương quan với biến phụ thuộc (KSTC) đều khác 0 (0,357; 0,325; 0,406; 0,413;
0,394; 0,286) và giá trị Sig đều nhỏ hơn 1% cho nên có thể kết luận rằng 6 biến độc
lập này đều có sự tương quan với biến phụ thuộc ở mức nghĩa 1%. Bên cạnh đó, hệ
số tương quan giữa cặp biến độc lập như MTKS và TTTT, GS và DG , TTTT và
CNTT đều bé hơn 0,8. Tổng hợp với các đã nêu trên, kết quả này cho phép tác giả
tiếp tục tiến hành phân tích hồi quy bội.
4.2.5. Phân tích hồi quy ội
Kết quả phân tích hồi quy bội các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu KSNB
thu chi tài chính tại trường Cao đẳng Nghề Cần Thơ được tổng hợp trong bảng sau:
79

Bảng .10 Kết quả phân tích hồi quy bội

Biến Diễn giải H số hồi quy Sig. VIF

Hằng số Hằng số -1,519** 0,000

MTKS Môi trường kiểm soát 0,206** 0,004 1,155

DGRR Đánh giá rủi ro 0,200** 0,006 1,092

HDKS Hoạt động kiểm soát 0,355** 0,000 1,039

TTTT Thông tin và truyền thông 0,219** 0,003 1,246

GS Giám sát 0,295** 0,000 1,095

CNTT Ứng dụng CNTT 0,189** 0,006 1,071

Hệ số R2 = 0,500

Giá trị Durbin-Watson = 2,152


** Có nghĩa ở 1%
(Nguồn phân tích 120 đố ượng kh o sát)
Phân tích hồi quy được thực hiện bằng phương pháp nter. Tác giả tiến hành đưa
6 biến độc lập gồm MTKS, DGRR, HDKS, TTTT, GS, và CNTT vào mô hình hồi quy
để tiến hành kiểm định mức độ ảnh hưởng của các biến độc lập này đến biến phụ thuộc
KSTC. Dựa vào bảng trên, có thể thấy các nhân tố độc lập đưa vào mô hình điều có
giá trị Sig. đều nhỏ hơn 1 cho thấy 6 biến đưa vào mô hình đều có nghĩa thống kê
khi xem xét mức độ ảnh hưởng của chúng đối với biến phụ thuộc.
Như vậy từ kết quả trên có thể kết luận rằng môi trường kiểm soát, đánh giá rủi ro,
hoạt động kiểm soát, thông tin và truyền thông, giám sát, và ứng dụng CNTT có ảnh
hưởng đến tính hữu hiệu KSNB thu chi tài chính tại trường Cao đẳng Nghề Cần Thơ.
Đánh giá mức độ giải thích của 6 biến độc lập đến biến phụ thuộc được xem xét
thông qua chỉ số R2. Kết quả phân tích hồi quy cho thấy R2 bằng 0,500. Điều đó cũng
có nghĩa là với kết quả số liệu thu thập từ 120 đối tượng khảo sát cho thấy 50% sự thay
đổi của tính hữu hiệu KSNB thu chi tài chính tại trường Cao đẳng Nghề Cần Thơ được
giải thích bởi môi trường kiểm soát, đánh giá rủi ro, hoạt động kiểm soát, thông tin và
truyền thông, giám sát, và ứng dụng CNTT.
4.2.6. Kiể định giả định ô hình hồi quy
4.2.6.1. Kiểm định phân phối chuẩn của thành phần dư
Hình 4.1 cho thấy phần dư chuẩn hóa phân bố theo hình dạng của phân phối
chuẩn. Có một đường cong hình chuông trên hình là đường phân phối chuẩn. Như vậy,
80
có thể thấy biểu đồ tần số histogram tương ứng với đường cong hình chuông đó. Ngoài
ra, giá trị trung bình mean là xấp xỉ bằng 0 (-3,375 E-16), và độ lệch chuẩn xấp xỉ 1
(0,974) càng khẳng định thêm phần dư chuẩn hóa tuân theo phân phối chuẩn. Như
vậy, giả định phân phối chuẩn thoả mãn.

Hình 4.1: Biểu đồ tần số phần dư chuẩn hóa Histogram


(Nguồ 0 đố ượng kh o sát)
Ngoài ra, để kiểm định phân phối chuẩn của thành phần dư thì biểu đồ P-P plot
tại hình 4.2 cho thấy các điểm tập trung và tạo thành hình đường chéo. Từ đó có thể
thấy giả định thành phần dư có phân phối chuẩn thoả mãn.

Hình 4.2: Biểu đồ PP - plot của thành phần dư chuẩn hóa


(Nguồ 0 đố ượng kh o sát)
4.2.6.2. Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến
Hiện tượng đa cộng tuyến: Độ chấp nhận của biến (Tolerances) và hệ số phóng
đại phương sai (Variance inflation factor – VIF) được dùng để phát hiện hiện tượng đa
cộng tuyến, theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008) thì khi VIF vượt
quá 10 là dấu hiệu của đa cộng tuyến. Dựa vào Bảng 4.10 cho thấy giá trị VIF là rất
81
nhỏ đều nhỏ hơn 10. Do đó kết luận không có hiện tượng đa cộng tuyến trong mô hình
và giả định về không có hiện tượng đa cộng tuyến thoả mãn.
4.2.6.3. Kiểm định hiện tượng tự tương quan
Hiện tượng tự tương quan xảy ra khi các sai số bị tương quan với nhau. Nội dung
Bảng 4.10 cho thấy giá trị Durbin-Watson là 2,152 và nằm trong khoảng từ 1 đến 3.
Theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008) thì nếu giá trị này nằm trong
khoản trên thì không có hiện tượng tự tương quan.
4.2.6.4. Kiểm định phương sai không thay đổi
Về giả định phương sai không thay đổi, phương pháp được sử dụng là biểu đồ
phân tán Scatterplot. Biểu đồ 4.3 cho thấy phần dư chuẩn hóa không thay đổi theo một
trật tự nào đối với giá trị dự đoán chuẩn hóa. Do đó giả định về liên hệ tuyến tính
không bị vi phạm.

