You are on page 1of 125

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ

NGUYỄN QUỐC HÙNG

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÍNH HỮU HIỆU


CỦA HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT KINH DOANH
VẬT TƯ VÀ THUỐC THÚ Y

UẬN V N THẠC NH TẾ

CẦN TH
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ

NGUYỄN QUỐC HÙNG

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÍNH HỮU HIỆU


CỦA HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT KINH DOANH
VẬT TƯ VÀ THUỐC THÚ Y

UẬN V N THẠC NH TẾ

Chuyên ngành Kế toán

Mã số: 8340301

NGƯỜ HƯ NG N HO HỌC

T N T ện Phong

CẦN TH
i

LỜI CẢM N

Để hoàn thành luận văn "Các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống
kiểm soát nội bộ tại Công ty Cổ phần Sản xuất Kinh doanh Vật tư và Thuốc Thú y"
này, lời đầu tiên tôi xin chân thành cảm ơn thầy TS. Nguyễn Thiện Phong đã hướng
dẫn tận tình và giúp đỡ tôi về mọi mặt để hoàn thành luận văn.
Tiếp theo, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Quý Thầy, Cô trường đại học Tây
Đô đã truyền đạt cho tôi những kiến thức, kinh nghiệm thực tiễn quý báu, nhờ đó tôi
có được nền tảng kiến thức để thực hiện luận văn của mình. Tôi cũng xin chân thành
cảm ơn đến Anh/Chị đồng nghiệp và bạn bè của tôi đã giúp đỡ, chia sẽ, hỗ trợ tôi trong
quá trình nghiên cứu và thu thập dữ liệu cho luận văn.
Cần Thơ, ngày 26 tháng 09 năm 2020.
Tác ả t ực ệ l ậ vă

N Q ốc Hù
ii

TÓM TẮT

Luận văn “Các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội
bộ tại Công ty Công ty cổ phần Sản xuất Kinh doanh Vật tư và Thuốc Thú y” được
thực hiện nhằm phân tích các nhân tố tác động đến tính hữu hiệu của hệ thống Kiểm
soát nội bộ (KSNB) tại Công ty cổ phần sản xuất kinh doanh Vật tư và Thuốc Thú y,
trên cơ sở đó đề xuất hàm ý quản trị nhằm nâng cao tính hữu hiệu của hệ thống KSNB
tại Công ty CP SXKD Vật tư và Thuốc Thú y. Thông qua lược khảo tài liệu, cơ sở các
lý thuyết về hệ thống KSNB, mô hình nghiên cứu được xây dựng theo COSO 2013.
Thang đo của mô hình nghiên cứu đã được điều chỉnh cho phù hợp với đặc thù của
công ty sau khi thảo luận với chín chuyên gia trong công ty. Mô hình nghiên cứu ban
đầu bao gồm năm biến độc lập: (1) Môi trường kiểm soát, (2) Đánh giá rủi ro, (3)
Thông tin truyền thông, (4) Hoạt động kiểm soát, (5) giám sát.
Tác giả sử dụng phương pháp hỗn hợp bao gồm: phương pháp nghiên cứu định
tính và nghiên cứu định lượng để thực hiện nghiên cứu này. Nghiên cứu định tính
nhằm làm rõ nghĩa, xác nhận, hiệu chỉnh và bổ sung các biến quan sát. Nghiên cứu
định lượng được thực hiện với mẫu là 160 nhân viên đang làm việc tại Công ty cổ
phần Sản Xuất Kinh Doanh Vật Tư và Thuốc Thú Y thông qua phiếu khảo sát ý kiến
nhân viên để đánh giá thang đo và đánh giá sự phù hợp của mô hình nghiên cứu. Phần
mềm SPSS 26.0 được sử dụng để xử lý số liệu.
Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha và nhân tố khám phá cho thấy thang đo sử
dụng trong nghiên cứu là phù hợp. Kết quả phân tích hồi quy đa biến cho thấy có 05
nhân tố có tác động dương đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại Công ty cổ phần
Sản Xuất Kinh Doanh Vật Tư và Thuốc Thú Y. Trong đó, biến Hoạt động kiểm soát -
HĐKS có tác động mạnh nhất (β=0.351) đến tính hữu hiệu của hệ thống Kiểm soát nội
bộ, tiếp theo các biến có tác động đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ
giảm dần là biến Giám sát-GS (β=0.243), biến thông tin truyền thông-TTTT
(β=0.193), biến Môi trường kiểm soát-MTKS (β=0.176) và cuối cùng là biến Đánh
giá rủi ro-DGRR (β=0.139).
Từ kết quả nghiên cứu, tác giả đưa ra một số hàm ý quản trị nhằm nâng cao tính
hữu hiệu của hệ thống KSNB tại Công ty CP SXKD Vật tư và Thuốc Thú y. Ngoài ra
iii

tác giả cũng đã đưa ra một số hạn chế của đề tài và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo
trong tương lai.
iv

ABSTRACT

The thesis "Factors affecting the effectiveness of the internal control system at at
Veterinary Medicine Import-Export Joint Stock Company" was conducted to analyze
the factors affecting the usefulness. effectiveness of Internal Control System (Internal
Control) at Veterinary Medicine Import-Export Joint Stock Company, based on which
proposed management implications to improve the effectiveness of the Internal control
system in the Veterinary Medicine Import-Export Joint Stock Company. Through the
literature review, based on the theory of internal control system, the research model
was built according to COSO 2013. The scale of research model is adjusted with
feedbacks from nine experts in the Company to suit with the Company’s
characteristics. The initial research model includes five independent variables: (1)
Control environment, (2) Risk assessment, (3) Information and communications, (4)
Control activities, (5) monitoring activities.
The author uses mixed methods research which consist of qualitative research
and quantitative research for the thesis. Qualitative research is used to clarify, validate,
adjust and add observable variables. Quantitative research is carried out on a sample of
160 employees currently working for Veterinary Medicine Import-Export Joint Stock
Company by means of surveys to evaluate the scale and the suitability of research
model. The software SPSS 26.0 is utilized to process data.
The results from Cronback’s Alpha reliability measure and Exploratory Factor
Analysis show that the scale of research model is suitable. Multivariate regression
analysis result indicated that there were 05 factors that have a positive impact on the
effectiveness of the internal control system at Veterinary Medicine Import-Export
Joint Stock Company, In which, the Control activities -HĐKS had the strongest
influence (β = 0.351) to the effectiveness of the Internal control system, the next
variables that influenced the effectiveness of the internal control system in declining
order were monitoring activities-GS (β = 0.243), Information and communications-
TTTT (β = 0.193), Control environment-MTKS (β = 0.176) and Risk assessment-
DGRR (β = 0.139).
From the findings, the author suggested some administrative implications to
improve the effectiveness of the internal control system at the Veterinary Medicine
v

Import-Export Joint Stock Company. In addition, the author also indicated some
limitations of the thesis and proposed directions for further researches in the future.
vi

LỜ C M ĐO N

Tôi cam đoan đề tài nghiên cứu "Các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của
hệ thống kiểm soát nội bộ tại Công ty Cổ phần Sản xuất Kinh doanh Vật tư và Thuốc
Thú y " là công trình nghiên cứu do chính bản thân tôi thực hiện và được sự hướng dẫn
khoa học của TS. Nguyễn Thiện Phong.
Cần Thơ, ngày 26 tháng 09 năm 2020
Tác ả t ực ệ l ậ vă

N Q ốc Hù
vii

MỤC ỤC
LỜI CẢM N .................................................................................................................i
TÓM TẮT ..................................................................................................................... ii
ABSTRACT ..................................................................................................................iv
LỜ C M ĐO N .........................................................................................................vi
MỤC LỤC ................................................................................................................... vii
DANH MỤC BẢNG .....................................................................................................xi
DANH MỤC HÌNH .................................................................................................... xii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .................................................................................... xiii
CHƯ NG 1: TỔNG QU N ĐỀ TÀI ..........................................................................1
1.1 Lý do chọ đề tài ..................................................................................................1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu............................................................................................. 2
1.3.1 Mục tiêu chung ................................................................................................ 2
1.3.2 Mục tiêu cụ thể ................................................................................................ 2
1 3 Đố tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................................3
1 4 P ươ p áp ê cứu.....................................................................................3
1.4.1 Nguồn dữ liệu ..................................................................................................3
1.4.2 Nghiên cứu định tính .......................................................................................3
1.4.3 Nghiên cứu định lượng ....................................................................................4
15Ý ĩa k oa ọc và thực ti n của đề tài ...........................................................4
1.6 Kết cấu luậ vă ...................................................................................................4
CHƯ NG : C Ở LÝ LUẬN VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU............................. 5
2.1 Tổng quan về hệ thống kiểm soát nội bộ ............................................................ 5
2.1.1 Kiểm soát .........................................................................................................5
2.1.2 Khái niệm về kiểm soát nội bộ ........................................................................7
2.1.3 Khái niệm hệ thống KSNB ............................................................................12
2.1.4 Lịch sử hình thành và phát triển của hệ thống KSNB ...................................14
2.1.5 Báo cáo COSO 2013 ......................................................................................18
2.2 Những lợi ích và hạn chế tiềm tàng của hệ thống KSNB ............................... 25
2.2.1 Những lợi ích của hệ thống KSNB ................................................................ 25
2.2.2 Những hạn chế của hệ thống KSNB .............................................................. 26
2.3 Tính hữu hiệu của hệ thống KSNB...................................................................27
viii

2.3.1 Tính hữu hiệu .................................................................................................27


2.3.2 Tính hữu hiệu của hệ thống KSNB ................................................................ 27
2.3.3 Các tiêu chí đánh giá tính hữu hiệu của hệ thống KSNB .............................. 28
2.4 Khái niệm chung về tập đoà k tế ............................................................... 29
5 ược khảo tài liệu............................................................................................... 32
2.5.1 Lược khảo tài liệu trong nước........................................................................32
2.5.2 Lược khảo tài liệu nước ngoài .......................................................................33
2.5.3 Nhận xét nghiên cứu trước ............................................................................34
2.5.4 Xác định ke hổng nghiên cứu ........................................................................34
6 Đề xuất mô hình nghiên cứu và giả thuyết ......................................................34
KẾT LUẬN CHƯ NG ............................................................................................ 36
CHƯ NG 3: PHƯ NG PHÁP NGH ÊN CỨU ......................................................37
3.1 Quy trình nghiên cứu .........................................................................................37
3.2 Nghiên cứ định tính .........................................................................................37
3.3 Nghiên cứ đị lượng ......................................................................................38
3.3.1 Xây dựng thang đo .........................................................................................38
3.3.2 Xác định kích thước mẫu ...............................................................................40
3.3.3 Cách lấy mẫu .................................................................................................41
3.4 Phân tích dữ liệu.................................................................................................41
3.4.1 Phân tích thống kê mô tả ...............................................................................41
3.4.2 Đánh giá độ tin cậy thang đo (Cronbach’s Alpha) .......................................42
3.4.3 Phân tích nhân tố khám phá (EFA)............................................................... 42
3.4.4 Phân tích tương quan .....................................................................................43
3.4.5 Phân tích hồi quy đa biến...............................................................................43
KẾT LUẬN CHƯ NG 3 ............................................................................................ 44
CHƯ NG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ..................................45
4.1 Giới thiệu tổng quan Công ty Cổ phần Sản xuất Kinh doanh Vật tư và
Thuốc Thú y ..............................................................................................................45
4.1.1 Sự hình thành Công ty ...................................................................................45
4.1.2 Cơ cấu tổ chức ............................................................................................... 47
4.1.3 Cơ cấu nguồn nhân lực ..................................................................................47
4.1.4 Lĩnh vực kinh doanh và mạng lưới phân phối ...............................................48
ix

4.2 Thực trạng hệ thống KSNB tại Công ty CP SXKD Vật tư và T ốc Thú y 50
4.2.1 Thực trạng các thành phần của hệ thống KSNB tại Công ty CP SXKD Vật tư
và Thuốc Thú y .......................................................................................................50
4.2.2 Thực trạng mục tiêu của hệ thống KSNB tại Công ty CP SXKD Vật tư và
Thuốc Thú y ............................................................................................................55
4.3 Kết quả nghiên cứu các nhân tố ả ưở đến hệ thống KSNB tại Công ty
CP SXKD Vật tư và T ốc Thú y ..........................................................................56
4.3.1 Mô tả mẫu nghiên cứu ...................................................................................56
4.3.2 Đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha ..................58
4.3.3 Phân tích nhân tố khám phá (EFA)................................................................ 62
4.3.4 Phân tích tương quan .....................................................................................68
4.3.5 Phân tích hồi quy ........................................................................................... 69
4.4 Thảo luận kết quả nghiên cứu ..........................................................................74
4.4.1 Thảo luận so sánh với các kết quả nghiên cứu trước .....................................74
4.4.2 Thảo luận từ kết quả nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu
của hệ thống KSNB ................................................................................................ 75
4.4.3 Thảo luận về tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại Công ty CP SXKD Vật
tư và Thuốc Thú y ...................................................................................................78
KẾT LUẬN CHƯ NG 4 ............................................................................................ 79
CHƯ NG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ ................................................80
5.1 Kết luận ...............................................................................................................80
5.2 Hàm ý quản trị ...................................................................................................81
5.2.1 Tăng cường hiệu quả của hoạt động kiểm soát .............................................81
5.2.2 Tăng cường Giám sát .....................................................................................81
5.2.3 Thông tin và truyền thông phải thông suốt ....................................................82
5.2.4 Xây dựng môi trường kiểm soát mang đậm đạo đức và văn hóa của công ty
................................................................................................................................ 82
5.2.5 Xây dựng quy trình đánh giá và ứng phó rủi ro một cách kịp thời ...............83
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................85
PHỤ LỤC .....................................................................................................................87
Phụ lục 1: ..................................................................................................................87
Phụ lục 2: ..................................................................................................................92
x

Phụ lục 3: ..................................................................................................................96


Phụ lục 4: ..................................................................................................................98
Phụ lục 5: ................................................................................................................103
Phụ lục 6: ................................................................................................................103
Phụ lục 7: ................................................................................................................106
xi

NH MỤC BẢNG

Bảng 2.1: Điểm khác biệt căn bản giữa tập đoàn kinh tế và công ty đơn lẻ .................31
Bảng 2.2: Đo lường biến độc lập của các nghiên cứu trước .........................................35
Bảng 3.1: Thang đo và mã hóa thang đo .......................................................................39
Bảng 4.1: Mô tả mẫu theo giới tính ...............................................................................57
Bảng 4.2: Mô tả mẫu theo độ tuổi .................................................................................57
Bảng 4.3: Mô tả mẫu theo trình độ học vấn ..................................................................57
Bảng 4.4: Mô tả mẫu theo thâm niên ............................................................................58
Bảng 4.5: Mô tả mẫu theo chức vụ................................................................................58
Bảng 4.6: Đánh giá hệ số tin cậy thang đo Môi trường kiểm soát ................................ 59
Bảng 4.7: Đánh giá hệ số tin cậy thang đo Đánh giá rủi ro...........................................59
Bảng 4.8: Đánh giá hệ số tin cậy thang đo Hoạt động kiểm soát ..................................60
Bảng 4.9: Đánh giá hệ số tin cậy thang đo Thông tin và truyền thông .........................60
Bảng 4.10: Đánh giá hệ số tin cậy thang đo Giám sát...................................................61
Bảng 4.11: Đánh giá hệ số tin cậy thang đo Tính hữu hiệu của hệ thống KSNB .........61
Bảng 4.12: Bảng kết quả tổng hợp kiểm định Cronbach’s Alpha .................................62
Bảng 4.13: Bảng ma trận xoay - các nhân tố ảnh hưởng đến hệ thống KSNB .............64
Bảng 4.14: Bảng ma trận xoay - tính hữu hiệu của hệ thống KSNB ............................ 67
Bảng 4.15: Kết quả phân tích tương quan giữa các nhân tố ..........................................68
Bảng 4.16: Phân tích phương sai ANOVA ...................................................................70
Bảng 4.17: Mức độ giải thích của mô hình ...................................................................70
Bảng 4.18: Mức độ giải thích của mô hình ...................................................................72
Bảng 4.19: Kết quả kiểm định các giả thuyết về các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu
hiệu của hệ thống KSNB tại Công ty CP SXKD Vật tư và Thuốc Thú y .....................74
Bảng 4.20: So sánh các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại
Công ty CPSXKD Vật tư và Thuốc Thú y với các nghiên cứu trước ........................... 75
Bảng 4.21: Thống kê mô tả - Hệ thống KSNB ............................................................. 78
xii

NH MỤC HÌNH

Hình 2.1 Mô hình mối quan hệ giữa mục tiêu và các thành tố .....................................19
Hình 2.2 Bộ 17 nguyên tắc của COSO 2013 .................................................................20
Hình 2.3 Mô hình nghiên cứu tác giả đề xuất ............................................................... 36
Hình 4.1: Sơ đồ tổ chức Công ty CP SXKD Vật tư và Thuốc Thú y............................ 47
Hình 4.2: Ma trận kiểm soát Công ty Vemedim ........................................................... 53
Hình 4.3: Mô hình nghiên cứu hồi quy đa biến ............................................................. 68
Hình 4.4: Biểu đồ tần số của phần dư chuẩn hóa .......................................................... 71
Hình 4.5: Biểu tần số P – P............................................................................................ 71
Hình 4.6: Mô hình kết quả nghiên cứu ..........................................................................73
xiii

NH MỤC TỪ V ẾT TẮT

N ê ĩa
Từ viết tắt
Tiếng Anh Tiếng Việt
ANOVA Analysis of variance Phân tích phương sai
CP: Cổ phần
DN Doanh nghiệp
ĐH Đại học

ĐVT Đơn vị tính

EFA Exploratory Factor Analysis Phương pháp phân tích nhân tố khám phá

HĐQT Hội đồng quản trị


Kaiser – Meyer – Olkin Là một chỉ số dùng để xem xét sự thích
KMO measure of sampling hợp của phân tích nhân tố
adecquacy
Phương pháp bình phương nhỏ nhất thông
OLS: Ordinal Least Square
thường

Sig. Observed significance level Mức ý nghĩa quan sát


Statistical Package for the Phần mềm thống kê cho khoa học xã hội
SPSS
Social Sciences
SXKD Sản xuất kinh doanh
TNHH Trách nhiệm hữu hạn

MTV Một thành viên


VIF Variance inflation factor Hệ số nhân tố phóng đại phương sai
1

CHƯ NG 1

TỔNG QU N ĐỀ TÀI

1.1 ý do c ọ đề tà
Hệ thống kiểm soát nội bộ (KSNB) là một công cụ quản lý rất hiệu quả nó giúp
các nhà lãnh đạo biết được sự yếu kém đang xảy ra ở những khâu nào trong doanh
nghiệp (DN) của mình và những nguyên nhân của nó là gì. Họ cũng có thể xác định
được trách nhiệm thuộc về ai, bộ phận nào. Phần lớn sự thua lỗ trong các doanh nghiệp
Việt Nam đều có nguyên nhân là sự yếu kém, lỏng lẻo của hệ thống kiểm soát nội bộ.
Doanh nghiệp muốn tồn tại vững mạnh trong môi trường cạnh tranh như hiện nay thì
phải có cho mình một hệ thống quản lý thật là hiệu quả.
Hệ thống kiểm soát nội bộ là hệ thống các quy định, quy trình, chính sách, thủ
tục kiểm soát do doanh nghiệp xây dựng và áp dụng nhằm đảm bảo cho doanh nghiệp
đạt được các mục tiêu đề ra như: bảo vệ tài sản của doanh nghiệp, đảm bảo độ tin cậy
của hệ thống thông tin, đảm bảo cho doanh nghiệp thực hiện hoạt động trên cơ sở tuân
thủ các quy định của pháp luật, và quan trọng hơn nữa, đảm bảo các hoạt động của
doanh nghiệp được thực hiện một cách hiệu quả. Trong giai đoạn hiện nay, vai trò của
hệ thống KSNB không chỉ giới hạn ở việc đảm bảo mà còn mở rộng sang cả vai trò hỗ
trợ và tạo ra giá trị gia tăng cho doanh nghiệp. Hệ thống KSNB có ảnh hưởng lớn đến
lòng tin của các nhà đầu tư về sự tồn tại, phát triển của doanh nghiệp. Khi hệ thống
KSNB yếu kém, rõ ràng việc đạt được các mục tiêu mà doanh nghiệp đã đặt ra sẽ rất
khó khăn.
Trên cơ sở hệ thống KSNB vững mạnh, sẽ giúp cho doanh nghiệp hoạt động hiệu
quả, sử dụng tối ưu các nguồn lực, có khả năng đảm bảo an ninh tài chính, đảm bảo
khả năng hoạt động liên tục, đứng vững và phát triển trong điều kiện nền kinh tế thị
trường phát triển và hội nhập.
Nhằm đạt được những mục tiêu mà tổ chức đề ra thì việc xây dựng một hệ thống
KSNB chặt chẽ là một trong những biện pháp cần thiết vì chúng sẽ giúp ngăn ngừa,
phát hiện các sai phạm và yếu kém, giảm thiểu tổn thất, nâng cao hiệu quả của các quy
trình quản lý rủi ro, kiểm soát và quản trị.
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, Công ty CP SXKD Vật tư và Thuốc Thú y
đã phát triển không ngừng. Để đáp ứng nhu cầu phát triển nhanh chóng của mình Công
2

ty đã thuê 6 ha đất trong khu Công nghiệp Sông Hậu để đầu tư xây dựng nhà máy, xây
dựng kho bãi mới. Đầu năm 2015 Công ty hoàn thành xây dựng đưa vào hoạt động hai
phân xưởng thuốc Tiêm và thuốc sát trùng; năm 2016 phân xưởng thuốc Feed
Additive đi vào hoạt động. Đầu năm 2017 Công ty tiến hành xây dựng giai đoạn 2, các
phân xưởng thuốc bột, thuốc nước và betalactam, đến đầu năm 2019 thì các phân
xưởng giai đoạn 2 đã chính thức đi vào hoạt động. Đầu năm 2016 Công ty chính thức
đưa phần mềm quản trị nguồn lực ERP của Công ty SAP vào ứng dụng thay thế cho
phần mềm kế toán cũ.
Công ty CP SXKD Vật tư và Thuốc Thú y gồm có công ty mẹ và bốn công ty
con 100% vốn, đó là Công ty TNHH MTV Chăn nuôi Vemedim, Công ty TNHH
MTV Bao Bì Vemedim, Trung tâm Nghiên cứu Vemedim, và Công ty TNHH MTV
Thuốc Thú Y và Chế Phẩm Sinh Học Vemedim. Theo tác giả, thực hiện nghiên cứu
nhằm nhận diện các nhân tố và lượng hóa mức độ ảnh hưởng của chúng đến tính hữu
hiệu của hệ thống KSNB trong Công ty CP SXKD Vật tư và Thuốc Thú y là thực sự
cần thiết. Thông qua kết quả, nhà quản lý sẽ đưa ra những quyết định giúp điều chỉnh
kịp thời, đảm bảo Công ty CP SXKD Vật tư và Thuốc Thú y duy trì hoạt động hiệu
quả và đạt được mục tiêu đề ra. Xuất phát từ những lý do trên đề tài “Các nhân tố ảnh
hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại Công ty CP SXKD Vật
tư và Thuốc Thú y” được tác giả chọn làm đề tài nghiên cứu của mình.
1.2 Mục t ê ê cứ
1.3 1 Mục t ê c
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là phân tích, đo lường mức độ ảnh hưởng của các
nhân tố đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại Công ty CP SXKD Vật tư và Thuốc
Thú y. Trên cơ sở đó, đề xuất các hàm ý quản trị nhằm nâng cao tính hữu hiệu của hệ
thống KSNB tại Công ty CP SXKD Vật tư và Thuốc Thú y.
1.3 Mục t ê cụ t ể
Để thực hiện mục tiêu chung, luận văn sẽ giải quyết các mục tiêu cụ thể sau:
(1) Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại
Công ty CP SXKD Vật tư và Thuốc Thú y.
(2) Phân tích, đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến tính hữu hiệu của
hệ thống KSNB tại Công ty CP SXKD Vật tư và Thuốc Thú y.
3

(3) Đề xuất hàm ý quản trị nhằm nâng cao tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại
Công ty CP SXKD Vật tư và Thuốc Thú y.
1.3 Đố tượ và p ạm v ê cứ
Đối tượng nghiên cứu: Là hệ thống KSNB và các nhân tố ảnh hưởng đến tính
hữu hiệu của hệ thống KSNB tại Công ty CP SXKD Vật tư và Thuốc Thú y.
Đối tượng khảo sát: Là nhân viên tại Công ty CP SXKD Vật tư và Thuốc Thú y
và nhân viên bốn công ty con 100% vốn của Công ty CP SXKD Vật tư và Thuốc Thú
y.
Về không gian: Nghiên cứu được thực hiện tại Công ty CP SXKD Vật tư và
Thuốc Thú y và các công ty con 100% vốn của Công ty CP SXKD Vật tư và Thuốc
Thú y.
Về thời gian: Khoảng thời gian để thực hiện thu thập số liệu thứ cấp và thu thập
số liệu sơ cấp từ tháng 01/03/2020 đến tháng 31/03/2020.
1.4 P ươ p áp ê cứ
Nghiên cứu này được thực hiện thông qua 2 bước: nghiên cứu định tính và
nghiên cứu định lượng.
1.4 1 N ồ dữ l ệ
Số liệu thứ cấp: Nghiên cứu được xây dựng trên cơ sở thu thập số liệu báo cáo
tổng kết, báo cáo tài chính, báo cáo kiểm toán, các văn bản quy định, quy chế, quy
trình của Công ty CP SXKD Vật tư và Thuốc Thú y từ năm 2017 đến năm 2019. Đồng
thời tác giả cũng tìm hiểu Khuôn mẫu COSO 2013, các tài liệu từ các nghiên cứu trong
và ngoài nước về hệ thống KSNB, các bài tổng kết (Review), các luận án, công trình
nghiên cứu tại các trường đại học, qua đó, giúp cho tác giả có thể đúc kết các vấn đề lý
thuyết về hệ thống KSNB và tính hữu hiệu của hệ thống KSNB.
Số liệu sơ cấp: Tác giả tiến hành phỏng vấn nhân viên tại Công ty CP SXKD Vật
tư và Thuốc Thú y và bốn công ty con 100% vốn với số quan sát là 160 quan sát, dự
kiến quan sát thu về có thể đưa vào phân tích trên 150 mẫu.
1.4.2 N ê cứ đị tí
Trong phương pháp này, tác giả đã thảo luận nhóm và khảo sát chuyên gia có
trình độ và kinh nghiệm liên quan trực tiếp đến hệ thống KSNB, nhằm khẳng định các
nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại công ty CP SXKD Vật tư
và Thuốc Thú y.
4

1.4.3 N ê cứu đị lượ


Trên cơ sở các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB đã được
xác định bằng phương pháp nghiên cứu định tính, tác giả đã sử dụng thang đo Likert 5
mức độ, với các lựa chọn là: Mức 1 hoàn toàn không đồng ý, mức 2 không đồng ý,
mức 3 bình thường, mức 4 đồng ý, mức 5 hoàn toàn đồng ý để đo lường các biến quan
sát.
Dữ liệu sau khi thu thập, mã hóa và làm sạch sẽ trải qua các bước phân tích sau:
Thống kê mô tả, tác giả sẽ thống kê mẫu khảo sát theo các chỉ tiêu tần suất, tỷ lệ.
Đánh giá độ tin cậy của thang đo Cronbach’s Alpha, các biến không phù hợp sẽ
bị loại và thang đo sẽ được chấp nhận khi hệ số Cronbach’s Alpha đạt yêu cầu.
Phân tích nhân tố EFA được sử dụng trong nghiên cứu nhằm loại bỏ bớt các biến
đo lường không đạt yêu cầu.
Phân tích hồi quy bội để xác định nhân tố nào ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của
hệ thống KSNB nhiều nhất.
1.5 Ý ĩa k oa ọc và t ực t của đề tà
Qua quá trình nghiên cứu, luận văn sẽ làm nổi bật sự tương tác của các thành
phần trong hệ thống KSNB đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại Công ty CP
SXKD Vật tư và Thuốc Thú y. Từ đó đưa ra những nhận xét, hàm ý quản trị hoàn
thiện hệ thống KSNB của Công ty CP SXKD Vật tư và Thuốc Thú y nhằm nâng cao
hiệu quả hoạt động kinh doanh, tuân thủ pháp luật và đạt được những mục tiêu mà
Công ty đã đề ra.
1.6 ết cấ l ậ vă
Luận văn được kết cấu thành 5 chương như sau:
Chương 1. Tổng quan về đề tài nghiên cứu.
Chương 2. Cơ sở lý lý luận và mô hình nghiên cứu.
Chương 3. Phương pháp nghiên cứu.
Chương 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận.
Chương 5. Kết luận và hàm ý quản trị.
5

CHƯ NG 2
C Ở LÝ LUẬN VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

2.1 Tổ q a về ệ t ố k ểm soát ộ bộ
2.1.1 K ểm soát
2.1.1.1 Khái niệm về kiểm soát
Kiểm soát là một trong năm chức năng của quản trị: hoạch định, tổ chức, chỉ huy,
phối hợp và kiểm soát. Kiểm soát từ lâu đã trở thành công cụ được các nhà quản trị sử
dụng để giám sát nhân viên và kiểm soát hoạt động của chính họ. Ngày nay, kiểm soát
càng trở nên cần thiết và có tính tất yếu đối với một tổ chức, doanh nghiệp.
Goctr cho rằng “Sự kiểm soát là tìm cách bắt buộc các công việc phải theo đúng
kế hoạch” .
Theo Henri Fayol: “Kiểm soát là việc kiểm tra để khẳng định mọi việc có thực
hiện theo đúng kế hoạch hoặc các chỉ dẫn và các nguyên tắc đã được thiết lập hay
không, từ đó nhằm chỉ ra các yếu kém và sai phạm cần điều chỉnh, tìm ra các nguyên
nhân để ngăn ngừa chúng không được phép tái diễn” HenriFayol, 1949, tr 49 .
Anthony và các cộng sự cho rằng “Kiểm soát là một quá trình thực hiện một tập
hợp các thay đổi nhằm đạt được các mục tiêu đã định” (Anthony, 1949, trang 20).
Theo Nguyễn Quang Quynh: “Kiểm soát không phải là một pha hay một giai
đoạn của quá trình quản lý mà là một chức năng không thể tách rời của quản lý, trong
suốt quá trình quản lý, kiểm soát luôn luôn tồn tại trước, trong và sau mỗi hoạt động,
định hướng hoặc tổ chức để thực hiện hoặc điều chỉnh mỗi hoạt động đó. Một cách
tổng hợp nhất, kiểm soát được hiểu là tổng hợp các phương sách để nắm lấy và điều
hành đối tượng hoặc khách thể quản lý” Nguyễn Quang Quynh, 2014, tr 9 .
Từ những quan điểm trên, ta có thể rút ra khái niệm về kiểm soát như sau:
Kiểm soát là quá trình áp dụng những cơ chế và phương pháp nhằm đảm bảo
rằng các hoạt động và kết quả đạt được phù hợp với mục tiêu, kế hoạch đã định và các
chuẩn mực đặt ra của tổ chức.
2.1.1.2 Vai trò của kiểm soát
Kiểm soát không chỉ là những biện pháp được sử dụng để giám sát nhân viên
dưới quyền mà còn được dùng để giám sát các hoạt động của chính các nhà quản trị.
Kiểm soát hữu hiệu sẽ giúp các nhà quản trị đạt được mục tiêu, tiêu chuẩn đề ra. Kiểm
6

soát có vai trò:


- Bảo đảm các nguồn lực của tổ chức được sử dụng một cách hữu hiệu.
- Phát hiện kịp thời những vấn đề sai lệch, những khó khăn trong quá trình thực
hiện mục tiêu.
- Kịp thời đưa ra những biện pháp giải quyết để đạt được mục tiêu.
2.1.1.3 Các loại kiểm soát
Có 2 loại kiểm soát là kiểm soát phòng ngừa và kiểm soát hiệu chỉnh.
a. Kiểm soát phòng ngừa:
Kiểm soát phòng ngừa được thực hiện nhằm làm giảm các sai lầm, các rủi
ro có thể xảy ra. Các hoạt động của kiểm soát phòng ngừa có tác dụng định hướng,
giới hạn hành vi của nhân viên và các nhà quản trị.
Các hoạt động của kiểm soát phòng ngừa bao gồm việc ban hành các quy
định và nguyên tắc, các tiêu chuẩn, các thủ tục tuyển chọn nhân sự, các chương trình
huấn luyện và phát triển nguồn lực. Nếu nhân viên nghiêm chỉnh tuân theo các quy
định này thì tổ chức có thể đạt được các mục tiêu đã đề ra, Quy trình kiểm soát được
thiết lập để đảm bảo các quy định, nguyên tắc của tổ chức được thực hiện đầy đủ.
b. Kiểm soát hiệu chỉnh
Kiểm soát hiệu chỉnh nhằm làm thay đổi những hành vi không mong muốn
và đem lại hiệu quả phù hợp với những tiêu chuẩn hay nguyên tắc đã được vạch ra.
Các hoạt động kiểm soát hiệu chỉnh bao gồm việc thay đổi chính sách nhân sự, kỷ luật
nhân viên vi phạm, …
2.1.1.4 Quy trình kiểm soát
Quy trình kiểm soát gồm 3 bước: thiết lập tiêu chuẩn kiểm soát, đo lường, điều
chỉnh các sai lệch.
Thiết lập tiêu chuẩn kiểm soát: Thiết lập tiêu chuẩn là thiết lập quy định về đặc
tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý dùng làm chuẩn để phân loại, đánh giá sản phẩm,
hàng hoá, dịch vụ, quá trình, môi trường và các đối tượng khác trong hoạt động kinh
tế - xã hội nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của các đối tượng này.
Đo lường: Việc đo lường là việc tiến hành kiểm soát và so sánh kết quả đã đạt
được với những tiêu chuẩn đã định.
Điều chỉnh các sai lệch: từ kết quả thực tế, so sánh với tiêu chuẩn, tìm ra các sai
lệch và đưa ra chương trình điều chỉnh các sai lệch đó.
7

