You are on page 1of 129

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN ĐỨC TÙNG

XÂY DỰNG VÀ ĐÁNH GIÁ PHẦN MỀM


HỖ TRỢ MỘT SỐ CÔNG TÁC DƯỢC LÂM SÀNG
TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA KHU VỰC CỦ CHI TP. HCM

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ ĐẠI HỌC

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN ĐỨC TÙNG

XÂY DỰNG VÀ ĐÁNH GIÁ PHẦN MỀM


HỖ TRỢ MỘT SỐ CÔNG TÁC DƯỢC LÂM SÀNG
TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA KHU VỰC CỦ CHI TP. HCM

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ ĐẠI HỌC

Giảng viên hướng dẫn: ThS. Chung Khang Kiệt

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2018


ĐẠI HỌC Y DƯỢC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
KHOA DƯỢC

TP. Hồ Chí Minh, ngày 01 tháng 08 năm 2018

GIẤY XÁC NHẬN ĐÃ BỔ SUNG, SỬA CHỮA KHÓA LUẬN


THEO Ý KIẾN ĐÓNG GÓP CỦA HỘI ĐỒNG

Tên đề tài khóa luận: Xây dựng và đánh giá phần mềm hỗ trợ một số công tác
Dược lâm sàng tại bệnh viện đa khoa khu vực Củ Chi TP. HCM

Họ và tên sinh viên: Nguyễn Đức Tùng

Giảng viên hướng dẫn: Th.S Chung Khang Kiệt

Khóa luận đã được bổ sung, sửa chữa các nội dung sau:

1. Tên đề tài được sửa thành “Xây dựng và đánh giá phần mềm hỗ trợ một số công
tác Dược lâm sàng tại Bệnh viện đa khoa khu vực Củ Chi TP. HCM”

2. Sửa một số lỗi về trình bày

Giảng viên hướng dẫn Chủ tịch hội đồng


Khóa luận tốt nghiệp DSĐH

TÓM TẮT TIẾNG VIỆT


Khóa luận tốt nghiệp Dược sĩ Đại học – Năm học: 2017-2018
XÂY DỰNG VÀ ĐÁNH GIÁ PHẦN MỀM
HỖ TRỢ MỘT SỐ CÔNG TÁC DƯỢC LÂM SÀNG
TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA KHU VỰC CỦ CHI TP. HCM
Nguyễn Đức Tùng
Giảng viên hướng dẫn: ThS. Chung Khang Kiệt
Mở đầu
Dược lâm sàng có vai trò quan trọng trong các hoạt động tại bệnh viện và ngày càng được
chú trọng, tuy nhiên vẫn còn nhiều hạn chế khi thực hiện. Việc ứng dụng công nghệ thông
tin (CNTT) có thể nâng hiệu quả, tiết kiệm thời gian, chi phí cho các công tác này. Đề tài
được thực hiện với mục tiêu là khảo sát tình hình ứng dụng CNTT trong công tác Dược
lâm sàng tại Bệnh viện đa khoa khu vực (ĐKKV) Củ Chi, từ đó xây dựng và đánh giá phần
mềm Hỗ trợ công tác Dược lâm sàng.
Đối tượng và phương pháp
Đề tài khảo sát tình hình ứng dụng CNTT trong công tác Dược lâm sàng tại Bệnh viện
ĐKKV Củ Chi, ghi nhận nhu cầu và quy trình cụ thể. Đề xuất yêu cầu kỹ thuật phần mềm
(URS) dựa trên mẫu chung và yêu cầu của người sử dụng. Phân tích thiết kế hệ thống và
thiết kế giao diện phần mềm trên 2 phần: máy vi tính và điện thoại thông minh. Tiêu chuẩn
kỹ thuật phần mềm được xây dựng dựa trên URS. Phần mềm hoàn thiện được đánh giá cài
đặt và vận hành.
Kết quả và bàn luận
Việc khảo sát tình hình ứng dụng CNTT trong công tác Dược lâm sàng tại Bệnh viện
ĐKKV Củ Chi được thực hiện trực tiếp kết hợp phiếu khảo sát. Kết quả được ghi nhận làm
cơ sở xây dựng phần mềm với 2 công tác: giám sát sử dụng kháng sinh đặc biệt và bản tin
khoa Dược. Yêu cầu kỹ thuật phần mềm gồm: Thông tin tổng quát, Giao diện phần mềm,
Chức năng, Đầu vào đầu ra, Phần cứng và hệ điều hành, Đóng gói và cài đặt. Phân tích
thiết kế hệ thống và thiết kế giao diện phần mềm trên máy vi tính và điện thoại thông minh
với các chức năng phù hợp với quy trình thực hiện tại bệnh viện. Tiêu chuẩn kỹ thuật phần
mềm gồm: Phần mở đầu, Mô tả tổng quát, Chức năng phần mềm và Các yêu cầu khác. Các
kết quả đánh giá cài đặt và đánh giá vận hành phần mềm đều đạt.
Kết luận
Đề tài đã hoàn thành các mục tiêu đề ra. Đề xuất được yêu cầu kỹ thuật và tiêu chuẩn kỹ
thuật phần mềm. Phần mềm Hỗ trợ công tác Dược lâm sàng được thiết kế và xây dựng với
các chức năng đúng theo yêu cầu, các kết quả đánh giá cài đặt, đánh giá vận hành đều đạt.

iii
Khóa luận tốt nghiệp DSĐH

TÓM TẮT TIẾNG ANH


Final assay for the degree of BS Pharm – Academic year: 2017-2018
DEVELOPING AND QUALIFYING
A CLINICAL PHARMACY ACTIVITIES SUPPORTING SOFTWARE
AT HCMC GENERAL HOSPITAL OF CU CHI
Nguyen Duc Tung
Supervisor: Chung Khang Kiet, MSc.
Introduction
Clinical pharmacy plays an important role in hospital operations and is increasingly
focused on, but there are still many limitations to implementation. The application of
information technology (IT) can improve efficiency, save time and costs for these tasks.
The target of this thesis are surveying the application of information technology in clinical
pharmacology activities in the General hospital of Cu Chi, then developing and qualifying
the software to support these clinical pharmacology activities.
Material and Methods
This thesis surveys the application of IT in clinical pharmacology activities at General
Hospital of Cu Chi, recognizing needs and specific procedures. Proposed User
Requirements Specification (URS) based on common template and user’s requirements.
System analysis and design and Software interface design includes two parts: on the
computer and on the smartphone. Software Requirements Specification is based on URS.
The software is qualified in installation and operation qualification.
Results and Discussion
The survey on the application of IT in clinical pharmacology activities at General Hospital
of Cu Chi was conducted directly and using questionnaire. The results were as the basis for
software development with two tasks: supervising the use of restricted antibiotic and
monitoring pharmacy news. URS comprises: General Information, Software Interface,
Functionality, Input and Output, Hardware and Operating System, Packaging and
Installation. System analysis and design and Software interface design on computers and
smartphone with functionalities consistent with the procedures at the hospital. SRS
includes: Introduction, Overall Description, System Features and Other Nonfunctional
Requirements. The finished software passed both installation and operation qualification.
Conclusion
In general, the thesis has fulfilled all of its objectives. The URS and SRS are proposed. The
software is developed successfully and passed installation and operation qualification.

iv
Khóa luận tốt nghiệp DSĐH

MỤC LỤC

DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT ............................................................................... vi


DANH SÁCH CÁC BẢNG................................................................................... vii
DANH SÁCH CÁC HÌNH .................................................................................... ix
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................ xii
ĐẶT VẤN ĐỀ .......................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................ 3
1.1. Kháng sinh và đề kháng kháng sinh..............................................................................3
1.2. Dược lâm sàng và công tác dược lâm sàng ...................................................................6
1.3. Phát triển và thẩm định phần mềm.............................................................................. 16
1.4. Phát triển ứng dụng trên điện thoại thông minh.......................................................... 23
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................. 26
2.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................................. 26
2.2. Nội dung và phương pháp tiến hành ........................................................................... 26
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN ........................................................... 29
3.1. Khảo sát tình hình ứng dụng công nghệ thông tin và quy trình cụ thể ....................... 29
3.2. Xây dựng phần mềm ................................................................................................... 33
3.3. Đánh giá phần mềm ....................................................................................................79
CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .......................................................... 103
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................. 105

v
Khóa luận tốt nghiệp DSĐH

DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt


ADR Adverse Drug Reaction Phản ứng có hại của thuốc
API Application Programming Interface Giao diện lập trình ứng dụng
CSDL Cơ sở dữ liệu
CHXHCN Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa
EMA European Medicines Agency Cơ quan Quản lý Dược phẩm
Châu Âu
FDA Food and Drugs Administration Cục quản lý Thực phẩm và
Dược phẩm Hoa Kỳ
IDSA Infectious Diseases Society of America Hiệp hội bệnh nhiễm Hoa Kỳ
IEEE Institute of Electrical and Electronics Viện kỹ nghệ Điện và Điện tử
Engineers
IQ Installation Qualification Đánh giá cài đặt
KHTH Kế hoạch tổng hợp
KSĐB Kháng sinh đặc biệt
OQ Operational Qualification Đánh giá vận hành
PQ Performance Qualification Đánh giá hiệu năng
QLSDKS Quản lý sử dụng kháng sinh
SDKSĐB Sử dụng kháng sinh đặc biệt
SRS Software Requirement Specifications Tiêu chuẩn kỹ thuật theo yêu
cầu phần mềm
TDM Therapeutic drug monitoring Giám sát điều trị qua nồng độ
thuốc trong máu
URS User Requirement Specifications Tiêu chuẩn kỹ thuật theo yêu
cầu người dùng
WHO World Health Organization Tổ chức Y tế Thế giới

vi
Khóa luận tốt nghiệp DSĐH

DANH SÁCH CÁC BẢNG

STT Tên bảng Trang


1 Bảng 2.1. Phân loại kháng sinh theo cấu trúc hóa học 4
2 Bảng 2.2. Một số cơ chế đề kháng kháng sinh của vi khuẩn 4
3 Bảng 2.3. Các kháng sinh cần phê duyệt trước khi sử dụng tại 10
bệnh viện
4 Bảng 3.4. Bảng mô tả cấu trúc phần Giám sát SDKSĐB 36
5 Bảng 3.5. Bảng mô tả cấu trúc phần Bản tin khoa Dược 37
6 Bảng 3.6. Bảng mô tả cấu trúc phần Danh mục 38
7 Bảng 3.7. Bảng mô tả cấu trúc phần Hệ thống 39
8 Bảng 3.8. Bảng mô tả cấu trúc phần Giao diện cho người quản trị 40
9 Bảng 3.9. Bảng mô tả cấu trúc ứng dụng trên điện thoại thông minh 40
10 Bảng 3.10. Các điều khiển của giao diện Đăng nhập 41
11 Bảng 3.11. Các điều khiển của Giao diện chính 42
12 Bảng 3.12. Các điều khiển của Mô hình các giao diện Danh mục 43
13 Bảng 3.13. Các điều khiển của giao diện trung gian 44
14 Bảng 3.14. Các điều khiển của giao diện Nhập thông tin bệnh nhân 45
15 Bảng 3.15. Các điều khiển của giao diện Nhập kết quả xét nghiệm 47
16 Bảng 3.16. Các điều khiển của giao diện Soạn Phiếu yêu cầu SDKSĐB 48
17 Bảng 3.17. Các điều khiển của giao diện Duyệt Phiếu yêu cầu SDKSĐB 50
18 Bảng 3.18. Các điều khiển của giao diện Thống kê Phiếu yêu cầu 52
SDKSĐB
19 Bảng 3.19. Các điều khiển của giao diện Soạn bản tin 53
20 Bảng 3.20. Các điều khiển của giao diện Danh sách bản tin chờ duyệt 55
21 Bảng 3.21. Các điều khiển của giao diện Duyệt bản tin 57
Bảng 3.22. Các điều khiển của giao diện Xem bản tin 58
22 Bảng 3.23. Các điều khiển của giao diện Đăng nhập trên điện thoại 60
thông minh
23 Bảng 3.24. Các điều khiển của Giao diện chính trên điện thoại 61
thông minh
24 Bảng 3.25. Các điều khiển của giao diện Giám sát SDKSĐB trên điện 62
thoại thông minh
25 Bảng 3.26. Các điều khiển của giao diện Xem bản tin trên điện thoại 63
thông minh
26 Bảng 3.27. Các điều khiển của giao diện Nội dung bản tin trên điện 63

vii
Khóa luận tốt nghiệp DSĐH

thoại thông minh


27 Bảng 3.28. Đánh giá vận hành phần mềm Hỗ trợ công tác Dược lâm 100
sàng trên máy vi tính
28 Bảng 3.29. Đánh giá vận hành ứng dụng Hỗ trợ công tác Dược lâm sàng 101

viii
Khóa luận tốt nghiệp DSĐH

DANH SÁCH CÁC HÌNH

STT Tên hình Trang


1 Hình 1.1. Quy trình kê đơn kháng sinh cần phê duyệt 10
2 Hình 1.2. Mẫu phiếu yêu cầu sử dụng kháng sinh 11
3 Hình 1.3. Trang bìa một Bản tin thông tin thuốc tại bệnh viện 13
Bạch Mai
4 Hình 1.4. Bản tin thông tin thuốc trực tuyến tại trang mạng của bệnh 13
viện Bạch Mai
5 Hình 1.5. Giao diện ứng dụng Spectrum MD trên điện thoại 14
6 Hình 1.6. Giao diện ứng dụng FiercePharma trên điện thoại 15
7 Hình 1.7. Mô hình thác nước trong phát triển phần mềm 17
8 Hình 1.8. Mô hình chữ V trong thẩm định phần mềm 20
9 Hình 1.9. Mô hình chữ V’ trong thẩm định phần mềm 21
10 Hình 1.10. Mô hình chữ V’: thử nghiệm và đánh giá phần mềm theo 21
GAMP4
11 Hình 1.11. Mô hình hoạt động của một dịch vụ web với phương 25
thức GET
12 Hình 3.12. Quy trình kê đơn kháng sinh cần phê duyệt tại Bệnh viện 30
đa khoa khu vực Củ Chi TP. HCM
13 Hình 3.13.Quy trình chi tiết Kê đơn kháng sinh cần phê duyệt 31
tại Bệnh viện đa khoa khu vực Củ Chi TP. HCM
14 Hình 3.14. Quy trình Biên soạn và duyệt bản tin tại Bệnh viện đa 32
khoa khu vực Củ Chi TP. HCM
15 Hình 3.15. Quy trình Biên soạn và duyệt bản tin chi tiết tại Bệnh 32
viện đa khoa khu vực Củ Chi TP. HCM
16 Hình 3.16. Cấu trúc giao diện cho người dùng của phần mềm Hỗ trợ 35
công tác Dược lâm sàng trên máy vi tính
17 Hình 3.17. Cấu trúc phần Giám sát sử dụng kháng sinh đặc biệt 36
18 Hình 3.18. Cấu trúc phần Bản tin khoa Dược 37
19 Hình 3.19. Cấu trúc phần Danh mục 38
20 Hình 3.20. Cấu trúc phần Hệ thống – người dùng 39
21 Hình 3.21. Cấu trúc phần Giao diện cho người quản trị 40
22 Hình 3.22. Cấu trúc phần Hệ thống trên điện thoại thông minh 40
23 Hình 3.23.Thiết kế giao diện Đăng nhập 41

ix
Khóa luận tốt nghiệp DSĐH

24 Hình 3.24. Thiết kế Giao diện chính 42


25 Hình 3.25. Mô hình các giao diện Danh mục 43
26 Hình 3.26. Thiết kế giao diện trung gian 44
27 Hình 3.27. Thiết kế giao diện Nhập thông tin bệnh nhân 45
28 Hình 3.28. Thiết kế giao diện Nhập kết quả xét nghiệm 46
29 Hình 3.29. Thiết kế giao diện Soạn phiếu yêu cầu SDKSĐB 48
30 Hình 3.30. Thiết kế giao diện Duyệt Phiếu yêu cầu SDKSĐB 50
31 Hình 3.31. Thiết kế giao diện Thống kê Phiếu yêu cầu SDKSĐB 52
32 Hình 3.32. Thiết kế giao diện Soạn bản tin 53
33 Hình 3.33.Thiết kế giao diện Danh sách bản tin chờ duyệt 55
34 Hình 3.34. Thiết kế giao diện Duyệt bản tin 56
35 Hình 3.35. Thiết kế giao diện Xem bản tin 58
36 Hình 3.36. Thiết kế giao diện Thống kê bản tin 59
37 Hình 3.37. Thiết kế giao diện Đăng nhập và Giao diện chính trên 60
điện thoại thông minh
38 Hình 3.38. Thiết kế giao diện Giám sát sử dụng KSĐB trên 61
điện thoại thông minh
39 Hình 3.39. Thiết kế giao diện Xem bản tin và giao diện Nội dung 63
bản tin trên điện thoại thông minh
40 Hình 3.40. Lược đồ - Đăng nhập 67
41 Hình 3.41. Lược đồ - Thêm, xóa, sửa dữ liệu 68
42 Hình 3.42. Lược đồ - Quản lý tài khoản - cấp quyền 69
43 Hình 3.43.Lược đồ - Soạn phiếu yêu cầu SDKSĐB 70
44 Hình 3.44. Lược đồ - Duyệt Phiếu yêu cầu SDKSĐB 71
45 Hình 3.45. Lược đồ - Chỉnh sửa, hoàn tất Phiếu yêu cầu SDKSĐB 72
46 Hình 3.46. Lược đồ - Soạn bản tin 73
47 Hình 3.47. Lược đồ - Duyệt bản tin 75
48 Hình 3.48. Lược đồ - Chỉnh sửa bản tin 76
49 Hình 3.49. Lược đồ - Xem bản tin 77
50 Hình 3.50. Lược đồ - Thống kê 78
51 Hình 3.51. Biểu tượng phần mềm Hỗ trợ công tác Dược lâm sàng 79
52 Hình 3.52. Giao diện Đăng nhập và Giao diện chính 80
53 Hình 3.53.Giao diện Đổi mật khẩu 81
54 Hình 3.54. Giao diện Quản lý tài khoản 81
55 Hình 3.55. Giao diện Danh mục Nhân viên 82
56 Hình 3.56. Giao diện Danh mục Hoạt chất 83

x
Khóa luận tốt nghiệp DSĐH

57 Hình 3.57. Giao diện Danh mục Xét nghiệm chức năng 83
58 Hình 3.58. Giao diện Giám sát sử dụng kháng sinh đặc biệt 84
59 Hình 3.59. Giao diện Thông tin bệnh nhân 85
60 Hình 3.60. Giao diện Kết quả xét nghiệm – mục Xét nghiệm 86
chức năng
61 Hình 3.61. Giao diện Kết quả xét nghiệm – mục Sinh hiệu 87
62 Hình 3.62. Giao diện Kết quả xét nghiệm – mục Xét nghiệm vi sinh 87
63 Hình 3.63. Giao diện Kết quả xét nghiệm – mục Kháng sinh đồ 87
64 Hình 3.64.Giao diện Soạn Phiếu yêu cầu SDKSĐB 88
65 Hình 3.65. Giao diện Duyệt Phiếu yêu cầu SDKSĐB 89
66 Hình 3.66. Giao diện Bản tin khoa Dược 81
67 Hình 3.67. Giao diện Soạn bản tin 92
68 Hình 3.68. Giao diện Duyệt bản tin 93
69 Hình 3.69. Giao diện Danh sách bản tin chờ duyệt 93
70 Hình 3.70. Giao diện Xem bản tin 94
71 Hình 3.71. Giao diện Thống kê Bản tin khoa Dược 95
72 Hình 3.72. Biểu tượng của ứng dụng Hỗ trợ công tác DLS 96
73 Hình 3.73. Giao diện Đăng nhập và Giao diện chính của ứng dụng 96
Hỗ trợ công tác DLS
74 Hình 3.74.Giao diện Duyệt phiếu và Cửa số bật lên của ứng dụng 97
Hỗ trợ công tác DLS
75 Hình 3.75. Giao diện Bản tin khoa Dược và giao diện Nội dung 98
bản tin của ứng dụng Hỗ trợ công tác DLS
76 Hình 3.76. Cửa sổ Nhập phản hồi của ứng dụng Hỗ trợ công tác 99
DLS

xi
Khóa luận tốt nghiệp DSĐH

LỜI CẢM ƠN

Khóa luận tốt nghiệp được thực hiện tại Bộ môn Công nghệ thông tin Dược,
khoa Dược – Đại học Y Dược Tp. Hồ Chí Minh dưới sự hướng dẫn của
ThS. Chung Khang Kiệt.

Em xin được gửi đến ThS. Chung Khang Kiệt lòng biết ơn sâu sắc về sự tận tình chỉ
bảo cũng như truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm, và tác phong làm việc để giúp
khóa luận này có thể hoàn thành tốt và đúng thời hạn.

Xin kính gửi đến các Thầy ở Bộ môn Công nghệ thông tin Dược đã hết lòng giúp
đỡ, hỗ trợ em trong quá trình học tập và làm khóa luận.

Xin chân thành cảm ơn chị DSCKII. Phan Ngô Diễm Trang, chị DSCKI. Đinh Thị
Xuân Mai và chị DS. Trần Ngọc Loan ở Bệnh viện đa khoa khu vực Củ Chi đã tạo
điều kiện thuận lợi và tận tình giúp đỡ em trong quá trình thực hiện đề tài.

Sinh viên

Nguyễn Đức Tùng

xii
Khóa luận tốt nghiệp DSĐH Đặt vấn đề

ĐẶT VẤN ĐỀ
Dược lâm sàng là hoạt động thực hành thuộc lĩnh vực khoa học sức khỏe, trong đó
người dược sĩ thực hiện vai trò tư vấn về thuốc, tối ưu hóa phác đồ điều trị; đồng
thời cung cấp thông tin, tư vấn, hướng dẫn sử dụng thuốc an toàn, hiệu quả.
Mô hình Dược lâm sàng được rất nhiều nước có nền y học tiên tiến trên thế giới như
Mỹ, Úc, Nhật… phát triển. Tại Mỹ, số lượng dược sĩ lâm sàng được cấp bằng trên
toàn nước Mỹ đã tăng từ 4.000 lên gần 22.000 chỉ trong vòng 10 năm [1]. Tại Việt
Nam, mô hình này cũng đã và đang được đẩy mạnh, điển hình tại Hà Nội, có
khoảng 87% bệnh viện có thành lập đơn vị Dược lâm sàng. Trong đó phổ biến nhất
là các hoạt động: cung cấp thông tin về thuốc, báo cáo phản ứng có hại của thuốc và
giám sát sử dụng thuốc (97%) [2].
Một trong những công tác Dược lâm sàng quan trọng nhất có thể kể đến là giám sát
sử dụng kháng sinh. Hàng năm, con số bệnh nhân tử vong do nhiễm khuẩn đa đề
kháng lên tới 25.000 người tại châu Âu và 23.000 người tại Mỹ [3]. Tại
Việt Nam, tỉ lệ vi khuẩn đề kháng kháng sinh đã và đang tăng mạnh, số liệu báo cáo
của các bệnh viện trực thuộc Bộ vào năm 2009 cho thấy: 30 – 70% vi khuẩn gram
âm đề kháng cephalosporin thế hệ 3 và thế hệ 4, gần 40 – 60% kháng với
aminoglycosid và fluoroquinolon, gần 40% chủng vi khuẩn Acinetobacter giảm
nhạy cảm với imipenem mà nguyên nhân chủ yếu là do lạm dụng, sử dụng
kháng sinh tùy tiện, sai chỉ định [4]. Chính vì vậy, việc quản lý sử dụng kháng sinh,
nhất là các kháng sinh quý một cách chặt chẽ và hợp lý là điều cần thiết.
Hoạt động thông tin thuốc cũng đóng một vai trò khá quan trọng trong hoạt động
Dược lâm sàng tại bệnh viện. Những thông tin về thuốc mới, thay đổi trong phác đồ
điều trị, cảnh báo, cảnh giác Dược được cập nhật liên tục đã đặt ra yêu cầu cần tập
hợp, xử lý, biên soạn lại và phổ biến đến các cán bộ y tế trong bệnh viện. Công tác
này được triển khai qua nhiều hình thức: trực tiếp, bản tin, tờ hướng dẫn,
trang thông tin điện tử… trong đó 2 hình thức phổ biến nhất hiện nay là bản tin và
trang thông tin điện tử. Tuy nhiên quá trình phổ biến thông tin chỉ dừng lại ở bước
gửi bản tin đi, việc giám sát tiếp nhận thông tin và ghi nhận phản hồi còn chưa được
chú ý đến.
Cùng với sự phát triển của khoa học và kỹ thuật, các ứng dụng công nghệ thông tin
được áp dụng vào lĩnh vực Dược lâm sàng ngày càng xuất hiện nhiều. Điển hình là
một số phần mềm của nước ngoài như “eASY”, “Spectrum” trong quản lý sử dụng
kháng sinh; “FiercePharma” trong cập nhật thông tin ngành Dược, “DrugInfoLine”
trong hỗ trợ tra cứu thông tin thuốc… Tại Việt Nam, các ứng dụng này chưa được
đầu tư phát triển nhiều, trong khi các công tác cạnh đó, Bộ Y tế và Sở Y tế TP.

1
Khóa luận tốt nghiệp DSĐH Đặt vấn đề

HCM cũng đề nghị các bệnh viện và cơ sở khám chữa bệnh đẩy mạnh áp dụng ứng
dụng công nghệ thông tin trong quá trình hoạt động.
Từ thực tiễn trên, với ý tưởng áp dụng ứng dụng công nghệ thông tin nhằm
góp phần giải quyết khó khăn và nâng cao hiệu quả các công tác Dược lâm sàng
trong bệnh viện, đề tài “Xây dựng và đánh giá phần mềm Hỗ trợ một số công tác
Dược lâm sàng tại Bệnh viện Đa khoa Khu vực Củ Chi TP. HCM” được thực hiện
với các mục tiêu:
a. Khảo sát tình hình ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động Dược lâm
sàng và các quy trình cụ thể tại Bệnh viện Đa khoa Khu vực Củ Chi TP. HCM.
b. Xây dựng phần mềm Hỗ trợ công tác Dược lâm sàng, bao gồm: xây dựng yêu
cầu kỹ thuật người dùng, phân tích thiết kế hệ thống, thiết kế giao diện và xây
dựng tiêu chuẩn kỹ thuật.
c. Đánh giá phần mềm Hỗ trợ công tác Dược lâm sàng.

2
Khóa luận tốt nghiệp DSĐH Chương 1: Tổng quan tài liệu

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. KHÁNG SINH VÀ ĐỀ KHÁNG KHÁNG SINH


1.1.1. Định nghĩa
Theo Waksman, người phát minh ra Streptomycin năm 1951, kháng sinh là “các
chất hóa học được sản xuất bởi vi sinh vật và có khả năng ức chế chọn lọc sự phát
triển và thậm chí tiêu diệt các vi sinh vật khác ở nồng độ thấp”.
Hiện nay, kháng sinh (antibiotic) được dùng để gọi “tất cả các hợp chất có khả năng
ức chế hoặc tiêu diệt vi khuẩn”. Định nghĩa này mở rộng đến cả những chất
kháng khuẩn có nguồn gốc tổng hợp hay bán tổng hợp [5].
1.1.2. Phân loại kháng sinh
Có nhiều cách để phân loại kháng sinh như theo cấu trúc hóa học, theo nguồn gốc,
theo phổ kháng khuẩn, theo cơ chế tác động hoặc theo mục đích sử dụng… trong đó
phổ biến nhất là phân loại theo cấu trúc hóa học.
Theo cuốn Hướng dẫn sử dụng kháng sinh (2015) của Bộ Y tế, các nhóm kháng
sinh được phân loại theo cấu trúc hóa học, được chia thành các nhóm và phân nhóm
như Bảng 1.1.
1.1.3. Đề kháng kháng sinh
1.1.3.1. Định nghĩa
Đề kháng kháng sinh là tình trạng vi sinh vật có khả năng kháng lại các tác động
kháng khuẩn từ các kháng sinh từng được sử dụng điều trị hiệu quả trước đó [6].
Sinh vật đề kháng có thể chịu được tác động kháng khuẩn dẫn đến việc áp dụng các
phương pháp, thuốc điều trị đặc hiệu sẽ trở nên không hiệu quả, nhiễm khuẩn kéo
dài (thậm chí gây tử vong) và có thể lây lan cho người khác [7].
1.1.3.2. Cơ chế
Tùy theo nguồn gốc, cấu trúc hóa học, cơ chế tác động… của kháng sinh mà tồn tại
các cơ chế đề kháng khác nhau.
Một số cơ chế đề kháng ví dụ của vi khuẩn được nêu trong Bảng 1.2.