Hình 4.3: Biểu đồ Scatterplot giữa thành phần dư và dự đoán chuẩn hoá
(Nguồ 0 đố ượng kh o sát)
4.2.6.5. Kiểm định giả định liên hệ tuyến tính
Về kiểm định giả định liên hệ tuyến tính, phương pháp được sử dụng là biểu đồ
phân tán Scatterplot giữa thành phần dư và dự đoán chuẩn hoá. Biểu đồ 4.3 cho thấy
mối quan hệ phần dư chuẩn hoá và giá trị dự đoán chuẩn hóa là một đường gần như là
trùng với đường trục hoành. Ngoài ra phụ lục cũng cho thấy mối liên hệ giữa từng
biến độc lập với biến phụ thuộc gần như là tuyến tính. Do đó có thể kết luận giả định
về liên hệ tuyến tính thoả mãn.
82
4.3. Thảo luận kết quả nghiên cứu
Từ kết quả hồi quy cho ta được phương trình hồi quy như sau:
KSTC = -1,519 + 0,206*MTKS + 0,200*DGRR + 0,355*HDKS
+ 0,219*TTTT + 0,295*GS + 0,189*CNTT + e
Qua kết quả này cho thấy tính hữu hiệu KSNB thu chi tài chính tại trường Cao
đẳng Nghề Cần Thơ chịu sự ảnh hưởng của các nhân tố như Môi trường kiểm soát
(MTKS), Đánh giá rủi ro (DG ), Hoạt động kiểm soát (HDKS), Thông tin và truyền
thông (TTTT), Giám sát (GS), và Ứng dụng CNTT (CNTT). Từ kết quả trên, tác giả
tiến hành thảo luận dựa trên kết quả tìm được trong nội dung dưới đây theo thứ tự tác
động từ mạnh đến yếu dựa theo hệ số beta.
4.3.1. Ảnh hưởng của nhân tố hoạt động kiể oát đến tính hữu hi u của
KSNB thu chi tài chính tại Trường Cao đẳng Nghề Cần Thơ
Từ bảng kết quả phân tích hồi quy bội cho thấy nhân tố hoạt động kiểm soát ảnh
hưởng đến tính hữu hiệu KSNB thu chi tài chính tại trường Cao đẳng Nghề Cần Thơ (t
< 0,000). Do đó, tác giả chấp nhận giả thuyết sau:
C ố ệ ố ạ độ k
ệ ủ ạ ư C đ C
Qua phương trình hồi quy bên trên cho thấy tính hữu hiệu KSNB thu chi tài
chính tại trường Cao đẳng Nghề Cần Thơ ảnh hưởng nhiều nhất bởi nhân tố Hoạt động
kiểm soát vì hệ số hồi quy là lớn nhất (beta = 0,355). Hệ số này cho thấy khi các nhân
tố khác không thay đổi thì hoạt động kiểm soát càng tốt thì tính hữu hiệu KSNB thu
chi tài chính tại trường Cao đẳng Nghề Cần Thơ càng cao với độ tin cậy 99%. Bên
cạnh đó, khi hoạt động kiểm soát tăng thêm 1 đơn vị thì tính hữu hiệu KSNB thu chi
tài chính tại trường Cao đẳng Nghề Cần Thơ sẽ tăng thêm 0, đơn vị trong điều kiện
các nhân tố khác không đổi.
So với các nghiên cứu trước, kết quả này hoàn toàn thống nhất với các kết quả
trước. Cụ thể, Trương Nguyễn Tường Vy (2010) tìm ra tính hữu hiệu của KSNB hoạt
động tín dụng tại các ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam chịu ảnh hưởng của
nhân tố hoạt động kiểm soát tín dụng. Tương tự, Hồ Tuấn Vũ (2016) cũng chứng minh
sự hữu hiệu của hệ thống KSNB tại các ngân hàng thương mại tại Việt Nam chịu ảnh
hưởng của nhân tố hoạt động kiểm soát. Khi xem xét tính hữu hiệu của hệ thống
KSNB tại các trường cao đẳng công lập trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, Lê Thị
Hạnh (201 ) cũng tìm ra mối quan hệ cùng chiều giữa tính hữu hiệu của hệ thống này
và nhân tố hoạt động kiểm soát.
83
4.3.2. Ảnh hưởng của nhân tố giá át đến tính hữu hi u của KSNB thu chi
tài chính tại Trường Cao đẳng Nghề Cần Thơ
Từ bảng kết quả phân tích hồi quy bội cho thấy nhân tố giám sát ảnh hưởng đến
tính hữu hiệu KSNB thu chi tài chính tại trường Cao đẳng Nghề Cần Thơ (t < 0,000).
Do đó, tác giả chấp nhận giả thuyết sau:
C ố ệ ố ệ ủ
ạ ư C đ C
Qua phương trình hồi quy bên trên cho thấy tính hữu hiệu KSNB thu chi tài
chính tại trường Cao đẳng Nghề Cần Thơ ảnh hưởng nhiều thứ hai bởi nhân tố Giám
sát vì hệ số hồi quy là lớn thứ hai (beta = 0,295). Hệ số này cho thấy khi các nhân tố
khác không thay đổi thì giám sát càng tốt thì tính hữu hiệu KSNB thu chi tài chính tại
trường Cao đẳng Nghề Cần Thơ càng cao với độ tin cậy 99%. Bên cạnh đó, khi giám
sát tăng thêm 1 đơn vị thì tính hữu hiệu KSNB thu chi tài chính tại trường Cao đẳng
Nghề Cần Thơ sẽ tăng thêm 0,29 đơn vị trong điều kiện các nhân tố khác không đổi.
So với các nghiên cứu trước, kết quả này hoàn toàn thống nhất với các kết quả
trước. Cụ thể, Trương Nguyễn Tường Vy (2010) tìm ra tính hữu hiệu của KSNB hoạt
động tín dụng tại các ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam chịu ảnh hưởng của
nhân tố hoạt động giám sát tín dụng. Tương tự, Hồ Tuấn Vũ (2016) cũng chứng minh
sự hữu hiệu của hệ thống KSNB tại các ngân hàng thương mại tại Việt Nam chịu ảnh
hưởng của nhân tố giám sát. Khi xem xét tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại các
trường cao đẳng công lập trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, Lê Thị Hạnh (201 )
cũng tìm ra mối quan hệ cùng chiều giữa tính hữu hiệu của hệ thống này và nhân tố
giám sát.
4.3.3. Ảnh hưởng của nhân tố thông tin và truyền thông đến tính hữu hi u
của KSNB thu chi tài chính tại Trường Cao đẳng Nghề Cần Thơ
Từ bảng kết quả phân tích hồi quy bội cho thấy nhân tố thông tin và truyền thông
ảnh hưởng đến tính hữu hiệu KSNB thu chi tài chính tại trường Cao đẳng Nghề Cần
Thơ (t = 0,00 ). Do đó, tác giả chấp nhận giả thuyết sau:
C ố ệ ố
ệ ủ ạ ư C đ C
Qua phương trình hồi quy bên trên cho thấy tính hữu hiệu KSNB thu chi tài
chính tại trường Cao đẳng Nghề Cần Thơ ảnh hưởng nhiều thứ ba bởi nhân tố thông
tin và truyền thông vì hệ số hồi quy là lớn thứ ba (beta = 0,219). Hệ số này cho thấy
khi các nhân tố khác không thay đổi thì thông tin và truyền thông càng tốt thì tính hữu
hiệu KSNB thu chi tài chính tại trường Cao đẳng Nghề Cần Thơ càng cao với độ tin
84
cậy 99%. Bên cạnh đó, khi thông tin và truyền thông tăng thêm 1 đơn vị thì tính hữu
hiệu KSNB thu chi tài chính tại trường Cao đẳng Nghề Cần Thơ sẽ tăng thêm 0,219
đơn vị trong điều kiện các nhân tố khác không đổi.
So với các nghiên cứu trước, kết quả này hoàn toàn thống nhất với các kết quả
trước. Cụ thể, Trương Nguyễn Tường Vy (2010) tìm ra tính hữu hiệu của KSNB hoạt
động tín dụng tại các ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam chịu ảnh hưởng của
nhân tố thông tin và truyền thông. Tương tự, Hồ Tuấn Vũ (2016) cũng chứng minh sự
hữu hiệu của hệ thống KSNB tại các ngân hàng thương mại tại Việt Nam chịu ảnh
hưởng của nhân tố thông tin và truyền thông. Khi xem xét tính hữu hiệu của hệ thống
KSNB tại các trường cao đẳng công lập trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, Lê Thị
Hạnh (201 ) cũng tìm ra mối quan hệ cùng chiều giữa tính hữu hiệu của hệ thống này
và nhân tố thông tin truyền thông.
4.3.4. Ảnh hưởng của nhân tố ôi trường kiể oát đến tính hữu hi u của
KSNB thu chi tài chính tại Trường Cao đẳng Nghề Cần Thơ
Từ bảng kết quả phân tích hồi quy bội cho thấy nhân tố môi trường kiểm soát
ảnh hưởng đến tính hữu hiệu KSNB thu chi tài chính tại trường Cao đẳng Nghề Cần
Thơ (t = 0,00 ). Do đó, tác giả chấp nhận giả thuyết sau:
C ố ệ ố ư k
ệ ủ ạ ư C đ C
Qua phương trình hồi quy bên trên cho thấy tính hữu hiệu KSNB thu chi tài
chính tại trường Cao đẳng Nghề Cần Thơ ảnh hưởng nhiều thứ tư bởi nhân tố môi
trường kiểm soát vì hệ số hồi quy là lớn thứ tư (beta = 0,206). Hệ số này cho thấy khi
các nhân tố khác không thay đổi thì môi trường kiểm soát càng tốt thì tính hữu hiệu
KSNB thu chi tài chính tại trường Cao đẳng Nghề Cần Thơ càng cao với độ tin cậy
99%. Bên cạnh đó, khi môi trường kiểm soát tăng thêm 1 đơn vị thì tính hữu hiệu
KSNB thu chi tài chính tại trường Cao đẳng Nghề Cần Thơ sẽ tăng thêm 0,206 đơn vị
trong điều kiện các nhân tố khác không đổi.
So với các nghiên cứu trước, kết quả này hoàn toàn thống nhất với các kết quả
trước. Cụ thể, Trương Nguyễn Tường Vy (2010) tìm ra tính hữu hiệu của KSNB hoạt
động tín dụng tại các ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam chịu ảnh hưởng của
nhân tố môi trường kiểm soát. Tương tự, Hồ Tuấn Vũ (2016) cũng chứng minh sự hữu
hiệu của hệ thống KSNB tại các ngân hàng thương mại tại Việt Nam chịu ảnh hưởng
của nhân tố môi trường kiểm soát. Khi xem xét tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại
các trường cao đẳng công lập trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, Lê Thị Hạnh
(2017) cũng tìm ra mối quan hệ cùng chiều giữa tính hữu hiệu của hệ thống này và
nhân tố môi trường kiểm soát.
85
4.3.5. Ảnh hưởng của nhân tố đánh giá rủi ro đến tính hữu hi u của KSNB
thu chi tài chính tại Trường Cao đẳng Nghề Cần Thơ
Từ bảng kết quả phân tích hồi quy bội cho thấy nhân tố đánh giá rủi ro ảnh
hưởng đến tính hữu hiệu KSNB thu chi tài chính tại trường Cao đẳng Nghề Cần Thơ (t
= 0,006). Do đó, tác giả chấp nhận giả thuyết sau:
C ố ệ ốđ ủ ệ
ủ ạ ư C đ C
Qua phương trình hồi quy bên trên cho thấy tính hữu hiệu KSNB thu chi tài
chính tại trường Cao đẳng Nghề Cần Thơ ảnh hưởng nhiều thứ năm bởi nhân tố Đánh
giá rủi ro vì hệ số hồi quy là lớn thứ năm (beta = 0,2). Hệ số này cho thấy khi các nhân
tố khác không thay đổi thì đánh giá rủi ro càng tốt thì tính hữu hiệu KSNB thu chi tài
chính tại trường Cao đẳng Nghề Cần Thơ càng cao với độ tin cậy 99%. Bên cạnh đó,
khi đánh giá rủi ro tăng thêm 1 đơn vị thì tính hữu hiệu KSNB thu chi tài chính tại
trường Cao đẳng Nghề Cần Thơ sẽ tăng thêm 0,2 đơn vị trong điều kiện các nhân tố
khác không đổi.
So với các nghiên cứu trước, kết quả này hoàn toàn thống nhất với các kết quả
trước. Cụ thể, Trương Nguyễn Tường Vy (2010) tìm ra tính hữu hiệu của KSNB hoạt
động tín dụng tại các ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam chịu ảnh hưởng của
nhân tố đánh giá rủi ro tín dụng. Tương tự, Hồ Tuấn Vũ (2016) cũng chứng minh sự
hữu hiệu của hệ thống KSNB tại các ngân hàng thương mại tại Việt Nam chịu ảnh
hưởng của nhân tố đánh giá rủi ro. Khi xem xét tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại
các trường cao đẳng công lập trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, Lê Thị Hạnh
(2017) cũng tìm ra mối quan hệ cùng chiều giữa tính hữu hiệu của hệ thống này và
nhân tố đánh giá rủi ro.
4.3.6. Ảnh hưởng của nhân tố ứng dụng CNTT đến tính hữu hi u của KSNB
thu chi tài chính tại Trường Cao đẳng Nghề Cần Thơ
Từ bảng kết quả phân tích hồi quy bội cho thấy nhân tố ứng dụng CNTT ảnh
hưởng đến tính hữu hiệu KSNB thu chi tài chính tại trường Cao đẳng Nghề Cần Thơ (t
= 0,006). Do đó, tác giả chấp nhận giả thuyết sau:
C ố ệ ố C ệ
ủ ạ ư C đ C
Qua phương trình hồi quy bên trên cho thấy tính hữu hiệu KSNB thu chi tài
chính tại trường Cao đẳng Nghề Cần Thơ ảnh hưởng ít nhất bởi nhân tố Ứng dụng
CNTT vì hệ số hồi quy là nhỏ nhất (beta = 0,189). Hệ số này cho thấy khi các nhân tố
khác không thay đổi thì ứng dụng CNTT càng tốt thì tính hữu hiệu KSNB thu chi tài
86
chính tại trường Cao đẳng Nghề Cần Thơ càng cao với độ tin cậy 99%. Bên cạnh đó,
khi ứng dụng CNTT tăng thêm 1 đơn vị thì tính hữu hiệu KSNB thu chi tài chính tại
trường Cao đẳng Nghề Cần Thơ sẽ tăng thêm 0,189 đơn vị trong điều kiện các nhân tố
khác không đổi.
So với các nghiên cứu trước về KSNB, nghiên cứu này tìm ra kết quả mới hơn
khi xem xét mối quan hệ giữa việc ứng dụng CNTT và tính hữu hiệu KSNB. Việc ứng
dụng CNTT từ lâu đã được cho rằng mang lại được nhiều lợi ích khác nhau. Một trong
những lợi ích đó là việc nâng cao tính hữu hiệu của KSNB. Thông qua kết quả phân tích
định lượng, nội dung luận văn này đã chứng minh rằng việc ứng dụng CNTT thực sự
mang lại tính hữu hiệu KSNB thu chi tài chính tại trường Cao đẳng Nghề Cần Thơ. Kết
quả này cũng trùng hợp với lập luận của tác giả Nguyễn Hữu Bình (2016). Tác giả này
đề xuất rằng tính hữu hiệu của KSNB có thể bị ảnh hưởng bởi mức độ ứng dụng CNTT.
Tó tắt chương 4
Nội dung của chương này cung cấp kết quả về:
Đánh giá thực trạng về KSNB thu chi tài chính tại trường Cao đẳng Nghề Cần Thơ.
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu KSNB thu chi tài chính tại
trường Cao đẳng Nghề Cần Thơ. Kết quả từ phân tích định lượng cho thấy tính hữu
hiệu của KSNB thu chi tài chính tại trường Cao đẳng Nghề Cần Thơ bị ảnh hưởng bởi
các nhân tố gồm có: Hoạt động kiểm soát; Giám sát; Thông tin và truyền thông; Môi
trường kiểm soát; Đánh giá rủi ro; Ứng dụng CNTT. Các nhân tố này được sắp xếp
theo thứ tự ảnh hưởng giảm dần.
Dựa vào kết quả phân tích từ chương này, tác giả sẽ đưa ra các giải pháp nhằm
mục tiêu hoàn thiện KSBN thu chi tài chính tại trường Cao đẳng Nghề Cần Thơ tại
chương tiếp theo.
87
CHƯƠNG 5
GIẢI PHÁP, KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1. Giải pháp
5.1.1. Định hướng phát triển trường Cao đẳng Nghề Cần Thơ
Theo định hướng phát triển thì Trường Cao đẳng Nghề Cần Thơ sẽ thành Trường
dạy nghề trọng điểm chất lượng cao đạt đẳng cấp quốc tế. Hầu hết các ngành, nghề
đào tạo của Trường tiếp cận với trình độ của các nước ASEAN-4 hoặc các nước tiên
tiến trên thế giới nhằm cụ thể hóa chủ trương đổi mới của Đảng; các chính sách của
Nhà nước, là nhiệm vụ trọng tâm để thực hiện Chỉ thị số -CT/T ngày 06 tháng 6
năm 201 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đào
tạo nhân lực có tay nghề cao, Nghị quyết số /NQ-CP ngày 09 tháng 6 năm 201 của
Chính phủ ban hành chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số
29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công
nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa và hội nhập quốc tế.
Đào tạo nguồn nhân lực phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, ngoại
ngữ, tin học; có k năng nghề nghiệp, năng động, sáng tạo thích ứng với biến đổi của
cơ chế thị trường; trung thành với l tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có ý
chí vươn lên lập thân, lập nghiệp, có ý thức công dân, góp phần làm cho dân giàu nước
mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh, phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc.
Chú trọng bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên có
học hàm, học vị, k năng thực hành thành thạo, chuyên gia đầu ngành các lĩnh vực đào
tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ coi đó là vấn đề cốt lõi cho phát
triển bền vững và lâu dài của Nhà trường.
Phát triển đồng bộ các nhân tố đảm bảo tính tiên tiến, hiện đại, phù hợp với quy
mô, cơ cấu trình độ, cơ cấu ngành nghề đào tạo trên cơ sở đảm bảo chất lượng và hiệu
quả, gắn đào tạo với nhu cầu sử dụng. Thực hiện nguyên lý học đi đôi với hành, giáo
dục kết hợp với lao động sản xuất, lý luận gắn liền với thực tiễn, giáo dục nhà trường
kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội.
Đẩy mạnh xã hội hóa và hợp tác quốc tế về đào tạo, từng bước tiếp cận với nền
giáo dục tiên tiến hiện đại trong khu vực và thế giới để phát triển nhà trường.
5.1.2. Mục tiêu tổng quát phát triển trường Cao đẳng Nghề Cần Thơ
Trên cơ sở quan điểm phát triển, trường Cao đẳng Nghề Cần Thơ đưa ra mục tiêu
phát triển tổng quát như sau:
Xây dựng và phát triển Trường Cao đẳng Nghề Cần Thơ, thành Trường dạy nghề
trọng điểm chất lượng cao. Phấn đấu đến năm 20 0 thành Trường dạy nghề trọng điểm
88
chất lượng cao đạt đẳng cấp quốc tế. Trong đó, có 09 ngành, nghề tiếp cận với trình độ
của các nước AS AN- hoặc các nước tiên tiến trên thế giới (201 -2020) theo hướng
chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa và hội nhập quốc tế, góp phần đáp ứng yêu cầu
cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa
của đất nước. Bảo đảm mang lại cho đội ngũ cán bộ, giáo viên của Nhà trường một
môi trường thuận lợi để có thể phát huy năng lực và trí tuệ của mình cho sự nghiệp đào
tạo; tạo cho người học có được môi trường học tập khang trang, hiện đại, được trang bị
những kiến thức tiên tiến và các k năng cần thiết để lập thân, lập nghiệp trong nền
kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa.
5.1.3. Các giải pháp nâng cao tính hữu hi u KSNB thu chi tài chính tại
trường Cao đẳng Nghề Cần Thơ
5.1.3.1. Giải pháp hoàn thiện môi trường kiểm soát
Môi trường kiểm soát phản ánh sắc thái chung về hoạt động kiểm soát, là yếu tố
nền tảng để hoàn thiện các yếu tố khác được thuận lợi và hiệu quả. Cần tập trung phát
huy các mặt tích cực, đồng thời có biện pháp khắc phục các tồn tại yếu kém nhằm đảm
bảo có một môi trường kiểm soát góp phần tạo ra KSNB thu chi tài chính hữu hiệu. Để
làm được điều đó nhà trường cần phải:

 Xây dựng hệ thống các văn bản hướng dẫn cụ thể:


Ban hành các văn bản về quy chế, chuẩn mực và hướng dẫn cụ thể về các hành vị
được phép và không được phép, phổ biến đến mọi nhân viên.
đơn vị hiện tại đã có những yêu cầu về đạo đức của nhân viên tuy nhiên chưa
có văn bản hướng dẫn cụ thể các hành vi được phép và không được phép, do đó đơn vị
gặp khó khăn trong ngăn cản các hành vì vi phạm.
Văn bản hướng dẫn cụ thể sẽ làm căn cứ để các nhân viên so sánh và đánh giá, từ
đó tránh được các hành vi gian lận, hành vi bị ngăn cấm. Việc xây dựng quy chế khen
thưởng và k luật r rang là rất quan trọng trong việc khuyến khích nhân viên.