2.1.2 á ệm về k ểm soát ộ bộ
Điều 39, Luật Kế toán Việt Nam năm 2015 đã nêu: “KSNB là việc thiết lập và tổ
chức thực hiện trong nội bộ đơn vị kế toán các cơ chế, chính sách, quy trình, quy định
nội bộ phù hợp với quy định của pháp luật nhằm bảo đảm phòng ngừa, phát hiện, xử
lý kịp thời rủi ro và đạt được yêu cầu đề ra”
Theo quan điểm của tổ chức COSO (1992, trang 186): “KSNB là quá trình do
người quản lý, HĐQT và các nhân viên của đơn vị chi phối, nó được thiết lập để cung
cấp một sự đảm bảo hợp lý nhằm thực hiện các mục tiêu: đảm bảo sự tin cậy của báo
cáo tài chính; đảm bảo sự tuân thủ các quy định và luật lệ; đảm bảo các hoạt động
được thực hiện hiệu quả”. Định nghĩa này được chấp nhận khá rộng rãi và được liên
đoàn kế toán quốc tế thừa nhận vì nó đã đáp ứng được yêu cầu về minh bạch thông tin
của các công ty đặc biệt là các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán, tổ chức COSO
đã tập trung vào 4 nội dung cụ thể:
- KSNB là một quá trình: mỗi một hoạt động của đơn vị đều phải tuân thủ theo
quy trình từ khâu lập kế hoạch, thực hiện hoạt động và giám sát các hoạt động đó.
Muốn đạt được các mục tiêu đã đề ra, mọi đơn vị phải kiểm soát được các hoạt động
của mình trong tất cả các khâu, đồng thời các hoạt động này phải được liên tục diễn ra
và có mặt trong mọi bộ phận.
- KSNB được thiết kế và vận hành bởi con người: Các chủ thể trong tổ chức như
HĐQT, BGĐ, nhà quản lý và các nhân viên trong đơn vị đều tham gia vào công tác
KSNB. Các chủ thể trong tổ chức sẽ xây dựng các mục tiêu, đưa ra các biện pháp
kiểm soát và là người vận hành các biện pháp kiểm soát đó. Do khả năng, kinh
nghiệm, kiến thức của mỗi chủ thể là khác nhau nên việc hiểu rõ, trao đổi, hành động
đôi khi không nhất quán với nhau. Vì thế, các thành viên trong một tổ chức phải am
hiểu về trách nhiệm và quyền hạn của mình, xác định được các mục tiêu, nhiệm vụ,
cách thức thực hiện để đạt được mục tiêu của tổ chức.
- KSNB đảm bảo tính hợp lý cho nhà quản lý. Điều này khẳng định KSNB
không đảm bảo tuyệt đối việc thực hiện các mục tiêu của nhà quản lý. Bởi KSNB luôn
luôn có những hạn chế vốn có như: sai lầm của con người khi quyết định; các cá nhân
thông đồng với nhau; nhà quản lý lạm quyền...Mặt khác, một nhà quản lý luôn cân
nhắc giữa chi phí bỏ ra để thực hiện kiểm soát với lợi ích được mong đợi từ quá trình
kiểm soát đó.
8

- KSNB đảm bảo các mục tiêu, có 3 mục tiêu KSNB cần hướng tới đó là: Mục
tiêu về hoạt động, mục tiêu về báo cáo tài chính, mục tiêu về sự tuân thủ.
Tác giả Robert R. Moeller (2009, trang 24) khi nghiên cứu KSNB ứng dụng cho
mục đích kiểm toán nội bộ đã phát triển thêm lý luận của tổ chức COSO và bổ sung
thêm một số mục tiêu của KSNB cần đạt được, cụ thể “KSNB là một quá trình được
thiết kế bởi nhà quản lý và áp dụng trong đơn vị nhằm cung cấp sự đảm bảo hợp lý về:
độ tin cậy của thông tin tài chính và thông tin hoạt động; tuân thủ các chính sách, thủ
tục, nội quy, quy chế và luật pháp; bảo vệ tài sản; thực hiện được sứ mệnh, mục tiêu
và kết quả của các hoạt động hoặc chương trình của đơn vị; đảm bảo tính chính trực và
giá trị đạo đức”. Điểm phát triển mới trong khái niệm này là mục tiêu “Đảm bảo tính
chính trực và giá trị đạo đức”. Đây là mục tiêu về giá trị đạo đức mà KSNB cần đạt tới
trong sự phát triển chung của toàn bộ nền kinh tế để có thể phát triển bền vững.
Theo Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam (VSA 315 ban hành kèm theo Thông tư
số 214/2012/TT-BTC ngày 06 tháng 12 năm 2012 của Bộ Tài chính): “Kiểm soát
nội bộ là quy trình do Ban quản trị, Ban Giám đốc và các cá nhân khác trong đơn vị
thiết kế, thực hiện và duy trì để tạo ra sự đảm bảo hợp lý về khả năng đạt được mục
tiêu của đơn vị trong việc đảm bảo độ tin cậy của báo cáo tài chính, đảm bảo hiệu
quả, hiệu suất hoạt động, tuân thủ pháp luật và các quy định có liên quan”.
Theo quan điểm của Liên đoàn Kế toán quốc tế (IFAC): “Kiểm soát nội bộ là
một hệ thống gồm các chính sách, các thủ tục được thiết lập tại đơn vị, đảm bảo độ
tin cậy của các thông tin, đảm bảo việc thực hiện các chế độ pháp lý và đảm bảo
hiệu quả của hoạt động”.
Lý luận về KSNB trong ngân hàng theo báo cáo của ủy ban Basel như sau:
“KSNB là quá trình được thực hiện bởi HĐQT, ban điều hành và toàn thể nhân viên,
đó không chỉ là một thủ tục hoặc một chính sách được thực hiện tại một thời điểm nào
đó, mà còn tiếp diễn ở tất cả các cấp trong ngân hàng. HĐQT và Ban điều hành thiết
lập môi trường văn hóa tạo thuận lợi cho quá trình KSNB được hiệu quả và việc theo
dõi sự hiệu quả đó được diễn ra liên tục, mỗi cá nhân trong một tổ chức phải tham gia
vào quá trình đó”.
Theo báo cáo COSO 2013: “Kiểm soát nội bộ là một quá trình, chịu ảnh
hưởng bởi Hội đồng quản trị, người quản lý và các nhân viên của đơn vị, được thiết kế
để cung cấp một sự đảm bảo hợp lý nhằm đạt được các mục tiêu:
9

1. Sự hữu hiệu và hiệu quả của hoạt động


2. Sự tin cậy của BCTC
3. Sự tuân thủ các luật lệ và quy định”
Bốn nội dung cơ bản là quá trình, con người, đảm bảo hợp lý và mục tiêu được
hiểu như sau:
KSNB là một quá trình: KSNB bao gồm một chuỗi hoạt động kiểm soát hiện
diện ở mọi bộ phận trong đơn vị và được kết hợp với nhau thành một thể thống
nhất. Quá trình kiểm soát là phương tiện để giúp cho đơn vị đạt được các mục tiêu
của mình.
KSNB được thiết kế và vận hành bởi con người: KSNB không chỉ đơn thuần là
những chính sách, thủ tục, biểu mẫu,...mà chủ yếu là do những con người trong tổ
chức như Ban giám đốc và các nhân viên thực thi, chính họ sẽ định ra mục tiêu,
thiết lập cơ chế kiểm soát ở mọi nơi và vận hành chúng.
KSNB cung cấp một sự đảm bảo hợp lý: KSNB cung cấp một sự đảm bảo hợp lý
chứ không phải đảm bảo tuyệt đối các mục tiêu sẽ đạt được. Vì khi vận hành hệ
thống kiểm soát, những yếu kém có thể xảy ra do các sai lầm của con người…nên
dẫn đến không đạt được các mục tiêu. KSNB có thể ngăn chặn và phát hiện những sai
phạm nhưng không thể đảm bảo là chúng không bao giờ xảy ra. Hơn nữa, một nguyên
tắc cơ bản trong việc đưa ra quyết định quản lý là chi phí cho quá trình kiểm soát
không vượt quá lợi ích được mong đợi từ quá trình kiểm soát đó. Do đó, tuy người
quản lý có thể nhận thức đầy đủ các rủi ro, thế nhưng nếu chi phí cho quá trình kiểm
soát quá cao thì họ vẫn không áp dụng các thủ tục để kiểm soát rủi ro.
Các mục tiêu của KSNB:
- Đối với mục tiêu sự hữu hiệu và hiệu quả của các hoạt động: KSNB giúp đơn
vị bảo vệ và sử dụng hiệu quả các nguồn lực, bảo mật thông tin, nâng cao uy tín, mở
rộng thị phần, thực hiện các chiến lược kinh doanh.
- Đối với mục tiêu sự tin cậy của BCTC: KSNB phải đảm bảo về tính trung
thực và đáng tin cậy, bởi vì chính người quản lý đơn vị phải có trách nhiệm lập BCTC
phù hợp với chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành.
- Đối với mục tiêu tuân thủ: KSNB trước hết phải đảm bảo hợp lý việc chấp
hành luật pháp và các quy định. Điều này xuất phát từ trách nhiệm của nhà quản lý đối
với những hành vi không tuân thủ trong đơn vị. Bên cạnh đó, KSNB còn phải hướng
10

mọi thành viên trong đơn vị vào việc tuân thủ các chính sách, quy định nội bộ của đơn
vị, qua đó đảm bảo được những mục tiêu của đơn vị.
- Bảo vệ tài sản của đơn vị: Hệ thống KSNB sẽ bảo vệ các tài sản của đơn vị
(bao gồm tài sản cố định hữu hình và tài sản cố định vô hình) và cả các tài sản phi vật
chất như sổ sách kế toán, các tài liệu quan trọng…khỏi bị đánh cắp, hư hại hoặc bị lạm
dụng vào những mục đích khác nhau.
Qua nghiên cứu các khái niệm nêu trên về KSNB, quan điểm của tác giả là đồng
thuận cao với khái niệm của COSO kết hợp với sự phát triển của các nhà khoa học,
đặc biệt tác giả Robert R. Moeller và y ban BASEL về KSNB trong đơn vị, tổ chức.
Theo tác giả, có thể khái quát hóa về KSNB như sau:
KSNB là một quá trình: Mọi đơn vị, tổ chức muốn đạt được các mục tiêu đã đề
ra thì đơn vị, tổ chức phải kiểm soát được các hoạt động của mình trong tất cả các
khâu, đồng thời các hoạt động kiểm soát phải được có mặt và diễn ra liên tục ở mọi bộ
phận trong đơn vị;
Mục tiêu của KSNB mà các nhà quản lý thường quan tâm đến là: (1) Mục tiêu về
BCTC (nhằm cung cấp thông tin đáng tin cậy và lập BCTC trung thực, hợp lý); (2)
Mục tiêu về sự tuân thủ (nhằm thúc đẩy việc tuân thủ pháp luật) và (3) Mục tiêu về
hoạt động (nhằm tăng cường tính hiệu lực, hiệu quả về mặt điều hành và sử dụng các
nguồn lực trong đơn vị ,trong đó bao gồm cả mục tiêu bảo vệ tài sản của đơn vị). Do
vậy, KSNB không chỉ có chức năng quản lý về kế toán mà còn đảm nhiệm nhiều chức
năng khác nữa trong đơn vị như: tổ chức nhân sự, kế hoạch phát triển đơn vị,…
Để đảm bảo phát triển bền vững, các đơn vị phải thiết kế và thực hiện các chính
sách, thủ tục, nội quy, quy chế và luật pháp; bảo vệ tài sản; thực hiện được sứ mệnh,
mục tiêu và kết quả của các hoạt động hoặc chương trình của đơn vị, đảm bảo mục
tiêu về tính chính trực và giá trị đạo đức.
KSNB trong đơn vị gắn liền với quản trị rủi ro, là việc thiết lập và tổ chức thực
hiện các cơ chế, chính sách, quy trình, quy định nội bộ phù hợp với quy định của pháp
luật nhằm bảo đảm phòng ngừa, phát hiện, xử lý kịp thời rủi ro và đạt được yêu cầu đề
ra”.
KSNB đảm bảo tính hợp lý cho nhà quản lý mà không đảm bảo tuyệt đối việc
thực hiện các mục tiêu của nhà quản lý vì KSNB luôn luôn có những hạn chế vốn có
như: Xu hướng tiết kiệm chi phí cho hoạt động kiểm soát; Phần lớn các quy chế kiểm
11

soát được thiết lập cho các nghiệp vụ thường xuyên, lặp đi lặp lại hơn là cho các
nghiệp vụ không thường xuyên; Do bản thân con người luôn tồn tại những hạn chế cố
hữu như thiếu tập trung, hạn chế về năng lực... dẫn đến mắc sai phạm trong quá trình
kiểm soát (tự kiểm soát hay kiểm soát con người, bộ phận khác); Khả năng hệ thống
KSNB không phát hiện được sự thông đồng giữa những người có liên quan trong đơn
vị khi họ tham ô, trục lợi cho lợi ích cá nhân của từng người hay một nhóm người;
Khả năng người thực hiện kiểm soát lạm dụng đặc quyền của mình để tham ô, trục lợi
cho lợi ích cá nhân của họ và do thay đổi cơ chế và yêu cầu quản lý làm cho các thủ
tục kiểm soát bị lạc hậu. Điều này dẫn đến phát sinh hoặc bỏ lọt sai phạm.
Tóm lại, một cách tổng quát nhất KSNB là những biện pháp, kế hoạch, nội quy
và chính sách được Ban quản trị, Ban giám đốc và các cá nhân thiết kế và duy trì để
đảm bảo một cách hợp lý về việc ngăn chặn gian lận, giảm thiểu sai sót nhằm đạt được
các mục tiêu tuân thủ, hoạt động và báo cáo. Kiểm soát nội bộ là công cụ được nhà
quản sử dụng, không thay thế được nhà quản lý.
Như vậy, KSNB là khâu quan trọng trong quản lý mọi quy trình hoạt động của
DN, do đó các nhà quản lý DN thường chú tâm đến việc xây dựng và duy trì tính hữu
hiệu của hệ thống KSNB trong DN để đạt được các mục tiêu của DN.
KSNB của một DN vững mạnh sẽ có những tác dụng như sau:
Đảm bảo tính tin cậy của các số liệu kế toán và BCTC của DN: Nếu KSNB của
DN nói chung, trong đó có hệ thống kế toán luôn được coi trọng thì sẽ đảm bảo thực
hiện được các mục tiêu kiểm soát chi tiết như: tính có thực của nghiệp vụ; sự phê
chuẩn hợp lý; tính đầy đủ; sự đánh giá và tính toán; sự phân loại; quá trình chuyển sổ
và tổng hợp, do vậy sẽ giúp cho DN có được các số liệu kế toán và BCTC đầy đủ, tin
cậy, kịp thời.
Đảm bảo DN tuân thủ các quy định của luật pháp và các cơ quan chuyên môn,
của bản thân DN đưa ra, tuân thủ đúng các quy trình hoạt động, qua đó giảm bớt rủi ro
sai sót không cố ý của nhân viên mà có thể gây tổn hại cho DN như chậm hoàn thành
kế hoạch, tăng giá thành, giảm chất lượng SP,… trong SXKD của DN. Đồng thời tăng
cường giám sát lẫn nhau giúp giảm rủi ro do gian lận thông tin hoặc trộm cắp tài sản
do bên thứ ba hoặc nhân viên của DN gây ra…
Đảm bảo cho cán bộ, công nhân viên trong DN sử dụng tiết kiệm nguồn lực,
thực hiện các hoạt động hiệu quả, đạt được mục tiêu dài hạn và ngắn hạn của DN đặt
12

ra đồng thời tạo được niềm tin cho các nhà đầu tư, các chủ sở hữu của DN.
Các đơn vị càng lớn dần về quy mô của thì chức năng kiểm soát càng trở nên cấp
thiết, nhà quản lý phải kiểm soát về nhiều phương diện thông qua việc ban hành chính
sách, thủ tục trong đơn vị mình để có thể đạt được các mục tiêu của đơn vị. Hệ thống
chính sách và thủ tục đó chính là HTKSNB của một đơn vị.
13 á ệm ệ t ố NB
Khái niệm về hệ thống KSNB cũng được nhiều tác giả khác nhau đề cập trên
nhiều góc độ, chẳng hạn:
Theo Hiệp hội Kế toán viên công chứng Hoa Kì (AICPA), thì Hệ thống KSNB
được định nghĩa là “Hệ thống kế hoạch, tổ chức và tất cả các phương pháp phối hợp
được thừa nhận dùng trong kinh doanh để bảo vệ tài sản của các tổ chức, kiểm tra độ
chính xác và tin cậy của thông tin kế toán, thúc đẩy hiệu quả hoạt động và khích lệ,
bám sát chủ trương quản lý đã đặt ra”
Theo Alvin A.rens và cộng sự (2000): “Để đạt được mục tiêu cần phải xây dựng
một hệ thống KSNB, theo đó hệ thống bao gồm các chính sách, thủ tục đặc thù được
thiết kế để cung cấp cho các nhà quản lý sự đảm bảo hợp lý để thực hiện các mục tiêu
đã định. Mục tiêu đó bao gồm: đảm bảo độ tin cậy của thông tin; bảo vệ tài sản và sổ
sách; đẩy mạnh tính hiệu quả trong hoạt động; tăng cường sự gắn bó với các chính
sách và thủ tục đã đề ra”.
Liên đoàn Kế toán quốc tế (IFAC), đã đưa ra định nghĩa: “Hệ thống KSNB là
một hệ thống chính sách, thủ tục được thiết lập nhằm đạt được bốn mục tiêu: bảo vệ
tài sản của đơn vị; bảo đảm độ tin cậy của các thông tin; bảo đảm việc thực hiện các
chế độ pháp lý; bảo đảm hiệu quả hoạt động”.
Định nghĩa này đã nêu đầy đủ các khía cạnh của hệ thống KSNB và nhấn mạnh
đến các mục tiêu đảm bảo hiệu quả hoạt động trên cơ sở tuân thủ pháp luật, đảm bảo
độ tin cậy của thông tin và độ an toàn của tài sản. Định nghĩa này cũng phù hợp với
quan điểm về hệ thống KSNB theo nghiên cứu của Alvin A.rens và phù hợp với bản
chất nghĩa của từ hệ thống theo đại từ Tiếng Việt: “là một thể thống nhất, bao gồm
những tư tưởng, nguyên tắc, quy tắc liên kết với nhau một cách chặt chẽ”.
Tác giả Ngô Trí Tuệ và các cộng sự (2004) đã nêu các quan điểm khác nhau về
hệ thống KSNB và đưa ra khái niệm chung là: “Hệ thống KSNB là hệ thống các chính
sách và các thủ tục được thiết lập nhằm đạt được bốn mục tiêu cơ bản: bảo vệ tài sản
13

của đơn vị; đảm bảo độ tin cậy của các thông tin; đảm bảo việc thực hiện các chế độ
pháp lý và đảm bảo hiệu quả hoạt động”.
Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 400 (2001) nêu rõ khái niệm về hệ thống
KSNB như sau: “Hệ thống KSNB được hiểu là các quy định và các thủ tục kiểm soát
do đơn vị kiểm toán xây dựng và áp dụng nhằm đảm bảo cho đơn vị tuân thủ pháp luật
và các quy định để kiểm tra, kiểm soát, ngăn ngừa, phát hiện các gian lận, sai sót để
lập báo cáo tài chính trung thực và hợp lý; nhằm bảo vệ, quản lý và sử dụng có hiệu
quả tài sản của đơn vị ”.
Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam đã chỉ rõ vai trò quan trọng của việc đánh giá hệ
thống KSNB khi thực hiện kiểm toán BCTC của kiểm toán viên. Kiểm toán viên cần
phải tiến hành đánh giá hệ thống KSNB tại đơn vị được kiểm toán một cách kỹ lưỡng
từ đó thiết lập các thủ tục kiểm toán thích hợp. Mục tiêu của hệ thống KSNB như sau:
(1) Đảm bảo đơn vị tuân thủ pháp luật và các qui định để kiểm tra, kiểm soát, ngăn
chăn, phát hiện các gian lận, sai sót; (2) Lập báo cáo tài chính trung thực; (3) Bảo vệ,
quản lý và sử dụng có hiệu quả tài sản đơn vị.
Nói về hệ thống KSNB là nói đến hệ thống các chính sách, thủ tục, các bước
kiểm soát do lãnh đạo đơn vị xây dựng có tính chất bao trùm tất cả mọi lĩnh vực trong
đơn vị. Hệ thống kiểm soát nội bộ bao gồm cả kiểm soát nội bộ và bản thân con người
cùng với những phương tiện có tính chất kỹ thuật, cấu trúc hướng vào kiểm soát mang
tính bền vững, ổn định, đảm bảo và lâu dài. Hệ thống kiểm soát nội bộ thường được
bản thân các lãnh đạo đơn vị xây dựng, thiết lập hướng vào kiểm soát các hoạt động
trong phạm vi và trách nhiệm của đơn vị.
Hệ thống này không đo đếm kết quả dựa trên các con số tăng trưởng, mà chỉ
giám sát nhân viên, chính sách, hệ thống, phòng ban của công ty đang vận hành ra sao
và, nếu vẫn giữ nguyên cách làm đó, thì có khả năng hoàn thành kế hoạch không.
Ngoài ra, thiết lập được một hệ thống kiểm soát nội bộ hữu hiệu sẽ hạn chế đến mức
thấp nhất việc thất thoát tài sản công ty.
Hệ thống kiểm soát nội bộ là hệ thống kiểm soát các hoạt động của doanh nghiệp
đồng thời cũng kiểm soát tuân thủ trong quản lý của các nhà quản trị. Nó vừa đồng
thời kiểm soát cấp dưới và kiểm soát cả chính nhà quản trị với mục tiêu bảo vệ nguồn
lực của đơn vi, tránh rủi ro có thể xảy ra và hướng doanh nghiệp theo mục tiêu đã
định.
14

Bản thân các đơn vị phải có trách nhiệm xây dựng, duy trì một hệ thống kiểm
soát nội bộ khoa học, phù hợp và hiệu quả để đảm bảo kiểm soát hoạt động trong
phạm vi đơn vị, ngăn ngừa sai phạm, đạt được mục tiêu, yêu cầu mà đơn vị đặt ra. Tuy
nhiên, một hệ thống kiểm soát nội bộ có khoa học và hiệu lực, hiệu quả đến đâu cũng
luôn có những hạn chế cố hữu hay hạn chế vốn có của nó không thể tránh khỏi.
2.1.4 ịc sử ì t à và p át tr ể của ệ t ố NB
2.1.4.1 Giai đoạn sơ khai
Sự quan tâm ban đầu của Kiểm toán độc lập về KSNB là kiểm soát tiền. Đến
năm 1905, xuất hiện từ KSNB trong “Lý thuyết và thực hành kiểm toán” của Robert
Montgomery.
Năm 1929, Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ công bố: KSNB là công cụ để bảo vệ
tiền và các tài sản khác đồng thời thúc đẩy nâng cao hiệu quả hoạt động.
Năm 1936, Hiệp hội Kế toán viên công chứng Hoa KỲ (AICPA) công bố:
KSNB là các biện pháp và cách thức được chấp nhận và được thực hiện trong một tổ
chức để bảo vệ tiền và các tài sản khác, cũng như kiểm tra sự chính xác trong ghi chép
của sổ sách. KSNB ngày càng được quan tâm nhiều hơn đặt biệt là sau sự thất bại
trong các cuộc kiểm toán (mà điển hình là Mc Kesson & Robbins).
2.1.4.2 Giai đoạn hình thành
Năm 1949, Công trình nghiên cứu của Hiệp hội Kế toán viên công chứng Hoa
Kỳ (AICPA) định nghĩa: “KSNB là cơ cấu tổ chức và các biện pháp, cách thức liên
quan được chấp nhận và thực hiện trong một tổ chức để bảo vệ tài sản, kiểm tra sự
chính xác và đáng tin cậy của số liệu kế toán, thúc đẩy hoạt động có hiệu quả, khuyến
khích sự tuân thủ các chính sách của người quản lý”.
Năm 1958, Thông báo về các thông lệ kiểm toán (SAP 29)
1. Kiểm soát kế toán bao gồm kế hoạch tổ chức, các phương pháp và thủ tục liên
hệ trực tiếp đến việc bảo vệ tài sản và tính đáng tin cậy của số liệu kế toán.
2. Kiểm soát quản lý bao gồm kế hoạch tổ chức, các phương pháp và thủ tục liên
quan chủ yếu đến tính hữu hiệu trong hoạt động và sự tuân thủ chính sách quản trị.
Năm 1962, Thông báo về các thông lệ kiểm toán (SAP 33):
3. KSNB về kế toán ảnh hưởng trực tiếp đến thông tin tài chính: kiểm toán viên
cần đánh giá KSNB.
4. KSNB về quản lý liên quan gián tiếp đến thông tin tài chính: kiểm toán viên sẽ
15

không bị buộc phải đánh giá chúng. Yêu cầu công ty kiểm toán giới hạn nghiên cứu
chỉ ở KSNB về kế toán.
Năm 1973, Thông báo về các thông lệ kiểm toán (SAS 1), duyệt xét lại SAP 54
5. Kiểm soát quản lý, không chỉ hạn chế ở kế hoạch tổ chức và các thủ tục, mà
còn bao gồm quá trình ra quyết định cho phép thực hiện nghiệp vụ của nhà quản lý.
Kiểm soát kế toán bao gồm các thủ tục và cách thức tổ chức ghi nhận vào sổ
sách để bảo vệ tài sản, tính đáng tin cậy của số liệu.
Các mục tiêu kiểm soát kế toán (SAS 1)
Các nghiệp vụ thực hiện phù hợp với sự ủy quyền và xét duyệt của Ban giám
đốc.
Các nghiệp vụ được ghi nhận để:
Lập BCTC phù hợp với chuẩn mực kế toán hay các quy định có liên quan.
Thực hiện trách nhiệm báo cáo.
Việc tiếp cận tài sản chỉ được thực hiện khi có sự cho phép của Ban giám đốc.
Các báo cáo về tài sản phải được so sánh với tài sản hiện hữu trong thực tế và
cần có biện pháp xử lý thích hợp đối với các chênh lệch.
Kết luận: Trong suốt giai đoạn hình thành, khái niệm KSNB đã không ngừng
được mở rộng ra khỏi những thủ tục bảo vệ tài sản và ghi chép sổ sách kế toán. Tuy
nhiên, trước khi báo cáo COSO (1992) ra đời, thì KSNB vẫn mới dừng lại như là một
phương tiện phục vụ cho kiểm toán viên trong việc kiểm toán BCTC.
2.1.4.3 Giai đoạn phát triển
Sau vụ bê bối Watergate (1973), vào năm 1977, Luật về chống hối lộ nước ngoài
(Foreign Corrupt practices act) ra đời, điều này nhấn mạnh việc KSNB nhằm ngăn
ngừa những khoản thanh toán bất hợp pháp, lần đầu tiên, khái niệm KSNB được đề
cập trong một văn bản pháp luật.
Năm 1979, SEC bắt buộc các công ty phải báo cáo về hệ thống KSNB đối với
công tác kế toán.
Năm 1985, Thành lập y ban COSO bao gồm: AICPA, AAA, IIA, FEI, IMA.
Năm 1992, Báo cáo COSO được ban hành. KSNB gồm: môi trường kiểm soát,
đánh giá rủi ro, các hoạt động kiểm soát, thông tin và truyền thông, và giám sát. Đặc
điểm nổi bật của báo cáo COSO là một tầm nhìn rộng và mang tính quản trị, trong đó
KSNB không còn chỉ là một vấn đề liên quan đến BCTC mà được mở rộng ra cho các
16

lĩnh vực hoạt động và tuân thủ. COSO đã sử dụng chính thức từ KSNB thay vì KSNB
về kế toán. Báo cáo COSO 1992 gồm có 4 phần:
Phần 1: Tóm tắt dành cho nhà quản lý
Phần này cung cấp một cái nhìn tổng quát về KSNB ở mức độ cao dành riêng
cho các nhà quản lý, giám đốc điều hành, ban giám đốc, các nghị sĩ và cơ quan quản lý
nhà nước.
Phần 2: Khuôn mẫu chung của KSNB
Đây là phần cơ bản nhất của Báo cáo COSO, trong đó có định nghĩa về KSNB,
mô tả các bộ phận hợp thành của KSNB, đưa ra các tiêu chí giúp ban giám đốc, nhà
quản lý và các đối tượng khác đánh giá hệ thống KSNB.
Phần 3: Báo cáo cho bên ngoài
Đây là tài liệu bổ sung, cung cấp hướng dẫn cho các tổ chức cách thức báo cáo
cho các đối tượng bên ngoài về hệ thống KSNB cho mục tiêu BCTC.
Phần 4: Công cụ đánh giá hệ thống KSNB
Đưa ra các hướng dẫn, gợi ý rất thiết thực cho việc đánh giá hệ thống KSNB.
AICPA không sử dụng từ kiểm soát kế toán và kiểm soát quản lý.
SAS 55, 4.1988 “Xem xét KSNB trong kiểm toán BCTC” đưa ra ba nhân tố của
KSNB là môi trường kiểm soát, hệ thống kế toán và các thủ tục kiểm soát.
2.1.3.4 Giai đoạn hiện đại
Phát triển theo hướng công nghệ thông tin: Năm 1996, CoBIT do ISACA ban
hành. CoBIT nhấn mạnh đến kiểm soát trong môi trường tin học (CIS –Computer
Information System), bao gồm những lĩnh vực hoạch định và tổ chức, mua và triển
khai, phân phối và hỗ trợ, giám sát.
Phát triển theo hướng kiểm toán độc lập:
SAS 78 (1995): Xem xét KSNB trong kiểm toán BCTC (điều chỉnh SAS 55).
Các định nghĩa, nhân tố của KSNB trong báo cáo COSO (1992) đã được đưa vào
chuẩn mực này.
SAS 94 (2001): Ảnh hưởng của công nghệ thông tin đến việc xem xét KSNB
trong kiểm toán BCTC.
ISA 315: Hiểu biết về tình hình kinh doanh, môi trường hoạt động đơn vị và
đánh giá rủi ro các sai sót trọng yếu, định nghĩa KSNB dựa trên định nghĩa của COSO
1992. Các nhân tố cấu thành KSNB dựa trên Báo cáo COSO 1992.
17

ISA 265 thông báo về những khiếm khuyết của KSNB đã xác định việc quan
tâm của kiểm toán viên và thông báo về khiếm khuyết KSNB phát hiện.
Phát triển theo hướng kiểm toán nội bộ: Hiệp hội kiểm toán viên nội bộ (IIA)
định nghĩa các mục tiêu của KSNB bao gồm: Độ tin cậy và tính trung thực của thông
tin; Tuân thủ các chính sách, kế hoạch, thủ tục, luật pháp và quy định; Bảo vệ tài sản;
Sử dụng hiệu quả và kinh tế các nguồn lực; Hoàn thành các mục đích và mục tiêu cho
các hoạt động hoặc chương trình.
Phát triển theo hướng chuyên sâu vào những ngành nghề cụ thể: Báo cáo Basel
(1998) của y ban Basel về giám sát ngân hàng, các nhân tố của KSNB: Sự giám sát
của nhà quản lý và văn hóa kiểm soát; Ghi nhận và đánh giá rủi ro; Các hoạt động
kiểm soát và phân chia trách nhiệm; Thông tin và truyền thông; Giám sát và điều
chỉnh sai sót.
Hướng dẫn về giám sát hệ thống KSNB: Dựa trên khuôn mẫu COSO 1992 giúp
các tổ chức giám sát chất lượng của chính hệ thống KSNB của họ.
Phát triển về phía quản trị: Năm 2001, Hệ thống quản trị rủi ro doanh nghiệp
(ERM - Enterprise Risk Management Framework) hình thành trên cơ sở Báo cáo
COSO 1992, ban hành 2004. ERM gồm 8 nhân tố: Môi trường nội bộ, thiết lập mục
tiêu, nhận diện sự kiện, đánh giá rủi ro, đối phó rủi ro, các hoạt động kiểm soát, thông
tin truyền thông và giám sát.
Phát triển cho DN nhỏ: Cách thức áp dụng KSNB trong các công ty cổ phần đại
chúng nhỏ (smaller publicly traded companies) được ban hành năm 2006.
Năm 2013, cập nhật khuôn mẫu COSO 2013 đưa ra nguyên tắc tiếp cận mới cho
nhà quản lý với năm thành phần cơ bản và 17 nguyên tắc, thông qua đó nhà quản lý sẽ
thiết kế và thực thi hệ thống KSNB tại đơn vị mình trong điều kiện mới.
Như vậy, báo cáo COSO 1992 là tài liệu đầu tiên trên thế giới nghiên cứu và
định nghĩa về KSNB một cách đầy đủ và có hệ thống. Đặc điểm nổi bật là tầm nhìn
rộng, mang tính quản trị, đề cập các vấn đề liên quan BCTC, hoạt động và tuân thủ.
Tuy nó chưa thật sự hoàn chỉnh nhưng tạo lập một cơ sở lý thuyết rất cơ bản về
KSNB. Để phù hợp với tình hình kinh tế hiện nay, tác giả đã chọn báo cáo COSO
2013 làm cơ sở lý luận của đề tài.
Các báo cáo KSNB của các quốc gia: COSO (Hoa Kỳ) (1992&2013); COCO
(Canada) (1995); ACFE (Hoa KỲ) (1998); TURNBULL (Anh) (1999); MBNQA
18

(Nhật).
2.1.5 Báo cáo COSO 2013
2.1.5.1 Lý do cập nhật Báo cáo COSO 2013
Sau 21 năm kể từ khi y ban COSO ban hành báo cáo COSO 1992, môi trường
kinh doanh đã có nhiều thay đổi như sự toàn cầu hóa nền kinh tế diễn ra trên diện
rộng, công nghệ thông tin ngày càng phát triển… đã ảnh hưởng đến cách thức kinh
doanh, nhận diện, đánh giá và ứng phó rủi ro của doanh nghiêp. Việc toàn cầu hóa nền
kinh tế thế giới, đã đưa đến yêu cầu cao về tính minh bạch thông tin. Chính vì vậy, vào
năm 2013, y ban COSO đã cập nhật và cải tiến báo cáo ban hành 1992 nhằm gia tăng
sự dễ hiểu, rõ ràng và dễ áp dụng vào thực tế. Mục tiêu của y ban COSO 2013 là
thiết lập các khuôn mẫu và đưa ra các hướng dẫn về quản trị rủi ro, KSNB và biện
pháp để giảm thiểu gian lận, từ đó giúp cải thiện hiệu quả hoạt động cũng như tăng
cường sự giám sát của tổ chức.
2.1.5.2 Mục tiêu của Báo cáo COSO 2013
So với Báo cáo COSO 1992, Báo cáo COSO 2013 vẫn đưa ra ba mục tiêu cơ
bản mà hệ thống KSNB cần hướng đến đó là: mục tiêu hoạt động, mục tiêu BCTC,
mục tiêu tuân thủ. Tuy nhiên, ở mục tiêu BCTC, Báo cáo COSO 2013 nhấn mạnh
đến BCTC cho người bên ngoài.
2.1.5.3 Nội dung của Báo cáo COSO (2013) gồm 4 phần
Phần 1: Tóm tắt cho nhà điều hành (Executive Summary)
Trình bày tóm lược những nội dung của Khuôn mẫu KSNB (Framework) giành
cho Giám đốc điều hành, thành viên ban quản trị và các vị trí quản lý cấp cao khác.
Phần 2: Khuôn mẫu KSNB và phụ lục
Trình bày chi tiết khuôn mẫu KSNB bao gồm: định nghĩa KSNB, đưa ra những
yêu cầu của một hệ thống KSNB hữu hiệu gồm các bộ phận cấu thành hệ thống KSNB
và các nguyên tắc KNSB, cung cấp định hướng cho nhà quản lý ở mọi cấp trong đơn
vị biết các thiết kế, thực hiện và đánh giá tính hữu hiệu của hệ thống KSNB.
Khuôn mẫu KSNB là nội dung chính yếu nhất của Báo cáo COSO 2013. Phần
phụ lục cung cấp thêm thông tin tham khảo bao gồm: Từ điển thuật ngữ, các lưu ý cho
doanh nghiệp nhỏ và tóm tắt những thay đổi của Báo cáo COSO 2013 so với báo cáo
1992 (Phụ lục không được coi là một phần của Khuôn mẫu).
Phần 3: Công cụ đánh giá tính hữu hiệu của KSNB
19

Phần này cung cấp các mẫu biểu (templates) và những ví dụ thực tế để hỗ trợ nhà
quản lý trong việc áp dụng khuông mẫu KSNB đặc biệt là khi đánh giá tính hữu hiệu
của KSNB.
Phần 4: KSNB cho việc lập báo cáo tài chính cho bên ngoài
Phần này cung cấp phương pháp và ví dụ thực tế về việc áp dụng những yêu cầu
của KSNB (bao gồm các bộ phận và các nguyên tắc KSNB) vào việc chuẩn bị các báo
cáo tài chính cho bên ngoài.
Theo COSO 2013, khuôn khổ chung của KSNB là nội dung quan trọng nhất, đã
đưa ra định nghĩa về KSNB và tiêu chí về các bộ phận hợp thành một hệ thống KSNB.
COSO 2013 không chỉ phục vụ cho công tác tài chính, kế toán mà còn mở rộng đối
với phạm vi toàn doanh nghiệp (điều chỉnh 7 quan điểm cơ bản và đưa ra 17 nguyên
tắc mở rộng theo mô hình kết cấu bởi 5 thành phần cấu thành KSNB dựa theo COSO
1992).
2.1.4.4 Các thành phần cấu thành hệ thống KSNB theo COSO (2013)
Trong khuôn mẫu báo cáo COSO 2013, hệ thống KSNB có 5 thành tố và 17
nguyên tắc nhằm giúp nhà quản lý dễ dàng hơn trong việc thiết lập hệ thống
KSNB.