3
Khóa luận tốt nghiệp DSĐH Chương 1: Tổng quan tài liệu

Bảng 1.1. Phân loại kháng sinh theo cấu trúc hóa học [7]
STT Tên nhóm Phân nhóm
1 Betalactam Các penicilin
Các cephalosporin
Các beta-lactam khác
Carbapenem
Monobactam
Các chất ức chế beta-lactamase
2 Aminoglycosid
3 Macrolid
4 Lincosamid
5 Phenicol
6 Tetracyclin Thế hệ 1
Thế hệ 2
7 Peptid Glycopeptid
Polypetid
Licopeptid
8 Quinolon Thế hệ 1
Các fluoroquinolon: Thế hệ 2, 3, 4
9 Các nhóm kháng sinh khác
Sulfonamid
Oxazolidinon
5-nitroimidazol

Bảng 1.2. Một số cơ chế đề kháng kháng sinh của vi khuẩn [8]
Tên nhóm Tác động trên Cơ chế đề kháng
kháng sinh
Betalactam Sinh tổng hợp Thủy phân, bơm ngược, thay đổi đích tác động
peptidoglycan
Peptid Sinh tổng hợp Tái cấu trúc sinh tổng hợp peptidoglycan
peptidoglycan
Aminoglycosid Dịch mã Phosphoryl hóa, acetyl hóa, thay đổi đích tác
động
Macrolid Dịch mã Thủy phân, glycosyl hóa, phosphoryl hóa, thay
đổi đích tác động
Tetracyclin Dịch mã Oxy hóa, bơm ngược, thay đổi đích tác động
Quinolon ADN Acetyl hóa, bơm ngược, thay đổi đích tác động
Sulfonamid Chuyển hóa của tế Bơm ngược, thay đổi đích tác động
bào

4
Khóa luận tốt nghiệp DSĐH Chương 1: Tổng quan tài liệu

1.1.3.3. Nguyên nhân


Nguyên nhân tự nhiên:
- Đột biến và chọn lọc tự nhiên.
- Chuyển gen: các gen có thể được chuyển qua lại giữa các vi sinh vật, bao gồm
cả gen đề kháng kháng sinh.
Nguyên nhân từ con người:
- Sử dụng thuốc không phù hợp: việc sử dụng quá liều, dưới liều hoặc lạm dụng
kháng sinh đều gây ra tình trạng kháng thuốc, tạo điều kiện thuận lợi cho các vi
sinh vật kháng thuốc xuất hiện, biến đổi và lây lan.
- Không tuân thủ liệu pháp điều trị: việc ngưng sử dụng thuốc sớm ngay khi các
triệu chứng đã giảm tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển đề kháng.
- Chưa kiểm soát hoàn toàn sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi: việc sử dụng
kháng sinh bừa bãi trong chăn nuôi tạo môi trường thuận lợi thúc đẩy quá trình
phát triển gen đề kháng thuốc trên các chủng vi sinh vật.
- Sử dụng thuốc theo thói quen: việc tự chữa trị và sử dụng kháng sinh theo đơn
thuốc cũ cũng góp phần làm gia tăng đề kháng kháng sinh.
- Các biện pháp giám sát về sử dụng kháng sinh chưa được thiết lập hoặc còn
nhiều thiếu sót.
1.1.3.4. Hậu quả
Mức độ và tốc độ đề kháng kháng sinh ngày càng trở nên trầm trọng và gây ảnh
hưởng lớn đối với sức khỏe cộng đồng. Có thể dẫn đến một tương lai không có
thuốc kháng sinh điều trị hiệu quả đối với một số bệnh nhiễm khuẩn, nhất là đối với
các phẫu thuật và phương pháp điều trị như hóa trị liệu ung thư và cấy ghép mô, bộ
phận cơ thể người.
Các chi phí xã hội và tài chính trong điều trị các bệnh nhiễm khuẩn kháng thuốc đặt
gánh nặng đáng kể lên mỗi cá nhân, gia đình và xã hội: do thời gian điều trị kéo dài,
tiên lượng xấu và lãng phí.
1.1.3.5. Tình hình đề kháng kháng sinh
Hiện nay, tình hình đề kháng kháng sinh được ghi nhận ngày càng nhiều với tỉ lệ
kháng thuốc gia tăng, đặc biệt đối với những thuốc kháng sinh điều trị theo kinh
nghiệm. Nhiều nghiên cứu cho thấy tình trạng đáng báo động ở các nơi trên thế
giới, kể cả những nước có nền y học phát triển như Mỹ, các nước châu Âu [9].

5
Khóa luận tốt nghiệp DSĐH Chương 1: Tổng quan tài liệu

1.2. DƯỢC LÂM SÀNG VÀ CÔNG TÁC DƯỢC LÂM SÀNG


1.2.1. Định nghĩa
Dược lâm sàng là một nhánh của khoa học sức khỏe, dược sĩ hỗ trợ chăm sóc
bệnh nhân thông qua tối ưu hóa liệu pháp điều trị, nâng cao sức khỏe và
phòng ngừa bệnh tật.
Với mục tiêu hàng đầu là bệnh nhân, các công tác Dược lâm sàng là sự kết hợp giữa
định hướng chăm sóc sức khỏe với kiến thức, kinh nghiệm và phán đoán điều trị
chuyên biệt nhằm mục đích đảm bảo hiệu quả điều trị tối ưu [10].
1.2.2. Một số tài liệu liên quan tới công tác Dược lâm sàng tại Việt Nam
- Quyết định số 772/QĐ-BYT của Bộ Y tế, Về việc ban hành tài liệu “Hướng dẫn
thực hiện quản lý sử dụng kháng sinh trong bệnh viện” (2016).
- Thông tư số 31/2012/TT-BYT của Bộ Y tế, Hướng dẫn hoạt động dược lâm
sàng trong bệnh viện (2012).
- Khuyến cáo triển khai hiệu quả hoạt động Dược lâm sàng tại các bệnh viện của
Sở Y tế TP. HCM (2017).
1.2.3. Nhiệm vụ chung của Dược sĩ lâm sàng
Theo Thông tư số 31/2012/TT-BYT, Hướng dẫn hoạt động dược lâm sàng trong
bệnh viện, nhiệm vụ chung của Dược sĩ lâm sàng gồm [11]:
- Tham gia phân tích, đánh giá, hướng dẫn và giám sát việc
sử dụng thuốc.
- Tham gia tư vấn, xây dựng, sửa đổi danh mục thuốc, quy trình chuyên môn liên
quan sử dụng thuốc, quy trình giám sát sử dụng các thuốc trong danh mục.
- Thông tin thuốc cho bệnh nhân và cán bộ y tế: cập nhật thông tin về cảnh giác
dược, thông tin thuốc, tập huấn, đào tạo về Dược lâm sàng.
- Theo dõi, giám sát, báo cáo phản ứng có hại của thuốc tại đơn vị.
- Báo cáo định kỳ hàng tháng, hàng quý, hàng năm và báo cáo đột xuất theo yêu
cầu của Ban Giám đốc, Hội đồng Thuốc và Điều trị về công tác sử dụng thuốc
trong các buổi họp.
- Tham gia hoạt động nghiên cứu khoa học, đặc biệt là các nghiên cứu liên quan
đến vấn đề sử dụng thuốc an toàn - hợp lý, vấn đề cải tiến chất lượng và nâng
cao hiệu quả công tác dược lâm sàng, nghiên cứu sử dụng thuốc trên lâm sàng.

6
Khóa luận tốt nghiệp DSĐH Chương 1: Tổng quan tài liệu

- Tham gia hội chẩn chuyên môn về thuốc, đặc biệt trong trường hợp bệnh nặng,
bệnh cần dùng thuốc đặc biệt, người bệnh bị nhiễm vi sinh vật kháng thuốc.
- Tham gia xây dựng và thực hiện quy trình giám sát điều trị thông qua theo dõi
nồng độ thuốc trong máu (Therapeutic Drug Monitoring - TDM) tại các bệnh
viện có điều kiện triển khai TDM.
1.2.4. Các công tác Dược lâm sàng cụ thể tại bệnh viện
1.2.4.1. Quản lý việc sử dụng kháng sinh
a. Tại nước ngoài
Tại châu Âu, công tác giám sát sử dụng kháng sinh được áp dụng theo hướng dẫn
của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa bệnh tật châu Âu (ECDC), trong đó có
một số nội dung chính [12]:
Hướng dẫn chung:
- Thiết lập và cung cấp nguồn lực cho hoạt động giám sát sử dụng kháng sinh tại
từng cơ sở chăm sóc sức khỏe, kết hợp với các hoạt động phòng ngừa nhiễm
khuẩn cùng các công tác vi sinh cần thiết.
- Cung cấp các công cụ hỗ trợ, ứng dụng công nghệ thông tin trong chẩn đoán cấp
tốc, đánh giá lâm sàng và tối ưu hóa điều trị bằng kháng sinh nếu đủ khả năng.
Hướng dẫn tại bệnh viện
- Thành lập ban giám sát sử dụng kháng sinh tại bệnh viện bao gồm bác sĩ chuyên
khoa, dược sĩ lâm sàng và bác sĩ vi sinh (cùng một số chuyên gia nếu có
điều kiện).
- Xây dựng Hướng dẫn chẩn đoán và sử dụng kháng sinh trong điều trị
nhiễm trùng và kháng sinh dự phòng.
- Lưu trữ thông tin bệnh nhân về lịch sử dùng kháng sinh, liều lượng, số ngày
sử dụng…
- Quy trình phê duyệt kháng sinh trước khi sử dụng và theo dõi tình hình sử dụng
kháng sinh kê đơn lẫn dự phòng.
- Báo cáo định kỳ về hoạt động giám sát sử dụng kháng sinh, đánh giá hiệu quả.
Nhiệm vụ của dược sĩ
- Đánh giá đơn thuốc theo Hướng dẫn sử dụng kháng sinh tại bệnh viện và tình
trạng của bệnh nhân.
- Kiểm tra, phê duyệt trong các trường hợp sử dụng kháng sinh đặc biệt.

7
Khóa luận tốt nghiệp DSĐH Chương 1: Tổng quan tài liệu

- Hướng dẫn bệnh nhân và/hoặc người chăm sóc về liều lượng, đường dùng, thời
gian dùng thuốc…
- Ghi nhận, đánh giá các phản ứng phụ có hại của kháng sinh theo quy định.
- Giám sát tình hình sử dụng kháng sinh nói chung tại bệnh viện.
b. Tại Việt Nam
Nhằm mục đích tăng cường sử dụng kháng sinh hợp lý, giảm hậu quả không mong
muốn, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, giảm chi phí y tế và ngăn ngừa đề
kháng kháng sinh, năm 2016, Bộ Y tế đã ban hành Hướng dẫn Thực hiện quản lý
kháng sinh trong bệnh viện yêu cầu các bệnh viện thành lập Nhóm quản lý sử dụng
kháng sinh (QLSDKS) [13].
Thành phần của Nhóm QLSDKS:
- Thành viên chính: Bác sỹ truyền nhiễm/bác sĩ lâm sàng, Dược sĩ lâm sàng, bác
sĩ vi sinh, chuyên gia kiểm soát nhiễm khuẩn, đại diện phòng Kế hoạch tổng
hợp, phòng Quản lý chất lượng.
- Các thành viên khác: điều dưỡng, chuyên gia công nghệ thông tin, thành viên
của ban an toàn người bệnh.
Nhiệm vụ cụ thể của nhóm QLSDKS:
- Tham gia xây dựng các quy định về quản lý kháng sinh trong bệnh viện.
- Xây dựng các tiêu chí đánh giá.
- Xác định vấn đề cần can thiệp thông qua khảo sát thực trạng sử dụng
kháng sinh, mức độ kháng thuốc.
- Tiến hành can thiệp.
- Đánh giá sau can thiệp và phản hồi.
- Thông tin, báo cáo.
Trong đó, trách nhiệm của Trưởng khoa Dược được quy định cụ thể:
- Đề xuất danh mục kháng sinh cần hạn chế sử dụng tại bệnh viện, danh mục
kháng sinh cần phê duyệt trước khi sử dụng, quy trình yêu cầu kê đơn kháng
sinh với những kháng sinh cần phê duyệt.
- Cung cấp các thông số dược lực học và dược động học của kháng sinh.
- Cung cấp thông tin, tài liệu và bằng chứng cho việc thay đổi kháng sinh.

8
Khóa luận tốt nghiệp DSĐH Chương 1: Tổng quan tài liệu

- Đánh giá việc sử dụng kháng sinh của các khoa/phòng để có thông tin báo cáo,
đề xuất thay đổi kháng sinh.
- Hiệu chỉnh liều đối với người bệnh suy gan/thận.
- Hướng dẫn, hợp tác nghiên cứu để đánh giá hiệu quả của phương pháp quản lý
sử dụng kháng sinh mới, báo cáo tính hiệu quả của việc triển khai Chương trình
quản lý sử dụng kháng sinh.
1.2.4.2. Giám sát sử dụng các kháng sinh thuộc danh mục cần phê duyệt
a. Tại nước ngoài
Theo Hướng dẫn thực hiện chương trình Quản lý kháng sinh của Hiệp hội các bệnh
truyền nhiễm Hoa Kỳ (IDSA) và Hiệp hội Chăm sóc sức khỏe dịch tễ Hoa kỳ
(SHEA) [14], việc phê duyệt kháng sinh trước khi sử dụng (preauthorization) cùng
đánh giá lại và phản hồi (prospective audit and feedback) là cốt lõi của chương trình
quản lý kháng sinh.
Một số ưu điểm chính của việc làm này
- Giảm thiểu sử dụng sai, lạm dụng kháng sinh.
- Giảm chi phí kháng sinh, tối ưu hóa hiệu quả điều trị.
- Tăng dữ liệu lâm sàng, cung cấp dữ liệu trực quan trong giám sát sử dụng
kháng sinh.
Tùy theo tình trạng đề kháng và mô hình bệnh tật của từng quốc gia và khu vực mà
các bệnh viện đề xuất danh sách các kháng sinh hạn chế sử dụng một cách hợp lý và
giám sát việc sử dụng các kháng sinh này.
b. Tại Việt Nam
Theo tài liệu Hướng dẫn Thực hiện quản lý kháng sinh trong bệnh viện (2016) của
Bộ Y tế, danh mục kháng sinh cần phê duyệt trước khi sử dụng là danh mục các
kháng sinh mạnh, có độc tính cao, khoảng điều trị hẹp, dùng cho các trường hợp
nhiễm khuẩn do vi khuẩn đa kháng hoặc dùng cho các chỉ định hiếm gặp.
Danh mục này cần được xây dựng phù hợp với điều kiện cụ thể của bệnh viện, có
thể tham khảo theo Phụ lục 4 “Danh mục kháng sinh cần phê duyệt trước khi sử
dụng tại bệnh viện” của Hướng dẫn, bao gồm 10 kháng sinh theo Bảng 1.3.

9
Khóa luận tốt nghiệp DSĐH Chương 1: Tổng quan tài liệu

Bảng 1.3. Các kháng sinh cần phê duyệt trước khi sử dụng tại bệnh viện [13]
STT Tên kháng sinh STT Tên kháng sinh
1 Linezoid 6 Fosfomycin
2 Tigercyclin 7 Carbapenems
3 Caspofungin 8 Itraconazole
4 Gancyclovir 9 Amphotericin B
5 Colistin 10 Teicoplanin
Quy trình kê đơn kháng sinh cần phê duyệt trước khi sử dụng nên được xây dựng
phù hợp với tình hình thực tế của bệnh viện, có thể tham khảo quy trình mẫu (sơ đồ
quy trình được mô tả trong Hình 1.1) thuộc Phụ lục 5 của Hướng dẫn.
Phiếu yêu cầu sử dụng kháng sinh cần được phê duyệt trước khi sử dụng có thể
tham khảo mẫu (Hình 1.2) thuộc Phụ lục 6 của Hướng dẫn.

Bác sĩ điều trị tập hợp các bằng chứng kê đơn kháng sinh

Bác sĩ điều trị điền thông tin vào mẫu


Phiếu yêu cầu sử dụng kháng sinh

- Hội chẩn: bác sĩ điều trị, bác sĩ trưởng khoa (bác sĩ vi sinh, dược sĩ lâm
sàng – nếu có).
- Ghi các ý kiến hội chẩn vào biên bản hội chẩn. Các thành viên tham gia
hội chẩn ký vào biên bản hội chẩn và Phiếu yêu cầu sử dụng kháng sinh.
- Trình lãnh đạo bệnh viện (hoặc người được ủy quyền, thông thường là
trưởng phòng KHTH) ký phê duyệt Phiếu yêu cầu sử dụng kháng sinh.

Dược sĩ duyệt thuốc: duyệt cấp phát thuốc


kháng sinh theo kết quả hội chẩn

Hình 1.1. Quy trình kê đơn kháng sinh cần phê duyệt [13]

10
Khóa luận tốt nghiệp DSĐH Chương 1: Tổng quan tài liệu

MẪU PHIẾU YÊU CẦU SỬ DỤNG KHÁNG SINH


(Ban hành kèm theo Quyết định số 772/QĐ-BYT ngày 04/3/2016)
Họ tên người bệnh: Tuổi: Nam/nữ
Mã bệnh án: Khoa: Phòng:
Mô tả triệu chứng lâm sàng
Chẩn đoán
Kháng sinh yêu cầu
Liều dùng
Chỉ định  Nhiễm khuẩn BV  Nhiễm khuẩn cộng đồng
(≥ 48h nhập viện)
Mẫu bệnh phẩm xét nghiệm vi sinh Bệnh phẩm: Máu/ Đờm/ Dịch rửa phế quản-phế nang/ Nước tiểu/ Mô/
được gửi trước khi bắt đầu dùng Mủ/ Dịch não tủy/ Các loại dịch khác (cụ thể)………
KS (gạch chân)
KQ nuôi cấy (đề nghị đính kèm kết 1.
quả kháng sinh đồ/ độ nhạy cảm, 2.
nếu có) 3.
Phê duyệt (chữ ký) Ngày/tháng/năm: ……/……/……
Bác sĩ điều trị: Trưởng khoa Dược: Lãnh đạo BV:

Họ tên:…………………… Họ tên:…………………….. Họ tên:……………………..

Hình 1.2. Mẫu phiếu yêu cầu sử dụng kháng sinh [13]

1.2.4.3. Thông tin thuốc cho cán bộ y tế và bệnh nhân


Hoạt động thông tin thuốc giữa Việt Nam và các nước trên thế giới nhìn chung có
nhiều điểm tương đồng với nhiệm vụ chính [15, 16]:
- Cung cấp thông tin thuốc cho cán bộ y tế và bệnh nhân trong bệnh viện.
- Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về thông tin thuốc.
- Xây dựng kế hoạch triển khai công tác thông tin thuốc tại bệnh viện.
- Hỗ trợ công tác dược lâm sàng trong giám sát sử dụng thuốc.
- Đào tạo và nghiên cứu khoa học.
Quy trình hoạt động thông tin thuốc:
- Cập nhật thông tin thuốc: cập nhật từ các nguồn sách báo, tạp chí, tài liệu, trang
thông tin điện tử đáng tin cậy.
- Sàng lọc, phân loại: phân loại dựa theo tính nghiêm trọng của thông tin và danh
mục thuốc đang sử dụng thực tế tại bệnh viện.
- Xử lý thông tin: do bộ phận Dược lâm sàng và đơn vị thông tin thuốc phụ trách
và được phê duyệt trước khi triển khai.

11
Khóa luận tốt nghiệp DSĐH Chương 1: Tổng quan tài liệu

- Triển khai thông qua các hình thức: trực tiếp, văn bản, tờ hướng dẫn, trang
thông tin điện tử…
Phân loại: gồm hoạt động thông tin thuốc cho cán bộ y tế và cho bệnh nhân.
Hoạt động thông tin thuốc cho cán bộ y tế:
- Phát hành thông tin thuốc dạng văn bản lưu hành trong bệnh viện, các bản tin,
bảng công cụ, công văn, thông báo, báo cáo định kỳ… của khoa Dược về thuốc.
- Đào tạo, cập nhật, huấn luyện kiến thức sử dụng thuốc trong bệnh viện.
- Xây dựng các cơ sở dữ liệu riêng cho bệnh viện, lưu trữ các văn bản, câu hỏi và
câu trả lời về thông tin thuốc, truy xuất, tra cứu và thống kê báo cáo hoạt động
thông tin thuốc.
- Tham gia công tác cảnh giác dược, theo dõi và ghi nhận các ADR.
- Khuyến cáo sửa đổi, bổ sung các thuốc trong danh mục bệnh viện, xây dựng các
quy trình sử dụng thuốc.
- Nghiên cứu khoa học: tổ chức nghiên cứu khoa học trong các hoạt động thu
thập, xử lý, đánh giá sử dụng thuốc, tham gia thực hiện các đề tài nghiên cứu
khoa học có liên quan.
Hoạt động thông tin thuốc cho bệnh nhân:
- Tư vấn sử dụng thuốc cho bệnh nhân mới xuất viện.
- Phát tờ rơi, bản tin thuốc, cung cấp các bản hướng dẫn sử dụng thuốc.
- Xây dựng mô hình dược sĩ cộng đồng: trực tiếp đến thăm bệnh nhân để cung cấp
thông tin thuốc, đánh giá theo dõi tiến triển.
- Trưng bày các sách báo, tạp chí thuốc tại bệnh viện.
Một số hình thức thông tin thuốc ví dụ tại bệnh viện được thể hiện trên Hình 1.3 và
Hình 1.4.

12
Khóa luận tốt nghiệp DSĐH Chương 1: Tổng quan tài liệu

Hình 1.3. Trang bìa một Bản tin thông tin thuốc tại Bệnh viện Bạch Mai – Hà Nội

Hình 1.4. Một bản tin thông tin thuốc trực tuyến tại trang mạng của
Bệnh viện Bạch Mai – Hà Nội [17]

13
Khóa luận tốt nghiệp DSĐH Chương 1: Tổng quan tài liệu

1.2.5. Một số phần mềm về Dược lâm sàng trên thế giới
1.2.5.1. Ứng dụng Spectrum MD
“Spectrum MD” [18] là ứng dụng điện thoại do một nhóm chuyên gia thuộc Đại
học Calgary và Cơ quan Dịch vụ Y tế Alberta, Canada, xây dựng. Ứng dụng cho
phép tùy biến nhằm hỗ trợ công tác việc quản lý sử dụng kháng sinh tại bệnh viện
bao gồm:
- Cập nhật hướng dẫn nội bộ.
- Tình trạng đề kháng kháng sinh, dịch tễ học tại bệnh viện.
- Thông tin kháng sinh, thông tin bệnh.
- Quản lý người dùng.
- Giao diện của ứng dụng Spectrum MD được thể hiện ở Hình 1.5.
Nhận xét:
Ứng dụng hỗ trợ nhiều trong việc cung cấp thông tin, khuyến cáo sử dụng cho bác
sĩ trước khi kê đơn, tuy nhiên có một số nhược điểm như không có sự tương tác
giữa các nhân sự trong bệnh viện và phạm vi áp dụng chưa nhiều.

Hình 1.5. Giao diện ứng dụng Spectrum MD trên điện thoại

14
Khóa luận tốt nghiệp DSĐH Chương 1: Tổng quan tài liệu

1.2.5.2. Phần mềm eASY


eASY [19] là viết tắt của electronic Antimicrobial Stewardship System –
Hệ thống quản lý kháng sinh điện tử, là phần mềm quản lý kháng sinh được xây
dựng bởi Healthcare Software và Trung tâm Y tế Bắc Sydney tại Úc.
eASY được thiết kế với chức năng:
- Hỗ trợ kê đơn, đưa ra quyết định.
- Giao tiếp, tương tác và phản hồi giữa bác sĩ, dược sĩ và các chuyên gia trong
sử dụng kháng sinh.
- Quản lý tình hình đề kháng và dịch tễ.
Nhận xét:
Phần mềm có hỗ trợ thêm chức năng giao tiếp và phản hồi, có mở rộng ra thêm ứng
dụng trên điện thoại thông minh và máy tính bảng; tuy nhiên phạm vi
áp dụng vẫn chưa rộng.
1.2.5.3. Ứng dụng FiercePharma
“FiercePharma” là ứng dụng điện thoại được công ty FierceMarkets xây dựng với
mục đích cung cấp các thông tin mới cập nhật về thuốc, quy định của FDA,…
và các tin tức khác.

Hình 1.6. Giao diện ứng dụng FiercePharma trên điện thoại

15
Khóa luận tốt nghiệp DSĐH Chương 1: Tổng quan tài liệu

Nhận xét:
Ứng dụng chạy trên nền tảng iOS, dễ sử dụng, các tin tức được cập nhật theo ngày;
tuy nhiên, nội dung của các tin trải rộng phần nào gây khó khăn cho người đọc chỉ
muốn đọc những thông tin thuộc chủ đề nhất định, phạm vi áp dụng của ứng dụng
cũng chưa cao.
1.3. PHÁT TRIỂN VÀ THẨM ĐỊNH PHẦN MỀM
1.3.1. Định nghĩa phần mềm
Phần mềm (software) bao gồm:
- Các chỉ dẫn (các chương trình máy tính) mà khi thực hiện, nó mang lại
chức năng và hiệu quả mong muốn.
- Các cấu trúc dữ liệu mà theo đó chương trình có thể thao tác được với thông tin.
- Các tài liệu hướng dẫn cách hoạt động, cách sử dụng chương trình [20].
Sản phẩm phần mềm (software product): một bộ bao gồm phần mềm, tài liệu
sử dụng và dữ liệu liên quan.
1.3.2. Phân loại phần mềm
1.3.2.1. Theo chức năng
Phần mềm hệ thống (System software): là tập hợp các chương trình thực hiện chức
năng quản lý và điều khiển các nguồn lực của máy tính, các chương trình khác nhau
chạy trên máy, bao gồm hệ điều hành và các tiện ích hệ thống.
Phần mềm ứng dụng (Application software): là loại phần mềm được tạo ra để
thực hiện những nhiệm vụ cụ thể, phục vụ theo nhu cầu của người dùng, từ
xem phim, nghe nhạc tới các hoạt động nghiệp vụ như quản lý tài liệu, bán hàng…
Các phần mềm này được thương mại hóa ở dạng đóng gói hoàn chỉnh và phân phối
cho người sử dụng.
Phần mềm công cụ (Tools software): là loại phần mềm ứng dụng đặc biệt, chúng trợ
giúp quá trình tạo ra các phần mềm. Các phần mềm công cụ được tạo ra với mục
đích đơn giản hóa, tự động hóa quá trình thiết kế và phát triển phần mềm. Nhờ các
phần mềm này mà quá trình phát triển phần mềm ngày càng dễ dàng, đơn giản và
nhanh chóng. Phần mềm công cụ còn được gọi là phần mềm phát triển [20, 21, 22].
1.3.2.2. Theo loại hình
Phần mềm trực tuyến (Online software): là những phần mềm khi sử dụng không
cần cài đặt vào máy, mà sử dụng một trình duyệt (browser) trên một máy tính có kết
nối Internet để truy cập.

16
Khóa luận tốt nghiệp DSĐH Chương 1: Tổng quan tài liệu

Phần mềm ngoại tuyến (Offline software): là những phần mềm hoạt động độc lập
trên máy tính, được cài đặt vào máy trước khi sử dụng, không cần kết nối Internet
hoặc thiết bị [20, 21].
1.3.3. Quá trình phát triển phần mềm
1.3.3.1. Quá trình phát triển phần mềm
Quá trình phát triển phần mềm gồm nhiều công việc (hay hoạt động) nhằm mục
đích thành lập (hay xây dựng) một phần mềm máy tính. Quá trình phát triển phần
mềm được gọi với nhiều tên:
- Quá trình phát triển phần mềm (Software development process).
- Vòng đời phát triển phần mềm (Software development life cycle).
- Vòng đời phần mềm (Software life cycle).
- Quá trình về phần mềm (Software process).
Quá trình phát triển phần mềm được phân chia thành các pha chính: phân tích, thiết
kế, chế tạo, kiểm thử, bảo trì [20, 21, 22].
1.3.3.2. Mô hình phát triển phần mềm
Hiện nay có nhiều mô hình phát triển phần mềm, nhưng phổ biến nhất và đơn giản
nhất là mô hình thác nước (Waterfall model) [20], được mô tả trên Hình 1.7.

Phân tích yêu cầu Yêu cầu kỹ thuật (URS)

Thiết kế Giao diện


Tiêu chuẩn kỹ thuật (SRS)

Lập trình

Thử nghiệm và đánh giá Thẩm định

Vận hành, bảo trì

Hình 1.7. Mô hình thác nước trong phát triển phần mềm

Yêu cầu kỹ thuật: hiểu lĩnh vực thông tin, chức năng, hành vi, tính năng và giao
diện của phần mềm sẽ phát triển. Cần phải tạo tư liệu và bàn thảo với khách hàng,
người dùng.