 Xây dựng và công bố rộng rãi bảng mô tả công việc


Việc xây dựng bảng mô tả công việc giúp nhân viên biết r nhiệm vụ cụ thể và
hoạt động của họ sẽ ảnh hưởng như thế nào đến người khác trong việc hoàn thành mục
tiêu. Từ bảng mô tả công việc giúp nhân viên biết r nhiệm vụ cụ thể và hoạt động của
họ sẽ ảnh hưởng như thế nào đến người khác trong việc hoàn thành mục tiêu. Bên cạnh
đó, bảng mô tả công việc có thể xác định trách nhiệm của từng cá nhân khi có sự cố
xảy ra, từ đó giúp nhà quản l đưa ra quyết định đúng đắn.

 Quan tâm chú trọng công tác xây dựng dự toán và lập dự toán tại Trường
89
Trường cần phải làm tốt việc dự toán ngân sách cho năm kế hoạch vì việc lập dự
toán ảnh hưởng trực tiếp đến quy mô và chất lượng hoạt động của đơn vị. Do đó, khi
xây dựng dự toán cần phải sát với thực tế. Để làm tốt công tác dự toán cần chú ý các
điểm sau:

 Đối với dự toán thu: Trong dự toán thu học phí đối với các hệ mà Trường liên
kết với các đơn vị đào tạo, Phòng Công tác học sinh sinh viên phải thường xuyên có sự
đối chiếu số lượng học sinh đang học, sinh viên nhập học, sinh viên nghỉ học, sinh
viên tra trường từng thời kỳ để cung cấp chi Phòng kế toán tài chính làm dự toán
nguồn thu chính xác. Tránh tình trạng khi thanh l hợp đồng mới kiểm tra có trường
hợp số lượng sinh viên trong quá trình học vì nhiều l do đã bỏ học nhưng Phòng đào
tạo và công tác sinh viên vẫn cung cấp danh sách cũ.
 Đối với dự toán chi: Cần hoàn thiện hơn quy chế chi tiêu nội bộ. Trong thời
gian qua các Trường đã ban hành quy chế chi tiêu nội bộ và cũng bổ sung phục lục
quy chế chi tiêu của Trường, nhìn chung các định mức chi tiêu và t lệ phân bổ cho
các nguồn chi tương đối phù hợp với tình hình hoạt động của Trường. Tuy nhiên cũng
có một số nội dung hiện nay vẫn chưa có định mức chi cho phù hợp, có những định
mức cần được điều chỉnh cho phù hợp thực tế. Do vậy đơn vị cần tiếp tục bổ sung, sửa
đổi quy chế chi tiêu nội bộ để đơn vị áp dụng hoàn thiện hơn.
5.1.3.2. Giải pháp hoàn thiện các hoạt động kiểm soát
a. Giải pháp hoàn thi n hoạt động kiểm soát thu
Phòng kế hoạch tài chính chủ trì phối hợp với các đơn vị có liên quan thực hiện
việc thu, kiểm soát thu, đảm bảo thu đúng, thu đủ theo quy đinh; nếu để thất thu thì
phải chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng và pháp luật hiện hành.
Việc kiểm soát tốt công tác thu sẽ mang lại cho đơn vị nguồn lực tài chính đầy
đủ, tránh rủi ro, thất thoát nguồn ngân sách mà nhà nước giao cho đơn vị, góp phần bổ
sung nguồn kinh phí đáng kể cho việc hoạt động của đơn vị. Sau đây là những giải
pháp sẽ giúp cho các công tác thu của đơn vị được thực hiện tốt hơn:
 Tăng cường kiểm soát đối với nguồn kinh phí do ngân sách nhà nước cấp bằng
cách so sánh giữa dự toán và thực tế về nguồn thu ngân sách trong năm.
Trường cần so sánh số kinh phí hoạt động trong năm của UBND thành phố giao
cho Trường và số kinh phí đề nghị trong dự toán của mình, nếu có sai lệch thì Trường
cần phải chủ động thay đổi kế hoạch chi tiêu trong qu (năm) sao cho phù hợp với
kinh phí được giao. Đồng thời căn cứ vào đó để có sự điều chỉnh thích hợp cho việc
lập dự toán cho năm sau.
90
Tiến hành kiểm tra, kiểm soát hàng qu . Đối chiếu số kinh phí UBND thành phố
cấp cho Trường so với dự toán mà đơn vị gửi lên, để từ đó đưa ra nhận xét về mức độ
hoàn thành việc cấp dự toán kinh phí.
 Tăng cường kiểm soát đối với nguồn thu tại đơn vị bằng cách so sánh giữa dự
toán và thực tế về nguồn thu tại đơn vị trong năm
Hàng năm (qu ) kế toán kiểm tra, rà soát số lượng học sinh, sinh viên theo học
với phòng đào tạo.
Trường căn cứ vào số lượng học sinh, sinh viên đang theo học, số lượng sinh
viên được miễn, giảm theo chế độ, chính sách của Nhà nước; xây dựng định mức thu
của Nhà nước. Dự toán thu sẽ là căn cứ để lập dự toán các khoản mục chi trong năm.
Sau khi tiến hành thu thực tế, đơn vị phải so sánh giữa thu thực tế trong năm và
dự toán thu đầu năm, từ đó đưa ra những đánh giá về kết quả thực hiện, phân tích và
rút ra những tiêu chí làm căn cứ cho việc lập dự toán thu lần sau.
b. Giải pháp hoàn thi n hoạt động kiểm soát chi
Đối với công việc trong nội bộ, Trường cần thực hiện nghiêm túc các quy định về
quản l , kiểm soát chi NSNN qua qu , ngân hàng, KBNN, thực hiện việc thanh toán
kịp thời các khoản chi NSNN khi đã có đầy đủ các hồ sơ theo đúng trình tự, thủ tục
quy định, kiểm soát chặt chẽ các khoản chi NSNN, đặc biệt là các khoản chi mua sắm
sữa chữa, chi đầu tư XDCB, chi thanh toán cá nhân, chi khác.....
Nếu có sự thay đổi về chế độ, chính sách đơn vị cần tiếp cận nhanh chóng chính
sách thanh toán và giao dịch với KBNN, nghe phổ biến những quy định mới.
Tiếp thu các kiến đóng góp để tiếp tục hoàn thiện các quy trình, thủ tục đặc biệt
là về tổ chức công việc và thái độ làm việc của cán bộ kế toán.
Kiên quyết từ chối thanh toán bất kỳ khoản chi nào không đủ hồ sơ, thủ tục hoặc
vượt định mức, đơn giá quy định.
Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm tra nội bộ trong đơn vị nhằm phát hiện kịp
thời những sai sót trong quá trình quản l chi tiêu NSNN, chấn chỉnh kịp thời các hành
vi gây phiền hà đối với cá nhân đến thanh toán. Khi có những dư luận hoặc thông tin
về thái độ phục vụ chưa tốt của cán bộ kế toán, thì Hiệu trưởng cần có biện pháp kiểm
tra xác minh để xử l kiên quyết và kịp thời.
Đối với kinh phí hoạt động thường xuyên: Trong quá trình thực hiện, đơn vị cần
điều chỉnh các nội dung chu, các nhóm mục chi trong dự toán chi được cấp có thẩm
quyền giao cho phù hợp vớ tình thình thực tế tại đơn vị, đồng thời gửi cơ quan quản l
cấp trên và KBNN nơi đơn vị mở tài khoản để theo d i, thanh toán và quyết toán.
Đối với kính phí chi cho hoạt động không thường xuyên: khi điều chỉnh các
nhóm mục chi cần, nhiệm vụ chi, kinh phí cuối năm chưa sử dụng hoặc chưa sử dụng
hết thực hiện theo quy định luật NSNN và văn bản hướng dẫn hiện hành.
91
5.1.3.3. Giải pháp hoàn thiện hoạt động thông tin và truyền thông
Thông tin hữu ích rất quan trọng cho việc ra quyết định. Thông tin đầy đủ, chính
xác, kịp thời giúp ra quyết định đúng, kịp thời, góp phần đạt được mục tiêu của tổ
chức. Vì vậy, việc thu thập, xử l thông tin là hết sức cần thiết. Hiện công tác này chưa
được quan tâm đúng mức, cần phải có biện pháp nâng cao vai trò, vị trí của hệ thống
thông tin trong nhà trường, tác giả xin đề xuất một số biện pháp sáu:
 Trang bị phần mềm quản l thông tin và truyền thông phù hợp và hiện đại, gồm
các module quản l đào tạo, quản l tài chính – tài sản, quản l HSSV, quản l thư
viện...các module tích hợp với nhau và xây dựng trên cơ sở dữ liệu mở.
 Xây dựng hệ thống thông tin để đảm bảo các cấp được tiếp cận thông tin chính
xác, kịp thời và đầy đủ.
 Một hạn chế của hoạt động thông tin và truyền thông yếu là người dùng thường
nhận các báo cáo hoạt động và các báo cáo tài chính tương đối chậm. Để khắc phục
điều này đòi hỏi đơn vị phải xây dựng mạng lưới thông tin hữu hiệu và truyền đạt đến
mọi nhân viên và có sự chấp nhận thông tin từ các nhân viên.
 Xây dựng hệ thống tiếp nhận và ghi nhận thông tin với các thông tin bên ngoài,
đặc biệt là các cơ sở đào tạo liên kết đào tạo. Các cơ sở đào tạo liên kết chiếm một
phần không nhỏ trong hoạt động của trường. Tuy nhiên việc trao đổi thông tin về các
cơ sở này lại không được chú trọng thực hiện và các thông tin về các khoản thu, chi và
thanh toán với các cơ sở này chưa được cung cấp kịp thời và đầy đủ.
 Tổ chức tốt việc bảo vệ thông tin. Bảo vệ thông tin là một việc quan trọng. Đơn
vị cần quy định đến các nhân viên về vai trò và trách nhiệm của họ liên quan đến giao
đoạn nào của quá trình để xử l thông tin và từ đó trách việc những đối tượng không
liên quan được tiếp xúc với thông tin. Đồng thời như vậy cũng sẽ giúp các nhân viên
báo cáo những huống bất thường cho các cấp quản l phù hợp.
 Chú xây dựng bản dự toán có chất lượng tốt. Để đạt được điều này, kế toán
nên căn cứ vào các vấn đề sau:
 Các chủ trương của Đảng và Nhà nước về phát triển giáo dục đề xuất nhu cầu
đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho trường, mua sắm trang thiết bị dạy nghề.
 Các số liệu, chỉ tiêu của tình hình thực hiện các năm trước, ước tính thực hiện
của năm báo cáo để từ đó thấy được khả năng tăng giảm của các chi tiêu và từ đó lập
được bảng dự toán chính xác.
 Các số liệu, định mức chỉ tiêu đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ghi
trong các quyết định và văn bản khi hướng dẫn lập dự toán.
92
5.1.3.4. Giải pháp hoàn thiện hoạt động giám sát
 Giám sát là khâu cuối cùng của KSNB, nó là quá trình mà nhà quản l đánh giá
lại chất lượng của KSNB. Dưới đây, tác giả xin được đề xuất một số giải pháp liên
quan để hoàn thiện hơn hoạt động giám sát.
 Thành lập bộ phận KSNB thu chi tài chính. Hiện nay trong đơn vị có thành lập
bộ phận thanh tra do đại hội công đoàn lập nên. Tuy nhiên vai trò của ban thanh tra
này gần như không phát huy được tác dụng do nhiều nguyên nhân (được lập ra từ các
đoàn viên trong công đoàn, là những người không có đủ chuyên môn để kiểm tra các
báo cáo, là một hoạt động từ công đoàn...). Để hoạt động giám sát nâng cao hiệu quả
giúp ban lãnh đạo quản l tốt thì đơn vị nên thành lập một bộ phận kiểm soát nội bộ
gồm những người có chuyên môn. Bộ phận kiểm soát nội bộ sẽ báo cáo trực tiếp và
kịp thời với các cấp phụ trách và ban giám hiệu từ đó nâng cao chất lượng KSNB thu
chi tài chính.
 Tăng cường hoạt động giám sát thường xuyên. Để hoạt động giám sát được đạt
hiệu quả đơn vị nên tiếp cận các thông tin từ mọi đối tượng trong và ngoài đơn vị để từ
đó kịp thời phát hiện các gian lận hay các nghi ngờ gian lận. Bên cạnh đó ban giám
hiệu cũng nên thường xuyên xem xét các báo cáo hoạt động và nhờ đó phát hiện ra các
biến động bất thường.
 Sử dụng có hiệu quả các báo cáo bất thường. Tất cả nhân viên trong đơn vị phải
báo cáo các nghiệp vụ bất thường, bất hợp l mà họ phát hiện ra. Để thực hiện tốt thủ
tục này, cần xem xét các vấn đề sau:
 Hướng dẫn cụ thể cho nhân viên thế nào là bất thường, thế nào là hợp l
 Báo cáo kịp thời
 Phải báo cáo cho người có trách nhiệm và đúng thẩm quyền
 Phải quy định cụ thể người có trách nhiệm xử l các báo cáo này.
 Người xem xét các báo cáo phải tương đối độc lập.
5.2.3.5. Giải pháp hoàn thiện hoạt động đánh giá rủi ro
Tất cả các hoạt động trong đơn vị đều có thể phát sinh ra các rủi ro và khó kiểm
soát tất cả. Vì vậy việc đánh giá rủi ro là một việc quan trọng trong công tác KSNB thu
chi tài chính. Tuy nhiên công tác này lại chưa được thực hiện tại trường Cao đẳng
Nghề Cần Thơ. Để nâng cao tính hiệu quả của công tác đánh giá rủi ro, tác giả xin đề
xuất một sô số giải pháp sau:
 Ban giám hiệu phải quan tâm và có các cuộc giao ban để nhận dạng, phân tích
và đánh giá rủi ro và kiểm soát rủi ro. Việc ban giám hiệu quan tâm đến việc đánh giá
rủi ro là rất quan trọng vì từ đó giúp ban giám hiệu có các phương án đối phó rủi ro vì
bất cứ hoạt động nào cũng ẩn chứa rủi ro. ủi ro trong đơn vị có thể đến từ bên trong
93
hay bên ngoài (các trường đào tạo lien kết, các địa phương; kho bạc...) và đến từ bên
trong đơn vị.
 Ban giám hiệu cần nhận dạng và phân tích các rủi ro trong đơn vị. Các rủi ro có
thể đến từ bên trong đơn vị như:
 ủi ro kế toán: trong quá trình ghi chép, không thể tránh sai sót làm ảnh hưởng
đến kết quả báo cáo tài chính. Trong quá trình hoạt động nhân viên kế toán vô tình
hoặc do trình độ chuyên môn hoặc xuất phát từ nhu cầu trục lợi của một vào cá nhân
cố làm trái quy định, nội quy. Thực tế là Hệ thống kế toán trong đơn vị được chia
thành nhiều chu trình (chu trình tiền lương, chu trình học phí, chu trình thanh toán
(thanh toán với các cơ sở lien kết đào tạo, các địa phương đặt hàng đào tạo), chu trình
xây dựng cơ bản, chu trình thanh, quyết toán ngân sách nhà nước) và trong m i chu
trình đều hàm chứa các rủi ro. Để hạn chế rủi ro trong các quy trình này, đòi hỏi ban
giám hiệu và kế toán trưởng phải cùng nhau xây dựng quy trình hạch toán cụ thể cho
từng chu trình.
 ủi ro xuất phát từ mối quan hệ với cán bộ nhân viên trong trường: chế độ lao