Hình 2.1 Mô hình mối quan hệ giữa mục tiêu và các thành tố
(Nguồn: COSO 2013. Internal Control – Integrated Framework Executive Summary)
20

1. Thực hiện cam kết nhằm đảm bảo chính trị và giá trị
đạo đức
Môi trường kiểm soát 2. Thực hiện trách nhiệm tổng thể
3. Thiết lập cấu trúc, quyền lực và trách nhiệm
4. Thực hiện cam kết về năng lực
5. Đảm bảo trách nhiệm giải trình
6. Các mục tiêu phù hợp và cụ thể
Đá á rủi ro 7. Xác định và phân tích rủi ro
8. Đánh giá rủi ro gian lận
9. Xác định và phân tích các thay đổi quan trọng
10. Lựa chọn và phát triển các hoạt động kiểm soát
Hoạt động kiểm soát 11. Lưa chọn và phát triển các kiểm soát chung đối với
công nghệ
12. Ứng dụng chính xác và thủ tục
13. Sử dụng thông tin phù hợp
Thông tin truyền thông 14. Truyền thông nội bộ
15. Truyền thông bên ngoài đơn vị

Hoạt động giám sát 16. Thực hiện đánh giá liên tục và cách biệt
17. Đánh giá và tính truyền thông giữa các nội dung
Hình 2.2 Bộ 17 nguyên tắc của COSO 2013
(Nguồn: COSO 2013. Internal Control – Integrated Framework Executive Summary)
a. Môi trường kiểm soát
Môi trường kiểm soát là nền tảng ý thức, là văn hóa của tổ chức tác động đến
ý thức kiểm soát của toàn bộ thành viên trong tổ chức. Môi trường kiểm soát là nền
tảng cho bốn bộ phận còn lại của hệ thống KSNB nhằm xây dựng những nguyên tắc và
cơ cấu hoạt động phù hợp.
Môi trường kiểm soát được thể hiện thông qua tính kỷ luật, cơ cấu tổ chức, giá
trị đạo đức, tính trung thực, triết lý quản lý, phong cách điều hành. Môi trường kiểm
soát ảnh hưởng đến cách thức kinh doanh của một tổ chức, đến các mục tiêu được thiết
lập, đến các bộ phận còn lại của hệ thống KSNB. Điều này không chỉ đúng trong giai
đoạn thiết kế mà cả trong hoạt động hàng ngày của DN. Các nhân tố trong môi trường
kiểm soát nêu trên đều quan trọng, nhưng mức độ quan trọng của mỗi nhân tố tùy
thuộc vào từng DN. Theo COSO 2013, Môi trường kiểm soát gồm các nguyên tắc sau:
Nguyên tắc 1: Đơn vị chứng minh các cam kết về tính trung thực và giá trị đạo
đức. Điều này thể hiện rằng người quản lý phải chứng tỏ đơn vị quan tâm đến tính
21

trung thực và giá trị đạo đức.


Nguyên tắc 2: Hội đồng quản trị phải chứng tỏ sự độc lập với người quản lý
và đảm nhiệm chức năng giám sát việc thiết kế và vận hành hệ thống KSNB.
Nguyên tắc 3: Nhà quản lý dưới sự giám sát của Hội đồng quản trị cần thiết
lập cơ cấu tổ chức, các loại báo cáo, phân định trách nhiệm và quyền hạn nhằm đạt
được mục tiêu của đơn vị.
Nguyên tắc 4: Đơn vị phải chứng tỏ sự cam kết về việc sử dụng nhân viên có
năng lực thông qua tuyển dụng, duy trì và phát triển nguồn nhân lực phù hợp với mục
tiêu của đơn vị.
Nguyên tắc 5: Đơn vị cần yêu cầu các cá nhân chịu trách nhiệm báo cáo về
trách nhiệm của họ trong việc đáp ứng các mục tiêu của tổ chức.
b. Đánh giá rủi ro
Đánh giá rủi ro là quá trình nhận dạng và phân tích những rủi ro ảnh hưởng
đến việc đạt được mục tiêu, từ đó có thể quản trị được rủi ro. Mỗi đơn vị luôn phải đối
phó với hàng loạt rủi ro từ bên trong lẫn bên ngoài. Điều kiện tiên quyết để đánh giá
rủi ro là thiết lập mục tiêu. Mục tiêu phải được thiết lập ở các mức độ khác nhau và
phải nhất quán. Do điều kiện kinh tế, đặc điểm và hoạt động kinh doanh, những quy
định luôn thay đổi, nên cơ chế nhận dạng và đối phó rủi ro phải liên kết với sự thay đổi
này. Tất cả các đơn vị, bất kể quy mô, cấu trúc... đều phát sinh rủi ro ở tất cả các mức
độ. Rủi ro ảnh hưởng đến sự tồn tại của mỗi công ty, nó cũng ảnh hưởng đến sự thành
công, tình hình tài chính, hình ảnh của đơn vị. Không có cách nào để triệt tiêu rủi ro vì
vậy nhà quản lý phải quyết định một cách thận trọng mức rủi ro như thế nào là có thể
chấp nhận được và cố gắng duy trì rủi ro ở mức cho phép. Theo COSO 2013, đánh giá
rủi ro gồm các nguyên tắc sau:
Nguyên tắc 6: Đơn vị phải thiết lập mục tiêu rõ ràng và đầy đủ để nhận diện
và đánh giá rủi ro phát sinh trong việc đạt được mục tiêu của đơn vị. Các mục tiêu đơn
vị thường thiết lập bao gồm: mục tiêu hoạt động, mục tiêu BCTC và phi tài chính cho
người bên ngoài và bên trong DN, mục tiêu tuân thủ.
Nguyên tắc 7: Đơn vị phải nhận diện rủi ro trong việc đạt được mục tiêu của
đơn vị, tiến hành phân tích rủi ro để xác định rủi ro cần được quản trị.
Nguyên tắc 8: Đơn vị cần xem xét các loại gian lận tiềm tàng khi đánh giá rủi
ro không đạt được mục tiêu của đơn vị.
22

Nguyên tắc 9: Đơn vị cần xác định và đánh giá những thay đổi của môi trường
ảnh hưởng đến hệ thống KSNB. Các thay đổi bao gồm thay đổi từ môi trường bên
ngoài (kinh tế, chính trị....), thay đổi từ cách thức kinh doanh (loại hình kinh doanh
mới, kỹ thuật mới....), thay đổi từ cách thức quản lý, từ thái độ và triết lý của người
quản lý về hệ thống KSNB.
c. Hoạt động kiểm soát
Hoạt động kiểm soát là tập hợp các chính sách và thủ tục đảm bảo cho các chỉ
thị của nhà quản lý được thực hiện, là các hành động cần thiết thực hiện để đối phó với
rủi ro đe dọa đến việc đạt được mục tiêu của tổ chức. Hoạt động kiểm soát tồn tại ở
mọi bộ phận và mọi cấp độ tổ chức trong một đơn vị. Mọi hoạt động kiểm soát đều
bao gồm hai nhân tố là:
+ Chính sách kiểm soát: Là những nguyên tắc cần làm, là cơ sở cho việc thực
hiện các thủ tục kiểm soát. Chính sách kiểm soát có thể được tài liệu hóa đầy đủ và có
hệ thống hoặc được lưu hành theo kiểu truyền miệng.
+ Thủ tục kiểm soát: Là những quy định cụ thể để thực thi chính sách kiểm
soát. Một thủ tục sẽ không có tác dụng nếu áp dụng một cách máy móc mà không tập
trung vào những yêu cầu nhà quản lý đã đề ra thông qua các chính sách. Việc thiết lập
các thủ tục kiểm soát cần phải cân đối mối quan hệ giữa lợi ích và chi phí, cân đối giữa
hoạt động kiểm soát và rủi ro phát sinh.
Theo COSO 2013, Hoạt động kiểm soát gồm những nguyên tắc sau:
Nguyên tắc 10: Đơn vị phải lựa chọn, thiết lập các hoạt động kiểm soát để góp
phần hạn chế các rủi ro giúp đơn vị đạt mục tiêu trong giới hạn chấp nhận được.
Nguyên tắc 11: Đơn vị lựa chọn và phát triển hoạt động kiểm soát chung với
công nghệ hiện đại để hỗ trợ sự thành công cho việc đạt được các mục tiêu của đơn vị.
Nguyên tắc 12: Đơn vị triển khai hoạt động kiểm soát thông qua nội dung các
chính sách đã được thiết lập và triển khai thành các thủ tục.
d. Thông tin và truyền thông
Thông tin và truyền thông là điều kiện không thể thiếu cho việc thiết lập, duy
trì và nâng cao năng lực kiểm soát trong đơn vị, thông qua việc hình thành các báo cáo
để cung cấp thông tin về hoạt động, tài chính và sự tuân thủ, bao gồm cả bên trong lẫn
bên ngoài đơn vị. Mọi bộ phận và cá nhân trong đơn vị đều phải có những thông tin
cần thiết giúp thực hiện trách nhiệm của mình. Vì vậy những thông tin cần phải được
23

xác định, thu thập và truyền đạt tới những cá nhân, bộ phận có liên quan một cách kịp
thời và chính xác.
Hệ thống thông tin của đơn vị tạo ra các báo cáo, trong đó chứa đựng những
thông tin về tài chính, hoạt động hay tuân thủ, giúp cho nhà quản lý điều hành và kiểm
soát DN. Các thông tin dù có nguồn gốc bên trong hay bên ngoài đơn vị, các thông tin
tài chính hay phi tài chính đều cần thiết cho cả ba mục tiêu của đơn vị. Thông tin phải
được truyền đạt, phổ biến trong toàn tổ chức, thông điệp từ quản lý phải được cung
cấp một cách kịp thời tới mọi nhân viên.
Truyền thông là một phần của hệ thống thông tin nhưng được nêu ra để nhấn
mạnh vai trò của việc truyền đạt thông tin. Liên quan đến vấn đề này cần lưu ý những
khía cạnh sau:
+ Trách nhiệm của mỗi cá nhân rõ ràng, tiếp nhận đầy đủ và chính xác chỉ thị
của cấp trên. Truyền thông giúp cho mỗi cá nhân trong DN hiểu rõ công việc của mình
cũng như ảnh hưởng của nó đến cá nhân khác.
+ Các thông tin từ bên ngoài (như khách hàng, nhà cung cấp…) cũng phải
được ghi nhận một cách trung thực và đầy đủ nhờ đó đơn vị mới có thể phản ứng kịp
thời. Các thông tin bên ngoài (nhà nước, cổ đông) cũng cần được truyền đạt kịp thời,
đảm bảo thực hiện đúng yêu cầu của pháp luật. Trong hệ thống thông tin, hệ thống
thông tin kế toán là một phân hệ rất quan trọng, đầu vào của hệ thống là các sự kiện
kinh tế được biểu hiện dưới dạng nghiệp vụ kế toán, đầu ra của hệ thống là các báo cáo
kế toán, những báo cáo này có tính chất quan trọng trong việc tuân thủ quy định của
pháp luật cũng như việc ra quyết định của nhà quản trị DN. Nhằm đáp ứng yêu cầu của
các đối tượng sử dụng, các mục tiêu của hệ thống thông tin cần đạt được như sau:
+ Xác định và ghi chép tất cả các nghiệp vụ có thật.
+ Diễn giải nghiệp vụ một cách chi tiết, đầy đủ để cho phép phân loại đúng
đắn nghiệp vụ.
+ Đo lường giá trị của các nghiệp vụ để ghi chép đúng giá trị.
+ Xác định đúng thời gian của nghiệp vụ kinh tế đã xảy ra để ghi chép đúng
Kỳ.
+ Trình bày đúng đắn và cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết trên BCTC.
Theo COSO 2013, Thông tin và truyền thông gồm các nguyên tắc sau:
Nguyên tắc 13: Đơn vị thu thập, truyền đạt và sử dụng thông tin thích hợp, có
24

chất lượng để hỗ trợ những bộ phận khác thuộc hệ thống KSNB.


Nguyên tắc 14: Đơn vị cần truyền đạt trong nội bộ những thông tin cần thiết
nhằm hỗ trợ chức năng kiểm soát.
Nguyên tắc 15: Đơn vị cần truyền đạt cho các bên liên quan, các đối tượng
bên ngoài những vấn đề liên quan đến hoạt động KSNB như cổ đông, chủ sở hữu,
khách hàng, nhà cung cấp.
e. Giám sát
Giám sát là quá trình đánh giá chất lượng của hệ thống KSNB theo thời gian.
Giám sát bao gồm giám sát thường xuyên và giám sát định kỳ. Thông thường, cần kết
hợp cả giám sát thường xuyên và giám sát định kỳ mới đảm bảo tính hữu hiệu của hệ
thống KSNB. Việc giám sát thường xuyên được thực hiện đồng thời trong các hoạt
động hàng ngày của đơn vị, bao gồm các hoạt động giám sát, quản lý thường nhật và
các hoạt động khác. Phạm vi và mức độ thường xuyên của việc giám sát định kỳ phụ
thuộc chủ yếu vào việc đánh giá rủi ro và sự hữu hiệu của các hoạt động giám sát
thường xuyên. Qua giám sát, các khiếm khuyết của hệ thống KSNB cần được báo cáo
lên cấp trên và nếu là những vấn đề quan trọng hơn sẽ báo cáo cho ban giám đốc hay
hội đồng quản trị.
Mục tiêu chính của việc giám sát là nhằm đảm bảo hệ thống KSNB luôn hoạt
động hữu hiệu do vậy cần giám sát tất cả các hoạt động trong đơn vị và đôi khi còn áp
dụng cho các đối tượng bên ngoài đơn vị như nhà cung cấp, khách hàng...
Nếu hoạt động giám sát thường xuyên càng hữu hiệu thì giám sát định kỳ sẽ
giảm đi. Việc tổ chức giám sát định kỳ hoàn toàn là do xét đoán của người quản lý, số
lần giám sát định kỳ được dựa trên các yếu tố như: bản chất và mức độ của các thay
đổi và những rủi ro, năng lực và kinh nghiệm của người thực hiện kiểm soát, kết quả
của các hoạt động giám sát thường xuyên.
Giám sát thường xuyên được thực hiện ngay trong các hoạt động thường ngày
và được lặp đi lặp lại, do vậy sẽ hiệu quả hơn so với giám sát định kỳ.
Giám sát định kỳ được tiến hành định kỳ, và tần số giám sát sẽ thay đổi kết
quả của đánh giá rủi ro, của hiệu quả kinh doanh, của sự cân nhắc trong quản lý. Theo
COSO 2013, Giám sát gồm những nguyên tắc sau:
Nguyên tắc 16: Đơn vị phải lựa chọn, triển khai và thực hiện việc đánh giá
liên tục hoặc định kỳ để biết chắc rằng liệu những bộ phận của hệ thống KSNB có hiện
25

hữu và đang vận hành đúng.


Nguyên tắc 17: Đơn vị phải đánh giá và thông báo những yếu kém của hệ
thống KSNB kịp thời cho các đối tượng có trách nhiệm bao gồm nhà quản lý và hội
đồng quản trị để có những biện pháp khắc phục.
Tóm lại, trên đây là 5 thành phần cơ bản, mười bảy nguyên tắc và thuộc tính
của các thành phần cơ bản trong hệ thống KSNB. KSNB không phải là một chuỗi quá
trình nối tiếp, mà đó là một quá trình lặp đi lặp lại, đa chiều mỗi thành phần có thể tác
động qua lại lẫn nhau.
2.2 N ữ lợ íc và ạ c ế t ềm tà của ệ t ố NB
2.2.1 N ữ lợ íc của ệ t ố NB
Bất kỳ một DN nào trong quá trình hoạt động cũng tồn tại những xung đột quyền
lợi giữa những người sử dụng lao động và người lao động. Chính vì điều này mà nhiều
lúc người lao động chỉ chú tâm vào quyền lợi của riêng mình cố tình vi phạm hoặc có
những hành vi gian lận làm ảnh hưởng đến quyền lợi chung của tổ chức. KSNB sẽ
giúp nhà quản trị giảm thiểu được những rủi ro thông qua việc phân quyền, ủy nhiệm,
giao việc cho cấp dưới một cách chính xác, khoa học chứ không phải chỉ dựa trên sự
tin tưởng cảm tính. Một hệ thống KSNB vững mạnh và hữu hiệu sẽ đem lại cho tổ
chức các lợi ích như:
+ Giảm bớt nguy cơ tiềm ẩn trong quá trình sản xuất kinh doanh như sai sót vô
tình gây thiệt hại, rủi ro làm chậm kế hoạch, tăng chi phí, bảo vệ tài sản khỏi bị hư
hỏng, mất mát bởi hao hụt, gian lận, lừa gạt, trộm cắp.
+ Đảm bảo tính chính xác và đúng theo quy định của các số liệu kế toán và
BCTC.
Tạo ra cơ chế vận hành minh bạch và hiệu quả trong công tác quản lý điều
hành.
+ Đảm bảo mọi thành viên tuân thủ nội quy, quy chế, quy trình hoạt động của tổ
chức cũng như các quy định của pháp luật.
+ Đảm bảo tổ chức hoạt động hiệu quả, sử dụng tối ưu các nguồn lực và đạt được
mục tiêu đặt ra là bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư, cổ đông và gây dựng lòng tin đối
với họ đặc biệt là với những công ty đại chúng.
Khi DN phát triển thì lợi ích của một hệ thống KSNB cũng trở nên to lớn vì khi
đó hệ thống KSNB sẽ hỗ trợ thật tốt cho người quản lý khi họ gặp khó khăn trong việc
26

giám sát và kiểm soát các rủi ro làm ảnh hưởng đến việc thực hiện các mục tiêu của
DN.
Như vậy, một hệ thống KSNB vững mạnh là một nhân tố của hệ thống quản trị
DN vững mạnh và điều này rất quan trọng đối với DN khi thu hút các nhà đầu tư bên
ngoài.
2.2.2 N ữ ạ c ế của ệ t ố NB
Mặc dù có những lợi ích nhất định, tuy nhiên hệ thống KSNB cũng còn những
hạn chế. Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam 315 đã nêu ra những hạn chế tiềm tàng của
hệ thống KSNB như sau:
Kiểm soát nội bộ, dù hiệu quả đến mức nào, cũng chỉ có thể cung cấp cho đơn vị
một sự đảm bảo hợp lý để đạt được mục tiêu lập và trình bày báo cáo tài chính của đơn
vị. Khả năng đạt được mục tiêu chịu ảnh hưởng bởi những hạn chế vốn có của kiểm
soát nội bộ. Các hạn chế này bao gồm việc con người có thể có sai lầm khi đưa ra
quyết định và sự thất bại của kiểm soát nội bộ có thể xảy ra do sai sót của con người,
ví dụ có thể có sai sót trong việc thiết kế hoặc thay đổi một kiểm soát. Tương tự, một
kiểm soát có thể hoạt động không hiệu quả, như thông tin thu thập phục vụ việc kiểm
soát nội bộ không được sử dụng hợp lý do người chịu trách nhiệm rà soát thông tin này
không hiểu rõ mục đích của thông tin hoặc không có những hành động phù hợp.
Ngoài ra, các kiểm soát có thể bị vô hiệu hóa do sự thông đồng của hai hay nhiều
người hoặc bị Ban Giám đốc khống chế. Ví dụ, Ban Giám đốc có thể có các “thỏa
thuận phụ” với khách hàng nhằm thay đổi các điều khoản trong hợp đồng bán hàng
mẫu của đơn vị, dẫn đến việc ghi nhận doanh thu không chính xác. Cũng như vậy,
chức năng của phần mềm máy tính giúp phát hiện và báo cáo về các giao dịch vượt
hạn mức tín dụng cho phép có thể bị khống chế hoặc vô hiệu hóa.
Bên cạnh đó, khi thiết kế và thực hiện các kiểm soát, Ban Giám đốc có thể thay
vì thực hiện các xét đoán về phạm vi, mức độ các kiểm soát chính xác và hợp lý thì
Ban Giám đốc lại lựa chọn thực hiện phạm vi, mức độ rủi ro mà theo họ là chấp nhận
được.
Tóm lại, chính những hạn chế tiềm tàng nêu trên là nguyên nhân khiến cho
KSNB không thể đảm bảo tuyệt đối. Hệ thống KSNB dù được thiết kế và hoạt động tốt
đến đâu cũng chỉ cung cấp một sự đảm bảo hợp lý cho nhà quản lý để đạt được các
mục tiêu cho DN. Tất cả các hệ thống KSNB đều chứa đựng những hạn chế tiềm tàng
27

vốn có của nó.


2.3 Tí ữ ệ của ệ t ố NB
2.3.1 Tí ữ ệ
Theo từ điển Tiếng Việt, tính hữu hiệu có nghĩa là có hiệu lực, có hiệu quả, trái
với vô hiệu (Từ điển Tiếng Việt, 2012).
Hữu hiệu là mức độ hoàn thành nhiệm vụ hay mục tiêu, còn hiệu quả được tính
bằng cách so sánh giữa kết quả đạt được với chi phí bỏ ra (Business dictionary).
Tính hữu hiệu là một khái niệm được xác định hướng đến việc đánh giá mức độ
thực hiện các mục tiêu, mục đích đã được định trước cho một hoạt động hoặc một
chương trình đã được thực hiện (đạt được kết quả thoả đáng từ việc sử dụng các nguồn
lực và các hoạt động của tổ chức). Vì vậy, điểm quan trọng trong đánh giá tính hữu
hiệu là phải xem xét giữa kết quả mong đợi trong kế hoạch với kết quả thực tế qua
hoạt động. Mỗi nhà nghiên cứu khác nhau, với những hệ thống đánh giá khác nhau thì
sẽ có những quan điểm riêng của mình về tính hữu hiệu, nhưng điểm chung trong quan
điểm của họ chính là việc hoàn thành mục tiêu hay là những hoạt động để đáp ứng
được mục tiêu.
2.3.2 Tí ữ ệ của ệ t ố NB
Theo báo cáo COSO 1992, tính hữu hiệu của hệ thống KSNB được xem như
“một trạng thái hay điều kiện của quá trình có hiệu lực tại một thời điểm”. Để kết luận
hệ thống KSNB có hữu hiệu hay không là một nhận định mang tính chủ quan, thông
qua việc đánh giá các bộ phận cấu thành hệ thống KSNB, cùng với đó là chương trình
được thiết kế để đánh giá phù hợp với từng trường hợp cụ thể.
Trên nền tảng báo cáo của COSO, nghiên cứu của Amudo và Inanga (2009),
Sultana và Haque (2011) cho rằng hệ thống KSNB hữu hiệu khi nó đạt được ba mục
tiêu sau đây:
- Các hoạt động đạt được hiệu quả và hiệu năng.
- Báo cáo tài chính đáng tin cậy.
- Pháp luật và các quy định được tuân thủ.
COSO 2013 đã liệt kê 3 loại mục tiêu (COSO 1992 cũng tương tự), tính hữu hiệu
của một hệ thống KSNB có thể được xem xét theo một trong ba nhóm mục tiêu khác
nhau nếu Hội đồng quản trị và nhà quản lý đảm bảo hợp lý rằng:
Mục tiêu hoạt động: Liên quan đến tính hữu hiệu và hiệu quả hoạt động của tổ
28

chức, bao gồm các mục tiêu về hoạt động và tài chính, và bảo vệ tài sản chống mất mát
(Trong báo cáo COSO 1992, mục tiêu hoạt động được giới hạn ở chỗ sử dụng có hiệu
quả và hiệu quả các nguồn lực của tổ chức).
Mục tiêu báo cáo: Mục tiêu này liên quan đến BCTC và phi tài chính trong và
ngoài nước cho các bên liên quan, bao gồm độ tin cậy, tính kịp thời, minh bạch, hoặc
các điều khoản khác được thành lập bởi các nhà quản lý, người thiết lập tiêu chuẩn
hoặc các chính sách của tổ chức (Trong báo cáo COSO 1992, mục tiêu báo cáo được
gọi là mục tiêu BCTC liên quan đến việc lập các BCTC đáng tin cậy).
Mục tiêu tuân thủ: liên quan đến các luật và quy định mà tổ chức phải tuân theo,
liên quan đến sự tuân thủ pháp luật, các luật và quy định hiện hành.
2.3.3 Các t ê c í đá á tí ữ ệ của ệ t ố NB
Hệ thống KSNB của các tổ chức khác nhau được vận hành với các mức độ hữu
hiệu khác nhau. Tương tự như thế, một hệ thống KSNB cụ thể của một tổ chức cũng sẽ
vận hành với mức độ hữu hiệu khác nhau ở những thời điểm khác nhau.
Báo cáo của COSO (2013) cho rằng, hệ thống KSNB hữu hiệu (xét ở một thời
điểm xác định) nếu Hội đồng quản trị và nhà quản lý đảm bảo hợp lý đạt được 3 tiêu
chí sau đây:
- Họ hiểu rõ mục tiêu hoạt động của tổ chức đạt được ở mức độ nào.
- BCTC đang được lập và trình bày một cách đáng tin cậy
- Pháp luật và các quy định được tuân thủ.
Như vậy, nếu KSNB là một quá trình thì tính hữu hiệu của KSNB lại là một trạng
thái của quá trình đó tại một thời điểm nhất định. Việc đánh giá hữu hiệu của KSNB là
mang tính xét đoán. Bên cạnh đó, để đánh giá KSNB là hữu hiệu (nói chung), ngoài 3
tiêu chí trên, còn cần phải đánh giá thêm tính hữu hiệu của năm bộ phận cấu thành của
hệ thống KSNB.
Theo Báo cáo COSO 2013 để đánh giá một hệ thống KSNB là hữu hiệu thì ngoài
việc đánh giá hệ thống này đảm bảo ở mức độ hợp lý đã giúp tổ chức đạt được 3 mục
tiêu: mục tiêu hoạt động, mục tiêu tài chính và mục tiêu tuân thủ thì cần phải đánh giá
thêm năm bộ phận cấu thành, 17 nguyên tắc của hệ thống KSNB có hiện hữu hay
không? Nếu có, thì chúng đang hoạt động hữu hiệu.
Vậy 5 bộ phận cấu thành của một hệ thống KSNB cũng chính là tiêu chí để đánh
giá tính hữu hiệu của hệ thống KSNB đó. Tuy nhiên 5 tiêu chí trên cần được thỏa mãn
29

khi đánh giá tính hữu hiệu của hệ thống KSNB thì điều này không có nghĩa là mỗi bộ
phận hợp thành của hệ thống KSNB đều phải hoạt động y hệt nhau hoặc cùng mức độ
tại các tổ chức khác nhau. Lý do nêu ra trong Báo cáo COSO là:
- Có sự bù trừ tự nhiên giữa các bộ phận của hệ thống KSNB. KSNB phục vụ
cho nhiều mục đích vì vậy việc kiểm soát ở bộ phận này có thể phục vụ cho yêu cầu
kiểm soát ở bộ phận kia.
- Để đối phó với một rủi ro cụ thể, nhà quản lý có thể đề ra nhiều mức độ kiểm
soát khác nhau ở các bộ phận khác nhau. Các nhân tố này sẽ làm cho 5 tiêu chí trên
được thỏa mãn mà không nhất thiết phải có sự đồng nhất về mức độ hoạt động của các
bộ phận.
Năm bộ phận cấu thành hệ thống KSNB và năm tiêu chí trên áp dụng cho toàn bộ
hệ thống KSNB hoặc cho một hoặc một số nhóm mục tiêu. Khi xem xét một trong ba
nhóm mục tiêu, chẳng hạn KSNB đối với việc lập BCTC thì cả 5 tiêu chí nêu trên đều
phải được thỏa mãn để giúp chúng ta đưa ra nhận xét rằng KSNB đối với việc lập
BCTC là hữu hiệu.
Kế thừa báo cáo của COSO, trong các nghiên cứu của Millichamp (2002),
Amudo và Inanga (2009), Ofori (2011), Dougles (2011), Sultana và Haque (2011),
Gamage & Kevin Low Lock và Fernando (2014), các tác giả đã cho rằng một hệ thống
KSNB đạt được tính hữu hiệu khi nó đạt được ba mục tiêu sau:
- Các hoạt động đạt được hiệu quả và hiệu năng
- Báo cáo tài chính đạt được độ tin cậy
- Tuân thủ pháp luật và các quy định
Đây chính là thang đo tính hữu hiệu mà tác giả sẽ kế thừa và sử dụng trong
nghiên cứu của mình khi đánh giá tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại Công ty CP
SXKD Vật tư và Thuốc Thú y.
2.4 á ệm c về tập đoà k tế
Theo cuốn từ điển Businness English của Longman “Tập đoàn kinh tế là một tổ
hợp các công ty độc lập về mặt pháp lý nhưng tạo thành một tập đoàn gồm một công
ty mẹ và một hay nhiều công ty hay chi nhánh góp vốn cổ phần chịu sự kiểm soát của
công ty mẹ”.
Theo cuốn từ điển kinh tế của Nhật Bản, tập đoàn (keiretsu) “Tập đoàn là tổ hợp
các doanh nghiệp độc lập về mặt pháp lý nắm giữ cổ phần của nhau và thiết lập được
30

mối quan hệ mật thiết về nguồn vốn, nguồn nhân lực, công nghệ, cung ứng nguyên vật
liệu và tiêu thụ sản phẩm”
Theo một số nước như Hà Lan, Anh, Đan Mạch cho rằng “Tập đoàn kinh tế là sự
liên kết giữa nhiều chủ thể kinh tế có chung lợi ích, có mối quan hệ sở hữu và khế ước
với nhau, cùng tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh trong một hoặc nhiều nghành
nghề, nhiều lĩnh vực kinh tế.
Ở Hàn quốc, tập đoàn (chaebol) được sử dụng để chỉ một liên kết gồm nhiều
công ty hình thành quanh một công ty mẹ. Thông thường các công ty con này nắm giữ
cổ phần/ vốn góp của nhau và do một gia đình điều hành.
Luật Doanh nghiệp năm 2005 cho rằng “Tập đoàn là một trong những hình thức
của nhóm công ty - tập hợp các công ty có mối quan hệ gắn bó lâu dài với nhau về lợi
ích kinh tế, công nghệ, thị trường và các dịch vụ kinh doanh khác”.
Đến Luật Doanh nghiệp năm 2014 “Tập đoàn kinh tế, tổng công ty thuộc các
thành phần kinh tế là nhóm công ty có mối quan hệ với nhau thông qua sở hữu cổ
phần, phần vốn góp hoặc liên kết khác. Tập đoàn kinh tế, tổng công ty không phải là
một loại hình doanh nghiệp, không có tư cách pháp nhân, không phải đăng ký thành
lập theo quy định”. Và “Tập đoàn kinh tế, tổng công ty có công ty mẹ, công ty con và
các công ty thành viên khác. Công ty mẹ, công ty con và mỗi công ty thành viên trong
tập đoàn kinh tế, tổng công ty có quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp độc lập theo
quy định của pháp luật”.
Từ các khái niệm trên đây, theo quan điểm của Tác giả có thể đưa ra một khái
niệm về tập đoàn kinh tế như sau: Tập đoàn kinh tế là một tập hợp các chủ thể kinh tế,
trong đó có công ty mẹ và các Công ty thành viên có tư cách pháp nhân, có mối quan
hệ sở hữu hoặc liên kết gắn bó lâu đài về lợi ích kinh tế, công nghệ, thị trường, các
địch vụ khác và chiến lược kinh doanh hoạt động trong nhiều ngành, lĩnh vực khác
nhau, nhằm tăng cường tích tụ, tập trung, tăng khả năng cạnh tranh và tối đa hoá lợi
ích.
31