17
Khóa luận tốt nghiệp DSĐH Chương 1: Tổng quan tài liệu

Thiết kế: là quá trình nhiều bước với 4 thuộc tính khác nhau của một chương trình:
cấu trúc dữ liệu, kiến trúc phần mềm, biểu diễn giao diện và chi tiết thủ tục
(thuật toán). Đây là một phần quan trọng của cấu hình phần mềm.
Lập trình: Chuyển thiết kế thành chương trình máy tính bởi một hoặc nhiều
ngôn ngữ lập trình.
Thẩm định: Thẩm định các chương trình và mô-đun (module) cả về sự hợp lý bên
trong và chức năng bên ngoài, nhằm phát hiện ra lỗi và đảm bảo với đầu vào (input)
xác định thì cho kết quả đầu ra (output) mong muốn.
Vận hành, bảo trì: Đáp ứng những thay đổi, nâng cấp phần mềm đã phát triển do sự
thay đổi của môi trường, nhu cầu [20, 21].
1.3.4. Yêu cầu kỹ thuật người dùng
1.3.4.1. Định nghĩa
Yêu cầu kỹ thuật người dùng (URS – User Requirement Specification) là một văn
bản không thể thiếu trong vòng đời phát triển của một hệ thống, nó xác định tất cả
yêu cầu của người dùng đối với một sản phẩm, là cơ sở quyết định các đặc điểm kỹ
thuật, chức năng và thiết kế của sản phẩm.
1.3.4.2. Vai trò của URS
Đây là tài liệu quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng của sản phẩm, việc phát triển,
thiết lập URS phải được thực hiện một cách chặt chẽ, nội dung chi tiết, rõ ràng và
có thể kiểm chứng được để đảm bảo chất lượng phần mềm.
1.3.4.3. Nội dung cơ bản của một URS
- Giới thiệu: chứa thông tin về tác giả của tài liệu, mục đích, vai trò và mối liên
kết với các tài liệu khác trong quá trình phát triển phần mềm.
- Phiên bản: bao gồm tên và thông tin về phiên bản chính thức.
- Chức năng: mô tả tất cả các chức năng của phần mềm.
- Đầu vào: tất cả các loại đầu vào cho phần mềm, kể cả tiêu chuẩn về khoảng,
giới hạn, mặc định, đáp ứng với đầu vào không hợp lệ…
- Đầu ra: tất cả các loại đầu ra cho phần mềm, kể cả định dạng dữ liệu, hiển thị,
nội dung, môi trường lưu trữ, định dạng in, xuất ra tài liệu.
- Giới hạn: tất cả các giới hạn cho phép xác định được của phần mềm, bao gồm
mốc thời gian, tính tương tính và hỗ trợ, tính khả dụng.

18
Khóa luận tốt nghiệp DSĐH Chương 1: Tổng quan tài liệu

- Vòng đời phát triển của phần mềm: bao gồm sự phát triển của phần mềm, kiểm
tra và sửa chữa, phân phối và cài đặt cùng các hỗ trợ khác.
1.3.5. Tiêu chuẩn kỹ thuật
Tiêu chuẩn kỹ thuật theo yêu cầu phần mềm (Software Requirements Specifications
– SRS) là một văn bản gồm các yêu cầu về chức năng và hiệu năng của phần mềm,
cũng như yêu cầu giao diện và các yêu cầu chuyên biệt khác [23].
Tiêu chuẩn kỹ thuật của phần mềm đã được Viện Kỹ sư Điện và Điện tử (Institutes
of Electrical and Electronics Engineers – IEEE) giới thiệu một cách cơ bản [24]:
1. Phần mở đầu
a. Mục đích
b. Phạm vi áp dụng
c. Tài liệu tham khảo
d. Tổng quan tài liệu
2. Mô tả tổng quát
a. Quan điểm của sản phẩm
b. Chức năng của sản phẩm
c. Đặc điểm của người dùng
d. Môi trường hoạt động của phần mềm
e. Các hạn chế
f. Sự phụ thuộc của sản phẩm
3. Yêu cầu giao diện ngoài
3.1. Giao diện người dùng
3.2. Yêu cầu phần cứng
3.3. Yêu cầu phần mềm có sẵn
3.4. Liên kết mạng
4. Chức năng phần mềm
4.1. Chức năng 1
4.2. Chức năng 2

5. Các yêu cầu phi chức năng khác
5.1. Tính hiệu quả
5.2. Tính an toàn
5.3. Tính bảo mật
5.4. Khả năng bảo trì
5.5. Tài liệu hướng dẫn sử dụng

19
Khóa luận tốt nghiệp DSĐH Chương 1: Tổng quan tài liệu

1.3.6. Thẩm định phần mềm


1.3.6.1. Khái niệm thẩm định phần mềm
Thẩm định phần mềm là đưa ra các bằng chứng khoa học, khách quan và cụ thể để
chứng minh rằng phần mềm đạt các yêu cầu kỹ thuật đề ra, đảm bảo phần mềm hoạt
động ổn định và đúng theo thiết kế [23, 25].
Trong thẩm định phần mềm có 2 phần: thử nghiệm và đánh giá.
- Thử nghiệm (testing): quá trình thực nghiệm nhằm xác nhận phần mềm (hay bộ
phận của nó) có đáp ứng các Tiêu chuẩn kỹ thuật hay không, bao gồm các
giai đoạn: thử nghiệm đơn vị, thử nghiệm tích hợp và thử nghiệm hệ thống.
- Đánh giá (qualification): quá trình xem xét phần mềm đã thi hành cho ra hiệu
quả có đạt Yêu cầu kỹ thuật hay không, thường có các nội dung: đánh giá thiết
kế, đánh giá cài đặt, đánh giá vận hành và đánh giá hiệu năng.
1.3.6.2. Mô hình thẩm định phần mềm
Năm 1998, Hoffmann A. và cộng sự giới thiệu mô hình chữ V chủ yếu là để
thử nghiệm phần mềm [26] (Hình 1.8). Cùng năm, Arnold L. và cộng sự giới thiệu
mô hình chữ V’ gồm đầy đủ 2 phần là thử nghiệm và đánh giá [27] (Hình 1.9).
Hiện nay, các Hướng dẫn GMP đề nghị áp dụng mô hình chữ V’ (Hình 1.10) theo
GAMP4 để đánh giá phần mềm ứng dụng.

Yêu cầu kỹ thuật Đánh giá hiệu năng tự động

Tiêu chuẩn chức năng Nghiệm thu phần mềm

Tiêu chuẩn phần cứng Thử với phần cứng

Tiêu chuẩn thiết kế Thử nghiệm tích hợp

Tiêu chuẩn đơn vị Thử nghiệm đơn vị

Lập trình

Hình 1.8. Mô hình chữ V trong thẩm định phần mềm [26]

20
Khóa luận tốt nghiệp DSĐH Chương 1: Tổng quan tài liệu

Yêu cầu kỹ thuật Đánh giá hiệu năng (PQ)

Tiêu chuẩn chức năng Đánh giá vận hành (OQ)

Tiêu chuẩn phần cứng Đánh giá cài đặt (IQ)

Tiêu chuẩn thiết kế Thử nghiệm tích hợp

Tiêu chuẩn đơn vị Thử nghiệm đơn vị

Lập trình

Hình 1.9. Mô hình chữ V’ trong thẩm định phần mềm [27]

Yêu cầu kỹ thuật PQ


Kiểm chứng

Tiêu chuẩn chức năng OQ


Kiểm chứng

Tiêu chuẩn thiết kế IQ


Kiểm chứng

Xây dựng phần mềm

Hình 1.10. Mô hình chữ V’: thử nghiệm và đánh giá phần mềm theo GAMP4 [28]

21
Khóa luận tốt nghiệp DSĐH Chương 1: Tổng quan tài liệu

1.3.7. Thử nghiệm phần mềm


Thử nghiệm phần mềm (software testing) là công việc thực hiện nhằm chứng nhận
phần mềm đạt các yêu cầu thiết kế và phát triển.
Có ba bước thử nghiệm phần mềm với mức độ từ thấp đến cao:
- Thử nghiệm đơn vị (unit testing): Thử nghiệm đơn vị là việc thử nghiệm các đơn
vị chương trình một cách cô lập. Một đơn vị chương trình là một đoạn mã nguồn
như hàm (Function), thủ tục (Procedure), lớp (Class), hoặc các phương thức
(Method). Đơn vị chương trình cần được thử nghiệm riêng biệt để phát hiện lỗi
trong nội tại và khắc phục trước khi được tích hợp với các đơn vị khác.
- Thử nghiệm tích hợp (integration testing): Mức kế tiếp của thử nghiệm đơn vị.
Thử nghiệm tích hợp được tiến hành nhằm tìm những lỗi về giao tiếp giữa các
đơn vị độc lập được liên kết với nhau. Trừ một số ít ngoại lệ, chỉ nên tiến hành
thử nghiệm tích hợp trên những đơn vị đã được kiểm tra cẩn thận trước đó bằng
các thử nghiệm đơn vị, và tất cả các lỗi mức đơn vị đã được sửa chữa.
- Thử nghiệm hệ thống hay phần mềm (system testing): Thử nghiệm mức này
được áp dụng sau khi tất cả các thành phần đã được tích hợp. Mục đích của thử
nghiệm hệ thống là thử nghiệm thiết kế và toàn bộ hệ thống (sau khi tích hợp) có
thỏa mãn yêu cầu đặt ra hay không với trọng tâm đánh giá về hoạt động, thao
tác, sự tin cậy và các yêu cầu khác liên quan đến chất lượng của toàn hệ thống.
Thử nghiệm hệ thống gồm nhiều loại thử nghiệm khác nhau, bao gồm:
- Thử nghiệm chức năng (functional test).
- Thử nghiệm khả năng vận hành (performance test).
- Thử nghiệm khả năng chịu tải (stress test/load test).
- Thử nghiệm khả năng bảo mật (sercurity test).
- Thử nghiệm khả năng phục hồi (recovery test).
Trong thực tế không nhất thiết phải thực hiện tất cả các loại thử nghiệm nêu trên.
Tùy yêu cầu và đặc trưng của từng hệ thống, tùy khả năng và thời gian cho phép,
lập trình viên sẽ quyết định áp dụng những loại thử nghiệm nào [22, 29, 30, 31].
1.3.8. Đánh giá phần mềm
1.3.8.1. Đánh giá cài đặt
Trong đánh giá cài đặt, phần mềm được nhận xét và đánh giá về [23, 25]:
- Tình trạng đóng gói;

22
Khóa luận tốt nghiệp DSĐH Chương 1: Tổng quan tài liệu

- Phương cách cài đặt;


- Môi trường cài đặt;
- Các tập tin đầu vào;
- Các tập tin đã cài;
- Các tập tin bổ sung;
- Tháo gỡ phần mềm.
1.3.8.2. Đánh giá vận hành
Đánh giá vận hành là xem xét phần mềm có vận hành tốt, đúng theo thiết kế trong
môi trường người dùng hay không.
- Vận hành trong môi trường;
- Hoạt động của các chức năng;
- Xử lý và xuất ra kết quả;
- Sai biệt giữa mong muốn và thực tế;
- Bảo trì chức năng;
- Thêm chức năng.
1.3.8.3. Đánh giá hiệu năng
Đánh giá hiệu năng nhằm xem xét phần mềm hoạt động tốt ra sao. Các thông số về
hiệu năng có thể là:
- Hiệu năng: số lượng công việc được xử lý trong một đơn vị thời gian.
- Thời gian đáp ứng: thời gian để xử lý một việc nào đó.
- Hiệu suất: số lượng tối đa công việc được xử lý trong một đơn vị thời gian.
Phần lớn các thông số về hiệu năng được áp dụng rất chuyên biệt tùy theo
lĩnh vực áp dụng.
1.4. PHÁT TRIỂN ỨNG DỤNG ĐIỆN THOẠI THÔNG MINH
1.4.1. Tổng quan về Android
1.4.1.1. Hệ điều hành Android
Android là một hệ điều hành mã nguồn mở dựa trên nền tảng Linux, được thiết kế
dành cho các thiết bị di động có màn hình cảm ứng như điện thoại thông minh và
máy tính bảng. Ban đầu, Android được phát triển bởi Tổng công ty Android, với sự
hỗ trợ tài chính từ Google và sau này được chính Google mua lại vào năm 2005.

23
Khóa luận tốt nghiệp DSĐH Chương 1: Tổng quan tài liệu

1.4.1.2. Lập trình trên Android


Nổi bật với tính mở, đơn giản và không tốn phí, sự ra đời của Android đã tạo nên
một cuộc cách mạng mạnh mẽ trong cộng đồng lập trình viên. Đây là một nền tảng
mạnh mẽ cho phép các lập trình viên, những người chưa từng lập trình trên thiết bị
di động có thể tạo ra các ứng dụng một cách nhanh chóng và dễ dàng.
Có thể nói đây là một thị trường rộng lớn và càng ngày được mở rộng ở cả
Việt Nam và trên toàn thế giới [32].
1.4.2. Tài nguyên Internet trên thiết bị di động
1.4.2.1. Giao diện lập trình ứng dụng (API)
Application Programming Interface (API) – giao diện lập trình ứng dụng – là
giao diện mà một hệ thống máy tính hay ứng dụng cung cấp để tiếp nhận các
yêu cầu dịch vụ được tạo ra từ các ứng dụng hoặc phần mềm khác, và cho phép
dữ liệu có thể được trao đổi qua lại giữa chúng [33].
Nói một cách đơn giản, API là cách để các phần mềm và thiết bị giao tiếp với nhau,
gửi yêu cầu và nhận kết quả dựa vào nội dung những yêu cầu đó.
1.4.2.2. Dịch vụ web (Web service)
Dịch vụ web là các API được thiết kế để kết nối giữa các máy tính cá nhân, thiết bị
khác và cơ sở dữ liệu để tạo thành một cơ cấu tính toán ảo mà người sử dụng có thể
làm việc thông qua các trình duyệt mạng. Bản thân các dịch vụ này sẽ chạy trên các
máy chủ trên nền Internet. Người sử dụng có thể làm việc với các dịch vụ thông qua
bất kỳ loại máy nào có hỗ trợ web service và có truy cập internet [33].
Để sử dụng dịch vụ web, người dùng sẽ phải gửi những yêu cầu theo những
phương thức nhất định, máy chủ sẽ qua đó mà trả về dữ liệu mong muốn. Có bốn
phương thức phổ biến, bao gồm:
- GET: phương thức sử dụng để truy xuất một tài nguyên;
- POST: phương thức sử dụng để tạo một tài nguyên trên máy chủ;
- PUT: phương thức sử dụng để thay đổi trạng thái một tài nguyên hoặc cập nhật
thuộc tính của nó;
- DELETE: phương thức sử dụng để xóa một tài nguyên.
Mô hình hoạt động đơn giản của dịch vụ web có thể được mô tả như Hình 1.11.

24
Khóa luận tốt nghiệp DSĐH Chương 1: Tổng quan tài liệu

Yêu cầu Truy xuất

Máy chủ
Thiết bị CSDL
(xử lý)

Dữ liệu Dữ liệu

Hình 1.11. Mô hình hoạt động của một dịch vụ web với phương thức GET

1.4.3. Xây dựng ứng dụng kết nối Dịch vụ web


1.4.3.1. Xây dựng ứng dụng
Ứng dụng trực tuyến trên thiết bị di động được xây dựng nhằm mục đích hiển thị dữ
liệu đầu cuối được xử lý từ máy chủ cũng như gửi các yêu cầu về truy xuất dữ liệu.
Việc xây dựng kết nối đến Dịch vụ web gồm các bước:
- Khai báo và kiểm soát các yêu cầu kết nối;
- Thực hiện kết nối;
- Truy xuất dữ liệu trả về.
1.4.3.2. Đọc và ghi dữ liệu
Việc đọc và ghi dữ liệu dựa trên 2 định dạng chính là XML (eXtensible Markup
Language – Ngôn ngữ đánh dấu mở rộng) hoặc JSON (JavaScript Object Notation –
Ký hiệu đối tượng JavaScript).
Quá trình này được hỗ trợ bởi các thư viện có sẵn, tuy nhiên đây là định dạng thô
của dữ liệu, dễ gây khó hiểu cho người dùng, vì vậy cần có thêm một bước
xử lý dữ liệu trước khi trả kết quả.
1.4.3.3. Xử lý dữ liệu
Dữ liệu thô sau khi tiếp nhận được các hàm và phương thức tương ứng xử lý về
dạng mong muốn, sau đó hiển thị ra giao diện ngoài.
Đối với một ứng dụng hoàn chỉnh, các hàm và phương thức thường được
tích hợp sẵn theo từng trường hợp và tự động thực hiện khi người dùng
thực hiện thao tác.

25
Khóa luận tốt nghiệp DSĐH Chương 2: Đối tượng và phương pháp nghiên cứu

CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP


NGHIÊN CỨU

2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU


2.1.1. Đối tượng và địa điểm nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu:
- Quy trình soạn và phê duyệt Phiếu yêu cầu sử dụng kháng sinh đặc biệt
(SDKSĐB).
- Quy trình soạn và phê duyệt Bản tin khoa Dược.
Địa điểm nghiên cứu:
Bệnh viện đa khoa khu vực Củ Chi TP. HCM.
2.1.2. Ngôn ngữ lập trình
Ngôn ngữ lập trình: Visual C# .NET, Java.
Phần mềm hỗ trợ:
- Hệ quản trị CSDL: SQL Server 2012.
- IIS: dùng để tạo máy chủ ảo trên máy vi tính.
- Genymotion 2.11: dùng để giả lập Android trên máy vi tính.
2.2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH
2.2.1. Khảo sát tình hình ứng dụng công nghệ thông tin và
các quy trình cụ thể
2.2.1.1. Khảo sát tình hình ứng dụng công nghệ thông tin
Nội dung:
Khảo sát tình hình ứng dụng công nghệ thông tin tại và các công tác Dược lâm
sàng có nhu cầu ứng dụng công nghệ thông tin tại Bệnh viện đa khoa khu vực
Củ Chi TP. HCM.
Phương pháp:
Khảo sát trực tiếp có tham khảo tài liệu hướng dẫn của Bộ Y tế.

26
Khóa luận tốt nghiệp DSĐH Chương 2: Đối tượng và phương pháp nghiên cứu

2.2.1.2. Khảo sát quy trình cụ thể


Nội dung:
Khảo sát quy trình cụ thể của các công tác Dược lâm sàng có nhu cầu ứng dụng
công nghệ thông tin đang được áp dụng tại Bệnh viện đa khoa khu vực Củ Chi
TP. HCM.
Phương pháp:
- Từ kết quả khảo sát nhu cầu, tham khảo trực tiếp các quy trình tại bệnh viện.
- Lập phiếu khảo sát một số vấn đề còn chưa rõ trong các quy trình.
- Đánh giá kết quả khảo sát, xây dựng quy trình chi tiết.
2.2.2. Xây dựng phần mềm
2.2.2.1. Xây dựng yêu cầu kỹ thuật người dùng
Yêu cầu kỹ thuật cho phần mềm Hỗ trợ công tác Dược lâm sàng được xây dựng dựa
trên mẫu chung về URS của GxP và theo yêu cầu của người sử dụng phần mềm.
URS bao gồm: thông tin tổng quát, giao diện phần mềm, chức năng phần mềm, đầu
vào và đầu ra, phần cứng và hệ điều hành, đóng gói và cài đặt, phần trợ giúp.
2.2.2.2. Phân tích thiết kế hệ thống
Phần mềm Hỗ trợ công tác Dược lâm sàng được chia làm 2 phần: phần mềm trên
máy vi tính và ứng dụng trên điện thoại thông minh.
- Đối với phần mềm trên máy vi tính, tiến hành thiết kế giao diện người dùng và
giao diện cho người quản trị.
- Đối với ứng dụng trên điện thoại thông minh, chỉ thiết kế giao diện người dùng.
2.2.2.3. Thiết kế giao diện phần mềm
Giao diện phần mềm Hỗ trợ công tác Dược lâm sàng được thiết kế dựa trên mô hình
phân tích thiết kế hệ thống, sử dụng phần mềm Microsoft Powerpoint 2013.
2.2.2.4. Xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật phần mềm
Tiêu chuẩn kỹ thuật của phần mềm được xây dựng dựa trên yêu cầu kỹ thuật [23].
Việc xây dựng Tài liệu tiêu chuẩn kỹ thuật phần mềm được thực hiện theo hướng
dẫn của IEEE [24].

27
Khóa luận tốt nghiệp DSĐH Chương 2: Đối tượng và phương pháp nghiên cứu

2.2.3. Đánh giá phần mềm


2.2.3.1. Giao diện phần mềm
Vận hành phần mềm với CSDL thử nghiệm, ghi nhận kết quả thiết kế và mô tả
quy trình hoạt động của các giao diện.
2.2.3.2. Đánh giá phần mềm
a. Đánh giá cài đặt
Nội dung:
Đánh giá về khả năng cài đặt của phần mềm trên máy vi tính và
ứng dụng trên điện thoại thông minh.
Phương pháp:
Việc đánh giá được tiến hành theo:
- Tài liệu liên quan: Yêu cầu kỹ thuật.
- Nội dung đánh giá: Theo các tiêu chí về dung lượng, khả năng thích nghi với
độ phân giải màn hình và không xung đột với phần mềm khác.
- Cách tiến hành: Đánh giá 2 lần theo Phiếu đánh giá cài đặt trên Window 7,
Window 8 đối với máy vi tính, hệ điều hành Android 4.0 trở lên đối với điện
thoại thông minh.
- Ghi kết quả: “+”: đạt; “-”: không đạt.
b. Đánh giá vận hành
Nội dung:
Đánh giá sự vận hành của phần mềm dựa trên các CSDL được cung cấp, kết quả
đánh giá vận hành được ghi nhận bao gồm:
- Ghi nhận các chức năng có hoạt động đúng theo thiết kế không.
- Ghi nhận việc truyền thông tin giữa các thiết bị và máy chủ có chính xác không.
- Đánh giá việc hiển thị các thông tin có rõ ràng và chính xác không.
Phương pháp:
Đánh giá theo phiếu đánh giá và ghi nhận kết quả “+”: đạt; “-”: không đạt.

28
Khóa luận tốt nghiệp DSĐH Chương 3: Kết quả và bàn luận

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN

3.1. KHẢO SÁT TÌNH HÌNH ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
VÀ QUY TRÌNH CỤ THỂ
3.1.1. Khảo sát tình hình ứng dụng công nghệ thông tin
Thực trạng tại bệnh viện:
Bệnh viện đa khoa khu vực Củ Chi TP. HCM có sử dụng phần mềm quản lý bệnh
viện, tuy nhiên chức năng phần mềm chỉ hỗ trợ các công tác khám chữa bệnh, kê
đơn… thông thường. Về quản lý sử dụng kháng sinh đặc biệt trong danh mục, quy
trình từ khi bác sĩ soạn phiếu yêu cầu đến duyệt phiếu và cấp phát thuốc tại khoa
Dược được tiến hành trên phiếu in sẵn và đính kèm vào hồ sơ bệnh án sau khi được
phê duyệt. Hình thức phổ biến thông tin chính về Dược lâm sàng tại bệnh viện là
Bản tin khoa Dược. Bản tin sau khi biên soạn và duyệt được in ra thành nhiều bản
và phát đến các khoa, phòng trong bệnh viện.
Nhu cầu ứng dụng công nghệ thông tin tại bệnh viện
- Hỗ trợ xét duyệt, đưa ra ý kiến và thống kê đối với Phiếu yêu cầu sử dụng
kháng sinh đặc biệt.
- Hỗ trợ biên soạn, duyệt, gửi, thống kê bản tin và giám sát việc theo dõi
bản tin đối với từng cá nhân.
3.1.2. Khảo sát các quy trình cụ thể
3.1.2.1. Quy trình biên soạn và duyệt Phiếu yêu cầu SDKSĐB
Khảo sát sơ bộ
- Bệnh viện đang sử dụng 6/10 kháng sinh trong danh sách kháng sinh được Bộ
Y tế yêu cầu phê duyệt trước khi sử dụng, bao gồm: linezoid, colistin,
fosfomycin, amphotericin B, teicoplanin và các carbapenem.
- Quá trình phê duyệt được tiến hành qua 3 bước chính: bác sĩ điều trị soạn phiếu
yêu cầu, trưởng/phó khoa lâm sàng phê duyệt và trưởng/phó khoa Dược
phê duyệt, đính kèm vào hồ sơ bệnh án.
- Quy trình Kê đơn kháng sinh cần phê duyệt tại bệnh viện được mô tả như
Hình 3.12.

29
Khóa luận tốt nghiệp DSĐH Chương 3: Kết quả và bàn luận

Hình 3.12. Quy trình kê đơn kháng sinh cần phê duyệt
tại Bệnh viện đa khoa khu vực Củ Chi TP. HCM

Nhận xét: Bệnh viện có tiến hành thực hiện công tác giám sát sử dụng kháng sinh
đặc biệt, tuy nhiên chưa thiết lập Ban quản lý sử dụng kháng sinh, quy trình phê
duyệt chỉ qua hai người nên vẫn có thể mắc sai sót.

Khảo sát chi tiết quy trình


Dựa vào kết quả của Phiếu khảo sát chi tiết hoạt động Dược lâm sàng tại Bệnh viện
đa khoa khu vực Củ Chi TP. HCM (Phụ lục 1), quy trình chi tiết trong Kê đơn sử
dụng kháng sinh đặc biệt được mô tả như Hình 3.13.

30
Khóa luận tốt nghiệp DSĐH Chương 3: Kết quả và bàn luận

Thay đổi Bác sĩ điều trị soạn


Phiếu yêu cầu
SDKSĐB

Đưa ra ý kiến
Người
Không duyệt phiếu
đồng ý

Đồng ý Đưa ra ý kiến


Bác sĩ điều trị
xem xét ý kiến

Cho phép sử dụng

Không sử dụng
Bác sĩ điều trị hoàn tất Phiếu yêu cầu

Hình 3.13. Quy trình chi tiết Kê đơn kháng sinh cần phê duyệt
tại Bệnh viện đa khoa khu vực Củ Chi TP. HCM

3.1.2.2. Quy trình Biên soạn và duyệt bản tin


Khảo sát sơ bộ
- Bản tin cập nhật về thông tin thuốc, phác đồ điều trị… được dược sĩ thuộc
khoa Dược bệnh viện biên soạn định kỳ với tần suất 1 – 2 bản tin/tháng, xen
giữa là các bản tin cập nhật, cảnh báo khác nếu có thay đổi đột xuất.
- Bản tin sau khi biên soạn được Trưởng khoa Dược duyệt trước, sau đó được
phòng Kế hoạch Tổng hợp (KHTH) và Ban giám đốc bệnh viện duyệt
trước khi được in và gửi tới các khoa, phòng.
- Quy trình Biên soạn và duyệt bản tin tại Bệnh viện đa khoa khu vực Củ Chi TP.
HCM được mô tả như Hình 3.14.

31
Khóa luận tốt nghiệp DSĐH Chương 3: Kết quả và bàn luận

Dược sĩ tiếp nhận, khai thác, xử lý thông tin

Dược sĩ tiến hành biên soạn bản tin

Trình Trưởng khoa Dược, phòng KHTH,


Ban giám đốc duyệt trước khi triển khai

Tuyên truyền bản tin, lưu trữ

Hình 3.14. Quy trình Biên soạn và duyệt bản tin


tại Bệnh viện đa khoa khu vực Củ Chi TP. HCM

Khảo sát chi tiết quy trình


- Nguồn thông tin tiếp nhận: Hội đồng thuốc và điều trị, Cục Quản lý Dược, Bộ Y
tế, Trung tâm DI & ADR Quốc gia; các cơ quan quốc tế: FDA, WHO…
- Dựa vào kết quả của Phiếu khảo sát chi tiết hoạt động Dược lâm sàng tại Bệnh
viện đa khoa khu vực Củ Chi TP. HCM (Phụ lục 1), quy trình Biên soạn và
duyệt bản tin chi tiết được mô tả như Hình 3.15.

Dược sĩ thu thập, xử lý thông tin,


biên soạn bản tin
Chỉnh sửa
Có ý kiến
Dược sĩ ghi nhận ý kiến Trưởng khoa Dược

Đồng ý

Có ý kiến
Phòng KHTH,
Ban giám đốc duyệt

Đồng ý
Gửi bản tin tới khoa, phòng

Hình 3.15. Quy trình Biên soạn và duyệt bản tin chi tiết
tại Bệnh viện đa khoa khu vực Củ Chi TP. HCM

32
Khóa luận tốt nghiệp DSĐH Chương 3: Kết quả và bàn luận

3.2. XÂY DỰNG PHẦN MỀM


3.2.1. Yêu cầu kỹ thuật người dùng
Yêu cầu kỹ thuật người dùng đối với phần mềm Hỗ trợ công tác Dược lâm sàng
được trình bày theo văn bản sau:

YÊU CẦU KỸ THUẬT CỦA PHẦN MỀM


HỖ TRỢ CÔNG TÁC DƯỢC LÂM SÀNG
1. Thông tin tổng quát
Tên phần mềm: Phần mềm Hỗ trợ công tác Dược lâm sàng (Phiên bản 1.0)
Công dụng: Hỗ trợ giám sát sử dụng kháng sinh đặc biệt, duyệt và theo dõi
bản tin khoa Dược
- Đơn vị phát triển: khoa Dược, ĐH Y Dược TP. HCM
- Thời gian phát triển: 2017 – 2018
2. Giao diện phần mềm
- Phông chữ: Hoàn toàn bằng tiếng Việt.
- Giao diện chính: Khi khởi động phần mềm, xuất hiện Giao diện chính
cùng cửa sổ Đăng nhập. Sau khi đăng nhập thành công, Giao diện chính
mới được kích hoạt. Kích thước màn hình chính tự động thích nghi với độ
phân giải của màn hình máy vi tính. Từ Giao diện chính có thể đến các
giao diện phụ gồm Giám sát sử dụng kháng sinh, Bản tin khoa Dược và các
danh mục.
- Các giao diện phụ: Các giao diện phụ phải được thiết kế một cách có
hệ thống.
3. Chức năng phần mềm
3.1. Giám sát sử dụng kháng sinh đặc biệt
- Nhập dữ liệu: Cho phép nhập các thông tin liên quan đến Phiếu yêu cầu
sử dụng kháng sinh.
- Tương tác giữa người dùng: Cho phép người dùng xem, phê duyệt, đưa ra
ý kiến đối với thông tin của Phiếu yêu cầu sử dụng kháng sinh được gửi tới.
- Lưu trữ và báo cáo: Cho phép lưu trữ và xuất toàn bộ dữ liệu liên quan
đến từng Phiếu yêu cầu sử dụng kháng sinh theo định dạng phần mềm khác
(MS-Excel).
3.2. Quản lý bản tin khoa Dược
- Nhập dữ liệu: Cho phép nhập và chỉnh sửa dữ liệu đã định dạng từ phần
mềm khác (MS-Word) thông qua tự soạn thảo hoặc mở tập tin đã lưu trước;
cho phép khai báo các biến độc lập và phụ thuộc.
- Phê duyệt bản tin: Cho phép người dùng được cấp quyền phê duyệt
bản tin trước khi gửi đi.