động, khen thưởng, quyền lợi không chính đáng...là những nguyên nhân khiến nhiều
nhân viên có trình độ chuyển đến nơi có điều kiện tốt hơn, không khuyến khích được
các nhân viên thi đua.
 ủi ro ngoài đơn vị: rủi ro đến từ các đối tác của trường (các trường liên kết
đào tạo, các địa phương đào tạo theo yêu cầu...).
Để hạn chế được các rủi ro trên, Ban giám hiệu cần có kế hoạch hoạt động để đối
phó với rủi ro và kiểm soát được rủi ro. Trước tiên Ban giám hiệu cần phải nêu cao
vấn đề quản l rủi ro trong đơn vị và vạch ra kế hoạch cụ thể:
 Thứ nhất: đề ra các biện pháp khả thi để phòng chống rủi ro. Ban giám hiệu có
thể lựa chọn các cách sau để xử l rủi ro như:
o Tránh rủi ro: có thể tránh rủi ro bằng việc tránh không tiến hành một số hoạt
động mà có rủi ro cao.
o Giảm nh rủi ro: có thể giảm nh rủi ro bằng cách tăng cường công tác KSNB
thu chi tài chính nhằm làm giảm khả năng xuất hiện các rủi ro hay giảm sự tác động
tiêu cực của rủi ro xuống mức có thể chấp nhận được.
o Chuyển dịch rủi ro từ nơi có nguy cơ cao sang nơi có nguy cơ thấp.
 Thứ hai: phải đề ra thời gian cụ thể để thực hiện các biện pháp phòng chống
rủi ro.
 Thứ ba: phải xã định r trách nhiệm của từng cá nhân trong quá trình thực
hiện các biện pháp trên.
94
BGH cần giám sát hoạt động quản l rui ro: xây dựng hệ thống báo cáo thường
xuyên nhằm kiểm soát chặt chẽ rủi ro; thường xuyên tổ chức kiểm tra và đánh giá việc
tuân thủ chính sách quản l rủi ro.
5.1.3.6. Giải pháp hoàn thiện hoạt động ứng dụng CNTT
Ứng dụng CNTT là một xu thế trong thời điểm hiện tại. Việc ứng dụng CNTT
thông qua kết quả phân tích cho thấy là có ảnh hưởng đến KSNB thu chi tài chính tại
trường. Như vậy, tác giả xin đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hoạt động ứng
dụng CNTT tại trường như sau:
 Ứng dụng CNTT trong công tác thu chi tài chính tại trường thông qua các hoạt
động kế toán. Cần thực hiện ba bước sau:
 Thứ nhất, ghi nhận dữ liệu: Dựa vào sự kiện kinh tế, kế toán tiến hành lập các
chứng từ. Kế toán trong điều kiện ứng dụng CNTT với phần cứng, phần mềm kế toán
và công nghệ cơ sở dữ liệu sẽ cho phép người làm kế toán có thể nhập liệu qua bàn
phím hay quét dữ liệu vào hệ thống.
 Thứ hai, xử l và lưu trữ dữ liệu: Dữ liệu kế toán sau khi được ghi nhận, kế
toán trong môi trường thủ công tiến hành phân loại, sắp xếp, bóc tách ghi sổ nhật k .
Quy trình xử l bao gồm: Lưu trữ, tổ chức thông tin, phân tích và tính toán các thông
tin tài chính, kế toán được thực hiện tự động hóa nhanh chóng, chính xác hơn thông
qua các chương trình đã được lập trình s n.
 Thứ ba, kết xuất báo cáo: Căn cứ vào kết quả xử l dữ liệu kế toán của giai
đoạn xử l , kế toán trong môi trường ứng dụng CNTT kết xuất một cách dễ dàng,
nhanh chóng và đa dạng các loại báo cáo so với kế toán thủ công, điều này được biểu
hiện cụ thể qua cac: Báo cáo tài chính, báo cáo thuế, sổ chi tiết, báo cáo thống kê, phân
tích…
 Ứng dụng CNTT trong việc tuyển sinh, theo d i quá trình học tập, kết quả học
tập của học sinh tới khi ra trường; quản l nhân sự, quản l hành chính điện tử, quản l
tài sản, quản l k túc xá. Việc ứng dụng này được thực hiện thông qua việc nâng cấp,
cải tạo và sử dụng nhiều hơn nữa hạ tầng CNTT trong các nội dung vừa nêu.
 Ứng dụng CNTT thông qua việc thiết lập hệ thống quản l ngân hàng đề thi và
chứng chỉ k năng nghề trong hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu về đánh giá k năng
nghề; đẩy mạnh ứng dụng CNTT vào các hoạt động quản l và kiểm định chất lượng
giáo dục nghề nghiệp.
5.2. Kết luận
Mục tiêu của luận văn này là xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến
tính hữu hiệu của KSNB thu chi tài chính tại Trường Cao đẳng Nghề Cần Thơ, trên cơ
sở đó đề xuất những giải pháp có liên quan giúp các Trường Cao đẳng Nghề Cần Thơ
95
nâng cao tính hữu hiệu của KSNB thu chi tài chính. Với mục tiêu tổng quát trên, nội
dung luận văn đã đạt được các kết quả sau:
Thứ nhất, tác giả đã đánh giá được thực trạng KSNB thu chi tài chính tại trường
Cao đẳng Nghề Cần Thơ. Trong nội dung này, tác giả trước hết đã khái quát về trường
Cao đẳng Nghề Cần Thơ. Tiếp theo, bằng dữ liệu thứ cấp qua các năm, tác giả đã mô
tả được tình hình thu chi tài chính qua các năm tại trường Cao đẳng Nghề Cần Thơ.
Tác giả cũng đã mô tả được sơ lược về các nội dung KSNB thu chi tài chính tại
trường. Trên cơ sở đó tác giả đã phân tích và đánh giá được thực trạng KSNB thu chi
tài chính tại trường.
Thứ hai, kết quả của luận văn đã xác định được các nhân tố ảnh hưởng đến tính
hữu hiệu KSNB thu chi tài chính tại Trường Cao đẳng Nghề Cần Thơ. Nếu xét theo
mức độ ảnh hưởng từ cao đến thấp thì các nhân tố ảnh hưởng lớn nhất là Hoạt động
kiểm soát với beta là 0,355. Mức độ ảnh hưởng thứ hai là nhân tố giám sát với beta là
0,295. Xếp thứ ba về mức độ ảnh hưởng là nhân tố Thông tin và truyền thông với beta
là 0,219. Đứng thứ tư về mức độ ảnh hưởng là nhân tố Môi trường kiểm soát với beta
là 0,206. Thứ năm về mức độ ảnh hưởng là nhân tố Đánh giá rủi ro. Và cuối cùng là
nhân tố Ứng dụng CNTT. Từ kết quả nghiên cứu này, tác giả sẽ đưa ra các giải pháp
trong nội dung tiếp theo nhằm mục tiêu nâng cao tính hữu hiệu KSNB thu chi tài chính
tại Trường Cao đẳng Nghề Cần Thơ.
5.3. Kiến nghị
5.3.1. Đối với trường Cao đẳng Nghề Cần Thơ
5.3.1.1. Tập trung ngu n nhân lực trong việc thực hiện công tác KSNB
Phát huy sức trẻ, tính năng động, nhiệt tình, dễ thích nghi và ít ngaị bị kiểm
soát...của đội ngũ nhân sự trẻ, phân công đội ngũ này vào các chốt kiểm soát chủ yếu,
là người làm chủ yếu trong các quy trình hoạt động (nhân viên hành chính các bộ
phận, kiểm soát thanh toán...).
Tập trung đầu từ thiết bị k thuật phục vụ công tác KSNB, trang bị phần mềm, hệ
thống máy tính để làm việc và quản l theo d i công việc...trang bị cơ sở vật chất phục
vụ công tác giảng dạy và làm việc được tốt hơn.
Cân đối tài chính để thực hiện việc xây dựng các quy chế, quy định mua sắm tài
sản phục vụ nhu cầu kiểm soát, thực hiện các chính sách động viên khuyến khích
người lao động, nhưng phải cân nhắc dựa trên quan điểm cân đối lợi ích và chi phí.
Tuy nhiên, việc đầu tư trang thiết bị, cũng như các công cụ sử dụng đến nguồn tài
chính phải cân nhắc thận trọng trước khi ra quyết định vì sẽ ảnh hưởng đến khả năng
cân đối nguồn tài chính hiện nay của nhà trường.
96
5.3.1.2. Thành lập Ban kiểm soát chịu trách nhiệm tổ chức lại công tác KSNB
thu chi tài chính tại trường
Phải có một nhóm người chịu trách nhiệm tổ chức việc cải thiện công tác KSNB
thu chi tài chính hiện hành, giám sát thực hiện. Vì vậy, việc thành lập ban kiểm soát là
cần thiết. Ban kiểm soát có nhiệm vụ lên kế hoạch triển khai, tập hợp nguồn lực để đánh
giá thực trang công tác KSNB thu chi tài chính, tiến hành tổ chức lại công tác KSNB thu
chi tài chính mới đồng thời theo d i sự vận hành, giám sát hệ thống và điều chỉnh cho
phù hợp với điều kiện mới. Tham gia trong ban phải có các cán bộ quản l liên quan đến
các mắt xích hoạt động trong hệ thống (Ban thanh tra, cán bộ quản l các phòng ban),
phải thuê chuyên gia tư vấn thì kết quả mới đạt được đến nơi đến chốn.
5.3.1.3. Tập huấn cho đội ng cán ộ l nh đạo cán ộ chủ chốt về KSNB thu
chi tài chính
Ban giám hiệu chỉ đạo phòng hành chính tại trường liên hệ mở lớp tập huấn kiến
thức chung về KSNB, trong đó làm r chức năng, vai trò, các yếu tố, tác dụng...của
KSNB thu chi tài chính, cách thiết lập, hoàn thiện, và vận hành KSNB thu chi tài chính
... cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo, cán bộ chủ chốt các phòng ban, cán bộ công chức viên
chức trường tham gia vào công tác hoàn thiện KNSB để mọi ngời có cái nhìn tổng
quát, nhận thấy sự cần thiết phải có một KSNB thu chi tài chính hữu hiệu và vận hành
nó đúng theo yều cầu thiết kế.
5.3.1.4. Tăng cường khả năng ứng dụng CNTT tại trường
Để thực hiện nội dung ứng dụng CNTT thật tốt, trường Cao đẳng Nghề cần thực
hiện một số việc cấp thiết như sau:
 Hoàn thiện cơ sở hạ tầng CNTT và phương tiện, thiết bị dạy học phục vụ công
tác quản l và hoạt động dạy, học nghề; xây dựng hệ thống thư viện điện tử. Xây dựng
hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu về đánh giá k năng nghề và kiểm định chất lượng
giáo dục nghề nghiệp.
 Bồi dưỡng nâng cao trình độ một cách căn bản và hệ thống cho giáo viên về
ứng dụng CNTT trong dạy học.
 Xây dựng, hiện đại hóa thư viện số, cổng thông tin và thư viện, kết nối với các
thư viện trong, ngoài nước và các thư viện quốc tế.
 Tăng cường hoạt động h trợ dạy và học qua mạng giữa giáo viên/khoa/trường
với học sinh/sinh viên.
 Tăng cường công năng của cơ sơ hạ tầng CNTT.
 Xây dựng cơ chế khuyến khích và bắt buộc cán bộ, giáo viên, học sinh, sinh
viên ứng dụng CNTT vào giảng dạy, học tập, nghiên cứu. Áp dụng triệt để CNTT
trong công tác quản l .
97
 Tạo môi trường, xây dựng hạ tầng k thuật CNTT đáp ứng yêu cầu sử dụng của
cán bộ, giáo viên và học sinh, sinh viên và toàn thể nhà Trường.
5.3.2. Đối với nhà nước
Cần khẩn trương có văn bản hướng dẫn và quy trình KSNB lĩnh vực thu, chi tài
chính đối với đơn vị sự nghiệp có thu mà đặc biệt là các trường Cao đẳng nghề. Cần tổ
chức thực hiên đồng bộ, góp phần nâng cao công tác KSNB thu, chi tài chính tại các
trường cao đẳng nghề.
Cần có quy định cụ thể việc quản l sử dụng kinh phí nguồn không chính quy,
đào tạo liên kết, quy định t lệ chi đầu tư cơ sở vật chất, định mức chi thù lao giờ
giảng cho phù hợp ... Những nội dung này sẽ góp phần tăng tính hữu hiệu của KSNB
thu chi tài chính tại các trường cao đẳng nghề.
Cần ban hành đồng bộ và đầy đủ các định mức chi tiêu. Đây là nhân tố đóng vai
trò quan trọng tới tăng tính hữu hiệu KSNB thu chi ngân sách từ khâu lập dự toán thu
chi tài chính đến thực hiện kiểm soát thu chi tài chính tại trường cao đẳng Nghề.
5.4. Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo
5.4.1. Hạn chế của đề tài
Tương tự như bất kỳ các nghiên cứu khác, nghiên cứu này tác giả nhận thấy có
những hạn chế nhất định như sau:
Thứ nhất, việc chọn mẫu cho nghiên cứu mang tính khái quát không cao và
nghiên cứu mới chỉ tập trung điều tra ở một thời điểm cụ thể do đó sẽ bị ảnh hưởng bởi
sai số do sử dụng phương pháp chung (common method bias). Đối với nghiên cứu sử
dụng phương pháp thu thập và xử l số liệu khảo sát đều bị ảnh hưởng bởi sai số này.
Đây có thể gây ra hạn chế cho kết quả của luận văn
Thứ hai, phương pháp nghiên cứu sử dụng phương pháp thu thập số liệu thông qua
bảng câu hỏi được thiết kế s n. Do tác giả hiện tại sử dụng câu hỏi các nghiên cứu trước.
Các câu hỏi này mặc dù đã được sử dụng nhưng vẫn có hạn chế nhất định. Cụ thể, các
câu hỏi này chưa thực sự sát với tình hình thực tế tại Trường Cao đẳng Nghề Cần Thơ.
Do đó, đối tượng trả lời sẽ cảm thấy chưa thật sự gần gũi với môi trường làm việc và
chính vì vậy sẽ có đánh giá chưa thật sự sát với KSNB thu chi tài chính tại Trường.
Thứ ba, tác giả tiến hành điều chỉnh bảng câu hỏi bằng phương pháp phỏng vấn
chuyên gia thông qua email. Do đó khi phỏng vấn câu hỏi có s n thì tình huống có một
số câu hỏi chưa r hoặc khó hiểu. Vì vậy một số chuyên gia có đánh giá là không có
kiến. Nội dung này có thể gây ra hạn chế của đề tài ở phương diện là chuyên gia có thể
cho rằng không có kiến do câu hỏi khó hiểu hoặc chưa đầy đủ. Chính vì vậy đây là
hạn chế của đề tài.
98
5.4.2. Hướng nghiên cứu tiếp theo
Dựa trên hạn chế và kết quả của đề tài, tác giả đưa ra một số hướng nghiên cứu
tiếp theo như sau.
Thứ nhất, tác giả chỉ mới khảo sát với các đối tượng đang công tác tại trường
Cao đẳng Nghề Cần Thơ. Do đó, kết quả phân tích bị ảnh hưởng nhiều bởi đặc thù của
Trường. Để xem xét một cách toàn diện hơn KSNB thu chi tài chính tại các trường cao
đẳng nghề khác, nghiên cứu tiếp theo nên thực hiện khảo sát tại các trường cao đẳng
nghề hơn là một trường.
Thứ hai, ngoài các nhân tố truyền thống về KSNB, nghiên cứu này đã bổ sung
được nhân tố ứng dụng CNTT vào mô hình để xem xét ảnh hưởng của các nhân tố này
đến KSNB thu chi tài chính. Chính vì vậy, nghiên cứu tiếp theo nên xem xét các nhân
tố khác để từ đó xem xét bổ sung các nhân tố ảnh hưởng đến KSNB thu chi tài chính.
99