Bảng 2.1: Điểm khác biệt căn bản giữa tập đoàn kinh tế và công ty đơn lẻ

T ê t ức Tập đoà k tế Cô t đơ lẻ
Tập đoàn không có tư cách Có tư cách pháp nhân độc
pháp nhân, nhưng tổ hợp lập, chịu trách nhiệm trước
công ty mẹ và các công ty pháp luật về mọi hoạt động
Đơ vị pháp lý
con trong tập đoàn lại có tư kinh doanh của mình
cách pháp nhân và bình
đẳng nhau trước pháp luật
Công ty mẹ đóng vai trò là Mang tính chất chấp hành
hạt nhân, các công ty con là giữa cấp trên và cấp dưới
vệ tinh xoay quanh hạt
Cơ cấ tổ c ức nhân. Tùy thuộc hoạt động
của công ty con mà liên kết
giữa công ty mẹ và công ty
con khác nhau
Quy mô lớn về vốn, lao Quy mô thường nhỏ về vốn,
động, công nghệ, doanh thu lao động, hoạt động trên
Quy mô
và phạm vi hoạt động trên cùng địa bàn
nhiều địa bàn
Là tập hợp các công ty Quan hệ liên kết trong công
thành viên liên kết nhau về ty là liên kết giữa cấp trên,
tài chính thông qua đầu tư cấp dưới trong việc thực hiện
Quan hệ l ê kết vốn. Liên kết về sản xuất, vụ sản xuất kinh doanh. Là
thương mại, công nghệ quan hệ giữa các phòng ban
trong việc thực hiện chức
năng của mình.
Ða đạng hoá về ngành nghề Thuờng chỉ tập trung vào sản
kinh vực kinh doanh nhằm xuất một kinh vực mặt hàng
N à ề và lĩ phân tán rủi ro, trong đó chuyên biệt
vực k doanh thuờng lấy một ngành chính
làm nòng cốt cho chiến luợc
phát triển
C ế độ sở ữ Đa sở hữu Một loại hình sở hữu
Từ những đặc điểm riêng có của mô hình hoạt động tập đoàn kinh tế đã nêu trên
cho thấy cần phải duy trì hệ thống KSNB trong tập đoàn. Mỗi một tập đoàn có đặc
điểm kinh doanh riêng, việc nghiên cứu kỹ những đặc điểm của tập đoàn mình để từ
đó thiết kế hệ thống KSNB phù hợp với đặc điểm là rất cần thiết, việc này cần phải
đánh giá và làm thường xuyên để đáp ứng với những thay đổi của quá trình hoạt động
kinh doanh, đảm bảo đạt được các mục tiêu hoạt động của tập đoàn.
32

2.5 ược k ảo tà l ệ
2.5.1 ược k ảo tà l ệ tro ước
Nghiên cứu của Hồ Tuấn Vũ (2016) trong luận án tiến sĩ kinh tế tác giả sử dụng
phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng, dựa trên nền tảng lý thuyết của báo
cáo COSO, BASEL và các nghiên cứu trước. Ngoài 5 nhân tố cấu thành của hệ thống
KSNB, tác giả đã khám phá ra 2 nhân tố mới có tác động đến tính hữu hiệu của hệ
thống KSNB là tổ chức chính trị và lợi ích nhóm. Từ đó, tác giả đưa ra những hàm ý
chính sách nhằm tăng cường tính hữu hiệu của hệ thống KSNB trong các ngân hàng
thương mại tại Việt Nam.
Theo nghiên cứu của Ngô Thị Thu Hương và Nguyễn Thị Hoài Ân (2018), tác
giả tiến hành khảo sát 200 đơn vị có thu trên địa bàn nghiên cứu vào năm 2018. Thông
qua các phương pháp kiểm định Cronbach Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA,
mô hình hồi quy tuyến tính đa biến, kết quả cho thấy, các nhân tố ảnh hưởng đến tính
hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại các đơn vị sự nghiệp có thu tại thành phố
Tuy Hòa gồm: (1) Đánh giá rủi ro; (2) Giám sát; (3) Thông tin và truyền thông; (4)
Hoạt động kiểm soát; (5) Môi trường kiểm soát.
Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Loan (2018), tác giả dựa trên cơ sở lý thuyết
và mô hình nghiên cứu được xây dựng theo COSO 2013 về kiểm soát nội bộ, tiến hành
thu thập dữ liệu sơ cấp thông qua khảo sát 250 lãnh đạo và nhân viên của 26 ngân
hàng thương mại. Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích phương sai
thông qua phần mềm SPSS 20.0, ước lượng mô hình bằng phương pháp OLS đã cho
thấy mức độ và chiều hướng ảnh hưởng của từng nhân tố đến tính hiệu lực của hệ
thống kiểm soát nội bộ. Các nhân tố có ảnh hưởng tích cực và ảnh hưởng mạnh đến
tính hiệu lực của kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại Việt
Nam lần lượt là nhân tố giám sát rủi ro, thủ tục kiểm soát, thông tin truyền thông và
môi trường kiểm soát.
Nghiên cứu của Nguyễn Thị Phương Lan (2018) trong Luận án tiến sĩ tác giả sử
dụng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp: định tính và định lượng để xem xét mức độ
tác động của các nhân tố đến hệ thống KSNB, nhằm đưa ra một số hàm ý giúp doanh
nghiệp tổ chức và vận hành thành công hệ thống KSNB. Kết quả nghiên cho thấy tác
động cùng chiều của từng nhân tố (Chiến lược kinh doanh, Cấu trúc tổ chức, Sự bất ổn
của môi trường bên ngoài, Văn hóa tổ chức) đến từng thành phần bên trong của hệ
33

thống KSNB. Ngoài ra, luận án còn đánh giá sự khác biệt giữa các nhóm đối tượng
theo biến kiểm soát (qui mô, thời gian hoạt động, hình thức sở hữu) đối với các nhân
tố cấu thành hệ thống KSNB.
Nghiên cứu của Lâm Minh Nhật (2019), thông qua phương pháp định tính và
định lượng tác giả phát hiện được các nhân tố tác động đến tính hữu hiệu của hệ thống
kiểm soát nội bộ bao gồm Môi trường kiểm soát, Hoạt động kiểm soát, Đánh giá rủi
ro, Giám sát và hệ thống thông tin và truyền thông. trong đó, môi trường kiểm soát có
tác động mạnh nhất đến tính hữu hiệu này. Đồng thời, đút kết ra được những điểm
mạnh và điểm yếu của hệ thống kiểm soát nội bộ của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại
thành phố Hồ Chí Minh và kiến nghị các giải pháp để hoàn thiện.
2.5.2 ược k ảo tà l ệ ước ngoài
Nghiên cứu của Sultana và cộng sự (2011), xem xét tính hữu hiệu của hệ thống
KSBN tại sáu ngân hàng tư nhân niên yết tại Banladesh. Tác giả đã đánh giá hệ thống
KSNB thông qua năm thành phần của KSNB bao gồm: Môi trường kiểm soát, đánh
giá rủi ro, hoạt động kiểm soát, thông tin truyền thông, giám sát. Kết quả cho thấy, một
khi các thành phần trong hệ thống KSNB hoạt động tốt sẽ cung cấp sự hợp lý cho các
mục tiêu kiểm soát, đảm bảo hệ thống KSNB hoạt động hiệu quả, trong đó mội trường
kiểm soát là thành phần quan trong nhất.
Nghiên cứu của Onumah và cộng sự (2012), xem xét tính hữu hiệu của hệ thống
KSNB trong các công ty niêm yết tại Ghama, Dựa trên quan điểm của SOSO (1992)
và dựa trên năm nhân tố cấu thành của hệ thống kiểm soát gồm: Môi trường kiểm soát,
đánh giá rủi ro, hoạt động kiểm soát, thông tin truyền thông, giám sát mà tác giả xem
xét tính hữu hiệu của hệ thống KSNB. Bằng phầm mềm SPSS tác giả có được kết quả
hệ thống KSNB chưa thực sự hiểu quả do hoạt động kiểm soát và giám sát có điểm số
khá thấp trong khi môi trường kiểm soát, đánh giá rủi ro, thông tin và truyền thông thì
có điểm số cao. Điều này đã thách thức các nhà quản trị trong việc hành động nhanh
chóng và phù hợp nhằm cải tiến hệ thống KSNB của họ.
Nghiên cứu của Gamage và cộng sự (2014), Xem xét sự hữu hiệu của Hệ thống
KSNB trong 2 ngân hàng thương mại nhà nước và 64 chi nhánh của 2 ngân hàng này
tại Srilanka. Kết quả tác giả chỉ ra rằng, có sự tác động cùng chiều của các biến động
lập bao gồm: Môi trường kiểm soát, đánh giá rủi ro, thông tin truyền thông, các hoạt
động kiểm soát, giám sát đến biến phụ thuộc tính hữu hiệu của hệ thống KSNB.
34

Buthaya Mahadeen, Rand Hani Al- Dmour, Bader Yousef Obeidat & Ali
Tarhinni (2016), Thu thập dữ liệu từ 151 nhân viên quản lý trung cấp và cao cấp của
Jordanian thông qua bảng câu hỏi và xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến
sự hoạt động hữu hiệu của tổ chức. Tính hiệu quả của một tổ chức chịu ảnh hưởng to
lớn của các nhân tố của hệ thống kiểm soát nội bộ, trong đó nhân tố Môi trường kiểm
soát tác động mạnh mẽ nhất; Đề xuất khuyến nghị nâng cao nhận thức về tầm quan
trọng của các thành phần trong hệ thống KSNB và cơ chế cải tiến các thủ tục, quy
trình nội bộ nhằm bâng cao hiệu quả của tổ chức.
2.5.3 N ậ xét ê cứ trước
Có thể thấy, trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, đã có nhiều bài
nghiên cứu về các nhân tố của hệ thống KSNB cũng như mối liên hệ giữa các nhân tố
này với tính hữu hiệu của hệ thống KSNB. Tuy nhiên, chưa có nhiều nghiên cứu định
lượng về mức độ của từng nhân tố tác động đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB, đặc
biệt là tại các DN mà tiền thân là DN nhà nước, và mới đưa vào sử dụng phần mềm
quản trị nguồn lực ERP của Công ty SAP.
2.5.4 Xác đị ke ổ ê cứ
Qua việc xem xét, đánh giá các công trình nghiên cứu trong nước và ngoài nước
liên quan đến đề tài KSNB, tác giả nhận thấy chưa có đề tài nghiên cứu tính hữu hiệu
của Hệ thống KSNB trong tập đoàn sản xuất thuốc thú y-thủy sản; dịch vụ xét nghiệm,
chẩn đoán bệnh trên thú y-thủy sản; Chăn nuôi thú y-thủy sản; Sản xuất bao bì giấy,
bao bì nhựa. Điểm đặc biệt tiền thân của tập đoàn là một doanh nghiệp nhà nước, và
nhà nước đã thu hồi hoàn toàn vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Đây cũng là tập đoàn
mạnh dạn đầu tư phần mềm quản trị nguồn lực ERP với tổng trị giá của dự án hơn một
triệu hai trăm USD. Từ đó tác giả xác định khe hổng nghiên cứu là tính hữu hiệu của
hệ thống KSNB tại doanh nghiệp được cổ phần hóa từ doanh nghiệp nhà nước và mới
đưa vào sử dụng phần mềm quản trị nguồn lực ERP.
Luận văn sẽ tập trung vào kiểm định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố môi
trường kiểm soát, đánh giá rủi ro, hoạt động kiểm soát, thông tin và truyền thông, giám
sát đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại Công ty CP SXKD Vật tư và Thuốc Thú
y.
2.6 Đề x ất mô ì ê cứ và ảt ết
Dựa trên nền tảng Báo cáo COSO 2013, hệ thống KSNB gồm 5 nhân tố là môi
35

trường kiểm soát, đánh giá rủi ro, hoạt động kiểm soát, thông tin và truyền thông,
giám sát và từ kết quả nghiên cứu của các tác giả Hồ Tuấn Vũ (2016), Nguyễn Thị
Loan (2018); Ngô Thị Thu Hương và Nguyễn Thị Hoài Ân (2018), Ramos (2004),
Lannoye, (1999), Ramos (2004), Dinapoli (2007), Spinger (2004). Tác giả đề xuất mô
hình nghiên cứu gồm các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB
là: môi trường kiểm soát, đánh giá rủi ro, hoạt động kiểm soát, thông tin và truyền
thông và giám sát, và theo tác giả thì nó phù hợp với điều kiện hiện tại của Công ty
CP SXKD Vật tư và Thuốc Thú y.

Bảng 2.2: Đo lường biến độc lập của các nghiên cứu trước

Dấu

STT Tên biến Các đo lường Các nghiên cứ trước kì
hiệu
vọng
Nguyễn Thị Loan
Sử dụng Thang (2018); Ngô Thị Thu
Môi trường
1 X1 đo likert 5 mức Hương và Nguyễn Thị
kiểm soát +
độ để khảo sát. Hoài Ân (2018), Hồ
Tuấn Vũ (2016)
Nguyễn Thị Loan
Sử dụng Thang (2018); Ngô Thị Thu
2 X2 Đánh giá rủi ro đo likert 5 mức Hương và Nguyễn Thị
độ để khảo sát. Hoài Ân (2018), Hồ +
Tuấn Vũ (2016)
Nguyễn Thị Loan
Sử dụng Thang (2018); Ngô Thị Thu
Hoạt động
3 X3 đo likert 5 mức Hương và Nguyễn Thị
kiểm soát +
độ để khảo sát. Hoài Ân (2018), Hồ
Tuấn Vũ (2016)
Nguyễn Thị Loan
Sử dụng Thang (2018); Ngô Thị Thu
Thông tin
4 X4 đo likert 5 mức Hương và Nguyễn Thị
truyền thông +
độ để khảo sát. Hoài Ân (2018), Hồ
Tuấn Vũ (2016)
Nguyễn Thị Loan
Sử dụng Thang (2018); Ngô Thị Thu
5 X5 Giám sát đo likert 5 mức Hương và Nguyễn Thị
độ để khảo sát. Hoài Ân (2018), Hồ +
Tuấn Vũ (2016)
36

Môi trường kiểm soát H1+

Đánh giá rủi ro H2+

Tính hữu hiệu


Hoạt động kiểm soát H3+
của Hệ thống
KSNB
H4+
Thông tin truyền thông
H5+
Giám sát

Hình 2.3 Mô hình nghiên cứu tác giả đề xuất


Giả thuyết cho mô hình nghiên cứu:
- Giả thuyết H1: Có tác động dương của môi trường kiểm soát đến tính hữu hiệu
của hệ thống KSNB tại Công ty CP SXKD Vật tư và Thuốc Thú y.
- Giả thuyết H2: Có tác động dương của đánh giá rủi ro đến tính hữu hiệu của
hệ thống KSNB tại Công ty CP SXKD Vật tư và Thuốc Thú y.
- Giả thuyết H3: Có tác động dương của hoạt động kiểm soát đến tính hữu hiệu
của hệ thống KSNB tại Công ty CP SXKD Vật tư và Thuốc Thú y .
- Giả thuyết H4: Có tác động dương của thông tin và truyền thông đến tính hữu
hiệu của hệ thống KSNB tại Công ty CP SXKD Vật tư và Thuốc Thú y.
- Giả thuyết H5: Có tác động dương của giám sát đến tính hữu hiệu của hệ thống
KSNB tại Công ty CP SXKD Vật tư và Thuốc Thú y.

ẾT UẬN CHƯ NG

Ở chương 2, tác giả đã trình bày các khái niệm, bao gồm: Kiểm soát, kiểm soát
nội bộ, hệ thống KSNB, môi trường kiểm soát, đánh giá rủi ro, hoạt động kiểm soát,
thông tin và truyền thông, giám sát và tính hữu hiệu của hệ thống KSNB, nêu ra những
lợi ích và hạn chế tiềm tàng của hệ thống kiểm soát nội bộ.
Tác giả cũng đã lược khảo một số công trình nghiên cứu trước và xác định được
các khoảng trống nghiên cứu, tác giả đưa ra giả thuyết để làm nền tảng cho việc trình
bày các chương tiếp theo của luận văn.
37

CHƯ NG 3
PHƯ NG PHÁP NGH ÊN CỨU

3.1 Q trì ê cứ
Bài nghiên cứu được thực hiện bằng cách kết hợp giữa phương pháp định tính và
phường pháp định lượng.

Lý thuyết
Mục tiêu Mô hình
vấn đề
nghiên cứu nghiên cứu
nghiên cứu

Nghiên cứu
Giai đoạn 1 Thảo luận nhóm
định tính

Điều chỉnh
thang đo

Nghiên cứu SPSS Cronbach’s


Giai đoạn 2 định lượng Alpha; EFA;
n=160 Hồi quy đa biến

Mô hình chính thức

Giải pháp, kết luận và kiến nghị

(Nguồn: tác giả tổng hợp)

3.2 N ê cứ đị tí
Kế thừa 05 thành tố và 17 nguyên tắc của khuôn mẫu báo cáo COSO 2013, tiếp
theo tác giả tham khảo thang đo của các nghiên cứu trước như của tác giả Mrs. C.T.
Gamage (2016) ; Tác giả Lâm Minh Nhật (2019); Tác giả Bùi Thị Hồng Vân (2018);
Ngô Thị Thu Hương và Nguyễn Thị Hoài Ân (2018); Tác giả Hồ Tuấn Vũ (2016); Tác
38

giả Nguyễn Thị Loan (2018); Onumah và cộng sự (2012)... Tác giả đã đề xuất mô hình
năm nhân tố có ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ và đồng
thời cũng đề xuất các biến quan sát (câu hỏi khảo sát) với chín chuyên gia.
Các thông tin cần thu thập trong bước thảo luận nhóm và khảo sát chuyên gia là
xác định xem nhân tố nào tác động đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB? Kiểm tra
xem người được phỏng vấn có hiểu đúng ý câu hỏi khảo sát hay không? Có điều gì mà
bảng câu hỏi khảo sát chưa đề cập đến, cần bổ sung hay loại bỏ nội dung gì trong các
câu hỏi khảo sát không? Từ ngữ trong bảng câu hỏi khảo sát có phù hợp không?
Đối tượng thảo luận: Tác giả thảo luận với các chuyên gia bao gồm các thành
viên trong Ban kiểm soát Công ty CP SXKD Vật tư và Thuốc Thú y, Giám đốc Công
ty TNHH MTV Thuốc Thú y và Chế phẩm sinh học Vemedim, Giám đốc Công ty
TNHH MTV Bao bì Vemedim, Phó giám đốc Công ty TNHH MTV Chăn nuôi
Vemedim , Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Vemedim, Phó tổng giám đốc Công ty
CP SXKD Vật tư và Thuốc Thú y, Phó phòng kế toán Công ty CP SXKD Vật tư và
Thuốc Thú y.
Kết quả của giai đoạn nghiên cứu định tính là tác giả có được thang đo các nhân
tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ gồm năm nhân tố độc
lập với hai mươi lăm biến quan sát và một nhân tố phụ thuộc với năm biến quan sát.
Tất cả các biến quan sát đều sử dụng thang đo Likert 5 bậc với mức độ tương ứng:
Mức 1 là hoàn toàn không đồng ý, mức 2 là không đồng ý, mức 3 là bình thường, mức
4 là đồng ý, mức 5 là hoàn toàn đồng ý. Đây chính là bảng câu hỏi khảo sát dùng cho
nghiên cứu chính thức.
3.3 N ê cứ đị lượ
Việc đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến tính hữu hiệu của hệ thống
KSNB tại Công ty CP SXKD Vật tư và Thuốc Thú y được tiến hành theo các bước
sau:
3.3.1 Xâ dự t a đo
Năm nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB-HTKSNB trong
nghiên cứu chính thức gồm: (1) Môi trường kiểm soát-MTKS; (2) Đánh giá rủi ro-
DGRR; (3) Hoạt động kiểm soát-HDKS; (4) Thông tin và truyền thông-TTTT; (5)
Hoạt động giám sát-GS. Các biến quan sát được thể hiện chi tiết trong bảng sau:
39

Bảng 3.1: Thang đo và mã hóa thang đo


T a đo Mã hóa
Môi trường kiểm soát: gồm 6 biến quan sát
1. Công ty có xây dựng bộ chuẩn mực đạo đức nhân viên để ngăn chặn
MTKS1
hành vi phạm pháp hoặc thiếu đạo đức
2. Thành viên HĐQT, Ban giám đốc và kiểm toán nội bộ làm việc độc lập
MTKS2
và khách quan khi cần ra quyết định
3. Công ty thiết lập cơ cấu tổ chức hợp lý, phân chia quyền hạn, trách
MTKS3
nhiệm của các bộ phận và nhân viên cụ thể, rõ ràng.
4. Việc tuyển dụng và phân công việc tại Công ty là phù hợp với trình độ
MTKS4
chuyên môn của nhân viên
5. Công ty có chính sách đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên MTKS5
môn cho nhân viên
6. Công ty thiết kế và đánh giá các loại báo cáo phù hợp với cơ cấu tổ chức MTKS6
và mục tiêu của đơn vị
Đánh giá rủi ro: gồm 4 biến quan sát
1. Thường xuyên nhận dạng và đánh giá rủi ro trong các hoạt động kinh
DGRR1
doanh có thể làm ảnh hưởng đến mục tiêu chung của công ty.
2. Các rủi ro được nhận diện, phân tích, đánh giá, tìm hiểu nguyên nhân, qua
DGRR2
đó đưa ra các biện pháp nhằm giảm thiểu rủi ro.
3. Công ty có chú trọng xem xét các loại gian lận tiềm tàng như: gian lận trên
BCTC, biển thủ tài sản và hành vi gian lận khác có thể xảy ra khi đánh giá DGRR3
rủi ro
4. Công ty có thành lập bộ phận dự báo, nhận dạng và đối phó với rủi ro, sự
DGRR4
kiện bất thường có thể xảy ra
Hoạt động kiểm soát: gồm 5 biến quan sát
1. Các quy trình làm việc của công ty đảm bảo được việc kiểm soát gian lận
HDKS1
và phòng chống rủi ro
2. Hệ thống thông tin, công nghệ hiện đại là công cụ đắc lực của kiểm soát
HDKS2
nội bộ
3. Công ty đã xây dựng được quy trình làm việc ở tất cả các khâu HDKS3
4. Công ty có biện pháp dự phòng đối phó với lỗi phần mềm, phần cứng và
HDKS4
vấn đề an ninh mạng
5. Ban lãnh đạo công ty định kỳ có phân tích số liệu liên quan đến hoạt động HDKS5
40

của công ty.


Thông tin và truyền thông: gồm 5 biến quan sát
1. Các thông tin báo cáo được cung cấp chính xác, được phản hồi và xử lý
TTTT1
kịp thời
2. Được đảm bảo rằng các Công ty con, chi nhánh, bộ phận phòng ban trong
TTTT2
Công ty nhận được mọi thông báo, thông tin kịp thời và chính xác.
3. Các kênh thông tin hiện tại đảm bảo thông tin cung cấp cho bên ngoài và
thông tin công ty nhận được từ bên ngoài là hợp lý và hữu ích với các đối TTTT3
tượng sử dụng
4. Lãnh đạo tại Công ty được cung cấp thông tin đầy đủ khi có yêu cầu để
TTTT4
đảm bảo xử lý công việc
5. Có kế hoạch cải tiến và phát triển hệ thống thông tin cả về nhân lực và vật
TTTT5
lực tại đơn vị
Giám sát: Gồm 4 biến quan sát
1. Công ty tạo điều kiện để các nhân viên và các bộ phận giám sát lẫn nhau
GS1
trong công việc hàng ngày
2. Việc quản trị rủi ro được các cấp quản lý của công ty giám sát thường
GS2
xuyên
3. Công ty thường xuyên gởi thư đối chiếu, thăm dò ý kiến khách hàng GS3
4 Những yếu kém của hệ thống KSNB được ban lãnh đạo điều chỉnh khắc
GS4
phục kịp thời
5. Sau các đợt kiểm tra giám sát, Công ty đã lập ra các báo cáo và đưa ra
GS5
những yếu kém còn tồn tại cùng các giải pháp khắc phục.
Tính hữu hiệu của hệ thống KSNB : gồm 5 biến quan sát
1. Hệ thống KSNB làm tăng độ tin cậy của BCTC tại Công ty. HTKSNB1
2. Hệ thống KSNB giúp tăng tính tuân thủ các quy định của nhà quản lý và
HTKSNB2
các quy định của cơ quan chức năng
3. Hệ thống KSNB làm tăng hiệu quả sử dụng nguồn lực tại đơn vị HTKSNB3
4. Hệ thống KSNB làm giảm rủi ro kinh doanh tại đơn vị HTKSNB4
5. Hệ thống KSNB làm tăng khả năng bảo vệ tài sản tại đơn vị HTKSNB5
3.3.2 Xác đị kíc t ước mẫ
Để chọn kích thước mẫu nghiên cứu phù hợp, theo các nhà nghiên cứu Hair và
cộng sự (1998), đối với phân tích nhân tố khám phá (EFA) cỡ mẫu tối thiểu N ≥
5*x(x: tổng số biến quan sát). Đối với tác giả Tabanick & Fidell(1996) để tiến hành
41

phân tích hồi quy một cách tốt nhất, cỡ mẫu tối thiểu cần đạt được được tính theo công
thức N ≥ 50 8m(trong đó m là biến độc lập). Trong nghiên cứu này, tác giả chọn kích
thước mẫu đủ lớn để thỏa mãn cả hai điều kiện theo yêu cầu của phương pháp phân
tích nhân tố khám phá EFA và phương pháp hồi quy bội. N ≥ max(cở mẫu theo yêu
cầu của EFA; cỡ mẫu theo yêu cầu của hồi quy bội), ứng với thang đo lý thuyết gồm
25 biến quan sát và 5 biến độc lập, số mẫu yêu cầu tối thiểu là là N≥
max(5*25;50+5*8)=125 quan sát. Trên cơ sở đó, tác giả đã phỏng vấn bằng bảng câu
hỏi 160 quan sát đến các nhân viên trong công ty. Trong đó đã có dự phòng số nhân
viên không trả lời hoặc trả lời không đạt yêu cầu.
3.3.3 Các lấ mẫ
Tác giả chọn mẫu theo Phương pháp phán đoán, “cũng là phương pháp chọn
mẫu không ngẫu nhiên, tính đại diện của mẫu sẽ phụ thuộc vào kiến thức và kinh
nghiệm của nhà nghiên cứu” (Nguyễn Đình Thọ, 2011).
* Tổ chức thu thập dữ liệu
Bảng câu hỏi khảo sát được phát trực tiếp cho nhân viên, tác giả sẽ hướng dẫn,
giải thích trực tiếp hoặc điện thoại hướng dẫn, giải thích. Tác giả dành 10 ngày để đối
tượng được khảo sát trả lời các câu hỏi, sau đó thu lại bảng câu hỏi khảo sát.
Kích thước mẫu mà tác giả chọn là 160 quan sát, đối tượng khảo sát là giám đốc,
phó giám đốc, nhân viên kế toán, trưởng phó các bộ phận, thủ quỹ, thủ kho, quản đốc,
tổ trưởng các phân xưởng sản xuất trong công ty CP SXKD Vật tư và Thuốc Thú y và
trong 04 công ty con 100% vốn.
* Xử lý số liệu: Gồm 2 bước là (1) Mã hóa dữ liệu và nhập liệu vào phần mềm
SPSS. (2) Kiểm tra và làm sạch dữ liệu.
3.4 Phân tích dữ l ệ
Để trả lời câu hỏi: Các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB
tại Công ty CP SXKD Vật tư và Thuốc Thú y? Mức độ tác động của các nhân tố này
như thế nào? Thì các phương pháp phân tích dữ liệu sau được áp dụng:
3.4 1 P â tíc t ố kê mô tả
Phương pháp phân tích thống kê mô tả là phương pháp tổng hợp và xử lý dữ liệu
để biến đổi dữ liệu thành thông tin. Phương pháp phân tích thống kê mô tả được tác
giả sử dụng để mô tả mẫu nghiên cứu về giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn, thâm
niên, chức vụ.
42

3.4.2 Đá á độ t cậ t a đo (Cro bac ’s lp a)


Kiểm định độ tin cậy thang đo Cronbach’s Alpha nhằm xem xét mức độ tương
quan chặt chẽ, tính nhất quán giữa các biến trong một nhân tố. Tác giả Nguyễn Đình
Thọ, (2011) cho rằng: “Trong đánh giá độ tin cậy thang đo, cần ghi nhận rằng
Cronbach’s Alpha đo lường độ tin cậy của cả thang đo chứ không tính độ tin cậy cho
từng biến quan sát. Hơn thế, các biến trong cùng một thang đo dùng để đo lường cùng
một khái niệm nghiên cứu nên chúng phải có tương quan chặt chẽ với nhau”.
Kiểm định độ tin cậy của thang đo thông qua hệ số Cronbach’s Alpha sẽ loại trừ
các biến có hệ số tương quan biến tổng (item-total correlation) nhỏ hơn 0,3. Tiêu
chuẩn chọn thang đo khi nó có độ tin cậy Cronbach’s Alpha ≥ 0,7. Thang đo có độ tin
cậy Cronbach’s Alpha ≥ 0,6 cũng được chọn khi nó được sử dụng lần đầu (Nunnally &
Burnstein, 1994). Về lý thuyết, Cronbach’s Alpha càng cao càng tốt (thang đo càng có
độ tin cậy).
3.4.3 Phân tích â tố k ám p á (EFA)
Sau kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha, phân
tích nhân tố khám phá EFA nhằm đánh giá sơ bộ tính đơn hướng, giá trị hội tụ và giá
trị phân biệt của thang đo.
Mục đích sử dụng phân tích thành tố khám phá EFA để kiểm định lại độ tin cậy
của thang đo, đồng thời khám phá sự phù hợp về cấu trúc của mô hình nghiên cứu đã
đưa ra.
Để thực hiện phân tích thành tố khám phá EFA, cần kiểm tra sự phù hợp của
kiểm định KMO, kiểm định Bartlett, số lượng thành tố trích, tổng phương sai trích và
trọng số thành tố. Trong đó:
- Kiểm định Bartlett (Bartlett’s test of sphericity): dùng để xem xét ma trận
tương quan có phải là ma trận đơn vị, là ma trận có các thành phần (hệ số tương quan
giữa các biến) bằng không và đường chéo (hệ số tương quan với chính nó) bằng 1.
Nếu kiểm định Bartlett có Sig <0,05, chúng ta từ chối giả thuyết H0 (ma trận tương
quan là ma trận đơn vị) nghĩa là các biến có quan hệ với nhau.
- Hệ số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin): là một chỉ số dùng để xem xét sự thích hợp
của phân tích nhân tố. Trị số của KMO lớn (giữa 0,5 và 1) là điều kiện đủ để phân tích
nhân tố là thích hợp, còn nếu như trị số này nhỏ hơn 0,5 thì phân tích nhân tố có khả
43

năng không thích hợp với các dữ liệu (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc,
2008).
- Hệ số tải nhân tố (factor loading) > 0,5. Nếu biến quan sát có hệ số tải nhân tố
nhỏ hơn 0,5 sẽ bị loại (Nguyễn Đình Thọ, 2011).
- Tổng phương sai trích TVE (Total Variance Explained): tổng này thể hiện các
nhân tố trích được bao nhiêu phần trăm của các biến đo lường. Tổng này phải đạt từ
50% trở lên và tiêu chí eigenvalue tối thiểu phải bằng 1 (>=1) thì mô hình EFA phù
hợp (Nguyễn Đình Thọ, 2011).
- Khác biệt hệ số tải nhân tố của một biến quan sát giữa các nhân tố lớn hơn 0,3
để đảm bảo giá trị phân biệt giữa các nhân tố (Nguyễn Đình Thọ, 2011). Nếu nhỏ hơn
0,3, có nghĩa biến này vừa đo lường thành tố này vừa đo lường thành tố khác, cần loại
bỏ biến này.
Nếu tất cả các điều kiện trên đều thoả mãn, thì EFA được xem là phù hợp.
3.4.4 Phâ tíc tươ q a
Trước khi phân tích hồi quy, tác giả tiến hành xem xét hệ số tương quan Pearson
trong kết quả phân tích tương quan, để lượng hóa mức độ chặt chẽ của mối liên hệ
tuyến tính giữa hai biến định lượng. Trong phân tích tương quan Pearson, sẽ không có
sự phân biệt giữa biến độc lập và biến phụ thuộc mà tất cả các biến đều được xét như
nhau.
3.4.5 P â tíc ồ q đa b ế
Sử dụng phương pháp phân tích hồi quy đa biến để ước lượng mức độ ảnh hưởng
của các nhân tố mới rút ra được từ phân tích nhân tố (biến độc lập) đến tính hữu hiệu
của hệ thống KSNB tại Công ty CP SXKD Vật tư và Thuốc Thú Y (biến phụ thuộc) và
đảm bảo có ý nghĩa thống kê.
Mô hình hồi quy đa biến biểu diễn mối quan hệ giữa hai hay nhiều biến độc lập
với một biến phụ thuộc định lượng.
Tác giả đề xuất mô hình hồi quy để kiểm định các giả thuyết có dạng như sau:
HTKSNB = β0 β1F1 β2F2 β3F3 β4F4 β5F5 ε
Trong đó :
HTKSNB: là giá trị hữu hiệu của hệ thống KSNB chung.
Β0, β1, β2, β3, β4, β5 : Hệ số hồi quy.
Fi: Biến độc lập (F1=MTKS, F2=DGRR, F3=HĐKS, F4=TTTT, F5=GS).
44

ε: Sai số.
Để xây dựng mô hình hồi quy đa biến ta cần thực hiện các bước chính sau:
- Xem xét ma trận hệ số tương quan: Ma trận này cho biết tương quan giữa biến
phụ thuộc với từng biến độc lập, cũng như tương quan giữa các biến độc lập với nhau.
- Đánh giá độ phù hợp của mô hình hồi quy đa biến: Hệ số xác định R 2 là chỉ số
dùng để đánh giá mức độ phù hợp của mô hình hồi quy bội. Hệ số R2 có ý nghĩa giải
thích là có bao nhiêu phần trăm thay đổi của Y là do các biến Xi trong mô hình hồi quy
tạo ra. Hệ số R2 đã được chứng minh là hàm không giảm theo số biến độc lập, càng
đưa thêm biến độc lập vào mô hình thì R2 càng tăng. R2 có khuynh hướng là một ước
lượng lạc quan. Trong tình huống này R2 hiệu chỉnh được sử dụng để phản ánh sát hơn
mức độ phù hợp của mô hình hồi quy đa biến. R2 hiệu chỉnh không nhất thiết tăng lên
khi nhiều biến độc lập được đưa thêm vào phương trình, dùng nó để đánh giá độ phù
hợp của mô hình sẽ an toàn hơn và nó không thổi phồng mức độ phù hợp của mô hình.
- Kiểm định độ phù hợp của mô hình: Hệ số xác định R2 là chỉ số dùng để đánh
giá mức độ phù hợp của mô hình. Do đó kiểm định độ phù hợp của mô hình chính là
kiểm định giả thiết H0: R2 = 0. Phép kiểm định F được sử dụng để kiểm định giả thiết
này và nó tương đương với kiểm định F trong ANOVA. Nếu giả thiết H0 bị bác bỏ
chúng ta kết luận là mô hình ta xây dựng phù hợp với tập dữ liệu và có thể sử dụng
được.
- Ý nghĩa các hệ số hồi quy riêng phần trong mô hình: βk đo lường sự thay đổi
trong giá trị trung bình của Y khi Xk thay đổi một đơn vị, giữ các biến độc lập còn lại
không đổi. Nói một cách khác, nó cho biết ảnh hưởng thuần của các thay đổi một đơn
vị trong Xk đối với giá trị trung bình của biến phụ thuộc Y khi loại trừ ảnh hưởng của
các biến độc lập khác (Trọng và Ngọc, 2008).