33
Khóa luận tốt nghiệp DSĐH Chương 3: Kết quả và bàn luận

- Giám sát theo dõi bản tin: Cho phép chọn đối tượng nhận bản tin theo cá
nhân và giám sát việc theo dõi bản tin qua 2 hoạt động xem và phản hồi.
- Báo cáo: Trình bày dữ liệu thống kê trong từng khoảng thời gian; cho
phép xuất dữ liệu theo định dạng phần mềm khác (Microsoft Excel).
4. Đầu vào, đầu ra
4.1. Giám sát sử dụng kháng sinh đặc biệt
a. Nhập dữ liệu
- Đầu vào: Thông tin bệnh nhân, kết quả xét nghiệm, thông tin về
kháng sinh yêu cầu sử dụng.
- Xử lý: kiểm tra dữ liệu đã nhập đầy đủ và hợp lệ.
- Đầu ra: ghi nhận vào CSDL.
b. Phê duyệt Phiếu yêu cầu sử dụng kháng sinh
- Đầu vào: thông tin của Phiếu yêu cầu sử dụng kháng sinh, ý kiến của
người duyệt.
- Xử lý: kiểm tra dữ liệu đã nhập đầy đủ và hợp lệ, cập nhật tình trạng của
Phiếu yêu cầu khi thực hiện thao tác duyệt hoặc đưa ra ý kiến.
- Đầu ra: ghi nhận vào CSDL các ý kiến và kết quả.
4.2. Bản tin khoa Dược
a. Biên soạn bản tin
- Đầu vào: Thông tin về bản tin, tập tin bản tin.
- Xử lý: kiểm tra dữ liệu đã nhập đầy đủ và hợp lệ; chuyển định dạng các
tập tin bản tin.
- Đầu ra: ghi nhận vào CSDL.
b. Duyệt bản tin
- Đầu vào: dữ liệu của bản tin, ý kiến và bản tin sửa của người duyệt.
- Xử lý: kiểm tra dữ liệu đã nhập đầy đủ và hợp lệ; chuyển định dạng tập tin
bản tin.
- Đầu ra: ghi nhận vào CSDL, cập nhật tình trạng duyệt của bản tin khi
người dùng thực hiện thao tác duyệt hoặc đưa ra ý kiến.
c. Xem bản tin
- Đầu vào: phản hồi của người nhận.
- Xử lý: kiểm tra dữ liệu đã nhập hợp lệ; cập nhật vào cơ sở dữ liệu khi
người dùng thực hiện thao tác đọc hoặc phản hồi.
- Đầu ra: hiện dữ liệu và tập tin bản tin, ghi nhận vào CSDL.
5. Phần cứng và hệ điều hành
5.1. Phần mềm trên máy vi tính
- Phần cứng: Bộ vi xử lý ít nhất 1.5 MHz, cỡ RAM 512 MB, dung lượng
đĩa cứng còn trống ít nhất 1 GB.
- Hệ điều hành: Microsoft Windows XP trở lên.

34
Khóa luận tốt nghiệp DSĐH Chương 3: Kết quả và bàn luận

5.2. Ứng dụng trên điện thoại thông minh


- Phần cứng: Điện thoại thông minh có thể kết nối Internet.
- Hệ điều hành: Android 4.0 trở lên.
6. Đóng gói và cài đặt
6.1. Phần mềm trên máy vi tính
Phần mềm được đóng gói với tập tin cài đặt và hỗ trợ, có thể sao chép
thông qua USB hoặc qua mạng.
6.2. Ứng dụng trên điện thoại thông minh
Ứng dụng được đóng gói với một tập tin cài đặt duy nhất, người dùng có thể
tải về và cài đặt trực tiếp.
7. Phần trợ giúp
Gồm các thông tin về phần mềm Hỗ trợ công tác Dược lâm sàng, tên và địa
chỉ của đơn vị phát triển, hướng dẫn sử dụng.

Yêu cầu kỹ thuật người dùng đối với phần mềm Hỗ trợ công tác Dược lâm sàng là
cơ sở để thiết kế giao diện, thành lập Tiêu chuẩn kỹ thuật phần mềm và xây dựng
các phiếu thẩm định (cài đặt, vận hành và hiệu năng).
3.2.2. Phân tích thiết kế hệ thống
Phân tích thiết kế hệ thống phần mềm Hỗ trợ công tác Dược lâm sàng được chia
thành 2 phần lớn: phần mềm trên máy vi tính và ứng dụng trên điện thoại
thông minh.
3.2.2.1. Phần mềm trên máy vi tính
Bao gồm Giao diện người dùng và Giao diện người quản trị.
a. Giao diện người dùng
Cấu trúc của phần mềm gồm 4 phần chính được thể hiện trên Hình 3.16.

GIÁM SÁT SỬ DỤNG


KHÁNG SINH ĐẶC BIỆT

BẢN TIN KHOA DƯỢC


MÀN HÌNH CHÍNH
DANH MỤC

HỆ THỐNG

Hình 3.16. Cấu trúc giao diện người dùng trên máy vi tính
của phần mềm Hỗ trợ công tác Dược lâm sàng

35
Khóa luận tốt nghiệp DSĐH Chương 3: Kết quả và bàn luận

Cấu trúc chi tiết của từng phần được thể hiện trên các hình Hình 3.17, Hình 3.18,
Hình 3.19 và Hình 3.20.

Phần Giám sát sử dụng kháng sinh đặc biệt

THÔNG TIN
BỆNH NHÂN

KẾT QUẢ
XÉT NGHIỆM

GIÁM SÁT SOẠN PHIẾU


SDKSĐB YÊU CẦU SDKSĐB

DUYỆT PHIẾU
YÊU CẦU SDKSĐB

THỐNG KÊ
SỬ DỤNG
Hình 3.17. Cấu trúc phần Giám sát sử dụng kháng sinh đặc biệt

Bảng 3.4. Bảng mô tả cấu trúc phần Giám sát sử dụng kháng sinh đặc biệt
STT Tên Mô tả
1 Thông tin Nhập các thông tin sơ bộ của bệnh nhân lúc nhập viện (tên, giới
bệnh nhân tính, ngày sinh, lý do nhập viện, chẩn đoán nhập viện…)
Lưu, cập nhật thông tin bệnh nhân
2 Kết quả Nhập kết quả xét nghiệm chức năng, sinh hiệu, xét nghiệm vi sinh,
xét nghiệm kháng sinh đồ theo từng bệnh nhân
Lưu, cập nhật các kết quả xét nghiệm
3 Soạn phiếu Nhập các thông tin liên quan đến Phiếu yêu cầu SDKSĐB (chọn
yêu cầu bệnh nhân từ danh sách, tên kháng sinh sử dụng, liều dùng, đường
SDKSĐB dùng, tần suất, ghi chú…)
Cập nhật các thông tin nếu người soạn thực hiện thay đổi
4 Duyệt phiếu Cung cấp thông tin về Phiếu yêu cầu SDKSĐB chờ duyệt
yêu cầu Ghi nhận thao tác duyệt và nội dung ý kiến của người duyệt
SDKSĐB Cập nhật tình trạng Phiếu yêu cầu theo thao tác Hủy, Sửa, Hoàn
tất của người soạn
5 Thống kê sử Cung cấp số liệu thống kê về tình hình SDKSĐB trong khoảng
dụng thời gian xác định

36
Khóa luận tốt nghiệp DSĐH Chương 3: Kết quả và bàn luận

Phần Bản tin khoa Dược

SOẠN BẢN TIN

DUYỆT BẢN TIN

BẢN TIN DANH SÁCH


KHOA DƯỢC BẢN TIN CHỜ DUYỆT

XEM BẢN TIN

THỐNG KÊ BẢN TIN

Hình 3.18. Cấu trúc phần Bản tin khoa Dược

Bảng 3.5. Bảng mô tả cấu trúc phần Bản tin khoa Dược
STT Tên Mô tả
1 Soạn bản tin Nhập thông tin và tập tin Bản tin khoa Dược, lựa chọn nhóm
người nhận
Lưu và cập nhật các thông tin nếu người soạn thực hiện thay đổi
2 Duyệt bản tin Cung cấp thông tin và tập tin của các bản tin chờ duyệt
Ghi nhận thao tác duyệt, ý kiến và tập tin duyệt của người duyệt
3 Danh sách Cung cấp danh sách bản tin chờ duyệt, tình trạng, ý kiến và bản tin
bản tin duyệt đối với từng bản tin
chờ duyệt
4 Xem bản tin Hiện các bản tin được gửi tới, hiện nội dung bản tin được chọn
Ghi nhận thao tác xem và phản hồi của người đọc
5 Thống kê Cung cấp số liệu thống kê về các bản tin trong khoảng thời gian
bản tin xác định

37
Khóa luận tốt nghiệp DSĐH Chương 3: Kết quả và bàn luận

Phần Danh mục

DANH MỤC PHÒNG BAN

DANH MỤC KHOA LÂM SÀNG

DANH MỤC NHÂN VIÊN

DANH MỤC HOẠT CHẤT GỐC

DANH MỤC HOẠT CHẤT

DANH MỤC DANH MỤC BIỆT DƯỢC

DANH MỤC KHÁNG SINH ĐẶC BIỆT

DANH MỤC XÉT NGHIỆM CHỨC NĂNG

DANH MỤC LOẠI BỆNH PHẨM

DANH MỤC VI SINH VẬT

DANH MỤC CHỦ ĐỀ BẢN TIN

DANH MỤC NHÓM NHẬN BẢN TIN

Hình 3.19. Cấu trúc phần Danh mục

Bảng 3.6. Bảng mô tả cấu trúc phần Danh mục


STT Tên Mô tả
Danh mục chung
1 Danh mục Thêm, xóa, sửa các phòng ban trong bệnh viện
phòng ban
2 Danh mục Thêm, xóa, sửa các khoa lâm sàng trong bệnh viện
khoa
3 Danh mục Thêm, xóa, sửa thông tin các nhân viên trong bệnh viện
nhân viên
Danh mục thuộc phần Giám sát sử dụng kháng sinh đặc biệt
4 Danh mục Thêm, xóa, sửa các hoạt chất gốc
hoạt chất gốc
5 Danh mục Thêm, xóa, sửa các hoạt chất từ danh mục hoạt chất gốc

38
Khóa luận tốt nghiệp DSĐH Chương 3: Kết quả và bàn luận

hoạt chất
6 Danh mục Thêm, xóa, sửa danh mục biệt dược sử dụng trong bệnh viện
biệt dược
7 Danh mục Thêm, xóa, sửa danh mục kháng sinh đặc biệt trong bệnh viện từ
kháng sinh danh mục biệt dược và danh mục hoạt chất
đặc biệt
8 Danh mục Thêm, xóa, sửa danh mục xét nghiệm chức năng và thông số trong
xét nghiệm bệnh viện
chức năng
9 Danh mục Thêm, xóa, sửa danh mục tên loại bệnh phẩm sử dụng trong
loại bệnh xét nghiệm vi sinh
phẩm
10 Danh mục Thêm, xóa, sửa danh mục tên các vi sinh vật sử dụng trong
vi sinh vật xét nghiệm vi sinh và kháng sinh đồ
Danh mục thuộc phần Bản tin khoa Dược
11 Danh mục Thêm, xóa, sửa danh mục tên chủ đề sử dụng trong soạn bản tin
chủ đề
12 Danh mục Thêm, xóa, sửa các nhóm người dùng tiếp nhận bản tin
nhóm nhận
bản tin

Phần Hệ thống

ĐĂNG XUẤT

HỆ THỐNG ĐỔI MẬT KHẨU

ĐĂNG NHẬP

Hình 3.20. Cấu trúc phần Hệ thống – người dùng

Bảng 3.7. Bảng mô tả cấu trúc phần Hệ thống


STT Tên Mô tả
1 Đăng xuất Kết thúc phiên làm việc của người dùng
2 Đổi mật khẩu Cho phép thay đổi mật khẩu tài khoản người dùng
3 Đăng nhập Bắt đầu phiên hoạt động của người dùng

39
Khóa luận tốt nghiệp DSĐH Chương 3: Kết quả và bàn luận

b. Giao diện người quản trị


QUẢN LÝ TÀI KHOẢN
MÀN HÌNH CHÍNH HỆ THỐNG
CẤP QUYỀN

Hình 3.21. Cấu trúc phần Giao diện người quản trị

Bảng 3.8. Bảng mô tả cấu trúc phần Giao diện người quản trị
STT Tên Mô tả
1 Quản lý Hiển thị danh mục nhân viên của bệnh viện
tài khoản Cho phép người quản trị cấp, thay đổi tài khoản và mật khẩu của
từng người dùng
2 Cấp quyền Cho phép người quản trị cấp quyền cho từng người dùng

3.2.2.2. Ứng dụng trên điện thoại thông minh


Tên ứng dụng: “Hỗ trợ công tác Dược lâm sàng”. Phiên bản: 1.0.

SỬ DỤNG
DUYỆT PHIẾU
KHÁNG SINH
YÊU CẦU SDKSĐB
ĐẶC BIỆT
ĐĂNG NHẬP
BẢN TIN
XEM BẢN TIN
KHOA DƯỢC

Hình 3.22. Cấu trúc ứng dụng trên điện thoại thông minh

Bảng 3.9. Bảng mô tả cấu trúc ứng dụng trên điện thoại thông minh
STT Tên Mô tả
1 Duyệt Phiếu Chỉ khả dụng cho người dùng được cấp quyền
yêu cầu Cung cấp danh sách Phiếu yêu cầu SDKSĐB chờ duyệt
SDKSĐB Cung cấp thông tin từng Phiếu yêu cầu khi được chọn
Ghi nhận thao tác duyệt và nội dung ý kiến của người duyệt
2 Xem bản tin Ghi nhận thao tác xem và phản hồi của người đọc

40
Khóa luận tốt nghiệp DSĐH Chương 3: Kết quả và bàn luận

3.2.3. Thiết kế giao diện phần mềm


Giao diện của phần mềm Hỗ trợ công tác Dược lâm sàng được thiết kế gồm 2 phần
chính: giao diện phần mềm trên máy vi tính và giao diện ứng dụng trên điện thoại
thông minh.
GIAO DIỆN PHẦN MỀM TRÊN MÁY VI TÍNH
3.2.3.1. Giao diện đăng nhập
Chức năng chính: Nhận dạng người dùng, kiểm soát cho phép sử dụng phần mềm
(Hình 3.23).

ĐĂNG NHẬP
Tên đăng nhập

Mật khẩu

Đăng nhập Thoát

Hình 3.23. Thiết kế giao diện Đăng nhập

Bảng 3.10. Các điều khiển của giao diện Đăng nhập
STT Tên Thuộc tính Điều khiển
1 Tên đăng nhập Nhập dữ liệu TextBox
2 Mật khẩu Nhập dữ liệu TextBox
3 Đăng nhập Nhấn để vận hành Button
4 Thoát Nhấn để vận hành Button
Mô tả chi tiết giao diện Đăng nhập (Bảng 3.10):
- (1): Tên đăng nhập do người dùng nhập.
- (2): Mật khẩu do người dùng nhập, được ẩn bằng ký tự “*”.
- (3): Kiểm tra Tên đăng nhập và Mật khẩu, từ đó hiện kết quả (kích hoạt
Giao diện chính hoặc thông báo sai mật khẩu).
- (4): Hủy việc đăng nhập.
3.2.3.2. Giao diện chính
Chức năng chính: Trang chủ, kết nối các giao diện, người dùng thao tác để mở các
giao diện khác nhau (Hình 3.24).

41
Khóa luận tốt nghiệp DSĐH Chương 3: Kết quả và bàn luận

Hình 3.24. Thiết kế Giao diện chính

Bảng 3.11. Các điều khiển của Giao diện chính


STT Tên Thuộc tính Điều khiển
1 Danh mục Nhấn để vận hành MenuStrip
2 Hệ thống Nhấn để vận hành MenuStrip
3 Nút Giám sát sử dụng kháng Nhấn để vận hành Button
sinh đặc biệt
4 Nút Bản tin khoa Dược Nhấn để vận hành Button
Mô tả chi tiết Giao diện chính (Bảng 3.11):
- (1): Bao gồm các danh mục sử dụng chung: Phòng ban, Khoa lâm sàng,
Nhân viên, Hoạt chất gốc, Hoạt chất, Biệt dược. Kích hoạt giao diện tương ứng
khi chọn một trong các thanh công cụ.
- (2): Gồm các mục: Đăng nhập, Đăng xuất, Đổi mật khẩu, Cấp quyền, Quản lý
tài khoản. Kích hoạt giao diện hoặc thao tác tương ứng khi chọn một trong các
thanh công cụ.
+ Đăng nhập: làm mờ, chỉ hiện khi người dùng đã đăng xuất.
+ Đăng xuất: hiện thông báo xác nhận, xử lý thao tác đăng xuất nếu đồng ý.
- (3): Mở giao diện Giám sát sử dụng kháng sinh đặc biệt.
- (4): Mở giao diện Bản tin khoa Dược.
3.2.3.3. Các giao diện Danh mục
Do các giao diện danh mục có cấu trúc tương đương, tiến hành thiết kế Mô hình
giao diện Danh mục áp dụng cho tất cả các Danh mục.
Chức năng chính: Hiển thị danh sách thành phần đã nhập của danh mục, cho phép
người dùng thực hiện các thao tác Xóa trắng, Thêm, Xóa, Cập nhật (Hình 3.25).

42
Khóa luận tốt nghiệp DSĐH Chương 3: Kết quả và bàn luận

Hình 3.25. Mô hình các giao diện Danh mục

Bảng 3.12. Các điều khiển của Mô hình các giao diện Danh mục
STT Tên Thuộc tính Điều khiển
1 Các thuộc tính của thành Nhập liệu, Nhấp chọn từ TextBox,
phần trong danh mục danh sách ComboBox
2 Bảng kết quả Hiển thị DataGridView
3 Xóa trắng Nhấn để vận hành Button
4 Thêm Nhấn để vận hành Button
5 Cập nhật Nhấn để vận hành Button
6 Xóa Nhấn để vận hành Button
7 Thoát Nhấn để vận hành Button
Mô tả chi tiết Mô hình các giao diện Danh mục (Bảng 3.12):
- (1): Chứa các thuộc tính riêng đối với từng danh mục như Tên, Ghi chú…
- (2): Hiện thông tin của thành phần danh mục theo các thuộc tính đã nhập.
- (3): Làm mới giao diện.
- (4): Làm mờ, chỉ khả dụng với người dùng được cấp quyền. Thêm thuộc tính
đã nhập vào danh sách.
- (5): Làm mờ, chỉ khả dụng với người dùng được cấp quyền. Cập nhật thuộc tính
chọn từ danh sách.

43
Khóa luận tốt nghiệp DSĐH Chương 3: Kết quả và bàn luận

- (6): Làm mờ, chỉ khả dụng với người dùng được cấp quyền. Xóa thuộc tính
chọn từ danh sách.
- (7): Trở về giao diện trước đó.
3.2.3.4. Giao diện trung gian
Chức năng chính: thay đổi các thao tác có thể thực hiện tùy theo quyền mà người
dùng được cấp (Hình 3.26). Giao diện Giám sát SDKSĐB và giao diện Bản tin khoa
Dược là 2 giao diện trung gian được mở từ Giao diện chính.

Hình 3.26. Giao diện trung gian

Bảng 3.13. Các điều khiển của giao diện trung gian
STT Tên Thuộc tính Điều khiển
1 Danh mục Nhấn để vận hành MenuStrip
2 Các thanh công cụ Nhấn để vận hành MenuStrip
4 Hệ thống Nhấn để vận hành MenuStrip
5 Thoát Nhấn để vận hành Button
Mô tả chi tiết giao diện trung gian (Bảng 3.13):
- (1): Bao gồm danh mục sử dụng chung và có thêm các danh mục sử dụng riêng.
- (2): Gồm các thanh công cụ trỏ đến các giao diện có thể truy cập.
+ Đối với giao diện Giám sát SDKSĐB: Nhập thông tin bệnh nhân, Nhập kết
quả xét nghiệm, Soạn Phiếu yêu cầu, Duyệt Phiếu yêu cầu, Thống kê sử dụng.
+ Đối với giao diện Bản tin khoa Dược: Soạn bản tin, Duyệt bản tin, Danh sách
bản tin chờ duyệt, Xem bản tin, Thống kê bản tin.
- (3): Giữ nguyên từ Giao diện chính.
- (4): Trở về Giao diện chính.
Các thanh công cụ khả dụng (enabled) tùy theo quyền người dùng được cấp và sẽ
mở các giao diện tương ứng khi người dùng chọn từ thanh công cụ.

44
Khóa luận tốt nghiệp DSĐH Chương 3: Kết quả và bàn luận

3.2.3.5. Giao diện Nhập thông tin bệnh nhân


Chức năng chính: Cho phép nhập và hiển thị thông tin bệnh nhân nhập viện; đánh
dấu bệnh nhân đã xuất viện (Hình 3.27).

Hình 3.27. Thiết kế giao diện Nhập thông tin bệnh nhân

Bảng 3.14. Các điều khiển của giao diện Nhập thông tin bệnh nhân
STT Tên Thuộc tính Điều khiển
1 Mã bệnh án Nhập dữ liệu TextBox
2 Khoa lâm sàng Nhấp chọn từ danh sách ComboBox
3 Tên bệnh nhân Nhập dữ liệu TextBox
4 Ngày sinh Nhấp chọn DateTimePicker
5 Giới tính Nhấp chọn từ danh sách ComboBox
6 Ngày nhập viện Nhấp chọn DateTimePicker
7 Lý do nhập viện Nhập dữ liệu TextBox
8 Chẩn đoán nhập viện Nhập dữ liệu TextBox
9 Chiều cao Nhập dữ liệu TextBox
10 Cân nặng Nhập dữ liệu TextBox
11 Thông tin thêm Nhập dữ liệu TextBox
12 Chẩn đoán ra viện Nhập dữ liệu TextBox
13 Ngày ra viện Nhấp chọn DateTimePicker
14 Kết quả điều trị Nhấp chọn từ danh sách ComboBox
15 Danh sách bệnh nhân Hiển thị DataGridView

45
Khóa luận tốt nghiệp DSĐH Chương 3: Kết quả và bàn luận

16 Xóa trắng Nhấn để vận hành Button


17 Tạm lưu lúc nhập viện Nhấn để vận hành Button
18 Cập nhật Nhấn để vận hành Button
19 Xóa Nhấn để vận hành Button
20 Nhập hoàn tất Nhấn để vận hành Button
Mô tả chi tiết giao diện Nhập thông tin bệnh nhân (Bảng 3.14):
- (1): Nhập mã bệnh án của bệnh nhân khi nhập viện.
- (2): Chọn từ Danh mục Khoa.
- (3) – (11): Nhập/chọn các thông tin liên quan đến bệnh nhân.
- (12) – (14): Nhập/chọn các thông tin liên quan đến kết quả khi ra viện.
- (15): Hiện danh sách các bệnh nhân chưa ra viện với các thông tin đã nhập.
- (16): Làm mới giao diện.
- (17): Tạm lưu các thông tin đã nhập lúc nhập viện
- (18): Cập nhật thông tin của bệnh nhân được chọn từ Danh sách bệnh nhân.
- (19): Xóa bệnh nhân được chọn.
- (20): Lưu thông tin khi bệnh nhân ra viện.
3.2.3.6. Giao diện Nhập kết quả xét nghiệm
Chức năng chính: Thực hiện thao tác Nhập, Cập nhật, Xóa kết quả các xét nghiệm
của từng bệnh nhân (Hình 3.28).

Hình 3.28. Thiết kế giao diện Nhập kết quả xét nghiệm

46
Khóa luận tốt nghiệp DSĐH Chương 3: Kết quả và bàn luận

Bảng 3.15. Các điều khiển của giao diện Nhập kết quả xét nghiệm
STT Tên Thuộc tính Điều khiển
1 Danh sách bệnh nhân Hiển thị DataGridView
2 Các mục xét nghiệm Nhấn để kích hoạt TabControl
3 Các thuộc tính Nhập dữ liệu, Nhấp chọn từ TextBox,
danh sách ComboBox
4 Xóa trắng Nhấn để vận hành Button
5 Thêm Nhấn để vận hành Button
6 Cập nhật Nhấn để vận hành Button
7 Xóa Nhấn để vận hành Button
8 Bảng kết quả Hiển thị DataGridView
9 Thoát Nhấn để vận hành Button
Mô tả chi tiết giao diện Nhập kết quả xét nghiệm (Bảng 3.15):
- (1): Hiện danh sách các bệnh nhân chưa ra viện với các thông tin đã nhập. Cần
chọn bệnh nhân trước khi nhập kết quả xét nghiệm.
- (2): Gồm các mục: Xét nghiệm chức năng, Sinh hiệu, Xét nghiệm vi sinh,
Kháng sinh đồ.
- (3): Gồm các thuộc tính của từng mục:
+ Xét nghiệm chức năng: Tên, Thông số, Ngày xét nghiệm, Kết quả,
Khoảng bình thường.
+ Sinh hiệu: Thời điểm đo, Mạch, Nhịp thở, Huyết áp, Thân nhiệt, SpO2,
Lâm sàng.
+ Xét nghiệm vi sinh: Ngày trả, Mẫu bệnh phẩm, Kết quả, Đơn vị tính,
Vi sinh vật, Tiết men.
+ Kháng sinh đồ: Tên vi sinh vật, Tên kháng sinh, Nồng độ kháng sinh, Đơn vị,
Kết quả.
- (4): Làm mới mục.
- (5): Thêm các thông tin đã nhập vào Bảng kết quả.
- (6): Cập nhật thông tin vào kết quả đã chọn.
- (7): Xóa kết quả đã chọn.
- (8): Hiện các kết quả xét nghiệm đã nhập đối với bệnh nhân chọn từ Danh sách
bệnh nhân.
- (9): Trở về giao diện trước.

47
Khóa luận tốt nghiệp DSĐH Chương 3: Kết quả và bàn luận

3.2.3.7. Giao diện Xem kết quả xét nghiệm


Chức năng chính: Hiện thông tin kết quả xét nghiệm với bệnh nhân được chọn.
Thiết kế tương tự như giao diện Nhập kết quả xét nghiệm nhưng không cho phép
nhập dữ liệu.
3.2.3.8. Giao diện Soạn phiếu yêu cầu SDKSĐB
Chức năng chính: Cho phép bác sĩ điều trị nhập các thông tin của Phiếu yêu cầu
SDKSĐB, bao gồm Thông tin bệnh nhân và thông tin và kháng sinh sử dụng, cho
phép chỉnh sửa ở trạng thái “Sửa phiếu” (Hình 3.29).

