You are on page 1of 80

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGUYỄN TẤT THÀNH

VĂN THỊ HỒNG NHI

KHẢO SÁT THỰC TRẠNG, CẢI TIẾN VÀ ĐÁNH GIÁ PHÂN TÍCH
SỬ DỤNG THUỐC ÁP DỤNG CÁC PHƯƠNG PHÁP
CỦA THÔNG TƯ 21/2013/TT-BYT
TẠI BỆNH VIỆN QUẬN 11 TRONG NĂM 2017

Chuyên ngành : Quản lý và cung ứng thuốc

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ ĐẠI HỌC

Hướng dẫn khoa học: DS. CKII. Đào Duy Kim Ngà
ThS. Lê Thị Nga

Tp HCM – 2018
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu khảo sát và kết
quả phân tích nêu trong bài là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ
công trình nghiên cứu khoa học nào khác. Nếu phát hiện có sự gian lận nào, tôi xin
hoàn toàn chịu trách nhiệm về khóa luận của mình.
TP. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2018
Chữ ký SV

SV. Văn Thị Hồng Nhi


LỜI CÁM ƠN
Để hoàn thành được bài khóa luận này, tôi xin chân thành cảm ơn Quý Thầy Cô Khoa
Dược – Trường Đại Học Nguyễn Tất Thành đã tận tình truyền đạt kiến thức cũng như
giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập tại trường.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến:
 DS.CKII. Đào Duy Kim Ngà – Trưởng Khoa Dược Bệnh viện Quận 11, Phó
trưởng bộ môn Dược Lâm Sàng Trường Đại học Y Phạm Ngọc Thạch cùng
Các Cộng Sự Khoa Dược.
 ThS. Lê Thị Nga – Giảng viên trường Đại Học Nguyễn Tất Thành đã trực tiếp
hướng dẫn, chỉ bảo tận tình và tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt quá
trình thực hiện đề tài.
Tôi xin trân trọng cảm ơn:
 Quý Thầy – Cô của Trường Đại học Nguyễn Tất Thành đã tạo điều kiện cho
Khối Dược Đại Học có cơ hội học tập nâng cao kiến thức chuyên môn.
 Gia đình và bạn bè đã luôn động viên, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập
và hoàn thành đề tài.
TP. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2018
Chữ ký SV

SV. Văn Thị Hồng Nhi


MỤC LỤC
Đặt vấn đề ............................................................................................................... 1

Chương 1. Tổng quan tài liệu .................................................................................. 3

1.1 Cơ sở pháp lý về ứng dụng công nghệ thông tin ............................................. 3

1.2 Tình hình sử dụng thuốc trên thế giới và Việt Nam ........................................ 6

1.2.1 Trên thế giới ........................................................................................... 6

1.2.2 Tại Việt Nam .......................................................................................... 6

1.2.3 Tình hình sử dụng thuốc trong hệ thống bệnh viện ở Việt Nam ............... 7

1.3 Vấn đề liên quan đến phân tích sử dụng thuốc ............................................... 8

1.3.1 Phương pháp phân tích ABC ................................................................... 9

1.3.2 Phương pháp phân tích VEN ................................................................. 11

1.3.3 Phân tích ma trận ABC/VEN ................................................................ 14

1.3.4 Phương pháp phân tích liều xác định trong ngày ................................... 16

1.3.5 Công cụ phân tích sử dụng thuốc đề nghị .............................................. 20

1.4 Giới thiệu về Bệnh viện và Khoa Dược Bệnh viện Quận 11 ......................... 21

1.4.1 Bệnh viện Quận 11................................................................................ 21

1.4.2 Khoa Dược Bệnh viện Quận 11 ............................................................. 22

1.5 Công cụ phân tích sử dụng thuốc ................................................................. 24

1.5.1 Phần mềm i3 Autralia Hospital Pharmacist Tool ................................... 24

1.5.2 Phần mềm iHIS Solutions ..................................................................... 25

Chương 2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu ................................................. 27

2.1 Đối tượng nghiên cứu .................................................................................. 27

2.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu ................................................................ 27

2.3 Thiết kế nghiên cứu ..................................................................................... 27

i
Chương 3. Kết quả và bàn luận .............................................................................. 32

3.1 Kết quả khảo sát thực trạng bằng thủ công và ứng dụng công cụ phân tích tình
hình sử dụng thuốc tại Bệnh viện Quận 11 trong năm 2017 - áp dụng các phương
pháp theo Thông tư 21/2013/TT-BYT ............................................................... 32

3.1.1 Phương pháp phân tích ABC ................................................................. 32

3.1.2 Phương pháp phân tích VEN ................................................................. 36

3.1.3 Phân tích ma trận ABC/VEN ................................................................ 38

3.1.4 Phương pháp phân tích DDD ................................................................ 42

3.2 Phân tích tồn tại, đề xuất cải tiến và đánh giá hiệu quả của việc áp dụng công
cụ phân tích ....................................................................................................... 56

3.2.1 Phân tích tồn tại .................................................................................... 56

3.2.2 Đề xuất cải tiến ..................................................................................... 57

3.2.3 Đánh giá hiệu quả của việc áp dụng các giải pháp đề xuất cải tiến ........ 60

3.3 Bàn luận ...................................................................................................... 61

Chương 4. Kết luận và kiến nghị ........................................................................... 63

4.1 Kết luận ....................................................................................................... 63

4.1.1 Khảo sát thực trạng tình hình sử dụng các nhóm thuốc hiện có tại Bệnh
viện Quận 11 bằng phương pháp thủ công ..................................................... 63

4.1.2 Phân tích các tồn tại, cải tiến và đánh giá dữ liệu sử dụng thuốc bằng việc
ứng dụng công cụ phân tích: ABC, VEN, ABC/VEN, DDD tại Bệnh viện Quận
11 theo các phương pháp của thông tư 21/2013/TT-BYT............................... 64

4.1.3 Đánh giá hiệu quả của việc áp dụng các giải pháp đề xuất cải tiến ........ 64

4.2 Kiến nghị ..................................................................................................... 65

Tài liệu tham khảo

Phụ lục

ii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt

Phân loại thuốc dựa theo hệ


Anatomical Therapeutic
ATC thống giải phẫu – điều trị - hóa
Chemical code
học

BHYT Bảo hiểm y tế

BV Bệnh viện

BVQ11 Bệnh viện Quận 11

Ministry of Public Health/


BYT Bộ Y Tế
Department of Health

CNTT Công nghệ thông tin

D Desitable Không thiết yếu

DDD Defined Daily Dose Liều xác định trong ngày

DMT Danh mục thuốc

Phương pháp nghiên cứu phân


DU 90% Drug Utilization 90% khúc 90% tổng giá trị sử dụng
thuốc

E Essential Thiết yếu

GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội

HĐT&ĐT Drug and Treatment Council Hội đồng Thuốc và điều trị

iii
KCB Khám chữa bệnh

MHBT Mô hình bệnh tật

N Non-essential Không thiết yếu

NB người bệnh

PM Phần mềm

PDD Prescribed Daily Dose Liều thực tế kê đơn

THE Total Health Expenditure Tổng chi phí y tế

Total Pharmaceuticak
TPE Tổng chi phí dược phẩm
Expenditure

V Vital Sống còn

WHO World Health Organization Tổ Chức Y Tế Thế Giới

iv
DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.1 Các ứng dụng liên quan đến phương pháp phân tích theo DDD .............. 19
Hình 1.2 Sơ đồ tổ chức Bệnh viện Quận 11 .......................................................... 21
Hình 1.3 Phần mềm i3 Autralia Hospital Pharmacist Tool .................................... 24
Hình 1.4 Phần mềm iHIS Solutions....................................................................... 25
Hình 3.1 Biểu đồ phân tích ABC .......................................................................... 32
Hình 3.2 Phân tích tỷ lệ sử dụng thuốc nội và thuốc ngoại theo ABC.................... 34
Hình 3.3 Kết quả từ công cụ phân tích (3.1.1.1) .................................................... 34
Hình 3.4 Phân tích tỷ lệ sử dụng thuốc nội và thuốc ngoại theo ABC.................... 35
Hình 3.5 Kết quả từ công cụ phân tích (3.1.1.2) .................................................... 36
Hình 3.6 Phân tích VEN ....................................................................................... 37
Hình 3.7 Kết quả từ công cụ phân tích (3.1.2) ....................................................... 37
Hình 3.8 Phân tích ma trận ABC/VEN .................................................................. 39
Hình 3.9 Kết quả từ công cụ phân tích (3.1.3) ....................................................... 40
Hình 3.10 Kết quả từ công cụ phân tích (3.1.3.1) .................................................. 41
Hình 3.11 Kết quả từ công cụ phân tích (3.1.3.2) .................................................. 41
Hình 3.12 Biểu đồ phân tích DDD theo DU 90% .................................................. 42
Hình 3.13 Biểu đồ phân tích DDD theo hoạt chất ................................................. 42
Hình 3.14 Kết quả từ công cụ phân tích (3.1.4.1) .................................................. 44
Hình 3.15 Kết quả từ công cụ phân tích (3.1.4.2) .................................................. 49
Hình 3.16 Kết quả từ công cụ phân tích (3.1.4.3) .................................................. 50
Hình 3.17 Biểu đồ phân bổ chi phí theo nhóm thuốc ............................................. 52
Hình 3.18 Biểu đồ DDD/100 giường/ngày giữa các nhóm thuốc ........................... 53
Hình 3.19 Kết quả từ công cụ phân tích (3.1.4.4) .................................................. 55

v
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1 Phân tích ABC ....................................................................................... 10
Bảng 1.2 Bảng phân loại thuốc V, E, N theo khuyến cáo của WHO ...................... 12
Bảng 1.3 Bảng phân loại VEN theo căn cứ pháp lý của BYT ................................ 13
Bảng 1.4 Bảng phân tích nhóm ma trận ABC/VEN. .............................................. 14
Bảng 1.5 Công cụ phân tích sử dụng thuốc đề nghị ............................................... 20
Bảng 1.6 Các báo cáo PM iHIS Solutions ............................................................. 26
Bảng 2.1 Biến số của phân tích ABC .................................................................... 29
Bảng 2.2 Biến số của VEN.................................................................................... 29
Bảng 2.3 Biến số của phân tích ma trận ABC/VEN ............................................... 30
Bảng 3.1 Bảng phân tích ABC (n=686) ................................................................. 32
Bảng 3.2 Phân tích tỷ lệ sử dụng thuốc nội và thuốc ngoại theo ABC ................... 33
Bảng 3.3 Phân tích tỷ lệ sử dụng thuốc nội và thuốc ngoại theo ABC ................... 35
Bảng 3.4 Bảng phân tích VEN .............................................................................. 36
Bảng 3.5 Bảng kết quả ma trận ABC/VEN............................................................ 38
Bảng 3.6 Phân tích ma trận ABC/VEN ................................................................. 38
Bảng 3.7 Phân tích tổng liều xác định/100 giường/ngày giữa các nhóm thuốc....... 50
Bảng 3.8 Các vấn đề bất cập của phân tích thủ công ............................................. 56
Bảng 3.9.Tính ưu việt của công cụ phân tích ......................................................... 58
Bảng 3.10 Đánh giá về hiêu quả của việc ứng dụng công cụ phân tích. ................. 61

vi
TÓM TẮT
Khóa luận tốt nghiệp dược sĩ đại học - Năm học 2013 – 2018

KHẢO SÁT THỰC TRẠNG, CẢI TIẾN VÀ ĐÁNH GIÁ PHÂN TÍCH
SỬ DỤNG THUỐC ÁP DỤNG CÁC PHƯƠNG PHÁP CỦA
THÔNG TƯ 21/2013/TT-BYT TẠI BỆNH VIỆN QUẬN 11 TRONG NĂM 2017

Văn Thị Hồng Nhi

Hướng dẫn khoa học:DS.CKII. Đào Duy Kim Ngà


ThS. Lê Thị Nga.

Mở đầu: Sử dụng thuốc bất hợp lý đang là vấn đề cực kỳ nghiêm trọng mang tính toàn cầu.
Thông tư 21/2013/TT-BYT đã nêu các phương pháp quản lý sử dụng thuốc, nhưng đa số các
bệnh viện còn thực hiện bằng thủ công gây nhiều bất lợi. Với mong muốn tìm ra cách thức
thực hiện tốt hơn, tác giả đã thực hiện đề tài này.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Hồi cứu dữ liệu thuốc tại Bệnh viện Quận 11
(BVQ11) từ 01/01/2017 đến 31/12/2017.
Kết quả: Khảo sát từ công cụ phân tích trùng khớp với khảo sát thủ công. Cụ thể, phương
pháp ABC, VEN, ABC/VEN có tỷ lệ các nhóm thuốc phù hợp theo Thông tư 21/2013/TT-
BYT. Với liều xác định hàng ngày (DDD) trong 90% đơn thuốc, thuốc insulin và các chất
tương tự để tiêm tác động vừa chiếm tỷ lệ 45,59% cao nhất; Với giữa các nhóm thuốc, nhóm
tim mạch chiếm tỷ lệ 29,32% cao nhất về chi phí và nhóm hocmon và các thuốc tác độnng
vào hệ thống nội tiết chiếm tỷ lệ 57,73% cao nhất của DDD/100 giường/ngày.
Kết luận: Việc áp dụng công cụ phân tích đã góp phần tiết kiệm thời gian, chi phí và nhân
lực, qua đó giảm bớt gánh nặng công việc cho nhân viên khoa Dược BVQ11.
Từ khóa: ABC, VEN, ABC/VEN, DDD, sử dụng thuốc hợp lý.

vii
Final assay for the degree of BS Pharm - Academic year: 2013-2018

SURVEY OF IMPACTS, IMPROVEMENTS AND ANALYSIS ASSESSMENT


USING MEDICINES TO APPLY METHODS
CIRCULAR 21/2013 / TT-BYT AT 11TH DISTRICT HOSPITAL IN 2017

Van Thi Hong Nhi

Supervisor: Bpharm. PGS. Dao Duy Kim Nga


MS. Le Thi Nga

Introduction: Unreasonable drug use is a very serious global problem. Circular


21/2013/TT-BYT stated the methods of drug use management, but most of the hospitals also
hand-made many disadvantages. Wishing to find out how to do better, the author has done
this topic.
Materials and methods: Retrospective medicine data recovery at 11th district hospital from
01/01/2017 to 31/12/2017.
Results: Survey from software matched with manual survey. Specifically, the ABC, VEN,
ABC/VEN methods have the appropriate proportion of drug classes according to Circular
21/2013/TT-BYT. At the daily dose (DDD) in 90% of prescriptions, insulin and similar
agents for injection have the highest rate of 45.59%; Among cardiovascular groups, the
highest rate was 29.32%, and hormone therapy and endocrine drugs accounted for the
highest 57.73% of DDD/100 beds/day. .
Conclusion: The application of software has saved time, cost and human resources, thereby
reducing the burden of work for staff of Pharmacy 11th district hospital.
Keywords: ABC, VEN, ABC/VEN, DDD, use of drugs reasonably.

viii
Khóa luận tốt nghiệp Đặt vấn đề

ĐẶT VẤN ĐỀ
Sử dụng thuốc bất hợp lý là một vấn đề cực kỳ nghiêm trọng mang tính toàn cầu, gây
lãng phí và có hại [25]. Ở các nước đang phát triển và chuyển tiếp, trong chăm sóc
ban đầu ít hơn 40% người bệnh (NB) trong khu vực công và 30% NB trong khu vực
tư nhân được điều trị theo tiêu chuẩn hướng dẫn điều trị. Sự tuân thủ của NB đối với
các chế độ điều trị là khoảng 50% trên toàn thế giới và thấp hơn ở các nước đang phát
triển và chuyển tiếp, nơi có tới 50% tất cả các trường hợp phân phối không đầy đủ
(về hướng dẫn NB và/hoặc ghi nhãn thuốc pha chế) [25]. Theo thống kê của Tổ Chức
Y Tế Thế Giới (WHO), các tác dụng phụ của thuốc gây ra bệnh tật và tử vong đáng
kể và được xếp hạng trong số 10 nguyên nhân tử vong hàng đầu tại Hoa Kỳ [22],
[20]. Ước tính chi phí gây ra bởi tác dụng phụ của thuốc vào khoảng 466 triệu bảng
anh mỗi năm tại Vương quốc Anh và Bắc Ireland và lên đến 5,6 triệu USD cho mỗi
bệnh viện (BV) hàng năm ở Mỹ [19].
Trước tình hình đó, các cơ sở điều trị cần có các giải pháp phù hợp để giúp việc sử
dụng thuốc của NB được hợp lý hơn, qua đó giải quyết được bài toán sức khỏe và chi
phí điều trị. Thực tế, cũng đã có nhiều nghiên cứu trong nước và trên thế giới chứng
minh rằng việc áp dụng các phương pháp trong quản lý sử dụng thuốc như ABC,
VEN, phân tích ma trận ABC/VEN và liều xác định trong ngày (Defined Daily Dose
- DDD) đã góp phần tăng hiệu quả điều trị, rút ngắn thời gian nằm viện, giảm nguy
cơ gặp các biến cố bất lợi và giảm chi phí điều trị. Và ở Thông tư 21/2013/TT-BYT
[7] ban hành ngày 08 tháng 08 năm 2013 đã hướng dẫn rất chi tiết việc phân tích sử
dụng thuốc dựa vào các phương pháp trên.
Tuy nhiên, việc triển khai phân tích này đến nay đã hơn một năm kể từ ngày Thông
tư ban hành tại đa số các BV đều được thực hiện bằng cách thức thống kê, tính tỷ lệ
và phân tích bằng thủ công hiện có rất ít BV sử dụng ứng dụng công nghệ thông tin
(CNTT) để thực hiện hoặc nếu có cũng chưa thực hiện đầy đủ, chi tiết theo các nội
dung và phụ lục mà Thông tư đã hướng dẫn.
Với mong muốn đánh giá hiệu quả của việc quản lý sử dụng thuốc tại Bệnh viện Quận
11 (BVQ11) bằng ứng dụng CNTT so với phương pháp thủ công, tôi đã thực hiện đề

1
Khóa luận tốt nghiệp Đặt vấn đề

tài: “Khảo sát thực trạng, cải tiến và đánh giá phân tích sử dụng thuốc áp dụng
các phương pháp của Thông tư 21/2013/TT-BYT tại Bệnh viện Quận 11 trong
năm 2017” với các mục tiêu sau:
1. Khảo sát thực trạng tình hình sử dụng các nhóm thuốc hiện có tại BVQ11 bằng
phương pháp thủ công.
2. Phân tích các tồn tại, cải tiến và đánh giá dữ liệu sử dụng thuốc bằng việc ứng
dụng công cụ phân tích: ABC, VEN, ABC/VEN, DDD tại BVQ11 theo các
phương pháp của Thông tư 21/2013/TT-BYT nhằm tăng cường quản lý các
hoạt động liên quan đến sử dụng thuốc tại BVQ11.
3. Đánh giá hiệu quả của việc áp dụng các giải pháp đề xuất cải tiến.