ẾT UẬN CHƯ NG 3

Trong chương 3, tác giả đã trình bày chi tiết về phương pháp nghiên cứu, trong
đó có mô tả sơ bộ về các bước thực hiện nghiên cứu gồm phương pháp định tính và
định lượng. Tác giả cũng đã mô tả cách xây dựng Bảng câu hỏi, cách thức chọn mẫu
và thu thập dữ liệu. Chương tiếp theo sẽ trình bày về kết quả quả của việc thu thập và
phân tích dữ liệu.
45

CHƯ NG 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1 G ớ t ệ tổ q a Cô t Cổ p ầ ả x ất Kinh doa Vật tư và T ốc


Thú y

Tên đầy đủ: Công ty Cổ p ầ ả x ất doa Vật tư và T ốc T ú y


Tên giao dịch Quốc tế: VETERINARY MEDICINE IMPORT EXPORT
JOINT STOCK.
Tên viết tắt: VEMEDIM
Logo :

Địa chỉ : Số 07 Đường 30/4 – P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Tel : (0292) 3820703 - Fax: (0292) 3820704
E-mail: vmd@Vemedim.vn
Website : www.Vemedim.vn
411 ự ì t à Công ty
Công ty được thành lập theo quyết định số 1244/QĐ.UBT92 ngày 23/11/1992
của UBND Tỉnh Cần Thơ cấp. Với tên ban đầu là Công ty Sản xuất Kinh doanh Vật tư
và Thuốc Thú y.
Ngày 01/01/2006, Công ty chính thức được cổ phần hóa theo quyết định số
3214/QĐ-UB của UBND thành phố Cần Thơ; Với vốn điều lệ: 20.000.000.000đ tương
đương với 2.000.000 Cổ phần, nhà nước chiếm 40% cổ phần.
Ngày 01/01/2009, nhà nước đã bán hết vốn của mình tại Công ty.
46

Từ số vốn chủ sở hữu 20.000.000.000 đồng vào ngày ngày 01/01/2006, đến ngày
31/12/2019 vốn chủ sở hữu của công ty đã tăng lên 736.057.767.360 đồng. Có được
kết quả trên là do Công ty CP SXKD Vật tư và Thuốc Thú y liên tiếp kinh doanh có
lợi nhuận cao trong các năm nên đã trích lập quỹ đầu tư phát triển sau khi chi cổ tức.
Ngày 15/08/2011 thành lập Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Vemedim :
Với chức năng chính là Nghiên cứu sản xuất các sản phẩm thuốc thú y – thủy sản dùng
trong nước và xuất khẩu cho gia súc, gia cầm, thủy sản, thú cảnh và động vật khác bao
gồm: các dạng thuốc điều trị bệnh, phòng trị bệnh, phòng bệnh, bổ sung dinh dưỡng,
xử lý môi trường, các chế phẩm sinh học, kháng thể, vaccin, probiotic…; Kết hợp với
các viện, trường, các nhà khoa học trong và ngoài nước thực hiện các nghiên cứu khoa
học về các lĩnh vực có liên quan; Biên soạn và phổ biến các tài liệu kỹ thuật của Tổng
Công ty CP SXKD Vật tư và Thuốc Thú y đến mọi đối tượng chăn nuôi trong và ngoài
nước; Thử nghiệm và khảo nghiệm các sản phẩm thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi;
Chuẩn đoán, xét nghiệm bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản; Thực hiện và phối hợp
thực hiện các chương trình đào tạo, tập huấn, hội thảo của Công ty CP SXKD Vật tư
và Thuốc Thú y về sản phẩm cho nhân viên bán hàng và khách hàng.
Ngày 24/03/2011 thành lập Công ty TNHH MTV Chăn nuôi Vemedim, với
ngành nghề kinh doanh chính là: Chăn nuôi; Nuôi trồng thủy sản; Sản xuất giống thú y
và giống thủy sản; sản xuất thức ăn gia súc; buôn bán thực phẩm; Nghiên cứu và phát
triển thực nghiệm khoa học tự nhiên và kỹ thuật. Nhiệm vụ chính của Công ty TNHH
MTV Chăn nuôi Vemedim đối với Công ty mẹ là thí nghiệm các lại thuốc do Công ty
mẹ chỉ định.
Ngày 23/03/2011 thành lập Công ty TNHH MTV Bao bì Vemedim (tiền thân là
phân xưởng bao bì), với ngành nghề kinh doanh chính là: Sản xuất giấy nhãn, bao bì
nhãn, bao bì giấy và bìa, in ấn, dịch vụ liên quan đến in, Sản xuất Plastic và cao su
tổng hợp dạng nguyên sinh, năm 2014 Công ty đầu tư dây chuyền sản xuất bao bì
nhựa. Nhiệm vụ chính của Công ty ty TNHH MTV Bao bì Vemedim đối với Công ty
mẹ là sản xuất bao bì giấy, túi chì, bao bì nhựa… cho tập đoàn của Công ty CP SXKD
Vật tư và Thuốc Thú y.
Ngày 30/12/2011 Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Hậu Giang cấp giấy
chứng nhận đầu tư số 642041000009 chứng nhận Công ty CP SXKD Vật tư và Thuốc
Thú y thực hiện dự án đầu tư là đăng ký thành lập doanh nghiệp Công ty TNHH MTV
47

Thuốc Thú y và Chế phẩm Sinh học Vemedim tại khu Công Nghiệp Sông Hậu 1 xã
Đông Phú, huyện Châu Thành hỉnh Hậu Giang, trên phần diện tích đất 3,166 ha thuê
trong 50 năm.
Ngày 03/04/2012 Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Hậu Giang cấp giấy
chứng nhận đầu tư số 642041000010 chứng nhận Công ty Cổ phần Sản xuất Kinh
doanh Vật tư Và Thuốc Thú y thực hiện dự án đầu tư là đăng ký thành lập doanh
nghiệp Công ty TNHH MTV Bao bì Vemedim tại khu Công nghiệp Sông Hậu 1 xã
Đông Phú, huyện Châu Thành tỉnh Hậu Giang, trên phần diện tích đất 2 ha thuê trong
50 năm (Công Ty sẽ di dời Công Ty TMHH MTV Bao bì Vemedim từ Cần Thơ về
Hậu Giang).
41 Cơ cấ tổ c ức

Hình 4.1: Sơ đồ tổ chức Công ty CP SXKD Vật tư và Thuốc Thú y


4 1 3 Cơ cấ ồ â lực
Tổng số nhân viên của công ty đến 31/10/2019 là 584 người:
- Nhân sự có trình độ Phó giáo sư tiến sĩ: 2 người
- Nhân sự có trình độ tiến sĩ: 1 người
- Nhân sự có trình độ thạc sĩ: 42 người.
- Nhân sự có trình độ đại học: 190 người.
- Nhân sự có trình độ cao đẳng: 50 người.
- Nhân sự có trình độ trung cấp: 86 người
- Nhân sự có trình độ sơ cấp: 42 người.
- Lao động phổ thông: 171
Nguồn nhân lực của công ty có trình độ chuyên môn và tay nghề khá cao.
48

4.1.4 Lĩ vực k doa và mạ lướ p â p ố


- ĩ vực kinh doanh:
+ Sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu nguyên liệu, thuốc thú y-thủy sản,
Sản xuất bao bì giấy và bao bì nhựa, in ấn các loại.
Chăn nuôi thú y, gia cầm, gia súc, thủy sản các loại.
+ Dịch vụ chuẩn đoán, xét nghiệm bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản; Nghiên
cứu sản xuất các sản phẩm thuốc thú y – thủy sản.
- Các sản phẩm chính:
+ Thuốc phòng và trị bệnh cho vật nuôi là thú y, gia cầm, thủy sản như heo,
trâu, bò, ngựa, gà vịt, đà điểu, cá các loại, tôm, ếch, …; Thuốc sát trùng các loại phục
vụ chăn nuôi và nuôi thủy sản; Thức ăn bổ sung dinh dưỡng cho vật nuôi thú y, gia
cầm và thủy sản.
Bao bì giấy, bao bì nhựa, sổ tay …
Các sản phẩm từ chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản như: Heo, gà, trứng gà,
bò, ngựa, dê, bồ câu, các tra, cá thác lác, cá rô, tôm…
+ Dịch vụ chuẩn đoán, xét nghiệm bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản, điều trị
bệnh thú cưng như chó, mèo …
- Mạ lướ p â p ố tro ước:
Gồm 7 chi nhánh, một cửa hàng trực thuộc và hơn 600 đại lý phân phối phân
phối thuốc thú y – thủy sản tại những vùng kinh tế, khu vực trên toàn quốc.
+ Chi nhánh Hà Nội: gồm đại lý các tỉnh thành Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Cạn,
Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Bắc Giang, Phú Thọ, Điện
Biên, Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình, Hà Nội, Hà Tây, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Quảng
Ninh, Hải Dương, Hải Phòng, Hưng Yên, Thái Bình, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình.
+ Chi nhánh Đà Nẵng: Gồm đại lý các tỉnh thành Thanh Hóa, Nghệ An, Hà
Tỉnh, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi.
+ Chi nhánh Qui Nhơn: Gồm đại lý tại các tỉnh thành Bình Định, Phú Yên, ....
+ Chi nhánh Nha Trang: Gồm đại lý các tỉnh thành Khánh Hòa, Ninh Thuận,
Bình Thuận, Gia Lai, Kontum, Đắc Lắc, Đác Nông.
+ Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh: Gồm đại lý tại TP. Hồ Chí Minh và các
tỉnh thành khác là Tây Ninh, Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu,
Lâm Đồng, Đắc Nông.
49

+ Chi nhánh Sông Tiền: Gồm đại lý tại các tỉnh Long An, Tiền Giang, Bến
Tre.
+ Chi nhánh đồng bằng sông cửu long: Gồm đại lý các tại các tỉnh thành Vĩnh
Long, Trà Vinh, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng,
Bạc Liêu,Cà Mau.
+ Cửa Hàng Trung tâm: Địa chỉ đường 30/4 P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều,
TP. Cần Thơ.
- Mạ lướ p â p ố ước ngoài:
Công Ty đã phân thị trường cấp 1 của mình thành các thị trường sau: Châu
Âu, Châu Mỹ, Châu Phi, Đông Nam Á, Đông Bắc Á, Trung Á, Trung Đông, Nam Á,
Đông Á, Tây Á.
Trong thị trường cấp 1 là các thị trường cấp 2 như: Philipines, China,
HongKong, Korea, Macau, Taiwan, Japan, Kazakhstan, Uzbekistan, Turkmenistan,
Tajikistan, Kyrgyzstan, Lebanon, Irag, Jordan, Oman, Qatar, Saudi Arabia, Syria ,
Yemen, Bangladesh, Nepal, Pakistan, SriLanka , Turkey, Mongolia.
Một số khách hàng điển hình của công ty như:
TD “ROSTAGROVET” LLC
+ GULF VET.STORES
+ NUTRIVET PHARMA INC.
+ VEMEDIM SDN.BHD.
+ MYANMAR SUN THIRI CO., LTD.
+ BATNAN VETERINARY PHARMACEUTICALS COMPANY.
+ ACUMER BIO CHEM CO., LTD.
50

4.2 T ực trạ ệt ố NB tạ Cô t CP X Vật tư và T ốc T ú


4.2.1 T ực trạ các t à p ầ của ệ t ố NB tạ Công ty CP SXKD
Vật tư và T ốc T ú
4.2.1.1 Thực trạng nhân tố môi trường kiểm soát tại Công ty CP SXKD Vật tư và
Thuốc Thú y
Môi trường kiểm soát của hệ thống kiểm soát nội bộ đặt ra sắc thái chung của
Công ty, chỉ ra trách nhiệm của ban giám đốc và nhà quản lý ở tất cả các cấp của đơn
vị trong việc thiết lập môi trường kiểm soát hữu hiệu trong toàn bộ Công ty, nó ảnh
hưởng và khuyến khích những hành vi đạo đức và góp phần tạo ra một văn hóa trung
thực và trách nhiệm.
51

Công ty đã xây dựng được cho mình Cơ cấu tổ chức, Phương pháp ủy quyền;
Năng lực đội ngũ nhân viên; Chính sách nguồn nhân lực; Sự trung thực và các giá trị
đạo đức; và có được Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát.
Công ty có những chính sách hỗ trợ nhân viên nâng cao trình độ chuyên môn như
hỗ trợ học phí cho nhân viên.
Tháng 12/2019 Công ty đã khởi động dự án “Quản lý nguồn nhân lực trong
doanh nghiệp” do Lee Hecht Harrison Việt Nam tư vấn triển khai, nhằm mục đích
giúp công ty có được một lực lượng nhân sự tốt nhất.

4.2.1.2 Thực trạng nhân tố đánh giá rủi ro tại Công ty CP SXKD Vật tư và Thuốc
Thú y
Công ty chưa thành lập bộ phận dự báo, nhận dạng và đối phó rủi ro. Có chăng
khi rủi ro đã hình thành mới họp ban lãnh đạo để tìm hướng đối phó.
Công ty đã thành lập được một đội phòng chống lục bão. Đội này có nhiệm vụ
chính là vào mua mưa, và mùa lục,nếu có sự cố thì phải nhanh chóng chạy vào Công
ty để đối phó với mưa lũ.
4.2.1.3 Thực trạng nhân tố hoạt động kiểm soát tại Công ty CP SXKD Vật tư và
Thuốc Thú y
Các hoạt động kiểm soát là các chính sách và thủ tục mà nhà quản lý đã thiết lập
để hỗ trợ việc đạt được mục tiêu của đơn vị về hoạt động, báo cáo tài chính hoặc tuân
thủ.
52

Công ty đã ban hành rất nhiều quy định nội bộ phục vụ công việc hoạt động kinh
doanh của mình như:
- Quy định về chứng năng, nhiệm vụ và phê duyệt của Ban Giám đốc.
- Quy định về nghỉ phép năm, định mức công tác phí và chi phí tiếp khách.
- Quyết định số 20, Quy chế chi tiêu nội bộ của Tổng Công ty Vemedim và các
Công ty con
- Quy định 20/QĐ-AH, Mức công táp phí đội xe ô tô.
- Quyết định 136/QĐ/QĐ-VMD, Quy chế phối hợp trong sản xuất hành phẩm
thuốc thú y, bao bì mới.
- Quy định 198/QĐ/QĐ-VMD, về quản lý, sử dụng xe và định mức nhiên liệu
của Đội xe ô tô.
- Quy định 199/QĐ-VMD, Về mức công tác phí đội xe ô tô (Quy định những
khoản chi phí, công tác phí, lương cho nhân viên lái xe tải chở thành phẩm từ Công ty
ra các chi nhánh miền trung và miền bắc).
- Quy định 200/QĐ-VMD, về định mức công tác phí cho nhân viên.
-…
Công ty cũng đã xây dựng và ban hành được gần như tất cả các quy trình làm
việc ở tất cả các khâu trong công ty, như các quy trình sau:
- Quy trình bán hàng.
- Quy trình mua. Trong quy trình mua, Công ty cũng đã tách ra thành các quy
trình con như: Quy trình mua nguyên liệu phục vụ sản xuất; quy trình mua tài sản; quy
trình mua vật tư phục vụ sửa chữa và công cụ dụng cụ nhỏ;
- Quy trình sản xuất;
-…
- SOP.AO.005/03, Quy trình tuyển dụng nhân viên.
- QP-AH-6.2: Thủ tục đào tạo.
Nhìn chung Công ty đã xây dựng dược một ma trận kiểm soát khá là tốt.
- Kiểm soát theo chiều dọc là sơ đồ tổ chức công ty, sơ đồ tổ chức trong các
phòng ban. Đối với từng nhân viên thì được mô tả chức năng, nhiệm vụ thật là chi tiết.
- Kiểm soát theo chiều ngang bao gồm một hệ thống các quy trình nghiệp vụ
được mô tả chi tiết ở tất cả các khâu trong Công ty.
- Ngoài ra do công ty trang bị phần mềm quản trị nguồn lực ERP của SAP, nên
53

qua phần mềm ERP mà công ty có được một “Hoạt động kiểm soát” vô cùng hiệu quả.
Như để mua nguyên liệu thì phải có “Yêu cầu mua nguyên liệu”, phải có “Yêu cầu
mua nguyên liệu” thì mới lập được “Đơn đặt hàng” (PO); Khi nguyên liệu về đến kho
phải được kiểm tra chất lượng, sau khi kiểm tra chất lượng phòng Kiểm tra chất lượng
phải xác nhận trên hệ thống là hàng đủ chất lượng thì thủ kho mới có thể làm thủ tục
nhập kho trên hệ thống, khi thủ kho lập chứng từ nhập kho phải tham chiếu qua “Đơn
đặt hàng”; Đến lúc này phòng Điều hành sản xuất mới có thể thấy nguyên liệu còn tồn
trên hệ thống và mới có thể lập “Lệnh sản xuất” thành phẩm; Và phòng kế toán mới có
thể ghi nhận công nợ trên hóa đơn vào hệ thống ERP, khi ghi nhận hóa đơn kế toán có
ghi nhận hạn thanh toán cho nhà cung cấp; Kế toán công nợ căn cứ vào hạn thanh toán
mà thanh toán cho nhà cung cấp.

Kiểm soát theo chiều dọc – Các bộ phận và cá nhân trong doanh nghiệp

Kiểm
soát
theo
chiều
ngang
các quy
trình
nghiệp
vụ

Hình 4.2: Ma trận kiểm soát Công ty Vemedim


4.2.1.4 Thực trạng nhân tố thông tin và truyền thông tại Công ty CP SXKD Vật
tư và Thuốc Thú y.
Công ty rất chú trọng đầu tư hệ thống công nghệ thông tin. Năm 2016 đã trang bị
phầm mềm quản trị nguồn lực ERP của Công ty SAP do FPT triển khai (tổng trị giá
đầu tư của dự án phần mềm ERP trên 25 tỷ đồng) thay cho phần mềm kết toán cũ, chỉ
có chức năng là kế toán. Trang Web của Công ty đã có từ những năm 2000. Nhờ vậy
mà thông tin và truyền thông của công ty được thông suốt từ ban giám đốc đến nhân
viên; từ công ty đến khách hàng và nhà cung cấp; Từ Tổng công ty đến các công ty
con; Từ văn phòng công ty đến các chi nhánh của công ty.
Tất cả nhân viên văn phòng của công ty đều được trang bị máy vi tính, Mỗi phân
xưởng sản xuất đều có máy vi tính, Công ty đã lắp đặt nhiều đường truyền internet cáp
54

quang với tốc độ đường truyền cao, nhằm bảo đảm thông tin từ công ty luôn được
thông đến khách hàng, nhà cung cấp và nhân viên các chi nhánh. Tại các chi nhánh
của công ty cũng được lắp đặt những đường truyền internet với tốc độ cao. Nhân viên
Công ty có thể xem số liệu, tình hình kinh doanh của Công ty ở bất cứ nơi nào, nếu nơi
đó có internet.
Nhân viên bán hàng, mua hàng, … có thể làm việc tại văn phòng làm việc của
công ty hoặc làm việc online tại nhà, tại quán cafe, …
Hệ thống camera trong công ty được lắp đặt dầy đặc, nhằm giúp Ban giám đốc
công ty có thể quan sát nhân viên trong giờ làm việc. đồng thời cũng giúp bảo vệ tài
sản công ty.
Trang web của Công ty là www.vemedim.vn, đây là nơi giới thiệu Công ty ra
bên ngoài, là nơi Công ty quản bá sản phẩm của mình, là nơi truyền đạt những kỹ thuật
chăn nuôi, nuôi trồng thủy hải sản, là nới nhận đơn hàng từ khách hàng…
Khi làm việc với ban ngành và đối tác kinh doanh của công ty thì nhân viên phải
sử dụng email của Công ty (@vemedim.vn, @vemedim.com, @vemedim.com.vn).
Công ty đã tạo những group trên sky, nhằm mục đích truyền đạt những thông
báo, quy định của công ty đến nhân viên, bộ phân liên quan.
Chính sách chiết khấu của Công ty rất đa dạng. Ngoài những chính sách chiết
khấu chung như chiết khấu hóa đơn, chiết khấu doanh số bán tháng, chiết khấu doanh
số bán quý, chiết khấu doanh số bán năm, chiết khấu nộp tiền, chiết khấu doanh số bán
đặc biệt đối với những dòng sản phầm cầu ưu tiên, thì Công ty còn rất nhiều chính
sách khuyến mãi khác. Như chương trình khuyến mãi”Tết tết tết”, chương trình
khuyến mãi nhân những ngày lễ, hay đầu những vụ thả nuôi. Trong những chương
trình khuyến mãi ấy thì tùy theo doanh số bán mà khách hàng được tặng lò nướng, bia,
tủ lạnh, máy giặt, tivi. Điện thoại, xe gắn máy, xe ô tô … Chính vì vậy thông tin của
những chương trình khuyến mãi cần phải được truyền đạt đến khách hàng một cách
nhanh chóng và kịp thời. Bộ phận tiếp thị của công ty đã sử dụng email, điện thoại và
EMS để gởi đến khách hàng những thông tin của chương trình khuyến mãi.
4.2.1.5 Thực trạng nhân tố giám sát tại Công ty CP SXKD Vật tư và Thuốc Thú y
Hoạt động giám sát được thiết kế để cung cấp thông tin cho nhà quản lý về việc
hệ thống kiểm soát nội bộ có hoạt động đúng như dự định không, và thông tin về việc
55

hệ thống kiểm soát nội bộ có được điều chỉnh phù hợp với những thay đổi về điều kiện
hoạt động không.
Công ty có Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát. Nhưng thực chất Ban kiểm soát
gần như không hoạt động, Hoạt động giám sát trong Công ty phát sinh chủ yếu trong
các khâu như: các phòng ban giám sát nhau, Trưởng bộ phận giám sát nhân viên và
các các quy trình làm việc của bộ phận mình.
4.2.1.6 Đánh giá chung về thực trạng của hệ thống kiểm soát nội bộ tại Công ty
Nhìn chung Công ty đã xây dựng được cho mình một hệ thống KSNB, nhưng
Ban giám đốc công ty, những nhân viên quản lý cấp cao của công ty chưa có một khái
niệm thật đầy đủ về Hệ thống KSNB. Ban kiểm soát gần như không hoạt động, nhân
viên Ban kiểm soát chưa được trang bị một cách đầy đủ các kiến thức về kiểm toán nội
bộ. Một điểm nữa là Công ty chưa chú tâm đến nhân tố đánh giá rủi ro. Công ty đã
trang bị cho mình phần mềm quản trị nguồn lực ERP của SAP trị giá một triệu USD
(năm 2017), công ty cũng có đội ngũ IT rất giỏi. Nhân viên văn phòng Công ty đều
được trang bị máy vi tính đề bàn. Nhân viên bán hàng, nhân viên tiếp thị và nhân viên
ở những vị trí cấp cao được trang bị máy tính xách tay. Nhưng nhìn chung nhân tố
thông tin và truyền thông cũng chưa phải là thật tốt theo những chi phí mà Công ty đã
bỏ ra. Công văn của ban ngành gởi đến Công ty chưa được lưu trữ một cách khoa học,
khi cần truy cập, tra cứu lại thì không biết nó được lưu ở đâu. Những công văn mà
công ty gởi cho các ban ngành cũng chưa được lưu trữ một cách khoa học. Những Quy
định, quy trình của Công ty cũng chưa được lưu trữ khoa học.
4.2.2 T ực trạ mục t ê của ệ t ố NB tạ Cô t CP X Vật tư và
T ốc T ú
4.2.2.1 Mục tiêu báo cáo
Báo cáo tài chính của công ty được lập và chuyển đến các đơn vị chức năng
theo quy định đúng thời hạn và có độ tin cậy cao. Công ty luôn cung cấp các báo cáo
nội bộ, báo cáo cho hội đồng quản trị, báo cáo cho đại hội cổ đông một cách nhanh
chóng và đầy đủ. Hàng năm, Công ty đều thuê kiểm toán độc lập kiểm toán báo cáo tài
chính.
56

4.2.2.2 Mục tiêu tuân thủ


Công ty đã tuân thủ và chấp hành tốt các quy định của Nhà nước. Tuy nhiên,
đôi khi cũng có những vi phạm do chưa cập nhật kịp thời những văn bản mới của Nhà
nước.
Theo quan sát thì nhân viên trong công ty tuân thủ và chấp hành tốt các quy
định của công ty. Tuy nhiên, những quy định cũ, được ban hành nhiều năm về trước
thì chưa được nhân viên chấp hành tốt. Có một số quy định chưa được phổ biến đến
toàn thể nhân viên.
4.2.2.3 Mục tiêu hoạt động
Công ty luôn hoàn thành những mục tiêu về hoạt động và tài chính mà Đại hội
cổ đông, Hội đồng quản trị và Ban lãnh đạo Công ty đề ra. Không để tài sản công ty bị
mất mát.
Công ty đạt được mục tiêu đề ra nằm trong nhóm 3 công ty sản xuất thuốc thú y,
thủy sản lớn nhất Việt Nam, và đang từng bước hoàn thành mục tiêu doanh số bán
1.000 tỷ năm 2021 .
4.3 ết q ả ê cứ các â tố ả ưở đế ệt ố NB tạ Công ty
CP X Vật tư và T ốc T ú
4.3.1 Mô tả mẫ ê cứ
Nghiên cứu tiến hành khảo sát 160 nhân viên đang làm việc tại Công ty CP
SXKD Vật tư và Thuốc Thú y và các công ty con 100% vốn. Để kết quả khảo sát đạt
được mức độ chính xác cao, đối tượng được khảo sát là Giám đốc, phó giám đốc,
trưởng phó phòng, trưởng phó các bộ phận, nhân viên kế toán tại công ty và các chi
nhánh bán hàng, trưởng phó các chi nhánh, quản đốc và phó quản đốc các phân xưởng
sản xuất, thu kho, thủ quỹ. Kết quả thu được 151 quan sát hợp lệ, số lượng mẫu thu
thập hợp lệ lớn hơn 125, như vậy mẫu đảm bảo phù hợp cho nghiên cứu này.
4.3.1.1 Mô tả mẫu nghiên cứu theo về giới tính
Kết quả nghiên cứu cho thấy, có 88 nhân viên là nam giới chiếm tỷ lệ 58,39%,
nhân viên nữ có 63 nhân viên chiếm tỷ lệ 41,71%. Số lượng mẫu có sự chênh lệch về
giới tính, nam nhiều hơn nữ.
57

Bảng 4.1: Mô tả mẫu theo giới tính

G ớ tính Tầ số Tỷ trọ (%)


Nam 88 58,3
Nữ 63 41,7
Tổng 151 100,0
4.3.1.2 Mô tả mẫu nghiên cứu theo độ tuổi
Kết quả nghiên cứu cho thấy, ở độ tuổi 26-30 chiếm 9,3% (14 nhân viên), độ tuổi
31-40 chiếm 39,7% (60 nhân viên), độ tuổi 41-50 chiếm 32,5% (49 nhân viên), độ tuổi
trên 50 chiếm 18,5% (28 nhân viên). Qua khảo sát cho thấy nhân viên tham gia trả lời
có độ tuổi trung bình rất cao, trong đó độ tuổi 31 - 40 chiếm tỷ lệ cao nhất.
Bảng 4.2: Mô tả mẫu theo độ tuổi

Độ t ổ Tầ số Tỷ trọ (%)
Từ 26 - 30 14 9,3
Từ 31 - 40 60 39,7
Từ 41 - 50 49 32,5
Trên 50 28 18,5
Tổng 151 100,0
4.3.1.3 Mô tả mẫu nghiên cứu theo trình độ học vấn
Kết quả nghiên cứu cho thấy, Trình độ đại học chiếm cao nhất 66,2% (100 nhân
viên), kế đến là trình độ sau đại học chiếm tỷ lệ khá cao 19,9% (30 nhân viên), trình độ
trung học trở xuống chiếm 9,9% (15 nhân viên), trình độ cao đẳng có tỷ lệ thấp nhất
4,% (6 nhân viên).
Bảng 4.3: Mô tả mẫu theo trình độ học vấn

Trì độ ọc vấ Tầ số Tỷ trọ %
Từ trung học trở xuống 15 9,9
Cao đẳng 6 4,0
Đại học 100 66,2
Sau đại học 30 19,9
Tổng 151 100,0
4.3.1.4 Mô tả mẫu nghiên cứu theo thâm niên
Kết quả nghiên cứu cho thấy, thâm niên công tác từ 10 đến dưới 20 năm chiếm tỷ
lệ cao nhất 35,1% (53nhân viên), nhân viên chức có thâm niên công tác dưới 3 năm
chiếm tỷ lệ cao thứ 2 là 33,1% (50 nhân viên), nhân viên có thâm niên công tác từ 20
58

đến dưới 30 năm chiếm tỷ lệ cao thứ 3 là 25,2% (38 nhân viên), cuối cùng, nhân viên
có thâm niên công tác trên 30 năm chiếm tỷ lệ thấp nhất là 6,6% (10 nhân viên). Các
tỷ lệ này phản ánh lên phân nào sự gắn bó, trung thành của nhân viên đối với công ty.
Bảng 4.4: Mô tả mẫu theo thâm niên