Hình 3.29. Thiết kế giao diện Soạn phiếu yêu cầu SDKSĐB

Bảng 3.16. Các điều khiển của giao diện Soạn phiếu yêu cầu SDKSĐB
STT Tên Thuộc tính Điều khiển
1 Mã phiếu, Tên bác sĩ, Khoa Hiển thị TextBox
2 Danh sách bệnh nhân Bảng DataGridView
3 Thông tin bệnh nhân Hiển thị Các TextBox
4 Triệu chứng lâm sàng Nhập dữ liệu TextBox
5 Đánh giá xét nghiệm Nhập dữ liệu TextBox
6 Nhập Nhấn để vận hành Button
7 Chỉ định Chọn RadioButton
8 Kháng sinh Nhấp chọn từ danh sách ComboBox
9 Tên thuốc Nhấp chọn từ danh sách ComboBox

48
Khóa luận tốt nghiệp DSĐH Chương 3: Kết quả và bàn luận

10 Số lượng Nhập dữ liệu TextBox


11 Đơn vị tính, Đường dùng Hiển thị TextBox
12 Liều dùng Nhập dữ liệu TextBox
13 Số lần dùng Nhập dữ liệu TextBox
14 Số ngày dùng Nhập dữ liệu TextBox
15 Tốc độ truyền Nhập dữ liệu TextBox
16 Ghi chú Nhập dữ liệu TextBox
17 Xóa trắng Nhấn để vận hành Button
18 Hoàn tất Nhấn để vận hành Button
19 Hủy Nhấn để vận hành Button

Mô tả chi tiết giao diện Soạn phiếu yêu cầu SDKSĐB (Bảng 3.16):
- (1): Tự động điền và hiện theo tài khoản người dùng.
- (2): Gồm các mục: Hiện danh sách bệnh nhân đã nhập và chưa ra viện, bao gồm
3 giá trị: Mã bệnh án, Tên và Ngày sinh.
- (3): Tự động hiện theo bệnh nhân được chọn từ Danh sách bệnh nhân.
- (4): Nhập triệu chứng lâm sàng của bệnh nhân.
- (5): Nhập đánh giá sơ bộ về các xét nghiệm của bệnh nhân.
- (6): Chuyển đến giao diện Nhập kết quả xét nghiệm.
- (7): Chọn “Nhiễm khuẩn bệnh viện” hoặc “Nhiễm khuẩn cộng đồng”.
- (8): Chọn tên hoạt chất từ Danh mục Kháng sinh đặc biệt.
- (9): Chọn tên thuốc từ Danh mục Biệt dược, cập nhật theo tên hoạt chất đã chọn.
- (10): Nhập số đơn vị sử dụng.
- (11): Đơn vị tính và đường dùng sẽ tự động hiện theo tên thuốc đã chọn.
- (12): Nhập liều dùng/lần của kháng sinh đặc biệt (ví dụ: “5 mg”, “100 UI”…).
- (13): Nhập số lần dùng (ví dụ: “1 lần/ngày”, “1 lần/2 ngày”…).
- (14): Nhập số ngày dùng.
- (15): Tốc độ truyền chỉ khả dụng khi Đường dùng là “Tiêm truyền”.
- (16): Nhập ghi chú sử dụng kháng sinh đặc biệt của bác sĩ.
- (17): Làm mới giao diện.
- (18): Xác nhận và gửi phiếu đi.
- (19): Xác nhận hủy việc lập phiếu, thoát giao diện.
Trạng thái “Sửa phiếu”: có các chức năng tương tự như lúc Soạn phiếu với một số
điểm khác, bao gồm:
- Các thông tin về phiếu đã được điền sẵn.
- Khi nhấn nút “Hoàn tất”, một thông báo yêu cầu nhập tóm tắt nội dung thay đổi
sẽ hiện ra, kết quả được ghi nhận như một Ý kiến từ người soạn.

49
Khóa luận tốt nghiệp DSĐH Chương 3: Kết quả và bàn luận

3.2.3.9. Giao diện Duyệt Phiếu yêu cầu SDKSĐB


Chức năng chính: theo dõi tình trạng các Phiếu yêu cầu chờ duyệt cùng các ý kiến
(Hình 3.30) và một số chức năng cụ thể:
- Đối với người duyệt phiếu: Đưa ra ý kiến hoặc cho phép sử dụng.
- Đối với người soạn phiếu: Chỉnh sửa, Hủy hoặc Hoàn tất Phiếu yêu cầu.
- Đối với người dùng thuộc khoa Dược: xem và đánh dấu Cấp thuốc cho các
Phiếu yêu cầu đã duyệt.

Hình 3.30. Thiết kế giao diện Duyệt Phiếu yêu cầu SDKSĐB

Bảng 3.17. Các điều khiển của giao diện Duyệt Phiếu yêu cầu SDKSĐB
STT Tên Thuộc tính Điều khiển
1 Ngày Nhấp chọn DateTimePicker
2 Tình trạng Nhấp chọn từ danh sách ComboBox
3 Lọc Nhấn để vận hành Button
4 Danh sách phiếu yêu cầu Hiển thị DataGridView

5 Tình trạng phiếu yêu cầu Hiển thị DataGridView


6 Kết quả Hiển thị TextBox
7 Thông tin chung, Kháng Chọn để kích hoạt TabControl
sinh sử dụng
8 Nội dung Thông tin chung, Hiển thị TextBox

50
Khóa luận tốt nghiệp DSĐH Chương 3: Kết quả và bàn luận

Kháng sinh sử dụng


9 Kết quả xét nghiệm Nhấn để vận hành Button
10 Sửa Nhấn để vận hành Button
11 Hủy Nhấn để vận hành Button
12 Hoàn tất Nhấn để vận hành Button
13 Ý kiến Nhập dữ liệu TextBox
14 Thêm ý kiến Nhấn để vận hành Button
15 Cho phép sử dụng Nhấn để vận hành Button
16 Cấp thuốc Nhấn để vận hành Button
17 Thoát Nhấn để vận hành Button

Mô tả chi tiết giao diện Duyệt Phiếu yêu cầu SDKSĐB (Bảng 3.17):
- (1): Chọn ngày để thực hiện thao tác Lọc.
- (2): Gồm: “Chờ duyệt”, “Chờ cấp thuốc”.
- (3): Lọc từ danh sách các phiếu thỏa yêu cầu.
- (4): Hiện danh sách và tình trạng của Phiếu yêu cầu SDKSĐB, gồm:
+ Ngày soạn, Mã phiếu, Mã bệnh án: hiện theo thông tin Phiếu yêu cầu.
+ Nhóm QLSDKS, khoa Dược, Bác sĩ điều trị: hiện tình trạng duyệt.
- (5): Hiện ý kiến của người duyệt với Phiếu yêu cầu chọn từ danh sách, gồm:
Ngày gửi, Người gửi và Nội dung ý kiến.
- (6): Hiện kết quả của Phiếu yêu cầu:
+ Nếu tất cả Nhóm QLSDKS và khoa Dược đồng ý: “Cho phép sử dụng”.
+ Nếu không: “Không cho phép sử dụng”.
- (7): Chọn để hiển thị thông tin phiếu hoặc thông tin kháng sinh sử dụng.
- (8): Hiện các thông tin về Phiếu yêu cầu được chọn.
- (9): Mở giao diện Xem kết quả xét nghiệm của bệnh nhân thuộc Phiếu yêu cầu.
- (10): Làm mờ. Chỉ khả dụng với người soạn Phiếu yêu cầu. Mở giao diện Soạn
Phiếu yêu cầu SDKSĐB ở trạng thái “Sửa phiếu” với Phiếu yêu cầu đã chọn.
- (11): Làm mờ, chỉ khả dụng với người soạn Phiếu yêu cầu. Hủy Phiếu yêu cầu
đã chọn, hiện thông báo xác nhận và nêu lý do trước khi thực hiện. Phiếu yêu
cầu sau khi hủy được xóa khỏi danh sách chờ duyệt, tuy nhiên vẫn lưu trong
CSDL với kết quả “Đã hủy”.
- (12): Chỉ khả dụng với người soạn Phiếu yêu cầu. Hoàn tất việc duyệt phiếu:
+ Nếu nội dung ô Kết quả là “Cho phép sử dụng”: Phiếu yêu cầu được lưu với
kết quả “Có sử dụng” và chuyển qua danh sách Phiếu yêu cầu chờ cấp thuốc.
+ Nếu nội dung ô Kết quả là “Không cho phép sử dụng”: Phiếu yêu cầu được
lưu với kết quả “Không sử dụng”.
- (13): Nhập nội dung ý kiến của người duyệt.

51
Khóa luận tốt nghiệp DSĐH Chương 3: Kết quả và bàn luận

- (14): Ghi nhận và thêm nội dung ô Ý kiến vào bảng Tình trạng Phiếu yêu cầu.
- (15): Làm mờ, chỉ khả dụng đối với thành viên Nhóm QLSDKS và Trưởng
khoa Dược. Ghi nhận người dùng đã duyệt phiếu, xử lý tình trạng Phiếu yêu cầu
theo người duyệt, thêm 1 ý kiến “Đã duyệt” vào bảng Tình trạng Phiếu yêu cầu.
- (16): Làm mờ, chỉ khả dụng với người dùng thuộc khoa Dược, hiện thông báo
xác nhận và đánh dấu Phiếu yêu cầu SDKSĐB đã được cấp thuốc.
3.2.3.10. Giao diện Thống kê Phiếu yêu cầu SDKSĐB
Chức năng chính: Xử lý và trình bày số liệu thống kê tình hình sử dụng kháng sinh
đặc biệt trong khoảng thời gian đã chọn (Hình 3.31).

Hình 3.31. Thiết kế giao diện Thống kê Phiếu yêu cầu SDKSĐB

Bảng 3.18. Các điều khiển của giao diện Thống kê Phiếu yêu cầu SDKSĐB
STT Tên Thuộc tính Điều khiển
1 Từ ngày Nhấp chọn DateTimePicker
2 Đến ngày Nhấp chọn DateTimePicker
3 Các Mục kết quả Nhấp để kích hoạt TabControl
4 Bảng số liệu Hiển thị DataGridView
5 Thống kê Nhấn để vận hành Button
6 Xuất tập tin Excel Nhấn để vận hành Button

52
Khóa luận tốt nghiệp DSĐH Chương 3: Kết quả và bàn luận

Mô tả chi tiết giao diện Thống kê Phiếu yêu cầu SDKSĐB (Bảng 3.18):
- (1), (2): Chọn khoảng thời gian tiến hành thống kê.
- (3): Phân loại thống kê theo từng Mục kết quả.
- (4): Hiện số liệu thống kê của mỗi Mục kết quả.
- (5): Thực hiện thao tác thống kê.
- (6): Xuất tập tin Excel của Bảng số liệu tương ứng.
3.2.3.11. Giao diện Soạn bản tin
Chức năng chính: Cho phép người dùng nhập tập tin bản tin đã biên soạn, lựa chọn
đối tượng nhận, nhập các thông tin liên quan và gửi đi (Hình 3.32).

Hình 3.32. Thiết kế giao diện Soạn bản tin

Bảng 3.19. Các điều khiển của giao diện Soạn bản tin
STT Tên Thuộc tính Điều khiển
1 Mã bản tin Hiển thị TextBox
2 Người soạn, chức vụ Hiển thị TextBox
3 Chủ đề Nhấp chọn từ danh sách ComboBox
4 “…” đầu tiên Nhấn để vận hành Button
5 Từ khóa Text TextBox
6 Tiêu đề bản tin Text TextBox
7 Hình thức soạn Nhấp chọn từ danh sách ComboBox
8 Mức độ cấp thiết Nhấp chọn từ danh sách ComboBox

53
Khóa luận tốt nghiệp DSĐH Chương 3: Kết quả và bàn luận

9 Nhóm nhận bản tin Nhấp chọn từ danh sách ComboBox


10 “…” thứ 2 Nhấn để vận hành Button
11 Danh sách nhóm đã chọn Bảng DataGridView
12 Tập tin chính thức, tập tin Nhấn để kích hoạt TabControl
nháp
13 Xóa trắng Nhấn để vận hành Button
14 Hoàn tất Nhấn để vận hành Button
Điều khiển trong một TabControl
15 Cửa sổ nội dung Hiển thị PDFViewer
16 Đường dẫn Hiển thị TextBox
bản tin
17 Soạn Nhấn để vận hành Button
18 Sửa Nhấn để vận hành Button
19 Nhập… Nhấn để vận hành Button
20 Xem trước Nhấn để vận hành Button
Mô tả chi tiết giao diện Soạn bản tin (Bảng 3.19):
- (1): Tự động tạo mới khi mở giao diện.
- (2): Tự động điền theo tài khoản đăng nhập.
- (3): Chọn từ Danh mục chủ đề bản tin.
- (4): Mở giao diện Danh mục chủ đề bản tin.
- (7): Chọn hình thức soạn, gồm: “Dịch”, “Viết mới”, “Nguyên văn”.
- (8): Chọn mức độ cấp thiết của bản tin, gồm: “Cao”, “Bình thường”.
- (9): Chọn từ Danh mục nhóm nhận bản tin.
- (10): Mở giao diện Danh mục nhóm nhận bản tin.
- (11): Hiện các nhóm nhận bản tin đã thêm.
- (12): Chứa Cửa sổ nội dung, Đường dẫn bản tin và các nút thao tác.
- (13): Làm mới giao diện.
- (14): Xác nhận và gửi bản tin tới người duyệt.
- (15): Nơi hiện nội dung bản tin dưới dạng tập tin PDF.
- (16): Hiện đường dẫn đến tập tin bản tin lưu tạm thời trong máy.
- (17): Mở phần mềm MS-Word để soạn thảo bản tin.
- (18): Sửa tập tin bản tin có sẵn trong Đường dẫn bản tin.
- (19): Hiện cửa sổ cho người soạn chọn tập tin bản tin có sẵn.
- (20): Hiện tập tin bản tin lên Cửa sổ nội dung.
Đối với các nút (17), (18), (19), tập tin bản tin sẽ được tự động tạo mới với tên quy
định và lưu tại vị trí quy định.

54
Khóa luận tốt nghiệp DSĐH Chương 3: Kết quả và bàn luận

3.2.3.12. Giao diện Danh sách bản tin chờ duyệt


Chức năng chính: Hiện các bản tin đang chờ duyệt cùng ý kiến và tập tin duyệt
tương ứng của bản tin đó (nếu có). Cho phép người soạn thực hiện thao tác Hủy
hoặc Sửa bản tin (Hình 3.33).

Hình 3.33. Thiết kế giao diện Danh sách bản tin chờ duyệt

Bảng 3.20. Các điều khiển của giao diện Danh sách bản tin chờ duyệt
STT Tên Thuộc tính Điều khiển
1 Tình trạng bản tin Nhấp chọn từ danh sách ComboBox
2 Lọc Nhấn để vận hành Button
3 Danh sách bản tin Hiển thị DataGridView
4 Ý kiến của người duyệt Hiển thị DataGridView
5 Cửa sổ nội dung Hiển thị PDFViewer
6 Tập tin duyệt Hiển thị TextBox
7 Xem Nhấn để vận hành Button
8 Hủy Nhấn để vận hành Button
9 Sửa Nhấn để vận hành Button
Mô tả chi tiết giao diện Danh sách bản tin chờ duyệt (Bảng 3.20):
- (1): Gồm “Chờ duyệt” và “Có ý kiến”.
- (2): Lọc các bản tin trong danh sách phù hợp yêu cầu về tình trạng.
- (3): Hiện các bản tin đã soạn nhưng đang chờ phê duyệt với các thuộc tính:
+ Ngày: Hiện ngày soạn bản tin, ghi nhận vào thời điểm bản tin soạn hoàn tất.

55
Khóa luận tốt nghiệp DSĐH Chương 3: Kết quả và bàn luận

+ Mã bản tin, Tiêu đề: Hiện thông tin về Mã và Tiêu đề của bản tin.
+ Tình trạng: Hiện tình trạng duyệt của bản tin và cấp độ đang duyệt của bản tin.
- (4): Nơi hiện ý kiến của những người duyệt với bản tin được chọn.
- (5): Nơi hiện nội dung tập tin duyệt của bản tin được chọn.
- (6): Hiện đường dẫn tập tin duyệt trên máy vi tính.
- (7): Thực hiện thao tác hiện tập tin bản tin.
- (8): Hiện xác nhận hủy bản tin, thực hiện thao tác Hủy, bản tin được xóa khỏi
danh sách chờ duyệt nhưng vẫn được lưu trong CSDL.
- (9): Chuyển đến giao diện Sửa bản tin của bản tin được chọn.
3.2.3.13. Giao diện Sửa bản tin
Là giao diện Soạn bản tin với các thông tin được tự động điền theo bản tin truyền
vào từ giao diện Danh sách bản tin chờ duyệt, các chức năng khác của
giao diện được giữ nguyên. Sau khi chỉnh sửa hoàn tất, tình trạng bản tin chuyển lại
từ “Có ý kiến” thành “Chờ duyệt”.
3.2.3.14. Giao diện Duyệt bản tin
Chức năng chính: Hiện danh sách các bản tin chờ duyệt được gửi đến, cho phép
người duyệt thực hiện các thao tác Xem, Duyệt, Thêm ý kiến, Soạn bản tin duyệt
đối với từng bản tin và thao tác Hoàn tất để gửi bản tin đi sau khi đã duyệt xong
(Hình 3.34).

Hình 3.34. Thiết kế giao diện Duyệt bản tin

56
Khóa luận tốt nghiệp DSĐH Chương 3: Kết quả và bàn luận

Bảng 3.21. Các điều khiển của giao diện Duyệt bản tin
STT Tên Thuộc tính Điều khiển
1 Chủ đề Nhấp chọn từ danh sách ComboBox
2 Mức độ cấp thiết Nhấp chọn từ danh sách ComboBox
3 Từ khóa Nhập dữ liệu TextBox
4 Lọc Nhấp để vận hành Button
5 Danh sách bản tin chờ duyệt Hiển thị DataGridView
6 Ý kiến Nhập dữ liệu TextBox
7 Duyệt Nhấn để vận hành Button
8 Thêm ý kiến Nhấn để vận hành Button
9 Hoàn tất Nhấn để vận hành Button
10 Các mục Tập tin Nhấn để kích hoạt TabControl
Thành phần của các Mục tập tin
11 Cửa sổ nội dung Hiển thị PDFViewer
12 Đường dẫn tập tin Hiển thị TextBox
13 Xem Nhấn để vận hành Button
Soạn, Sửa, Xem trước – Mục tập Nhấn để vận hành Các Button
14
tin duyệt
Mô tả chi tiết giao diện Duyệt bản tin (Bảng 3.21):
- (1): Chọn từ Danh mục chủ đề bản tin.
- (2): Gồm “Bình thường”, “Cấp thiết” và “Mọi mức độ”.
- (3): Nơi nhập từ khóa để thực hiện thao tác Lọc.
- (4): Lọc từ Danh sách bản tin các bản tin phù hợp với điều kiện đã chọn.
- (5): Hiện danh sách bản tin tùy vào cấp độ duyệt, bao gồm 3 cấp: Trưởng khoa
Dược, Phòng KHTH và Ban giám đốc.
- (6): Nơi nhập ý kiến của người duyệt.
- (7): Cập nhật thao tác duyệt bản tin đã chọn của người dùng, công tác Duyệt sẽ
đẩy bản tin lên cấp độ duyệt kế tiếp.
- (8): Gửi ý kiến ở ô Ý kiến đi, đối Tình trạng bản tin từ “Chưa duyệt – [Mức độ
duyệt]” thành “Có ý kiến – [Mức độ duyệt]”.
- (9): Chỉ khả dụng khi bản tin đã được duyệt ở mức độ duyệt cao nhất, thực hiện
thao tác gửi bản tin đã duyệt đi.
- (10): Chứa các Mục tập tin của bản tin, gồm: “Bản tin chính thức”, “Bản tin
nháp” và “Bản tin duyệt”.
- (11): Nơi hiện nội dung tập tin bản tin tương ứng.
- (12): Nơi hiện đường dẫn đến tập tin bản tin tương ứng trên máy vi tính.
- (13): Hiển thị bản tin đã chọn lên cửa sổ nội dung.

57
Khóa luận tốt nghiệp DSĐH Chương 3: Kết quả và bàn luận

- (14): các điều khiển và chức năng như các mục của giao diện Soạn bản tin (Soạn,
Sửa, Xem trước), tuy nhiên khi ấn Soạn, một bản sao của tập tin chính thức sẽ
được tạo cho phép người duyệt sửa trực tiếp và lưu thành Tập tin duyệt.
3.2.3.15. Giao diện Xem bản tin
Chức năng chính: Cho phép người dùng xem các bản tin được gửi đến và đưa ra ý
kiến phản hồi (Hình 3.35).

Hình 3.35. Thiết kế giao diện Xem bản tin

Bảng 3.22. Các điều khiển của giao diện Xem bản tin
STT Tên Thuộc tính Điều khiển
1 Chủ đề Nhấp chọn từ danh sách ComboBox
2 Từ khóa Nhập dữ liệu TextBox
3 Chưa đọc Đánh dấu Có/Không CheckBox
4 Chưa phản hồi Đánh dấu Có/Không CheckBox
5 Lọc Nhấn để vận hành Button
6 Danh sách bản tin chờ duyệt Hiển thị DataGridView
7 Danh sách phản hồi Hiển thị DataGridView
8 Nhập phản hồi Nhập dữ liệu TextBox
9 Thêm Nhấn để vận hành Button
10 Xóa Nhấn để vận hành Button
11 Cửa số nội dung Hiển thị PDFViewer
12 Xem Nhấn để vận hành Button

58
Khóa luận tốt nghiệp DSĐH Chương 3: Kết quả và bàn luận

Mô tả chi tiết giao diện Xem bản tin (Bảng 3.22):


- (1): Chọn từ Danh mục chủ đề bản tin.
- (2): Gồm “Bình thường”, “Cấp thiết” và “Mọi mức độ”.
- (3): Đánh dấu lọc theo bản tin chưa đọc.
- (4): Đánh dấu lọc theo bản tin chưa phản hồi.
- (5): Lọc các bản tin phù hợp điều kiện lọc.
- (6): Hiện danh sách bản tin được gửi tới tài khoản đã đăng nhập.
- (7): Hiện danh sách phản hồi đối với bản tin được chọn từ Danh sách bản tin.
- (9): Thực hiện thao tác thêm phản hồi đã nhập với bản tin được chọn.
- (10): Cho phép xóa phản hồi được chọn, hiện thông báo xác nhận trước khi thực
hiện và có kiểm soát chỉ cho phép xóa phản hồi do chính tài khoản
đăng nhập thực hiện.
- (11): Nơi hiện nội dung bản tin được chọn.
- (12): Hiện nội dung bản tin được chọn lên cửa sổ nội dung, ghi nhận
người dùng đã xem đối với bản tin đó.
3.2.3.16. Giao diện Thống kê bản tin
Chức năng chính: cho phép thống kê tình hình biên soạn, theo dõi bản tin trong
từng khoảng thời gian, hỗ trợ xuất dữ liệu sang tập tin MS-Excel (Hình 3.36).
Các mục thống kê bao gồm: Tổng quan, Theo chủ đề, Theo số lượt xem, Theo số
phản hồi và Tình hình theo dõi.
Các điều khiển của giao diện Thống kê bản tin tương tự giao diện Thống kê
Phiếu yêu cầu SDKSĐB.

Hình 3.36. Thiết kế giao diện Thống kê bản tin

59
Khóa luận tốt nghiệp DSĐH Chương 3: Kết quả và bàn luận

GIAO DIỆN ỨNG DỤNG TRÊN ĐIỆN THOẠI THÔNG MINH


3.2.3.17. Giao diện Đăng nhập và Giao diện chính trên điện thoại
thông minh
Chức năng chính: cho phép đăng nhập và kiểm soát quyền của người dùng cho các
chức năng của ứng dụng (Hình 3.37).

Bảng 3.23. Các điều khiển của giao diện Đăng nhập trên điện thoại thông minh
STT Tên Thuộc tính Điều khiển
1 Tên đăng nhập Nhập dữ liệu EditText
2 Mật khẩu Nhập dữ liệu EditText
3 Đăng nhập Nhấn để vận hành Button

Mô tả chi tiết giao diện Đăng nhập trên điện thoại thông minh (Bảng 3.23):
- (1): Nhập tên đăng nhập của người dùng.
- (2): Nhập mật khẩu ứng với tên đăng nhập.
- (3): Thực hiện thao tác gửi thông tin đến máy chủ, xử lý kết quả gửi về để
chuyển đến Giao diện chính hoặc thông báo sai mật khẩu hoặc tài khoản.

Hình 3.37. Thiết kế giao diện Đăng nhập và Giao diện chính
trên điện thoại thông minh

60
Khóa luận tốt nghiệp DSĐH Chương 3: Kết quả và bàn luận

Bảng 3.24. Các điều khiển của giao diện Giao diện chính trên điện thoại thông minh
STT Tên Thuộc tính Điều khiển
1 Giám sát sử dụng kháng sinh Nhấn để vận hành Button
đặc biệt
2 Bản tin khoa Dược Nhấn để vận hành Button
Mô tả chi tiết giao diện Giao diện chính trên điện thoại thông minh (Bảng 3.24):
- (1): Chỉ khả dụng khi người dùng thuộc Nhóm quản lý sử dụng kháng sinh hoặc
Trưởng khoa Dược. Chuyển đến giao diện Giám sát sử dụng KSĐB.
- (2): Chuyển đến giao diện Xem bản tin.
3.2.3.18. Giao diện Giám sát sử dụng KSĐB trên điện thoại thông minh
Chức năng chính: Hiển thị các Phiếu yêu cầu SDKSĐB cùng thông tin của phiếu,
cho phép người dùng thực hiện thao tác Duyệt hoặc Gửi ý kiến đối với từng
Phiếu yêu cầu (Hình 3.38).

Hình 3.38. Thiết kế giao diện Giám sát sử dụng KSĐB và Cửa sổ bật lên
trên điện thoại thông minh

61
Khóa luận tốt nghiệp DSĐH Chương 3: Kết quả và bàn luận

Bảng 3.25. Điều khiển của giao diện Giám sát sử dụng KSĐB trên điện thoại thông minh
STT Tên Thuộc tính Điều khiển
1 Đang duyệt, Đã duyệt Nhấn để kích hoạt TabControl
2 Ý kiến Nhập dữ liệu EditText
3 Duyệt Nhấn để vận hành Button
4 Gửi ý kiến Nhấn để vận hành Button
5 Danh sách phiếu yêu cầu Hiển thị ListView
Phiếu yêu cầu rút gọn
6 Ô lựa chọn Chọn để kích hoạt RadioButton
Mã phiếu, BN, Kháng sinh, Hiển thị TextView
7
Khoa điều trị
Cửa sổ bật lên (popup)
8 Bệnh nhân Hiển thị TextView
9 Đánh giá kết quả xét nghiệm Hiển thị TextView
Khoa điều trị, Hiển thị Các TextView
Bác sĩ, Chỉ định, Kháng sinh,
10
Đường dùng, Liều dùng,
Ghi chú
11 Đóng Nhấn để vận hành Button
Mô tả chi tiết giao diện Giám sát sử dụng KSĐB (Bảng 3.25):
- (1): Chuyển giữa 2 danh sách Phiếu yêu cầu chờ duyệt và đã duyệt.
- (2): Nơi nhập ý kiến của người duyệt.
- (3): Thực hiện thao tác Duyệt với Phiếu yêu cầu được chọn.
- (4): Thực hiện thao tác Gửi ý kiến, lấy ý kiến đã nhập ở ô Ý kiến và gửi đi.
- (5): Chứa danh sách các Phiếu yêu cầu rút gọn.
- (6): Đánh dấu Phiếu yêu cầu được chọn từ danh sách, thể hiện đang hoạt động
với phiếu đó.
- (7): Hiện một số thông tin chính của phiếu yêu cầu. Khi nhấn giữ Phiếu yêu cầu
rút gọn, Cửa số bật lên (popup) sẽ hiện ra.
- (8): Hiện tên, tuổi, giới tính của bệnh nhân đối với Phiếu yêu cầu đã chọn.
- (10): Hiện các thông tin đối với Phiếu yêu cầu đã chọn.
- (11): Đóng Cửa số bật lên.
3.2.3.19. Giao diện Xem bản tin và Nội dung bản tin trên điện thoại
thông minh
Chức năng chính: cho phép người dùng chọn các bản tin được gửi đến, thực hiện
các thao tác Xem bản tin và Phản hồi (Hình 3.39).

62
Khóa luận tốt nghiệp DSĐH Chương 3: Kết quả và bàn luận

Bảng 3.26. Các điều khiển của giao diện Xem bản tin trên điện thoại thông minh
STT Tên Thuộc tính Điều khiển
1 Danh sách bản tin Hiển thị ListView
2 Mã bản tin, Tiêu đề, Chủ đề Hiển thị TextView
3 Biểu tượng mắt Hiển thị ImageView
4 Biểu tượng phản hồi Hiển thị ImageView
Mô tả chi tiết giao diện Xem bản tin trên điện thoại thông minh (Bảng 3.26):
- (1): Chứa danh sách các bản tin người dùng đã nhận. Khi nhấn vào một bản tin
trong danh sách, tự động chuyển đến giao diện Nội dung bản tin của bản tin đó.
- (2): Hiện thông tin ngắn gọn về bản tin, gồm Mã bản tin, Tiêu đề, Chủ đề.
- (3): Đánh dấu bản tin đã đọc bởi tài khoản đăng nhập.
- (4): Đánh dấu bản tin đã phản hồi bởi tài khoản đăng nhập.