TÀI LIỆU THAM KHẢO


Tiếng Vi t
1. Phan Nam Anh, 201 . Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại trường trung
học công nghệ lương thực thực phẩm. Luận văn Thạc sĩ kinh tế. Trường Đại học Kinh
tế thành phố Hồ Chí Minh.
2. Nguyễn Hữu Bình, 2016. Ảnh hưởng của hệ thống kiểm soát nội bộ và công
nghệ thông tin đến chất lượng hệ thống thông tin kế toán của các doanh nghiệp tại
Thành phố Hồ Chí Minh. Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ, 19(4Q), 05-20.
3. Chính phủ (201 ), Nghị định số 16/201 /NĐ-CP: Quy định cơ chế tự chủ của
đơn vị nghiệp công lập
4. Lê Thị Hạnh (201 ), Các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống
kiểm soát nội bộ tại các trường Cao đẳng công lập trên địa bàn thành phố Hồ Chí
Minh. Luận văn Thạc sĩ kinh tế. Trường Đại học Lạc Hồng.
5. Đinh Thế Hùng, Nguyễn Thị Hồng Thúy, Hàn Thị Lan Thư (201 ), Hệ
thống kiểm soát nội bộ trong các trường đại học công lập Việt Nam hiện nay , Tạp chí
kinh tế phát triển, số 19 (11), trang 82-91.
6. Quốc hội (2010), Luật số 8/2010/QH12: Luật Viên chức.
7. Phạm Huyền Trang (2016), Những nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của
hệ thống kiểm soát nội bộ tại kho bạc nhà nước trên địa bàn Tp.HCM , Luận văn thạc
sĩ, Trường đại học Kinh Tế thành phố Hồ Chí Minh.
8. Trần Thị Giang Tân (2012), Kiểm soát nội bộ, Nhà xuất bản Phương Đông,
thành phố Hồ Chí Minh
9. Nguyễn Đình Thọ, 2011. P ư k ọ k
doanh. Hà Nội: Nhà Xuất bản Lao Động – Xã Hội, Thành phố Hồ Chí Minh.
10. Hoàng Trọng Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008. P ệ
ớ PSS.TP.HCM. Nhà xuất bản Hồng Đức.
11. Hồ Tuấn Vũ (2016), Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hữu hiệu của hệ thống
kiểm soát nội bộ trong các ngân hàng thương mại Việt Nam, luận án tiến sĩ, Trường
đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh.
12. Trương Nguyễn Tường Vy. Các nhân tố ảnh hưởng đến kiểm soát nội bộ hoạt
động tín dụng tại các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam. Tạp chí Kinh tế và
Ngân hàng châu Á, (148), 68.
100

Tiếng Anh
1. Adebiyi, I. M. (2017). Impact of Effective Internal Control in the
Management of Mother and Child Hospital Akure, Ondo State. Journal of Finance
and Accounting, 5(1), 61-73.
2. Afiah, N. N., & Azwari, P. C. (2015). The effect of the implementation of
government internal control system (GICS) on the quality of financial reporting of the
local government and its impact on the principles of good governance: A research in
district, city, and provincial government in South Sumatera. Procedia-Social and
Behavioral Sciences, 211, 811-818.
3. Amudo, A., & Inanga, E. L. (2009). Evaluation of internal control systems: A
case study from Uganda. International Research Journal of Finance and
Economics, 27(1), 124-144.
4. Anderson, J. C., Gerbing, D. W., & Hunter, J. E. (1987). On the assessment of
unidimensional measurement: Internal and external consistency, and overall
consistency criteria. Journal of marketing research, 24(4), 432-437.
5. Badara, M. A. S. (2013). Impact of the effective internal control system on the
internal audit effectiveness at local government level. Journal of Social and
Development Sciences, 4(1), 16-23.
6. Hair, J. F., Anderson, R. E., Tatham, R. L., & Black, W. C. (1998).
Multivariate data analysis. Englewood Cliff. New Jersey, USA, 5(3), 207-2019.
7. INTOSAI (1992). Guidelines for Internal Control Standards for the Public
Sector. Washington, United States.
8. INTOSAI (2004). Guidelines for Internal Control Standards for the Public
Sector. Brussels, Belgium.
9. INTOSAI (2013). Guidelines for internal controls standards for the public
sector. Austrian Court of Audit, Viena.
10. Maiga, A. S., Nilsson, A., & Jacobs, F. A. (2014). Assessing the interaction
effect of cost control systems and information technology integration on manufacturing
plant financial performance. The British Accounting Review, 46(1), 77-90.
11. Nunnally, J. C., & Bernstein, I. H. (1994). Psychological theory.
12. Peterson, R. A. (1994). A meta-analysis of Cronbach's coefficient
alpha. Journal of consumer research, 21(2), 381-391.
13. Sultana, R., & Haque, M. E. (2011). Evaluation of Internal Control Structure:
Evidence from Six Listed Banks in Bangladesh. ASA University Review, 5(1), 69-81.
14. Tabachnick, B. G., Fidell, L. S., & Ullman, J. B. (2007). Using multivariate
statistics (Vol. 5). Boston, MA: Pearson.
101

PHỤ LỤC 1A
NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH ÂY DỰNG THANG ĐO
Phương pháp thựchi n: Gửi email xin kiến tham khảo nhóm chuyên gia về
bảng câu hỏi.
Đối tượng tha gia thảo luận nhóm: Gồm 04 người là những chuyên gia có
kiến thức sâu về quản l tại trường Cao đẳng Nghề Cần Thơ
Danh sách tham khảo nhóm chuyên gia:

HỌC HÀM
STT HỌ VÀ TÊN CHỨC VỤ
HỌC VỊ

1 Nguyễn Trọng Sơn Thạc sĩ Hiệu trưởng

2 Phạm Quan Trung Thạc sĩ Kế toán trưởng

3 Bùi Tuấn Cường Thạc sĩ Kế toán tổng hợp

4 Bùi Thị Thu Hường Thạc sĩ Kế toán quản lý nguồn học phí

b. Nội dung:
Xin chào Anh/Chị!
Hiện nay tôi đang tiến hành thực hiện đề tài nghiên cứu về “Các nhân tố ảnh
hưởng đến tính hữu hi u kiể oát nội ộ thu chi tài chính tại trường Cao đẳng
Nghề Cần Thơ” nhằm mục đích nâng cao tính hữu hiệu của kiểm soát thu nội bộ chi
tài chính tại Trường. Để thực hiện được đề tài này, hiểu được những quan điểm của
người trực tiếp làm việc hằng ngày với hệ thống rất cần thiết. Do đó, tôi được mạn
phép xin các Anh/Chị vui lòng trả lời các câu hỏi sau đây. Các câu hỏi này đều liên
quan đến kiểm soát nội bộ thu chi tài chính tại Trường. Xin Anh/Chị lưu rằng không
có quan điểm nào là đúng hoặc sai cả. Tất cả các quan điểm của qu anh/chị đều giúp
ích cho chương trình nghiên cứu của tôi cũng như nâng cao tính hữu hiệu của kiểm
soát nội bộ thu chi tài chính tại Trường.

Không Không ý
Ký hi u Nhân tố đo lường Đồng ý
đồng ý kiến
Theo Anh/Chị các câu hỏi dưới đây phù hợp với môi trường kiểm soát tại trường Cao
đẳng Nghề Cần Thơ không?
102

Tính trung thực và việc cư


xử có đạo đức, có chuẩn
mực của toàn thể cán bộ,
MTKS1
công nhân viên chức được
xem là văn hóa của Nhà
trường
Nhà quản l xem việc tổ
chức, vận hành hệ thống
MTKS2
kiểm soát nội bộ là một
nhiệm vụ quan trọng.

Trách nhiệm và quyền hạn


của từng khoa, phòng/ ban
MTKS3
được quy định r ràng
bằng văn bản.

Cán bộ, công nhân viên


chức của Nhà trường có
MTKS4
năng lực chuyên môn phù
hợp

Không Không ý
Ký hi u Nhân tố đo lường Đồng ý
đồng ý kiến
Theo Anh/Chị các câu hỏi dưới đây phù hợp với đánh giá rủi ro tại trường Cao đẳng
Nghề Cần Thơ không?

Nhà trường có xác định


DGRR1
các mục tiêu cụ thể.
Nhà trường nhận dạng
được các rủi ro tác động
DGRR2
đến việc không đạt mục
tiêu.
Nhà trường có hoạt động
phân tích và đánh giá rủi
DGRR3
ro không đạt được mục
tiêu.
103

Nhà trường có đưa ra các


DGRR4
biện pháp đối phó rủi ro

Không Không ý
Ký hi u Nhân tố đo lường Đồng ý
đồng ý kiến
Theo Anh/Chị các câu hỏi dưới đây phù hợp với hoạt động kiểm soát tại trường Cao
đẳng Nghề Cần Thơ không?

Nhà trường phân chia trách


HDKS1 nhiệm, quyền hạn hợp l
giữa các khoa, phòng/ ban
Nhà trường có thực hiện
HDKS2 hoạt động kiểm soát thu
chi tài chính

Nhà trường có soát xét


HDKS3 hoạt động của các khoa,
phòng/ ban

Nhà trường có rà soát quá


HDKS4 trình thực hiện hoạt động
của khoa, phòng/ban

Không Không ý
Ký hi u Nhân tố đo lường Đồng ý
đồng ý kiến
Theo Anh/Chị các câu hỏi dưới đây phù hợp với thông tin và truyền thông tại trường
Cao đẳng Nghề Cần Thơ không?

Thông tin của Nhà trường


TTTT1
được cung cấp kịp thời
Thông tin được cung cấp
TTTT2
đúng đối tượng
Hoạt động truyền thông
TTTT3 bên trong Nhà trường diễn
ra thông suốt

TTTT4 Hệ thống thông tin truyền


104

tải ra bên ngoài được Nhà


trường thực hiện thường
xuyên với nội dung truyền
tải r ràng

Không Không ý
Ký hi u Nhân tố đo lường Đồng ý
đồng ý kiến
Theo Anh/Chị các câu hỏi dưới đây phù hợp với hoạt động giám sát tại trường Cao
đẳng Nghề Cần Thơ?