2
Khóa luận tốt nghiệp Tổng quan

Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU


1.1 Cơ sở pháp lý về ứng dụng công nghệ thông tin
Đảng và Nhà nước rất quan tâm đến công tác phát triển CNTT, coi đây là động lực
quan trọng của sự phát triển kinh tế - xã hội, các chính sách về tăng cường ứng dụng
phát triển CNTT đã được ban hành như Chỉ thị 58/CT-TW năm 2000 của Bộ Chính
trị về đẩy mạnh ứng dụng và phát triển CNTT [1]; Luật CNTT đã được Bộ bưu chính
viễn thông thông qua ngày 29/06/2006. Đây là những văn bản quan trọng nhất làm
tiền đề để ban hành một loạt các chính sách nhằm tăng cường ứng dụng CNTT trên
các lĩnh vực. Thể chế hoá đường lối lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, Chính phủ Việt
nam cũng đã ban hành những chính sách liên quan đến CNTT như Quyết định số
81/2001/QĐ-TTg ngày 24/05/2001 của Thủ tướng chính phủ phê duyệt chương trình
hành động triển khai Chỉ thị số 58/CT-TW [13]; Ngày 12 tháng 4 năm 2007 Thủ
tướng Chính phủ đã có quyết định số 51/2007/QĐ-TTg phê duyệt chương trình phát
triển công nghiệp phần mềm Việt Nam đến năm 2010 [12]; Quyết định số
246/2005/TTg của Thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt chiến lược phát triển
CNTT đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 [11], trong đó xây dựng hệ thống
thông tin y tế và chăm sóc sức khỏe là một trong những chương trình trọng điểm quốc
gia...
Tháng 06/2013, diễn đàn cấp cao CNTT - truyền thông Việt Nam đã diễn ra tại Hà
Nội với chủ đề "Công nghệ thông tin - nền tảng phương thức phát triển mới, nâng cao
toàn diện năng lực cạnh tranh quốc gia". Tại sự kiện này, Thủ tướng Nguyễn Tấn
Dũng khẳng định chính phủ chủ trương xác định CNTT là một trong những động lực
quan trọng nhất của sự phát triển, góp phần làm biến đổi đời sống kinh tế xã hội. Đồng
thời, Thủ tướng đề ra bảy nhiệm vụ, giải pháp cụ thể nhằm đưa CNTT trở thành nền
tảng của phương thức phát triển mới, coi đây là con đường ngắn nhất để Việt Nam
tiến kịp các nước phát triển, tiến kịp thời đại. Sau một năm, đa số các chỉ đạo của Thủ
tướng đã dần được hiện thực hoá bằng các nghị quyết, văn bản mang tính đột phá. Thủ
tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương, cộng đồng doanh nghiệp, chuyên gia, nhà
nghiên cứu phát triển và ứng dụng CNTT trong sản xuất, kinh doanh và quản lý,

3
Khóa luận tốt nghiệp Tổng quan

hướng tới mục tiêu nâng cao toàn diện năng lực cạnh tranh quốc gia. Quan điểm này
được thể hiện rõ nét qua Nghị quyết 36/NQ-TW về đẩy mạnh ứng dụng, phát triển
CNTT đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững, hội nhập quốc tế mới được Bộ chính
trị ban hành ngày 01/07/2014 [2], thay thế cho Chỉ thị số 58 được Bộ chính trị ban
hành năm 2000. Nghị quyết 36 nhấn mạnh CNTT là công cụ hữu hiệu tạo lập phương
thức phát triển mới và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Sự ra đời của Nghị quyết
mang đến "thời cơ vàng" cho ngành CNTT nói riêng và toàn bộ nền kinh tế Việt Nam
nói chung phát triển bền vững. Cần tạo môi trường thuận lợi cho phát triển thị trường
CNTT, hỗ trợ doanh nghiệp phát triển, tạo chỗ đứng vững chắc trên thị trường trong
nước và xây dựng năng lực cạnh tranh vươn ra thị trường nước ngoài.
Thực hiện chính sách của Đảng và nhà nước đồng thời tăng cường quản lý, điều hành
nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ y tế trong chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân,
BYT đã ban hành một loạt chính sách liên quan đến ứng dụng và phát triển CNTT
như Quyết định số 5573 /QĐ-BYT ngày 29 tháng 12 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ y
tế (BYT) về tiêu chí công cụ quản lý BV [3], Quyết định 1191/QĐ-BYT của BYT về
việc phê duyệt đề án kiện toàn hệ thống tổ chức CNTT trong các đơn vị sự nghiệp
của ngành y tế giai đoạn từ năm 2010 đến 2015 [6]; Chỉ thị 02/CT-BYT ngày 25
tháng 02 năm 2009 của BYT về việc đẩy mạnh ứng dụng và phát triển CNTT trong
ngành y tế [4]....Quán triệt chính sách của Đảng, Nhà nước và của ngành, nhiều địa
phương đã ban hành chính sách riêng nhằm tăng cường ứng dụng CNTT. Những
chính sách về CNTT đã ban hành của Đảng, Nhà nước và của ngành là hành lang
pháp lý và là cơ sở để các ban, ngành, các đơn vị đầu tư nguồn lực nhằm đẩy mạnh
ứng dụng và trát triển CNTT trong mọi lĩnh vực, khai thác có hiệu quả thông tin và
trí thức trong tất cả các ngành, trong đó có ngành y tế. Tuy nhiên chính sách về ứng
dụng CNTT của từng lĩnh vực, từng ngành chưa thật sự hoàn thiện và tạo tiền đề cho
việc ứng dụng và phát triển CNTT. Chính sách phát triển CNTT trong lĩnh vực y tế
chưa quy định cụ thể về chuẩn thông tin y tế, chuẩn quy trình hoạt động y tế có ứng
dụng CNTT. Chính sách được ban hành nhưng thiếu điều kiện để triển khai do thiếu
nguồn lực đầu tư, đặc biệt trong lĩnh vực y tế, ngân sách đầu tư hàng năm rất thấp

4
Khóa luận tốt nghiệp Tổng quan

nên việc dành kinh phí 1% theo tinh thần chỉ thị 02 của Bộ trưởng BYT đầu tư cho
CNTT là khó khăn.
Trong những năm qua, công tác ứng dụng CNTT trong hệ thống BV nói riêng và các
đơn vị trong ngành y tế nói chung đã nhận được chỉ đạo sát sao của các cấp lãnh đạo
Chính phủ và BYT. Các chính sách đã và đang được xây dựng để tạo hành lang pháp
lý hoàn chỉnh để để đẩy mạnh lĩnh vực này. Ban chỉ đạo được thành lập theo Quyết
định số 2794/QĐ-BYT ngày 04/08/2009 làm đầu mối để tăng cường quản lý, lập
chính sách cho công tác ứng dụng CNTT trong ngành y tế [5]. Các đơn vị y tế đã
quan tâm đến việc đầu tư nhằm đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong quản lý và điều hành
các hoạt động chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân. Bên cạnh đó, lĩnh vực này còn
nhận được sự quan tâm của các tổ chức hợp tác phát triển cũng như vì lợi nhuận, coi
đây là một hướng ưu tiên đầu tư trong thời gian tới.
Từ vị trí kinh tế và địa lý của thành phố, theo chiến lược phát triển kinh tế - xã hội
thành phố 2001 - 2020, thành phố Hồ Chí Minh đã thông qua “Chương trình mục tiêu
ứng dụng và phát triển CNTT (giai đoạn 2002 – 2005)”, với 3 mục tiêu, 10 chỉ tiêu,
9 chương trình, 12 dự án phát triển CNTT giai đoạn 2001 - 2005; Quyết định
27/2012/QĐ-UBND ngày 28 tháng 06 năm 2012 của Uỷ ban nhân dân thành phố Hồ
Chí Minh về việc phê duyệt Chương trình phát triển CNTT - Truyền thông giai đoạn
2011 - 2015” [15]; Quyết định 2296/QĐ-UBND ngày 09 tháng 05 năm 2013 của Uỷ
ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh về việc phê duyệt “Chương trình ứng dụng
CNTT trong ngành y tế thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2012 - 2015” [16] đã được
nêu rõ ứng dụng rộng rãi CNTT hỗ trợ công tác quản lý sức khoẻ và các hoạt động
chăm sóc sức khoẻ người dân. Phát triển và hoàn thiện việc quản lý hệ thống các BV
bằng CNTT. Phát triển mạng Medinet vững chắc và có hiệu quả nhiều mặt.
Hiện Nghị quyết 36/NQ-TW về đẩy mạnh ứng dụng, phát triển CNTT đáp ứng yêu
cầu phát triển bền vững, hội nhập quốc tế [2] thay thế cho chỉ thị số 58 được Bộ chính
trị ban hành năm 2000 mới được Bộ Chính trị ban hành ngày 01/07/2014 nên sắp tới
đây có lẽ BYT cũng như Uỷ ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, Sở y tế thành phố
Hồ Chí Minh sẽ ban hành các hướng dẫn cụ thể ứng dụng CNTT hỗ trợ công tác quản

5
Khóa luận tốt nghiệp Tổng quan

lý sức khoẻ và các hoạt động chăm sóc sức khoẻ người dân trong việc phát triển và
hoàn thiện việc quản lý hệ thống các BV.
Với các cơ sở trên sẽ giúp tạo nên một hành lang pháp lý vững chắc cho công cụ phân
tích đã sử dụng.
1.2 Tình hình sử dụng thuốc trên thế giới và Việt Nam
1.2.1 Trên thế giới
Theo báo cáo của WHO [24], chi phí sử dụng thuốc bình quân đầu người trên thế giới
trong năm 2005/2006 dao động từ 7,71 USD ở các quốc gia có thu nhập thấp đến
431,6 USD ở các quốc gia có thu nhập cao; con số này cũng có sự thay đổi đáng kể
giữa các nhóm thu nhập ở mỗi quốc gia. Bên cạnh đó, 16% dân số thế giới ở các quốc
gia có thu nhập cao chiếm trên 78% chi tiêu toàn cầu về thuốc. Tổng chi phí dược
phẩm (Total Pharmaceuticak Expenditure - TPE) chiếm 1,41% đến 1,63% tổng sản
phẩm quốc nội (Gross Domestic Product - GDP) mặc dù có sự thay đổi đáng kể giữa
các quốc gia dao động từ 0,2% đến 3,8%. TPE có liên quan chặt chẽ với cả Tổng chi
phí y tế (Total Health Expenditure - THE) và GDP. Các tỷ lệ chi cho thuốc cao hơn
ở các nước thu nhập bình quân đầu người thấp. Giá trị TPE/THE dao động từ 7,7%
đến 67,6% và trung bình ở mức 24,9%. TPE được xác định theo giá và số lượng thuốc
đã được tiêu thụ. Ở những nước có mức giá thấp và TPE trên đầu người cao thì việc
sử dụng hợp lý các loại thuốc là rất quan trọng để kiểm soát TPE và sự tăng trưởng
của nó. Chính sách bổ sung về giá thuốc có thể được yêu cầu để đảm bảo quyền công
bằng trong tiếp cận và sử dụng thuốc. Vì thế, mục tiêu phát triển thiên niên kỷ (MDG)
8-E đã thể hiện cam kết toàn cầu để đảm bảo việc tiếp cận với các loại thuốc thiết yếu
có giá cả hợp lý sẽ đạt được vào năm 2015. Để đạt được điều này, việc tăng cường
nguồn chi cho dược phẩm là cần thiết ở các nước có thu nhập thấp và trung bình.
Điều này có thể đạt được bằng cách tăng bảo hiểm y tế (BHYT) hoặc tăng chi tiêu
công dành cho dược phẩm.
1.2.2 Tại Việt Nam
Riêng tại Việt Nam, theo thống kê của BYT, tiền thuốc bình quân đầu người tại Việt
Nam từ 31,18 USD ở năm 2013 tăng lên 37,97 USD ở năm 2015, tăng khoảng 1,2

6
Khóa luận tốt nghiệp Tổng quan

lần [9], [8]. Tổng giá trị tiền thuốc sử dụng cũng tăng với tỷ lệ tương ứng, cho thấy
rõ nhu cầu sử dụng thuốc của người dân đang tăng nhanh. Điều này một mặt thấy
được sự quan tâm, chăm sóc sức khỏe của người dân tăng, một mặt tiềm ẩn tình trạng
sử dụng thuốc bất hợp lý. Sử dụng thuốc chưa hợp lý làm lãng phí các nguồn lực và
giảm đáng kể chất lượng chăm sóc NB [14].
1.2.3 Tình hình sử dụng thuốc trong hệ thống bệnh viện ở Việt Nam
 Về cơ cấu sử dụng thuốc [10]
Theo nhóm tác dụng dược lý thì năm 2010, tỷ lệ chi phí của nhóm kháng sinh vẫn
chiếm tỷ lệ cao nhất là 37,7%; mặc dù so với năm 2009 đã có sụt giảm ( 38,4%). Theo
một nghiên cứu năm 2009, tỷ lệ nhóm thuốc kháng khuẩn chiếm tỷ trọng cao nhất tại
36 BV ở các tuyến trung ương, tỉnh, huyện trên cả nước; với tỷ lệ trung bình là 32,5%;
Trong đó, cao nhất là ở tuyến huyện chiếm 43,1% và thấp nhất là ở tuyến tỉnh chiếm
25,7%. Kết quả này phù hợp với mô hình bệnh tật (MHBT) ở Việt Nam về tỷ lệ các
bệnh nhiễm trùng. Các bệnh nhiễm khuẩn đường tiêu hóa, đường hô hấp, các bệnh
lây truyền qua đường tình dục và nhiễm khuẩn BV là nguyên nhân hàng đầu gây tỷ
lệ mắc và tử vong cao ở cả Việt Nam và các nước đang phát triển. Tỷ lệ sử dụng
vitamin, dịch truyền và corticoid trong cơ cấu sử dụng thuốc giảm so với cùng kỳ
năm 2009, trong đó, vitamin giảm 1,7% là một tín hiệu đáng mừng trong việc sử dụng
thuốc. Tuy nhiên, vẫn còn một số đơn vị tuyến huyện, tỉnh vẫn chưa làm tốt công tác
này, gây tăng chi phí không cần thiết cho NB.
 Về kinh phí sử dụng thuốc [10].
Theo các báo cáo, kinh phí sử dụng thuốc trong các BV thường chiếm tỷ trọng rất lớn
trong tổng ngân sách của một BV, tỷ lệ có thể lên đến 40% - 60% tại các nước đang
phát triển. Tuy nhiên, thực tế tại Việt Nam, con số này còn cao hơn nhiều. Theo báo
cáo kết quả công tác KCB năm 2010 của Cục quản lý KCB - BYT, tổng giá trị tiền
thuốc sử dụng trong BV chiếm tỷ lệ 58,7% tổng giá trị tiền viện phí hàng năm trong
BV.