Hình 3.39. Thiết kế giao diện Xem bản tin và


giao diện Nội dung bản tin trên điện thoại thông minh

Bảng 3.27. Các điều khiển của giao diện Nội dung bản tin trên điện thoại thông minh
STT Tên Thuộc tính Điều khiển
1 Cửa sổ nội dung Hiển thị PDFViewer
2 Nhập phản hồi Nhấn để vận hành Button

63
Khóa luận tốt nghiệp DSĐH Chương 3: Kết quả và bàn luận

Cửa sổ nhập phản hồi


3 Phản hồi Text TextView
4 Xác nhận Nhấn để vận hành Button
5 Hủy Nhấn để vận hành Button
Mô tả chi tiết giao diện Nội dung bản tin trên điện thoại thông minh (Bảng 3.27):
- (1): Nơi hiện nội dung bản tin.
- (2): Hiện cửa sổ Nhập phản hồi.
- (3): Nơi nhập nội dung phản hồi.
- (4): Thực hiện thao tác gửi phản hồi đã nhập đi.
- (5): Hủy bỏ thao tác.
3.2.4. Tiêu chuẩn kỹ thuật
Tiêu chuẩn kỹ thuật của phần mềm Hỗ trợ công tác Dược lâm sàng được trình bày
theo văn bản sau:
TIÊU CHUẨN KỸ THUẬT PHẦN MỀM
HỖ TRỢ CÔNG TÁC DƯỢC LÂM SÀNG
1. PHẦN MỞ ĐẦU
1.1. Mục đích, yêu cầu
Tài liệu này để mô tả chi tiết hệ thống phần mềm Hỗ trợ công tác Dược lâm sàng.
Các phần mô tả bao gồm các tính năng và mục đích của phần mềm, giao diện người
dùng, nhiệm vụ của các chức năng.
1.2. Phạm vi áp dụng
Phần mềm Hỗ trợ công tác Dược lâm sàng được sử dụng như một công cụ hỗ trợ
một số hoạt động Dược lâm sàng trong bệnh viện. Phần mềm được xây dựng với
các chức năng như nhập thông tin bệnh nhân, kết quả xét nghiệm, biên soạn và phê
duyệt Phiếu yêu cầu sử dụng kháng sinh đặc biệt, biên soạn, phê duyệt và xem
bản tin khoa Dược, giám sát việc theo dõi bản tin của từng cá nhân. Phần mềm hỗ
trợ nâng cao hiệu quả cho các hoạt động Dược lâm sàng tại bệnh viện.
1.3. Tài liệu tham khảo, tài nguyên
- IEEE. IEEE Std 830-1998 IEEE Recommended Practice for Software
Requirements Specifications. IEEE Computer Society, 1998.
- US-FDA. General Principles of Software Validation: Final Guidance for
Industry and FDA Staff.
1.4. Tổng quan tài liệu
- Mô tả tổng quát hệ thống.
- Các chức năng.
- Các yêu cầu phi chức năng.

64
Khóa luận tốt nghiệp DSĐH Chương 3: Kết quả và bàn luận

2. MÔ TẢ TỔNG QUÁT
2.1. Triển vọng của phần mềm
Hiện tại phần mềm hỗ trợ 2 công tác Dược lâm sàng bao gồm Giám sát sử dụng
kháng sinh đặc biệt và Bản tin khoa Dược, trong quá trình sử dụng sẽ được
bổ sung thêm một số chức năng như Báo cáo phản ứng có hại của thuốc, Hỏi đáp
thông tin thuốc…
2.2. Chức năng của phần mềm
2.2.1. Đăng nhập
Chức năng cho phép người dùng sử dụng ứng dụng. Mỗi người dùng được cấp một
tài khoản và mật khẩu. Sau khi đăng nhập, phần mềm sẽ được kích hoạt với các
chức năng tùy thuộc vào quyền của người dùng.
2.2.2. Quản lý danh mục
Cho phép người quản trị hoặc người được cấp quyền thêm, xóa, cập nhật thông tin
các danh mục được sử dụng trong phần mềm.
2.2.3. Quản lý tài khoản - cấp quyền
Cho phép người quản trị cấp tài khoản, mật khẩu và thay đổi quyền cho từng người
dùng trong phần mềm.
2.2.4. Soạn phiếu yêu cầu sử dụng kháng sinh đặc biệt
Cho phép người dùng được cấp quyền nhập thông tin của Phiếu yêu cầu sử dụng
kháng sinh đặc biệt và gửi đi sau khi hoàn tất. Sau khi gửi, các Phiếu yêu cầu sẽ
được vào danh sách chờ duyệt.
2.2.5. Duyệt Phiếu yêu cầu sử dụng kháng sinh đặc biệt
Cho phép người dùng được ủy quyền phê duyệt các Phiếu yêu cầu được gửi đến,
nếu không đồng ý, người duyệt phải nêu rõ ý kiến.
2.2.6. Chỉnh sửa, hoàn tất Phiếu yêu cầu sử dụng kháng sinh đặc biệt
Cho phép người dùng chỉnh sửa Phiếu yêu cầu nếu người phê duyệt không đồng ý
và hoàn tất nếu người phê duyệt đồng ý.
2.2.7. Soạn bản tin
Cho phép người dùng được cấp quyền nhập thông tin Bản tin khoa Dược, chọn
người nhận và gửi đi. Sau khi gửi, các bản tin sẽ nằm trong danh sách chờ duyệt.
Cho phép nhập dữ liệu từ phần mềm khác (MS-Word).
2.2.8. Duyệt bản tin
Cho phép người dùng được cấp quyền phê duyệt các bản tin chờ duyệt, nếu không
đồng ý, người duyệt có thể đưa ra ý kiến hoặc sửa trực tiếp trên tập tin bản tin.
2.2.9. Chỉnh sửa bản tin
Trường hợp người duyệt không đồng ý, người dùng có thể chỉnh sửa bản tin do
mình soạn. Cho phép hủy bản tin.

65
Khóa luận tốt nghiệp DSĐH Chương 3: Kết quả và bàn luận

2.2.10. Xem bản tin


Cho phép người dùng xem các bản tin được gửi tới tài khoản của mình và đưa ra
các phản hồi.
2.2.11. Thống kê
Cho phép truy xuất các dữ liệu thống kê trong khoảng thời gian lựa chọn; cho phép
xuất dữ liệu sang phần mêm khác (MS-Excel).
2.2.12. Ghi vết
Tất cả hoạt động tác động lên CSDL đều được ghi nhận, người quản trị có thể
truy cập trực tiếp CSDL và tìm kiếm các thay đổi tùy theo mục đích.
2.3. Đặc điểm của người dùng
Phần mềm sử dụng mô hình hướng đối tượng, xác định các đối tượng tham gia vào
các công việc bao gồm:
Với chức năng Giám sát sử dụng kháng sinh đặc biệt:
- Điều dưỡng: người nhập thông tin bệnh nhân và kết quả xét nghiệm.
- Bác sĩ: người Soạn phiếu yêu cầu sử dụng kháng sinh đặc biệt, chỉnh sửa và
đưa ra quyết định sau khi Phiếu được duyệt.
- Nhóm quản lý sử dụng kháng sinh: là nhóm người được cấp quyền phê
duyệt Phiếu yêu cầu sử dụng kháng sinh, thực hiện công tác phê duyệt và
đưa ra ý kiến.
Với chức năng Bản tin khoa Dược:
- Người soạn bản tin: là người trực tiếp soạn thảo, chỉnh sửa Bản tin, nhập
các thông tin liên quan và chọn người nhận.
- Người duyệt bản tin: là những người được cấp quyền phê duyệt Bản tin và
đưa ra ý kiến.
- Người xem bản tin: là người tiếp nhận bản tin đã qua phê duyệt.
Ngoài các đối tượng được liệt kê, còn có đối tượng quản trị với công việc cập nhật
các danh mục, quản lý tài khoản…
2.4. Môi trường hoạt động của phần mềm
Trên máy vi tính:
- Phần cứng: Bộ vi xử lý ít nhất 1.5 MHz, cỡ RAM 512 MB, dung lượng đĩa
cứng còn trống ít nhất 1 GB.
- Hệ điều hành: Microsoft Windows XP trở lên.
- Phần mềm liên quan: Microsoft Excel, Microsoft Word, Pdf Adobe Reader.
Trên điện thoại thông minh:
- Phần cứng: Điện thoại thông minh có thể kết nối Internet.
- Hệ điều hành: Android 4.0 trở lên.

66
Khóa luận tốt nghiệp DSĐH Chương 3: Kết quả và bàn luận

3. CHỨC NĂNG PHẦN MỀM


3.1. Phần mềm trên máy vi tính
3.1.1. Đăng nhập

Nhập tên đăng nhập và mật khẩu

Nhấn nút
“Đăng nhập”

Thất bại

Thành công

Kích hoạt
Giao diện chính

Hình 3.40. Lược đồ - Đăng nhập

Mô tả:
Khi nhấn nút “Đăng nhập”, phần mềm sẽ tìm Tên đăng nhập và kiểm tra Mật khẩu
có khớp với Tên đăng nhập đó hay không, từ đó cho phép người dùng tiếp tục hoặc
hiện thông báo “Sai tên đăng nhập hoặc mật khẩu”.

67
Khóa luận tốt nghiệp DSĐH Chương 3: Kết quả và bàn luận

3.1.2. Thêm, xóa, sửa dữ liệu

Chọn 1 dòng trên


bảng kết quả

Nhấn nút Chọn từng nội dung Nhấn nút “Xóa”


“Xóa trắng” và thay đổi

Hiện xác nhận

Nhập từng nội dung Nhấn nút


“Cập nhật”
Hủy

Nhấn nút
“Thêm”
Đồng ý
Hiện thay đổi ở
bảng kết quả danh mục

Lưu vào CSDL


của phần mềm

Hình 3.41. Lược đồ - Thêm, xóa, sửa dữ liệu


Mô tả:
Sau khi nhấn các nút thao tác, phần mềm sẽ xử lý tạo mới, cập nhật hoặc xóa
dữ liệu từ CSDL, nếu xảy ra lỗi (thành phần đã tồn tại, dữ liệu đưa vào không hợp
lệ, thành phần đang được sử dụng), phần mềm sẽ thông báo và không thực hiện
thao tác.
Áp dụng cho các giao diện danh mục, giao diện Nhập thông tin bệnh nhân và giao
diện Nhập kết quả xét nghiệm.

68
Khóa luận tốt nghiệp DSĐH Chương 3: Kết quả và bàn luận

3.1.3. Quản lý tài khoản - cấp quyền

Chọn nhân viên từ danh sách

Hiện tài khoản, danh sách chức năng và quyền của người dùng

Thêm Cập nhật

Thêm tài khoản Thay đổi thông tin

Phân quyền cho Phân quyền cho


người dùng người dùng

Nhấn “Lưu”

Hình 3.42. Lược đồ - Quản lý tài khoản - cấp quyền


Mô tả:
Sau khi chọn nhân viên từ bảng, Tên tài khoản, Mật khẩu (đã ẩn) và Quyền của
nhân viên sẽ hiện ra trong các ô dữ liệu nếu tồn tại, nếu không, các ô sẽ để trống.
Khi nhấn các nút thao tác, phần mềm sẽ xử lý tạo mới, cập nhật dữ liệu từ CSDL,
nếu xảy ra lỗi, phần mềm sẽ thông báo và không thực hiện thao tác.

69
Khóa luận tốt nghiệp DSĐH Chương 3: Kết quả và bàn luận

3.1.4. Soạn phiếu yêu cầu sử dụng kháng sinh đặc biệt

Chọn 1 bệnh nhân từ


danh sách bệnh nhân

Nhấn nút “Nhập Chọn từng nội dung


kết quả xét nghiệm” và thay đổi

Chuyển đến Giao diện Nhấn nút Hiện


nhập kết quả xét nghiệm “Hoàn tất” thông báo

Kiểm tra thông tin


đã nhập đủ

Thiếu

Đủ

Lưu vào CSDL của phần mềm


Gửi Phiếu yêu cầu tới người duyệt

Hình 3.43. Lược đồ - Soạn phiếu yêu cầu SDKSĐB


Mô tả:
Sau khi chọn bệnh nhân từ danh sách, các thông tin về bệnh nhân sẽ hiện ra trong
các ô dữ liệu nếu đã tồn tại, nếu không, các ô sẽ để trống.
Khi nhấn nút Hoàn tất, phần mềm sẽ xử lý tạo mới Phiếu yêu cầu vào CSDL, nếu
xảy ra lỗi (thiếu thông tin, sai kiểu dữ liệu), phần mềm sẽ thông báo và không thực
hiện thao tác.

70
Khóa luận tốt nghiệp DSĐH Chương 3: Kết quả và bàn luận

3.1.5. Duyệt Phiếu yêu cầu sử dụng kháng sinh đặc biệt

Chọn 1 Phiếu yêu cầu từ danh sách


Hiện các thông tin liên quan, tình trạng Phiếu và ý kiến của người duyệt

Nhấn nút Nhập nội dung Nhấn nút


“Kết quả xét nghiệm” ý kiến “Cho phép sử dụng”

Chuyển đến Giao diện Nhấn nút


xem kết quả xét nghiệm “Thêm ý kiến”

Hiện thông báo


xác nhận

Hủy

Đồng ý

Cập nhật vào CSDL


Thay đổi tình trạng phiếu

Hình 3.44. Lược đồ - Duyệt Phiếu yêu cầu SDKSĐB


Mô tả:
Sau khi chọn Phiếu yêu cầu SDKSĐB từ danh sách, các thông tin của Phiếu yêu
cầu sẽ hiện ra trong các ô dữ liệu nếu đã tồn tại, nếu không, các ô sẽ để trống.
Khi người duyệt nhấn các nút thao tác, phần mềm sẽ xử lý tạo mới, cập nhật vào
CSDL; nếu xảy ra lỗi, phần mềm sẽ thông báo và không thực hiện thao tác.
Trường hợp chuyển đến giao diện khác, giao diện hiện tại sẽ được ẩn đi.

71
Khóa luận tốt nghiệp DSĐH Chương 3: Kết quả và bàn luận

3.1.6. Chỉnh sửa, hoàn tất Phiếu yêu cầu sử dụng kháng sinh đặc biệt

Chọn 1 Phiếu yêu cầu từ danh sách


Hiện các thông tin liên quan, tình trạng Phiếu và ý kiến của người duyệt

Nhấn nút Nhấn nút Nhấn nút


“Sửa” “Hủy” “Hoàn tất”

Chuyển đến Giao diện Kiểm tra kết quả


sửa phiếu yêu cầu duyệt của Phiếu

Hiện thông báo


xác nhận

Hủy

Đồng ý

Cập nhật vào CSDL


Thay đổi tình trạng phiếu

Hình 3.45. Lược đồ - Chỉnh sửa, hoàn tất Phiếu yêu cầu SDKSĐB
Mô tả:
Sau khi chọn Phiếu yêu cầu SDKSĐB từ danh sách, các thông tin của Phiếu yêu
cầu sẽ hiện ra trong các ô dữ liệu nếu đã tồn tại, nếu không, các ô sẽ để trống.
Khi người soạn nhấn các nút thao tác, phần mềm sẽ xử lý tạo mới, cập nhật vào
CSDL; nếu xảy ra lỗi, phần mềm sẽ thông báo và không thực hiện thao tác.
Trường hợp chuyển đến giao diện khác, giao diện hiện tại sẽ được ẩn đi.

72
Khóa luận tốt nghiệp DSĐH Chương 3: Kết quả và bàn luận

4.1.7. Soạn bản tin

Hiện Mã bản tin, người soạn, chức vụ

Chọn từng nội dung và thay đổi

Chọn nhóm Chọn tab


nhận bản tin bản tin

Nhấn nút
“Thêm”/“Xóa” Nhấn nút “Nhập…” Nhấn nút “Soạn”

Hiện thay đổi ở Chọn tập tin bản tin Soạn bản tin
bảng nhóm nhận bản tin

Nhấn nút
“Xem trước”

Nhấn nút “Hoàn tất”

Kiểm tra và xác nhận

Hủy

Đồng ý
Lưu vào CSDL

Hình 3.46. Lược đồ - Soạn bản tin

73
Khóa luận tốt nghiệp DSĐH Chương 3: Kết quả và bàn luận

Mô tả:
Các thông tin về Mã bản tin, người soạn sẽ tự động hiện dựa vào thông tin của tài
khoản đăng nhập.
- Khi người soạn nhấn các nút thao tác với bản tin, một tập tin MS-Word tạm
thời với tên quy định trước được tạo tại thư mục “Temp” của phần mềm. Nội
dung tập tin có thể là trống (nếu người dùng ấn “Soạn) hoặc có sẵn (nếu người
dùng ấn Nhập…).
- Khi người soạn ấn nút “Xem trước”, tập tin MS-Word đã nhập sẽ được lưu
thành một tập tin PDF tạm thời và hiển thị lên cửa sổ nội dung bản tin.
- Khi người soạn nhấn nút “Hoàn tất”, phần mềm sẽ xử lý tạo mới bản tin, danh
sách người nhận, cập nhật vào CSDL; nếu xảy ra lỗi, phần mềm sẽ thông báo
và không thực hiện thao tác.
+ Đối với thêm nhóm nhận bản tin: các nhóm nhận bản tin đã được quy
định và thêm thành viên tại Danh mục bản tin, phần mềm sẽ xử lý lọc ra
một danh sách người nhận và lưu vào CSDL.
+ Đối với các tập tin bản tin: tập tin sau khi nhập được phần mềm xử lý
chuyển thành dạng mã nhị phân và lưu vào CSDL.
Các tập tin tạm thời sẽ được xóa sau khi hoàn tất thao tác gửi bản tin đi.
3.1.8. Duyệt bản tin
Mô tả:
Sau khi chọn bản tin chờ duyệt từ danh sách, các thông tin về tập tin của bản tin sẽ
hiện ra trong các ô dữ liệu.
- Khi người duyệt ấn nút “Xem”, tập tin của bản tin tương ứng sẽ được lấy từ
CSDL và lưu thành một tập tin PDF tạm thời với tên quy định trước vào thư
mục “Temp” của phần mềm, sau đó hiển thị lên cửa sổ nội dung.
- Khi người duyệt thực hiện thao tác soạn bản tin duyệt, tập tin của bản tin
chính thức sẽ được lấy từ CSDL và lưu thành một tập tin MS-Word tạm thời
với tên quy định trước vào thư mục “Temp” của phần mềm, sau đó mở để
người duyệt chỉnh sửa trực tiếp.
- Khi người duyệt thực hiện các thao tác duyệt hoặc thêm ý kiến, phần mềm sẽ
xử lý tạo mới, cập nhật tình trạng bản tin vào CSDL; nếu xảy ra lỗi, phần mềm
sẽ thông báo và không thực hiện thao tác.
Các tập tin tạm thời sẽ được xóa sau khi hoàn tất thao tác.

74
Khóa luận tốt nghiệp DSĐH Chương 3: Kết quả và bàn luận

Chọn 1 Bản tin từ danh sách


Hiện các thông tin liên quan

Chọn tab bản tin Nhập nội dung Nhấn nút


ý kiến “Duyệt”

Nhấn nút “Xem” Soạn bản tin duyệt

Hiện bản tin tương ứng Nhấn nút


“Thêm ý kiến”

Hiện thông báo


xác nhận

Hủy

Đồng ý

Cập nhật vào CSDL


Thay đổi tình trạng duyệt của bản tin

Hình 3.47. Lược đồ - Duyệt bản tin

75
Khóa luận tốt nghiệp DSĐH Chương 3: Kết quả và bàn luận

3.1.9. Chỉnh sửa bản tin

Chọn 1 Bản tin từ danh sách bản tin chờ duyệt


Hiện các thông tin liên quan và ý kiến người duyệt

Chọn tab bản tin duyệt Nhấn nút Nhấn nút


“Hủy” “Sửa bản tin”

Nhấn nút “Xem” Thông báo xác nhận Hiện Giao diện
hủy bản tin sửa bản tin

Hiện bản tin duyệt

Hủy

Đồng ý

Hình 3.48. Lược đồ - Chỉnh sửa bản tin

Mô tả:
Sau khi chọn bản tin chờ duyệt từ danh sách, các thông tin về tập tin của bản tin sẽ
hiện ra trong các ô dữ liệu.
- Khi người soạn ấn nút “Xem”, tập tin duyệt của bản tin tương ứng sẽ được lấy
từ CSDL và lưu thành một tập tin PDF tạm thời với tên quy định trước vào thư
mục “Temp” của phần mềm, sau đó hiển thị lên cửa sổ nội dung.
- Khi người soạn xác nhận thực hiện thao tác hủy, bản tin sẽ được xóa khỏi danh
sách bản tin chờ duyệt, các thông tin bản tin vẫn được lưu lại, trình trạng bản
tin được cập nhật thành “Đã hủy”.
- Khi người soạn thực hiện thao tác sửa bản tin, hiện giao diện Sửa bản tin, giao
diện hiện tại sẽ được ẩn đi.

76
Khóa luận tốt nghiệp DSĐH Chương 3: Kết quả và bàn luận

3.1.10. Xem bản tin

Chọn 1 bản tin từ danh sách bản tin


Hiện các phản hồi

Chọn tab bản tin Chọn phản hồi Nhập phản hồi

Nhấn nút “Xem” Nhấn nút Nhấn nút


“Xóa phản hồi” “Thêm phản hồi”

Hiện bản tin


Ghi nhận đã xem
Thông báo xác nhận
Kiểm tra cho phép

Hủy/Không cho phép

Cho phép
Cập nhật CSDL

Hình 3.49. Lược đồ - Xem bản tin


Mô tả:
Sau khi chọn bản tin từ danh sách, các thông tin về tập tin của bản tin sẽ hiện ra
trong các ô dữ liệu.

77
Khóa luận tốt nghiệp DSĐH Chương 3: Kết quả và bàn luận

- Khi người soạn ấn nút “Xem”, tập tin của bản tin tương ứng sẽ được lấy từ
CSDL và lưu thành một tập tin PDF tạm thời với tên quy định trước vào thư
mục “Temp” của phần mềm, sau đó hiển thị lên cửa sổ nội dung. Đồng thời cập
nhật vào CSDL tình trạng “Đã xem” của người nhận.
- Khi người soạn thực hiện thao tác phản hồi, phần mềm sẽ xử lý cập nhật nội
dung phản hồi vào CSDL, đồng thời cập nhật tình trạng “Đã phản hồi” của
người nhận.
3.1.11. Thống kê

Chọn khoảng thời gian

Nhấn nút “Thống kê”

Hiện thông tin thống kê trong


khoảng thời gian đã chọn

Chọn Mục chứa thông tin cần xuất

Nhấn nút “Xuất tập tin Excel”

Chọn đường dẫn thư mục lưu

Hình 3.50. Lược đồ - Thống kê


Các mục và tiêu chí thống kê được quy định sẵn trong phần mềm.
Khi người dùng thực hiện thao tác Xuất tập tin Excel và chọn đường dẫn, một tập
tin chứa thông tin tại bảng tính đầu tiên được tạo tại đường dẫn, cho phép người
dùng tùy ý sử dụng.

78
Khóa luận tốt nghiệp DSĐH Chương 3: Kết quả và bàn luận

4. CÁC YÊU CẦU KHÁC


4.1. Tính hiệu quả
Phần mềm có khả năng hoạt động tốt khi nhiều người dùng cùng sử dụng, tốc độ
xử lý chung không được quá 3s với mỗi tác vụ.
4.2. Tính an toàn
Các yêu cầu về tính an toàn không cần được thiết lập.
4.3. Tính bảo mật
Để đảm bảo tính bảo mật, người dùng cần tránh cung cấp tài khoản và mật khẩu
của mình cho người khác trừ một số trường hợp cụ thể.

3.3. ĐÁNH GIÁ PHẦN MỀM


3.3.1. Giao diện phần mềm
Phần mềm Hỗ trợ công tác Dược lâm sàng bao gồm 2 phần chính: phần mềm trên
máy vi tính gồm tổng cộng 36 giao diện và ứng dụng trên điện thoại thông minh
gồm tổng cộng 5 giao diện chính và 2 cửa sổ phụ.
3.3.1.1. Phần mềm trên máy vi tính
Phần mềm Hỗ trợ công tác Dược lâm sàng trên máy vi tính, phiên bản 1.0, sau khi
xây dựng có giao diện như sau:
a. Cài đặt
Phần mềm được đóng gói thành tập tin cài đặt có tên setup.exe, sau khi cài đặt sẽ
tạo biểu tượng phần mềm trên Desktop và đường dẫn Start\Programs\Files.

Hình 3.51. Biểu tượng phần mềm Hỗ trợ công tác Dược lâm sàng

b. Khởi động
Phần mềm sau khi khởi động sẽ hiển thị giao diện Đăng nhập, phía sau là Giao diện
chính chưa được kích hoạt (Hình 3.52).
Sau khi đăng nhập thành công, Giao diện chính sẽ được kích hoạt.

79
Khóa luận tốt nghiệp DSĐH Chương 3: Kết quả và bàn luận

Hình 3.52. Giao diện Đăng nhập và Giao diện chính

Mô tả thao tác trong Giao diện chính:


- Truy cập Danh mục ngoài: cho phép người dùng truy cập các giao diện Danh
mục sử dụng chung cho toàn bộ phần mềm, bao gồm: Khoa lâm sàng, Phòng
ban và Nhân viên; nội dung cụ thể sẽ được mô tả trong phần d. Danh mục.
- Truy cập Hệ thống: cho phép người dùng sử dụng một số thao tác như Đăng
xuất, Đổi mật khẩu, Đăng nhập. Đối với người quản trị, mục Quản lý tài khoản
bị ẩn sẽ xuất hiện, cho phép truy cập các giao diện này.
- Truy cập giao diện Giám sát sử dụng kháng sinh đặc biệt qua nút tương ứng.
- Truy cập giao diện Bản tin khoa Dược qua nút tương ứng.
c. Hệ thống
Đổi mật khẩu
Giao diện Đổi mật khẩu được thiết kế thêm với mục đích cho phép người dùng
thay đổi mật khẩu của mình, phần nào nâng cao tính bảo mật (Hình 3.53).
Mô tả thao tác trong giao diện Đổi mật khẩu:
- Người dùng nhập mật khẩu cũ và 2 lần mật khẩu mới, sau đó nhấn “Đồng ý”.
- Phần mềm sẽ xử lý kiểm tra, cập nhật vào CSDL hoặc báo lỗi nếu mật khẩu cũ
không chính xác hoặc 2 mật khẩu mới không trùng khớp.

80
Khóa luận tốt nghiệp DSĐH Chương 3: Kết quả và bàn luận

Hình 3.53. Giao diện Đổi mật khẩu

Quản lý tài khoản


Là giao diện dành riêng cho người quản trị, kết hợp 2 chức năng Quản lý tài khoản
và Cấp quyền trong cùng một giao diện (Hình 3.54).

Hình 3.54. Giao diện Quản lý tài khoản

81
Khóa luận tốt nghiệp DSĐH Chương 3: Kết quả và bàn luận

Mô tả thao tác trong giao diện Quản lý tài khoản:


- Bảng Danh sách nhân viên: hiện danh sách toàn bộ nhân viên được nhập ở phần
Danh mục nhân sự (xem phần d. Danh mục).
- Khi chọn một nhân viên từ danh sách, Tên tài khoản và Mật khẩu (nếu đã nhập)
sẽ hiện trên các ô tương ứng, người quản trị có thể thêm mới hoặc đổi lại mật
khẩu trong trường hợp người dùng yêu cầu. Các quyền cho một nhân viên cũng
hiện ở bảng Cấp quyền khi chọn nhân sự, người quản trị có thể đánh dấu vào
cách CheckBox để cấp quyền tương ứng cho người dùng.
- Khi nhấn nút “Lưu”, các thay đổi thực hiện sẽ được lưu lại.
d. Danh mục
Phần mềm được thiết kế với tổng cộng 15 danh mục, trong đó có 12 danh mục
chính đã nêu ở phần 4.2.2. Phân tích thiết kế hệ thống, 3 danh mục phụ được
xây dựng thêm nhằm hỗ trợ về quản lý và hiển thị bao gồm: danh mục Tên xét
nghiệm và Thông số thuộc Danh mục Xét nghiệm chức năng; danh mục Nhà sản
xuất thuộc Danh mục Biệt dược.
Giao diện của các danh mục chính có thể được truy cập trực tiếp từ Giao diện
chính, các danh mục phụ chỉ có thể được truy cập từ giao diện danh mục chính có
chứa nó.
Một số giao diện danh mục ví dụ gồm Danh mục Nhân viên (Hình 3.55), Danh mục
Hoạt chất (Hình 3.56), Danh mục Xét nghiệm chức năng (Hình 3.57).

Hình 3.55. Giao diện Danh mục Nhân viên

82
Khóa luận tốt nghiệp DSĐH Chương 3: Kết quả và bàn luận

Hình 3.56. Giao diện Danh mục Hoạt chất

Hình 3.57. Giao diện Danh mục Xét nghiệm chức năng

83
Khóa luận tốt nghiệp DSĐH Chương 3: Kết quả và bàn luận

Mô tả thao tác chung các giao diện Danh mục:


- Nút thao tác chỉ khả dụng khi người dùng được cấp quyền “Quản lý danh mục”.
- Nút “Xóa trắng”: Làm mới giao diện, xóa dữ liệu trong các ô nhập liệu.
- Nút “Thêm: Thêm thành phần đã nhập cùng các thuộc tính vào bảng kết quả.
- Nút “Cập nhật”: Cập nhật thay đổi trong các thuộc tính của thành phần đã chọn
từ bảng kết quả.
- Nút “Xóa”: Xóa thành phần đã chọn từ bảng kết quả.
- Nút “…”: Mở giao diện danh mục chứa dữ liệu tương ứng để nhập.
Một số danh mục có thêm thao tác riêng, được hướng dẫn cụ thể theo từng
giao diện, ví dụ trên giao diện Danh mục Hoạt chất
- Nút “>>”: Thêm hoạt chất gốc và hàm lượng đã chọn vào bảng kết quả
Hoạt chất gốc.
- Nút “<<”: Xóa hoạt chất gốc được chọn từ bảng kết quả Hoạt chất gốc.
d. Giám sát sử dụng kháng sinh đặc biệt
Giao diện Giám sát sử dụng kháng sinh đặc biệt là một giao diện trung gian được
truy cập từ giao diện chính với mục đích xử lý quyền của người dùng cho phép truy
cập các giao diện cụ thể.