Thâm niên Tầ số Tỷ trọ %


Dưới 3 năm 50 33,1
Từ 10 - dưới 20 năm 53 35,1
Từ 20 - dưới 30 năm 38 25,2
Từ 30 năm trở lên 10 6,6
Tổng 151 100,0
4.3.1.5 Mô tả mẫu nghiên cứu theo chức vụ
Bảng 4.5: Mô tả mẫu theo chức vụ

C ức vụ Tầ số Tỷ trọ %
Nhân viên 80 53,0
Quản đốc/Phó quản đốc 13 8,6
Trưởng chi nhánh/Phó chi nhánh 15 9,9
Trưởng phòng/Phó phòng 30 19,9
Giám đốc/Phó giám đốc 13 8,6
Tổng 151 100,0
Kết quả nghiên cứu cho thấy, Nhân viên chiếm tỷ lệ cao nhất 53% (80 nhân
viên); Kế đến trưởng phó phòng chiếm tỷ lệ 19,9% (30 nhân viên); Quản đốc, phó
quản đốc chiếm 8,6% (13 nhân viên); Giám đốc, phó giám đốc chiếm 8,6% (13 nhân
viên).
4.3.2 Đá á độ t cậ của t a đo bằ ệ số Cro bac ’s lp a
Trước khi đi sâu hơn vào nghiên cứu dữ liệu đã thu thập được, cần đánh giá sơ
bộ thang đo để loại các biến rác bằng cách đánh giá độ tin cậy của thang đo thông qua
hệ số Cronbach’s Alpha vì theo Nguyễn Đình Thọ (2013):
Một đo lường có giá trị cao thì phải có độ tin cậy cao. Hay nói cách khác, độ tin
cậy là điều kiện cần (nhưng chưa đủ) để cho một đo lường có giá trị;
Cronbach’s Alpha là một loại hệ số đo lường độ tin cậy của thang đo được sử
dụng phổ biến trong nghiên cứu.
Kiểm định độ tin cậy của thang đo thông qua hệ số Cronbach’s Alpha nhằm loại
trừ các biến có hệ số tương quan biến tổng (item-total correlation) nhỏ hơn 0,3. Tiêu
59

chuẩn chọn thang đo khi nó có độ tin cậy Cronbach’s Alpha ≥ 0,7. Thang đo có độ tin
cậy Cronbach’s Alpha ≥ 0,6 cũng được chọn khi nó được sử dụng lần đầu (Nunnally &
Burnstein, 1994). Về lý thuyết, Cronbach’s Alpha càng cao càng tốt (thang đo càng có
độ tin cậy). Cronbach’s Alpha của các thang đo thành phần được trình bày trong các
bảng dưới đây.
4.3.2.1 Đánh giá độ tin cậy thang đo Môi trường kiểm soát
Bảng 4.6 cho thấy thang đo Môi trường kiểm soát được đo lường qua 6 biến quan
sát. Kết quả phân tích độ tin cậy của thang đo (Cronbach’s Alpha) : 0,871 > 0,7. Đồng
thời, 6 biến quan sát có tương quan biến tổng > 0,3. Do vậy, thang đo Môi trường kiểm
soát đáp ứng độ tin cậy.
Bảng 4.6: Đánh giá hệ số tin cậy thang đo Môi trường kiểm soát
Trung bình Phương sai
Tương quan biến Cronbach's Alpha
Biến quan sát thang đo nếu thang đo nếu bị
tổng nếu bị loại biến
bị loại biến loại biến

MTKS1 19,78 7,105 0.671 0.849


MTKS2 19,80 6,467 0.708 0.842
MTKS3 19,79 7,818 0.549 0.869
MTKS4 19,82 6,041 0.756 0.833
MTKS5 19,62 6,423 0.733 0.837
MTKS6 19,99 6,880 0.633 0.855
Hệ số Cronbach’s Alpha =0,871
4.3.2.2 Đánh giá độ tin cậy thang đo Đánh giá rủi ro
Bảng 4.7 cho thấy thang đo Đánh giá rủi ro được đo lường qua 4 biến quan sát.
Kết quả phân tích độ tin cậy của thang đo (Cronbach’s Alpha) : 0,826 > 0,7. Đồng
thời, 4 biến quan sát có tương quan biến tổng > 0,3. Do vậy, thang đo Đánh giá rủi ro
đáp ứng độ tin cậy.
Bảng 4.7: Đánh giá hệ số tin cậy thang đo Đánh giá rủi ro
Trung bình Phương sai
Tương quan biến Cronbach's Alpha
Biến quan sát thang đo nếu thang đo nếu bị
tổng nếu bị loại biến
bị loại biến loại biến

DGRR1 11,62 2,103 0,760 0,727


DGRR2 11,67 2,276 0,608 0,801
DGRR3 11,52 2,438 0,632 0,790
DGRR4 11,78 2,319 0,612 0,798
Hệ số Cronbach’s Alpha =0,826
60

4.3.2.3 Đánh giá độ tin cậy thang đo Hoạt động kiểm soát
Bảng 4.8 cho thấy thang đo Hoạt động kiểm soát được đo lường qua 5 biến quan
sát. Kết quả phân tích độ tin cậy của thang đo (Cronbach’s Alpha) : 0,876 > 0,7. Đồng
thời, 5 biến quan sát có tương quan biến tổng > 0,3. Do vậy, thang đo Hoạt động kiểm
soát đáp ứng độ tin cậy.
Bảng 4.8: Đánh giá hệ số tin cậy thang đo Hoạt động kiểm soát
Trung bình Phương sai
Tương quan biến Cronbach's Alpha
Biến quan sát thang đo nếu thang đo nếu bị
tổng nếu bị loại biến
bị loại biến loại biến

HDKS1 16,19 3,539 0,737 0,842


HDKS2 16,13 3,537 0,795 0,829
HDKS3 16,01 3,880 0,671 0,859
HDKS4 16,09 3,751 0,690 0,854
HDKS5 16,27 3,492 0,658 0,865
Hệ số Cronbach’s Alpha =0,876
4.3.2.4 Đánh giá độ tin cậy thang đo Thông tin và truyền thông
Bảng 4.9 cho thấy thang đo Thông tin và truyền thông được đo lường qua 5 biến
quan sát. Kết quả phân tích độ tin cậy của thang đo (Cronbach’s Alpha) : 0,849 > 0,7.
Đồng thời, 5 biến quan sát có tương quan biến tổng > 0,3. Do vậy, thang đo Thông tin
và truyền thông đáp ứng độ tin cậy.
Bảng 4.9: Đánh giá hệ số tin cậy thang đo Thông tin và truyền thông
Trung bình Phương sai
Tương quan biến Cronbach's Alpha
Biến quan sát thang đo nếu thang đo nếu bị
tổng nếu bị loại biến
bị loại biến loại biến

TTTT1 16,17 4,006 0,636 0,825


TTTT2 15,96 4,078 0,573 0,840
TTTT3 15,83 3,739 0,659 0,818
TTTT4 16,11 3,522 0,717 0,802
TTTT5 16,07 3,756 0,715 0,804
Hệ số Cronbach’s Alpha =0,849
4.3.2.5 Đánh giá độ tin cậy thang đo Giám sát
Bảng 4.10 cho thấy thang đo Giám sát được đo lường qua 5 biến quan sát. Kết
quả phân tích độ tin cậy của thang đo (Cronbach’s Alpha) : 0,794 > 0,7. Đồng thời, 5
biến quan sát có tương quan biến tổng > 0,3. Do vậy, thang đo Giám sát đáp ứng độ
61

tin cậy (chỉ có biến GS3 có Cronbach's Alpha nếu bị loại biến bằng 0,780 lớn hơn hệ
số Cronbach’s Alpha, nhưng chênh lệch không lớn nên tác giả quyết định giữ lại biến
quan sát này để phân tích bước tiếp theo EFA)
Bảng 4.10: Đánh giá hệ số tin cậy thang đo Giám sát
Trung bình Phương sai
Tương quan biến Cronbach's Alpha
Biến quan sát thang đo nếu thang đo nếu bị
tổng nếu bị loại biến
bị loại biến loại biến

GS1 15,19 3,090 0,612 0,744


GS2 15,36 3,098 0,651 0,734
GS3 15,38 3,143 0,499 0,780
GS4 15,28 2,952 0,585 0,752
GS5 15,16 3,121 0,539 0,766
Hệ số Cronbach’s Alpha =0,794
4.3.2.6 Đánh giá độ tin cậy thang đo Tính hữu hiệu của hệ thống KSNB
Bảng 4.11 cho thấy thang đo Tính hữu hiệu của hệ thống KSNB được đo lường
qua 5 biến quan sát. Kết quả phân tích độ tin cậy của thang đo (Cronbach’s Alpha) :
0,812 > 0,7. Đồng thời, 5 biến quan sát có tương quan biến tổng > 0,3. Do vậy, thang
đo Tính hữu hiệu của hệ thống KSNB đáp ứng độ tin cậy.
Bảng 4.11: Đánh giá hệ số tin cậy thang đo Tính hữu hiệu của hệ thống KSNB
Trung bình Phương sai
Tương quan biến Cronbach's Alpha
Biến quan sát thang đo nếu thang đo nếu bị
tổng nếu bị loại biến
bị loại biến loại biến

HTHSNB1 16,81 4,196 0,555 0,789


HTHSNB2 16,23 3,896 0,584 0,781
HTHSNB3 16,16 3,668 0,709 0,742
HTHSNB4 16,69 3,909 0,575 0,784
HTHSNB5 16,53 3,944 0,585 0,781
Hệ số Cronbach’s Alpha =0,812

Như vậy, sau kiểm định Cronbach’s Alpha, tác giả không loại biến quan sát nào
trước khi phân tích nhân tố khám phá EFA.
62

Bảng 4.12: Bảng kết quả tổng hợp kiểm định Cronbach’s Alpha
ốbế ốbế
Cronbac ’s
STT T à tố quan sát quan sát Bế
Alpha bị
ba đầ cò lạ
loạ
1 Môi trường kiếm soát 6 6 0,871 0

2 Đánh giá rủi ro 4 4 0,826 0

3 Hoạt động kiểm soát 5 5 0,876 0

5 Thông tin và truyền thông 5 5 0,849 0

4 Giám sát 5 5 0,794 0

6 Hữu hiệu hệ thống KSNB 5 5 0,812 0


(Nguồn: Tác giá tổng hợp)
4.3.3 P â tíc â tố k ám p á (EF )
Sau kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha, tác
giả tiến hành phân tích nhân tố khám phá (EFA), phân tích nhân tố khám phá EFA
nhằm đánh giá sơ bộ tính đơn hướng, giá trị hội tụ và giá trị phân biệt của thang đo.
Mục đích sử dụng phân tích thành tố khám phá EFA để kiểm định lại độ tin cậy
của thang đo, đồng thời khám phá sự phù hợp về cấu trúc của mô hình nghiên cứu đã
đưa ra.
Theo Nguyễn Đình Thọ (2013 trang 413 đến trang 420), để thực hiện phân tích
thành tố khám phá EFA, cần kiểm tra sự phù hợp của kiểm định KMO, kiểm định
Bartlett, số lượng thành tố trích, tổng phương sai trích và trọng số thành tố. Trong đó:
- Kiểm định Bartlett (Bartlett’s test of sphericity): dùng để xem xét ma trận
tương quan có phải là ma trận đơn vị, là ma trận có các thành phần (hệ số tương quan
giữa các biến) bằng không và đường chéo (hệ số tương quan với chính nó) bằng 1.
Nếu kiểm định Bartlett có Sig <0,05, chúng ta từ chối giả thuyết H0 (ma trận tương
quan là ma trận đơn vị) nghĩa là các biến có quan hệ với nhau.
- Hệ số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin): là một chỉ số dùng để xem xét sự thích hợp
của phân tích nhân tố. Trị số của KMO lớn (giữa 0,5 và 1) là điều kiện đủ để phân tích
nhân tố là thích hợp, còn nếu như trị số này nhỏ hơn 0,5 thì phân tích nhân tố có khả
năng không thích hợp với các dữ liệu (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc,
2008).
63

- Hệ số tải nhân tố (factor loading) > 0,5. Nếu biến quan sát có hệ số tải nhân tố
nhỏ hơn 0,5 sẽ bị loại (Nguyễn Đình Thọ, 2011).
- Tổng phương sai trích TVE (Total Variance Explained): tổng này thể hiện các
nhân tố trích được bao nhiêu phần trăm của các biến đo lường. Tổng này phải đạt từ
50% trở lên và tiêu chí eigenvalue tối thiểu phải bằng 1 (>=1) thì mô hình EFA
phù hợp(Nguyễn Đình Thọ, 2011).
- Khác biệt hệ số tải nhân tố của một biến quan sát giữa các nhân tố > 0,3 để đảm
bảo giá trị phân biệt giữa các nhân tố (Nguyễn Đình Thọ, 2011). Nếu lớn hơn 0,30, có
nghĩa biến này vừa đo lường thành tố này vừa đo lường thành tố khác, cần loại bỏ biến
này.
Nếu tất cả các điều kiện trên đều thoả mãn, thì EFA được xem là phù hợp.
4.3.3.1 Phân tích nhân tố khám phá EFA đối với biến độc lập
Tiếp theo 25 biến quan sát của thang đo được đưa vào phân tích nhân tố theo
phương pháp trích Principal Component với phép quay Varimax. Các biến có hệ số tải
nhân tố (factor loadings) nhỏ hơn 0,5 hoặc có hệ số tải nhân tố giữa các nhân tố gần
bằng nhau sẽ bị loại.
Phân tích nhân tố lần đầu có 1 biến quan sát bị loại: GS3 (phụ lục 5.1.1). Lý do
loại là vì có factor loadings nhỏ hơn 0,5.
Tiếp theo 24 biến quan sát tiếp tục đưa vào phân tích lần 2, kết quả là có 5 nhân
tố được trích ra với tổng phương sai trích được là 65,326%>50%, cho biết 5 nhân tố
này giải thích được 65,326% biến thiên của dữ liệu. Hệ số KMO = 0,889 (>0,5) là đạt
yêu cầu. Hệ số tải nhân số của tất cả các nhân tố đều lớn hơn 0,5), Trị số Eigenvalue =
1,329>1. Mức ý nghĩa của kiểm định Bartlett = 0,000(<0,05) nên ở độ tin cậy 95% các
biến quan sát có tương quan với nhau trong tổng thể. Vì vậy, kết quả EFA là phù hợp.
64

Bảng 4.13: Bảng ma trận xoay - các nhân tố ảnh hưởng đến hệ thống KSNB
Hệ số tải nhân tố
Biến quan sát
1 2 3 4 5
MTKS2 0,794
MTKS4 0,750
MTKS5 0,747
MTKS6 0,702
MTKS1 0,629
MTKS3 0,566
HDKS2 0,825
HDKS3 0,770
HDKS4 0,759
HDKS1 0,722
HDKS5 0,688
TTTT2 0,773
TTTT5 0,723
TTTT3 0,700
TTTT4 0,695
TTTT1 0,665
DGRR4 0,789
DGRR1 0,775
DGRR2 0,709
DGRR3 0,695
GS2 0,777
GS4 0,674
GS1 0,674
GS5 0,650
Tổng phương sai trích=65,326%
Hệ số KMO = 0,889
Giá trị Eigenvalue=1,329
Mức ý nghĩa kiểm định Bartlett = 0,000
Các nhân tố trích ra từ 24 biến quan sát được xác định lại với tên như sau:
N â tố t ứ ất: Được đặt tên là “Môi trường kiểm soát - MTKS”, bao gồm
các biến quan sát sau:
65

Thành viên HĐQT, Ban giám đốc và kiểm toán nội bộ làm việc độc lập và
MTKS2
khách quan khi cần ra quyết định
Việc tuyển dụng và phân công việc tại Công ty là phù hợp với trình độ chuyên
MTKS4
môn của nhân viên
Công ty có chính sách đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn cho
MTKS5
nhân viên
Công ty thiết kế và đánh giá các loại báo cáo phù hợp với cơ cấu tổ chức và
MTKS6
mục tiêu của đơn vị
Công ty có xây dựng bộ chuẩn mực đạo đức nhân viên để ngăn chặn hành vi
MTKS1
phạm pháp hoặc thiếu đạo đức
Công ty thiết lập cơ cấu tổ chức hợp lý, phân chia quyền hạn, trách nhiệm của
MTKS3
các bộ phận và nhân viên cụ thể, rõ ràng

Nhân tố thứ hai: Được đặt tên là “Hoạt động kiểm soát - HDKS” và bao gồm
các biến quan sát sau:
HDKS2 Hệ thống thông tin, công nghệ hiện đại là công cụ đắc lực của kiểm soát nội bộ
HDKS3 Công ty đã xây dựng được quy trình làm việc ở tất cả các khâu
Công ty có biện pháp dự phòng đối phó với lỗi phần mềm, phần cứng và vấn đề
HDKS4
an ninh mạng
Các quy trình làm việc của công ty đảm bảo được việc kiểm soát gian lận và
HDKS1
phòng chống rủi ro
Ban lãnh đạo công ty định kỳ có phân tích số liệu liên quan đến hoạt động của
HDKS5
công ty
Nhân tố thứ ba: Được đặt tên là “Thông tin và truyền thông - TTTT”, bao gồm
các biến quan sát sau:

Được đảm bảo rằng các Công ty con, chi nhánh, bộ phận phòng ban trong Công
TTTT2
ty nhận được mọi thông báo, thông tin kịp thời và chính xác
Có kế hoạch cải tiến và phát triển hệ thống thông tin cả về nhân lực và vật lực
TTTT5
tại đơn vị
Các kênh thông tin hiện tại đảm bảo thông tin cung cấp cho bên ngoài và thông
TTTT3 tin công ty nhận được từ bên ngoài là hợp lý và hữu ích với các đối tượng sử
dụng
TTTT4 Lãnh đạo tại Công ty được cung cấp thông tin đầy đủ khi có yêu cầu để đảm
66

bảo xử lý công việc


TTTT1 Các thông tin báo cáo được cung cấp chính xác, được phản hồi và xử lý kịp thời
Được đảm bảo rằng các Công ty con, chi nhánh, bộ phận phòng ban trong Công
TTTT2
ty nhận được mọi thông báo, thông tin kịp thời và chính xác
N â tố t ứ tư: Được đặt tên là “Đánh giá rủi ro - DGRR”, bao gồm các biến quan sát
sau:
Công ty có thành lập bộ phận dự báo, nhận dạng và đối phó với rủi ro, sự kiện
DGRR4
bất thường có thể xảy ra
Thường xuyên nhận dạng và đánh giá rủi ro trong các hoạt động kinh doanh có
DGRR1
thể làm ảnh hưởng đến mục tiêu chung của công ty
Các rủi ro được nhận diện, phân tích, đánh giá, tìm hiểu nguyên nhân, qua đó
DGRR2
đưa ra các biện pháp nhằm giảm thiểu rủi ro
Công ty có chú trọng xem xét các loại gian lận tiềm tàng như: gian lận trên
DGRR3 BCTC, biển thủ tài sản và hành vi gian lận khác có thể xảy ra khi đánh giá rủi
ro
N â tố t ứ ăm: được đặt tên là “Giám sát - GS”, bao gồm các biến quan sát
sau:
GS2 Việc quản trị rủi ro được các cấp quản lý của công ty giám sát thường xuyên
Công ty tạo điều kiện để các nhân viên và các bộ phận giám sát lẫn nhau trong
GS4
công việc hàng ngày
Công ty tạo điều kiện để các nhân viên và các bộ phận giám sát lẫn nhau trong
GS1
công việc hàng ngày
Sau các đợt kiểm tra giám sát, Công ty đã lập ra các báo cáo và đưa ra những
GS5
yếu kém còn tồn tại cùng các giải pháp khắc phục
4.3.3.2 Phân tích nhân tố khám phá EFA đối với biến phụ thuộc
Khi đưa 5 biến quan sát của thang đo tính hữu hiệu của hệ thống KSNB vào phân
tích nhân tố khám phá thì có một nhân tố được rút ra với đầy đủ 5 biến này. Các hệ số
tải nhân tố đều lớn hơn 0,5. Thang đo tính hữu hiệu của hệ thống KSNB có phương sai
trích bằng 57,283%>50%, cho thấy 57,283% biến thiên của dữ liệu được giải thích
bởi nhân tố trên. Kiểm định Bartlett có có mức ý nghĩa=0,000 (<0,05) nên ở độ tin cậy
95% các biến quan sát có tương quan với nhau trong tổng thể và hệ số KMO = 0,730
(>0,5), giá trị Eigenvalue = 2,864>1, nên phân tích nhân tố là phù hợp.
67

Bảng 4.14: Bảng ma trận xoay - tính hữu hiệu của hệ thống KSNB
Biến quan sát Hệ số tải nhân tố

HTKSNB3 0,837
HTKSNB2 0,751
HTKSNB5 0,742
HTKSNB4 0,736
HTKSNB1 0,712
Tổng phương sai trích=57,283%
Hệ số KMO = 0,730
Giá trị Eigenvalue=2,864
Mức ý nghĩa kiểm định Bartlett = 0,000
Năm biến quan sát này đều nói lên tính hữu hiệu của hệ thống KSNB của công ty
nên đặt tên là “Tính hữu hiệu của hệ thống KSNB - HTKSNB”. Nhân tố này bao gồm
các biến quan sát sau:
HTKSNB3 Hệ thống KSNB làm tăng hiệu quả sử dụng nguồn lực tại đơn vị
Hệ thống KSNB giúp tăng tính tuân thủ các quy định của nhà quản lý và các
HTKSNB2
quy định của cơ quan chức năng
HTKSNB5 Hệ thống KSNB làm tăng khả năng bảo vệ tài sản tại đơn vị
HTKSNB4 Hệ thống KSNB làm giảm rủi ro kinh doanh tại đơn vị
HTKSNB1 Hệ thống KSNB làm tăng độ tin cậy của BCTC tại Công ty
Sau khi tiến hành phân tích nhân tố (EFA), thì có 1 biến quan sát GS3 bị loại và
có 5 nhân tố được đưa vào kiểm định mô hình. Giá trị của từng nhân tố là giá trị trung
bình của các biến quan sát thành phần thuộc nhân tố đó. Kết quả của phân tích hồi quy
đa biến sẽ được sử dụng để kiểm định các giả thuyết từ H1 đến H5. Ta có các giả
thuyết sau:
H1 (+): Môi trường kiểm soát sẽ làm tăng tính hữu hiệu của hệ thống KSNB.

H2 (+): Đánh giá rủi ro sẽ làm tăng tính hữu hiệu của hệ thống KSNB.

H3 (+): Hoạt động kiểm soát sẽ làm tăng tính hữu hiệu của hệ thống KSNB.

H4 (+): Thông tin và truyền thông sẽ làm tăng tính hữu hiệu của hệ thống KSNB.

H5 (+): Giám sát sẽ làm tăng tính hữu hiệu của hệ thống KSNB.
68

Môi trường kiểm soát - MTKS H1 (+)

Đánh giá rủi ro - DGRR H2 (+)

H3 (+) Tính hữu hiệu


Hoạt động kiểm soát - HDKS
của Hệ thống
H4 (+) KSNB
Thông tin và truyền thông - TTTT
H5 (+)

Giám sát - GS

Hình 4.3: Mô hình nghiên cứu hồi quy đa biến


(Nguồn: Tác giá tổng hợp)
4.3.4 P â tíc tươ q a
Trước khi phân tích hồi quy, tác giả tiến hành xem xét hệ số tương quan Pearson
trong kết quả phân tích tương quan, để lượng hóa mức độ chặt chẽ của mối liên hệ
tuyến tính giữa hai biến định lượng. Trong phân tích tương quan Pearson, sẽ không có
sự phân biệt giữa biến độc lập và biến phụ thuộc mà tất cả các biến đều được xét như
nhau.
Bảng 4.15: Kết quả phân tích tương quan giữa các nhân tố
DGRR MTKS HDKS TTTT GS HTKSNB
Hệ số tương quan 1 0,459** 0,452** 0,438** 0,478 **
0,579**
DGRR
Mức ý nghĩa 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000
Hệ số tương quan 0,459** 1 0,541** 0,573** 0,510** 0,664**
MTKS
Mức ý nghĩa 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000
Hệ số tương quan 0,452** 0,541** 1 0,434** 0,498** 0,714**
HDKS
Mức ý nghĩa 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000
Hệ số tương quan 0,438** 0,573** 0,434** 1 0,510** 0,631**
TTTT
Mức ý nghĩa 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000
Hệ số tương quan 0,478** 0,510** 0,498** 0,510** 1 0,672**
GS
Mức ý nghĩa 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000
Hệ số tương quan 0,579** 0,664** 0,714** 0,631** 0,672** 1
HTKSNB
Mức ý nghĩa 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000
Kết quả phân tích mối tương quan thống kê Pearson giữa các biến được giải
69

thích: Tất cả các mức ý nghĩa đều rất nhỏ 0,05 nên các hệ số tương quan có ý nghĩa
thống kê. Ngoài ra ma trận tương quan này cũng dùng để kiểm nghiệm giá trị phân
biệt giữa các biến độc lập với nhau và với biến phụ thuộc. Kết quả hệ số tương quan
nhỏ hơn 0,85 chỉ ra rằng giá trị phân biệt có khả năng tồn tại giũa 2 biến (John và
Benel-Martinez, 2000). Tất cả hệ số tương quan tuyệt đối giữa 2 biến dao động từ
0,434 đến 0,714, nghĩa là không vượt quá hệ số điều kiện 0,85. Điều đó chứng minh
rằng giá trị phân biệt đã đạt được. Hay nói cách khác, các thang đo trong nghiên cứu
này đã đo lường được các khái niệm nghiên cứu khác nhau. Tác giả sẽ tiếp tục phân
tích hồi quy.
4.3.5 P â tíc ồ q
Trên cơ sở thang đo các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống
KSNB tác giả đã xem xét mối tương quan tuyến tính, nhằm nghiên cứu mức độ tác
động của từng nhân tố đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB, tác giả tiến hành phân
tích hồi quy đa biến để thấy được mức độ ảnh hưởng của các biến độc lập đến tính hữu
hiệu của hệ thống KSNB.
Phân tích hồi quy sẽ được thực hiện với 5 biến độc lập bao gồm: Môi trường
kiểm soát - MTKS; Đánh giá rủi ro - DGRR; Hoạt động kiểm soát - HDKS; Thông tin
và truyền thông - TTTT; Giám sát - GS. Giá trị của mỗi nhân tố được dùng để chạy
hồi quy là giá trị trung bình của các biến quan sát thuộc nhân tố đó. Phân tích được
thực hiện bằng phương pháp Enter. Như vậy thành phần MTKS, DGRR, HDKS,
TTTT, GS là biến độc lập và biến phụ thuộc HTKSNB (Hệ thống kiểm soát nội bộ -
HTKSNB) sẽ được đưa vào chạy hồi quy.
4.3.5.1 Kiểm định sự phù hợp của mô hình
Phân tích Anova cho chúng ta biết được sự phù hợp của mô hình hồi quy, giả
thuyết H0 đặt ra là không có mối quan hệ giữa các biến độc lập MTKS, DGRR,
HDKS, TTTT, GS với biến phụ thuộc Hệ thống KSNB. Ta có:
70

Bảng 4.16: Phân tích phương sai ANOVA


Tổ bì Bậc tự Bì p ươ
Mô hình F Mức ý ĩa
p ươ do (df) trung bình

Hồi quy 25,738 5 5,148 79,497 0,000

Phần dư 9,389 145 0,065

Tổng 35,126 150


Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu điều tra của tác giả, 2020
Trong bảng phân tích phương sai (Bảng 4.16) cho thấy trị số F có mức ý
nghĩa=0,000 (< 0,05) có nghĩa mô hình hồi quy tuyến tính đưa ra là phù hợp với dữ
liệu thực tế thu thập được và các biến đưa vào đều có ý nghĩa trong thống kê, với mức
ý nghĩa 5%.
Bảng 4.17: Mức độ giải thích của mô hình
Sai số chuẩn ước Hệ số Durbin-
l R R2 R2 hiệu chỉnh
lượng Watson

1 0,856 0,733 0,723 0,25446 1,653


Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu điều tra của tác giả, 2020
Qua bảng 4.17 cho ta R2 hiệu chỉnh bằng 0,723 có nghĩa là 72,3% sự biến
thiên của HTKSNB (Hệ thống KSNB) được giải thích bởi sự biến thiên của 5 biến độc
lập MTKS, DGRR, HDKS, TTTT, GS.
Hệ số Durbin-Watson bằng 1,653 nằm trong khoảng 1,5 đến 2,5 nên không có
hiện tượng tự tương quan chuỗi bậc nhất xảy ra (Theo Yahua Qiao, 2011). Như vậy ta
có thể kết luận các phần dư là độc lập với nhau và tính độc lập của phần dư đã được
đảm bảo.
4.3.5.2 Kiểm định phân phối chuẩn
Quan sát biểu đồ tần số của phần dư chuẩn hóa (chi tiết được thể hiện tại hình
4.4 Biểu đồ tần số của phần dư chuẩn hóa, cho ta thấy độ lệch chuẩn Std, Dev = 0,983
(độ lệch chuẩn bằng 1). Do đó có thể kết luận giả thuyết phân phối chuẩn của phần dư
không bị sai phạm.
71

Hình 4.4: Biểu đồ tần số của phần dư chuẩn hóa


Biểu đồ tần số P-P (Hình 4.5: Biểu tần số P – P) cho thấy các điểm của phần
dư phân tán không cách xa mà phân tán ngẫu nhiên xung quanh đường chép (đường
thẳng kỳ vọng), do đó giả định về phân phối chuẩn của phần dư được thỏa mãn.

Hình 4.5: Biểu tần số P – P


72

4.3.5.3 Kiểm định tương quan từng phần của hệ số hồi quy
Qua bảng 4.18 thì hệ số phóng đại phương sai VIF (Variance Inflation factor -
VIF) đạt giá trị lớn nhất là 1,870 (nhỏ hơn 2) cho thấy các biến độc lập này không có
quan hệ chặt chẽ với nhau nên không có hiện tượng đa cộng tuyến xảy ra.
Bảng 4.18: Mức độ giải thích của mô hình

Hệ số chưa Hệ số
chuẩn hóa chuẩn hóa Mức ý Hệ số phóng
Thứ tự ảnh
Giá trị t nghĩa đại phương
Sai số hưởng
B Beta (Sig.) sai (VIF)
chuẩn

(Hằng số) -0,326 0,226 -1,441 0,152

HDKS 0,361 0,056 0,351 6,396 0,000 1.629 1

GS 0,266 0,061 0,243 4,362 0,000 1.688 2

TTTT 0,194 0,056 0,193 3,446 0,001 1.694 3

MTKS 0,165 0,055 0,176 2,995 0,003 1.870 4

DGRR 0,138 0,052 0,139 2,657 0,009 1.495 5


(Nguồn: Tác giá tổng hợp)
4.3.5.4 Kiểm định phần dư
Kiểm định Durbin – Watson (d) cho thấy kết quả d = 1,653 (1<d>3) nên ta có
thể kết luận các phần dư là độc lập với nhau hay không có tương quan giữa các phần
dư (bảng 4.17).
Qua các kết quả kiểm định trên cho thấy các giả định của hàm hồi quy tuyến
tính không vi phạm và mô hình hồi quy đã xây dụng là phù hợp vối tổng thể.
Qua kết quả chạy hồi quy đa biến tại bảng 4.18, cột mức ý nghĩa (sig.): cho
thấy tất cả các biến đều có Sig.<0.01. Như vậy Môi trường kiểm soát, Đánh giá rủi ro,
Hoạt động kiểm soát, thông tin và truyền thông, Giám sát đều tương quan có ý nghĩa
với biến Tính hữu hiệu của hệ thống KSNB với độ tin cậy 99% và R2 hiệu chỉnh =
0,723, tức mô hình giải thích được 72,3% sự thay đổi của Hệ thống KSNB. Mức ý
nghĩa của thống kê F tính được Sig = 0,000, nên ta bác bỏ giả thuyết cho rằng tất cả
các hệ số hồi quy bằng 0 và kết luận ở độ tin cậy 99% mô hình hồi quy tuyến tính phù
hợp với tổng thể.
Từ kết quả trên ta xây dựng mô hình hồi quy bội như sau:
73

Y = β0 β1F1 β2F2 β3F3 β4F4 β5F5 ε


Trong đó :
Y: là giá trị hữu hiệu của hệ thống KSNB chung.
β0, β1, β2, β3, β4, β5 : Hệ số hồi quy.

Fi: Biến độc lập.

ε: Sai số.
Phương trình hồi quy tuyến tính chưa chuẩn hóa có dạng như sau:
HTKSNB=-0,326+0,138DGRR+0,165MTKS+0,361HDKS+0,194TTTT+0,266GS
Phương trình hồi quy tuyến tính chuẩn hóa có dạng như sau:
HTKSNB=0,139DGRR+0,176MTKS+0,351HDKS+0,193TTTT+0,243GS
Trong đó:
HTKSNB: Tính hữu hiệu của hệ thống KSNB.
DGRR: Đánh giá rủi ro.
MTKS: Môi trường kiểm soát.
HDKS: Hoạt động kiểm soát.
TTTT: Thông tin và truyền thông.
GS: Giám sát.