7
Khóa luận tốt nghiệp Tổng quan

1.3 Vấn đề liên quan đến phân tích sử dụng thuốc


Thuốc chữa bệnh là một loại hàng hóa đặc biệt cần được sử dụng an toàn, hợp lý và
hiệu quả. Trong những năm gần đây, nguồn thuốc cung ứng phong phú, đa dạng,
nhiều chủng loại, tình trạng kháng thuốc gia tăng và khả năng chi trả có hạn của người
dân hiện đang là vấn đề ngành y tế rất quan tâm. Gần đây, BYT đã ban hành nhiều
văn bản, quy định để tăng cường công tác quản lý, chấn chỉnh các hoạt động này, một
trong số đó là Thông tư số 21/2013/TT-BYT ban hành ngày 08/08/2013 quy định về
tổ chức và hoạt động của HĐT&ĐT trong BV. Đây là văn bản quan trọng giúp các
BV củng cố và hoàn thiện HĐT&ĐT của mình. Hội đồng này có chức năng tư vấn
cho Giám đốc BV về các vấn đề liên quan đến thuốc và điều trị bằng thuốc của BV,
thực hiện tốt chính sách quốc gia về thuốc. Với chức năng và nhiệm vụ của mình,
HĐT&ĐT phải xây dựng các quy định về quản lý và sử dụng thuốc trong BV như
xây dựng các tiêu chí lựa chọn thuốc để xây dựng DMT; lựa chọn các hướng dẫn điều
trị làm cơ sở cho việc xây dựng DMT; xây dựng quy trình và tiêu chí bổ sung hoặc
loại bỏ thuốc ra khỏi DMT BV; các tiêu chí để lựa chọn thuốc trong đấu thầu mua
thuốc; hạn chế sử dụng một số thuốc có giá trị lớn hoặc thuốc có phản ứng có hại
nghiêm trọng. Tùy vào quy mô và khả năng của mỗi BV, hội đồng có thể tự xây dựng
hướng dẫn điều trị hoặc tham khảo từ những tài liệu có sẵn để xây dựng hướng dẫn
điều trị sử dụng trong BV .
Ngoài xây dựng các quy định về quản lý và sử dụng thuốc trong BV, HĐT&ĐT phải
xác định và phân tích các vấn đề liên quan đến sử dụng thuốc; giám sát phản ứng có
hại của thuốc và các sai sót trong điều trị; thông báo, kiểm soát thông tin về
thuốc…Trong đó, chức năng, nhiệm vụ quan trọng nhất là việc phân tích việc sử dụng
thuốc gồm đánh giá và lựa chọn thuốc, xác định các vấn đề sử dụng thuốc, thúc đẩy
các chiến lược nhằm cải thiện việc sử dụng thuốc…giúp đánh giá các phương pháp
để xác định các vấn đề sử dụng thuốc trong hệ thống y tế, việc sử dụng thuốc không
phù hợp sẽ làm tốn kém cho NB, lãng phí tài chính và các nguồn lực khác… Tình
trạng sử dụng thuốc không hợp lý sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ thống chăm sóc
y tế và có thể dẫn đến giảm chất lượng điều trị của thuốc, dẫn đến tăng tỷ lệ mắc bệnh

8
Khóa luận tốt nghiệp Tổng quan

và tỷ lệ tử vong, tăng chi phí vì sử dụng sai thuốc, liều lượng, cách dùng, số lượng…và
vì thế sẽ dẫn đến thất bại trong điều trị, gia tăng nguy cơ tác dụng không mong muốn
và kháng thuốc.
HĐT&ĐT cần tiến hành các hoạt động đánh giá việc sử dụng thuốc nhằm xác định
những khu vực cần cải thiện. Các vấn đề có thể không được phát hiện trừ khi tiến
hành thực hiện việc phân tích sử dụng thuốc. Tiếp cận thông tin về việc sử dụng thuốc
có thể được thực hiện thông qua nhiều phương pháp khác nhau để có thể chỉ ra các
vấn đề liên quan đến sử dụng thuốc như phân tích ABC, VEN, phân tích ma trận
ABC/VEN và DDD.
1.3.1 Phương pháp phân tích ABC
Phân tích ABC là phương pháp phân tích tương quan giữa lượng thuốc tiêu thụ hàng
năm và chi phí nhằm phân định ra những thuốc nào chiếm tỷ lệ lớn trong ngân sách
cho thuốc của BV [7], [17], [18]. Đây là một phương pháp để xác định và so sánh chi
phí y tế trong hệ thống DMT. Dựa trên những suy nghĩ tương tự như quy luật 80/20
(còn được gọi là "tách riêng vài điều quan trọng từ nhiều điều bình thường"), phân
tích ABC thực sự xác định ba tầng hữu ích để phân tích, các sản phẩm loại A là một
vài tiêu chí chiếm chi phí cao nhất, các mục khối lượng cao nhất với 75-80% giá trị
của các loại thuốc mua hoặc tiêu thụ; các mặt hàng loại B bao gồm các nhóm tiếp
theo của 10-20% và lớp C bao gồm chi phí thấp hoặc khối lượng thấp các mặt hàng
[7].
HĐT&ĐT có thể sử dụng việc phân tích ABC để:
 Đo mức độ tiêu thụ thực tế phản ánh nhu cầu y tế công cộng và bệnh tật.
 Giảm lượng tồn kho và chi phí bằng cách sắp xếp cho mua thường xuyên hơn
hoặc giao hàng số lượng nhỏ hơn các mặt hàng loại A.
 Tìm cách cắt giảm chi phí bằng cách tìm giá thấp hơn cho các mặt hàng loại
A, mặt hàng đã hạn chế sử dụng, nhưng chi phí nhiều.
 Cung cấp thông tin cho việc lựa chọn các giải pháp thay thế hiệu quả nhất và
tìm kiếm cơ hội điều trị thay thế.

9
Khóa luận tốt nghiệp Tổng quan

Thu thập thông tin để phân tích kinh tế dược, phân tích ABC sẽ cung cấp thông tin
cơ bản để giảm thiểu chi phí và phân tích chi phí hiệu quả. Các bước để thực hiện
một phân tích ABC bằng phương pháp thủ công như sau [7]:
 Liệt kê các sản phẩm thuốc.
 Điền các thông tin sau mỗi sản phẩm thuốc:
 Đơn giá của sản phẩm (sử dụng giá cho các thời điểm nhất định nếu sản
phẩm có giá thay đổi theo thời gian);
 Số lượng tiêu thụ của các sản phẩm thuốc tại BV.
 Tính số tiền cho mỗi sản phẩm bằng cách nhân đơn giá với số lượng sản phẩm.
Tổng số tiền sẽ bằng tổng của lượng tiền cho mỗi sản phẩm thuốc.
 Tính giá trị phần trăm của mỗi sản phẩm bằng cách lấy số tiền của mỗi sản
phẩm thuốc chia cho tổng số tiền.
 Sắp xếp lại các sản phẩm theo thứ tự phần trăm giá trị giảm dần.
 Tính giá trị phần trăm tích lũy của tổng giá trị cho mỗi sản phẩm; bắt đầu với
sản phẩm số 1, sau đó cộng với sản phẩm tiếp theo trong danh sách.
 Phân hạng sản phẩm như sau:
Bảng 1.1 Phân tích ABC

Nhóm % Ngân sách % Số lượng

A 75% - 80% 10% - 20%

B 10% - 20% 10% - 20%

C 5% – 10% 60% - 80%

Theo đó:
 Nhóm A: Chiếm tỷ lệ ngân sách cao do số lượng sử dụng lớn hay chi phí cao.
Do đó, cần có chính sách quản lý hàng tồn kho chặt chẽ và lựa chọn nhà cung
ứng để tiết kiệm chi phí. Từ đó xác định nhu cầu và dự báo chi phí để tiết kiệm
chi phí tồn kho.

10
Khóa luận tốt nghiệp Tổng quan

 Nhóm B: Chiếm tỷ lệ chi phí trung bình và số lượng sử dụng trung bình, các
thuốc quan trọng nhằm xác định số lượng dự trữ vừa phải và cần theo dõi sự
thay đổi dịch chuyển sử dụng thuốc sang nhóm A hoặc nhóm C.
 Nhóm C: Chiếm tỷ lệ ngân sách ít, có thể dự trữ số lượng lớn trong quản lý
tồn kho.
 Kết quả thu được có thể trình bày dưới dạng đồ thị bằng cách đánh dấu phần
trăm của tổng giá trị tích lũy vào cột dọc hay trục tung của đồ thị và số sản
phẩm (tương đương giá trị tích lũy này) trên cột ngang hay trục hoành của đồ
thị.
Ưu điểm và hạn chế: Phân tích ABC xác định được phần lớn ngân sách được chi trả
cho những thuốc nào, tuy vậy không cung cấp đủ thông tin để so sánh những thuốc
có hiệu lực khác.
1.3.2 Phương pháp phân tích VEN
VEN là phương pháp giúp xác định ưu tiên cho hoạt động mua sắm và tồn trữ thuốc
trong BV khi nguồn kinh phí không đủ để mua toàn bộ các loại thuốc như mong muốn
[7]. Theo đó HĐT&ĐT có trách nhiệm xem xét và thống nhất phân nhóm danh mục
thuốc vào nhóm V, nhóm E và nhóm N. Đây là phương pháp phổ biến giúp cho việc
lựa chọn những thuốc cần ưu tiên để mua và dự trữ trong BV [21].
 "V" Vital là thuốc rất cần thiết: Chúng có tiềm năng cứu sinh, (làm cho nguồn
cung cấp bắt buộc phải có) hoặc là rất quan trọng để cung cấp dịch vụ y tế cơ
bản.
 "E" Essential là thuốc cần thiết: Chúng có tác dụng điều trị các bệnh tương đối
nặng nhưng ít nghiêm trọng hơn, nhưng không hoàn toàn quan trọng đối với
việc chăm sóc y tế cơ bản.
 "N" Non-Essential là thuốc không cần thiết: Chúng được sử dụng cho bệnh
nhẹ hoặc cho những bệnh tự khỏi, chúng có thể nằm trong DMT nhưng ít quan
trọng nhất trong kho dược.

11
Khóa luận tốt nghiệp Tổng quan

Bảng 1.2 Bảng phân loại thuốc V, E, N theo khuyến cáo của WHO
Sống còn Thiết yếu Không thiết yếu
Đặc tính của thuốc
(V) (E) (N)
Mức độ nặng
của bệnh
Đe dọa sự sống (+) Thỉnh thoảng Hiếm
Hiệu quả điều trị của
thuốc
Dự phòng bệnh nặng (+) (-) (-)

Điều trị bệnh nặng (+) (+) (-)


Điều trị triệu chứng hay
(-) (+/-) (+)
bệnh nhẹ có thể tự khỏi
Đã được chứng minh
Luôn luôn Thường Có thể
hiệu quả
Chứng minh
Không bao giờ Hiếm Có thể
không hiệu quả

12
Khóa luận tốt nghiệp Tổng quan

Bảng 1.3 Bảng phân loại VEN theo căn cứ pháp lý của BYT
(Thực hiện theo bảng các bước từ (1) đến (9))

Ý kiến từng Kết luận của


Hoạt Hàm VEN theo Quyết VEN theo Thông tư Khoa Dược
STT ĐVT thành viên Chủ tịch
chất lượng định 3385/BYT 45/BYT tổng hợp
HĐT&ĐT HĐT&ĐT
(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9)

Căn cứ tham khảo Căn cứ tham khảo


điền nhóm V điền nhóm E

Về mua sắm thuốc và quản lý hàng tồn kho, có một cách để xác định các ưu tiên là bằng cách áp dụng hệ thống VEN. Mục tiêu chính
là ưu tiên cho thuốc thiết yếu hơn là thuốc đắt tiền, không cần thiết. VEN đòi hỏi các nhà quản lý có thể phân các loại thuốc trong
kho theo chủng loại là rất cần thiết, cần thiết, hoặc không cần thiết. Phân loại thuốc không cần thiết không có nghĩa là thuốc không
còn trong DMT của hệ thống mà chúng chỉ ra rằng thuốc này có thể được coi là một ưu tiên thấp hơn so với các loại thuốc khác trong
danh sách.
Phân loại VEN nên được thực hiện một cách thường xuyên, do DMT BV hoặc DMT thiết yếu được cập nhật, hoặc những ưu tiên về
y tế cộng đồng có thể thay đổi
 Đặt hàng thuốc và theo dõi kho phải được hướng vào các loại thuốc quan trọng và thiết yếu.
 Yêu cầu về độ an toàn của kho phải cao hơn đối với thuốc quan trọng và thiết yếu..

13
Khóa luận tốt nghiệp Tổng quan

 VEN nên được sử dụng để đảm bảo rằng số lượng đủ các loại thuốc quan trọng
và thiết yếu được mua đầu tiên.
 Chỉ chọn các nhà cung cấp đáng tin cậy cung cấp các loại thuốc quan trọng và
cần thiết.
 Không nên quan trọng quá tính phổ biến của thuốc mà cần xem xét về tính
hiệu quả đã được chứng minh và chi phí của loại thuốc đó.
Giám sát đơn đặt hàng và lượng tồn kho của nhóm V và E chặt chẽ hơn nhóm N. Hệ
thống VEN cung cấp một dịch vụ có giá trị cho hệ thống chăm sóc sức khỏe. Dù cho
vấn đề kinh phí như thế nào đi nữa thì HĐT&ĐT sẽ biết những gì cần ưu tiên để đặt
hàng thuốc.
Các bước để thực hiện một VEN bằng phương pháp thủ công như sau:
 Từng thành viên Hội đồng sắp xếp các nhóm thuốc theo 3 loại V, E và N
 Kết quả phân loại của các thành viên được tập hợp và thống nhất, sau đó, Hội
đồng sẽ:
 Lựa chọn và loại bỏ những phương án điều trị trùng lặp.
 Xem xét những thuốc thuộc nhóm N và hạn chế mua hoặc loại bỏ những
thuốc này trong trường hợp không còn nhu cầu điều trị.
 Xem lại số lượng mua dự kiến, mua các thuốc nhóm V và E trước nhóm N
và bảo đảm thuốc nhóm V và E có một lượng dự trữ an toàn.
 Giám sát đơn đặt hàng và lượng tồn kho của nhóm V và E chặt chẽ hơn
nhóm N.
1.3.3 Phân tích ma trận ABC/VEN
Bảng 1.4 Bảng phân tích nhóm ma trận ABC/VEN.

V E N

A AV AE AN Nhóm I:.Thuốc quan trọng nhất

B BV BE BN Nhóm II: Thuốc quan trọng.

C CV CE CN Nhóm III: Thuốc ít quan trọng.

14
Khóa luận tốt nghiệp Tổng quan

Đây là sự kết hợp giữa hai phương pháp ABC và VEN. Theo đó, các nhóm thuốc lần
lượt là:
 Nhóm I gồm: AV - thuốc tối cần chiếm giá trị ngân sách cao, AE - thuốc thiết
yếu chiếm giá trị ngân sách cao, AN - thuốc không thiết yếu chiếm giá trị ngân
sách cao, BV - thuốc tối cần chiếm giá trị ngân sách trung bình, CV - thuốc tối
cần chiếm giá trị ngân sách thấp. Đây là các thuốc cần ưu tiên quan tâm phân
tích để giữ ổn định ngân sách hằng năm.
 Nhóm II gồm: BE - thuốc thiết yếu chiếm giá trị ngân sách trung bình, BN -
thuốc không thiết yếu chiếm giá trị ngân sách trung bình, CE - thuốc thiết yếu
chiếm giá trị ngân sách thấp. Đây là các thuốc cần quan tâm phân tích.
 Nhóm III gồm: CN - thuốc không thiết yếu chiếm giá trị ngân sách thấp.
HĐT&ĐT căn cứ kết quả phân tích ABC/VEN, tổ chức giám sát chuyên đề chỉ định
sử dụng thuốc hợp lý đối với những thuốc đứng vị trí hàng đầu thuộc nhóm A trong
báo cáo ABC (nhóm thuốc chiếm 80% kinh phí sử dụng thuốc của BV), những thuốc
không thiết yếu (N) rơi vào nhóm A và những thuốc thiết yếu (E) mới xuất hiện hoặc
tăng thứ bậc trong nhóm A. Phân tích ma trận ABC/VEN có các vai trò:
 Xây dựng DMT phù hợp với yêu cầu điều trị và kế hoạch mua thuốc hợp lý.
→ Mua thuốc có độ ưu tiên cao nhiều hơn độ ưu tiên thấp. Chỉ nên mua sau
khi nhu cầu cho tất cả các thuốc V hoặc E được thỏa mãn.
 Quản lý giá thuốc: Tìm kiếm các nguồn giá rẻ hơn.
 Kê đơn thuốc.
→ Khuyến khích sử dụng thuốc generic, giá hợp lý.
→ Hạn chế thuốc brand name, đắt tiền.
→ Cân nhắc việc sử dụng thuốc nhóm N.
 Quản lý thuốc: Đặc biệt lưu ý thuốc nhóm A
 So sánh việc mua sắm theo kế hoạch và thực tế sử dụng.