Hình 3.58. Giao diện Giám sát sử dụng kháng sinh đặc biệt

84
Khóa luận tốt nghiệp DSĐH Chương 3: Kết quả và bàn luận

Mô tả thao tác trong giao diện Giám sát sử dụng kháng sinh đặc biệt:
- Truy cập Danh mục riêng: cho phép người dùng truy cập các giao diện Danh
mục sử dụng riêng cho phần Giám sát sử dụng kháng sinh đặc biệt, bao gồm:
Nhóm dược lý, Hoạt chất gốc, Hoạt chất, Biệt dược, Kháng sinh đặc biệt,
Xét nghiệm chức năng, Loại bệnh phẩm, Vi sinh vật.
- Truy cập Hệ thống: tương tự Giao diện chính.
- Mở các giao diện khác: cho phép truy cập các giao diện Thông tin bệnh nhân,
Kết quả xét nghiệm, Soạn Phiếu yêu cầu SDKSĐB, Duyệt Phiếu yêu cầu
SDKSĐB và Thống kê SDKSĐB từ các mục tương ứng trên thanh công cụ.
- Các mục trên thanh công cụ được làm mờ tùy theo quyền của người dùng.
Quy trình sử dụng kháng sinh đặc biệt được tiến hành qua các 4 bước: Nhập dữ liệu,
Soạn Phiếu yêu cầu SDKSĐB, Duyệt Phiếu yêu cầu SDKSĐB và Hoàn tất –
Cấp thuốc. Sau đây là quy trình cụ thể cùng các giao diện liên quan.
Nhập dữ liệu
Bước đầu của quá trình SDKSĐB, thông tin sơ bộ về bệnh nhân được nhập qua 2
giao diện Thông tin bệnh nhân và Kết quả xét nghiệm được thể hiện trên Hình 3.47
và Hình 3.48.

Hình 3.59. Giao diện Thông tin bệnh nhân

Mô tả thao tác trong giao diện Thông tin bệnh nhân:


- Nhập dữ liệu: người dùng nhập các thông tin bệnh nhân theo tên của từng ô
nhập liệu, nếu không có thể để trống.

85
Khóa luận tốt nghiệp DSĐH Chương 3: Kết quả và bàn luận

- Nút “Tạm lưu lúc nhập viện”: Lưu các thông tin đã nhập trong các ô dữ liệu trừ
Chẩn đoán ra viện, Ngày ra viện và Kết quả điều trị, cập nhật vào bảng
Danh sách bệnh nhân.
- Nút “Nhập hoàn tất”: cập nhật thông tin bệnh nhân về Chẩn đoán ra viện, Ngày
ra viện và Kết quả điều trị, đánh dấu bệnh nhân xuất viện.
- Các nút khác có chức năng tương tự các nút đã nêu trong phần d. Danh mục.

Hình 3.60. Giao diện Kết quả xét nghiệm – Mục Xét nghiệm chức năng

Mô tả thao tác trong giao diện Kết quả xét nghiệm:


- Người nhập chọn bệnh nhân từ bảng Danh sách bệnh nhân, các xét nghiệm
(nếu đã nhập trước) sẽ hiện ở các bảng thuộc từng mục bên dưới.
- Có tổng cộng 4 mục nhỏ: Xét nghiệm chức năng, Sinh hiệu, Xét nghiệm vi sinh,
Kháng sinh đồ tương ứng với Hình 3.60, Hình 3.61, Hình 3.62, Hình 3.63.
- Các nút thao tác từng mục tương tự các nút đã nêu trong phần d. Danh mục.
Xét nghiệm chức năng: Người nhập sau khi chọn Tên xét nghiệm và Thông số sẽ
nhập kết quả xét nghiệm. Khoảng bình thường sẽ được phần mềm xử lý theo độ tuổi
và giới tính bệnh nhân.

86
Khóa luận tốt nghiệp DSĐH Chương 3: Kết quả và bàn luận

Hình 3.61. Giao diện Kết quả xét nghiệm – Mục Sinh hiệu

Sinh hiệu: Các thông số về sinh hiệu bao gồm Mạch, Nhịp thở, Huyết áp,
Thân nhiệt, SpO2 và Lâm sàng của bệnh nhân được nhập và phân biệt theo
thời điểm đo, một số ô chỉ cho phép nhập số.

Hình 3.62. Giao diện Kết quả xét nghiệm – Mục Xét nghiệm vi sinh

Xét nghiệm vi sinh: Mẫu bệnh phẩm được chọn từ danh sách, người dùng sẽ nhập
thêm kết quả và đơn vị tính. Sau đó từ bảng Mẫu bệnh phẩm, người dùng có thể
chọn tên Vi sinh vật và thêm dữ liệu vào bảng Vi sinh vật.

Hình 3.63. Giao diện Kết quả xét nghiệm – Mục Kháng sinh đồ

Kháng sinh đồ: Người nhập chọn tên vi sinh vật đã nhập từ Mục Xét nghiệm vi sinh
và hoạt chất từ Danh mục hoạt chất, nhập nồng độ kháng sinh và kết quả. Kết quả
gồm: R – Đề kháng, I – Trung bình, S – Nhạy, N – chưa rõ.

87
Khóa luận tốt nghiệp DSĐH Chương 3: Kết quả và bàn luận

Soạn Phiếu yêu cầu SDKSĐB


Bước tiếp theo sau khi nhập dữ liệu, bác sĩ điều trị sẽ chọn bệnh nhân đã nhập từ
danh sách và soạn Phiếu yêu cầu SDKSĐB. Thực hiện tại giao diện Soạn Phiếu yêu
cầu SDKSĐB (Hình 3.64).

Hình 3.64. Giao diện Soạn Phiếu yêu cầu SDKSĐB

Mô tả thao tác trong giao diện Soạn Phiếu yêu cầu SDKSĐB:
- Chọn bệnh nhân từ bảng Danh sách bệnh nhân, các thông tin về bệnh nhân sẽ
hiện ra trên các ô hiển thị.
- Nhập các thông tin khác của Phiếu yêu cầu theo tên từng ô dữ liệu, các thông tin
phụ (vd: Ghi chú) có thể để trống.
- Nút “Nhập kết quả xét nghiệm”: Chuyển đến giao diện Kết quả xét nghiệm.
- Nút “Hoàn tất”: Xác nhận và thêm Phiếu yêu cầu SDKSĐB vừa nhập vào danh
sách Phiếu yêu cầu chờ duyệt. Sau khi xác nhận, tắt giao diện hiện tại và mở
giao diện Duyệt Phiếu yêu cầu SDKSĐB.
Duyệt Phiếu yêu cầu SDKSĐB
Bước tiếp theo sau khi Soạn Phiếu yêu cầu SDKSĐB, quá trình Duyệt phiếu được
thực hiện tại Giao diện Duyệt Phiếu yêu cầu SDKSĐB (Hình 3.65) bởi
Nhóm QLSDKS, Trưởng khoa Dược và bác sĩ điều trị (nếu cần thay đổi).
Thao tác trên giao diện được chia thành 3 phần: thao tác chung, thao tác của người
duyệt phiếu và thao tác của bác sĩ điều trị.

88
Khóa luận tốt nghiệp DSĐH Chương 3: Kết quả và bàn luận

Hình 3.65. Giao diện Duyệt Phiếu yêu cầu SDKSĐB

Mô tả thao tác chung trong giao diện Duyệt Phiếu yêu cầu SDKSĐB:
- Danh sách Phiếu yêu cầu: Hiện danh sách Phiếu yêu cầu chưa được hoàn tất,
gồm các thông số Ngày gửi, Mã phiếu, Mã bệnh án, Tình trạng duyệt của Nhóm
QLSDKS và khoa Dược.
- Sau khi chọn Phiếu yêu cầu từ danh sách, thông tin của phiếu được hiển thị trên
các ô dữ liệu thuộc 2 TabControl bên phải. Người dùng có thể ấn nút “Kết quả
xét nghiệm để đến giao diện Xem kết quả xét nghiệm đối với bệnh nhân thuộc
phiếu đã chọn.
- Tình trạng Phiếu yêu cầu: Hiện thông tin duyệt phiếu và ý kiến của người duyệt
đối với phiếu đã chọn. Ô Kết quả thể hiện “Chưa cho phép sử dụng” và chỉ
chuyển thành “Cho phép sử dụng” khi phiếu đã được thống nhất phê duyệt.
Mô tả thao tác của người duyệt trong công tác duyệt phiếu:
- Nút “Cho phép sử dụng”:
+ Hiện thông báo xác nhận, ghi nhận người dùng đã duyệt phiếu được chọn,
cập nhật tình trạng phiếu thêm ý kiến “Đã duyệt” vào bảng Tình trạng Phiếu
yêu cầu.
+ Xử lý Tình trạng duyệt: nếu người duyệt là Trưởng khoa Dược hoặc là
người cuối cùng đã duyệt thuộc Nhóm QLSDKS, tình trạng duyệt của cột
tương ứng sẽ chuyển từ “Chưa duyệt” thành “Đã duyệt”.
- Nút “Thêm ý kiến”:

89
Khóa luận tốt nghiệp DSĐH Chương 3: Kết quả và bàn luận

+ Hiện thông báo xác nhận, ghi nhận nội dung ô Ý kiến và thêm vào bảng
Tình trạng Phiếu yêu cầu.
+ Xử lý Tình trạng duyệt: tình trạng duyệt của cột khoa Dược hoặc nhóm
QLSDKS sẽ chuyển từ “Chưa duyệt” thành “Có ý kiến” tùy theo người
đưa ra ý kiến.
Mô tả thao tác của bác sĩ điều trị trong công tác duyệt phiếu:
- Các nút thao tác chỉ khả dụng với bác sĩ đã nhập Phiếu yêu cầu được chọn.
- Nút “Hủy”: Hiện thông báo xác nhận, xóa Phiếu đã chọn khỏi Danh sách Phiếu
yêu cầu, lưu phiếu trong CSDL với kết quả “Hủy”.
- Nút “Sửa”: Mở giao diện Soạn Phiếu yêu cầu SDKSĐB ở trạng thái “Sửa phiếu”
với Phiếu yêu cầu đã chọn. Sau khi chỉnh sửa, nội dung thay đổi được ghi nhận
như ý kiến từ bác sĩ điều trị, đổi tất cả Tình trạng duyệt của người dùng thuộc
Nhóm QLSDKS và khoa Dược thành “Chưa duyệt”.
Thao tác sửa phiếu của bác sĩ điều trị và duyệt phiếu/đưa ra ý kiến của người duyệt
sẽ được thực hiện lặp đi lặp lại cho đến khi bác sĩ chọn “Hủy” hoặc “Hoàn tất”
(mô tả trong phần Hoàn tất – Cấp thuốc).
Hoàn tất – Cấp thuốc
Bước cuối cùng của quá trình biên soạn Phiếu yêu cầu SDKSĐB. Cũng thao tác tại
giao diện Duyệt Phiếu yêu cầu SDKSĐB (Hình 3.65), do bác sĩ điều trị và dược sĩ
thuộc khoa Dược thực hiện.
Mô tả thao tác hoàn tất phiếu:
- Nút “Hoàn tất”: Do bác sĩ điều trị vận hành, hiện thông báo xác nhận, lưu Phiếu
yêu cầu trong CSDL với kết quả “Không sử dụng”/“Có sử dụng” tùy theo
nội dung của ô Kết quả là “Chưa cho phép sử dụng” hay “Cho phép sử dụng”.
Xóa Phiếu yêu cầu có kết quả “Không sử dụng” khỏi Danh sách Phiếu yêu cầu.
- Nút “Cấp thuốc”: Do dược sĩ tại khoa Dược vận hành, chỉ khả dụng khi
Phiếu yêu cầu được chọn đã được hoàn tất bởi bác sĩ điều trị và có kết quả
“Cho phép sử dụng”. Cập nhật tình trạng cấp thuốc của Phiếu yêu cầu thành
“Đã cấp thuốc”, xóa Phiếu yêu cầu khỏi Danh sách Phiếu yêu cầu.
e. Bản tin khoa Dược
Giao diện Bản tin khoa Dược là một giao diện trung gian được truy cập từ giao diện
chính với mục đích xử lý quyền của người dùng cho phép truy cập các giao diện cụ
thể (Hình 3.66).

90
Khóa luận tốt nghiệp DSĐH Chương 3: Kết quả và bàn luận

Hình 3.66. Giao diện Bản tin khoa Dược

Mô tả thao tác trong giao diện Bản tin khoa Dược:


- Truy cập Danh mục riêng: cho phép người dùng truy cập các giao diện Danh
mục sử dụng riêng cho phần Nhóm nhận bản tin, Chủ đề bản tin.
- Truy cập Hệ thống: tương tự Giao diện chính.
- Mở các giao diện khác: cho phép truy cập các giao diện Xem bản tin, Soạn
bản tin, Danh sách bản tin chờ duyệt, Duyệt bản tin và Thống kê bản tin từ các
mục tương ứng trên thanh công cụ.
- Các mục trên thanh công cụ được làm mờ tùy theo quyền của người dùng.
Quy trình biên soạn bản tin được tiến hành qua 3 bước: Soạn bản tin, Duyệt bản tin
và Xem bản tin. Sau đây là quy trình cụ thể cùng các giao diện liên quan.
Soạn bản tin
Bước đầu của quá trình biên soạn bản tin, việc nhập thông tin về bản tin,
người nhận và các tập tin bản tin được thực hiện trong giao diện Soạn bản tin
(Hình 3.67).
Mô tả thao tác trong giao diện Soạn bản tin:
- Nhập dữ liệu: Nhập hoặc chọn các thông tin liên quan tới bản tin trong từng
ô dữ liệu; chọn các nhóm nhận bản tin có sẵn vào Danh sách nhóm nhận bản tin.
- Nhập các tập tin: gồm “Bản tin Chính thức” là tập tin hoàn thiện dự kiến sẽ
gửi đi và “Bản tin Nháp” chứa nội dung và/hoặc các ghi chú, tại liệu tham

91
Khóa luận tốt nghiệp DSĐH Chương 3: Kết quả và bàn luận

khảo… người dùng có thể soạn bản tin tương ứng trên phần mềm MS-Word qua
nút “Soạn” hoặc nhập bản tin có sẵn qua nút “Nhập…”.
- Nhấn nút “Hoàn tất”: Hiện thông báo xác nhận, kiểm tra thông tin và các tập tin;
thực hiện thêm bản tin vào CSDL và danh sách chờ duyệt.

Hình 3.67. Giao diện Soạn bản tin

Duyệt bản tin


Bước tiếp theo trong biên soạn bản tin, người duyệt theo từng cấp sẽ xem xét các
nội dung bản tin trước khi đưa ra quyết định duyệt hoặc thêm ý kiến chỉnh sửa;
người soạn tin sẽ dựa vào đó thay đổi và gửi cho người duyệt duyệt lại.
Có tổng cộng 3 cấp độ với 3 người duyệt là Trưởng khoa Dược, Trưởng phòng
KHTH và Ban giám đốc. Các thao tác được thực hiện trên 2 giao diện Duyệt bản tin
(Hình 3.68) và Danh sách bản tin chờ duyệt (Hình 3.69).
Mô tả thao tác của người duyệt trong giao diện Duyệt bản tin:
- Những bản tin trong Danh sách bản tin chờ duyệt hiển thị theo cấp phê duyệt
của người duyệt. Khi chọn bản tin từ danh sách, các tập tin bản tin tương ứng sẽ
hiển thị tại cửa sổ bên phải màn hình khi ấn nút “Xem”.
- Nút “Soạn” trong mục Tập tin duyệt: mở tập tin chính thức của ban tin qua
phần mềm MS-Word, cho phép người duyệt sửa và lưu lại thành tập tin duyệt.
- Nút “Thêm ý kiến”: Gửi các ý kiến và tập tin duyệt (nếu có) tới người soạn, cập
nhật tình trạng bản tin thành “Có ý kiến”.

92
Khóa luận tốt nghiệp DSĐH Chương 3: Kết quả và bàn luận

- Nút “Duyệt”: Hiện thông báo xác nhận, ghi nhận bản tin được duyệt, xóa bản tin
khỏi danh sách tại cấp hiện tại và đẩy bản tin lên cấp duyệt cao hơn. Nếu
người duyệt đang ở cấp duyệt cao nhất (Ban giám đốc), nút “Hoàn tất” đang bị
làm mờ sẽ trở nên khả dụng, cho phép người duyệt gửi bản tin đi, hoàn tất
thao tác duyệt bản tin.

Hình 3.68 Giao diện Duyệt bản tin

Hình 3.69. Giao diện Danh sách bản tin chờ duyệt

93
Khóa luận tốt nghiệp DSĐH Chương 3: Kết quả và bàn luận

Mô tả thao tác của người soạn trong giao diện Danh sách bản tin chờ duyệt:
- Những bản tin trong Danh sách bản tin hiển thị theo người soạn. Khi chọn bản
tin từ danh sách, các ý kiến tương ứng sẽ hiển thị ở bảng bên dưới; tập tin duyệt
(nếu có) có thể được xem ở ô nội dung bên phải.
- Nút “Hủy”: Hiện thông báo xác nhận hủy, xóa bản tin khỏi Danh sách bản tin
chờ duyệt, lưu trong CSDL với kết quả “Hủy”.
- Nút “Sửa”: Mở giao diện Sửa bản tin với bản tin đã chọn. Sau khi chỉnh sửa,
bản tin lại được gửi tới người duyệt ở cấp độ đưa ra ý kiến để tiếp tục phê duyệt.
Tình trạng bản tin được đổi trở lại thành “Chờ duyệt”.
Thao tác trao đổi bản tin qua lại giữa người soạn và người duyệt được thực hiện
lặp đi lặp lại cho đến khi người duyệt ở cấp cao nhất duyệt và gửi bản tin đi hoặc
khi người soạn hủy bỏ bản tin.
Xem bản tin
Bước cuối của quá trình biên soạn bản tin, được thực hiện tại giao diện Xem bản tin
(Hình 3.70), cho phép người dùng xem và phản hồi.

Hình 3.70. Giao diện Xem bản tin

Mô tả thao tác trong giao diện Xem bản tin:


- Những bản tin trong Danh sách bản tin hiển thị theo người nhận. Khi chọn bản
tin từ danh sách, các phản hồi tương ứng sẽ hiển thị ở bảng Phản hồi; tập tin
chính thức có thể được xem ở ô nội dung bên phải.

94
Khóa luận tốt nghiệp DSĐH Chương 3: Kết quả và bàn luận

- Nút “Thêm phản hồi”: Thêm nội dung phản hồi từ ô Nhập phản hồi vào CSDL
và cập nhật lên bảng Phản hồi.
e. Thống kê
Cung cấp các số liệu thống kê trong quá trình hoạt động của phần mềm, dựa trên 2
phần Giám sát sử dụng kháng sinh đặc biệt và Bản tin khoa Dược.
Các giao diện thống kê được thiết kế giống nhau, giao diện Thống kê Bản tin khoa
Dược (Hình 3.71) được lấy làm ví dụ.

Hình 3.71. Giao diện Thống kê Bản tin khoa Dược

Mô tả thao tác trong giao diện Thống kê Bản tin khoa Dược:
- Khoảng thời gian thống kê được chọn từ các ô ngày tháng; sau khi chọn, ấn nút
“Thống kê” để hiện các dữ liệu thống kê lên bảng kết quả của từng mục.
- Nút “Xuất tập tin Excel”: Cho phép người dùng chọn vị trí lưu tập tin, xuất dữ
liệu bảng kết quả thuộc mục tương ứng ra tập tin Excel đã chọn.
3.3.1.2. Ứng dụng trên điện thoại thông minh
Ứng dụng Hỗ trợ công tác Dược lâm sàng trên điện thoại thông minh, phiên bản
1.0, sau khi xây dựng có giao diện như sau:
a. Cài đặt
Ứng dụng được đóng gói thành tập tin cài đặt có tên app-release.exe, sau khi cài đặt
sẽ tạo biểu tượng phần mềm trên màn hình điện thoại (Hình 3.72).

95
Khóa luận tốt nghiệp DSĐH Chương 3: Kết quả và bàn luận

Hình 3.72. Biểu tượng của ứng dụng Hỗ trợ công tác DLS

b. Khởi động
Phần mềm sau khi khởi động sẽ hiển thị giao diện Đăng nhập, nếu đăng nhập thành
công, người dùng sẽ được chuyển đến Giao diện chính (Hình 3.73).

Hình 3.73. Giao diện Đăng nhập và Giao diện chính của ứng dụng Hỗ trợ công tác DLS

Tại giao diện chính, người dùng sẽ thực hiện thao tác nhấn nút “Giám sát sử dụng
kháng sinh đặc biệt” hoặc “Bản tin khoa Dược” để đến giao diện tương ứng.
c. Giám sát sử dụng kháng sinh đặc biệt
Ứng dụng hỗ trợ công tác phê duyệt Phiếu yêu cầu, thực hiện tương tự thao tác của
người duyệt phiếu trong giao diện Duyệt Phiếu yêu cầu SDKSĐB tại phần mềm trên
máy vi tính. Giao diện Duyệt phiếu được mô tả như Hình 3.74.

96
Khóa luận tốt nghiệp DSĐH Chương 3: Kết quả và bàn luận

Hình 3.74. Giao diện Duyệt phiếu và Cửa số bật lên của ứng dụng Hỗ trợ công tác DLS

Mô tả thao tác trong giao diện Duyệt phiếu của ứng dụng Hỗ trợ công tác DLS
- Danh sách Phiếu yêu cầu: hiện các Phiếu yêu cầu SDKSĐB mà người dùng
chưa duyệt với một số thông tin cơ bản. Khi người dùng nhấn giữ một phiếu,
Cửa số bật lên (Hình 3.74) sẽ được kích hoạt với các thông tin bổ sung.
Người dùng cần đánh dấu vào nút ở đầu Phiếu yêu cầu trước khi thực hiện
thao tác “Duyệt” hoặc “Gửi ý kiến”.
- Nút “Duyệt”: ghi nhận ID người dùng, ID Phiếu duyệt và gửi đến máy chủ,
chuyển phiếu đó sang Mục “Đã duyệt”.
- Nút “Gửi ý kiến”: ghi nhận ID người dùng, ID Phiếu duyệt và nội dung trong ô
Ý kiến và gửi đến máy chủ.
Tại máy chủ, các thông tin gửi về sẽ được xử lý như với phần mềm trên máy vi tính.
d. Bản tin khoa Dược
Ứng dụng hỗ trợ công tác Xem bản tin với 2 thao tác chính là xem và phản hồi.
Giao diện Bản tin khoa Dược và Nội dung bản tin được mô tả như Hình 3.75.

97
Khóa luận tốt nghiệp DSĐH Chương 3: Kết quả và bàn luận

Hình 3.75. Giao diện Bản tin khoa Dược và Nội dung bản tin
của ứng dụng Hỗ trợ công tác DLS

Mô tả thao tác trong giao diện Bản tin khoa Dược của ứng dụng Hỗ trợ công tác DLS:
- Danh sách bản tin: hiện các bản tin được gửi cho người dùng với một số
thông tin cơ bản, biểu tượng mắt/bình luận thể hiện người dùng đã đọc/phản hồi
bản tin tương ứng.
- Khi người dùng chọn một bản tin, giao diện Nội dung bản tin sẽ được kích hoạt.
Đồng thời ghi nhận ID người dùng và ID bản tin gửi về máy chủ.
Mô tả thao tác trong giao diện Nội dung bản tin của ứng dụng Hỗ trợ công tác DLS
- Nội dung: hiện nội dung bản tin được chọn.
- Nút “Phản hồi”: Hiện cửa sổ Nhập phản hồi (Hình 3.76), sau khi người dùng
thực hiện thao tác hoàn tất, ghi nhận ID người dùng, ID bản tin và nội dung
phản hồi gửi về máy chủ.
Tại máy chủ, các thông tin gửi về sẽ được xử lý như với phần mềm trên máy vi tính.

98
Khóa luận tốt nghiệp DSĐH Chương 3: Kết quả và bàn luận

Hình 3.76. Cửa sổ Nhập phản hồi của ứng dụng Hỗ trợ công tác DLS

3.3.2. Đánh giá phần mềm Hỗ trợ công tác Dược lâm sàng
3.3.2.1. Đánh giá cài đặt
Phần mềm được đánh giá cài đặt trên máy vi tính và trên điện thoại thông minh.
Trên máy tính:
- Phần mềm được đóng gói tổng cộng 15 MB với 1 tập tin cài đặt.
- Quá trình cài đặt trên Windows XP và Windows 7 tiến hành bình thường.
- Màn hình thích nghi với độ phân giải của Windows.
- Không gây xung đột với các phần mềm khác trong hệ thống máy tính.
Trên điện thoại thông minh:
- Phần mềm được đóng gói tổng cộng 19 MB trong 1 tập tin cài đặt.
- Quá trình cài đặt trên Android các phiên bản 4.0, 5.0 diễn ra bình thường.
- Màn hình thích nghi với độ phân giải điện thoại.
- Không gây xung đột với các phần mềm khác.
Nhận xét: quá trình đánh giá cài đặt cho thấy phần mềm Hỗ trợ công tác Dược lâm
sàng có thể được cài đặt bình thường và không gây xung đột phần mềm đối với các
hệ điều hành dự kiến. Tuy nhiên việc đánh giá cài đặt mới chỉ được thực hiện ở mức
cơ bản, chưa đánh giá được khả năng cài đặt trên các hệ điều hành khác (Linux,
macOS) hay các hệ điều hành Android phiên bản cũ hơn.

99
Khóa luận tốt nghiệp DSĐH Chương 3: Kết quả và bàn luận

3.3.2.2. Đánh giá vận hành


Việc đánh giá vận hành của phần mềm được thực hiện đối với các chức năng theo
Phiếu đánh giá vận hành phần mềm Hỗ trợ công tác Dược lâm sàng (Phụ lục 2).
Kết quả đánh giá được thể hiện trong Bảng 3.28 và Bảng 3.29.

Bảng 3.28. Đánh giá vận hành phần mềm Hỗ trợ công tác Dược lâm sàng trên máy vi tính

STT Nội dung câu hỏi Quan sát

Đăng nhập
- Màn hình Đăng nhập xuất hiện bình thường? +
1 - Kiểm soát đúng Tên đăng nhập và Mật khẩu? +
- Nội dung mật khẩu được ẩn bằng dấu “*”? +
- Có phần thiết lập kết nối? -

Giao diện chính


- Màn hình giao diện chính xuất hiện bình thường? +
2 - Các nút và thanh công cụ hoạt động đúng? +
- Có kiểm soát quyền quản trị đối với giao diện Cấp quyền và +
Quản lý tài khoản?

Quản lý danh mục


- Có kiểm soát quyền cập nhật danh mục khi mở giao diện? +
3 - Các chức năng Thêm, Xóa, Cập nhật hoạt động đúng? +
- Bảng kết quả hiển thị đúng và đầy đủ? +
- Cho phép nhập dữ liệu tự động? -

Quản lý tài khoản - cấp quyền


4 - Danh sách nhân sự hiển thị đầy đủ? +
- Chức năng Lưu hoạt động đúng? +
- Bảng kết quả cấp quyền hiển thị đúng? +

Giám sát sử dụng kháng sinh đặc biệt


- Có kiểm soát quyền của người dùng khi mở giao diện? +
- Tạo Phiếu yêu cầu SDKSĐB mới dễ dàng? +
- Thông tin Phiếu yêu cầu được lưu trữ và hiển thị đầy đủ? +
- Cập nhật tình trạng Phiếu yêu cầu khi có thao tác từ người dùng +
5 (Cho phép sử dụng/Thêm ý kiến/Sửa)?
- Thông báo những người dùng khác khi có thay đổi? -
- Xử lý thao tác duyệt chính xác với từng cá nhân và Ban quản lý +
SDKSĐB?
- Cho thấy tình trạng duyệt của từng người trong Nhóm quản lý -
SDKSĐB?
- Hiện xác nhận khi thực hiện thao tác Hoàn tất, Hủy Phiếu yêu cầu? +

100
Khóa luận tốt nghiệp DSĐH Chương 3: Kết quả và bàn luận

STT Nội dung câu hỏi Quan sát


- Số liệu thống kê đầy đủ và chính xác? +

Bản tin khoa Dược


- Có kiểm soát quyền của người dùng khi mở giao diện? +
- Tạo bản tin mới dễ dàng? +
- Đối tượng nhận bản tin được xác định đầy đủ, chính xác? +
- Chức năng Soạn, Nhập…, Xem trước hoạt động đúng? +
- Thông tin bản tin và các tập tin được lưu trữ đầy đủ? +
- Cập nhật tình trạng bản tin chờ duyệt khi có thao tác từ người dùng +
6 (Duyệt/Thêm ý kiến/Sửa)?
- Nội dung ý kiến, người đưa ý kiến, thời điểm đưa ra ý kiến, tập tin +
duyệt được ghi nhận chính xác
- Công cụ “Lọc” hoạt động đúng? +
- Cho thấy cấp độ duyệt hiện tại của bản tin? -
- Thông báo tới người duyệt khi có bản tin mới cần duyệt? -
- Thao tác gửi bản tin đi hoạt động đúng? +
- Nội dung các tập tin bản tin hiển thị chính xác? +
- Thao tác Xem, Phản hồi được ghi nhận chính xác? +

Thống kê
7 - Số liệu thống kê chính xác? +
- Cho phép xuất dữ liệu sang tập tin Excel? +
- In báo cáo theo mẫu? -

Bảng 3.29. Đánh giá vận hành Ứng dụng Hỗ trợ công tác Dược lâm sàng
trên điện thoại thông minh

STT Nội dung câu hỏi Quan sát

Đăng nhập
- Kiểm soát đúng Tên đăng nhập và Mật khẩu? +
1 - Nội dung mật khẩu được ẩn bằng dấu “*”? +
- Lưu thông tin đăng nhập trên thiết bị? -
- Có thiết lập phần kết nối? -

Giao diện chính


2 - Các nút hoạt động đúng? +
- Có kiểm soát quyền của tài khoản đăng nhập? +

Giám sát sử dụng kháng sinh đặc biệt


3 - Danh sách Phiếu yêu cầu chờ duyệt được hiển thị đầy đủ? +
- Các nút và công cụ hoạt động đúng? +
- Thông tin của Phiếu yêu cầu hiển thị đầy đủ, chính xác? +

101
Khóa luận tốt nghiệp DSĐH Chương 3: Kết quả và bàn luận

STT Nội dung câu hỏi Quan sát


- Cập nhật tình trạng Phiếu yêu cầu khi có thao tác từ người dùng +
(Cho phép sử dụng/Thêm ý kiến)?
- Cung cấp thông tin về kết quả xét nghiệm, kháng sinh đồ? -
- Hiện thông báo khi có Phiếu yêu cầu mới? -
- Hoạt động liên tục theo thời gian thực? -

Bản tin khoa Dược


- Danh sách bản tin được hiển thị đầy đủ? +
- Đánh dấu các bản tin người dùng đã xem, đã phản hồi? +
4 - Có xử lý thao tác “Đã xem” và “Đã phản hồi” +
- Nội dung bản tin hiển thị chính xác? +
- Thao tác Xem, Phản hồi được ghi nhận chính xác? +
- Cho phép xem phản hồi của người dùng khác? -

Nhận xét: Theo kết quả đánh giá về vận hành đối với các chức năng của phần mềm
Hỗ trợ công tác Dược lâm sàng trên máy vi tính và ứng dụng trên điện thoại thông
minh thì phần mềm đạt các yêu cầu trong quá trình vận hành, tuy nhiên một số chức
năng vẫn còn ở mức cơ bản, cần phát triển và hoàn thiện thêm.