Môi trường kiểm soát - MTKS +0,176

Đánh giá rủi ro - DGRR +0,139

+0,351 Tính hữu hiệu


Hoạt động kiểm soát - HDKS
của Hệ thống
KSNB
+0,193
Thông tin và truyền thông - TTTT
+0,243

Giám sát - GS

Hình 4.6: Mô hình kết quả nghiên cứu


Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu điều tra của tác giả, 2020
Qua kết quả phân tích các nhân tố và mô hình, các giả thuyết đều được chấp nhận
thể hiện ở bảng 4.19
74

Bảng 4.19: Kết quả kiểm định các giả thuyết về các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu
hiệu của hệ thống KSNB tại Công ty CP SXKD Vật tư và Thuốc Thú y

Gảt ết ết q ả k ểm đị
Môi trường kiểm soát ảnh hưởng cùng chiều đến
Chấp nhận
H1 tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại Công ty CP
giả thuyết
SXKD Vật tư và Thuốc Thú y
Đánh giá rủi ro ảnh hưởng cùng chiều đến tính hữu
Chấp nhận
H2 hiệu của hệ thống KSNB tại Công ty CP SXKD
giả thuyết
Vật tư và Thuốc Thú y

Hoạt động kiểm soát ảnh hưởng cùng chiều đến


Chấp nhận
H3 tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại Công ty CP
giả thuyết
SXKD Vật tư và Thuốc Thú y
Hệ thống thông tin và truyền thông ảnh hưởng
Chấp nhận
H4 cùng chiều đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB
giả thuyết
tại Công ty CP SXKD Vật tư và Thuốc Thú y

Giám sát ảnh hưởng cùng chiều đến tính hữu hiệu
Chấp nhận
H5 của hệ thống KSNB tại Công ty CP SXKD Vật tư
giả thuyết
và Thuốc Thú y
(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)
4.4 T ảo l ậ kết q ả ê cứ
4 4 1 T ảo l ậ so sánh vớ các kết q ả ê cứ trước
Kết quả nghiên cứu xác định được 05 nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của
hệ thống KSNB đó là: (1) Hoạt động kiểm soát, (2) Giám sát, (3) Thông tin và truyền
thông, (4) môi trường kiểm soát, (5) đánh giá rủi ro. Tác giả tiến hành so sánh với kết
quả của các nghiên cứu trước đây, thu được kết quả trình bày trong bảng 4.20.
75

Bảng 4.20: So sánh các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại
Công ty CPSXKD Vật tư và Thuốc Thú y với các nghiên cứu trước
N Q ốc Lâm Minh N ôT ịT N T ị Hồ T ấ Vũ
Hùng N ật ( 19) Hươ N Loan (2018), ( 16) tạ
( ) tạ Công tạ các DN T ị Hoà Â tạ 26 Ngân các ngân
ty CP SXKD ỏ và vừa tạ ( 18) tạ Các à t ươ à t ươ
Vật tư và T ốc TP Hồ C í đơ vị sự mạ V ệt Nam mạ V ệt
Thú y Minh ệp có t Nam
tạ TP T
Hòa, T.Phú
Yên
(1) Hoạt động (2) Hoạt động (4) Hoạt động (2) Thủ tục (2) Hoạt động
kiểm soát kiểm soát kiểm soát kiểm soát kiểm soát
(2) Giám sát (4) Giám sát (2) Giám sát (1) Giám sát (5) Giám sát
(3) Thông tin và (5) Thông tin (3) Thông tin và (4) Thông tin (3) Thông tin
truyền thông và truyền truyền thông và truyền và truyền
thông thông thông
(4) Môi trường (1) Môi trường (5) Môi trường (3) Môi trường (7) Môi
kiểm soát kiểm soát kiểm soát làm việc trường làm
việc
(5) Đánh giá rủi (3) Đánh giá (1) Đánh giá rủi (1) Đánh giá
ro rủi ro ro rủi ro
(1) Lợi ích
nhóm
(4) Thể chế
chính trị
(Nguồn: kết quả phân tích dữ liệu điều tra của tác giả, 2020)
Với: (1), (2), (3), (4), (5), (6), (7): Thứ tự tác động giảm dần từ tác động mạnh
nhất đến tác động yếu nhất.
Bảng 4.20, cho thấy các nhân tố có ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống
KSNB mà tác giả đã tìm ra cũng là những nhân tố mà những nghiên cức trước đây đã
tìm ra. Tuy nhiên mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến tính hữu hiệu của hệ thống
KSNB thì không nhất thiết có thứ tự từ nhiều đến ít giống nhau. Tùy vào từng đơn vị
mà các nhân tố này sẽ có mức độ ảnh hưởng khác nhau.
44 T ảo l ậ từ kết q ả ê cứ các â tố ả ưở đế tính ữ
ệ của ệ t ố NB
4.4.2.1 Hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa
Biến môi trường kiểm soát có hệ số β = 0,165, quan hệ cùng chiều với cự
76

hữu hiệu của hệ thống KSNB. Giả định các yết tố khác không thay đổi, khi nhân tố
“môi trường kiểm soát” tăng thêm 1 đơn vị thì kết quả tính hữu hiệu của hệ thống
KSNB tăng thêm 0,165 đơn vị.
Kết quả cho thấy một môi trường kiểm soát tốt (bao gồm: tính trung trực và
các giá trị đạo đức của ban lãnh đạo và nhân viên trong công ty, cơ cấu tổ chức trong
các công ty hợp lý, chính sách nhân sự hiệu quả) sẽ là nền tảng cho hệ thống KSNB
trong công ty đạt được tính hữu hiệu. Kết quả này phù hợp với các nghiên cứu của
Ramos (2004), Sultana và Haque (2004), Gamage và cộng sự (2014), Hồ Tuấn Vũ
(2016), Ngô Thị Thu Hương, Nguyễn Thị Hoài Ân (2018), Nguyễn Thị Loan (2018),
Lâm Minh Nhật (2019).
Biến đánh giá rủi ro có hệ số β = 0,138, quan hệ cùng chiều với tính hữu
hiệu của hệ thống KSNB, Giả định các yết tố khác không thay đổi, khi nhân tố “đánh
giá rủi ro” tăng thêm 1 đơn vị thì kết quả tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tăng thêm
0,138 đơn vị.
Kết quả này cho thấy việc đánh giá rủi ro có tác động đến việc nâng cao tính
hữu hiệu của hệ thống KSNB tại công ty CP SXKD Vật tư và Thuốc Thú y. Kết quả
này phù hợp với nghiên cứu của Lannoye (1999), sultana và Haque (2011), Gamage và
cộng sự (2014), Hồ Tuấn Vũ (năm 2016), Ngô Thị Thu Hương, Nguyễn Thị Hoài Ân
(Năm 2018), Lâm Minh Nhật (2019). Điều này có thể dễ dàng nhận thấy rằng trong
môi trường kinh doanh cạnh tranh gay gắt thì luôn tồn tại nhiều rủi ro. Việc đánh giá
rủi ro có vai tro vô cùng quan trong, nó sẽ hỗ trợ, giúp các hoạt động của công ty đạt
được những mục tiêu đã đề ra.
Biến hoạt động kiểm soát có hệ số β = 0,361, quan hệ cùng chiều với tính
hữu hiệu của hệ thống KSNB. Giả định các yết tố khác không thay đổi, khi nhân tố
“hoạt động kiểm soát” tăng thêm 1 đơn vị thì kết quả tính hữu hiệu của hệ thống
KSNB tăng thêm 0,361 đơn vị.
Kết quả này cho thấy các hoạt động kiểm soát được thực hiện thường xuyên
và hiệu quả bao gồm: soát xét của các nhà quản lý, của các quy trình quản lý, của
chương trình quản trị nguồn lực ERP và kiểm soát vật chất trong công ty sẽ làm tăng
tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại Công ty CP SXKD Vật tư và Thuốc Thú y. Kết
quả này phù hợp với các nghiên cứu của Ramos (2004), Sultana và Haque (2004),
Gamage và cộng sự (2014), Hồ Tuấn Vũ (2016), Ngô Thị Thu Hương, Nguyễn Thị
77

Hoài Ân (2018), Nguyễn Thị Loan (2018), Lâm Minh Nhật (2019).
Biến thông tin và truyền thông có hệ số β = 0,194, quan hệ cùng chiều với
tính hữu hiệu của hệ thống KSNB. Giả định các yết tố khác không thay đổi, khi nhân
tố “thông tin và truyền thông” tăng thêm 1 đơn vị thì kết quả tính hữu hiệu của hệ
thống KSNB tăng thêm 0,194 đơn vị.
Kết quả này cho thấy thông tin hỗ trợ cho việc điều hành, kiểm soát trong
công ty. Cách thức truyền thông trong công ty có hiệu quả, đáp ứng yêu cầu quản lý
bao gồm: thông tin được cung cấp chính xác, kịp thời, công tác truyền thông trong nội
bộ và công tác truyền thông ra bên ngoài sẽ làm gia tăng tính hữu hiệu của hệ thống
KSNB tại Công ty CP SXKD Vật tư và Thuốc Thú y. Kết quả này phù hợp với các
nghiên cứu của Sultana và Haque (2004), Gamage và cộng sự (2014), Hồ Tuấn Vũ
(2016), Ngô Thị Thu Hương, Nguyễn Thị Hoài Ân (2018), Nguyễn Thị Loan (2018),
Lâm Minh Nhật (2019).
Biến giám sát có hệ số β = 0,266, quan hệ cùng chiều với tính hữu hiệu của
hệ thống KSNB. Giả định các yết tố khác không thay đổi, khi nhân tố “giám sát” tăng
thêm 1 đơn vị thì kết quả tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tăng thêm 0,266 đơn vị.
Quá trình đánh giá chất lượng của hệ thống kiểm soát nội bộ được thực hiện
thường xuyên bao gồm: giám sát thường xuyên các hoạt động, giám sát định kỳ các
đối tượng thực hiện bên trong công ty, đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của đoàn
kiểm toán độc lập do công ty thuê hàng năm đã làm gia tăng tính hữu hiệu của hệ
thống KSNB. Công tác này giúp cho hệ thống KSNB luôn được kiểm tra và cài tiến
nhằm đảm bảo các hoạt động của công ty được kiểm soát một cách chặt chẽ. Kết quả
này phù hợp với các nghiên cứu của Sultana và Haque (2004), Gamage và cộng sự
(2014), Hồ Tuấn Vũ (2016), Ngô Thị Thu Hương, Nguyễn Thị Hoài Ân (2018),
Nguyễn Thị Loan (2018), Lâm Minh Nhật (2019).
4.4.2.2 Hệ số hồi quy chuẩn hóa
Hệ số hồi quy chuẩn hóa xác định vị trí ảnh hưởng của các biến độc lập có ý
nghĩa thống kê. Các hệ số hồi quy chuẩn hóa được thể hiện ở bảng 4.18
Dựa vào hệ số hồi quy đã chuẩn hóa ta thấy hoạt động kiểm soát tác động
nhiều nhất đến tính hữu hiệu của Hệ thống KSNB tại Công ty CP SXKD Vật tư và
Thuốc Thú y với hệ số β=0,351, kế đến là Giám sát (β = 0,243), Thông tin và truyền
thông (β=0,193), môi trường kiểm soát (β=0,176), Đánh giá rủi ro (β=0,139) cũng ảnh
78

hưởng khá lớn đến tính hữu hiệu của Hệ thống KSNB.
Thông qua kiểm định, có thể khẳng định rằng các nhân tố ảnh hưởng đến tính
hữu hiệu của hệ thống KSNB tại Công ty CP SXKD Vật tư và Thuốc Thú y theo thứ
tự tầm quan trọng giảm dần là: “Hoạt động kiểm soát”, “Giám sát”, “Thông tin và
truyền thông”, “Môi trường kiểm soát”, “Đánh giá rủi ro”.
4.4.3 T ảo l ậ về tính ữ ệ của ệ t ố NB tạ Cô t CP X
Vật tư và T ốc T ú
Bảng 4.21: Thống kê mô tả - Hệ thống KSNB
Trung bình Độ lệch
N Nhỏ nhất Lớn nhất
cộng chuẩn

Hệ thống KSNB làm tăng độ tin cậy


151 3 5 3,79 0,581
của BCTC tại Công ty
Hệ thống KSNB giúp tăng tính tuân thủ
các quy định của nhà quản lý và các 151 3 5 4,38 0,661
quy định của cơ quan chức năng
Hệ thống KSNB làm tăng hiệu quả sử
151 3 5 4,44 0,649
dụng nguồn lực tại đơn vị
Hệ thống KSNB làm giảm rủi ro kinh
151 3 5 3,91 0,663
doanh tại đơn vị
Hệ thống KSNB làm tăng khả năng bảo
151 3 5 4,07 0,644
vệ tài sản tại đơn vị
(Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu điều tra của tác giả, 2020)
Theo khảo sát thì hệ thống KSNB tại Công ty CP SXKD Vật tư và Thuốc Thú y
có giá trị trung bình là 4,22, cho thấy tính hữu hiệu của Hệ thống KSNB ở mức rất tốt.
Điều này phản ánh đúng thực trạng của hệ thống KSNB hiện tại của Công ty. Lý do:
Công ty được trang bị công nghệ tiên tiến, hệ thống quản lý chất lượng đã được chứng
nhận phù hợp tiêu chuẩn WHO – GMP và ISO 9001:2000; Hệ thống quản lý kho hóa
phù hợp tiêu chuẩn GSP; Hệ thống phòng thí nghiệm được chứng nhận phù hợp GLP
và ISO/IEC 17025 được cấp dấu VILAS 139; Hệ thống quản lý môi trường phù hợp
tiêu chuẩn quốc tế ISO 14001:2004 hướng tới đảm bảo phát triển sản xuất bền vững và
an toàn. Công ty đã trang bị phần mềm quản trị nguồn lực ERP và ngày 10/12/2019
công ty đã khởi động dự án “Quản lý nguồn nhân lực trong doanh nghiệp”.
Kết quả phân tích dữ liệu từ phiếu khảo sát cho thấy hệ thống KSNB tại công ty
đạt hữu hiệu khá cao. Trong đó, năm nhân tố đều có ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của
hệ thống KSNB tại Công ty CP SXKD Vật tư và Thuốc Thú y, kết quả này cũng phù
79

hợp với nghiên cứu của Sultana và Haque (2004), Gamage và cộng sự (2014), Ngô
Thị Thu Hương, Nguyễn Thị Hoài Ân (Năm 2018), Hồ Tuấn Vũ (năm 2016) , Lâm
Minh Nhật (2019).

ẾT UẬN CHƯ NG 4

Chương này đã trình bày về kết quả khảo sát và xử lý dữ liệu bằng phần mềm
SPSS về các nhân tố tác động đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại Công ty CP
SXKD Vật tư và Thuốc Thú y. Sau kết quá đánh giá độ tin cậy bằng hệ số Cronbach’s
Alpha, phân tích thành tố EFA, phân tích tương quan, tác giả tiến hành phân tích hồi
qui bội và rút ra công thức mô hình hồi quy để chỉ ra mức độ tác động mạnh hoặc tác
động yếu của các nhân tố đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại CP SXKD Vật tư
và Thuốc Thú y. Từ đây làm cơ sở để thực hiện chương tiếp theo là Kết luận và hàm ý
quản trị.
80

CHƯ NG 5
KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ

5.1 ết l ậ
Theo kết quả nghiên cứu đề tài : “Các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu
của hệ thống kiểm soát nội bộ tại Công ty CP SXKD Vật tư và Thuốc Thú y”, tác giả
đã giải quyết được mục tiêu đã đặt ra. Về mục tiêu xác định các nhân tố ảnh hưởng
tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại Công ty CP SXKD Vật tư và Thuốc Thú y. Kết
quả nghiên cứu cho thấy tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại Công ty CP SXKD Vật
tư và Thuốc Thú y chịu ảnh hưởng bởi năm nhân tố: Hoạt động kiểm soát, giám sát,
thông tin và truyền thông, môi trường kiểm soát và đánh giá rủi ro.
Qua những câu hỏi khảo sát được thiết lập theo thang đo Likert 5 mức độ, với dãy
giá trị từ 1 đến 5 ( 1- hoàn toàn không đồng ý; 2 - không đồng ý; 3 - bình thường; 4 -
đồng ý; 5 - hoàn toàn đồng ý), tác giả ghi nhận những ý kiến khách quan từ đối tượng
khảo sát về các nhân tố tác động đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại Công ty CP
SXKD Vật tư và Thuốc Thú y, làm cơ sở để phân tích định lượng.
Kết quả hệ số Cronbach’s Alpha cho biết độ tin cậy của thang đo dùng để đo
lường các thành phần của năm nhân tố đều lớn hơn 0,6, nghĩa là thang đo phù hợp với
kiểm định mô hình lý thuyết của đề tài. Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA trích
thành năm thành tố hội tụ. Các giá trị Eigenvalues đều lớn hơn 1 và giải thích được
63,679%.
Trên cơ sở đó, nghiên cứu được thực hiện tiếp nhằm xác định các nhân tố có ảnh
hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại Công ty CP SXKD Vật tư và Thuốc
Thú y. Kết quả nghiên cứu đã xác định được 05 nhân tố tác động đến tính hữu hiệu của
hệ thống KSNB tại Công ty CP SXKD Vật tư và Thuốc Thú y, trong đó Hoạt động
kiểm soát tác động mạnh nhất (β = 0,351), tiếp đến là nhân tố Giám sát (β = 0,243), nhân
tố Thông tin và truyền thông (β = 0,193), nhân Môi trường kiểm soát (β = 0,176) và cuối
cùng là nhân tố Đánh giá rủi ro (β = 0,139). Và các giả thuyết H1, H2 H3, H4 và H5
đều được chấp nhận. Kết quả này góp phần củng cố thêm nhận thức của công ty về
tầm quan trọng của các nhân tố cấu thành hệ thống KSNB. Đồng thời, qua nghiên
cứu, tác giả cũng đưa ra một số kiến nghị nhằm giúp công ty nâng cao tính hữu hiệu
của hệ thống KSNB, được trình bày trong phần tiếp theo.
81

5.2 Hàm ý q ả trị


Dựa vào kết quả nghiên cứu tác giả đề xuất các hàm ý quản trị nhằm nâng cao
tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại công ty theo thứ tự ưu tiên sau:
5.2.1 Tă cườ ệ q ả của oạt độ k ểm soát
Hoạt động kiểm soát có ảnh hưởng mạnh thứ nhất đến tính hữu hiệu của hệ thống
KSNB tại Công ty CP SXKD Vật tư và Thuốc Thú y, việc thiết lập và thực hiện hoạt
động kiểm soát sẽ giúp nhà quản lý giảm thiểu rủi ro trong quá trình quản lý và hoạt
động kinh doanh. Qua nghiên cứu tác giả đề xuất hàm ý quản trị như sau:
- Thường xuyên cập nhật, sửa chữa, bổ sung, nâng cấp những văn bản, chính
sách và quy trình làm việc.
- Nâng cao ý thức và kiến thức về an ninh mạng nhằm bảo quản và đảm bảo các
thông tin được lưu trữ được bảo mật, thiết bị lưu trữ không bị trộm cắp, hư hỏng.
- Bộ phận tin học của công ty cần phải có nhiều hơn những giải pháp nhằm giúp
hoạt động kiểm soát ngày càng tốt hơn, như kiểm soát được hàng hóa tại các chi
nhánh, hàng tồn, xuất hàng, nhập hàng phải quản lý được số lô, ngày sản xuất, hạn
dùng …
- Song song với việc nâng cao tính tuân thủ những quy định, những chính sách
đặc biệt là những quy định, những chính sách về chiết khấu, khuyến mại cho khách
hàng thì công ty cũng cần nâng cao chất lượng của KSNB, cần nâng cao chất lượng
của các phương pháp kiểm soát, như nâng cao trách nhiệm, quyền hạn của người xét
duyệt chứng từ chi tại bộ phận kế toán.
5.2.2 Tă cườ G ám sát
Một hệ thống KSNB dù được thiết kế tốt thế nào đi chăng nữa nếu không có sự
kiểm tra, giám sát tốt thì theo thời gian tính hữu hiệu của nó sẽ dần mất đi. Mục tiêu
của việc giám sát là theo dõi, đánh giá chất lượng KSNB để đảm bảo nó vẫn hoạt động
tốt và liên tục điều chỉnh, cải thiện cho phù hợp với từng giai đoạn phát triển của Công
ty. Qua hoạt động giám sát giúp nhà quản lý thấy được khuyết điểm trong việc thiết kế,
vận hành hệ thống và có sự quan tâm đúng mực hơn nữa. Qua kết quả nghiên cứu tại
Công ty tác giả đề xuất hàm ý quản trị nhằm tăng cường Giám sát như sau:
- Thành lập Bộ phận kiểm toán nội bộ, bộ phận này sẽ giúp tăng cường hoạt động
giám sát định kỳ. Bộ phận kiểm toán nội bộ không chỉ dừng lại ở việc giám sát các vấn
đề về hoạt động kinh doanh, mà còn giám sát đến số liệu, sổ sách kế toán nhắm đến
82

mục tiêu trung thực, hợp lý của Báo cáo tài chính.
- Bộ phận kiểm toán nội bộ phải xây dựng một quy trình kiểm toán BCTC nội bộ
thật chặt chẽ, trong đó tập trung chú ý đến hệ thống các báo cáo. Bộ phận kiểm toán
nội bộ cần xác định rõ mục tiêu của từng đợt kiểm toán, từ đó đưa ra các chương trình
kiểm toán phù hợp nhất để đảm bảo đạt được mục tiêu đề ra.
- Thiết kế lịch trình kiểm tra, soát xét toàn bộ đơn vị cụ thể vào đầu năm nhằm
phát hiện những điểm không hợp lý của các quy trình hoạt động, sự không nhất quán
giữa chứng từ và ghi chép, đồng thời ghi nhận và báo cáo khiếm khuyết về từng bộ
phận để có những xử lý kịp thời.
- Xây dựng chính sách khuyến khích các nhân viên, các bộ phận giám sát chéo
lẫn nhau trong công việc.
5.2.3 T ô t và tr ề t ô p ả t ô s ốt
- Công ty cần xây dựng kho dữ liệu tập trung, chứa đựng đầy đủ các thông tin về
hoạt động kinh doanh của công ty như toàn bộ các văn bản quy định nội bộ, các quy
định của nhà nước và pháp luật liên quan. Rất cần một bộ phận chịu trách nhiệm tổng
hợp, sàn lọc và phân tích thông tin về hoạt động kinh doanh.
- Ban hành quy định về cung cấp thông tin giữa các bộ phận trong Công ty, quy
định về cung cấp thông tin ra bên ngoài.
- Công ty cần đa dạng các hình thức thông tin truyền thông. Bên cạnh trao đổi
thông tin bằng văn bản, Công ty cần tăng cường xây dựng các hệ thống báo cáo một
cách khoa học nhằm giúp những thông tin bên trong và bên ngoài đến người cần nhận
một cách nhanh chóng và đầy đủ nhất.
5.2.4 Xâ dự mô trườ k ểm soát ma đậm đạo đức và vă óa của cô
ty
- Xây dựng bộ chuẩn mực đạo đức nhân viên và giá trị đạo đức công ty: Ban
hành bộ quy tắc ứng xử chung liên quan đến đạo đức nhân viên để ngăn chặn không để
cho các nhân viên có hành vi thiếu đạo đức hoặc phạm pháp. Đưa ra các tiêu chuẩn để
mỗi nhân viên tự phấn đấu đạt được trình độ chuyên môn theo yêu cầu. Cần có cam
kết về tính chính trực và giá trị đạo đức của HĐQT và nhân viên quản lý ở tất cả các
cấp trong Công ty, sự cam kết này giúp giá trị đạo đức tốt đẹp lan tỏa khắp Công ty,
hình thành nên văn hóa Vemedim trong công ty.
83

- Đảm bảo chất lượng nguồn nhân lực: Phát huy và tích cực trong việc đào tạo
nâng cao kiến thức, tay nghề của nhân viên; Quy trình tuyển dụng nhân sự cần rõ ràng
và minh bạch; Chú trọng tuyển dụng các nhân viên có đầy đủ năng lực và có trình độ
phù hợp với yêu cầu công việc và vị trí tuyển dụng.
- Cần tạo dựng văn hóa kiểm soát toàn diện trong tổ chức: Phân định một cách
thật rỏ ràng quyền hạn và trách nhiệm cho từng bộ phận. Từ đó giúp từng cá nhân,
từng bộ phận trong Công ty hiểu rõ công việc và trách nhiệm của mình, tránh tình
trạng đùn đẩy trách nhiệm giữa các bộ phận.
5.2.5 Xâ dự q trì đá á và ứ p ó rủ ro một các kịp t ờ
Qua kết quả nghiên cứu tác giả thấy công ty chưa chú trọng đến đánh giá và phân
tích rủi ro, cũng như chưa xác định và phân tích những thay đổi đáng kể liên quan đến
rủi ro để kiểm soát chúng. Do vậy để tăng tính hữu hiệu của hệ thống KSNB Công ty
cần thực hiện là tăng cường đánh giá rủi ro. Cần phân tích và xác định rủi ro bên trong
và bên ngoài ảnh hưởng đến mục tiêu của Công ty, nên đặt cơ chế đánh giá rủi ro phù
hợp với các cấp quản lý có liên quan.
Công ty mẹ và mỗi công ty con phải xây dựng quy trình nhận diện, phân tích,
đánh giá và kiểm soát rủi ro. Ban giám đốc từng công ty con tổ chức cho các bộ phận
trong công ty mình soạn thảo các rủi ro, đề xuất giải pháp đối phó rủi ro liên quan đến
hoạt động của bộ phận mình. Quy trình có thể gồm các bước sau:
- Phân tích từ mục tiêu chung của Công ty và mục tiêu cụ thể của từng bộ phận.
- Nhận diện các nhân tố ảnh hưởng đến mục tiêu của công ty: Dựa trên phân tích
những rủi ro đã xảy ra để phát hiện ra các rủi ro mới có thể phát sinh.
- Phân tích rủi ro: Nguyên nhân gây ra rủi ro, khả năng xảy ra rủi ro là cao hay
thấp, mức độ ảnh hưởng của rủi ro có thể chấp nhận được hay không.
- Lựa chọn các biện pháp đối phó nếu rủi ro xảy ra, cần cân nhắc giữa chi phí và
lợi ích và tính khả thi của biện pháp.
- Giám sát và kiểm soát rủi ro: Theo dõi các biện pháp khắc phục và có giải pháp
đảm bảo những sự cố đó không lặp lại.
Nâng cao nhận thức của các cấp quản lý trong Công ty nhằm giảm thiểu rủi ro do
hạn chế tiềm tàng của hệ thống KSNB gây ra.
5.3 Hạ c ế, ứ dụ t ực t và đị ướ ê cứ t ếp t eo của đề
tài
84

Hạn chế: Do thời gian nghiên cứu có giới hạn nên tác giả chỉ mới khảo sát được
151 ý kiến tại Công ty CP SXKD Vật tư và Thuốc Thú y, điều này chỉ mới phản ánh
được một phần không đủ lớn mà đối với nghiên cứu định lượng (mẫu càng lớn thì
càng tốt), số lượng tham gia phỏng vấn còn khá khiêm tốn, cần mở rộng thêm số
lượng.
Khả năng ứng dụng thực tiễn và định hướng nghiên cứu tiếp theo: Kết quả
nghiên cứu đạt được cho ta thấy một bức tranh tổng thể về hệ thống KSNB. Về thực
tiễn nghiên cứu đã đánh giá định lượng ảnh hưởng của các nhân tố đến tính hữu hiệu
của hệ thống KSNB tại Công ty CP SXKD Vật tư và Thuốc Thú y, đồng thời đưa ra
một số hàm ý quản trị giúp nhà quản trị nâng cao tính hữu hiệu của hệ thống KSNB
trong công ty. Bài nghiên cứu tạo tiền đề cho các nghiên cứu tiếp theo trong việc mở
rộng số lượng mẫu ra các doanh nghiệp cổ phần khác nhằm tăng mức ý nghĩa và độ tin
cậy của mô hình nghiên cứu, đồng thời tìm hiểu thêm những nhân tố khác có ảnh
hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB và cụ thể hoá các giải pháp nhằm tăng
tính hữu hiệu của hệ thống KSNB.
85

NH MỤC TÀ ỆU TH M HẢO
1 Amudo Angella and Inanga L. Eno, 2009.”Evaluation of Internal Control Systerms:
A Case Study from Uganda”, Tạp chí International Research Journal of Finance and
Economics, số 27, Tr. 124 – 144.
2. Anthony, R.N; Dear, J. And Bedford. M.N, 1989. Managememt Contro Systerm,
Irwin, Homewood,IL
3. Buthayna Mahadeen, Rand Hani Al- Dmour, Bader Yousef Obeidat & Ali Tarhinni,
2016, ‘Examining the Effect of the Organization’s Internal Control System on
Organizational Effectiveness’, A Jordanian Empirical Study. International Journal of
Business Administration, 7(6), 22-41
4. Coso (2013). Internal Control – Integrated Framework: Executive Summary
5. Dinapoli, T. P. , (2007). Standards for Internal Control In New York State
Government.
6. Douglas NK, 2011. Internal control its contributions to organizational efficency and
effectiveness: Acase study of ecobanl Ghana Limited .
7. Gamage, C. T., Lock, K. L. and Fernando, A, 2014. ‘A Proposed Reaserch
Framework: Effectiveness of Internal Control System in State’, International Journal
of Scientific Research and Innovative Technology, 1(5), 25–44
8. Henri Fayol, 1949. General and Industrisl Management, Pitman Publishing, New
Fork.
9. Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008. Phân tích dữ liệu nghiên cứu với
SPSS, Tập 1, Nhà xuất bản Hồng Đức, 179 trang.
10. Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008. Phân tích dữ liệu nghiên cứu với
SPSS, Tập 2, Nhà xuất bản Hồng Đức, 295 trang.
11. Hồ Tuấn Vũ, 2016. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hữu hiệu của hệ thống kiểm
soát nội bộ trong các Ngân hàng thương mại Việt Nam, Luận án tiến sĩ, Trường Đại
học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh.
12. Lannoye .M.A, (1999). Evaluation of internal Controls.
<www.michighan.gov/documents/gf_master1_26775_7.pdf>. [Retrievedin, set, 2009].
13. Lâm Minh Nhật, 2019. Mức độ ảnh hưởng của các thành tố đến tính hữu hiệu của
hệ thống KSNB trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại TP Hồ Chí Minh, luận văn thạc
sĩ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh.
86

14. Ngô Thị Thu Hương và Nguyễn Thị Hoài Ân, 2018. Các yếu tố ảnh hưởng đến
tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại các đơn vị sự nghiệp có thu tại thành
phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên. Tạp chí Kinh tế-Kỹ thuật, 26(6), 57-67
15. Nguyễn Thị Phương Lan, 2018. Nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng đến hệ thống
KSNB trong các công ty cổ phần Việt Nam, Luận án tiến sĩ, Trường Đại học Kinh tế
Quốc Dân.
16. Nguyễn Thị Loan, 2018. Nhân tố ảnh hưởng đến tính hiệu lực của hệ thống kiểm
soát nội bộ hoạt động tính dụng tại ngân hàng thương mại Việt Nam. Tạm chí Khoa
học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 63(6), 105-121
17. Nguyễn Quang Quynh, (2005). Lý thuyết kiểm toán. Hà Nội: Nhà xuất bản tài
chính.
18. Nguyễn Đình Thọ, 2011. Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh.
NXB Lao Động Xã Hội, 593 trang.
19. Nguyễn Đình Thọ, 2013. Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh.
NXB Tài chính, 644 trang.
20. Onumah, J. M., Kuipo, R., and Obeng, V.A, 2012. Effectiveness of Internal
Control Systems of listed firms in Ghana , Accounting in Africa, 12, 31-49.
21. Ramos, M. , 2004. Evaluate the Control Environment: Documentation Is Only a
Start; Now it‟s All about Asking Questions. Journal of Accounting, vol. 197, 2004.
22. Spinger. L.M , 2004. Revisions to OMB Circular A-123, Management’s
Responsibility for Internal Control. Available at
<http://www.whitehouse.gov/omb/index.html>.
23. Sultana Rokeya and Haque E. Muhammad, 2011. Evaluation of Internal Control
Structure: Evidence from Six Lested Banks In Bangladesh, ASA University Review,
5(1), 69-81
Các trang Website tham khảo
1. https://www.gso.gov.vn
2. http://www.mpi.gov.vn
3. http:// http://www.coso.org
4. http://www.tapchiketoan.com.vn/
87

PHỤ ỤC

P ụ lục 1: Bả câ ỏ p ỏ vấ c ê a

BẢNG CÂU HỎI THU THẬP Ý KIẾN VỀ CÁC NHÂN TỐ


ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÍNH HỮU HIỆU CỦA HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ
TẠI CÔNG TY CP SXKD VẬT TƯ VÀ THUỐC THÚ Y

Tôi tên là Nguyễn Quốc Hùng, hiện là học viên cao học Ngành Kế toán của
Trường Đại học Tây Đô. Hiện nay tôi thực hiện đề tài nghiên cứu “Các nhân tố ảnh
ưở đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại Công ty CP SXKD
Vật tư và T ốc Thú y” Kính mong Anh/Chị vui lòng dành một ít thời gian để trả
lời mọt số câu hỏi dưới đây bằng cách đánh giá mức độ phù hợp hoặc không phù hợp
đối với các tiêu chí thuộc các nhân tố quyết định đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm
soát nội bộ (Anh/ Chị có thể bổ sung thêm một số tiêu chí nếu xét thấy cần thiết).
Tất cả các quan điểm đánh giá của Anh/ Chị đều rất có giá trị cho nghiên cứu của
tôi, rất mong nhận được sự cộng tác chân thành của Quý Anh/Chị.
Xin chân thành cám ơn
Phù Không
STT Nhân tố và tiêu chí
hợp phù hợp

1 Mô trường kiểm soát

1.1 Công ty có xây dựng bộ chuẩn mực đạo đức nhân viên để
ngăn chặn hành vi phạm pháp hoặc thiếu đạo đức
1.2 Thành viên HĐQT, Ban giám đốc và kiểm toán nội bộ làm
việc độc lập và khách quan khi cần ra quyết định
1.3 Công ty thiết lập cơ cấu tổ chức hợp lý, phân chia quyền hạn,
trách nhiệm của các bộ phận và nhân viên cụ thể, rõ ràng.
1.4 Việc tuyển dụng và phân công việc tại Công ty là phù hợp với
trình độ chuyên môn của nhân viên
1.5 Công ty có chính sách đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ
chuyên môn cho nhân viên
1.6 Công ty thiết kế và đánh giá các loại báo cáo phù hợp với cơ
cấu tổ chức và mục tiêu của đơn vị

Theo Anh/Chị cần bổ sung thêm, loại bỏ hay điều chỉnh nội dung các tiêu chí đã
được liệt kê ở trên vui lòng đưa ra ý kiến của mình.
88

……………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
Phù Không
STT Nhân tố và tiêu chí
hợp phù hợp

2. Đá á rủi ro

2.1 Thường xuyên nhận dạng và đánh giá rủi ro trong các hoạt
động kinh doanh có thể làm ảnh hưởng đến mục tiêu chung
của công ty.
2.2 Các rủi ro được nhận diện, phân tích, đánh giá, tìm hiểu
nguyên nhân, qua đó đưa ra các biện pháp nhằm giảm thiểu
rủi ro.
2.3 Công ty có chú trọng xem xét các loại gian lận tiềm tàng như:
gian lận trên BCTC, biển thủ tài sản và hành vi gian lận khác
có thể xảy ra khi đánh giá rủi ro
2.4 Công ty có thành lập bộ phận dự báo, nhận dạng và đối phó
với rủi ro, sự kiện bất thường có thể xảy ra
Theo Anh/Chị cần bổ sung thêm, loại bỏ hay điều chỉnh nội dung các tiêu chí đã
được liệt kê ở trên vui lòng đưa ra ý kiến của mình.
……………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
Phù Không
STT Nhân tố và tiêu chí
hợp phù hợp

3. Hoạt động kiểm soát

3.1 Các quy trình làm việc của công ty đảm bảo được việc kiểm
soát gian lận và phòng chống rủi ro
3.2 Hệ thống thông tin, công nghệ hiện đại là công cụ đắc lực của
kiểm soát nội bộ
3.3 Công ty đã xây dựng được quy trình làm việc ở tất cả các
89

khâu
3.4 Công ty có biện pháp dự phòng đối phó với lỗi phần mềm,
phần cứng và vấn đề an ninh mạng
3.5 Ban lãnh đạo công ty định kỳ có phân tích số liệu liên quan
đến hoạt động của công ty.
Theo Anh/Chị cần bổ sung thêm, loại bỏ hay điều chỉnh nội dung các tiêu chí đã
được liệt kê ở trên vui lòng đưa ra ý kiến của mình.