15
Khóa luận tốt nghiệp Tổng quan

1.3.4 Phương pháp phân tích liều xác định trong ngày
Khái niệm [7]
Liều xác định trong ngày (Defined Dose Daily - DDD) là liều trung bình duy trì hàng
ngày với chỉ định chính của một thuốc [26]. Liều DDD thường dựa trên liều của từng
phác đồ điều trị, thường dùng trong điều trị nhiều hơn là trong dự phòng. Nếu một
thuốc được dùng với nhiều chỉ định khác nhau, DDD có thể được tính cho mỗi chỉ
định. Phương pháp phân tích theo DDD giúp chuyển đổi, chuẩn hóa các số liệu về số
lượng sản phẩm hiện có như hộp, viên, ống tiêm, chai, thành ước lượng thô về thuốc
được dùng trong điều trị. Số DDD được cho là liều trung bình duy trì hàng ngày cho
chỉ định chính của thuốc, chứ thực chất không phải là liều thực tế kê đơn (Prescribed
Daily Dose - PDD). Bên cạnh đó, DDD là một công cụ thuận lợi để so sánh lượng
tiêu thụ thuốc giữa các khoảng thời gian khác nhau hoặc giữa các đơn vị, vùng miền
khác nhau. DDD có thể được áp dụng để tính lượng tiêu thụ thuốc trong bất kỳ một
khoảng thời gian nào. Tính DDD chỉ dành được cho những thuốc đã có mã ATC
(Anatomical Therapeutic Chemical code - Phân loại thuốc dựa theo hệ thống giải
phẫu - điều trị - hóa học) và được định kỳ đánh giá lại.
Mục đích của phân tích DDD
Đơn vị tính trong liều khuyến cáo của một thuốc có thể là miligram (mg) cho các
thuốc dạng rắn như viên nén, viên nang hoặc mililit (ml) cho thuốc uống dạng lỏng
hoặc dạng tiêm. Việc chuyển đổi tổng số lượng thuốc trong báo cáo kiểm kê của nhà
thuốc hoặc thống kê doanh số thành DDD cho phép xác định sơ bộ số ngày điều trị
của một thuốc đã được mua, phân phát hay tiêu thụ. Nhờ đó có thể so sánh thuốc điều
trị với các đơn vị như:
 Số DDD/100 giường bệnh/ngày (100 ngày giường bệnh)
 Ngoài ra, DDD còn được sử dụng để so sánh giữa mức tiêu thụ của các thuốc
khác nhau trong cùng một nhóm điều trị khi các thuốc này có hiệu quả điều trị
tương đương nhưng lại có liều dùng khác nhau hoặc các thuốc thuộc các nhóm
điều trị khác nhau. Sử dụng thuốc có thể được so sánh tại nhiều thời điểm

16
Khóa luận tốt nghiệp Tổng quan

nhằm mục đích giám sát và đánh giá hiệu quả tác động của những can thiệp
của HĐT&ĐT để tăng cường sử dụng thuốc hợp lý.
Phương pháp này cũng có thể được sử dụng để so sánh tình hình tiêu thụ giữa các
vùng hoặc các BV khác nhau. Chi phí cho DDD còn được sử dụng để so sánh chi phí
của các thuốc khác nhau trong cùng một nhóm điều trị trong trường hợp các thuốc
không có giới hạn thời gian điều trị như thuốc giảm đau hạ sốt và thuốc điều trị cao
huyết áp.
Một số điểm cần lưu ý về DDD [26]
 DDD là đơn vị đo lường độc lập với giá thành và dạng trình bày của thuốc, vì
vậy có thể dùng để định hướng thuốc tiêu thụ và so sánh giữa nhóm dân cư và
hệ thống chăm sóc sức khỏe.
 DDD là đơn vị đo lường mang tính ước định, dựa trên việc xem xét những
thông tin sẵn có về liều dùng khuyến cáo của nhà sản xuất, của các thử nghiệm
lâm sàng đã được công bố và của các chuyên gia có kinh nghiệm cũng như
thực tế sử dụng tại một số quốc gia có chọn lọc.Thực tế việc điều trị cho NB
lại rất khác nhau tùy thuộc vào NB cụ thể và các hướng dẫn điều trị tại khu
vực. Trong trường hợp này, liều kê đơn hàng ngày được xác định bằng cách
xem lại các đơn đã được kê và chuyển đổi các số liệu có sẵn theo như cách đã
sử dụng với DDD. Nếu như liều kê đơn thực tế khác biệt đáng kể với DDD,
chúng ta cần phải biết rõ lý do và ý nghĩa của việc khác biệt.
 DDD không được tính cho các thuốc dùng tại chỗ, vaccin, thuốc gây mê tại
chỗ/toàn thân, chẩn đoán hình ảnh và chiết xuất dị nguyên.
 Phương pháp tính DDD chỉ nên sử dụng khi các số liệu mua thuốc, kiểm kê
hoặc doanh số ghi chép là đáng tin cậy
Cách tính DDD thực hiện như sau
 Xác định tổng số thuốc được sử dụng hoặc được mua trong chu kỳ phân tích
theo đơn vị số lượng tối thiểu (viên, viên nang, ống tiêm) và hàm lượng (mg,
g, IU).

17
Khóa luận tốt nghiệp Tổng quan

 Tính tổng lượng thuốc được tiêu thụ trong một năm theo đơn vị mg/ g/ UI bằng
cách lấy số lượng (viên, viên nang, ống tiêm) nhân với hàm lượng.
 Chia tổng lượng đã tính cho DDD của thuốc.
 Chia tổng lượng đã tính cho số lượng NB (nếu xác định được) hoặc số dân nếu
có.
Công thức tính DDD
 Phân tích DDD/100 giường/ngày, công thức tính:

Tổng lượng sử dụng x 100


DDD/100 giường/ngày =
DDD chuẩn x Số giường bệnh TB x khoảng thời

Cách áp dụng các công thức tính DDD


DDD/100 giường/ngày (áp dụng cho một khu vực khảo sát) dùng đánh giá tình hình
sử dụng thuốc cho nhóm người bệnh nội trú. Một ngày giường được hiểu là người đó
bị giới hạn hoạt động tại gường và trải qua đêm tại BV. Những trường hợp NB làm
thủ tục và phẫu thuật buổi sáng, sau đó cho xuất viện buổi chiều đôi khi được đưa
vào một ngày hoặc loại trừ [23]. Ví dụ: 70 DDD/100 ngày giường thì ước tính khoảng
70% bệnh nhân nội trú được dùng một liều DDD chuẩn giả định mỗi ngày.
Cách tìm DDD chuẩn
 Truy cập trang web http://www.whocc.no/atc_ddd_index/.
 Nhập mã ATC hoặc tên thuốc cần tìm DDD, sau đó nhấn nút Search.
 Chọn DDD chuẩn theo đường dùng và chỉ định mong muốn.

Các ứng dụng liên quan đến phương pháp phân tích theo DDD
 Phân tích DDD theo DU 90%.
 Lượng tiêu thụ và chi phí theo nhóm thuốc.
 Phân tích DDD/100 giường/ngày.
 Phân tích tổng liều xác định/100 giường/ngày giữa các nhóm thuốc.

18
Khóa luận tốt nghiệp Tổng quan

90% thuốc sử dụng tại BV


 Đánh giá chất lượng kê đơn.
DDD tiêu thụ cho từng
DU 90%
PHÂN TÍCH
NHÓM THUỐC
 Tổng quan về mô hình
bệnh tật.
 Dự trù DM và tính toán

Lượng thuốc cho chi phí.

mỗi người dân nhận DDD


DDD/1000.P.D
cho mỗi ngày

MỐI LIÊN HỆ giữa


SO SÁNH
chi phí và thuốc sử dụng.
 Chuyển đổi
DDD/100.B.D
- liệu trình điều trị.
Lượng thuốc cho mỗi NB trong
BV nhận mỗi ngày

Hình 1.1 Các ứng dụng liên quan đến phương pháp phân tích theo DDD

19
Khóa luận tốt nghiệp Tổng quan

1.3.5 Công cụ phân tích sử dụng thuốc đề nghị


Bảng 1.5 Công cụ phân tích sử dụng thuốc đề nghị

STT Công cụ Số bảng Tên bảng

Phân tích tỷ lệ sử dụng thuốc nội và thuốc


ngoại theo chủng loại
1 Phân tích ABC 2
Phân tích tỷ lệ sử dụng thuốc nội và thuốc
ngoại theo giá trị

2 Phân tích VEN 1 Phân tích VEN

Phân tích ma trận ABC/VEN


Phân tích ma trận
3 3 Phân tích nhóm A theo ABC/VEN
ABC/VEN
Phân tích nhóm N theo ABC/VEN

Phân tích DDD theo DU 90%

So sánh lượng tiêu thụ và chi phí theo


4 DDD 4
Báo cáo phân tích DDD/100 giường/ngày

Báo cáo phân tích tổng liều xác định/100


giường/ngày giữa các nhóm thuốc

20
Khóa luận tốt nghiệp Tổng quan

1.4 Giới thiệu về Bệnh viện và Khoa Dược Bệnh viện Quận 11
1.4.1 Bệnh viện Quận 11

Hình 1.2 Sơ đồ tổ chức Bệnh viện Quận 11

21
Khóa luận tốt nghiệp Tổng quan

Theo quyết định số 102/2007/QĐ - UBND ngày 26/07/2007 của Ủy ban nhân dân
thành phố Hồ Chí Minh, BVQ11 được thành lập trên cơ sở tách ra từ Trung tâm Y tế
quận 11 trước đây. Đây là đơn vị sự nghiệp y tế thuộc Ủy ban nhân dân quận 11, chịu
sự chỉ đạo chuyên môn nghiệp vụ của Sở y tế thành phố Hồ Chí Minh và sự quản lý
toàn diện của Ủy ban nhân dân quận 11. Theo qui định của BYT, đây là BV tuyến
huyện đa khoa hạng 3 do UBND quận huyện quyết định. Với hướng phát triển có
chiều sâu BV từng bước phấn đấu nâng cao uy tín và chất lượng của đơn vị để thi đua
với các BV tuyến bạn. Hiện nay, BV có tổng diện tích đất là 2332,66 m2, diện tích
khuôn viên là 7374,5 m2 và diện tích sàn xây dựng là 7200 m2. BV có Chức năng
nhiệm vụ: cấp cứu - khám bệnh - chữa bệnh; công tác đào tạo cán BYT; nghiên cứu
khoa học về y học; công tác chỉ đạo tuyến dưới về chuyên môn - kỹ thuật; phòng
bệnh nâng cao sức khỏe; hợp tác quốc tế; quản lý kinh tế. Hiện nay, BV có qui mô
hoạt động khá lớn gồm: 11 khoa lâm sàng, 5 khoa cận lâm sàng trong đó có khoa
Dược và 10 phòng chức năng, với đội ngũ khoảng 230 nhân viên để đáp ứng nhu cầu
khám chữa bệnh (KCB) của người dân trong khu vực khoảng 1500 lượt NB/ngày
chưa kể NB cấp cứu và điều trị nội khoa.
1.4.2 Khoa Dược Bệnh viện Quận 11
1.4.2.1 Giới thiệu
Khoa Dược có 24 nhân viên, bao gồm 01 dược sĩ CKII, 05 dược sĩ trình độ đại học,
04 dược sĩ Trình độ cao đẳng, 13 dược sĩ trung học và 01 y sĩ được phân vào các tổ
là tổ nghiệp vụ dược, tổ dược lâm sàng, tổ kho, tổ cấp phát (Ngoại trú BHYT - Thuốc
tân dược và thuốc thang).
1.4.2.2 Chức năng của Khoa Dược
Khoa Dược là khoa chuyên môn chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Giám đốc BV. Khoa
Dược có chức năng quản lý và tham mưu cho Giám đốc BV về toàn bộ công tác dược
trong BV nhằm đảm bảo cung cấp đầy đủ, kịp thời thuốc có chất lượng và tư vấn,
giám sát việc thực hiện sử dụng thuốc an toàn, hợp lý.

22
Khóa luận tốt nghiệp Tổng quan

1.4.2.3 Các hoạt động nổi bật


Hoạt động nghiên cứu khoa học
 Hội nghị khoa học dược BV TPHCM mở rộng toàn quốc năm 2014: Đánh giá
hiệu quả của ứng dụng CNTT trong quản lý các hoạt động liên quan đến công
tác dược tại BVQ11- DS.CKII. Đào Duy Kim Ngà.
 Hội nghị khoa học dược BV TPHCM mở rộng toàn quốc năm 2015: Ứng dụng
CNTT xây dựng DMT theo phác đồ điều trị tại BVQ11 - DS.CKII. Đào Duy
Kim Ngà.
 Hội nghị khoa học dược BV TPHCM mở rộng toàn quốc năm 2016: Ứng dụng
CNTT bước đầu thực hiện các hoạt động liên quan đến dược lâm sàng tại
BVQ11 - DS.CKII. Đào Duy Kim Ngà.
 Hội nghị khoa học dược BV TPHCM mở rộng toàn quốc năm 2017: Ứng dụng
CNTT trong phân tích sử dụng thuốc theo DDD tại BVQ11- DS.CKII. Đào
Duy Kim Ngà.
Hoạt động đào tạo
 Khoa Dược BVQ11 hiện là cơ sở thực hành dược của các trường Đại học Y
Dược Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Nguyễn Tất Thành, Trung cấp Dược
Quang Trung, Trung cấp Dược Phương Nam. Trong năm 2018, sẽ mở rộng
liên kết đào tạo thực tập dược lâm sàng với các Trường Đại học Y Khoa Phạm
Ngọc Thạch, Trường Đại Học Hồng Bàng.
 Từ năm 2011 đến nay, Khoa Dược BVQ11, hướng dẫn khoảng từ 1.000 - 2.000
dược sĩ trung học, dược sĩ cao đẳng và dược sĩ đại học từ các trường kể trên
và là nơi hỗ trợ, hướng dẫn thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học Đại học,
Sau Đại học của các sinh viên, học viên trường Đại học Y Dược Thành phố
Hồ Chí Minh, Đại học Nguyễn Tất Thành.
Hoạt động Dược lâm sàng
 Thực hiện thông tin thuốc, triển khai theo dõi, quan sát, báo cáo tác dụng
không mong muốn của thuốc và công tác cảnh giác dược.
 Tư vấn sử dụng thuốc cho nhân viên y tế và NB.

23
Khóa luận tốt nghiệp Tổng quan

 Tham gia theo dõi, kiểm tra, giám sát việc kê đơn thuốc nội ngoại trú tại BV.
 Thiết kế các flashcard về các cặp tương tác thuốc và soạn thảo bảng tra tương
kỵ-tương hợp thuốc tiêm dành cho việc tra cứu nhanh tại các khoa tại BV
 Thiết kế các công cụ phân tích sử dụng thuốc và công cụ hỗ trợ công tác nghiệp
vụ và dược lâm sàng, như :
1. PM ABC, VEN. 3. PM phân tích ADR.
2. PM xây dựng danh mục theo 4. PM phân tích ME.
phác đồ điều trị. 5. PM phân tích DDD.
1.5 Công cụ phân tích sử dụng thuốc
1.5.1 Phần mềm i3 Autralia Hospital Pharmacist Tool

Hình 1.3 Phần mềm i3 Autralia Hospital Pharmacist Tool


Đây là một sản phẩm hợp tác giữa BVQ11 và công ty Solution Australia.
Công cụ phân tích DDD có thể:
 Tự điền theo mẫu file excel.
 Cho đổ dữ liệu theo mẫu file excel vào công cụ phân tích.
 Có thể in ra được báo cáo (file Excel) theo dữ liệu đổ vào (theo mẫu).

24
Khóa luận tốt nghiệp Tổng quan

 Có thể in ra được báo cáo file Word và Powerpoint theo mẫu.


 Có thể xem và lấy được file PDF và Excel của DDD mẫu theo ATC.
Các kiểu báo cáo mà công cụ phân tích có thể thực hiện:
 Báo cáo phân tích DDD theo DU 90%.
 So sánh lượng tiêu thụ và chi phí theo nhóm thuốc.
 Báo cáo phân tích DDD/1000 người/ngày.
 Báo cáo phân tích DDD/100 giường/ngày.
 Báo cáo phân tích tổng liều xác định/100 giường/ngày giữa các nhóm thuốc
1.5.2 Phần mềm iHIS Solutions

Hình 1.4 Phần mềm iHIS Solutions


Đây là công cụ quản lý BV của Công ty PM Powersoft Jsc. Công cụ này có thể đưa
ra các báo cáo như sau:

25
Khóa luận tốt nghiệp Tổng quan

Bảng 1.6 Các báo cáo PM iHIS Solutions

STT NỘI DUNG


1 Phân tích nhóm A theo ABC/VEN
2 Phân tích nhóm N theo ABC/VEN
3 Phân tích tỷ lệ sử dụng thuốc nội, ngoại theo chủng loại
4 Phân tích tỷ lệ sử dụng thuốc nội, ngoại theo giá trị

5 Phân tích nhóm điều trị (ATC)


6 Phân tích VEN

7 Phân tích ma trận ABC/VEN

8 Các chỉ số kê đơn


9 Các chỉ số sử dụng thuốc toàn diện

10 Các chỉ số lựa chọn sử dụng trong BV


11 Đánh giá phân tích ABC theo chủng loại giữa hai thời gian

13 Đánh giá phân tích ABC theo giá trị giữa hai thời gian

14 Đánh giá VEN theo chủng loại giữa hai thời gian
15 Đánh giá VEN theo giá trị giữa hai thời gian

16 Đánh giá phân tích ma trận ABC/VEN theo chủng loại giữa hai thời gian
17 Đánh giá phân tích ma trận ABC/VEN theo giá trị giữa hai thời gian

18 Đánh giá phân tích chỉ số hiệu quả.