102
Khóa luận tốt nghiệp DSĐH Chương 4: Kết luận và đề nghị

CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

KẾT LUẬN
Đề tài được thực hiện theo thời gian quy định và đạt được những mục tiêu đề ra với
các kết quả như sau:
1. Khảo sát tình hình ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động Dược
lâm sàng cùng các quy trình cụ thể tại bệnh viện
Qua quá trình khảo sát trực tiếp kết hợp các tài liệu hướng dẫn của Bộ Y tế,
đánh giá được thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực Dược lâm
sàng tại Bệnh viện đa khoa khu vực Củ Chi TP. HCM; từ đó rút ra nhu cầu áp dụng
ứng dụng công nghệ thông tin trên 2 hoạt động: giám sát sử dụng kháng sinh
đặc biệt và biên soạn, giám sát theo dõi bản tin khoa Dược.
Sử dụng kết quả của Phiếu khảo sát chi tiết hoạt động Dược lâm sàng tại
Bệnh viện đa khoa khu vực Củ Chi TP. HCM (Phụ lục 1) cùng tài liệu quy trình cụ
thể do bệnh viện cung cấp, xây dựng được 2 quy trình chi tiết:
- Quy trình Kê đơn sử dụng kháng sinh đặc biệt.
- Quy trình Biên soạn và duyệt bản tin.
2. Xây dựng phần mềm
Phần mềm Hỗ trợ công tác Dược lâm sàng được thiết kế và trình bày trên nền tảng
Microsoft Powerpoint 2013 cùng một số phần mềm hỗ trợ, được chia thành 2
phần chính: phần mềm trên máy vi tính và ứng dụng trên điện thoại thông minh.
Phần mềm Hỗ trợ công tác Dược lâm sàng trên máy vi tính được lập trình bằng
ngôn ngữ Visual C# với hệ quản trị CSDL SQL Server 2012, bao gồm 30 giao diện,
với 2 chức năng chính:
- Giám sát sử dụng kháng sinh đặc biệt thông qua việc biên soạn và phê duyệt
Phiếu yêu cầu sử dụng kháng sinh đặc biệt.
- Biên soạn, phê duyệt và giám sát việc theo dõi Bản tin khoa Dược.
Ứng dụng Hỗ trợ công tác Dược lâm sàng trên điện thoại thông minh được lập trình
bằng ngôn ngữ Java, kết nối đến máy chủ chứa CSDL qua dịch vụ web, bao gồm 5
giao diện, thực hiện 2 chức năng:
- Duyệt Phiếu yêu cầu sử dụng kháng sinh đặc biệt.
- Xem bản tin và phản hồi.

103
Khóa luận tốt nghiệp DSĐH Chương 4: Kết luận và đề nghị

3. Đánh giá phần mềm


3.1. Nhận dạng phần mềm
Các giao diện của phần mềm Hỗ trợ công tác Dược lâm sàng ghi nhận thông qua
vận hành thử trên cơ sở dữ liệu mẫu.
Phần mềm được khảo sát về nhận dạng theo các chức năng chính cho thấy phần
mềm có giao diện và chức năng về cơ bản đạt các yêu cầu kỹ thuật đề ra, tuy nhiên
vẫn cần phải hoàn thiện thêm.
3.2. Đánh giá phần mềm
Việc đánh giá phần mềm Hỗ trợ công tác Dược lâm sàng được thực hiện bao gồm 2
phần: đánh giá cài đặt và đánh giá vận hành, dựa vào Danh mục câu hỏi đánh giá
vận hành phần mềm Hỗ trợ công tác Dược lâm sàng.
Kết quả cho thấy phần mềm đạt các yêu cầu vận hành cơ bản, có thể hoạt động
bình thường dù còn một số chức năng còn chưa được tối ưu.
Một số ưu điểm nổi bật của phần mềm:
- Phần mềm được trình bày bằng tiếng Việt hoàn toàn, giúp người dùng dễ
sử dụng, dễ hiểu.
- Cho phép người dùng tương tác qua lại khi tiến hành phê duyệt, ghi nhận và
lưu trữ toàn bộ nội dung liên quan, hỗ trợ tra cứu lại khi cần thiết.
- Ứng dụng trên điện thoại thông minh hỗ trợ người dùng có thể thực hiện các
thao tác Duyệt phiếu yêu cầu, Xem bản tin và Phản hồi mọi lúc mọi nơi, giúp
tiết kiệm thời gian và đảm bảo kịp thời trong các trường hợp khẩn cấp.
- Theo dõi được tình hình xem và phản hồi bản tin theo từng khoa và từng cá
nhân, hỗ trợ cung cấp số liệu thống kê.
Ý KIẾN ĐỀ NGHỊ
a. Tích hợp thêm mẫu Phiếu yêu cầu sử dụng kháng sinh cùng một số báo cáo
thống kê phục vụ chức năng xuất kết quả và in theo mẫu.
b. Thiết lập thêm tính năng đối với ứng dụng trên điện thoại thông minh như Duyệt
bản tin, xem các ý kiến, phản hồi từ người dùng khác, hỗ trợ xem toàn bộ thông
tin về bệnh nhân, kết quả xét nghiệm, kháng sinh đồ…
c. Mở rộng thêm chức năng với các công tác Dược lâm sàng khác như Báo cáo
phản ứng có hại của thuốc, Hỏi – đáp thông tin thuốc…

104
Khóa luận tốt nghiệp DSĐH Tài liệu tham khảo

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Carter, Barry L. (2016), “Evolution of Clinical Pharmacy in the US and Future


Directions for Patient Care”, Drugs & aging, 33(3).
2. Hieu T. T.., Huong T. L. N., Van T. T. P. et al (2018), “Hospital clinical
pharmacy services in Vietnam”, International journal of clinical pharmacy,
Published Online: 31 March 2018.
3. Lim C., Takahashi E., Hongsuwan M. et al (2016), “Epidemiology and burden
of multidrug-resistant bacterial infection in a developing country”, Elife, 5.
4. Bộ Y tế (2013), Quyết định số 2174/QĐ-BYT, Kế hoạch hành động quốc gia
về chống kháng thuốc, giai đoạn từ năm 2013 đến năm 2020.
5. Davies J., Davies D. (2010), “Origins and Evolution of Antibiotic
Resistance”, Microbiology and Molecular Biology Reviews, 74(3), 417–433.
6. World Health Organization, (2016), “Antimicrobial resistance fact
sheet”, Updated September.
7. Bộ Y tế (2015), Hướng dẫn sử dụng kháng sinh (2015).
8. Zaman S. B., Hussain M. A., Nye R. (2017), “A Review on Antibiotic
Resistance: Alarm Bells are Ringing”, Cureus, 9(6).
9. Chaudhary A. S. (2016), “A review of global initiatives to fight antibiotic
resistance and recent antibiotics‫ ׳‬discovery”, Acta Pharmaceutica Sinica. B,
6(6), 552–556.
10. American College of Clinical Pharmacy (2008), “The Definition of Clinical
Pharmacy”, Pharmacotherapy: The Journal of Human Pharmacology and
Drug Therapy, 28, 816-817.
11. Bộ Y tế (2012), Thông tư số 31/2012/TT-BYT, Hướng dẫn hoạt động dược
lâm sàng trong bệnh viện.
12. European Centre for Disease Prevention and Control (2017), “EU Guidelines
for the prudent use of antimicrobials in human health”.

105
Khóa luận tốt nghiệp DSĐH Tài liệu tham khảo

13. Bộ Y tế (2016), Hướng dẫn thực hiện quản lý sử dụng kháng sinh trong bệnh
viện.
14. Tamar F. Barlam, Sara E. Cosgrove (2016), “Implementing an Antibiotic
Stewardship Program: Guidelines by the Infectious Diseases Society of
America and the Society for Healthcare Epidemiology of America”, Clinical
Infectious Diseases, 62(10), 51–77.
15. Bộ Y tế (2011), Thông tư số 22/2011/TT-BYT, Quy định tổ chức và hoạt động
của khoa Dược bệnh viện.
16. Ghaibi S., Ipema H. (2015), “ASHP guidelines on the pharmacist's role in
providing drug information”, American Journal of Health-System Pharmacy,
72(7), 573-577.
17. Bệnh viện Bạch Mai (2018) “Khuyến cáo đặc biệt với kháng sinh cefotaxim”,
www.bachmai.gov.vn, [Online]. [Truy cập: 06/06/2018].Địa chỉ:
http://www.bachmai.gov.vn/index.php/vi/tin-tuc-va-su-kien-menuleft-
31/thong-tin-thuoc-menuleft-124/4252-khuy-n-cao-d-c-bi-t-v-i-khang-sinh-
cefotaxim.
18. Spectrum Mobile Health Inc., "Spectrum MD", spectrum.md, Oct 4, 2014.
[Online]. Available: https:// spectrum.md. [Accessed: Jun. 6, 2018].
19. Healthcare Software, “eASY - electronic Antimicrobial Stewardship System”,
easy.nslhd.com, Feb 3 2016. [Online]. Available: http://www.easy.nslhd.com/
[Accessed: Jun. 7, 2018].
20. Pressman R. S. (2005), Software engineering: a practitioner's approach,
Palgrave Macmillan.
21. Đại học Hàng hải Việt Nam (2011), Bài giảng Nhập môn Công nghệ phần
mềm.
22. Lê Văn Phùng (2010), Kỹ nghệ phần mềm, NXB Thông tin và Truyền thông.
23. Schmidt R. F. (2013), “Software engineering: architecture-driven software
development”, Newnes, pp. 263-303.

106
Khóa luận tốt nghiệp DSĐH Tài liệu tham khảo

24. Institute of Electrical & Electronics Engineers, (1998), IEEE Recommended


Practice for Software Requirements Specifications, IEEE.
25. Sommerville I. (2006), Software Engineering: Update, 8th Edition, Addison-
Wesley Longman Publishing Co., Inc.
26. Bund C., Heinemann G.W., JQer B., (1998), “Validation of a customized
LIMS”, Pharmaceutics Acta Helvetiae, 72, 349-356.
27. Arnold L., Frauch P., Klijti A. (1998), “Software assessment under
consideration of validation aspects: PPS and PMS systems”, Pharmaceutics
Acta Helvetiae, 72, 327-332.
28. ISPE/GAMP Consortium (2001), “GAMP 4 guide for Validation of automated
systems”, Tampa.
29. Phạm Ngọc Hùng, Trương Anh Hoàng, Đặng Văn Hưng (2014), Giáo trình
kiểm thử phần mềm, Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội.
30. Hass A. M. (2014), “Guide to advanced software testing”, Artech House.
31. Perry W. E. (2007), Effective Methods for Software Testing: Includes
Complete Guidelines, Checklists, and Templates, John Wiley & Sons.
32. Trung tâm tin học Đại học Khoa học Tự nhiên – ĐHQG TP. HCM (2015),
Lập trình thiết bị di động trên Android.
33. Richardson L., Ruby S., Amundsen M. (2013), RESTful Web APIs: Services
for a Changing World, O'Reilly Media, Inc.

107
Khóa luận tốt nghiệp DSĐH Phụ lục

PHỤ LỤC
Phụ lục 1
Phiếu khảo sát chi tiết hoạt động Dược lâm sàng tại Bệnh viện đa khoa
khu vực Củ Chi TP. HCM
A. Bản tin khoa Dược
I. Nội dung bản tin
1) Nội dung chủ đề bản tin bao gồm
- ☐ Cập nhật thông tin thuốc, thông tin về sử dụng thuốc
- ☐ Sử dụng thuốc trên đối tượng đặc biệt (hiệu chỉnh liều…)
- ☐ Thông tin về thuốc mới (đường dùng mới, dạng bào chế mới, chỉ định mới,
phối hợp mới…)
- ☐ Phác đồ, khuyến cáo, hướng dẫn điều trị mới
- ☐ Cập nhật thay đổi phác đồ, hướng dẫn điều trị
- ☐ Cảnh giác Dược (ADR mới, tương tác, tương kỵ…)
- ☐ Kỹ thuật (cập nhật kỹ thuật xét nghiệm, sử dụng thiết bị, dụng cụ…)

Bổ sung thêm: .................................................................................................................................


2) Tiếp nhận thông tin
- ☐ Bộ Y tế, Sở Y tế, Cục quản lý Dược, trung tâm DI & ADR quốc gia…
- ☐ Các cơ quan quốc tế: WHO, FDA, EMA…
- ☐ Các bài báo khoa học
- ☐ Các website tin tức đáng tin cậy
- ☐ Hội đồng thuốc và điều trị

Bổ sung thêm: .................................................................................................................................


3) Đánh giá thông tin trước khi soạn bản tin
- ☐ Độ chính xác của thông tin
- ☐ Mức độ cần thiết
+ ☐ Thuốc có trong danh mục của bệnh viện không?
+ ☐ Tình hình sử dụng tại bệnh viện?
+ ☐ Phác đồ có đang áp dụng tại bệnh viện?
- ☐ Mức độ cấp thiết

Bổ sung thêm: ................................................................................................................................

PL-1
Khóa luận tốt nghiệp DSĐH Phụ lục

4) Phương pháp tiến hành xử lý thông tin, viết bản tin?


- ☐ Dịch
- ☐ Viết lại
- ☐ Để nguyên văn (thông báo của SYT, Cục QLD…)

Bổ sung thêm: ................................................................................................................................


5) Kiểu thông tin của bản tin bao gồm những gì?
- ☐ Văn bản
- ☐ Hình ảnh
- ☐ Video

Bổ sung thêm: ................................................................................................................................


II. Biên soạn và duyệt bản tin
6) Ai là người soạn bản tin?
- ☐ Dược sĩ tại khoa Dược
- ☐ Người thuộc tổ thông tin thuốc

Bổ sung thêm: .................................................................................................................................


7) Ai là người duyệt bản tin?
- ☐ Ban giám đốc
- ☐ Trưởng phòng Kế hoạch Tổng hợp
- ☐ Trưởng khoa Dược

Bổ sung thêm: ................................................................................................................................


8) Căn cứ vào những tiêu chí nào để duyệt?
- ☐ Nội dung
- ☐ Hình thức
- ☐ Cần thiết cung cấp bản gốc (nếu dịch)? TLTK tại vị trí trích dẫn (nếu viết
lại)?
- ☐ Ghi nhận người duyệt, thời điểm duyệt

Bổ sung thêm: ................................................................................................................................


9) Phản hồi của người duyệt nếu cần chỉnh sửa?
- ☐ Sửa trực tiếp trên bản tin?
- ☐ Phản hồi bằng ý kiến?

Khác: ...............................................................................................................................................

PL-2
Khóa luận tốt nghiệp DSĐH Phụ lục

10) Thông báo:


- ☐ Tại máy người duyệt khi có bản tin cần duyệt
- ☐ Tại máy người soạn khi có phản hồi từ người duyệt
- ☐ Tại máy người nhận khi có bản tin gửi đến

Bổ sung thêm: ................................................................................................................................


11) Ai là người gửi bản tin đi?
- ☐ Tự động gửi đi sau khi duyệt?
- ☐ Người soạn gửi đi sau khi được duyệt?
- ☐ Chuyển tới 1 người chuyên phụ trách gửi bản tin?

Khác: ..............................................................................................................................................
12) Về chỉnh sửa bản tin sau khi đã duyệt và gửi đi?
- ☐ Đánh giá sai sót
- ☐ Thông báo tới đối tượng được gửi sau khi phát hiện sai sót nếu nghiêm trọng
- ☐ Chỉnh sửa và duyệt lại
- ☐ Thông báo tới đối tượng được gửi sau khi chỉnh sửa, cập nhật

Bổ sung thêm: .................................................................................................................................


13) Bản tin cần được gửi tới những phòng ban, đơn vị… nào?
- ☐ Ban giám đốc
- ☐ Phòng KHTH
- ☐ Các khoa, phòng
- ☐ Các kho nội, ngoại trú

Bổ sung thêm: ................................................................................................................................


14) Tần suất biên soạn bản tin?
- ☐ Định kỳ:
+ ☐ Hàng tuần
+ ☐ Hàng tháng
- ☐ Đột xuất nếu có thông báo khẩn cấp

Bổ sung thêm: ................................................................................................................................


III. Đối tượng tiếp nhận
15) Đối tượng tiếp nhận bản tin bao gồm những ai?
- ☐ Bác sĩ
- ☐ Điều dưỡng
- ☐ Kỹ thuật viên
- ☐ Cán bộ y tế khác (vd: bộ phận kho…)

PL-3
Khóa luận tốt nghiệp DSĐH Phụ lục

Bổ sung thêm: ................................................................................................................................


16) Phân loại đối tượng nhận bản tin?
- ☐ Theo nhóm: bác sĩ, điều dưỡng, phòng ban khác
- ☐ Theo khoa
- ☐ Theo phòng ban

Bổ sung thêm: ................................................................................................................................


IV. Quản lý và thống kê
17) Tiêu chí giám sát theo dõi bản tin:
- ☐ Theo dõi người nhận đã đọc
- ☐ Theo dõi người nhận đã phản hồi, nội dung phản hồi
- ☐ Khảo sát nhỏ để đánh giá

Bổ sung thêm: ................................................................................................................................


18) Lưu trữ thông tin bản tin để tra cứu theo:
- ☐ Thời gian
- ☐ Đối tượng tiếp nhận
- ☐ Nội dung tin (tên thuốc, phác đồ, kỹ thuật…)

Bổ sung thêm: ................................................................................................................................


19) Nội dung báo cáo định kỳ
- ☐ Tổng quan (Số bản tin gửi đi, số lượt xem, số lượt phản hồi…)
- ☐ Thống kê theo chủ đề
- ☐ Thống kê theo số lượng, tỷ lệ lượt xem, phản hồi
- ☐ Đánh giá các thông tin, chủ đề được quan tâm nhiều (dựa trên lượt xem,
phản hồi)

Bổ sung thêm: ................................................................................................................................


B. Giám sát sử dụng kháng sinh đặc biệt
I. Quy trình phê duyệt
20) Phạm vi sử dụng kháng sinh đặc biệt (SDKSĐB)
- ☐ Dự phòng trong phẫu thuật
- ☐ Điều trị nhiễm khuẩn đa đề kháng

Bổ sung thêm: .................................................................................................................................

PL-4
Khóa luận tốt nghiệp DSĐH Phụ lục

21) Xử lý khi gặp trường hợp phối hợp 2 kháng sinh?


- ☐ Không sử dụng phối hợp
- ☐ Ghi vào cùng phiếu yêu cầu
- ☐ Đính kèm thêm một phiếu yêu cầu chứa thông tin sử dụng kháng sinh thứ 2

Bổ sung thêm: .................................................................................................................................


22) Bằng chứng cần đưa ra khi viết phiếu yêu cầu sử dụng kháng sinh đặc biệt bao gồm:
- ☐ Triệu chứng lâm sàng của bệnh nhân
- ☐ Kết quả xét nghiệm vi sinh
- ☐ Kháng sinh đồ

Bổ sung thêm: .................................................................................................................................


23) Để phiếu yêu cầu SDKSĐB có hiệu lực cần thông qua:
- ☐ Hội chẩn
- ☐ Phê duyệt bởi Ban giám sát sử dụng KSĐB

Bổ sung thêm: .................................................................................................................................


24) Người phê duyệt phiếu yêu cầu SDKSĐB bao gồm:
- ☐ Trưởng, phó khoa lâm sàng
- ☐ Trưởng, phó khoa Dược
- ☐ Người thuộc Ban giám sát sử dụng KSĐB

Bổ sung thêm: ................................................................................................................................

25) Những thông tin cần được cung cấp khi tiến hành phê duyệt phiếu yêu cầu SDKSĐB
- ☐ Tình trạng bệnh nhân (biểu hiện, xét nghiệm chức năng, sinh hiệu…)
- ☐ Lý do, bằng chứng yêu cầu sử dụng (xét nghiệm vi sinh, kháng sinh đồ…)
- ☐ Tên kháng sinh, liều lượng, đường dùng, số lần dùng/ngày, số ngày dùng,
tốc độ truyền (nếu có)…

Bổ sung thêm: ................................................................................................................................


26) Trường hợp phiếu yêu cầu SDKSĐB có ý kiến phản hồi:
- ☐ Bác sĩ điều trị sửa lại y lệnh theo ý kiến phản hồi hoặc đồng ý không sử
dụng nữa
- ☐ Nếu không đồng ý với ý kiến phản hồi, bác sĩ điều trị đưa ra ý kiến cá nhân

Bổ sung thêm: .................................................................................................................................

PL-5
Khóa luận tốt nghiệp DSĐH Phụ lục

27) Sau khi hoàn tất chỉnh sửa và thống nhất ý kiến
- ☐ Ghi nhận toàn bộ ý kiến vào biên bản, đính kèm vào phiếu yêu cầu
SDKSĐB cũ
- ☐ Làm lại phiếu mới theo kết quả hội chẩn, sau đó đính kèm biên bản và phiếu
yêu cầu SDKSĐB cũ
- ☐ Làm lại phiếu mới theo kết quả hội chẩn, lưu biên bản và phiếu yêu cầu
SDKSĐB cũ

Bổ sung thêm: ................................................................................................................................


28) Phiếu yêu cầu SDKSĐB cũ và biên bản hội chẩn cần được đính kèm vào HSBA?
- ☐ Có
- ☐ Không
- ☐ Lưu trữ, chỉ cần đính kèm phiếu yêu cầu SDKSĐB đã điều chỉnh và thống
nhất

Bổ sung thêm: ................................................................................................................................


II. Thống kê
29) Nội dung thống kê sử dụng kháng sinh đặc biệt:
- ☐ Số trường hợp yêu cầu SDKSĐB
- ☐ Số trường hợp cho phép SDKSĐB
- ☐ Thống kê theo khoa sử dụng
- ☐ Thống kê theo tên hoạt chất

Bổ sung thêm: ................................................................................................................................

PL-6
Khóa luận tốt nghiệp DSĐH Phụ lục

Phụ lục 2
Phiếu đánh giá vận hành phần mềm Hỗ trợ công tác Dược lâm sàng

A. Phần mềm trên máy vi tính

STT Nội dung câu hỏi Quan sát

Đăng nhập
- Màn hình Đăng nhập xuất hiện bình thường?
1 - Kiểm soát đúng Tên đăng nhập và Mật khẩu?
- Nội dung mật khẩu được ẩn bằng dấu “*”?
- Có phần thiết lập kết nối?

Giao diện chính


- Màn hình giao diện chính xuất hiện bình thường?
2 - Các nút và thanh công cụ hoạt động đúng?
- Có kiểm soát quyền quản trị đối với giao diện Cấp quyền và
Quản lý tài khoản?

Quản lý danh mục


- Có kiểm soát quyền cập nhật danh mục khi mở giao diện?
3 - Các chức năng Thêm, Xóa, Cập nhật hoạt động đúng?
- Bảng kết quả hiển thị đúng và đầy đủ?
- Cho phép nhập dữ liệu tự động?

Quản lý tài khoản - cấp quyền


4 - Danh sách nhân sự hiển thị đầy đủ?
- Chức năng Lưu hoạt động đúng?
- Bảng kết quả cấp quyền hiển thị đúng?

Giám sát sử dụng kháng sinh đặc biệt


- Có kiểm soát quyền của người dùng khi mở giao diện?
- Tạo Phiếu yêu cầu SDKSĐB mới dễ dàng?
- Thông tin Phiếu yêu cầu được lưu trữ và hiển thị đầy đủ?
- Cập nhật tình trạng Phiếu yêu cầu khi có thao tác từ người dùng
(Cho phép sử dụng/Thêm ý kiến/Sửa)?
5 - Thông báo những người dùng khác khi có thay đổi?
- Xử lý thao tác duyệt chính xác với từng cá nhân và Ban quản lý
SDKSĐB?
- Cho thấy tình trạng duyệt của từng người trong Nhóm quản lý
SDKSĐB?
- Hiện xác nhận khi thực hiện thao tác Hoàn tất, Hủy Phiếu yêu cầu?
- Số liệu thống kê đầy đủ và chính xác?

PL-7
Khóa luận tốt nghiệp DSĐH Phụ lục

STT Nội dung câu hỏi Quan sát

Bản tin khoa Dược


- Có kiểm soát quyền của người dùng khi mở giao diện?
- Tạo bản tin mới dễ dàng?
- Đối tượng nhận bản tin được xác định đầy đủ, chính xác?
- Chức năng Soạn, Nhập…, Xem trước hoạt động đúng?
- Thông tin bản tin và các tập tin được lưu trữ đầy đủ?
- Cập nhật tình trạng bản tin chờ duyệt khi có thao tác từ người dùng
6 (Duyệt/Thêm ý kiến/Sửa)?
- Nội dung ý kiến, người đưa ý kiến, thời điểm đưa ra ý kiến, tập tin
duyệt được ghi nhận chính xác
- Công cụ “Lọc” hoạt động đúng?
- Cho thấy cấp độ duyệt hiện tại của bản tin?
- Thông báo tới người duyệt khi có bản tin mới cần duyệt?
- Thao tác gửi bản tin đi hoạt động đúng?
- Nội dung các tập tin bản tin hiển thị chính xác?
- Thao tác Xem, Phản hồi được ghi nhận chính xác?

Thống kê
7 - Số liệu thống kê chính xác?
- Cho phép xuất dữ liệu sang tập tin Excel?
- In báo cáo theo mẫu?

B. Ứng dụng trên điện thoại thông minh

STT Nội dung câu hỏi Quan sát

Đăng nhập
- Kiểm soát đúng Tên đăng nhập và Mật khẩu?
1 - Nội dung mật khẩu được ẩn bằng dấu “*”?
- Lưu thông tin đăng nhập trên thiết bị?
- Có thiết lập phần kết nối?

Giao diện chính


2 - Các nút hoạt động đúng?
- Có kiểm soát quyền của tài khoản đăng nhập?

Giám sát sử dụng kháng sinh đặc biệt


- Danh sách Phiếu yêu cầu chờ duyệt được hiển thị đầy đủ?
3 - Các nút và công cụ hoạt động đúng?
- Thông tin của Phiếu yêu cầu hiển thị đầy đủ, chính xác?
- Cập nhật tình trạng Phiếu yêu cầu khi có thao tác từ người dùng
(Cho phép sử dụng/Thêm ý kiến)?

PL-8
Khóa luận tốt nghiệp DSĐH Phụ lục

STT Nội dung câu hỏi Quan sát


- Cung cấp thông tin về kết quả xét nghiệm, kháng sinh đồ?
- Hiện thông báo khi có Phiếu yêu cầu mới?
- Hoạt động liên tục theo thời gian thực?

Bản tin khoa Dược


- Danh sách bản tin được hiển thị đầy đủ?
- Đánh dấu các bản tin người dùng đã xem, đã phản hồi?
4 - Có xử lý thao tác “Đã xem” và “Đã phản hồi”
- Nội dung bản tin hiển thị chính xác?
- Thao tác Xem, Phản hồi được ghi nhận chính xác?
- Cho phép xem phản hồi của người dùng khác?

PL-9

You might also like