Hoạt động hàng ngày của


GS1 Nhà trường được giám sát
thường xuyên

Nhà trường có thực hiện


GS2
hoạt động giám sát định kỳ

Nhà trường đánh giá


GS3 thường xuyên hoạt động
giám sát

Những yếu kém của công


GS4 tác giám sát tại trường
được báo cáo kịp thời.

Không Không ý
Ký hi u Nhân tố đo lường Đồng ý
đồng ý kiến
Theo Anh/Chị các câu hỏi dưới đây phù hợp với ứng dụng CNTT tại trường Cao đẳng
Nghề Cần Thơ không?
Nhà Trường ứng dụng
CNTT1 công nghệ thông tin để xử
lý công việc tại đơn vị.
Nhà Trường ứng dụng
công nghệ thông tin giúp
CNTT2
đẩy nhanh việc cập nhật dữ
liệu vào hệ thống.
105

Nhà Trường ứng dụng


công nghệ thông tin giúp
giảng viên và chuyên viên
CNTT3
dễ dàng truy cập hệ thống
dự liệu để có thông tin
phục vụ công việc.
Nhà Trường ứng dụng
công nghệ thông tin để dữ
liệu để có thể dễ dàng xử
CNTT4
lý, tổng hợp, và truyền tải
cho các đối tượng sử dụng
khác nhau.

Không Không ý
Ký hi u Nhân tố đo lường Đồng ý
đồng ý kiến
Theo Anh/Chị các câu hỏi dưới đây phù hợp với KSNB thu chi tài chính tại trường
Cao đẳng Nghề Cần Thơ không?

Giá trị đạo đức được đề


cao trong mọi hoạt động
KSTC1
thu chi tài chính của Nhà
Trường
Các hoạt động thu chi tài
KSTC2 chính của Nhà trường đạt
hiệu quả

Các báo cáo thu chi tài


chính của Nhà trường được
KSTC3
cung cấp đảm bảo đáng tin
cậy
Pháp luật và các quy định
KSTC4 về thu chi tài chính được
Nhà trường tuân thủ
106

ĐÁNH GIÁ VỀ KSNB THU CHI TÀI CHÍNH TẠI


TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ CẦN THƠ
Anh/Chị có đánh giá chung nhất như thế nào về KSNB thu chi tài chính tại
trường Cao đẳng Nghề Cần Thơ
Ưu điểm
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
Hạn chế
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
107

...................................................................................................................................
Nguyên nhân của các hạn chế
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
Chân thành cả ơn qu Anh/Chị đ tha gia đóng góp
108

PHỤ LỤC 1B
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH ÂY DỰNG THANG ĐO
Không Không ý
Ký hi u Nhân tố đo lường Đồng ý
đồng ý kiến
Theo Anh/Chị các câu hỏi dưới đây phù hợp với môi trường kiểm soát tại trường Cao
đẳng Nghề Cần Thơ không
Tính trung thực và việc cư
xử có đạo đức, có chuẩn
mực của toàn thể cán bộ,
MTKS1 0% 0% 100%
công nhân viên chức được
xem là văn hóa của Nhà
trường

Nhà quản l xem việc tổ


chức, vận hành hệ thống
MTKS2 0% 50% 50%
kiểm soát nội bộ là một
nhiệm vụ quan trọng.

Trách nhiệm và quyền hạn


của từng khoa, phòng/ ban
MTKS3 0% 0% 100%
được quy định r ràng
bằng văn bản.

Cán bộ, công nhân viên


chức của Nhà trường có
MTKS4 0% 0% 100%
năng lực chuyên môn phù
hợp
109

Không Không ý
Ký hi u Nhân tố đo lường Đồng ý
đồng ý kiến
Theo Anh/Chị các câu hỏi dưới đây phù hợp với đánh giá rủi ro tại trường Cao đẳng
Nghề Cần Thơ không
Nhà trường có xác định
DGRR1 0% 0% 100%
các mục tiêu cụ thể.

Nhà trường nhận dạng


được các rủi ro tác động
DGRR2 0% 25% 75%
đến việc không đạt mục
tiêu.
Nhà trường có hoạt động
DGRR3 phân tích và đánh giá rủi ro 0% 50% 50%
không đạt được mục tiêu.

Nhà trường có đưa ra các


DGRR4 0% 25% 75%
biện pháp đối phó rủi ro

Không Không ý
Ký hi u Nhân tố đo lường Đồng ý
đồng ý kiến
Theo Anh/Chị các câu hỏi dưới đây phù hợp với hoạt động kiểm soát tại trường Cao
đẳng Nghề Cần Thơ không
Nhà trường phân chia trách
HDKS1 nhiệm, quyền hạn hợp l 0% 0% 100%
giữa các khoa, phòng/ ban

Nhà trường có thực hiện


HDKS2 hoạt động kiểm soát thu 0% 0% 100%
chi tài chính

Nhà trường có soát xét


HDKS3 hoạt động của các khoa, 0% 25% 75%
phòng/ ban
Nhà trường có rà soát quá
HDKS4 trình thực hiện hoạt động 0% 0% 100%
của khoa, phòng/ban
110

Không Không ý
Ký hi u Nhân tố đo lường Đồng ý
đồng ý kiến
Theo Anh/Chị các câu hỏi dưới đây phù hợp với thông tin và truyền thông tại trường
Cao đẳng Nghề Cần Thơ không
Thông tin của Nhà trường
TTTT1 0% 0% 100%
được cung cấp kịp thời

Thông tin được cung cấp


TTTT2 0% 0% 100%
đúng đối tượng

Hoạt động truyền thông


TTTT3 bên trong Nhà trường diễn 0% 25% 75%
ra thông suốt

Hệ thống thông tin truyền


tải ra bên ngoài được Nhà
TTTT4 trường thực hiện thường 0% 25% 75%
xuyên với nội dung truyền
tải r ràng

Không Không ý
Ký hi u Nhân tố đo lường Đồng ý
đồng ý kiến
Theo Anh/Chị các câu hỏi dưới đây phù hợp với hoạt động giám sát tại trường Cao
đẳng Nghề Cần Thơ

Hoạt động hàng ngày của


GS1 Nhà trường được giám sát 0% 0% 100%
thường xuyên

Nhà trường có thực hiện


GS2 0% 0% 100%
hoạt động giám sát định kỳ

Nhà trường đánh giá


GS3 thường xuyên hoạt động 0% 0% 100%
giám sát
Những yếu kém của công
GS4 tác giám sát tại trường 0% 50% 50%
được báo cáo kịp thời.
111

Không Không ý
Ký hi u Nhân tố đo lường Đồng ý
đồng ý kiến
Theo Anh/Chị các câu hỏi dưới đây phù hợp với ứng dụng CNTT tại trường Cao đẳng
Nghề Cần Thơ không
Nhà Trường ứng dụng
CNTT1 công nghệ thông tin để xử 0% 0% 100%
lý công việc tại đơn vị.

Nhà Trường ứng dụng


công nghệ thông tin giúp
CNTT2 0% 25% 75%
đẩy nhanh việc cập nhật dữ
liệu vào hệ thống.

Nhà Trường ứng dụng


công nghệ thông tin giúp
giảng viên và chuyên viên
CNTT3 0% 0% 100%
dễ dàng truy cập hệ thống
dự liệu để có thông tin
phục vụ công việc.

Nhà Trường ứng dụng


công nghệ thông tin để dữ
liệu để có thể dễ dàng xử
CNTT4 0% 50% 50%
lý, tổng hợp, và truyền tải
cho các đối tượng sử dụng
khác nhau.
112

Không Không ý
Ký hi u Nhân tố đo lường Đồng ý
đồng ý kiến
Theo Anh/Chị các câu hỏi dưới đây phù hợp với KSNB thu chi tài chính tại trường
Cao đẳng Nghề Cần Thơ không

Giá trị đạo đức được đề


cao trong mọi hoạt động
KSTC1 0% 0% 100%
thu chi tài chính của Nhà
Trường

Các hoạt động thu chi tài


KSTC2 chính của Nhà trường đạt 0% 25% 75%
hiệu quả

Các báo cáo thu chi tài


chính của Nhà trường được
KSTC3 0% 0% 100%
cung cấp đảm bảo đáng tin
cậy

Pháp luật và các quy định


KSTC4 về thu chi tài chính được 0% 0% 100%
Nhà trường tuân thủ
113

PHỤ LỤC 2
CÂU HỎI KHẢO SÁT
Xin chào Anh/Chị!
Hiện nay tôi đang tiến hành thực hiện đề tài nghiên cứu về “Các nhân tố ảnh
hưởng đến tính hữu hi u kiể oát nội ộ thu chi tài chính tại trường Cao đẳng
Nghề Cần Thơ” nhằm mục đích nâng cao tính hữu hiệu của kiểm soát thu nội bộ chi
tài chính tại Trường. Để thực hiện được đề tài này, hiểu được những quan điểm của
người trực tiếp làm việc hằng ngày với hệ thống rất cần thiết. Do đó, tôi được mạn
phép xin các Anh/Chị vui lòng trả lời các câu hỏi sau đây. Các câu hỏi này đều liên
quan đến kiểm soát nội bộ thu chi tài chính tại Trường. Xin Anh/Chị lưu rằng không
có quan điểm nào là đúng hoặc sai cả. Tất cả các quan điểm của qu anh/chị đều giúp
ích cho chương trình nghiên cứu của tôi cũng như nâng cao tính hữu hiệu của kiểm
soát nội bộ thu chi tài chính tại Trường.

Ký hi u Nhân tố đo lường 1 2 3 4 5

Anh/Chị cho biết mức độ đồng ý về các phát biểu sau


1 - Hoàn toàn không đồng ý 5 - Hoàn toàn đồng ý
Tính trung thực và việc cư xử
có đạo đức, có chuẩn mực của
MTKS1 toàn thể cán bộ, công nhân
viên chức được xem là văn hóa
của Nhà trường
Nhà quản l xem việc tổ chức,
vận hành hệ thống kiểm soát
MTKS2
nội bộ là một nhiệm vụ quan
trọng.
Trách nhiệm và quyền hạn của
MTKS3 từng khoa, phòng/ ban được
quy định r ràng bằng văn bản.
Cán bộ, công nhân viên chức
MTKS4 của Nhà trường có năng lực
chuyên môn phù hợp
114

Ký hi u Nhân tố đo lường 1 2 3 4 5

Anh/Chị cho biết mức độ đồng ý về các phát biểu sau


1 - Hoàn toàn không đồng ý 5 - Hoàn toàn đồng ý
Nhà trường có xác định các
DGRR1
mục tiêu cụ thể.

Nhà trường nhận dạng được


DGRR2 các rủi ro tác động đến việc
không đạt mục tiêu.

Nhà trường có hoạt động


DGRR3 phân tích và đánh giá rủi ro
không đạt được mục tiêu.

Nhà trường có đưa ra các


DGRR4
biện pháp đối phó rủi ro

Ký hi u Nhân tố đo lường 1 2 3 4 5

Anh/Chị cho biết mức độ đồng ý về các phát biểu sau


1 - Hoàn toàn không đồng ý 5 - Hoàn toàn đồng ý

Nhà trường phân chia


trách nhiệm, quyền hạn
HDKS1
hợp l giữa các khoa,
phòng/ ban
Nhà trường có thực hiện
HDKS2 hoạt động kiểm soát thu
chi tài chính
Nhà trường có soát xét
HDKS3 hoạt động của các khoa,
phòng/ ban

Nhà trường có rà soát quá


HDKS4 trình thực hiện hoạt động
của khoa, phòng/ban
115

Ký hi u Nhân tố đo lường 1 2 3 4 5

Anh/Chị cho biết mức độ đồng ý về các phát biểu sau


1 - Hoàn toàn không đồng ý 5 - Hoàn toàn đồng ý

Thông tin của Nhà trường


TTTT1
được cung cấp kịp thời
Thông tin được cung cấp
TTTT2
đúng đối tượng

Hoạt động truyền thông


TTTT3 bên trong Nhà trường diễn
ra thông suốt
Hệ thống thông tin truyền
tải ra bên ngoài được Nhà
TTTT4 trường thực hiện thường
xuyên với nội dung truyền
tải r ràng

Ký hi u Nhân tố đo lường 1 2 3 4 5

Anh/Chị cho biết mức độ đồng ý về các phát biểu sau


1 - Hoàn toàn không đồng ý 5 - Hoàn toàn đồng ý
Hoạt động hàng ngày của
GS1 Nhà trường được giám sát
thường xuyên
Nhà trường có thực hiện
GS2 hoạt động giám sát định
kỳ

Nhà trường đánh giá


GS3 thường xuyên hoạt động
giám sát
Những yếu kém của công
GS4 tác giám sát tại trường
được báo cáo kịp thời.
116

Ký hi u Nhân tố đo lường 1 2 3 4 5

Anh/Chị cho biết mức độ đồng ý về các phát biểu sau

Nhà Trường ứng dụng


công nghệ thông tin để
CNTT1
xử lý công việc tại đơn
vị.
Nhà Trường ứng dụng
công nghệ thông tin giúp
CNTT2
đẩy nhanh việc cập nhật
dữ liệu vào hệ thống.

Nhà Trường ứng dụng


công nghệ thông tin giúp
giảng viên và chuyên
CNTT3 viên dễ dàng truy cập hệ
thống dự liệu để có
thông tin phục vụ công
việc.

Nhà Trường ứng dụng


công nghệ thông tin để
dữ liệu để có thể dễ dàng
CNTT4 xử lý, tổng hợp, và
truyền tải cho các đối
tượng sử dụng khác
nhau.