26
Khóa luận tốt nghiệp Đối tượng và phương pháp nghiên cứu

Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


2.1 Đối tượng nghiên cứu
Dữ liệu về thuốc thanh toán BHYT từ ngày 01/01/2017 đến ngày 31/12/2017 tại
BVQ11 thỏa mãn các tiêu chuẩn lựa chọn và tiêu chuẩn loại trừ sau:
 Tiêu chuẩn lựa chọn
Dữ liệu về thuốc điều trị cho NB bao gồm:
 Phương pháp ABC, VEN, ma trận ABC/VEN: tên thuốc thành phẩm - tên hoạt
chất có mã ATC, nồng độ/hàm lượng, thuốc biệt dược, thuốc Generic, phân
nhóm VEN, số lượng, đơn giá.
 Phương pháp DDD: tên thuốc thành phẩm - tên hoạt chất có mã ATC, nồng
độ/hàm lượng, đường dùng, số lượng, đơn giá, DDD WHO.
 Tiêu chuẩn loại trừ
Loại trừ các thuốc mà thành phần hoạt chất không có trong bảng phân loại ATC/DDD
năm 2017, cũng như các thuốc có trong bảng phân loại này nhưng không phân liều
DDD như dịch truyền, vắc xin, thuốc chống ung thư, thuốc chống dị ứng, thuốc tê,
thuốc mê, thuốc dùng ngoài, thuốc cản quang và các thuốc dạng phối hợp, các mã
phụ của thuốc.
Giá trị tính toán bằng phương pháp DDD không có ý nghĩa đối với NB phơi nhiễm -
có suy giảm chức năng thận, trẻ em và trẻ sơ sinh.
2.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu
 Địa điểm: BVQ11, tại 72 đường số 5, Cư Xá Bình Thới, Phường 8, Quận 11,
TP. Hồ Chí Minh.
 Thời gian nghiên cứu
Thời gian khảo sát: từ 01/01/2017 đến 31/12/2017.
Thời gian thực hiện: 02/06/2018 đến 30/09/2018.
2.3 Thiết kế nghiên cứu
 Giai đoạn 1: Khảo sát thực trạng phân tích sử dụng thuốc theo các
phương pháp của Thông tư 21/2013/TT-BYT bằng phân tích thủ công.

27
Khóa luận tốt nghiệp Đối tượng và phương pháp nghiên cứu

 Sử dụng phương pháp hồi cứu số liệu để tồng hợp tất cả các dữ liệu về tình
hình sử dụng thuốc của NB tại BVQ11 trong năm 2017.
 Cỡ mẫu: chọn mẫu toàn bộ, tất cả dữ liệu liên quan và các trường hợp sử dụng
thuốc năm 2017 thỏa các tiêu chí nghiên cứu (tiêu chí lựa chọn và tiêu chí loại
trừ) đều được thu thập dữ liệu và đưa vào phân tích.
 Tiến hành phân tích thủ công các phương pháp: toàn bộ dùng Microsoft Excel
2010 xử lí số liệu.
 Phương pháp ABC, VEN và ma trận ABC/VEN
Phân tích và tổng hợp từng nhóm A, B, C trong phương pháp ABC; nhóm V, E, N
trong phương pháp VEN, nhóm I, II, III trong ma trận ABC/VEN dựa vào Phụ lục 2,
4 ban hành kèm theo Thông tư số 21/2013/TT-BYT.
Thống kê tỷ lệ chủng loại và tỷ lệ giá trị từng nhóm A, B, C trong phương pháp ABC;
nhóm V, E, N trong phương pháp VEN, nhóm I, II, III trong ma trận ABC/VEN.
 Phương pháp DDD
Phân tích và tính toán DDD dựa vào phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư số
21/2013/TT-BYT.
Cách tìm DDD chuẩn
 Truy cập trang web http://www.whocc.no/atc_ddd_index/.
 Nhập mã ATC hoặc tên thuốc cần tìm DDD, sau đó nhấn nút Search.
 Chọn DDD chuẩn theo đường dùng và chỉ định mong muốn.
 Giai đoạn 2: Ứng dụng công cụ phân tích đã có tại BVQ11 theo các
phương pháp của Thông tư số 21/2013/TT-BYT nhằm tăng cường quản
lý các hoạt động liên quan đến sử dụng thuốc tại BVQ11.
 Phương pháp ABC, VEN, ma trận ABC/VEN.
Dữ liệu được định dạng Excel theo biểu mẫu và đổ dữ liệu vào công cụ phân tích
ABC, VEN, ABC/VEN.
Xử lý kết quả bằng công cụ phân tích.

28
Khóa luận tốt nghiệp Đối tượng và phương pháp nghiên cứu

 Biến số của phân tích ABC


Bảng 2.1 Biến số của phân tích ABC

Biến cụ thể Loại biến Chỉ số

A Định lượng Tỷ lệ % theo số lượng nhóm A


Tỷ lệ % theo giá trị nhóm A

B Định lượng Tỷ lệ % theo số lượng nhóm B


Tỷ lệ % theo giá trị nhóm B

C Định lượng Tỷ lệ % theo số lượng nhóm C


Tỷ lệ % theo giá trị nhóm C

 Biến số của VEN


Bảng 2.2 Biến số của VEN

Biến cụ thể Loại biến Chỉ số

Tỷ lệ % theo số lượng nhóm V


V Định lượng
Tỷ lệ % theo giá trị nhóm V
Tỷ lệ % theo số lượng nhóm E
E Định lượng
Tỷ lệ % theo giá trị nhóm E
Tỷ lệ % theo số lượng nhóm N
N Định lượng
Tỷ lệ % theo giá trị nhóm N

29
Khóa luận tốt nghiệp Đối tượng và phương pháp nghiên cứu

 Biến số của phân tích ma trận ABC/VEN


Bảng 2.3 Biến số của phân tích ma trận ABC/VEN

Biến cụ thể Loại biến Chỉ số

Nhóm I
Tỷ lệ % theo số lượng nhóm AV
AV Định lượng
Tỷ lệ % theo giá trị nhóm AV
Tỷ lệ % theo số lượng nhóm AE
AE Định lượng
Tỷ lệ % theo giá trị nhóm AE
Tỷ lệ % theo số lượng nhóm AN
AN Định lượng
Tỷ lệ % theo giá trị nhóm AN
Tỷ lệ % theo số lượng nhóm BV
BV Định lượng
Tỷ lệ % theo giá trị nhóm BV
Tỷ lệ % theo số lượng nhóm CV
CV Định lượng
Tỷ lệ % theo giá trị nhóm CV

Nhóm II
Tỷ lệ % theo số lượng nhóm BE
BE Định lượng
Tỷ lệ % theo giá trị nhóm BE
Tỷ lệ % theo số lượng nhóm CE
CE Định lượng
Tỷ lệ % theo giá trị nhóm CE
Tỷ lệ % theo số lượng nhóm BN
BN Định lượng
Tỷ lệ % theo giá trị nhóm BN

Nhóm III

Tỷ lệ % theo số lượng nhóm CN


CN Định lượng
Tỷ lệ % theo giá trị nhóm CN

30
Khóa luận tốt nghiệp Đối tượng và phương pháp nghiên cứu

 Phương pháp DDD.


Dữ liệu cũng được định dạng Excel theo biểu mẫu, đổ dữ liệu vào công cụ phân tích
DDD.
Xử lý kết quả bằng công cụ phân tích DDD.
Các kết quả liên quan đến DDD
 Báo cáo phân tích DDD theo DU 90%.
 So sánh lượng tiêu thụ và chi phí theo nhóm thuốc.
 Báo cáo phân tích DDD/100 giường bệnh/ngày (100 ngày giường bệnh)
 Báo cáo phân tích tổng liều xác định DDD/100 giường/ngày giữa các nhóm
thuốc.
 Giai đoạn 3: Phân tích tồn tại, đề xuất cải tiến và đánh giá việc áp dụng
các giải pháp đề xuất.
Nội dung: Tự đánh giá tính hiệu quả qua các tiêu chí: tính hiệu quả, tính chính xác,
thời gian, con người và các yếu tố khác.
Phương pháp:
 So sánh kết quả thực hiện thủ công trên Excel với kết quả truy xuất từ công cụ
phân tích.
 So sánh thời gian thực hiện.
 So sánh nhân lực thực hiện.

31
Khóa luận tốt nghiệp Kết quả và bàn luận

Chương 3. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN


3.1 Kết quả khảo sát thực trạng bằng thủ công và ứng dụng công cụ phân tích
tình hình sử dụng thuốc tại Bệnh viện Quận 11 trong năm 2017 - áp dụng các
phương pháp theo Thông tư 21/2013/TT-BYT
3.1.1 Phương pháp phân tích ABC
Kết quả tình hình sử dụng thuốc tại BVQ11 trong năm 2017 theo phương pháp ABC
được trình bày dưới bảng sau:
Bảng 3.1 Bảng phân tích ABC (n=686)

Nhóm Số lượng Tỷ lệ (%) Giá trị VNĐ Tỷ lệ (%)

A 111 16,18 30,370,356,757.55 75,41

B 111 16,18 6,309,809,119.11 15,67


C 464 67,64 3,591,988,098.63 8,92

Tổng 686 100 40,272,153,975.29 100

Phân tích ABC


80 75.41

70 67.64

60

50

40

30

20 16.18 16.18 15.67


8.92
10

0
A B C

% Số lượng % Giá trị

Hình 3.1 Biểu đồ phân tích ABC

32
Khóa luận tốt nghiệp Kết quả và bàn luận

Nhận xét:
Tổng số lượng sản phẩm thuốc được sử dụng tại BVQ11 từ 01/01/2017 đến
31/12/2017 là 686 sản phẩm chiếm 40,272,153,975.29 đồng; cụ thể ở các nhóm như
sau:
 Nhóm A chiếm tỷ lệ 75,41% cao nhất về giá trị ngân sách BV nhưng lại chỉ
chiếm 16,18% về số lượng sản phẩm nên cần có kế hoạch quản lý phù hợp.
 Nhóm B chiếm tỷ lệ trung bình về cả số lượng lẫn giá trị với tỷ lệ tương ứng
là 16,18% và 15,67% cần theo dõi sự thay đổi dịch chuyển sử dụng thuốc sang
nhóm A hoặc nhóm C.
 Nhóm C chiếm tỷ lệ giá trị 8,92% nhưng chiếm tỷ lệ số lượng cao nhất 67,64%
thấp nhất có thể dữ trữ số lượng lớn trong quản lý tồn kho.
3.1.1.1 Phân tích tỷ lệ sử dụng thuốc nội và thuốc ngoại theo số lượng
Kết quả phân tích tỷ lệ sử dụng thuốc nội và thuốc ngoại theo ABC được trình bày
dưới bảng sau:
Bảng 3.2 Phân tích tỷ lệ sử dụng thuốc nội và thuốc ngoại theo ABC

Tỷ lệ
Tỷ lệ Số lượng
Số lượng thuốc Số lượng Tỷ lệ
Nhóm thuốc nội thuốc
thuốc nội ngoại tổng tổng (%)
(%) ngoại
(%)

A 51 7,43 60 8,75 111 16,18

B 54 7,87 57 8,31 111 16,18


C 303 44,17 161 23,47 464 67,64

Tổng 408 59,47 278 40,53 686 100

33
Khóa luận tốt nghiệp Kết quả và bàn luận

Phân tích tỷ lệ sử dụng thuốc nội và thuốc ngoại theo số lượng


50
44.17
45
40
35
30
25 23.47

20
15
7.43 8.75 7.87 8.31
10
5
0
A B C

% Thuốc nội % Thuốc ngoại

Hình 3.2 Phân tích tỷ lệ sử dụng thuốc nội và thuốc ngoại theo ABC
Nhận xét:
Trong tổng số 686 sản phẩm thuốc có 408 thuốc nội chiếm 59,47% và 278 thuốc
ngoại chiếm 40,53% cho thấy tỷ lệ sử dụng thuốc nội về số lượng cao hơn thuốc ngoại
là 18,94%, trong đó, tỷ lệ sử dụng thuốc nội nhóm A về chủng loại thấp hơn thuốc
ngoại là 1,32%.

Hình 3.3 Kết quả từ công cụ phân tích (3.1.1.1)

34
Khóa luận tốt nghiệp Kết quả và bàn luận

3.1.1.2 Phân tích tỷ lệ sử dụng thuốc nội và thuốc ngoại theo giá trị
Kết quả Phân tích tỷ lệ sử dụng thuốc nội và thuốc ngoại theo giá trị được trình bày
dưới bảng sau:
Bảng 3.3 Phân tích tỷ lệ sử dụng thuốc nội và thuốc ngoại theo ABC

Tỷ lệ Tỷ lệ
Tỷ lệ
Thành tiền thuốc thuốc Thành tiền thuốc thuốc
Nhóm Thành tiền tổng tổng
nội nội ngoại ngoại
(%)
(%) (%)

A 11,042,520,727.05 27,42 19,327,836,030.50 47,99 30,370,356,757.55 75,41

B 2,914,862,532.18 7,24 3,394,946,586.93 8,43 6,309,809,119.11 15,67

C 2,163,048,075.99 5,37 1,428,940,022.64 3,55 3,591,988,098.63 8,92

Tổng 16,120,431,335.22 40,03 24,151,722,640.07 59,97 40,272,153,975.29 100

Phân tích tỷ lệ sử dụng thuốc nội và thuốc ngoại theo giá trị
60

50 47.99

40

30 27.42

20

7.24 8.43
10 5.37
3.55

0
A B C

% Thuốc nội % Thuốc ngoại

Hình 3.4 Phân tích tỷ lệ sử dụng thuốc nội và thuốc ngoại theo ABC

35
Khóa luận tốt nghiệp Kết quả và bàn luận

Nhận xét:
Tỷ lệ sử dụng thuốc nội về giá trị thấp hơn thuốc ngoại là 19,94%.
Tỷ lệ sử dụng thuốc nội nhóm A về giá trị thấp hơn thuốc ngoại là 20,57%.

Hình 3.5 Kết quả từ công cụ phân tích (3.1.1.2)


3.1.2 Phương pháp phân tích VEN
Kết quả phân tích VEN được trình bày dưới bảng sau:
Bảng 3.4 Bảng phân tích VEN

Nhóm Số lượng Tỷ lệ (%) Giá trị VNĐ Tỷ lệ (%)

V 138 20,12 7,504,943,756.44 18,64

E 534 77,84 32,141,716,010.35 79,81

N 14 2,04 625,494,208.50 1,55

Tổng 686 100 40,272,153,975.29 100

36
Khóa luận tốt nghiệp Kết quả và bàn luận

Phân tích VEN


90
77.84 79.81
80

70

60

50

40

30
20.12 18.64
20

10
2.04 1.55
0
V E N

% Chủng loại % Giá trị

Hình 3.6 Phân tích VEN


Nhận xét: trong 3 nhóm V, E và N; nhóm thuốc E chiếm tỷ lệ lớn nhất: 79,81% và
nhóm thuốc N chiếm tỷ lệ thấp nhất: 1,55%, cần có biện pháp giảm sử dụng nhóm
thuốc N. Từ đó, xác định các ưu tiên mua sắm và lưu trữ tại BV.

Hình 3.7 Kết quả từ công cụ phân tích (3.1.2)

37
Khóa luận tốt nghiệp Kết quả và bàn luận

3.1.3 Phân tích ma trận ABC/VEN


Kết quả phân tích ma trận ABC/VEN được trình bày dưới bảng sau:
Bảng 3.5 Bảng kết quả ma trận ABC/VEN

V E N TỔNG

A 14 94 3 235

B 13 96 3 443

C 111 344 8 8

Nhận xét :
Nhóm I ( AV, AE, AN, BV, CV): chiếm số lượng 235/686 sản phẩm thuốc cao phù
hợp. Cụ thế : nhóm AV là 14, nhóm AE là 94, nhóm AN là 3, nhóm BV là 13, nhóm
CV là 111.
Nhóm II (BE, BN, CE) : chiếm số lượng phù hợp 443/686. Cụ thể, BE là 96, BN là 3
và CE là 344.
Nhóm III (CN) : có số lượng là 8.
Bảng 3.6 Phân tích ma trận ABC/VEN

Nhóm Chủng loại Tỷ lệ (%) Giá trị Tỷ lệ (%)

I 235 34,26 31,745,338,686.00 78,83

II 443 64,58 8,474,785,960.24 21,04

III 8 1,17 52,029,329.05 0,13

Tổng 686 100 40,272,153,975.29 100

38
Khóa luận tốt nghiệp Kết quả và bàn luận

Phân tích ma trận ABC/VEN

90
78.83
80
70 64.58
60
50
40 34.26
30 21.04
20
10 1.17 0.13
0 % Chủng loại % Giá trị
I II III

Hình 3.8 Phân tích ma trận ABC/VEN


Từ kết quả trên, ta nhận thấy:
Nhóm I có tỷ lệ về số lượng thuốc 34,26% và tỷ lệ về giá trị 78,83%.
Nhóm II có tỷ lệ về số lượng thuốc 64,58% và tỷ lệ về giá trị 21,04%.
Nhóm III có tỷ lệ về số lượng thuốc 1,17% và tỷ lệ về giá trị 0,13%.
Nhận xét:
Nhóm I (nhóm quan trọng nhất) và nhóm II (nhóm quan trọng) chiếm tỷ lệ hợp lý:
99,87% nên luôn ưu tiên và luôn sẵn có.
Nhóm III (nhóm ít quan trọng) chiếm tỷ lệ thấp: 0,13% nên BV cần có biện pháp
giảm sử dụng.