…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
Phù Không
STT Nhân tố và tiêu chí
hợp phù hợp

4. Thông tin và truyền thông

4.1 Các thông tin báo cáo được cung cấp chính xác, được phản
hồi và xử lý kịp thời
4.2 Được đảm bảo rằng các Công ty con, chi nhánh, bộ phận
phòng ban trong Công ty nhận được mọi thông báo, thông tin
kịp thời và chính xác.
4.3 Các kênh thông tin hiện tại đảm bảo thông tin cung cấp cho
bên ngoài và thông tin công ty nhận được từ bên ngoài là hợp
lý và hữu ích với các đối tượng sử dụng
4.4 Lãnh đạo tại Công ty được cung cấp thông tin đầy đủ khi có
yêu cầu để đảm bảo xử lý công việc
4.5 Có kế hoạch cải tiến và phát triển hệ thống thông tin cả về
nhân lực và vật lực tại đơn vị
Theo Anh/Chị cần bổ sung thêm, loại bỏ hay điều chỉnh nội dung các tiêu chí đã
được liệt kê ở trên vui lòng đưa ra ý kiến của mình.

…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
90

Phù Không
STT Nhân tố và tiêu chí
hợp phù hợp

5. Giám sát

5.1 Công ty tạo điều kiện để các nhân viên và các bộ phận giám
sát lẫn nhau trong công việc hàng ngày
5.2 Việc quản trị rủi ro được các cấp quản lý của công ty giám sát
thường xuyên
5.3 Công ty thường xuyên gởi thư đối chiếu, thăm dò ý kiến
khách hàng
5.4 Công ty tạo điều kiện để các nhân viên và các bộ phận giám
sát lẫn nhau trong công việc hàng ngày
5.5 Sau các đợt kiểm tra giám sát, Công ty đã lập ra các báo cáo
và đưa ra những yếu kém còn tồn tại cùng các giải pháp khắc
phục.
Theo Anh/Chị cần bổ sung thêm, loại bỏ hay điều chỉnh nội dung các tiêu chí đã
được liệt kê ở trên vui lòng đưa ra ý kiến của mình.

…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………

Phù Không
STT Nhân tố và tiêu chí
hợp phù hợp

6. Tính hữu hiệu của hệ thống KSNB

6.1 Hệ thống KSNB làm tăng độ tin cậy của BCTC tại Công ty.

6.2 Hệ thống KSNB giúp tăng tính tuân thủ các quy định của nhà
quản lý và các quy định của cơ quan chức năng
6.3 Hệ thống KSNB làm tăng hiệu quả sử dụng nguồn lực tại đơn
vị
6.4 Hệ thống KSNB làm giảm rủi ro kinh doanh tại đơn vị

6.5 Hệ thống KSNB làm tăng khả năng bảo vệ tài sản tại đơn vị

Theo Anh/Chị cần bổ sung thêm, loại bỏ hay điều chỉnh nội dung các tiêu chí đã
được liệt kê ở trên vui lòng đưa ra ý kiến của mình.
91

……………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………

DANH SÁCH PHỎNG VẤN CHUYÊN GIA

STT Họ và tên Chức vụ Nơ Cô tác


Trưởng BanCông Ty CP SXKD Vật Tư Và Thuốc
1 Lê Ngọc Điền
kiểm soát Thú Y
Thành viên ban Công Ty CP SXKD Vật Tư Và Thuốc
2 Hà Thị Tố Quyên
kiểm soát Thú Y
Thành viên ban Công Ty CP SXKD Vật Tư Và Thuốc
3 Lê Quan Tâm
kiểm soát Thú Y
Nguyễn Ngọc Phú Trung Tâm Nghiên Cứu và Phát Triển
4 Giám Đốc
Vinh Vemedim
Công Ty TNHH MTV Thuốc Thú Y
5 Trần Ngọc Mong Phó giám đốc
và Chế Phẩm Sinh Học Vemedim
Trưởng phòng Công Ty CP SXKD Vật Tư Và Thuốc
6 Phạm Mạnh Hùng
Kinh Doanh Thú Y
Nguyễn Thanh TP. Hành chính Công Ty TNHH MTV Thuốc Thú Y
7
Phong nhân sự và Chế Phẩm Sinh Học Vemedim
Đỗ Thị Kim Tuyến Phó phòng kế Công Ty CP SXKD Vật Tư Và Thuốc
8
Thủy toán Thú Y
Công Ty TNHH MTV Bao bì
9 Lê Hoàng Đắt Phó giám đốc
Vemedim
92

P ụ lục : Bả câ ỏ ê cứ c í t ức
PHIẾU Đ ỀU TRA
Kính chào Quý Anh/Chị!
Tôi tên là Nguyễn Quốc Hùng, hiện là học viên cao học Ngành Kế toán của
Trường Đại học Tây Đô. Hiện nay tôi thực hiện đề tài nghiên cứu “Các nhân tố ảnh
ưở đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại Công ty CP SXKD
Vật tư và T ốc Thú y” Đây là bảng câu hỏi khảo sát được thiết kế để thu thập dữ
liệu phục vụ cho nghiên cứu này.
Rất mong Quý Anh/Chị dành chút thời gian để hỗ trợ tôi hoàn thành bảng câu
hỏi dưới đây. Tất cả ý kiến của Anh/Chị đều có ý nghĩa quan trọng cho sự thành công
của nghiên cứu này và sẽ được giữ bí mật tuyệt đối.
Phần A. Thông tin cá nhân
A.1: Họ và tên : ……………………………………………………………………….
A.2: Số điện thoại: ……………………………………………………………………
A.3: Giới tính  Nam  Nữ
A.4: Tên Công ty đang công tác:
………………………………………………………………………………………….
A.5: Chức danh, vị trí công việc:
1.  Giám đốc/ Phó Giám đốc
2.  Trưởng phòng / phó phòng
3.  Trưởng chi nhánh/ Phó chi nhánh
4.  Quản đốc/Phó quản đốc
5.  Nhân viên
A.6: Anh/chị vui lòng cho biết độ tuổi:
1.  Dưới 25
2.  Từ 26 - 30
3.  Từ 31 - 40
4.  Từ 41 - 50
5.  Trên 50
A.7: Trình độ học vấn:
1.  Từ trung học trở xuống
2.  Cao đẳng
93

2.  Đại học
3.  Sau đại học
A.8: Thâm niên công tác ở công ty hiện tại:
1.  Dưới 3 năm
2.  Từ 10 – dưới 20 năm
3.  Từ 20 – dưới 30 năm
4.  từ 30 năm trở lên
Phần B. Các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ
tại Công ty CP SXKD Vật tư và Thuốc Thú y (và mức độ đồng ý của Anh chị):
Anh/Chị vui lòng cho biết mức độ đồng ý của mình đối với bản thân và Công ty
Anh/Chị đang công tác bằng cách đánh dấu (X) vào các con số từ 1 đến 5. Mỗi câu chỉ
có một lựa chọn với các mức độ như sau:
1.  Hoàn toàn không đồng ý
2.  Không đồng ý
3.  Bình thường
4.  Đồng ý
5.  Hoàn toàn đồng ý
Mức độ
Tiêu chí
1 2 3 4 5
I. Môi trường kiểm soát: Gồm 6 biến quan sát
1. Công ty có xây dựng bộ chuẩn mực đạo đức nhân viên để ngăn
    
chặn hành vi phạm pháp hoặc thiếu đạo đức
2. Thành viên HĐQT, Ban giám đốc và kiểm toán nội bộ làm việc
    
độc lập và khách quan khi cần ra quyết định
3. Công ty thiết lập cơ cấu tổ chức hợp lý, phân chia quyền hạn,
    
trách nhiệm của các bộ phận và nhân viên cụ thể, rõ ràng.
4. Việc tuyển dụng và phân công việc tại Công ty là phù hợp với
    
trình độ chuyên môn của nhân viên
5. Công ty có chính sách đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ
    
chuyên môn cho nhân viên
6. Công ty thiết kế và đánh giá các loại báo cáo phù hợp với cơ cấu
    
tổ chức và mục tiêu của đơn vị
94

II. Đánh giá rủi ro: Gồm 4 biến quan sát


1. Thường xuyên nhận dạng và đánh giá rủi ro trong các hoạt động
    
kinh doanh có thể làm ảnh hưởng đến mục tiêu chung của công ty.
2. Các rủi ro được nhận diện, phân tích, đánh giá, tìm hiểu nguyên
    
nhân, qua đó đưa ra các biện pháp nhằm giảm thiểu rủi ro.
3. Công ty có chú trọng xem xét các loại gian lận tiềm tàng như: gian
lận trên BCTC, biển thủ tài sản và hành vi gian lận khác có thể xảy     
ra khi đánh giá rủi ro
4. Công ty có thành lập bộ phận dự báo, nhận dạng và đối phó với rủi
    
ro, sự kiện bất thường có thể xảy ra
III. Hoạt động kiểm soát: Gồm 5 biến quan sát
1. Các quy trình làm việc của công ty đảm bảo được việc kiểm soát
    
gian lận và phòng chống rủi ro
2. Hệ thống thông tin, công nghệ hiện đại là công cụ đắc lực của
    
kiểm soát nội bộ
3. Công ty đã xây dựng được quy trình làm việc ở tất cả các khâu     
4. Công ty có biện pháp dự phòng đối phó với lỗi phần mềm, phần
    
cứng và vấn đề an ninh mạng
5. Ban lãnh đạo công ty định kỳ có phân tích số liệu liên quan đến
    
hoạt động của công ty.
IV. Thông tin và truyền thông: Gồm 5 biến quan sát
1. Các thông tin báo cáo được cung cấp chính xác, được phản hồi và
    
xử lý kịp thời
2. Được đảm bảo rằng các Công ty con, chi nhánh, bộ phận phòng
ban trong Công ty nhận được mọi thông báo, thông tin kịp thời và     
chính xác.
3. Các kênh thông tin hiện tại đảm bảo thông tin cung cấp cho bên
ngoài và thông tin công ty nhận được từ bên ngoài là hợp lý và hữu     
ích với các đối tượng sử dụng
4. Lãnh đạo tại Công ty được cung cấp thông tin đầy đủ khi có yêu
    
cầu để đảm bảo xử lý công việc
5. Có kế hoạch cải tiến và phát triển hệ thống thông tin cả về nhân
    
lực và vật lực tại đơn vị
V. Giám sát: Gồm 5 biến quan sát
95

1. Công ty tạo điều kiện để các nhân viên và các bộ phận giám sát
    
lẫn nhau trong công việc hàng ngày
2. Việc quản trị rủi ro được các cấp quản lý của công ty giám sát
    
thường xuyên
3. Công ty thường xuyên gởi thư đối chiếu, thăm dò ý kiến khách
    
hàng
4. Công ty tạo điều kiện để các nhân viên và các bộ phận giám sát
    
lẫn nhau trong công việc hàng ngày
5. Sau các đợt kiểm tra giám sát, Công ty đã lập ra các báo cáo và
    
đưa ra những yếu kém còn tồn tại cùng các giải pháp khắc phục.
VI. Tính hữu hiệu của hệ thống KSNB : Gồm 5 biến quan sát
1. Hệ thống KSNB làm tăng độ tin cậy của BCTC tại Công ty.     
2. Hệ thống KSNB giúp tăng tính tuân thủ các quy định của nhà quản
    
lý và các quy định của cơ quan chức năng
3. Hệ thống KSNB làm tăng hiệu quả sử dụng nguồn lực tại đơn vị     
4. Hệ thống KSNB làm giảm rủi ro kinh doanh tại đơn vị     
5. Hệ thống KSNB làm tăng khả năng bảo vệ tài sản tại đơn vị     

X c â t à cám ơ a /c ị
96

P ụ lục 3: ết q ả k ểm đị Cro bac ’s lp a


Cro bac ’s lp a của nhân tố Mô trường kiểm soát

Reliability Statistics
Cronbach's Alpha N of Items
.871 6

Item-Total Statistics
Scale Mean if Scale Variance Corrected Item- Cronbach's Alpha
Item Deleted if Item Deleted Total Correlation if Item Deleted
MTKS1 19.78 7.105 .671 .849
MTKS2 19.80 6.467 .708 .842
MTKS3 19.79 7.818 .549 .869
MTKS4 19.82 6.041 .756 .833
MTKS5 19.62 6.423 .733 .837
MTKS6 19.99 6.880 .633 .855
Cro bac ’s lp a của nhân tố Đá á rủi ro
Reliability Statistics
Cronbach's Alpha N of Items
.826 4

Item-Total Statistics
Scale Mean if Scale Variance if Corrected Item- Cronbach's Alpha
Item Deleted Item Deleted Total Correlation if Item Deleted
DGRR1 11.62 2.103 .760 .727
DGRR2 11.67 2.276 .608 .801
DGRR3 11.52 2.438 .632 .790
DGRR4 11.78 2.319 .612 .798

Cro bac ’s lp a của nhân tố Hoạt động kiểm soát


Reliability Statistics
Cronbach's Alpha N of Items
.876 5

Item-Total Statistics
Scale Mean if Scale Variance if Corrected Item- Cronbach's Alpha
Item Deleted Item Deleted Total Correlation if Item Deleted
HDKS1 16.19 3.539 .737 .842
HDKS2 16.13 3.537 .795 .829
HDKS3 16.01 3.880 .671 .859
HDKS4 16.09 3.751 .690 .854
HDKS5 16.27 3.492 .658 .865
97

Cro bac ’s lp a của nhân tố Thông tin và truyền thông


Reliability Statistics
Cronbach's Alpha N of Items
.849 5

Item-Total Statistics
Scale Mean if Scale Variance Corrected Item- Cronbach's Alpha
Item Deleted if Item Deleted Total Correlation if Item Deleted
TTTT1 16.17 4.006 .636 .825
TTTT2 15.96 4.078 .573 .840
TTTT3 15.83 3.739 .659 .818
TTTT4 16.11 3.522 .717 .802
TTTT5 16.07 3.756 .715 .804

Cronbac ’s lp a của nhân tố Giám sát


Reliability Statistics
Cronbach's Alpha N of Items
.794 5

Item-Total Statistics
Scale Mean if Scale Variance Corrected Item- Cronbach's Alpha
Item Deleted if Item Deleted Total Correlation if Item Deleted
GS1 15.19 3.090 .612 .744
GS2 15.36 3.098 .651 .734
GS3 15.38 3.143 .499 .780
GS4 15.28 2.952 .585 .752
GS5 15.16 3.121 .539 .766

Cro bac ’s lp a của Hệ thống KSNB


Reliability Statistics
Cronbach's Alpha N of Items
.812 5
98

Item-Total Statistics
Scale Mean if Scale Variance Corrected Item- Cronbach's Alpha
Item Deleted if Item Deleted Total Correlation if Item Deleted
HTKSNB1 16.81 4.196 .555 .789
HTKSNB2 16.23 3.896 .584 .781
HTKSNB3 16.16 3.668 .709 .742
HTKSNB4 16.69 3.909 .575 .784
HTKSNB5 16.53 3.944 .585 .781
P ụ lục 4: ết q ả k ểm đị EF
Phụ lục 4.1 kiểm định EFA các nhân tố ả ưở đến Hệ thống KSNB lần 1

KMO and Bartlett's Test


Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. .892
Bartlett's Test of Approx. Chi-Square 2034.991
Sphericity df 300
Sig. .000

Total Variance Explained


Extraction Sums of Squared Rotation Sums of Squared
Initial Eigenvalues
Loadings Loadings
Component
% of Cumulative % of Cumulative % of Cumulative
Total Total Total
Variance % Variance % Variance %
1 9.509 38.037 38.037 9.509 38.037 38.037 3.756 15.022 15.022
2 1.934 7.737 45.775 1.934 7.737 45.775 3.493 13.971 28.993
3 1.773 7.092 52.867 1.773 7.092 52.867 3.171 12.685 41.678
4 1.512 6.049 58.916 1.512 6.049 58.916 2.902 11.608 53.286
5 1.347 5.389 64.306 1.347 5.389 64.306 2.755 11.019 64.306
6 .945 3.781 68.086
7 .820 3.280 71.367
8 .764 3.056 74.423
9 .699 2.797 77.220
10 .602 2.406 79.626
11 .548 2.193 81.819
12 .520 2.079 83.898
13 .494 1.977 85.875
14 .458 1.831 87.706
15 .420 1.679 89.385
16 .360 1.441 90.826
17 .343 1.372 92.198
18 .328 1.312 93.510
19 .319 1.276 94.786
20 .279 1.114 95.900
21 .263 1.050 96.951
99

22 .231 .925 97.876


23 .204 .816 98.692
24 .178 .712 99.404
25 .149 .596 100.000
Extraction Method: Principal Component Analysis.

Rotated Component Matrixa


Component
1 2 3 4 5
MTKS2 .793
MTKS4 .748
MTKS5 .748
MTKS6 .702
MTKS1 .624
MTKS3 .561
HDKS2 .822
HDKS3 .773
HDKS4 .750
HDKS1 .719
HDKS5 .685
TTTT2 .770
TTTT5 .733 .310
TTTT4 .709
TTTT3 .699
TTTT1 .348 .653
DGRR4 .788
DGRR1 .771 .304
DGRR2 .706
DGRR3 .312 .695
GS2 .788
GS1 .338 .691
GS4 .654
GS5 .312 .633
GS3 .319 .308 .453
Extraction Method: Principal Component Analysis.
Rotation Method: Varimax with Kaiser Normalization.a
a. Rotation converged in 6 iterations.
100

Phụ lục 4.2 kiểm định EFA các nhân tố ả ưở đến Hệ thống KSNB lần 2

KMO and Bartlett's Test


Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling .889
Adequacy.
Bartlett's Test of Approx. Chi-Square 1937.346
Sphericity df 276
Sig. .000

Total Variance Explained


Extraction Sums of Squared Rotation Sums of Squared
Initial Eigenvalues
Loadings Loadings
% of Cumulative % of Cumulative % of Cumulative
Total
Component Variance % Total Variance % Total Variance %
1 9.164 38.184 38.184 9.164 38.184 38.184 3.733 15.553 15.553
2 1.907 7.947 46.130 1.907 7.947 46.130 3.432 14.298 29.851
3 1.766 7.360 53.490 1.766 7.360 53.490 3.169 13.205 43.056
4 1.512 6.300 59.790 1.512 6.300 59.790 2.839 11.828 54.884
5 1.329 5.536 65.326 1.329 5.536 65.326 2.506 10.442 65.326
6 .820 3.418 68.744
7 .785 3.273 72.017
8 .724 3.017 75.034
9 .698 2.908 77.942
10 .600 2.498 80.440
11 .532 2.218 82.658
12 .496 2.065 84.723
13 .484 2.018 86.741
14 .420 1.752 88.493
15 .398 1.659 90.152
16 .360 1.501 91.652
17 .331 1.381 93.033
18 .326 1.358 94.390
19 .289 1.205 95.595
20 .267 1.112 96.708
21 .257 1.069 97.777
22 .204 .851 98.628
23 .179 .745 99.373
24 .150 .627 100.000
Extraction Method: Principal Component Analysis.
101

Rotated Component Matrixa


Component
1 2 3 4 5
MTKS2 .794
MTKS4 .750
MTKS5 .747
MTKS6 .702
MTKS1 .629
MTKS3 .566
HDKS2 .825
HDKS3 .770
HDKS4 .759
HDKS1 .722
HDKS5 .688
TTTT2 .773
TTTT5 .723
TTTT3 .700
TTTT4 .695
TTTT1 .665
DGRR4 .789
DGRR1 .775
DGRR2 .709
DGRR3 .695
GS2 .777
GS4 .674
GS1 .674
GS5 .650
Extraction Method: Principal Component Analysis.
Rotation Method: Varimax with Kaiser Normalization.a
a. Rotation converged in 6 iterations.
102

Phụ lục 4.3 kiểm đị EF đối với Hệ thống KSNB

KMO and Bartlett's Test


Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. .730
Bartlett's Test of Approx. Chi-Square 295.120
Sphericity df 10
Sig. .000

Total Variance Explained


Initial Eigenvalues Extraction Sums of Squared Loadings
Compone % of Cumulative % of Cumulative
nt Total Variance % Total Variance %
1 2.864 57.283 57.283 2.864 57.283 57.283
2 .941 18.817 76.100
3 .550 10.996 87.096
4 .436 8.715 95.811
5 .209 4.189 100.000
Extraction Method: Principal Component Analysis.

Component Matrixa
Component
1
HTKSNB3 .837
HTKSNB2 .751
HTKSNB5 .742
HTKSNB4 .736
HTKSNB1 .712
Extraction Method: Principal
Component Analysis.
a. 1 components extracted.
103

P ụ lục 5: ết q ả ma trâ p â tíc tươ q a


Correlations
DGRR MTKS HDKS TTTT GS HTKSNB
Pearson Correlation 1 .459** .452** .438** .478** .579**
DGRR Sig. (2-tailed) .000 .000 .000 .000 .000
N 151 151 151 151 151 151
**
Pearson Correlation .459 1 .541** .573** .510 **
.664**
MTKS Sig. (2-tailed) .000 .000 .000 .000 .000
N 151 151 151 151 151 151
** **
Pearson Correlation .452 .541 1 .434** .498 **
.714**
HDKS Sig. (2-tailed) .000 .000 .000 .000 .000
N 151 151 151 151 151 151
** **
Pearson Correlation .438 .573 .434** 1 .510 **
.631**
TTTT Sig. (2-tailed) .000 .000 .000 .000 .000
N 151 151 151 151 151 151
** **
Pearson Correlation .478 .510 .498** .510 **
1 .672**
GS Sig. (2-tailed) .000 .000 .000 .000 .000
N 151 151 151 151 151 151
** **
Pearson Correlation .579 .664 .714** .631 **
.672 **
1
HTKSNB Sig. (2-tailed) .000 .000 .000 .000 .000
N 151 151 151 151 151 151
**. Correlation is significant at the 0.01 level (2-tailed).

P ụ lục 6: ết q ả p â tíc ồ q

Descriptive Statistics
Mean Std. Deviation N
HTKSNB 4.1205 .48392 151
DGRR 3.8825 .48973 151
MTKS 3.9603 .51450 151
HDKS 4.0344 .46976 151
TTTT 4.0066 .47968 151
GS 3.8444 .44323 151

Variables Entered/Removeda
Model Variables Entered Variables Removed Method
1 GS, DGRR, . Enter
HDKS, TTTT,
MTKSb
a. Dependent Variable: HTKSNB
b. All requested variables entered.
104

Model Summaryb
Std. Error of the Durbin-
Model R R Square Adjusted R Square
Estimate Watson
1 .856 a
.733 .723 .25446 1.653
a. Predictors: (Constant), GS, DGRR, HDKS, TTTT, MTKS
b. Dependent Variable: HTKSNB

ANOVAa
Model Sum of Squares df Mean Square F Sig.
1 Regression 25.738 5 5.148 79.497 .000b
Residual 9.389 145 .065
Total 35.126 150
a. Dependent Variable: HTKSNB
b. Predictors: (Constant), GS, DGRR, HDKS, TTTT, MTKS

Coefficientsa
Unstandardized Standardized Collinearity
Model Coefficients Coefficients Statistics
B Std. Error Beta t Sig. Tolerance VIF
1 (Constant) -.326 .226 -1.441 .152
DGRR .138 .052 .139 2.657 .009 .669 1.495
MTKS .165 .055 .176 2.995 .003 .535 1.870
HDKS .361 .056 .351 6.396 .000 .614 1.629
TTTT .194 .056 .193 3.446 .001 .590 1.694
GS .266 .061 .243 4.362 .000 .593 1.688
a. Dependent Variable: HTKSNB
105
106

P ụ lục 7: ết q ả t ố kê mô tả các b ế p ụ t ộc và độc lập


Descriptive Statistics
N Minimum Maximum Mean Std. Deviation
HTKSNB1 Hệ thống KSNB làm tăng độ
151 3 5 3.79 .581
tin cậy của BCTC tại Công ty
HTKSNB2 Hệ thống KSNB giúp tăng
tính tuân thủ các quy định của nhà quản
151 3 5 4.38 .661
lý và các quy định của cơ quan chức
năng
HTKSNB3 Hệ thống KSNB làm tăng
151 3 5 4.44 .649
hiệu quả sử dụng nguồn lực tại đơn vị
HTKSNB4 Hệ thống KSNB làm giảm
151 3 5 3.91 .663
rủi ro kinh doanh tại đơn vị
HTKSNB5 Hệ thống KSNB làm tăng
151 3 5 4.07 .644
khả năng bảo vệ tài sản tại đơn vị
Valid N (listwise) 151
107

Descriptive Statistics
N Minimum Maximum Mean Std. Deviation
MTKS1 Công ty có xây dựng bộ chuẩn
mực đạo đức nhân viên để ngăn chặn 151 3 5 3.98 .583
hành vi phạm pháp hoặc thiếu đạo đức
MTKS2 Thành viên HĐQT, Ban giám
đốc và kiểm toán nội bộ làm việc độc lập 151 2 5 3.96 .711
và khách quan khi cần ra quyết định
MTKS3 Công ty thiết lập cơ cấu tổ chức
hợp lý, phân chia quyền hạn, trách nhiệm
151 3 5 3.97 .482
của các bộ phận và nhân viên cụ thể, rõ
ràng
MTKS4 Việc tuyển dụng và phân công
việc tại Công ty là phù hợp với trình độ 151 2 5 3.94 .777
chuyên môn của nhân viên
MTKS5 Công ty có chính sách đào tạo,
bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên 151 2 5 4.14 .703
môn cho nhân viên
MTKS6 Công ty thiết kế và đánh giá các
loại báo cáo phù hợp với cơ cấu tổ chức 151 2 5 3.77 .665
và mục tiêu của đơn vị
Valid N (listwise) 151

Descriptive Statistics
N Minimum Maximum Mean Std. Deviation
DGRR1 Thường xuyên nhận dạng và
đánh giá rủi ro trong các hoạt động kinh
151 3 5 3.91 .615
doanh có thể làm ảnh hưởng đến mục
tiêu chung của công ty
DGRR2 Các rủi ro được nhận diện, phân
tích, đánh giá, tìm hiểu nguyên nhân, qua
151 3 5 3.86 .633
đó đưa ra các biện pháp nhằm giảm thiểu
rủi ro
DGRR3 Công ty có chú trọng xem xét
các loại gian lận tiềm tàng như: gian lận
trên BCTC, biển thủ tài sản và hành vi 151 3 5 4.01 .554
gian lận khác có thể xảy ra khi đánh giá
rủi ro
DGRR4 Công ty có thành lập bộ phận dự
báo, nhận dạng và đối phó với rủi ro, sự 151 3 5 3.75 .613
kiện bất thường có thể xảy ra
Valid N (listwise) 151
108

Descriptive Statistics
N Minimum Maximum Mean Std. Deviation
HDKS1 Các quy trình làm việc của công
ty đảm bảo được việc kiểm soát gian lận 151 3 5 3.99 .589
và phòng chống rủi ro
HDKS2 Hệ thống thông tin, công nghệ
hiện đại là công cụ đắc lực của kiểm soát 151 3 5 4.05 .558
nội bộ
HDKS3 Công ty đã xây dựng được quy
151 3 5 4.16 .518
trình làm việc ở tất cả các khâu
HDKS4 Công ty có biện pháp dự phòng
đối phó với lỗi phần mềm, phần cứng và 151 3 5 4.08 .548
vấn đề an ninh mạng
HDKS5 Ban lãnh đạo công ty định kỳ có
phân tích số liệu liên quan đến hoạt động 151 3 5 3.90 .651
của công ty
Valid N (listwise) 151

Descriptive Statistics
N Minimum Maximum Mean Std. Deviation
TTTT1 Các thông tin báo cáo được cung
cấp chính xác, được phản hồi và xử lý 151 3 5 3.87 .562
kịp thời
TTTT2 Được đảm bảo rằng các Công ty
con, chi nhánh, bộ phận phòng ban trong
151 3 5 4.07 .578
Công ty nhận được mọi thông báo, thông
tin kịp thời và chính xác
TTTT3 Các kênh thông tin hiện tại đảm
bảo thông tin cung cấp cho bên ngoài và
thông tin công ty nhận được từ bên ngoài 151 3 5 4.20 .633
là hợp lý và hữu ích với các đối tượng sử
dụng
TTTT4 Lãnh đạo tại Công ty được cung
cấp thông tin đầy đủ khi có yêu cầu để 151 3 5 3.93 .664
đảm bảo xử lý công việc
TTTT5 Có kế hoạch cải tiến và phát triển
hệ thống thông tin cả về nhân lực và vật 151 3 5 3.97 .593
lực tại đơn vị
Valid N (listwise) 151
109

Descriptive Statistics
N Minimum Maximum Mean Std. Deviation
GS1 Công ty tạo điều kiện để các nhân
viên và các bộ phận giám sát lẫn nhau 151 2 5 3.90 .551
trong công việc hàng ngày
GS2 Việc quản trị rủi ro được các cấp
quản lý của công ty giám sát thường 151 2 5 3.74 .525
xuyên
GS4 Sau các đợt kiểm tra giám sát, Công
ty đã lập ra các báo cáo và đưa ra những
151 2 5 3.81 .619
yếu kém còn tồn tại cùng các giải pháp
khắc phục
GS5 Những yếu kém của hệ thống
KSNB được ban lãnh đạo điều chỉnh 151 2 5 3.93 .585
khắc phục kịp thời
Valid N (listwise) 151

G O T NH G ớ tí
Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent
Valid Nam 88 58.3 58.3 58.3
Nữ 63 41.7 41.7 100.0
Total 151 100.0 100.0

TUO T ổ
Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent
Valid Trên 50 28 18.5 18.5 18.5
Từ 26 - 30 14 9.3 9.3 27.8
Từ 31 - 40 60 39.7 39.7 67.5
Từ 41 - 50 49 32.5 32.5 100.0
Total 151 100.0 100.0

TR NH O Trì độ
Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent
Valid Cao đẳng 6 4.0 4.0 4.0
Đại học 100 66.2 66.2 70.2
Sau đại học 30 19.9 19.9 90.1
Từ trung học trở xuống 15 9.9 9.9 100.0
Total 151 100.0 100.0
110

CHUCVU chucvu
Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent
Valid Giám đốc/Phó giám đốc 13 8.6 8.6 8.6
Nhân viên 80 53.0 53.0 61.6
Quản đốc/Phó quản đốc 13 8.6 8.6 70.2
Trưởng chi nhánh/Phó chi nhánh 15 9.9 9.9 80.1
Trưởng phòng/Phó phòng 30 19.9 19.9 100.0
Total 151 100.0 100.0

THAMNIEN Thâm niên


Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent
Valid Từ 10 - dưới 20 năm 53 35.1 35.1 35.1
Từ 20 - dưới 30 năm 38 25.2 25.2 60.3
Từ 3 - dưới 10 năm 50 33.1 33.1 93.4
Từ 30 năm trở lên 10 6.6 6.6 100.0
Total 151 100.0 100.0

You might also like