Ký hi u Nhân tố đo lường 1 2 3 4 5

Anh/Chị cho biết mức độ đồng ý về các phát biểu sau


1 - Hoàn toàn không đồng ý 5 - Hoàn toàn đồng ý

Giá trị đạo đức được đề


cao trong mọi hoạt động
KSTC1
thu chi tài chính của Nhà
Trường
117

Các hoạt động thu chi tài


KSTC2 chính của Nhà trường
đạt hiệu quả
Các báo cáo thu chi tài
chính của Nhà trường
KSTC3
được cung cấp đảm bảo
đáng tin cậy

Pháp luật và các quy


định về thu chi tài chính
KSTC4
được Nhà trường tuân
thủ
118

PHỤ LỤC 3
LƯU ĐỒ QUI TRÌNH THU CHI TÀI CHÍNH
Qui trình lập dự toán thu chi ngân sách nhà nước

Xác định học phí


phải thu của HSSV BGH xét
duyệt

Thông báo thu học


phí
Nộp tờ khai thu
phí, lệ phí

Thu học phí

Thu, chi tiền

Lập danh sách học


phí thu được và lập
báo cáo tờ khai phí Nộp tiền vào TK
lệ phí kho bạc Nhà nước

Lập phiếu thu,


phiếu chi Lưu trữ hồ sơ, chứng từ

Qui trình thu học phí


119

Kiểm tra giờ dạy

Tổng hợp giờ dạy

Điều chỉnh

Kiểm tra, xác nhận

Không điều chỉnh

Phê duyệt

Chi trả tiền

Lưu hồ sơ

Qui trình kiểm soát chi tiền vượt giờ cho giáo viên
120

Đề xuất mua

Chua hợp l

Kiểm tra

Hợp l

Hoàn thiện hồ sơ
mua

Điều chỉnh

Phê duyệt

Duyệt

Thực hiện mua

Giao nhận hàng


hóa

Thanh quyết toán

Lưu hồ sơ

Qui trình chi mua vật tư trang thiết bị


121

PHỤ LỤC 4
THỐNG KÊ MÔ TẢ
MTKS1

Frequency Percent Valid Percent Cumulative


Percent

1 19 15,8 15,8 15,8

2 24 20,0 20,0 35,8

3 27 22,5 22,5 58,3


Valid
4 29 24,2 24,2 82,5

5 21 17,5 17,5 100,0

Total 120 100,0 100,0

MTKS2

Frequency Percent Valid Percent Cumulative


Percent

1 19 15,8 15,8 15,8

2 23 19,2 19,2 35,0

3 34 28,3 28,3 63,3


Valid
4 23 19,2 19,2 82,5

5 21 17,5 17,5 100,0

Total 120 100,0 100,0


122

MTKS3

Frequency Percent Valid Percent Cumulative


Percent

1 24 20,0 20,0 20,0

2 18 15,0 15,0 35,0

3 31 25,8 25,8 60,8


Valid
4 26 21,7 21,7 82,5

5 21 17,5 17,5 100,0

Total 120 100,0 100,0

MTKS1

Frequency Percent Valid Percent Cumulative


Percent

1 19 15,8 15,8 15,8

2 24 20,0 20,0 35,8

3 27 22,5 22,5 58,3


Valid
4 29 24,2 24,2 82,5

5 21 17,5 17,5 100,0

Total 120 100,0 100,0

MTKS2

Frequency Percent Valid Percent Cumulative


Percent

1 19 15,8 15,8 15,8

2 23 19,2 19,2 35,0

3 34 28,3 28,3 63,3


Valid
4 23 19,2 19,2 82,5

5 21 17,5 17,5 100,0

Total 120 100,0 100,0


123

MTKS3

Frequency Percent Valid Percent Cumulative


Percent

1 24 20,0 20,0 20,0

2 18 15,0 15,0 35,0

3 31 25,8 25,8 60,8


Valid
4 26 21,7 21,7 82,5

5 21 17,5 17,5 100,0

Total 120 100,0 100,0

MTKS4

Frequency Percent Valid Percent Cumulative


Percent

1 27 22,5 22,5 22,5

2 23 19,2 19,2 41,7

3 31 25,8 25,8 67,5


Valid
4 21 17,5 17,5 85,0

5 18 15,0 15,0 100,0

Total 120 100,0 100,0

DGRR1

Frequency Percent Valid Percent Cumulative


Percent

1 12 10,0 10,0 10,0

2 25 20,8 20,8 30,8

3 27 22,5 22,5 53,3


Valid
4 32 26,7 26,7 80,0

5 24 20,0 20,0 100,0

Total 120 100,0 100,0


124

DGRR2

Frequency Percent Valid Percent Cumulative


Percent

1 9 7,5 7,5 7,5

2 26 21,7 21,7 29,2

3 33 27,5 27,5 56,7


Valid
4 37 30,8 30,8 87,5

5 15 12,5 12,5 100,0

Total 120 100,0 100,0

DGRR3

Frequency Percent Valid Percent Cumulative


Percent

1 20 16,7 16,7 16,7

2 21 17,5 17,5 34,2

3 33 27,5 27,5 61,7


Valid
4 24 20,0 20,0 81,7

5 22 18,3 18,3 100,0

Total 120 100,0 100,0

DGRR4

Frequency Percent Valid Percent Cumulative


Percent

1 16 13,3 13,3 13,3

2 24 20,0 20,0 33,3

3 26 21,7 21,7 55,0


Valid
4 34 28,3 28,3 83,3

5 20 16,7 16,7 100,0

Total 120 100,0 100,0


125

HDKS1

Frequency Percent Valid Percent Cumulative


Percent

1 11 9,2 9,2 9,2

2 29 24,2 24,2 33,3

3 39 32,5 32,5 65,8


Valid
4 28 23,3 23,3 89,2

5 13 10,8 10,8 100,0

Total 120 100,0 100,0

HDKS2

Frequency Percent Valid Percent Cumulative


Percent

1 15 12,5 12,5 12,5

2 28 23,3 23,3 35,8

3 28 23,3 23,3 59,2


Valid
4 32 26,7 26,7 85,8

5 17 14,2 14,2 100,0

Total 120 100,0 100,0

HDKS3

Frequency Percent Valid Percent Cumulative


Percent

1 20 16,7 16,7 16,7

2 20 16,7 16,7 33,3

3 35 29,2 29,2 62,5


Valid
4 27 22,5 22,5 85,0

5 18 15,0 15,0 100,0

Total 120 100,0 100,0


126

HDKS4

Frequency Percent Valid Percent Cumulative


Percent

1 10 8,3 8,3 8,3

2 29 24,2 24,2 32,5

3 35 29,2 29,2 61,7


Valid
4 30 25,0 25,0 86,7

5 16 13,3 13,3 100,0

Total 120 100,0 100,0

TTTT1

Frequency Percent Valid Percent Cumulative


Percent

1 14 11,7 11,7 11,7

2 26 21,7 21,7 33,3

3 32 26,7 26,7 60,0


Valid
4 23 19,2 19,2 79,2

5 25 20,8 20,8 100,0

Total 120 100,0 100,0

TTTT2

Frequency Percent Valid Percent Cumulative


Percent

1 21 17,5 17,5 17,5

2 25 20,8 20,8 38,3

3 33 27,5 27,5 65,8


Valid
4 25 20,8 20,8 86,7

5 16 13,3 13,3 100,0

Total 120 100,0 100,0


127

MTKS1

Frequency Percent Valid Percent Cumulative


Percent

1 19 15,8 15,8 15,8

2 24 20,0 20,0 35,8

3 27 22,5 22,5 58,3


Valid
4 29 24,2 24,2 82,5

5 21 17,5 17,5 100,0

Total 120 100,0 100,0

MTKS2

Frequency Percent Valid Percent Cumulative


Percent

1 19 15,8 15,8 15,8

2 23 19,2 19,2 35,0

3 34 28,3 28,3 63,3


Valid
4 23 19,2 19,2 82,5

5 21 17,5 17,5 100,0

Total 120 100,0 100,0

MTKS3

Frequency Percent Valid Percent Cumulative


Percent

1 24 20,0 20,0 20,0

2 18 15,0 15,0 35,0

3 31 25,8 25,8 60,8


Valid
4 26 21,7 21,7 82,5

5 21 17,5 17,5 100,0

Total 120 100,0 100,0


128

MTKS4

Frequency Percent Valid Percent Cumulative


Percent

1 27 22,5 22,5 22,5

2 23 19,2 19,2 41,7

3 31 25,8 25,8 67,5


Valid
4 21 17,5 17,5 85,0

5 18 15,0 15,0 100,0

Total 120 100,0 100,0

DGRR1

Frequency Percent Valid Percent Cumulative


Percent

1 12 10,0 10,0 10,0

2 25 20,8 20,8 30,8

3 27 22,5 22,5 53,3


Valid
4 32 26,7 26,7 80,0

5 24 20,0 20,0 100,0

Total 120 100,0 100,0

DGRR2

Frequency Percent Valid Percent Cumulative


Percent

1 9 7,5 7,5 7,5

2 26 21,7 21,7 29,2

3 33 27,5 27,5 56,7


Valid
4 37 30,8 30,8 87,5

5 15 12,5 12,5 100,0

Total 120 100,0 100,0


129

DGRR3

Frequency Percent Valid Percent Cumulative


Percent

1 20 16,7 16,7 16,7

2 21 17,5 17,5 34,2

3 33 27,5 27,5 61,7


Valid
4 24 20,0 20,0 81,7

5 22 18,3 18,3 100,0

Total 120 100,0 100,0

DGRR4

Frequency Percent Valid Percent Cumulative


Percent

1 16 13,3 13,3 13,3

2 24 20,0 20,0 33,3

3 26 21,7 21,7 55,0


Valid
4 34 28,3 28,3 83,3

5 20 16,7 16,7 100,0

Total 120 100,0 100,0

HDKS1

Frequency Percent Valid Percent Cumulative


Percent

1 11 9,2 9,2 9,2

2 29 24,2 24,2 33,3

3 39 32,5 32,5 65,8


Valid
4 28 23,3 23,3 89,2

5 13 10,8 10,8 100,0

Total 120 100,0 100,0


130

HDKS2

Frequency Percent Valid Percent Cumulative


Percent

1 15 12,5 12,5 12,5

2 28 23,3 23,3 35,8

3 28 23,3 23,3 59,2


Valid
4 32 26,7 26,7 85,8

5 17 14,2 14,2 100,0

Total 120 100,0 100,0

HDKS4

Frequency Percent Valid Percent Cumulative


Percent

1 10 8,3 8,3 8,3

2 29 24,2 24,2 32,5

3 35 29,2 29,2 61,7


Valid
4 30 25,0 25,0 86,7

5 16 13,3 13,3 100,0

Total 120 100,0 100,0

TTTT1

Frequency Percent Valid Percent Cumulative


Percent

1 14 11,7 11,7 11,7

2 26 21,7 21,7 33,3

3 32 26,7 26,7 60,0


Valid
4 23 19,2 19,2 79,2

5 25 20,8 20,8 100,0

Total 120 100,0 100,0


131

TTTT2

Frequency Percent Valid Percent Cumulative


Percent

1 21 17,5 17,5 17,5

2 25 20,8 20,8 38,3

3 33 27,5 27,5 65,8


Valid
4 25 20,8 20,8 86,7

5 16 13,3 13,3 100,0

Total 120 100,0 100,0

TTTT3

Frequency Percent Valid Percent Cumulative


Percent

1 13 10,8 10,8 10,8

2 27 22,5 22,5 33,3

3 31 25,8 25,8 59,2


Valid
4 24 20,0 20,0 79,2

5 25 20,8 20,8 100,0

Total 120 100,0 100,0

TTTT4

Frequency Percent Valid Percent Cumulative


Percent

1 14 11,7 11,7 11,7

2 22 18,3 18,3 30,0

3 35 29,2 29,2 59,2


Valid
4 20 16,7 16,7 75,8

5 29 24,2 24,2 100,0

Total 120 100,0 100,0


132

GS1

Frequency Percent Valid Percent Cumulative


Percent

1 17 14,2 14,2 14,2

2 26 21,7 21,7 35,8

3 31 25,8 25,8 61,7


Valid
4 31 25,8 25,8 87,5

5 15 12,5 12,5 100,0

Total 120 100,0 100,0

GS2

Frequency Percent Valid Percent Cumulative


Percent

1 21 17,5 17,5 17,5

2 23 19,2 19,2 36,7

3 24 20,0 20,0 56,7


Valid
4 30 25,0 25,0 81,7

5 22 18,3 18,3 100,0

Total 120 100,0 100,0

GS3

Frequency Percent Valid Percent Cumulative


Percent

1 21 17,5 17,5 17,5

2 21 17,5 17,5 35,0

3 28 23,3 23,3 58,3


Valid
4 28 23,3 23,3 81,7

5 22 18,3 18,3 100,0

Total 120 100,0 100,0


133

GS4

Frequency Percent Valid Percent Cumulative


Percent

1 20 16,7 16,7 16,7

2 22 18,3 18,3 35,0

3 28 23,3 23,3 58,3


Valid
4 28 23,3 23,3 81,7

5 22 18,3 18,3 100,0

Total 120 100,0 100,0

CNTT1

Frequency Percent Valid Percent Cumulative


Percent

1 21 17,5 17,5 17,5

2 25 20,8 20,8 38,3

3 29 24,2 24,2 62,5


Valid
4 26 21,7 21,7 84,2

5 19 15,8 15,8 100,0

Total 120 100,0 100,0

CNTT2

Frequency Percent Valid Percent Cumulative


Percent

1 15 12,5 12,5 12,5

2 30 25,0 25,0 37,5

3 30 25,0 25,0 62,5


Valid
4 24 20,0 20,0 82,5

5 21 17,5 17,5 100,0

Total 120 100,0 100,0


134

CNTT3

Frequency Percent Valid Percent Cumulative


Percent

1 15 12,5 12,5 12,5

2 27 22,5 22,5 35,0

3 37 30,8 30,8 65,8


Valid
4 18 15,0 15,0 80,8

5 23 19,2 19,2 100,0

Total 120 100,0 100,0

CNTT4

Frequency Percent Valid Percent Cumulative


Percent

1 16 13,3 13,3 13,3

2 28 23,3 23,3 36,7

3 30 25,0 25,0 61,7


Valid