39
Khóa luận tốt nghiệp Kết quả và bàn luận

Hình 3.9 Kết quả từ công cụ phân tích (3.1.3)


3.1.3.1 Phân tích nhóm A theo ABC/VEN (PL-1, PL-2, PL-3)
Nhận xét:
 Nhóm thuốc AV là nhóm thuốc quan trọng chiếm tỷ lệ cao cần xem xét giảm
chi phí tìm nhà cung ứng mới.
 Nhóm AN là nhóm thuốc không thiết yếu chiếm tỷ lệ cao cần giảm hay loại
bỏ và phân tích lý do sử dụng thuốc có lạm dụng hay thuốc có giá thành cao.
 Nhóm biệt dược chiếm chi phí cao cần thay thế thuốc có giá thành thấp hơn
để giảm gánh nặng chi phí, nhằm kiểm soát chi phí thuốc và có kế hoạch mua
sắm phù hợp.

40
Khóa luận tốt nghiệp Kết quả và bàn luận

Hình 3.10 Kết quả từ công cụ phân tích (3.1.3.1)

3.1.3.2 Phân tích nhóm N theo ABC/VEN (PL-4, PL-5)


Nhận xét:
Các nhóm thuốc BN và CN có giá trị trung bình, thấp và không quan trọng nên cần
có biện pháp giảm số lượng sử dụng. Từ đó, xác định các ưu tiên mua sắm và lưu trữ
tại BV.

Hình 3.11 Kết quả từ công cụ phân tích (3.1.3.2)

41
Khóa luận tốt nghiệp Kết quả và bàn luận

3.1.4 Phương pháp phân tích DDD


3.1.4.1 Báo cáo phân tích DDD theo DU 90% (PL-6)

Hình 3.12 Biểu đồ phân tích DDD theo DU 90%

Hình 3.13 Biểu đồ phân tích DDD theo hoạt chất


Nhận xét: có 30 hoạt chất trong khoảng DU 90 % với tổng tỷ lệ % DDD sử dụng là
89,74% với tổng chi phí là 19.503.552.456 đồng.

42
Khóa luận tốt nghiệp Kết quả và bàn luận

Cụ thể là:
 Insulins And Analogues For Injection, Intermediate-Acting (A10AC) có DDD
sử dụng là 45,59% .
 Insulins And Analogues For Injection, Long-Acting (A10AE) có DDD sử
dụng là 8,00% .
 Trimetazidine (C01EB15) có DDD sử dụng là 3,93%.
 Calcium (A12AA20) có DDD sử dụng là 3,31%.
 Losartan (C09CA01) có DDD sử dụng là 2,45%.
 Esomeprazole (A02BC05) có DDD sử dụng là 2,41%.
 Ascorbic Acid (Vitamin C) (A11GA01) có DDD sử dụng là 1,90%.
 Gliclazide (A10BB09) có DDD sử dụng là 1,69%.
 Amlodipine (C08CA01) có DDD sử dụng là 1,69%.
 Celecoxib (M01AH01) có DDD sử dụng là 1,53%.
 Tocopherol (Vitamin E) (A11HA03) có DDD sử dụng là 1,50%.
 Betahistine (N07CA01) có DDD sử dụng là 1,50%.
 Metformin (A10BA02) có DDD sử dụng là 1,36%.
 Fenofibrate (C10AB05) có DDD sử dụng là 1,23%.
 Bisoprolol (C07AB07) có DDD sử dụng là 0,99%.
 Amoxicillin And Enzyme Inhibitor (J01CR02) có DDD sử dụng là 0,98%.
 Perindopril (C09AA04) có DDD sử dụng là 0,95%.
 Nicotinamide (A11HA01) có DDD sử dụng là 0,93%.
 Felodipine (C08CA02) có DDD sử dụng là 0,90%.
 Flurbiprofen (R02AX01) có DDD sử dụng là 0,86%.
 Paracetamol (N02BE01) có DDD sử dụng là 0,77%.
 Acetylsalicylic Acid (B01AC06) có DDD sử dụng là 0,76%.
 Pantoprazole (A02BC02) có DDD sử dụng là 0,75%.
 Rosuvastatin (C10AA07) có DDD sử dụng là 0,62%.
 Cetirizine (R06AE07) có DDD sử dụng là 0,60%.

43
Khóa luận tốt nghiệp Kết quả và bàn luận

 Meloxicam (M01AC06) có DDD sử dụng là 0,60%


 Fexofenadine (R06AX26) có DDD sử dụng là 0,58%.
 Alfuzosin (G04CA01) có DDD sử dụng là 0,51%.
 Acetylcysteine (R05CB01) có DDD sử dụng là 0,46%.
 Glyceryl Trinitrate (C01DA02) có DDD sử dụng là 0,40%.
Nhận xét
 Số lượng thuốc này chiếm 90% số lượng thuốc sử dụng, dựa vào kết quả này
có thể tham khảo đánh giá về chỉ số chất lượng kê đơn thuốc.
 Cần phân tích nhằm chứng tỏ hiệu quả điều trị của thuốc này.

Hình 3.14 Kết quả từ công cụ phân tích (3.1.4.1)

44
Khóa luận tốt nghiệp Kết quả và bàn luận

3.1.4.2 So sánh lượng tiêu thụ và chi phí theo nhóm thuốc (PL-7)
Nhận xét:
Thuốc giảm đau, hạ sốt; chống viêm không steroid; thuốc điều trị gút và các bệnh
xương khớp
 Morphine có chi phí cho 1 liệu trình điều trị cao nhất (9.819.900 ).
 Diclofenac có chi phí cho 1 liệu trình điều trị thấp nhất (1.011 ).
 Celecoxib có số liệu trình điều trị cao nhất (60872,25).
 Morphine có số liệu trình điều trị thấp nhất (0,03).
Thuốc chống dị ứng và dùng trong các trường hợp quá mẫn
 Promethazine có chi phí cho 1 liệu trình điều trị cao nhất (1.647.000 ).
 Fexofenadine có chi phí cho 1 liệu trình điều trị thấp nhất (4.144 ).
 Fexofenadine có số liệu trình điều trị cao nhất (38103,75).
 Promethazine có số liệu trình điều trị thấp nhất (2,93).
Thuốc giải độc và các thuốc dùng trong trường hợp ngộ độc
 Ephedrine có chi phí cho 1 liệu trình điều trị cao nhất (136.500.000 ).
 Norepinephrine có chi phí cho 1 liệu trình điều trị thấp nhất (31.706.100 ).
 Norepinephrine có số liệu trình điều trị cao nhất (1,36).
 Ephedrine có số liệu trình điều trị thấp nhất (0,00).
Thuốc chống co giật, chống động kinh
 Valpromide có chi phí cho 1 liệu trình điều trị cao nhất (1.413.225 ).
 Carbamazepine có chi phí cho 1 liệu trình điều trị thấp nhất (124.470 ).
 Gabapentin có số liệu trình điều trị cao nhất (467,51).
 Valproic Acid có số liệu trình điều trị thấp nhất (8,38).
Thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn
 Ampicillin And Enzyme Inhibitor có chi phí cho 1 liệu trình điều trị cao nhất
(71.280.000 ).
 Doxycycline có chi phí cho 1 liệu trình điều trị thấp nhất (789 ).
 Amoxicillin And Enzyme Inhibitor có số liệu trình điều trị cao nhất (7761,17).

45
Khóa luận tốt nghiệp Kết quả và bàn luận

 Cefoperazone, Combinations có số liệu trình điều trị thấp nhất (0,00).


Thuốc điều trị đau nửa đầu
 Flunarizine có chi phí cho 1 liệu trình điều trị cao nhất (604.800 ).
 Dihydroergotamine có chi phí cho 1 liệu trình điều trị thấp nhất (342.840 ).
 Dihydroergotamine có số liệu trình điều trị cao nhất (443,21).
 Flunarizine có số liệu trình điều trị thấp nhất (169,42).
Thuốc điều trị bệnh đường tiết niệu
 Alfuzosin có chi phí cho 1 liệu trình điều trị cao nhất (2.254.950 ).
 Alfuzosin có chi phí cho 1 liệu trình điều trị thấp nhất (2.254.950 ).
 Alfuzosin có số liệu trình điều trị cao nhất (535,26).
 Alfuzosin có số liệu trình điều trị thấp nhất (535,26).
Thuốc tác dụng đối với máu
 Phytomenadione có chi phí cho 1 liệu trình điều trị cao nhất (2.628.000 ).
 Folic Acid có chi phí cho 1 liệu trình điều trị thấp nhất (240 ).
 Folic Acid có số liệu trình điều trị cao nhất (1283,85).
 Phytomenadione có số liệu trình điều trị thấp nhất (0,08).
Thuốc tim mạch
 Valsartan có chi phí cho 1 liệu trình điều trị cao nhất (13.149.520.800 ).
 Propranolol có chi phí cho 1 liệu trình điều trị thấp nhất (5.069 ).
 Fenofibrate có số liệu trình điều trị cao nhất (48876,82).
 Nicardipine có số liệu trình điều trị thấp nhất (0,00).
Thuốc lợi tiểu
 Spironolactone có chi phí cho 1 liệu trình điều trị cao nhất (5.528.250 ).
 Furosemide có chi phí cho 1 liệu trình điều trị thấp nhất (193.200 ).
 Furosemide có số liệu trình điều trị cao nhất (24,95).
 Spironolactone có số liệu trình điều trị thấp nhất (4,42).
Thuốc đường tiêu hóa
 Butylscopolamine có chi phí cho 1 liệu trình điều trị cao nhất (40.024.800 ).

46
Khóa luận tốt nghiệp Kết quả và bàn luận

 Drotaverine có chi phí cho 1 liệu trình điều trị thấp nhất (2.010 ).
 Drotaverine có số liệu trình điều trị cao nhất (2033,2).
 Mineral Salts In Combination có số liệu trình điều trị thấp nhất (0,03).
Hocmon và các thuốc tác độnng vào hệ thống nội tiết
 Thiamazole có chi phí cho 1 liệu trình điều trị cao nhất (733.800.000 ).
 Glimepiride có chi phí cho 1 liệu trình điều trị thấp nhất (20.340 ).
 Insulins And Analogues For Injection, Intermediate-Acting có số liệu trình
điều trị cao nhất (9059,30).
 Thiamazole có số liệu trình điều trị thấp nhất (0,00).
Thuốc giãn cơ và ức chế cholinesterase
 Eperisone có chi phí cho 1 liệu trình điều trị cao nhất (4.725 ).
 Eperisone có chi phí cho 1 liệu trình điều trị thấp nhất (4.725 ).
 Eperisone có số liệu trình điều trị cao nhất (10184,37).
 Eperisone có số liệu trình điều trị thấp nhất (10184,37).
Thuốc điều trị bệnh mắt, tai mũi họng
 Betahistine có chi phí cho 1 liệu trình điều trị cao nhất (979.920 ).
 Naphazoline có chi phí cho 1 liệu trình điều trị thấp nhất (5.040 ).
 Fluticasone có số liệu trình điều trị cao nhất (1177,17).
 Xylometazoline có số liệu trình điều trị thấp nhất (0,21).
Thuốc có tác dụng thúc đẻ, cầm máu sau đẻ và chống đẻ non
 Oxytocin có chi phí cho 1 liệu trình điều trị cao nhất (4.145.850 ).
 Oxytocin có chi phí cho 1 liệu trình điều trị thấp nhất (4.145.850 ).
 Oxytocin có số liệu trình điều trị cao nhất (0,86).
 Oxytocin có số liệu trình điều trị thấp nhất (0,86).
Thuốc chống rối loạn tâm thần
 Amitriptyline có chi phí cho 1 liệu trình điều trị cao nhất (1.417.500 ).
 Sulpiride có chi phí cho 1 liệu trình điều trị thấp nhất (47.040 ).
 Sulpiride có số liệu trình điều trị cao nhất (21,99).

47
Khóa luận tốt nghiệp Kết quả và bàn luận

 Amitriptyline có số liệu trình điều trị thấp nhất (0,034).


Thuốc tác động trên đường hô hấp
 Bambuterol có chi phí cho 1 liệu trình điều trị cao nhất (6.766.800 ).
 Ambroxol có chi phí cho 1 liệu trình điều trị thấp nhất (4.032 ).
 Acetylcysteine có số liệu trình điều trị cao nhất (7243,97).
 Bambuterol có số liệu trình điều trị thấp nhất (0,09).
Dung dịch điều chỉnh nuớc, điện giải, cân bằng acid-base và các dung dịch tiêm
truyền khác
 Potassium Chloride có chi phí cho 1 liệu trình điều trị cao nhất (833.310 ).
 Potassium Chloride có chi phí cho 1 liệu trình điều trị thấp nhất (833.310 ).
 Potassium Chloride có số liệu trình điều trị cao nhất (11,19).
 Potassium Chloride có số liệu trình điều trị thấp nhất (11,19).
Khoáng chất và vitamin
 Retinol (Vitamin A). có chi phí cho 1 liệu trình điều trị cao nhất (2.743.500 ).
 Nicotinamide có chi phí cho 1 liệu trình điều trị thấp nhất (220 ).
 Ascorbic Acid (Vitamin C). có số liệu trình điều trị cao nhất (75490,5).
 Retinol (Vitamin A). có số liệu trình điều trị thấp nhất (0,72).
Ngoài ra trong tất cả các thuốc, còn thống kê được thuốc đang chiếm tỷ lệ tiêu thụ và
chi phí cao và thấp nhất:
 Valsartan có chi phí cho 1 liệu trình điều trị cao nhất (13.149.520.800)
Nicotinamide có chi phí cho 1 liệu trình điều trị thấp nhất (220 ),
 Ascorbic Acid (Vitamin C) có số liệu trình điều trị cao nhất (75490,5),
 Nicardipine có số liệu trình điều trị thấp nhất (0,00).
Nhận xét: Dựa vào kết quả trên, các nhân viên Khoa Dược dễ dàng biết được lượng
tiêu thụ và chi phí của riêng từng nhóm, bên cạnh đó, các nhân viên Khoa Dược còn
biết được loại thuốc đang chiếm tỷ lệ lượng tiêu thụ và chi phí cao nhất và thấp
nhất. Từ đó có thêm cái nhìn tổng quan về DMT hiện hành tại BVQ11.

48
Khóa luận tốt nghiệp Kết quả và bàn luận

Hình 3.15 Kết quả từ công cụ phân tích (3.1.4.2)

3.1.4.3 Báo cáo phân tích DDD/100 giường/ngày (PL-8)


Nhận xét:
 Insulins And Analogues For Injection, Intermediate-Acting có liều xác định
trong ngày DDD/100 giường/ngày cao nhất (24.888,19), nghĩa là trong bất kì
ngày nào của năm, cứ mỗi 100 giường bệnh trong BV thì có 24.888,19 người
lớn đã được điều trị với liều hàng ngày là 40 U.
 Cefoperazone, Combinations có liều xác định trong ngày DDD/100
giường/ngày thấp nhất (0,00), nghĩa là trong bất kì ngày nào của năm, cứ mỗi
100 giường bệnh trong BV thì có 0,00 người lớn đã được điều trị với liều hàng
ngày là 4 g.

49
Khóa luận tốt nghiệp Kết quả và bàn luận

Hình 3.16 Kết quả từ công cụ phân tích (3.1.4.3)


3.1.4.4 Báo cáo phân tích tổng liều xác định/100 giường/ngày giữa các nhóm thuốc
Bảng 3.7 Phân tích tổng liều xác định/100 giường/ngày giữa các nhóm thuốc
Tỷ
Tổng DDD/100 Tỷ
STT Nhóm thuốc Tổng chi phí lệ(%)
giường/ngày lệ(%)
chi phí
Thuốc giảm đau, hạ sốt; chống viêm không
1 steroid; thuốc điều trị gút và các bệnh 1.833.698.819 6,18 2.341,80 4,29
xương khớp
Thuốc chống dị ứng và dùng trong các
2 770.237.265 2,59 1.139,78 2,09
trường hợp quá mẫn
Thuốc giải độc và các thuốc dùng trong
3 44.213.694 0,15 0,57 0,00
trường hợp ngộ độc
4 Thuốc chống co giật, chống động kinh 382.945.960 1,29 72,19 0,13
Thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm
5 5.656.883.522 19,06 1.196,55 2,19
khuẩn
6 Thuốc điều trị đau nửa đầu 254.401.377 0,86 238,12 0,44
7 Thuốc điều trị bệnh đường tiết niệu 1.206.998.753 4,07 275,72 0,51
8 Thuốc tác dụng đối với máu 158.912.322 0,54 80,12 0,15
9 Thuốc tim mạch 8.702.617.895 29,32 9.282,93 17,00
10 Thuốc lợi tiểu 29.254.636 0,10 91,30 0,17

50
Khóa luận tốt nghiệp Kết quả và bàn luận

11 Thuốc đường tiêu hóa 2.298.378.453 7,74 2.538,33 4,65


Hocmon và các thuốc tác độnng vào hệ
12 6.163.183.181 20,76 31.514,72 57,73
thống nội tiết
13 Thuốc giãn cơ và ức chế cholinesterase 48.121.150 0,16 104,92 0,19
14 Thuốc điều trị bệnh mắt, tai mũi họng 816.290.007 2,75 951,80 1,74
Thuốc có tác dụng thúc đẻ, cầm máu sau đẻ
15 3.562.481 0,01 0,89 0,00
và chống đẻ non
16 Thuốc chống rối loạn tâm thần 1.425.483 0,00 3,39 0,01
17 Thuốc tác động trên đường hô hấp 875.154.913 2,95 580,71 1,06
Dung dịch điều chỉnh nuớc, điện giải, cân
18 bằng acid-base và các dung dịch tiêm truyền 9.329.700 0,03 2,31 0,00
khác
19 Khoáng chất và vitamin 428.120.281 1,44 4.176,65 7,65

51
Khóa luận tốt nghiệp Kết quả và bàn luận

Biểu đồ phân bổ chi phí theo nhóm thuốc


24.Thuốc Chống Rối Loạn Tâm Thần
22.Thuốc Có Tác Dụng Thúc đẻ, Cầm Máu Sau đẻ Và Chống đẻ Non
26.Dung dịch Điều Chỉnh Nuớc, Điện Giải, Cân Bằng Acid-Base Và Các Dung dịch
Tiêm Truyền Khác
16.Thuốc Lợi Tiểu
4.Thuốc Giải Độc Và Các Thuốc Dùng Trong Trường Hợp Ngộ Độc
20.Thuốc Giãn Cơ Và Ức Chế Cholinesterase
29.32, 29%
11.Thuốc Tác Dụng Đối Với Máu
6.18, 6%
7.Thuốc Điều Trị Đau Nửa Đầu
5.Thuốc Chống Co Giật, Chống Động Kinh
7.74, 8%
27.Khoáng Chất Và Vitamin
3.Thuốc Chống Dị Ứng Và Dùng Trong Các Trường Hợp Quá Mẫn
20.76, 21% 21.Thuốc Điều Trị Bệnh Mắt, Tai Mũi Họng
19.06, 19%
25.Thuốc Tác Động Trên Đường Hô Hấp
9.Thuốc Điều Trị Bệnh Đường Tiết Niệu
2.Thuốc Giảm Đau, Hạ Sốt; Chống Viêm Không Steroid; Thuốc Điều Trị Gút Và Các
Bệnh Xương Khớp
17.Thuốc Đường Tiêu Hóa
6.Thuốc Điều Trị Ký Sinh Trùng, Chống Nhiễm Khuẩn
18.Hocmon Và Các Thuốc Tác Độnng Vào Hệ Thống Nội Tiết

Hình 3.17 Biểu đồ phân bổ chi phí theo nhóm thuốc

52
Khóa luận tốt nghiệp Kết quả và bàn luận

Biểu đồ DDD/ 100 giường/ ngày giữa các nhóm thuốc


4.Thuốc Giải Độc Và Các Thuốc Dùng Trong Trường Hợp Ngộ Độc
22.Thuốc Có Tác Dụng Thúc đẻ, Cầm Máu Sau đẻ Và Chống đẻ Non
26.Dung dịch Điều Chỉnh Nuớc, Điện Giải, Cân Bằng Acid-Base Và Các Dung dịch
Tiêm Truyền Khác
24.Thuốc Chống Rối Loạn Tâm Thần
5.Thuốc Chống Co Giật, Chống Động Kinh
11.Thuốc Tác Dụng Đối Với Máu
4% 16.Thuốc Lợi Tiểu
5%
20.Thuốc Giãn Cơ Và Ức Chế Cholinesterase
8% 7.Thuốc Điều Trị Đau Nửa Đầu
9.Thuốc Điều Trị Bệnh Đường Tiết Niệu
58%
17% 25.Thuốc Tác Động Trên Đường Hô Hấp
21.Thuốc Điều Trị Bệnh Mắt, Tai Mũi Họng
3.Thuốc Chống Dị Ứng Và Dùng Trong Các Trường Hợp Quá Mẫn
6.Thuốc Điều Trị Ký Sinh Trùng, Chống Nhiễm Khuẩn
2.Thuốc Giảm Đau, Hạ Sốt; Chống Viêm Không Steroid; Thuốc Điều Trị Gút Và Các
Bệnh Xương Khớp
17.Thuốc Đường Tiêu Hóa
27.Khoáng Chất Và Vitamin
12.Thuốc Tim Mạch
18.Hocmon Và Các Thuốc Tác Độnng Vào Hệ Thống Nội Tiết

Hình 3.18 Biểu đồ DDD/100 giường/ngày giữa các nhóm thuốc

53
Khóa luận tốt nghiệp Kết quả và bàn luận

Nhận xét:
Phân bổ nhóm thuốc theo chi phí
 Nhóm thuốc chiếm tỷ lệ cao nhất là: nhóm thuốc tim mạch với tỷ lệ là 29,32%.
 Nhóm thuốc chiếm tỷ lệ thấp nhất là: nhóm thuốc chống rối loạn tâm thần với
tỷ lệ là 0,00 %.
phân bổ chi phí theo ddd/100 giường/ngày
 Nhóm thuốc chiếm tỷ lệ cao nhất là nhóm hocmon và các thuốc tác độnng vào
hệ thống nội tiết với tỷ lệ 57,73%.
 Nhóm thuốc chiếm tỷ lệ thấp nhất là nhóm thuốc giải độc và các thuốc dùng
trong trường hợp ngộ độc, cân bằng acid-base và các dung dịch tiêm truyền
khác và thuốc có tác dụng thúc đẻ, cầm máu sau đẻ và chống đẻ non với tỷ lệ
là 0,00 %

54
Khóa luận tốt nghiệp Kết quả và bàn luận

Hình 3.19 Kết quả từ công cụ phân tích (3.1.4.4)

55
Khóa luận tốt nghiệp Kết quả và bàn luận

3.2 Phân tích tồn tại, đề xuất cải tiến và đánh giá hiệu quả của việc áp dụng công cụ phân tích
3.2.1 Phân tích tồn tại
Chi tiết các khó khăn khi không áp dụng công nghệ
Bảng 3.8 Các vấn đề bất cập của phân tích thủ công

Bất cập
Phân tích thủ
STT
công Thời
Thao tác
gian
Mỗi lần thực hiện phân tích đều phải chuẩn bị lại các dữ liệu trong bảng Excel như
nhóm từng nhóm A, B, C, nhóm thuốc nội và thuốc ngoại, phân loại thuốc biệt dược
1 Phân tích ABC và thuốc generic, số liệu thuốc trong danh mục… khoảng
Khi phân tích phải tính thủ công các chủng loại, giá trị và tỷ lệ, sau đó đếm, phân loại 2 giờ
và so sánh thuốc nội thuốc ngoại theo nhóm ABC phân

Mỗi lần thực hiện phân tích đều phải chuẩn bị lại các dữ liệu trong bảng Excel như tích

Phân tích VEN nhóm thuốc VEN, số liệu thuốc trong danh mục…
2
Khi phân tích phải đếm và tính thủ công chủng loại, giá trị, phân loại tìm nhóm thuốc
chiếm tỷ lệ cao nhất và thấp nhất nhằm xác định thuốc ưu tiên mua và dự trữ tại BV

56
Khóa luận tốt nghiệp Kết quả và bàn luận

Bất cập
Phân tích thủ
STT
công Thời
Thao tác
gian
Mỗi lần thực hiện phân tích đều phải chuẩn bị lại các dữ liệu trong bảng Excel như
Phân tích ma từng nhóm thuốc ABC, VEN, số liệu thuốc trong danh mục…
3
trận ABC/VEN Khi phân tích phải tính thủ công các giá trị và kết hợp ma trận từng nhóm ABC với
nhóm VEN, đếm và phân loại từng nhóm thuốc I, II, III khoảng
2 giờ
Mỗi lần phân tích điều phải chuẩn bị lại các dữ liệu số liệu thuốc trong danh mục, phân
DDD cho từng loại, số liệu trình cho từng loại thuốc, loại bỏ đi các thuốc thuộc mục tích
Phương pháp loại trừ của DDD.
4
DDD Khi phân tích phải tính thủ công làm dẫn tới mất nhiều nhân lực, thời gian dẫn tới dễ
sai sót nhầm lẫn. Và những điều này đưa đến là chưa đáp ứng được các công tác quản
lý sử dụng thuốc.

3.2.2 Đề xuất cải tiến


Từ khảo sát thực trạng phân tích sử dụng thuốc tại phần 4.1 đã rõ nét hơn về việc thực hiện phân tích sử dụng thuốc theo từng nhóm
như: tim mạch, kháng sinh, tiểu đường,..tùy theo MHBT của BV.

57
Khóa luận tốt nghiệp Kết quả và bàn luận

Hàng năm, BV chỉ phân tích sử dụng thuốc bằng phương pháp ABC, VEN, không sử dụng phương pháp DDD. Phương pháp DDD
chỉ để thực hiện phân tích MHBT và phân tích kháng sinh. Nên tác giả đề xuất phân tích sử dụng trên tất cả các thuốc bằng cách kết
hợp tất cả các phương pháp ABC, VEN và DDD để nâng tầm hiệu quả, bên cạnh đó nâng cao thêm kiến thức lâm sàng.
Bảng 3.9.Tính ưu việt của công cụ phân tích

Tính ưu việt
Công Số
Tên bảng
cụ bảng Thời
Thao tác
gian
Phân tích tỷ lệ sử dụng
Dữ liệu định dạng Excel theo biểu mẫu và đổ dữ liệu vào công cụ
thuốc nội và thuốc
Công cụ tự xuất ra: bảng phân tích số lượng và tỷ lệ thuốc nội và ngoại;
Phân ngoại theo chủng loại
có biểu đồ phân tích kèm theo và so sánh tỷ lệ sử dụng cao hơn hay thấp
tích 2
hơn của thuốc nội so với thuốc ngoại để HĐT & ĐT đề ra lộ trình tăng
ABC Phân tích tỷ lệ sử dụng Từ 1
dần sử dụng thuốc nội và giảm dần thuốc ngoại đắt tiền hơn để giảm chi
thuốc nội và thuốc tới 2
phí trong ngân sách BV
ngoại theo giá trị phút
Dữ liệu định dạng Excel theo biểu mẫu và đổ dữ liệu vào công cụ
Phân
Công cụ tự xuất ra: bảng phân tích số lượng, giá trị và tỷ lệ chủng loại,
tích 1 Phân tích VEN
giá trị của từng nhóm V, E, N; có biểu đồ phân tích kèm theo và so sánh
VEN
nhóm nào chiếm tỷ lệ cao nhất và thấp nhất để giúp HĐT&ĐT có biện

58
Khóa luận tốt nghiệp Kết quả và bàn luận

Tính ưu việt
Công Số
Tên bảng
cụ bảng Thời
Thao tác
gian
pháp giảm sử dụng nhóm thuốc không cần thiết và xác định thuốc ưu tiên
mua và dự trữ tại BV.

Dữ liệu định dạng Excel theo biểu mẫu và đổ dữ liệu vào công cụ
Phân tích ma trận
Công cụ tự xuất ra: các dữ liệu như tỷ lệ chủng loại và giá trị nhóm N,
ABC/VEN
Phân A, I, II, III; bảng và biểu đồ phân tích kèm theo; Thuốc nhóm chiếm chi
tích phí cao là nhóm A sử dụng bao nhiêu thuốc biệt dược vì có thể đây là
ma
Phân tích nhóm A theo nguyên nhân tăng gánh nặng chi phí, cần kiểm soát và thay thế thuốc có
trận 3 giá thành thấp hơn để giảm chi phí. Ngoài ra, công cụ truy xuất các dữ Từ 1
ABC/VEN
ABC/ liệu như số thuốc nhóm BN, CN để hỗ trợ HĐT&ĐT đánh giá phân tích đến 2
VEN và danh mục thuốc đã sử dụng phân theo nhóm thuốc N theo ABC. phút
Phân tích nhóm N theo Hơn hết là so sánh được giữa các nhóm và quan trọng nhất để đánh giá
ABC/VEN việc sử dụng thuốc hợp lý tại BV đó là tổng tỷ lệ sử dụng thuốc của
nhóm I và nhóm II

Phân tích DDD theo


4 Dữ liệu định dạng Excel theo biểu mẫu và đổ dữ liệu vào công cụ
DU 90%

59
Khóa luận tốt nghiệp Kết quả và bàn luận

Tính ưu việt
Công Số
Tên bảng
cụ bảng Thời
Thao tác
gian
So sánh lượng tiêu thụ Công cụ tự xuất ra: từng bảng phân tích tương ứng và truy xuất dữ liệu
và chi phí theo nhóm thuốc nào chiếm tỷ lệ cao nhất và chiếm bao nhiêu phần trăm; thuốc nào
thuốc có chi phí cho 1 liệu trình điều trị cao nhất và thấp nhất; thuốc nào có số
Phân liệu trình điều trị cao nhất và thấp nhất; thuốc nào có liều xác định trong
Phân tích DDD/100
tích ngày DDD/100 giường/ngày cao nhất và thấp nhất
giường/ngày
DDD
Phân tích tổng liều xác
định DDD/100
giường/ngày giữa các
nhóm thuốc
3.2.3 Đánh giá hiệu quả của việc áp dụng các giải pháp đề xuất cải tiến
Sau khi thực hiện phân tích và ứng dụng công cụ phân tích, kết quả đạt được đã đánh giá tính hiệu quả đã đề xuất như thời gian thực
hiện nhanh chóng, tiết kiệm thời gian, nhân lực và thao tác đơn giản. Tuy nhiên, để so sánh kết quả thực tế bằng phương pháp tính
thủ công trước khi sử dụng công cụ trên Excel và phương pháp sử dụng công cụ sau khi thực hiện, đề tài đã tiến hành thực hiện đánh
giá theo các tiêu chí như tính hiệu quả, tính chính xác, thời gian, con người và các yếu tố khác theo hai bảng gồm bảng đánh giá
chung và bảng đánh giá của từng phân tích.

60
Khóa luận tốt nghiệp Kết quả và bàn luận

Bảng 3.10 Đánh giá về hiêu quả của việc ứng dụng công cụ phân tích.

Các tiêu chí Trước khi sử dụng Sau khi sử dụng


đánh giá công cụ phân tích công cụ phân tích
Chưa đáp ứng được công Đáp ứng được nhu cầu phân tích sử
Hiệu quả
tác phân tích sử dụng thuốc dụng thuốc nhanh và chính xác

Tính chính xác Tương đối chính xác Chính xác


Từ 10 đến 20 giây để bấm thao tác
Mỗi bảng phân tích cần
trên công cụ phân tích.
khoảng 2 giờ chuẩn bị và
Từ 1 đến 2 phút bảng phân tích sẽ
khoảng 2 giờ phân tích. 10
Thời gian hiện ra (sự nhanh chậm tùy thuộc
bảng phân tích cần khoảng
vào máy chủ).
40 giờ để thực hiện
10 bảng phân tích cần khoảng 10
đến 20 phút thực hiện
Cần sự hỗ trợ của các dược
sĩ cùng bộ phận nghiệp vụ
Chỉ cần 1 dược sĩ thực hiện
Con người dược về các nội dung liên
quan đến các phân tích sử
dụng thuốc.