4 29 24,2 24,2 85,8

5 17 14,2 14,2 100,0

Total 120 100,0 100,0

KSTC1

Frequency Percent Valid Percent Cumulative


Percent

1 19 15,8 15,8 15,8

2 26 21,7 21,7 37,5

3 31 25,8 25,8 63,3


Valid
4 25 20,8 20,8 84,2

5 19 15,8 15,8 100,0

Total 120 100,0 100,0


135

KSTC2

Frequency Percent Valid Percent Cumulative


Percent

1 14 11,7 11,7 11,7

2 29 24,2 24,2 35,8

3 35 29,2 29,2 65,0


Valid
4 23 19,2 19,2 84,2

5 19 15,8 15,8 100,0

Total 120 100,0 100,0

KTSC3

Frequency Percent Valid Percent Cumulative


Percent

1 16 13,3 13,3 13,3

2 33 27,5 27,5 40,8

3 33 27,5 27,5 68,3


Valid
4 22 18,3 18,3 86,7

5 16 13,3 13,3 100,0

Total 120 100,0 100,0

KTSC4

Frequency Percent Valid Percent Cumulative


Percent

1 20 16,7 16,7 16,7

2 29 24,2 24,2 40,8

3 28 23,3 23,3 64,2


Valid
4 24 20,0 20,0 84,2

5 19 15,8 15,8 100,0

Total 120 100,0 100,0


136

Descriptive Statistics

N Minimum Maximum Mean Std, Deviation

MTKS1 120 1 5 3,07 1,336


MTKS2 120 1 5 3,03 1,315
MTKS3 120 1 5 3,02 1,372
MTKS4 120 1 5 2,83 1,362
DGRR1 120 1 5 3,26 1,273
DGRR2 120 1 5 3,19 1,140
DGRR3 120 1 5 3,06 1,337
DGRR4 120 1 5 3,15 1,294
HDKS1 120 1 5 3,02 1,134
HDKS2 120 1 5 3,07 1,255
HDKS3 120 1 5 3,02 1,293
HDKS4 120 1 5 3,11 1,165
TTTT1 120 1 5 3,16 1,303
TTTT2 120 1 5 2,92 1,287
TTTT3 120 1 5 3,18 1,294
TTTT4 120 1 5 3,23 1,320
GS1 120 1 5 3,01 1,247
GS2 120 1 5 3,07 1,373
GS3 120 1 5 3,08 1,361
GS4 120 1 5 3,08 1,351
CNTT1 120 1 5 2,97 1,331
CNTT2 120 1 5 3,05 1,289
CNTT3 120 1 5 3,06 1,285
CNTT4 120 1 5 3,02 1,260
KSTC1 120 1 5 2,99 1,306
KSTC2 120 1 5 3,03 1,243
KTSC3 120 1 5 2,91 1,237
KTSC4 120 1 5 2,94 1,324
Valid N (listwise) 120
137

PHỤ LỤC 5
KẾT QUẢ PHÂN TÍCH NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG
Kết quả kiể định Cron ach’ Alpha

Trung bình Phương ai H số tương H số Cronbach's


Các biến quan
thang đo nếu thang đo nếu quan biến Alpha nếu loại
sát
loại biến loại biến tổng biến

MTKS α = 0,706
MTKS1 8,88 8,520 0,656 0,538
MTKS2 8,93 8,519 0,673 0,529

MTKS3 8,94 10,872 0,294 0,760

MTKS4 9,15 10,128 0,392 0,704

DGRR α = 0,894
DGRR1 9,41 10,461 0,659 0,821

DGRR2 9,47 10,801 0,719 0,799


DGRR3 9,61 10,306 0,631 0,835

DGRR4 9,51 9,719 0,756 0,779

HDKS α = 0,855
HDKS1 9,19 9,922 0,728 0,806

HDKS2 9,14 9,622 0,666 0,830

HDKS3 9,2 9,310 0,685 0,823


HDKS4 9,12 9,753 0,723 0,806

TTTT α = 0,879
TTTT1 9,32 11,554 0,739 0,844
TTTT2 9,55 11,733 0,726 0,849

TTTT3 9,31 11,397 0,769 0,832


TTTT4 9,24 11,634 0,716 0,853

GS α = 0,837
138

GS1 9,26 11,496 0,715 0,775


GS2 9,21 10,982 0,694 0,782
GS3 9,21 12,232 0,535 0,851
GS4 9,19 10,739 0,740 0,761

CNTT α = 0,885
CNTT1 9,16 11,000 0,801 0,832

CNTT2 9,07 11,429 0,764 0,847

CNTT3 9,07 11,903 0,709 0,868

CNTT4 9,10 11,923 0,724 0,862

KSTC α = 0,891
KSTC1 8,90 11,057 0,788 0,848
KSTC2 8,84 11,733 0,743 0,865
KTSC3 8,97 11,782 0,740 0,866

KTSC4 8,94 11,105 0,767 0,856

Kết quả phân tích EFA cho các nhân tố độc lập
H số KMO và kiể định Barlett các thành phần lần thứ nhất
Giá trị KMO 0,751

Bartlett's Test of Sphericity Approx, Chi-Square 1,420,72

df 276
Sig, 0,000
139

Phương ai trích lần thứ nhất

Total Variance Explained

Initial Eigenvalues Extraction Sums of Squared Loadings Rotation Sums of Squared Loadings
Component
Total % of Variance Cumulative % Total % of Variance Cumulative % Total % of Variance Cumulative %

1 4,443 18,513 18,513 4,443 18,513 18,513 3,014 12,559 12,559

2 3,273 13,638 32,151 3,273 13,638 32,151 2,945 12,272 24,830


3 2,959 12,329 44,480 2,959 12,329 44,480 2,888 12,035 36,865

4 2,504 10,434 54,914 2,504 10,434 54,914 2,850 11,874 48,740


5 2,095 8,728 63,642 2,095 8,728 63,642 2,747 11,447 60,187

6 1,452 6,049 69,691 1,452 6,049 69,691 2,281 9,504 69,691


7 ,956 3,982 73,672

8 ,712 2,965 76,638


9 ,653 2,720 79,358

10 ,616 2,568 81,926


11 ,534 2,226 84,152

12 ,493 2,056 86,208


13 ,465 1,938 88,145

14 ,407 1,696 89,842


140

15 ,343 1,431 91,273


16 ,326 1,356 92,629

17 ,290 1,206 93,835


18 ,257 1,071 94,907

19 ,246 1,023 95,930


20 ,235 ,979 96,909

21 ,208 ,866 97,775


22 ,191 ,794 98,569

23 ,177 ,738 99,307


24 ,166 ,693 100,000

Extraction Method: Principal Component Analysis,


141

Ma trận nhân tố lần thứ nhất


Rotated Component Matrixa
Component
1 2 3 4 5 6
MTKS1 ,842
MTKS2 ,853
MTKS3 ,457
MTKS4 ,675
DGRR1 ,791
DGRR2 ,831
DGRR3 ,792
DGRR4 ,866
HDKS1 ,844
HDKS2 ,799
HDKS3 ,834
HDKS4 ,853
TTTT1 ,844
TTTT2 ,811
TTTT3 ,825
TTTT4 ,835
GS1 ,842
GS2 ,842
GS3 ,694
GS4 ,856
CNTT1 ,885
CNTT2 ,864
CNTT3 ,835
CNTT4 ,838
Extraction Method: Principal Component Analysis,
Rotation Method: Varimax with Kaiser Normalization,
a, Rotation converged in 6 iterations,
142

H số KMO và kiể định Barlett các thành phần lần thứ hai
Giá trị KMO 0,750

Bartlett's Test of Sphericity Approx, Chi-Square 1,397,16

df 253
Sig, 0,000

Phương ai trích lần thứ hai

Total Variance Explained


Extraction Sums of Squared Rotation Sums of Squared
Initial Eigenvalues
Compo Loadings Loadings
nent % of Cumulative % of Cumulative % of Cumulative
Total Total Total
Variance % Variance % Variance %
1 4,400 19,129 19,129 4,400 19,129 19,129 3,012 13,096 13,096
2 3,231 14,047 33,176 3,231 14,047 33,176 2,974 12,930 26,026
3 2,949 12,823 46,000 2,949 12,823 46,000 2,888 12,555 38,581
4 2,443 10,623 56,623 2,443 10,623 56,623 2,829 12,300 50,881
5 2,074 9,019 65,642 2,074 9,019 65,642 2,748 11,946 62,827
6 1,439 6,259 71,901 1,439 6,259 71,901 2,087 9,074 71,901
7 ,776 3,376 75,276
8 ,688 2,990 78,267
9 ,620 2,694 80,961
10 ,543 2,361 83,323
11 ,494 2,147 85,470
12 ,471 2,046 87,516
13 ,411 1,786 89,302
14 ,343 1,493 90,795
15 ,332 1,443 92,238
16 ,291 1,267 93,505
17 ,263 1,141 94,646
18 ,246 1,068 95,714
19 ,235 1,023 96,737
20 ,212 ,922 97,659
21 ,191 ,829 98,489
22 ,181 ,787 99,276
23 ,167 ,724 100,000
Extraction Method: Principal Component Analysis,
143

Ma trận nhân tố lần thứ hai


Rotated Component Matrixa
Component
1 2 3 4 5 6
MTKS1 ,829
MTKS2 ,856
MTKS4 ,724
DGRR1 ,792
DGRR2 ,837
DGRR3 ,789
DGRR4 ,869
HDKS1 ,844
HDKS2 ,799
HDKS3 ,833
HDKS4 ,853
TTTT1 ,851
TTTT2 ,818
TTTT3 ,834
TTTT4 ,837
GS1 ,842
GS2 ,842
GS3 ,694
GS4 ,856
CNTT1 ,885
CNTT2 ,864
CNTT3 ,834
CNTT4 ,838
Extraction Method: Principal Component Analysis,
Rotation Method: Varimax with Kaiser Normalization,
a, Rotation converged in 6 iterations,
144

Kết quả phân tích EFA cho nhân tố phụ thuộc


H số KMO và kiể định Barlett các thành phần
Giá trị KMO 0,837

Bartlett's Test of Sphericity Approx, Chi-Square 267,785

df 6
Sig, 0,000

Phương ai trích
Total Variance Explained

Component Initial Eigenvalues Extraction Sums of Squared


Loadings

Total % of Cumulative % Total % of Cumulative


Variance Variance %

1 3,023 75,565 75,565 3,023 75,565 75,565

2 ,374 9,354 84,919


3 ,342 8,543 93,463

4 ,261 6,537 100,000

Extraction Method: Principal Component Analysis,

Ma trận nhân tố

Component Matrixa
Component
1
KSTC1 ,890
KSTC2 ,857
KSTC3 ,856
KSTC4 ,873
Extraction Method:
Principal Component
Analysis,
a, 1 components extracted,
145

Ma trận tương quan Pear on


Correlations
MTKS DGRR HDKS TTTT GS CNTT KSTC
Pearson
1 ,061 ,070 ,341** ,125 ,039 ,357**
Correlation
MTKS
Sig, (2-tailed) ,509 ,449 ,000 ,172 ,676 ,000
N 120 120 120 120 120 120 120
Pearson
,061 1 ,013 ,112 ,253** ,116 ,325**
Correlation
DGRR
Sig, (2-tailed) ,509 ,889 ,223 ,005 ,205 ,000
N 120 120 120 120 120 120 120
Pearson
,070 ,013 1 ,175 ,077 ,020 ,406**
Correlation
HDKS
Sig, (2-tailed) ,449 ,889 ,056 ,403 ,825 ,000
N 120 120 120 120 120 120 120
Pearson
,341** ,112 ,175 1 ,003 ,235** ,413**
Correlation
TTTT
Sig, (2-tailed) ,000 ,223 ,056 ,970 ,010 ,000
N 120 120 120 120 120 120 120
Pearson
,125 ,253** ,077 ,003 1 ,030 ,394**
Correlation
GS
Sig, (2-tailed) ,172 ,005 ,403 ,970 ,747 ,000
N 120 120 120 120 120 120 120
Pearson
,039 ,116 ,020 ,235** ,030 1 ,286**
Correlation
CNTT
Sig, (2-tailed) ,676 ,205 ,825 ,010 ,747 ,002
N 120 120 120 120 120 120 120
Pearson
,357** ,325** ,406** ,413** ,394** ,286** 1
Correlation
KSTC
Sig, (2-tailed) ,000 ,000 ,000 ,000 ,000 ,002
N 120 120 120 120 120 120 120
**, Correlation is significant at the 0,01 level (2-tailed),
146

Phân tích hồi qui bội


Variables Entered/Removeda
Model Variables Variables Method
Entered Removed
CNTT, HDKS,
1 MTKS, DGRR, , Enter
GS, TTTTb
a, Dependent Variable: KSTC
b, All requested variables entered,
Model Summary
Model R R Square Adjusted R Std, Error of the
Square Estimate
1 ,725a ,526 ,500 ,78507
a, Predictors: (Constant), CNTT, HDKS, MTKS, DGRR, GS, TTTT
ANOVAa
Model Sum of Squares df Mean Square F Sig,
Regression 77,174 6 12,862 20,869 ,000b
1 Residual 69,646 113 ,616
Total 146,820 119
a, Dependent Variable: KSTC
b, Predictors: (Constant), CNTT, HDKS, MTKS, DGRR, GS, TTTT
Coefficientsa
Model Unstandardized Standardized t Sig,
Coefficients Coefficients
B Std, Error Beta
(Constant) -1,519 ,413 -3,675 ,000
MTKS ,206 ,070 ,204 2,935 ,004
DGRR ,200 ,072 ,189 2,790 ,006
1 HDKS ,355 ,072 ,325 4,919 ,000
TTTT ,219 ,072 ,220 3,038 ,003
GS ,295 ,069 ,289 4,269 ,000
CNTT ,189 ,067 ,190 2,828 ,006
a, Dependent Variable: KSTC
147

PHỤ LỤC 6
KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH GIẢ THUYẾT MÔ HÌNH HỒI QUY
148
149
150
151

You might also like