Bảng đánh giá chung đã cho thấy việc ứng dụng công cụ phân tích như tính hiệu quả,
tính chính xác, thời gian và con người. Trước khi sử dụng công cụ phân tích, bộ phận
nghiệp vụ dược gồm vài người thực hiện phân tích bằng phương pháp thủ công cho
kết quả tương đối chính xác nhưng chưa đáp ứng được hết công tác phân tích sử dụng
thuốc, thời gian chuẩn bị và tiến hành mất ít nhất bốn giờ một bảng, tổng cộng 10
bảng sẽ cần khoảng bốn mươi giờ chưa kể có một số bảng nội dung phức tạp tính
bằng thủ công rất khó thực hiện. Sau khi sử dụng công cụ phân tích, chỉ cần một nhân
sự với thao tác đơn giản trong vài phút là hiện ra các bảng phân tích có kết quả chính
xác theo dữ liệu truy xuất từ công cụ phân tích.
3.3 Bàn luận
Như vậy, việc sử dụng các phương pháp phân tích của Thông tư 21/2013/TT-BYT để
khảo sát tình hình sử dụng thuốc tại BVQ11 cho thấy những ưu điểm như sau:
Việc phân tích nhóm thuốc sử dụng của từng phương pháp được thực hiện qua công
cụ phân tích ABC, VEN, ma trận ABC/VEN với cách thức sử dụng đơn giản, tính

61
Khóa luận tốt nghiệp Kết quả và bàn luận

chính xác cao và đều mang lại kết quả rất nhiều không những xác định tỷ lệ của từng
thuốc, từng nhóm thuốc sử dụng dẫn đến giúp kiểm soát chặt chẽ các nhóm thuốc sử
dụng nhằm giám sát ngân sách mua thuốc, lựa chọn những thuốc nào cần ưu tiên để
mua và dự trữ. Hơn nữa, công cụ phân tích DDD có nhiều ưu điểm hơn, ngoài việc
phân tích nhóm thuốc theo chi phí, theo tổng liều thuốc sử dụng hợp lý/người
bệnh/ngày để thay đổi liệu trình điều trị đạt hiệu quả tối ưu mà còn cho biết tỷ lệ %
của từng hoạt chất sử dụng trong nhóm thuốc đó trên 90% đơn thuốc sử dụng. Điều
này, giúp cho Khoa Dược có thêm công cụ trong bước đầu thực hiện công tác Dược
lâm sàng nhằm tham mưu tốt cho HĐT&ĐT và thông qua đó, HĐT&ĐT có cái nhìn
tổng thể về bức tranh sử dụng thuốc tại BV.
Với sự hỗ trợ của công cụ đã thực thi được các phân tích chính như đã nêu trên và
còn truy xuất ra bảng file Word để báo cáo, file PowerPoint để thuyết trình nên rất
tiện lợi. Hơn nữa, với công cụ này giúp cho Ban lãnh đạo BV, Khoa Dược, HĐT&ĐT
có thể chủ động truy cập để đọc kết quả phân tích một cách nhanh chóng, thuận tiện
và chính xác.

62
Khóa luận tốt nghiệp Kết luận và kiến nghị

Chương 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ


4.1 Kết luận
Qua thời gian thực hiện, đề tài đã hoàn thành được các mục tiêu đề ra, cụ thể:
4.1.1 Khảo sát thực trạng tình hình sử dụng các nhóm thuốc hiện có tại Bệnh
viện Quận 11 bằng phương pháp thủ công
Đối với phương pháp phân tích ABC: Đề tài đã khảo sát 686 sản phẩm thuốc, chiếm
giá trị gần 40 tỷ 273 triệu đồng. Các tỷ lệ về giá trị và chủng loại phù hợp với TT
21/2013/TT-BYT. Cụ thể, về giá trị , tỷ lệ các nhóm A, B, C tương ứng là: 75,41%;
15,67% và 8,92% ; về chủng loại là: 16,18%; 16,18% và 67,64%. BV sử dụng thuốc
nội nhiều hơn thuốc ngoại, nhưng tổng chi cho thuốc nội thấp hơn thuốc ngoại.
Đối với phương pháp VEN: Nhóm E về giá trị và chủng loại đều chiếm tỷ lệ cao
nhất, tương ứng là: 79,81% và 77,84%. Nhóm N về giá trị và chủng loại đều chiếm
tỷ lệ thấp nhất, tương ứng là: 1,55% và 2,04%.
Đối với ma trận ABC/VEN: Nhóm quan trọng nhất và nhóm quan trọng chiếm tỷ lệ
cao về giá trị và chủng loại phù hợp với DMT tại một BV.
Đối với phương pháp DDD: Ở 90% đơn thuốc, BV sử dụng nhiều nhất là Insulins
And Analogues For Injection, Intermediate-Acting (Insulin và các chất tương tự để
tiêm có tác dụng trung bình) chiếm 45,59% thuộc nhóm hormon và các thuốc tác
động vào hệ thống nội tiết. Về liệu trình và chi phí điều trị, mỗi nhóm thuốc có số
liệu trình và chi phí cao nhất, thấp nhất; trong đó, Valsartan có chi phí cho 1 liệu trình
điều trị cao nhất (13.149.520.800 ), Nicotinamide có chi phí cho 1 liệu trình điều trị
thấp nhất (220 ), Ascorbic Acid (Vitamin C) có số liệu trình điều trị cao nhất
(75490,5), Nicardipine có số liệu trình điều trị thấp nhất (0,00). Về báo cáo phân tích
DDD/100 giường/ngày có Insulins And Analogues For Injection, Intermediate-
Acting có liều xác định trong ngày DDD/100 giường/ngày cao nhất (24.888,19) và
Cefoperazone, Combinations có liều xác định trong ngày DDD/100 giường/ngày thấp
nhất (0,00). Về báo cáo phân tích tổng liều xác định/100 giường/ngày giữa các nhóm
thuốc: theo chi phí, nhóm thuốc chiếm tỷ lệ cao nhất là: nhóm thuốc tim mạch với tỷ
lệ là 29,32% và nhóm thuốc chiếm tỷ lệ thấp nhất là: nhóm thuốc chống rối loạn tâm

63
Khóa luận tốt nghiệp Kết luận và kiến nghị

thần với tỷ lệ là 0,00 %; theo DDD/100 giường/ngày, nhóm thuốc chiếm tỷ lệ cao
nhất là nhóm hocmon và các thuốc tác độnng vào hệ thống nội tiết với tỷ lệ 57,73%
và nhóm thuốc chiếm tỷ lệ thấp nhất là nhóm thuốc giải độc và các thuốc dùng trong
trường hợp ngộ độc, cân bằng acid-base và các dung dịch tiêm truyền khác và thuốc
có tác dụng thúc đẻ, cầm máu sau đẻ và chống đẻ non với tỷ lệ là 0,00 %.
4.1.2 Phân tích các tồn tại, cải tiến và đánh giá dữ liệu sử dụng thuốc bằng việc
ứng dụng công cụ phân tích: ABC, VEN, ABC/VEN, DDD tại Bệnh viện Quận
11 theo các phương pháp của thông tư 21/2013/TT-BYT
Việc thực hiện quản lý sử dụng thuốc bằng phương pháp thủ công làm mất nhiều thời
gian, chi phí và nhân lực tại BV. Cụ thể, mỗi lần thực hiện phân tích sử dụng thuốc
nhân viên khoa Dược phải chuẩn bị lại dữ liệu của nội dung liên quan, tiếp theo phải
thực hiện các thao tác là đếm số lượng chủng loại và giá trị, phân chia các nhóm phù
hợp theo các nhóm, tính toán tỷ lệ nhóm theo giá trị và chủng loại tổng, tính toán giá
trị và chủng loại theo riêng từng nhóm, xem xét và xác định các thuốc phù hợp với
BVQ11. Như vậy, mỗi bảng phân tích cần khoảng 2 giờ chuẩn bị và khoảng 2 giờ
phân tích. 10 bảng phân tích cần khoảng 40 giờ để thực hiện. Từ các tồn tại trên,
BVQ11 đã thực hiện cải tiến bằng các ứng dụng CNTT và đã đạt được các kết quả
như mong đợi. Dữ liệu chỉ cần chuẩn bị một lần và cập nhật thêm khi có sự thay đổi
thông tin thuốc. Công việc còn lại chỉ là đổ dữ liệu vào và in ra kết quả. Kết quả từ
công cụ phân tích truy xuất hoàn toàn trùng khớp với việc thực hiện thủ công và còn
chính xác hơn. Bên cạnh đó, công cụ phân tích còn cho ra các bảng, các biểu đồ, hình
ảnh thuận tiện cho việc xem xét và quản lý của các nhân viên.
4.1.3 Đánh giá hiệu quả của việc áp dụng các giải pháp đề xuất cải tiến
Việc thực hiện bằng công cụ phân tích không chỉ chính xác mà vô cùng nhanh chóng,
so với thực hiện thủ công, từ lúc bắt đầu tới ra kết quả, quản lý bằng công cụ phân
tích nhanh hơn gấp khoảng hơn 240 lần. Trước khi công cụ phân tích đưa vào sử
dụng, phải cần nhiều dược sĩ để thực hiện bằng thủ công, khi có công cụ phân tích
chỉ cần một người. Qua đó cho thấy, công cụ phân tích góp phần đáng kể trong việc
tiết kiệm thời gian và nhân lực cho BV. Bên cạnh các kết quả cần thì công cụ phân

64
Khóa luận tốt nghiệp Kết luận và kiến nghị

tích còn xuất ra file word và file powerpoint giúp người dược sĩ thuận tiện quan sát
và có thể thuyết trình. Đặc biệt, công cụ phân tích còn giúp BV có một cái nhìn tổng
quan về tình hình sử dụng thuốc, thuận tiện cho việc quản lý sử dụng thuốc và giám
sát ngân sách dành cho thuốc tại BV; góp phần thêm cơ sở dữ liệu để hoàn thiện DMT
tại BV.
4.2 Kiến nghị
Từ kết quả nghiên cứu của đề tài, xin đưa ra một số kiến nghị sau:
 Tiếp tục hoàn thiện việc xây dựng mô hình ứng dụng CNTT, mở rộng thêm
các chức năng phân tích của các bảng phân tích đã thực hiện, chia sẻ công cụ
phân tích sử dụng thuốc này cho các BV khác tham khảo sử dụng.
 Thu thập ý kiến của các dược sĩ đang làm việc tại BVQ11 và các dược sĩ của
các BV khác sau khi sử dụng công cụ phân tích đã đề xuất thực hiện cũng như
các ứng dụng PM đã khảo sát trong phần kết quả nghiên cứu để đánh giá và
thực hiện hoàn thiện hơn mô hình ứng dụng CNTT trong quản lý các hoạt động
liên quan đến công tác dược
 Tiếp tục cải tiến, xây dựng một công cụ phân tích mới đa năng có thể quản lý
sử dụng thuốc áp dụng tất cả các phương pháp trong TT 21/2013/TT-BYT.

65
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Bộ chính trị (2000), Đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin, phục
vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, Chỉ thị số 58/CT-TW, Bộ chính trị.
2. Bộ chính trị (2014), Đẩy mạnh ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin đáp ứng
yêu cầu phát triển bền vững, hội nhập quốc tế mới, Nghị quyết 36/NQ-TW, Bộ
chính trị.
3. Bộ y tế (2006), Tiêu chí phần mềm quản lý bệnh viện, Quyết định số 5573 /QĐ-
BYT, Bộ y tế.
4. Bộ y tế (2009), Đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin trong ngành
y tế, Chỉ thị 02/CT-BYT, Bộ y tế.
5. Bộ y tế (2009), Tăng cường quản lý, lập chính sách cho công tác ứng dụng công
nghệ thông tin trong ngành y tế, Quyết định số 2794/QĐ-BYT, Bộ y tế.
6. Bộ y tế (2010), Phê duyệt đề án kiện toàn hệ thống tổ chức công nghệ thông tin
trong các đơn vị sự nghiệp của ngành y tế giai đoạn từ năm 2010 đến 2015, Quyết
định số 1191/QĐ-BYT, Bộ y tế.
7. Bộ y tế (2013), Quy định về Tổ Chức và Hoạt Động của Hội Đồng Thuốc và
Điều Trị trong bệnh viện, Thông tư số 21/2013/TT-BYT, Bộ y tế.
8. Bộ y tế (2013), Tóm Tắt Số Liệu Thống Kê Y Tế 2009 - 2103, Bộ y tế, Hà Nội.
9. Bộ y tế (2017), Niên Giám Thống Kê Y Tế 2017, Bộ y tế, Hà Nội.
10. Phạm Hoàng Chương (2015), Phân Tích Hoạt Động Tồn Trữ, Cấp Phát Và Sử
Dụng Thuốc Tại Bệnh Viện Đa Khoa Huyện An Minh Tỉnh Kiên Giang Năm 2014,
Luận văn dược sĩ chuyên khoa cấp I, Trường Đại Học Dược Hà Nội.
11. Thủ tướng Chính phủ (2005), Phê duyệt Chiến lược phát triển công nghệ thông
tin và truyền thông Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến 2020, Quyết định
số 246/2005/QĐ-TTg, Thủ tướng Chính phủ.
12. Thủ tướng Chính phủ (2007), Phê duyệt chương trình phát triển công nghiệp
phần mềm Việt Nam đến năm 2010, Quyết định số 51/2007/QĐ-TTg, Thủ tướng
Chính phủ.
13. Thủ tướng Chính phủ, 24/05/2001 của Thủ tướng Chính phủ (2001), Phê duyệt
Chương trình hành động triển khai Chỉ thị số 58-CT TW, Quyết định số
81/2001/QĐ-TTg, Thủ tướng Chính phủ.
14. Tổ chức Y tế Thế giới (2004), Hội đồng thuốc và điều trị - Cẩm nang hướng
dẫn thực hành, Hoạt động DPCA- Chương trình hợp tác Y tế Việt Nam -Thụy
Điển.
15. Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố Hồ Chí Minh (2012), Phê duyệt chương trình phát
triển công nghệ thông tin - truyền thông giai đoạn 2011 - 2015. (2012), Quyết
định 27/2012/QĐ-UBND ngày 28 tháng 06 năm 2012 của Ủy Ban Nhân Dân
Thành Phố Hồ Chí Minh về việc phê duyệt chương trình phát triển công nghệ
thông tin - truyền thông giai đoạn 2011 - 2015, Quyết định 27/2012/QĐ-UBND,
Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố Hồ Chí Minh.
16. Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố Hồ Chí Minh (2013), Phê duyệt chương trình ứng
dụng công nghệ thông tin trong ngành y tế thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn
2012 - 2015, Quyết định 2296/QĐ-UBND, Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố Hồ Chí
Minh
Tiếng Anh
17. Devnani M, Gupta A K, Nigah R (2010), "ABC and VED Analysis of the
Pharmacy Store of a Tertiary Care Teaching, Research and Referral Healthcare
Institute of India", Journal of Young Pharmacists : JYP, 2 (2), pp. 201-205.
18. Doshi RP, Patel N, Jani N, Basu M, et al (2007), ABC and VED analyses of drug
management in a government tertiary care hospital in Kerala, iHEA 2007 6th
World Congress: Explorations in Health Economics Paper 2007, Philadelphia,
USA.
19. Hitchen L (2006), "Adverse drug reactions result in 250,000 UK admissions a
year", Bmj, 332 (7550), pp. 1109.
20. Lazarou J, Pomeranz B H, Corey P N (1998), "Incidence of adverse drug
reactions in hospitalized patients: a meta-analysis of prospective studies", Jama,
279 (15), pp. 1200-1205.
Tải bản FULL (136 trang): bit.ly/2LjkZ1Y
Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net
21. Vaz F, Ferreira A, Kulkarni M S, D. Motghare D, et al (2008), "A Study of Drug
Expenditure at a Tertiary Care HospitalAn ABC-VED Analysis", 10 pp. 119-127.
22. White T J, Arakelian A, Rho J P (1999), "Counting the costs of drug-related
adverse events", Pharmacoeconomics, 15 (5), pp. 445-458.
23. WHO (2003), The concept of the defined daily dose (DDD), Introduction to Drug
Utilization Research, Geneva.
24. WHO (2011), The world medicines situation 2011 Medicine Expenditures,
WHO, Geneva.
25. WHO (2011), The world medicines situation 2011 Rational Use Of Medicines,
WHO, Geneva.
Trang Web
26. WHO (2018), "Definition and general considerations",
https://www.whocc.no/ddd/definition_and_general_considera/.
.
PHỤ LỤC
Bảng PL- 1.Bảng các thuốc nhóm AN

Đ.Giá
Sản phẩm Hoạt chất VEN ĐVT Số lượng Thành tiền
VAT
Calcium carbonat 300mg+
Calcium Hasan 500 mg N Viên 122001 1,191.96 145,420,311.96
calci gluconolactat 2940mg

Calci D - Hasan Calci carbonat + Vitamin D3 N Viên 160706 899.85 144,611,294.10

Cesyrup Vitamin C N Chai 13056 10,149.99 132,518,298.88

Bảng PL- 2.Các thuốc trong nhóm AV

Sản phẩm Hoạt chất VEN ĐVT Số lượng Đ.Giá VAT Thành tiền

Novomix 30 Flexpen Insulin trộn, hỗn hợp V UI 2923609 759.50 2,220,481,035.50


Humalog Mix 50/50
Insulin trộn, hỗn hợp V UI 1101440 756.67 833,422,639.29
Kwikpen
Lantus Solostar Insulin tác dụng chậm, kéo dài V UI 763081 926.66 707,119,179.51

Ceftazidim 1g Ceftazidim 1g V Lọ 11942 35,000.00 417,969,976.34

PL-1 6182879

You might also like